You are on page 1of 20

UBND QUẬN BẮC TỪ LIÊM

TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN ĐỈNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ CHỦ VÀ TỰ TIN
CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Lĩnh vực/Môn: Công tác chủ nhiệm


Cấp học: Tiểu học
Tên tác giả: Hoàng Thị Hồng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Đỉnh,
quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Chức vụ: Giáo viên

NĂM HỌC 2022 – 2023


Phát huy tính tích cực, tự chủ và tự tin cho học sinh trong công tác chủ nhiệm

MỤC LỤC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................3


1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................3
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài........................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................4
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.........................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................4
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................................5
1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................5
2. Thực trạng........................................................................................................5
3. Một số biện pháp.............................................................................................6
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch năm học phát huy năng lực học sinh.
........................................................................................................................... 6
3.2. Biện pháp 2: Xây dựng đội ngũ Ban cán sự lớp phát huy tính chủ động,
sáng tạo........
7
3.3. Biện pháp 3: Thực hiện tốt nhận xét, đánh giá học sinh hàng ngày,
tuần,tháng qua “Sổ thi đua”..............................................................................9
3.4. Biện pháp 4: Phát huy tính tích chủ, tự giác, sáng tạo thông qua các tiết
hoạt động trải nghiệm
10
3.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với cha mẹ học sinh, giáo viên bộ môn, các tổ
chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường
11
4. Kết quả thu được...........................................................................................12
C. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ....................................................................15
1. Kết luận..........................................................................................................15
2. Khuyến nghị...................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

2
Phát huy tính tích cực, tự chủ và tự tin cho học sinh trong công tác chủ nhiệm

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:


1. Lí do chọn đề tài:
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Có đức mà không có tài thì làm
việc gì cũng khó, có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Hiện nay, đất nước đang
bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo xu thế 4.0, trong đó có sự phát triển
của giáo dục và đào tạo giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu, là nền tảng khoa học,
đòi hỏi cao ở việc dạy học “Dạy học không chỉ là dạy chữ mà thông qua dạy chữ để dạy
người”.
Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 xây dựng theo mô hình phát triển năng
lực, phẩm chất người học. Chúng ta đều biết những chủ tương lai của thế kỷ 21 trong sự
hoà nhập với cộng đồng thế giới không thể là con người thụ động, ngoan ngoãn giản đơn,
chỉ biết vâng lời rập khuôn một cách máy móc, mà thực sự phải là con người biết làm chủ
mình, phù hợp nhất với ích lợi của cộng đồng và thích ứng được với mọi hoàn cảnh. Một
thế hệ tương lai như vậy sẽ không thể hình thành  nếu chúng ta không biết tạo cơ hội để
họ tập dượt, rèn luyện tính tự giác tự quản, năng động, sáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên
ghế nhà trường.
Để làm được mục tiêu này thì người giáo viên chủ nhiệm giữ một vai trò hết sức
quan trọng. Giáo viên phải biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, tự ý thức, tự quản.
Chỉ có như thế năng lực, phẩm chất học sinh mới được xác lập bền vững. Mặt khác, sự
quá nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ khiến cho học sinh có tâm lý ỉ lại, trông chờ
vào giáo viên chủ nhiệm, thiếu sự chủ động, sáng tạo, thiếu trách nhiệm với bản thân và
tập thể. Nhiều học sinh thường xuyên vi phạm nội quy, chưa tự giác học tập, còn tâm lí ỷ lại
vào thầy cô và cha mẹ. Ban cán sự lớp chưa thật sự hiểu rõ được nhiệm vụ của mình và cũng
chưa được bồi dưỡng khả năng tự quản lớp. Giáo viên quan tâm nhiều đến việc dạy kiến thức
cho học sinh, chưa tập trung nhiều vào giáo dục, trang bị cho học sinh năng lực tự chủ, tự
quản và khi đánh giá năng lực, phẩm chất cho HS còn dựa trên trực giác của mình. Nhiều
cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc rèn tính tự lập cho con nên các em chưa xác định
được cho mình một hướng đi đúng (ý thức, trách nhiệm) trong học tập và kỉ luật.
Chính vì vậy, là một giáo viên chủ nhiệm lớp phải tạo cho các em sự gắn bó, yêu
thích, không còn rụt rè, thiếu tự tin, tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập, khả năng
đoàn kết tập thể cao.Hơn thế nữa trẻ tiểu học rất thích hoạt động, ham hiểu biết, muốn thể
hiện mình. Phát huy tính tích cực, tự chủ và tự tin cho học sinh trong công tác chủ
nhiệm không những thoả mãn tâm lý này của các em mà còn tạo cho các em cơ hội để
được trải nghiệm, chia sẽ và được nuôi dưỡng, rèn luyện, phát triển theo hướng tích cực.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài:
Xây dựng một lớp học tự quản nhằm phát huy năng lực tự chủ của mỗi cá nhân
học sinh để các em có thể thích ứng với từng hoàn cảnh. Từ đó phát huy sự độc lập, sáng
tạo trong giải quyết các tình huống thực tế..
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3.

3
Phát huy tính tích cực, tự chủ và tự tin cho học sinh trong công tác chủ nhiệm

- Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: 45 học sinh lớp 3A3 (năm học 2021 - 2022);
lớp 3A12 (năm học 2022 - 2023), Trường Tiểu học Xuân Đỉnh - nơi tôi đang công tác.
- Tìm hiểu thực trạng vấn đề: Tháng 9/2021
- Đăng kí đề tài: Tháng 10/2021
- Tiến hành đề cương: Tháng 10/2021
- Hoàn thành đề tài: Tháng 12/2022
Nghiên cứu đối với các biện pháp giúp học sinh phát huy được tính tích cực, tự
chủ sáng tạo của bản thân trong việc tham gia các hoạt động học tập và rèn luyện
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Năng lực tự chủ, tự tin của học sinh lớp 3 trong quá trình đổi mới giáo dục
hiện nay.
- Địa bàn nghiên cứu: Lớp 3A3 (năm học 2021 - 2022); lớp 3A12 (năm học
2022-2023), Trường Tiểu học Xuân Đỉnh.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài này được tôi áp dụng nghiên cứu tại trường nơi
tôi công tác từ tháng 10/2021 đến tháng 12/2022 (trong hai năm học 2021 -
2022; 2022 - 2023)
- Đối tượng áp dụng: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phụ huynh và học
sinh trường tiểu học nơi tôi đang công tác.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết qua tài liệu.
- Phương pháp quan sát thông qua: khảo sát, trao đổi vấn đáp, quan sát theo dõi
biểu hiện qua quá trình học tập của học sinh...
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp tổng kết.

