You are on page 1of 4

Tên: Phạm Đắc Gia Phúc

Trường: THCS Quang Trung


Bài Làm :
“Quê hương là gì hở mẹ ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ ?
Ai đi xa cũng nhớ nhiều...”
Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã diễn tả tình yêu quê hương qua những hình ảnh
đơn sơ, mộc mạc . Đúng thật là như vậy , ai trong chúng ta cũng đều được sinh ra
và lớn lên trên mảnh đất quê hương , đó là nơi ta được che chở , yêu thương .
Nếu như đối với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt , còn đối với Tế
Hanh quê hương là cái mùi nộng mặn, thì đối với nhà văn Kim Lân quê hương là
điều đáng để tự hào. Điều đó được thể hiện rõ rệt qua truyện ngắn Làng , được
sáng tác vào năm 1948, trong cuộc kháng chiến chống Pháp gay go, ác liệt .
Nhà thơ Kim Lân đã tạc vào dòng chảy thời gian một bức tượng đài về người
nông dân với tình yêu làng quê da diết, được thể hiện qua nhân vật ông Hai là
nhân vật chính của truyện. Ông Hai rất yêu cái làng Chợ Dầu của mình .Ông
thường hay khoe về vẻ đẹp trù phú của làng .Khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổi
dậy, ông đành phải rời bỏ làng để đi tản cư, ông vô cùng buồn khổ .
Dõi theo truyện ngắn Làng, ta thấy được ông Hai là người nông dân nghèo
với một tình yêu làng tha thiết đã hòa quyện và thống nhất với tình yêu cách
mạng , tình yêu đất nước. Giống như nhà văn Ê-Ren-bua đã từng viết : “Lòng yêu
nhà , yêu làng xóm , yêu miền quê đã trở nên tình yêu Tổ quốc” . Tình cảm ấy
trong ông đã được tác giả tái hiện lại môt cách sinh động qua tâm trạng của chính
ông . Ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu Việt gian theo tây : “Cổ ông lão nghẹn ẳng
hẳn lại ,da mặt tê rân rân.Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được.” Khi
nghe được tin ấy người ông như chết đứng , là người làng Chợ Dầu ông cảm thấy
vô cùng nhục nhã trước cái tin ấy . Từ khi tin đồn càng lan xa những người xung
quanh xua đuổi gia đình ông, khiến cho gia đình ông ngày càng thêm buồn
tủi .Ông Hai thì suốt ngày bần thần ngồi lặng trên góc giường : “ Bao nhiêu cái suy
nghĩ đen tối, ghê gợn, nối tiếp bời bời trong đầu óc ông lão.Biết đem nhau đi đâu
bây giờ ? Biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi bây giờ ?...”.
Nếu như lúc trước ông tự hào về làng Chợ Dầu bao nhiêu thì ngay lúc này
ông căm ghét cái làng ấy bấy nhiêu . Ông đã từng nghĩ “Hay là quay về làng ?...”
bởi vì chẳng còn nơi nào để đi cả, ông đã vô cùng đau xót , vật lộn với nội tâm
giữa tình yêu làng và tình yêu nước : “Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão
phản đối ngay . Về làm gì cái làng ấy nữa . Chúng nó theo Tây cả rồi. Về tức là từ
bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ …” . Và rồi tình yêu nước trong ông đã chiến thắng tình
yêu làng . Vì quá yêu nước, yêu cách mạng ông đã đau đớn quyết định không trở
về làng . Ông đã biết hi sinh cái tình cảm riêng của mình cho một tình yêu chung
cao đẹp . Đây cũng chính là một điều vô cùng mới mẻ mà người nông dân sau
Cách mạng tháng Tám họ đã nhận thức được .
Sau khi đã quyết định từ bỏ làng, “Nước mắt ông lão giàn ra” . Đó là những
giọt nước mắt tủi nhục, khổ đau của một tấm lòng sống chung thủy và yêu
thương làng , xem làng như máu thịt ruột ra vậy.Những giọt nước mắt thể hiện sự
uất ức , mất đi niềm tin bấy lâu nay . Qua hình ảnh đó, làm cho ta nhớ đến hình
ảnh cũng là những giọt nước mắt của người đàn ông già - Lão Hạt . Trong câu
chuyện, ông cũng đã khóc vì ông đã bán đi con chó , là kỉ vật mà cậu con trai đi
đồn điền cao su gửi lại , đó là một vật mà ông vô cũng gắn bó và là một đối tượng
cụ thể . Nhưng ông Hai thì khác ông đã khóc vì một điều không hữu hình , ông
khóc vì mất đi danh dự , lòng tự trọng , mất đi niềm tin, và tình yêu vô cùng sâu
nặng với làng .
Truyện ngắn được sử dụng bằng ngôn ngữ tự nhiên , mộc mạc , làm cho
người đọc dễ dàng yêu thích.Bằng cách miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật, ngôn
ngữ độc thoại nội tâm . Và cũng là lý do khiến cho câu chuyện trở nên nổi tiếng và
