You are on page 1of 65

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Nghiên cứu quá điện áp đóng cắt tuyến cáp


ngầm 220kV Long Biên – Mai Động
HOÀNG VĂN LÂM
lam.hoangvan22@gmail.com

Ngành Kỹ thuật điện


Chuyên ngành Hệ thống điện

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Đức Tuyên


Chữ ký của GVHD

Bộ môn: Hệ thống điện


Viện: Điện

HÀ NỘI, 9/2022
Lời cảm ơn
Lời đầu tiên em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu, phòng Đào
tạo – bộ phận sau Đại học, bộ môn Hệ thống điện, Trường Điện – Điện tử, Trường
Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình học tập và
hoàn thành Luận văn này. Xin gửi lời tri ân tới quý thầy, quý cô đã tận tình giảng
dạy lớp cao học Kỹ thuật điện (KH), khóa CH2020B.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Nguyễn Đức Tuyên,
người đã hướng dẫn, chỉ bảo cho em những ý kiến vô cùng quý báu và tạo điều
điện thuận lợi cho em về mặt chuyên môn trong suốt quá trình học tập, thực hiện
Luận văn. Thầy cũng đã luôn quan tâm, động viên, nhắc nhở để em có thể hoàn
thành luận đúng tiến độ.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
những người luôn ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thiện
Luận văn này.

Tóm tắt nội dung đồ án


Mục tiêu chính của Luận văn là tìm hiểu, tính toán giá trị quá điện áp đóng
cắt trên tuyến đường dây cáp ngầm 220kV Long Biên – Mai Động từ đó lựa chọn
các thiết bị đóng cắt phù hợp nhất tại 02 trạm biến áp 220kV Long Biên và trạm
biến áp 220kV Mai Động. Để thực hiện tính toán, phân tích lựa chọn thiết bị đóng
cắt Luận văn đã tiến hành tìm hiểu để mô hình hóa hệ thống bằng phần mềm (phần
mềm EMTPWorks), sau đó tiến hành lựa chọn sơ đồ đảo vỏ cáp ngầm và cuối
cùng là tính toán giá trị TRV và RRRV của tại 2 đầu trạm biến áp để lựa chọn thiết
bị đóng cắt (máy cắt).
Sau khi tiến hành nghiên cứu tìm hiểu Luận văn đã tính toán được các giá trị
quá điện áp đóng cắt (TRV, RRRV) của máy cắt tại 2 đầu trạm từ đó đưa ra lựa
chọn được thông số kỹ thuật của máy cắt. Việc tính toán ra các TRV và RRRV
góp phần giúp lựa chọn được thông số kỹ thuật máy cắt đảm bảo tính kinh tế - kỹ
thuật của dự án Đường dây 220kV Long Biên – Mai Động trong quá trình mua
sắm vật tư thiết bị của dự án.
Sau khi hoàn thành Luận văn, em đã được củng cố và nắm chắc kiến thức cở
bản của hệ thống điện cũng như tiếp cận nhiều kiến thức mơi; giúp em phát triển
và rèn luyện các kỹ năng tư duy sáng tạo, và giúp em cải thiện thêm tiếng Anh
chuyên ngành.

Sinh viên thực hiện

Hoàng Văn Lâm


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn ...................................... 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu của Luận văn .......................................................... 3
1.4 Ý nghĩa thực tiễn của Luận văn ................................................................. 3
1.5 Giới thiệu phần mềm EMTP ...................................................................... 3
1.6 Cấu trúc của Luận văn................................................................................ 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................ 5
1.1 Mối quan hệ của tuyến đường dây với Quy hoạch điện ............................ 5
1.2 Tuyến đường dây được thỏa thuận với UBND thành phố ......................... 5
1.3 Tổng quan về quá điện áp trong hệ thống .................................................. 6
1.4 Quá điện áp duy trì ..................................................................................... 6
1.5 Quá điện áp đóng cắt .................................................................................. 7
Đóng nguồn U0 vào đường dây dài hở mạch ở cuối ................... 8
Đóng nguồn xoay chiều vào đường dây dài hở mạch ở cuối...... 8
1.6 Quá điện áp khí quyển................................................................................ 9
1.7 Các nghiên cứu liên quan về quá điện áp ................................................... 9
CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN SƠ ĐỒ ĐẢO VỎ CÁP NGẦM ........................... 11
2.1 Phương pháp luận lựa chọn sơ đồ đảo vỏ cáp ngầm ................................ 11
2.2 Tính toán lựa chọn sơ đồ đảo vỏ cáp ngầm cung đoạn cáp ngầm từ TBA
220kV Long Biên – VT1...................................................................................... 15
Phương án nối đất vỏ cáp (màn chắn) tại một điểm (PA1) ...... 16
Phương án Liên kết Cross bonding (PA2) ................................ 22
2.3 Tính toán lựa chọn sơ đồ đảo vỏ cáp ngầm cung đoạn cáp ngầm từ TBA
220kV Mai Động – VT4 ...................................................................................... 31
Phương án nối đất vỏ cáp tại một điểm .................................... 31
Phương án Liên kết Cross bonding ........................................... 34
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH TRV VÀ RRRV ................. 37
3.1 Lý thuyết liên quan đến TRV và RRRV .................................................. 37
3.2 Xây dựng mô hình các phần tử trong hệ thống phục vụ tính toán ........... 38
Mô hình nguồn phát và tổng trở hệ thống ................................. 39
Mô hình máy biến áp ................................................................ 39
Mô hình đường dây truyển tải ................................................... 40
Mô hình phần tử cáp ngầm ....................................................... 42
Máy cắt ...................................................................................... 42
Phụ tải ....................................................................................... 45
3.3 Tính toán giá trị TRV và RRRV .............................................................. 45
Tính toán giá trị TRV và RRRV của máy cắt tại TBA 220kV Long
Biên ................................................................................................... 45
Tính toán giá trị TRV và RRRV của máy cắt tại TBA 220kV Mai
Động ................................................................................................... 50
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN .................................................................................. 55
4.1 Kết luận .................................................................................................... 55
4.2 Hướng phát triển của Luận văn trong tương lai ....................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 56
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Thuật ngữ tiếng Anh Giải thích


1. QĐA Overvoltage Quá điện áp
International
2. IEC Electrotechnical Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế
Commission
3. Pu Per Unit Đơn vị tương đối
4. HTĐ Power system Hệ thống điện
Transient Recovery
5. TRV Điện áp quá độ phục hồi
Voltage
Rate of rise recovery
6. RRRV Tốc độ tăng điện áp phục hồi
voltage
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 0.1: Phần trăm chiều dài cáp ngầm từ 220kV – 314kV của các nước [3] .... 1
Hình 1.1: Sơ đồ địa dư kết lưới của Đường dây 220kV Long Biên – Mai Động .. 5
Hình 1.2: Hướng tuyến đường dây sau theo thỏa thuận của UBND Tp. Hà Nội .. 6
Hình 1.3: Đường dây dài vận hành không tải ........................................................ 6
Hình 1.4: Đóng nguồn áp U0 vào đường dây dài hở mạch ở cuối ......................... 8
Hình 2.1: Nối đất hai đầu màn chắn cáp ngầm .................................................... 11
Hình 2.2: Nối đất 01 đầu màn chắn cáp ngầm ..................................................... 12
Hình 2.3: Liên kết Cross bonding màn chắn cáp ................................................. 12
Hình 2.4: Cấu tạo cơ bản của sợi cáp ngầm ......................................................... 14
Hình 2.5: Sơ họa đấu nối từ TBA 220kV Long Biên đến cột số 01 bằng 1 đoạn cáp
.............................................................................................................................. 16
Hình 2.6: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí 01 - PA1 ......................................... 16
Hình 2.7: Sơ họa đấu nối bằng 2 đoạn cáp .......................................................... 17
Hình 2.8: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 1 ......................................... 17
Hình 2.9: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí 01 .................................................... 17
Hình 2.10: Sơ họa đấu nối bằng 10 đoạn cáp (9 hộp nối) .................................... 18
Hình 2.11: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 1 ....................................... 18
Hình 2.12: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 2 ....................................... 18
Hình 2.13: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 3 ....................................... 19
Hình 2.14: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 4 ....................................... 19
Hình 2.15: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 5 ....................................... 19
Hình 2.16: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 6 ....................................... 20
Hình 2.17: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 7 ....................................... 20
Hình 2.18: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 8 ....................................... 20
Hình 2.19: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 9 ....................................... 21
Hình 2.20: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí 01 .................................................. 21
Hình 2.21: Đồ thị điện áp cảm ứng trên màn chắn cáp ngầm theo chiều dài cáp 21
Hình 2.22: Sơ họa đấu nối bằng 4 chu kỳ đảo vỏ (11 hộp nối) ........................... 23
Hình 2.23: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 1 ....................................... 23
Hình 2.24: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 2 ....................................... 23
Hình 2.25: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 4 ....................................... 24
Hình 2.26: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 5 ....................................... 24
Hình 2.27: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 7 ....................................... 24
Hình 2.28: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 8 ....................................... 25
Hình 2.29: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 10 ..................................... 25
Hình 2.30: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 11 ..................................... 25
Hình 2.31: Dòng điện cảm ứng chạy trên màn chắn cáp ..................................... 26
Hình 2.32: Sơ họa đấu nối bằng 5 chu kỳ đảo vỏ (14 hộp nối) ........................... 26
Hình 2.33: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 1 ....................................... 27
Hình 2.34: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 2 ....................................... 27
Hình 2.35: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 4 ....................................... 27
Hình 2.36: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 5 ....................................... 28
Hình 2.37: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 7 ....................................... 28
Hình 2.38: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 8 ....................................... 28
Hình 2.39: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 10 ..................................... 29
Hình 2.40: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 11 ..................................... 29
Hình 2.41: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 13 ..................................... 29
Hình 2.42: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 14 ..................................... 30
Hình 2.43: Dòng điện cảm ứng chạy trên vỏ cáp................................................. 30
Hình 2.44: Sơ họa đấu nối từ TBA 220kV Mai Động đến cột số 04 bằng 5 đoạn
cáp ........................................................................................................................ 31
Hình 2.45: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 1 ....................................... 31
Hình 2.46: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 2 ....................................... 32
Hình 2.47: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 3 ....................................... 32
Hình 2.48: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 4 ....................................... 32
Hình 2.49: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí 04 .................................................. 33
Hình 2.50: Đồ thị điện áp cảm ứng trên màn chắn cáp ngầm theo chiều dài cáp 33
Hình 2.51: Sơ họa đấu nối bằng 2 chu kỳ đảo vỏ (5 hộp nối) ............................. 34
Hình 2.52: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 1 ....................................... 34
Hình 2.53: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 2 ....................................... 35
Hình 2.54: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 4 ....................................... 35
Hình 2.55: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 5 ....................................... 35
Hình 2.56: Dòng điện cảm ứng chạy trên màn chắn cáp ..................................... 36
Hình 3.1: Dạng sóng điện áp phục hồi ................................................................. 37
Hình3.2: Sơ đồ mô hình trong phần mềm EMTP ................................................ 38
Hình3.3: Mô hình nguồn điện và điện kháng tương đương trong phần mềm ..... 39
Hình 3.4: Thông số đầu vào của nguồn quy đổi phía 110kV tại TBA 220kV Long
Biên ...................................................................................................................... 39
Hình3.5: Mô hình máy biến áp ............................................................................ 39
Hình 3.6: Thông số máy biến áp tại TBA 220kV Long Biên trong phần mềm ... 40
Hình 3.7: Mô hình máy biến áp trong mô phỏng tính toán .................................. 40
Hình 3.8: Mô hình CP-line ................................................................................... 41
Hình3.9: Mô hình FD-Line .................................................................................. 41
Hình 3.10: Dữ liệu đầu vào của mô hình đường dây ........................................... 42
Hình 3.11: Dữ liệu đầu vào mô hình cáp ngầm Cabel Data ................................ 42
Hình 3.12: Phân bố xác suất theo quy luật[?] ...................................................... 43
Hình 3.13: Mô phỏng máy cắt trong phần mềm EMTP....................................... 43
Hình 3.14: Phân bố xác suất thời điểm ngắn mạch và mở máy cắt ..................... 44
Hình 3.15: Mô hình máy cắt trong mô phỏng tính toán ....................................... 45
Hình 3.16: Vị trí các điểm tính toán TRV của máy cắt tại TBA 220kV Long Biên
.............................................................................................................................. 45
Hình 3.17: Phân bố xác suất TRV tại điểm số 1 khi ngắn mạch 2 pha................ 46
Hình 3.18: Giá trị RRRV tại điểm số 1 khi ngắn mạch 2 pha ............................. 46
Hình 3.19: Phân bố xác suất TRV tại điểm số 1 khi ngắn mạch 3 pha................ 47
Hình 3.20: Giá trị RRRV tại điểm số 1 khi ngắn mạch 3 pha ............................. 47
Hình 3.21: Phân bố xác suất TRV tại điểm số 2 khi ngắn mạch 2 pha................ 48
Hình 3.22: Giá trị RRRV tại điểm số 2 khi ngắn mạch 2 pha ............................. 48
Hình 3.23: Phân bố xác suất TRV tại điểm số 2 khi ngắn mạch 3 pha................ 49
Hình 3.24: Giá trị RRRV tại điểm số 2 khi ngắn mạch 3 pha ............................. 49
Hình 3.25: Vị trí các điểm tính toán TRV của máy cắt tại TBA 220kV Mai Động
.............................................................................................................................. 50
Hình 3.26: Phân bố xác suất TRV tại điểm số 1 khi ngắn mạch 2 pha................ 50
Hình 3.27: Giá trị RRRV tại điểm số 1 khi ngắn mạch 2 pha ............................. 51
Hình 3.28: Phân bố xác suất TRV tại điểm số 1 khi ngắn mạch 3 pha................ 51
Hình 3.29: Giá trị RRRV tại điểm số 1 khi ngắn mạch 3 pha ............................. 52
Hình 3.30: Phân bố xác suất TRV tại điểm số 2 khi ngắn mạch 2 pha................ 52
Hình 3.31: Giá trị RRRV tại điểm số 2 khi ngắn mạch 2 pha ............................. 53
Hình 3.32: Phân bố xác suất TRV tại điểm số 2 khi ngắn mạch 3 pha................ 53
Hình 3.33: Giá trị RRRV tại điểm số 2 khi ngắn mạch 3 pha ............................. 54
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tần số dao động cơ bản theo chiều dài .................................................... 8
Bảng 2: Chiều dài các đoạn cáp Long Biên – VT01 theo số lần đảo vỏ ............. 22
Bảng 3: Chiều dài các đoạn cáp Mai Động – VT4 theo số lần đảo vỏ ................ 34
Bảng 4: Điện dung ký sinh của các thiết bị trong trạm biến ápError! Bookmark
not defined.
Bảng 5: Điện dung của máy cắt và dao cách ly ................................................... 44
Bảng 6: Tổng hợp giá trị TRV, RRRV máy cắt tại TBA 220kV Long Biên ....... 50
Bảng 7: Tổng hợp giá trị TRV, RRRV máy cắt tại TBA 220kV Mai Động ....... 54
MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài


