You are on page 1of 62

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
Làm dài, nhưng lại ko đạt các yc căn bản, phần ước lg kiểm định
cũng chỉ bỏ vào phần mềm chạy ra chứ ko lập luận được giả thuyết,
ko thuyết phục nên ko có điểm phần nâng cao này

ủa
BÁO CÁO DỰ ÁN THỐNG KÊ ỨNG DỤNG

ĐỀ TÀI: MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC Ở


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔN
LỊCH SỬ

Giảng viên: TS. Chu Nguyễn Mộng Ngọc


Mã lớp học phần: 23C1STA50800518
1
TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 11 năm 2023
MỤC LỤC

I. LỜI MỞ ĐẦU 3
II. BẢNG PHÂN CÔNG 4
III. DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
IV. NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI DỰ ÁN NGHIÊN CỨU 10
2.1. Giới thiệu thành viên nhóm 10
2.2. Lý do lựa chọn đề tài 10
2.3. Bối cảnh nghiên cứu 11
2.4. Mục tiêu nghiên cứu 11
2.5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 11
2.7. Hạn chế của đề tài 12
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ 14
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 56
V. PHỤ LỤC 58
VI. NGUỒN THAM KHẢO 62
VII. LỜI CẢM ƠN 64

2
3
I. LỜI MỞ ĐẦU

Lịch sử là môn học cung cấp những kiến thức về quá khứ của con người và xã hội. Nó giúp
chúng ta hiểu về nguồn gốc, sự phát triển và biến đổi của thế giới xung quanh. Môn Lịch sử
cũng có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức
trách nhiệm của mỗi người.

Thế nhưng trong những năm gần đây, có rất nhiều ý kiến cho rằng giới trẻ Việt Nam đang có
xu hướng thờ ơ với môn Lịch sử. Điều này được thể hiện qua việc nhiều bạn trẻ không quan
tâm đến các sự kiện lịch sử, không hiểu biết về lịch sử dân tộc. Điều này là một thực trạng đáng
lo ngại, bởi nó có thể ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách và định hướng tương lai của thế
hệ trẻ.

“Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh” là một trong những môn học nền tảng mà
bất kì sinh viên kinh tế nào cũng cần phải tìm hiểu và học cách áp dụng vào thực tiễn để giải
quyết những vấn đề liên quan. Thông qua các bước thu thập dữ liệu, phân tích, trình bày, tổ
chức dữ liệu, những báo cáo thống kê cung cấp một cách đầy đủ, khách quan những thông tin
cần thiết cho doanh nghiệp và các nhà phân tích, từ dó dự báo tình hình hoặc đưa ra được
những quyết định phù hợp và hiệu quả nhất. Lý thuyết sẽ chỉ là những văn bản trừu tượng nếu
không được áp dụng vào thực tế, hiểu được điều ấy, nhóm sinh viên chúng tôi không chỉ muốn
đơn thuần giải được các bài tập trong giáo trình hay thuộc lòng những công thức nhất định mà
còn muốn được vận dụng vào thực tiễn để được học hỏi kinh nghiệm và trau dồi kỹ năng thống
kê.
Để góp phần tìm hiểu thực trạng nhận thức của giới trẻ về tầm quan trọng của môn lịch sử, và
với mong muốn nắm vững các kiến thức thống kê ứng dụng cũng như sử dụng chúng một cách
nhuần nhuyễn nhóm chúng em đã thực hiện dự án thống kê ứng dụng với đề tài về “MỨC ĐỘ
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ TẦM
QUAN TRỌNG CỦA MÔN LỊCH SỬ”. Từ đó sẽ tiến hành phân tích thống kê theo các
phương pháp thống kê của giáo trình Thống Kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh của
NXB CENGAGE, rút ra kết luận và đề xuất giải pháp phù hợp.

4
II. BẢNG PHÂN CÔNG

Mức độ
STT Thời gian thực hiện Nhiệm vụ
hoàn thành

1 7/10/2023 - 4/11/2023 Lên kế hoạch, nội dung đề tài 100%

2 6/11/2023 - 25/11/2023 Khảo sát 100%

Nhập liệu, vẽ đồ thị, lập bảng tần


3 25/11/2023 - 11/12/2023 100%
số
Phân tích dữ liệu, tổng hợp chỉnh
4 12/12/2023 - 18/12/2023 100%
sửa nội dung

5
III. DANH MỤC BẢNG BIỂU

A. BẢNG
 Bảng 1: Bảng tần số thể hiện giới tính của sinh viên tham gia khảo sát.
 Bảng 2: Bảng tần số thể hiện số lượng sinh viên đại học các khối ngành tham gia khảo
sát ở thành phố Hồ Chí Minh.
 Bảng 3: Bảng tần số thể hiện năm học của sinh viên tham gia khảo sát.
 Bảng 4: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng tình của sinh viên về sự cần thiết của kiến
thức môn Lịch sử trong cuộc sống.
 Bảng 5: Bảng tần số thể hiện sự yêu thích của sinh viên đại học các nhóm ngành khác
nhau trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đối với môn Lịch sử.
 Bảng 6: Bảng tần số thể hiện mức độ hiểu biết của sinh viên về lịch sử nói chung.
 Bảng 7: Bảng tần số cho nguồn thông tin mà người tham gia khảo sát dùng để biết đến
kiến thức lịch sử.
 Bảng 8.1a: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên khảo sát đối với yếu tố
“Kiến thức Lịch sử khó nhớ, quá nhiều sự kiện”.
 Bảng 8.2a: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên khảo sát đối với yếu tố
“Trang thiết bị giảng dạy môn Lịch sử còn đơn sơ”.
 Bảng 8.3a: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên khảo sát đối với yếu tố
“Thầy/Cô giảng bài chưa sáng tạo, sinh động và hấp dẫn học sinh”.
 Bảng 8.4a: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên khảo sát với yếu tố
“Thầy/Cô chấm điểm khó khi làm bài kiểm tra kiến thức”.
 Bảng 8.1b: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên khảo sát đối với yếu tố
“Kiến thức Lịch sử khó nhớ, quá nhiều sự kiện” theo nhóm ngành.
 Bảng 8.2b: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên khảo sát đối với yếu tố
“Trang thiết bị giảng dạy môn Lịch sử còn đơn sơ” theo nhóm ngành
 Bảng 8.3b: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên khảo sát đối với yếu tố
“Thầy/Cô giảng bài chưa sáng tạo, sinh động và hấp dẫn học sinh” theo nhóm ngành.
 Bảng 8.4b: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên khảo sát với yếu tố
“Thầy/Cô chấm điểm khó khi làm bài kiểm tra kiến thức” theo nhóm ngành
 Bảng 9.1: Số điểm cao nhất môn Lịch sử của từng sinh viên tham gia khảo sát.
 Bảng 9.2: Bảng phân tích số điểm cao nhất của sinh viên tham gia khảo sát (đơn vị:
điểm).
 Bảng 10: Bảng tần số điểm thấp nhất môn Lịch Sử của sinh viên.
 Bảng 11: Bảng tần số thể hiện mức độ tham gia các kì thi về lịch sử của sinh viên.

6
 Bảng 12: Bảng tần số thể hiện mức độ tác động của các kiến thức lịch sử đến nhận thức
của sinh viên về cuộc sống hiện đại ngày nay.
 Bảng 13: Bảng tần số thể hiện mức độ hứng thú của sinh viên đối với lịch sử Việt Nam.
 Bảng 14: Bảng tần số thể hiện mức độ quan tâm của sinh viên đại học các nhóm ngành
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh về Lịch sử và các vấn đề hiện tại của Biển Đông.
 Bảng 15: Bảng tần số thể hiện hiểu biết của sinh viên về việc quần đảo Hoàng Sa thuộc
biên giới hành chính của tỉnh thành nào.
 Bảng 16: Bảng tần số thể hiện sự hiểu biết của sinh viên về quần đảo Trường Sa thuộc
biên giới hành chính của tỉnh thành nào.
 Bảng 17: Bảng tần số thể hiện số sinh viên biết tới “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.
 Bảng 18: Bảng tần số thể hiện các phương tiện mà sinh viên dùng để biết đến “đường
lưỡi bò”.
 Bảng 19: Bảng tần số thể hiện mức độ nhận thức của sinh viên về mức độ nghiêm trọng
của “đường lưỡi bò” đối với vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam.
 Bảng 20: Bảng tần số thể hiện mức độ hữu dụng của kiến thức lịch sử cho nước ta giải
quyết các vấn đề về chính trị đặc biệt là vấn đề về Biển Đông hiện nay.

B. BIỂU ĐỒ
 Hình 1: Biểu đồ thể hiện giới tính của sinh viên tham gia khảo sát.
 Hình 2: Biểu đồ thể hiện số lượng sinh viên đại học thuộc các nhóm ngành trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh tham gia khảo sát
 Hình 3: Biểu đồ thể hiện năm học của sinh viên tham gia khảo sát.
 Hình 4: Biểu đồ thể hiện mức độ đồng tình của sinh viên về sự cần thiết của kiến thức
môn Lịch sử trong cuộc sống.
 Hình 5: Biểu đồ thể hiện sự yêu thích của sinh viên đại học thuộc các nhóm ngành khác
nhau trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đối với môn Lịch sử.
 Hình 6: Biểu đồ thể hiện mức độ hiểu biết của sinh viên về lịch sử nói chung.
 Hình 7: Biểu đồ thể hiện nguồn thông tin mà người tham gia khảo sát dùng để biết đến
kiến thức lịch sử.
 Hình 8.1: Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên khảo sát đối với những khó
khăn khi học môn Lịch sử.
 Hình 8.2: Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên khảo sát đối với những khó
khăn khi học môn Lịch sử theo nhóm ngành.
 Hình 9: Biểu đồ thể hiện số điểm cao nhất của sinh viên tham gia khảo sát.
 Hình 10.1: Biểu đồ histogram thể hiện điểm môn Lịch Sử thấp nhất của sinh viên nam.
 Hình 10.2: Biểu đồ histogram thể hiện điểm môn Lịch Sử thấp nhất của sinh viên nữ.

7
 Hình 11: Biểu đồ biểu diễn mức độ tham gia các kỳ thi về Lịch sử của sinh viên.
 Hình 12: Biểu đồ thể hiện mức độ tác động của các kiến thức lịch sử đến nhận thức của
sinh viên về cuộc sống hiện đại ngày nay.
 Hình 13: Biểu đồ thể hiện mức độ hứng thú của sinh viên về lịch sử Việt Nam.
 Hình 14: Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của sinh viên đại học thuộc các nhóm
ngành trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đối với Lịch sử và các vấn đề hiện tại của
Biển Đông.
 Hình 15: Biểu đồ thể hiện sự hiểu biểt của sinh viên về việc quần đảo Hoàng Sa thuộc
biên giới hành chính của tỉnh thành nào.
 Hình 16: Biểu đồ thể hiện sự hiểu biết của sinh viên về quần đảo Trường Sa thuộc biên
giới hành chính của tỉnh thành nào.
 Hình 17: Biểu đồ thể hiện số lượng sinh viên biết tới “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.
 Hình 18: Biểu đồ thể hiện các phương tiện mà sinh viên dùng đểbiết đến “đường lưỡi
bò”.
 Hình 19: Biểu đồ thể hiện mức độ nhận thức của sinh viên về mức độ nghiêm trọng của
đường lưỡi bò đối với vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam.
 Hình 20: Biểu đồ thể hiện mức độ hữu dụng của kiến thức Lịch sử cho nước ta giải
quyết các vấn đề về chính trị đặc biệt là vấn đề về Biển Đông hiện nay.

