You are on page 1of 50

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN HỆ THỐNG ĐIỆN
----------

BÁO CÁO THỰC TẬP

CÔNG TY ĐIỆN LỰC BẾN TRE


(PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT)

Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Kiệt

Mã số sinh viên: 1910292

Cán bộ hướng dẫn

Ký tên xác nhận

Tỉnh Bến Tre– T7/2022

MỤC LỤC
A. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ PHÒNG KỸ THUẬT......................................1
I. Chức năng............................................................................................................1
II. Nhiệm vụ..............................................................................................................1
B. NỘI DUNG THỰC TẬP.......................................................................................3
I. Tổn thất điện năng..............................................................................................3
1. Khái niệm chung...............................................................................................3
2. Biện pháp xác định TTĐN khu vực và nhận dạng............................................3
3. Các biện pháp quản lý kỹ thuật và vận hành giảm TTĐN.................................5
4. Biện pháp quản lý kinh doanh giảm TTĐN......................................................7
II. Điện mặt trời áp mái...........................................................................................9
1. Đối tượng áp dụng............................................................................................9
2. Yêu cầu đặc tính kỹ thuật để nối vào lưới điện hạ áp........................................9
3. Trình tự đấu nối với lưới điện.........................................................................10
III. Tụ bù trung hạ thế........................................................................................12
1. Nguyên nhân cần lắp tụ bù..............................................................................12
2. Các loại tụ bù..................................................................................................13
3. Vị trí lắp đặt....................................................................................................14
4. Qui tắc bù chung:............................................................................................15
5. Vận hành và xử lý sự cố tụ bù.........................................................................15
6. Kiểm tra tụ bù trong vận hành bình thường....................................................17
7. Xử lý tụ bù vận hành không bình thường và khi sự cố....................................19
8. Yếu tố làm tăng, giảm tuổi thọ của tụ bù........................................................20
9. Tính toán bù....................................................................................................20
IV. Máy Biến Áp (MBA)....................................................................................21
1. Tiêu chuẩn vận hành MBA.............................................................................21
2. Kiểm tra và quan sát bên ngoài MBA trong vận hành....................................26
3. Nguyên nhân và biện pháp ngăn ngừa sự cố...................................................28
4. Các kiểu làm việc của MBA 1 pha..................................................................29
5. Các thao tác xác định thông số trên MBA.......................................................32
V. Trạm Biến Áp (TBA)........................................................................................36
1. An toàn khi vận hành trạm..............................................................................36
2. Rơle................................................................................................................39
3. Máy cắt...........................................................................................................40
4. Dao cách ly.....................................................................................................42
5. Máy biến điện áp (TU)....................................................................................43
6. Máy biến dòng điện (TI).................................................................................44
7. Chống sét........................................................................................................46
A. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ PHÒNG KỸ THUẬT
I. Chức năng

Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty trong việc chỉ đạo, điều hành các công tác
liên quan đến Quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành, cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới lưới
điện theo đúng quy định của luật Điện lực, các quy định của Nhà nước, các bộ ngành
liên quan, Tập đoàn Điện lực VN, Tổng công ty Điện lực Miền Nam và của Công ty
Điện lực Bến Tre nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của khách hàng trên địa bàn
quản lý, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng, giảm mất điện,
giảm tổn thất điện năng về mặt kỹ thuật; vận hành lưới điện an toàn, hiệu quả và hoàn
thành các chỉ tiêu, kế hoạch công tác kỹ thuật đã được giao.

II. Nhiệm vụ

Tổ chức thực hiện việc lập và hoàn thiện các hồ sơ quản lý kỹ thuật, các lý lịch
đường dây, thiết bị chính theo qui trình, qui phạm hiện hành. Tổ chức cập nhật kịp thời
các hồ sơ quản lý kỹ thuật đã lập.
Tổ chức thực hiện xây dựng phương thức vận hành lưới điện tối ưu ở chế độ bình
thường và chế độ sự cố. Theo dõi, phân tích và đánh giá tình trạng vận hành lưới điện,
đề xuất quy hoạch lưới điện và giải pháp kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện,
nâng cao độ tin cậy và chất lượng điện năng.
Tổ chức thực hiện công tác điều tra, phân tích nguyên nhân sự cố trên lưới điện.
Tổ chức rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp, biện pháp ngăn ngừa sự cố nguyên
nhân tương tự tái diễn.
Tổ chức thực hiện lập phương án giảm tổn thất điện năng về mặt kỹ thuật của
Công ty. Theo dõi và đánh giá việc thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng về
mặt kỹ thuật của Công ty. Tổ chức thực hiện lập phương án Bảo trì lưới điện, sửa chữa
lưới điện (Lưới điện trung thế, trạm biến thế và lưới hạ thế) hàng năm. Tổ chức kiểm
tra, tham gia nghiệm thu quyết toán các công trình.
Trên cơ sở quy hoạch lưới điện, tổ chức thực hiện lập phương án thực hiện các
công trình đầu tư xây dựng (năm n+1) nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, nâng cao
độ tin cậy và chất lượng điện năng.

1
Tổ chức nghiên cứu và định hướng áp dụng công nghệ, vật tư thiết bị công nghệ
mới trong công tác quản lý vận hành, quản lý kỹ thuật và đầu tư xây dựng.
Tổ chức công tác dịch thuật, biên soạn bổ sung hiệu chỉnh các qui trình sử dụng,
vận hành máy móc thiết bị đang sử dụng tại Công ty đảm bảo mọi máy móc, thiết bị
đều có quy trình hướng dẫn và phổ biến đến người trực tiếp sử dụng..
Tổ chức thực hiện công tác dịch vụ bảo trì TBA và đường dây trung thế của
khách hàng, lập các biên bản kiểm tra bảo trì trạm với khách hàng. Tổ chức thực hiện
phương án bảo trì theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Theo dõi, đôn đốc và phối
hợp các đội thực hiện đúng tiến độ và đạt chất lượng bảo trì lưới điện, TBA khách
hàng. Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc các khách hàng đã ký hợp đồng bảo trì với
Công ty.

B. NỘI DUNG THỰC TẬP


I. Tổn thất điện năng (TTĐN)
1. Khái niệm chung
1.1 Định nghĩa tổn thất điện năng

Tổn thất điện năng (TTĐN) trên lưới điện là lượng điện năng tiêu hao cho quá
trình truyền tải và phân phối điện kể từ ranh giới giao nhận với các nhà máy điện cho
đến các tải tiêu thụ. TTĐN còn được gọi là điện năng dùng để truyền tải và phân phối
điện. Trong Hệ thống điện, TTĐN phụ thuộc và đặc tính của mạch điện, lượng điện
truyền tải, khả năng của hệ thống và vai trò của công tác quản lý.

2
1.2 Phân loại TTĐN

TTĐN kỹ thuật
Khi truyền tải điện, dòng điện đi qua MBA, dây dẫn và các thiết bị trên hệ thống
điện đã làm phát nóng thiết bị dẫn đến làm tiêu hao điện năng; tổn thất vầng quang xảy
ra ở lưới cao áp 110 kV trở lên: dòng điện qua cáp ngầm, tụ điện còn có tổn thất do
điện môi; đường dây đi song song với đường dây khác còn tổn thất do hỗ cảm. Tiêu
hao điện năng tất yếu xảy ra ở những trường hợp trên là TTĐN kỹ thuật.
TTĐN phi kỹ thuật (TTĐN thương mại)
TTĐN này xảy ra do tình trạng vi phạm trong sử dụng điện: lấy cắp điện (câu
móc điện, tác động làm sai lệch mạch đo đếm,...): do chủ quan người quản lý không xử
lý, thay thế kịp thời, bỏ sót hoặc ghi sai chỉ số thiết bị đo đếm (TU, TI, công tơ); do
không thực hiện đúng chu kỳ kiểm định và thay thế công tơ định kỳ theo quy định; đấu
nhầm đấu sai sơ đồ đấu dây... Những điều trên dẫn đến điện năng bán ra đo được qua
hệ thống thấp hơn so với thực tế.

2. Biện pháp xác định TTĐN khu vực và nhận dạng


II.1 Xác định qua hệ thống công tơ đo đếm:

TTĐN thực hiện


∆A = AN - AG
Trong đó:
∆A: TTĐN trên lưới điện đang xét (kWh)
AN: tổng điện nhận vào lưới điện (kWh)
AG: tổng điện giao đi từ lưới điện (kWh)

2.2 Xác định qua tính toán kỹ thuật:


24 2
Si
∆ A=∆ P o . T + ∆ P n . ∑ ( 2
). T
i=1 Smax

Trong đó:
∆P0: công suất tổn hao khi không tải
∆Pn: công suất tổn hao khi phụ tải max
T: thời gian khảo sát

3
Smax: công suất biểu kiến max trong thời gian khảo sát

2.3 Nhận dạng

Nhận dạng do đơn vị quản lý được thực hiện dựa vào kết quả tính toán qua đo
đếm và kỹ thuật. Đánh giá mức độ TTĐN theo từng cấp điện áp; từng khu vực lưới
điện, xuất tuyến trung áp, từng trạm biến áp công cộng. So sánh giữa kết quả tính toán
đo đếm và kỹ thuật để nhận dạng TTĐN kỹ thuật hay phi kỹ thuật; từ đó tìm hiểu
nguyên nhân gây tổn thất và đề ra biện pháp giảm TTĐN tập trung vào đúng khu vực,
cấp điện áp, xuất tuyến, trạm biến áp có TTĐN cao.
Để thực hiện nhận dạng, đơn vị phải:

 Xác định phụ tải đúng với đường dây, khu vực.
 Lắp đặt công tơ tổng, Thu thập đủ thông số và thực hiện tính toán TTĐN kỹ
thuật cho từng xuất tuyến trung áp, trạm biến áp công cộng.
 Lắp đặt công tơ ranh giới để phân vùng quản lý và tính toán TTĐN.

