You are on page 1of 109

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ-ĐỊA CHẤT


---------- * * * ----------

ĐÀO ANH TUẤN

ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG ĐÁ CARBONAT TỈNH PHÚ THỌ


VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2010
2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ-ĐỊA CHẤT
---------- * * * ----------

ĐÀO ANH TUẤN

ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG ĐÁ CARBONAT TỈNH PHÚ THỌ


VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG

Chuyên ngành: Địa chất khoáng sản và thăm dò


Mã số: 60.44.59

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. Nguyễn Tiến Dũng
TS. Doãn Huy Cẩm

Hà Nội - 2010
3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào.

Tác giả luận văn

Đào Anh Tuấn


4

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
Chương 1: Đặc điểm địa chất – khoáng sản tỉnh Phú Thọ 13
1.1. Khái quát về vị trí địa lý và lịch sử nghiên cứu địa chất vùng 13
1.2. Đặc điểm cấu trúc địa chất tỉnh Phú Thọ 18
1.2.1. Đặc điểm địa tầng 18
1.2.2. Các thành tạo magma thâm nhập 30
1.2.3. Cấu trúc - kiến tạo 35
1.2.4. Khoáng sản 39
Chương 2: Đặc điểm chất lượng và tiềm năng đá carbonat tỉnh Phú Thọ 46
2.1. Tổng quan về đá carbonat 46
2.1.1. Khái niệm 46
2.1.2. Yêu cầu chất lượng đá carbonat cho các lĩnh vực sử dụng 50
2.2. Đặc điểm phân bố và chất lượng đá carbonat tỉnh Phú Thọ 57
2.2.1. Vị trí địa tầng chứa đá carbonat 57
2.2.2. Đặc điểm chất lượng của đá carbonat 59
2.3. Đánh giá tài nguyên đá carbonat tỉnh Phú Thọ 76
2.3.1. Lựa chọn các phương pháp đánh giá tài nguyên carbonat 76
2.3.2. Kết quả đánh giá tài nguyên đá carbonat 79
Chương 3: Định hướng khai thác, sử dụng đá carbonat tỉnh Phú Thọ 84
3.1. Hiện trạng thăm dò, khai thác, chế biến đá carbonat 84
3.2. Định hướng sử dụng đá carbonat theo quy hoạch của tỉnh Phú Thọ 90
3.3. Phân vùng quy hoạch phát triển, sử dụng đá carbonat 92
3.3.1. Về quan điểm 92
3.3.2. Nguyên tắc phân vùng 93
3.3.3. Định hướng thăm dò đá carbonat tỉnh Phú Thọ 97
Kết luận 105
Tài liệu tham khảo 107
5

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG

STT Nội dung Trang


1. Bảng 1.1: Đặc điểm chất lượng than 40
2. Bảng 2.1: Phân cấp đá dăm theo cường độ kháng nén 54
3. Bảng 2.2: Phân cấp đá dăm theo độ mài mòn 55
4. Bảng 2.3: Phân cấp đá dăm theo độ chống va đập 55
5. Bảng 2.4: Yêu cầu độ hoạt bột độn khoáng dùng trong sản xuất 56
bê tông atphan
6. Hình 2.1: Dải đá vôi màu xám xanh, xám đen, phân lớp mỏng 60
7. Bảng 2.5: Bảng tổng hợp kết quả mẫu hóa đá vôi dải Tân Lập – 61
Yên Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
8. Bảng 2.6: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đá vôi dải Tân Lập – 62
Yên Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
9. Bảng 2.7: Bảng tổng hợp kết quả phân tích mẫu hóa cơ bản đá 64
vôi dải Bắc Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
10. Bảng 2.8: Bảng tổng hợp kết quả phân tích mẫu hóa toàn diện đá 65
vôi dải Bắc Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
11. Bảng 2.9: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đá vôi dải Bắc 65
Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
12. Bảng 2.10: Bảng tổng hợp kết quả phân tích mẫu tham số xạ đá 66
vôi dải Tân Lập – Yên Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
13. Bảng 2.11: Bảng tổng hợp kết quả phân tích mẫu tham số xạ đá 67
vôi dải Bắc Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
14. Bảng 2.12: Bảng tổng hợp kết quả phân tích mẫu hóa cơ bản đá 69
vôi khu Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
15. Bảng 2.13: Bảng tổng hợp kết quả phân tích mẫu hóa toàn diện 69
đá vôi khu Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
6

16. Bảng 2.14: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đá vôi khu II, huyện 70
Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
17. Bảng 2.15: Kết quả thí nghiệm mẫu bám dính nhựa đường 71
18. Bảng 2.16: Kết quả thí nghiệm mẫu xác định độ nén dập trong 71
xi lanh
19. Bảng 2.17: Kết quả thí nghiệm mẫu xác định độ mài mòn trong 72
tang quay
20. Bảng 2.18: Bảng tổng hợp kết quả phân tích mẫu hóa cơ bản đá 74
vôi khu III, huyện Thanh Ba - Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
21. Bảng 2.19: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đá vôi khu III (đá 75
vôi hệ tầng Đồng Giao), huyện Thanh Ba - Hạ Hòa, tỉnh Phú
Thọ
22. Bảng 2.20: Quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên 80
khoáng sản rắn
23. Bảng 2.21: Tổng hợp kết quả đánh giá trữ lượng đá carbonat đã 81
xác định trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
24. Bảng 2.22: Tổng hợp kết quả đánh giá tài nguyên đá carbonat 83
tỉnh Phú Thọ
25. Bảng 3.1: Kết quả đánh giá trữ lượng đá carbonat của các doanh 84
nghiệp khai thác đá tỉnh Phú Thọ
26 Bảng 3.2: Mạng lưới định hướng các công trình thăm dò đá 100
carbonat
7

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phú Thọ có một vị trí quan trọng không chỉ đối với Hà Nội mà còn đối
với cả phân vùng kinh tế phía bắc. Trong những năm tới, nhu cầu về các loại
nguyên liệu khoáng sản cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là rất lớn. Điều
này đã tạo nên một sức ép lớn đối với ngành công nghiệp khai thác và chế
biến khoáng sản. Trong đó, đáng phải kể đến là nguồn nguyên liệu đá
carbonat cung cấp cho sản xuất vật liệu xây dựng thông thường và xi măng
phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng-kỹ thuật của tỉnh và các vùng phụ cận.
Theo kết quả công tác đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ
1:200.000; 1:50.000 của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, công tác tìm
kiếm khoáng sản trong nhiều năm qua đã phát hiện và khoanh định được diện
tích phân bố các thành tạo đá carbonat trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thuộc các
phân vị hệ tầng: Sa Pa, Sinh Vinh, Bó Hiềng, Bản Páp, Bản Cải, Đa Niêng,
Bắc Sơn, Đồng Giao. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu các nhà Địa chất đều
cho rằng đây là vùng có tiềm năng về đá carbonat. Tuy nhiên, cho đến nay
chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ và có hệ
thống về đặc điểm phân bố, chất lượng; đặc biệt là việc nghiên cứu đánh giá
tiềm năng tài nguyên làm rõ triển vọng của các thành tạo đá carbonat tỉnh Phú
Thọ. Vì vậy, trong thời gian qua mặc dù công tác khai thác và chế biến đá
carbonat đã được các cấp, các ngành của tỉnh Phú Thọ rất quan tâm, song, các
hoạt động khai thác và chế biến đá carbonat nhìn chung chưa có những định
hướng dựa trên một qui hoạch tổng thể nên dẫn đến việc đầu tư kém hiệu quả,
tài nguyên chưa được sử dụng hợp lý, không đúng mục đích, gây lãng phí và
ô nhiễm môi trường.
Vì vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm địa chất, đặc điểm phân
bố, chất lượng và dự báo tiềm năng đá carbonat trên địa bàn tỉnh Phú Thọ làm
8

cơ sở định hướng cho việc sử dụng chúng trong các lĩnh vực công nghiệp
khác nhau là một nhiệm vụ được đặt ra hết sức cấp thiết. Đề tài: "Đặc điểm
chất lượng đá carbonat tỉnh Phú Thọ và định hướng sử dụng” được đặt ra
nhằm góp phần giải quyết yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm địa chất, diện phân bố và đặc điểm
chất lượng đá carbonat và dự báo tiềm năng tài nguyên của chúng làm cơ sở
định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác và sử dụng hợp lý chúng
trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu là các thành tạo đá carbonat phân bố trong
các phân vị địa tầng của vùng nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ các thành tạo địa chất liên quan có
chứa đá carbonat phân bố trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Tổng hợp, phân tích và khái quát hoá các kết quả đo vẽ bản đồ địa
chất khu vực, kết quả tìm kiếm, thăm dò khoáng sản và các công trình nghiên
cứu địa chất khác nhằm làm sáng tỏ đặc điểm địa chất, vị trí địa tầng của các
thành tạo đá carbonat vùng nghiên cứu.
4.2. Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm phân bố, thành phần vật chất, chất
lượng đá carbonat tỉnh Phú Thọ.
4.3. Nghiên cứu đánh giá chất lượng đá carbonat theo lĩnh vực sử dụng
trên cơ sở phân tích thành phần hoá học và các đặc tính cơ lý - kỹ thuật.
4.4. Khoanh định và dự báo tiềm năng đá carbonat làm cơ sở khoa học
cho việc đề xuất công tác tìm kiến, thăm dò, khai thác và sử dụng hợp lý đá
carbonat tỉnh Phú Thọ.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
9

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên, tác giả đã sử dụng hệ phương
pháp sau:
5.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
Tiến hành thu thập các tài liệu về địa hình, địa mạo, địa chất, địa chất
thủy văn, khoáng sản của vùng nghiên cứu; Đồng thời tổng hợp, xử lý và hệ
thống hóa toàn bộ các tài liệu đã thu thập liên quan đến vùng nghiên cứu.
5.2. Khảo sát thực địa
- Tiến hành khảo sát thực địa, nghiên cứu cấu trúc địa chất, đặc điểm
thạch học các đá, xác định chiều dày và thế nằm các tầng đá carbonat; vị trí và
quan hệ giữa tầng đá carbonat với các thành tạo khác.
- Lấy và phân tích bổ sung một số mẫu: mẫu thạch học, mẫu hóa, mẫu cơ lý
5.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng
- Tổng hợp các kết quả phân tích mẫu: mẫu hóa, mẫu cơ lý.
- Phân tích và xử lý tài liệu.
5.4. Phương pháp dự báo tài nguyên khoáng sản
- Tiến hành phân tích, lựa chọn phương pháp đánh giá tài nguyên phù
hợp với loại hình khoáng sản đá carbonat và các tài liệu địa chất - khoáng sản
hiện có.
- Đánh giá tiềm năng tài nguyên đá carbonat phân bố trong các phân vị
địa tầng thuộc tỉnh Phú Thọ theo các phương pháp đã lựa chọn.
5.5. Phương pháp chuyên gia
Tổ chức thu thập các ý kiến của các chuyên gia và các nhà khoa học
về đặc điểm phân bố, chất lượng và khả năng sử dụng đá carbonat tỉnh Phú
Thọ trong các lĩnh vực công nghiệp; tham khảo ý kiến của các nhà địa chất
đã trực tiếp tham gia khảo sát, thăm dò, khai thác đá carbonat trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ.
10

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN


6.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu góp phần nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về
đặc điểm phân bố, chất lượng và tiềm năng tài nguyên đá carbonat tỉnh Phú
Thọ; Đồng thời góp phần hoàn thiện phương pháp đánh giá tài nguyên đá
carbonat không chỉ áp dụng cho tỉnh Phú Thọ mà còn có thể áp dụng cho các
vùng khác có đặc điểm địa chất - khoáng sản tương tự.
6.2. Giá trị thực tiễn
- Là tài liệu tham khảo có giá trị cho cơ quan quản lý trong định hướng
chiến lược phát triển các ngành công nghiệp có sử dụng khoáng sản đá
carbonat của tỉnh Phú Thọ.
- Cung cấp cho các doanh nghiệp về tiềm năng tài nguyên và chất lượng
đá carbonat có mặt trong vùng nghiên cứu làm cơ sở định hướng kế hoạch
thăm dò, khai thác và sử dụng hợp lý có hiệu quả nguồn nguyên liệu carbonat
của tỉnh Phú Thọ vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương và vùng.
7. CƠ SỞ TÀI LIỆU
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở nguồn tài liệu thực tế đa dạng và
phong phú thu thập trong công tác đo vẽ bản đồ địa chất khu vực tỷ lệ
1:200.000, 1:50.000, tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:25.000, 1:10.000. Các báo
cáo kết quả tìm kiếm, thăm dò và khai thác đá carboat trong vùng từ trước tới
nay ở tỉnh Phú Thọ,…
1. Nguyễn Xuân Bao, Đào Đình Thục và nnk. Địa chất khoáng sản tờ
Vạn Yên (F-48-XXVII). Hà Nội, 2004.
2. Phạm Hòe và nnk, 1989. Báo cáo địa chất và khoáng sản nhóm tờ
Thanh Sơn - Thanh Thủy tỷ lệ 1: 50 000. Lưu trữ Viện thông tin, Bảo tàng
Địa chất.
3. Nguyễn Ngọc Kỷ, Hồ Trọng Tý và nnk. Địa chất khoáng sản tờ Hà
Nội (F-48-XXVIII). Hà Nội, 2004.
11

4. Hoàng Thái Sơn, 2000. Báo cáo kết quả đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ
1: 50 000 nhóm tờ Thanh Ba - Phú Thọ. Lưu trữ Liên Đoàn Địa chất Tây Bắc.
5. Tài nguyên khoáng sản tỉnh Phú Thọ. Cục Địa chất và Khoáng sản
Việt nam. Hà Nội, 2005.
6. Danh sách các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ.
7. Quy hoạch vùng khoáng sản chủ yếu và phát triển công nghiệp khai
khoáng tỉnh Phú Thọ. Phú Thọ, 2002.
8. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm
VLXD ở Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg, ngày 28/11/2008.
9. Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở
Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 105/2008/QĐ-TTg, ngày 21/7/2008 và Quyết định số 065/QĐ-TTg
ngày 29/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy
hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến
năm 2020.
Ngoài ra, tác giả còn được tham khảo các tài liệu về kết quả thăm dò
các mỏ đá vôi xi măng, các mỏ đá vôi vật liệu xây dựng thông thường, tổng
hợp và sử lý mẫu hóa cơ bản 354,mẫu hóa toàn diện 65, mẫu cơ lý 102, mẫu
bám dính nhựa đường 25, mẫu xác định nén dập trong xi lanh 25, mẫu xạ 08
và các tài liệu tìm kiếm khác có liên quan đến vùng nghiên cứu của nhiều tác
giả địa chất khác nhau.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn hoàn thành gồm 1 bản lời có khối lượng 109 trang đánh máy
vi tính, một số bản vẽ, biểu bảng và phụ lục kèm theo không kể mở đầu và kết
luận. Luận văn được bố cục làm 3 chương không kể phần mở đầu và kết luận.
12

Mở đầu
Chương 1: Đặc điểm địa chất và khoáng sản vùng nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm chất lượng đá carbonat tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Dự báo tiềm năng và định hướng khai thác, sử dụng đá
carbonat tỉnh Phú Thọ.
Kết luận
Luận văn được hoàn thành tại Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò, Khoa Địa
chất, Trường Đại học Mỏ Địa chất dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.
Nguyễn Tiến Dũng, TS. Doãn Huy Cẩm.
Trong quá trình hoàn thành luận văn, tác giả luôn nhận được sự giúp đỡ
và góp ý của các thầy cô giáo Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò, Khoa Địa chất,
Phòng Đào tạo Đại học và sau Đại học, trường Đại học Mỏ -Địa chất, sự quan
tâm giúp đỡ tạo điều kiện của Lãnh đạo Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Xây Dựng và các cơ quan liên quan của tỉnh Phú Thọ.
Tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các nhà khoa học, các nhà địa
chất đi trước đã tạo điều kiện thuận lợi cho phép học viên được tham khảo và
kế thừa các kết quả nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
13

Chương 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT - KHOÁNG SẢN TỈNH PHÚ THỌ
1.1. KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN
CỨU ĐỊA CHẤT VÙNG
1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía bắc, nằm trong
khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây
Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây - Đông - Bắc).
Phía đông giáp Hà Tây, phía đông bắc giáp Vĩnh Phúc, phía tây giáp Sơn La,
phía tây bắc giáp Yên Bái, phía nam giáp Hoà Bình, phía bắc giáp Tuyên
Quang (hình 1.1, 1.2). Địa giới hành chính tỉnh được giới hạn bới các toạ độ
địa lý:
104o 52' ÷ 105o 27' kinh độ Đông
20o 55' ÷ 21o 45' vĩ độ Bắc
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du mang sắc thái của cả ba vùng địa
hình chính là miền núi, trung du và đồng bằng ven sông nên địa hình bị chia
cắt mạnh. Đặc điểm chung nhất là dốc, cao độ địa hình thấp dần từ bắc xuống
nam và từ tây sang đông. Có thể chia thành kiểu địa hình chủ yếu: Địa hình
núi cao phân bố chủ yếu ở phía tây và phía nam của Phú Thọ với đặc điểm là
địa hình cao và dốc chiếm ưu thế. Địa hình đồi trung du với đặc trưng là các
đồi có đỉnh tròn, sườn thoải, độ cao từ 200 ÷ 500m. Địa hình đồng bằng ven
sông phân bố dọc theo các sông suối lớn với đặc trưng là địa hình thấp dưới
200m, dạng bậc thang.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa nóng ẩm ướt
từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khô có gió mùa từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
14

Dao động nhiệt độ không khí cùng với điều kiện khí hậu là yếu tố quyết định
đến lượng bốc hơi bề mặt lưu vực. Sự phân phối không đều giữa lượng mưa
và lượng bốc hơi các tháng trong năm hình thành nên những thời kỳ hụt nước
(lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa) từ khoảng giữa tháng 10 đến tháng 2 năm
sau và thời kỳ dư nước (lượng mưa lớn hơn bốc hơi).
1.1.4. Mạng sông suối
Phú Thọ là nơi hợp lưu của 3 con sông lớn nhất miền Bắc, đó là sông
Đà, sông Lô và sông Thao (sông Hồng), do đó nước ở hầu hết các tỉnh miền
Bắc đều được chuyển qua Phú Thọ. Các sông lớn này cùng với một số sông
suối nhỏ khác tạo thành một hệ thống sông ngòi đóng vai trò quan trọng trong
việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt và đảm bảo cân bằng môi
trường sinh thái của tỉnh đồng thời cũng là hệ thống giao thông đường thuỷ
quan trọng trong vùng. Ở khu vực phía tây, tây bắc, tây nam của tỉnh (chủ yếu
ở Yên Lập, Thanh Sơn và một phần huyện Hạ Hoà) chủ yếu là hệ thống suối
nhỏ phát triển mạnh.
1.1.5. Lịch sử nghiên cứu địa chất vùng
Phú Thọ là tỉnh có mức độ điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên
khoáng sản tương đối tốt. Địa chất và khoáng sản tỉnh Phú Thọ từ trước đến
nay đã được nhiều nhà địa chất điều tra, nghiên cứu, nhiều mỏ đã được Nhà
nước đầu tư thăm dò.
* Trước năm 1954: Chủ yếu là các công trình của các nhà địa chất
Pháp nghiên cứu về địa chất khu vực, địa tầng nhưng ở mức độ sơ lược.
Trong đó đáng kể đến là các công trình sau: “Địa chất đông bắc Bộ” tỷ lệ
1/3.000.000 của H.Lantenois và G.Zeiller (1907); “Bản đồ địa chất đông bắc
Bắc Bộ” tỷ lệ 1/200.000 và các tập chuyên khảo kèm theo của R.Bourret,
E.Patte (1919¸1925). Năm 1920, L.Dussault đã tiến hành lập các bản đồ địa
15

chất vùng Tuyên Quang tỷ lệ 1/100.000. Năm 1921, L.Dussault đã công bố tài
liệu “ Nghiên cứu ở tây bắc Bắc Bộ” với các bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000.
Năm 1928¸1929, Sở địa chất Đông Dương đã xuất bản loạt tờ địa chất
Đông Dương tỷ lệ 1/500.000 mang tính khái lược về địa chất khu vực.
Năm 1929, 1931, 1936, 1941, J.Fromaget đã công bố hàng loạt những
công trình nghiên cứu có tính chất tổng quát trên toàn lãnh thổ Đông Dương,
trong đó tài liệu “Kiến trúc địa chất Đông Dương, các đá, các mỏ và mối liên
quan có thể của chúng với kiến tạo” xuất bản năm 1941 là một công trình có
giá trị. Lần đầu tiên ông đã phân chia được những đơn vị kiến tạo lớn của lãnh
thổ và ghép chúng vào hệ thống kiến tạo đông nam Á. Năm 1952, J.Fromaget
thành lập tờ “Bản đồ Đông Dương tỷ lệ 1/2.000.000”, tỷ lệ bản đồ tuy nhỏ
nhưng đã khái lược được cấu trúc địa chất và lịch sử phát triển địa chất Đông
Dương.
* Sau năm 1954: Trong thời gian này, dưới sự giúp đỡ của các chuyên
gia địa chất Liên Xô, công tác nghiên cứu địa chất và tìm kiếm khoáng sản ở
nước ta đã được đẩy mạnh và nghiên cứu có hệ thống hơn.
+ Công tác điều tra địa chất khoáng sản khu vực
Công tác nghiên cứu địa chất khu vực đã được nhiều nhà Địa chất trong
nước và quốc tế quan tâm, trong đó đáng kể đến là công trình thành lập bản
đồ địa chất Miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 của Adelung A.E, (1956);
Bản đồ địa chất Miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 kèm theo là các sơ đồ
kiến tạo, tướng đá, cổ địa lý của Kitovanhi S.K, 1961.
Năm 1960¸1965, Dovjikov A.E và nnk đã thành lập “Bản đồ địa chất
Miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/500.000”, trong đó đã phân chia ra các các đới cấu
trúc Sông Lô, Sông Hồng, và Fansipan. Tỉnh Phú Thọ nằm ở khu vực giao nhau
của các đới cấu trúc này.
16

Ngoài các công trình quan trọng kể trên thì vùng nghiên cứu còn có các
công trình: “Bản đồ khoáng sản Miền Bắc Việt Nam” tỷ lệ 1/500.000 của Lê
Văn Cự, 1970; “Bản đồ địa chất Việt Nam (phần Miền Bắc) tỷ lệ
1/1.000.000” của Trần Văn trị, 1977,...
Công tác đo vẽ và thành lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:200.000
trên toàn diện tích tỉnh Phú Thọ được tiến hành từ năm 1968 đến 1973. Có thể
nói đây là những công trình đầu tiên trong công tác nghiên cứu địa chất khu
vực được tiến hành một cách bài bản và có hệ thống với một loạt các tờ bản
đồ tỷ lệ 1:200.000 như: tờ Vạn Yên (F-48-XXVII) của Nguyễn Xuân Bao -
Đoàn Địa chất 20B, năm 1969; tờ Yên Bái (F-48-XXI), Nguyễn Vĩnh - Đoàn
20B, năm 1972; tờ Hà Nội (F-48-XXVIII), Hoàng Ngọc Kỷ - Đoàn 204, năm
1973 và tờ Tuyên Quang (F-48-XXII), Phạm Đình Long - Đoàn 20ª, năm
1986.
Nhờ các công trình này, những đơn vị cấu trúc địa chất chính trong
vùng đã được xác định và thể hiện, một loạt các phân vị địa tầng được xác
lập. Công tác tìm kiếm khoáng sản kèm theo cũng được tiến hành và kết quả
đã tổng hợp và phát hiện một loạt điểm khoáng sản có giá trị. Các kết quả này
là tiền đề rất tốt cho các công tác điều tra tiếp theo.
+ Công tác điều tra địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000
Công tác này có đo vẽ lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 và
điều tra địa chất đô thị tỷ lệ 1:50.000 được tiến hành từ năm 1985 đến năm
2000 và vẫn được tiếp tục trong thời gian tới. Đến nay, phần lớn diện tích tỉnh
đã được điều tra lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 chỉ còn một
phần diện tích phía Tây tỉnh (thuộc các huyện Hạ Hoà, Cẩm Khê, Yên Lập và
Tân Sơn) chưa được tiến hành nhưng đã được đưa vào qui hoạch để điều tra
lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000. Các nhóm tờ đã được thành lập
gồm: Địa chất và Khoáng sản 1:50.000 tờ Đại Từ - Thiện Kế của Nguyễn Văn
17

Phát, 1985. Địa chất và Khoáng sản 1:50.000 nhóm tờ Hà Đông - Hoà Bình
của Trần Đăng Tuyết, 1989. Địa chất và Khoáng sản 1:50.000 nhóm tờ Thanh
Sơn - Thanh Thủy của Nguyễn Đình Hợp, 1989. Địa chất và Khoáng sản tỉ lệ
1:50.000 nhóm tờ Hoà Bình - Suối Rút của Nguyễn Công Lượng, 1992; Địa
chất và Khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 nhóm tờ Hà Nội của Ngô Quang Toàn,
1994; Địa chất và Khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Vạn Yên của Nguyễn
Công Lượng, 1995; Địa chất và Khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Đoan
Hùng - Yên Bình của Hoàng Thái Sơn, 1997; Địa chất và Khoáng sản tỷ lệ
1:50.000 nhóm tờ Thanh Ba (Phú Thọ) của Hoàng Thái Sơn, 2000;
Kết quả đo vẽ địa chất 1:50.000 đã làm rõ cấu trúc địa chất trong khu
vực, cụ thể hoá nhiều dơn vị cấu trúc địa chất đã được xác lập trong bản đồ
địa chất 1:200.000, phân chia chi tiết các tập đá và xác lập thêm một số hệ
tầng trầm tích và phức hệ magma. Công tác điều tra khoáng sản kèm theo đã
phát hiện thêm nhiều điểm quặng có triển vọng (vàng, kaolin, felspat, graphit,
vermiculit...) trong đó 1 số điểm được tìm kiếm chi tiết hoá và đánh giá tài
nguyên dự báo.
Các tài liệu của các công tác trên có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc
quy hoạch phát triển, quản lý đô thị và khai thác, chế biến khoáng sản, sử
dụng đất đồng thời cũng là cơ sở quan trọng cho công tác điều tra địa chất
khoáng sản tiếp theo.
+ Công tác tìm kiếm, và thăm dò khoáng sản
Công tác tìm kiếm, và thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh được bắt
đầu từ những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ trước và tiếp tục cho đến ngày
nay. Công tác này được tiến hành chủ yếu tập trung vào các mỏ, điểm quặng
có triển vọng đã được phát hiện từ trước và sau này là các điểm quặng được
phát hiện thêm qua quá trình đo vẽ lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ
1:200.000 và 1:50.000.
18