4
Phát huy tính tích cực, tự chủ và tự tin cho học sinh trong công tác chủ nhiệm

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:


1. Cơ sở lý luận:
Ngày nay đất nước ta đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa để tiến tới dân giàu
nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh, một trong những chiến lược để thực hiện
thành công sự nghiệp đó chính là yếu tố con người . Một trong số những vai trò quan
trọng của giáo dục là định hướng cho học sinh phát triển nghề nghiệp tương lai. Trước
tính chất thay đổi không ngừng của thế giới và sự biến động của thị trường việc làm, trang
bị cho các em tính tự chủ để tự tin, bản lĩnh trong học tập và nghề nghiệp tương lai là mục
tiêu ngày càng được chú trọng trong môi trường giáo dục đặc biệt là chương trình GDPT
2018 hiện nay.
Để đào tạo được con người phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo
phải giải quyết hàng loạt những vấn đề quan trọng, trong đó tính chiến lược là đổi mới nề
nếp học tập, nề nếp lớp tự quản, từng bước áp dụng các phương pháp vào quá trình rèn
luyện học sinh tạo thành thói quen tự quản lí bản thân mình. Mặc dù giáo viên vẫn là
người tổ chức, giảng dạy và hướng dẫn nhưng tính tự chủ là bước chuyển đổi đáng kể từ
phương pháp học tập truyền thống sang việc chú trọng tự định hướng. Ngoài việc phát
triển kiến thức và kỹ năng vốn có của chương trình học, mục tiêu của tính tự chủ là phát
triển phẩm chất lãnh đạo bằng cách mang đến cho các em cơ hội tự quyết định và
khuyến khích các em hợp tác, làm việc theo nhóm.
Rèn luyện cho các em tính tự chủ sẽ giúp cho giải phóng tiềm năng sáng tạo cho mỗi
người, hình thành phương pháp tư duy, đạt hiệu quả bền vững trong học tập. Đây là tư
tưởng nhân văn và dân chủ. Nó giúp con người có công cụ học tập suốt đời. Thông qua
tập thể lớp kết hợp với các hoạt động của liên đội, dưới sự hướng dẫn của giáo viên giáo
dục tinh thần tập thể còn có tác dụng hình thành nhân cách cho học sinh. Giúp các em biết
học tập và noi gương những hành vi tốt, những cử chỉ đẹp của các bạn trong lớp mình.
2. Thực trạng vấn đề:
Áp dụng chương trình GDPT 2018, học sinh bước đầu phát triển phẩm chất và năng
lực cá nhân thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực
và hiện đại. Các em được phát triển toàn diện, phát huy tính chủ động, sáng tạo của bản
thân. Tuy nhiên, bên cạnh những em có tính tự chủ tốt vẫn còn nhiều em rụt rè, chưa có ý
thức tự chủ, dựa dẫm, ỷ lại vào thầy cô, bố mẹ,... Thể hiện rõ nhất trong các giờ hoạt động
tập thể, các hoạt động nhóm, các giờ tự học,... các em không hợp tác, nói chuyện, làm
việc riêng.... Đặc biệt sau thời gian nghỉ dịch ở nhà, các em rất mong chờ được tới lớp,
được thỏa thích gặp gỡ bạn bè cùng nhau vui chơi, chưa tập trung học tập trong khi thời
gian học tập của một tiết học không nhiều, chính vì vậy giáo viên đầu tư công sức, thời
gian nhiều vào xây dựng tính tự chủ cũng còn hạn chế.
Vì vậy tôi thấy vấn đề phát huy tính tự chủ cho học sinh lớp 3 để đạt được yêu cầu về
mục tiêu học tập đã đề ra là hết sức cần thiết mà mỗi giáo viên lớp 3 như tôi và các lớp
học khác đều phải thực hiện.

5
Phát huy tính tích cực, tự chủ và tự tin cho học sinh trong công tác chủ nhiệm

Sĩ số Thời gian HS có ý thức tự HS có ý thức tự quản Chưa có ý thức tự


quản tốt nhưng chưa bền quản
SL % SL % SL %
45 Đầu năm học 8 17,7% 10 22,2 % 27 60,1%
em
3. Giải pháp, biện pháp:
Tìm ra một số biện pháp giúp học sinh phát huy tối đa tính tự chủ của bản thân và rèn
luyện tính tự chủ thông quá các hoạt động. Các giải pháp đưa ra nhằm biến quá trình giáo
dục thành tự giáo dục có định hướng, tự ý thức, tự quản lý bản thân, quản lý tổ, quản lý
lớp mình. Có như vậy chất lượng giáo dục mới được nâng cao đáp ứng được yêu cầu ngày
càng khắt khe của cuộc sống hiện đại.
Giáo viên chủ nhiệm tìm và đưa ra các giải pháp giáo dục hợp lý, có hiệu quả để thúc
đẩy cá nhân học sinh và tập thể lớp đi lên. Giúp các em tự tin hơn, chủ động hơn trong
việc khẳng định vai trò và trách nhiệm của bản thân trong tất cả mọi hoạt động. Đối với
bản thân tôi, trải qua những năm làm công tác chủ nhiệm đã đúc kết được một số kinh
nghiệm nhằm giáo dục tính tự quản của học sinh. Cụ thể như sau:
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch năm học phát huy năng lực học sinh.
3.1.1. Mục tiêu:
Xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm của lớp trong cả năm học. Kế hoạch phải rõ ràng,
khoa học, bám sát nhiệm vụ năm học của trường. Kế hoạch phải chi tiết, có thời gian thực
hiện, có điều chỉnh tùy vào tình hình thực tế từng giai đoạn. Kế hoạch phải phát huy được
tính tích cực của ban cán sự lớp cũng như của từng cá nhân học sinh.
3.1.2. Cách tiến hành:
Đầu năm, giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị cho mỗi học sinh phiếu điều tra thông tin, học
sinh điền các thông tin về bản thân, gia đình, số điện thoại liên hệ của cha mẹ để tiện cho
việc trao đổi thông tin về tình hình học tập và rèn luyện của các em. Đối với những em
học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh cá biệt, giáo viên trực tiếp thăm hỏi gia
đình để trò chuyện trực tiếp với phụ huynh, tìm hiểu hoàn cảnh, năng lực, sở trường của
học sinh; tiến hành phân hóa năng lực học sinh để có những phương hướng giáo dục tích
cực giúp các em phát huy, cải thiện tối đa các kĩ năng tương ứng.