3. Các biện pháp quản lý kỹ thuật và vận hành giảm TTĐN


3.1 Nguyên nhân làm tăng TTĐN kỹ thuật

Quá tải dây dẫn: làm tăng nhiệt độ dây dẫn gây TTĐN tăng cao.
Không cân bằng pha: làm tăng TTĐN trên dây trung tính và MBA, đồng thời
gây quá tải pha có dòng điện lớn.
Quá tải MBA: dòng điện tăng làm phát nóng cuộn dây và dầu cách điện, đồng
thời gây sụt áp và tăng TTĐN trên lưới ở phía hạ áp.
Non tải MBA: tổn hao không tải lớn so với điện năng sử dụng, tải thấp không
phụ hợp với hệ thống đo đếm dẫn đến TTĐN cao.
Hệ số cosφ thấp: làm tăng dòng truyền tải công suất phản kháng, do đó làm tăng
dòng tải hệ thống gây tăng TTĐN.
Điểm tiếp xúc và mối hàn tiếp xúc kém: gây tăng nhiệt độ mối nối và điểm tiếp
xúc làm tăng TTĐN.
Thiết bị cũ, lạc hậu: các MBA và thiết bị cũ có hiệu suất thấp và TTĐN cao.

4
Nối đất không tốt: nối đất không đúng quy định và tiêu chuẩn làm TTĐN tăng
cao.
Tổn thất dòng rò: dòng rò, phóng điện do quá trình kiểm tra bảo dưỡng sứ,
chống sét van và thiết bị không hợp lý.
Điện áp thấp dưới giới hạn cho phép: do tiết diện dây, bán kính cấp điện không
đảm bảo: nấc MBA không được điều chỉnh kịp thời. Cùng một công suất, điện áp thấp
làm tăng dòng truyền tải gây TTĐN tăng cao.
Điện áp xấu: do lệch pha, không đối xứng, méo sóng điện áp do sóng hài bậc
cao... các thành phần dòng điện thứ tự nghịch, thứ tự không và sóng hài bậc cao gây
tổn thất phụ.
Hiện tượng vầng quang điện
Hiện tượng quá bù, vị trí và dung lượng bù không hợp lý
Phương thức vận hành chưa hợp lý: gây ra sự cố dẫn đến vận hành theo
phương thức bất lợi.
Chế độ sử dụng điện không hợp lý: phụ tải chênh lệch theo thời gian gây khó
khăn trong vận hành.
Không để quá tải đường dây, MBA: theo dõi thông số vận hành lưới điện, tăng
trưởng phụ tải để có kế hoạch vận hành, cải tạo lưới điện hợp lý.
Thực hiện hoán chuyển MBA non tải, đầy tải một cách hợp lý
Không để MBA phụ tải vận hành lệch pha: định kỳ hàng tháng đo dòng pha Ia
Ib Ic và trung tính Io để thực hiện cân bằng pha khi dòng Io lớn hơn 15% trung bình
dòng pha.
Đảm bảo vận hành phương thức tối ưu: thường xuyên tính toán kiểm tra đảm
bảo phương thức vận hành tối ưu trên lưới điện. Đảm bảo duy trì điện áp trong giới
hạn cho phép theo quy định và khả năng của MBA.
Lắp đặt và vận hành tối ưu tụ bù: theo dõi cosφ tại các nút trên lưới điện, tính
toán vị trí và dung lượng tụ bù hợp lý. Đảm bảo cosφ trung bình tại lộ tổng trung thế
trạm 110 kV đạt 0.98.
Kiểm tra, bảo dưỡng lưới điện ở tình trạng vận hành tốt: đảm bảo các tiêu
chuẩn kỹ thuật vận hành: hành lang lưới điện, tiếp địa, mối tiếp xúc,... không để mối
nối, tiếp xúc không tốt gây phát nóng.

5
Thực hiện tốt công tác quản lý kỹ thuật vận hành, ngăn ngừa sự cố
Thực hiện vận hành kinh tế MBA:

 Trạm có nhiều hơn 2 MBA vận hành song song, cần xem xét chọn thời
điểm đóng cắt MBA theo đồ thị phụ tải
 Khách hàng có TBA chuyên dùng (trạm 110 kV, trạm trung áp) có tính chất
phụ tải theo mùa: vận động, thuyết phục khách hàng lắp đặt thêm MBA có công
suất nhỏ riêng phù hợp phục vụ cho nhu cần điện năng ít hơn hoặc cấp bằng
nguồn hạ thế khu vực nếu có điều kiện tách MBA chính ra khỏi vận hành.
 Hạn chế thành phần không cân bằng và sóng hài bậc cao: kiểm tra khách
hàng gây méo điện áp (các lò hồ quang, máy hàn công suất lớn...) trên lưới điện.
Nếu gây ảnh hưởng lớn đến méo điện áp, yêu cầu khách hàng có giải pháp khắc
phục.
 Từng bước loại dần các thiết bị không tin cậy, hiệu suất kém, tổn thất cao:
bằng các thiết bị mới cải tiến hơn (đặc biệt là đối với MBA).
 Tính toán và quản lý TTĐN: tính toán ở từng trạm biến áp, đường dây, khu
vực để đánh giá, quản lý và đề ra biện pháp giảm TTĐN phù hợp.

4. Biện pháp quản lý kinh doanh giảm TTĐN


4.1 Nguyên nhân làm tăng TTĐN trong quản lý kinh doanh

Hệ thống đo đếm không phù hợp: các thiết bị đo đếm không phù hợp với phụ tải
có thể quá lớn hay quá nhỏ hoặc không đạt cấp chính xác yêu cầu; hệ số nhân của hệ
thống đo không đúng.
Lắp đặt, đấu nối hệ thống đo đếm sai ( sai sơ đồ đấu dây, sai tỷ số biến...)
Kiểm tra, kiểm định hệ thống đo đếm không kịp thời: không thực hiện kiểm
định ban đầu, kiểm định định kỳ theo quy định; không kiểm tra phát hiện hệ thống đo
đếm hư hỏng để thay thế...
Sai sót trong nghiệp vụ kinh doanh: đọc sai chỉ số công tơ, thống kê tổng hợp
không chính xác,...
Hiện tượng lấy cắp điện không phát hiện kịp thời để ngăn chặn

6
4.2 Biện pháp quản lý kinh doanh giảm TTĐN:

Kiểm định công tơ ban đầu: đảm bảo chất lượng để công tơ đo đếm chính xác
trong cả chu kỳ làm việc (5 năm đối với công tơ 1 pha, 2 năm đối với công tơ 3 pha).
Đối với hệ thống đo đếm lắp đặt mới: đảm bảo thiết kế lắp đặt hệ thống đo đếm
đúng cấp chính xác, được niêm phong kẹp chì và có giá trị định mức phù hợp phụ tải.
Thực hiện đúng quy định về lắp đặt, kiểm tra, Thí nghiệm công tơ để đảm bảo không
sai sót trong quá trình lắp đặt, nghiệm thu hệ thống đo đếm.
Thực hiện kiểm định, thay thế công tơ đúng thời hạn quy định (5 năm đối với
công tơ 1 pha, 2 năm đối với công tơ 3 pha)
Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống đo đếm: nhằm đảm bảo các thiết bị đo
đếm trên lưới được niêm phong, quản lý tốt, kịp thời phát hiện và thay thế ngay khi
thiết bị đo đếm bị sự cố, hư hỏng hoặc bị can thiệp trái phép. Không để công tơ bị kẹt
cháy quá một chu kỳ ghi chỉ số.
Củng cố nâng cấp hệ thống đo đếm: từng bước áp dụng công nghệ mới, lắp đặt
thay thế các thiết bị đo đếm có cấp chính xác cao cho phụ tải lớn; áp dụng phương
pháp đo xa, giám sát thiết bị cho phụ tải lớn nhằm tăng cường theo dõi, phát hiện sai
sót, sự cố.
Thực hiện lịch ghi chỉ số công tơ: đảm bảo ghi chỉ số công tơ đúng lộ trình, chu
kỳ theo quy định, đúng ngày đã thoả thuận với khách hàng; củng cố và nâng cao chất
lượng ghi chỉ số công tơ.
Khoanh vùng đánh giá TTĐN: lắp đặt công tơ ranh giới, công tơ cho từng xuất
tuyến, công tơ tổng từng trạm công cộng nhằm đánh giá biến động TTĐN để có biện
pháp xử lý.
Đảm bảo phụ tải đúng với từng đường dây, từng khu vực
Kiểm tra, xử lý nghiêm và tuyên truyền ngăn ngừa lấy cắp điện
Thực hiện tăng cường nghiệp vụ quản lý khác: thực hiện nghiêm quy định
quản lý kìm, chì niêm phong công tơ, TU TI, hộp bảo vệ hệ thống đo đếm; ngăn ngừa
hiện tượng thông đồng với khách hàng vi phạm sử dụng điện; tăng cường phúc tra ghi
chỉ số công tơ; gắn trách nhiệm của cán bộ quản lý điều hành với chỉ tiêu TTĐN.

7
II. Điện mặt trời áp mái
1. Đối tượng áp dụng

Các tổ chức, cá nhân là khách hàng đang mua điện trực tiếp của Điện lực có lắp
đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà có công suất < 1 kWp và có nhu cầu bán lượng
điện dư cho Điện lực.

2. Yêu cầu đặc tính kỹ thuật để nối vào lưới điện hạ áp


Công suất và vị trí đấu nối:
Tổng công suất đặt của hệ thống ĐMT áp mái không được vượt quá công suất
đặt của trạm biến áp đang cấp điện cho khách hàng.
Hệ thống có công suất < 3 kWp được đấu nối vào lưới hạ áp 1 pha hoặc 3 pha.