Các khoáng sản vốn được coi là có triển vọng trong vùng như kaolin,
felspat, talc; asbest, pyrit đã được Nhà nước đầu tư khá nhiều từ tìm kiếm đến
thăm dò với nhiều giai đoạn khác nhau nhưng chủ yếu tập trung vào những khu
vực có mỏ đã được phát hiện từ trước, trong đó nhiều diện tích được thăm dò.
- Các khoáng sản graphit, talc, vermiculit, puzơlan được phát hiện
nhiều trong khu vực nhưng hầu như chưa được tìm kiếm chi tiết hoặc thăm dò
nên triển vọng thực sự của chúng chưa được đánh giá đầy đủ.
- Các điểm khoáng sản kim loại như sắt, vàng, uran-thori đã được phát
hiện, nhưng đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện trên
địa bàn tỉnh.
- Đối với đá carbonat trên địa bàn Phú thọ, mặc dù nhiều mỏ đã được
đưa vào khai thác ở qui mô nhỏ nhưng chưa được đầu tư, đánh giá một cách
đầy đủ về tài nguyên, trữ lượng cũng như chất lượng của chúng.
Ngoài ra nhiều loại khoáng sản khác như chì-kẽm, barit, silimanit...
cũng mới chỉ được điều tra ở mức độ tìm kiếm sơ bộ hoặc khảo sát, phát hiện
trong quá trình đo vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT TỈNH PHÚ THỌ
1.2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG
Các trầm tích trong phạm vi tỉnh Phú Thọ khá đa dạng và phong phú
bao gồm các thành tạo có tuổi từ PaleoProterozoi đến Kainozoi. Chúng phân
bố trên ba đới tướng cấu trúc: Sông Hồng, Fansipan và Sông Lô thuộc 2 miền
kiến tạo khác nhau (tây bắc và đông bắc Việt Nam). Chúng được chia thành
các phân vị địa tầng sau: Hệ tầng Núi Con Voi (PPnv), hệ tầng Ngòi Chi (PP-
NPnc), hệ tầng Suối Chiềng (PPsc), hệ tầng Sinh Quyền (PP-MPsq), hệ tầng
Sa Pa (NPsp), hệ tầng Thác Bà (NP3- e1tb), hệ tầng Thạch Khoán (NP-e1tk),
hệ tầng Hà Giang (e2 hg), hệ tầng Núi Giác (e-O?ng), hệ tầng Bến Khế (e-O
bk), hệ tầng Sinh Vinh (O3-S sv), hệ tầng Bó Hiềng (S2bh), hệ tầng Suối Tra
19

(D1st), hệ tầng Sông Mua (D1 sm), hệ tầng Bản Nguồn (D1 bn), hệ tầng Bản
Páp (D1bp), hệ tầng Bản Cải (D1bc), hệ tầng Đa Niêng (C1đn), hệ tầng Đá
Mài (C-P1đm), hệ tầng Viên Nam (T1vn), hệ tầng Đồng Giao (T2 đg), hệ tầng
Mường Trai (T2 l mt), hệ tầng Suối Bàng (T3n-rsb), hệ tầng Văn Lãng (T3 n-r
vl), hệ tầng Văn Yên (N12vy), hệ tầng Cổ Phúc (N13cp), hệ tầng Phan Lương
(N13 pl), hệ tầng Vĩnh Bảo (N2vb) và các trầm tích Hệ Đệ tứ (Q).
GIỚI PALEO PROTEROZOI
Hệ tầng Núi Con Voi (PPnv)
Trong phạm vi tỉnh Phú Thọ chỉ gặp các đá thuộc phần thấp nhất của hệ
tầng được xếp vào tập 2 (PPnv2) của hệ tầng Núi Con Voi tạo thành một dải
có chiều rộng từ 3 - 6 km, kéo dài trên 40 km từ xã Ngọc Quan qua Tiêu Sơn,
Trung Giáp đến xã Vân Phú. Thành phần các đá của tập 2 chủ yếu gồm gneis
silimanit (biotit, granat), gneis biotit granat (silimanit) có xen các lớp mỏng
đá phiến thạch anh silimanit (biotit, granat), đá phiến thạch anh biotit
(silimanit, granat), và quazrit. Trong các đá trên thường gặp các biểu hiện của
siêu biến chất (migmatit hoá, granit hoá) với các mức độ khác nhau.
Ranh giới dưới của tập 2 hệ tầng Núi Con Voi không quan sát được,
ranh giới trên có quan hệ khớp đều với các đá tập 1 hệ tầng Ngòi Chi.
Chiều dày của tập 2 hệ tầng Núi Con Voi khoảng 250 ÷ 600m.
Hệ tầng Suối Chiềng (PPsc)
Hệ tầng Suối Chiềng phân bố thành những dải hẹp phương tây bắc -
đông nam, ở phía nam, tây nam vùng nghiên cứu, gồm 2 phần:
- Phần dưới (PPsc1): Gneis biotit xen các lớp mỏng quarzit biotit, đá
phiến thạch anh - biotit.
- Phần trên (PPsc2): Gneis amphibol - biotit và đá phiến thạch anh -
biotit, amphibolit, calciphyr.
20

Ngoài ra, còn gặp plagiogneis biotit, đá phiến thạch anh-mica-granat


phân bố rải rác trong hệ tầng. Bề dày hệ tầng khoảng 800m.
Quan hệ dưới của hệ tầng chưa rõ, phía trên hệ tầng chuyển tiếp lên hệ
tầng Sinh Quyền.
GIỚI PALEPROTEROZOI, GIỚI MESOPROTEROZOI
Hệ tầng Sinh Quyền (PP-MP sq)
Các đá của hệ tầng lộ thành những dải hẹp ở phía nam và tây nam tỉnh
Phú Thọ. Thành phần thạch học các đá của hệ tầng gồm phần thấp chủ yếu là
quarzit, xen kẽ ít đá gneis biotit và đá phiến felspat-mica - thạch anh, phần
trên chủ yếu đá gneis biotit, đá phiến thạch anh-mica-felspat xen các đá
quarzit, amphibolit và những lớp calciphyr, quarzit magnetit dày 1,5 m.
Bề dày chung của hệ tầng là 800 m.
Hệ tầng Sinh Quyền nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Suối Chiềng.
GIỚI PALEOPROTEROZOI, GIỚI NEOPROTEROZOI
Hệ tầng Ngòi Chi (PP-NPnc)
Trong phạm vi tỉnh Phú Thọ toàn bộ các đá phiến kết tinh bị biến chất
cao có quan hệ khớp đều với các đá tập 2, hệ tầng Núi Con Voi (PP nv2) được
xếp vào hệ tầng Ngòi Chi.
Cấu thành nên hệ tầng Ngòi Chi gồm chủ yếu là các đá phiến thạch anh
silimanit (granat), đá phiến thạch anh biotit (silimanit, granat) có xen các lớp,
thấu kính quarzit, gneis migmatit, đá hoa calcit. Các đá trên thường bị
migmatit hoá và khoáng hoá graphit với các mức độ khác nhau.
Hệ tầng Ngòi Chi được chia làm 2 tập:
- Tập 1: gồm chủ yếu là các đá phiến thạch anh silimanit biotit (granat)
có xen các lớp quarzit, đá phiến thạch anh biotit (silimanit, granat), gneis
migmatit. Các đá trên thường bị migmatit hoá, gneis hoá và khoáng hoá
graphit với các mức độ khác nhau. Chiều dày của tập: 540 - 780m.
21

- Tập 2: gồm chủ yếu là các đá phiến thạch anh biotit (silimanit, granat)
có xen các lớp đá phiến thạch anh silimanit biotit (granat) xen kẹp các thấu
kính quarzit. Các đá trên thường bị migmatit hoá và khoáng hoá graphit với
các mức độ khác nhau. Chiều dày 710m.
GIỚI NEOPROTEROZOI
Hệ tầng Sa Pa (NPsp)
Hệ tầng Sa Pa lộ ở phần trung tâm và phía tây tỉnh Phú Thọ tạo các dải
phương tây bắc-đông nam, được chia ra làm 2 phân hệ tầng:
Phân hệ tầng dưới (NP sp1) gồm đá phiến thạch anh - sericit - chlorit
xen lớp mỏng quarzit, đá phiến thạch anh - sericit, đôi nơi gặp thấu kính nhỏ
đá hoa bị dolomit hoá, tremolit hoá, talc hoá. Bề dày 250 m.
Phân hệ tầng trên (NP sp2) gồm đá hoa phân lớp mỏng xen cát kết vôi,
đá vôi silic, dolomit phân dải có tremolit, muscovit vẩy nhỏ, xen trong đá
carbonat màu xám phân dải có scapolit. Bề dày 150 ÷ 340m
Bề dày chung của hệ tầng là 400 ÷ 590 m.
GIỚI NEO PROTEROZOI - GIỚI PALEOZOI
Hệ Cambri, Thống dưới
Hệ tầng Thác Bà (NP3- e1tb)
Trong phạm vi tỉnh Phú Thọ, các đá phiến thạch anh 2 mica, đá phiến
thạch anh mica, quarzit... phân bố ở phần đông nam khối núi Láng và đông
bắc Đoan Hùng được xếp vào hệ tầng Thác Bà.
Cấu thành hệ tầng Thác Bà gồm các đá phiến thạch anh 2 mica, đá
phiến thạch anh biotit, đá phiến thạch anh muscovit xen và xen kẹp các lớp
hoặc thấu kính quarzit, đá hoa calcit màu trắng. Các đá nằm gần cận với các
khối xâm nhập granit Núi Láng (phức hệ Sông Chảy) thường bị sừng hoá
(biotit hoá), migmatit hoá với các mức độ khác nhau. Nơi bị migmatit hoá
22

mạnh các đá phiến chuyển thành gneis migmatit (gneis tiêm nhập). Lượng
quarzit tăng dần lên ở phần trên của mặt cắt địa tầng.
Chiều dày chung của hệ tầng 800 m.
Hệ tầng Thạch Khoán (NP-e1tk)
Các đá biến chất của hệ tầng Thạch Khoán phân bố chủ yếu ở vùng
Thanh Sơn - Thanh Thuỷ (Tân Phương, Phú Cường, Sơn Thuỷ).
Mặt cắt của hệ tầng có thể phân chia thành 4 phần từ dưới lên trên như sau:
- Phần dưới: Đá phiến thạch anh - hai mica - granat, đá phiến mica -
staurolit - đisthen và các tập mỏng vảy mica xếp đặc sít.
- Phần giữa: đá phiến thạch anh - hai mica chứa đisthen, ít thấu kính
amphibolit xen kẽ nhịp nhàng các lớp quarzit có độ dày thay đổi, đôi lớp có
chứa tinh thể magnetit kích thước nhỏ.
- Phần trên: đá phiến thạch anh - hai mica - granat xen kẽ với quarzit
chứa muscovit vảy nhỏ, kẹp ít lớp mỏng đá hoa chứa tremolit, trên cùng là
quarzit màu trắng sạch, đang được khai thác trong công nghiệp.
Tổng bề dày của hệ tầng khoảng 1000 m.
GIỚI PALEOZOI
Hệ Cambri, Thống giữa
Hệ tầng Hà Giang (e2hg)
Trong phạm vi tỉnh Phú Thọ chỉ gặp các đá thuộc tập 1 của hệ tầng Hà
Giang (e2hg1) với các diện tích nhỏ ở Hương Tiến, Đồng Trại, Đông Phú,
...đông bắc Đoan Hùng và là phần kéo dài về phía đông nam của hệ tầng Hà
Giang. Thành phần chủ yếu là đá phiến sericit than hoặc chứa than, đá phiến
thạch anh sericit, xen các lớp mỏng quarzit sericit, đá carbonat bị hoa hoá
phân lớp mỏng. Chiều dày quan sát được khoảng 340 m.
Hệ Cambri, hệ Ordovic
Hệ tầng Núi Giác (e-O? ng)
23

Phân bố dạng dải hẹp kéo dài từ góc tây bắc tỉnh Phú Thọ đến gần
trung tâm tỉnh có thành phần đặc trưng gồm cát kết, bột kết, phiến sét, phiến
sét sericit. Chúng được chia ra thành 2 phần:
- Phần dưới (e-O? ng1): từ dưới lên trên gồm cát kết màu xám vàng
phân lớp vừa, có vảy sericit xen kẽ các lớp đá phiến màu đen cấu tạo phân dải
mỏng, vi uốn nếp và đôi lớp bột kết phân lớp mỏng khi phong hóa có màu
nâu tím.
- Phần trên (e-O? ng2): có thành phần đơn điệu, gồm đá phiến sericit-
clorit xen đá phiến sericit màu xanh đen phân lớp mỏng, cấu tạo phân dải
thanh nhiều khi cấu tạo vi uốn nếp.
Hệ tầng Bến Khế (e-O bk)
Hệ tầng Bến Khế phân bố chủ yếu ở phần trung tâm vùng Phú Thọ kéo
dài xuống phía nam tỉnh, tạo thành những dải hẹp với phương tây bắc-đông
nam. Theo mặt cắt, hệ tầng được phân chia làm hai phân hệ tầng:
+ Phân hệ tầng dưới (e-O bk1): dưới cùng là cuội sạn kết xen cát kết hạt
thô phân lớp dày hoặc phân lớp không rõ; hạt sạn chủ yếu là thạch anh, ít
quarzit và các đá biến chất cổ; chuyển lên cát kết chứa cuội thưa thớt, đá phiến
sét - sericit màu xám, xám đen. Trên cùng là đá carbonat phân lớp màu xám
sáng, tái kết tinh, lẫn nhiều tạp chất, ít nhiều bị dolomit hoá, dày 450 - 650m.
+ Phân hệ tầng trên (e-O bk2): gồm chủ yếu đá bột kết xen đá phiến sét
màu xám đen, cấu tạo phân dải, đá phiến sét-sericit, ít cát kết, cát kết dạng
quarzit và thấu kính đá carbonat, dày 1100-1400 m.
Hệ Ordovic, Thống thượng - Hệ Silur
Hệ tầng Sinh Vinh (O3-S sv)
Trong diện tích tỉnh Phú Thọ, các lớp trầm tích của hệ tầng Sinh Vinh
lộ ra dưới dạng các dải hẹp, rải rác ở phần trung tâm và phia nam tỉnh (huyện
24

Thanh Sơn). Dựa vào thành phần thạch học, hệ tầng được chia ra làm 2 phân
hệ tầng từ dưới lên như sau:
+ Phân hệ tầng dưới (O3-S sv1): Thành phần chủ yếu là cuội quarzit màu
trắng, mài tròn tốt, khá đặc sít, xi măng là cát kết bị ép. Chuyển từ cuội kết lên là
cát kết, bột kết chứa vôi xen lớp kẹp mỏng cuội kết và trên cùng là đá phiến sét,
bột kết, cát kết chứa vôi màu phớt lục, bột kết chứa hoá thạch Hai mảnh. Bề dày
160÷180m.
+ Phân hệ tầng trên (O3-S sv2): chủ yếu là đá carbonat chứa cát màu
xám lục, đá carbonat màu đen bẩn, phân lớp mỏng từ vài cm đến vài chục cm,
đá carbonat màu xám phân lớp dày, nhiều chỗ là đá carbonat dolomit. Bề dày
200m.
Tổng bề dày của hệ tầng tại mặt cắt này là 160 ÷ 380 m.
Hệ Silur, Thống giữa
Hệ tầng Bó Hiềng (S2bh)
Trầm tích của hệ tầng này lộ ra chủ yếu ở phần trung tâm phía bắc tỉnh
Phú Thọ, tạo thành dải kéo dài phương tây bắc-đông nam. Các đá xếp vào hệ
tầng Bó Hiềng (S2bh) được chia thành 2 tập:
- Tập 1 (S2 bh1): gồm chủ yếu là đá carbonat màu xám đến xám đen vi
hạt đến hạt nhỏ, phân lớp mỏng đến trung bình, đôi chỗ bị hoa hoá, có xen
kẹp lớp đá vôi sét hoặc sét vôi phân lớp mỏng. Các đá này thường bị karst hoá
mạnh. Chiều dày 650m.
- Tập 2 (S2 bh2): gồm chủ yếu là đá phiến sét vôi, vôi sét có xen kẹp các
thấu kính đá carbonat màu xám đen, hạt mịn, phân lớp mỏng, bột kết chứa
vôi, cát kết chứa vôi, phần thấp của hệ tầng này các đá phiến thường chứa vật
chất than. Chiều dày 420m.
Hệ Devon, Thống dưới
Hệ tầng Suối Tra (D1 st)
25

Các đá của hệ tầng Suối Tra lộ ở góc đông nam tỉnh Phú Thọ (xã Yên
Sơn), dưới dạng các dải hẹp và được chia làm 2 phần:
- Phần dưới (D1 st1): gồm bên dưới là các lớp đá phiến sét màu xám đen
phân lớp mỏng, phong hoá có màu xám sáng. Bên trên là các lớp bột kết màu
xám đen phong hóa có màu nâu nhạt xen các lớp cát kết, cát bột kết màu xám
sáng chứa các vảy mica.
- Phần trên (D1st2): Thành phần chủ yếu là các trầm tích lục nguyên vụn
thô, lục nguyên chứa carbonat và carbonat. Chúng bao gồm các lớp cát kết màu
xám sáng chứa các vảy mica xen các lớp mỏng cát bột kết, đá phiến sét màu
xám đen; các lớp cát kết dạng quarzit màu xám sáng. Bên trên là các lớp sét vôi
màu xám đen, phân lớp mỏng xen các lớp cát kết, cát kết dạng quarzit, cát bột
kết chứa vôi chuyển tiếp lên là các lớp mỏng đá carbonat và thấu kính vôi.
Tổng chiều dày hệ tầng đạt 400 - 450m.
Hệ tầng Sông Mua (D1 sm)
Các đá của hệ tầng Sông Mua lộ ở phía đông nam tỉnh Phú Thọ với
thành phần chủ yếu gồm đá phiến sét than, đá phiến sét phân lớp mỏng xen
kẹp các thấu kính, lớp mỏng cát kết dạng quarzit, bột kết biến chất yếu... phân
bố chủ yếu ở vùng Yên Lập, được xếp vào hệ tầng Sông Mua (D1sm). Bề dày
chung của hệ tầng khoảng 650 - 800m.
Hệ tầng Bản Nguồn (D1bn)
Trong phạm vi tỉnh Phú Thọ, các trầm tích hệ tầng Bản Nguồn nằm ở
phần góc tây nam tỉnh Phú Thọ, chúng tạo thành dải kéo dài theo hướng tây
bắc - đông nam ở vùng Sông Thao và kéo dài về phía đông nam. Hệ tầng Bản
Nguồn được chia làm 2 tập:
- Tập 1 (D1bn1): bao gồm các đá cát kết dạng quarzit, phiến sét màu
xám, nâu nhạt, phân lớp mỏng, bột kết biến chất yếu; có xen kẹp các lớp
mỏng, thấu kính đá carbonat hạt mịn màu xám sẫm, đá phiến sét than màu
đen. Chiều dày 330 - 380m.
26

- Tập 2 (D1bn2): gồm chủ yếu đá phiến sét màu xám lục, nâu vàng phân
lớp mỏng xen bột kết biến chất yếu, xen kẹp các thấu kính đá phiến sét than, cát
kết dạng quarzit, đá carbonat màu xám đen, đá phiến lục... Chiều dày 160 - 200m.
Hệ tầng Bản Páp (D1 bp)
Hệ tầng Bản Páp phân bố rải rác với khối lượng nhỏ ở gần ranh giới
phía tây, tây bắc và tây nam tỉnh Phú Thọ. Thành phần chủ yếu là đá carbonat
màu xám đen, hạt mịn, phân lớp từ mỏng đến dày, dạng khối.
Bề dày của cả hệ tầng là 750 - 950m.
Hệ tầng Bản Cải (D1 bc)
Hệ tầng Bản Cải có diện tích phân bố hạn chế và rải rác ở phía bắc huyện
Thanh Sơn. Mặt cắt của hệ tầng được chia làm 2 phần từ dưới lên như sau:
- Phần dưới: bột kết màu xám, đá phiến sét xen lớp mỏng đá silic chứa
hoá thạch Trùng Lỗ. Dày 150m.
- Phần trên: bột kết xám trắng chứa hoá thạch Huệ Biển. Dày 80m.
Tổng bề dày của hệ tầng khoảng 230m.
Hệ Carbon, Thống dưới
Hệ tầng Đá Niềng (C1 đn)
Các đá của hệ tầng lộ ra ở ra ở gần ranh giới tây nam tỉnh Phú Thọ (xã
Xuân Sơn), tạo thành dải hẹp phương tây bắc - đông nam với các diện lộ nhỏ.
Thành phần chủ yếu là đá carbonat màu xám đen, phân lớp trung bình đến
dày, xen ít lớp kẹp silic mỏng. Chiều dày của hệ tầng khoảng 110 m.
Hệ Carbon - hệ Permi, Thống dưới
Hệ tầng Đá Mài (C-P1 đm)
Cùng với hệ tầng Đa Niêng, hệ tầng Đá Mài lộ ra ở gần ranh giới tây
nam tỉnh Phú Thọ, trong phạm vi các xã Xuân Sơn, Tân Sơn. Thành phần
gồm các đá carbonat hạt mịn màu xám sáng chuyển sang đá carbonat vi hạt
màu xám sáng có vết vỡ vỏ trai mịn, phân lớp đều dạng khối, đôi chỗ bị
nhiễm silic, đôi khi xen các tập đá carbonat dolomit hoá màu xám sáng
27

Hệ Trias, Thống dưới


Hệ tầng Viên Nam (T1 vn)
Trong phạm vi tỉnh Phú Thọ, các đá bazan porphyrit, tuf bazan
porphyrit, trachit biến đổi (keratophyr), đá silic... phân bố ở Phượng Vĩ, Sơn
Tình, Tiên Lương, Cấp Dẫn... được xếp vào hệ tầng Viên Nam (T1 vn). Các đá
này lộ thành các khoảnh nhỏ có diện tích khoảng trên dưới 2 km2.
Ranh giới dưới của hệ tầng Viên Nam (T1vn) thể hiện quan hệ phủ lên
trên các đá của hệ tầng Bản Nguồn (D1bn), ranh giới trên bị phủ bởi hệ tầng
Mường Trai (T2lmt). Chiều dày của hệ tầng 150-290 m.
Hệ Trias, Thống giữa
Hệ tầng Đồng Giao (T2a đg)
Trong phạm vi tỉnh Phú Thọ, các đá carbonat, đá carbonat bị dolomit
hoá và dolomit màu xám đến xám sẫm, hạt mịn, cấu tạo phân lớp vừa đến
dày; phân bố ở Yển Khê, Ninh Dân, Núi Thắm, Khải Xuân... được các nhà
Địa chất xếp vào hệ tầng Đồng Giao (T2a đg).
Đá đặc trưng cho hệ tầng Đồng Giao là các đá sau:
+ Đá carbonat vi hạt: Đá có màu xám sáng đến xám đen, kiến trúc vi
hạt, cấu tạo khối.
+ Đá carbonat dạng dăm kết: Đá carbonat bị phá huỷ kiến tạo (dăm kết
hoá) gồm các mảnh dăm với cỡ hạt từ nhỏ đến lớn và được gắn kết bởi bột
vôi được nghiền nát vụn từ đá carbonat vi hạt. Kèm theo phá huỷ kiến tạo
thường gặp hiện tượng calcit tái kết tinh mạnh mẽ.
Ranh giới dưới không quan sát được, thường gặp quan hệ kiến tạo, ranh
giới trên bị phủ bởi các đá của hệ tầng Văn Lãng (T3n-r vl). Chiều dày của hệ
tầng > 480 m.
Hệ tầng Mường Trai (T2 l mt)
28

Các đá phiến sét màu xám đến xám nâu, bột kết màu xám đến xám sẫm
(phong hoá có màu nâu đỏ), phân bố thành 2 khoảnh nhỏ (1-2 km2) ở đông
bắc Tạ Xá và tây bắc Tam Sơn thuộc huyện Sông Thao được xếp vào hệ tầng
Mường Trai (T2 l mt).
Ranh giới dưới của hệ tầng có quan hệ được giả định là không chỉnh
hợp với hệ tầng Viên Nam (T1vn) và hệ tầng Bản Nguồn (D1bn). Ranh giới
trên bị phủ bởi các trầm tích Đệ tứ. Chiều dày của hệ tầng » 100 m.
Hệ Trias, Thống trên
Hệ tầng Suối Bàng (T3n-r sb)
Hệ tầng chứa than Suối Bàng phân bố ở phía đông nam và tây nam tỉnh
Phú Thọ. Hệ tầng được phân chia ra hai phân hệ tầng theo đặc điểm thạch học
và phức hệ hoá thạch phân bố trong mặt cắt.
+ Phân hệ tầng dưới (T3n-r sb1) gồm cuội kết, cát kết, sạn kết, bột kết
màu đỏ, đá phiến sét xen các lớp bột kết, cát kết. Chiều dày của phân hệ tầng
dưới 1150m.
+ Phân hệ tầng trên (T3n-r sb2) gồm cát kết hạt thô không đều xen các
lớp mỏng bột kết, đá phiến sét và thấu kính than. Chiều dày 650m.
Tổng chiều dày chung của hệ tầng khoảng 1800m.
Hệ tầng Văn Lãng (T3n-r vl)
Các đá cát kết thạch anh, cát kết chứa sạn, sạn kết, cát bột kết, bột kết,
đá phiến sét silic ở các vùng Phương Lĩnh, Ninh Dân, Mai Tùng... được xếp
vào hệ tầng Văn Lãng (T3n-rvl).
Ranh giới dưới của hệ tầng phủ không chỉnh hợp trên hệ tầng Đồng
Giao (T2đg), ranh giới trên bị phủ bởi hệ tầng Văn Yên.
Chiều dày của hệ tầng 310-320 m.
Hệ Neogen
Hệ tầng Văn Yên (N12 vy)
29

Trong phạm vi tỉnh Phú Thọ, hệ tầng Văn Yên lộ thành dải kéo dài
không liên tục trên 75 km, từ xã Văn Lang qua Phương Xá đến Tình Cương.
Cấu thành hệ tầng Văn Yên gồm cuội kết đa khoáng (xi măng cát sạn
kết, thạch anh) xen các lớp, thấu kính mỏng sạn kết thạch anh chứa cuội, cát
kết chứa sạn thạch anh, cát kết và bột kết thạch anh.
Chiều dày của hệ tầng 340 - 450m.
Hệ tầng Cổ Phúc (N13 cp)
Trong phạm vi tỉnh Phú Thọ, các đá sạn kết thạch anh, cát kết thạch
anh felspat, cát kết thạch anh chứa sạn, bột kết, sét kết (vật chất than), sét bột
kết, các thấu kính than nâu... được xếp vào hệ tầng Cổ Phúc (N13cp). Chúng lộ
thành các khoảnh nhỏ ở Đông Thành, Trường Thịnh, Hương Nhu, Chí Tiên.
Mỗi khoảnh có diện tích từ 5 - 10 km2.
Chiều dày của hệ tầng 330 - 490m.
Hệ tầng Phan Lương (N13 pl)
Hệ tầng Phan Lương phân bố ở các trũng dọc theo các đứt gãy Sông
Lô, Sông Chảy, gồm cuội kết, cát kết chứa sạn, cát kết, bột kết, sét bột kết, sét
kết và các thấu kính than nâu mỏng. Đặc trưng của các đá nêu trên là có các
vảy muscovit nằm rải rác trong đá, mắt thường có thể thấy được.
Chiều dày của hệ tầng 790 - 1180m.
Hệ tầng Vĩnh Bảo (N2 vb)
Các trầm tích của hệ tầng Vĩnh Bảo chỉ thấy rải rác ở các xã Phương
Thịnh, Hương Nộn, Cổ Tiết, Tứ Mỹ, Hùng Đô (huyện Tam Nông). Thành
phần trầm tích gồm: cuội kết (với thành phần hạt cuội gồm thạch anh, silic, đá
carbonat, cát bột kết, xi măng là bột sét), sỏi, sạn kết xen cát kết, bột kết, đá
phiến sét màu xám, xám xi măng, đôi chỗ có chứa vật chất than và các lớp
than nâu. Bề dày > 250 m.
Hệ Đệ tứ
30

