You are on page 1of 4

* Ghi chú: - Đề thi dạng Không Được Sử Dụng Tài Liệu.

- Đề thi kết thúc học phần gồm 2 phần Lý thuyết và Bài tập.
- Thời gian làm bài thi kết thúc học phần : 75 phút
(Khi làm bài nên xem xét Bài tập trước, KHÔNG ĐỂ TRỐNG câu
trả lời, KHÔNG SỬ DỤNG TÀI LIỆU)

Một số nội dung cần lưu ý:


- Phân biệt giữa giá trị sử dụng, giá trị trao đổi, giá trị và giá cả.
- Giá trị hàng hóa (w = c + v + m) # giá trị mới trong hàng hóa (v + m) # chi phí
sản xuất hàng hóa (k = c + v).
- Giá trị hàng hóa (do hao phí lao động xã hội cần thiết – thời gian lao động xã hội
cần thiết quyết định) # giá trị cá biệt của hàng hóa (do hao phí lao động cá biệt –
thời gian lao động cá biệt của từng người SX quyết định).
- Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng (phạm trù vĩnh viễn – tồn tại trong mọi nền
sản xuất), lao động trừu tượng tạo ra giá trị (phạm trù lịch sử - chỉ tồn tại trong nền
sản xuất hàng hóa).
- Bản chất của Tiền là một loại hàng hóa đặc biệt (có 4 hình thái giá trị & tiền tệ là
hình thái giá trị cuối cùng). Phân biệt tiền đủ giá trị (chỉ có duy nhất tiền vàng) và
tiền không đủ giá trị (tiền giấy, tiền kim loại, polymer…) -> các chức năng của
tiền. Chỉ có tiền vàng mới có thể thực hiện tất cả các chức năng của tiền tệ.
- Cung cầu chỉ ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa (giá cả hàng hóa chịu ảnh hưởng
của nhiều nhân tố, trong đó giá trị là nhân tố quyết định) -> Cung Cầu không ảnh
hưởng đến giá trị.
- Năng suất lao động ảnh hưởng đến lượng giá trị mới trong hàng hóa được tạo ra
(NSLĐ tăng làm hao phí lao động giảm nên v giảm -> (v + m) cũng giảm, còn c
không bị ảnh hưởng, suy ra giá trị hàng hóa giảm. Tương tự, giải thích ảnh hưởng
của Cường độ lao động (CĐLĐ) đến giá trị của hàng hóa.
- Dịch vụ là hàng hóa (nhưng là hàng hóa vô hình), giá trị sử dụng của dịch vụ
không phải là phục vụ trực tiếp người cung ứng dịch vụ (người bán dịch vụ). Dịch
vụ khác với hàng hóa thông thường ở chỗ: dịch vụ là hàng hoá không thể cất trữ,
việc sản xuất & tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời.
- Các chức năng (vai trò) cơ bản của thị trường: có 3 chức năng chính(…)
- Các chủ thể tham gia thị trường: người sản xuất, người tiêu dùng, các chủ thế
trung gian trong thị trường & nhà nước.
- Phân biệt tiền thông thường -> lưu thông hàng hóa giản đơn (H – T – H’) và
tiền tư bản -> lưu thông tư bản (T – H – T’). (Điểm bắt đầu, kết thúc, mục đích,
giới hạn sự vận động).
- Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt (điểm khác biệt giữa hai thuộc tính
của hàng hóa SLĐ với các hàng hóa thông thường). Phân biệt sức lao động, lao
động & người lao động.
- Điểm giống và khác nhau giữa 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá trị
thặng dư siêu ngạch (là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối – giải
thích).
- SX giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của nền sản xuất hàng hóa
TBCN chứ không phải của mọi nền sản xuất hàng hóa.
- Bản chất của khủng hoảng kinh tế trong sản xuất hàng hóa TBCN là khủng
hoảng “sản xuất thừa”, thừa ở đây không phải là thừa so với nhu cầu của xã hội
mà là thừa so với khả năng thanh toán của xã hội (do người dân không có tiền để
mua những hàng hóa họ có nhu cầu).
- Bản chất của tiền công trong CNTB (Tiền công tính theo thời gian & Tiền công
tính theo sản phẩm, Tiền công danh nghĩa & Tiền công thực tế -> mối quan hệ giữa
tình trạng lạm phát của nền kinh tế với sự thay đổi của tiền công thực tế -> sự thay
đổi về mức sống/chất lượng cuộc sống của người công nhân).
- Tích lũy tư bản: Bản chất (sự chuyển hóa của m thành tư bản) & động cơ (mục