Hệ thống có công suất > 3 kWp được đấu nối vào lưới hạ áp 3 pha.
Tần số: hệ thống phải duy trì vận hành phát điện liên tục trong dải tần số 49 Hz
đến 51 Hz. Nếu hệ thống nằm ngoài dải tần số nêu trên thì hệ thống phải có khả năng
duy trì vận hành phát điện trong thời gian tối thiểu 0.2 giây.
Điện áp: hệ thống phải duy trì vận hành phát điện liên tục khi điện áp tại điểm
đấu nối trong dải từ 85% đến 110% điện áp định mức. Nếu nằm ngoài dải điện áp trên
thì hệ thống phải có khả năng duy trì vận hành phát điện trong thời gian tối thiểu 2
giây.
Cân bằng pha: thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha so với danh định trong
chế độ làm việc bình thường phải ≤ 5%.
Xâm nhập dòng một chiều: sự xâm nhập so với dòng định mức tại điểm đấu nối
phải < 0.5%.
Sóng hài điện áp: độ biến dạng sóng hài (THD) tại điểm đấu nối phải ≤ 6.5%,
biến dạng riêng lẻ tại điểm đấu nối ≤ 3%.
Nhấp nháy điện áp: trong điều kiện vận hành bình thường, mức nhấp nháy
không được vượt quá Pst95% = 1.00 và Plt95% = 0.80.
Nối đất: trung tính nối đất trực tiếp.
Bảo vệ:

8
 Hệ thống có công suất ≥ 10 kVA phải có hệ thống bảo vệ.
 Hệ thống phải tự ngắt kết nối với lưới điện phân phối khi xảy ra sự cố nội
bộ hệ thống DMT.
 Hệ thống phải tự ngắt kết nối với lưới điện phân phối khi mất điện từ lưới
phân phối.

3. Trình tự đấu nối với lưới điện


Bước 1: Tiếp nhận đề nghị từ khách hàng.
Bước 2: Khảo sát hiện trường.
Chậm nhất 1 ngày làm việc kể từ lúc nhận yêu cầu từ khách hàng.
Điện lực khảo sát vị trí lắp đặt hệ thống ĐMT: xem xét hệ thống đo đếm, tram
biến áp đang sử dụng.
Bước 3: Tư vấn điều kiện mua bán điện năng lượng mặt trời (theo yêu cầu kỹ
thuật ở trên).
Bước 4: Khách hàng thông báo cho điện lực khi hệ thống ĐMT chính thức vận
hành.
Chậm nhất 1 ngày kể từ khi đóng điện vận hành và cung cấp tài liệu liên quan.
Nếu khách hàng cung cấp được giấy chứng nhận kết quả thử nghiệm của cơ quan
kiểm định: thực hiện bước 6.

Nếu khách hàng chưa cung cấp được giấy chứng nhận kết quả thử nghiệm của cơ
quan kiểm định nhưng có cung cấp giấy chứng nhận của nhà sản xuất: thực hiện bước
5.
Bước 5: Điện lực tổ chức kiểm tra sau khi khách hàng lắp đặt và xác định đáp
ứng thiết bị.
Đối với hệ thống ĐMT không đủ điều kiện đấu nối hoặc lưới điện khu vực chưa
đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, điện lực trả lời với khách hàng bằng văn bảng nêu rõ lý do
và thời gian giải quyết.
Đối với hệ thống ĐMT đủ điều kiện đấu nối, thực hiện:

 Xác định thiết bị của khách hàng đáp ứng điều kiện bảo vệ.

9
 Nếu thiết bị không đủ điều kiện đấu nối: trả lời cho khách hàng bằng văn
bản. Trong 10 ngày kể từ ngày thông báo, nếu khách hàng chưa khắc phục thì
điện lực tiến hành tách hệ thống ĐMT ra khỏi lưới.
Bước 6: Lắp đặt công tơ và biên bản thoả thuận .
Chậm nhất 3 ngày làm việc từ ngày nhận thông báo khách hàng.
Lắp đặt công tơ 2 chiều và hệ thống thu thập dữ liệu từ xa cho hệ thống:
 Sử dụng điện mục đích sinh hoạt hoặc ngoài sinh hoạt nhưng không thuộc
đối tượng áp dụng giá điện theo thời gian sử dụng trong ngày: lắp đặt công tơ 1
giá.
 Sử dụng điện mục đích sản xuất hoặc kinh doanh thuộc đối tượng áp dụng
giá điện theo thời gian sử dụng trong ngày: lắp đặt công tơ 3 giá.

Bước 7: Cập nhật quản lý khách hàng


Theo dõi cập nhật khách hàng lắp đặt hệ thống ĐMT đã đấu nối vào lưới trên
chương trình quản lý khách hàng và tính toán tổn thất.
Nếu khách hàng thay đổi công suất, thiết bị so với bạn đầu: điện lực thực hiện lại
các hạng mục kiểm tra theo quy định.
Bước 8: Xác nhận chỉ số công tơ và sản lượng điện giao nhận
Bước 9: Thanh toán và ký hợp đồng mua bán điện
Sản lượng điện khách hàng nhận từ lưới điện lực: vẫn thanh toán theo quy định
HĐMBĐ đã ký kết.
Sản lượng điện dư phát lên lưới: thực hiện ghi nhận sản lượng hàng tháng, và
được điện lực thanh toán theo hướng dẫn.

Lưu ý: nếu khách hàng đã lắp đặt sử dụng hệ thống ĐMT mái nhà mà chưa
thông báo, đồng thời không có nhu cầu đấu nối để bán điện thì điện lực đề nghị khách
hàng tách đấu nối hệ thống ra khỏi lưới điện và cam kết không để dòng điện phát lên
lưới. Đồng thời chịu trách nhiệm nếu làm ảnh hưởng đến chất lượng điện năng, an
toàn của nhân viên đang làm nhiệm vụ trên lưới.

10
III. Tụ bù trung hạ thế

Tụ bù lắp trên lưới – lắp trong tủ

1. Nguyên nhân cần lắp tụ bù


1.1 Cải thiện hệ số công suất

Bộ tụ bù đóng vai trò nguồn phát công suất phản kháng.


Tải mang tính cảm: hệ số công suất thấp sẽ có dòng phản kháng lớn từ máy phát
đi vào lưới điện, do đó kéo theo tổn thất công suất và sụt áp.
Mắc tụ song song tải: dòng điện có tính dung và dòng có tính cảm sẽ triệt tiêu lẫn
nhau. Do đó, không còn tồn tại dòng phản kháng qua phần lưới phía trước vị trí đặt tụ.
Tránh tình trạng chạy không tải của động cơ: lúc này hệ số công suất của động cơ
rất nhỏ (0.17) do công suất tác dụng lúc này rất nhỏ.

11
1.2 Giảm giá thành tiền điện

Theo quy định, tiêu thụ năng lượng phản kháng > 40% năng lượng tác dụng (tgφ
> 0.4: đây là giá trị thoả thuận với công ty cung cấp điện) thì khách hàng mua điện
phải trả tiền hàng tháng theo giá hiện hành.
Năng lượng phản kháng được tính tiền như sau:
AQ_tt = AP. (tgφ – 0.4)
Mặc dù có lợi về giảm bớt tiền điện, khách hàng cần cân nhắc đến yếu tố chi phí
do mua sắm, lắp đặt bảo trì các tụ bù.
Tối ưu hoá kinh tế - kỹ thuật.
Cải thiện hệ số công suất cho phép sử dụng MBA, thiết bị đóng cắt và cáp nhỏ
hơn,… đồng thời giảm tổn thất điện năng và sụt áp.
Hệ số công suất cao cho phép tối ưu hoá các phần tử cung cấp điện. Khi ấy các
thiết bị điện không cần quá định mức để dự trữ. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt
nhất, cần đặt tụ cạnh từng phần tử của thiết bị.

2. Các loại tụ bù
2.1 Tụ bù nền (tụ bù tĩnh)

Tụ bù với dung lượng bù cố định.


Việc điều khiển có thể thực hiện:

 Bằng tay: dùng CB hoặc LBS.


 Bán tự động: dùng contactor.
 Mắc trực tiếp vào tải, đóng điện cho mạch bù đồng thời khi đóng tải.

Vị trí lắp đặt:

 Thiết bị tiêu thụ có tính cảm (động cơ, MBA).


 Thanh góp cấp nguồn cho động cơ nhỏ và phụ tải tính cảm do bù từng thiết
bị quá tốn kém.
 Trường hợp các tải không đổi.

12
2.2 Tụ bù điều khiển tự động (bù ứng động)

Thiết bị điều chỉnh bù tự động hoặc một bộ tụ cho phép điều chỉnh tuỳ theo yêu
cầu khi tải thay đổi.
Thiết bị này cho phép giữ hệ số công suất trong một giới hạn cho phép chung.
Nguyên lý điều khiển:

 Bộ tụ gồm nhiều phần và mỗi phần điều khiển bằng contactor. Đóng một
contactor sẽ đóng một số tụ song song với các tụ đang vận hành. Do đó dung
lượng bù có thể dễ dàng thay đổi tuỳ vào tải.
 Rơle điều khiển kiểm soát hệ số công suất sẽ thực hiện đóng mở contactor.
 Tránh tình trạng bù dư gây quá điện áp.

3. Vị trí lắp đặt


3.1 Bù tập trung (áp dụng tải ổn định và liên tục)

Nguyên lý: Bộ tụ đấu vào thanh góp hạ áp của tủ phân phối chính và đóng trong
lúc tải hoạt động; dòng điện phản kháng tiếp tục đi vào tất cả lộ ra tủ phân phối chính
nên kích cỡ dây và công suất tổn hao không được cải thiện
Ưu điểm: Giảm tiền phạt; giảm công suất biểu kiến; làm nhẹ tải MBA đồng thời
có khả năng phát triển phụ tải
Nhược điểm: Dòng điện phản kháng tiếp tục đi vào tất cả lộ ra tủ phân phối
chính nên kích cỡ dây và công suất tổn hao không được cải thiện

3.2 Bù nhóm (từng phân đoạn)

Bù nhóm Nên sử dụng khi mạng điện quá lớn và chế độ tải tiêu thụ theo thời
gian của các phân đoạn thay đổi khác nhau.
Nguyên lý: Bộ tụ đấu vào tủ phân phối khu vực; dòng điện phản kháng tiếp tục đi
vào tất cả lộ ra tủ phân phối chính nên kích cỡ dây và công suất tổn hao không được
cải thiện; khi tải thay đổi đáng kể, có thể xảy ra tình trạng bù dư và gây quá điện áp.
Ưu điểm: Giảm tiền phạt; giảm công suất biểu kiến; kích thước dây đi đến các tủ
phân phối khu vực sẽ giảm đi.

