You are on page 1of 10

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM


TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH


BÀI TIỂU LUẬN

MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH 2

ĐỀ TÀI

TÌM HIỂU VỀ BẢN ĐỒ QUÂN SỰ.

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Đình Hà

Tiểu đội 6

Lớp: DHAV17C

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2021


STT Họ và tên MSSV Nội dung phân Thời gian Kết quả Điểm thang
công thực hiện thực hiện 10
1 Nguyễn Lê Xuân Lý 21063291 Phân công, tổng 20/10/2021 Hoàn thành 10/10
hợp
2 Nguyễn Thị Minh Mẫn 21066641 Soạn nội dung 20/10/2021 Hoàn thành 10/10

3 Lê Thị Quí Mùi 21052891 Soạn nội dung 20/10/2021 Hoàn thành 10/10

4 Hoàng Ngọc Trúc My 21046491 Soạn nội dung 20/10/2021 Hoàn thành 10/10

5 Lê Thị Diệu My 21044521 Soạn nội dung 20/10/2021 Hoàn thành 10/10

6 Mai Huyền My 21047101 Soạn nội dung 20/10/2021 Hoàn thành 10/10

7 Nguyễn Huỳnh Hải My 21052711 Soạn nội dung 20/10/2021 Hoàn thành 10/10

8 Nguyễn Thị Trà My 21051721 Soạn nội dung 20/10/2021 Hoàn thành 10/10

9 Nguyễn Văn Nam 21046401 Soạn nội dung 20/10/2021 Hoàn thành 10/10

10 Nguyễn Thị Tùng Ni 21051481 Soạn nội dung 20/10/2021 Hoàn thành 10/10

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin chân thành cảm ơn Trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh và giảng
viên hướng dẫn- thầy Nguyễn Đình Hà đã tạo điều kiện cho sinh viên chúng em có
cơ hội học tập, tiếp thu những kiến thức mới về quốc phòng an ninh. Đồng thời, sự
tận tâm trong giảng dạy của thầy Nguyễn Đình Hà đã giúp chúng em hoàn thành
bài tiểu luận hôm nay.