6
Phát huy tính tích cực, tự chủ và tự tin cho học sinh trong công tác chủ nhiệm

Các biểu mẫu khảo sát đầu năm học


Trên cơ sở nắm được mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường trong năm học, đặc điểm tình
hình lớp, địa phương, cơ sở vật chất của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm tiến hành xây
dựng kế hoạch giáo dục đạt kết quả cao cần phải có kế hoạch sát, đúng, phù hợp phát huy
được tính dân chủ của lớp
Trong kế hoạch giáo dục phải xác định rõ ràng mục đích, chỉ tiêu phấn đấu và các
biện pháp chính. Đặc biệt chú trọng phối hợp giữa các lực lượng giáo dục khác để đạt
mục đích đề ra, cần có phương hướng phát triển lớp. Kế hoạch phải phát huy được mặt
mạnh, khắc phục được hạn chế của lớp. Biện pháp thực hiện cần thể hiện tính phong phú,
đa dạng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cần phải vận dụng, điều chỉnh một cách linh
hoạt các biện pháp giáo dục sao cho phù hợp với tình hình thực tế để công việc đạt hiệu
quả cao
Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp đòi hỏi phải khoa học. Tránh tình trạng tùy hứng
tùy tiện, qua loa. Vì thế xây dựng kế hoạch chủ nhiệm là một yêu cầu cần thiết để bảo
đảm hiệu quả giáo dục học sinh:
Nắm được kế hoạch, chương trình giáo dục của nhà trường.
+ Nắm bắt tình hình cụ thể của lớp chủ nhiệm từ các thông tin nói trên giáo viên chủ
nhiệm dự kiến kế hoạch, đặt ra các yêu cầu trọng điểm cho từng giai đoạn. Sau đó, phác
thảo kế hoạch chủ nhiệm thông qua các hoạt động cụ thể theo trình tự thời gian. Sau khi
phác thảo kế hoạch, giáo viên chủ nhiệm cần tham khảo ý kiến đồng nghiệp, học sinh lớp
và phụ huynh để thống nhất một số nội dung cần thiết.
+ Giáo viên chỉ đạo tập thể học sinh thực hiện kế hoạch và luôn theo dõi để đạt hiệu
quả như mong muốn đồng thời có những điều chỉnh phù hợp tình hình lớp.
3.1.3. Yêu cầu thực hiện:
Phổ biến rõ công tác cho tập thể lớp, thống nhất quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch,
biến kế hoạch thành chương trình hành động cụ thể. Chuẩn bị các điều kiện vật chất và kỹ
thuật để thực hiện các hoạt động. Phối hợp với đội ngũ cán bộ lớp phân công thực hiện
và điều hành công việc quản lý lớp.
- Theo dõi kiểm tra và điều chỉnh hoạt động để các hoạt động đi đúng hướng.
- Kết thúc một công việc cần tổng kết đánh giá phân tích ưu điểm và hạn chế rút
kinh nghiệm.
- Có sự khuyến khích tập thể hay cá nhân tốt, phê bình các cá nhân thiếu tích
cực, thiếu cố gắng.
- Trong kế hoạch chủ nhiệm cần đặt ra các yêu cầu ngày càng cao nhưng vừa sức
với học sinh để kích thích sự tiến bộ không ngừng.
Với việc lập kế hoạch cho công tác chủ nhiệm như trong những năm học qua, lớp
tôi chủ nhiệm đã hoàn thành tốt, đúng thời gian quy định và đạt được nhiều thành tích
cao, đạt lớp tiên tiến xuất sắc.
3.1.4. Khả năng phổ biến: Phổ biến rộng rãi đến giáo viên, phụ huynh, học sinh,
Sao đỏ chấm thi đua, Tổng phụ trách trong trường, Ban giám hiệu.
Ví dụ: Giáo viên chủ nhiệm khi lập kế hoạch phải đưa ra được chỉ tiêu cụ thể
trong năm học. Dưới đây là chỉ tiêu năm học 2020 – 2021 của lớp tôi chủ nhiệm.
Khen thưởng
Lớp Sĩ số Hoàn thành xuất Học sinh tiêu Thành tích vượt trội
sắc biểu

7
Phát huy tính tích cực, tự chủ và tự tin cho học sinh trong công tác chủ nhiệm

SL % SL % SL %
3A3 45 15 33,3 4 9 26 57,7

Hoạt động Đội

Các
CT
Lớp Trực Báo Văn nghệ KH cuộc
Từ thiện KCSP măng
tuần đội TDTT nhỏ thi
non
khác
3A3 XS XS XS XS Tốt XS Tốt Tốt
+ Đạt lớp tiên tiến xuất sắc, Chi đội vững mạnh.
+ Hoàn thành và tham gia đầy đủ, đạt kết quả tốt đến xuất sắc trong tất cả các hoạt động
được giao.
3. 2. Biện pháp 2: Xây dựng đội ngũ Ban cán sự lớp phát huy tính chủ động, sáng
tạo.
3.2.1. Mục tiêu:
Xây dựng được ban cán sự lớp hoạt động tự chủ có hiệu quả. Mỗi thành viên trong
ban cán sự lớp phải biết nhiệm vụ của mình và biết lên kế hoạch để làm tốt công việc
của mình. Phát huy được sự chủ động, độc lập, linh hoạt và sáng tạo của ban cán sự lớp.
3.2.2. Cách tiến hành:
Đây là một việc quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của việc rèn kĩ
năng tự chủ nói riêng và công tác chủ nhiệm nói chung. Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ
Ban cán sự lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần
phải làm ngay sau khi nhận lớp mới.
Để xây dựng đội ngũ Ban cán sự cho lớp, tôi tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Lựa chọn đối tượng học sinh
Ngay từ đầu năm học, tôi đã lưu ý xây dựng đội ngũ Ban cán sự cho lớp, lựa chọn
các em học sinh có thể đạt các yêu cầu sau: Nhận thức nhanh; Nhanh nhẹn, hoạt bát; Mạnh
dạn, tự tin và có trách nhiệm cao trong các công việc được giao.
Sang học kì II, để phát huy tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể nên
tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa ban cán sự của lớp.
Bước 2: Tập huấn cho học sinh
- Hướng dẫn cách làm việc cho từng học sinh.
- Phân công việc làm phù hợp với từng học sinh.
Bước 3: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban cán sự lớp
- Sau khi lựa chọn được Ban cán sự lớp, tôi phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng
em:
Lớp trưởng

