You are on page 1of 62

Có đầu tư tốt, nhưng còn sai lặt vặt nhiều, pt có chỗ quá dài dòng, xem bình luận

cụ thể
trong bài

Nếu gọt dũa tốt bài này có thể thi UEH 500
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

BẢNG BIỂU 4

BIỂU ĐỒ 5

PHẦN A: THÔNG TIN ĐỀ TÀI 6

I. Lý
do chọn đề tài 6
II. Đối
tượng, phạm vi nghiên cứu 6
III.
Mục tiêu nghiên cứu 7
IV. Ý
nghĩa 7

PHẦN B: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7

I.
Một số khái niệm cơ bản 7
II.
Nguyên nhân dẫn đến tác động 7
III.
Thực trạng hiện nay 7
IV.
Hậu quả mà công nghệ số tác động đến sức khỏe tinh thần 8

PHẦN C: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

PHẦN D: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 9

PHẦN E: ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN 51

Page | 2
I.
Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần, hạn chế và khắc phục
những vấn đề do bệnh về tinh thần gây ra. 51
II. Kết
luận 52
LỜI CẢM ƠN 53
PHỤ LỤC: Bảng câu hỏi khảo sát 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

59

Page | 3
LỜI MỞ ĐẦU

“Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh” là một môn học giúp sinh viên các ngành
học trong lĩnh vực quản trị kinh doanh và kinh tế thu thập những dữ liệu kiến thức cũng như dữ
liệu để có thể ứng dụng vào những tình huống cụ thể. Hơn hết, môn học này còn giúp mỗi sinh
viên có khả năng phân tích dữ liệu, và hiểu rõ hơn về các phương pháp thống kê trong việc tổ
chức và trình bày các tài liệu văn bản cũng như ứng dụng vào thực tế để giải quyết các vấn đề.
Bằng cách thu thập dữ liệu, xử lý và phân tích, bộ môn này giúp chúng ta nhìn nhận và đánh
giá vấn đề một cách khách quan nhất.
Để có thể thấm nhuần kiến thức, chúng tôi không chỉ vận dụng lý thuyết vào các bài tập cụ thể
trong những cuốn sách Thống kê mà chúng tôi còn muốn thể ứng dụng vào thực tiễn để tìm
hiểu chuyên sâu hơn về môn học. Nhóm chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát với đề tài
“Nghiên cứu tình trạng sức khoẻ tinh thần của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh trong thời đại công nghệ số.”
Thời đại công nghệ thông tin phát triển với sự ra đời của nhiều thiết bị điện tử phục vụ cho
việc học tập, giải trí,... ngày càng gia tăng. Bên cạnh những lợi ích thì việc phát triển của công
nghệ cũng kéo theo nhiều hệ luỵ mà chúng ta không ngờ tới. Chẳng hạn như sức khoẻ tinh
thần của sinh viên trong thời đại công nghệ số bị ảnh hưởng theo những mặt tiêu cực.
Để mang lại kết quả một cách trực quan nhất, nhóm chúng tôi đã tiến hành khảo sát 200 sinh
viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với mong muốn có cái nhìn tổng quan về sức khoẻ
tâm lý của mỗi người trong thời đại công nghệ bằng hình thức điền form online. Từ đó, nhóm
chúng tôi tiến hành thu thập dữ liệu, phân tích cũng như vẽ biểu đồ, đưa ra nhận xét kết luận để
hiểu rõ hơn về vấn đề sức khoẻ tinh thần của sinh viên.
Nghiên cứu này giúp chúng tôi hiểu rõ hơn thực trạng và những ảnh hưởng của các nền tảng
công nghệ số đã và đang tác động đến tâm lý sinh viên như thế nào. Bên cạnh đó, nhóm chúng
tôi đã đưa ra những nhận xét cũng như giải pháp để sinh viên có thể cải thiện tình trạng sức
khoẻ tinh thần của bản thân.
Để có thể hoàn thành dự án này, nhóm chúng tôi đã có sự phân chia, đánh giá mức độ hoàn
thành công việc của từng thành viên:

Phần trăm đóng góp vào dự án


STT Họ và tên MSSV
(%)
1 16,67%
2 16,67%
3 16,67%
4 16,67%
5 16,67%
6 16,67%

Page | 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG BIỂU:
Bảng 1: Bảng tần số thể hiện giới tính của sinh viên tham gia khảo sát.
Bảng 2: Bảng tần số thể hiện nhóm ngành của sinh viên tham gia khảo sát.
Bảng 3: Bảng tần số thể hiện năm học của sinh viên tham gia khảo sát.
Bảng 4.1: Bảng tần số thể hiện thời gian ngủ trung bình của sinh viên tham gia khảo sát.
Bảng 4.2: Bảng phân tích số giờ ngủ trung bình của sinh viên tham gia khảo sát.
Bảng 5.1: Bảng tần số thể hiện chất lượng giấc ngủ của sinh viên tham gia khảo sát.
Bảng 5.2: Bảng 2 biến thể hiện sự tương quan giữa thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ của
sinh viên tham gia khảo sát.
Bảng 6: Bảng tần số thể hiện tình trạng tập thể dục của sinh viên tham gia khảo sát.
Bảng 7: Bảng tần số thể hiện số lần tập thể dục trong 1 tuần của sinh viên tham gia khảo sát.
Bảng 8.1: Bảng tần số thể hiện số ứng dụng mạng xã hội được sử dụng trong một ngày của
sinh viên tham gia khảo sát.
Bảng 8.2: Bảng phân tích số ứng dụng mạng xã hội được sử dụng trong một ngày của sinh
viên.
Bảng 9.1: Bảng tần số thể hiện thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình của sinh viên tham gia
khảo sát.
Bảng 9.2: Bảng phân tích thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình của sinh viên tham gia
khảo sát.
Bảng 10: Bảng tần số thể hiện mức độ sử dụng MXH của sinh viên tham gia khảo sát.
Bảng 11.1: Bảng tần số thể hiện tình trạng căng thẳng của sinh viên tham gia khảo sát.
Bảng 11.2: Bảng 2 biến thể hiện sự tương quan giữa thời gian sử dụng MXH và tình trạng
căng thẳng của sinh viên tham gia khảo sát.
Bảng 12.1: Bảng tần số thể hiện tình trạng tinh thần của sinh viên tham gia khảo sát.
Bảng 12.2: Bảng 2 biến thể hiện sự tương quan giữa tình trạng căng thẳng và tình trạng tinh
thần của sinh viên tham gia khảo sát.
Bảng 13: Bảng tần số thể hiện những yếu tố trong công nghệ số làm tăng căng thẳng và áp lực
cho sinh viên.
Bảng 14: Bảng tần số thể hiện ảnh hưởng tiêu cực của các thiết bị điện tự đến giới trẻ.
Bảng 15: Bảng tần số thể hiện hành vi giới trẻ sẽ làm khi mệt mỏi hay stress.
Bảng 16: Bảng tần số thể hiện sự đồng ý về phương pháp cải thiện sức khỏe tinh thần của sinh
viên tham gia khảo sát.

Page | 5
Bảng 17: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên với nhận định (1)
Bảng 18: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên với nhận định (2)
Bảng 19: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên với nhận định (3)
Bảng 20: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên với nhận định (4)
Bảng 21: Bảng tần số thể hiện nhu cầu tư vấn tâm lý của sinh viên tham gia khảo sát.

BIỂU ĐỒ:
Hình 1: Biểu đồ thể hiện giới tính của sinh viên tham gia khảo sát;
Hình 2: Biểu đồ thể hiện nhóm ngành của sinh viên tham gia khảo sát.
Hình 3: Biểu đồ thể hiện năm học của sinh viên tham gia trong khảo sát.
Hình 4: Biểu đồ thể hiện số giờ ngủ trung bình của sinh viên tham gia khảo sát.
Hình 5: Biểu đồ thể hiện chất lượng giấc ngủ của sinh viên tham gia khảo sát.
Hình 6: Biểu đồ thể hiện tình trạng tập thể dục của sinh viên tham gia khảo sát.
Hình 7: Biểu đồ điểm thể hiện số lần tập thể dục trong 1 tuần của sinh viên tham gia khảo sát.
Hình 8: Biểu đồ thể hiện số ứng dụng mạng xã hội được sử dụng trong một ngày của sinh viên
tham gia khảo sát.
Hình 9: Biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa số ứng dụng MXH và thời gian trung bình sử
dụng mạng xã hội của sinh viên tham gia khảo sát.
Hình 10: Biểu đồ thể hiện mục đích sử dụng MXH của sinh viên tham gia khảo sát.
Hình 11: Biểu đồ thể hiện tình trạng căng thẳng của sinh viên tham gia khảo sát.
Hình 12.1: Biểu đồ thể hiện tình trạng tinh thần của sinh viên tham gia khảo sát.
Hình 12.2: Biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa trung bình thời gian ngủ, số lần tập thể dục và
tình trạng tinh thần của 20 sinh viên có chất lượng giấc ngủ tốt và 20 sinh viên có chất lượng
giấc ngủ kém của mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
Hình 13: Biểu đồ thể hiện những yếu tố trong công nghệ số làm tăng căng thẳng và áp lực cho
sinh viên.
Hình 14: Biểu đồ thể hiện những ảnh hưởng tiêu cực của các thiết bị điện tử đến sinh viên.
Hình 15: Biểu đồ thể hiện các hoạt động sinh viên làm khi mệt mỏi, stress.
Hình 16: Biểu đồ thể hiện phần trăm số lượng sinh viên cho rằng những biện pháp nêu trên có
hoặc không có hiệu quả.
Hình 17: Biểu đồ thể hiện ý kiến của sinh viên với các nhận định (1), (2), (3), (4)
Hình 18: Biểu đồ thể hiện phần trăm số lượng sinh viên tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý.

Page | 6
Page | 7
PHẦN A: THÔNG TIN ĐỀ TÀI
I. Lý do chọn đề tài:

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, các thiết bị công nghệ
thông tin nói chung và các trang mạng xã hội nói riêng trở thành một phần thiết yếu của cuộc
sống. Với chức năng kết nối cộng đồng, mở rộng thêm tầm hiểu biết, nâng cao hiệu quả và
hiệu suất công việc,…công nghệ số đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống xã hội
và sinh hoạt của con người. Công nghệ số đem lại mọi lợi ích mà con người tìm kiếm chỉ sau
một cú nhấp chuột, mọi nhu cầu đều có khả năng được đáp ứng, mọi câu hỏi đều có thể được
trả lời….Vấn đề được đặt ra ở đây là, khi con người tận dụng công nghệ số để phát triển bản
thân, cộng đồng, xã hội là điều tốt nhưng lạm dụng công nghệ số 1 cách quá mức là một vấn
nạn đang rất phổ biến trong thời buổi hiện nay. Khi công nghệ số đã tác động tiêu cực và có
thể gây hại đến sức khỏe tinh thần của mọi người ở mọi lứa tuổi đặc biệt là sinh viên - những
người tiếp thu sự phát triển đấy nhanh nhất, hiện đại nhất trong xã hội ngày nay.

Theo WHO: “Sức khỏe tinh thần là trạng thái trạng thái mà trong đó con người nhận
thức được khả năng của bản thân, có thể đối phó với những căng thẳng thông thường,
vẫn làm việc hiệu quả và đóng góp cho cộng đồng”. Chúng ta có thể đã hiểu về định nghĩa
của sức khỏe tinh thần nhưng chúng ta có thật sự hiểu về sức khỏe tinh thần của bản thân
mình, đã thật sự có những quan tâm cần thiết để bản thân có một sức khỏe tinh thần tốt? Đó là
băn khoăn chung của rất nhiều bạn trẻ trong xã hội ngày nay. Theo thống kê của
VNETWORK, tính đến ngày 12/12/2023 có đến 77 triệu người dân Việt Nam có tham gia sử
dụng các mạng xã hội chiếm 79,1% dân số cả nước. Trong đó, phần lớn nằm ở độ tuổi sinh
viên từ 18-24 là dành nhiều thời gian cho công nghệ số, cho các trang mạng xã hội. Báo cáo
mới nhất của Bộ thông tin và truyền thông Việt Nam có khoảng 935 trang mạng xã hội đã
được cấp phép và con số này không ngừng tăng lên. Trong đó có thể kể đến Facebook,
Instagram, Twitter, Youtube, Zalo là những trang mạng xã hội được sử dụng phổ biến và cũng
là những nền tảng mà giới trẻ dành nhiều thời gian nhất để giải trí, học tập hay đáp ứng những
nhu cầu của bản thân…. Theo Báo cáo chỉ số văn minh trên không gian mạng do Microsoft
công bố nhân Ngày Quốc tế an toàn Internet, Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia có mức độ
văn minh thấp nhất điều này cho thấy văn hóa sử dụng Internet của chúng ta còn nhiều hạn chế
và cần được quan tâm nhiều hơn bởi lẽ nó gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh
thần của mọi người nói chung, đặc biệt là sinh viên nói riêng khi họ sẵn sàng bỏ hàng giờ để
ngồi “dạo chơi” trên các trang mạng xã hội. Hiểu được điều đó, nhóm sinh viên chúng tôi tiến
hành dự án để cùng nhau khảo sát về tác động của công nghệ số đến sức khỏe tinh thần của
giới trẻ đặc biệt là sinh viên trên địa bàn TPHCM. Từ đó, có những kết luận khách quan,
những đánh giá chân thực nhất về hiện trạng và mối quan hệ giữa công nghệ số và sức khỏe
tinh thần của sinh viên hiện nay.

II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên đang học tập tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh.

- Kích thước mẫu: 200 sinh viên.


Page | 8
III. Mục tiêu nghiên cứu:

- Khảo sát mức độ nhận thức của sinh viên về sức khỏe tinh thần trong thời đại công nghệ số.
- Phân tích mức độ tác động công nghệ số hay mạng xã hội đến sinh viên hiện nay và hành vi,
cách ứng xử của sinh viên khi gặp phải những tác động đó đến tinh thần mỗi người.
- Đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế tình trạng trên.
- Nâng cao, phát triển kỹ năng làm việc nhóm đồng thời bổ sung kiến thức môn học qua quá
trình nghiên cứu.

IV. Ý nghĩa

Đề tài nghiên cứu “Sức khỏe tinh thần của sinh viên trong thời đại công nghệ số” mong
muốn có thể vượt qua ý nghĩa đơn thuần là một bài tập cuối kỳ để trở thành một nguồn tài liệu
hữu ích giúp cho mỗi cá nhân có cái nhìn tổng quan hơn về những tác động và ảnh hưởng của
công nghệ số đến sức khỏe tinh thần của sinh viên hiện nay.

PHẦN B: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I. Một số khái niệm cơ bản:

- Sức khỏe tinh thần là trạng thái trạng thái mà trong đó con người nhận thức được khả năng
của bản thân, có thể đối phó với những căng thẳng thông thường, vẫn làm việc hiệu quả và
đóng góp cho cộng đồng. (Theo WHO)

II. Nguyên nhân dẫn đến tác động:

Áp lực trên nền tảng công nghệ số của sinh viên có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
chẳng hạn như sự phát triển của các nền tảng của công nghệ khiến bản thân sinh viên trở nên
áp lực khi tiếp cận với nhiều thông tin tiêu cực trên nền tảng công nghệ số. Bên cạnh đó, áp lực
học tập trên các trang mạng xã hội cũng khiến sinh viên có tình trạng căng thẳng, stress kéo
dài. Những thông tin chưa được kiểm chứng hay cảm giác bất an và cô đơn khi không có sự
kết nối với mạng xã hội thông qua công nghệ cũng chính là một trong những nguyên nhân
đáng lo ngại. Ngoài ra, sự khao khát được công nhận và sống theo trào lưu mà người khác đặt
ra trên các trang mạng xã hội cũng dẫn tới những lo âu, bất lực ở sinh viên. Áp lực về vấn đề
tài chính, khó thích nghi với môi trường mới hay mâu thuẫn trong những mối quan hệ cũng
khiến sinh viên rơi vào tình trạng stress.

III. Thực trạng hiện nay:

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là sự kết hợp giữa nhiều lĩnh vực như vật lý, công nghệ số,
sinh học, tạo ra nhiều khả năng hoàn toàn mới và có những tác động mạnh mẽ đến với sự phát
triển của xã hội và con người. Đặc biệt là nền công nghệ kỹ thuật số với những làn sóng phát
triển đầy mạnh mẽ. Sự gia tăng của công nghệ mang lại rất nhiều lợi ích cho giới trẻ nói chung
và sinh viên nói riêng như tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng nhất có thể; có cơ hội học
Page | 9
tập trên nền tảng mạng xã hội; giải trí bằng cách chơi game online, nghe nhạc thư giãn và vô
vàn những tác động đầy tích cực khác. Bên cạnh đó, những mặt hạn chế của sự phát triển còn
hiện hữu trong cuộc sống rất nhiều. Như việc sức khoẻ tinh thần của sinh viên bị ảnh hưởng rất
nhiều theo chiều hướng tiêu cực. Theo báo “Nhân Dân”, một nghiên cứu của Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh mới đây về các vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên cho thấy,
trong tâm dịch, có 56,8% thiếu tập trung và không hứng thú học tập; 48% thấy tự ti, mất
phương hướng; 56,2% bị rối loạn giấc ngủ; 35,7% thấy tính tình thay đổi, hay cáu gắt, lo lắng
không lý do. Hay Theo báo “Cẩm Nang Sức Khoẻ” đã đưa ra một số liệu cũng khá lo ngại,
một nghiên cứu của Đại học Huế, tỷ lệ sinh viên có các dấu hiệu của căng thẳng, lo âu và trầm
cảm tương ứng là 51,84%; 81,55% và 57,09%. Trong đó, tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu từ nặng
đến rất nặng đối với rối loạn căng thẳng là 7,96%; rối loạn lo âu là 35,92% và trầm cảm là
8,55%.

Trên đây chỉ là những bài báo cáo nhỏ nhưng nó cũng đang thể hiện một điều rằng: sức khỏe
tâm lý của sinh viên trong thời đại công nghệ số đang gặp nhiều vấn đề tiêu cực và đây là một
vấn đề đáng được quan tâm nhiều hơn.

IV. Hậu quả mà công nghệ số tác động đến sức khỏe tinh thần.

Sức khỏe tinh thần của mỗi chúng ta có thể bị tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự phát
triển của công nghệ số hay khi tiếp xúc quá nhiều với các trang mạng xã hội….Chúng ta có thể
bị thay đổi hành vi, mất kết nối với thế giới bên ngoài - kết nối với chính bạn bè và những
người thân trong gia đình, mất tập trung hay là có những hành động chống đối mang tính tiêu
cực. Bên cạnh đó, nghiêm trọng hơn nữa là tình trạng nghiện mạng xã hội, chúng ta dành quá
nhiều thời gian thậm chí cả tiền bạc, sức khỏe của bản thân vào các trò chơi ảo, vào các trang
mạng xã hội để muốn khẳng định mình,....khiến cho tài chính lung lay; bản thân suy nhược dẫn
đến thiếu ngủ, cận thị, béo phì, rối loạn giờ giấc sinh hoạt. Hàng năm, nước ta ghi nhận con số
lên đến hàng nghìn trẻ em tự kỷ hay tăng động do mất kiểm soát về thời gian sử dụng các thiết
bị hiện đại, các trang mạng xã hội…..

PHẦN C: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, sử dụng Google biểu mẫu.
- Sử dụng phần mềm Excel, Word.
- Một mẫu ngẫu nhiên gồm 200 sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích các kết quả thu thập được sau đó tiến hành báo cáo trên kết quả đã được phân tích.

Page | 10
PHẦN D: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Câu 1: Giới tính của bạn là gì?

Bảng 1: Bảng tần số thể hiện giới tính của sinh viên tham gia khảo sát.