Các trầm tích Đệ tứ phân bố chủ yếu dọc các thung lũng sông, đặc biệt là
các sông lớn. Thành phần gồm cuội, tảng, sạn, cát bột sét...
1.2.2. CÁC THÀNH TẠO MAGMA XÂM NHẬP
Trong phạm vi tỉnh Phú Thọ, các thành tạo magma xâm nhập phát triển
tương đối đa dạng với thành phần từ siêu mafic, mafic đến axit với tuổi từ
Paleoproterozoi đến giáp trước Nori, chúng được xếp vào các phức hệ sau:
1. Phức hệ Bảo Hà (nPP-MP bh)
Gồm các xâm nhập mafic phân bố rải rác ở nam, tây nam tỉnh Phú thọ
(huyện Thanh Sơn), nằm trong các đá trầm tích biến chất thuộc hệ tầng Suối
Chiềng, Sinh Quyền. Các thể magma này thường có dạng vỉa, dạng dải kích
thước nhỏ với phương phát triển là tây bắc - đông nam.
Thành phần đá của các khối này gồm gabro, gabrodiabaz bị biến chất từ
yếu đến rất mạnh, nhiều khi chuyển hẳn thành orthoamfibolit. Thành phần
thạch học chủ yếu là metagabro, metadiabaz với kiến trúc biến dư ofit hoặc
biến dư gabro.
2. Phức hệ Ca Vịnh (gPP-MP cv)
Thuộc phức hệ này là các thể plagiogranit lộ ra dạng khối lớn ở xã
Thượng Cửu và một vài khối nhỏ hơn ở các xã Thạch Kiệt, Thu Cúc. Chúng
xuyên cắt các trầm tích biến chất hệ tầng Suối Chiềng và Sinh Quyền. Tại
Thượng Cửu quan sát thấy chúng xuyên cắt đá granit biotit của phức hệ Xóm
Giấu.
Các đá của phức hệ Ca Vịnh thường bị cà nát mạnh, trong chúng phát
triển các hiện tượng epidot hoá và clorit hoá. Đá chủ yếu là plagiogranit dạng
gneis hoặc xuất lộ dưới dạng tiêm nhập plagiogranit micmatit, độ hạt không
đều với sự thay đổi luân phiên của các khoáng vật tạo ra cấu tạo dải xen kẽ.
3. Phức hệ Xóm Giấu (gMP xg)
31

Phức hệ Xóm Giấu phân bố rất rộng rãi, bao gồm chủ yếu là granit,
pegmatit và aplit, thứ yếu là monzogranit. Các đá này có dạng thấu kính, dạng
mạch, khối nhỏ nằm khớp đều với đá vây quanh với kích thước từ nhỏ đến vừa.
Chúng là các sản phẩm của quá trình siêu biến chất (tái nóng chảy sâu), phân
bố rộng rãi trong loạt Sông Hồng.
Phức hệ được chia làm 2 pha:
- Pha 1 (g1MPxg): granit biotit, granit giàu felspat kali .
- Pha 2 (g2MPxg): Pegmatit và aplit .
Khả năng sinh khoáng có giá trị công nghiệp của phức hệ là pegmatit -
felspat làm nguyên liệu sứ gốm và sản phẩm phong hoá của chúng là kaolin.
Ngoài ra không loại trừ các tích tụ sa khoáng monazit, granat, zircon liên
quan với chúng.
4. Phức hệ Tân Phương (gPZ1 tp)
Được xếp vào phức hệ Tân Phương gồm các khối đá magma lộ ra ở các
xã Tân Phương, Đào Xá xuyên cắt đá trầm tích của hệ tầng Thạch Khoán
(NP-e1tk). Thành phần thạch học của chúng chủ yếu là Plagiogranit biotit,
granit biotit có ít granosienit và các dạng đá mạch granit pegmatit, granit
porfia.
Các thành tạo thuộc phức hệ này được chia làm 3 pha, nhưng trong
phạm vi tỉnh Phú Thọ chỉ có mặt 2 pha, đó là:
- Pha 1 (g1PZ1 tp): Plagiogranit, granit biotit
- Pha 2 (g2PZ1 tp): Đá mạch aplit pegmatit plagiogranit: là loại đá tương
đối phổ biến của phức hệ. Độ sẫm mầu của đá thường thay đổi, kiến trúc
granit nửa tự hình rõ, cấu tạo khối ở trung tâm khối, phần rìa ngoài có cấu tạo
phân dải.
32

Khả năng sinh khoáng có giá trị công nghiệp của phức hệ là mica,
pegmatit -felspat làm nguyên liệu sứ gốm và sản phẩm phong hoá của chúng
là kaolin. Ngoài ra, chúng có thể liên quan đến khoáng hoá vàng, pyrit.
5. Phức hệ Bản Ngậm (gPZ2 bn)
Các khối magma phức hệ Bản Ngậm phân bố chủ yếu ở phía tây, tây
nam tỉnh Phú Thọ, tại các xã Thu Cúc, Tân Phú, Mỹ Thuận, Xuân Đài, Minh
Đài..., trong đó khối lớn nhất là ở xã Thu Cúc với diện tích gần 10 km2. Đá
gồm chủ yếu là granit giàu felspat kali màu hồng, khá đơn điệu và tương đối
đồng nhất, chúng xuyên cắt các trầm tích biến chất của hệ tầng Sinh Quyền
(PP-MP sq) Suối Chiềng (PP sc) và bị các đá mạch aplit và pegmatit xuyên
cắt. Các đá của phức hệ thường gây sừng hoá các thành tạo vây quanh.
Thành phần granit gồm (%): thạch anh (15-28); felspat kali là microlin,
orthoclas (40-70); plagioclas là oligoclas (8-28), biotit màu nâu đỏ. Khoáng
vật phụ: zircon, orthit, apatit, sphen, turmalin, cyrtolit.
6. Phức hệ Sông Chảy (gd-gaD1 sc)
Tạo thành những khối lớn phân bố chủ yếu ở phía đông bắc tỉnh, trong
địa giới các xã Chi Đám, Vân Du, Đại Nghĩa, Hữu Đô, Đông Khe, Hùng
Quan... Thành phần chủ yếu của khối là monzogranit, granodiorit, granit 2
mica, granit sáng màu và pegmatit. Căn cứ vào đặc điểm thạch học và quan
hệ giữa các thể đá, có thể chia phức hệ Sông Chảy thành các 4 pha như sau:
- Pha 1: gồm chủ yếu là các đá granodiorit biotit, granodiorit 2 mica.
- Pha 2: gồm chủ yếu là monzogranit, thứ yếu là granodiorit.
- Pha 3: bao gồm chủ yếu là đá granodiorit, granit và monzogranit.
- Pha đá mạch: Đá mạch aplit pegmatit granit
Phức hệ Sông Chảy có khả năng liên quan đến quặng hoá: muscovit,
pegmatit - felspat, wonfram, thiếc, vàng, pyrit, magnetit.
33

7. Phức hệ Bản Xang (s PZ3 bx)


Phức hệ Bản Xang được chia làm 3 pha, nhưng trong tỉnh Phú Thọ chỉ
có mặt các đá của pha 3, chúng phân bố gần ranh giới tây nam của tỉnh, tại
các xã Tân Sơn, Kiệt Sơn, Lai Đồng, Xuân Sơn... gồm các thể đá xâm nhập
dạng mạch, thấu kính kéo dài phương tây bắc-đông nam, xuyên cắt các đá
trầm tích của các hệ tầng Bản Nguồn (D1bn), Bản Pát (D1-2bp) và hệ tầng Đa
Niêng (C1đn).
Thành phần chủ yếu của đá là đunit bị serpentin hóa mạnh gồm hầu
như toàn olivin (foterit), khoáng vật phụ magnetit và cromspinel. Đá có kiến
trúc toàn tự hình, hạt vừa đến lớn, bị serpentin hoá, đá chặt sít, màu gần như
đen, kiến trúc mạng lưới giả hình, olivin là những nhân sót được antigorit
thay thế thành tập hợp dạng phiến, dạng lá, dạng kim nhỏ; crizotin ít hơn tạo
thành vi mạch và các cấu tạo sợi ngang. Một số nơi crizotin bị carbonat và
một số khoáng vật quặng thay thế.
Phức hệ Bản Xang có khả năng liên quan đến quặng hoá: đồng, nikel,
vàng, magnetit.
8. Phức hệ Điện Biên (g, gd P2 đb)
Đá magma thuộc phức hệ này lộ ra ở ranh giới phía nam tỉnh Phú Thọ
tại xã Yên lập và phía tây của các xã Yên Lương, Yên Sơn với diện lộ lá lớn.
Chúng xuyên cắt các thành tạo trầm tích của hệ tầng Bến Khế và bị các đứt
gãy kiến tạo cắt xén, xê dịch
Thành phần thạch học chủ yếu của phức hệ gồm: Granit biotit hạt vừa
màu hồng, granit felspat kiềm, diorit, diorit thạch anh, granodiorit. Các đá của
phức hệ được chia làm 3 pha xâm nhập:
+ Pha 1 (gd1 P2 đb): gabrodiorit, diorit hạt nhỏ đến vừa.
+ Pha 2 (gd2 P2 đb): diorit thạch anh, granodiorit
34

+ Pha 3 (g3P2đb): granit biotit có horblend hạt lớn-vừa, granit giàu


felspat kali.
Xuyên lên những pha xâm nhập chính này là các đá mạch: gabrođiabas,
điabas, diorit porphyr, granodiorit porphyr, granit aplit và lamprophyr (gp P)
9. Phức hệ Ba Vì (nT1 bv)
Trong phạm vi tỉnh Phú Thọ, các thể gabrodiabas, diabas phân bố ở các
xã Tiên Lương, Văn Bán, Tam Sơn, Tùng Khê, Hương Lung... được xếp vào
phức hệ Ba Vì và chúng có quan hệ mật thiết với sự có mặt của hệ tầng Viên
Nam. Các đá đặc trưng cho phức hệ Ba Vì gồm 2 loại: đá gabrodiabas
pyroxen và gabrodiabas horblend.
Phức hệ Ba Vì có khả năng sinh khoáng quặng sắt, pyrit, đồng và
vàng... Tuy nhiên do các thể gabrodiabas có kích thước bé, nên triển vọng
khoáng sản nội sinh nhỏ.
10. Phức hệ Núi Điệng (gpT2-3 nđ)
Lộ ra ở xã Nghinh Xuyên và Hùng Quan (Giáp ranh giới phía bắc tỉnh
Phú Thọ) gồm những khối nhỏ granit biotit, granit pecmatit, granit pocfia
xuyên cắt đá trầm tích của hệ tầng Thác Bà (NP tb) và các đá magma thuộc
phức hệ Sông Chảy (gd1aD1 sc).
Về thạch học, đá của phức hệ đều có màu xám đến xám nhạt, độ hạt từ nhỏ,
trung bình đến lớn, kiến trúc porphyr điển hình, ban tinh gồm felspat kali, thạch anh
và plagioclas, đôi khi gặp biotit. Nền hạt nhỏ, vi kiến trúc nửa tự hình đến
granophyr. Đá mạch có kích thước rất nhỏ, có màu xám nhạt đến xám bẩn, hạt nhỏ,
kiến trúc aplit điển hình.
11. Các đai mạch mafic chưa rõ tuổi ( c, mn, nm, nb)
Trong diện tích tỉnh Phú Thọ có một số đai mạch được xếp vào loại chưa
rõ tuổi. Chúng gồm các thể gabrodiabas, diabas, lamprophyr, granit aplit,
35

lerzolit spinel, pyroxenit chứa olivin và spinel dạng đai mạch nhỏ phân bố rải
rác ở phía tây bắc, phía tây gần trung tâm vùng.
1.2.3. CẤU TRÚC - KIẾN TẠO
Trên sơ đồ kiến tạo tỷ lệ 1/500.000 của A.E.Dovjikov (1965) vùng Phú
Thọ nằm trên khu vực giao nhau của 3 đới tướng cấu trúc lớn là Fansipan,
Sông Hồng và Sông Lô. Do vậy đặc điểm cấu trúc cũng như các đặc điểm địa
chất khác của vùng đều pha trộn sắc thái của 3 đơn vị cấu trúc trên và khá
phức tạp
a. CÁC KHỐI CẤU TRÚC
Vùng nghiên cứu là một vùng uốn nếp, bị các phá huỷ kiến tạo mạnh mẽ
và phức tạp. Các thành tạo địa chất trải qua nhiều giai đoạn hoạt động kiến tạo
nên chúng bị biến dạng, biến vị, phá huỷ mạnh mẽ. Mặt khác chúng lại phân bố
trên 3 đới tướng cấu trúc khác nhau, bị chi phối bởi các hoạt động trầm tích,
magma và kiến tạo khác nhau. Do vậy nên đặc điểm uốn nếp và các phá huỷ
kiến tạo trong các đới cấu trúc cũng có những đặc thù riêng. Toàn bộ khu vực
được chia ra 5 khối cấu trúc khác nhau với các đặc điểm kiến tạo khá đặc trưng:
1. Khối cấu trúc Xuân Đài
Khối cấu trúc Xuân Đài chiếm cực tây nam của vùng Phú Thọ. Đó là
mảng nhân cổ phía đông nam của phức nếp lồi Fansipan. Trong vùng Thanh
Sơn – Thanh Thuỷ đây là đới dương phát triển rộng rãi nhất các thành tạo
Proterozoi, ở rìa tây bắc của nó có trầm tích của hệ tầng Bến Khế tuổi
Cambri-Ordovic. Cấu trúc của khối Xuân Đài có phương tây bắc là phương
đặc trưng của miền uốn nếp tây bắc. Đặc điểm chung của đới là tạo các nếp
lồi, nếp lõm theo phương tây bắc - đông nam dạng tuyến.
2. Khối cấu trúc Tiên Lương-Cát Trù (đới Fansipan)
Khối cấu trúc này nằm ở rìa đông bắc của đới Fansipan, lộ ra có dạng
một nếp lồi phức tạp bị phá huỷ bởi các đứt gãy phương tây bắc - đông nam.
36

Nhân là các đá của hệ tầng Bó Hiềng (S2bh), cánh là các đá của hệ tầng Sông
Mua, hệ tầng Bản Nguồn và hệ tầng Mường Trai. Ở phần nhân và cánh đông
bắc hình thành nhiều nếp uốn thứ cấp.
Bình đồ cấu trúc bị khống chế bởi hệ thống đứt gãy phương tây bắc -
đông nam (với các đứt gãy thuận mặt trượt nghiêng về phía đông bắc, đứt gãy
nghịch mặt trượt nghiêng về phía tây nam). Hệ thống đứt gãy phương đông
bắc - tây nam đóng vai trò thứ yếu làm phức tạp bình đồ cấu trúc.
3. Khối cấu trúc Thạch Khoán
Khối cấu trúc Thạch Khoán: phần diện tích của khối này trong phạm vi
tỉnh Phú Thọ không lớn lắm, được cấu thành từ các thành tạo của hệ tầng
Thạch Khoán, hệ tầng Bản Nguồn, hệ tầng Viên Nam và hệ tầng Cổ Tiết; phía
đông bắc tiếp giáp đới cấu trúc lớn Sông Hồng, phía đông nam giáp trũng Hà
Nội, ở phía tây tiếp giáp phức nếp lồi Fansipan. Ở phía tây bắc, tất cả các
trầm tích Devon đều nghiêng về khối Thạch Khoán và dừng lại đột ngột, rồi
lộ ra tiếp tục ở phía đông nam .
Khối cấu trúc Thạch Khoán cũng bao gồm các đơn vị cấu trúc nhỏ hơn:
phụ đới, các đơn nghiêng, nếp lồi, nếp lõm, địa hào. Chúng được lấp đầy bởi
các trầm tích từ các đá biến chất cổ của hệ tầng Thạch Khoán đến các trầm
tích lục nguyên-carbonat của hệ tầng Bản Nguồn, các thành tạo phun trào núi
lửa hệ tầng Vân Nam đến các trầm tích tuổi Neogen của hệ tầng Phan Lương.
4. Khối cấu trúc Minh Lương-Vân Cơ
Khối cấu trúc này thuộc đới tướng cấu trúc Sông Hồng, có cấu tạo dạng
tuyến được giới hạn về phía tây nam bởi đứt gãy Sông Hồng và về phía đông
bắc bởi đứt gãy Sông Chảy.
Các lớp đá có phương cấu trúc chủ yếu tây bắc - đông nam cắm về
đông bắc hoặc tây nam với góc dốc từ 20-800, phổ biến là góc dốc từ 30-600,
ở những vị trí gần cận đứt gãy thế nằm của đá thường bị thay đổi mạnh (với
37

các đá trầm tích biến chất cổ thường bị vò nhàu, uốn nếp mạnh mẽ). Các nếp
uốn thường có quy mô từ nhỏ đến lớn.
Khối cấu trúc Minh Lương-Vân Cơ (trên đới Sông Hồng) được khống chế
bởi 2 đứt gãy khu vực đứt gãy Sông Hồng (đứt gãy nghịch), đứt gãy Sông Chảy
(đứt gãy thuận) có đường phương tây bắc - đông nam. Trong đới phổ biến các
đứt gãy cấp III (chủ yếu là đứt gãy thuận) có đường phương tây bắc - đông nam
và đông bắc - tây nam, á kinh tuyến, á vĩ tuyến. Hệ thống đứt gãy phương tây bắc
- đông nam chiếm ưu thế và có vai trò khống chế bình đồ cấu trúc, các hệ thống
đứt gãy khác (đa số là đứt gãy thuận) đóng vai trò làm phức tạp hoá và phân chia
bình đồ cấu trúc thành các khối kiến tạo nhỏ.
5. Khối cấu trúc Phong Phú-Tiên Lữ
Khối cấu trúc này thuộc đới cấu trúc Sông Lô, có dạng tuyến được giới
hạn về phía tây nam bởi đứt gãy sâu Sông Chảy, phía đông bắc bởi đứt gãy
Nghiêm Sơn-Tam Đảo (bên ngoài tỉnh Phú Thọ). Phần đông bắc của khối cấu
trúc có dạng vòm nâng bị phá huỷ phức tạp, phần trung tâm là các đá xâm
nhập của phức hệ Sông Chảy, phần cánh trên mái của thể xâm nhập là các đá
hệ tầng Thác Bà, hệ tầng Hà Giang. Trên cánh của chúng hình thành nhiều
nếp uốn nhỏ, các nếp uốn này thường bị xuyên cắt, phá huỷ bởi những thể
nhỏ đá granit của các pha sau phức hệ Sông Chảy.
Phần tiếp giáp với khối cấu trúc Minh Lương-Vân Cơ dọc theo đứt gãy
Sông Chảy các trầm tích Neogen hệ tầng Phan Lương có dạng một nếp lõm với
nhân là các trầm tích hạt mịn, cánh là các trầm tích hạt thô. Trên cánh hình thành
nhiều nếp uốn thứ cấp.
Bình đồ cấu trúc của khối bị khống chế bởi hệ thống phương tây bắc -
đông nam (đứt gãy thuận). Các đứt gãy phương đông bắc - tây nam (đứt gãy
thuận, đứt gãy ngang) đóng vai trò thứ yếu làm phức tạp hoá bình đồ cấu trúc
và tạo nên các khối kiến tạo nhỏ.
38

Đặc trưng của khối là các thành hệ kiến trúc metapelit có xen quarzit và
đá hoa Neoproterozoi-Cambri sớm của hệ tầng Thác Bà (PR3-C1tb), granitoid
sát trước Devon sớm của phức hệ Sông Chảy (gaD1sc), trầm tích lục địa hạt
thô đến mịn Miocen muộn của hệ tầng Phan Lương (N13pl) và thành hệ lục
nguyên xen kẹp silic và carbonat biến chất (metapelit) của hệ tầng Hà Giang
(e2hg). Các đá này có nguồn gốc đá nguyên thuỷ là pelit xen kẹp silic,
carbonat bị biến chất khu vực đến tướng đá phiến màu lục, chúng được hình
thành trong điều kiện rìa lục địa tích cực (?).
b. CÁC HỆ THỐNG ĐỨT GÃY
Theo kết quả đo vẽ, lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000, trong diện tích
tỉnh Phú Thọ phát triển 4 hệ thống đứt gãy chính:
- Hệ thống đứt gãy phương tây bắc-đông nam: Rõ ràng đây là hệ thống
đứt gãy chính trong vùng với các đứt gãy lớn mang tính khu vực và hành tinh
như đứt gãy Sông Hồng, đứt gãy Sông Chảy, đứt gãy Sông Lô và một loạt đứt
gãy song song với chúng. Các đứt gãy này đóng vay trò khống chế cấu trúc
địa chất không những của toàn vùng mà cả cấu trúc địa chất của miền Bắc
Việt Nam bao gồm cả phần kéo dài sang Trung Quốc. Cũng chính các đứt gãy
này đã phân chia ra các khối cấu trúc nêu trên. Liên quan đến các đứt gãy này
là những loạt magma có nguồn gốc dưới sâu và loạt đá phun trào mafic của hệ
tầng Viên Nam cùng với những đới quặng hoá.
- Hệ thống đứt gãy phương đông bắc-tây nam: Cũng là hệ thống đứt
gãy chính song ảnh hưởng không lớn bằng hệ thống đứt gãy trên. Chúng phát
triển ở độ sâu trong lớp vỏ, thường gây những dịch chuyển đứng và dịch
chuyển bằng.
- Hệ thống đứt gãy á kinh tuyến, kinh tuyến: ít phát triển, chỉ đóng vai
trò phụ, ảnh hưởng cục bộ trong phạm vi hẹp.
39

- Hệ thống đứt gãy á vĩ tuyến, vĩ tuyến: đây là các đứt gãy ngắn, chiều dài
thường < 10km. Chúng làm dịch chuyển cục bộ các thành tạo địa chất đã có
trước.
1.2.4. KHOÁNG SẢN
Theo tài liệu hiện có, tỉnh Phú Thọ đã ghi nhận 164 mỏ và điểm quặng
khoáng sản bao gồm các loại sau:
- Khoáng sản nhiên liệu: Than đá, than bùn
- Khoáng sản kim loại: Sắt, chì-kẽm, vàng
- Kim loại phóng xạ: Uran - Thori
- Khoáng chất công nghiệp: Pyrit, than bùn, barit, kaolin, felspat, sét
gốm sứ, quarzit, mica, asbest, talc, graphit.
- Khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Đá vôi xi măng, sét xi măng, đá
silic, puzơlan, sét gạch ngói, cuội, sỏi và cát xây dựng.
- Nước khoáng
Trong số đó, felspat và kaolin là khoáng sản được đánh giá là có quy
mô lớn và triển vọng hơn cả.
1.2.4.1. Khoáng sản nhiên liệu
Nhóm khoáng sản này trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã phát hiện được 5 điểm
than đá và 5 điểm than bùn.
* Than đá
Hiện đã đăng ký được 5 điểm quặng là Yên Thế, Thanh Ba, Xóm
Mánh, Tinh Nhuệ và Tân Thịnh. Chúng phân bố trong các trầm tích cát kết,
bột kết, sét kết tuổi Neogen. Đa số các vỉa than có chiều dày không lớn, quy
mô chưa được làm rõ. Than màu đen ánh, rạn nứt nhiều, dễ vỡ.
Đặc điểm chất lượng than được tổng hợp ở bảng 1.
40

Bảng 1.1 Đặc điểm chất lượng than của một số thấu kính than thuộc địa
bàn tỉnh Phú Thọ

Thấu Chỉ tiêu phân tích


kính W Ak Vk Vch D Qk Qch S P
1 4.36 41.73 3.21 6.15 2.00 4.554 7.815 2.31 0.038
2 4.06 45.70 4.14 7.26 2.12 1.281 7.883 6.38 2.210
3 4.77 27.80 4.64 6.43 1.85 5.704 7.900 3.05 0.026
7 7.29 43.81 2.89 5.15 1.99 4.683 8.334 2.73 0.037
8 5.65 45.28 5.46 9.98 1.85 4.194 7.664 0.80 0.010
10 5.58 26.09 2.71 3.67 1.87 6.101 8.255 5.29 0.005

Tổng tài nguyên dự báo ở cấp 334a+333 là : 47.000 tấn.


