You are on page 1of 376

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

TIỀN GIANG LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


Năm học 2014-2015
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: SINH HỌC- BẢNG A
Thời gian: 180 phút (không kế thời gian giao đề)
(Đề thi có 04 trang, gồm 10 câu)
Ngày thi thứ nhất: 16/10/2014

Câu 1: (2 điểm)
So sánh cấu trúc và chức năng của ty thể và lạp thể.
Câu 2: (2 điểm)
2.1. Nêu cấu trúc, chức năng và nguồn gốc của lizôxôm.
2.2. Phân biệt lizôxôm cấp 1 và lizôxôm cấp 2.
2.3. Đột biến xảy ra ở một gen trong nhân tế bào nhưng lại làm cho kích thước của lizôxôm cấp 2 tăng
lên bất thường so với lizôxôm cấp 2 của tế bào không bị đột biến. Hãy giải thích hiện tượng trên.
Câu 3: (2 điểm)
3.1. Dạ dày của trâu bò được chia thành những ngăn nào?
3.2. Quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày của trâu bò diễn ra như thế nào?
3.3. Trong thức ăn của trâu bò (cỏ, rơm rạ...) hàm lượng prôtêin không đáng kể, để có đủ nguồn prôtêin
cho các hoạt động sống thì trâu bò lấy prôtêin từ đâu?
Câu 4: (2 điểm)
4.1. Cấu tạo mỡ động vật và dầu thực vật giống và khác nhau ở điểm nào?
4.2. Sơ đồ sau đây thể hiện quá trình tiêu hóa và hấp thu mỡ trong ruột non

Câu hỏi:
a) Muối mật có nguồn gốc từ đâu? Bản chất hóa học của muối mật là gì?
b) Giải thích tại sao khi bị nhũ hóa các giọt mỡ không thể kết dính nhau?
c) Các hạt tiểu thể trong hình có bản chất hóa học là gì?
Câu 5: (2 điểm)
5.1. Vẽ đồ thị cho thấy sự thay đổi của vận tốc máu và huyết áp trong các đoạn mạch (động mạch, mao
mạch, tĩnh mạch).
5.2. Ở cơ thể người, qua giải phẫu cho thấy sự mất cân xứng giữa tâm thất trái và tâm thất phải; giữa
động
mạch chủ và động mạch phổi. Sự mất cân xứng thê hiện ở điểm nào? Nguyên nhân gây nên sự mất cân
xứng này do đâu?
5.3. Giải thích tại sao máu trong tâm thất của bò sát (trừ cá sấu) là máu pha trộn giữa máu giàu O 2 và
máu giàu CO2 còn trong tâm thất của người thì không có hiện tượng này?
Câu 6: (2 điểm)
* Thí nghiệm:
- Đặt cây trong tối 48 giờ;
- Chọn hai lá có kích cỡ tương ứng rồi bố trí thí nghiệm như hình vẽ bên dưới;
- Đặt cây ngoài sáng 6 giờ, sau đó ngắt lá trong
bình (A) và (B) đem thử iốt. Kết quả:
+ Lá trong bình (A) không chuyển màu.
+ Lá trong bình (B) chuyển màu.
6.1. Thí nghiệm trên chứng minh điều gì?
6.2. Giải thích tại sao có sự khác nhau về kết quả
thử iốt của 2 lá A và B?
6.3. Năng suất kinh tế và hệ số kinh tế của một
số giống cây trồng được thể hiện trong bảng sau:
Rau cải Lúa Đậu tương
Năng suất kinh tế 7 tấn/ha 4,5 tấn/ha 1,8 tấn/ha
Hệ số kinh tế 0,98 0,5 0,3
a) Năng suất kinh tế là gì?
b) Tính năng suất sinh học của các giống cây trồng trong bảng trên.
Câu 7: (2 điểm)
Khi nói về quang hô hấp (hô hấp sáng) sách Sinh lý học thực vật (của Nguyễn Như Khanh và Cao Phi
Bằng) có viết: “Xem xét một cách cẩn thận ta thấy quang hô hấp là một quá trình mất mát”.
7.1. Quang hô hấp là gì?
7.2. Quang hô hấp xảy ra khi nào? Nêu cơ chế của quang hô hấp.
7.3. Hãy cho biết cây đã mất mát những gì trong quá trình quang hồ hấp?
Câu 8: (2 điểm)
Một học sinh đã sử dụng sơ đồ sau đây để ôn tập về hai quá trình sinh học xảy ra

8.1. Hãy cho biết tên của các chất (A, B, C, D, E), chu trình X và giai đoạn Y?
8.2. Hai quá trình liên quan đến sơ đồ trên là gì?
8.3. Chu trình X và giai đoạn Y diễn ra ở đâu trong tế bào thực vật?
Câu 9: (2 điểm)
Đồ thị sau đây thể hiện sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn khi nuôi cấy không liên tục

9.1. Tính số lượng tế bào trong quần thể vi sinh vật sau 8 giờ nuôi cấy.
9.2. Nêu đặc điểm về hoạt động và sinh trưởng của vi sinh vật trong giai đoạn :
+ 0 đến 3 giờ +3 đến 6 giờ +6 đến 9 giờ
Câu 10: (2 điểm)
- Cho nấm men rượu vào ba bình nuôi cấy;
- Bình 1 và 2 có chứa dung dịch glucôzơ; bình 3 chứa dung dịch tinh bột;
- Dùng nút cao su đậy kín hai bình 1 và 3; bình 2 cho sục khí liên tục.
10.1. Sau 72 giờ, rượu êtylic sẽ được sinh ra trong bình nào? Giải thích.
10.2. Nếu dựa vào nhu cầu về ôxi thì các vi sinh vật được chia thành những nhóm nào? Nấm men rượu
được xếp vào nhóm nào trong các nhóm kể trên?
10.3. So sánh hiệu quả năng lượng mà nấm men rượu thu được trong bình 1 và 2. Giải thích.
------------HẾT------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:…………………………………. số báo danh:……………………………………………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
TIỀN GIANG LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Năm học 2014-2015
ĐÁP ÁN ĐỀ THI
CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC- BẢNG A
Thời gian: 180 phút (không kế thời gian giao đề)
(Đáp án gồm có 05 trang) Ngày thi thứ nhất: 16/10/2014

Câu Ý Nội dung trả lời Điểm


1 * Giống nhau: 0,75
- Cấu tạo gồm 2 lớp mang bao bọc;
- Bên trong đều có chứa ADN vòng;
- Bên trong có chứa ribôxôm giống ribôxôm của vi khuẩn
* Khác nhau: 0,25
Ty thể Lục lạp 0,5
- Màng trong gấp khúc ăn sâu vào - Cả hai màng đều không gấp khúc; 0,5
trong chất nền; - Trong lục lạp có chứa sắc tố, có
- Có chứa nhiều enzim hô hấp; enzim tham gia vào quá trình quang
- Thực hiện hô hấp nội bào, cung cấp hợp;
năng lượng cho mọi hoạt động sống - Thực hiện chức năng quang hợp, tạo
của tế bảo. ra các chất hữu cơ.
2 2.1 Nêu cấu trúc, chức năng và nguồn gốc của lizôxôm.
* Cấu trúc: 0,5
- Là bào quan có cấu trúc dạng túi (bóng) có một lớp màng bao bọc;
- Bên trong có chứa nhiều enzim thủy phân. 0,25
* Chức năng: Phân hủy tế bào già, tế bào bị tổn thương và các bào quan hết hạn 0,25
sử dụng.
* Nguồn gốc: được hình thành từ bộ máy Gôngi dưới dạng túi tiết nhưng không
bài xuất ra ngoài tế bào.
2.2 Phân biệt lizôxôm cấp 1 và ỉizôxôm cấp 2. 0,5
- Lizôxôm cấp 1: là dạng túi (bóng) được bao bọc bởi lipoprôtêin chưa tham gia
hoạt động thủy phân.
- Lizôxôm cấp 2: là dạng lizôxôm đang hoạt động tiêu hóa, chúng được hình
thành giữa lizôxôm cấp 1 với các bóng thực bào (phagôxôm) hoặc bóng ẩm bào
(pinôxôm) hay các bào quan trong tế bào bị tiêu hủy.
2.3 Giải thích: Khi gen bị đột biến làm cho enzim thủy phân một loại cơ chất nào đó 0,5
không được tổng hợp => cơ chất trong lizôzôm cấp 2 không được phân giải =>
tích tụ trong lizôxôm cấp 2 => tăng kích thước lizỏxôm cấp 2.
3 3.1 Dạ dày của trâu bò được chia thành 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tô ong, dạ lá sách và dạ múi 0,5
khế.
3.2 Quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày của trâu bò: 1,0
- Thức ăn (cỏ, rơm rạ..) được nhai qua loa ở miệng rồi đưa xuống dạ cỏ. Tại đây
thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật (VSV) cộng sinh trong dạ cỏ
tiết enzim phân giải xenlulôzơ và các chất hữu cơ khác;
- Sau khi được vsv lên men, thức ăn chuyển dần sang dạ tổ ong và được ợ lên
miệng để nhai lại;
- Thức ăn được nhai kỹ cùng với vsv được chuyển xuống dạ lá sách để hấp thụ
bót nước rồi chuyển vào dạ múi khế;
- Dạ múi khế tiết enzim pepsin và HCl để phân giải prôtêin trong thức ăn và
trong xác vsv
3.3 Trong thức ăn của trâu bò hàm lượng prôtêin không đáng kể, để có đủ nguồn 0,5
prôtêin cho các hoạt động sống thì trâu bò lấy prôtêin từ xác (sinh khối) vsv cộng
sinh trong dạ cỏ.
4 4.1 Cấu tạo mỡ động vật và dầu thực vật giống và khác nhau ở điểm
- Giống: Đều cấu tạo từ 1 glixerol và 3 axit béo. 0,25
- Khác: Dầu thực vật chứa axit béo không no, còn mỡ động vật chứa axit béo no. 0,25
4.2 a) - Muối mật có nguồn gốc từ gan tiết vào túi mật. 0,25
- Bản chất hóa học của muối mật là stêrôit được sản xuất từ cholestêrồn 0,25
b) Khi bị nhũ hóa các giọt mỡ không thể kết dính nhau là do:
- Muối mật có 2 đầu: một đầu kỵ nước hòa tan trong mỡ; một đầu ưa nước chứa 0,25
nhóm ion âm;
- Khi hòa tan trong mỡ, các phân tử muối mật có nhóm tích điện âm quay ra 0,5
ngoài, tạo nên một lớp bề mặt làm cho các giọt mỡ đẩy nhau.
c) Các hạt tiểu thể trong hình có bản chất hóa học là glixerol và axit béo do lipaza 0,25
phân giải mỡ (lipit) tạo ra
5 5.1 Đồ thị có dạng: 0,5
- HD:
+ Vẽ đúng, chú thích đầy đủ 0,5 điểm.
+ Vẽ đúng, chú thích thiếu 0,25 điểm.
+Vẽ đúng, không chú thích : không ghi điểm
5.2 - Sự mất cân xứng thể hiện ở :
+ Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải; 0,25
+ Thành động mạch chủ dầy hơn thành động mạch phổi.
- Nguyên nhân là do: vòng tuần hoàn phổi có áp lực thấp, vòng tuần hoàn lớn có 0,25
áp lực cao, thành tâm thất trái dầy để tạo lực co bóp lớn; thành động mạch chủ
dầy hơn để chịu đuợc áp lực cao do tâm thất trái co bóp đẩy máu vào động mạch 0,5
tạo ra.
5.3 Ở bò sát (trừ cá sấu) có sự pha trộn giữa máu giàu O 2 và máu giàu CO2 là do giữa 0,5
2 tâm thất có lỗ thông nhau nên máu giàu O 2 trong tâm thất trái và máu giàu CO 2
trong thất phải hòa trộn vào nhau; còn ở người giữa hai tâm thất có vách ngăn
hoàn toàn nên không cỏ hiện tượng nàỵ.
6 6.1 Thí nghiệm trên nhăm chứng minh: khí C02 là nguyên liệu cần thiết cho quá trình 0,25
quang họp.
6.2 Giải thích: 0,5
- Trong bình (A) có chứa KOH đã hấp thụ hết CO2 trong không khí của bình (A)
=> lá không có nguyên liệu để quang hợp => không tạo được tinh bột => lá
không chuyển màu xanh đen khi đem thử iôt.
- Trong bình (B) có chứa NaHC03 đã thải khí CO2 vào không khí trong bình (B) -
> lá có đủ nguyên liệu để quang hợp -> tạo được tinh bột -> lá chuyển màu xanh
đen khi đem thử iôt.
6.3 a) Năng suất kinh tế là một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các 0,25
cơ quan (hạt, củ, quả, lá...) chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con
người.
b) Năng suất sinh học: 0,75
- ở rau cải: (7 tấn x 100): 98 = 7,14 tấn/ha.
- ở lúa : (4,5 tấn x 100): 50 = 9 tấn/ha. ^
- Ở dậu tương: (1,8 tấn x 100): 30 = 6 tấn/ha.
7 7.1 Quang hô hấp là quá trình hấp thu O2 và thải CO2 ngoài ánh sáng. 0,25
7.2 - Quang hô hấp xảy ra khi: Ở thực vật C3, khi cường độ ánh sáng cao, khí khổng 0,5
đóng, lượng CO2 trong tế bào cạn kiệt, lượng O2 tích lũy nhiều trong lục lạp của
cây hô hấp sáng.
- Cơ chế: Khi nồng độ CO2, O2 tăng cao enzim cacbôxylaza (enzim cố định CO2
trong hu trình C3) chuyển thành enzim oxigenaza ôxi hóa RiDP (chất nhận CO 2)
sinh ra CO2. 0,5

7.3 Quang hô hấp làm cây mất mát:


- RiDP mất khỏi chu trình Canvin (chu trình C3) 0,25
- Cố định CO2 trong quang hợp bị đảo ngược=>Cacbon mất khỏi chu trình 0,25
- ATP bị tiêu phí vô ích 0,25
8 8.1 Tên của các chất và chu trình /giai đoạn: 1,0
- A : glucôzo - B: Axetyl - coA
- C: NADH - D: axit lactic /rượu êtylic
- E: rượu êtylic/axit lactic - F:FADH2
- X: chu trình Canvin - Y: chuỗi chuyền êlectron
- HD:
+ Nêu đúng 1 - 2 tên : 0,25 điểm;
+ Nêu đúng 3 - 4 tên : 0,5 điểm;
+ Nêu đúng 5 - 6 tên : 0,75 điểm;
+ Nêu đúng 7 - 8 tên : 1,0 điểm.
8.2 Hai quá trình liên quan đến sơ đồ trên là: 0,5
- Quá trình phân giải kỵ khí (lên men).
- Quá trình phân giải hiếu khí (hô hấp hiếu khí).
8.3 - Chu trình X (chu trình Crep) xảy ra trong chất nền ti thể 0,5
- Giai đoạn Y (chuyền điện tử) xảy ra ở màng trong ti thể.
9 9.1 Tính số lượng tế bào trong quần thế vi sinh vật sau 8 giờ nuôi cấy.
- Gọi X là số lần phân bào sau 5 giờ nuôi cấy
- Ta có 6,4.104 =103.2X => X = 6 lần. 0,25
- Gọi g là thời gian thế hệ
g = (5 - 3)/6 = 1/3 giờ = 20 phút 0,25
- Số lần phân bào sau 6 giờ nuôi cấy = (6 - 3).60 phút /20 phút = 9 lần.
- Số TB thu được sau 6 giờ là: 103.29 = 512.103 tế bào. 0,25
- Sau 8 giờ nuôi cấy, quần thể đạt trạng thái cân bằng nên số tế bào vẫn là 0,25
512.103 tế bào. 0,25
9.2 Hoạt động và sinh trưởng của vi sinh vật
- Từ 0 đến 3 giờ (pha tiềm phát): vsv phải thích ứng với môi trường, tổng hợp 0,25
ADN và enzim chuẩn bị cho phân bào.
- Từ 3 đến 6 giờ (pha lũy thừa): vsv phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng
theo lũy thừa và đạt cực đại, thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao đổi 0,25
chất diễn ra mạnh mẽ.
- Từ 6 đến 9 giờ (pha cân bằng): tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất giảm, số
lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi. 0,25
10 10.1 - Rượu êtylic được sinh ra trong bình 1. 0,25
- Giải thích:
+ Nấm men không thể sử dụng trực tiếp tinh bột làm nguyên liệu trong quá trình
chuyển hóa nên chúng không thể phát triển trong bình 3 => không thể tạo ra rượu 0,25
etylic.
+ Trong điều kiện hiếu khí (có O2) ở bình 2, nấm men thực hiện hô hấp hiếu khí
=> CO2 và H2O (không tạo ra etylic). 0,25
+ Trong điều kiện kỵ khí (không có O2) của bình 1, nấm men rượu sử dụng
glucôzơ để thực hiện quá trình lên men rượu sinh ra rượu etylic. 0,25
10.2 - Nếu dựa vào nhu cầu về ôxi thì các vi sinh vật được chia thành các nhóm: vsv 0,25
kỵ khí bắt buộc; vsv kỵ khí không bắt buộc; vsv vi hiếu khí; vsv hiếu khí.
Nấm men rượu được xếp vào nhóm vsv kỵ khí không bắt buộc (kỵ khí tùy tiện). 0,25
10.3 - Trong bình nuôi cấy thứ 2 nấm men thu được nhiều năng lượng hơn.
- Bởi vì:
+ Bình 2 có đủ ôxi nên nấm men sẽ thực hiện hô hấp hiếu khí, trong quá trình 0,25
này năng lượng được tạo ra chủ yếu ở giai đoạn chuyền êlectron, sinh ra nhiều
ATP.
+ Bình 1 đậy kín nên nấm men sẽ chuyển hóa kỵ khí (lên men), trong quá trình
này glucôzơ bị oxi hóa không hoàn toàn, không có giai đoạn chuyền êlectron, 0,25
năng lượng còn nằm trong các liên kết của chất hữu cơ.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
TIỀN GIANG LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Năm học 2014-2015
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: SINH HỌC- BẢNG A
(Đề thi có 04 trang, gồm 10 câu)
Thời gian: 180 phút (không kế thời gian giao đề)
Ngày thi thứ hai: 17/10/2014
Câu 1: (2 điểm)
Hình bên mô tả tế bào của một loài động vật đang phân bào.
1.1. Hãy cho biết tế bào đang thực hiện kiểu phân bào gì?
Thuộc pha hay kỳ nào của kiểu phân bào này? Xác định bộ
nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài.
1.2. Một tế bào sinh tinh có 4 cặp nhiễm sắc thể (ký hiệu
AaBbDdXY), khi giảm phân không xảy ra trao đổi chéo sẽ tạo ra được bao nhiêu loại giao tử? Đó là loại
giao tử nào?
Câu 2: (2 điểm)
Một học sinh nam đã nói với một bạn học sinh nữ rằng: “Trong cơ thế của tôi có thể nhận được 23
nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ ông nội và 23 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ ông ngoại. Nhưng trong cơ thể
bạn thì không thể như thế”.
2.1. Hãy cho biết câu nói của nam học sinh trên là đúng hay sai? Giải thích?
2.2. Xác suất để trong cơ thể một người đàn ông nhận được 10 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ ông nội
và 10 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ ông ngoại bằng bao nhiêu?
2.3. Nêu ý nghĩa của quá trình giảm phân.
Câu 3: (2 điểm)
3.1. Trong quá trình nhân đôi của ADN có sự tham gia của những loại enzim nào? Nêu chức năng của
các loại enzim này.
3.2. Giải thích tại sao trong một chạc nhân đôi của ADN một mạch mới được tổng hợp liên tục từ ngoài
vào trong chạc, mạch mới còn lại được tổng hợp ngắt quãng thành từng đoạn Okazaki từ trong chạc ra
ngoài?
Câu 4: (2 điểm)
Phát hiện ở một loài thực vật có 91 loại thể một nhiễm kép khác nhau.
4.1. Xác định số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
4.2. Nêu cơ chế hình thành thể một nhiễm kép trong sinh sản hữu tính.
4.3. Nêu hậu quả và vai trò của đột biến nhiễm sắc thể dạng đa bội.
Câu 5: (2 điểm)
5.1. Trên nhiễm sắc thể, các vùng có gen hoạt động được tháo xoắn hình thành vùng nguyên nhiễm sắc,
vùng chứa gen không hoạt động xoắn chặt tạo nên vùng dị nhiễm sắc. Hiện tượng này thể hiện kiểu điều
hòa hoạt động của gen ở giai đoạn nào? Ngoài kiểu điều hòa hoạt động của gen nêu trên, trong cơ thể
người còn có các kiểu điều hòa nào?
5.2. Trong cơ chế hoạt động của OPERON Lac, điều gì sẽ xảy ra khi
a) gen điều hòa bị đột biến không cho sản phẩm?
b) vùng khởi động bị đột biến, làm cho enzim phiên mã không nhận ra vùng này?
Câu 6: (2 điểm)
Một phân tử ADN trong vùng nhân của tế bào vi khuẩn có chiều dài 1,02 mm. Trong ADN có tích %
giữa A và G bằng 6%.
6.1. Tính số liên kết hydrô của phân tử ADN.
6.2. Tính số liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nuclêôtit trong ADN.
6.3. Khi ADN nhân đôi mỗi đoạn Okazaki có chiều dài trung bình 2040 A°. Tính số đoạn mồi ARN đã
xuất hiện trong quá trình nhân đôi của ADN .
Câu 7: (2 điểm)
Phân cắt đoạn polipeptit (có 14 axit amin) trong môi trường axit ở nhiệt độ cao, ta thu được kết quả:
* Phân cắt lần 1: thu được 3 đoạn polipeptit ngắn
- Đoạn 1-1: lys - ala - leu - ser - via
- Đoạn 2-1: leu - ala - ala - his - gly - leu
- Đoạn 3-1: trp - ile - pro
* Phân cắt lần 2: thu được 3 đoạn polipetit ngắn
- Đoạn 1-2: via - trp - ile - pro - leu - ala - ala
- Đoạn 2-2: his - gly - leu
- Đoạn 3-2: lys - ala - leu - ser
7.1. Trật tự sắp xếp đúng của 3 đoạn (1-2), (2-2) và (3-2) trong chuỗi polipeptit ban đầu là:
A. (2-2) (3-2) (1-2). B. (3-2) (2-2) (1-2).
C. (1-2) (3-2) (2-2). D. (3-2) (1-2) (2-2).
Chọn và giải thích câu trả lời đúng.
7.2. Có bao nhiêu trật tự nuclêôtit khác nhau của đoạn gen cùng mã hóa cho đoạn polipeptit có trật tự
axit amin (... leu - gly - ser - vla - pro - his - trp ...) ?
Cho biết số bộ ba cùng mã hóa axit amin như sau:
Axit amin vla Trp ile pro leu ala his giy Lys ser
Số bộ ba 4 1 3 4 6 4 2 4 2 6
7.3. Nêu chức năng của các loại prôtêin có trên màng sinh chất của tế bào.
Câu 8: (2 điểm)
* Cho các ví dụ sau:
- Ví dụ 1: Loài tôm he (Penaeus merguiensis), cơ thể trưởng thành sống ở vùng biển khơi (cách bờ 10 -
12 km) nơi có độ mặn 32 - 35‰ và đẻ ở đó; còn ấu trùng của chúng sống ở vùng cửa sông nơi có độ mặn
10 - 15‰.
- Ví dụ 2: Kết quả trồng rừng ở nhiều địa phương cho thấy, tán rừng khi che phủ đã làm tăng độ ẩm của
không khí và đất. Trong đất xuất hiện nhiều vi sinh vật, thân mềm ..., chúng phân giải mùn bã hữu cơ, làm
cho đất rừng thêm màu mỡ.
- Ví dụ 3: Thỏ xứ lạnh (Lepus arcticus) và xứ nóng (Lepus alleni) có hai tai khác biệt nhau (Theo hình
minh họa bên dưới).
* Câu hỏi:
8.1. Mỗi ví dụ ứng với qui luật (hay qui tắc) sinh thái nào? Phát biểu qui luật (qui tắc) sinh thái này?
8.2. Tại sao thỏ xứ lạnh có tai ngắn hơn so với thỏ xứ nóng?
Câu 9: (2 điểm)
Khi tìm hiểu về tác động của độ ẩm và độ pH của đất lên hai loài thực vật A và B, ta thu được bảng số
liệu sau:
Loài Độ ẩm của đất (%) Độ pH của đất
Giới hạn Điểm cực Giới hạn Giới hạn Điểm cực Giới hạn
dười thuận trên dưới thuận trên
A 5 15 30 3 5 6
B 15 25 40 4 6 8
9.1. Ổ sinh thái là gì? Phân biệt ổ sinh thái và nơi ở (cho ví dụ minh họa).
9.2. Biểu diễn ổ sinh thái liên quan đến độ ẩm và độ pH của 2 loài A, B trên cùng một đồ thị.
9.3. Vùng đất có độ ẩm và độ pH như thế nào để có thể bắt gặp sự xuất hiện đồng thời của hai loài thực
vật trên?
Câu 10: (2 điểm)
* Cho biết:
- Vòng đời của rầy nâu trải qua 3 giai đoạn: trứng, ấu trùng (rầy cám) và thành trùng. Thành trùng
thường di trú từ nơi này đến nơi khác để tìm thức ăn. Thành trùng đẻ trứng sau khi xuất hiện từ 3-5 ngày.
Ngoài việc gây hại trực tiếp, rầy nâu còn là véctơ truyền bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá hại lúa. Giai đoạn lúa
chịu ảnh hưởng nặng của rầy nâu là giai đoạn từ 18 - 28 ngày. Để xác định mật độ của rây nâu trưởng
thành khi di trú, ta sử dụng bẫy đèn. Khi xuống giống sau ngày rầy đạt mật độ cao nhất khi di trú 3-5 ngày
có thể né rầy, giúp giảm thiệt hại do rầy gây ra.
- Khi theo dõi thời gian sống của rầy nâu ở hai môi trường có nhiệt độ khác nhau đã thu được kết quả:
Nhiệt độ môi Giai đoạn Giai đoạn ấu Giai đoạn
trường trứng trùng thành trùng
26°C 7 ngày 13 ngày 12 ngày
28°C 6 ngày 12 ngày 10 ngày
- Trong vùng có nhiệt độ 30°C, thông qua bẫy đèn cho thấy rầy nâu đạt mật độ cao nhất khi di trú vào
ngày (19 tháng 9).
10.1. Hãy cho biết rầy cám bắt đầu xuất hiện vào ngày tháng nào?
10.2. Mật độ cao nhất của rầy ở đợt di trú tiếp theo vào ngày tháng nào?
10.3. Vụ lúa đông - xuân thường xuống giống vào tháng 11 hàng năm. Để né rầy nâu thì phải gieo xạ
trong khoảng thời gian nào trong tháng 11?
HẾT
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………….. số báo danh:……………………….
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
TIỀN GIANG LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Năm học 2014-2015
ĐÁP ÁN ĐỀ THI
CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC- BẢNG A
Thời gian: 180 phút (không kế thời gian giao đề)
(Đáp án gồm có 6 trang) Ngày thi thứ hai: 17/10/2014

Câu Ý Nội dung trả lời Điểm


1 1.1 - Tế bào đang ở kỳ giữa của nguyên phân hoặc kỳ giữa của giảm phân 2. 0,5
- Nếu tế bào đang ở kỳ giữa của nguyên phân thì số lượng nhiễm sắc thể (NST) 0,25
trong bộ lưỡng bội (2n) = 6
- Nếu tế bào đang ở kỳ giữa giảm phân 2 thì số lượng nhiễm sắc thể (NST) trong 0,25
bộ lưỡng bội (2n) =12
1.2 - Một tế bào sinh tinh có 4 cặp nhiễm sắc thể (ký hiệu AaBbDdXY), khi giảm phân 0,25
không xảy ra trao đổi chéo sẽ tạo ra được 2 loại giao tử.
- Hai loại giao tử thu được có thể là: ABDX và abdY hoặc ABDY hoặc abdx hoặc 0,75
ABdX và abDY hoặc ABdY và abDX hoặc AbDX và aBdY hoặc AbDY và aBdX
hoặc AbdX và aBDY hoặc AbdY và aBDX.
- HD:
+ Nêu được 2 đến 3 cặp đúng : 0,25 điểm.
+ Nêu được 4 đến 6 cặp đúng : 0,5 điểm.
+ Nêu được7 đến 8 cặp đúng : 0,75 điểm.
2 2.1 - Câu nói của nam học sinh trên là đúng. 0,25
- Giải thích: 0,75
+ Trong cơ thể bố có 23 NST có nguồn gốc từ ông nội (trong đó NST giới tính Y)
và 23 NST có nguồn gốc từ bà nội (trong đó NST giới tính X);
=> Bố truyền NST Y cho con trai => con trai có thể nhận 23 NST có nguồn gốc từ
ông nội.
=> Bố truyền NST X cho con gái => con gái chỉ có thể nhận 22 NST có nguồn gốc
từ ông nội.
+ Trong cơ thể mẹ có 23 NST có nguồn gốc từ ông ngoại (trong đó NST giới tính
X) và 23 NST có nguồn gốc từ bà ngoại (trong đó NST giới tính X);
=> Mẹ truyền 1 NST X cho con trai => con trai có thể nhận 23 NST có nguồn gốc
từ ông ngoại.
=> Mẹ truyền 1 NST X cho con gái => con gái có thể nhận 23 NST có nguồn gốc
từ ông ngoại.
- Như vậy: con trai có thể nhận 23 NST có nguồn gốc từ ông nội và 23 NST có
nguồn gốc từ ông ngoại, còn con gái chỉ có thể nhận tối đa 22 NST có nguồn gốc
từ ông nội
2.2 Xác suất để trong cơ thế một người đàn ông nhận được 10 nhiễm sắc thế có nguồn 0,5
gốc từ ông nội và 10 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ ông ngoại bằng

2.3 Ý nghĩa của quá trình giảm phân


- Sự phân ly độc lập và trao đổi chéo của NST tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau 0,25
về nguồn gốc, kết hợp với thụ tinh tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, đây chính là nguồn
nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
- Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh góp phần ổn định bộ NST đặc trưng cho loài 0,25
3 3.1 Các enzim tha gia: 1,5
Enzim Chức năng
- Helicaza - Bám vào sợi đơn làm dãn xoắn và tách mạch
ADN.
- Gyraza (Topoisomeraza) - Làm cho ADN tháo xoắn và duỗi thẳng.
- ADN-polimeraza I - Thay thế đoạn ARN mồi bằng đoạn ADN.
- ADN-polimeraza II - Sửa sai do sự bắt cặp không đúng trong nhân
- ADN-polimeraza III đôi.
- Ligaza - Lắp ráp mạch đơn mới bố sung với mạch mã
- Primaza(ARN - gốc.
polimeraza) - Nối các đoạn Okazaki và nối đầu 3’của đoạn
ADN thay thế đoạn mồi với phần còn lại.
- Tổng hợp đoạn mồi ARN.
- HD: - Nêu đúng tên và chức năng 1 loại enzim: 0,25 điểm;
- Nêu đúng tên và chức năng 2 loại enzim: 0,5 điểm;
- Nêu đúng tên và chức năng 3 loại enzim: 0,75 điểm;
- Nêu đúng tên và chức năng 4 loại enzim: 1,0 điểm;
- Nêu đúng tên và chức năng 5 loại enzim: 1,25 điểm;
- Nêu đúng tên và chức năng 6-7 loại enzim: 1,5 điểm;
3.2 - Trong một chạc chữ Y có 2 mạch khuôn ngược chiều nhau, một mạch có chiều 3’ 0,25
=> 5’; một mạch có chiều 3’=>5’.
- Enzim ADN - polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ => 3’. Nên trên
mạch khuôn 3’=> 5’, mạch mới được tổng hợp liên tục từ ngoài vào trong chạc; 0,25
còn trên mạch khuôn 5’=> 3’, mạch mới được tổng hợp ngắt quãng từ trong chạc
ra ngoài.
4 4.1 - Gọi n là số NST trong bộ đơn bội của loài. 0,25

- Số loại thể 1 nhiễm kép = = 91 => n = 14 => 2n = 28 NST


4.2 Cơ chế hình thành thể một nhiễm kép trong sinh sản hữu tính.
- Trường hợp 1: Trong quá trình giảm phân tạo giao tử có sự không phân ly xảy ra 0,5
ở 2 cặp nhiễm sắc trong giảm phân 1 (hoặc không phân ly xảy ra ở 2 NST kép
trong giảm phân 2) ở cơ thể bố (hoặc mẹ) tạo nên giao tử (n - 1 - 1), giao tử (n - 1 -
1) kết hợp với giao tử (n) của mẹ (hoặc bố) tạo nên hợp tử (2n - 1 - 1) => thể 1
nhiễm kép.
- Trường hợp 2: Trong quá trình giảm phân tạo giao tử có sự không phân ly xảy ra 0,5
ở 1 cặp nhiễm sắc trong giảm phân 1 (hoặc không phân ly xảy ra ở 1 NST kép
trong giảm phân 2) ở cơ thể bố tạo nên giao tử (n - 1) và trong quá trình giảm phân
tạo giao tử có sự không phân ly xảy ra ở 1 cặp nhiễm sắc khác trong giảm phân 1
(hoặc không phân ly xảy ra ở 1 NST kép trong giảm phân 2) ở cơ thể mẹ tạo nên
giao tử (n - 1), giao tử (n - 1) của bố kết hợp với giao tử (n -1) của mẹ tạo nên hợp
tử (2n - 1 - 1) => thể 1 nhiễm kép.
4.3 Nêu hậu quả và vai trò của đột biến đa bội
- Thể đa bội là tăng hàm lượng ADN => quá trình tổng hợp các chất diễn ra mạnh 0,25
mẽ => tế bào sinh dưỡng lớn => sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu
tốt, năng suất cao.
- Thể dị đa bội và đa bội chẵn góp phần tạo giống mới => nguyên liệu cho tiến hóa 0,25
và chọn giống.
- Thể đa bội thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật và đa bội gây rối loạn giới
tính ở động vật. Thể đa bội lẻ ở thực vật không có khả năng tạo giao tử => không 0,25
có khả năng sinh sản => ứng dụng tạo quả không hạt.
5 5.1 - Hiện tượng này thế hiện kiểu điều hòa hoạt động của gen ở giai đoạn trước phiên 0,25
mã (điều hòa đóng - tháo xoắn NST)
- Ngoài kiểu điều hòa hoạt động của gen nêu trên, trong cơ thể người còn có các 0,75
kiểu điều hòa:
+ Điều hòa phiên mã;
+ Điều hòa sau phiên mã;
+ Điều hòa dịch mã;
+ Điều hòa sau dich mã.
5.2 a) Gen điều hòa bị đột biến không cho sản phẩm => không tạo ra prôtêin ức chế => 0,5
không có prôtêin bám vào vùng O (operator) => quá trình phiên mã từ các gen câu
trúc (Z, Y, A) được thực hiện (OPERON hoạt động)
b) Vùng khởi động bị đột biến làm cho enzim phiên mã không nhận ra vùng này 0,5
=> enzim phiên mã không bám được vào vùng p (vùng promoter) => quá trình
phiên mã không diễn ra (OPERON không hoạt động)
6 6.1 Tính số liên kết hydro của ADN.
0,25

-N=
0,25
- 0,25
- Trường hợp 1:
+ %G = 20% G = 20.6.106/100 = 12.105 Nu
+ H = N + G = 72.105 liên kết 0,25
- Trường hợp 2:
+ %G = 30% G = 30.6.106/100 = 18.105 Nu
+ H = N + G = 78.105 liên kết
- HD: HS tính theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm
6.2 Số liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nuclêôtit trong AND = 6.106 liên kết 0,5
6.3 - Số đoạn Okazaki = 1,02.107/2040 = 5000 đoạn 0,5
- Số đoạn mồi ARN đã xuất hiện trong quá trình nhân đôi của AND = 5000 + 2 =
5002
7 7.1 - Câu đúng : Câu D. 0,5
- Giải thích: 0,5
+ Dựa vào đoạn 1-1 cho thấy (..leu - ser - val..) => đoạn (3-2) đứng trước đoạn (1-
2).
+ Dựa vào đoạn (2-1) cho thấy (.. - ala - ala - his - gly ..) => đoạn (1-2) đứng trước
đoạn (2-2)
=> Trật tự đúng của 3 đoạn ở lần phân cắt 2 là: (3-2) => (1-2) => (2-2).
- HD: HS giải thích theo hướng khác nếu đúng vẫn cho điểm.
7.2 Số trật tự nuclêôtit khác nhau của đoạn gen cùng mã hóa cho đoạn polipeptit có trật 0,25
tự axit amin (... leu - gly - ser - vla - pro - his - trp ...)là: 6x4x6x4x4x2xl= 4608
7.3 Chức năng của các loại prôtêin trong màng sinh chất: 0,75
- Vận chuyển các chất qua màng (prôtêin tạo nên các kênh vận chuyển; giữ vai trò
chất mang; hình thành các bơm ion).
- Chức năng enzim (xúc tác các phản ứng xảy ra trên màng sinh chất hoặc trong tế
bào).
- Chức năng thu nhận và truyền đạt thông tin (cấu tạo nên các thụ quan liên kết với
các chất thông tin để kích thích hoặc ức chế các quá trình trong tế bào).
- Chức năng nhận biết tế bào (hình thành nên các “dấu chuẩn” trên màng giúp tế
bào nhận ra tế bào lạ hay quen).
- Chức năng nối kết (giúp liên kết các tế bào trong mô thành một khối).
- Chức năng neo màng (liên kết với các prôtêin sợi hoặc các vi sợi trong tế bào
chất tạo nên sự ổn định và bền chắc của màng).
HD: Nêu được 1- 2 chức năng đúng: 0,25 điểm; Nêu được 3- 4 chức năng đúng:
0,5 điểm; Nêu được 5- 6 chức năng đúng: 0,75 điểm.
8 8.1 * Ví dụ 1: 0,5
- ứng với qui luật tác động không đều của các nhân tố sinh thái
- Nội dung: các nhân tố sinh thái tác động không giống nhau lên các chức phận
sống khác nhau của cơ thể
* Ví dụ 2: 0,5
- ứng với qui luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường.
- Nội dung: Môi trường tác động lên sinh vật và sinh vật cũng ảnh hưởng đến các
nhân tố môi trường, làm thay đổi tính chất của nhân tố đó.
* Ví dụ 3: 0,5
- ứng với qui tắc Anlen
- Nội dung: Động vật hằng nhiệt sống ở vùng lạnh có kích thước của phần ngoài
thân chính (tai, chi, đuôi...) ngắn hơn so với sinh vật cùng loài (hoặc họ hàng gần)
sống ở vùng nóng.
8.2 Tai thỏ xứ lạnh có kích thước ngắn hơn so với tai thỏ xứ nóng là do: 0,5
- Tai của động vật có nhiều mạch máu, giữ vai trò quan trọng trong việc cân bằng
nhiệt của cơ thể.
- Thỏ xứ lạnh có tai ngắn => giảm mạch máu đến tai => giảm mất nhiệt.
- Tai ngắn góp phần giảm tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể (S) và thể tích cơ thể
(V) => hạn chế sự tỏa nhiêt.
9 9.1 - Ổ sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các yếu tố sinh thái của môi 0,25
trường nằm trong một giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài.
- Phân biệt ổ sinh thái và nơi ở
+ Nơi ở là nơi sinh sống còn 0 sinh thái là cách sống, cách tìm kiếm thức ăn. 0,25
+ Ví dụ minh họa: Các loài cá sống trong cùng một ao, loài ăn thực vật, động vật
phù du sống ở tầng mặt, loài ăn mùn bã sống ở tầng đáy. Như vậy: ao là nơi ở của 0,25
2 loài; tầng mặt, tầng đáy là ổ sinh thái riêng của mỗi loài.
- HD: HS lấv VD khác, phân tích đúng vẫn ghi điểm.
9.2 - Ổ sinh thái của 2 loài: 1,0

- HD:
+ Vẽ đúng dạng, thiếu chú thích : 0,75 điểm.
+ Vẽ 2 ổ sinh thái của 2 loài ở 2 đồ thị khác nhau: 0,5 điểm.
9.3 Vùng đất có độ ẩm 15% đến 30% và độ pH từ 4 đến 6 có thể bắt gặp sự xuất hiện 0,25
đồng thời của hai loài A và B.
10 10.1 Ngưỡng nhiệt phát triển và tổng nhiệt hữu hiệu của rây nâu ở mỗi giai đoạn:

0,25

0,25
- ở môi trường 30°C, thời gian phát triển của mỗi giai đoạn là:
+ GĐ trứng: 5,25 ngày 5 ngày.
+ GD ấu trùng: 11,14 ngày 11 ngày.
+ GĐ thành trùng: 8,57 ngày 9 ngày. 0,25
=> Thời gian của một chu kỳ = 25 ngày.
- Thành trùng xuất hiện ngày 19 tháng 9:
+ Bắt đầu đẻ trứng vào ngàỵ: 22 đến 24 tháng 9. 0,25
+ Rầy cám (ấu trùng) bắt đầu xuất hiện từ ngày: 27 đến 29/9. 0,5
10.2 Rầy đạt mật độ cao nhất ở đợt di trú tiếp theo rơi vào ngày (19 tháng 9) + 25 ngày 0,25
= 14 tháng 10.
10.3 - Đợt di trú trong tháng 11 đạt mật độ cao nhất rơi vào ngày: (14 tháng 10) + 25 0,25
ngày = 8 tháng 11 => ngày xuống giống: 11 đến 13 tháng 11.

UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Sinh học - Lớp 12
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 24 tháng 3 năm 2016
(Đề thi có 02 trang) ==============
Câu 1 (3,0 điểm)
Ở người, bệnh hói đầu do một gen có 2 alen trên NST thường quy định: kiểu gen BB quy định kiểu hình
hói đầu, kiểu gen bb quy định kiểu hình bình thường, kiểu gen Bb quy định kiểu hình hói đầu ở nam và
kiểu hình bình thường ở nữ. Gen quy định khả năng nhận biết màu sắc có 2 alen (M quy định kiểu hình
bình thường trội hoàn toàn so với m quy định kiểu hình mù màu đỏ-lục) nằm trên vùng không tương đồng
của NST giới tính X. Trong một quần thể cân bằng di truyền, trong tổng số nam giới tỉ lệ hói đầu là 36%,
trong tổng số nữ giới tỉ lệ mù màu là 1%. Biết rằng không có đột biến xảy ra.
a. Xác định tần số các alen trong quần thể.
b. Một cặp vợ chồng đều bình thường sinh ra đứa con trai đầu lòng bị mù màu. Xác suất để sinh đứa con
thứ hai không bị cả hai bệnh là bao nhiêu?
Câu 2 (2,0 điểm)
a. Xét hai cặp gen nằm trên NST thường, cho lai 2 cá thể bố mẹ có kiểu di truyền chưa biết, F 1 thu được
kiểu hình với tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1. Với mỗi quy luật di truyền cho một ví dụ minh họa tỉ lệ trên.
b. Làm thế nào để xác định được một tính trạng nào đó là do gen ngoài nhân quy định?
Câu 3 (1,5 điểm)
Đột biến điểm là gì? Trong các dạng đột biến điểm dạng nào phổ biến nhất? Vì sao?
Câu 4 (2,5 điểm)
a. Bằng những cách nào có thể tạo được các giống thuần chủng về tất cả các cặp gen?
b. Trình bày các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen bằng cách dùng thể truyền là plasmit.
Câu 5 (2,0 điểm)
So sánh sự khác nhau về vai trò giữa chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình tiến
hoá nhỏ.
Câu 6 (2,0 điểm)
a. Một opêron Lac của vi khuẩn E. coli bao gồm những thành phần nào? Nêu vai trò của mỗi thành phần
đó.
b. Làm thế nào để biết được một đột biến xảy ra ở gen điều hòa hay gen cấu trúc?
Câu 7 (2,0 điểm)
a. Nêu nguyên nhân chủ yếu và ý nghĩa của việc hình thành ổ sinh thái trong quần xã.
b. Phân biệt mối quan hệ vật kí sinh-vật chủ với mối quan hệ vật ăn thịt-con mồi.
Câu 8 (2,0 điểm)
Khi lai hai thứ đậu thơm thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng với nhau được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tiếp tục
giao phấn với nhau được F2 có 176 cây hoa đỏ và 128 cây hoa trắng.
Hãy dùng tiêu chuẩn χ2 (khi bình phương) để kiểm định sự phù hợp hay không phù hợp giữa số liệu
thực tế và số liệu lí thuyết của phép lai trên.
Cho biết không có hiện tượng gen gây chết và đột biến, với bậc tự do (n - 1) = 1; α = 0,05, χ2 (khi bình
phương) lí thuyết = 3,84.
Câu 9 (2,0 điểm)
Ở một loài thực vật, cho cây lá quăn, hạt trắng lai với cây lá thẳng, hạt đỏ thu được F 1 toàn cây lá quăn,
hạt đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau, F2 thu được 20000 cây với 4 loại kiểu hình, trong đó có 4800 cây lá
thẳng, hạt đỏ. Biết rằng mỗi tính trạng do một gen quy định.
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Câu 10 (1,0 điểm)
Ở một loài động vật, con đực có cặp NST giới tính XY, con cái có cặp NST giới tính XX, tỉ lệ giới tính
là 1 đực : 1 cái. Cho cá thể đực mắt trắng giao phối với cá thể cái mắt đỏ được F 1 đồng loạt mắt đỏ. Cho
các cá thể F1 giao phối tự do, F2 thu được tỉ lệ kiểu hình như sau:
+ Ở giới đực: 5 cá thể mắt trắng : 3 cá thể mắt đỏ.
+ Ở giới cái: 3 cá thể mắt đỏ : 1 cá thể mắt trắng.
Nếu cho con đực F1 lai phân tích thì theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình thu được sẽ như thế nào? Cho biết
không có hiện tượng gen gây chết và đột biến.

============Hết============
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm

UBND TỈNH BẮC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Sinh học - THPT
(Hướng dẫn chấm có 05 trang)

Câu Ý Nội dung trả lời Điểm


1 Ở người, bệnh hói đầu do một gen có 2 alen trên NST thường quy định: kiểu 3,0
gen BB quy định kiểu hình hói đầu, kiểu gen bb quy định kiểu hình bình
thường, kiểu gen Bb quy định kiểu hình hói đầu ở nam và kiểu hình bình
thường ở nữ. Gen quy định khả năng nhận biết màu sắc có 2 alen (M quy định
kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với m quy định kiểu hình mù màu đỏ-
lục) nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Trong một quần thể
cân bằng di truyền, trong tổng số nam giới tỉ lệ hói đầu là 36%, trong tổng số nữ
giới tỉ lệ mù màu là 1%. Biết rằng không có đột biến xảy ra.
a. Xác định tần số các alen trong quần thể.
b. Một cặp vợ chồng đều bình thường sinh ra đứa con trai đầu lòng bị mù màu.
Xác suất để sinh đứa con thứ hai không bị cả hai bệnh là bao nhiêu?
a - Vì quần thể cân bằng di truyền nên tần số các alen tương ứng ở hai giới bằng nhau
Gọi p1 là tần số alen B
q1 là tần số alen b 0,25
p2 là tần số alen M
q2 là tần số alen m.
- Xét tính trạng hói đầu
Nam giới: BB, Bb quy định hói đầu
bb: không hói đầu
Nữ giới: BB: quy định hói đầu 0,5
Bb, bb: không hói đầu
- Cấu trúc di truyền của quần thể ở giới nam là:
p12BB +2p1q1Bb + q12bb =1 → q12 =100%-36%=64%→q1=0,8→p1 = 1-0,8 =0,2
- Xét tính trạng khả năng nhận biết màu sắc
Cấu trúc di truyền của quần thể ở giới nữ là:
p2 2 XMXM +2p2q2 XMXm + q22 XmXm =1 → q22 =1%→q2 =0,1→p2 = 1-0,1 = 0,9 0,5
Vậy tần số các alen là: B=0,2, b=0,8; M=0,9, m=0,1
b -Xét tính trạng hói đầu:
+ Cấu trúc di truyền của quần thể là 0,04BB+0,32Bb+0,64bb = 1
+ Bố bình thường có kiểu gen bb 0,5
+ Mẹ bình thường có 2 loại kiểu gen chiếm tỉ lệ: 1/3Bb + 2/3bb
P: Bố bb x Mẹ 1/3Bb + 2/3bbF1: 1/6Bb, 5/6bb 0,25
TLKH: Nam: 5/6 không hói đầu; 1/6 hói đầu
Nữ: 100% không hói đầu
-Xét tính trạng nhận biết màu
+ Bố bình thường có kiểu gen XMY 0,25
+ Vì đứa con trai đầu lòng bị mù màu (XmY) →mẹ phải có kiểu gen XMXm
P: XMY x XMXm F1: 2/4 XMX- + 1/4 XMY +1/4 XmY
TLKH: Nam: 1/4 nhìn màu bình thường; 1/4 mù màu 0,25
Nữ: 2/4 nhìn màu bình thường
Xác suất để cặp vợ chồng sinh ra đứa con thứ hai bình thường là 0,5
5/6.1/4 + 2/4.100%= 17/24
(Học sinh làm theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
2 a. Xét hai cặp gen nằm trên NST thường, cho lai 2 cá thể bố mẹ có kiểu di 2,0
truyền chưa biết, F1 thu được kiểu hình với tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1. Với mỗi quy luật di
truyền cho một ví dụ minh họa tỉ lệ trên.
b. Làm thế nào để xác định được một tính trạng nào đó là do gen ngoài nhân
quy định?
a -Quy luật phân li độc lập. 0,25
- Ví dụ: Ở đậu Hà Lan, A- hạt vàng, a- hạt xanh, B- vỏ hạt trơn, b- vỏ hạt nhăn 0,25
P: AaBb x Aabb →…….3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
* Quy luật hoán vị gen với tần số f=25% 0,25
- Ví dụ: Ở ruồi giấm, A- thân xám, a- thân đen, B- cánh dài, b- cánh ngắn 0,25
AB ab
ab ab
P:♀ (f=25%) x ♂ → … 3 xám, dài : 3 đen, ngắn : 1 xám, ngắn : 1 đen, dài.
- Quy luật tương tác gen bổ sung 0,25
-Ví dụ: Ở gà, A-B- mào hình quả hồ đào; A-bb mào hình hoa hồng, aaB- mào hình 0,25
hạt đậu, aabb mào hình lá
P: AaBb (mào hình quả hồ đào) x Aabb (mào hoa hồng) →…….3 mào hình quả hồ
đào: 3 mào hình hoa hồng: 1 mào hình hạt đậu: 1 mào hình lá
(Nếu học sinh lấy ví dụ khác mà đúng, cho điểm tối đa)
- Cách xác định một tính trạng nào đó là do gen ngoài nhân quy định:
+ Tiến hành lai thuận nghịch: Nếu kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau, 0,25
b trong đó con lai luôn mang tính trạng của mẹ, nghĩa là di truyền theo dòng mẹ.
+ Nếu thay thế nhân của tế bào này bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác thì tính 0,25
trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn tồn tại.
3 Đột biến điểm là gì? Trong các dạng đột biến điểm dạng nào phổ biến nhất? Vì 1,5
sao?
-KN: là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nucleotit. 0,5
- Đột biến thay thế một cặp nucleotit phổ biến nhất vì:
+ Dễ xảy ra hơn cả ngay cả khi không có tác nhân đột biến (do các nucleotit trong tế 0,5
bào tồn tại ở các dạng phổ biến và hiếm).
+ Trong phần lớn trường hợp, đột biến thay thế nucleotit là các đột biến trung tính do
chỉ ảnh hưởng đến một codon duy nhất trên gen. 0,5
4 a. Bằng những cách nào có thể tạo được các giống thuần chủng về tất cả các cặp 2,5
gen?
b. Trình bày các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen bằng cách dùng thể
truyền là plasmit.
a - Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh trong ống nghiệm thành dòng đơn bội
(n), sau đó gây đột biến lưỡng bội hóa dòng đơn bội (n) thì sẽ thu được dòng thuần 0,5
chủng (2n) về tất cả các cặp gen.
- Tiến hành lai xa giữa 2 loài thu được F1, sau đó gây đột biến đa bội F1 thì sẽ thu 0,5
được thể song nhị bội thuần chủng về tất cả các cặp gen.
b - Tạo ADN tái tổ hợp:
+ Tách chiết thể truyền plasmit và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.
+Sử dụng enzim cắt giới hạn (restrictaza) để cắt ADN plasmit và gen cần chuyển tạo 0,5
ra cùng một loại “đầu dính”
+Sử dụng enzim ligaza để nối chúng lại thành ADN tái tổ hợp.
- Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. 0,5
Dùng muối CaCl2 hoặc xung điện để làm dãn màng sinh chất của tế bào, làm cho
phân tử ADN tái tổ hợp dễ dàng đi qua màng.
- Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp: Sử dụng thể truyền có gen đánh dấu để 0,5
nhận biết dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
5 So sánh sự khác nhau về vai trò giữa chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên 2,0
trong quá trình tiến hoá nhỏ.
Chọn lọc tự nhiên Các yếu tố ngẫu nhiên
- Làm thay đổi từ từ tần số alen và - Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số
thành phần kiểu gen theo một alen và thành phần kiểu gen một cách đột 0,5
hướng xác định (tăng tần số các ngột không theo một hướng xác định.
alen có lợi, giảm tần số các alen có
hại).
- Hiệu quả tác động của chọn lọc tự - Hiệu quả tác động của các yếu tố ngẫu 0,5
nhiên không phụ thuộc vào kích nhiên thường phụ thuộc vào kích thước
thước quần thể quần thể (quần thể càng nhỏ thì hiệu quả tác
động càng lớn).
- Dưới tác dụng của CLTN, thì một - Dưới tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
alen lặn có hại thường không bị loại thì một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị
bỏ hết ra khỏi quần thể giao phối. loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen 0,5
có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong
quần thể.
- Kết quả của CLTN dẫn đến làm - Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu
tăng tần số của các kiểu gen có giá nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể, đưa
trị thích nghi cao, hình thành quần đến sự phân hoá tần số alen và thành phần 0,5
thể thích nghi và hình thành loài kiểu gen và không có hướng, trong một số
mới. trường hợp có thể đẩy quần thể vào vòng
xoáy tuyệt chủng.
6 a. Một opêron Lac của vi khuẩn E. coli bao gồm những thành phần nào? Nêu 2,0
vai trò của mỗi thành phần đó.
b. Làm thế nào để biết được một đột biến xảy ra ở gen điều hòa hay gen cấu
trúc?
a - Một operon Lac của vi khuẩn E. coli bao gồm 3 thành phần: vùng khởi động, vùng 0,25
vận hành và nhóm gen cấu trúc Z, Y, A.
- Vai trò:
+ Vùng khởi động: nơi mà ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. 0,25
+Vùng vận hành: là trình tự nucleotit đặc biệt, tại đó protein ức chế có thể liên kết 0,25
làm ngăn cản sự phiên mã.
+ Nhóm gen cấu trúc Z, Y, A: quy định tổng hợp các enzim tham gia vào các phản 0,25
ứng phân giải đường lactozơ có trong môi trường để cung cấp năng lượng cho tế bào.
b - Căn cứ vào sản phẩm protein:
+ Nếu là đột biến gen điều hòa: Dịch mã liên tục, sản phẩm protein không bị thay đổi 0,5
cấu trúc, số lượng có thể tăng hơn so với bình thường.
+ Nếu là đột biến gen cấu trúc: sản phẩm protein có thể bị thay đổi cấu trúc, có thể bị 0,5
bất hoạt.
7 a. Nêu nguyên nhân chủ yếu và ý nghĩa của việc hình thành ổ sinh thái trong 2,0
quần xã.
b. Phân biệt mối quan hệ vật kí sinh-vật chủ với mối quan hệ vật ăn thịt-con
mồi.
a - Nguyên nhân: Cạnh tranh là nguyên nhân chủ yếu hình thành ổ sinh thái. 0,25
- Ý nghĩa: Việc hình thành ổ sinh thái riêng giúp cho các sinh vật giảm cạnh tranh và 0,25
nhờ đó có thể sống chung với nhau trong một sinh cảnh.
b Đặc điểm Vật ăn thịt-con mồi Kí sinh-vật chủ
Kích thước cơ Vật ăn thịt thường lớn hơn con Vật kí sinh thường nhỏ hơn 0,5
thể mồi. vật chủ.
Mức quan hệ Vật ăn thịt giết chết con mồi. Vật kí sinh thường không 0,5
giết
chết vật chủ.
Số lượng cá thể Số lượng vật ăn thịt thường ít Số lượng vật kí sinh thường 0,5

hơn số lượng con mồi. nhiều hơn số lượng vật chủ.


8 Khi lai hai thứ đậu thơm thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng với nhau được F 1 2,0
toàn hoa đỏ. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có 176 cây hoa đỏ và
128 cây hoa trắng.
Hãy dùng tiêu chuẩn χ2 (khi bình phương) để kiểm định sự phù hợp hay không
phù hợp giữa số liệu thực tế và số liệu lí thuyết của phép lai trên.
Cho biết không có hiện tượng gen gây chết và đột biến, với bậc tự do (n - 1) = 1;
α = 0,05, χ2 (khi bình phương) lí thuyết = 3,84.
- Cho rằng TLKH trong phép lai là 9: 7 (Màu hoa di truyền theo quy luật tương tác 0,25
bổ sung) và sự sai khác mà ta thu được trong phép lai hoàn toàn do các yếu tố ngẫu
nhiên.
- Tính χ2:
Kiểu hình F2 O E (O-E)2 (O - E)2/E
Hoa đỏ 176 171 25 0,1462 1,0
Hoa trắng 128 133 25 0,1880
Σ 304 304 χ2 = 0,3342
→ χ2 = 0,3342 <3,84 →Số liệu thực tế phù hợp với số liệu lý thuyết. 0,75
(Học sinh ra kết quả χ2 = 0,3341 vẫn cho điểm tối đa)
9 Ở một loài thực vật, cho cây lá quăn, hạt trắng lai với cây lá thẳng, hạt đỏ thu 2,0
được F1 toàn cây lá quăn, hạt đỏ. Cho F 1 giao phấn với nhau, F 2 thu được 20000
cây với 4 loại kiểu hình, trong đó có 4800 cây lá thẳng, hạt đỏ. Biết rằng mỗi
tính trạng do một gen quy định. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F 2.
- Vì P khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính lá quăn, hạt đỏ  P thuần
chủng, F1 dị hợp về 2 cặp gen và các tính trạng lá quăn, hạt đỏ là trội hoàn toàn so
với các tính trạng lá thẳng, hạt trắng. 0,25
- Quy ước: Gen A: lá quăn; gen a: lá thẳng
Gen B: hạt đỏ; gen b: hạt trắng
- Ở F2, kiểu hình lá thẳng, hạt đỏ chiếm tỉ lệ (4800/20000).100= 24% → tỉ lệ này là 0,5
kết quả của hoán vị gen với tần số f ( 0<f<50%).
Ab aB
Ab aB (lá thẳng, hạt đỏ)
Sơ đồ lai: Pt/c : (lá quăn, hạt trắng) x
GP : Ab aB 0,25
Ab
F1 : aB (lá quăn, hạt đỏ)

Ab Ab
F1 x F1 : aB x aB

GF1: Ab = aB = (1 – f)/2 Ab = aB = (1 – f)/2


AB = ab = f/2 AB = ab = f/2 0,25
aB
F2 kiểu hình lá thẳng, hạt đỏ có kiểu gen a 

1  f  1  f  . f
2

 2 
→  +2 2 2 = 0,24 → f = 20%
(Học sinh làm theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
Ab Ab
F1 x F1 : aB x aB

GF1: Ab = aB = 40% Ab = aB = 40% 0,25


AB = ab = 10% AB = ab = 10%
F2 : HS lập bảng hoặc viết tỉ lệ phân li kiểu gen 0,25
Kiểu hình: 51% lá quăn, hạt đỏ 0,25
24% lá quăn, hạt trắng
24% lá thẳng, hạt đỏ
1% lá thẳng, hạt trắng
10 Ở một loài động vật, con đực có cặp NST giới tính XY, con cái có cặp NST giới 1,0
tính XX, tỉ lệ giới tính là 1 đực : 1 cái. Cho cá thể đực mắt trắng giao phối với cá
thể cái mắt đỏ được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho các cá thể F 1 giao phối tự do, F2
thu được tỉ lệ kiểu hình như sau:
+ Ở giới đực: 5 cá thể mắt trắng : 3 cá thể mắt đỏ.
+ Ở giới cái: 3 cá thể mắt đỏ : 1 cá thể mắt trắng.
Nếu cho con đực F1 lai phân tích thì theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình thu được sẽ
như thế nào? Cho biết không có hiện tượng gen gây chết và đột biến.
- Vì trong phép lai, số kiểu tổ hợp giao tử ở giới đực và giới cái bằng nhau giới cái
sẽ có tỉ lệ là: 6 cá thể mắt đỏ : 2 cá thể mắt trắng. 0,5
 F2 có 9 mắt đỏ : 7 mắt trắng kết quả tương tác bổ sung  F1 dị hợp tử 2 cặp
gen.
Quy ước: A-B- mắt đỏ; A-bb, aaB-, aabb mắt trắng 0,25
- Ở F2 tính trạng màu mắt phân bố không đồng đều ở hai giới  một trong hai cặp
gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X, không có alen trên NST Y.
P ♂aaXbY x ♀AAXBXB 0,25
F1: ♂AaXBY x ♀aaXbXb
Fa: 1AaXBXb 1 cái mắt đỏ 1aaXBXb 1 đực mắt trắng
1AaXb Y 2 đực mắt trắng
1aaXbY

UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Sinh học - Lớp 12 Chuyên

ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 24 tháng 3 năm 2016
(Đề thi gồm có 02 trang) -------//-------
Câu 1. (1,5 điểm)
Cho rằng khối u được xuất phát từ một tế bào bị đột biến nhiều lần dẫn đến mất khả năng điều hoà phân
bào, hãy giải thích tại sao tần số người bị bệnh ung thư ở người già cao hơn so với ở người trẻ.
Câu 2. (1,0 điểm)
Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, sự lắp ráp nhầm của các nuclêôtit có thể dẫn đến đột biến gen.
Trong quá trình phiên mã cũng vậy, sự lắp ráp nhầm các nuclêôtit có thể tạo ra các mARN đột biến. Tại
sao những sai sót trong quá trình phiên mã như vậy ít gây hại cho cơ thể sinh vật?
Câu 3. (2,0 điểm)
Tế bào xôma của người chứa khoảng 6,4 tỷ cặp nuclêôtit nằm trên 46 phân tử ADN khác nhau, có tổng
chiều dài khoảng 2,2 m (mỗi nuclêôtit có kích thước 3,4A0). Hãy giải thích bằng cách nào các phân tử
ADN trong hệ gen người có thể được bao gói trong nhân tế bào có đường kính phổ biến chỉ khoảng 2 – 5
m, mà vẫn đảm bảo thực hiện được các chức năng sinh học của chúng.
Câu 4. (1,5 điểm)
Bằng cách nào mà người ta có thể xác định được gen quy định tính trạng nằm ở đâu trong tế bào ? Cho
ví dụ chứng minh.
Câu 5. (2,0 điểm)
Tay-xách là một bệnh di truyền đơn gen ở người do alen lặn gây nên; người có kiểu gen đồng hợp tử về
alen gây bệnh thường chết trước tuổi trưởng thành. Một người phụ nữ có cậu (em trai của mẹ) mắc bệnh,
đồng thời có chị gái của chồng cũng mắc bệnh này. Biết rằng chồng của người phụ nữ này không mắc bệnh
và bố đẻ của cô ta đến từ một quần thể không có alen gây bệnh, không có đột biến mới phát sinh trong
những gia đình này. Từ các thông tin nêu trên, hãy:
a) Vẽ sơ đồ phả hệ và viết bên cạnh kiểu gen của mỗi cá thể nếu kiểu gen của người đó có thể xác định
được (qui ước alen kiểu dại là T, alen đột biến là t).
b) Tính xác suất mỗi người con do cặp vợ, chồng người phụ nữ nêu trên sinh ra mắc bệnh Tay-xách là
bao nhiêu? Giải thích hoặc viết cách tính.
Câu 6. (1,5 điểm)
Ở người, alen lặn m qui định khả năng tiết ra một chất nặng mùi trong mồ hôi. Người có alen trội M
không có khả năng tiết ra chất này. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen
m bằng 0,6. Tính xác suất để một cặp vợ chồng bất kì trong quần thể này sinh ra một người con gái có khả
năng tiết chất nặng mùi nói trên.
Câu 7. (1,5 điểm)
Trình bày quy trình tạo giống cây khác loài bằng phương pháp lai tế bào xôma. Ý nghĩa của phương
pháp này?
Câu 8. (2,0 điểm)
Những loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào có thể làm tăng sự biểu hiện của một gen nhất định?
Giải thích.
Câu 9. (1,0 điểm)
Sau cùng một thời gian tồn tại, loài sinh vật A đã tiến hóa thành một loài khác trong khi đó loài sinh vật
B gần như ít thay đổi. Điều kiện sống của hai loài này có gì khác nhau? Giải thích?
Câu 10. (1,0 điểm)
Trình bày điểm khác nhau về vai trò của chọn lọc tự nhiên với vai trò của yếu tố ngẫu nhiên trong quá
trình tiến hoá.
Câu 11. (2,0 điểm)
Trong tự nhiên, sự tăng trưởng quần thể phụ thuộc và chịu sự điều chỉnh của những nhân tố sinh thái chủ
yếu nào? Trình bày ảnh hưởng của những nhân tố đó.
Câu 12. (1,5 điểm)
Vì sao nói cạnh tranh là nguyên nhân hình thành ổ sinh thái khác nhau trong quần xã sinh vật?
Câu 13. ( 1,5 điểm)
Trình bày các hậu quả xảy ra khi con người khai thác tài nguyên không hợp lý.

========Hết=======
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm
UBND TỈNH BẮC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Sinh học - Lớp 12 Chuyên
Ngày thi: 24 tháng 3 năm 2016
-------//-------

Câu Nội dung trả lời Điểm


1 Cho rằng khối u được xuất phát từ một tế bào bị đột biến nhiều lần dẫn đến mất khả 1,5
năng điều hoà phân bào, hãy giải thích tại sao tần số người bị bệnh ung thư ở người
già cao hơn so với ở người trẻ?
- Đột biến gen thường phát sinh do sai sót trong quá trình nhân đôi ADN. Do vậy, tế 0,5
bào càng nhân đôi nhiều càng tích luỹ nhiều đột biến.
- Ở người già số lần phân bào nhiều hơn so với ở người trẻ nên nhân đôi ADN nhiều hơn, 0,5
dẫn đến xảy ra nhiều đột biến hơn so với ở người trẻ tuổi.
- Người già tiếp xúc nhiều hơn với các tác nhân đột biến và hệ miễn dịch suy yếu không 0,5
đủ khả năng phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư khiến các khối u dễ phát triển.
2 Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, sự lắp ráp nhầm của các nuclêôtit có thể dẫn 1,0
đến dột biến gen. Trong quá trình phiên mã cũng vậy, sự lắp ráp nhầm các nuclêôtit
có thể tạo ra các mARN đột biến. Tại sao những sai sót trong quá trình phiên mã
như vậy ít gây hại cho cơ thể sinh vật?
- Vì quá trình phiên mã thường tạo ra rất nhiều mARN, trong số đó mARN đột biến liên 0,5
tiếp là rất ít so với bình thường.
=> số chuỗi polipeptit bị đột biến là rất ít so với số chuỗi bình thường nên không ảnh 0,5
hưởng gì mấy đến chức năng chung của prôtêin.
3 Tế bào xôma của người chứa khoảng 6,4 tỷ cặp nuclêôtit nằm trên 46 phân tử ADN 2,0
khác nhau, có tổng chiều dài khoảng 2,2 m (mỗi nucleotit có kích thước 3,4Å). Hãy
giải thích bằng cách nào các phân tử ADN trong hệ gen người có thể được bao gói
trong nhân tế bào có đường kính phổ biến chỉ khoảng 2 – 5 m, mà vẫn đảm bảo
thực hiện được các chức năng sinh học của chúng.
- Lượng ADN khổng lồ của mỗi tế bào nhân chuẩn có thể xếp gọn vào nhân tế bào có kích 0,25
thước rất nhỏ là do sự gói bọc ADN theo các mức xoắn khác nhau trong nhiễm sắc thể
(NST).
- Các mức xoắn khác nhau của ADN trong NST biểu hiện như sau:
+ Đầu tiên, các phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép. Đường kính vòng xoắn là 2nm. Đây 0,25
chính là dạng cấu trúc cơ bản của phân tử ADN.
+ Ở cấp độ xoắn tiếp theo, phân tử ADN liên kết với các protein có tính kiềm gọi là histon
hình thành nên sợi cơ bản. Chuỗi xoắn kép quấn xung quanh các cấu trúc octamer gồm 8 0,25
phân tử histon 13/4 vòng tạo thành cấu trúc nucleôxôm. Sợi cơ bản này có thiết diện 10
nm. 0,25
+ Ở cấp độ thứ tiếp theo, các nuclêôxôm xếp chồng lên nhau tạo thành sợi nhiễm sắc có
thiết diện 30 nm. 0,25
+ Các sợi nhiễm sắc tiếp tục xếp thành các “vùng xếp cuộn” có thiết diện khoảng 300 nm
trên khung prôtêin phi histon.
+ Cấu trúc sợi xếp cuộn tiếp tục đóng xoắn thành nhiễm sắc thể có thiết diện 700 nm, đây 0,25
là dạng NST co xoắn ở nguyên phân. ở kỳ giữa nguyên phân, NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị
em có thiết diện khoảng 1400 nm.
- Để vẫn đảm bảo được việc thực hiện các chức năng sinh học, trong quá trình sao chép 0,5
(tự tái bản) ADN và phiên mã (tổng hợp mARN), phân tử ADN chỉ giãn xoắn cục bộ, tiến
hành sao chép và tái bản, rồi đóng xoắn lại ngay, vì vậy ADN vừa giữ được cấu trúc vừa
đảm bảo thực hiện được các chức năng của nó.
4 Bằng cách nào mà người ta có thể xác định được gen quy định tính trạng nằm ở đâu 1,5
trong tế bào ? Cho ví dụ chứng minh.
Có thể dùng phép lai thuận nghịch để xác định sự tồn tại của gen trong tế bào
+ Nếu kết quả lai thuận và lai nghịch giống nhau →gen nằm trong nhân và trên NST 0,5
thường
Ví dụ: P ♀ (♂) Đậu hạt vàng x (♀) ♂ Đậu hạt xanh
F1: 100% Đậu hạt vàng
+ Nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau và tỷ lệ phân ly kiểu hình khác biệt giữa 0,5
các giới → gen nằm trong nhân và di truyền liên kết với giới tính
Ví dụ: Ở ruồi giấm
Lai thuận: Pt/c (♀)Ruồi mắt đỏ x (♂)Ruồi mắt trắng
F1: 100% Ruồi mắt đỏ
Lai nghịch: Pt/c (♀) Ruồi mắt trắng x (♂)Ruồi mắt đỏ
F1: (♀) 50% Ruồi mắt đỏ;50% (♂)Ruồi mắt trắng
+ Nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau,kết quả thu được theo dòng mẹ → gen 0,5
quy định tính trạng nằm trong tế bào chất
Ví dụ: Pt/c (♀) Hoa loa kèn xanh x (♂) Hoa loa kèn vàng
F1 thu được 100% hoa loa kèn xanh
Ví dụ: Pt/c (♂) Hoa loa kèn xanh x (♀) Hoa loa kèn vàng
F1 thu được 100% hoa loa kèn vàng
5 Tay-xách là một bệnh di truyền đơn gen ở người do alen lặn gây nên; người có kiểu 2,0
gen đồng hợp tử về alen gây bệnh thường chết trước tuổi trưởng thành. Một người
phụ nữ có cậu (em trai của mẹ) mắc bệnh, đồng thời có chị gái của chồng cũng mắc
bệnh này. Biết rằng chồng của người phụ nữ này không mắc bệnh và bố đẻ của cô ta
đến từ một quần thể không có alen gây bệnh; không có đột biến mới phát sinh trong
những gia đình này. Từ các thông tin nêu trên, hãy:
a. Vẽ sơ đồ phả hệ và viết bên cạnh kiểu gen của mỗi cá thể nếu kiểu gen của người
đó có thể xác định được (qui ước alen kiểu dại là T, alen đột biến là t).
b.Tính xác suất mỗi người con do cặp vợ, chồng người phụ nữ nêu trên sinh ra mắc
bệnh Tay-xách là bao nhiêu? Giải thích hoặc viết cách tính.
Tt Tt 0,25
I 1 2 Tt Tt
TT
II tt 4 5
1Cậu 2 3
tt
III mắc bệnh Chị mắc bệnh
1 2 3
a. Gen gây bệnh là gen lặn trên NST thường vì nếu gen nằm trên NST giới tính, III 3 mắc 0,25
bệnh thì II4 phải bị bệnh mà theo giả thuyết II4 bình thường
b. Vì các cá thể I-1 và I-2 đều có kiểu gen Tt, mà cá thể II-2 không mắc bệnh, nên cá thể
II-2 này (mẹ của người phụ nữ) sẽ hoặc có kiểu gen dị hợp tử mang alen gây bệnh (Tt) với
xác suất là 1/2, hoặc có kiểu gen đồng hợp tử kiểu dại (TT) với xác suất là 1/4. Như vậy, 0,5
xác suất để cá thể II-2 mang alen gây bệnh (t) sẽ là 2/3.
Trong trường hợp cá thể II-2 là dị hợp tử (Tt), thì sẽ có 1/2 khả năng cá thể III-1 (người
phụ nữ được mô tả trong bài) được di truyền alen lặn từ mẹ của cô ta. Do cả hai điều kiện 0,5
này là cần thiết để di truyền alen lặn, nên xác suất người phụ nữ này (III-1) là dị hợp tử sẽ
bằng tích các xác suất thành phần, nghĩa là bằng 2/3 x 1/2 = 1/3.
Người chồng của cô ta (III-2) có chị gái mắc bệnh, chứng tỏ bố mẹ của anh ta (II-4 và II-
5) phải có kiểu gen Tt. Xác suất mang alen gây bệnh của anh ta sẽ là 2/3 (lý luận giống 0,25
như trường hợp II-2).
Như vậy, xác suất để cả hai vợ, chồng (III-1 và III-2) đều có kiểu gen dị hợp tử Tt sẽ là
2/3 x 1/2 x 2/3. Do xác suất chỉ có 1/4 số đứa trẻ của một cặp vợ chồng dị hợp tử mắc 0,25
bệnh, nên xác suất chung để mỗi đứa con do cặp vợ chồng này (III-1 và III-2) sinh ra mắc
bệnh Tay-xách sẽ là 2/3 x 1/2 x 2/3 x 1/4 = 4/72 hay 1/18.
6 Ở người, alen lặn m qui định khả năng tiết ra một chất nặng mùi trong mồ hôi. 1,5
Người có alen trội M không có khả năng tiết ra chất này. Một quần thể người đang ở
trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen m bằng 0,6. Tính xác suất để một cặp vợ
chồng bất kì trong quần thể này sinh ra một người con gái có khả năng tiết chất
nặng mùi nói trên.
Những cặp vợ chồng có thể sinh con gái bị bệnh bao gồm: 1,0
1. Mm x Mm với xác suất: (1/2)(1/4)(2pq)(2pq)
2. ♀ Mm x ♂mm với xác suất: (1/2)(1/2)(2pq)(q2)
3. ♀ mm x ♂Mm với xác suất: (1/2)(1/2)(2pq)(q2)
4. mm x mm với xác suất: (1/2)(q2)(q2)
(Viết đủ 4 phép lai mỗi phép lai cho 0,25 điểm)
Xác suất để một cặp vợ chồng sinh ra con gái bị bệnh sẽ bằng tổng các xác suất trên và
bằng :
1/2)(1/4)(2pq)(2pq) + 2 (1/2)(1/2)(2pq)(q2)+ (1/2)(q2)(q2) = (1/2)(1/4)2(0,4)(0,6)(0,4)(0,6) 0,5
+ 2 (1/2)(1/2)(2) (0,4) (0,6)(0,36)+ (1/2)(0,36)(0,36) = 0,18
( Thí sinh có thể giải theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
7 Trình bày quy trình tạo giống cây khác loài bằng phương pháp lai tế bào xô ma. Ý 1,5
nghĩa của phương pháp này?
- Quy trình tạo giống cây khác loài bằng phương pháp lai tế bào xô ma 1,0
+ Bước 1: Loại bỏ thành tế bào.
+ Bước 2: Dung hợp tế bào trần bằng cách đưa tế bào trần của hai loài vào môi trường đặc
biệt.
+ Bước 3: Đưa tế bào lai vào nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy đặc biệt cho chúng phân
chia và tái sinh thành cây lai khác loài.
Trả lời đúng, đủ ba bước được 1,0 điểm.
- Ý nghĩa:
+ Từ một cây lai khác loài, bằng kĩ thuật nuôi cấy tế bào xôma, có thể nhân nhanh thành 0,25
nhiều cây.
+ Tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng cách tạo giống thông thường 0,25
không thể tạo ra được.
8 Những loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào có thể làm tăng sự biểu hiện của một 2,0
gen nhất định? Giải thích.
- Đột biến lặp đoạn làm gia tăng bản sao của gen dẫn đến gia tăng sản phẩm của gen. 0,5
- Đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn làm thay đổi vị trí gen trên nhiễm sắc thể: chuyển gen 0,5
từ vùng dị nhiễm sắc sang vùng nguyên nhiễm sắc làm tăng mức độ biểu hiện gen.
- Đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn làm thay đổi vị trí gen trên nhiễm sắc thể có thể dẫn
đến thay đổi mức độ hoạt động của gen như chuyển gen đến một vùng promoter mạnh làm 0,5
tăng mức độ biểu hiện của gen.
- Đột biến mất đoạn làm mất đi yếu tố ức chế hoạt động của gen hoặc mất đi vùng điều 0,5
hoà ức chế biểu hiện của gen dẫn đến làm tăng mức độ biểu hiện của gen.
9 Sau cùng một thời gian tồn tại, loài sinh vật A đã tiến hóa thành một loài khác trong 1,0
khi đó loài sinh vật B gần như ít thay đổi. Điều kiện sống của hai loài này có gì khác
nhau? Giải thích?
- Điều kiện sống của loài A có biến động lớn hơn loài B, vì điều kiện sống thay đổi là 0,5
nhân tố gây ra sự chọn lọc.
- Loài A phải có vùng phân bố rộng hơn loài B, điều kiện sống của loài A không đồng 0,5
nhất và liên tục. Trong điều kiện đó, quá trình cách li và phân hóa diễn ra nhanh hơn, tạo
điều kiện thúc đẩy sự hình thành loài mới.
10 Trình bày điểm khác nhau về vai trò của chọn lọc tự nhiên với vai trò của yếu tố 1,0
ngẫu nhiên trong quá trình tiến hoá.
- CLTN làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định (nhân tố tiến hoá định hướng) 0,25
- CLTN làm xuất hiện quần thể với các tính trạng thích nghi 0,25
- Biến động di truyền làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác 0,25
định (nhân tố tiến hoá không định hướng).
- Biến động di truyền không dẫn đến hình thành quần thể sinh vật với các tính trạng thích 0,25
nghi với môi trường
11 Trong tự nhiên, sự tăng trưởng quần thể phụ thuộc và chịu sự điều chỉnh của những 2,0
nhân tố sinh thái chủ yếu nào? Trình bày ảnh hưởng của những nhân tố đó.
- Tăng trưởng quần thể phụ thuộc chủ yếu vào các nhân tố:
+ Nguồn sống của môi trường: nguồn thức ăn, nơi ở... và điều kiện gặp nhau của các cá 0,5
thể đực và cái
+ Tiềm năng sinh học (TNSH) của loài: Quần thể tăng trưởng nhanh ở những loài có 0,5
TNSH cao, thuộc loài có khả năng tăng trưởng theo hình thức chọn lọc r. Ngược lại
những loài có TNSH thấp, tăng trưởng theo hình thức chọn lọc k thường có tăng trưởng
quần thể chậm. TNSH còn thể hiện mức độ sống sót của các loài. Loài có TNSH thấp
thường có mức độ sống sót thấp hơn các loài khác.
-Tăng trưởng quần thể chịu sự điều chỉnh chủ yếu của các nhân tố:
+ Mật độ cá thể: Trong các nhân tố sinh thái có nhóm các nhân tố sinh thái phụ thuộc
mật độ (chủ yếu là các nhân tố sinh thái hữu sinh) và nhóm các nhân tố sinh thái không 0,5
phụ thuộc mật độ (chủ yếu là các nhân tố sinh thái vô sinh).
+ Mức sinh sản, tử vong, nhập cư và xuất cư. Các nhân tố nhập cư và xuất cư phải tuỳ 0,5
thuộc vào khả năng di chuyển hay không có khả năng di chuyển của loài.
12 Vì sao nói cạnh tranh là nguyên nhân hình thành ổ sinh thái khác nhau trong quần 1,5
xã sinh vật ?
- Ổ sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường 0,5
nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển
- Do các cá thể sinh vật cùng sống trong một vùng nên có cùng nhu cầu về thức ăn, nơi 0,25
ở… . Sự cạnh tranh gay gắt sẽ dẫn tới sự phân li về nhiều đặc điểm giữa các nhóm cá thể,
từ đó hình thành nên ổ sinh thái của từng loài.
- Cạnh tranh ảnh hưởng tới nơi ở của các loài. Loài sống trên cao, loài sống dưới thấp… 0,25
- Cạnh tranh về mặt dinh dưỡng dẫn đến nhiều loài tuy cùng sống chung trong một vùng 0,25
nhưng ăn những loại thức ăn khác nhau…
- Cạnh tranh dẫn tới sự phân hóa về mặt hình thái cơ thể của sinh vật: Loài chim ăn hạt cỡ 0,25
to có mỏ to hơn mỏ của loài chim ăn hạt cỡ nhỏ..
13 Trình bày các hậu quả xảy ra khi con người khai thác tài nguyên không hợp lý 1,5
- Làm biến đổi và dẫn tới mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật và giảm đa dạng 0,5
sinh học.
- Thảm thực vật bị mất dần sẽ dẫn tới xói mòn đất, biến đổi khí hậu….và là nguyên nhân 0,5
của nhiều thiên tai như lụt lội, hạn hán, đất nhiễm mặn….
- Môi trường mất cân bằng sinh thái, kém ổn định dễ gây ra nhiều bệnh cho con người và 0,25
sinh vật.
- Hậu quả trên sẽ làm cho cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề, không ổn định. 0,25

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
THANH HOÁ NĂM HỌC: 2015 – 2016
MÔN THI: SINH HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC Lớp 12 THPT
Ngày thi: 10/3/2016
Số báo danh
Thời gian180 phút(không kể thời gian giao đề)
………………
(Đề gồm 10 câu, 02 trang)

Câu 1 (2,0 điểm):


a. Trình bày diễn biến cơ bản ở các pha của kỳ trung gian trong chu kỳ tế bào.
b. Khi cấu trúc bậc 1 của prôtêin bị thay đổi thì chức năng của prôtêin đó có bị thay đổi không? Giải
thích.
Câu 2 (2,0 điểm):
a. Những trường hợp nào một gen trội có hại vẫn có thể được di truyền trong quần thể ?
b. Mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY sinh con gái có kiểu gen XAXaXa. Cho biết quá trình giảm
phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Hãy giải thích sự hình thành kiểu
gen của con gái.
Câu 3 (2,0 điểm):
a. Trình bày xu hướng biến đổi thành phần kiểu gen trong quần thể tự phối và quần thể giao phối.
b. Trong một quần thể của một loài thú, xét tính trạng màu lông do một gen quy định và đang ở trạng
thái cân bằng di truyền. Tính trạng lông màu nâu do alen lặn b quy định, được tìm thấy ở 30% con đực và ở
9% con cái. Xác định tần số các alen(B, b) và tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen b so với tổng số
cá thể trong quần thể.
Câu 4 (2,0 điểm):
a. Kỹ thuật di truyền có những ưu điểm và nguy cơ tiềm ẩn gì so với tạo giống mới bằng phương pháp
lai thông thường?
b. Giả sử muốn tổng hợp insulin người bằng kĩ thuật ADN tái tổ hợp vi khuẩn, người ta sẽ lựa chọn
nguồn gen nào: Gen mã hoá insulin có nguồn gốc trực tiếp từ hệ gen của người hay một bản sao cADN của
gen? Giải thích?
Câu 5 (2,0 điểm):
a. Nêu thực chất của quy luật phân li. Vì sao chứng minh quy luật phân li lại sử dụng ở cấp độ tế bào?
b. Phân tích kết quả của các phép lai sau đây và viết sơ đồ lai cho mỗi phép lai đó:
Phép lai Kiểu hình bố và mẹ Kiểu hình đời con
1 Xanh × Vàng Tất cả xanh
2 Vàng × Vàng 3/4 vàng :1/4 đốm
3 Xanh × Vàng 1/2 xanh:1/4 vàng:1/4 đốm
Câu 6 (2,0 điểm):
Ở người, bệnh bạch tạng do alen lặn nằm trên NST thường quy định (gen này có hai alen). Nhung và
Thủy đều có mẹ bị bệnh bạch tạng. Bố của họ không mang gen gây bệnh, họ lấy chồng bình thường
(nhưng có bố đều bị bệnh). Nhung sinh một con gái bình thường đặt tên là Thúy, Thủy sinh một đứa con
trai bình thường đặt tên là Phương. Sau này Thúy và Phương lấy nhau.
a. Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này bị bệnh ?
b. Xác suất cặp vợ chồng Thúy và Phương sinh 2 đứa con đều bình thường ?
Câu 7 (2,0 điểm):
Quan sát sơ đồ biểu diễn các hình thức chọn lọc tự nhiên:

Hình 2 Hình 3
Hình 1
A: Biểu diễn đường cong trước chọn lọc.
B: Biểu diễn đường cong sau chọn lọc.

a. Xác định hình thức chọn lọc của hình (1), hình (2), hình (3)? Hình thức chọn lọc nào phù hợp nhất
với quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lý, giải thích ?
b.Tại sao chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn ra khỏi quần thể, điều này có ý
nghĩa gì?
Câu 8 (2,0 điểm):
Nêu các loại đột biến NST có thể nhanh chóng góp phần dẫn đến hình thành loài mới. Cơ chế hình
thành loài mới bằng các loại đột biến NST diễn ra như thế nào ?
Câu 9 (2,0 điểm):
a.Tác động tổ hợp của nhiệt - ẩm lên sinh vật được mô tả bằng biểu đồ có tên gọi là gì ? Ý nghĩa của
biểu đồ đó ?
b. Hai quần thể A và B khác loài, sống trong cùng một khu vực địa lý, có các nhu cầu sống giống nhau.
Hãy dự đoán xu hướng biến động số lượng cá thể của hai quần thể sau một thời gian xảy ra cạnh tranh.
Câu 10 (2,0 điểm):
Ở một loài động vật, khi cho bố mẹ thuần chủng đều có kiểu hình lông trắng lai với nhau, thu được F 1
có tỉ lệ kiểu hình: 1 cái lông trắng : 1 đực lông đen. Cho F 1 giao phối với nhau, thu được F2 gồm: 4 cái lông
đen: 396 cái lông trắng : 198 đực lông đen: 202 đực lông trắng. Biện luận và viết sơ đồ lai cho phép lai
trên.

.............................HẾT.............................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
THANH HÓA NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN THI: SINH HỌC
LỚP 12 THPT
Ngày thi: 10/3/2016

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC


(Hướng dẫn chấm gồm 5 trang)
Câu Nội dung Điểm
1 2,0
a. Diễn biến cơ bản các pha của kỳ trung gian:
- Pha G1: Là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; tổng hợp các bào quan, tổng hợp
các prôtêin; chuẩn bị các tiền chất cho quá trình nhân đôi ADN.................................. 0,25
Cuối pha G1 có 1 điểm kiểm soát (R), nếu tế bào vượt qua được mới đi vào pha S và
diễn ra quá trình nguyên phân...................................................................................... 0,25
- Pha S: Ở pha này diễn ra sự nhân đôi ADN, NST, nhân đôi trung tử; tổng hợp nhiều
chất cao phân tử, các hợp chất giàu năng lượng.......................................................... 0,25
- Pha G2: Diễn ra sự tổng hợp prôtêin histon, prôtêin của thoi phân bào (tubulin...)... 0,25
b. Chức năng của protein có thể bị thay đổi hoặc cũng có thể không bị thay đổi........ 0,25
- Giải thích:
+ Chức năng và hoạt tính của protein do cấu hình không gian 3 chiều quyết định... 0,25
+ Nếu sự thay đổi cấu trúc bậc 1 không làm thay đổi cấu hình không gian (không thay
đổi trung tâm hoạt động) của protein thì chức năng của protein không thay
đổi................................................................................................................................... 0,25
+ Nếu sự thay đổi cấu trúc bậc 1 làm thay đổi cấu hình không gian (thay đổi trung tâm
hoạt động) của protein thì chức năng của protein thay đổi......................................... 0,25
2 2,0
a. Một gen trội có hại có thể được di truyền trong quần thể trong các trường hợp:
- Gen trội có hại liên kết chặt chẽ với một gen có lợi khác → CLTN sẽ ưu tiên duy trì
gen có lợi → ngẫu nhiên duy trì gen có hại................................................................ 0,25
- Là gen đa hiệu, ảnh hưởng đến sự hình thành đồng thời nhiều tính trạng, trong đó có
một số tính trạng có lợi được CLTN giữ lại → duy trì một số tính trạng của gen đa hiệu
có hại............................................................................................................................ 0,25
- Gen trội có hại được biểu hiện muộn trong vòng đời, sau khi cá thể đã sinh sản → được
truyền lại cho thế hệ sau.................................................................................... 0,25
- Gen trội có hại tồn tại ở trạng thái dị hợp không gây chết hoàn toàn..................... 0,25
- Do yếu tố ngẫu nhiên tác động (tác động của yếu tố ngẫu nhiên có thể làm 1 gen có hại
có thể trở nên phổ biến trong quần thể)..................................................................... 0,25
b. Giải thích:
- Do không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST → KG của con gái X AXaXa chỉ
có thể được tạo thành do nhận giao tử XA từ người bố và giao tử XaXa từ người mẹ... 0,25
- Trong quá trình giảm phân, bố giảm phân bình thường tạo giao tử X A và Y, mẹ xảy ra
sự không phân li ở giảm phân 2 ở cặp NST giới tính tạo giao tử đột biến XaXa ............. 0,25
- Trong thụ tinh, sự kết hợp giữa giao tử XA của bố với giao tử XaXa của mẹ → hợp tử
XAXaXa ........................................................................................................................... 0,25
3 2,0
a.
- Quần thể tự phối:Tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp, tạo
các dòng thuần................................................................................................................... 0,25
- Quần thể giao phối: Tạo ra nhiều biến dị di truyền, duy trì tính đa dạng di truyền của
quần thể............................................................................................................................ 0,25
b.
- Theo đề, quần thể đang cân bằng nhưng tần số kiểu hình lặn phân bố không đều ở hai
giới → gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y............. 0, 5
- Tần số kiểu hình lặn, lông nâu ở con đực X bY = 0,3 → tần số alen lặn X b = 0,3 → tần
số alen trội XB = 1 – 0,3 = 0,7............................................................................................ 0, 5
- Tỉ lệ con cái dị hợp tử mang alen lặn ở giới cái là: 2 x 0,7 x 0,3 = 0,42...................... 0,25
- So với tổng số cá thể trong quần thể số cá thể cái chỉ chiếm 50%, nên tỉ lệ con cái dị
hợp tử mang alen lặn so với tổng số cá thể trong quần thể là:
0,42 × 0,5 = 0,21 = 21%. 0,25
4 2,0
a.* Ưu điểm.......................................................................................................... 0,5
- Nhân giống nhanh và hiệu quả hơn phương pháp lai thông thường.
-Thay gen đúng mục đích.
- Cho phép tạo ra giống mới mang nguồn gen từ những loài rất xa nhau mà phương pháp
lai thông thường không thể thực hiện được.
- Tạo ra SV biến đổi gen, phục vụ các mục đích khác nhau của con người.
* Nguy cơ tiềm ẩn ................................................................................................ 0,5
- SV biến đổi gen do kỹ thuật di truyền tạo ra, nếu vượt qua khả năng kiểm soát → tiềm
ẩn nguy cơ đe dọa an toàn của con người và HST.
- Việc sử dụng những loài SV biến đổi gen trên diện rộng và lâu dài → làm mất đi
những giống cây trồng quý, có năng suất thấp nhưng là kho dự trữ vốn gen quý hiếm có
lợi cho con người.
b. Chọn bản sao cADN của gen.................................................................................... 0,25
Giải thích :
+ Gen mã hóa insulin có nguồn gốc trực tiếp từ hệ gen của người có cả đoạn intron xen
kẽ các đoạn êxon, mà ở tế bào vi khuẩn không có phức hệ enzim cắt các đoạn intron
(phức hệ spliceôsôm) và nối các đoạn êxôn lại với nhau → quá trình tổng hợp insulin có
thể không diễn ra............................................................................................................. 0,5
+ Bản sao cADN của gen tổng hợp insulin hình thành từ các mARN của gen đó chỉ gồm
các đoạn êxon mã hóa insulin → quá trình tổng hợp insulin diễn ra ............................ 0,25
5 2,0
a.
* Thực chất của quy luật phân li: Khi giảm phân, các alen cùng cặp phân li đồng đều về
các giao tử, 50% số giao tử chứa alen này, 50% số giao tử mang alen kia. 0,5
* Sử dụng cấp độ tế bào để chứng minh quy luật phân li vì:
- Theo quy luật phân li, mỗi tính trạng đều do một cặp alen nằm trên cặp NST tương 0,25
đồng quy định.
- Sự phân li đồng đều của các NST trong cặp tương đồng dẫn đến sự phân li đồng đều 0,25
của các alen trong quá trình giảm phân.
b. Có hai trường hợp
* Thường hợp 1: Tính trạng di truyền theo quy luật phân li…………………………… 0,5
** Biện luận:
-Phép lai 2: đời con có tỉ lệ vàng : đốm = 3 : 1, suy ra vàng trội hoàn toàn so với đốm.
- Phép lai 3: Đời con có tỉ lệ xanh : vàng : đốm = 1/2 : 1/4 : 1/4 , suy ra tính trạng xanh
trội hoàn toàn so với vàng.
Suy ra: tính trạng do 1 gen gồm 3 alen quy định, tứ tự trội lặn là: xanh > vàng > đốm.
-Quy ước gen: Ax : xanh; Av: vàng; Ad: đốm.
** Sơ đồ lai:
+ Phép lai 1: AxAx (xanh) × AvA- (vàng) → F1: AxA- (100% xanh)
3 1
+ Phép lai 2: AvAd (vàng) × AvAd (vàng) → F1: 4 AvAd (vàng) : 4 AdAd (đốm)
+ Phép lai 3:
1 1 1
AxAd (xanh) × AvAd (vàng) → F1: 2 AxA- (xanh) : 4 AvAd (vàng) : 4 AdAd (đốm)
0,5
*Trường hợp 2: Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen......................................
* Biện luận:
** Phép lai 3:
- F1 cho 4 tổ hợp giao tử, chứng tỏ P đều cho 2 loại giao tử, 3 loại kiểu hình, chứng tỏ
tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen.
- Quy ước: A-B-, A-bb: xanh; aaB- : vàng; aabb: đốm.
- Sơ đồ lai: ..........................................................................................................................
P : Aabb (xanh) x aaBb (vàng)
G: Ab : ab aB : ab
F1: AaBb (xanh) : Aabb (xanh) : aaBb (vàng) : aabb (đốm)
** Phép lai 1: P AABB (xanh) x aaBB (vàng)  F1 AaBB (xanh)
Hoặc AAbb (xanh) x aaBB (vàng)  F1 AaBb (xanh)
** Phép lai 2:
P : aaBb (vàng) x aaBb (vàng)
G: aB : ab aB : ab
F1: aaBB (vàng) : aaBb (vàng) : aaBb (vàng) : aabb (đốm).
6 2,0
2 0,5
a. Để sinh con bị bệnh, cặp vợ chồng Thúy và Phương mang gen Aa với tỉ lệ .....
3
2 2 1 1 0,5
Xác suất sinh người con đầu lòng bị bệnh: × × =
3 3 4 9
2 2 3 7
b. Xác suất ít nhất có một đứa bị bệnh là 3 × 3 ( 1- ( 4 )2) = 36 → Xác suất cặp vợ 0,5
7 29
0,5
chồng Thúy và Phương sinh 2 đứa con đều bình thường : 1- 36 = 36 .
7 2,0
a.
- Hình (1): chọn lọc phân hóa (chọn lọc gián đoạn)................................................. 0,25
- Hình (2): chọn lọc vận động.................................................................................. 0,25
- Hình (3): chọn lọc ổn định...................................................................................... 0,25
- Tác động của chọn lọc vận động rõ nhất đối với hình thành loài bằng con đường cách li
địa lí.
Giải thích: Khi khu phân bố của loài được mở rộng hay bị chia cắt → điều kiện
sống thay đổi → hướng chọn lọc cũng thay đổi....................................... 0,25
b. Vì:
+ Alen lặn không biểu hiện kiểu hình ở thể dị hợp → không chịu tác động của CLTN ... 0,25
+ Alen đó liên kết chặt với các gen có lợi; gen biểu hiện ở giai đoạn muộn sau sinh sản............ 0,25
- Ý nghĩa:
+ Tích lũy BDDT cung cấp nguyên liệu cho CL khi môi trường thay đổi ...................... 0,25
+ Tạo ra các tổ hợp gen mới → thay đổi giá trị thích nghi của alen.............................. 0,25
8 2,0
* Đột biến NST có thể nhanh dẫn đến hình thành loài mới : Đa bội hóa (cùng nguồn, khác
nguồn); đột biến cấu trúc lại bộ NST (đột biến chuyển đoạn NST, đảo đoạn NST) ................... 0,5
* Cơ chế:
- Đa bội cùng nguồn (tự đa bội):
+ Trong nguyên phân: Ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội (2n), các NST
nhân đôi nhưng không phân li (2n → 4n) ................................................................... 0,25
+ Trong giảm phân: Do sự kết hợp của hai giao tử mang 2n (NST) → hợp tử 4n; hoặc
do sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử n → hợp tử 3n......................................... 0,25
- Đa bội khác nguồn (lai xa kèm đa bội hóa) : Lai giữa 2 cơ thể thuộc 2 loài khác nhau
→ tạo con lai bất thụ (mang 2 bộ NST đơn bội của 2 loài) → đa bội hóa cơ thể lai tạo

thể song nhị bội (mang 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau), cách li sinh sản với 0,5
loài ban đầu.
- Đột biến cấu trúc lại bộ NST (đột biến chuyển đoạn NST, đảo đoạn NST): Do ảnh
hưởng của tác nhân đột biến → thay đổi vị trí sắp xếp các gen trên NST, thay đổi chức
năng của gen trong nhóm liên kết, thay đổi kích thước và hình dạng NST..................... 0,25
Đầu tiên xuất hiện ở một số cá thể mang đột biến chuyển đoạn hay đảo đoạn, nếu tỏ ra
thích nghi chúng sẽ phát triển và chiếm một phần trong khu phân bố dạng gốc, sau đó
lan rộng → cách li sinh sản với dạng gốc → hình thành loài mới.............................. 0,25
9 2,0
a.
- Tên biểu đồ “vùng sống” hay “thủy nhiệt đồ”. 0,5
- Ý nghĩa: Dựa vào các thông số trong thủy nhiệt đồ ta có thể:
+ Xác định được độ ẩm và nhiệt độ cực thuận (tỷ lệ sống cao nhất, tỷ lệ chết thấp nhất)
của loài → quyết định điều kiện nuôi dưỡng tối ưu (hoặc nhập nội) loài này................ 0,25
+Xác định được khu phân bố, thời gian phân bố và dự kiến độ nhiều của loài tại một
vùng địa lí nhất định. ....................................................................................... 0,25
b. Hai quần thể của loài A và loài B có ổ sinh thái trùng nhau, khi sống trong cùng một
môi trường thì xảy ra một trong 2 xu hướng:
- Nếu hai loài có tiềm năng sinh học ngang nhau → quần thể của hai loài phân li ổ
sinh thái để giảm bớt sự cạnh tranh → hai loài cùng song song tồn tại trong cùng một
khu vực. Ổ sinh thái bị thu hẹp thì kích thước quần thể sẽ giảm.................................... 0,5
- Nếu hai loài có tiềm năng sinh học khác nhau → loài có tiềm năng sinh học cao hơn
sẽ chiến thắng. Quần thể của loài chiến thắng có kích thước tăng, quần thể kia bị tiêu
diệt hoặc phải di cư đi nơi khác...................................................................................... 0,5
10 2,0
- Pt/c: Lông trắng × lông trắng → F1: 1 cái lông trắng : 1 đực lông đen
→ F2 ≈ 1 đen : 3 trắng
→ có hiện tượng tương tác gen không alen,theo kiểu bổ sung 2 alen trội. 0,25
Quy ước gen: A-B- : lông đen;
A-bb, aaBb, aabb: lông trắng.
- Tính trạng phân bố không đồng đều ở hai giới → gen quy định tính trạng màu lông 0,25
nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y.
- Nếu con đực thuộc giới dị giao XY và con cái thuộc giới đồng giao XX thì con đực F 1
lông đen có KG XABY → ở P con cái sẽ có KG XABX- lông đen → trái với đề bài →con 0,25
cái có NST giới tính XY; con đực là XX.
- Mặt khác Pt/c, F1 có tỉ lệ 1:1, F2 tính riêng ở giới cái con lông đen có tỉ lệ 4/400 = 0,01
→ xảy ra hoán vị gen ở con đực F1 → Hai gen tương tác bổ sung cùng nằm trên NST X. 0,5
Tần số hoán vị gen: f = 0,01 x 2 = 0,02 = 2%.
- Do tương tác bổ sung kiểu 9 : 7 và Pt/c lông trắng, F1 xuất hiện lông đen → P có thể có
các KG: XaBXaB x XAbY hoặc XAbXAb x XaBY đều cho kết quả như nhau. 0,25
- Sơ đồ lai:
Pt/c XaBXaB(♂ lông trắng) x XAbY(♀ lông trắng)
G: X aB
XAb; Y
F1 1XAbXaB(♂ lông đen) : 1XaBY(♀lông trắng)
F1 x F1 X X (lông đen)
Ab aB
x X Y(lông trắng)
aB

G: XAb= XaB= 0,49 XaB = Y = 0,5 0,5


X = X = 0,01
AB ab

F2: 0,245 XAbXaB : 0,245 XaBXaB : 0,245 XAbY : 0,245 XaBY


0,05 XABXaB : 0,05 XaBXab : 0,05 XABY : 0,05 XabY
Tỉ lệ kiểu hình:
0,05 cái lông đen : 0,495 cái lông trắng : 0,25 đực lông đen : 0,25 đực lông trắng.
(Học sinh chỉ cần viết 1 sơ đồ vẫn cho điểm tối đa)
Lưu ý: Học sinh làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm như đáp án.
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC- THPT
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi có 02 trang)

Câu 1 (1,0 điểm)


a) Nêu những diễn biến cơ bản ở các pha của kỳ trung gian trong chu kỳ tế bào.
b) Tại sao các tế bào ở giai đoạn sớm của phôi có thời gian của chu kỳ tế bào chỉ từ 15 phút đến 20
phút?
Câu 2 (1,0 điểm)
a) Trình bày cơ chế truyền xung thần kinh qua xináp.
b) Tại sao xung thần kinh được truyền qua xináp chỉ theo một chiều từ màng trước đến màng sau mà
không theo chiều ngược lại?
Câu 3 (1,0 điểm)
a) Khi dùng kính hiển vi quang học để quan sát tiêu bản cố định nhiễm sắc thể (NST), người ta thường
sử dụng vật kính có độ phóng đại nhỏ để quan sát trước, sau đó mới chuyển sang vật kính có độ phóng đại
lớn. Em hãy cho biết việc làm này nhằm mục đích gì.
b) Khi quan sát tiêu bản cố định bộ NST của người trong các phòng thí nghiệm ở các trường THPT, một
số trường hợp không quan sát thấy NST. Em hãy đưa ra các giả thiết hợp lí để giải thích vì sao không quan
sát được.
Câu 4 (1,0 điểm)
a) Nêu cấu trúc siêu hiển vi của NST.
b) Vì sao nói cấu trúc ADN 2 mạch trong nhân tế bào của sinh vật nhân thực có hình thức sinh sản hữu
tính chỉ ổn định tương đối?
Câu 5 (1,0 điểm)
Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd thực hiện quá trình giảm phân, có 10% số tế bào bị rối loạn phân li ở
cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp nhiễm sắc
thể khác phân li bình thường. Theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử ABbd là bao nhiêu?
Câu 6 (1,0 điểm)
Ở một loài thú, xét một cá thể đực có kiểu gen Aa, trong đó alen A và a có chiều dài bằng nhau và bằng
3060 A0. Alen A có 2250 liên kết hiđrô, alen a ít hơn alen A 8 liên kết hiđrô. Ba tế bào sinh tinh của cá thể
này giảm phân bình thường tạo giao tử. Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho quá trình giảm phân
nói trên là bao nhiêu?
Câu 7 (1,0 điểm)
Ở một thể đột biến cấu trúc NST của loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), cặp NST số 1 có một chiếc bình
thường, một chiếc bị đột biến mất đoạn; cặp NST số 3 bị đột biến đảo đoạn ở cả hai chiếc; cặp NST số 4 có
một chiếc bình thường, một chiếc bị đột biến chuyển đoạn; cặp NST còn lại bình thường. Thể đột biến này
thực hiện quá trình giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, giao tử chứa một đột biến mất đoạn và một đột
biến đảo đoạn chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
Câu 8 (1,0 điểm)
a) Trình bày thí nghiệm mà Menden đã sử dụng để chứng minh giả thuyết 2 nhân tố di truyền trong một
cặp phân li đồng đều về các giao tử.
b) Tại sao sự phân li kiểu hình ở đời con đối với các tính trạng do gen nằm trong tế bào chất quy định là
rất phức tạp?
Câu 9 (1,0 điểm)
Ở một loài thực vật, gen quy định màu sắc quả gồm 2 alen, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với

alen a quy định quả vàng. Lai cây thuần chủng lưỡng bội quả đỏ với cây lưỡng bội quả vàng được . Xử

lý bằng cônsixin, sau đó cho giao phấn ngẫu nhiên với nhau được . Giả thiết thể tứ bội chỉ tạo ra
giao tử lưỡng bội, khả năng sống và thụ tinh của các loại giao tử là ngang nhau, hợp tử phát triển bình

thường và hiệu quả việc xử lí hoá chất gây đột biến lên đạt 55%. Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở .
Câu 10 (1,0 điểm)

Ở một loài thực vật, cho cây thân cao, hạt tròn, chín sớm tự thụ phấn thu được có 4 loại kiểu hình
với tỉ lệ: 56,25% cây thân cao, hạt tròn, chín sớm: 18,75% cây thân cao, hạt dài, chín muộn: 18,75% cây
thân thấp, hạt tròn, chín sớm: 6,25% cây thân thấp, hạt dài, chín muộn. Hãy xác định quy luật di truyền chi
phối phép lai và kiểu gen của P. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng.

-------------Hết-----------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu.


Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:……….………..…….................……...; Số báo danh:………....


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2015-2016
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC – THPT
(Gồm 03 trang)

Câu Ý Nội dung Điểm


a * Những diễn biến chính:
0,25
- Pha G1 : Sinh trưởng, tích lũy vật chất…………………………………………………..
0,25
- Pha S: Tự nhân đôi ADN, nhân đôi NST………………………………………………..
0,25
1 - Pha G 2 : Tổng hợp tiếp các thành phần cần cho phân bào………………………………
b * Giải thích:
- Vì tế bào phôi sớm trải qua pha G1 rất nhanh, các yếu tố cần thiết cho phát động phân 0,25
bào đã chuẩn bị sẵn ở tế bào trứng
a * Cơ chế truyền xung thần kinh qua xináp
- Xung thần kinh truyền đến tới chuỳ xináp làm Ca2+ từ dịch mô đi vào chuỳ xináp….... 0,25
- Ca2+ làm các bóng chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất
trung gian qua khe xináp đến màng sau …………………………………......................... 0,25
2 - Chất trung gian hoá học tới gắn với các thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện xung
thần kinh ở màng sau. xung thần kinh hình thành tiếp tục truyền đi tiếp.......................... 0,25
b * Truyền tin truyền qua xináp chỉ theo một chiều vì: Chỉ ở chuỳ xináp mới có các
bóng xináp chứa các chất trung gian hoá học, chỉ màng sau xináp mới có các thụ quan 0,25
tiếp nhận các chất này
a * Mục đích của việc làm:
- Quan sát trên vật kính có độ phóng đại nhỏ trước để nhìn bao quát tiêu bản và chọn tế
bào có NST cần quan sát................................................................................................... 0.5
b * Lý do có thể:
3 - Do tiêu bản hỏng (tiêu bản NST không lấy đúng kỳ giữa của quá trình phân bào) 0.25

- Do học sinh không tuân thủ đúng các bước sử dụng kính
- Do kính hiển vi hỏng 0.25
(Ghi chú: ý 2 và ý 3, HS chỉ cần trình bày một trong 2 ý vẫn cho 0,25)
a * Cấu trúc siêu hiển vi của NST
- Cấu tạo của 1 Nucleoxom................................................................................................ 0.25
- Mức xoắn 1: Chuỗi nucleoxom
- Mức xoắn 2: Sợi chất nhiễm sắc
- Mức xoắn 3: Siêu xoắn
4
- Mức xoắn 4: Xoắn cực đại.............................................................................................. 0.25
b * Cơ chế phát sinh sự biến đổi ADN
- Tiếp hợp trao đổi đoạn tương ứng của cặp NST tương đồng trong giảm phân I.............. 0.25
- Đột biến gen
- Đột biến cấu trúc NST....................................................................................................... 0.25
5 1 1
- Cặp Aa giảm phân bình thường  2 A, 2 a
1 1 0.25
- Cặp Dd giảm phân bình thường  2 D, 2 d……………………………………………
1 1 0,25
0,1. Bb, 0.1. O
- 10% cặp Bb rối loạn phân li giảm phân I  2 2 ……………………….
0,5
1 1 1
A  (0,1. ) Bb  d  0, 0125
 Tỉ lệ giao tử ABbd là: 2 2 2
…………………………….
3060.2
- Số Nu của mỗi alen đó là: 3, 4 = 1800 Nu
- Xét alen A có :
2A + 2G = 1800  A = T = 450
2A + 3G = 2250 G = X = 450
- Xét alen a có :
2A + 2G = 1800  A = T = 458
6 2A + 3 G = 2242 G = X = 442……………………………………………………..
0,5
- Trong giảm phân, nguyên liệu môi trường cung cấp bằng chính số NST có trong các tế
bào sinh giao tử.
- Một tế bào sinh tinh có kiểu gen Aa giảm phân thì số nucleotit môi trường cung cấp
chính bằng tổng số nucleotit của gen A và gen a.
 Số Nu mỗi loại môi trường cung cấp cho quá trình giảm phân của 3 tế bào là:
A = T = ( 450 + 458 ) x 3 = 2724
0,5
G = X = ( 450 + 442 ) x 3 = 2676......................................................................................
- Xét riêng từng cặp NST :
1 1
+ Cặp 1 bị đột biến mất đoạn ở một chiếc  2 giao tử mang đột biến mất đoạn và 2
giao tử bình thường
0,25
+ Cặp 2 gồm 2 chiếc bình thường  100% giao tử bình thường.......................................
+ Cặp 3 bị đột biến đảo đoạn ở cả 2 chiếc  100% giao tử mang đột biến đảo đoạn
1
7
+ Cặp 4 bị đột biến chuyển đoạn ở một chiếc  2 giao tử mang đột biến chuyển đoạn
1 0,25
và 2 giao tử bình thường.....................................................................................................
- Vậy  Giao tử mang một đột biến mất đoạn và một đột biến đảo đoạn chiếm tỉ lệ là: 0,5
1 1 1
 1 1 
2 2 4
...........................................................................................................
a 0,5
- Men đen chứng minh giả thuyết bằng phép lai kiểm nghiệm (phép lai phân tích) …….
b * Giải thích
- Cơ thể có nhiều loại mô.
8
- Một mô có nhiều tế bào…………………………………………………………………. 0,25
- Một tế bào có nhiều ti thể (hoặc lục lạp)
- Một ti thể (hoặc lục lạp) có nhiều bản sao. Quá trình đột biến gen có thể làm cho các
bản sao mang các alen khác nhau……………………………………………………........ 0,25
* Tính tỉ lệ kiểu hình ở F2:
- Kiểu gen F1 : Aa.
- Áp dụng consixin lên F1
+ Có hiệu quả  0,55 AAaa
+ Không hiệu quả  0,45 Aa ................................................................................. 0,5
9
- Khi cho F1 giao phấn tự do có 3 phép lai:
+ Phép lai 1: (0,55)2.(AAaa x AAaa)  Kiểu hình F2: 0,2941 đỏ : 0,0084 vàng
+ Phép lai 2: (0,45) .(Aa x Aa)
2  Kiểu hình F2: 0,1519 đỏ : 0,0506 vàng
+ Phép lai 3: 2. 0,55.0,45 .( AAaa x Aa)  Kiểu hình F2: 0,4538 đỏ: 0,0410 vàng......
 Phân li kiểu hình ở F2:  0,9 đỏ : 0,1 vàng (9 đỏ : 1 vàng)…………………............ 0,5
(Học sinh có thể tính theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
10 * Xét từng cặp tính trạng (TT) ở F1:
- Cao: Thấp= 3:1  Cây cao là trội hoàn toàn so với cây thấp  Quy ước A: cây cao; a:
cây thấp
 P: Aa x Aa.
- Tròn: Dài= 3:1  Hạt tròn là trội hoàn toàn so với hạt dài  Quy ước B: hạt tròn; b:
hạt dài
 P: Bb x Bb.
- Chín sớm: chín muộn = 3:1  chín sớm là trội hoàn toàn so với chín muộn  Quy 0,25
ước D: chín sớm; d: chín muộn
 P: Dd x Dd ………………………………………………………............................
* Xét đồng thời cả 3 cặp tính trạng: P dị hợp 3 cặp gen tự thụ phấn F 1 thu được 4 loại 0,25
kiểu hình với tỉ 9:3:3:1 = (3:1)(3:1)  Có hiện tượng 2 cặp gen nằm trên 1 cặp NST
liên kết hoàn toàn với nhau và di truyền độc lập với cặp còn lại ………............................
* Xét đồng thời từng 2 cặp tính trạng:
- Xét đồng thời TT chiều cao và hình dạng hạt:
(3 cao : 1 thấp)(3 tròn : 1 dài) = 9 cao, tròn: 3 cao, dài: 3 thấp, tròn: 1 thấp, dài = Tỉ lệ
bài ra  Gen quy định TT chiều cao và gen quy định tính trạng hình dạng hạt phân li
độc lập  Kiểu gen P về 2 TT này là: AaBb
- Xét đồng thời TT chiều cao và thời gian chín:
(3 cao : 1 thấp)(3 chín sớm : 1 chín muộn) = 9 cao, chín sớm: 3 cao, chín muộn: 3 thấp,
chín sớm: 1 thấp, chín muộn = Tỉ lệ bài ra  Gen quy định TT chiều cao và gen quy
định tính trạng thời gian chín phân li độc lập  Kgen P về 2 TT này là: AaDd
- Xét đồng thời TT hình dạng hạt và thời gian chín:
(3 tròn : 1 dài) (3 chín sớm : 1 chín muộn = 9 tròn, chín sớm: 3 tròn, chín muộn: 3 dài,
chín sớm: 1 dài, chín muộn  Khác tỉ lệ bài ra  Gen quy định TT hình dạng hạt và
gen quy định tính trạng thời gian chín di truyền liên kết. Mà ở F1 tính trạng hạt tròn- 0,25
BD
0,25
chín sớm; hạt dài- chín muộn: luôn đi cùng nhau  Kiểu gen của P: là bd
BD
* Vậy kiểu gen của P là: Aa bd ……………………………………..............................
(Học sinh có thể biện luận theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN SINH HỌC


ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 13/10/2015
(Đề thi gồm 02 trang, có 10 câu, mỗi câu 2 điểm)
Câu 1.
Bằng thao tác vô trùng, người ta cho 40ml dung dịch 10% đường glucôzơ vào hai bình tam giác cỡ
l00ml (kí hiệu là bình A và bình B), cây vào môi bình 4ml dịch huyền phù nấm men bia (Saccharomyces
cerevisiae) có nồng độ 103 tế bào nấm men/lml. Cả hai bình đều được đậy nút bông và đưa vào phòng nuôi
cấy ở 35°C trong 18 giờ. Tuy nhiên bình A được để trên giá tĩnh còn bình B được lắc liên tục (120
vòng/phút). Hãy cho biết sự khác biệt có thể có về mùi vị, độ đục và kiểu hô hấp của các tế bào nấm men
giữa hai bình A và B.
Câu 2.
a. Ở một loài thực vật trên cạn, xét các cấu trúc sau: tế bào vỏ rễ, tế bào thuộc mạch gỗ của rễ, tế bào
lông hút, tế bào nhu mô lá gần khí khổng, nội bì, tế bào thuộc mạch gỗ của thân.
- Trong các cấu trúc trên, thế nước ở cấu trúc nào thấp nhất? Giải thích?
- Hãy sắp xếp các cấu trúc trên theo thế nước tăng dần.
b. Giải thích vì sao khi cắt ngắn cành hoa trước khi cho vào bình cắm, người ta thường để vị trí cắt ngập
trong nước?
c. Khi cây thiếu nguyên tố nitơ (N) hoặc lưu huỳnh (S) đều có biểu hiện vàng lá. Biểu hiện vàng lá đối
với sự thiếu hai nguyên tố này khác nhau thế nào? Giải thích?
Câu 3.
a. Tại sao giữa trưa nắng gắt, ánh sáng dồi dào, cường độ quang hợp lại thấp?
b. Quang phân li nước diễn ra ở lục lạp sản sinh những sản phẩm nào? Các sản phẩm hình thành đã
tham gia vào quá trình sinh lí nào?
Câu 4.
a. Giải thích tại sao bò thường xuyên sống với một nồng độ rất thấp glucôzơ lưu hành trong máu.
b. Giải thích vì sao khi hít vào gắng sức, các phế nang không bị dãn nở quá mức và khi thở ra hết mức
thì các phế nang cũng không xẹp hoàn toàn?
Câu 5.
Giải thích sự điều hòa hoạt động tiết hoocmôn bằng cơ chế liên hệ ngược và sự điều hòa tiết hoocmôn
bằng cơ chế thần kinh ở người. Nêu ví dụ minh họa cho mỗi trường hợp?
Câu 6.
a. Tại sao những người hạ canxi huyết lại bị mất cảm giác?
b. Trình bày các chức năng sinh lý chủ yếu của hệ thần kinh ở động vật.
c. Khí mêtylphôtphonofluoridic axit gây ức chế hoạt động của enzim axêtincôlin-esteraza ở màng sau
xináp thần kinh cơ. Nếu hít phải khí này có nguy hiểm cho tính mạng không? Tại sao?
Câu 7.
a. Trình bày một số đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN cho thấy ADN ưu việt hơn ARN trong vai trò là
“vật chất mang thông tin di truyền”.
b. Cấu trúc ADN dạng sợi kép, mạch thẳng phổ biến ở sinh vật nhân thực có những ưu thế gì trong tiến
hoá so với cấu trúc ADN dạng sợi kép, mạch vòng phố biến ở sinh vật nhân sơ?
Câu 8.
Đột biến nguyên khung (thay thế cặp nuclêôtit) được tìm thấy là dạng đột biến phổ biến nhất trong
phạm vi một loài. Hãy cho biết:
a. Những dạng đột biến nguyên khung nào của gen cấu trúc không hoặc ít làm thay đổi hoạt tính của
prôtêin do gen đó mã hoá.
b. Những dạng đột biến nguyên khung nào của gen cấu trúc nhiều khả năng làm thay đổi hoặc mất hoạt
tính của prôtêin do gen đó mã hoá.
Câu 9.
Trong hoạt động của operôn Lac ở vi khuẩn E.coli, nếu đột biến xảy ra ở gen điều hòa R thì có thể dẫn
đến những hậu quả gì liên quan đến sự biểu hiện của gen cấu trúc?
Câu 10.
Vì sao tần số hoán vị gen không vượt quá 50%? Có thể coi hoán vị gen với tần số 50% là hiện tượng các
gen phân li độc lập và tổ hợp tự do được không? Tại sao?
------------------HẾT------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM HỌC 2015 - 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC
Câu Nội dung trả lời Điểm
1 Bằng thao tác vô trùng, người ta cho 40ml dung dịch 10% đường glucôzơ vào hai 2,0
bình tam giác cỡ l00ml (kí hiệu là bình A và bình B), cây vào môi bình 4ml dịch
huyền phù nấm men bia (Saccharomyces cerevisiae) có nồng độ 103 tế bào nấm
men/lml. Cả hai bình đều được đậy nút bông và đưa vào phòng nuôi cấy ở 35°C
trong 18 giờ. Tuy nhiên bình A được để trên giá tĩnh còn bình B được lắc liên tục
(120 vòng/phút). Hãy cho biết sự khác biệt có thể có về mùi vị, độ đục và kiểu hô
hấp của các tế bào nấm men giữa hai bình A và B.
- Bình A có mùi rượu khá rõ và có độ đục thấp hơn so với bình B. Do bình A để trên giá 0,5
tĩnh, những tế bào phía trên sẽ hô hấp hiếu khí còn các tế bào phía dưới có ít ôxi nên chủ
yếu lên men etylic theo phương trình tóm tắt:
Glucôzơ 2etanol + 2CO2 + 2 ATP 0,5
Vì lên men tạo ít năng lượng nên tế bào sinh trưởng, phân chia chậm nên sinh khối thấp
và tạo nhiều etanol
+ Kiểu hô hấp của các tế bào nấm men ở bình A chủ yếu là lên men, chất nhận điện tử là
chất hữu cơ, không có chuỗi chuyền điện tử, sản phẩm của lên men là chất hữu cơ (trong
trường hợp này là etanol), tạo ít ATP.
- Bình B hầu như không có mùi rượu, độ đục cao hơn bình A. Do để trên máy lắc thì ôxi 0,5
được hòa tan đều trong bình nên các tế bào chủ yếu hô hấp hiếu khí theo phương trình
tóm tắt:
1 Glucôzơ + 6O2 6H2O + 6CO2 + 38ATP
Hô hấp hiếu khí tạo ra nhiều năng lượng nên tế bào sinh trưởng và phân chia nhanh dẫn
0,5
đến đục hơn, tạo ra ít etanol và nhiều CO2.
+ Kiểu hô hấp của tế bào nấm men ở bình B chủ yếu là hô hấp hiếu khí, chất nhận điện tử
cuối cùng là ôxi thông qua chuỗi truyền điện tử, tạo nhiều ATP. Sản phẩm cuối cùng là
H2O và CO2 .
2 a. Ở một loài thực vật trên cạn, xét các cấu trúc sau: tế bào vỏ rễ, tế bào thuộc mạch 2,0
gỗ của rễ, tế bào lông hút, tế bào nhu mô lá gần khí khổng, nội bì, tế bào thuộc mạch
gỗ của thân.
- Trong các cấu trúc trên, thế nước ở cấu trúc nào thấp nhất? Giải thích?
- Hãy sắp xếp các cấu trúc trên theo thế nước tăng dần.
b. Giải thích vì sao khi cắt ngắn cành hoa trước khi cho vào bình cắm, người ta
thường để vị trí cắt ngập trong nước?
c. Khi cây thiếu nguyên tố nitơ (N) hoặc lưu huỳnh (S) đều có biểu hiện vàng lá.
Biểu hiện vàng lá đối với sự thiếu hai nguyên tố này khác nhau thế nào? Giải thích?
a. Thế nước ở tế bào nhu mô lá gần khí khổng thấp nhất. 0,5
Giải thích: Tế bào nhu mô lá gần khí khổng bị mất nước do sự thoát hơi nước nên có thế
0,5
nước thấp nhất
Tế bào nhu mô lá gần khí khổng tế bào thuộc mạch gỗ của thân tế bào thuộc mạch
gỗ của rễ nội bì tế bào vỏ rễ tế bào lông hút
b. Khi để vị trí cắt ngập trong nước sẽ tránh cho bọt khí xâm nhập vào mạch gỗ dòng 0,5
nước liên tục từ môi trường ngoài vào thân và đi lên cánh hoa, do đó hoa sẽ tươi lâu hơn.
c. Khi thiếu N, màu vàng biểu hiện trước ở lá già, sau đó đến lá non. Khi thiếu S, màu
0,5
vàng biểu hiện trước ở lá non, sau đó đến lá già.
- Giải thích: khi thiếu N, thực vật có thể huy động nguồn N từ các lá già phía dưới để
cung cấp cho các phần đang tăng trưởng, đối với S thì không có khả năng này.
3 a. Tại sao giữa trưa nắng gắt, ánh sáng dồi dào, cường độ quang hợp lại thấp? 2,0
b. Quang phân li nước diễn ra ở lục lạp sản sinh những sản phẩm nào? Các sản
phẩm hình thành đã tham gia vào quá trình sinh lí nào?
a. Nguyên nhân cường độ quang hợp hạ thấp:
- Buổi trưa: thoát hơi nước mạnh, tế bào lỗ khí mất nước, giảm sức trương làm lỗ khí
0,5
đóng lại
- Khi quá trình thoát hơi nước mạnh hơn quá trình hút nước ở rễ, tế bào lỗ khí thiếu nước,
0,5
kích thích quá trình tổng hợp AAB. AAB kích thích sự vận chuyển các iôn K + ra khỏi tế
bào hạt đậu lỗ khí đóng lại trao đổi khí bị ngưng trệ, thiếu CO2 cung cấp cho quang
hợp quang hợp giảm.
1,0
b.
- Hai êlêctrôn từ nước thay thế 2 êlêctrôn đã tách ra từ trung tâm phản ứng (P680) của hệ
thống ánh sáng II. Khi P680 tách electron, nó có ái lực mạnh lôi kéo electron của nước
gây nên sự tách các hợp phần nước.
- Nguyên tử ôxi của nước kết hợp với nguyên tử ôxi khác (cũng được tạo ra từ quang
phân li nước) tạo nên khí ôxi khuếch tán vào không khí.
- 2 H+ từ nước: 2 prôtôn của nước giữ trong koảng không gian giữa các tilacôit, chúng
tham gia vào građien prôtôn, góp phần giải phóng năng lượng để tạo ATP.
4 a. Giải thích tại sao bò thường xuyên sống với một nồng độ rất thấp glucôzơ lưu 2,0
hành trong máu.
b. Giải thích vì sao khi hít vào gắng sức, các phế nang không bị dãn nở quá mức và
khi thở ra hết mức thì các phế nang cũng không xẹp hoàn toàn?
a. 0,5
- Trong ống tiêu hóa của bò, ôxi thiếu do đó vi khuẩn sử dụng xenlulôzơ là nguyên liệu
cho hô hấp yếm khí, thải ra một số chất trong đó đặc biệt là các axit béo. Các axit béo này
được hấp thụ vào máu của bò và biến đổi thành các chất hữu cơ khác hoặc được sử dụng
trực tiếp cho hô hấp hiếu khí ở các mô - nơi có nhiều ôxi.
- Việc sử dụng các sử dụng axit béo chứ không phải glucôzơ cho hô hấp tế bào làm cho 0,5
chúng tồn tại với nồng độ rất thấp glucôzơ trong máu.
b.
- Khi hít vào gắng sức: (PX Hering-Brewer) Các “thụ quan dãn” nằm trong các tiểu phế
quản và màng phổi bị kích thích lúc phổi quá căng do hít vào gắng sức, sẽ kìm hãm mạnh 0,5
trung khu hít vào làm ngừng ngay sự co các cơ thở tránh cho các phế nang bị căng qúa
mức.
- Khi thở ra gắng sức: Trong các phế nang, bên cạnh các tế bào biểu bì dẹt còn có các tế
bào hình khối lớn, có chức năng tiết ra chất giảm hoạt bề mặt, là một prôtêin tránh cho 0,5
phế nang bị xẹp hoàn toàn khi thở ra gắng sức.
5 Giải thích sự điều hòa hoạt động tiết hoocmôn bằng cơ chế liên hệ ngược và sự điều 2,0
hòa tiết hoocmôn bằng cơ chế thần kinh ở người. Nêu ví dụ minh họa cho mỗi
trường hợp?
- Điều hoà bằng cơ chế liên hệ ngược:
+ Cơ chế âm tính: Tuyến nội tiết nhạy cảm với nồng độ hoocmôn trong máu. Khi nồng
0,25
độ hoocmôn trong máu tăng cao sẽ gây ức chế tuyến nội tiết làm cho hoạt động tiết của
chúng giảm, khi đó nồng độ của hoocmôn của tuyến giảm làm cho nồng độ của hoocmôn
điều hoà giảm dẫn đến ức chế ngừng lại. Khi tuyến nội tiết không bị ức chế nó lại bắt đầu
tiết ra hoocmôn.
+ Cơ chế dương tính: Tuyến nội tiết nhạy cảm với nồng độ hoocmôn trong máu. Khi
0,25
nồng độ hoocmôn trong máu tăng cao sẽ gây kích thích tuyến nội tiết làm cho hoạt động
tiết của chúng tăng, khi đó nồng độ của hoocmôn của tuyến tăng làm cho nồng độ của
hoocmôn điều hoà tăng dẫn đến hưng phấn tuyến nội tiết tiết ra hoocmôn.
VD: 2 ví dụ minh họa cho cơ chế điều hoà ngược âm tính và dương tính. 0,5
- Điều hòa bằng cơ chế thần kinh: cơ chế điều hoà tiết hoocmôn bằng thần kinh - thể
dịch: Khi cơ thể nhận được kích thích từ môi trường, các kích thích được mã hoá thành 0,5
xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương thần kinh
xuất hiện xung theo dây li tâm đến tuyến nội tiết và gây tiết hoocmôn vào máu.
VD: hoocmôn của tuỷ thận (adrenalin và noradrenalin) được tiết ra, những chất này được
0,5
coi là sự trả lời kích thích của các xung thần kinh giao cảm trước hạch có nguồn gốc từ
hypothalamus trong não bộ.
6 a. Tại sao những người hạ canxi huyết lại bị mất cảm giác? 2,0
b. Trình bày các chức năng sinh lý chủ yếu của hệ thần kinh ở động vật.
c. Khí mêtylphôtphonofluoridic axit gây ức chế hoạt động của enzim axêtincôlin-
esteraza ở màng sau xináp thần kinh cơ. Nếu hít phải khí này có nguy hiểm cho tính
mạng không? Tại sao?
a.
- Iôn Ca2+ có tác dụng giải phóng chất môi giới thần kinh từ cúc xi náp vào khe xináp, từ
0,25
đó tác động vào màng sau, kích thích màng sau xi náp.
- Nếu thiếu Ca2+ làm cho quá trình giải phóng chất môi giới thần kinh giảm dẫn đến xung
0,25
thần kinh không truyền qua các xi nap do đó không có cảm giác.
b.
- Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của tất cả các bộ phận, các cơ quan và hệ
0,5
cơ quan trong cơ thể,
- Đảm bảo cơ thể luôn là một khối thống nhất, đảm bảo sự thống nhất giữa cơ thể và môi 0,5
trường.
c.
- Do enzim axetincolin-esteraza bị ức chế nên axetincolin không bị phân huỷ ở màng sau
0,25
xináp
- Axêtincôlin liên tục kích thích lên cơ thể, gây co cơ liên tục, cuối cùng gây liệt cơ, có
0,25
thể gây ra tử vong.
7 a. Trình bày một số đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN cho thấy ADN ưu việt hơn 2,0
ARN trong vai trò là “vật chất mang thông tin di truyền”.
b. Cấu trúc ADN dạng sợi kép, mạch thẳng phổ biến ở sinh vật nhân thực có những
ưu thế gì trong tiến hoá so với cấu trúc ADN dạng sợi kép, mạch vòng phố biến ở
sinh vật nhân sơ?
a. Những đặc điểm cấu tạo hóa học cho thấy ADN ưu việt hơn ARN trong vai trò là vật 1,0
chất mang thông tin di truyền gồm có:
- ARN có thành phần đường là ribôzơ khác với thành phần đường của ADN là
deoxyribôzơ. Đường deoxyribôzơ không có gốc -OH ở vị trí C2’. Đây là gốc hóa học
phản ứng mạnh và có tính ưa nước ARN kém bền hơn ADN trong môi trường nước.
- Thành phần bazơ của ARN là uracil (U) được thay thế bằng tymin (T) trong ADN. Về
cấu trúc hóa học, T khác U vì được bổ sung thêm gốc metyl (-CH3). Đây là gốc kị nước,
kết hợp với cấu trúc dạng sợi kép giúp phân tử ADN bền hơn ARN (thường ở dạng mạch
đơn).
- ADN thường có cấu trúc dạng sợi kép (2 mạch), trong khi ARN thường có cấu trúc
mạch đơn giúp các cơ chế sửa chữa ADN diễn ra dễ dàng hơn thông tin di truyền ít có
xu hướng tự biến đổi hơn.
- Bazơ nitơ uracil (U) chỉ cần 1 biến đổi hóa học duy nhất (hoặc amin hóa hoặc metyl
hóa) để chuyển hóa tương ứng thành xitôzin (X) và timin (T); trong khi đó, timin (T) cần
1 biến đổi hóa học (loại mêtyl hóa) để chuyển thành uracil (U), nhưng cần 2 biến đổi hóa
học (vừa loại mêtyl hóa và loại amin hóa; khó xảy ra hơn) để chuyển hóa thành xitôzin
(X) ADN có khuynh hướng lưu giữ thông tin bền vững hơn.
b. Cấu trúc ADN dạng mạch thẳng có ưu thế tiến hóa so với dạng cấu trúc ADN mạch
vòng biểu hiện ở sinh vật nhân thật bởi những điểm sau: 1,0
- Đầu mút NST (phân tử ADN) dạng mạch thẳng ngắn lại một số nuclêôtit sau mỗi lần tái
bản là cơ chế “đồng hồ phân tử” thông tin mức độ “già hóa” của tế bào và thúc đẩy cơ
chế “tế bào chết theo chương trình” (apotosis), ngăn cản sự phát sinh ung thư (sự phân
chia tế bào mất kiểm soát).
- Phân tử ADN dạng mạch thẳng cho phép hệ gen có thể mở rộng kích thước (tích lũy
được thêm nhiều thông tin), nhưng vẫn biểu hiện được chức năng thông qua các bậc cấu
trúc “thu nhỏ” của chất nhiễm sắc nhờ tương tác với các prôtêin histôn (tạo nên cấu trúc
nuclêôxôm) và các prôtêin phi histôn.
- ADN dạng mạch thẳng (với kích thước hệ gen mở rộng mang nhiều trình tự lặp lại) tạo
điều kiện thuận lợi cho cơ chế tiếp hợp và trao đổi chéo dễ xảy ra, làm tăng khả năng
biến dị tổ hợp trong hình thức sinh sản hữu tính ở sinh vật nhân thật.
8 Đột biến nguyên khung (thay thế cặp nuclêôtit) được tìm thấy là dạng đột biến phổ 2,0
biến nhất trong phạm vi một loài. Hãy cho biết:
a. Những dạng đột biến nguyên khung nào của gen cấu trúc không hoặc ít làm thay
đổi hoạt tính của prôtêin do gen đó mã hoá.
b. Những dạng đột biến nguyên khung nào của gen cấu trúc nhiều khả năng làm
thay đổi hoặc mất hoạt tính của prôtêin do gen đó mã hoá.
a. Các đột biến thay thế nuclêôtit (nguyên khung) trong trình tự mã hóa của một gen 1,0
nhưng không hoặc ít làm thay đổi hoạt tính của prôtêin do gen đó mã hóa bao gồm:
+ Đột biến theo kiểu tính thoái hóa của mã di truyền, tức là nhiều mã bộ ba khác nhau
cùng mã hóa cho 1 axit amin. Đột biến chuyển đổi giữa các bộ ba “thoái hóa” không làm
thay đổi axit amin nên không làm thay đổi hoạt tính prôtêin.
+ Đột biến làm thay đổi axit amin, song là các axit amin có tính chất hóa lý giống nhau
(ví dụ cùng có tính axit, hoặc cùng có tính bazơ, hoặc cùng nhóm axit amin trung tính
phân cực, hoặc cùng nhóm axit amin trung tính không phân cực) có thể không làm thay
đổi hoạt tính của prôtêin.
+ Đột biến làm thay đổi axit amin, nhưng axit amin đó không thuộc vùng quyết định hoạt
tính prôtêin.
+ Đột biến làm thay đổi axit amin, nhưng axit amin đó không làm thay đổi cấu hình của
prôtêin, vì vậy không gây ảnh hưởng đến hoạt tính prôtêin.
b. Các đột biến thay thế nuclêôtit trong trình tự mã hóa của một gen nhiều khả năng làm
thay đổi hoặc mất hoạt tính của prôtêin do gen đó mã hóa bao gồm:
+ Đột biến vô nghĩa làm xuất hiện các mã bộ ba kết thúc trong vùng mã hóa của gen.
+ Đột biến thay thế làm mất mã bộ ba khởi đầu dịch mã ở đầu 5’ của vùng mã hóa của
gen.
+ Đột biến thay thế làm mất mã bộ ba kết thúc dịch mã ở đầu 3’ của vùng mã hóa của
gen.
+ Đột biến thay thế ở vị trí quan trọng xảy trình tự điều hòa biểu hiện của gen (ví dụ như
các trình tự khởi đầu phiên mã - prômôtơ, trình tự tăng cường ở sinh vật nhân thực, trình
tự 5’-UTR khởi đầu dịch mã, v.v...) làm gen không được biểu hiện.
+ Các đột biến thay thế axit amin nhiều khả năng làm thay đổi hoạt tính của prôtêin là các
đột biến chuyển các axit amin ưa nước (phân cực, có tính bazơ, axit) thành các axit amin
kị nước (không phân cực) hoặc ngược lại.
9 Trong hoạt động của operôn Lac ở vi khuẩn E.coli, nếu đột biến xảy ra ở gen điều 2,0
hòa R thì có thể dẫn đến những hậu quả gì liên quan đến sự biểu hiện của gen cấu
trúc?
Operôn Lac gồm các thành phần: gen điều hòa (R), trình tự khởi động (vùng P), trình tự
chỉ huy (vùng O), các gen cấu trúc Z, Y, A. Nếu đột biến xảy ra ở gen điều hòa có thể
dẫn đến các hậu quả sau:
- Xảy ra đột biến câm:
0,5
+ Đột biến nuclêôtit trong gen không làm thay đổi trình tự axit amin trong prôtêin ức chế
+ Đột biến thay đổi axit amin trong chuỗi polypetit của prôtêin ức chế nhưng không làm
thay đổi khả năng liên kết liên kết của prôtêin ức chế với trình tự chỉ huy.
Kết quả là operôn lac hoạt động bình thường, không có thay đổi gì liên quan đến sự
biểu hiện của gen cấu trúc.
- Xảy ra đột biến làm giảm khả năng liên kết của prôtêin ức chế vào trình tự chỉ huy thì 0,5
sự biểu hiện của gen cấu trúc tăng lên.
- Xảy ra đột biến làm mất hoàn toàn khả năng liên kết của prôtêin ức chế hoặc prôtêin ức 0,5
chế không được tạo ra thì các gen cấu trúc biểu hiện liên tục
- Xảy ra đột biến làm tăng khả năng kiên kết của prôtêin ức chế vào trình tự chỉ huy thì 0,5
sự biểu hiện của các gen cấu trúc giảm đi.
10 Vì sao tần số hoán vị gen không vượt quá 50%? Có thể coi hoán vị gen với tần số 2,0
50% là hiện tượng các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do được không? Tại sao?
* Tần số hoán vị gen không vượt quá 50% vì: 1,0
- Các gen cùng nằm trên NST có xu hướng liên kết gen hoàn toàn là chủ yếu.
- Khi có hoán vị gen thì chỉ xảy ra giữa 2 trong 4 crômatit khác nguồn của cặp NST
tương đồng cho nên đạt tối đa cũng chỉ là 50%
- Không phải bất kì tế bào nào có kiểu gen cùng loại cũng xảy ra hoán vị gen và không
phải trường hợp nào bắt chéo cũng xảy ra hoán vị.
* Khi tần số hoán vị gen = 50% thì các loại giao tử tạo ra bằng nhau và tỉ lệ phân ly ở đời 1,0
con giống với phân ly độc lập nhưng không thể coi đó là phân ly độc lập là vì:
- Phân ly độc lập là hiện tượng các gen qui định tính trạng phải nằm trên các cặp NST
khác nhau phân li không phụ thuộc nhau. Ở hoán vị gen, các gen cùng nằm trên 1 NST,
có những giao tử liên kết hoàn toàn với nhau, có những giao tử sinh ra từ sự trao đổi chéo
liên kết với nhau trên 1 NST tạo ra nhóm liên kết mới, chúng không tách rời nhau 1 cách
độc lập.
- Ở phân ly độc lập thì tỉ lệ các loại giao tử luôn luôn bằng nhau và luôn cho những tỉ lệ
kiểu hình cơ bản. Ở hoán vị gen, f =50% rất hiếm gặp. Vậy bản chất của 2 hiện tượng di
truyền là hoàn toàn khác nhau.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP THÀNH PHỐ
THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM HỌC 2015-2016
Khóa ngày 28 tháng 01 năm 2016
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 02 trang) MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài:180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. (2,0 điểm) Sơ đồ sau đây minh họa diễn biến của một quá trình sống, xảy ra ở tế bào nhân thực.