Chúng em đã cố gắng góp phần kiến thức và công sức của mình vào bài thi. Tuy
nhiên kiến thức cũng như kinh nghiệm còn hạn chế. Nếu có sai sót xin thầy góp ý
để chúng em có thể hoàn thiện hơn trong những bài sau.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn những kiến thức mà thầy đã truyền đạt cũng
như công sức mà thầy bỏ ra để chúng em hoàn thành bài tiểu luận.
CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN: Hãy làm rõ khái niệm, ý nghĩa, phân loại, đặc điểm,
công dụng của bản đồ địa hình quân sự. Vì sao sử dụng bản đồ địa hình cho
bản đồ quân sự.
I.Quá trình hình thành, lịch sử phát triển và thực trạng hiện nay.
1. Quá trình hình thành, lịch sử phát triển
Như chúng ta đều biết, trong các cuộc chiến đấu tranh giành độc lập từ ngày xưa
vai trò của bản đồ trong quân sự là điều không thể phủ nhận, là yếu tố tiên quyết
ảnh hưởng đến thắng lợi . Nên không sai khi nói rằng bản đồ chính là công cụ hỗ
trợ trong cuộc chiến quân sự. Cụ thể là ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, theo sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 9 năm
1945, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam - Cơ quan tham mưu cơ
mật của đoàn thể, cơ quan đầu não của Quân đội được thành lập. Chỉ sau thời gian
rất ngắn, ngày 25 tháng 9 năm 1945, Phòng Đồ bản - Tiền thân của Cục Bản đồ/Bộ
Tổng Tham mưu ngày nay chính thức được ra đời. Từ một cơ sở rất nhỏ với số cán
bộ, nhân viên kỹ thuật ít ỏi cùng cơ sở vật chất nghèo nàn, dụng cụ thô sơ giành
được từ các cơ sở sản xuất bản đồ của Pháp ở Đông Dương, Phòng Đồ bản đã tạo
ra bước chuyển phương thức sản xuất từ vẽ, phơi từng mảnh bản đồ dần dần tiến
lên sản xuất bản đồ in kẽm theo phương pháp Nhật Chiếu, phục vụ hiệu quả cho
nhiệm vụ tác chiến của các trung đoàn, đại đoàn chủ lực và phục vụ công tác chỉ
đạo của các cơ quan Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh trong cuộc kháng
chiến chống Thực dân Pháp. Thời kỳ này, đơn vị đã lập được nhiều chiến công rất
đáng tự hào: Chỉ trong ba ngày đêm đã hoàn thành vẽ sao chép tờ bản đồ Điện
Biên Phủ tỷ lệ 1/25.000 mới lấy được của địch và in ra với số lượng lớn, kịp thời
phục vụ các hoạt động tác chiến của bộ đội ta, góp phần làm nên chiến thắng lịch
sử Điện Biên Phủ ngày 07 tháng 5 năm 1954.
2. Kết quả
Từ khi thành lập đến nay, ngoài nhiệm vụ quốc phòng thường xuyên, ngành Địa
hình quân sự đã phối hợp hoặc độc lập thực hiện một số dự án lớn, điển hình là:
Dự án “Hệ quy chiếu - Hệ tọa độ quân sự” kịp thời phục vụ nhiệm vụ huấn luyện,
sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu đặc biệt trên hướng biển đảo; Dự án “Thành lập
bản đồ địa hình trực ảnh tỷ lệ 1/50.000 phủ trùm lãnh thổ đất liền toàn quốc” đã tạo
ra Bộ bản đồ địa hình gồm 576 mảnh làm cơ sở quan trọng để đổi mới hệ thống
bản đồ địa hình sử dụng trong Quân đội; Dự án “Đổi mới hệ thống bản đồ địa hình
tỷ lệ 1/100.000 - 1/1.000.000 sử dụng trong Quân đội” đã thống nhất về cơ sở toán
học, nội dung, ký hiệu biểu thị toàn hệ thống bản đồ địa hình từ tỷ lệ 1/100.000 đến
1/1.000.000 sử dụng trong Quân đội. Đồng thời đã triển khai một loạt các dự án
quan trọng khác: “Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quân sự các tỷ lệ từ 1/50.000
đến 1/1.000.000”; “Khảo sát, đo đạc thành lập hải đồ tỷ lệ 1/100.000 khu vực quần
đảo Trường Sa”; “Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ quản lý, quy hoạch, sử dụng đất
quốc phòng”; “Xây dựng Bộ bản đồ không gian 3 chiều biên giới trên đất liền Việt
Nam - Cămpuchia, Việt Nam - Lào”; “Thành lập và hoàn chỉnh hệ thống bản đồ
trực ảnh địa hình tỷ lệ 1/25.000 phủ trùm toàn quốc”; các dự án trên biển: “Đo đạc,
thành lập bản đồ tỷ lệ 1/100.000 ven biển Việt Nam”; “Đo đạc cửa Vịnh Bắc bộ”;
“Đo đạc ranh giới ngoài tỷ lệ 1/2.500.000”; “Đo đạc thành lập bản đồ không gian
ba chiều, bản đồ thủy âm phục vụ cho tàu ngầm”; “Đo đạc thành lập hệ thống hải
đồ, bản đồ biển các tỷ lệ”… Các dự án nêu trên đã tạo ra một hệ thống thông tin, tư
liệu đo đạc và bản đồ hoàn chỉnh, kịp thời bảo đảm cho các hoạt động quân sự,
quốc phòng của Quân đội và tham mưu hiệu quả cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước
trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên bộ, trên biển và hải đảo.
3. Thực trạng hiện nay
Trong Quân đội, bản đồ là tài liệu chính để nghiên cứu, đánh giá địa hình. Bản đồ
địa hình dùng để viết vẽ văn kiện tác chiến, bố trí lực lượng, định vị trên chiến
trường.. Trong đó bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 chiếm khoảng 45% số lượng sử
dụng hàng năm
Hiện nay, ngành ĐHQS đang quản lý, khai thác sử dụng một khối lượng lớn trang
thiết bị gồm nhiều chủng loại khí tài khác nhau. Hầu hết, các trang thiết bị mới
được đầu tư và hiện đại, được ứng dụng, tích hợp những thành tựu tiên tiến nhất
của khoa học và công nghệ, có độ chính xác cao, mức độ tự động hóa lớn. Với đội
ngũ chuyên môn kỹ thuật đông đảo, có trình độ cao được đào tạo cơ bản, chính quy
ở trong và ngoài Quân đội, hệ thống máy móc, trang thiết bị tiên tiến, ngành
ĐHQS đã tổ chức thực hiện tốt các hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ nhiệm vụ
quân sự, quốc phòng. Dưới đây là một số bản đồ địa hình 3D do quân đội Việt
Nam xây dựng:
II. Khái niệm, ý nghĩa, phân loại, đặc điểm, công dụng của bản đồ địa hình
quân sự.