Giới tính Nam Nữ Tổng

Tần số 83 117 200

Tần suất 0,415 0,585 1,00

Tần suất phần trăm 41,50 58,50 100,00

Hình 1: Biểu đồ thể hiện giới tính của sinh viên tham gia khảo sát.

Nhận xét: Sau quá trình thực hiện khảo sát, kết quả nhóm khảo sát đã nhận được 200 mẫu đơn
khảo sát từ các sinh viên trên Địa bàn TP.HCM. Trong đó người tham gia khảo sát, đa phần là
nữ, chiếm khoảng 59%. Còn lại là nam, chiếm khoảng 41%.

Câu 2: Bạn đang theo học nhóm ngành nào?

Bảng 2: Bảng tần số thể hiện nhóm ngành của sinh viên tham gia khảo sát

Nhóm ngành Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Kỹ thuật 48 0,24 24,00

Kinh tế 56 0,28 28,00

Page | 11
Khoa học xã hội và 47 0,235 23,50
nhân văn

Sức khỏe 49 0,245 24,50

Tổng 200 1,00 100,00

Hình 2: Biểu đồ thể hiện nhóm ngành của sinh viên tham gia khảo sát

Nhận xét: Trong tổng số 200 sinh viên đã tham gia khảo sát, sinh viên nhóm ngành Kinh tế
chiếm tỉ lệ nhiều nhất (28%), tiếp đến là nhóm ngành Sức khỏe chiếm tỉ lệ 24%, nhóm ngành
Kỹ thuật chiếm 24% và chiếm tỉ lệ thấp nhất là nhóm ngành Khoa học xã hội và nhân văn với
23,5%.

Câu 3: Bạn là sinh viên năm mấy?

Bảng 3: Bảng tần số thể hiện năm học của sinh viên tham gia khảo sát.

Năm Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

1 57 0,285 28,50

2 51 0,255 25,50

3 43 0,215 21,50

4 38 0,19 19,00

Page | 12
5 7 0,035 3,50

6 4 0,02 2,00

Tổng 200 1,00 100,00

Hình 3: Biểu đồ thể hiện năm học của sinh viên tham gia trong khảo sát.

Nhận xét: Từ biểu đồ và bảng tần số trên, ta thấy chiếm tỉ lệ cao nhất là sinh viên năm 1 với
57 người, chiếm tỉ lệ 28%. Kế tiếp là sinh viên năm 2 với 51 người, chiếm 25%. Sinh viên năm
3 có 43 người, chiếm 22%. Sinh viên năm 4 có 38 người, chiếm 19%. Sinh viên năm 5 có 7
người, chiếm 4%. Cuối cùng là sinh viên năm 6 với 4 người chiếm tỉ lệ thấp nhất 2%.

Câu 4: Trung bình một ngày bạn ngủ bao nhiêu tiếng (kể cả thời gian chợp mắt trên xe
buýt,…) ?

Bảng 4.1: Bảng tần số thể hiện thời gian ngủ trung bình của sinh viên tham gia khảo sát.

Số giờ ngủ 1-3 4-6 7-9 >9 Tổng

Tần số 8 91 82 19 200

Tần suất 0,04 0,45 0,36 0,15 1,00

Tần suất phần trăm 4 45 36 15 100,00

Bảng 4.2: Bảng phân tích số giờ ngủ trung bình của sinh viên tham gia khảo sát.

Page | 13
Trung bình 6,76

Phương sai 3,98

Độ lệch chuẩn 1,99

Giá trị nhỏ nhất 2

Tứ phân vị thứ 1 5

Trung vị 7

Tứ phân vị thứ 3 8

Giá trị lớn nhất 12

Mode 6

Khoảng biến thiên 10

Độ trải giữa 3

- Lấy mẫu là thời gian ngủ trung bình trong một ngày của 200 sinh viên tham gia khảo sát,
chúng ta có:

x=¿
∑ xi =6 ,76
n

s=
√ ∑ ( xi −x)2 =1 ,99
n−1

s
Ta có: Sai số biên e=t α ×
2 √n
Giả sử độ tin cậy của khảo sát là 95%, hệ số tin cậy là (1 - α) = 0,95 và vì vậy α = 0,05.

Sử dụng phân phối t với bậc tự do 199, t α2 =t 0,025=1, 96

s 1 , 99
Khi đó: e=t α × =1 , 96 × =0 , 28
2 √n √ 200
Khoảng tin cậy của trung bình tổng thể là:
x ± e=6 ,76 ± 0 , 28=6 , 48 đến 7 , 04

Do đó với độ tin cậy là 95% chúng ta có thể kết luận được rằng trung bình thời gian ngủ
trong một ngày của sinh viên rơi vào khoảng từ 6,48 đến 7,04 giờ.

Page | 14
Hình 4: Biểu đồ thể hiện số giờ ngủ trung bình của sinh viên tham gia khảo sát.

Câu 5: Bạn đánh giá như thế nào về chất lượng giấc ngủ trong thời gian gần đây?

Bảng 5.1: Bảng tần số thể hiện chất lượng giấc ngủ của sinh viên tham gia khảo sát.

Tần suất phần


Chất lượng giấc ngủ Tần số Tần suất
trăm

Tốt 113 0,565 56,50

Kém 87 0,435 43,50

Tổng 200 1,00 100,00

Hình 5: Biểu đồ thể hiện chất lượng giấc ngủ của sinh viên tham gia khảo sát

Page | 15
Nhận xét: Tỉ lệ sinh viên có giấc ngủ kém là 87 sinh viên chiếm 43,5%, còn lại số sinh viên có
giấc ngủ tốt là 113 sinh viên chiếm 56,5%.

Bảng 5.2: Bảng 2 biến thể hiện sự tương quan giữa thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ
của sinh viên tham gia khảo sát.

Chất lượng
Thời giấc ngủ Tốt Kém Tổng
gian ngủ

0-3 1 7 8

4-6 34 57 91

7-9 62 20 82

>9 16 3 19

Tổng 113 87 200

- Ngày 26/09/2022, trang thông tin điện tử Cafebiz đưa tin với tiêu đề “Chất lượng giấc ngủ
quan trọng hơn số thời gian ngủ”. Họ đã đưa ra một nghiên cứu của trường Đại học
Liverpool để chứng tỏ điều đó, trong đó các nhà nghiên cứu đã đồng hành cùng 1.318 người
trong vòng 12 tuần nhằm theo dõi giấc ngủ và sức khỏe của họ trước và sau khi tham gia thử
nghiệm. Những người này sẽ phải tuân theo một chế độ ngủ vô cùng nghiêm ngặt. Theo đó,
trung bình mỗi người ngủ ít hơn 2 tiếng sau khi tham gia thử nghiệm và hơn một nửa số người
này khẳng định họ ngủ rất ngon. Mặc dù thời gian ngủ ngắn hơn nhưng họ lại có sức khỏe tốt
hơn so với người ngủ nhiều. Vậy rút ra được từ nghiên cứu trên ta có thể thấy được rằng:
“Thực chất, thời gian ngủ không liên quan đến chất lượng giấc ngủ bởi lẽ theo nghiên
cứu thời gian trung bình mỗi người thực hiện khảo sát ngủ ít hơn 2 tiếng mỗi ngày sau
khi tham gia thử nghiệm vẫn cho rằng họ ngủ rất ngon”. Và từ lập luận trên chúng ta hoàn
toàn có cơ sở để rút ra một giả thiết rằng “Số giờ ngủ trung bình của một người có chất lượng
giấc ngủ tốt và kém là như nhau”, bởi lẽ ở cùng một mức thời gian trung bình thì vẫn sẽ tồn tại
2 trường hợp những người cho rằng họ có giấc ngủ tốt và những người cho rằng họ có giấc
ngủ kém. Tuy nhiên, sau khi thực hiện khảo sát về mối tương quan giữa chất lượng giấc ngủ và
thời gian ngủ trung bình mỗi ngày của 200 sinh viên trên địa bàn TP.HCM thì chúng tôi nhận
thấy rằng thời gian ngủ thật sự quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ tối
thiểu là với đối tượng sinh viên là những người thường ngày rất bận rộn, họ phải đối mặt với
rất nhiều mệt mỏi từ các áp lực hằng ngày nên việc có một giấc ngủ dài cũng có thể giúp họ
phần nào lấy lại được sự tỉnh táo cũng như cải thiện sức khoẻ tinh thần và chúng tôi hoàn toàn
có thể đặt giả thiết nghi ngờ rằng: “Số giờ ngủ trung bình cho chất lượng giấc ngủ tốt và
kém là khác nhau”. Vậy nên hãy cùng thực hiện một phương pháp thống kê để kiểm tra nhận
định này.

- Kiểm định giả thuyết: “Số giờ ngủ trung bình cho chất lượng giấc ngủ tốt và kém là như
nhau” với mức ý nghĩa 5%

Page | 16
Gọi µ1 và µ2 lần lượt là thời gian ngủ trung bình của sinh viên có chất lượng giấc ngủ
tốt và kém

Bài toán kiểm định giả thuyết:

{ H 0 : μ 1=μ2
H α : μ1 ≠ μ 2

Từ mẫu ta có: n1=87 ; x1 =5 ,77 ; s1=1,853

( )
2 2 2
s1 s2
+
n1 n 2
df = ≈ 180

( ) ( )
n2 =113 ; x 2=7 , 52; s2=1,758Tính: 2 2
s1
2 2
s2
n1 n2
+
n1−1 n2−1

Mức ý nghĩa 5% suy ra: ¿ t∨¿ 6,7701>t dfα / 2=1,973

x 2−x 1 7 , 52−5 , 77
t= = =6,7701
Giá trị thống kê kiểm định:
√ √
2 2 2 2
s s 1 , 853 1, 75 8
1
+ 2
+
n1 n 2 87 113

Ta thấy: ¿ t∨¿ 6,7701>t dfα / 2=1,973 nên bác bỏ H 0. Vậy với mức ý nghĩa 5% thì thời gian
ngủ trung bình của sinh viên ở khu vực TP.HCM có chất lượng giấc ngủ kém và tốt là
khác nhau.

Câu 6: Bạn có thường tập thể dục hay không?

Bảng 6: Bảng tần số thể hiện tình trạng tập thể dục của sinh viên tham gia khảo sát.

Bạn có thường tập thể dục không? Có Không Tổng

Tần số 62 138 200

Tần suất 0,31 0,69 1,00

Tần suất phần trăm 31,00 69,00 100,00

Hình 6: Biểu đồ thể hiện tình trạng tập thể dục của sinh viên tham gia khảo sát.

Page | 17
Nhận xét: Qua khảo sát trên ta có thể thấy điều tích cực rằng có đến 138/200 sinh viên (chiếm
69%) đang có chú trọng đến việc tập thể dục. Việc tập thể dục không chỉ với sinh viên mà ở
mọi lứa tuổi đều được xem là hữu dụng và rất cần thiết. Bởi lẽ tập thể dục được xem là “một
liều thuốc bổ dành cho cả sức khỏe và tinh thần mỗi người” (theo báo Tuổi Trẻ). Thể dục
thể thao giúp chúng ta giảm các triệu chứng về đau đầu, stress, khó ngủ,... Điều này đã chứng
minh qua nghiên cứu trong chuyên trang MedicineNet được đăng bởi báo Thanh Niên vào
ngày 2/3/2021. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại không ít những người “lười thể dục” cụ thể: 62/200
sinh viên (chiếm 31%) đang nói “không” với việc tập thể dục. Giả thiết có thể đặt ra rằng, thay
vì, dành thời gian cho tập thể dục thì nhóm sinh viên này đang không mấy quan tâm đến sức
khỏe và tinh thần của chính mình, họ không phân bổ được thời gian trong ngày dành cho việc
nâng cao sức khỏe tinh thần của bản thân. Đó là một hồi chuông đáng báo động về nhóm 1 số
sinh viên hiện nay. Hiện trạng ấy được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra
các bệnh lý như đau đầu dai dẳng, dễ lo lắng, khó ngủ, béo phì, yếu xương..., thậm chí có thể
dẫn tới trầm cảm. Chuyên trang MedicineNet đã ghi nhận thông tin này trong cùng một nghiên
cứu, báo cáo cho thấy rằng nhóm người ít tập thể dục có tỷ lệ trầm cảm lên đến 47%, trong khi
đó có 39% dễ lo lắng và 77% khó ngủ.

=> Qua kết quả khảo sát, nhìn chung, đa số sinh viên tham gia khảo sát có chú trọng đến việc
tập thể dục nhằm nâng cao sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, vẫn còn 1 số ít
sinh viên đang không quan tâm đến việc tập thể dục có thể hiểu qua 1 số lý do như: không
phân bổ được thời gian biểu, chưa có nhận thức đúng về lợi ích của việc tập thể dục, lười vận
động,.....Dù có được hiểu theo lý do nào thì thể dục và duy trì việc tập thể dục là điều nên làm
ở mọi lứa tuổi, mọi thời đại vì tập thể dục giúp cải thiện rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh
thần, nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng công việc của mỗi chúng ta.

Câu 7: Một tuần bạn tập thể dục bao nhiêu lần?

Bảng 7: Bảng tần số thể hiện số lần tập thể dục trong một tuần của sinh viên tham gia
khảo sát.

Page | 18
Số lần 1-3 4-6 7-9 >9 Tổng

Tần số 51 49 26 12 138

Tần suất 0,3796 0,3551 0,1884 0,087 1,00

Tần suất phần trăm 37,96 35,51 18,84 8,70 100,00

Hình 7: Biểu đồ điểm thể hiện số lần tập thể dục trong 1 tuần của sinh viên tham gia
khảo sát.

Nhận xét: Trong 138 sinh viên tham gia khảo sát lựa chọn có tập thể dục, gần 38% sinh viên
tập thể dục 1-3 lần trong 1 tuần. Khoảng 35,5% sinh viên tập thể dục 4-6 lần, gần 18,8% sinh
viên tập thể dục 7-9 lần. Chỉ có 8,7% sinh viên tập thể dục nhiều hơn 9 lần và nhiều nhất là 14
lần cho 1 tuần tức trung bình mỗi ngày tập 2 lần.

Câu 8: Trung bình một ngày bạn sử dụng bao nhiêu ứng dụng mạng xã hội (Zalo,
Instagram, TikTok, Facebook ,..) ?

Bảng 8.1: Bảng tần số thể hiện số ứng dụng mạng xã hội được sử dụng trong một ngày
của sinh viên tham gia khảo sát.

Số ứng dụng 0-2 3-5 6-8 >8 Tổng

Tần số 67 114 17 2 200

Tần suất 0,335 0,57 0,085 0,01 1,00

Tần suất phần trăm 33,50 57,00 8,50 1,00 100,00

Bảng 8.2: Bảng phân tích số ứng dụng mạng xã hội được sử dụng trong một ngày của
sinh viên.

Page | 19
Trung bình 3,56

Phương sai 2,91

Độ lệch chuẩn 1,71

Giá trị nhỏ nhất 1

Tứ phân vị thứ 1 2

Trung vị 3

Tứ phân vị thứ 3 5

Giá trị lớn nhất 10

Mode 2

Khoảng biến thiên 9

Độ trải giữa 3

Hình 8: Biểu đồ thể hiện số ứng dụng mạng xã hội được sử dụng trong một ngày của sinh
viên tham gia khảo sát.

- Lấy mẫu là số ứng dụng mạng xã hội được sử dụng trong một ngày của 200 sinh viên tham
gia khảo sát, chúng ta có:

Page | 20
x=¿
∑ xi =3 , 56
n

s=
√ ∑ ( xi −x)2 =1 ,71
n−1
s
Ta có: Sai số biên e=t α ×
2 √n
Giả sử độ tin cậy của khảo sát là 95%, hệ số tin cậy là (1 - α) = 0,95 và vì vậy α = 0,05.
Sử dụng phân phối t với bậc tự do 199, t α2 =t 0,025=1, 96
s 1 , 71
Khi đó: e=t α × =1 , 96 × =0 , 24
2 √n √ 200
Khoảng tin cậy của trung bình tổng thể là:
x ± e=3 , 56 ± 0 , 24=3 ,32 đến 3 , 8
Do đó với độ tin cậy là 95% chúng ta có thể kết luận được rằng số ứng dụng mạng xã hội được
sử dụng trong một ngày của sinh viên rơi vào khoảng từ 3,32 đến 3,8 ứng dụng.

Câu 9: Trung bình một ngày bạn sử dụng bao nhiêu tiếng để vào mạng xã hội?

Bảng 9.1: Bảng tần số thể hiện thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình của sinh viên
tham gia khảo sát

Thời gian sử
1-3 4-6 7-9 10-12 >12 Tổng
dụng

Tần số 66 81 29 18 6 200

Tần suất 0,33 0,405 0,145 0,09 0,03 1,00

Tần suất
33,00 40,50 14,50 9,00 3,00 100,00
phần trăm

Bảng 9.2: Bảng phân tích thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình của sinh viên tham
gia khảo sát

Trung bình 5,22

Phương sai 9,55

Độ lệch chuẩn 3,10

Giá trị nhỏ nhất 1

Tứ phân vị thứ 1 3

Page | 21
Trung vị 5

Tứ phân vị thứ 3 7

Giá trị lớn nhất 14

Mode 4

Khoảng biến thiên 13

Độ trải giữa 4

- Lấy mẫu là thời gian dùng mạng xã hội trong một ngày của 200 sinh viên tham gia khảo sát,
chúng ta có:

x=¿
∑ xi =5 , 22
n

s=
√ ∑ ( xi −x)2 =3 ,10
n−1
s
Ta có: Sai số biên e=t α ×
2 √n
Giả sử độ tin cậy của khảo sát là 95%, hệ số tin cậy là (1 - α) = 0,95 và vì vậy α = 0,05.
Sử dụng phân phối t với bậc tự do 199, t α2 =t 0,025=1, 96
s 3 , 10
Khi đó: e=t α × =1 , 96 × =0 , 43
2 √n √ 200
Khoảng tin cậy của trung bình tổng thể là:
x ± e=5 , 22 ±0 , 43=4 , 79 đến 5 ,65
Do đó với độ tin cậy là 95% chúng ta có thể kết luận được rằng trung bình thời gian sử dụng
mạng xã hội trong một ngày của sinh viên rơi vào khoảng từ 4,79 đến 5,65 giờ.
- Ngày 19/10/2023, tờ báo điện tử của VTV đưa tin với tiêu đề “Trung bình người dùng Việt
Nam dùng khoảng 2 tiếng rưỡi mỗi ngày cho mạng xã hội và nhắn tin”. Họ đã đưa ra một
nghiên cứu của Rakuten Viber và họ đã chỉ ra rằng người Việt Nam dành khoảng thời gian là 2
giờ 32 phút (khoảng 2,5 giờ) mỗi ngày cho mạng xã hội và các ứng dụng nhắn tin. Con số trên
lâu hơn một phút so với mức trung bình của người dùng trên toàn cầu. Trong bối cảnh hiện
nay, với sự bùng nổ của công nghệ và thực tế cho thấy rằng điện thoại di động đang trở thành
một trợ thủ đắc lực không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của sinh viên. Câu hỏi đặt ra là
liệu các số liệu này có phản ánh chính xác thực tế của thế hệ trẻ hay không? Vì thế cho nên sau
khi chúng tôi đã thực hiện khảo sát về trung bình thời gian mà một người có thể sử dụng mạng
xã hội trong một ngày của tổng cộng 200 sinh viên trên địa bàn TP.HCM và chúng tôi hoàn
toàn có cơ sở để đặt ra một giả thiết nghi ngờ rằng: “Thời gian trung bình mà các sinh viên
sử dụng mạng xã hội trong một ngày sẽ lớn hơn 2,5 giờ”. Vậy nên hãy cùng thực hiện một
phương pháp thống kê để kiểm tra nhận định này.
Page | 22
Gọi µ là thời gian trung bình mà sinh viên dành cho mạng xã hội trong một ngày.
Ta có: H 0 ≤2 , 5
H α >2 , 5

Theo tính toán ở trên chúng ta đã có x=


∑ x i =5 ,22
n
x−μ
và s=
√ ∑ ( xi −x)2 =3 ,10 , thế 2 giá trị trên vào công thức t =
n−1
s
√n
5 ,22−2 ,5
=12 , 41
ta được: t = 3,1
√ 200
Giả sử độ tin cậy của khảo sát là 95%, hệ số tin cậy là (1 - α) = 0,95 và vì vậy
α = 0,05. Ta sử dụng phân phối t với bậc tự do 199, t α =t 0 ,05=1,645
Dễ thấy được t = 12,41 > t α =t 0 ,5=1,645
Do đó H 0 bị bác bỏ
Vậy với độ tin cậy 95% có thể kết luận rằng trung bình thời gian sử dụng mạng xã hội trong
một ngày của sinh viên lớn hơn 2,5 giờ.
Từ câu 8 và câu 9, ta có biểu đồ phân tán thể hiện sự tương quan giữa số ứng dụng mạng xã
hội và thời gian trung bình sử dụng mạng xã hội của sinh viên tham gia khảo sát:

Hình 9: Biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa số ứng dụng MXH và thời gian trung bình
sử dụng mạng xã hội của sinh viên tham gia khảo sát

Nhận xét: Biểu đồ trực quan hóa mối liên kết giữa thời gian sử dụng mạng xã hội trong một
ngày và số lượng ứng dụng mạng xã hội của người dùng được thể hiện thông qua các điểm
trên đồ thị; trong đó thời gian sử dụng là biến phụ thuộc trên trục tung và số lượng ứng dụng là
Page | 23
biến độc lập trên trục hoành. Tổng quan, biểu đồ cho thấy sự tương quan giữa hai biến, với xu
hướng rõ ràng là sinh viên có nhiều ứng dụng mạng xã hội sẽ dành thời gian sử dụng mạng xã
hội nhiều hơn.