Hãy cho biết sơ đồ trên minh họa diễn biến của quá trình sống nào? Hoàn thành bảng mô tả sau về các
giai đoạn của quá trình sống nêu trên:
Các giai đoạn Vị trí xảy ra Nguyên liệu Sản phẩm
Đường phân
Chu trình Crep
Chuỗi truyền electron
Câu 2. (1,5 điểm) Hãy nêu các điểm khác biệt giữa hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính theo
các tiêu chí thể hiện như bảng sau:
Tiêu chí phân biệt Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính
Cơ sở tế bào học
Đặc điểm di truyền
Câu 3. (1,0 điểm)
1. Phản xạ là gì? Trình tự tiến hóa về hệ thần kinh ở
động vật có hệ thần kinh được thể hiện như thế nào?
2. Hãy phân tích cơ sở thần kinh của cung phản xạ
theo sơ đồ bên.

Câu 4. (2,0 điểm) Mỗi loài sinh vật, thậm chí mỗi cá thể trong loài đều có những phân tử ADN đặc trưng.
Tính đặc trưng và tính không đặc trưng của ADN được thể hiện ở những đặc điểm nào?
Câu 5. (2,5 điểm) Để khảo sát hiện tượng di truyền về màu sắc thân ở một loài côn trùng, các nhà khoa
học đã tiến hành một thực nghiệm như sau:
- Tiến hành các phép lai:
+ P1: ♀ thân xám × ♂ thân đen.
+ P2: ♀ thân đen × ♂ thân xám.
- Ghi nhận kết quả, phân tích số liệu thống kê của mỗi phép lai.
- Kết luận về tính qui luật của hiện tượng di truyền màu sắc thân nêu trên.
1. Phép lai trên được gọi là gì? Phép lai này có ý nghĩa gì về mặt nghiên cứu di truyền?
2. Hãy dự đoán kết quả có thể có và kết luận về qui luật di truyền màu sắc thân ở loài côn trùng đang
xét tương ứng cho mỗi trường hợp.
Câu 6. (3,0 điểm)
1. Đột biến gen là gì? Đột biến gen làm thay đổi số liên kết hydro của gen như thế nào?
2. Ở một loài vi khuẩn, xét một gen (B) có chiều dài 0,255µm, số liên kết hydro giữa các cặp G-X của
gen bằng 1200. Gen tham gia phiên mã tạo một phân tử mARN có các nucleotit chia theo tỉ lệ tương ứng
mA : mU : mG : mX = 1 : 2 : 3 : 4. Hãy xác định:
2.1. Số lượng nucleotit từng loại của gen và của mARN.
2.2. Số liên kết cộng hóa trị có trong gen B.
2.3. Do tác động của tác nhân gây đột biến, gen B bị đột biến thành gen b. Gen b có 1899 liên kết
hydro. Gen b tham gia nhân đôi liên tiếp 2 lần thì số lượng nucleotit từng loại mà môi trường cần cung cấp
là bao nhiêu? Cho rằng đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nucleotit, không liên quan đến bộ ba mở đầu và bộ
ba kết thúc của gen.
Câu 7. (3,0 điểm)
1. Dựa vào diễn biến chính của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân, hãy giải thích vì sao
“Nguyên phân thực chất là quá trình phân bào nguyên nhiễm”.
2. Bộ nhiễm sắc thể của ruồi giấm đực (2n=8) được kí hiệu như sau: AaBbDdXY. Xét 2 tế bào sinh dục
đực sơ khai tham gia quá trình phát sinh tinh trùng. Sau khi thực hiện quá trình phân bào với số lần bằng
nhau tại vùng sinh sản, người ta thấy có 512 tế bào có chứa nhiễm sắc thể Y. Tất cả các tế bào được sinh ra
tại vùng sinh sản đều trở thành tế bào sinh tinh trùng tham gia giảm phân hình thành tinh trùng. Cho rằng
hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25%. Theo lí thuyết, hãy cho biết:
2.1. Mỗi tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân mấy lần? Có tối đa bao nhiêu hợp tử mang cặp
nhiễm sắc thể XX được hình thành?
2.2. Tổng số nhiễm sắc thể thường mà môi trường nội bào cung cấp cho tế bào sinh dục đực sơ
khai hoàn tất quá trình sinh sản nêu trên.
Câu 8. (3,5 điểm) Ở một loài côn trùng, A qui định cánh xẻ, a qui định cánh nguyên; B qui định thân xám,
b qui định thân đen; D qui định mắt đỏ, d qui định mắt trắng. Cho rằng trên vùng tương đồng của cặp
nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa cặp gen qui định màu mắt; cơ chế xác định giới tính của loài là: XX - con
cái, XY - con đực. Tiến hành cho giao phối giữa cá thể cái cánh xẻ, thân xám, mắt đỏ với cá thể đực cánh
nguyên, thân đen, mắt trắng, được F1 toàn các cá thể cánh xẻ, thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với
nhau được F2 gồm 85000 cá thể với 4 loại kiểu hình khác nhau về kiểu cánh và màu sắc thân, trong đó có
13600 cá thể cánh xẻ, thân đen. Biết rằng mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân của
tế bào sinh
tinh và tế bào sinh trứng đều giống nhau.
1. Hãy xác định qui luật di truyền chi phối hai tính trạng kiểu cánh và màu sắc thân đang xét.
2. Xác định kiểu gen của P, F1 về 3 tính trạng đang xét.
3. Nếu tiến hành lai phân tích cá thể đực F1 thì kết quả thu được sẽ như thế nào?
Câu 9. (1,5 điểm) Năm 2011, tiến sĩ Craig Venter và các cộng sự thuộc công ty gen nhân tạo Synthetic
Genomics đã khiến giới khoa học ngạc nhiên khi tuyên bố đã tạo ra sinh vật nhân tạo đầu tiên trên thế
giới, sinh vật nhân tạo này được đặt tên là Synthia. Synthia sinh trưởng bằng cách tiêu thụ khí CO 2 để tạo
ra thực phẩm, nhiên liệu và nhựa.
1. Nếu dựa vào nguồn cacbon để tổng hợp chất hữu cơ, Synthia thuộc nhóm tự dưỡng hay dị dưỡng?
Em có nhận định gì về vai trò có lợi của Synthia?
2. Có quan điểm cho rằng, khi phát triển nhóm sinh vật này sẽ làm thay thế các loài thực vật trên Trái
Đất trong tương lai, theo em điều đó có lợi cho con người không? Giải thích?
---------- HẾT ----------
Ghi chú: Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:…………………………………………. Số báo danh: ……………………
Chữ kí giám thị 1: …………………………. Chữ kí giám thị 2: ……………………………..
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP THÀNH PHỐ
THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM HỌC 2015-2016
Khóa ngày 28 tháng 01 năm 2016

HƯỚNG DẪN CHẤM


MÔN: SINH HỌC - THPT
Câu Nội dung trả lời Điểm
1 - Sơ đồ minh họa “Các giai đoạn của hô hấp nội bào”. 0,5
(2,0đ - Hoàn thành bảng:
) Các giai đoạn Vị trí xảy ra Nguyên liệu Sản phẩm
Đường phân Tế bào chất Glucozơ, ATP, ADP, Axit pyruvic, ATP,
NAD. NADH. 0,5
Chu trình Crep Chất nền ti thể Axit pyruvic, ADP, ATP, NADH, FADH2,
NAD, FAD CO2. 0,5
Chuỗi chuyền Màng trong ti
NADH, FADH2, O2. ATP, H2O.
electron thể 0,5
2 Phân biệt giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:
(1,5đ Tiêu chí
Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính
) phân biệt
Cơ sở tế 0,5
Nguyên phân. Giảm phân, thụ tinh và nguyên phân.
bào học
Các thế hệ con mang đặc Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền
Đặc điểm điểm di truyền giống nhau và của cả bố và mẹ, có thể xuất hiện tính 1,0
di truyền giống mẹ. trạng mới.
Ít đa dạng về di truyền. Có sự đa dạng di truyền cao hơn.
3 1.- Phản xạ là phản ứng trả lời kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh. 0,25
(1,0đ - Chiều hướng tiến hóa: Hệ thần kinh dạng lưới Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch Hệ 0,25
) thần kinh dạng ống.
2. Phân tích cung phản xạ theo sơ đồ:
- Khi ngón tay bị kích thích, luồng xung thần kinh theo dây thần kinh cảm giác về trung 0,25
ương thần kinh.
- Trung ương thần kinh tiếp nhận, phân tích, tổng hợp, tạo luồng xung thần kinh theo 0,25
dây thần kinh vận động đến cơ quan trả lời (cơ ngón tay) làm ngón tay co lại.
4 * Tính đặc trưng của ADN được thể hiện ở:
(2,0đ - Số lượng và trình tự các nucleotit trong ADN. 0,25
) - Hàm lượng ADN trong tế bào (Ví dụ hàm lượng ADN trong tế bào sinh dưỡng của 0,25
người là 6,6.10-12g).
0,25
- Tỉ lệ giữa các baz:
* Tính không đặc trưng của ADN: 0,25
- Cấu trúc mạch xoắn kép. 0,25
- Cấu tạo của các đơn phân. 0,25
- Các liên kết dọc (dieste), liên kết ngang (hydro). 0,25
- Nguyên tắc bổ sung giữa các cặp baz. 0,25

- Tỉ lệ giữa các baz: .


5 1. Phép lai trên gọi là lai thuận nghịch. 0,25
(2,5đ Ý nghĩa của phép lai thuận nghịch: Nhằm xác định tính trạng nghiên cứu do gen nằm 0,75
) trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính hay do gen trong tế bào chất qui
định.
2. Kết quả có thể có của 2 phép lai đang khảo sát: 0,5
- Hai phép lai có kết quả giống nhau: Tính trạng màu sắc thân do gen nằm trên nhiễm
sắc thể thường chi phối.
- Hai phép lai có quả khác nhau (theo kiểu tỉ lệ phân li kiểu hình ở hai giới đực và cái 0,5
khác nhau): Tính trạng màu sắc thân do gen trên nhiễm sắc thể giới tính chi phối. 0,5
- Hai phép lai đều có kết quả: Kiểu hình của con luôn giống mẹ Màu sắc thân do gen
tế bào chất chi phối.
6 1. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen có liên quan đến một (hoặc một 0,25
(3,0đ vài) cặp nucleotit, xảy ra tại một điểm nào đó của gen.
) Sự thay đổi số liên kết hydro do đột biến gen gây ra:
- Các dạng đột biến làm tăng số liên kết hydro: Thêm cặp nucleotit hoặc thay thế cặp 0,25
nucleotit A-T bằng cặp nucleotit G-X.
- Các dạng đột biến làm giảm số liên kết hydro: Mất cặp nucleotit hoặc thay thế cặp 0,25
nucleotit G-X bằng cặp nucleotit A-T.
- Các dạng đột biến không làm thay đổi số liên kết hydro: Thay thế cặp nucleotit cùng 0,25
loại; hoặc đảo vị trí giữa cặp nucleotit này với cặp nucleotit khác.
2.1.
* Số lượng từng loại nucleotit của gen: 0,25
Theo đề: Chiều dài của gen (L) = 0,255 = 2550A0 = 3,4A0xN/2 Số lượng từng
loại nucleotit của gen (N): N = 2A + 2G = 1500 (Nu) (1)
Theo NTBS: G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđro (và ngược lại) Số liên kết hidro
giữa các cặp G - X = 3G = 1200 G = 1200/3 = 400 (2)
Thay (2) vào (1), tính ra ta được: A = 350
Số lượng từng loại nucleotit của gen là: A = T = 350 (Nu); G = X = 400 (Nu)
* Số từng loại nucleotit của mARN:
0,25

mA = 117; mU = 350 - 117 = 233

Tương tự, mG = 3x57 = 171, mX =


400 - 171 = 299
Số lượng từng loại nucleotit của mARN là: mA = 117; mU = 233; mG = 171, mX=
299
* Chú ý: Nếu học sinh dựa vào tổng số nucleotit của gen để tính thì không cho điểm
(vì khi đó, kết quả chưa phù hợp với đề bài)
2.2. Số liên kết cộng hóa trị có trong gen:
- Mỗi nucleotit có 1 liên kết cộng hóa trị giữa nhóm photphat với phân tử đường tại vị trí 0,25
5’ Số liên kết hóa trị có trong các nucleotit của gen là N = 750.
- Giữa hai nucleotit đứng liền nhau trên một mạch có 1 liên kết cộng hóa trị Số liên 0,25

kết hóa trị giữa các nucleotit của gen: (N-1)x2 = 1498.
0,25
Số liên kết hóa trị có trong gen là: 750 + 1498 = 2248 (liên kết).
2.3.
- Số liên kết hydro của gen B: 2A + 3 G = 1900.
0,25
- Theo đề: Số liên kết hydro của gen b = 1899, ít hơn số liên kết hydro của gen B là 1
Gen B bị đột biến dạng thay thế cặp G-X (3 liên kết hydro) bằng cặp A- T (2 liên kết
hydro).
0,25
- Số lượng từng loại nucleotit của gen b là: A = T = 351; G = X = 399.
- Số lượng từng loại nucleotit môi trường cung cấp cho gen b nhân đôi 2 lần là: A cc = Tcc
0,25
= 351(22 - 1) = 1053; Gcc = Xcc = 399(22 - 1) = 1197
7 1. Thực chất của nguyên phân là quá trình phân bào nguyên nhiễm, vì
(3,0đ Trong nguyên phân:
) - Nhiễm sắc thể nhân đôi ở kỳ trung gian thành nhiễm sắc thể kép và giữ nguyên trạng 0,25
thái đến kỳ giữa.
- Đến kỳ sau hai cromatit của nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động 2 nhiễm sắc thể 0,25

đơn và phân li về 2 cực của tế bào Mỗi cực tế bào có một nhóm nhiễm sắc thể bằng
với số nhiễm sắc thể của tế bào ban đầu.
0,25
- Đến kỳ cuối nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái đơn, bắt cặp đồng dạng, tế bào chất phân
chia thành hai tế bào mới, mỗi tế bào mới có số lượng nhiễm sắc thể bằng với số nhiễm
sắc thể của tế bào ban đầu.
0,25
Một tế bào ban đầu (2n) nguyên phân sẽ tạo 2 tế bào mới, mỗi tế bào cũng có 2n
nhiễm sắc thể.
Vậy thực chất đây là quá trình phân chia tế bào nhưng nhiễm sắc thể ở tế bào mới được
giữ nguyên số lượng như tế bào ban đầu (Còn gọi là phân bào nguyên nhiễm).
2.1. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào và số hợp tử được hình thành 0,25
Tại vùng sinh sản, tế bào tham gia quá trình nguyên phân; quá trình nguyên phân tạo ra
các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống với tế bào ban đầu (AaBbDdXY).
Theo đề: Tại vùng sinh sản có 512 tế bào có chứa nhiễm sắc thể Y, có nghĩa là có 512 tế 0,25
bào con được tạo ra từ 2 tế bào sinh dục đực sơ khai.
Mỗi tế bào sinh dục đực sơ khai tạo ra 256 = 28 tế bào con Mỗi tế bào sinh dục 0,25
đực sơ khai nguyên phân 8 lần.
Theo đề: Tất cả các tế bào con đều trở thành tế bào sinh tinh trùng; Mỗi tế bào sinh tinh 0,25

trùng giảm phân tạo được 4 tinh trùng Số tinh trùng được tạo thành: 512x4 = 2048.
Trong đó có 50% tinh trùng mang nhiễm sắc thể X; 50% tinh trùng mang nhiễm sắc thể
Y.
0,25
Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25% Số tinh trùng tham gia thụ tinh là:
128 Số hợp tử tối đa mang nhiễm sắc thể XX là 64 (hợp tử).
2.2. Số lượng nhiễm sắc thể thường mà môi trường cung cấp
Số nhiễm sắc thể thường có trong bộ nhiễm sắc thể của ruồi giấm là 8-2 = 6.
0,25
Số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho 2 tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân
là: 2x6x(28 - 1) = 3060 (nhiễm sắc thể).
Mỗi tế bào sinh tinh trùng giảm phân môi trường phải cung cấp 6 nhiễm sắc thể thường
0,25
Số nhiễm sắc thể thường môi trường cung cấp cho giảm phân của 512 là: 512x6 =
3072 (nhiễm sắc thể). 0,25
Vậy: Tổng số nhiễm sắc thể thường mà môi trường cung cấp là: 3060 + 3072 = 6132
(nhiễm sắc thể).
8 Theo đề: P: ♀cánh xẻ, thân xám, mắt đỏ x ♂cánh nguyên, thân đen, mắt trắng, F1: 0,25
(3,5đ 100% cánh xẻ, thân xám, mắt đỏ P có KG đồng hợp (AABBX DXD) x (aabbXdYd), F1
) dị hợp về 3 cặp gen (AaBbXDXd) và (AaBbXDYd).
1. Xét 2 cặp gen qui định kiểu cánh và màu sắc thân, theo đề: Ở F2 có 13600 cá thể cánh
xẻ, thân đen (A-bb) trong tổng số 85000 cá thể thu được.
0,25
Tỉ lệ KG (A-bb) = 13600/85000 = 0,16 0,1875 Hai cặp gen qui định kiểu cánh
và màu sắc thân cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể và có xảy ra hoán vị gen, di truyền
theo qui luật hoán vị gen;
0,5

KG của P: x F1: ,
2.
Gọi x là tỉ lệ giao tử (F1) AB = ab Ab = aB = (1/2 - x)
Do F1 giao phối với nhau
Ở F2 (A-bb) = 1AAbb + 2Aabb = AbxAb + 2Abxab = (1/2 - x)2 + 2(1/2 - x)x = 1/4 -
x + x2 + x - 2x2 = 1/4 - x2 = 0,16 x2 = 0,09 x = 0,3 = 30%> 25% AB và ab là
1,0
giao tử do liên kết gen tạo ra F1 có KG và TS HVG là:

0,25

KG của con đực F1 là (cánh xẻ, thân xám, mắt đỏ)


Sơ đồ lai phân tích đực F1: 0,5

(xẻ, xám, đỏ) x (nguyên, đen, trắng)


G: 15%ABXD, 15%abXD, 10%AbXD, 10%aBXD abXd 0,25
15%ABY , 15%abY , 10%AbYd, 10%aBY
d d d

Fb: (30% , 30% , 20% , 20% )(1/2XDXd , 1/2XdYd)

0,5
= 15% XDXd (xẻ, xám, đỏ) : 15% XDXd (nguyên, đen, đỏ) : 10% XDXd (xẻ,
đen, đỏ) :

10% XDXd (nguyên, xám, đỏ) : 15% XdYd (xẻ, xám, trắng) : 15% XdYd

(nguyên, đen, trắng) : 10% XdYd (xẻ, đen, trắng) : 10% XdYd (nguyên, xám,
trắng).
9 1. Nếu dựa vào nguồn cacbon để tổng hợp chất hữu cơ, Synthia thuộc nhóm tự dưỡng. 0,25
(1,5đ - Vai trò có lợi của Synthia: Nếu sử dụng sinh vật nhân tạo (Synthia) một cách hợp lý sẽ 0,25
) làm giảm hiệu ứng nhà kính.
2. Khi phát triển Synthia làm thay thế các loài thực vật trên Trái Đất trong tương lai sẽ 0,25
không có lợi cho con người, vì:
- Synthia là sinh vật biến đổi gen, không nhả O2' chúng phát triển mạnh sẽ tiêu diệt, lấn 0,5
át các loài sinh vật tự nhiên khác, phá vỡ quy tắc cạnh tranh tự nhiên.
- Thực vật tự nhiên không thể thiếu đối với con người và Trái Đất. 0,25
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH LỚP 12 THPT
KIÊN GIANG NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: SINH HỌC
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian:180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi thứ nhất: 11/9/2015
(Đề thi có 02 trang, gồm 10 câu)
Câu 1. (2,0 điểm) Những phát biểu sau là đúng hay sai và hãy giải thích?
a) Bộ máy Gôngi có chức năng tiêu hóa nội bào và tham gia phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn
thương.
b) O2 và CO2 được vận chuyển qua màng tế bào qua các kênh prôtêin xuyên màng và cần tiêu tốn năng
lượng.
c) Trong pha sáng của quang hợp đã tạo ra các sản phẩm: ATP, NADP và O 2. Các sản phẩm này đều
được sử dụng trong pha tối để tổng họp chất hữu cơ.
d) Ađênôzin triphôtphat (ATP) là hợp chất cao năng duy nhất cung cấp năng lượng trong tế bào.
e) Hóa tổng hợp là khả năng ôxi hóa một số chất hữu cơ để lấy năng lượng sử dụng cho việc tổng hợp
cacbohiđrat.
g) Ở vi sinh vật, dựa vào nguồn cung cấp CO2 người ta phân biệt có 4 kiểu dinh dưỡng.
h) Vi khuẩn E.coli có thời gian thế hệ (g) là 20 phút ở nhiệt độ 40°C. No = 10 6 thì sau 3 giờ số lượng tế
bào là: 9x106.
i) Một loài có bộ NST 2n =14. Khi quan sát tế bào của loài này đang phân bào dưới kính hiển vi, một
học sinh đếm được 7 nhiễm sắc thể kép đang tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Bạn cho
rằng tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân. Biết rằng không có đột biến xảy ra.
Câu 2. (2,0 điếm)
a) Một học sinh tiến hành thí nghiệm xác định sự có mặt của một số nguyên tố khoáng trong tế bào. Sau
khi thí nghiệm bạn đã ghi lại kết quả quan sát nhưng chưa ghi được nhận xét vào phiếu. Em hãy giúp bạn
ghi nhận xét và kết luận vào phiếu sau:
Ông nghiệm Hiện tượng xảy ra Nhận xét và kết luận
+ thuốc thử
1. Dịch mẫu + Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu trắng,
bạc nitrat. chuyển màu đen lúc để ngoài ánh sáng
một thời gian.
2. Dịch mẫu + Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu trắng
bari clorua.
3. Dịch mẫu + Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu trắng
amôn-magiê.
4. Dịch mẫu + Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu trắng
amôni ôxalat.
b) Hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm nhuộm đơn và quan sát tế bào nấm men?
Câu 3. (2,0 điểm)
a) Trình bày những diễn biến cơ bản của các kì ữong quá trình nguyên phân? Vỉ sao nói nguyên phân là
hình thức phân bào nguyên nhiễm?
b) Sự biến đổi hình thái của nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào có ý nghĩa gì?
Câu 4. (2,0 điểm). Trong các bào quan của tế bào nhân thực, những bào quan nào có cấu trúc màng kép?
Lập bảng so sánh cấu trúc và chức năng của hệ thống màng kép của các bào quan dó.
Câu 5. (2,0 điểm). Một học sinh khi học về vi sinh vật đã nêu lên một số thắc mắc sau:
a) Vì sao Clamidia (vi khuẩn cực nhỏ) đã có cấu tạo tế bào nhưng vẫn sống kí sinh bắt buộc trong tế bào
nhân chuẩn?
b) Vì sao vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có ôxi không
khí?
c) Vì sao một số loài vỉ khuẩn có khả năng kháng thuốc?
d) Vì sao giai đoạn lên men rượu không nên mở nắp bình ủ rượu ra xem?
Bằng những kiến thức về vi sinh vật đã học, em hãy giúp bạn giải thích các thắc mắc trên.
Câu 6. (2,0 điểm). Bệnh đốm trắng ở tôm Sú là một dịch bệnh virut truyền nhiễm làm tôm chết hàng loạt.
Virut này có bộ gen là ADN và vật chủ là các loài tôm, cua. Hãy cho biết:
a) Đặc điểm cấu trúc và hoạt động sống của virut này?
b) Các con đường lan truyền bệnh của vi rút này?
c) Khi tôm bị bệnh có sử dụng kháng sinh penicilin để trị được không? Vì sao?
d) Khi ăn tôm bị bệnh, người ăn có bị bệnh không? Tại sao?
Câu 7. (2,0 điểm).
a) Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ được hình thành như thế nào?
b) Nêu đặc điếm của mao mạch phù hợp với chức năng của chúng. Giải thích tại sao bình thường ở
người chỉ có chừng 5% tổng số mao mạch là luôn có máu chảy qua.
Câu 8. (2.0 điểm).
a) Cân bằng pH nội môi là gì? Trong cơ thể có những hệ đệm chủ yếu nào và cơ chế điều hòa của mỗi
hệ đệm đó ?
b) Nêu đặc điểm, chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.
Câu 9. (2,0 điểm).
a) Về mặt cấu tạo, ống tiêu hoá của động vật ăn cỏ có gì khác biệt so với động vật ăn thịt?
b) Tại sao enzim pepsin của dạ dày phân giải được prôtêin trong thành phân thức ăn nhưng lại không
phân giải prôtêin của chính cơ quan tiêu hoá đó?
Câu 10. (2,0 điểm).
a) Đặc điểm của sự lan truyền xung thẩn kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin?
b) Đến tuổi dậy thì, cơ thể nam cũng như nữ có những thay đổi gì?
----------------HẾT----------------
Ghi chú:
• Thi sinh không được sử dụng tài liệu.
• Giám thị không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH LỚP 12 THPT
KIÊN GIANG NĂM HỌC 2015 - 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN: SINH HỌC
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 11/9/2015
(Đáp án có 05 trang)

Bài Nộỉ dung Điểm


Câu 1 Những phát biểu sau ỉà đủng hay sai và hãy giải thích?
(2,0đ) a. Sai. Vì bộ máy Gôngi có chức năng thu gom, biến đổi, bao gói và phân phối các 0,25đ
sản phẩm.
b. Sai. Vì O2 và CO2 được vận chuyển qua màng té bào bằng hình thức vận chuyển 0,25đ
thụ động, không tiêu tốn năng lượng.
c. Sai. Vì trong pha sáng của quang hợp đã tạo ra các sản phẩm: ATP, NADPH và O 2. 0,25đ
Và chỉ có ATP, NADPH được sử dụng trong pha tối để tổng hợp chất hữu cơ.
d. Sai. Vì trong tế bào, hợp chất cao năng cung cấp năng lượng ngoài ATP còn có 0,25đ
GTP, TTP,
e. Sai. Vì hóa tổng hợp là khả năng oxi hóa các chất của môi trường để tạo ra năng 0,25đ
lượng và một phần năng lượng tạo ra được vi khuẩn sử dụng cho việc tổng hợp
cacbohiđrat.
f. Sai. Vì ở vi sinh vật, dựa vào nguồn cung cấp năng lượng và nguồn cung cấp các 0,25đ
bon chủ yếu người phân biệt 4 kiểu dinh dưỡng.
g. Sai. Số lượng tế bào được tạo thành là: 29x106. 0,25đ
h. Sai. Vì tế bào đang ở kì giữa của giảm phân II. 0,25đ
Câu 2 a. Thí nghiệm xác định sự có mặt của một số nguyên tố
(2,0đ) Ổng nghiệm + Hiện tượng xảy ra Nhận xét và kết luận
thuốc thử
1. Dịch mẫu + Đáy ống nghiệm tạo kết tủa Trong mô có anion Cl- nên đã
bạc nitrat. màu trắng, chuyển màu đen kết hợp với Ag+ tạo ra AgCl 0,25đ
lúc để ngoài ánh sáng một
thời gian.
2. Dịch mẫu + Đáy ống nghiệm tạo kết tủa Trong mô có anion SO4 2- nên đã
bari clorua. màu trắng kết hợp với Ba2+ tạo nên BaSO4 0,25đ
3. Dịch mẫu + Đáy ống nghiệm tạo kết tủa Trong mô có PO43- nên đã thành
amôn-magiê. màu trắng kết tủa màu tráng phôtpho kép 0,25đ
amôn - magiê NH4MgPO4
4. Dịch mẫu + Đáy ống nghiệm tạo kểt tủa Trong mô có ion Ca2+ tạo nên 0,25đ
amôni ôxalat. màu trắng kết tủa Oxalat canxi màu trắng
b. Cách tiến hành nhuộm đơn và quan sát tế bào nấm men
- Dùng que cây lấy một giọt dung dịch lên men hoặc một giọt dung dịch bánh men 0,25đ
cho vào ống nghiệm đã có sẵn 5 ml nước cất, khuấy đều.
- Dùng que cấy lấy một giọt dung dịch này cho lên một phiến kính sạch, hong khô tự 0,25đ
nhiên.
- Dùng pipet nhỏ một giọt fucsin vào vị trí dung dịch lên men khô. Để một phút rồi 0,25đ
nghiêng phiến kính đổ fucsin đi.
- Rửa sạch tiêu bản bằng nước cất, đem hong khô rồi đưa lên soi kính, lúc đầu ở vật 0,25đ
kính x10, sau đó là x40.
Câu 3 a. Trình bày những diễn biến cơ bản của các kì trong quá trình nguyên phân? Vì
(2,0đ) sao nói nguyên phân là hình thức phân bào nguyên nhỉễm?
- Kì đầu: Thoi phân bào xuất hiện, màng nhân tiêu biến, các NST kép co xoắn và đính 0,25đ
vào các sợi của thoi phân bào ở tâm động.
- Kì giữa: các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích 0,25đ
đạo của thoi phân bào.
- Kì sau: 2 crômatit của mỗi NST kép tách nhau ở tâm động hình thành 2 nhóm NST
đơn giống nhau sau đó chuyển động về 2 cực của tế bào (do sự co rút của thoi phân 0,25đ
bào).
- Kì cuối: Thoi phân bào tiêu biến, màng nhân xuất hiện, NST dãn xoắn trở về dạng
sợi mảnh. 0,25đ
- Nguyên phân là hình thức phân bào nguyên nhiễm vì nó đảm bảo cho 2 tê bào con
được tạo ra có nguyên bộ NST như ở tế bào mẹ. 0,25đ
b. Sự biến đổỉ hình thải cùa nhiễm sắc thề trong chu kì tế bào có ý nghĩa gì?
- Ở kì trung gian, ban đầu NST ở dạng sợi đơn dài mảnh tạo thuận lợi cho việc tổng 0,25đ
hợp ARN, prôtêin (pha G1) và sự tái bản ADN, nhân đôi NST (ở pha S).
- Khi bước vào nguyên phân, NST kép bắt đầu co ngắn, đóng xoắn. Ở kì giữa NST co
ngắn và đóng xoắn cực đại để dễ dàng xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo giúp sự 0,25đ
phân li đồng đều của NST cho 2 tế bào con.
- Khi các NST đơn phân li về 2 cực tế bào thì nó lại bắt đầu dãn xoắn, nhờ đó khi 0,25đ
bước vào kì trung gian lại lặp lại như trên.
4 a. Trong các bào quan của tế bào nhân thực, những bào quan nào có cấu trúc
(2,0 đ) màng kép? Lập bảng so sánh cấu tạo, chức năng của hệ thống màng kép của các
bào quan đó.
- Trong các bào quan của tế bào nhân thật, những bào quan có cấu trúc màng kép là: 0,5đ
Ti thể, lục lạp và nhân
- Lập bảng so sánh:
Vấn đề Màng ti thể Màng lục lạp Màng nhân
Cấu trúc Màng kép, màng Màng kép, màng Màng kép có nhiều
trong tạo nên các tilacoit chứa lỗ 0,75
mào chứa chuỗi clorophyl, chuỗi
truyền điện tử truyền điện từ
Chức năng Chuyển hóa năng Chuyển hóa năng Vận chuyển chất
lượng có trong các lượng ánh sáng thành giữa nhân và tế bào
chất dinh dưỡng năng lượng tích lũy chất (các ARN, 0,75
thành năng lượng trong ATP và prôtêin, ribôxôm,...)
ATP trong hô hấp NADPH, cung cấp
hiếu khi cho
phản ứng tối của
quang hợp
5 Giải đáp thắc mắc giúp bạn.
a. Vì chúng có hệ thống enzim không hoàn chỉnh, thiếu các enzim tham gia vào quá 0,5đ
trình trao đổi chât sinh năng lượng, do đó bắt buộc phải kí sinh bắt buộc trong tế bào
sinh vật nhân chuẩn.
b. Vì chúng không có enzim catalaza và một số enzim khác do đó không thể loại bỏ 0,5đ
được các sản phẩm oxi hóa cho tế bào như H2O2.
c. Vì những vi khuân này có chứa plasmit kháng thuốc. Plasmit này chứa gen có khả
năng sinh ra enzim phân hủy một số chất kháng sinh => kháng sinh mất tác dụng với 0,5đ
vi khuẩn đó.
d. Vì lên men rượu nhờ vào sự tham gia của nấm men. Nấm men là sinh vật kị khí
không bắt buộc. Do đó khi không có oxi, nấm men gây nên hiện tượng lên men rượu
biến glucôzơ thành CO2 và rượu êtylic. Khi có đủ oxi, nấm men oxi hóa glucôzơ 0,5đ
thành CO2 và H2O. Vì vậy giai đoạn lên men rượu, nếu mở nắp bình ra oxi sẽ tràn vào
bình, glucôzơ bị oxi hóa hoàn toàn làm cho rượu trở nên nhạt.
Câu 6 a. Đặc điếm cấu tạo và hoạt động sống
- Vi rút chưa có cấu tạo tế bào, cấu trúc đơn giản chỉ gồm lõi ADN và vỏ Prôtêin. 0,25đ
(2,0đ) - Là thể kí sinh bắt buộc, chỉ có thể tạo bản sao các phần tử virut mới bên trong tế bào 0,25đ
vật chủ bằng cách sử dụng bộ máy sinh tổng hợp của tế bào vật chủ.
b. Con đường lan truyền:
- Từ tôm mẹ sang ấu trùng và tôm con. 0,25đ
- Từ các vật chủ khác trong tự nhiên (ao nuôi) 0,25đ
c. Không 0,25đ
Vì Penicilin ức chế tổng hợp thành peptidoglican ở vách tế bào, nhưng thành phần 0,25đ
này
không có ở virut.
d. Không 0,25đ
Vì người không phải là vật chủ của virut nên virut không xâm nhiễm và gây bệnh cho 0,25đ
người
Câu 7 a. Điện thế nghỉ là gì? Đỉện thế nghỉ được hình thành như thế nào?
(2,0đ) - Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ 0,25đ
ngơi, phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương.
- Điện thế nghỉ được hình thành chủ yếu là do:
+ Nồng độ ion kali bên trong cao hơn bên ngoài tế bào. 0,25đ
+ Các cổng kali mở (tính thấm chọn lọc đối với K +) nên các K+ ở sát màng tế bào
đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát mặt ngoài màng tế bào, làm 0,25đ
cho mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong màng tích điện âm.
+ Bơm Na - K vận chuyển K + từ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bào 0,25đ
giúp duy trì nồng độ K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào.
b. Nêu đặc đỉểm của mao mạch phù hợp với chức năng của chúng. Giải thích tại
sao bình thường ở người chỉ có chừng 5% tổng số mao mạch là luôn có máu
chảy qua?
- Mao mạch có đường kính rất nhỏ đủ chỉ để cho các tế bào hồng cầu di chuyển theo 0,25đ
một hàng nhằm tối đa hoá việc trao đổi các chất với dịch mô.
- Mao mạch chỉ được cấu tạo từ một lớp tế bào không xếp sít với nhau nhằm giúp cho 0,25đ
một số chất cần thiết và bạch cầu có thể dễ ra vào mao mạch nhằm thực hiện chức
năng vận chuyển các chất và bảo vệ cơ thể.
- Số lượng mao mạch trong các cơ quan là rất lớn, chỉ cần khoảng 5% số mao mạch 0,25đ
có máu lưu thông là đủ, số còn lại có tác dụng điều tiết lượng máu đến các cơ quan
khác nhau theo các nhu cầu sinh lý của cơ thể.
- Lượng máu tới các mao mạch được điều tiết bởi các cơ vòng ở đầu các động mạch 0,25đ
máu nhỏ trước khi tới lưới mao mạch.
Câu 8 a. Cân bằng pH nội môi là gì? Trong cơ thể có những hệ đệm chủ yếu nào và cơ
(2,0đ) chế điều hòa của mỗi hệ đệm đó?
- Cân bằng pH nội môi là điều hòa cân bằng axit - bazơ 0,25đ
- Trong cơ thể có những hệ đệm và cơ chế điều hòa:
+ Hệ đệm bicacbonat NaHCO3/ H2CO3 (HCO3/CO2)
HCO3- + H+ = H2CO3 0,25đ
CO2 + OH- = HCO3- - Chỉ cần 1 ý
+ Hệ đệm photphat Na2HPO4/ NaH2PO4 (HPO42- /H2PO4-)
HPO42-+ H+ = H2PO4- 0,25đ
H2PO4- + OH- = HPO42- + H2O - Chỉ cần 1 ý
+ Hệ đệm proteinat (Protein)
Khi môi trường pH tăng thì các gốc -COOH sẽ bị ion hóa giải phóng H+ 0,25đ
Khi môi trường pH giảm thì các gốc -NH2 sẽ nhận H+
Chi cần 1 ý
b. Nêu đặc điểm, chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thẩn kinh sinh
dưỡng. 0,25đ
- Hệ thần kinh vận động điều khiển hoạt động của các cơ vân trong hệ vận động, đó là
những hoạt động có ý thức (theo ý muốn) 0,25đ
- Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan (cơ quan
sinh dưỡng và cơ quan sinh sản), đó là những hoạt động tự động, không theo ý muôn.
+ Hệ thần kinh sinh dưỡng bao gồm: bộ phân thần kinh giao cảm và bộ phận thần 0,25đ
kinh đối giao cảm.
+ Hai bộ phận này hoạt động đối lập nhau, giúp điều hòa hoạt động của các nội quan, 0,25đ
đáp ứng nhu cầu của cơ thể đồng thời giữ thăng bằng cho hoạt động của các cơ quan
này.
Câu 9 a. Về mặt cấu tạo, ống tiêu hoá của động vật ăn cỏ có gì khác biệt so với động vật
(2,0đ) ăn thịt?
- Ở miệng có răng cửa và răng nanh thân to, chân rộng giúp gặm thức ăn, răng hàm và
răng cạnh hàm phẳng có những đường gờ chạy từ trước đến sau giúp nghiền cỏ. 0,25đ
- Có nhiều vi sinh vật cộng sinh do đó mới có thể tiêu hoá được loại thức ăn khó tiêu
hoá nhất là xenlulôzơ. 0,25đ
- Ruột dài nên đoạn đường di chuyển của thức ăn trong ống tiêu hoá sẽ dài hơn, có đủ 0,25đ
thời gian để biến đổi và hấp thu loại thức ăn khó tiêu.
- Ống tiêu hoá có thể có sự biến đổi đặc trưng cho từng loài phù hợp với chức năng 0,25đ
tiêu hoá xenlulozơ.
b. Tại sao enzim pepsin của dạ dày phân giải được prôtêin trong thành phần
thức ăn nhưng lại không phân giải prôtêin của chính cơ quan tiêu hoá đó?
- Ở người bình thường, lót trong lớp thành dạ dày có chất nhầy bảo vệ. Chất nhầy này
có bản chất là glicôprotêin vả mucôpôlisaccarit do các tế bào cổ tuyến và tế bào niêm 0,25đ
mạc bề mặt của dạ dày tiết ra. Lớp chất nhầy trên có 2 loại:
+ Loại hoà tan: có tác dụng trung hoà một phần pepsin và HC1. 0,25đ
+ Loại không hoà tan: tạo thành một lớp dày 1 -1,5 mm bao phủ toàn bộ thành dạ dày. 0,25đ
Lớp này có độ dai, có tính kiềm có khả năng ngăn chặn sự khuếch tán ngược của H +
để tạo thành “hàng rào” ngăn tác động của pepsin-HCl.
- Ở người binh thưởng, sự tiết chất nhầy cân bằng với sự tiết pepsin-HCl, nên prôtêin 0,25đ
trong dạ dày không bị phân huỷ (dạ dày được bảo vệ).
Câu 10 a. Đặc điểm của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao
(2,0đ) miêlin?
- Xung thần kinh xuất hiện ở nơi bị kích thích sẽ lan truyền dọc theo sợi thần kinh. 0,25đ
- Bản thân xung thần kinh (điện thế hoạt động) không chạy trên sợi thần kinh mà nó
chỉ kích thích vùng màng kế tiếp làm thay đổi tính thẩm của màng ở vùng này và làm 0,25đ
xuất hiện xung thần kinh tiếp theo. Và cứ tiếp tục như vậy trên suốt dọc theo sợi dây
thần kinh.
- Nơi điện thế hoạt động vừa sinh ra, màng đang ở vào giai đoạn trơ tuyệt đối nên 0,25đ
không tiếp nhận kích thích. Do vậy xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều và
không bao giờ trở lại nơi đã đi qua.
- Nếu kích thích ở giữa sợi thì xung thần kinh đi theo cả hai chiều kể từ điểm xuất 0,25đ
phát
b. Đển tuổi dạy thì, cơ thể nam cũng như nữ có những thay đổi gì?
- Về vóc dáng cơ thể 0,25đ
- Sự phát triển của cơ quan sinh dục 0,25đ
- Sự phát triển của các yếu tố sinh dục phụ 0,25đ
- Sự thay đổi về mặt tâm sinh lí 0,25đ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH LỚP 12 THPT
KIÊN GIANG NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: SINH HỌC
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian:180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi thứ hai: 12/9/2015
(Đề thi có 02 trang, gồm 10 câu)
Câu 1. (2 điểm)
Quá trình chuyển hóa nitơ trong tự nhiên được mô tả trong sơ đồ sau:

Các số (1), (2), (3), (4) tương ứng với những quá trình nào trong chuyển hóa nitơ? Trong các quá trinh
trên, những quá trình nào cần sự xúc tác của enzim?
Câu 2. (2 điểm)
a) Hãy trình bày hiểu biết của em về nhân tổ phitôcrôm (chi phối sự ra hoa). Nền nông nghiệp laze đã sử
dụng công nghệ tiên tiến nào trong việc trống hoa theo ý muốn?
b) Vào khoảng đầu tháng 10 dương lịch, nông dân ở một số địa phương miền Nam đã dùng kĩ thuật thắp
đèn vào ban đêm cho cây Thanh Long ra hoa để thu hoạch quả trái vụ. Hãy giải thích cơ sở khoa học của
biện pháp này.
Câu 3. (2 điểm)
Để chứng minh hô hấp ở thực vật thải ra CO2, người ta bố trí thí nghiệm với 4 ống nghiệm như sau:
Ống 1 Ống 2 Ống 3 Ống 4
Axit piruvic + dịch Axit piruvic + ti thể Glucôzơ + ti thể Glucôzơ + dịch
nghiền tế bào nghiền tế bào
Để cả 4 ống nghiệm vào tủ ấm ở nhiệt độ thích hợp, sau một thời gian thì dùng máy để phát hiện khí
CO2 thoát ra. Theo em, ống nghiệm nào sẽ có khí CO2 thoát ra? Vì sao?
Câu 4. (2 điểm)
a) Vận động quấn vòng ở một số cây là kiểu cảm ứng gì? Hoạt động do di chuyển bộ phận nào của cây
và chịu tác động chủ yếu của hoocmon nào?
b) Tại sao muốn cắm hoa được tươi lâu thì trước khi cắm hoa vào lọ, cần cắt cánh hoa ngâm ở dưới
nước rồi cắm nhanh vào lọ hoa?
Câu 5. (2 điểm)
a) Những trường hợp nào gen không tạo thành cặp alen?
b) Bạn Sinh nói: chỉ có gen cấu trúc mới có các nuclêôtit tạo nên các bộ ba mã hóa cho chuỗi polipeptit.
Bạn Học đã chứng minh bạn Sinh phát biểu chưa chính xác, đồng thời giúp bạn Sinh phân biệt gen cấu trúc
và gen khác trong cơ thể. Bạn Học đã làm như thế nào?
Câu 6. (2 điểm)
a) Nhiễm sắc thể bảo quản thông tin di truyền bằng cách nào? Ý nghĩa của cấu trúc cuộn xoắn của
nhiễm sắc thể trong phân bào là gì? Một nuclêôxôm có cấu trúc như thế nào?
b) Tế bào lưỡng bội của ruồi giấm (2n = 8) có khoảng 2,83x10 8 cặp nuclêôtit. Nếu chiều dài trung bình
của nhiễm sắc thể ruồi giấm ở kì giữa khoảng 2 micrômét thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi bao nhiêu lần
so với chiều dài kéo thẳng của phân tử ADN?
Câu 7. (2 điểm)

Lai một cặp bố, mẹ có kiểu gen là ( x ) , thu được tỉ lệ loại kiểu hình có kiểu gen (A-
bbddee) ở thệ con là 3,848% . Biết mỗi gen chỉ qui định một tính trạng, tính trạng trội là hoàn toàn; quá
trình giảm phân hình thành giao tử không có đột biến nhưng có hoán vị gen ở Dd với tần số 20%; hoán vị
gen ở Bb với tần số chưa xác định được. Dựa vào dữ kiện bài toán, hãy xác định tần số hoán vị ở Bb.
Câu 8. (2điểm)
a) Lập luận để chứng tỏ rằng phát biểu: đột biến đa bội chỉ xảy ra ở thực vật, ít xảy ra ở động vật, là
không chính xác. Theo em, nên phát biểu lại như thế nào cho chính xác?
b) Các nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc sinh con mắc hội chứng Đao là do người
mẹ sinh con khi tuổi đã cao. Theo em, vì sao lại là do mẹ mà rất ít khi do người bố?
Câu 9. (2 điểm)
Lai ruồi giấm cái cánh chẻ với ruồi giấm đực cánh thường, ở F 1 thu được: 84 con ruồi cái cánh chẻ; 79
con ruồi cái cánh thường; 82 con ruồi đực cánh thường, Biết rằng tính trạng hình dạng cánh do một gen có
hai alen qui định, trong đó có một alen có khả năng gây chết. Quá trình giảm phân, thụ tinh diễn ra bình
thường. Hãy lập luận để gỉảỉ thích kết quả, từ đó viết sơ đồ lai biểu diễn phép lai trên.
Câu 10. (2 điểm)
Ở bướm tằm: cặp alen nằm trên nhiễm sắc thể thường có A qui định kén dài trội hoàn toàn so với alen a
qui định kén ngắn; cặp alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X (ở vùng không tương đồng với Y) có B qui
định kén màu vàng trội hoàn toàn với alen b qui định kén màu trắng. Khi quần thể cân bằng di truyền, thấy
tỷ lệ tằm kén ngắn là 9%; tỷ lệ tằm cái kén trắng là 40%. Hãy xác định tỷ lệ xuất hiện của tằm đực kén dài,
màu trắng trong quần thể về lý thuyết.
--------------HẾT--------------
Ghi chú:
• Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
• Giám thị không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG QUỐC GIA
KIÊN GIANG NĂM 2016
Môn: SINH HỌC
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian:180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 09/10/2015
(Đề thi có 02 trang, gồm 10 câu)
Câu 1. (2,0 điểm). Những nhận định sau là đúng hay sai? Em hãy làm rõ tại sao nhận định đó là đúng hay
sai.
a) Chỉ có tế bào thực vật và tế bào vi khuẩn mới có cấu trúc thành tế bào.
b) Nước vừa là nguyên liệu, vừa là sản phẩm của quá trình quang hợp.
c) Đa số tế bào có một nhân, cá biệt có loại tế bào có nhiều nhân hoặc không có nhân.
d) Một trong những điểm khác nhau giữa hô hấp kị khí và lên men là chất nhận electron cuối cùng.
e) Sinh trưởng của vi sinh vật được xem là sự tăng lên về khối lượng và kích thước của tế bào.
f) Thuốc kháng sinh pênicilin cỏ tác dụng hiệu quả đối với các bệnh do vi khuẩn Gram âm gây ra.
g) Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất được thực hiện theo 2 phương thức là: Vận chuyển thụ
động và vận chuyển chủ động.
h) Vi rút là loại tác nhân gây bệnh cho người, động vật và thực vật có kích thước nhỏ nhất.
Câu 2. (2,0 điểm).
a) Chất nền ngoại bào là gì? Nêu chức năng của chất nền ngoại bào.
b) Những bào quan nào của tế bào tham gia vào việc sản xuất và vận chuyển prôtêỉn ra khỏi tế bào? Hãy
nêu quá trình vận chuyển đó.
Câu 3. (2,0 điểm).
a) Một học sinh dùng một màng nhân tạo chỉ có 1 lớp phôpholipit kép để tiến hành thí nghiệm xác định
tính thấm của màng này với glixêrol và iôn Na + nhằm so sánh tính thấm của màng sinh chất. Dựa vào
những hiểu biết của mình, em hãy dự đoán kết quả và giải thích.
b) Bằng thao tác vô trùng, người ta cho 40ml dung dịch đường glucôzơ 10% vào hai bình tam giác cỡ
l00ml (kí hiệu là bình A và B), cấy vào mỗi bình 4ml dịch huyền phù nấm men bia (Saccharomyces
cerevisiae) có nồng độ 103 tế bào nấm men/1ml. Cả hai bình đều được đậy nút bông và đưa vảo phòng nuôi
cấy ở nhiệt độ 35°C trong 18 giờ. Tuy nhiên, bình A được để trên giá tĩnh còn bình B được lắc liên tục
(120 vòng/phút). Hãy cho biết sự khác biệt có thể có về mùỉ vị, độ đục và kiểu hô hấp cùa các tế bào nấm
men giữa hai bình A và B.
Câu 4. (2,0 điểm).
a) Tại sao trong đường ruột của người rất giàu chất dinh dưỡng, nhưng các vi khuẩn vẫn không thể sinh
trưởng với tốc độ cực đại? Tại sao nói “Dạ dày, ruột ở người là môi trường nuôi cấy liên tục đối với vi sinh
vật”?
b) Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn địch đặc hỉệu (về điều kiện để có miễn dịch và cơ chế
tác động).
Câu 5. (2,0 điểm). Phân biệt giữa đường phân với chu trình Crep về: Vị trí xảy ra, nguyên liệu, diễn biến,
sản phẩm và năng lượng tạo thành.
Câu 6. (2,0 điểm).
a) Người ta khẳng định rằng “Quang hợp là một quá trình mà tất cả sự sống trên trái đất này đều phụ
thuộc vào nó”. Băng những hiểu biết của mình về quang hợp em hãy chứng minh khẳng định trên.
b) RQ là gì và ý nghĩa của nó? Tại sao khi chúng ta hoạt động tập thể dục, thể thao thì các tế bào cơ lại
sử dụng đường glucôzơ để phân giải trong hô hấp hiếu khí mà không dùng mỡ để chuyển hóa nhằm tạo ra
nhiều ATP hơn?
Câu 7. (2,0 điểm). Một học sinh khi học về Sinh lý người và động vật đã nêu lên một số thắc mắc sau:
a) Tại sao khi người ta khóc, ngoài nước mắt còn kèm theo hiện tượng nước mũi chảy nhiều?
b) Vì sao nói sinh sản giao phối tiến hóa hơn sinh sàn tự phối?
c) Động vật có thể nhận biết, phân biệt được các kích thích khác nhau là do đâu?
d) Tại sao mề của gà hoặc chim khi mổ ra thường thấy có những hạt sỏi nhỏ? Chúng có tác dụng gì?
e) Nếu ta cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc thì nòng nọc có biến thái thành ếch được hay không?
f) Vì sao cơ chế điều hòa sinh tinh hay sinh trứng đều được thực hiện theo cơ chế ngược?
g) Vì sao trong ghép mô, dạng dị ghép lại không thể thành công?
h) Nhiều loài động vặt thuộc lớp thú có tập tính bảo vệ lãnh thố bằng cách nào?
Dựa vào nhừng hiểu biết của mình, em hãy trả lời thật ngắn gọn để giúp bạn học sinh giải đáp được các
thắc mắc nêu trên.
Câu 8. (2,0 điểm). Hoạt động của cơ tim và cơ vân khác nhau ở những điểm nào? Vì sao có những sự sai
khác đó.
Câu 9. (2,0 điểm). Hiện nay, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng tại các tỉnh,
thành phố trên cả nước. Ngày 28 tháng 9 năm 2015, Sở giáo dục và đào tạo Kiên Giang đã có công văn chỉ
đạo cho các đơn vị về việc phòng, chống bệnh sốt xuất hụyết. Là một học sinh với vai trò là một tuyên
truyền viên em hãy giúp mọi người hiểu biết về dịch bệnh này về: Tác nhân gây bệnh, đối tượng truyền
bệnh, sự nguy hiểm của bệnh, biểu hiện của bệnh và cách phòng bệnh sốt xuất huyết?
Câu 10. (2,0 điểm).
Theo dõi quá trình nguyên phân của 3 tế bào sinh dưỡng A, B, C trên một cơ thể sinh vật người ta thấy:
số nhiễm sắc thể đơn mà môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nguyên phân cùa 3 tế bào của loài
này gấp 11 lần số nhiễm sắc thể giới tính X có trong các tế bào con được sinh ra từ tế bào C; số lần nguyên
phân của 3 tế bào A, B, C lần lượt là 3 số nguyên liên tiếp vả lớn hơn không. Biết rằng bộ NST của các tế
bào A, B, C đều ở trạng thái chưa nhân đôi, giới tính của cơ thế sinh vật này được quy định bởi cặp nhiễm
sắc thể giới tính XX và không có đột biến xảy ra. Hãy xác định bộ NST lưỡng bội của loài sinh vật nói
trên.
---------------HẾT---------------
Ghi chú:
• Thí sình không được sử dụng tàỉ liệu.
• Giám thị không giàì thích gì thêm.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG QUỐC GIA
KIÊN GIANG NĂM 2016
ĐỀ THI CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN: SINH HỌC
Ngày thi: 09/10/2015
(Đáp án có 04 trang)

Câu Nội dung trả lời Điểm


1 * Chọn đúng sai và giải thích:
(2,0đ - a) Sai vì: Ngoài tế bào thực vật và tế bào vi khuẩn còn có tế bào của nhiều loại nấm có 0,25đ
) thành kitin.
- b) Đúng vì: Nước là nguyên liệu của pha sáng và là sản phẩm của pha tối (hoặc viết 0,25đ
phương trình quang hợp đềy đủ).
- c) Đúng vì: Đa số tế bào chi có một nhân, một số loại tế bào có nhiều nhân (tế bào 0,25đ
bạch
cầu đa nhân) hoặc có loại tế bào không có nhân (tế bào hồng cầu). 0,25đ
- d) Đúng vì: Chất nhận điện từ cuôi cùng của hô hấp kị khí là một số chất vô cơ, còn ở
lên men là các phân tử hữu cơ. 0,25đ
- e) Sai vì: Sinh trưởng ở vi sinh vật là sự gia tăng số lượng tế bào 0,25đ
- f. Sai vì: Pênicilin là loại thuốc khảng sinh thuộc nhóm có tác dụng ức chế tổng hợp
thành tế bào. Vi khuân Gram âm thành tế bào có ít peptidôglycan nên ít nhạy cảm với
pênicilin. 0,25đ
- g) Sai vì: Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất được thực hỉện theo 3 phương
thức là: Vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động và xuất nhập bào. 0,25đ
- h) Sai vì: Viroit và Prion là tác nhân gây bệnh cho người, động vật và thực vật có kích
thước nhỏ hơn virut.
2 a. Chất nền ngoại bào và chức năng:
(2,0đ - Chất nền ngoại bào là cấu trúc bên ngoài màng sinh chất của tế bào người và động vật 0,25đ
) - Được cấu tạo chủ yếu bằng các loại sợi glicôprôtêin kết hợp với các chất vô cơ và hữu 0,25đ
cơ khác nhau.
- Chất nền ngoại bào giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp 0,5đ
tế bào thu nhận thông tin
b. Các thành phần tham gia sàn xuất vá vận chuyển prôtêỉn qua màng sinh chất:
- Lưới nộỉ chất hạt (ribôxôm), gôngi, túi tiết và màng sinh chất. 0,25đ
- Prôtêin được tổng hợp tại ribôxôm trên lưới nội chất hạt sau đó được vận chuyển tới 0,25đ
bộ
máy gôngi bằng túi tiết. 0,5đ
- Tại gôngi, prôtêin được liên kết với một số chất khác sau đó được đóng gói trong túi
tiết đến màng sinh chất và được vận chuyển qua màng qua phương thức xuất bào.
3 a. Thí nghiệm xác định tính thấm của màng sinh chất nhân tạo:
(2,0đ - Glixêrol dễ dàng thấm qua màng lipit kép vì glixêrol là một chất tan trong lipit. 0,25đ
) - Iôn Na+ không thấm qua màng này vì Na + là một chất mang điện, nó không thể thấm 0,25đ
qua lipit mà chỉ có thể đi qua các kênh prôtein xuyên màng hoặc bơm prôtêin.
b. Giải thích thí nghiệm về hoạt động của nấm men bia:
- Bình thí nghiệm A có mùi rượu khá rõ và độ đục thấp hơn so vớỉ ở bình B. Trong bình 0,5đ
A để trên giá tĩnh thì những tế bào phía trên sẽ hô hấp hiếu khí còn tế bào phía dưới sẽ
có ít ôxi nên chủ yêu tiến hành lên men êtylic, theo phương trình giản lược sau:
Glucôzơ 2 êtanol + 2CO2 + 2ATP. Vì lên men tạo ra ít năng lượng nên tế bào sinh
trưởng chậm và phân chia ít dẫn đến sinh khối thấp, tạo ra nhiều êtanol.
- Bình thí nghiệm B hầu như không có mùi rượu, độ đục cao hơn bình thí nghiệm A:
0,5đ
Do để trên máy lắc thì ôxi được hoà tan đều trong bình nên các tế bào chủ yếu hô hấp
hiếu khí theo phương trình giản lược như sau: Glucôzơ + 6O 2 6H2O + 6CO2 +
38ATP. Nấm men có nhỉều năng lượng nên sinh trưởng mạnh làm xuất hiện nhiều tế
bào trong bình dẫn đến đục hơn, tạo ra ít êtanol và nhiều CO2.
- Kỉểu hô hấp của các tế bào nấm men ở bình A: Chủ yếu là lên men, chất nhận điện tử 0,25đ
là chất hữu cơ, không có chuỗi truyền điện tử, sản phẩm của lên men là chất hữu cơ
(trong
trường hợp này là etanol) tạo ra ít ATP. 0,25đ
- Kiểu hô hấp của các tế bào nấm men ở bình B: Chủ yếu là hô hấp hiếu khí, do lắc có
nhiều ôxi, chất nhận điện tử cuối cùng là oxi thông qua chuỗi truyền điện tử, tạo ra
nhiều ATP. Sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.
4 a. Sinh trưởng của VSV trong đường ruột của người:
(2,0đ - Vì trong đường ruột của người có nhiều VSV cạnh tranh với nhau và tiết ra các chất 0,25đ
) ức chế kìm hãm nhau.
- Các chất dinh dưỡng thường xuyên được bổ sung đồng thời lỉên tục thải ra các sản 0,25đ
phẩm dị hóa.
b. Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu:
Vấn đề Miễn dịch đặc hiệu Miễn dịch không đặc hiệu
Điều kiện - Xảy ra khi cỏ kháng nguyên - Là loại miễn dịch tự nhiên có tính
để có miễn xâm nhập bẩm sinh, không đòi hỏi phải có tiếp 0,5đ
dịch xúc với kháng nguyên
Cơ chê tác - Hình thành kháng thể làm - Ngăn cản không cho VSV xâm nhập
động cho kháng nguyên không hoạt vào cơ thể (da, niêm mạc, nhung mao 0,5đ
động được. đường hô hấp, nước mắt,...)
- Tế bào T độc tiết prôtêin - Tiêu diệt các VSV thâm nhập (thực
làm tan tế bào nhiễm khiến bào, tiết chất phân hủy,...) 0,5đ
VR không nhân lên được.
5 Phân biệt đường phân và chu trình Crep:
(2,0đ Giai đoạn Giai đoạn đường phân Chu trình Crep
) Vấn đề
Vị trí xảy ra Tế bào chất Chất nển ti thể 0,5đ
Nguyên liệu Glucôzơ Axit pyruvic 0,5đ
Diễn biến Biến đối Glucôzơ => Biển đổi axit pyruvic thành
thành axit pyruvic; ATP axêtyl- coenzim A => oxi hóa 0,5đ
và NADH tạo thành FADH2 và NADH;
ATP và CO2
Sản phẩm và năng 2 axit pyruvic, 2ATP và 2 CO2, 4ATP, 6NADH, 2FADH2 0,5đ
lượng NADH

6 a. Vai trò của quang hợp:


(2,0đ - Quang hợp tạo ra hầu như toàn bộ các chất hữu cơ trên trái đất. 0,25đ
) - Vì vậy người ta gọi thực vật vả một số vi sinh vật quang hợp là các sinh vật quang tự 0,25đ
dưỡng và luôn đứng đầu chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái.
- Hầu hết các dạng năng lượng sử dụng cho các quá trình sống của các sinh vật trên trái 0,25đ
đất (năng lượng hoá học tự do - ATP ) đều dược biến đổi từ năng lượng ánh sáng mặt
trời (năng lượng lượng tử) do quá trình quang hợp.
- Quang hợp giữ trong sạch bầu khí quyển: hấp thụ khí CO 2 và giải phóng khí O2 vào 0,25đ
khí quyển. Nhờ đỏ tỉ lệ CO2 và O2 trong khí quyển luôn được giữ cân bằng (CO2:
0,03%, O2:
21%), đảm bảo cuộc sống bình thường trên trái đất.
b. Hệ số hô hấp:
- RQ là kí hiệu của hệ số hô hấp: là tỉ số giữa phân tử CO 2 thải ra và số phân tử O2 lấy 0,25đ
vào khi hô hấp.
- RQ cho biết nguyên liệu đang hô hẩp là nhóm chất gì và trên cơ sở đó có thể đánh giá 0,25đ
tình trạng hô hấp.
- Nếu sử dụng nguyên liệu là mỡ để phân giải trong hô hấp thì sẽ sử dụng nhiều O 2 hơn
so với sử dụng glucôzơ. Khi hoạt động thể chất mạnh thì lượng oxi cung cấp cho tế bào 0,5đ
bị hạn chế bởi khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn nên lúc này tế bào cơ sẽ không sử
dụng mỡ để phân giải trong trường hợp oxi không được cung cấp đầy đủ.
7 Giúp bạn giải đáp một số thắc mắc:
(2,0đ a) Khi khóc ngoài nước mắt chảy nhiều còn kèm theo chảy nước mũi là do có ống lệ-
) mũi 0,25đ
thông giữa mắt với mũi. Khi khóc nước mắt chảy nhiều, một phần chảy ra ở mắt, một
phần khác chảy xuống mũi thông qua ống lệ-mũi. Thực tế nước trong mũi chảy ra chính
là nước mắt.
b) Giao phối tiến hóa hơn tự phốỉ vì có sự kết hợp giữa 2 giao tử khác nhau để hình 0,25đ
thành
hợp tử và phát triển thành cơ thể. Giao phối đã tạo ra nhiều biển dị tổ hợp ở đời con, do 0,25đ
đó sinh vật có khả năng thích nghi tốt hơn trong điều kiện sống thay đồi so với tự phối.
c) Do các kích thích khác nhau được các cơ quan thụ cảm tiếp nhận và mã hóa dưới
dạng
tần số xung thần kinh, loại tế bào hoặc vị ưí của các tế bào thụ cảm nhất định cảm nhận 0,25đ
và phân biệt được các kích thích khác nhau.
đ) Chim không có răng để nhai, nghiền nên các hạt sỏi giúp nghiền nhỏ thức ăn dễ dàng
nhờ cơ dày, khỏe, chắc của mề co bóp, chà xát thức ăn đã được làm mềm bởi dịch tiêu 0,25đ
hóa tiết ra ở diều 0,25đ
e) Nếu ta cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc thì nòng nọc sẽ không biến thái thành ếch bởi
vì không có tizôxin để kích thích biến thái (vì tuyến giáp sản sinh ra tizôxin). 0,25đ
f) Cơ chế điều hòa sinh tinh hay sinh trứng đều được thực hiện theo cơ chế ngược vì:
Ostrôgen và prôgesteron tác động thông qua vùng dưới đồỉ ức chế tiết FSH và LH
g) Vì mỗi cơ thể đều có tính miễn dịch đối với những prôtêin lạ (hàng rào sinh học). Do 0,25đ
đó khỉ mô lạ ghép vào cơ thể nhận, cơ thể nhận sẽ sản xuất những kháng thể để tiêu diệt
hoặc ức chế các tế bào của mô ghép.
h) Nhiều loàỉ động vật thuộc lớp thú, chúng dùng các chất tiết từ tuyến thơm, nước
tiểu,...
để đánh dấu và xác định vùng lãnh thổ.
8 a. Đỉểm khác nhau trong hoạt động của cơ tim và cơ vân:
(2,0đ Hoạt động của cơ tim Hoạt động của cơ vân
) - Cơ tim hoạt động theo quy luật “Tất cả - Cơ vân co phụ thuộc vào cường độ kích 0,5đ
hoặc không có gì”. thích (sau khi kích thích đã tới ngưỡng).
- Tim hoạt động tự động (không theo ý - Cơ vân hoạt động theo ý muốn. 0,25đ
muốn).
- Tim hoạt động theo chu kỳ (có thời gian - Cơ vân chỉ hoạt động khi có kích thích,
nghỉ đủ để bảo đảm phục hồi khả năng có thời gian trơ tuyệt đối ngắn (không 0,25đ
hoạt động do thời gian trơ tuyệt đối kéo theo
dài). chu kì).
b. Có sự sai khác đó là do:
- Nguyên nhân chủ yếu của sự sai khác trong hoạt động của cơ tim và cơ vân là do cấu 0,25
tạo cơ tim khác cơ vân.
- Sợi cơ tim ngắn, phân nhánh và nối với nhau bằng các đĩa nối tạo nên một khối hợp 0,25
bào, khi cơ tim đạt ngưỡng kích thích thì lập tức co và co toàn bộ.
- Tế bào cơ vân là các tế bào riêng lẻ, có ngưỡng kích thích khác nhau. Khi kích thích
nhẹ thì các tế bào có ngưỡng kích thích thấp sẽ trả lời bằng cách co rút, số tế bào tham 0,25
gia ít. Khi kích thích mạnh thì các tế bào có ngưỡng kích thích thấp và cao đều trả lời,
do đó số tế bào co cơ tham gia nhiều hơn.
9 Bệnh sốt xuất huyết:
(2,0đ - Tác nhân gây bệnh: sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành 0,25đ
) dịch do vi rút dengue gây ra.
- Tác nhân truyền bệnh: Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó 0,25đ
truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
- Sự nguy hỉểm của bệnh:
+ Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắcxin phòng bệnh. 0,25đ
+ Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết
sức khó khăn, có thê gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.
- Sự biểu hiện của bệnh:
+ Bệnh có dấu hiệu sốt trên 39°C, sốt cao liên tục, vật vã, li bì, đau đầu, đau cơ, mệt 0,25đ
mỏi, chán ăn, có thể kèm theo đau bụng (ói mửa) chân tay lạnh, chảy máu mũi, máu
răng, đi ngoài ra máu.
+ Sau 2-3-ngày sau có thể có những ốòt xuất huyết ngoài da, nguy hiểm nhất là xuất
huyết trong nội tạng. Một số trưởng hợp nặng có thể dẫn đến tử vong
- Cách phòng bệnh sốt xuất huyết:
+ Cách phòng bệnh tổt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. 0,25đ
+ Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quông/bọ gậy bằng cách: Đậy kín tất cả các
dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thả cá hoặc mêzô vào các dụng cụ
chứa nước lớn (bể, giêng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy; thau rửa các dụng cụ 0,25đ
chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp...) hàng tuần; thu gom, hủy các vật dụng phế thái trong
nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mành lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe
cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không
dùng đến; bỏ muổi hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước
bình hoa/bình bông. (Chỉ cần nêu được 3 trong số các biện pháp trên)
+ Phòng chống muỗi đốt: Mặc quần áo dài tay; ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày;
dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...; dùng rèm 0,25đ
che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi; cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh
muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
+ Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, 0,25đ
chống dịch.
10 - Gọi bộ NST Iưỡng bội của loài là 2n, gọi sổ lần nguyên phân của tể bảo C lả x.
(2,0đ => Sổ lần nguyên phân của tể bào B là (x-1), số lẩn nguyên phân của tế bào A là (x -2). 0,25đ
) - Số tế bào con của tể bào C tạo ra qua x lần nguyên phân sẽ là: 2 x => số tế bào con của 0,25đ
tế bào B là 2x - 1; Số tể bào con của tế bào A là 2x-2.
- Điều kiện: n và x nguyên dương và x >2.
- Theo bài ra ta có phương trinh sau: 2n(2x + 2x-1 + 2xx-2 - 3) = 11.2.2x (1) 0,25đ
- Xét vế trái của phương trình, biểu thức (2 x + 2x-1 + 2xx-2 - 3) phải là số lẻ và tương ứng 0,25đ
với số lẻ duy nhẩt của vế phải là 11. Ta có:
(2x + 2x-1 + 2xx-2 - 3) = 11
2x + 2x-1 + 2xx-2 = 14
2x-2(22 + 21 + 1) = 2.7
2x-2 = 2 =>x = 3 0,5đ
- Thay x = 3 vào (1) ta có: 2n(2 3 + 22 + 21 - 3) = 11.2.23=> 2n = 16. Vậy bộ NST lưỡng 0,5đ
bội của loài là 2n = 16.

Lưu ý:
- Thí sinh có thể trình bày không theo trình tự nhưng đủ ý cơ bản vẫn cho điểm tôi đa.
- Trường hợp thí sinh trình bày không đủ ý cơ bản thì cần xem xét để trừ điểm so với mức điểm tối đa cho
từng nội dung.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG QUỐC GIA
KIÊN GIANG NĂM 2016
Môn: SINH HỌC
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian:180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 10/10/2015
(Đề thi có 02 trang, gồm 10 câu)
Câu 1. (2,0 điểm)
a) Theo dõi quá trình tự nhân đôi của một ADN, người ta thấy có 80 đoạn Okazaki, 90 đoạn mồi. Bằng
kiến thức di truyền đã học hãy biện luận để xác định ADN trên thuộc dạng nào? Có ở sinh vật nào?
b) Cấu trúc các đơn phân của ADN và ARN giống và khác nhau như thế nào? Nguyên tắc bổ sung giữa
các bazơ nitric được thể hiện và có ý nghĩa như thế nào trong cấu trúc của phần tử ADN?
Câu 2. (2,0 điểm)
a) Ở một loài thực vật, các gen trên một nhiễm sắc thể đều liên kết hoàn toàn, khi tự thụ phấn nó có khả
năng tạo đưọc 16384 kiểu tổ hợp giao tử. Trong một thí nghiệm, người ta thu được một số hợp tử. Sau đó,
1/3 số hợp tử nguyên phân 3 lân liên tiếp; 1/2 số hợp tử nguyên phân 2 lần liên tiếp, số còn lại chỉ qua 1 lần
nguyên phân. Sau khi nguyên phân, tổng số nhiễm sắc thể của tất cả các tế bào con được tạo thành bằng
1260. Tính số noãn được thụ tinh.
b) Nếu tế bào sinh hạt phấn của loài trên khi phát sinh giao từ không xảy ra đột biến, mỗi cặp NST
tương đồng đều có cấu trúc khác nhau, có trao đổi chéo xảy ra tại 1 điểm trên 2 cặp NST, trao đổi chéo tại
2 điểm không đồng thời trên 3 cặp NST và trao đổi chéo tại hai điểm xảy ra đồng thời trên 1 cặp NST thì
tối đa xuất hiện bao nhiêu loại giao tử?
c) Giả sử đột biến lệch bội xảy ra ở loài thực vật trên, xác định: Có bao nhiêu trường hợp thể 1 kép có
thể xảy ra? Có bao nhiêu trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến: thể 0, thể 1 và thể 3?
Câu 3. (2,0 điểm)
Phitôcrôm là một loại sắc tố tham gia vào quang chu kỳ. Phitôcrôm tồn tại ở hai dạng: P660 hấp thụ ánh
sáng đỏ; P730 hấp thụ ánh sáng đỏ xa. Một thí nghiệm nghiên cứu sự ra hoa của cây bị ảnh hưởng ra sao
bởi các chớp sáng khác nhau [trắng (W), đỏ (R), đỏ xa (FR)] trong giai đoạn tối hoặc trong tối ở giai đoạn
sáng của sự phát triển thực vật. Hình dưới đây cho biết các kết quả thí nghiệm.

(Chú thích: Critical ninght length = Độ dài đêm tới hạn; Darkness = thời gian che tối)
a) Loài thực vật này là cây ngày ngắn hay cây ngày dài? Giải thích.
b) Vì sao cây ở thí nghiệm 7, 9 ra hoa, còn cây ở thí nghiệm 6, 8 không ra hoa?
Câu 4. (2,0 điểm)
a) Cho các dấu hiệu sau:
1 - Lá màu vàng nhạt, mép ỉá màu đỏ cỏ nhiều chấm đỏ trên bề mặt lá.
2 - Lá có màu xanh nhạt và hóa vàng, xuất hiện bắt đầu từ lá non nhất, sinh truởng rễ bị tiêu giảm.
3 - Gân lá màu vàng rồi sau đó cả lá có màu vàng, rồi rụng nhanh chóng.
4 - Lá có màu vàng biểu hiện ở lá già trước,
Hãy xác định dấu hiện nào ở trên là sự biểu hiện thiếu một trong các nguyên tố khoáng đa lượng sau:
Mg, Fe, N, S, K, P?
b) Viết phương trình phương trình đơn giản nhất của quá trình quang họp và tính số mg CO2 cần thiết
để tạo ra hạt thóc có khối lượng là 25 mg?
c) Nếu giả định trong sự quang hợp của cây, CO2 chứa oxi phóng xạ, sản phẩm nào sẽ bị nhiễm phóng
xạ? Vẽ sơ đồ minh họa?
Câu 5. (2,0 điểm)
a) Trong quá trình hút nước của thực vật, một trong những thành phần cấu tạo của tế bào lại có tác dụng
hạn chế lực hút nước theo cơ chế thẩm thấu. Đó là thành phần nào? Thành phần này ảnh hưởng đến quá
trình hấp thu nước của cây như thế nào?
b) Hệ số hô hấp là gì? Có nhận xét gì về hệ số hô hấp của hạt cây họ lúa và hạt hướng hương? Giải
thích?
Câu 6. (2,0 điềm)
a) Nếu trong quần thể cây giao phẩn và quần thể cây tự thụ phấn đều có gen đột biến lặn xuất hiện ở
giao tử vớì tần số như nhau thì thể đột biến được phát hiện sớm hơn ở quần thể nào? Giải thích?
b) Một loài thực vật giao phấn có alen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với alen a qui định hạt
dài; alen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân
li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được 1425 hạt tròn, đỏ; 475 hạt
tròn, trắng; 6075 hạt dài, đỏ; 2025 hạt dài, trắng. Xác định tần số các alen A, a; B, b và cấu trúc di truyền
của quần thể.
Câu 7. (2,0 điềm)
Ở một loài thực vật, cho cây cao, hoa trắng thuần chủng lai với cây thấp, hoa đỏ thuần chủng; F1 thu
được toàn cây cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu dưực 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình cây cao,
hoa trắng chiếm 24%. Biết mỗi gen qui định 1 tính trạng, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, mọi diễn
biến của nhiễm sắc thề trong gỉam phân ở tế bào sinh noãn vả tế bào sinh hạt phấn là giống nhau và không
có đột biến.
a) Biện luận và xác định quy luật di truyền của các tính trạng trên. Viết sơ đồ lai từ P đến F1 và xác định
tỉ lệ các loại giao tử ở F1?
b) Không viết sơ đồ lai hãy dự đoán ti lệ các loại kiểu hình ở F2.
Câu 8. (2,0 điểm)
Cho biết các câu sau đây là đúng hay sai? Giải thích rõ từng trường hợp.
a) Sự tương tác giữa các gen mâu thuẫn với qui luật phân li của các alen (qui luật Menđen).
b) Hai alen thuộc cùng một gen có thể tương tác với nhau.

c) Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen đã xảy ra hoán vị giữa
alen A và a. Nếu không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết quá trình giảm phân của tế bào trên đã tạo ra 4
loại giao tử với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.
d) Lấy nhân tế bào tuyến vú của cừu A chuyển vào tế bào trứng đã loại nhân của cừu B. Tiếp tục nuôi
cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi rồi cấy vào cừu C, sinh ra cừu con D. Cừu D
có mang đặc điểm của A lẫn B.
Câu 9. (2,0 điểm)
Thế nào là giao phối gần? Giao phối gần dẫn đến kết quả gì về mặt di truyền? Nêu ý nghĩa của giao phối
gần?
Câu 10. (2,0 điểm)
Sơ đồ phả hệ dưới đây cho biết một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định.
Cặp vợ chồng (1) và (2) ở thế hệ thứ II mong muốn sinh hai người con có cả trai, gái và đều không bị
bệnh trên. Cho rằng không có đột biến xảy ra, khả năng để họ thực hiện được mong muốn là bao nhiêu?
Ghi chú:
 Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
 Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG QUỐC GIA
KIÊN GIANG NĂM 2016
ĐỀ THI CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN: SINH HỌC
Ngày thi: 10/10/2015
(Đáp án có 04 trang)

Câu Nội dung trả lời Điểm


Câu 1 a) Dạng ADN, có ở sinh vật:
(2,0đ) Mỗi đơn vị tái bản có số ARN mồi = số đoạn Okazaki + 2
0,25
Số đơn vị tái bản = đơn vị
0,25
ADN dạng B, ở trong tế bào nhân thực
b) Điểm giống và khác nhau trong cấu trúc các đơn phân của ADN và ARN:
0,25
- Giống nhau: Chúng đều có: nhóm photphat, đường 5 cacbon (pentôzơ) và bazơ
nitơ.
0,25
- Khác nhau:
+ Thành phần bazơ nitơ của ADM là: loại A là Ađeenin, nucleotit loại T là Timin,
của nucleotit loại G là Guanin, của nucleotit loại X là Xitozin; của nucleotit của
ARN là: loại A là Ađeenin, nucleotit loại U là Uraxin, của nucleotit loại G là
Guanin, của nucleotit loại X là Xitozin.
+ Đường của ADN là đường đêôxiribôzơ (C5H10O4), đường của ARN là ribôzơ
0,25
(C5H10O5)
- NTBS trong ADN:
0,25
+ Giữa 2 mạch đơn ADN các nucleotit luôn bắt cặp từng đôi liên kết A = T và G =
X.
0,25
+ Do A, G có kích thước lơn được bổ sung bởi T, X có kích thước nhỏ nên đường
kính ADN không đổi.
0,25
+ Trình tự các nucleotit trên mạch 1 quy định trình tự các nucleotit trên mạch 2 đảm
bảo tính đặc trưng của phân tử ADN.
+ Các liên kết hidro giữa các bazơ nitric yếu nhưng có số lượng lớn do đó phân tử
ADN vừa bền vững vừa linh động, có khả năng tự sao và ổn định thông tin di truyền.
Câu 2 a) Tính số noãn được thụ tinh:
(2,0đ) 0,25
- Số loại giao tử: loại
Số NST lưỡng bội: 2 = 128 n = 7 2n = 14
n

Số TB con được tạo thành: 1260/14 = 90 tế bào.


- Số hợp tử: 0,25
Gọi x là số hợp tử, ta có PT: (x/3.2 3) + (x/2.22) + (x - x/3 - x/2)x21 = 90 x = 18 tế 0,25
bào
Số noãn thụ tinh: 18 noãn.
0,25
b) Suy ra số loại giao tử tối đa:
- Sự TĐC xảy ra tại 1 điểm trên 2 cặp NST tạo ra 4 2 loại giao tử khác nhau về cấu
0,25
trúc NST.
0,25
- Sự TĐC xảy ra tại 2 điểm không đồng thời trên 3 cặp NST tạo ra 6 3 loại giao tử
khác nhau về cấu trúc NST.
- Sự TĐC kép xảy ra tại 1 tại 1 cặp NST tạo ra 81 loại giao tử khác nhau về cấu trúc
NST.
- Suy ra số loại giao tử tối đa có thể được tạo ra là: 42.63.81.21 = 55296. 0,25
c) Số trường hợp thể 1 kép, 3 đột biến: thể 0, thể 1 và thể 3:
0,25
- Số trường hợp thể 1 kép có thể xảy ra:
- Số trường hợp đổng thời xảy ra cả 3 đột biến: thể 0, thể 1 và thể 3:

Câu 3 a) Xác định cây ngày ngắn hay cây ngày dài, giải thích:
(2,0đ) - Thí nghiệm 2,3 chứng tỏ đây là cây ngày ngắn, 0,25
- Vì cây ngày ngắn thực chất là cây đêm dài, ra hoa trong điều kiện số giờ tối liên 0,5
tục, tối thiểu là 12 giờ.
b) Gỉảỉ thích thí nghiệm 6, 7, 8, 9:
- Đối với cây ngày ngắn, ánh sáng đỏ có tác dụng ức chế ra hoa, ánh sáng đỏ xa có 0,5
tác dụng kích thích ra hoa, đồng thời phụ thuộc lần chiếu sáng cuối cùng.
- Thí nghiệm 6 chiếu ánh sáng đỏ nên cây bị ức chế ra hoa 0,25
- Thí nghiệm 7, 9 được chiếu xen kẽ ánh sáng đỏ và đỏ xa nhưng lần chiếu sáng cuối 0,25
là ánh sáng đỏ xa nên cây ra hoa.
- Thí nghiệm 8: chiếu sáng ánh sáng đỏ cuối cùng nên cây bị ức chế ra hoa. 0,25
Câu 4 a) Xác định nguyên tố khoáng thiếu:
(2,0đ) 1- K 0,25
2- S 0,25
3- Fe 0,25
4- Mg 0,25
b) Tính số mg CO2
CO2 + H2O = CH2O + O2 0,25
0,25
Số mg CO2 =
c) Sản phẩm bị nhiễm phóng xạ, sơ đồ:
- C6H12O6 và H2O 0,25

0,25
- 6CO2 + 12H2O C6H12O6 + O2 + 6H2O

Câu 5 a) Thành phần của tế bào hạn chế lực hút nước theo cơ chế thẩm thấu:
(2,0đ) - Đó là vách tế bào thực vật. 0,25
- Ảnh hưởng của vách tế bào đối với quá trình hấp thu nước của cây:
+ Tế bảo thực vật là một hệ thống kín có khả năng đàn hồi có giớỉ hạn. Nghiên cứu
của Blum cho thấy khả năng xâm nhập nước vào tế bào không phụ thuộc hoàn toàn 0,25
vào áp suất thẩm thấu (P) mà phụ thuộc vào sức hút nước (S) của tế bào, S = P xảy ra
khi cây héo => Tế bào hút nước mạnh
+ Khi nước vào, chất nguyên sinh và dịch bào sẽ tác dụng lên vách tế bào một lực,
lực đó lả áp suất căng => Vách tế bào phản ứng lại bằng một phản lực (T) đế chống 0,25
lại sự dãn nở của tế bào. Khi đó S = P - T. Nước vào càng nhiều =>Thể tích tế bào
càng tăng => T càng tăng, P càng giảm. Đến khi T = P => Tế bào không còn dãn nở
được nữa và S = 0 =>Tế bào không hút nước nữa dù nồng độ bên trong tế bào còn
cao hơn bên ngoài.
+ Khi nắng nhiều => Sự thoát hơi nước quá nhanh => Không bào co thể tích nhưng 0,25
chất nguyên sinh không tách khỏi vách tế bào mà dính chặt kéo vách tế bào vảo trong
=>Vách tế bào không tạo được phản lực (T) mà còn kéo chất nguyên sinh ra => Sức
căng T có trị số âm => S = P - (-T) = P + T => Sức hút nước sẽ lớn hơn áp suất thẩm
thấu (Hiện tượng Xitoziz theo nghiên cứu của Maxinôp)
b) Hệ số hô hấp (RQ) và giải thích RQ của lúa và hướng dương:
- Hệ số hô hấp (RQ) là tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi 0,25
hô hấp.
- RQ của hạt cây họ lúa bằng 1, RQ của hạt hướng dương nhỏ hơn 1 (0,3 - 0,4) 0,25
- Giải thích:
+ Nguyên liệu hô hấp của hạt hướng dương là lipit 0,25
+ Nguyên liệu hô hấp của hạt cây họ lúa là cacbohidrat 0,25
Câu 6 a) Đột biến được phát hiện sớm ở QT:
(2,0đ) - Quần thề cây tự thụ phấn 0,25
- Trong quần thể giao phấn chéo, gen lặn tồn tại ồ thể dị hợp tử và phải qua nhiều thế
hệ tần số của nó mới tăng dần lên. Khi đó, gen đột biến lặn mới có nhiều cơ hội tổ 0,25
hợp thành đồng hợp tử. Vì thế, thể đột biến xuất hiện muộn.
- Trong quần thề cây tự thụ phấn, gen đột biến lặn thường tồn tại ở trạng thái dị hợp 0,25
tử và khi cây dị hợp tử tự thụ phấn sẽ cho ra ngay thể đột biến. Nhu vậy, thể đột biến
được phát hiện sớm hơn so với trường hợp quần thể cây giao phấn chéo.
b) - Tần số các alen A, a; B, b .
Xét từng tính trạng trong quần thể:
+ Dạng hạt: 19% hạt tròn : 81% hạt dài => tần số alen a = 0,9; A = 0,1 0,25
=> cấu trúc di truyền gen qui định hình dạng hạt là: 0,01AA : 0,18Aa 0,81aa 0,25
+ Màu hạt: 75% hạt đỏ : 25% hạt trắng => tần số alen b = 0,5; B = 0,5 0,25
=> cấu trúc di truyền gen qui định màu hạt là: 0,25BB : 0,5Bb : 0,25bb 0,25
- Cấu trúc di truyền của quần thể:
(0,01AA: 0,18Aa: 0,81aa) (0,25BB : 0,5Bb: 0,25bb) =
(0,0025AABB : 0,005AABb : 0,0025Aabb : 0,045AaBB : 0,09AaBb : 0,045Aabb : 0,25
0,2025aaBB : 0,405aaBb : 0,2025aabb)
Câu 7 a) Quy luật di truyền, SĐL, tỉ lệ giao tử
(2,0đ) - Pt/c tương phản => F1 dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn, F2 thu được cây cao, hoa trắng
chiếm 24% =>khác với tỉ lệ phân li độc lập và liên kết gen hoàn toàn => Có hoán vị 0,5
gen xảy ra.
- Sơ đồ lai từ Pt/c đến F1:
Pt/c: Cây cao, trắng x cây thấp, đỏ 0,25

G: Ab aB

F1: (Cây cao, hoa đỏ)


- Gọi tần số hoán vị gen là f => ta có: [(1 - f)2/4 + 2(f/2)(1 - f)/2)] = 0,24 => f = 0,2
=> Tỉ lệ giao tử của F1 là: Ab = aB = 04; AB = ab = 0,1 0,5
b) Tỉ lệ KH: 0,25
- Cao, đỏ: A- B- = 50% +1% = 51% 0,5
- Cao trắng: A- bb = 25% - 1%= 24%
- Thấp đỏ: aaB- = 25% - l%= 24%
- Thấp trắng: aabb = 1%
Câu 8 a) - Sai. 0,25
(2,0đ) - Sự tương tác giữa các gen không mâu thuẫn với qui luật phân li của các alen (qui
luật Menđen) vì tương tác gen là sự tương tác qua lại giữa các sản phẩm của gen chứ 0,25
không phải là sự tương tác bản thân của các gen.
b) - Đúng 0,25
- Vì hai alen thuộc một gen có thể tương tác với nhau theo kiểu: 0,25
+ Trội lặn hoàn toàn.
+ Trội lặn không hoàn toàn.
+ Đồng trội.
+ Gen đa alen có thứ bậc trội lặn khác nhau...
c) - Sai 0,25
- Một tế bào giảm phân có hoán vị tạo 4 loại với tỉ lệ 1:1:1:1 0,25
d) - Đúng 0,25
- Giống A những tính trạng do gen trong nhân quy định, giống B những tính trạng do 0,25
gen trong tế bào chất quy định.
Câu 9 * Khái niệm giao phối gần: Giao phối gần là giao phối giữa các cá thể có quan hệ 0,25
(2,0đ) họ hàng gần với nhau.
*Ảnh hưởng của giao phối gần:
- Ảnh hưởng đến kiều hình: giao phối gần qua nhiều thế hệ, con cháu sẽ có hiện 0,25
tượng thoái hóa giống, sinh trưởng, phát triển chậm, sức sống giảm, khả năng chống
chịu giảm, sức đẻ giám, phẩm chất giảm.
- Ảnh hưởng đến kiểu gen: tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp tăng, trong đó có đồng
hợp lặn gây hại xuất hiện làm giảm sức sống, gây chết. 0,25
* Ý nghĩa giao phối gần:
- Củng cố 1 đặc tính mong muốn do các gen quy định chúng ở trạng thái đồng hợp tử 0,25
- Tạo dòng thuần chủng trong chọn giống để: 0,75
+ Đảm bảo duy trì các gen quí ở trạng thái đồng hợp, tránh hiện tượng phân tính =>
ổn định giống.
+ Thuận lợi cho việc đánh giá kiểu gen của từng dòng, để loại bò những gen không
mong muốn trong chọn giống.
+ Làm nguyên liệu để tạo ưu thế lai và tạo giống mới.
+ Dùng đồng hợp lặn trong lai phân tích để kiểm tra kiểu gen của cơ thể có kiểu hình
trội.
+ Về mặt di truyền: sử dụng dòng thuần khác nhau về 1 hay nhiều cặp tính trạng
tương phản để phát hiện các quy luật di truyền.
- Cơ sở khoa học để cấm kết hôn gần, tránh xuất hiện đồng hợp lặn gây hại. 0,25
Câu 10 Khả năng cặp vơ chồng (1) và (2) ờ thế hệ thứ n sính hai người con có cả trai,
(2,0đ) gái và đều không bị bệnh:
- Bệnh do gen trội trên NST thường quy định: 0,5
+ P có bệnh thì đời con có bệnh, không có trường hợp P không bệnh sinh con bệnh
=> bệnh do gen trội quy định.
+ Xét cặp vợ chông bệnh ở I: bố bệnh, con trai không bệnh=> gen không thể trên Y,
nếu gen trên X thì bố bệnh con gái bệnh nhưng bố bệnh có con gái không bệnh =>
Gen phải nằm trên NST thường.
- Bố mẹ của II1: Aa x Aa => II1: 1/3AA + 2/3Aa 0,25
Kiểu gen của II2: aa 0,25
Khả năng sinh con bình thường aa = 2/3x1x1/2 = 1/3 0,25
=> Khả năng sinh trai hoặc gái bình thường lần đầu = 1/2x1/3 = 1/6. 0,25
=> Khả năng sinh trai hoặc gái bình thường lần sau = 1/2x1/3 = 1/6 0,25
0,25
=> Khả năng sinh hai người con có cả tra, gái và đều không bị bệnh = x1/6x1/6 =
1/18 = 5,56%
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THPT
HƯNG YÊN NĂM HỌC 2015 – 2016
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: Sinh học
(Đề thi có 02 trang) Thời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1. (2 điểm)
a, Phân biệt lưới nội chất hạt với lưới nội chất trơn.
b, Bào quan nào đặc biệt phát triển ở bạch cầu có chức năng thực bào vi khuẩn? Vì sao?
Câu 2. (3 điểm)
a, Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày thì sẽ chết?
b, Mối liên quan giữa pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp.
c, Trong một thí nghiệm với lucjh lạp tách rời khỏi tế bào, người ta ngâm lục lạp trong dung dịch có pH
= 4, sau đó chuyển lục lạp sang một dung dịch kiềm có pH = 8 để trong tối thì thấy lục lạp vẫn tạo ra ATP.
Em hãy giải thích vì sao lục lạp vẫn tạo được ATP và chỉ rõ phân tử ATP được hình thành bên trong hay
bên ngoài màng tilacoit?
Câu 3. (2 điểm)
a, Một số tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm (2n = 8) cùng nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau đã
cần môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với 1488 nhiễm sắc thể đơn, trong đó số nhiễm
sắc thể có chứa phân tử ADN được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường nội bào là 1440. Xác định
số tế bào ban đầu đi vào quá trình nguyên phân và số lần nguyên phân nói trên?
b, Một cơ thể của một loài khác giảm phân tạo ra số loại giao tử chứa hai nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ
mẹ là 253. Biết rằng trong quá trình giảm phân, cấu trúc của nhiễm sắc thể không thay đổi, hãy xác định bộ
nhiễm sắc thể 2n của loài đó.
Câu 4. (2 điểm)
a, Nuôi cấy vi khuẩn E.coli trong môi trường có glucôzơ và lătôzơ là nguồn cabon, người ta thu được
kết quả như sau:
Giờ 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Số lượng tế bào vi khuẩn 102 102 104 106 108 108 1010 1014 1018 1022
Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn và giải thích vì sao quần thể vi khuẩn
sinh trưởng như thế.
b, Để sản xuất một loại chế phẩm thuốc trừ sâu vi sinh vật, người ta dùng bào tử vi khuẩn Bacillus
thurigiensis. Để thu được bào tử vi khuẩn, cần nuôi cấy vi khuẩn theo kiểu liên tục hay không liên tục và
thu bào tử ở pha nào? Vì sao?
Câu 5. (2 điểm)
a, Hãy chỉ ra 2 con đường đi của nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ và nêu mối liên hệ giữa hai
con đường đó.
b, Trong một thí nghiệm với cây trồng trong dung dịch, người ta cho một chất ức chế quang hợp tan
trong nước vào dung dịch nuôi nhưng cường độ quang hợp của cây không bị giảm. Vì sao?
Câu 6. (2,5 điểm)
a, Ở bệnh nhân bị hở van tim thì lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kỳ tim có thể
thay đổi như thế nào? Tại sao? Hở van tim gây nguy hại như thế nào đến tim?
b, Ở lớp cá xương, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi còn ở lớp lưỡng cư, máu đi nuôi cơ thể là máu
pha. Hệ tuần hoàn ở lớp nào tiến hóa hơn? Vì sao?
Câu 7. (2 điểm)
a, Trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật, để kích thích mô sẹo (callus) hình thành chồi và rễ,
người ta dùng phối hợp 2 loại hoocmôn thực vật. Đó là những hoocmôn nào? Cần sử dụng hai loại
hoocmôn đó như thế nào để điều khiển chính xác sự phát triển của mô sẹo?
b, Người ta có dùng các auxin tổng hợp nhân tạo đối với các loại cây trồng trực tiếp sử dụng làm thức
ăn cho người và gia súc không? Vì sao?
Câu 8. (1,5 điểm)
Các chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật.
Câu 9. (3 điểm)
a, Giải thích mối quan hệ về cấu trúc giữa ADN với ARN và protein qua sơ đồ sau

Phiên mã Dịch mã protein


ADN ARN

b, Một học sinh cho rằng sơ đồ trên chưa thể hiện đầy đủ mối quan hệ giữa ADN - ARN - protein. Em
hãy giải thích quan điểm của học sinh đó.
c, So sánh hoạt tính của enzym ADN - polymeraza với enzym lygaza trong quá trình tự nhân đôi của
ADN.
-------------------------Hết-------------------------
Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………………….Số báo danh:………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT
HƯNG YÊN NĂM HỌC 2015 – 2016 - Môn Sinh học

Câu Ý Nội dung Điểm


1 a Lưới nội chất hạt Lưới nội chất trơn
- Nối liền với màng ngoài của nhân - Nối liền với lưới nội chất hạt 0,25
- Gồm các xoang dạng túi - Gồm các xoang dạng ống 0,25
- Mặt ngoài màng có các ribôxôm - Không có ribôxôm 0,25
- Có chức năng tổng hợp protein - Có chức năng tổng hợp lipit, chuyển 0,25
hóa dưỡng và giải độc cho tế bào
b - Lyzôxôm. 0,5
- Lyzôxôm chứa các enzym thủy phân. Khi bạch cầu thực bào vi khuẩn, lyzoxom sẽ 0,5
kết hợp với các không bào tiêu hóa và phân giải tế bào vi khuẩn.
2 a - Môi trường thiếu ôxy quá trình hô hấp hiếu khí của rễ bị ức chế. 0,25
- Rễ chuyển sang lên men etylic. Quá trình này tích lũy các chất độc hại đối với tế 0,75
bào lông hút bị chết, khôn hình thành được lông hút mới cây không hút được
nước và muối khoáng, cân bằng nước trong cây bị phá vỡ
b - Pha sáng tạo ra ATP và NADPH cung cấp cho pha tối khử CO2. 0,5
- Pha tối tạo ADP và NADP+ cung caaps cho pha sangs tapj ATP và NADPH 0,5
c - Giải thích: Vì sự chênh lệch H+ giữa hai bên màng tilacoit 0,5
- Phân tử ATP được tạo thành ở bên ngoài màng tilacoit. 0,25
- Giải thích: Vì H+ được bơm từ xoang tilacotit ra bên ngoài và phức hệ ATP synthase 0,25
có các núm xúc tác nằm bên ngoài màng tilacoit
3 a - Gọi số tế bào ban đầu là a, số lần nguyên phân là k
- Số NST tương đương mà môi trường nội bào cần cung cấp là: a.2n.(2 k - 1) = 1488
(1) 0,25
- Số NST có chứa ADN được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường nội bào là:
a.2n. (2k - 2) = 1440 (2) 0,25
- Lấy phương trình 91) trừ đi phương trình (2) ta có: a.2n = 48 (3)
- Mà ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Thay vào (3) ta có a = 6
- Thay a = 6 và 2n = 8 vào (1) ta có: 6.8.(2k - 1) = 1488 2k - 1 = 31 k = 5
- Vậy số tế bào ban đầu tham gia nguyên phân là 6 và số lần nguyên phân là 5 lần liên 0,5
tiếp
b - Gọi bộ NST lưỡng bội của loài là 2n. 0,5

- Số loại giao tử mang 2 NST có nguồn gốc từ mẹ là = 253 n(n - 1) = 506


n2 - n - 506 = 0
- Giải phương trình ta được: n1 = - 22 (loại), n2 = 23 (thỏa mãn) 0,5
- Vậy bộ NST 2n của loài là 2n = 46.
4 a - Vẽ đồ thị thể hiện hiện tượng sinh trưởng kép 0,5
- Giải thích: Hiện tượng sinh trưởng kép xảy ra khi môi trường nuôi cấy có 2 loại cơ
chất cacbon.
- Lúc đầu vi khuẩn tổng hợp các loại enzym để phân giải loại hợp chất dễ đồng hóa
hơn là gulcozo. Sau đó, khi glucozo cạn, vi khuẩn lại tổng hợp enzym để phân giải
lactozo. - Đồ thị có 2 pha tiềm phát, 2 pha lũy thừa. Sau khi kết thúc pha lũy thừa thứ 0,5
nhất, tế bào lại mở đầu pha tiềm phát thứ hai rồi tiếp đến là pha lũy thừa thứ hai
b - Nuôi cấy liên tục. 0,25
- Thu tế bào ở pha suy vong. 0,25
- Giải thích: Ở pha suy vong, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc tích lũy nhiều vi 0,25
khuẩn hình thành bào tử.
0,25
- Nuôi cấy liên tục không có pha suy vong vi khuẩn không hình thành bào tử
5 a - Đường đi của nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ:
+ Qua các tế bào sống (hợp bào): Nước đi từ tế bào chất của tế bào lông hút, sau đó 0,5
qua cầu sinh chất sang các tế bào mô mềm vỏ tới tế bào chất của tế bào nội bình, tế
bào chất của tế bào vỏ trụ rồi vào mạch gỗ.
+ Con đường vô bào (thành tế bào và gian bào): Nước đi vào thành tế bào của tế bào 0,5
lông hút sau đó di chuyển vào thành tế bào và gian bào của tế bào mô mềm vỏ đến
các
tế bào nội bì. 0,5
+ Nước đi theo con đường vô bào khi đến nội bì, gặp đai caspary không thấm nước
di chuyển vào tế bào chất của tế bào nội bì và chuyển sang con đường qua nguyên
sinh chất - không bào và di chuyển đến mạch gỗ.
b Chất ức chế có thể hấp thụ vào nhưng không đi vào mạch gỗ được do đai caspary ở 0,5
nội bì ngăn lại chất ức chế không đến được tế bào quang hợp cường độ quang
hợp của cây không giảm.
6 a - Lượng máu bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kì tim sẽ giảm vì ở bệnh nhân bị 0,5
hở van tim khi tim co có một phần máu quay trở lại tâm nhĩ.
- Hở van tim có thể gây suy tim do tim phải tăng cường hoạt động trong một thời gian 0,5
dài.
b - Lớp lưỡng cư có hệ tuần hoàn tiến hóa hơn 0,5
- Vì:
+ Tìm ở cá có 2 ngăn (1 tâm nhĩ, 1 tâm thất) đến lưỡng cư tim đã phân hóa hơn, có 3 0,25
ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất).
+ Ở cá chỉ có một vòng tuần hoàn, còn ở lưỡng cư đã xuất hiện 2 vòng tuần hoàn (1 0,25
vòng tuần hoàn nhỏ và 1 vòng tuần hoàn lớn).
+ Mặc dù máu đi nuôi cơ thể là máu pha nhưng vẫn tiến hóa ơn ở cá là vì ở lưỡng cư
máu đi nuôi cơ thể được đưa về tim và nhờ áp lực co bóp của tim đẩy máu vào động 0,5
mạch chủ lên máu đi nuôi cơ thể với tốc độ nhanh hơn.
7 a - Auxin và xitokinin 0,5
- Sử dụng hai loại hoocmon với tương quan phù hợp. Khi ưu thế nghiêng về auxin thì 0,5
mô sẹo tạo rễ, còn khi ưu thế nghiêng về xitokinin thì mô sẹo hình thành chồi.
b - Không. 0,25
- Vì cây trồng không có enzym phân giải các auxin tổng hợp nhân tạo. 0,5
auxin tích lũy trong mô thực vật gây hại cho người và gia súc 0,25
8 - Về cơ quan sinh sản: 0,5
+ Từ chưa có sự phân hóa giới tính đến có sự phân hóa giới tính (đực, cái).
+ Từ chưa có cơ quan sinh sản chuyên biệt đến có cơ quan sinh sản chuyên biệt.
+ Từ các cơ quan sinh sản đực cái nằm trên cùng một cơ thể (lưỡng tính) đến các cơ
quan sinh sản này nằm trên các cơ thể riêng biệt (đơn tính)
Học sinh trả lời được 2 ý là đạt điểm tối đa
- Về phương thức sinh sản: 0,5
+ Từ đẻ trứng đến đẻ con.
+ Từ thụ tinh ngoài trong môi trường nước đến thụ tinh trong với sự hình thành cơ
quan sinh dục phụ, đảm bảo cho xác suất thụ tinh cao và không lệ thuộc vào môi
trường.
+ Từ tự thụ tinh sang thụ tinh chéo (giao phối), đảm bảo cho sự đổi mới vật chất di
truyền.
Học sinh trả lời được 2 ý là đạt điểm tối đa 0,5
- Vè bảo vệ phôi và chăm sóc con:
+ Từ trứng phát triển hoàn toàn lệ thuộc vào điều kiện môi trường xunbg quanh đến
bớt lệ thuộc.
+ Từ con sinh ra không được bảo vệ chăm sóc, nuôi dưỡng đến được bảo vệ, chăm
sóc, nuôi dưỡng
9 a - Cấu trúc ADN quy định cấu trúc ARN thông qua quá trình phiên mã. 0,25
- Cấu trúc mARN quy định cấu trúc protein thông qua quá trình dịch mã. 0,25
b
- Ở retrovirus, vật chất di truyền là ARN, có hiện tượng phiên mã ngược: ARN làm 0,5
khuôn tổng hợp ADN.
- Ở các virut khác, ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu ARN 0,5
c - Giống nhau: Đều xúc tác cho sự hình thành liên kết hóa trị Đ-P giữa các nucleotit 0,5
- Khác nhau:
+ ADN - polymeraza bổ sung nucleotit tự do vào 3’-OH của nucleotit phía trước, do 0,5
đó kéo dài chuỗi polinucleotit theo hướng 5’-3’, còn lygaza nối hai đoạn ADN với
nhau, không kéo dài chuỗi.
+ ADN - polymalaza có hoạt tính sửa sai, còn lygaza không có hoạt tính đó 0,5
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
HÀ NỘI LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2015 – 2016

ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn thi : SINH HỌC
Ngày thi : 02/10/2015
Thời gian làm bài : 180 phút
(Đề thi gồm 02 trang)
Câu I (3,5 điểm)
1. Trong số các tế bào sau: tế bào tuyến nhờn của da, tế bào gan, tế bào kẽ tinh hoàn, tế bào thùy trước
tuyến yên, loại tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển, loại tế bào nào có lưới nội chất trơn phát triển? Vì
sao?
2. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa:
a. chu kì tế bào của tến bào ở gia đoạn phôi sớm và giai đoạn hậu phôi.
b. khả năng phân chia của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
3. Giải thích vì sao vải dệt từ sợi bông rất dễ thấm nước nhưng không tan trong nước?
Câu II (2,5 điểm)
1. Nêu chức năng của các protein màng.
2. Tại sao tinh bột là dạng dự trữ cacbon và năng lượng thích hợp của thực vật còn glicogen là dạng dự
trữ cacbon và năng lượng thích hợp của động vật?
Câu III (2,5 điểm)
1. Cho 2 sơ đồ sau:
Nấm men, không có O2
Sơ đồ Glucozơ X + CO2 + năng lượng
1: w
Vi khuẩn lactic, không có
Sơ đồ Glucozơ O2 Y + năng lượng
2: w
a. Cho biết tên gọi, chất cho và chất nhận electron của hai quá trình trên. Xác định tên các chất X và Y.
b. Nêu đặc điểm sinh trưởng của nấm men và vi khuẩn lactic ở hai quá trình trên trong điều kiện có O2.
2. Các câu sau đây đúng hay sai? Giải thích.
a. Đa số vi khuẩn có kích thước rất nhỏ.
b. Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoatjd dộng sống của tế bào vi khuẩn.
Câu IV (3,5 điểm)
1. Trả lời các câu hỏi sau về dinh dưỡng nitơ ở thực vật:
a. Tại soa nói thực vật ‘‘tắm mình’’ trong biển nitơ mà vẫn thiếu nitơ? Trình bày sơ lược sự biến đổi
nitơ trong cây.
b. Quá trình sinh học nào biến đổi NO 3- trong đất thành N2? Nêu hậu quả và biện pháp khắc phục quá
trình này trong sản xuất nông nghiệp.
2. Phân biệt hoomôn giberilin và axit abxixic về vị trí phân bố và hiệu quả hoạt động.
3. Hệ số hô hấp là gì? Nêu ý nghĩa của nghiên cứu hệ số hô hấp. Tính hệ số hô hấp của axit stêaric
(C18H36O2).
Câu V (3,5 điểm)
1. Nêu đặc điểm thích nghi của thực vật CAM với điều kiện khí hậu khô nóng kéo dài.
2. Tại sao người ta thường chiếu ánh sáng trắng vào đêm mùa đông ở các vườn trồng thanh long và
trồng mía; vào đem mùa thu ở vườn hoa cúc? Nếu thay đổi ánh sáng trắng bằng ánh sáng đỏ hoặc đỏ xa thì
tác dụng đói với các vườn nêu trên sẽ như thế nào?
3. Phân tích ý nghĩa của sự tổn tại cùng lúc cả hai quá trình quang phosphoryl hóa vòng và không vòng
trong quang hợp ở thực vật bậc cao.
Câu VI (2,5 điểm)
1. Trình bày sự biểu hiện của đột biến gen.
2. Operôn là gì? Sự tạo thành operôn có ý nghĩa như thế nào với sinh vật nhân sơ?
Câu VII (2,0 điểm)
1. Trong một cơ thể sinh vật, xét quá trình phân chia của một nhóm tế bào sinh dưỡng và một nhóm tế
bào sinh dục. Tổng số tế bào ban đầu của hai nhóm bằng số nhiễm sắc thể đơn trong bộ lưỡng bội của loài.
Các tế bào sinh dưỡng đều nguyên phân một số lần như nhau và bằng với tế bào sinh dục ban đầu, các tế
bào sinh dục cũng nguyên phân một số lần như nhau và bằng số tế bào sinh dưỡng ban đầu. Tổng số tế bào
con sinh ra từ hai nhóm là 152. Tổng số nhiễm sắc thể đơn do môi trường cung cấp cho cả hai nhóm là
1152.
a. Tính số tế bào ban đầu của mỗi nhóm, biết rằng số tế bào sinh dục ít hơn số tế bào sinh dưỡng?
b. Các tế bào con của nhóm tế bào sinh dục tiếp tục nguyên phân 5 lần, sau đó trải qua giảm phân tạo
giao tử. Hiệu suất thụ tinh là 25%. Tổng số nhiễm sắc thể đơn trong các hợ tử là 8192. Xác định giới tính
của cá thể trên.
2. Theo dõi quá trình giảm phân của 3 cặp nhiễm sắc thể thường trong hai cơ thể đực và cái của cùng
một loài động vật, người ta thất rằng:
- Cặp nhiễm sắc thể số 1 của một số tế bào sinh tinh không phân li trong giảm phân I (giảm phân II diễn
ra bình thường).
- Cặp nhiễm sắc thể số 2 của một số tế bào sinh trứng không phân li trong giảm phân I (giảm phân II
diễn ra bình thường).
Sự thi tinh giữa các tinh trùng và trứng được tạo ra từ hai cơ thể đực và cái nói trên có thể hình thành tối
đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội?
------------------------Hết------------------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:…………………………………………Số báo danh:…………………………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12
LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn thi : Sinh học – Hệ THPT
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 180 phút
Ngày thi : 25/02/2016

Câu 1 (1,0đ)
Bảng dưới đây cho biết thông tin về một số loài động vật và đặc điểm hệ tuần hoàn của chúng :
Cột A Cột B
1. Chim bồ câu A. Tuần hoàn hở
2. Cá chép B. Tuần hoàn kín , tim 3 ngăn , 2 vòng tuần hoàn
3.Châu chấu C. Tuần hoàn kín , tim 4 ngăn , 2 vòng tuần hoàn .
4.Ếch đồng D. Tuần hoàn kín , tim 2 ngăn , 1 vòng tuần hoàn.
Hãy ghép các thông tin ở cột A với thông tin ở cột B sao cho phù hợp .
Câu 2 (1,0đ)
Một nhà triết học đã nói : ‘‘Nếu không có lá cây sẽ không có nền văn minh của nhân loại’’. Hãy giải
thích câu nói trên theo quan điểm sinh học .
Câu 3 (2,0đ)
Hãy bố trí một thí nghiệm để chứng minh vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất .
Câu 4 (1,5đ)
Khi nói về các gen trong tế bào nhân thực , trong trường hợp không có đột biến , mỗi phát biểu dưới đây
là đúng hay sai ? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng .
A. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể (NST) có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường
khác nhau .
B. Tất cả các gen trong tế bào nhân thực đều là gen phân mảnh.
C. Vùng điều hòa nằm ở đầu 3/ của mạch gốc , mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
các gen
D. Quá trình phiên mã các gen trên nhiễm sắc thể diễn ra trong nhân , quá trình “chế biến” mARN sơ
khai thành mARN trưởng thành diễn ra ở tế bào chất.
Câu 5 (2,0đ)
Ở một loài thực vật , chiều cao do một cặp gen có 2 alen qui định: A qui định thân cao ; a qui định thân
thấp . Các nhà khoa học có ý tưởng tạo ra các cây tam bội bằng cách gây tứ bội hóa một cây thân cao lưỡng
bội , sau đó lai cây tứ bội này với cây thân cao lưỡng bội. Biết rằng các cây tứ bội có khả năng cho giao tử
lưỡng bội có sức sống như nhau và không xảy ra đột biến. Hãy cho biết tỉ lệ kiểu gen , kiểu hình của các
cây tam bội . Giải thích bằng sơ đồ lai.
Câu 6 (1,5đ)
Ở người có một bệnh di truyền hiếm gặp , liên quan tới một số gen lặn của 3 cặp gen nằm trên 3 cặp
nhiễm sắc thể thường (A trội hoàn toàn so với a; B trội hoàn toàn so với b ; D trội hoàn toàn so với d). Thể
đồng hợp lặn về một trong 3 gen hoặc 2 trong 3 gen đều gây bệnh . Thể đồng hợp lặn về cả 3 gen gây chết
ở giai đoạn phôi(sẩy thai). Trong một gia đình , người bố có kiểu gen AaBbdd, người mẹ có kiểu gen
AabbDd. Theo lí thuyết hãy xác định:
a. Trong số những lần mang thai , xác suất họ sinh được những người con bình thường là bao nhiêu?
b. Trong số những người con của họ (không tính sảy thai), tỉ lệ người mắc bệnh là bao nhiêu?
Câu 7 (1,0đ)
Ở một loài thực vật, tính trạng quả do một gen có 2 alen qui định. Trong một số lần thí nghiệm, lai các
cây quả tròn với nhau thu được F1 : 100% quả tròn ; lai các cây quả dài với nhau thu được F1 : 100% quả
dài . Làm thế nào để biết chính xác tính trạng nào là trội , tính trạng nào là lặn.
Câu 8 (1,5đ)
Ở một loài thực vật, khi lai cây hoa tím với cây hoa vàng thu được F1 100% hoa tím. Cho F1 giao phối
ngẫu nhiên với nhau thu được F2 gồm có : 241 cây hoa tím ; 59 cây hoa hồng ; 21 cây hoa vàng . Cho các
cây hoa hồng ở F2 tự thụ phấn thu được F3. Tính theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen , kiểu hình ở F3 là bao
nhiêu ? Hãy giải thích và viết sơ đồ lai.
Câu 9 (1,5đ)
Ở một loài động vật, cho biết gen A qui định lông đen , a qui định lông trắng ; B qui định đuôi dài ,b qui
định đuôi ngắn. Cho các cơ thể dị hợp về 2 cặp gen lai với nhau , thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình , trong
đó kiểu hình lông đen đuôi ngắn chiếm tỉ lệ 16%. Mỗi phương án sau đây là phù hợp hay không phù hợp
với kết quả trên . Hãy giải thích.