Lớp phó học tập

Lớp phó lao động

Lớp phó Văn - Thể - Mỹ


8
Nhóm trưởng/nhóm phó

Phát huy tính tích cực, tự chủ và tự tin cho học sinh trong công tác chủ nhiệm

Sơ đồ đội tự quản của lớp


- Lớp trưởng: Theo dõi chung mọi hoạt động của lớp.Tổ chức phân công nhiệm
vụ cho các thành viên của lớp trong các hoạt động, báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt
của lớp hàng tuần cho giáo viên chủ nhiệm. Ví dụ như: theo dõi sĩ số lớp, nhắc nhở các bạn
xếp hàng ra vào lớp đúng quy định.Vào đầu giờ mỗi ngày, lớp trưởng yêu cầu các bạn  lấy
sách ra đọc bài, ôn lại những bài đã học trong tuần qua; hoặc ôn lại các bảng nhân, bảng
chia,...
- Lớp phó học tập: Theo dõi các thành viên đi học đầy đủ, đúng giờ, học tập nghiêm
túc. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của các tổ và báo cáo lại cho cô giáo vào 15 phút truy bài; làm
cơ sở tổng kết thi đua cuối tuần.
- Lớp phó lao động: Nhắc nhở các bạn thực hiện lao động tập trung, lao động trực
tuần, hàng ngày ; theo dõi các bạn chăm sóc CTMN. Kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi
lao động do trường, lớp tổ chức. Bên cạnh đó, phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ
trật tự lớp.
- Lớp phó phụ trách văn nghệ: Tổ chức theo dõi, khuyến khích các bạn tham gia các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do liên đội và nhà trường tổ chức. Báo cáo
chung cho lớp trưởng hoặc giáo viên chủ nhiệm khi yêu cầu.
- Tổ trưởng, tổ phó: kiểm tra và nhắc nhở thành viên của tổ sắp xếp đồ dùng học tập
ngay ngắn, truy bài đầu giờ, theo dõi các bạn trong tổ thái độ học tập, phát biểu xây dựng
bài, tiến bộ trong học tập...
- Sao đỏ: Giám sát, nhắc nhở việc thực hiện nội quy của lớp bạn cũng như lớp mình,
báo cáo kết quả cho liên đội, cho lớp trưởng hoặc giáo viên chủ nhiệm về tình hình của lớp.
Bước 4: Bồi dưỡng, tổ chức sinh hoạt, rút kinh nghiệm cho Ban cán sự lớp
Sự trưởng thành của một tập thể lớp gắn liền với chức năng tự quản của tập thể lớp
đó. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần có kế hoạch bồi dưỡng Ban cán sự lớp thông qua việc
thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động giáo dục của học sinh.
Các biện pháp bồi dưỡng Ban cán sự lớp:
- Thiết kế sổ theo dõi năng lực tự chủ giúp các em. Hàng ngày, hàng tuần Ban cán
sự lớp sẽ theo dõi và báo cáo với giáo viên chủ nhiệm những việc các bạn đã thực hiện
đúng và những việc các bạn chưa làm được.
- Trong giai đoạn đầu hình thành tập thể lớp tự chủ, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên
đối thoại với Ban cán sự lớp. Cứ mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm lại tổ
chức một cuộc “đối thoại nóng” với Ban cán sự lớp để biết cụ thể tình hình của từng học sinh
trong lớp và khả năng tự quản của Ban cán sự lớp. Cuộc đối thoại có thể thường bắt đầu
bằng các gợi ý “mềm” của giáo viên: “Theo các em thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ?”
hoặc “Các em vi phạm nội quy của trường sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tập thể lớp?” Để các
em tự chia sẻ cho giáo viên và cả lớp cũng là cách để các em tự đòi hỏi bản thân mình phải tự
điều chỉnh làm sao cho đúng.
- Đồng thời, tôi dành thời gian cuối tiết sinh hoạt lớp để động viên, khen ngợi những
việc Ban cán sự đã làm tốt và hướng dẫn các em cách khắc phục những khó khăn để phát
huy năng lực tự quản tốt hơn.

9
Phát huy tính tích cực, tự chủ và tự tin cho học sinh trong công tác chủ nhiệm
Như vậy, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò là người cố vấn và bồi dưỡng đội ngũ
Ban cán sự lớp. Giáo viên chủ nhiệm không được khoán trắng hoặc biến Ban cán sự lớp
thành công cụ để quản lí lớp.

Thiết kế sổ theo dõi năng lực tự chủ của học sinh


3.2.3. Yêu cầu thực hiện:
Gv phải hiểu đặc điểm tâm lý học sinh, phát hiện ra được những học sinh có năng
lực tổ chức lãnh đạo, có uy tín. Ban cán sự phải biệt vị trí vai trò nhiệm vụ của mình trong
lớp. Giáo viên phải tập huấn về nhiệm vụ cho ban cán sự lớp.
Đưa ra các tiêu chí theo dõi thi đua rõ rang và dễ hiểu. Giáo viên kịp thời hỗ trợ
ban cán sự khi có khó khăn. Hàng tuần tổng kết rút kinh nghiệm, bổ sung hoàn thiện để
mỗi cán sự làm tốt nhiệm vụ của mình. Luân phiên thay đổi vị trí cán sự 1 – 2 tháng, khi
thay đổi vị trí lưu ý giữ lại những vị trí chủ chốt để bồi dưỡng các bạn mới.
3.2.4. Khả năng phổ biến:
Phổ biến rộng rãi đến giáo viên, phụ huynh, học sinh, Sao đỏ chấm thi đua, Tổng
phụ trách trong trường.
3.3. Biện pháp 3: Thực hiện tốt nhận xét, đánh giá học sinh hàng ngày, hàng
tuần, hàng tháng qua “Sổ thi đua”
3.3.1. Mục tiêu:
Rèn ý thức tự chủ cho mỗi cá nhân học sinh để tạo nên lớp học tự quản. Mỗi học
sinh phát huy được khả năng tự đánh giá bản thân, nhìn thấy được những ưu , nhược của
mình trong tuần từ đó có những điều chỉnh bản thân cho phù hợp.
3.3.2. Cách tiến hành:
Cùng với việc thực hiện, phát huy tác dụng của sổ theo dõi thi đua của lớp trưởng,
lớp phó, cán sự bộ môn, tổ trưởng, tôi còn yêu cầu mỗi cá nhân học sinh có một quyển sổ
nhỏ để biến quá trình quản lý, giáo dục thành quá trình tự giáo dục của trò bằng một loại
sổ thật đơn giản, nhưng thật ý nghĩa. Đó là “Sổ thi đua”. Các em tự ghi vào sổ những gì
mình làm được, học được, hay chưa làm được, về ý thức kỷ luật …có chữ ký xác nhận
của giáo viên và gia đình. Mỗi tuần tôi kiểm tra và ghi ý kiến vào đó.

