You are on page 1of 3

20 câu sau Đất Nước

Trong dàn hợp xướng của thơ ca Việt Nam thời chống Mỹ, Bên cạnh một Phạm
Tiến Duật trẻ trung phong trần với những lời thơ lấm bụi Trường Sơn đầy chất văn xuôi,
một Nguyễn Duy chân chất mà đằm thắm ngọt ngào với âm điệu lục bát ca dao vọng về.
Nguyễn Khoa Điềm vẫn là một tiếng thơ rất riêng, khác biệt làm nên một phong cách
nghệ thuật độc đáo. Nét đặc sắc ấy đã được nhà thơ bộc lộ qua trường ca “Mặt đường
khát vọng”, hoàn thành ở chiến khu Bình Trị Thiên năm 1971. Đoạn trích “Đất Nước”
được trích từ chương V đã trở thành một trong những đoạn thơ hay nhất của nền văn học
Việt Nam hiện đại về đề tài đất nước. Trích đoạn “Đất Nước” đã kết tinh được những nét
đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm, từ những bình diện về văn
hóa, lịch sử, địa lý....

Sau khi xác định cội nguồn đất nước với 9 câu đầu , tác giả đã tìm câu trả lời cho
một câu hỏi quen thuộc : “Đất nước là gì?”, “Đất là gì?”, “Nước là gì?” Đây không phải
là câu hỏi mới và Nguyễn Khoa Điềm không phải là người đầu tiên đặt câu hỏi này.
Người ta đã từng có những định nghĩa trong lịch sử, trong địa lí, trong dân tộc học. Cái
mới của Nguyễn Khoa Điềm chính là đi tìm một câu trả lời của riêng mình, của thế hệ
mình. Ở đoạn thơ tiếp theo, nhà thơ liên tiếp đưa ra những nhận định của ông:

“Đất là nơi anh đến trường


Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”

Ông đã mượn lối đối đáp tâm tình giữa lứa đôi để mang đến một hình ảnh đất
nước không trừu tượng mà cụ thể. Với nhà thơ, đất nước là những nơi hiện hữu trong
cuộc sống thường ngày của mỗi người, đó là “nơi anh đến trường”, là “nơi em tắm”. Đất
nước trong quan điểm của nhà thơ còn là nơi nhớ nhung của người con gái dành cho
người thương của mình. Để rồi “đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. Hình ảnh chiếc
khăn biểu trưng cho nỗi nhớ lứa đôi cũng từng được sử dụng trong “Ca dao than thân,
yêu thương, tình nghĩa”:

“Khăn thương nhớ ai


Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai…”

Nhà thơ tiếp tục say sưa với những định nghĩa về đất nước. Hiện lên trong những
câu thơ tiếp theo là hình ảnh đất nước hùng vĩ, mênh mông có tự lâu đời:

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Không chỉ mượn hình ảnh ca dao thân thuộc, nhà thơ lại tiếp tục sử dụng những
câu dân ca Huế sâu lắng, ý nhị như “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”, “con
cá ngư ông móng nước biển khơi” để nêu lên quan niệm về đất nước, gợi lên đất nước
huy hoàng và giàu đẹp. Đất nước hùng vĩ ấy đã trải qua không chỉ “không gian- địa lý”
dài, rộng lớn mà còn có “thời gian - lịch sử” đầy chiều sâu.

Đất nước không chỉ là nơi gần gũi thân thuộc, trải qua bao thăng trầm lịch sử mà
còn là vùng đất linh thiêng gắn với truyền thuyết “con rồng cháu tiên”:

Đất là nơi Chim về


Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ

Nhà thơ nhấn mạnh dân tộc Việt Nam là nơi “đất lành chim đậu”. Nơi có rồng
thiêng “thăng long”, có cội nguồn lâu đời. Chiều sâu lịch sử được cảm nhận từ những
truyền thuyết xa xưa gợi nhắc về cội nguồn và tình cảm thiêng liêng với đối với tổ tiên
“Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”. Dù có lên rừng hay xuống
biển thì tất cả dân tộc Việt Nam đều là anh em một nhà. Đất Nước cũng chính là không
gian sinh tồn của dân tộc qua bao thế hệ: Từ quá khứ (Những ai đã khuất), hiện tại
(Những ai bây giờ), đến các thế hệ tương lai (Dặn dò con cháu chuyện mai sau). Về
truyền thống văn hóa, tình cảm đạo lí được gìn giữ, lưu truyền “Hằng năm ăn đâu làm
đâu, cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”.

Xuyên suốt đoạn thơ, nhà thơ tách hai từ “Đất nước” làm hai thành yếu tố
“đất” và “nước” và điệp lại nhiều lần cùng hình ảnh thơ bình dị,. Mang âm hưởng dân
gian đã mang đến những định nghĩa rất riêng và sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về đất
nước.

Từ trái tim chân thành và tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến những khái niệm rất mới mẻ, cụ thể, nhưng cũng rất
gần gũi, thân thuộc với mỗi con người Việt Nam. Đọc đoạn thơ, người đọc được trở lại
với từng không gian gần gũi của miền quê, hòa mình và những câu ca dao, dân ca ngọt
ngào.
 

You might also like