A. Bố , mẹ đều có kiểu gen , xảy ra hoán vị gen ở cả 2 bên với tần số hoán vị gen mỗi bên là 40%.

B. Bố , mẹ đều có kiểu gen , xảy ra hoán vị gen ở 1 bên với tần số hoán vị gen là 36%.

C. Bố có kiểu gen xảy ra hoán vị gen với tần số 36%, mẹ đều có kiểu gen không xảy ra hoán
vị

D. Bố có kiểu gen xảy ra hoán vị gen với tần số 28%, mẹ đều có kiểu gen tần số hoán vị
50%.
Câu 10 (2,0đ)
Hệ thống nhóm máu ABO ở người do một gen có 3 alen qui định. Trong đó alen I A, IB là đồng trội so
với IO . Thống kê một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền cho thấy : Số người có nhóm
máu O là 16% ;số người có nhóm máu A là 9% ;số người có nhóm máu B là 65 %; số người có nhóm máu
AB là 10% .
a. Hãy xác định tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
b. Xét một gia đình trong quần thể trên , mẹ có nhóm máu A , Bố có nhóm máu B. Họ có khả năng sinh
con có nhóm máu O với xác suất là bao nhiêu%?
Câu 11 (2,0đ)
Trong kĩ thuật tạo giống , từ một cây có kiểu gen AaBbDd :
a. Chúng ta có thể tạo ra bao nhiêu dòng thuần có kiểu gen khác nhau? Là những dòng nào?
b. Muốn tạo ra quần thể đồng nhất về kiểu gen AaBbDd có thể tiến hành những phương pháp nào?
c. Hãy đề xuất qui trình để tạo ra giống thuần có kiểu gen AABBdd.
Câu 12 (2,0đ)
Trong một khu rừng, một nhà khoa học đã phát hiện có 2 loài rệp . Một loài sống trên loài cây A , một
loài sống trên loài cây B . Mặc dù rất giống nhau về hình thái nhưng chúng không giao phối với nhau hoặc
giao phối với nhau nhưng không tạo được con lai. Hãy cho biết 2 loài trên được hình thành bằng con
đường nào? Giải thích cơ chế.
Câu 13 (1,0đ)
Khi nói về bằng chứng tiến hóa, mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai? Hãy giải thích.
A. Cánh chim và vây ngực cá voi là cơ quan tương đồng.
B. Gai cây xương rồng và gai cây hoa hồng là bằng chứng chứng minh sự tiến hóa phân li.
C. Các loài có chung một bộ mã di truyền trừ một vài ngoại lệ, đó là bằng chứng tế bào học.
D. Nếp thị nhỏ ở khóe mắt của người là di tích mi mắt thứ ba, rất phát triển ở bò sát và chim, đó là bằng
chứng về cơ quan tương tự.
------------------------HẾT------------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT CẤP TỈNH
QUẢNG NAM NĂM HỌC 2015 -2016
ĐẾ CHÍNH THỨC Môn thi : SINH HỌC
(Đề thi này có 02 trang) Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi : 02/10/2015
Câu 1 (3,5 điểm).
1. Gen là gì ? Vì sao nói gen là đơn vị di truyền nhỏ nhất?
2. Một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 0,408pm, mạch gốc của gen có 20% T. Gen phiên mã tạo ra
1 phân tử mARN có 18% U, 34% G.
a. Xác định số ribônuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã trên ?
b. Phân tử mARN trên trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã tạo ra 5 chuỗi pôlipeptit, cần môi
trường nội bào cung cấp bao nhiêu axit amin ?
c. Giả sử trong gen có 1 bazơ nitơ Guanin trở thành dạng hiếm (G*). Gen nhân đôi 5 lần liên tiếp. Hãy
xác định số nuclêôtit mỗi loại có trong tất cả các gen đột biến được tạo thành?
Câu 2 (2,5 điểm).
1. Sự tháo xoắn cực đại vào kì trung gian và sự đóng xoắn cực đại vào kì giữa của nhiễm sắc thể trong
chu kì tế bào có ý nghĩa gì ?
2. Với mỗi kết quả dưới đây, gọi tên quá trình phân bào và giải thích ? Biết rằng các nhiễm sắc thể được
kí hiệu bởi các chữ cái và không xảy ra đột biến trong phân bào.
a. MM M.M + M.M M + M + M + M
b. Mm Mm + Mm
c. Nn N.N + n.n N + N + n + n
d. MmNn MmNn + MmNn
3. Khi quan sát tiêu bản một tế bào lưỡng bội của loài A đang phân bào bình thường, một học sinh đếm
được tổng số 24 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về hai cực của tế bào. Em hãy giúp bạn giải thích và xác
định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài A.
Câu 3 (2,0 điểm).
1. Cho phép lai P: (♂) AaBbDd X () AabbDd.
Mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể. Giả sử cặp nhiễm sắc thể chứa cặp gen Aa không phân li
trong giảm phân I, giảm phân II bình thường. Các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Cho rằng
các loại giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau. Hãy xác định số loại kiểu gen tối đa có thể có
và tỉ lệ kiểu gen AaBbDd của F1 trong 2 trường hợp sau:
a. Rối loạn giảm phân xảy ra ở tất cả các tế bào sinh trứng.
b. Rối loạn giảm phân xảy ra ở tất cả các tế bào sinh tinh và sinh trứng.
2. Xét 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng có trật tự các gen như sau:

Quan sát quá trình giảm phân của 3 tế bào sinh tinh ở 1 cơ thể động vật chứa 2 cặp nhiễm sắc thể tương
đồng trên thấy có 2 trường hợp sau:
a. Xuất hiện 1 loại tinh trùng có trật tự các gen là
b. Xuất hiện 1 loại tinh trùng có trật tự các gen là
Với mỗi trường hợp, hãy cho biết: hiện tượng gì đã xảy ra, kết thúc quá trình giảm phân có thể cho tối
đa bao nhiêu loại tinh trùng ? Biết rằng trật tự gen trên các nhiễm sắc thể khác không đổi và tất cả các
nhiễm sắc thể phân li bình thường.
Câu 4 (3,5 điểm).
1. Ở một loài chim, trong 1 phép lai giữa 2 cơ thể (P) đều có mỏ dài, Fi thu được 420 con đều có mỏ dài,
trong đó có 140 chim mái. Biết tính trạng mỏ dài trội hoàn toàn so với tính trạng mỏ ngắn, quá trình giảm
phân diễn ra bình thường, gen quy định kích thước mỏ không nằm trên nhiễm sắc thể Y, tính trạng không
chịu ảnh hưởng bởi giới tính.
a. Biện luận tìm quy luật di truyền chi phối phép lai và viết sơ đồ lai từ P đến F1.
b. Nếu cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thì kết quả ở F2 sẽ như thế nào?
2. Xét một tính trạng do 1 gen có 2 alen quy định (A trội hoàn toàn so với a). Trong quần thể của một loài
sinh vật có 5 kiểu gen khác nhau về 2 alen này.
a. Có tối đa bao nhiêu phép lai giữa các kiểu gen khác nhau trong quần thể? Giải thích.
b. Để đời F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3:1 thì kiểu gen của P phải như thế nào? Biết rằng quá trình giảm phân
diễn ra bình thường.
Câu 5 (2,5 điểm).
1. Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở vật nuôi ta cần tiến hành như thế nào?
2. Ở một loài động vật, tính trạng màu mắt chỉ có hai kiểu hình là mắt đen và mắt nâu, kiểu gen BB quy
định mắt đen, kiểu gen bb quy định mắt nâu. Cho con đực thuần chủng mắt đen giao phối với con cái thuần
chủng mắt nâu được F1. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau được F2 có số con mắt đen chiếm 3/4 ở
giới đực và 1/4 ở giới cái. Hãy giải thích kết quả trên và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Câu 6 (1,5 điểm).
1. Trong chọn giống người ta áp dụng những phương pháp nào để tạo ra nguồn nguyên liệu cho chọn
lọc? Sử dụng phương pháp nào thì đạt hiệu quả cao đối với chọn giống vi sinh vật ? Giải thích.
2. Người ta dùng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng thuốc kháng sinh pênixiclin vào vi khuẩn
E.coli không mang gen kháng thuốc kháng sinh. Làm thế nào để xác định đúng dòng vi khuẩn mang ADN
tái tổ hợp mong muốn?
Câu 7 (1,5 điểm).
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của 1 bệnh ở người do 1 trong 2 alen của một gen quy định (D
trội hoàn toàn so với d). Gen (D, d) liên kết với gen quy định tính trạng nhóm máu ABO (do ba alen I A, IB,
IO quy định), khoảng cách giữa hai gen này là 20 cM.
Quy ước:
, : Bình thường
, : Bị bệnh
A: Nhóm máu A
B: Nhóm máu B
AB: Nhóm máu AB
O: Nhóm máu O
Người phụ nữ số (6) đang mang thai, sẽ sinh con (13) có máu B, bị bệnh với xác suất là bao nhiêu? Biết
rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ.
Câu 8 (3,0 điểm).
1. Nêu các dấu hiệu đặc trưng của quần thể giao phối ngẫu nhiên.
2. Ở một loài thú, tính trạng chiều cao chân do 1 gen có 2 alen quy định, không chịu ảnh hưởng của các
nhân tố khác. Chân cao là trội hoàn toàn so với chân thấp. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di
truyền có 480 con đực chân cao, 320 con đực chân thấp, 672 con cái chân cao, 128 con cái chân thấp.
a. Tính tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể trên?
b. Chọn ngẫu nhiên 3 cá thể cái chân cao, xác suất thu được 2 cá thể dị hợp trong số 3 cá thể đó là bao
nhiêu ?
c. Giả sử người ta chuyển tất cả các con chân thấp đi nơi khác, rồi cho tất cả các con chân cao giao phối
ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu hình đời con sẽ như thế nào ?
============== HẾT ==============
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TỈNH
TỈNH ĐÔNG THÁP NĂM HỌC 2015 - 2016

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC


ĐỀ CHÍNH THỨC
Ngày thi: 20/3/2016
Mã đề thi 134 Thời gian ỉàm bài: 90 phút (Không kế thời gian phát đề);
(50 câu trắc nghiệm, 06 trang)
Câu 1: Chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ trở nên ưu thế trong các chuỗi thức ăn cơ bản, gặp trong điều kiện nào
dưới đây?
A. Vùng cửa sông ven biển nhiệt đới.
B. Đồng cỏ nhiệt đới trong mùa hè nóng ẩm.
C. Quần xã trong giai đoạn đầu của diễn thế nguyên sinh.
D. Đồng cỏ nhiệt đới trong mùa xuân nắng ấm.
Câu 2: Một ôperon của vi khuẩn Escherichia coli có 3 gen cấu trúc được ký hiệu là A, B và C. Người ta phát
hiện thấy một dòng vi khuẩn đột biến, trong đó sản phẩm của gen B bị thay đổi về số lượng và trình tự axit
amin, còn các sản phẩm của gen A và C vẫn bình thường. Kết luận nào dưới đây là đúng về trình tự của các
gen cấu trúc này trong ôperon nếu đọc từ trái sang phải?
A. A-B-C. B. B-C-A C. A-C-B. D. C-B-A.
Câu 3: Cho các thông tin sau:
(1) Kết quả lai thuận khác lai nghịch. (2) Di truyền chéo.
(3) Biểu hiện không đồng đều ở 2 giới. (4) Biểu hiện kiểu hình ở đời con theo dòng mẹ.
Những thông tin thuộc đặc điểm của di truyền ngoài nhân là:
A. (1), (4). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (2), (4).
Câu 4: Trong trường hợp tiêu bản có bọt khí dưới lá kính, cách nào trong những cách sau đây có thể loại bỏ
bọt khí một cách hiệu quả?
A. Lau sạch mặt trên của lá kính. B. Gõ nhẹ vào phiến kính.
C. Tăng lượng ánh sáng. D. Lau sạch vật kính.
Câu 5: Khi nói về việc nuôi cá lóc trong ao hồ với mật độ quá cao, những kết luận nào sau đây là đúng?
(1) Các cá thể sẽ cạnh tranh nhau thức ăn, nhiều cá thể yếu bị thiếu thức ăn sẽ chậm lớn và có thể bị chết.
(2) Các con non mới nở rất dễ bị cá lớn ăn thịt, nhiều khi cá bố mẹ ăn thịt con của chúng.
(3) Các cá thể sẽ hỗ trợ nhau tốt hơn để khai thác triệt để nguồn thức ăn do con người cung cấp.
(4) Các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau để chống lại các quẩn thể ăn thịt khác.
A. (l), (2). B. (l), (3). C. (2), (4). D. (3), (4).
Câu 6: Ở động vật ăn thịt chủ chốt trong quần xã có thể duy trì sự đa dạng loài trong quần xã đó nếu chúng
A. chỉ săn bắt các loài chiếm ưu thế trong quần xã làm thức ăn.
B. cạnh tranh và xua đuổi các loài động vật ăn thịt khác ra khỏi quần xã.
C. cho phép các loài động vật ăn thịt khác nhập cư vào quần xã.
D. chỉ săn bắt các loài có mức phổ biến thấp nhất trong quần xã làm thức ăn.
Câu 7: Đặc diêm nào sau đây đúng về hệ sinh thái?
A. Hệ sinh thái nông nghiệp có chuỗi thức ăn dài hơn hệ sinh thái tự nhiên.
B. Hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng hơn hệ sinh thái tự nhiên,
C. Hệ sinh thái nông nghiệp ổn định hơn hệ sinh thái tự nhiên.
D. Hệ sinh thái nông nghiệp có năng suất cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
Câu 8: Sự cân bằng ổn định với hai loại alen (trội và lặn) cùng hiện diện là do tác động của loại chọn lọc nào?
A. Chọn lọc loại bỏ alen trội. B. Chọn lọc loại bỏ alen lặn.
C. Chọn lọc loại bỏ các thể đồng hợp trội và lặn. D. Chọn lọc loại thể dị hợp.
Câu 9: Cho các thành tựu sau:
(1) Chủng Penicilium bị đột biến có hoạt tính penicilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu.
(2) Lai tế bào khoai tây với tế bào cà chua tạo ra cây lai Pomato.
(3) Giống “táo má hồng” cho năng suất tăng gấp đôi.
(4) Con lai F1 (lợn Ỉ x lợn Đại Bạch): 10 tháng tuổi nặng 100 kg, tỉ lệ nạc trên 40%.
(5) Cừu Đôli.
(6) Tạo chủng vi khuấn Escherichia coli sản xuất hoocmôn somatostatin.
(7) Giống bò trong sữa có chúa prôtêin C chữa bệnh máu vón cục gây tắc mạch máu ở người.
(8) Tạo các cây trồng thuần chủng về tất cả các gen bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn rồi xử lí cônsixin.
Có bao nhiêu thành tựu được tạo ra bằng công nghệ tế bào?
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Câu 10: Cho dữ kiện về các diễn biến trong quá trình dịch mã:
(1) Sự hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.
(2) Hạt bé của ribôxôm gắn với mARN tại mã mở đầu.
(3) tARN có anticôđon là 3' UAX 5' rời khỏi ribôxôm.
(4) Hạt lớn của ribôxôm gắn với hạt bé.
(5) Phức hợp [fMet-tARN] đi vào vị trí mã mở đầu.
(6) Phức hợp [aa2 -tARN] đi vào ribôxôm.
(7) Mêtiônin tách rời khỏi chuỗi pôlipeptit
(8) Hình thành liên kết peptit giữa aa1 và aa2.
(9) Phức hợp [aa1 - tARN] đi vào ribôxôm.
Trình tự nào sau đây là đúng?
A. (2)-(5)-(4)-(9)-(1)-(3)-(6)-(8)-(7). B. (2)-(4)-(5)-(l)-(3)-(6)-(7)-(8)-(9).
C. (2)-(4)-(l)-(5)-(3)-(6)-(8)-(7)-(9). D. (2)-(5)-(l)-(4)-(6)-(3)-(7)-(8)-(9).
Câu 11: Yếu tố nào trực tiếp chi phối số lượng cá thể của quần thể làm kích thước quần thể trong tự nhiên
thường bị biến động bởi
A. kiểu tăng trưởng và kiểu phân bố của quần thể. B. mức sinh và mức nhập cư.
C. nguồn sống và không gian sống. D. tỉ lệ giới tính và thành phần nhóm tuổi.
Câu 12: So sánh trình tự các nuclêôtit trong mạch mang mã gốc của một đoạn gen mã hoá cấu trúc của nhóm
enzim đêhiđrôgenaza ở người và các loài vượn người ngày nay ta có các thông tin sau (biết GXU và GXA đều
mã hoá cho axit amin Alanin):
- Người: -.... XGA - TGT - TGG - GTT - TGT - TGG....-
- Tinh tinh: - ... XGT - TGT - TGG- GTT- TGT - TGG....-
- Gôrila: -.. XGT - TGT - TGG - GTT - TGT - TAT....-
- Đười ươi: -....TGT - TGG - TGG - GTX- TGT - GAT....-
Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
(1) Giữa người và tinh tinh có sai khác 1 axit amin.
(2) Giữa người và gôrilla có sai khác 2 bộ ba mã di truyền.
(3) Người có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với đười ươi.
(4) Giữa người và đười ươi có sai khác 4 bộ ba mã di truyền.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 13: Thể tứ bội và thể song nhị bội có điểm khác nhau cơ bản là:
A. Thể tứ bội là kết quả của các tác nhân gây đột biến nhân tạo, thể song nhị bội là kết quả của lai xa.
B. Thể tứ bội có bộ NST là bội số của bộ NST đơn bội, thể song nhị bội gồm 2 bộ NST lưỡng bội.
C. Thể tứ bội có khả năng hữu thụ còn thể song nhị bội thường bất thụ.
D. Chỉ có thể song nhị bội có khả năng duy trì nòi giống.
Câu 14: Trong các phương pháp tạo giống mới, phương pháp nào sau đây được sử dụng phổ biến nhất cả
trong tạo giống vật nuôi và tạo giống cây trồng?
A. Tạo giống bằng công nghệ tế bào. B. Tạo giống dựa vào công nghệ gen.
C. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến. D. Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
Câu 15: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình hình thành loài?
(1) Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí có xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán
mạnh.
(2) Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở thực vật và các loài động vật ít có khả năng di
chuyển.
(3) Hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hoá nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật nhưng ít xảy ra
đối với các loài động vật.
(4) Quá trình hình thành loài thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
(5) Quá trình hình thành các quần thể với các đặc điểm thích nghi luôn dẫn đến quá trình hình thành loài
mới.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 16: Cấu trúc nào dưới đây thể hiện không phù hợp với loại nuclêôtit cấu tạo nên ADN và ARN?
A. Bazơ Ađênin - C5H10O4 - H3PO4. B. Bazơ Timin - C5H10O5 - H3PO4.
C. Bazơ Uraxin - C5H10O5 - H3PO4. D. Bazơ Guanin - C5H10O4 - H3PO4.
Câu 17: Có 2 loại prôtêin bình thường có cấu trúc khác nhau được dịch mã từ 2 phân tử mARN khác nhau.
Nhưng 2 phân tử mARN được phiên mã từ 1 gen trong nhân tế bào. Hiện tượng này xảy ra do:
A. Hai prôtêin có cấu trúc không gian và chức năng khác nhau do được phiên mã từ cùng một loại mARN.
B. Các mARN được phiên mã từ những gen khác nhau nên có cấu trúc hoàn toàn khác nhau,
C. Một đột biến xuất hiện trước khi gen phiên mã làm thay đổi chức năng của gen ban đầu.
D. Các êxôn trong cùng 1 gen được xử lí theo nhũng cách khác nhau để tạo nên các phân tử mARN khác
nhau.
Câu 18: Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, xét các kết luận sau đây:
(1) Đột biến nhiễm sắc thể là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể.
(2) Đột biến cấu trúc có 4 dạng là thể một, thể ba, thể bốn và thể không.
(3) Tất cả các đột biến nhiễm sắc thể đều gây chết hoặc làm cho sinh vật giảm sức sống.
(4) Đột biến nhiễm sắc thể là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
(5) Đột biến số lượng nhiễm sắc thể không làm thay đổi hình dạng của nhiễm sắc thể.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 19: Giảm phân là quá trình phân bào gồm nhiều sự kiện diễn ra theo một trình tự chặt chẽ. Hãy sắp xếp
các sự kiện dưới đây của giảm phân theo trình tự thời gian:
(1) Tâm động tách rời nhau ra.
(2) Bắt cặp giữa các nhiễm sắc tử (crômatit).
(3) Nhiễm sắc thể xoắn và co ngắn.
(4) Nhiễm sắc thể xếp thẳng hàng trên mặt phẳng xích đạo.
(5) Nhiễm sắc thể được nhân đôi.
A. (5) - (2) - (4) - (l) - (3). B. (5) - (2) - (4) - (3) - (1).
C. (5) - (2) - (3) - (4) - (1). D. (5) - (2) - (3) - (1) - (4).
Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tạo giống bằng công nghệ tế bào?
A. Kĩ thuật nuôi cấy tế bào cho phép nhân nhanh các giống cây trồng năng suất cao.
B. Nuôi cấy mô có thể tạo ra các cơ quan để thực hiện việc ghép mô.
C. Thực chất của công nghệ cấy truyền phôi là chia phôi thành nhiều phần nhỏ.
D. Bước đầu tiên của kĩ thuật dung hợp tế bào trần là loại bỏ màng tế bào.
Câu 21: Người ta căn cứ vào yếu tố nào sau đây để chia lịch sử Trái Đất thành 5 đại?
A. Sự hình thành hoá thạch và khoáng sản ở trong lòng đất.
B. Lịch sử phát triển của sinh vật qua các thời kì.
C. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu của Trái Đất và các hoá thạch.
D. Đất đá điển hình hoặc địa phương đầu tiên tìm ra hoá thạch.
Câu 22: Trong các nhân tố sinh thái dưới đây, có bao nhiêu nhân tố sinh thái hữu sinh?
(1) Thực vật. (2) Động vật. (3) Con người. (4) Xác chết của sinh vật. (5) Tảo.
(6) Nước. (7) Ôxi. (8) Nấm. (9) Mùn bã hữu cơ. (10) Chất thải của động vật.
A. 8. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 23: Hiện tượng nào dưới đây là một ví dụ của “hội sinh”?
A. Một loài côn trùng thụ phấn hút mật từ nhuỵ một loài hoa.
B. Vi khuẩn cố định Ni tơ sống trong nốt sần của cây họ Đậu.
C. Phong lan sống trên thân một cây khác.
D. Sán xơ mít trong ruột lợn.
Câu 24: Điều gì là đúng đối với các yếu tố ngẫu nhiên và di nhập gen?
(1) Chúng đều là các nhân tố tiến hoá. (2) Chúng đều là quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên.
(3) Chúng luôn dẫn đến sự thích nghi. (4) Chúng đều làm phong phú vốn gen của quần thể.
A. (2), (3). B. (1), (4). C. (1), (3). D. (1), (2).
Câu 25: Theo quan điếm tiến hoá hiện đại, giải thích nào sau đây về sự xuất hiện bướm sâu đo bạch dương
màu đen (Biston betularia) ở vùng Manchetxtơ (Anh) vào những năm cuối thể kỉ XIX, nửa đầu thế kỉ XX là
đúng?
A. Dạng đột biến quy định kiểu hình màu đen ở bướm sâu đo bạch dương đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên
từ trước và được CLTN giữ lại.
B. Môi trường sống là các thân cây bạch dương bị nhuộm đen đã làm phát sinh các đột biến tương ứng màu
đen trên cơ thể sâu đo bạch dương.
C. Khi sử dụng thức ăn bị nhuộm đen do khói bụi đã làm cho cơ thể bướm bị nhuộm đen.
D. Tất cả bướm sâu đo bạch dương có cùng một kiểu gen, khi cây bạch dương có màu trắng thì bướm có
màu trắng, khi cây có màu đen thì bướm có màu đen.
Câu 26: Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp
gen Bb qua 2 lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen
này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôxin. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết
luận đúng?
(1) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A - T.
(2) Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1669 liên kết.
(3) Số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit.
(4) Số nuclêôtit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 27: Ở một loài thực vật, mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành phép lai
(P): ♂AabbDd x ♀AaBbDd. Biết không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, các cá thể có kiểu hình mang
ít nhất một tính trạng trội ở đời con F 1 chiếm tỉ lệ:
A. 75%. B. 96,875%. C. 71,875%. D. 21,875%.
Câu 28: Một cơ thể thực vật dị hợp hai cặp gen Aa và Bb lai phân tích thu được tỉ lệ kiểu hình là 1:1. Phát
biểu nào sau đây là đúng?
A. Bằng phép lai này các nhà khoa học đã phát hiện ra quy luật di truyền theo dòng mẹ.
B. Hai cặp gen Aa và Bb phân li độc lập, tương tác với nhau để quy định nên một tính, trạng,
C. Quy luật di truyền chi phối hai cặp gen này làm tăng biến dị tổ hợp.
D. Cơ thể này nếu đem tự thụ phấn có thể thu được F 1 có 2 hoặc 3 loại kiểu hình.
Câu 29: Trong dòng họ của một cặp vợ chồng có người bị bệnh di truyền nên họ tư vấn trước khi sinh con. Bên
phía người vợ có anh trai bị bệnh phênylkêtô niệu, ông ngoại bị bệnh máu khó đông, những người còn lại
không bị hai bệnh này. Bên phía người chồng có mẹ bị bệnh phênylkêtô niệu, những người khác không bị 2
bệnh này. Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh hai con không bị cả hai bệnh trên là

A. . B. . C. . D. .
Câu 30: Ở ruồi giấm, xét 1 gen có 2 alen và nằm trên NST thường. Alen B quy định thân xám trội hoàn toàn so
với alen b: Thân đen. Cho ruồi thân xám và thân đen giao phối với nhau được F 1 có tỷ lệ 50% ruồi thân xám:
50% ruồi thân đen. Tiếp tục cho ruồi F 1 giao phối với nhau được F2, thống kê kết quả ở cả quần thế có tỷ lệ kiểu
hình:
A. 3 ruồi thân đen: 13 ruồi thân xám. B. 9 ruồi thân đen: 7 ruồi thân xám.
C. 1 ruồi thân đen: 3 ruồi thân xám. D. 1 ruồi thân đen: 1 ruồi thân xám.
Câu 31: Ở 1 loài động vật ngẫu phối, cho con cái lông trắng thuần chủng giao phối với con đực lông trắng, đời
con F1 thu được toàn lông trắng. Cho F 1 giao phối ngẫu nhiên, F2 thu được tỉ lệ 13 lông trắng: 3 lông đen. Tiến
hành cho những con lông trắng ngẫu phối với nhau thu F 3. Theo lí thuyết ở F3, trong số những con lông đen thì
tỉ lệ con lông đen thuần chủng là bao nhiêu?
A. 1/4. B. 1/3. C. 4/169. D. 12/169.
Câu 32: Biết không xảy ra đột biến, trong các phép lai sau đây, tính theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai cho
đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1:4:4:4:4:1:1:1:1?
(1) AẠaaBBDd x AAAABbdd. (2) AaaaBBdd x AaaaBbDd. (3) AaaaBbdd x AAAabbDd.
(4) AAaBbDD x AAAABbDd. (5) AAAaBbdd X AaaabbDd. (6) aaaaBbdd x AAaabbDd.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 33: Hợp tử của loài có bộ NST 2n = 24 thực hiện liên tiếp các đợt nguyên phân. Ở lần nguyên phân thứ 5
của hợp tử, có 2 tế bào đều có cặp NST số 3 vẫn nhân đôi nhung không phân li (đều tập họp về một cực của tế
bào), các cặp NST khác vẫn phân li bình thường. Tất cả các tế bào tạo ra đều thực hiện nguyên phân bình
thường, môi trường nội bào cung cấp cho toàn bộ quá trình trên là 6120 NST đơn. số tế bào có chứa 22 NST
trong nhân là:
A. 8. B. 32. C. 16. D. 64.
Câu 34: Ở ruồi giấm, cho lai một cặp P thuần chủng, trong đó con cái có mắt đỏ, con đực có mắt trắng thu
được F1. Cho F1 lai với nhau được tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 2 là: 6 cái mắt đỏ : 2 cái mắt trắng : 3 đực mắt đỏ : 5
đực trắng. Quy luật nào sau đây không chi phối phép lai trên?
A. Phân li độc lập. B. Tương tác bổ sung.
C. Di truyền liên kết với giới tính. D. Át chế do gen trội.
Câu 35: Từ 5 phân tử ADN được đánh dấu N 15 ở cả hai mạch đơn, qua quá trình nhân đôi liên tiếp trong môi
trường nội bào chỉ có N14, đã tổng hợp được 160 phân tử ADN mạch kép. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Có 16 phân tử ADN chứa cả N14 và N15. B. Có tất cả 150 phân tử ADN chứa N14.
C. Có tất cả 5 phân tử ADN con có chứa N . 15
D. Có tất cả 310 mạch đơn chỉ chứa N14.
Câu 36: Màu lông của chó chịu sự kiểm soát của 2 cặp gen Bb và Dd nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác
nhau. Gen B quy định màu lông đen, alen b quy định màu lông hạt dẻ. Gen D ức chế sự tạo thành sắc tố của
gen B và b nên khi có mặt của gen này chó đều có màu lông trắng, gen d không tạo sắc tố và không ức chế hoạt
động gen B và b. Người ta tiến hành lai các con chó dị hợp 2 cặp gen với nhau được F 1. Cho các nhận xét sau:
(1)Màu lông chó di truyền theo quy luật tương tác kiểu 12:3:1.
(2) Trong sự hình thành màu sắc lông ở chó vai trò của gen trội là như nhau.
(3) Các cặp gen Bb và Dd phân li độc lập và tổ hợp tự do trong giảm phân và thụ tinh.
(4) Các con chó có màu lông hạt dẻ có thể biết chắc chắn được kiểu gen không cần phải kiểm tra kiểu gen
bằng phép lai phân tích.
(5) Tất cả các con chó màu lông trắng đều có kiểu gen D-bb.
(6) Khi lai giữa chó có màu lông đen với chó có màu lông hạt dẻ được Fa phân tính 1:1:1:1 thì kiếu gen của
chó lông đen là DdBb.
(7) Tỉ lệ kiểu gen của F1 trong phép lai phân tính 4:2:2:2:2:1:1:1:1.
(8) Tỉ lệ chó màu lông trắng đồng hợp tử ở F 1 chiếm 12,5%.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 8 . B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 37: Trong phần Sinh thái học, học sinh đã tìm hiểu về sự đa dạng sinh học ở một số Vườn Quốc gia tại
Việt Nam thông qua các tư liệu phim ảnh, sách báo... mỗi địa điểm có một Vườn Quốc gia gắn với nhũng loài
đặc trưng riêng. Bằng kiến thức đã có, em hãy chọn đáp án đúng
Vườn Quốc gia Địa điểm Loài đặc trưng
(1) Tràm Chim (N) Ninh Bình (a) Cây Chò
(2) Tam Đảo (Đ) Đồng Tháp (b) Tê Giác Java một sừng
(3) Cát Tiên (T) Thái Nguyên (c) Sếu đầu đỏ
(4) Cúc Phương (ĐN) Đồng Nai (d) Cá Cóc
A. (1) - (Đ) - (c); (2) - (T) - (d); (3) - (ĐN) - (b); (4) - (N) - (a).
B. (1) - (Đ) - (c); (2) - (N) - (a); (3) - (ĐN) - (b); (4) - (T) - (d).
C. (1) - (ĐN) - (c); (2) - (N) - (d); (3) - (Đ) - (b); (4) - (T) - (a).
D. (1) - (ĐN) - (b); (2) - (T) - (a); (3) - (Đ) - (c); (4) - (N) - (d).
Câu 38: Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt và hình dạng cánh do 2 gen (A, a) và (B, b) nằm trên vùng không
tương đồng của NST giới tính X qui định, quan hệ trội lặn hoàn toàn. Trong đó, A: Mắt đỏ, a: Mắt trắng, B:
Cánh nguyên, b: Cánh xẻ. Cho ruồi cái thuần chủng mang kiểu hình trội về 2 tính trạng giao phối với ruồi đực
mang 2 tính trạng lặn thu F 1. Cho đời con F1 tạp giao, F2 thu được 140 mắt đỏ, cánh nguyên: 10 mắt trắng, cánh
nguyên: 10 mắt đỏ, cánh xẻ: 18 mắt trắng, cánh xẻ. Biết rằng có một số con mắt trắng cánh xẻ bị chết ở giai
đoạn phôi, không có đột biến xảy ra và quá trình phát sinh giao tử đực và cái bình thường, số lượng ruồi giấm
bị chết là:
A. 22. B. 18. C. 10. D. 40.
Câu 39: Hai quần thể thuộc cùng 1 loài, quần thể 1 có 900 cá thể và tần số A là 0,6; quần thể 2 có 300 cá thể và
tần số A là 0,4. Nếu toàn bộ quần thể 2 di cư vào quần thể 1 tạo quần thể mới. Khi quần thể mới đạt cân bằng di
truyền thì tỉ lệ AA là:
A. 0,495. B. 0,3025. C. 0,55. D. 0,45.
Câu 40: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng
bên vững tài nguyên thiên nhiên?
(1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
(2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh.
(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
(4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy.
(5) Tăng cường xây dựng các đập thuỷ điện.
(6) Sử dụng biện pháp hoá học trong nông nghiệp.
(7) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn.
(8) Khai phá đất rừng, lấn biển, lấp sông, mở rộng thành phố, xây sân bay, bến cảng.
(9) Tăng cường sử dụng chất tẩy rửa hoá học làm sạch mầm bệnh trong đất và nước.
(10) Nước thải công nghiệp, y tế phải xử lí theo quy định trước khi thải ra cộng đồng.
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 41: Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:
Sinh vật tiêu thụ bậc 1:150000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 2:18000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 3:1800 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 4:162 Kcal.
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với
bậc dinh dưỡng câp 3 trong chuối thức ăn trên lẩn lượt là:
A. 10% và 12%. B. 9% và 10%. C. 12% và 10%. D. 10% và 9%.
Câu 42: Một quần thể người đang ở trạng thái
cân bằng di truyền, tần số người bị mắc một bệnh
di truyền là 9%. Phả hệ dưới đây cho thấy một số
thành viên (màu đen) bị bệnh này. Biết rằng bệnh
do một gen gồm 2 aỉen qui định và trội lặn hoàn
toàn. Kiểu hình của người có đánh dấu (?) là chưa
biết.
Có 4 kết luận rút ra từ sơ đồ phả hệ trên:
(1) Cá thể III9 chắc chắn không mang alen gây bệnh. (2) Cá thể II5 có thể không mang alen gây bệnh.
(3) Xác suất để cá thể II3 có kiểu gen dị hợp tử là 50%. (4) Xác suất cá thể con III(?) bị bệnh là 23%.
Những kết luận đúng là:
A. (2) và (4). B. (2), (3) và (4). C. (1), (2) và (3). D. (l) và(4).
Câu 43: Trong một nghiên cứu, những cặp song sinh được đưa vào 4 nhóm:
(1) Những cặp song sinh cùng trứng lớn lên trong cùng một môi trường.
(2) Những cặp song sinh cùng trứng lớn lên trong các môi trường khác nhau.
(3) Những cặp song sinh khác trứng lớn lên trong cùng một môi trường.
(4) Những cặp song sinh khác trứng lớn lên trong các môi trường khác nhau.
Đối với mỗi nhóm trong 4 nhóm trên, nghiên cứu đã ghi nhận tỉ lệ phần trăm các cặp song sinh mà chỉ có
một người có bệnh lí y học. Nếu bệnh lí y học do các yếu tố di truyền gây ra thì có thể quan sát thấy nhiều nhất
ở tình huống nào dưới đây?
A. Nhóm (1) có tỉ lệ xuất hiện cao hơn nhóm (3).
B. Nhóm (1) có tỉ lệ xuất hiện thấp hơn nhóm (3).
C. Nhóm (1) có tỉ lệ xuất hiện cao hơn nhóm (4).
D. Nhóm (1) có tỉ lệ xuất hiện cao hơn nhóm (2).
Câu 44: Xét một quần thể có cấu trúc di truyền như sau: 0,3AA : 0,6Aa: 0,1 aa. Trong quá trình giảm phân
hình thành giao từ xảy ra đột biến gen A thành gen a với tần số 10%. Nếu quần thể trên giao phối ngẫu nhiên thì
tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội ở trạng thái dị hợp là:
A. 0,532. B. 0,4968. C. 0,48. D. 0,432.
Câu 45: Nếu 1 gen quy định 1 tính trạng và alen trội lấn át hoàn toàn alen lặn, nằm trên NST thường. (P) đều
có 2 cặp gen dị hợp (Aa và Bb) thì có tỉ lệ kiểu hình F 1: (A-B-) - (aabb) = 50%; (A-bb) + (aabb) = (aaB) +
(aabb) = 25%. Trong các qui luật di truyền sau thì có bao nhiêu qui luật di truyền đúng?
(1) Phân li độc lập. (2) Liên kết gen. (3) Hoán vị gen.
A. 2. B. 3. C. 0. D. 1.
Câu 46: Ở người, tính trạng hói đầu do một gen nằm trên NST thường quy định. Alen B quy định hói đầu, alen
b quy định kiểu hình bình thường. Kiểu gen Bb quy định hói đầu ở nam và bình thường ở nữ. Trong một quần
thể cân bằng di truyền, trung bình cứ 10000 người thì có 100 bị hói. Cấu trúc di truyền ở quần thể là:
A. 0,81BB : 0,18Bb : 0,01bb. B. 0,9BB : 0,0975Bb : 0,0025bb.
C. 0,01BB : 0,18Bb : 0,81bb. D. 0,0001BB : 0,0198Bb : 0,9801bb.
Câu 47: Sự gia tăng CO2 trong khí quyển làm cho bức xạ nhiệt trên hành tinh không thoát được vào khoảng
không vũ trụ, dẫn đến nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất tăng lên làm cho băng tan ở 2 cực, mực nước ở các đại
dương dâng cao, nhiều vùng thấp và các thành phố ven biển có nguy cơ chìm ngập trong nước biển. Trong các
nguyên nhân dưới đây, có bao nhiêu nguyên nhân làm gia tăng CO 2 trong khí quyển?
(1) Phá rừng ngày càng nhiều. (2) Sự phát triển của các phương tiện giao thông.
(3) Đôt nhiên liệu hoá thạch (khí gas, xăng dâu, than đá). (4) Hiện tượng cháy rừng.
(5) Huỷ hoại nghiêm trọng các rạn san hô ven biển.
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 48: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ
xuất phát (P) có 100 cá thể đều có kiểu hình trội. Qua ba thế hệ tự thụ phấn nghiêm ngặt, người ta thu được F 3
có tỉ lệ kiêu hình là: 43 cây hoa đỏ : 21 cây hoa trăng. Theo lí thuyết, trong số 100 cây ở thê hệ P nói trên, có
bao nhiêu cây thuần chủng?
A. 0 cây. B. 25 cây. C. 50 cây. D. 35 cây.
Câu 49: Ba gen A, B và C liên kết với nhau trên nhiễm sắc thể với khoảng cách trên bản đồ di truyền như sau:
A (30 cM) C (20 cM) B. Nếu lai cá thể 1 (Aa,bb,Cc) với cá thể 2 (aa,Bb,cc) thì xác suất con lai có kiểu
gen AaBbCc là bao nhiêu?
A. 5% hoặc 15%, phụ thuộc kiểu gen liên kết của cá thể 1 và 2.
B. 7,5% hoặc 17,5%, phụ thuộc kiểu gen liên kết của cá thể 1.
C. 15% hoặc 35%, phụ thuộc kiểu gen liên kết của cá thể 2.
D. 2,0% hoặc 3,0%, phụ thuộc kiểu gen liên kết của cá thể 2.
Câu 50: Hợp tử của loài có bộ NST 2n = 14 và mỗi cặp NST đều có nguồn gốc và cấu trúc khác nhau thì
dạng đột biến thể 1 tối đa có thể có ở loài này là
A. 7. B. 1. C. 14. D. 13.
-------------HẾT-------------

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
ĐẮK LẮK NĂM HỌC 2015 – 2016 (vòng 1)
MÔN: SINH HỌC 12 – THPT
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài:180 phút
(Đề thi gồm 02 trang)

Câu 1. (2,0 điểm)


Người ta thực hiện một thí nghiệm sau: phá bỏ thành tế bào cầu khuẩn, trực khuẩn, phẩy khuẩn. Sau đó
cho chúng phát triển trong môi trường đẳng trương.
a. Xác định hình dạng của các loại vi khuẩn trên? Qua thí nghiệm ta có thể rút ra kết luận gì?
b. Vi khuẩn có các đặc điểm gì để thích nghi cao độ với môi trường sống?
Câu 2. (2,0 điểm)
a. Nuôi 2 chủng vi sinh vật A, B trong cùng một môi trường tối thiểu thấy chúng sinh trưởng phát triển
bình thường, nhưng khi tách 2 chủng A và B ra nuôi riêng trong điều kiện môi trường tối thiểu thì cả hai
chủng đều không phát triển được. Hãy giải thích hiện tượng trên?
b. Tại sao nói sự chênh lệch điện thế giữa hai phía của màng là một dấu hiệu để nhận biết tế bào đó còn
sống hay đã chết?
Câu 3. (2,0 điểm)
a. Cân 0,5 gam lá bàng tươi xanh đã loại bỏ cuống và gân chính, nghiền nhỏ, chia đều và cho vào cốc A
và cốc B. Lấy 20 ml cồn đổ vào cốc A; lấy 20ml nước cất đổ vào cốc B. Sau 20 phút thì màu sắc ở 2 cốc có
gì khác nhau? Giải thích.
b. Người ta bố trí thí nghiệm như sau: Dùng 2 miếng giấy lọc tẩm côban clorua đã sấy khô (có màu
xanh da trời) đặt đối xứng nhau qua 2 mặt của lá. Sau đó dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 mảnh kính
vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín. Quan sát giấy chuyển từ màu xanh da trời
sang màu hồng và diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới lá. Sau 15 phút thu được kết quả ghi
trong bảng sau:

Tên cây Diện tích chuyển màu của giấy côban clorua (cm2)

Mặt trên Mặt dưới


Cây thược dược 9 11

Cây đoạn 4 9

Cây thường xuân 0 3,7


Em hãy rút ra nhận xét, kết luận và giải thích thí nghiệm trên.
Câu 4. (2,0 điểm)
a. Tại sao khi tiêm chủng thường tiêm vào tĩnh mạch?
b. Tại sao nhịp tim của trẻ sơ sinh có tần số lớn hơn nhịp tim của người trưởng thành?
Câu 5. (2,0 điểm)
Một loài 2n = 40, có chu kì tế bào diễn ra trong 11 giờ. Thời gian ở kì trung gian nhiều hơn thời gian
phân
bào trong chu kì tế bào là 9 giờ. Trong nguyên phân, thời gian diễn ra kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối tương
ứng với tỉ lệ 3 : 2 : 2 : 3. Một hợp tử tiến hành phân chia liên tiếp tạo các tế bào con.
a. Xác định thời gian kì trung gian, thời gian nguyên phân và thời gian từng kì của nguyên phân?
b. Xác định số nhiễm sắc thể và trạng thái tồn tại của nhiễm sắc thể ở các tế bào con tại thời điểm 32
giờ.
Câu 6. (2,0 điểm)
a. Quá trình trao đổi nước ở thực vật CAM có đặc điểm độc đáo gì? Đặc điểm này dẫn tới sự khác nhau
về nhu cầu nước ở thực vật CAM và các nhóm thực vật khác như thế nào?
b. Các thông tin về cường độ kích thích sẽ được mã hoá theo những cách nào? Trong lúc nơron đang
nghỉ ngơi, nếu dùng một vi điện cực kích thích vào bao myelin của sợi trục hoặc vào điểm giữa sợi trục
không có bao myelin thì xung thần kinh sẽ dẫn truyền như thế nào? Giải thích.
Câu 7. (2,0 điểm)
a. Nhiều người cùng tiếp xúc với một loại virut gây bệnh, tuy nhiên có người mắc bệnh, có người không
mắc bệnh. Giả sử rằng những người không mắc bệnh là do có các gen kháng loại virut này. Hãy cho biết
gen kháng virut ở những người không mắc bệnh quy định tổng hợp những loại prôtêin nào?
b. Một loại virut gây bệnh ở động vật có vật chất di truyền là ARN. Giải thích tại sao khi sử dụng vắc-
xin phòng chống thì hiệu quả rất thấp?
Câu 8. (2,0 điểm)
a. Tại sao xung thần kinh truyền qua xinap chỉ đi theo một chiều?
b. Tại sao động vật bậc thấp có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch, hầu hết tập tính của chúng là
tập tính bẩm sinh?
Câu 9. (2,0 điểm)
a. Có giả thuyết cho rằng, ti thể và lục lạp có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ, ẩn nhập vào tế bào nhân thực
bằng con đường thực bào. Bằng những hiểu biết về cấu trúc và chức năng của hai bào quan này, hãy chứng
minh giả thuyết trên?
b. Khi ta bón các loại phân đạm NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 cho đất trong thời gian dài sẽ làm thay đổi
đặc tính nào của đất? Giải thích?
Câu 10. (2,0 điểm)
a. Trong các hoocmôn: testosterôn, adrênalin, thyrôxin, hãy cho biết chất nào trong số đó không cần
prôtêin thụ thể trên bề mặt tế bào trong quá trình truyền tin? Giải thích. Nêu vai trò của chất truyền tin thứ
hai.
b. Tại sao nồng độ CO2 trong máu tăng cao thì dẫn tới quá trình trao đổi O2 trong máu cũng lại tăng nhanh?

---------HẾT----------
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
ĐẮK LẮK NĂM HỌC 2015 – 2016 (vòng 1)
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 12 – THPT
ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu Nội dung Điểm


Người ta thực hiện một thí nghiệm sau: phá bỏ thành tế bào cầu khuẩn, trực khuẩn, phẩy
khuẩn. Sau đó cho chúng phát triển trong môi trường đẳng trương. 2,0
1 a. Xác định hình dạng của các loại vi khuẩn trên? Qua thí nghiệm ta có thể rút ra kết
luận gì?
b. Vi khuẩn có các đặc điểm gì để thích nghi cao độ với môi trường sống?
- Các vi khuẩn đều có hình cầu: …………………………………………. 0,5
a
- Kết luận: thành tế bào quy định hình dạng của tế bào vi khuẩn:………… 0,5
- Tỉ lệ S/V lớn → hấp thụ và chuyển hóa vật chất nhanh………………. 0,25
- Hệ gen đơn giản → dễ phát sinh đột biến trong đó có các đột biến có lợi, đột biến biểu 0,25
b hiện ngay ra kiểu hình…………………………………………. 0,25
- Thành tế bào giúp duy trì áp suất thẩm thấu…………………….
- Có khả năng hình thành nội bào tử khi gặp điều kiện sống không thuận lợi…… 0,25
a. Nuôi 2 chủng vi sinh vật A, B trong cùng một môi trường tối thiểu thấy chúng sinh
trưởng phát triển bình thường nhưng khi tách 2 chủng A và B ra nuôi riêng trong điều
kiện môi trường tối thiểu thì cả hai chủng đều không phát triển được. Hãy giải thích hiện 2,0
2
tượng trên?
b. Tại sao nói sự chênh lệch điện thế giữa hai phía của màng là một dấu hiệu để nhận
biết tế bào đó còn sống hay đã chết?
- Mỗi chủng A và B đều không sống được trong môi trường tối thiểu => Cả hai chủng A
và B đều thuộc nhóm vi sinh vật khuyết dưỡng…………… 0,25
- Khi nuôi cả A và B trong cùng 1 môi trường tối thiểu, chúng sinh trưởng và phát triển
bình thường => chủng A và B là vi sinh vật đồng dưỡng…… 0,25
Giải thích:
a
- TH1: Chủng A sản xuất nhân tố sinh trưởng cung cấp cho chủng B và ngược lại chủng
B cũng sản xuất nhân tố sinh trưởng khác cung cấp cho chủng A…….. 0,25
- TH2: Chủng A tổng hợp 1 thành phần của nhân tố sinh trưởng, chủng B tổng hợp thành
phần còn lại của cùng nhân tố sinh trưởng, cả hai thành phần này cùng tham gia hình
thành nhân tố sinh trưởng cần thiết cho chủng A và B…… 0,25
Sự chênh lệch điện thế giữa 2 phía của màng là một dấu hiệu nhận biết tế bào đó còn
sống hay đã chết vì:
- Sự chênh lệch điện thế giữa 2 bên của màng liên quan tới tính thấm chọn lọc và cơ chế
vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào -> tế bào sống có tính thấm chọn lọc .... 0,25
b - Tế bào chết chức năng thấm chọn lọc và vận chuyển chủ động không còn nữa .. 0,25
- Khi nơron bị kích thích, các kênh Na+mở ra, dòng Na+ từ ngoài đi vào nơron gây mất
phân cực, rồi đảo cực ……………………... 0,25
- Ngay tiếp sau đó kênh Na+ đóng lại và kênh K+ mở ra, K+ từ trong tràn ra ngoài dẫn tới
tái phân cực ……………………………… 0,25
a. Cân 0,5 gam lá bàng tươi xanh đã loại bỏ cuống và gân chính, nghiền nhỏ, chia đều 2,0
và cho vào cốc A và cốc B. Lấy 20 ml cồn đổ vào cốc A; lấy 20ml nước cất đổ vào cốc B.
Sau 20 phút thì màu sắc ở 2 cốc có gì khác nhau? Giải thích.
b. Người ta bố trí thí nghiệm như sau: Dùng 2 miếng giấy lọc tẩm côban clorua đã sấy
3 khô (có màu xanh da trời) đặt đối xứng nhau qua 2 mặt của lá. Sau đó dùng cặp gỗ hoặc
cặp nhựa kẹp ép 2 mảnh kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống
kín. Quan sát giấy chuyển từ màu xanh da trời sang màu hồng và diện tích giấy có màu
hồng ở mặt trên và mặt dưới lá. Sau 15 phút thu được kết quả ghi trong bảng sau:
- Cốc A có màu có màu xanh đậm, cốc B có màu xanh nhạt ……………………… 0,5
a Vì:
- Ở cốc A Diệp lục tan trong cồn nên lượng diệp lục được chiết ra nhiều hơn  xanh 0,25
đậm
- Cốc B diệp lục không tan trong nước, nhưng do nghiền làm phá vỡ tế bào nên vẫn có 1
lượng nhỏ diệp lục lẫn trong nước -> xanh nhạt.............. 0,25
* Nhận xét: Diện tích chuyển thành màu hồng của giấy thấm côban clorua ở mặt dưới lá
rộng hơn so với mặt trên của cùng lá đó.............................................. 0,25
* Kết luận: Mặt dưới của lá thoát hơi nước nhiều hơn mặt trên........................ 0,25
* Giải thích:
- Khí khổng được sắp xếp nhiều hơn ở mặt dưới của lá do đó mặt dưới của lá thoát hơi
b
nước nhiều hơn mặt trên làm cho diện tích chuyển thành màu hồng của giấy tẩm côban
clorua rộng hơn so với ở mặt trên.......................................................... 0,25
- Riêng ở cây thường xuân là cây sống ở nơi khô cằn nên để tiết kiệm nước, ở biểu bì trên
của lá không có khí khổng và có lớp cutin dày khiến nước không thoát qua mặt trên của
lá………………………….......................................................... 0,25
a. Tại sao khi tiêm chủng thường tiêm vào tĩnh mạch? 2,0
4 b. Tại sao nhịp tim của trẻ sơ sinh có tần số lớn hơn nhiều nhịp tim của người trưởng
thành?
a. Tiêm vào tĩnh mạch vì:
- Để về tim trước khi đến tổ chức, tế bào………………………… 0,25
a - Động mạch có áp lực máu mạnh nên khi rút kim tiêm ra dễ gây chảy nhiều máu.. 0,25
- Động mạch nằm sâu trong thịt nên khó tìm thấy............................................ 0,25
- Tĩnh mạch nằm nông (gần da) nên dễ tìm, tĩnh mạch rộng nên dễ luồn kim tiêm.... 0,25
- Trẻ sơ sinh có kích thước cơ thể nhỏ -> Tỉ lệ S/V lớn -> Mất nhiều nhiệt -> Chuyển hóa
nhanh -> Nhu cầu trao đổi chất cao -> Nhịp tim cao......................... 0,5
b - Thành tim mỏng, áp lực yếu -> Mỗi lần co bóp tống máu đi ít -> Nhịp tim nhanh 0,25
- Cơ thể đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh -> Trao đổi chất mạnh ->
Lượng máu đến các cơ quan tăng -> Tim đập nhanh.......................... 0,25
Một loài 2n = 40, có chu kì tế bào diễn ra trong 11 giờ. Thời gian ở kì trung gian nhiều
hơn thời gian phân bào trong chu kì tế bào là 9 giờ. Trong nguyên phân, thời gian diễn 2,0
ra kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối tương ứng với tỉ lệ 3 : 2 : 2 : 3. Một hợp tử tiến hành
phân chia liên tiếp nhiều lần tạo các tế bào con.
5
a. Xác định thời gian kì trung gian, thời gian nguyên phân và thời gian từng kì của
nguyên phân?
b. Xác định số nhiễm sắc thể và trạng thái tồn tại của nhiễm sắc thể ở các tế bào con tại
thời điểm 32 giờ.
* Gọi x là thời gian của kì trung gian của một chu kì tế bào, y là thời gian nguyên phân
Theo bài ra ta có:
x + y = 11 0,5
x–y=9
=> x = 10, y = 1
a
Vậy kì trung gian diễn ra trong 10 giờ, nguyên phân diễn ra trong 1 giờ.........
* Thời gian diễn ra từng kì trong nguyên phân: 0,25
- Thời gian kì đầu = thời gian kì cuối = (3/10) x 1 giờ = 0,3 giờ = 0,3 x 60 phút = 18 phút
- Thời gian kì giữa = thời gian kì sau = (2/10) x 1giờ = 0,2 giờ = 0,2 x 60 phút = 12 0,25
phút...
. Tại thời điểm 32 giờ: 11 giờ x 2 + 10 giờ => hợp tử nguyên phân hai lần tạo ra 2 2 = 4 tế
bào mới, và 4 tế bào này vừa kết thúc kì trung gian……………………… 0,5
b
- Số lượng nhiễm sắc thể: 40 x 4 = 160 .................................................................. 0,25
- Trạng thái nhiễm sắc thể: Trạng thái kép.............................................................. 0,25
a. Quá trình trao đổi nước ở thực vật CAM có đặc điểm độc đáo gì? Đặc điểm này dẫn
tới sự khác nhau về nhu cầu nước ở thực vật CAM và các nhóm thực vật khác như thế
nào? 2,0
6 b. Các thông tin về cường độ kích thích sẽ được mã hoá theo những cách nào? Trong lúc
nơron đang nghỉ ngơi, nếu dùng 1 vi điện cực kích thích vào bao miêlin của sợi trục hoặc
vào điểm giữa sợi trục không có bao miêlin thì xung thần kinh sẽ dẫn truyền như thế
nào? Giải thích?
- Điểm độc đáo: Thực vật CAM thường sống ở vùng sa mạc hoặc bán sa mạc trong điều 0,5
kiện thiếu nguồn nước. Ở nhóm thực vật này, hiện tượng đóng khí khổng vào ban ngày

tác dụng tiết kiệm nước dẫn tới quá trình cố định CO2 chuyển vào ban đêm…
a - Sự khác nhau về nhu cầu nước ở các nhóm thực vật: C 3 là cao, C4 bằng 1/2 C3, CAM
thấp hơn C4…………………………………………………………… 0,5
* Có 2 cách mã hoá:
- Cách mã hoá thứ nhất phụ thuộc vào ngưỡng kích thích của các nơron.............. 0,25
- Cách mã hoá thứ hai phụ thuộc vào tần số xung thần kinh.............................. 0,25
* Kết quả của kích thích
b
- Kích thích vào bao miêlin của sợi trục: Không xuất hiện xung thần kinh vì bao miêlin 0,25
có tính chất cách điện nên không có khả năng hưng phấn...........................
- Với sợi trục không có bao miêlin: Xung thần kinh sẽ truyền đi theo 2 hướng vì nơron
thần kinh đang ở trạng thái nghỉ ngơi nên không có vùng trơ tuyệt đối ngăn cản.... 0,25
a. Nhiều người cùng tiếp xúc với một loại virut gây bệnh, tuy nhiên có người mắc bệnh,
có người không mắc bệnh. Giả sử rằng những người không mắc bệnh là do có các gen
kháng loại virut này. Hãy cho biết gen kháng virut ở những người không mắc bệnh quy 2,0
7
định tổng hợp những loại prôtêin nào?
b. Một loại virut gây bệnh ở động vật có vật chất di truyền là ARN. Giải thích tại sao khi
sử dụng văcxin phòng chống thì hiệu quả rất thấp?
Gen kháng virut có thể thuộc một trong các loại gen sau:
- Gen quy định tổng hợp một số prôtêin là kháng thể..…………………… 0,5
a
- Gen quy định tổng hợp các loại prôtêin thụ thể trên bề mặt tế bào (không tương thích
với các gai glicôprôtêin của virut)……………………………….................... 0,5
- Do ARN có cấu trúc mạch đơn, kém bền vững hơn nên tần số phát sinh đột biến cao vì
vậy đặc tính kháng nguyên dễ thay đổi………………………………........ 0,5
b
- Trong khi đó, quy trình nghiên cứu và sản xuất văcxin cần thời gian nhất định và chỉ có
tác dụng khi đặc tính kháng nguyên của virut không thay đổi……………... 0,5
a. Tại sao xung thần kinh truyền qua xináp chỉ đi theo một chiều?
8 b. Tại sao động vật bậc thấp có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch, hầu hết tập 2,0
tính của chúng là tập tính bẩm sinh?
Xung thần kinh truyền qua xináp chỉ theo một chiều:
- Xung thần kinh chỉ truyền được theo một chiều từ chùy xináp sang màng sau 0,5
a xináp………………………………………………………………….
- Chỉ chùy xináp mới có chất trung gian hóa học và màng sau mới có thụ thể tiếp nhận
chất trung gian hoá học đó……………………………………. 0,5
Hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, hầu hết tập tính của chúng là tập
tính bẩm sinh vì:
b - Có ít tế bào thần kinh, cấu tạo đơn giản nên khả năng học tập và rút kinh nghiệm
kém…………………………………………………………………………… 0,5
- Có tuổi thọ ngắn nên có ít thời gian học tập và rút kinh nghiệm……………. 0,5
a. Có giả thuyết cho rằng, ti thể và lục lạp có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ, ẩn nhập vào
tế bào nhân thực bằng con đường thực bào. Bằng những hiểu biết về cấu trúc và chức 2,0
9 năng của hai bào quan này, hãy chứng minh giả thuyết trên?
b. Khi ta bón các loại phân đạm NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 cho đất trong thời gian dài sẽ
làm thay đổi đặc tính nào của đất? Giải thích?
* Về cấu trúc
- Màng kép, trong đó màng ngoài rất giống màng tế bào nhân thực → màng ngoài là 0,25
màng của tế bào nhân thực, màng trong là của VSV nhân sơ đã ẩn nhập
vào………………
- Có 1 ADN vòng, kép, có riboxom riêng (Riboxom 70S)…, do đó có thể tự tổng hợp 0,25
protein riêng → có thể tự sinh sản bằng cách tự sinh tổng hợp mới các thành phần và
phân chia giống như hình thức sinh sản của vi khuẩn.......................
* Về chức năng 0,25
- Lục lạp có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ quá trình quang hợp, do đó có nguồn
gốc từ vi sinh vật tự dưỡng quang năng
- Ti thể có khả năng phân giải chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí do đó có nguồn gốc từ
a
sinh vật dị dưỡng hiếu khí....................................................... 0,25
Khi ta bón các loại phân đạm NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 sẽ làm thay đổi độ PH của đất..
Vì: 0,5
b + Bón phân NH4Cl, (NH4)2SO4 cây hấp thụ NH4+ còn lại môi trường Cl- và SO42- sẽ kết 0,25
hợp với H+ tạo HCl và H2SO4 dẫn đến môi trường axit.......................
+ Bón NaNO3 cây hấp thụ NO3- còn lại Na+ kết hợp với OH- tạo môi trường bazơ... 0,25
a. Các hoocmôn sau: testosterôn, adrênalin, thyroxine. Chất nào trong số những chất đã
cho không cần prôtêin thụ thể trên bề mặt tế bào trong quá trình truyền tin? Giải thích.
10 Nêu vai trò của chất truyền tin thứ hai. 2,0
b. Tại sao nồng độ CO2 trong máu tăng cao thì dẫn tới quá trình trao đổi O2 trong máu cũng
lại tăng nhanh?
- Chất không cần prôtêin thụ thể trên màng tế bào là testosteron và thyroxine ........ 0,25
- Do testosteron là hoocmon thuộc nhóm sterôit , thyroxine tan được trong lipit. vì vậy
trong quá trình truyền tin không cần protein thụ thể trên màng tế bào…….. 0,25
a
- Có khả năng khuếch đại tín hiệu: nhờ sự liên kết của ligand vào thụ thể dẫn đến tổng
hợp được nhiều phân tử cAMP hoạt hóa ………………………… 0,25
- Tốc độ nhanh: một lượng lớn cAMP được tạo ra trong thời gian ngắn ……… 0,25
* Đặc biệt lên thụ thể hoá học trung ương nằm sát trung khu hô hấp, mặc dù tác dụng trực
tiếp của CO2 lên thụ thể hoá học trung ương là yếu nhưng tác dụng gián tiếp thông qua H+
(thụ thể này rất nhạy cảm với H+) lại rất mạnh thông qua việc CO2 khuếch tán từ máu vào 0,5
dịch não tuỷ, CO2 -> H2CO3 -> nồng độ H+ trong dịch não tuỷ tăng…….
* Thông qua hiệu ứng Born:
b - Phần lớn CO2 khuếch tán vào hồng cầu và kết hợp với H 2O tạo thành H2CO3 (nhờ xúc 0,25
tác của enzim cacbonic anhiđraza). H2CO3 phân li thành HCO3- và H+..
- Các ion H+ tạo ra bên trong hồng cầu kết hợp với hemôglôbin tạo ra axít hemôglôbinic.
Phản ứng này sử dụng mất một số hemôglôbin ở bên trong hồng cầu kích thích cho
oxyhemôglôbin tiếp tục phân ly. Vì vậy CO 2 thông qua tổng số lượng H+ tăng lên sẽ làm 0,25
tăng lượng oxy giải phóng ra……………………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI DỰ
TỈNH ĐẮK LẮK THI QUỐC GIA

ĐỀ THI CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2015 – 2016 (Vòng II)

(Đề thi gồm có 02 trang) Môn: Sinh học


Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2,0 điểm)
a. Cho biết vai trò của các loại enzim tham gia vào quá trình nhân đôi ADN.
b. Sự khác nhau cơ bản giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ (E.
coli)?
c. Tại sao trong quá trình ADN nhân đôi 2 mạch đơn mới trong cùng 1 chạc tái bản lại có chiều tổng
hợp ngược nhau?
Câu 2. (2,0 điểm)
a. Chức năng chủ yếu của lưới nội chất? Cho một ví dụ về một loại tế bào của người có lưới nội chất
hạt phát triển, một loại tế bào có lưới nội chất trơn phát triển và giải thích chức năng của các loại tế bào
này.
b. Tại sao tế bào bình thường không thể gia tăng mãi về kích thước? Trong điều kiện nào thì chọn lọc
tự nhiên có thể làm cho sinh vật đơn bào gia tăng kích thước?
Câu 3. (2,0 điểm)
a. Nêu các trường hợp đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác trong vùng mã
hóa của gen cấu trúc mà không làm thay đổi chức năng của prôtêin do gen đó mã hóa.
b. Thể đa bội thể khảm thường phổ biến hơn thể đa bội hoàn toàn ở động vật. Các con vật đa bội thể
khảm về cơ bản các tế bào có bộ nhiễm sắc thể là lưỡng bội, trừ một số mảng cơ thể có tế bào đa bội. Thể
tứ bội khảm (con vật có một số tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n) được hình thành như thế nào?
c. Khoảng 5% cá thể mắc hội chứng Down là do chuyển đoạn nhiễm sắc thể trong đó một bản sao thứ
3 của nhiễm sắc thể số 21 được gắn vào nhiễm sắc thể số 14. Nếu kiểu chuyển đoạn này xảy ra trong giảm
phân phát sinh giao tử của bố hoặc mẹ thì sẽ dẫn đến hội chứng Down như thế nào ở người con?
Câu 4. (2,0 điểm)
a. Nêu đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối.
b. Ở người, tính trạng cuộn lưỡi là do 1 gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định trong đó khả năng
cuộn lưỡi là do alen trội A quy định, alen lặn a quy định tính trạng không có khả năng cuộn lưỡi. Trong
một quần thể người đạt cân bằng di truyền, 64% người có khả năng cuộn lưỡi. Một người có khả năng
cuộn lưỡi kết hôn với một người không có khả năng này. Hãy tính:
- Tần số alen quy định khả năng cuộn lưỡi và tần số từng loại kiểu gen trong quần thể.
- Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh con đầu lòng có khả năng cuộn lưỡi.
Câu 5. (2,0 điểm)
Một nhà nghiên cứu thu được hai dòng lúa đột biến hạt dài thuần chủng. Người ta muốn biết xem tính
trạng hạt dài ở hai dòng lúa đó có phải do cùng một locut gen hay do các đột biến ở các locut gen khác
nhau quy định.
Anh/chị hãy bố trí thí nghiệm để làm sáng tỏ mối quan tâm trên của nhà nghiên cứu. Giả thiết rằng tính
trạng hạt dài do gen lặn quy định.
Câu 6. (2,0 điểm)
Ở ong mật, alen A quy định cánh dài, alen a quy định cánh ngắn; alen B quy định cánh rộng, alen b
quy định cánh hẹp. Hai gen quy định 2 tính trạng trên đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và liên kết hoàn
toàn với nhau. Cho ong cái cánh dài, rộng giao phối với ong đực cánh ngắn, hẹp thu được F 1 toàn cánh dài,
rộng.
a. Hãy xác định kiểu gen của P.
b. Nếu cho F1 tạp giao thì tỷ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình của ong cái và ong đực ở F2 như thế nào?
c. Cũng với giả thiết thực hiện phép lai như trên nhưng ở đối tượng ruồi giấm thì tỷ lệ phân li kiểu gen
và kiểu hình ở F2 như thế nào?
Câu 7. (2,0 điểm)
a. Nêu nguyên nhân chủ yếu và ý nghĩa của việc hình thành ổ sinh thái trong quần xã.
b. Kích thước quần thể có những cực trị nào? Tại sao quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến
diệt vong nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu?
Câu 8. (2,0 điểm)
a. Trong hệ sinh thái, các vi sinh vật có vai trò như thế nào? Nêu ví dụ.
b. So sánh diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. Trong quá trình diễn thế sinh thái xảy ra, những
loài sinh vật nào có vai trò quan trọng nhất?
Câu 9. (2,0 điểm)
a. Vì sao sự thay đổi tần số tương đối của 1 alen trong quần thể vi khuẩn diễn ra nhanh hơn so với sự
thay đổi tần số tương đối của 1 alen trong quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội?
b. Tác dụng của chọn lọc tự nhiên đối với một alen lặn trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng
trên nhiễm sắc thể Y so với một alen lặn có cùng giá trị thích nghi trên nhiễm sắc thể thường có gì khác
nhau?
Câu 10. (2,0 điểm)
a. Khái niệm về phiêu bạt di truyền? Tác động của phiêu bạt di truyền đối với 1 quần thể tiến hóa?
b. Giải thích tại sao chọn lọc tự nhiên là cơ chế tiến hóa duy nhất, liên tục tạo nên tiến hóa thích nghi.
c. Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hóa được thể hiện như thế
nào?

----------------- Hết -----------------


- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.

- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh : ………………………………………….Số báo danh : ………………….…

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI DỰ
TỈNH ĐẮK LẮK THI QUỐC GIA NĂM HỌC 2015 – 2016 (Vòng II)

ĐỀ THI CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 12 – THPT

Câu /ý Nội dung Điểm

1.a Enzim tham gia vào quá trình tổng hợp ADN 0,5
- Enzim tháo xoắn : Tháo xoắn và cắt đứt các liên kết hidro và tách mạch ADN
- Enzim primer : tổng hợp đoạn mồi tạo ra đầu 3’OH
- Enzim ADN polymeraza : tổng hợp bổ sung tạo mạch mới
- Enzim lygaza : nối các đoạn okazaki
1.b Sự khác nhau cơ bản giữa quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và nhân thực 0,5
- Số đơn vị tái bản : 1/ nhiều
- Tốc độ tái bản : nhanh (500nu/s)/ chậm (50-90nu/s)
- Kích thước phân tử ADN con so với ADN mẹ : Không đổi/ ngắn lại
- Kích thước phân đoạn okazaki : dài/ ngắn 0,5
1.c - Trong cấu trúc phân tử ADN hai mạch đơn có chiều liên kết trái ngược nhau 0.5
- Do đặc điểm của enzim AND polymeraza chỉ có thể bổ sung các nu mới vào đầu
3’OH tự do
2.a - Chức năng của lưới nội chất hạt là tổng hợp các loại Pr dùng để tiết ra ngoài tế bào 0,25
hoặc Pr của màng tế bào cũng như Pr của các lizôxôm.
- Chức năng của lưới nội chất trơn: chứa các enzim tham gia vào quá trình tổng hợp 0,25
lipit, chuyển hóa đường và giải độc. 0,25
- Tế bào bạch cầu có lưới nội chất hạt phát triển vì chúng có chức năng tổng hợp và 0,25
tiết ra các kháng thể.
- Tế bào gan có lưới nội chất trơn phát triển vì gan có chức năng giải độc.
2.b - Tế bào không thể gia tăng mãi về kích thước vì khi có kích thước lớn thì tỉ lệ : S/V 0,25
sẽ giảm làm giảm tốc độ TĐC của tế bào với môi trường.
- Khi tế bào có kích thước quá lớn thì sự khuếch tán của các chất tới các nơi bên trong 0,25
tế bào cũng cần nhiều thời gian hơn.
- Khi tế bào có kích thước quá lớn thì đáp ứng của tế bào với các tín hiệu từ bên ngoài 0,25
cũng sẽ chậm hơn vì tế bào thu nhận và đáp ứng lại các tín hiệu từ môi trường chủ yếu 0,25
bằng con đường truyền tin hóa học.
- Trong điều kiện sinh vật đơn bào này sống chung với các sinh vật ăn thịt chúng thì
những tế bào nào có kích thước lớn hơn sẽ ít bị ăn thịt hơn.
3a - Đột biến thay thế ở vị trí không mã hóa cho aa nào (intron) 0.25
- Đột biến xảy ra ở vùng exon
+ Đột biến thay thế làm xuất hiện bộ ba mới cùng mã hóa cho 1 aa 0.25
+ Đột biến thay thế làm thay đổi ý nghĩa bộ ba làm xuất hiện aa mới cùng tính chất
với aa ban đầu (cùng axit, cùng ba zơ, trung tính phân cực. ….) 0.25
+ Đột biến thay thế làm thay đổi ý nghĩa bộ ba làm xuất hiện aa mới nhưng axit amin 0.25
mới không làm thay đổi cấu trúc không gian của pr
3b. Trong quá trình phát triển của phôi, hợp tử và cá thể một tế bào nào đó trong quá trình 0.5
phân chia NST nhân đôi nhưng thoi vô sắc không hình thành, kết quả là tế bào không
phân chia và tạo thành tế bào tứ bội. Trong các chu kỳ tế bào sau tế bào tứ bội này
phân chia bình thường tạo ra các dòng tế bào tứ bội => Thể khảm.
3c Trong giảm phân NST kết hợp giữa 14 và 21 hoạt động như 1 nhiễm sắc thể. Nếu một 0,5
giao tử nhận được NST 14-21 và một bản sao bình thường của NST 21 thì trong thụ
tinh giao tử này kết hợp với 1 giao tử bình thường và tạo thành hợp tử phát triển thành
thể ba nhiễm 21.
4a Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và quần thể giao phối? 0,5
* Quần thể tự phối:
-Tỷ lệ kiểu gen dị hợp tử ngày càng giảm, đồng hợp tử ngày càng tăng, quần thể dần
dần phân li thành các dòng thuần đồng hợp về các kiểu gen khác nhau, giảm đa dạng
di truyền
- Tần số alen không thay đổi
* Quần thể ngẫu phối: 0,5
- Đa hình về kiểu gen, đa hình về kiểu hình ---> duy trì được sự đa dạng di truyền
trong quần thể
- Ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số alen không đổi.
4b Qui ước: alen A: có khả năng cuộn lưỡi 0,5
alen a: không có khả năng cuộn lưỡi
Tỷ lệ người không có khả năng cuộn lưỡi: 1- 0,64 = 0,36
Gọi tần số alen A = p; tần số alen a = q
Quần thể đạt cân bằng di truyền thì q2 aa = 0,36
qa = 0,6
pA = 1-0,6 = 0,4
Tần số từng loại kiểu gen trong quần thể:
KG AA = p2= 0,16, Aa= 0,48 , aa = 0,36
-Xác suất cặp vợ chồng trên sinh con có khả năng cuộn lưỡi: 0,5
+Người không có khả năng cuộn lưỡi có KG aa
+ Người có khả năng cuộn lưỡi có thể có kiểu gen Aa hoặc AA. Tần số Aa = 0,48/
(0,16 + 0,48) = 3/4
-Xác suất sinh con không có khả năng cuộn lưỡi:
= 3/4 x 1 x 1/2 = 3/8
-Xác suất sinh con có khả năng cuộn lưỡi = 1- 3/8= 5/8 = 62,5%
(nếu học sinh làm cộng xác suất ứng với 2 sơ đồ lai mà có đáp số đúng vẫn cho điểm
tối đa)
5 * Cách bố trí thí nghiệm :
- Cho hai dòng lúa hạt dài này giao phấn với nhau được F1. 0,5
- Nếu F1 đều có hạt dài thì chứng tỏ hạt dài của hai dòng lúa này do các gen lặn cùng
lôcut quy định. 0,5
Ví dụ P : aa x aa / F1: aa 0,25
- Nếu F1 đồng loạt hạt tròn thì chứng tỏ hạt dài của hai dòng lúa này do các gen lặn 0,5
không alen quy định. 0,25
Ví dụ P : aaBB (Dài) x AAbb (Dài) / F1 AaBb (Tròn).
6a. Ong có hiện tượng trinh sản: trứng được thụ tinh nở thành ong cái có bộ nhiễm sắc thể
2n, trứng không được thụ tinh nở thành ong đực có bộ nhiễm sắc thể n. 0,5
AB
 Kiểu gen P : Ong cái: AB ; Ong đực: ab.
6b. Ở ong, trứng được thụ tinh thì tạo thành ong cái và ong thợ, trứng không được thụ tinh
sẽ nở thành ong đực. Vì vậy ta có sơ đồ lai
P: Ong cái cánh dài, rộng x ong đực cánh ngắn, hẹp 1,0
AB
♀ AB ♂ab
GP: AB ab
F1
KG: 50% AB//ab 50% AB/
KH: 100% ong cái: Cánh dài, rộng ; 100% ong đực cánh dài, rộng

F1: ong cái cánh dài, rộng x ong đực cánh dài, rộng
AB
♀ ab ♂ AB
GF: 1 AB : 1 ab 100% AB
AB AB
F2: 1 ♀ AB :1 ♀ ab : 1 ♂AB : 1 ♂ab
Kiểu hình: ong cái: 100% cánh dài rộng; ong đực: 1 cánh dài rộng: 1 cánh ngắn hẹp.
6c Ruồi giấm: cả đực và cái đều lưỡng bội 2n. 0,5
AB ab
Pt/c: ♀ AB x ♂ ab
AB
F1: 100% ab : dài, rộng
AB AB
F1 x F1: ♀ ab x ♂ ab
AB AB ab
F2: TLKG: 1 AB : 2 ab : 1 ab
TLKH: 3dài rộng : 1 ngắn hẹp
7a Nguyên nhân và ý nghĩa của việc hình thành ổ sinh thái:
- Nguyên nhân: Cạnh tranh là nguyên nhân chủ yếu hình thành ổ sinh thái. 0.25
- Ý nghĩa: Việc hình thành ổ sinh thái riêng giúp cho các sinh vật giảm cạnh tranh và 0.5
nhờ đó có thể sống chung với nhau trong một sinh cảnh.
7b Kích thước quần thể có 2 cực trị:
+ Kích thước tối thiểu: Là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể phải có, đặc trưng cho
loài. 0,25
+ Kích thước tối đa: Là số lớn nhất các cá thể mà quần thể có thể đạt được sự cân
bằng với sức chịu đựng của môi trường 0,25
- Quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong nếu kích thước quần thể
xuống dưới mức tối thiểu, vì:
+ Số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể
không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường. 0,25
+ Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với cá thể cái ít. 0,25
+ Số lượng cá thể quá ít do vậy giao phối gần thường xảy ra, làm giảm dần kiểu gen 0,25
dị hợp, tăng dần kiểu gen đồng hợp, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
8a Trong hệ sinh thái, các vi sinh vật có vai trò trong các chuỗi thức ăn và chu trình vật chất:
- Sinh vật sản xuất trong lưới thức ăn. 0,25

Ví dụ: vi khuẩn lam, tảo đơn bào. 0,25

- Sinh vật phân giải trong lưới thức ăn .


0,25

Ví dụ: các VSV lên men, hoại sinh, nấm. 0,25

8b - Giống nhau:
Đều là quá trình biến đổi tuần tự của các quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự
0,25
biến đổi của môi trường, từ dạng khởi đầu qua các giai đoạn trung gian và kết thúc
bằng quần xã đỉnh cực.
- Khác nhau:
+ Diễn thế nguyên sinh: Khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
0,25
+ Diễn thế thứ sinh: Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật đã từng sống 0,25
và đã bị hủy diệt.
+ Trong quá trình diễn thế sinh thái xảy ra, các loài thực vật (cây xanh) đóng vai trò 0,25
quan trọng nhất; vì đó là SV sản xuất, cung cấp thức ăn đồng thời là môi trường sống
cho các loài khác.
9a - Vi khuẩn sinh sản nhanh, thời gian thế hệ ngắn 0,5
- Vùng nhân vi khuẩn có 1 ADN kép, vòng do đó hầu hết đột biến đều biểu hiện ngay 0,5
trong kiểu hình.
9b - Nói chung các gen trên X không tương ứng với các gen trên Y. Ở một số loài Y 0,5
không mang gen do đó alen lặn trên X có nhiều cơ hội được biểu hiện kiểu hình hơn
alen lặn trên NST thường (chỉ biểu hiện trong đồng hợp tử lặn).
9b - Chọn lọc tự nhiên tác động trên kiểu hình của cá thể, thông qua đó mà ảnh hưởng tới
tần số tương đối của các alen. Alen lặn trên X dễ được biểu hiện hơn nên chịu tác 0,5
động của chọn lọc tự nhiên nhiều hơn. Alen lặn trên NST thường tồn tại trong quần
thể lâu hơn dưới dạng ẩn náu trong các thể dị hợp.
10a - Khái niệm: tần số tương đối của các alen trong 1 quần thể có thể bị biến đổi đột ngột 0,25
do một yếu tố ngẫu nhiên nào đó. Hiện tượng này được gọi là phiêu bạt di truyền.
- Tác động của phiêu bạt di truyền
+ Phiêu bạt di truyền tác động mạnh lên các quần thể có kích thước nhỏ 0,25
+ Phiêu bạt di truyền làm thay đổi tần số tương đối của các alen một cách ngẫu nhiên 0,25
+ Làm giảm biến dị của quần thể, có thể cố định các gen có hại trong quần thể.. 0,25
10b Đột biến, dòng gen và phiêu bạt di truyền đều có thể làm tăng, giảm tần số alen có lợi 0,5
hoặc có hại trong quần thể. Chỉ CLTN mới liên tục làm tăng tần số alen có lợi và do
đó làm tăng mức độ sống sót và khả năng sinh sản của những kiểu gen ưu thế nhất. Vì
vậy CLTN là cơ chế duy nhất liên tục tạo ra sự tiến hóa thích nghi.
10c - Các nhân tố bất lợi của ngoại cảnh chính là các nhân tố chọn lọc. 0,25
- Ngoại cảnh xác định hướng chọn lọc, thể hiện: Ngoại cảnh thay đổi dẫn tới chọn lọc
vận động, hình thành đặc điểm thích nghi mới; ngoại cảnh ổn định dẫn tới chọn lọc ổn 0,25
định, duy trì đặc điểm thích nghi đã có; ngoại cảnh không đồng nhất dẫn tới chọn lọc
phân hóa.

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
ĐĂK LĂK NĂM HỌC 2015 – 2016
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC 12 – THPT
(Đề thi gồm 02 trang) Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1. (2,0 điểm)


Đặc điểm các pha sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục? Nguyên nhân dẫn
đến pha cân bằng và pha suy vong?
Câu 2. (2,0 điểm)
Trình bày chức năng của các prôtêin màng.
Câu 3. (2,0 điểm)
a. Phân tích sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng về độ dày thành tâm thất trái, tâm thất phải và tâm
nhĩ.
b. Chu kì tím là gì? Giữa hai biện pháp tăng thể tích co tim và tăng nhịp tim, thì biện pháp nào có lợi
cho hệ tim mạch hơn? Vỉ sao?
Câu 4. (2,0 điểm)
a. Tại sao virut không được coi là cơ thể sống? Hiện nay có một số loại vi khuẩn có khả năng kháng lại
thuốc kháng sinh, em hãy giải thích?
b. Tại sao khi bị bệnh về gan lại ảnh hưởng đến quá trình đông máu?
Câu 5. (2,0 điểm)
a. Tại sao nói tuyến tụy là một tuyến pha? Trình bày chức năng của tuyến tụy trong hoạt động chuyển
hóa các chất.
b. Đa số các loài thực vật khí khổng mở vào ban ngày đóng vào ban đêm. Tuy nhiên, một số loài thực
vật sống trong điều kiện thiếu nước (cây xương rồng, cây mọng nước ờ sa mạc...) khí khổng lại đóng vào
ban ngày mở về đêm. Điều này có ý nghĩa gì với chúng. Hãy giải thích cơ chế đóng mở khí khổng của các
loài này?
Câu 6. (2,0 điểm)
Gen D quy định enzym D chuyển hóa sắc tố trắng thành sắc tố đỏ làm cho hoa có màu đỏ. Gen D bị đột
biến thành gen D’, gen D’ không tổng hợp được enzym nên không chuyển hóa được sắc tố trắng thành sắc
tố đỏ làm cho hoa có màu trắng.
a. Đây là đột biến trội hay đột biến lặn?
b. Những nguyên nhân nào dẫn tới gen D’ không tổng hợp được enzym?
Câu 7. (2,0 điểm)
Ở một loài thực vật, gen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy đỉnh quả dài. Cho cây quả
tròn thuần chủng lai với cây quả dài được F1 có 500 cây, trong đó có 499 cây quả tròn và 1 cây quả dài.
Cho rằng cây quả dài F1 là do đột biến gây ra. Hãy trình bày các dạng đột biến có thể dẫn tới xuất hiện
cây quả dài nói trên.

Câu 8. (2,0 điểm)


Ở một loài thực vật lưỡng bội, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy đinh thân thấp;
gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa trắng thuần
chủng giao phấn với cây thân thâp, hoa trắng được hợp tử F1. Sử dụng cônsixin tác động lên hợp tử F1 để
gây đột biến tứ bội hóa. Các hợp tử đột biến phát triển thành cây tứ bội và cho các cây đột biến này giao
phấn với các cây lưỡng bội thân thấp, hoa đỏ dị hợp. Cho rằng cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử
lưỡng bội. Xác định tỉ lệ kiểu hình ở đời con.
Câu 9. (2,0 điểm)
Ở người, gen A nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so với alen a quy
định thuận tay trái. Trong một quần thể đang cân bằng di truyền có 36% số người mang gen thuận tay trái.
a. Hãy xác đinh cấu trúc di truyền của quần thể.
b. Một cặp vợ chồng thuộc quần thể này, trong đó người vợ thuận tay phải còn người chồng thuận tay
trái. Xác suất để đứa con đầu lòng của họ thuận tay phải là bao nhiêu?
Câu 10. (2,0 điểm)
Nêu thực chất của quá trình hình thành loài mới và vai trò của các nhân tố tiến hóa, các cơ chế cách li
đối với quá trình hình thành loài mới.
----------------HẾT----------------

Họ và tên:……………………………….số báo danh:…………………


- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Së GD Vµ §T Qu¶ng B×nh K× thi chän häc sinh giái CẤP tØnh
líp 12 THPT NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: sinh häc
: THỨC
ĐỀ CHÍNH (Khóa ngày: 23 tháng 3 năm 2016)
(Thời gian làm bài:180 phút – Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (1.5 điểm)


a. Tại sao đột biến gen chủ yếu phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN?
b. Để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở vật nuôi ta cần tiến hành như thế nào?
Câu 2: (1.5 điểm)
Hãy làm sáng tỏ những hình thức của cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể để thấy rõ tự
điều chỉnh số lượng cá thể là phản ứng thích nghi của quần thể sinh vật trước môi trường.
Câu 3: (1.0 điểm)
Nguồn gốc thống nhất của sinh giới được thể hiện ở những bằng chứng sinh học phân tử nào?
Câu 4: (1.5 điểm)
a. Trong điều kiện nào thì sự đa dạng di truyền của quần thể sinh vật sinh sản hữu tính sẽ bị suy
giảm? Giải thích.
b. Hậu quả của chọn lọc tự nhiên phụ thuộc vào các yếu tố nào? Giải thích.
Câu 5: (1.5 điểm)
Phân biệt các dạng phân bố cá thể trong không gian của quần thể về đặc điểm, ý nghĩa sinh thái, ví
dụ minh họa.
Câu 6: (1.5 điểm)
Cho sơ đồ phả hệ sau: Ghi chú:
Nữ bình thường
I
Nam bình thường

II Nữ mắc bệnh P
Nam mắc bệnh P
III Nam mắc bệnh Q

?
Bệnh P được quy định bởi gen trội (A) nằm trên NST thường, bệnh Q được quy bởi gen lặn (b) nằm trên
NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra.
a. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong sơ đồ phả hệ trên sinh con đầu lòng là con trai và
mắc cả hai bệnh P, Q là bao nhiêu?
b. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III sinh đứa con đầu lòng chỉ bị một bệnh là bao nhiêu?
Câu 7: (1.5 điểm)
Một loài thực vật giao phấn, alen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt dài;
alen B quy định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc
lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được: 1425 hạt tròn, đỏ; 475 hạt tròn,
trắng; 6075 hạt dài, đỏ; 2025 hạt dài, trắng.
a. Tính tần số tương đối của các alen A, a, B, b.
b. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể.

---Hết---
Họ và tên thí sinh:................................................. Số báo danh:................

Së GD Vµ §T Qu¶ng B×nh K× thi chän häc sinh giái CẤP tØnh


líp 12 THPT NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: sinh häc
(Khóa ngày: 23 tháng 3 năm 2016)

HƯỚNG DẪN CHẤM


Câu Nội dung Điểm
1 a. - Bình thường ADN có cấu trúc xoắn kép liên kết với nhau bằng số lượng liên kết
(1,5) hidro theo NTBS, mặt khác ADN trong nhân của sinh vật nhân thực còn liên kết với 0,25
protein tạo thành NST nên ít bị tác động của tác nhân đột biến, khi một mạch bị lỗi sai
sẽ có mạch bổ sung làm khuôn để tổng hợp lại.
- Khi nhân đôi ADN 2 mạch của ADN tách nhau ra nên dễ chịu tác động của tác nhân
đột biến làm biến đổi cấu trúc của bazơnitơ từ đó dẫn đến sự lắp ráp sai NTBS. Đồng 0,5
thời khi đó một số tác nhân đột biến có thể gắn hẳn vào mạch khuôn hoặc mạch mới
đang tổng hợp nên gây ra sự sai sót trong nhân đôi ADN: mất, thêm hoặc lắp ráp nhầm
các nucleotit... từ đó dẫn đến đột biến gen.
- Những sai khác trong quá trình nhân đôi ADN nhưng không được enzim phát hiện và 0,25
sửa sai nên được nhân lên cùng với sự nhân đôi ADN và hình thành đột biến.
b. Muốn nghiên mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở vật nuôi, ta cần tiến hành như
sau: 0,125
- Sử dụng nhân bản vô tính hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi để tạo ra nhiều vật nuôi có
kiểu gen giống nhau.
- Nuôi các con vật có cùng KG trong các môi trường khác nhau để thu các KH khác nhau. 0,125
- Tập hợp các KH khác nhau của cùng một KG ta có mức phản ứng của KG đó. 0,125
- Dựa vào mức phản ứng để đánh giá KG đó có mức phản ứng rộng hay hẹp.
0,125
2 Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể chủ yếu là sự thay đổi mối quan hệ
(1,5) giữa mức sinh sản và mức tử vong thông qua các hình thức sau:
- Cạnh tranh là nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể: Khi mật độ quần thể
tăng cao, quá sức chịu đựng của môi trường, thiếu nguồn thức ăn, nơi ở, mức ô nhiễm 0,25
tăng dẫn đến:
+ Cạnh tranh trong nội bộ loài làm giảm mức sinh sản, tăng mức tử vong  kích thước 0,5
quần thể giảm phù hợp với sức chứa của môi trường.
+ Ngoài ra cạnh tranh khác loài cũng có tác dụng khống chế kích thước của quần thể.
- Di cư là nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể: Khi mật độ cá thể trong quần 0,25
thể quá đông, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt. Để tránh cạnh tranh, một bộ phận của quần
thể tách ra khỏi đàn di cư đến một nơi khác → kích thước của quần thể giảm.
- Vật ăn thịt, vật kí sinh và dịch bệnh cũng là nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của
quần thể: 0,5
+ Tác động lên con mồi, vật chủ, con bệnh tùy thuộc mật độ, tác động tăng lên khi mật
độ quần thể cao, tác động của chúng giảm khi mật độ quần thể thấp.
+ Trong quan hệ vật kí sinh- vật chủ, vật kí sinh không giết chết vật chủ mà chỉ làm cho
vật chủ suy yếu, do đó dễ bị vật ăn thịt tấn công. Vật ăn thịt là nhân tố quan trọng khống
chế kích thước quần thể con mồi và ngược lại → mối quan hệ này tạo nên trạng thái cân
bằng sinh học.
3 - Sự thống nhất về cấu tạo chức năng ADN của các loài. 0,25
(1,0) - Sự thống nhất về cấu tạo chức năng prôtêin của các loài. 0,25
- Sự thống nhất về mã di truyền của các loài.
- Các loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự, tỉ lệ các axit amin và các nucleotit 0,25
càng giống nhau và ngược lại. 0,25
4 a. - Khi kích thước của quần thể bị giảm quá mức thì các yếu tố ngẫu nhiên sẽ dễ dàng
(1,5) loại bỏ một số alen ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi hay trung tính dẫn đến làm
giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. Khi kích thước quần thể nhỏ thì các cá thể dễ
dàng giao phối gần dẫn đến làm giảm tần số kiểu gen dị hợp tử, tăng tần số kiểu gen 0,25
đồng hợp tử  giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
- Trong điều kiện môi trường liên tục biến đổi theo một hướng xác định, chọn lọc tự
nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen cũng theo một hướng xác định nên sự đa dạng của 0,25
quần thể di truyền sẽ giảm, ngoại trừ trường hợp chọn lọc tự nhiên luôn duy trì những
cá thể có kiểu gen dị hợp tử và đào thải những cá thể có kiểu gen đồng hợp.
b. - Phụ thuộc vào alen được chọn lọc là trội hay lặn. Chọn lọc chống lại alen trội thì
nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể, vì alen trội biểu hiện ra kiểu hình
ngay ở trạng thái dị hợp. Còn chọn lọc đào thải alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen 0,25
chậm hơn vì alen lặn chỉ bị đào thải khi ở trạng thái đồng hợp tử.
- Áp lực chọn lọc: Nếu áp lực chọn lọc càng lớn thì tốc độ thay đổi tần số alen càng cao
và ngược lại. 0,25
- Loài sinh sản vô tính hay hữu tính: Loài sinh sản hữu tính sẽ tạo ra nhiều biến dị tổ
hợp nên dễ thích nghi hơn khi điều kiện môi trường thay đổi. Còn loài sinh sản vô tính 0,25
thì kém đa dạng hơn về di truyền nên khi môi trường có biến động dễ bị chọn lọc tự
nhiên đào thải hàng loạt.
- Tốc độ sinh sản của loài: Nếu loài sinh sản nhanh, vòng đời ngắn thì hiệu quả chọn lọc
sẽ nhanh hơn và ngược lại. Ngoài ra hiệu quả chọn lọc còn phụ thuộc vào loài đó là đơn 0,25
bội hay lưỡng bội. Nếu là loài đơn bội thì tất cả các gen đều được biểu hiện ra kiểu hình
nên hiệu quả chọn lọc cũng nhanh hơn và ngược lại.
5 Kiểu phân Đặc điểm Ý nghĩa Ví dụ
(1,5) bố sinh thái
Phân bố Gặp trong điều kiện môi Giảm sự cạnh Sự phân bố của chim
đồng đều trường nguồn sống phân bố tranh giữa các cá cánh cụt; sự phân bố
đồng nhất; các cá thể có tính thể. của dã tràng trên bãi 0,5
lãnh thổ cao; ít gặp trong tự triều;…
nhiên.
Phân bố Gặp trong điều kiện môi Các cá thể hỗ trợ Giun đất sống tập
theo trường nguồn sống phân bố nhau tốt hơn trung ở nơi có độ ẩm
nhóm không đồng nhất; các cá thể trong đời sống. cao; các cây cỏ lào,
thường sống tụ họp ở nơi cây chôm chôm mọc
thuận lợi; phổ biến trong tự tập trung ven rừng, 0,5
nhiên. nơi có cường độ ánh
sang cao;…
Phân bố Gặp trong điều kiện môi Giúp các cá thể Phân bố của các cây
ngẫu trường nguồn sống phân bố tận dụng được gỗ lớn trong rừng mưa
nhiên đồng nhất; các cá thể không nguồn sống tối nhiệt đới; các loài sâu
có tính lãnh thổ và cũng ưu trong môi sống trên tán lá cây;…
không sống tụ họp; ít gặp trường. 0,5
trong tự nhiên.
6 Quy ước:
(1,5) Gen A: bị bệnh P; gen a: không bị bệnh P
Gen B: không bị bệnh Q; gen b: bị bệnh Q
a. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong sơ đồ phả hệ trên sinh con đầu lòng
là con trai và mắc cả hai bệnh P, Q :
- Tính trạng bệnh P:
Người chồng bị bệnh và có mẹ không bị bệnh nên kiểu gen của chồng là Aa
Người vợ không bị bệnh nên kiểu gen là aa
Kiểu gen của bố mẹ là Aa x aa nên xác suất sinh con bị bệnh P là 1/2
- Tính trạng bệnh Q: 0,5
Người chồng không bị bệnh có kiểu gen XBY
Người vợ không bị bệnh nên kiểu gen là XBXB hoặc XBXb
Vì ông ngoại của vợ bị bệnh nên mẹ của vợ có kiểu gen XBXb
 Vợ có kiểu gen XBXb với xác suất 1/2
Xác suất sinh con là con trai và bị bệnh Q là 1/8
- Xác suất sinh con đầu lòng là con trai và bị cả 2 bệnh là: 1/2 x 1/2 x 1/8 = 1/32
0,5
b. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III sinh đứa con đầu lòng chỉ bị một bệnh =
chỉ bị bệnh P mà không bị bệnh Q + chỉ bị bệnh Q mà không bị bệnh P = 1/2 x 7/8 +
1/2 x 1/8 = 1/2 = 50%
Vậy xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III sinh đứa con đầu lòng chỉ bị một bệnh là
0,5
50%.
7 a. Xét từng tính trạng trong quần thể:
(1,5) - Dạng hạt: 19% hạt tròn : 81% hạt dài
→ tần số alen a = 0,9; A = 0,1
→ cấu trúc di truyền gen qui định hình dạng hạt là: 0,01AA : 0,18Aa : 0,81aa 0,25
- Màu hạt: 75% hạt đỏ : 25% hạt trắng 0,25
→ tần số alen b = 0,5; B = 0,5 0,25
→ cấu trúc di truyền gen qui đinh màu hạt là: 0,25BB : 0,5Bb: 0,25bb
0,25
b. Cấu trúc di truyền của quần thể:
(0,01AA : 0,18Aa : 0,81aa) (0,25BB : 0,5Bb: 0,25bb) =
(0,0025AABB : 0,005AABb : 0,0025Aabb : 0,045AaBB : 0,09AaBb: 0,045Aabb : 0,5
0,2025aaBB : 0,405aaBb : 0,2025aabb)
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG CHƯƠNG TRÌNH GDTX
CẤP THPT NĂM HỌC 2015 - 2016
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC; LỚP 12
(Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (2,0 điểm).


a) Quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ có những loại enzim nào tham gia? Nêu chức năng của
từng loại enzim đó.
b) Vẽ sơ đồ và nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
Câu 2 (1,0 điểm).
Opêron là gì? Trình bày cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac? Điều hòa hoạt động gen ở E.coli
xảy ra chủ yếu ở mức độ nào?
Câu 3 (1,0 điểm).
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14.
a) Xác định số nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của các thể đột biến sau: thể một nhiễm, thể ba
nhiễm, thể tam bội.
b) Có bao nhiêu dạng đột biến thể ba ở loài thực vật trên?
Câu 4 (2,0 điểm).
a) Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen được gọi là phương pháp gì? Nêu trình tự các bước
trong phương pháp đó.
b) Nêu qui trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến. Kể tên một vài thành tựu chọn giống
cây trồng bằng phương pháp gây đột biến ở Việt Nam.
Câu 5 (1,5 điểm).
a) Nếu cho các cây ngô tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ kiểu gen ở những thế hệ sau sẽ thay đổi
như thế nào? Và sẽ dẫn đến hậu quả gì? Đặc điểm của hậu quả đó? Tại sao người ta vẫn tiến hành như vậy?
b) Tại sao chim bồ câu thường xuyên giao phối gần mà không bị thoái hoá giống?
Câu 6 (1,5 điểm).
Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao do gen B qui định trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp do
gen b qui định. Xét phép lai P giữa một cây thân cao với một cây thân thấp thu được F1 có cả cây thân cao
và cây thân thấp. Tiếp tục cho các cây F1 giao phấn tự do ngẫu nhiên với nhau. Xác định tỷ lệ phân li kiểu
hình ở F2. Biết rằng quá trình giảm phân xảy ra bình thường, tính trạng chiều cao thân không chịu sự tác
động của điều kiện môi trường.
Câu 7 (1,0 điểm).
Ở người, nếu trong tế bào sinh dưỡng của nam giới cặp nhiễm sắc thể giới tính là XXY thì người đó
mắc hội chứng Klaiphentơ.
a) Người nam mắc hội chứng này có bao nhiêu nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng, thuộc kiểu đột
biến lệch bội nào?
b) Bằng một sơ đồ lai hãy mô tả cơ chế xuất hiện người mắc hội chứng Klaiphentơ.
.................................... HẾT......................................
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:.............................................................Số báo danh:................................................


Chữ kí của giám thị 1:..........................................Chữ kí của giám thị 2:..............................................

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 KHỐI GDTX
―――――― NĂM HỌC 2015 – 2016
——————————
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN SINH HỌC 12
(Bản hướng dẫn chấm thi gồm 02 trang)
Câu Đáp án Điểm
a.
- Quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ có các loại enzim tham gia như: enzim tháo
xoắn, ADN-polimeraza, enzim nối ligaza..................................................... 0,25đ
- Chức năng của từng loại enzim:
+ Enzim tháo xoắn: Cắt đứt liên kết hidro giữa các nucleotit trên hai mạch -> hai mạch 0,25đ
tách nhau....................
+Enzim ADN – polimeraza lắp ghép các nucleotit tự do với các nucleotit trên mạch 0,25đ
khuôn......................................................................................................
+ Enzim nối ligaza: Nối các đoạn Okazaki lại với nhau...................................................... 0,25đ
1
b.
2,0đ
- Sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
Gen -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng.............................................................................. 0,25đ
- Bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
+ Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn của ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong
mạch mARN.................................................................................................................... 0,25đ
+ Trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc
bậc I của prôtêin................................................................................................................ 0,25đ
+ Prôtêin trực tiếp tham gia vào thành phần cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó
biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.................................................................................... 0,25đ
- Operon là một nhóm gen cấu trúc có chung một cơ chế điều hòa...................................... 0,25đ
- Khi không có đường lacto, chất ức chế bám vào vùng vận hành ngăn cản quá trình
phiên mã làm cho các gen cấu trúc không hoạt 0,25đ
2 động......................................................................
1,0đ - Khi môi trường có lacto, lacto liên kết với chất ức chế làm thay đổi cấu trúc không gian 0,25đ
của chất ức chế, chất ức chế không bám được vào vùng vận hành, các gen được phiên 0,25đ
mã...
- Điều hòa hoạt động gen ở E.coli diễn ra chủ yếu ở mức phiên mã....................................
a.
Số NST trong tế bào sinh dưỡng của các thể đột biến
- Thể một nhiễm: 2n-1 = 0,25đ
13.................................................................................................... 0,25đ
3 - Thể ba nhiễm : 2n+1 = 0,25đ
1,0đ 15....................................................................................................
- Thể tam bội: 3n = 0,25đ
21............................................................................................................
b.
Số dạng đột biến thể ba: C17 = 7............................................................................................
4 a.
2,0đ - Phương pháp nghiên cứu di truyền độc đáo của Men đen là phương pháp phân tích các
thế hệ 0,25đ
lai......................................................................................................................................
- Trình tự các bước của phương pháp. 0,25đ
(1) tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều
thế hệ 0,25đ
(2) lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích
kết quả ở đời lai F1, F2. 0,25đ
(3) sử dụng toán xác xuất để phân tích kết quả lai, sau đó dưa ra giả thuyết.
(4) tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình........................................
(HS nêu được 2 bước đúng trình tự cho 0,25đ, sai trình tự không cho điểm)
b.
- Qui trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm ba bước. 0,25đ
0,25đ
+ Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
0,25đ
+ Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. 0,25đ
+ Tạo dòng thuần chủng..
- Một vài ví dụ về thành tựu ở Việt Nam: Dâu tằm tam bội....
a.
- Nếu cho các cây ngô tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ kiểu gen ở những thế hệ sau
có kiểu gen đồng hợp tử tăng dần, kiểu gen dị hợp tử giảm dần, gen lặn chuyển dần từ dị
hợp sang đồng hợp, gen lặn gây hại gặp nhau dẫn đến hiện tượng thoái 0,25đ
hoá.......................................
- Đặc điểm của hiện tượng thoái hoá là sức sống kém, phát triển chậm, năng xuất giảm, 0,25đ
dị tật, dị dạng.........................................................................................................................
5
- Người ta vẫn tiến hành vì; 0,25đ
1,5đ
+ Để củng cố và duy trì những tính trạng mong muốn....................................................... 0,25đ
+ Tạo dòng thuần có các gen đồng hợp.............................................................................. 0,25đ
+ Phát hiện gen qui định tính trạng xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể.................................
b.
- Ở chim bồ cầu thường xuyên xảy ra giao phối gần nhưng không bị thoái hoá giống. Vì 0,25đ
hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp nhưng không gây hại cho
chúng........................
- Lai cây thân cao với cây thân thấp (bb)  F1 có cả cây thân cao và cây thân thấp 
kiểu gen cây thân cao là: Bb................................................................................................. 0,25đ
- Sơ đồ lai : P: Bb x bb
GP : ½B:½b b
6
F1: 1/2 Bb : 1/2bb ( ½ cây cao : ½ cây thấp).................. 0,25đ
1,5đ
F1x F1 : ( 1/2 Bb: 1/2 bb) x ( 1/2 Bb: 1/2 bb) .......................................... 0,5đ
GF1 : ( ¼ B: ¾ b) x ( ¼ B: ¾ b)
F2 : TLKH: 7/16 cây thân cao: 9/16 cây thân thấp………...................... 0,5đ
(Thí sinh viết ba SĐL rồi cộng vào có kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa)
a.
Người Klaiphentơ có 47 nhiễm sắc thể trong tế bào, thuộc thể ba nhiễm.......................... 0,5đ
b.
7
P: ♂ XY x ♀ XX
1,0đ
GP: XY, O X....................................................................................................... 0,25đ
F1 : XXY............................................................................................................................... 0,25đ
(Hs viết sơ đồ khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
Thí sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa
--- Hết ---
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
SÓC TRĂNG Năm học 2015-2016
Đề chính thức Môn: Sinh học - Lớp 12
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Đề thi này có 02 trang Ngày thi: 26/9/2015

Câu 1: (2,0 điểm)


a) Đặc điểm sinh học của rễ thích nghi với chức năng hút nước và muối khoáng như thế nào?
b) Các loài thực vật sống trong nước như sen, súng…quanh năm ngâm trong nước nhưng rễ không bị
thối, giải thích vì sao?
Câu 2: (2,0 điểm)
Trong giờ thực hành về quang hợp, thí nghiệm về sự tạo thành tinh bột. Một nhóm học sinh lấy rau dền
tía làm thí nghiệm nhưng vẫn chứng minh được có sự tổng hợp được tinh bột. Hãy giải thích vì sao?
Câu 3: (2,0 điểm)
a) Ưu điểm của phương pháp giâm, chiết cành?
b) Ứng dụng của phương pháp nuôi cấy mô trong sản xuất giống cây trồng có những ưu điểm gì? Cơ sở
khoa học của phương pháp này?
Câu 4: (2,0 điểm)
Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim? Tại sao khi tăng nhiệt độ qua nhiệt độ tối ưu thì vận
tốc phản ứng giảm và có thể gây biến tính prôtêin?
Câu 5: (2,0 điểm)
Giải thích vì sao quá trình vận động hướng động và vận động cảm ứng lại có sự khác nhau về thời gian
phản ứng với các yếu tố tác động của môi trường? Cho ví dụ?
Câu 6: (2,0 điểm)
a) Mô tả cấu tạo của màng sinh chất theo mô hình khảm – động?
b) Phân biệt hình thức vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động?
Câu 7: (2,0 điểm)
a) Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi sinh vật được xếp vào giới nào? Cơ sở của sự sắp xếp đó?
b) Mô tả đặc điểm chung của vi sinh vật?
Câu 8: (2,0 điểm)
a) Lên men rượu truyền thống có những nhóm vi sinh vật nào tham gia? Vai trò và điều kiện hoạt động
của các vi sinh vật đó?
b) Phân biệt bào tử sinh sản vô tính và bào tử sinh sản hữu tính của vi sinh vật nhân thực?
Câu 9: (2,0 điểm)
a) Viết phương trình tóm tắt quá trình nitrat hoá trong đất từ amoni thành nitrit do vi khuẩn
Nitrosomonas và từ nitrit thành nitrat do vi khuẩn Nitrobacter?
b) Kiểu dinh dưỡng và kiểu hô hấp của hai loại vi khuẩn trên? Làm thế nào để giúp cho hai loại vi
khuẩn trên phát triển tốt trong đất?
Câu 10: (2,0 điểm)
Có 10 tế bào sinh dục thực hiện nguyên phân liên tiếp một số lần đã đòi hỏi môi trường nội bào cung
cấp nguyên liệu để tạo ra 2480 nhiễm sắc thể đơn. Các tế bào con đều giảm phân tạo ra các giao tử, môi
trường cung cấp nguyên liệu tạo ra 2560 nhiễm sắc thể đơn. Biết rằng hiệu suất thụ tinh của giao tử bằng
10% đã hình thành nên 128 hợp tử.
a) Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
b) Xác định giới tính của cơ thể đã tạo ra các loại giao tử đó.

--- HẾT ---

Họ tên thí sinh: ............................................Số báo danh: ....................................


Chữ ký của Giám thị 1: ...............................Chữ ký của Giám thị 2::....................

UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn thi: Sinh học - Lớp 12 THPT
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 02 trang) ======================

Câu 1. (2,5 điểm)


a. Tại sao những cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì lại vẫn được di truyền từ đời này sang
đời khác mà không bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ?
b. Từ một loài sinh vật nếu không có sự cách li về mặt địa lí thì có thể hình thành nên các loài khác
nhau được không? Giải thích.
c. Trình bày vai trò của di nhập gen trong quá trình tiến hóa.
Câu 2. (3,0 điểm)
a. Những nguyên nhân nào làm giảm số lượng cá thể của quần thể?
b. Vì sao sự phân chia mạnh nơi ở của quần thể có thể làm giảm độ đa dạng sinh học?
c. Ổ sinh thái của loài là gì? Trong quần xã, trường hợp nào cạnh tranh làm mở rộng ổ sinh thái của loài,
trường hợp nào cạnh tranh làm thu hẹp ổ sinh thái của loài? Giải thích.
Câu 3. (1,0 điểm)
Tại sao phần lớn đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến lệch bội thường gây hại cho các thể đột
biến?
Câu 4. (2,0 điểm)
Giải thích tại sao cùng là kiểu đột biến thay thế cặp nuclêôtit nhưng lại gây ảnh hưởng khác nhau đến
cấu trúc của prôtêin tương ứng.
Câu 5. (2,0 điểm)
a. Nêu và giải thích các đặc điểm của thể truyền dùng để chuyển một gen từ tế bào nhân thực vào tế bào
vi khuẩn nhằm mục đích nhân dòng gen.
b. Trong công tác chọn giống người ta áp dụng những phương pháp nào để tạo ra nguồn nguyên liệu
cho chọn lọc? Sử dụng phương pháp nào thì đạt hiệu quả cao đối với chọn giống vi sinh vật? Giải thích.
c. Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở vật nuôi người ta cần tiến hành như thế
nào?
Câu 6. (2,5 điểm)
a. Nêu đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể ngẫu phối.
b. Ở người, tính trạng cuộn lưỡi do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, trong
đó alen A quy định khả năng cuộn lưỡi, alen a quy định không có khả năng cuộn lưỡi. Trong một quần thể
đạt trạng thái cân bằng di truyền, 64% người có khả năng cuộn lưỡi.
- Xác định tần số alen quy định khả năng cuộn lưỡi và tần số từng loại kiểu gen trong quần thể.
- Một cặp vợ chồng đều có khả năng cuộn lưỡi kết hôn với nhau, họ dự định sinh ba người con. Xác suất
để trong ba đứa con của họ có hai đứa có khả năng cuộn lưỡi là bao nhiêu?

Câu 7. (2,0 điểm)

Ở một loài động vật, cơ thể đực có kiểu gen thực hiện quá trình giảm phân bình thường tạo ra
giao tử, trong đó có 20% tế bào có hoán vị giữa A và a, có 30% tế bào có hoán vị giữa D và d; các gen alen
còn lại không xảy ra hoán vị gen. Tính theo lí thuyết, tinh trùng mang gen được tạo ra có tỉ lệ tối đa
là bao nhiêu?
Câu 8. (1,5 điểm)
Các khoảng cách di truyền giữa 6 gen (đơn vị tính cM) của nhóm gen liên kết thứ hai của tằm tơ
Bombyx mori được trình bày ở bảng sau:
Gr Rc S Y P oa
Gr - 25 1 19 7 20
Rc 25 - 26 6 32 5
S 1 26 - 20 6 21
Y 19 6 20 - 26 1
P 7 32 6 26 - 27
oa 20 5 21 1 27 -
Xây dựng bản đồ di truyền của nhóm gen liên kết trên.
Câu 9. (2,0 điểm)
Có những con chuột rất mẫn cảm với ánh sáng mặt trời. Dưới tác động của ánh sáng mặt trời, chúng có
thể bị đột biến dẫn đến ung thư da. Người ta chọn lọc được hai dòng chuột thuần chủng, một dòng mẫn
cảm với ánh sáng và đuôi dài, dòng kia mẫn cảm với ánh sáng và đuôi ngắn. Khi lai chuột cái mẫn cảm với
ánh sáng, đuôi ngắn với chuột đực mẫn cảm với ánh sáng, đuôi dài thu được các chuột F 1 không mẫn cảm
với ánh sáng, đuôi ngắn. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 phân li như sau:
Chuột cái Chuột đực
Mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn 42 21
Mẫn cảm với ánh sáng, đuôi dài 0 20
Không mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn 54 27
Không mẫn cảm với ánh sáng, đuôi dài 0 28
Nếu cho con chuột đực F1 lai phân tích, theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình thu được Fa sẽ như thế nào?
Câu 10. (1,5 điểm)
Ở một loài động vật có vú, cho một con ♂ mắt bình thường giao phối với một con ♀ mắt dị dạng, thu
được F1 có tỉ lệ kiểu hình như sau: 98 con ♀mắt bình thường : 101con ♂ mắt bình thường : 102 con ♀ mắt
dị dạng : 99 con ♂ mắt dị dạng. Kết quả của phép lai trên phù hợp với các quy luật di truyền nào? Viết sơ
đồ lai minh họa. Biết rằng hình dạng mắt do một gen có hai alen quy định, tính trạng trội là trội hoàn toàn.

============Hết============

UBND TỈNH BẮC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn thi: Sinh học 12 - THPT
(Hướng dẫn chấm có 07 trang)

Câu Ý Nội dung Điểm


1 a. Tại sao những cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì lại vẫn được 2,5
di truyền từ đời này sang đời khác mà không bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ?
b. Từ một loài sinh vật nếu không có sự cách li về mặt địa lí thì có thể hình
thành nên các loài khác nhau được không? Giải thích.
c. Trình bày vai trò của di nhập gen trong quá trình tiến hóa.
a - Các gen quy định cơ quan thoái hóa không bị CLTN đào thải vì những cơ quan 0,25
này thường không gây hại gì cho cơ thể sinh vật.
- Những gen này chỉ có thể bị loại khỏi quần thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên vì thế 0,25
có thể thời gian tiến hóa chưa đủ dài để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ các gen này.
- Không có cách li địa lí thì loài mới vẫn có thể hình thành. 0,25
- Nếu giữa các tiểu quần thể của cùng một loài có sự cách li khác (cách lí tập tính,
b cách li sinh thái) và do sự tác động của các nhân tố tiến hoá làm phân hoá vốn gen 0,5
giữa các quần thể. Đến một lúc nào đó, nếu sự khác biệt về vốn gen làm xuất hiện
sự cách lí sinh sản thì loài mới xuất hiện.
- Hoặc loài mới có thể được hình thành do lai xa kèm đa bội hóa, tự đa bội, cấu 0,25
trúc lại bộ NST,..
c - Di nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của cả hai quần thể 0,5
cho và nhận không theo một hướng xác định.
- Di nhập gen có thể làm phong phú vốn gen của quần thể khi mang các alen mới 0,5
vào trong quần thể.
2 a. Những nguyên nhân nào làm giảm số lượng cá thể của quần thể? 3,0
b. Vì sao sự phân chia mạnh nơi ở của quần thể có thể làm giảm độ đa dạng
sinh học?
c. Ổ sinh thái của loài là gì? Trong quần xã, trường hợp nào cạnh tranh làm mở
rộng ổ sinh thái của loài, trường hợp nào cạnh tranh làm thu hẹp ổ sinh thái của
loài? Giải thích.
a *Nguyên nhân làm giảm số lượng cá thể của quần thể 0,25
- Do môi trường bị ô nhiễm → Giảm khả năng sinh sản, tỉ lệ tử vong tăng cao.
- Khi kích thước của quần thể vượt quá sức chứa của môi trường dẫn đến giảm tuổi 0,25
thọ và tăng tỷ lệ tử vong do thiếu thức ăn; Cạnh tranh gay gắt về thức ăn và chỗ ở
dẫn đến tiêu diệt lẫn nhau (hiện tượng ăn thịt con non và trứng mới đẻ; tự tỉa thưa
ở thực vật) hoặc buộc phải di cư.
- Do sự di cư một bộ phận của quần thể sang lãnh thổ khác (một số loài sinh vật có 0,25
tập tính di cư) hay bị tác động bởi các nhân tố ngẫu nhiên.
b *Sự phân chia mạnh nơi ở của quần thể làm giảm độ đa dạng sinh học: 0,25
- Làm cho số lượng cá thể và diện tích nơi ở của quần thể quá nhỏ không đảm bảo cho
một số loài sống bình thường, các cá thể trong quần thể hạn chế ngẫu phối với nhau,
do đó hiện tượng nội phối gia tăng dẫn tới thoái hóa giống.
- Số lượng cá thể quần thể giảm mức quá thấp, quần thể không phục hồi được dẫn 0,25
tới diệt vong và ảnh hưởng tới các quần thể khác.
- Sẽ tạo nên nhiều nơi ở giáp ranh tạo điều kiện cho loài gây hại xâm thực, quần 0,25
thể không đủ chống lại loài xâm thực dẫn tới sự suy giảm.
c - Ổ sinh thái của loài là một ‘’không gian sinh thái’’ mà ở đó tất cả các nhân tố 0,5
sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và
phát triển.
- Cạnh tranh cùng loài làm mở rộng ổ sinh thái của loài: Khi các cá thể trong quần 0,5
thể cạnh tranh gay gắt với nhau, chẳng hạn như cạnh tranh về thức ăn, thì những cá
thể nào có thể mở rộng ổ sinh thái để giảm bớt cạnh tranh, chẳng hạn thay đổi loại
thức ăn, sẽ có cơ hội tồn tại cao hơn những cá thể khác.
- Cạnh tranh khác loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài: Khi hai loài có ổ sinh thái 0,5
rộng, chồng lên nhau một phần thì xảy ra cạnh tranh mạnh→kết quả là một loài
phải rời khỏi quần xã hoặc hai loài thu hẹp ổ sinh thái để sống chung với nhau.
3 Tại sao phần lớn đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến lệch bội thường 1,0
gây hại cho các thể đột biến?
- Phần lớn đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây hại cho các thể đột biến vì 0,25
nhiễm sắc thể chứa rất nhiều gen, các đột biến như mất đoạn, lặp đoạn thường dẫn
đến mất cân bằng gen.
- Các loại đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể tuy không làm 0,5
mất cân bằng gen nhưng có thể làm thay đổi mức độ biểu hiện gen do thay đổi vị
trí gen (hiệu quả vị trí) cũng như các điểm đứt gẫy làm hỏng các gen quan trọng.
- Vì mỗi nhiễm sắc thể chứa hàng ngàn gen nên các đột biến lệch bội do thừa hoặc 0,25
thiếu một vài nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể hầu hết làm mất cân bằng gen ở
mức độ rất nghiêm trọng thường gây chết thể đột biến.
4 Giải thích tại sao cùng là kiểu đột biến thay thế cặp nuclêôtit nhưng lại gây 2,0
ảnh hưởng khác nhau đến cấu trúc của prôtêin tương ứng.
* Đột biến không làm biến đổi cấu trúc của prôtêin: 0,25
- Do mã di truyền có tính thoái hoá, nên đột biến xảy ra làm thay đổi bộ ba mã hoá
nhưng axit amin được mã hoá không thay đổi.
- Đột biến ở vùng intron (vùng không mã hoá aa). 0,25
* Đột biến thay thế cặp nuclêôtit làm biến đổi cấu trúc của prôtêin, nhưng mức 0,25
độ ảnh hưởng cũng khác nhau:
- Đột biến ở bộ ba mã mở đầu hay kết thúc thì làm cho quá trình tổng prôtêin
không diễn ra hoặc kéo dài gây hậu quả lớn.
- Đột biến càng xảy ra ở vị trí đầu của gen thì càng có nhiều khả năng làm ảnh 0,5
hưởng đến chức năng của gen. Đặc biệt là đột biến làm xuất hiện bộ ba kết thúc
sớm.
- Hậu quả của đột biến còn phụ thuộc vào axit amin bị thay thế: 0,25
+ Hậu quả đặc biệt lớn nếu aa có vai trò quan trọng trong cấu trúc của prôtêin (VD
aa ở trung tâm hoạt động của enzim).
+ Thay thế aa cùng nhóm thường ít gây hậu quả nghiêm trọng (VD thay thế aa 0,25
kiềm bằng aa kiềm khác).
+ Thay thế aa khác nhóm thường gây hậu quả nghiêm trọng (VD aa trung tính thay 0,25
bằng aa axit hay thay aa axit thay bằng aa kiềm).
5 a. Nêu và giải thích các đặc điểm của thể truyền dùng để chuyển một gen từ tế 2,0
bào nhân thực vào tế bào vi khuẩn nhằm mục đích nhân dòng gen.
b. Trong công tác chọn giống người ta áp dụng những phương pháp nào để
tạo ra nguồn nguyên liệu cho chọn lọc? Sử dụng phương pháp nào thì đạt
hiệu quả cao đối với chọn giống vi sinh vật? Giải thích.
c. Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở vật nuôi người
ta cần tiến hành như thế nào?
a -Thể truyền trong trường hợp này phải là plasmit có các đặc điểm sau:
+ Có kích thước nhỏ, ADN dạng vòng, mạch kép, có khả năng nhân đôi độc lập 0,5
trong tế bào chất tạo ra nhiều phiên bản trong tế bào.
+ Có các gen đánh dấu giúp dễ nhận biết các tế bào vi khuẩn đã được chuyển gen. 0,25
+ Có một trình tự nhận biết cho một enzim cắt giới hạn cắt mở vòng để thuận lợi 0,25
cho việc tạo ADN tái tổ hợp.
b - Trong công tác chọn giống người ta áp dụng những phương pháp sau để tạo
ra nguồn biến dị di truyền là nguyên liệu cho chọn lọc:
+ Sử dụng phương pháp lai để tạo nguồn BDTH. 0,25
+ Sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo để tạo nguồn đột biến.
+ Sử dụng công nghệ di truyền để tạo ADN tái tổ hợp.
- Sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo đạt hiệu quả cao đối với chọn giống 0,25
vi sinh vật vì tốc độ sinh sản của chúng rất nhanh nên ta có thể dễ dàng phân lập
được các dòng đột biến, cho dù tần số đột biến gen thường khá thấp.
c - Muốn nghiên mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở vật nuôi ta cần tiến
hành như sau:
+ Tạo nhiều cá thể sinh vật có cùng kiểu gen (Sử dụng kĩ thuật cấy truyền phôi 0,25
hoặc
nhân bản vô tính ở vật nuôi).
+ Cho các cá thể này sống trong các môi trường khác nhau, theo dõi sự biểu hiện 0,25
kiểu hình. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen sống trong các môi trường
khác nhau chính là mức phản ứng của kiểu gen đó.
6 a. Nêu đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể 2,5
ngẫu phối.
b. Ở người, tính trạng cuộn lưỡi do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc
thể thường quy định, trong đó alen A quy định khả năng cuộn lưỡi, alen a quy
định không có khả năng cuộn lưỡi. Trong một quần thể đạt trạng thái cân
bằng di truyền, 64% người có khả năng cuộn lưỡi.
- Xác định tần số alen qui định khả năng cuộn lưỡi và tần số từng loại kiểu
gen trong quần thể.
- Một cặp vợ chồng đều có khả năng cuộn lưỡi kết hôn với nhau, họ dự định
sinh ba người con. Xác suất để trong ba đứa con của họ có hai đứa có khả
năng cuộn lưỡi là bao nhiêu?
a - Đặc điểm di truyền của quần thể tự thụ phấn: 0,25
+Tần số các kiểu gen thay đổi theo hướng: tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử ngày càng
giảm, đồng hợp tử ngày càng tăng→giảm đa dạng di truyền.
+ Tần số alen không thay đổi. 0,25
- Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối: 0,25
+ Đa hình về kiểu gen, đa hình về kiểu hình→duy trì được sự đa dạng di truyền
trong quần thể.
+ Ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số alen không đổi. 0,25
b - Theo giả thiết ta có : 0,25
+ Tỉ lệ người không có khả năng cuộn lưỡi = 1 - 0,64 = 0,36→aa = 0,36
→a = 0,6→A = 0,4.
+ Quần thể đạt cân bằng di truyền có cấu trúc: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. 0,25
- Trong ba đứa con của họ có hai đứa có khả năng cuộn lưỡi thì một đứa không có 0,25
khả năng cuộn lưỡi →bố mẹ đều dị hợp tử Aa.
+ Cặp vợ chồng này có kiểu gen Aa x Aa với xác suất bằng
0, 48 0, 48 9
. =
0,16 + 0, 48 0,16 + 0, 48 16

+ Cặp vợ chồng này có KG Aa x Aa → sinh con không có khả năng cuộn lưỡi aa 0,25
1 3
với xác suất = 4 , có khả năng cuộn lưỡi (A-) với xác suất = 4 .
+Xác suất để trong ba đứa con của họ có hai đứa có khả năng cuộn lưỡi là 0,5
2 1
9 æ 3ö æ 1ö 2 243
. çç ÷
÷
÷ . çç ÷
÷
÷ .C 3 = = 23, 73%
16 çè 4 ÷
ø èç4 ø÷ 1024

7 2,0

Ở một loài động vật, cơ thể đực có kiểu gen thực hiện quá trình giảm
phân bình thường tạo ra giao tử, trong đó có 20% tế bào có hoán vị giữa A và
a, có 30% tế bào có hoán vị giữa D và d; các gen alen còn lại không xảy ra
hoán vị gen. Tính theo lí thuyết, tinh trùng mang gen được tạo ra có tỉ
lệ tối đa là bao nhiêu?
0,5

- Nhận xét: Giao tử được tạo ra từ cơ thể có kiểu gen là giao tử


liên kết. Do đó giao tử này chiếm tỉ lệ lớn nhất khi số lượng tế bào tham gia giảm
phân của cơ thể này xảy ra hiện tượng hoán vị gen là bé nhất.

- Vậy giao tử ab de chiếm tỉ lệ lớn nhất khi


0,5

+ 20% tế bào ĐỒNG THỜI xảy ra hoán vị giữa A, a và hoán vị giữa D, d.


+ 30% - 20% = 10% tế bào CHỈ xảy ra hoán vị giữa D,d.
+ 70% tế bào KHÔNG xảy ra hoán vị gen.
0,25
- Tỉ lệ tối đa của giao tử ab de được hình thành từ quá trình giảm phân trên là

AB DE 1 1 1
ab ab
+ 20% ab de → 20% x 4 4 x 4 de = 1,25% ab de

0,25
1 1 ab
ab de
+ 10% → 10% x 2 x 4 = 1,25% ab de
0,25
1 1
ab de
+ 70% → 70% x 2 x 2 = 17,5% ab de

Vậy: ab de = 1,25% + 1,25% + 17,5% = 20%


0,25
8 Các khoảng cách di truyền giữa 6 gen (đơn vị tính cM) của nhóm gen liên kết 1,5
thứ hai của tằm tơ Bombyx mori được trình bày ở bảng sau:
Gr Rc S Y P oa
Gr - 25 1 19 7 20
Rc 25 - 26 6 32 5
S 1 26 - 20 6 21
Y 19 6 20 - 26 1
P 7 32 6 26 - 27
oa 20 5 21 1 27 -

Xây dựng bản đồ di truyền của nhóm gen liên kết trên.
+ Rc – P (32cM) = Rc – oa (5cM) + oa – P (27cM) → oa nằm giữa Rc và P. 0,25
+ P – oa (27cM) = P – S (6cM) + S – oa (21cM) → S nằm giữa oa và P. 0,25
+ P – oa (27cM) = P – Y (26cM) + Y – oa (1cM) → Y nằm giữa oa và P. 0,25
+ Rc – S (26cM) = Rc - Gr (25cM) + Gr – S (1cM) → Gr nằm giữa Rc và S. 0,25
Vậy bản đồ gen là: 0,5

(HS làm theo cách khác cho kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa)
9 Có những con chuột rất mẫn cảm với ánh sáng mặt trời. Dưới tác động của 2,0
ánh sáng mặt trời, chúng có thể bị đột biến dẫn đến ung thư da. Người ta
chọn lọc được hai dòng chuột thuần chủng, một dòng mẫn cảm với ánh sáng
mặt trời và đuôi dài, dòng kia mẫn cảm với ánh sáng và đuôi ngắn. Khi lai
chuột cái mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn với chuột đực mẫn cảm với ánh
sáng, đuôi dài thu được các chuột F1 không mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn.
Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 phân li như sau:
Chuột cái
Mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn 42
Mẫn cảm với ánh sáng, đuôi dài 0
Không mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn 54
Không mẫn cảm với ánh sáng, đuôi dài 0
Nếu cho con chuột đực F1 lai phân tích, theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình thu được
Fa sẽ như thế nào?
* Xét sự di truyền riêng rẽ từng cặp tính trạng: 0,25
- Sự di truyền tính trạng mẫn cảm với ánh sáng:
+ PTC: chuột cái mẫn cảm với ánh sáng x chuột đực mẫn cảm với ánh sáng→ F 1
100% không mẫn cảm với ánh sáng, F 2: không mẫn cảm với ánh sáng : mẫn cảm
với ánh sáng = 109 : 83 ≈ 9 : 7→tính trạng mẫn cảm với ánh sáng chịu sự chi phối
bởi quy luật tương tác bổ sung.
+Qui ước: A-B-: Không mẫn cảm với ánh sáng
A-bb + aaB- + aabb: Mẫn cảm với ánh sáng
+ Xét với giới tính, tính trạng phân bố đồng đề ở cả hai giới→gen quy định tính 0,25
trạng nằm trên NST thường.
+ SĐL riêng: Ptc: ♂(♀)AAbb (mẫn cảm với ánh sáng) x ♀(♂)aaBB (mẫn cảm với
ánh sáng) →F1:AaBb (không mẫn cảm với ánh sáng)→F 2: 9A-B- không mẫn cảm
với ánh sáng : 7 (3A-bb + 3aaB- + 1aabb) mẫn cảm với ánh sáng.
- Sự di truyền tính trạng kích thước đuôi: 0,25
+ PTC: chuột cái đuôi ngắn x chuột đực đuôi dài→ F1 100% đuôi ngắn, F2: Đuôi
ngắn : đuôi dài = 144 : 48 = 3 : 1→tính trạng kích thước đuôi chuột chịu sự chi
phối bởi quy luật phân li→ Đuôi ngắn trội hoàn toàn so với đuôi dài.
+ Qui ước: D- đuôi ngắn
dd- đuôi dài
+ Xét với giới tính: F2 phân li theo tỉ lệ ≈1♂đuôi ngắn : 2♀ đuôi ngắn : 1 ♂đuôi 0,25
dài →gen quy định tính trạng kích thước đuôi chuột nằm trên vùng không tương
đồng của NST giới tính X quy định.
+ SĐL riêng: P ♀XDXD x ♂XdY→F1: ♀XDXd; ♂XDY (100% đuôi ngắn)→F2:
1♂XDY : 2 ♀(XDXD + XDXd) : 1♂XdY.
KL: Gen quy định tính trạng mẫn cảm với ánh sáng và gen quy định tính trạng 0,25
kích thước đuôi phân li độc lập với nhau.
- Sơ đồ lai: Ptc: AAbb XDXD x aaBBXdY hoặc aaBBXDXD x AAbbXdY 0,25
→F1: AaBbXDXd; AaBbXDY.
Cho F1 ♂AaBbXDY x ♀aabbXdXd
SĐL......
Fa: 0,5
1♀AaBbXDXd (không mẫn cảm ánh sáng, đuôi ngắn)
3♀(AabbXDXd + aaBbXDXd + aabbXDXd) (mẫn cảm ánh sáng, đuôi ngắn)
1♂AaBbXdY (không mẫn cảm ánh sáng, đuôi dài)
3♂(AabbXdY + aaBbXdY + aabbXdY) (mẫn cảm ánh sáng, đuôi dài)
(HS biện luận theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
10 Ở một loài động vật có vú, cho một con ♂ mắt bình thường giao phối với một 1,5
con ♀ mắt dị dạng, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình như sau: 98 con ♀mắt bình
thường : 101con ♂ mắt bình thường : 102 con ♀ mắt dị dạng : 99 con ♂ mắt
dị dạng. Kết quả của phép lai trên phù hợp với các quy luật di truyền nào?
Viết sơ đồ lai minh họa. Biết rằng hình dạng mắt do một gen có hai alen quy
định, tính trạng trội là trội hoàn toàn.
- TH1: Gen nằm trên NST giới tính X. 0,5
+ Nếu mắt bình thường là trội thì không thỏa mãn đề ra.
+Mắt dị dạng là trính trạng trội hoàn toàn so với mắt bình thường.
Qui ước: A- mắt dị dạng, aa: mắt bình thường
P ♀ XAXa (dị dạng) x ♂XaY (bình thường)
GP XA, Xa Xa, Y
F1: 1♀X X : 1♀X X : 1♂XAY : 1♂XaY (thỏa mãn)
A a a a

- TH2: Gen nằm trên NST thường: 0,5


+ Tính trạng nào trội hoàn toàn cũng phù hợp với kết quả phép lai.
+ P ♀Aa (dị dạng) x ♂aa (bình thường)
F1: 1♀bình thường : 1♀dị dạng : 1 ♂bình thường : 1♂dị dạng
Hoặc
+ P ♀aa (dị dạng) x ♂Aa (bình thường)
F1: 1♀bình thường : 1♀dị dạng : 1 ♂bình thường : 1♂dị dạng
- TH3: Gen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y: 0,5
+ P ♀ XAXa (dị dạng) x ♂XaYa (bình thường)
GP XA, Xa Xa, Ya
F1: 1♀X X : 1♀X X : 1♂XAYa : 1♂XaYa (thỏa mãn)
A a a a

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
BẮC NINH NĂM HỌC 2016 - 2017
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ MÔN SINH HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút
Đề thi gồm: 02 trang
Câu 1 (3,0 điểm):
a. Vì sao một số đột biến gen gây hại cho thể đột biến nhưng vẫn được di truyền qua các thế hệ?
b. Đột biến mất đoạn xảy ra đối với 1 nhiễm sắc thể ở vùng không chứa tâm động. Hãy cho biết những
thay đổi có thể xảy ra trong cấu trúc của hệ gen và nhiễm sắc thể.
c. Dựa vào cơ chế di truyên phân tử hãy giải thích tại sao tương tác gen là hiện tượng phổ biến trong
tự nhiên?
Câu 2 (1,0 ñieåm)
Trình bày những vấn đề sau về nhiễm sắc thể ở sinh vật có nhân chính thức.
a. Nhiễm sắc thể được nhìn rõ nhất ở kì nào của nguyên phân?
b. Vật chất cấu tạo nên nhiễm sắc thể là gì?
c. Vào các kì nào của nguyên phân, nhiễm sắc thể có cấu trúc kép (mỗi nhiễm sắc thể kép gồm 2
crômatit giống hệt nhau đính với nhau ở tâm động)?
d. Nuclêôxôm được cấu tạo như thế nào?
Câu 3: (1,0 điểm)
Một cá thể của một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của
2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I,
các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí
thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ là
bao nhiêu?
Câu 4 (2,0 điểm)
a. Trình bày cơ chế phát sinh thể tam bội và thể ba.
b. Phân biệt thể đa bội và thể lưỡng bội.
Câu 5 (2,0 điểm)
Thế nào là sinh vật biến đổi gen? Người ta có thể làm biến đổi hệ gen của một sinh vật theo những cách
nào? Cho ví dụ.
Câu 6( 1,5 điểm).
Nhiều loại ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư hoạt động quá mức gây ra nhiều sản phẩm của gen.
Hãy đưa ra một số kiểu đột biến làm cho một gen bình thường( gen tiền ung thư) thành gen ung thư.
Câu 7 (2 điểm).
Ở người, bệnh hói đầu do một gen có 2 alen trên NST thường quy định: kiểu gen BB quy định kiểu hình
hói đầu, kiểu gen bb quy định kiểu hình bình thường, kiểu gen Bb quy định kiểu hình hói đầu ở nam và
kiểu hình bình thường ở nữ. Gen quy định khả năng nhận biết màu sắc có 2 alen (M quy định kiểu hình
bình thường trội hoàn toàn so với m quy định kiểu hình mù màu đỏ-lục) nằm trên vùng không tương đồng
của NST giới tính X. Trong một quần thể cân bằng di truyền, trong tổng số nam giới tỉ lệ hói đầu là 36%,
trong tổng số nữ giới tỉ lệ mù màu là 1%. Biết rằng không có đột biến xảy ra.
a. Xác định tần số các alen trong quần thể.
b. Một cặp vợ chồng đều bình thường sinh ra đứa con trai đầu lòng bị mù màu. Xác suất để sinh đứa con
thứ hai không bị cả hai bệnh là bao nhiêu?
Câu 8 ( 2,5 điểm)
Ở một loài động vật, khi cho lai con cái thuần chủng lông trắng với con đực thuần chủng lông nâu, thu
được F1 tất cả đều lông nâu. Cho F 1 giao phối với nhau, được F2 gồm: 179 con đực lông nâu, 91 con cái
lông nâu, 62 con đực lông đỏ, 29 con cái lông đỏ, 92 con cái lông xám, 31 con cái lông trắng, không có con
đực lông xám và con đực lông trắng.
a. Tính trạng màu sắc lông ở loài động vật trên được chi phối bởi những quy luật di truyền nào.
b. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Biết rằng ở loài động vật này cặp NST giới tính của con đực là XY, con cái là XX; tính trạng nghiên
cứu không chịu ảnh hưởng của môi trường và không có đột biến xảy ra.
Câu 9 (3,0 điểm):
a. Tại sao tốc độ tiến hóa của các nhóm loài khác nhau lại khác nhau?
b. Xét một quần thể trong đó các cá thể dị hợp tử về một locus nhất định có kiểu hình to lớn hơn rất
nhiều so với cá thể có kiểu gen đồng hợp tử (thứ tự kiểu hình ứng với kiểu gen như sau: Aa>AA>aa). Khi
môi trường sống chuyển lạnh kéo dài thì kiểu hình nào sẽ được chọn lọc tự nhiên giữ lại? Trường hợp này
thể hiện hình thức chọn lọc vận động, chọn lọc phân hóa hay chọn lọc ổn định? Giải thích.
c. Cân bằng di truyền theo định luật Hacdi-Vanbec sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi xảy ra các tình
huống sau:
- Trong công viên: 1 vịt nhà đã giao phối với 1 vịt trời.
- Một đột biến làm xuất hiện 1 con sóc đen trong đàn sóc xám.
- Chim ưng mắt kém sẽ bắt được ít chuột hơn những con chim ưng tinh mắt.
- Ruồi giấm cái thích giao phối với ruồi giấm đực mắt đỏ.
Câu 10 (2,0 điểm):
a. Tại sao trong quần xã sinh vật: có những loài có mật độ cao nhưng độ thường gặp thấp, ngược lại
có những loài mật độ thấp nhưng độ thường gặp lại cao?
b. Giải thích vì sao độ đa dạng của hệ sinh thái phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng sơ cấp tinh của hệ sinh
thái đó? Sự chuyển hóa sản lượng này cho bậc dinh dưỡng tiếp theo có sự khác nhau như thế nào đối với
hệ sinh thái trên cạn và  hệ sinh thái dưới nước?
--------------HẾT-------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
BẮC NINH NĂM HỌC 2016 - 2017
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ MÔN SINH HỌC
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu Nội dung trả lời Điểm
a) Vì sao một số đột biến gen gây hại cho thể đột biến nhưng vẫn được di truyền qua các thế hệ? 3,0
b) Đột biến mất đoạn xảy ra đối với 1 nhiễm sắc thể ở vùng không chứa tâm động. Hãy cho biết
1 những thay đổi có thể xảy ra trong cấu trúc của hệ gen và nhiễm sắc thể.
c) Dựa vào cơ chế di truyên phân tử hãy giải thích tại sao tương tác gen là hiện tượng phổ biến trong
tự nhiên?
a) (1,0đ)
- Đột biến gen thường là gen lặn, khi ở trạng thái dị hợp không biểu hiện kiểu hình  không bị chọn lọc tự 0,25
nhiên đào thải.
- Một số tính trạng do gen đột biến quy định nhưng biểu hiện ở giai đoạn muộn, sau tuổi sinh sản  vẫn 0,25
được di truyền cho thế hệ sau.
- Gen đột biến liên kết chặt với gen có lợi trong nhóm liên kêt. 0,25
- Gen đột biến có tác động đa hiệu, quy định nhóm tính trạng có lợi và có hại cho thể đột biến. 0,25
b) (1,0đ)
- Hệ gen sẽ bị mất gen, nếu đoạn mất đó không gắn vào nhiễm sắc thể và bị tiêu biến  đột biến mất đoạn. 0,25
- Đoạn đứt ra có thể được gắn vào 1 nhiễm sắc tử chị em làm dư thừa 1 đoạn NST  đột biến lặp đoạn.
- Đoạn đứt ra có thể gắn trở lại với NST ban đầu của nó theo chiều ngược lại  đột biến đảo đoạn. 0,25
- Đoạn bị đứt ra gắn với 1 NST không tương đồng  đột biến chuyển đoạn không tương hỗ giữa 2 NST.
0,25

0,25
c) (1,0đ)
- Mỗi phân tử protein thường được cấu tạo từ  hai hay nhiều chuỗi polipeptit do hai hay nhiều gen quy định. 0,25
- Một sản phẩm protein quy định tính trạng là kết quả của một chuỗi phản ứng do nhiều enzim (do nhiều
gen quy định) xúc tác. 0,25
- Ở sinh vật nhân thực, một gen có thể chịu sự điều hòa đồng thời của nhiều Pr điều hòa khác nhau. Vì vậy
việc quy định một tính trạng cần sự phối hợp hoạt động của cả nhóm gen.
- Sản phẩm của các gen khác nhau cùng được tạo ra trong tế bào, chúng có thể gây ảnh hưởng (tương tác) 0,25
lẫn nhau, qua đó tác động đến sự biểu hiện của một tính trạng liên quan.