8
IV. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Ý tưởng xây dựng đề tài “MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔN LỊCH SỬ” xuất phát từ thực
trạng đáng lo ngại là giới trẻ hiện nay đang có xu hướng thờ ơ với môn Lịch sử. Điều này được
thể hiện qua việc nhiều bạn trẻ không quan tâm đến các sự kiện lịch sử, không hiểu biết về lịch
sử dân tộc. Nhiều người đặt câu hỏi: “Trong bối cảnh hội nhập quốc tế mà lịch sử và truyền
thống dân tộc không thấm nhuần làm định hướng cho lý tưởng và nhân cách cho lớp trẻ, kể cả
sinh viên - chủ nhân tương lai của đất nước - thì xã hội sẽ đi về đâu?” Bản thân lịch sử dân tộc
là những bài học vô cùng quý báu, học và hiểu lịch sử dân tộc không những giúp giáo dục thái
độ đúng đắn với quá khứ mà còn tăng sức đề kháng văn hóa đất nước, làm tăng niềm tự hào và
tự tôn dân tộc trong thế hệ trẻ. Thế nhưng sự hụt hẫng kiến thức lịch sử dân tộc, không chỉ đối
với học sinh mà ngay cả đối với sinh viên cũng rất phổ biến, TS. Lê Hữu Phước, Giảng viên
Khoa Lịch sử - Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG-HCM cho biết: “Không ít sinh viên không
thể giải thích rõ ràng về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, không thể kể tên được 5 thủ lĩnh quân
chống Pháp thời cận đại, rất lạ lẫm khi nghe giảng về các phong trào Đông Du, Đông Kinh
Nghĩa Thục, Duy Tân... đầu thế kỷ XX, rất ngơ ngác khi được hỏi tác giả quốc kỳ Việt Nam là
ai?...”

(theo http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/4416)

Môn Lịch sử là môn học cung cấp những kiến thức về quá khứ của con người và xã hội. Nó
giúp chúng ta hiểu về nguồn gốc, sự phát triển và biến đổi của thế giới xung quanh. Môn lịch
sử cũng có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức
trách nhiệm của mỗi người. Như Nguyễn Phi Long - phó chủ tịch thường trực Hội LHTN VN

9
đã nói trong cuộc trao đổi với Báo Tuổi Trẻ “Tôi nghĩ trong hành trang của mỗi bạn trẻ, lòng
yêu nước rất quan trọng. Có lòng yêu nước làm nền tảng thì mới thấu hiểu được quá khứ, biết
được hiện tại và định hướng tốt cho tương lai. Và có thế thì các bạn trẻ mới vững vàng hơn
trước những vấn đề phức tạp, nhạy cảm liên quan tới công cuộc bảo vệ Tổ quốc, gìn giữ chủ
quyền lãnh thổ, biên giới, hải đảo.”

Việc thờ ơ với môn Lịch sử có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực, như:

 Gây hạn chế trong việc hình thành nhân cách, bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức trách
nhiệm của thế hệ trẻ.

 Làm giảm sự hiểu biết về lịch sử dân tộc, dẫn đến những nhận thức sai lệch về lịch sử.

 Làm giảm khả năng thích ứng với những biến đổi của xã hội.

Vì vậy, việc nghiên cứu về mức độ nhận thức của giới trẻ về tầm quan trọng của môn Lịch sử là
một việc làm cần thiết. Nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thực trạng nhận thức
của giới trẻ về môn lịch sử, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của giới
trẻ về tầm quan trọng của môn Lịch sử.

Với mong muốn kết quả của đề tài sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà quản lý
giáo dục, các giáo viên dạy lịch sử và các bạn trẻ, từ đó góp phần giúp giới trẻ hiểu rõ hơn về
tầm quan trọng của môn Lịch sử đối với bản thân, gia đình và xã hội. Khơi dậy niềm yêu thích
và hứng thú của giới trẻ đối với môn lịch sử. Thúc đẩy giới trẻ tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử.
Chúng em cũng mong có thể góp phần nêu lên ý kiến để nâng cao chất lượng giáo dục môn
Lịch sử ở nước ta.

10
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI DỰ ÁN NGHIÊN CỨU

2.1. Giới thiệu thành viên nhóm


Nhóm chúng em gồm có 7 thành viên:

….

2.2. Lý do lựa chọn đề tài


Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điểm trung bình môn Lịch sử trong các kỳ
thi THPT Quốc gia những năm gần đây luôn ở mức thấp, chỉ đạt khoảng 5 điểm. Điều này cho
thấy, nhiều học sinh không quan tâm đến môn học này, dẫn đến kết quả học tập không cao.
Điểm thi môn Lịch sử THPT Quốc gia ở thành phố Hồ Chí Minh luôn ở mức thấp. Năm 2022,
điểm trung bình môn Lịch sử của các thí sinh thành phố Hồ Chí Minh là 4,8 điểm, thấp hơn
điểm trung bình chung cả nước là 5,2 điểm.

Trên các phương tiện truyền thông, cũng có nhiều bài viết, phóng sự phản ánh thực trạng giới
trẻ thờ ơ với môn Lịch sử. Ví dụ, một bài báo trên báo có tiêu đề “Đừng để lịch sử bị lãng quên
và môn lịch sử trở thành môn tự chọn” (14/09/2023) đã đưa ra những dẫn chứng về việc nhiều
bạn trẻ không biết đến các sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc, không có niềm tự hào dân
tộc.

Từ những số liệu, các bài báo, tài liệu trên, có thể thấy thực trạng giới trẻ thờ ơ với môn Lịch sử
là một thực trạng đáng lo ngại. Thực trạng này có thể gây ra những tác động tiêu cực đến việc
hình thành nhân cách, bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ.

Với những lý do trên, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài khảo sát: “MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ TẦM QUAN TRỌNG
CỦA MÔN LỊCH SỬ”
11
2.3. Bối cảnh nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới, hội
nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó, việc bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm của thế hệ
trẻ càng trở nên quan trọng. Môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu
này.

2.4. Mục tiêu nghiên cứu

Dự án có các mục tiêu cụ thể sau:

 Xác định mức độ nhận thức của giới trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của
môn Lịch sử.
 Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của giới trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh về
môn Lịch sử.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh
về môn Lịch sử.

Với mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà
quản lý giáo dục, các giáo viên dạy môn Lịch sử và các bạn trẻ.

2.5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên một số trường Đại học thuộc các
khối ngành khác nhau tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
 Đối tượng khảo sát là các bạn sinh viên thuộc các trường đại học đến từ các khối ngành
khác nhau, đang sinh sống và học tập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
 Số lượng: 150 sinh viên.

2.6. Công cụ hỗ trợ thu thập và xử lý số liệu

12
 Thu thập dữ liệu bằng bảng mẫu hỏi trên Google Forms.
 Tổng hợp dữ liệu bằng Google Sheet để khai thác tổng thể dữ liệu từ 150 câu trả lời khác
nhau.
 Sử dụng các hàm của Excel để thực hiện tính trung bình, tần số, tần suất, độ lệch chuẩn,
v.v và xây dựng bảng tóm tắt dữ liệu.
 Trình bày dữ liệu bằng Excel để trực quan hóa dữ liệu.
 Sử dụng phần mềm SPSS để tính toán.

2.7. Hạn chế của đề tài

Mặc dù đề tài về mức độ nhận thức của giới trẻ về tầm quan trọng môn Lịch sử là một đề tài có
ý nghĩa, tuy nhiên, vẫn còn có khá nhiều hạn chế như:

 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về mức độ nhận thức của giới trẻ về tầm
quan trọng môn Lịch sử, tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu còn khá hẹp, chỉ tập trung vào một
sô sinh viên ở một số trường đại học tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
 Tiêu chí đánh giá: Đề tài sử dụng một số tiêu chí để đánh giá mức độ nhận thức của sinh
viên về tầm quan trọng môn Lịch sử, tuy nhiên, các tiêu chí này còn mang tính chủ quan,
không mang tính khoa học đã được kiểm định.
 Tính thời điểm: Đề tài được thực hiện trong một thời điểm nhất định, và khá ngắn, do đó,
kết quả nghiên cứu có thể chỉ phản ánh đúng được một phần của thực trạng hiện nay.

 Vì đây là dự án đầu tiên chúng em thực hiện và cũng là lần đầu tiên chúng em có cơ
hội hợp tác với nhau, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực
tế còn nhiều bỡ ngỡ, dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc hẳn bài báo cáo
dự án khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, mong
cô bỏ qua vì những lỗi này. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

13
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I. MỤC TIÊU DỮ LIỆU THU THẬP:


Thu thập được cả hai dữ liệu định tính và định lượng từ bài khảo sát với đa dạng câu hỏi về các
khía cạnh liên quan đến các yếu tố ảnh hướng đến nhận thức của sinh viên đại học trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh từ các nhóm ngành khác nhau vê môn Lịch sử, từ đó vận dụng được
các cách phân tích để đưa ra nhận xét và kết luận trên các dữ liệu thu thập được.
II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU:
Lập bảng khảo sát gồm 20 câu hỏi.
Khảo sát ý kiến của 150 bạn sinh viên đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thông qua
bảng khảo sát online được tạo trên Google Forms. Gồm 20 mục câu hỏi với 2 phần chính về
thông tin người làm khảo sát và về những yếu tố có liên quan đến kiến thức và nhận thức quan
trọng của môn Lịch sử.

14
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ

Câu 1: Giới tính sinh học của bạn?

Giới tính Tần số (sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm (%)

Nam 66 0,44 44

Nữ 84 0,56 56
Tổng 150 1 100

Bảng 1: Bảng tần số thể hiện giới tính của sinh viên tham gia khảo sát.

44%
Nam
Nữ
56%

Hình 1: Biểu đồ thể hiện giới tính của sinh viên tham gia khảo sát.

Nhận xét: Trong tổng số 150 người tham gia khảo sát, trong đó có 66 người tham gia là nam
chiếm 44% và 84 người tham gia là nữ chiếm 56%.

Câu 2: Bạn đang là sinh viên thuộc nhóm ngành nào?


15
Nhóm ngành Tần số (sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm (%)

Kinh tế 71 0,473 47,3


Kĩ thuật – Công
28 0,187 18,7
nghệ
Nhân văn – Sư
18 0,12 12
phạm
Y học 19 0,127 12,7

Khác 14 0,093 9,3

Tổng 150 1 100


Bảng 2: Bảng tần số thể hiện số lượng sinh viên đại học các khối ngành tham gia khảo sát ở
thành phố Hồ Chí Minh.