1. Khái niệm, ý nghĩa.

a. Khái niệm:
Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ, khái quát hóa một phần bề mặt Trái Đất lên mặt
phẳng theo những quy luật toán học nhất định. Trên bản đồ các yếu tố về mặt tự
nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội được thể hiện bằng hệ thống các kí hiệu. Những
yếu tố này được phân loại, lựa chọn, tổng hợp tương ứng từng bản đồ và từng tỉ lệ.
Bản đồ đồ địa hình là loại bản đồ chuyên đề có tỉ lệ từ 1:1.000.000 và lớn hơn.
Trên bản đồ, địa hình và địa vật một khu vực bề mặt Trái Đất được thể hiện một
cách chính xác và chi tiết bằng hệ thống các kí hiệu quy ước thích hợp.
b.Ý nghĩa:
Bản đồ địa hình trong đời sống xã hội có một ý nghĩa rất to lớn trong việc
giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn, những vấn đề có liên quan đến việc
nghiên cứu địa hình, lợi dụng địa hình, tiến hành thiết kế xây dựng các công trình
trên thực địa...
2. Phân loại, đặc điểm, công dụng bản đồ địa hình.
2.1. Phân loại, đặc điểm
a. Bản đồ cấp chiến thuật:
- Bản đồ cấp chiến thuật là bản đồ điạ hình có tỷ lệ 1: 25.000, 1: 50.000 dùng cho
tác chiến ở vùng đồng bằng và trung du; 1: 100.000 đối với vùng núi; là bản đồ địa
hình có tỷ lệ lớn dùng cho cấp chỉ huy tham mưu từ đại đội đến cấp sư đoàn.
Đặc điểm, công dụng:
- Bản đồ tỉ lệ 1: 25.000, mặt đất được thể hiện chi tiết cụ thể, tỷ mỉ, chính xác,
dùng đề nghiên cứu những vấn đề tác chiến trong tiến công phòng ngự như: Các
truyến phòng thủ của ta và địch, những khu vực nhày dù, đỏ bộ, hệ thống đường
sá, cầu cống, các chướng ngại vật trên đường hành quân, tình hình các điểm dân
cư, chuẩn bị phần tử bắn cho pháo binh, thiết kế các công trình QS.
Bản đồ địa hình tỉ lệ 1: 50.000 – 1: 100.000 mức độ chi tiết, cụ thể tỉ mỉ không
kém hơn so với tỉ lệ 1: 25.000. Tuy nhiên, được xác định là loại bản đồ chiến thuật
cơ bản của quân đội ta. Dùng để nghiên cứu địa hình ở phạm vi rộng lớn hơn, đánh
giá, phân tích ý nghĩa chiến thuật cảu yếu tố địa hình, tác dụng cảu chúng để lập kế
hoạch tác chiến, chỉ huy chiến dấu trong tất cả các hình thức chiến thuật.

