You are on page 1of 40

Đề cương ôn tập – Sinh lí trẻ em

Lớp: Mầm non 22A


1. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TRONG BỤNG MẸ, SƠ SINH, TỈ LỆ CƠ THỂ TRẺ
EM, ĐỊNH KÌ THEO DÕI SỨC KHỎE CỦA TRẺ DƯỚI 12 THÁNG TUỔI
* Giai đoạn phát triển trong bụng mẹ:
- Thời kì này bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi đứa trẻ ra đời (khoảng 270-
280 ngày)
- Thời kì này có hai giai đoạn nhỏ:
+ Giai đoạn phát triển phôi thai (3 tháng đầu): là giai đoạn hình thành thai nhi
+ Giao đoạn phát triển nhau thai nhi (từ tháng thứ 4 đến khi sinh): thai nhi phát triển nhất
nhanh
+ Từ 4 – 6 tháng: thai nhi phát triển về chiều chài
+ Từ 7 – 9 tháng: thai nhi phát triển về cân nặng
- Đặc điểm chung của thời kì này:
+ Hình thành thai nhi và thai nhi phát triển rất nhanh
+ Sự dinh dưỡng của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào cơ thể mẹ
* Giai đoạn phát triển sơ sinh (từ lúc lọt long đến 1 tháng)
- Trẻ bắt đầu làm quen và thích nghi đối với môi trường sống ngoài tử cung; cơ thể trẻ rất
yêu, chức năng của tất cả các bộ phận đều chưa được hoàn chỉnh (nhất là hệ thần kinh).
- Chức năng hô hấp và tuần hoàn cũng thay đổi hẳn
- Bộ máy tiêu hóa bắt đầu làm việc
- Ngoài ra còn có hiện tượng: bong da, vàng da sinh lí, sụt cân, rốn khô và rụng,…
* Tỉ lệ cơ thể trẻ em:
- Trẻ sơ sinh được phân biệt với người lớn bằng chân tay ngắn, thân lớn và đầu to. Chẳng
hạn:
Ở trẻ sơ sinh chiều dài đầu = ¼ trọng lượng cơ thể
2 tuổi chiều dài đầu = 1/5 chiều dài cơ thể
6 tuổi chiều dài đầu = 1/6 chiều dài cơ thể
12 tuổi chiều dài đầu = 1/7 chiều dài cơ thể
Người lớn chiều dài đầu = 1/8 chiều dài cơ thể
- Có 2 thời kì khác nhau về tỉ lệ giữa chiều dài và chiều ngang của cơ thể: từ 4 – 6 tuổi, 6
– 15 tuổi và 15 – người lớn
* Định kì theo dõi sức khỏe của trẻ dưới 12 tháng tuổi: 1 tháng 1 lần
2. CƠ THỂ LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT
a. Sự thống nhất giữa đồng hoá và dị hoá
- Đồng hoá là quá trình xây dựng các chất phức tạp mới từ các chất lấy ở bên ngoài vào.
Kết quả tạo ra các hợp chất hóa học phức tạp từ đó tổng hợp nên các thành phần của cơ
thể sống và tạo ra năng lượng.
- Dị hoá là quá trình phân huỷ các chất phức tạp của nguyên sinh chất thành các chất đơn
giản. Kết quả là sự giải phóng ra năng lượng. Năng lượng này một mặt được dùng vào
quá trình đồng hoá, mặt khác dùng để thực hiện các quá trình sống trong các bộ phận của
cơ thể.
- Hai quá trình này luôn liên quan mật thiết với nhau, không thể tách rời nhau nhưng
đóng vai trò khác nhau trong từng giai đoạn phát triển của cơ thể. Khi cơ thể còn trẻ,
đồng hoá mạnh hơn dị hoá. Khi cơ thể đã già, dị hoá lại mạnh hơn đồng hoá.
b. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng
- Giữa chức năng và hình thái cấu tạo có mối liên hệ mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau.
Trong đó, chức năng giữ vai trò quyết định, vì nó trực tiếp liên hệ với quá trình trao đổi
chất.
c. Sự thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể
- Các cơ quan và các hệ cơ quan trong cơ thể luôn hoạt động phối hợp nhịp nhàng và
thống nhất với nhau, theo 3 hướng:
- Một bộ phận này ảnh hưởng đến các bộ phận khác, ví dụ: khi lao động, cơ làm việc, tim
đập nhanh hơn, nhịp thở gấp hơn.
- Trong từng cơ quan có sự phối hợp với nhau, ví dụ: tay co là do sự phối hợp giữa hai cơ
nhị đầu và tam đầu.
- Toàn bộ cơ thể ảnh hưởng đến một bộ phận, ví dụ: hiện tượng đói là ảnh hưởng của
toàn bộ cơ thể đến cơ quan tiêu hoá.
d. Sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường:
- Khi môi trường thay đổi, cơ thể cũng phải có những thay đổi bên trong, những phản ứng
cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường. Khả năng này được gọi là sự thích nghi. Ví
dụ: Lượng hồng cầu của người sống ở các vùng cao nhiều hơn so với người ở đồng bằng
vì ở trên độ cao thì không khí ít oxy hơn, khả năng kết hợp oxy của hồng cầu kém hơn.
Đây là loại thích nghi chậm.
3. QUY LUẬT HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO
a. Quy luật chuyển từ hung phấn sang ức chế
b. Quy luật tương tác giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ
c. Quy luật khuếch tán và tập trung của hung phấn và ức chế
d. Quy luật cảm ứng qua lại
e. Quy luật hoạt động có hệ thống của vỏ não
4. CẤU TẠO NORON, CÁC LOẠI NORON
* Cấu tạo noron: Mỗi 1 noron đều có màng bao bọc ở bên ngoài. Từ các noron nằm trong
não bộ và tủy sống có các trục đi ra ngoại biên gọi là các sợi thần kinh. Các sợi thần kinh
tập trung thành từng bó gọi là dây thần kinh. Một noron gồm:
- Thân tế bào: gồm có nguyên sinh chất và nhân làm nhiệm vụ nuôi dưỡng tế bào, dẫn
truyền hung phấn và giữ lại dấu vết của những luồng kích thích đã đi qua
- Các sợi: + Sợi trục (sợi dài) => chất trắng
+ Sợi nhánh (sợi ngắn) => chất xám
Tận cùng của các sợi trục phân nhánh để tiếp giáp với các cơ quan hay với các noron
khác
Nơi tiếp giáp của sợi trục gọi là cúc xinap
* Các loại noron:
- Noron hướng tâm (noron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ưng thần kinh, đảm nhiệm
chức nắng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh
- Noron trung gian (noron liên lạc) nằm trong trung ương thần kinh, đảm bảo liên hệ giữa
các noron
- Noron li tâm (noron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở hạch
thần kinh sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng (cơ, tuyến) truyền xung thần
kinh tới các cơ quan phản ứng
5. CÁC THÀNH PHẦN CẤU TẠO HỆ THẦN KINH, VAI TRÒ CỦA HÀNH TỦY,
TỦY SỐNG
- Cấu tạo hệ thần kinh: gồm não và tủy sống tạo nên hệ thống thần kinh trung ương, các
dây thần kinh tạo nên hệ thống ngoại biên
- Vai trò của hành tủy: dẫn truyền xung cảm giác và xung vận động.
- Vài trò của tủy sống: phản xạ dinh dưỡng và chức năng dẫn truyền xung động thần kinh
6. XYNAP nhờ có xinap mà luồng thần kinh từ noron này sang noron khác chỉ đi thoe
một chiều: bắt đầu từ các tua ngắn qua thân tế bào tới các tua dài và lại sang tua ngắn của
noron tiếp theo và cứ tiếp tục như thế từ noron này sang noron khác
Khái niệm
Xy náp hay còn gọi là khớp thần kinh, đó là nơi tiếp xúc giữa 2 nơron với nhau hoặc giữa
nơron với tế bào cơ quan mà nơron chi phối.
Phân loại
•Về mặt cấu trúc, xynáp được chia làm 2 loại :
- Xy náp thần kinh - thần kinh : chỗ nối giữa 2 nơron với nhau
- Xy náp thần kinh - cơ quan: chỗ nối giữa nơron với tế bào cơ quan
•Về mặt cơ chế dẫn truyền, xynap cũng được chia làm 2 loại:
- Xynap điện: dẫn truyền bằng cơ chế điện học
- Xynap hóa: trong đó các điện tử "nhảy" thẳng qua khe xynap sang bên kia.
Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện
Có tính chất bẩm sinh, di truyền, đặc trung Phản xạ tự tạo, được hình thành trong đời sống
cho loài cá thể, đặc trưng cho cá thể
Số lượng hạn chế Số lượng không hạn chế
Phản xạ bền vững từ đời này sang đời khác Không vền vững (vì nó là phản ứng thích nghi
với nhân tố mới của môi trường). Vì thế, muốn
duy trì phản xạ phải thường xuyên củng cố
Tác nhân kích thích phải là tác nhân thích Tác nhân kích thích có thể là bất kì
ứng
Nơi đóng mở của phản xạ là phần dưới võ Nơi đóng mở của phản xạ là phần cao nhất của
não hệ thần kinh – vỏ não
Báo hiệu trực tiếp kích thích gây ra phản xạ Báo hiệu gián tiếp kích thích gây ra phản xạ
không điều kiện tương ứng
7. TÍNH CHẤT PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN, PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
Câu : Phản xạ có điều kiện là
a. phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn
luyện, rút kinh nghiệm.
B. phản xạ có sẵn, sinh ra đã có, không cần phải học tập.
C. phản xạ được hình thành trong đời sống.
D. phản xạ đã được hình thành trong quá trình tích lũy.
Câu 2: Phản xạ có điều kiện mang đặc trưng nào sau đây ?
a. Có sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời B. Cung phản xạ đơn giản
C. Mang tính chất bẩm sinh D. Bền vững theo thời gian
Câu 3: Phản xạ nào dưới đây không có sự tham gia điều khiển của vỏ não ?
A. Tim đập nhanh khi nhìn thấy chó dại chạy đến gần b. Môi tím tái khi trời rét
C. Né sang đường khác khi thấy đường đang đi tới bị tắc
D. Xếp hàng chờ mua bánh Trung thu
Câu 4: Thông thường, sự duy trì hay biến mất của phản xạ có điều phụ thuộc chủ yếu vào
sự tồn tại của yếu tố nào sau đây ?
a. Đường liên hệ thần kinh tạm thời B. Các vùng chức năng của vỏ não
C. Kích thích không điều kiện D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 5: Sự hình thành phản xạ có điều kiện cần tới điều kiện nào sau đây ?
A. Kích thích có điều kiện phải tác động cùng lúc với kích thích không điều kiện
B. Kích thích không điều kiện phải tác động trước kích thích có điều kiện một thời gian
ngắn
c. Có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện và một kích thích không điều kiện
D. Tất cả các phương án trên
Câu 7: Phản xạ có điều kiện có tính chất nào dưới đây?
A. Dễ mất khi không củng cố. B. Số lượng không hạn định.
C. Hình thành đường liên hệ tạm thời. d. Cả 3 đáp án trên.
Câu 8: Phản xạ nào dưới đây không phải là phản xạ có điều kiện ?
A. Run lập cập khi giáo viên gọi lên bảng khảo bài
B. Chảy nước miếng khi nhìn thấy quả sấu
c. Vã mồ hôi khi ăn đồ chua D. Bỏ chạy khi nhìn thấy rắn
Câu 9: Phản xạ không điều kiện là
A. phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn
luyện, rút kinh nghiệm.
b. phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
C. phản xạ sinh ra đã có, nhưng phải học tập mới biết được.
D. phản xạ đã được hình thành trong quá trình tích lũy.
Câu 10: Ví dụ nào dưới đây thuộc phản xạ không điều kiện?
A. Trời rét tự giác mặc áo cho ấm. B. Chạm tay vào vật nóng vội rụt tay lại.
C. Chạy bộ thì người đổ mồ hôi. d. Sáng ngủ dậy đánh răng rửa mặt.
Câu 11: Phản xạ nào dưới đây có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố ?
A. Co chân lại khi bị kim châm b. Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức
C. Đỏ bừng mặt khi uống rượu D. Vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc
Câu 13: Buổi sáng nghe thấy chuông báo thức sẽ bật dậy. Đây là ví dụ của loại phản xạ
nào?
A. Phản xạ không điều kiện. b. Phản xạ có điều kiện.
C. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
D. Phản xạ có điều kiện hoặc phản xạ không điều kiện.
Câu 14: Phản xạ nào dưới đây là phản xạ có điều kiên ?
a. Bỏ chạy khi có báo cháy B. Nổi gai gốc khi có gió lạnh lùa
C. Vã mồ hôi khi tập luyện quá sức D. Rụt tay lại khi chạm phải vật nóng
Câu 15: Phản xạ không điều kiện có tính chất nào dưới đây?
a. Bẩm sinh. B. Dễ mất khi không củng cố.
C. Số lượng không hạn định. D. Hình thành đường liên hệ tạm thời.
Câu 16: Phản xạ không điều kiện có đặc điểm nào dưới đây ?
A. Mang tính chất cá thể, không di truyền b. Trung ương nằm ở trụ não và tủy sống
C. Dễ mất đi khi không được củng cố D. Số lượng không hạn định
Câu 17: Phản xạ nào phải thường xuyên củng cố, nếu không củng cố sẽ mất do ức chế tắt
dần?
A. Phản xạ không điều kiện. b. Phản xạ có điều kiện.
C. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
D. Phản xạ có điều kiện hoặc phản xạ không điều kiện.
Câu 18: Phản xạ có điều kiện có ý nghĩa như thế nào trong đời sống con người ?
a. Có tính linh hoạt cao, giúp con người dễ dàng thay đổi thói quen để thích nghi với điều
kiện sống mới.
B. Mang tính bền vững, giúp con người giữ được các phẩm chất đã được hình thành qua
thời gian dài sinh sống.
C. Có tính chất cá thể, tạo ra sự đa dạng sinh học trong nội bộ loài người.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 19: Điều nào dưới đây không đúng?
A. Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện.
B. Phản xạ không điều kiện có cung phản xạ đơn giản.
C. Phản xạ có điều kiện trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện.
d. Phản xạ có điều kiện có tính chất di truyền, mang tính chủng loại.
Câu 20: Ví dụ nào dưới đây thuộc phản xạ không điều kiện?
A. Thí nghiệm của Paplop. B. Vỗ tay thì cá ngoi lên.
C. Làm bài tập về nhà trước khi lên lớp. d. Chạy nhanh thì tim đập mạnh.
Câu 2: Tính chất nào sau đây thuộc phản xạ không điều kiện?
A. Có tính tạm thời, có thể mất đi nếu không cũng cố b. Bẩm sinh không có luyện tập
C. Có tính cá thể D. Không duy truyền cho đời sau
Câu 3: Vào buổi sáng, knghe thấy chuông báo thức sẽ bật dậy là ví dụ của loại phản xạ:
A. Không điều kiện. B. Có điều kiện.
c. Có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
D. Có điều kiện hoặc phản xạ không điều kiện.
Câu 4: Nếu không thường xuyên củng cố thì phản xạ nào dưới đây có thể bị mất đi?
A. Vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc B. Đỏ bừng mặt khi uống rượu
c. Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức D. Co chân lại khi bị kim châm
Câu 5: Nét đặc trưng của phản xạ có điều kiện là:
A. Cung phản xạ đơn giản b. Có sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời
C. Mang tính chất bẩm sinh D. Bền vững theo thời gian
Câu 6: Ở người, hoạt động nào dưới đây là phản xạ có điều kiện?
A. Viết bài, học đàn B. Học đàn, tập bơi C. Tập bơi, viết bài d. Học đàn, tập bơi, viết bài
Câu 7: Ở người, hoạt động nào dưới đây là phản xạ có điều kiện?
A. Trời rét tự giác mặc áo cho ấm B. Chạm tay vào vật nóng vội rụt tay lại
c. Sáng ngủ dậy đánh răng rửa mặt D. Chạy bộ thì người đổ mồ hôi
Câu 10: Trong các phản xạ bên dưới, phản xạ có điều kiện là:
A. Nổi gai gốc khi có gió lạnh lùa b. Bỏ chạy khi có báo cháy
C. Vã mồ hôi khi tập luyện quá sức D. Rụt tay lại khi chạm phải vật nóng
Câu 11: Sự hình thành phản xạ có điều kiện cần tới điều kiện nào là:
A. Kích thích có điều kiện phải tác động cùng lúc với kích thích không điều kiện
b. Có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện và một kích thích không điều kiện
C. Kích thích không điều kiện phải tác động trước kích thích có điều kiện một thời gian
ngắn
D. Tất cả các phương án trên
Câu 12: Trong các phản xạ nào dưới đây, phản xạ có điều kiện là:
A. Run lập cập khi giáo viên gọi lên bảng khảo bài
b. Chảy nước miếng khi nhìn thấy quả sấu
C. Bỏ chạy khi nhìn thấy rắn
d. Tất cả các phương án trên.