50
47.3
45

40

35

30

25
18.7
20

15 12 12.7
9.3
10

0
Kinh tế Kĩ thuật - Công Nhân văn - Sư Y học Khác
nghệ phạm

Hình 2: Biểu đồ thể hiện số lượng sinh viên đại học thuộc các nhóm ngành trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh tham gia khảo sát

16
Nhận xét: Trong tổng số 150 sinh viên tham gia khảo sát, sinh viên thuộc nhóm ngành Kinh tế
chiếm nhiều nhất (47,3%), tiếp đến là sinh viên thuộc nhóm ngành Kĩ thuật – Công nghệ
(18,7%), sinh viên thuộc nhóm ngành Y học chiếm 12,7%, sinh viên thuộc nhóm ngành Nhân
văn – Sư phạm chiếm 12%, và cuối cùng là các sinh viên đại học thuộc các nhóm ngành Khác
(như Quân đội, Du lịch,...) chiếm 9,3% lượng sinh viên tham gia khảo sát. Bởi vì có sự chênh
lệch trong quá trình khảo sát, cho nên kết quả chỉ mang tính chất tương đối, chủ yếu thiên về
các sinh viên nhóm ngành Kinh tế.

Câu 3: Bạn đang là sinh viên năm mấy?

Năm Tần số (sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm (%)

1 120 0,8 80

2 12 0,08 8

3 10 0,0667 6,67

4 6 0,04 4

Khác 2 0,0133 1,33

Tổng 150 1 100


Bảng 3: Bảng tần số thể hiện năm học của sinh viên tham gia khảo sát.

17
90
80
80

70

60

50

40

30

20

10 8 6.67
4
1.33
0
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Khác

Hình 3: Biểu đồ thể hiện năm học của sinh viên tham gia khảo sát.

Nhận xét: Trong tổng số 150 sinh viên khảo sát, sinh viên năm 1 chiếm tỷ lệ cao nhất (80%),
kế tiếp là sinh viên năm 2 với tỷ lệ 8%, sinh viên năm 3 chiếm 6,67%, sinh viên năm 4 chiếm tỷ
lệ 4%, và còn lại (sinh viên năm 5, năm 6) chiếm tỷ lệ thấp nhất (1,33%).

Câu 4: Bạn cảm thấy kiến thức môn Lịch sử có cần thiết trong cuộc sống hay không?

Mức độ đồng ý Tần số Tần suất Tần suất phần trăm (%)

Hoàn toàn không cần thiết 5 0,033 3,33

Không cần thiết 3 0,020 2,00

Bình thường 28 0,187 18,67

Cần thiết 46 0,307 30,67

Hoàn toàn cần thiết 68 0,453 45,33

18
Tổng 150 1 100
Bảng 4: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng tình của sinh viên về sự cần thiết của kiến thức môn
Lịch sử trong cuộc sống.

Hoàn toàn cần thiết 68

Cần thiết 46

Bình thường 28

Không cần tihiết 3

Hoàn toàn không cần thiết 5

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Hình 4: Biểu đồ thể hiện mức độ đồng tình của sinh viên về sự cần thiết của kiến thức môn
Lịch sử trong cuộc sống.

Nhận xét: Dựa vào biểu đồ trên ta nhận thấy rằng, có lần lượt 68 (chiếm tỷ lệ 45,33%) sinh
viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho rằng kiến thức môn lịch sử là hoàn toàn cần thiết
(mức độ cao nhất) trong cuộc sống và 46 (chiếm tỷ lệ 30,67%) sinh viên cho rằng là cần thiết.
Phần lớn các sinh viên đều đánh giá cao mức độ cần thiết và quan trọng của kiến thức môn lịch
sử khi gắn liền với cuộc sống thường ngày, từ đó thấy được sự quan tâm của họ đối với môn
học này cũng như ý nghĩa thực tiễn của nó. Tuy vậy, việc xuất hiện những sinh viên cho rằng
kiến thức môn lịch sử là bình thường với 28 sinh viên, không cần thiết với 3 sinh viên và thậm
chí là hoàn toàn không cần thiết với 5 sinh viên (chiếm tỷ lệ 3,33%) khi vận dụng nó vào trong
cuộc sống lại là một điều đáng quan tâm và lo ngại.
19
Câu 5: Bạn có thích môn Lịch sử không?

Lựa chọn Tần số (sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm (%)

Có 113 0,75 75

Không 37 0,25 25

Tổng 150 1 100


Bảng 5: Bảng tần số thể hiện sự yêu thích của sinh viên đại học các nhóm ngành khác nhau
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đối với môn Lịch sử.

25%

75%

Có Không

Hình 5: Biểu đồ thể hiện sự yêu thích của sinh viên đại học thuộc các nhóm ngành khác nhau
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đối với môn Lịch sử.

Nhận xét: Trong 150 sinh viên đại học tham gia khảo sát, có 113/150 người yêu thích môn
Lịch sử, chiếm 75% lượng sinh viên tham gia khảo sát; và có 37/150 người thừa nhận không

20
thích môn Lịch sử, chiếm 25% lượng sinh viên tham gia khảo sát. Kết quả này là một điều tích
cực, cho thấy đa số sinh viên thấy môn học này thú vị, bổ ích và có hứng thú. Kết quả khảo sát
cũng cho thấy, vẫn còn một số sinh viên đại học không thích môn Lịch sử. Những sinh viên này
có thể do chưa hiểu rõ tầm quan trọng của môn học này, hoặc do họ không có hứng thú với lịch
sử.

Câu 6: Bạn cảm thấy bản thân mình hiểu biết về lịch sử nói chung như thế nào?

Lựa chọn Tần số (sinh viên) Tần suất phần trăm (%)

Hiểu biết ít 87 58

Hiểu biết bình thường 42 28

Hiểu biết nhiều 21 14

Tổng 150 100


Bảng 6: Bảng tần số thể hiện mức độ hiểu biết của sinh viên về lịch sử nói chung.

21%

Hiểu biết ít
Hiểu biết bình thường
Hiểu biết nhiều
42%
87%

Hình 6: Biểu đồ thể hiện mức độ hiểu biết của sinh viên về lịch sử nói chung.

21
Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy, đa số sinh viên đều cảm thấy bản thân hiểu biết ít về lịch sử nói
chung thể hiện phần lớn trên biểu đồ “Hiểu biết ít” chiếm 58%. Số liệu này cũng chứng minh
phần nào nhóm đông sinh viên có ít thông tin hay kiến thức gì nhiều về lịch sử. Bên cạnh đó, ta
thấy sinh viên “Hiểu biết bình thường” và “Hiểu biết nhiều” chiếm lần lượt là 28% và 14%,
chưa đến 50% tổng số. Điều này có thể khẳng định rằng, sinh viên đại học hiểu biết ít về lịch
sử.

Câu 7: Bạn thường tiếp thu kiến thức về Lịch sử thông qua đâu?

Tần suất phần trăm


Nguồn thông tin Tần số Tần suất
(%)
Sách vở 121 0,293 29,3

Thầy cô 121 0,293 29,3

Bạn bè 54 0,131 13,1


Mạng xã hội: Hội
nhóm học tập, 113 0,274 27,4
YouTube
Khác 4 0,009 0,9

Tổng 413 1 100


Bảng 7: Bảng tần số cho nguồn thông tin mà người tham gia khảo sát dùng để biết đến kiến
thức lịch sử.

22
Khác 4

Mạng xã hội: hội nhóm học tập, Youtube.... 113

Bạn bè 54
Tần số

Thầy cô 121

Sách vở 121

0 20 40 60 80 100 120 140

Hình 7: Biểu đồ thể hiện nguồn thông tin mà người tham gia khảo sát dùng để biết đến kiến
thức lịch sử.

Nhận xét: Số lượng các bạn sinh viên tham gia khảo sát chọn “Thầy cô” và “Sách vở” chiếm
đa số, với số lượng và phần trăm lớn nhất (121/150 người và chiếm 29,3%). Lựa chọn “Mạng
xã hội” cũng chiếm tỉ lệ rất cao với 113 người, tương đương với 27,4%. Tiếp đến là lựa chọn
“Bạn bè” với 54/150 người và chiếm tỉ lệ 13,1%, cuối cùng là lựa chọn “Khác” được 4 sinh
viên chọn trên tổng số người khảo sát và chiếm 0,9%. Đây là điều hoàn toàn khả thi, khi số
lượng người tham gia khảo sát là các bạn sinh viên đến từ nhiều trường Đại học, nhiều khối
ngành khác nhau, mà trong đó số lượng sinh viên viên kinh tế chiếm gần 50%, các bạn sinh
viên ngoại trừ sinh viên theo khối xã hội ở Trung học phổ thông hay các bạn sinh viên ở khối
ngành nhân văn – sư phạm thì đại đa số các bạn sinh viên còn lại đều chỉ tiếp xúc với các kiến
thức Lịch sử qua các tiết học ở Trung học phổ thông, cụ thể hơn là hiểu biết qua thầy cô và
sách vở. Còn hiện nay thì các trang mạng xã hội đặc biệt phát triển nên việc các bạn sinh viên
thường hay bắt gặp hay dùng mạng xã hội để truy cập, tìm hiểu các kiến thức Lịch Sử là điều
hoàn toàn hợp lý. Còn những bạn không chọn ba phương án này thì có thể các bạn có các cách
tiếp thu của riêng mình như tìm hiểu qua bạn bè, những người hiểu biết sâu rộng về lịch sử,
người thân, gia đình.

23
Câu 8: Bạn có đồng ý những yếu tố sau đây là những khó khăn khi học môn Lịch sử?

Thang đo Likert 5 mức độ:

1- Hoàn toàn không đồng ý


2- Không đồng ý
3- Trung lập
4- Đồng ý
5- Hoàn toàn đồng ý

Mức độ đồng ý Tần số (sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm (%)

Hoàn toàn không


9 0,06 6
đồng ý
Không đồng ý 20 0,1333 13,33

Trung lập 42 0,28 28

Đồng ý 46 0,3067 30,67

Hoàn toàn đồng ý 33 0,22 22

Tổng 150 1 100


Bảng 8.1a: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên khảo sát đối với yếu tố “Kiến
thức lịch sử khó nhớ, quá nhiều sự kiện”.

Mức độ đồng ý Tần số (sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm (%)

Hoàn toàn không


10 0,0667 6,67
đồng ý
Không đồng ý 12 0,08 8

24
Trung lập 43 0,2867 28,67

Đồng ý 50 0,3333 33,33

Hoàn toàn đồng ý 35 0,2333 23,33

Tổng 150 1 100


Bảng 8.2a: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên khảo sát đối với yếu tố “Trang
thiết bị giảng dạy môn Lịch sử còn đơn sơ”.

