You are on page 1of 3

III.Gía trị của tục ngữ trong đời sống xưa và nay.

 Đời sống xưa:


-Những câu tục ngữ được ông cha ta lưu truyền và sáng tạo đến ngày nay. Sở dĩ người
xưa tục ngữ làm vũ khí sáng tác mang tính giáo dục vì:
+Tục ngữ ngắn gọn, dễ nhớ, dễ sáng tác, dễ truyền miệng
+có vần nhíp
+ Có nhạc điệu
-Tục ngữ là những king nghiệm sống có tính trí tuệ thiên về lý tính. Chính vì tính triết lí
và được đúc kết từ kinh nghiệm sống nên tục ngữ có giá trị to lớn trong xã hội ngày
xưa.Nó là hình thức để răng dạy con người, khuyên chúng ta phải biết sống có trước có
sau nhân nghĩa thủy chung.
-Đặc biệt hơn nữa với xã hội khoa học chưa phát triển thì những kinh nghiệm về thời tiết
quan trọng biết mấy đối với những người lao động nông nghiệp chủ yếu dựa vào thời tiết,
dựa vào tự nhiên.
-Như một món ăn tinh thần giúp những người lao động xua đi cái mệt mỏi trong công
việc của mình.
- Nó như là hồi chuông cảnh tỉnh, và nhắc nhở về lối sống đạo đức,nhân nghĩa để góp
phần hoàn thiện những vẻ đẹp về vật chất lẫn tinh thần, là kinh nghiệm đúc kết nên từ
thực tiễn cuộc sống nên sẽ mang lại một vụ mùa bội thu cho những người gắn liền với
con trâu, ruộng lúc,..
 Đời sống ngày nay:
-Những lời răn dạy ấy là những bài học quý giá, rất phong phú và đa dạng, nó như là một
chuẩn mực về lối sống và nhân cách con người Việt.
- Đó như là một cuốn sách giáo khoa có giá trị về luân lý và đạo đứa, vì đấy là cái nền để
tồi khi ta tiếp thu được những cái tư tưởng của thời đại mới, ta mới có thể vừa có được
những kinh nghiệm đúc kết từ xưa vừa có được những giá trị hiện đại.
-Những lời răn dạy này gần gũi với mọi mặt của cuộc sống con người từ gia đình đến xã
hội, đặc biệt là quan hệ giữa người với người.Những lời răn dạy này thường đậm sâu do
đã được kiểm nghiệm trải qua thời gian, thể hiện nhãn quan sáng suốt, nhìn xa trông
rộng, nêu ra được chân lí để mọi người vươn tới, thấy cái xấu phải tránh và cái tốt phải
theo.
- Xã hội ngày nay mặc dù những giá trị của tục ngữ có lẽ không còn như xưa nữa nhưng
nó đã ăn sâu vào máu vào xương của con người, nó như là một chuẩn mực đạo đứa mà
không thể nào có thể thay đổi được
- Tục ngữ là kho tàn vô giá mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ mai sau, những kinh
nghiệm đã được đúc kết và chọn lcok tinh tế bây giờ và sau vẫn thế vẫn một giá trị to lớn
không thể nào thay thế được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đinh Gia Khánh (2009), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam,
Vĩnh Phúc.
[2]. Nguyễn Thái Hòa (1997), Tục Ngữ Việt Nam cấu trúc và thi pháp, NXB Khoa học
xã hội.
. [5]. Từ điển thành ngữ và tục ngữ VN, Vũ Dung (chủ biên), NXB văn hoá thông tin.

[6]. Kho tàng tục ngữ người Việt (tập 2) - Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.

[7]. Giáo Trình Văn học dân gian - TS Lê Hồng Phong ( Đại học Đà Lạt ).

You might also like