Theo Dự thảo Đề án Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021 –
2030, tầm nhìn đến năm 2045 [1], để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải của toàn
quốc, giải phóng công suất của các nhà máy… Trong đó có khoảng 1657 dự án
đường dây và trạm biến áp cần thực hiện xây dựng, cải tạo nâng công suất, nâng
khả năng tải. Trong đó, có 342 dự án cấp điện áp 500kV và 1315 dự án cấp điện
áp 220kV.
Trong quá trình thực hiện triển khai xây dựng các dự án như trên, cần thực
hiện tính toán hệ thống, thiết kế giải pháp kỹ thuật, lựa chọn vật tư thiết bị…. để
đảm bảo an toàn theo quy định hiện hành và đảm bảo kinh tế cho từng dự án.
Trong quá trình tính toán hệ thống, cũng như lựa chọn thiết bị thì việc tính
toán, lựa chọn máy cắt là 1 phần rất quan trọng đối với các dự án trạm biến áp. Độ
lớn của TRV cũng như tốc độ tăng điện áp phục có ý nghĩa quyết định trong việc
lựa chọn máy cắt một cách an toàn và kinh tế. Đối với các đường dây cấp điện áp
dưới 220 kV, hoặc đối với đường dây siêu cao áp 500 kV có chiều dài nhỏ hơn
100 km và không có tụ bù dọc, vấn đề TRV thường không được đặt ra. Tuy nhiên
đối với các đuờng dây siêu cao áp 500 kV có chiều dài từ 100 km trở lên và đặc
biệt là các đường dây có tụ bù dọc, TRV thường đạt mức rất cao, ví dụ đối với
đường dây 500 kV Bắc - Nam, TRV có thể đạt mức 3.5 pu (1 pu=449 kV) trong
một số trường hợp cắt đường dây 500 kV không tải và phổ biến ở mức 2.5 đến 3.1
pu trong các chế độ cắt sự [2].
Thực tế hiện nay, trong hệ thống điện thì các đường dây truyền tải cao áp
thường là các đường dây trên không với hệ thống cột xà chiếm diện tích đất cũng
như diện tích hành lang tương đối lớn. Cùng với sự phát triển nhanh của nhiều
thành phố lớn, dân cư đông đúc và xuất hiện nhiều tòa nhà cao tầng và đặc biệt là
việc đòi hỏi yêu cầu về thẩm mỹ của các thành phố hiện đại thì việc xây dựng các
đường dây truyền tải cao áp trên không gặp rất nhiều khó khăn. Do đó việc xây
dựng các đường dây tải điện bằng hệ thống cáp ngầm đã trở thành một phần tất
yếu của hệ thống truyền tải điện.

Hình 0.1: Phần trăm chiều dài cáp ngầm từ 220kV – 314kV của các nước [3]

1
Hình 0.1 mô tả sự phát triển của hệ thống truyền tải cáp ngầm cao áp đối với
một số nước trên thế giới đến năm 2007. Ta nhận thấy rằng xu hướng sử dụng hệ
thống truyền tải bằng cáp ngầm cao áp đối với một số nước trên thế giới đã tăng
rất mạnh vì lợi ích lâu dài của việc sử dụng cáp ngầm cho hệ thống truyền tải.
Trong thực tế lưới điện Việt Nam, hệ thống cáp ngầm trung áp (< 35kV) đã
được lắp đặt và vận hành thành công ở rất nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Đà
Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh…Tuy nhiên việc ứng dụng hệ thống cáp ngầm cho hệ
thống truyền tải điện cao áp vẫn còn mới và chưa được nghiên cứu một cách có hệ
thống đối các đơn vị quản lý vận hành.
Cùng với sự phát triển của công nghệ lắp đặt cáp ngầm và yêu cầu kỹ thuật
với cấp điện áp 220kV đang được xây dựng trong lòng trung tâm các thành phố
nhằm mục tiêu cấp điện áp cao vào trung tâm phụ tải, nâng cao độ tin cậy đối với
các phụ tải quan trọng. Tại Tp Hà Nội tính đến thời điểm hiện tại có 01 dự án
đường dây cáp ngầm 220kV Hà Đông – Thành Công dài khoảng 4km đóng điện
vận hành năm 2014. Tại Tp Hồ Chí Minh đường dây cáp ngầm 220kV Nhà Bè –
Tao Đàn dài 6,23km đóng điện vận hành năm 2004. Ngoài 02 dự án trên sử dụng
chiều dài cáp ngầm trên 1km, thì trong hệ thống truyền tải để thực hiện đấu nối
cáp các trạm biến áp, đi qua khu vực dân cư… có sử dụng rất nhiều đoạn cáp ngầm
có chiều dài ngắn như Đường dây 220 kV Cầu Bông – Bình Tân dài 0,76 km vận
hành năm 2007 (không có hầm nối cáp; XLPE – 2000 mm2), đường dây 220 kV
Thủ Đức – Hóc Môn & Thủ Đức – Hiệp Bình Phước dài 0,183 km vận hành tháng
03/2017 (không có hầm nối cáp; XLPE – 2000mm2), Đường dây 220kV Bảo
Thắng – Lào Cai dài 0,265km khoảng đang thi công (không có hầm nối cáp; XLPE
– 1600mm2), …
Vì vậy, việc nghiên cứu về ảnh hưởng của tuyến đường dây cáp ngầm có
chiều dài lớn đối với việc lựa chọn thông số kỹ thuật của máy cắt đã trở nên cần
thiết và cấp bách. Xuất phát từ thực tế đó, trong Luận văn thạc sĩ này tác giả đi sâu
vào việc “Nghiên cứu quá điện áp đóng cắt tuyến cáp ngầm 220kV Long Biên –
Mai Động”.
1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn
Với hướng nghiên cứu đã được xác định như trên, Luận văn lựa chọn sử dụng
phần mềm EMTPWork để thực hiện mô phỏng để nghiên cứu ảnh hưởng của hệ
thống đường dây cáp ngầm 220kV đấu nối từ TBA 220kV Long Biên đến TBA
220kV Mai Động đối với thông số của kỹ thuật của máy cắt, cụ thể là giá trị TRV
và RRRV của máy cắt.
Để thực hiện được mô phỏng tính toán ảnh hưởng của hệ thống cáp ngầm đối
với máy cắt của trạm biến áp, Luận văn cần thực hiện mô hình hóa hệ thống điện
bằng phần mềm EMTP từ đó tính toán lựa chọn sơ đồ đảo vỏ của cáp ngầm và cuối
cùng là thực hiện tính toán TRV và RRRV của tuyến đường dây 220kV Long Biên
– Mai Động.

2
1.3 Đối tượng nghiên cứu của Luận văn
Luận án tập trung vào nghiên cứu tính toán giá trị lựa chọn sơ đồ đảo vỏ màn
chắn cáp ngầm của dự án đường dây cáp ngầm 220kV Long Biên – Mai Động. Sau
khi lựa chọn được sơ đồ đảo vỏ màn chắn cáp ngầm, tính toán ảnh hưởng của hệ
thống cáp ngầm đối với thông số TRV và RRRV, hai thông số quyết định đến máy
cắt tại trạm biến áp 220kV Long Biên và Mai Động.
1.4 Ý nghĩa thực tiễn của Luận văn
Sau khi hoàn thành Luận văn sẽ giúp làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến
việc lựa chọn giải pháp đấu nối màn chắn cáp ngầm đối với các đường dây có
chiều dài cáp ngầm lớn. Đồng thời, Luận văn giúp làm rõ ảnh hưởng của hệ thống
cáp ngầm đối với các thiết bị bảo vệ cụ thể là máy cắt của đường dây.
1.5 Giới thiệu phần mềm EMTP
EMTP là viết tắt của Electromagnetic Trasients Transients Programme nghĩa
là chương trình quá độ và EMTPWorks là một phần mềm dùng cho việc mô phỏng
và phân tích quá trình quá độ điện trong hệ thống điện lớn hoặc các mạng điện tùy
ý.
Phần mềm tính toán được sự dao động về điện, điện từ khác nhau từ micro
giấy đến vài phút.
Thư viện của EMTPWorks có tài liệu chức năng khối mô hình của thiết bị
điện cho phép người dùng thực hiện các nghiên cứu về hệ thống điện gồm có:
- Mô hình máy điện tiến tiến.
- Mô hình chi tiết và chính xác của đường dây và cáp điện.
- Mô hình hoàn chỉnh của máy biến áp với các mô hình từ hóa và từ trễ
của lõi thép.
- Thư viện chưa nhiều mô hình thiết bị điều khiển.
EMTPWork cho phép làm việc ở các cấp độ khác nhau từ các thiết kế đơn
giản đến thiết kế vô cùng lớn.
Trong hệ thống Việt Nam nói chung và hệ thống điện miền Bắc nói riêng, thì
việc mô phỏng toàn bộ các phần tử trong hệ thống đòi hỏi khối lượng và thời gian
lớn. Để đơn giản hóa các phần tử trong hệ thống và biến đổi tập trung vào các phần
tử chính liên quan đến tuyến đường dây 220kV Long Biên – Mai Động, Luận văn
đã tiến hành tính toán, đơn giản hóa hệ thống.
1.6 Cấu trúc của Luận văn
Luận văn bao gồm: Phần mở đầu, ba chương, kết luận.
Lý do lựa chọn đề tài, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, đối
tượng nghiên cứu luận án, ý nghĩa thực tiễn của Luận văn và giới thiệu về phần
mềm tính toán sẽ được giới thiệu trong phần Mở đầu. Chương 1 trình bày tổng
quan về tuyến đường dây 220kV Long Biên – Mai Động và lý thuyết về quá điện
áp trong hệ thống điện. Chương 2 trình bày các phương pháp lựa chọn sơ đồ đảo
vỏ cáp ngầm, tập trung phân tích, lựa chọn sơ đồ nối đất màn chắn cáp ngầm của

3
tuyến đường dây 220kV Long Biên – Mai Động. Chương cuối cùng, Luận văn tập
trung tìm hiểu lý thuyết liên quan đến TRV, RRRV và xây dựng mô hình tính toán,
nghiên cứu và phân tích giá trị TRV, RRRV.
Phần kết luận

4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1 Mối quan hệ của tuyến đường dây với Quy hoạch điện
Theo tiêu chí phát triển lưới điện 110kV, 220kV của Thành phố Hà Nội được
Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định phê duyệt số 4720/QĐ-BCT ngày
02/12/2016, lưới điện từ vành đai 3 trở vào trung tâm Thành phố phải được hạ
ngầm toàn bộ để góp phần xây dựng diện mao đô thị văn minh hiện đại.
Trên cơ sở tốc độ tăng trưởng của phụ tải điện thành phố Hà Nội và lưới điện
cao áp của thành phố Hà Nội đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, việc đưa
vào vận hành Đường dây cáp ngầm 220kV từ Long Biên - Mai Động có tác dụng
hỗ trợ cấp điện và bổ sung nguồn cho vùng 1 (vùng phụ tải trung tâm) trong các
chế độ vận hành bình thường cũng như sự cố hết sức là cần thiết. Đồng thời, Đường
dây cáp ngầm 220kV Long Biên – Mai Động đảm bảo cấp điện cho trạm 220kV
Gia Lâm - trạm cấp nguồn cho các phụ tải của KĐT Vincity Ocean Gia Lâm.