Mức độ đồng ý Tần số (sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm (%)

Hoàn toàn không


7 0,0467 4,67
đồng ý
Không đồng ý 22 0,1467 14,67

Trung lập 54 0,36 36

Đồng ý 35 0,2333 23,33

Hoàn toàn đồng ý 32 0,2133 21,33

Tổng 150 1 100


Bảng 8.3a: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên khảo sát đối với yếu tố “Thầy/Cô
giảng bài chưa sáng tạo, sinh động và hấp dẫn học sinh”.

Mức độ đồng ý Tần số (sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm (%)

Hoàn toàn không


25 0,1667 16,67
đồng ý
Không đồng ý 25 0,1667 16,67

25
Trung lập 50 0,3333 33,33

Đồng ý 38 0,2533 25,33

Hoàn toàn đồng ý 12 0,08 8

Tổng 150 1 100


Bảng 8.4a: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên khảo sát với yếu tố “Thầy/Cô
chấm điểm khó khi làm bài kiểm tra kiến thức”.

Kiến thức Lịch sử khó nhớ, quá nhiều sự kiện 6 13.33 28 30.67 22

Trang thiết bị giảng dạy môn Lịch sử còn đơn 6.67 8 28.67 33.33 23.33
sơ 1
2
3
4
Thầy/Cô giảng bài chưa sáng tạo, sinh động và 4.67 14.67 5
36 23.33 21.33
hấp dẫn học sinh

Thầy/Cô chấm điểm khó khi làm bài kiểm tra 16.67 16.67 33.33 25.33 8
kiến thức

Hình 8.1: Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên khảo sát đối với những khó khăn khi
học môn Lịch sử.

Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu về 4 khó khăn khi học môn Lịch sử cũng như thang đo 5 mức
độ, nhóm chúng em rút ra được nhận xét sau:

26
Đa số sinh viên đều đồng ý với các yếu tố được cho là khó khăn khi học môn Lịch sử.
Trong đó yếu tố “Trang thiết bị giảng dạy môn Lịch sử còn đơn sơ” được các sinh viên đồng ý
cao nhất với tỷ lệ 56,66%. Điều này cho thấy các trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết để
giảng dạy môn Lịch sử còn đơn sơ, chưa đáp ứng đủ điều kiện để có thể tiếp cận được học sinh,
sinh viên. Yếu tố được các sinh viên đồng ý thấp nhất là “Thầy/Cô chấm điểm khó khi làm bài
kiểm tra kiến thức” chiếm 32,33%. Điều này cho thấy việc chấm điểm khó khi làm bài kiểm tra
kiến thức không phải là khó khăn khi học môn Lịch sử của nhiều học sinh, sinh viên hiện nay.

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5


Tần
Tần Tần Tần Tần Mức độ
suất
Nhóm suất suất suất suất đồng ý
Tần phầ Tần Tần Tần Tần
ngành phần phần phần phần trung
số n số số số số
trăm trăm trăm trăm bình
trăm
(%) (%) (%) (%)
(%)
Kinh tế 4 5,6 7 9,9 21 29,6 26 36,6 13 18,3 3,52
Kĩ thuật –
Công 2 7,1 3 10,7 8 28,6 7 25,0 8 28,6 3,57
nghệ
Nhân văn
– Sư 1 5,6 3 16,7 5 27,8 5 27,8 4 22,2 3,44
phạm
Y học 1 5,3 7 36,8 5 26,3 3 15,8 3 15,8 3,00

27
Khác 1 7,1 0 0 3 21,4 6 42,9 4 28,6 3,86
Bảng 8.1b: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên khảo sát đối với yếu tố “Kiến
thức lịch sử khó nhớ, quá nhiều sự kiện” theo nhóm ngành.

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5


Tần
Tần Tần Tần Tần Mức độ
suất
Nhóm suất suất suất suất đồng ý
Tần phầ Tần Tần Tần Tần
ngành phần phần phần phần trung
số n số số số số
trăm trăm trăm trăm bình
trăm
(%) (%) (%) (%)
(%)
Kinh tế 5 7 5 7 22 31 22 31 17 24 3,58
Kĩ thuật –
Công 2 7,1 2 7,1 5 17,9 9 32,1 10 35,7 3,82
nghệ
Nhân văn
– Sư 1 5,6 1 5,6 5 27,8 7 38,9 4 22,2 3,67
phạm
Y học 2 10,5 1 5,3 8 42,1 6 31,6 2 10,5 3,26

Khác 0 0 3 21,4 3 21,4 6 42,9 2 14,3 3,50


Bảng 8.2b: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên khảo sát đối với yếu tố “Trang
thiết bị giảng dạy môn Lịch sử còn đơn sơ” theo nhóm ngành.

Nhóm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Mức độ


28
Tần Tần Tần Tần Tần
suất suất suất suất suất đồng ý
Tần Tần Tần Tần Tần
ngành phần phần phần phần phần trung
số số số số số
trăm trăm trăm trăm trăm bình
(%) (%) (%) (%) (%)
Kinh tế 4 5,6 12 16,9 24 33,8 14 19,7 17 24,0 3,40
Kĩ thuật –
Công 1 3,6 3 10,7 12 42,9 6 21,4 6 21,4 3,46
nghệ
Nhân văn
– Sư 2 11,1 1 5,6 6 33,3 6 33,3 3 16,7 3,39
phạm
Y học 0 0 4 21,1 7 36,8 4 21,1 4 21,1 3,43

Khác 0 0 2 14,3 6 42,9 5 35,7 1 7,1 3,36


Bảng 8.3b: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên khảo sát đối với yếu tố “Thầy/Cô
giảng bài chưa sáng tạo, sinh động và hấp dẫn học sinh” theo nhóm ngành.

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5


Tần
Tần Tần Tần Tần Mức độ
suất
Nhóm suất suất suất suất đồng ý
Tần phầ Tần Tần Tần Tần
ngành phần phần phần phần trung
số n số số số số
trăm trăm trăm trăm bình
trăm
(%) (%) (%) (%)
(%)

29
Kinh tế 14 19,7 10 14,1 25 35,2 17 23,9 5 7 2,85
Kĩ thuật –
Công 2 7,1 5 17,9 11 39,3 7 25 3 10,7 3,14
nghệ
Nhân văn
– Sư 3 16,7 0 0 8 44,4 4 22,2 3 16,7 3,22
phạm
Y học 3 15,8 7 36,8 3 15,8 5 26,3 1 5,3 2,68

Khác 3 21,4 3 21,4 2 14,3 5 35,7 1 7,1 2,86


Bảng 8.4b: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên khảo sát với yếu tố “Thầy/Cô
chấm điểm khó khi làm bài kiểm tra kiến thức” theo nhóm ngành.

Kiến thức Lịch sử khó nhớ, quá nhiều sự kiện


Trang thiết bị giảng dạy môn Lịch sử còn đơn sơ
Thầy/Cô giảng bài chưa sáng tạo, sinh động và hấp dẫn học sinh
Thầy/Cô chấm điểm khó khi làm bài kiểm tra kiến thức
Kĩ thuật - Công nghệ
4

3.5

3
Kinh tế Nhân văn - Sư phạm
2.5

Khác Y học

30
Hình 8.2: Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên khảo sát đối với những khó khăn khi
học môn Lịch sử theo nhóm ngành.

Nhận xét: Quan sát biểu đồ trên, ta có thể thấy đa số các sinh viên nhóm ngành Kinh tế có mức
độ đồng ý khá cao và đồng đều giữa 4 yếu tố khảo sát. Đối với sinh viên nhóm ngành Kĩ thuật –
Công nghệ có mức độ đồng ý với yếu tố “Trang thiết bị giảng dạy môn Lịch sử còn đơn sơ”
xếp vị trí thứ nhất, xếp cuối là yếu tố “Thầy/Cô chấm điểm khó khi làm bài kiểm tra kiến thức”,
2 yếu tố còn lại ở vị trí thứ hai và thứ ba. Sinh viên nhóm ngành Nhân văn – Sư phạm cũng có
thứ tự như trên, nhưng mức độ đồng ý trung bình cao hơn so với sinh viên nhóm ngành Kĩ thuật
– Công nghệ. Đối với sinh viên nhóm ngành Y học, mức độ đồng ý với yếu tố “Thầy/Cô giảng
bài chưa sáng tạo, sinh động và hấp dẫn học sinh” xếp thứ nhất, xếp thứ hai là yếu tố “Trang
thiết bị giảng dạy còn đơn sơ”, tiếp theo là yếu tố “Kiến thức Lịch sử khó nhớ, quá nhiều sự
kiện”, và xếp cuối cùng chính là “Thầy/Cô chấm điểm khó trong bài kiểm tra kiến thức”. Các
sinh viên ở nhóm ngành Khác, có sự khác biệt đáng kể. Yếu tố “Kiến thức Lịch sử khó nhớ,
quá nhiều sự kiện” xếp vị trí thứ nhất với mức được đồng ý trung bình khá cao, thứ hai là
“Trang thiết bị giảng dạy môn Lịch sử còn đơn sơ”, cao hơn một chút so với “Thầy/Cô giảng
bài chưa sáng tạo, sinh động và hấp dẫn học sinh” ở vị trí thứ ba, cuối cùng là “Thầy/Cô chấm
điểm khó khi làm bài kiểm tra kiến thức”.

Nhìn chung, cả 4 yếu tố đều có mức đồng ý khá cao nhưng có sự khác biệt giữa các
nhóm ngành. Yếu tố “Thầy/Cô chấm điểm khó khi làm bài kiểm tra kiến thức” có mức độ đồng
ý thấp nhất, cho thấy đây chưa phải là khó khăn của đa số học sinh khi học môn Lịch sử. Các
yếu tố còn lại có mức độ đồng ý khá cao, cho thấy những khó khăn được nêu trên có tác động
khá lớn cho đa số học sinh khi học môn Lịch sử.

31
Câu 9: Số điểm cao nhất mà bạn đã từng đạt được của môn Lịch sử trong cấp học phổ
thông?

3 6 7 7 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8.2
8.2 8.5 8.5 8.5 8.5 8.5 8.8 9 9 9 9 9 9 9 9
9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9
9 9 9 9.2 9.25 9.5 9.5 9.5 9.5 9.75 9.75 9.75 9.75 9.8 10
10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10
10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10
10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10
10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10
10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10
10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10
Bảng 9.1: Số điểm cao nhất môn Lịch sử của từng sinh viên tham gia khảo sát.

Số điểm cao nhất

Trung bình (Mean) 9.467

4% Trimmed Mean 9.572

Trung vị (Median) 10

Mode 10

Phương sai (Variance) 0.853

Độ lệch chuẩn (Deviation) 0.924

Giá trị nhỏ nhất (Min) 3

Giá trị lớn nhất (Max) 10

32
Tứ phân vị thứ 1 (Quartile 1) 9

Tứ phân vị thứ 3 (Quartile 3) 10

Khoảng biến thiên (Range) 7

Độ trải giữa (Interquartile range) 1

Độ lệch (Skewness) -3.2


Bảng 9.2: Bảng phân tích số điểm cao nhất của sinh viên tham gia khảo sát (đơn vị: điểm).

