You are on page 1of 3

Họ và tên: Hoàng Thảo Linh MSSV: K214080573

Môn học: Kỹ năng làm việc nhóm Ca học: Sáng thứ 4

BÀI TẬP CÁ NHÂN


Đề bài:
Bạn là trưởng một nhóm dự án, đòi hỏi bạn phải phân công công việc đến các thành viên
trong nhóm và giao nhân viên cũ kèm cặp nhân viên mới giúp họ nhanh chóng hòa nhập
với công việc và với nhóm.
Anh Huy là một nhân viên cũ, nhiều tuổi, có năng lực và nhiều kinh nghiệm nhưng lại
không đồng ý kèm cặp nhân viên mới là cậu Tùng. Anh Huy cho rằng không nói chuyện
hợp với cậu Tùng và việc kèm cậu Tùng làm mất thời gian làm việc của anh.
1. Tình huống trên đề cập đến những vấn đề gì trong làm việc nhóm?
2. Với vai trò là trưởng nhóm, bạn sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?

Bài làm
1.
Tình huống trên đề cập đến những vấn đề trong làm việc nhóm đó là: Làm việc nhóm
không hiệu quả, anh Huy và cậu Tùng thiếu sự trao đổi, giao tiếp, giúp đỡ lẫn nhau và
chia sẻ thông tin.
Cậu Tùng là nhân viên mới được cử đến để san sẻ công việc với anh Huy là nhân viên cũ.
Anh Huy đồng thời là người dẫn dắt Tùng trong công việc để cậu nâng cao nghiệp vụ và
hòa nhập tốt hơn. Đối với hai người đây đều là việc có lợi. Tuy nhiên do ngại mất thời
gian và nói chuyện không hợp gu nên anh Huy không muốn kèm cặp Tùng.
Anh ta thiếu kỹ năng giúp đỡ, không sẵn sàng chia sẻ và cũng không có ý định hay sự
nhiệt tình hỗ trợ của một tiền bối. Cậu Tùng cũng không học được kỹ năng gì dẫn đến
không hoàn thành được công việc và phần việc đó của cậu có thể do anh Huy làm một
mình hoặc nếu không ai làm thì sẽ không được hoàn tất.
Điều này dẫn đến hiệu quả dự án giảm sút, trì trệ, nhân viên mới không được chỉ dạy
cũng sinh ra ác cảm với nhân viên cũ và có thể đi nói xấu về anh Huy với người khác,
thậm chí nếu rời đi sẽ nói xấu về công ty, khiến mọi người nghĩ rằng công ty là một môi
trường độc hại, không thân thiện.
2.
Khi làm việc nhóm thì chuyện xuất hiện những bất đồng, nhân viên cũ không vừa ý nhân
viên mới là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt với vai trò là nhóm trưởng, khi có mâu thuẫn
giữa các thành viên thì em sẽ tìm hiểu và giải quyết ngay chứ không để kéo dài thời gian,
từ đó làm ảnh hưởng đến tinh thần làm việc chung của cả nhóm, nguy cơ cao hơn là dự
án bị trì trệ, không hoàn thành kịp tiến độ.
Trước tiên, em sẽ gặp riêng Huy để nghe anh ta nói về vấn đề của mình. Tại sao anh ta lại
không đồng ý dẫn dắt Tùng? Nếu Tùng thay đổi khác đi thì anh có đồng ý kèm cặp cậu
ấy không? Sau khi nghe phần trình bày của Huy, em sẽ hiểu hơn về những vướng mắc
của anh ta và đưa ra giải pháp chi tiết.
Em sẽ phổ biến lại cho Huy về vai trò của từng người, rằng trong công việc chung Huy,
nhân viên cũ là người làm chính còn Tùng, nhân viên mới chỉ là người hỗ trợ để công
việc được nhanh hơn, hiệu quả hơn. Biết rằng cậu Tùng còn khá kém và việc đào tạo
Tùng sẽ là mất thời gian nhưng một khi đã được đào tạo tốt, không phải anh sẽ có một
đàn em trong công ty, người sẵn sàng làm việc giúp anh? Ngược lại, nếu Tùng không
hoàn thành công việc thì phần việc đó phải do Huy phụ trách, anh sẽ vất vả hơn. Ai lại
không muốn bỏ ra ít thời gian, công sức hơn mà dự án vẫn hoàn thành tiến độ?
Cần khẳng định với Huy rằng anh là một người giỏi, một người có kinh nghiệm vậy nên
đào tạo Tùng không phải là đe dọa vị trí của anh hay làm mất thời gian của anh mà chính
vì anh có năng lực nên mới để anh dẫn dắt Tùng, để cậu ta nhanh chóng hòa nhập và làm
việc được với đội nhóm.
Đặt trách nhiệm và công việc của Huy và Tùng vào một chỗ. Em sẽ yêu cầu cả hai phải
hoàn thành công việc cùng với nhau. Nếu kết quả của nhân viên mới không tốt, nhân viên
cũ sẽ phải chịu một phần trách nhiệm. Việc gắn chặt hai người lại sẽ khiến họ tạm gác lại
hiềm khích cá nhân mà tập trung vào mục tiêu quan trọng nhất là tiến độ công việc.
Đề ra chính sách thưởng thêm với những cặp nhân viên cũ – mới đã hoàn thành tốt nhiệm
vụ và khen thưởng, biểu dương những nhân viên cũ đã nhiệt tình trợ giúp, hỗ trợ nhân
viên mới hòa nhập được với đội nhóm.
Thứ hai, đối với cậu Tùng, em cũng cần có một buổi gặp mặt riêng để trao đổi. Em cần
nói cho Tùng những vấn đề mà Huy không ưng ở cậu ta, phân tích xem cái nào hợp lý để
thay đổi, cái nào nên tiết chế lại, giải pháp nào để gần gũi hơn với Huy. Muốn được
người đi trước chỉ bảo nhiệt tình thì bản thân nhân viên mới cũng cần thể hiện bản thân
thực sự tôn trọng, tán dương người kia và muốn học hỏi.
Nếu sau khi làm việc riêng mà vấn đề vẫn không được giải quyết, em sẽ tổ chức họp
nhóm và bàn bạc lại vấn đề với tập thể. Nếu đến vậy vấn đề vẫn không giải quyết thì em
cần phân chia lại một người khác dẫn dắt Tùng và một nhân viên mới đi theo học hỏi
Huy. Em sẽ thông báo luôn, trong trường hợp Huy vẫn không hợp tác, không chịu dẫn
dắt bất kỳ thành viên mới nào, em sẽ phê bình trực tiếp và có thể ảnh hưởng tới kết quả
thưởng cuối năm của anh ta.
Ngược lại, nếu mâu thuẫn của Huy và Tùng được giải quyết, Tùng nhiệt tình học hỏi và
Huy cũng nhiệt tình dẫn dắt thì em sẽ tuyên dương thành tích của hai người, đề nghị mọi
người noi gương và động viên tất cả thành viên nỗ lực làm việc.

You might also like