13
Nhược điểm: Dòng điện phản kháng tiếp tục đi vào tất cả lộ ra tủ phân phối
chính nên kích cỡ dây và công suất tổn hao không được cải thiện; khi tải thay đổi đáng
kể, có thể xảy ra tình trạng bù dư và gây quá điện áp.

3.3 Bù riêng

Được xét đến khi công suất động cơ lớn đáng kể so với mạng điện.
Nguyên lý: Tụ mắc trực tiếp vào đầu dây nối của thiết bị điện có tính cảm (chủ
yếu động cơ).
Ưu điểm: Giảm tiền phạt; giảm công suất biểu kiến; giảm kích thước và tổn hao
dây với tất cả dây dẫn; dòng điện phản kháng có giá trị lớn sẽ không còn tồn tại trong
mạng điện.

4. Qui tắc bù chung:

Nếu công suất bộ tụ ≤ 15% MBA cấp nguồn: sử dụng tụ bù tĩnh; ngược lại sử
dụng tụ bù động.
Vị trí lắp đặt: phải tính đến chế độ bù công suất hoặc bù tập trung, bù nhóm, bù
cục bộ hoặc bù kết hợp.
Trong thực tiễn, chọn phương cách bù dựa vào hệ số kinh tế và kỹ thuật.
Nếu công suất cần bù > 800 kVAr và tải liên tục và ổn định: bộ tụ lắp ở trung thế
thường có hiệu quả kinh tế hơn.

5. Vận hành và xử lý sự cố tụ bù
5.1 Quy định về an toàn

Trong quá trình vận hành tụ bù trung thế, phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy
định sau:
Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cá nhân (nón, ủng cách điện,..) khi thao tác
đóng cắt tụ bù.
Khi xem xét tụ bù đang vận hành, phải đứng ngoài rào chắn hoặc đứng cách xa
theo quy định về khoảng cách an toàn.

14
Trước khi kiểm tra tụ bù, phải cô lập toàn bộ tụ bù. Chờ 5 – 10 phút cho tụ điện
tự xả, tiếp địa hai đầu nơi công tác rồi mới tiến hành kiểm tra.
Không đóng điện vào các tụ có biểu hiện bất thường: mẻ sứ, vỏ móp méo, phù…
Các bộ tụ đặt trong phòng phải có rào chắn và biển báo,… ngoài trừ tụ đặt trong
tủ.
Các bộ tụ trước khi đưa vào vận hành có biên bản thử nghiệm với số liệu đạt tiêu
chuẩn vận hành.
Đối với tụ đặt tại các trạm trung gian

 Không được đóng điện vào tụ khi MBA đang không tải để tránh quá điện
áp, trừ khi có yêu cầu của điều độ viên hệ thống.
 Trước khi đóng điện vào tụ, phải kiểm tra đã mở 3 cầu dao tiếp đất.
 Chờ ít nhất 5 phút trước khi đóng điện lại bộ tụ vừa cô lập.

5.2 Nguyên tắc thao tác đóng, cắt cụm tụ bù

Đóng một cụm tụ bù tĩnh vào lưới


Cắt máy cắt hoặc Recloser hoặc LBS đầu nguồn cấp điện đến cụm tụ bù.
Đóng 3 FCO cụm tụ bù.
Đóng lại máy cắt hoặc Recloser hoặc LBS đầu nguồn cấp điện đến cụm tụ bù.
Lưu ý: Đứng xa tụ bù ít nhât 10m để quan sát đóng máy cắt hoặc Recloser hoặc
LBS.

Cô lập một cụm tụ bù tĩnh ra khỏi lưới


Cắt máy cắt hoặc Recloser hoặc LBS đầu nguồn cấp điện đến cụm tụ bù.
Chờ ít nhất 5 phút để tụ bù tự xả hoàn toàn.
Thử điện, cắt 3 FCO cụm tụ bù.
Đóng lại máy cắt hoặc Recloser hoặc LBS đầu nguồn cấp điện đến cụm tụ bù.

Đóng một cụm tụ bù động vào lưới


Kiểm tra cờ chỉ thị trạng thái làm việc của 3 máy cắt và trạng thái của FCO trước
khi thao tác.

15
Điều khiển đóng cụm tụ vì từ bộ điều khiển bằng cách gạt công tắc sang vị trị
CLOSE hoặc ON (đối với điều khiển bằng TIMER).
Thao tác đóng cụm tụ bù vào lưới từ bộ điều khiển.
Lưu ý: với bộ điều khiển INTELLICAP hoặc MINICAP từ khi thao tác đến khi
máy cắt thực sự đóng là 30 giây. Trong thời gian này, tránh xa bộ tụ ít nhất 30m.

Cô lập một cụm tụ bù động vào lưới


Chuyển công tắc bộ điều khiển tụ bù sang chế độ đóng cắt bằng tay (MANUAL).
Điều khiển cắt cụm tụ bù ra khỏi lưới bằng cách gạt công tắc sang vị trí ON hoặc
OFF (đối với điều khiển bằng TIMER).

6. Kiểm tra tụ bù trong vận hành bình thường


6.1 Thời hạn kiểm tra

Kiểm tra định kỳ:

 Tụ bù đường dây: 1 tháng 1 lần.


 Tụ bù trạm trung gian, nhà máy: mỗi ca trực kiểm tra ít nhất 1 lần.

Kiểm tra kỹ thuật: một năm 1 lần.


Kiểm tra đặc biệt: lúc sự cố hay vận hành bình thường.

6.2 Khối lượng kiểm tra

Chế độ kiểm tra định kỳ:


Tình trạng bên ngoài của tụ: xem có bị biến dạng, chảy dầu hoặc cháy nổ.
Kiểm ra sứ của tụ điện có bị rạn nứt và dơ không.
Tình trạng dây đấu nối và tiếp địa.
Có bị nổ chì, cháy ống không.
Kiểm tra thiết bị đóng cắt như: FCO, máy cắt và bộ điều khiển.
Đối với tụ bù ứng động: kiểm tra thời gian của điều khiển tụ bù có đúng với thời
gian thực tế, tình trạng đóng cắt của cụm tụ; nếu không đúng thì điều chỉnh ngay. Nếu

16
cụm tụ bù hoạt động không đúng chương trình thì ghi nhận báo cáo về bộ phận kỹ
thuật để xử lý.
Đối với tụ bù hư hỏng: thay tụ với thời gian quy định không quá 10 ngày từ khi
phát hiện.
Chế độ kiểm tra kỹ thuật
Nội dung như kiểm tra định kỳ
Thử nghiệm tụ bù (tại phân xưởng) như sau:

 Đo góc tổn hao điện môi


 Thử chịu điện áp tăng cao tần số công nghiệp
 Thử điện áp xung (BIL) sóng tiêu chuẩn (1.2/50 μs)
 Đo trị số điện dung
 Kiểm tra thiết bị phóng điện
 Kiểm tra độ kín vỏ tụ bù
 Đóng tụ 3 lần với điện áp định mức và đo dòng điện dung mỗi pha

Chế độ kiểm tra đặc biệt: nội dung như kiểm tra kỹ thuật

7. Xử lý tụ bù vận hành không bình thường và khi sự cố

Đối với tụ bù vận hành không bình thường hoặc sự cố, khi phát hiện phải tìm mọi
biện pháp để giải quyết, đồng thời báo cáo với cấp trên và ghi nhận những hiện tượng,
nguyên nhân đó vào sổ nhật ký vận hành.

7.1 Những trường hợp phải tách tụ bù ra khỏi vận hành

Tụ bị nổ, phình
Tụ bị vỡ và rạn nứt, sứ tụ có dấu hiệu bị phóng điện
Tụ bị nổi chì nhiều lần
Hư hỏng thiết bị đóng cắt, bộ điều khiển tụ bù
Các số liệu thử nghiệm không đạt tiêu chuẩn vận hành

7.2 Các hiện tượng bất thường và cách xử lý


17
STT Hiện Nguyên Cách xử
tượng Nhân lý

1 Chì không Thay chì


Nổ chì đúng cỡ đúng cỡ
Tụ bị Kiểm tra,
phóng thử
điện bên nghiệm lại
trong tụ trước
khi thay
chì

2 Tụ bị biến
Rỉ dầu dạng do Cô lập
phóng thay tụ
điện làm mới
bung các
mối nối

3 Rơle quá Kiểm tra


dòng tác Tụ bị xác định
động (tụ phóng tụ bị
tại trạm điện phóng, cô
trung gian) lập tụ
hỏng để
thay thế

4 Rơle quá Chờ điện


điện áp tác Điện thế thế thanh
động (tụ thanh cái cái trở về
tại trạm cao bình
trung gian) thường rồi

18
vận hành
lại bình
thường

Lưu ý: khi đứt chì tụ bù mà không xác định được nguyên nhân sự cố thì
không được phép đóng lại tụ bù. Không để công suất phản kháng trên lưới có
giá trị dương lớn (bù thiếu) hoặc âm (bù dư). Phải giữ cho cosφ từ 0.95 – 0.98.

8. Yếu tố làm tăng, giảm tuổi thọ của tụ bù

Điện áp: quá áp 1.1 lần làm giảm tuổi thọ đi gấp đôi
Nhiệt độ: giảm nhiệt độ môi trường xuống 7°C làm tăng tuổi thọ lên gấp đôi
Số lần đóng cắt: đóng cắt không có bộ phận giảm dòng làm tuổi thọ còn 0.4 lần

9. Tính toán bù

Phương pháp chung: tính toán công suất phản kháng trong giai đoạn thiết kế,
qua đó xác định mức độ bù khác nhau.
Những lưu ý khi tính toán:

 Tiền điện trước khi bù


 Tiền điện tương lại sau khi bù
 Chi phí: mua tụ và mạch điều khiển
 Lắp đặt và bảo trì
 Tổn thất trong tụ và tổn thất dây cáp, MBA sau khi lắp tụ

IV. Máy Biến Áp (MBA)

19
MBA 1 Pha – 3 pha

1. Tiêu chuẩn vận hành MBA


1.1 Theo dõi, khống chế nhiệt độ của MBA

Khi nhiệt độ MBA cao:

 Tính chất cơ và điện của vật liệu cách điện của cuộn dây giảm.
 Dầu biến áp bị oxy hoá nhanh, làm cho MBA giảm tuổi thọ.
 Nhiệt độ của MBA tăng lên 8°C thì tuổi thọ giảm đi một nửa.

