You are on page 1of 5

13.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


13.1 Tín chỉ 1: “Đại cương về nghiên cứu khoa học và một số kiến thức cơ
bản, cần thiết trong thực hành nghiên cứu khoa học ”
Câu 1: Trình bày khái niệm, các chức năng và yêu cầu của phương pháp
nghiên cứu khoa học. Nêu vị trí, vai trò của phương pháp nghiên cứu khoa học và
cách phân loại phương pháp nghiên cứu khoa học (theo chức năng, theo phương
pháp và theo mục đích), cho các ví dụ minh họa.
Câu 2: Trình bầy khái quát nội dung 4 bước cơ bản khi thực hiện một đề tài
nghiên cứu khoa học. Liên hệ và làm rõ các nội dung trong 4 bước này qua một
đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực chuyên ngành của anh /chị để minh
họa.
Câu 3: Trình bày khái niệm về sai số trong các nghiên cứu. Phân biệt các loại
sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống; sai số tuyệt đối và sai số tương đối? Cho ví
dụ minh họa. Nêu tên và các mục tiêu của đề tài luận án mà anh chị dự kiến thực
hiện, với đề tài đó các sai số có thể gặp trong quá trình thu thập thông tin là gì?
Biện pháp khống chế các sai số đó?
Câu 4: Trình bầy khái niệm về tính giá trị (Validity) và tính tin cậy
(Reliability) của một kết quả nghiên cứu. Để bảo đảm tính giá trị và tính tin cậy,
nhà nghiên cứu cần chú ý đến những vấn đề gì trong quá trình thu thập thông tin
và xử lý kết quả nghiên cứu?
Câu 5: Định nghĩa biến số (variable), cách phân loại biến số? Hãy lập bảng
với ít nhất 10 biến số chính trong đề tài luận án/luận văn của anh/chị (đề nghị nói
rõ tên đề tài và các mục tiêu). Với những biến số đó, khi thu thập thông tin anh/
chị có biện pháp gì để hạn chế sai số và yếu tố gây nhiễu?
Câu 6: Thế nào là yếu tố gây nhiễu (confounding factor) trong nghiên cứu?
cho một ví dụ về yếu tố gây nhiễu trong lĩnh vực nghiên cứu y sinh học. Liên hệ
với đề tài luận án của anh/chị (đề nghị nói rõ tên đề tài và các mục tiêu) có thể
gặp những yếu tố gây nhiễu nào? Cách khắc phục của anh/chị để hạn chế vai trò
của các yếu tố gây nhiễu đó như thế nào?
Câu 7: Anh/chị hiểu thế nào là giá trị nội tại và giá trị ngoại suy của một kết
quả nghiên cứu? Những yếu tố gì ảnh hưởng đến giá trị nội tại; giá trị ngoại suy?
Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 8: Nêu khái niệm về quần thể và mẫu nghiên cứu. Tại sao phải nghiên
cứu theo mẫu? Yếu tố nào bảo đảm cho tính đại diện của một mẫu nghiên cứu.
Câu 9: Trình bày các phương pháp chọn mẫu cơ bản? Ưu, nhược điểm và
phạm vi ứng dụng của mỗi loại. Cho ví dụ.
Câu 10: Thế nào là những biến số trong nghiên cứu? Các loại biến số? Lập
bảng biến số (với nội dung tên biến, định nghĩa biến, loại biến và cách thu thập
thông tin của ít nhất 10 biến số trong đề tài luận án của anh/chị). Nêu ví dụ về sự
chuyển đổi biến số từ định tính sang định lượng và ngược lại. Ý nghĩa thực tiễn
của việc chuyển đổi biến số?