0,25
Trình bày những vấn đề sau về nhiễm sắc thể ở sinh vật có nhân chính thức. 1,0
a. Nhiễm sắc thể được nhìn rõ nhất ở kì nào của nguyên phân?
b.Vật chất cấu tạo nên nhiễm sắc thể là gì?
2
c. Vào các kì nào của nguyên phân, nhiễm sắc thể có cấu trúc kép (mỗi nhiễm sắc thể kép gồm 2
crômatit giống hệt nhau đính với nhau ở tâm động)?
d. Nuclêôxôm được cấu tạo như thế nào?
a. Nhiễm sắc thể được nhìn rõ nhất ở kì Kì giữa của nguyên phân. 0,25
b. Vật chất cấu tạo nên nhiễm sắc thể bao gồm chủ yếu là ADN và prôtêin loại histon) 0,25
c. Kì trước và kì giữa ( nếu có nói cuối kì trung gian cũng không sai) 0,25
d. Nuclêôxôm: một khối prôtêin dạng khối cầu, đường kính 11 nm, bên trong chứa 8 phân tử histon, bên 0,25
3
ngoài được quấn bởi 1 đoạn ADN có khoảng 146 cặp nuclêôtit (1 4 vòng xoắn).
Một cá thể của một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân 1,0
của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm
3 phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình
thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5
nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
- Có 20 tế bào có cặp số 1 không phân li ở giảm phân I  kết thúc giảm phân I có 20 tế bào 5 NST kép.
- 20 tế bào này tham gia tiếp vào giảm phân II (diễn ra bình thường) để hình thành giao tử  kết thúc sẽ thu
được số giao tử có 5 NST là :
20 x 2 = 40 ( giao tử )
– Sau giảm phân thu được số giao tử là: 2000 x 4 = 8000 ( giao tử) 0,5

Vậy số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ là: x 100% = 0.5%


(HS làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa) 0,5
a. Trình bày cơ chế phát sinh thể tam bội và thể ba. 2,0
4
b. Phân biệt thể đa bội và thể lưỡng bội.
a. Trình bày cơ chế phát sinh thể tam bội và thể ba.
* Cơ chế phát sinh thể tam bội:
- Quá trình giảm phân bị rối loạn làm cho tất cả các cặp NST tương đồng không phân li tạo giao tử (2n). 0,25
- Qua thụ tinh giữa giao tử (2n) này với giao tử bình thường (n) → Hợp tử (3n) phát triển thành thể tam bội.
* Cơ chế phát sinh thể ba: 0,25
- Quá trình giảm phân bị rối loạn nên một cặp NST tương đồng không phân li tạo giao tử
thiếu 1 NST (n - 1) và giao tử thừa 1 NST (n + 1).
- Qua thụ tinh giữa giao tử (n + 1) với giao tử bình thường (n) → Hợp tử (2n + 1) phát triển thành thể ba. 0,25
(Nếu hs viết sơ đồ lai mà đúng vẫn cho tối đa điểm)
b. Phân biệt thể đa bội và thể lưỡng bội. 0.25
Tiêu chí Thể đa bội Thể lưỡng bội
Hàm lượng ADN Lớn hơn Bé hơn
Tổng hợp chất hữu cơ Diễn ra mạnh mẽ hơn Diễn ra yếu hơn
Tế bào, cơ quan sinh dưỡng To hơn Bé hơn
Khả năng sinh trưởng, chống chịu Tốt hơn Kém hơn
Khả năng sinh giao tử - Thể đa bội lẻ hầu như không Bình thường 1,0

có khả năng sinh giao tử bình


thường
(Mỗi ý 0.25 đ, trả lời từ 4 ý trở lên cho tối đa 1.0 điểm)
Thế nào là sinh vật biến đổi gen? Người ta có thể làm biến đổi hệ gen của một sinh vật theo những 2,0
5
cách nào? Cho ví dụ.
- Khái niệm về sinh vật biến đổi gen: là những sinh vật mà hệ gen của nó bị con người làm biến đổi cho phù 0,5
hợp với lợi ích của mình.
- Phương pháp làm biến đổi gen ở sinh vật:
+ Đưa thêm gen lạ vào hệ gen. 0,25
Ví dụ: cừu biến đổi gen mang gen tổng hợp prôtêin của người. 0,25
+ Làm biến đổi một gen có sẵn trong hệ gen.
Ví dụ: một gen nào đó của sinh vật có thể được biến đổi cho nó sản xuất nhiều sản phẩm hơn như tạo ra 0.25
nhiều hoocmon sinh trưởng hơn bình thường. 0.25
+ Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. 0.25
Ví dụ: cà chua biến đổi gen có gen làm quả chín bị bất hoạt do đó vận chuyển được xa hơn. 0.25
Nhiều loại ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư hoạt động quá mức gây ra nhiều sản phẩm của 1,5
6 gen. Hãy đưa ra một số kiểu đột biến làm cho một gen bình thường( gen tiền ung thư) thành gen ung
thư.
- Các đột biến xảy ra ở vùng điều hòa của gen tiền ung thưÒ gen hoạt động mạnh tạo ra nhiều sản phẩmÒ 0,5
tăng tốc độ phân bàoÒ khối u tăng sinh quá mứcÒ ung thư. 0.5

- Đột biến làm tăng số lượng genÒ tăng sản phẩmÒ ung thư.
- ĐB chuyển đoạn làm thay đổi vị trí gen trên NSTÒ thay đổi mức độ hoạt động của genÒ tăng sản 0,5

phẩmÒung thư.
Ở người, bệnh hói đầu do một gen có 2 alen trên NST thường quy định: kiểu gen BB quy định kiểu 2,0
hình hói đầu, kiểu gen bb quy định kiểu hình bình thường, kiểu gen Bb quy định kiểu hình hói đầu ở
nam và kiểu hình bình thường ở nữ. Gen quy định khả năng nhận biết màu sắc có 2 alen (M quy định
kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với m quy định kiểu hình mù màu đỏ-lục) nằm trên vùng
không tương đồng của NST giới tính X. Trong một quần thể cân bằng di truyền, trong tổng số nam
7
giới tỉ lệ hói đầu là 36%, trong tổng số nữ giới tỉ lệ mù màu là 1%. Biết rằng không có đột biến xảy
ra.
a. Xác định tần số các alen trong quần thể.
b. Một cặp vợ chồng đều bình thường sinh ra đứa con trai đầu lòng bị mù màu. Xác suất để sinh
đứa con thứ hai không bị cả hai bệnh là bao nhiêu?
a. Xác định tần số các alen trong quần thể.
- Vì quần thể cân bằng di truyền nên tần số các alen tương ứng ở hai giới bằng nhau
Gọi p1 là tần số alen B 0,25
q1 là tần số alen b
p2 là tần số alen M
q2 là tần số alen m.
- Xét tính trạng hói đầu
Nam giới: BB, Bb quy định hói đầu
bb: không hói đầu
Nữ giới: BB: quy định hói đầu 0,25
Bb, bb: không hói đầu
-Cấu trúc di truyền của quần thể ở giới nam là:
p12BB +2p1q1Bb + q12bb =1 → q12 =100%-36%=64%→q1=0,8→p1 = 1-0,8 =0,2
- Xét tính trạng khả năng nhận biết màu sắc
Cấu trúc di truyền của quần thể ở giới nữ là:
p2 2 XMXM +2p2q2 XMXm + q22 XmXm =1 → q22 =1%→q2 =0,1→p2 = 1-0,1 = 0,9 0,25
Vậy tần số các alen là: B=0,2, b=0,8; M=0,9, m=0,1
b. Xác suất để sinh đứa con thứ hai không bị cả hai bệnh là bao nhiêu?
-Xét tính trạng hói đầu:
+ Cấu trúc di truyền của quần thể là 0,04BB+0,32Bb+0,64bb = 1 0,25
+ Bố bình thường có kiểu gen bb
+ Mẹ bình thường có 2 loại kiểu gen chiếm tỉ lệ: 1/3Bb + 2/3bb 0,25
P: Bố bb x Mẹ 1/3Bb + 2/3bb®F1: 1/6Bb, 5/6bb
TLKH: Nam: 5/6 không hói đầu; 1/6 hói đầu
Nữ: 100% không hói đầu
-Xét tính trạng nhận biết màu
+ Bố bình thường có kiểu gen XMY 0,25
+ Vì đứa con trai đầu lòng bị mù màu (X Y) →mẹ phải có kiểu gen X X
m M m

P: XMY x XMXm ®F1: 2/4 XMX- + 1/4 XMY +1/4 XmY


TLKH: Nam: 1/4 nhìn màu bình thường; 1/4 mù màu 0,25
Nữ: 2/4 nhìn màu bình thường
Xác suất để cặp vợ chồng sinh ra đứa con thứ hai bình thường là 5/6.1/4 + 2/4.100%= 17/24 0,25
Ở một loài động vật, khi cho lai con cái thuần chủng lông trắng với con đực thuần chủng lông nâu, 2,5
thu được F1 tất cả đều lông nâu. Cho F1 giao phối với nhau, được F2 gồm: 179 con đực lông nâu, 91
con cái lông nâu, 62 con đực lông đỏ, 29 con cái lông đỏ, 92 con cái lông xám, 31 con cái lông trắng,
không có con đực lông xám và con đực lông trắng.
8
a. Tính trạng màu sắc lông ở loài động vật trên được chi phối bởi những quy luật di truyền nào.
b. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Biết rằng ở loài động vật này cặp NST giới tính của con đực là XY, con cái là XX; tính trạng nghiên
cứu không chịu ảnh hưởng của môi trường và không có đột biến xảy ra.
a. Quy luật di truyền chi phối sự di truyền tính trạng:
- F2 phân tính: nâu : đỏ : xám : trắng 9 : 3 : 3 : 1 → F2 có 16 tổ hợp giao tử → tương tác gen theo kiểu 0,25
bổ sung (1)
- Kiểu hình thu được ở F2 không phân bố đều ở hai giới → di truyền liên kết với giới tính (2). 0,25
- Từ (1) và (2 ) → tính trạng màu sắc lông được chi phối đồng thời bởi quy luật di truyền tương tác gen và
di truyền liên kết giới tính. 0,25
b. Sơ đồ lai
- Quy ước gen:
A - B - lông nâu; A - bb: lông đỏ; aaB - : lông xám; aabb: trắng. 0.25
- Tính trạng màu sắc lông được quy định bởi 2 cặp gen, trong đó có một cặp gen nằm trên cặp NST thường
và một cặp gen nằm trên cặp NST giới tính. 0.25
- Nếu gen nằm trên NST giới tính X mà không nằm trên Y và ngược lại thì kết quả thu được ở F 1 không
đúng như đề ra 0.5
→ Cặp gen này phải nằm trên đoạn tương đồng của X và Y.
- Sơ đồ lai: P: ♀XaXa bb x ♂ XAYA BB
GP: Xab XAB; YAB
F1: XAXaBb; XaYABb 0.25
F2: 6 X Y B-; 3X X B-; 2X Y bb; 1X X bb; 3X X B-; 1 X X bb
- A A - - A A - a a a a

6 đực nâu; 3 cái nâu; 2 đực đỏ: 1 cái đỏ: 3 cái xám; 1 cái trắng
( Trường hợp cặp gen BB nằm trên cặp NST giới tính không cho ra kết quả đúng do không xuất hiện con 0.5
đực lông xám và con đực lông trắng.)
9 a) Tại sao tốc độ tiến hóa của các nhóm loài khác nhau lại khác nhau? 3,0
b) Xét một quần thể trong đó các cá thể dị hợp tử về một locus nhất định có kiểu hình to lớn hơn rất
nhiều so với cá thể có kiểu gen đồng hợp tử (thứ tự kiểu hình ứng với kiểu gen như sau: Aa>AA>aa).
Khi môi trường sống chuyển lạnh kéo dài thì kiểu hình nào sẽ được chọn lọc tự nhiên giữ lại? Trường
hợp này thể hiện hình thức chọn lọc vận động, chọn lọc phân hóa hay chọn lọc ổn định? Giải thích.
c) Cân bằng di truyền theo định luật Hacdi-Vanbec sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi xảy ra các tình
huống sau:
- Trong công viên: 1 vịt nhà đã giao phối với 1 vịt trời.
- Một đột biến làm xuất hiện 1 con sóc đen trong đàn sóc xám.
- Chim ưng mắt kém sẽ bắt được ít chuột hơn những con chim ưng tinh mắt.
- Ruồi giấm cái thích giao phối với ruồi giấm đực mắt đỏ.
a) (1,0đ)
- Các loài khác nhau có tiềm năng sinh học khác nhau (thời gian thế hệ, tuổi sinh sản lần đầu, số con/ lứa
…)/ vì vậy, có tốc độ phát sinh và tích lũy biến dị cung cấp nguyên liệu cho cho chọn lọc rất khác nhau. 0,5
- Các nhóm loài có môi trường sống khác nhau, mức độ thay đổi của điều kiện môi trường khác nhau, chịu
áp lực của chọn lọc khác nhau,/ hướng chọn lọc khác nhau. 0,5
b) (0,75đ)
- Khi môi trường lạnh kéo dài thì những cá thể có kích thước lớn hơn sẽ được giữ lại và kiểu hình có kiểu 0,25
gen Aa sẽ được giữ lại.
- Kiểu chọn lọc này là chọn lọc vận động. 0,25
- Vì khi thời tiết lạnh kéo dài, những cá thể có kích thước lớn có tỷ số S/V nhỏ, khả năng mất nhiệt hạn chế
=> Khả năng chống chịu nhiệt độ thấp tốt hơn. 0,25
c) (1,25đ)
- Nếu con vịt nhà là con đực: thì không ảnh hưởng gì tới vốn gen của quần thể vịt nhà. 0,25
- Nếu vịt nhà là con cái:
+ TH1: giao phối không sinh con: không ảnh hưởng gì tới vốn gen của quần thể vịt nhà. 0,25
+ TH2: giao phối sinh con: do lai khác loài nên con lai F 1 bất thụ  có sự du nhập gen vịt trời vào quần
thể vịt nhà nhưng không gây biến đổi lớn trong tần số tương đối của các alen trong quần thể vịt nhà. 0,25
- Đột biến đã làm xuất hiện alen mới, nhưng tần số đột biến gen thường rất thấp  cân bằng di truyền
không bị ảnh hưởng ngay ở thế hệ đó (không có tác dụng của chọn lọc tự nhiên). 0,25
- Chim ưng mắt kém sẽ bắt được ít mồi hơn  khả năng sinh sản kém hơn  chọn lọc tự nhiên sẽ làm cho
tần số tương đối của alen mắt kém giảm dần.
- Sự giao phối có lựa chọn sẽ làm cho tần số tương đối của alen mắt đỏ tăng dần. 0,25
a) Tại sao trong quần xã sinh vật: có những loài có mật độ cao nhưng độ thường gặp thấp, ngược lại 2,0
có những loài mật độ thấp nhưng độ thường gặp lại cao?
10 b) Giải thích vì sao độ đa dạng của hệ sinh thái phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng sơ cấp tinh của
hệ sinh thái đó? Sự chuyển hóa sản lượng này cho bậc dinh dưỡng tiếp theo có sự khác nhau
như thế nào đối với hệ sinh thái trên cạn và  hệ sinh thái dưới nước?
a) (1,0đ)
- Loài có mật độ cao nhưng độ thường gặp thấp:
+ Nguồn sống của loài phân bố không đều trong môi trường 0,25
+ Loài có tập tính sống tập trung theo nhóm. 0,25
- Loài mật độ thấp nhưng độ thường gặp lại cao:
+ Nguồn sống của loài phân bố đồng đều trong môi trường 0,25
+ Loài có tập tính sống tập riêng lẻ. 0,25
b) (1,0đ)
- Độ đa dạng của hệ sinh thái phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng sơ cấp tinh của hệ sinh thái đó vì:
+ Sản lượng sơ cấp tinh là sản lượng mà SVSX tích lũy được có thể dùng làm thức ăn cho SVTT. 0,25
+ Sinh khối của SVSX càng lớn thì nguồn thức ăn cho SVTT càng dồi dào, chuỗi thức ăn dài, lưới thức ăn
phức tạp  Độ ĐD cao. 0,25
- Sự chuyển hóa sản lượng này cho bậc dinh dưỡng tiếp theo có sự khác nhau:
+ Hệ sinh thái trên cạn: SVSX là thực vật, một phần đáng kể SLSCT của thực vật không được SVTT sử 0,25
dụng hoặc không tiêu hóa được...nên hiệu quả chuyển hóa thường thấp.
+ Hệ sinh thái dưới nước: SVSX chủ yếu là  tảo, SLSCT được SVTT sử dụng khá triệt để nên hiệu 0,25
quả chuyển hóa cao hơn.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
HẢI DƯƠNG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN THI: SINH HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi gồm 02 trang)

Câu 1 (1,5điểm)
a) Ở sinh vật nhân thực, mỗi nhiễm sắc thể điển hình đều chứa các trình tự nuclêôtit được gọi là tâm
động, đầu mút và trình tự khởi đầu nhân đôi ADN. Hãy cho biết ý nghĩa của các vùng trình tự nuclêôtit đó.
b) Ở ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Xét ba cặp nhiễm sắc thể thường, trên mỗi cặp nhiễm sắc
thể, xét một gen có hai alen khác nhau. Trong quá trình giảm phân ở một ruồi giấm đực, một số tế bào có
một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường;các sự kiện khác
trong giảm phân diễn ra bình thường và các tế bào khác giảm phân bình thường.Theo lí thuyết, số loại giao
tử về các gen trên có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể trên là bao nhiêu?
Câu 2 (1,5 điểm)
a) Nêu đặc điểm các con đường thoát hơi nước qua lá.
b)Những nhóm sinh vật nào có khả năng cố định nitơ phân tử? Vì sao chúng có khả năng đó?
c) Vì sao trong trồngtrọt người ta phải thường xuyên xới đất ở gốc cây cho tơi xốp?
Câu 3 (1,5 điểm)
a) Vi sinh vật cộng sinh có vai trò gì đối với động vật nhai lại?
b) Ở người, vận tốc máu trong loại mạch nào là nhanh nhất, loại mạch nào là chậmnhất? Nêu tác
dụng của việc máu chảy nhanh hay chậm trong từng loại mạch đó.
c) Tại sao nói trong quá trình hô hấp ở cá có hiện tượng dòng nước chảy một chiều và gần như liên
tục từ miệng qua mang?
Câu 4 (1,0 điểm)
a) Chất trung gian hóa học có vai trò như thế nào trong truyền tin qua xináp?
b) Tại sao khi kích thích vào một điểm trên cơ thể thủy tức thì toàn thân nó co lại?
Việc co lại toàn thân có ưu điểm và nhược điểm gì?
Câu 5 (1,5 điểm)
a)Trong tự nhiên, dạng đột biến gen nào là phổ biến nhất? Vì sao?
b) Sự biểu hiện của đột biến gen thường có hại, nhưng tại sao trong chọn giống người ta vẫn sử dụng
phương pháp gây đột biến gen để tạo ra các giống mới?
c) Tại sao phần lớn các loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là có hại, thậm chí gây chết cho các thể
đột biến?
Câu 6 (1,0 điểm)
Opêron là gì? Nêu chức năng của các thành phần trong opêron Lac ở vi khuẩn E. coli.

Câu 7 (2,0 điểm)


a) Ở một loài thực vật, xét phép lai P: ♂AabbDD x ♀AaBBdd. Ở đời con, một thể đột biến có kiểu
gen AAaBbDd. Hãy giải thích cơ chế hình thành thể đột biến trên.
b) Một loài thực vật có 2n = 14. Khi quan sát tế bào của một số cá thể trong quần thể thu được kết
quả sau:

Cặp nhiễm sắc thể


Cá thể
Cặp 1 Cặp 2 Cặp 3 Cặp 4 Cặp 5 Cặp 6 Cặp 7

Cá thể 1 2 2 2 3 2 2 2
Cá thể 2 1 2 2 2 2 2 2
Cá thể 3 2 2 2 2 2 2 2
Cá thể 4 3 3 3 3 3 3 3

Hãy cho biết các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể ở các cá thể trên. Giải thích.
c) Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n =12. Khi quan sát quá trình giảm phân của
10000 tế bào sinh tinh, người ta thấy có 10 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 xảy ra trao đổi chéo không cân
giữa 2 crômatit khác nguồn gốc, các tế bào còn lại giảm phân bình thường;các sự kiện khác trong giảm
phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số tinh trùng được tạo thành, các tinh trùng mang đột
biến mất đoạn nhiễm sắc thể chiếm tỷ lệ bao nhiêu?

----------------Hết----------------

Họ và tên thí sinh:...............................................Số báo danh:..............................................

Chữ kí của giám thị 1:...................................Chữ kí của giám thị 2: ....................................


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
HẢI DƯƠNG NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN SINH HỌC
HƯỚNG DẪN CHẤM
Hướng dẫn chấm gồm: 04 trang

Câu Nội dung Điểm


Câu 1 a) Ở sinh vật nhân thực mỗi nhiễm sắc thể điển hình đều chứa các trình tự nuclêôtit được
(1,5đ) gọi là tâm động, đầu mút và trình tự khởi đầu nhân đôi ADN. Hãy cho biết ý nghĩa của
các vùng trình tự nuclêôtit đó.
Ý nghĩa các vùng trình tự nuclêôtit
- Tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST có thể di chuyển về các cực 0,25
của tế bào trong quá trình phân bào.
- Vùng đầu mút có tác dụng bảo vệ các NST cũng như làm cho các NST không dính 0,25
vào nhau.
- Các trình tự khởi đầu nhân đôi ADN là những điểm mà tại đó ADN được bắt đầu
nhân đôi. 0,25
b) Ở ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Xét ba cặp nhiễm sắc thể thường, trên mỗi cặp
nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen khác nhau. Trong quá trình giảm phân ở một ruồi
giấm đực, một số tế bào có một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân I, giảm
phân II diễn ra bình thường; các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường và
các tế bào khác giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, số loại giao tử về các gen trên có
thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể trên là bao nhiêu?
- Giả sử cặp NST thứ I xét 1 gen có 2 alen (A,a), cặp NST thứ II xét 1 gen có 2 alen (B,
b), cặp NST thứ III xét 1 gen có 2 alen (D, d).
- Một số tế bào giảm phân bình thường:
+ Ở mỗi cặp NST giảm phân cho 2 loại giao tử. Số loại giao tử bình thường là: 2× 2 ×
2 = 8 (loại giao tử). 0,25
- Một số tế bào có một cặp NST giảm phân I không phân li:
+ Một số tế bào có một cặp NST thứ I không phân li ở giảm phân I sẽ tạo ra 2 loại giao
tử đột biến là Aa (n+1) và giao tử O (n-1), 2 cặp NST khác giảm phân bình thường và
mỗi cặp NST cho ra 2 loại giao tử là (B, b) và (D,d )
→ Số loại giao tử đột biến là: 2× 2 × 2 =8 loại giao tử.
+ Vì có 3 cặp NST, sự không phân li NST có thể xảy ra ở 1 trong 3 cặp NST 0,25
→ Số loại giao tử đột biến: 8×3= 24(loại)
- Số loại giao tử về các gen trên có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của các tế 0,25
bào trên là: 8 + 24 = 32 (loại).
a) Nêu đặc điểm các con đường thoát hơi nước qua lá.
Câu 2
- Con đường qua khí khổng: Vận tốc lớn, lượng nước nhiều,, ít nhất cũng đạt khoảng
(1,5đ)
70% và lượng nước thoát được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng. 0,25
-Con đường qua bề mặt lá (Qua cutin): Vận tốc yếu, lượng nước nhỏ, nhiều nhất cũng
chỉ được 30% và không có sự điều chỉnh lượng nước thoát . 0,25
b) Những nhóm sinh vật nào có khả năng cố định nitơ phân tử? Vì sao chúng có khả năng
đó?
- Những sinh vật có khả năng cố định nitơ không khí:
+ Nhóm VK cố định nitơ sống tự do: Cyanobacteria…
+ Nhóm VK cố định nitơ sống cộng sinh: Rhizobium sống trong rễ cây họ đậu… 0,25
- Chúng có khả năng đó vì có enzim nitrôgenaza nên có khả năng phá vỡ liên kết 3 bền
vững của nitơ và chuyển thành dạng NH3... 0,25
c) Vì sao trong trồng trọt người ta phải thường xuyên xới đất ở gốc cây cho tơi xốp?
- Làm cho nồng độ O2 trong đất cao giúp cho hệ rễ hô hấp mạnh hơn nên tạo ra áp suất
thẩm thấu cao để nhận nước và các chất dinh dưỡng từ đất. 0,25
- Ngăn cản quá trình phản nitrat hóa.
- Tiêu diệt ngăn cản sự phát triển cỏ dại 0,25
a) Vi sinh vật cộng sinh có vai trò gì đối với động vật nhai lại?
Câu 3
- Hệ tiêu hóa của động vật nhai lại không tiết ra enzim xenlulaza. Vì vậy, chúng
(1,5đ)
không tự tiêu hóa thức ăn có thành xenlulôzơ của tế bào thực vật. Vi sinh vật cộng sinh
trong dạ cỏ và manh tràng có khả năng tiết ra enzim xenlulaza để tiêu hóa xenlulôzơ.
Ngoài ra, vi sinh vật còn tiết ra các enzim tiêu hóa các chất hữu cơ khác có trong tế bào 0,25
thực vật thành các chất dinh dưỡng đơn giản. Các chất dinh dưỡng đơn giản này là
nguồn chất dinh dưỡng cho động vật nhai lại và cho vi sinh vật.
- Vi sinh vật cộng sinh từ dạ cỏ theo thức ăn đi vào dạ múi khế và ruột. Ở ruột, các vi 0,25
sinh vật này sẽ bị tiêu hóa và trở thành nguồn prôtêin quan trọng cho động vật nhai lại.
b) Ở người, vận tốc máu trong loại mạch nào là nhanh nhất, loại mạch nào là chậm nhất?
Nêu tác dụng của việc máu chảy nhanh hay chậm trong từng loại mạch đó.
- Vận tốc máu nhanh nhất ở động mạch. Tác dụng: đưa máu và chất dinh dưỡng kịp
thời đến các cơ quan, chuyển nhanh sản phẩm của hoạt động tế bào đến nơi cần thiết
hoặc đến cơ quan bài tiết. 0,25
- Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch. Tác dụng: tạo điều kiện cho máu kịp trao đổi
chất với tế bào. 0,25
c) Tại sao lại nói trong quá trình hô hấp ở cá có hiện tượng dòng nước chảy một chiều
gần như liên tục từ miệng qua mang?
- Quá trình hô hấp ở cá có hiện tượng dòng nước chảy một chiều gần như liên tục từ
miệng qua mang:
+ Khi cá thở vào, cửa miệng cá mở ra, thềm miệng hạ xuống, nắp mang đóng làm thể
tích khoang miệng tăng, áp suất trong khoang miệng giảm. Nước tràn qua qua miệng 0,25
vào trong khoang miệng.
+ Khi cá thở ra, cửa miệng đóng lại, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở ra làm thể tích
khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng tăng có tác dụng đẩy nước từ khoang 0,25
miệng đi qua mang.
a) Chất trung gian hóa học có vai trò như thế nào trong truyền tin qua xináp?
Câu 4
Chất trung gian hóa học làm thay đổi tính thấm ở màng sau khe xináp và làm xuất hiện
(1,0đ)
điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp. 0,25
b) Tại sao khi kích thích vào một điểm trên cơ thể Thủy tức thì toàn thân nó co lại? Việc
co lại toàn thân có ưu, nhược điểm gì?
Do hệ thần kinh của thủy tức có dạng lưới, các tế bào thần kinh phân bố khắp cơ thể và
liên hệ với nhau qua sợi thần kinh. Khi kích thích tại một điểm toàn bộ các tế bào thần 0,25
kinh cùng trả lời kích thích => co rút toàn bộ cơ thể
+ Ưu điểm: tránh được kích thích………………………………. 0,25
+ Nhược điểm: Tiêu tốn năng lượng……………………………… 0,25
Câu 5 a) Trong tự nhiên, dạng đột biến gen nào là phổ biến nhất? Vì sao?
(1,5đ)
- Đột biến gen phổ biến nhất là thay thế cặp nuclêôtit. 0,25
- Vì:
+ Cơ chế phát sinh đột biến tự phát dạng thay thế nucleotit dễ xảy ra hơn cả ngay cả
khi không có tác nhân đột biến (do các nucleotit trong tế bào tồn tại ở các dạng phổ 0,25
biến và hiếm).
+ Trong phần lớn trường hợp, đột biến thay thế nucleotit là các đột biến trung tính (ít
gây hậu quả nghiêm trọng) do chỉ ảnh hưởng đến một codon duy nhất trên gen. 0,25
+ Trong thực tế, dạng đột biến gen này được tìm thấy (biểu hiện ở các thể đột biến) phổ
biến hơn cả ở hầu hết các loài.
b) Sự biểu hiện của đột biến gen thường có hại, nhưng tại sao trong chọn giống người ta
vẫn sử dụng phương pháp gây đột biến gen để tạo ra các giống mới?
- Tuy đa số đột biến gen có hại, nhưng vẫn có một số đột biến gen có lợi được dùng làm
nguyên liệu cho chọn giống cây trồng và vi sinh vật, đặc biệt đột biến có giá trị về năng 0,25
suất, phẩm chất, khả năng chống chịu (hạn, mặn, rét ...) trên các đối tượng cây trồng.
- Bản thân các đột biến cũng chỉ có giá trị tương đối, vì ở môi trường này có thể có hại,
sang môi trường khác có thể có lợi hoặc ở tổ hợp gen này không có lợi nhưng khi đi vào tổ
hợp gen khác trở thành có lợi. Vì vậy, các đột biến được tạo ra còn được dùng làm nguyên 0,25
liệu cho quá trình lai giống để tạo ra những tổ hợp gen có kiểu hình đáp ứng được mục tiêu
sản xuất.
c) Tại sao phần lớn các loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là có hại, thậm chí gây chết
cho các thể đột biến?
Vì đột biến cấu trúc NST thường làm hỏng các gen, tái cấu trúc các gen và làm mất cân 0,25
bằng cho cả một khối lớn các gen.
Câu 6 Opêron là gì? Nêu chức năng của các thành phần trong opêron Lac ở vi khuẩn E. coli.
(1,0đ)
- Khái niệm: Trên phân tử ADN của vi khuẩn, các gen cấu trúc có liên quan về chức
năng thường phân bố liền nhau thành từng cụm có chung một cơ chế điều hòa gọi là
opêron. 0,25
- Chức năng của các thành phần trong opêron.
+ Nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) liên quan về chức năng nằm kề nhau: mã hóa các enzim
phân hủy lactôzơ. 0,25
+ Vùng vận hành (O): nằm trước gen cấu trúc, là vị trí tương tác với chất ức chế
(prôtêin ức chế). 0,25
+ Vùng khởi động (P): nằm trước vùng vận hành, đó là vị trí tương tác của ARN
pôlimeraza để khởi đầu phiên mã. 0,25
Câu 7 a) Ở một loài thực vật, xét phép lai ♂AabbDD x ♀AaBBdd. Ở đời con có một thể đột biến
(2,0đ) có kiểu gen AAaBbDd. Hãy giải thích cơ chế hình thành thể đột biến trên.
* Rối loại giảm phân I ở cơ thể đực hoặc cơ thể cái
- Nếu xảy ra rối loạn giảm phân I ở cơ thể đực tạo giao tử AabD. Giao tử này kết hợp
với giao tử bình thường ABd của cơ thể cái sẽ tạo thành hợp tử AAaBbDd, phát triển
thành thể đột biến. 0,25
- Nếu xảy ra rối loạn giảm phân I ở cơ thể cái tạo giao tử AaBd. Giao tử này kết hợp
với giao tử bình thường AbD của cơ thể đực sẽ tạo thành hợp tử AAaBbDd, phát triển
thành thể đột biến. 0,25
* Rối loại giảm phân II ở cơ thể đực hoặc cơ thể cái
- Nếu xảy ra rối loạn giảm phân II ở cơ thể đực tạo giao tử AAbD. Giao tử này kết hợp
với giao tử bình thường aBd của cơ thể cái sẽ tạo thành hợp tử AAaBbDd, phát triển
thành thể đột biến. 0,25
- Nếu xảy ra rối loạn giảm phân II ở cơ thể cái tạo giao tử AABd. Giao tử này kết hợp
với giao tử bình thường abD của cơ thể đực sẽ tạo thành hợp tử AAaBbDd, phát triển
thành thể đột biến. 0,25
(HS biện luận theo cách khác đúng cũng cho điểm tối đa)
b) Một loài thực vật có 2n = 14. Khi quan sát tế bào của một số cá thể trong quần thể thu
được kết quả sau:
Cặp nhiễm sắc thể
Cá thể
Cặp 1 Cặp 2 Cặp 3 Cặp 4 Cặp 5 Cặp 6 Cặp 7
Cá thể 1 2 2 2 3 2 2 2
Cá thể 2 1 2 2 2 2 2 2
Cá thể 3 2 2 2 2 2 2 2
Cá thể 4 3 3 3 3 3 3 3
Hãy cho biết các dạng đột biến số lượng NST ở các cá thể trên? Giải thích?
- Cá thể 1: là thể ba (2n+1) vì có 1 cặp thừa 1 NST
- Cá thể 2: là thể một (2n-1) vì có 1 cặp thiếu 1 NST 0,25
- Cá thể 3: là thể lưỡng bội bình thường (2n) vì các cặp đều có 2 NST.
- Cá thể 4: là thể tam bội(3n) vì các cặp đều có 3 NST. 0,25
c) Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n =12. Khi quan sát quá trình
giảm phân của 10000 tế bào sinh tinh, người ta thấy có 10 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1
xảy ra trao đổi chéo không cân giữa 2 crômatit khác nguồn gốc, các tế bào còn lại giảm
phân bình thường; các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí
thuyết, trong tổng số tinh trùng được tạo thành, các tinh trùng mang đột biến mất đoạn
chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
- Tổng số tinh trùng hình thành: 4 x 10000 = 40000 (tinh trùng)
- 10 tế bào sinh tinh giảm phân có trao đổi chéo tạo được 40 tinh trùng trong đó có 20
tinh trùng bình thường , 10 tinh trùng mang đột biến mất đoạn và 10 tinh trùng mang
đột biến lặp đoạn 0,25
- Tỷ lệ tinh trùng mang đột biến mất đoạn: 10/40000 = 0,025%. 0,25
(HS biện luận đúng để ra đáp số cũng cho điểm tối đa)
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2016 -2017
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
ĐỀ CHÍNHTHỨC
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi có 02 trang)

Câu 1 (1,0 điểm).


a) Trong phòng thí nghiệm sinh học ở điều kiện thường, một học sinh tiến hành thí nghiệm như sau: Đặt
một lát khoai tây sống vào khay thứ nhất và một lát khoai tây chín vào khay thứ hai, rồi dùng ống hút nhỏ
lêngiữa mỗi lát khoai tây một giọt H2O2. Theo em, hiện tượng gì xảy ra trên mỗi lát khoai tây? Giải thích.
b) Vì sao dạ cỏ ở động vật nhai lại có thể trở thành chỗ ở hấp dẫn cho vi sinh vật cộng sinh?
Câu 2 (1,0 điểm).
Hãy nêu tên và chức năng của các enzim lần lượt tham gia vào quá trình nhân đôi của phân tử ADN
mạch kép ở vi khuẩn E. coli.
Câu 3(1,0 điểm).
a) Tại sao các nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau của quá trình phân bào
nguyên phân?
b) Một gen có số nuclêôtit A=400, G = 800, nếu xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit thì số liên kết
hiđrô của gen sau đột biến là bao nhiêu?
Câu 4 (1,0 điểm).
a) Xét 2 loài thực vật lưỡng bội: loài A (2n= 20) và loài B (2n = 24). Cây của loài A được thụ phấn bởi
cây của loài B thu được cây lai bất thụ. Sau một số thế hệ, khi các cây lai sinh sản sinh dưỡng, xuất hiện
một số cây hữu thụ. Giải thích nguyên nhân gây bất thụ, hữu thụ ở các cây lai trên và xác định bộ NST
trong tế bào của mỗi loại cây đó.
b) Tại sao đột biến cấu trúc và đột biến lệch bội NST thường gây bất lợi cho sinh vật?
Câu 5 (1,0 điểm).
a) Xét hai cặp gen không alen nằm trên cặp NST thường, lai 2 cá thể bố mẹ có kiểu di truyền chưa biết,
thu đượcF1có tỉ lệ phân li kiểu hình 3 : 3 : 1 : 1. Xác định các quy luật di truyền phù hợp với kết quả trên và
cho ví dụ minh họa.
b) Phương pháp nào có thể dùng để xác định một tính trạng do gen ngoài nhân quy định?
Câu 6 (1,0 điểm).
Ở một loài động vật, xét 3 locut, mỗi locut đều gồm 3 alen, trong đó locut 1 nằm trên vùng tương đồng
của cặp NST giới tính XY, locut 2 và 3 liên kết với nhau trên NST thường.
a) Quá trình ngẫu phối có thể tạo ra tối đa bao nhiêu kiểu gen về 3 locut trên trong quần thể?
b) Xác định số kiểu giao phối khác nhau về kiểu gen trong quần thể.
Câu 7 (1,0 điểm).
a) Trong công tác tạo giống mới, khâu nào quan trọng nhất? Vì sao để giữ những đặc tính tốt của giống,
người ta không dùng phương pháp nhân giống hữu tính?
b) Tại sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1và giảm dần ở các đời tiếp theo?
Câu 8 (1,0 điểm).
Ở một loài động vật, con đực có cặp NST giới tính XY, con cái có cặp NST giới tính XX, tỉ lệ giới tính
là 1 đực : 1 cái. Cho cá thể đực mắt trắng giao phối với cá thể cái mắt đỏ thu được F 1 đồng loạt mắt đỏ.
Cho các cá thể F1 giao phối tự do, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình như sau:
+ Ở giới đực: 15 mắt trắng : 9 mắt đỏ.
+ Ở giới cái: 9 mắt đỏ : 3 mắt trắng.
Nếu cho con đực F1 lai phân tích thì theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình thu được ở F a như thế nào? Biết không
có hiện tượng gen gây chết và đột biến.
Câu 9 (1,0 điểm).
a) Mức độ giống vàkhác nhau trong cấu trúc của ADN và prôtêin giữa các loài phản ánh điều gì?
b) Dưới đây là trình tự các nuclêôtit trong mạch mang mã gốc của một đoạn gen mã hoá cấu trúc của
nhóm enzim đêhiđrôgenaza ở người và các loài vượn người:
+ Người: – XGA – TGT – TGG – GTT – TGT – TGG –
+ Tinh tinh: – XGT – TGT – TGG – GTT – TGT – TGG –
+ Gôrila: – XGT – TGT – TGG – GTT – TGT – TAT –
+ Đười ươi: – TGT – TGG – TGG – GTX – TGT – GAT –
Từ các trình tự nuclêôtit nêu trên có thể rút ra những nhận xét gì về mối quan hệ giữa loài người với các
loài vượn người?
Câu 10 (1,0 điểm).
Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền nhóm máu hệ ABO và một bệnh M ởngười. Gen quy định nhóm
máu gồm 3 alen IA , IB , IO; trong đó IA, IB là đồng trội và trội hoàn toàn so với I O. Bệnh M do một gen có 2
alen quy định, trong đó alen trội là trội hoàn toàn.
Quy ước:

 Nam bình thường


 Nam bị bệnh
 Nữ bình thường
 Nữ bị bệnh
A,B,O là các nhóm máu hệ ABO
Xác suất sinh con gái có nhóm máu B và không bị bệnh củacặpvợ chồng II7 và II8 là bao nhiêu? Biết
rằng gen quy định nhóm máu và gen quy định bệnh M phân li độc lập và không có đột biến xảy ra.
…………… HẾT………………..
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ tên thí sinh:………………………………………………………SBD:….......................................

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2016 -2017
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC
(Hướng dẫn chấm gồm: 03 trang)

Câu Nội dung Điểm


a) Trên bề mặt lát khoai tây: Khay thứ nhất có nhiều bọt khí thoát ra, khay thứ 2 không 0,25
có bọt khí thoát ra.
+ Ở khay thứ nhất, lát khoai tây sống, enzim có hoạt tính cao nên tốc độ phản ứng xảy 0,25
ra nhanh, H2O2 bị enzim catalaza phân hủy thành H 2O và O2 nên khí O2 thoát ra nhiều
1 → bọt khí tạo ra nhiều.
+ Ở khay thứ hai, lát khoai tây chín, enzim đã bị nhiệt độ cao phân hủy làm mất hoạt 0,25
tính nên phản ứng không xảy ra, H2O2 không bị phân hủy → không có bọt khí.
b) Vì - Có nhiệt độ, độ ẩm và độ pH thích hợp. 0,25
- Có đủ nguyên liệu cho quá trình sinh trưởng của vi sinh vật cộng sinh.
- Enzym tháo xoắn (mở xoắn) và tách mạch: làm phân tử ADN sợi kép tháo xoắn tạo 0,25
chạc tái bản chữ Y, sẵn sàng cho quá trình tái bản ADN.
- Enzym ARN pôlymeraza (primaza): tổng hợp đoạn mồi cần cho sự khởi đầu quá trình 0,25
tái bản ADN (bản chất đoạn mồi là ARN).
2 - Enzym ADN pôlymeraza: là enzym chính thực hiện quá trình tái bản ADN. (ở E. coli 0,25
là các enzym ADN pôlymeraza I, II, III và một số ADN pôlymeraza khác)
- Enzym ADN ligaza (hoặc gọi tắt là ligaza): nối các đoạn Okazaki trên mạch ADN 0,25
được tổng hợp gián đoạn để hình thành nên mạch ADN mới hoàn chỉnh.
(Học sinh kể đúng trình tự các enzim tham gia thì cho điểm tối đa)
3 a) - Nhiễm sắc thể co xoắn tối đa vào kì giữa →kì sau các crômatit tách nhau ra có thể 0,25
di chuyển về các cực của tế bào được dễ dàng, không cản trở lẫn nhau và phân li nhanh
chóng.
b) - Số liên kết hidrô của gen bình thường là 2 x 400 + 3 x 800 = 3200. 0,25
- Gen bị đột biến thay thế một cặp Nu thì số liên kết hiđrô của gen đột biến là:
+ Thay thế cặp A-T bằng cặp G - X: 3200 + 1 = 3201 0,25
+ Thay thế cặp G-X bằng cặp A - T: 3200 - 1 = 3199.
+ Thay thế cặp A-T bằng cặp T – A hoặc cặp G - X bằng cặp X - G: 3200. 0,25
(Thí sinh làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
a) - Cây lai bất thụ: đây là những cây lai khác loài, trong tế bào chứa bộ NST không có 0.25
các cặp NST tương đồng nên các tế bào sinh dục không tiến hành giảm phân → cây lai
không phát sinh được giao tử và không có khả năng sinh sản hữu tính. Tế bào cây lai có
bộ NST song đơn bội gồm 10 + 12 = 22.
- Cây lai hữu thụ: một số cây lai sau một thời gian sinh sản sinh dưỡng bị tác động bởi 0.25
các tác nhân đột biến trong tự nhiên, các NST đã nhân đôi nhưng tất cả không phân li
tạo ra thể đa bội có các cặp NST tương đồng→ có khả năng giảm phân và sinh sản hữu
4
tính bình thường. Tế bào cây lai ở trường hợp này có bộ NST song nhị bội (4n) gồm 20
+ 24 = 44.
b)- Hầu hết các dạng đột biến NST dạng cấu trúc và lệch bội thường gây mất cân bằng 0.25
lớn về vật chất di truyền nên thường biểu hiện thành kiểu hình bất lợi làm cho thể đột
biến kém thích nghi.
- Gây khó khăn cho tiếp hợp NST và phân li NST trong giảm phân, ảnh hưởng đến phát 0.25
sinh giao tử → giảm hoặc mất khả năng sinh sản.
a)- Quy luật phân li độc lập. 0,25
Ví dụ: Ở đậu Hà Lan, A- hạt vàng, a- hạt xanh, B- vỏ hạt trơn, b- vỏ hạt nhăn
P: AaBb x Aabb → 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
- Quy luật hoán vị gen với tần số f=25%
Ví dụ: Ở ruồi giấm, A- thân xám, a- thân đen, B- cánh dài, b- cánh ngắn 0,25

P:♀ (f=25%) x ♂ → 3 xám, dài : 3 đen, ngắn : 1 xám, ngắn : 1 đen, dài.
5 - Quy luật tương tác gen bổ sung 0,25
Ví dụ: Ở gà, A-B- mào hình quả hồ đào; A-bb mào hình hoa hồng, aaB- mào hình hạt
đậu, aabb mào hình lá
P: AaBb (mào hình quả hồ đào) x Aabb (mào hoa hồng) → 3 mào hình quả hồ đào: 3
mào hình hoa hồng: 1 mào hình hạt đậu: 1 mào hình lá
(Nếu học sinh lấy ví dụ khác mà đúng, cho điểm tối đa)
b)- Tiến hành lai thuận nghịch: Nếu kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau, 0,25
trong đó con lai luôn mang tính trạng của mẹ →di truyền theo dòng mẹ.
- Nếu thay thế nhân của tế bào này bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác thì tính
trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn tồn tại.
( Học sinh nêu đầy đủ 2 ý mới cho điểm tối đa)
6 0,25
a)-Trên NST thường tạo ra:

- Trên NST giới tính:+XX:

+ XY:
→ Số kiểu gen trên giới đồng giao XX: 45 x 6 = 270 0,25
→ Số kiểu gen trên giới dị giao XY: 9 x 45 = 405
- Quá trình ngẫu phối có thể tạo ra tối đa số kiểu gen về 3 locut trên trong quần thể là: 0,25
270 + 405 = 675 (Kgen)
b) Số kiểu giao phối: 270 x 405 = 109350 0,25
7 a)-Khâu quan trọng nhất là: Phải tạo được sự thay đổi trong vật chất di truyền  Tạo 0,25
nguồn nguyên liệu cho chọn lọc
- Vì: Nhân giống hữu tính có quá trình giảm phân và thụ tinh  Tạo biến dị tổ hợp  0,25
Không còn giữ nguyên đặc tính của giống
b)- Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 vì F1 có kiểu gen dị hợp 0,25
- Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ vì tỉ lệ kểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng
hợp tăng dần qua các thế hệ, các gen lặn có hại được biểu hiện → thoái hóa giống 0,25
- Vì trong phép lai, số kiểu tổ hợp giao tử ở giới đực và giới cái bằng nhau giới cái sẽ 0,25
có tỉ lệ là: 18 mắt đỏ : 6 mắt trắng
- F2 có 9 mắt đỏ : 7 mắt trắng kết quả tương tác bổ sung  F1 dị hợp tử 2 cặp gen. 0,25
Quy ước: A-B- mắt đỏ; A-bb, aaB-, aabb mắt trắng
- Ở F2 tính trạng màu mắt phân bố không đồng đều ở hai giới  một trong hai cặp gen 0,25
8 quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X, không có alen trên NST Y
- Sơ đồ 0,25
P ♂aaXbY x ♀AAXBXB
F1: ♂AaXBY x ♀aaXbXb
Fa: 1AaXBXb: 1 cái mắt đỏ; 1aaXBXb: 1 cái mắt trắng
1AaXb Y, 1aaXbY: 2 đực mắt trắng
a) - Mức độ giống vàkhác nhau trong cấu trúc ADN và prôtêin giữa các loài phản ánh 0.25
mức độ quan hệ họ hàng giữa chúng.
9
- Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự, tỉ lệ các axit amin và các 0.25
nuclêôtit càng giống nhau và ngược lại.
b) Người - Tinh tinh – Gorila - Đười ươi. 0,25
Vì: Tinh tinh khác người :1 bộ ba; Gorila khác người: 2 bộ ba; Đười ươi khác người: 0,25
4 bộ ba.
- Xét gen quy định nhóm máu: 0,25
+ II7 có nhóm máu O có KG IOIO;II9 có nhóm máu O→I3, I4 có KG IBIO→II8 nhóm B có

KG: IB IB , IB IO

→ Xác suất II7 và II8sinh con có nhóm máu O là: x =

→ Xác suấtII7 và II8sinh con có nhóm máu B là: 1- =


- Xét gen quy định bệnh 0,25
+ Bố mẹ I1, I2 bình thường sinh con gái II 6 bị bệnh →alen quy định bệnh là lặn nằm trên
10
NST thường, (qui ước alen A: bình thường, alen a: bị bệnh).

+ II6 bị bệnh có KG aa→I1, I2 có KG Aa → II7 bình thường có KG: AA hoặc Aa


+ I3 bị bệnh có KG aa→II8 bình thường có KG dị hợp Aa.

→ Xác suất II7 và II8sinh con bị bệnh là: x = → con không bệnh là
- Vì các cặp gen phân li độc lập, nên xác suất II 7 và II8sinh con là con gái có nhóm máu 0,5
B và không bị bệnh là:

x x = .

…………… HẾT………………..
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1
LO N G A N Môn thi: SINH HỌC – Bảng A
Ngày thi: 07/10/2016
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 02 trang) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1. (1,0đ)
a. Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa vận chuyển chủ động với vận chuyển thụ động?
b. Những người bán rau ngoài chợ thường vẩy nước vào rau để làm cho rau tươi lâu hơn, cơ sở khoa học
của thao tác này là gì?
Câu 2. (1,0đ)
a. Trình bày cấu trúc và chức năng của lizôxôm?
b. Điều gì sẽ xảy ra khi lizôxôm của tế bào bị vỡ ra?
Câu 3. (1,0đ)
Tổng số tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng của một loài bằng 160. Tổng số nhiễm sắc thể đơn trong các
tinh trùng đươc tạo ra nhiều hơn các nhiễm sắc thể trong các trứng là 9120. Các trứng tạo ra đều được thụ
tinh. Một trứng thụ tinh với một tinh trùng tạo ra 1 hợp tử lưỡng bội bình thường. Biết 2n = 38
a. Nếu các tế bào sinh tinh trùng hoặc sinh trứng đều được tạo ra từ 1 tế bào sinh dục sơ khai đực hoặc 1
tế bào sinh dục sơ khai cái thì mỗi loại tế bào sinh dục sơ khai đã trải qua mấy đợt nguyên phân?
b. Tìm hiệu suất thụ tinh của tinh trùng? (Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 100%)
Câu 4. (1,0đ)
a. Thế nào là nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục?
b. Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên
tục hiện tượng này không xảy ra?
Câu 5. (2,0đ)
Người ta nuôi cấy 2 chủng vi khuẩn vào hai môi trường dinh dưỡng thích hợp, trong 50ml dung dịch
nuôi cấy môi trường 1 có 107 tế bào chủng thứ nhất, 50ml dung dịch nuôi cấy môi trường 2 có 200 tế bào
chủng thứ hai.
a. Số lượng tế bào của mỗi chủng vi khuẩn trong 1ml của dung dịch ban đầu là bao nhiêu?
b. Sau 6 giờ nuôi cấy người ta đếm được ở chủng thứ nhất có 8192.10 5 tế bào/ml, ở chủng thứ hai có
1048576 tế bào/ml. Thời gian một thế hệ của mỗi chủng trên là bao nhiêu? Biết rằng thời gian pha log là 7
giờ và không có pha tiềm phát.
Câu 6. (2,0đ)
Sự chuyển hóa năng lượng của thực vật ở một số giai đoạn được biểu diễn như sau:
Năng lượng (ATP) Năng lượng(C6H12O6) Năng lượng (ATP)
a. Xác định (1) và (2) là gì? Vi ết phương trình phản ứng cho mỗi giai đoạn?
b. Giai đoạn 1 diễn ra theo những con đường nào? Cho biết điều kiện dẫn đến mỗi con đường đó?
Câu 7. (1,0đ)
a. Hệ số hô hấp (RQ) là gì? Ý nghĩa của hệ số hô hấp?
b. Xác định RQ của glucozơ (C6H12O6) và Glyxerin (C3H8O3)?
Câu 8. (1,5đ)
Phản ứng sinh lí gì xảy ra khi các yếu tố kích thích tác động đến cơ thể người làm tăng nhịp tim, tăng
nhịp thở, tăng tiết mồ hôi…? Nêu cơ chế hình thành phản ứng đó?
Câu 9. (1,5đ)
Nhịp tim của một người đang hoạt động thể thao là 120 nhịp/phút. Cho biết thời gian nghỉ của tâm nhĩ
là 0,4375 giây và của tâm thất là 0,3125 giây. Hãy tính tỉ lệ về thời gian của các pha co tâm nhĩ: co tâm
thất: dãn chung trong chu kì tim của người đó?
Câu 10. (2,5đ)
Một cặp alen Aa đều có khối lượng bằng 72.104đvC. Alen A có 30% nucleotit loại Guanin. Alen a có
15% nucleotit loại Adenin. Do xảy ra đột biến đã tạo ra 1 loại hợp tử có tổng số nuclêôtit thuộc loại Guanin
là 3120 nucleotit.
a. Cho biết kiểu gen của hợp tử nói trên?
b. Giả sử trong cơ thể đột biến các cặp NST có số lượng như nhau, cho biết tỉ lệ các loại giao tử của hợp
tử này?
Câu 11. (1,5đ)
Trình bày cấu trúc chung của gen cấu trúc?
Câu 12. (2,5đ)
Khi lai hai thứ thuần chủng ở cùng một loài thực vật được F1. Cho F1 tiếp tục giao phấn với một cây
chưa biết kiểu gen thu được kết quả như sau:
28,125% đỏ, cao; 37,5% vàng, cao; 9,375% trắng, cao; 9,375% đỏ, thấp; 12,5% vàng, thấp; 3,125%
trắng, thấp.
Biết chiều cao của cây do 1 gen qui định.
1. Xác định kiểu gen, kiểu hình có thể có của F1 và cây đem lai?
2. Cho F1 lai phân tích tỉ lệ kiểu hình Fa như thế nào?
Câu 13. (1,5đ)
Trình bày phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen?

----------------HẾT----------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh: ………………………………………SBD: …………………


Giám thị 1: …………………………………Giám thị 2: …………………………………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1
LO N G A N Môn thi: SINH HỌC – Bảng A
Ngày thi: 07/10/2016
HƯỚNG DẪN
CHẤM
Câu Nội dung trả lời Điểm
1 a. Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa vận chuyển chủ động với vận chuyển thụ 1,0
động?
b. Những người bán rau ngoài chợ thường vẩy nước vào rau để làm cho rau tươi
lâu hơn, cơ sở khoa học của thao tác này là gì?
a. Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa vận chuyển chủ động với vận chuyển thụ
động?
Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động
- Vận chuyển các chất đi từ nơi có nồng độ - Vận chuyển các chất đi từ nơi có 0,25
cao đến nơi có nồng độ thấp (thuận chiều nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao
građien nồng độ). (ngược chiều građien nồng độ).
- Không cần tiêu tốn năng lượng. - Tiêu tốn năng lượng. 0,25
- Khuếch tán trực tiếp qua màng hoặc nhờ - Nhờ các kênh prôtêin đặc hiệu trên 0,25
các prôtêin xuyên màng. màng.
b. Muốn cho rau tươi ta phải vẩy nước vào rau vì nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm cho 0,25
tế bào trương lên khiến cho rau tươi, không bị héo
2 a. Trình bày cấu trúc và chức năng của lizôxôm? 1,0
b. Điều gì sẽ xảy ra khi lizôxôm của tế bào bị vỡ ra?
a. Trình bày cấu trúc và chức năng của lizôxôm?
- Cấu trúc: Lizôxôm là một loại bào quan dạng túi, có một lớp màng bao bọc, chứa nhiều 0,25
enzim thuỷ phân làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào. Lizôxôm được hình thành từ bộ máy
gôngi. 0,25
- Chức năng: Lizôxôm tham gia vào quá trình phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn
thương cũng như các bào quan đã hết thời hạn sử dụng. 0,25
b. Điều gì sẽ xảy ra khi lizôxôm của tế bào bị vỡ
- Trong tế bào, nếu lizôxôm bị vỡ ra thì các enzim của nó sẽ phân hủy luôn cả tế bào. 0,25
3 Tổng số tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng của một loài bằng 160. Tổng số nhiễm 1,0
sắc thể đơn trong các tinh trùng đươc tạo ra nhiều hơn các nhiễm sắc thể trong các
trứ ng là 9120. Các trứng tạo ra đều được thụ tinh. Một trứng thụ tinh với một
tinh trùng tạo ra 1 hợp tử lưỡng bội bình thường. Biết 2n = 38
a. Nếu các tế bào sinh tinh trùng hoặc sinh trứng đều được tạo ra từ 1 tế bào sinh dục
sơ khai đực hoặc 1 tế bào sinh dục sơ khai cái thì mỗi loại tế bào sinh dục sơ khai
đã trải qua mấy đợt nguyên phân?
b. Tìm hiệu suất thụ tinh của tinh trùng? (Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 100%)
a. Mỗi loại tế bào sinh dục sơ khai đã trải qua mấy đợt nguyên phân?
- Gọi số lượng tế bào sinh tinh trùng là x, gọi số lượng tế bào sinh trứng là y (với điều
kiện x, y là số nguyên dương, thỏa mãn công thức 2k với k là số lần nguyên phân)
- Theo giả thiết ta có hệ phương trình:

0,25
- Vậy:
+ Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục đực: 2k =128 k = 7 đợt
+ Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục cái: 2k = 32 k = 5 đợt
(lập hệ đúng, đáp án đúng) 0,25
b. Tìm hiệu suất thụ tinh của tinh trùng?
- Theo giả thiết các tế bào trứng đều được thụ tinh, vậy có 32 hợp tử. Để tạo ra 32
hợp tử phải có 32 tinh trùng được thụ tinh với trứng.
- Số tinh trùng tạo ra = 128 × 4 = 512.
0,25
- Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 0,25
4 a. Thế nào là nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục? 1,0
b. Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha s uy vong,
còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?
a. Thế nào là nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục?
- Nuôi cấy không liên tục: là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng 0,25
và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa trong quá trình nuôi cấy
- Nuôi cấy liên tục là môi trường nuôi cấy được bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng 0,25
và loại bỏ không ngừng các chất thải trong quá trình nuôi cấy.
b. Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha s uy vong,
còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?
- Trong nuôi cấy không liên tục, các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, đồng thời các chất
độc hại được tạo ra qua quá trình chuyển hóa vật chất được tích lũy ngày càng nhiều đã
ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật, chúng tự phân hủy ở pha suy vong.
- Trong nuôi cấy liên tục, các chất dinh dưỡng liên tục được bổ sung, các chất được tạo 0,25
ra qua quá trình chuyển hóa cũng được lấy ra một lượng tương đương, do đó môi trường
nuôi cấy luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định nên không có hiện tượng vi sinh vật bị
phân hủy.

0,25
5 Người ta nuôi cấy 2 chủng vi khuẩn vào hai môi trường dinh dưỡng thích hợp, 2,0
trong 50ml dung dịch nuôi cấy môi trường 1 có 10 7 tế bào chủng thứ nhất, 50ml
dung dịch nuôi cấy môi trường 2 có 200 tế bào chủng thứ hai.
a. Số lượng tế bào của mỗi chủng vi khuẩn trong 1ml của dung dịch ban đầu là
bao nhiêu?
b. Sau 6 giờ nuôi cấy người ta đếm được ở chủng thứ nhất có 8192.10 5 tế bào/ml,
ở chủng thứ hai có 1048576 tế bào/ml. Thời gian một thế hệ của mỗi chủng trên là
bao nhiêu? Biết rằng thời gian pha log là 7 giờ và không có pha tiềm phát.
a. Số lượng tế bào trong 1ml dung dịch của mỗi chủng tại thời điểm 0 giờ:

Chủng thứ nhất: 0,25

Chủng thứ 2:
- Tại thời điểm 6 giờ:
0,25

Ta có N = N0.2n hay n = trong đó n là số lần phân chia của 1 tế bào trong


khoảng thời gian t; N là số tế bào thu được trong thời gian nuôi cấy t; N 0 là số tế bào ban
đầu.

0,25
Chủng 1: n =
0,25
=> Số lần phân chia trong 1 giờ là 12/6 = 2
0,25
=> Thời gian 1 thế hệ của chủng 1 là 60/2 = 30 phút
0,25

Chủng 2: n = 0,25
=> số l ần phân chia trong 1 gi ờ là: 18/6 = 3 0,25
=>Thời gian thế hệ của chủng thứ 2 là 60/3 = 20 phút.
(giải bằng cách khác đúng vẫn tính trọn số đi ểm)
6 Sự chuyển hóa năng lượng của thực vật ở một số giai đoạn được biểu diễn như sau: 2,0
Năng lượng (ATP) Năng lượng(C6H12O6) Năng lượng (ATP)
a. Xác định (1) và (2) là gì? Vi ết phương trình phản ứng cho mỗi giai đoạn?
b. Giai đoạn 1 diễn ra theo những con đường nào? Cho biết điều kiện dẫn đến
mỗi con đường đó?
a. Xác định (1) và (2) là gì? Vi ết phương trình phản ứng cho mỗi giai đoạn?
(1) chính là pha tối trong quang hợp: 0,25
CO2 + NADPH + ATP → C 6H12O6 0,25
(2) chính là quá trình hô hấp: 0,25
C6 H12 O6 + 6O 2 → 6CO2 +6H2 O +Năng lượng (ATP + nhiệt) 0,25
b. Giai đoạn 1 diễn ra theo những con đường nào? Cho biết điều kiện dẫn đến mỗi
con đường đó? 0,25
- Giai đoạn I diễn ra từ 3 con đư ờng khác nhau: chu trinh C 3 đối với thực vật C3 ;
chu trình C 4 đối với thực vật C4 , chu trình CAM đối với thực vật CAM.
- Điều kiện dẫn đến mỗi con đường:
+ Con đường cố định Cacbon ở nhóm thực vật C3 : CO2 , O2 , ánh sáng, nhiệt độ 0,25
bình thường. (ở hầu hết các loại thực vật)
+ Con đường cố định cacbon ở nhóm thực vật C4: O2 giảm, O2 tăng, ánh sáng và nhiệt 0,25
độ cao.
0,25
+ Con đường cố định cacbon ở thực vật CAM: xảy điều kiện khắc nghiệt, khô hạn
kéo dài, ở sa mạc.
7 a. Hệ số hô hấp (RQ) là gì? Ý nghĩa của hệ số hô hấp? 1,0
b. Xác định RQ của glucozơ (C6H12O6) và Glyxerin (C3H8O3)?
- RQ là kí hiệu của hệ số hô hấp: là tỉ lệ giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2
lấy vào khi hô hấp. 0,25
- RQ cho biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì và tên cơ sở đó có thể đánh giá
tình trạng hô hấp và tình trạng của cây 0,25
- Xác định RQ:
+ Glucozơ : C6H12O6 + 6O2 -> 6CO2 + 6H2O
=> RQ = 6/6=1.
0,25
+ Glixerin: 2C3H8O3 + 7O2 -> 6CO2 + 8H2O
0,25
=> RQ = 6/7 =0,86
8 Phản ứng sinh lí gì xảy ra khi các yếu tố kích thích tác động đến cơ thể người làm 1,5
tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, tăng tiết mồ hôi…? Nêu cơ chế hình thành phản ứng
đó?
- Đây là phản ứng stress. 0,25
- Cơ chế: Tín hiệu gây stress được chuyển tới vùng dưới đồi gây tăng cường hoạt động
của hệ thần kinh giao cảm, dẫn đến làm tăng tiết adrênalin (từ tuyến thượng thận); đồng 1,0
thời xung từ thần kinh giao cảm làm xuất hiện những biến đổi có tính chất báo động
như: tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, giãn phế quản, tăng tiết mồ hôi …
- Các phản ứng báo động cùng với các phản ứng đề kháng có tác dụng giảm stress cho
cơ thể. 0,25
9 Nhịp tim của một người đang hoạt động thể thao là 120 nhịp/phút. Cho biết thời 1,5
gian nghỉ của tâm nhĩ là 0,4375 giây và của tâm thất là 0,3125 giây. Hãy tính tỉ lệ về
thời gian của các pha co tâm nhĩ: co tâm thất: dãn chung trong chu kì tim của
người đó?
- Thời gian của 1 chu kì tim người là: 60/120 = 0,5 giây 0,5
- Pha nhĩ co là: 0,5 – 0,4375 = 0,0625 giây 0,25
- Pha thất co là: 0,5 – 0,3125 = 0,1875 giây 0,25
- Pha giãn chung là: 0,5 – (0,0625 + 0,1875) = 0,25 giây 0,25
=> Tỉ lệ về thời gian các pha trong chu kì tim người là:
0,0625: 0,1875: 0,25 <=> 1 : 3 : 4 0,25
10 Một cặp alen Aa đều có khối lượng bằng 72.104đvC. Alen A có 30% nucleotit loại 2,5
Guanin. Alen a có 15% nucleotit loại Adenin. Do xảy ra đột biến đã tạo ra 1 loại
hợp tử có tổng số nuclêôtit thuộc loại Guanin là 3120 nucleotit.
a. Cho biết kiểu gen của hợp tử nói trên?
b. Giả sử trong cơ thể đột biến các cặp NST có số lượng như nhau, cho biết tỉ lệ
các loại giao tử của hợp tử này?
a. N = 2400 0,25
Gen A:
A=T= 480; G = X = 720 0,5
Gen a:
A=T= 360; G = X = 840 0,5
G hợp tử = 3120 = 2.840 + 2.720 = 2GA + 2Ga 0,5
=> Kiểu gen của hợp tử là: AAaa 0,25
b. Các cặp NST có số lượng như nhau => hợp tử là 4n có kiểu gen là AAaa 0,25
=> Tỉ lệ các loại giao tử là: 1/6AA: 4/6Aa: 1/6aa 0,25
11 Trình bày cấu trúc chung của gen cấu trúc? 1,5
- Vùng điều hòa: nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và 0,5
kiểm soát quá trình phiên mã.
- Vùng mã hóa: mang thông tin mã hóa cho các axitamin. 0,25
+ Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục gọi là gen không phân mảnh. 0,25
+ Phần lớn các sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã 0,25
hóa axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hóa axit amin (intrôn) gọi là gen phân mảnh.
- Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên 0,25
mã.
12 Khi lai hai thứ thuần chủng ở cùng một loài thực vật được F1. Cho F1 tiếp tục giao 2,5
phấn với một cây chưa biết kiểu gen thu được kết quả như sau:
28,125% đỏ, cao; 37,5% vàng, cao; 9,375% trắng, cao; 9,375% đỏ, thấp;
12,5% vàng, thấp; 3,125% trắng, thấp.
Biết chiều cao của cây do 1 gen qui định.
1. Xác định kiểu gen, kiểu hình có thể có của F1 và cây đem lai?
2. Cho F1 lai phân tích tỉ lệ kiểu hình Fa như thế nào?
1. Tỉ lệ: đỏ: vàng: trắng ≈ 3đỏ : 4vàng : 1trắng => tương tác bổ sung 0,25
Quy ước: A_B_: đỏ; A_bb,aaB_: vàng; aabb: trắng. 0,25

=> KG F1: AaBb × Aabb hoặc AaBb ×aaBb 0,25

tỉ lệ cao: thấp ≈ 3 cao: 1 thấp => cao trội so với thấp 0,25

Quy ước: D: cao, d: thấp 0,25

=> KG F1: Dd × Dd
Tỉ lệ kiểu hình đề bài 9 đỏ, cao; 12 vàng, cao; 3 trắng, cao; 3 đỏ, thấp; 4 vàng, thấp; 0,25
1 trắng, thấp = (3đỏ : 4vàng : 1trắng) × (3 cao: 1 thấp) => Phân li độc lập 0,25
Pt/c => F1 dị hợp 3 cặp gen 0,25
=> kiểu gen F1 : AaBbDd × AabbDd (cây lai) Hoặc F1 : AaBbDd × aaBbDd (cây
lai) 0,25
2. F1 : AaBbDd × aabbdd
Tỉ lệ kiểu hỉnh 1/8 đỏ, cao; 2/8 vàng, cao; 1/8 trắng, cao; 0,25
1/8 đỏ, thấp; 2/8 vàng, thấp; 1/8 trắng, thấp.
(tỉ lệ khác đúng vẫn chấm trọn điểm)
13 Trình bày phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen? 1,5
* Phương pháp lai và phân tích con lai của Menđen bao gồm các bước theo trình tự sau: 0,25
- Bước 1: Tạo dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua
nhiều thế hệ. 0,25
- Bước 2: Lai các dòng thuần khác biệt với nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân 0,5
tích kết quả lai ở đời F1, F2 và F3.
- Bước 3: Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải 0,5
thích kết quả.
- Bước 4: Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình. 0,25
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1
LO N G A N Môn thi: SINH HỌC – Bảng B
Ngày thi: 07/10/2016
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 02 trang) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1. (1,5đ)
a. Trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp?
b. Loại bào quan nào chỉ có ở tế bào thực vật và loại bào quan nào chỉ có ở tế bào động vật?

Câu 2. (1,5đ)
10 tế bào sinh dục sơ khai của một cá thể phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh
sản, môi trường cung cấp 2480 nhiễm sắc thể đơn, tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã
đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp thêm 2560 nhiễm sắc thể đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 10%
và tạo ra 128 hợp tử. Biết không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân.
Cho biết: Ruồi giấm 2n = 8; Đậu Hà Lan 2n = 14; Người 2n = 46; Vượn 2n = 48

Hãy xác định:

a. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài và tên của loài đó?

b. Tế bào sinh dục sơ khai là đực hay cái? Giải thích?


Câu 3. (1,0đ)
Khi xào thịt bò người ta thường cho vài lát dứa (thơm) tươi vào xào cùng, tương tự khi ăn thịt bò khô
người ta hay ăn cùng với nộm (gỏi) đu đủ. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp trên?
Câu 4. (1,0đ)
Ngưỡng nhiệt độ bao nhiêu có thể tiêu diệt được vi khuẩn và nội bào tử? Nếu không diệt hết nội
bào tử, hộp thịt để lâu ngày sẽ bị phồng và bị biến dạng, vì sao?
Câu 5. (1,0đ)
Người ta cấy vào môi trường nuôi cấy 4.10 5 tế bào vi khuẩn phát triển không qua pha tiềm phát
(lag). Sau 6 giờ số lượng tế bào đạt 2,56.10 7 . Biết rằng thời gian pha log là 7 giờ. Xác định thời gian thế
hệ của vi khuẩn?
Câu 6. (1,0đ)
Tính lượng phân đạm KNO 3 cần bón cho lúa (kg/ha) để đạt năng suất trung bình 50 tạ/ha? Biết rằng
để thu 100 kg thóc cần 1,5 kg Nitơ. Hệ số sử dụng trung bình Nitơ ở cây lúa chỉ đạt 60%. Trong một
hecta đất trồng lúa vẫn tồn tại 15 kg Nitơ. (Biết K = 39; N = 14; O = 16)
Câu 7. (1,0đ)
Ý nghĩa của việc sục bùn (lấy tay nhổ hết cỏ sau đó dúi xuống bùn) và xới đất quanh gốc cây?
Câu 8. (1,0đ)
Tập tính là gì? Nêu khái niệm về tập tính bẩm sinh và tập tính học được?
Câu 9. (1,0đ)
Theo dõi chu kỳ hoạt động của tim ở một động vật thấy tỉ lệ thời gian của 3 pha (tâm nhĩ co : tâm thất
co : dãn chung) là 1 : 2 : 3. Biết giai đoạn tâm trương là 0,6 giây. Thể tích tâm trương là 290ml và thể
tích tâm thu là 120ml. Hãy tính lưu lượng máu trong một phút?
Câu 10. (2,0đ)
Trình bày khái niệm và hậu quả của dạng đột biến mất đoạn và lặp đoạn?
Câu 11. (3,0đ)
Có 2 gen A và B có số lần nhân đôi không bằng nhau và đã tạo ra 24 gen con, biết gen A có số lần
nhân đôi nhiều hơn so với gen B.
a. Tìm số lần nhân đôi của mỗi gen?
b. Chiều dài của cả 2 gen A và B bằng 6120 A 0 . Biết rằng số lượng nuclêôtit của gen B gấp đôi so với
gen A. Xác định số lượng nuclêôtit môi trường đã cung cấp cho mỗi gen A và B nhân đôi?
Câu 12. (2,0đ)
Trình bày nội dung và ý nghĩa của định luật phân li độc lập của Menđen?
Câu 13. (3,0đ)
Khi lai hai bố mẹ đều thuần chủng nhận được F1 đồng loạt hoa đỏ, quả ngọt. Cho F1 tự thụ phấn, F2
thu được kết quả như sau: 1431 cây hoa đỏ, quả ngọt: 1112 cây hoa trắng, quả ngọt: 477 cây hoa đỏ, quả
chua: 372 cây hoa trắng, quả chua. Biết vị quả được chi phối bởi một cặp gen.
1. Biện luận để xác định kiểu gen và kiểu hình có thể có của P. (không cần viết sơ đồ lai)
2. Cho F1 lai với cây khác chưa biết kiểu gen, thu được thế hệ lai các kiểu hình theo tỉ lệ 63 cây hoa
trắng, quả ngọt : 21 cây hoa đỏ, quả chua : 20 cây hoa đỏ, quả ngọt : 62 cây hoa trắng, quả chua. Xác định
kiểu gen và kiểu hình phù hợp kết quả trên?
----------------HẾT----------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh: ………………………………………SBD: …………………


Giám thị 1: …………………………………Giám thị 2: …………………………………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1
LO N G A N Môn thi: SINH HỌC – Bảng B
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu Nội dung trả lời Điểm
1 a. Trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp? 1,5
b. Loại bào quan nào chỉ có ở tế bào thực vật và loại bào quan nào chỉ có ở tế bào
động vật?
a. Trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp
* Cấu trúc:
- Gồm 2 lớp màng bao bọc.
- Bên trong: 0,25
+ Chất nền không màu có chứa ADN, ribôxôm, enzim xúc tác cho các phản ứng tối.
+ Hạt Grana: Hệ thống các túi dẹt (tilacoit) xếp chồng chất lên nhau, màng tilacôit
có chứa chất diệp lục và enzim xúc tác cho các phản ứng sáng của quang hợp. Các 0,25
Grana nối với nhau bằng hệ thống màng. 0,25
* Chức năng:
- Có khả năng chuyển hoá năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hoá học
- Là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật. 0,25
b. Loại bào quan nào chỉ có ở tế bào thực vật và loại bào quan nào chỉ có ở tế bào 0,25
động vật
- Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật là lục lạp
- Loại bào quan chỉ có ở tế bào động vật là trung thể 0,25
(HS trả lời đủ 2 ý đạt 0,25đ)
2 10 tế bào sinh dục sơ khai của một cá thể phân bào liên tiếp với số lần như 1,5
nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung cấp 2480 nhiễm sắc thể đơn, tất cả các
tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp thêm
2560 nhiễm sắc thể đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 10% và tạo ra 128 hợp
tử. Biết không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân.
Cho biết: Ruồi giấm 2n = 8; Đậu Hà Lan 2n = 14; Người 2n = 46; Vượn 2n = 48

Hãy xác định:


a. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài và tên của loài đó?

b. Tế bào sinh dục sơ khai là đực hay cái? Giải thích?


a. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài và tên của loài
- Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai, 2n là bộ nhiễm sắc thể
lưỡng bội của loài.
- Theo bài ra, ta có:
+ Vùng sinh sản: 2n(2 x – 1)10 = 2480
+ Vùng chín: 2n.2 x.10 = 2560
=> 2n = 8 => ruồi giấm 0,5
2n.2 x.10 = 2560 => x = 5 0,25
b. Tế bào sinh dục sơ khai là đực hay cái? Giải thích? 0,25
- Tổng số tế bào sinh dục sơ khai = 320
- Tổng số giao tử tạo ra: (128 : 10)x100 = 1280
0,25
Số giao tử hình thành từ mỗi tế bào sinh giao tử: 1280 : 320 = 4 suy ra tế bào sinh dục
đực
0,25
3 Khi xào thịt bò người ta thường cho vài lát dứa (thơm) tươi vào xào cùng, tương 1,0
tự khi ăn thịt bò khô người ta hay ăn cùng với nộm (gỏi) đu đủ. Em hãy giải thích
cơ sở khoa học của các biện pháp trên?
- Dứa có chứa bromelin còn đu đủ có chứa papain, đều là những enzim có tác dụng 0,5
thủy phân prôtêin sống thành các axit amin có tác dụng tốt trong tiêu hóa.
- Chúng có tác dụng giống pepsin của dạ dày hoăc trypsin của dịch tụy. 0,25
- Vì vậy khi xào thịt bò với dứa sẽ giúp cho thịt được mềm hơn còn ăn thịt bò khô 0,25
với nộm đu đủ sẽ giúp ích cho việc tiêu hóa.
4 Ngưỡng nhiệt độ bao nhiêu có thể tiêu diệt được vi khuẩn và nội bào tử? Nếu 1,0
không diệt hết nội bào tử, hộp thịt để lâu ngày sẽ bị phồng và bị biến dạng, vì sao?
- Hầu hết các vi khuẩn có hại có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60 - 700C hay cao hơn 0,25
nếu được đun nấu trong ít nhất 10 phút.
- Các bào tử khó bị tiêu diệt hơn nên cần khoảng nhiệt độ 100 - 1200C trong ít nhất 0,25
10 phút.
- Thịt đóng hộp nếu không được diệt khuẩn đúng quy trình, các nội bào tử mọc 0,5
mầm phát triển và phân giải các chất, thải ra CO2 và các loại khí khác làm tăng
áp suất bên trong hộp thịt làm cho hộp thịt bị phồng lên, biến dạng.
5 1,0
Người ta cấy vào môi trường nuôi cấy 4.10 5 tế bào vi khuẩn phát triển không qua
pha tiềm phát (lag). Sau 6 giờ số lượng tế bào đạt 2,56.10 7 . Biết rằng thời gian pha
log là 7 giờ. Xác định thời gian thế hệ của vi khuẩn?

N = N0. 2 n (n là số lần phân đôi) 0,25


=> 2n = N/N0 = 2,56.107 /4.105 = 64 0,25
=> n = 6 0,25
g = 360/6 = 60 phút 0,25
(giải cách khác kết quả đúng vẫn chấm trọn số điểm)
6 Tính lượng phân đạm KNO 3 cần bón cho lúa (kg/ha) để đạt năng suất trung 1,0
bình 50 tạ/ha? Biết rằng để thu 100 kg thóc cần 1,5 kg Nitơ. Hệ số sử dụng trung
bình Nitơ ở cây lúa chỉ đạt 60%. Trong một hecta đất trồng lúa vẫn tồn tại 15 kg
Nitơ. (Biết K = 39; N = 14; O = 16)
Lượng nitơ cần cho 1ha: (1,5 x 50 x 100)/ 60= 125 kgN
- Lượng nitơ cần bón thêm: 125- 15 = 110 kgN 0,5
- Dùng đạm KNO3: (110 x 100)/ 13,8614 = 793,57kg 0,5
(học sinh có thể giải theo cách khác nếu đúng vẫn chấm trọn số điểm)
7 Ý nghĩa của việc sục bùn (lấy tay nhổ hết cỏ sau đó dúi xuống bùn) và xới đất 1,0
quanh gốc cây?
- Ý nghĩa của việc sục bùn:
+ Tăng nồng độ ôxi trong nước giúp rễ cây hô hấp tốt 0,25
+ Hoà tan chất khoáng trong nước giúp cây hấp thụ 0,25
- Ý nghĩa xới đất quanh gốc cây
+ Làm tăng độ thoáng khí (tăng nồng độ oxi trong đất) giúp rễ cây hô hấp tốt, sinh 0,25
trưởng tốt
+ Làm đứt rễ cây, sinh ra nhiều rễ mới làm tăng diện tích hấp thụ nước và muối 0,25
khoáng
8 Tập tính là gì? Nêu khái niệm về tập tính bẩm sinh và tập tính học được? 1,0

- Tập tính là chuỗi những phản ứng của động vật trả lời lại kích thích từ môi
trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó động vật thích nghi với môi trường 0,5
sống và tồn tại.
- Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, sinh ra đã có, di 0,25
truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
- Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống, thông qua 0,25
học tập và rút kinh nghiệm, có thể thay đổi.
9 Theo dõi chu kỳ hoạt động của tim ở một động vật thấy tỉ lệ thời gian của 3 pha 1,0
(tâm nhĩ co : tâm thất co : dãn chung) là 1 : 2 : 3. Biết giai đoạn tâm trương là 0,6
giây. Thể tích tâm trương là 290ml và thể tích tâm thu là 120ml. Hãy tính lưu
lượng máu trong một phút?
Vì thời gian tim nghỉ là 0,6s tương ứng với thời gian dãn chung, theo bài ra ta có:
- Thời gian của một chu kỳ tim là: 0,6 × 2 = 1,2 (giây) 0,25
- Số nhịp tim là: 60/1,2 = 50 (nhịp/phút) 0,25
Theo bài ra mỗi lần tim đập đẩy được lượng máu vào động mạch chủ
là: 290 - 120 = 170 (ml) 0,25
=> Lưu lượng máu = 170 × 50 = 8500 ml/phút = 8,5 lít/phút 0,25
10 Trình bày khái niệm và hậu quả của dạng đột biến mất đoạn và lặp đoạn? 20
Mất đoạn
- Khái niệm: là dạng đột biến làm mất đi một đoạn nào đó của NST, làm giảm số 0,5
lượng gen trên NST, làm mất cân bằng gen 0,5
- Hậu quả: thường gây chết đối với thể đột biến.
Lặp đoạn
- Khái niệm: là dạng đột biến làm cho một đoạn nào đó của NST có thể lặp lại một
hay nhiều lần 0,5
- Hậu quả: làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. Việc gia tăng
một số gen trên nhiễm sắc thể làm mất cân bằng gen nên có thể gây nên hậu quả có
hại cho thể đột biến. 0,5
11 Có 2 gen A và B có số lần nhân đôi không bằng nhau và đã tạo ra 24 gen con, biết 3,0
gen A có số lần nhân đôi nhiều hơn so với gen B.
a. Tìm số lần nhân đôi của mỗi gen?
b. Chiều dài của cả 2 gen A và B bằng 6120 A 0 . Biết rằng số lượng nuclêôtit của
gen B gấp đôi so với gen A. Xác định số lượng nuclêôtit môi trường đã cung cấp
cho mỗi gen A và B nhân đôi?
a. Tìm số lần nhân đôi của mỗi gen
- Gọi x, y là số lần nhân đôi của 2 gen A và B; (x, y là số nguyên dương) 0,5
- Theo bài ra ta có: 2x + 2y = 24 và x > y => x = 4; y = 3 0,5
b. Xác định số lượng nuclêôtit môi trường đã cung cấp cho mỗi gen A và B nhân
đôi?
- Số nuclêôtit của 2 gen : N = 2L/3,4 = 2 x 6.120/3,4 = 3.600 nuclêôtit
- Gọi NA và NB lần lượt là số nuclêôtit của gen A và gen B, ta có:
NB = 2NA. 0,5
NA + NB = 3.600 0,5
=> NA = 1.200 nuclêôtit và NB = 2.400 nuclêôtit
- Gen A nhân đôi 4 lần, số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp: 0,5
(24 – 1).NA = (24 -1).1200 = 18000 nuclêôtit
- Gen B nhân đôi 3 lần, số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp:
(23 -1).N B = (23 – 1).2 400 = 16.800 nuclêôtit. 0,5
12 Trình bày nội dung và ý nghĩa của định luật phân li độc lập của Menđen? 2,0

- Nội dung quy luật: Các cặp nhân tố di truyền qui định các tính trạng khác nhau
phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử. 1,0
- Ý nghĩa:
+ Khi biết được các gen quy định các tính trạng nào đó phân li độc lập thì có thể dự 0,5
đoán kết quả phân li kiểu hình ở đời sau.
+ Quy luật phân li độc lập cho thấy khi các cặp alen phân li độc lập thì quá trình sinh
sản hữu tính sẽ tạo ra một số lượng rất lớn biến dị tổ hợp (là biến dị được hình thành
do sự tổ hợp lại các gen sẵn có ở bố mẹ). 0,5
13 Khi lai hai bố mẹ đều thuần chủng nhận được F 1 đồng loạt hoa đỏ, quả ngọt. Cho 3,0

F 1 tự thụ phấn, F2 thu được kết quả như sau: 1431 cây hoa đỏ, quả ngọt: 1112
cây hoa trắng, quả ngọt: 477 cây hoa đỏ, quả chua: 372 cây hoa trắng, quả chua.
Biết vị quả được chi phối bởi một cặp gen.
1. Biện luận để xác định kiểu gen và kiểu hình có thể có của P. (không cần viết sơ
đồ lai)
2. Cho F1 lai với cây khác chưa biết kiểu gen, thu được thế hệ lai các kiểu hình
theo tỉ lệ 63 cây hoa trắng, quả ngọt : 21 cây hoa đỏ, quả chua : 20 cây hoa đỏ, quả
ngọt : 62 cây hoa trắng, quả chua. Xác định kiểu gen và kiểu hình phù hợp kết quả
trên?
1. TLKH F2:
- Đỏ/trắng ≈ 9/7 => tương tác bổ sung; Ngọt/ chua ≈ 3/1 => Phân li 0,25
- Tỉ lệ KH chung ở F2 ≈ 27:21:9:7 = (9:7)(3:1) => PLĐL Viết kiểu gen của P và F1. 0,25
- Qui ước: A_B_: Đỏ; (A_bb;aaB_;aabb) : trắng; D: Ngọt; d: Ngọt 0,5
- Đỏ/trắng ≈ 9/7 => AaBb × AaBb; Ngọt/ chua ≈ 3/1 => Dd × Dd
=> KG F1: AaBbDd × AaBbDd 0,25
=> Pt/c : Pt/c: AABBDD × aabbdd 0,25
Hoặc : aaBBDD × AAbbdd 0,25
Hoặc : AAbbDD × aaBBdd
0,25
Hoặc : AABBdd × aabbDD
2. TLKH ở F2
Đỏ/trắng ≈ 1/3 => AaBb × aabb 0,25
Ngọt/ chua ≈ 1/1 => Dd × dd 0,25
=> KG F1 là AaBbDd × aabbdd 0,5
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG II
LO N G A N MÔN THI: SINH HỌC
ĐỀ THI CHÍNH THỨC NGÀY THI: 03/11/2016 (Buổi thi thứ 1)
(Đề thi gồm 02 trang) THỜI GIAN THI: 180 phút (không kể phát đề)

Câu 1: (2,5 điểm)


a. Hãy giải thích sự hợp lí trong hướng tiến hóa làm gia tăng kích thước của tế bào nhân thực. (1,0
điểm)
b. Cho 3 tế bào sống cùng loại vào: Nước cất (A), dung dịch KOH nhược trương (B), dung dịch
Ca(OH)2 nhược trương (C) cùng nồng độ với dung dịch KOH. Sau một thời gian cho cả 3 tế bào vào
dung dịch saccarôzơ ưu trương. Hãy cho biết tế bào nào mất nước nhiều nhất, tế bào nào mất nước ít
nhất sau khi cho vào dung dịch saccarôzơ? Giải thích. (0,75điểm)
c. Tại sao nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa vào kì giữa của quá trình nguyên phân? Điều gì xảy ra
nếu tại kì trung gian nhiễm sắc thể cũng ở trạng thái co xoắn cực đại? (0,75điểm)
Câu 2: (1,5 điểm)
Một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân một số lần liên tiếp ở vùng sinh sản. Tất cả các tế bào con đều
trở thành tế bào sinh giao tử ở vùng sinh trưởng và đều giảm phân tạo giao tử ở vùng chín đã đòi hỏi môi
trường cung cấp nguyên liệu tương đương 240 nhiễm sắc thể đơn. Số nhiễm sắc thể đơn có trong một giao
tử được tạo ra ở vùng chín gấp 2 lần số tế bào tham gia đợt phân bào cuối cùng tại vùng sinh sản. Tổng số
giao tử được tạo ra bằng 1/2048 tổng số kiểu tổ hợp giao tử có thể được hình thành ở loài này.
a. Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài?
b. Số nhiễm sắc thể đơn mà môi trường cung cấp cho mỗi giai đoạn phát triển của tế bào sinh dục nói
trên là bao nhiêu?
c. Cá thể trên thuộc giới tính gì?
Câu 3: (1,5 điểm)
Có hai ống nghiệm chứa môi trường dinh dưỡng bị mất dấu. Một ống chứa vi khuẩn E.coli, ống còn lại
chứa vi khuẩn sinh metan. Bằng cách nào em có thể xác định được ống nào chứa loại vi khuẩn nào?
Giải thích. Biết rằng, ngoài hai ống nghiệm trên em có thêm trong tay dịch huyền phù chứa phagơ T2.
Câu 4: ( 1,5 điểm)
Để xác định được thời gian phân chia của hai chủng vi khuẩn người ta tiến hành như sau:
- Cho 108 tế bào của chủng thứ nhất vào 500ml dung dịch môi trường dinh dưỡng thích hợp. Sau 6 giờ
nuôi cấy người ta đếm được ở chủng thứ nhất có 4.108 tế bào/ml.
- Cho 2.102 tế bào của chủng thứ hai vào 5ml dung dịch môi trường dinh dưỡng thích hợp. Sau 6 giờ
nuôi cấy người ta đếm được ở chủng thứ hai có 2.105 tế bào/ml.
a. Số lượng tế bào của mỗi chủng trong 1ml dung dịch tại thời điểm 0 giờ là bao nhiêu?
b. Thời gian 1 thế hệ của mỗi chủng trên là bao nhiêu?
Câu 5: (2,0 điểm)
a. Giải thích tại sao, sau một thời gian dài trời âm u, nhiệt độ thấp, khi thu hoạch rau người ta kiểm tra

thấy hàm lượng và NH+ đều cao hơn mức cho phép? Lượng dư thừa ảnh hưởng như thế nào
đến cây trồng và sức khỏe con người. (1,0điểm)
b. Vì sao nói hiệu quả quang hợp của ánh sáng đỏ cao hơn ánh sáng xanh tím? (1,0điểm)
Câu 6: (2,5 điểm)
a. Khi tắt ánh sáng hoặc giảm CO2 thì trong quang hợp ở thực vật C3, chất nào tăng, chất nào giảm.
Hãy giải thích điều trên. (1,0điểm)
b. Quá trình trao đổi nước ở thực vật CAM có đặc điểm gì độc đáo? Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần về
nhu cầu nước giữa các nhóm thực vật C3, C4 và CAM. (0,75điểm)
c. Dựa trên đặc điểm cấu tạo và hoạt động trao đổi nước ở tế bào và cơ thể thực vật, hãy giải thích hiện
tượng sau. Khi cùng bị mất nước đột ngột (do nắng gắt vào buổi trưa, nhiệt độ cao, có gió khô và mạnh …)
thì cây non bị héo rũ, còn cây già chỉ biểu hiện héo ở những lá non? (0,75điểm)
Câu 7: (1,5 điểm)
Để phân biệt thực vật C3 và C4 người ta làm thí nghiệm sau:
- TN1: Đưa cây vào chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục.
- TN2: Trồng cây trong nhà kín có thể điều chỉnh được nồng độ O2 .
- TN3: Đo cường độ quang hợp ở các điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao. (mgCO2/dm2lá/giờ).
Hãy phân tích nguyên tắc của các thí nghiệm nói trên.
Câu 8: (3,0 điểm)
a. Hãy giải thích tại sao hai nửa quả tim của người có cấu tạo không giống nhau ở các buồng tim làm
mất sự đối xứng? (2,0 điểm)
b. Hãy cho biết sự thay đổi của tuần hoàn máu và hậu quả của sự thay đổi đó trong trường hợp van hai
lá bị hẹp? (1,0 điểm)
Câu 9: (3,0 điểm)
a. Vì sao sử dụng ma túy lại gây nghiện? (1,0 điểm)
b. Hai loại dây thần kinh giao cảm và đối giao cảm thì sự dẫn truyền xung thần kinh ở dây thần kinh nào
sẽ nhanh hơn? Tại sao? (1,0 điểm)
c. Người ta tiến hành nghiên cứu tác dụng của ba loại thuốc A, B và C đến quá trình truyền tin qua
xinap thần kinh - cơ xương ở chuột. Kết quả thí nghiệm cho thấy: sử dụng thuốc A thì gây tăng giải phóng
chất dẫn truyền thần kinh (chất trung gian hóa học), sử dụng thuốc B thì gây ức chế hoạt động của enzim
axetincolinesteraza và sử dụng thuốc C thì gây đóng kênh canxi ở xinap. Hãy cho biết các thuốc này ảnh
hưởng như thế nào đến hoạt động của cơ xương? Giải thích. (1,0 điểm)
Câu 10: ( 1,0 điểm)
Ở người mắc bệnh về gan, da và mắt thường có màu gì? Giải thích tại sao lại như vậy? Bác sĩ sẽ chỉ
định chế độ ăn kiêng điển hình cho những người này như thế nào?
-----Hết-----
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh:................................ Số báo danh:.............................

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG II
LO N G A N MÔN THI: SINH HỌC
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu Nội dung trả lời Điểm
1 a. Hãy giải thích sự hợp lí trong hướng tiến hóa làm gia tăng kích thước của tế bào 2,5
nhân thực. (1,0 điểm)
b. Cho 3 tế bào sống cùng loại vào: Nước cất (A), dung dịch KOH nhược trương (B),
dung dịch Ca(OH)2 nhược trương (C) cùng nồng độ với dung dịch KOH. Sau một
thời gian cho cả 3 tế bào vào dung dịch saccarôzơ ưu trương. Hãy cho biết tế
bào nào mất nước nhiều nhất, tế bào nào mất nước ít nhất sau khi cho vào dung
dịch saccarôzơ? Giải thích. (0,75điểm)
c. Tại sao nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa vào kì giữa của quá trình nguyên
phân? Điều gì xảy ra nếu tại kì trung gian nhiễm sắc thể cũng ở trạng thái co
xoắn cực đại? (0,75điểm)
a. Hãy giải thích sự hợp lí trong hướng tiến hóa làm gia tăng kích thước của tế bào 1,0
nhân thực.
- Tế bào nhân thực có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bọc có liên quan
chặt chẽ đến sự gia tăng kích thước tế bào. 0,25
- Tế bào nhân thực có chứa nhiều bào quan thực hiện các chức năng khác nhau nên
kích thước lớn đảm bảo cho tế bào có khả năng chứa được nhiều bào quan. 0,25
- Sự xoang hóa đảm bảo tổng diện tích màng lớn → đáp ứng được nhu cầu trao đổi chất
của tế bào nhân thực mặc dù kích thước lớn, tỉ lệ S/V nhỏ. 0,25
- Kích thước tế bào lớn thì nhu cầu trao đổi chất tăng, cần nhiều loại enzim khác nhau→ 0,25
Sự xoang hóa tạo ra các điều kiện môi trường khác nhau phù hợp cho hoạt động của
từng enzim.
b. Hãy cho biết tế bào nào mất nước nhiều nhất, tế bào nào mất nước ít nhất sau 0,75
khi cho vào dung dịch saccarôzơ? Giải thích.
- Trường hợp (A) mất nước nhiều nhất, trường hợp (C) mất nước ít nhất. 0,25
- Giải thích, vì:
+ (A) là nước cất nên cho tế bào vào sẽ hút nước nhiều nhất, khi cho vào dung dịch
ưu trương sẽ mất nước nhiều nhất.

0,25
+ (B) và (C) cùng nồng độ nhưng Ca(OH)2 phân li thành nhiều ion hơn KOH vì
vậy số phân tử nước tự do ở (B) nhiều hơn (C) nên cho tế bào vào (B) thì tế bào sẽ hút
nhiều nước hơn cho vào (C). Khi cho vào dung dịch ưu trương thì (C) mất nước ít
nhất. 0,25
c. Tại sao nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa vào kì giữa của quá trình nguyên
phân? Điều gì xảy ra nếu tại kì trung gian nhiễm sắc thể cũng ở trạng thái co xoắn
cực đại?
- NST phải co xoắn tối đa vào kì giữa của quá trình nguyên phân:
+ để thuận lợi cho quá trình sắp xếp thành một hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào.

0,25
+ tạo sự thuận lợi cho sự di chuyển của NST về các cực tại kì sau, tránh hiện tượng
bị đứt gãy NST (vì đứt gãy NST sẽ gây ra đột biến)
+ giúp cho quá trình phân li được nhanh chóng.
(HS chỉ cần ghi 1 trong 2 ý là đạt 0,25 điểm) 0,25
- Tuy nhiên, nếu tại kì trung gian NST cũng co xoắn cực đại như ở kì giữa thì các
hoạt động phiên mã (tổng hợp ARN) và quá trình nhân đôi ADN sẽ bị cản trở thậm
chí là không xảy ra => gen không có sản phẩm, NST không được nhân đôi => ảnh
hưởng đến hoạt động của tế bào.
(HS có thể lí luận cách khác,nếu kết quả phù hợp) 0,25
2 Một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân một số lần liên tiếp ở vùng sinh sản. Tất cả 1,5
các tế bào con đều trở thành tế bào sinh giao tử ở vùng sinh trưởng và đều giảm
phân tạo giao tử ở vùng chín đã đòi hỏi môi trường cung cấp nguyên liệu tương
đương 240 nhiễm sắc thể đơn. Số nhiễm sắc thể đơn có trong một giao tử được tạo
ra ở vùng chín gấp 2 lần số tế bào tham gia đợt phân bào cuối cùng tại vùng sinh
sản. Tổng số giao tử được tạo ra bằng 1/2048 tổng số kiểu tổ hợp giao tử có thể
được hình thành ở loài này.
a. Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài?
b. Số nhiễm sắc thể đơn mà môi trường cung cấp cho mỗi giai đoạn phát triển
của tế bào sinh dục nói trên là bao nhiêu?
c. Cá thể trên thuộc giới tính gì?
a. Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài?
- Gọi:
+ 2n là số NST đơn trong bộ NST lưỡng bội của loài
+ k: số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai.
- Tế bào trải qua 3 vùng: sinh sản, sinh trưởng và vùng chín
- Theo đề bài, ta có:.2n(2k - 1) + 0+ 2k.2n= 240 0,25
Mà n = 2.2k -1 => 2n = 16 0,25
b. Số nhiễm sắc thể đơn mà môi trường cung cấp cho mỗi giai đoạn phát triển của
tế bào sinh dục nói trên là bao nhiêu?
- Số NST môi trường cung cấp:
+ ở vùng sinh sản: 2n(2k - 1) = 112 NST
+ ở vùng tăng trưởng: 0 NST
+ở vùng chín: 2k.2n = 128 NST 0,25
c. Cá thể trên thuộc giới tính gì?
- Số tế bào sinh giao tử 2k = n= 8 => k=3 0,25

Tổng số giao tử tạo thành = [1/2048].(2n)2 = 32(giao tử)


=>số giao tử do 1 tế bào sinh giao tử giảm phân tạo ra = 32/2k = 4
=> cá thể trên thuộc giới đực.
( HS có thể lí luận cách khác, nếu kết quả phù hợp) 0,5
3 Có hai ống nghiệm chứa môi trường dinh dưỡng bị mất dấu. Một ống chứa vi 1,5
khuẩn E.coli, ống còn lại chứa vi khuẩn sinh metan. Bằng cách nào em có thể
xác định được ống nào chứa loại vi khuẩn nào? Giải thích. Biết rằng, ngoài hai
ống nghiệm trên em có thêm trong tay dịch huyền phù chứa phagơ T2.
- Cho vào mỗi ống nghiệm một lượng nhỏ dung dịch huyền phù chứa phagơ T2. 0,25
- Để cả hai ống nghiệm trong môi trường nuôi cấy thích hợp. Sau khoảng 1 ngày
đem ra quan sát. 0,25
- Nếu ống nào trong thì ống đó chứa vi khuẩn E.coli. 0,25
- Vì phagơ T2 là loại ký sinh ở E.coli => làm tan E.coli, khiến ống nghiệm trở nên 0,25
trong.
- Nếu ống nào đục thì ống đó chứa vi khuẩn sinh metan. 0,25
- Vì phagơ T2 không ký sinh ở vi khuẩn cổ, nên vi khuẩn sinh metan tiếp tục sinh
trưởng làm cho ống nghiệm trở nên đục hơn. 0,25
4 Để xác định được thời gian phân chia của hai chủng vi khuẩn người ta tiến hành 1,5
như sau:
- Cho 108 tế bào của chủng thứ nhất vào 500ml dung dịch môi trường dinh dưỡng
thích hợp. Sau 6 giờ nuôi cấy người ta đếm được ở chủng thứ nhất có 4.10 8 tế
bào/ml.
- Cho 2.102 tế bào của chủng thứ hai vào 5ml dung dịch môi trường dinh dưỡng
thích hợp. Sau 6 giờ nuôi cấy người ta đếm được ở chủng thứ hai có 2.105 tế bào/ml.
a. Số lượng tế bào của mỗi chủng trong 1ml dung dịch tại thời điểm 0 giờ là bao
nhiêu?
b. Thời gian 1 thế hệ của mỗi chủng trên là bao nhiêu?
a. Số lượng tế bào của mỗi chủng trong 1ml dung dịch tại thời điểm 0 giờ là bao
nhiêu?
0,25

Chủng thứ nhất:

Chủng thứ 2:
b. Thời gian 1 thế hệ của mỗi chủng trên là bao nhiêu?
- Tại thời điểm 6 giờ: 0,25

+ Ta có N = N0.2n hay n =
Trong đó n là số lần phân chia của 1 tế bào trong khoảng thời gian t; N là số tế bào thu
được trong thời gian nuôi cấy t; N0 là số tế bào ban đầu
0,25

+ Chủng 1: n =
0,25
=> Số lần phân chia trong 1 giờ là:
=>Thời gian 1 thế hệ của chủng 1 là: 60/1,827631 = 32,829384 phút
0,25

+ Chủng 2: n =
0,25
=> Số lần phân chia trong 1 giờ là:
=>Thời gian 1 thế hệ của chủng 2 là: 60/2,047952 = 29,297561 phút
(HS có thể lí luận cách khác, nếu kết quả phù hợp)
5 a. Giải thích tại sao, sau một thời gian dài trời âm u, nhiệt độ thấp, khi thu hoạch 2,0

rau người ta kiểm tra thấy hàm lượng và NH+ đều cao hơn mức cho phép?

Lượng dư thừa ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng và sức khỏe con người.
(1,0điểm)
b. Vì sao nói hiệu quả quang hợp của ánh sáng đỏ cao hơn ánh sáng xanh tím?
(1,0điểm)
a. Giải thích 1,0
- Trời âm u, thiếu ánh sáng cây quang hợp kém=> tạo NADPH giảm=>quá trình chuyển 0,25

hóa trong cây bị ức chế do thiếu H+ Nồng độ tăng


0,25
- Nhiệt độ thấp, hô hấp rễ giảm=> tạo NADH giảm => quá trình chuyển

trong cây bị ức chế do thiếu H+ Nồng độ tăng


- Nhiệt độ thấp, hô hấp rễ giảm, các xetoaxxit sinh ra trong hô hấp giảm => thiếu các 0,25

xêtôaxit để nhận tạo axit amin => nồng độ tăng cao


0,25
- Lượng dư thừa gây ô nhiễm nông phẩm và người ăn phải có thể ngộ độc và gây
ra bệnh tật
b. Vì sao nói hiệu quả quang hợp của ánh sáng đỏ cao hơn ánh sáng xanh tím? 1,0
Vì:
+ Để hình thành 1 phân tử glucôzơ cần 6 phân tử CO2. 0,25
+ Để đồng hóa 1 CO2 cần 8 lượng tử ánh sáng (8 photon ánh sáng) => cần 8 × 6 = 48 0,25
photon để tổng hợp 1 glucôzơ.
- Ánh sáng đỏ: 1 photon = 42 kcal => cần 48 × 42 = 2016 0,25
- Ánh sáng xanh tím: 1 photon = 71 kcal => cần 48 × 71 = 3048 0,25
(HS có thể lí luận cách khác,nếu kết quả phù hợp)
6 a. Khi tắt ánh sáng hoặc giảm CO2 thì trong quang hợp ở thực vật C3, chất nào 2,5
tăng, chất nào giảm. Hãy giải thích điều trên. (1,0điểm)
b. Quá trình trao đổi nước ở thực vật CAM có đặc điểm gì độc đáo? Hãy sắp xếp
theo thứ tự tăng dần về nhu cầu nước giữa các nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
(0,75điểm)
c. Dựa trên đặc điểm cấu tạo và hoạt động trao đổi nước ở tế bào và cơ thể thực vật,
hãy giải thích hiện tượng sau. Khi cùng bị mất nước đột ngột (do nắng gắt vào buổi
trưa, nhiệt độ cao, có gió khô và mạnh …) thì cây non bị héo rũ, còn cây già chỉ biểu
hiện héo ở những lá non? (0,75điểm)
a. Giải thích 1,0
- Khi tắt ánh sáng thì APG tăng, RiDP giảm vì vẫn còn CO2 để cố định RiDP thành APG. 0,5
- Khi giảm nồng độ CO2 thì RiDP tăng, APG giảm vì không còn cố định CO2 để cố định
RiDP thành APG. 0,5
b. Quá trình trao đổi nước ở thực vật CAM có đặc điểm gì độc đáo? Hãy sắp xếp 0,75
theo thứ tự tăng dần về nhu cầu nước giữa các nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
- Điểm độc đáo: Thực vật CAM sống ở vùng sa mạc hoặc bán sa mạc, trong điều kiện 0,5
thiếu nguồn nước nên ở nhóm thực vật này có hiện tượng khí khổng đóng vào ban ngày
có tác dụng tiết kiệm nước dẫn tới quá trình cố định CO2 chuyển vào ban đêm …
- Nhu cầu về nước ở các nhóm thực vật được sắp xếp theo nhu cầu nước tăng dần là 0,25
CAM => C4 => C3
c. Dựa trên đặc điểm cấu tạo và hoạt động trao đổi nước ở tế bào và cơ thể thực vật, 0,75
hãy giải thích hiện tượng sau. Khi cùng bị mất nước đột ngột (do nắng gắt vào buổi
trưa, nhiệt độ cao, có gió khô và mạnh …) thì cây non bị héo rũ, còn cây già chỉ biểu
hiện héo ở những lá non?
- Khi tế bào thực vật bị mất nước đột ngột thì tế bào chất co lại, có thể kéo thành tế bào 0,5
cùng bị co vào làm tế bào giảm thể tích => bộ phận cơ thể hoặc cả cơ thể bị giảm thể
tích=> xuất hiện hiện tượng héo.
- Ở cây non hoặc bộ phận cơ thể còn non, thành xellulozơ mỏng, yếu nên dễ bị kéo vào 0,25
cùng màng sinh chất =>dễ biểu hiện héo. Ở các tế bào già, thành xelluozơ dày, cứng
=>khó bị kéo vào hơn => tế bào vẫn giữ được thể tích =>không biểu hiện héo.
7 Để phân biệt thực vật C3 và C4 người ta làm thí nghiệm sau: 1,5
- TN1: Đưa cây vào chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục.
- TN2: Trồng cây trong nhà kín có thể điều chỉnh được nồng độ O2 .
- TN3: Đo cường độ quang hợp ở các điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao.
(mgCO2/dm2lá/giờ).
Hãy phân tích nguyên tắc của các thí nghiệm nói trên.
* Thí nghiệm 1: Nguyên tắc: Dựa vào điểm bù CO2 khác nhau của thực vật C3 và 0,5
thực vật C4. Cây C3 sẽ chết trước do có điểm bù CO2 cao khoảng 30 ppm còn thực
vật C4 có điểm bù CO2 thấp (0-10ppm).
* Thí nghiệm 2: Nguyên tắc: Dựa vào hô hấp sáng. Hô hấp sáng phụ thuộc vào nồng độ
O2 ; hô hấp sáng chỉ có ở thực vật C3 nhưng không có ở thực vật C4 nên khi điều chỉnh
O2 cao thì năng suất quang hợp thực vật C3 giảm đi. 0,5
* Thí nghiệm 3: Nguyên tắc: Dựa vào điểm bảo hòa ánh sáng. Điểm bảo hòa ánh sáng
của thực vật C4 cao hơn thực vật C3 nên ở điều kiện ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao do 0,5
cường độ quang hợp của thực vật C4 cao hơn (thường gấp đôi ) thực vật C3.
8 a. Hãy giải thích tại sao hai nửa quả tim của người có cấu tạo không giống nhau ở 3,0
các buồng tim làm mất sự đối xứng? (2,0 điểm)
b. Hãy cho biết sự thay đổi của tuần hoàn máu và hậu quả của sự thay đổi đó trong
trường hợp van hai lá bị hẹp? (1,0 điểm)
a. Hãy giải thích tại sao hai nửa quả tim của người có cấu tạo không giống nhau ở 2,0
các buồng tim làm mất sự đối xứng?
Cấu tạo của hai nửa quả tim không đối xứng do:
+ Vòng tuần hoàn nhỏ xuất phát từ tâm thất phải đến hai lá phổi rồi trở về tâm nhĩ
trái của tim. 0,25
+ Đoạn đường này tương đối ngắn nên áp lực đẩy máu của tâm thất phải không cao 0,5
chỉ khoảng 30mmHg, do đó thành tâm thất phải tương đối mỏng.
+ Vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ tâm thất trái đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. 0,25
+ Đoạn đường này dài, cần 1 áp lực đẩy máu rất cao của tâm thất trái (khoảng 0,5
120mmHg), do đó thành tâm thất rất dày.
+ Do cấu tạo không cân xứng giữa hai nửa quả tim, nhất là giữa hai tâm thất nên khi
tâm thất phải co làm cho tim vặn sang bên trái, hiện tượng này làm mất sự cân xứng 0,5
giữa hai nửa tim.
b. Hãy cho biết sự thay đổi của tuần hoàn máu và hậu quả của sự thay đổi đó trong
trường hợp van hai lá bị hẹp? 1,0
Van hai lá bị hẹp:
Máu từ tâm nhĩ trái không xuống hết tâm thất trái, máu bị ứ đọng lại trong tâm
nhĩ trái và dần dần sẽ ứ đọng ngược dòng lên các mạch máu phổi. 0,25
Hệ quả là:
+ Máu bị ứ đọng trong các mạch máu phổi dẫn tới tăng huyết áp phổi. Hậu quả là
phổi bị phù và khó thở do giảm khả năng trao đổi khí ở phổi. 0,25
+ Máu không xuống tâm thất trái đầy đủ dẫn đến không đủ máu bơm đi đến các tế
bào và mô. Hậu quả là cơ thể bị suy kiệt do thiếu ôxy và dinh dưỡng đồng thời tim 0,25
phải tăng co bóp, lâu ngày tim sẽ bị suy.
- Do máu thường xuyên bị ứ đọng trong tâm nhĩ trái dẫn tới nguy cơ máu đông thành
cục (huyết khối), cục máu có thể trôi ra ngoài đi vào hệ mạch làm tắc mạch máu dẫn 0,25
tới các tai biến như nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não.
9 a. Vì sao sử dụng ma túy lại gây nghiện? (1,0 điểm) 3,0
b. Hai loại dây thần kinh giao cảm và đối giao cảm thì sự dẫn truyền xung thần kinh
ở dây thần kinh nào sẽ nhanh hơn? Tại sao? (1,0 điểm)
c. Người ta tiến hành nghiên cứu tác dụng của ba loại thuốc A, B và C đến quá trình
truyền tin qua xinap thần kinh - cơ xương ở chuột. Kết quả thí nghiệm cho thấy: sử
dụng thuốc A thì gây tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh (chất trung gian
hóa học), sử dụng thuốc B thì gây ức chế hoạt động của enzim axetincolinesteraza
và sử dụng thuốc C thì gây đóng kênh canxi ở xinap. Hãy cho biết các thuốc này ảnh
hưởng như thế nào đến hoạt động của cơ xương? Giải thích. (1,0 điểm)
a. Vì sao sử dụng ma túy lại gây nghiện 1,0
Sử dụng ma túy gây nghiện vì:
- Ở cơ thể bình thường, tuyến yên tiết enđoocphin- hoocmon có tác dụng giảm đau
giống như moocphin và các chất gây nghiện.
0,5
- Khi cơ thể sử dụng các chất ma túy, có tác dụng làm giảm đau, chúng
thay thế dần enđoocphin do cơ thể tiết ra và cơ thể ngày càng giảm tiết enđoocphin 0,5
= > người nghiện ngày càng phải tăng liều dùng ma túy, nếu không cơ thể sẽ đau
đớn, vật vã => họ phải tìm đến ma túy.
b. Hai loại dây thần kinh giao cảm và đối giao cảm thì sự dẫn truyền xung thần 1,0
kinh ở dây thần kinh nào sẽ nhanh hơn? Tại sao?
Truyền xung ở dây đối giao cảm sẽ nhanh hơn dây giao cảm vì:
-Tốc độ truyền xung trên sợi thần kinh phụ thuộc chủ yếu là sợi trần hay có bao mielin. 0,5
Sợi có bao mielin có tốc độ lan truyền nhanh hơn sợi trần.
- Ở dây thần kinh giao cảm có sợi trước hạch ngắn có bao mielin và sợi sau hạch dài
không có bao mielin còn ở dây thần kinh đối giao cảm thì ngược lại. Vì vậy mà dây 0,5
thần kinh đối giao cảm có tốc độ dẫn truyền nhanh hơn.
c. Người ta tiến hành nghiên cứu ….. 1,0
- Thuốc A làm tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, làm cho thụ thể ở màng sau 0,25
xinap bị kích thích liên tục và cơ tăng cường co giãn, gây mất nhiều năng lượng.
- Thuốc B gây ức chế hoạt động của enzim axetincolinesteraza, dẫn đến axetincolin 0,5
không bị phân hủy và kích thích liên tục lên cơ. Cơ co giãn liên tục gây mất nhiều năng
lượng và cuối cùng ngừng co (liệt cơ), có thể dẫn đến tử vong.
- Thuốc C làm Ca2+ không vào được tế bào, axetincolin không giải phóng ra ở chùy 0,25
xinap, dẫn đến cơ không co được.
10 Ở người mắc bệnh về gan, da và mắt thường có màu gì? Giải thích tại sao lại như 1,0
vậy? Bác sĩ sẽ chỉ định chế độ ăn kiêng điển hình cho những người này như thế nào?
- Người mắc bệnh về gan, da và mắt thường có màu vàng. 0,25
- Nguyên nhân là do sắc tố mật có bản chất là bilirubin (là sản phẩm phân hủy của
hemoglobin), chất này làm cho phân có màu vàng. Nếu ống dẫn mật bị tắc hoặc gan 0,5
bị bệnh thì máu có nhiều bilirubin, làm cho da và mắt có màu vàng
- Ăn kiêng những thức ăn giàu lipit. 0,25

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG II
LO N G A N MÔN THI: SINH HỌC
ĐỀ THI CHÍNH THỨC NGÀY THI: 04/11/2016 (Buổi thi thứ 2)
(Đề thi gồm 02 trang) THỜI GIAN THI: 180 phút (không kể phát đề)

Câu 1: (1,5 điểm)


a. (0,5 điểm) Độ âm điện là gì và nó tác động như thế nào đến mối tương tác giữa các phân tử nước?
b. (1,0 điểm) Chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh làm giảm hoạt tính của enzym
bằng cách nào?
Câu 2: (1,5 điểm)
a. Quan sát tác động của emzim trong tế bào, người ta có sơ đồ sau:

Từ sơ đồ trên, hãy nhận xét cơ chế tác động của enzim?


b. Trong nghiên cứu tìm hiểu vai trò của enzim có trong nước bọt, em An đã tiến hành thí nghiệm
sau:
Trong 3 ống nghiệm đều có chứa hồ tinh bột loãng, em lần lượt đổ thêm vào:
Ống 1: nước cất.
Ống 2: nước bọt.
Ống 3: nước bọt và có nhỏ vài giọt HCl vào.
Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm.
An quên không đánh dấu các ống. Em có cách nào giúp An tìm đúng các ống nghiệm trên?
Theo em, trong ống nào tinh bột sẽ bị biến đổi và ống nào không? Tại sao?
Câu 3: (2,0 điểm)
Ở một loài động vật, P(T/C): mắt son × mắt nâu F1; F1 x F1 F2: 3 mắt đỏ: 3 mắt son: 1 mắt nâu:
1 mắt trắng. Biện luận để xác định công thức lai của P.( không cần viết sơ đồ lai)
Câu 4: (1,5 điểm)

a. (0,5 điểm) Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa các đoạn gen: . Khi giảm phân hình
thành giao tử, người ta thấy bên cạnh xuất hiện các giao tử ABCde, abcDE còn có thể xuất hiện giao tử
ABCcde hay ABCDEde. Hãy xác định nguyên nhân nào làm xuất hiện các loại giao tử trên?
b. (1,0 điểm) Trong một quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen quy định, đang ở
trạng thái cân bằng di truyền. Tính trạng lông màu nâu do alen lặn quy định được tìm thấy ở 30% con đực
và 9% con cái. Hãy xác định tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen lặn so với tổng số cá thể của
quần thể.
Câu 5: (2,0 điểm)
Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn(b) nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương
ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác(a) nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Một cặp vợ
chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai bị bệnh
bạch tạng. Người chồng có bố mẹ đều bình thường, ông bà nội đều bình thường nhưng có chú bị bệnh bạch
tạng. Biết rằng mẹ của người đàn ông (người chồng) đến từ một quần thể có tỉ lệ người bình thường mang
gen gây bệnh bạch tạng là 1/10. Nếu cặp vợ chồng này sinh ra một đứa con bình thường, xác suất để đứa
con này không mang alen gây bệnh là bao nhiêu %? (làm tròn 2 số thập phân)
Câu 6: (1,5 điểm)
Ở một loài thực vật, cho lai giữa một cặp bố mẹ thuần chủng cây cao, hoa vàng và cây thấp, hoa đỏ thu
được F1 gồm 100% cây cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 40,5% cây cao, hoa đỏ; 34,5%
cây thấp, hoa đỏ; 15,75% cây cao, hoa vàng; 9,25% cây thấp, hoa vàng.
a. Biện luận để xác định công thức lai của F1.
b. Trong phép lai trên, tỉ lệ cây thấp, hoa đỏ thuần chủng ở F2 là bao nhiêu %?
Biết mọi diễn biến của tế bào sinh hạt phấn và sinh noãn như nhau.

Câu 7: (1,5 điểm)


Tại sao lặp gen là một cơ chế phổ biến trong quá trình tiến hoá dẫn đến sự hình thành một gen có chức
năng mới? Từ một vùng không mã hoá của hệ gen, hãy chỉ ra một cách khác cũng có thể dẫn đến sự hình
thành một gen mới.
Câu 8: (1,0 điểm)
Hãy giải thích vì sao các cây tự thụ phấn thường không xảy ra sự thoái hóa giống, trong khi hiện tượng
này thường xảy ra khi tiến hành thụ phấn bắt buộc ở các cây giao phấn?
Câu 9: (1,5 điểm)
Một quần thể có tần số alen A là 0,6. Giả sử ban đầu quần thể đang đạt trạng thái cân bằng di truyền.
Sau một số thế hệ giao phối thấy tần số kiểu gen aa là 0,301696. Biết trong quần thể đã xảy ra nội phối với
hệ số là 0,2. Tính số thế hệ giao phối?
Câu 10: (2,0 điểm)
Nêu các đặc điểm đặc trưng khác biệt giữa các loài có kiểu tăng trưởng của quần thể theo chọn lọc K
(kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học) với các loài có kiểu tăng trưởng quần thể theo chọn lọc r (kiểu
tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn)
Câu 11: (1,5 điểm)
a. (0,75điểm) Trong các khu rừng mưa nhiệt đới thường có đa dạng sinh học cao, theo em sinh vật sống
trong đó có ổ sinh thái rộng hay hẹp? Một sinh vật có ổ sinh thái hẹp khi được chuyển sang sống ở nơi
khác sẽ gặp thuận lợi hay khó khăn? Sinh trưởng, phát triển có bị ảnh hưởng không? Vì sao?
b. (0,75điểm) Trong mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi, nếu số lượng cá thể của quần thể loài ăn thịt và
quần thể con mồi đều bị săn bắt với mức độ như nhau, thì số lượng cá thể của quần thể nào được phục hồi
nhanh hơn? Vì sao?
Câu 12: (1,5điểm)
Người ta đã nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường sống đến
hai quần thể ổn định của loài hươu đen:
- Quần thể I sống ở môi trường đã khai phá, có sự đốt rừng
định kì. Quần thể ở đây có mật độ 25 cá thể/km2 .
- Quần thể II sống ở môi trường chưa khai phá, rừng ở đây không bị đốt. Quần thể ở đây có mật độ 10 cá
thể/km2.
Kết quả nghiên cứu như hình bên:
- Nêu sự khác nhau giữa đường cong I và đường cong II.
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau đó?
- Phân tích trên đường cong ta có thể biết được điều gì? Từ đó có thể rút ra kết luận như thế nào?

Câu 13: (1,0 điểm)


Một khu vườn cây ăn quả rộng 1000 m2, thống kê cho thấy số lượng chuột ban đầu khoảng 10 con (5
con đực: 5 con cái). Trung bình tuổi đẻ của chuột là 3 tháng, mỗi năm là 4 lứa, mỗi lứa 6 con (50% đực:
50% cái). Giả sử quần thể chuột không tử vong và phát tán. Ước tính số lượng chuột sau 2 năm? Em nhận
xét gì về sức tăng trưởng của quần thể chuột. Từ đó, đề ra biện pháp tiêu diệt có hiệu quả?
-----Hết-----

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh:................................ Số báo danh:.........................

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG II
LO N G A N MÔN THI: SINH HỌC
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu Nội dung trả lời Điểm
1 a. (0,5 điểm) Độ âm điện là gì và nó tác động như thế nào đến mối tương tác giữa 1,5
các phân tử nước?
b. (1,0 điểm) Chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh làm giảm
hoạt tính của enzym bằng cách nào?
a. Độ âm điện là gì và nó tác động như thế nào đến mối tương tác giữa các phân tử
nước?
- Độ âm điện là độ hút electron của một nguyên tử trong một liên kết hóa trị. 0,25
- Vì oxygen có độ âm điện lớn hơn hydrogen nên nguyên tử oxygen trong H2O hút các
electron về phía mình, tạo nên sự tích điện âm một phần trên nguyên tử oxygen và tích 0,25
điện dương một phần trên các nguyên tử hydrogen. Các đầu tích điện trái dấu của
phân tử nước hấp dẫn nhau, tạo liên kết hydrogen.
b. Chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh làm giảm hoạt tính
của enzym bằng cách nào?
- Chất ức chế cạnh tranh: Là chất gần giống với cơ chất nên có thể kết hợp với trung
tâm hoạt động của enzym tạo phức hệ enzym – chất ức chế rất bền vững → không còn 0,5
trung tâm hoạt động cho cơ chất → tốc độ phản ứng giảm. Như vậy, nó cạnh tranh
trung tâm hoạt động với cơ chất.
- Chất ức chế không cạnh tranh: Liên kết với enzym ở vị trí cách xa trung tâm hoạt
động → làm biến đổi hình dạng của enzym → trung tâm hoạt động không còn phù hợp 0,5
với cơ chất → tốc độ phản ứng giảm. Như vậy, nó không cạnh tranh trung tâm hoạt
động với cơ chất.
2 a. Quan sát tác động của emzim trong tế bào, người ta có sơ đồ sau: 1,5

Từ sơ đồ trên, hãy nhận xét cơ chế tác động của enzim?


b. Trong nghiên cứu tìm hiểu vai trò của enzim có trong nước bọt, em An đã tiến
hành thí nghiệm sau:
Trong 3 ống nghiệm đều có chứa hồ tinh bột loãng, em lần lượt đổ thêm vào:
Ống 1: nước cất.
Ống 2: nước bọt.
Ống 3: nước bọt và có nhỏ vài giọt HCl vào.
Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm.
An quên không đánh dấu các ống. Em có cách nào giúp An tìm đúng các ống
nghiệm trên?
Theo em, trong ống nào tinh bột sẽ bị biến đổi và ống nào không? Tại sao?
a. Từ sơ đồ tác động của enzim nhận thấy
- Tính chuyên hóa cao của enzim. Sự chuyển hóa vật chất trong tế bào bao gồm các 0,25
phản ứng sinh hóa diễn ra trong tế bào của cơ thể sống, cần có sự xúc tác của enzim giúp
sự chuyển hóa diễn ra nhanh hơn.
- Sản phẩm của phản ứng này lại trở thành cơ chất cho phản ứng tiếp theo và sản phẩm
cuối cùng của phản ứng khi được tạo ra quá nhiều thì lại trở thành chất ức chế enzim 0,25
xúc tác cho phản ứng đầu tiên.
- Khi một enzime nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc bị bất hoạt thì không 0,25
những sản phẩm không được tạo thành mà cơ chất của enzim đó tích lũy có thể gây độc
cho tế bào.
b. Dùng dung dịch iôt loãng và giấy quì để phát hiện. 0,25
+ Dùng iôt nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có một ống không có màu xanh tím, đó chính là
ống 2 (có tinh bột và nước bọt) 0,25
+ Hai ống còn lại 1 và 3 có màu xanh, nghĩa là tinh bột không được biến đổi, trong đó
ống 1 chứa nước lã (không có enzim), ống 3 có nước bọt nhưng có axit là môi trường
không thích hợp cho hoạt động của ezim trong nước bọt. Chỉ cần thử bằng giấy quì sẽ 0,25
phân biệt được ống 3 và ống 1.
3 Ở một loài động vật, P(T/C): mắt son × mắt nâu F1; F1 x F1 F2: 3 mắt đỏ: 3 2,0
mắt son: 1 mắt nâu: 1 mắt trắng. Biện luận để xác định công thức lai của P.( không
cần viết sơ đồ lai)
F2: 3 mắt đỏ: 3 mắt son: 1 mắt nâu: 1 mắt trắng = 8 kiểu tổ hợp = ( 3:1)(1:1) 0,25

F1 x F1: AaXBXb x AaXbY 0,25

= 3A_ XB_: 3 mắt đỏ


3A_ Xb_: 3 mắt son 0,25
1 aa XB_ : 1 mắt nâu
1 aa Xb_ : 1 mắt trắng
Vậy tính trạng màu mắt do tương tác bổ sung giữa 2 cặp gen (mỗi gen có 2 alen) phân ly 0,5
độc lập qui định và có liên kết với NST giới tính X, không có alen trên Y.
Qui ước gen: Các kiểu gen A_ XB_: mắt đỏ; Các kiểu gen A_ X b_: mắt son; Các kiểu 0,25
gen aa XB_: mắt nâu; Các kiểu gen aa Xb_: mắt trắng
Để F1: AaXBXb x AaXbY => P(T/C): mắt son (AAXbXb) × mắt nâu (aa XBY) 0,5
4 1,5
a. (0,5 điểm) Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa các đoạn gen: .
Khi giảm phân hình thành giao tử, người ta thấy bên cạnh xuất hiện các giao tử
ABCde, abcDE còn có thể xuất hiện giao tử ABCcde hay ABCDEde. Hãy xác định
nguyên nhân nào làm xuất hiện các loại giao tử trên?
b. (1,0 điểm) Trong một quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen
quy định, đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Tính trạng lông màu nâu do alen
lặn quy định được tìm thấy ở 30% con đực và 9% con cái. Hãy xác định tỉ lệ con
cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen lặn so với tổng số cá thể của quần thể.
a. Xác định nguyên nhân làm xuất hiện các loại giao tử.
- Nguyên nhân làm xuất hiện 2 loại giao tử ABCde và abcDE là do xảy ra sự trao đổi 0,25
đoạn (HVG) giữa 2 crômatit khác nguồn gốc trong cặp NST tương đồng ở kỳ đầu GP1.
- Nguyên nhân làm xuất hiện các giao tử ABCcde hay ABCDEde là do xảy ra hiện
tượng tiếp hợp lệch (TĐC không cân) giữa 2 crômatit khác nguồn gốc trong cặp NST 0,25
tương đồng ở kỳ đầu GP1 dẫn đến hiện tượng lặp đoạn.
b. Hãy xác định tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen lặn so với tổng số cá
thể của quần thể.
- Do tính trạng này phân bố không đều ở hai giới tính và tần số kiểu hình ở con đực 0,5
nhiều hơn ở con cái => gen quy định tính trạng màu lông nằm trên NST giới tính X.
Ở thú, ♀(XX) và ♂(XY)
Qui ước: cặp gen qui định cặp tính trạng màu lông (A,a)
p, q: tần số của các alen A, a
Quần thể cân bằng di truyền:
pXAY + qXaY = 1 và p2XAXA + 2pqXAXa + q2XaXa = 1 0,25
30% con đực có kiểu hình lặn 30% con đực ⇒ q = 0,3 và p = 0,7
⇒ tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen lặn so với tổng số cá thể của quần thể 0,25
= pq = 0,21
5 Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn(b) nằm trên nhiễm sắc thể X 2,0
không có alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác(a) nằm
trên nhiễm sắc thể thường qui định. Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh
trên. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai bị bệnh bạch
tạng. Người chồng có bố mẹ đều bình thường, ông bà nội đều bình thường nhưng
có chú bị bệnh bạch tạng. Biết rằng mẹ của người đàn ông (người chồng) đến từ
một quần thể có tỉ lệ người bình thường mang gen gây bệnh bạch tạng là 1/10. Nếu
cặp vợ chồng này sinh ra một đứa con bình thường, xác suất để đứa con này không
mang alen gây bệnh là bao nhiêu %? (làm tròn 2 số thập phân)
- Xét bệnh bạch tạng: 0,25
* Bên vợ:
Người vợ có bố và mẹ bình thường nhưng em trai bị bệnh bạch tạng(aa).
⇒ Bố và mẹ vợ đều dị hợp (P: ♂ Aa x ♀Aa)
⇒ Người vợ bình thường: 1/3 AA: 2/3Aa (1)
*Bên chồng:
Ông, bà nội người chồng đều bình thường nhưng có chú bị bệnh bạch tạng(aa) ⇒ ông,
bà nội người chồng đều dị hợp ( ♂ Aa x ♀Aa)
⇒ bố chồng:1/3 AA: 2/3Aa . 0,25
Mẹ của người chồng đến từ một quần thể có tỉ lệ người bình thường mang gen gây
bệnh bạch tạng là 1/10.
⇒ mẹ chồng: 9/10AA: 1/10Aa 0,25
Bố , mẹ chồng: ♂(1/3 AA: 2/3Aa) x ♀ (9/10AA: 1/10Aa)
G: (2/3A:1/3a) ; (0,95A: 0,05a)

F2: AA =
⇒ Người chồng bình thường: 38/59 AA: 21/59Aa(2) 0,25

Từ (1) và (2) : (1/3AA:2/3Aa) (vợ) x (38/59AA: 21/59Aa)(chồng) 0,5


G: (2/3A: 1/3a) ; (97/118A:21/118a)
⇒ xác suất để đứa con bình thường không mang alen gây bệnh bạch tạng.

- Xét bệnh mù màu đỏ và lục: 0,25


Bố vợ bệnh (XbY) => Người vợ bình thường có kiểu gen là XBXb
Chồng bình thường có kiểu gen là XBY
P: ♂ XBY x ♀ XBXb
F1: 1/4 XBXB: 1/4 XBXb :1/4XBY: 1/4XbY
⇒ xác suất để đứa con bình thường không mang alen gây bệnh mù màu: 2/3
⇒ xác suất để đứa con bình thường không mang alen gây bệnh của cả hai bệnh trên là: 0,25
194/333 x2/3x100%=38,84%
(HS có thể lí luận cách khác, nếu kết quả phù hợp)
6 Ở một loài thực vật, cho lai giữa một cặp bố mẹ thuần chủng cây cao, hoa vàng và 1,5
cây thấp, hoa đỏ thu được F1 gồm 100% cây cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu
được F2 gồm 40,5% cây cao, hoa đỏ; 34,5% cây thấp, hoa đỏ; 15,75% cây cao, hoa
vàng; 9,25% cây thấp, hoa vàng.
a. Biện luận để xác định công thức lai của F1.
b. Trong phép lai trên, tỉ lệ cây thấp, hoa đỏ thuần chủng ở F2 là bao nhiêu %?
Biết mọi diễn biến của tế bào sinh hạt phấn và sinh noãn như nhau.
Xét tính trạng kích thước thân cây: 0,25
F2: Cao/thấp = 9/7 =16 kiểu tổ hợp giao tử => AaBb x AaBb
F2: 9A-B-: cao
3A-bb: thấp
3 aaB-: thấp
1aabb: thấp
=> tính trạng kích thước thân cây do tương tác bổ sung giữa 2 cặp gen phân li độc lập
trên nhiễm sắc thể thường.
Qui ước gen:
9A-B-: cao
3A-bb: thấp
3 aaB-: thấp
1aabb: thấp
- Xét tính trạng màu sắc hoa: 0,25
F2: Đỏ/vàng = 3/1 => phân li => tính trạng màu hoa đỏ (D) là trội hoàn toàn so với tính
trạng hoa trắng (d)
=> F1: Dd x Dd
- Xét chung sự di truyền của cả 2 tính trạng 0,25
F2 gồm 4 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 40,5% cây cao, hoa đỏ: 34,5% cây thấp, hoa
đỏ: 15,75% cây cao, hoa vàng: 9,25% cây thấp, hoa vàng ≠ (9:7)(3:1) =>Đây là tỉ
lệ của hiện tượng hoán vị gen
Ta có:
+ A-B-,dd = 15,75% =>A-dd x 3/4 =15,75%=> A-dd = 21% => aadd=4%
+ 4% =>ad =20% < 25% =>giao tử hoán vị=>f = 40%

0,25
Công thức lai của F1 là:

+ F1: x

GF1:
+ F1: Bb x Bb => 1/4BB: 2/4Bb:1/4bb

0,5
=>cây thấp, đỏ thuần chủng = (4%×1/4 + 9%×1/4 + 9%×1/4)
×100% = 5,5%
(HS có thể lí luận cách khác, nếu kết quả phù hợp)
7 Tại sao lặp gen là một cơ chế phổ biến trong quá trình tiến hoá dẫn đến sự hình 1,5
thành một gen có chức năng mới? Từ một vùng không mã hoá của hệ gen, hãy chỉ
ra một cách khác cũng có thể dẫn đến sự hình thành một gen mới.
- Đột biến lặp đoạn NST dẫn tới lặp gen. Quá trình lặp đoạn xẩy ra do sự trao đổi
chéo không cân giữa các đoạn crômatit trong cặp tương đồng. 0,25
- Khi trao đổi nếu sự bắt chéo xẩy ra ở một vị trí giữa một gen nào đó thì dẫn tới gen
này được lặp nhưng không còn nguyên vẹn (bị thay đổi vị trí của vùng prômôtơ, bị 0,5
mất một đoạn nuclêôtit) khi đó sẽ hình thành một gen mới.
- Các vùng không mã hoá thường do không có prômotơ (không có prômôtơ thì 0,25
không phiên mã).
- Nếu đột biến chuyển đoạn, đảo đoạn hoặc lặp đoạn làm cho các đoạn prômôtơ gắn
vào các vùng không mã hoá thì các vùng này có khả năng phiên mã tổng hơp mARN
và dịch mã tổng hợp prôtêin => Vùng không mã hoá trở thành gen mới. 0,5
(HS có thể lí luận cách khác,nếu kết quả phù hợp)
8 Hãy giải thích vì sao các cây tự thụ phấn thường không xảy ra sự thoái hóa giống, 1,0
trong khi hiện tượng này thường xảy ra khi tiến hành thụ phấn bắt buộc ở các cây
giao phấn?
Lý do:
- Nếu tự thụ phấn bắt buộc ở các loài giao phấn thì tần số đồng hợp tử, trong đó có
đồng hợp tử lặn (có hại) tăng lên => thoái hoá giống. 0,5
- Đối với các loài tự thụ phấn, thì sự tự thụ phấn là phương thức sinh sản tự nhiên, nên
các cá thể đồng hợp trội và lặn đã được chọn lọc tự nhiên giữ lại thường ít hoặc không
gây ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể sinh vật => không biểu hiện sự thoái hoá 0,5
giống.
(HS có thể lí luận cách khác,nếu kết quả phù hợp)
9 Một quần thể có tần số alen A là 0,6. Giả sử ban đầu quần thể đang đạt trạng thái 1,5
cân bằng di truyền. Sau một số thế hệ giao phối thấy tần số kiểu gen aa là 0,301696.
Biết trong quần thể đã xảy ra nội phối với hệ số là 0,2. Tính số thế hệ giao phối?
- P(A)= 0,6 =>q(a) = 0,4.
Cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1. 0,25
- Sau một số thế hệ giao phối, tần số aa là: 0,301696
=> Tần số kiểu gen aa tăng là: 0,301696 - 0,16 = 0,141696= Aa giảm/2
=> Tần số Aa đã giảm là: 0,141696 x 2 = 0,283392.