Nguyên nhân nhiệt độ tăng:

 MBA bị quá tải.


 Một số vòng dây của cuộn dây hoặc một số lá thép của lõi thép bị chập.
 Điều kiện làm mát không tốt.

Do đó trong vận hành phải theo dõi và khống chế nhiệt độ MBA ở mức cho
phép.
Ở phụ tải định mức, nhiệt độ dầu ở lớp trên phải ≤ 95°C (nhiệt độ max của cách
điện cuộn dây là 105°C) đối với MBA làm mát tự nhiên bằng dầu.

1.2 Theo dõi, khống chế điện áp của MBA

20
Khi điện áp đặt vào MBA lớn hơn định mức ở nấc phân áp đang vận hành:

 Dòng từ hoá lõi thép tăng và lõi bị bão hoà.


 Từ thông trong lõi thép gây cảm ứng trong cuộn dây một sức động có biên
độ lớn, gây quá điện áp, gây nguy hiểm cho cách điện của vòng dây MBA.
 Điện áp ra phụ tải của MBA lớn hơn định mức của thiết bị điện thì tuổi thọ
của thiết bị giảm.

Do đó, phải khống chế điện áp đặt vào MBA không vượt quá giá trị cho phép.
Quy định khi MBA vận hành quá điện áp:

 Phụ tải định mức: vận hành lâu dài với quá 5% định mức.
 Phụ tải ≤ 25% định mức: vận hành lâu dài quá 10% định mức.
 Phụ tải không quá định mức: vận hành ngắn hạn (dưới 6 giờ 1 ngày) với
quá 10% định mức.

1.3 Theo dõi, khống chế phụ tải của MBA

Độ lớn của phụ tải và điều kiện làm mát quyết định nhiệt độ MBA.
Trường hợp phụ tải gây ảnh hưởng MBA:

 Phụ tải tăng lên đột ngột làm dây dẫn giãn nở nhiều hơn so với vật liệu
cách điện làm rạn nứt cách điện.
 Phụ tải các pha không đối xứng gây phát nóng cục bộ.

Trong vận hành theo dõi, khống chế phụ tải MBA bao gồm:

 Phụ tải lúc vận hành bình thường.


 Phụ tải cho phép lúc hệ thống làm mát không bình thường.
 Quá tải và thời gian quá tải cho phép, bao gồm quá tải bình thường và sự cố
 Cân bằng phụ tải các pha.

Trong vận hành, MBA cho phép quá tải sự cố

Quá tải bình thường: là quá tải có thể áp dụng thường xuyên trong thời gian sử
dụng MBA. Tham khảo số liệu sau:

21
Bộ Thời gian quá tải (giờ - phút) với mức tăng nhiệt độ của lớp
i dầu so với nhiệt độ không khí trước khi quá tải, °C
số
13. 18 22. 27 31. 36
qu
5 5 5
á
tải
the
o
đị
nh
m
ức

1.1 3– 3– 2– 2– 1– 1–
50 25 50 10 25 10

1.2 2– 1– 1– 0– - -
05 40 15 45

1.3 1– 0– 0– - - -
10 50 30

1.4 0– 0– - - - -
40 25

1.5 0– - - - - -
15

Quá tải sự cố: là quá tải cho phép sử dụng trong trường hợp sự cố (2 MBA vận
hành song song, thì 1 MBA bị sự cố và MBA còn lại mang cả 2 tải). MBA dầu được
phép vận hành quá tải cao hơn dòng điện định mức các giới hạn sau:

Dòn 30 45 60 75 100

22
g
quá
tải
(%)

Thời 120 80 45 20 10
gian
quá
tải
cho
phép
(phú
t)

Lưu ý:

 MBA 3 pha đấu Y/Yo không được phép mang tải 1 pha hoặc mang tải 3
pha không đối xứng lớn. Do làm tăng điện áp thứ cấp rất lớn làm hư h ỏng MBA
hoặc các thiết bị đầu vào các pha.
 MBA 3 pha lõi thép đấu Y/Yo – 12: dòng trung tính không quá 25% dòng
pha định mức.
 MBA cho phép quá tải cao hơn dòng định mức 40% với điều kiện: hệ số
phụ tải 0.93 và thời gian không quá 6 giờ.
Theo dõi, khống chế hệ thống làm mát của MBA: Giữ các ống tản nhiệt và cánh
tản nhiệt làm việc bình thường, không được tắc dầu.

1.4 Theo dõi, khống chế điện trở cách điện của MBA

23
Điện trở cách điện cuộn dây R 60 ở cùng nhiệt độ cuộn dây, sử dụng cùng loại
đồng hồ đo để đảm bảo chính xác (không được lệch quá 30% so với số liệu nhà chế tạo
hoặc so với lần thí nghiệm trước).
Tối thiểu: R60 ≥ 200 MΩ với nhiệt độ cuộn dây 30°C.
Nếu đo khác với lần trước thì phải qui về cùng nhiệt độ thông qua hệ số K I như
sau:

Chênh
lệch 1 2 3 4 5 10 15 20 25 30
°C

KI 1.04 1.08 1.13 1.17 1.22 1.50 1.84 2.25 2.75 3.40

Xác định hệ số hấp thụ Kht = R60 / R15 (ở 15°C) để xem xét cuộn dây có bị ẩm
không, với:

 Kht < 1.3: cuộn dây bị nhiễm ẩm


 Kht = 1: cuộn dây bị ẩm nặng, cần phải sấy
 Kht >1.3: cuộn dây cách điện khô và tốt
 Kht = 2: cuộn dây cách điện rất khô và rất tốt

Đối với MBA 1 pha: đo điện trở cách điện cuộn cao – hạ và hạ- vỏ.

Đối với MBA 3 pha: đo điện trở cách điện cuộn cao – hạ, cao – vỏ và hạ- vỏ.

Khi đo điện trở phải vệ sinh sạch sẽ các sứ đầu ra của các cuộn dây.
Giám sát nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về chất lượng dầu:
Chất lượng dầu MBA ảnh hưởng đến vận hành an toàn, liên tục và lâu dài của
MBA.
Dầu trong MBA có nhiệt độ cao lại thường xuyên tiếp xúc với không khí, hơi
ẩm, có khi tiếp xúc với nước mưa. Do đó, dầu dễ bị oxy hoá, bị già cỗi làm giảm chất
lượng của dầu như giảm cường độ cách điện, tăng tạp chất... làm dẫn đến các sự cố
nghiệm trọng cho MBA như chọc thủng cách điện, cách điện và lõi thép bị ăn mòn,
hiệu suất giảm...

24
Đồng thời, khi MBA vận hành không bình thường sẽ ảnh hưởng xấu đến chất
lượng dầu: MBA bị quá nhiệt và dầu sẽ bị phân huỷ tạo nhiều tạp chất, nhiệt độ cháy
bị giảm có thể dẫn đến bốc cháy dầu.
Vì vậy, trước khi vận hành MBA phải lấy mẫu để phân tích thử nghiệm kiểm tra
chất lượng dầu, đồng thời phải lấy mẫu thử mỗi năm một lần.
Dầu phải đạt tiêu chuẩn thí nghiệm điện áp chọc thủng.

Cấp điện áp của Điện áp chọc thủng của dầu MBA (kV)
MBA (kV)
Dầu mới trong Dầu trong vận
máy hành

15 đến 35 35 30

Lưu ý:

 Nếu điện áp chọc thủng của dầu giảm trên 15% thì phải lọc dầu để nâng
chất lượng dầu lên
 Nếu điện áp chọc thủng của dầu giảm trên 30% thì phải sấy MBA

1.5 Kịp thời phát hiện và xử lý hiện tượng không bình thường của MBA

MBA phải được đưa ra khỏi vận hành trong các trường hợp sau:

 Có tiếng kêu mạnh, không đều và tiếng phóng điện bên cạnh máy
 Sự phát nóng của máy tăng lên bất thường và liên tục trong điều kiện làm
mát bình thường, phụ tải định mức
 Dầu tràn ra ngoài máy, vỡ kính phòng nổ hoặc dầu phun ra van an toàn
 Mức dầu hạ thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ thấp
 Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột
 Các sứ bị rạn, vỡ, bị phóng điện bề mặt. Đầu cốt bị nóng đỏ
 Kết quả phân tích dầu cho thấy dầu không đạt tiêu chuẩn

Khi xảy ra sự cố MBA, khi chỉ có nổ chì FCO hoặc aptomat, thiết bị bảo vệ cao
áp và hạ áp tác động, nếu kiểm tra không phát hiện cháy, phát nóng hay hiện tượng bất

25
thường nào, trước khi thao tác đóng điện đưa MBA vào vận hành phải tiến hành đo tỉ
số biến áp.

2. Kiểm tra và quan sát bên ngoài MBA trong vận hành
2.1 Mục đích

Nhằm kịp thời phát hiện những thiếu sót, những hiện tượng không bình thường
MBA mà nếu cứ tiếp tục duy trì, không xử lý sẽ phát hiện thành những hư hỏng lớn
dẫn đến sự cố MBA.

2.2 Nội dung kiểm tra, quan sát

Ghi chép các thông số vận hành: điện áp, dòng điện, công suất hữu công, vô
công, nhiệt đầu dầu...
Kiểm tra quan sát bên ngoài MBA, bao gồm:
Mức dầu trong bình dầu phụ (nếu có):

 MBA 1 pha: mức dầu ngang sứ xuyên hạ thế.


 MBA 3 pha: mức dầu trong giới hạn khoảng vạch quị định trên mức chỉ ống
dầu.