Để làm cho điều này trở nên rõ ràng hơn, nhóm của chúng tôi đã quyết định vẽ thêm đường xu
hướng lên biểu đồ phân tán. Trong biểu đồ, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng đường xu hướng
đang đi lên, cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa hai biến. Điều này có thể được hiểu là nếu số
lượng ứng dụng mạng xã hội tăng lên, thì thời gian sử dụng mạng xã hội cũng tăng lên, và
ngược lại. Tuy nhiên, để xác nhận mối tương quan này một cách chính xác hơn và loại bỏ tính
chủ quan, chúng ta cần thực hiện một phân tích thống kê bằng cách sử dụng hệ số tương quan
giữa hai biến.

- Gọi x là biến số ứng dụng mạng xã hội của sinh viên, y là thời gian mà sinh viên dùng cho
mạng xã hội mỗi ngày, ta có:

X Y

Trung bình 3,56 5,22

Độ lệch chuẩn 1,71 3,10

Hiệp phương sai mẫu: s xy =


∑ (x i−x )( y i− y ) =4 ,69
n−1

s xy 4 ,69
Hệ số tương quan mẫu: r xy= = =0 , 88
s x s y 1 , 71 ×3 , 10

- Hệ số tương quan có giá trị là 0,88, ta nhận thấy được mối quan hệ đồng biến giữa số ứng
dụng và thời gian sử dụng mạng xã hội trong một ngày của sinh viên. Hệ số tương quan khá
lớn, thể hiện mối quan hệ tuyến tính mạnh giữa hai biến số, nói cách khác số ứng dụng mạng
xã hội gần như ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian mà sinh viên sử dụng mạng xã hội trong một
ngày. Số ứng dụng mạng xã hội càng lớn thì thời gian dùng mạng xã hội sẽ càng nhiều và
ngược lại.

Câu 10: Bạn thường sử dụng mạng xã hội nhằm mục đích gì? (Đánh giá theo mức độ sử
dụng từ 1 đến 5, với 1 là hầu như không và 5 là thường xuyên)

Bảng 10: Bảng tần số thể hiện mức độ sử dụng MXH của sinh viên tham gia khảo sát.

Mức sử dụng
Mục đích Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
trung bình

Học tập 7 18 39 79 57 3,81

Page | 24
Giải trí 2 13 27 81 77 4,09

Liên lạc trao đổi 0 5 11 82 102 4,41

Cập nhật tin tức 14 43 78 36 29 3,12

Công việc 34 71 53 31 11 2,57

Mua sắm 27 47 62 33 31 2,97

Hình 10: Biểu đồ thể hiện mục đích sử dụng MXH của sinh viên tham gia khảo sát.

Nhận xét: Biểu đồ thể hiện một cách trực quan về mức độ ưu tiên trong mục đích của việc sử
dụng mạng xã hội theo thứ tự giảm dần như sau: Liên lạc trao đổi > Giải trí > Học tập > Cập
nhật tin tức > Mua sắm > Công việc. Qua đó ta có thể thấy được rằng, dựa trên sự tương quan
về số ứng dụng mạng xã hội và thời gian sử dụng mạng xã hội ở Hình 9 - thể hiện được mức
độ sử dụng các ứng dụng mạng xã hội và việc tiêu thụ nhiều thời gian hơn cho mạng xã hội khi
số ứng dụng mạng xã hội tăng lên. Thời lượng trung bình của việc sử dụng mạng xã hội của
nhóm sinh viên tham gia khảo sát mà chúng tôi đã thu thập rơi vào khoảng từ 4,79 - 5,65 giờ.
Tuy nhiên, vào ngày 26/11/2018, tờ báo điện tử VTV đã đăng tải một tin tức với tiêu đề “Chỉ
nên dành tối đa 1 – 2 giờ/ ngày cho mạng xã hội”, họ đã đưa ra các nghiên cứu của nhà khoa
học tại Trường Đại học Pennsylvania về việc dành quá nhiều thời gian trên các trang mạng xã
hội làm gia tăng chứng trầm cảm và cô đơn. Nhưng đối với đối tượng sinh viên, khi thời gian
sử dụng trung bình vượt quá mức cho phép của chuyên gia vẫn có thể chấp nhận được nếu như
họ sử dụng nó với những mục đích là phục vụ cho những nhu cầu cần thiết của bản thân. Ví dụ
như học tập, công việc, liên lạc trao đổi thông tin hay cập nhật tin tức đồng thời giảm thiểu thời
lượng sử dụng dành cho những thú vui tiêu khiển như mua sắm, giải trí. Để từ đó, sinh viên có
thể giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng thiết bị điện tử tác động đến sức khỏe

Page | 25
thể chất cũng như sức khoẻ tinh thần. Vào ngày 03/10/2022, tờ báo điện tử VTV đã đăng tải
một tin tức với tiêu đề “Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn dành quá nhiều thời gian sử
dụng thiết bị điện tử?”, họ đã đưa ra những dấu hiệu về tình trạng sức khoẻ khi sử dụng các
thiết bị điện tử quá lâu như: rối loạn hệ tiêu hoá, béo phì, đau lưng và cổ nghiêm trọng, mất đi
sự tự tin và dễ sa vào các tệ nạn. Tóm lại, qua số liệu khảo sát thì đa phần sinh viên vẫn dành
nhiều thời gian cho hoạt động giải trí hơn là hoạt động học tập (hoạt động giải trí với mức sử
dụng trung bình là 4,09 lớn hơn nhiều so với hoạt động học tập là 3,81), mức chênh lệch đang
thể hiện ở mức tương đối ổn định. Tuy nhiên, nếu mức chênh lệch này trở nên quá lớn sẽ xảy
ra một hiện tượng tiêu cực của xã hội là một nhóm sinh viên có xu hướng “nghiện” sử dụng
mạng xã hội, lạm dụng mạng xã hội vào những việc không phục vụ cho nhu cầu cần thiết. Tác
động tiêu cực này sẽ đem đến những hậu quả khôn lường, và để hiểu sâu hơn về vấn đề này,
chúng tôi sẽ trình bày chúng ở phần sau.

Câu 11: Trong tháng vừa qua, bạn có cảm thấy căng thẳng hay không?

Bảng 11.1: Bảng tần số thể hiện tình trạng căng thẳng của sinh viên tham gia khảo sát

Tần suất phần


Tình trạng căng thẳng Tần số Tần suất
trăm

Rất ít căng thẳng 15 0,075 7,50

Có một chút căng thẳng 63 0,315 31,50

Có một số căng thẳng 61 0,305 30,50

Căng thẳng nhiều 38 0,19 19,00

Rất căng thẳng 23 0,115 11,50

Tổng 200 1,00 100,00

Hình 11: Biểu đồ thể hiện tình trạng căng thẳng của sinh viên tham gia khảo sát.

Page | 26
Nhận xét: Từ biểu đồ, ta thấy rằng có đến 92,5% trong tổng số 200 sinh viên tham gia khảo sát
gặp vấn đề về căng thẳng: tình trạng căng thẳng tương đối chiếm tỷ lệ cao khi ở mức “có một
chút căng thẳng” và mức “có một số căng thẳng” chiếm tỉ lệ lần lượt là 31,5% và 30,5%; phần
trăm sinh viên ở mức “rất ít căng thẳng” thấp ở mức báo động, chỉ có 7,5% sinh viên cảm nhận
tình trạng căng thẳng của bản thân ở mức này; hơn thế nữa, số sinh viên rơi vào tình trạng nặng
cũng tương đối lớn: 61/200 sinh viên ở mức “căng thẳng nhiều” và “rất căng thẳng” cho thấy
tình trạng căng thẳng vẫn là một vấn đề lớn và đáng quan ngại đối với sinh viên ở khu vực
TP.HCM.

Bảng 11.2: Bảng 2 biến thể hiện sự tương quan giữa thời gian sử dụng MXH và tình
trạng căng thẳng của sinh viên tham gia khảo sát.

Thời gian
sử dụng
Tình trạng MXH 1-3 4-6 7-9 10-12 >12 Tổng
căng thẳng

Rất ít căng thẳng 10 2 3 0 0 15


Có một chút căng thẳng 36 22 3 2 0 63
Có một số căng thẳng 17 37 6 1 0 61
Căng thẳng nhiều 0 14 13 8 3 38
Rất căng thẳng 3 6 4 7 3 23
Tổng 66 81 29 18 6 200

Nhận xét: Từ bảng trên, ta có thể thấy được thời gian sử dụng mạng xã hội của sinh viên địa
bàn TPHCM chủ yếu được phân bố vào 2 khoảng chính 1-3 và 4-6. Vì theo như tính toán từ
số liệu thu thập được ta có thể thấy trung bình thời gian sử dụng mạng xã hội của sinh viên
tham gia khảo sát là 5,22 giờ. Tuy nhiên, vào ngày 26/11/2018, tờ báo điện tử VTV đã đăng tải
một tin tức với tiêu đề “Chỉ nên dành tối đa 1 – 2 giờ/ ngày cho mạng xã hội”, họ đã đưa ra
các nghiên cứu của nhà khoa học tại Trường Đại học Pennsylvania về việc dành quá nhiều thời
gian trên các trang mạng xã hội làm gia tăng chứng trầm cảm và cô đơn. Từ nghiên cứu đó kết
hợp với bảng phân tích trên, chúng ta có thể thấy được “những con số biết nói” được rút ra từ
cuộc khảo sát, được chia thành các trường hợp sau:

+ Khi sinh viên sử dụng mạng xã hội ở khoảng từ 4 – 6 giờ/ngày hay thậm chí là nhiều
hơn thì các sinh viên có xu hướng gia tăng sự căng thẳng. Điều này chứng tỏ rằng những phát
biểu của nghiên cứu trên là hoàn toàn có cơ sở khoa học.
+ Khi sinh viên quá lạm dụng vào mạng xã hội và có thời gian sử dụng vượt quá 7 giờ
trong vòng một ngày thì những sinh viên này có xu hướng mắc phải những tình trạng căng
thẳng kéo dài và gặp nhiều căng thẳng hơn.

Page | 27
=> Qua đó chúng ta sẽ thông qua bảng phân tích để chỉ rõ những yếu tố tác động đến
từng trường hợp những nhóm sinh viên sử dụng mạng xã hội ở những khoảng thời gian khác
nhau để rút ra những kết luận và giải thích cho những luận điểm trên:

- Đối với nhóm sinh viên sử dụng mạng xã hội trong khoảng thời gian 1-3 giờ mỗi ngày,
tình trạng căng thẳng của sinh viên phân bố đông ở mức “có một chút căng thẳng” với 54,5%
và “có một số căng thẳng” với 25,76%. Ngoài ra, tình trạng “rất ít căng thẳng” cũng chiếm
15,15% trong tổng số 66 sinh viên. Qua đó dễ thấy rằng đa số sinh viên sử dụng mạng xã hội
từ 1 đến 3 tiếng chịu căng thẳng tương đối ít và kết quả khảo sát này là hoàn toàn trùng khớp
với kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Trường Đại học Pennsylvania, tại Mỹ.

- Đối với nhóm sinh viên ở khoảng 4 đến 6 tiếng thì tình trạng căng thẳng đã có sự tăng nhẹ
khi tình trạng “căng thẳng nhiều” và “rất căng thẳng” chiếm tỉ lệ 24,69%. Nhưng vẫn có
72,84% sinh viên cảm thấy “có một chút căng thẳng” và “có một số căng thẳng” và lượng sinh
viên cảm thấy “rất ít căng thẳng” giảm mạnh chỉ chiếm 2,46%. Từ đó, tình trạng căng thẳng
của nhóm sinh viên sử dụng mạng xã hội từ 4 đến 6 tiếng đã có xu hướng tăng lên.

- Nhóm sinh viên sử dụng mạng xã hội từ 7 tiếng trở lên đa số gặp rất nhiều căng thẳng. Cụ
thể, lượng sinh viên chịu căng thẳng từ mức “có một số căng thẳng” trở xuống giảm mạnh,
chiếm 41,34% lượng sinh viên trong khoảng 7-9 (12/29), chiếm 16,67% ở khoảng 10-12 (3/18)
và 0% ở mức hơn 12 tiếng sử dụng. Bên cạnh đó, lượng sinh viên ở mức “căng thẳng nhiều”
và “rất căng thẳng” chiếm tỉ lệ lớn với 71,7% (38/43) khi sử dụng mạng xã hội 7 tiếng trở lên.
Qua đó, hầu hết sinh viên sử dụng mạng xã hội trên 7 tiếng đều gặp phải khá nhiều căng thẳng
so với nhóm sinh viên ở khoảng 1 đến 3 tiếng và 4 đến 6 tiếng.

=> Giải thích những luận điểm đặt ra ở trên:

-Thứ nhất, thời gian sử dụng mạng xã hội quá nhiều ảnh hưởng đến các vấn đề về thể
chất của chúng ta. 08/08/2019, tờ báo điện tử VTV đăng tải một tin tức với tiêu đề: “Ánh
sáng xanh từ thiết bị điện tử ảnh hưởng đến giấc ngủ”, bài viết cho thấy rõ rằng ánh sáng
từ các thiết bị điện tử ngăn cản quá trình sản sinh Melatonin trong não, gây ảnh hưởng đến
giấc ngủ của chúng ta. Qua đó, việc quá lạm dụng mạng xã hội để phục vụ cho những nhu
cầu cá nhân có thể gây ra cho sức khoẻ những ảnh hưởng nghiêm trọng có biểu hiện như là
mất ngủ, rối loạn lo âu, giảm thị lực, thiếu máu lên não do lười vận động, ....
-Thứ hai, chúng ta dần trở nên mất nhận thức và không kiểm soát được mục đích của việc
sử dụng mạng xã hội nói riêng, các thiết bị công nghệ nói chung. Ngày 10/11/2021,báo
điện tử TUOITRE đã đăng tải một tin tức với tiêu đề: “ “Giải độc” công nghệ, nên bắt đầu
từ đâu?”, theo đó thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hồng Ân (trưởng bộ môn tâm lý học, ĐH Hoa Sen)
cho biết một trong những cách giải thích cho hiện tượng "nghiện" các ứng dụng, MXH trên
là do hoạt động của dopamine trong não bộ. Vì thế, lúc này việc lạm dụng mạng xã hội của
chúng ta không còn phụ thuộc vào sự kiểm soát của bản thân nữa mà hoàn toàn do não bộ
chi phối. Chúng ta có thể lấy ví dụ rằng mạng xã hội tương tự như một loại “ma tuý thời đại
số” bởi tác dụng của ma tuý là sẽ khiến cho người sử dụng quên đi những căng thẳng của
bản thân một cách tạm thời đồng thời đáp ứng cho họ những cảm giác hạnh phúc, vui sướng
ảo. Mặc dù những áp lực căng thẳng thì vẫn tồn tại song song với chúng ta nhưng việc họ sử

Page | 28
dụng mạng xã hội để cố gắng quên đi và gạt bỏ những căng thẳng đó, càng khiến cho chúng
không được giải toả mà ứ đọng lại chờ đến ngày được giải phóng. Đây chính là một hiện
trạng nhức nhối của xã hội, khi những áp lực căng thẳng không được giải toả, những người
lạm dụng mạng xã hội rồi cuối cùng cũng dẫn đến những kết cục vô cùng nặng nề như tự tử,
mắc bệnh tâm thần , hay thậm chí là giết người,…
-Thứ ba, mạng xã hội hay các thiết bị công nghệ tác động xấu đến sức khỏe tinh thần của
mỗi người. Ngày 16/03/2023,báo điện tử BAOQUANGNINH đã đăng tải một tin tức với
tiêu đề “Ảnh hưởng của mạng xã hội đến sức khỏe tinh thần”, họ đã đưa ra một nghiên cứu
được công bố trên tạp chí Depression and Anxiety được tìm thấy trong cơ sở dữ liệu Wiley
Online Library, năm 2017 đã phát hiện ra rằng việc sử dụng mạng xã hội quá mức có thể
ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của con người, làm tăng nguy cơ trầm cảm và lo lắng.

=>Một số tác động có thể kể đến như sau:


+ Tăng áp lực và căng thẳng: Mạng xã hội có thể tạo ra áp lực và căng thẳng trong việc
chúng ta tự đánh giá bản thân, so sánh với người khác và thường xuyên cảm thấy bị bỏ lại phía
sau. Những cảm xúc này có thể góp phần làm giảm sự tự tin và mong muốn kết bạn với người
khác của chúng ta, khiến chúng ta cảm thấy tủi thân và khó khăn trong việc chia sẻ với người
khác.
+ Ảnh hưởng tới giấc ngủ: Chúng ta thường sử dụng hàng giờ liền để lướt mạng xã hội, xem
phim và nhắn tin với bạn bè. Việc tiếp xúc với đồ dùng điện tử trong thời gian dài có thể khiến
đôi mắt của chúng ta mệt mỏi. Chính vì thế, chất lượng của giấc ngủ cũng kém dần và làm cơ
thể của chúng ta suy kiệt nếu không ngủ đủ giấc. Người dùng còn thường có thói quen thức
khuya hoặc dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội thay vì nghỉ ngơi và thư giãn.
+ Gây ra cảm giác sợ hãi và hoang tưởng: Việc tiếp cận những thông tin không tích cực trên
mạng xã hội có thể khiến người dùng cảm thấy sợ hãi, tự cô lập bản thân và lo lắng người khác
sẽ tấn công mình.
=> Nhìn một cách tổng quát, sinh viên càng dành thời gian nhiều tiếp cận với mạng xã hội sẽ
mang lại lượng căng thẳng tiêu cực càng lớn. Có thể, những căng thẳng ấy xuất hiện một cách
vô hình dung hay khi sinh viên tiếp cận với các thông tin mang tính chuẩn xác không cao, tin
tức từ nguồn báo “lá cải”; bên cạnh đó, tâm lý yếu, thiếu trải nghiệm, dễ bị lung lay,...thì sinh
viên đều có thể rơi vào những cạm bẫy lừa đảo cả tình, tiền và những vật chất khác. Từ đó ảnh
hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần của sinh viên trong thời đại hiện nay. Muốn hạn chế
những tác động trên thì sinh viên cần tỉnh táo, chọn lọc sáng suốt các thông tin tốt để tiếp thu,
nhìn vấn đề hay sự việc ở nhiều khía cạnh, góc nhìn mang tính bao quát nhất để hiểu rõ, sâu
sắc về vấn đề.