1
Câu 11: Những yếu tố nào bảo đảm cho tính đại diện của một mẫu nghiên
cứu? Trình bầy khái quát về các phương pháp chọn mẫu cơ bản (chỉ nêu các loại
mẫu xác suất); ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của mỗi loại? Việc xác định
mẫu nghiên cứu không đúng sẽ ảnh hưởng đến giá trị của kết quả nghiên cứu như
thế nào?
Câu 12: Trình bầy cơ sở lý thuyết và thực tiễn của việc xác định cỡ mẫu
nghiên cứu. Viết công thức tính cỡ mẫu cho một nghiên cứu mô tả để xác định
một tỷ lệ và giải thích các thành phần của công thức, từ đó rút ra ý nghĩa trong
thực hành.
Câu 13: Anh/ chị hãy viết và giải thích các thành phần của công thức tính cỡ
mẫu cho nghiên cứu bệnh chứng. Nêu ví dụ cụ thể về một nghiên cứu bệnh chứng
trong lĩnh vực chuyên ngành của anh/chị và tính cỡ mẫu cho nghiên cứu này với
các tham số giả định cụ thể.
Câu 14: Anh/ chị hãy viết và giải thích các thành phần của công thức tính cỡ
mẫu cho nghiên cứu mô tả xác định một tỷ lệ với việc sử dụng sai số tương đối.
Nêu ví dụ cụ thể về một nghiên cứu mô tả xác định một tỷ lệ trong lĩnh vực chuyên
ngành của anh/chị và tính cỡ mẫu cho nghiên cứu này với các tham số giả định cụ
thể.
Câu 15: Trình bầy khái niệm về quần thể và mẫu. Khi sử dụng các tham số
đo được trên mẫu để ứơc đoán cho những tham số đặc trưng tương ứng của quần
thể cần chú ý đến những vấn đề gì? Cho ví dụ minh hoạ.
13.2. Tín chỉ 2: “Các loại thiết kế nghiên cứu thường dùng trong lĩnh vực
nghiên cứu khoa học y dược”
Câu 1: Trình bày khái quát về cách phân loại các thiết kế nghiên cứu. Nêu và
phân tích mục tiêu khái quát của 3 loại thiết kế nghiên cứu cơ bản (nghiên cứu mô
tả, nghiên cứu phân tích và nghiên cứu can thiệp) thường sử dụng trong lĩnh vực
nghiên cứu khoa học Y Dược. Cho ví dụ minh họa.
Câu 2: Trình bầy định nghĩa, mục đích, các nội dung và phương pháp của
nghiên cứu mô tả (Descriptive Study). Lấy ví dụ về một nghiên cứu mô tả mà anh
chị biết để minh họa (nêu cụ thể tên đề tài, các mục tiêu, đối tượng và phương
pháp thu thập thông tin).
Câu 3: Nêu các đặc điểm và vẽ sơ đồ thiết kế nghiên cứu bệnh chứng (Case
Control Study)? Cho một ví dụ về một nghiên cứu bệnh chứng trong lĩnh vực
chuyên ngành của anh/chị. Lập bảng “2 x 2” để tính chỉ số nguy cơ (OR) và phiên
giải kết quả của một nghiên cứu bệnh chứng?
Câu 4: Nêu yêu cầu cơ bản của việc lựa chọn nhóm nghiên cứu và nhóm đối
chứng cho một nghiên cứu bệnh chứng; Nêu phạm vi áp dụng vàcác bước tiến
hành của một nghiên cứu bệnh chứng?
Câu 5: Nêu các đặc điểm và vẽ sơ đồ thiết kế nghiên cứu thuần tập (Cohort
Study)? Cho một ví dụ về một nghiên cứu thuần tập tương lai trong lĩnh vực
chuyên ngành của anh/chị. Lập bảng “2 x 2” để tính chỉ số nguy cơ (RR, AR) và
phiên giải kết quả của một nghiên cứu thuần tập?

2
Câu 6: So sánh hai phương pháp nghiên cứu phân tích (nghiên cứu bệnh
chứng và nghiên cứu thuần tập) về đặc điểm, thiết kế, các chỉ số nguy cơ và phạm
vi ứng dụng.
Câu 7: Trình bày các tiêu chuẩn lựa chọn nhóm nghiên cứu và nhóm đối
chứng cho một nghiên cứu phân tích. Nêu tầm quan trọng của việc lựa chọn nhóm
chứng. Cho ví dụ minh họa.
Câu 8: Định nghĩa và phân loại các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng (Clinical
Trial)?, cho ví dụ. Nêu và phân tích điểm khác biệt cơ bản giữa một nghiên cứu
thuần tập tương lai và một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về giá trị chứng minh
giả thuyết, cho ví dụ minh hoạ. Khi tiến hành một nghiên cứu thử nghiệm lâm
sàng, nhà nghiên cứu cần phải chú ý những vấn đề gì?
Câu 9: Thế nào là một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng
(Randomized Controled Clinical Trial)? Nêu ý nghĩa của loại thiết kế nghiên cứu
này. Tại sao cần sử dụng kỹ thuật làm mù trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng
ngẫu nhiên có đối chứng? Vẽ và giải thích sơ đồ kỹ thuật làm mù.
Câu 10: So sánh các loại nghiên cứu (mô tả, phân tích và can thiệp) về mục
đích, thiết kế, giá trị và ý nghĩa đối với việc hình thành và chứng minh giả thuyết.
Cho ví dụ để minh họa.
Câu 11: Thế nào là một nghiên cứu tương quan? Nêu ý nghĩa và vai trò của
nghiên cứu tương quan. Phân tích ưu, nhược điểm của nghiên cứu tương quan,
cho ví dụ về một nghiên cứu tương quan trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học Y
Dược để minh họa.
Câu 12: Trình bầy 3 phương pháp hình thành giả thuyết cho một nghiên cứu
mô tả, cho ví dụ. Viết công thức tính cỡ mẫu của nghiên cứu mô tả xác định một
số trung bình và giải thích các thành phần của công thức đó. Hãy đưa ra phương
hướng giải quyết khi cỡ mẫu tính toán vượt quá khả năng thực thi.
Câu 13: Thế nào là một nghiên cứu can thiệp? các loại nghiên cứu can thiệp?
nêu những điểm quan trọng cần đặc biệt quan tâm khi tiến hành một nghiên cứu
can thiệp.
Câu 14: Trình bày khái niệm và đặc điểm cơ bản của phương pháp thử
nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (Randomized Controled Clinical Trial).
Vẽ sơ đồ thiết kế thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. Nêu phương
pháp và ý nghĩa của việc phân bổ đối tượng vào các nhóm nghiên cứu và đối
chứng.
Câu 15: Nêu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của một nghiên
cứu khoa học. Cho ví dụ cụ thể để minh họa.
13.3. Tín chỉ 3: “Xây dựng đề cương nghiên cứu, triển khai thực hiện đề
tài và báo cáo kết quả nghiên cứu”:
Câu 1: Trình bày khái niệm cơ bản về vấn đề nghiên cứu, tầm quan trọng của
việc xác định đúng vấn đề nghiên cứu? Phân biệt vấn đề nghiên cứu và vấn đề
quản lý. Cho ví dụ minh họa.