hấp dẫn đến ngày hôm nay .
Nếu lòng yêu nước của ông Hai được thể hiện ở việc nghe theo cách mạng
rời khỏi làng đi tản cư thì người nông dân trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu ,
với lòng yêu nước đó lại được thể ở thái độ dứt khoát rời khỏi làng để đi chiến
đấu bảo vệ quê hương . Đồng chí được sáng tác vào năm 1948 cũng trong thời kì
kháng chiến chống Pháp gay go , ác liệt.
Bởi vì cùng xuất thân từ giai cấp nông dân nghèo khổ, cùng chung nhau một
lòng yêu nước tha thiết , cùng nhau trải qua bao nhiêu là gian khổ nơi chiến
trường ác liệt . Những người lính họ đã dần trở nên thân thiết hơn , họ đã có thể
bày tỏ cho nhau nghe về những nỗi lòng thầm sâu của mình : Dù là một lòng
quyết chí ra đi để cứu lấy non sông nhưng trong lòng của mỗi người lính vẫn
mang nặng một mối tình quê da diết:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà Không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính.”
Trước khi bước chân vào đời lính họ là những người lao động chính trong gia đình
họ gánh vác và là điểm tựa cho những người thân. Nay đã một lòng quyết chí ra đi
họ đành bỏ lại , gác lại mọi chuyện ở hậu phương cho những người thân yêu :
ruộng nương thì gửi bạn thân cày , gian nhà tranh cũ kỹ thì cứ mặc kệ cho giá lung
lay . Cụm từ “mặc kệ” ở đây đã thể hiện một điều các anh đã bo lại tất cả , gác lại
mọi chuyện riêng tư của mình mà một lòng quyết cứu lấy đất nước . Có lẽ các anh
cũng đã nhận thức được một điều cứu nước như cứu nhà . Chỉ khi nào đất nước
được độc lập , tự do thì gia đình của các anh mới được ấm no ,hạnh phúc . Ở đây
hai từ “mặc kệ” còn làm cho ta thấy được một vẻ hào hùng, dứt khoát , mạnh mẽ
quyếtchí ra đi đánh giặc của những người . Khiến cho ta nhớ đến hình ảnh người
lính trong bài thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm :
“Người đi ? Ừ nhỉ, người đi thật
Mẹ !thà coi như chiếc lá bay
Chị !thà coi như hạt bụi
Em! thà coi như hơi rượu say.”
Thế nhưng, dù miệng nói là mặc kệ nhưng trong lòng của mỗi người lính vẫn luôn
bâng khuân và lưu luyến về một mối tình quê . Nghệ thuật nhân hóa hình ảnh :
“Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính” càng thể hiện sâu nặng thêm về mối tình
tha thiết ấy . Hình ảnh giếng nước, gốc đa vẫn ngày đêm dõi theo bóng anh trai
cày ra lính hay là người ở chiến khu vẫn ngày đêm ôm ấp về mối tình . Là hậu
phương nhớ nơi tiền tuyến hay là người chốn tiền tuyến nhớ về nơi hậu phương .
Chỉ có ngày đêm mãi thẫn thờ nhớ về quê hương thì những người lính ấy mới cảm
nhận được gian nhà không, gió cứ mãi lung lay . Phải chăng, chính thứ tình cảm
sâu nặng ấy đã càng khiến cho người chiến sĩ như tiếp thêm ngọn lửa để phấn
đấu vượt qua kẻ thù .
Với lời thơ mộc mạc , tả thực , hình ảnh thơ giàu ý nghĩa, đã tạo nên giá trị
đặc sắc cho bài thơ. Ca ngợi tình cảm đồng chí keo sơn cao đẹp của các anh bộ
đội cụ Hồ .
Tuy khác nhau về thể loại “Làng” là truyện ngắn còn “Đồng Chí” là thơ ,
phong cách nghệ thuật của hai tác phẩm cũng khác nhau .Nhưng cả hai tác phẩm
thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của người nông dân trong thời kì kháng chiến
chống Pháp . Dù là người nông dân rời làng đi tản cư hay người lính rời bỏ quê
hương để đi chiến đấu , họ đều có điểm chung là vì ngĩa lớn mà từ bỏ đi tình riêng
sâu nặng . Họ đặt tình nước cao lên tình yêu làng xóm, quê hương .
Cả hai tác phẩm cùng được viết trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp gay
go, ác liệt . Chúng đã cùng nói lên được tình yêu nước tha thiết , nói lên được
hiện thực cuộc sống gian khổ bị chiến tranh tàn phá nặng nề . Cả hai tác phẩm đã
hoàn thành xuất sắc sứ mệnh văn học sau cách mạng tháng Tám , đó là khắc họa
được các nhân vật trung tâm của thời đại là người lính và người nông dân yêu
nước . sau khi khép lại trang sách , chúng ta lại luôn cảm thấy tự hòa về chiến tích
của nhân dân ta , khiến cho ta muốn cống hiến nhiều thêm,câu thơ của Xuân Diệu
:
“Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi bờ sông
Đến khi tột cùng là dòng huyết chảy”

You might also like