Hình 1.1: Sơ đồ địa dư kết lưới của Đường dây 220kV Long Biên – Mai Động

1.2 Tuyến đường dây được thỏa thuận với UBND thành phố
Tuyến cáp ngầm 220kV Long Biên – Mai Động, xuất phát từ vị trí trạm
220kV Long Biên, đặt gần khu tái định cư Giang Biên (gần đường Đê vàng) và kết
thúc tại trạm 220kV Mai Động, đặt tại đường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai
với tổng chiều dài là 15,3km.
Tuyến cáp ngầm chủ yếu đi dưới lòng đường thuộc địa phận thành phố Hà
Nội như: đường Mai Chí Thọ, Hội Xá, đường gom Quốc Lộ 1, Lĩnh Nam, Đường

5
tạm Vĩnh Hoàng. Do tuyến đi ngầm dưới lòng đường nên giao chéo với nhiều công
trình ngầm như: hệ thống thông tin viễn thông, tuyến cáp ngầm 110kV, tuyến cáp
điện trung áp và hạ áp, hệ thống cung cấp nước, hệ thống thoát nước và các hạng
mục khác có liên quan… nằm xen kẽ với nhau.

TBA 220kV
Long Biên

TBA 220kV
Mai Động

Hình 1.2: Hướng tuyến đường dây sau theo thỏa thuận của UBND Tp. Hà Nội

1.3 Tổng quan về quá điện áp trong hệ thống


Quá điện áp (QĐA) được hiểu là các nhiễu loạn xếp chồng lên điện áp làm
việc của hệ thống điện. Quá điện áp trong hệ thống điện là hiện tượng điện áp tăng
quá định mức (110%) là nguyên nhân phổ biến gây nên hư hỏng các thiết bị trong
hệ thống điện và làm giảm hiệu quả cung cấp điện liên tục của hệ thống.
Trong hệ thống điện có các loại quá điện áp như:
- QĐA duy trì: Xuất hiện trên các đường dây truyền tải, có tần số tương
ứng với tần số công nghiệp và duy trì trong thời gian dài.
- QĐA nội bộ (đóng cắt): Xuất hiện do thao tác, đóng cắt, sự cố ngắn
mạch.
- QĐA khí quyển: Xuất hiện do dòng điện (điện áp sét gây ra)
1.4 Quá điện áp duy trì
Khi đường dây dài vận hành không tải và hở mạch cuối. Khi cho công suất
nguồn lớn vô cùng thì điện áp tại nút 1 sẽ giữ là hằng số.

Hình 1.3: Đường dây dài vận hành không tải

6
Điện áp tại nút 2 sẽ được xác định theo phương trình đường dây dài [4]:
U1 = U 2 ch (  + j ) l
U1 PT 1
U2 = = U1 ( A − jB )
ch (  + j ) l
Trong đó
ch1 cos 1
A=
cos 2  l + sh 2  l PT 2
sh1 sin 1
B=
cos 2  l + sh 2  l
U2
Gọi K = là bội số QĐA ta có:
U1
1
K = A2 + B 2 = PT 3
cos  l + sh 2  l
2

1
Nếu không xét đến tổn hao thì K = . Do K > 1 nên U2 > U1 nghĩa là có
cos l
QĐA ở cuối đường dây.
1.5 Quá điện áp đóng cắt
Trong mục 1.4 đã trình bày dạng quá điện áp duy trì, nó có tần số bằng hoặc
tương đương tần số công nghiệp và duy trì trong thời gian dài.
Trong mục này luận án sẽ trình bày dạng quá điện áp đóng cắt xuất hiện trong
quá trình quá độ của thao tác đóng mạch đường dây dài.
Hệ thống điện được xem như 1 tổng thể gồm nhiều phần tử R, L, C, các thao
tác đóng cắt hệ thống sẽ gây nên sự thay đổi những thông số của mạch điện và làm
xuất hiện các quá trình quá độ bằng dao động L - C. Những dao động này (dao
động cao tần) sẽ gây nên quá điện áp quá độ (Transient Overvoltage).
Theo [4], đưa ra các trị số cơ sơ của QĐA đóng cắt (theo đơn vị tương đối
pu), các số liệu cơ sở để tính toán lựa chọn.
Điện áp định mức (kV) 110-220 500
QĐA đóng cắt (pu) 3 2,5
Bảng 1: Trị số quá điện áp đóng cắt

Trong quá trình vận hành các đường dây cao áp, siêu cao áp vấn đề QĐA
đóng cắt càng trở lên nghiêm trọng với các lý do:
- Khi đường dây không tải hoặc hở mạch ở đầu cuối, dòng điện trên đường
dây là dòng điện dung (Ic). Dòng điện này khi đi qua điện kháng của
nguồn và đường dây sẽ gây tăng áp phía đường dây. Vì độ lớn của dòng
điện điện dung tỷ lệ với chiều dài đường dây nên khi đường dây càng
dài thì hậu quả gây tăng áp càng nghiêm trọng.

7
Đóng nguồn U0 vào đường dây dài hở mạch ở cuối

Hình 1.4: Đóng nguồn áp U0 vào đường dây dài hở mạch ở cuối

Theo [4], kết quả điện áp ở dạng tổng quát như sau:
 

u ( x, t ) = U 0 1 −  AK cos k t 
 k =0 
2k + 1 l − x
( −1) cos
k
PT 4
AK = 2 l 4
2k + 1 
2k + 1 l
k = 
2 v
Điện áp u(x,t) gồm thành phần xác lập và thành phần quá độ hình thành bởi
các dao động có biên độ dao động AK và tần số K.
Biên độ AK phụ thuộc vào tọa độ x nên nó gắn liền với phân bố áp dọc theo
đường dây.
Biên độ AK còn phụ thuộc vào bậc của dao động. Ứng với tần số dao động
cơ bản (k=0) và x=l sẽ có AK = 4/ điều đó chứng tỏ rằng biên độ của dao động ở
tần số này còn lớn hơn điện áp nguồn.
Tần số dao động còn được xác định theo:
f k = ( 2k + 1) f 0
PT 5
v
f0 =
4l
Trong đó v là tốc độ truyền song, có giá trị bằng tốc độ ánh sang (300m/s).
Tần số f0 là tần số dao động cơ bản, các tần số này đề phụ thuộc vào chiều dài
đường dây và bậc của dao động.
Chiều dài đường dây l
300 500 1000 1500 3000
(km)
Tần số dao động f0 (Hz) 250 150 75 50 25
Bảng 1: Tần số dao động cơ bản theo chiều dài

Với chiều dài tuyến là 1500km sẽ là chiều dài cộng hưởng ở tần số công
nghiệp, còn chiều dài 500km là chiều dài cộng hưởng ở tần số 3f (sóng điều hòa
bậc 3) của điện áp xoay chiều trong hệ thống điện. Với các chiều dài trên sẽ hiện
tượng cộng hưởng tần số sẽ gây nên quá điện áp.
Đóng nguồn xoay chiều vào đường dây dài hở mạch ở cuối
Từ kết quả ở mục 1.5.1 sẽ được nghiệm ứng với nguồn áp 1(t):

8

u ( x, t ) = 1 −  AK cos k t PT 6
k =0

Theo [4], Điện áp ứng khi cho nguồn áp f(t) sẽ được xác định:

 K sin  K t −  sin  t
u ( x, t ) = U m sin  t −  U m  AK
k =0  K − 2
2
PT 7
f ( t ) = U m sin  t

Điện áp u(x,t) sẽ tăng cao khi có cộng hưởng giữa tần số nguồn () với tần
số dao động (k) Sự cộng hưởng đó là nguyên nhân dây nên quá điện áp duy trì ở
chế độ xác lập.
1.6 Quá điện áp khí quyển
Nguồn gây nên quá điện áp khí quyển trong hệ thống điện (HTĐ) là phóng
điện sét giữa mây dông và mặt đất. Cũng như bất kỳ một kích động điện từ nào
vào HTĐ: quá trình đóng cắt bình thường, khi xảy ra sự cố… phóng điện sét gây
nên sóng điện từ. Sóng điện từ xuất phát từ nơi sét đén truyền dọc theo đường dây
tải điện, gây nên quá điện áp tác dụng đối với cách điện đường dây.
Trường hợp sét đánh trực tiếp vào dây dẫn, thì trị số của QĐA phụ thuộc vào
biên độ dòng sét có thể lên đến hàng triệu có khi đến hàng chục triệu volt, vượt
quá nhiều lần mức cách điện xung quá điện áp của đường dây, trạm biến áp.
Trường hợp sét đánh gần đường dây gây nên điện áp cảm ứng có biên độ
tương đối bé, cao nhất khoảng vài trăm ngàn volt, nên thực tế chỉ nguy hiểm đối
với cách điện của các cấp điện áp từ 35kV trở xuống.
Sóng QĐA xuất hiện trên đường dây lan truyền đến trạm biến áp sẽ tác dụng
lên cách điện của các thiết bị trong trạm. Để bảo đảm sự làm việc liên tục của
đường dây và sự an toàn của các thiết bị trong trạm biên áp, do đó cần phải có
những biện pháp chống sét có hiệu quả và thích hợp cho đường dây tải điện và
trạm phân phối.
Sét đánh trực tiếp vào dây dẫn của đường dây tải điện, vào các thiết bị và bộ
phận mang điện của nhà máy điện và trạm biến áp sẽ gây nên quá điện áp nguy
hiểm, làm ngắn mạch, chạm đất các pha, làm hư hỏng cách điện của các thiết bị,
gây gián đoạn sự cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ điện, làm thiệt hại cho nền kinh
tế. Vì vậy phải bảo vệ các hệ thống điện chống sét đánh trực tiếp:
- Sử dụng cột thu sét hoặc dây chống sét để bảo vệ sét đánh trực tiếp.
- Sử dụng chống sét van; giảm điện trở nối đất cột để tản dòng điện sét.
- …
1.7 Các nghiên cứu liên quan về quá điện áp
Hiện này trong nước đã có rất nhiều bài báo, Luận văn nghiên cứu tìm hiểu
về QĐA ví dụ như:
- Bài báo “Nghiên cứu điện áp quá độ phục hồi trong hệ thống điện Việt
Nam” của Nguyễn Hồng Anh, Lê Cao Quyền, Trần Quốc Tuấn năm
2014 [5]. Bài báo tập trung nghiên cứu phối hợp cách điện nhằm xác

9
định mức cách điện cho hệ thống cáp ngầm đồng thời xem xét sự ảnh
hưởng của hệ thống chống sét van dùng cho bảo vệ cáp đối với hiện
trượng quá điện áp do sét cũng như quá điện áp thao tác;
- Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu một số giải pháp giảm sự cố do sét cho
đường dây truyền tải điện trên không - NCS Ninh Văn Nam Trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội năm 2020; [6]
- Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu đáp ứng quá độ của hệ thống nối đất đối với
dòng điện sét trên đường dây truyền tải Việt Nam - NCS Nguyễn Xuân
Phúc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2020; [7]
- Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu quá điện áp và phối hợp cách điện trong
Trạm biến áp 220kV Ninh Bình của Lê Văn Đắc Trường đại học Kỹ
thuật Công Nghiệp – Trường Đại học Thái Nguyên năm 2020; [8]
- Bài báo “Nghiên cứu quá điện áp trong đóng cắt trên lưới điện hạ áp tại
Việt Nam và đề xuất giải pháp hạn chế [9]. Bài báo tập trung trình bày
kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của QĐA đóng cắt trong mạng lưới điện
hạ áp.
- ...