Câu 13: Đâu là một trong những tính chất của phản xạ không điều kiện?
A. Số lượng không hạn định b. Bẩm sinh
C. Dễ mất khi không củng cố D. Hình thành đường liên hệ tạm thời
Câu 14: Yếu tố nào quyết định sự duy trì hay biến mất của phản xạ có điều kiện?
A. Các vùng chức năng của vỏ não B. Đường liên hệ thần kinh tạm thời
C. Kích thích không điều kiện d. Tất cả các phương án còn lại
Câu 15: Chọn câu SAI trong các câu bên dưới?
A. Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện.
B. Phản xạ không điều kiện có cung phản xạ đơn giản.
C. Phản xạ có điều kiện trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện.
D. Phản xạ có điều kiện có tính chất di truyền, mang tính chủng loại.
Câu 16: Đặc điểm của phản xạ có điều kiện là?
A. phản xạ đã được hình thành trong quá trình tích lũy.
B. phản xạ có sẵn, sinh ra đã có, không cần phải học tập.
C. phản xạ được hình thành trong đời sống.
d. phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn
luyện, rút kinh nghiệm.
Câu 17: Đâu là đặc điểm của phản xạ không điều kiện?
A. phản xạ đã được hình thành trong quá trình tích lũy.
b. phản xạ có sẵn, sinh ra đã có, không cần phải học tập.
C. phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn
luyện, rút kinh nghiệm.
D. phản xạ được hình thành trong đời sống.
Câu 18: Đâu là tính chất của phản xạ có điều kiện?

A. Dễ mất khi không củng cố B. Hình thành đường liên hệ tạm thời
C. Số lượng không hạn định d. Cả 3 đáp án trên.
Câu 19: Trong các phản xạ nào dưới đây, phản xạ không có điều kiện là:
A. Trời rét tự giác mặc áo cho ấm. B. Chạm tay vào vật nóng vội rụt tay lại.
C. Chạy bộ thì người đổ mồ hôi. d. Sáng ngủ dậy đánh răng rửa mặt.
Câu 20: Ý nghĩa của phản xạ có điều kiện đối với đời sống con người là:
A. Mang tính bền vững, giúp con người giữ được các phẩm chất đã được hình thành qua
thời gian dài sinh sống.
b. Có tính linh hoạt cao, giúp con người dễ dàng thay đổi thói quen để thích nghi với điều
kiện sống mới.
C. Có tính chất cá thể, tạo ra sự đa dạng sinh học trong nội bộ loài người.
D. Tất cả các phương án còn lại.
8. VAI TRÒ CỦA THỂ THỦY TINH, NGUYÊN NHÂN CẬN THỊ, KHẮC PHỤC
CẬN THỊ
- Vai trò thể thủy tinh: điều tiết và đưa ảnh của một vật rơi đúng trên màng lưới
- Nguyên nhân cận thị:
+ Do bẩm sinh có cầu mắt dài hơn bình thường
+ Không giữ đúng khoảng cách hợp lí khi nhìn, đọc làm cho thủy tinh thể luôn phồng, lâu
dần mất khả năng giãn
- Khắc phục cận thị:
+ Đeo kính cận, có hai mặt lõm để làm giảm độ hội tụ của mắt, giúp ảnh hiện đúng trên
màng lưới
9. BỘ PHẬN THU NHẬN CẢM GIÁC ÂM THANH CỦA TAI, VAI TRÒ CỦA
TAI NGOÀI
- Bộ phận thu nhận cảm giác âm thanh của tai:
Vành tai thu nhận âm thanh, hướng âm thanh vào ống tai và đập vào màng nhĩ. Màng nhĩ
bị tác động rung lên, làm chuyển động các xương thính giác ở tai giữa.. Chuỗi xương này
dao động và tác động lên ốc tai ở tai trong.
- Vai trò của tai ngoài: thu nhận và dẫn truyền âm thanh.
Câu 1: Mỗi bên tai người có bao nhiêu ống bán khuyên ? A. 1 B. 2 c. 3 D. 4
Câu 2: Tai được chia ra làm 3 phần, đó là những phần nào?
A. Vành tai, tai giữa, tai trong. b. Tai ngoài, tai giữa, tai trong.
C. Vành tai, ống tai, màng nhĩ. D. Tai ngoài, màng nhĩ, tai trong.
Câu 3: Ở người, loại xương nào dưới đây được gắn trực tiếp với màng nhĩ ?
A. Xương bàn đạp B. Xương đe c. Xương búa D. Xương đòn
Câu 4: Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người ?
a. Hứng sóng âm và hướng sóng âm B. Xử lí các kích thích về sóng âm
C. Thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian
D. Truyền sóng âm về não bộ
Câu 5: Thành phần nào dưới đây không thuộc tai trong?
A. Ống bán khuyên. B. Dây thần kinh số VIII.
C. Ốc tai. d. Màng nhĩ.
Câu 6: Trong tai người, xương bàn đạp nằm áp sát với bộ phận nào dưới đây ?
A. Màng nhĩ b. Màng cửa bầu dục C. Màng tiền đình D. Ống bán khuyên
Câu 7: Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở
A. màng bên. b. màng cơ sở. C. màng tiền đình. D. màng cửa bầu dục.
Câu 8: Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên có chức năng gì?
a. Thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
B. Thu nhận sự chuyển động trong không gian.
C. Thu nhận thông tin về vị trí chuyển động trong không gian.
D. Tiếp nhận thông tin vị trí của các vật thể trong không gian.
Câu 9: Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa ?
A. Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại với
nhau.
b. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tại vị
trí này.
C. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm
tai giữa.
D. Tất cả các phương án trên
Câu 10: Ráy tai có là do đâu?
a. Do các tuyến ráy trong thành ống tai tiết ra. B. Do tai ẩm.
C. Do tế bào thụ cảm tiết ra. D. Do chất dịch ở màng trong của tai tiết ra.
Câu 11: Ở tai trong, bộ phận nào có nhiệm vụ thu nhận các thông tin về vị trí và sự
chuyển động của cơ thể trong không gian ?
A. Ốc tai và ống bán khuyên B. Bộ phận tiền đình và ốc tai
c. Bộ phận tiền đình và ống bán khuyên D. Bộ phận tiền đình, ốc tai và ống bán khuyên
Câu 12: Nếu âm thanh ở bên phía tai phải thì tai nào nhận được sóng âm trước?
A. Tai trái. b. Tai phải. C. Cả hai tai cùng nhận. D. Một trong hai tai.
Câu 13: Để bảo vệ tai, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?
a. Súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên để phòng ngừa viêm họng, từ đó
giảm thiếu nguy cơ viêm tai giữa
B. Vệ sinh tai sạch sẽ bằng tăm bông, tránh dùng vật sắc nhọn vì có thể gây tổn thương
màng nhĩ.
C. Tránh nơi có tiếng ồn hoặc sử dụng các biện pháp chống ồn (dùng bịt tai, xây tường
cách âm…).
D. .Tất cả các phương án còn lại.
Câu 14: Ốc tai màng là một ống màng chạy dọc ống tai xương và cuốn quanh trụ ốc hai
vòng rưỡi, gồm
a. màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách
xương của ốc tai xương.
B. màng cơ ở ở phía trên, màng tiền đình ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách tai của
ốc tai xương.
C. màng cơ ở ở phía trên, màng bên ở phía dưới và màng tiền đình áp sát vào vách tai của
ốc tai xương.
D. màng cơ ở ở phía dưới, màng tiền đình ở phía trên và màng bên áp sát vào vách tai của
ốc tai xương.
Câu 15: Ở tai giữa của chúng ta tồn tại mấy loại xương ? A. 5 B. 4 C. 2 d. 3
Câu 16: Tại sao phải tránh tiếp xúc với nơi có tiếng ồn mạnh hoặc tiếng động mạnh
thường xuyên?
A. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.
B. Vì dễ dẫn đến viêm tai dẫn đến nghe không rõ.
c. Vì làm giảm tính đàn hổi của màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.
D. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến bị điếc.
Câu 17: Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là
A. màng cơ sở. B. màng tiền đình. c. màng nhĩ. D. màng cửa bầu dục.
Câu 18: Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào?
a. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi
xương tai → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → tế bào thụ cảm
→ dây thần kinh về vùng thính giác.
B. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi
xương tai → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.
C. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại
dịch và nội dịch → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → tế bào thụ cảm →
dây thần kinh về vùng thính giác.
D. Vành tai hứng sóng âm → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch →
âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → màng nhĩ rung → tế bào thụ cảm →
dây thần kinh về vùng thính giác.
Câu 1: Ở tai giữa của chúng ta tồn tại mấy xương? A. 5 B. 4 c. 3 D. 2
Câu 2: Thứ tự sắp xếp từ ngoài vào trong của chuỗi xương tai như thế nào?
A. Xương bàn đạp, xương đe, xương búa B. Xương bàn đạp, xương búa, xương đe
C. Xương đe, xương búa, xương bàn đạp d. Xương búa, xương đe, xương bàn đạp
Câu 3: Cấu tạo ngoài của tai gồm:
A. Vành tai, ống tai, vòi tai B. Ống tai vòi nhĩ, ốc tai
c. Vành tai, ống tai, màng nhĩ D. Vành tai, chuỗi xương tai, ốc tai
Câu 4: Bộ phận nào ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa?
A. Màng cơ sở B. Màng tiền đình c. Màng nhĩ D. Màng cửa bầu dục
Câu 5: Tai có chức năng là:
(1) Thu nhận âm thanh
(2) thu nhận hình ảnh
(3) thu nhận cảm giác thăng bằng
(4) tiếp nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian
A. 1,2,3 B. 1,2,4 c. 1,3,4 D. 2,3,4
Câu 6: Ráy tai là gì?
A. Chất bẩn đọng ở ống tai b. Chất tiết do thành ống tai tiết ra
C. Mồ hôi D. Dịch chảy từ trong tai ra
Câu 7: Màng nhĩ có chức năng gì?
A. Hứng sóng âm B. Hướng sóng âm c. Chặn sóng âm D. Khuếch đại sóng âm
Câu 8: Tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi bộ phận nào?
A. Ống bán khuyên. b. Màng nhĩ. C. Chuỗi tai xương. D. Vòi nhĩ.
Câu 9: Chuỗi xương tai bao gồm
A. Xương búa. B. Xương đe. C. Xương bàn đạp. d. Cả 3 xương trên.
Câu 10: Bộ phận nào dưới đây không nằm ở tai trong?
a. Xương tai B. Ốc tai C. Ống bán khuyên D. Cơ quan Coocti
Câu 11: Vành tai có vai trò gì trong việc thu nhận âm thanh?
a. Hứng sóng âm B. Hướng sóng âm C. Khuếch đại âm thanh D. Che bụi cho tai
Câu 12: Cấu tạo nào của tai giúp đảm bảo áp suất hai bên màng nhĩ luôn được cân bằng?
A. Nhờ tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi màng nhĩ
B. Nhờ xương búa được gắn với màng nhĩ
c. Nhờ khoang giữa tai thông với hầu nhờ vòi nhĩ
D. Nhờ màng cửa bầu dục giới hạn tai giữa và tai trong
Câu 13: Điền vào chỗ trống các từ thích hợp: “Sóng âm vào tai làm rung ..(1).., truyền
qua..(2).. vào tai trong gây sự chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng và
tác động lên các ...(3)..của cơ quan Coocti nằm trên..(4)..ở vùng tương ứng với tần số và
cường độ của sóng âm làm các tế bào này hung phấn chuyển thành xung thần kinh truyền
về vùng thính giác ở thùy thái dương cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra.”
A. (1) Màng nhĩ; (2) ống tai; (3) tế bào thụ cảm thính giác; (4) màng cơ sở
B. (1) Màng nhĩ; (2) ống tai; (3) chuỗi xương tai; (4) màng cơ sở
c. (1) Màng nhĩ; (2) chuỗi xương tai; (3) tế bào thụ cảm thính giác; (4) màng cơ sở
D. (1) Màng nhĩ; (2) ống tai; (3) màng cơ sở; (4) tế bào thần kinh thị giác
Câu 14: Ốc tai có chức năng gì?
A. Kích thích sóng âm và truyền sóng âm B. Thu nhận kích thích sóng âm
C. Truyền sóng âm d. Thu nhận kích thích sóng âm và truyền sóng âm
Câu 15: Chúng ta phải tiếp xúc với nơi có tiếng ồn mạnh hoặc tiếng động mạnh thường
xuyên vì:
A. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.
b. Vì làm giảm tính đàn hổi của màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.
C. Vì dễ dẫn đến viêm tai dẫn đến nghe không rõ.
D. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến bị điếc.
Câu 16: Ráy tai là gì?
A. Tránh nơi có nhiều tiếng ồn thường xuyên
b. Nghe nhạc thường xuyên với tai nghe mở to hết cỡ
C. Lấy dáy tai bằng bông tăm mềm
D. Đeo dụng cụ bịt tai chuyên dụng khi phải làm việc tại nơi có tiếng động mạnh
Câu 17: Người ta thường làm gì để hạn chế bị “say” khi đi tàu xe?
A. Đọc báo B. Xem điện thoại C. Uống cà phê d. Nghe nhạc với âm thanh phù hợp
Câu 18: Nếu âm thanh ở bên phía tai phải thì tai nào nhận được sóng âm trước?
A. Tai trái. b. Tai phải. C. Cả hai tai cùng nhận. D. Một trong hai tai.
Câu 19: Trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa là do nguyên nhân nào?
A. Do vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại
với nhau.
b. Do vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tại vị
trí này.
C. Do vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm
tai giữa.
D. Tất cả các phương án trên
Câu 20: Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở bộ phận nào?
a. Màng cơ sở B. Màng bên C. Màng tiền đình D. Màng cửa bầu dục
10. ĐẶC ĐIỂM XƯƠNG TRẺ EM, BỘ XƯƠNG TRẺ SƠ SINH, CÁC LOẠI
KHỚP XƯƠNG, XƯƠNG SƯỜN
* Đặc điểm xương trẻ em:
- Xương của trẻ em mềm, dẻo vì có nhiều nước và chất hữu cơ(muối khoáng)
- Trong bộ xương còn có một phần sụn, các khớp xương, bao khớp , dây chằng, gân thì
lỏng lẻo
- Một số xương chưa dính liền nhau, do vậy dễ bị cong vẹo, sai khớp
- Xương nhẹ vì có nhiều ống xương
- Số lượng tế bào xương và mạch máu nhiều
1. Xương sọ:
- Hộp sọ ở trẻ em tương đối to so với cơ thể, to so với người lớn
- Hộp sọ có hai thóp trước và sau, nhờ có thóp mà hộp sọ và não mới phát triển được
2. Xương cột sống:
- Ở trẻ chưa ổn định, lúc sơ sinh cột sống gần như thẳng.
3. Lồng ngực:
- Xương lồng ngực tròn, đường kính trước và bằng đường kính ngang, sương sườn còn
nằm ngang => lồng ngực di động kém, lúc thở chỉ có cơ hoành di động, xương sườn ít di
động
4. Xương chi: xương chi hơi cong. Khi được 1-2 tháng thì hết hiện tượng này
5. Xương chậu:
- Trẻ dưới 6-7 tuổi khung chậu ở bé trái và gái không khác nhau. Sau này khung chậy bé
gái phát triển hơn và sẽ tiếp tục phát triển đến năm 20-21 tuổi thì dừng lại
* Bộ xương trẻ sơ sinh:
- Ngày đầu tháng thứ hai trong giai đoạn bào thai cho đến lúc ra đời chỉ có xương cổ tay,
một vài xương cổ chân và xương cụt là không có những lúc trung tâm cốt hóa đầu
tiên.Trong đó nhiều xương không những có một mà có thể có hai hay vài trung taam cốt
hóa.
- Bộ xương trẻ mới sinh có nhiều phần sụn: các đầu xương vẫn còn là sụn như đầu của
các xương tay, xương chân; trong nhiều xương vẫn còn những phần sụn giữa các trung
tâm cốt hóa riêng biệt
- Các xương dẹt của bộ não vẫn chưa dính sát với nhau trên toàn bộ bề mặt tiếp giáp.