0,5
-Tần số Aa sau n thế hệ giao phối là: 2pq(1- f)n = 0,48(1 - f)n = 0,48.0,8n 0,25

=>Tần số Aa giảm là: 0,48 – 0,48.0,8n = 0,283392


=> n = 4. Vậy hệ số giao phối là 4. 0,5
(HS có thể lí luận cách khác,nếu kết quả phù hợp)
10 Nêu các đặc điểm đặc trưng khác biệt giữa các loài có kiểu tăng trưởng của quần 2,0
thể theo chọn lọc K (kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học) với các loài có kiểu
tăng trưởng quần thể theo chọn lọc r (kiểu tăng trưởng trong điều kiện môi trường
bị giới hạn)
Kiểu tăng trưởng theo Kiểu tăng trưởng trong điều kiện môi
tiềm năng sinh học trường bị giới hạn
- Kích thước cơ thể nhỏ. - Kích thước cơ thể lớn. 0,25
- Tuổi thọ thấp, tuổi sinh sản lần đầu đến - Tuổi thọ cao, tuổi sinh sản lần đầu đến
sớm. muộn. 0,5
- Sức sinh sản cao, khả năng khôi phục số - Sức sinh sản thấp, khả năng khôi phục
lượng nhanh, nhưng giảm đột ngột khi số lượng chậm, số lượng ít biến động. 0,5
chưa đạt đến giới hạn của môi trường.
- Không chăm sóc con non hoặc chăm sóc - Bảo vệ và chăm sóc con non tốt. 0,25
con non kém.
- Sự biến động số lượng phụ thuộc chính - Sự biến động số lượng phụ thuộc chính
vào các nhân tố môi trường vô sinh (khí vào các nhân tố môi trường hữu 0,5
hậu…) sinh(thức ăn, dịch bệnh, vật ăn thịt…)
(HS có thể lí luận cách khác,nếu kết quả phù hợp)

11 a. (0,75điểm) Trong các khu rừng mưa nhiệt đới thường có đa dạng sinh học cao, 1,5
theo em sinh vật sống trong đó có ổ sinh thái rộng hay hẹp? Một sinh vật có ổ sinh
thái hẹp khi được chuyển sang sống ở nơi khác sẽ gặp thuận lợi hay khó khăn?
Sinh trưởng, phát triển có bị ảnh hưởng không? Vì sao?
b. (0,75điểm) Trong mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi, nếu số lượng cá thể của
quần thể loài ăn thịt và quần thể con mồi đều bị săn bắt với mức độ như nhau, thì
số lượng cá thể của quần thể nào được phục hồi nhanh hơn? Vì sao?
a.
- Nơi có đa dạng sinh học cao như rừng mưa nhiệt đới, sinh vật thường có ổ sinh thái 0,25
hẹp và rất hẹp.
- Sinh vật có ổ sinh thái hẹp khi chuyển sang nơi khác có điều kiện sống khác biệt thì 0,25
sinh trưởng và phát triển sẽ bị đình trệ, nhiều cá thể không thể sống được trong điều kiện
mới. 0,25
- Đó là do các nhân tố sinh thái nơi ở mới nằm ngoài giới hạn sinh thái của loài đó.
b.
- Quần thể con mồi phục hồi số lượng cá thể nhanh hơn. 0,25
- Vì:
+ Mỗi con vật ăn thịt thường sử dụng nhiều con mồi làm thức ăn => tiêu diệt 1 con vật
ăn thịt sẽ có nhiều con mồi sống sót. 0,25
+ Con mồi thường có kích thước bé hơn, tốc độ sinh sản nhanh hơn vật ăn thịt, nên
quần thể con mồi thường có tiềm năng sinh học lớn hơn quần thể sinh vật ăn thịt. 0,25
12 Người ta đã nghiên cứu ảnh hưởng của môi 1,5
trường sống đến hai quần thể ổn định của
loài hươu đen:
- Quần thể I sống ở môi trường đã khai
phá, có sự đốt rừng định kì. Quần thể ở đây
có mật độ 25 cá thể/km2 .
- Quần thể II sống ở môi trường chưa khai
phá, rừng ở đây không bị đốt. Quần thể ở
đây có mật độ 10 cá thể/km2.
Kết quả nghiên cứu như hình bên:
- Nêu sự khác nhau giữa đường cong I
và đường cong II.
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau đó?
- Phân tích trên đường cong ta có thể biết được điều gì? Từ đó có thể rút ra kết
luận như thế nào?
- Sự khác nhau giữa đường cong I và đường cong II:
+ Đường cong I có dạng lõm hơn nhiều chứng tỏ có sự tử vong của những cá thể non
cao.
+ Đường cong II không có dạng lõm. 0,25
- Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó là:
+ Quần thể I: sự cạnh tranh trong quần thể rất cao (do nguồn sống giảm, mật độ cao). 0,25
+ Quần thể II: sự cạnh tranh giảm và có nhiều điều kiện sống sót 0,25
- Có thể biết được vào lứa tuổi nào sự tử vong là nhiều nhất 0,25
=> có biện pháp tác động để hạn chế bớt sự tử vong hoặc nâng cao tỷ lệ sinh sản tạo
điều kiện cho sự phát triển của quần thể. 0,25
- Kết luận: Sự tử vong thay đổi tuỳ theo điều kiện sống 0,25
13 Một khu vườn cây ăn quả rộng 1000 m2, thống kê cho thấy số lượng chuột ban đầu 1,0
khoảng 10 con (5 con đực: 5 con cái). Trung bình tuổi đẻ của chuột là 3 tháng, mỗi
năm là 4 lứa, mỗi lứa 6 con (50% đực: 50% cái). Giả sử quần thể chuột không tử
vong và phát tán. Ước tính số lượng chuột sau 2 năm? Em nhận xét gì về sức tăng
trưởng của quần thể chuột. Từ đó, đề ra biện pháp tiêu diệt có hiệu quả?
- Số lượng chuột sau 2 năm:
+ Sau 3 tháng: 10 + 5x(6)= 40 con.
+ Sau 6 tháng: 40 + (40:2)x6= 160 con. Sau 9 tháng: 160 + (160:2)x6= 640 con. Sau 12
tháng: 640 + (640:2)x6= 2560 con. 0,5
+ Sau 15 tháng: 2560 + (2560:2)x6= 10240 con.
+ Sau 18 tháng: 10240 + (10240:2)x6= 40960 con.
+ Sau 21 tháng: 40960 + (40960:2)x6= 163840 con.
+ Sau 24 tháng: 163840 + (163840:2)x6= 655360 con.
- Nhận xét: Sức tăng trưởng của quần thể chuột rất nhanh.
- Để diệt chuột có hiệu quả phải diệt liên tục và thường xuyên để chúng còn khả năng
phục hồi.
- Phối hợp nhiều biện pháp cơ học, sinh học…đặc biệt phải đẩy mạnh biện pháp đấu
tranh sinh học như bảo vệ các loài mèo, rắn….
(HS viết được 2 ý thì đạt 0,25 điểm) 0,5

SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 12 THPT NĂM HỌC 2016 - 2017
Họ và tên:…………………………… Môn thi: SINH HỌC
(Khóa thi ngày 22 tháng 3 năm 2017)
Số báo danh:………………………… Thời gian làm bài:180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (1,5 điểm)


a. Dựa trên cơ sở nào người ta phân loại các gen thành gen cấu trúc và gen điều hoà?
b. Thế nào là chuyển đoạn tương hỗ và đặc điểm của chuyển đoạn tương hỗ?
c. Trong trường hợp nào thì đảo đoạn nhiễm sắc thể có thể gây hại cho cơ thể?
Câu 2: (1,5 điểm)
a. Nêu những khác biệt về tác động của di nhập gen và biến động di truyền trong tiến hóa nhỏ.
b. Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư hoạt động quá mức gây ra quá nhiều sản
phẩm của gen. Hãy đưa ra một số kiểu đột biến làm cho một gen bình thường (gen tiền ung thư) thành gen
ung thư.
Câu 3: (1,5 điểm)
a. Dựa vào mô hình điều hòa hoạt động của operon Lac, hãy cho biết trong trường hợp nào đột biến sẽ
làm cho các gen cấu trúc liên tục phiên mã?
b. Quy trình sản xuất hoocmôn Insulin trên quy mô công nghiệp bằng công nghệ gen ở vi khuẩn E.coli
trải qua những bước cơ bản nào?
Câu 4: (1,0 điểm) Tại sao các quần thể sinh vật trong tự nhiên luôn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên
nhưng nguồn biến dị di truyền của quần thể vẫn rất đa dạng mà không bị cạn kiệt?
Câu 5: (1,5 điểm)
a. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa nhân tố sinh thái phụ thuộc mật độ và nhân tố sinh thái không
phụ thuộc mật độ.
b. Nhóm tuổi của quần thể phụ thuộc vào những nhân tố nào và có thay đổi không?
Câu 6: (1,5 điểm) Quần thể ban đầu của một loài thực vật có 402 cây hoa đỏ, 401 cây hoa hồng, 204 cây
hoa trắng. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình của quần thể sau một thế hệ giao phối ngẫu nhiên
trong các trường hợp:
- Trường hợp 1: Quần thể ban đầu tuân theo điều kiện của định luật Hacđi – Vanbec.
- Trường hợp 2: Trong quá trình phát sinh giao tử, ở quần thể ban đầu xảy ra đột biến giao tử mang alen
A thành giao tử mang alen a với tần số đột biến là 30%. Biết rằng quần thể không chịu tác động của chọn
lọc, các kiểu gen có sức sống như nhau và alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy
định hoa trắng.
Câu 7: (1,5 điểm) Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương
tác theo kiểu bổ sung. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì có hoa đỏ, khi chỉ có 1 alen trội A hoặc B thì có
hoa vàng, kiểu gen đồng hợp lặn có hoa trắng. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A là 0,5 và
tỉ lệ cây hoa trắng là 12,25%.
a. Xác định tần số của alen B.
b. Xác định tỉ lệ các loại kiểu hình còn lại.HẾT
SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 12 THPT NĂM HỌC 2016 - 2017
Hướng dẫn chấm môn: Sinh học
(Khóa thi ngày 22 tháng 3 năm 2017)

Câu Nội dung trả lời Điểm


1 a.
(1,5) - Dựa vào chức năng sản phẩm của gen, người ta chia làm gen cấu trúc và gen điều hoà
- Gen điều hoà mã hóa cho các loại protein là các yếu tố điều hoà biểu hiện của các gen 0,25
khác trong hệ gen. Gen cấu trúc mã hoá cho các sản phẩm khác, như các ARN hoặc các
protein chức năng khác (cấu trúc, bảo vệ, hoocmôn, xúc tác…) 0,25
b.
- Chuyển đoạn tương hỗ là loại đột biến trong đó 2 NST không tương đồng trao đổi đoạn 0,25
NST cho nhau.
- Đặc điểm của chuyển đoạn tương hỗ:
+ Làm thay đổi nhóm gen liên kết: Các gen vốn trước kia phân li độc lập do nằm trên
các NST khác nhau nay lại di truyền liên kết do nằm trên cùng một NST. 0,125
+ Các cá thể chuyển đoạn dị hợp tử thường bị giảm khả năng sinh sản (bán bất thụ). Các
NST tham gia vào chuyển đoạn ở cá thể chuyển đoạn dị hợp tử bắt đôi với nhau tạo nên
cấu trúc hình chữ thập.

0,125
c. Trường hợp đảo đoạn nhiễm sắc thể có thể gây hại cho cơ thể: Ở cơ thể dị hợp tử
mang đoạn đảo, khi giảm phân nếu trao đổi chéo diễn ra trong vòng đảo đoạn sẽ tạo 0,5
thành những giao tử không bình thường, dẫn đến hợp tử không có khả năng sống.
2 a.
(1,5) Di – nhập gen Biến động di truyền
- Có khả năng làm thay đổi tần số các - Có khả năng làm thay đổi đột ngột
alen và tần số kiểu gen của cả hai quần hay lớn tần số các alen và tần số kiểu 0,25
thể cho và nhận, tuy nhiên sự thay đổi gen do các yếu tố ngẫu nhiên bất
thường không lớn. thường xuất hiện.
- Các cá thể nhập cư có thể mang đến - Làm nghèo vốn gen của quần thể, trong
quần thể nhận những alen mới làm phong đó có thể loại bỏ một số loại alen, thậm 0,25
phú vốn gen của quần thể. chí đó là các alen có lợi.
b.
- Đột biến xảy ra ở vùng điều hòa của gen tiền ung thư = > gen hoạt động mạnh tạo
nhiều sản phẩm = > làm tăng tốc độ phân bào = > khối u tăng sinh quá mức = > gây 0,25
ung thư
- Đột biến làm tăng số lượng gen = > tăng tổng hợp protein = > tăng sản phẩm gây ung
thư. Đột biến chuyển đoạn làm thay đổi vị trí của gen trên NST = > thay đổi mức độ 0,25
hoạt
động của gen =>tăng sản phẩm = > ung thư
- Đột biến các gen ức chế khối u= > mất khả năng kiểm soát khối u = > các tế bào ung 0,25
thư xuất hiện= > ung thư.
3 a.
(1,5) - Đột biến ở vùng P của operon làm tăng ái lực của vùng này với ARN 0,25
polimeraza.
- Đột biến ở vùng khởi động của gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng tổng 0,25
hợp protein. Đột biến ở gen điều hòa R làm cho protein điều hòa mất khả năng liên kết
với vùng vận hành O. 0,25
- Đột biến ở vùng vận hành O làm cho vùng này mất khả năng liên kết với protein ức
chế.
b.
- Tách ADN của tế bào cho có chứa gen mã hóa Insulin (ở người hoặc chuột) và
tách thể truyền plasmit ở vi khuẩn E.coli cho vào môi trường đặc biệt. Sử dụng cùng 0,25
một loại enzim cắt giới hạn để cắt gen mã hóa Insulin và thể truyền plasmit tạo thành
các đầu đính tương khớp.
- Sử dụng enzim nối ligaza để gắn gen mã hóa Insulin vào thể truyền plasmit tạo
ADN tái tổ hợp.
- Chuyển ADN tái tổ hợp chứa gen mã hóa Insulin vào vi khuẩn E.coli. Phân lập
0,25
dòng tế bào vi khuẩn E.coli chứa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa Insulin và đem
nuôi cấy trên quy mô công nghiệp để thu sinh khối hoocmôn Insulin.
0,25
4 - Đột biến gen lặn mặc dù có hại nhưng vẫn được duy trì ở trạng thái dị hợp tử từ thế hệ
(1,0) này sang thế hệ khác, sau đó qua sinh sản hữu tính được tổ hợp lại tạo ra nhiều biến dị 0,25
tổ hợp. Một số gen lặn có hại trong tổ hợp gen nhất định bị các gen khác át chế có thể
không được biểu hiện hoặc có được biểu hiện nhưng gặp môi trường mới lại trở nên
có lợi bổ sung nguồn biến dị cho chọn lọc tự nhiên.
- Nhiều đột biến xuất hiện là đột biến trung tính. Một gen có thể trung tính, không chịu 0,25
tác động của chọn lọc tự nhiên trong môi trường này nhưng trong môi trường khác
có thể lại trở nên có lợi.
- Chọn lọc ủng hộ các cá thể có kiểu gen dị hợp. Khi cá thể dị hợp tử có sức sống và
khả năng sinh sản cao hơn các cá thể đồng hợp tử thì alen có hại vẫn được duy trì 0,25
trong quần thể ở mức độ cân bằng nhất định.
- Chọn lọc phụ thuộc vào tần số khiến tần số các kiểu gen luôn dao động quanh một
giá trị cân bằng nhất định. Khi tần số kiểu hình nhất định duy trì ở mức độ thấp thì có 0,25
ưu thế chọn lọc còn khi gia tăng quá mức lại bị chọn lọc tự nhiên đào thải xuống mức
độ thấp chừng nào lấy lại được ưu thế chọn lọc.
5 a.
(1,5) Nhân tố phụ thuộc mật độ Nhân tố không phụ thuộc mật độ
Nhân tố phụ thuộc quần thể là nhân tố Nhân tố không phụ thuộc mật độ là
ảnh hưởng đến kích thước quần thể mà nhân tố ảnh hưởng đến kích thước quần 0,25
mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào mật thể mà mức độ ảnh hưởng không phụ
độ ban đầu hoặc kích thước quần thể. thuộc vào mật độ ban đầu hoặc kích
thước quần thể.
Tỉ lệ sinh hoặc tỉ lệ tử vong của quần thể Tỉ lệ sinh hoặc tỉ lệ tử vong của quần thể
phụ thuộc vào mật độ quần thể: khi mật không phụ thuộc vào mật độ quần thể: 0,25
độ quần thể tăng lên thì mức sinh sản mức sinh sản và mức tử vong không thay
sẽ giảm đi và mức tử vong sẽ tăng lên. đổi khi mật độ quần thể tăng lên.
Thường là các nhân tố sinh học như bệnh Thường là các yếu tố vật lý như thời tiết, 0,25
dịch, ký sinh trùng, sinh vật ăn thịt… sự thiên tai (ví dụ mùa đông khắc nghiệt)
cạnh tranh về thức ăn, nước uống, nơi ở hoặc sự có mặt của các hoá chất độc hại.
giữa các sinh vật cùng loài hay khác loài.
b.
- Nhóm tuổi của quần thể luôn thay đổi và phụ thuộc vào điều kiện sống của môi 0,25
trường
+ Khi nguồn sống thuận lợi, môi trường giàu dinh dưỡng, con non lớn nhanh, sinh 0,125
sản tăng làm tăng kích thước quần thể.
+ Khi nguồn sống không thuận lợi, thức ăn khan hiếm, điều kiện khí hậu xấu, thiên 0,125
tai, dịch bệnh...các cá thể còn non và già bị chết nhiều hơn các cá thể thuộc nhóm tuổi
trung bình.
- Ngoài ra nhóm tuổi của quần thể thay đổi còn có thể phụ thuộc vào một số yếu tố
khác như tập tính di cư, mùa sinh sản... 0,25
6 - Thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu: 0,25
(1,5) + 402 cây hoa đỏ : 401 cây hoa hồng : 204 cây hoa trắng = 0,4AA : 0,4 Aa :0,2 aa
+ Tỷ lệ giao tử mang alen A: 0,4 + 0,4 : 2 = 0,6
+ Tỷ lệ giao tử mang alen a: 0,2 + 0,4 : 2 = 0,4
- Thành phần kiểu gen của thế hệ sau trong điều kiện Hacđi – Vanbec:
+ Giao phối: (0,6A : 0,4a) x (0,6A : 0,4a) = 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa 0,25
+ Vì alen A trội không hoàn toàn so với alen a nên tỉ lệ kiểu hình là: 36% cây hoa đỏ: 0,25
48% cây hoa hồng : 16% cây hoa trắng
- Tỷ lệ kiểu gen của thế hệ sau trong điều kiện xuất hiện đột biến giao tử mang alen
A thành giao tử mang alen a với tần số 30%:
+ Tỷ lệ giao tử mang alen A sau khi bị đột biến: 0,6 – (0,6x30%) = 0,42 0,25
+ Tỷ lệ giao tử mang alen a sau khi bị đột biến: 0,4 + (0,6 x 30%) = 0,58 0,25
+ Sau một thế hệ giao phối tỷ lệ kiểu gen của quần thể là: (0,42A : 0,58a) 
(0,42A : 0,58a) = 0,1764 AA : 0,4872 Aa : 0,3364aa
+ Tỷ lệ kiểu hình: 17,64% cây hoa đỏ : 48,72% cây hoa hồng: 33,64% cây hoa trắng. 0,25
(Lưu ý: Nếu học sinh giải theo cách khác nhưng kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa)
7 a. Xác định tần số của alen B
(1,5) Gọi tần số alen b là x.
Cây hoa trắng có KG: aabb chiếm tỉ lệ = 12,25%. 0,25
Vì quần thể đang cân bằng di truyền nên KG: aabb có tỉ lệ = (0,5) 2 .x2 = 12,25%
=> x = 0,7
Vậy tần số alen B = 1 – 0,7 = 0,3
b. Xác định tỉ lệ các loại kiểu hình còn lại 0,25
Kiểu hình hoa đỏ (A-B-) = (1 - aa)(1 - bb) = (1 – 0,25)(1 – 0,49) = 0,3825
Kiểu hình hoa vàng có tỉ lệ = 1 – hoa đỏ - hoa trắng = 1 – 0,3825 – 0,1225 = 0,495. 0,5
Vậy, cây hoa đỏ có tỉ lệ: 38,25%; Cây hoa vàng có tỉ lệ: 49,5%
(Lưu ý: Nếu học sinh giải theo cách khác nhưng kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa). 0,5

SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN CHÍNH THỨC DỰ THI HSG
QUỐC GIA LỚP 12 NĂM HỌC 2016 – 2017
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: SINH HỌC - Vòng 1
SBD: ………………………. (Khóa thi ngày 14/9/2016)
…….. Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 02 trang, gồm 10 câu hỏi)

Câu 1: (2,0 điểm)


a. Nêu vai trò của lưới nội chất trơn? Giải thích vì sao nếu sử dụng thuốc giảm đau, thuốc an thần
thường xuyên thì có thể xảy ra hiện tượng nhờn thuốc (phải dùng liều cao mới có tác dụng)?
b. Trong số các dạng cấu trúc tạo thành khung xương tế bào, dạng nào có vai trò quan trọng trong sự
vận động của các bào quan trong tế bào? Trình bày vai trò của dạng cấu trúc đó?
c. Ung thư là hiện tượng tăng sinh không kiểm soát được của tế bào, chúng tiến hành phân chia liên tục
tạo ra các khối u. Trong liệu pháp hóa trị liệu, người ta thường dùng vinblastine hay vincristine (chiết xuất
từ cây dừa cạn) để gây ra hiện tượng phân giải các vi ống. Tuy nhiên, các thuốc trên đều có những tác dụng
phụ như: ức chế sự phân chia tế bào và ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh, rụng tóc, nôn mửa liên tục.
Nguyên nhân gây ra tác dụng phụ là gì?
d. Quan sát thấy 1 tế bào động vật có màng sinh chất nguyên vẹn, các bào quan tham gia quá trình tổng
hợp protein không bị hỏng nhưng không thấy có protein xuất bào. Nêu giả thuyết tại sao có hiện tượng như
vậy? Trình bày thí nghiệm chứng minh?
Câu 2: (2,0 điểm)
Nghiên cứu về enzim, hãy cho biết:
a. Vì sao trong phản ứng của enzim, khi tăng thêm nồng độ cơ chất thì có thể vượt qua được chất ức chế
cạnh tranh nhưng lại không vượt qua được chất ức chế không cạnh tranh?
b. Trung tâm hoạt động của enim có thể làm giảm năng lượng hoạt hóa và tăng tốc độ phản ứng nhờ
những hoạt động nào?
Câu 3: (2,0 điểm)
a. Nêu những điểm khác nhau giữa vi khuẩn ôxi hóa lưu huỳnh và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía về cách
sử dụng H2S và về quan hệ của chúng với O2.
b. Chủng E.coli I nguyên dưỡng với triptôphan và khuyết dưỡng với alanin. Chủng E.coli II nguyên
dưỡng với alanin và khuyết dưỡng với triptôphan.
Thí nghiệm 1: Hỗn hợp 2 chủng trên trong ống nghiệm chứa dung dịch sinh lí với thời gian 2 phút,
sau đó cấy lên đĩa pêtri (1) chứa môi trường thiếu đồng thời 2 chất triptôphan và alanin.
Thí nghiệm 2: Hỗn hợp 2 chủng trên trong ống nghiệm chứa dung dịch sinh lí có triptôphan và
alanin với thời gian 90 phút, sau đó cấy lên đĩa pêtri (2) chứa môi trường thiếu đồng thời 2 chất triptôphan
và alanin.
Cho biết ở đĩa pêtri nào sẽ có khuẩn lạc mọc? Tại sao?
c. Ở đáy các ao, hồ có các nhóm vi sinh vật phổ biến sau:
1. Nhóm biến đổi SO42– thành H2S
2. Nhóm biến đổi NO3– thành N2
3. Nhóm biến đổi CO2 thành CH4
4. Nhóm biến đổi cacbohidrat thành axit hữu cơ và biến đổi prôtêin thành axit amin, NH3.
Dựa vào nguồn cacbon, hãy cho biết chất cho electron, chất nhận electron, kiểu dinh dưỡng tương
ứng của mỗi nhóm vi sinh vật nêu trên.
Câu 4: (2,0 điểm)
a. Một hiện tượng thường thấy: khi một người nào đó đã bị nhiễm virus herpes, triệu chứng phồng rộp
có thể xuất hiện rải rác suốt cuộc đời của người đó. Em hãy giải thích hiện tượng trên.
b. Trong sự lây nhiễm và sản sinh của virut HIV, quá trình tổng hợp và vận chuyển glicôprôtêin gai vỏ ngoài
của virut tới màng sinh chất ở tế bào chủ diễn ra như thế nào?
c. Nêu những điểm khác biệt giữa chu trình nhân lên của phagơ ôn hòa với chu trình nhân lên của HIV.
Câu 5: (2,0 điểm)
a. Người ta quan sát một dòng ngô bị đột biến cũng như cây đước đỏ (Rhizophora mangle), thấy có hiện
tượng hạt nảy mầm khi còn ở trên cây mẹ. Cho biết nguyên nhân là do sự thiếu hụt của một loại hoocmôn.
Hãy cho biết tên và nêu vai trò của loại hoocmôn đó trong cơ thể thực vật.
b. Mối tương quan auxin/xitôkinin ảnh hưởng đến quá trình phát sinh hình thái của mô sẹo (callus)
trong kĩ thuật nuôi cấy mô ở thực vật như thế nào?
c. Quan sát một loài cây người ta thấy chúng ra hoa khi thời gian được chiếu sáng là 15 giờ. Đây là cây
ngày ngắn hay cây ngày dài? Làm thế nào để khẳng định được kết luận của em là đúng?
Câu 6: (2,0 điểm)
1. Trong điều kiện nhiệt độ cao, trong lục lạp lượng ôxi hòa tan cao hơn lượng CO 2, cây nào dưới đây
quá trình quang hợp không giảm. Vì sao?
- Lúa nước.
- Ngô.
- Đậu tương.
- Rau cải.
- Sắn.
2. Cho ba bình thuỷ tinh có nút kín A, B, C. Mỗi bình B và C treo một cành cây diện tích lá như nhau,
bình A không có cành. Bình B đem chiếu sáng, bình C che tối trong một giờ. Sau đó lấy cành lá ra và cho
vào mỗi bình một lượng Ba(OH)2 như nhau, lắc đều sao cho CO2 trong bình được hấp thụ hết. Tiếp theo
trung hoà Ba(OH)2 dư bằng HCl. Các số liệu thu được là: 21ml; 18ml; 16ml HCl cho mỗi bình.
a. Nêu nguyên tắc của phương pháp xác định hàm lượng CO2 trong mỗi bình?
b. Sắp xếp các bình A, B, C tương ứng với số liệu thu được và giải thích vì sao có kết quả như vậy?
Câu 7: (2,0 điểm)
a. Điều gì xảy ra cho sự vận chuyển nước ở thực vật khi có một bọt khí hình thành trong mạch gỗ?
b. Một người trồng lạc thấy các lá già của cây lạc đang chuyển thành màu vàng sau một thời gian mưa
ẩm ướt. Giải thích lí do tại sao?
c. Cho biết tên 2 nguyên tố khoáng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp Chlorophyll, mà
khi thiếu một trong 2 nguyên tố đều xuất hiện tình trạng lá vàng. Nêu đặc điểm để nhận biết nguyên tố bị
thiếu (trong 2 nguyên tố trên) khi quan sát 1 cây bị vàng lá.
d. Vào những ngày nắng nóng, tế bào lỗ khí điều tiết tốc độ thoát hơi nước của cây như thế nào? Tại sao
nói hiện tượng đó vừa có lợi vừa có hại cho cây?
Câu 8: (2,0 điểm)
a. Vì sao trâu, bò ăn cỏ (chủ yếu chứa xenlulose, ít chất đạm và chất béo) mà vẫn to lớn được?
b. Ở trâu bò: nếu cắt bỏ dạ múi khế và nối ruột với dạ lá sách thì quá trình tiêu hóa của bò sẽ gặp những
trở ngại gì? Cho rằng nơi kết nối không ảnh hưởng đến sự di chuyển của thức ăn.
c. Một bệnh nhân mới bị bệnh huyết áp cao (huyết áp tâm thu là 180 mmHg và huyết áp tâm trương là
105 mmHg). Hình ảnh chụp cộng hưởng từ cho thấy bệnh nhân đã có một khối u trong thận. Khối u này tiết
nhiều renin vào máu. Bệnh nhân này có những thay đổi như thế nào về nồng độ alđôstêron và K+ trong máu,
lượng Na+ thải ra theo nước tiểu, thể tích dịch ngoại bào? Giải thích.
d. Một bệnh nhân bị bệnh đái tháo nhạt (đa niệu). Hãy dự đoán 2 nguyên nhân có thể xảy ra đối với
bệnh nhân trên.
Câu 9: (2,0 điểm)
a. Sau khi hoàn tất công việc dùng lưới để đánh bắt cá từ dưới ao lên, người ta lựa chọn những con cá
nhỏ còn sống và thả chúng trở lại ao. Sau khoảng vài giờ đồng hồ, có một số cá chết. Giải thích?
b. Giải thích 4 nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp.
c. Tần số cao huyết áp ở những người bị bệnh đái tháo đường cao hơn nhóm người bình thường 1,5 – 3
lần. Giải thích?
d. Những phản ứng nào xảy ra khi nồng độ CO2 trong máu cao?
Câu 10: (2,0 điểm)
a. Phân biệt xináp hóa học và xináp điện.
b. Ouabain là 1 chất có tác dụng bất hoạt đặc hiệu bơm natri-kali. Nếu xử lý một noron bằng ouabain thì
có ảnh hưởng đến điện thế nghỉ của nơron hay không? Giải thích.
c. Hai nơron A và B có nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào khác nhau. Nơron B có nồng độ Na+ ở dịch ngoại
bào cao hơn so với nơron A. Nếu kích thích hai nơron này với kích thích giống nhau thì độ lớn của điện
hoạt động xuất hiện ở hai nơron có giống nhau không? Tại sao?
d. Dựa vào quá trình truyền tin qua xinap hóa học với chất môi giới là axêtincôlin, hãy đưa ra các cơ chế
có thể làm ngừng trệ quá trình này.

- HẾT -

SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN CHÍNH THỨC DỰ THI HSG
QUỐC GIA LỚP 12 NĂM HỌC 2016 – 2017
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: SINH HỌC - Vòng 1
(Khóa thi ngày 14/9/2016)
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC

Câu Nội dung Điểm


a. - Vai trò của lưới nội chất trơn: 0,25
1 + Tổng hợp các loại lipit như dầu thực vật, photpholipit, streroit,chuyển hóa đường, dự
(2,0) trữ ion Ca++.
+ Khử độc rượu, thuốc, bằng cách gắn nhóm OH- vào chất độc, giúp đẩy chất độc dễ
dàng ra khỏi tế bào...
- Hiện tượng nhờn thuốc giảm đau, an thần là do: 0,25
+ Khi dùng các thuốc này sẽ kích thích sự sinh sôi của mạng lưới nội chất trơn và các
enzim khử độc liên kết với nó, nhờ vậy làm tăng tốc độ khử độc.
 Điều đó lại làm tăng sự chịu đựng đối với thuốc, nghĩa là ngày càng dùng liều cao
mới đạt hiệu quả.
b. - Trong số các cấu trúc tham gia hình thành hệ thống khung xương tế bào thì vi ống là
cấu trúc hỗ trợ sự vận động của các bào quan. 0,25
- Cấu trúc của vi ống: Đường kính 25nm, phần ống rỗng bên trong có đường kính là
15nm, được cấu tạo bởi 13 cột tubulin trong đó có 2 loại đơn phân là α tubulin và β 0,125
tubulin xếp xoắn nhau.
- Chức năng của vi ống: Duy trì hình dạng tế bào, giúp sự vận động của tế bào bằng lông
hoặc roi nhân thực, hỗ trợ sự vận động của NST trong quá trình phân bào và sự vận động 0,125
của các bào quan trong tế bào.
c.- Cơ chế tác động của thuốc là ức chế quá trình tổng hợp vi ống do vậy sẽ dẫn đến các
hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:
+ Hệ thống lông nhung ruột tổn thương, kém linh động, khả năng hấp thu và vận động 0,125
của ruột trở nên kém hơn rất nhiều và dẫn đến nôn mửa liên tục.
+ Hệ thống vi ống hỗ trợ cho các tế bào vận chuyển protein tiết kéo dài sợi tóc bị tổn 0,125
thương, các cấu trúc nuôi tóc không còn hoạt động nên dẫn đến rụng tóc.
+ Quá trình phân chia tế bào bị ức chế nghiêm trọng do không tổng hợp được vi ống cho
sự vận động của NST và các bào quan, cơ thể trở nên gầy đi rất nhiều. 0,125
+ Hệ thống vi ống có vai trò nâng đỡ cơ học vô cùng quan trọng cho các sợi trục của các
tế bào neuron, khi các cấu trúc cơ học này bị tổn thương và không tổng hợp mới sẽ dẫn
đến hiện tượng teo dây thần kinh ngoại biên, ảnh hưởng đến các hoạt động thần kinh. 0,125
d. Giả thuyết: Tế bào đó bị hỏng bộ khung xương tế bào. 0,25
Thí nghiệm chứng minh giả thuyết:
- Lấy 1 tế bào bình thường và 1 tế bào bị hỏng khung xương nuôi cấy trong môi trường dinh
dưỡng. 0,25
- Sau 1 thời gian quan sát:
+ Tế bào bị hỏng bộ khung xương không xảy ra quá trình phân chia tế bào nên số lượng tế
bào không thay đổi.
+ Tế bào bình thường xảy ra hiện tượng phân chia tế bào nên số lượng tế bào tăng lên.
a. Khái niệm chất ức chế:
Chất ức chế cạnh tranh: Là chất cạnh tranh với cơ chất để liên kết với trung tâm hoạt 0,25
động của enzim làm giảm tốc độ phản ứng của enzim, do chúng phong tỏa cơ chất không
cho cơ chất đi vào trung tâm hoạt động; chất ức chế cạnh tranh không làm thay đổi cầu
hình không gian của enzim).
Chất ức chế không cạnh tranh: Là chất cản trở phản ứng enzim bằng cách không liên
kết với trung tâm hoạt động của enzim mà liên kết với với phần khác của enzim. Tương 0,25
tác này làm cho enzim biến đổi cấu hình không gian→ cấu hình không gian của trung
tâm hoạt động cũng thay đổi → liên kết ít hiệu quả với cơ chất → giảm tốc độ hoặc
ngừng phản ứng.
Giải thích: Có thể loại bỏ chất ức chế cạnh tranh bằng cách cho thêm cơ chất vì làm như
vậy thì ở trung tâm hoạt động của enzim lúc nào cũng có sẵn phân tử cơ chất và luôn 0,25
nhiều hơn phân tử các chất ức chế cạnh tranh nên phân tử cơ chất giành được lối đi vào
trung tâm hoạt động của enzim → phản ứng luôn xảy ra (trung tâm hoạt động không bị
biến đổi cấu hình không gian).
- Không thể tăng nồng độ cơ chất để loại chất ức chế không cạnh tranh là do chất ức chế
không cạnh tranh đã làm biến đổi cấu hình không gian của trung tâm hoạt động của
enzim nên có nhiều cơ chất thì có cơ chất cũng không gắn được vào trung tâm hoạt động 0,25
của enzim → phản ứng không xảy ra hoặc xảy ra kém hiệu quả.
b. Trung tâm hoạt động của enzim làm giảm năng lượng hoạt hóa và làm tăng tốc độ
phản ứng nhờ:
2
+ Hoạt động như một cái khuôn giúp cho sự định hướng của cơ chất vào trung tâm hoạt 0,25
(2.0)
động. 0,25
+ Gây tác động lên cơ chất làm kéo căng và bẻ cong các liên kết hóa học cần bị phân
giải, làm ổn định trạng thái chuyển tiếp → giảm năng lượng tự do cần phải hấp thụ để
đạt được trạng thái đó. 0,25
+ Tạo 1 vi môi trường thuận lợi cho 1 loại phản ứng riêng so với khi dung dịch không có
enzim. 0,25
+ Tham gia trực tiếp các phản ứng hóa học.
a. So sánh VK
- VK ôxi hóa lưu huỳnh sử dụng H2S làm nguồn cung cấp năng lượng. Chúng cần O2 0,25
làm chất nhận e- do đó thuộc nhóm VK hiếu khí bắt buộc.
- VK lưu huỳnh màu tía sử dụng H2S là nguồn cung cấp H+. Chúng không phát triển 0,25
được trong môi trường có O2 do vậy thuộc nhóm kị khí bắt buộc.
b. Thí nghiệm
3 - Đĩa 1 không có khuẩn lạc mọc. 0,25
(2,0) - Giải thích: Trong đĩa 1 chủng I không tổng hợp được alanin, chủng II không tổng hợp
được triptôphan nên cả hai chủng không sống được.
- Đĩa 2 có khuẩn lạc mọc. 0,25
- Giải thích: Trong thời gian 90 phút, 2 chủng tiếp hợp với nhau để tạo nên chủng lai
nguyên dưỡng với cả 2 loại aa trên  trong đĩa 2 VK vẫn tự tổng hợp được Tryp và Ala
 VK phát triển bình thường.
c. - Nhóm 1 là các vi khuẩn khử sunphat (SO 42–  H2S). Chất cho electron là H2, chất 0,25
nhận electron là SO42–. Kiểu dinh dưỡng của chúng là hoá tự dưỡng.
- Nhóm 2 là các vi khuẩn phản nitrat hoá (NO3–  N2). Chất cho electron là H2 (cũng có
thể là H2S, So), chất nhận electron là ôxi của nitrat. Kiểu dinh dưỡng của chúng là hoá tự 0,25
dưỡng.
- Nhóm 3 là những vi khuẩn và Archaea sinh mêtan (CO2  CH4). Chất cho electron là
H2 (cũng có thể là H2O), chất nhận electron là ôxi của CO 2. Kiểu dinh dưỡng của chúng 0,25
là hoá tự dưỡng.
- Nhóm 4 gồm các vi khuẩn lên men (biến cacbôhidrat thành axit hữu cơ) Chất cho e - là
chất hữu cơ, chất nhận e- là axit hữu cơ và các vi khuẩn amôn hoá kị khí prôtêin (thành 0,25
axit amin, NH3) chất cho e- là chất hữu cơ, chất nhận e- là NH3. Kiểu dinh dưỡng của
chúng là hoá dị dưỡng.
a. - Virus herpes có hệ gen là ADN sợi kép và sinh sản trong nhân tế bào chủ, sử dụng 0,25
phối hợp các enzim của tế bào chủ và enzim của virut để phiên mã và tái bản ADN của
chúng.
- Trong trường hợp của các hecpes virus, bản sao ADN của virus có thể tồn tại trong 0,25
nhân tế bào của một số loại tế bào thần kinh giống như những nhiễm sắc thể nhỏ. Ở đó,
chúng có thể duy trì trạng thái tiềm tan cho đến khi một sự căng thẳng sinh lí hay cảm
xúc kích hoạt một chu kì sản sinh virus hoạt động mạnh mới.
- Các virus mới này lây nhiễm những tế bào khác gây nên triệu chứng phồng rộp điển
hình của virus herpes như herpes môi hay herpes hệ sinh dục. 0,25
Vì vậy, khi một người nào đó đã bị nhiễm virus herpes, triệu chứng phồng rộp có thể
xuất hiện rải rác suốt cuộc đời của người đó.
b. - Prôtêin gai vỏ ngoài của virut được tổng hợp tại ribôxôm của lưới nội chất hạt. Sau
khi được dịch mã (tổng hợp), nó được đóng gói trong túi tiết rồi chuyển đến thể Golgi. 0,25
- Trong khoang thể Golgi, nó được gắn thêm gốc đường để tạo thành glicoprotein.
4 - Glicoprotein được đóng gói trong túi vận chuyển để đưa tới màng sinh chất rồi cài xen
(2,0) vào màng tế bào chủ.
- Khi virut nảy chồi, màng tế bào đã gắn sẵn glicoprotein gai của virut sẽ bị cuốn theo và 0,25
hình thành vỏ ngoài của virut.
c.
Tiêu chí phân Chu trình nhân lên của
Chu trình nhân lên của HIV
biệt phagơ ôn hòa
Tế bào LymphoT-CD4 của người. 0,125
Tế bào chủ Tế bào vi khuẩn.
Virus hấp phụ lên bề mặt tế Virus hấp phụ lên bề mặt tế bào 0,125
Hấp phụ bào chủ nhờ thụ thể ở gai chủ nhờ thụ thể trên vỏ ngoài.
đuôi.
Bao đuôi chọc thủng màng tế Màng ngoài dung hợp với màng tế 0,125
bào chủ và bơm ADN vào bào chủ và đẩy nucleocapsit vào
Xâm nhập
trong tế bào chủ. trong tế bào chủ.
0,125
ADN của phagơ cài xen vào ARN của virus tiến hành sao chép
NST của vi khuẩn và tồn tại ngược hình thành phân từ ADN
Cài xen cùng với vi khuẩn trong một kép rồi mới cài xen vào NST của
thời gian. tế bào chủ và tồn tại cùng tế bào
chủ một thời gian.
ADN virus tách khỏi hệ gen ADN virus không tách khỏi hệ 0,125
Sinh tổng hợp vi khuẩn, tiến hành sao chép, gen mà tiến hành phiên mã tạo ra
tổng hợp ARN và protein để nhiều ARN, từ đó tổng hợp nên
hình thành các bộ phận của các phân tử protein và các bộ phận
virus mới. khác của virus. 0,125
Các virus mới ồ ạt phá vỡ tế Các nucleocapsit đi ra ngoài lấy
bào chủ chui ra ngoài. một phần màng tế bào chủ để tạo
Phóng thích ra vỏ ngoài của virus, không phá
vỡ tế bào mà làm cho tế bào bi teo
lại.
a. - Đó là hoocmôn axit abxixic (AAB). AAB duy trì trạng thái ngủ của hạt, khi thiếu
AAB, hạt gỡ bỏ trạng thái ngủ và nảy mầm. 0,25
- Vai trò của AAB: Ức chế sự sinh trưởng của cành, lóng; làm khí khổng đóng; duy trì
trạng thái ngủ nghỉ của hạt, chồi; hình thành tầng rời; chống “stres’’ (giúp cơ thể TV
0,25
chống lại các điều kiện bất lợi như hạn, sâu bệnh,...)
b. - Auxin kích thích sự phân hóa rễ, xitokinin kích thích sự phân hóa chồi. 0,25
- Điều khiển sự phát sinh hình thái của mô callus:
+ Auxin/xitôkinin cao → kích thích sự hình thành rễ.
5 + Tăng nồng độ xitôkinin → kích thích sự hình thành chồi 0,25
(2,0)
c. - Dựa trên số giờ chiếu sáng cụ thể (15 giờ) chúng ta chưa thể kết luận được đây là cây 0,5
ngày ngắn hay cây ngày dài vì cây ngày ngắn thực chất là cây đêm dài và độ dài đêm
phải tối thiểu bằng độ dài đêm tới hạn thì cây mới ra hoa. Tương tự đối với cây ngày dài
thì độ dài đêm tối đa là bằng độ dài đêm tới hạn cần để cây ra hoa. Vì vậy ta chưa biết
được 9 giờ tối đối với cây này là tối đa hay tối thiểu.
- Để xác định được chính xác đó là cây ngày dài hay ngay ngắn ta phải bố trí thí nghiệm
với các lô có thời gian tối lớn hơn hoặc ít hơn 9 giờ để xem cây có ra hoa hay không. 0,5
Dựa vào đó ta mới xác định được 9 giờ tối là tối đa hay tối thiểu và xác đinh được là cây
ngày ngắn hay cây ngày dài.
1. - Quá trình quang hợp của cây ngô không giảm. 0,25
- Giải thích: Vì ngô là thực vật C 4 thích hợp sống trong môi trường ánh sáng cao, nhiệt
0,25
độ
cao, nồng độ CO2 giảm, nồng độ O2 tăng. Trong điều kiện đó quang hợp vẫn xảy ra bình
thường.
2.a. Nguyên tắc:
- Khả năng hấp thụ CO2 của Ba(OH)2:
6 CO2 + Ba(OH)2 = BaCO3↓ + H2O 0,25
(2.0) - Chuẩn độ Ba(OH)2 dư bằng HCl:
Ba(OH)2 + 2HCl = BaCl2 + 2H2O
(Màu hồng) (Mất màu hồng)
- Đo lượng HCL còn dư. 0,25
b.* Sắp xếp: B: 21ml; A: 18 ml; C: 16 ml 0,25
* Giải thích:
- Bình B: có quá trình quang hợp → CO 2 giảm → Tiêu tốn nhiều HCl nhất. - Bình C: có 0,25
quá trình hô hấp thải CO2 → CO2 tăng → tiêu tốn ít HCl nhất. 0,25
- Bình A: không quang hợp, không hô hấp → lượng HCl không đổi. 0,25
7 a. Sự vận chuyển nước bị ngừng trệ.
(2,0)
- Vận chuyển nước ở thực vật nhờ 3 động lực: Lực hút do thoát hơi nước; áp suất rễ; lực
0,25
liên kết giữa các phân tử nước và giữa các phân tử nước và thành mạch.
0,125
- Khi có một bọt khí hình thành trong mạch gỗ làm đứt gãy sự liên tục của dòng nước.
- Các phân tử nước ở trên bọt khí có thể dâng cao lên nhưng các phân tử dưới bọt khí bị
bẻ gãy liên kết. Do đó dòng mạch gỗ bị ngưng trệ. 0,125
b. - Sau thời gian mưa ẩm nitrat trong đất bị rửa trôi, ức chế quá trình cố định nitơ trong 0,25
đất.
0,25
- Đất thiếu đạm → cây thiếu nitơ dẫn đễn lá bị vàng.
c. - 2 nguyên tố là Mg, Fe.
- Thiếu Mg: Biểu hiện vàng ở các lá già, vì Mg di chuyển tự do trong cây được nên sẽ 0,25
được huy động cho các mô non đang sinh trưởng mạnh.
- Thiếu sắt biểu hiện vàng lá ở các lá non, vì Fe khó di chuyển trong cây, không có hiện 0,25
tượng ưu tiên huy động cho các mô còn non đang sinh trưởng mạnh.
- Vào những ngày nắng nóng, cây mất nước, hàm lượng axit abxixic tăng  khí khổng
đóng lại.
- Có lợi: Hạn chế sự mất nước của cây, cây không bị héo chết. 0,25
- Có hại:
+ Khí khổng đóng sẽ hạn chế sự lấy CO2 của cây, làm giảm cường độ quang hợp.
+ Khí khổng đóng làm cho nồng độ O2 cao hơn nồng độ CO2 trong mô lá  hiện tượng
hô hấp sáng (ở thực vật C3). 0,25
a. Trâu, bò ăn cỏ (chủ yếu chứa xenlulose, ít chất đạm và chất béo) mà vẫn to lớn được
vì:
- Tuy thức ăn ít chất dinh dưỡng nhưng lượng nhiều nên cũng đủ bù nhu cầu protein cần 0,125
thiết.
- Trong dạ dày của trâu bò có 1 số lượng lớn vi sinh vật sẽ được tiêu hóa ở dạ múi khế là 0,125
nguồn cung cấp protein quan trọng cho cơ thể.
- Chúng tận dụng triệt để được nguồn nitơ trong ure: 0,25
Ure đi theo đường máu vào tuyến nước bọt. Ure trong nước bọt lại được vi sinh vật
trong dạ dày sử dụng để tổng hợp các hợp chất chứa nitơ mà chủ yếu là protein, cung cấp
cho cơ thể động vật nhai lại.
b.- Quá trình tiêu hóa prôtêin bị gián đoạn.
- Vì dạ múi khế có chức năng của một dạ dày điển hình, dạ múi khế tạo ra pepsin, pepsin 0,25
thủy phân các phân tử prôtêin thành các pôlipeptit, các pôlipeptit được enzim tiêu hóa ở
ruột thủy phân thành axit amin. Nếu cắt bỏ dạ múi khế thì không tiêu hóa được prôtêin.
- Khi không có dạ múi khế thì sẽ không có HCl cho nên không gây được phản ứng mở
8 môn vị để đưa thức ăn xuống ruột.
(2,0) - không có HCl nên không diệt được các mầm bệnh trong thức ăn. 0,25
c. aldosteron cao, K+ trong máu giảm, lượng Na+ thải giảm, thể tích dịch ngoại bào tăng.
- Renin làm biến đổi angiotensinogen thành angiotensin II. angiotensin II gây co mạch
máu đến thận, làm giảm áp lực lọc, giảm nước tiểu. Đồng thời angiotensin II kích thích 0,25
vỏ tuyến trên thận tiết aldosteron -> aldosteron cao.
- aldosteron kt ống lượn xa tăng cường tái hấp thu Na+ và nước, thải K+ => K+ trong máu
giảm, Na+ thải giảm.
- Nước cũng được tái hấp thu => Huyết áp tăng => áp lực lọc tăng => thể tích dịch 0,25
ngoại bào tăng.
d. - Thiếu ADH → Hạn chế sự tái hấp thụ nước. 0,25
- Thiếu thụ thể ADH → Hạn chế sự tái hấp thụ nước
=> Lượng nước tiểu thải nhiều. 0,25
- Đột biến kênh nước trên màng tế bào ống góp.
9 a. - Khi cá vào lưới, cá hoạt động cơ nhiều do vùng vẫy.
(2,0) - Cơ hoạt động nhiều, mật độ cao ở trong lưới → thiếu oxi → cơ hô hấp kị khí sản sinh 0,25
nhiều axit lactic.
- Axit lactic tích lũy nhiều trong cơ → làm giảm pH máu → giảm ái lực giữa Hb và oxi
làm tăng phân li HbO2, giảm kết hợp giữa Hb và oxi; nồng độ ôxi trong nước thấp → cá
thiếu ôxi và chết. 0,25
- Mặt khác, hoạt động va chạm mạnh có thể gây tổn thương cho cá.
b. 4 Nguyên nhân
- Do chế độ ăn uống không phù hợp:
+ Ăn mặn, ăn nhiều prôtêin → tăng áp suất thẩm thấu của máu → tăng tái hấp thu nước 0,125
→ tăng thể tích máu → tăng huyết áp.
+ Ăn nhiều chất béo, thức ăn chứa nhiều côlestêrôn → xơ vữa động mạch → độ đàn hồi
của thành mạch giảm, lòng mạch hẹp lại → tăng huyết áp. 0,125
- Do tuổi tác: Tuổi càng cao → mức độ xơ hóa của động mạch tăng → huyết áp tăng.
- Do stress, lo âu hồi hộp kéo dài: Kích thích hệ thần kinh giao cảm → tăng nhịp tim, 0,125
nhịp thở, gây co mạch → tăng huyết áp.
- Do nguyên nhân di truyền. 0,125
c. Glucôzơ trong máu tăng lên trên mức bình thường → áp suất thẩm thấu của máu tăng 0,5
→ tăng hấp thu nước → giảm nồng độ glucôzơ trong máu → V máu tăng, khoảng cách
giữa các phân tử máu xa nhau hơn → tăng ma sát với thành mạch và giữa các phân tử
máu với nhau → làm tăng áp lực lên thành mạch => Có nguy cơ cao huyết áp cao hơn
người bình thường.

d. * Phản xạ tăng hô hấp:


- Nồng độ CO2 máu tăng -> kích thích thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang
xungTK
ĐM cảnh  trung khu hô hấp -> tăng nhịp và độ sâu hô hấp (phản xạ tăng cường
HH) -> tăng thải CO2, nhận O2. 0,25

- Nồng độ CO2 máu tăng -> CO2 khuếch tán vào dịch não tủy tăng -> tăng nồng độ H +
dịch não tủy -> kích thích thụ thể hóa học trung ương (nằm sát trung khu HH) gây tăng
HH.
- Thông qua hiệu ứng Bohr: gây tăng phân li O2.
* Phản xạ tăng huyết áp:
- Phản xạ tăng áp: Nồng độ O2 máu giảm, CO2 tăng -> thụ thể hóa học ở xoang ĐM cảnh 0,25
và cung ĐM chủ -> Xung TK -> trung khu điều hòa tim mạch ở hành não -> dây giảo
cảm -> Tim -> tim đập nhanh, mạnh, mạch máu co -> HA tăng.
10 a.
(2,0) Xinap hóa học Xinap điện
- Khe xinap rộng, có bóng xinap chứa - Khe xinap hẹp, khe xináp các kênh ion
các chất môi giới trung gian. nối thông với nhau, không có bóng hóa học 0,25

và chất trung gian hóa học.


- Xung thần kinh truyền theo một chiều - Xung thần kinh truyền hai chiều.
từ chùy xinap nơron trước đến thụ thể
0,25
màng sau xinap nơron tiếp theo hoặc cơ
quan đáp ứng.
Dẫn truyền chậm, một chiều nhất định, Dẫn truyền nhanh, hai chiều khó kiểm soát
dễ kiểm soát và điều chỉnh. và điều chỉnh.
0,25
b. Hoạt động của bơm Na – K là cần thiết để duy trì điện thế nghỉ. Với bơm bất hoạt, 0,25
chênh lệch nồng độ Na và K sẽ dần biến mất -> không duy trì được điện thế nghỉ.
c. - Độ lớn của điện thế hoạt động xuất hiện ở hai nơron khác nhau. 0,25
- Chênh lệnh nồng độ Na+ ở nơron B cao hơn nơron A nên khi kích thích Na + đi vào
trong nơron B nhiều hơn làm bên trong trở nên dương hơn vì thể độ lớn của điện hoạt 0,25
động xuất hiện ở nơron B lớn hơn.
d. Các cơ chế:
- Thiếu canxi huyết → giảm quá trình giải phóng axêtincôlin vào khe xinap → truyền tin
giảm → mất cảm giác.
- Thụ thể ở màng sau xinap bị phong bế. 0,25
- Đột biến gen quy định tổng hợp protein thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.
- Tác nhân hóa học làm biến tính enzim axêtincôlinesteraza → axêtincôlin không được
thủy phân → kết hợp với thụ thể → điện thế hoạt động xuất hiện liên tục → co cơ liên 0,25
tục,...

- HẾT -

SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN CHÍNH THỨC DỰ THI HSG
QUỐC GIA LỚP 12 NĂM HỌC 2016 – 2017
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: SINH HỌC - Vòng 2
SBD: …………………….…….. (Khóa thi ngày 14/9/2016)
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 02 trang, gồm 10 câu hỏi)

Câu 1: (2,5 điểm)


a. Nêu vai trò của intron trong cấu trúc gen phân mảnh. Những thay đổi nào trong trình tự các nucleotit
ở vùng intron có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể sinh vật?
b. So sánh hoạt động của operon lac (lactozơ) và operon tryp (tryptophan) trong điều hoà âm tính ở
E.coli.
Câu 2: (1,0 điểm)
Giải thích tại sao tần số xuất hiện hội chứng Đao do thừa một nhiễm sắc thể 21 lại phụ thuộc vào tuổi
của mẹ trong khi đó tần số hội chứng Đao do chuyển đoạn nhiễm sắc thể (thừa một vai dài của nhiễm sắc
thể 21) lại không phụ thuộc vào tuổi của mẹ.
Câu 3: (2,0 điểm)
Khi lai các cây hoa đỏ thuần chủng với các cây hoa trắng thuần chủng người ta thu được hàng nghìn
hạt F1. Đem gieo các hạt này, người ta nhận được tất cả các cây đều có hoa đỏ ngoại trừ một cây có hoa
trắng.
- Hãy đưa ra các giả thuyết có thể có về sự xuất hiện của cây hoa trắng. Làm thế nào em có thể kiểm tra
được giả thuyết nào là đúng? Giải thích? (Giả sử rằng không có sự ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu
hiện kiểu hình của kiểu gen).
Câu 4: (1,5 điểm)
a. Phân tích các đặc điểm của plasmid giúp nó có thể được sử dụng là công cụ (thể truyền) trong kĩ
thuật chuyển gen.
b. Khi nào thì người ta dùng thể truyền là virut và khi nào thì dùng thể truyền là plasmid?
Câu 5: (1,5 điểm)
Tính trạng chiều cao thân ở một loài thực vật do một gen gồm hai alen quy định. Cho các cây thân cao
tự thụ phấn, F1 thu được tỉ lệ kiểu hình 15 cây cao : 1 cây thấp. Lấy ngẫu nhiên 3 cây thân cao F 1, xác
suất để trong ba cây đó chỉ có một cây dị hợp là bao nhiêu?
Câu 6: (1,5 điểm)
Ở một loài thực vật, A quy định thân cao trội hơn a quy định thân thấp; B quy định hoa đỏ, trội hơn b
quy định hoa trắng; hai locus gen này phân li độc lập với nhau. Cho các cây thân thấp, hoa đỏ (P) giao
phấn với các cây thân thấp, hoa trắng, quần thể F1 thu được 87,5% thân thấp, hoa đỏ : 12,5% thân thấp,
hoa trắng.
a. Xác định tỷ lệ kiểu gen của các cây thân thấp, hoa đỏ ở thế hệ P.
b. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì tỷ lệ kiểu gen và tỷ lệ kiểu hình ở F2 như thế nào?
c. Cho các cây thân thấp, hoa đỏ ở thế hệ P giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì xác xuất để ở thế hệ con
xuất hiện thân thấp, hoa đỏ là bao nhiêu?
Câu 7: (2,0 điểm)
a. Tại sao các quần thể sinh vật trong tự nhiên luôn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên nhưng nguồn
biến dị di truyền của quần thể vẫn rất đa dạng mà không bị cạn kiệt?
b. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình hình thành loài mới bằng cách li sinh thái và hình
thành loài bằng đa bội hoá?
Câu 8: (3,0 điểm)
a. So sánh sự khác nhau về vai trò của chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình tiến
hoá nhỏ.
b. Khi chữa các bệnh nhiễm khuẩn bằng chất kháng sinh, người ta nhận thấy có hiện tượng vi khuẩn
quen thuốc, làm cho tác dụng diệt khuẩn của thuốc nhanh chóng giảm hiệu lực. Nêu cơ chế tiến hoá và cơ
chế di truyền làm cho gen kháng thuốc được nhân rộng trong quần thể vi khuẩn.
c. Một quần thể của cùng một loài sinh vật sau khi bị các trở ngại địa lí đã bị chia cắt thành hai quần thể
cách li (được gọi là quần thể A và B). Sau một thời gian dài bị cách li địa lí với nhau, các trở ngại địa lí
không còn nữa và hai quần thể lại tiếp xúc với nhau. Người ta nhận thấy khi quần thể A tiếp xúc với quần
thể B thì các con lai vẫn được tạo ra.
Hãy cho biết, các con lai có các đặc điểm sinh học như thế nào thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm cho quần thể
A và B dần hình thành hai loài khác nhau ngay cả khi các cá thể của quần thể B vẫn tiếp tục giao phối với
các cá thể của quần thể A cho ra các cá thể lai?
Câu 9: (3,0 điểm)
a. Mối quan hệ giữa sự đa dạng về loài và số lượng cá thể của mỗi loài biến đổi theo chiều hướng nào
khi đi từ cực đến xích đạo, từ bờ khơi ra đại dương, theo độ cao và độ sâu đáy biển, ở trạng thái phát triển
đỉnh cực của quần xã?
b. Trên một cánh đồng có 4 loài cỏ cùng sinh sống. Để xem xét thành phần các loài cỏ có bị thay đổi
hay không khi bón thêm một loại phân nhất định trên cánh đồng này thì cần phải bố trí các thí nghiệm như
thế nào? Giả sử kết quả thí nghiệm sau một thời gian dài bón phân mà số lượng loài bị giảm đi thì ta có thể
giải thích như thế nào?
c. Nếu nói rằng trong tự nhiên “mối quan hệ khác loài có loài được lợi, có loài bị hại hoặc không được
lợi cũng không bị hại” thì có hoàn toàn chính xác hay không? Giải thích.
Câu 10: (2,0 điểm)
a. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa nhân tố sinh thái phụ thuộc mật độ và nhân tố sinh thái không
phụ thuộc mật độ.
b. Hãy dự đoán và giải thích điều gì sẽ xảy ra nếu kích thước quần thể đã vượt quá sức chứa của môi
trường?
c. Vì sao sự phân chia mạnh nơi ở của quần thể có thể làm giảm độ đa dạng sinh học?

- HẾT –

SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN CHÍNH THỨC DỰ THI HSG
QUỐC GIA LỚP 12 NĂM HỌC 2016 – 2017
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: SINH HỌC - Vòng 2
(Khóa thi ngày 14/9/2016)

KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN CHÍNH THỨC HSG QG NĂM HỌC 2016 - 2017
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC
(Đáp án gồm 07 trang)

Câu Nội dung Điểm


a. - Vai trò của intron trong cấu trúc gen phân mảnh
Một số intron chứa các trình tự tham gia điều hoạt động của gen. Sự hiện diện của 0,25
intron làm hạn chế được tác động có hại của đột biến vì nếu đột biến thường là nguyên
khung xảy ra trong các vùng intron thì không ảnh hưởng đến thông tin di truyền.
Nhờ intron mà một gen có thể mã hoá cho nhiều hơn một loại chuỗi polipeptit thông
qua cơ chế cắt bỏ intron và nối exon trong quá trình tạo mARN trưởng thành, nhờ đó 0,25
tiết kiệm thông tin di truyền.
Các intron trong gen có thể thúc đẩy nhanh sự tiến hoá của các prôtêin nhờ quá trình 0,25
xáo trộn exon. Các intron làm tăng xác suất trao đổi chéo giữa các exon thuộc các gen
alen với nhau, nhờ đó có thể xuất hiện các tổ hợp có lợi.
- Sự thay đổi trình tự các nucleotit trong vùng intron có thể gây ra những hậu quả
nghiêm trọng cho cơ thể sinh vật trong các trường hợp sau: 0,25
Một số intron của gen này lại chứa trình tự điều hoà hoạt động của gen khác, nếu bị
đột biến sẽ làm cho sự biểu hiện của gen khác bị rối loạn, thể đột biến có thể bị chết 0,125
hoặc giảm sức sống.
Đột biến xảy ra ở các nucleotit thuộc hai đầu intron, làm sai lệch vị trí cắt intron, phức
hệ enzim cắt ghép không nhận ra được hoặc cắt sai dẫn đến làm biến đổi mARN
1 trưởng thành, cấu trúc polypeptit sẽ thay đổi và thường gây bất lợi cho sinh vật.
(2,5) 0,125
Đột biến làm biến đổi intron thành trình tự mã hoá axit amin, bổ sung thêm trình tự
nucleotit mã hoá axitamin vào các exon, làm cho chuỗi polypeptide dài ra, có thể
chuỗi polypeptit được tổng hợp sẽ có hại cho cơ thể sinh vật.

b. Giống nhau:
- Sự điều hoà của cả hai operon lac và tryp đều liên quan đến cơ chế điều hoà các gen
0,25
kiểu âm tính: nghĩa là, các operon này đều được “tắt” bởi prôtêin điều hoà tương ứng
của chúng (đều là các prôtêin ức chế do gen điều hoà tổng hợp).
- Sự điều hoà của cả hai operon lac và tryp đều tạo cho tế bào tiết kiệm năng lượng và
0,25
vật chất trong hoạt động sống của nó.
Khác nhau:
- Trong operon lac, các enzim tham gia vào con đường chuyển hoá lactozơ còn gọi là
0,25
các enzim cảm ứng do quá trình sinh tổng hợp chúng được gây cảm ứng bởi tín hiệu
hoá học (trong trường hợp này là allolactozơ). Theo nguyên tắc tương tự, trong operon
tryp các enzim do operon tryp mã hoá được gọi là các enzim ức chế.
- Trong operon tryp, khi tryptophan có sẵn trong môi trường hoặc khi lượng tích luỹ
trong tế bào của chúng đã đủ thì chính axit amin này kết hợp với prôtêin điều hoà tạo
thành phức hợp đồng ức chế liên kết vào trình tự O (operator) làm dừng quá trình
0,25
phiên mã. Ngược lại trong open lac, allolactose làm bất hoạt prôtêin điều hoà làm cho
prôtêin này không liên kết được vào trình tự O, nhờ đó quá trình phiên mã diễn ra.
- Vì cơ chế xuất hiện bệnh Đao do thừa một NST 21 có liên quan tới sự rối loạn của 0,5
2
NST trong phân bào giảm phân (rối loạn ở kì sau của phân bào II). Khi tuổi của
(1.0)
người mẹ càng cao thì các rối loạn phân bào xảy ra với tỉ lệ cũng càng cao.
- Trong khi cơ chế xuất hiện bệnh Đao do chuyển đoạn NST thì không liên quan đến
sự rối loạn phân bào, trường hợp này bệnh Đao có thể xuất hiện do tác động chủ yếu 0,5
của các tác nhân vật lí, hóa học hoặc sự co xoắn cực đại của NST xảy ra trong kỳ đầu
của giảm phân I => làm đứt gãy các nhiễm sắc thể. Các đoạn bị đứt sau đó nối lại với
nhau một cách ngẫu nhiên và thông thường người ta tìm thấy một vai dài của NST 21
sẽ gắn vào một vai dài của NST 14.
- Kết quả lai cho ra đời con F 1 tuyệt đại bộ phận có hoa đỏ, chứng tỏ kiểu hình hoa 0,25
đỏ là trội so với kiểu hình hoa trắng.
3 - Chỉ có một cây duy nhất cho hoa trắng => có thể là đã có đột biến xảy ra trong quá 0,25
(2,0) trình phát sinh giao tử ở cây hoa đỏ (cây bố hoặc cây mẹ).
- Giả thuyết 1: Đột biến biến gen trội (A) qui định màu hoa đỏ thành gen lặn (a) qui 0,25
định hoa trắng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử. Giao tử a này kết hợp
với giao tử a của cây hoa trắng => cây hoa trắng F1 có kiểu gen aa.
- Giả thuyết 2: Đột biến cấu trúc thuộc loại mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể chứa gen qui
định gen trội A ở cây hoa đỏ dẫn đến tạo ra giao tử không có gen A, giao tử này kết 0,25
hợp với giao tử chứa gen a tạo nên hợp tử chứa duy nhất một gen a làm cho cây có
màu hoa trắng. (Đột biến giả trội).
- Giả thuyết 3: Đột biến lệch bội đã xảy ra ở cây hoa đỏ. Trong quá trình giảm phân
cặp nhiễm sắc thể chứa cặp gen AA không phân li đã tạo ra giao tử thiếu một 0,25
nhiễm sắc thể mang gen A. Giao tử này kết hợp với giao tử mang gen a ở cây hoa
trắng tạo ra hợp tử và phát triển thành cây (2n-
1) chỉ chứa một gen a duy nhất cho ra kiểu hình hoa trắng.
- Kiểm tra bộ nhiễm sắc thể của cây hoa trắng F1. Nếu cây này thiếu một nhiễm sắc 0,25
thể so với bộ nhiễm sắc thể của các cây hoa đỏ F1 khác thì chứng tỏ giả thuyết đột
biến lệch bội (giả thuyết 3) là đúng.
- Nếu kiểm tra bộ nhiễm sắc thể của cây hoa trắng F1 mà thấy bộ nhiễm sắc thể có số 0,25
lượng bình thường nhưng một nhiễm sắc thể nào đó bị ngắn đi đôi chút so với nhiễm
sắc thể tương đồng còn lại thì chứng tỏ đã xảy ra đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể =>
chứng tỏ giả thuyết 2 đúng.
- Nếu kiểm tra bộ nhiễm sắc thể của cây F1 hoa trắng mà thấy bộ nhiễm sắc thể vẫn 0,25
bình thường cả về số lượng lẫn kích thước của các nhiễm sắc thể thì có thể kết luận
đột biến gen đã xảy ra. Lý do là đột biến gen chỉ làm thay đổi một hoặc một vài cặp
nuclêôtit nên nó quá nhỏ khiến ta không thể quan sát thấy sự thay đổi về kích thước
của nhiễm sắc thể mang gen đột biến => giả thuyết 1 đúng.
a. Thể truyền là phương tiện để vận chuyển, nhân bản hoặc biểu hiện các gen trong 0,25
công nghệ ADN tái tổ hợp.
- Các đặc điểm của plasmid:
+ Là các phân tử ADN kích thước nhỏ.
+ Mang trình tự tự khởi đầu tái bản ADN => giúp plasmid nhân đôi độc lập với nhiễm 0,125
sắc thể vi khuẩn. 0,125
+ Chứa vị trí cắt của một hay nhiều enzim giới hạn khác nhau. Đây chính là vị trí cài
của phân đoạn ADN cần chuyển vào thể truyền. 0,125
4 + Mang một dấu chuẩn chọn lọc cho phép phân lập được các tế bào mang vectơ tái tổ
0,125
(1,5) hợp và các tế bào không mang vectơ tái tổ hợp.
b. Phân biệt cách dùng thể truyền
Dùng thể truyền là virut khi Dùng thể truyền là plasmit khi
Kích thước đoạn ADN cần cài vào tế Kích thước đoạn ADN cần cài vào tế 0,25
bào chủ lớn. bào chủ nhỏ.
Tế bào chủ là vi khuẩn và cả sinh vật Tế bào chủ là vi khuẩn hoặc nấm men.
nhân thực. 0,25
Không cần nhiều bản sao của thể truyền Cần nhiều bản sao của thể truyền trong
0,25
trong mỗi tế bào chủ. mỗi tế bào chủ.
- P (thân cao tự thụ phấn), F1 được 93,75% cây cao, 6,25% cây thấp = 15:1.
 thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp Gọi A – thân cao, a – thân thấp 0,25
- Trong số các cây thân cao P gồm cả cây thân cao đồng hợp và cây thân cao dị hợp
(vì cây thân thấp F1 chỉ có thể sinh ra từ cây thân cao dị hợp tự thụ phấn). 0,25
- Gọi x là % cây thân cao dị hợp ở P => x(Aa x Aa) => F1: aa=x. 1/4
 x/4 = 1/16 = 0.0625 => x = 0.25
5 => cấu trúc di truyền của quần thể tại P là: 0.75AA : 0.25Aa
(1,5)  Cấu trúc di truyền của quần thể F1 là: 0,25
(0.75 + 1/4.0.25)AA + 1/2.0.25Aa + 1/4.0.25aa
0.8125AA + 0.125Aa + 0.625aa = 1
 13AA : 2Aa : 1aa 0,25
 Xác xuất lấy được 3 cây trong ba cây đó chỉ có một cây dị hợp là: (2/15) 1 x
0,5
(13/15)2 x C13 = 338/1125
a. Gọi tỷ lệ kiểu gen của các cây thân thấp, hoa đỏ là xaaBB : (1-x)aaBb, vì kiểu gen 0,25
của cây thân thấp là aa nên ta chỉ xét locus B,b.
 Tỷ lệ giao tử b trong các cây thân thấp, hoa đỏ P là: (1-x)/2.
Khi cho các cây thân thấp, hoa đỏ P giao phấn với thân thấp, hoa trắng ở đời con là
(1-x)/2 x 1 = 12,5%  1-x = 25%  x = 75%. 0,25
6 Tỷ lệ kiểu gen của các cây thân thấp, hoa đỏ P là: 0,75 aaBB : 0,25aaBb.
(1,5) b. Ta có tỷ lệ kiểu gen ở F1 là: 0,875 aaBb : 0,125 aabb.
Ta có tần số alen ở thế hệ F1 là: B = 0,4375, b = 0,5625  B = 7/16, b = 9/16
Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỷ lệ kiểu gen của quần thể F 1 tuân theo định luật 0,25
Hác đi – Vanbéc: 49/256 aaBB: 126/256aaBb: 81/256 aabb.
Vậy tỷ lệ kiểu hình F1 là: 175 thân thấp hoa đỏ: 81 thân thấp hoa trắng. 0,25
c. Tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ P: 0,75 aaBB: 0,25 aaBb.
Tần số tương đối của alen B = 7/8, b= 1/8. 0,125
- Khi cho các cây thâp thấp, hoa đỏ ở P giao phấn ngẫu nhiên thì tần số kiểu hình thân
thấp, hoa trắng ở thế hệ con là: 1/8 x 1/8 = 1/64. 0,125
Tần số kiểu hình thân thấp, hoa đỏ = 1- 1/64 = 63/64. 0,25
a.- Đột biến gen lặn mặc dù có hại nhưng vẫn được duy trì ở trạng thái dị hợp tử từ thế
hệ này sang thế hệ khác, sau đó sinh sản hữu tính được tổ hợp lại tạo ra nhiều biến dị
tổ hợp. Một số gen lặn có hại trong quần thể trong một số tổ hợp gen nhất đinh bị các 0,25
gen khác át chế không được biểu hiện hoặc có biểu hiện nhưng gặp môi trường mới
lại trở nên có lợi bổ sung nguồn biến dị di truyền cho chọn lọc tự nhiên.
- Nhiều đột biến xuất hiện là trung tính. Một gen có thể trung tính, không chịu tác
động của chọn lọc tự nhiên trong môi trường này nhưng trong môi trường khác lịa trở 0,25
nên có lợi.
- CLTN ủng hộ các các thể có kiểu gen dị hợp. Khi các cá thể dị hợp có sức sống cao
và khả năng sinh sản cao hơn các cá thể đồng hợp tử thì alen lặn có hại vẫn được duy 0,25
trì trong quần thể ở mức độ cân bằng nhất định.
- Chọn lọc phụ thuộc vào tần số khiến tần số các kiểu gen luôn dao động quanh một
giá trị cân bằng nhất định. Khi tần số kiểu hình nhất định được duy trì ở tần số thấp thì 0,25
có ưu thế chọn lọc còn khi gia tăng quá mức thì bị CLTN đào thải xuống mức độ thấp
chừng nào lấy được ưu thế chọn lọc.
b.

Đặc điểm Cách li sinh thái Đa bội hoá


Cơ chế Do sống ở những ổ sinh thái khác Do đột biến đa bội hoặc lai xa
7 dẫn đến nhau nên dưới tác động của các yếu tố kèm theo đa bội hoá làm cho
(2,0) cách li ngẫu nhiên, gioa phối không ngẫu bộ nhiễm sắc thể tăng lên bội
sinh sản nhiên trong quần thể (thường các các số của n. Nếu cơ thể đa bội 0,5
thể ở cùng một ổ sinh thái có khuynh lai trở lại với thế hệ P thì tạo
hướng giao phối với nhau và không ra con lai 3n bất thụ nên cách
giao phối với các cá thể thuộc các ổ li sinh sản hoàn toàn.
sinh thái khác do ít có cơ hội gặp gỡ
nhau), và các nhân tố tiến hoá khác
làm phân hoá vốn gen của quần thể bị
cách li, lâu dần có thể dẫn đến cách li
sinh sản và hình thành loài mới.
Tốc độ Các đặc điểm đặc trưng cho từng loài Các đặc điểm của loài được
hình được hình thành từ từ qua nhiều dạng hình thành nhanh chóng ngay 0,25
thành trung gian chuyển tiếp, diễn ra trong sau khi loài mới xuất hiện.
loài thời gian dài trong suốt quá trình hình
thành loài. Nguyên nhân do sự cách li
sinh thái thường không triệt để.
Đối Có thể xảy ra ở tất cả các sinh vật đặc Thường xảy ra ở thực vật.
tượng biệt là thực vật và động vật ít di động 0,25

a.
8 Chọn lọc tự nhiên Yếu tố ngẫu nhiên
(3,0) CLTN làm thay đổi từ từ tần số alen Các yếu tố ngẫu nhiên tác động làm thay 0,25
và thành phần kiểu gen theo một đổi tần số alen và thành phần kiểu gen một
hướng xác định. cách đột ngột, không theo một hướng xác
định.
Hiệu quả tác động của các yếu tố
ngẫu nhiên thường phụ thuộc vào Hiệu quả tác động của các yếu tố ngẫu
kích thước của quần thể (quần thể nhiên không phụ thuộc vào kích thước của 0,25
càng nhỏ thì hiệu quả tác động càng quần thể.
lớn).
Dưới tác động của CLTN, một alen Dưới tác động của các yếu tố không ngẫu
lặn có hại thường không bị đào thải nhiên thì các alen có hại (hoặc bất kì alen
hết hoàn toàn ra khỏi quần thể giao nào) cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn hoặc
phối. bất kì a len nào cũng có thể trở nen phổ 0,25
Chọn lọc tự nhiên có xu hướng tăng biến trong quần thể.
dần tần số alen có lợi.
Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
Kết quả của CLTN dẫn đến hình đưa đến sự phân hoá tần số alen và thành
thành quần thể thích nghi và hình phần kiểu gen và không có hướng, có thể
thành loài mới. làm cho quần thể rơi vào vòng xoáy tuyệt 0,25
chủng.
b. -Vi khuẩn có bộ nhiễm sắc thể đơn bội nên đột biến luôn xảy ra và gen kháng
thuốc kháng sinh có thể tồn tại sẵn trong quẩn thể vi khuẩn. 0,25
- CLTN có tác dụng làm phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của vi khuẩn, làm
cho những cá thể vi khuẩn có kiểu gen kháng thuốc tốt hơn và sống sót nhiều hơn và 0,25
truyền gen kháng thuốc cho con cháu của chúng (di truyền dọc qua sinh sản).
- Mặc dù có hình thức sinh sản chủ yếu là trực phân, nhưng vi khuẩn đồng thời có
một số hình thức sinh sản hữu tính “giả” gọi là tiếp hợp, tải nạp và biến nạp (di truyền 0,25
ngang) mang gen kháng thuốc từ bên ngoài vào cơ thể và làm cho gen kháng thuốc dễ
dàng phát tán trong quần thể.
- Vi khuẩn sinh sản nhanh nên gen kháng thuốc di truyền nhanh chóng và hình thành
quần thể vi khuẩn nhờn thuốc rất nhanh. 0,25
c. - Khi con lai AB được tạo ra có khả năng sinh sản kém hơn so với các cá thể con
“thuần chủng” của từng quần thể A và B thì những cá thể giao phối với các cá thể 0,5
khác giới thuộc cùng một loại quần thể sẽ sinh ra nhiều con hơn so với những cá thể
giao phối với đối tác khác quần thể.
- Khi đó chọn lọc tự nhiên sẽ “ủng hộ” các cặp giao phối trong cùng quần thể hơn là
các cặp giao phối khác quần thể. Lâu ngày chọn lọc tự nhiên sẽ phân hóa các quần thể 0,5
A và B thành các loài khác nhau.
9 a. - Từ cực đến xích đạo, số loài tăng, như số lượng cá thể mỗi loài giảm. 0,25
(3,0) - Từ bờ ra khơi số loài giảm, nhưng số lượng cá thể mỗi loài tăng. 0,25
- Từ thấp đến cao và từ mặt nước đến đáy sâu, số loài và số lượng cá thể mỗi loài đều 0,25
giảm.
- Ở trạng thái phát triển đỉnh cực, số lượng loài đạt tối đa, còn số lượng cá thể mỗi 0,25
loài đạt tối thiểu.
b.- Cần bố trí thí nghiệm như sau: Chia diện tích nghiên cứu thành hai lô có thành
phần loài và điều kiện môi trường như nhau, ngoại trừ ở một lô được bón thêm phân 0,5
(lô thí nghiệm), còn lô kia không được bón phân (lô đối chứng).
- Nếu kết quả thí nghiệm cho thấy ở lô đối chứng số loài không thay đổi còn ở lô
thực nghiệm có số lượng loài bị giảm đi thì có thể kết luận những loài còn lại có khả 0,5
năng cạnh tranh tốt trong điều kiện được bón phân nên phát triển mạnh dẫn đến cạnh
tranh loại trừ khiến một số loài bị chết.
c.* Trongquan hệ khác loài có loài sẽ được lợi, có loài sẽ bị hại hoặc không lợi cũng 0,25
không hại là không chính xác vì:
- Các mối quan hệ sinh thái đều là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên, biểu hiện
sự thích nghi của các lời sinh vật. 0,25
- Giá trị có lợi hay có hại, hoặc không có lợi cũng không bị hại chỉ mang tính cá thể
và cũng chỉ giới hạn trong một khoảng thời gian, không gian nhất định. Các trị số gọi 0,25
là có lợi hay có hại đối với từng cá thể trong các mối quan hệ khác loài là trị số đảm
bảo cho sự tồn tại và phát triển cho cả hệ thống sống mà các cá thể đó là thành viên.
- Còn đối với các cấp độ tổ chức sống trên mức cá thể thì tất cả các mối quan hệ đều
có giá trị về sự cân bằng sinh thái và tiến hóa của sinh vật, đảm bảo cho môi trường 0,25
phát triển bền vững.
a.
Nhân tố phụ thuộc mật độ Nhân tố không phụ thuộc mật độ
Nhân tố phụ thuộc quần thể là nhân tố Nhân tố không phụ thuộc mật độ là 0,25
ảnh hưởng đến kích thước quần thể mà nhân tố ảnh hưởng đến kích thước quần
mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào mật thể mà mức độ ảnh hưởng không phụ
độ ban đầu hoặc kích thước quần thể. thuộc vào mật độ ban đầu hoặc kích
thước quần thể.
Tỉ lệ sinh hoặc tỉ lệ tử vong của quần Tỉ lệ sinh hoặc tỉ lệ tử vong của quần
0,25
thể phụ thuộc vào mật độ quần thể: khi thể không phụ thuộc vào mật độ quần
mật độ quần thể tăng lên thì mức sinh thể: mức sinh sản và mức tử vong
sản sẽ giảm đi và mức tử vong sẽ tăng không thay đổi khi mật độ quần thể tăng
lên. lên.
Thường là các nhân tố sinh học như Thường là các yếu tố vật lý như thời
bệnh dịch, ký sinh trùng, sinh vật ăn tiết, thiên tai (ví dụ mùa đông khắc
thịt… sự cạnh tranh về thức ăn, nước nghiệt) hoặc sự có mặt của các hoá chất 0,25
uống, nơi ở giữa các sinh vật cùng loài độc hại…
hay khác loài.
b. - Nếu kích thước quần thể vượt qua sức chứa của môi trường thì sau đó kích thước
quần thể sẽ giảm nhanh, sau một thời gian nó sẽ quay về trạng thái cân bằng. 0,25
- Khi vượt qua sức chứa của môi trường, thì số lượng cá thể quá đông sẽ tạo nên sức
ép tới môi trường. Ngược lại, quần thể sẽ chịu tác động của các yếu tố môi trường,
10 dẫn đến giảm tỉ lệ sinh, tăng tỉ lệ tử, tăng xuất cư, giảm nhập cư... làm giảm kích
(2,0) 0,25
thước quần thể.
- Kích thước quần thể giảm thì sự đối kháng của môi trường cũng giảm đi và số lượng
cá thể của quần thể trở lại trạng thái cân bằng tương ứng với sức chứa của môi trường. 0,25
c. Sự phân chia mạnh nơi ở của quần thể làm giảm độ đa dạng sinh học, vì:
- Làm cho số lượng cá thể và diện tích nơi ở của quần thể quá nhỏ không đảm bảo cho một
số loài sống bình thường, các cá thể trong quần thể hạn chế ngẫu phối với nhau, do đó 0,25
hiện tượng nội phối gia tăng dẫn tới thoái hóa giống.
- Số lượng cá thể quần thể giảm mức quá thấp, quần thể không phục hồi được dẫn tới
diệt vong và ảnh hưởng tới các quần thể khác. 0,125

- Sẽ tạo nên nhiều nơi ở giáp ranh tạo điều kiện cho loài gây hại xâm thực, quần thể 0,125
không đủ chống lại loài xâm thực dẫn tới sự suy giảm.

Ghi chú: Phần bài tập, học sinh giải theo cách khác nếu đáp án đúng vẫn cho điểm tối đa.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI
ĐỒNG THÁP DỰ THI CẤP QUỐC GIA NĂM 2017
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC
Ngày thi: 21/6/2016
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề)
(Đề thi gồm có: 02 trang)
Câu 1: (2,0 điểm)
1) Các enzyme thủy phân có mặt trong bào quan lyzoxom đóng vai trò quan trọng trong việc tái chế các
vật chất có trong tế bào. Hãy chỉ ra các giai đoạn cùa quá trình hình thành những enzyme thủy phân có mặt
trong bào quan lyzoxom.
2) Khi các nhà nghiên cứu dược phẩm thiết kế thuốc cần phải vào tế bào thì họ thường gắn vào thuốc
nhóm methyl (- CH3) để phân tử thuốc dễ dàng đi vào trong tế bào. Ngược lại, khi các nhà khoa học thiết
kế thuốc cần hoạt động ngoài tế bào thì họ thường gắn vào đó nhóm tích điện để giảm khả năng thuốc đi
qua màng và vào tế bào. Giải thích?
Câu 2: (2,0 điểm)
1) Phân lập từ nước dưa chua thu được vi khuẩn Streptococcus faecalis. Nuôi vi khuẩn này trên môi
trường cơ sở gồm các chất sau đây: 1,0 gam NH 4CI; 1,0 gam K2HPO4; 0,2 gam MgSO4 ; 0,1 gam CaCl2;
5,0 gam glucôzơ; các nguyên tố vi lượng Mn, Mg, Cu, Co, Zn (mỗi loại 2.10-5 gam) và thêm nước vừa đủ 1
lít. Thêm vào môi trường cơ sở các hợp chất khác nhau trong các thí nghiệm từ 1 đến 3 dưới đây, sau đó
đưa vào tủ ấm 37°C và giữ trong 24 giờ, kết quả thu được như sau:
Thí nghiệm 1: môi trường cơ sở + axit folic không sinh trưởng.
Thí nghiệm 2: môi trường cơ sở + pyridoxin không sinh trưởng.
Thí nghiệm 3: môi trường cơ sở + axit folic + pyridoxin có sinh trưởng.
Dựa theo nguồn cung cấp năng lượng; nguồn cacbon; các chất thêm vào môi trường cơ sở thì vi khuẩn
Streptococcus faecalis có kiêu dinh dưỡng nào? Các chất thêm vào môi trường cơ sở có vai trò như thế nào
đối với vi khuẩn Streptococcus faecalis
2) Trong điều kiện nuôi ủ một chủng vi khuẩn ở 34° C, thời điểm bắt đầu nuôi cấy là 8 giờ 00 phút sáng
thì đến 15 giờ 30 phút chiều đếm được 7,24.105 vi khuẩn trong 1 cm3 và đến 19 giờ 30 phút cùng ngày đếm
được 9,62.108 vi khuẩn trong 1 cm3. Hãy tính tốc độ sinh trưởng (v) và thời gian thế hệ (g) của chủng vi
khuẩn này.
Câu 3: (2,0 điểm)
1) Trong phòng thí nghiệm, một sinh viên sử dụng 3 ống nghiệm dán nhãn A, B, C, trong số các ống
nghiệm này có 1 ống nghiệm chứa phagơ, 1 ống nghiệm chứa vi khuẩn E. coỉỉ chủng mẫn cảm với phagơ
và 1 ống nghiệm chứa hỗn họp dịch của 2 ống trên. Lấy một ít dịch từ mỗi ống nghiệm cấy lần lượt lên 3
đĩa thạch dinh dưỡng (đã đánh dấu tương ứng). Trình bày cách nhận biết 3 ông nghiệm trên và giải thích.
2) Chỉ ra 2 yếu tố nào là quan trọng nhất đối với khả năng xâm nhập của một loại virus lên tế bào chủ?
Câu 4: (2,0 điểm)
1) Hệ số hô hấp là gì? Một học sinh xác định hệ số hô hấp của hạt cây lúa và hạt cây hướng dương
nhưng khi ghi kết quả do vội vàng bạn ấy chỉ ghi RQ 1 = 0,3 và RQ2 = 1,0. Theo em hệ số hô hấp nào là hệ
số hô hấp của hạt cây lúa và hạt cây hướng dương? Giải thích.
2) Ở thực vật phân giải kị khí có thể xảy ra trong những trường hợp nào? Có cơ chế nào để thực vật tồn
tại trong điêu kiện thiếu oxi tạm thời không? Vì sao một số thực vật ở vùng đâm lầy có khả năng sống
được trong môi trường thường xuyên thiếu oxi?
Câu 5: (2,0 điểm)
1) Động lực vận chuyển các chất trong mạch gỗ (xilem) và mạch rây (phloem) ở cây thân gỗ khác nhau
như thế nào? Tại sao mạch rây phải là các tế bào sống, còn mạch gỗ thì không?
2) Ở thực vật, thế nào là cơ quan chứa? cơ quan nguồn? Theo em lá, củ là cơ quan chứa hay cơ quan
nguồn?
Câu 6: (2,0 điểm)
Sự hình thành điện thế nghỉ và điện thế hoạt động phụ thuộc vào sự chênh lệch và biến thiên sự chênh
lệch điện tích giữa hai phía của màng tế bào. Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động sẽ bị ảnh hưởng như thế
nào trong các trường hợp dưới đây? Giải thích.
Trường hợp 1: Màng tế bào tăng tính thấm với ion Na+.
Trường hợp 2: Dùng thuốc lâu ngày dẫn đến bơm Na+ - K+ bị yếu đi.
Trường hợp 3: Dùng thuốc gây ức chế chuỗi vận chuyển điện tử ở ti thể.
Trường hợp 4: Bơm NaCl vào phía ngoài màng tế bào.
Câu 7: (2,0 điểm)
1) Trong thực tế, có 3 biện pháp tránh thai thường được sử dụng: dùng bao cao su, viên thuốc tránh thai,
đặt vòng tránh thai. Hãy giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai trên?
2) Giải thích vì sao tim bơm máu vào động mạch thành từng đợt nhưng máu vẫn chảy trong mạch thành
từng dòng liên tục? Ở người, tại sao xơ vữa động mạch thường tạo ra hiện tượng cao huyết áp?
Câu 8: (2,0 điểm)
Ở tế bào nhân thực, quá trình nguyên phân tạo ra các tế bào có bộ nhiễm sẳc thể giống nhau và giống tê
bào ban đầu, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì đặc tính di truyền của tê bào từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Ngược lại, quá trình giảm phân xảy ra ở các tế bào sinh dục, từ tế bào lưỡng bội 2n ban
đầu, sau quá trình giảm phân tạo ra 4 tế bào con, mỗi tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một
nửa so với tế bào ban đầu. Bằng hiểu biết của mình, hãy:
1) So với quá trình nguyên phân như em đã học, giải thích tại sao quá trình tiến hóa “bỏ qua” mô hình
nguyên phân theo hình thức chia đôi bộ nhiễm sắc thể 2n của một tế bào thành 2 tế bào con 1n, sau đó từ
mỗi tế bào con 1n nhân đôi bộ nhiễm sắc thể để hình thành 2 tế bào lưõng bội 2n?
2) Ở hai tế bào sinh dục của một người, xét đến 2 cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc tương đồng ký
hiệu là AaBb tiên hành quá trình giảm phân hình thành giao tử. Hãy cho biết, về mặt lý thuyết quá trình
này tạo ra tối thiểu và tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau? Giải thích. Biết rằng sự phân ly nhiễm sắc
thể diễn ra hoàn toàn bình thường trong quá trình giảm phân.
Câu 9 (2.0 điểm)
Ở một gia đình, nghiên cứu sự di truyền của một căn bệnh di truyền hiếm gặp, các nhà di truyền tư vấn
xây dựng được phả hệ sau đây. Trong vai trò của một nhà di truyền tư vấn, em hãy:
1) Xác định quy luật di truyền chi phôi tính trạng
bệnh kể trên và giải thích.
2) Chỉ ra tất cả các cá thể có thể xác định được
kiểu gen từ phả hệ nói trên và giải thích.
3) Nếu người đàn ông số 4 có kiểu gen dị hợp,
tính xác suất để cặp vợ chồng 7-8 sinh được đứa con
tiếp theo là con trai bị bệnh.
Câu 10: (2,0 điểm)
Ở một loài thực vật, xét sự di truyền của 3 tính trạng màu sắc hoa, hình dạng quả và vị quả. Tiên hành
phép lai P thuân chủng giữa cây hoa đỏ, quả tròn, vị chua với cây hoa trắng, quả dài, vị ngọt được F 1 có
100% các cây hoa hồng, quả tròn, vị ngọt. Đem gieo các hạt F 1 và cho các cây này giao phấn với nhau, đời
sau thu được số lượng cây mỗi loại ở F2 như sau : 40 hoa hồng, quả tròn, vị ngọt: 20 hoa đỏ, quả tròn, vị
ngọt: 20 hoa hồng, quả tròn, vị chua : 20 hoa hồng, quả dài, vị ngọt: 20 hoa trắng, quả tròn, vị ngọt: 10 hoa
đỏ, quả tròn, vị chua : 10 hoa đỏ, quả dài, vị ngọt : 10 hoa trắng, quả tròn, vị chua : 10 hoa trăng, quả dài,
vị ngọt. Biết rằng, không có đột biến xảy ra, hãy:
1) Xác định quy luật di truyền chi phối mỗi tính trạng và kiểu gen của F1.
2) Xác định tỷ lệ kiểu gen và tỷ lệ kiểu hình ở đời con khi đem lai phân tích F1.
3) Có tối đa bao nhiêu kiểu gen và bao nhiêu kiểu hình có thể xuất hiện ở cả ba tính trạng trên.
--HỂT--
Họ tên thí sinh:………………………………………..Số báo danh:……………………………………..
Chữ ký GT1:………………………………………….Chữ ký GT2:……………………………………….

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI
ĐỒNG THÁP DỰ THI CẤP QUỐC GIA NĂM 2017
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC
Ngày thi: 21/6/2016
I. Hướng dẫn chung
1) Nếu học sinh làm bài không theo cách nêu trong đáp án nhưng đúng, chính xác, chặt chẽ thì cho đủ số
điểm của câu đó.
2) Việc chi tiết hóa (nếu có) thang điểm trong hướng dẫn chấm phải bảo đảm không làm sai lệch hướng
dẫn chấm và phải được thống nhất thực hiện trong tổ chấm.
II. Đáp án và thang điểm
Câu Nội dung trả lời Điểm
1 1) Các enzyme thủy phân có mặt trong bào quan lyzoxom đóng vai trò quan trọng
trong việc tái chế các vật chất có trong tế bào. Hãy chỉ ra các giai đoạn của quá trình
hình thành những enzyme thủy phân cỏ mặt trong bảo quan lyzoxom.
- Giai đoạn 1: Tông họp chuôi polypeptit ở riboxom liên kêt ở lưới nội chất hạt. 0,25
- Giai đoạn 2: Các chuỗi polypeptit được đưa vào khoang lưới nội chất hạt đế cuộn xoắn 0,25
và sửa đổi.
- Giai đoạn 3: Vận chuyển đến bộ máy golgi, đi qua các túi dẹt, qua mỗi túi protein được 0,25
chế biến, hoàn thiện thành enzyme.
- Giai đoạn 4: Tại mặt trans của bộ máy golgi, enzyme hoàn chỉnh được đóng gói thành 0,25
túi, giải phóng và tạo ra lyzoxom.
2) Khi các nhà nghiên cứu dược phâm thiêt kê thuôc cân phải vào tê bào thì họ
thường gắn vào thuốc nhóm methyl (- CH 3) để phân tử thuốc dễ dàng đi vào trong tế
bào. Ngược lại, khi các nhà khoa học thiết kế thuốc cần hoạt động ngoài tế bào thì họ
thường gắn vào đó nhóm tích điện để giảm khả năng thuốc đi qua màng và vào tế
bào. Giải thích?
- Màng tế bào là màng photpholipit: đầu ưa nước hướng ra ngoài, đầu kị nước hướng vào 0,5
trong và hướng vào nhau => chất kị nước đi qua màng dễ dàng, chất ưa nước khó đi trực
tiếp qua màng.
- Thuốc bị gắn thêm nhóm -CH 3 là nhóm chức kị nước nên thuốc sẽ có tính chất kị nước 0,25
=> dễ dàng qua lớp photpholipit kép vào trong tế bào.
- Thuốc bị gắn thêm nhóm tích điện sẽ có tính ưa nước nên khó đi qua màng tế bào => 0,25
hoạt động bên ngoài tế bào.
2 1) Phân lập từ nước dưa chua thu được vi khuẩn Streptococcus faecalis. Nuôi vi
khuẩn này trên môi trường cơ sở gồm các chất sau đây: 1,0 gam NH 4CI; 1,0 gam
K2HPO4; 0,2 gam MgSO4 ; 0,1 gam CaCl2; 5,0 gam glucôzơ; các nguyên tố vi lượng
Mn, Mg, Cu, Co, Zn (mỗi loại 2.10-5 gam) và thêm nước vừa đủ 1 lít. Thêm vào môi
trường cơ sở các hợp chất khác nhau trong các thí nghiệm từ 1 đến 3 dưới đây, sau
đó đưa vào tủ ấm 37°C và giữ trong 24 giờ, kết quả thu được như sau:
Thí nghiệm 1: môi trường cơ sở + axit folic không sinh trưởng.
Thí nghiệm 2: môi trường cơ sở + pyridoxin không sinh trưởng.
Thí nghiệm 3: môi trường cơ sở + axit folic + pyridoxin có sinh trưởng.
Dựa theo nguồn cung cấp năng lượng; nguồn cacbon; các chất thêm vào môi
trường cơ sở thì vi khuẩn Streptococcus faecalis có kiêu dinh dưỡng nào? Các chât
thêm vào môi trường cơ sở có vai trò như thế nào đối với vi khuẩn Streptococcus
faecalis?
- Theo nguồn năng lượng: là hóa dưỡng vì vi khuấn dùng năng lượng được tạo ra từ 0,25
chuyển hóa glucozơ thành axit lactic.
- Theo nguồn cacbon: là dị dưỡng vì glucozơ là nguôn cacbon kiến tạo nên các chất của tế 0,25
bào.
- Theo các chất thêm vào môi trường cơ sở: là vi khuấn khuyết dưỡng, vì thiếu 1 trong 2 0,25
chất trên vi khuẩn không phát triển được.
- Các chất folic, pyridoxin là các nhân tố sinh trưởng đối với vi khuấn nêu trên. Vi khuẩn
không thể tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng này và phải lấy từ bên ngoài môi 0,25
trường.
2) Trong điêu kiện nuôi ủ một chủng vi khuân ở 34° c, thời diêm băt đâu nuôi cây là
8 giờ 00 phút sáng thì đến 15 giờ 30 phút chiều đếm được 7,24.10 5 vi khuẩn trong 1
cm3 và đến 19 giờ 30 phút cùng ngày đếm được 9,62.10 8 vi khuẩn ừong 1 cm 3. Hãy
tính tốc độ sinh trưởng (v) và thời gian thế hệ (g) của chủng vi khuấn này.
t0 = 15h30 - 8h = 7,5(h); t = 19h30 - 8h = 11,5 (h)

0,5
+ Tốc độ sinh trưởng: v = =
0,5
+ Thời gian thế hệ: g = 1/v = = 0,3855 (h) = 23,1303 phút.
(Học sinh có thể trình bày cách khác, cho kết quả đúng vẫn đạt điểm tối đa)
3 1) Trong phòng thí nghiệm, một sinh viên sử dụng 3 ống nghiệm dán nhãn A, B, C,
trong số các ống nghiệm này có 1 ống nghiệm chứa phagơ, 1 ống nghiệm chứa vi
khuẩn E. coỉỉ chủng mẫn cảm với phagơ và 1 ống nghiệm chứa hỗn họp dịch của 2
ống trên. Lấy một ít dịch từ mỗi ống nghiệm cấy lần lượt lên 3 đĩa thạch dinh dưỡng
(đã đánh dấu tương ứng). Trình bày cách nhận biết 3 ông nghiệm trên và giải thích.
- Có 1 đĩa không thấy xuất hiện khuẩn lạc. 0,25
Đây là đĩa lấy mẫu cấy từ ống nghiệm chứa phagơ vì chúng có đời sống kí sinh nội bào 0,25
bắt buộc, không sống trong môi trường nhân tạo nên không xuất hiện khuẩn lạc.
- Có 1 đĩa xuất hiện khuẩn lạc. 0,25
Đây là đĩa lấy mẫu cấy từ ống nghiệm chứa vi khuẩn E.coli, vi khuẩn sinh trưởng trên môi 0,25
trường dinh dưỡng đặc nên tạo khuẩn lạc.
- Có 1 đĩa ban đầu xuất hiện khuẩn lạc nhưng sau đó tạo ra những vết tròn trong suốt trên 0,25
bề mặt thạch, đây là đĩa lấy dịch cấy từ ống nghiệm chứa hỗn hợp phagơ và vi khuẩn. Vì
có sự xâm nhập, nhân lên của phagơ độc nên ban đầu khuẩn lạc vẫn xuất hiện nhưng khi 0,25
số lượng phagơ trong tế bào lớn, phá vỡ tế bào nên không còn khuẩn lạc.
2) Chỉ ra 2 yếu tố nào là quan trọng nhất đối với khả năng xâm nhập của một loại
virus lên tế bào chủ?
- Sự phù hợp giữa kháng nguyên bề mặt của virus và thụ thể bề mặt của tế bào chủ theo 0,25
cơ chế chìa khóa ổ khóa.
- Số lượng virus phải đạt một giá trị nhất định gọi là ngưỡng lây nhiễm thì virus mới có 0,25
khả năng xâm nhập vào trong tế bào chủ.
4 1) Hệ số hô hấp là gì? Một học sinh xác định hệ số hô hấp của hạt cây lúa và hạt cây
hướng dương nhưng khi ghi kết quả do vội vàng bạn ấy chỉ ghi RQ 1 = 0,3 và RQ2 =
1,0. Theo em hệ số hô hấp nào là hệ số hô hấp của hạt cây lúa và hạt cây hướng
dương? Giải thích.
- Hệ số hô hấp (RQ) là tỉ số giữa số phân tử CO 2 thải ra và số phân tử O 2 lấy vào khi hô 0,25
hấp.
- RQ của hạt cây họ lúa bằng 1, RQ của hạt hướng dương 0,3 0,25
- Giải thích:
+ Nguyên liệu hô hấp của hạt cây họ lúa là cacbohidrat. 0,25
+ Nguyên liệu hô hấp của hạt hướng dương là lipit. 0,25
2) Ở thực vật phân giải kị khí có thể xảy ra trong những trường hợp nào? Có cơ chế
nào để thực vật tồn tại trong điêu kiện thiếu oxi tạm thời không? Vì sao một số thực
vật ở vùng đâm lầy có khả năng sống được trong môi trường thường xuyên thiếu
oxi?
- Khi rễ cây bị ngập úng, hạt ngâm trong nước hay cây trong điều kiện thiếu oxi. 0,25
- Có, lúc đó thực vật thực hiện hô hấp kị khí: đường phân và lên men. 0,25
- Một số thực vật có đặc điếm thích nghi:
+ Tổng họp các chất khử độc tố do điều kiện kị khí tạo ra trong tế bào của cơ thể. 0,25
+ Trong thân và rễ có hệ thống gian bào thông với nhau dẫn oxi từ thân xuống rễ. Rễ mọc
ngược lên để hấp thụ oxi không khí như rễ thở ở sú, vẹt, mắm... 0,25
5 1) Động lực vận chuyển các chất trong mạch gỗ (xilem) và mạch rây (phloem) ở cây
thân gỗ khác nhau như thế nào? Tại sao mạch rây phải là các tế bào sống, còn mạch
gỗ thì không?
- Mạch gỗ gồm các tế bào chết nối kế tiếp nhau tạo thành ống rỗng giúp dòng nước, ion 0,25
khoáng và các chất hữu cơ được tổng họp ở rễ di chuyển bên trong. Động lực vận chuyến
nước và muối khoáng trong mạch gỗ gồm ba lực: lực đẩy (áp suất rẽ), lực hút do thoát hơi
nước ở lá (lực chủ yếu), lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào
mạch gỗ.
- Mạch rây gồm các tể bào sống có vai trò vận chuyến các sản phấm đồng hoá ở lá cũng
như một số ion khoáng sử dụng lại đến nơi sử dụng hoặc nơi dự trữ. Động lực vận chuyển
của dòng mạch rây theo phương thức vận chuyển tích cực. 0,25
- Sự vận chuyến trong mạch rây là quá trình vận chuyến tích cực nên mạch rây phải là các
tê bào sông.
- Sự vận chuyên trong mạch gỗ không phải là vận chuyên tích cực. Do mạch gỗ là các tế 0,25
bào chết, có tác dụng làm giảm sức cản của dòng nước được vận chuyến ngược chiều
trọng lực trong cây. Đồng thời thành của những tế bào chết dày giúp cho ống dẫn không 0,25
bị phá huỷ bởi áp lực âm hình thành trong ống dẫn bởi lực hút do thoát hơi nước ở lá.
2) Ở thực vật, thế nào là cơ quan chứa? cơ quan nguồn? Theo em lá, củ là cơ quan
chứa hay cơ quan nguồn?
- Cơ quan nguồn là nơi sản xuất chất hữu cơ (đường) hoặc nơi tạo ra đường nhờ sự phân 0,25
giải tinh bột.
- Cơ quan chứa là nơi dự trữ hoặc sử dụng chất hữu cơ được mang đền từ nơi khác. 0,25
- Lá cây tùy giai đoạn: 0,25
+ Lá đang lớn là cơ quan chứa.
+ Lá đã trưởng thành được chiếu sáng đầy đủ là cơ quan nguồn.
- Củ: tùy theo mùa:
+ Mùa hè là cơ quan chứa dự trữ. 0,25
+ Mùa xuân: là cơ quan nguồn mang đường đến các chồi đang sinh trưởng.
6 Sự hình thành điện thế nghỉ và điện thế hoạt động phụ thuộc vào sự chênh lệch và
biến thiên sự chênh lệch điện tích giữa hai phía của màng tế bào. Điện thế nghỉ và
điện thế hoạt động sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trong các trường hợp dưới đây?
Giải thích.
Trường hợp 1: Màng tế bào tăng tính thấm với ion Na+.
Trường hợp 2: Dùng thuốc lâu ngày dẫn đến bơm Na+ - K+ bị yếu đi.
Trường hợp 3: Dùng thuốc gây ức chế chuỗi vận chuyển điện tử ở ti thể.
Trường hợp 4: Bơm NaCl vào phía ngoài màng tế bào.
- Trường hợp 1: Màng tế bào tăng tính thấm với Na+ => Na+ đi vào tế bào nhiều -> trung 0,5
hòa điện tích âm bên trong màng => điện thế nghỉ giảm hoặc mất => điện thế hoạt động
giảm.
- Trường hợp 2: Bơm Na+ - K+ có vai trò vận chuyến Na+, K+ chủ động đế duy trì sự
chênh lệch nồng độ giữa 2 bên màng. Bơm Na+ - K+ yếu đi => quá trình vận chuyến Na+ 0,5
, K+ giảm => giảm chênh lệch nồng độ ion giữa 2 bên màng => điện thế nghỉ giảm =>
điện thế hoạt động giảm.
- Trường hợp 3: Bơm Na+ - K+ cẩn năng hrợng ATP, thuốc ức chế chuỗi vận chuyến điện
tử làm giảm lượng ATP sinh ra => Bơm Na+ - K+ hoạt động yếu => điện thế nghỉ giảm 0,5
=> điện thế hoạt động giảm.
- Trường hợp 4: Bơm NaCl vào phía ngoài màng làm tăng nông độ Na+ bên ngoài màng 0,5
tế bào tăng sự chênh lệch Na+ bên trong và ngoài màng => điện thế nghỉ tăng => điện thế
hoạt động tăng.
7 1) Trong thực tế, có 3 biện pháp tránh thai thường được sử dụng: dùng bao cao su,
viên thuốc tránh thai, đặt vòng tránh thai. Hãy giải thích cơ sở khoa học của các biện
pháp tránh thai trên?
- Điêu kiện để có thai: trứng phải chín, rụng, được thụ tinh và họp tử được làm tô trong tử 0,25
cung.
- Cơ sở khoa học của việc sử dụng bao cao su là ngăn cản không cho trứng gặp tinh 0,25
trùng... 0,25
- Dùng viên thuốc tránh thai: ngăn cản quá trình phát triển của trứng và rụng trứng. 0,25
- Sử dụng dụng cụ tránh thai: ngăn cản quá trình làm tô của trứng đã được thụ tinh.
2) Giải thích vì sao tim bơm máu vào động mạch thành từng đợt nhưng máu vẫn
chảy trong mạch thành từng dòng liên tục? Ở người, tại sao xơ vữa động mạch
thường tạo ra hiện tượng cao huyết áp?
+ Do tính đàn hồi của động mạch
- Động mạch đàn hồi, dãn rộng ra khi tim co đẩy máu vào động mạch. Động mạch co lại 0,25
khi tim dãn.
- Khi tim co đẩy máu vào động mạch tạo cho động mạch một thế năng. Khi tim dãn, nhờ 0,25
tính đàn hồi động mạch co lại, thế năng của động mạch chuyển thành động năng đẩy máu
chảy tiếp.
- Động mạch lớn có tính đàn hồi cao hơn động mạch nhỏ do thành mạch có nhiều sợi đàn 0,25
hồi hơn.
+ Xơ vữa động mạch làm giảm thiết diện lòng ống mạch, thiết diện nhỏ làm tăng tốc độ 0,25
dòng máu và tăng áp lực của dòng máu vào thành mạch dẫn đến tăng huyết áp.
8 Ở tế bào nhân thực, quá trình nguyên phân tạo ra các tế bào có bộ nhiễm sẳc thể
giống nhau và giống tê bào ban đầu, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc duy
trì đặc tính di truyền của tê bào từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngược lại, quá trình
giảm phân xảy ra ở các tế bào sinh dục, từ tế bào lưỡng bội 2n ban đầu, sau quá
trình giảm phân tạo ra 4 tế bào con, mỗi tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể giảm
đi một nửa so với tế bào ban đầu. Bằng hiểu biết của mình, hãy:
1) So với quá trình nguyên phân như em đã học, giải thích tại sao quá trình tiến hóa
“bỏ qua” mô hình nguyên phân theo hình thức chia đôi bộ nhiễm sắc thể 2n của một
tế bào thành 2 tế bào con 1n, sau đó từ mỗi tế bào con 1n nhân đôi bộ nhiễm sắc thể
để hình thành 2 tế bào lưõng bội 2n?
- Quá trình nguyên phân bình thường, mỗi tế bào chứa các cặp nhiêm săc thể tương đồng 0,25
khác nguồn, trước khi tế bào phân chia, nhiễm sắc thế được nhân đôi. Việc nhân đôi rồi
mới phân chia đảm bảo mỗi tế bào con sinh ra có 1 bộ nhiễm sắc thế tương đồng khác
nguồn giống tế bào ban đầu.
- Quá trình nguyên phân theo mô hình bị bỏ qua sẽ tạo ra 2 tế bào còn n, sau đó tự nhân 0,25
đôi sẽ tạo ra tế bào 2n có các cặp NST giống hệt nhau và cùng nguồn gốc. Do vậy, hai tế
bào 2n sinh ra khác biệt bộ nhiễm sắc thể so với tế bào ban đầu.
Chú ý: Thí sinh có thể vẽ sơ đồ so sánh rồi đưa ra kết luận vẫn cho điếm tối đa.
2) Ở hai tế bào sinh dục của một người, xét đến 2 cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm
sắc tương đồng ký hiệu là AaBb tiên hành quá trình giảm phân hình thành giao tử.
Hãy cho biết, về mặt lý thuyết quá trình này tạo ra tối thiểu và tối đa bao nhiêu loại
giao tử khác nhau? Giải thích. Biết rằng sự phân ly nhiễm sắc thể diễn ra hoàn toàn
bình thường trong quá trình giảm phân.
* Nếu là quá trình phát sinh giao tử đực:
- Quá trình tạo tối đa 4 loại giao tử và tối thiểu 2 loại giao tử: 0,25
- Giải thích:
+ Một tế bào AaBb tiến hành giảm phân sẽ tạo ra 4 tinh trùng thuộc 2 loại: Hoặc 2 tinh 0,25
trùng AB và 2 tinh trùng ab, hoặc 2 tinh trùng Ab và 2 tinh trùng aB phụ thuộc vào cách
xếp hàng NST khác nhau ở kỳ giữa của giảm phân I.
+ Hai tế bào, AaBb nếu có cùng cách xếp hàng NST trong kỳ giữa giảm phân I sẽ tạo ra 8 0,25
tinh trùng thuộc 2 loại khác nhau, còn nếu cách xếp hàng khác nhau sẽ tạo tối đa 4 loại
tinh trùng khác nhau.
* Nếu là quá trình phát sinh giao tử cái:
- Quá trình tạo ra tối thiểu 1 loại trứng và tối đa 2 loại trứng vì mỗi tế bào sinh trứng chỉ 0,25
tạo ra 1 trứng, kèm theo 3 thể định hướng.
- Số loại trứng tối thiểu là 1 loại, nếu cách xếp hàng giống nhau và việc lựa chọn tế bào 0,25
nào phát triển thành trứng là như nhau.
- Số loại trứng tối đa là 2 nếu cách chọn tế bào nào phát triền thành trứng là khác nhau. 0,25
9 Ở một gia đình, nghiên cứu sự di truyền của một căn bệnh di truyền hiếm gặp, các
nhà di truyền tư vấn xây dựng
được phả hệ sau đây. Trong vai
trò của một nhà di truyền tư
vấn, em hãy:
1) Xác định quy luật di
truyền chi phôi tính trạng bệnh
kể trên và giải thích.
2) Chỉ ra tất cả các cá thể có
thể xác định được kiểu gen từ
phả hệ nói trên và giải thích.
3) Nếu người đàn ông số 4 có kiểu gen dị hợp, tính xác suất để cặp vợ chồng 7-8
sinh được đứa con tiếp theo là con trai bị bệnh.
1) Xác định quy luật di truyền chi phôi tính trạng bệnh kể trên và giải thích.
- Cặp vợ chồng 5 - 6 không mắc bệnh sinh ra con mắc bệnh chứng tỏ bệnh này do gen lặn 0,25
chi phối.
- Đứa con số 9 là con gái bị bệnh, nếu bệnh do gen lặn nằm trên NST X thì kiểu gen của
con gái số 9 là XaXa đã nhận 1 Xa từ bố 6 do đó bố 6 có kiểu gen là XaY - kiểu gen quy 0,25
định bệnh, trái thực tế, người bố 6 bình thường. Do vậy bệnh do gen lặn nằm trên NST
thường chi phối.
2) Chỉ ra tất cả các cá thể có thể xác định được kiểu gen từ phả hệ nói trên và giải
thích.
- Các cá thể 1, 3, 5, 6, 9 có thể xác định được kiểu gen 0,25
- Số 1 và số 9 bịnh bệnh nên có kiểu gen đồng hợp lặn aa. Số 3 nhận 1 gen a từ bố, người
này không bị bệnh nên có kiểu gen dị hợp Aa. Số 5 và 6 bình thường sinh ra con 9 bị bệnh 0,25
(aa) nên cả 5 và 6 đều mang gen a do đó đều có kiểu gen là Aa.
3) Nếu người đàn ông số 4 có kiểu gen dị hợp, tính xác suất để cặp vợ chồng 7-8 sinh
được đứa con tiếp theo là con trai bị bệnh.
- Cặp vợ chồng số 4 đều có kiểu gen dị hợp (theo đề ra, người số 4 dị hợp). Họ sinh ra con
số 7 không bị bệnh với tỷ lệ các kiểu gen 1/3AA : 2/3Aa. Tương tự, người số 8 là con của 0,5
cặp vợ chồng có kiểu gen dị hợp Aa nên người số 8 có tỷ lệ các kiểu gen là 1/3AA :
2/3Aa. 0,5
- Để sinh ra con bị bệnh cặp vợ chồng 7 và 8 phải dị hợp. Do vậy xác suất sinh con trai bị
bệnh là 2/3x2/3x1/4x1/2 = 1/18 = 5,55%
10 Ở một loài thực vật, xét sự di truyền của 3 tính trạng màu sắc hoa, hình dạng quả và
vị quả. Tiên hành phép lai P thuân chủng giữa cây hoa đỏ, quả tròn, vị chua với cây
hoa trắng, quả dài, vị ngọt được F1 có 100% các cây hoa hồng, quả tròn, vị ngọt.
Đem gieo các hạt F1 và cho các cây này giao phấn với nhau, đời sau thu được số
lượng cây mỗi loại ở F2 như sau : 40 hoa hồng, quả tròn, vị ngọt: 20 hoa đỏ, quả
tròn, vị ngọt: 20 hoa hồng, quả tròn, vị chua : 20 hoa hồng, quả dài, vị ngọt: 20 hoa
trắng, quả tròn, vị ngọt: 10 hoa đỏ, quả tròn, vị chua : 10 hoa đỏ, quả dài, vị ngọt :
10 hoa trắng, quả tròn, vị chua : 10 hoa trăng, quả dài, vị ngọt. Biết rằng, không có
đột biến xảy ra, hãy:
1) Xác định quy luật di truyền chi phối mỗi tính trạng và kiểu gen của F1.
- Xét tính trạng màu sắc hoa: P thuần chủng, đỏ X trắng -> F1 được 100% hồng, F2 phân 0,25
ly theo tỷ lệ 1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng chứng tỏ hiện tượng trội không hoàn toàn, quy luật phân
ly. Quy ước AA - đỏ, Aa - hồng, aa - trắng. Phép lai F1 X F1 là: Aa x Aa.
- Xét tính trạng hình dạng quả: F2 phân ly theo tỷ lệ 3 tròn: 1 dài, chứng tỏ hiện tượng trội 0,25
hoàn toàn, quy luật phân ly. Quy ước B - tròn, b - dài. Phép lai F1 x F1 là Bb x Bb.
- Xét tính trạng vị quả: F2 phân ly theo tỷ lệ 3 ngọt: 1 chua chứng tỏ hiện tượng trội hoàn 0,25
toàn, quy luật phân ly. Quy ước D - ngọt, d - chua. Phép lai F1 X F1 là Dd x Dd.
- Nếu 3 cặp gen phân ly độc lập, ta sẽ được đời sau phân ly theo tỷ lệ (1:2:1)(3:1)(3:1),
nhưng thực tế thu được tỷ lệ (1:2:1)(1:2:1), chứng tỏ hai cặp gen chi phối hình dạng quả 0,25

và vị quả cùng nằm trên 1 căp NST, F1 dị hợp tử chéo. Kiểu gen của F1 là Aa
2) Xác định tỷ lệ kiểu gen và tỷ lệ kiểu hình ở đời con khi đem lai phân tích F1.

- Phép lai phân tích: Aa x aa

0,25
Tạo ra đời con có tỷ lệ kiểu gen (lAa: laa) (l :1 ) = 1:1:1:1
- Tạo ra tỷ lệ kiến hình (1 hổng: 1 trắng)(l quả tròn, vi chua: 1 quả dài, vi ngot) = 1:1:1:1.
0,25
3) Có tối đa bao nhiêu kiểu gen và bao nhiêu kiểu hình có thể xuất hiện ở cả ba tính
trạng trên.
- Có tối đa 30 kiếu gen và 12 kiếu hình từ các cặp gen chi phối tính trạng kế trên. 0,25
- Giải thích: Xét cặp gen chi phối tính trạng màu sắc hoa, có tối đa 3 kiếu gen và 3 kiểu
hình. Xét 2 tính trạng hình dạng quả và vị ngọt, có tối đa 10 kiểu gen và 4 kiểu hình. 0,25
Chung cho cả ba tính trạng có 3x10 = 30 kiểu gen và 3x4 = 12 kiểu hình.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG CÁC MÔN VĂN HÓA CẤP THPT NĂM HỌC 2016 – 2017

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC - BẢNG KHÔNG CHUYÊN
(Đề thi gồm 08 câu; 02 trang) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 12/10/2016
Câu 1 (1,5 điểm)
1. Người ta làm thí nghiệm trồng 2 cây A và B trong một nhà kính ở nhiệt độ 25 0C và cường độ ánh
sáng bằng 1/3 ánh sáng mặt trời toàn phần. Khi tăng cường độ chiếu sáng (bằng 2/3 ánh sáng mặt trời toàn
phần) và tăng nhiệt độ (300C - 400C) trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường
độ quang hợp của cây B không giảm. Mục đích của thí nghiệm trên là gì? Giải thích.
2. Vì sao khi trồng cây cần phải xới đất cho tơi xốp?
Câu 2 (1,5 điểm)
1. Ở người, protein được biến đổi ở các bộ phận nào trong ống tiêu hóa? Quá trình tiêu hóa protein ở
bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao?
2. Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai? Giải thích.
a. Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ.
b. Tim của bò sát có 4 ngăn, máu vận chuyển trong cơ thể là máu không pha.
c. Ở người, khi uống nhiều rượu dẫn đến khát nước và mất nhiều nước qua nước tiểu.
Câu 3 (1,0 điểm)
1. Giải thích hiện tượng mọc vống của thực vật trong bóng tối.
2. Một nhóm học sinh trồng một loài thực vật trong các chậu và tiến hành các thí nghiệm sau:
+ Thí nghiệm 1: Chiếu sáng 14h, trong tối 10h → Cây ra hoa.
+ Thí nghiệm 2: Chiếu sáng 16h, trong tối 8h → Cây ra hoa.
+ Thí nghiệm 3: Chiếu sáng 13h, trong tối 11h → Cây không ra hoa.
a. Loài cây được tiến hành trong thí nghiệm trên thuộc nhóm cây ngày dài, cây ngày ngắn hay cây
trung tính? Giải thích.
b. Dự đoán và giải thích kết quả ra hoa của loài cây trên khi tiến hành thí nghiệm:
Chiếu sáng 12h, trong tối 12h (ngắt thời gian tối bằng cách chiếu xen kẽ ánh sáng đỏ và đỏ xa vào giữa giai
đoạn tối lần lượt là đỏ - đỏ xa – đỏ).
Câu 4 (1,0 điểm)
1. Sự phát triển qua biến thái hoàn toàn của sâu bướm mang lại cho chúng những điểm lợi và bất lợi
gì?
2. Ở trẻ em, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu iốt kéo dài thì thường có biểu hiện như thế nào? Giải thích.
Câu 5 (1,0 điểm)
1. Nếu một người bị hỏng thụ thể progesteron và estrogen ở các tế bào niêm mạc tử cung thì có xuất
hiện chu kì kinh nguyệt hay không? Khả năng mang thai của người này như thế nào? Giải thích.
2. Vì sao phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thường bị loãng xương?
Câu 6 (1,5 điểm)
1. Giải thích vì sao mã di truyền có tính đặc hiệu? Tính đặc hiệu của mã di truyền có ý nghĩa gì?
2. Một gen rất ngắn được tổng hợp trong ống nghiệm có trình tự nucleotit như sau:
Mạch 1: TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG XAT GTA
Mạch 2: ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX GTA XAT
Gen được dịch mã trong ống nghiệm cho ra một chuỗi polipeptit chỉ gồm 5 axit amin. Hãy xác định
mạch nào trong 2 mạch của gen nói trên được dùng làm khuôn để tổng hợp nên mARN và chỉ ra chiều của
mỗi mạch. Giải thích.
Câu 7 (1,5 điểm)
1. Sử dụng 5-BU để gây đột biến ở opêron Lac của E. coli thu được đột biến ở giữa vùng mã hóa của
gen LacZ. Hãy nêu hậu quả của đột biến này đối với sản phẩm của các gen cấu trúc.
2. Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Khi lai
cây mẹ hoa đỏ thuần chủng với cây bố hoa trắng, kết quả thu được F1 gồm hầu hết cây hoa đỏ và một số
cây hoa trắng. Giải thích về sự xuất hiện cây hoa trắng ở F1. Biết tính trạng màu hoa do gen trong nhân quy
định.
Câu 8 (1,0 điểm)
1. Bằng cách nào mà nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực có thể chứa được phân tử ADN dài hơn rất
nhiều lần so với chiều dài của nó?
2. Phân tích kết quả của các phép lai sau đây và viết sơ đồ lai trong mỗi phép lai đó. Biết một gen quy
định một tính trạng.
Phép lai Kiểu hình bố và mẹ Kiểu hình đời con
1 Xanh x vàng Tất cả xanh
2 Vàng x vàng 3/4 vàng: 1/4 đốm
3 Xanh x vàng 1/2 xanh: 1/4 vàng: 1/4 đốm

-------------Hết------------
( Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:…………………………………………………SBD:…………………………..
Cán bộ coi thi số 1:…………………………..Cán bộ coi thi số 2:………………………………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG CÁC MÔN VĂN HÓA CẤP THPT NĂM HỌC 2016 – 2017

HƯỚNG DẪN CHẤM


MÔN: SINH HỌC BẢNG KHÔNG CHUYÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Ngày thi: 12/10/2016
(gồm 06 trang)
Chú ý:
- Thí sinh làm theo cách khác nếu đúng thì cho điểm tối đa
- Điểm bài thi: 10 điểm
Câu Đáp án Điểm
1 1. Người ta làm thí nghiệm trồng 2 cây A và B trong một nhà kính ở nhiệt độ 25 0C và cường
1,5đ độ ánh sáng bằng 1/3 ánh sáng mặt trời toàn phần. Khi tăng cường độ chiếu sáng (bằng 2/3
ánh sáng mặt trời toàn phần) và tăng nhiệt độ (30 0C - 400C) trong nhà kính thì cường độ
quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không giảm. Mục đích
của thí nghiệm trên là gì? Giải thích.
- Mục đích thí nghiệm: Phân biệt thực vật C3 và C4 0,25
- Giải thích:
+ Ở nhiệt độ 250C là điểm tối ưu về nhiệt độ và cường độ ánh sáng bằng 1/3 ánh sáng mặt 0,25
trời toàn phần là điểm bão hòa ánh sáng của thực vật C3.
+ Khi tăng cướng độ ánh sáng và tăng nhiệt độ thì thực vật C 3 đóng khí khổng dẫn đến 0,25
xảy ra hô hấp sáng và làm giảm cướng độ quang hợp (trong thí nghiệm này là cây A).
+ Thực vật C4 chịu được cường độ ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao, không xảy ra hô hấp 0,25
sáng nên cường độ quang hợp không giảm (trong thí nghiệm này là cây B).
2. Vì sao khi trồng cây cần phải xới đất cho tơi xốp?
Khi trồng cây cần phải xới đất cho tơi xốp để:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho lông hút phát triển. 0,15
0,15
- Cung cấp ôxi cho hô hấp hiếu khí, hạn chế hô hấp kị khí ở rễ.
- Hạn chế quá trình phản nitrat xảy ra làm mất nitơ trong đất. 0,1
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển hóa muối khoáng từ dạng không tan sang 0,1
dạng hòa tan.
2 1. Ở người, protein được biến đổi ở các bộ phận nào trong ống tiêu hóa? Quá trình tiêu hóa
1,5đ protein ở bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao?
- Ở người, prôtêin được biến đổi ở dạ dày và ruột non. 0,125
- Tiêu hóa ở ruột non là quan trọng nhất vì: 0,125
+ Dạ dày chỉ có pepsin biến đổi protein thành các chuỗi polipeptit ngắn (khoảng 8 - 10 0,25
axit amin) cơ thể chưa hấp thụ vào máu được.
+ Ở ruột non có đầy đủ các em zim từ tuyến tụy, tuyến ruột tiết ra để phân giải hoàn toàn 0,25
các chuỗi polipeptit ngắn thành các axit amin cơ thể hấp thụ vào máu được
2. Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai? Giải thích.
a. Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ.
b. Tim của bò sát có 4 ngăn, máu vận chuyển trong cơ thể là máu không pha.
c. Ở người, khi uống nhiều rượu dẫn đến khát nước và mất nhiều nước qua nước tiểu.
a. Đúng do trong hệ tuần hoàn hở máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên máu 0,25
đi đến các cơ quan và bộ phận xa tim chậm, không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể vì
vậy thích hợp với động vật có kích thước cơ thể nhỏ.
b. Sai vì tim bò sát 4 ngăn chưa hoàn thiện (vách ngăn giữa 2 tâm thất là không hoàn 0,25
toàn)
nên có sự pha trộn máu ở tâm thất do đó máu vận chuyển trong cơ thể là máu pha.
c. Đúng do:
- Hoocmon ADH kích thích tế bào ống thận tăng cường tái hấp thụ nước trả về máu 0,125
lượng nước thải theo nước tiểu giảm.
- Rượu làm giảm tiết ADH giảm hấp thụ nước ở ống thận lượng nước tiểu tăng
0,125
mất nước áp suất thẩm thấu trong máu tăng kích thích vùng dưới đồi gây cảm giác
khát.
3 1. Giải thích hiện tượng mọc vống của thực vật trong bóng tối.
1,0đ - Hiện tượng mọc vống là hiện tượng cây trong bóng tối sinh trưởng nhanh một cách bất 0,25
thường, thân cây có màu vàng và yếu ớt, sức chống chịu kém.
- Vì trong tối, lượng chất kích thích sinh trưởng (auxin) nhiều hơn chất ức chế sinh 0,25
trưởng (axit abxixic) nên cây trong tối sinh trưởng mạnh hơn. Hơn nữa cây trong tối cũng
ít bị mất nước hơn.
2. Một nhóm học sinh trồng một loài thực vật trong các chậu và tiến hành các thí nghiệm
sau:
+ Thí nghiệm 1: Chiếu sáng 14h, trong tối 10h → Cây ra hoa.
+ Thí nghiệm 2: Chiếu sáng 16h, trong tối 8h → Cây ra hoa.
+ Thí nghiệm 3: Chiếu sáng 13h, trong tối 11h → Cây không ra hoa.
a. Loài cây được tiến hành trong thí nghiệm trên thuộc nhóm cây ngày dài, cây ngày ngắn
hay cây trung tính? Giải thích.
b. Dự đoán và giải thích kết quả ra hoa của loài cây trên khi tiến hành thí nghiệm:
Chiếu sáng 12h, trong tối 12h (ngắt thời gian tối bằng cách chiếu xen kẽ ánh sáng đỏ và đỏ
xa vào giữa giai đoạn tối lần lượt là đỏ - đỏ xa – đỏ).
a. Cây dài ngày vì cây ra hoa khi độ dài đêm tới hạn tối đa là 10h. 0,25
b. Cây ra hoa vì:
- Nếu chiếu bổ sung xen kẽ 2 loại ánh sáng thì lần chiếu cuối cùng có ý nghĩa và tác dụng 0,125
quan trọng nhất.
- Ánh sáng đỏ có bước sóng 660nm ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn nhưng kích thích 0,125
sự ra hoa của cây ngày dài
4 1. Sự phát triển qua biến thái hoàn toàn của sâu bướm mang lại cho chúng những điểm lợi
1,0đ và bất lợi gì?
- Điểm lợi: Mỗi giai đoạn có cách khai thác nguồn sống khác nhau, do đó chúng có thể 0,25
thích nghi tốt với sự thay đổi của môi trường.
- Điểm bất lợi: Do phải trải qua nhiều giai đoạn mà mỗi giai đoạn đòi hỏi một loại môi 0,25
trường riêng. Điều này làm tăng tính phụ thuộc vào môi trường. Mặt khác, vòng đời bị
kéo dài nên tốc độ sinh sản chậm kém ưu thế hơn trong tiến hóa.
2. Ở trẻ em, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu iốt kéo dài thì thường có biểu hiện như thế nào?
Giải thích.
- Biểu hiện: Chậm lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp. 0,25
- Giải thích: Iốt là thành phần của hoocmon tiroxin, thiếu iốt dẫn đến thiếu tiroxin
giảm quá trình chuyển hóa cơ bản, giảm sinh nhiệt của các tế bào, giảm quá trình phân 0,25
chia và lớn lên của tế bào. Đối với trẻ em, tiroxin có vai trò kích thích sự phát triển đầy
đủ của các tế bào thần kinh, đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của não bộ.
5 1. Nếu một người bị hỏng thụ thể progesteron và estrogen ở các tế bào niêm mạc tử cung thì
1,0đ có xuất hiện chu kì kinh nguyệt hay không? Khả năng mang thai của người này như thế
nào? Giải thích.
- Tử cung của người này không đáp ứng với estrogen và prgesteron nên không dày lên và 0,2
cũng không bong ra, do đó không có chu kì kinh nguyệt.
- Người này không có khả năng mang thai do niêm mạc tử cung không dày lên dẫn đến: 0,1
+ Trứng không thể làm tổ. 0,1
+ Nếu trứng làm tổ được cũng khó phát triển thành phôi do niêm mạc tử cung mỏng nên 0,1
thiếu chất dinh dưỡng cung cấp cho phôi, dễ bị sẩy thai.
2. Vì sao phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thường bị loãng xương?
- Ở giai đoạn tiền mãn kinh hàm lượng hoocmon estrogen giảm. Hoocmon này có tác
dụng kích thích lắng đọng canxi vào xương. Khi nồng độ estrogen giảm thì sẽ giảm lắng 0,25
đọng canxi vào xương do đó gây loãng xương.
- Ở giai đoạn mãn kinh thì nang trứng không phát triển, không có hiện tượng rụng trứng,
không có thể vàng buồng trứng ngừng tiết estrogen canxi không lắng đọng vào 0,25

xương bệnh loãng xương càng nặng.


6 1. Giải thích vì sao mã di truyền có tính đặc hiệu? Tính đặc hiệu của mã di truyền có ý
1,5đ nghĩa gì?
- Mã di truyền có tính đặc hiệu vì:
+ Khi dịch mã mỗi codon trên mARN chỉ liên kết đặc hiệu với 1 anticodon trên tARN
0,25
theo nguyên tắc bổ sung.
+ Mỗi tARN chỉ mang 1 loại axit amin tương ứng. Như vậy, chính tARN là cầu nối trung
gian giữa codon trên mARN với axit amin trên chuỗi polipeptit tương ứng mỗi codon 0,25
chỉ mã hóa 1 axit amin.
- Ý nghĩa:
+ Nhờ tính đặc hiện nên từ 1 mARN được dịch mã thành hàng trăm chuỗi polipeptit thì 0,125
các chuỗi polipeptit này đều giống nhau về trình tự axit amin.
+ Nếu mã di truyền không có tính đặc hiệu thì các chuối polipeptit này có cấu trúc khác 0,125
nhau không thực hiện được chức năng do gen quy định gây rối loạn hoạt động của
tế bào và cơ thể.
2. Một gen rất ngắn được tổng hợp trong ống nghiệm có trình tự nucleotit như sau:
Mạch 1: TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG XAT GTA
Mạch 2: ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX GTA XAT
Gen được dịch mã trong ống nghiệm cho ra một chuỗi polipeptit chỉ gồm 5 axit amin. Hãy
xác định mạch nào trong 2 mạch của gen nói trên được dùng làm khuôn để tổng hợp nên
mARN và chỉ ra chiều của mỗi mạch. Giải thích.
- Mạch 1 là mạch không để tổng hợp nên mARN vì: 0,25
Mạch 1: 5’TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG XAT GTA3’
mARN: 3’AUG UAX UAG UAA AGU UAG UUA AAG AUX GUA XAU5’
nếu đọc từ phải qua trái ta thấy bộ ba thứ hai TAX (trên mARN là AUG) là mã mỡ đầu
0,25
và sau 4 bộ ba kế tiếp ta gặp bộ ba kết thúc là AXT (trên mARN là UGA). Vì vậy ta có
thể xác định chiều của mỗi mạch như sau:
Mạch 1: 3’TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG XAT GTA5’
Mạch 2: 5’ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX GTA XAT3’
- Mạch 2 ta cũng gặp bộ ba mở đầu là TAX nhưng sau 4 bộ ba kế tiếp ta không gặp được 0,25
bộ ba kết thúc nào tương ứng với 3 bộ ba kết thúc trên mARN là UAA, UAG, UGA
7 1. Sử dụng 5-BU để gây đột biến ở opêron Lac của E. coli thu được đột biến ở giữa vùng mã
1,5đ hóa của gen LacZ. Hãy nêu hậu quả của đột biến này đối với sản phẩm của các gen cấu trúc.
- 5-BU gây đột biến thay thế nucleotit, thường từ A - T thành G - X. 0,15
- Vì đột biến ở giữa vùng mã hóa của gen LacZ nên có thể có 1 trong 3 tính huống xảy ra:
+ Đột biến câm: lúc này nucleotit trong gen LacZ bị thay thế, nhưng axit amin không bị 0,2
thay đổi (do hiện tượng thoái hóa của mã di truyền) sản phẩm của các gen cấu trúc
(LacZ, LacY và Lâc) được dịch mã bình thường.
+ Đột biến nhầm nghĩa (sai nghĩa): lúc này sự thay thế nucleotit dẫn đến sự thay thế axit
0,2
amin trong sản phẩm của gen LacZ (túc là enzym galalactozidaza), thường làm giảm hoặc
mất hoạt tính của enzym này. Sản phẩm của các gen cấu trúc còn lại (LacY và Lâc) vẫn
được tạo ra bình thường.
+ Đột biến vô nghĩa: lúc này sự thay thế nucleotit dẫn đến sự hình thành một mã bộ ba kết
0,2
thúc (stop codon sớm) ở gen LacZ, làm sản phẩm của gen này (galactozidaza) được tạo ra
không hoàn chỉnh (ngắn hơn bình thường) và thường mất c hức năng. Đồng thời, sản phẩm
của các gen cấu trúc còn lại - LacY (permeaza) và LacA (acetylaza) cũng không được tạo
ra.
2. Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa
trắng. Khi lai cây mẹ hoa đỏ thuần chủng với cây bố hoa trắng, kết quả thu được F 1 gồm
hầu hết cây hoa đỏ và một số cây hoa trắng. Giải thích về sự xuất hiện cây hoa trắng ở F 1.
Biết tính trạng màu hoa do gen trong nhân quy định.
Giải thích:
- Do đột biến gen lặn trong giao tử của cây mẹ: Cây mẹ có kiểu gen AA khi giảm phân
tạo 100% giao tử mang alen A, nhưng có một số giao tử mang alen A bị đột biến thành 0,25
giao tử mang alen a. Giao tử này kết hợp với giao tử mang alen a bên cây bố hình thành
cây hoa trắng.
- Do đột biến mất đoạn NST mang alen A trong giao tử của cây mẹ: Một số giao tử mang 0,25
alen A bên cây mẹ bị mất đoạn NST mang alen A. Khi giao tử này kết hợp với giao tử a
bên cây bố sẽ hình thành cây hoa trắng.
- Do đột biến lệch bội thể 2n - 1: Trong giảm phân bên cây mẹ cặp NST mang cặp alen
AA không phân li tạo giao tử (n + 1) có gen AA và giao tử (n - 1) không mang cặp NST 0,25
chứa alen A. Giao tử (n - 1) không mang A kết hợp với giao tử bình thường mang alen a
bên cây bố hình thành cây hoa trắng.
8 1. Bằng cách nào mà nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực có thể chứa được phân tử ADN dài
1,0đ hơn rất nhiều lần so với chiều dài của nó?
- NST ở sinh vật nhân thực có thể chứa được phân tử ADN có chiều dài hơn rất nhiều lần 0,1
so với chiều dài của nó là do sự gói bọc ADN theo các mức xoắn khác nhau trong NST:
+ Đầu tiên phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, đường kính vòng xoắn là 2nm. Đây là 0,1
dạng cấu trúc cơ bản của phân tử ADN.
+ Ở cấp độ xoắn tiếp theo, chuỗi ADN xoắn kép quấn quanh các cấu trúc protein histon
0,1

(gồm 8 phân tử histon, 1 vòng ADN tương ứng với 146 cặp nu) tạo thành cấu trúc
nucleoxom, tạo thành sợi cơ bản có đường kính 11nm.
+ Ở cấp độ tiếp theo, sợi cơ bản xoắn cuộn tạo thành sợ nhiễm sắc có đường kính 30nm. 0,1
+ Các sợi nhiễm sắc tiếp tục xoắn cuộn thành cấu trúc cromatit ở kì trung gian có đường 0,1
kính 300nm. Cấu trúc sợi tiếp tục đóng xoắn thành cấu trúc cromatit ở kì giữa của
nguyên
phân có đường kính 700nm, mỗi NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em có đường kình
1400nm
2. Phân tích kết quả của các phép lai sau đây và viết sơ đồ lai trong mỗi phép lai đó. Biết
một gen quy định một tính trạng.
Phép lai Kiểu hình bố và mẹ Kiểu hình đời con
1 Xanh x vàng Tất cả xanh
2 Vàng x vàng 3/4 vàng: 1/4 đốm
3 Xanh x vàng 1/2 xanh: 1/4 vàng: 1/4 đốm
- Từ phép lai 1 suy ra xanh trội so với vàng.
- Từ phép lai 2 suy ra vàng trội so với đốm. 0,2
- Từ phép lai 3 suy ra xanh trội so với đốm.
- Từ kết quả 3 phép lai các alen quy định màu sắc đều thuộc cùng một locut gen.
- Quy ước gen: Bx - xanh, Bv - vàng, Bd - đốm.
- Viết sơ đồ lai:
+ Phép lai 1: P: BxBx x Bv- 0,1
F1: BxBv ; Bx- (100%xanh).
+ Phép lai 2: P: BvBd x BvBd
F1: 1/4BvBv ; 2/4BvBd ; 1/4BdBd (3 vàng : 1 đốm). 0,1
+ Phép lai 3: P: BxBd x BvBd
0,1
F1: 1/4BxBv ; 1/4BxBv ; 1/4BvBd ; 1/4BdBd (2 xanh; 1 vàng ; 1 đốm).