10
CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN SƠ ĐỒ ĐẢO VỎ CÁP NGẦM

2.1 Phương pháp luận lựa chọn sơ đồ đảo vỏ cáp ngầm


Độ lớn của điện áp cảm ứng trong vật dẫn phụ thuộc vào tần số của từ trường
xoay chiều (định luật Faraday). Tần số càng cao, điện áp cảm ứng càng lớn. Sự
phụ thuộc vào tần số có nghĩa là cường độ của điện áp cảm ứng lớn hơn đối với
tần số cao hơn.
Khi hệ thống điện hoạt động ở trạng thái ổn định, hệ thống được coi là cân
bằng, nghĩa là tải được chia đều cho ba pha. Trên thực tế, dây dẫn màn hình cáp ở
điện thế đất, vì vậy màn chắn cáp tạo thành đường trở lại cho dòng điện sạc của
cáp và cho dòng điện sự cố. Dòng điện sự cố có thể có giá trị lớn và khi màn chắn
cáp chỉ được nối đất ở một đầu cáp, điện áp lớn có thể xuất hiện ở đầu cáp không
được nối đất. Trong quá trình hoạt động ở trạng thái ổn định, dòng điện 50 Hz chạy
qua lõi của cáp. Điều này tạo ra một từ trường xoay chiều xung quanh cáp đó và
các dòng điện cũng được cảm ứng trong màn chắn của cáp. Dòng điện cảm ứng
trên màn chắn gây ra tổn thất điện trở và có tác động tiêu cực đến hiệu suất của
toàn bộ hệ thống cáp. Cách nối đất của dây dẫn màn hình có ảnh hưởng đến những
tổn thất này.
Khi màn chắn cáp được nối đất ở cả hai đầu cáp, một dòng điện tuần hoàn
chạy qua màn chắn cáp, gây ra bởi từ trường của dây dẫn và vòng kín được tạo
thành bởi màn chắn cáp. Dòng điện cảm ứng gây thêm tổn thất trong hệ thống cáp.
Do những tổn thất màn chắn này, khả năng mang tải của cáp bị thay đổi.

Hình 2.1: Nối đất hai đầu màn chắn cáp ngầm [10]

Trong đó :
- Icc là dòng điện chạy trong lõi cáp.
- Ics là dòng điện cảm ứng chạy trên màn chắn cáp.
Trong trường hợp này, không có điện áp cảm ứng chạy trên màn chắn cáp
ngầm, vì điện áp này được bù bằng dòng điện tuần hoàn.
Một phương pháp nối đất khả thi là khi màn chắn của ba cáp được nối với
nhau và nối đất tại một điểm. Tổn thất trên màn chắn cáp giảm nhưng điện áp cao
tỷ lệ với chiều dài cáp được tạo ra ở đầu không được nối đất còn lại của màn chắn.

11
Để tránh các điện áp cảm ứng ở đầu màn chắn cáp không được nối đất, phương
pháp nối đất này chỉ được sử dụng cho các chiều dài cáp ngắn.

Hình 2.2: Nối đất 01 đầu màn chắn cáp ngầm [10]

Khi màn chắn cáp ngầm chỉ được nối đất ở một phía, không có dòng điện
tuần hoàn nào có thể chạy trên màn chắn cáp, nhưng một điện áp cảm ứng xuất
hiện ở đầu màn chắn cáp không được nối đất. Trong tình huống này, dòng điện cáp
lớn hơn so với trường hợp khi nối đất 2 đầu màn chắn, vì tổn thất ít hơn nhiều.
Một cách nối đất khác là liên kết chéo màn chắn cáp ngầm (Cross bonding)
và nối đất chúng ở cả hai đầu cáp. Không có sự giảm tổn thất lớn đối với cách nối
đất này, bởi vì vẫn còn một vòng khép kín cho dòng điện chạy qua. Tuy nhiên,
điện áp cảm ứng trên màn chắn cáp được giảm thiểu.

Hình 2.3: Liên kết Cross bonding màn chắn cáp [10]

Liên kết Cross bonding là phương pháp nối đất của hệ thống cáp ngầm được
áp dụng rộng rãi. Có thể giảm quá điện áp của màn chắn cáp theo cách này, vì trở
kháng nối đất nhỏ. Liên kết Cross bonding có thể được hiểu đơn giản là đảo vỏ cáp
ngầm. Trong hình Hình 2.3, nguyên tắc liên kết Cross bonding được vẽ cho hệ
thống cáp ngầm ba pha có ba cáp. Hình vẽ cho thấy một phần chính của hệ thống
cáp liên kết Cross bonding, có ba đoạn nhỏ và như có thể thấy, liên kết Cross
bonding của màn chắn cáp được thực hiện cho mọi đoạn nhỏ hơn.
Dòng điện màn hình cảm ứng trong hệ thống cáp ba pha lệch pha nhau 120
độ và đối với trường hợp ba pha cân bằng, tổng dòng điện màn chắn cáp bằng
không. Nhưng trong thực tế, luôn có sự mất cân bằng về điện áp và dòng điện cũng

12
do sự không hoàn hảo của cách bố trí cáp. Liên kết Cross bonding của màn chắn
cáp và sự chuyển vị của ruột dẫn lõi đôi khi được áp dụng để cân bằng hệ thống
cáp như vậy. Việc chia chiều dài cáp thành các đoạn tạo ra khả năng chuyển vị của
các dây dẫn lõi tương tự như sự chuyển vị của các dây dẫn pha của đường dây trên
không.
Một vấn đề quan trọng khác đối với công việc mô hình hóa trong hệ thống
cáp ngầm, đó là cấu hình cáp. Cáp được sản xuất theo nhiều cách khác nhau đối
với lõi, vật liệu ruột dẫn và vỏ bọc. Tùy thuộc vào mức điện áp, cáp được sản xuất
dưới dạng cấu hình đơn lõi và ba lõi. Cường độ điện trường là một thông số quan
trọng trong thiết bị cao áp vì nó là thông số ứng suất đối với cách điện ảnh hưởng
đến tuổi thọ của vật liệu.
Để giảm cường độ điện trường trên bề mặt của ruột dẫn lõi cáp, cáp ở cấp
cao áp phải có ruột dẫn dày hơn so với cáp ở cấp điện áp thấp và đối với điện áp
cao, cần có lớp cách điện dày hơn. Cáp áp dụng trong hệ thống cao áp thường được
sản xuất dưới dạng cáp một lõi.
Cáp ngầm của dự án Đường dây 220kV Long Biên – Mai Động có thông số
kỹ thuật cơ bản như sau:
Mục Đặc tính và Thông số kỹ thuật Đơn vị Yêu cầu
Cáp ngầm
1. Tên
XLPE-1600
Luồn trong
2. Chủng loại cáp ống, chôn trực
tiếp trong đất
IEC 62067;
3. Tiêu chuẩn áp dụng (Sản xuất và thí nghiệm) hoặc tương
đường
4. Lõi dẫn điện: Cu
Tiết diện danh định mm2 1600
Hình dạng Rẻ quạt
Số múi - ≥4
Điện trở DC của lõi ở 200C Ω/km ≤ 0,0113
5. Màn ruột dẫn (lớp che trong) Ép đùn
Vật liệu - Bán dẫn
6. Cách điện XLPE
Hệ số Tan  delta lớn nhất - ≤ 10x10-4
Nhiệt độ cho phép làm việc liên tục 0
C 90
Nhiệt độ cho phép vận hành sự cố 0
C 250

13
Mục Đặc tính và Thông số kỹ thuật Đơn vị Yêu cầu
7. Màn chắn cách điện (lớp ngoài) - Vật liệu XLPE
8. Lớp chống thấm dọc
Bột/ Băng
Vật liệu
trương nở
Độ kín nước (chịu áp lực) - ≥ 1m nước
Khả năng chống thấm dọc - ≤8m nước
9. Vỏ kim loại
Vật liệu - Nhôm
Khả năng chịu dòng ngắn mạch 1 pha (1s) kA ≥32,2
Bitumen/nhựa
10. Lớp phủ chống ăn mòn vỏ kim loại - Vật liệu
chống ăn mòn
11. Lớp vỏ bảo vệ (Vỏ ngoài)
Vật liệu - HDPE
Độ dày trung bình mm 5
12. Khả năng tải (Dòng điện định mức Iđm) A ≥1140
13. Dòng điện ngắn mạch
Trên lõi (ngắn mạch 3 pha, 1s) kA ≥46,8
Trên vỏ kim loại (ngắn mạch 1 pha, 1s) kA ≥32,2
14. Tuổi thọ của cáp Năm ≥30

Hình 2.4: Cấu tạo cơ bản của sợi cáp ngầm

Phương pháp bố trí cáp phụ thuộc vào điều kiện địa hình khu vực tuyến cáp
đi qua, thuận lợi trong công tác quản lý vận hành, sửa chữa. Ngoài ra, phương pháp
bố trí cáp còn ảnh hưởng đến giá thành xây dựng đường cáp vì liên quan trực tiếp
đến chiều rộng, độ sâu rãnh cáp và khả năng tải của cáp. Căn cứ đặc điểm cụ thể

14
của khu vực tuyến cáp ngầm đi qua, tuyến cáp ngầm chủ yếu đi dưới lòng đường
các tuyến đường với mật độ giao thông đông và có nhiều công trình ngầm với độ
chôn sâu khác nhau. Do đó, phương án bố trí cáp nằm ngang để thuận lợi trong
việc xử lý giao chéo với các công trình ngầm, tăng khả năng truyền tải cho tuyến
cáp ngầm, thuận lợi trong công tác quản lý vận hành, sửa chữa sau này.
Trong thực tế, việc đấu nối màn chắn cáp ngầm cần phải quan tâm các vấn
đề sau:
- Lựa chọn hệ thống đấu nối vỏ chấp nhận được
- Vỏ bình thường coi là có điện thế đất, nhưng hệ thống nối đất vỏ cáp
đặc biệt thì có điện thế với đất. Vì vậy phần kim loại của vỏ phải có cách
điện thích hợp. Trị số điện áp vỏ vì lý do an toàn cần giới hạn ở một trị
số nào đó.
- Việc ngăn chặn hoàn toàn dòng điện trong vỏ không phải lúc nào cũng
thực hiện được do khó khăn trong lựa chọn chiều dài cáp và chỗ phân
cách. Nếu thấy có sự thay đổi về chiều dài cáp cũng như khoảng phân
cách thì phải tính dòng ký sinh trong vỏ cáp để đánh giá tác động của nó
vào trị số định mức của cáp.
- Khi sử dụng phương pháp nối đất đảo vỏ, điện áp ở vỏ tăng lên khi sự
cố vỏ cáp hoặc quá độ hệ thống, điện áp này là đáng kể. Với hệ thống
cáp cao áp phải có thiết bị để hạn chế điện áp này và trong mọi trường
hợp chúng được tính toán phối hợp với mức cách điện của vỏ cáp.
Đường dây 220kV Mai Động – Long Biên gồm 2 đoạn cáp tách biệt nhau
bằng đoạn đường dây trên không (đoạn tuyến vượt sông Hồng), cụ thể như sau:
- Cung đoạn TBA 220kV Long Biên – VT 01: chiều dài 10km.
- Cung đoạn TBA 220kV Mai Động – VT 04: chiều dài 4,3km.
Do đó Luận văn tính toán, lựa chọn phương án đảo vỏ sẽ được thực hiện riêng
cho từng cung đoạn cáp ngầm với 02 phương án nối đất màn chắn cáp ngầm chính:
- Màn chắn của ba cáp được nối với nhau và nối đất tại một điểm.
- Liên kết Cross bonding.
Đối với liên kết Cross bonding, số chu kỳ đảo vỏ phụ thuộc vào chiều dài của
cáp. Số lần đảo vỏ, cũng như chiều dài các đoạn đảo vỏ phải đảm bảo hạn chế điện
áp cảm ứng xuống dưới ngưỡng cho phép.
Phương án nối đất màn chắn cáp được lựa chọn là phương án nối đất vỏ cáp
sao cho điện áp cảm ứng trên màn chắn nằm trong giới hạn cho phép 100V (giá trị
điện áp đỉnh 127V) và dòng điện cảm ứng sinh ra là nhỏ nhất.
2.2 Tính toán lựa chọn sơ đồ đảo vỏ cáp ngầm cung đoạn cáp ngầm từ TBA
220kV Long Biên – VT1

15
Phương án nối đất vỏ cáp (màn chắn) tại một điểm (PA1)
2.2.1.1. Kết nối từ TBA 220kV Long Biên đến VT01 bằng 01 đoạn cáp

Hình 2.5: Sơ họa đấu nối từ TBA 220kV Long Biên đến cột số 01 bằng 1 đoạn cáp

Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí 01:

Hình 2.6: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí 01 - PA1

❖ Nhận xét
Khi thực hiện đấu nối đất màn chắn cáp ngầm 1 đầu, 1 đầu để hở bằng 1 đoạn
cáp dài 10km thì điện áp cảm ứng trên vỏ cáp lớn nhất là khoảng 1717V (màn chắn
cáp pha C), lớn hơn điện áp cảm ứng cho phép khoảng 13,5 lần.
Mặt khác, trong thực tế việc chế tạo, vận chuyển đoạn cáp dài 10km là không
khả thi. Do vậy, việc đấu nối màn chắn cáp ngầm bằng 1 đoạn cáp là không đảm
bảo về mặt kỹ thuật cũng như không thể thực hiện được trong thực tế.