+ Giữa xương trán và xương đỉnh có một khoảng rộng gọi là thóp trán (thóp lớn). Thóp
này dần dần được lấp kín trong những năm đầu. Trường vào đầu năm thứ hai hầu như sờ
không còn thấy nữa.
+ Giữa xương chẩm và 2 xương đỉnh có một thóp bé. Thóp này được lấp kín trong những
tháng đầu, thường là ngay khi trẻ được sinh ra
* Các loại khớp xương:
- Khớp bất động: được tạo nên bởi sự dính liền các xương lại với nhau; các xương trong
khớp không có sự cử động
- Khớp bán động: các xương trong khớp này vận động nhưng hạn chế. Ví dụ: khớp giữa
các ngón tay, đốt sống
- KHớp động: là loại khớp điển hình, cho phép xương cử động rộng rãi. Nối với nhau nhờ
một khớp, một khớp được bao phủ bởi một lớp mô liên kết rất dày. Xung quanh và trong
thành của bao khớp có các dây đàn hồi và vững chắc. Mặt khớp được bao phủ bởi một
lớp mô sụn, do đó sự cọ xát giữa các xương được giảm đi nhiều và nhờ đó cử động cũng
trở nên dễ dàng hơn. Bên trong bao khớp luôn luôn có một chất tiết dịch ra. Chất dịch này
có tác dụng giảm sự cọ xát khi cử động. Trong cơ thể phần lớn các xương được nối với
nhau theo kiểu khớp động
11. ĐẶC ĐIỂM CƠ CỦA TRẺ EM
- Hệ cơ của trẻ em phát triển yếu. Khi trẻ mới sinh trọng lượng cơ thể chỉ chiếm 23%
trọng lượng cơ thể. Sau đó hệ cơ phát triển dần. Đến tuổi trưởng thành hệ cơ chiếm 42%
trọng lượng cơ thể
- Lực co cơ còn yếu nên trẻ làm việc chóng mệt
- Trong cơ của trẻ em nước hiếm nhiều, ít chất đạm và chất mỡ. Do trong cơ có nhiều
nước nên trẻ bị ỉa chảy, mất nước nặng thì trẻ sụt cân nhanh
12. ĐẶC ĐIỂM CỦA TẾ BÀO CƠ TIM
- Cơ tim cấu tạo nên quả tim. Cơ tim cấu tạo giống cơ vân nhưng khác ở chỗ: các sợi
cơ tim phân nhánh và nối với nhau thành một màng lưới. Các sợi cơ tim dài, tiết diện
sợi cơ không đồng đều, tốc độ co trung bình
- Hoạt động không theo ý muốn giống cơ trơn, dưới sự điều khiển của hệ thần kinh
thực vật.
13. VAI TRÒ MÀNG XƯƠNG CỦA XƯƠNG DÀI
- Loại xương dài: hai đầu của xương dài có cấu tạo giống xương ngắn, còn thân xương
được cấu tạo bằng xương đặc làm cho thành xương dày, giữa thân xương có ống tủy, ổng
tủy chưa tủy xương.
+ Thân xương có màng xương bao bọc và giúp xương phát triển bề ngang; mô xương
cứng có khả năng chịu lực và vững chắc; khoang xương có chứa tủy đỏ ở trẻ em (tạo
máu) và một số biến thành tủy vàng ở người lớn.
- Trên thành xương đặc có một lớp xương xốp mỏng. Lớp này tiếp xúc với ổng tủy
- Bao bọc bên ngoài của xương là màng xương. Màng xương là một lớp mô sợi mỏng,
đàn hồi, có nhiều dây thần kinh, mạch máu và mạch bạch huyết. Mạch máu và mạch bạch
huyết vào xương qua lỗ nằm trên mặt xương
- Màng xương gồm 2 lớp:
+ Lớp ngoài có chức phận che chở
+ Lớp trong gắn trực tiếp với mô xương, làm thành tầng sinh xương, chứa tế bào sinh
xương, có khả năng sinh sản

Các phần Cấu tạo Chức năng


Sụn bọc đầu xương Giảm ma sát trong khớp xương
Sụn tăng trưởng Giúp xương dài ra trong giai đoạn cơ
Đầu xương thể còn tăng trưởng
Mô xương xốp và nang xương Phân tán lực tác động. Tạo các ô chức
tủy đỏ, hồng cầu
Màng xương Giúp xương phát triển về bề ngang
Thân xương Mô xương cứng Chịu lực, đảm bảo vững chắc
Khoang xương Ở trẻ em chứa tủy đỏ, sinh hồng cầu.
Người già chúa tủy vàng
Câu 1: Xương dài có đặc điểm là:
A. Đầu xương có sụn bọc, thân xương có màng xương và khoang xương
B. Không có cấu tạo giống hình ống, bên ngoài là mô xương cứng
C. Xương hình ống, mô xương cứng xốp gồm các nan xương
d. Cả A và C
Câu 2: Trong xương dài, vai trò phân tán lực tác động thuộc về thành phần nào dưới đây?
A. Mô xương cứng b. Mô xương xốp C. Sụn bọc đầu xương D. Màng xương
Câu 3: Ở xương dài của trẻ em, bộ phận nào có chứa tủy đỏ:
a. Mô xương xốp và khoang xương B. Mô xương cứng và và mô xương xốp
C. Khoang xương và màng xương D. Màng xương và sụn bọc đầu xương
Câu 4: Sụn bọc đầu xương có tác dụng:
A. Làm cho xương lớn lên về bề ngang B. Sinh hồng cầu
c. giảm ma sát D. Chịu áp lực
Câu 5: Ở xương dài, màng xương có chức năng
A. giúp giảm ma sát khi chuyển động B. giúp xương dài ra
c. giúp xương phát triển to về bề ngang D. giúp dự trữ các chất sinh dưỡng
Câu 6: Các xương dài ở trẻ em tiếp tục dài ra được là nhờ tác dụng:
A. Mô xương xốp b. Đĩa sụn phát triển
C. Chất tủy vàng trong khoang xương D. Chất tủy đỏ có trong đầu xương
Câu 7: Ở xương dài, màng xương có chức năng gì ?
A. Giúp giảm ma sát khi chuyển động B. Giúp xương dài ra
c. Giúp xương phát triển to về bề ngang. D. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng
Câu 8: Chức năng của thân xương là:
A. Giúp xương phát triển to bề ngang B. Chịu lực, đảm bảo vững chắc
C. Chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn d. Tất cả các đáp án trên
Câu 9: Chức năng của hai đầu xương là:
A. Giảm ma sát trong khớp xương B. Phân tán lực tác động
C. Tạo các ô chứa tủy đỏ d. Tất cả các đáp án trên
Câu 10: Cấu tạo của thân xương lần lượt từ ngoài vào trong gồm:
A. Xương cứng, màng xương và khoang xương
B. Màng xương, khoang xương và xương cứng
c. Màng xương, xương cứng và khoang xương
D. Khoang xương, xương cứng và màng xương
Câu 11: Chức năng của sụn bọc đầu xương là:
a. làm giảm ma sát trong khớp xương. B. phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ.
C. giúp cho xương lớn lên về chiều ngang. D. giúp cho xương dài ra.
Câu 12: Chức năng của tủy xương là:
A. làm giảm ma sát trong khớp xương.
b. sinh hồng cầu, chứa mỡ ở người già, chứa tủy đỏ ở trẻ em, chứa tủy vàng ở người lớn.
C. nuôi dưỡng xương. D. phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ.
Câu 13: Ở trẻ em, tủy đỏ là nơi sản sinh ra:
A. tiểu cầu. b. hồng cầu. C. bạch cầu limphô. D. đại thực bào.
Câu 14: Sụn tăng trưởng có chức năng gì?
A. Giúp xương giảm ma sát B. Tạo các mô xương xốp
C. Giúp xương to ra về bề ngang d. Giúp xương dài ra.
Câu 15: Chức năng của mô xương xốp là:
A. sinh hồng cầu, chứa mỡ ở người già, chứa tủy đỏ ở trẻ em, chứa tủy vàng ở người lớn.
B. nuôi dưỡng xương. c. phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ.
D. chịu lực, đảm bảo vững chắc.
Câu 16: Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau: Xương to ra về
bề ngang là nhờ các tế bào …(1)… tạo ra những tế bào mới đẩy …(2)… và hóa xương.
A. (1) mô xương cứng; (2) ra ngoài B. (1) mô xương xốp; (2) vào trong
C. (1) màng xương; (2) ra ngoài d. (1) màng xương; (2) vào trong
14. VÒNG TUẦN HOÀN LỚN, NHỎ
- Đại tuần hoàn bắt đầu từ tâm thất trái. Máu đỏ tươi từ tâm thất trái giàu O2 và chất dinh
dưỡng được đổ vào động mạch chủ, đến các động mạch nhỏ rồi đến các mao mạch. Tại
đây thực hiện quá trình trao đổi làm cho máu đỏ tươi trở thành đỏ thẩm và vào các tĩnh
mạch nhỏ, rồi dồn vào tĩnh mạch lớn về tâm nhĩ phải. Đại tuần hoàn chuyên chở O2, các
chất dinh dưỡng đến mọi tế bào và thu CO2, các chất thải đem đến các cơ quan bài xuất
hoặc về tim.
- Tiểu tuần hoàn được bắt đầu từ tâm thất phải mang máu đỏ thẫm theo động mạch phổi
lên phổi. Tại đây có sự trao đổi khí làm cho máu từ đỏ thẫm trở thành máu đỏ tươi theo
tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái. Tiểu tuần hoàn chở CO2 từ tim đến phổi để thải ra
ngoài và lấy O2 cho cơ thể.
Câu 1: Loại mạch nào dưới đây vận chuyển máu giàu oxi?
A. Động mạch chủ B. Động mạch vành tim C. Tĩnh mạch phổi d. Tất cả đều đúng
Câu 2: Hệ tuần hoàn được cấu tạo từ
a. Tim và hệ mạch B. Tim và động mạch C. Tim và tĩnh mạch D. Tim và mao mạch
Câu 3: Vòng tuần hoàn nhỏ đi qua cơ quan nào dưới đây?
A. Dạ dày B. Gan c. Phổi D. Não
Câu 4: Vòng tuần hoàn lớn không đi qua cơ quan nào dưới đây ?
A. Dạ dày B. Gan c. Phổi D. Não
15.CHU KÌ TIM
- Chu kỳ tim: Chu kỳ tim kéo dài 0,8 s và chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn tâm nhĩ thu: 0,1 s.
+ Giai đoạn tâm thất thu: 0,3 s.
+ Giai đoạn tâm trương toàn bộ: 0,4 s.
=> Khi tim đập 75 lần/phút thì chu kì sẽ kéo dài 0,8 giây
Câu 1: 25: Trong chu kỳ tim hệ thống van nhĩ thất và van động mạch đóng mở ... và phụ
thuộc vào ...
A. Cùng lúc, áp lực qua van b. Ngược nhau, áp lực trước và sau van
C. Cùng lúc, áp lực thất trái D. Ngược nhau, áp lực tâm thất
Câu 2: 75: Tâm thất thu kéo dài ..., trong đó thời kỳ tăng áp là ...
a. 0,3s; 0,05s B. 0,3s; 0,25s C. 0,4;0,25s D. 0,4;0,05s
Câu 3: Về chu kỳ tim: Tâm nhĩ co 0,1 giây sau đó giãn. a. Đúng B. Sai
Câu 4: 68. Về chu kỳ tim: Trong thời kỳ tăng áp của tâm thất thu van nhĩ thất đóng.
a. Đúng B. Sai
Câu 5: Về chu kỳ tim: Thời kỳ tâm trương toàn bộ hút được 65% lượng máu từ nhĩ xuống
thất. a. Đúng B. Sai
Câu 6: Về chu kỳ tim: Trong thời kỳ tâm trương toàn bộ van nhĩ thất mở.
a. Đúng B. Sai
16. CÔNG CỦA CÁC NGĂN TIM
- Công do tim sinh ra rất lớn và có thể tính theo công thức sau:
Trong đó: Q: Lượng máu tống đi
R: Huyết áp
m: trọng lượng máu tống ra
v: vận tốc máu
g: gia tốc trọng trường
17. CẤU TẠO TIM, MẠCH MÁU
* Cấu tạo tim:
- Tim gồm có 4 ngăn với 2 tâm nhĩ nằm bên trên với thành cơ mỏng được ngăn cách với
nhau bởi vách liên nhĩ
+ Nhĩ phải đón màu nghèo O2 từ khắp cơ thể đồ về và đi xuống thất phải
+ Nhĩ trái đón màu giàu O2 từ phổi về và đi xuống thất trái
2 tâm thất có thành cơ dày và ngăn cách với nhau bởi vách liên thất
+ Thất phải bơm máu đến phổi lấy O2
+ Thất trái bơm máu giàu O2 đi nuổi khắp cơ thể
=> Nửa trái chứa màu đỏ tươi (giàu O2) còn nửa phải chứa màu đỏ thẫm (nghèo O2) và
mỗi phút tim bơm được từ 5-6 lít máu
- Tim đập một cách tự động nhờ cơ chế hoạt động đặc biệt của hệ dẫn truyền thần kinh.
Hoạt động của tim bắt đầu khi nút xoang nhĩ tự phát xung nhịp sau đó lan khắp cơ tâm
nhĩ khiến tâm nhĩ co, xung thần kinh tiếp tục lan truyền xuống nút nhĩ thất, tới bó His rồi
lan tới mạng lưới Puckin trải khắp 2 tâm thất khiến tâm thất co => Tim tự động co bóp
theo một chu kì gồm 3 pha trong 0,8 giây. Khi tim co bóp, máu có thể di chuyển trong
tim theo một chiều chính là nhờ hoạt động của các van tim
+ Có 3 loại van tim đó là van 2 lá (thông giữa nhĩ trái và thất trái), van 3 lá (thông giữa
nhĩ phải và thất phải) và van bán nguyệt(van tổ chim) ngăn giữa thất phải với động mạch
phổi và ngăn giữa thất trái với động mạch chủ
- Thành của tim gồm 3 lớp: lớp ngoài cùng là tâm bì ngoài có mao mạch lớn; lớp giữa là
tâm bì giữa (do khối cơ tim tạo nên) – đây là phâng phất triển nhất và dày nhất các chức
năng co bóp đẩy máu đi vào VTH lớn (nửa trái); lớp trong là bì trong, tương ứng với
thành trong của máu
- Tim có hình nón, đáy hướng lên trên, đỉnh quy xuống dưới, quay chếch sang trái và ra
phía trước.
- Tim là một cơ quan rỗng, có vách ngăn thành 2 nửa: nửa phải chứa máu tĩnh mạch, nữa
trái chưa máu động mạch. Trong mỗi nửa lại chia ra 2 ngăn: ngăn trên là tâm nhĩ, ngăn
dưới là tâm thất. Giữa tâm thất và tâm nhĩ có van.
* Cấu tạo mạch máu:
Động mạch: là những mạch máu vận chuyển máu từ tim đến tế bào
Thành động mạch gồm 3 lớp:
+ Lớp ngoài là lớp mô liên kết.
+ Lớp giữa là lớp tế bào cơ (gồm những sợi cơ trơn, sợi đàn hồi) và liên kết chun giãn,
hướng theo chiều vòng quanh động mạch, quyết đinh tính chất tuần hoàn của mạch.
+ Lớp trong là lớp biểu bì.
- Máu chảy trong động mạch liên tục vì động mạch có tính co thắt và đàn hồi. Càng về xa
tim, máu chảy trong động mạch với tốc độ càng giảm
-Khi tim co bóp tạo nên lực đẩy máu vào động mạch, đồng thời khi máu chảy trong động
mạch lại chịu sức cản của mạch máu. Lực đẩy của máu đã thắng lực cản của mạch với tốc
độ nhất định gọi là huyết áp. Ở người trưởng thành, huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu)
trung bình từ 90 - 100mmHg
Tĩnh mạch: là các mạch máu dẫn máu từ tế bào, mô về tim
Thành tĩnh mạch cấu tạo 3 lớp: lớp ngoài là lớp mô liên kết. Lớp giữa là lớp cơ trơn
mỏng hơn lớp cơ trơn của động mạch. Lớp trong là lớp biểu bì, có tác dụng hướng cho
máu chạu theo một chiều về tim
Mao mạch:
- Thành mao mạch rất mỏng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi chất giữa máu trong
mao mạch với các tế bào. Mao mạch rất nhỏ nhưng tổng chiều dài rất lớn và diện tích tiếp
xúc khoảng 5.000m2, nối tiểu động mạch với tiểu tĩnh mạch.