* Than bùn
Đã đăng ký 5 mỏ và điểm than bùn gồm các điểm Gốc Sồi, Cự Thắng,
Kim Đức, Quất Hạ và Trưng Vương-Minh Nông. Các điểm này đều mới được
điều tra trong đo vẽ, lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000. Than bùn tích tụ trong
các thung lũng cùng với sét bột bở rời, có màu đen, khi phơi khô nhẹ, xốp,
trong than còn lẫn tàn dư của thực vật. Chiều dày các lớp than bùn từ vài chục
cm đến 3,5cm.
Nhìn trung các điểm than bùn đều có quy mô nhỏ, chỉ có thể phục vụ
khai thác quy mô nhỏ. Than bùn có thể sử dụng làm phân bón.
1.2.4.2. Khoáng sản kim loại
* Quặng sắt
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã đăng ký được 18 điểm quặng sắt: Đá
Giang, Hương Lung, Suối Làng, Thu Cúc, Núi Tiêu, Xuân Thượng, Đồi Đen,
Tăng Ma, Giáp Lai, La Phù, Xóm Luông, Suối Chòi, Xóm Hán, Xóm Chởi,
Đồng Mu, Xóm Chùa, Xóm Hầm và Xóm Giường. Chúng phân bố chủ yếu ở
huyện Thanh Sơn, Một ít ở huyện Hạ Hòa (điểm quặng Núi Tiêu). Nhìn
41

chung các điểm quặng sắt đều có quy mô nhỏ, có 4 điểm (Núi Tiêu, Xuân
Thượng, Tăng Ma, Giáp Lai) đã được tìm kiếm tỉ mỉ và tìm kiếm đánh giá,
tổng tài nguyên quặng sắt khoảng 2,67 triệu tấn (tương đương ở cấp tài
nguyên 333). Các điểm quặng còn lại mới được tìm kiếm sơ bộ hoặc phổ tra
kết hợp trong đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 và 1:50.000.
* Chì - Kẽm
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ mới phát hiện được 2 điểm quặng chì - kẽm là
Suối Cẩn và Làng Thượng, chúng được phát hiện và điều tra trong quá trình đo
vẽ lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 và 1:200.000. Đá vây quanh
quặng là đá vôi, sét vôi hệ tầng Đa Niêng, hệ tầng Bó Hiềng. Chiều dày các thân
quặng chì - kẽm có chiều dày >1m, điểm Suối Cần có hàm lượng Pb: 0,17-
15,93%, Zn: 0.29-4.19%, điểm Làng Thượng có hàm lượng Pb: 59,45-61,33%,
Zn: 2,0-20,1%, Ag: 50- 350 g/T.
* Vàng
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện mới đăng ký 1mỏ và 1 điểm quặng
(Thượng Long). Mỏ Địch Quả đã được tìm kiếm (1990-1994), kết quả cho
thấy hàm lượng vàng trong các thân quặng thay đổi 2,14-7,67 g/T. Tài nguyên
vàng được đánh giá ở cấp 333 là 412 kg và cấp 334a là 837 kg.
Điểm quặng Thượng Long đã được tìm kiếm sơ bộ, hàm lượng vàng từ
0,4÷21g/T, đi kèm còn có bạc, chì, kẽm. Tài nguyên dự báo cấp 334b: 25 tấn
vàng, 180 tấn bạc, 1,8 triệu tấn chì, 0,54 triệu tấn kẽm. Đây là điểm có triển
vọng, cần đầu tư nghiên cứu làm rõ tiềm năng vàng và các khoáng sản đi kèm.
* Kim loại phóng xạ: Uran - Thori
Theo tài liệu hiện đã ghi nhận 2 điểm uran-thori: Thượng Cửu và Thu
Cúc, chúng phát triển trong đá biến chất cổ hệ tầng Sinh Quyền và hệ tầng Suối
Chiềng. Nhìn chung, các điểm quặng có quy mô không lớn, hàm lượng U3O8
thấp, từ 0,003 đến 1,913%, ThO2 từ 0,0 đến 0,05%.
42

1.2.4.3. Khoáng sản phi kim


* Pyrit
Trong địa bàn tỉnh Phú Thọ mới đăng ký mỏ Giáp Lai (đã khai thác
hết). Các điểm khác đều có quy mô không đáng kể, chất lượng thấp và ít có
triển vọng.
* Barit
Quặng barit được phát hiện và điều tra trong đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ
1:50.000 và 1:200.000. Kết quả sơ bộ bước đầu cho thấy đây là các điểm
quặng có triển vọng. Điểm quặng Ngọc Quang đã được Liên đoàn Địa chất
Tây Bắc tiến hành tìm kiếm đánh giá năm 2006 với tổng tài nguyên quặng
barit đạt trên 500 nghìn tấn.
* Kaolin
Trên địa bàn tỉnh đã đăng ký được 35 mỏ và điểm quặng kaolin. Đây là
khoáng sản có quy mô lớn và rất có ý nghĩa kinh tế của tỉnh. Tổng trữ lượng -
tài nguyên kaolin ở cấp 121+122+333 được đánh giá đạt khoảng 8,51 triệu
tấn. Kaolin chủ yếu có nguồn gốc phong hóa từ pegmatit hoặc phong hóa từ
các phiến sét như kaolin Trường Thành, Hoàng Lương, một số có nguồn gốc
tái trầm tích như kaolin Gò Gai.
Tại vùng Thạch Khoán đã thăm dò một số mỏ kaolin như Hữu
Khánh, Ba Bò, Mỏ Ngọt… Kaolin phân bố trong đá phiến kết tinh, quarzit hệ
tầng Thạch Khoán. Các mỏ có quy mô trung bình, đang được khai thác.
Kaolin có chất lượng tốt có thể sử dụng trong sản xuất gốm sứ.
* Felspat
Trên địa bàn tỉnh đã đăng ký 10 mỏ, điểm quặng felspat. Đây là khoáng sản
có quy mô lớn và có giá trị kinh tế của tỉnh. Tổng trữ lượng-tài nguyên felspat đã
được đánh giá đạt khoảng 18,07 triệu tấn (tương đương ở cấp 122+333+334 theo
phân cấp mới).
* Asbest
43

Đã đăng ký được hai điểm quặng là Suối Cẩn và Xóm Ú liên quan với
các thể mafic và siêu mafic phức hệ Bản Xang, Đa Niêng. Tổng tài nguyên đã
đánh giá: 58,8 ngàn tấn (tương ứng ở cấp tài nguyên 333+334). Trong đó,
điểm Suối Cẩn được đánh giá là có triển vọng hơn.
* Talc
Đã đăng ký được 4 mỏ: Ngọc Lập, Thu Ngạc, Tân Lập và Mỹ Thuận. Các
thân khoáng talc nằm trong diện phân bố của các thành tạo đá vôi dolomit hệ
tầng Bến Khế. Các thân khoáng có dạng mạch, thấu kính chiều dày 1,0 đến 10m.
Hàm lượng SiO2: 20,2- 64,49%; phổ biến 58-60%; MgO: 15,18-39,5%, phổ biến
24-27%, Fe2O3: 0.12-5.94%, phổ biến 0,23-0,7%. Tổng trữ lượng-tài nguyên đã
đánh giá tương ứng ở cấp 122+333 là 1.344 ngàn tấn. Nhìn chung talc có chất
lượng trung bình. Mỏ điển hình là mỏ talc Ngọc Lập, Mỹ Thuận.
* Quarzit
Khoáng sản này đã đăng ký được một mỏ (Thục Luyện), và 5 điểm
quặng (Gia Điền, Tam Sơn, xóm Xuông, xóm Khuân và xóm Trại). Chúng
phân bố trong các đá thuộc hệ tầng Ngòi Chi, Thạch Khoán, Bến Khế và Bản
Nguồn. Các thân khoáng có dạng vỉa, lớp, dày từ vài mét đến 50m, dài 500m
đến 1,2km. Tổng tài nguyên đánh giá đạt: 39,8 triệu tấn 21,68 triệu tấn
(tương ứng cấp 333+334), trong đó tài nguyên 333 khoảng 21,68 triệu tấn.
* Mica
Mica là khoáng sản được phát hiện ở các điểm Dị Nậu, Ba Bò, Xóm
Khuân, Đồi Đao và Mỏ Ngọt, trừ điểm Xóm Khuân bốn mỏ còn lại đã được
đánh giá tài nguyên ở cấp C2 (tương đương cấp tài nguyên 333). Mica nằm trong
các thân mạch pegmatit có dạng tấm, vảy với tổng tài nguyên đã xác định tương
đương cấp 333 : 3.615 ngàn tấn, trong đó hai mỏ Mỏ Ngọt và Đồi Đao chiếm
chủ yếu.
* Graphit
Thuộc loại khoáng sản này đã đăng ký được 3 điểm là Hương Xạ, Thanh
Vân và Xuân Lũng. Các điểm này được phát hiện trong quá trình điều tra địa chất
44

và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000. Đá vây quanh là đá phiến thạch anh biotit
silimanit, quarzit thuộc hệ tầng Ngòi Chi. Các thân khoáng có chiều dày từ 1,1÷
9,5m, chiều dài từ 400 đến 1600m. Graphit có dạng vảy nhỏ màu đen nằm xâm tán
hoặc thành ổ nhỏ đặc xít. Các thân quặng dạng mạch, thấu kính dài 200 ÷ 2000m
theo phương tây bắc – đông nam. Hàm lượng Ck từ 4-63%. Tổng tài nguyên dự báo
cấp 334b cho 3 điểm này đạt 1610 ngàn tấn. Các điểm khoáng sản này là dấu hiệu
tốt để tiếp tục đánh giá tiềm năng graphit của vùng.
* Dolomit
Đã đăng ký 3 điểm khoáng sản là Ngọc Lập, Chung Lợi và Chân Lao,
trong đó mỏ dolomit Ngọc Lập đã được đánh giá. Dolomit phân bố trong các hệ
tầng Đồng Giao và Bó Hiềng, chúng tạo thành các dải có chiều rộng 200-500m,
chiều dài 1-3km. Hàm lượng MgO: 19,52-21,0%, SiO2: 1,22-3,22%, SiO2+Al2O3:
1,87-2,65%. Tổng tài nguyên dự báo đạt khoảng 16,4 triệu tấn (tương ứng ở cấp
333+334a), trong đó tài nguyên cấp 333 khoảng 119,8 ngàn tấn.
* Puzơlan
Gặp phân bố ở huyện Thanh Sơn, chúng là sản phẩm phong hóa từ các
đá phiến kết tinh thuộc hệ tầng Thạch Khoán. Đã đăng ký 7 điểm puzơlan là
Thạch Khoán, Suối Chiềng, Núi Mười, Minh Đài, Xóm Mành, Văn Luông,
Xóm Chỏi và Khả Cửu. Các thân khoáng có dạng thấu kính, độ hút vôi 118
đến 197mg CaO/g phụ gia. Puzơlan có chất lượng tốt, có thể làm phụ gia cho
sản xuất xi măng.
1.2.4 4. Đá quý và bán quý
Đá quý và bán quý (Berin) gặp một điểm ở La Phù, phân bố trong các
thành tạo đá biến chất cổ thuộc hệ tầng Thạch Khoán. Berin nằm xâm tán
trong các thân pegmatit. Các thân pegmatit nằm khớp đều với đá vây quanh,
góc dốc 45-900, chiều dày từ vài mét đến 90m. Berin có dạng tinh thể nhỏ,
45

kích thước < 10cm, phổ biến 1-2mm, màu xanh da trời, xanh nhạt rất đẹp có
thể khai thác làm đồ trang sức.
1.2.4.5. Nước khoáng, nước nóng
Trong tỉnh Phú Thọ chỉ mới phát hiện và đăng ký một điểm nước
khoáng- nước nóng La Phù.
Điểm nước này được đoàn địa chất 302 thuộc Liên đoàn Địa chất Tây
Bắc phát hiện trong quá trình lập bản đồ địa chất thủy văn vùng Thạch Khoán
tỷ lệ 1:25.000. Nước xuất lộ trong lỗ khoan 101b, ở độ sâu 72,3m. Hiện nay
các điểm nước khoáng nóng La Phù đang được khai thác phục vụ cho nhu cầu
ngâm tắm.
Ngoài các loại khoáng sản đã trình bày ở trên, trong phạm vi tỉnh Phú
Thọ còn có các thành tạo carbonat có tiềm năng khá lớn có thể sử dụng trong
một số lĩnh vực như sản xuất xi măng, đá vật liệu xây dựng thông thường. Về
tiềm năng và khả năng sử dụng của loại khoáng sản này, sẽ được học viên
trình bày chi tiết ở các chương sau.
46

Chương 2
ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG VÀ
TIỀM NĂNG ĐÁ CARBONAT TỈNH PHÚ THỌ
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁ CARBONAT
2.1.1 Khái niệm
Đá carbonat được cấu thành chủ yếu từ khoáng vật calcit hoặc aragonit.
- Calcit: (CaCO3) là khoáng vật, theo lý thuyết chưa đến 56,04% CaO
và 43,96% CO2. trong thực tế, calcit thường chưa một lượng nhỏ Mg,Fe. Mn,
Sr. Zn… tụ thành đám hạt, đám vật chất ẩn tinh. Calcit không màu, màu
trắng, vàng, hồng, nâu, tím, xanh, đen hoặc phản quang, có ánh thủy tinh hoặc
ánh xà cừ, dòn, độ cứng 3, vết vỡ sờn gợn, tỷ trọng 2,6 ÷ 2,8, sủi bọt mạnh
khi gặp HCL và nứt vỡ khi gặp lửa thoát ra khí CO2 để lại chất vôi. Tinh thể
calcit khá đa dạng, từ hình mặt thoi, khối mặt tam giác lệch, mặt tấm đến mặt
hình trụ. Thường gặp ở các hợp thể ở dạng hạt, tinh thể, đôi khi dạng trứng cá
và sợi.
- Aragonit: (CaCO3) là khoáng vật kém bền vững, dễ ràng dịch chuyển
calcit trong điều kiện bình thường, nhưng trong điều kiện thạch quyển lại là
khoáng vật bền vững, nên thường gặp aragonit trong trầm tích vôi hiện đại,
thậm trí trong trầm tích vôi trứng cá Paleogen- Neogen. Aragonit có dạng tinh
thể hình trụ, hình kim, đám tỏa tia không màu, màu trắng, vàng, xanh, nâu có
ánh thủy tinh, độ cứng 3,5- 4,0, tỷ trọng 2,95, không có mặt tách, không có
các rãnh trên mặt tinh thể, sủi bột mạnh trong HCl. Khi gặp dung dịch
Co(NO3)2 bột khoáng liền sủi lên và chuyển thành màu tím.
Đá carbonat phân bố rộng trong vỏ quả đất, chiếm khoảng 12% tổng
lượng đá trầm tích.
Trong đá carbonat thường có 2 nhóm khoáng vật: Nhóm hòa tan trong
axit HCl gồm calcit hoặc aragonit, dolomit và đi kèm với chúng là nhóm
47

không hòa tan, gồm sét, thạch anh, felspat, opan, oxit nhôm, oxyt sắt, vật liệu
than, bitum, vật liệu cơ học. Đá carbonat có màu sắc thay đổi tùy theo các
chất hỗn hợp.
Đá carbonat thuộc nhóm đa nguồn gốc: Trầm tích hóa học, sinh hóa
học, cơ học… Nhiều loại hỗn hợp của các thành phần có các nguồn gốc khác
nhau. Chúng có thể được thành tạo do:
a. Lắng đọng từ các dung dịch quá bão hòa CaCO3
b. Tập hợp các tàn tích sinh vật có vỏ và khung sương được tạo nên từ
carbonat calci
c. Các vật liệu vụn từ các đá carbonat calci cổ hơn
Điều kiện hòa tan và kết tủa để thành tạo đá carbonat được giải thích
như sau:
1. Nguồn gốc sinh hóa:
Quá trình phong hóa hóa học hòa tan CaCO3 trong nước xảy ra cân
bằng
CaCO3 = CaO + CO2
Trong nước tự nhiên thường có mặt axit cacbonic, axit này thường bị
phân giã theo 2 bậc:
H2CO3 = H+ + HCO3- và HCO3 - = CO3 2- + H+
Sự tách H+ ra khỏi dung dịch sẽ gây ra sự kết tủa CaCO3 vì có quá nhiều
CO32- trong dung dịch.
Nồng độ axit cacbonic là một trong các nhân tố quan trọng tạo nên đá
carbonat trong tự nhiên. Sự hòa tan CO2 trong nước tùy thuộc vào nhiệt độ.
Nói chung, khi nhiệt độ tăng thì CO2 giảm nhanh. Áp xuất làm hòa tan CO2
và cũng ảnh hưởng tới sự phân ly của HCO3 và khả năng hòa tan CaCO3
trong nước khi hàm lượng CO2 không thay đổi.
48

Sự kết tủa carbonat từ nước tùy thuộc vào sự có mặt trong nước của
CO2. Khi áp xuất giảm, nhiệt đọ tăng, khí CO2 thoát ra và carbonat sẽ kết tủa.
Sự thành tạo carbonat trong môi trường kiềm có ý nghĩa hơn cả. Thông
thường mặt bão hòa CaCO3, còn ở những vùng nhiệt đới lượng CaCO3 quá
bão hòa. Ở trạng thái quá bão hòa hàm lượng CaCO3, đạt 80g/1m3 nước biển,
các hạt thạch anh và các trầm tích sinh vật trở thành các mầm kết tinh cho
CaCO3 .Trong điều kiện biển ngày mang đến nước mới sẽ xảy ra trầm tích
carbonat khá dày. Những công trình nghiên cứu trầm tích carbonat hiện đại
chứng minh rằng, dưới độ sâu 5.000 m không xảy ra tích tụ carbonat.
Sự phân hủy vật chất hữu cơ (nguồn gốc động, thực vật) trong nước
biển dẫn đến sự thành tạo CO2 để duy trì Ca trong dung dịch. Sinh vật biển sử
dụng CO2 trong quá trình quang hợp sẽ gây ra sự kết tủa carbonat.
Sự kết tủa carbonat dưới dạng aragonit thường gặp trong điều kiện trầm
tích lục địa, còn trong điều kiện biển ít gặp hơn và còn nhiều vấn đề chưa giải
quyết được.
Những kết quả nghiên cứu về biển hiện đại, nghiên cứu thực nghiệm và
nghiên cứu trong các thực thể đá carbonat của nhiều nhà nghiên cứu cho thấy
những thành tạo carbonat thuần túy từ kết tủa hóa học là rất hiếm mà luôn có
sự tham gia của sinh vật. Thường gặp carbonat lắng đọng từ dung dịch thật với
sự tham gia gián tiếp của sinh vật để tạo thành loại đá có nguồn gốc sinh hóa.
Sự kết tủa carbonat có nguồn gốc sinh hóa có thể do hoạt động sống
của sinh vật; ngoài ra hoạt động của vi khuẩn kỵ khí cũng là nhân tố gây ra sự
kết tủa CaCO3 . Đôi khi carbonat cũng được hình thành do sự thoát CO2 ra
bởi thực vật.
2. Carbonat nguồn gốc hữu cơ được thành tạo bởi sự tích tụ và gắn kết
của các mảnh vỏ sinh vật. Các sinh vật có giá trị tạo đá carbonat là tảo đỏ,
trùng lỗ, gai biển, động vật thân mềm, huệ biển. .vv Các sinh vật này tạo nên
49

các vỏ, các khung xương không chỉ từ carbonat mà chứa cả sufat calci và các
muối khác của calci có trong nước biển. Các tích tụ vỏ và khung xương sinh
vật tạo đá carbonat thuộc các kiểu đá vôi khác nhau: san hô, huệ biển, vỏ sò,
trùng lỗ, gai biển...
Sóng biển đập vở các khung xương và các vỏ carbonat thành các mảnh
vụn, sau đó các mãnh vụn được gắn kết tạo nên đá carbonat tàn tích hữu cơ. Đá
carbonat được thành tạo tại nơi các sinh vật này đã sống được gọi là biolityt,
còn được tạo nên bởi sự vỡ vụn của vỏ và khung xương do tác động của sóng
biển và dòng chảy thì tùy thuộc vào mức độ vỡ vụn mà gọi là biorudyt (khi vật
liệu có kích cỡ của cuội sỏi), bioarenit (khi vật liệu cở hạt cát).
Đá carbonat hữu cơ là những thấu kính hoặc các lớp mỏng tạo bên
trong các trầm tích khác.
Hiện tại có nhiều cách phân chia các loại đá carbonat, thường gặp nhất
trong các sách tham khảo là cách phân loại của Puxtovalop A.V,
Lovinheko.M.B (1967), Svesop M.X (1958), Vinogradov X.X (1961) và nnk.
Các tác giả này đã chia đá carbonat thành 3 phụ nhóm:
I. Phụ nhóm đá carbonat chưa biến đổi, gồm các loại đá thành tạo trực
tiếp từ vỏ, khung xương sinh vật hoặc phân ly từ dung dịch thật có vai trò của
sinh vật (sinh hóa học) chưa bị biến đổi, các dấu vết nguồn gốc ban đầu còn
bảo tồn nguyên vẹn.
I.a. Nguồn gốc sinh vật:
1. Đá vôi ám tiêu, mầm sinh vật
2. Đá vôi sinh vật
3. Đá vôi tàn tích sinh vật
4. Đá phấn
I.b. Nguồn gốc hóa học và sinh hóa:
5. Túp vôi
50

6. Thạch nhũ, kết vỏ và travetin


7. Đá vôi trứng cá, giả trứng cá, pizolit
8. Kết hạch vôi
9. Đá vôi vi hạt
II. Phụ nhóm đá carbonat bị biến đổi, gồm các loại đá carbonat đã bị
biến đổi trong quá trình thứ sinh ( hòa tan, thay thế, hóa hạt, tái kết tinh...):
10. Đá vôi nứt nẻ dạng ren
11. Đá vôi dạng đốm, răm kết, cuội kết
12. Đá vôi hóa hạt
13. Đá vôi tái kết tinh
14. Đá vôi thay thế (đá vôi dolomit hóa, silic hóa)
15. Đá vôi cẩm thạch
III. Phụ nhóm đá carbonat hỗn hợp:
16. Đá vôi chứa cát sỏi
17. Đá vôi chứa sét (sét vôi, macno, vôi sét)
18. Đá vôi chứa vật chất than, bitum
19. Đá vôi chứa dolomit
20. Đá vôi chứa sắt, mangan
2.1.2 Yêu cầu chất lượng đá carbonat cho các lĩnh vực sử dụng
Đá carbonat là một khoáng chất công nghiệp. Hiện nay trên thế giới có
nhiều định nghĩa khác nhau về khoáng chất công nghiệp (KCCN), tùy theo
quan điểm “thực dụng” hay “lý thuyết”. Mặt khác, tùy theo trình độ kỹ thuật -
công nghệ chế biến (KCCN) của mỗi nước mà phân loại (KCCN) có thể chi
tiết sản phẩm bậc cao hoặc “công dụng cuối cùng”. Theo các chuyên gia của
các nước phát triển trong nhóm IMIWOG (KCCN) và đá là những khoáng
chất tự nhiên hoặc do tổng hợp mà có, nhờ những đặc tính hóa học, vật lý của
mình mà chúng được sử dụng trực tiếp hay sau khi đã sơ chế. Theo định nghĩa
51

này, tùy theo tính chất cơ lý (cơ học, vật lý), thành phần hóa học và khoáng
vật mà đá carbonat được sử dụng cho các ngành công nghiệp khác nhau hoặc
ở trạng thái tự nhiên, hoặc phải qua khâu chế biến.
Trên thế giới đá carbonat được sử dụng cho rất nhiều lĩnh vực công
nghiệp; Ở Việt Nam đá carbonat cũng được khai thác, chế biến và sử dụng
cho nhiều lĩnh vực công nghiệp. Có thể chia ra các lĩnh vực sử dụng đá
carbonat ở Việt Nam như sau:
- Nhóm vật liệu xây dựng dính kết, gồm xi măng, vôi xây dựng các loại
thường sử dụng đá vôi và đá vôi sét.
- Nhóm nguyên liệu trợ dung luyện kim, gồm luyện kim đen, luyện kim
màu, calci kim loại, tuyển nổi quặng kim loại màu, thường sử dụng đá vôi
sạch.
- Nhóm nguyên liệu hóa chất, gồm sản xuất xoda (natri carbonat)…vv
thường sử dụng loại đá vôi sạch.
- Nhóm chất độn nặng dùng cho sản xuất giấy, sơn, nhựa cao su..vv sử
dụng loại đá hoa sạch, tinh khiết có độ trắng cao.
- Nhóm vật liệu xây dựng tự nhiên, gồm đá hộc, đá răm, đá ốp lát, sử
dụng đá vôi và đá hoa.
- Nhóm các lĩnh vực khác, gồm sản xuất thủy tinh, sành sứ, chất tẩy,
chất lọc, cực điện, bông khoáng, gia công kim loại, vv.. sử dụng đá vôi và đá
hoa có chất lượng cao.
Đối với từng nhóm, tùy thuộc vào công nghệ chế biến và lĩnh vực sử
dụng cụ thể có thể chia ra nhỏ hơn.
Dưới đây là yêu cầu về chất lượng của các lĩnh vực công nghiệp sử
dụng đá carbonat (đá vôi, dolomit)
*Yêu cầu chất lượng cho sản xuất xi măng portlan:
52

Xi măng portlan là loại vật liệu xây dựng kết dính. Xi măng portlan có
thành phần hóa học: CaO: 60÷68%; SiO2: 18÷26%; Al2O3: 5÷8%; Fe2O3:
2÷5%; MgO: dưới 5%; K2O + N2O: 0,6÷1,0%. Để tạo nên thành phần hóa
học của xi măng phải sử dụng đá carbonat, mà chủ yếu là đá vôi, sét và các
phụ gia khác. Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6072: 1996) quy định đá vôi
dùng cho sản xuất xi măng phải sử dụng nguyên liệu phải chứa CaCO3 không
nhỏ hơn 85% (CaO ≥ 47,6%); MgCO3 ≤5%; MgO ≤ 2,4%. Thực tế sản xuất
xi măng portlan ở Việt Nam chủ yếu dùng loại đá vôi chứa trên 50% CaO và
dưới 2,5% MgO, R2O3 không quá 1%, chỉ một số nơi khan hiếm đá vôi sạch
mới sử dụng đá vôi với hàm lượng CaO: 48 ÷50%; MgO đến 3% và
Al2O3+SiO2+Fe2O3 đến 5÷7%.
Đối với đá vôi dùng cho lĩnh vực sản xuất xi măng, các thành phần có
hại bao gồm: MgO, SO3, P2O5, Cl-, Na2O, K2O. Chất MgO có hại vì cứ trơ ra
trong phối liệu đến khi đưa vào khối xây mới dần dần hidrat hóa, trương lên
gây nứt nẻ cho khối xây. Chất SO3 gây ra sự trương nở không đều trong vữa
xây dẫn đến nứt vỡ. Vì vậy giới hạn cho phép SO3 trong clinke không quá 3%.
Hàm lượng chất P2O5, khi quá 1,5% sẽ làm cho chất khoáng cấu thành clinke
khó rắn lại khi thiêu kết. Kiềm Na2O, K2O làm cho thời hạn đông cứng của xi
măng trở nên thất thường và tạo ra các vết ố trên bề mặt khối xây nên được
giới hạn từ 0,5-1%.
* Yêu cầu chất lượng đá vôi cho sản xuất hóa chất
Trong công nghiệp hóa chất sử dụng đá vôi có chất lượng tốt để sản
xuất xoda (natri carbonat), cacbua calci, KOH, NaOH, v.v..
Để sản xuất xoda dùng loại đá vôi chưa không dưới 95÷ 97% CaCO3.
không quá 1,5% MgCO3 và các thành phần SiO2 < 3%, R2O < 1%, AL2O3 +
Fe2O3 < 1%, P <0,008% và độ ẩm <14%. Từ đá vôi có chất lượng nêu trên để
sản xuất CO2 trong các lò giếng cao 19 ÷24m, rồi đua chế xoda nung. Còn
53

chất vôi thu được đem sản xuất thành sữa vôi làm chất tái sinh NH3. Cứ mỗi
tấn xoda nung cần 1,24 tấn đá vôi.
Để sản xuất NaOH dùng xoda nung và vôi. Loại vôi dùng để sản xuất
xút NaOH phải chưa thật ít sét và MgCO3 không quá 2,5%.
Để sản xuấtv cacbua calci dùng hỗn hợp nguyên liệu 60% vôi và 40%
than antraxit hoặc than cốc đem nung trong lò điện có nhiệt độ 20000c. ngày
nay có thể sản xuất cacbua calci trực tiếp từ đá vôi và bỏ qua khâu nung đá
vôi thành vôi.
*Yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng sản xuất vật liệu tự nhiên:
Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng tự nhiên sử dụng đá vôi, đá hoa
làm đá hộc, đá xây tường, rải đường ô tô, rải balát đường sắt, đá dăm đổ bê
tông, bột đá trám các công trình xây dựng, đá oplát..vv.
- Đá hộc dùng để xây móng, chân tường, củng cố đê kè, vv…Theo quy
định đá hộc phải có một cạnh dài 100 - 450mm, độ hút nước không vượt quá
10%, độ bền nén không dưới 100kg/cm2, hệ số mềm hóa không nhỏ hơn 0,7
và thể trọng không dưới 1,8g/cm3. Loại đá vôi sạch kết tinh và đá hoa là
nguyên liệu cho thứ đá hộc có chất lượng tốt nhất.
- Đá xây tường có 14 nhãn, từ nhãn 4 đến nhãn 500 ứng với giới hạn
bền nén từ 4 đến 500 kg/cm2, độ hút nước dưới 30%, hệ số hóa mềm khi no
nước ≥0,6. Đá tường có kích thước dài 390 ÷ 490mm, rộng 190 ÷ 240mm,
cao 188 ÷ 288mm, chịu đóng đinh và giữ chặt đinh, chịu khoan ren để bắt
bulông và vít.
- Đá ốp lát và trang trí dùng để trau chuốt vẻ đẹp bên ngoài cho công
trình, làm khoang cửa, bệ cửa sổ, bậc sàn, bậc cầu thang, cột, trụ góc tường,
vv… nên đòi hỏi đá phải có sức tô điểm (vân hoa đẹp), không lẫn bọc đá lạ
(pyrit, các sulfur (gây ố, rò rỉ). Để làm đá ốp lát và trang trí thường sử dụng
đá vôi hạt mịn màu trắng, xám, đen, dăm kết vôi, màu hồng, vàng, đen, đá
54

hoa màu trắng tinh khiết, trắng có vân rõ, màu xám, trắng xanh,… Đá vôi
dùng làm đá ốp lát và trang trí phải đáp ứng những đòi hỏi về độ nguyên khối,
phẩm chất tô điểm, độ bền lâu và sức chịu đục đẽo,…
- Đá dăm là loại đá được chế biến từ đá vôi, đá hoa dùng trong xây
dựng các công trình giao thông, các công trình dân dụng và công nghiệp. Tiêu
chuẩn Việt Nam TCVN 1771-87 đá dăm được phân loại theo cỡ hạt 5÷10mm;
10÷20mm; 20÷40mm; 40÷60mm. Tùy theo lĩnh vực sử dụng mà xác định các
chỉ tiêu độ bền cơ học chủ yếu sau:
+ Đối với đá dăm làm chất độn bê tông phải xác định độ nén dập trong
xi lanh.
+ Đối với đá dăm xây dựng đường ô tô phải xác định độ nén dập trong
xi lanh, độ mài mòn trong tang quay, độ bám dính nhựa đường.
+ Đối với đá dăm trải balát đường sắt phải xác định độ chống va đập
trên máy thử va đập “ΠM”.
Bảng 2.1 Phân cấp đá dăm theo cường độ kháng nén.
Mác Độ nén dập bão hòa Mác đá Độ nén dập bão hòa
đá dăm nước, % dăm nước, %
Đá vôi Đá hoa Đá vôi Đá hoa
1400 - đến 12 600 15 - 20 25 - 34
1200 đến 11 12 – 16 400 20 - 28 -
1000 11 - 13 16 - 20 300 28 - 38 -
800 13 - 15 20 - 25 200 38 - 54 -

Tỷ lệ hạt mềm yếu trong đá dăm không quá 10% và hạt thoi dẹt không
quá 35%.
Theo độ mài mòn trong tang quay, đá dăm phân thành 4 mác
55

Bảng 2.2 Phân cấp đá dăm theo độ mài mòn.