16
2.2.1.2. Kết nối từ TBA 220kV Long Biên đến VT01 bằng 02 đoạn cáp
Luận văn tính toán sự thay đổi của điện áp cảm ứng trên màn chắn cáp ngầm
bằng phương án chia đoạn cáp 10km thành 02 đoạn cáp để đo kiểm tra sự thay đổi
trong của điện áp cảm ứng trên màn chắn cáp.

Hình 2.7: Sơ họa đấu nối bằng 2 đoạn cáp

❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 1

Hình 2.8: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 1

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại vị trí hộp nối cáp chia đôi chiều dài đoạn cáp
10km là 831V, lớn hơn điện áp cảm ứng cho phép khoảng 6,5 lần.
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí cột số 1

Hình 2.9: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí 01


17
Khi thực hiện nối đất màn chắn cáp ngầm tại 1 điểm, 1 điểm để hở thì điện
áp cảm ứng trên màn chắn lớn nhất ~1713V, nhỏ hơn điện áp cảm ứng trong trường
hợp đoạn tuyến sử dụng 1 đoạn cáp khoảng 4V.
2.2.1.3. Kết nối từ TBA 220kV Long Biên đến VT01 bằng 10 đoạn cáp
Trên thực tế, để thuận tiện trong quá trình sản xuất, đóng gói ru lô cáp cũng
như vận chuyển cáp đến công trường, chiều dài cuộn cáp thường có chiều dài nhỏ
hơn 1000m. Luận văn tiến hành chia nhỏ thành 10 đoạn cáp để thực hiện tính toán
kiểm tra điện áp cảm ứng trên vỏ cáp của các pha.

Hình 2.10: Sơ họa đấu nối bằng 10 đoạn cáp (9 hộp nối)

❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 1

Hình 2.11: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 1

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối số 1 lớn nhất là ~158V (pha A).
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 2

Hình 2.12: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 2

18
Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối số 2 lớn nhất là ~317V (pha A).
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 3

Hình 2.13: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 3

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối số 3 lớn nhất là ~477V (pha A).
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 4

Hình 2.14: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 4

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối số 4 lớn nhất là ~640V (pha A).
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 5

Hình 2.15: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 5

19
Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối số 5 lớn nhất là ~803V (pha A).
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 6

Hình 2.16: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 6

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối số 6 lớn nhất là ~967V (pha A).
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 7

Hình 2.17: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 7

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối số 7 lớn nhất là ~1136V (pha A).
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 8

Hình 2.18: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 8

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối số 8 lớn nhất là ~1304V (pha A).

20
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 9

Hình 2.19: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 9

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối số 9 lớn nhất là ~1474V (pha A).
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí cột số 1

Hình 2.20: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí 01

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại vị trí cột 01 lớn nhất là ~1646V (pha A).
Tổng hợp điện áp cảm ứng trên vỏ cáp ngầm từ các hộp nối cáp trên, ta có
biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa điện áp cảm ứng trên màn chắn và chiều dài
đoạn cáp.

Điện áp cảm ứng trên màn chắn (V)

1646
1474
1304
1136
967
803
640
477
317
158

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Khoảng cách (km)

Hình 2.21: Đồ thị điện áp cảm ứng trên màn chắn cáp ngầm theo chiều dài cáp

21
❖ Nhận xét:
Khi thực hiện việc chia nhỏ các đoạn cáp, điện áp cảm ứng trên màn chắn
cáp có giảm đi khoảng 71V (từ 1717V xuống 1646V).
Luận văn đã kiểm chứng được rằng phương pháp nối đất màn chắn tại một
điểm, điện áp ứng trên màn chắn tỷ lệ với chiều dài cáp được tạo ra ở đầu không
được nối đất còn lại của màn chắn.
Điện áp cảm ứng của màn chắn cáp lớn nhất trên đoạn tuyến cáp ngầm là tại
điểm không được nối đất và không đảm bảo điều kiện an toàn:

U = U max =
1646
= 1164 V > 100V.
2 2
Với giải pháp nối đất tại 1 điểm 1 đầu để hở thì điện áp cảm ứng trên màn
chắn cáp ngầm vẫn lớn hơn 11,6 lần giá trị điện áp cảm ứng cho phép. Vì vậy, giải
pháp nối đất này sẽ không được sử dụng đối với đoạn tuyến từ TBA 220kV Long
Biên đến cột số 01.
Phương án Liên kết Cross bonding (PA2)
Với chiều dài từ TBA 220kV Long Biên đến vị trí cột số 01 là 10km, Luận
văn tính toán chiều dài các đoạn cáp trên cơ sở số chu kỳ đảo vỏ được thể hiện
trong bảng sau:
Số chu kỳ Số lần Chiều dài
đảo vỏ đảo vỏ đoạn cáp (km)
1 3 3,33
2 6 1,67
3 9 1,11
4 12 0,83
5 15 0,67
6 18 0,56
Bảng 2: Chiều dài các đoạn cáp Long Biên – VT01 theo số lần đảo vỏ

Trên thực tế, để thuận tiện trong quá trình sản xuất, đóng gói ru lô cáp cũng
như vận chuyển cáp đến công trường, chiều dài cuộn cáp thường có chiều dài nhỏ
hơn 1000m. Do đó tính toán sẽ được thực hiện với số chu kỳ đảo vỏ tăng dần, bắt
đầu từ 4 chu kỳ đảo vỏ.
Khi đã tìm được số lần đảo vỏ phù hợp (đảm bảo điện áp cảm ứng trên màn
chắn) mà tiếp tục tính toán thì giá trị điện áp cảm ứng trên màn chắn sẽ nhỏ hơn
giá trị đã tính toán được đảm bảo về mặt kỹ thuật. Nhưng xét trên phương diện
kinh tế, khi chia càng nhỏ các đoạn cáp sẽ làm tăng số lượng hầm nối cáp, phụ
kiện cáp (hộp nối, thiết bị nối đất,…) dẫn đến làm tăng chi phí đầu tư. Vì vậy, khi

22
lựa chọn được số lần đảo vỏ phù hợp, Luận văn sẽ không tính toán thêm các trường
hợp đảo vỏ lớn hơn.
2.2.2.1. Liên kết Cross bonding – 4 chu kì đảo vỏ
Với giải pháp nối đất màn chắn cáp ngầm Cross bonding, Luận văn tính toán
kiểm tra điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại các vị trí hộp nối không được nối đất trực
tiếp.

Hình 2.22: Sơ họa đấu nối bằng 4 chu kỳ đảo vỏ (11 hộp nối)

❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 1

Hình 2.23: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 1

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối 1 lớn nhất là ~151V (pha B).
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 2

Hình 2.24: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 2

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối 2 lớn nhất là ~151V (pha A).
23
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 4

Hình 2.25: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 4

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối 4 lớn nhất là ~152V (pha B).
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 5

Hình 2.26: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 5

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối 5 lớn nhất là ~152V (pha A).
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 7

Hình 2.27: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 7

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối 7 lớn nhất là ~152V (pha B).

24
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 8

Hình 2.28: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 8

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối 8 lớn nhất là ~152V (pha A).
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 10

Hình 2.29: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 10

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối 10 lớn nhất là ~153V (pha B).
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 11

Hình 2.30: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 11

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối 11 lớn nhất là ~153V (pha B).

25
❖ Kết quả tính toán dòng điện cảm ứng chạy trên màn chắn cáp ngầm

Hình 2.31: Dòng điện cảm ứng chạy trên màn chắn cáp

Dòng điện cảm ứng chạy trên màn chắn lớn nhất là ~15A
❖ Nhận xét:
Khi thực hiện nối đất màn chắn cáp ngầm bằng phương pháp Cross bonding
thì giá trị điện áp cảm ứng trên màn chắn giảm đi rất nhiều lần so với phương án
nối đất tại 1 điểm.
Điện áp cảm ứng của màn chắn cáp lớn nhất trên tuyến cáp ngầm là tại điểm
không được nối đất không đảm bảo điều kiện an toàn:

U = U max =
153
= 108 V > 100V.
2 2
Với giải pháp nối đất Cross bonding đảo vỏ 4 chu kỳ thì điện áp cảm ứng trên
màn chắn cáp ngầm đã giảm rất nhiều so với giải pháp nối đất 1 tại 1 điểm đã trình
bày trong mục 2.2.1. Tuy nhiên, giá trị điện áp cảm ứng vẫn lớn hơn giá trị điện
áp cảm ứng cho phép. Vì vậy, giải pháp nối đất này sẽ không được sử dụng đối với
đoạn tuyến từ TBA 220kV Long Biên đến cột số 01.
2.2.2.2. Liên kết Cross bonding – 5 chu kì đảo vỏ
Giải pháp nối đất màn chắn cáp ngầm Cross bonding – đảo vỏ 4 chu kỳ vẫn
chưa giảm được giá trị điện áp cảm ứng xuống giá trị điện áp cảm ứng theo quy
định, Luận văn tiếp tục tính toán với số chu kỳ đảo vỏ là 5 chu kỳ.

Hình 2.32: Sơ họa đấu nối bằng 5 chu kỳ đảo vỏ (14 hộp nối)

26
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 1

Hình 2.33: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 1

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối 1 lớn nhất là ~122V (pha A).
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 2

Hình 2.34: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 2

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối 2 lớn nhất là ~122V (pha A).
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 4

Hình 2.35: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 4

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối 4 lớn nhất là ~122V (pha A).

27
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 5

Hình 2.36: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 5

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối 5 lớn nhất là ~123V (pha C).
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 7

Hình 2.37: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 7

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối 7 lớn nhất là ~123V (pha A).
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 8

Hình 2.38: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 8

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối 8 lớn nhất là ~123V (pha C).

28
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 10

Hình 2.39: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 10

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối 10 lớn nhất là ~123V (pha A).
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 11

Hình 2.40: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 11

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối 11 lớn nhất là ~123V (pha A).
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 13

Hình 2.41: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 13

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối 13 lớn nhất là ~124V (pha A).