Câu 12: Trong tháng vừa qua, bạn đánh giá tình trạng tinh thần của mình trên mức độ
từ 1 đến 5, với 1 là rất tệ và 5 là rất tốt.

Bảng 12.1: Bảng tần số thể hiện tình trạng tinh thần của sinh viên tham gia khảo sát.

Tình trạng tinh thần Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Page | 29
Mức 1 16 0,08 8,00

Mức 2 13 0,065 6,50

Mức 3 79 0,395 39,50

Mức 4 70 0,35 35,00

Mức 5 22 0,11 11,00

Tổng 200 1,00 100,00

Hình 12.1: Biểu đồ thể hiện tình trạng tinh thần của sinh viên tham gia khảo sát

Nhận xét: Dựa vào bảng phân tích số liệu và biểu đồ trên ta có thể thấy tình trạng sức khỏe
tinh thần của sinh viên tham gia khảo sát trong tháng qua ở mức tương đối tốt khi có đến 171
số lượng sinh viên trong tổng số 200 sinh viên tham gia khảo sát lựa chọn tình trạng sức khỏe
ở mức bình thường, ổn định cho đến tương đối và rất tốt.

Bảng 12.2: Bảng 2 biến thể hiện sự tương quan giữa tình trạng căng thẳng và tình trạng
tinh thần của sinh viên tham gia khảo sát.
Tình trạng
Tình tinh thần Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Tổng
trạng căng thẳng

Rất ít căng thẳng 1 1 6 2 5 15

Có một chút căng thẳng 2 0 28 25 8 63

Có một số căng thẳng 3 4 27 23 4 61

Căng thẳng nhiều 6 5 11 12 4 38


Page | 30
Rất căng thẳng 4 3 7 8 1 23

Tổng 16 13 79 70 22 200

Nhận xét: Từ bảng 2 biến thể hiện sự tương quan giữa tình trạng căng thẳng và tình trạng tinh
thần của sinh viên trên, ta thấy rằng sự căng thẳng của sinh viên có thể dẫn đến một sức khỏe
tinh thần bất ổn nhưng không hoàn toàn.

Để chứng minh điều này, ta cần phân biệt rõ giữa hai khái niệm về trạng thái căng thẳng và sức
khỏe tinh thần:

+ Trạng thái căng thẳng (Stress): là trạng thái lo lắng hoặc căng thẳng về tinh thần khi gặp
tình huống khó khăn. Đây là một phản ứng tự nhiên của con người khi phải giải quyết những
thách thức và mối đe dọa trong cuộc sống. (Theo Bệnh viện đa khoa Tâm Anh).

+ Sức khỏe tinh thần, như đã giải thích ở trên (theo WHO): là trạng thái mà trong đó con
người nhận thức được khả năng của bản thân, có thể đối phó với những căng thẳng thông
thường, vẫn làm việc hiệu quả và đóng góp cho cộng đồng. Theo nghĩa đó, khái niệm sức khỏe
tinh thần mang nghĩa rộng hơn nhiều so với trạng thái căng thẳng. Khi chúng ta đang ở trong
trạng thái căng thẳng, ta cần chăm sóc tinh thần để sức khỏe trở lại trạng thái bình thường,
khỏe mạnh hơn. Xét về phương diện sức khỏe tinh thần, cũng bao gồm hành động làm “hồi
phục” trạng thái căng thẳng nhưng còn hàm chứa việc hạn chế làm tinh thần căng thẳng, tức
giữ cho tinh thần khỏe mạnh. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, sức khỏe tinh thần bao gồm việc
có một trạng thái tinh thần khỏe mạnh và trong trạng thái mắc bệnh về tinh thần, trạng thái
căng thẳng là một phương diện của khía cạnh thứ hai. Vì vậy, trạng thái căng thẳng và trạng
thái tinh thần là hoàn toàn khác nhau, chúng ta cần phân biệt điều này để có thể rút ra kết luận
về vấn đề một cách chính xác nhất.

Quay trở lại với số liệu trên, ta thấy rằng có 15 sinh viên cho rằng họ cảm thấy rất ít căng
thẳng trong tháng vừa qua và có 13 sinh viên (86,67%) đánh giá tình trạng tinh thần từ mức 3
trở lên. Tuy nhiên vẫn có 2 người (13,33%) đánh giá họ có trạng thái tinh thần ở mức 1 và mức
2 dù có ít căng thẳng. Lý giải cho điều này có thể xuất phát từ việc mặc dù một người đang ở
trạng thái tinh thần tồi tệ, họ thường xuyên có những cảm xúc tiêu cực nhưng trong ý thức của
họ, vẫn nhận thức rằng đó là mức độ “Ít căng thẳng”. Tức là, những người này không thật sự
hiểu rõ trạng thái tinh thần của mình và không có những nhìn nhận mang tính chính xác về sự
thay đổi và vận hành của cảm xúc cá nhân. Từ đây, ta thấy được ngoài căng thẳng và áp lực
trong cuộc sống thì sinh viên có thể có một sức khỏe tinh thần xấu khi không biết cách chăm
sóc và rèn luyện bản thân như: tập thể dục thường xuyên, ăn uống đầy đủ, duy trì như thói
quen lành mạnh,…. Kế tiếp, những sinh viên đánh giá họ có một chút căng thẳng và một số
căng thẳng tương đối trùng khớp với việc: “Sự căng thẳng càng ít thì tình trạng tinh thần
càng tốt”, cụ thể là có 61/63 sinh viên (96,83%) có một chút căng thẳng và 54/61 sinh viên
(88,52%) có một số căng thẳng đánh giá trạng thái tinh thần từ mức 3 trở lên. Mặt khác, đối
với những sinh viên căng thẳng nhiều trong tháng vừa qua, có 11/38 sinh viên (28,95%) đánh
giá sức khỏe tinh thần ở mức 1 và 2 nhưng có đến 27/38 sinh viên (71,05%) đánh giá từ mức 3
Page | 31
trở lên. Từ đây, ta nhận thấy rằng căng thẳng ảnh hưởng 1 phần đến sức khỏe tinh thần của
sinh viên nhưng nếu họ biết cách duy trì những thói quen lành mạnh, có cho mình những biện
pháp giải tỏa căng thẳng và phát triển bản thân theo hướng tích cực thì họ sẽ có khả năng đối
phó với căng thẳng và tình trạng sức khỏe tinh thần vẫn sẽ được ổn định. Tương tự như thế, có
7/23 sinh viên (30,43%) đánh giá mình ở mức 1 và 2 và 16/27 (59,26%) sinh viên đánh giá từ
mức 3 trở lên với việc trải qua rất nhiều căng thẳng trong tháng vừa qua.

Vậy nên, ta có thể rút ra kết luận rằng, sự căng thẳng của sinh viên có ảnh hưởng nhất
định đến tình trạng sức khỏe tinh thần của sinh viên nhưng không hoàn toàn.

- Thực hiện lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản với tỉ lệ mẫu là 20% so với tổng thể. Chúng ta sẽ
chọn ra ngẫu nhiên 20 sinh viên có chất lượng giấc ngủ tốt trên tổng số là 113 sinh viên và 20
sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém trên tổng số là 87 sinh viên (số liệu khảo sát thu thập
được từ câu 5 “Bạn đánh giá như thế nào về chất lượng giấc ngủ trong thời gian gần đây?”).

- Dựa vào bảng 7.1 Các số ngẫu nhiên trang 320 thuộc vào Chương 7 “Chọn mẫu và Phân
phối” mẫu của bộ sách Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh của DAVID R.ANDERSON –
DENNIS I.SWEENY – THOMAS A. WILLIAMS , ta bắt đầu với con số 63 của số 63271 ở
hàng ngang đầu tiên và tiếp tục với các số tiếp theo có 2 chữ số từ trái sang phải theo thứ tự là
63,27,15,99,…. Ta sẽ thực hiện việc chọn ra ngẫu nhiên 20 sinh viên có chất lượng giấc ngủ
kém trong tổng số là 87 sinh viên , các số sẽ được chọn với điều kiện là số đó lớn hơn 0 và
không vượt quá 87. Do đó, ta chọn được các số thỏa mãn điều kiện là:
63,27,15,71,74,45,11,02,14,18,07,58,68,39,31,08,13,55,47,45.

- Tương tự, ta sẽ thực hiện việc chọn ra ngẫu nhiên 20 sinh viên có chất lượng giấc ngủ tốt
trong tổng số là 113 sinh viên, các số sẽ được chọn với điều kiện là số đó lớn hơn 0 và không
vượt quá 113. Ta bắt đầu với con số 271 của số 63271 ở hàng dọc đầu tiên tính từ bên trái và
tiếp tục với các số tiếp theo có 3 chữ số đi từ trên xuống (bỏ 2 chữ số đầu) bắt đầu với hàng
dọc đầu tiên theo thứ tự là 271,547,957,… sau khi đi hết hàng dọc đầu tiên thì chuyển sang
hàng dọc ở bên phải và cứ như thế đến khi nào chọn đủ 20 con số thỏa mãn điều kiện. Do đó,
ta chọn được các số thoả mãn điều kiện là: 042, 001, 078, 091, 100, 073, 112, 099, 102, 055,
025, 048, 082, 061, 041, 051, 069, 030, 063, 108.

- Từ mẫu ngẫu nhiên đơn giản đó, ta sẽ thực hiện biểu diễn số liệu của chúng bằng phương
pháp thống kê ma trận biểu đồ phân tán để có thể quan sát được mối liên hệ tương quan giữa 3
biến số là trung bình thời gian ngủ, số lần tập thể dục và tình trạng tinh thần của 20 sinh viên
có chất lượng giấc ngủ tốt và 20 sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém để rút ra một nhận xét
chung cho toàn bộ tổng thể về mối liên hệ giữa các biến đó đối với 2 trường hợp là những sinh
viên có chất lượng giấc ngủ tốt và những sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém.

Hình 12.2: Biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa trung bình thời gian ngủ, số lần tập thể
dục và tình trạng tinh thần của 20 sinh viên có chất lượng giấc ngủ tốt và 20 sinh viên có
chất lượng giấc ngủ kém của mẫu ngẫu nhiên đơn giản.

Page | 32
Nhận xét:

(1) Hàng ngang trên cùng của ma trận:

+ Biểu đồ phân tán bên trái: thể hiện rằng thời gian ngủ trung bình của những sinh viên có
chất lượng giấc ngủ tốt thường cao hơn những sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém, đối với
những sinh viên có chất lượng giấc ngủ tốt thời gian ngủ thường phân bổ ở mức từ 6 – 12 tiếng
một ngày và đây là một khoảng tương đối phù hợp để có thể đáp ứng được một giấc ngủ chất
lượng.

+ Ngày 12/08/2016, tờ báo điện tử VTV, đăng tải một tin tức với tiêu đề là: “Ngủ bao lâu một
ngày là tốt cho sức khoẻ”, họ cho rằng hầu như mọi người đều nghĩ là để có thể đảm bảo sức
khoẻ cũng như giữ cho tinh thần được tỉnh táo, bình tĩnh và thoải mái cho một ngày mới thì
nên ngủ ít nhất 8 giờ/đêm. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại khẳng định không cần phải ngủ đủ
8 giờ mỗi đêm. Qua đó ta có thể thấy được với kết quả khảo sát mà ta thu được thì những sinh
viên cho rằng họ có một giấc ngủ tốt thì thời gian ngủ trung bình sẽ nằm ở khoảng từ 6 – 12
tiếng một ngày là hoàn toàn hợp lý, tối thiểu là đối với đối tượng khảo sát là sinh viên là những
người thường ngày phải đối mặt với rất nhiều áp lực và mệt mỏi nên để có thể đảm bảo được
sức khoẻ, giữ cho mình một tinh thần tỉnh táo để chào đón một ngày mới.

=> Vì thế không nhất thiết phải ngủ đủ 8 giờ mỗi đêm, mà vẫn có thể ngủ ít hơn hoặc nhiều
hơn đối với từng trường hợp cụ thể bởi lẽ mỗi người sẽ có một nhu cầu nghỉ ngơi khác nhau để
có thể tận dụng được tối đa hiệu quả của nó.

Page | 33
+Ngược lại, đối với những sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém thì thời gian ngủ thường phân
bổ ở mức từ 2 – 5 tiếng một ngày và đây là một khoảng tương đối báo động và rất khó để có
thể đáp ứng được một giấc ngủ chất lượng.

+ Quay trở lại với bài báo điện tử VTV ở trên, có một quan điểm rất đáng chú ý đã được nêu
lên đó chính là: “Một số người cho rằng họ chỉ cần ngủ 4 giờ là đủ”, tuy với con số là 4 giờ
hoặc 3 giờ hay thậm chí là 2 giờ đó là những con số tương đối nhỏ và rất bất hợp lý để có thể
đáp ứng được một giấc ngủ chất lượng cũng như cải thiện sức khoẻ tinh thần, nhưng như đã đề
cập ở trên mỗi người sẽ có một nhu cầu khác nhau để dành cho việc nghỉ ngơi miễn sao họ vẫn
tận dụng được tối đa hiệu quả của nó.

+Tuy nhiên, đó chỉ là ngoại lệ bởi vì theo như kết quả của khảo sát mà chúng tôi thu được đó
là những bạn sinh viên trên địa bàn TP.HCM, những người chỉ dành 2 -5 tiếng một ngày để
nghỉ ngơi và họ đều tự đánh giá giấc ngủ của mình là kém. Vì thế rất có thể ngoài những hợp
ngoại lệ là tương đối nhỏ bao gồm những sinh viên dành ít thời gian ngủ nhưng lại có chất
lượng giấc ngủ tốt và kể cả những sinh viên dành nhiều thời gian ngủ nhưng vẫn có chất lượng
giấc ngủ kém (đề cập ở phần sau) thì đối với đối tượng sinh viên thì thời gian ngủ trung bình
trong một ngày thực sự có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng giấc ngủ. Đồng thời, nó cũng thể
hiện mối quan hệ tương quan đồng biến đó chính là càng tăng thời gian ngủ thì chất lượng giấc
ngủ sẽ trở nên tốt hơn và ngược lại.

+ Biểu đồ phân tán ở giữa: biểu đồ thể hiện sự tương quan nghịch biến giữa thời gian ngủ
trung bình và số lần tập thể dục trung bình của 2 nhóm sinh viên có chất lượng giấc ngủ tốt và
kém. Ta có 2 đường xu hướng của nhóm 20 sinh viên có chất lượng giấc ngủ tốt là y = -
0,053x + 8,2914 và nhóm 20 sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém là y = - 0,0297x + 5,4208,
qua đó ta có thể thấy cả 2 đường xu hướng đều có hệ số gốc âm chứng tỏ rằng khi số lần tập
thể dục tăng lên thì thời gian ngủ sẽ giảm xuống.

+ Có thể chúng ta thấy giữa 2 biến là thời gian ngủ và số lần tập thể dục không liên quan gì
với nhau nhưng đối tượng chúng ta khảo sát là đối tượng sinh viên là những người thường
ngày phải đối mặt với rất nhiều công việc như đi học, đi làm, hoạt động CLB,…

=> Chính vì vậy nên quỹ thời gian của họ là tương đối hạn hẹp để có thể dành cho các hoạt
động thể chất: rèn luyện sức khoẻ tiêu biểu là đối với những sinh viên có số lần tập thể dục lên
đến 10 – 14 lần trong 1 tuần. Có thể những sinh viên đó bắt buộc phải giảm thời gian ngủ
xuống để có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc rèn luyện sức khoẻ, kể cả là với nhóm sinh
viên có chất lượng giấc ngủ tốt hay kém thì điều này hoàn toàn đúng đối với quỹ thời gian của
một sinh viên. Vì vậy đối với một sinh viên khi đã có một chất lượng giấc ngủ tốt thì cũng nên
giảm ít thời gian ngủ lại tuỳ theo mức độ cho phép của mỗi người để có thể tăng cường các
hoạt động thể chất, không nên ngủ quá nhiều mà bỏ quên các hoạt động rèn luyện sức khoẻ
vừa giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần và thể chất để có thể hoạt động hiệu quả trong suốt một
ngày dài.

+ Ngược lại, đối với những sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém thì cũng nên tìm hiểu về lí
do và biện pháp để khắc phục, nếu như lý do tác động duy nhất là về yếu tố thời gian thì hãy
nên dành nhiều thời gian hơn để ngủ nhầm cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, nếu những
Page | 34
lý do khiến chất lượng giấc ngủ kém đi là do các yếu tố khác tác động thì hãy xem xét cải thiện
sức khoẻ tinh thần trước, có thể do sức khoẻ tinh thần đang bị ảnh hưởng tiêu cực và giảm sút
kéo theo đó là sức khoẻ thể chất cũng đi xuống cho nên gây ra những tác động đến giấc ngủ
gây tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Ngày 30/05/2017, tờ báo điện tử VTV đăng tải một tin tức
với tiêu đề là: “Tập thể dục giúp cải thiện chứng mất ngủ”, qua một nghiên cứu của các bác
sĩ tại Mỹ, tình trạng mất ngủ có thể được cải thiện nhờ tập thể dục thường xuyên và nghiên cứu
đã chỉ ra rằng tập thể dục có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ và giảm tới 25% triệu chứng
ngưng thở trong lúc ngủ. Qua đó ta có thể thấy được đối với những đối tượng sinh viên có chất
lượng giấc ngủ kém, ngoài việc hàng ngày họ phải bận rộn với những công việc họ cần phải
hoàn thành, những áp lực mà họ phải trải qua hoàn toàn có khả năng tác động đến sức khoẻ
tinh thần của họ và gây cho họ một cảm giác bất an, lo lắng hay giới trẻ còn gọi nó với một tên
gọi khác là “stress” và điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của họ.

=> Vì thế, theo như nghiên cứu trên, đối với những sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém thì
tốt nhất họ cần phải tìm các biện pháp để cải thiện sức khoẻ tinh thần của mình nếu nhận thấy
nó có dấu hiệu suy giảm bằng các biện pháp như là: tập thể dục, yoga, thiền định,… Đây là
những biện pháp đã được khoa học chứng minh sẽ giúp cho máu huyết được lưu thông, giúp
cho tinh thần của chúng ta được thư thái và minh mẫn góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ.

+ Biểu đồ phân tán bên phải: nhìn vào biểu đồ ta thấy được đường xu hướng của nhóm 20
sinh viên có chất lượng giấc ngủ tốt là y = 0,117x + 7,5497 qua đó ta thấy được mối tương
quan đồng biến giữa thời gian ngủ và tình trạng tinh thần của sinh viên, khi thời gian ngủ tăng
lên thì tình trạng tinh thần cũng tăng theo một cách tuyến tính. Bởi vì đối với đối tượng là sinh
viên, những người tương đối bận rộn và đối mặt với nhiều áp lực mệt mỏi thì việc có một giấc
ngủ dài cũng phần nào giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của họ. Tuy nhiên, ngược lại đối với
những sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém thì đường xu hướng là y = -0,0625 + 5,5625, thể
hiện mối tương quan nghịch biến trái ngược với đường xu hướng ở trên, chứng tỏ là khi thời
gian ngủ giảm xuống thì tình trạng tinh thần của nhóm 20 sinh viên có chất lượng giấc ngủ
kém này lại tăng lên. Bởi vì đối với đối tượng là những sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém
thì như đã đề cập ở trên, kể cả là đối với đối tượng sinh viên có chất lượng giấc ngủ tốt hay
kém thì việc giảm thời gian ngủ trung bình để tham gia vào các hoạt động rèn luyện thể chất
cũng sẽ góp phần giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của họ.