b. Bản đồ cấp chiến dịch:


- Bản đồ cấp chiến dịch là bản đồ địa hình có tỷ lệ từ 1: 100.000 ,
1: 250.000 ( 1: 100.000 đối với địa hình đồng bằng, trung du, 1: 250.000 đối với
địa hình rừng núi) là loại bản đồ có địa hình trung bình chủ yếu dùng cho cấp chỉ
huy chiến dịch ( chỉ huy và cơ quan tham mưu cấp quân đoàn, quân khu...)
Đặc điểm công dụng:
- Trên bản đồ địa hình, địa vật thể hiện có chọn lọc, tính tỉ mỉ kém nhưng tính khái
quát rất cao, tiện cho việc nghiên cứu thực địa khái quát, tổng thể, giúp cho việc
lập kế hoạch tác chiến và chỉ huy tác chiến ở cấp chiến dịch.
c. Bản đồ cấp chiến lược:
- Bản đồ cấp chiến lược có tỉ lệ 1: 500.000 – 1:1.000.000 là loại bản đồ dùng cho
Bộ Tổng tư lệnh và các cơ quan cấp chiến lược.
Đặc điểm công dụng: Bản đồ biểu diễn một khu vực địa hình rộng lớn, ở mức khái
quát hoá cao. Dùng để chuẩn bị và triển khai các chiến dịch và chỉ huy hoạt động
quân sự phối hợp trên một hướng hay một khu vực chiến lược hạơc củng cố, xây
dựng kế hoạch chiến lược quốc phòng an ninh của đất nước.

2.2 Công dụng của bản đồ địa hình.


 - Bản đồ địa hình là loại bản đồ có tỷ lệ lớn (thường lớn hơn 1:1 000 000), nội dun
g thể hiện tương đối chi tiết, mức độ chi tiết phụ thuộc vào tỉ lệ bản đồ.
- Bản đồ địa hình chỉ thể hiện các yếu tố địa lí trên bề mặt đất mà ít đi sâu thể hi
ện cấu trúc bên trong của các đối tượng địa lí.
    - Trên bản đồ địa hình, ngoài hệ thống tọa độ địa lí, nó còn có thêm hệ thống tọa
độ ô vuông.
- Khi nhìn vào bản đồ, chúng ta có thể xác định được đặc điểm địa hình của khu vự
c được thể hiện.
Một số bản đồ địa hình Việt Nam.

II. Vì sao sử dụng bản đồ địa hình cho bản đồ quân sự?
Sử dụng bản đồ địa hình trong quân sự vì :
-Bản đồ địa hình giúp người chỉ huy nắm chắc các yếu tố để chỉ đạo tác chiến trên
đất liền, trên biển và trên không.
-Trong thực tế không phải lúc nào cũng ra thực địa để quan sát trực tiếp bằng mắt.
Tuy có cụ thể hơn chính xác hơn nhưng rất hạn chế về tầm nhìn, do tính chất của
địa hình, do tình hình địch v.v… chính vì vậy bản đồ địa hình là phương tiện
không thể thiếu của người chỉ huy.
-Là phương tiện để nghiên cứu địa hình khi không có điều kiện đi thực địa
-Để xây dựng quyết tâm chiến đấu,kế hoạch hiệp đồng tác chiến giữa các đơn vị
-Để xác định phương hướng,tính toán phần tử bắn cho các loại pháo,tính toán xây
dựng công trình quốc phòng.

III. Kết luận


Như chúng ta đều biết, trong các cuộc chiến đấu tranh giành độc lập từ ngày xưa
vai trò của bản đồ trong quân sự là điều không thể phủ nhận, là yếu tố tiên quyết
ảnh hưởng đến thắng lợi . Nên không sai khi nói rằng bản đồ chính là công cụ hỗ
trợ trong cuộc chiến quân sự.

You might also like