=> Càng xa tim các mạch máu càng phân nhánh và càng nhỏ. Thành động mạch dày hơn
thành tĩnh mạch, đường kính lòng mạch của động mạch lại bé hơn tĩnh mạch (để máu
chảy chậm lại khi về tim, đảm bảo an toàn cho tim).
Câu 1: 20: Thành phần mô tim có vận tốc dẫn truyền nhanh nhất là
A. Nút nhĩ thất B. Từ nút nhĩ thất đến bó his c. Mạng Purkinje D. Cơ nhĩ
Câu 2: 64: Máu từ tĩnh mạch về tim nhờ các yếu tố sau ngoại trừ
A. Sức co của tim b. Sức cản mạch máu
C. Áp suất âm lồng ngực D. Hệ thống van trong lòng tĩnh mạch
Câu 3: Tâm thất trái có thành dày hơn tâm thất phải vì:
A. Nó tống máu với thể tích tâm thu lớn hơn.
B. Nó phải tống máu qua một lỗ hẹp là van tổ chim.
c. Nó phải tống máu với một áp suất cao hơn.
D. Nó phải tống máu với tốc độ cao hơn.
Câu 4: Về cấu tạo của cơ tim: Giống cơ trơn là có các vân sáng và vân tối.
A. Đúng b. Sai
Câu 5: Về cấu tạo của cơ tim: Giống cơ vân là nhân nằm giữa sợi cơ.
A. Đúng b. Sai
Câu 6: Về cấu tạo của cơ tim: Cả quả tim là một hợp bào. A. Đúng b. Sai
Câu 7: 34. Về cấu tạo của cơ tim: Màng tế bào cơ tim có nhiều kênh Ca++ chậm.
a. Đúng B. Sai
Câu 8: Về cấu tạo của cơ tim: Trong sợi cơ tim có nhiều glycogen.
a. Đúng B. Sai
Câu 9: Khi nói về hoạt động tim mạch, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Van ba lá luôn đóng, chỉ mở khi tâm thất trái co
B. Van động mạch luôn hở, chỉ đóng khi tâm thất co
c. Khi tâm thất trái co, van hai lá sẽ đóng lại
D. Khi tâm thất phải co, van ba lá sẽ mở ra
Câu 10: Loại mạch máu nào dưới đây có chức năng nuôi dưỡng tim ?
A. Động mạch dưới đòn B. Động mạch dưới cằm
c. Động mạch vành D. Động mạch cảnh trong
Câu 11: Máu mang oxi và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể được xuất phát từ ngăn nào của
tim? A. Tâm nhĩ phải B. Tâm thất phải C. Tâm nhĩ trái d. Tâm thất trái
Câu 12: Điều nào sau đây không đúng khi nói về tim:
A. Tim có 4 ngăn
B. Tim hình chóp, đỉnh nằm dưới, đáy hướng lên trên và hơi lệch về phía bên trái.
c. Tim có thành tâm nhĩ dày hơn thành tâm thất
D. Giữa tâm thất với tâm nhĩ và tâm thất với động mạch có van
Câu 13: Loại mạch nào có 3 lớp: mô liên kết, mô cơ trơn, mô biểu bì dày?
a. Động mạch B. Tĩnh mạch C. Mao mạch D. Mạch bạch huyết
Câu 14: Khi nói về tim, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ
B. Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải
C. Thành tim dày sẽ tạo áp lực để đẩy máu vào động mạch
d. Nhờ có van tim nên máu di chuyển một chiều từ động mạch đến tâm thất xuống tâm
nhĩ
Câu 15: Loại mạch nào có chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào về tim, vận tốc và áp
lực nhỏ. A. Động mạch b. Tĩnh mạch C. Mao mạch D. Mạch bạch huyết
Câu 16: Khi mạch máu bị nứt vỡ, loại ion khoáng nào dưới đây sẽ tham gia tích cực vào
cơ chế hình thành khối máu đông? A. Cl− b. Ca2+ C. Na+ D. Ba2+
Câu 17: Các pha trong mỗi chu kì tim diễn ra theo trình tự trước sau như thế nào ?
A. Pha thất co – pha dãn chung – pha nhĩ co
B. Pha dãn chung – pha thất co – pha nhĩ co
C. Pha thất co – pha nhĩ co – pha dãn chung
d. Pha nhĩ co – pha thất co – pha dãn chung
Câu 18: Khi tâm thất phải co, máu được bơm đến bộ phận nào ?
A. Tĩnh mạch phổi B. Tĩnh mạch chủ C. Động mạch chủ d. Động mạch phổi
Câu 19: Ở tim người, tại vị trí nào dưới đây không xuất hiện van ?
a. Giữa tĩnh mạch chủ và tâm nhĩ phải
B. Giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái
C. Giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải
D. Giữa tâm thất trái và động mạch chủ
Câu 20: Ở người, loại mạch nào là nơi xảy ra sự trao đổi chất với tế bào ?
a. Mao mạch B. Tĩnh mạch C. Động mạch D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 21: Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào ?
A. Vận tốc dòng máu chảy rất chậm
B. Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì
C. Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào
d. Tất cả các phương án còn lại
Câu 22: Chiều đi của máu trong cơ thể.
a. Tâm nhĩ => tâm thất => động mạch B. Tâm nhĩ => tâm thất => tĩnh mạch
C. Tâm thất => tâm nhĩ => động mạch D. Tâm thất => tâm nhĩ => tĩnh mạch
Câu 23: Giữa tâm thất với tâm nhĩ và tâm thất với động mạch có van, vai trò của nó là gì?
a. Đảm bảo máu lưu thông theo một chiều. B. Ngăn cản sự hòa trộn máu
C. Đẩy máu D. Không có đáp án nào chính xác.
Câu 23: Máu từ phổi về tim đỏ tươi, máu từ các tế bào về tim đỏ thẫm là vì:
A. Máu từ phổi về tim mang nhiều CO2, máu từ các tế bào về tim mang nhiều O2
B. Máu từ phổi về tim mang nhiều O2, máu từ các tế bào về tim không có CO2
c. Máu từ phổi về tim mang nhiều O2, máu từ các tế bào về tim mang nhiều CO2
D. Máu từ phổi về tim mang nhiều CO2, máu từ các tế bào về tim không có O2
Câu 24: Nếu tim đập càng nhanh thì:
a. Thời gian co tim càng rút ngắn B. Thời gian nghỉ không đổi
C. Lượng máu vận chuyển trong mạch càng lớn D. Cả A và B đúng
Câu 25: Ở người bình thường, thời gian tâm thất nghỉ trong mỗi chu kì tim là bao lâu ?
A. 0,6 giây B. 0,4 giây c. 0,5 giây D. 0,3 giây
Câu 26: Ở người bình thường, trung bình mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong
bao lâu? A. 0,3 giây b. 0,4 giây C. 0,5 giây D. 0,1 giây
Câu 26: Các pha trong mỗi chu kì tim diễn ra theo trình tự trước sau như thế nào?
A. Pha thất co - Pha dãn chung - Pha nhĩ co B. Pha dãn chung - Pha thất co - Pha nhĩ co
C. Pha thất co - Pha nhĩ co - Pha dãn chung. d. Pha nhĩ co - Pha thất co - Pha dãn chung
Câu 27: Ở người bình thường, trung bình mỗi phút tim đập bao nhiêu lần ?
A. 85 lần b. 75 lần C. 60 lần D. 90 lần
Câu 28: Loại mạch nào có lòng trong hẹp nhất
A. Động mạch chủ B. Tĩnh mạch c. Mao mạch D. Động mạch phổi
Câu 29: Sự luân chuyển bạch huyết trong hệ bạch huyết (BH) diễn ra theo trình tự như
thế nào?
A. Mao mạch BH – ống BH – mạch BH – hạch BH – mạch BH – tĩnh mạch
B. Mao mạch BH – mạch BH – ống BH – mạch BH – hạch BH – tĩnh mạch
C. Mao mạch BH – mạch BH – hạch BH – ống BH – mạch BH – tĩnh mạch
d. Mao mạch BH – mạch BH – hạch BH – mạch BH - ống BH – tĩnh mạch
Câu 30: Hệ bạch huyết có vai trò gì?
A. Sản xuất tế bào máu B. Vận chuyển các chất trong cơ thể
c. Thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể
D. Bảo vệ cơ thể
Câu 30: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho máu lưu thông trong hệ mạch?
A. Sự co dãn của tim. B. Sự co dãn của thành mạch.
C. Sự co rút của các cơ quanh thành mạch. d. Tất cả các ý trên.
Câu 31: Tâm thất trái nối liền trực tiếp với loại mạch nào dưới đây?
A. Tĩnh mạch phổi B. Động mạch phổ c. Động mạch chủ D. Tĩnh mạch chủ
Câu 32: Sau khi luân chuyển trong hệ bạch huyết, dịch bạch huyết sẽ được đổ trực tiếp
vào bộ phận nào của hệ tuần hoàn?
a. Tĩnh mạch dưới đòn B. Tĩnh mạch cảnh trong
C. Tĩnh mạch thận D. Tĩnh mạch đùi
Câu 33: Thành phần nào dưới đây có ở cả máu và dịch bạch huyết?
A. Huyết tương B. Bạch cầu C. Tiểu cầu d. Tất cả các phương án còn lại
Câu 34: Các bác sĩ thường dùng ống nghe, nghe tiếng động của tim để chẩn đoán bệnh.
Tiếng tim do đâu sinh ra?
A. Do sự co cơ tâm thất và đóng các van nhĩ thất
B. Do sự đóng các van tổ chim ở động mạch chủ và động mạch phổi gây ra
C. Do sự va chạm các mỏm tim vào lồng ngực
d. Câu A, B đúng.
Câu 35: Tim có chu kì, mỗi chu kì gồm mấy pha: A. 2 b. 3 C. 4 D. 5
Câu 36: Thứ tự hoạt động của các pha trong mỗi chu kì hoạt động của tim là:
(1) Pha nhĩ co (2) Pha thất co (3) Pha dãn chung
a. 3, 2, 1 B. 3, 1, 2 C. 1, 2, 3 D. 2, 3,1
Câu 37: Trong hệ bạch huyết của người, phân hệ nhỏ thu bạch huyết ở
a. nửa trên bên phải cơ thể. B. nửa dưới bên phải cơ thể.
C. nửa trên bên trái và phần dưới cơ thể. D. nửa dưới bên phải và phần trên cơ thể.
Câu 38: Vòng tuần hoàn nhỏ đi qua cơ quan nào dưới đây?
A. Dạ dày B. Gan c. Phổi D. Não
Câu 39: Tĩnh mạch phổi đổ máu trực tiếp vào ngăn tim nào ?
A. Tâm thất phải b. Tâm nhĩ trái C. Tâm nhĩ phải D. Tâm thất trái
Câu 40: Loại mạch nào dưới đây vận chuyển máu giàu ôxi ?
A. Động mạch chủ B. Động mạch vành tim C. Tĩnh mạch phổi
d. Tất cả các phương án còn lại
Câu 41: Ở tim người, tại vị trí nào dưới đây không xuất hiện van?
a. Giữa tĩnh mạch chủ và tâm nhĩ phải B. Giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái
C. Giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải D. Giữa tâm thất trái và động mạch chủ
Câu 42: Nếu tim đập càng nhanh thì:
a. Thời gian co tim càng rút ngắn B. Thời gian nghỉ không thay đổi
C. Lượng máu vận chuyển trong mạch càng lớn D. Cả A và B đúng
Câu 43: Ở người, loại mạch nào dưới đây vận chuyển máu đỏ thẫm ?
A. Động mạch cảnh B. Động mạch đùi C. Động mạch cửa gan d. Động mạch phổi
Câu 44: Hệ mạch gồm mấy loại? A. 1 B. 2 c. 3 D. 4
Câu 45: Ở người bình thường, trung bình mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong
bao lâu? A. 0,3 giây B. 0,4 giây. c. 0,5 giây D. 0,1 giây
Câu 46: Ở người bình thường, trung bình mỗi phút tim đập bao nhiêu lần?
A. 85 lần c. 75 lần C. 60 lần D. 90 lần
Câu 47: Loại mạch máu nào làm nhiệm vụ dẫn máu từ tâm thất phải lên phổi?
A. Động mạch chủ B. Tĩnh mạch C. Mao mạch d. Động mạch phổi
Câu 48: Ta có thể nhìn thấy loại mạch máu nào ở dưới da?
A. Động mạch chủ b. Tĩnh mạch C. Mao mạch D. Cả A, B và C
Câu 48: Tâm thất trái nối liền trực tiếp với loại mạch nào dưới đây ?
A. Tĩnh mạch phổi B. Động mạch phổi c. Động mạch chủ D. Tĩnh mạch chủ
Câu 49: Tĩnh mạch phổi đổ máu trực tiếp vào ngăn tim nào?
A. Tâm thất phải b. Tâm nhĩ trái C. Tâm nhĩ phải D. Tâm thất trái
Câu 50: Nguyên nhân chủ yếu làm cho máu lưu thông trong hệ mạch?
a. Sự co dãn của tim B. Sự co dãn của thành mạch
C. Sự co rút của các cơ quan thành mạch D. Tất cả các ý trên
Câu 51: Ở người, loại mạch nào dưới đây vận chuyển máu đỏ thẫm ?
A. Động mạch cảnh B. Động mạch đùi C. Động mạch cửa gan d. Động mạch phổi
Câu 52: Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào ?
A. Vận tốc dòng máu chảy rất chậm
B. Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì
C. Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào
d. Tất cả các phương án còn lại
Câu 53: Khi tâm thất phải co, máu được bơm đến bộ phận nào?
A. Tĩnh mạch phổi B. Tĩnh mạch chủ C. Động mạch chủ d. Động mạch phổi
Câu 54: Ở người, loại mạch nào là nơi xảy ra sự trao đổi chất với tế bào?
a. Mao mạch B. Tĩnh mạch C. Động mạch D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 55: Ở động mạch, máu vẫn chuyển nhờ:
a. Sức đẩy của tim và sự co dãn của động mạch
B. Sức hút của lồng ngực khi hít vào và thở ra
C. Sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch và sức đẩy của tim
D. Sức hút của tâm nhĩ và sự co dãn của động mạch
Câu 56: Điều nào sau đây không đúng khi nói về tim:
A. Tim có 4 ngăn
B. Tim hình chóp, đỉnh nằm dưới, đáy hướng lên trên và hơi lệch về phía bên trái.
c. Tim có thành tâm nhĩ dày hơn thành tâm thất
D. Giữa tâm thất với tâm nhĩ và tâm thất với động mạch có van
Câu 57: Loại mạch nào có 3 lớp: mô liên kết, mô cơ trơn, mô biểu bì dày?
a. Động mạch B. Tĩnh mạch C. Mao mạch D. Mạch bạch huyết
18. SỰ ĐÓNG MỞ CÁC VAN TIM
- Khi tim co bóp, các van sẽ thực hiện chức năng đóng và mở để kiểm soát dòng chảy của
máu qua tim bởi sự chênh lệch áp suất giữa các buồng tim và một số cơ nằm trong tim.
Hoạt động của van tim: Một chu kỳ tuần hoàn kết thúc bằng việc máu quay trở về đổ vào
tâm nhĩ phải của tim.