(2) Hàng ngang ở giữa của ma trận:

+ Biểu đồ phân tán bên trái : nhìn vào biểu đồ ta thấy được đường xu hướng của nhóm 20
sinh viên có chất lượng giấc ngủ tốt là y = -0,1176x + 6,4412, qua đó ta thấy được mối tương
quan nghịch biến giữa thời gian ngủ và số lần tập thể dục của sinh viên, khi thời gian ngủ tăng
lên thì số lần tập thể dục giảm xuống. Trường hợp này cho kết quả tương tự như trường hợp đã
được chứng minh ở trên đối với số lần tập thể dục tăng lên khiến cho thời gian ngủ giảm
xuống. Bởi lẽ với quỹ thời gian cố định, đặc biệt là sự chênh lệch thường xuất hiện vào buổi
sáng, có những sinh viên có thể thức sớm hơn để tập thể dục buổi sáng trước khi đi học và
phần còn lại thì lựa chọn ngủ nhiều hơn để có thể tỉnh táo hơn. Lựa chọn như thế nào là tuỳ
thuộc vào nhu cầu của mỗi sinh viên. Còn đối với đường xu hướng của nhóm 20 sinh viên có
chất lượng giấc ngủ kém là y = -0,008x + 0,7433 thì tương đối nằm ngang và chỉ chệch xuống
Page | 35
tương đối ít, thể hiện rằng đối với nhóm sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém có thể họ vẫn
còn đang lưỡng lự về việc có nên lựa chọn ngủ ít đi để tham gia các hoạt động thể chất nhầm
cải thiện sức khoẻ tinh thần và chất lượng giấc ngủ hay không. Mặt khác, một phần vì chất
lượng giấc ngủ của họ tương đối kém kéo theo việc là họ không có đủ sức khoẻ và sự tỉnh táo
để có thể tham gia rèn luyện thể chất. Đây cũng chính là thực trạng đáng quan tâm của xã hội
khi một số những bạn trẻ thay vì lựa chọn những biện pháp cải thiện giấc ngủ một cách tự
nhiên thì lại lạm dụng thuốc ngủ để giải quyết vấn đề giấc ngủ của bản thân. Mặc dù, nó có thể
chúng tỏ ra hữu ích trong ngắn hạn tuy nhiên chúng lại tiềm ẩn những nguy hiểm khôn lường
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của chúng ta.

+ Biểu đồ phân tán ở giữa: thể hiện rằng số lần tập thể dục trung bình của những sinh viên
có chất lượng giấc ngủ tốt thường cao hơn những sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém, đối
với những sinh viên có chất lượng giấc ngủ tốt thì số lần tập thể dục trung bình trong 1 tuần
thường phân bố ở mức từ 2 – 12 lần. Qua đó, ta thấy được rằng việc có một giấc ngủ tốt sẽ rất
quan trọng bởi vì nếu chất lượng giấc ngủ tốt sẽ đảm bảo cho ta có một tinh thần sảng khoái
sau khi tỉnh dậy, một sức khoẻ dồi dào để đón chào ngày mới. Chính điều đó sẽ giúp tiếp thêm
cho ta sự hưng phấn và động lực giúp ta có thể dễ dàng tham gia vào các hoạt động thể chất để
cải thiện sức khoẻ tinh thần.

+ Tuy nhiên, ngoại lệ vẫn có những trường hợp những cá nhân chỉ dừng lại ở việc có một
giấc ngủ tốt mà không tham gia bất kì một hoạt động thể chất nào cũng được thể hiện ở trên
biểu đồ phân tán. Đây cũng chính là một thực trạng đáng lưu ý của xã hội. Ngày 4/3/2019, báo
điện tử VNXPRESS đăng tải một tin tức với tiêu đề là : “Người Việt lười tập thể dục nhất
thế giới”, họ chứng minh rằng điều này đa phần là đến từ việc phân bổ thời gian chưa hợp lý.
Nhưng với quan điểm riêng của chúng tôi, thì có lẽ không phải đa phần điều đó đến từ việc
phân bổ thời gian chưa hợp lý bởi lẽ nếu như chúng ta thật sự có nhiều thời gian rảnh hơn thì
liệu chúng ta có sử dụng nó vào mục đích rèn luyện thể chất hay không hay sẽ dành thời gian
đó để giải trí nhiều hơn. Câu trả lời là có thể phần lớn giới trẻ hiện nay đang thật sự xem
thường việc tập thể dục và cũng như xem thường chính sức khoẻ của mình, họ có thể dành
hàng giờ đồng hồ để lướt mạng xã hội chỉ để thoả mãn nhu cầu giải trí của họ thay vì dành ra
30 phút để rèn luyện sức khoẻ.

+ Ngược lại, ở nhóm sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém thì thường phân bổ ở mức trung
bình giữa 0 và 2 và đa phần tập trung ở mức là không tham gia các hoạt động thể chất. Điều
này, chứng tỏ rằng việc có một giấc ngủ không đảm bảo, sẽ khiến cho sức khoẻ thể chất của
chúng ta bị giảm sút nặng nề kéo theo đó là việc không đảm bảo sức khoẻ để tham gia rèn
luyện thể chất sẽ khiến cho cơ thể dần bị suy nhược và dẫn đến các tình trạng bệnh lý.

+ Biểu đồ phân tán bên phải: nhìn vào biểu đồ ta thấy được 2 đường xu hướng của nhóm
20 sinh viên có chất lượng giấc ngủ tốt và kém lần lượt là: y = 0,1754x +4,8246 và y =
0,2292x + 0,1042, đều có hệ số gốc là dương chứng tỏ rằng cả 2 trường hợp này là quan hệ
tương quan đồng biến, điều này thể hiện rằng ở cả 2 trường hợp khi số lần tập thể dục tăng lên
thì tình trạng tinh thần của họ cũng sẽ tăng theo một cách tuyến tính. Điều này đã được chứng
minh ở trên, để làm sáng tỏ một điều bất di bất dịch rằng thực sự rèn luyện thể chất là một

Page | 36
phương pháp hữu hiệu giúp không chỉ cải thiện sức khoẻ thể chất mà còn giúp cho máu huyết
được lưu thông và sức khoẻ tinh thần cũng từ đó mà gia tăng một cách tích cực.

(3) Hàng ngang trên cùng của ma trận:

+ Biểu đồ phân tán bên trái: nhìn vào biểu đồ ta thấy được đường xu hướng của nhóm
20 sinh viên có chất lượng giấc ngủ tốt là y = - 0,0147x + 3,7324, qua đó ta thấy được mối
tương quan đồng biến giữa thời gian ngủ và tình trạng tinh thần của sinh viên, khi thời gian
ngủ tăng lên thì tình trạng tinh thần cũng tăng theo một cách tuyến tính (kết quả phân tích
tương tự như ở trên). Tuy nhiên, ngược lại với nhóm 20 sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém
thì đường xu hướng y = - 0,0241x + 2,7299, qua đó ta thấy được mối tương quan nghịch biến
giữa thời gian ngủ và tình trạng tinh thần của nhóm sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém, mặc
dù thời gian ngủ tăng lên nhưng tình trạng tinh thần lại giảm xuống. Lý do là bởi vì, những
sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém thường mắc phải vấn đề về giấc ngủ hoặc có những bệnh
lý về mất ngủ. Cho nên việc họ cố gắng ngủ nhiều hơn không đồng nghĩa với việc họ sẽ cảm
thấy thoải mái hơn mà sẽ càng khiến những sinh viên đó cảm thấy khó chịu, bứt rứt vì ngủ mãi
mà không được từ đó dẫn đến sức khoẻ tinh thần giảm sút. Vì thế biện pháp để khắc phục cho
những sinh viên này là thay vì sử dụng thuốc ngủ để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn giải toả
những căng thẳng một cách tạm thời thì hãy cố gắng tìm những phương pháp tự nhiên khác
như yoga, thiền định phù hợp với tình trạng của bản thân để cải thiện giấc ngủ cũng như là tinh
thần một cách hiệu quả và lâu dài.

+ Biểu đồ phân tán ở giữa: nhìn vào biểu đồ ta thấy được 2 đường xu hướng của nhóm 20
sinh viên có chất lượng giấc ngủ tốt và kém lần lượt là: y = 0,0099x + 3,7954 và y = 0,3267x +
2,3713, qua đó ta thấy được mối tương quan đồng biến giữa số lần tập thể dục và tình trạng
tinh thần của sinh viên, khi số lần tập thể dục tăng lên thì tình trạng tinh thần cũng tăng theo
một cách tuyến tính (kết quả phân tích tương tự như ở trên). Tuy nhiên ở trường hợp, những
sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém, ta có thể thấy đường xu hướng tương đối dốc đứng hơn
so với đường xu hướng của nhóm sinh viên có chất lượng giấc ngủ tốt. Qua đó có thể thấy
được phương pháp tập thể dục là tương đối có hiệu quả trong việc cải thiện sức khoẻ tinh thần
và giấc ngủ đối với những trường hợp có chất lượng giấc ngủ kém hoặc mắc phải những bệnh
lý về giấc ngủ.

+ Biểu đồ phân tán bên phải: thể hiện rằng tình trạng tình thần của nhóm sinh viên có chất
lượng giấc ngủ tốt thường tốt hơn tình trạng tinh thần của nhóm sinh viên có chất lượng giấc
ngủ kém. Đối với nhóm sinh viên có chất lượng giấc ngủ tốt theo mức tinh thần từ 1 tới 5, với
1 là tương đối thấp và 5 là tương đối cao thì những sinh viên có tình trạng giấc ngủ được đánh
giá là tốt thường có tình trạng tinh thần phân bổ ở mức từ 3 – 5. Còn đối với nhóm sinh viên có
chất lượng giấc ngủ kém thì tình trạng tinh thần chỉ phân bổ ở mức từ 1 – 2. Vì vậy cho nên
giữa 2 nhóm sinh viên có chất lượng giấc ngủ khác nhau dẫn đến 2 nhóm tinh thần khác nhau
một nhóm là thấp và một nhóm là cao. Chính vì thế, đối với sinh viên thì giấc ngủ như là một
liều thuốc chữa lành để có thể cải thiện sức khoẻ tinh thần, nếu như không có một giấc ngủ tốt
thì cũng không đảm bảo được sức khoẻ để có thể tham gia những hoạt động khác, qua đó thể
hiện tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sinh viên.

Page | 37
Câu 13: Theo bạn, những yếu tố trong công nghệ số góp phần vào việc làm tăng căng
thẳng và áp lực cho sinh viên?

Bảng 13: Bảng tần số thể hiện những yếu tố trong công nghệ số làm tăng căng thẳng và
áp lực cho sinh viên.

Những yếu tố trong công nghệ số


Tần suất phần
góp phần vào việc làm tăng căng Tần số Tần suất
trăm
thẳng và áp lực cho sinh viên

Áp lực học tập trên nền tảng công 157 0,299 29,90
nghệ số

Những thông tin tiêu cực chưa được 169 0,322 32,20
kiểm chứng trên mạng xã hội

Cảm giác bất an và cô đơn khi 106 0,202 20,20


không có sự kết nối với mạng xã hội
thông qua công nghệ

Sự khao khát được công nhận và 93 0,177 17,70


sống theo trào lưu mà người khác
đặt ra trên các trang mạng xã hội

Tổng 525 1,00 100,00

Hình 13: Biểu đồ thể hiện những yếu tố trong công nghệ số làm tăng căng thẳng và áp lực
cho sinh viên.

Page | 38
Nhận xét: Từ dữ liệu trên, ta có thể thấy, những yếu tố trong công nghệ số ngày càng làm tăng
căng thẳng và áp lực của sinh viên khảo sát ở những khía cạnh khác nhau:

- Áp lực học tập trên nền tảng công nghệ số (29,9%) yếu tố chiếm phần lớn số lượng
khảo sát. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như sự kỳ vọng quá
cao từ gia đình người thân hay việc đặt nặng điểm số thành tích của chính bản thân sinh
viên. Bên cạnh đó, công nghệ ngày càng phát triển khiến cho nhiều sinh viên so sánh
bản thân mình với những thành tích trên mạng xã hội, tạo nên áp lực muốn “vượt qua”
người khác. Không những thế, việc không quản lý tốt thời gian, thời gian học tập quá
nhiều cũng là lý do khiến cho nhiều sinh viên rơi vào tình trạng stress và căng thẳng.
- Những thông tin tiêu cực chưa được kiểm chứng trên mạng xã hội (32,3%) cũng
chiếm phần lớn trong bảng khảo sát. Công nghệ thông tin phát triển, việc nhìn thấy hay
tìm kiếm một thông tin là một điều vô cùng dễ dàng và thuận lợi. Đồng thời, sự phát
triển của các nền tảng mạng xã hội khiến cho nhiều fanpage hay trang web đưa những
thông tin sai lệch, chưa được kiểm chứng khiến sinh viên trở nên hoang mang. Đôi khi,
những thông tin sai sự thật sẽ khiến nhiều sinh viên dễ bị rơi vào những đường dây đa
cấp, lừa đảo. Điều này, sẽ ảnh hưởng không chỉ là sức khoẻ vật chất mà còn là ở khía
cạnh sức khoẻ tinh thần.
- Cảm giác bất an và cô đơn khi không có sự kết nối với mạng xã hội thông qua công
nghệ chiếm tỉ lệ ít hơn trong bảng khảo sát (20,2%) nhưng cũng là một yếu tố không
kém phần quan trọng. Mạng xã hội phát triển khiến cho nhiều sinh viên mở rộng mối
quan hệ và giao lưu qua nhiều ứng dụng như: Facebook, Zalo, Instagram,... Việc sống
và tâm sự qua “thế giới ảo” trở thành một phần trong cuộc sống của nhiều sinh viên, vì
thế nếu không có sự kết nối với mạng xã hội thông qua công nghệ sẽ khiến nó trở nên
bất an, lo lắng khi không được trò chuyện hay giao lưu.
- Sự khao khát được công nhận và sống theo trào lưu mà người khác đặt ra trên các
trang mạng xã hội chiếm tỉ lệ ít nhất trong bảng khảo sát (17,7%). Giới trẻ ngày càng
có mong muốn thể hiện cá tính riêng, lối sống phóng khoáng trên các trạng mạng xã
hội. Sự phát triển của công nghệ tạo điều kiện để nhiều sinh viên trở nên nổi tiếng.
Không cần thông qua các cuộc thi mà qua những video, hình ảnh, sự tán dương của bạn
bè tham gia các hoạt động này kia… cũng đủ để họ khẳng định mình. Chính vì thế mà
giới trẻ càng trở nên khao khát được sống theo lối sống mà người ta đặt ra như một
“quy chuẩn” trên mạng xã hội. Khi không được thoả mãn niềm khao khát sẽ tạo ra tâm
lý tiêu cực, lắng lo, thậm chí là căng thẳng và stress.
Tóm lại, sự phát triển của nền tảng công nghệ số đem đến những hệ luỵ khôn lường cho giới
trẻ đặc biệt là sinh viên, khiến cho họ chịu những tác đông có thể nói là “nặng nề” đến tâm
sinh lý. Mặc dù đây chỉ là một khảo sát nhỏ, nó không thể đại diện cho một cộng đồng nhưng
nó cũng đưa ra một cái nhìn tổng quát về những ảnh hưởng tiêu cực từ nền tảng công nghệ số.
Câu 14: Theo bạn, khi kết nối liên tục với các thiết bị điện tử có ảnh hưởng tiêu cực gì đến
giới trẻ?

Bảng 14: Bảng tần số thể hiện ảnh hưởng tiêu cực của các thiết bị điện tự đến giới trẻ.

Ảnh hưởng tiêu cực của thiết Tần suất phần


Tần số Tần suất
bị điện tử đến giới trẻ: trăm

Page | 39
Quá thụ động, phụ thuộc nhiều
vào các thiết bị điện tử như: 148 0,2471 24,71
điện thoại, laptop,...

Giảm khả năng giao tiếp, ảnh


hưởng đến tình cảm, thiếu sự 142 0,2371 23,71
chia sẻ, thấu hiểu

Tiếp xúc với nhiều nội dung


tiêu cực, dẫn đến suy nghĩ, 132 0,2204 22,04
hành vi tiêu cực

Làm ảnh hưởng đến chất


lượng sức khỏe (béo phì, cận 119 0,1987 19,87
thị,...)

Làm lãng phí thời gian cho các


52 0,0868 8,68
hoạt động khác

Khác 6 0,0100 1,00

Tổng 599 1,00 100,0

Hình 14: Biểu đồ thể hiện những ảnh hưởng tiêu cực của các thiết bị điện tử đến giới trẻ

Nhận xét: Dựa trên khảo sát ta thấy, ảnh hưởng tiêu cực của các thiết bị điện tử đến giới trẻ
như sau:

+ Quá thụ động, phụ thuộc nhiều vào các thiết bị điện tử như: điện thoại, laptop,... (148
sinh viên): Một số lượng lớn sinh viên đồng tình rằng giới trẻ đang quá phụ thuộc hay nói cách
khác là lạm dụng quá mức vào các thiết bị điện tử để đạt được mục đích của bản thân mình mà
không chịu “động não”, không chịu cố gắng, tìm tòi… Đó là một thực trạng đáng báo động của
Page | 40
giới trẻ hiện nay. Công nghệ phát triển, bên cạnh những điểm tích cực còn kéo theo rất nhiều
những hệ lụy, khi những bài văn mẫu, những bài giải của bất kì bài toán nào đều có trên
internet chỉ sau một cú nhấp chuột, AI có thể giúp con người giải quyết mọi vấn đề. Mới đây,
ngày 18/11/2023 một sinh viên trường đại học Ngoại ngữ -Tin học thành phố Hồ Chí Minh đã
bị trừ 50% số điểm vì dùng ChatGPT để làm bài tiểu luận, vi phạm vào tính “liêm chính” trong
học tập. Đó được xem là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả giới trẻ hiện nay, hãy tận dụng công
nghệ để phát triển thêm sự hiểu biết của chính mình, từ đó nỗ lực và cố gắng không ngừng để
hoàn thành mục tiêu đã đề ra; đừng lạm dụng công nghệ để bản thân trở thành kẻ ỷ lại, người
lười biếng.

+ Giảm khả năng giao tiếp, ảnh hưởng đến tình cảm, thiếu sự chia sẻ, thấu hiểu (142 sinh
viên): Chúng ta có thể dễ thấy hiện trạng này trong chính gia đình mỗi người, trong mỗi bữa
cơm hay trong những giờ giải trí của cả gia đình; sẽ không phải là sự đầm ấm, sẻ chia những
câu chuyện của một ngày dài mà đổi lại là cách mà các thành viên đều chú tâm vào màn hình
điện thoại của riêng mình. Sẽ không phải là việc cả gia đình cùng xem một bản tin thời sự, thời
tiết hay một bộ phim mà đổi lại là điện thoại của mỗi người đều phát những nội dung riêng biệt
tạo ra những âm thanh hỗn tạp. Đó không chỉ là sự hỗn tạp của âm thanh mà còn của sự mất
kết nối, thiếu đi sự gắn kết của mọi người.