29
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 14

Hình 2.42: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 14

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối 14 lớn nhất là ~124V (pha C).
❖ Kết quả tính toán dòng điện cảm ứng chạy trên màn chắn cáp ngầm

Hình 2.43: Dòng điện cảm ứng chạy trên vỏ cáp

Dòng điện cảm ứng chạy trên vỏ cáp lớn nhất là 14,5A.
❖ Nhận xét:
Khi thực hiện nối đất màn chắn cáp ngầm bằng phương pháp Cross bonding
với 5 chu kỳ đảo vỏ thì giá trị điện áp cảm ứng trên màn chắn thấp hơn so với
Cross bonding với 4 chu kỳ đảo vỏ.
Điện áp cảm ứng của màn chắn cáp lớn nhất trên tuyến cáp ngầm đảm bảo
điều kiện an toàn:

U = U max =
124
= 88 V < 100V.
2 2
Với giải pháp nối đất Cross bonding đảo vỏ 5 chu kỳ thì điện áp cảm ứng trên
màn chắn cáp ngầm nhỏ hơn giá trị điện áp cảm ứng cho phép và giá trị dòng điện
cảm ứng tương đối là nhỏ.
Trường hợp tiếp tục kiểm tra, tính toán với giải pháp nối đất Cross bonding
đảo vỏ 6 chu kỳ, giá trị dòng điện và điện áp cảm ứng trên màn chắn cáp sẽ nhỏ

30
hơn nữa, nhưng khi đó ta cần phải cân nhắc giữa bài toán kỹ thuật (giảm được điện
áp cảm ứng) và bài toán kinh tế (chi phi xây dựng hầm nối, chi phí mua sắm thiết
bị…). Vì vậy, giải pháp nối đất màn chắn cáp ngầm đối với đoạn tuyến từ TBA
220kV Long Biên đến cột số 01 là sử dụng giải pháp nối đất Cross bonding đảo vỏ
5 chu kỳ.
2.3 Tính toán lựa chọn sơ đồ đảo vỏ cáp ngầm cung đoạn cáp ngầm từ TBA
220kV Mai Động – VT4
Thực hiện tính toán, kiểm tra tương tự đối với cung đoạn cáp ngầm từ TBA
220kV Mai Động – VT4 có chiều dài 4,3km.
Phương án nối đất vỏ cáp tại một điểm
Luận văn tiến hành chia nhỏ thành 5 đoạn cáp với chiều dài 0,86km (chiều
dài cuộn cáp nhỏ hơn 1000m) để thực hiện tính toán kiểm tra điện áp cảm ứng trên
vỏ cáp.

Hình 2.44: Sơ họa đấu nối từ TBA 220kV Mai Động đến cột số 04 bằng 5 đoạn cáp

❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 1

Hình 2.45: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 1

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối số 1 lớn nhất là ~146V (pha A).

31
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 2

Hình 2.46: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 2

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối số 2 lớn nhất là ~293V (pha A).
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 3

Hình 2.47: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 3

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối số 3 lớn nhất là ~441V (pha A).
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 4

Hình 2.48: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 4

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối số 4 lớn nhất là ~590V (pha A).

32
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí cột số 4

Hình 2.49: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí 04

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại vị trí cột 04 lớn nhất là ~741V (pha A).
Tổng hợp điện áp cảm ứng trên vỏ cáp ngầm từ các hộp nối cáp trên, ta có
biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa điện áp cảm ứng trên màn chắn và chiều dài
đoạn cáp.

Điện áp cảm ứng trên màn chắn


741
590
441
293
146

0.86 1.72 2.58 3.44 4.3


Khoảng cách (km)

Hình 2.50: Đồ thị điện áp cảm ứng trên màn chắn cáp ngầm theo chiều dài cáp

❖ Nhận xét:
Giống như với đoạn cáp đấu nối từ TBA 220kV Long Biên đến vị trí cột số
01, điện áp ứng trên màn chắn tỷ lệ với chiều dài cáp được tạo ra ở đầu không được
nối đất còn lại của màn chắn.
Điện áp cảm ứng của màn chắn cáp lớn nhất trên đoạn tuyến cáp ngầm là tại
điểm không được nối đất và không đảm bảo điều kiện an toàn:

U = U max =
741
= 534 V > 100V.
2 2
Với giải pháp nối đất tại 1 điểm 1 đầu để hở thì điện áp cảm ứng trên màn
chắn cáp ngầm vẫn lớn hơn 5,3 lần giá trị điện áp cảm ứng cho phép. Vì vậy, giải
pháp nối đất này sẽ không được sử dụng đối với đoạn tuyến từ TBA 220kV Mai
Động đến cột số 04.

33
Phương án Liên kết Cross bonding
Với chiều dài từ TBA 220kV Mai Động đến vị trí cột số 04 là 4,3km, Luận
văn tính toán chiều dài các đoạn cáp trên cơ sở số chu kỳ đảo vỏ được thể hiện
trong bảng sau:
Số chu kỳ Số lần đảo Chiều dài đoạn
đảo vỏ vỏ cáp (km)
1 3 1,43
2 6 0,72
3 9 0,48
Bảng 3: Chiều dài các đoạn cáp Mai Động – VT4 theo số lần đảo vỏ

Giống như đã trình bày trong mục 2.2.2, Luận văn sẽ thực hiện tính toán,
kiểm tra với số chu kỳ đảo vỏ tăng dần, bắt đầu từ 2 chu kỳ đảo vỏ.

Hình 2.51: Sơ họa đấu nối bằng 2 chu kỳ đảo vỏ (5 hộp nối)

❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 1

Hình 2.52: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 1

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối 1 lớn nhất là ~122V (pha A).

34
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 2

Hình 2.53: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 2

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối 2 lớn nhất là ~122V (pha C).
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 4

Hình 2.54: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 4

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối 4 lớn nhất là ~122V (pha A).
❖ Kết quả tính toán điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 5

Hình 2.55: Điện áp cảm ứng vỏ cáp tại vị trí hộp nối 5

Điện áp cảm ứng trên vỏ cáp tại hộp nối 5 lớn nhất là ~122V (pha C).
35
❖ Kết quả tính toán dòng điện cảm ứng chạy trên màn chắn cáp ngầm

Hình 2.56: Dòng điện cảm ứng chạy trên màn chắn cáp

Dòng điện cảm ứng chạy trên màn chắn lớn nhất là ~14A
❖ Nhận xét:
Khi thực hiện nối đất màn chắn cáp ngầm bằng phương pháp Cross bonding
với 2 chu kỳ đảo vỏ thì giá trị điện áp cảm ứng trên màn chắn đảm bảo điều kiện
an toàn:

U = U max =
122
= 86 V < 100V.
2 2
Với giải pháp nối đất Cross bonding đảo vỏ 2 chu kỳ thì điện áp cảm ứng trên
màn chắn cáp ngầm nhỏ hơn giá trị điện áp cảm ứng cho phép và giá trị dòng điện
cảm ứng tương đối là nhỏ.
Lập luận tương tự mục 2.2.2.2, giải pháp nối đất màn chắn cáp ngầm đối với
đoạn tuyến từ TBA 220kV Mai Động đến cột số 04 là sử dụng giải pháp nối đất
Cross bonding đảo vỏ 2 chu kỳ.

36
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH TRV VÀ RRRV

3.1 Lý thuyết liên quan đến TRV và RRRV


Trong quá trình vận hành hệ thống điện, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn
đến thao tác cắt của máy cắt (MC). Khi thực hiện cắt, trên tiếp điểm ở hai đầu máy
cắt sẽ xuất hiện một điện áp phục hồi – RV (Recovery voltage). Quá trình biến
thiên của điện áp phục hồi – RV có thể chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Khoảng thời gian ban đầu tồn tại điện áp quá độ (dao động
cao tần) hay gọi là điện áp quá độ phục hồi – TRV (Transient Recovery
Voltage).
- Giai đoạn 2: Khoảng thời gian kế tiếp tồn tại điện áp xác lập ở tần số
công nghiệp.
Trong quá trình mở tiếp điểm máy cắt, hồ quang xuất hiện và dòng điện qua
máy cắt giảm dần về giá trị 0. Sự phản ứng của hệ thống đến dòng cắt là nguyên
nhân sinh ra TRV (Transient Recovery Voltage). Nói cách khác trong hệ thống
điện áp phản ứng từ phía nguồn đến tải qua MC gọi là TRV.

Hình 3.1: Dạng sóng điện áp phục hồi

Hai thông số quan trọng TRV là biên độ cực đại mà thành phần quá điện áp
đạt được, phụ thuộc vào giá trị điện áp vận hành bình thường của hệ thống, nó thể
hiện đặc tính cắt của MC và đặc tính của tốc độ tăng TRV là RRRV (Rate of rise
recovery voltage) quyết định sự thành công của quá trình cắt mạch hoặc thất bại
(phóng điện trở lại giữa hai cực tiếp xúc của máy cắt), phụ thuộc vào tần số dao
động trong suốt quá trình ngắt mạch. Hai thông số này quan trọng trong việc thiết
kế, chế tạo cũng như vận hành MC và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của MC.
Do đó, cần phải tính toán và lựa chọn giá trị TRV để vừa đảm bảo tính an
toàn trong quá trình vận hành và vừa đảm bảo tính kinh tế khi lựa chọn MC.
Giá trị TRV không những phụ thuộc vào chế độ phụ tải mà còn phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố khác, gồm có:
- Nguyên nhân dẫn đến thao tác cắt của máy cắt như: cắt sự cố, cắt vận
hành khi có tải hay không tải, ….

37
- Dạng sự cố dẫn đến thao tác cắt: ngắn mạch 1 pha, 2 pha không chạm
đất, 2 pha chạm đất hay 3 pha.
- Vị trí sự cố.
- Thời điểm cắt của máy cắt và thời điểm mở các cực của máy cắt.
- Điện dung của thiết bị trong ngăn lộ như máy cắt, thiết bị TU, TI... với
mặt đất.
Để có thể tìm ra được giá trị TRV lớn nhất có thể, cần phải tính toán với các
chế độ phụ tải khác nhau và các dạng sự cố khác nhau. Đối với mỗi đường dây,
các dạng sự cố cần được mô phỏng và tính toán cho nhiều điểm sự cố khác nhau.
Do giá trị TRV phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm sự cố cũng như thời điểm mở
các cực của MC.
Biên độ TRV phụ thuộc vào điện áp hệ thống vận hành, điện kháng nguồn
(liên quan đến giá trị dòng ngắn mạch qua máy cắt). Vì vậy để có thể tìm được giá
trị TRV lớn nhất cần phải tính toán với các chế độ phụ tải khác nhau.
Vì vậy, khi tính toán giá trị TRV nhất thiết phải tính đến sự phấn bố xác suất
của các thời điểm này. Phần mềm EMTP cho phép mô phỏng xác suất thời điểm
sự cố và thời điểm mở các cực tiếp xúc của MC được thực hiện bằng các khoá xác
suất (statistical switch). Do đó đối với từng dạng mô phỏng sự cố, tính toán với
thời điểm sự cố và thời điểm mở các cực MC là ngẫu nhiên.
Để giảm TRV và RRRV có thể sử dụng một số biện pháp sau:
- Lắp điện trở song song với tiếp điểm chính MC.
- Lắp điện trở phi tuyến vào từng pha MC xuống đất.
- Lắp tụ điện song song với tiếp điểm chính MC.
- Lắp tụ điện vào từng pha MC xuống đất.
- Nối tắt tụ bù dọc bằng MC bypass khi xảy ra sự cố trên đường dây (nối
tắt sau khi xảy ra sự cố và trước khi tiếp điểm máy cắt mở).
- Kết hợp hai trong các biện pháp trên.
3.2 Xây dựng mô hình các phần tử trong hệ thống phục vụ tính toán
Từ sơ đồ kết lưới liên quan trực tiếp đến đường dây 220kV Long Biên – Mai
Động, Luận văn đơn giản hóa các nguồn cung cấp đến TBA 220kV Long Biên và
TBA 220kV Mai Động để từ đó tiến hành mô hình hóa các phần tử trong phần
mềm EMTP.

MBA 220kV/110kV
MBA 220kV/110kV

Hình3.2: Sơ đồ mô hình trong phần mềm EMTP


38
Mô hình nguồn phát và tổng trở hệ thống
Các số liệu đầu vào để thực hiện biến đổi nguồn phát và tổng trở của hệ thống,
dựa theo kết quả tính toán ngắn mạch của các thanh cái 220kV, 110kV bằng phần
mềm PSS/E [10].

Hình3.3: Mô hình nguồn điện và điện kháng tương đương trong phần mềm

Theo kết quả tính toán ngắn mạch 3 pha và 1 pha bằng phần mềm PSS/E, tác
giả nhận được giá trị dòng ngắn mạch từ các đường dây 220kV, các 110kV, 500kV
thông qua máy biến áp… đấu nối với điểm ngắn mạch để thực hiện biến đổi.

Hình 3.4: Thông số đầu vào của nguồn quy đổi phía 110kV tại TBA 220kV Long Biên

Mô hình máy biến áp


Mô hình máy biến áp ảnh hưởng trực tiếp đến các kết quả nghiên cứu cộng
hưởng. Đặc biệt là việc mô phỏng đường cong bão hòa từ và trễ từ (đường đặc tính
A-Wb). Việc xây dựng các đường đặc tính này thường khó khăn do việc thiếu dữ
liệu thí nghiệm từ nhà sản xuất. Tuy nhiên, đường đặc tính này có thể được xây
dựng dựa trên các thí nghiệm không tải máy biến áp.