Câu 1: Sự đóng van hai lá và van ba lá xảy ra là do
A. Sự giãn của mạng Purkinje B. Sự co rút các cột cơ
C. Nhĩ co d. Sự chênh lệch áp suất giữa nhĩ và thất
Câu 2: Trong chu kỳ hoạt động của tim, thời kỳ bắt đầu đóng van nhĩ thất cho đến cuối
kỳ đóng van động mạch, phù hợp với giai đoạn
A. Tâm nhĩ thu B. Tâm nhĩ giãn C. Tâm thất thu d. B và C đúng
Câu 3: Sự đóng van động mạch chủ xảy ra lúc bắt đầu pha nào trong chu chuyển tim
A. Co đẳng trương B. Sự tống máu nhanh C. Cuối tâm trương d. Giãn đẳng trương
Câu 4: Thời kỳ từ khi đóng van nhĩ thất cho đến khi đóng van động mạch phù hợp với
giai đoạn nào
A. Nhĩ trương B. Tâm trương C. Thất thu d. A và C
Câu 5: Thời kỳ co của thất chủ yếu phụ thuộc vào
a. Thời gian của điện thế hoạt động B. Điện thế màng khi nghỉ
C. Hoạt động của hệ thần kinh thực vật D. Vận tốc lan truyền điện thế
Câu 6: Sự chênh lệch áp suất giữa tim và động mạch chủ là ở
a. Thất trái trong thời kỳ tâm trương B. Thất trái trong thời kỳ tâm thu
C. Thất phải trong thời kỳ tâm trương D. Thất phải trong thời kỳ tâm thu
Câu 7: Trong pha đẳng tích của chu chuyển tim, hoạt động các van như sau:
A. Van nhĩ thất mở, van động mạch đóng B. Cả 2 hệ thống van đều mở
C. Van nhĩ thất đóng, van động mạch mở D. Cả 2 đều đóng
Câu 8: Van động mạch chủ đóng bắt đầu từ pha nào của tim
A. Tống máu nhanh B. Co đẳng trương c. Giãn đẳng trương D. Đổ đầy thất nhanh
Câu 9: Trong hệ tuần hoàn hệ thống van có thể thấy
A. Trong tim B. Trong tĩnh mạch chi C. Trong tĩnh mạch não d. A và B
Câu 10: Sự đóng mở van tim tùy thuộc vào áp lực qua van: a. Đ B. S
Câu 11: Máu về tâm thất trong thời kỳ:
A. Tâm nhĩ thu. B. Tâm trương. c. Tâm nhĩ thu và tâm trương. D. Tâm trương toàn bộ.
Câu 12: Tâm thất thu:
A. Là giai đoạn dài nhất trong các giai đoạn của chu chuyển tim.
B. Là giai đoạn kết thúc khi van nhĩ thất đóng.
c. Là giai đoạn máu được tống vào động mạch.
D. Là giai đoạn được tính từ khi van tổ chim mở.
Câu 13: Sự đóng mở van trong chu kỳ tim: Van nhĩ thất đóng vào đầu thời kỳ tăng áp của
giai đoạn tâm thất thu. a. Đúng B. Sai
Câu 14: 73. Sự đóng mở van trong chu kỳ tim: Van tổ chim mở vào cuối thời kỳ tăng áp.
a. Đúng B. Sai
Câu 15: Sự đóng mở van trong chu kỳ tim: Van tổ chim đóng vào đầu giai đoạn tâm
trương toàn bộ. a. Đúng B. Sai
19. HỒNG CẦU, BẠCH CẦU, TIỂU CẦU
- Hồng câu:
+ Là một tế bào biến dạng, có hình đĩa lõm 2 mặt , không nhân, chuyên chở khí oxi và
cacbonic
+ Có chất huyết cầu tố (hemoglobin) làm cho máu có màu đỏ
+ Có khoảng 340 triệu Hb/Hồng cầu. Mỗi Hb có 1 protein
- Bạch cầu: là những tế bào có nhân, không màu, hình cầu. Bảo vệ cơ thể
- Tiểu cầu: là những mảnh thế bào nhỏ li ti vỡ ra từ tế bào >lớn hơn trong tủy xương,
những tiểu thể máu hình thành cầu nhỏ. Tham gia vào quá trình làm đông máu khi cần
thiết
Câu 1: Thành phần nào dưới đây có cả ở máu và dịch bạch huyết?
A. Huyết tương B. Bạch cầu C. Tiểu cầu d. Tất cả các ý trên
Câu 1: Máu bao gồm:
A. Hồng cầu và tiểu cầu b. Huyết tương và các tế bào máu
C. Bạch cầu và hồng cầu D. Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
Câu 2: Huyết tương không bao gồm thành phần nào dưới đây?
A. Nước B. Muối khoáng c. Bạch cầu D. Kháng thể
Câu 3: Thành phần chiếm 45% thể tích của máu là:
A. Huyết tương b. Các tế bào máu C. Hồng cầu D. Bạch cầu
Câu 4: Thành phần của máu có đặc điểm màu vàng, lỏng là:
A. Hồng cầu B. Bạch cầu c. Huyết tương D. Tiểu cầu
Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người?
A. Hình đĩa, lõm hai mặt B. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán
C. Màu đỏ hồng d. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí
Câu 6: Loại tế bào máu có đặc điểm trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân là:
A. Hồng cầu B. Bạch cầu C. Tiểu cầu d. Tất cả các đáp án trên
Câu 7: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: … là nơi vận chuyển, đồng thời là môi trường
chuyển hóa của các quá trình trao đổi chất.
a. Huyết tương B. Hồng cầu C. Bạch cầu D. Tiểu cầu
Câu 8: Vai trò của hồng cầu là:
a. Vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể B. Vận chuyển O2 và CO2
C. Vận chuyển các chất thải D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 9: Môi trường trong cơ thể được tạo thành bởi:
a. Nước mô B. Máu C. Bạch huyết D. Cả ba yếu tố trên
Câu 10: Môi trường trong của cơ thể gồm:
A. Nước mô, các tế bào máu, kháng thể. b. Máu, nước mô, bạch huyết
C. Huyết tương, các tế bào máu, kháng thể D. Máu, nước mô, bạch cầu
Câu 11: Nước mô không bao gồm thành phần nào dưới đây?
A. Huyết tương b. Hồng cầu C. Bạch cầu D. Tiểu cầu
Câu 12: Ở Việt Nam, số lượng hồng cầu trung bình của nam giới là :
a. 4,4 – 4,6 triệu/ml máu. B. 3,9 – 4,1 triệu/ml máu.
C. 5,4 – 5,6 triệu/ml máu. D. 4,8 – 5 triệu/ml máu.
Câu 13: Trong cơ thể. tế bào nằm chìm ngập trong loại dịch nào?
a. Nước mô B. Máu C. Dịch bạch huyết D. Dịch nhân
Câu 14: Khả năng vận chuyển khí của hồng cầu có được là nhờ loại sắc tố nào ?
A. Hêmôerythrin B. Hêmôxianin c. Hêmôglôbin D. Miôglôbin
Câu 15: Chúng ta sẽ bị mất nhiều nước trong trường hợp nào sau đây?
A. Tiêu chảy B. Lao động nặng C. Sốt cao d. Tất cả các ý trên
Câu 1: Máu gồm bao nhiêu thành phần: a. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 4: Nơi vận chuyển, đồng thời là môi trường chuyển hóa của các quá trình trao đổi
chất là: a. Huyết tương B. Hồng cầu C. Bạch cầu D. Tiểu cầu
Câu 5: Môi trường trong cơ thể được tạo thành bởi:
A. Máu B. Nước mô C. Bạch huyết d. Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích?
A. 75% B. 60% C. 45% d. 55%
Câu 7: Môi trường trong cơ thể có vai trò chính là?
a. Giúp tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài.
B. Giúp tế bào có hình dạng ổn định
C. Giúp tế bào không bị xâm nhập bởi các tác nhân gây hại
D. Sinh tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào
Câu 8: Loại tế bào máu có đặc điểm màu hồng, hình đĩa, lõm 2 mặt, không có nhân là:
a. Hồng cầu B. Bạch cầu C. Tiểu cầu D. Tất cả các đáp án trên
Câu 9: Nơi vận chuyển oxi từ phổi đến tim rồi đến các cơ quan (máu đỏ tươi) và vận
chuyển CO2 từ các cơ quan về tim về phổi (máu đỏ thẫm) là:
a. Hồng cầu B. Bạch cầu C. Tiểu cầu D. Huyết tương
Câu 10: Vai trò của môi trường trong cơ thể là
A. Bao quanh tế bào để bảo vệ tế bào
b. Giúp tế bào trao đổi chất với bên ngoài
C. Tạo môi trường lỏng để vận chuyển các chất
D. Giúp tế bào thải chất thừa trong quá trình sống
Câu 11: Môi trường trong của cơ thể gồm những thành phần nào?
A. Nước mô, các tế bào máu, kháng thể. b. Máu, nước mô, bạch huyết
C. Huyết tương, các tế bào máu, kháng thể D. Máu, nước mô, bạch cầu
Câu 12: Những thành phần nào dưới đây có trong huyết tương?
A. Nước, muối khoáng, bạch cầu, kháng thế B. Muối khoáng, nước, bạch cầu
C. Bạch cầu, nước d. Kháng thể, muối khoáng, nước
Câu 13: Ở hồng cầu người không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Hình đĩa, lõm hai mặt B. Màu đỏ hồng
c. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí
Câu 14: Các tế bào máu ở người được phân chia thành bao nhiêu loại chính?
A. 5 loại B. 4 loại c. 3 loại D. 2 loại
Câu 15: Chức năng của huyết tương là:
A. Tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, hoocmôn, kháng thể và các chất khoáng,
các chất thải
B. Môi trường chuyển hóa của các quá trình trao đổi chất
C. Tiêu hủy các chất thải, thừa do tế bào đưa ra.
d. Câu A và B đúng.
Câu 16: Trong máu, các tế bào máu chiếm bao nhiêu phần trăm về thể tích?
A. 75% B. 60% c. 45% D. 55%
Câu 17: Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi?
A. N2 B. CO2 c. O2 D. CO
Câu 18: Vai trò của hồng cầu là?
A. Vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể b. Vận chuyển O2 và CO2
C. Vận chuyển các chất thải D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 19: Vì sao nói máu, nước mô, bạch huyết là môi trường trong của cơ thể.
A. Vì máu, nước mô, bạch huyết ở bên trong cơ thể.
B. Vì máu, nước mô, bạch huyết là nơi tế bào tiến hành quá trình trao đổi chất.
C. Vì tế bào chỉ có thể tiến hành quá trình trao đổi chất với môi trường ngoài nhờ máu,
nước mô, bạch huyết.
d. Nhờ máu, nước mô, bạch huyết trong cơ thể mà tế bào và môi trường ngoài liên hệ
thường xuyên với nhau trong quá trình trao đổi các chất dinh dưỡng, O2, CO2 và các chất
thải.
Câu 20: Ở Việt Nam, số lượng hồng cầu trung bình của nữ giới là:
a. khoảng 3,8 triệu ml máu B. khoảng 4,2 triệu ml máu
C. khoảng 5,6 triệu ml máu D. khoảng 6,4 triệu ml máu
20. NHÓM MÁU HỆ ABO, SƠ ĐỒ TRUYỀN MÁU
- Nhóm máu hệ ABO: Nhóm máu hệ ABO là một trong hai hệ nhóm máu quan trọng nhất
trong hoạt động truyền máu. Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu là A, B, O và AB với
tỷ lệ phân bố trong cộng đồng khác nhau ở từng chủng tộc.
Nhóm O (cho phổ thông) Nhóm AB (nhận phổ thông)
- Sơ đồ truyền máu:
21. CỬ ĐỘNG HÔ HẤP, TRAO ĐỔI KHÍ TẠI PHỔI, CÁC LOẠI KHÍ KHI HÍT
VÀO THỞ RA, CẤU TẠO THANH QUẢN, KHÍ QUẢN
* Cấu tạo thành quản:
- Thanh quản được cấu tạo bởi các sụn nối với nhau bằng các khớp, các màng, các dây
chằng và các cơ. Trong đó có 2 dây thanh âm sẽ rung chuyển và phát ra âm thanh dưới
tác động của luồng không khí đi qua.
* Cấu tạo khí quản:
Khí quản cấu tạo gồm 16 - 20 vòng sụn hình chữ C, các sụn nối với nhau bằng các dây
chằng vòng. Khoảng hở phía sau các sụn được đóng kín bằng các cơ trơn khí quản, tạo
nên thành màng. Trong lòng khí quản, nơi phân đôi của khí quản nổi gờ lên ở giữa, gọi là
cựa khí quản.
*Trao đổi khí tại phổi:
- Phân áp O2: trong phế nang cao hơn trong mao mạch nên O2 khuếch tán từ phế nang
vào máu
- Phân áp CO2: trong mao mạch cao hơn trong phế nang nên CO2 khuếch tán từ máu vào
phế nang
- Máu trong mao mạch từ đỏ thẫm => đỏ tươi
Câu 1: Sự thay đổi thể tích lồng ngực khi hít vào thở ra đó là:
a. Khi hít vào thể tích lồng ngực tăng và khi thở ra thể tích lồng ngực giảm
B. Khi hít vào thể tích lồng ngực giảm và khi thở ra thể tích lồng ngực tăng
C. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều tăng
D. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều giảm
Câu 2: Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sẽ khuếch tán từ máu vào không
khí ở phế nang ? A. Khí nitơ b. Khí cacbônic C. Khí ôxi D. Khí hiđrô
Câu 3: Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế:
A. Bổ sung B. Chủ động C. Thẩm thấu d. Khuếch tán (từ nơi có nồng độ cao đến
nơi có nồng độ thấp)
Câu 4: Vai trò của sự thông khí ở phổi.
a. Giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
B. Tạo đường cho không khí đi vào.
C. Tạo đường cho không khí đi ra D. Vận chuyển không khí trong cơ thể.
Câu 5: Trao đổi khí ở phổi là quá trình:
A. Trao đổi khí ở phổi là sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu.
B. Trao đổi CO2 từ máu vào không khí ở phế nang.
C. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào không khí ở phế nang và
của CO2 từ không khí ở phế nang vào máu.
d. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và
của CO2 từ máu vào không khí ở phế nang.
Câu 6: Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào ?
A. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co
B. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn (thở ra)
c. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co D. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn
Câu 7: Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sẽ khuếch tán từ không khí ở phế
nang vào máu? A. Khí nitơ B. Khí cacbôni c. Khí ôxi D. Khí hiđrô
Câu 8: Hoạt động hô hấp của người có sự tham gia tích cực của những loại cơ nào ?
A. Cơ lưng xô và cơ liên sườn B. Cơ ức đòn chũm và cơ hoành
C. Cơ liên sườn và cơ nhị đầu d. Cơ liên sườn và cơ hoành
Câu 9: Trong 500 ml khí lưu thông trong hệ hô hấp của người trưởng thành thì có khoảng
bao nhiêu ml khí nằm trong “khoảng chết” (không tham gia trao đổi khí) ?
a. 150 ml B. 200 ml C. 100 ml D. 50 ml
Câu 10: Lượng khí cặn nằm trong phổi người bình thường có thể tích khoảng bao nhiêu ?
A. 500 – 700 ml. B. 1200 – 1500 ml. C. 800 – 1000 ml. d. 1000 – 1200 ml.
Câu 11: Dung tích sống trung bình của nam giới người Việt nằm trong khoảng
A. 2500 – 3000 ml. b. 3000 – 3500 ml. C. 1000 – 2000 ml. D. 800 – 1500 ml.
Câu 12: Ý nghĩa của sự trao đổi khí ở phổi là gì?
A. Làm tăng lượng máu tuần hoàn trong hệ mạch
b. Làm tăng lượng oxi và làm giảm lượng khí CO2 trong máu
C. Làm tăng lượng khí CO2 của máu
D. Cả B và C
Câu 13: Khi chúng ta thở ra thì
A. cơ liên sườn ngoài co. B. cơ hoành co.
c.thể tích lồng ngực giảm. D. thể tích lồng ngực tăng.
Câu 14: Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng
a. dung tích sống của phổi. B. lượng khí cặn của phổi.
C. khoảng chết trong đường dẫn khí. D. lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp.
* Cử động hô hấp:
- Hô hấp thường:
+ Hít vào: xương sườn nâng lên, cơ hoành hạ xuống làm tăng thể tích lồng ngực => gây
ra áp suất âm trong khoang ngực => không khí từ ngoài tràn vào phổi
+ Thở ra: xương sườn hạ xuốn, cơ hoành nâng lên => giảm thể tích lồng ngực => gây áp
suất lớn ép lên phổi => không khí trong phổi bị đẩy ra ngoài
- Hô hấp sâu:
+ Khi hít vào cố gắng, ngoài các cơ liên sườn ngoài và cơ hoành còn có sự góp sức của
các cơ khác như cơ ức đòn chũm, cơ răng cưa lớn, cơ ngực lớn. Lồng ngực giãn rộng làm
phổi cũng giãn rộng hơn, áp lực không khí trong phổi hạ thấp, không khí vào phổi nhiều
hơn.
+ Khi thở ra gắng sức cần huy động thêm một số cơ, chủ yếu cơ thành bụng. Những cơ
này co lại sẽ kéo các xương sườn xuống thấp hơn nữa, đồng thời ép thêm các tạng bụng,
dồn cơ hoành lồi lên thêm về phía lồng ngực. Như vậy, thở ra gắng sức cũng đòi hỏi năng
lượng co cơ, nó cũng là động tác tích cực.