Hệ thống nối đất vỏ máy, trung tính, chống sét, vỏ tủ hạ áp (nguyên vẹn, chắc
chắn, tiếp xúc tốt và điện trở nối đất Rnđ ≤ 4Ω).
Tiếng kêu của MBA:

 Tiếng kêu o..o đều đặn nhưng to: có thể do quá điện áp, quá tải hoặc bù lon
ép lõi thép bị hỏng.
 Tiếng kêu lách cách của hiện tượng phóng điện trong MBA.

Cánh tản nhiệt: bình thường phần trên nóng hơn phần dưới.
Tình trạng buồng MBA: cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thông hơi,...
Trang bị phòng, chữa cháy
Các trang bị khác:

 Tủ hạ áp: nêm cửa, đáy tủ và mặt sau tủ, khoảng hở...

26
 Thiết bị bảo vệ: FCO hoặc LBFCO, dao cách ly (ống mang chì, tiếp xúc
lưỡi dao, lò xo ép tiếp điểm, mối nối, nối đất, cỡ dây phù hợp); Áptomat (hợp
chuẩn, dòng định mức phù hợp).
 Hệ thống đo đếm: TI và công tơ có quá tải; nối đất.
 Hệ thống tụ bù hạ áp: đầu nối, tiếng kêu, bên ngoài có phòng rộp hoặc chảy
dầu; tiếp địa tụ; hệ thống bảo vệ và tự động; không được dùng CB tép để bảo vệ.

Lưu ý:

 MBA > 1000 kVA sau khi chuyển nấc điều chỉnh điện áp cần kiểm tra điện
trở một chiều. Ngược lại cần kiểm tra thông mạch.
 MBA quá 3 tháng không sử dụng phải tiến hành đo điện trở cách điện và
lấy mẫu thí nghiệm dầu.

3. Nguyên nhân và biện pháp ngăn ngừa sự cố

S Nguyên nhân Biện pháp ngăn ngừa


T
T

1 Quá tải công tơ (trực tiếp) Theo dõi phụ tải thường xuyên
để thay đổi công tơ

2 Chạm chập lưới hạ thế mà Dùng CB hợp chuẩn và dòng


CB không tác động do kẹt định mức phù hợp với phụ tải
cơ cấu cơ khí, dính tiếp điểm MBA
hoặc dòng danh định không Thực hiện đúng chế độ bảo
phù hợp dưỡng

27
3 Đấu sai cực tính khi ghép Đào tạo hoặc đào tạo lại CB
song song MBA cuộn thứ quản lý vận hành MBA
cấp

4 Đấu nhầm dây dẫn phía thứ Xác định bằng VOM và phân
cấp của MBA 3 pha vào các biệt theo màu sắc
pha khác nhau

5 Các tiếp xúc không tốt Làm sạch bề mặt các đầu nối

6 Nối đất MBA trung tính 3 Xiết lại đai ốc ti sứ trung tính
pha không tốt

7 Điện áp vào MBA cao hơn Đặt lại nấc điều chỉnh điện áp
cho phép

8 Sứ cao áp bị phóng điện do Dùng chụp cách điện/ rửa sứ


động vật bám vào định kỳ

9 MBA bị lệch pha Cân bằng lại phụ tải

10 MBA bị quá tải Đo tải định kỳ


Kiểm tra mức dầu
Không để MBA bị rỉ sét

11 MBA bị hụt dầu Không để phát nóng ở ti sứ hạ


áp dẫn đến nứt sứ gây trào dầu
ra ngoài (nhất là MBA 1 pha
vì không có chỉ thị)

12 Chất lượng dầu kém (suy Thí nghiệm định kỳ hàng năm
giảm cách điện) Không để MBA vận hành quá
tải thường xuyên, lọt ẩm
28
13 Quá dòng do khởi động Áp dụng phương pháp hạn chế
động cơ dòng khởi động: sao – tam
giác, soft start...

4. Các kiểu làm việc của MBA 1 pha


4.1 Đấu MBA 1 pha 2 cuộn dây

 Bên thứ cấp 2 cuộn dây (X1-X2 , X3-X4) được đấu song song.
 Đầu cuộn 1 (X1) và đầu cuộn 2 (X3) cho ra dây pha.
 Cuối cuộn 1 (X2) và cuối cuộn 2 (X4) cho ra trung tính (X2-X4 nối đất,
làm trung hòa cho lưới).

4.2 Đấu MBA 1 pha 3 cuộn dây

Cách đấu dây:

 Bên thứ cấp 2 cuộn dây (X1-X2 , X3-X4) được đấu nối tiếp.
 Cuối cuộn 1 (X2) và đầu cuộn 2 (X3) được đấu nối tiếp.
 Đầu cuộn 1 (X1) cho ra dây pha L1.
 Cuối cuộn 2 (X4) cho ra dây pha L2.
 Cuối cuộn 1 (X2) và đầu cuộn 2 (X3) cho ra trung tính (X2-X3 nối đất, làm
trung hòa cho lưới).

29
4.3 Đấu ghép 2 MBA 1 pha 2 cuộn dây: thành lưới 1 pha 3 dây.

Giả sử 2 MBA 1 pha 2 cuộn dây giống nhau cực tính (X1-X2 , X3-X4).

 Đầu cuộn 1 (X1) và đầu cuộn 2 (X3) của máy 1 cho ra dây pha 1.
 Cuối cuộn 1 (X2) và cuối cuộn 2(X4) của máy 1 cho ra trung tính,nối vỏ
làm trung hoà cho lưới.
 Đầu cuộn 1 (X1) và đầu cuộn 2 (X3) của máy 2 cho ra nối vỏ,cho ra trung
tính và nối với trung tính của máy 1.
 Cuối cuộn 1 (X2) và cuối cuộn 2(X4) của máy 2 cho ra dây pha 2.

4.4 Đấu ghép 3 MBA 1 pha 2 cuộn dây: thành lưới 3 pha 4 dây (dấu Y)

30
Giả sử 3 máy biến thế 1 pha 2 cuộn dây giống nhau cực tính (X1-X2 , X3-X4).
Cuộn dây bên sơ cấp:

 Đầu cuộn dây (H1) của máy 1, máy 2, máy 3 được đấu đúng thứ tự pha: pha
1, pha 2, pha 3 của lưới điện phân phối.
 Cuối cuộn dây (H2) của máy 1, máy 2, máy 3 được đấu vào vỏ máy và
được nối đất.

Hai cuộn dây bên thứ cấp của mỗi máy được đấu được đấu song song:

 Đầu cuộn 1 (X1) và đầu cuộn 2 (X3) cho ra dây pha P .


 Cuối cuộn 1 (X2) và cuối cuộn 2 (X4) cho ra trung tính (X2-X4).
 Máy 1: Đầu 2 cuộn dây X1-X3 cho ra dây pha P1.
 Máy 2: Đầu 2 cuộn dây X1-X3 cho ra dây pha P2.
 Máy 3: Đầu 2 cuộn dây X1-X3 cho ra dây pha P3.
 Cuối cuộn 1 (X2) và cuối cuộn 2 (X4) của 3 máy được nối tắt cho ra trung
tính (X2-X4 nối đất, làm trung hòa cho lưới).

Chú ý:

31
Thực tế, các hãng sản xuất có cách đầu sứ ra hạ thế vào các đầu ra của 2 cuộn
dây theo thứ tự khác nhau.
MBA của THIBIDI và Cơ Điện có đầu ra hạ thể theo thứ tự (từ trái sang phải): 2
cực đầu của cuộn dây thứ cấp rồi đến 2 cực cuối của cuộn dây thứ cấp (X1 - X3 - X2 -
X4).
Hiện nay trên lưới có một số MBA có các đầu ra hạ thế không còn theo nguyên
tắc trên và không giống trên Nameplate.
Do đó khi đầu dây MBA để vận hành cho từng chế độ phải xác định đúng cực
tính của từng cuộn dây ra để đầu đúng hoặc phải căn cứ vào phiếu kiểm tra MBA.

5. Các thao tác xác định thông số trên MBA


5.1 Xác định cực tính cuộn dây

Dụng cụ đo: VOM đo được VDC và Pin 9V.


Các bước thực hiện:
Bước 1: Chỉnh VOM để thang đo VDC. Dùng VOM để đo điện áp ra của cuộn
dây thứ nhất (giả sử X1 và X2) .
Bước 2: Đặt que đo màu đỏ vào đầu dây X1, que đo màu đen vào đầu dây X2.
Bước 3: Nối cực ( - ) của Pin 9V vào vỏ máy (đầu thứ 2 của cuộn dây sơ cấp).
Bước 4: Quẹt nhẹ cực ( + ) của Pin 9V vào sứ cao của MBA.

 Quan sát nhanh giá trị điện áp hiển thị trên VOM và để ý đến giá trị (-) hoặc
( + ) hiển thị trên màn hình.
 Nếu giá trị ( + ) thì cực X1 là đầu cuộn , nếu giá trị ( - ) thì cực X1 là cuối
cuộn ( X2 là đầu cuộn ).

Bước 5: Lặp lại phép đo cho 2 đầu dây còn lại (xem thao tác thực tế trên MBA)
Việc xác định cực tính rất quan trọng khi thực hiện đầu dây MBA.
Bắt buộc phải đo xác định cực tính cuộn dây MBA khi đầu dây cho các MBA.
Trường hợp MBA Có phiếu kiểm tra đã xác định đúng cực tính thì có thể không
cần xác định lại.

5.2 Đo tỉ số biến
32
Dụng cụ đo: VOM đo được VAC và nguồn điện AC 220V.

Chuẩn bị:

Trường hợp đo trạm bị sự cố, CNĐ phải chuẩn bị máy phát điện.
Trường hợp được trang bị thêm Variac để chỉnh điện áp tăng từ từ đến 220V thì
càng tốt.
Kiểm tra vị trí Tap - changer chọn cấp điện áp ở nấc 12,7.
Kiểm tra vị trí Tap - changer chỉnh điện áp ở đúng vị trí muốn đo tỉ số biến, ví dụ
đo tỉ số biến ở nấc 3 (100%).
Tính toán sơ bộ giá trị điện áp ra ở thứ cấp theo tỉ số biến lý thuyết:

 Tỉ số biến theo định mức (ở nấc 100 %): K= 12,7/0,23 = 55,217.