Hình3.5: Mô hình máy biến áp

Dựa vào thông số máy biến áp đang vận hành tại 2 trạm biến áp tác giả nhập
thông số để thực hiện tính toán, cụ thể như sau:

39
Hình 3.6: Thông số máy biến áp tại TBA 220kV Long Biên trong phần mềm

Theo [11], giá trị điện dung ký sinh của một số thiết bị được quy định theo
bảng
Điện áp danh định (kV) 115 400 765
Máy biến áp kiểu tụ (CVT) (pF) 8000 5000 4000
Máy biến dòng (pF) 250 680 800
Máy biến áp tự ngẫu (pF) 3500 2700 5000

Bảng 4: Điện dung ký sinh của các thiết bị trong trạm biến áp

Điện áp danh định (kV) 115 400 765


Máy biến áp kiểu tụ (CVT) (pF) 8000 5000 4000
Máy biến dòng (pF) 250 680 800
Máy biến áp tự ngẫu (pF) 3500 2700 5000
Dựa vào quy đổi trên, Luận văn xây dựng mô hình đối với máy biến áp cụ
thể như sau:

Hình 3.7: Mô hình máy biến áp trong mô phỏng tính toán

Mô hình đường dây truyển tải


Đối với đường dây truyền tải điện, việc lựa chọn mô hình đường dây để thực
hiện việc mô phỏng quá độ là phần để thực hiện tính toán QĐA cho Luận văn.
Các mô hình đường dây thường được sử dụng trong phần mềm như:

40
- Mô hình CP – Line
- Mô hình FD - Line
❖ Mô hình CP – Line

Hình 3.8: Mô hình CP-line

Mô hình CP-line (mô hình thông số không đổi – Constant - parameter line
model), còn được gọi là mô hình đường dây Dommel, giả định rằng các thông số
dòng R, L và C là không đổi, được tính ở tần số được yêu cầu. Mô hình coi L và
C là phân bố ("đường dây lý tưởng") và R là gộp ở ba vị trí (2 đầu đường dây và
giữa đường dây). Độ dẫn G được giả định bằng không.
Sự phụ thuộc tần số của các thông số đường dây (như được mô hình hóa bởi
mô hình Fd-line) là một yếu tố quan trọng để mô phỏng chính xác dạng sóng và
các giá trị đỉnh. Tuy nhiên, mô hình Cp-line rất mạnh mẽ và đơn giản (nhanh hơn
khoảng 30% đến 50% so với mô hình Fd-line) và cung cấp một giải pháp thay thế
tốt cho phân tích xấp xỉ đầu tiên và mô hình hóa các dòng thứ cấp.
❖ Mô hình FD – Line

Hình3.9: Mô hình FD-Line

Mô hình FD-line (mô hình đường dây phụ thuộc tần số - frequency-
dependent line model), còn được gọi là mô hình đường dây JMARTI, cung cấp
một biểu diễn chính xác về bản chất phân tán của tất cả các thông số đường dây:
R, L, G và C, cũng như sự phụ thuộc của R và L với tần số.
- Mô hình này chính xác hơn mô hình Cp-line. Tuy nhiên, mô hình Fd-
line sẽ có thời gian tính toán lâu hơn.
- Không giống như mô hình đường Cp-line, mô hình Fd-line có tính đến
sự phụ thuộc tần số của R 'và L' (điện trở nối tiếp và độ tự cảm của
đường dây trên một đơn vị độ dài).
- Mô hình biểu diễn sự phụ thuộc tần số bằng cách tính gần đúng với hàm
hợp lý trở kháng đặc tính Zc và hàm truyền Ap = e− l cho mỗi chế độ.
Theo [2], các đường dây 220kV có chiều dài trên 50km được mô phỏng theo
mô hình Fd-line để tăng độ chính xác cho các kết quả tính toán, các đường dây
220kV, 110kV có chiều dài nhỏ hơn 50km được mô phỏng theo mô hình CP-line
để giảm thời gian tính toán đối với các mô phỏng xác suất.

41
Hình 3.10: Dữ liệu đầu vào của mô hình đường dây

Mô hình phần tử cáp ngầm


Mô hình cáp ngầm FDQ (Frequency Dependent Q matrix) tính đến sự phụ
thuộc tần số của các thông số cáp cũng như sự phụ thuộc tần số của ma trận biến
đổi phương thức (Ti hoặc Q). Mô hình này được phát triển đặc biệt để mô hình hóa
cáp đa pha chôn trực tiếp lõi đơn. Để tạo dữ liệu cho mô hình này, cần phải tính
gần đúng với hàm hợp lý độ thừa đặc tính Y và hàm truyền Ap = e− l cho mỗi chế
độ của cáp, cũng như ma trận biến đổi phương thức Q trong miền tần số. Thiết bị
"Cable Data" được sử dụng để tạo dữ liệu mô hình.

Hình 3.11: Dữ liệu đầu vào mô hình cáp ngầm Cabel Data

Máy cắt
Để xác định giá trị TRV lớn nhất, sẽ sử dụng phần mềm EMTP để tính toán
các chế độ quá độ với các cấu hình như sau:
- Chế độ phụ tải cực tiểu
- Vị trí sự cố: Theo [2], đối với đường dây có chiều dài l<50km thì cần
tính toán 2 điểm.

42
Dạng ngắn mạch: theo kinh nghiệm tính toán, sẽ tính toán đối với 2 dạng
ngắn mạch làm xuất hiện giá trị TRV lớn nhất là:
- Ngắn mạch 2 pha không chạm đất
- Ngắn mạch 3 pha
Do giá trị TRV không những phụ thuộc vào chế độ hệ thống, điểm sự cố,
dạng sự cố,… mà còn phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm sự cố cũng như thời điểm
mở các cực của máy cắt. Vì vậy, khi tính toán giá trị TRV nhất thiết phải tính đến
sự phân bố xác suất của các thời điểm này. Mô phỏng xác suất thời điểm sự cố và
thời điểm các cực của máy cắt được thực hiện bằng các khóa xác suất (Statistical
switch).
Khóa sự cố (Fault switch): xác suất sự cố phân bố theo quy luật đều
(Uniform)
Khóa máy cắt (CB switch): xác suất cắt phân bố theo quy luật đều đối với
pha A và quy luật Gaussian đối với pha B và pha C.

Hình 3.12: Phân bố xác suất theo

Hình 3.13: Mô phỏng máy cắt trong phần mềm EMTP

Thời điểm sự cố: do thời điểm xảy ra ngắn mạch mang tính ngẫu nhiên, do
đó sẽ được mô phỏng trong tính toán bằng phân bố xác suất như sau:
- Luật phân bố được sử dụng là luật phân bố đều: TC  3
- Khoảng phân bố: 15±10 ms, trong đó:

43
+ TC là thời điểm sự cố: 15ms
+ 3 là khoảng phân bố:10ms
Thời điểm mở các cực của máy cắt: không ảnh hưởng đến kết quả tính toán,
giả thiết pha a là pha mở đầu tiên, và thời điểm mở các pha cũng được mô phỏng
bằng phân bố xác suất như sau:
- Thời điểm mở pha đầu tiên (giả sử là pha a) được phân bố theo luật phân
bố đều: 𝑇𝐶 ± 80 ± √3𝜎, trong đó 3 =10ms.
- Thời điểm mở các pha tiếp theo (pha b và pha c) được phân bố theo luật
Gaussian: Ta  3 , trong đó:
+ Ta : là thời điểm mở pha a
+ 3 = 1,667 ms
Phân bố xác suất của thời điểm xảy ra ngắn mạch và thời điểm mở các cực
của máy cắt được thể hiện trong hình vẽ sau:

80 ms
Pha c Pha c

Phân bố Gaussian.
3=3,333/2=1,667ms
Pha b =0,556ms Pha b

Phân bố chuẩn.
Pha a Pha a
√3=10ms
=5,77ms

Tcc Tcc+40 Tcc+80 Tcc+60


0 5 15 25
T(ms)
15±10ms Tcc+80±10ms

Thời điểm sự cố (Df) Máy cắt D1 và D2 mở

Hình 3.14: Phân bố xác suất thời điểm ngắn mạch và mở máy cắt

Tính toán được thực hiện 100 lần phân bố xác suất với mô phỏng hệ thống
điện khu vực từ cấp điện áp 110kV trở lên cho mỗi chế độ tính toán.
Theo [11], điện dung quy đổi của máy cắt và dao cách ly được quy định theo
Bảng 5.
Điện áp danh định (kV) 115 400 765
Dao cách ly (pF) 100 200 160
Máy cắt (pF) 100 150 600
Bảng 5: Điện dung của máy cắt và dao cách ly

Với các thông số được xây dựng ở trên Luận văn xây dựng được mô hình tính toán
của máy cắt như Hình 3.15:

44
Hình 3.15: Mô hình máy cắt trong mô phỏng tính toán

Phụ tải
Các phụ tải được lấy đến thanh cái 110kV dưới dạng phụ tải tập trung P+j.Q.
3.3 Tính toán giá trị TRV và RRRV
Kết quả tính toán giá trị TRV máy cắt được tổng hợp và lựa chọn từ kết quả
của 100 lần tính toán xác suất ngẫu nhiên của thời điểm sự cố và thời điểm cắt của
máy cắt. theo 3 tiêu chí gồm có: TRVmax, RRRVmax và TRV95%. Trong đó:
- TRVmax: là giá trị ứng với trường hợp xuất hiện giá trị TRV lớn nhất
trong 100 lần tính toán.
+ TRV: giá trị TRV lớn nhất
+ RRRV: giá trị RRRV ứng với trường hợp TRV0%
- RRRVmax: là giá trị ứng với trường hợp xuất hiện giá trị RRRV lớn nhất
+ RRRV: giá trị RRRVmax
+ TRV: giá trị TRV ứng với trường hợp RRRVmax
- TRV95%: là giá trị ứng với trường hợp xuất hiện giá trị TRV lớn thứ 6
trong 100 lần tính toán.
+ TRV: giá trị TRV với xác suất 95%
+ RRRV: giá trị RRRV ứng với trường hợp TRV95%
Tính toán giá trị TRV và RRRV của máy cắt tại TBA 220kV Long Biên

Hình 3.16: Vị trí các điểm tính toán TRV của máy cắt tại TBA 220kV Long Biên

Trong đó:
- Điểm ngắn mạch (1): là đầu đường dây phía TBA 220kV Long Biên.
- Điểm ngắn mạch (2): là đầu đường dây phía TBA 220kV Mai Động

45
3.3.1.1. Tính toán ngắn mạch tại điểm số 1
❖ Trường hợp ngắn mạch 2 pha

Hình 3.17: Phân bố xác suất TRV tại điểm số 1 khi ngắn mạch 2 pha

Hình 3.18: Giá trị RRRV tại điểm số 1 khi ngắn mạch 2 pha

Nhận xét:
- Giá trị TRVmax ở lần thứ 20 là 1,183pu. Giá trị RRRV tương ứng ở lần
thứ 20 là 0,133 kV/µs.
- Giá trị RRRVmax ở lần thứ 10 là 0,135kV/µs. Giá trị TRV tương ứng ở
lần thứ 10 là 1,15pu.
- Giá trị TRV95% ở lần thứ 18 là 1,179pu. Giá trị RRRV tương ứng ở lần
thứ 18 là 0,134 kV/µs.

46
❖ Trường hợp ngắn mạch 3 pha

Hình 3.19: Phân bố xác suất TRV tại điểm số 1 khi ngắn mạch 3 pha

Hình 3.20: Giá trị RRRV tại điểm số 1 khi ngắn mạch 3 pha

Nhận xét:
- Giá trị TRVmax ở lần thứ 55 là 1,166pu. Giá trị RRRV tương ứng ở lần
thứ 55 là 0,139 kV/µs.
- Giá trị RRRVmax ở lần thứ 58 là 0,141 kV/µs. Giá trị TRV tương ứng ở
lần thứ 58 là 1,367pu.
- Giá trị TRV95% ở lần thứ 70 là 1,151pu. Giá trị RRRV tương ứng ở lần
thứ 70 là 0,140 kV/µs.