- Dung tích sâu:
+ Khí lưu thông: lượng khí hít vào, thở ra bình thường trong một lần thở (500ml)
+ Khí bổ trợ: lượng khí cố gắng hít vào hết sức sau khi hít vào bình thường (1500ml)
+ Khí dự trữ: lượng khí cố gắng thở ra tận lực khi đã thở ra bình thường ( 1500ml)
+ Khí cặn: lượng khí còn lại trong phổi khi đã thở ra tận lực (1500ml)
Dung tích sống: khí lưu thông + khí bổ trợ + khí lưu trữ
Câu 1: Khí quản người được tạo thành bởi bao nhiêu vòng sụn khuyết hình chữ C ?
A. 20 – 25 vòng sụn b. 15 – 20 vòng sụn C. 10 – 15 vòng sụn D. 25 – 30 vòng sụn
Câu 2: Bộ phận nào dưới đây ngoài chức năng hô hấp còn kiêm thêm vai trò khác ?
A. Khí quản b. Thanh quản C. Phổi D. Phế quản
Câu 3: Vì sao phổi phải có số lượng phế nang lớn, khoảng 700- 800 triệu phế nang?
A. Nhằm tăng lượng khí hít vào b. Nhằm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí
C. Tăng tính đàn hồi của mô phổi D. Giúp thở sâu hơn
Câu 4: Phổi người trưởng thành có khoảng
A. 200 – 300 triệu phế nang. B. 800 – 900 triệu phế nang.
c. 700 – 800 triệu phế nang. D. 500 – 600 triệu phế nang.
Câu 5: Đường dẫn khí có chức năng gì?
A. Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường B. Trao đổi khí ở phổi và tế bào
c. Dẫn khí, làm ấm, làm ẩm không khí và bảo vệ phổi D. Bảo vệ hệ hô hấp
Câu 6: Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào ?
A. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co B. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn
c. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co D. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn
Câu 10: Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với
A. họng và phế quản. B. phế quản và mũi. C. họng và thanh quản d. thanh quản và phế
quản.
Câu 11: Nhịp hô hấp là:
A. Số lần cử động hô hấp được trong 1 giây b. Số lần cử động hô hấp được trong 1 phút
C. Số lần hít vào được trong 1 phút D. Số lần thở ra được trong 1 phút
Câu 12: Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì ?
A. Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbônic B. Sử dụng khí cacbônic và loại thải khí ôxi
c. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônic D. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí nitơ
Câu 16: Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp đó là:
A. Bụi B. Nito oxit C. Vi sinh vật gây bệnh d. Tất cả các đáp án trên
Câu 17: Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng
a. dung tích sống của phổi. B. lượng khí cặn của phổi.
C. khoảng chết trong đường dẫn khí. D. lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp.
Câu 18: Tác nhân nào chiếm chỗ của oxi trong máu (hồng cầu), làm giảm hiệu quả hô
hấp, có thể gây chết? a. Cacbon oxit B. Lưu huỳnh oxi C. Nito oxit D. Bụi
Câu 19: Bệnh nào dưới đây được xem là một trong Tứ chứng nan y của nền Y học cổ ?
A. Tiểu đường B. Ung thư c. Lao phổi D. Thống phong
Câu 20: Loại khí nào dưới đây không độc hại đối với con người ?
a.N2 B.NO2 C.CO D.NO
Câu 21: Vì sao khi chúng ta hít thở sâu thì sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp ?
A. Vì hít thở sâu giúp loại thải hoàn toàn lượng khí cặn và khí dự trữ còn tồn đọng trong
phổi, tạo ra khoảng trống để lượng khí hữu ích dung nạp vào vị trí này.
B. Vì khi hít thở sâu thì ôxi sẽ tiếp cận được với từng tế bào trong cơ thể, do đó, hiệu quả
trao đổi khí ở tế bào sẽ cao hơn.
c. Vì khi hít vào gắng sức sẽ làm tăng lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế
nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 22: Bộ phận nào của đường hô hấp có vai trò chủ yếu là bảo vệ, diệt trừ các tác nhân
gây hại ?
A. Phế quản B. Khí quản C. Thanh quản d. Họng
Câu 23: Mỗi lá phổi được bao bọc bên ngoài bởi mấy lớp màng ?
A. 4 lớp B. 3 lớp c. 2 lớp D. 1 lớp
Câu 24: Vai trò của sự thông khí ở phổi.
a. Giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
B. Tạo đường cho không khí đi vào.
C. Tạo đường cho không khí đi ra
D. Vận chuyển không khí trong cơ thể.
Câu 25: Vì sao công nhân làm trong các hầm mỏ than có nguy cơ bị mắc bệnh bụi phổi
cao?
A. Môi trường làm việc có bụi than, cứ hít vào là sẽ mắc bệnh
B. Môi trường làm việc quá sức nên dễ bị bệnh
C. Hệ bài tiết không bài tiết hết bụi than hít vào
d. Vì hít vào nhiều bụi than, hệ hô hấp không thể lọc sạch hết được
Câu 1: Vì sao khi chúng ta hít thở sâu thì sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp ?
A. Vì hít thở sâu giúp loại thải hoàn toàn lượng khí cặn và khí dự trữ còn tồn đọng trong
phổi, tạo ra khoảng trống để lượng khí hữu ích dung nạp vào vị trí này.
B. Vì khi hít thở sâu thì ôxi sẽ tiếp cận được với từng tế bào trong cơ thể, do đó, hiệu quả
trao đổi khí ở tế bào sẽ cao hơn.
c. Vì khi hít vào gắng sức sẽ làm tăng lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế
nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi.
D. Tất cả các phương án còn lại.
22. CẤU TẠO DẠ DÀY, TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở DẠ DÀY, KHOANG MIỆNG,
DỊCH MẬT
* Cấu tạo dạ dày
- Dạ dày dài 25 - 30cm, rộng 12 - 14cm và dày 7 - 8cm, dung tích 1200cm3. Dạ dày là
phần rộng nhất của ống tiêu hóa, nơi chứa thức ăn vào và được biến đổi về cả hai mặt: cơ
học và hóa học nhờ các cơ và các tuyến dạ dày.
- Ở trẻ nhỏ, dạ dày nằm ngang và cao. Khi trẻ biết đi, dạ dày chuyển dần sang đứng. Đến
tuổi mẫu giáo có vị trí như người lớn (2/3 đứng và 1/3 ngang). Hình dạng dạ dày thay đổi
tùy theo lúc đói hay no, tùy tư thế cơ thể và lứa tuổi. Trẻ sơ sinh dạ dày có hình hơi tròn.
Trẻ 1 tuổi trở đi thì dạ dày bắt đầu có hình thuôn dài.
- Thành dạ dày gồm 3 lớp:
+ lớp ngoài là lớp thanh mạc
+ lớp giữa là lớp cơ với 3 loại cơ: cơ vòng, cơ dọc và cơ xiên => cử động nhu động và co
rút chạy vòng => đảo lộn thức ăn, trộn lẫn với dịch do các tuyến ở niêm mạc tiết ra
Ở trẻ nhỏ, lớp cơ này chưa phát triển, cơ thắt tâm vị phát triển yếu, cơ thắt môn vị phát
triển mạnh, lỗ tâm vị rộng do đó mà trẻ dễ bị nôn, trớ sau khi ăn
+ lớp trong: lớp niêm mạc. Lớp này có nhiều nếp gấp nhờ đó mà dạ dày có thể giãn ra khi
chứa nhiều thức ăn. Trên bề mặt của lớp niêm mạc có nhiều tuyến hình ống (do hai loại tế
bào: tế bào chính tiết ra tiền pepsin và tế bào phụ thuộc nằm giữa các tế bào chính, tiết ra
HCL giúp tiền pepsin chuyển thành dạng hoạt đông
Ở trẻ nhỏ, cơ dạ dày mỏng yếu nên trẻ dễ bị nôn trớ sau khi ăn, nhất là khi ăn nhiều.
Các cử động cơ học của dạ dày:
- Hoạt động: theo dạng chủ yếu: cử động nhu động và co rút chạy vòng
- Sự đóng mở tâm vị và môn vị: khi pH giảm thì tâm vị mở => Đẩy thức ăn xuống dạ
dày; khi pH tăng tâm vị đóng lại => không cho thức ăn trào ngược trở lại
- Môn vị: đóng khi pH giảm. Khi pH tăng thì môn vị mở đẩy thức ăn xuống ruột non từng
đợt một
- Sự co bóp phần thân: Nhờ đó thức ăn được nghiền nát, nhào trộn với dịch vị để tạo
thành một dịch lỏng gọi là nhũ trấp hay vị trấp
Bề mặt bên trong dạ dày:
- Chứa hàng triệu tuyến nhỏ, tiết dich vị
- Tuyến da dày tiết 1.5 - 2 lit dich vi (axit HCI) mỗi ngày để làm mềm thức ăn, tiểu hóa 1
phần protein
- Lớp nhầy dày sẽ làm lá chắn cho lớp dạ dày phía trong khỏi sự tiêu hóa của dịch vị
* Tiêu hóa thức ăn ở dạ dày
- Ở dạ dày, nhờ sự co bóp của dạ dày làm cho thức ăn tiếp tục nghiền nhỏ và trộn đều với
dịch vị.
- Sự tiêu hóa hóa học: axit HCl làm mềm thức ăn và tạo điều kiện cho enzim pepxin trong
dịch vị hoạt động biến đổi protein thành Polipeptit. Enzim prezua có tác dụng tiêu hoá
các protein của sữa, enzim này có ở trẻ em nhiều hơn ở người lớn. Enzim lipaza chỉ có ít,
hoạt động trong pH=4-5, biến đổi lipit thành glixerin và axit béo ở môi trường axit.
- Ở trẻ sơ sinh dạ dày chứa ít enzim pepxin, độ axit của dạ dày còn thấp. Trẻ bú mẹ có
nhiều enzim prezua, trẻ càng lớn tính axit của dịch vị tăng, enzim prezua không còn hoạt
động. Ngoài ra trong dịch vị của trẻ còn chứa một ít enzim lipaza.
- Axit HCL làm mềm thức ăn và tạo điều kiện cho enzim trong dịch vị hoạt động, đồng
thời diệt khuẩn.
* Tiêu hóa thức ăn ở miệng:
Ở khoang miệng, thức ăn được tiêu hóa cơ học là chủ yếu. Thức ăn được cắn, xé, nghiền
nhỏ và nhào trộn với nước bọt để dễ nuốt xuống dạ dày. Sự tiêu hoá học được thực hiện
bởi các enzim có trong nước bọt: ptyalin, amilaza, mantaza. Amilaza biến đổi tinh bột
thành đường mantose. Lipaza miệng hoạt động trong môi trường axit nên khi xuống dạ
dày mới có tác dụng.
Ở trẻ dưới 3, 4 tháng tuổi, tuyến nước bọt chưa phát triển một cách đầy đủ, hoạt tính các
enzim yếu nên khả năng tiêu hóa tinh bột bị hạn chế. Sau đó trung tâm thần kinh điều
khiển phản xạ tiết nước bọt ngày càng hoàn thiện, lượng nước bọt và hoạt tính enzim tăng
dần, phản xạ tiết nước bọt được hình thành.
* Tiêu hóa thức ăn ở dịch mật:
- Dịch mật có tác dụng chính là hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng của cơ thể
từ thức ăn được nạp vào.
- Tác dụng này được dịch mật thực hiện như sau: Dịch mật kích thích sự sản sinh các
men tiêu hóa có trong dịch tụy và dịch ruột, cũng thực hiện hoạt hóa các men này để tiêu
hóa thành phần của thức ăn.
Câu 1: Dạ dày được cấu tạo bởi mấy lớp cơ? a. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 2: Các hoạt động tiêu hóa diễn ra ở dạ dày là:
1. Tiết dịch vị. 2. Tiết nước bọt 3. Tạo viên thức ăn
4. Biến đổi lí học của thức ăn: sự co bóp của dạ dày 5. Nuốt
6. Biến đổi hóa học của thức ăn: nhờ các enzyme 7. Đẩy thức ăn xuống ruột.
Những hoạt động tiêu hóa ở dạ dày là:A. 1,2,4,6 b. 1,4,6,7 C. 2,4,5,7 D. 1,4,6,7
Câu 3: Từ ngoài vào trong, các cơ của dạ dày sắp xếp theo trật tự như thế nào ?
A. Cơ dọc – cơ chéo – cơ vòng B. Cơ chéo – cơ vòng – cơ dọc
c. Cơ dọc – cơ vòng – cơ chéo D. Cơ vòng – cơ dọc – cơ chéo
Câu 4: Tuyến vị nằm ở lớp nào của dạ dày ?
a. Lớp niêm mạc B. Lớp dưới niêm mạc C. Lớp màng bọc D. Lớp cơ
Câu 5: Tuyến dịch vị có nhiều ở đâu?
A. Màng bọc B. Lớp dưới niêm mạc C. Lớp cơ d. Lớp niêm mạc
Câu 6: Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ợ chua là:
A. Ăn nhiều thực phẩm có vị chua b. Nuốt nhiều hơi khi ăn, uống
C. Ăn quá no D. Bỏ ăn lâu ngày
Câu 7: Trong dạ dày hầu như chỉ xảy ra quá trình tiêu hoá
a. prôtêin. B. gluxit. C. lipit. D. axit nuclêic.
Câu 8: Quá trình biến đổi lí học của thức ăn xảy ra do:
A. Sự tiết nước bọt b. Sự co bóp của dạ dày
C. Sự tạo viên thức ăn D. Hoạt động của các enzyme.
Câu 9: Chất nhày trong dịch vị có tác dụng gì ?
A. Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virut gây hại.
B. Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày
C. Chứa một số enzim giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn
d. Bao phủ bề mặt niêm mạc, giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl.
Câu 10: Thông thường, thức ăn được lưu giữ ở dạ dày trong bao lâu ?
A. 1 – 2 giờ b. 3 – 6 giờ C. 6 – 8 giờ D. 10 – 12 giờ
Câu 11: Chất tiết chủ yếu ở dạ dày là:
a. HCl và pesin B. H2SO4 và pesin C. HCl D. H2SO4
Câu 12: Với khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng thì sau khi tiêu hoá ở dạ dày, thành phần
nào dưới đây vẫn cần được tiêu hoá tiếp tại ruột non ?
a. Tất cả các phương án còn lại B. Lipit C. Gluxit D. Prôtêin
Câu 13: Kết quả của biến đổi hóa học ở dạ dày:
A. Hòa loãng thức ăn B. Thức ăn thấm đều dịch vị
c. Phân cắt protein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn
D. Tổng hợp protein chuỗi ngắn thành các chuỗi dài
Câu 14: Biến đổi lí học có sự tham gia của:
A. Tuyến vị B. Các lớp cơ của dạ dày C. Enzyme pepsin d. A và B
Câu 15: Biến đổi hóa học có sự tham gia của:
A. Tuyến vị B. Các lớp cơ của dạ dày c. Enzyme pepsin D. A và B
Câu 16: Tác nhân gây ra hiện tượng ợ chua là:
A. Nhai kẹo cao su thường xuyên B. Hút thuốc lá thường xuyên
C. Người mắc bệnh trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày.
d. Tất cả đáp án trên
Câu 17: Thức ăn được đẩy từ dạ dày xuống ruột nhờ hoạt động nào sau đây ?
1. Sự co bóp của cơ vùng tâm vị
2. Sự co bóp của cơ vòng môn vị
3. Sự co bóp của các cơ dạ dày
A. 1, 2, 3 B. 1, 3 c. 2, 3 D. 1, 2
Câu 18: Trong dịch vị có axit clohidric, chúng có vai trò gì trong dạ dày?
A. Tiêu hóa gluxit còn lại B. Tiêu hóa lipit
c. Biến đổi pepsinogen thành pepsin D. Cả A và B
Câu 19: Tiêu hóa thức ăn là:
A. Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng
B. Cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng qua thành ruột
C. Thải bỏ các chất thừa không hấp thụ được
d. Cả ba đáp án trên
Câu 20: Các hoạt động xảy ra trong quá trình tiêu hóa là:
A. Hấp thụ chất dinh dưỡng B. Ăn và uống C. Thải phân d. Tất cả các đáp án trên
Câu 21: Cơ quan nào dưới đây không phải là một bộ phận của hệ tiêu hoá ?
A. Dạ dày B. Thực quản c. Thanh quản D. Gan
Câu 22: Chức năng của hệ tiêu hóa của người là:
A. Xử lí cơ học thức ăn B. Thủy phân thức ăn thành các đơn vị tiêu hóa được
C. Loại bỏ thức ăn không cần thiết d. Cả ba đáp án trên
Câu 24: Sắp xếp các quá trình sau theo diễn biến của quá trình tiêu hóa xảy ra trong cơ
thể.
a. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => hấp thụ
các chất dinh dưỡng => thải phân.