10
Phát huy tính tích cực, tự chủ và tự tin cho học sinh trong công tác chủ nhiệm

Yêu cầu mỗi cá nhân có một quyển sổ nhỏ có thể mang theo khi đến trường.Trong
buổi học nội quy đầu năm tôi hướng dẫn các em ghi chép theo tuần những cái làm được,
chưa làm được và viết rõ vì sao em chưa làm được việc đó. Từ đó có những điều chỉnh
bản thân phát huy tính tự chủ của mỗi cá nhân. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm giáo
viên cũng trao đổi thống nhất với phụ huynh để phụ huynh đôn đốc kiểm tra con hàng
tuần. Hàng tuần yêu cầu các em gửi về cho bố mẹ xác nhận để bố mẹ có những điều chỉnh
cho con. Động viên khuyến khích bằng những món quà nhỏ, phiếu khen, đổi quà,…để
kích thích các em phát huy điểm mạnh, khắc phục những cái tồn tại.Ngoài ra đánh giá,
nhận xét động viên theo từng kì học.

Phiếu khen cuối học kì Thư khen theo tháng

Phần thưởng cuối tuần Huy hiệu học sinh

11
Phát huy tính tích cực, tự chủ và tự tin cho học sinh trong công tác chủ nhiệm
3.3.3. Yêu cầu thực hiện:
- Học sinh phải có sổ và biết cách ghi chép.
- Phụ huynh kiểm tra đôn đốc hàng tuần để có những hỗ trợ kịp thời.
- Giáo viên kiểm tra hàng tuần để nắm được tình hình học sinh trong tuần từ đó có
những điều chỉnh.
- Trao đổi với phụ huynh học sinh về nội quy lớp để rèn năng lực tự quản không
những ở trường, mà còn có năng lực tự quản ở nhà để dần phát triển năng lực tự
chủ.
3.3.4. Khả năng phổ biến:
Phổ biến rộng rãi đến giáo viên, phụ huynh, học sinh trong trường Tiểu học.
3.4. Biện pháp 4: Phát huy tính tự chủ, tự giác, sáng tạo thông qua các tiết hoạt
động trải nghiệm (sinh hoạt lớp).
3.4.1. Mục tiêu:
Phát huy vai trò của ban cán sự lớp.Nâng cao ý thức tự quản của từng thành viên
trong lớp. Học sinh chủ động trong đánh giá, phê bình, góp ý, tích cực trong sinh hoạt tập
thể.
3.4.2. Cách tiến hành:
Tham gia các hoạt động trải nghiệm giúp cho các em rất nhiều về kĩ năng sống,
các em có cơ hội thể hiện mình trước đám đông, thể hiện những tài năng, năng lực và kĩ
năng giao tiếp của mình. Qua đó giáo dục các em về sự hiểu biết nhiều lĩnh vực của cuộc
sống, phẩm chất, nhân cách, đạo đức,…Chính vì thế trong công tác chủ nhiệm, tôi luôn
chú trọng việc tham gia, tổ chức cho các em hoạt động tập thể theo quy định, lịch của
trường, lớp. Các giờ hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động thể dục thể
thao, vui chơi, múa hát,…tôi đều tạo điều kiện cho các em được luyện tập, tham gia đầy
đủ và có hiệu quả nhất, ở đó các em được phát huy tính tích cực, chủ động trong các hoạt
động tự quản của mình. Đặc biệt mỗi tuần có 1 tiết sinh hoạt lớp theo chủ điểm vào cuối
tuần, đây là dịp để giáo viên và học sinh cùng nhận xét, đánh giá và tự đánh giá bản thân,
nhận xét hoạt động trong tuần.
Mỗi tiết sinh hoạt lớp, giáo viên tận dụng tối đa năng lực ban cán sự lớp cho các em
chủ động đánh giá và tự đánh giá chéo: cá nhân, tổ, lớp... trên tinh thần dân chủ. Qua việc
đánh giá, tự đánh giá này học sinh rút ra cho bản thân những ưu, nhược điểm cần khắc
phục trong tuần tới, từ đó giúp các em có tinh thần tự chủ, trách nhiệm hơn với bản thân
và tập thể lớp hướng tới giáo dục đạo đức.
Ngoài ra, để tiết sinh hoạt lớp không nhàm chán, giáo viên tổ chức báo cáo theo hình
thức khác nhau như : đọc vè, hát, đọc rap,thơ, đố vui,...để thay đổi bầu không khí, giúp
các em phát huy năng lực của bản thân. Mặt khác, tùy theo chủ đề tiết hoạt động trải
nghiệm trong tuần tổ chức chọn địa điểm linh hoạt: trong lớp, sân trường, nhà thể
chất,...giúp các em thoải mái không bị gò bó vào một khuôn khổ nhất định.
3.4.3. Yêu cầu thực hiện:
Giáo viên xác định chủ đề tiết sinh hoạt cho học sinh chủ động chuẩn bị từ tuần
trước đó chủ đề gắn với tiết hoạt động trải nghiệm trong tuần.
Học sinh chuẩn bị theo sự hướng dẫn của giáo viên như: trang trí, hình thức tổ chức, vấn
đề liên quan... Học sinh trao đổi thảo luận phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong
lớp cụ thể.
12
Phát huy tính tích cực, tự chủ và tự tin cho học sinh trong công tác chủ nhiệm
Tạo ra môi trường thảo luận phải thuận lợi, an toàn, thoải mái để tất cả học sinh đều
có cơ hội bày tỏ những ý kiến, quan điểm và chính kiến của mình;
Cần thành lập ban cố vấn để giải quyết thắc mắc nếu gặp khó khăn (trường hợp không
thống nhất ý kiến).
Ví dụ: Hoạt động trải nghiệm theo chủ điểm: Mẹ và cô
- Giáo viên thông báo chủ đề cho học sinh từ tuần trước. Học sinh bàn bạc thảo luận
trang trí lớp, chuẩn bị đồ dùng làm thiệp,.......
- Giáo viên tổ chức các hoạt động hướng giáo dục đạo đức cho học sinh như: thử
mang bầu 1 ngày, chia sẻ việc em làm mẹ buồn, kỉ niệm em nhớ nhất, gửi lời yêu thương,