47
3.3.1.2. Tính toán ngắn mạch tại điểm số 2
❖ Trường hợp ngắn mạch 2 pha

Hình 3.21: Phân bố xác suất TRV tại điểm số 2 khi ngắn mạch 2 pha

Hình 3.22: Giá trị RRRV tại điểm số 2 khi ngắn mạch 2 pha

Nhận xét:
- Giá trị TRVmax ở lần thứ 8 là 1,09pu. Giá trị RRRV tương ứng ở lần
thứ 8 là 0,158 kV/µs.
- Giá trị RRRVmax ở lần thứ 82 là 0,159kV/µs. Giá trị TRV tương ứng ở
lần thứ 82 là 1,083pu.
- Giá trị TRV95% ở lần thứ 14 là 1,091pu. Giá trị RRRV tương ứng ở lần
thứ 47 là 0,157 kV/µs.

48
❖ Trường hợp ngắn mạch 3 pha

Hình 3.23: Phân bố xác suất TRV tại điểm số 2 khi ngắn mạch 3 pha

Hình 3.24: Giá trị RRRV tại điểm số 2 khi ngắn mạch 3 pha

Nhận xét:
- Giá trị TRVmax ở lần thứ 58 là 1,034pu. Giá trị RRRV tương ứng ở lần
thứ 58 là 0,137 kV/µs.
- Giá trị RRRVmax ở lần thứ 83 là 0,1394 kV/µs. Giá trị TRV tương ứng ở
lần thứ 83 là 1,003pu.
- Giá trị TRV95% ở lần thứ 52 là 1,029pu. Giá trị RRRV tương ứng ở lần
thứ 52 là 0,136 kV/µs.

49
3.3.1.3. Tổng hợp kết quả tính toán đối với máy cắt TBA 220kV Long Biên
TRVmax RRRVmax TRV95%
Loại Điểm
ngắn ngắn TRV RRRV RRRV TRV TRV RRRV
mạch mạch
(pu) (kV/µs) (kV/µs) (pu) (pu) (kV/µs)
1 1,166 0,139 0,141 1,367 1,151 0,140
3 pha
2 1,034 0,137 0,1394 1,003 1,029 0,136
1 1,183 0,133 0,135 1,15 1,179 0,134
2 pha
2 1,09 0,158 0,159 1,083 1,091 0,157
Bảng 6: Tổng hợp giá trị TRV, RRRV máy cắt tại TBA 220kV Long Biên

Từ Bảng 6, có nhận xét như sau:


- Đối với sự cố 3 pha và 2 pha không chạm đất càng xa máy cắt thì giá trị
TRV và RRRV càng giảm dần.
- Giá trị RRRV của các máy cắt tại TBA Long Biên luôn đáp ứng giá trị
của máy cắt 245kV theo [12].
- Giá trị TRV luôn <2 pu, theo Quy định [2] máy cắt được lựa chọn theo
tiêu chuẩn IEC cho máy cắt 245kV.
Tính toán giá trị TRV và RRRV của máy cắt tại TBA 220kV Mai Động

Hình 3.25: Vị trí các điểm tính toán TRV của máy cắt tại TBA 220kV Mai Động

Trong đó:
- Điểm ngắn mạch (1): là đầu đường dây phía TBA 220kV Mai Động.
- Điểm ngắn mạch (2): là đầu đường dây phía TBA 220kV Long Biên
3.3.2.4. Tính toán ngắn mạch tại điểm số 1
❖ Trường hợp ngắn mạch 2 pha

Hình 3.26: Phân bố xác suất TRV tại điểm số 1 khi ngắn mạch 2 pha

50
Hình 3.27: Giá trị RRRV tại điểm số 1 khi ngắn mạch 2 pha

Nhận xét:
- Giá trị TRVmax ở lần thứ 82 là 1,068pu. Giá trị RRRV tương ứng ở lần
thứ 82 là 0,1018 kV/µs.
- Giá trị RRRVmax ở lần thứ 72 là 0,1024 kV/µs. Giá trị TRV tương ứng ở
lần thứ 72 là 1,045pu.
- Giá trị TRV95% ở lần thứ 24 là 1,063pu. Giá trị RRRV tương ứng ở lần
thứ 24 là 0,102 kV/µs.
❖ Trường hợp ngắn mạch 3 pha

Hình 3.28: Phân bố xác suất TRV tại điểm số 1 khi ngắn mạch 3 pha

51
Hình 3.29: Giá trị RRRV tại điểm số 1 khi ngắn mạch 3 pha

Nhận xét:
- Giá trị TRVmax ở lần thứ 32 là 1,0294pu. Giá trị RRRV tương ứng ở
lần thứ 32 là 0,0925 kV/µs.
- Giá trị RRRVmax ở lần thứ 91 là 0,0933 kV/µs. Giá trị TRV tương ứng ở
lần thứ 91 là 0,997pu.
- Giá trị TRV95% ở lần thứ 48 là 1,0135 pu. Giá trị RRRV tương ứng ở lần
thứ 48 là 0,0925 kV/µs.
3.3.2.5. Tính toán ngắn mạch tại điểm số 2
❖ Trường hợp ngắn mạch 2 pha

Hình 3.30: Phân bố xác suất TRV tại điểm số 2 khi ngắn mạch 2 pha

52
Hình 3.31: Giá trị RRRV tại điểm số 2 khi ngắn mạch 2 pha

Nhận xét:
- Giá trị TRVmax ở lần thứ 82 là 0,956pu. Giá trị RRRV tương ứng ở lần
thứ 82 là 0,09365 kV/µs.
- Giá trị RRRVmax ở lần thứ 54 là 0,09367kV/µs. Giá trị TRV tương ứng
ở lần thứ 54 là 0,951pu.
- Giá trị TRV95% ở lần thứ 88 là 0,951pu. Giá trị RRRV tương ứng ở lần
thứ 88 là 0,0935 kV/µs.
❖ Trường hợp ngắn mạch 3 pha

Hình 3.32: Phân bố xác suất TRV tại điểm số 2 khi ngắn mạch 3 pha

53
Hình 3.33: Giá trị RRRV tại điểm số 2 khi ngắn mạch 3 pha

Nhận xét:
- Giá trị TRVmax ở lần thứ 30 là 0,928pu. Giá trị RRRV tương ứng ở lần
thứ 30 là 0,0865 kV/µs.
- Giá trị RRRVmax ở lần thứ 9 là 0,087 kV/µs. Giá trị TRV tương ứng ở
lần thứ 9 là 0,913pu.
- Giá trị TRV95% ở lần thứ 19 là 0,918pu. Giá trị RRRV tương ứng ở lần
thứ 19 là 0,0866 kV/µs.
3.3.2.6. Tổng hợp kết quả tính toán đối với máy cắt TBA 220kV Mai Động
TRVmax RRRVmax TRV95%
Loại Điểm
ngắn ngắn TRV RRRV RRRV TRV TRV RRRV
mạch mạch
(pu) (kV/µs) (kV/µs) (pu) (pu) (kV/µs)
1 1,0294 0,0925 0,0933 0,997 1,0135 0,0925
3 pha
2 0,928 0,0865 0,087 0,913 0,918 0,0866
1 1,068 0,1018 0,1024 1,045 1,063 0,102
2 pha
2 0,956 0,09365 0,09367 0,950 0,951 0,0935
Bảng 7: Tổng hợp giá trị TRV, RRRV máy cắt tại TBA 220kV Mai Động

Từ Bảng 6, Luận văn có nhận xét như sau:


- Giá trị RRRV của các máy cắt tại TBA Mai Động luôn đáp ứng giá trị
của máy cắt 245kV theo [12].
- Giá trị TRV luôn <2 pu, theo Quy định [2] máy cắt được lựa chọn theo
tiêu chuẩn IEC cho máy cắt 245kV.

54
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN

4.1 Kết luận


Luận văn đã tổng hợp lại lý thuyết, nguyên nhân gây nên các dạng quá điện
áp trong hệ thống điện (Quá điện áp duy trì, quá điện áp đóng cắt, quá điện áp khí
quyển) trong CHƯƠNG 1 của Luận văn.
Trong CHƯƠNG 2, Luận văn đã tổng hợp được lý thuyết, kiểm chứng kinh
nghiệm liên quan đến lựa chọn sơ đồ đảo vỏ cáp ngầm đối với các đoạn cáp có
chiều dài ngắn và sự cần thiết đảo vỏ màn chắn cáp ngầm đối với các dự án sử
dụng chiều dài cáp ngầm lớn. Đối với các dự án có sử dụng cáp ngầm có chiều dài
ngắn (~0,9km) có thể sử dụng giải pháp nối đất 1 đầu màn chắn cáp ngầm. Đối với
nhưng dự án sử dụng cáp ngầm có chiều dài cáp ngầm lớn cần phải thực hiện sử
dụng phương án liên kết Cross bonding đảo vỏ cáp ngầm để đảm bảo điện áp cảm
ứng trên vỏ cáp nhỏ hơn giá trị điện áp cảm ứng cho phép.
Trong CHƯƠNG 3, Luận văn cũng đã xây dựng được mô hình tính toán ảnh
hưởng của đường dây cáp ngầm đối với giá trị TRV, RRRV của máy cắt cụ thể đối
với dự án đường dây 220kV Long Biên – Mai Động. Tại trạm biến áp 220kV Long
Biên, giá trị TRV lớn nhất là 1,2pu và giá trị TRV lớn nhất tại trạm biến áp 220kV
Mai Động là 1,1pu. Giá trị TRV của các máy cắt tại 02 đầu trạm biến áp nằm trong
ngưỡng thấp nhất để chọn thông số máy cắt thông dụng trong trên thị trường, đảm
bảo tính cạnh tranh cho các nhà sản xuất.
4.2 Hướng phát triển của Luận văn trong tương lai
Luận văn mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống cáp
ngầm đối với quá điện áp đóng cắt cụ thể là ảnh hưởng của hệ thống cáp ngầm đối
với thông số kỹ thuật lựa chọn máy cắt. Do các mô phỏng tính toán vẫn nghiên
cứu được các giải pháp giảm giá trị TRV, Luận văn cũng chưa xem xét đến ảnh
hưởng của xung sét trên đường dây trên không gây ảnh hưởng đến hệ thống cáp
ngầm, các giải pháp hạn chế quá điện áp của hệ thống nối đất màn chắn cáp ngầm.
Do vậy, nhưng vấn đề nêu trên sẽ được tác giả tiếp tục nghiên cứu trong thời gian
tiếp theo.

55
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] IE & Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Đề án Quy hoạch phát triển điện
lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045, 2021.
[2] Quy định về công tác thiết kế dự án lưới điện cấp điện áp từ 110kV đến
500kV - Phần TBA, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, 2017.
[3] Cigre, Statistics of AC underground cables in Power networks, 2007.
[4] Trần Văn Tớp, Kỹ thuật điện cao áp - Quá điện áp và bảo vệ chống quá điện
áp, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2007.
[5] L. C. Q. T. Q. T. Nguyễn Hồng Anh, Bài báo "Nghiên cứu điện áp quá độ
phục hồi trong hệ thống điện Việt Nam", 2014.
[6] Ninh Văn Nam, Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu một số giải pháp giảm sự cố do
sét cho đường dây truyền tải điện trên không, Trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội, 2020.
[7] Nguyễn Xuân Phúc, Luận án tiến sĩ Nghiên cứu đáp ứng quá độ của hệ thống
nối đất đối với dòng điện sét trên đường dây truyền tải Việt Nam, Trường
Đại học Bách khoa Hà Nội, 2020.
[8] Lê Văn Đắc, - Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu quá điện áp và phối hợp cách
điện trong Trạm biến áp 220kV Ninh Bình, Trường Đại học Kỹ thuật Công
Nghiệp - Trường Đại học Thái Nguyên, 2020.
[9] N. M. Q. Ninh Văn Nam, “Bài báo "Nghiên cứu quá điện áp trong đóng cắt
trên lưới điện hạ áp tại Việt Nam và đề xuất giải pháp hạn chế",” 25 10 2021.
[10] Hồ sơ Dự án Đường dây 220kV Long Biên - Mai Động, Viện Năng lương,
2021.
[11] IEC60071-4, Insulation co-ordination, 2004.
[12] IEC62271-100, High-voltage switchgear and controlgear - Part 100:
Alternating-current circuit-breakers, 2021.
[13] Vũ Xuân An, Luận văn Thạc sĩ khoa học Nghiên cứu tính toán thiết kế hệ
thống cáp ngầm cao áp, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, 2008.

56

You might also like