 Khi đưa điện áp 220V vào sứ cao, điện áp ra sứ hạ là: U ht= 220/ 55,217 =
3,984V.

Các bước thực hiện:


Bước 1: Đầu nguồn 220VAC vào 2 đầu cuộn sơ cấp (đầu sứ cao và vỏ MBA)
Bước 2: Bật CB nguồn AC, dùng VOM để đo lại giá trị điện áp Sơ cấp. Đặt là
USC
Bước 3: Dùng VOM đo điện áp ra thứ cấp ở cuộn dây 1 (X1 và X2) . Đặt là U tc1
Bước 4: Tính tỉ số biến: K1 = Usc / Utc1
Lưu ý : Khi đo bằng phương pháp này không được đưa áp 220VAC vào 2 đầu
dây hạ thể của MBA .
Bước 5: Dùng VOM đo điện áp ra thứ cấp ở cuộn dây 2 (X3 và X4) . Đặt là Utc2
Bước 6: Tính tỉ số biến: K2 = Usc / Utc2
Bước 7: Tắt CB nguồn . Chỉnh Tap - changer sang vị trị nấc điện áp khác và lặp
lại phép đo tương tự như trên.
Sau khi đo xong phải đối chiếu lại tỉ số biển với thông số của nhà chế tạo ( sai số
cho phép ≤ ±0,5 % ).

5.3 Đo cách điện MBA

Dụng cụ đo: MOhm – met 2500V

33
Các bước thực hiện:
Bước 1: đấu nối tiếp 2 đầu dây ra của 2 cuộn thứ cấp
Bước 2: Đo Rcđ cao - hạ. Ghi nhận giá trị điện trở ở giây thứ 15 và giây thứ 60
( R15 và R60 )
Bước 3: Đo Rc1 hạ - vỏ. Ghi nhận giá trị điện trở ở 15 giây và 60 giây (R15 và
R60 )
Sau khi đo xong phải đối chiếu lại với thông số của nhà sản xuất và thông số quy
định ( R60 > 200M2 )

5.4 Tính hệ số hấp thụ

Dùng công thức Kht = R60/R15


Sau khi đo xong phải đối chiếu lại với thông số của nhà chế tạo và thông số quy
định (≥1,3)

34
V. Trạm Biến Áp (TBA)

1. An toàn khi vận hành trạm


1.1 Điện áp bước và điện áp tiếp xúc

Điện áp bước: là điện áp đặt vào 2 chân người đi vào đất có điện

35
Điện áp tiếp xúc: là điện áp đặt vào người tại điểm cơ thể chạm vào thiết bị (hay
vỏ thiết bị rò điện) có điện áp.
Đứng càng xa chỗ chạm đất thì điện áp bước càng giảm. Cách di chuyển ra khỏi
vùng có điện áp bước: người bị nạn nhảy cò cò 1 chân ra, hoặc nhảy chụm chân ra
khỏi vùng có điện áp bước.

1.2 An toàn khi kiểm tra vận hành thiết bị

Người làm nhiệm vụ kiểm tra các thiết bị cao hạ áp phải có bậc 3 an toàn trở lên.
Người được đi kiểm tra hoặc ghi số công tơ điện 1 mình không được vượt qua
rào chắn hoặc tự ý sửa chữa thiết bị.
Nếu cần mở lưới kiểm tra thiết bị đang vận hành thì người đứng ngoài giám sát
phải có bậc 4 an toàn trở lên, người vào phải có trình độ không thấp hơn bậc 3 an toàn
và phải quan sát kỹ tới các phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn.
Các nhân viên công tác trong trạm phải nắm những thiết bị đang vận hành bị mất
điện hoặc đã cắt điện nhưng chưa nối đất hoặc thiết bị dự phòng đặt trong trạm thì
dòng điện có thể khôi phục lại bất ngờ, cấm làm việc trên các thiết bị đó. Khi có giông
sét không được kiểm tra các trạm ngoài trời.

1.3 Biện pháp an toàn khi làm việc trên máy cắt

Sau khi cắt máy cắt phải kiểm tra lại chỗ trạng thái cắt, nếu sau đó có thao tác
dao cách ly.
Trước khi bắt đầu thao tác cầu dao thanh cái, khi chuyển điểm đóng từ hệ thống
thanh cái này sang hệ thống thanh cái khác phải kiểm tra tại chỗ vị trí đóng của máy
cắt liên lạc.
Trước khi thao tác di chuyển máy cắt hợp bộ từ trạng thái làm việc sang thí
nghiệm hoặc ngược lại, cần phải kiểm tra vị trí của nó.

1.4 Biện pháp an toàn khi làm việc ở mạch đo lường bảo vệ có điện

Tất cả cuộn dây thứ cấp của TU và TI cần phải có dây nối đất cố định.

36
Cuộn thứ cấp của TI không được hở mạch.
Cuộn thứ cấp của TU không được ngắn mạch.
Phải có phiếu công tác, có 2 người làm việc.

1.5 Biện pháp an toàn dùng mêgomet đo cách điện thiết bị

Chỉ được dùng mêgomet để đo khi:

 Khi các thiết bị đã tách rời khỏi hoàn toàn ở mọi phía.
 Trước khi đo cần phải biết chắc chắn là không có người làm việc ở bộ phận
thiết bị đang cần đo.
 Cấm những người ở gần đó không được chạm vào những vật dẫn điện.

1.6 Biện pháp an toàn dùng tụ điện cao thế

Mỗi tụ trước khi đấu lên dây pha được đặt bảo vệ bằng cầu chì tự rơi, với dòng
định mức của dây chảy bảo vệ không vượt quá 110% dòng định mức của tụ.
Máy cắt bảo vệ cho tụ được chỉnh định không quá 120% dòng định mức của tụ.
Trước khi công tác trên tụ phải lưu ý đóng dao tiếp đất hoặc tiếp địa lưu động để
xả điện trên tụ ít nhất 5 phút trước khi thao tác.
Điện áp vận hành tụ không vượt quá 110% định mức của tụ; nếu vượt quá giới
hạn phải cắt tụ ra khỏi mạng điện.
Khi thấy tụ bị phình, phải cô lập tụ ngay vì đó là hiện tượng sự nguy hiểm, tụ
điện có thể nổ.

37
2. Rơle

2.1 Rơle quá dòng tức thì

Rơle quá dòng tức thì là rơle tác động khi dòng điện qua rơle vượt quá trị số định
trước và tác động cắt máy cắt ngay lập tức, không có thời gian trì hoãn.
Về nguyên tắc, rơle này gồm phần tĩnh là cuộn dây có lõi sắt, phần động là tấm
sắt non có mang tiếp điểm động. Khi dòng điện qua cuộn dây đủ lớn, tấm sắt non sẽ bị
hút vào lõi sắt của phần tĩnh và kéo theo tiếp điểm động đóng vào tiếp điểm tĩnh.
Để điều chỉnh dòng tác động theo ý muốn, thông thường phần động được gắn với
một lò xo với kết cấu có thể điều chỉnh được nhằm thay đổi lực tác động lên phần
động, có nghĩa là thay đổi dòng điện tác động của rơle.

2.2 Rơle quá dòng định thì

Rơle này là rơle tác động khi dòng điện qua rơle vượt quá trị số định trước nhưng
không tác động máy cắt ngay lập tức mà có thời gian trì hoãn. Rơle quá dòng định thì
có 2 loại:
Đặc tuyến thời gian độc lập: gồm rơle quá dòng tức thì và một rơle thời gian
kết hợp lại. Khi phần tức thì tác động sẽ đóng tiếp điểm cấp nguồn cho rơle thời gian.
Sau thời gian định trước, rơle này sẽ đóng tiếp điểm và tác động máy cắt. Nếu trong
thời gian trì hoãn, dòng qua phần tử tức thì giảm (sự cố mất đi), thì tiếp điểm không
giữ nữa thì rơle thời gian không được cấp điện và sẽ không tác động đến máy cắt. Thời
gian tác động không phụ thuộc và trị số dòng sự cố đi qua rơle.

38
Đặc tuyến thời gian phụ thuộc: được chế tạo theo nguyên tắc cảm ứng. Dòng
cảm ứng đi vào cuộn dây tạo từ thông xuyên qua 1 đĩa nhôm làm xuất hiện một dòng
điện xoáy trên đĩa và làm quay đĩa. Đĩa này quay là tiếp điểm động đóng vào vào tiếp
điểm tĩnh, đi cắt máy cắt. Để điều chỉnh thời gian tác động, người ta dùng lo xo xoắn
lắp trên trục đĩa và điều chỉnh độ xoắn để có phản lực thích hợp. Ưu điểm rơle này là
thời gian tác động càng ngắn khi dòng qua rơle càng lớn, do đó loại bỏ nhanh sự cố
nặng nhưng vẫn duy trì thời gian cần thiết đối với biến động nhỏ.

3. Máy cắt

LBS

Recloser

Máy cắt RECLOSER - LBS

Máy cắt là thiết bị dùng để đóng cắt mạch điện và dập tắt hồ quang khi có dòng
phụ tải và khi có dòng ngắn mạch mà không gây hư hại hoặc nguy hiểm gì cho con
người và thiết bị.

