You are on page 1of 2

GV: LÊ TRUNG TIẾN DĐ: 0901.959.959 - 0905.752.

052
BÀI TẬP NÉM XIÊN
Bài 1:
Một vật được ném thẳng đứng từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu 20 m/s2. Bỏ qua sức cản không khí.
Lấy g = 10 m/s2.
1. Tìm độ cao và vận tốc của vật sau khi ném 1,5s.
2. Xác định độ cao tối đa mà vật có thể đạt được và thời gian vận chuyển động trong không khí .
3. Sau bao lâu sau khi ném, vật ở cách mặt đất 15m? Lúc đó vật đang đi lên hay đi xuống?

Bài 2:
Từ đỉnh tháp cao 25m, một hòn đá được ném lên với vận tốc ban đầu 5m/s
theo phương hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc  = 300.
1. Viết phương trình chuyển động, phương trình quỹ đạo của hòn đá.
2. Sau bao lâu kể từ lúc ném, hòn đá sẽ chạm đất?
Lấy g = 10 m/s2
Bài 3:
Từ một điểm A trên sườn một quả đồi, một vật được ném theo phương nằm ngang với vận tốc 10m/s. Theo tiết
diện thẳng đứng chứa phương ném thì sườn đồi là một đường thẳng nghiêng góc  = 300 so với phương nằm ngang điểm
rơi B của vật trên sườn đồi cách A bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.
Bài 4:
Một máy bay theo phương thẳng ngang với vận tốc v1= 150m/s, ở độ cao 2km (so với mực nước biển) và cắt bom
tấn công một tàu chiến.
1. Tìm khoảng cách giữa máy bay và tàu chiến theo phương ngang để máy bay cắt bom rơi trúng đích khi tàu
đang chạy với vận tốc v2= 20m/s?
Xét hai trường hợp:
a. Máy bay và tàu chiến chuyển động cùng chiều.
b. Máy bay và tàu chiến chuyển động ngược chiều.
2. Cũng ở độ cao đó, vào đúng thời điểm khi máy bay bay ngang qua một khẩu pháo đặt cố định trên mặt đất
(cùng độ cao với mặt biển) thì pháo nhả đạn. Tìm vận tốc ban đầu nhỏ nhất của đạn để nó trúng máy bay và xác định góc
bắn khi đó.
Cho biết: Máy bay và tàu chiến chuyển động trong cùng một mặt phẳng thẳng đứng.
Lấy g = 10m/s2 và bỏ qua sức cản không khí.
Bài 5:
Từ đỉnh tháp cao 30m, ném một vật nhỏ theo phương ngang với vận tốc ban đầu v0= 20m/s.
1. Tính khoảng thời gian từ lúc ném đến khi vật chạm đất và khoảng cách từ điểm chạm đất đến chân tháp.
2. Gọi M là một điểm trên quỹ đạo tại đó vectơ vận tốc hợp với phương thẳng đứng một góc  = 600. Tính
khoảng cách từ M tới mặt đất.

Bài 6:
Vật nhỏ A nằm trên đỉnh bán cầu có bán kính R như hình vẽ. Phải truyền cho bán
v
cầu vận tốc 0 bằng bao nhiêu để vật A rơi tự do