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ

HẢI PHÒNG CÁC MÔN VĂN HÓA CẤP THPT NĂM HỌC 2016 – 2017

ĐỀ DỰ BỊ
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC - BẢNG KHÔNG CHUYÊN

(Đề thi gồm 08 câu; 02 trang) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 12/10/2016

Câu 1 (1,5 điểm)


1. Trong canh tác, để cây hút nước được dàng cần chú ý những biện pháp kĩ thuật nào?
2. Tại sao để tổng hợp một phân tử glucôzơ thực vật C4 và thực vật CAM cần nhiều ATP hơn so với
thực vật C3?
3. Khi quan sát 2 ruộng lúa đều có biểu hiện vàng lá, bạn Nam đã đưa ra kết luận như sau: Ruộng số
một do lúa thiếu Nitơ, ruộng số hai do lúa thiếu lưu huỳnh. Em hãy giải thích tại sao bạn Nam lại đưa ra
kết luận như vậy?
Câu 2 (1,5 điểm)
1. Tại sao tiêu hóa ở ruột non là giai đoạn tiêu hóa quan trọng nhất?
2. Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai? Giải thích.
a. Người đang hoạt động cơ bắp (đang nâng vật nặng) huyết áp tăng, vận tốc máu giảm.
b. Người sau khi nín thở vài phút thì tim đập nhanh hơn.
c. Ở người, khi hít phải khí CO thì huyết áp giảm.
d. Khi nghỉ ngơi, vận động viên thể thao có nhịp tim thấp hơn người bình thường nhưng lưu lượng tim
vẫn giống người bình thường.
Câu 3 (1,0 điểm)
1. Một loài thực vật ra hoa trong điều kiện chiếu sáng tối đa 12h/ngày. Một nhóm học sinh đã tiến hành
trồng loài thực vật đó trong các chậu và tiến hành thí nghiệm chiếu sáng trong các điều kiện sau:
+ Thí nghiệm 1: Chiếu sáng l0h. trong tối 14h.
+ Thí nghiệm 2: Chiếu sáng 12h, trong tối 12 giờ (ngắt giữa thời gian tối bằng cách chiếu sáng trong vài
phút).
+ Thí nghiệm 3: Chiếu sáng 14h, trong tối l0h
a. Loài thực vật trên là cây ngày dài, cây ngày ngẳn hay cây trung tính? Giải thích.
b. Dự đoán kết quả ra hoa của loài thực vật đó trong các thí nghiệm trên? Giải thích
2. Những nét hoa văn tự nhiên trên đồ gỗ có xuất xứ từ đâu?
Câu 4 (1,0 điểm)
1. Sự phát triển qua biến thái hoàn toàn cửa sâu bướm mang lại cho chúng những điểm lợi và bất lợi gì?
2. Với ba dạng người: người bình thường; người bé nhỏ; người khổng lồ, các dạng người đó liên quan
đến một loại hoocmon tác động vào những người đó ở giai đoạn trẻ em. Hoocmon đó do tuyến nội tiết nào
tiết ra và tác động như thế nào lên ba dạng người trên?
Câu 5 (1,0 diểm)
1. Sự tăng vả giảm nồng độ progesteron gây tác dụng như thế nào đối với FSH, LH?
2. Trình bày sự biến động của hoocmon progesteron và estrogen trong thai kì. Sự biến động của các
hoocmon này trong thai kì khác với biến động của các hoocmon này trong chu kì kinh nguyệt như thế nào?
Vi sao có sự khác biệt đó?
Câu 6 (1,5 điểm)
1. Hãy chi ra ít nhất hai điểm khác biệt giữa một gen cấu trúc điển hình của sinh vật nhân sơ với một
gen cấu trúc điển hình của sinh vật nhân thực.
2. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong các cấu trúc và các cơ chế di truyền như thế nào?
Câu 7 (1,5 điểm)
1. Giả sử trong một gen có một bazơ nitơ loại X trở thành dạng hiếm X *. Gen này nhân đôi 3 lần. Hãy
cho biết:
a. Quá trình trên có thể làm phát sinh dạng đột biến nào?
b. Có tối da bao nhiêu gen đột biến được tạo ra?
2. Ở một loài thực vật 2n, do đột biến tạo nên cơ thể cỏ kiểu gen AAaa
a. Xác định dạng đột biến và giải thích cơ chế hình thành thể đột biến trên.
b. Để tạo thể đột biến trên, người ta thường sử dụng hoá chất gì và tác động vào giai đoạn nào của chu
kì tế bào?
Câu 8 (1,0 điểm)
1. Hãy nêu 3 sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp NST khác nhau trong các giao
tử. Giải thích vì sao mọi sự kiện đó đều có thể tạo nên các loại giao tử khác nhau như vậy?
2. Ở một loài các gen trội là trội hoàn toàn. Cho phép lai sau:
P: AaBbDd X AaBbDd
Xác đinh tỉ lệ kiểu hình trội 1 tính trạng của F1?
------------------Hết------------------
(Thi sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG CÁC MÔN VĂN HÓA CẤP THPT NĂM HỌC 2016 – 2017
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ DỰ BỊ MÔN: SINH HỌC BẢNG KHÔNG CHUYÊN
Ngày thi: 12/10/2016
(gồm 06 trang)

Câu Nội dung trả lời Điểm


1 1. Trong canh tác, để cây hút nước được dàng cần chú ý những biện pháp kĩ thuật
1,5 nào?
đ Biện pháp kĩ thuật để cây hút nước dễ dàng: Làm cò, sục bùn, xới đất kĩ để cây hô hấp tốt
tạo điều kiện để cho quá trình hút nước chủ động. 0,25
2. Tại sao để tổng hợp một phân tử glucôzơ thực vật C 4 và thực vật CAM cần nhiều
ATP hơn so với thực vật C3?
- Theo chu trinh Canvin, để hình thành 1 phân tử glucozơ cần 18ATP.
- Ở thực vật C3 pha cố định CO2 chỉ diễn ra theo chu trình Canvin. 0,25
- Ở thực vật C4 và thực vật CAM, ngoài chu trinh Canvin còn thêm chu trình C4 cẩn thêm
6 ATP để hoạt hoá axit piruvic (AP) thành phosphoenolpiruvatc (PEP). 0,25
3. Khi quan sát 2 ruộng lúa đều có biểu hiện vàng lá, bạn Nam đã đưa ra kết luận
như sau: Ruộng số một do lúa thiếu Nitơ, ruộng số hai do lúa thiếu lưu huỳnh. Em
hãy giải thích tại sao bạn Nam lại đưa ra kết luận như vậy?
Bạn Nam đưa ra kết luận như vậy vì:
- Khi thiếu N, màu vàng biểu hiện trước ở lá già, sau đó đến lá non => Ruộng số 1: biểu 0,25
hiện vàng lá chủ yếu ở lá già.
- Khi thiếu S, màu vàng biểu hiện trước ở lá non, sau đó đến lá già => Ruộng số 2: Biểu 0,25
hiện vàng lá chủ yếu ở lá non.
- Do khi thiếu N, thực vật có thể huy động nguồn N từ các lá già phía dưới để cung cấp
cho các phần đang tăng trưởng, đối với S thi không có khả năng di động này. 0,25
2 1. Tại sao tiêu hóa ở ruột non là giai đoạn tiêu hóa quan trọng nhất?
1,5 - Vì ở miệng và dạ dày thức ăn mới chỉ biến đổi chù yếu về mặt cơ học nhờ răng và cơ 0,2
đ thành dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho sự biến đổi hóa học chủ yếu ở ruột. Ở ruột, nhờ
có đầy đủ các loại enzim để biến đổi tất cả các loại thức ăn chưa được biến đổi (lipit) hoặc
mới chỉ biến đổi một phần thành các phân tử tương đối đơn giản như mantozo và chuỗi
polypeptit ngắn.
- Chi riêng protein là loại thức ăn có cấu trúc phức tạp phải trải qua quá trình biến đổi
cũng rất phức tạp, cần tới 7 loại enzim khác nhau, trong đó ở dạ dày chỉ cỏ pepsin biến 0,15
đổi thành các polypeptit chuỗi ngắn (khoảng 8 đến 10 aa). Còn lại là do các enzim từ
tuyến tụy và tuyến ruột tiết ra phân cắt các chuỗi polypeptit đó ở các vị trí xác dịnh, cuối
cùng thảnh các axitamin. Các enzim đó là: tripsin, chimotrípsin, cacboxipeptidaza,
tripeptidaza. 0,15
- Ngoài ra ruột non còn có chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng vào máu nhờ các lông ruột
2. Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai? Giải thích.
a. Người đang hoạt động cơ bắp (đang nâng vật nặng) huyết áp tăng, vận tốc máu
giảm.
b. Người sau khi nín thở vài phút thì tim đập nhanh hơn.
c. Ở người, khi hít phải khí CO thì huyết áp giảm.
d. Khi nghỉ ngơi, vận động viên thể thao có nhịp tim thấp hơn người bình thường
nhưng lưu lượng tim vẫn giống người bình thường.
a. Sai vì người đang hoạt động cơ bắp tăng tiêu thụ O 2 ở cơ và tăng thải CO2 vào máu; 0,25
nồng độ oxy trong máu thấp, nồng độ CO2 trong máu cao, thụ quan hoá học ở xoang động
mạch cảnh và cung động mạch chủ bị kích thích gửi xung thần kinh về trung khu điều hoà
tim mạch làm tim đập nhanh và mạnh, do vậy tăng liều lượng máu qua tim làm tăng huyết
áp và vần tốc máu.
b. Đúng do sau khi nín thở nồng độ O 2 trong máu giảm và nồng độ CO 2 trong máu tăng 0,25
thụ quan hoá học ở xoang động mạch cảnh và cung động mạch chủ bị kích thích gửi xung
thần kinh về trung khu điều hoà tim mạch làm tim đập nhanh và mạnh.
c. Sai vi khí CO gắn với hemôglôbin làm giám nồng độ ôxy trong máu do dó làm tăng 0,25
nhịp tim, tăng huyết áp
d. Đúng do cơ tim cảa vận động viên khỏe hơn cơ tim người bình thường nên thề tích tâm 0,25
thu tăng. Nhờ thể tích tâm thu tăng nên nhịp tim giảm đi vẫn đảm bảo được lưu lượng tim,
đảm bảo lượng máu cung cấp cho các cơ quan.
3 1. Một loài thực vật ra hoa trong điều kiện chiếu sáng tối đa 12h/ngày. Một nhóm
học sinh đã tiến hành trồng loài thực vật đó trong các chậu và tiến hành thí nghiệm
chiếu sáng trong các điều kiện sau:
+ Thí nghiệm 1: Chiếu sáng l0h. trong tối 14h.
+ Thí nghiệm 2: Chiếu sáng 12h, trong tối 12 giờ (ngắt giữa thời gian tối bằng cách
chiếu sáng trong vài phút).
+ Thí nghiệm 3: Chiếu sáng 14h, trong tối l0h
a. Loài thực vật trên là cây ngày dài, cây ngày ngẳn hay cây trung tính? Giải thích.
b. Dự đoán kết quả ra hoa của loài thực vật đó trong các thí nghiệm trên? Giải thích
a. Loài thực vật trên là cây ngày ngắn vì ra hoa trong điều kiện chiếu sáng tối đa là 12h - 0,25
tối tối thiểu là 12h.
b.
+ Thí nghiệm 1: Cây ra hoa vì thời gian tối lớn hơn 12h. 0,15
+ Thí nghiệm 2: Cây không ra hoa vi đã ngắt thời gian tối thành 2 đêm ngắn nhỏ hơn 12h. 0,15
+ Thí nghiệm 3: Cây không ra hoa vì thời gian tối nhỏ hơn 12h. 0,15
2. Những nét hoa văn tự nhiên trên đồ gỗ có xuất xứ từ đâu?
- Sinh trưởng thứ câp là sự sinh trưởng theo chiều ngang của thân và rễ do hoạt động của 0,1
mô phân sinh bên ở cây Hai lá mầm. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ cỏ
màu sáng đậm khác nhau
- Nét hoa văn trên đồ gỗ là các vòng đồng tâm với màu sáng tối khác nhau đó là các vòng 0,1
năm do tầng sinh bần bên trong thân cây tạo ra do sự phân chia tế bào.
+ Các hoa văn này không đều nhau do sự phát triển không đều của cây. 0,1
4 1. Sự phát triển qua biến thái hoàn toàn cửa sâu bướm mang lại cho chúng những điểm lợi
1,0 và bất lợi gì?
đ - Điểm lợi: Mỗi giai đoạn có cách khai thác nguôn sồng khác nhau, do đó chúng có thể
thích nghi tốt với sự thay dối của môi trường
- Điểm bất lợi: Do phái trải qua nhiều giai đoạn mà mồi giai đoạn đòi hỏi một loại mỏi
trường riêng. Điều này làm tăng tính phụ thuộc vào môi trường. Mặt khác vòng đời bị kéo
dài nên tốc dộ sinh sản chậm => kém ưu thế hơn trong tiến hóa
2. Với ba dạng người: người bình thường; người bé nhỏ; người khổng lồ, các dạng người đó
liên quan đến một loại hoocmon tác động vào những người đó ở giai đoạn trẻ em. Hoocmon
đó do tuyến nội tiết nào tiết ra và tác động như thế nào lên ba dạng người trên?
* Là hoocmon sinh trưởng do tuyến yên sản xuất ra tác dộng vào giai đoạn trẻ em: 0,25
- Nếu tiết ít hậu quá người bé nhỏ.
- Nếu tiết nhiều hậu quả người khổng lồ.
- Nếu tiết bình thường người phát triển bình thường
* Nguyên nhân: 0,25
- Hoocmon sinh trưởng tiết quá nhiều vào giai đoạn trẻ em dẫn đến quá trình phân chia tế
bào tăng => sổ lượng tế bào và kích thước tế bào tăng phát triển thành người khổng lồ.
- Nếu tiết ít => ảnh hưởng tới sự phân chia, lớn lên của tế bào => người bé nhỏ.
5 1. Sự tăng vả giảm nồng độ progesteron gây tác dụng như thế nào đối với FSH, LH?
1,5 - Nồng độ progesteron tăng lên làm niêm mạc tử cung phát triển, dày, xốp và xung huyết 0,25
đrể chuẩn bị đón hợp tử làm tổ và đồng thời ức chế tuyến yên tiết FSH và LH nang trứng
không phát triển, không chín và rụng.
- Nồng độ progesteron giảm gây bong niêm mạc tử cung xuất hiện kinh nguyệt và giảm
ức chế lên tuyến yên, làm tuyến yên tiết ra FSH và LH. 0,25
2. Trình bày sự biến động của hoocmon progesteron và estrogen trong thai kì. Sự biến động
của các hoocmon này trong thai kì khác với biến động của các hoocmon này trong chu kì
kinh nguyệt như thế nào? Vi sao có sự khác biệt đó?
* Trong thai kì: hai loại hoocmon này liên tục tăng từ khi phôi lảm tổ đến khi sinh 0,1
* Điểm khác biệt so với trong chu kì kinh nguyệt:
- Estrogen biến động theo chu kì, trải qua 2 đỉnh: 0,2
+ Đỉnh thứ nhất vào trước ngày trứng rụng.
+ Đỉnh thứ 2 vào nửa sau của chu kì.
- Progesteron có nồng độ thấp trong suốt nửa đầu chu kì. Cuối chu kì nồng độ cả 2
hoocmon đều giảm, và giảm thấp nhất vào giai đọan thấy kinh ở chu kì tiếp theo.
* Nguyên nhân của sự khác biệt: Khi trứng được thụ tinh làm tổ trong tử cung, 2 tháng 0,2
đầu nhau thai tiết HCG để duy trì thể vàng, nhờ đó thể vàng tiết progestêron và estrogen.
Từ tháng thứ 3 trở đi, HCG bắt dầu giảm, thể vàng thoái hóa, nhau thai thay thế thể vàng
tiết progesterone và estrogen làm tăng nồng độ 2 hoocmon này trong máu
6 1. Hãy chi ra ít nhất hai điểm khác biệt giữa một gen cấu trúc điển hình của sinh vật nhân
1,5 sơ với một gen cấu trúc điển hình của sinh vật nhân thực.
đ Gen ở sinh vật nhân sơ Gen ở sinh vật nhân thực 0,5
- Là gen không phân mảnh có vùng mã - Là gen phản mảnh: vùng mả hóa có
hóa liên tục => khi phiên mã mỗi gen chỉ những đoạn mã hóa xen kẽ những đoạn
tạo một loại mARN có trình tự nucleotit không mã hóa khi phiên mã từ 1 gen có
xác định mã hóa một chuỗi polipeptit có thể tạo ra nhiều loại mARN trưởng thành
trình tự axit amin nhất định khác nhau mã hóa cho các chuỗi polipeptit
- Các gen liên quan về chức năng thường khác nhau.
sắp xếp thành cụm có chung một cơ chế - Các gen thường sắp xếp riêng lẻ mỗi gen
điều hòa các gen hoạt động hoặc bất hoạt có 1 cơ chế điều hòa riêng. Khi phiên mã
cùng lúc. Khi phiên mã các gen được các gen được phiên mã riêng lẻ, mỗi
phiên mARN là bản sao của gen xác định.
mã cùng lúc tạo ra 1 mARN là bản sao của
nhiều gen khác nhau.
2. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong các cấu trúc và các cơ chế di truyền như thế nào?
Nguyên tắc bô sung là nguyên tắc cặp đôi giữa các bazơ nitơ theo nguyên tắc: 1 bazơ nitơ 0,25
có kích thước lớn (A, G) liên kết với 1 bazơ nitơ có kích thước bé (T, U, X). NTBS thể
hiện:
- Trong cấu trúc di truyền:
+ Cấu trúc ADN: các nu trên 2 mạch liên kết với nhau theo NTBS: A mạch này liên kết 0,1
với T mạch kia bằng 2 liên kết hidro, G mạch này liên kết với X mạch kia bẳng 3 liên kết
hidro và ngược lại.
+ Câu trúc tARN và rARN: có các đoạn cục bộ, các nuclêotit trên 1 mạch liên kết theo
NTBS: A liên kết với U bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro và 0,1
ngược lại.
- Trong các cơ chế di truyền:
+ Trong quá trình tự nhân đôi ADN: Các nucleolit tự do trong môi trường liên kết vởi các 0,1
nucleotit trên mạch khuôn theo NTBS.
+ Trong cơ chế phiên mã: các nucleotit tự do trong môi trường liên kết với các nuclêotit 0,1
trên mạch mã gốc của gen theo NTBS.
+ Trong cơ chế dịch mã: các anticodon trên tARN liên kết với các codon trên mARN theo 0,1
NTBS để đảm bảo lắp ghép đúng các axit amin vào chuỗi polipeptit
7 1. Giả sử trong một gen có một bazơ nitơ loại X trở thành dạng hiếm X *. Gen này nhân đôi 3
1,5 lần. Hãy cho biết:
đ a. Quá trình trên có thể làm phát sinh dạng đột biến nào?
b. Có tối da bao nhiêu gen đột biến được tạo ra?
- Phát sinh dạng đột biến thay thế cặp G - X bằng cặp A - T. Vì quá trình nhân đôi sẽ bắt 0,25
cặp theo trình tự : G - X* -> A - X* -> A - T.
- Gen nhân đôi 3 lần sẽ tạo được 2 3 = 8 gen, trong số 8 gen này có 1/2 số gen không bị đột
biến ; 1/2 số gen còn lại có một gen ở dạng tiền dột biến A - X*. Vậy số gen bị đột biến là 0,25
(1/2 x 8) - 1 = 3 gen
2. Ở một loài thực vật 2n, do đột biến tạo nên cơ thể có kiểu gen AAaa
a. Xác định dạng đột biến và giải thích cơ chế hình thành thể đột biến trên.
b. Để tạo thể đột biến trên, người ta thường sử dụng hoá chất gì và tác động vào giai đoạn
nào của chu kì tế bào?
a. Dạng đột biến
- Thể 4 nhiễm (2n+2): Trong quá trình giảm phân I cặp NST của bố và mẹ nhân đôi 0,25
nhưng không phân li tạo giao tử (n+1). Quá trình thụ tinh kết hợp 2 giao tử (n+1) tạo hợp
tử 2n+2 (thể bổn).
- Thể tứ bội (4n):
+ Giảm phân và thự tinh: Trong quá trình giảm phân toàn bộ cặp NST của bố và mẹ nhân
đôi nhưng không phân li tạo giao tử 2n NST. Quá trình thụ tinh kết hợp 2 giao tử 2n tạo 0,25
hợp tử 4n (tứ bội).
+ Trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu toàn bộ NST nhân đôi nhưng 0,25
không phân li tạo thể tứ bội 2n -> 4n
b.
- Xử lý hóa chất conxisin tác động vào pha G2 của chu kì tế bào. 0,125
- Vì ở pha này diễn ra sự tổng hợp các vi ống để hình thành thoi phàn bào. NST đã nhân
đôi, nếu xử lí bằng conxisin vào thời điểm này sẽ ức chế sự hình thành thoi phân bào tạo 0,125
thể đa bội có hiệu quá cao.
8 1. Hãy nêu 3 sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp NST khác nhau
1,0 trong các giao tử. Giải thích vì sao mọi sự kiện đó đều có thể tạo nên các loại giao tử khác
đ nhau như vậy?
Ba sự kiện đó là :
- Sự trao đổi chéo các NST (cromatit) trong cặp NST kép tương đồng ở kỳ đầu giảm phân
1 dẫn đến sự hình thành các NST có sự tổ hợp mới của các alen ở nhiều gen. 0,25
- Ở kỳ sau giảm phân I, sự phân ly độc lập cảa các NST kép có nguồn gốc từ bố và mẹ
trong cặp NST kép tương đồng một cách ngẫu nhiên về hai nhân con, dẫn đến sự tổ hợp 0,25
khác nhau của các NST có nguồn gốc từ bố và mẹ.
- Ở kỳ sau giảm phân II, phân ly các NST đơn trong NST kép một cách ngẫu nhiên về các 0,25
tế bào con.
2. Ở một loài các gen trội là trội hoàn toàn. Cho phép lai sau:
P: AaBbDd X AaBbDd
Xác đinh tỉ lệ kiểu hình trội 1 tính trạng của F1?
Phép lai đã cho là tổng hợp của 3 phép lai sau: 0,25
- Aa x Aa => 1/4 AA: 2/4 Aa: 1/4 aa => 3/4 A- : 1/4 aa
- Bb x Bb => 1/4 BB: 2/4 Bb : 1/4 bb => 3/4 B- : 1/4 bb
- Dd x Dd => 1/4 DD : 2/4 Dd : 1/4 dd => 3/4 D- : 1/4 dd

+ Tỉ lệ KH trội về 1 tinh trạng: .3/4.l/4.1/4 = 9/64

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI


QUẢNG NGÃI CẤP TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2016- 2017
Ngày thi: 26/10/2016
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: SINH HỌC
(Đề thi gồm 04 trang) Thời gian: 180 phút

Câu 1. (1,0 điểm)


Bằng thao tác vô trùng, người ta cho 40ml dung dịch 10% đường glucôzơ vào hai bình tam giác cỡ
l00ml (kí hiệu là bình A và B), cấy vào mỗi bình 4ml dịch huyền phù nấm men bia (Saccharomyces
cercvisiac) có nồng độ 103 tế bào nốm men/1ml. Cả hai bình đều được đậy nút bông và đưa vào phòng nuôi
cấy ở 35°C trong 18 giờ. Tuy nhiên, bình A được để trên giá tĩnh còn bình B được lắc liên tục (120
vòng/phút). Hãy cho biết sự khác biệt có thể có về mùi vị, độ đục và kiểu hô hấp của các tế bào nấm men
giữa hai bình A và B. Giải thích.
Câu 2. (1,0 điểm)
Hãy nêu cơ chế hình thành lớp vỏ ngoài của một số virut ở người và vai trò của lớp vỏ này đối với virut.
Các loại virut có thể gây bệnh cho người bằng những cách nào?
Câu 3. (2,0 điểm)
1. Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên duy trì ờ tế bào cơ của
cơ thể người, vốn là loại tế bào cần nhiều ATP?
2. Cho hình vẽ về cấu trúc tế bào nhân chuẩn. Hãy hoàn chỉnh chú thích ờ vị trí còn để trống
(1,2,3,4,5,6,7,8).

Câu 4. (2,0 điểm)


1. Quan sát một tế bào bình thuờng của một loài đang phân bào theo
hình.
a. Tế bào đang ở kỳ nào? Của phân bào gì?
b. Một tế bào đột biến (H) cùa loài trên nguyên phân liên tiếp 9 lần,
tổng số NST trong các tế bào con ở kỳ giữa của lần nguyên phân cuối
cùng là 1280. Tế bào (H) thuộc đột biến gì?
2. Ở đậụ Hà Lan (2n = 14). Xét 4 tế bào sinh dưỡng A, B, C, D đang phân bào, người ta nhận thấy số tế
bào con tham gia vào đợt phân bào cuối cùng của các tế bào lần lượt phân chia theo tỷ lệ 1:2:4:8. Tổng sổ
cromatit đếm được trên mặt phẳng xích đạo của tất cả các tế bào con trong đợt phân bào cuối cùng là 3360.
Tính số tế bào con được sinh ra ở lần nguyên phân cuối cùng của mỗi tế bào.
Câu 5. (2,0 điểm)
1. Nêu 2 loại hoocmon chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của dộng vật không xương
sống. Cho biết tác dụng sinh lí của 2 loại hoocmon đó.
2. Một phụ nữ bị bệnh phải cắt bò hai buồng trứng, hãy cho biết nồng độ hoocmon tuyến yên trong máu
biến động như thể nào? Chu kì kinh nguyệt và xương bị ảnh hưởng ra sao? Giải thích.
3. Vì sao một số động vột có vú lại thích nghi được với điều kiện sống thiếu nước ở sa mạc?

Câu 6. (2,0 điểm)


1. Sơ đồ tóm tẳt một quả trình sinh lý ở thực vật:
Hãy hoàn thiện sơ đồ thông qua các chủ thích còn để trống (1,2,3,4,5,6,7).
2. Nêu thành phần và chức năng của hệ sắc tố quang hợp trong lá cây.
3. Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ dễ bị chết?
Câu 7. (1,0 điểm)
Giả sử lưới thức ăn đơn giản cùa một ao nuôi cá như sau:
Cá mè hoa
Thực vật phù du Giáp xác
Cá mương Cá quả (cá lóc)
Biết rằng cá mè hoa là đối tượng được chủ ao chọn khai thác để tạo ra hiệu quả kinh tế. Cho các biện
pháp tác động sau:
1. Làm tăng số lượng cá mương trong ao.
2. Loại bỏ hoàn toàn giáp xác ra khỏi ao.
3. Hạn chế số lượng thực vật phù du có trong ao.
4. Thả thêm cá quả vào ao.
Mỗi biện pháp trên tác dộng như thế nào đến hiệu quả kinh tế của ao nuôi? Giải thích.
Câu 8. (1,0 điểm)
Cho các ví dụ sau đây:
1. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng.
2. Cò trên lưng trâu ngoài cánh đồng ruộng.
3. Giữa bò và vi sinh vật phân giải xenlluloz trong dạ cỏ.
4. Vi khuẩn Rhizobium sống trong nốt sẩn ở rễ cây họ đậu.
5. Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y.
6. Tảo giáp (tảo giáp nở hoa) gây độc cho cá, tôm sống xung quanh.
7. Sán lá gan sống trong gan bò.
8. Lúa và cỏ dại trong ruộng lúa.
9. Cừu và thú có túi trên cánh đồng cỏ.
10. Báo và hươu trong một khu rừng.
Xếp các ví dụ trên thuộc các mối quan hệ mà em biết.
Câu 9. (2,0 điểm)
Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do bốn cặp gen không alen là A,a; B,b; C,c và D,d cùng
quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen, nếu có một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm
5cm. Biết rằng mọi quá trình diễn ra bình thường, khả năng sống của các tổ hợp kiểu gen là như nhau. Khi
trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai (P) AaBbCCDd X AabbccDD cho
đời con (F1). Xác định ở F1:
a. Tỉ lệ cây cao 170cm.
b. Tỉ lệ cây có chiều cao thấp nhất.
c. Tỉ lệ kiểu gen có duy nhất 3 alen lặn.
d. Ti lệ cây có chiều cao ít nhất 180cm.
Câu 10. (2,0 điểm)
1. Một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dải 0,51 micromet, trên mạch đơn thứ nhất cỏ T = 40%, mạch
đơn thứ hai có T = 20%. Một phân tử mARN được tổng hợp từ gen đó có A =2U, G = 3X. Tính số lượng
từng loại ribonuclêotit của phân tử mARN trên.
2. Một tế bào sinh dưỡng cùa một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu là AaBbDdEe bị rối loạn phân li
trong phân bào ở 1 nhiễm sắc thể kép trong cặp Dd sẽ tạo ra 2 tế bào con. Hai tế bào con được sinh ra có kí
hiệu nhiễm sắc thể như thế nào?
Câu 11. (2,0 điểm)
Ở một loài động vật lưỡng bội. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn;
không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở 2 giới với tần số bằng nhau.

Cho phép lai P: XDXd x XdY thu dược F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể không mang alen
trội của các gen trên chiếm 3%. Hãy xác định:
a. Tần sôa hoán vị gen ở thế hệ P.
b. Số cá thể mang alen trội của cả 3 gen trên ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 12. (2,0 điểm)
Ở loài đậu thơm, màu sắc hoa do 2 cặp gen không alen phân li độc lập chi phối; kiểu gen có mặt 2 alen
A và B cho hoa màu đỏ, kiểu có một trong hai alen A hoặc B hoặc thiếu cả 2 alen thì cho hoa màu trắng.
Tính trạng dạng hoa do một cặp gen qui định, D quy định dạng hoa kép trội hoàn toàn so với d quy định
dạng hoa đơn. Khi cho tự thụ phấn giữa F1 dị hợp 3 cặp gen với nhau, thu dược F2: 49,5% cây hoa đỏ,
dạng kép; 6,75% cây hoa đỏ, dạng đơn; 25,5% hoa trắng, dạng kép; 18,25% cây hoa trắng, dạng đơn. Biết
rằng mọi quá trình diễn ra bình thường, các tổ hợp gen khác nhau có sức sống như nhau.
a. Xác định kiểu gen của F1 và tần số hoán vị gen nếu có.
b. Cho F1 giao phối với cây có kiểu gen đồng hợp lặn. Xác định tỉ lệ kiểu hình ở đời con (Fa).
-------------HẾT-------------
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH
HƯNG YÊN NĂM HỌC 2016- 2017
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi gồm 02 trang)

Câu 1: (2 điểm).
Những phát biểu sau đây đúng hay sai? Giải thích.
1. Sự bắt cặp sai của các nuclêôtit trong quá trình nhân đôi ADN nếu không được sửa chữa sẽ dẫn đến
đột biến gen.
2. Ở sinh vật nhân thực, ADN chỉ nhân đôi trong nhân tế bào.
3. Quá trình tổng hợp mạch pôlinuclêôtit luôn phát triển theo chiều 5’ 3’.
4. Tất cả các bộ ba trên mạch mã gốc của gen đều được phiên mã.
Câu 2: (1 điểm).
Em hãy trình bày sự khác nhau cơ bản về hoạt động của nhiễm sắc thể giữa kỳ đầu I và kỳ đầu II; giữa
kỳ giữa I và kỳ giữa II của quá trình giảm phân bình thường.
Câu 3: (1,5 điểm).
Một bạn học sinh vẽ sơ đồ hoạt động của các gen trong opêron Lac ở E.Coli khi môi trường có lactozơ
như sau:

a. Hãy cho biết tên và vai trò của các thành phần tương ứng với các số 1, 2, 3, 4, 5.
b. Sơ đồ trên có những điểm nào chưa hợp lý? Giải thích.
Câu 4: (2 điểm).
Trình bày sự khác biệt cơ bản giữa quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ và phiên mã ở sinh vật nhân
thực.
Câu 5: (2,5 điểm).
1. Tại sao đa số đột biến gen là có hại nhưng lại là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hóa?
2. Hãy giải thích vì sao cùng là đột biến thay thế nuclêôtit lại có thể không gây nên hậu quả gì trong một
số trường hợp, nhưng lại gây nên hậu quả rất rõ rệt trong các trường hợp khác đối với chuỗi polypeptit
tương ứng?
3. Nêu điều kiện để một đột biến gen được di truyền.
Câu 6: (2 điểm).
1. Ở một loài thực vật, gen trội A quy định kiểu hình bình thường bị đột biến thành gen lặn a quy định
kiểu hình đột biến. Ở một phép lai, trong số các giao tử đực thì giao tử mang alen đột biến chiếm tỉ lệ 20%;
trong số các giao tử cái thì số giao tử mang alen đột biến chiếm 25%. Theo lý thuyết, trong số các cá thể
mang kiểu hình bình thường ở đời con, các cá thể mang alen đột biến chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
2. Một tế bào sinh dưỡng (2n) nguyên phân liên tiếp một số đợt. Trong một lần nguyên phân có một tế
bào xảy ra sự không phân li của các cặp nhiễm sắc thể tạo ra tế bào tứ bội, các tế bào sau đó nguyên phân
bình thường đã tạo ra tất cả 112 tế bào con. Hãy cho biết:
- Số tế bào con có bộ nhiễm sắc thể 4n.
- Đột biến xảy ra ở lần nguyên phân thứ mấy?
Câu 7: (1,5 điểm).
1. Các thể dị đa bội có những đặc điểm nào?
2. Ở cây tứ bội 4n, tại một locut có 4 alen BBbb. Với kiểu gen đó có thể có những loại giao tử nào được
phát sinh?
Câu 8: (2 điểm).
Ở một loài thực vật giao phấn, xét phép lai ♂AaBb x ♀AaBb. Giải sử trong quá trình giảm phân của cơ
thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện
khác diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có một số tế bào cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li
trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các
loại giao tử đực và cái nói trên trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lệch bội?
Câu 9: (1,5 điểm).
Các gen không alen với nhau có thể có mối quan hệ với nhau như thế nào trong các quy luật di truyền?
Câu 10: (4 điểm).
1. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa đỏ do 2 cặp gen không alen chi phối. Nếu trong kiểu gen có
cả hai alen trội sẽ cho kiểu hình màu hoa đỏ, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình màu hoa trắng. Các phân
tích di truyền cho thấy khi lai hai cơ thể dị hợp khác nhau, đời sau (F 1) thu được 53,75% số cây hoa trắng,
còn lại là hoa đỏ. Biện luận và viết sơ đồ lai để giải thích?
2. Ở một loài thực vật. Xét ba cặp alen nằm trên ba cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau:
Cặp alen thứ nhất: AA: Lá rộng, Aa: Lá vừa, aa: Lá hẹp.
Cặp alen thứ hai: BB: Hoa đỏ, Bb: Hoa hồng, bb: Hoa trắng.
Cặp alen thứ ba: DD, Dd: Quả ngọt, dd: Quả chua.
Không tính đến vai trò của bố mẹ. Hãy xác định số phép lai cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3 : 3 : 1 : 1.

---------------------Hết---------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:…………………………..; Số báo danh:……………………………….


Chữ kí của cán bộ coi thi:………………………………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THPT
HƯNG YÊN NĂM HỌC 2016- 2017
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: SINH HỌC
(Gồm 07 trang)

Câu Nội dung Điểm


1 1. Sai
Vì nếu sự bặt cặp sai nhưng không làm thay đổi cấu trúc của gen thì không gây ra đột 0,5
biến gen (VD: đột biến ở đầu mút, trình tự nối giữa các gen)
2. Sai
Vì ở sinh vật nhân thực ADM tồn tại cả trong nhân và ngoài nhân (trong ti thể và lụck 0,5
lạp) của tế bào Nhân đôi AND xảy ra cả ở ngoài tế bào chất.
3. Đúng
Vì đầu 5’ đã bị photphoryl hóa nên không thể gắn tiếp các nuclêôtit tự do vào mà chỉ gắn 0,5
vào đầu đầu 3’OH tự do để phát triển.
4. Đúng 0,5
Tất cả các bộ ba mã hóa và không mã hóa đều được phiên mã
Ghi chú: Nếu học sinh không giải thích trừ ½ số điểm, giải thích cách khác đúng vẫn
cho điểm tối đa.
2 Kỳ đầu I Kỳ đầu II
- Có sự tiếp hợp giữa các cặp NST kép - Không có hiện tượng tiếp hợp giữa các
tương đồng khác nguồn gốc và có thể xảy NST kép tương đồng khác nguồn gốc. 0,25
ra hiện tượng hoán vị gen.
- Diên ra rất phức tạp và có thể trong thời - Diên ra đơn giản hơn và thường trong
gian dài. thời gian ngắn hơn 0,25

Kỳ giữa I Kỳ giữa II
- Nhiễm sắc thể xếp thành 2 hàng trên mặt - Nhiễm sắc thể xếp thành 1 hàng trên mặt 0,25
phẳng xích đạo, mỗi NST kép chỉ được phẳng xích đạo, mỗi NST kép được đính
đính với sợi tơ vô sắc tại một phía. với sợi tơ vô sắc tại hai phía.
- Sự sắp xếp của NST sẽ quyết định loại - Sự sắp xếp của NST không quyết định 0,25
giao tử được hình thành. loại giao tử hình thành
3 a. Tên vài vai trò của các thành phần: 0,75
- 1 là gen điều hòa tổng hợp ra prôtêin ức chế.
- 2 vùng vận hành tương tác với prôtêin ức chế…
- 3 vùng khởi động Là vị trí tương tác của enzim ARN polymeraza để khởi đầu sự
phiên mã.
- 4 là prôtêin ức chế Vai trò ức chế sự hoạt động của operon.
- 5 là đường lactozơ vai trò liên kết với prôtêin ức chế làm thay đổi cấu hình không
gian của prôtêin này không liên kết được vời vùng vận hành.
b. Điểm chưa hợp lý: 0,75
- Vùng P nằm sau vùng O Đúng phải là: vùng P nằm trước vùng O.
- Prôtêin ức chế tương với vùng P Đúng phải là: Prôtêin ức chế tương với vùng O
- Prôtêin tương tác với vùng P mà các gen cấu trúc Z, Y, A lại hoạt động Đúng phải là:
các gen cấu trúc không hoạt động.
- Prôtêin ức chế liên kết với Lactozơ mà vẫn tương tác với vùng P Đúng phải là:
Prôtêin ức chế khi liên kết với Lactozơ nó bị bất hoạt.
4 Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân
thực 0,5
- Có một loại enzym ARN pôlimeraza (tất - Có vài loại enzym ARN pôlimeraza
cả các gen ở sinh vật nhân sơ đều được (Mỗi loại phụ trách phiên mã một loại
phiên mã bởi một loại enzym ARN ARN khác nhau)
pôlimeraza)
- Các mARN ngay sau khi được tạo ra có - Các loại ARN vừa mới phiên mã ở trạng
thể được sử dụng ngay làm khuôn để thực thái mARN sơ khai và chưa hoạt động, 0,75
hiện quá trình dịch mã. phải trải qua nhiều biến đổi hóa học mới
thành mARN trưởng thành và mới tham
gia dịch mã
+ Gắn mũ 7 metyl Guanin
+ Gắn đuôi poly A
+ Quá trình loại bỏ các đoạn intron và nối
các exon lại với nhau
- Quá trình phiên mã có thể diễn ra đồng - Quá trình phiên mã không diễn ra đồng
thời với quá trình dịch mã tổng hợp chuỗi thời với quá trình dich mã vì quá trình
polipeptit phiên mã xảy ra ở trong nhân tế bào, quá 0,5
trình dịch mã xảy ra trong tế bào chất.
- mARN mang thông tin của 1 hoặc 1 số - mARN thường mang thông tin của 1
gen gen.
0,25
5 1. Đột biến gen là có hại nhưng lại là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến háo vì:
- Tuy đột biến gen là có hại nhưng hầu hết là các đột biến lặn, các đột biến gen không bị 0,25
loại bỏ có thể được truyền lại cho thế hệ sau.
- Tần số đột biến gen ở từng gen rất nhỉ (từ 10 -6 10-4) nhưng mỗi cá thể sinh vật có rất 0,25
nhiều gen và quần thể lạ có rất nhiều cá thể tạo nên nhiều alen đột biến.
- So với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen ít gây hậu quả nghiêm trọng hơn nên 0,25
được duy trì và có thể phổ biến trong quần thể.
- Một đột biến gen có thể có hại trong môi trường hoặc tổ hợp gen này nhưng lại có lợi 0,25
trong môi trường hoặc tổ hợp gen khác.
2. Cùng một kiểu đột biến thay thế nuclêôtit lại có thể không gây nên hậu quả gì
trong một số trường hợp, nhưng lại gây nên hậu quả rất rõ rệt trong các trường hợp
khác đối với chuỗi polypeptit tương ứng vì:
- Một đột biến thay thế nuclêôtit này bằng một nuclêôtit khác nhưng bộ ba mã hóa mới 0,5
vẫn mã hóa cho chính axit amin cũ thì cấu trúc của prôtêin hoàn toàn không thay đổi.
- Một đột biến thay thế nuclêôtit làm thay thế axit amin tương ứng cũng gây nên hậu quả 0,5
rất khác nhau về chức năng của prôtêin tùy thược vào vị trí của nuclêôtit bị thay thế trong
gen.
+ Đột biến thay bộ ba mã hóa bình thường thành bộ ba kết thúc thì sẽ làm cho mARN và
prôtêin được tổng hợp sẽ ngắn hơn bình thường.
+ Nếu vị trí đột biến ở càng gần đầu gen thì mARN và prôtêin được tổng hợp sẽ càng
ngắn lại ảnh hưởng càng lớn đến chức năng của nó.
+ Tùy thuộc vào loại axit amin thay thế. Nếu axit amin thay thế khác axit amin trước đây
về chức năng sẽ dẫn tới chức năng của prôtêin thay đổi
3. Điều kiện để một đột biến gen được di truyền
- Đột biến không gây chết hoặc gây chết sau tuổi trưởng thành hoặc không làm mất khả 0,25
năng sinh sản.
- Đột biến được tham gia vào sinh sản (giao tử được thụ tinh hoặc môi sinh dưỡng được 0,25
sinh sản vô tính).
6 1. Ở 1 phép lai:
- Gọi A là giao tử bình thường, a là giao tử đột biến. 0,25
♂ a= 20% A = 80%
♀ a = 25% A = 75%
0,25
- Theo lý thuyết, trong số các cá thể mang kiểu hình bình thường ở đời con chiếm tỉ lệ là
1 – 0,2x025 = 0,95
0,25
- Tỉ lệ cá thể có kiểu hình bình thường nhưng mang gen đột biến là:
0,2x0,75 + 0,25x0,8 = 0,35
0,25
- Trong số các cá thể mang kiểu hình bình thường ở đời con, các cá thể mang alen đột
biến chiếm tỉ lệ là 0,35/0,95 = 0,368
2.
- Gọi n là số lần nguyên phân, từ 1 tế bào tạo ra 2n tế bào con.
- Trong lần nguyên phân đã có một tế bào xảy ra sự không phân li của tất cả các cặp NST
tạo ra tế bào tứ bội, các tế bào sau đó tiếp tục nguyên phân bình thường đã tạo ra tất cả
112 tế bào con Số tế bào 2n và 4n tạo ra sau đột biến và nguyên phân là 112. 0,25
- Sự rối loạn phân li chỉ tạo ra 1 tế bào ở lần nguyên phân thứ x. Thấy rắng x < n Số tế
bào mất theo lí thuyết < số tế bào thực tế được tạo ra 0,25
+ Nếu không mất tế bào tạo ra là: 128 = 27
+ Tất cả tạo ra 112 tế bào Số tế bào bị mất là 16 = 24
Số đợt nguyên phân tiếp theo sau đột biến của các tế bào là 4
0,25
Vậy rối loạn phân li xảy ra ở lần nguyên phân thứ 3, số tế bào 4n được tạo ra là 1x24 = 16
0,25
Chú ý: HS làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa
7 1. Các thể dị đa bội có những đặc điểm:
- Mang vật chất di truyền của hai hay nhiều loài khác nhau. 0,25
- Cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của các loài nên có khả năng sinh sản hữu tính. 0,25
- Các thể dị đa bội chủ yếu là thực vật. 0,25
- Các cơ thể dị đa bội chủ yếu được tạo ra do lai xa và đa bội hóa có kiểu gen đồng hợp 0,25
về tất cả các gen.
2. Cây có kiểu gen BBbb có thể cho ra các loại giao tử: BBbb : O : BBb : Bbb : B : b : 0,5
BB : Bb : bb
8 - Cơ thể đực: cặp Aa không phân ly ở giảm phân I tạo ra các loại giao tử: (Aa : O : A : a)
(B : b)
- Cơ thể cái: Cặp Bb không phân li ở giảm phân II tạo ra các loại giao tử: (A : a)(BB :
bb : O : B : b) 0,5
- Tổng số loại hợp tử được tạo ra:
+ Cặp số 1: (Aa : O : A : a)(A : a) 7 loại hợp tử được tạo ra là Aaa : Aaa : A : a : AA : 0,5
Aa : aa có 3 loại hợp tử bình thường gồm AA : Aa : aa
0,5
+ Cặp số 2: (B : b)(BB : bb : O : B : b) 9 loại hợp tử được tạo ra là BBB : BBb : Bbb :
bbb : B : b : BB : Bb : bb có 3 loại hợp tử bình thường gồm BB : Bb : bb
- Tổng số loại hợp tử được tạo ra là 7x9 = 63 0,5
- Tổng số loại hợp tử lệch bội tối đa tạo ra la: 63 – 9 = 54
HS làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa
9 - Các gen không alen với nhau có thể phân li độc lập với nhay trong quá trình giảm phân 0,25
hình thành giao tử nếu chúng nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau.
- Các gen không alen với nhau có thể di truyền liên kết với nhau nếu chúng cùng nằm 0,25
trên 1 nhiễm sắc thể, lúc này chúng thuộc cùng một nhóm gen liên kết.
- Các gen không alen với nhau có thể di truyền theo quy luật hoán vị gen: Nếu chúng 0,25
nằm trên cùng một nhiễm sắc thể và giữa chúng có xảy ra hiện tượng trao đổi chéo tại kỳ
đầu I của quá trình giảm phân.
- Các gen không alen với nhau có thể tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung (bổ 0,25
trợ), 2 gen tác động bổ sung với nhau làm xuất hiện một kiểu hình mới. Ví dụ: A-B- quy
định hoa đỏ, A-bb; aaB-, aabb quy định hoa trắng.
- Các gen không alen với nhau có thể tương tác với nhau theo kiểu tương tác át chế, một 0,25
gen này làm một hoặc nhiều gen khác không biểu hiện ra kiểu hình. Ví dụ: A – quy định
lông đen, B quy định lông xám:
Kiểu gen A-bb: quy định lông đen
Kiểu gen aaB- quy định lông xám
Kiểu gen aabb quy định lông trắng
Những kiểu gen A-B-quy định lông đen do alen A đã át chế alen B
- Các gen không alen với nhau có thể tương tác với nhau theo kiểu tương tác cộng gộp 0,25
(tích lũy) mỗi gen không alen góp một phần như nhau đến sự hình thành tính trạng.
10 1.
- 53,75% số cây hoa trắng Cây đỏ là 100% - 53,75% = 46,25% (46,25%đỏ : 53,75% 0,5
trắng)
- Tỉ lệ hoa màu đỏ chiếm 46,25% 9/16 3/4 1/2 3/8 Có hiện tượng hoán vị
gen.
0,5
- Cây đỏ (A -; B -) ở F 1 chiếm 46,25% nhỏ hơn 50% Một trong hai bên P dị hợp 2 cặp
gen, bên còn lại dị hợp 1 cặp gen (A-;bb) hoặc (aa;B-)
- P: (Aa, Bb) x Ab/ab
GP: xAB; xab, yAb, yaB (x + y = 50%) (1/2Ab; 1/2ab)
F1: A-B- = xAB(1/2Ab + 1/2ab) + yaB.1/2Ab = 46,25% x + y/2 = 46,25% 2x + y 0,5
= 92,5% mà x + y = 50% x = 92,5% - 50% = 42,5%
Như vậy P có kiểu gen (Aa, Bb) cho giao tử AB và ab chiếm tỷ lệ 42,5% Đây là giao
tử liên kết kiểu gen của P là AB/ab và f = 15%
- Sơ đồ lai: 0,5
P: AB/ab với f = 15% x Ab/ab
GP: 0,425AB; 0,425ab, 0,075Ab, 0,075aB 0,5Ab; 0,5ab
F1: Hoa đỏ (A-B-) chiếm tỷ lệ: 0,425 + 0,075.0,5 = 0,4625 (tức 46,25%)
Cây hoa trắng có kiểu gen (A-, bb) hoặc (aa, B-) hoặc ab/ab chiếm tổng tỉ lệ 1 –
0,4625 = 0,5375 (tức 53,75%) (phú hợp với giả thuyết)
2.
- Ba cặp gen nằm trên ba cặp NST thường khác nhau chúng phân li độc lập với nhau.
- TLKH (3 : 3 : 1 : 1) về cả 3 cặp tính trạng ở đời con = (100%)x(1 : 1)(3 :1) = (1 : 0,5
1)x(100%)(3 : 1) trong đó 100% và (1: 1) là của tính trạng dạng lá hoặc màu hoa còn (3 :
1) là của tính trạng vị quả.
- Xét các trường hợp:
+ TH 1: (3 : 3 : 1 : 1) = (100%)x(1 : 1)(3 :1) tức là:
100% là của tính trạng dạng lá Có 3 phép lai (AA x AA, AA x aa, aa x aa)
0,5
(1 : 1) là của tính trạng mau hoa Có 2 phép lai (BB x Bb, Bb x bb)
(3 : 1) là của tính trạng vị quả Có 1 phép lai (Dd x Dd)
Số phép lai thảo mãn là 3 x 2 x1 + 2 = 8
+ TH 2: (3 : 3 : 1 : 1) = (1 : 1)(100%)(3 :1) tức là:
(1 : 1) là của tính trạng dạng lá Có 2 phép lai (AA x Aa, Aa x aa) 0,5
(100%) là của tính trạng mau hoa Có 2 phép lai (BB x BB, BB x bb, bb x bb)
(3 : 1) là của tính trạng vị quả Có 1 phép lai (Dd x Dd) 0,5
Số phép lai thảo mãn là 2x 3 x1 + 2 = 8
- Vậy tổng số phép lai thõa mãn là 8 + 8 = 16
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
HÀ NAM NĂM HỌC 2016 - 2017
TRƯỜNG THPT A KIM BẢNG Môn thi: SINH HỌC
Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
(Đề gồm 03 trang)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm, mỗi câu 0,25 điểm)


Câu 1. Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có sự khác biệt với sự nhân đôi của ADN ở E.Coli về: (1).
Chiều tổng hợp, (2) Các enzim tham gia, (3) Thành phần tham gia, (4) Các đơn vị nhân đôi, (5). Nguyên
tắc nhân đôi. Câu trả lời đúng nhất là:
A. (1), (2). B. (2), (3). C. (2), (4). D. (3), (5).
Câu 2. Trên mARN axit amin Asparagin được mã hóa bởi bộ ba GAU, tARN mang axit amin này có bộ ba
đối mã là:
A. 3´ XUA 5´. B. 3´ XTA 5´. C. 5´ XUA 3´. D. 5´ XTA 3´.
Câu 3. Trong cơ chế điều hòa sinh tổng hợp prôtêin ở vi khuẩn E.coli, khi môi trường có lactôzơ (có chất
cảm ứng) thì diễn ra các sự kiện nào?
1. Gen điều hòa chỉ huy tổng hợp một loại prôtêin ức chế 
2. Chất cảm ứng kết hợp với prôtêin ức chế, làm vô hiệu hóa chất ức chế.
3. Quá trình phiên mã của các gen cấu trúc bị ức chế, không tổng hợp được mARN.
4. Vùng vận hành được khởi động, các gen cấu trúc hoạt động tổng hợp mARN, từ đó tổng hợp các
chuỗi pôlipeptit.
Phương án đúng là:
A. 1, 2. B. 1, 3. C. 1, 4. D. 1, 2, 4.
Câu 4. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể.
B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
D. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
Câu 5. Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi
bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến
khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. những gen ung thư loại này thường là
A. Gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục
B. Gen lặn và di truyền được chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục
C. Gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
D. Gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
Câu 6. Người ta dựa vào dạng đột biến nào để xác định vị trí của gen trên NST?
A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Mất đoạn.
Câu 7. Giống dưa hấu tam bội không có đặc điểm nào sau đây?
A. Quả to, ngọt hơn dưa hấu lưỡng bội. B. Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh.
C. Chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường. D. Quả nhiều hạt, kích thước hạt lớn.
Câu 8. Gen A và gen B cách nhau 12 đơn vị bản đồ. Môt cá thể dị hơp có cha mẹ là Ab/Ab và aB/aB tạo ra
các giao tử với các tần số nào dưới đây?
A. 6% AB ; 44% Ab ; 44% aB ; 6% ab. B. 12% AB; 38% Ab ; 38% aB ; 12% ab.
C. 44% AB ; 6% Ab ; 6% aB ; 44% ab. D. 6% AB ; 6% Ab ; 44% aB ; 44% ab.
Câu 9. Cho biết các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết phép lai AaBbDd x
AabbDD thu được ở đời con có số cá thể mang kiểu gen có ít nhất một cặp gen dị hợp chiếm tỉ lệ:
A. 37,5%. B. 87,5%. C. 50%. D. 12,5%
Câu 10. Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các gen trội lặn hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Cho
phép lai P ♂ AB//ab CcDDXEXe x ♀Ab//aB CcDdXeY, đời con có thể có tối đa số loại kiểu gen và số loại
kiểu hình lần lượt là:
A. 48 và 24. B. 240 và 32. C. 360 và 64. D. 48 và 24.
Câu 11. Để tạo ra các giống thuần chủng mang các đặc tính mong muốn (tính kháng thuốc diệt cỏ, kháng
sâu bệnh, tính chịu lạnh, tính chịu hạn ), người ta thường sử dụng phương pháp
A. Dung hợp tế bào trần.
B. Nuôi tế bào tạo mô sẹo.
C. Tạo giống bằng chọn lọc dòng tế bào xoma có biến dị.
D. Nuôi hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh.
Câu 12. Hai người phụ nữ đều có mẹ bệnh bạch tạng (do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường), bố không
mang gen gây bệnh, họ đều lấy chồng bình thường. Người phụ nữ thứ nhất sinh 1 con gái bình thường,
người phụ nữ thứ 2 sinh 1 con trai bình thường. Tính xác suất để con của 2 người phụ nữ này lấy nhau sinh
ra 1 đứa con bệnh bạch tạng.
A. 49/144. B. 1/16. C. 26/128. D. 1/4.
Câu 13. Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là : 0,6AA : 0,4Aa. Sau một thế hệ ngẫu phối, người ta
thu được ở đời con 8000 cá thể. Tính theo lí thuyết, số cá thể có kiểu gen dị hợp ở đời con là:
A. 2560. B. 5120. C. 7680. D. 320.
Câu 14. Ở những loài sinh sản hữu tình, từ một quần thể ban đầu tách thần hai hoặc nhiều quần thể khác
nhau. Nếu các nhân tố tiến hóa đã tạo ra sự phân hóa về vốn gen giữa các quần thể này, thì cơ chế cách li
nào sau đây khi xuất hiện sẽ đánh dấu sự hình thành loài mới?
A. Cách li sinh sản. B. Cách li sinh thái. C. Cách li địa lí. D. Cách li nơi ở.
Câu 15. Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể
A. có kiểu hình khác nhau. B. có kiểu hình giống nhau
C. có kiểu gen khác nhau. D. có cùng kiểu gen
Câu 16. Ở người, gen lặn quy định hồng cầu có hình bình thường, đột biến tạo alen trội gây bệnh hồng cầu
lưỡi liềm. Có 2 đứa trẻ sinh đôi cùng trứng, 1 đứa kiểu gen đồng hợp lặn và 1 đứa là thể dị hợp. Phát biểu
nào sau đây là đúng và đủ?
A. Hợp tử lúc tạo ra mang kiểu gen dị hợp.
B. Ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử đã có 1 tế bào con mang đột biến gen quy định hình dạng
hồng cầu.
C. Đột biến đã xảy ra trong quá trình giảm phân của bố.
D. Đột biến đã xảy ra trong quá trình giảm phân của mẹ.
PHẦN II. TỰ LUẬN (16,0 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm).
a. Gen là gì? Dựa và đâu mà người ta phân chia thành gen cấu trúc và gen điều hòa? Thế nào là gen cấu
trúc, gen điều hòa?
b. Phân biệt phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực?
c. Hãy giải thích các mối quan hệ giữa gen và tính trạng sau đây và cho biết kiểu quan hệ nào là chính
xác hơn:
- Một gen quy định một tính trạng
- Một gen quy định một enzim/protein
- Một gen quy định một chuỗi polipeptit.
Câu 2 (3,0 điểm)
a. Vẽ sơ đồ cấu trúc và nêu chức năng các thành phần của Operon Lac ở Vi Khuẩn
b. Cho phép lai P: AABBDDee x aabbDDee thu được F1, cho F1 lai với cơ thể có kiểu gen AabbDdee,
tạo ra F2. Không lập bảng, hãy xác định tỉ lệ mỗi loại kiểu hình: A-B-D-ee, aaB-D-ee và tỉ lệ mỗi loại kiểu
gen: AabbDDee, AaBbddee ở F2. Biết các cặp gen phân li độc lập và mỗi gen quy định một tính trạng.
c. Sử dụng hoá chất 5- brom uraxin (5-BU) để gây đột biến ở một gen cấu trúc và thu được đột biến ở
giữa vùng mã hoá. Hãy cho biết hậu quả của đột biến này đối với cấu trúc của gen và hậu quả của đột biến
đối với sản phẩm của gen cấu trúc trên?
Câu 3 (2,0 điểm).
a. Trong công tác chọn giống người ta áp dụng những phương pháp nào để tạo ra nguồn nguyên liệu cho
chọn lọc? Sử dụng phương pháp nào thì đạt hiệu quả cao đối với chọn giống vi sinh vật? Giải thích.
b. Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở vật nuôi ta cần tiến hành như thế nào?
Câu 4 (1,5 điểm)
Ở một loài thực vật 2n, do đột biến đã tạo cơ thể có kiểu gen AAaa.
a. Xác định dạng đột biến và giải thích cơ chế hình thành.
b. Để gây đột biến dạng nêu trên, cần sử dụng loại hóa chất nào và tác động vào giai đoạn nào của chu
kì tế bào?
Câu 5. (2,0 điểm)
a. Những trường hợp nào gen không tạo thành cặp alen?
b. Ở một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung; alen
B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp; alen D quy định mắt nâu trội hoàn
toàn so với alen d quy định mắt đen. Phép lai P : ♀ ♂ thu được F1. Trong tổng số cá
thể F1, số cá thể cái có lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân không xảy
ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau.
- Tính tần số hoán vị gen?
- Theo lí thuyết, số cá thể lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 6. (1,5điểm)
Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội
hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không
tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho
sơ đồ phả hệ sau

I
Quy ước
1 2
: Nam tóc quăn và không bị mù màu
II
3 4 5 6 7 8 : Nữ tóc quăn và không bị mù màu
: Nam tóc thẳng và bị mù màu
III
9 10 11 12

Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng
trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa còn đầu lòng không mang alen lặn về hai gen trên là bao nhiêu?
Câu 7. (2,0 điểm).
Xét 4 gen ở một quần thể ngẫu phối lưỡng bội: gen 1 quy định màu hoa có 3 alen A 1; A2; a với tần số
tương ứng là 0,5; 0,3; 0,2; gen 2 quy định chiều cao cây có 2 alen: B quy định thân cao trội hoàn toàn so
với b quy định thân thấp, trong đó tần số alen B ở giới đực là 0,6, ở giới cái là 0,8 và tần số alen b ở giới
đực là 0,4, ở giới cái là 0,2; gen 3 và gen 4 đều có 4 alen, các gen này nằm trên các cặp NST thường khác
nhau. Hãy xác định:
a. Số loại kiểu gen tối đa trong quần thể.
b. Thành phần kiểu gen về gen quy định màu hoa khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền.
c. Thành phần kiểu gen về gen quy định chiều cao cây ở thế hệ F 1 khi quần thể ngẫu phối và khi quần thể đạt
trạng thái cân bằng di truyền.
d. Lấy ngẫu nhiên hai cây thân cao trong quần thể ở trạng thái cân bằng cho lai với nhau. Tính xác suất
suất xuất hiện cây thân thấp ở đời con.
Câu 8( 1,5điểm)
a. Các nhân tố làm biến đổi tần số alen của quần thể? Những nhân tố nào làm thay đổi tần số alen
chậm , những nhân tố nào làm thay đổi tần số alen nhanh hơn, nhân tố nào làm thay đổi tần số alen theo 1
hướng?
b. Vì sao sự thay đổi tần số tương đối của 1 alen trong quần thể vi khuẩn diễn ra nhanh hơn so với sự
thay đổi tần số tương đối của 1 alen trong quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội?

-----HẾT-----
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
HÀ NAM NĂM HỌC 2016 - 2017
TRƯỜNG THPT A KIM BẢNG Môn thi: SINH HỌC
Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề
HƯỚNG DẪN CHẤM

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1-10 C A D B D D D A B B
11-16 D A A A D B

ĐÁP ÁN CHI TIẾT


Câu 2. Trên mARN axit amin Asparagin được mã hóa bởi bộ ba 5’ GAU 3’, tARN mang axit amin này có
bộ ba đối mã là 3´ XUA 5´.-> Chọn A
Câu 5. Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi
bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến
khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. những gen ung thư loại này thường là gen trội
và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng -> Chọn D
Câu 6: Mất đoạn nhỏ trên NST làm mất các gen tương ứng => người ta thường sử dụng phương pháp mất
đoạn để xác định vị trí các gen trên NST ->Chọn D
Câu 7. Giống dưa hấu tam bội là đa bội lẻ nên thường không có hạt -> Chọn D
Câu 8. P: Ab/Ab xaB/aB→F1:aB/Ab, f =12%→ AB = ab = 6%; Ab = aB = 44% -> Chọn A.
Câu 9. AaBbDd x AabbDD Tỉ lệ cá thể mang kiểu gen đồng hợp là: AAbbDD + aabbDD =
1/4 .1/2.1/2+1/4.1/2.1/2 = 1/8 =>Tỉ lệ cá thể mang ít nhất 1 cặp dị hợp là 1 -1/8= 87,5% -> Chọn B
Câu 10. Số KG max khi xảy ra hoán vị gen AB/ab x Ab/aB cho tối đa 10KG và 4KH Cc x Cc cho tối đa
3KG và 2KH (trội hoàn toàn) DD x Dd cho tối đa 2KG và 1KH X BXbxXbY cho tối đa 4KG và 4KH (kể cả
đực cái) =>phép lai cho tối đa 10.3.2.4=240 KG và 4.2.1.4=32 KH -> Chọn B
Câu 11. Để tạo ra các giống thuần chủng mang các đặc tính mong muốn (tính kháng thuốc diệt cỏ, kháng
sâu bệnh, tính chịu lạnh, tính chịu hạn ), người ta thưởng sử dụng phương pháp nuôi hạt phấn hoặc noãn
chưa thụ tinh -> Chọn D
Câu 12. Hai người phụ nữ có kiểu gen Aa lấy chồng bình thường có kiểu gen AA hoặc Aa Xác suất sinh
con bạch tạng sẽ được tính bằng tổng xác suất các trường hợp
TH1: Cả 2 đàn ông đều AA xác suất sinh con bạch tạng = 1/2 x 1/2 x 1/4 = 1/16
TH2: 1 đàn ông AA. 1 đàn ông Aa xác suất sinh con bạch tạng = 2 x 1/2 x 2/3 x 1/4 = 1/6
TH3: Cả 2 đàn ông là Aa xác suất sinh con bạch tạng = 2/3 x 2/3 x 1/4 = 1/9
Tổng xuất suất = 1/16 + 1/6 + 1/9 = 49/144. -> Chọn A
Câu 13. Tần số alen a = 0,4:2 = 0,2 => tần số alen A = 0,8 => Số cá thể Aa: 2 x 0,8 x 0,2 x 8000 = 2560.
->Chọn A.
Câu 14. Cách li sinh sản là cơ chế chính để hình thành loài mới -> Chọn A
Câu 15. Để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể có cùng kiểu gen
-> Chọn D
Câu 16. Có 2 đứa trẻ sinh đôi cùng trứng -> cùng kiểu gen. Mà 1 đứa kiểu gen đồng hợp lặn và 1 đứa là
thể dị hợp. -> Ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử đã có 1 tế bào con mang đột biến gen quy định hình
dạng hồng cầu -> Chọn B
II. PHẦN TỰ LUẬN (16,0 điểm)
Câ Ý Nội dung Điểm
u
1 a - Gen là một đoạn của phân tử AND mang thông tin mã hóa một sản phẩm xác 0,25
định(sản phẩm đó có thể là chuỗi polipeptit hay ARN).
- Dựa vào chức năng sản phẩm của gen mà người ta phân ra gen cấu trúc và gen điều 0,25
hòa
- Gen cấu trúc: là gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần 0,25
cấu trúc hay chức năng của tế bào
- Gen điều hòa: là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của gen khác 0,25
b
Sinh vật nhân sơ Sinh vật nhân thực
- mARN được tổng hợp từ gen của tế - mARN được tổng hợp từ gen của tế 0,5
bào mã hóa cho nhiều chuỗi polipeptit. bào thường mã hóa cho một chuỗi
- Gen-> mARN có thể dịch mã ngay polipeptit.
thành chuỗi polipeptit( phiênmã đến - Gen -> tiền mARN( có cả các đoạn
đâu dịch mã đến đó) exon và các intron) -> mARN trưởng 0,5
thành( không có các intron)
c Một gen quy định một chuỗi polipeptit chính xác hơn vì một protein có thể gồm 0,5
nhiều chuỗi polipeptit khác nhau cùng quy định. Một tính trạng có thể được quy định
bởi nhiều loại protein khác nhau.
2 a - Vẽ sơ đồ cấu trúc của operon Lac ở vi khuẩn E.coli.
P O Z Y A 0,25
- Chức năng của các thành phần:
+ Nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A) liên quan về chức năng nằm kề nhau. Mã hóa các 0,25
enzim phân hủy lactôzơ.
+ Vùng vận hành (O): nằm trước gen cấu trúc là vị trí tương tác với chất ức chế 0,25
(protein ức chế).
+ Vùng khởi động (P): nằm trước vùng vận hành, đó là vị trí tương tác của ARN 0,25
polimeraza để khởi đầu phiên mã.
b - KH: A-B-Ddee = 3/4. 1/2. 1. 1 = 3/8 0,25
aaB-Ddee = 1/4 .1/2 .1. 1 = 1/8 0,25
- KG : AabbDDee= 2/4. 1/2 . 1/2 . 1 = 1/8 0,25
AaBbddee = 2/4 . 1/2. 0. 1= 0 0,25
c - Hậu quả của đột biến này đối với cấu trúc của gen : 5- BU là chất hoá học gây đột 0,25
biến thay thế cặp A- T bằng cặp G- X
- Hậu quả của đột biến đối với sản phẩm của gen cấu trúc:
+ Bộ ba mới qui định aa giống với bộ ba ban đầu ( ĐB đồng nghĩa) : Chuỗi polipep 0.25
tit không thay đổi
+ Bộ ba mới qui định aa khác với bộ ba ban đầu (ĐB khác nghĩa) : Chuỗi poli peptit 0.25
thay đỏi một axit amin
+ Bộ ba mới là bộ ba kết thúc ( ĐB vô nghĩa): chuỗi poli pep tit ngắn lại 0.25
3 a - Trong công tác chọn giống người ta áp dụng những phương pháp sau để tạo ra
nguồn biến dị di truyền là nguyên liệu cho chọn lọc: 0,25
+ Sử dụng phương pháp lai để tạo nguồn BDTH 0,25
+ Sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo để tạo nguồn đột biến.
+ Sử dụng công nghệ di truyền để tạo ADN tái tổ hợp. 0,25
- Sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo đạt hiệu quả cao đối với chọn giống vi
sinh vật vì tốc độ sinh sản của chúng rất nhanh nên ta có thể dễ dàng phân lập được 0,25
các dòng đột biến, cho dù tần số đột biến gen thường khá thấp.
b Muốn nghiên mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở vật nuôi ta cần tiến hành như
sau:
- Sử dụng nhân bản vô tính hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi để tạo ra nhiều vật nuôi có 0,25
kiểu gen giống nhau.
- Nuôi các con vật có cùng KG trong các môi trường khác nhau để thu các KH khác nhau. 0,25
- Tập hợp các KH khác nhau của cùng một KG ta có mức phản ứng của KG đó 0,25
- Dựa vào mức phản ứng để đánh giá KG đó có mức phản ứng rộng hay hẹp 0,25
4 a - Lệch bội thể 4 nhiễm (2n + 2) 0,25
Cơ chế: Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, 1 cặp NST nào đó không phân li tạo
2 loại giao tử (n + 1) và (n - 1). Qua thụ tinh giao tử (n+1) của cặp NST này kết hợp 0,25
với giao tử (n + 1) của NST cùng cặp
- Tứ bội 4n
Cơ chế:
+ Quá trình nguyên phân: NST nhân đôi, nhưng thoi phân bào không hình thành nên 0,25
bộ NST tăng gấp đôi. Hợp tử 2n 4n
+ Quá trình giảm phân: Tạo giao tử 2n, giao tử 2n giao tử 2n hợp tử 4n 0,25
b - Thường xử lí consixin vào pha G2 của chu kì tế bào vì sự tổng hợp các vi ống để 0,25
hình thành thoi phân bào xảy ra ở pha G2.
- NST đã nhân đôi, xử lí consixin lúc này sẽ ức chế sự hình thành thoi phân bào tạo 0,25
thể đa bội với hiệu quả cao.
5 a - Gen trong các bào quan (ty thể, lạp thể) nằm trong tế bào chất 0,25
- Gen trên X không có alen trên Y hoặc gen trên Y không có alen trên X 0,25
- Gen trên nhiễm sắc thể còn lại không có alen tương ứng trong thể đột biến một 0,25
nhiễm.Gen trên đoạn NST tương ứng với đoạn bị mất do đột biến.
- Các gen trong giao tử đơn bội bình thường hoặc giao tử thể. 0,25
b ab
0,75
- Cái hung, thấp, đen: ab X X = 1% => ab x ab = 0,04 => ab = 0,1 và ab = 0,4 => f
d d

= 20%
Ab
0,75
- Xám dị hợp, thấp, nâu: ab x 1/2 nâu = (0,4 Ab x 0,4 ab + 0,1 Ab x 0,1 ab)1/2=
8,5%
6 - Xét riêng từng cặp gen:
+ Cặp A, a 0,5
Số 9: aa => 5, 6 là Aa => 10 (1/3AA: 2/3Aa)
=> PA = 1/3 + 1/6 = 2/3 => qa=1/3
Tương tự cho số 11: PA = 1/3 + 1/6 = 2/3 => qa=1/3
->xác suất con của 10 x 11 không mang gen a là: 2/3 A x 2/3A = 4/9 AA
+ Cặp XB, Xb:
Số 10 – XBY không mang gen bệnh. 0,5
->số 11: (1/2 XBXb: 1/2 XBXB) Tần số XB = 3/4.
->Xác xuất sinh con không chứa Xb = 3/4 x 1 = 3/4
=> Xác xuất sinh con không chứa cả 2 alen lặn: 4/9 x 3/4 = 1/3. 0,5
7 a Số kiểu gen trong quần thể: 6.3.10.10 = 1800 kiểu gen 0,5
b Thành phần kiểu gen quy định màu hoa khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di 0,5
truyền:
0,25A1A1 + 0,3 A1A2 + 0,2 A1a + 0,09 A2A2 + 0,12 A2a + 0,04 aa = 1
c - Thành phần kiểu gen quy định chiều cao cây ở F1 khi ngẫu phối: 0,5
(0,6.0,8)BB + ( 0,6.0,2 + 0,8.0,4)Bb + (0,4.0,2)bb = 1
0,48BB + 0,44Bb + 0,08 bb = 1
- Thành phần kiểu gen quy định chiều cao cây khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di
truyền:
pB = 0,48 + 0,44/2 = 0,7 ; qb = 1 - 0,7 = 0,3
(Hoặc tính theo công thức: pB = (pđực + p cái)/2 = (0,6 +0,8)/2 = 0,7 ; qb = 0,3)
->Cấu trúc di truyền: 0,49BB + 0,42Bb + 0,09bb = 1
d - Thành phần kiểu gen quy định chiều cao cây khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di
truyền: 0,49BB + 0,42Bb + 0,09bb = 1
- Để đời con xuất hiện cây thân thấp thì bố, mẹ thân cao đều có kiểu gen Bb. Xác
0,5
suất bố mẹ có kiểu gen Bb trong quần thể ở trạng thái cân bằng là: 0,42/0,91=0,462
->Xác suất đời con xuất hiện cây thân thấp = 0,462 x 0,462 x 1/4 = 0,0533
8 a - Đột biến, di nhập gen, CLTN, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên 0,25
- Đột biến, CLTN chống lại alen lặn 0,25
- Các yếu tố ngẫu nhiên, CLTN chống lại alen trội 0,25
0,25
- CLTN
b - Quần thể vi khuẩn sinh sản nhanh nên các gen quy định các đặc điểm thích nghi 0,25
được tăng nhanh trong quần thể.
- Ngoài ra, hệ gen của vi khuẩn là đơn bội, không tạo thành cặp alen nên các gen đột 0,25
biến biểu hiện ngay ra kiểu hình
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
HÀ NAM NĂM HỌC 2016 - 2017
TRƯỜNG THPT A DUY TIÊN Môn thi: SINH HỌC
Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề
ĐỀ ĐỀ XUẤT

PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)


Câu 1. Một giống lúa có alen A gây bệnh vàng lùn, để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng
kháng bệnh này người ta tiến hành các bước sau:
(1) Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.
(2) Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến, gieo hạt mọc thành cây.
(3) Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.
(4) Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc tự thụ phấn tạo dòng thuần. Thứ tự đúng là
A. (1) → (2) → (3) → (4) B. (2) → (3) → (1) → (4)
C. (2) → (3) → (4) → (1) D. (1) → (3) → (2) → (4)
Câu 2. Một gen ở sinh vật nhân sơ có L= 0,255 micromet, sao mã 5 lần. Các phân tử ARN sinh ra đều cho
6 lượt riboxom trượt qua. Mỗi protein hình thành gồm 1 chuổi polypeptit. Tổng số aa tự do tham gia vào
cấu trúc protein để thực hiện chức năng sinh học là:
A. 249 B. 7470 C. 7500 D. 7440
Câu 3. Bản chất của quy luật phân li theo Menđen là
A. sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền, giảm phân diễn ra bình thường trong quá trình hình
thành giao tử.
B. sự phân li đồng đều của các nhân tố di truyền trong mỗi cặp nhân tố di truyền.
C. thế hệ P thuần chủng, tính trạng trội phải trội hoàn toàn, số lượng cá thể phân tích phải đủ lớn.
D. sự phân li đồng đều các alen của từng cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác
nhau.
Câu 4. Ở một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do một gen có 2 alen quy định, alen trội là
trội hoàn toàn. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình
phát sinh giao tử đực và giao tử cái. Giao phấn hai cây thuần chủng, tương phản về kiểu gen, mỗi cây chỉ
trội về 1 trong 2 tính trạng trên (P), thu được F 1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không
xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây về F2 sai?
A. Có 10 loại kiểu gen.
B. Kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất.
C. Kiểu hình lặn về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ nhỏ nhất.
D. Có 2 loại kiểu gen dị hợp tử về 1 cặp gen.
Câu 5. Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen qui định,
alen trội là trội hoàn toàn.
I
1 2
Qui ước:
II không bệnh:
3 4 5 6
Nam bị bệnh
III 9 Nữ không bệnh
7 8
Nữ bị bệnh
IV 10
Biết rằng không xảy ra đột biến mới và người đàn ông II. 4 đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái
cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là 0,2. Xác suất để IV. 10 không mang alen gây bệnh là bao
nhiêu?

A. B. C. D.
Câu 6. Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân
đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần
nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng
đột biến đã xảy ra với gen A là
A. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. B. mất một cặp A - T.
C. mất một cặp G - X. D. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
Câu 7. Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần
chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa đỏ. F1 tự thụ phấn, thu được
F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 75% cây hoa đỏ : 25% cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện của gen
không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên, hãy cho biết trong các kết luận sau, có bao nhiêu
kết luận đúng?
(1) Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.
(2) Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây có kiểu
gen dị hợp tử.
(3) Nếu cho các cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với các cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li
theo tỉ lệ 2 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
(4) Màu sắc hoa là kết quả sự tương tác giữa các gen không alen.
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2

Câu 8. Một tế bào sinh giao tử có kiểu gen tiến hành giảm phân. Giao tử tạo ra do đột biến
mất đoạn nhiễm sắc thể là:

A. Giao tử B. Giao tử

C. Giao tử D. Giao tử

Câu 9. Cho phép lai P: ♀ XDXd × ♂ XDY, thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể không
mang alen trội của các gen trên chiếm 1%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở 2
giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, ở F1 số cá thể cái mang alen trội của cả 3 gen trên chiếm tỉ lệ
A. 27% B. 41,25% C. 13,5% D. 40,5%
Câu 10. Ở một quần thể động vật ngẫu phối, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường gồm 2 alen, alen
A trội hoàn toàn so với alen a. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn bị đào
thải hoàn toàn ngay sau khi sinh ra. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có cấu trúc di truyền là 0, 8AA :
0,2Aa. Cho rằng không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, thế hệ F 4 của quần thể
này có tần số alen A là

A. B. C. D.
Câu 11. Phát biểu nào không đúng?
A. Hai loài có quá trình phát triển phôi càng giống nhau thì có quan hệ họ hàng càng gần gũi.
B. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương đồng với nhau thì có quan hệ càng gần gũi.
C. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương tự với nhau thì có quan hệ càng gần gũi.
D. Trình tự axit amin hay trình tự nucleotit ở hai loài càng giống nhau thì hai loài có quan hệ càng gần
gũi.
Câu 12. Cho giao phối giữa gà trống chân cao, lông xám với gà mái cùng kiểu hình (P), thu được ở F1:
- Giới đực: 75% chân cao, lông xám : 25% chân cao, lông vàng.
- Giới cái: 30% chân cao, lông xám : 7,5% chân thấp, lông xám : 42,5% chân thấp, lông vàng : 20%
chân cao , lông vàng.
Biết rằng không xảy ra đột biến, tính trạng chiều cao chân do một cặp gen có hai alen (A, a) qui định.
Trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định phù hợp với kết quả trên?
(1) Gen qui định chiều cao chân nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X, không có alen
tương ứng trên Y. (2) Ở F1, gà lông xám và gà lông vàng có tỉ lệ tương ứng là 9 : 7.
(3) Một trong hai cặp gen qui định màu lông gà nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X.
(4) Gà trống (P) xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
(5) Gà trống chân cao, lông xám, thuần chủng ở F1 chiếm tỉ lệ 5%. (6) Ở F1 có 4 kiểu gen qui định gà
mái chân cao, lông vàng.
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 13. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể vì
A. chọn lọc tự nhiên sẽ chọn các alen lặn có có lợi cho bản thân sinh vật.
B. alen lặn thường nằm trong tổ hợp gen thích nghi.
C. alen lặn có thể tồn tại trong quần thể ở trạng thái dị hợp tử.
D. giá trị thích nghi của các alen lặn cao hơn các alen trội.
Câu 14. Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBb x ♀ AaBb . Giả sử trong quá trình
giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm
phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp
ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử 2n + 1
với kiểu gen khác nhau?
A. 24 B. 9 C. 48 D. 84
Câu 15. Quan điểm nào sau đây là không đúng?
A. Lai xa tạo cơ thể lai có thể dẫn đến hình thành loài mới.
B. Lai xa kết hợp với đa bội hoá là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật.
C. Cơ chế đa bội hoá tạo dạng tứ bội hữu thụ cách li sinh sản với dạng gốc là cơ chế đẫn đến hình thành
loài mới.
D. Cơ chế tự đa bội hoá tạo ra dạng tam bội bất thụ nên không phải là cơ chế đẫn đến hình thành loài
mới.
Câu 16. Ở một loài thực vật, khi cho cây (P) tự thụ phấn, ở F1 thu được tỉ lệ kiểu hình: 46,6875% hoa đỏ,
thân cao; 9,5625% hoa đỏ, thân thấp; 28,3125% hoa trắng, thân cao; 15,4375% hoa trắng, thân thấp. Biết
rằng tính trạng chiều cao cây do một gen có hai alen qui định. Điều nào sau đây không đúng?
A. Hoán vị gen hai bên với tần số f = 30%.
B. Cây hoa đỏ, thân cao dị hợp tử ở F1 luôn chiếm tỉ lệ 43,625%.
C. Hoán vị gen một bên với tần số f = 49%.
D. Trong tổng số cây hoa trắng, thân thấp ở F1, cây mang kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 43,3198%.
PHẦN TỰ LUẬN (16,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Những trường hợp nào một gen trội có hại vẫn có thể được di truyền trong quần thể?
b. Mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY sinh con gái có kiểu gen XAXaXa. Cho biết quá trình giảm
phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Hãy giải thích sự hình thành kiểu
gen của con gái.
Câu 2 (2,0 điểm)
a. Kỹ thuật di truyền có những ưu điểm và nguy cơ tiềm ẩn gì so với tạo giống mới bằng phương pháp
lai thông thường?
b. Giả sử muốn tổng hợp insulin người bằng kĩ thuật ADN tái tổ hợp vi khuẩn, người ta sẽ lựa chọn
nguồn gen nào: Gen mã hoá insulin có nguồn gốc trực tiếp từ hệ gen của người hay một bản sao cADN của
gen? Giải thích?
Câu 3 (2,0 điểm)
a. Nêu thực chất của quy luật phân li. Vì sao chứng minh quy luật phân li lại sử dụng ở cấp độ tế bào?
b. Phân tích kết quả của các phép lai sau đây và viết sơ đồ lai cho mỗi phép lai đó:
Phé Kiểu hình Kiểu hình đời con
p lai bố và mẹ
1 Xanh × Vàng Tất cả xanh
2 Vàng × Vàng 3/4 vàng : 1/4 đốm
3 Xanh × Vàng 1/2 xanh :1/4 vàng:1/4 đốm
Câu 4 (2,0 điểm) Ở người, bệnh bạch tạng do alen lặn nằm trên NST thường quy định (gen này có hai
alen). Nhung và Thủy đều có mẹ bị bệnh bạch tạng. Bố của họ không mang gen gây bệnh, họ lấy chồng
bình thường (nhưng có bố đều bị bệnh). Nhung sinh một con gái bình thường đặt tên là Thúy, Thủy sinh
một đứa con trai bình thường đặt tên là Phương. Sau này Thúy và Phương lấy nhau.
a. Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này bị bệnh?
b. Xác suất cặp vợ chồng Thúy và Phương sinh 2 đứa con đều bình thường?
Câu 5 (2,0 điểm) Nêu các loại đột biến NST có thể nhanh chóng góp phần dẫn đến hình thành loài mới.
Cơ chế hình thành loài mới bằng các loại đột biến NST diễn ra như thế nào?
Câu 6 (2,0 điểm) Ở một loài động vật, khi cho bố mẹ thuần chủng đều có kiểu hình lông trắng lai với nhau,
thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình: 1 cái lông trắng : 1 đực lông đen. Cho F 1 giao phối với nhau, thu được F2
gồm: 4 cái lông đen: 396 cái lông trắng : 198 đực lông đen: 202 đực lông trắng. Biện luận và viết sơ đồ lai
cho phép lai trên.
-------------HẾT-------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
HÀ NAM NĂM HỌC 2016 - 2017
TRƯỜNG THPT A DUY TIÊN Môn thi: SINH HỌC
Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề
HƯỚNG DẪN CHẤM

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)


(Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm)
CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8

ĐÁP ÁN B D B D B A C B

CÂU 9 10 11 12 13 14 15 16

ĐÁP ÁN A D C C C A D C

II. PHẦN TỰ LUẬN (16,0 điểm)


Câ Nội dung Điểm
u
2,0
a. Một gen trội có hại có thể được di truyền trong quần thể trong các trường hợp:
- Gen trội có hại liên kết chặt chẽ với một gen có lợi khác → CLTN sẽ ưu tiên duy trì gen 0,25
có lợi → ngẫu nhiên duy trì gen có hại.
- Là gen đa hiệu, ảnh hưởng đến sự hình thành đồng thời nhiều tính trạng, trong đó có 0,25
một số tính trạng có lợi được CLTN giữ lại → duy trì một số tính trạng của gen đa hiệu
có hại. 0,25
- Gen trội có hại được biểu hiện muộn trong vòng đời, sau khi cá thể đã sinh sản → được 0,25
truyền lại cho thế hệ sau.
1 - Gen trội có hại tồn tại ở trạng thái dị hợp không gây chết hoàn toàn. 0,25
- Do yếu tố ngẫu nhiên tác động (tác động của yếu tố ngẫu nhiên có thể làm 1 gen có hại
có thể trở nên phổ biến trong quần thể).
b. Giải thích:
- Do không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST → KG của con gái XAXaXa chỉ 0,25
có thể được tạo thành do nhận giao tử XA từ người bố và giao tử XaXa từ người mẹ.
- Trong quá trình giảm phân, bố giảm phân bình thường tạo giao tử XA và Y, mẹ xảy ra sự 0,25
không phân li ở giảm phân 2 ở cặp NST giới tính tạo giao tử đột biến XaXa .
- Trong thụ tinh, sự kết hợp giữa giao tử XA của bố với giao tử XaXa của mẹ → hợp tử 0,25
XAXaXa
2 2,0
a. * Ưu điểm. 0,5
- Nhân giống nhanh và hiệu quả hơn phương pháp lai thông thường.
- Thay gen đúng mục đích.
- Cho phép tạo ra giống mới mang nguồn gen từ những loài rất xa nhau mà phương pháp
lai thông thường không thể thực hiện được.
- Tạo ra SV biến đổi gen, phục vụ các mục đích khác nhau của con người.
* Nguy cơ tiềm ẩn . 0,5
- SV biến đổi gen do kỹ thuật di truyền tạo ra, nếu vượt qua khả năng kiểm soát → tiềm
ẩn nguy cơ đe dọa an toàn của con người và HST.
- Việc sử dụng những loài SV biến đổi gen trên diện rộng và lâu dài → làm mất đi những
giống cây trồng quý, có năng suất thấp nhưng là kho dự trữ vốn gen quý hiếm có lợi cho
con người.
b. Chọn bản sao cADN của gen.
Giải thích :
+ Gen mã hóa insulin có nguồn gốc trực tiếp từ hệ gen của người có cả đoạn intron xen kẽ 0,5
các đoạn êxon, mà ở tế bào vi khuẩn không có phức hệ enzim cắt các đoạn intron (phức
hệ spliceôsôm) và nối các đoạn êxôn lại với nhau → quá trình tổng hợp insulin có thể
không diễn ra.
+ Bản sao cADN của gen tổng hợp insulin hình thành từ các mARN của gen đó chỉ gồm
các đoạn êxon mã hóa insulin quá trình tổng hợp insulin diễn ra . 0,5
3 2,0
a.
- Thực chất của QLPL: Là sự phân li của các alen trong quá trình giảm phân. Các alen chỉ 0,25
PLĐL trong giảm phân khi chúng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
- Chứng minh QLPL lại sử dụng ở cấp độ tế bào vì:
+ Các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng.
+ Sự phân li của các NST trong quá trình giảm phân chính là cơ chế ở cấp độ TB đảm bảo 0,25
cho sự phân li của các alen. 0,25
b. - Phân tích.
+ Từ phép lai 1 Xanh trội so với vàng; 0, 5
+ Từ phép lai 2 Vàng trội so với đốm;
+ Từ phép lai 3 Xanh trội so với đốm;
Các alen quy định màu sắc này đều thuộc cùng một locus gen.
Quy ước: Ax – xanh; Av – vàng; Ad – đốm; 0,25
- Viết sơ đồ lai:
+ Phép lai 1: AxAx (xanh) × AvA- (vàng) F1: AxA- (100% xanh). 0,25

+ Phép lai 2: AvAd (vàng) × AvAd (vàng) F1: AvAd (vàng) : AdAd (đốm).
+ Phép lai 3: AxAd (xanh) × AvAd (vàng) F1: AxA- (xanh) : AvAd (vàng) : AdAd (đốm). 0,25

4 2,0
a. Để sinh con bị bệnh, cặp vợ chồng Thúy và Phương mang gen Aa với tỉ lệ . 0,5

0,5
Xác suất sinh người con đầu lòng bị bệnh: ×
2 0,5
b. Xác suất ít nhất có một đứa bị bệnh là × ( 1- ( ) ) = Xác suất cặp vợ
0,5
chồng Thúy và Phương sinh 2 đứa con đều bình thường : 1- = .
5 2,0
* Đột biến NST có thể nhanh dẫn đến hình thành loài mới : Đa bội hóa (cùng nguồn,
khác nguồn); đột biến cấu trúc lại bộ NST (đột biến chuyển đoạn NST, đảo đoạn NST) . 0,5
* Cơ chế:
- Đa bội cùng nguồn (tự đa bội):
+ Trong nguyên phân: Ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội (2n), các NST 0,25
nhân đôi nhưng không phân li (2n 4n) .
+ Trong giảm phân: Do sự kết hợp của hai giao tử mang 2n (NST) hợp tử 4n; hoặc do 0,25
sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử n hợp tử 3n.
- Đa bội khác nguồn (lai xa và đa bội hóa) : Lai giữa 2 cơ thể thuộc 2 loài khác nhau
tạo con lai bất thụ (mang 2 bộ NST đơn bội của 2 loài) đa bội hóa cơ thể lai tạo thể 0,5
song nhị bội (mang 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau), cách li sinh sản với loài
ban đầu.
- Đột biến cấu trúc lại bộ NST (đột biến chuyển đoạn NST, đảo đoạn NST): Do ảnh 0,25
hưởng của tác nhân đột biến thay đổi vị trí sắp xếp các gen trên NST, thay đổi chức
năng của
gen trong nhóm liên kết, thay đổi kích thước và hình dạng NST. 0,25
Đầu tiên xuất hiện ở một số cá thể mang đột biến chuyển đoạn hay đảo đoạn, nếu tỏ ra
thích nghi chúng sẽ phát triển và chiếm một phần trong khu phân bố dạng gốc, sau đó lan
rộng cách li sinh sản với dạng gốc hình thành loài mới.
6 2,0
- Pt/c: Lông trắng × lông trắng → F1: 1 cái lông trắng : 1 đực lông đen 0,25
→ F2 ≈ 1 đen : 3 trắng
→ có hiện tượng tương tác gen không alen, theo kiểu bổ sung 2 alen trội.
Quy ước gen: A-B- : lông đen; A-bb, aaBb, aabb: lông trắng.
- Tính trạng phân bố không đồng đều ở hai giới → gen quy định tính trạng màu lông nằm
trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. 0,25
- Nếu con đực thuộc giới dị giao XY và con cái thuộc giới đồng giao XX thì con đực F 1
lông đen có KG XABY → ở P con cái sẽ có KG X ABX- lông đen → trái với đề bài → con
cái có NST giới tính XY; con đực là XX. 0,25
- Mặt khác Pt/c, F1 có tỉ lệ 1:1, F2 tính riêng ở giới cái con lông đen có tỉ lệ 4/400 = 0,01 →
xảy ra hoán vị gen ở con đực F1 → Hai gen tương tác bổ sung cùng nằm trên NST X.
Tần số hoán vị gen: f = 0,01 x 2 = 0,02 = 2%.
- Do tương tác bổ sung kiểu 9 : 7 và P t/c lông trắng, F1 xuất hiện lông đen → P có thể có 0,5
các KG: XaBXaB x XAbY hoặc XAbXAb x XaBY đều cho kết quả như nhau.
- Sơ đồ lai:
Pt/c XaBXaB (♂ lông trắng) x XAbY (♀ lông trắng) G: XaB XAb ; Y
F1 1XAbXaB (♂ lông đen) : 1XaBY (♀lông trắng) 0,25
F1 x F1 XAbXaB (lông đen) x XaBY (lông trắng)
G: XAb = XaB = 0,49 XaB = Y = 0,5 XAB = Xab = 0,01
F2: 0,245 XAbXaB : 0,245 XaBXaB : 0,245 XAbY : 0,245 XaBY 0,5
0,05 XABXaB : 0,05 XaBXab : 0,05 XABY : 0,05 XabY
Tỉ lệ kiểu hình:
0,05 cái lông đen : 0,495 cái lông trắng : 0,25 đực lông đen : 0,25 đực lông trắng.
(Học sinh chỉ cần viết 1 sơ đồ vẫn cho điểm tối đa)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
HÀ NAM NĂM HỌC 2016 - 2017
TRƯỜNG THPT B DUY TIÊN Môn thi: SINH HỌC
Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

I. Phần I: Trắc nghiệm (16 câu-4 điểm)


Câu 1: Khi lai phân tích cá thể có 2 tính trạng cần theo dõi được kết quả lai phân ly gồm 4 loại kiểu hình
bằng nhau.có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng
(1) Hai cặp gen qui định 2 cặp tính trạng có thể nằm trên 2 locut khác nhau thuộc cùng 1 cặp NST tương
đồng
(2) Hai tính trạng di truyền liên kết hoàn toàn
(3) Hai cặp gen qui định 2 cặp tính trạng có thể nằm trên 2 locut khác nhau thuộc 2 cặp NST tương đồng
(4) Cho cá thể trong phép lai phân tích tự thụ đời lai có thể thu được 4 loại kiểu hình với 10 loại kiểu
gen
(5) Cho cá thể trong phép lai phân tích tự thụ đời lai thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ khác 9:3:3:1
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 2: Một tế bào sinh tinh có kí hiệu gen AaBb giảm phân II không hình thành thoi phân bào. Theo lý
thuyết kết thúc giảm phân cho tối đa bao nhiêu loại tinh trùng
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3: Có bao nhiêu hiện tượng đột biến sau đây có thể làm cho số lượng NST trong tế bào bị giảm
(1) Mất đoạn NST (2) Thể ba nhiễm (3) Chuyển đoạn NST
(4) Thể không nhiễm (5) Thể tam bội (6) Thể môt nhiễm
A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
Câu 4: Nếu xét một tính trạng được qui định bởi một gen gồm 2 alen. Hai alen của gen đó tác động qua lại
với nhau như thế nào thì quan sát kiểu hình luôn biết được kiểu gen
(1) Trội hoàn toàn (2) Trội không hoàn toàn (3) Đồng trội
(4) Alen gây chết là đồng trội (5) Alen gây chết là đồng lặn
A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 1,2,4 D. 3,4,5
Câu 5: Ở cá chép gen qui định tính trạng màu mắt gồm 2 alen nằm trên vùng tương đồng của X và Y,A qui
đinh mắt đỏ là trội hoàn toàn so với a qui định mắt trắng.Thực hiện phép P lai giữa cá chép mắt đỏ với cá
chép mắt trắng.Cho các kết quả sau ở F1
(1) 100% cá con là mắt đỏ
(2) Trong tổng số cá cái được sinh ra có 50% là mắt đỏ
(3) 50% mắt đỏ:50% mắt trắng, mắt trắng toàn là cá đưc
(4) 50% mắt đỏ:50% mắt trắng, mắt trắng toàn là cá cái
(5) 75% mắt đỏ: 25%mắt trắng
Biết rằng không có đột biến xẩy ra.Theo lý thuyết có bao nhiêu kết quả lai đã cho là phù hợp với thông
tin của phép lai
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 6: Xét 2 locut nằm trên 2 cặp NST thường, mỗi locut gồm 2 alen trội lặn hoàn toàn .Theo lý thuyết
với 2 locut trên tạo ra các kiểu gen trong loài có bao nhiêu phép lai cho đời con có sự phân ly kiểu hình
1:0 là:
A. 4 B. 6 C. 10 D. 20
Câu 7: Ở một loài thực vật thực hiện phép lai giữa 2(P) cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ đời con (F1)thu
được 4 loại kiểu hình gồm 512 cây trong đó có 32 cây kiểu hình thân thấp, hoa trắng , cho các cây F1 có
cùng kiểu hình giao phấn ngẫu nhiên.Tỉ lệ cây thân thấp, hoa trắng ở F2 là
A. 11/18 B. 1/16 C. 1/9 D. 1/81
Câu 8: Biết một gen qui định một tính trạng, phép lai giữa 2 cơ thể bố mẹ đều dị hợp về 5 cặp gen cho đời
con số kiểu hình tối đa:
A. 25 B. 35 C. 45 D. 55
Câu 9: Có bao nhiêu kiểu gen sau đây cho tỉ lệ giao tử giống nhau ở cả 3 trường hợp: các gen phân li độc
lập , các gen liên kết hoàn toàn, các genòaảy ra hoán vị
1-AB/ab 2-AB/AB 3/Ab/aB 4-Ab/ab 5-AB/aB 6-aB/ab
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 10: Một loài thực vật gen A -cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây cao,
quả đỏ dị hợp tử giao phấn với cây thấp, quả vàng. Gen A và gen B cách nhau 40 cM, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là
A. 30% cây cao, quả đỏ: 30% cây thấp, quả trắng: 20%cây cao, quả trắng: 20% cây thấp, quả đỏ.
B. 40% cây cao, quả đỏ: 40% cây thấp, quả trắng: 10%cây cao, quả trắng: 10% cây thấp, quả đỏ.
C. 10% cây cao, quả đỏ: 10% cây thấp, quả trắng: 40%cây cao, quả trắng: 40% cây thấp, quả đỏ.
D. 20% cây cao, quả đỏ: 20% cây thấp, quả trắng: 30%cây cao, quả trắng: 30% cây thấp, quả đỏ.
Câu 11: Tính trạng là kết quả của hiện tượng tương tác gen.P thuần chủng F2 xuất hiện 1 trong những tỉ lệ
phân tính sau;
(1) 9:6:1 (2) 12:3:1 (3) 9:7 (4) 13:3 (5) 9:3:3:1
Lai phân tích F1 được tỉ lệ phân tính 3:1.kết quả này phù hợp với kiểu tương tác
A. 1,2 B. 3,4 C. 1,2,4 D. 5
 Câu 12: Người ta thường sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Đao ở người trong
giai đoạn sớm, trước sinh?
A. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích các cặp NST thường.
     B. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích prôtêin.
C. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích các cặp NST giới tính.
D. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích ADN.
Câu 13: Cho các phát biểu sau về hệ thống di truyền trong tế bào.Có bao nhiêu phát biểu đúng
(1) Có 3 hệ thống di truyền trong tế bào: Di truyền NST thường, di truyền NST giới tính, di truyền
ngoài NST
(2) Có 2 hệ thống di truyền trong tế bào:Di truyền NST và di truyền ngoài nhân
(3)Di truyền NST đóng vai trò chính
(4)Tế bào là một đơn vị di truyền
(5)Di truyền NST giới tính đóng vai trò chính
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 14: Cho các bước sau
(1) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen
(2) Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng kiểu gen
(3) Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau.
Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật cần tiến hành các bước lần lượt như sau
A. (1)  (2)  (3) B. (3)  (1)  (2) C. (1)  (3)  (2) D. (2)  (1)  (3)
AB
Câu 15: Quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh có KG ab XDXd không xảy ra đột biến gen nhưng
xảy ra hoán vị giữa alen A và alen a. Theo lý thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân
của tế bào trên là
A. AB XD, Ab XD, aB Xd, ab Xd hoặc AB Xd, Ab XD, aB Xd, ab XD
B. AB XD, Ab Xd, aB XD, ab Xd hoặc AB Xd, Ab Xd, aB XD, ab XD
C. AB XD, Ab Xd, aB XD, ab Xd hoặc AB Xd, Ab XD, aB Xd, ab XD
D. AB XD, Ab XD, aB Xd, ab Xd hoặc AB Xd, Ab Xd, aB XD, ab XD
Câu 16: Điều nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của các loại ARN trong quá trình dịch mã?
A. ARN thông tin được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm.
B. Sau khi tổng hợp xong prôtêin, mARN thường được các enzim phân hủy.
C. ARN vận chuyển có chức năng mang axit amin tới ribôxôm, bộ ba đối mã đặc hiệu trên tARN có thể
nhận ra và bắt đôi bổ sung với côđon tương ứng trên mARN.
D. ARN ribôxôm kết hợp với mARN tạo nên ribôxôm, ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin.
II. Phần II: Tự luận (16 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm):
Giải thích sơ đồ thể hiện các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử giúp thông tin di truyền trong gen đươc
biểu hiện thành tính trạng trên cơ thể sinh vật.
Câu 2 (1,0 điểm):
Theo mô hình điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, hãy cho biết
a. Khi nào gen phiên mã, khi nào gen không phiên mã?Đột biến nào làm cho gen không có khả năng
tổng hợp protein?
b. Đột biến xẩy ra ở gen điều hòa R thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của operon?
Câu 3 (1,5 điểm):
Ở một loài thực vật 2n=14
a. Nếu đột biến xẩy ra ở cặp NST nào đó tạo thể 3 nhiễm, thì có thể có bao nhiêu thể tam nhiễm
b. khi giao phấn giữa 2 cây tam nhiễm có kiểu gen AAa, kết quả thu được ở F1 sẽ có kiểu hình như thế
nào?Biết răng A qui định màu đỏ,a qui định màu vàng và hạt phấn dị bội 2n+1 không có khả năng thụ tinh
c. Vì sao tế bào noãn dị bội (n+1) vẫn có khả năng thụ tinh, trong khi hạt phấn (n+1) lại không có khả
năng thụ tinh?Cho rằng loài này thụ phấn nhờ gió.
Câu 4 (3,0 điểm):
Ở đậu Hà Lan giao phấn giữa cây thân cao, hoa đỏ có tua cuốn có kiểu gen dị hợp ba cặp với nhau thu
được F1.Tiếp tục cho các cây thân cao, hoa đỏ ,không có tua cuốn giao phấn với nhau qua các thế hệ.Biết
rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp gen qui định, trội hoàn toàn, các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể
thường khác nhau.Theo lý thuyết ở đời F3, trong số cây thân cao, hoa đỏ, không có tua cuốn, cây thuần
chủng chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 5 (2,0 điểm):
So sánh gen trong nhân và gen ở tế bào chất
Câu 6 (2,0 điểm):
Một quần thể thực vật tự thụ, ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát
là 0,2AABb : 04AaBb : 0,2 Aabb:0,2aabb . Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến
hóa. Hãy tỉ lệ kiểu gen aabb ở thế hệ F3
Câu 7 (2,0 điểm):
Hãy trình bày một số phương pháp lai để giải thích hiện tượng ưu thế lai
Câu 8 (1,5 điểm):
Tại sao quần đảo được xem là phòng thí nghiệm cho nghiên cứu quá trình hình thành loài
Câu 9 (2, 0 điểm): (C6-38)
Ở người, bệnh bạch tạng do alen lặn nằm trên NST thường quy định; bệnh mù màu do alen lặn nằm trên
NST giới tính X (không có trên Y) quy định. Phả hệ sau mô tả sự di truyền của hai bệnh này.

Thế hệ I Nam bị mù màu


Nam bình thường
Thế hệ II Nữ bình thường
Nữ bị bệnh bạch
Biết rằng không có đột biến xẩy ra tạng
a. Tính xác suất cặp vợ chông ở thế hệ thứ 2 sinh được người con không mắc cả 2 bệnh trên
b. Tính xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II sinh 2 con, cả 2 đứa con đều không bị bệnh
---------------HẾT---------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
HÀ NAM NĂM HỌC 2016 - 2017
TRƯỜNG THPT B DUY TIÊN Môn thi: SINH HỌC
Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề
HƯỚNG DẪN CHẤM

I. Phần trắc nghiệm (4,0 điểm, 0,25 điểm/câu)


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A C A B C D C B
Câu 9 10 11 12 13 14 15 16
Đáp án C A B A A C C D
II. PHẦN TỰ LUẬN (16,0 điểm)
Câu Nội dung Điểm
- Sơ đồ:

1 0,25
- Giải thích:
(1,0 đ) + Trình tự các Nu trên ADN qui định trình tự các Nu trên mARN. 0,25
+ Trình tự các Nu trên mARN qui định trình tự các a.a trên phân tử protein 0,25
+Protein biểu hiện thành tính trạng biểu hình trên cơ thể sinh vật 0,25
a/-Gen phiên mã khi vùng vận hành O không có chất ức chế bám vào.Gen dừng 0,25
phiên mã khi có chất ức chế bám vào vùng vận hành O
-Đột biến làm mất vùng P ở trên gen, làm mất mã mở đầu (tín hiệu mở đầu) trên
mARN làm cho gen không có khả năng tổng hợp protein 0,25
b/Đột biến xẩy ra ở gen điều hòa thì hậu quả sẽ phụ thuộc vào mức độ thay đổi
2
cấu trúc của protein điều hòa
(1,0 đ)
-Nếu sau đột biến protein không đổi thì không gây hậu quả gì
-Nếu sau đột biến protein tăng khả năng liên kết với vùng vận hành O thì gen khó 0,25
thực hiện phiên mã
-Nếu sau đột biến protein không bám được vào vùng vận hành O thì gen sẽ
thường xuyên hoạt động phiên mã để tổng hợp mARN , tổng hợp protein 0,25
a/2n=14n=7Số thể tam nhiễm :7 0,5
b/ A: Đỏ , a :Vàng
P : ♀AAa x ♂AAa
Gp (1/6AA:2/6Aa:2/6A:1/6a) (2/3A:1/3a) 0,25
F1: 2AAAA: 7AAa:4AA:4Aa:1aa 0, 25
3
17 Đỏ:1 vàng
c/-Tham gia quá trình thụ tinh hạt phấn phải di chuyển, còn tế bào noãn nằm cố
(1,5 đ)
định trong bầu nhị của hoa.
-Hạt phấn dị bội (n+1) có sức sống thua kém hạt phấn đơn bội n.Khi thụ phấn hạt
phấn (n+1) thường không cạnh tranh nổi hạt phấn đơn bội n, nên không được 0,5
tham gia thụ tinh cho noãn
-Vì noãn nằm cố định nên noãn đơn bội n và dị bội (n+1) đều có khả năng thụ tinh
4 Giả sử 3 cặp gen qui định ba tính trạng được xét là A-a,B-b,D-d
Cây thân cao, hoa đỏ , có tua cuốn dị hợp về 3 cặp có kiểu gen: AaBbDd 0,5
(3,0 đ) Sơ đồ lai:
P: AaBbDd x AaBbDd= (Aa xAa)(Bb x Bb)( Dd x Dd)
F1: (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb)(1DD:2Dd:1dd)
F1(Cao,hoa đỏ,không tua) (1AA:2Aa)(1BB:2Bb)( dd) 0,25
GF1 (2/3A:1/3a)(2/3B:1/3b)(d) 0,25
Giao phấn 0,25
(4/9AA:4/9Aa:1/9aa)(4/9BB:4/9Bb:1/9bb)(dd)
F2 0,25
F2(Cao, hoa đỏ,không tua) (1/2AA:1/2Aa)(1/2BB:1/2Bb)( dd) 0,25
GF2 (3/4A:1/4a)(3/4B:1/4b)(d) 0,25
Giao phấn
F3 (9/16AA:6/16Aa:1/16aa)(9/16BB:6/16Bb:1/16bb)
( dd) 0,5
Cao, đỏ,không tua thuần chủng(AABBdd)/Cao, đỏ,không tua(A-B-dd)= 0,5
(9/16x9/16x1) : ( 15/16 x 15/16 x1 )=0,36
Gen trong nhân Gen ngoài tế bào chất
-Tồn tại trong nhân -Tồn tại trong các bào quan ti thể 0,25
hoặc lục lạp
-Là phân tử AND lớn, xoắn kép, dạng -Là phân tử AND nhỏ,xoắn kép, 0,5
chuỗi, liên kết với proteinhiston dạng vòng không liên kết với protein
Câu5 -Thường tồn tại thành cặp alen histon 0,25
-Số lượng nhiêu -Không tồn tại thành cặp alen 0,25
(2,0 đ) -Chia đều cho các tế bào con trong -Số lượng ít
phân bào -Không phân chia đều cho các tế bòa 0,25
-Tính trạng do gen qui định di truyền con trong phân bào 0,25
theo các qui luật di truyền trong nhân -Tính trạng do gen qui định di truyền
-Có thể bị đột biến theo dòng mẹ 0,25
-Có thể bị đột biến
P(0,2AABb:0,4AaBb:0,2Aabb:0,2aabb) tự thụ gồm các phép lai
*0,2(AABb x AABb)F3: aabb=0 0,25
*0,4(AaBb x AaBb) =0,4(Aa xAa)(Bb x Bb) 0,25
Câu 6
F3: aabb=0.4x ½(1-1/23) aa x ½(1-1/23)bb=49/640 0,5
*0,2(Aabb x Aabb)=0,2(Aa x Aa)(bb x bb) 0,25
(2,0 đ)
F3: aabb=0.2x1/2(1-1/23) aa x 1bb=7/80 0,25
*0,2(aabb x aabb)-F3: aabb = 0,2 0,25
Vây tỉ lệ kiểu gen aabb ở F3: 49/640 + 7/80 +2/10=233/640=36,4% 0,25
Câu 7 Để tạo con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, khởi đầu cần tạo ra
2,0 đ những dòng thuần chủng khác nhau, sau đó cho lai các dòng này với nhau và 0,25
tuyển chọn các tổ hợp lai có ưu thế lai cao mong muốn.Bao gồm các cách lai
-lai thuận nghịch:Ở phép lai thứ nhất, dạng này được dùng làm mẹ thì ở phép lai
thứ hai dạng đó được dùng làm bố 0,5
VD: Lai thuận (bố) AA x (mẹ)aa Lai nghịch (mẹ)AA x (bố)aa
Một số tính trạng có liên quan tới hệ gen tế bào chất hoặc sự tương tác phức tạp
nào đó có liên quan đến tế bào chất thì lai thuận và lai nghịch sẽ cho hiệu quả rất
khác nhau 0,5
-Lai khác dòng đơn:dòng 1 có kiểu gen AAbb x dòng 2 có kiểu gen aaBBCon
lai có kiểu gen AaBb, thể hiện ưu thế lai được dùng trong sản xuất.
-Lai khác dòng kép: 0,5
+Dòng 1 AAbbddee x dòng 2 aaBBddeeCon lai I có kiểu genAaBbddee
+Dòng 3 aabbDDee x dòng 4 aabbddEECon lai II có kiểu gen aabbDdEe
Cho lai các con lai với nhau:
AaBbddee x aabbDdEeTạo được con lai AaBbDdEe dùng trong sản xuất 0,25
Ưu thế lai thường biểu hiện cao nhất ở đời con lai F1 và sau đó giảm dần qua các
thế hệ .Đây là lí do không dùng con lai F1 làm giống, chỉ dùng vào mục đích kinh
tế
- Giữa các đảo có sự cách li tương đối khiến cho sinh vật giữa các đảo ít có sự 0,5
trao đổi vốn gen
Câu 8 - Khoảng cách giữa các đảo không quá lớn để các cá thể sinh vật không thể di cư 0,5
1,5 đ tới
- Một nhóm sinh vật tiên phong di cư tới đảo mới thì điều kiện sống mới và sự 0,5
cách li tương đối về mặt địa lý dễ dàng biến quần thể nhập cư thành quần thể mới
A: Da bình thường-a:bạch tạng
B:Nhìn màu bình thường- b:Mù màu
-Kiểu gen của những người ở thế hệ I lần lượt là: AaX BY, AaXBXB, AaXBY,
0,25
aaXbXb
-Kiểu gen của cặp vợ chồng ở thế hệ II lần lượt là:
0,5
9 Vợ (1aaXBXB: 1aaXBXb) x chồng (AaXBY)
Giao tử (a=1)(XB=3/4,Xb=1/4) (A=1/2,a=1/2)(XB=1/2,Y=1/2)
0,5
(2,0 đ) a/Xác suất sinh con không mắc cả 2 bệnh:A-B-=1/2 x 7/8=7/16
b/Xác suất để sinh 2 con không bị cả 2 bệnh:
- Trường hợp 1:1/2aaXBXB x AaXBY  A-B-= 1/2x x1/2 x1/2=1/8
0,5
- Trường hợp 2: ½ aaXBXb x AaXBY
A-B-=1/2C22 x (1/2 x3/4)(1/2 x3/4)=9/128
0,25
Kl:Xác suất để sinh được 2 người con không bị bệnh: 1/8 + 9/128= 25/128

(Học sinh giải theo cách khác hợp lý vẫn cho điểm tối đa)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
HÀ NAM NĂM HỌC 2016 - 2017
TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT Môn thi: SINH HỌC
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)


Câu 1. Cho các thông tin về đột biến sau đây:
(1)- Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch.
(2)- Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3)- Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN
(4)- Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.
Các thông tin nói về đột biến gen là
A. (1) và (2) B. (3) và (4) C. (1) và (4) D. (2) và (3)
Câu 2. Giả sử đoạn mARN sau: 5'AUGGGGGXUUXGAAAAXXUAGXAGUUU3' tham gia dịch mã tạo
1 chuỗi polypeptit thì chuỗi polypeptit đó có bao nhiêu axit amin:
A. 6 B. 7 C. 8 D. 9
Câu 3. Gen đột biến có chiều dài không đổi, số liên kết hidro tăng 1.Đây là dạng đột biến gen nào?
A. Mất cặp A-T B. Thêm cặp A-T
C. Thay thế cặp G-X =A-T D. Thay thế cặp A-T = G-X
Câu 4. Cho phép lai (P): ♀AaBbDd x ♂AaBbDd. Biết rằng: 8% số tế bào sinh tinh có cặp nhiễm sắc thể
mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm
phân II bình thường, các tế bào sinh tinh khác giảm phân bình thường; 20% số tế bào sinh trứng có cặp
nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình
thường, giảm phân II bình thường; 16% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không
phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các
tế bào sinh trứng khác giảm phân bình thường; các giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh ngang nhau.
Số loại kiểu gen đột biến tối đa có thể thu được ở F1 là
A. 96. B. 108. C. 204. D. 64.
Câu 5. Ở người, màu mắt nâu là trội và màu xanh là lặn. Khi 1 người đàn ông mắt nâu kết hôn với người
mắt xanh và họ có con trai mắt nâu, con gái mắt xanh. Có thể kết luận chắc chắn rằng:
A. Người đàn ông không phải là cha đẻ B. Người đàn ông là dị hợp tử
C. Màu mắt liên kết với giới tính D. Cả hai cha mẹ đều là đồng hợp tử
Câu 6. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Bố và mẹ truyền cho con kiểu hình.
B. Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng.
C. Bố và mẹ truyền cho con các alen để tạo nên kiểu gen.
D. Mức phản ứng của các gen trong một kiểu gen là như nhau.
Câu 7. Ở thực vật, A :thân cao, a: thân thấp, A trội hoàn toàn so với a. Xét 3 cặp P : P 1 : Aa x Aa ; P2 : AA
x aa ; P3 : AA x Aa. Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con thu được của cả 3 cặp phép lai trên là
A. 1 cao : 1 thấp B. 11 cao : 1 thấp C. 3 cao : 1 thấp D. 5 cao : 1 thấp
Câu 8. Phép lai giữa hai thứ đậu hoa trắng với nhau. F1 toàn bộ màu đỏ. Cho F1 thụ phấn ở F2 thu được 9
đỏ: 7 trắng. Nếu F1 hoa đỏ lai trở lại với 1 trong các kiểu gen hoa trắng của P thì sẽ thu được ở đời sau %
hoa trắng là:
A. 100% B. 75% ` C. 50% D. 25%
Câu 9. Quần thể ngẫu phối với quần thể nội phối giống nhau ở đặc điểm:
A. Tần số kiểu gen không đổi qua các thế hệ
B. Tần số alen không đổi qua các thế hệ
C. Ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ
D. Cấu trúc di truyền tuân theo công thức p2+2pq+q2 = 1
Câu 10. Tần số kiểu gen trong quần thể thực chất là
A. Tỉ lệ các alen trong quần thể B. Tỉ lệ các gen trong quần thể
C. Tỉ lệ kiểu hình trong quần thể D. Tỉ lệ kiểu gen trong quần thể
Câu 11. Thành phần kiểu gen của 1 quần thể là 0.49 AA : 0.42Aa: 0.09aa. Tính trần số tương đối của A, a
trong quần thể:
A. A: a = 0,3:0,7 B. A: a = 0,7:0,3 C. A: a = 0,6:0,4 D. A: a = 0,8:0,2
Câu 12. Trong quần thể của một loài thú, xét hai lôcut: lôcut một có 3 alen là A 1, A2, A3; lôcut hai có 2
alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và các alen
của hai lôcut này liên kết không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen
tối đa về hai lôcut trên trong quần thể này là:
A.18 B. 36 C. 30 D. 27
Câu 13. Trong các phương pháp tạo giống sau đây, có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra giống mới
mang nguồn gen của hai loài sinh vật khác nhau?
(1) Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
(2) Nuôi cấy hạt phấn.
(3) Lai tế bào sinh dưỡng tạo nên giống lai khác loài.
(4) Tạo giống nhờ công nghệ gen.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 14. Nhà sinh học tách 1 gen từ tế bào người đính vào plasmid, cài plasmid vào vi khuẩn. Vi khuẩn tạo
1 protein tuy nhiên protein này chẳng giống gì với protein tạo trong tế bào người vì:
A. vi khuẩn bị biến nạp B. Gen không có các đầu dính
C. Gen chứa các intron D. Gen này không lấy từ thư viện gen
Câu 15. Ở người, những bệnh, hội chứng nào sau đây liên quan đến đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. Bệnh tiếng khóc mèo kêu, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
B. Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu.
C. Bệnh máu khó đông và hội chứng Tocno
D. Bệnh bạch tạng, hội chứng Đao
Câu 16. Có hai chi em gái mang nhóm máu khác nhau là AB và O. Các cô gái này biết rõ ông bà ngoại họ
đều là nhóm máu A. Kiểu gen tương ứng của bố và mẹ của các cô gái này là:
A. IBIO và IAIO B. IAIO và IAIO C. IBIO và IBIO D. IOIO và IAIO

Câu 17. Một cặp vợ chồng bình thường sinh được một con trai bình thường, một con trai mù màu không
mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của hai vợ chồng trên như thế nào? Cho biết gen h gây bệnh máu khó
đông, gen m gây bệnh mù màu các alen bình thường ứng là H và M

A. Bố XmHY, mẹ XMhXmh B. Bố XmhY, mẹ XmH hoặc XMhXmH

C. Bố XMHYmẹ XMHxMH D. Bố xMHY; mẹ XMHXmH

Câu 18. Theo quan niệm hiện đại, vai trò của giao phối ngẫu nhiên là:
(1) Tạo các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(2) Giúp phát tán đột biến trong quần thể.
(3) Tạo biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
(4) Trung hòa bớt tính có hại của đột biến trong quần thể.
(5)Làm thay đổi tần số alen của quần thể dẫn đến hình thành loài mới
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (2), (4), (5). D. (1), (2), (5).
Câu 19. Vì sao trong lịch sử những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lí hơn những sinh vật
xuất hiện trước ?
A. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải những dạng kém thích nghi
B. Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh trong quần thể, chon lọc tự nhiên không ngừng
hoạt động
C. Các đặc điểm thích nghi đa đạt được chỉ hợp lí tương đối
D. Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh xác định
Câu 20. Vì sao loài người sẽ không biến đổi thành 1 loài nào khác?
A. Cơ thể người có cấu trúc hoàn chỉnh nhất trong giới động vật
B. Con người có khả năng lao động cải tạo hoàn cảnh nên có thể thích nghi với mọi điều kiện địa lí sinh
thái trên trái đất
C. Do khoa học công nghệ phát triển, loài người không còn lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên
D. Con người có khả năng lao động cải tạo hoàn cảnh nên có thể thích nghi với mọi điều kiện địa lí sinh
thái trên trái đất và khoa học công nghệ phát triển, loài người không còn lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên
II. PHẦN TỰ LUẬN (16.0 điểm)
Câu 1 (1.75 điểm)
a. Gen là gì ? Dựa vào sản phẩm của gen, phân biệt gen cấu trúc và gen diều hoà ?
b. Gen điều hòa là một trong những thành phần cấu trúc của opêron Lac đúng hay sai? Nêu vai trò của
gen điều hòa trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac.
c. Người ta tìm thấy một vi khuẩn đột biến có khả năng tổng hợp enzim phân giải lactôzơ ngay cả khi
có hoặc không có lactôzơ trong môi trường. Có thể giải thích được trường hợp này như thế nào?
Câu 2 (2.0 điểm).
a. Ở tế bào nhân thực, vì sao ADN ở trong nhân thường bền vững hơn nhiều so với tất cả các loại ARN?
b. Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli trong môi trường chứa N 14 ( lần thứ 1). Sau một thế hệ người ta
chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N15 ( lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó lại chuyển các
tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N14 ( lần thứ 3) để chúng nhân đôi 1 lần nữa.
- Hãy tính số phân tử ADN chỉ chứa N14 ; chỉ chứa N15 và chứa cả N14 và N15 ở lần thứ 3.
- Thí nghiệm này chứng minh điều gì?
Câu 3 (1.5 điểm)
a. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có những loại nào? Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào dễ xảy
ra nhất trong phân bào giảm phân?
b. Ở phép lai: ♂AaBbDdEe   ♀AabbddEe.Trong quá trình giảm phân của cơ thể  đực, cặp nhiễm sắc
thể mang cặp gen Aa ở 10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường,
các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp nhiễm sắc
thể mang cặp gen Ee ở 2% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường,
các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường ở đời con loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ?
Câu 4 (2.5 điểm)
Cho cây (P) thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F 1 gồm : 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây
thân cao, hoa trắng; 18,75% cây thân thấp, hoa đỏ; 6,25% cây thân thấp, hoa trắng. Biết tính trạng chiều
cao cây do một cặp gen quy định, tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen khác quy định, không có hoán vị
gen và không xảy ra đột biến.
a. Biện luận kiểu gen của (P)
b. Cho cây (P) lai phân tích. Theo lý thuyết, hãy xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con.
Câu 5. (1.0 điểm)
a. Làm thế nào để chứng minh được 2 gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể khi khoảng cách giữa 2 gen
bằng 50cM.
AB
b. Xét 2000 tế bào sinh tinh có kiểu gen ab giảm phân tạo giao tử trong đó có 400 tế bào xẩy ra hoán
vị gen. Xác định tần số hoán vị gen của 2 gen trên.
Câu 6. (1.25 điểm)
a. Ưu thế lai là gì? Nêu cơ sở di truyền của ưu thế lai.
b. Để tạo con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, khởi đầu cần
tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau, đây là cơ sở quan trọng bậc nhất cho việc tạo ưu thế lai. Hãy
cho biết:
- Bằng cách nào có thể tạo ra những dòng thuần chủng?
- Cơ sở khoa học của phương pháp tạo dòng thuần chủng đó.
Câu 7. (1.5 điểm)
a. Ở ruồi giấm, xét hai locut, locut I có 5 alen, locut II có 3 alen, cả hai locut này đều nằm trên cùng một
cặp nhiễm sắc thể thường. Theo lí thuyết, số loại kiểu gen dị hợp về cả hai locut trên là bao nhiêu?
b. Ở một loài động vật, gen quy định độ dài cánh nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy
định cánh dài trội hoàn toàn so với alen a quy định cánh ngắn. Cho các con đực cánh dài giao phối ngẫu
nhiên với các con cái cánh ngắn (P), thu được F 1 gồm 75% số con cánh dài, 25% số con cánh ngắn. Tiếp
tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2. Theo lí thuyết, ở F2 số con cánh ngắn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 8. (2.0 điểm)
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy
định

a. Hãy biện luận để xác định gen gây bệnh là gen trội hay gen lặn, nằm trên nhiễm sắc thể thường hay
nhiễm sắc thể giới tính.
b. Xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.14 - III.15 là bao nhiêu ?
Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ.
Câu 9 (2.5 điểm)
a. Nêu các nhân tố làm thay đổi tần số alen? Nhân tố nào làm biến đổi tần số alen chậm nhất, nhanh
nhất? Giải thích.
b. Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, những nhận định sau về cơ chế tiến hoá là đúng hay sai? Giải
thích.
  - Trong điều kiện bình thường, chọn lọc tự nhiên luôn đào thải hết một alen lặn gây chết ra khỏi quần
thể giao phối.
- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố trực tiếp tạo ra những kiểu gen thích nghi với môi trường.
----------------HẾT----------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
HÀ NAM NĂM HỌC 2016 - 2017
TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT Môn thi: SINH HỌC
HƯỚNG DẪN CHẤM Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm, 0,2 điểm/câu)


1C 2A 3D 4C 5B 6C 7B 8C 9B 10D
11B 12D 13A 14C 15B 16A 17D 18B 19B 20D
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu Nội dung Điểm
a.
- Gen là một đoạn của ADN mang thông tin mã hoá một sản phẩm xác định (chuỗi pôlipeptit hay một 0.25
phân tử ARN).
- Phân biệt gen cấu trúc và gen điều hòa
+ Gen cấu trúc  : là gen mang thông tin mã hoá cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức
0.5
năng của tế bào.
Câu 1 + Gen điều hoà  : là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác.
(2.0đ) b.
0.25
- Gen điều hòa không phải là thành phần của opêron Lac
- Gen điều hòa tổng hợp Protein ức chế, protein này liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên
0.25
mã của các gen cấu trúc
c.
0.25
- Vùng vận hành (operator) đã bị đột biến nên không còn nhận biết ra chất ức chế.
- Gen mã hoá cho chất ức chế đã bị đột biến và chất ức chế không còn khả năng ức chế. 0.25
a.
- ADN được cấu tạo bởi hai mạch nuclêôtít còn ARN có cấu tạo từ một mạch nuclêôtít. Cấu trúc xoắn của 0.25
ADN phức tạp hơn.
- ADN thường liên kết với các prôtêin nên được bảo vệ tốt hơn. 0.25
Câu 2 - ADN được bảo quản trong nhân, ở đó thường không có enzim phân huỷ axít nuclêic. 0.25
(2.0đ)
b.
- 4 phân tử chỉ chứa N14 ;
0.75
- Không có phân tử chỉ chứa N15 :……....................
- 12 phân tử chứa cả N14 và N15 …………………………
- Chứng minh ADN nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo tồn…………………… 0.5
a.
- Các loại đột biến nhiễm sắc thể
+ Mất đoạn
+ Lặp (thêm) đoạn 0.5
+ Đảo đoạn
Câu 3 + Chuyển đoạn
(1.5đ)
- Loại đột biến mất đoạn và lặp đoạn 0.5
b. Số giao tử đực bị đột biến chiếm 10% và số giao tử cái bị đột biến chiếm 2%.
Ta có phép lai (10% đột biến + 90% bình thường)x(2% đột biến + 98% bình thường), 
ta tính được tỉ lệ hợp tử đột biến là  0.5
10%.98%+10%.2%+2%.90% =11,8%
a.- Xét tính trạng chiều cao cây ở F1: 3 cao: 1 thấp => A: cao >> a: thấp => KG (P) Aa x Aa
- Xét tính trạng màu sắc: 9 đỏ: 7 trắng => B – D-: Đỏ; B-dd, bbD-, aabb: trắng => KG (P) BbDd x 0.25
BbDd
Xét chung 2 cặp tính trạng di truyền theo tỉ lệ: (3: 1)(9:7)  6: 6: 3: 1 = 16 tổ hợp => có sự liên kết giữa
Câu 4 gen quy định chiều cao cây với gen quy định màu sắc hoa. Và tỷ lệ cây thấp, hoa trắng = 6,25% => các 0.5
(2.5đ) gen liên kết hoàn toàn.
 Theo đề bài, cây thấp, hoa đỏ có KG aa, B-D- => a liên kết với B hoặc a liên kết với D. 0.25
Ab Ad
Dd Bb 0.5
 KG cây P có thể là: aB hoặc aD .
b. - Vì vai trò của B và D như nhau nên chỉ cần xét kết quả của 1 phép lai 1.0
Ab ab  Ab ab 
Dd dd  x 
aB x ab =>  aB ab  (Dd x dd)
=> (1A-bb: 1aaB-)(1D-: 1dd) = 1A-bbD-: 1A-bbdd: 1aaB-D-: 1aaB-dd
TLKH đời con: 1 thấp, đỏ: 2 cao, trắng: 1 thấp, trắng
- Hai gen có khoảng cách bằng 50cM lại cùng nằm trên một NST, nghĩa là hai gen có tần số hoán vị bằng
50%, tế bào có kiểu gen này lai với nhau sẽ tạo thế hệ con có số loại và tỉ lệ kiểu hình giống như khi hai 0.5
gen phân li độc lập, khó nhận biết được hai gen này cùng nằm trên một NST.
- Ta chỉ có thể nhận biết được hai gen nào đó có tần số hoán vị bằng 50% thực chất cùng nằm trên một
NST khi hai gen đó cùng liên kết với một gen thứ ba nằm giữa hai gen đó. VD: Tần số hoán vị giữa A và 0.5
Câu 5 B là 50%, giữa A và C là 30%, giữa B và C là 20%gen C nằm giữa hai gen A và B Hai gen A và B cùng
(1.5đ) nằm trên một NST.
b.400 tế bào xẩy ra hoán vị gen sẽ tao 800 giao tử có gen hoán vị đó là:
400 Ab và 400 aB.
Tổng số giao tử tạo ra là: 2000 x 4 = 8000.
0.5
Tần số hoán vị gen là : 800/8000 x100% = 10%.

a.- Khái niệm: là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát
triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ. 0.25

- Cơ sở di truyền của ưu thế lai.