Độ mài mòn, %
Mác đá dăm
Đá vôi Đá hoa
Mn-I đến 30 đến 25
Mn-II 30 - 40 25 - 35
Mn-III 40 - 50 35 - 45
Mn-IV 50 - 60 45 - 55

Theo độ chống va đập, đá dăm phân thành 3 mác


Bảng 2.3 Phân cấp đá dăm theo độ chống va đập
Mác đá dăm Độ chống va đập trên máy thử va đập “ΠM”
Vđ 40 40 - 49
Vđ 50 49 - 74
Vđ 75 Không dưới 75

Ngoài ra, còn quy định hàm lượng SO3 trong đá dăm không quá 1%,
silic vô định hình không quá 50 milimol/100 ml NaOH, hàm lượng sét bùn,
bụi không quá 2% (đối với đá hoa) và 3% (đối với đá vôi) cho đá dăm đổ bê
tông mác dưới 300 và 1% (đối với đá hoa) và 2% (đối với đá vôi) cho đá dăm
đổ bê tông mác 300 và trên 300. Đối với đá dăm rải đường ô tô phải xác định
chỉ tiêu độ bám dính nhựa đường.
Trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng từ đá tự nhiên còn dùng bột
đá hoa, đá vôi làm chất liệu ốp lát trau chuốt, vữa trát bậc, bệ cửa sổ, chất độn
cho bê tông atphan và xoa chống dính khi cuộn giấy lợp. Đá hoa, đá vôi làm
bột khoáng cho bê tông nhựa nóng phải có độ bền cơ học không dưới
200kg/cm2. Để cải thiện độ hạt của cát hạt nhỏ, hạt mịn trong bê tông nhựa
phải dùng bột đá bè cỡ hạt 1,25mm. Bột đá không nhiễm macnơ với hàm
56

lượng Al2O3+Fe2O3 không quá 1,5%. Bè cỡ hạt 0,1 - 5mm chiếm 5,33%; bè
0,5 - 0,001mm chiếm 25 - 60% và bè 0,01 - 0,005mm chiếm 22,55%. Độ hoạt
của bột độn khoáng dùng trong sản xuất bê tông atphan phải thỏa mãn yêu
cầu nêu trong bảng:
Bảng 2.4 Yêu cầu độ hoạt bột độn khoáng dùng trong sản xuất bê tông atphan

S¥ + 30o
Så S¥
Tên vật liệu Så A P l U C

Đá vôi yếu 161 1670 10,38 41 7 8 155 80


Đá vôi chắc 119 860 7,2 71 6,5 7,3 127 80
Đá hoa 191 429 5,24 87 6,6 5 100 80

Ghi chú: S å : Bề mặt tổng; S ¥ : Năng lực hút bám; A: Độ hoạt hút
bám; P: Sức kháng gãy, kg/cm2; l: Độ giản dài; U: Công gãy, kg/mm; c: Hàm
lượng chất độn.
Thứ bột có độ vững bám tốt, có năng lực hút thu bitum với lượng 75 –
150% so với thể tích của vật chất cứng.
*Yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cho các lĩnh vực khác:
Ngoài những lĩnh vực sử dụng như đã trình bày ở trên, đá carbonat còn
được sử dụng cho nhiều lĩnh vực công nghiệp khác:
- Trong công nghiệp sản xuất thủy tinh: Dùng bột mịn đá vôi và vôi cấu
thành 30% trọng lượng phối liệu nấu thủy tinh. Đá vôi có tác dụng làm cho
thủy tinh bền nhiệt, bền cơ học, chịu tác dụng của hóa chất. tạp chất sắt trong
đá vôi là thành phần có hại vì nó làm cho thủy tinh trở thành xanh lá cây và
làm giảm độ thoát sáng của thủy tinh. Đá vôi dùng trong công nghiệp sản xuất
thủy tinh theo tiêu chuẩn của Anh phải chứa trên 95% CaCO3 (hoặc CaO lớn
hơn 55,2%), các chất tạo màu như sắt có thể từ 0,02% đến 0,05% tùy từng
57

loại thủy tinh, như crôm, coban và niken phải rất nhỏ, hàm lượng SiO2 không
quá 1% và SO3 dưới 0,1%. Thực tế ở Việt Nam sử dụng loại đá vôi chứa trên
53% CaO, Al2O3 dưới 0,8%, Fe2O3 dưới 0,03%.
- Trong công nghiệp sành sứ:
Dùng đá vôi làm nguyên liệu tạo xương, làm men và tạo màu. Sự có
mặt của CaCO3 làm tăng sức giãn nở, tăng độ bóng và hạn chế sự nứt nẻ
của men.
- Trong xử lý môi trường: Do sức ép về môi trường, việc sử dụng đá
vôi và vôi để khử lưu huỳnh trong ống khói rất phát triển. Yêu cầu đá vôi cho
lĩnh vực này là hàm lượng CaCO3 lớn hơn 95%, SiO2 nhỏ hơn 0,65%, Al2O3
nhỏ hơn 1%, Fe2O3 nhỏ hơn 0,25%. Ngoài ra, trong lĩnh vực lọc nước và xử
lý nước thải thường dùng là vôi tôi.
- Trong công nghiệp chế biến giấy xelulo: Dùng đá vôi để chế vôi và
H2SO4 cho quy trình chế biến gỗ thành giấy.
Ngoài ra trong công nghiệp còn dùng đá vôi, đá dolomit cho các lĩnh
vực đường ăn, giấy, cao su, bột mài, dược liệu, trừ sâu hại, v.v…
Tóm lại, đá carbonat calci là khoáng chất công nghiệp rất hữu ích và
linh hoạt. Trên thế giới và ở Việt Nam chúng được sử dụng cho rất nhiều lĩnh
vực công nghiệp khác nhau. Đá carbonat trong vùng nghiên cứu có thành
phần khoáng vật, hoá học và cơ lý đáp ứng yêu cầu sử dụng của nhiều lĩnh
vực công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp sản xuất ximăng và sản
xuất vật liệu xây dựng thông thường.
2.2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÁ CARBONAT
TỈNH PHÚ THỌ
2.2.1. Vị trí địa tầng chứa đá carbonat
Kết quả đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000; 1/200.000; 1:50.000 và
tìm kiếm, thăm dò các mỏ đá carbonat trong phạm vi tỉnh Phú Thọ đã xác
58

định được 6 phân vị địa tầng có chứa đá carbonat phân bố từ phía bắc xuống
phía nam, tập trung nhiều ở khu vực huyện Thanh Ba, Thanh Sơn, …gồm các
phân vị địa tầng sau:
- Hệ tầng Sinh Vinh (O3-S sv): Các lớp đá vôi màu xám lục, đá vôi
màu đen bẩn phân lớp mỏng từ vài đến vài chục cm, đá vôi phân lớp dày,
nhiều chỗ là đá vôi dolomit dày đến 200m thuộc phân hệ tầng trên của hệ tầng
Sinh Vinh (O3-S sv).
Các thành tạo này lộ ra dưới dạng các dải hẹp, phân bố rải rác ở phần
trung tâm và khu vực phía nam thuộc huyện Thanh Sơn.
- Hệ tầng Bó Hiềng (S2bh): Đá vôi màu xám đến xám đen vi hạt đến
hạt nhỏ, phân lớp mỏng đến trung bình, đôi chỗ bị hoa hoá có xen kẹp lớp đá
vôi sét hoặc sét vôi phân lớp mỏng thuộc tập 1 hệ tầng Bó Hiềng với chiều
dày khoảng 650m. Các lớp đá phiến sét vôi, vôi sét có xen kẹp các thấu kính
đá vôi màu xám đen, hạt mịn, phân lớp mỏng, bột kết chứa vôi, cát kết chứa
vôi thuộc tập 2 hệ tầng Bó Hiềng với chiều dày khoảng 420m.
Các đá carbonat thuộc hệ tầng Bó Hiềng lộ ra chủ yếu ở phần trung tâm
phía bắc tỉnh Phú Thọ, tạo thành dải kéo dài phương tây bắc-đông nam.
- Hệ tầng Bản Nguồn (D1bn): Các lớp, các thấu kính đá vôi hạt mịn,
màu xám sẫm nằm xen kẹp với các lớp đá phiến sét, bột kết biến chất yếu, cát
kết dạng quarzit phân bố thành dải kéo dài không liên tục ở phía tây nam Phú
Thọ theo phương tây bắc - đông nam và phát triển về phía đông nam thuộc
khu vực huyện Sông Thao.
- Hệ tầng Bản Páp (D1 bp): Đá vôi màu xám, xám đen, phân lớp mỏng
xen các tập đá vôi màu xám, xám đen phân lớp trung bình đến dạng khối, độ hạt
từ mịn đến vừa đôi khi gặp các lớp sét vôi có chiều dày chung từ 750 đến 950m.
Các đá thuộc hệ tần Bản Páp phân bố rải rác ở gần ranh giới phía tây,
tây bắc và tây nam tỉnh Phú Thọ.
59

- Hệ tầng Đa Niêng (C1 đn): Đá vôi màu xám đen, phân lớp trung bình
đến dày xen ít lớp kẹp silic mỏng có chiều dày khoảng 110m tạo thành các dải
đá vôi hẹp kéo dài theo phương tây bắc-đông nam phân bố ở phía tây nam
tỉnh Phú Thọ (khu vực xã Sơn Xuân, huyện Tân Sơn).
- Hệ tầng Đồng Giao (T2a đg): Các thành tạo đá vôi, đá vôi bị dolomit
hoá và dolomit màu xám đến xám sẫm, hạt mịn, cấu tạo phân lớp vừa đến
dày; phân bố ở Yển Khê, Ninh Dân, Núi Thắm, Khải Xuân... Chiều dày của
các thành tạo này trong phạm vi tỉnh Phú Thọ đã xác định được >480 m.
2.2.2. Đặc điểm chất lượng của đá carbonat
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã triển khai công tác khoanh định
khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản theo Chỉ thị số 26/2008CT-TTg
ngày 01/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công
tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng và xuất
khẩu khoáng sản. Căn cứ các khu vực đã khoanh định là khu vực cấm, tạm
cấm được thể hiện trên bản đồ khoanh định; Các khu vực được phép điều tra,
đánh giá và khai thác đá carbonat chỉ còn lại một số diện tích thuộc các huyện
Thanh Ba, huyện Thanh Sơn, một phần của huyện Yên Lập và được các tác
giả xếp vào hệ tầng Sinh Vinh, hệ tầng Bó Hiềng, hệ tầng Đồng Giao. Trên cơ
sở nghiên cứu về đặc điểm phân bố không gian, thời gian cũng như đặc điểm
về thành phần vật chất của các thành tạo đá carbonat, học viên đã chia các
thành tạo đá carbonat thành 03 khu với các đặc điểm cụ thể như sau:
A. KHU I
Các thành tạo đá carbonat thuộc khu I được xếp vào hệ tâng Sinh Vinh
và hệ tầng Bó Hiềng, phân bố chủ yếu ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Các
lớp đá vôi màu xám, xám đen phân lớp mỏng đến trung bình; thế nằm thay
đổi 80¸140Ð20¸35. Về cấu trúc địa chất khu Tân Lập, Hương Cần, Yên
Lương, Yên Sơn có một đặc điểm chung là các thành tạo carbonat có đặc
điểm địa chất tương tự nhau và phân bố gồm 2 dải:
60

- Dải đá carbonat Tân Lập - Yên Sơn


- Dải đá vôi bắc Hương Cần
* Dải đá carbonat Tân Lập - Yên Sơn
1. Đặc điểm địa chất
Dải đá carbonat Tân lập - Yên Sơn phát triển từ dốc Bụt đến xóm Trầm
tạo thành một nếp lõm với chiều dài khoảng 5 km. Cánh bên trái cắm về đông
bắc bị đứt gãy khống chế, còn cánh cắm về tây nam phát triển qua xóm
Chừng, Gò Đá, Dốc Đỏ đến Yên Sơn. Đặc điểm chung các đá có cấu trúc đơn
nghiêng cắm về tây nam và bị đứt gãy Tân Minh - Yên Sơn khống chế. Cánh
tây nam nâng lên và chịu quá trình bóc mòn mạnh mẽ. Bề rộng của đá vôi
thay đổi từ 40 ÷ 100 m.

Hình 2.1: Dải đá vôi màu xám xanh, xám đen, phân lớp mỏng
2. Thành phần thạch học
Kết quả phân tích mẫu lát mỏng đá vôi thuộc dải Tân Lập - Yên Sơn
cho thấy đá có thành phần chủ yếu gồm đá vôi, đá phiến vôi sét, đá vôi
dolomit. Các đá bị ép phiến mạnh, phân lớp vừa và mỏng, rắn chắc. Đặc điểm
thành phần của từng loại đá như sau:
- Đá vôi có màu xám đen, hạt mịn, thành phần khoáng vật bao gồm:
Canxit (90%), dolomit (6%), thạch anh (2%), sericit (1,5%), các khoáng vật
61

quặng (0,5%). Canxit chủ yếu dạng tha hình, kích thước từ 0 ÷ 0,2mm, phân
bố đều.
- Đá vôi dolomit có màu xám đến xám đen, thành phần: Canxit (70 ÷
80%), dolomit (17÷20%), thạch anh (2 ÷ 6%), khoáng vật quặng (0,1 ÷ 1%)
đôi khi còn có clorit. Kiến trúc thường thuộc loại hạt tha hình và thay thế, cấu
tạo phân lớp từ mỏng đến vừa.
- Đá phiến vôi sét có màu xám đen, hạt mịn, thành phần khoáng vật
gồm: Canxit (50%), tàn dư sét (15%), sericit (15%), thạch anh (10-12%),
clorit (1-4,5%), dolomit (1-2%), khoáng vật quặng (0,5-1,5%). Đá có kiến
trúc hạt tha hình hoặc vẩy biến tinh; cấu tạo phân lớp, đôi khi phân phiến mờ.
3. Thành phần hóa học
Kết quả phân tích mẫu hóa đá vôi thuộc dải Tân Lập - Yên Sơn cho
hàm lượng các oxyt cơ bản như sau:
Bảng 2.5 Tổng hợp kết quả mẫu hóa đá vôi dải Tân Lập - Yên Sơn,
huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
Hàm lượng (%)
Số Thành phần Hệ số biến
Trung
T.T phân tích Nhỏ nhất Lớn nhất thiên (%)
bình
1 CaO 31,96 56,85 50,04 10,20
2 MgO 1,0 20,14 3,64 124,47
3 Fe2O3 0,16 0,73 0,36 39,21
4 SiO2 1,0 3,92 2,17 38,52
5 Al2O3 0,36 2,78 1,11 61,38
6 MKN 38,57 44,15 41,44 3,04

Từ các kết quả đã thống kê ở bảng 8 cho thấy đá vôi thuộc dải Tân lập -
Yên Sơn nhìn chung có hàm lượng CaO khá thấp thay đổi từ 31,96% đến
62

56,85% thuộc loại có hàm lượng biến đổi đồng đều với hệ số biến thiên hàm
lượng là 10,20%. Tuy nhiên hàm lượng MgO lại có sự thay đổi rất mạnh từ
1,0% đến 20,14% thuộc loại biến đổi rất không đồng đều với hệ số biến thiên
là 124,47%.
4. Tính chất cơ lý
Bảng 2.6 Ttổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đá vôi dải Tân Lập - Yên Sơn,
huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
Số Trung
Các chỉ tiêu cơ lý Đơn vị Nhỏ nhất Lớn nhất
T.T bình
1 Độ ẩm khô gió, Wkg % 0,18 0,27 0,23
2 Độ hút nước, Whn % 0,31 0,49 0,39
3 Độ lỗ rỗng % 0,35 0,74 0,63
4 Khối lượng riêng g/cm3 2,70 2,72 2,71
5 Khối lượng thể tích khô gió g/cm3 2,69 2,71 2,69
6 Khối lượng thể tích bão hòa g/cm3 2,69 2,71 2,70
7 Khối lượng thể tích khô tuyệt đối g/cm3 2,68 2,70 2,69
8 Cường độ nén khô gió kG/cm2 703 887 804
9 Cường độ nén bão hoà kG/cm2 662 831 761
10 Cường độ kéo kG/cm2 73,0 89,0 81,5
11 Góc ma sát trong độ 36050' 40022' 38045'
12 Lực dính kết kG/cm2 132 164 148
13 Hệ số biến mềm - 0,94 0,96 0,95

* Dải đá carbonat bắc Hương Cần


1. Đặc điểm địa chất
Dải đá carbonat bắc Hương Cần gồm các dãy núi đá vôi độc lập phân
bố ở Xóm Hem, Xóm Lèo, Hang Nước, Núi Hùng, Nước Hang và Xóm
Khoang…thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Ở khu vực này hiện nay có
63

một số Công ty đang khai thác đá chủ yếu làm vật liệu xây dựng thông thường
cung cấp cho các nhu cầu dải đường và xây dựng của địa phương.
Theo bản đồ địa chất 1:200.000 các tác giả xếp các thành tạo này vào
đá vôi thuộc hệ tầng Na Vang tuổi Permi giữa (P2nv). Các tác giả đo vẽ bản
đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 xếp vào đá vôi hệ tầng Bó Hiềng (S2bh) và một
phần nhỏ là hệ tầng Sinh Vinh (O3-Ssv). Theo học viên việc xếp vào hệ tầng
Bó Hiềng là phù hợp hơn. Phần dưới hệ tầng là đá phiến, đá phiến sét vôi,
phần trên là đá vôi, đá vôi sét và đá vôi dolomit. Các thành tạo này tương ứng
với dải đá carbonat Tân Lập - Yên Sơn. Các dãy núi đá vôi nằm khá độc lập,
tách biệt nhau. Đá vôi Dốc Kem lộ ra ngay bên đường từ Thanh Sơn đi
Hương Cần, còn đá vôi ở xóm Hem, xóm Lèo nằm phân bố rải rác với diện
tích các khối đến một vài km2. Các khối đá vôi này hiện nay được khai thác
chủ yếu là làm đá vật liệu xây dựng, một số ít được sử dụng để nung vôi.
2. Đặc điểm thành phần thạch học
Kết quả nghiên cứu cho thấy đá vôi thuộc dải bắc Hương Cần gồm có
đá vôi, đá phiến sét vôi, đá vôi dolomit màu xám xanh, xám sáng, phớt hồng.
So với dải đá vôi Tân Lập - Yên Sơn, đá vôi dải bắc Hương Cần có màu sáng
hơn, phân lớp trung bình đến dày. Đặc điểm của từng loại đá theo kết quả
phan tích mẫu lát mỏng như sau:
- Đá vôi có màu xám sáng đến xám xanh, hạt mịn với thành phần chủ
yếu là canxit (95-99%), dolomit rất không đáng kể (1-2%), thạch anh và clorit
gặp ở một số mẫu (khoảng 0,1-0,5%) mỗi loại. Đá có kiến trúc hạt tha hình,
cấu tạo khối, cấu tạo phân lớp vừa.
- Đá vôi dolomit có màu xám trắng, mịn có thành phần canxit (60%),
dolomit (35-39%), thạch anh (gần 1%). Đá có kiến trúc thay thế và hạt tự
hình, cấu tạo khối.
- Đá vôi hỗn hợp thường có màu xám tối, mịn. Thành phần khoáng vật
chủ yếu gồm canxit (75-80%) ở các phân khu L và II, còn các khối phía tây -
64

nam của diện tích nghiên cứu chỉ (60-65%), thạch anh (10%), dolomit (5-
15%), đôi khi có hàm lượng đáng kể của sericit, clorit, các khoáng vật sét.
3. Thành phần hóa học
Thành phần hoá học của đá vôi, đá vôi dolomit và vôi sét có ảnh hưởng
quyết định đến giá trị sử dụng của chúng. Tổng hợp các kết quả phân tích mẫu
từ các báo cáo khảo sát, thăm dò đã tiến hành trong khu vực, đặc biệt là các
kết quả phân tích mẫu của Công ty xi măng Hữu Nghị trong quá trình khảo
sát nhằm xác định các diện tích có đá vôi đảm bảo chất lượng cho sản xuất xi
măng cho phép có đủ cơ sở để đánh giá về chất lượng của dải đá vôi bắc
Hương Cần; đồng thời đây cũng là những cơ sở quan trọng cho việc định
hướng sử dụng loại đá vôi này trong các lĩnh vực công nghiệp.
Kết quả phân tích mẫu hóa đá vôi thuộc dải bắc Hương Cần cho hàm
lượng các oxyt cơ bản như sau:
Bảng 2.7 Tổng hợp kết quả phân tích mẫu hóa cơ bản đá vôi dải Bắc
Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
Hàm lượng (%)
Số Thành phần Hệ số biến
T.T phân tích Trung thiên (%)
Nhỏ nhất Lớn nhất
bình
1 CaO 45,02 51,72 48,55 4,06
2 MgO 2,19 2,99 2,71 7,81
3 CKT 0,06 0,25 0,12 35,19
4 MKN 42,54 43,32 42,97 0,38

Các kết quả đã thống kê ở bảng 10 cho thấy đá vôi dải bắc Hương Cần
có hàm lượng CaO thay đổi từ 45,02% đến 51,72% thuộc loại có hàm lượng
biến đổi rất đồng đều với hệ số biến thiên hàm lượng CaO là 4,06%. Hàm
lượng chất có hại MgO khá cao có sự thay đổi từ 2,19% đến 2,99% thuộc loại
biến đổi hàm lượng rất đồng đều với hệ số biến thiên là 7,81%.
65

Bảng 2.8 Tổng hợp kết quả phân tích mẫu hóa toàn diện đá vôi dải Bắc
Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
Số Thành phần Hàm lượng (%)
T.T phân tích Trung
Nhỏ nhất Lớn nhất
bình
1 CaO 47,75 48,71 48,28
2 MgO 2,59 2,83 2,69
3 CKT 0,10 0,13 0,12
4 MKN 42,85 43,11 42,99
5 Fe2O3 1,07 1,29 1,18
6 SiO2 1,46 1,72 1,57
7 Na2O 0,01 0,03 0,022
8 K2 O 0,11 0,16 0,135
9 SO3 0,15 0,18 0,165
10 P2O5 < 0,01 0,01 0,01
4. Tính chất cơ lý của đá: Để có cơ sở đánh giá các đặc tính cơ lý của
đá phục vụ cho các nhu cầu sử dụng khác nhau, học viên đã tổng hợp các kết
quả phân tích mẫu cơ lý trong các báo cáo khảo sát và thăm dò tiến hành trên
các khu mỏ thuộc dải đá vôi bắc Hương Cần; Kết quả tổng hợp được thể hiện
ở bảng sau:
Bảng 2.9 Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đá vôi dải Bắc Hương Cần, huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
Số Trung
Các chỉ tiêu cơ lý Đơn vị Nhỏ nhất Lớn nhất
T.T bình
1 Độ ẩm khô gió, Wkg % 0,18 0,27 0,22
2 Độ hút nước, Whn % 0,31 0,52 0,41
3 Độ lỗ rỗng % 0,35 0,85 0,68
4 Khối lượng riêng g/cm3 2,70 2,73 2,71
5 Khối lượng thể tích khô gió g/cm3 2,69 2,71 2,69
66

6 Khối lượng thể tích bão hòa g/cm3 2,69 2,71 2,70
7 Khối lượng thể tích khô tuyệt đối g/cm3 2,68 2,70 2,69
8 Cường độ kháng nén khô gió kG/cm2 708 988 854
9 Cường độ kháng nén bão hoà kG/cm2 685 1021 876
10 Cường độ kháng kéo kG/cm2 73,0 89,0 84,5
11 Góc ma sát trong độ 36050' 40022' 38045'
12 Lực dính kết kG/cm2 130 164 152
13 Hệ số biến mềm - 0,94 0,96 0,95
Từ kết quả này cho thấy đá vôi thuộc dải bắc Hương Cần khá rắn chắc,
đá có chất lượng tốt, khá bền vững khi làm vật liệu rải đường.
5. Tính năng phóng xạ của đá
Công tác bảo vệ môi trường đặc biệt là ngăn ngừa sự nhiễm xạ vào con
người ngày càng được quan tâm đúng mức. Theo khuyến cáo Quốc tế về an
toàn phóng xạ, hàm lượng các nguyên tố phóng xạ trong tất cả các vật liệu
xây dựng, trong khoáng sản làm vật liệu xây dựng không được vượt quá giá
trị giới hạn cho phép. Để đánh giá tính năng phóng xạ của đá vôi thuộc khối I,
chúng tôi đã tổng hợp các kết quả phân tích xác định độ chứa xạ của đá. Kết
quả phân tích cho thấy trong đá carbonat như sau:
- Dải đá vôi Tân Lập - Yên Sơn
Bảng 2.10 Tổng hợp kết quả phân tích mẫu tham số xạ đá vôi dải Tân
Lập – Yên Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Số Thành phần Trung
Nhỏ nhất Lớn nhất
T.T phân tích bình
1 U (ppm) 1,10 2,60 1,47
2 Th (ppm) 1,80 3,0 2,28
3 K (%) 0,60 0,90 0,70
67