+ Tiếp xúc với nhiều nội dung tiêu cực, dẫn đến suy nghĩ, hành vi tiêu cực (132 sinh viên):
Sinh viên sẽ rất dễ bị ảnh hưởng khi hằng ngày bên cạnh luôn có điện thoại di động, máy nghe
nhạc, iPad, máy tính,.. Một số thường bắt chước những trò chơi nguy hiểm, thậm chí là mạo
hiểm, đe dọa đến tính mạng của chính mình như “thử thách Momo”, “thử thách Cá voi xanh”.
Thời gian qua, trên mạng xã hội xảy ra không ít vụ việc nổi cộm như clip học sinh đánh nhau,
chửi bậy… Không chỉ vậy, vì mạng xã hội là môi trường toàn cầu nên có không ít vụ việc kinh
hoàng với cảnh xả súng giết người được đối thủ phạm tội phát trực tiếp (livestream), những
trào lưu xấu được lan truyền rất nhanh gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của nhiều
người trẻ.

+ Làm ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe (béo phì, cận thị,...); (119 sinh viên): Khi
chúng ta sử dụng quá nhiều các thiết bị điện tử dễ hiểu rằng bản thân sẽ trở nên ít vận động
hơn, ngồi sai tư thế trong nhiều giờ. Đó là lý do tại sao “Tỷ lệ suy dinh dưỡng hiện nay của
học sinh TP HCM đã xuống thấp và có xu hướng giảm, song béo phì và tật khúc xạ lại ở
mức cao” (Theo báo: Người lao động)

+ Làm lãng phí thời gian cho các hoạt động khác (52 sinh viên): Mặc dù có số tần suất thấp
hơn so với các ảnh hưởng khác, nhưng đây cũng được ghi nhận là một tác động tiêu cực rất
xác đáng của các thiết bị điện tử đến giới trẻ hiện nay. Thay vì chúng ta dành quá nhiều thời
gian cho các thiết bị điện tử, tại sao không đọc một quyển sách hay, dành 1 giờ để chạy bộ, đi
dạo 1 vòng công viên hay đơn giản là thưởng cho đôi mắt vài giờ nghỉ ngơi….

+ Trường hợp khác (6 sinh viên): Với một số lượng nhỏ tần suất, không có thông tin cụ thể
về trường hợp này. Tuy nhiên, có thể giả định rằng đây là những ảnh hưởng đặc biệt hoặc
không phổ biến mà không nằm trong các danh mục đã được liệt kê. Trường hợp này có thể đề
cập đến các tác động khác nhau hoặc biểu hiện cá nhân độc đáo của mỗi người trẻ.

Page | 41
Tổng quan, các thiết bị điện tử hay công nghệ đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống,
sức khỏe, tinh thần, tình cảm của giới trẻ. Bên cạnh những lợi ích vô cùng đáng được ghi nhận
thì vẫn còn tồn tại rất nhiều những ảnh hưởng tiêu cực, tác động xấu đến giới trẻ hiện nay.

Câu 15: Khi bạn cảm thấy mệt mỏi hay stress, bạn sẽ chăm sóc sức khỏe tinh thần của
mình theo cách nào?

Bảng 15: Bảng tần số thể hiện hành vi giới trẻ sẽ làm khi mệt mỏi hay stress.

Khi bạn cảm thấy mệt mỏi hay stress, bạn sẽ Tần suất
Tần
chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình theo cách Tần số phần
suất
nào? trăm

Tâm sự với người bạn cảm thấy đáng tin cậy


110 0,2 20,4%
(gia đình, bạn bè, người thân,...)

Hoạt động thể chất nhẹ như: đi dạo, chơi thể thao,
98 0,18 18,2%
tập thể dục, ngắm cảnh...

Nghỉ ngơi (ngủ đủ giấc, ngồi thiền,...) 135 0,25 25%

Làm những gì bạn thích


86 0,16 16%
(chơi game, nghe nhạc, đi du lịch, mua sắm,...)

Tự trò chuyện với bản thân, cười nhiều hơn,... 75 0,14 13,9%

Chấp nhận stress như là một điều mà ai


35 0,07 6,5%
cũng phải đối mặt trong cuộc sống

Tổng 539 1,00 100%

Hình 15: Biểu đồ thể hiện các hoạt động giới trẻ làm khi mệt mỏi, stress.

Page | 42
Nhận xét: Khi cảm thấy mệt mỏi hay stress, thì phản ứng đầu tiên của hầu hết các bạn trẻ là
nghỉ ngơi, là dành cho mình nhiều giờ để có một giấc ngủ thật thư giãn, thoải mái bởi lẻ thiếu
ngủ hay ngủ sai múi giờ cũng là 1 nguyên nhân gây ra cảm giác mệt mỏi hay stress. Đặc biệt, ở
giới trẻ hiện nay tình trạng thiếu ngủ và ngủ sai múi giờ xảy ra rất phổ biến. Ngày 25/11/2023
vừa qua, VTV đã có phóng sự ghi nhận rất rõ về hiện trạng “Giới trẻ sống về đêm”. Điều này
được chứng minh qua con số có khoảng 25% sinh viên đã lựa chọn nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt
mỏi hay stress. Bên cạnh đó, sự mệt mỏi và stress không chỉ đến từ giấc ngủ mà còn tự áp lực
trong học tập, áp lực trong cuộc sống,... mà mỗi sinh viên đã gặp phải. Để giải tỏa được vấn đề
ấy, thì cách tốt nhất là giải phóng suy nghĩ, là chia sẻ ra những nỗi lo, nỗi bận tâm, trăn trở,
khó khăn của bản thân mình với những người đáng tin cậy mà 20,4% số sinh viên đã lựa chọn.
Thay vì chia sẻ ra bên ngoài thì một số khác lại chọn tự chữa lành, tự tìm niềm vui cho chính
mình; trong đó có 18,2% lựa chọn tham gia một số hoạt động thể chất nhẹ như đi dạo, chơi thể
thao,..., 16% lựa chọn làm những việc bản thân yêu thích và 13,9% lựa chọn dùng thời gian để
tự trò chuyện với chính mình, để hiểu rõ bản thân hơn, cười nhiều hơn. Ở một khía cạnh đặc
biệt, khi gặp những mệt mỏi hay stress sinh viên lại không có những hành động để phản kháng
hay hướng bản thân đến những điều tích cực hơn mà chấp nhận đối diện với nó như một điều
mà ai cũng cần gặp phải trong cuộc sống. Đó là một góc nhìn, một khía cạnh thật đặc biệt mà
6,5% số sinh viên đã lựa chọn. Khi cảm thấy mệt mỏi hay stress mỗi người sẽ có những hành
động, suy nghĩ khác nhau về vấn đề dựa trên nhiều khía cạnh, tình huống. Dù lựa chọn là gì thì
sinh viên cũng đã và đang có nhận thức đúng đắn về việc phải hướng bản thân đến những điều
tích cực hơn, phải biết quý trọng bản thân mình. Dù là chia sẻ ra những nội tâm hay tự chữa
lành chính mình thì đó đều là những việc làm vô cùng ý nghĩa giúp giới trẻ nói riêng và mọi
người nói chung cùng vượt qua hay giảm bớt đi những mệt mỏi, stress trong cuộc sống để
hướng đến những giá trị tốt đẹp hơn, cống hiến cho cộng đồng, không ngừng yêu thương và
chia sẻ.

Câu 16: Bạn có tin rằng khi thực hiện các lựa chọn nêu ở câu trên có giúp cải thiện được
sức khoẻ tinh thần không?

Bảng 16: Bảng tần số thể hiện sự đồng ý về phương pháp cải thiện sức khỏe tinh thần của
sinh viên tham gia khảo sát.

Bạn có tin rằng khi thực


hiện các lựa chọn nêu ở câu
trên có giúp cải thiện được Tần số Tần suất Tần suất phần trăm (%)
sức khoẻ tinh thần không?

Có 170 0,85 85%

Không 30 0,15 15%

Tổng 200 1,00 100%

Page | 43
Hình 16: Biểu đồ thể hiện phần trăm số lượng sinh viên cho rằng những biện pháp nêu
trên có hoặc không có hiệu quả.

Nhận xét: Từ dữ liệu trên, ta có thể thấy, những hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần như
tâm sự với người đáng tin cậy; hoạt động thể chất nhẹ như: (đi dạo, chơi thể thao, tập thể dục,
ngắm cảnh); nghỉ ngơi (ngủ đủ giấc, ngồi thiền); làm những điều bạn thích (chơi game, nghe
nhạc, đi du lịch); tự trò chuyện với bản thân, cười nhiều hơn hay chấp nhận stress như một
điều mà ai cũng đối mặt trong cuộc sống có thể làm giảm căng thẳng, áp lực cho giới trẻ trên
nền tảng công nghệ số. Phần lớn số người tham gia khảo sát (85%) cho rằng những biện pháp
nêu trên có thể cải thiện sức khỏe tinh thần. Điều này cho thấy rằng, vấn đề sức khỏe tinh thần
trong thời đại công nghệ số có thể giải quyết cũng như cải thiện tình trạng căng thẳng ở sinh
viên. Sinh viên đang khá quan tâm và nhận thức đúng đắn về những biện pháp để cải thiện sức
khỏe tinh thần của mình một cách hiệu quả nhất. Khi thực hiện những biện pháp trên nhằm
giảm mức độ stress, căng thẳng của giới trẻ để hướng tới một cuộc sống chất lượng hơn. Theo
báo cáo của bệnh viện Vinmec một số nghiên cứu đã khám phá ra rằng những người mang một
tình trạng sức khỏe tâm lý tốt hơn thường sẽ có cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài hơn. Với
những người này cũng sẽ có xu hướng trải nghiệm một cuộc sống có chất lượng hơn. Khi tâm
lý tốt cũng đi kèm với việc sẽ ít bị vấp phải những vấn đề xã hội.

Bên cạnh đó, một số người tham gia khảo sát cho rằng những biện pháp nêu trên không thể
giúp họ giải quyết những áp lực, stress trong thời đại công nghệ số. Điều này không có nghĩa
là họ chưa từng thử các biện pháp được nêu trên mà có thể những biện pháp này không thật sự
phù hợp với bản thân họ hoặc do áp lực, mệt mỏi mà họ gặp phải quá lớn. Cũng có nhiều
nguyên nhân khác nhau nên mới dẫn đến kết quả có sự chênh lệch này, chẳng hạn như có
nhiều giải pháp khác hiệu quả hơn đối với họ. Trong một bài báo từng đưa tin rằng, có một số
bạn trẻ Trung Quốc phải dùng máy thở để giải tỏa áp lực và nhằm tăng sự tập trung cho công
việc cũng như học tập (Theo báo Vnexpress)

Dữ liệu thống kê này chỉ là một mẫu nhỏ của tổng số người stress, căng thẳng trên nền tảng
công nghệ số và nó không thể đại diện cho một cộng đồng. Nhưng nó cũng cho ta thấy cái nhìn

Page | 44
ban đầu về việc đưa ra ý kiến rằng những biện pháp trên có thể cải thiện tình trạng sức khoẻ
tinh thần của giới trẻ trong thời đại công nghệ số.

Câu 17: Việc dành thời gian để chăm sóc bản thân và kết nối cùng người thân, bạn bè mà
không sử dụng các thiết bị điện tử là quan trọng (1)

Bảng 17: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên với nhận định (1)

Việc dành thời gian để chăm sóc bản


thân và kết nối cùng người thân, Tần suất
Tần số Tần suất
bạn bè mà không sử dụng các thiết phần trăm (%)
bị điện tử là quan trọng.

1 6 0,03 3%

2 10 0,05 5%

3 47 0,235 23,5%

4 79 0,395 39,5%

5 58 0,29 29%

Tổng 200 1,00 100%

Nhận xét: Bảng số liệu trên cho thấy phần lớn sinh viên khá đồng tình với nhận định (1).Cụ
thể, có 29% sinh viên được khảo sát nói rằng họ hoàn toàn đồng ý và tới 39,5% sinh viên đồng
ý với nhận định trên. Chỉ một số ít sinh viên không đồng tình với nhận định (1) với 3% sinh
viên rất không đồng ý và 5% sinh viên không đồng ý. Ta thấy rằng, cùng với sự phát triển của
mạng xã hội và các thiết bị điện tử, đa số sinh viên đều dành một khoảng thời gian khá lớn
trong ngày để sử dụng thiết bị điện tử. Việc này làm quỹ thời gian để họ dành cho những hoạt
động khác như chăm sóc bản thân, trò chuyện trực tiếp cùng người thân, bạn bè hay tham gia
các hoạt động offline khác bị giới hạn. Việc dành quá nhiều thời gian để sử dụng các thiết
bị điện tử dù là để phục vụ các hoạt động quan trọng mang tính tích cực như học tập,
làm việc, kết bạn,… hay cho các hoạt động khác có tính ít tích cực hơn như chơi game,
sử dụng mạng xã hội đều có khả năng cao sẽ gây ra một số vấn đề cho sức khỏe thể chất
và sức khỏe tinh thần. Thay vào đó, chúng ta nên dành thời gian để chăm sóc bản thân, tập
thể dục, hít thở bầu không khí trong lành,… và trò chuyện cùng mọi người sẽ giúp chúng ta cải
thiện cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Có lẽ đó là lý do mà phần lớn sinh viên được khảo sát
đều khá đồng tình với nhận định nêu trên.

Câu 18: Chăm sóc “sức khỏe tinh thần" là vấn đề cần được quan tâm và chú trọng nhiều
hơn (2)

Bảng 18: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên với nhận định (2)

Page | 45
Chăm sóc sức khỏe tinh thần"
Tần suất
là vấn đề cần được quan tâm và Tần số Tần suất
phần trăm (%)
chú trọng nhiều hơn

1 8 0,04 4%

2 10 0.05 5%

3 32 0,16 16%

4 67 0,335 33,5%

5 83 0,415 41,5%

Tổng 200 1,00 100%

Nhận xét: Nhận định (2) là một nhận định mang tính tích cực, vì thế mà theo khảo sát, có tới
41,5% sinh viên trả lời rất đồng ý và 33,5% nói rằng họ đồng ý với nhận định này. Ngược lại,
chỉ có khoảng 4% sinh viên rất không đồng ý và 5% sinh viên không đồng ý, điều này có nghĩa
là đa số sinh viên có phản hồi tích cực với nhận định này. Mức độ đồng ý của sinh viên đã cho
thấy họ mong muốn việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cần được chính bản thân họ và nhiều
người quan tâm và chú trọng hơn.

Câu 19: Chúng ta cần thêm những dịch vụ tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần
cho sinh viên (3)

Bảng 19: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên với nhận định (3)

Chúng ta cần thêm những dịch


Tần suất
vụ tư vấn tâm lí, chăm sóc sức Tần số Tần suất
phần trăm (%)
khỏe tinh thần cho sinh viên

1 10 0,05 5

2 68 0,34 34

3 57 0,285 28,5

4 44 0,22 22

5 21 0,105 10,5

Tổng 200 1,00 100,00

Nhận xét: Ở nhận định (3), phần trăm sinh viên hoàn toàn đồng ý và đồng ý đã không còn
chiếm ưu thế và tỷ lệ lớn hơn như nhận định (1) và (2). Cụ thể, chỉ có 5% sinh viên hoàn toàn
Page | 46
không đồng ý với việc họ cần thêm những dịch vụ tư vấn tâm lí, chăm sóc sức khỏe tinh thần;
nhưng có tới 34% sinh viên bình chọn cho ‘Không đồng ý”, tức tổng có 39% số lượng sinh
viên được khảo sát không cần thêm những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần. Điều này có
thể tương đồng với số liệu được khảo sát ở câu 21 khi phần lớn mọi người đều bình chọn cho:
“Không, tôi không cần sự hỗ trợ tâm lý” và “Có suy nghĩ tìm kiếm hỗ trợ nhưng chưa thực
hiện’ khi được hỏi về nhu cầu tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lí của họ. Tuy vậy, theo số liệu đã khảo
sát ở nhận định này thì ta vẫn thấy được sự tích cực trong quan điểm của sinh viên về việc ý
thức tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần. Vì nếu tổng số bình chọn không đồng ý là 39% thì
tổng số bình chọn đồng ý là 32,5% (hoàn toàn đồng ý: 10,5% và đồng ý:22%). Số liệu của các
mức độ không thật sự chênh lệch quá nhiều.

Câu 20: Chúng ta nên đưa việc giáo dục sức khỏe tinh thần vào trường học như là một
môn học (4)

Bảng 20: Bảng tần số thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên với nhận định (4)

Chúng ta nên đưa việc giáo dục


Tần suất
sức khỏe tinh thần vào trường Tần số Tần suất
phần trăm (%)
học như là một môn học.

1 44 0,22 22

2 31 0,155 15,5

3 48 0,24 24

4 32 0,16 16

5 45 0,225 22,5

Tổng 200 1,00 100,00

Nhận xét: Ở nhận định này, ta thấy rằng sự tương quan giữa các số liệu đã có phần thay đổi
khi phần trăm số lượng sinh viên chọn “Hoàn toàn không đồng ý” hay “không đồng ý” và phần
trăm số liệu sinh viên chọn “Hoàn toàn đồng ý” và “Đồng ý” là gần gần giống nhau. Cụ thể,
mức độ sinh viên chọn hoàn toàn không đồng ý là 22% trong khi mức độ sinh viên chọn hoàn
toàn đồng ý là 22,5%; mức độ sinh viên chọn không đồng ý là 15,5% và mức độ sinh viên
chọn đồng ý là 16%. Điều này có thể xuất phát từ việc họ cho rằng chăm sóc, giáo dục sức
khỏe tinh thần là quan trọng với sinh viên nhưng để đưa nó thành một môn học là điều cần
phải cân nhắc nhiều. Với quan điểm của sinh viên không đồng ý đưa “sức khỏe tinh thần” trở
thành một môn học, có thể họ đánh giá điều này là không cần thiết vì chúng ta đã có những
dịch vụ và những khóa học chuyên sâu khác bên ngoài nhà trường. Việc đưa “sức khỏe tinh
thần” vào trường học như một môn học sẽ làm sinh viên mất đi thời gian để học các môn học
khác, điều này có thể không cần thiết. Ngược lại, về phía quan điểm của sinh viên đồng tình và
rất đồng tình với nhận định, có thể họ cảm thấy được học kĩ càng về những vấn đề liên quan
tới chăm sóc sức khỏe tinh thần sẽ giúp họ ứng phó với một số căn bệnh về tâm lý, và điều này
Page | 47
có thể đặc biệt quan trọng với độ tuổi sinh viên vì đây là độ tuổi hầu như rất khó cân bằng thời
gian cho các hoạt động, dễ chịu nhiều áp lực trong khi ít cơ hội chia sẻ với người thân. Thêm
vào đó, ở một số trường đại học, môn tâm lý học (tâm lý - một khía cạnh quan trọng của sức
khỏe tinh thần) đã được đưa vào giảng dạy, nên việc “sức khỏe tinh thần” trở thành một môn
học ở nhà trường là hoàn toàn phù hợp. Với những lý do riêng của từng sinh viên, có lẽ quan
điểm “Chúng ta nên đưa việc giáo dục sức khỏe tinh thần vào trường học như là một môn
học” cần được xem xét và cân nhắc nhiều nếu chúng ta muốn đưa việc giáo dục “sức khỏe tinh
thần” vào trường học.