B. Ăn và uống => tiêu hóa thức ăn => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ
các chất dinh dưỡng => thải phân.
C. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng
=> tiêu hóa thức ăn => thải phân.
D. Ăn và uống => hấp thụ các chất dinh dưỡng =>vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa
=> tiêu hóa thức ăn => thải phân.
Câu 25: Các tuyến tiêu hóa là:
A. Tuyến nước bọt B. Tuyến vị C. Tuyến ruột d. Tất cả các đáp án trên
Câu 26: Trong ống tiêu hoá ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ
quan nào ?A. Ruột thừa B. Ruột già C. Ruột non d. Dạ dày
Câu 27: Qua tiêu hoá, lipit sẽ được biến đổi thành
A. glixêrol và vitamin. B. glixêrol và axit amin.
C. nuclêôtit và axit amin. d. glixêrol và axit béo.
Câu 28: Quá trình tiêu hóa được thực hiện bởi hoạt động của:
A. Các tuyến tiêu hóa B. Các cơ quan trong ống tiêu hóa
C. Hoạt động của các enzyme d. Các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.
Câu 30: Quá trình biến đổi lí học và hoá học của thức ăn diễn ra đồng thời ở bộ phận nào
dưới đây ?a. Khoang miệng B. Dạ dày C. Ruột non D. Tất cả các phương án trên
Câu 32: Tiêu hóa thức ăn bao gồm các hoạt động ?
A. Tiêu hóa lí học B. tiêu hóa hóa học C. Tiết dịch vị tiêu hóa d. Tất cả các đáp án trên
Câu 33: Ở người, dịch tiêu hoá từ tuyến tuỵ sẽ đổ vào bộ phận nào ?
A. Thực quản B. Ruột già C. Dạ dày d. Ruột non
Câu 34: Chất nào dưới đây bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hoá ?
A. Vitamin B. Ion khoáng c. Gluxit D. Nước
Câu 36: Chất nào dưới đây hầu như không bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu
hóa? A. Axit nucleic B. Lipit c. Vitamin D. Protein
23. Hấp thu chất dinh dưỡng
- Sự hấp thụ thức ăn diễn ra suốt chiều dài của ống tiêu hóa nhưng chủ yếu diễn ra ở ruột
non, vì: ở ruột non, toàn bộ thức ăn đã được biến đổi đến mức đơn giản nhất có thể hấp
thụ được, cấu trúc của lông ruột của ruột non tạo thuận lợi cho sự vận chuyển các chất từ
ống tiêu hóa vào máu, diện tích hấp thụ của ruột non là rất lớn.
- Miệng có thể hấp thụ một số chất như các loại thuốc. Dạ dày có thể hấp thụ nước và
glucose rất hạn chế, nhưng lại hấp thụ rượu rất tốt. Ruột già có thể hấp thụ nước rất mạnh
và một ít muối khoáng.
* Cơ chế của sự hấp thụ thức ăn
Kết quả của sự tiêu hóa là thức ăn từ những chất phức tạp được biến thành những chất
đơn giản hơn. Những chất này làm thành một dung dịch dinh dưỡng chuyển vào máu:
- Cơ chế thụ động: Khi nồng độ của các chất dinh dưỡng trong ống tiêu hóa cao hơn
trong máu, các chất này được vận chuyển theo cơ chế thụ động (khuếch tán) từ ống tiêu
hóa qua màng ruột, thành mạch máu vào máu.
- Cơ chế chủ động: Khi nồng độ các chất ở ruột thấp hơn ở trong máu thì quá trình hấp
thụ chủ yếu xảy ra theo cơ chế vận chuyển chủ động (tích cực), bằng cách gắn các chất
dinh dưỡng vào những chất vận chuyển (các loại protein, muối mật, axit photphoric...) để
chuyển vào máu.
* Đường đi của các chất dinh dưỡng
- Dung dịch dinh dưỡng được thấm vào máu và vào mạch bạch huyết của niêm mạc ruột
non. Aminoaxit, glucozơ thấm thẳng vào máu và mạch bạch huyết và sẽ tới gan rồi đổ
vào tĩnh mạch chủ dưới và theo vòng tuần hoàn tới các cơ quan.
- Còn phần lớn chất béo vào mạch bạch huyết rồi vào máu, phần nhỏ chuyển thẳng vào
máu
Câu 1: Đặc điểm nào của ruột non giúp chúng tăng hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng ?
A. Hệ thống mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột
B. Lớp niêm mạc gấp nếp, trên đó là các mào với lông ruột dày đặc giúp làm tăng diện
tích bề mặt ruột non lên
C. Kích thước rất dài (2,8 – 3 mét)
d. Tất cả các phương án còn lại
Câu 2: Nhờ đâu mà ruột non có vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng với hiệu quả cao?
A. Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp
B. Niêm mạc ruột non có các lông ruột, lông ruột cực nhỏ
C. Ruột non rất dài
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Có khoảng bao nhiêu phần trăm lipit được vận chuyển theo con đường máu ?
A. 70% B. 40% c. 30% D. 50%
Câu 4: Ruột non dài khoảng bao nhiêu mét?
A. 2,5-3m B. 28-30m c. 2,8-3m D. 25-30m
Câu 5: Loại vitamin nào dưới đây được vận chuyển theo con đường bạch huyết về tim ?
A. Vitamin B1 b. Vitamin E C. Vitamin C D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 6: Các chất dinh dưỡng nào dưới đây hấp thu theo con đường máu
1. Đường.
2. Lipit đã được lipaza phân giải thành axit béo và glixêrin (khoảng 30%).
3. Axit amin. 4. Các muối khoáng. 5. Nước. 6. Các vitamin tan trong nước
7. Lipit đã được muối mật nhũ tương hoá dưới dạng các giọt nhỏ (70%).
8. Các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K).
a. 1,2,3,4,5,6 B. 3, 4 C. 5, 6 D. 7, 8 (Bạch huyết)
Câu 7: Trong ống tiêu hóa của người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng thuộc về bộ phận
nào? A. Dạ dày b. Ruột non C. Ruột già D. Thực quản
Câu 9: Vai trò chủ yếu của ruột già là gì ?
A. Thải phân và hấp thụ đường B. Tiêu hoá thức ăn và thải phân
c. Hấp thụ nước và thải phân D. Tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng
Câu 10: Các chất dinh dưỡng với nồng độ thích hợp và không còn chất độc được vận
chuyển qua:
a. Tĩnh mạch chủ dưới B. Tĩnh mạch chủ trên
C. Mao mạch máu D. Mạch bạch huyết
Câu 11: Các chất dinh dưỡng được hấp thụ qua đường máu sẽ đổ về đâu trước khi về tim
a. Tĩnh mạch chủ dưới B. Tĩnh mạch cảnh trong
C. Tĩnh mạch chủ trên D. Tĩnh mạch cảnh ngoài
Câu 12: Tại ruột già xảy ra hoạt động nào dưới đây ?
a. Hấp thụ lại nước B. Tiêu hoá thức ăn
C. Hấp thụ chất dinh dưỡng D. Nghiền nát thức ăn
Câu 13: Nếu qua hệ tiêu hoá, chất độc bị hấp thụ vào con đường máu thì chúng sẽ bị khử
tại đâu ? A. Tim B. Dạ dày C. Thận d. Gan
Câu 41: Một số chất dinh dưỡng và 30% lipid, có thể lẫn một số chất độc theo con đường
này?
a. Mao mạch máu B. Mạch bạch huyết C. Tĩnh mạch chủ dưới D. Tĩnh mạch chủ trên
Câu 15: Loại cơ nào dưới đây không tham gia vào quá trình thải phân khi đại tiện ?
A. Tất cả các phương án còn lại B. Cơ chéo bụng ngoài
C. Cơ vòng hậu môn d. Cơ nhị đầu
24. NGUYÊN NHÂN TRẺ HAY BỊ NÔN TRỚ
Ở trẻ nhỏ, lớp giữa (cơ dọc, cơ vòng, cơ xiên) chưa phát triển, cơ thắt tâm vị phát triển
yếu, cơ thắt môn vị phát triển mạnh, lỗ tâm vị rộng do đó mà trẻ dễ bị nôn, trớ sau khi ăn
25. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TRẺ EM HAY BỊ LỒNG RUỘT, XOẮN RUỘT
- Lồng ruột:
+Ruột dễ co bóp bất thường trong thời kỳ trẻ chuyển từ bú sữa sang ăn dặm. Thêm vào
đó, do kích thước các đoạn ruột ở trẻ em quá chênh lệch nhau nên dễ xảy ra lồng ruột.
+Khối u lành tính hay hiếm gặp hơn là ung thư ruột non, polyp trong lòng ruột, bệnh túi
thừa Meckel hay những đợt nhiễm bệnh gây rối loạn co bóp ruột
+Viêm ruột
+Siêu vi
- Xoắn ruột: Ở trẻ em, xoắn ruột non thường gặp là do sự xoay không bình thường của
ruột. Quá trình xoay bất thường được xác định khi mà có vấn đề trong quá trình hình
thành ruột non, nghĩa là chúng được đặt ở sai vị trí bình thường. Điều này dẫn tới ruột
non bị xoắn hoặc trở nên tắc nghẽn.
26. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở TRẺ EM:
- Ở trẻ em, quá trình trao đổi chất mạnh, trong đó quá trình đồng hóa chiếm ưu thế. Trao
đổi chất mạnh nhất lúc trẻ đang bú mẹ, giai đoạn dậy thì. Ở tuổi mẫu giáo, nhu cầu
protein, lipit, gluxit, muối khoáng rất lớn, đến tuổi nhi đồng có hơi giảm xuống, nhu cầu
nước tăng lên. Khả năng hấp thụ ở trẻ cao hơn người lớn.
- Nhu cầu năng lượng chung của cơ thể luôn cao hơn nhu cầu năng lượng của sự trao đổi
cơ bản. Ở những tháng đầu, nhu cầu năng lượng của trẻ cần thêm 100% so với nhu cầu
trao đổi cơ bản. Năng lượng tăng thêm đó cần cho sự sinh trưởng, tích lũy mỡ và sự oxy
hóa các sản phẩm không hoàn toàn
27. CHẤT DINH DƯỠNG KHÔNG CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG:
- Chất dinh dưỡng không cung cấp năng lượng: nước, muối khoáng và vitamin
- Chất dinh dưỡng cung cấp cả chất kiến tạo lẫn năng lượng: protein, gluxit và lipit
28. VAI TRÒ CỦA VITAMIN A, D, Fe, CHẤT ĐẠM
- A: Vitamin A có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vitamin A giúp bảo
vệ sự toàn vẹn của các biểu mô, giác mạc mắt, biểu mô da, niêm mạc đường hô hấp, ruột
non và các tuyến bài tiết.Ngoài việc hỗ trợ cho thị giác thì vitamin A còn giúp trẻ phát
triển tốt hơn, tránh tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi. Vitamin A còn giúp cơ thể tăng
cường khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm
trùng nặng như: sởi, tiêu chảy và viêm đường hô hấp cấp.
- D: quan trọng với cơ thể, đặc biệt là trẻ em đang trong giai đoạn phát triển.
Vitamin D giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương, răng thông qua cơ
chế phân phối canxi và phospho của cơ thể. Vitamin D làm tăng quá trình hấp thu canxi
và phospho tại đường tiêu hoá.
vitamin D còn đóng vai trò trong quá trình phân chia tế bào, bài tiết và chuyển hoá các
hormone, bao gồm hormon tuyến cận giáp (PTH) và insullin.
- Fe: Vai trò quan trọng nhất của sắt là cùng với protein tạo thành huyết sắc tố
(hemoglobin) vận chuyển oxy cho nên thiếu sắt dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng là bệnh
phổ biến ở trẻ em.
Khi thiếu máu khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm, làm thiếu oxy ở các tổ
chức đặc biệt là tim, cơ bắp, não gây nên hiện tượng tim đập nhanh, trẻ nhỏ có thể bị suy
tim do thiếu máu, các biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt do thiếu oxy não, cơ bắp yếu và cuối
cùng là cơ thể mệt mỏi.
- Chất đạm: Cân nặng và thể chất: Giúp trẻ tăng cân, khỏe mạnh và phát triển thể chất.
Đề kháng: Chất đạm là thành phần của kháng thể, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Não
bộ: Phát triển toàn diện não bộ của trẻ. Tiêu hóa: Chất đạm hình thành các enzym giúp trẻ
tiêu hóa tốt hơn.
29. CÁC BỘ PHẬN NÀO THUỘC CƠ QUAN TIẾT NIỆU, CẤU TẠO ĐƠN VỊ
THẬN
- Các bộ phân thuộc cơ quan tiết niệu : Niệu đạo, niệu quản và bóng đái
+ Niệu quản là ống dài 25 - 30cm, đường kính của ống từ 4 - 5mm. Niệu quản có chức
năng dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái.
Ngoài là lớp cơ học; giữa là lớp cơ vòng, phía trong của cơ vòng có một lớp sợi nằm dọc;
trong là một lớp niêm mạc tạo thành nhiều nếp gấp.
+ Bóng đái là một cơ quan rỗng, giữ chức năng chứa nước tiểu. Bóng đái có hình dạng
thay đổi tùy thuộc vào lứa tuổi, trạng thái của bóng đái (đầy hay rỗng), độ lớn của tử
cung và trực tràng có chứa phân hay không.
Lớp ngoài là một tổ chức liên kết; lớp giữa là lớp cơ trơn; lớp trong là lớp niêm mạc tạo
thành nhiều nếp gấp
+ Niệu đạo là đoạn cuối của đường dẫn nước tiểu, có chức năng dẫn nước tiểu từ bóng
đái thải ra ngoài. Ở nam giới, niệu đạo còn là đường dẫn tinh dịch ra ngoài. Ở nữ niệu
đạo biệt lập với đường sinh dục.
Lớp ngoài là lớp cơ, trong đó cơ dọc ở trong và cơ vòng ở ngoài; lớp giữa là mạch máu;
lớp trong là lớp niêm mạc.
- Cấu tạo đơn vị thận (bộ phận lọc nước tiểu)
+ Quản cầu Malpighi (nằm gọn trong nang Baoman) là một túi mao mạch hình cầu, gồm
khoảng 50 mao mạch phân nhánh song song từ động mạch nhỏ đến. Tổng diện tích mao
mạch toàn thận là 1,7m2
+ Ống thận thông với nang Baoman, gồm ống lượn gần, quai Henle, ống lượng xa, ống
góp đổ vào đài thận
30. GIAI ĐOẠN TẠO NƯỚC TIỂU
* Giai đoạn lọc huyết tương:
- Quá trình này được diễn ra ở nang Baoman và kết thúc bằng sự tạo thành nước tiểu đâu.
Sự lọc này xảy ra nhờ sự chênh lệch áp suất trong các mạch và trong nang Baoman.
- Trong nước tiểu đầu, các yếu tố hữu hình và protein không thể đi qua thành mạch được,
nên nước tiểu đầu phải là huyết tương không có protein. Môi ngày có 2 quả thận lọc được
khoảng 170-180l nước tiểu đầu
* Giai đoạn tại hấp thụ và bài tiết:
- Diễn ra trong các tiểu niệu quản và kết thúc bằng sự tạo thành nước tiểu cuối
- Glucozo được hấp thụ lại hoàn toàn, ion Na+, Cl- được hấp thụ lại tới 98%, cũng như
a.a. vtmC,…cũng được tái hấp thụ rất mạnh.
- Ure, axit uric, ion Ca+ và axit photphoric được hấp thụ lại ít hơn
- Phần lớn các chất được hấp thụ trở lại ở phần đầu của ống thận (ống lượn gần). Ở đoạn
cuối của ống thận, một số chất vẫn được tái hấp thụ, đồng thời xảy ra sự bài tiết một số
chất vào nòng ống như NH3, K+ để điều hòa pH trong máu. Sau khi qua ống góp, nước
tiểu đầu được cô đặc và trở thành nước tiểu chính thức
- Nước tiểu chính thức có thành phần khắc hắn nước tiểu đầu như: không có glucozo, aa
và một số muối, nhưng nồng độ của ure rất cao.
Câu 1: Nước tiểu chứa trong bộ phận nào dưới đây là nước tiểu chính thức ?
A. Nang cầu thận b. Bể thận C. Ống thận D. Tất cả các phương án trên
Câu 2: Trong quá trình lọc máu ở thận, các chất đi qua lỗ lọc nhờ
A. sự vận chuyển chủ động của các kênh ion trên màng lọc.
b. sự chênh lệch áp suất giữa hai bên màng lọc.