Hình 9: Biểu đồ thể hiện số điểm cao nhất của sinh viên tham gia khảo sát.

Nhận xét:

 Qua biểu đồ và bảng phân tích trên, ta có thể thấy tần suất số điểm cao nhất môn Lịch sử
của sinh viên dao động ở phạm vi hạn hẹp. Phần lớn số điểm lớn nhất của sinh viên dao
động từ 9 đến 10 điểm (chiếm 85.33%) cho thấy đa số các sinh viên có điểm lịch sử gần

33
như tuyệt đối từ đó cho biết sinh viên có hiểu biết sâu về môn Lịch sử. Biểu đồ hộp cho
thấy xuất hiện ba giá trị ngoại lệ tại biến bằng 3,6,7 (chiếm 2%).
 Điều này gây ảnh hưởng đến kết quả thống kê khiến cho trung bình không còn đúng nữa
nên không sử dụng. Có thể do những sinh viên này học quá kém lịch sử hoặc điền khảo
sát không nghiêm túc dẫn đến giá trị ngoại lệ.

Câu 10: Số điểm thấp nhất mà bạn đã từng đạt được của môn Lịch sử trong cấp học phổ
thông?

Nam Nữ Tổng
Điểm
Tần số Tần suất Tần số Tần suất Tần số Tần suất
phần trăm phần trăm phần trăm

0 - 0,9 2 3.03 1 1.2 3 2

1 - 1,9 2 3.03 0 0 2 1.3

2 - 2,9 4 6.06 3 3.57 7 4.7

3- 3,9 7 10.6 3 3.57 10 6.7

4 - 4,9 10 15.15 10 11.9 20 13.4

5- 5,9 16 24.24 19 22.62 35 23.3

6 - 6,9 3 4.54 11 13.1 14 9.4

7 – 7.9 6 9.09 21 25 27 18

8 – 8.9 8 12.12 14 16.67 22 14.7

9 – 9.9 6 9.09 1 1.2 7 4.8


34
10-10.9 2 3.03 1 1.2 3 2

Tổng 66 100 84 100 160 100


Bảng 10: Bảng tần số điểm thấp nhất môn Lịch sử của sinh viên.

18
16
16
14
12
Tần số (người)

10
10
8
8 7
6 6
6
4
4 3
2 2 2
2
0
0 - 0.9 1 - 1.9 2 - 2.9 3 - 3.9 4 - 4.9 5 - 5.9 6 - 6.9 7 - 7.9 8 - 8.9 9 - 9.9 10 - 10.9

Điểm

Biểu đồ 10.1: Biểu đồ histogram thể hiện điểm môn Lịch sử thấp nhất của sinh viên nam.

Nhận xét: Sau khi phân tích, có thể thấy rằng có sự chênh lệch tương đối giữa các nhóm điểm.
Chúng em nhận thấy rằng phân bố nhiều nhất rơi vào nhóm 5 – 5,9 điểm là khoảng mà nhiều
bạn trẻ đạt được nhất với 16 người trên tổng mẫu 66 người nam (24,24%). Xếp kế tiếp là mức 4
- 4,9 điểm với 10 người (15,15%).

35
25

21
20 19
Tần số (người)

15 14

11
10
10

5
3 3
1 1 1
0
0
0 - 0,9 1 - 1,9 2 - 2,9 3 - 3,9 4 - 4,9 5 - 5,9 6 - 6,9 7 - 7,9 8 - 8,9 9 - 9,9 10 - 10.9

Điểm

Biểu đồ 10.2: Biểu đồ histogram thể hiện điểm môn Lịch sử thấp nhất của sinh viên nữ.

Nhận xét: Tương tự như biểu đồ của nhóm sinh viên nam, đối với lựa chọn của các sinh viên
nữ thì cũng thấy rằng có sự chênh lệch tương đối giữa các nhóm điểm. Số sinh viên đạt điểm
thấp nhất trong khoảng 7 – 7,9 điểm chiếm nhiều nhất (25%). Tiếp theo là đến nhóm 5 - 5,9
điểm với 19 người trong tổng mẫu 84 sinh viên nữ (22,62%). Hầu như không có sinh viên nữ
nào có nhóm điểm thuộc khoảng 1 – 1,9 điểm.

Đại lượng đo lường Nam Nữ

Kích thước mẫu n 66 84

Trung bình mẫu x 5.4023 6.0030

Độ lệch chuẩn mẫu s 2.499 1,85

Từ số liệu đã thu được và xử lý qua SPSS, ta có:

Bậc tự do df ≃ 116.24
36
Với độ tin cậy 95% và bậc tự do 96; ta có ước lượng chênh lệch điểm trung bình môn Sử
của sinh viên nam và sinh viên nữ là: từ 4.79 tới 6.4

Gọi μ1: Điểm môn Lịch sử trung bình sinh viên nam.
μ2: Điểm môn Lịch sử trung bình sinh viên nữ.
Đặt giả thuyết: H 0 : μ 1 = μ2

H a : μ 1 ≠ μ2

Chọn mức ý nghĩa α = 0,05 để kiểm định. Sử dụng SPSS, ta có được:

Giá trị t Bậc tự do df Sig. trong kiểm định Leneve

-1.632 116.24 0.015

Ta có: p = 0.015 < α = 0,05 => Bác bỏ Ho. Từ đây ta thấy được rằng có sự khác biệt
giữa điểm trung bình môn Lịch sử giữa nam và nữ. Ta sẽ tiến hành ước lượng riêng cho cả nam
và nữ.

Sử dụng SPSS, ta có: ước lượng điểm trung bình của sinh viên nam là 5.4 điểm; khoảng
tin cậy 95% là từ 4.79 điểm cho tới 6.01 điểm. Ước lượng điểm của trung bình của sinh viên nữ
là 6.00; khoảng tin cậy 95% là từ 5.60 điểm cho tới 6.40 điểm.

Câu 11: Bạn đã từng tham gia kỳ thi nào về Lịch sử?

Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất phần trăm (%)

Chưa từng 115 0.767 76.7

Cấp Trường 17 0.113 11.3

Cấp Quận/Huyện 5 0.033 3.3

Cấp Tỉnh/Thành phố 10 0.067 6.7


37
Cấp Quốc Gia 3 0.02 2.0

Tổng 150 1 100


Bảng 11: Bảng tần số biểu diễn mức độ tham gia các kỳ thi về Lịch sử của sinh viên.

2.00%

3.30%
6.70%

11.30%

76.70%

Chưa từng Cấp Trường Cấp Quận/ Huyện


Cấp Tỉnh/ Thành phố Cấp Quốc gia

Hình 11: Biểu đồ biểu diễn mức độ tham gia các kỳ thi về Lịch sử của sinh viên.

Nhận xét: Phần lớn sinh viên chưa từng tham gia kỳ thi nào về môn Lịch sử, chiếm 76,7%.
Điều này có thể do nhiều sinh viên không quan tâm tới môn Lịch Sử hoặc không có cơ hội để
tham gia. Trong số các sinh viên đã tham gia các kỳ thi về môn Lịch Sử thì số sinh viên tham
gia ở cấp trường chiếm tỉ lệ cao nhất (11,3%), đây có thể là do sự thuận tiện để tổ chức các kỳ
thi ở cấp trường. Từ số liệu thống kê ta thấy được rằng số liệu giảm từ cấp Trường đến cấp
Quận/ Huyện, Tỉnh/ Thành phố và cuối cùng là cấp Quốc Gia, có thể cho ta thấy được sự quan
tâm và tham gia giảm dần khi các kỳ thi lên cấp cao hơn. Đặc biệt với tỉ lệ tham gia kỳ thi môn
Lịch Sử cấp Quốc Gia chỉ 2%, đây là dấu hiệu của sự thiếu quan tâm môn Lịch Sử hoặc khả
năng tham gia kỳ thi cấp cao nhất của sinh viên.

38
Câu 12: Bạn thấy học Lịch sử có tác động đến nhận thức của bạn về cuộc sống hiện đại
ngày nay?

Tác động Tần số (sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm (%)

Hoàn toàn không 73 0,487 48,7

Không 48 0,32 32

Bình Thường 20 0,133 13,3

Có 6 0,04 4

Hoàn toàn có 3 0,02 2

Tổng 150 1 100


Bảng 12: Bảng tần số thể hiện mức độ tác động của các kiến thức lịch sử đến nhận thức
của sinh viên về cuộc sống hiện đại ngày nay.

Chart Title
60

50

40

30

20

10

0
Hoàn toàn không Không Bình thường Có Hoàn toàn có

39
Hình 12: Biểu đồ thể hiện mức độ tác động của các kiến thức lịch sử đến nhận thức của
sinh viên về cuộc sống hiện đại ngày nay.
Nhận xét: Đa số sinh viên tham gia khảo sát đều thấy việc học lịch sử tác động đến nhận thức
về cuộc sống hiện tại là “Hoàn toàn không” (chiếm 48,7%). Ngoài ra, có 32% câu trả lời là
“Không” và 13,3% là “Bình thường”. Với câu trả lời chiếm số ít hơn là “Có” và” Hoàn toàn
có” chiếm lần lượt là 4% và 2%. Điều này có thể khẳng định rằng việc học lịch sử không có tác
động đến nhận thức của các bạn sinh viên về cuộc sống ngày này vì thế dẫn đến việc môn Lịch
sử không giúp sinh viên áp dụng được gì nhiều về cuộc sống.

Câu 13: Bạn có hứng thú, đặc biệt quan tâm, và hiểu rõ về lịch sử Việt Nam?

Mức Độ Tần số (sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm (%)

Không hứng thú 65 0,433 43,3

Ít hứng thú 40 0,267 26,7

Bình thường 35 0,233 23,3

Khá hứng thú 9 0,06 6

Rất thích thú 1 0,007 0.7

Tổng 150 1 100


Bảng 13: Bảng tần số thể hiện mức độ hứng thú của sinh viên đối với lịch sử Việt Nam.

40
0.70%

6.00%

23.30% Không hứng thú


43.30% Ít hứng thú
Bình thường
Khá hứng thú
Rất hứng thú

26.70%

Hình 13: Biểu đồ thể hiện mức độ hứng thú của sinh viên về lịch sử Việt Nam.
Nhận xét:

 Đa số sinh viên khảo sát đều thấy “Không hứng thú” đặc biệt quan tâm hay hiểu rõ về
lịch sử Việt Nam là 43,3%. Ngoài ra, có 26,7% câu trả lời là “Ít hứng thú” và 23,3% là
“Bình thường”. Với câu trả lời chiếm số ít hơn là “Khá hứng thú” và “Rất thích thú”
chiếm lần lượt là 6% và 0,7%.
 Điều này có thể khẳng định sinh viên hiện nay không thấy hứng thú, đặc biệt quan tâm
hay hiểu rõ về lịch sử Việt Nam. Từ đây ta có thể nhận ra tình trạng của giới trẻ có thể
gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thế hệ
trẻ, cũng như sự phát triển của đất nước. việc sinh viên không hiểu rõ về lịch sử Việt
Nam sẽ khiến họ dễ bị các thế lực thù địch tuyên truyền, xuyên tạc, phủ nhận lịch sử dân
tộc, sẽ khiến họ thiếu ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia.
Điều này sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến tình hình an ninh, chính trị, xã hội của
đất nước. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng, và đáng được lưu ý.