+ Có nhiều giả thuyết giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai, trong đó giả thuyết siêu trội được nhiều 0.25
Câu 6 người thừa nhận.
(1.5đ) + Nội dung giả thuyết siêu trội: ở trạng thái dị hợp về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có được kiểu hình
0.25
vượt trội nhiều mặt so với dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử.
b.- Phương pháp tạo ra những dòng thuần chủng: Cho các cá thể tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận
0.25
huyết qua nhiều thế hệ.
- Cơ sở khoa học của phương pháp tạo dòng thuần chủng: Qua nhiều thế hệ tự thụ phấn bắt buộc hoặc
0.25
giao phối cận huyết tỷ lệ KG dị hợp giảm dần, tỷ lệ KG đồng hợp tăng dần
a.
2

Cặp số 1 tạo được số kiểu gen dị hợp là C = 105


2

Cặp số 2 tạo được số kiểu gen dị hợp C = 3


0.5
3

Câu 7 Xét chung cả hai cặp:


(1.5đ) Số kiểu gen dị hợp cả 2 cặp là 10.3.2 = 60
b.
- Cánh ngắn F1: aa => Tần số các alen ở con cái: PA = 0, qa= 1
P ngẫu phối cho F1 25% = 0,25 aa = > tần số alen A ở giới đực qa = 0,25 => PA= 0,75
1.0
=> F1: 0,75Aa: 0,25aa
- Tính lại tần số alen của F1: PA= 0,75/2 = 0,375; qa = 0,625
=> Cánh ngắn F2 = 0,625 x 0,625 = 25/64
Từ sơ đồ cho thấy:
- Bố, mẹ I1 và I2 đều bình thường nhưng sinh cả con bị bệnh và không bệnh → gen gây bệnh là gen lặn. 0.25
- Bố I4 bị bệnh nhưng sinh được con trai không bệnh → gen gây bệnh không nằm trên NST Y. 0.25
- Bố I2 bình thường nhưng sinh được con gái II5 bị bệnh → gen gây bệnh không nằm trên NST X. 0.25
Vậy gen gây bệnh nằm trên NST thường. 0.25
Quy ước gen
Câu 8 A bình thường; a: bị bện.
(2.0đ) − Người số 5, 6 có KG aa => KG người số 7 và số 15 có thể là: 1/3AA và 2/3Aa.
=> Tỷ lệ giao tử của người số 7 và 15: 1/3AA gt→ 1/3A 2/3Aa gt→ 1/3A: 1/3a 2/3A: 1/3a (1)
− Người bố số 4 có KG aa => KG người số 8 là Aa và cho 1/2A: 1/2a. (2)
− Từ (1) và (2) KG người số 14 có thể là: 2/5AA và 3/5Aa.
=> Tỷ lệ giao tử là: 2/5AA ,gt→ 2/5A 3/5Aa gt→ 3/10A: 3/10a 7/10A: 3/10a (3) 1.0
− Từ (1) và (3) => xác suất để cặp vợ chồng sinh con không mang alen gây bệnh là: 7/10 x 2/3 = 7/15

a.
Câu 9 - Những nhân tố làm thay đổi tần số alen là : Đột biến, chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, các yếu tố ngẫu 0.5
(2.5đ) nhiên .
Nhân tố làm thay đổi tần số alen chậm nhất là đột biến vì xét trên một gen riêng rẽ thì tần số đột biến tự 0.5
nhiên là rất thấp (10-6->10-4)
- Nhân tố làm thay đổi tần số alen nhanh chóng tuỳ vào điều kiện sống
+ Các yếu tố ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen nhanh chóng ở những quần thể có kích thước nhỏ
0.5
+ CLTN : Những kiểu gen phản ứng thành kiểu hình kém thích nghi nhanh chóng bị đào thải .Sự đào thải
các alen trội nhanh chóng làm thay đổi tần số alen hơn dào thải các alen lặn
b.
- Sai. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, do đó đối với các alen lặn thì khi ở trạng thái dị
0.5
hợp nó không được biểu hiện, do vậy không bị chọn lọc tự nhiên đào thải. Cho nên CLTN không thể đào
thải hết alen lặn ra khỏi quần thể.
- Sai. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc những tổ hợp gen thích nghi với môi trường.
0.5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
HÀ NAM NĂM HỌC 2016 - 2017
TRƯỜNG THPT B PHỦ LÝ Môn thi: SINH HỌC
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề
Phần I: Trắc nghiệm ( 16 câu - 4điểm)
Câu 1: Nhận xét nào đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?
(1) Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch gốc ADN được phiên mã là mạch có chiều 3’-5’.
(2) Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5’->3’.
(3) Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 3’->5’ là liên tục
còn mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 5’->3’ là không liên tục( gián đoạn).
(4) Trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 3’->5’.
A. 1,3,4. B. 2,3,4. C. 1,2,3. D. 1,2,4.
Câu 2:  Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây
đều có 60 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể ngũ bội (5n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là
A. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 5 nên bộ nhiễm sắc thể 1n = 12 và 5n = 60.
B. cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.
C. các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.
D. khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy chúng
tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 5 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước.
Câu 3: Ở một loài thực vật, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Lai cây

thuần chủng lưỡng bội quả đỏ với cây lưỡng bội quả vàng được . Xử lý bằng cônsixin, sau đó cho

giao phấn ngẫu nhiên với nhau được . Giả thiết thể tứ bội chỉ tạo ra giao tử lưỡng bội, khả năng sống
và thụ tinh của các loại giao tử là ngang nhau, hợp tử phát triển bình thường và hiệu quả việc xử lí hoá chất

gây đột biến lên đạt 60%. Tỉ lệ kiểu hình quả đỏ ở là


A. 60%. B. 91%. C. 75%. D. 45%.
Câu 4: Ở phép lai ♂AaBbDdEe x ♀AabbddEe ,Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang
cặp gen Aa ở 10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp
NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Ee ở 2%
số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li
bình thường. Ở đời con, loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ:
A. 0.2%. B. 88,2% . C. 2%. D. 11,8% .
Câu 5: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng
thụ tinh. Theo lí thuyết , trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai cho đời con có các kiểu gen phân
li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 ?
(1) AAAa x AAAa (2) Aaaa x AAAa
(3) Aaaa x Aaaa (4) Aaaa x AAaa
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 6: Cho một số phát biểu về hoán vị gen như sau:
(1) Tần số hoán vị có thể bằng 50%.
(2) Để xác định tần số hoán vị gen người ta chỉ có thể dùng phép lai phân tích.
(3) Tỉ lệ giao tử mang gen hoán vị luôn lớn hơn hoặc bằng 25%.
(4) Tần số hoán vị bằng tổng tỉ lệ các giao tử mang gen hoán vị.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu không đúng là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 7: Ở một loài thực vật, cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng F 1 thu được 100% cây hoa hồng.
Cho F1 lai phân tích, Fa thu được tỉ lệ phân li kiểu hình 50% cây hoa hồng : 50% cây hoa trắng. Cho các
cây Fa tạp giao với nhau , ở F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 56,25% : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa đỏ.
Nhận định nào sau đây đúng ?
A. Kiểu gen của F2 phân li theo tỉ lệ ( 1 : 2 : 1)2. B. F2 có 16 tổ hợp nên Fa dị hợp tử hai cặp gen.
C. Có hiện tượng tương tác giữa hai gen không alen. D. Tính trạng màu sắc hoa do một gen quy
định
Câu 8: Tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen(Aa,Bb.Dd) phân ly độc lập tương tác cộng gộp, mỗi alen trội
cao thêm 5cm.Lai cây cao nhất với cây thấp nhất thu được F1 có chiều cao 130 cm . Lai F1 với cây thấp
nhất thu được F2. Có mấy nhận xét không phù hợp.
1) F2 không có cây nào 130 cm
2) F2 cây cao 125 cm chiếm hơn 35%
3) Cây cao nhất có chiều cao 145 cm
4) ở F2 có 8 kiểu hình
5) ở F2 có 50% cây cao dưới 125 cm
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 9: Ở một loài thực vật, alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho 5
cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, ti lệ phân li kiểu hình ở đời lai F1 là:
a) 3 đỏ : 1 vàng b) 5 đỏ : 3 vàng c) 9 đò : 1 vàng d) 4 đỏ : 1 vàng
e) 19 đỏ : 1 vàng . f) 100% đỏ g) 17 đỏ : 3 vàng h) 5 đỏ : 1 vàng
Tổ hợp đáp án đúng gồm
A. a, c, d, e, f, g. B. c ,d, e, f, g, h. C. a, b, c ,d, e, f. D.b c ,d, e, f, h.
Câu 10: Trong số các xu hướng sau:
(1) Tần số các alen không đổi qua các thế hệ.
(2) Tần số các alen biến đổi qua các thế hệ.
(3) Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.
(4) Thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ.
(5) Quần thể phân hóa thành các dòng thuần.
(6) Đa dạng về kiểu gen.
(7) Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện.
Những xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn là
A. (2); (3); (5); (6). B. (1); (4); (6); (7). C. (1); (3); (5); (7). D. (2); (3); (5); (7).
Câu 11: Tần số tương đối của alen A ở phần đực trong quần thể ban đầu là 0,6. Qua ngẫu phối quần thể
đạt được trạng thái cân bằng di truyền với cấu trúc 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. Tần số tương đối của alen A,
a ở phần cái của quần thể ban đầu là:
A. A = 0,6 ; a = 0,4 B. A = 0,7 ; a = 0,3 C. A = a = 0,5 D. A = 0,8 ; a = 0,2
Câu 12: Quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen là: 0,3 BB + 0,4 Bb + 0,3 bb = 1.
Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ thể đồng hợp chiếm 0,95 ?
A. n = 1 ; B. n = 2 C. n = 3 D. n = 4
Câu 13. Sử dụng phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng
cách tạo giống thông thường không thể tạo ra được?
A. Nuôi cấy hạt phấn.      B. Dung hợp tế bào trần.     
C. Gây đột biến nhân tạo. D. Nhân bản vô tính
Câu 14: Cho các bước tạo động vật chuyển gen :
(1) Lấy trứng ra khỏi con vật
(2) Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường.
(3) Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm
(4) Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi .
Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gen là
A. (1)(3)(4)(2) B. (3)(4)(2)(1)
C. (2)(3)(4)(1) D. (1)(4)(3)(2)
Câu 15: Sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới
đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh trên độc lập
với di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra. Xác suất để cặp
vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (III) sinh con trai có nhóm máu A và không bị bệnh trên
A . 3 / 4 8

B . 3 / 2 4

C . 5 / 7 2 .
D. 5/36.
Câu 16: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Hình thành loài mới nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa diễn ra phổ biến ở cả động vật và thực vật
B. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra trong khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lý
C. Hình thành loài mới bằng cách sinh thái thường xảy ra đối với các loại động vật ít di chuyển
D. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li thường xảy ra một cách chậm chạp qua
nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp

Phần II: Tự luận( 8 câu - 16 điểm).


Câu 1 (2,0 điểm): Một đoạn gen rất ngắn được tổng hợp nhân tạo có trật tự các Nu trên 2 mạch như sau:
Mạch 1: (a) TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG GTA XAT (b)
Mạch 2: (c) ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX XAT GTA (d)
Gen này dịch mã trong ống nghiệm cho ra chuỗi polipep tit có 6 axit amin.
a) Hãy xác định mạch gốc của gen, chú thích vào các vị trí a,b,c,d trên sơ đồ và giải thích tại sao?
b) Cho biết axit amin: Glutamic được mã hóa bởi codon GAA và GAG; Aspactic được mã hóa bởi
codon GAU và GAX. Giả sử gen trên bị đột biến thay thế cặp nuclêôtit T – A (được đánh dấu trên sơ đồ)
bằng 1 cặp nuclêôtit khác. Hãy cho biết đột biến đó ảnh hưởng như thế nào đến sản phẩm dịch mã?
Câu 2 (2,0 điểm):
1. Vẽ và nêu chức năng các thành phần trong mô hình cấu trúc Operol Lac ở vi khuẩn E.coli?
2. Gen điều hòa có phải là thành phần của Operon Lac không? Nếu đột biến xảy ra ở gen điều hòa (R)
thì ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của Operon?
Câu 3 (2,0 điểm): Giả sử bộ nhiễm sắc thể của một loài thực vật gồm 5 cặp (kí hiệu I, II, III, IV, V). Khi
khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện 4 thể đột biến (kí hiệu a, b, c, d). Phân tích bộ nhiễm
sắc thể của 4 thể đột biến đó thu được kết quả sau:
Số lượng nhiễm sắc thể đếm được ở từng cặp
Thể đột biến
I II III IV V
a 3 3 3 3 3
b 3 2 2 2 2
c 1 2 2 2 2
d 3 3 2 2 2
1. Cho biết tên gọi của các thể đột biến trên?
2. Nêu cơ chế hình thành và đặc điểm của thể đột biến a?
3. Trong 3 thể đột biến b, c và d, thể nào có xác suất xuất hiện thấp nhất? Vì sao?
Câu 4 (2,0 điểm):
Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng trội lặn hoàn toàn. Trong giảm phân tạo
AB AB
giao tử đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Phép lai P: ab Dd x ab Dd thu được F1
có kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng là 4%. Hãy cho biết ở F1:
a) Có bao nhiêu loại kiểu gen và kiểu hình?
b)Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội, một tính trạng lặn chiếm bao nhiêu %?
c)Tỉ lệ kiểu gen dị hợp về cả 3 cặp gen chiếm bao nhiêu %?
d) Trong số các kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 5 (2,0 điểm):
1. Trong một huyện có 800000 dân, nếu thống kê được có 320 người bị bệnh bạch tạng (aa). Giả sử
quần thể này cân bằng di truyền, cho biết:
- Số người mang kiểu gen dị hợp là bao nhiêu?
- Xác suất để 2 vợ chồng có màu da bình thường sinh ra một đứa con bị bạch tạng trong quần thể này là
bao nhiêu?
2. Tần số tương đối của alen quy định bạch tạng trong quần thể này có thể bị biến đổi do những nhân tố
nào? Giải thích rõ mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đó( biết rằng người bị bạch tạng có sức sống và khả
năng sinh sản như người bình thường)
Câu 6 (2,0 điểm):
a. Bằng những cách nào có thể tạo được các giống thuần chủng về tất cả các cặp gen?
b.Hãy nêu quy trình tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người ( Sử dụng plasmit làm thể
truyền).
Câu 7 (2,0 điểm): Hoán vị gen là gì? Tại sao tần số HVG nhỏ hơn hoặc = 50%? Có thể coi tần số HVG =
50% là hiện tương di truyền PLĐL được hay không?
Câu 8 (2,0 điểm):
a. So sánh sự khác nhau về vai trò giữa chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình tiến
hoá nhỏ.
b. Xét về mặt lý thuyết, trong quá trình tiến hoá quần thể sinh vật lưỡng bội có ưu thế hơn so với quần
thể sinh vật đơn bội ? Giải thích.
-------------------HẾT-------------------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
HÀ NAM NĂM HỌC 2016 - 2017
TRƯỜNG THPT B PHỦ LÝ Môn thi: SINH HỌC
HƯỚNG DẪN CHẤM Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề

Phần I: Trắc nghiệm.( Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm)


1C 2D 3B 4D 5C 6C 7D 8C
9A 10C 11D 12C 13B 14A 15C 16A
Phần II: Tự luận.
CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM
1 a.Mạch 1: Mạch gốc 0,25
(a) Đầu 5’ (b)Đầu 3’ (c)Đầu 3’ (d) Đầu 5’ 0,25
Giải thích: Căn cứ XĐ mạch gốc: Đầu mạch có bộ ba mở đầu TAX, tại vị trí bộ ba thứ 7 0,5
( tính từ bộ ba mở đầu) có bộ ba kết thúc AXT
Mạch mã gốc luôn có chiều 3’ đến 5’, 2 mạch ngược chiều nhau.
b.Vì ĐB thay thế không xảy ra ở mã mở đầu và kết thúc nên số lượng a.a không thay 0,25
đổi. 0,25
Nếu cặp T – A bị thay thế bởi X – G thì số loại a.a không thay đổi. 0,5
Nếu cặp T – A bị thay thế bởi G – X hoặc A- T thì 1 a.a bị thay đổi: Glu bị thay bằng
a.a Asp
2 a) Mô hình cấu trúc Operol Lac:
P O Z Y A 0,25
- Một operon Lac của vi khuẩn E. coli bao gồm 3 thành phần: vùng khởi động P, vùng
vận hành O và nhóm gen cấu trúc Z, Y, A. 0,25
- Vai trò:
+ Vùng khởi động: nơi mà ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. 0,25
+ Vùng vận hành: là trình tự nucleotit đặc biệt, tại đó protein ức chế có thể liên kết làm
ngăn cản sự phiên mã. 0,25
+ Nhóm gen cấu trúc Z, Y, A: quy định tổng hợp các enzim tham gia vào các phản ứng
phân giải đường lactozơ có trong môi trường để cung cấp năng lượng cho tế bào 0,25
b) Gen R không thuộc Operon Lac
Hậu quả đột biến phụ thuộc mức độ thay đổi cấu trúc của pr ức chế: 0,75
- Sau ĐB Pr ức chế không bị thay đổi  Không gây hậu quả
- Sau ĐB không tổng hợp được Pr ức chế hoặc Pr ức chế bị biến đổi chức năng, không
bám được vào vùng vận hành  Gen cấu trúc tạo sản phẩm liên tục
- Sau ĐB Pr ức chế tăng khả năng liên kết với vùng vận hành  Gen cấu trúc không
thực hiện phiên mã
3 1. Tên gọi của 4 thể đột biến
- Thể a: Thể tam bội.- Thể b: Thể ba. 0,25
- Thể c : Thể một. - Thể d : Thể ba kép. 0,25
2. Cơ chế hình thành thể a (thể tam bội):
- Trong giảm phân: ở một bên bố hoặc mẹ bộ NST nhân đôi nhưng không phân ly trong 0,25
giảm phân 1 hoặc giảm phân 2 tạo ra giao tử lưỡng bội 2n.
- Khi thụ tinh: giao tử 2n + giao tử n → hợp tử 3n => phát triển thành thể tam bội. 0,25
* Đặc điểm của thể đột biến a:
- Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe mạnh, chống chịu tốt và năng suất 0,25
cao.
- Hầu như không có khả năng sinh sản hữu tính (hoặc quả không hạt). 0,25
3. Trong 3 thể đột biến b,c và d, thể có xác suất xuất hiện thấp nhất là thể d.
- Vì:
+ Đột biến phải xảy ra trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau ở một cơ thể bố (mẹ) hoặc đồng 0,25
thời ở cả bố và mẹ.
+ Mất hẳn 2 chiếc nhiễm sắc thể → mất nhiều gen → mất cân bằng hệ gen → giảm sức 0,25
sống và gây chết.
4 a). (AB/ab x AB/ab) x ( Dd xDd) = ( 10 loại KG , 4 loại KH) x ( 3 KG, 2 KH ) = 30 loại
KG, 8 loại KH 0,25
b) L1L2L3 = 0,04 L1L2 . 0,25 = 0,04 L1L2 = 0,16
Xét phép lai AB/ab x AB/ab có 0,75
L1L2 = 0,16; T1T2 = 0,66 ; T1L2 = L1T2 = 0,09
Dd x Dd có 0,75 T3 : 0,25 L3
Xét cả 2 phép lai: ( 0,66T1T2 : 0,09 T1L2 : 0,09 L1T2 : 0,16 L1L2 ) ( 0,75 T3 : 0,25
L3)
Kiểu hình 2 trội 1 lặn = 0,66 x 0,25 + 2 x 0,09 x 0,75 = 0,3 = 30%.
c) KGen AB/ab = 2 x ab/ab = 2 x 0,16 = 0,32
Ab/aB = 2 x Ab/Ab = 2 x 0,1 x 0,1 = 0,02 0,5
KG dị hơp về 2 cặp gen = 0,34 = 34%
d) KH mang 3 TT trội = 0,66 x 0,75 = 0,495 0,5
KH thuần chủng cả 3 TT = 0,16 x 0,25 = 0,04 Vậy 0,04 / 0,495 = 8/99
(HS có thể làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
5 1.Vận dụng định luật Hacđi-Vanbec:
- Tỉ lệ người bạch tạng = q2 = 320/800000 = 0,0004→ q = 0,02 → p = 0,98 0,25
Tỉ lệ người mang kiểu gen dị hợp (Aa) = 2pq = 0,0392 → Số người mang kiểu gen Aa = 0,25
31360
- Để sinh con bị bạch tạng 2 người bình thường phải có kiểu gen Aa. Xác suất 1 người BT 0,25
mang kiểu gen Aa = 0,0392/0,9996
- Xác suất 2 người BT kết hôn sinh con bạch tạng = (0,0392/0,9996)2 x 0,25 = 0,038% 0,5
2. Tần số alen bạch tạng trong QT có thể bị biến đổi do nhân tố:
- Đột biến: Alen bình thường A bị đột biến thành alen bạch tạng a: Tần số đột biến trong tự 0,25
nhiên rất thấp nên gây áp lực không đáng kể. Ngoài ra còn có thể có đột biến ngược.
- Chọn lọc tự nhiên: Không gây áp lực vì người bạch tạng có sức sống và sinh sản như 0,25
người bình thường.
- Do di nhập gen: Quần thể không bị cách li hoàn toàn với quần thể khác nên dễ du nhập 0,25
alen bạch tạng hoặc phát tán sang quần thể khác.
6 a.Tạo giống thuần chủng về tất cả các cặp gen:
- Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh trong ống nghiệm thành dòng đơn bội
(n), sau đó gây đột biến lưỡng bội hóa dòng đơn bội (n) thì sẽ thu được dòng thuần
chủng (2n) về tất cả các cặp gen. 0,5
- Tiến hành lai xa giữa 2 loài thu được F 1, sau đó gây đột biến đa bội F 1 thì sẽ thu được
thể song nhị bội thuần chủng về tất cả các cặp gen. 0,5
b. Quy trình Tạo chủng vi khuẩnE. coli sản xuất insulin của người:
a)Tạo ADN tái tổ hợp: 0,5
- Tách plasmit ra khỏi TB vi khuẩn,
- Tách chiết gen sản xuất insulin ra khỏi TB động vật có vú hoặc TB người.
- Dùng enzim restrictaza cắt gen SX insulin và plasmit tạo cùng 1 đầu dính.
- Dùng enzim nối ligaza nối gen SX insulin vào plasmit tạo ADN tái tổ hợp.
(Nếu HS chỉ nêu quy trình chung tạo ADN tái tổ hợp thì cho 0,5đ)
b)Dùng muối CaCl2 hoặc xung điện làm dãn màng sinh chất của TB vi khuẩn E.coli đưa 0,25
ADN tái tổ hợp vào.
c)Phân lập dòng TB E.coli chứa ADN tái tổ hợp → Nuôi cấy → Chiết xuất insulin 0,25
7 1.HVG là hiện tượng đổi chỗ cho nhau giữa các gen tương ứng trên cặp NST tương
đồng xảy ra trong quá trình tiếp hợp ở kì đầu của giảm phân I 0,25
2. Tần số HVG là tổng tỉ lệ % các loại giao tử mang gen hoán vị
* Tần số HVG < 50% vì:
+ Các gen có xu hướng LK hoàn toàn là chủ yếu, sự TĐC chỉ xảy ra ở 1 số ít TBSD khi 0,25
giảm phân 0,75
+ HVG chỉ xảy ra giữa 2 trong 4 crômatit
+ HVG chỉ xảy ra trong trường hợp TB mẹ có ít nhất 2 cặp gen dị hợp trở lên
+ Tuỳ loài: HVG tuỳ thuộc vào giới tính, đặc điểm sinh lí, tác động của môi trường
* Không thể coi tần số HVG = 50% là PLĐL
+ f = 50% nghĩa là tần só các loại giao tử LK = Giao tử HV
+ f = 50% thế hệ lai có tỉ lệ phân li kiểu hình giống với QL PLĐL nhưng không thể coi
là PLĐL vì bản chất 2 hiện tương này hoàn toàn khác nhau: 0,75
ở PLĐL mỗi gen nằm trên 1 NST, không phụ thuộc vào nhau trong quá trình di
truyền
ở HVG các gen cùng nằm trên 1 NST, di truyền liên kết không hoàn toàn
ở PLĐL kết quả lai luôn cho tỉ lệ kiểu hình cơ bản
ở HVG tần số HVG thường < 50% và kết quả lai phụ thuộc vào f
8 a.
Chọn lọc tự nhiên Các yếu tố ngẫu nhiên
- Làm thay đổi tần số alen và thành - Làm thay đổi tần số alen và thành phần
phần kiểu gen theo một hướng xác định kiểu gen một cách đột ngột không theo một 0,25
(tăng tần số các alen có lợi, giảm tần số hướng xác định.
các alen có hại).
- Hiệu quả tác động không phụ thuộc - Hiệu quả tác động thường phụ thuộc vào
vào kích thước quần thể kích thước quần thể (quần thể càng nhỏ thì 0,25
hiệu quả tác động càng lớn).
- Dưới tác dụng của CLTN, thì một - Dưới tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
alen lặn có hại thường không bị loại bỏ thì một alen dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ
hết ra khỏi quần thể giao phối. hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại
cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể. 0,25
- Kết quả: làm tăng tần số của các kiểu - Kết quả: làm nghèo vốn gen của quần thể,
gen có giá trị thích nghi cao, hình thành một số trường hợp có thể làm cho quần thể
quần thể thích nghi và hình thành loài bị tuyệt chủng. 0,25
mới.
b.Quần thể lưỡng bội ưu thế hơn quần thể đơn bội vì:
*Quần thể lưỡng bội: Đa dạng về mặt di truyền nhờ đột biến và QT giao phối
- ĐBG: Tần số thấp nhưng số lượng gen lớn  tỷ lệ giao tử mang gen ĐB lớn
- Quá trình GP: phát tán ĐB, tạo ra BDTH  số KG, KH lớn 0,25
+ Quần thể đơn bội: Sự đa dạng di truyền kém. Những gen ĐB trội hay lặn đều thể hiện
ngay ra KH  chịu tác dụng ngay của CLTN. ĐB có hại sẽ bị CLTN đào thải mà phần 0,25
lớn ĐBG là có hại
* Quần thể lưỡng bội: Hạn chế được tác dụng có hại của ĐBG lặn. Vì gen lặn thường
tồn tại ở trạng thái dị hợp nên không biểu hiện ra KH  không bị CLTN đào thải ngay
 được tồn tại và nhân lên qua giao phối 0,25
+ Trong quần thể lưỡng bội: giá trị thích nghi của 1 ĐB còn có thể thay đổi tuỳ tổ hợp
gen, hoặc sự tương tác với các gen trong 1 tổ hợp khác, hoặc trong sự thay đổi của MT
0,25

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG CHƯƠNG TRÌNH GDTX


CẤP THPT NĂM HỌC 2016 - 2017
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC - LỚP 12
(Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (2,0 điểm).


a) Đột biến điểm là gì? Số liên kết hiđrô của gen bị thay đổi như thế nào qua các dạng đột biến gen
liên quan đến một cặp nuclêôtit?
b) Nêu khái niệm thể tự đa bội và thể dị đa bội. Ý nghĩa của đột biến đa bội đối với tiến hoá và chọn
giống.
Câu 2 (1,5 điểm).

Cho hai loài sinh vật, loài thứ nhất có kiểu gen AaBb, loài thứ hai có kiểu gen .
a) Nêu những điểm khác biệt (vị trí gen, đặc điểm di truyền, số loại giao tử, số lượng biến dị tổ
hợp) của 2 kiểu gen nói trên.
b) Dùng lai phân tích có thể nhận biết được 2 kiểu gen nói trên không? Biết một gen quy định một
tính trạng, trội – lặn hoàn toàn.
Câu 3 (1,0 điểm).
Một cơ thể thực vật có kiểu gen AaBb tự thụ phấn, biết một gen quy định một tính trạng, trội –
lặn hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn. Không cần viết sơ đồ lai, hãy xác định số loại giao tử, số loại
kiểu gen, số loại kiểu hình, tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai trên.
Câu 4 (1,0 điểm).
Sinh vật biến đổi gen là gì? Nêu các cách để tạo sinh vật biến đổi gen.
Câu 5 (1,5 điểm).
a) Ở một loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt, xét một gen có 2 alen A và a. Giả sử có một quần
thể thuộc loài này ở thế hệ P có thành phần kiểu gen là: 0,2AA: 0,8Aa. Hãy xác định thành phần kiểu gen
của quần thể ở thế hệ F2. Biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa.

b) Cho một cơ thể có kiểu gen , nếu biết trong quá trình giảm phân đã có 20% số tế bào xảy ra
trao đổi đoạn mang gen B với gen b dẫn tới hoán vị gen, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Xác
định tỷ lệ các loại giao tử được tạo ra?
Câu 6 (1,5 điểm).
Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh (N) ở người:

I Nam bình thường


1 2 3 4

II Nam bị bệnh
1 2 3 4
Nữ bình thường
III Nữ bị bệnh
1 2

Hãy cho biết:


a) Bệnh (N) do gen trội hay gen lặn quy định, gen gây bệnh nằm trên NST thường hay NST giới
tính? Giải thích.
b) Xác định kiểu gen của từng cá thể trong phả hệ trên.
Câu 7 (1,5 điểm).
a) Những nhân tố tiến hóa nào có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể? Tại sao giao phối ngẫu
nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa?
b) Nêu vai trò của đột biến và chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa theo thuyết tiến hóa tổng hợp.
.................................... HẾT......................................

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.............................................................Số báo danh:................................................
Chữ kí của giám thị 1:..........................................Chữ kí của giám thị 2:..............................................

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 KHỐI GDTX
―――――― NĂM HỌC 2016 – 2017
——————————
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN SINH HỌC 12
(Bản hướng dẫn chấm thi gồm 02 trang)
Câu Nội dung trả lời Điểm
1 a.
(2,0đ - Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một cặp 0,25
) nuclêôtit
- Số liên kết hiđrô bị biến đổi: 0,25
+ Mất một cặp nuclêôtit: Số liên kết bị giảm 2 (mất cặp A-T) hoặc giảm 3 (mất cặp G-
X) 0,25
+ Thêm một cặp nuclêôtit: Số liên kết tăng 2 (thêm cặp A-T) hoặc tăng 3(thêm G-X)...
+ Thay thế một cặp Nu: Số liên kết giảm 1(Thay thế G-X bằng A-T) hoặc tăng 1(thay 0,25
thế A-T bằng G-X); Không đổi (Thay thế A-T bằng T-A; thay thế G-X bằng X-G)…
b. Khái niệm thể tự đa bội và dị đa bội: 0,25
- Thể tự đa bội: là sự tăng một số nguyên lần số NST đơn bội của cùng 1 loài và lớn
hơn 2n, trong đó 3n, 5n … là đa bội lẻ; còn 4n, 6n … là đa bội chẵn…………. 0,25
- Thể dị đa bội: là hiện tượng khi cả 2 bộ NST của hai (hay nhiều) loài khác nhau cùng
tồn tại trong một tế bào………………………… 0,5
*Ý nghĩa: Có thể tạo loài mới, giống mới……………………
2 Kiểu gen AaBb
(1,5đ Kiểu gen
) - Hai cặp gen dị hợp nằm trên hai cặp - Hai cặp gen dị hợp nằm trên cùng 1 cặp 0,25
NST tương đồng khác nhau. NST tương đồng.
- Các gen phân li độc lập trong quá trình - Các cặp gen phân li cùng nhau trong 0,25
phát sinh giao tử. quá trình phát sinh giao tử.
- Giảm phân cho 4 loại giao tử với tỉ lệ - Giảm phân cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 0,25
tương đương nhau là 1 AB : 1 Ab : 1 aB : tương đương nhau là 1 AB : 1 ab
1 ab.
0,25
- Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. - Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
HS nêu đúng mỗi cặp ý mới được 0,25 điểm.
Dùng phép lai phân tích có thể nhận biết được hai kiểu gen trên. Vì:
- Nếu FB thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 thì hai cặp gen nằm trên hai cặp
NST tương đồng khác nhau và phân li độc lập với nhau................ 0,25
- Nếu FB thu được 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1 thì hai cặp gen cùng nằm trên 1 cặp
NST tương đồng và di truyền liên kết với nhau........................... 0,25
3 - Số loại giao tử: 2x2x2= 8 loại ………………………………………………… 0,25
(1,0đ - Số loại kiểu gen: 3x3x3= 27 loại ………………………………………........... 0,25
) - Số loại kiểu hình: 2x2x3= 12 loại …………………………………………….. 0,25
- Tỉ lệ kiểu hình: (3:1)(3:1)(1:2:1) …………………............................................ 0,25
4 - Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm biến đổi
(1,0đ cho phù hợp với lợi ích của mình...................... 0,25
) - Các cách để tạo sinh vật biến đổi gen :
+ Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen.......................................... 0,25
+ Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.................................. 0,25
+ Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen................... 0,25
5 a.
(1,5đ - Tỉ lệ kiểu gen aa ở thế hệ F2 là 0,8[1-(1/2)2]:2= 0,3 ……………………… 0,25
) - Tỉ lệ kiểu gen Aa ở thế hệ F2 là 0,8x(1/2)2= 0,2 ……………… 0,25
- Tỉ lệ kiểu gen AA ở thế hệ F2 là 1 – 0,3 – 0,2 = 0,5 ……………… 0,25
(Thí sinh làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
b.
0,25
- 20% tế bào có hoán vị gen sẽ tạo ra 4 loại giao tử: Ab = aB = AB = ab = 5%...

- 80% tế bào liên kết hoàn toàn sẽ tạo ra 2 loại giao tử: Ab = aB = 40%
0,25
a cơ thể đó tạo ra 4 loại giao tử đó là: Ab = aB = 45% và AB = ab = 5%......................
0,25
6 - Bệnh N do gen lặn quy định vì: Cặp vợ, chồng II 2 và II3 bình thường sinh con gái bị
(1,5đ bệnh………………………………………………………………… 0,25
) - Gen gây bệnh nằm trên NST thường vì cặp vợ, chồng II 2 và II3 bình thường sinh con
gái bị bệnh. Nếu bệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính X qui định thì con gái bị bệnh 0,25
có KG đồng hợp lặn (XaXa) => phải nhận Xa từ bố => bố có KG XaY => bố bị bệnh.
Trái đề bài ra => Gen gây bệnh nằm trên NST thường………………
- Xác định kiểu gen:
+ Quy ước: gen A quy định tính trạng bình thương; gen a: bệnh 0,25
N……………………….. 0,25
+ Người I1, I3, III1 mắc bệnh N nên có kiểu gen là aa 0,25
………………………….................. 0,25
+ Người II1, II2, II3, II4 bình thường nhưng có bố bị bệnh nên có kiểu gen là Aa
………….
+ Người I2, I4, III2 bình thường nên có kiểu gen là AA hoặc Aa…….
……….......................
7 a.
(1,5đ - Các nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen của quần thể: Đột biến, di – nhập gen, 0,5
) chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu
nhiên.............................................................................. 0,5
- Giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì: không làm thay đổi tần
số alen và thành phần kiểu gen của quần thể..............
b. Vai trò: 0,25
- Đột biến: Thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, tạo alen mới,
cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến
hóa ................................................................................... 0,25
- Chọn lọc tự nhiên: Thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, quy định
chiều hướng và nhịp điệu biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể ->
Quy định chiều hướng và nhịp điệu tiến hóa...........................

Thí sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa
--- Hết ---

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
SÓC TRĂNG Năm học 2016-2017
Môn: SINH HỌC - Lớp 12
ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Đề thi này có 01 trang Ngày thi: 17/9/2016

Câu 1: (2,0 điểm)


a) Một gen có tổ ng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit
loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T.
Xác định số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 của gen.
b) Nêu các bậc cấu trúc của phân tử prôtêin.
c) Tơ tằm, sừng trâu, tóc,… đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính.
Hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu?
Câu 2: (2,0 điểm)
a) Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử ATP.
b) Giải thích khái niêṃ chuyển hóa vâṭ chất.
Câu 3: (2,0 điểm)
Hãy ghép các cấu trúc của tế bào với yếu tố có quan hệ mật thiết nhất của chúng.
A. Bộ gen 1. Chu trình Crep
B. Ty thể 2. Nơi neo đậu của ADN vi khuẩn
C. Mạng lưới nội chất hạt 3. Trung tâm tổ chức thoi vô sắc
D. Trung thể 4. Một bộ thông tin di truyền đầy đủ
E. Mezôxôm 5. Kháng thể
F. Lizoxom 6. Phân li nước
G. Vi sợi 7. Khung xương tế bào
H. thilacoit 8. Các enzim tiêu hoá
Câu 4: (2,0 điểm)
So sánh sự sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục?
Câu 5: (2,0 điểm)
a) Tại sao vi rút kí sinh ở thực vật không tự xâm nhập vào trong tế bào chủ? Vi rút kí sinh ở thực vật lây
truyền theo những con đường nào? Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa cơ chế lây truyền ngang và cơ chế lây
truyền dọc của các vi rút kí sinh ở thực vật?
b) Interfêron có phải là kháng thể không? Trình bày sự hình thành và cơ chế tác động của interfêron?
Câu 6: (2,0 điểm)
Trình bày phương pháp chiết rút sắc tố từ lá?
Câu 7: (2,0 điểm)
Hãy giải thích các trường hợp sau:
a) Cây xanh bị vàng lá khi thiếu một trong các nguyên tố Nitơ (N), Magiê (Mg), Sắt (Fe).
b) Sau thời gian mưa kéo dài, người trồng đậu thấy các lá già ở cây đậu đang biến thành màu vàng.
c) Vai trò của axit piruvic trong hô hấp hiếu khí và lên men không giống nhau.
Câu 8: (2,0 điểm)
a) Hãy chỉ ra đường đi của nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ. Mối liên hệ giữa các con đường
đó?
b) Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao
đổi Nitơ.
Câu 9: (2,0 điểm)
a) Thụ phấn là gì? Nêu các hình thức thụ phấn? Trong các hình thức thụ phấn thì hình thức nào tiến hóa
hơn? Vì sao?
b) Vì sao trong quá trình thụ phấn lại cần có sự tham gia của nhiều hạt phấn? Ý nghĩa của hiện tượng
này đối với quá trình tiến hóa và năng suất cây trồng?
Câu 10: (2,0 điểm)
a) Trình bày những biến đổi xảy ra trong quá trình chín của quả. Vì sao muốn quả chín nhanh người ta
phải ủ kín?
b) Giải thích tính hướng đất dương của rễ cây. Quá trình nở hoa của hoa tuylip là hình thức cảm ứng
nào? Tác nhân kích thích quá trình nở hoa của loài đó?
--- HẾT ---

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
SÓC TRĂNG Năm học 2016-2017
Môn: SINH HỌC - Lớp 12
ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Đề thi này có 01 trang Ngày thi: 18/9/2016

Câu 1: (2,0 điểm)


Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ được hình thành như thế nào?
Câu 2: (2,0 điểm)
Xét các nhóm động vật sau: chim, sâu bọ, lưỡng cư, cá, bò sát.
a) Hãy sắp xếp các nhóm loài trên theo chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn và chỉ ra đặc điểm tiến
hóa của từng nhóm loài trên về hệ tuần hoàn.
b) Chức năng của nhóm loài nào có sự khác biệt so với các nhóm loài còn lại? Sự khác biệt đó là gì?
Câu 3: (2,0 điểm)
a) Cấu tạo răng, hàm của trâu phù hợp với ăn cỏ như thế nào?
b) Nêu sự khác biệt cơ bản trong hoạt động tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng ở động vật ăn cỏ nhai lại và
động vật ăn cỏ không nhai lại.
Câu 4: (2,0 điểm)
a) So sánh trinh sinh với các hình thức phân đôi, nẩy chồi ở động vật?
b) Động vật chuyển từ dưới nước lên cạn gặp những trở ngại gì liên quan đến sinh sản? Những trở ngại
đó đã được khắc phục như thế nào?
Câu 5: (2,0 điểm)
Kể tên nhóm động vật có cơ quan hô hấp hiệu quả nhất ở trên cạn. Trình bày cấu tạo cơ quan và cơ chế
hô hấp ở nhóm động vật đó?
Câu 6: (2,0 điểm)
Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện qua những cơ chế di truyền như thế nào?
Câu 7: (2,0 điểm)
a) Dựa trên cơ sở nào người ta phân loại các gen thành gen cấu trúc và gen điều hoà?
b) Trong tự nhiên, dạng đột biến gen nào là phổ biến nhất? Vì sao?
Câu 8: (2,0 điểm)
a) Lai thuận – nghịch có ý nghĩa gì trong nghiên cứu di truyền? Giải thích.
b) Các thể đột biến chuyển đoạn giữa các nhiễm sắc thể có những đặc điểm gì khác so với các loại thể
đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể khác? Nêu ý nghĩa của đột biến này trong chọn giống và tiến hóa?
Câu 9: (2,0 điểm)
Đưa 12 vi khuẩn (mỗi vi khuẩn chỉ chứa 1 ADN và ADN có cấu tạo từ nuclêôtit có N 15) vào môi trường
nuôi chỉ chứa N14. Sau một thời gian nuôi cấy, người ta thu toàn bộ các vi khuẩn, phá màng tế bào và thu
lấy phân tử ADN. Trong các phân tử ADN này, loại ADN chứa N15 chiếm tỉ lệ 6,25%. Hỏi:
a) Số lượng vi khuẩn đã bị phá màng là bao nhiêu?
b) Nếu các vi khuẩn này tiếp tục được nuôi cấy và nhân đôi 3 lần nữa thì trong các vi khuẩn mới tạo
thành số phân tử ADN cấu tạo hoàn toàn bằng N14 là bao nhiêu?
Câu 10: (2,0 điểm)
Với ba qui luật di truyền khác nhau hãy cho ví dụ và viết sơ đồ lai từ P đến F 1 sao cho F1 có tỉ lệ phân ly
kiểu hình là 3:1.

--- HẾT ---

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
SÓC TRĂNG Năm học 2016-2017
Môn: SINH HỌC - Lớp 12
ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Đề thi này có 01 trang Ngày thi: 05/9112016

Câu 1: (2,0 điểm)


a) Phân biệt chức năng của prôtêin bám màng và prôtêin xuyên màng?
b) Vì sao 2 loại prôtêin trên quyết định đến tính linh hoạt của màng sinh chất?
Câu 2: (2,0 điểm)
a) Enzim tồn tại ở đâu trong tế bào? Vì sao enzim bị biến tính sẽ mất hoạt tính xúc tác?
b) Tại sao khi thiếu ôxi thì sự tổng hợp ATP trong ti thể bị ngưng trệ? ATP được tổng hợp ở đâu trong
tế bào? Điều kiện nào dẫn đến quá trình tổng hợp ATP trong ti thể và lục lạp.
Câu 3: (2,0 điểm)
Một hợp tử có 2n = 16 nguyên phân liên tiếp. Biết chu kỳ tế bào là 40 phút, tỉ lệ giữa giai đoạn chuẩn bị
với quá trình phân chia chính thức là 3 : 1, thời gian của kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối tương ứng tỉ
lệ 1 : 1,5 : 1 : 1,5. Theo dõi quá trình nguyên phân của hợp tử từ đầu giai đoạn chuẩn bị của lần phân bào
đầu tiên.
a) Tính thời gian của mỗi kỳ trong quá trình phân bào trên?
b) Xác định số tế bào, số crômatit, số NST cùng trạng thái của nó trong các tế bào ở 2 giờ 34 phút?
Câu 4: (2,0 điểm)
a) Dư lượng nitrat cao trong các loại rau xanh ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe con người?
b) Nêu các điều kiện cơ bản để xảy ra quá trình cố định nitơ khí quyển.
Câu 5: (2,0 điểm)
a) Dựa vào đặc điểm hô hấp ở thực vật, hãy trình bày cơ sở khoa học của các phương pháp bảo quản
nông sản lạnh, bảo quản khô và bảo quản ở nồng độ CO2 cao.
b) Thế nào là vận động hướng động? Cho ví dụ. Vì sao vận động hướng động xảy ra chậm, trong khi
vận động cảm ứng xảy ra nhanh?
Câu 6: (2,0 điểm)
Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm? Tại sao khi
tim bị tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng? Giải thích sự biến đổi vận tốc máu trong hệ
mạch?
Câu 7: (2,0 điểm)
a) Hãy giải thích tại sao khi ta uống nhiều nước thì lượng nước tiểu thải qua thận tăng lên?
b) Khi lao động nặng pH trong máu biến đổi như thế nào? Cơ chế duy trì ổn định pH máu nhờ các hệ
đệm trong máu có thể xảy ra như thế nào?
Câu 8: (2,0 điểm)
a) Miễn dịch tế bào là gì? Trình bày chức năng của các loại tế bào tham gia vào cơ chế miễn dịch này.
b) Nêu chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật?
Câu 9: (2,0 điểm)
a) Nêu đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối?
b) Ở người, gen A nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định da đen trội hoàn toàn so với gen a qui định
da trắng. Một quần thể người đang cân bằng về di truyền có người da đen chiếm tỷ lệ 64%. Một cặp vợ
chồng trong quần thể này có da đen, xác suất sinh con đầu lòng của họ có da đen là bao nhiêu?
Câu 10: (2,0 điểm)
Ở một loài thực vật, hoa có các màu đỏ, hồng, trắng. Cho các phép lai sau:
Phép lai 1: Hoa đỏ 1 x hoa hồng F1 2/3 hoa đỏ; 1/3 hoa hồng
Phép lai 2: Hoa đỏ 1 x hoa trắng F1 1/2 hoa đỏ; 1/2 hoa hồng
Phép lai 3: Hoa đỏ 2 x hoa hồng F1 1/2 hoa đỏ; 1/4 hoa hồng; 1/4 hoa trắng
Phép lai 4: Hoa đỏ 3 x hoa hồng F1 100% hoa đỏ
Phép lai 5: Hoa đỏ 3 x hoa trắng F1 100% hoa đỏ
Biện luận và viết sơ đồ lai của các phép lai trên? (Biết không có đột biến mới phát sinh và quá trình
phân bào diễn ra bình thường).

--- HẾT ---

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI DỰ THI
TỈNH ĐẮK LẮK QUỐC GIA NĂM HỌC 2016 - 2017
ĐÈ THI CHÍNH THỨC Môn: Sinh học
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm có 01 trang) Ngày thi: 28/9/2016

Câu 1. (2,0 điểm)


a. Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa gen cấu trúc điển hình ở sinh vật nhân sơ (vi khuẩn)
với một gen cấu trúc điển hình ở sinh vật nhân thực.
b. Cấu trúc không phân mảnh và phân mảnh của gen có ý nghĩa gì cho sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân
thực?
Câu 2. (2,0 điểm)
Cơ sở khoa học của lai phân tử? Nêu và giải thích các ứng dụng của lai phân tử.
Câu 3. (2,0 điểm)
a. Người ta tách gen mã hóa prôtêin trực tiếp từ hệ gen trong nhân tế bào nhân thực rồi cài vào hệ gen
của vi khuẩn nhờ enzim đặc hiệu, nhưng khi gen này hoạt động thì sản phẩm prôtêin thu được lại không
như mong muốn. Hãy giải thích tại sao lại như vậy? Biết rằng không có đột biến xảy ra.
b. Trong trường hợp trên để nhận được prôtêin giống như ở tế bào nhân thực đã tổng hợp thì phải làm
gì?
Câu 4. (2,0 điểm)
Ở một loài thực vật, cho cây thân cao, hoa trắng thuần chủng lai với cây thân thấp, hoa đỏ thuần chủng,
F1 thu được toàn cây thân cao, hoa đỏ. Cho F 1 tự thụ phấn, ở F2 thu được 4 loại kiểu hình trong đó kiểu
hình thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ 24%. Biết mỗi gen qui định một tính trạng và gen nằm trên nhiễm sắc
thể thường. Mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong giảm phân ở tế bào sinh hạt phấn và tế bào sinh noãn
giống nhau đồng thời không có đột biến phát sinh. Xác định kiểu gen của P, F 1 và tỷ lệ các loại giao tử của
F1.
Câu 5. (2,0 điểm)
Ở một loài động vật ngẫu phối, xét 1 gen gồm 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tần số alen
A của giới đực là 0,6 và của giới cái là 0,8.
a. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền.
b. Sau khi đạt trạng thái cân bằng di truyền, do điều kiện sống thay đổi nên tất cả các kiểu gen đồng hợp
lặn aa không có khả năng sinh sản. Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể sau 5 thế hệ ngẫu phổi.
Câu 6. (2,0 điểm)
a. Trong điều kiện nào thì sự đa dạng di truyền của quần thể sinh vật sinh sản hữu tính sẽ bị suy giảm?
Giải thích.
b. Tại sao thực vật thường phục hồi nhanh hơn động vật sau các lần đại tuyệt chủng?
Câu 7. (2,0 điểm)
a. Hãy trình bày cơ chế hình thành loài mới bằng lai xa từ loài A có bộ NST 2n = 24 và loài B có bộ
NST 2n = 14.
b. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào? Giải
thích.
Câu 8. (2,0 điểm)
a. Ở quần xã sinh vật, trong điều kiện nào xảy ra cạnh tranh loại trừ?
b. Sự xuất hiện các loài sinh vật ngoại lai có tác động như thế nào đến thành phần loài sinh vật ờ các
loài bản địa?
Câu 9. (2,0 điểm)
Vi khí hậu là gì? Khi thực hành: Khảo sát vi khí hậu của một khu vực cần chuẩn bị những gì? Nêu mối
quan hệ giữa nhiệt độ và độ ẩm ở từng khu vực.
Câu 10. (2,0 điểm)
a. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn, cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng thay đổi theo chiều
hướng như thế nào?
b. Hiện tượng phú dưỡng ở các thủy vực có gây ra diễn thế sinh thái hay không? Giải thích.
----------------HẾT----------------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI DỰ THI
TỈNH ĐẮK LẮK QUỐC GIA NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Sinh học
HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu /ý Nội dung Điểm


1 2,0
l.a a. Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa gen cấu trúc điển hình ở
sinh vật nhân sơ (vi khuẩn) với một gen cấu trúc điển hình ở sinh vật nhân thực.
- Giống nhau: Đều gồm 3 vùng : vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc. 0.5
- Khác nhau :
Sinh vật nhân sơ Sinh vật nhân thực
- Vùng mã hóa liên tục (gen không phân - Vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ 0,25
mảnh) các êxôn là các intron (gen phân mảnh).
- Vì không có các intron nên gen cấu - Vì có các intron nên gen cấu trúc dài. 0,25
trúc ngắn.
l.b b. Cấu trúc không phân mảnh và phân mảnh của gen có ý nghĩa gì cho sinh vật
nhân sơ và sinh vật nhân thực?
- Cấu trúc không phân mảnh của gen giúp cho sinh vật nhân sơ tiết kiệm tối đa vật
liệu di truyền, năng lượng và thời gian cho quá trình nhân đôi ADN và phiên mã.
0,5
- Cấu trúc phân mảnh của gen giúp cho sinh vật nhân thực tiết kiệm vật chất di
truyền: từ một gen cấu trúc quá trình cắt các intron, nối các exon sau phiên mã có thể
0,5
tạo ra các phân tử mARN trưởng thành khác nhau, từ đó dịch mã ra các chuỗi
polipeptit khác nhau.
2 Cơ sở khoa học của lai phân tử ? Nêu và giải thích các ứng dụng của lai phân tử. 2,0
- Dựa vào khả năng biến tính và hồi tính của axít nuclêic và nguyên tắc bổ sung giữa 0.25
các bazơ nitơ trong phân tử axít nucleic (ADN - ADN; ADN - ARN; ARN - ARN).
- Xác định quan hệ họ hàng giữa hai cá thể khác loài. Cách làm như sau: tách ADN 0,5
của loài cần nghiên cứu sau đó làm biến tính ADN rồi lấy hai mạch đơn của hai loài
cho chúng bắt cặp với nhau theo từng cặp loài. Phân tử lai sau đó được cho biến tính
và xác định nhiệt độ làm biến tính của chúng.
- So sánh nhiệt độ biến tính của các phân tử lai ta có thể biết được mức độ họ hàng 0,25
giữa các loài. Vì nếu nhiệt độ biến tính của phân tử lai nào cao hơn thì thành phần
nuclêotit của hai phân tử đó giống nhau nhiều hơn.
- Xác định được vị trí chính xác của gen trên NST. Làm tiêu bản NST sau đó xử lí
cho ADN trên NST bị tách thành hai mạch. Tiếp đến nhỏ lên tiêu bản dung dịch chứa 0,5
các đoạn ADN hoặc ARN một mạch cần lai được đánh dấu phóng xạ, hoặc các chất
phát quang để chúng bắt đôi với nhau. Rửa tiêu bản để loại bỏ các phân tử đánh dấu
không được bắt đôi trên NST. Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi để xác định dược
đoạn NST nào có được đánh dấu phóng xạ hoặc phát sáng sẽ xác định chính xác vị trí
của gen trên NST.
- Xác định được một gen nào đó có bao nhiêu exon và bao nhiêu intron. Cho đoạn
ADN chứa gen biến tính thành hai mạch sau đó trộn phân tử mARN trưởng thành 0,5
không còn intron được đánh dấu phóng xạ và cho chúng lai với ADN. Quan sát dưới
kính hiển vi và xác định các đoạn bắt đôi bổ sung và những đoạn không bắt đôi (các
đoạn vòng) thì sẽ xác định được số exon là các đoạn bắt đôi, số intron là số lượng các
đoạn vòng.
3 2,0
3a Người ta tách gen mã hóa prôtêin trực tiếp từ hệ gen trong nhân tế bào nhân thực rồi
cài vào hệ gen của vi khuẩn nhờ enzim đặc hiệu, nhưng khi gen này hoạt động thì sản
phẩm prôtêin thu được lại không như mong muốn. Hãy giải thích tại sao lại như vậy?
Biết rằng không có đột biến xảy ra.
- Ở vi khuẩn, phân tử mARN sau khi được tổng hợp xong sẽ tham gia dịch mã ngay
mà không cần phải sửa chữa. 0,5
- Ở sinh vật nhân thực phân tử mARN sau khi được tổng hợp xong (mARN sơ khai)
không tham gia dịch mã mà phải cắt bỏ các đoạn intron, nối các đoạn exon lại với 0,5
nhau
tạo mARN trưởng thành rồi mới tham gia dịch mã.
- Trong tế bào vi khuẩn không có bộ máy để cắt bỏ các intron, nối các exon lại với 0,5
nhau nên tổng hợp các sản phẩm prôtein không như mong muốn.
3b Trong trường họp trên để nhận được prôtêin giống như ở tế bào nhân thực đã
tổng hợp thì phải làm gì?
Muuốn khắc phục hiện tượng này thì phải xử lí gen của sinh vật nhân thực: cắt bỏ các 0,5
đoạn intron và nối các exon lại với nhau, sau đó mới cài vào hệ gen của vi khuẩn.
4 2,0
Ở một loài thực vật, cho cây thân cao, hoa trắng thuần chủng lai với cây thân
thấp, hoa đỏ thuần chủng, F1 thu được toàn cây thân cao, hoa đỏ. Cho F 1, tự
thụ phấn, ở F2 thu được 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình thân cao, hoa trắng
chiếm tỉ lệ 24%. Biết mỗi gen qui định một tính trạng và gen nằm trên nhiễm
sắc thể thường. Mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong giảm phân ở tể bào sinh
hạt phấn và tế bào sinh noãn giống nhau đồng thời không có đột biến phát sinh.
Xác định kiểu gen của P, F1 và tỷ lệ các loại giao tử của F1.
- Pt/c tương phản F1: 100% cây thân cao, hoa đỏ thân cao trội hoàn toàn so với 0,2
thân thấp, hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. 5
- Qui ước: A: thân cao, a: thân thấp ; B: Hoa đỏ, b: hoa trắnậ
- Pt/c tương phản F1 mang 2 cặp gen dị hợp, F2 có kiểu hình cây cao, hoa trắng 0,5
chiếm 24% khác với tỉ lệ của qui luật phân li độc lập và liên kết gen hoàn toàn 2
tính trạng trên di truyền theo qui luật hoán vị gen. Với tần số hoán vị gen là f.
- Sơ đồ lai:
Pt/c cao, trắng X thấp, đỏ 0,25
Ab//Ab aB//aB
Gp: 100% Ạb 100% aB
F1: Ab//aB (100% cao, đỏ)
F1 xFl: Cao, đỏ X Cao, đỏ 0,5
Ab//aB Ab//aB
G F 1: Ạb = aB = (l-f)/2 Ab = aB = (l-f)/2
AB = ab = f/2 AB = ab = f/2
F2: thân cao, hoa trắng có kiểu gen: Ab//Ab, Ab//ab

0,5
Có: Ab/Ab + 2( )Ab/ab = 0,24
Giải ra ta được: f = 20%
Suy ra: Ti lệ giao từ F1: Ab = aB = 0,4; AB = ab = 0.1
0,5
5a Ở một loài động vật ngẫu phối, xét 1 gen gồm 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc 1,0
thể thường. Tần số alen A của giới đực là 0,6 và của giới cái là 0,8. Xác định cấu
trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền.
Cấu trúc di truyền của quẩn thể ở trạng thái cân bằng di truyền
- Tần số alen a ở giới đưc là q(a) =1- 0,6 = 0,4 ; ở giới cái p(a) = 1 - 0,8 = 0,2
- Cấu trúc di truyền của quần thể F1 sau khi ngẫu phối là :
♀(0,8A : 0,2a).♂(0,6A : 0,4a) = 0,48AA : 0,44Aa : 0,08aa
- Tần số các alen của F1: p(A) = 0,48 + 0,22 = 0,7 => q(a) = 1- 0,7 = 0,3
- Cấu trúc di truyền của quần thể F2:
(0,7A : 0,3a)(0,7A : 0,3a) = 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa
5b Sau khi đạt trạng thái cân bằng di truyền, do điều kiện sống thay đối nên tất cả 1,0
các kiểu gen đồng hợp lặn aa không có khả năng sinh sản. Hãy xác định cấu trúc
di truyền của quần thể sau 5 thế hệ ngẫu phối.
Cấu trúc di truyền của quần thể sau 5 hế hệ ngẫu phối khi kiểu gen aa không có khả
năng sinh sản:
- Áp dụng công thức: qn = q/1 + nq trong đó, qn là tần sổ alen a ở thế hệ n, q là tấn số
alen a trước chọn lọc, n là số thế hệ ngẫu phối.
- Ta có : qn = 0,3/1 + 5 . 0 , 3 = 0,12 => pn = 1- 0,12 = 0,88
- Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ 5 là:
0,7744 AA : 0,2112 Aa : 0,0144aa
6 2,0
6a Trong điều kiện nào thì sự đa dạng di truyền của quần thể sinh vật sinh sản hữu
tính sẽ bị suy giảm? Giải thích.
- Khi kích thước của quẩn thể giảm quá mức thì các yếu tố ngẫu nhiên dễ dàng loại 0,5
bỏ một số alen ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi hay trung tính dẫn tới làm
giảm đa dạng di truyền của quần thể. Khi kích thước quần thể nhỏ thì các cá thể dễ
dàng giao phối gần dẫn tới làm giảm tần số kiểu gen dị hợp tử, tăng tần số kiểu gen
đồng hợp tử đẫn tới giảm độ đa dạng di truyền của quần thể.
- Trong điều kiện môi trường liên tục biến đổi theo một hướng xác định, chọn lọc tự
nhiên cũng làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định nên sự đa dạng di 0,5
truyền của quần thể sẽ giảm, ngoại trừ trường hợp CLTN luôn duy trì những cá thể
có kiểu gen dị hợp loại bỏ những cá thể có kiểu gen đồng họp tử.
6b Tại sao thực vật thường phục hồi nhanh hơn động vật sau các lần đại tuyệt
chủng?
- Vì thực vật có khả năng chống chịu với điều kiện cực đoan tốt hơn so với động vật. 0,25
- Khả năng này có được là do:
+ Thực vật có khả năng sống ở dạng tiềm sinh tốt hơn so với động vật, do đó chúng
có thể tránh được các tác động của các điều kiện môi trường cực đoan trong một thời 0,25
gian dài.
+ Thực vật có khả năng dự trữ năng lượng tốt hơn nhờ các cơ quan dự trữ như hạt, 0,25
củ, thân...
+ Nhu cầu năng lượng của thực vật thường thấp hơn động vật do thực vật ít tiêu tốn 0,25
năng lượng cho nâng đỡ, di chuyển và điều hòa thân nhiệt...
7 2,0
7a Hãy trình bày cơ chế hình thành loài mới bằng lai xa từ loài A có bộ NST 2n =
24 và loài B có bộ NST 2n = 14.
Cơ chế hình thành một loài mới từ loài A và loài B
- Hình thành loài mới do lai xa nhưng không đa bội hoá: Loài A (2n = 24) x Loài B
(2n = 14) => Dạng lai F1 (nA + nB = 19): Dạng này bất thụ, nhưng nếu có khả năng 0,5
sinh sản sinh dưỡng tạo nên quần thể hoặc nhóm quần thể tồn tại như một khâu trong
hệ sinh thái => hình thành loài mới.
- Hình thành loài mới do lai xa và đa bội hoá :Loài A (2n = 24) x Loài B (2n = 14) =>
Dạng lai F1 (2nA + 2nB = 38). Dạng này có khả năng sinh sản hữu tính tạo nên quần 0,5
thể hoặc nhóm quần thể tồn tại như một khâu trong hệ sinh thái => hình thành loài
mới.
7b Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm phụ thuộc vào
những yếu tố nào? Giải thích.
Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm phụ thuộc vào:
- Alen bị đào thải là trội hay lặn: chọn lọc chống lại alen trội thì nhanh chóng làm 0,25
thay đổi tần số của alen trong quần thể vì gen trội biểu hiện ra kiểu hỉnh ngay cả ở
trạng thái dị hợp tử. Chọn lọc đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn vì
alen lặn chỉ bị đào thải khi ở trạng thái đồng hợp.
- Áp lực của chọn lọc: Nếu áp lực chọn lọc càng lớn thì sự thay đổi tần số các alen 0,25
diễn ra càng nhanh và ngược lại.
- Tốc độ sinh sản của loài. Nếu loài có tốc độ sinh sản nhanh, vòng đời ngắn thì sự 0,25
thay đổi tần số alen diễn ra nhanh và ngược lại.
- Loài đó là lưỡng bội hay đơn bội. Ở loài đơn bội tất cả các gen đều được biểu hiện 0,25
ra kiểu hình nên sự đào thải các gen có hại diễn ra nhanh hơn ở các loài lưỡng bội.
8 2,0
8a Ở quẩn xã sinh vật, trong điều kiện nào xảy ra cạnh tranh loại trừ?
Cạnh tranh loại trừ xảy ra khi có sự nhập cư của loài khác từ môi trường khác nhập 0,5
cư tới, quần thể nhập cư có ổ sinh thái trùm lên ổ sinh thái của loài sống trong quần
xã hoặc ngược lại loài nhập cư có ổ sinh thái nằm gọn trong ổ sinh thái của loài bản
địa. Hai loài này có ổ sinh thái trùng nhau nên sẽ cạnh tranh gay gắt và loài có ổ sinh
thái hẹp hơn sẽ bị loài có ổ sinh thái rộng hơn loại trừ.
- Cạnh tranh loại trừ dẫn tới tiêu diệt loài có ổ sinh thái hẹp. Nếu loài đến nhập cư có
ổ sinh thái rộng hơn loài bản địa, tiềm năng sinh học cao hơn thì sẽ dẫn tới làm tiêu 0,5
diệt loài bản địa, làm mất cân bằng sinh thái, gây ra diễn thế sinh thái.
8b Sự xuất hiện các loài sinh vật ngoại lai có tác động như thế nào đến thành phần
loài sinh vật ở các loài bản địa?
- Khi có mặt loài ngoại lai thì thường xảy ra cạnh tranh giữa loài ngoại lai với loài 0,5
bản địa. Sự cạnh tranh khác loài thường có xu hướng cạnh tranh hiền hòa hoặc cạnh
tranh loại trừ.
- Nếu xảy ra cạnh tranh loại trừ (Khi có ổ sinh thái trùm lên nhau) thì sẽ dẫn tới một 0,5
loài bị tiêu diệt (Thông thường loài chiến thắng là loài ngoại lai).
- Nếu xảy ra cạnh tranh hiền hòa (Hai loài có ổ sinh thái trùng nhau một phần) thì quá
trình cạnh tranh sẽ làm phân li ổ sinh thái của mỗi loài và sự có mặt của loài ngoại lai
làm tăng tính đa dạng của hệ sinh thái bản địa
9 2,0
Vi khí hậu là gì? Khi thực hành: Khảo sát vi khí hậu của một khu vực cần
chuẩn bị những gì? Nêu mối quan hệ giữa nhiệt độ và độ ẩm ở từng khu vực.
- Vi khí hậu là tổng thể các điều kiện khí hậu ở bất kì khu vực nhỏ nào (Khí hậu trong 0,5
hang, trong hốc cây, hốc đá...).
- Khi thực hành: Khảo sát vi khí hậu của một khu vực cần chuẩn bị những dụng cụ 0,5
sau: Thước dâỵ (1,5 - 2,0 m); Ẩm kế và nhiệt kế cầm tay; Cọc (sào) trên 2m, một đầu
nhọn để cắm xuống đất, dây để chằng buộc hoặc băng dán; sổ tay hoặc bút chì.
- Nhiệt độ và độ ẩm là hai yếu tố của khí hậu, tác động tô hợp của nhiệt-ẩm quyết 0,5
định sự phân bố, đời sống của các loài và các tổ chức cao hơn như quần thể, quẩn xã
sinh vật. Chính sự tác động tổ hợp của hai yếu tố nhiệt độ - lượng mưa của các vùng
trên quả đất đã dẫn đến sự phân bố của các khu sinh học như đồng rêu, rừng lá rộng,
rụng lá theo mùa, hoang mạc...
- Sự tác động tổ hợp của nhiệt- ẩm quyết định đến bộ mặt của một vùng địa lí xác 0,5
định và do đó qui định giới hạn tồn tại của các quần xã sinh vật, trước hết đối với
thảm thực vật.
10 2,0
10a Trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn, cấu trúc của mạng lưới dinh
dưỡng thay đổi theo chiều hướng như thế nào?
Trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn, cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng
thay đổi theo chiều hướng:
- Tăng dần số lượng chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích, tăng dần số lượng chuỗi thức 0,5
ăn được bắt đầu bằng động vật ăn mùn bã hữu cơ.
- Độ phức tạp của lưới thức ăn ngày càng tăng, càng có nhiều mắt xích chung (Loài 0,5
đa thực).
10b Hiện tượng phú dưỡng ở các thủy vực có gây ra diễn thế sinh thái hay không?
Giải thich.
- Phú dưỡng ở các thủy vực là hiện tượng các thủy vực được bồi tụ chất lắng đọng
hoặc cung cấp nhiều yếu tố khoáng. Có những trường hợp phú dưỡng cũng có thể
gây ra diễn thế sinh thái.
- Khi được phú dưỡng thì vi tảo trong thủy vực phát triển mạnh. Khi vi tảo phát triển
0,5
mạnh sẽ tiết ra độc tố làm chết các loài động vật như giáp xác, các loài cá. Mặt khác
vi tảo phát triển mạnh phủ kín bề mặt thủy vực làm cho ôxy khó kuyếch tán từ không
khí vào thủy vực nên thủy vực thiếu ôxy dẫn tới động vật bị chết. Khi số lượng loài
bị chết nhiều làm biến đổi cấu trúc của quần xã thủy vực thì gây ra diễn thế sinh thái.
- Tuy nhiên các loài sống trong thủy vực thường có tiềm năng sinh học cao nên khả
0,5
năng khôi phục số lượng cá thể và đưa số lượng cá thể về trạng thái cân bằng; Mặt
khác ở các thủy vực thường xảy ra sự di - nhập cư nên khi có sự biến động số lượng
loài thì sẽ có sự nhập cư góp phân ổn định hệ sinh thái. Chỉ khi nào không có sự nhập
cư thì hiện tượng phú dướng mới gây ra diễn thế sinh thái.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
BÌNH PHƯỚC LỚP 12 NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: SINH HỌC
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày
(Đề thi gồm có 02 trang) thi: 03/10/2016

Họ và tên thí sinh : ……………………………Số báo danh:………………………


Giám thị 1: ………………………….Giám thị 2:…………………………………..
Câu 1. Sinh học tế bào (2,0 điểm)
1.1. (0,75 điểm) Phân biệt cấu trúc các dạng Cacbohidrat?
1.2. (1,25 điểm) Phân biệt cấu trúc và chức năng của các bào quan có khả năng tổng hợp ATP trong tế
bào?
Câu 2. Sinh học vi sinh vật (1,5 điểm)
2.1. (0,5 điểm) Nêu các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật?
2.2. (1,0 điểm) Trình bày chu trình nhân lên của phagơ?
Câu 3. Sinh học cơ thể (4,0 điểm)
3.1. (0,5 điểm) Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ờ những
cây gỗ cao lớn hàng chục mét?
3.2. (1,0 điểm) Phân biệt vận động khép lá - xòe lá ở cây phượng và cây trinh nữ (bản chất, tác nhân
kích thích, tính chất biểu hiện, ý nghĩa)?
3.3. (1,0 điểm) Mạch đập là gì? Nguyên nhân gây ra mạch đập?
3.4. (1,5 điểm) Nêu nơi sản sinh (nếu có) và vai trò của các yếu tố Adrenalin (epinephrin), Noradrenalin
(norepinephrin), Histamin và nồng độ Ca2+ đối với sự điều hoà hoạt động của tim mạch?
Câu 4. Di truyền học (8,0 điểm)
4.1. (1,5 điểm) Người ta làm cách nào để có thể tạo ra nhiều con vật nuôi có kiểu gen giống nhau? Tất
cả các cá thể con thu được bằng phương pháp này có giống hệt nhau hoàn toàn không? Tại sao?
4.2. (1,0 điểm) Bằng những hiểu biết về cơ chế biểu hiện của đột biến gen, hãy cho biết khi nào làm
xuất hiện những đột biến trung tính?
4.3. (1,0 điểm) Ở một loài động vật (2n = 12), các alen A,a nằm trên cặp nhiễm săc thể số 5. Khi cho cá
thể có kiểu gen Aa giao phối với một cá thê khác có cùng kiểu gen thu được đời con Fl. Trong quá trình
giảm phân 1, có 30% số tế bào sinh dục ở cá thể đực bị rối loạn không phân li ở một cặp nhiễm sắc thể và
có 20% số tế bào sinh dục cái có một cặp nhiễm sắc thể không phân li. Các nhiễm sắc thể khác phân li bình
thường. Không có đột biến khác xảy ra. Tính xác suất để thu được cá thể con duy nhất có kiểu gen Aaa?
4.4. (2,0 điểm) Ở một loài động vật, tính trạng tiết mùi thơm do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường
quy định, trong đó khả năng tiết mùi thơm do alen trội A quy định, alen lặn a quy định tính trạng không có
khả năng tiết mùi thơm. Một quần thể ban đầu có cấu trúc 0,7AA : 0,2Aa : 0,laa. Hãy cho biết:
a. Tại sao tần số alen lại đặc trưng cho quần thể?
b. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng. Tính xác suất bố mẹ có khả năng tiết mùi thơm sinh được 3 con
trong đó có 2 con có khả năng tiết mùi thơm?
4.5. (2,5 điểm) Cho bố mẹ thuần chủng khác nhau về các cặp tính trạng tương phản lai với nhau thu
được thế hệ F1 có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn. Cho cấc cây F1 lai với nhau, ở F2 thu được : 1071
cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn; 357 cây thân cao, hoa vàng, quả tròn; 504 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn;
168 cây thân cao, hoa vàng, quả dài ; 21 cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài; 504 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài;
168 cây thân thấp hoa vàng quả tròn và 7 cây thân thấp, hoa vàng, quả dài.
a. Xác định quy luật di truyền chi phối 3 cặp tính trạng trên? Xác định kiểu gen của thế hệ bố mẹ (P)?
b. Nếu đem cây F1 lai phân tích. Xác định tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả tròn ở đời con?
Câu 5: Tiến hóa (1,5 điểm)
Phân biệt tác động của chọn lọc tự nhiên với tác động của biến động di truyền đối với cấu trúc di truyền
của quần thể giao phối?
Câu 6: Sinh thái học (1,0 điểm)
Trong khi di chuyển, trâu rừng thường đánh động các loài côn trùng làm cho chúng hoảng sợ bay ra và
dễ bị chim ăn thịt. Dựa vào những thông tin trên, hãy xác định mối quan hệ sinh thái giữa:
a. Trâu rừng với chim.
b. Chim với côn trùng.
c. Trâu rừng với côn trùng.
Câu 7: Thực hành (2 điểm)
Cho ba bình thuỷ tinh kích thước như nhau, có nút kín A, B, C. Mỗi bình B và C treo 1 cành cây có diện
tích lá như nhau. Bình B đem chiếu sáng, bình C che tối trong 1 giờ. Sau đó lấy cành lá ra và cho vào mỗi
bình một lượng Ba(OH)2 như nhau, lắc đều sao cho CO2 trong bình được hấp thụ hết. Tiếp theo, trung hoà
Ba(OH)2 dư bằng HCl. Các số liệu thu được là: 21 ml; 18 ml; 16 ml HCl cho mỗi bình.
a. Nêu nguyên tắc của phương pháp xác định hàm lượng CO2 trong mỗi bình?
b. Sắp xếp các bình A, B, C tương ứng với số liệu thu được và giải thích vì sao có kết quả như vậy?
--------------Hết--------------
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
HẢI DƯƠNG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 2 trang)

Câu 1 (2.0 điểm):


a) Trong quá trình phân bào, các nhiễm sắc thể sau khi nhân đôi không tách nhau ra ngay mà vẫn còn
dính với nhau ở tâm động có ý nghĩa gì?

b) Một cơ thể đực của một loài có kiểu gen . Xét 2 tế bào của cơ thể trên giảm phân bình thường
tạo giao tử, theo lí thuyết, số loại giao tử tối thiểu và tối đa tạo thành là bao nhiêu? Giải thích.
c) Theo lí thuyết, 3 tế bào sinh tinh của ruồi giấm có kiểu gen giảm phân bình thường có thể
tạo ra tối đa mấy loại giao tử, với tỉ lệ như thế nào? Biết ở ruồi giấm đực không xảy ra trao đổi chéo (hoán
vị gen).
Câu 2 (1.5 điểm):
a) Khi bón quá nhiều phân đạm cho cây có thể gây những hậu quả xấu gì?
b) Hãy cho biết những ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3.
Câu 3 (1.5 điểm):
a) Hãy cho biết những ưu điểm của tuần hoàn máu trong hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn.
b) Giải thích tại sao các động vật trao đổi khí bằng phổi như lưỡng cư, bò sát, chim và thú lại cần có hệ
tuần hoàn kép?
c) Huyết áp là gì? Huyết áp biến động như thế nào trong hệ mạch?
Câu 4 (1.0 điểm):
a) Trong rừng nhiệt đới có nhiều cây thân leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết
quả của những kiểu hướng động gì?
b) Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được ở động vật.
Câu 5 (1.0 điểm):
a) Một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu là AaBbDdXY. Trong quá trình phân bào, một hợp tử
của loài này bị rối loạn phân li ở cặp nhiễm sắc thể Dd, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường.
Hãy viết kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của 2 tế bào con.
b) Vì sao phân tử ADN cấu tạo nên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực dài gấp nhiều lần so với đường
kính tế bào nhưng vẫn xếp gọn trong nhân?
c) Người ta tiến hành tổng hợp nhân tạo một phân tử mARN từ 4 loại nuclêôtit có tỉ lệ A: U: G: X = 1:
2: 3: 4. Theo lí thuyết, tỉ lệ bộ ba có chứa 1 nuclêôtit loại A và 2 nuclêôtit loại X là bao nhiêu?
Câu 6 (1.5 điểm):
a) Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền phân tử?
b) Một loài thú có bộ nhiễm sắc thể 2n = 68. Người ta phát hiện ở loài này có loại thể lệch bội chứa 69
nhiễm sắc thể. Trình bày cơ chế hình thành dạng lệch bội trên?
c) Nêu ý nghĩa của đột biến chuyển đoạn giữa các nhiễm sắc thể không tương đồng.
Câu 7 (1.5 điểm):
a) Ở loài sinh sản hữu tính, alen đột biến không được di truyền cho đời sau trong những trường hợp
nào?
b) Người ta sử dụng tác nhân hóa học gây đột biến alen A thành alen a. Khi cặp alen Aa nhân đôi liên
tiếp 5 lần thì số nuclêôtit môi trường cung cấp cho alen a ít hơn alen A là 62 nuclêôtit. Hãy xác định:
- Dạng đột biến xảy ra với alen A?
- Hậu quả của dạng đột biến này đối với sản phẩm prôtêin do alen a mã hóa? Biết đột biến trên xảy ra ở
vùng mã hóa của gen không phân mảnh và đột biến không xảy ra ở bộ ba mở đầu, bộ ba kết thúc.
---------------- Hết --------------

Họ và tên thí sinh:....................................................... Số báo danh:.........................


Chữ kí cán bộ coi thi số 1:......................... Chữ kí cán bộ coi thi số 2:......................

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
HẢI DƯƠNG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN THI: SINH HỌC
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu Nội dung trả lời Điểm
1 a) Trong quá trình phân bào, các nhiễm sắc thể sau khi nhân đôi không tách nhau ra
ngay mà vẫn còn dính với nhau ở tâm động có ý nghĩa gì?
- Tạo điều kiện cho sự phân li đồng đều các NST về các tế bào con, giúp phân chia đồng 0,5
đều vật chất di truyền.
- Nếu là ở giảm phân thì còn tạo điều kiện để 2 NST trong cặp tương đồng thực hiện quá
trình tiếp hợp và trao đổi chéo ở kì đầu 1 (sự tiếp hợp xảy ra giữa 2 cromatit khác nguồn
trong cặp tương đồng) 0,25

b) Một cơ thể đực của một loài có kiểu gen . Xét hai tế bào của cơ thể trên giảm
phân bình thường tạo giao tử, theo lí thuyết, số loại giao tử tối thiểu và tối đa tạo
thành là bao nhiêu? Giải thích.
Xét trường hợp 1: Cơ thể trên không có trao đổi chéo (hoán vị gen) 0,25
- Số loại giao tử tối thiểu là 2 loại
- Số loại giao tử tối đa là 4 loại.
Xét trường hợp 2: Cơ thể trên có thể xảy ra trao đổi chéo (hoán vị gen)
- Nếu 2 tế bào sinh tinh không xảy ra trao đổi chéo → Số loại giao tử tối thiểu là 2 loại 0,25
- Nếu 2 tế bào sinh tinh có 2 kiểu trao đổi chéo khác nhau → Số loại giao tử tối đa là 6 0,25
loại.
(HS không giải thích mà chỉ trả lời đúng số lượng thì được 50% tổng số điểm)

c) Theo lí thuyết, 3 tế bào sinh tinh của ruồi giấm có kiểu gen giảm phân
bình thường có thể tạo ra tối đa mấy loại giao tử với tỉ lệ như thế nào? Biết ở ruồi
giấm đực không xảy ra trao đổi chéo (hoán vị gen).
- Số loại giao tử tối đa: 4 0,25
- Tỉ lệ giao tử: 2: 2: 1: 1 0,25
2 a) Khi bón quá nhiều phân đạm cho cây có thể gây những hậu quả xấu gì?
- Gây độc hại cho cây trồng: Khi bón quá nhiều phân đạm vào gốc thì làm tăng áp suất 0,25
thẩm thấu của đất nên tế bào rễ cây có thể không hút được nước → cây bị héo.
- Gây ô nhiễm nông phẩm: Dư lượng chất khoáng trong mô thực vật quá cao sẽ gây ngộ 0,25
độc, gây bệnh cho động vật và người khi ăn.
- Đối với môi trường: Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết
các vi sinh vật có lợi và bị rửa trôi xuống các ao, hồ, sông, suối sẽ gây ô nhiễm nguồn 0,25
nước.
b) Hãy cho biết những ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3.
- Không xảy ra hô hấp sáng nên năng suất quang hợp cao hơn thực vật C3
- Điểm bù CO2 thấp hơn, 0,25

- Điểm bão hòa ánh sáng cao hơn.


0,25
- Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn.
- Thực vật C4 có cường độ quang hợp cao hơn.
0,25
3 a) Hãy cho biết những ưu điểm của tuần hoàn máu trong hệ tuần hoàn kép so với hệ
tuần hoàn đơn.
Máu từ cơ quan trao đổi khí trở về tim và được tim bơm đi, do vậy tạo ra áp lực đẩy máu 0,5
đi rất lớn, tốc độ máu chảy nhanh và máu đi được xa. Điều này làm tăng hiệu quả cung
cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào, đồng thời thải nhanh các chất thải ra ngoài.
b) Giải thích tại sao các động vật trao đổi khí bằng phổi như lưỡng cư, bò sát, chim
và thú lại cần có hệ tuần hoàn kép?
+ Phổi là nơi trao đổi khí trực tiếp với môi trường ngoài → máu phải vận chuyển các chất
khí trong các mạch qua lại giữa tim và phổi tạo vòng tuần hoàn nhỏ. 0,25
+ Ở tất cả các tế bào trong cơ thể đều phải trao đổi khí nên máu từ tim phải vận chuyển
các chất khí trong hệ mạch đến các tế bào và ngược lại tạo vòng tuần hoàn lớn. 0,25
c) Huyết áp là gì? Huyết áp biến động như thế nào trong hệ mạch?
- Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch. 0,25
- Huyết áp biến động trong hệ mạch: Huyết áp lớn nhất ở động mạch chủ và giảm dần từ 0,25
động mạch đến mao mạch qua tĩnh mạch, thấp nhất ở tĩnh mạch chủ.
4 a) Trong rừng nhiệt đới có nhiều cây thân leo quấn quanh những cây gỗ lớn để 0,25
vươn lên cao, đó là kết quả của những kiểu hướng động gì?
- Cây thân leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của hướng
tiếp xúc, hướng sáng.
b) Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được ở động vật.
Tập tính bẩm sinh Tập tính học được
Khái niệm Là loại tập tính sinh ra đã có, Là loại tập tính được hình thành
được di truyền từ bố mẹ, đặc trong đời sống cá thể, thông qua học 0,25
trưng cho loài. tập và rút kinh nghiệm.
Cơ sở thần Là chuỗi phản xạ không điều Là chuỗi phản xạ có điều kiện, là quá
kinh kiện, do kiểu gen quy định trình hình thành các mối liên hệ mới 0,25
giữa các nơron.
Đặc điểm Có tính chất bền vững, không Kém bền vững, có thể thay đổi
thay đổi 0,25
5 a) Một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu là AaBbDdXY. Trong quá trình
phân bào, một hợp tử của loài này bị rối loạn phân li một cặp nhiễm sắc thể Dd, các
cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Hãy viết kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của 2
tế bào con.
- Trường hợp 1: AaBbDDddXY và AaBbXY 0,25
- Trường hợp 2: AaBbDDXY và AaBbddXY
Hoặc AaBbDDdXY và AaBbdXY 0,25
Hoặc AaBbDXY và AaBbDddXY
(Ở trường hợp 2, nếu HS trả lời được 1 trường hợp thì cho 0.25 điểm)
b) Vì sao phân tử ADN cấu tạo nên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực dài gấp nhiều 0,25
lần so với đường kính tế bào nhưng vẫn xếp gọn trong nhân?
- Do NST được đóng xoắn ở nhiều cấp độ.
c) Người ta tổng hợp nhân tạo một phân tử mARN từ 4 loại nuclêôtit có tỉ lệ A: U: 0,25
G: X = 1: 2: 3: 4. Theo lí thuyết, tỉ lệ bộ ba có chứa 1 nuclêôtit loại A và 2 nuclêôtit
loại X là bao nhiêu?
- Tỉ lệ bộ ba chứa 1 nucleotit loại A và 2 nuclêôtit loại X là:
1 4 4 48
1
C
10 x 10 x 10 x 3 = 1000

6 a) Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền
phân tử?
- Trong cơ chế tự nhân đôi ADN: Enzim ADN polimeraza trượt trên mạch khuôn
0,25
theo chiều 3’ → 5’, lắp ráp các nucleotit theo nguyên tắc: A mạch gốc liên kết bổ
sung với T môi trường, G mạch gốc liên kết bổ sung X môi trường và ngược lại.
- Trong cơ chế phiên mã: Enzim ARN polimeraza trượt dọc trên mạch gốc của gen
theo chiều 3’ → 5’, lắp ráp các nucleotit theo nguyên tắc A mạch gốc liên kết bổ
0,25
sung liên kết bổ sung U môi trường, T mạch gốc liên kết bổ sung A môi trường, G
mạch gốc liên kết bổ sung X môi trường và ngược lại.
- Trong cơ chế dịch mã: Các tARN mang axit amin tới riboxom, bộ ba đối mã của 0,25
tARN khớp bổ sung tạm thời với bộ ba trên mARN theo nguyên tắc: A liên kết bổ
sung U, G liên kết bổ sung X và ngược lại.
b) Một loài thú có bộ nhiễm sắc thể 2n = 68. Người ta phát hiện ở loài này có
loại thể lệch bội chứa 69 nhiễm sắc thể. Trình bày cơ chế hình thành dạng lệch
bội trên?
- Trong quá trình giảm phân ở 1 bên bố (hoặc mẹ) có một cặp NST không phân ly
0,25
tạo giao tử đột biến (n + 1) = 35 NST.
- Trong thụ tinh: Giao tử đột biến (35 NST) thụ tinh với giao tử bình thường (n =
0,25
34 NST) tạo hợp tử (2n + 1 = 69), từ đó hình thành thể ba.
c) Nêu ý nghĩa của đột biến chuyển đoạn giữa các nhiễm sắc thể không tương 0,25
đồng.
Ý nghĩa: Đột biến chuyển đoạn có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành
loài mới. Do đột biến mang chuyển đoạn bị giảm khả năng sinh sản nên người ta
có thể sử các dòng côn trùng mang chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại
bằng biện pháp di truyền.
7 a) Ở loài sinh sản hữu tính, alen đột biến không được di truyền cho đời sau trong 0,5
những trường hợp nào?
- Đột biến ở tế bào sinh dưỡng
- Đột biến giao tử nhưng giao tử không tham gia quá trình thụ tinh.
- Đột biến giao tử nhưng giao tử không có khả năng thụ tinh hoặc sức sống kém.
- Đột biến gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản.
(Nếu HS trả lời được từ 3 ý trở lên thì cho 0.5 điểm, chỉ trả lời được 1 ý thì không cho
điểm)
b) Người ta sử dụng tác nhân hóa học gây đột biến alen A thành alen a. Khi cặp alen
Aa nhân đôi liên tiếp 5 lần thì số nuclêôtit môi trường cung cấp cho alen a ít hơn
alen A là 62 nuclêôtit. Hãy xác định:
- Dạng đột biến xảy ra với alen A?
- Hậu quả của dạng đột biến này đối với sản phẩm prôtêin do alen a mã hóa? Biết
đột biến trên xảy ra ở vùng mã hóa của gen không phân mảnh và đột biến không xảy
ra ở bộ ba mở đầu, bộ ba kết thúc.
* Dạng đột biến:
- Gọi số nuclêôtit của gen A là NA, của gen a là Na. 0,5
- Số nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen A nhân đôi 5 lần là: (25 - 1). NA = 31NA
- Số nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen a nhân đôi 5 lần là: (25 - 1). Na = 31Na
- Theo bài ra ta có: 31NA - 31Na = 62 → NA - Na = 2
→ Gen a ít hơn gen A là 1 cặp nuclêôtit. Đây là dạng đột biến mất 1 cặp nucleotit.
(HS làm cách khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa)
* Hậu quả
- Khi mất 1 cặp nuclêôtit trong gen sẽ dẫn đến mã di truyền bị đọc sai kể từ vị trí xảy ra 0,25
đột biến dẫn đến làm thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit và làm thay đổi
chức năng của prôtêin.
- Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit có thể làm xuất hiện sớm mã kết thúc thì làm cho chuỗi 0,25
polipeptit do alen tổng hợp ngắn lại.

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2017 - 2018
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Đề thi gồm 02 trang

Câu 1 (1,0 điểm)


Nhận định sau đây đúng hay sai? Nếu sai, hãy giải thích.
a) Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật là sự sinh trưởng của thân, rễ theo chiều dài do hoạt động của mô
phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
b) Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp gọi là hiện tượng xuân hóa.
c) Trong bảo quản thóc giống, người ta thường phơi khô hạt để độ ẩm bằng 6%.
d) Hệ tuần hoàn hở có ở các động vật không xương sống như tôm, châu chấu, mực ống, bạch tuộc.
Câu 2 (1,0 điểm)
a) Khi bón quá nhiều phân đạm cho cây trồng có thể gây ra những hậu quả gì?
b) Ở động vật có hệ tuần hoàn kép, huyết áp biến đổi như thế nào trong hệ mạch?
Câu 3 (1,0 điểm)
a) Phân biệt đặc điểm giải phẫu của lá thực vật C3 và lá thực vật C4.
b) Tại sao hệ tiêu hóa của thỏ thải ra hai loại phân: màu đen và màu xanh? Thỏ thường ăn lại loại phân nào?
Giải thích.
Câu 4 (1,0 điểm)
Để xác định sự có mặt của lipit, prôtêin và ion khoáng có trong hạt lạc cần tiến hành thí nghiệm
như thế nào?
Câu 5 (1,0 điểm)
a) Ở loài sinh sản hữu tính, alen đột biến không được di truyền cho đời sau trong những trường hợp nào?
b) Hãy đề xuất phương pháp để nhận biết cây tứ bội trong số những cây lưỡng bội.
Câu 6 (1,0 điểm)
a) Biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân ở giới đực
và giới cái như nhau. Trong đó, cặp alen Bb trên cặp nhiễm sắc thể số 1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%,

cặp alen Dd trên cặp nhiễm sắc thể số 2 xảy ra hoán vị gen với tần số (f) chưa biết. Cho P: ♀ x♂

. Hãy xác định (f) trong các trường hợp sau:

+ F1 xuất hiện kiểu gen với tỉ lệ 0,08%.


+ F1 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình (A - B - D - ee) là 12,6225%.
b) Từ những hiểu biết về chu kì tế bào, hãy đề xuất thời điểm dùng tác nhân gây đột biến gen và tác
nhân gây đột biến số lượng nhiễm sắc thể có hiệu quả nhất. Giải thích.

Câu 7 (1,0 điểm)


Các quần thể ngẫu phối (P) dưới đây có ở trạng thái cân bằng di truyền theo định luật Hacđi – Vanbec
không? Giải thích.
a) 0,5 AA: 0,5 aa. b) 0,2 AA: 0,4 Aa: 0,2 aa.
c) 0,3 AA: 0,3 Aa: 0,3 aa. d) 0,49 AA: 0,42 Aa: 0,09 aa.
Câu 8 (1,0 điểm)
a) Vì sao điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực lại phức tạp hơn điều hòa hoạt động của gen
ở sinh vật nhân sơ?
b) Người ta xử lí vi khuẩn E. coli bằng tác nhân đột biến sau đó nuôi cấy chúng trên môi trường không
có lactôzơ. Các vi khuẩn này vẫn tổng hợp được enzim cần thiết cho sự vận chuyển và phân giải đường
lactôzơ. Hãy giải thích hiện tượng trên.
Câu 9 (1,0 điểm)
a) Quần thể tự phối có những đặc điểm di truyền gì? Tại sao Luật Hôn nhân và gia đình lại cấm không
cho người có họ hàng gần (trong vòng ba đời) kết hôn với nhau?
b) Một số cặp vợ chồng bình thường sinh ra con bị bệnh bạch tạng, tỉ lệ con bị bệnh bạch tạng chiếm
khoảng 25% tổng số con của các cặp vợ chồng này.
Những người bị bệnh bạch tạng lấy nhau thường sinh ra 100% số con bị bệnh bạch tạng. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp, hai vợ chồng đều bị bệnh bạch tạng lại sinh ra con bình thường. Hãy giải thích cơ
sở di truyền học có thể có của hiện tượng trên.
Câu 10 (1,0 điểm)
Thế nào là phép lai thuận nghịch? Hãy cho một ví dụ minh họa trường hợp tính trạng do gen nằm trên
nhiễm sắc thể thường quy định có kết quả phép lai thuận - lai nghịch khác nhau.
-------------Hết-------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:....................................................................Số báo danh:.....................

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2017 - 2018
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC
(Hướng dẫn chấm gồm: 02 trang)

Câu Nội dung Điểm


a. Sai - vì sinh trưởng sơ cấp xảy ra do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng
1 (thực vật Một lá mầm).................................................................................. 0,25
b. Đúng.......................................................................................................................... 0,25
c. Sai – vì khi phơi khô hạt thóc với độ ẩm 6% thì hạt không có khả năng nảy mầm.. 0,25
d. Sai - vì mực ống, bạch tuộc có hệ tuần hoàn kín...................................................... 0,25
(Ý a, c – Học sinh giải thích theo cách khác, đúng vẫn cho điểm)
a. Khi bón quá nhiều phân đạm cho cây trồng có thể gây ra hậu quả:
- Khi bón quá nhiều phân đạm vào gần gốc cây → tăng P tt của đất → cây không hút được nước,
2 mất nước → cây héo…………………………………………………. 0,25
- Dư lượng chất khoáng trong mô thực vật quá nhiều → gây ô nhiễm nông phẩm → gây ngộ độc
cho con người và động vật sử dụng……................................................... 0,25
- Dư lượng phân bón quá cao → thay đổi tính chất lí hóa của đất→ giết chết vi sinh vật có lợi
trong đất, gây rửa trôi (Gây ô nhiễm môi trường đất, nước)….……………. 0,25
b. Ở động vật có hệ tuần hoàn kép, huyết áp lớn nhất trong động mạch chủ và giảm dần từ động
mạch chủ xuống mao mạch qua tĩnh mạch (thấp nhất ở tĩnh mạch)…….. 0,25
3 a. Điểm khác biệt về giải phẫu của lá thực vật C 3 và lá thực vật C4
- Lá của thực vật C3 chỉ có một loại lục lạp ở tế bào mô giậu……………………… 0,25
- Lá của thực vật C4 có 2 loại lục lạp ở tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch………. 0,25
b. - Hệ tiêu hóa của thỏ thải ra hai loại phân màu đen và màu xanh, vì: 0,25
+ Phân màu xanh là phân tiêu hóa lần đầu còn xác bã thực vật và vi sinh vật đường ruột chưa
được tiêu hóa.
+ Phân màu đen đã qua tiêu hóa lần thứ hai, chất dinh dưỡng đã được hấp thụ hết chỉ còn chất
bã thải.
- Thỏ thường ăn loại phân màu xanh nhằm bổ sung nguồn đạm từ vi sinh vật và tiếp tục tiêu hóa
để hấp thu chất dinh dưỡng…………………………………………….… 0,25
(Học sinh trả lời đủ ý mới cho điểm tối đa)
Các bước tiến hành thí nghiệm:
- Loại bỏ vỏ, giã nhuyễn hạt lạc chia làm 3 phần……………………………………... 0,25
- Phần 1: Cho cồn vào → lọc lấy dịch → cho vào 2 ống nghiệm→ nhỏ nước vào một ống → xuất
4 hiện huyền phù → Lipit………………………………………………….. 0,25
- Phần 2: Cho nước vào → lọc lấy dịch → bổ sung dung dịch CuSO 4 (trong môi trường kiềm
NaOH)→ dung dịch màu tím → Prôtêin………………….…………….. 0,25
- Phần 3: Cho nước đun sôi 10 - 15 phút → lọc 20ml dịch → bổ sung 2ml thuốc thử amon magie
→ xuất hiện kết tủa trắng (NH4MgPO4) → ion khoáng ………… 0,25
a. Ở loài sinh sản hữu tính, alen đột biến không được di truyền cho đời sau trong trường hợp:
5 - Đột biến ở tế bào sinh dưỡng, đột biến gây chết hoặc không có khả năng sinh sản……. 0,25
- Đột biến giao tử nhưng giao tử không tham gia quá trình thụ tinh, không có khả năng thụ tinh
hoặc sức sống kém……………………………………………………… 0,25
(Học sinh trả lời đủ ý mới cho điểm tối đa)
b. Phương pháp nhận biết cây tứ bội trong số những cây lưỡng bội:
- Hình thái: cây tứ bội có cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe mạnh, chống chịu tốt, cây
lưỡng bội bình thường………………………………………………………… 0,25
- Tiêu bản NST: cây tứ bội có bộ NST 4n còn các cây lưỡng bội có bộ NST 2n……... 0,25
(Học sinh trả lời đủ ý mới cho điểm tối đa)
a. Tần số hoán vị gen của cặp alen Dd trên NST số hai (fD/d) là:
6 0,25
- = 1% → = 8% → 2 x DE x De → 2 x x = 8%→ f (D/d)= 20%.
- A- B- = 51% → D- ee = 24,75% → ddee = 0,25%→ de = 5% → f (D/d) = 10%. 0,25
(Học sinh giải theo cách khác đúng vẫn cho điểm)
b. Thời điểm dùng tác nhân gây đột biến gen và tác nhân gây đột biến số lượng nhiễm sắc thể có
hiệu quả
- Gây đột biến gen: Pha S - lúc này xảy ra nhân đôi NST – nhân đôi ADN…………. 0,25
- Gây đột biến NST: Pha G2 - lúc này xảy ra quá trình tổng hợp prôtein (tubulin) hình thành sợi tơ
phân bào → thoi phân bào không được hình thành → NST không phân ly 0,25
7 - Theo định luật Hacđi – Vanbec: quần thể (b), (d) ở trạng thái cân bằng di truyền, quần thể (a),
(c) chưa cân bằng di truyền. Vì:
a. pA = 0,5; qa= 0,5 → F1 : 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa. Cấu trúc di truyền khác P → Quần thể chưa
CBDT………………………………………………………………... 0,25
b. CTDT của quần thể P: 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa →p A = 0,5 ; qa= 0,5 → F1 : 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25
aa. Cấu trúc di truyền giống P → Quần thể CBDT……………… 0,25
c. CTDT của quần thể P: 1/3 AA : 1/3 Aa : 1/3 aa.→ p A = 0,5 ; qa= 0,5 → F1 : 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25
aa. Cấu trúc di truyền khác P → Quần thể chưa CBDT………… 0,25
d. pA = 0,7; qa= 0,3 → F1 : 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa. Cấu trúc di truyền giống P → Quần thể
CBDT……………………………………………………………………… 0,25
(Học sinh giải theo cách khác đúng vẫn cho điểm)
8 a. Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn điều hòa hoạt động của gen ở
sinh vật nhân sơ vì:
- Cấu trúc phức tạp của ADN trong NST, ADN trong tế bào nhân thực có số lượng cặp nuclêôtit
rất lớn......................................................................................................... 0,25
- Chỉ 1 phần nhỏ ADN mã hoá các thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò điều hoà hoặc
không hoạt động...................................................................................... 0,25
(Học sinh trả lời đủ ý mới cho điểm tối đa)
b. Trong môi trường không có lactôzơ, các vi khuẩn E. coli vẫn tổng hợp được enzim cần thiết
cho sự vận chuyển và phân giải đường lactôzơ vì:
- TH1: Gen điều hòa bị đột biến → Prôtêin ức chế bị mất hoạt tính → không gắn vào vùng vận
hành (O)……………………………………………………………………. 0,25
- TH2: Vùng vận hành (O) của Opêron bị đột biến → Prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận
hành (O)…………………………………………………………………….. 0,25
9 a. - Đặc điểm di truyền của quần thể tự phối: Tần số tương đối của các alen không đổi qua các
thế hệ tự phối. Thành phần kiểu gen thay đổi theo hướng tăng dần kiểu gen đồng hợp, giảm dần
kiểu gen dị hợp, quần thể dần dần phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác
nhau.......................................................................................... 0,25
- Luật Hôn nhân và gia đình cấm không cho người có họ hàng gần (trong vòng ba đời) kết hôn
với nhau vì: kết hôn trong vòng ba đời, nhiều gen lặn có hại có nhiều cơ hội trở về trạng thái
đồng hợp tử nên tác động có hại sẽ được biểu hiện ra kiểu hình. Con cháu của họ có sức sống
kém, dễ mắc nhiều bệnh tật, thậm chí có thể bị chết non…→ ảnh hưởng tới chất lượng dân
số…..……………………………………….. 0,25
(Học sinh trả lời đủ ý mới cho điểm tối đa)
b. Hai vợ chồng đều bị bạch tạng mà sinh ra con bình thường thì có thể do:
- TH1: Alen gây bệnh bạch tạng ở mẹ thuộc một gen khác với alen gây bệnh bạch tạng ở bố =>
có sự tương tác gen trong tổ hợp gen của con gây nên màu da bình thường ở người con (do
tương tác gen)... ...................................................................... 0,25
- TH2: Alen gây bệnh bạch tạng ở cả bố và mẹ thuộc cùng 1 gen nhưng trong quá trình phát sinh
giao tử một trong hai bên bố mẹ có đột biến gen làm xuất hiện alen trội, alen này được thụ tinh
tạo ra con có màu da bình thường (đột biến alen lặn thành alen
trội)......................................................................................................................... 0,25
10 a. Phép lai thuận nghịch là phép lai được thực hiện theo 2 hướng, nếu trong hướng thứ nhất
dùng dòng này làm bố thì hướng thứ hai nó sẽ được dùng làm mẹ…………………… 0,25
b. Ví dụ
- Ruồi giấm: thân xám (A) trội hoàn toàn thân đen (a). Cánh dài (B) trội hoàn toàn cánh cụt (b); 2
cặp gen nằm trên 1 cặp NST, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái với tần số f (0% < f < 50%)
………………………................................................................... 0,25

- Lai thuận: P: ♂ (thân xám, cánh dài) × ♀ (thân đen, cánh cụt) 0,25

F1: 1 thân xám, cánh dài ( ) : 1 thân đen, cánh cụt ( )


- Lai nghịch: P: ♀ (thân xám, cánh dài) × ♂ (thân đen, cánh cụt) 0,25

F1: thân xám, cánh dài ( ): thân đen, cánh cụt ( ):

thân xám, cánh cụt ( ): thân đen, cánh dài ( )


(Học sinh viết phép lai khác đúng vẫn cho điểm)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2017 - 2018
THÁI BÌNH Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề.
Mã đề 104
(Đề gồm 05 trang; Thí sinh làm bài vào Phiếu trả lời trắc nghiệm)

Câu 1: Cho các quần thể có thành phần kiểu gen như sau
1. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1
2. 0,2AA + 0,5Aa + 0,3aa = 1
3. 0,08XBXB + 0,24XBXb + 0,18XbXb + 0,2XBY + 0,3XbY = 1
4. 100%Aa
5. 0,01A1A1 + 0,06A1A2 + 0,12A1a + 0,04A2A2 + 0,49aa + 0,28A2a = 1
Có bao nhiêu quần thể đã cân bằng di truyền?
A. 1. B. 4 C. 2 D. 3
Câu 2: Ở một loài thực vật alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa đỏ, alen B
quy định quả dài trội hoàn toàn so với alen b quy định quả tròn. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp
nhiễm sắc thể thường. Cho cây dị hợp về hai cặp gen trên thụ phấn với cây hoa tím, quả tròn thuần chủng.
Dự đoán nào sau đây về kiểu hình ở đời con là đúng?
A. Tất cả các cây thu được ở đời con đều có kiểu hình hoa tím, quả tròn
B. Trong tổng số cây thu được ở đời con, số cây có kiểu hình hoa đỏ, quả tròn chiếm tỉ lệ 50%
C. Trong tổng số cây thu được ở đời con, số cây có kiểu hình hoa tím, quả tròn chiếm tỉ lệ 50%
D. Đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen
Câu 3: Cho các phát biểu sau:
1. Mã di truyền được đọc trên mARN theo chiều 3' → 5'.
2. Mã di truyền ở đa số các loài là mã gối nhau.
3. Có một số mã bộ ba đồng thời mã hóa cho 2 axit amin.
4. Mã di truyền có tính thoái hóa.
5. Tất cả các loài đều dùng chung bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
6. Sự thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác xảy ra ở cặp nucleotit thứ hai trong bộ ba sẽ có
thể dẫn đến sự thay đổi axit amin này bằng axit amin khác.
7. Mã thoái hóa phản ánh tính đa dạng của sinh giới.
Số phát biểu không đúng là:
A. 2 B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 4: Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai nhiễm sắc thể thuộc hai cặp tương đồng
số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lý
thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là
A. 1/4. B. 1/2. C. 1/8. D. 1/6.
Câu 5: Ở vi khuẩn E.Coli, giả sử có 6 chủng đột biến sau đây:
Chủng I: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin do gen này quy
định tổng hợp.
Chủng II: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức
năng.
Chủng III: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã.
Chủng IV: Đột biến ở gen cấu trúc A làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức
năng.
Chủng V: Đột biến ở vùng khởi động P của Operon làm cho vùng này bị mất chức năng.
Chủng VI: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức
năng.
Khi môi trường có đường Lactozơ, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 6: Ở một loài thực vật cho giao phấn cây hoa trắng thuần chủng với cây hoa đỏ thuần chủng được F 1:
100% cây hoa đỏ, cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng.
Cho tất cả các cây hoa vàng và hoa trắng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Theo lý thuyết, cây hoa trắng
ở F3 chiếm tỉ lệ:
A. 1/49 B. 9/49 C. 1/9 D. 2/9
Câu 7: Cho các phát biểu sau về đột biến gen:
1. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột
biến gen dạng thêm hoặc mất một cặp nucleôtit.
2. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế một cặp nucleôtit thường làm thay đổi ít nhất
thành phần axit amin của chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp.
3. Đột biến gen xảy ra sẽ truyền lại cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính
4. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
5. Dưới tác động của cùng một tác nhân đột biến với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở các
gen là bằng nhau.
Số phát biểu không đúng là:
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 8: Trong một quần thể động vật ngẫu phối, người ta thấy trên cặp nhiễm sắc thể số 1 có 1 gen có 3 alen;
trên cặp nhiễm sắc thể số 2 có 1 gen có 4 alen; trên cặp nhiễm sắc thể giới tính có 1 gen có 2 alen. Số kiểu gen
trong quần thể này là:
1. 300 2. 180 3. 540 4. 120 5. 420
Có bao nhiêu kết quả thỏa mãn về số kiểu gen trong quần thể nói trên?
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 9: Một quần thể thực vật đang cân bằng di truyền có 36% cây hoa trắng. Biết rằng tính trạng hoa trắng
là lặn so với hoa đỏ. Chọn ngẫu nhiên 5 cây hoa đỏ từ quần thể cho ngẫu phối. Xác suất để thu được đời
con có 16% cây hoa trắng là bao nhiêu? Biết rằng không có đột biến xảy ra.
A. 39,55% B. 7,91% C. 4,25%. D. 32,9%.
Câu 10: Cho hai cây có kiểu gen dị hợp tử hai cặp gen lai với nhau. Đời con thu được tỉ lệ kiểu hình 1:2:1.
Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
1. Bố, mẹ có thể có kiểu gen giống nhau hoặc khác nhau 4. Các gen có thể liên kết hoàn toàn
2. Hoán vị gen có thể chỉ xảy ra ở một giới 5. Đời con có thể có tối đa 9 loại kiểu gen
3. Hoán vị gen có thể xảy ra ở cả hai giới 6. Đời con có thể có tối thiểu 3 loại kiểu
gen
A. 5 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 11: Quan sát một nhóm tế bào sinh tinh của một cơ thể ruồi giấm (2n=8) giảm phân bình thường,
người ta đếm được trong tất cả các tế bào này có tổng số 128 nhiễm sắc thể kép đang phân ly về hai cực
của tế bào. Số giao tử được tạo ra sau khi quá trình giảm phân kết thúc là:
A. 32 B. 8 C. 16 D. 64
Câu 12: Ở một loài thú, alen B quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng; alen D
quy định mắt tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt dẹt, hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp
NST giới tính vùng không tương đồng trên X. Khi cho lai hai cơ thể mắt đỏ, tròn thì đời con thu được:
50% cái mắt đỏ, tròn; 17,5% đực mắt đỏ, dẹt; 17,5% đực mắt trắng, tròn; 7,5% đực mắt đỏ, tròn; 7,5% đực
mắt trắng, dẹt. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của cơ thể cái thế hệ P là:
A. XBDXbd; 15% B. XBdXbD; 15% C. XBdXbD; 30% D. XBDXbd; 30%
Câu 13: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa vàng, alen a quy định hoa trắng. Một quần thể ban đầu có
cấu trúc di truyền là: 0,5AA + 0,2Aa + 0,3aa = 1. Người ta tiến hành thí nghiệm trên quần thể này qua 2 thế hệ.
Ở thế hệ thứ nhất (F1) được tỉ lệ phân ly kiểu hình là 21 cây hoa vàng: 4 cây hoa trắng. Ở thế hệ thứ 2 (F 2) tỉ lệ
phân ly kiểu hình là 18 cây hoa vàng: 7 cây hoa trắng. Biết rằng không có sự tác động của các yếu tố làm thay
đổi tần số alen của quần thể. Quá trình thí nghiệm này là:
A. Cho P giao phấn và cho F1 tự thụ phấn B. Cho giao phấn từ P đến F2
C. Cho tự thụ phấn từ P đến F2 D. Cho P tự thụ phấn và cho F1 giao phấn.
Câu 14: Tế bào của 1 thai nhi chứa 47 nhiễm sắc thể và quan sát thấy hai thể Barr. Có thể dự đoán rằng
A. Thai nhi sẽ phát triển thành bé gái không bình thường.
B. Thai nhi sẽ phát triển thành bé trai không bình thường.
C. Chưa thể biết được giới tính của thai nhi.
D. Thai nhi có thể mắc hội chứng Đao khi chào đời.
Câu 15: Khi nói về bệnh Phêninkêtô niệu ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Bệnh Phêninkêtô niệu là do lượng axitamin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu
độc
tế bào thần kinh.
2. Có thể phát hiện ra bệnh Phêninkêtô niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể
dưới kính hiển vi.
3. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin Phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở
nên khỏe mạnh hoàn toàn.
4. Bệnh Phêninkêtô niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit
amin Phêninalanin thành Tirôzin trong cơ thể.
5. Chọc dò dịch ối, sinh thiết tua nhau thai có thể phát hiện được bệnh Phêninkêtô niệu khi thai nhi còn nằm
trong bụng mẹ.
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 16: Cho các bào quan sau ở tế bào nhân thực:
1. Nhân tế bào 2. Lưới nội chất hạt 3. Lưới nội chất trơn
4. Ti thể 5. Lục lạp 6. Lizoxom
Có bao nhiêu bào quan chứa axit nucleic?
A. 6 B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 17: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân ly độc lập, alen trội là trội hoàn toàn và
không có đột biến xảy ra. Cho phép lai P: AaBbDdeeHh x AaBbDdEeHH. Theo lý thuyết, tỉ lệ cá thể có
kiểu hình 3 trội, 2 lặn ở đời con là:
A. 3/32 B. 9/256 C. 9/32 D. 33/128
Câu 18: Có bao nhiêu phát biểu đúng về gen cấu trúc?
1. Gen là một đoạn của phân tử ADN hoặc ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hoặc
một phân tử ARN
2. Gen ở sinh vật nhân thực có dạng thẳng
3. Sản phẩm phiên mã của gen chỉ gồm tARN và mARN.
4. Gen ở sinh vật nhân sơ có dạng vòng.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 19: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Xét
phép lai P: ♂Aa x ♀Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực đã xảy ra 1 loại đột biến gen, cơ
thể cái giảm phân bình thường. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh đã tạo
được các cây hoa trắng ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 30%. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cây hoa đỏ ở thế
hệ F1, cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ:
2
A. . B. 7 . C. . D. .

Câu 20: Một cơ thể có kiểu gen giảm phân tạo ra 16 loại giao tử, trong đó loại giao tử AbDe
chiếm tỉ lệ 5%. Biết rằng không có đột biến, diễn biến quá trình sinh noãn và sinh hạt phấn giống nhau,
mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Nếu cho cơ thể trên tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu
gen dị hợp cả 4 cặp gen ở đời con là:
A. 8,1% B. 3,25% C. 0,065% D. 6,5%
Câu 21: Xét các ví dụ sau đây, có bao nhiêu ví dụ phản ảnh sự mềm dẻo kiểu hình?
1. Lá của cây vạn niên thanh thường có rất nhiều đốm hoặc vệt màu trắng xuất hiện trên mặt lá xanh.
2. Trẻ em bị bệnh Phêninkêto niệu nếu áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường
3. Người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm thì sẽ bị viêm phổi, thấp khớp, suy thận, rối loạn tâm thần,
liệt...
4. Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng màu hoa biểu hiện tùy thuộc độ pH của môi trường
đất
5. Ở người, kiểu gen AA quy định hói đầu, kiểu gen aa quy định không hói đầu, kiểu gen Aa quy định
hói đầu ở nam và không hói đầu ở nữ
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 22: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n=8, trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có 2 alen.
Do đột biến trong loài đã xuất hiện 4 dạng thể ba tương ứng với 4 cặp nhiễm sắc thể. Theo lý thuyết, các
thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
A. 324 B. 144 C. 432 D. 216
Câu 23: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do hai cặp gen (A;a, B;b) nằm trên hai cặp nhiễm sắc
thể cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp, trong đó cứ có 1 alen trội thì chiều cao cây tăng thêm
10cm; tính trạng màu hoa do một cặp gen quy định, trong đó alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với
alen d quy định hoa trắng. Cho phép lai P: AAaaBbbbDDdd x AAaaBBbbDddd thu được đời F 1. Biết rằng
cơ thể tứ bội giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội và giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường,
theo lý thuyết đời F1 có tối đa số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là:
A. 45 và 7 B. 80 và 8 C. 45 và 15 D. 80 và 16
Câu 24: Ở một loài động vật, lai con cái lông đen với con đực lông trắng thu được F 1: 100% con lông đen.
Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, F2 thu được 9 con lông đen: 6 con lông vàng: 1 con lông trắng.
Trong đó, lông trắng chỉ có ở con đực. Các con lông đen ở F 2 giao phối với nhau, có bao nhiêu nhận định
đúng về kết quả F3?
1. Tỉ lệ lông vàng thu được là 5/24.
2. Tỉ lệ lông đen dị hợp trong tổng số con đen là 11/14.
3. Tỉ lệ phân ly màu sắc lông là 56 lông đen: 15 lông vàng: 1 lông trắng.
4. Tỉ lệ đực lông đen trong tổng số các con đực là 1/3.
5. Tỉ lệ cái lông đen đồng hợp là 1/6.
A. 5 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 25: Một gen bị đột biến mất 6 cặp nuclêôtit ở vị trí số 5, 18, 23, 50, 55, 62. Phân tử prôtêin bậc một
do gen đột biến điều khiển tổng hợp có đặc điểm:
A.  Mất 2 axit amin và có tối đa 20 axit amin mới. B.  Mất 2 axit amin và có tối đa 21 axit amin mới.
C.  Mất 2 axit amin và có tối đa 19 axit amin mới. D.  Mất 2 axit amin và có tối đa 18 axit
amin mới.
Câu 26: Cho biết mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể, alen A quy định hoa kép trội hoàn toàn so với alen
a quy định hoa đơn; Alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Trong một
quần thể đạt cân bằng di truyền, người ta đem giao phấn ngẫu nhiên một số cá thể thì thu được ở F 1 gồm
567 cây hoa kép, quả ngọt; 108 cây hoa kép, quả chua; 189 cây hoa đơn, quả ngọt; 36 cây hoa đơn, quả
chua.
Cho các phát biểu sau:
1. Tần số alen A bằng tần số alen a
2. Tần số alen B = 0,4
3. Nếu chỉ tính trong tổng số hoa đơn, quả ngọt ở F1 thì cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 3/7
4. Nếu đem tất cả cây hoa đơn, quả ngọt ở F 1 cho giao phấn ngẫu nhiên thì đời F2 xuất hiện loại kiểu hình hoa
đơn, quả chua chiếm tỉ lệ 4/49.
Số đáp án đúng là:
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 27: Khi nói về cơ chế dịch mã, có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định sau?
1. Trên một phân tử mARN hoạt động của pôlixôm giúp tạo ra các chuỗi polipeptit khác loại
2. Khi dịch mã, riboxom dịch chuyển theo chiều 3’- 5’ trên phân tử mARN.
3. Với bộ ba UAG trên mARN thì tARN mang đối mã là AUX
4. Các chuỗi polipeptit sau dịch mã được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các cấu trúc
bậc cao hơn để trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học.
5. Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá
trình dịch mã tiếp theo.
A. 0. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 28: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy
định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen
trội A hoặc B cho quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen
có 2 alen quy định, alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả
dẹt, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F 1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả
tròn, hoa trắng : 3 cây quả dẹt, hoa trắng : 1 cây quả tròn, hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ.
Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen nào của (P) sau đây phù hợp với kết quả trên?

A. B. C. D.
Câu 29: Có bao nhiêu thông tin không đúng trong số các thông tin sau?
1. Gen điều hoà (R) nằm kế nhóm gen cấu trúc mang thông tin mã hoá cho prôtêin ức chế.
2. Vùng vận hành (O) nằm trước nhóm gen cấu trúc, là nơi enzim phiên mã bám vào để khởi động phiên
mã.
3. Ôperôn bao gồm 3 thành phần được sắp xếp theo trình tự liên tục là: Vùng vận hành (O), vùng khởi
động (P), nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).
4. Vùng khởi động (P) của operôn Lac nằm kế vùng vận hành (O),là nơi liên kết với ARN pôlimeraza để
tiến hành phiên mã.
5. Gen điều hoà (R) nằm trước gen vận hành (O) và có thể điều khiển nó thông qua hoạt động của
prôtêin
ức chế.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 30: Cho các cây lưỡng bội cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó
nguyên phân bình thường liên tiếp 6 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 1536 NST ở trạng thái chưa
nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố có 3 cặp NST xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm
đã tạo ra tối đa 2048 loại giao tử. Số lượng NST có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình
nguyên phân của hợp tử nói trên là:
A. 2n = 16 B. 3n = 36 C. 2n = 24 D. 3n = 24
Câu 31: Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt
độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A =
36OC; B = 78OC; C = 55OC; D = 83OC; E= 44OC. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là
đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng số nucleotit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng
dần?
A. D → B → C → E → A. B. D → E → B → C→ A.
C. E → C → B → D → A. D. A→ B → C → E → D.
Câu 32: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n=24), nghiên cứu tế bào học hai cây thuộc loài này
người ta phát hiện tế bào sinh dưỡng của cây thứ nhất có 50 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm giống nhau
đang phân ly về hai cực của tế bào. Tế bào sinh dưỡng của cây thứ 2 có 23 nhiễm sắc thể kép đang xếp thành 1
hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Có thể dự đoán:
A. Cây thứ nhất là thể một, cây thứ hai là thể ba
B. Cả hai tế bào đang ở kỳ giữa của nguyên phân.
C. Cây thứ 2 có thể là thể một, cây thứ nhất có thể là thể ba
D. Cả 2 tế bào đang ở kỳ giữa của giảm phân
Câu 33: Có 6 phân tử ADN tự nhân đôi số lần bằng nhau đã tổng hợp 372 mạch polinucleotit mới, lấy
nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là
A. 3 B. 5 C. 4 D. 6
Câu 34: Phương pháp nào sau đây sẽ tạo ra được cá thể có mức phản ứng hoàn toàn giống dạng ban đầu?
A. Dung hợp tế bào trần để tạo tế bào lai, phát triển thành cây
B. Nuôi cấy tế bào thực vật thành mô sẹo, phát triển thành cây
C. Nuôi cấy hạt phấn và gây lưỡng bội hóa, phát triển thành cây
D. Sử dụng kỹ thuật chuyển gen
Câu 35: Ở một loài chim, xét 4 cặp gen nằm trên bốn cặp nhiễm sắc thể khác nhau, mỗi gen quy định một
tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Thực hiện phép lai P: AaBbDdX MXm x aaBbddXMY.
Theo lý thuyết, trong tổng số cá thể F1, con đực có kiểu hình giống mẹ chiếm tỷ lệ:
A. 3/64 B. 3/16. C. 9/64. D. 3/32.
Câu 36: Có bao nhiêu kết luận đúng khi nói về gen ngoài nhân?
1. Trong quá trình di truyền, vai trò của bố mẹ như nhau và biểu hiện ra kiểu hình không đều ở 2 giới
2. Các gen ngoài nhân không được phân chia đều cho các tế bào con trong quá trình phân bào
3. Kết quả phép lai thuận và lai nghịch giống nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ
4. Tính trạng do gen ngoài nhân quy định vẫn tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc
di truyền khác
5. Các gen ngoài nhân luôn tồn tại theo cặp alen
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 37: Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do gen nằm trên NST giới tính X quy định, tính trạng
chiều cao chân do gen nằm trên NST thường quy định, tính trạng màu mắt do gen nằm trong ti thể quy
định. Chuyển nhân từ tế bào của một con cái có màu lông vàng, chân cao, mắt trắng vào tế bào trứng mất
nhân của cơ thể cái lông đỏ, chân thấp, mắt đỏ tạo được tế bào chuyển nhân. Tế bào này có thể phát triển
thành cơ thể mang kiểu hình:
A. Cái, lông vàng, chân cao, mắt đỏ. B. Đực, lông vàng, chân cao, mắt đỏ.
C. Đực, lông vàng, chân thấp, mắt trắng. D. Cái, lông vàng, chân cao, mắt trắng.
Câu 38: Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
1. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường theo lí thuyết có thể tạo ra tối đa 4
loại giao tử.

2. Một tế bào sinh trứng có kiểu gen giảm phân bình thường tạo ra 1 loại giao tử.

3. Hai tế bào sinh tinh của ruồi giấm có kiểu gen giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa 4 loại
giao tử.
4. Ba tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa 8 loại giao tử.

5. Bốn tế bào sinh dục của ruồi giấm có kiểu gen giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa 8
loại giao tử.
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 39: Một tế bào sinh giao tử của gà có kiểu gen AaX bY giảm phân, giả sử cặp nhiễm sắc thể giới tính
không phân ly trong giảm phân I còn giảm phân II diễn ra bình thường. Loại giao tử có thể được tạo ra là:
A. AXbY và a hoặc aXbY và A. B. AXb và aY
C. AaY hoặc aX b
D. AXbY hoặc a hoặc aXbY hoặc A
Câu 40: Loại biến dị không được xếp cùng loại với các biến dị còn lại là
A. Biến dị tạo thể chứa 9 nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm
B. Biến dị tạo hội chứng Etuôt ở người
C. Biến dị tạo thể mắt dẹt ở ruồi giấm
D. Biến dị tạo dưa hấu tam bội không hạt
Câu 41: Bệnh bạch tạng ở người do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương
ứng quy định kiểu hình bình thường. Một cặp vợ chồng đều không bị bệnh nhưng em gái chồng, chị gái vợ
và mẹ vợ bị bệnh. Cho biết ngoài những người bị bệnh đã cho thì cả 2 bên gia đình không còn ai bị bệnh và
không phát sinh đột biến mới. Cặp vợ chồng này dự kiến sinh 2 người con, theo lý thuyết, xác suất cả 2
người con này là con trai, không bị bệnh và có kiểu gen đồng hợp là:
A. 1/32 B. 4/9. C. 29/36 D. 27/36
Câu 42: Quy trình chắc chắn tạo ra dòng thuần chủng mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau là
A. Lai xa kèm theo đa bội hóa B. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ
C. Nuôi cấy hạt phấn D. Dung hợp tế bào trần
Câu 43: Một gen chỉ huy tổng hợp 5 chuỗi pôlipeptit đã huy động từ môi trường nội bào 995 axit amin các
loại. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên có A= 100, U= 125. Gen đã cho bị đột biến dẫn đến hậu
quả tổng số nuclêôtit trong gen không thay đổi, nhưng tỉ lệ T/X bị thay đổi và bằng 59,57%. Đột biến trên
thuộc dạng nào sau đây?
A.  Thay thế một cặp G– X bằng một cặp A– T. B.  Thay thế hai cặp A– T bằng hai cặp G– X.
C.  Thay thế hai cặp G– X bằng hai cặp A– T. D.  Thay thế một cặp A– T bằng một cặp G– X.
Câu 44: Một loại bệnh ở người do một gen lặn trên NST thường quy định, alen trội tương ứng quy định
kiểu hình bình thường. Một cặp vợ chồng đều không bị bệnh nhưng chứa alen gây bệnh. Cặp vợ chồng này
dự kiến sinh hai người con. Theo lí thuyết, những nhận xét nào sau đây đúng?
1. Xác suất sinh 2 trai bình thường là 9/64
2. Xác suất sinh 2 gái bị bệnh là 9/64
3. Xác suất sinh 1 trai bình thường, 1 trai bị bệnh là 6/64
4. Xác suất sinh 1 trai bình thường, 1 gái bị bệnh là 6/64
5. Xác suất sinh 1 trai bình thường, 1 gái bình thường là 18/64
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 45: Hai gen A và B cùng nằm trên một nhóm gen liên kết cách nhau 40cM. Hai gen D và E cùng
nằm trên một nhóm gen liên kết cách nhau 20cM. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn.

Cho phép lai sau : , đời con xuất hiện kiểu hình có 3 tính trạng lặn, 1 tính trạng trội chiếm
tỉ lệ:
A. 1,63%. B. 7,16% C. 3,58% D. 3,26%
Câu 46: Trong các giống cây trồng sau đây có mấy giống cây trồng có thể áp dụng phương pháp gây đột biến
tạo thể đa bội lẻ?
1. Mía 2. Ngô 3. Dâu tằm 4. Dưa hấu 5. Đậu tương 6. Khoai lang 7. Nho 8. Củ cải đường
A. 6 B. 7 C. 5 D. 4
Câu 47: Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người. Biết rằng bệnh do một trong hai alen của
một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu
sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Bệnh được quy định bởi alen lặn nằm trên nhiễm sắc
thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y
2. Có 25 người trong phả hệ này xác định được chính xác
kiểu gen.
3. Có nhiều nhất 19 người trong phả hệ này có kiểu gen
đồng hợp tử.
4. Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có
kiểu gen đồng hợp tử
5. Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều
không mang alen gây bệnh.
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 48: Những mã di truyền nào sau đây có tính thoái hóa ?
A. 5'AAX3', 5'AXG3' B. 5'UUU3', 5'UGG3' C. 5'AUG3', 5'UGG3' D. 5'XAG3', 5'AUG3'
Câu 49: Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng về nhân đôi ADN?
1. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’.
2. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’-5’.
3. Ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi ADN diễn ra hoàn toàn trong nhân tế bào.
4. Mạch mới được tổng hợp một cách gián đoạn (sợi ra chậm) có chiều tổng hợp ngược chiều với sự phát triển
của chạc nhân đôi.
5. Các mạch mới chỉ xoắn lại thành phân tử ADN con khi 2 mạch mới được tổng hợp xong hoàn toàn
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Câu 50: Thực hiện phép lai: ♂ AaBbCcDdee x ♀ aaBbCCDdEE. Theo lí thuyết, tỉ lệ cá thể mang kiểu
hình khác với bố và mẹ ở đời con là bao nhiêu? Biết một gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn.
A. 71,875%. B. 50%. C. 31,25%. D. 25%

 HẾT 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2017 - 2018
THÁI BÌNH Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề.
(Đề gồm 05 trang; Thí sinh làm bài vào Phiếu trả lời trắc nghiệm) Mã đề 204

Câu 1: Trong một quần thể động vật ngẫu phối, người ta thấy trên cặp nhiễm sắc thể số 1 có 1 gen có 3 alen;
trên cặp nhiễm sắc thể số 2 có 1 gen có 4 alen; trên cặp nhiễm sắc thể giới tính có 1 gen có 2 alen. Số kiểu gen
trong quần thể này là:
1. 300 2. 180 3. 540 4. 120 5. 420
Có bao nhiêu kết quả thỏa mãn về số kiểu gen trong quần thể nói trên?
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
1. Mã di truyền được đọc trên mARN theo chiều 3' → 5'.
2. Mã di truyền ở đa số các loài là mã gối nhau.
3. Có một số mã bộ ba đồng thời mã hóa cho 2 axit amin.
4. Mã di truyền có tính thoái hóa.
5. Tất cả các loài đều dùng chung bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
6. Sự thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác xảy ra ở cặp nucleotit thứ hai trong bộ ba sẽ có
thể dẫn đến sự thay đổi axit amin này bằng axit amin khác.
7. Mã thoái hóa phản ánh tính đa dạng của sinh giới.
Số phát biểu không đúng là:
A. 3. B. 2 C. 5. D. 4.
Câu 3: Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai nhiễm sắc thể thuộc hai cặp tương đồng
số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lý
thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là
A. 1/4. B. 1/2. C. 1/8. D. 1/6.
Câu 4: Ở vi khuẩn E.Coli, giả sử có 6 chủng đột biến sau đây:
Chủng I: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin do gen này quy
định tổng hợp.
Chủng II: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức
năng.
Chủng III: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã.
Chủng IV: Đột biến ở gen cấu trúc A làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức
năng.
Chủng V: Đột biến ở vùng khởi động P của Operon làm cho vùng này bị mất chức năng.
Chủng VI: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức
năng.
Khi môi trường có đường Lactozơ, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 5: Một gen chỉ huy tổng hợp 5 chuỗi pôlipeptit đã huy động từ môi trường nội bào 995 axit amin các
loại. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên có A= 100, U= 125. Gen đã cho bị đột biến dẫn đến hậu
quả tổng số nuclêôtit trong gen không thay đổi, nhưng tỉ lệ T/X bị thay đổi và bằng 59,57%. Đột biến trên
thuộc dạng nào sau đây?
A. Thay thế hai cặp G– X bằng hai cặp A– T. B. Thay thế một cặp G– X bằng một cặp A– T.
C. Thay thế hai cặp A– T bằng hai cặp G– X. D. Thay thế một cặp A– T bằng một cặp G– X.
Câu 6: Một quần thể thực vật đang cân bằng di truyền có 36% cây hoa trắng. Biết rằng tính trạng hoa trắng
là lặn so với hoa đỏ. Chọn ngẫu nhiên 5 cây hoa đỏ từ quần thể cho ngẫu phối. Xác suất để thu được đời
con có 16% cây hoa trắng là bao nhiêu? Biết rằng không có đột biến xảy ra.
A. 39,55% B. 7,91% C. 4,25%. D. 32,9%.
Câu 7: Ở một loài chim, xét 4 cặp gen nằm trên bốn cặp nhiễm sắc thể khác nhau, mỗi gen quy định một
tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Thực hiện phép lai P: AaBbDdX MXm x aaBbddXMY.
Theo lý thuyết, trong tổng số cá thể F1, con đực có kiểu hình giống mẹ chiếm tỷ lệ:
A. 3/64 B. 3/16. C. 9/64. D. 3/32.
Câu 8: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân ly độc lập, alen trội là trội hoàn toàn và
không có đột biến xảy ra. Cho phép lai P: AaBbDdeeHh x AaBbDdEeHH. Theo lý thuyết, tỉ lệ cá thể có
kiểu hình 3 trội, 2 lặn ở đời con là:
A. 33/128 B. 9/32 C. 3/32 D. 9/256
Câu 9: Cho hai cây có kiểu gen dị hợp tử hai cặp gen lai với nhau. Đời con thu được tỉ lệ kiểu hình 1:2:1.
Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
1. Bố, mẹ có thể có kiểu gen giống nhau hoặc khác nhau 4. Các gen có thể liên kết hoàn toàn
2. Hoán vị gen có thể chỉ xảy ra ở một giới 5. Đời con có thể có tối đa 9 loại kiểu gen
3. Hoán vị gen có thể xảy ra ở cả hai giới 6. Đời con có thể có tối thiểu 3 loại kiểu gen
A. 5 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 10: Những mã di truyền nào sau đây có tính thoái hóa ?
A. 5'AAX3', 5'AXG3' B. 5'UUU3', 5'UGG3' C. 5'AUG3', 5'UGG3' D. 5'XAG3', 5'AUG3'
Câu 11: Một gen bị đột biến mất 6 cặp nuclêôtit ở vị trí số 5, 18, 23, 50, 55, 62. Phân tử prôtêin bậc một
do gen đột biến điều khiển tổng hợp có đặc điểm:
A.  Mất 2 axit amin và có tối đa 20 axit amin mới.
B.  Mất 2 axit amin và có tối đa 18 axit amin mới.
C.  Mất 2 axit amin và có tối đa 21 axit amin mới.
D.  Mất 2 axit amin và có tối đa 19 axit amin mới.
Câu 12: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do hai cặp gen (A;a, B;b) nằm trên hai cặp nhiễm sắc
thể cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp, trong đó cứ có 1 alen trội thì chiều cao cây tăng thêm
10cm; tính trạng màu hoa do một cặp gen quy định, trong đó alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với
alen d quy định hoa trắng. Cho phép lai P: AAaaBbbbDDdd x AAaaBBbbDddd thu được đời F 1. Biết rằng
cơ thể tứ bội giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội và giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường,
theo lý thuyết đời F1 có tối đa số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là:
A. 80 và 8 B. 80 và 16 C. 45 và 15 D. 45 và 7
Câu 13: Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt
độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A =
36OC; B = 78OC; C = 55OC; D = 83OC; E= 44OC. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là
đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng số nucleotit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng
dần?
A. D → E → B → C→ A B. A→ B → C → E → D
C. D → B → C → E → A D. E → C → B → D → A
Câu 14: Loại biến dị không được xếp cùng loại với các biến dị còn lại là
A. Biến dị tạo thể chứa 9 nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm
B. Biến dị tạo hội chứng Etuôt ở người
C. Biến dị tạo thể mắt dẹt ở ruồi giấm
D. Biến dị tạo dưa hấu tam bội không hạt
Câu 15: Ở một loài thú, alen B quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng; alen D
quy định mắt tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt dẹt, hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp
NST giới tính vùng không tương đồng trên X. Khi cho lai hai cơ thể mắt đỏ, tròn thì đời con thu được:
50% cái mắt đỏ, tròn; 17,5% đực mắt đỏ, dẹt; 17,5% đực mắt trắng, tròn; 7,5% đực mắt đỏ, tròn; 7,5% đực
mắt trắng, dẹt. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của cơ thể cái thế hệ P là:
A. XBDXbd; 30% B. XBDXbd; 15% C. XBdXbD; 30% D. XBdXbD; 15%
Câu 16: Cho các phát biểu sau về đột biến gen:
1. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột
biến gen dạng thêm hoặc mất một cặp nucleôtit.
2. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế một cặp nucleôtit thường làm thay đổi ít nhất
thành phần axit amin của chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp.
3. Đột biến gen xảy ra sẽ truyền lại cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính
4. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
5. Dưới tác động của cùng một tác nhân đột biến với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở các
gen là bằng nhau.
Số phát biểu không đúng là:
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

Câu 17: Một cơ thể có kiểu gen giảm phân tạo ra 16 loại giao tử, trong đó loại giao tử AbDe
chiếm tỉ lệ 5%. Biết rằng không có đột biến, diễn biến quá trình sinh noãn và sinh hạt phấn giống nhau,
mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Nếu cho cơ thể trên tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu
gen dị hợp cả 4 cặp gen ở đời con là:
A. 8,1% B. 3,25% C. 0,065% D. 6,5%
Câu 18: Bệnh bạch tạng ở người do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương
ứng quy định kiểu hình bình thường. Một cặp vợ chồng đều không bị bệnh nhưng em gái chồng, chị gái vợ
và mẹ vợ bị bệnh. Cho biết ngoài những người bị bệnh đã cho thì cả 2 bên gia đình không còn ai bị bệnh và
không phát sinh đột biến mới. Cặp vợ chồng này dự kiến sinh 2 người con, theo lý thuyết, xác suất cả 2
người con này là con trai, không bị bệnh và có kiểu gen đồng hợp là:
A. 1/32 B. 27/36 C. 4/9. D. 29/36
Câu 19: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Xét
phép lai P: ♂Aa x ♀Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực đã xảy ra 1 loại đột biến gen, cơ
thể cái giảm phân bình thường. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh đã tạo
được các cây hoa trắng ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 30%. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cây hoa đỏ ở thế
hệ F1, cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ:

A. . B. . C. . D. .
Câu 20: Cho biết mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể, alen A quy định hoa kép trội hoàn toàn so với alen
a quy định hoa đơn; Alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Trong một
quần thể đạt cân bằng di truyền, người ta đem giao phấn ngẫu nhiên một số cá thể thì thu được ở F 1 gồm
567 cây hoa kép, quả ngọt; 108 cây hoa kép, quả chua; 189 cây hoa đơn, quả ngọt; 36 cây hoa đơn, quả
chua.
Cho các phát biểu sau:
1. Tần số alen A bằng tần số alen a
2. Tần số alen B = 0,4
3. Nếu chỉ tính trong tổng số hoa đơn, quả ngọt ở F1 thì cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 3/7
4. Nếu đem tất cả cây hoa đơn, quả ngọt ở F1 cho giao phấn ngẫu nhiên thì đời F2 xuất hiện loại kiểu hình hoa đơn, quả
chua chiếm tỉ lệ 4/49.
Số đáp án đúng là:
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 21: Tế bào của 1 thai nhi chứa 47 nhiễm sắc thể và quan sát thấy hai thể Barr. Có thể dự đoán rằng
A. Thai nhi sẽ phát triển thành bé trai không bình thường.
B. Thai nhi sẽ phát triển thành bé gái không bình thường.
C. Chưa thể biết được giới tính của thai nhi.
D. Thai nhi có thể mắc hội chứng Đao khi chào đời.
Câu 22: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n=24), nghiên cứu tế bào học hai cây thuộc loài này
người ta phát hiện tế bào sinh dưỡng của cây thứ nhất có 50 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm giống nhau
đang phân ly về hai cực của tế bào. Tế bào sinh dưỡng của cây thứ 2 có 23 nhiễm sắc thể kép đang xếp thành 1
hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Có thể dự đoán:
A. Cây thứ nhất là thể một, cây thứ hai là thể ba
B. Cả hai tế bào đang ở kỳ giữa của nguyên phân.
C. Cây thứ 2 có thể là thể một, cây thứ nhất có thể là thể ba
D. Cả 2 tế bào đang ở kỳ giữa của giảm phân
Câu 23: Ở một loài động vật, lai con cái lông đen với con đực lông trắng thu được F 1: 100% con lông đen.
Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, F2 thu được 9 con lông đen: 6 con lông vàng: 1 con lông trắng.
Trong đó, lông trắng chỉ có ở con đực. Các con lông đen ở F 2 giao phối với nhau, có bao nhiêu nhận định
đúng về kết quả F3?
1. Tỉ lệ lông vàng thu được là 5/24.
2. Tỉ lệ lông đen dị hợp trong tổng số con đen là 11/14.
3. Tỉ lệ phân ly màu sắc lông là 56 lông đen: 15 lông vàng: 1 lông trắng.
4. Tỉ lệ đực lông đen trong tổng số các con đực là 1/3.
5. Tỉ lệ cái lông đen đồng hợp là 1/6.
A. 5 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 24: Quy trình chắc chắn tạo ra dòng thuần chủng mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau là
A. Nuôi cấy hạt phấn B. Dung hợp tế bào trần
C. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ D. Lai xa kèm theo đa bội hóa
Câu 25: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa vàng, alen a quy định hoa trắng. Một quần thể ban đầu có
cấu trúc di truyền là: 0,5AA + 0,2Aa + 0,3aa = 1. Người ta tiến hành thí nghiệm trên quần thể này qua 2 thế hệ.
Ở thế hệ thứ nhất (F1) được tỉ lệ phân ly kiểu hình là 21 cây hoa vàng: 4 cây hoa trắng. Ở thế hệ thứ 2 (F 2) tỉ lệ
phân ly kiểu hình là 18 cây hoa vàng: 7 cây hoa trắng. Biết rằng không có sự tác động của các yếu tố làm thay
đổi tần số alen của quần thể. Quá trình thí nghiệm này là:
A. Cho tự thụ phấn từ P đến F2 B. Cho P tự thụ phấn và cho F1 giao phấn.
C. Cho P giao phấn và cho F1 tự thụ phấn D. Cho giao phấn từ P đến F2
Câu 26: Thực hiện phép lai: ♂ AaBbCcDdee x ♀ aaBbCCDdEE. Theo lí thuyết, tỉ lệ cá thể mang kiểu
hình khác với bố và mẹ ở đời con là bao nhiêu? Biết một gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn.
A. 71,875%. B. 31,25%. C. 50%. D. 25%
Câu 27: Cho các cây lưỡng bội cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó
nguyên phân bình thường liên tiếp 6 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 1536 NST ở trạng thái chưa
nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố có 3 cặp NST xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm
đã tạo ra tối đa 2048 loại giao tử. Số lượng NST có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình
nguyên phân của hợp tử nói trên là:
A. 2n = 16 B. 3n = 36 C. 2n = 24 D. 3n = 24
Câu 28: Khi nói về bệnh Phêninkêtô niệu ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Bệnh Phêninkêtô niệu là do lượng axitamin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây
đầu độc tế bào thần kinh.
2. Có thể phát hiện ra bệnh Phêninkêtô niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm
sắc thể dưới kính hiển vi.
3. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin Phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh
sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn.
4. Bệnh Phêninkêtô niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit
amin Phêninalanin thành Tirôzin trong cơ thể.
5. Chọc dò dịch ối, sinh thiết tua nhau thai có thể phát hiện được bệnh Phêninkêtô niệu khi thai nhi còn
nằm trong bụng mẹ.
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 29: Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do gen nằm trên NST giới tính X quy định, tính trạng
chiều cao chân do gen nằm trên NST thường quy định, tính trạng màu mắt do gen nằm trong ti thể quy
định. Chuyển nhân từ tế bào của một con cái có màu lông vàng, chân cao, mắt trắng vào tế bào trứng mất
nhân của cơ thể cái lông đỏ, chân thấp, mắt đỏ tạo được tế bào chuyển nhân. Tế bào này có thể phát triển
thành cơ thể mang kiểu hình:
A. Cái, lông vàng, chân cao, mắt trắng. B. Cái, lông vàng, chân cao, mắt đỏ.
C. Đực, lông vàng, chân thấp, mắt trắng. D. Đực, lông vàng, chân cao, mắt đỏ.
Câu 30: Có bao nhiêu thông tin không đúng trong số các thông tin sau?
1. Gen điều hoà (R) nằm kế nhóm gen cấu trúc mang thông tin mã hoá cho prôtêin ức chế.
2. Vùng vận hành (O) nằm trước nhóm gen cấu trúc, là nơi enzim phiên mã bám vào để khởi động phiên
mã.
3. Ôperôn bao gồm 3 thành phần được sắp xếp theo trình tự liên tục là: Vùng vận hành (O), vùng khởi
động (P), nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).
4. Vùng khởi động (P) của operôn Lac nằm kế vùng vận hành (O),là nơi liên kết với ARN pôlimeraza để
tiến hành phiên mã.
5. Gen điều hoà (R) nằm trước gen vận hành (O) và có thể điều khiển nó thông qua hoạt động của
prôtêin ức chế.
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 31: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n=8, trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có 2 alen.
Do đột biến trong loài đã xuất hiện 4 dạng thể ba tương ứng với 4 cặp nhiễm sắc thể. Theo lý thuyết, các
thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
A. 144 B. 216 C. 432 D. 324
Câu 32: Khi nói về cơ chế dịch mã, có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định sau?
1. Trên một phân tử mARN hoạt động của pôlixôm giúp tạo ra các chuỗi polipeptit khác loại
2. Khi dịch mã, riboxom dịch chuyển theo chiều 3’- 5’ trên phân tử mARN.
3. Với bộ ba UAG trên mARN thì tARN mang đối mã là AUX
4. Các chuỗi polipeptit sau dịch mã được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các cấu trúc
bậc cao hơn để trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học.
5. Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá
trình dịch mã tiếp theo.
A. 4. B. 1. C. 0. D. 3.
Câu 33: Hai gen A và B cùng nằm trên một nhóm gen liên kết cách nhau 40cM. Hai gen D và E cùng
nằm trên một nhóm gen liên kết cách nhau 20cM. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn.