C. sự co dãn linh hoạt của các lỗ lọc kèm hoạt động của prôtêin xuyên màng.
D. lực liên kết của dòng chất lỏng cuốn các chất đi qua lỗ lọc.
Câu 3: Nước tiểu chính thức sau khi được tạo thành được chuyển đến đâu đầu tiên?
a. Bể thận B. ống thận C. ống dẫn nước tiểu D. thải ra ngoài môi trường
Câu 4: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về nước tiểu chính thức?
A. Nồng dộ các chất hoà tan loãng hơn
B. Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc hơn
C. Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng
d. quá trình lọc máu ở cầu thận => quá trình hấp thụ lại => quá trình bài tiết tiếp => tạo
thành nước tiểu chính thức
Câu 5: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về nước tiểu đầu?
A. Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc
B. Gần như không chứa chất dinh dưỡng
c. Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc
D. Có chứa các tế bào máu và protein
Câu 6: Nước tiểu đầu khác nước tiểu chính ở chỗ:
a. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và lượng nước ít hơn
B. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và lượng nước nhiều hơn
C. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và có protein
D. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và có các tế bào máu
Câu 7: Nước tiểu đầu được tạo ra ở quá trình nào?
a. Quá trình lọc máu ở cầu thận
B. Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết ở ống thận
C. Quá trình bài tiết tiếp chất thừa, chất thải ở ống thận
D. Phối hợp tất cả các quá trình trên
Câu 8: Loại cơ nào dưới đây không tham gia vào hoạt động đào thải nước tiểu ?
A. Cơ vòng ống đái b. Cơ lưng xô C. Cơ bóng đái D. Cơ bụng
Câu 9: Thông thường, lượng nước tiểu trong bóng đái đạt đến thể tích bao nhiêu thì cảm
giác buồn đi tiểu sẽ xuất hiện ?
A. 50 ml B. 1000 ml c. 200 ml D. 600 ml
Câu 10: Tại sao có nhiều lúc vừa uống nước xong đã buồn đi tiểu ngay?
A. Người đó bị suy thận
B. Lượng nước uống vào quá nhiều
C. Thận làm việc tốt
d. Nước được hấp thụ vào máu bởi dạ dày, ruột và sẽ được các cơ quan trong cơ thể "theo
dõi" ngay lập tức
Câu 11: Thành phần của nước tiểu đầu có gì khác so với máu ?
A. Không chứa các chất cặn bã và các nguyên tố khoáng cần thiết
B. Không chứa chất dinh dưỡng và các tế bào máu
c. Không chứa các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn
D. Không chứa các ion khoáng và các chất dinh dưỡng
Câu 12: Cơ thể người trưởng thành bình thường, một ngày thường tạo ra bao nhiêu nước
tiểu? a. 1-2l B. 3-4l C. 180-200l D. 1,5-3l
Câu 13: Thứ tự đúng của quá trình thải nước tiểu là?
A. Nước tiểu chính thức -> Bể thận -> Tích trữ ở bóng đái -> Ống dẫn nước tiểu -> Thải
ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng,cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái.
B. Nước tiểu chính thức -> Ống dẫn nước tiểu -> Bể thận -> Tích trữ ở bóng đái -> Thải
ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng,cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái.
C. Nước tiểu chính thức -> Tích trữ ở bóng đái -> Ống dẫn nước tiểu -> Bể thận -> Thải
ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng,cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái.
d. Nước tiểu chính thức -> Bể thận -> Ống dẫn nước tiểu -> Tích trữ ở bóng đái -> Thải
ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng,cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái.
Câu 14: Trong quá trình tạo thành nước tiểu, giai đoạn nào dưới đây không cần đến ATP
A. Bài tiết tiếp B. Hấp thụ lại c. Lọc máu D. Tất cả các phương án trên
Câu 15: Mỗi ngày, một người bình thường thải ra khoảng bao nhiêu lít nước tiểu ?
a. 1,5 lít B. 2 lít C. 1 lít D. 0,5 lít
Câu 16: Trong nước tiểu đầu không chứa thành phần nào dưới đây ?
a. Hồng cầu B. Nước C. Ion khoáng D. Tất cả các phương án trên
Câu 17: Sự ứ đọng và tích lũy chất nào dưới đây có thể gây sỏi thận ?
A. Axit uric B. Ôxalat C. Xistêin d. Tất cả các phương án trên
Câu 18: Thành phần nào dưới đây của nước tiểu đầu sẽ được hấp thụ lại ?
A. Nước B. Crêatin C. Axit uric d. Tất cả các phương án trên
Câu 18: Quá trình tạo thành nước tiểu bao gồm mấy quá trình?
A. 1 B. 2 c. 3 D. 4
Câu 19: Sự tạo thành nước tiểu trải qua các giai đoạn nào?
A. Hấp thụ lại, bài tiết. B. Lọc máu, bài tiết, hấp thụ lại.
C. Bài tiết và hấp thụ lại. d. Lọc máu, hấp thụ lại, bài tiết tiếp.
Câu 20: Có bao nhiêu cơ vòng ngăn cách giữa bóng đái và ống đái?
A. 1 b. 2 C. 3 D. 4
Câu 22: Trong cơ thể, thận là cơ quan thực hiện chức năng?
A. Trao đổi chất B. Hô hấp C. Tuần hoàn d. Bài tiết
Câu 23: Vai trò của hệ bài tiết đối với cơ thể sống là?
a. Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài môi trường
B. Giúp cơ thể hấp thụ lại các chất dinh dưỡng
C. Giúp cơ thể điều hòa chức năng tiêu hóa và bài tiết
D. Giúp cơ thể thực hiện quá trình trao đổi chất
Câu 24: Chất được hấp thụ lại ở đoạn đầu ống thận trong quá trình tạo nước tiểu là:?
A. Trao đổi chất B. Các ion cần thiết như Na+, Cl-,…
C. Nước d. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 25: Nước tiểu đầu có:
A. Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc
B. Gần như không chứa chất dinh dưỡng
C. Có chứa các tế bào máu và protein
d. Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc
Câu 26: Nước tiểu chính thức được tạo ra ở quá trình nào?
A. Quá trình lọc máu ở cầu thận
B. Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết ở ống thận
C. Quá trình bài tiết tiếp chất thừa, chất thải ở ống thận
d. Phối hợp tất cả các quá trình trên
Câu 27: Sự tạo thành nước tiểu có đặc điểm
a. diễn ra liên tục. B. diễn ra gián đoạn.
C. tuỳ từng thời điểm có thể liên tục hoặc gián đoạn.
D. diễn ra khi trao đổi chất quá nhiều.
Câu 29: Sản phẩm được tạo ra trong quá trình lọc máu ở nang cầu thận là?
A. Chất dinh dưỡng B. Nước tiểu đầu c. Nước tiếu chính thức D. Chất cặn bã
Câu 30: Cho các thông tin sau đây, có bao nhiêu ý là đặc điểm của nước tiểu chính thức:
1. Nồng độ các chất hoà tan loãng 2. Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc
3. Nồng độ các chất thải và các chất độc thấp 4. Nồng độ các chất dinh dưỡng cao
5. Nồng độ các chất dinh
A. 2 b. 3 C. 4 D. 5
Câu 32: Nước tiểu chính thức và nước tiểu đầu khác nhau ở chỗ nào?
a. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và lượng nước ít hơn.
B. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và lượng nước nhiều hơn.
C. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và có prôtêin.
D. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và có các tế bào máu
Câu 34: Tại sao cần có quá trình hấp thụ lại?
a. Vì trong nước tiểu đầu có nhiều chất dinh dưỡng, chất cần thiết cho cơ thể
B. Vì thể tích nước tiểu đầu quá nhiều
C. Do sự chênh lệch nồng độ nên chất từ trong nước tiểu đầu khuếch tán trở lại máu
D. Để ống thận có các lỗ kích thước lớn làm chất khuếch tán trở lại
Câu 35: Các chất như axit uric, creatin sẽ được bài tiết trong quá trình?
A. Lọc máu B. Tái hấp thụ C. Bài tiết tiếp d. Cả A và C
Câu 36: Trong nước tiểu chính thức của một người có glucozo thì có thể kết luận người
đó bị bệnh?
A. Dư hooc môn insulin B. Sỏi thân c. Đái tháo đường. D. Sỏi bóng đái.
31. NGUỒN GỐC CỦA SẢN PHẨM BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
- Do quá trình lọc máu diễn ra ở cầu thận
32. BIỆN PHÁP VỆ SINH CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU CHO TRẺ
Cần uống đủ nước, khi mắc tiểu thì cần đi ngay, không nên nín lâu
-Thường xuyên vệ sinh cá nhân, vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu
-Điều chỉnh khẩu phần ăn cho hợp lí, phù hợp với hệ tiêu hóa của từng đối tượng
+ Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.
+ Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.
+Không để thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi
33. VAI TRÒ CỦA GH, ISULIN, TUYẾN YÊN, TUYẾN PHA
* Vai trò của GH:
- Tăng tổng lương protein, cân bằng các quá trình chuyển hóa photpho, natri, kali, tăng
tạo xương, đặc biệt là sự phát triển của xương dài có tác dụng điều hòa sự phát triển của
cơ thể.
- Khi lượng GH tăng sẽ làm tăng nhanh về chiều dài (ưu năng)
* Vai trò tuyến pha: : “tuyến tụy là tuyến pha”. Tuyến tụy là một cơ quan nằm ở khu vực
bụng. Nó đóng vai trò thiết yếu trong việc chuyển đổi thực phẩm được đưa vào cơ thể
thành nhiên liệu cho các tế bào. Tuyến tụy có hai chức năng chính đó là chức năng ngoại
tiết giúp tiêu hoá và chức năng nội tiết điều chỉnh lượng đường trong máu.
* Vai trò của tuyến yên:
- Sản xuất các hormone có tác dụng điều hòa các hoạt động của cơ thể trên phạm vi rất
rộng, từ tăng trưởng đến sinh sản. Sự sản xuất hormone từ thùy trước tuyến yên được
kiểm soát bởi vùng dưới đồi. Có ít nhất bảy loại hormone khác nhau được tiết ra bởi thùy
trước tuyến yên. Thùy sau tuyến yên chỉ sản xuất hai loại hormone.
Các hormone tuyến yên sau đó có thể kích thích tuyến nội tiết đích để chúng sản xuất
hormone riêng của nó giúp làm tăng tốc độ chuyển hóa của cơ thể.
- Tuyến yên cũng điều khiển cả sự tình dục của con người. Nó cũng điều hòa quá trình
trao đổi chất, tức là quá trình biến đổi thực hành nhiều dạng năng lượng khác nhau. Đồng
thời chính tuyến yên có ảnh hưởng đến hoạt động của vài bắp cơ, của thận và nhiều cơ
quan khác.
* Vai trò của Isulin: Insulin là một loại hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra.
Chúng có tác dụng chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể. Insulin còn có tác
dụng đến việc chuyển hóa các mô mỡ và gan thành loại năng lượng ATP để cung cấp cho
hoạt động của cơ thể.
Câu 1: Tuyến giáp tiết ra hoocmon nào dưới đây?
A. Insullin. B. ACTH. C. FSH. d. Tiroxin.
Câu 3: Tuyến yên không tiết hoocmon nào dưới đây
A. LH B. FSH c. Insullin D. ACTH
Câu 4: Vị trí của tuyến yên là:
a. Nằm ở nền sọ, vùng dưới đồi B. Nằm ở trước sụn giáp của thanh quản
C. Nằm sau thanh quản D. Nằm sau vùng đồi
Câu 5: Nếu tuyến giáp hoạt động mạnh thì sẽ KHÔNG xuất hiện bệnh nào?
A. Bệnh Bazodo B. Bướu cổ C. Mắt lồi do tích nước d. Chậm lớn
Câu 6: Khi thùy trước tiết kích tố thể vàng thì cơ quan nào sẽ chịu ảnh hưởng?
A. Buồng trứng B. Tinh hoàn C. Tuyến sữa d. Cả A và B
Câu 7: Người bị bệnh ‘Cường giáp’ thường có biểu hiện như thế nào?
A. Sút cân nhanh B. Mắt lồi C. Mất ngủ, luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng
d. Tất cả các phương án trên
Câu 8: Trong các hoocmôn: FSH, PRL, TH, ADH, OT, GH dưới đây, có bao nhiêu
hoocmôn do thuỳ trước tuyến yên tiết ra? A. 1 B. 2 c. 3 D. 4
Câu 9: Tác dụng của việc thùy sau tiết kích tố chống đái tháo nhạt là?
A. Phát triển bao noãn b. Giữ nước C. Sinh tinh D. Tăng trưởng cơ thể
Câu 10: Việc dư thừa hoocmôn nào sẽ dẫn đến hiện tượng “người khổng lồ”?
A. FSH b. GH C. LH D. TSH
Câu 11: Trong các tuyến nội tiết thì tuyến nào lớn nhất?
A. Tuyến yên b. Tuyến giáp C. Tuyến cận giáp D. Tuyến tụy
Câu 12: Thùy sau sẽ tiết ra chất nào?
A. Kích tố tuyến giáp B. Kích tố tăng trưởng
c. Kích tố chống đái tháo nhạt D. Kích tố tuyến sữa
Câu 13: Tuyến giáp còn tiết ra hoocmon canxitonin cùng hoocmon của tuyến cận giáp có
tác dụng gì?
A. Điều hòa canxi trong máu B. Điều hòa photpho trong máu
c. Tham gia điều hòa canxi và photpho trong máu
D. Giúp trẻ em hấp thụ canxi tốt để phát triển
Câu 14: Cơ quan nào chịu tác động trực tiếp của ADH?A. Gan B. Tim c. Thận D. Phổi
Câu 15: Thùy trước không tiết kích tố nào dưới đây?
A. Kích tố tuyến sữa. B. Kích tố sinh trưởng. C. Kích tố vỏ tuyến trên thận.
d. Kích tố chống đái tháo nhạt.
Câu 16: Trong các tuyến nội tiết thì tuyến nào có khối lượng lớn nhất trong cơ thể người?
a. Tuyến giáp B. Tuyến tùng C. Tuyến yên D. Tuyến trên thận
Câu 17: Nếu tuyến giáp không tiết ra tiroxin thì sẽ xuất hiện bệnh nào?
A. Hệ thần kinh hoạt động giảm sút B. Người lớn trí nhớ kém
c. Bệnh Bazodo D. Trẻ em chậm lớn
Câu 18: Iôt là thành phần không thể thiếu trong hoocmôn nào?
a. Ôxitôxin B. Canxitônin C. Tirôxin D. Glucagôn
Câu 19: Dấu hiệu của người bị bệnh Bazơđô là:
A. Mắt lồi b. Mất ngủ, luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng
C. Sút cân nhanh D. Tất cả các phương án trên
Câu 20: Hoocmôn có tác dụng tăng cường sự co bóp cơ trơn, hỗ trợ quá trình tiết sữa và
sinh nở ở phụ nữ là hocmoon nào?
A. Canxitônin b. Ôxitôxin C. Insulin D. Tirôxin
Câu 2: Thùy sau tiết ra
A. Kích tố tuyến giáp. B. Kích tố tuyến sữa. C. Kích tố tăng trưởng.
d. Kích tố chống đái tháo nhạt.
Câu 9: Bệnh nào dưới đây không xuất hiện nếu tuyến giáp hoạt động mạnh?
A. Bệnh Bazodo. B. Bướu cổ. c. Chậm lớn. D. Mắt lồi do tích nước.
Câu 11: Cơ quan chịu ảnh hưởng khi thùy trước tiết kích tố thể vàng là
A. Buồng trứng. B. Tinh hoàn. C. Buồng trứng, tinh hoàn. D. Tuyến sữa.
Câu 12: Khi tác động lên buồng trứng, FSH có vai trò gì ?
A. Kích thích tiết testôstêrôn
b. Kích thích bao noãn phát và tiết ơstrôgen
C. Kích thích quá trình sinh tinh
D. Tất cả các phương án trên
Câu 14: Thuỳ trước tuyến yên tiết ra hoocmôn nào dưới đây ?
A. TH B. ADH c. ACTH D. OT
Câu 17: Trong cơ thể người, tuyến nội tiết nào đóng vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết
các tuyến nội tiết khác ?
A. Tuyến sinh dục b. Tuyến yên C. Tuyến giáp D. Tuyến tuỵ
Câu 18: ADH sẽ tác động trực tiếp đến cơ quan nào dưới đây ?
A. Gan B. Tim c. Thận D. Phổi

You might also like