41
Câu 14: Bạn có quan tâm đến Lịch sử và các vấn đề hiện tại của Biển Đông hay không?

Lựa chọn Tần số (sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm (%)

Có 139 0,927 92,7

Không 11 0,073 7,3

Tổng cộng 150 1 100


Bảng 14: Bảng tần số thể hiện mức độ quan tâm của sinh viên đại học các nhóm ngành trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh về Lịch sử và các vấn đề hiện tại của Biển Đông.

7,3%

92,7%

Có Không

Hình 14: Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của sinh viên đại học thuộc các nhóm ngành trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đối với Lịch sử và các vấn đề hiện tại của Biển Đông.

Nhận xét:

 Trong 150 sinh viên tham gia khảo sát, có 139/150 người quan tâm đến Lịch sử và các
vấn đề hiện tại về Biển Đông, chiếm 92,7% lượng sinh viên tham gia khảo sát. Còn lại
có 11/150 người không quan tâm đến Lịch sử và các vấn đề hiện tại của Biển Đông,
chiếm 7,3% lượng sinh viên tham gia khảo sát. Đây là một kết quả khá tích cực, cho
thấy phần lớn sinh viên Việt Nam đều quan tâm đến vấn đề chủ quyền của đất nước.
42
 Tuy nhiên, vẫn còn một số sinh viên không quan tâm đến vấn đề này. Điều này có thể là
do họ chưa được giáo dục đầy đủ về chủ quyền biển đảo, hoặc do họ không có hứng thú
với lịch sử. Cần có các giải pháp để nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề này.

Câu 15: Bạn có biết quần đảo Hoàng Sa thuộc biên giới hành chính của tỉnh thành nào
không?

Tỉnh/Thành phố Tần số Tần suất Tần suất phần trăm (%)

TP. Đà Nẵng 120 0,8 80

Khánh Hoà 21 0,14 14

Quảng Ngãi 6 0,04 4

Nam Định 1 0,007 0,7

TP. Hải Phòng 2 0,013 1,3

Tổng 150 1 100

Bảng 15: Bảng tần số thể hiện hiểu biết của sinh viên về việc quần đảo Hoàng Sa thuộc biên
giới hành chính của tỉnh thành nào.

43
140

120
120

100

80

60

40

21
20
6
1 2
0
T.P Đà Nẵng Khánh Hoà Quảng Ngãi Nam Định T.P Hải Phòng

Hình 15: Biểu đồ thể hiện sự hiểu biểt của sinh viên về việc quần đảo Hoàng Sa thuộc biên
giới hành chính của tỉnh thành nào.

http://tapchiqptd.vn/vi/bien-dao-viet-nam/tam-quan-trong-cua-cac-dao-va-quan-dao-viet-nam/
18506.html

Nhận xét:

 Theo tạp chí Quốc Phòng toàn dân, QPTD - Thứ Hai, 28/03/2022,08:02 Quần đảo
Hoàng Sa nằm ngang vĩ độ với Huế và Đà Nẵng, có trên 30 đảo trong vùng biển rộng
khoảng 15.000 km2. Quần đảo Hoàng Sa hay huyện đảo Hoàng Sa là đơn vị hành chính
trực thuộc thành phố Đà Nẵng.
 Từ biểu đồ và bảng trên ta nhận thấy rằng, các sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh phần lớn đều trả lời đúng câu hỏi khảo sát với câu trả lời chính xác là thành phố
Đà Nẵng với 120/150 sinh viên chiếm tỷ lệ đến 80%. Tiếp đến là phương án tỉnh Khánh
Hoà với sự lựa chọn cao thứ 2 là 21 sinh viên và cuối cùng là thưa thớt với 6 sinh viên
chọn phương án tỉnh Quảng Ngãi, chỉ 1 sinh viên chọn Nam Định và 2 sinh viên chọn
thành phố Hải Phòng. Từ đó có thể kết luận rằng các sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh tương đối hiểu biết nhất định về nội dung của câu hỏi được khảo sát. Điều đó
cũng khá dễ dàng để lý giải bởi kiến thức này về hai quần đảo lớn quan trọng ở Việt
44
Nam là Hoàng Sa và Trường Sa được đề cập đến rất nhiều trong kiến thức của các môn
học như: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục quốc phòng - An Ninh,… trong thời gian học tiểu
học, trung học hoặc có thể qua nhiều nguồn khác như mạng xã hội, sách, môn học liên
quan ở bậc đại học,…
 Tuy nhiên, phương án tỉnh Khánh Hoà được chọn cao thứ hai sau câu trả lời chính xác
cũng cho thấy rằng các sinh viên vẫn còn nhiều người bị nhầm lẫn với câu hỏi tương tự
về quần đảo Trường Sa. Đây là kiến thức khá cơ bản và được đề cập khá nhiều nên việc
nhiều sinh viên nhầm lẫn hay trả lời sai là một điều khá đáng buồn và có phần đáng
trách. Bên cạnh đó, nguyên nhân cũng có thể đến từ việc các sinh viên chỉ làm nhanh
khảo sát mà không đọc kỹ câu hỏi này dẫn đến chọn phương án sai.

Câu 16: Bạn có biết quần đảo Trường Sa thuộc biên giới hành chính của tỉnh thành nào
không?

Tỉnh/Thành phố Tần số Tần suất Tần suất phần trăm (%)

TP. Đà Nẵng 126 0.84 84

Khánh Hoà 17 0.113 11.3

Quảng Ngãi 4 0.027 2.7

Nam Định 2 0.013 1.3

TP. Hải Phòng 1 0.007 0.7

Tổng 150 1 100

Bảng 16: Bảng tần số thể hiện hiểu biết của sinh viên về việc quần đảo Trường Sa thuộc biên
giới hành chính của tỉnh thành nào.

45
140
126
120

100

80

60

40

20 17
4 2 1
0
Khánh Hòa TP. Đà Nẵng Quảng Ngãi TP. Hải Phòng Nam Định

Hình 16: Biểu đồ thể hiện hiểu biết của sinh viên về việc quần đảo Trường Sa thuộc biên giới
hành chính của tỉnh thành nào.

Nhận xét:

 Theo tạp chí Quốc Phòng toàn dân, QPTD - Thứ Hai, 28/03/2022,08:02 Quần đảo
Trường Sa nằm cách quần đảo Hoàng Sa trên 200 hải lý về phía Đông Nam, cách Cam
Ranh (Khánh Hòa) 248 hải lý. Quần đảo Trường Sa hay huyện đảo Trường Sa bao gồm
hơn 100 đảo nhỏ, bãi ngầm, san hô nằm trải rộng trong một vùng biển khoảng 180.000
km2, là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. Chiều Đông - Tây của quần đảo
Trường Sa là 325 hải lý, chiều Bắc - Nam là 274 hải lý.
 Nhìn chung, trong tổng số 150 sinh viên tham gia khảo sát thì có 126 sinh viên (chiếm
84%) chọn đáp án đúng là quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa, còn lại có 24 sinh
viên (chiếm 16%) chọn đáp án sai mà trong đó, có 17 sinh viên chọn TP Đà Nẵng. Điều
này cho thấy đa số sinh viên đều nắm được kiến thức cơ bản về biển đảo Việt Nam.
Điều đó cũng khá dễ dàng để lý giải bởi kiến thức này về hai quần đảo lớn quan trọng ở

46
Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa được đề cập đến rất nhiều trong kiến thức của các
môn học như: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục quốc phòng - An Ninh,… trong thời gian học
tiểu học, trung học hoặc có thể qua nhiều nguồn khác như mạng xã hội, sách, môn học
liên quan ở bậc đại học,…
 Tuy nhiên, phương án thành phố Đà Nẵng được chọn cao thứ hai sau câu trả lời chính
xác cũng cho thấy rằng các sinh viên vẫn còn nhiều người bị nhầm lẫn với câu hỏi tương
tự về quần đảo Hoàng Sa. Đây là kiến thức khá cơ bản và được đề cập khá nhiều nên
việc nhiều sinh viên nhầm lẫn hay trả lời sai là một điều khá đáng buồn và có phần đáng
trách. Bên cạnh đó, nguyên nhân cũng có thể đến từ việc các sinh viên chỉ làm nhanh
khảo sát mà không đọc kỹ câu hỏi này dẫn đến chọn phương án sai.

5:39 Thứ Bảy, 09/12/20

Câu 17: Bạn có biết tới “đường lưỡi bò” của Trung Quốc hay không?

Lựa chọn Tần số (sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm (%)

Có 142 0,947 94,7

Không 8 0,053 5,3

Tổng 150 1 100


Bảng 17: Bảng tần số thể hiện số sinh viên biết tới “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

47
5%

Có biết
Không biết

95%

Hình 17: Biểu đồ thể hiện số lượng sinh viên biết tới “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.
Nhận xét:

 Từ biểu đồ trên ta nhận thấy rằng, phần lớn sinh viên ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
biết đến thông tin “đường lưỡi bò” của Trung Quốc với tỷ lệ rất cao là 94,7%.
 “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc không chỉ đơn giản được nhìn nhận dưới góc nhìn lịch
sử, mà còn dưới góc nhìn pháp lý, chính trị, liên quan đến chủ quyền sự toàn vẹn lãnh
thổ của nước ta nói riêng và các quốc gia khác ven biển Đông (Indonesia, Malaysia,
Brunei, Philippines) nói riêng. Theo Báo Người lao động 04/06/2021 12:07
(https://nld.com.vn/bien-dao/dau-tranh-hieu-qua-truoc-yeu-sach-duong-luoi-bo-
20210603112707398.htm) thì đây là một nội dung rất mập mờ và không có căn cứ pháp
lý rõ ràng. Vốn dĩ đây chỉ là một yêu sách không có căn cứ của đơn phương từ phía
Trung Quốc nhưng thông tin ấy ngày càng được lan truyền ngang nhiên một cách rộng
rãi hơn xuất hiện cả trên phim ảnh, trên các ấn phẩm văn hoá.
 Vì thế bản thân các sinh viên thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và người dân ở Việt
Nam nói chung cần chọn lọc, nhận thức mức độ nghiêm trọng và phải lên án thông tin
sai lệch đó, không ủng hộ hay phớt lờ các ấn phẩm có nội dung như vậy. Và cụ thể trong
bài khảo sát này có thể các sinh viên không đọc kỹ câu hỏi mà đánh bừa hay thậm chí là
họ không biết và không quan tâm đến vấn đề đó là một điều rất nguy hiểm. Với 8 sinh
viên (tỷ lệ 5,3%) cũng là một con số cần chú ý và đặt ra câu hỏi về việc liệu các sinh
viên ngày nay có đang quá thờ ơ không chỉ về lịch sử mà còn vấn đề về lãnh thổ chủ
quyền hiện nay.