Ta có biểu đồ tổng hợp như sau:

Hình 17: Biểu đồ thể hiện ý kiến của sinh viên với các nhận định (1), (2), (3), (4)

Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý

Mức 2: Không đồng ý

Mức 3: Bình thường

Mức 4: Đồng ý

Mức 5: Hoàn toàn đồng ý

Nhận xét: Chúng ta có thể thấy được rằng những nhận định mang tính tích cực được sinh viên
ủng hộ khá nhiều bằng cách bình chọn “hoàn toàn đồng ý” và “đồng ý”, ta thấy điều này rất rõ
ràng ở nhận định (1), (2). Ở nhận định (3), số liệu có phần thay đổi khi tỷ lệ sinh viên không
đồng ý với việc cần thêm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần chiếm tỷ lệ cao nhưng mức
độ chênh lệch không quá nhiều so với tỷ lệ sinh viên đồng ý, điều này có thể xuất phát từ
nguyên nhân sinh viên còn ngại chia sẻ vấn đề tâm lý của mình với người khác như chúng tôi
đã bàn luận ở câu 21. Việc phần lớn sinh viên ý thức được rằng họ nên cắt giảm bớt thời gian
Page | 48
sử dụng các thiết bị điện tử để tìm đến những hoạt động khác tích cực hơn (nhận định (1)) và
nên quan tâm, bổ sung thêm các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe tinh thần (nhận định (2) và
một phần ít hơn ở nhận định (3)) chứng tỏ việc sinh viên ý thức được tầm quan trọng của chăm
sóc sức khỏe tinh thần với bản thân họ. Quả thật, sinh viên là độ tuổi mà chúng ta khá bận rộn
và phải đối diện với nhiều loại áp lực, những áp lực có thể kể đến như áp lực đồng trang lứa,
phải tốt nghiệp đúng hạn và phải đạt mục tiêu bằng giỏi hay khá, phải tham gia câu lạc bộ, đi
thực tập để có kinh nghiệm, phải học ngoại ngữ và những kỹ năng sống khác, sinh viên không
quá khá giả phải đi làm thêm để trang trải cuộc sống,.... Trong khi, hầu hết sinh viên học đại
học ở những tỉnh thành xa nhà, trong môi trường phần lớn là bạn bè mới nên việc chia sẻ
những áp lực cho người thân, bạn bè bị giới hạn. Những áp lực dồn nén lâu ngày có thể hình
thành những bệnh tâm lý mà chính bạn sinh viên đó cũng có thể không phát hiện ra. Trong bài
viết đăng trên báo Dân Trí với tiêu đề: “Gen Z: Tỉ lệ rối loạn tâm lý stress, trầm cảm... ngày
càng tăng”, bạn Trần Khánh Vi (sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP
HCM) đã chia sẻ: "Em cũng từng bị stress dài ngày. Lúc đó, từ gia đình, bạn bè tới
chuyện tình cảm của em đều xảy ra xích mích, có chuyện xấu xảy ra khiến cho cuộc sống
của em bị hỗn loạn và chính bản thân em không tìm ra một lối giải thoát cho mình và có
những suy nghĩ tiêu cực, muốn từ bỏ cuộc đời mình nhưng em đã cố gắng vượt qua nó.
Rồi em nhận ra rằng việc stress lâu ngày như thế không chỉ ảnh hưởng tới đời sống tinh
thần của em mà ngay chính cơ thể của em cũng bị ảnh hưởng: Sau đó, em có đi khám và
phát hiện bản thân bị Basedow do stress lâu dài.” Có lẽ chính những áp lực và thực trạng
sinh viên mắc bệnh tâm lý ngày càng tăng như trên đã khiến các bạn được khảo sát khá đồng
tình với các nhận định đề ra các giải pháp và khẳng định tầm quan trọng của chăm sóc “sức
khỏe tinh thần”. Về quan điểm: Chúng ta nên đưa việc giáo dục sức khỏe tinh thần vào trường
học như là một môn học (4), cũng là một giải pháp mà bài khảo sát nhóm chúng tôi muốn đề
xuất để lấy ý kiến của mọi người. Tuy nhiên, quan điểm này đã nhận được sự đồng ý và không
đồng ý với tỷ lệ gần giống nhau. Lý giải cho điều này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân
mà chúng tôi đã kể ra ở mục nhận xét của nhận định (4). Nhìn chung, dù không nên hay nên
đưa việc giáo dục “sức khỏe tinh thần” vào trường như một môn học thì tất cả chúng ta, đặc
biệt là sinh viên cũng nên tự tìm hiểu và trang bị cho bản thân những kiến thức về sức khỏe
tinh thần, hình thành những thói quen lành mạnh và hạn chế việc lệ thuộc vào các thiết bị điện
tử để có một đời sống chất lượng, ý nghĩa nhất.

Câu 21: Bạn đã tìm kiếm hoặc nhận được sự hỗ trợ tâm lý từ các nguồn bên ngoài (như
tư vấn tâm lý hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ) trong thời gian gần đây không?

Bảng 21: Bảng tần số thể hiện nhu cầu tư vấn tâm lý của sinh viên tham gia khảo sát.

Tần suất
Tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý Tần Số Tần suất phần trăm
(%)

Không, tôi không cần sự hỗ trợ tâm lý 82 0,41 41%


Page | 49
Có suy nghĩ tìm kiếm hỗ trợ nhưng chưa
72 0,36 36%
thực hiện

Tôi đã tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý 34 0,17 17%

Tôi đã nhận được sự giúp đỡ và cảm


12 0,06 6%
thấy tốt hơn

Tổng 200 1,00 100%

Hình 18: Biểu đồ thể hiện phần trăm số lượng sinh viên tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý.

Nhận xét: Tại hội thảo online “Có lẽ bạn bạn nên gặp “bác sĩ tâm lý”, TS Nguyễn Thị Mai
Hương (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) và BS Trịnh Thị Vân Anh (Viện Sức khỏe tâm thần
Quốc gia) cho hay, theo WHO, tính trên toàn cầu, cứ 4 người thì có 1 người gặp vấn đề về sức
khỏe tâm thần. Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc, khoảng 8 - 29% trẻ em
đang trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Ước tính
Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần (Theo
báo UBND tỉnh Cà Mau). Vấn đề, độ tuổi thanh thiếu niên gặp phải những vấn đề về tâm lý
đang trở nên là một thực trạng đáng lo ngại trong xã hội ngày nay. Thời kỳ công nghệ số đang
Page | 50
phát triển một cách mạnh mẽ, nhưng nó cũng mang đến nhiều hệ luỵ cho mọi người đặc biệt là
sinh viên. Tuy nhiên số người được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết chiếm số lượng rất nhỏ.
Qua khảo sát, chúng ta có thể thấy rằng:

+ Những người không cần đến sự hỗ trợ tâm lý chiếm gần một nửa số người khảo sát
(41%): Nhóm này có thể cho rằng tình trạng căng thẳng ở mức độ nhẹ, nằm trong tầm kiểm
soát, không ảnh hưởng đến các hoạt động khác của cuộc sống.

+ Những người có suy nghĩ tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý chiếm khoảng 36% số lượng người
khảo sát: Nhóm này thuộc tình trạng đang mắc phải các dấu hiệu bất ổn tinh thần nhưng chưa
thực hiện. Sẽ có nhiều nguyên nhân cho trường hợp này, chẳng hạn như xu hướng hay e ngại
của sinh viên khi mở lòng về vấn đề tâm lý với bác sĩ cũng như những người tư vấn hay việc
thiếu tự tin, lo ngại về sự bảo mật về thông tin cá nhân. Bên cạnh đó, khả năng tài chính, quyết
định chủ quan muốn tự điều trị hay vấn đề thời gian công việc cũng là một trong những trở
ngại khiến sinh viên vốn có suy nghĩ về việc hỗ trợ tâm lý nhưng chưa thực hiện.

+ Những người đã tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý chiếm tỉ lệ cũng khá ít trong bảng khảo sát
(17%): Nhóm này thuộc xếp vào nhóm người đã thực sự đi tìm kiếm tư vấn tâm lý ở các bệnh
viện, phòng khám để cải thiện tình trạng tâm thần của chính mình. Mặc dù chiếm tỉ số cũng
khá thấp nhưng đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng để các bạn trẻ có thể giảm bớt tình trạng
stress, rối loạn lo âu.

+ Những người đã tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý và cảm thấy tốt hơn chiếm tỉ lệ rất ít trong
toàn bộ những người tham gia cuộc khảo sát (6%): Nhóm người này đã tìm kiếm sự hỗ trợ tìm
kiếm tư vấn và trở nên tốt hơn nhưng lại chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Trong bài báo từ nguồn
“kienthuc.net” TS Mai Hương cho biết, mỗi cá nhân là một tế bào, một tiểu hệ thống… trong
xã hội. Khi SKTT của cá nhân không được chăm sóc kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến việc đóng
góp của cá nhân cho xã hội, nhất là về mặt năng suất lao động. Thậm chí, trong nhiều trường
hợp, việc này còn có thể gây hại cho xã hội. Vậy nên, việc cần có sự hỗ trợ từ các trung tâm y
tế là một điều rất cần thiết và hữu ích.

Page | 51
PHẦN E: ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN

I: Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần, hạn chế và khắc phục những vấn đề
do bệnh về tinh thần gây ra.
1. Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần.
a/ Chăm sóc sức khỏe thể chất.
Sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại
với nhau để quyết định sức khỏe của một người. Xây dựng một chế độ ăn uống, luyện tập và
nghỉ ngơi khoa học là một trong những cách tốt nhất để kiểm soát và lắng nghe “cảm xúc” của
bản thân. Cụ thể hơn, chúng ta nên ăn uống cân đối và đầy đủ chất, lưu ý đến vấn đề an toàn vệ
sinh thực phẩm và tránh lạm dụng các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như thức ăn nhanh,
thực phẩm chứa nhiều đường,...Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, điều độ cũng là một yếu tố đặc
biệt quan trọng. Và cuối cùng, sắp xếp thời gian dành cho nghỉ ngơi thư giãn để cân bằng lại
cuộc sống cá nhân, tập thói quen đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc khoảng 7 – 8 tiếng/ ngày để
cơ thể hồi phục năng lượng. Bạn có thể dành thời gian để giải trí và sử dụng các thiết bị điện tử
phục vụ cho sở thích, công việc của mình. Nhưng hãy đặc biệt lưu ý rằng đừng trở thành nô lệ
của chúng bởi vì điều ấy có thể đang bào mòn chính bạn mỗi ngày.
b/ Học cách chia sẻ và yêu thương bản thân mình.
Nếu bạn là một người biết yêu thương bản thân thì như một điều tất yếu, bạn sẽ biết bạn nên
làm những gì để tốt nhất cho bản thân mình. Khi bạn được làm những điều mình thích, có công
việc như ý, có một body mong muốn,... thì điều đó sẽ khiến bạn trở nên tự tin và có nhiều năng
lượng, niềm vui hơn mỗi ngày. Vậy nên, yêu thương bản thân, theo đuổi những sở thích chính
đáng và tích cực cũng là một chìa khóa quan trọng để cơ thể có thể khỏe mạnh từ trong ra
ngoài, và điều này đặc biệt có ý nghĩa để có một sức khỏe tinh thần tốt. Đối với những người
đang trong trạng thái bận rộn và có ít nhiều căng thẳng do công việc, học tập hay các mối quan
hệ tình cảm gây ra thì việc chia sẻ và thổ lộ là một điều khá quan trọng. Như trong phần nhận
xét của câu 19, 21, em có đưa ra một số lý giải vì sao vẫn có một bộ phận các bạn trẻ có xu
hướng không cần các hoạt động hỗ trợ tâm lý trong khi số liệu khảo sát ở câu 11 cho thấy rằng
số người có một ít căng thẳng, một chút căng thẳng, rất căng thẳng,... chiếm tới 92,5%. Một
trong những nguyên nhân phổ biến nhất đó là mọi người ngại chia sẻ và nói lên vấn đề mình
đang mắc phải hoặc không tìm được một người đáng tin cậy để thổ lộ, và chính điều ấy là một
trong những tác nhân nguy hại khiến căn bệnh trầm trọng hơn. Chia sẻ với những người xung
quanh mà bạn tin tưởng, nhờ sự hỗ trợ của các dịch vụ lắng nghe từ xã hội hoặc tìm đến bác sĩ
tâm lý sẽ là những giải pháp quan trọng để chúng ta kiểm soát tình trạng của chính mình.
2. Một số cách hạn chế và khắc phục những vấn đề do bệnh về tinh thần gây ra.
a/ Tuyên truyền, phổ cập kiến thức về chăm sóc sức khỏe tinh thần và tác động của công
nghệ số đến sức khỏe tinh thần.
Sức khỏe tinh thần là một khía cạnh quan trọng của đời sống nhưng không phải ai cũng thật
sự quan tâm đến vấn đề này và có một kiến thức nhất định để ứng phó trước những tác nhân
“gây bệnh” và làm bệnh trầm trọng hơn, mọi người thường có xu hướng chỉ quan tâm nhiều
đến sức khỏe thể chất của mình. Theo số liệu khảo sát của bài viết được đăng trên trang chủ
bệnh viện Buôn Ma Thuột, Việt Nam là 1 trong số nhiều quốc gia chưa thực sự hiểu và quan
Page | 52
tâm đến sức khỏe tinh thần: tỉ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp là 14,9% dân số – nghĩa
là có gần 15 triệu người, trong đó, vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em chiếm khoảng 12%,
tương đương với hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần; tỷ lệ trẻ vị
thành niên bị trầm cảm hơn 26% và trẻ cố gắng tự tử lên đến gần 6%. Chỉ khi con người ta biết
bản thân mình đang gặp những vấn đề gì và ý thức được vấn đề đó thật sự quan trọng như thế
nào thì con người ta mới có ý thức phòng ngừa, chữa bệnh kịp lúc. Vì vậy, nhà nước, xã hội và
gia đình cần quan tâm hơn về việc phổ biến, tuyên truyền kiến thức về chăm sóc sức khỏe tinh
thần đến mọi người như xây dựng nhiều hơn các tổ chức cộng đồng lắng nghe và chữa lành, tổ
chức các hoạt động thư giãn phù hợp theo độ tuổi, thêm kiến thức về sức khỏe tinh thần vào
chương trình giảng dạy,...
b/ Nâng cao kỷ luật tự giác, quản lý thời gian và kiểm soát cảm xúc cá nhân, đặc biệt là
đối tượng thanh thiếu niên.
Sự tự ý thức và kỷ luật là yếu tố quan trọng để chúng ta kiểm soát cảm xúc và hành động của
bản thân bởi khi con người ý thức được điều mình cần và thực sự tốt cho bản thân thì ta sẽ có
sự điều chỉnh và thích nghi phù hợp để đạt được mục đích. Do đó, chúng ta cần thật sự nghiêm
túc thực hiện những hoạt động, kế hoạch đã đặt ra như ăn đủ bữa, tập thể dục 15-30p mỗi
ngày, gọi cho người thân,... thay vì chăm chăm vào điện thoại hay laptop,... rồi vô thức tiếc
nuối hay tức giận khi đồng hồ đã dần đến điểm cuối của ngày mà mình vẫn chưa làm được
mục tiêu nào của ngày hôm đó. “Kỷ luật sẽ đưa bạn đến nơi mà động lực không làm
được”, hãy thật sự nghiêm túc nâng cao sức khỏe tinh thần bởi vì đó là nền tảng, nguồn cội
của sự hạnh phúc. Đặc biệt với lứa tuổi thanh thiếu niên, độ tuổi có nhiều sự biến động trong
tâm lý và chịu nhiều ảnh hưởng của công nghệ số, hãy thật sự trang bị cho mình những hành
trang kiến thức và sự vững vàng trước những thông tin tiêu cực và lời chỉ trích ác ý do mạng
xã hội tạo ra.
c/ Tích cực nâng cao vai trò của gia đình và trường học trong việc chăm sóc sức khỏe
tinh thần cho giới trẻ.
Gia đình và trường học là hai đối tượng tác động trực tiếp đến tình cảm, cảm xúc của trẻ em,
thanh-thiếu niên. Hiện nay, tỷ lệ học sinh “nghiện” mạng xã hội là rất lớn, vì vậy, giáo dục
cách trẻ em kiểm soát thời gian sử dụng và chọn lọc thông tin sử dụng ngay từ nhỏ là rất quan
trọng. Trước tiên, về phía gia đình, các bậc phụ huynh cần dành thời gian quan tâm và theo dõi
những vấn đề tinh thần của con cái, nắm bắt sự thay đổi tâm sinh lý của con em để có sự điều
chỉnh hành vi và dạy dỗ phù hợp. Về phía nhà trường, cần tổ chức nhiều các buổi ngoại khóa
tuyên truyền về việc sử dụng mạng xã hội như thế nào cho khoa học, phổ biến những kiến thức
chăm sóc sức khỏe cân bằng và đầy đủ. Đặc biệt quan trọng là bồi đắp cho học sinh kĩ năng
ứng xử, đối phó với các tình huống tiêu cực, cách làm tinh thần thoải mái ngay trong trường
học có áp lực,...
II. Kết luận.
Trong bối cảnh công nghệ số phát triển vượt bậc và con người ngày càng bận rộn hơn với
nhiều kỳ vọng cá nhân, vấn đề về chăm sóc sức khỏe tinh thần, đặc biệt cho độ tuổi sinh viên
càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi vì như chúng tôi đã khảo sát với mẫu ngẫu nhiên
đơn giản là 200 sinh viên trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, có thể thấy vấn đề sức khỏe tinh thần
đang diễn ra khá phức tạp và có xu hướng gia tăng theo chiều hướng tiêu cực ở sinh viên. Hay

Page | 53
nói cách khác, tỷ lệ sinh viên có các vấn đề về sức khỏe tinh thần, đặc biệt liên quan đến
nguyên nhân là các thiết bị điện tử hay các nguyên nhân khác - là tương đối cao. Vì vậy, bài
báo cáo cuối kỳ của nhóm chúng tôi với chủ đề: “Sức khỏe tinh thần của sinh viên trong
thời đại công nghệ số” được tạo ra với mong muốn giúp mọi người có thể chú tâm hơn trong
việc quan tâm đến sức khỏe tinh thần và có thể có cái nhìn toàn diện, chi tiết hơn về một số
nguyên nhân, cách thức chăm sóc sức khỏe tinh thần. Và không chỉ dừng lại ở độ tuổi sinh
viên, dù ở bất kỳ độ tuổi nào, sức khỏe tinh thần vẫn luôn là một vấn đề mà chúng ta phải đặc
biệt chú trọng. Người xưa từng nói “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là vì lẽ đó, hãy hình thành
những thói quen và vốn sống lành mạnh, biết yêu thương, chăm sóc bản thân để có một cơ thể
khỏe mạnh từ trong ra ngoài.

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho phép chúng em gửi lời cảm ơn đến cô Chu Nguyễn Mộng Ngọc - giảng viên
môn “Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh” đã đồng hành, hỗ trợ và đưa ra
những lời khuyên, những hướng giải quyết vấn đề một cách chi tiết và cụ thể để chúng tôi có
thể hoàn thành dự án lần này. Chúng em cảm ơn những lời nhận xét, những đóng góp của cô
đã giúp nhóm có những định hướng đúng đắn khi thực hiện nghiên cứu này.
Cảm ơn những anh chị, bạn bè trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã dành thời gian điền
form để nhóm chúng em có những số liệu để có thể phân tích và xử lý vấn đề.
Dự án nghiên cứu này trong quá trình hoàn thiện sẽ không thể tránh khỏi những sai sót về mặt
số liệu, sự không chỉn chu trong cách thức trình bày, chúng em rất mong nhận được những lời
nhận xét, góp ý từ phía cô. Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn!

Page | 54
PHỤ LỤC

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT:

Câu 1: Giới tính của bạn là gì?

- Nam ( 83 người – 41,5% )

- Nữ ( 117 người – 58,5% )

Câu 2: Bạn đang theo học nhóm ngành nào?

- Kỹ thuật ( 48 người – 24% )

- Kinh tế ( 56 người – 28% )

- Khoa học xã hội và nhân văn ( 47 người – 23,5% )

- Sức khỏe ( 49 người – 24,5% )

Câu 3: Bạn là sinh viên năm mấy?

- Năm 1 ( 57 người – 28,5% )

- Năm 2 ( 51 người – 25,5% )

- Năm 3 ( 43 người – 21,5% )

- Năm 4 ( 38 người – 19% )

- Năm 5 ( 7 người – 3,5% )

- Năm 6 ( 4 người – 2% )

Câu 4: Trung bình một ngày bạn ngủ bao nhiêu tiếng (kể cả thời gian chợp mắt trên xe
buýt,….)?

