You are on page 1of 2

Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong khói lửa

kháng chiến chống Mỹ.Thơ ông giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, thể hiện
tâm tư người trí thức tham gia chiến đấu. Đất nước là một trong những đề
tài quen thuộc gắn với sự thành công của nhiều cây bút về nội dung và tư
tưởng nghệ thuật như Hoàng Cầm, NĐT, CLV,…
Đến với “ Mặt trường ca khát vọng”, ng đọc có những khám phá mới mẻ
về cách đn đất nc của nhà thơ “ đất là nơi a đến trg…nhớ ngày giỗ tổ”
“Đất Nước” thuộc phần đầu của chương V trong trường ca Mặt đường
khát vọng – tác phẩm được hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971,
viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ vùng đô thị tạm chiếm miền Nam về non
sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh chống đế
quốc Mỹ xâm lược.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã có cách định nghĩa thật mới mẻ, cụ thể về đất nước.
Ghép 2 từ đ-n theo lối tư duy “chiết tự” gợi chiều sâu suy tưởng. Ở lần chiết tự thứ 1:

“Đất là nơi anh đến trường.. nơi em đánh rơi..”

Ông đã mượn lối đối đáp tâm tình thân thương giữa lứa đôi để mang đến một hình
ảnh đất nước không trừu tượng mà cụ thể. Tác giả đã khéo léo tách “đất nước” thành
hai thành tố “đất” và “nước” để định nghĩa. Với nhà thơ, đất nước là những nơi hiện
hữu trong cuộc sống thường ngày của mỗi người, đó là “nơi anh đến trường”, đó là
“nơi em tắm”. Ngôi trường là nơi anh gắn bó biết bao kỷ niệm tươi đẹp, cho anh kiến
thức và dạy cho anh cách làm người. Còn “nơi em tắm” ý chỉ dòng sông mát trong êm
đềm, chảy suốt bao tháng năm, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt, lao động thường
ngày. “Nơi em tắm” cũng được hiểu là nơi bến nước, cây đa rất đỗi thân thương.
Không chỉ có vậy, đất nước còn là “nơi hai ta hò hẹn”. Thì ra, đất nước hiện lên trong
thơ Nguyễn Khoa Điềm lại gần gũi đến thế, nơi riêng tư hò hẹn, một không gian nhỏ
của lứa đôi cũng chính là đất nước. Đất nước trong quan điểm của nhà thơ còn là nơi
chờ đợi trong nhớ nhung của người con gái dành cho người thương của mình, để rồi
“đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. đậm chất ca dao dân ca gợi nhắc đến
câu ca dao nổi tiếng
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt”
Khăn trở thành vật minh chứng cho tình yêu đôi lứa
Ởlần chiết tự t2.. Đất nước hiện lên trong những câu thơ tiếp theo là hình ảnh đất
nước hùng vĩ, mênh mông có tự lâu đời:

“Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” … dân mình đoàn tụ

Tác giả đã mượn dân ca Huế để cảm nhận ĐN gợi lên ĐN rừng vàng biển bạc
trong không gian rộng lớn ấy bao thế hệ đã phát triển giống nòi, làm ăn sinh
sống là nên non sông gấm vóc VN. Đất nước hùng vĩ ấy đã trải qua “thời gian”
“không gian” dài và rộng lớn. Hai từ láy “đằng đằng”, “mênh mông” cùng cụm từ “nơi
dân mình đoàn tụ” đã lột tả được một đất nước có truyền thông từ lâu đời, trải qua
thời gian dài đằng đẵng. Câu thơ ngầm ngợi ca con người “dân mình” đã gắn bó, đoàn
kết dựng nước và giữ nước, bảo vệ từng tấc đất quê hương qua bao năm tháng.
Ở lần chiết tự t3. Đất Nước được cảm nhận suốt chiều dài thời gian lịch sử từ quá
khứ đến hiện tại và tương lai.
“ đất là nơi.. bọc trăm trứng”
Đó là một Đất Nước thiêng liêng, hào hùng trong quá khứ: huyền thoại Lạc
Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết về các vua Hùng dựng nước. Tất cả dân tộc
Việt Nam đều là anh em một nhà, dù có lên rừng hay xuống biển thì nguồn cội từ xa
xưa vẫn được đẻ ra từ trong “bọc trứng”. Qua đó, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện một
niềm tự hào sâu sắc về mảnh đất địa linh nhân kiệt, con rồng cháu tiên.
. Nhắc đến chuyện xưa ấy như để khẳng định, cũng là để nhắc nhở: còn lại..
Hai từ “gánh vác” đã khẳng định trách nhiệm của thế hệ mai sau đối với
công cuộc dựng nước và giữ nước. Đồng thời ông cũng lên tiếng nhắc nhở,
dù xây dựng đất nước cũng không được quên đi công ơn của người đã
dựng xây, kiến tạo nên Đất Nước. Chỉ với hai chữ “cúi đầu” cũng đã cho
thấy tấm lòng thánh kính thiêng liêng hướng về quê cha, đất tổ.
Kết Đoạn trích có sự hoà quyện giữa chất chính luận và chất trữ tình nhờ
lối chiết tự độc đáo, cách hô gọi ngọt ngào, chất liệu vh dân gian đặc sắc.
Đoạn trích là cảm nhận mang tính toàn vẹn, tính mới mẻ về đất nước: đất
nc ko chỉ bên ta, quanh ta, trong ta. Không gian đn là ko gian của đời sống
con ng vn: say đắm trog ty đôi lứa, gắn bó trong tcam cộng đồng. Qua đó,
ng đọc nhận thức dc về bổn phận với đn như 1 lẽ tự nhiên và tất yếu

You might also like