- Dải đá vôi bắc Hương Cần


Bảng 2.11 Tổng hợp kết quả phân tích mẫu tham số xạ đá vôi dải Bắc
Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Số Thành phần Trung
Nhỏ nhất Lớn nhất
T.T phân tích bình
1 U (ppm) 1,40 1,50 1,47
2 Th (ppm) 1,90 2,40 2,13
3 K (%) 0,50 0,90 0,70
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ chứa xạ của đá vôi ở cả dải Tân
Lập -Yên Sơn và dải đá vôi bắc Hương Cần đều rất thấp nên việc khai thác
chúng sản xuất đá vật liệu xây dựng hoặc các lĩnh vực khác không gây ảnh
hưởng đến sức khỏe người sử dụng và môi trường xung quanh.
B. KHU II
Các thành tạo carbonat thuộc khu II chủ yếu nằm trong hệ tầng Bó
Hiềng, phân bố tập trung thuộc địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú thọ tạo thành
các dãy núi đá vôi phát triển theo phương tây bắc - đông nam ở Phúc Khánh
và Ngọc Lập.
1. Đặc điểm địa chất
Các thành tạo đá vôi thuộc khu II phân bố tập trung ở khu vực huyện
Yên Lập, nằm trên địa hình có độ cao từ 100 ÷ 350 m, kéo dài theo phương
tây bắc- đông nam, đá có màu xám đen đến đen, hạt nhỏ đến hạt mịn; trong đá
đôi chỗ có những mạch canxit nhiệt dịch xuyên cắt. Đá có cấu tạo phân lớp
mỏng đến trung bình, thế nằm cắm đơn nghiêng về phía đông, đông nam với
góc dốc khá thoải 20 ¸ 35.
2. Thành phần thạch học
Trên cơ sở kết quả tổng hợp phân tích 105 mẫu thạch học lát mỏng cho
thấy khu II chủ yếu là đá vôi vi hạt màu xám đen, đôi khi gặp đá vôi bị hoa
68

hóa, đá hoa bị dolomit hóa. Đặc điểm thành phần khoáng vật tạo đá, cấu tạo,
kiến trúc của đá được mô tả chi tiết như sau:
- Đá vôi vi hạt: Đá có màu xám đen, rắn chắc bị nén ép mạnh, phân lớp
mỏng. Thành phần khoáng vật tạo đá chính là calcit chiếm 95% thường ở dạng tập
hợp hạt ẩn tinh, vi hạt méo mó, dạng kéo dài do bị ép, kích thước hạt £ 0,03mm;
trên mặt calcit đôi khi bị bám các tạp chất sét dạng bụi, dạng màng bám, ngoài ra
lẫn trong đám calcit còn có ít vi vảy, vảy nhỏ sericit và muscovit không màu, giao
thoa từ vàng đến xanh đỏ bậc 2; trong đá có khoảng 3% thạch anh dạng hạt nhỏ
tha hình lẫn với calcit, kích thước hạt thạch anh £0,05mm. Các thành phần tạo đá
phân bố tương đối đồng nhất. Đá có kiến trúc vi hạt, cấu tạo định hướng.
- Đá vôi vi hạt bị hoa hóa: Đá có màu xám sáng thường bị hoa hóa, dolomit
hóa, khá cứng trắc, phân lớp trung bình; thành phần khoáng vật tạo đá gồm chủ
yếu là calcit 90%, dolomit 8%, thạch anh tới 2%, khoáng vật quặng ít. Calcit và
dolomit ở dạng vi hạt với kích thước hạt < 0,01mm, hiện đa phần đã được tái kết
tinh thành các hạt nhỏ tha hình méo mó dạng kéo dài. Thạch anh là các hạt nhỏ
đường kính < 0,1mm nằm lẫn trong đám calcit. Đá có kiến trúc hạt biến tinh
không đều, cấu tạo định hướng.
- Đá hoa hạt nhỏ bị đolomit hóa: Đá có màu xám sáng thường bị dolomit
hóa, khá cứng trắc, phân lớp mỏng đến trung bình. Thành phần khoáng vật tạo đá
gồm chủ yếu là calcit 90-94%, dolomit 5-10%, thạch anh tới 1%, khoáng vật
quặng ít. Calcit và dolomit ở dạng hạt nhỏ biến tinh tha hình méo mó, ít hạt có
dạng hình thoi với kích thước từ 0,05-0,25mm, thạch anh là các hạt nhỏ đường
kính <0,1mm nằm lẫn trong đám calcit. Các thành phần tạo đá phân bố tương đối
đồng nhất. Đá có kiến trúc hạt biến tinh; cấu tạo định hướng.
69

3. Thành phần hóa học


Tổng hợp kết quả phân tích mẫu, lấy một số mẫu đại diện ở từng khu
vực khác nhau, kết quả phân tích 40 mẫu hoá đá vôi trong khu II cho hàm
lượng (%) của các oxyt CaO, MgO, CKT và MKN như sau:
Kết quả phân tích mẫu hóa đá vôi khu II (Yên Lập) tỉnh Phú Thọ như
sau:
Bảng 2.12 Tổng hợp kết quả phân tích mẫu hóa cơ bản đá vôi khu Yên
Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Số Thành phần Hàm lượng (%) Hệ số biến
T.T phân tích Trung thiên (%)
Nhỏ nhất Lớn nhất
bình
1 CaO 39,82 52,50 48,31 4,01
2 MgO 2,02 5,23 3,57 20,95
3 CKT 0,78 15,88 3,05 77,12
4 MKN 36,52 44,12 42,59 2,85

Các kết quả đã thống kê ở bảng 14 cho thấy đá vôi khu Yên Lập có
hàm lượng CaO thay đổi từ 39,82% đến 52,50%; trung bình là 48,31% thuộc
loại có hàm lượng biến đổi rất đồng đều với hệ số biến thiên hàm lượng CaO
là 4,01%. Hàm lượng chất có hại MgO khá cao có sự thay đổi từ 2,02% đến
5,23%; trung bình là 3,57% thuộc loại biến đổi hàm lượng tương đối đồng
đều với hệ số biến thiên là 20,95%.
Bảng 2.13 Tổng hợp kết quả phân tích mẫu hóa toàn diện đá vôi khu
Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
Số Thành phần Hàm lượng (%)
T.T phân tích Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
1 CaO 47,89 48,65 48,18
70

2 MgO 3,08 3,29 3,21


3 CKT 2,91 3,21 3,11
4 MKN 41,82 42,38 42,04
5 Fe2O3 1,06 1,25 1,16
6 SiO2 1,55 1,84 1,66
7 Na2O 0,01 0,04 0,02
8 K2 O 0,12 0,15 0,14
9 SO3 0,16 0,19 0,17
10 P2O5 < 0,01 0,01 0,01

Qua kết quả phân tích hóa cơ bản và hóa nhóm cho thấy đá vôi ở khu II
nằm trong địa bàn huyện huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ là loại đá có chất
lượng vào loại trung bình (hàm lượng trung bình MgO >3,5%) và không đủ
chất lượng theo TCVN để sản xuất xi măng và thuộc nhóm sản xuất VLXD
thông thường.
4. Đặc tính cơ lý đá carbonat
Các đặc trưng cơ bản về chất lượng của đá vôi huyện Yên Lập, tỉnh
Phú Thọ như sau:
Bảng 2.14 Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đá vôi khu II, huyện Yên Lập, tỉnh Phú
Thọ
Số
Các chỉ tiêu cơ lý Đơn vị Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
T.T
1 Độ ẩm khô gió, Wkg % 0,14 0,23 0,18
2 Độ hút nước, Whn % 0,21 0,39 0,25
3 Độ lỗ rỗng % 0,74 0,74 0,74
4 Khối lượng riêng g/cm3 2,70 2,72 2,71
71

5 Khối lượng thể tích khô gió g/cm3 2,69 2,70 2,70
6 Khối lượng thể tích bão hòa g/cm3 2,69 2,71 2,70
7 Khối lượng thể tích khô tuyệt đối g/cm3 2,68 2,70 2,69
8 Cường độ kháng nén khô gió kG/cm2 869 1270 1132
9 Cường độ kháng nén bão hoà kG/cm2 821 1220 1081
10 Cường độ kháng kéo kG/cm2 68,2 95,0 83,5
11 Góc ma sát trong độ 37007' 40001' 38055'
12 Lực dính kết kG/cm2 135,7 174 153,3
13 Hệ số biến mềm - 0,94 0,97 0,96

Từ kết quả này cho thấy đá vôi thuộc khu II (huyện Yên Lập) khá rắn
chắc, đá có chất lượng tốt khá bền vững khi làm vật liệu rải đường.
5. Các đặc tính kỹ thuật khác
Bảng 2.15 Kết quả thí nghiệm 3 mẫu xác định độ bám dính
nhựa đường đều đạt mức độ bám dính tốt
Số TT Số hiệu mẫu Loại mẫu Độ bám dính nhựa
1 Bd.1 Đá vôi màu xám Cấp 4 (tốt )
2 Bd.2 Đá vôi màu xám Cấp 4 (tốt )
3 Bd.3 Đá vôi màu xám Cấp 4 (tốt )

Bảng 2.16 Kết quả thí nghiệm 3 mẫu xác định độ nén dập trong xi lanh ở
trạng thái bão hoà nước cho thấy các mẫu thử đều đạt 9,89-10,24%
Số Độ nén dập trong
Số hiệu mẫu Loại mẫu
TT xi lanh (%)
1 Nd.1 Đá vôi màu xám 10,24
2 Nd.1 Đá vôi màu xám 9,89
3 Nd.1 Đá vôi màu xám 10,29
72

Bảng 2.17 Kết quả thí nghiệm 3 mẫu xác định độ mài mòn trong tang
quay đều đạt từ 19,68 ÷ 29,0%.
Số TT Số hiệu mẫu Loại mẫu Vị trí lấy mẫu Độ mài mòn (%)
1 Mm.1 Đá vôi màu xám Tuyến 1 19,68
2 Mm.2 Đá vôi màu xám Tuyến 2 20,28
3 Mm.3 Đá vôi màu xám Tuyến 3 29,40

6. Tính năng phóng xạ của đá


Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ chứa xạ của đá vôi ở khu II
(huyện Yên Lập) nhìn chung thấp dao động từ 19,08µR/h đến 19,75µR/h;
trung bình là 19,35µR/h nên việc khai thác chúng sản xuất đá vật liệu xây
dựng hoặc các lĩnh vực khác không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử
dụng và môi trường xung quanh.
C. KHU III
Các thành tạo đá carbonat thuộc khu III chủ yếu được xếp vào hệ tầng
Đồng Giao (T2a đg), phân bố chủ yếu ở các huyện Thanh Ba, Hạ Hòa, một
phần ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Đây được xem là nguồn đá carbonat
có giá trị nhất của tỉnh Phú Thọ, hiện đang cung cấp cho hều hết các nhà máy
sản xuất xi măng của tỉnh.
1. Cấu trúc địa chất
Các thành tạo đá vôi này trước đây được các nhà địa chất đo vẽ bản đồ tỷ
lệ 1:200.000 xếp vào hệ tầng Sông Cầu (D2 e sc), sau này trong quá trình đo
vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000, trên cơ sở đối sánh về đặc điểm thành
phần thạch học của các đá và quan hệ địa tầng các nhà địa chất Viện Địa chất
và Khoáng sản đã xếp vào hệ tầng Đồng Giao tuổi (T2a đg). Đá vôi tạo thành
các dải, phân bố ở khu vực có địa hình thấp và khá bằng phẳng, thường là
73

nằm dưới mức xâm thực địa phương, phần trên được phủ bởi các trầm tích Đệ
tứ, một số nơi gặp các diện lộ nhỏ lộ ra ở trên mặt. Đá có cấu tạo phân lớp
dày đến dạng khối, cắm đơn nghiêng về phía đông bắc với góc dốc 35 ÷ 400.
2. Thành phần thạch học
Các thành tạo carbonat ở khu III có thành phần chủ yếu là đá vôi hạt
mịn, hạt nhỏ, màu xám, xám sẫm, xám đen, bị tái kết tinh yếu và không đều.
Thành phần khoáng vật chủ yếu là calcit, dolomit chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Đá vôi có màu xám, xám sẫm, xám đen xen xám trắng, cấu tạo khối
hoặc phân lớp dày, kiến trúc vi hạt. Theo kết quả phân tích mẫu lát mỏng
trong các báo cáo thăm dò đá vôi khu vực Thanh Ba cho thấy thành phần
khoáng vật của đá chủ yếu là calcit chiếm 90÷100%, phổ biến 95÷100%; thứ
yếu là dolomit (từ 0% đến 7÷8%), ít vật chất hữu cơ (có mẫu gặp 1÷2%) và
khoáng vật quặng rất hiếm gặp. Dưới kính quan sát thấy sự định hướng, phân
lớp yếu; một số mẫu không thể hiện tính định hướng hoặc phân lớp.
- Cancit: Cancit dạng hạt ẩn tinh, vi hạt tha hình, hoặc dạng hạt tái kết tinh
tha hình, nửa tự hình. Kích thước chủ yếu từ 0,1 - 0,5mm, đôi khi gặp hạt kích
thước lớn hơn 1 mm hoặc nhỏ hơn 0,1 mm. Dưới kính không màu, giả hấp thụ
rõ. Cát khai hoàn toàn, giao thoa trắng bậc cao.
- Dolomit: Dolomit dạng hạt tự hình, tiết diện hình thoi đặc trưng, một
số biểu hiện phân đới, kích thước 0,05 - 0,5mm, không màu, giả hấp thụ rõ,
cát khai hoàn toàn, giao thoa trắng bậc cao, phát triển thay thế chồng rải rác
không đều.
- Vật chất hữu cơ: Bắt gặp ở hầu hết các lỗ khoan thăm dò. Tồn tại ở
dạng bụi không đều dạng dải hoặc lấp đầy đường khâu.
3. Thành phần hoá học
Căn cứ vào báo cáo kết quả thăm dò đá vôi khu Ninh Dân, huyện
Thanh Ba đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và một số mẫu đơn
74

lẻ tổng hợp của Doanh nghiệp được cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho
thấy Thành phần hoá học đá carbonat được xác định theo kết quả phân tích
các mẫu hoá cơ bản 4 chỉ tiêu (CaO, MgO, HO, MKN) và 42 mẫu hoá toàn
diện phân tích 12 chỉ tiêu.
Kết quả xử lý thống kê 302 mẫu hóa cơ bản đá vôi khu III như sau:
Bảng 2.18 Tổng hợp kết quả phân tích mẫu hóa cơ bản đá vôi khu III
huyện Thanh Ba - Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
Số Thành phần Hàm lượng (%) Hệ số biến
T.T phân tích Trung thiên (%)
Nhỏ nhất Lớn nhất
bình
1 CaO 46,65 55,50 52,46 2,93
2 MgO 0,20 4,21 1,28 52,21
3 HO 0,06 9,65 2,07 78,28
4 MKN 38,61 44,07 42,65 2,0

Từ bảng kết quả thống kê ở trên cho thấy:


- Hàm lượng CaO dao động từ 46,65% đến 55,50%, trung bình 52,46%.
Hàm lượng biến đổi thuộc loại rất đồng đều với hệ số biến thiên V = 2,93%.
Hàm lượng tập trung chủ yếu trong khoảng từ 50,0% đến 54,054%, số mẫu có
hàm lượng dưới 48% chiếm tỷ lệ rất nhỏ (9/302 » 2,30%).
- Hàm lượng MgO dao động từ 0,20% đến 4,21%, trung bình 1,28%,
tập trung chủ yếu trong khoảng 0,20 ÷ 1,70%. Số mẫu có hàm lượng > 4,0%
chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tập mẫu nghiên cứu (1/302 = 0,03%). Hàm
lượng phân bố thuộc loại không đồng đều với hệ số biến thiên V = 52,21%.
- Hàm lượng HO dao động từ 0,06% đến 9,65%, trung bình 2,07%. Hàm
lượng phân bố thuộc loại không đồng đều với hệ số biến thiên V= 78,28%.
75

- Hàm lượng MKN dao động từ 38,61 ÷ 44,07%, trung bình 42,65%. Hàm
lượng MKN phân bố thuộc loại rất đồng đều với hệ số biến thiên V = 2,0%.
4. Tính chất cơ lý
Đá carbonat có đặc điểm cấu tạo phân lớp dày hoặc dạng khối. Đá rắn
dòn và dễ đập vỡ theo các mặt khe nứt nhỏ. Kết quả phân tích mẫu cơ lý đá
như sau:
Bảng 2.19 Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đá vôi khu III (đá vôi hệ tầng Đồng Giao)
huyện Thanh Ba - Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
Số Nhỏ Lớn Trung
Các chỉ tiêu cơ lý
TT nhất nhất bình
1 Khối lượng thể tích tự nhiên (g/cm3) 2,68 2,75 2,74
2 Khối lượng thể tích khi khô (g/cm3) 2,67 2,73 2,72
3 Khối lượng riêng (g/cm3) 2,72 2,81 2,73
4 Cường độ kháng nén tự nhiên (kG/cm2) 718 1337 976
5 Cường độ kháng nén bão hoà (kG/cm2) 620 1277 906
6 Cường độ kháng kéo tự nhiên (kG/cm2) 50 97 76
7 Lực dính kết tự nhiên (kG/cm2) 110 210 155
8 Góc ma sát trong (độ) 37030 39030 39000
9 Hệ số kiên cố 7,3 11,1 8,9
10 Hệ số hóa mềm 0,86 0,96 0,93

Từ những phân tích về đặc điểm phân bố và chất lượng đá carbonat tỉnh
Phú Thọ; Điều kiện về cơ sở hạ tầng, khả năng đầu tư kỹ thuất, công nghệ chế
biến, nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, lợi ích kinh tế có thể mang lại từ nay
đến năm 2020. Luận văn chỉ tập chung định hướng sử dụng đá carbonat cho
03 lĩnh vực:
- Công nghiệp sản xuất xi măng
76

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng


- Công nghiệp luyện kim
2.3. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐÁ CARBONAT TỈNH PHÚ THỌ
2.3.1. Lựa chọn các phương pháp đánh giá tài nguyên đá carbonat
a. Phương pháp đánh giá tài nguyên xác định
Tài nguyên đá carbonat xác định là phần tài nguyên đã được các đơn vị
địa chất hoặc các doanh nghiệp tính toán trong báo cáo kết quả tìm kiếm
kiếm, thăm dò đá vôi xi măng và làm vật liệu xây dựng đã được các cơ quan
thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Tài nguyên xác định đã được tính toán
cho từng thân đá carbonat theo các diện tích thăm dò đã được cấp phép thăm
do, khai thác cho các doanh nghiệp do Bộ Tài nguyên và Môi trường, và
UBND tỉnh Phú Thọ cấp.
Phương pháp tính trữ lượng tài nguyên xác định đá carbonat thường
được sử dụng trong các báo cáo địa chất là:
- Phương pháp mặt cắt địa chất song song thẳng đứng;
- Phương pháp đẳng cao tuyến;
- Phương pháp khối địa chất;
Việc lựa chọn phương pháp cụ thể nào là phù thuộc vào đặc điểm cấu
trúc địa chất, địa hình, phương thức và mạng lưới bố trí các công trình thăm
dò. Trong luận văn, học viên chỉ tiến hành kiểm tra hiệu chỉnh và thống kê lại
phần trữ lượng, tài nguyên đã được phê duyệt trên cơ sở xem xét chuyển đổi
tương ứng theo phân cấp tài nguyên, trữ lượng mới (Quyết định 06/2006/QĐ-
BTNMT về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn ngày 07 tháng 6
năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Tài nguyên khoáng sản xác
định theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BTNMT là phần tài nguyên đã được
đánh giá, khảo sát, thăm dò xác định được vị trí, diện phân bố, hình thái, số
77

lượng, chất lượng, các dấu hiệu địa chất đặc trưng với mức độ tin cậy nghiên
cứu địa chất từ chắc chắn đến dự tính.
* Tài nguyên xác định đá carbonat làm nguyên liệu xi măng là
35.562.760 tấn và được thể hiện trong bảng 23.
*Tài nguyên xác định của các mỏ đá carbonat làm vật liệu xây dựng
thông thường tổng hợp 25 mỏ đạt : 47.799.163,95 m3
b. Phương pháp đánh giá tài nguyên dự báo
Tài nguyên dự báo là tài nguyên tại chỗ được dự báo trên cơ sở các tiền
đề và dấu hiệu địa chất thuận lợi cho thành tạo khoáng sản đã được xác lập
trong quá trình điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng với mức độ tin
cậy địa chất từ suy đoán đến phỏng đoán. Việc dự báo tài nguyên khoáng sản
có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định nguồn lực về tài năng
khoáng sản cần tính đến trong hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
và xác lập kế hoạch điều tra, thăm dò, khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu
quả nguồn tài nguyên khoáng sản đối với từng vùng hoặc từng khu vực
nghiên cứu.
Để dự báo định lượng tài nguyên đá carboant có trong phạm vi vùng
nghiên cứu, tác giả dựa vào các nguyên tắc đã được các nhà nghiên cứu đưa
ra là:
- Những vùng có hoàn cảnh địa chất tương tự nhau về tính chất sẽ có
quặng hóa tương tự nhau. Cường độ biểu hiện quặng hóa luôn tương đồng với
cường độ biểu hiện các yếu tố khống chế quặng,. Trên cơ sở luận cứ này cho
phép sử dụng phương pháp tương tự địa chất để dự báo (nguyên tắc tương tự).
- Những tích tụ khoáng sản rất lớn về qui mô chỉ tích tụ trong hoàn
cảnh địa chất hay đới kiến trúc sinh khoáng nhất định.
- Xác suất bắt gặp mỏ khoáng tỷ lệ nghịch với qui mô trữ lượng mỏ.
Mỏ càng lớn càng ít có khả năng xuất hiện hơn các mỏ có quy mô nhỏ
78

Trên cơ sở các nguyên tắc dự báo định lượng nguồn tài nguyên khoáng
sản đã trình bày, các nhà địa chất trên thế giới đã đề xuất nhiều phương pháp
khác nhau. Để dự báo định lượng tài nguyên khoáng sản nói chung, đá
carbonat nói riêng hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau, tuỳ thuộc
vào đặc điểm khoáng sản, quy luật phân bố, tính chất đặc trưng của từng đối
tượng nghiên cứu mà có thể lựa chọn các phương pháp khác nhau cho phù
hợp. Đối với các loại tài nguyên đá carbonat do có những đặc điểm khác biệt
so với các loại tài nguyên khoáng khác về đặc điểm cấu trúc thân khoáng, qui
mô phân bố và mức độ phức tạp cho nên để dự báo có thể sử dụng một số
phương pháp sau:
- Phương pháp phác thảo đường biên
Phương pháp này chủ yếu dựa vào kết quả đo vẽ bản đồ địa chất khu
vực tỷ lệ 1:100.000; 1:50.000; 1:25.000 để xác định đường biên (ranh giới)
của các diện tích phân bố đá carbonat theo từng tầng hoặc hệ tầng có mặt
trong phạm vi tỉnh Phú Thọ, trên cơ sở đó tiến hành đánh giá tiềm năng tài
nguyên tại chỗ của chúng theo công thức sau:
1 k
QTN = å S i .H i .k i
3 i =1

Trong đó:
Si- Diện tích khối i được xác định trên bản đồ, m2.
Hi- Chiều cao hoặc chiều dày của khối đá carbonat, m.
ki- Hệ số điều chỉnh tính đến hang hốc karst (thường chọn k
=0,85-0,95; trung bình là 0,9).
1
- Hệ số điều chỉnh do mức độ phân cắt của địa hình.
3
- Phương pháp đẳng cao tuyến
Tiềm năng tài nguyên tại chỗ của đá carbonat được xác định theo công
thức:
79

é S S 1 k
ù
QTN = ê( 0 + S1 + S 2 + .... + n ± å S i .hi ú.K i
ë 2 2 3 i =1 û

Trong đó:
S0- Diện tích phân bố của đối tượng đánh giá ở mức cao tối thiểu đảm
bảo khai thác tự tháo khô.
S1, S2, ... Sn- Diện tích đo theo các cốt độ cao cách nhau một khoảng là h.
Si- Diện tích của khối lồi (+) hoặc lõm (-) ở cốt độ cao hi.
k- Số khối lồi hoặc lõm.
Ki- Hệ số điều chỉnh tính đến hang hốc karst (thường chọn k =0,85-
0,95; trung bình là 0,9).
Trong các công thức trên, hệ số chứa đá carbonat hoặc hệ số điều chỉnh
tính đến hang hốc karst được xác định từ một số “mặt cắt chuẩn”, “diện tích
chuẩn” ở các mỏ được điều tra thăm dò theo các khu vực khác nhau. Đối với
vùng chưa được khảo sát, thăm dò thì tiềm năng tài nguyên được xác định
theo nguyên tắc tương tự.
2.3.2. Kết quả đánh giá tài nguyên đá carbonat
a. Kết quả đánh giá tài nguyên xác định
Căn cứ vào đặc điểm hình thái, cấu trúc, thế nằm và phương thức bố trí
các công trình tìm kiếm, thăm dò, để đánh giá trữ lượng, tài nguyên trong các
báo cáo tìm kiếm, thăm dò đá carbonat làm nguyên liệu xi măng và đá vật liệu
xây dựng thông thường các tác giả đã sử dụng các phương pháp sau: phương
pháp mặt cắt địa chất song song thẳng đứng, phương pháp đẳng cao tuyến để
tính trữ lượng, tài nguyên đá carbonat cho từng khu mỏ là phù hợp và đảm
bảo độ tin cậy. Tài nguyên đá carbonat xác định của tỉnh Phú Thọ bao gồm
toàn bộ trữ lượng và tài nguyên trong các báo cáo khảo sát, tìm kiếm, thăm dò
đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt. Trong luận văn,
học viên chỉ thống kê và chuyển đổi trữ lượng, tài nguyên theo hướng dẫn
80

chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp tài nguyên khoáng sản rắn (phụ lục kèm theo
Quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn) ngày 07 tháng
6 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nguyên tắc chuyển đổi trữ
lượng, tài nguyên đá carbonat như sau:
Bảng 2.20 Quy định về phân cấp trữ lượng và
tài nguyên khoáng sản rắn.
Mức độ Cấp trữ lượng, tài nguyên
Mức độ sử dụng trữ lượng
nghiên cứu
và tài nguyên Cấp cũ Cấp mới
địa chất
A, B và/hoặc 1 phần Trữ lượng 111
Mỏ đã thăm Trữ lượng đã huy động vào
C1
dò, đã khai thác
C1 và/hoặc 1 phần C2 Trữ lượng 122
nghiên cứu
A, B và/hoặc 1 phần Tài nguyên 211
khả thi, thiết
Trữ lượng ngoài bảng cân C1
kế khai thác
đối và trữ lượng chưa huy C1 và/hoặc 1 phần C2 Tài nguyên 222
hoặc mỏ
động vào C2 Tài nguyên 333
đang khai
khai thác P1 Tài nguyên
thác
334a
Mỏ đã thăm Trữ A, B và/hoặc 1 phần Trữ lượng 121
dò, chưa lượng đã Trữ lượng trong C1
nghiên cứu được cân đối được
tính theo chỉ tiêu C1 và/hoặc 1 phần C2 Trữ lượng 122
khả thi, chưa Hội
thiết kế khai đồng vẫn phù hợp với C2 Tài nguyên 333
thác hoặc mỏ đánh giá thời điểm hiện
tại P1 Tài nguyên
chưa khai trữ 334ª
thác lượng
khoáng Trữ lượng trong A, B và/hoặc 1 phần Trữ lượng 121
sản hoặc cân đối được C1
các cơ tính theo chỉ tiêu C1 và/hoặc 1 phần C2 Trữ lượng 122
quan có không còn phù
hợp với thời C2 Tài nguyên 333
thẩm
quyền điểm hiện tại và P1 Tài nguyên
phê trữ lượng ngoài 334ª
duyệt bảng cân đối
Trữ lượng chưa được Hội A, B Tài nguyên 331
đồng đánh giá trữ lượng C1 Tài nguyên 332
81

khoáng sản hoặc các cơ C2 Tài nguyên 333


quan có thẩm quyền phê
duyệt P1 Tài nguyên
334a
C1 Tài nguyên 332
Mỏ, điểm
mỏ đã được C2 Tài nguyên 333
khảo sát P1 Tài nguyên
(Tìm kiếm) 334a
hoặc điều tra
cơ bản P2 + P3 Tài nguyên
334b