3.4.4. Khả năng phổ biến:


Phổ biến rộng rãi đến giáo viên, phụ huynh, học sinh trong trường Tiểu học.
3.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với cha mẹ học sinh, giáo viên bộ môn, các tổ
chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
3.5.1. Mục tiêu:
Phối hợp với gia đình để rèn năng lực tự quản cho học sinh khi ở nhà phát huy tính
tự giác đồng thời hình thành thói quen cho các em trong việc tự chủ trong các công việc
cá nhân, học tập.
Phát huy sự tự tin, độc lập, tính sáng tạo và tính tự chủ của học sinh khi tham gia
các phong trào của trường, Đội và trong học các môn học khác. Đồng thời tạo mối quan
hệ chặt chẽ, thân thiện, cởi mở giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường.
3.5.2. Cách tiến hành:
* Phối kết hợp với cha mẹ học sinh
- Trong Hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm, tôi trao đổi, chia sẻ và khuyến khích phụ
huynh hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra con em mình thực hiện các nề nếp tập trung vào rèn kĩ
năng tự phục vụ, tự quản như:
+ Tích cực hướng dẫn con em mình tự làm một số việc để phục vụ bản thân như đánh
răng, rửa mặt, gập chăn màn, mặc quần áo, sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập,... phù hợp
với lứa tuổi;
+ Hằng ngày kiểm tra sách vở của con em mình;
+ Nhắc nhở con em chuẩn bị các nội dung học tập ngày mai trước khi đến lớp;
+ Nhắc nhở chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con em theo thời khoá biểu hằng
ngày;
+ Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi;
+ Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, giờ nào việc nấy, tránh tình trạng vừa học
vừa chơi, tự phân bố thời gian học tập, sinh hoạt khi không có người lớn,...
13
Phát huy tính tích cực, tự chủ và tự tin cho học sinh trong công tác chủ nhiệm
+ Phụ huynh tạo một bảng điểm ở nhà, gắn sao cho các em khi các em tự hoàn thành
nhiệm vụ của cô và ba mẹ giao.
+ Giáo viên có thể kết hợp để tuyên dương các em ở lớp sẽ tạo được động lực giúp
các em tự rèn luyện ý thức tự chủ và tự học.
- Giáo viên thông báo kịp thời qua nhóm zalo lớp, tin nhắn điện tử, điện thoại hoặc
đến nhà, trao đổi trực tiếp về sự tiến bộ của các em giúp các em tự giác thực hiện tốt các yêu
cầu, từng bước nâng cao kĩ năng tự phục vụ.
* Phối kết hợp với giáo viên bộ môn, giáo viên dạy cùng khối và các đoàn thể
- Hàng tháng/tuần, từ kế hoạch của nhà trường, kết hợp giáo dục chủ điểm tháng, chủ
đề tuần vào nội dung giáo dục kĩ năng này hàng ngày.
- Ngay từ khi học sinh lên lớp 3, ngoài cô giáo chủ nhiệm lớp, các em còn được
học các thầy giáo, cô giáo dạy Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục,.. Nâng cao năng lực tự phục
vụ, tự quản cho học sinh trong các giờ học bộ môn, giáo viên chủ nhiệm cần:
+ Quan sát, theo dõi, nhắc nhở các em thực hiện tốt năng lực tự quản trong tất cả
các giờ học bộ môn.
+ Giáo viên chủ nhiệm nhờ giáo viên bộ môn nhắc nhở học sinh nghiêm túc thực
hiện các quy định về học tập.
+ Sau mỗi tiết học bộ môn, tôi liên hệ, trao đổi kịp thời với giáo viên bộ môn đó
những vấn đề phát sinh trong lớp về nề nếp cũng như học tập.
- Các tổ chức trong trường, đặc biệt là Đội luôn có tác động lớn tới học sinh. Việc
kiểm tra, đánh giá nề nếp tác phong hàng ngày (qua đội Sao đỏ), kiểm tra hàng tuần của Tổng
phụ trách sẽ giúp các em sẽ có ý thức thực hiện tốt nội quy trường, lớp. Sau 15 phút đầu giờ,
tôi liên hệ, trao đổi với sao đỏ của lớp mình để nắm được các thông tin về nề nếp tự chủ và
có biện pháp điều chỉnh các hoạt động theo hướng tích cực.
- Thông qua việc phối hợp thường xuyên với cha mẹ học sinh, giáo viên bộ môn,
giáo viên kịp thời điều chỉnh các kĩ năng của các em, dễ dàng có sự đánh giá chính xác
quá trình rèn luyện của học sinh, tạo sự công bằng trong xếp loại cuối năm.
3.5.3. Yêu cầu thực hiện:
Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt được kế hoạch của nhà trường, Đội để phối hợp
và phổ biến kịp thời đến học sinh.Thường xuyên động viên, đôn đốc nhắc nhở các em
tham gia tốt các hoạt động đoàn thể, phong trào thi đua do đoàn thể phát động.Thường
xuyên động viên, đôn đốc nhắc nhở các em thực hiện tốt các các nội quy, quy định mà
ban nề nếp của trường đề ra.
Thường xuyên phối kết hợp với các tổ chức xã hội nơi học sinh sống để học sinh
được tham gia các hoạt động ở nơi ở.
Khi làm công tác chủ nhiệm, giáo viên cần: Tổ chức và thực hiện tốt các kỳ họp
phụ huynh học sinh do nhà trường đề ra. Đi thăm trao đổi trực tiếp hoặc trao đổi qua điện
thoại với gia đình học sinh khi cần thiết. Mời phụ huynh học sinh đến trường trao đổi về
việc giáo dục học sinh khi có những hiện tượng bất thường và khẩn cấp. Liên hệ thường
xuyên với Ban chấp hành Hội phụ huynh học sinh để tích cực hóa các hoạt động của hội
phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục. Mỗi chủ điểm sinh hoạt trọng tâm mời Chi
hội trưởng Hội phụ huynh học sinh dự buổi sinh hoạt ngoại khóa. Thiết lập mối quan hệ
giữa nhà trường và gia đình qua qua nhiều kênh khác nhau. Cung cấp cho phụ huynh số
điện thoại của giáo viên chủ nhiệm để phụ huynh tiện liên hệ khi cần thiết.
14
Phát huy tính tích cực, tự chủ và tự tin cho học sinh trong công tác chủ nhiệm
3.5.4. Khả năng phổ biến:
Phổ biến rộng rãi đến Ban giám hiệu, Đội, giáo viên bộ môn, phụ huynh, học sinh
trong trường Tiểu học.
4. Kết quả thu được:
Năm học 2022 – 2023 , tôi được Nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp
3A12. Đầu năm học, tôi thiết kế Phiếu thăm dò năng lực tự phục vụ, tự quản và phát cho 45/
45 học sinh của lớp 3A12 để lấy ý kiến đánh giá của cha mẹ học sinh.
PHIẾU THĂM DÒ NĂNG LỰC TỰ CHỦ, TỰ HỌC
Họ và tên:.............................................................................................................
Lớp: ……..
Dưới đây là những biểu hiện hành vi có thể quan sát thấy ở một học sinh. Phụ huynh
hãy đọc kỹ từng câu và đánh giá xem con mình thực hiện ở mức độ nào?
(chỉ chọn 1 trong 3 mức độ)
Mức độ 1: Cần cố gắng (C)
Mức độ 2: Đạt (Đ)
Mức độ 3: Tốt (T)
Các biểu hiện cụ thể được quan sát ở năng lực Tự chủ, tự Mức độ
STT
học 1 2 3
1 HS tự vệ sinh thân thể, ăn, mặc gọn gàng sạch sẽ
2 HS tự chuẩn bị đồ dùng học tập cá nhân ở trên lớp, ở nhà
3 HS tự giác hoàn thành công việc được giao đúng hạn
4 HS chủ động khi thực hiện các nhiệm vụ học tập
HS tự sắp xếp thời gian học tập, sinh hoạt cá nhân, vui chơi
5
hợp lí
HS tự sắp xếp thời gian làm các bài tập theo yêu cầu của giáo
6
viên