Bài 7:
Một tấm bê tông nằm ngang được cần cẩu nhắc thẳng đứng lên cao với gia tốc a = 0,5 m/s2. 4 giây sau khi rời
mặt đất, người ngồi trên tấm bê tông ném một hòn đá với vận tốc v0 = 5,4 m/s theo phương hợp với phương
ngang một góc  = 300.
a) Tính khoảng thời gian từ lúc ném đến lúc hòn đá rơi xuống mặt đất
b) Tính khoảng cách từ vị trí đá chạm đất đến vị trí ban đầu của tấm bê tông.
Bài 8:
Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao H = 20Km với vận tốc v = 1440Km/h. Một cổ pháo cao xạ bắn
máy bay đúng lúc máy bay ở trên đỉnh đầu của pháo. Tính vận tốc thiểu 0 của đạn và góc  mà véc tơ 0 hợp
v v
với phương ngang để có thể bắn trúng máy bay.
Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10m/s2.
GV: LÊ TRUNG TIẾN DĐ: 0901.959.959 - 0905.752.052
Bài 9:
Hai viên đạn lần lượt được bắn lên bởi một súng đại bác với vận tốc v 0 = 250m/s. Một viên đạn bắn với góc  1
= 600, viên đạn kia bắn với góc  2 = 450. Hãy xác định khoảng thời gian giữa hai lần bắn để cho hai viên đạn
gặp nhau.
Bài 10 :
Một quả bóng rơi tự do từ độ cao h xuống một mặt phẳng nghiêng góc  so
với mặt phẳng ngang. Sau khi va chạm với mặt phẳng nghiêng, bóng lại
tiếp tục nảy lên, và cứ tiếp tục như thế. Khoảng cách giữa các điểm rơi l1 ,
l2,l3…được liên hệ với nhau theo quy luật nào.
Biết va chạm là tuyệt đối đàn hồi.
Bài 11:
Một quả bóng rổ rơi tự do từ điểm A. Vào đúng thơì điểm đó, tại điểm
B cách A một đoạn l một quả bóng tennis được ném lên.
Hỏi hai quả bóng tennis phải có vận tốc ban đầu là bao nhiêu để nó
đập vào quả bóng rổ đang rơi tại C, cách A một đoạn h.
Bài 12:
Một người đứng ở bờ biển ném một hàn đá ra biển . Biết hòn đá được ném từ độ cao H = 20m so với mặt biển.
Hỏi góc ném phải bằng bao nhiêu để hòn đá rơi xa bờ nhất. Tính khoảng cách xa nhất đó. Vận tốc ban
đầu của hòn đá là v0 = 14m/s.
Bài 13:
Một người đứng trên một đỉnh tháp có độ cao H phải ném một hòn đá với vận tốc tối thiểu bằng bao nhiêu để
hòn đá rơi cách chân tháp một khoảng L cho trước. Tính góc ném ứng với vận tốc đó.
Bài 14:
Người ta cần ném một vật từ mặt đất lên một bức tường có độ cao H. Biết vị trí ném cách chân tường một
khoảng L.
c) Tính vận tốc ban đầu nhỏ nhất cần ném.
d) Tính góc ném.
Bài 15:
Để đảm bảo an toàn, việc thử một quả đạn được tiến hành thử tại tâm của một đáy giếng có độ sâu H. Biết các
mảnh đạn nổ văng ra xa có vận tốc không vượt quá v0. Hãy xác định bán kính R của giếng sao cho không có
mảnh đạn nào lên tới mặt giếng.
Bài 16 :
Giữa khẩu súng cối và mục tiêu cùng ở trên mặt đất có một bức tường với độ cao h. Khoảng cách từ súng đến
trường là a, từ tường đến mục tiêu là b.
Hãy xác định vận tốc ban đầu tối thiểu của đạn để có thể bắn trúng mục tiêu. Góc bắn của súng bằng bao nhiêu?
Bài 17:
Pháo phòng không truyền cho đạn vận tốc v0 theo mọi hướng. Xác định vùng “ an toàn” và vùng “ sát thương”
và ranh giới giữa hai vùng đó.

Bài 18:
Trên mặt phẳng nàm ngang có một vật cản có độ cao H, chiều dài L. Để bay
qua vật cản đó, một vận động viên ô tô đã chạy trên mặt phẳng nghiêng có
độ dốc  , độ cao h như hình vẽ. Biết người đó khi bay qua vật cản với vận
tốc khi rời mặt dốc là nhỏ nhất. hãy tính góc  và khoảng cách a từ mặt dốc
và vật cản theo phương ngang.
Bài 19: Ba vật giống nhau được ném lên thẳng đứng từ một điểm trên mặt
đất vào ba thời điểm khác nhau, cùng vận tốc ban đầu. Khi vật thứ nhất ( ) tới điểm cao nhất thì ném vật thứ
( ), Khi vật ( ) và ( ) gặp nhau thì ném vật thứ ( ). Hỏi từng vật rơi đến đất khi nào? Cho biết khi hai vât va
vào nhau chúng trao đổi vận tốc cho nhau.

You might also like