3
Câu 2: Trình bày cách xác định vấn đề nghiên cứu và các bước phân tích vấn
đề nghiên cứu. Lấy ví dụ trong lĩnh vực chuyên ngành của anh/chị để minh họa.
Câu 3: Nêu và phân tích các tiêu chuẩn lựa chọn ưu tiên cho nghiên cứu,
phương pháp lựa chọn vấn đề ưu tiên dựa trên các tiêu chuẩn đó; cho ví dụ minh
họa.
Câu 4: Phân tích 3 nhóm yếu tố nguy cơ/ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe cần
nghiên cứu. Cho một ví dụ về một vấn đề sức khỏe/bệnh tật để minh họa.
Câu 5: Trình bày cơ sở lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học. Nêu cách xác
định và trình bày mục tiêu nghiên cứu. Nêu mục đích và nội dung của phần tổng
quan tài liệu trong đề tài/luận án.
Câu 6: Trình bày các phương pháp thu thập thông tin. Trong quá trình thu
thập thông tin cần phải chú ý những vấn đề gì để nâng cao chất lượng các thông
tin được thu thập. Cho ví dụ về việc thu thập thông tin trong đề tài luận án của
anh/chị để minh họa, liên hệ thực tiễn
Câu 7: Phân tích tầm quan trọng của một đề cương nghiên cứu khoa học. Nêu
các cơ sở để xây dựng một đề cương nghiên cứu, những yêu cầu cơ bản của một
bản đề cương nghiên cứu tốt. Trình bày khái quát về cách viết từng phần mục
trong một đề cương nghiên cứu.
Câu 8: Nêu những nguồn thu thập thông tin chính và các phương pháp tra
cứu, tìm kiếm thông tin. Nêu khái niệm về toán tử tìm tin, cho ví dụ
Câu 9: Nêu nội dung, bố cục và kết cấu các phần chính của một công trình
nghiên cứu khoa học/luận án. Cách sử dụng ngôn ngữ khoa học khi viết một công
trình khoa học/ luận án.
Câu 10: Nêu ý nghĩa pháp lý và ý nghĩa khoa học của việc trích dẫn tài liệu
tham khảo. Trình bày cách ghi và trích dẫn tài liệu tham khảo theo quy định hiện
hành. Để bảo đảm cho các tài liệu tham khảo của luận án được chính xác, khoa
học, cập nhật và đúng quy định anh/chị cần chú ý những vấn đề gì?
Câu 11: Trình bày về tính khả thi của một đề tài nghiên cứu khoa học; ý nghĩa
của việc xác định tính khả thi trong xây dựng và phê duyệt đề cương nghiên cứu.
Cho ví dụ, liên hệ thực tiễn.
Câu 12: Trình bày cơ sở đánh giá, các tiêu chí và cách đánh giá một công
trình nghiên cứu khoa học/luận án.
Câu 13: Nêu tầm quan trọng của việc báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học?
Yêu cầu và các phương pháp, hình thức trình bày kết quả nghiên cứu khoa học,
cho các ví dụ cụ thể.
Câu 14: Trình bày khái niệm và các loại giả thuyết nghiên cứu, cho ví dụ về
giả thuyết nghiên cứu trong đề tài luận án của anh/chị.
Câu 15: Trình bày tóm tắt nội dung cơ bản của đề cương luận án mà anh/chị
dự kiến thực hiện (Lý do nghiên cứu, tên đề tài, các mục tiêu, đối tượng và phương
pháp, các biến số chính…). Nêu những khó khăn trong quá trình triển khai thực

4
hiện nghiên cứu và hoàn thành luận án); biện pháp khắc phục của anh/chị để hoàn
thành tốt luận án.

You might also like