Bảng 2.21 Tổng hợp kết quả đánh giá trữ lượng, tài nguyên đá carbonat
đã xác định trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Cấp trữ lượng Cấp tài nguyên
Loại đá
Mỏ, điểm mỏ (103 m3) (103 m3)
carbonat
121 122 221 222 333
Mỏ đá vôi Ninh
Đá vôi Dân 1 5.800.150 16.359.410 13.403.200
xi măng Mỏ đá vôi Ninh
7368380.00
Dân 2
Đá vật Mỏ đá Nhà Xe- 1470000.00
liệu xây Yên Lập
dựng Mỏ đá vôi Yên
thông Lương - Thanh 1470500.00
thường Sơn
Mỏ dolomit -
Talc xóm Lèo- 418414.00
Thanh Sơn
Mỏ đá Gò Vôi -
Đoan Hùng 71525.90
Mỏ đá Gò Hèo -
Cẩm Khê 1425000.00
Mỏ đá Lã Hoàng 1400000.00
2 - Đoan Hùng
Mỏ đá Hang
1020000.00
Dơn - Yên Lập
82

Mỏ đá đồi
Nương Đỗ - 5059582.05
Thanh Sơn
Mỏ đá Khu Đá 952000.00
Bàn 2 - Yên Lập
Mỏ đá Xương 2446195.00
Thịnh - Cẩm
Khê
Mỏ đá Hang
4680000.00
Nắng - Yên Lập
Mỏ đá Hang
Đùng 1 - Yên 1690000.00
Lập
Mỏ đá Mèo Gù- 957000.00
Yên Lập
Mỏ đá đồi Hang 845000.00
Khay- Đoan
Hùng
Mỏ đá Hang
Chuột - Yên Lập 1123000.00
Mỏ đá Núi
Hương-Thanh 745000.00
Sơn
Mỏ đá Yên 1235000.00
Lương-Thanh
Sơn
Mỏ đá Tây Hang 1315000.00
Chuột- Yên Lập
Mỏ đá Hang 1236000.00
Đùng-Yên Lập
Mỏ đá xóm 2119000.00
Pheo-Thanh Sơn
Mỏ đá xóm 1025000.00
Giác- Tân Sơn
Mỏ đá Dốc Đải- 1307000.00
Tân Sơn
Mỏ đá Khu 1105000.00
Quang Tiến-Yên
Lập
Tổng cộng 5.800.150 64. 158. 573 13.403.200
83

b. Kết quả đánh giá tài nguyên dự báo


Bảng 2.22 Từ những thông số đánh giá được xác định, tiến hành đánh
giá tài nguyên dự báo carbonat theo 03 khu như sau:
Số Khu vực 2
Tài nguyên, m3
Diện tích, m Ghi chú
TT đánh giá (333+334a)

1 Khu I 20.765.000 2.491.800.000 S2bh2 (O3-S sv)

2 Khu II 64.905.875 7.464.175.625 S2bh2

3 Khu III 2.399.062,50 119.953.125 T2ađg

Tổng cộng: 88.069.937,50 10.075.928.750

Tóm lại : Qua các thông số đánh giá đã xác định, tiến hành đánh giá
tiềm năng theo 03 khu với tổng tài nguyên dự báo đá carbonat tỉnh Phú Thọ
là: 10.075.928.750,00 m3. Với tổng tài nguyên là rất lớn có thể sử dụng cho
các ngành công nghiệp khác nhau rất cần thiết phải có nguồn kinh phí đầu tư
cho công tác thăm dò đánh giá chất lượng và khả năng sử dụng.
84

Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐÁ CARBONAT TỈNH PHÚ THỌ
Để phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm
2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyêt tại quyết định số
99/2008/QĐTTg ngày 14/7/2008 có cơ sở phát triển bền vững đòi hỏi phải có
định hướng khai thác, chế biến, phân vùng nguyên liệu carbonat, nhằm quản
lý tốt hơn nguồn nguyên liệu này và có kế hoạch đầu tư hợp lý cho công tác
thăm dò. Việc định hướng sử dụng nguyên liệu carbonat làm cơ sở cho công
tác thăm dò có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ giúp thực hiện tốt chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, mà còn giúp cho việc quy hoạch khai thác,
sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên và tránh được những rủi ro
trong đầu tư.
3.1 Hiện trạng thăm dò, khai thác, chế biến đá carbonat
* Hiện trạng công tác thăm dò đá carbonat
Theo các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Khoáng sản năm 2005 trong việc rà soát, cấp phép đã cơ bản hoàn thành, nhất
là trong việc yêu cầu các đơn vị được cấp giấy phép khai thác tận thu hoàn
chỉnh hồ sơ thăm dò, báo cáo trữ lượng theo quy định mới để cấp lại. Hiện tại
các doanh nghiệp khai thác, chế biến đá carbonat đã hoàn thiện công tác thăm
dò, đánh giá trữ lượng, kết quả như sau: (chi tiết được thể hiện trong bảng sau)
Bảng 3.1
Trữ lượng, m3
STT Tên doanh nghiệp Vị trí mỏ
Cấp 121+122
Công ty cổ phần xây Mỏ đá Nhà Xe, xã Mỹ
1 dựng và khai thác đá Mỹ Lung - Mỹ Lương, huyện 1470000.00
Lung Yên Lập
85

Công ty Cổ phần xây lắp Mỏ đá vôi thuộc xã Yên


2 1470000.00
và cơ khí Phương Nam Lương, huyện Thanh Sơn
Mỏ Dolomit - Talc xóm
3 Công ty CP Núi Hùng Lèo, xã Hương Cần, 418414.00
huyện Thanh Sơn
Công ty TNHH Hưng mỏ đá Gò Vôi, xã Vân Du,
4 71525.90
Tiến huyện Đoan Hùng,
Công ty CP đầu tư xây Mỏ đá Gò Hèo, xã Xương
5 1425000.00
dựng công trình 639 Thịnh, huyện Cẩm Khê
Công ty TNHH Nam Mỏ đá Lã Hoàng 2, xã Chí
6 1400000.00
Quyền Đám, huyện Đoan Hùng
mỏ đá Hang Dơn, xóm
Công ty cổ phần khoáng
7 Minh Tân, xã Phúc Khánh, 1020000.00
sản Phúc Kim Thành
huyện Yên Lập
mỏ đá đồi Nương Đỗ
thuộc các xã: Hương Cần,
8 Công ty CP Thanh Nhàn 5059582.05
Tân Minh, huyện Thanh
Sơn
Công ty TNHH Ngọc mỏ đá Khu Đá Bàn 2, xã
9 952000.00
Thạch Ngọc Lập, huyện Yên Lập
Công ty CP đầu tư xây Mỏ đá Xương Thịnh - Sơn
10 2446195.00
dựng Hương Trà Tình, huyện Cẩm Khê
Công ty TNHH xây Mỏ đá Hang Nắng, xã
11 4680000.00
dựng Tự Lập Ngọc Lập, huyện Yên Lập
Mỏ đá Hang Đùng 1, xã
12 Công ty TNHH Thu Hải 1690000.00
Ngọc Lập, huyện Yên Lập
86

1. Mỏ đá Mèo Gù, xã Phúc


13
Khánh, huyện Yên Lập 957000.00
Công ty TNHH Thắng
2. Mỏ đá đồi Hang Khay,
Lợi
14 xã Chí Đám, huyện Đoan
Hùng 845000.00
Mỏ đá Hang Chuột, xã
Công ty TNHH Yên
15 Phúc Khánh, huyện Yên
Long
Lập 1123000.00
1. Mỏ đá Núi Hương, xã
16 Cự Đồng, huyện Thanh
Công ty TNHH khai
Sơn 745000.00
thác, chế biến đá Cự
2. Mỏ đá Yên Lương, xã
Đồng
17 Yên Lương, huyện Thanh
Sơn 1235000.00
Công ty TNHH đầu tư Mỏ đá Tây Hang Chuột,
18 và thương mại Trung xã Phúc Khánh, huyện
Anh. Yên Lập 1315000.00
Công ty CP khóang sản Mỏ đá Hang Đùng, xã
19
Phú Thọ Ngọc Lập, huyện Yên Lập 1236000.00
Công ty CP thi công cơ Mỏ đá xóm Pheo, xã Yên
20
giới Chiến Thắng Lãng, huyện Thanh Sơn 2119000.00
1. Mỏ đá xóm Giác, xã
21
Thu Cúc, huyện Tân Sơn 1025000.00
Công TNHH đầu tư th-
2. Mỏ đá Dốc Đải, xóm
ương mại Trần Phú
22 Chiềng, xã Thu Cúc,
huyện Tân Sơn 1307000.00
87

Mỏ đá Khu Quang Tiến,


23 Công ty CP Đạt Hưng xã Ngọc Lập, huyện Yên
Lập 1105000.00
Công ty CP ximăng Phú
24 Mỏ đá vôi Ninh Dân 1
Thọ 5316067.00
Công ty CP ximăng
25 Mỏ đá vôi Ninh Dân 2
Sông Thao 7368380.00
Tổng trữ lượng: 64. 158. 573
* Hiện trạng khai thác, chế biến đá carbonat:
+ Về phía Doanh nghiệp:
Những năm trước đây do công tác quản lý thiếu chặt chẽ, việc chấp
hành Luật khoáng sản không nghiêm nên khai thác kinh doanh khoáng sản
còn nhiều lộn xộn. Hầu hết các đơn vị chưa tiến hành khai thác theo đề án
được phê duyệt, vi phạm các thông số kỹ thuật chuyên ngành, qui phạm khai
thác mỏ; không lập bản đồ hiện trạng, thiếu giám đốc điều hành, kỹ thuật
chuyên ngành. Một số nơi còn khai thác vượt ra ngoài phạm vi cấp phép, tình
trạng “bóc ngắn, cắn dài”, “chụp giựt” vẫn còn xảy ra nhiều dẫn đến tổn thất
và lãng phí tài nguyên. Đặc biệt khai thác không đảm bảo kỹ thuật, lại không
gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ nên tác động làm ảnh hưởng rất lớn đến môi
trường. Rất nhiều khu vực lân cận vùng mỏ ở Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên
Lập, Hạ Hòa... sau một thời gian hoạt động khai thác khoáng sản đã làm hư
hại môi trường nước, không khí, xói lở đất... tác động lớn tới đời sống nhân
dân, cụ thể như sau:
- Thiếu thiết kế khai thác mỏ theo quy định, hầu hết hoạt động của các
mỏ, nhất là mỏ đá đều không đảm bảo quy trình, quy phạm khai thác mỏ lộ
thiên, nhiều vị trí có chiều cao tầng và góc dốc lớn, nguy cơ mất an toàn cao.
- Đối với một số mỏ không thực hiện được việc khai thác đảm bảo quy
88

trình quy phạm khai thác mỏ lộ thiên theo quy định chung (nhất là đối với các
mỏ đá xây dựng), không có được quy trình vận hành thiết bị và nội quy an
toàn lao động.
- Việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước còn nhiều tồn tại;
không xác định được loại thuế, loại phí và giá trị phải nộp còn tồn tại tại ở
hầu hết các đơn vị dẫn đến việc chưa xác định được tổng giá trị phải nộp ngân
sách nhà nước. Do đó, còn gây thất thu đối với ngân sách nhà nước.
- Thiếu Quy trình vận hành thiết bị, xe, máy phục vụ khai thác và chế
biến, nội quy an toàn lao động hoặc nội dung chưa đầy đủ, chưa đảm bảo về
thể thức. Số lượng lao động thường xuyên tại các mỏ được ký hợp đồng đóng
bảo hiểm là thấp.
- Thiếu hợp đồng thuê đất đối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền hoặc hợp đồng đã hết hạn, tuy việc thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuê
đất hàng năm vẫn được các đơn vị thực hiện nộp cho ngành thuế tại nơi đăng
ký nộp thuế.
- Việc thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường chưa đồng bộ do một số
đơn vị chưa ký, chưa có phương án dự toán ký quỹ hoặc đã có thông báo.
- Công nghệ và qui mô khai thác, chế biến: Nhìn chung công nghệ của ngành
công nghiệp khai khoáng còn ở trình độ thấp, máy móc thiết bị lạc hậu nên năng suất
và sản lượng khai thác thấp, sản phẩm đơn điệu, giá thành cao và tính tận thu hàm
lượng thành phần có ích chưa cao dẫn đến lãng phí tài nguyên. Hoạt động khai thác
qui mô lớn chủ yếu tâp trung ở các doanh nghiệp nhà nước, còn các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh chủ yếu khai thác ở qui mô nhỏ. Đây cũng là tình trạng chung của
ngành công nghiệp khai khoáng của nước ta.
- Vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư còn thiếu nhiều so với yêu cầu thực tế dẫn
đến đầu tư không đồng bộ, chỉ tập trung ưu tiên đầu tư một số nơi trọng điểm. Đầu
tư của các doanh nghiệp khai thác phần lớn mang tính ngắn hạn nhằm thu lợi
89

nhuận trước mắt - đây ít nhiều cũng là biểu hiện của việc thiếu vốn, ít có doanh
nghiệp có đủ khả năng đầu tư dài hạn mang tính chiến lược
- Quản lý và tổ chức trong các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp nhà nước
trước đây là các doanh nghiệp có truyền thống khai thác khoáng sản có đội ngũ
quản lý và khoa học kỹ thuật về địa chất và khai thác mỏ vững vàng về chuyên
môn, thành thạo trong chỉ đạo, điều hành sản xuất, đội ngũ công nhân ít nhiều đã
qua đào tạo. Tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh giám đốc điều hành mỏ
không đảm bảo tiêu chuẩn quy định của Luật Khoáng sản, hoặc đảm bảo tiêu
chuẩn song chưa thực hiện hết trách nhiệm quản lý được giao, lực lượng lao
động trong các doanh nghiệp này hầu như chưa được qua đào tạo, chủ yếu là
nguồn lao động dư thừa trong nông thôn, hợp đồng theo thời vụ.
+ Về phía quản lý nhà nước:
Nói chung Luật khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã
được các cơ quan có thẩm quyền ban hành tương đối đồng bộ, bước đầu đáp
ứng được yêu cầu của Nhà nước về quản lý khoáng sản, tuy vậy trong các hệ
thống văn bản này còn có một số điểm chưa phù hợp với thực tế, cần được
nghiên cứu điều chỉnh. Mặc dù được cải thiên rất nhiều nhưng công tác quản
lý Nhà nước về khoáng sản hiện nay vẫn còn phải chịu sự chi phối trong
công tác quản lý và thủ tục hành chính của nhiều Bộ, Ngành, UBND các địa
phương nên có nhiều ràng buộc và vướng mắc và chưa thực sự tập trung vào
một đầu mối, gây phiền hà cho cơ quan cấp phép và các tổ chức cá nhân tham
gia hoạt động khoáng sản
Giấy phép khai thác khoáng sản được cấp dựa trên các quy hoạch phát
triển từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời đều có
sự đồng ý của các cấp, các ngành có liên quan, nhất là UBND cấp xã, UBND
cấp huyện, ngành nông nghiệp, quản lý đường sông, quân đội.
90

Đa số các doanh nghiệp, nhất là đối với loại hình khoáng sản làm vật
liệu xây dựng thông thường đều đầu tư chế biến đảm bảo theo tiêu chuẩn,
không lập dự án chế biến riêng mà gộp vào trong Dự án nghiên cứu khả thi,
đề án khai thác.
- Việc thực hiện các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Khoáng sản năm 2005 trong việc rà soát, cấp phép đã cơ bản hoàn
thành, nhất là trong việc yêu cầu các đơn vị được cấp giấy phép khai thác tận
thu hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định mới để cấp lại :
- Công tác phối hợp cụ thể việc, phân định chức năng quản lý giữa các
các ngành chưa thống nhất. Việc quản lý hoạt động của các mỏ sau khi được
cấp phép chưa được giao cụ thể nên dẫn đến các tồn tại của các doanh nghiệp
hiện nay.
- Công tác thanh, kiểm tra tuy đã được tiến hành thường xuyên, song
việc kiểm tra toàn diện, mang tính chất liên ngành chưa thường xuyên, định kỳ.
- Một số việc giải quyết các thủ tục sau khi được cấp phép cho doanh
nghiệp còn chậm, trọng tâm là vấn đề quản lý đất đai.
3.2 Định hướng sử dụng đá carbonat theo quy hoạch của tỉnh Phú Thọ
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm chất lượng, tiềm năng đá carbonat và
định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ trong những năm tới
cho thấy đá carbonat có thể sử dụng vào các lĩnh vực chính là sản xuất xi
măng và vật liệu xây dựng thông thường.
+ Về sản xuất ximăng:
- Tổng hợp các báo cáo kết quả thăm dò khu vực đá carbonat khu III
thuộc huyện Thanh Ba, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ như học viên đã trình
bày ở phần chât lượng đá carbonat. Với mục tiêu phát triển ngành công
nghiệp xi măng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là 4 triệu tấn/
năm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh (kể cả về số lượng và chủng
91

loại); đưa ngành sản xuất xi măng của tỉnh thành ngành công nghiệp mũi
nhọn, có công nghệ hiện đại cạnh tranh được trong nước và quốc tế trong tiến
trình hội nhập.
- Công nghệ: Sử dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa ở mức cao, lựa
chọn thiết bị phù hợp nhằm đảm bảo sản xuất đạt chất lượng cao, ổn định, giá
thành hợp lý và sản phẩm đa dạng.Tiết kiệm tối đa nguồn tài nguyên, khoáng
sản và năng lượng trong sản xuất xi măng. Đa dạng hóa nguồn nguyên liệu,
nhiên liệu cho sản xuất xi măng. Chuyển đổi công nghệ lò đứng của nhà máy
xi măng Thanh Ba sang lò quay trước năm 2020.
- Bố trí quy hoạch: Các nhà máy sản xuất xi măng phải được lựa chọn
xây dựng ở những nới có điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu, hạ tầng và
trên cơ sở nhu cầu của Tỉnh.
+ Vể sản xuất đá làm vật liệu xây dựng:
Căn cứ quyết định số 2282/QĐ-UB ngày 14/8/2006 của UBND tỉnh
Phú Thọ về việc duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh
Phú Thọ giai đoạn 2006- 2010 và định hướng 2020 cho thấy:
Về sản lượng đá phục vụ cho công trình giao thông phải cung cấp đủ
cho cho các dự án quốc lộ, cao tốc theo quy hoạch của Bộ giao thông vận tải.
Đường tỉnh lộ, nâng cấp và mở rộng đường tỉnh theo hướng hiện đại,
quy mô ít nhất là cấp IV; một số đường tỉnh tại các khu công nghiệp, khu đô
thị, khu kinh tế trọng điểm đạt cấp III đến cấp II
Giao thông nông thôn hoàn chỉnh đường huyện 100% nhựa hóa.
Tổng nhu cầu từ 5 triệu - 10 triệu m3/ năm
3.3. Phân vùng quy hoạch phát triển, sử dụng đá carbonat
- Căn cứ kết quả khoanh định khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng
sản trên địa bàn tỉnh Phú thọ.
92

- Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm
2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyêt tại quyết định số
99/2008/QĐTTg ngày 14/7/2008.
- Căn cứ Quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản làm vật
liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Phú thọ giai đoạn 2006-2010,
định hướng đến năm 2020 được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt tại quyết định
số 2485/2007/QĐ-UB ngày 01/10/2007 của UBND tỉnh Phú Thọ.
Qua các căn cứ trên học viên phân vùng triển vọng chất lượng đá
carbonat, định hướng sử dụng hợp lý đá carbonat tỉnh Phú Thọ theo các tiêu
chí sau:
3.3.1. Về Quan điểm
- Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản phù hợp với
yêu cầu củng cố an ninh quốc phòng, đảm bảo môi trường sinh thái, bảo vệ
các di sản thiên nhiên và di tích lịch sử, bảo vệ các công trình có vị trí chiến
lược và có giá trị văn hoá.
- Phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên
cơ sở khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và đảm bảo hài
hòa lợi ích của tỉnh và của quốc gia.
- Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên cơ sở phát
huy hiệu quả nguồn lực các thành phần kinh tế trong, ngoài tỉnh và quốc tế.
- Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản với công nghệ
tiên tiến hợp lý, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh của các
sản phẩm nguyên liệu khoáng nhằm hội nhập quốc tế một cách hiệu quả.
Xuất phát từ tiềm năng tài nguyên khoáng sản, những điều kiện kinh tế
xã hội hiện tại và trong tương lai đến năm 2020; công nghiệp khai thác, chế
biến khoáng sản của tỉnh phát triển theo hướng sau:
93

- Ưu tiên, khuyến khích và đẩy mạnh khai thác, chế biến các loại
khoáng sản đã được thăm dò, đánh giá; các khoáng sản là thế mạnh của tỉnh
như kaolin, felspat, và nâng công suất các khu mỏ đang hoạt động khai thác,
chế biến như pyrit, ….
- Nâng cao tính tập trung công nghiệp, hạn chế số lượng cơ sở khai
thác, đặc biệt là chế biến cùng một loại khoáng sản nhằm khắc phục những
bất lợi do quy mô nhỏ, lẻ của hầu hết các loại khoáng sản trong tỉnh.
- Tăng cường đầu tư điều tra đánh giá và thăm dò các khoáng sản, tạo
cơ sở tài nguyên đảm bảo tin cậy để đầu tư chế biến.
- Tăng cường quản lý Nhà nước và kỷ cương pháp luật trong mọi hoạt
động khoáng sản trên toàn tỉnh.
- Kết hợp quy mô vừa với quy mô nhỏ, cơ giới hóa với bán cơ giới, chế
biến thô (tuyển) với tinh chế biến (sau tuyển) phù hợp với từng loại khoáng
sản trong từng giai đoạn phát triển cụ thể. Tùy theo tiềm năng của từng
khoáng sản để định hướng xây dựng các cơ sở chế biến độc lập hoặc kết hợp
với các tỉnh kề cận cùng xây dựng.
- Đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ nguyên liệu
khoáng hướng chủ yếu vào các tỉnh lân cận.
3.3.2. Nguyên tắc phân vùng
Trên cơ sở phân tích các đặc điểm kinh tế- đại lý tự nhiên, hiện trạng
kinh tế xã hội, chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Phú thọ đến năm 2020,
hiện trạng cơ sở hạ tầng, tiềm năng nguồn nguyên liệu. Luận văn đề xuất các
nguyên tắc phân vùng nguyên liệu carbonat phục vụ chiến lược phát triển
kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ như sau:
* Tiềm năng tài nguyên, chất lượng đá carbonat:
Nguyên tắc này vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định, bởi lẽ
muốn phát triển kinh tế xã hội cho các lĩnh vực, trước hết phải có nguồn
94

nguyên liệu mới phát huy được lợi thế về giá rẻ của nguyên liệu, giảm thiểu
được chi phí vận chuyển nguyên liệu.
* Nguồn nhân lực và khả năng huy động vốn:
Tỉnh Phú Thọ có dân số khoảng 1,4 triệu phân bố không đồng đều trên
diện tích tự nhiên của tỉnh, trình độ văn hóa trên địa bàn các huyện cũng rất
khác nhau, dẫn đến cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp và khả năng huy động
vốn, vay vốn trên địa bàn các huyện cũng rất khác nhau, đòi hỏi khi phân
vùng phải tính đến nguyên tắc nguồn nhân lực. Vấn đề vốn đầu tư luôn là một
trong những nhân tố quyết định sự thành công của các dự án. Từ những
nguyên tắc nêu trên có thể phân thành các vung, cụ thể như sau:
*Khu I: Đá carbonat thuộc hệ tầng Bó Hiềng, hệ tầng Sinh Vinh
Carbonat thành tạo trong hệ tầng Bó Hiềng, hệ tầng Sinh Vinh yêu cầu
chất lượng về thành phần hóa học không đáp ứng được yêu cầu làm nguyên
liệu ximăng; trong quy hoạch xây dựng các nhà máy sản xuất ximăng của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt chỉ cho phép xây dựng nhà máy ximăng ở tỉnh
Phú Thọ nằm trên địa bàn huyện Thanh Ba. Do vậy trong luận văn này học
viên chỉ phân vùng triển vọng chất lượng đá carbonat thuộc hệ tầng Bó Hiềng,
hệ tầng Sinh Vinh làm vật liệu xây dựng.
- Diện tích phân bố đá carbonat thuộc địa phận các xã từ Tất Thắng đến
Hương Cần của huyện Thanh Sơn. Đây là khu vực có mức độ tập trung cao về
đá carbonat vôi xây dựng, cơ sở hạ tầng, giao thông thuỷ bộ thuận lợi, nên sau
năm 2010 cần nghiên cứu đầu tư công nghệ khai thác, chế biến để nâng cao
sản phẩm sau chế biến lên 90%. Các sản phẩm chế biến từ đá xây dựng phục
vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng các huyện Thanh Sơn, Thanh Thuỷ…
95