Sau 2 tuần quan sát, theo dõi và căn cứ kết quả thăm dò từ cha mẹ học sinh lớp
3A12, tôi thu được thực trạng năng lực tự phục vụ, tự quản của học sinh như sau:

Các biểu hiện cụ thể được quan sát ở Mức đạt được
STT
năng lực Tự phục vụ, tự quản 1 % 2 % 3 %
HS tự vệ sinh thân thể, ăn, mặc gọn
1 11 20 14
gàng sạch sẽ
HS tự chuẩn bị đồ dùng học tập cá nhân
2 14 21 10
ở trên lớp, ở nhà
HS tự giác hoàn thành công việc được
3 14 19 12
giao đúng hạn
15
Phát huy tính tích cực, tự chủ và tự tin cho học sinh trong công tác chủ nhiệm

HS chủ động khi thực hiện các nhiệm vụ


4 16 20 9
học tập
HS tự sắp xếp thời gian học tập, sinh
5 14 19 12
hoạt cá nhân, vui chơi hợp lí
HS tự sắp xếp thời gian làm các bài tập
6 17 17 11
theo yêu cầu của giáo viên
Ngày 30 tháng 11 năm 2022 , tôi phát phiếu thăm dò cho 45/45 học sinh lớp 3A12 và
thu được thực trạng năng lực tự phục vụ, tự quản của học sinh như sau:

Các biểu hiện cụ thể được quan sát ở Mức đạt được
STT
năng lực Tự phục vụ, tự quản 1 % 2 % 3 %
HS tự vệ sinh thân thể, ăn, mặc gọn
1 7 16 22
gàng sạch sẽ
HS tự chuẩn bị đồ dùng học tập cá nhân
2 10 15 20
ở trên lớp, ở nhà
HS tự giác hoàn thành công việc được
3 6 15 24
giao đúng hạn
HS chủ động khi thực hiện các nhiệm vụ
4 11 15 19
học tập
HS tự sắp xếp thời gian học tập, sinh
5 11 17 17
hoạt cá nhân, vui chơi hợp lí
HS tự sắp xếp thời gian làm các bài tập
6 10 12 23
theo yêu cầu của giáo viên
Sau gần 2 năm học chính thức áp dụng sáng kiến vào quá trình giảng dạy và giáo dục
học sinh, tôi tự nhận thấy mình đã tìm được hướng đi đúng, cách làm phù hợp cho việc nâng
cao nề nếp học tập, nề nếp tự quản cũng như chất lượng dạy- học của học sinh lớp tôi chủ
nhiệm.
Cụ thể:
Bảng khảo sát năng lực tự chủ của học sinh
(Cuối năm học 2021 - 2022)

Lớp Sĩ số HS có ý thức tự HS có ý thức tự chủ Chưa có ý thức tự


chủ tốt nhưng chưa bền chủ
SL % SL % SL %
3A3 45 em 25 55,5 17 33,3 3 11,2

16
Phát huy tính tích cực, tự chủ và tự tin cho học sinh trong công tác chủ nhiệm
Bảng khảo sát năng lực tự chủ của học sinh
(Cuối học kì 1 - Năm 2021 - 2022)

Lớp Sĩ số HS có ý thức tự HS có ý thức tự chủ Chưa có ý thức tự


chủ tốt nhưng chưa bền chủ
SL % SL % SL %
3A12 45 em 30 66,7 % 12 26,6 % 3 6,7%
Dựa vào kết quả thăm dò (trước và sau khi áp dụng) sáng kiến kinh nghiệm và thực tế
quá trình chủ nhiệm lớp, tôi thu được thực trạng sau:
- Số lượng học sinh biết tự phục vụ bản thân, tự giác chấp hành các quy định, yêu cầu của
nhóm, lớp, giáo viên tăng lên.
- Đa số các em đều biết tự sắp xếp thời gian học tập, sinh hoạt cá nhân ở nhà phù hợp.
- Trong các hoạt động giáo dục, các em có ý thức tự giác hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Tăng tình đoàn kết, yêu thương trong lớp giữa bạn bè, thầy cô.
- Sức mạnh cá nhân và sức mạnh tập thể được phát huy cao nhằm thực hiện tốt mục tiêu,
nhiệm vụ giáo dục đặt ra.
- Lớp luôn xếp loại tốt/xuất sắc sau mỗi tuần thi đua.
- Không khí lớp học rất sôi nổi. Học sinh học tập tích cực hơn, không còn vẻ mệt mỏi,
mất tập trung trong giờ học. Các em mạnh dạn hơn trong cách đặt câu hỏi, nêu lên những
thắc mắc của mình và tự tìm tòi ra những kiến thức mới.
- Học sinh làm việc nhóm có hiệu quả, tích cực, thật sự tham gia vào các hoạt động
khám phá trải nghiệm để tìm đến kiến thức mới. Từ đó học sinh sẽ ghi nhớ bài sâu hơn,
chất lượng học tập đạt hiệu quả hơn.
- Những học sinh rụt rè, nhút nhát, chậm yếu cũng có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình vì
được sự hỗ trợ từ phía giáo viên và bạn bè trở nên mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập, biết
tham gia vào các hoạt động học tập.
- Các em thật sự thích học và thích đi học và đến lớp với tâm trạng vui vẻ, kết quả học
tập đạt như mong muốn
- Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
- Các em biết tự làm ra sản phẩm và trang trí cho lớp luôn xanh, sạch và đẹp.
- Đặc biệt sự phối giữa giáo viên và phụ huynh ngày càng chặt chẽ hơn, uy tín của giáo
viên và nhà trường ngày càng được lan toả. Phụ huynh tin tưởng, yên tâm với việc dạy
của giáo viên. Bên cạnh đó, phụ huynh rất phấn khởi khi thấy con mình được sự quan
tâm, chăm sóc từ phía nhà trường.