48
Câu 18: Bạn đã biết đến thông tin, hay nghe qua về “đường lưỡi bò” ở đâu? (nếu biết)

Phương tiện Tần số (sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm (%)

Báo chí, tin tức, thời sự 121 0,806 80,6

Mạng xã hội 119 0,793 79,3

Phim ảnh 57 0,38 38

Khác 2 0,013 1,3

Tổng 150 1 100


Bảng 18: Bảng tần số thể hiện các phương tiện mà sinh viên dùng để biết đến “đường lưỡi
bò”.

Khác 2

Mạng xã hội 119

Báo chí, tin tức, thời sự 121

Phim ảnh 57

0 20 40 60 80 100 120 140

Hình 18: Biểu đồ thể hiện các phương tiện mà sinh viên dùng để biết đến “đường lưỡi bò”.

Nhận xét:
49
 Có tới 80,7% sinh viên biết tới Đường lưỡi bò thông qua thông tin từ báo chí, tin tức và
thời sự. Điều này cho thấy sự tác động tích cực từ nguồn thông tin chính thức trong việc
truyền đạt thông tin và lịch sự. Ngoài ra, số sinh viên biết tới Đường lưỡi bò thông qua
mạng xã hội lên tới 79,3%, cho thấy mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc chia
sẻ và truyền đạt kiến thức lịch sử. Chiếm 38% sinh viên biết tới Đường lưỡi bò từ phim
ảnh, điều này chỉ ra sức ảnh hưởng lớn của phương tiện truyền thông này đối với kiến
thức về Lịch Sử của sinh viên. Với 1,4% sinh viên biết tới Đường lưỡi bò từ nhiều
nguồn khác cho thấy sự đa dạng thông tin trong việc học Lịch sử, có thể từ sách, giáo
viên hoặc thông tin truyền miệng. Đây là câu hỏi khảo sát mà sinh viên được chọn nhiều
lựa chọn, cho thấy sự linh hoạt trong việc tiếp thu các kiến thức Lịch sử và nắm bắt
thông tin chính trị biển đảo từ nhiều nguồn khác nhau. Việc sử dụng linh hoạt các nguồn
thông tin khác nhau đối với vấn đề biển đảo Việt Nam là một việc làm cần thiết, góp
phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các bạn sinh viên đối với chủ quyền biển đảo
của Tổ quốc.
 Gần đây nhất trong năm 2023, bộ phim “Hướng gió mà đi” đã bị gỡ bỏ do yêu cầu của
Cục Điện ảnh Việt Nam do xuất hiện hình ảnh bản đồ có “đường lưỡi bò” theo Báo tuổi
trẻ đăng tải trên nền tảng youtube vào 10/07/2023 (https://www.youtube.com/watch?
v=Xo27rDFCL80) hay bộ phim “Lấy danh nghĩa người nhà”, bộ phim điện ảnh của Mỹ
“Barbie” cũng bị cấm chiếu vì lý do đó, thậm chí “đường lưỡi bò” còn len lỏi vào hộ
chiếu, visa, hộ chiếu, sách báo theo VNEWS – Truyền hình thông tấn
(https://www.youtube.com/watch?v=2nYXNJzTGtU&t=179s) đăng tải trên nền tảng
youtube vào thời gian 09/07/2023. Mưu đồ chính trị đó sẽ rất nguy hiểm khi đi vào các
văn hoá, ấn phẩm và in sâu vào tiềm thức của người dân. Chính vì thế trong bối cảnh
hiện nay, khi tình hình tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông diễn ra phức tạp,
việc sử dụng linh hoạt các nguồn thông tin khác nhau càng trở nên quan trọng. Mỗi
người cần có ý thức chủ động tìm hiểu, tiếp cận thông tin về biển đảo Việt Nam từ nhiều
nguồn khác nhau, tránh chỉ tiếp cận thông tin từ một nguồn duy nhất. Bên cạnh đó, cần
có khả năng phân tích, đánh giá thông tin một cách khách quan, chính xác, tránh bị tác
động bởi những thông tin sai lệch, thiếu khách quan để có thể đưa ra những đánh giá,
nhận định chính xác và góp phần vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Câu 19: Bạn nhận thấy mức độ nghiêm trọng của đường lưỡi bò đối với vấn đề chủ quyền
biển đảo của Việt Nam như thế nào?

Lựa chọn Tần số (sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm (%)
50
Không nghiêm trọng 3 0,02 2.0

Ít nghiêm trọng 1 0,007 0.7

Bình thường 5 0,033 3.3

Nghiêm trọng 12 0,08 8.0

Rất nghiêm trọng 129 0,86 86.0


Tổng 150 1 100
Bảng 19: Bảng tần số thể hiện mức độ nhận thức của sinh viên về mức độ nghiêm trọng của
đường lưỡi bò đối với vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam.

140
129

120

100

80

60

40

20
12
3 5
1
0
Không nghiêm trọng Ít nghiêm trọng Bình thường Nghiêm trọng Rất nghiêm trọng

Hình 19: Biểu đồ thể hiện mức độ nhận thức của sinh viên về mức độ nghiêm trọng của đường
lưỡi bò đối với vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Nhận xét:

51
 Mức độ nghiêm trọng của đường lưỡi bò đối với vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt
Nam là rất cao. Đường lưỡi bò là một yêu sách chủ quyền hàng hải phi pháp của Trung
Quốc, bao phủ phần lớn Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của
Việt Nam. Đường lưỡi bò xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam
theo các quy định của luật pháp quốc tế, bao gồm: Công ước Luật biển của Liên Hợp
Quốc năm 1982 (UNCLOS) và Công ước Liên Hợp Quốc về Hiệp định Liên hợp về
Biển (UNCLOS) năm 1958.
 Việc Trung Quốc tuyên bố đường lưỡi bò là một hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy
định của luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam và các nước
khác trong khu vực. Đường lưỡi bò nếu được Trung Quốc thực thi sẽ có những tác động
nghiêm trọng đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định, an
ninh và trật tự ở Biển Đông.
 Dựa theo biểu đồ và bảng trên ta thấy với 86% sinh viên cho rằng vấn đề Đường lưỡi bò
đối với chủ quyền biển đảo Việt Nam rất quan trọng. Điều này thể hiện sự quan tâm và
nhận thức cao của sinh viên về vấn đề này. Tổng cộng có 94% sinh viên cho rằng đây là
vấn đề ở mức rất nghiêm trọng và nghiêm trọng, cho thấy sự đồng thuận và ý thức chủ
quyền rất lớn của sinh viên đối với vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam ta
 Thế nhưng với 2% sinh viên cho rằng đây là vấn đề không quan trọng, khoảng 3,3% cho
thấy đây là vấn đề bình thường và 0,7% cho rằng đây là vấn đề ít nghiêm trọng. đây là
một biểu hiện của nhận thức sai lệch về vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam và là
một nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến những hành động sai trái. Đây là những con số đáng báo
động về nhận thức sai lệch, thiếu hiểu biết của giới trẻ nói chung và một số bạn sinh
viên tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam ta.
Cho chúng ta nhận thấy rằng việc nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về chủ quyền biển
đảo Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục.

52
Câu 20: Bạn có cảm thấy kiến thức lịch sử giúp ích cho nước ta giải quyết các vấn đề về
chính trị đặc biệt là vấn đề về Biển Đông hiện nay không?

Lựa chọn Tần số (sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm (%)

Rất không có ích 0 0 0

Không có ích 5 0,033 3,3

Bình thường 13 0,087 8,7

Có ích 29 0,193 19,3

Rất có ích 103 0,687 68,7


Tổng 150 1 100
Bảng 20: Bảng tần số thể hiện mức độ hữu dụng của kiến thức Lịch sử cho nước ta giải quyết
các vấn đề về chính trị đặc biệt là vấn đề về Biển Đông hiện nay.

120
103
100

80

60

40
29

20 13
5
0
0
Rất không có ích Không có ích Bình thường Có ích Rất có ích

Tần số

Hình 20: Biểu đồ thể hiện mức độ hữu dụng của kiến thức Lịch sử cho nước ta giải quyết các
vấn đề về chính trị đặc biệt là vấn đề về Biển Đông hiện nay.

Nhận xét:
53
Dựa vào bảng tần số phía trên ta có thể nhận thấy hầu hết sinh viên đánh giá mức độ hữa dụng
của kiến thức Lịch sử cho nước ta giải quyết các vấn đề về chính trị đặc biệt là vấn đề về biển
Đông hiện nay là rất cao. Trong đó:

 Mức độ “Rất có ích” được đa số sinh viên lựa chọn, với số lượng 103/150 sinh viên và
chiếm 68,7%. Ngoài ra mức độ “Có ích” cũng được khá nhiều sinh viên lựa chọn và là
lựa chọn cao thứ hai trong bảng tần số với 19,3% (29/150 sinh viên). Qua đây ta có thể
thấy các bạn sinh viên đã nhận thấy và đánh giá rất cao về mức độ hữu dụng của các
kiến thức Lịch Sử trong việc giải quyết các vấn đề chính trị của nước ta, đặc biệt là về
vấn đề biển Đông hiện nay.
 Bên cạnh số đông sinh viên đánh giá cao, thì vẫn có một số ít sinh viên cảm thấy các
kiến thức lịch sử không quá hữu dụng trong việc giải quyết các vấn đề về chính trị, cũng
như các vấn đề về biển Đông của nước ta hiện nay. Với 13/150 sinh viên cảm thấy “Bình
thường” (chiếm 8,7%) và 5/150 sinh viên cho rằng “Không có ích” (chiếm 3,3%) chiếm
phần trăm thấp nhất đã thể hiện rõ điều này.

CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

I. THẢO LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu, nhóm đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng phù hợp, xử lý số liệu bằng các công cụ thống kê để phân tích nhận thức của sinh viên
đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của môn Lịch sử.

Phần lớn các sinh viên tham gia khảo sát học năm nhất đại học (chiếm đến hơn 70%), đã
từng tiếp cận, tìm hiểu môn Lịch sử trong thời gian khá dài và có đánh giá, cảm nhận sơ bộ về
môn học này. Hơn nữa, một số đối tượng có niềm yêu thích và đã tìm hiểu khá sâu, các bạn có
thời gian trung bình tìm hiểu kiến thức và đã từng tham gia một số cuộc thi liên quan đến môn
học.