3.1 Các loại máy cắt (phân loại dựa vào phương pháp dập hồ quang)

Loại Nguyên lý Ưu điểm Nhược điểm

Nhiều dầu Dầu vừa là chất Có thể chế tạo Kích thước to;
cách điện, vừa 3 pha chung khi có sự cố có
là chất sinh khí trong 1 thùng thể gây cháy
dập tắt hồ lớn do dầu

39
quang chứa trong máy khá
nhiều

Ít dầu Dầu chỉ làm Gọn nhẹ, hiệu Dầu ít nên thời
nhiệm vụ dập quả; ít tốn kém gian bảo trì
hồ quang, cách bảo trì ngắn, cách điện
điện chất rắn dễ nhiễm ẩm

Không khí Dùng không khí An toàn sự cố, Hệ thống khí


nén dập hồ tác động nhanh, nén phức tạp,
quang khả năng cắt cồng kềnh; áp
lớn, độ mòn ít suất cao dễ gây
cháy nổ

Chân không Dập hồ quang Gọn nhẹ, không Phù hợp cấp
trong môi tốn kém trong điện áp thấp,
trường chân chế tạo và vận dòng cắt bé
không hành

SF6 Dập hồ quang Đồ bền điện Giá thành đắt


bằng khí SF6 cao; gọn nhẹ,
an toàn; độ tin
cậy cao, sử
dụng mọi cấp
điện áp và công
suất

3.2 Hư hỏng trong máy cắt và cách xử lý

Cách điện giảm: cần tháo máy cắt và sấy lại cách điện, sứ xuyên, lót cách điện…
với máy cắt dầu thì thay dầu mới, SF6 phải làm chân không trong các cực máy cắt và
thay khí SF6 mới.

40
Điện trở tiếp xúc của tiếp điểm tăng cao: tháo và vệ sinh sạch các mặt tiếp xúc
tiếp điểm của máy cắt.
Thời gian đóng mở tăng vượt quy định: kiểm tra, chỉnh định, bôi trơn lại toàn
bộ hệ thống truyền động.
Không thể đóng mở từ xa: hư hỏng do mạch điều khiển, kiểm tra sửa chữa lại
mạch.
Không thể đóng mở tại chỗ: chi tiết truyền động bị trở ngại do kẹt, hư gãy, sai
lệch một số chi tiết; sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết hư.
Rò rĩ dầu (khí nén, SF6): do các đệm kín hư hỏng, bulong siết các mặt nối lỏng ,
van rò,… sửa chữa hoặc thay thế mới tuỳ mức độ.

4. Dao cách ly

DS

DAO CÁCH LY DS

Dao cách ly là thiết bị dùng để đóng cắt mạch điện không tải, được dùng để cách
ly các phần tử thiết bị cần được sửa chữa với phần tử còn lại của lưới điện.

4.1 Các loại dao cách ly

Phân loại dao cách ly theo:

41
 Ví trí lắp đặt: trong nhà, ngoài trời
 Truyền động đồng thời: đóng cắt 1 pha hay 3 pha
 Kết cấu lưỡi dao: lưỡi chém, quay ngang hoặc co duỗi

4.2 Các hư hỏng dao cách ly và cách xử lý

Thao tác khó: do việc lắp ráp các trục nối, trục quay không đúng hoặc khô mỡ
không được bôi trơn; kiểm tra cân chỉnh lại, vệ sinh bôi mỡ.
Nóng đỏ, đổi màu kim loại, hoặc cháy, biến dạng: do tiếp xúc xấu hoặc do các
lò xo ép đã bị biến dạng hư hỏng tại các điểm tiếp xúc bị phát nhiệt gây cháy; kiểm tra
siết chặt lại các mối nối, tăng lực ép lò xo hoặc thay mới, đánh sạch hoặc dũa lại các
vết cháy tại điểm tiếp xúc, nếu nặng quá phải thay mới.
Sứ đỡ bị phóng điện gây nám hoặc vỡ sứ: do bề mặt sứ bị bẩn, quá điện áp,
hoặc do tác nhân bên ngoài gây nối tắt (rắn bò, chim bay,…); chùi sạch vết nám, thay
thế sứ bể hoặc hỏng nặng.

5. Máy biến điện áp (TU)

Máy biến điện áp là thiết bị có tác dụng cách ly phần sơ cấp với thứ cấp, có
nhiệm vụ biến đổi điện áp lưới từ trị số cao xuống trị số thấp, cung cấp tín hiệu cho
các thiết bị đo lường, bảo vệ, tự động hoá. Công suất tải của TU rất bé (khoảng vài
chục đến vài tram VA), đồng thời tổng trở mạch ngoài rất lớn nên có thể xem TU
thường xuyên làm việc không tải.

5.1 Các loại TU

Phân loại TU: TU khô và TU dầu; TU 1 pha và TU 3 pha

 TU khô: thường được dùng ở cấp điện áp 35kV trở xuống


 TU dầu: sử dụng mọi nhu cầu

Với cấp điện áp cao người ta chế tạo theo kiểu phân cấp hoặc phân áp:

42
 Phân cấp bằng cuộn dây: gồm nhiều tầng lõi từ, cuộn dây sơ cấp được chia
đều trên các lõi, cuộn thứ cấp chỉ quấn trên lõi cuối cùng.
 Phân áp bằng tụ: dùng bộ phân áp bằng tụ lấy 1 phần điện áp cao đưa vào
cuộn sơ cấp.

5.2 Yêu cầu kỹ thuật đảm bảo an toàn của TU

Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị bảo vệ, đo lường… đối với TU: trong
mạch thứ cấp, tuyệt đối phải thực hiện nối đất một đầu của cuộn thứ cấp trước khi
đóng điện vào TU nhằm đề phòng cuộn sơ cấp mạng điện áp cao chạm trực tiếp sang
cuộn thứ cấp. Việc nối đất vỏ thiết bị cũng phải tuyệt đối tuân thủ.
Không được ngắn mạch 2 đầu thứ cấp TU: do TU chỉ cung cấp tín hiệu áp, công
suất máy nhỏ nên khi ngắn mạch thứ cấp thì TU sẽ bị cháy tức thì.

6. Máy biến dòng điện (TI)

TI là thiết bị có tác dụng cách li phần sơ cấp và thứ cấp, có nhiệm vụ biến đổi
dòng điện từ trị số lớn xuống trị số nhỏ hơn để cung cấp cho các dụng cụ đo lường,
bảo vệ, tự động… Tổng trở mạch ngoài TI rất bé nên có thể xem TI luôn làm việc
trong tình trạng ngắn mạch. Thường TI có dòng định mức phía thứ cấp là 1A hoặc 5A.

6.1 Yêu cầu kỹ thuật đảm bảo an toàn TI

An toàn đối với TI: để tránh việc chạm chập giữa cuộn sơ cấp mang điện cao áp
với cuộn thứ cấp và vỏ thiết bị, người ta tuyệt đối tuân thủ đầu tiếp thiết bị và 1 đầu
cuộn thứ cấp trước khi đóng điện vận hành.
TI vận hành ở trạng thái gần như ngắn mạch nên không được phép để hở mạch
thứ cấp: nếu không có tải phải nối tắt để tránh quá điện áp có thể làm hỏng TI.

6.2 Các hư hỏng TI và cách xử lý

Nóng đỏ đầu cosse, dây dẫn phía sơ cấp, có thể gây nứt, hỏng TI

43
 Nguyên nhân: do lắp lỏng hoặc vận hành lâu ngày ốc xiết bị lỏng ra hay bị
oxy hoá tại mối tiếp xúc.
 Sửa chữa: tháo ra đánh sạch, bôi mỡ chống oxy hoá, bắt chặt lại.

TI vận hành nóng, bóc khỏi hoặc cháy nổ

 Nguyên nhân: do để hở các đầu dây thứ cấp hoặc phu thải TI bị đứt hở
mạch
 Sửa chữa: kiểm tra siết lại các đầu dây thứ cấp hoặc thay thế các thiết bị
phụ tải bị hỏng, đứt

TI bị nhiễm ẩm, suy giảm trị số cách điện

 Nguyên nhân: do không kín hoặc phần khử ẩm mất tác dụng
 Sửa chữa: xông sấy lại cuộn dây, mạch từ, thay dầu cách điện mới

TI

TU

TU – TI LẮP TRÊN TRỤ

7. Chống sét

44
7.1 Phân loại chống sét

Chống sét ống: được dùng để bảo vệ các đường dây không treo dây chống sét
hoặc bảo vệ phụ trong các TBA.
Chống sét van: bảo vệ chính chống sóng quá điện áp truyền từ đường dây vào
trạm, trên thanh cái MBA,…
Kim thu sét: thường dùng bố trí nhiều kim để bảo vệ sét đánh trực tiếp vào TBA.
Dây thu sét: bố trí dọc đường dây dẫn (hoặc đan chéo thành lưới che trên phạm
vi TBA) để bảo vệ dọc chiều dài các đường dây dẫn điện.

7.2 Chống sét ống

Chống
sét ống

Cấu tạo: gồm 2 khe hở không khí, một khe S2 được bố trí giữa thiết bị mang
điện và đầu ống chống sét, khe thứ hai S1 đặt trong ống 1 làm bằng vật liệu sinh khí,
giữa cực trên và một cực 2 ở cuối ống chống sét được nối với đất.
Hoạt động: khi quá điện áp cả 2 khe đều phóng điện, dưới tác dụng của hồ
quang, chất sinh khí bị đốt cháy tạo ra áp lực thổi tắt hồ quang. Tuy nhiên khả năng
dập hồ quang của chống sét ống rất hạn chế.

7.3 Chống sét van

45
LA

CHỐNG SÉT VAN (LA)

Cấu tạo gồm 3 phần chính: khe hở phóng điện, điện trở làm việc, nam châm vĩnh
cửu để dịch chuyển hồ quang.
Khe hở phóng điện là một chuỗi các khe hở nhỏ bình thường các khe hở sẽ cách
ly, khi quá điện áp các khe hở sẽ phóng điện…
Điện trở làm việc là loại điện trở phi tuyến, có tác dụng hạn chế dòng điện qua
chống sét van khi sóng quá điện áp chọc thủng khe hở; giá trị điện trở giảm khí điện áp
đặt vào tăng, giá trị điện trở tăng lên khi điện áp giảm xuống bằng điện áp của mạng
điện.
Hoạt động: khi sóng quá điện áp truyền từ đường dây vào trạm, chống sét van sẽ
hoạt động do giá trị điện trở phi tuyến giảm, đồng thời các khe hở làm việc, đưa dòng
xung kích của sóng quá điện áp xuống đất. Khi sóng quá điện áp mất đi, giá trị điện trở
phi tuyến tăng khiến chống sét trở thành cách điện đối với đất.

46
47

You might also like