* Khu II : Đá carbonat thuộc hệ tầng Bó Hiềng trên địa bàn huyện


Yên Lập:
- Diện tích phân bố đá carbonat thuộc địa phận các xã Hang Đùng -
Ngọc Lập của huyện Yên Lập. Khu vực này có cơ sở hạ tầng, giao thông thuận
lợi, nên sau 2010 cần nghiên cứu đầu tư công nghệ khai thác, chế biến để nâng
cao sản phẩm sau chế biến lên 90%. Các sản phẩm chế biến từ đá xây dựng
phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng huyện Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông…
- Diện tích phân bố đá carbonat thuộc địa phận xã Lương Sơn, Hưng
Long, Sản phẩm chế biến chủ yếu phục vụ tại chỗ nên dự kiến quy mô khai
thác vừa và nhỏ, sở dụng máy nghiền sàng mi ni của Trung Quốc có thể đảm
bảo yêu cầu tỷ lệ sản phẩm sau chế biến.
* Khu III : Đá carbonat thuộc khu vực huyện Thanh Ba, Hạ Hòa
nằm trong hệ tầng Đồng Giao:
Căn cứ các báo cáo kết quả thăm dò từng khu mỏ carbonat thuộc hệ
tầng Đồng Giao nằm ở phía bắc tỉnh Phú Thọ thuộc các huyện Thanh Ba, Hạ
Hòa chứa CaO với hàm lượng cao đạt trên 50%, MgO dưới 2-3%.các tạp chất
khác nằm trong các chỉ số cho phép; Qua kết quả phân tích hóa hoc, thạch học
đá carbonat calci ở đây có chất lượng tương đối đồng đều, đặc tính cơ lý là
rắn nhưng dòn, độ ẩm rất nhỏ đạt các yêu cầu làm nguyên liệu để sản xuất
ximăng. Do đó phân vùng triển vọng chất lượng làm nguyên liệu xi măng chủ
yếu dựa vào hệ tầng này.
Trên cơ sở phân tích đặc điểm kinh tế- địa lý tự nhiên, hiện trạng kinh tế
xã hội, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 đã được
Thủ tướng chính phủ phê duyêt tại quyết định số 99/2008/QĐTTg ngày
14/7/2008; chiến lược phát triển xi măng Việt Nam. Hiện tại trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ có 02 nhà máy xi măng có công xuất 1,2 triệu tấn/năm dự kiến nâng
96

công xuất từ 2- 4 triệu tấn/ năm; trên cơ sở đó học viên đề xuất các nguyên tắc
phân vùng nguyên liệu đá carbonat calci phục vụ cho phát triển ximăng của tỉnh:
Muốn phát triển công nghiệp sản xuất xi măng theo chiến lược của tỉnh,
trước hết phải có nguồn nguyên liệu, đặc biệt là nguyên liệu carbonat calci
phân bố trong hệ tầng Đồng Giao. Theo tính toán của các nhà kinh tế, quản lý
ngành công nghiệp sản xuất xi măng, cơ sở cung cấp nguyên liệu được cách
nhà máy trong phạm vi bán kính không quá ≤ 8km đối với vận tải băng
truyền; ≤ 15đối với vận tải xe 30 tấn trở lên...; Tóm lại quy hoạch nhà máy xi
măng phải gần khu nguyên liệu mới phát huy được giá rẻ của nguyên liệu góp
phần hạ giá thành sản xuất ximăng.
Trong phân vùng nguyên liệu xi măng, nguyên tắc này cũng rất quan
trọng. chiến lược phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 sẽ
nâng công xuất sản xuất xi măng lên 3,5 triệu tấn/ năm. Khu vực trên đã thỏa
mãn các điều kiện về giao thông, cơ sở hạ tầng.
Mục tiêu, quan điểm phát triển ngành công nghiệp ximăng đến năm
2010 và định hướng 2020: là đáp ứng nhu cầu ximăng cho cả nước( cả về số
lượng và chủng loại), có thể xuất khẩu khi có điều kiện; đưa ngành ximăng
Việt Nam thành một ngành công nghiệp mạnh, có công nghệ hiện đại, đủ sức
cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế trong tiến trình hội nhập.
Việc phân vùng nguyên liệu carbonat calci cho công nghiệp xi măng không
thể tách rời mục tiêu, quan điểm của cả nước đã được cụ thể hóa trong Quy
hoạch phát triển công nghiệp ximăng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
108/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005. Do vậy các nhà máy sản xuất ximăng
phải được lưa chọn xây dựng ở những nơi có đủ điều kiện thuận lợi về nguồn
nguyên liệu, hạ tầng và trên cơ sở nhu cầu thị trường địa phương và khu vực.
97

3.3.2. Định hướng thăm dò đá carbonat tỉnh Phú Thọ


Một trong những nguyên tắc quan trọng có ý nghĩa quyết định cho sự
phát triển ngành công nghiệp khai khoáng đá carbonat tỉnh Phú thọ là nguồn
nguyên liệu. Việc đánh giá đúng đắn trữ lượng đá carbonat là một trong
những nhân tố tạo nên sự thành công của các dự án, góp phần năng cao hiệu
quả đầu tư, và tránh được những rủi ro.
Đối với các hệ tầng chứa đá carbonat tỉnh Phú Thọ diện phân bố khác
nhau, hình thái thân khoáng khác nhau. Nói chung, để công tác thăm dò các
khu vực đá carbonat có hiệu quả và độ tin cậy cao, đòi hỏi phải phân chia
đúng đắn nhóm mỏ thăm dò và phải xác lập được hệ thống thăm dò hợp lý,
phù hợp với đặc điểm địa chất của mỏ.
a. Phân chia nhóm mỏ thăm dò
Việc phân chia nhóm mỏ thăm dò khoáng sản rắn nói chung và đá
carbonat nói riêng, là việc làm cần thiết và bắt buộc dể có cơ sở xác định mức
độ nghiên cứu hợp lý đối với các khu chuẩn bị cho khai thác quy mô công
nghiệp. Xuất phát từ mục tiêu trên các khu lớn có khả năng khai thác độc lập
được phân chia thành các nhóm mỏ; trong thăm dò khoáng sản rắn căn cứ vào
đặc điểm kích thước, đặc điểm cấu trúc địa chất mỏ, sự ổn định của chiều dày,
sự phân bố của thành phần vật chất và yêu cầu công nghiệp của từng lĩnh vực
sử dụng khoáng sản để quyết định việc lựa chọn mạng lưới, loại công trình
thăm dò và mức độ đầu tư cần thiết đối với mỗi cấp trữ lượng, cũng như yêu
cầu về lĩnh vực sử dụng.
Nhóm mỏ I: Mỏ quy mô lớn, trung bình có cấu trúc địa chất đơn giản
với hệ số chứa đá sản phẩm lớn hơn 0,8 hoặc hệ số karst nhỏ hơn 10%; hệ số
biến đổi chiều dày (Vm) nhỏ hơn 40%; hệ số biến đổi hàm lượng (Vc) các
thành phần có ích hoặc có hại chính nhỏ hơn 40% và hệ số biến đổi chu vi (μ)
từ 1,0 đến 1,4.
98

Nhóm mỏ II: Mỏ quy mô lớn, trung bình có cấu trúc địa chất phức tạp
với hệ số chứa đá sản phẩm từ 0,6 đến 0,8 hoặc hệ số karst từ 10% đến 20%;
hệ số biến đổi chiều dày (Vm) từ 40% đến 60%; hệ số biến đổi hàm lượng
(Vc) các thành phần có ích hoặc có hại chính từ 40% đến 60% và hệ số biến
đổi chu vi (μ) từ 1,4 đến 1,6.
Nhóm mỏ III: Những mỏ (khoảnh mỏ) dạng khối, dạng thấu kính, dạng
lớp có cấu trúc địa chất rất phức tạp với hệ số chứa đá sản phẩm nhỏ hơn 0,6
hoặc hệ số karst lớn hơn 20%; hệ số biến đổi chiều dày (Vm) lớn hơn 60%; hệ
số biến đổi hàm lượng (Vc) các thành phần có ích hoặc có hại chính lớn hơn
60% và hệ số biến đổi chu vi (μ) lớn hơn 1,6.
Đối với các mỏ thuộc nhóm I và nhóm II khi thăm dò chuẩn bị lập dự
án khả thi và thiết kế khai thác phải đạt trữ lượng cấp 121 và 122. Đối với các
mỏ nhóm III chỉ cần thăm dò đến cấp trữ lượng 122.
b. Loại hình công trình thăm dò
Kết quả khảo sát, thăm dò các mỏ đá vôi xi măng và đá vôi làm vật liệu
xây dựng tỉnh Phú Thọ cho thấy nhìn chung các thành tạo đá carbonat có cấu
tạo địa chất đơn giản, thế nằm thoải (30-400) là chủ yếu, đôi khi dốc 600; Các
mỏ đá vôi xi măng đa phần nằm dưới mức xâm thực địa phương, trên bề mặt
bị phủ bởi lớp phủ mỏng từ 1,0 đến vài mét, còn các mỏ đá vôi cho sản xuất
vật liệu xây dựng thì phần lớn là những núi lộ thiên trên mặt, bề mặt địa hình
lởm chởm, uốn lượn, mức độ phân cắt địa hình khá lớn. Các khu vực chứa đá
carbonat trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thường là dạng vỉa, dạng khối, kích thước
từ trung bình đến lớn. Với các đặc điểm nêu trên, trong thăm dò có thể sử
dụng các loại công trình:
+ Công trình khai đào:
Trong thăm dò các mỏ carbonat để thu nhận những thông tin đầy đủ và
có chất lượng thường sử dụng các công trình dọn sạch vết lộ, hào nhằm làm
99

sáng tỏ các tập đá carbonat, xác định chiều dày lớp đất phủ hoặc ranh giới địa
chất còn bị phủ trong các diện tích điều tra chi tiết hóa. Việc lựa chọn công
trình khai đào được quyết định bởi cấu tạo địa chất của mỏ, mức độ lộ đá gốc,
chiều dày lớp phủ, địa hình và độ bền vững của đất đá. Các công trình khai
đào gồm:
- Hào: Được thi công khi nghiên cứu các thân đá carbonat cắm dốc, lộ
trực tiếp trên bề mặt hoặc bị phủ bởi lớp phủ mỏng. Công trình hào cho phép
xác định chính xác ranh giới, chiều dày lớp đất phủ và lấy mẫu nghiên cứu
chất lượng.
- Công trình dọn sạch: Được sử dụng đối với mỏ lộ tốt hoặc bị phủ rất
mỏng để xác định ranh giới lớp đất phủ và lấy mẫu nghiên cứu chất lượng.
Số lượng các công trình khai đào cần phù hợp với mục tiêu thăm dò đá
vôi xi măng hoặc đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường hoặc các lĩnh
vực sử dụng khác và mức độ chi tiết của công trình thăm dò. Công trình khai
đào phải thể hiện được ranh giới, thành phần thạch học của đá và là cơ sở để
lấy các loại mẫu nghiên cứu.
+ Công trình khoan:
Thực tiễn công tác thăm dò cho thấy việc sử dụng các công trình khoan
là rất cần thiết nhằm tránh những rủi ro, gây lãng phí tiền của trong quá trình
khai thác sau này. Trong thăm dò đá carbonat cần bắt buộc phải sử dụng các
công trình khoan cho tất cả các cấp trữ lượng. Các công trình khoan bao gồm:
- Khoan ngang: Khoan ngang sử dụng cho thăm dò mỏ carbonat là
những núi lộ thiên, đá cắm dốc và rất dốc (lớn hơn 450). Hướng khoan tốt
nhất là ngược chiều với hướng cắm của đá. Vị trí khoan ngang nên trùng với
hào tuyến để thuận lợi cho việc liên hệ dưới sâu và trên mặt.
- Khoan thẳng đứng: Khoan thẳng đứng được sử dụng để thăm dò các
mỏ cảbonat có thế nằm thoải đến tương đối dốc (dưới 450).
100

- Khoan xiên: Được sử dụng để thăm dò các mỏ đá vôi lộ thiên với thế
nằm dốc và mỏ bị phủ với thế nằm dốc, rất dốc.
Các mỏ carbonat trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là những núi, dãy núi lộ
thiên, riêng khu vực huyện Thanh Ba, Hạ Hòa đá carbonat phân bố dưới lớp
phủ đệ tứ mỏng, thế nằm cắm khá thoải rất thuận lợi cho việc thăm dò bằng
các công trình hào tuyến kết hợp với khoan (khoan thẳng đứng, khoan xiên).
c. Mạng lưới công trình thăm dò:
Về mạng lưới các công trình thăm dò các mỏ đá carbonat phạm vi tỉnh
Phú Thọ, học viên sử dụng “Mạng lưới định hướng các công trình thăm dò đá
carbonat (Kèm theo Quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng tài nguyên đá
carbonat ban hành kèm theo Quyết định số 26/2007/QĐ-BTNMT ngày 31
tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)” đối với các
mỏ carbonat như sau:
Bảng 3.2 Mạng lưới định hướng các công trình thăm dò đá carbonat

Khoản cách giữa các công trình thăm


Nhóm Đặc điểm nhóm Loại hình công dò (m)
mỏ mỏ trình thăm dò
Cấp trữ lượng 121 Cấp trữ lượng 122

- Các mỏ lộ thiên: Tuyến mẫu mặt 100 200


+ Đá cắm dốc Khoan ngang 200 400
hoặc khoan xiên 200 x 100* 400 x 200*
Khoan đứng theo
I + Đá cắm thoải 100 - 200 200 - 400
ô mạng
- Các mỏ bị phủ 100 x 100* 200 x 200*
dày không cho Khoan đứng hoặc (khi đá cắm thoải) (khi đá cắm thoải)
phép thi công khoan xiên hoặc 100 x 50* hoặc 200 x 100*
tuyến mẫu mặt (khi đá cắm dốc) (khi đá cắm dốc)
II - Các mỏ lộ thiên: Tuyến mẫu mặt 50 100
+ Đá cắm dốc Khoan ngang 100 200
hoặc khoan xiên 100 x 50* 200 x 100*
Khoan đứng theo
+ Đá cắm thoải 50 - 100 100 - 200
ô mạng
101

- Các mỏ bị phủ 50÷100 x 50* 100÷200 x 100*


dày không cho Khoan đứng hoặc (khi đá cắm thoải) (khi đá cắm thoải)
phép thi công khoan xiên hoặc 50 x 25* hoặc 100 x 50*
tuyến mẫu mặt (khi đá cắm dốc) (khi đá cắm dốc)
- Các mỏ lộ thiên: Tuyến mẫu mặt 50
+ Đá cắm dốc Khoan ngang 100
hoặc khoan xiên 100 x 50*
Khoan đứng theo
III + Đá cắm thoải 50 - 100
ô mạng
- Các mỏ bị phủ 50 x 50*
dày không cho Khoan đứng hoặc (khi đá cắm thoải)
phép thi công khoan xiên hoặc 50 x 25*
tuyến mẫu mặt (khi đá cắm dốc)

* Theo hướng cắm của đá


Khoảng cách giữa các công trình thăm dò nêu trên chỉ là định hướng,
không bắt buộc trong mọi trường hợp. Trên cơ sở phân tích cặn kẽ các tài liệu
sẵn có về đối tượng thăm dò, so sánh với những mỏ có đặc điểm địa chất, chất
lượng tương tự đã thăm dò và khai thác, đặc biệt là sự thu thập, tổng hợp kịp
thời các số liệu thăm dò sẽ giúp các nhà địa chất lựa chọn được mạng lưới
thăm dò hợp lý nhất.
d. Các điều kiện để xếp tài nguyên, trữ lượng đá carbonat tỉnh Phú Thọ
vào các cấp khác nhau:
* Trữ lượng 121:
Trữ lượng 121 được khoanh định trong phạm vi khống chế bởi các
công trình thăm dò. Trữ lượng 121 phải đảm bảo yêu cầu sau:
- Mức độ nghiên cứu địa chất:
+ Bảo đảm xác định được chi tiết hình dạng, kích thước, thế nằm và
cấu trúc địa chất thân khoáng.
+ Phân chia và khoanh định được các phần khoáng sản có giá trị kinh
tế, các phân lớp, thấu kính và các phần khoáng sản không đạt chỉ tiêu công
nghiệp bên trong thân khoáng.
102

+ Xác định rõ chất lượng và tính công nghệ của khoáng sản.
+ Các điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình, điều kiện khai
thác mỏ đã được điều tra, nghiên cứu chi tiết, bảo đảm đủ cơ sở để thiết kế
khai thác mỏ.
+ Mức độ tin cậy đạt tối thiểu 80%.
- Mức độ nghiên cứu khả thi:
Đã lập báo cáo đầu tư và chứng minh khu mỏ có giá trị kinh tế để tiếp
tục lập dự án đầu tư khai thác mỏ.
- Hiệu quả kinh tế:
Kết quả báo cáo đầu tư chứng minh việc tiếp tục nghiên cứu để lập dự
án đầu tư khai thác đảm bảo mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp và nghĩa vụ
với nhà nước.
Đây là yêu cầu bắt buộc đưa ra cấp trữ lượng 121, 122 đối với khu I,
khu II thuộc các huyện Thanh Sơn, huyện Yên Lập để phục vụ cho sản xuất
vật liệu xây dựng và khu III thuộc các huyện Thanh Ba, Hạ Hòa để phục vụ
cho sản xuất xi măng.
Trữ lượng 122: Cấp trữ lượng này được khoanh định trong các công
trình khoan, hào, giếng, lò thăm dò và ngoại suy có giới hạn theo tài liệu địa
chất và địa vật lý từ ranh giới trữ lượng thuộc cấp cao hơn với khoảng cách
không vượt quá 1/2 khoảng cách giữa các công trình đã xác định cho cấp trữ
lượng này..
Trữ lượng tin cậy (122) cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:
a. Về mức độ nghiên cứu địa chất:
Trữ lượng tin cậy là trữ lượng đã thăm dò và nghiên cứu bảo đảm làm
sáng tỏ những đặc điểm cơ bản về cấu trúc địa chất mỏ, biết được số lượng và
điều kiện thế nằm và hình thái các thân khoáng trong mỏ khoáng, khoanh
định sơ bộ và thông kê các thông sô địa chất thăm dò cơ bản của các thân
103

khoáng như: kích thước theo đường phương, theo hướng dốc, chiều dày trung
bình của thân khoáng. Đã xác định rõ chất lượng khoáng sản và đặc tính
tuyển khoáng, chế biến, thu hồi sản phẩm hàng hóa nguyên liệu khoáng. Đã
làm sáng tỏ cơ bản về điều kiện địa chất thủy văn- địa chất công trình và điều
kiện khai thác mỏ.
Mức độ tin cậy phải đạt từ 50% trở lên.
b.Về mức độ nghiên cứu khả thi kỹ thuật- công nghệ khai thác và chế
biến khoáng sản
Yêu cầu mức độ nghiên cứu khả thi kỹ thuật- công nghệ khai thác, chế
biến khoáng sản của cấp trữ lượng (122) về cơ bản tương tự cấp trữ lượng
chắc chắn (121). Tuy nhiên do mức độ nghiên cứu trữ lượng còn thấp hơn nên
có ảnh hưởng đến sự rủi ro của dự án tiền khả thi. Do vậy, trong báo cáo tiền
khả thi để chứng minh giá trị công nghiệp của mỏ cần dẫn ra các mỏ tương tự
đang khai thác. Đồng thời phải có mẫu công nghệ quy mô phòng thí nghiện
để nghiên cứu.
c. Về hiệu quả kinh tế:
Kết quả nghiên cứu tiền khả thi chứng minh việc tiếp tục đầu tư thăm
dò để nghiên cứu khả thi và đầu tư khai thác mỏ với đề xuất về vốn đầu tư,
giải pháp công nghệ, sản lượng khai thác, chi phí cơ bản, chi phí sản xuất….
Tóm lại:
Việc đánh giá chất lượng đá carbonat tỉnh Phú Thọ và định hướng sử
dụng chỉ có ý nghĩa thực sự khi nó được tiến hành trong một chu trình với các
bước liên tục, kế tiếp là:
Kết quả điều tra cơ bản về đá carbonat Đánh giá tiềm năng chất
lượng Phân vùng nguyên li ệu thăm dò, đánh giá trữ lượng Đánh
giá hiệu quả khai thác, chế biến. Trong đó 4 bước của chu trình là nhiệm vụ
của nhà Địa chất và là những bước có ý nghĩa quan trọng nhất.
104

Trên cơ sở các nguyên tắc: Tiềm năng, chất lượng đá carbonat, điều
kiện kinh tế tự nhiên và cơ sở hạ tầng, nhu cầu và thị trường của vật liệu xây
dựng. Quan điểm quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, chiến lược phát triển
sản xuất xi măng, nguồn nhân lực, khả năng huy động vốn của tỉnh Phú
Thọ.Việc đánh giá đúng đắn và tin cậy trữ lượng đá carbonat làm nguyên liệu
xi măng và vật liệu xây dựng là nhu cầu cấp thiết của công tác điều tra địa
chất, nhất là đối với những mỏ chuẩn bị đưa vào khai thác. Để đáp ứng nhu
cầu trên, trước hết phải phân chia được nhóm mỏ thăm dò và chọn phương
pháp thăm dò hợp lý. Phương pháp thăm dò phải được lựa chọn trên cơ sở
xem xét kỹ lưỡng độ phức tạp về cấu trúc địa chất, hình thái phân bố, điều
kiện thế nằm của thân carbonat.
105

KẾT LUẬN
1. Phú Thọ là một tỉnh miền núi trung du phía bắc nằm trên khu vực
giao nhau của 3 đới tướng cấu trúc lớn là Fansipan, Sông hồng và Sông Lô
nên có đặc điểm cấu trúc địa chất khá phức tạp với sự pha trộn sắc thái của cả
3 đơn vị cấu trúc trên, tiềm năng khoáng sản rất phong phú và đa dạng bao
gồm nhiều chủng loại khoáng sản khác nhau. Trong đó, đáng chú ý là: Quặng
sắt, đá carbonat, kaolin-felspat, các khoáng chất công nghiệp và nước
khoáng...
2. Phú Thọ có sự phát triển rất đa dạng các thành tạo trầm tích có tuổi
từ Paleoproterozoi đến Kainozoi. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thành tạo
đá carbonat phân bố chủ yếu trong các phân vị địa tầng: Hệ tầng Sinh Vinh
(O3-S sv), Bó Hiềng (S2bh), Bản Nguồn (D1bn), Bản Páp (D1 bp), Đa Niêng
(C1 đn), Đồng Giao (T2a đg) và tập trung ở 3 khu: Khu I (huyện Thanh Sơn),
khu II (huyện Yên Lập) và khu III (huyện Thanh Ba). Trong đá carbonat
thuộc hệ tầng Sinh Vinh, Bó Hiềng và hệ tầng Đồng Giao chiếm khối lượng
chủ yếu, còn các thành tạo đá carbonat thuộc các hệ tầng Bản Nguồn, Bản Páp
và Đa Niêng có diện tích phân bố nhỏ và chiếm khối lượng không đáng kể.
3. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thành tạo đá carbonat ở tỉnh Phú
Thọ có đặc điểm địa chất, chất lượng rất khác nhau; trong đá đá carbonat
thuộc hệ tầng Đồng Dao có chất lượng tốt có thể sử dụng cho lĩnh vực sản
xuất xi măng và một số các lĩnh vực khác như nung vôi, phụ gia cho luyện
kim,…Đá carbonat thuộc các khu vực khác có chất lươọng không ổn định và
chủ yếu được sử dụng cho sản xuất vật liệu xây dựng thông thường.
4. Tỉnh Phú Thọ có tiềm năng tài nguyên đá carbonat khá lớn với tổng
tài nguyên, trữ lượng khoảng trên 10 tỷ m3 các loại, có khả năng thỏa mãn
phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng và xi măng; Tổng tài nguyên đá
carbonat dự báo đạt tiêu chuẩn cho sản xuất xi măng porlan khoảng trên
322,67 triệu tấn, trong đó tài nguyên xác định là 42,93 triệu tấn. Tổng tài
106

nguyên đá carbonat dự báo đạt tiêu chuẩn đá vật liệu xây dựng thông thường
khoảng 9955,975 triệu m3, trong đó phần tài nguyên xác định là 47,799 triệu
m3. Chúng thực sự là nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2010- 2020. Cần tiếp tục điều tra địa chất chi tiết, nghiên cứu chất
lượng, định hướng sử dụng đá carbonat cho các lĩnh vực khác.
5. Đá carbonat tỉnh Phú Thọ tại các khu I, khu II và khu III, có đặc điểm
địa chất thành tạo khác nhau, thành phần hóa học, tính chất cơ lý khác nhau có
thể đáp ứng cho nhiều lĩnh vực công nghiệp. Đây là tiền đề để phát triển các
ngành công nghiệp khai khoáng và công nghiệp phụ trợ của tỉnh Phú Thọ.
6. Để phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2010- 2020;
trong đó có công nghiệp vật liệu xây dựng thông thường và công nghiệp xi
măng đạt 4 triệu tấn/ năm; trên cơ sở tiềm năng tài nguyên, trữ lương đá
carbonat đã được đánh giá, điều kiện địa lý tự nhiên và cơ sở hạ tầng, nguồn
nhân lực, khả năng huy động vốn, có thể hình thành 3 khu phát triển công
nghiệp khai khoáng, trong đó khu I, khu II để sản xuất công nghiệp vật liệu
xây dựng và công nghiệp phụ trợ; Khu III phát triển công nghiệp xi măng.
7. Trong giai đoạn tới cần đẩy mạnh công tác thăm dò đánh giá trữ
lượng, chất lượng đá carbonat nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cho các ngành
công nghiệp vật liệu xây dựng thông thường, xi măng, đồng thời mở rộng
thêm các lĩnh vực sử dụng khác góp phần sử dụng hợp lý có hiệu quả nguồn
tài nguyên đá carbonat của Tỉnh.
107

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Xuân Bao, Đào Đình Thục và nnk, 2004. Địa chất khoáng
sản tờ Vạn Yên (F-48-XXVII). Lưu trữ Viện thông tin, Bảo tàng Địa chất.
2. Doãn Huy Cẩm, 2002. Tiềm năng tài nguyên đá carbonat calci và sử
dụng hợp lý kinh tế chúng trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong
chiến lược phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam; Thư Viện Trường Đại
học Mỏ Địa chất, Hà Nội.
3. Nguyễn Ngọc Kỷ, Hồ Trọng Tý và nnk, 2004. Địa chất khoáng sản
tờ Hà Nội (F-48-XXVIII). Lưu trữ Viện thông tin, Bảo tàng Địa chất.
4. Nguyễn Đình Hợp và nnk, 1989. Địa chất và khoáng sản nhóm tờ
Thanh Sơn - Thanh Thuỷ tỷ lệ 1:50.000. Lưu trữ Viện thông tin, Bảo tàng Địa
chất.
5. Hoàng Thái Sơn và nnk, 1997. Địa chất và khoáng sản nhóm tờ
Đoan Hùng, Yên Bình tỷ lệ 1:50.000, Lưu trũ Liên đoàn Địa chất Tây Bắc,
6. Hoàng Thái Sơn và nnk, 2000. Báo cáo kết quả đo vẽ bản đồ địa chất tỷ
lệ 1: 50 000 nhóm tờ Thanh Ba - Phú Thọ. Lưu trữ Liên Đoàn Địa chất Tây Bắc.
7. Kim Đức Thắng và nnk, 2003. Báo cáo kết quả thăm dò đá vôi
nguyên liệu xi măng Ninh Dân, Thanh Ba, Phú Thọ, Công ty xi măng đá vôi
Phú Thọ. Lưu trữ Viện thông tin, Bảo tàng Địa chất.
8. Các báo cáo kết quả thăm dò riêng lẻ của các doanh nghiệp khai thác
đá carbonat trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Lưu trữ UBND tỉnh Phú Thọ.
9. Tài nguyên khoáng sản tỉnh Phú Thọ. Cục Địa chất và Khoáng sản
Việt nam. Hà Nội, 2005.
10. Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006
- 2010, định hướng đến năm 2020.
11. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 -
2015, định hướng 2020.
108

12. Quy hoạch điều chỉnh phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020.
13. Quy hoạch vùng khoáng sản chủ yếu và phát triển công nghiệp khai
khoáng tỉnh Phú Thọ. Phú Thọ, 2002.
14. Khoanh định khu vực cấm, tạm cấm trong hoạt động khoáng sản
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
15. Danh sách các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 2010.
109

PHô B¶N

You might also like