đích là tăng quy mô đầu tư, tăng giá trị thặng dư/lợi nhuận & tăng giá trị hàng hóa
được SX ra. Điểm giống & khác nhau giữa 2 hình thức của tích lũy tư bản.
- Phân biệt giữa Tư bản bất biến (c) và Tư bản khả biến, Tư bản cố định (c1) và Tư
bản lưu động (c2 + v). Chú ý: trong 3 hình thái của tư bản (gồm Tư bản tiền tệ, tư
bản sản xuất & tư bản hàng hóa) trong qt tuần hoàn thì chỉ có tư bản sản xuất (ở
giai đoạn 2) mới được phân chia thành TBCĐ và TBLĐ.
Tư bản đầu tư = c + v = c1 + c2 + v
Tổng tư bản đầu tư (Tư bản ứng trước) # chi phí sản xuất TBCN (k) vì k = c
+ v = c1 (tính trong 1 năm) + c2 + v.
Giá trị tư liệu sản xuất (c) và giá trị sức lao động (v).
- Điểm giống và khác nhau về mặt chất & lượng giữa lợi nhuận (P) và giá trị
thặng dư.
- Điểm giống và khác nhau giữa P’ và m’ (về mặt bản chất – ý nghĩa & lượng).
- Sự thay đổi của quy luật giá trị & quy luật giá trị thặng dư trong các giai đoạn
phát triển của CNTB: giai đoạn SX hàng hóa giản đơn (giá trị hàng hóa & giá trị
thặng dư) -> giai đoạn SX trong CNTB tự do cạnh tranh (giá trị hàng hóa chuyển
thành giá cả sản xuất & giá trị thặng dư chuyển thành lợi nhuận bình quân) -> giai
đoạn CNTB độc quyền (giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng giá cả độc quyền &
giá trị thặng dư biểu hiện ở lợi nhuận độc quyền cao).
- Bản chất của Tư bản tài chính & Đầu sỏ tài chính (cơ chế thống trị của các đầu
sỏ tài chính: về cơ bản đó là sử dụng quyền lực thống trị về kinh tế để làm cơ sở
cho sự thống trị về chính trị và các mặt khác).
- Phân biệt xuất khẩu tư bản KHÁC xuất khẩu hàng hóa, đầu tư trực tiếp (quyền sở
hữu vốn gắn liền/không tách rời quyền sử dụng, quản lý vốn đầu tư) & đầu tư gián
tiếp (quyền sở hữu vốn tách rời quyền sử dụng, quản lý vốn đầu tư).
- Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN (5 đặc trưng): 1/ Về mục
tiêu; 2/ Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế; 3/ Về quan hệ quản lý nền kinh
tế; 4/ Về quan hệ phân phối; 5/ Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công
bằng xã hội.
- Lợi ích kinh tế: là lợi ích về vật chất (lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động
kinh tế của con người). Vai trò của lợi ích kinh tế: là động lực trực tiếp của các chủ
thể & các hoạt động kinh tế-xã hội & là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích
khác.
- Đặc trưng của các cuộc cách mạng công nghiệp; có 4 cuộc cách mạng công
nghiệp.
* Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1.0): chuyển từ lao động thủ công
thành lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng việc sử dụng
năng lượng nước & hơi nước.
* Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (2.0): sử dụng năng lượng điện &
động cơ điện, chuyển nền SX cơ khí -> nền SX điện – cơ khí, thực hiện SX có tính
chuyên môn hóa cao.
* Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (3.0): sử dụng công nghệ thông tin
(siêu máy tính, internet…) & tự động hóa sản xuất.
* Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0): đặc trưng là sự xuất hiện các
công nghệ mới có tính đột phá về chất như trí tuệ nhân tạo (AI), Big Data, 3D…
- Nội dung công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam (2 nội dung)
- Các hình thức cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế là
hoạt động kinh tế đối ngoại của 1 nước, có nhiều hình thức đa dạng như ngoại
thương (bao gồm các hoạt động trao đổi tất cả hàng hóa hữu hình & vô hình), đầu
tư quốc tế (các chủ thể của các loại hình đầu tư), hợp tác quốc tế, dịch vụ thu
ngoại tệ…

 CHÚC CÁC BẠN ÔN TẬP & THI ĐẠT KẾT QUẢ TỐT 

You might also like