- 1 tiếng ( 0 người – 0% ) - 7 tiếng ( 24 người – 12% )

- 2 tiếng ( 3 người – 1,5% ) - 8 tiếng ( 43 người – 21,5% )

- 3 tiếng ( 5 người – 2,5% ) - 9 tiếng ( 15 người – 7,5% )

- 4 tiếng ( 18 người – 9% ) - 10 tiếng ( 11 người – 5,5% )

- 5 tiếng ( 25 người – 12,5% ) - 11 tiếng ( 7 người – 3,5% )

- 6 tiếng ( 48 người – 24% ) - 12 tiếng ( 1 người – 0,5% )

Câu 5: Bạn đánh giá như thế nào về chất lượng giấc ngủ trong thời gian gần đây?

- Tốt ( 113 người – 56,5% )

- Kém ( 87 người – 43,5% )


Page | 55
Câu 6: Bạn có thường tập thể dục hay không?

- Có ( 62 người – 31% )

- Không ( 138 người – 69% )

Câu 7: Một tuần bạn tập thể dục bao nhiêu lần?

- 1 lần ( 9 người – 6,5% ) - 8 lần ( 8 người – 5,7% )

- 2 lần ( 16 người – 11,5% ) - 9 lần ( 7 người – 5,0% )

- 3 lần ( 26 người – 18,8% ) - 10 lần ( 5 người – 3,6% )

- 4 lần ( 20 người – 14,4% ) - 11 lần ( 2 người – 1,4% )

- 5 lần ( 17 người – 12,3% ) - 12 lần ( 3 người – 2,1% )

- 6 lần ( 12 người – 8,6% ) - 13 lần ( 2 người – 1,4% )

- 7 lần ( 11 người – 7,9% ) - 14 lần ( 1 người – 0,7% )

Câu 8: Trung bình một ngày bạn sử dụng bao nhiêu ứng dụng mạng xã hội (Facebook,
Instagram, TikTok, Zalo, Youtube, ...)

- 0 ứng dụng ( 0 người – 0% ) - 6 ứng dụng ( 9 người – 4,5% )

- 1 ứng dụng ( 15 người – 7,5% ) - 7 ứng dụng ( 5 người – 2,5% )

- 2 ứng dụng ( 52 người – 26% ) - 8 ứng dụng ( 3 người – 1,5% )

- 3 ứng dụng ( 41 người – 20,5% ) - 9 ứng dụng ( 1 người – 0,5% )

- 4 ứng dụng ( 28 người – 14% ) - 10 ứng dụng ( 1 người – 0,5% )

- 5 ứng dụng ( 45 người – 22,5% )

Câu 9: Trung bình một ngày bạn sử dụng bao nhiêu tiếng để vào mạng xã hội?

- 1 tiếng ( 17 người – 8,5% ) - 8 tiếng ( 14 người – 7% )

- 2 tiếng ( 19 người – 9,5% ) - 9 tiếng ( 7 người – 3,5% )

- 3 tiếng ( 30 người – 15% ) - 10 tiếng ( 12 người – 6% )

- 4 tiếng ( 33 người – 16,5% ) - 11 tiếng ( 0 người – 0% )

- 5 tiếng ( 25 người – 12,5% ) - 12 tiếng ( 6 người – 3% )

- 6 tiếng ( 23 người – 11,5% ) - 13 tiếng ( 3 người – 1,5% )

- 7 tiếng ( 8 người – 4% ) - 14 tiếng ( 3 người – 1,5% )

Page | 56
Câu 10: Bạn thường sử dụng mạng xã hội nhằm mục đích gì? (Đánh giá theo mức độ sử
dụng từ 1 đến 5, với 1 là hầu như không và 5 là thường xuyên)

HỌC TẬP GIẢI TRÍ LIÊN LẠC TRAO ĐỔI

- Mức 1 ( 7 người – 4% ) - Mức 1 ( 2 người – 1% ) - Mức 1 ( 0 người – 0% )

- Mức 2 ( 18 người – 9% ) - Mức 2 ( 13 người – 6% ) - Mức 2 ( 5 người – 3% )

- Mức 3 ( 39 người – 19% ) - Mức 3 ( 27 người – 13% ) - Mức 3 ( 11 người – 5% )

- Mức 4 ( 79 người – 39% ) - Mức 4 ( 81 người – 41% ) - Mức 4 ( 82 người – 41% )

- Mức 5 ( 57 người – 29% ) - Mức 5 ( 77 người – 39% ) - Mức 5 ( 102 người – 51% )

CẬP NHẬT TIN TỨC CÔNG VIỆC MUA SẮM

- Mức 1 ( 14 người – 7% ) - Mức 1 ( 34 người – 17% ) - Mức 1 ( 27 người – 13% )

- Mức 2 ( 43 người – 21% ) - Mức 2 ( 71 người – 35% ) - Mức 2 ( 47 người – 24% )

- Mức 3 ( 78 người – 39% ) - Mức 3 ( 53 người – 27% ) - Mức 3 ( 62 người – 31% )

- Mức 4 ( 36 người – 18% ) - Mức 4 ( 31 người – 16% ) - Mức 4 ( 33 người – 17% )

- Mức 5 ( 29 người – 15% ) - Mức 5 ( 11 người – 5% ) - Mức 5 ( 31 người – 15% )

Câu 11: Trong tháng vừa qua, bạn có cảm thấy căng thẳng hay không?

- Rất ít căng thẳng ( 15 người – 7,5% )

- Có một chút căng thẳng ( 63 người – 31,5% )

- Có một số căng thẳng ( 61 người – 30,5% )

- Căng thẳng nhiều ( 38 người – 19% )

- Rất căng thẳng ( 23 người – 11,5% )

Câu 12: Trong tháng vừa qua, bạn đánh giá tình trạng tinh thần của mình trên mức độ
từ 1 đến 5, với 1 là rất tệ và 5 là rất tốt

- Mức 1 ( 16 người – 8% )

- Mức 2 ( 13 người – 6,5% )

- Mức 3 ( 79 người – 39,5% )

- Mức 4 ( 70 người – 35% )

Page | 57
- Mức 5 ( 22 người – 11% )

Câu 13: Theo bạn, những yếu tố trong công nghệ số góp phần vào việc làm tăng căng
thẳng và áp lực cho sinh viên

- Áp lực học tập trên nền tảng công nghệ số ( 148 người – 29,9% )

- Những thông tin tiêu cực chưa được kiểm chứng trên mạng xã hội ( 148 người – 32,2 % )

- Cảm giác bất an và cô đơn khi không có sự kết nối với mạng xã hội thông qua công nghệ
( 148 người – 20,2% )

- Sự khao khát được công nhận và sống theo trào lưu mà người khác đặt ra trên các trang mạng
xã hội ( 148 người – 17,7% )

Câu 14: Theo bạn, khi kết nối liên tục với các thiết bị điện tử có ảnh hưởng tiêu cực gì đến
giới trẻ?

- Quá thụ động, phụ thuộc nhiều vào các thiết bị điện tử như: điện thoại, laptop,...

( 148 người – 24,71% )

- Giảm khả năng giao tiếp, ảnh hưởng đến tình cảm, thiếu sự chia sẻ, thấu hiểu

( 142 người – 23,71% )

- Tiếp xúc với nhiều nội dung tiêu cực, dẫn đến suy nghĩ, hành vi tiêu cực

( 132 người – 22,04% )

- Làm ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe (béo phì, cận thị,...) ( 119 người – 19,87% )

- Làm lãng phí thời gian cho các hoạt động khác ( 5 người – 8,68 % )

- Khác ( 6 người – 1 % )

Câu 15: Khi bạn cảm thấy mệt mỏi hay stress, bạn sẽ chăm sóc sức khỏe tinh thần của
mình theo cách nào?

- Tâm sự với người bạn cảm thấy đáng tin cậy (gia đình, bạn bè, người thân,...)

( 110 người – 20,4% )

- Hoạt động thể chất nhẹ như: đi dạo, chơi thể thao, tập thể dục, ngắm cảnh...

( 98 người – 18,2% )

- Nghỉ ngơi (ngủ đủ giấc, ngồi thiền,...) ( 135 người – 25% )

- Làm những gì bạn thích (chơi game, nghe nhạc, đi du lịch, mua sắm,...) ( 86 người – 16% )

- Tự trò chuyện với bản thân, cười nhiều hơn,... ( 75 người – 13,9% )

- Chấp nhận stress như là một điều mà ai cũng phải đối mặt trong cuộc sống
Page | 58
( 35 người – 6,5% )

Câu 16: Bạn có tin rằng khi thực hiện cái lựa chọn nêu ở câu trên có giúp cải thiện được
sức khoẻ tinh thần không?

- Có ( 170 người – 85% )

- Không ( 30 người – 15% )

Câu 17: Việc dành thời gian để chăm sóc Câu 18: Chăm sóc “sức khỏe tinh thần" là
bản thân và kết nối cùng người thân, bạn vấn đề cần được quan tâm và chú trọng
bè mà không sử dụng các thiết bị điện tử nhiều hơn (2)
là quan trọng (1)
- Mức 1 ( 8 người – 4% )
- Mức 1 ( 6 người – 3% )
- Mức 2 ( 10 người – 5% )
- Mức 2 ( 10 người – 5% )
- Mức 3 ( 32 người – 16% )
- Mức 3 ( 47 người – 23,5% )
- Mức 4 ( 67 người – 33,5% )
- Mức 4 ( 79 người – 39,5% )
- Mức 5 ( 83 người – 41,5% )
- Mức 5 ( 58 người – 29% )

Câu 19: Chúng ta cần thêm những dịch vụ Câu 20: Chúng ta nên đưa việc giáo dục
tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần sức khỏe tinh thần vào trường học như là
cho sinh viên (3) một môn học (4)

- Mức 1 ( 10 người – 5% ) - Mức 1 ( 44 người – 22% )

- Mức 2 ( 68 người – 34% ) - Mức 2 ( 31 người – 15,5% )

- Mức 3 ( 57 người – 28,5% ) - Mức 3 ( 48 người – 24% )

- Mức 4 ( 44 người – 22% ) - Mức 4 ( 32 người – 16% )

- Mức 5 ( 21 người – 10,5% ) - Mức 5 ( 45 người – 22,5% )

Câu 21: Bạn đã tìm kiếm hoặc nhận được sự hỗ trợ tâm lý từ các nguồn bên ngoài (như
tư vấn tâm lý hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ) trong thời gian gần đây không?

- Không, tôi không cần sự hỗ trợ tâm lý ( 82 người – 41% )

- Có suy nghĩ tìm kiếm hỗ trợ nhưng chưa thực hiện ( 72 người – 36% )

- Tôi đã tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý ( 34 người – 17% )

- Tôi đã nhận được sự giúp đỡ và cảm thấy tốt hơn ( 12 người – 6% )

Page | 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. David R. ANDERSON & Cộng sự - Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh. NXB Kinh
tế Tp.HCM - 2019
2. “Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe tinh thần”. thanhnien.vn

https://thanhnien.vn/tap-the-duc-giup-nang-cao-suc-khoe-tinh-than-1851041827.htm?
fbclid=IwAR0-YshMwZnLvbpI7trTdwYqDbU1CvzSqJHc1bYmZEGSg2NR9aOvtEnlZn8

3. “Chỉ nên dành tối đa 1-2 giờ/ngày cho mạng xã hội”. vtv.vn:

https://vtv.vn/the-gioi/chi-nen-danh-toi-da-1-2-gio-ngay-cho-mang-xa-hoi-
20181126180436509.htm?fbclid=IwAR0ZHRH8Ggk2gDHRrJNOoeIXLYV0dKlFaFda2NC-
owaa3GYpdqtjweGo7_M#:~:text=VTV.vn%20%2D%20C%C3%A1c%20chuy%C3%AAn
%20gia,ng%C3%A0y%20cho%20m%E1%BA%A1ng%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i

4. “Chất lượng giấc ngủ quan trọng hơn số thời gian ngủ”. cafebiz.vn

https://cafebiz.vn/chat-luong-giac-ngu-quan-trong-hon-so-thoi-gian-ngu-
176220926135524942.chn?fbclid=IwAR08E68Ad1MGtXzlSEqnThHfAmWr_M32C6c-
UBnr97aUElifo8ZaH0L63YE

5. 'Giải độc' công nghệ, nên bắt đầu từ đâu? (Báo tuổi trẻ - 10/11/2021 08:20 GMT+7)

https://tuoitre.vn/giai-doc-cong-nghe-nen-bat-dau-tu-dau-20211109211009524.htm?
fbclid=IwAR3H-J7LK9P-e_QBGILMg0RIVeLTRRluhwtuoDtOjRun2XlazIVY9rcJYjY

6. “ Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử ảnh hưởng đến giấc ngủ” ( VTV Báo điện tử News -
10:17 ngày 08/08/2019)

https://vtv.vn/y-hoc-the-gioi/anh-sang-xanh-tu-thiet-bi-dien-tu-anh-huong-den-giac-ngu-
20190808101216794.htm?fbclid=IwAR1HSGhP4sajagMYfR1NyFbcis1HBxe-
RP6pGsvNXKPQgBzQOmrusQTv4Cw

7. “Người Việt lười tập thể dục nhất thế giới” (Báo VN express - Thứ tư, 13/12/2023)

https://vnexpress.net/nguoi-viet-luoi-tap-the-duc-nhat-the-gioi-3887015.html?
fbclid=IwAR0OUSsHxdSTiqY0d6nwgJAfENg6AR9zn7KCXVxsT8DK4ruajh9ZTdBumdQ

8. Ngủ bao lâu một ngày là tốt nhất cho sức khỏe? (VTV Sức khỏe - 12/08/2016)

https://vtv.vn/suc-khoe/ngu-bao-lau-mot-ngay-la-tot-nhat-cho-suc-khoe-
20160811151743012.htm?fbclid=IwAR2y6I9jWT-
dWAgInNHcfA6G79uwBXxXmffWXeW2t0iJE6V75DEnqZOOHv0#:~:text=Ch%C3%BAng
%20ta%20v%E1%BA%ABn%20bi%E1%BA%BFt%20r%E1%BA%B1ng,m%C3%A1i
%20cho%20m%E1%BB%99t%20ng%C3%A0y%20m%E1%BB%9Bi

Page | 60
9. “Microsoft: Việt Nam trong top 5 thế giới kém văn minh trên Internet” ( báo
Vietnamnet - Thứ tư, 13/12/2023)

https://vietnamnet.vn/microsoft-viet-nam-trong-top-5-the-gioi-kem-van-minh-tren-internet-
i40952.html?
fbclid=IwAR0D1clMB9UFtagMayKHoLct0lu8eZrIDitOvitF0XQNz9IEypvu3cbCauo

10. “Mạng xã hội Việt sống mòn” ( Đầu tư online – Diễn đàn đầu tư kinh doanh online;
Ngày 13 tháng 12 năm 2023, 20:18:21)

https://baodautu.vn/mang-xa-hoi-viet-song-mon-d177624.html?
fbclid=IwAR2r0zCOHtKFIuxeZUq9lei0Te92989S3tWyimMoG-oB57JypC-7ogDTpUw

11. “Xu hướng phát triển Internet Việt Nam 2023” ( VNETWORK - Cập Nhật Lần Cuối:
13/12/2023 )

https://www.vnetwork.vn/news/internet-viet-nam-2023-so-lieu-moi-nhat-va-xu-huong-phat-
trien/?fbclid=IwAR20qDdf3KxdCN0CSJJoSg0peneV4H8oHxIm7Ltz-
KxNy83gMg6IOe9WsMM

12. “Vì sao giới trẻ thích sống về đêm?” (VTV Báo điện tử NEWS - Thứ sáu, ngày
24/11/2023 13:17 GMT+7)

https://vtv.vn/xa-hoi/vi-sao-gioi-tre-thich-song-ve-dem-20231124120800946.htm?
fbclid=IwAR2orNn2gEHSceocACVzqmxh_H_QE4rp1KK4f952R_c6JDxzcwvpAJGxRFg

13. “Trừ điểm sinh viên dùng chat GPT làm bài luận” (VTV Báo điện tử NEWS - Thứ bảy,
ngày 18/11/2023 06:16 GMT+7)

https://vtv.vn/giao-duc/tru-diem-sinh-vien-dung-chat-gpt-lam-bai-luan-
20231118035316388.htm?fbclid=IwAR0CYZmyasP--xrr-
lVv4d9YU7zvIBtynFHAM8LostmrzibSVhFkuAf2yUk

14. “Dùng nhiều thiết bị điện tử, bệnh học đường gia tang” ( Người lao động)

https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/dung-nhieu-thiet-bi-dien-tu-benh-hoc-duong-gia-tang-
20210327211630911.htm?
fbclid=IwAR0ypgsdoETi_pHl4lTPTTf4Eu8TDvMbfYOmnwdEgFIRI5ycAkgTQJxb8Io

15. “Đáng lo rối loạn tâm thần trong học sinh, sinh viên” ( Báo nhân dân)

https://nhandan.vn/dang-lo-roi-loan-tam-than-trong-hoc-sinh-sinh-vien-post722003.html?
fbclid=IwAR0ypgsdoETi_pHl4lTPTTf4Eu8TDvMbfYOmnwdEgFIRI5ycAkgTQJxb8Io

16. “Sức khỏe tinh thần của sinh viên: Vấn đề đáng báo động và giải pháp” (09.11.2023)

Page | 61
https://lerustique.vn/blogs/cam-nang-suc-khoe/suc-khoe-tinh-than-cua-sinh-vien-van-de-dang-
bao-dong-va-giai-phap?fbclid=IwAR1Zx_-tCyo8gcIkaE_rFWtTVXVtRrXnTHfgNt-
2XlFh6THdoc5Dw-h8D-M

17. “Làm thế nào để cải thiện sức khỏe tinh thần?” (VINMEC international hospital – no
date)

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/lam-nao-de-cai-
thien-suc-khoe-tinh-than/?fbclid=IwAR0oKp8CtSwO7zu-ZlrVBYZsIYJyEs8TC2H-
uzqA0olTs_-JHU4Nl8P7vJI

18. “Nhiều người Việt gặp vấn đề sức khỏe tâm thần, nhưng ngại đi khám“ ( Tri thức và
cuộc sống” 11:14 13/07/2022)

https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhieu-nguoi-viet-gap-van-de-suc-khoe-tam-than-nhung-
ngai-di-kham-1723794.html?fbclid=IwAR0-wjF5jFw-Y9wL-
pR_kxZ3KgzQziqLICfV5Un1yakeF8hvdN28psfrrTQ

19. “Chú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần” (VINMEC international hospital– no date)

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/chu-y-cham-soc-
suc-khoe-tinh/?
fbclid=IwAR19r_VQ_IjqTIhLdURCsvnyVSRtzJJoku5HK2IVp9nSPhRIjA3ouRNUfB8

20. “Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Nền tảng hạnh phúc và thành công”

https://bvquan5.medinet.gov.vn/chuyen-muc/cham-soc-suc-khoe-tinh-than-nen-tang-hanh-
phuc-va-thanh-cong-cmobile16799-127686.aspx?fbclid=IwAR0XSyTq6VcRKlg9HMtMO-
1IIePoXEWPmtIVyUi6E-yLocsVA59PV8Bs8V4

21. “CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN-VẤN ĐỀ ĐÁNG LO THỜI ĐẠI SỐ” (Bệnh
viện đại học y dược Buôn Ma Thuột”

https://benhvienbmt.com/cham-soc-suc-khoe-tam-than-van-de-dang-lo-thoi-dai-so/?
fbclid=IwAR1qaJM1hPqoxbHvyqZAR9Ya8MOPshOVxnGoE9HFPxVE-
2GXxETe4KWmfZc

Page | 62

You might also like