Về mặt nhận thức, đa số các bạn đều cho rằng kiến thức Lịch sử quan trọng trong cuộc
sống hiện nay, có hiểu biết và yêu thích môn học. Đa số các đối tượng được khảo sát đều tiếp
thu kiến thức môn học qua sách vở, thầy cô và mạng xã hội (Hội nhóm học tập, Youtube). Tuy
54
nhiên, các bạn vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức môn học. Điều này
gây cản trở đến quá trình tiếp thu kiến thức, đôi khi tác động tiêu cực đến nhận thức của các
bạn về môn học. Một số đối tượng được khảo sát có số điểm môn Lịch sử khá thấp, chưa biết
một số thông tin chính xác các vấn đề quan trọng về lãnh thổ quốc gia (như Quần đảo Trường
Sa và Hoàng Sa, cũng như đường lưỡi bò của Trung Quốc). Đa số người được khảo sát đặc biệt
quan tâm đến Lịch sử Việt Nam và các vấn đề hiện tại như Biển Đông, nhận biết được tầm
quan trọng của đường lưỡi bò và cho rằng các kiến thức về môn Lịch sử sẽ giúp giải quyết một
phần của các vấn đề.

Về mặt hành động, phần lớn các bạn chưa từng tham gia kỳ thi về môn Lịch sử (chiếm
đến 76,7%). Trên 50% các bạn được khảo sát từng đạt điểm 10 tuyệt đối của môn học. Điểm
thấp nhất có tần số nhiều nhất là 5 điểm, chiếm 27% các đối tượng tham gia khảo sát. 76,7%
trong tổng số chưa từng tham gia bất cứ kỳ thi nào về Lịch sử. 58% có hiểu biết bình thường về
Lịch sử, 28% có hiểu biết ít và 14% có hiểu biết nhiều. 75,3% thừa nhận yêu thích môn Lịch
sử, 92,7% quan tâm đến Lịch sử và các vấn đề hiện tại của Biển Đông.

Có thể thấy, Lịch sử có tác động khá lớn đến nhận thức của các sinh viên đại học trên
Thành phố Hồ Chí Minh, các bạn đa số yêu thích và quan tâm đến các vấn đề quanh chủ đề
này. Vẫn còn một số lỗ hổng, thiếu sót về nhận thức và hành vi đối với tầm quan trọng của Lịch
sử và các vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia, khó khăn khi tiếp cận kiến thức.
Nhưng nhìn chung, đa số các đối tượng được khảo sát đã có cái nhìn đúng đắn và tích cực, với
những đổi mới trong giáo dục, các kênh truyền thông và trình độ văn minh ngày càng tiên tiến,
nền tảng kiến thức của các bạn đã được củng cố và có thể nhận biết được tầm quan trọng của
Lịch sử.

II. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

55
Bằng những số liệu thực tế và phân tích cụ thể, qua khảo sát nhóm chúng em đã nhận thấy được
những khó khăn trong khi tiếp cận môn học của các đối tượng được khảo sát. Để giúp các bạn
có nhận thức, kiến thức tốt về môn lịch sử, cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều lực lượng,
trong đó có nhà trường, gia đình và xã hội.

 Về phía nhà trường


 Cần đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh.
 Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như: dạy học theo dự án, dạy học theo tình
huống, dạy học phân hóa,...
 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử.
 Xây dựng môi trường học tập Lịch sử thân thiện, hấp dẫn, giúp học sinh hứng thú với
môn học.

 Về phía gia đình


 Cha mẹ cần quan tâm, định hướng cho con em học tập môn Lịch sử.
 Tạo điều kiện cho con em tiếp cận với các nguồn thông tin Lịch sử phong phú, đa dạng.
 Khuyến khích con em tham gia các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại, tham quan các di
tích lịch sử.

 Về phía xã hội
 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về vai trò của môn Lịch sử trong đời sống
xã hội.
 Xây dựng môi trường văn hóa lịch sử lành mạnh, giúp giới trẻ có cơ hội tiếp cận với các
giá trị lịch sử.
 Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất các sản phẩm truyền thông về lịch sử
hấp dẫn, phù hợp với từng đối tượng.

V. PHỤ LỤC

A. Câu hỏi về thông tin cá nhân


Câu 1: Giới tính sinh học của bạn là gì?

 Nam

56
 Nữ
Câu 2: Bạn đang là sinh viên thuộc nhóm ngành nào?

 Kinh tế
 Kĩ thuật – Công nghệ
 Nhân văn – Sư phạm
 Y học
 Khác
Câu 3: Bạn đang là sinh viên năm mấy?

 Năm 1
 Năm 2
 Năm 3
 Năm 4
 Khác

B. Về những yếu tố có liên quan đến kiến thức và nhận thức về tầm quan trọng của
môn Lịch sử
Câu 4: Bạn cảm thấy kiến thức môn Lịch sử có cần thiết trong cuộc sống hay không?

 Hoàn toàn không cần thiết


 Không cần thiết
 Bình thường
 Cần thiết
 Hoàn toàn cần thiết
Câu 5: Bạn có thích môn Lịch sử không?

 Có
 Không
Câu 6: Bạn cảm thấy bản thân mình hiểu biết về Lịch sử nói chung như thế nào?

 Hiểu biết ít
 Hiểu biết bình thường
57
 Hiểu biết nhiều
Câu 7: Bạn thường tiếp thu kiến thức về Lịch sử thông qua đâu?

 Sách vở
 Thầy cô
 Bạn bè
 Mạng xã hội (Hội nhóm học tập, YouTube)
 Khác
Câu 8: Bạn có đồng ý những yếu tố sau đây là những khó khăn khi học môn Lịch sử?

1. Hoàn 2. Không 3. Bình 4. Đồng 5. Hoàn


toàn đồng ý thường ý toàn
không đồng ý
đồng ý
Kiến thức Lịch sử khó nhớ, quá
nhiều sự kiện
Trang thiết bị giảng dạy môn Lịch sử
còn đơn sơ
Thầy/Cô giảng bài chưa sáng tạo,
sinh động và hấp dẫn học sinh
Thầy/Cô chấm điểm khó khi làm bài
kiểm tra kiến thức
Khác

Câu 9: Số điểm cao nhất mà bạn đã từng đạt được của môn Lịch sử trong cấp học phổ thông?
(câu hỏi nhập liệu)

Câu 10: Số điểm thấp nhất mà bạn đã từng đạt được của môn Lịch sử trong cấp học phổ
thông? (câu hỏi nhập liệu)

58
Câu 11: Bạn đã từng tham gia kỳ thi nào về Lịch sử?

 Chưa từng
 Cấp Trường
 Cấp Quận/Huyện
 Cấp Tỉnh/Thành phố
 Cấp Quốc gia
Câu 12: Bạn có nghĩ rằng học Lịch sử có tác động đến nhận thức của bạn về cuộc sống hiện
đại ngày nay?

 Hoàn toàn không


 Không
 Bình thường
 Có
 Hoàn toàn có
Câu 13: Bạn có hứng thú, đặc biệt quan tâm, và hiểu biết về Lịch sử Việt Nam không?

 Không hứng thú


 Ít hứng thú
 Bình thường
 Khá hứng thú
 Rât hứng thú
Câu 14: Bạn có quan tâm đến Lịch sử và các vấn đề hiện tại của Biển Đông hay không?

 Có
 Không
Câu 15: Bạn có biết quần đảo Hoàng Sa thuộc biên giới hành chính của tỉnh thành nào không?

 TP. Đà Nẵng
 Khánh Hòa
 Quãng Ngãi
 Nam Định
 TP. Hải Phòng

59
Câu 16: Bạn có biết quần đảo Trường Sa thuộc biên giới hành chính của tỉnh thành nào
không?

 TP. Đà Nẵng
 Khánh Hòa
 Quãng Ngãi
 Nam Định
 TP. Hải Phòng
Câu 17: Bạn có biết tới đường lưỡi bò của Trung Quốc hay không?

 Có
 Không
Câu 18: Bạn đã biết đến thông tin, hay nghe qua về đường lưỡi bò ở đâu? (nếu biết)

 Phim ảnh
 Báo chí, tin tức, thời sự
 Mạng xã hội
 Khác
Câu 19: Bạn nhận thấy mức độ nghiêm trọng của đường lưỡi bò đối với vấn đề chủ quyền biển
đảo của Việt Nam như thế nào?

 Không nghiêm trọng


 Ít nghiêm trọng
 Bình thường
 Khá nghiêm trọng
 Rất nghiêm trọng
Câu 20: Bạn có cảm thấy các kiến thức Lịch sử giúp ích cho nước ta giải quyết các vấn đề về
chính trị, đặc biệt là vấn đề Biển Đông hiện nay không?

 Rất không có ích


 Không có ích
 Bình thường
 Khá có ích

60
 Rất có ích

VI. NGUỒN THAM KHẢO

1. Giáo trình Thống Kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh của NXB
CENGAGE
2. Báo Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/4416
3. Báo Tuổi Trẻ, ngày 1/3/2013 – Không được phép lãng quên lịch sử
https://tuoitre.vn/khong-duoc-phep-lang-quen-lich-su-535881.htm
4. Tạp chí Quốc Phòng toàn dân, QPTD - Thứ Hai, 28/03/2022
http://tapchiqptd.vn/vi/bien-dao-viet-nam/tam-quan-trong-cua-cac-dao-va-quan-
dao-viet-nam/18506.html
5. Theo Báo Người lao động 04/06/2021 12:07 (https://nld.com.vn/bien-dao/dau-
tranh-hieu-qua-truoc-yeu-sach-duong-luoi-bo-20210603112707398.htm)
6. báo theo VNEWS – Truyền hình thông tấn (https://www.youtube.com/watch?
v=2nYXNJzTGtU&t=179s)
7. Nền tảng youtube vào 10/07/2023 (https://www.youtube.com/watch?
v=Xo27rDFCL80)
8. Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS)
9. Công ước Liên Hợp Quốc về Hiệp định Liên hợp về Biển (UNCLOS) năm 1958

61
VII. LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành dự án thống kê ứng dụng với đề tài “Tầm quan trọng của môn Lịch
sử đối với sinh viên đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” một cách hoàn thiện nhất,
bên cạnh sự cố gắng và nỗ lực hết mình của các thành viên trong nhóm còn là sự hỗ trợ của bạn
bè và giảng viên hướng dẫn đề tài. Nhóm chúng em xin được gửi lời cảm ơn đến:
Cô Chu Nguyễn Mộng Ngọc - Giảng viên môn Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và
Kinh doanh. Nhóm em xin chân thành gửi đến cô lời cảm ơn sâu sắc nhất vì sự giúp đỡ nhiệt
tình của cô trong suốt quá trình giảng dạy để chúng em có được nền tảng kiến thức thật vững
chắc, làm bước đệm để hoàn thành bài nghiên cứu một cách hoàn thiện. Những định hướng về
chủ đề, những công cụ hỗ trợ mà cô đề cập đã giúp ích rất nhiều trong quá trình thực hiện bài
nghiên cứu.
Bên cạnh đó, nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh/chị, các bạn sinh viên
đã dành thời gian thực hiện khảo sát để giúp nhóm có đầy đủ dữ liệu trong quá trình thực hiện dự
án lần này.
Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình
nghiên cứu nên nhóm không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em rất mong có thể nhận
được những nhận xét, ý kiến đóng góp từ phía cô để có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn
trong những dự án sau này ạ.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!

62

You might also like