C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:


17
Phát huy tính tích cực, tự chủ và tự tin cho học sinh trong công tác chủ nhiệm
1. Kết luận:
Năng lực tự chủ là một trong những năng lực cần thiết đối với học sinh ngay khi còn
đi học hay đã trưởng thành. Vì học là một quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục, muốn
con tiến bộ cùng với xã hội thì không cách nào khác đó chính là tự chủ, tự học. Trong sự
học hỏi đó thì tự chủ là một yếu tố cực kì quan trọng dẫn đến việc chiếm lĩnh tri thức có
thành công hay không. Mỗi người giáo viên, ai cũng mong muốn học sinh của mình chăm
ngoan, học giỏi, được phát triển toàn diện, để sau này trước hết là giúp bản thân mình tự
lập, sau là người có ích cho xã hội. Học sinh tiểu học như một cây non cần chúng ta uốn
nắn từng ngày, chăm chút cẩn thận từng li từng tí, nhẹ nhàng chỉ bảo, nêu gương nhiều
hơn là khiển trách để giúp các em tự tin vào bản thân và phát triển năng lực tiềm ẩn của
các em.
Sự thay đổi về nề nếp, kết quả học tập và đạo đức là cả một quá trình rèn luyện của
tập thể lớp. Điều đó khẳng định vai trò của việc kếp hợp giữa việc rèn luyện nền nếp và
việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Đó còn là kết quả của sự kết hợp giữa các hoạt động
của nhà trường.
Công tác chủ nhiệm chính tôi đã từng thực hiện trong những năm học vừa qua. Khi
thực hiện tốt tất cả các công tác trên, người giáo viên chủ nhiệm phần nào đã thành công.
Công tác chủ nhiệm dù có khó khăn nhưng trong công tác này người giáo viên có thể
nhận được nhiều tình cảm và sự tin tưởng của các em học sinh đối với mình. Muốn công
tác chủ nhiệm càng thành công thì người giáo viên chủ nhiệm cần phải nhiệt tình, kể cả
kiên nhẫn, có tình thương yêu đối với các em học sinh và phải là người giáo viên gương
mẫu cho các em noi theo .
Như vậy phát huy tính tự chủ của các em là việc làm cần thiết của bất cứ giáo viên
nào, người giáo viên cần chủ động đóng vai trò là người cố vấn, hướng dẫn, điều khiển từ
xa trợ giúp học sinh nuôi dưỡng ý thức, tạo dựng môi trường tự quản. Bởi vì chỉ có học
sinh, chính các em chứ không phải ai khác mới là người có quyền lợi và trách nhiệm gắn
bó, xây dựng, điểm tô cho lớp học - ngôi nhà thứ hai của mình trở nên thân thiện, gần gũi
và hạnh phúc.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với giáo viên
- Giáo viên phải là người yêu trường, yêu lớp, yêu học sinh, yêu trẻ em.
Tôn trọng, chia sẻ, thấu hiểu và bao dung với học sinh.
- Cần cố gắng và chủ động nhiều hơn nữa trong việc rèn luyện phẩm chất đạo
đức, học tập nghiên cứu, tìm hiểu, nâng cao kiến thức.
- Xây dựng tổ chức lớp học tự chu phải được tiến hành và coi trọng ngay từ đầu
năm học, thực hiện phải thường xuyên liên tục, chủ động phối hợp với Đội, đồng
nghiệp, giáo viên bộ môn kịp thời nắm bắt tình hình của lớp. phân công việc làm
phù hợp năng lực từng em.
- Luôn phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, kiên trì vận động phụ huynh tích
cực tham gia vào công tác giáo dục.
2.2. Đối với Ban giám hiệu
- Định kì tổ chức các buổi tập huấn về kĩ năng chủ nhiệm lớp cho giáo viên sao cho
phù hợp với sự đổi mới về giáo dục hiện nay.

18
Phát huy tính tích cực, tự chủ và tự tin cho học sinh trong công tác chủ nhiệm
- Xây dựng các chuyên đề hoạt động giáo dục, công tác chủ nhiệm để giáo viên trong
trường chia sẽ những kinh nghiệm và học tập những kĩ năng làm chủ nhiệm.
- Trong sinh hoạt chuyên môn tổ khối cũng nên có các buổi trao đổi về công tác chủ
nhiệm để giáo viên được chia sẽ những khúc mắc trong quá trình quản lí lớp từ đó có
hướng giải quyết tốt nhất để mỗi giáo viên nâng cao được nghiệp vụ chủ nhiệm lớp.
2.3. Đối với phụ huynh
- Thường xuyên giữ mối liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để năm được tình hình
của con, hỗ trợ giáo viên rèn nếp tự quản của con ở nhà bằng cách giao cho con một công
việc vừa sức để con lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó dưới sự động viên của cha mẹ.
- Cùng con tham gia các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức để xây đắp mối
quan hệ nhà trường và gia đình từ đó học sinh thấy được sự thân thiện trong mối quan hệ
này và cố gắng xây dựng hình ảnh bản thân đẹp.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy và học tập đã
rút ra được. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng xét duyệt sáng kiến
các cấp và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xuân Đỉnh, ngày tháng 12 năm 2022


Người viết sáng kiến

Hoàng Thị Hồng

19
Phát huy tính tích cực, tự chủ và tự tin cho học sinh trong công tác chủ nhiệm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dịch giả Bùi Thị Bình (2018) - Kỉ luật tích cực trong lớp học – Nhà xuất bản Phụ
nữ.
2. Ngô Vũ Thu Hằng - Kĩ năng quản lý lớp ở Tiểu học – Nhà xuất bản Sư phạm.
3. Dịch giả Phạm thanh Hương (2017) – 25 phương pháp để tự tin - Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia.
4. PGS. TS. Trần Thị Lệ Thu - Trần Thành Nam - Nguyễn Thị Phương, - Trần
Thị Lệ Thu – Cẩm nang tâm lý học đường - Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ.

20

You might also like