Cho phép lai sau : , đời con xuất hiện kiểu hình có 3 tính trạng lặn, 1 tính trạng trội chiếm
tỉ lệ:
A. 1,63%. B. 7,16% C. 3,58% D. 3,26%
Câu 34: Xét các ví dụ sau đây, có bao nhiêu ví dụ phản ảnh sự mềm dẻo kiểu hình?
1. Lá của cây vạn niên thanh thường có rất nhiều đốm hoặc vệt màu trắng xuất hiện trên mặt lá xanh.
2. Trẻ em bị bệnh Phêninkêto niệu nếu áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường
3. Người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm thì sẽ bị viêm phổi, thấp khớp, suy thận, rối loạn tâm thần,
liệt...
4. Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng màu hoa biểu hiện tùy thuộc độ pH của môi trường
đất
5. Ở người, kiểu gen AA quy định hói đầu, kiểu gen aa quy định không hói đầu, kiểu gen Aa quy định
hói đầu ở nam và không hói đầu ở nữ
A. 4 B. 2 C. 5 D. 3
Câu 35: Có bao nhiêu kết luận đúng khi nói về gen ngoài nhân?
1. Trong quá trình di truyền, vai trò của bố mẹ như nhau và biểu hiện ra kiểu hình không đều ở 2 giới
2. Các gen ngoài nhân không được phân chia đều cho các tế bào con trong quá trình phân bào
3. Kết quả phép lai thuận và lai nghịch giống nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ
4. Tính trạng do gen ngoài nhân quy định vẫn tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc
di truyền khác
5. Các gen ngoài nhân luôn tồn tại theo cặp alen
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 36: Cho các quần thể có thành phần kiểu gen như sau
1. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1
2. 0,2AA + 0,5Aa + 0,3aa = 1
3. 0,08XBXB + 0,24XBXb + 0,18XbXb + 0,2XBY + 0,3XbY = 1
4. 100%Aa
5. 0,01A1A1 + 0,06A1A2 + 0,12A1a + 0,04A2A2 + 0,49aa + 0,28A2a = 1
Có bao nhiêu quần thể đã cân bằng di truyền?
A. 1. B. 3 C. 2 D. 4
Câu 37: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy
định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen
trội A hoặc B cho quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen
có 2 alen quy định, alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả
dẹt, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F 1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả
tròn, hoa trắng : 3 cây quả dẹt, hoa trắng :1 cây quả tròn, hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ.
Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen nào của (P) sau đây phù hợp với kết quả trên?

A. B. C. D.
Câu 38: Một tế bào sinh giao tử của gà có kiểu gen AaX Y giảm phân, giả sử cặp nhiễm sắc thể giới tính
b

không phân ly trong giảm phân I còn giảm phân II diễn ra bình thường. Loại giao tử có thể được tạo ra là:
A. AXbY và a hoặc aXbY và A. B. AXb và aY
C. AaY hoặc aXb D. AXbY hoặc a hoặc aXbY hoặc A
Câu 39: Quan sát một nhóm tế bào sinh tinh của một cơ thể ruồi giấm (2n=8) giảm phân bình thường,
người ta đếm được trong tất cả các tế bào này có tổng số 128 nhiễm sắc thể kép đang phân ly về hai cực
của tế bào. Số giao tử được tạo ra sau khi quá trình giảm phân kết thúc là:
A. 16 B. 32 C. 8 D. 64
Câu 40: Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người. Biết rằng bệnh do một trong hai alen của
một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu
sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Bệnh được quy định bởi alen lặn nằm trên nhiễm sắc
thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y
2. Có 25 người trong phả hệ này xác định được chính xác
kiểu gen.
3. Có nhiều nhất 19 người trong phả hệ này có kiểu gen
đồng hợp tử.
4. Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có
kiểu gen đồng hợp tử
5. Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều
không mang alen gây bệnh.
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 41: Ở một loài thực vật alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa đỏ, alen B
quy định quả dài trội hoàn toàn so với alen b quy định quả tròn. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp
nhiễm sắc thể thường. Cho cây dị hợp về hai cặp gen trên thụ phấn với cây hoa tím, quả tròn thuần chủng.
Dự đoán nào sau đây về kiểu hình ở đời con là đúng?
A. Trong tổng số cây thu được ở đời con, số cây có kiểu hình hoa tím, quả tròn chiếm tỉ lệ 50%
B. Đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen
C. Trong tổng số cây thu được ở đời con, số cây có kiểu hình hoa đỏ, quả tròn chiếm tỉ lệ 50%
D. Tất cả các cây thu được ở đời con đều có kiểu hình hoa tím, quả tròn
Câu 42: Ở một loài thực vật cho giao phấn cây hoa trắng thuần chủng với cây hoa đỏ thuần chủng được F 1:
100% cây hoa đỏ, cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng.
Cho tất cả các cây hoa vàng và hoa trắng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Theo lý thuyết, cây hoa trắng
ở F3 chiếm tỉ lệ:
A. 1/49 B. 9/49 C. 2/9 D. 1/9
Câu 43: Một loại bệnh ở người do một gen lặn trên NST thường quy định, alen trội tương ứng quy định
kiểu hình bình thường. Một cặp vợ chồng đều không bị bệnh nhưng chứa alen gây bệnh. Cặp vợ chồng này
dự kiến sinh hai người con. Theo lí thuyết, những nhận xét nào sau đây đúng?
1. Xác suất sinh 2 trai bình thường là 9/64
2. Xác suất sinh 2 gái bị bệnh là 9/64
3. Xác suất sinh 1 trai bình thường, 1 trai bị bệnh là 6/64
4. Xác suất sinh 1 trai bình thường, 1 gái bị bệnh là 6/64
5. Xác suất sinh 1 trai bình thường, 1 gái bình thường là 18/64
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 44: Có 6 phân tử ADN tự nhân đôi số lần bằng nhau đã tổng hợp 372 mạch polinucleotit mới, lấy
nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là
A. 5 B. 3 C. 4 D. 6
Câu 45: Trong các giống cây trồng sau đây có mấy giống cây trồng có thể áp dụng phương pháp gây đột biến
tạo thể đa bội lẻ?
1. Mía 2. Ngô 3. Dâu tằm 4. Dưa hấu 5. Đậu tương 6. Khoai lang 7. Nho 8. Củ cải đường
A. 6 B. 7 C. 5 D. 4
Câu 46: Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
1. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường theo lí thuyết có thể tạo ra tối đa 4
loại giao tử.

2. Một tế bào sinh trứng có kiểu gen giảm phân bình thường tạo ra 1 loại giao tử.

3. Hai tế bào sinh tinh của ruồi giấm có kiểu gen giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa 4 loại
giao tử.
4. Ba tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa 8 loại giao tử.

5. Bốn tế bào sinh dục của ruồi giấm có kiểu gen giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa 8
loại giao tử.
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 47: Có bao nhiêu phát biểu đúng về gen cấu trúc?
1. Gen là một đoạn của phân tử ADN hoặc ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hoặc
một phân tử ARN
2. Gen ở sinh vật nhân thực có dạng thẳng
3. Sản phẩm phiên mã của gen chỉ gồm tARN và mARN.
4. Gen ở sinh vật nhân sơ có dạng vòng.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 48: Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng về nhân đôi ADN?
1. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’.
2. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’-5’.
3. Ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi ADN diễn ra hoàn toàn trong nhân tế bào.
4. Mạch mới được tổng hợp một cách gián đoạn (sợi ra chậm) có chiều tổng hợp ngược chiều với sự phát triển
của chạc nhân đôi.
5. Các mạch mới chỉ xoắn lại thành phân tử ADN con khi 2 mạch mới được tổng hợp xong hoàn toàn
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Câu 49: Cho các bào quan sau ở tế bào nhân thực:
1. Nhân tế bào 2. Lưới nội chất hạt 3. Lưới nội chất trơn
4. Ti thể 5. Lục lạp 6. Lizoxom
Có bao nhiêu bào quan chứa axit nucleic?
A. 3. B. 4. C. 6 D. 5.
Câu 50: Phương pháp nào sau đây sẽ tạo ra được cá thể có mức phản ứng hoàn toàn giống dạng ban đầu?
A. Dung hợp tế bào trần để tạo tế bào lai, phát triển thành cây
B. Nuôi cấy tế bào thực vật thành mô sẹo, phát triển thành cây
C. Nuôi cấy hạt phấn và gây lưỡng bội hóa, phát triển thành cây
D. Sử dụng kỹ thuật chuyển gen
 HẾT 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2017 - 2018
THÁI BÌNH Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề.
(Đề gồm 05 trang; Thí sinh làm bài vào Phiếu trả lời trắc nghiệm) Mã đề 304

Câu 1: Một gen bị đột biến mất 6 cặp nuclêôtit ở vị trí số 5, 18, 23, 50, 55, 62. Phân tử prôtêin bậc một do
gen đột biến điều khiển tổng hợp có đặc điểm:
A.  Mất 2 axit amin và có tối đa 19 axit amin mới.
B.  Mất 2 axit amin và có tối đa 21 axit amin mới.
C.  Mất 2 axit amin và có tối đa 20 axit amin mới.
D.  Mất 2 axit amin và có tối đa 18 axit amin mới.
Câu 2: Cho biết mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể, alen A quy định hoa kép trội hoàn toàn so với alen a
quy định hoa đơn; Alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Trong một
quần thể đạt cân bằng di truyền, người ta đem giao phấn ngẫu nhiên một số cá thể thì thu được ở F 1 gồm
567 cây hoa kép, quả ngọt; 108 cây hoa kép, quả chua; 189 cây hoa đơn, quả ngọt; 36 cây hoa đơn, quả
chua.
Cho các phát biểu sau:
1. Tần số alen A bằng tần số alen a
2. Tần số alen B = 0,4
3. Nếu chỉ tính trong tổng số hoa đơn, quả ngọt ở F1 thì cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 3/7
4. Nếu đem tất cả cây hoa đơn, quả ngọt ở F1 cho giao phấn ngẫu nhiên thì đời F2 xuất hiện loại kiểu hình hoa đơn, quả
chua chiếm tỉ lệ 4/49.
Số đáp án đúng là:
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 3: Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ
nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A = 36 OC; B
= 78OC; C = 55OC; D = 83OC; E= 44OC. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất
liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng số nucleotit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?
A. D → E → B → C→ A B. A→ B → C → E → D
C. D → B → C → E → A D. E → C → B → D → A
Câu 4: Cho các phát biểu sau về đột biến gen:
1. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột
biến gen dạng thêm hoặc mất một cặp nucleôtit.
2. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế một cặp nucleôtit thường làm thay đổi ít nhất
thành phần axit amin của chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp.
3. Đột biến gen xảy ra sẽ truyền lại cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính
4. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
5. Dưới tác động của cùng một tác nhân đột biến với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở các
gen là bằng nhau.
Số phát biểu không đúng là:
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 5: Những mã di truyền nào sau đây có tính thoái hóa ?
A. 5'UUU3', 5'UGG3' B. 5'AAX3', 5'AXG3' C. 5'XAG3', 5'AUG3' D. 5'AUG3', 5'UGG3'
Câu 6: Ở một loài động vật, lai con cái lông đen với con đực lông trắng thu được F 1: 100% con lông đen.
Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, F2 thu được 9 con lông đen: 6 con lông vàng: 1 con lông trắng.
Trong đó, lông trắng chỉ có ở con đực. Các con lông đen ở F 2 giao phối với nhau, có bao nhiêu nhận định
đúng về kết quả F3?
1. Tỉ lệ lông vàng thu được là 5/24.
2. Tỉ lệ lông đen dị hợp trong tổng số con đen là 11/14.
3. Tỉ lệ phân ly màu sắc lông là 56 lông đen: 15 lông vàng: 1 lông trắng.
4. Tỉ lệ đực lông đen trong tổng số các con đực là 1/3.
5. Tỉ lệ cái lông đen đồng hợp là 1/6.
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 7: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Xét
phép lai P: ♂Aa x ♀Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực đã xảy ra 1 loại đột biến gen, cơ
thể cái giảm phân bình thường. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh đã tạo
được các cây hoa trắng ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 30%. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cây hoa đỏ ở thế
hệ F1, cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ:

A. . B. . C. . D. .
Câu 8: Phương pháp nào sau đây sẽ tạo ra được cá thể có mức phản ứng hoàn toàn giống dạng ban đầu?
A. Dung hợp tế bào trần để tạo tế bào lai, phát triển thành cây
B. Nuôi cấy tế bào thực vật thành mô sẹo, phát triển thành cây
C. Nuôi cấy hạt phấn và gây lưỡng bội hóa, phát triển thành cây
D. Sử dụng kỹ thuật chuyển gen
Câu 9: Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai nhiễm sắc thể thuộc hai cặp tương đồng
số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lý
thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là
A. 1/4. B. 1/8. C. 1/2. D. 1/6.
Câu 10: Hai gen A và B cùng nằm trên một nhóm gen liên kết cách nhau 40cM. Hai gen D và E cùng
nằm trên một nhóm gen liên kết cách nhau 20cM. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn.

Cho phép lai sau : , đời con xuất hiện kiểu hình có 3 tính trạng lặn, 1 tính trạng trội chiếm
tỉ lệ:
A. 7,16% B. 3,58% C. 1,63%. D. 3,26%
Câu 11: Bệnh bạch tạng ở người do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương
ứng quy định kiểu hình bình thường. Một cặp vợ chồng đều không bị bệnh nhưng em gái chồng, chị gái vợ
và mẹ vợ bị bệnh. Cho biết ngoài những người bị bệnh đã cho thì cả 2 bên gia đình không còn ai bị bệnh và
không phát sinh đột biến mới. Cặp vợ chồng này dự kiến sinh 2 người con, theo lý thuyết, xác suất cả 2
người con này là con trai, không bị bệnh và có kiểu gen đồng hợp là:
A. 1/32 B. 27/36 C. 4/9. D. 29/36
Câu 12: Ở một loài thực vật alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa đỏ, alen B
quy định quả dài trội hoàn toàn so với alen b quy định quả tròn. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp
nhiễm sắc thể thường. Cho cây dị hợp về hai cặp gen trên thụ phấn với cây hoa tím, quả tròn thuần chủng.
Dự đoán nào sau đây về kiểu hình ở đời con là đúng?
A. Trong tổng số cây thu được ở đời con, số cây có kiểu hình hoa tím, quả tròn chiếm tỉ lệ 50%
B. Đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen
C. Trong tổng số cây thu được ở đời con, số cây có kiểu hình hoa đỏ, quả tròn chiếm tỉ lệ 50%
D. Tất cả các cây thu được ở đời con đều có kiểu hình hoa tím, quả tròn
Câu 13: Thực hiện phép lai: ♂ AaBbCcDdee x ♀ aaBbCCDdEE. Theo lí thuyết, tỉ lệ cá thể mang kiểu
hình khác với bố và mẹ ở đời con là bao nhiêu? Biết một gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn.
A. 71,875%. B. 31,25%. C. 25% D. 50%.
Câu 14: Ở một loài thú, alen B quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng; alen D
quy định mắt tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt dẹt, hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp
NST giới tính vùng không tương đồng trên X. Khi cho lai hai cơ thể mắt đỏ, tròn thì đời con thu được:
50% cái mắt đỏ, tròn; 17,5% đực mắt đỏ, dẹt; 17,5% đực mắt trắng, tròn; 7,5% đực mắt đỏ, tròn; 7,5% đực
mắt trắng, dẹt. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của cơ thể cái thế hệ P là:
A. XBDXbd; 30% B. XBDXbd; 15% C. XBdXbD; 30% D. XBdXbD; 15%
Câu 15: Xét các ví dụ sau đây, có bao nhiêu ví dụ phản ảnh sự mềm dẻo kiểu hình?
1. Lá của cây vạn niên thanh thường có rất nhiều đốm hoặc vệt màu trắng xuất hiện trên mặt lá xanh.
2. Trẻ em bị bệnh Phêninkêto niệu nếu áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường
3. Người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm thì sẽ bị viêm phổi, thấp khớp, suy thận, rối loạn tâm thần,
liệt...
4. Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng màu hoa biểu hiện tùy thuộc độ pH của môi trường
đất
5. Ở người, kiểu gen AA quy định hói đầu, kiểu gen aa quy định không hói đầu, kiểu gen Aa quy định
hói đầu ở nam và không hói đầu ở nữ
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 16: Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
1. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường theo lí thuyết có thể tạo ra tối đa 4
loại giao tử.

2. Một tế bào sinh trứng có kiểu gen giảm phân bình thường tạo ra 1 loại giao tử.

3. Hai tế bào sinh tinh của ruồi giấm có kiểu gen giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa 4 loại
giao tử.
4. Ba tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa 8 loại giao tử.

5. Bốn tế bào sinh dục của ruồi giấm có kiểu gen giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa 8
loại giao tử.
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 17: Ở một loài chim, xét 4 cặp gen nằm trên bốn cặp nhiễm sắc thể khác nhau, mỗi gen quy định một
tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Thực hiện phép lai P: AaBbDdX MXm x aaBbddXMY.
Theo lý thuyết, trong tổng số cá thể F1, con đực có kiểu hình giống mẹ chiếm tỷ lệ:
A. 3/64 B. 3/32. C. 9/64. D. 3/16.
Câu 18: Trong các giống cây trồng sau đây có mấy giống cây trồng có thể áp dụng phương pháp gây đột biến
tạo thể đa bội lẻ?
1. Mía 2. Ngô 3. Dâu tằm 4. Dưa hấu 5. Đậu tương 6. Khoai lang 7. Nho 8. Củ cải đường
A. 6 B. 7 C. 5 D. 4
Câu 19: Khi nói về bệnh Phêninkêtô niệu ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Bệnh Phêninkêtô niệu là do lượng axitamin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây
đầu độc tế bào thần kinh.
2. Có thể phát hiện ra bệnh Phêninkêtô niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm
sắc thể dưới kính hiển vi.
3. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin Phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh
sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn.
4. Bệnh Phêninkêtô niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit
amin Phêninalanin thành Tirôzin trong cơ thể.
5. Chọc dò dịch ối, sinh thiết tua nhau thai có thể phát hiện được bệnh Phêninkêtô niệu khi thai nhi còn nằm
trong bụng mẹ.
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 20: Một quần thể thực vật đang cân bằng di truyền có 36% cây hoa trắng. Biết rằng tính trạng hoa
trắng là lặn so với hoa đỏ. Chọn ngẫu nhiên 5 cây hoa đỏ từ quần thể cho ngẫu phối. Xác suất để thu được
đời con có 16% cây hoa trắng là bao nhiêu? Biết rằng không có đột biến xảy ra.
A. 4,25%. B. 7,91% C. 39,55% D. 32,9%.
Câu 21: Một gen chỉ huy tổng hợp 5 chuỗi pôlipeptit đã huy động từ môi trường nội bào 995 axit amin các
loại. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên có A= 100, U= 125. Gen đã cho bị đột biến dẫn đến hậu
quả tổng số nuclêôtit trong gen không thay đổi, nhưng tỉ lệ T/X bị thay đổi và bằng 59,57%. Đột biến trên
thuộc dạng nào sau đây?
A.  Thay thế hai cặp A– T bằng hai cặp G– X. B.  Thay thế hai cặp G– X bằng hai cặp A– T.
C.  Thay thế một cặp A– T bằng một cặp G– X. D.  Thay thế một cặp G– X bằng một cặp A– T.
Câu 22: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy
định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen
trội A hoặc B cho quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen
có 2 alen quy định, alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả
dẹt, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F 1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả
tròn, hoa trắng : 3 cây quả dẹt, hoa trắng :1 cây quả tròn, hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ.
Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen nào của (P) sau đây phù hợp với kết quả trên?

A. B. C. D.
Câu 23: Quy trình chắc chắn tạo ra dòng thuần chủng mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau là
A. Nuôi cấy hạt phấn B. Dung hợp tế bào trần
C. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ D. Lai xa kèm theo đa bội hóa
Câu 24: Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do gen nằm trên NST giới tính X quy định, tính trạng
chiều cao chân do gen nằm trên NST thường quy định, tính trạng màu mắt do gen nằm trong ti thể quy
định. Chuyển nhân từ tế bào của một con cái có màu lông vàng, chân cao, mắt trắng vào tế bào trứng mất
nhân của cơ thể cái lông đỏ, chân thấp, mắt đỏ tạo được tế bào chuyển nhân. Tế bào này có thể phát triển
thành cơ thể mang kiểu hình:
A. Cái, lông vàng, chân cao, mắt đỏ. B. Đực, lông vàng, chân thấp, mắt trắng.
C. Đực, lông vàng, chân cao, mắt đỏ. D. Cái, lông vàng, chân cao, mắt trắng.
Câu 25: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do hai cặp gen (A;a, B;b) nằm trên hai cặp nhiễm sắc
thể cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp, trong đó cứ có 1 alen trội thì chiều cao cây tăng thêm
10cm; tính trạng màu hoa do một cặp gen quy định, trong đó alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với
alen d quy định hoa trắng. Cho phép lai P: AAaaBbbbDDdd x AAaaBBbbDddd thu được đời F 1. Biết rằng
cơ thể tứ bội giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội và giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường,
theo lý thuyết đời F1 có tối đa số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là:
A. 45 và 15 B. 45 và 7 C. 80 và 8 D. 80 và 16
Câu 26: Cho các phát biểu sau:
1. Mã di truyền được đọc trên mARN theo chiều 3' → 5'.
2. Mã di truyền ở đa số các loài là mã gối nhau.
3. Có một số mã bộ ba đồng thời mã hóa cho 2 axit amin.
4. Mã di truyền có tính thoái hóa.
5. Tất cả các loài đều dùng chung bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
6. Sự thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác xảy ra ở cặp nucleotit thứ hai trong bộ ba sẽ có
thể dẫn đến sự thay đổi axit amin này bằng axit amin khác.
7. Mã thoái hóa phản ánh tính đa dạng của sinh giới.
Số phát biểu không đúng là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2
Câu 27: Loại biến dị không được xếp cùng loại với các biến dị còn lại là
A. Biến dị tạo dưa hấu tam bội không hạt
B. Biến dị tạo thể mắt dẹt ở ruồi giấm
C. Biến dị tạo hội chứng Etuôt ở người
D. Biến dị tạo thể chứa 9 nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm
Câu 28: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n=24), nghiên cứu tế bào học hai cây thuộc loài này
người ta phát hiện tế bào sinh dưỡng của cây thứ nhất có 50 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm giống nhau
đang phân ly về hai cực của tế bào. Tế bào sinh dưỡng của cây thứ 2 có 23 nhiễm sắc thể kép đang xếp thành 1
hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Có thể dự đoán:
A. Cả hai tế bào đang ở kỳ giữa của nguyên phân.
B. Cây thứ nhất là thể một, cây thứ hai là thể ba
C. Cả 2 tế bào đang ở kỳ giữa của giảm phân
D. Cây thứ 2 có thể là thể một, cây thứ nhất có thể là thể ba
Câu 29: Một tế bào sinh giao tử của gà có kiểu gen AaX bY giảm phân, giả sử cặp nhiễm sắc thể giới tính
không phân ly trong giảm phân I còn giảm phân II diễn ra bình thường. Loại giao tử có thể được tạo ra là:
A. AXbY và a hoặc aXbY và A. B. AXb và aY
C. AaY hoặc aXb D. AXbY hoặc a hoặc aXbY hoặc A
Câu 30: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n=8, trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có 2 alen.
Do đột biến trong loài đã xuất hiện 4 dạng thể ba tương ứng với 4 cặp nhiễm sắc thể. Theo lý thuyết, các
thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
A. 144 B. 216 C. 432 D. 324
Câu 31: Khi nói về cơ chế dịch mã, có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định sau?
1. Trên một phân tử mARN hoạt động của pôlixôm giúp tạo ra các chuỗi polipeptit khác loại
2. Khi dịch mã, riboxom dịch chuyển theo chiều 3’- 5’ trên phân tử mARN.
3. Với bộ ba UAG trên mARN thì tARN mang đối mã là AUX
4. Các chuỗi polipeptit sau dịch mã được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các cấu trúc
bậc cao hơn để trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học.
5. Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá
trình dịch mã tiếp theo.
A. 4. B. 0. C. 1. D. 3.
Câu 32: Có 6 phân tử ADN tự nhân đôi số lần bằng nhau đã tổng hợp 372 mạch polinucleotit mới, lấy
nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là
A. 5 B. 3 C. 4 D. 6
Câu 33: Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng về nhân đôi ADN?
1. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’.
2. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’-5’.
3. Ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi ADN diễn ra hoàn toàn trong nhân tế bào.
4. Mạch mới được tổng hợp một cách gián đoạn (sợi ra chậm) có chiều tổng hợp ngược chiều với sự phát triển
của chạc nhân đôi.
5. Các mạch mới chỉ xoắn lại thành phân tử ADN con khi 2 mạch mới được tổng hợp xong hoàn toàn
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Câu 34: Có bao nhiêu kết luận đúng khi nói về gen ngoài nhân?
1. Trong quá trình di truyền, vai trò của bố mẹ như nhau và biểu hiện ra kiểu hình không đều ở 2 giới
2. Các gen ngoài nhân không được phân chia đều cho các tế bào con trong quá trình phân bào
3. Kết quả phép lai thuận và lai nghịch giống nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ
4. Tính trạng do gen ngoài nhân quy định vẫn tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc
di truyền khác
5. Các gen ngoài nhân luôn tồn tại theo cặp alen
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 35: Cho các quần thể có thành phần kiểu gen như sau
1. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1
2. 0,2AA + 0,5Aa + 0,3aa = 1
3. 0,08XBXB + 0,24XBXb + 0,18XbXb + 0,2XBY + 0,3XbY = 1
4. 100%Aa
5. 0,01A1A1 + 0,06A1A2 + 0,12A1a + 0,04A2A2 + 0,49aa + 0,28A2a = 1
Có bao nhiêu quần thể đã cân bằng di truyền?
A. 1. B. 3 C. 2 D. 4
Câu 36: Cho hai cây có kiểu gen dị hợp tử hai cặp gen lai với nhau. Đời con thu được tỉ lệ kiểu hình 1:2:1.
Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
1. Bố, mẹ có thể có kiểu gen giống nhau hoặc khác nhau 4. Các gen có thể liên kết hoàn toàn
2. Hoán vị gen có thể chỉ xảy ra ở một giới 5. Đời con có thể có tối đa 9 loại kiểu gen
3. Hoán vị gen có thể xảy ra ở cả hai giới 6. Đời con có thể có tối thiểu 3 loại kiểu gen
A. 3 B. 5 C. 2 D. 4
Câu 37: Có bao nhiêu thông tin không đúng trong số các thông tin sau?
1. Gen điều hoà (R) nằm kế nhóm gen cấu trúc mang thông tin mã hoá cho prôtêin ức chế.
2. Vùng vận hành (O) nằm trước nhóm gen cấu trúc, là nơi enzim phiên mã bám vào để khởi động phiên
mã.
3. Ôperôn bao gồm 3 thành phần được sắp xếp theo trình tự liên tục là: Vùng vận hành (O), vùng khởi
động (P), nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).
4. Vùng khởi động (P) của operôn Lac nằm kế vùng vận hành (O),là nơi liên kết với ARN pôlimeraza để
tiến hành phiên mã.
5. Gen điều hoà (R) nằm trước gen vận hành (O) và có thể điều khiển nó thông qua hoạt động của
prôtêin ức chế.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 38: Quan sát một nhóm tế bào sinh tinh của một cơ thể ruồi giấm (2n=8) giảm phân bình thường,
người ta đếm được trong tất cả các tế bào này có tổng số 128 nhiễm sắc thể kép đang phân ly về hai cực
của tế bào. Số giao tử được tạo ra sau khi quá trình giảm phân kết thúc là:
A. 16 B. 32 C. 8 D. 64
Câu 39: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa vàng, alen a quy định hoa trắng. Một quần thể ban đầu có
cấu trúc di truyền là: 0,5AA + 0,2Aa + 0,3aa = 1. Người ta tiến hành thí nghiệm trên quần thể này qua 2 thế hệ.
Ở thế hệ thứ nhất (F1) được tỉ lệ phân ly kiểu hình là 21 cây hoa vàng: 4 cây hoa trắng. Ở thế hệ thứ 2 (F 2) tỉ lệ
phân ly kiểu hình là 18 cây hoa vàng: 7 cây hoa trắng. Biết rằng không có sự tác động của các yếu tố làm thay
đổi tần số alen của quần thể. Quá trình thí nghiệm này là:
A. Cho tự thụ phấn từ P đến F2 B. Cho P tự thụ phấn và cho F1 giao phấn.
C. Cho P giao phấn và cho F1 tự thụ phấn D. Cho giao phấn từ P đến F2
Câu 40: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân ly độc lập, alen trội là trội hoàn toàn và
không có đột biến xảy ra. Cho phép lai P: AaBbDdeeHh x AaBbDdEeHH. Theo lý thuyết, tỉ lệ cá thể có
kiểu hình 3 trội, 2 lặn ở đời con là:
A. 33/128 B. 3/32 C. 9/32 D. 9/256
Câu 41: Ở một loài thực vật cho giao phấn cây hoa trắng thuần chủng với cây hoa đỏ thuần chủng được F 1:
100% cây hoa đỏ, cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng.
Cho tất cả các cây hoa vàng và hoa trắng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Theo lý thuyết, cây hoa trắng
ở F3 chiếm tỉ lệ:
A. 1/49 B. 9/49 C. 2/9 D. 1/9
Câu 42: Một loại bệnh ở người do một gen lặn trên NST thường quy định, alen trội tương ứng quy định
kiểu hình bình thường. Một cặp vợ chồng đều không bị bệnh nhưng chứa alen gây bệnh. Cặp vợ chồng này
dự kiến sinh hai người con. Theo lí thuyết, những nhận xét nào sau đây đúng?
1. Xác suất sinh 2 trai bình thường là 9/64
2. Xác suất sinh 2 gái bị bệnh là 9/64
3. Xác suất sinh 1 trai bình thường, 1 trai bị bệnh là 6/64
4. Xác suất sinh 1 trai bình thường, 1 gái bị bệnh là 6/64
5. Xác suất sinh 1 trai bình thường, 1 gái bình thường là 18/64
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 43: Ở vi khuẩn E.Coli, giả sử có 6 chủng đột biến sau đây:
Chủng I: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin do gen này quy
định tổng hợp.
Chủng II: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức
năng.
Chủng III: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã.
Chủng IV: Đột biến ở gen cấu trúc A làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức
năng.
Chủng V: Đột biến ở vùng khởi động P của Operon làm cho vùng này bị mất chức năng.
Chủng VI: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức
năng.
Khi môi trường có đường Lactozơ, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã?
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 44: Cho các bào quan sau ở tế bào nhân thực:
1. Nhân tế bào 2. Lưới nội chất hạt 3. Lưới nội chất trơn
4. Ti thể 5. Lục lạp 6. Lizoxom
Có bao nhiêu bào quan chứa axit nucleic?
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6

Câu 45: Một cơ thể có kiểu gen giảm phân tạo ra 16 loại giao tử, trong đó loại giao tử AbDe
chiếm tỉ lệ 5%. Biết rằng không có đột biến, diễn biến quá trình sinh noãn và sinh hạt phấn giống nhau,
mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Nếu cho cơ thể trên tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu
gen dị hợp cả 4 cặp gen ở đời con là:
A. 3,25% B. 6,5% C. 0,065% D. 8,1%
Câu 46: Có bao nhiêu phát biểu đúng về gen cấu trúc?
1. Gen là một đoạn của phân tử ADN hoặc ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hoặc
một phân tử ARN
2. Gen ở sinh vật nhân thực có dạng thẳng
3. Sản phẩm phiên mã của gen chỉ gồm tARN và mARN.
4. Gen ở sinh vật nhân sơ có dạng vòng.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 47: Cho các cây lưỡng bội cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó
nguyên phân bình thường liên tiếp 6 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 1536 NST ở trạng thái chưa
nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố có 3 cặp NST xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm
đã tạo ra tối đa 2048 loại giao tử. Số lượng NST có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình
nguyên phân của hợp tử nói trên là:
A. 3n = 36 B. 2n = 24 C. 3n = 24 D. 2n = 16
Câu 48: Tế bào của 1 thai nhi chứa 47 nhiễm sắc thể và quan sát thấy hai thể Barr. Có thể dự đoán rằng
A. Chưa thể biết được giới tính của thai nhi.
B. Thai nhi có thể mắc hội chứng Đao khi chào đời.
C. Thai nhi sẽ phát triển thành bé gái không bình thường.
D. Thai nhi sẽ phát triển thành bé trai không bình thường.
Câu 49: Trong một quần thể động vật ngẫu phối, người ta thấy trên cặp nhiễm sắc thể số 1 có 1 gen có 3 alen;
trên cặp nhiễm sắc thể số 2 có 1 gen có 4 alen; trên cặp nhiễm sắc thể giới tính có 1 gen có 2 alen. Số kiểu gen
trong quần thể này là:
1. 300 2. 180 3. 540 4. 120 5. 420
Có bao nhiêu kết quả thỏa mãn về số kiểu gen trong quần thể nói trên?
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
Câu 50: Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người. Biết rằng bệnh do một trong hai alen của
một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu
sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Bệnh được quy định bởi alen lặn nằm trên nhiễm sắc
thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y
2. Có 25 người trong phả hệ này xác định được chính xác
kiểu gen.
3. Có nhiều nhất 19 người trong phả hệ này có kiểu gen
đồng hợp tử.
4. Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có
kiểu gen đồng hợp tử
5. Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều
không mang alen gây bệnh.
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3

 HẾT 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2017 - 2018
THÁI BÌNH Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề.
(Đề gồm 05 trang; Thí sinh làm bài vào Phiếu trả lời trắc nghiệm) Mã đề 404

Câu 1: Có bao nhiêu thông tin không đúng trong số các thông tin sau?
1. Gen điều hoà (R) nằm kế nhóm gen cấu trúc mang thông tin mã hoá cho prôtêin ức chế.
2. Vùng vận hành (O) nằm trước nhóm gen cấu trúc, là nơi enzim phiên mã bám vào để khởi động phiên
mã.
3. Ôperôn bao gồm 3 thành phần được sắp xếp theo trình tự liên tục là: Vùng vận hành (O), vùng khởi
động (P), nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).
4. Vùng khởi động (P) của operôn Lac nằm kế vùng vận hành (O),là nơi liên kết với ARN pôlimeraza để
tiến hành phiên mã.
5. Gen điều hoà (R) nằm trước gen vận hành (O) và có thể điều khiển nó thông qua hoạt động của
prôtêin ức chế.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 2: Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ
nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A = 36 OC; B
= 78OC; C = 55OC; D = 83OC; E= 44OC. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất
liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng số nucleotit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?
A. E → C → B → D → A B. A→ B → C → E → D
C. D → B → C → E → A D. D → E → B → C→ A
Câu 3: Ở một loài động vật, lai con cái lông đen với con đực lông trắng thu được F 1: 100% con lông đen.
Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, F2 thu được 9 con lông đen: 6 con lông vàng: 1 con lông trắng.
Trong đó, lông trắng chỉ có ở con đực. Các con lông đen ở F 2 giao phối với nhau, có bao nhiêu nhận định
đúng về kết quả F3?
1. Tỉ lệ lông vàng thu được là 5/24.
2. Tỉ lệ lông đen dị hợp trong tổng số con đen là 11/14.
3. Tỉ lệ phân ly màu sắc lông là 56 lông đen: 15 lông vàng: 1 lông trắng.
4. Tỉ lệ đực lông đen trong tổng số các con đực là 1/3.
5. Tỉ lệ cái lông đen đồng hợp là 1/6.
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 4: Cho các cây lưỡng bội cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó
nguyên phân bình thường liên tiếp 6 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 1536 NST ở trạng thái chưa
nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố có 3 cặp NST xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm
đã tạo ra tối đa 2048 loại giao tử. Số lượng NST có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình
nguyên phân của hợp tử nói trên là:
A. 3n = 36 B. 2n = 24 C. 3n = 24 D. 2n = 16
Câu 5: Khi nói về cơ chế dịch mã, có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định sau?
1. Trên một phân tử mARN hoạt động của pôlixôm giúp tạo ra các chuỗi polipeptit khác loại
2. Khi dịch mã, riboxom dịch chuyển theo chiều 3’- 5’ trên phân tử mARN.
3. Với bộ ba UAG trên mARN thì tARN mang đối mã là AUX
4. Các chuỗi polipeptit sau dịch mã được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các cấu trúc
bậc cao hơn để trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học.
5. Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá
trình dịch mã tiếp theo.
A. 4. B. 0. C. 1. D. 3.
Câu 6: Hai gen A và B cùng nằm trên một nhóm gen liên kết cách nhau 40cM. Hai gen D và E cùng
nằm trên một nhóm gen liên kết cách nhau 20cM. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn.

Cho phép lai sau : , đời con xuất hiện kiểu hình có 3 tính trạng lặn, 1 tính trạng trội chiếm
tỉ lệ:
A. 3,58% B. 1,63%. C. 7,16% D. 3,26%
Câu 7: Cho biết mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể, alen A quy định hoa kép trội hoàn toàn so với alen a
quy định hoa đơn; Alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Trong một
quần thể đạt cân bằng di truyền, người ta đem giao phấn ngẫu nhiên một số cá thể thì thu được ở F 1 gồm
567 cây hoa kép, quả ngọt; 108 cây hoa kép, quả chua; 189 cây hoa đơn, quả ngọt; 36 cây hoa đơn, quả
chua.
Cho các phát biểu sau:
1. Tần số alen A bằng tần số alen a
2. Tần số alen B = 0,4
3. Nếu chỉ tính trong tổng số hoa đơn, quả ngọt ở F1 thì cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 3/7
4. Nếu đem tất cả cây hoa đơn, quả ngọt ở F 1 cho giao phấn ngẫu nhiên thì đời F2 xuất hiện loại kiểu hình hoa đơn, quả
chua chiếm tỉ lệ 4/49.
Số đáp án đúng là:
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 8: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân ly độc lập, alen trội là trội hoàn toàn và
không có đột biến xảy ra. Cho phép lai P: AaBbDdeeHh x AaBbDdEeHH. Theo lý thuyết, tỉ lệ cá thể có
kiểu hình 3 trội, 2 lặn ở đời con là:
A. 33/128 B. 9/256 C. 3/32 D. 9/32
Câu 9: Những mã di truyền nào sau đây có tính thoái hóa ?
A. 5'UUU3', 5'UGG3' B. 5'AUG3', 5'UGG3' C. 5'AAX3', 5'AXG3' D. 5'XAG3', 5'AUG3'
Câu 10: Bệnh bạch tạng ở người do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương
ứng quy định kiểu hình bình thường. Một cặp vợ chồng đều không bị bệnh nhưng em gái chồng, chị gái vợ
và mẹ vợ bị bệnh. Cho biết ngoài những người bị bệnh đã cho thì cả 2 bên gia đình không còn ai bị bệnh và
không phát sinh đột biến mới. Cặp vợ chồng này dự kiến sinh 2 người con, theo lý thuyết, xác suất cả 2
người con này là con trai, không bị bệnh và có kiểu gen đồng hợp là:
A. 1/32 B. 27/36 C. 4/9. D. 29/36
Câu 11: Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do gen nằm trên NST giới tính X quy định, tính trạng
chiều cao chân do gen nằm trên NST thường quy định, tính trạng màu mắt do gen nằm trong ti thể quy
định. Chuyển nhân từ tế bào của một con cái có màu lông vàng, chân cao, mắt trắng vào tế bào trứng mất
nhân của cơ thể cái lông đỏ, chân thấp, mắt đỏ tạo được tế bào chuyển nhân. Tế bào này có thể phát triển
thành cơ thể mang kiểu hình:
A. Cái, lông vàng, chân cao, mắt trắng. B. Đực, lông vàng, chân thấp, mắt trắng.
C. Đực, lông vàng, chân cao, mắt đỏ. D. Cái, lông vàng, chân cao, mắt đỏ.
Câu 12: Một gen bị đột biến mất 6 cặp nuclêôtit ở vị trí số 5, 18, 23, 50, 55, 62. Phân tử prôtêin bậc một
do gen đột biến điều khiển tổng hợp có đặc điểm:
A. Mất 2 axit amin và có tối đa 21 axit amin mới. B. Mất 2 axit amin và có tối đa 19 axit amin mới.
C. Mất 2 axit amin và có tối đa 20 axit amin mới. D. Mất 2 axit amin và có tối đa 18 axit amin mới.
Câu 13: Một loại bệnh ở người do một gen lặn trên NST thường quy định, alen trội tương ứng quy định
kiểu hình bình thường. Một cặp vợ chồng đều không bị bệnh nhưng chứa alen gây bệnh. Cặp vợ chồng này
dự kiến sinh hai người con. Theo lí thuyết, những nhận xét nào sau đây đúng?
1. Xác suất sinh 2 trai bình thường là 9/64
2. Xác suất sinh 2 gái bị bệnh là 9/64
3. Xác suất sinh 1 trai bình thường, 1 trai bị bệnh là 6/64
4. Xác suất sinh 1 trai bình thường, 1 gái bị bệnh là 6/64
5. Xác suất sinh 1 trai bình thường, 1 gái bình thường là 18/64
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 14: Xét các ví dụ sau đây, có bao nhiêu ví dụ phản ảnh sự mềm dẻo kiểu hình?
1. Lá của cây vạn niên thanh thường có rất nhiều đốm hoặc vệt màu trắng xuất hiện trên mặt lá xanh.
2. Trẻ em bị bệnh Phêninkêto niệu nếu áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường
3. Người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm thì sẽ bị viêm phổi, thấp khớp, suy thận, rối loạn tâm thần,
liệt...
4. Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng màu hoa biểu hiện tùy thuộc độ pH của môi trường
đất
5. Ở người, kiểu gen AA quy định hói đầu, kiểu gen aa quy định không hói đầu, kiểu gen Aa quy định
hói đầu ở nam và không hói đầu ở nữ
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 15: Phương pháp nào sau đây sẽ tạo ra được cá thể có mức phản ứng hoàn toàn giống dạng ban đầu?
A. Dung hợp tế bào trần để tạo tế bào lai, phát triển thành cây
B. Sử dụng kỹ thuật chuyển gen
C. Nuôi cấy hạt phấn và gây lưỡng bội hóa, phát triển thành cây
D. Nuôi cấy tế bào thực vật thành mô sẹo, phát triển thành cây
Câu 16: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n=8, trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có 2 alen.
Do đột biến trong loài đã xuất hiện 4 dạng thể ba tương ứng với 4 cặp nhiễm sắc thể. Theo lý thuyết, các
thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
A. 144 B. 432 C. 324 D. 216
Câu 17: Quy trình chắc chắn tạo ra dòng thuần chủng mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau là
A. Lai xa kèm theo đa bội hóa B. Tự thụ phấn qua
nhiều thế hệ
C. Nuôi cấy hạt phấn D. Dung hợp tế bào trần
Câu 18: Khi nói về bệnh Phêninkêtô niệu ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Bệnh Phêninkêtô niệu là do lượng axitamin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu
độc tế bào thần kinh.
2. Có thể phát hiện ra bệnh Phêninkêtô niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể
dưới kính hiển vi.
3. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin Phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở
nên khỏe mạnh hoàn toàn.
4. Bệnh Phêninkêtô niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit
amin Phêninalanin thành Tirôzin trong cơ thể.
5. Chọc dò dịch ối, sinh thiết tua nhau thai có thể phát hiện được bệnh Phêninkêtô niệu khi thai nhi còn nằm
trong bụng mẹ.
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 19: Ở một loài chim, xét 4 cặp gen nằm trên bốn cặp nhiễm sắc thể khác nhau, mỗi gen quy định một
tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Thực hiện phép lai P: AaBbDdX MXm x aaBbddXMY.
Theo lý thuyết, trong tổng số cá thể F1, con đực có kiểu hình giống mẹ chiếm tỷ lệ:
A. 9/64. B. 3/16. C. 3/32. D. 3/64
Câu 20: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy
định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen
trội A hoặc B cho quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen
có 2 alen quy định, alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả
dẹt, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F 1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả
tròn, hoa trắng : 3 cây quả dẹt, hoa trắng :1 cây quả tròn, hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ.
Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen nào của (P) sau đây phù hợp với kết quả trên?
A. B. C. D.
Câu 21: Có bao nhiêu kết luận đúng khi nói về gen ngoài nhân?
1. Trong quá trình di truyền, vai trò của bố mẹ như nhau và biểu hiện ra kiểu hình không đều ở 2 giới
2. Các gen ngoài nhân không được phân chia đều cho các tế bào con trong quá trình phân bào
3. Kết quả phép lai thuận và lai nghịch giống nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ
4. Tính trạng do gen ngoài nhân quy định vẫn tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc
di truyền khác
5. Các gen ngoài nhân luôn tồn tại theo cặp alen
A. 4 B. 5 C. 3 D. 2
Câu 22: Một gen chỉ huy tổng hợp 5 chuỗi pôlipeptit đã huy động từ môi trường nội bào 995 axit amin các
loại. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên có A= 100, U= 125. Gen đã cho bị đột biến dẫn đến hậu
quả tổng số nuclêôtit trong gen không thay đổi, nhưng tỉ lệ T/X bị thay đổi và bằng 59,57%. Đột biến trên
thuộc dạng nào sau đây?
A.  Thay thế một cặp A– T bằng một cặp G– X. B.  Thay thế một cặp G– X bằng một cặp A– T.
C.  Thay thế hai cặp A– T bằng hai cặp G– X. D.  Thay thế hai cặp G– X bằng hai cặp A– T.
Câu 23: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n = 24), nghiên cứu tế bào học hai cây thuộc loài này
người ta phát hiện tế bào sinh dưỡng của cây thứ nhất có 50 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm giống nhau
đang phân ly về hai cực của tế bào. Tế bào sinh dưỡng của cây thứ 2 có 23 nhiễm sắc thể kép đang xếp thành 1
hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Có thể dự đoán:
A. Cả hai tế bào đang ở kỳ giữa của nguyên phân.
B. Cây thứ nhất là thể một, cây thứ hai là thể ba
C. Cả 2 tế bào đang ở kỳ giữa của giảm phân
D. Cây thứ 2 có thể là thể một, cây thứ nhất có thể là thể ba
Câu 24: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do hai cặp gen (A;a, B;b) nằm trên hai cặp nhiễm sắc
thể cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp, trong đó cứ có 1 alen trội thì chiều cao cây tăng thêm
10cm; tính trạng màu hoa do một cặp gen quy định, trong đó alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với
alen d quy định hoa trắng. Cho phép lai P: AAaaBbbbDDdd x AAaaBBbbDddd thu được đời F 1. Biết rằng
cơ thể tứ bội giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội và giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường,
theo lý thuyết đời F1 có tối đa số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là:
A. 45 và 15 B. 45 và 7 C. 80 và 8 D. 80 và 16
Câu 25: Một tế bào sinh giao tử của gà có kiểu gen AaX Y giảm phân, giả sử cặp nhiễm sắc thể giới tính
b

không phân ly trong giảm phân I còn giảm phân II diễn ra bình thường. Loại giao tử có thể được tạo ra là:
A. AXbY hoặc a hoặc aXbY hoặc A B. AXb và aY
C. AaY hoặc aX b
D. AXbY và a hoặc aXbY và A.
Câu 26: Ở một loài thực vật alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa đỏ, alen B
quy định quả dài trội hoàn toàn so với alen b quy định quả tròn. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp
nhiễm sắc thể thường. Cho cây dị hợp về hai cặp gen trên thụ phấn với cây hoa tím, quả tròn thuần chủng.
Dự đoán nào sau đây về kiểu hình ở đời con là đúng?
A. Trong tổng số cây thu được ở đời con, số cây có kiểu hình hoa tím, quả tròn chiếm tỉ lệ 50%
B. Tất cả các cây thu được ở đời con đều có kiểu hình hoa tím, quả tròn
C. Đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen
D. Trong tổng số cây thu được ở đời con, số cây có kiểu hình hoa đỏ, quả tròn chiếm tỉ lệ 50%
Câu 27: Trong một quần thể động vật ngẫu phối, người ta thấy trên cặp nhiễm sắc thể số 1 có 1 gen có 3 alen;
trên cặp nhiễm sắc thể số 2 có 1 gen có 4 alen; trên cặp nhiễm sắc thể giới tính có 1 gen có 2 alen. Số kiểu gen
trong quần thể này là:
1. 300 2. 180 3. 540 4. 120 5. 420
Có bao nhiêu kết quả thỏa mãn về số kiểu gen trong quần thể nói trên?
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
Câu 28: Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai nhiễm sắc thể thuộc hai cặp tương
đồng số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lý
thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là
A. 1/6. B. 1/2. C. 1/8. D. 1/4.
Câu 29: Thực hiện phép lai: ♂ AaBbCcDdee x ♀ aaBbCCDdEE. Theo lí thuyết, tỉ lệ cá thể mang kiểu
hình khác với bố và mẹ ở đời con là bao nhiêu? Biết một gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn.
A. 25% B. 71,875%. C. 50%. D. 31,25%.
Câu 30: Một quần thể thực vật đang cân bằng di truyền có 36% cây hoa trắng. Biết rằng tính trạng hoa
trắng là lặn so với hoa đỏ. Chọn ngẫu nhiên 5 cây hoa đỏ từ quần thể cho ngẫu phối. Xác suất để thu được
đời con có 16% cây hoa trắng là bao nhiêu? Biết rằng không có đột biến xảy ra.
A. 32,9%. B. 4,25%. C. 39,55% D. 7,91%
Câu 31: Có 6 phân tử ADN tự nhân đôi số lần bằng nhau đã tổng hợp 372 mạch polinucleotit mới, lấy
nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là
A. 5 B. 3 C. 4 D. 6
Câu 32: Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng về nhân đôi ADN?
1. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’.
2. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’-5’.
3. Ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi ADN diễn ra hoàn toàn trong nhân tế bào.
4. Mạch mới được tổng hợp một cách gián đoạn (sợi ra chậm) có chiều tổng hợp ngược chiều với sự phát triển
của chạc nhân đôi.
5. Các mạch mới chỉ xoắn lại thành phân tử ADN con khi 2 mạch mới được tổng hợp xong hoàn toàn
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Câu 33: Cho hai cây có kiểu gen dị hợp tử hai cặp gen lai với nhau. Đời con thu được tỉ lệ kiểu hình 1:2:1.
Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
1. Bố, mẹ có thể có kiểu gen giống nhau hoặc khác nhau 4. Các gen có thể liên kết hoàn toàn
2. Hoán vị gen có thể chỉ xảy ra ở một giới 5. Đời con có thể có tối đa 9 loại kiểu gen
3. Hoán vị gen có thể xảy ra ở cả hai giới 6. Đời con có thể có tối thiểu 3 loại kiểu gen
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 34: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Xét
phép lai P: ♂Aa x ♀Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực đã xảy ra 1 loại đột biến gen, cơ
thể cái giảm phân bình thường. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh đã tạo
được các cây hoa trắng ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 30%. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cây hoa đỏ ở thế
hệ F1, cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ:

A. . B. . C. . D. .
Câu 35: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa vàng, alen a quy định hoa trắng. Một quần thể ban đầu có
cấu trúc di truyền là: 0,5AA + 0,2Aa + 0,3aa = 1. Người ta tiến hành thí nghiệm trên quần thể này qua 2 thế hệ.
Ở thế hệ thứ nhất (F1) được tỉ lệ phân ly kiểu hình là 21 cây hoa vàng: 4 cây hoa trắng. Ở thế hệ thứ 2 (F 2) tỉ lệ
phân ly kiểu hình là 18 cây hoa vàng: 7 cây hoa trắng. Biết rằng không có sự tác động của các yếu tố làm thay
đổi tần số alen của quần thể. Quá trình thí nghiệm này là:
A. Cho tự thụ phấn từ P đến F2 B. Cho P giao phấn và cho F1 tự thụ phấn
C. Cho P tự thụ phấn và cho F1 giao phấn. D. Cho giao phấn từ P đến F2
Câu 36: Cho các phát biểu sau:
1. Mã di truyền được đọc trên mARN theo chiều 3' → 5'.
2. Mã di truyền ở đa số các loài là mã gối nhau.
3. Có một số mã bộ ba đồng thời mã hóa cho 2 axit amin.
4. Mã di truyền có tính thoái hóa.
5. Tất cả các loài đều dùng chung bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
6. Sự thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác xảy ra ở cặp nucleotit thứ hai trong bộ ba sẽ có
thể dẫn đến sự thay đổi axit amin này bằng axit amin khác.
7. Mã thoái hóa phản ánh tính đa dạng của sinh giới.
Số phát biểu không đúng là:
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2
Câu 37: Quan sát một nhóm tế bào sinh tinh của một cơ thể ruồi giấm (2n=8) giảm phân bình thường,
người ta đếm được trong tất cả các tế bào này có tổng số 128 nhiễm sắc thể kép đang phân ly về hai cực
của tế bào. Số giao tử được tạo ra sau khi quá trình giảm phân kết thúc là:
A. 16 B. 32 C. 8 D. 64
Câu 38: Loại biến dị không được xếp cùng loại với các biến dị còn lại là
A. Biến dị tạo hội chứng Etuôt ở người
B. Biến dị tạo dưa hấu tam bội không hạt
C. Biến dị tạo thể mắt dẹt ở ruồi giấm
D. Biến dị tạo thể chứa 9 nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm
Câu 39: Ở một loài thú, alen B quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng; alen D
quy định mắt tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt dẹt, hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp
NST giới tính vùng không tương đồng trên X. Khi cho lai hai cơ thể mắt đỏ, tròn thì đời con thu được:
50% cái mắt đỏ, tròn; 17,5% đực mắt đỏ, dẹt; 17,5% đực mắt trắng, tròn; 7,5% đực mắt đỏ, tròn; 7,5% đực
mắt trắng, dẹt. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của cơ thể cái thế hệ P là:
A. XBDXbd; 30% B. XBDXbd; 15% C. XBdXbD; 30% D. XBdXbD; 15%
Câu 40: Ở một loài thực vật cho giao phấn cây hoa trắng thuần chủng với cây hoa đỏ thuần chủng được F 1:
100% cây hoa đỏ, cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng.
Cho tất cả các cây hoa vàng và hoa trắng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Theo lý thuyết, cây hoa trắng
ở F3 chiếm tỉ lệ:
A. 1/49 B. 9/49 C. 2/9 D. 1/9

Câu 41: Một cơ thể có kiểu gen giảm phân tạo ra 16 loại giao tử, trong đó loại giao tử AbDe
chiếm tỉ lệ 5%. Biết rằng không có đột biến, diễn biến quá trình sinh noãn và sinh hạt phấn giống nhau,
mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Nếu cho cơ thể trên tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu
gen dị hợp cả 4 cặp gen ở đời con là:
A. 8,1% B. 3,25% C. 6,5% D. 0,065%
Câu 42: Ở vi khuẩn E.Coli, giả sử có 6 chủng đột biến sau đây:
Chủng I: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin do gen này quy
định tổng hợp.
Chủng II: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức
năng.
Chủng III: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã.
Chủng IV: Đột biến ở gen cấu trúc A làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức
năng.
Chủng V: Đột biến ở vùng khởi động P của Operon làm cho vùng này bị mất chức năng.
Chủng VI: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức
năng.
Khi môi trường có đường Lactozơ, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã?
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 43: Cho các bào quan sau ở tế bào nhân thực:
1. Nhân tế bào 2. Lưới nội chất hạt 3. Lưới nội chất trơn
4. Ti thể 5. Lục lạp 6. Lizoxom
Có bao nhiêu bào quan chứa axit nucleic?
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6
Câu 44: Tế bào của 1 thai nhi chứa 47 nhiễm sắc thể và quan sát thấy hai thể Barr. Có thể dự đoán rằng
A. Chưa thể biết được giới tính của thai nhi.
B. Thai nhi có thể mắc hội chứng Đao khi chào đời.
C. Thai nhi sẽ phát triển thành bé gái không bình thường.
D. Thai nhi sẽ phát triển thành bé trai không bình thường.
Câu 45: Có bao nhiêu phát biểu đúng về gen cấu trúc?
1. Gen là một đoạn của phân tử ADN hoặc ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hoặc
một phân tử ARN
2. Gen ở sinh vật nhân thực có dạng thẳng
3. Sản phẩm phiên mã của gen chỉ gồm tARN và mARN.
4. Gen ở sinh vật nhân sơ có dạng vòng.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 46: Cho các phát biểu sau về đột biến gen:
1. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột
biến gen dạng thêm hoặc mất một cặp nucleôtit.
2. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế một cặp nucleôtit thường làm thay đổi ít nhất
thành phần axit amin của chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp.
3. Đột biến gen xảy ra sẽ truyền lại cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính
4. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
5. Dưới tác động của cùng một tác nhân đột biến với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở
các gen là bằng nhau.
Số phát biểu không đúng là:
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 47: Trong các giống cây trồng sau đây có mấy giống cây trồng có thể áp dụng phương pháp gây đột biến
tạo thể đa bội lẻ?
1. Mía 2. Ngô 3. Dâu tằm 4. Dưa hấu 5. Đậu tương 6. Khoai lang 7. Nho 8. Củ cải đường
A. 6 B. 7 C. 5 D. 4
Câu 48: Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người. Biết rằng bệnh do một trong hai alen của
một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu
sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Bệnh được quy định bởi alen lặn nằm trên nhiễm sắc
thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y
2. Có 25 người trong phả hệ này xác định được chính xác
kiểu gen.
3. Có nhiều nhất 19 người trong phả hệ này có kiểu gen
đồng hợp tử.
4. Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có
kiểu gen đồng hợp tử
5. Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều
không mang alen gây bệnh.
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 49: Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
1. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường theo lí thuyết có thể tạo ra tối đa 4
loại giao tử.

2. Một tế bào sinh trứng có kiểu gen giảm phân bình thường tạo ra 1 loại giao tử.

3. Hai tế bào sinh tinh của ruồi giấm có kiểu gen giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa 4 loại
giao tử.
4. Ba tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa 8 loại giao tử.

5. Bốn tế bào sinh dục của ruồi giấm có kiểu gen giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa 8
loại giao tử.
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 50: Cho các quần thể có thành phần kiểu gen như sau
1. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1
2. 0,2AA + 0,5Aa + 0,3aa = 1
3. 0,08XBXB + 0,24XBXb + 0,18XbXb + 0,2XBY + 0,3XbY = 1
4. 100%Aa
5. 0,01A1A1 + 0,06A1A2 + 0,12A1a + 0,04A2A2 + 0,49aa + 0,28A2a = 1
Có bao nhiêu quần thể đã cân bằng di truyền?
A. 3 B. 1. C. 4 D. 2

 HẾT 
SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2017-2018

ĐÁP ÁN MÔN SINH HỌC

Mỗi câu đúng: 0,4 điểm


Câu hỏi Mã đề Mã đề Mã đề Mã đề Ghi chú
104 204 304 404
1 C D D B
2 C D D C
3 B A C B
4 A D D C
5 D D B C
6 B A D D
7 B D A C
8 C B B D
9 A B A C
10 B A D A
11 D B A D
12 C B A D
13 A C A B
14 A C C A
15 B C A D
16 D D C B
17 C D B A
18 B A A D
19 B B D C
20 D C C A
21 D B C D
22 C C B A
23 D C D D
24 C D A D
25 D C D A
26 B A B A
27 C D B D
28 A A D D
29 A B D B
30 D A C C
31 A C C A
32 C B A B
33 B D B B
34 B B C C
35 D C C B
36 C C D B
37 A A A D
38 A D D C
39 D D C C
40 C B C B
41 A A B C
42 A B B B
43 D C B A
44 C A A C
45 D A B A
46 A C A A
47 B A C A
48 A B C B
49 B B D C
50 A B B D
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH
HƯNG YÊN NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn thi: SINH HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 02 trang)

Câu 1 (2,5 điểm).


Em hãy cho biết:
a. Nguyên tắc bổ sung là gì?
b. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cấu trúc di truyền?
c. Trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền, nếu nguyên tắc bổ sung bị vi phạm có thể gây ra hậu
quả gì?
Câu 2 (3,0 điểm).
a. Nêu các đặc trưng của ADN.
b. Phân tử ADN mạch kép có thể bị biến tính bởi nhiệt độ, nhiệt độ mà tại đó 2 mạch của ADN tách
nhau ra thành hai mạch đơn gọi là nhiệt độ biến tính (nhiệt độ nóng chảy). Các phân tử ADN mạch kép sau
đây có cùng chiều dài, hãy sắp xếp theo thứ tự nhiệt độ biến tính giảm dần của các ADN và giải thích. Biết:
ADN1 có 20%A, ADN2 có 35%G, ADN3 có 15%X, ADN4 có 40%T, ADN5 có 10%T.
c. Ở Opêron Lac, nếu đột biến điểm xảy ra ở vùng khởi động, vùng vận hành, gen cấu trúc có thể ảnh
hưởng như thế nào tới quá trình phiên mã?
Câu 3 (2,5 điểm).
a. Bộ nhiễm sắc thể của các loài được đặc trưng bởi những yếu tố nào?
b. Các cơ chế nào giúp duy trì tính ổn định của bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội qua các thế hệ cơ thể?
c. Khi quan sát tiêu bản tế bào của một con châu chấu, người ta đếm được tổng số 23 nhiễm sắc thể. Có
thể rút ra kết luận gì? Mô tả cơ chế hình thành con châu chấu nói trên.
Câu 4 (3,0 điểm).
a. Sự trao đổi chéo giữa các crômatít xảy ra ở thời điểm nào trong quá trình phân bào? Trong giảm phân,
sự trao đổi chéo có thể dẫn đến những kết quả nào?
b. Trong các tế bào sinh dưỡng của một người đều có bộ nhiễm sắc thể 44A+XXY. Hãy nêu đặc điểm
và cơ chế hình thành cơ thể nói trên.
Câu 5 (3,0 điểm).
Ở ruồi giấm, xét các cá thể có kiểu gen XMXm và XMY.
a. Theo dõi 1000 tế bào sinh dục của ruồi cái giảm phân, người ta thấy có 200 tế bào xảy ra trao đổi

chéo ở cặp , các cặp khác không có sự thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể. Hãy xác định tần số hoán vị
gen (trao đổi chéo).
b. Quá trình giảm phân của các cơ thể trên nếu không xảy ra đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại
giao tử?
c. Nếu cho hai cá thể có kiểu gen nói trên lai với nhau, theo lí thuyết có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại
kiểu gen, kiểu hình ở đời con? Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và trội lặn hoàn toàn.
Câu 6 (2,5 điểm).
Tính trạng nhóm máu ở người do 1 gen gồm 3 alen: IA, IB, IO quy định.
Kiểu gen IAIA, IA IO quy định nhóm máu A
Kiểu gen IBIB, IB IO quy định nhóm máu B
Kiểu gen IAIB, quy định nhóm máu AB
Kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O
a. Một trẻ có nhóm máu O và một trẻ có nhóm máu A được sinh ra bởi 2 cặp vợ chồng khác nhau. Cặp
vợ chồng thứ nhất người chồng nhóm máu A, vợ nhóm máu B. Cặp vợ chồng thứ hai người chồng nhóm
máu O, vợ nhóm máu AB. Hãy cho biết mỗi đứa trẻ nói trên được sinh ra bởi cặp vợ chồng nào? Giải
thích.
b. Ở một cộng đồng người đang cân bằng di truyền có 49% người nhóm máu O, 32% người nhóm máu
A, 15% người nhóm máu B, 4% người nhóm máu AB. Hãy xác định:
- Tỉ lệ các loại kiểu gen của cộng đồng này.
- Khả năng một cặp vợ chồng trong cộng đồng này đều nhóm máu A sinh được hai người con cùng
nhóm máu nhưng khác nhau về giới tính.
Câu 7 (2,0 điểm).
Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, quá trình giảm phân và thụ tinh
diễn ra bình thường. Xét phép lai P: AaBbDDEe x AaBbDdEe, hãy xác định:
a. Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở đời con.
b. Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 2 tính trạng trội ở đời con.
c. Tỉ lệ kiểu gen chứa 2 cặp gen đồng hợp ở đời con.
d. Tỉ lệ kiểu gen có chứa 3 alen trội ở đời con.
Câu 8 (1,5 điểm).
Ở một loài thực vật, khi lai giữa 2 cơ thể thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng đời con F 1 thu được 100% cây
hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn đời con F2 thu được tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Có thể giải thích kết quả
trên như thế nào? Viết sơ đồ lai minh họa.

-----------------------Hết-----------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:.....................................................; Số báo danh...........................


Chữ kí của cán bộ coi thi: .............................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THPT
HƯNG YÊN NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn thi: Sinh học
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM


(Gồm có 7 trang)

Câu Nội dung Điểm


1 Em hãy cho biết: 2,5
a. Nguyên tắc bổ sung là gì?
b. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cấu trúc di truyền?
c. Trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền, nếu nguyên tắc bổ sung bị vi
phạm có thể gây ra hậu quả gì?
a. Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc kết cặp giữa các bazơ nitric(nuclêôtít). Trong đó
một Purin (bazơ kích thước lớn) bổ sung với một pirimidin (bazơ kích thước nhỏ), A 0,5đ
liên kết với T hoặc U bởi 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bởi 3 liên kết hiđrô.
b. Trong cấu trúc di truyền nguyên tắc bổ sung được thể hiện:
- Trong cấu trúc của phân tử ADN
+ A mạch này chỉ liên kết với T mạch kia = 2 liên kết hiđrô. 0,5đ
+ G mạch này chỉ liên kết với X mạch kia = 3 liên kết hiđrô.
- Trong cấu trúc của phân tử tARN, rARN
+ A liên kết với U = 2 liên kết hiđrô. 0,5đ
+ G liên kết với X = 3 liên kết hiđrô.
c. Trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền, nếu nguyên tắc bổ sung bị vi phạm có
thể gây ra hậu quả:
- Trong cơ chế nhân đôi của phân tử ADN
+ Nếu sự bắt cặp sai xảy ra trong cấu trúc của gen thì dẫn đến đột biến gen.
+ Nếu sự bắt cặp sai xảy ra ở các trình tự nối hoặc đầu mút,... thì không gây ra đột 0,25đ
biến gen mà chỉ làm biến đổi ADN. 0,25đ
- Trong quá trình phiên mã sự bắt cặp sai giữa các nuclêôtít dẫn đến tạo ra các ARN
đột biến. 0,25đ
- Trong cơ chế dịch mã nếu có sự đối mã sai của các tARN và mARN thì có thể tạo
ra các pôlipéptít đột biến. 0,25đ
2 a. Nêu các đặc trưng của ADN. 3,0đ
b. Phân tử ADN mạch kép có thể bị biến tính bởi nhiệt độ, nhiệt độ mà tại đó 2
mạch của ADN tách nhau ra thành hai mạch đơn gọi là nhiệt độ biến tính (nhiệt
độ nóng chảy). Các phân tử ADN mạch kép sau có cùng chiều dài, hãy sắp xếp
theo thứ tự nhiệt độ biến tính giảm dần của các ADN và giải thích. Biết: ADN 1 có
20%A, ADN2 có 35%G, ADN3 có 15%X, ADN4 có 40%T, ADN5 có 10%T.
c. Ở Opêron Lac, nếu đột biến điểm xảy ra ở vùng khởi động, vùng vận hành, gen
cấu trúc có thể ảnh hưởng như thế nào tới quá trình phiên mã?
a. Các đặc trưng của ADN.
- Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nuclêôtít. 0,25đ
- Hàm lượng ADN. 0,25đ
AT
0,25đ
- Tỉ lệ G  X .
0,25đ
- Dạng ADN mạch thẳng hay mạch vòng, mạch đơn hay mạch kép.
0,25đ
- Chỉ số ADN (trình tự lặp lại các nuclêôtít ở vùng không mã hóa)
b. - Thứ tự nhiệt độ biến tính giảm dần của các ADN :
0,25đ
ADN5  ADN2  ADN1  ADN3 ADN4
- Giải thích :
+ Các phân tử ADN có cùng chiều dài  Có cùng số nuclêôtít số liên kết hiđrô
0,25đ
phụ thuộc vào tỉ lệ nuclêôtít. Nếu tỉ lệ A(T) càng cao thì số liên kết hiđrô càng ít và
ngược lại.
+ Phân tử ADN có càng nhiều liên kết hiđrô thì nhiệt độ biến tính càng cao và ngược
0,25đ
lại.
+ Số liên kết H2 của các phân tử ADN trên xếp theo thứ tự giảm dần:
0,25đ
ADN5  ADN2  ADN1  ADN3 ADN4. Vậy thứ tự nhiệt độ biến tính giảm dần
của các ADN : ADN5  ADN2  ADN1  ADN3 ADN4
c.
- Đột biến xảy ra ở vùng (P) có thể làm tăng cường, giảm bớt hoặc làm mất khả năng
0,25đ
phiên mã của Opêron
- Đột biến ở vùng vận hành (O) làm prôtêin ức chế không bám được vào sẽ làm cho
0,25đ
Opêron phiên mã liên tục ngay cả khi môi trường không có lactôzơ.
- Đột biến xảy ra ở vùng gen cấu trúc không làm ảnh hưởng đến phiên mã mà chỉ có
0,25đ
thể ảnh hưởng đến dịch mã.
3 a. Bộ nhiễm sắc thể của các loài được đặc trưng bởi những yếu tố nào? 2,5đ
b. Các cơ chế nào giúp duy trì tính ổn định của bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội qua
các thế hệ cơ thể?
c. Khi quan sát tiêu bản tế bào của một con châu chấu, người ta đếm được tổng số
23 nhiễm sắc thể. Có thể rút ra kết luận gì? Mô tả cơ chế hình thành con châu
chấu nói trên
a. Bộ nhiễm sắc thể của các loài được đặc trưng bởi những yếu tố
- Số lượng NST: Các loài khác nhau thường có số lượng nhiễm sắc thể khác nhau. Ví 0,25đ
dụ ruồi giấm 2n = 8, ruồi nhà 2n = 12, tinh tinh 2n = 48…
- Hình thái NST: Bộ nhiễm sắc thể của các loài khác nhau bởi hình dạng và kích 0,25đ
thước của các nhiễm sắc thể. Ví dụ hình hạt, hình que, hình chữ V với kích thước khác
nhau.
- Cấu trúc NST: Khác nhau về thành phần gen và trình tự sắp xếp của các gen trên 0,25đ
NST. Đây là đặc trưng quan trọng nhất của bộ nhiễm sắc thể.
b. Các cơ chế nào giúp duy trì tính ổn định của bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội qua các thể
hệ cơ thể 0,25đ
- Đối với các loài sinh sản vô tính : Cơ chế nguyên phân.
- Đối với các loài sinh sản hữu tính : Cơ chế giảm phân + thụ tinh + nguyên phân. 0,25đ
c.
- Ở châu chấu con cái có số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là 2n = 24 (cặp nhiễm sắc 0,25đ
thể giới tính XX) trong khi con đực có số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là 23 (cặp
nhiễm sắc thể giới tính XO).
- Tiêu bản tế bào đó có thể là con châu chấu đực bình thường hoặc con châu chấu cái 0,5đ
bị đột biến thể một nhiễm (2n – 1).
- Cơ chế hình thành con đực 0,25đ
- Cơ chế hình thành con cái 2n – 1 là do trong quá trình giảm phân ở bố hoặc mẹ đã
xảy ra rối loạn phân li ở một cặp nhiễm sắc thể tạo ra giao tử thiếu một nhiễm sắc thể 0,25đ
(n – 1), giao tử đột biến kết hợp với giao tử bình thường tạo nên thể đột biến.
Chú ý: HS có thể viết sơ đồ nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
4 a. Sự trao đổi chéo giữa các crômatít xảy ra ở thời điểm nào trong quá trình phân 3,0đ
bào? Trong giảm phân, sự trao đổi chéo có thể dẫn đến những kết quả nào?
b. Trong các tế bào sinh dưỡng của một người đều có bộ nhiễm sắc thể 44A+XXY.
Hãy nêu đặc điểm và cơ chế hình thành cơ thể nói trên.
a.
- Sự trao đổi chéo giữa các crômatít thông thường xảy ra ở kì đầu của giảm phân I giữa 0,25đ
2 trong 4 crômatít khác nguồn của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng.
- Đôi khi sự trao đổi chéo có thể xảy ra ở kì đầu của nguyên phân hoặc kì sau giảm 0,25đ
phân II.
- Nếu trao đổi chéo cân giữa các các cặp NST đồng hợp thì không ảnh hưởng gì. 0,25đ
- Nếu trao đổi chéo cân giữa các crômatít dẫn đến hoán vị gen. 0,25đ
- Nếu trao đổi chéo không cân giữa các crômatít khác nguồn trong cặp tương đồng dẫn 0,25đ
đến đột biến lặp đoạn và mất đoạn.
- Nếu trao đổi chéo giữa các crômatít của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau 0,25đ
dẫn đến đột biến chuyển đoạn (có thể có mất đoạn).
b.
- Người có bộ nhiễm sắc thể 44A + XXY là người mắc hội chứng claiphentơ có đặc
điểm biểu hiện: giới tính nam, người gầy, thân cao không bình thường, tinh hoàn không 0,5đ
phát triển, khó có con.
- Cơ chế hình thành
+ Do rối loạn giảm phân I hoặc giảm phân II ở cặp nhiễm sắc thể giới tính của mẹ tạo 0,5đ
giao tử XX, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường chứa Y của bố tạo ra thể đột
biến.
+ Do rối loạn phân li trong giảm phân I của cặp nhiễm sắc thể giới tính của bố tạo giao 0,5đ
tử chứa XY, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường của mẹ tạo ra thể đột biến.
Chú ý: HS có thể viết sơ đồ nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
5 3,0đ

Ở ruồi giấm, xét các cá thể có kiểu gen XMXm và XMY.


a. Theo dõi 1000 tế bào sinh dục của ruồi cái giảm phân, người ta thấy có 200 tế

bào xảy ra trao đổi chéo ở cặp , các cặp khác không có sự thay đổi cấu trúc
nhiễm sắc thể. Hãy xác định tần số hoán vị gen (trao đổi chéo).
b. Quá trình giảm phân của các cơ thể trên nếu không xảy ra đột biến có thể tạo
ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
c. Nếu cho hai cá thể có kiểu gen nói trên lai với nhau, theo lí thuyết có thể tạo ra
tối đa bao nhiêu loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con? Biết rằng mỗi gen quy định
một tính trạng và trội lặn hoàn toàn.
a.
- 1000 tế bào sinh trứng khi giảm phân cho 1000 trứng.
- 200 tế bào xảy ra trao đổi chéo theo lí thuyết có thể tạo ra 100 giao tử liên kết, 100
giao tử hoán vị. 0,5đ

- Tần số hoán vị gen là: × 100% = 10%


b.
- Ở ruồi giấm hoán vị gen chỉ xảy ra trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở con cái, 0,25đ
không xảy ra ở con đực.
- Một cặp nhiễm sắc thể khi giảm phân không xảy ra trao đổi chéo có thể cho tối đa 2 0,25đ
loại giao tử, xảy ra trao đổi chéo có thể cho tối đa 4 loại giao tử.
0,25đ

- Cơ thể cái có kiểu gen XMXm giảm phân cho tối đa 4x4x4x2 = 128 loại
giao tử.
0,25đ

- Cơ thể đực có kiểu gen XMY giảm phân cho tối đa 2×2×2×2 = 16 loại
giao tử.
c.
0,25đ
Xét cặp x theo lý thuyết tạo ra 7 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình.
0,25đ
Xét cặp x theo lý thuyết tạo ra 7 loại kiểu gen, 3 loại kiểu hình.
0,25đ

Xét cặp x theo lý thuyết tạo ra 7 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình. 0,25đ
Xét cặp XMXm x XMY theo lý thuyết tạo ra 4 loại kiểu gen, 3 loại kiểu hình (tính cả tính
trạng giới tính).

Xét chung các cặp nhiễm sắc thể phép lai XMXm và XMY tạo 0,5đ
ra tối đa 7×7×7×4 = 1372 loại kiểu gen, 4×3×4×3 = 144 loại kiểu hình.
Chú ý: HS làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
6 Tính trạng nhóm máu ở người do 1 gen gồm 3 alen: IA, IB, IO quy định. 2,5đ
Kiểu gen IAIA, IA IO quy định nhóm máu A
Kiểu gen IBIB, IB IO quy định nhóm máu B
Kiểu gen IAIB, quy định nhóm máu AB
Kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O
a. Một trẻ có nhóm máu O và một trẻ có nhóm máu A được sinh ra bởi 2 cặp vợ
chồng khác nhau. Cặp vợ chồng thứ nhất người chồng nhóm máu A, vợ nhóm
máu B. Cặp vợ chồng thứ hai người chồng nhóm máu O, vợ nhóm máu AB. Hãy
cho biết mỗi đứa trẻ nói trên được sinh ra bởi cặp vợ chồng nào? Giải thích.
b. Ở một cộng đồng người đang cân bằng di truyền có 49% người nhóm máu O,
32% người nhóm máu A, 15% người nhóm máu B, 4% người nhóm máu AB. Hãy
xác định:
- Tỉ lệ các loại kiểu gen của cộng đồng này.
- Khả năng một cặp vợ chồng trong cộng đồng này đều nhóm máu A sinh được
hai người con cùng nhóm máu nhưng khác nhau về giới tính.
a.
- Đứa trẻ nhóm máu O là con của người chồng nhóm máu A và vợ nhóm máu B. Đứa 0,25đ
trẻ nhóm máu A là con của người chồng nhóm máu O và vợ nhóm máu AB.
- Giải thích:
+ Người con nhóm máu O có kiểu gen IOIO nhận một IO từ bố và một IO từ mẹ. 0,25đ
+ Người vợ của cặp vợ chồng 2 có nhóm máu AB nên không thể cho I O nên không thể
sinh con nhóm máu O  người con nhóm máu O được sinh ra bởi cặp vợ chồng 1, 0,25đ
người con nhóm máu A là con của cặp vợ chồng 2.
b.
Gọi tần số các alen IA, IB, IO lần lượt là p, q, r (p+q+r = 1).
- Quần thể đang cân bằng di truyền thỏa mãn (p IA + q IB + r IO)2 =1.
 p2 IAIA + 2pr IA IO + q2 IBIB + 2qr IB IO + 2pq IAIB + r2 IOIO = 1 0,25đ
 người nhóm máu O có r2 = 0,49  r = 0,7.
Mặt khác p2 IAIA + 2pr IA IO = 0,32  p = 0,2  q = 0,1. 0,25đ
- Tỉ lệ các loại kiểu gen là
0,04 IAIA + 0,28 IA IO + 0,01 IBIB + 0,14 IB IO + 0,04 IAIB + 0,49 IOIO = 1. 0,25đ
- Người có nhóm máu A có tỉ lệ kiểu gen 0,04 IAIA : 0,28 IA IO ↔ 1/8 IAIA và 7/8 IA IO. 0,25đ
+ Khả năng sinh hai con cùng nhóm máu là

×1×12 + × ×12 + × ×( × + × )= 0,25đ

+ Khả năng sinh hai con không cùng giới tính là 1 - - =


0,25đ
 Khả năng sinh hai con cùng nhóm máu nhưng khác giới tính là

× = = 0,3564. 0,25đ
Chú ý: HS làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
7 Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, quá trình 2,0đ
giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường. Xét phép lai P: AaBbDDEe x
AaBbDdEe, hãy xác định:
a. Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở đời con.
b. Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 2 tính trạng trội ở đời con.
c. Tỉ lệ kiểu gen chứa 2 cặp gen đồng hợp ở đời con.
d. Tỉ lệ kiểu gen có chứa 3 alen trội ở đời con.
Ta có: + Aa x Aa  TLKG 1/4AA : 1/2Aa : 1/2aa, TLKH : 3/4A- : 1/4aa.
+ Bb x Bb  TLKG 1/4BB : 1/2Bb : 1/2bb, TLKH : 3/4B- : 1/4bb.
+ DD x Dd  TLKG 1/2DD : 1/2Dd, TLKH : 1D-.
+ Ee x Ee  TLKG 1/4EE : 1/2Ee : 1/2ee, TLKH :3/4E- : 1/4ee.
a.
+ Cặp DD x Dd luôn cho đời con có kiểu hình trội nên tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng 0,5đ

trội, một tính trạng lặn là C23× × × = .


b. Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 2 tính trạng trội ở đời con
+ Cặp DD x Dd luôn cho đời con có kiểu hình trội nên 0,5đ

+ Khả năng đời con có kiểu hình mang 3 tính trạng lặn là × × =

 Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 2 tính trạng trội là 1 - = .


c. Tỉ lệ kiểu gen chứa 2 cặp gen đồng hợp là
0,5đ
( DD× × × × ) + ( Dd × × × × ) = .
d. Phép lai trên cho đời con có tối đa 8 alen trội trong kiểu gen nhưng trong mỗi kiểu
0,5đ
gen luôn có ít nhất 1 alen D  tỉ lệ cơ thể có 3 alen trội là ×( ) = 7
.
Chú ý: HS làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
8 Ở một loài thực vật, khi lai giữa 2 cơ thể thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng đời con 1,5đ
F1 thu được 100% cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn đời con F2 thu được tỉ lệ 3
hoa đỏ : 1 hoa trắng. Có thể giải thích kết quả trên như thế nào? Viết sơ đồ lai
minh họa.
Theo đề ta có P thuần chủng khác nhau  F1 đồng nhất 1 kiểu gen dị hợp, F2 có tỉ lệ 3
đỏ : 1 trắng  F1 cho 2 loại giao tử. 0,5đ
- Trường hợp 1: Tính trạng do một cặp gen quy định, trội lặn hoàn toàn và di truyền
theo qui luật phân li của MenĐen. 0,25đ
- Sơ đồ lai: 0,25đ
- Trường hợp 2: Tính trạng do 2 cặp gen quy định, nằm trên cùng một nhiễm sắc thể và 0,25đ
liên kết hoàn toàn (Có thể tương tác bổ sung hoặc tương tác cộng gộp)
- Sơ đồ lai: 0,25đ
HS làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2017 - 2018

ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC - Lớp: 12 THPT


Phần trắc nghiệm - Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề thi gồm: 06 trang)
Mã đề thi
132
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................

Câu 1: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n=24), nghiên cứu tế bào học hai cây thuộc loài
này, người ta phát hiện tế bào sinh dưỡng của cây thứ nhất có 50 nhiễm sắc thể đơn hia thành 2 nhóm giống
nhau đang phân li về hai cực của tế bào. Tế bào sinh dưỡng của cây thứ hai có 23 nhiễm sắc thể kép đang xếp
thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Có thể dự đoán:
A. cây thứ nhất là thể một, cây thứ hai là thể ba.
B. cây thứ nhất có thể là thể ba, cây thứ hai có thể là thể một.
C. cả hai tế bào đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân.
D. cả hai tế bào đang ở kì giữa của quá trình giảm phân.
Câu 2: Khi lai hai thứ lúa thuần chủng cây cao, hạt tròn với cây thấp hạt dài người ta thu được F1 đồng loạt
cây cao, hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn, kết quả F2 thu được 12000 cây gồm 4 kiểu hình, trong đó có 480 cây
thấp, hạt tròn. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong quá trình
giảm phân ở tế bào sinh noãn và tế bào sinh hạt phấn giống nhau.
Có bao nhiêu kết luận đúng trong những kết luận sau ?
(1) Tỉ lệ kiểu gen ở F2 giống kiểu gen của F1 là 18% ; (2) Tỉ lệ kiểu hình cây thấp, hạt dài ở F2 là 21%.
(3) Tỉ lệ kiểu hình cây cao, hạt dài ở F2 là 56% ; (4) F2 thu được 16 tổ hợp, 9 kiểu gen.
(5) F1 giảm phân cả hai bên đều xảy ra hoán vị gen với tần số bằng nhau (f=40%).
A. 4. B. 3. C. 6 D. 1.
Câu 3: Ở một loài thực vật tự thụ phấn, xét 3 gen không alen, mỗi gen có 2 alen (trội và lặn) phân li độc
lập, tương tác cộng gộp quy định chiều cao cây, cứ 1 alen trội cao thêm 10 cm. Cho cây thấp nhất giao
phấn với cây cao nhất ở thế hệ F 1 các cây đều có chiều cao 150 cm. Cho F 1 tự thụ phấn để tạo ra thế hệ F 2.
Hãy xác định tỉ lệ phần trăm cây có chiều cao 160 cm ở F2.
A. 4,69%. B. 18,75%. C. 23,44%. D. 100%.
Câu 4: Khi nói về vai trò của thể truyền plasmit trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, có bao
nhiêu phát biểu sau đây là đúng ?
(1) Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.
(2) Nếu không có thể truyền plasmit thì tế nhận không phân chia được.
(3) Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được gắn vào ADN vùng nhân của tế bào nhận.
(4) Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 5: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy
định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp
nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy
định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai
cho F1 có kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 3,75%. Tính theo lí
thuyết, tỉ lệ ruồi đực F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là
A. 15%. B. 7,5%. C. 5%. D. 2,5%.
Câu 6: Ở cà chua biến đổi gen, quá trình chín của cây bị chậm lại nên có thể vận chuyển đi xa hoặc để lâu
mà không bị hỏng. Nguyên nhân của hiện tượng này là
A. gen sản sinh ra êtilen đã bị bất hoạt. B. gen sản sinh ra êtilen đã được hoạt hóa.
C. cà chua này đã được chuyển gen kháng virus. D. cà chua này là thể đột biến.
Câu 7: Ở một loài thực vật, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn và không có đột biến xảy
ra. Trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình?
(1) AaBb x AaBb.
(2) Aabb x aaBb.
(3) Aabb x Aabb.
AB Ab
x
(4) ab aB (các gen liên kết hoàn toàn).
Ab Ab
x
(5) aB aB (các gen liên kết hoàn toàn).
Ab Ab
Dd Dd
(6) aB x aB (các gen liên kết hoàn toàn).
A. 2. B. 5. C. 4. D. 6.
Câu 8: Nhóm động vật nào sau đây không có ống tiêu hóa?
A. Giun đất, trùng roi, trùng giày. B. Thủy tức, giun đất, trùng roi.
C. Giun đất, thủy tức, trùng giày. D. Trùng roi, trùng giày, thủy tức.
Câu 9: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi
bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến
khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là
A. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
B. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
C. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
D. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
Câu 10: Cho các nhận định sau:
(1) Xuất hiện ngẫu nhiên, vô hướng.
(2) Quy định chiều hướng tiến hóa.
(3) Tác động không phụ thuộc vào kích thước quần thể
(4) Làm nghèo vốn gen của quần thể.
(5) Làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(6) Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng xác định.
(7) Đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Có bao nhiêu nhận định là đặc điểm chung của nhân tố chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu
nhiên?
A. 4. B. 2. C. 6. D. 5.
Câu 11: Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được
giải thích bằng chuổi các sự kiện nào sau đây?
1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n.
2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n.
3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội.
5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
A. 4 → 3 → 1 B. 5 → 1 → 4 C. 3 → 1 → 4 D. 1 → 3 → 4
Câu 12: Cho phả hệ:

Phụ nữ có đặc tính di truyền này


Nam giới có đặc tính di truyền này

Trong số các kiểu di truyền dưới đây, kiểu nào phù hợp với tính trạng di truyền ở phả hệ trên ?
I. Trội liên kết với NST thường. II. Lặn liên kết với NST thường.
III. Trội liên kết với NST giới tính. IV. Lặn liên kết với NST giới tính.
A. I. B. II. C. I hoặc II. D. II hoặc III.
Câu 13: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Đột biến thay thế một cặp nucleotit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nucleotit.
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A. (1), (3), (5). B. (2), (4), (5) C. (1), (2), (3) D. (2), (3), (5)
Câu 14: Khi lai 2 cây thuần chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản quả tím, dài, hoa trắng với
quả vàng, tròn, hoa đỏ được F1 đồng loạt quả tím, tròn, hoa đỏ. Cho F 1 giao phấn với nhau ở F2 thu tỉ lệ:
45% cây quả tím, tròn, hoa đỏ ; 25% cây quả vàng, tròn, hoa đỏ ; 20% cây quả tím, dài, hoa trắng ; 5% cây
quả tím, tròn, hoa trắng ; 5% cây quả tím, dài, hoa đỏ. Biết một gen quy định một tính trạng, cấu trúc
nhiễm sắc thể của hạt phấn không thay đổi trong giảm phân. Kiểu gen của F1 là
Abd Abd Abd Abd
A. aBD x aBD ; f(D-d) =20%. B. aBD x aBD ; f(A-a) =10%.
BD BD AB AB
Dd Dd
C. Aa bd x Aa bd ; f =20% D. ab x ab ; f =20%.
Câu 15: Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Phép
lai P: BB x bb, thu được các hợp tử F 1. Sử dụng dung dịch cônsixin tác động lên các hợp tử F 1, sau đó cho
phát triển thành cây F1. Cho các cây F1 tứ bội tự thụ phấn thu được F 2. Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ
sinh ra các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Chọn một cây hoa đỏ ở F 2 cho tự thụ phấn thì xác suất
chọn được cây cho đời con 100% hoa đỏ là bao nhiêu?
A. 1/35. B. 9/35. C. 1/4. D. 1/36.
Câu 16: Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng về các yếu tố ngẫu nhiên?
(1) Làm thay đổi đột ngột tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến
hóa.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi và một alen có
hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể .
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm
A. 4 B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 17: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec về thành phần kiểu gen quy định kiểu
cánh. Trong đó tỉ lệ cá thể cánh xẻ chiếm 12,25%. Biết rằng tính trạng cánh do một gen quy định, kiểu
cánh dài trội hoàn toàn so với kiểu cánh xẻ. Chọn ngẫu nhiên 1 cặp (1 con đực và 1 con cái) đều có cánh
dài. Xác suất để 1 cặp cá thể này đều có kiểu gen dị hợp tử là
A. 1 - 0,51852. B. 0,5185. C. 0,51852. D. 0,51854.
Câu 18: Tập tính nào quan trọng nhất để nhận biết con đầu đàn?
A. Tính hung dữ. B. Tính quen nhờn. C. Tính lãnh thổ. D. Tính thân thiện.
Câu 19: Một quần thể thỏ đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Xét một gen có hai alen là M và m nằm
trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể X. Nếu tần số alen m bằng 0,5 thì tỉ lệ con đực có kiểu hình
lặn trong tổng số con có kiểu hình lặn của quần thể là
A. 3/4. B. 3/5. C. 1/3. D. 2/3.
Câu 20: Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông, có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một cặp A -
T bằng một cặp G - X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là
A. A = T = 720 ; G = X = 480. B. A = T = 419 ; G = X = 721.
C. A = T = 719 ; G = X = 481. D. A = T = 721 ; G = X = 479.
Câu 21: Cho sơ đồ phả hệ sau

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định.
Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III
trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là
Ab Ab
x
A. . B. aB aB . C. . D. .
Câu 22: Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào người ta có thể phát hiện được bao nhiêu bệnh, tật, hội
chứng sau đây ở người?
(1) Hội chứng Claiphentơ (2) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
(3) Bệnh máu khó đông (4) Bệnh bạch tạng
(5) Hội chứng Tơcnơ (6) Hội chứng Đao
(7) Bệnh ung thư máu (8) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
(9) Tật có túm lông vành tai (10) Bệnh phenylketo niệu.
A. 6 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 23: Ở ruồi giấm, xét ba cặp gen Aa, Bb, Dd, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Có
xảy ra hoán vị gen ở giới cái. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phép lai trong các phép lai sau đây cho tỉ lệ kiểu
hình 1: 2: 1: 6 : 3 : 3?
Ab Ab Ab AB Ab Ab
Dd Dd Dd dd dd Dd
(1)♀ aB x ♂ aB ; (2)♀ aB x ♂ ab ; (3)♂ aB x ♀ ab ;
Ab AB Ab Ab aB Ab
Dd Dd Dd DD Dd Dd
(4)♂ aB x ♀ ab ; (5)♀ aB x ♂ aB ; (6)♀ ab x ♂ aB
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 24: Khoai tây sinh sản sinh dưỡng bằng
A. thân củ. B. lá. C. thân rễ. D. rễ củ.
Câu 25: Trong quá trình bảo quản nông sản, hô hấp có tác hại
A. làm giảm độ ẩm. B. làm tiêu hao chất hữu cơ.
C. làm tăng khí O2, giảm khí CO2. D. làm giảm nhiệt độ.
Câu 26: Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng
A. thoát hơi nước. B. rỉ nhựa. C. rỉ nhựa và ứ giọt. D. ứ giọt.
BD
Câu 27: Theo lí thuyết, phép lai nào dưới đây ở một loài sẽ cho tỉ lệ kiểu gen bd là nhỏ nhất? (biết tần số
trao đổi chéo ở các cơ thể đều là 30%)
AB AB AB AB AB AB Ab
Dd x x x
A. ab . B. ab ab C. ab AB D. ab aB .
Câu 28: Giun dẹp có bao nhiêu hình thức sinh sản dưới đây :
(1) Trinh sinh (2) Nảy chồi (3) Phân đôi (4) Phân mảnh
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 29: Một opêron của E.coli có 3 gen cấu trúc là X, Y và Z. Người ta phát hiện 1 chủng vi khuẩn trong
đó sản phẩm của gen Y bị biến đổi về trình tự và số lượng axit amin, còn các sản phẩm của gen X và Z vẫn
bình thường. Trong các trật tự sắp xếp sau đây, trật tự nào có thể là trật tự sắp xếp các gen trong opêron
của chủng vi khuẩn này?
A. X, Z, Y. B. X, Y, Z. C. Z, Y, X. D. Y, Z, X.
DE
AaBb
Câu 30: Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen de giảm phân tạo giao tử, xảy ra hoán vị gen. Trường
hợp nào sau đây không xảy ra?
A. 8 loại giao tử với tỉ lệ 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1
B. 4 loại giao tử với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
C. 12 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
D. 8 loại giao tử với tỉ lệ 3 : 3 : 3 : 3 : 1 : 1 : 1 : 1.
Câu 31: Dòng mạch gỗ được vận chuyển nhờ
(1) Lực đẩy (áp suất rễ)
(2) Lực hút do thoát hơi nước ở lá
(3) Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
(4) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (quả, củ…)
(5) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất
A. (1) ; (3) ; (4). B. (1) ; (3) ; (5). C. (1) ; (2) ; (3). D. (1) ; (2) ; (4).
Câu 32: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố nào sau đây là nguyên nhân
trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật?
A. Quá trình đột biến. B. Quá trình chọn lọc tự nhiên.
C. Sự cách li địa lí. D. Sự thay đổi điều kiện địa lí.
Câu 33: Vào kì đầu của giảm phân I, sự trao đổi đoạn không tương ứng giữa 2 crômatit thuộc cùng một
cặp nhiễm sắc thể tương đồng sẽ gây ra:
1 – Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
2 – Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
3 – Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
4 – Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Số phương án đúng là:
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 34: Ở 1 loài thực vật chiều cao do 5 cặp gen không alen tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội
làm chiều cao tăng lên 5 cm. Lai cây cao nhất có chiều cao 210 cm cây thấp nhất sau đó cho F 1 giao phấn.
Số kiểu hình và tỉ lệ cây cao 190cm ở F2 là
A. 10 kiểu hình, tỉ lệ 26/512 B. 11 kiểu hình, tỉ lệ 126/512
C. 10 kiểu hình, tỉ lệ 105/512 D. 11 kiểu hình, tỉ lệ 105/512
Câu 35:  Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là 0,45AA : 0,3Aa :
0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ các kiểu
gen thu được ở F1 là
A.  0,36AA : 0,24Aa : 0,4aa
B. 0,525AA : 0,15Aa : 0,325aa
C. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
D.  0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa
Câu 36: Những phát biểu nào sau đây là đúng về hệ tuần hoàn kép ở động vật?
1. Có một vòng tuần hoàn;
2. Tim có có 3 hoặc 4 ngăn;
3. Có hai vòng tuần hoàn
4. Máu đi nuôi cơ thể là máu pha
5. Máu đi nuôi cơ thể là máu giàu O2
6. Khi tim co, máu được bơm với áp lực cao nên vận tốc máu chảy nhanh
A. 2-3-5-6 B. 2-3-4-6 C. 1-3-5-6 D. 1-2-4-6
Câu 37: Cho phép lai P : AaBbDdEe x AaBbddEe. Nếu biết một gen quy định một tính trạng, các tính
trạng trội là trội hoàn toàn. Tỷ lệ kiểu hình có ít nhất 1 tính trạng trội là
A. 27/64. B. 27/128. C. 1/128. D. 127/128.
Câu 38: Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài thực vật hạt kín, có 6 cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là I, II,
III, IV, V, VI. Khi khảo sát một quần thể của loài này người ta phát hiện có bốn thể đột biến kí hiệu là A,
B, C, D. Phân tích tế bào của bốn thể đột biến người ta thu được kết quả như sau :
Số lượng NST đếm được ở từng cặp
Thể đột biến
I II III IV V VI
A 3 3 3 3 3 3
B 4 4 4 4 4 4
C 2 1 2 2 2 2
D 2 2 2 3 2 2
Dựa vào thông tin ở bảng trên, có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
(1) Bộ nhiễm sắc thể của loài này là 2n = 12;
(2) Thể đột biến A là thể tam bội, thể đột biến B là thể bốn;
(3) Thể đột biến B có sức sống mạnh hơn thể đột biến A nhưng yếu hơn thể đột biến C;
(4) Trong bốn thể đột biến ở trên thì thể đột biến A hầu như không có khả năng sinh giao tử bình
thường;
(5) Thể đột biến C là dạng một nhiễm, thể đột biến D là dạng đa bội lẻ.
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 39: Ở một người đàn ông, xét cặp nhiễm sắc thể (NST) số 22 và cặp NST số 23 trong các tế bào sinh
tinh. Cho rằng khi giảm phân cặp NST số 23 không phân li ở giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình
thường; cặp NST số 22 phân li bình thường. Nếu trên cặp NST số 22 chỉ xét hai cặp gen dị hợp thì số loại
giao tử tối đa được tạo thành là
A. 15. B. 5. C. 20. D. 10.
Câu 40: Ở một loài thực vật, biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Thực
hiện phép lai P : ♀ AaBbCcDd x ♂ AabbCcDd. Tỷ lệ phân li ở F1 về kiểu gen không giống cả bố và mẹ là
A. 1/8. B. 7/8. C. 1/16. D. 1/32.

----------- HẾT ----------

Họ và tên thí sinh: ……………………………….. Số báo danh: …………………………………….


Họ tên, chữ ký GT1: ……………………………… Họ tên, chữ ký GT2: ……………………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2017 - 2018

ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC - Lớp: 12 THPT


Phần trắc nghiệm - Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề thi gồm: 06 trang)
Mã đề thi
209
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................
Câu 1: Trong quá trình bảo quản nông sản, hô hấp có tác hại
A. làm giảm độ ẩm. B. làm giảm nhiệt độ.
C. làm tiêu hao chất hữu cơ. D. làm tăng khí O2, giảm khí CO2.
Câu 2: Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Phép
lai P: BB x bb, thu được các hợp tử F 1. Sử dụng dung dịch cônsixin tác động lên các hợp tử F 1, sau đó cho
phát triển thành cây F1. Cho các cây F1 tứ bội tự thụ phấn thu được F 2. Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ
sinh ra các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Chọn một cây hoa đỏ ở F 2 cho tự thụ phấn thì xác suất
chọn được cây cho đời con 100% hoa đỏ là bao nhiêu?
A. 1/4. B. 1/35. C. 1/36. D. 9/35.
Câu 3: Ở một loài thực vật tự thụ phấn, xét 3 gen không alen, mỗi gen có 2 alen (trội và lặn) phân li độc
lập, tương tác cộng gộp quy định chiều cao cây, cứ 1 alen trội cao thêm 10 cm. Cho cây thấp nhất giao
phấn với cây cao nhất ở thế hệ F 1 các cây đều có chiều cao 150 cm. Cho F 1 tự thụ phấn để tạo ra thế hệ F 2.
Hãy xác định tỉ lệ phần trăm cây có chiều cao 160 cm ở F2.
A. 23,44%. B. 18,75%. C. 4,69%. D. 100%.
Câu 4: Tập tính nào quan trọng nhất để nhận biết con đầu đàn?
A. Tính lãnh thổ. B. Tính hung dữ. C. Tính thân thiện. D. Tính quen nhờn.
Câu 5: Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông, có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một cặp A - T
bằng một cặp G - X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là
A. A = T = 720 ; G = X = 480. B. A = T = 721 ; G = X = 479.
C. A = T = 719 ; G = X = 481. D. A = T = 419 ; G = X = 721.
Câu 6: Ở một loài thực vật, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn và không có đột biến xảy
ra. Trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình?
(7) AaBb x AaBb.
(8) Aabb x aaBb.
(9) Aabb x Aabb.
AB Ab
x
(10) ab aB (các gen liên kết hoàn toàn).
Ab Ab
x
(11) aB aB (các gen liên kết hoàn toàn).
Ab Ab
Dd Dd
(12) aB x aB (các gen liên kết hoàn toàn).
A. 2. B. 5. C. 4. D. 6.
Câu 7: Khi lai hai thứ lúa thuần chủng cây cao, hạt tròn với cây thấp hạt dài người ta thu được F1 đồng loạt
cây cao, hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn, kết quả F2 thu được 12000 cây gồm 4 kiểu hình, trong đó có 480 cây
thấp, hạt tròn. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong quá trình
giảm phân ở tế bào sinh noãn và tế bào sinh hạt phấn giống nhau.
Có bao nhiêu kết luận đúng trong những kết luận sau ?
(1) Tỉ lệ kiểu gen ở F2 giống kiểu gen của F1 là 18%.
(2) Tỉ lệ kiểu hình cây thấp, hạt dài ở F2 là 21%.
(3) Tỉ lệ kiểu hình cây cao, hạt dài ở F2 là 56%.
(4) F2 thu được 16 tổ hợp, 9 kiểu gen.
(5) F1 giảm phân cả hai bên đều xảy ra hoán vị gen với tần số bằng nhau (f=40%).
A. 3. B. 4. C. 6 D. 1.
Câu 8: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi
bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến
khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là
A. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
B. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
C. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
D. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
Câu 9: Ở 1 loài thực vật chiều cao do 5 cặp gen không alen tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội
làm chiều cao tăng lên 5 cm. Lai cây cao nhất có chiều cao 210 cm cây thấp nhất sau đó cho F 1 giao phấn.
Số kiểu hình và tỉ lệ cây cao 190cm ở F2 là
A. 11 kiểu hình, tỉ lệ 126/512 B. 11 kiểu hình, tỉ lệ 105/512
C. 10 kiểu hình, tỉ lệ 26/512 D. 10 kiểu hình, tỉ lệ 105/512
Câu 10:  Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là 0,45AA : 0,3Aa :
0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ các kiểu
gen thu được ở F1 là
A. 0,525AA : 0,15Aa : 0,325aa
B.  0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa
C. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
D.  0,36AA : 0,24Aa : 0,4aa
DE
AaBb
Câu 11: Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen de giảm phân tạo giao tử, xảy ra hoán vị gen. Trường
hợp nào sau đây không xảy ra?
A. 8 loại giao tử với tỉ lệ 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1
B. 4 loại giao tử với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
C. 12 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
D. 8 loại giao tử với tỉ lệ 3 : 3 : 3 : 3 : 1 : 1 : 1 : 1.
Câu 12: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(6) Đột biến thay thế một cặp nucleotit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(7) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể
(8) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nucleotit.
(9) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(10) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A. (1), (3), (5). B. (2), (4), (5) C. (1), (2), (3) D. (2), (3), (5)
Câu 13: Khi lai 2 cây thuần chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản quả tím, dài, hoa trắng với
quả vàng, tròn, hoa đỏ được F1 đồng loạt quả tím, tròn, hoa đỏ. Cho F 1 giao phấn với nhau ở F2 thu tỉ lệ:
45% cây quả tím, tròn, hoa đỏ ; 25% cây quả vàng, tròn, hoa đỏ ; 20% cây quả tím, dài, hoa trắng ; 5% cây
quả tím, tròn, hoa trắng ; 5% cây quả tím, dài, hoa đỏ. Biết một gen quy định một tính trạng, cấu trúc
nhiễm sắc thể của hạt phấn không thay đổi trong giảm phân. Kiểu gen của F1 là
Abd Abd Abd Abd
A. aBD x aBD ; f(D-d) =20%. B. aBD x aBD ; f(A-a) =10%.
BD BD AB AB
Dd Dd
C. Aa bd x Aa bd ; f =20% D. ab x ab ; f =20%.
Câu 14: Ở cà chua biến đổi gen, quá trình chín của cây bị chậm lại nên có thể vận chuyển đi xa hoặc để lâu
mà không bị hỏng. Nguyên nhân của hiện tượng này là
A. gen sản sinh ra êtilen đã bị bất hoạt.
B. gen sản sinh ra êtilen đã được hoạt hóa.
C. cà chua này đã được chuyển gen kháng virus.
D. cà chua này là thể đột biến.
Câu 15: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec về thành phần kiểu gen quy định kiểu
cánh. Trong đó tỉ lệ cá thể cánh xẻ chiếm 12,25%. Biết rằng tính trạng cánh do một gen quy định, kiểu
cánh dài trội hoàn toàn so với kiểu cánh xẻ. Chọn ngẫu nhiên 1 cặp (1 con đực và 1 con cái) đều có cánh
dài. Xác suất để 1 cặp cá thể này đều có kiểu gen dị hợp tử là
A. 0,51854. B. 0,51852. C. 0,5185. D. 1 - 0,51852.
AB
Câu 16: Theo lí thuyết, phép lai nào dưới đây ở một loài sẽ cho tỉ lệ kiểu gen AB là nhỏ nhất? (biết tần số
trao đổi chéo ở các cơ thể đều là 30%)
AB AB Ab Ab AB AB AB Ab
x x x x
A. ab ab B. aB aB . C. ab AB D. ab aB .
Câu 17: Giun dẹp có bao nhiêu hình thức sinh sản dưới đây :
(1) Trinh sinh (2) Nảy chồi (3) Phân đôi (4) Phân mảnh
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 18: Một quần thể thỏ đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Xét một gen có hai alen là M và m nằm
trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể X. Nếu tần số alen m bằng 0,5 thì tỉ lệ con đực có kiểu hình
lặn trong tổng số con có kiểu hình lặn của quần thể là
A. 3/4. B. 3/5. C. 1/3. D. 2/3.
Câu 19: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B
quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp
nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy
định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai

cho F1 có kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 3,75%. Tính theo lí
thuyết, tỉ lệ ruồi đực F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là
A. 15%. B. 5%. C. 7,5%. D. 2,5%.
Câu 20: Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài thực vật hạt kín, có 6 cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là I, II,
III, IV, V, VI. Khi khảo sát một quần thể của loài này người ta phát hiện có bốn thể đột biến kí hiệu là A,
B, C, D. Phân tích tế bào của bốn thể đột biến người ta thu được kết quả như sau :
Số lượng NST đếm được ở từng cặp
Thể đột biến
I II III IV V VI
A 3 3 3 3 3 3
B 4 4 4 4 4 4
C 2 1 2 2 2 2
D 2 2 2 3 2 2
Dựa vào thông tin ở bảng trên, có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
(1) Bộ nhiễm sắc thể của loài này là 2n = 12;
(2) Thể đột biến A là thể tam bội, thể đột biến B là thể bốn;
(3) Thể đột biến B có sức sống mạnh hơn thể đột biến A nhưng yếu hơn thể đột biến C;
(4) Trong bốn thể đột biến ở trên thì thể đột biến A hầu như không có khả năng sinh giao tử bình
thường;
(5) Thể đột biến C là dạng một nhiễm, thể đột biến D là dạng đa bội lẻ.
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 21: Ở ruồi giấm, xét ba cặp gen Aa, Bb, Dd, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Có
xảy ra hoán vị gen ở giới cái. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phép lai trong các phép lai sau đây cho tỉ lệ kiểu
hình 1: 2: 1: 6 : 3 : 3?
Ab Ab BD BD Ab Ab
Dd Dd dd Dd
(1)♀ aB x ♂ aB ; (2)♀ bd x ♂ bd ; (3)♂ aB x ♀ ab ;
Ab AB Abd Abd aB Ab
Dd Dd Dd Dd
(4)♂ aB x ♀ ab ; (5)♀ aBD x ♂ aBD ; (6)♀ ab x ♂ aB
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 22: Cho phả hệ:

Phụ nữ có đặc tính di truyền này


Nam giới có đặc tính di truyền này
Trong số các kiểu di truyền dưới đây, kiểu nào phù hợp với tính trạng di truyền ở phả hệ trên ?
I. Trội liên kết với NST thường. II. Lặn liên kết với NST thường.
III. Trội liên kết với NST giới tính. IV. Lặn liên kết với NST giới tính.
A. I hoặc II. B. II hoặc III. C. II. D. I.
Câu 23: Cho các nhận định sau:
(1) Xuất hiện ngẫu nhiên, vô hướng.
(2) Quy định chiều hướng tiến hóa.
(3) Tác động không phụ thuộc vào kích thước quần thể
(4) Làm nghèo vốn gen của quần thể.
(5) Làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(6) Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng xác định.
(7) Đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Có bao nhiêu nhận định là đặc điểm chung của nhân tố chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu
nhiên?
A. 5. B. 6. C. 4. D. 2.
Câu 24: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n=24), nghiên cứu tế bào học hai cây thuộc
loài này, người ta phát hiện tế bào sinh dưỡng của cây thứ nhất có 50 nhiễm sắc thể đơn hia thành 2 nhóm
giống nhau đang phân li về hai cực của tế bào. Tế bào sinh dưỡng của cây thứ hai có 23 nhiễm sắc thể kép
đang xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Có thể dự đoán :
A. Cây thứ nhất là thể một, cây thứ hai là thể ba.
B. Cây thứ nhất có thể là thể ba, cây thứ hai có thể là thể một.
C. Cả hai tế bào đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân.
D. Cả hai tế bào đang ở kì giữa của quá trình giảm phân.
Câu 25: Khoai tây sinh sản sinh dưỡng bằng
A. thân củ. B. lá. C. thân rễ. D. rễ củ.
Câu 26: Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào người ta có thể phát hiện được bao nhiêu bệnh, tật, hội
chứng sau đây ở người?
(1) Hội chứng Claiphentơ (2) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
(3) Bệnh máu khó đông (4) Bệnh bạch tạng
(5) Hội chứng Tơcnơ (6) Hội chứng Đao
(7) Bệnh ung thư máu (8) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
(9) Tật có túm lông vành tai (10) Bệnh phenylketo niệu.
A. 2 B. 6 C. 4 D. 5
Câu 27: Khi nói về vai trò của thể truyền plasmit trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, có bao
nhiêu phát biểu sau đây là đúng ?
(1) Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.
(2) Nếu không có thể truyền plasmit thì tế nhận không phân chia được.
(3) Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được gắn vào ADN vùng nhân của tế bào nhận.
(4) Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 28: Một opêron của E.coli có 3 gen cấu trúc là X, Y và Z. Người ta phát hiện 1 chủng vi khuẩn trong
đó sản phẩm của gen Y bị biến đổi về trình tự và số lượng axit amin, còn các sản phẩm của gen X và Z vẫn
bình thường. Trong các trật tự sắp xếp sau đây, trật tự nào có thể là trật tự sắp xếp các gen trong opêron
của chủng vi khuẩn này?
A. X, Z, Y. B. X, Y, Z. C. Z, Y, X. D. Y, Z, X.
Câu 29: Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được
giải thích bằng chuổi các sự kiện nào sau đây?
1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n.
2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n.
3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội.
5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
A. 4 → 3 → 1 B. 1 → 3 → 4 C. 3 → 1 → 4 D. 5 → 1 → 4
Câu 30: Dòng mạch gỗ được vận chuyển nhờ
(1) Lực đẩy (áp suất rễ)
(2) Lực hút do thoát hơi nước ở lá
(3) Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
(4) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (quả, củ…)
(5) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất
A. (1) ; (3) ; (4). B. (1) ; (3) ; (5). C. (1) ; (2) ; (3). D. (1) ; (2) ; (4).
Câu 31: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố nào sau đây là nguyên nhân
trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật?
A. Quá trình đột biến. B. Sự cách li địa lí.
C. Sự thay đổi điều kiện địa lí. D. Quá trình chọn lọc tự nhiên.
Câu 32: Vào kì đầu của giảm phân I, sự trao đổi đoạn không tương ứng giữa 2 crômatit thuộc cùng một
cặp nhiễm sắc thể tương đồng sẽ gây ra:
1 – Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
2 – Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
3 – Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
4 – Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Số phương án đúng là:
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 33: Cho sơ đồ phả hệ sau

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định.
Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III
trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là
Ab Ab Ab
DD Dd Dd
A. . aB
B. . C. .aB D. aB .
Câu 34: Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng
A. rỉ nhựa. B. ứ giọt. C. thoát hơi nước. D. rỉ nhựa và ứ giọt.
Câu 35: Những phát biểu nào sau đây là đúng về hệ tuần hoàn kép ở động vật?
1. Có một vòng tuần hoàn;
2. Tim có có 3 hoặc 4 ngăn;
3. Có hai vòng tuần hoàn
4. Máu đi nuôi cơ thể là máu pha
5. Máu đi nuôi cơ thể là máu giàu O2
6. Khi tim co, máu được bơm với áp lực cao nên vận tốc máu chảy nhanh
A. 2-3-5-6 B. 2-3-4-6 C. 1-3-5-6 D. 1-2-4-6
Câu 36: Cho phép lai P : AaBbDdEe x AaBbddEe. Nếu biết một gen quy định một tính trạng, các tính
trạng trội là trội hoàn toàn. Tỷ lệ kiểu hình có ít nhất 1 tính trạng trội là
A. 27/64. B. 27/128. C. 1/128. D. 127/128.
Câu 37: Nhóm động vật nào sau đây không có ống tiêu hóa?
A. Trùng roi, trùng giày, thủy tức. B. Giun đất, trùng roi, trùng giày.
C. Thủy tức, giun đất, trùng roi. D. Giun đất, thủy tức, trùng giày.
Câu 38: Ở một loài thực vật, biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Thực
hiện phép lai P : ♀ AaBbCcDd x ♂ AabbCcDd. Tỷ lệ phân li ở F1 về kiểu gen không giống cả bố và mẹ là
A. 1/8. B. 1/16. C. 7/8. D. 1/32.
Câu 39: Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng về các yếu tố ngẫu nhiên?
(1) Làm thay đổi đột ngột tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến
hóa.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi và một alen có
hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể .
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm
A. 4 B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 40: Ở một người đàn ông, xét cặp nhiễm sắc thể (NST) số 22 và cặp NST số 23 trong các tế bào sinh
tinh. Cho rằng khi giảm phân cặp NST số 23 không phân li ở giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình
thường; cặp NST số 22 phân li bình thường. Nếu trên cặp NST số 22 chỉ xét hai cặp gen dị hợp thì số loại
giao tử tối đa được tạo thành là
A. 5. B. 20. C. 15. D. 10.

----------- HẾT ----------

Họ và tên thí sinh: ……………………………….. Số báo danh: …………………………………….


Họ tên, chữ ký GT1: ……………………………… Họ tên, chữ ký GT2: ……………………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2017 - 2018

ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC - Lớp: 12 THPT


Phần trắc nghiệm - Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề thi gồm: 06 trang)
Mã đề thi
357
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................

Câu 1: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n=24), nghiên cứu tế bào học hai cây thuộc
loài này, người ta phát hiện tế bào sinh dưỡng của cây thứ nhất có 50 nhiễm sắc thể đơn hia thành 2 nhóm
giống nhau đang phân li về hai cực của tế bào. Tế bào sinh dưỡng của cây thứ hai có 23 nhiễm sắc thể kép
đang xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Có thể dự đoán :
A. Cả hai tế bào đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân.
B. Cây thứ nhất có thể là thể ba, cây thứ hai có thể là thể một.
C. Cả hai tế bào đang ở kì giữa của quá trình giảm phân.
D. Cây thứ nhất là thể một, cây thứ hai là thể ba.
Câu 2: Khoai tây sinh sản sinh dưỡng bằng
A. lá. B. thân củ. C. rễ củ. D. thân rễ.
Câu 3: Cho phép lai P : AaBbDdEe x AaBbddEe. Nếu biết một gen quy định một tính trạng, các tính trạng
trội là trội hoàn toàn. Tỷ lệ kiểu hình có ít nhất 1 tính trạng trội là
A. 27/64. B. 27/128. C. 1/128. D. 127/128.
Câu 4: Ở 1 loài thực vật chiều cao do 5 cặp gen không alen tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội
làm chiều cao tăng lên 5 cm. Lai cây cao nhất có chiều cao 210 cm cây thấp nhất sau đó cho F 1 giao phấn.
Số kiểu hình và tỉ lệ cây cao 190cm ở F2 là
A. 10 kiểu hình, tỉ lệ 26/512 B. 11 kiểu hình, tỉ lệ 126/512
C. 11 kiểu hình, tỉ lệ 105/512 D. 10 kiểu hình, tỉ lệ 105/512
Câu 5: Cho phả hệ:

Phụ nữ có đặc tính di truyền này


Nam giới có đặc tính di truyền này
Trong số các kiểu di truyền dưới đây, kiểu nào phù hợp với tính trạng di truyền ở phả hệ trên ?
I. Trội liên kết với NST thường. II. Lặn liên kết với NST thường.
III. Trội liên kết với NST giới tính. IV. Lặn liên kết với NST giới tính.
A. I hoặc II. B. II hoặc III. C. I. D. II.
Câu 6:  Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là 0,45AA : 0,3Aa :
0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ các kiểu
gen thu được ở F1 là
A. 0,525AA : 0,15Aa : 0,325aa
B.  0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa
C. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
D.  0,36AA : 0,24Aa : 0,4aa
Câu 7: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi
bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến
khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là
A. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
B. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
C. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
D. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
Câu 8: Khi lai 2 cây thuần chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản quả tím, dài, hoa trắng với quả
vàng, tròn, hoa đỏ được F1 đồng loạt quả tím, tròn, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau ở F2 thu tỉ lệ: 45%
cây quả tím, tròn, hoa đỏ ; 25% cây quả vàng, tròn, hoa đỏ ; 20% cây quả tím, dài, hoa trắng ; 5% cây quả
tím, tròn, hoa trắng ; 5% cây quả tím, dài, hoa đỏ. Biết một gen quy định một tính trạng, cấu trúc nhiễm sắc
thể của hạt phấn không thay đổi trong giảm phân. Kiểu gen của F1 là
Abd Abd Abd Abd
A. aBD x aBD ; f(D-d) =20%. B. aBD x aBD ; f(A-a) =10%.
BD BD AB AB
Dd Dd
C. Aa bd x Aa bd ; f =20% D. ab x ab ; f =20%.
Câu 9: Vào kì đầu của giảm phân I, sự trao đổi đoạn không tương ứng giữa 2 crômatit thuộc cùng một cặp
nhiễm sắc thể tương đồng sẽ gây ra:
1 – Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
2 – Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
3 – Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
4 – Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Số phương án đúng là:
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 10: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(11) Đột biến thay thế một cặp nucleotit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(12) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể
(13) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nucleotit.
(14) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(15) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A. (2), (3), (5) B. (1), (3), (5). C. (1), (2), (3) D. (2), (4), (5)
Câu 11: Cho các nhận định sau:
(1) Xuất hiện ngẫu nhiên, vô hướng.
(2) Quy định chiều hướng tiến hóa.
(3) Tác động không phụ thuộc vào kích thước quần thể
(4) Làm nghèo vốn gen của quần thể.
(5) Làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(6) Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng xác định.
(7) Đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Có bao nhiêu nhận định là đặc điểm chung của nhân tố chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu
nhiên?
A. 5. B. 6. C. 4. D. 2.
Câu 12: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec về thành phần kiểu gen quy định kiểu
cánh. Trong đó tỉ lệ cá thể cánh xẻ chiếm 12,25%. Biết rằng tính trạng cánh do một gen quy định, kiểu
cánh dài trội hoàn toàn so với kiểu cánh xẻ. Chọn ngẫu nhiên 1 cặp (1 con đực và 1 con cái) đều có cánh
dài. Xác suất để 1 cặp cá thể này đều có kiểu gen dị hợp tử là
A. 0,51854. B. 0,51852. C. 0,5185. D. 1 - 0,51852.
Câu 13: Ở cà chua biến đổi gen, quá trình chín của cây bị chậm lại nên có thể vận chuyển đi xa hoặc để lâu
mà không bị hỏng. Nguyên nhân của hiện tượng này là
A. gen sản sinh ra êtilen đã bị bất hoạt.
B. cà chua này đã được chuyển gen kháng virus.
C. gen sản sinh ra êtilen đã được hoạt hóa.
D. cà chua này là thể đột biến.
Câu 14: Ở một người đàn ông, xét cặp nhiễm sắc thể (NST) số 22 và cặp NST số 23 trong các tế bào sinh
tinh. Cho rằng khi giảm phân cặp NST số 23 không phân li ở giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình
thường; cặp NST số 22 phân li bình thường. Nếu trên cặp NST số 22 chỉ xét hai cặp gen dị hợp thì số loại
giao tử tối đa được tạo thành là
A. 20. B. 15. C. 5. D. 10.
Câu 15: Khi lai hai thứ lúa thuần chủng cây cao, hạt tròn với cây thấp hạt dài người ta thu được F 1 đồng
loạt cây cao, hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn, kết quả F2 thu được 12000 cây gồm 4 kiểu hình, trong đó có 480
cây thấp, hạt tròn. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong quá trình
giảm phân ở tế bào sinh noãn và tế bào sinh hạt phấn giống nhau.
Có bao nhiêu kết luận đúng trong những kết luận sau ?
(1) Tỉ lệ kiểu gen ở F2 giống kiểu gen của F1 là 18%.
(2) Tỉ lệ kiểu hình cây thấp, hạt dài ở F2 là 21%.
(3) Tỉ lệ kiểu hình cây cao, hạt dài ở F2 là 56%.
(4) F2 thu được 16 tổ hợp, 9 kiểu gen.
(5) F1 giảm phân cả hai bên đều xảy ra hoán vị gen với tần số bằng nhau (f=40%).
A. 3. B. 6 C. 4. D. 1.
Câu 16: Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng về các yếu tố ngẫu nhiên?
(1) Làm thay đổi đột ngột tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến
hóa.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi và một alen có
hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể .
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm
A. 4 B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 17: Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài thực vật hạt kín, có 6 cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là I, II,
III, IV, V, VI. Khi khảo sát một quần thể của loài này người ta phát hiện có bốn thể đột biến kí hiệu là A,
B, C, D. Phân tích tế bào của bốn thể đột biến người ta thu được kết quả như sau :
Số lượng NST đếm được ở từng cặp
Thể đột biến
I II III IV V VI
A 3 3 3 3 3 3
B 4 4 4 4 4 4
C 2 1 2 2 2 2
D 2 2 2 3 2 2
Dựa vào thông tin ở bảng trên, có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
(1) Bộ nhiễm sắc thể của loài này là 2n = 12;
(2) Thể đột biến A là thể tam bội, thể đột biến B là thể bốn;
(3) Thể đột biến B có sức sống mạnh hơn thể đột biến A nhưng yếu hơn thể đột biến C;
(4) Trong bốn thể đột biến ở trên thì thể đột biến A hầu như không có khả năng sinh giao tử bình
thường;
(5) Thể đột biến C là dạng một nhiễm, thể đột biến D là dạng đa bội lẻ.
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 18: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B
quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp
nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy
định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai

cho F1 có kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 3,75%. Tính theo lí
thuyết, tỉ lệ ruồi đực F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là
A. 15%. B. 2,5%. C. 7,5%. D. 5%.
Câu 19: Ở ruồi giấm, xét ba cặp gen Aa, Bb, Dd, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Có
xảy ra hoán vị gen ở giới cái. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phép lai trong các phép lai sau đây cho tỉ lệ kiểu
hình 1: 2: 1: 6 : 3 : 3?
Ab Ab Ab AB Ab Ab
Dd Dd Dd dd dd Dd
(1)♀ aB x ♂ aB ; (2)♀ aB x ♂ ab ; (3)♂ aB x ♀ ab ;
Ab AB Ab Ab aB Ab
Dd Dd Dd DD Dd Dd
(4)♂ aB x ♀ ab ; (5)♀ aB x ♂ aB ; (6)♀ ab x ♂ aB
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 20: Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào người ta có thể phát hiện được bao nhiêu bệnh, tật, hội
chứng sau đây ở người?
(1) Hội chứng Claiphentơ (2) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
(3) Bệnh máu khó đông (4) Bệnh bạch tạng
(5) Hội chứng Tơcnơ (6) Hội chứng Đao
(7) Bệnh ung thư máu (8) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
(9) Tật có túm lông vành tai (10) Bệnh phenylketo niệu.
A. 2 B. 6 C. 4 D. 5
Câu 21: Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông, có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một cặp A -
T bằng một cặp G - X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là
A. A = T = 720 ; G = X = 480. B. A = T = 721 ; G = X = 479.
C. A = T = 719 ; G = X = 481. D. A = T = 419 ; G = X = 721.
Câu 22: Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng
A. rỉ nhựa. B. rỉ nhựa và ứ giọt. C. thoát hơi nước. D. ứ giọt.
Câu 23: Ở một loài thực vật, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn và không có đột biến xảy
ra. Trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình?
(13) AaBb x AaBb.
(14) Aabb x aaBb.
(15) Aabb x Aabb.
Ab
Dd
(16) aB (các gen liên kết hoàn toàn).
Ab
Dd
(17) aB (các gen liên kết hoàn toàn).
AB Ab
dd dd
(18) ab x aB (các gen liên kết hoàn toàn).
A. 5. B. 2. C. 6. D. 4.
Câu 24: Trong quá trình bảo quản nông sản, hô hấp có tác hại
A. làm giảm nhiệt độ. B. làm giảm độ ẩm.
C. làm tiêu hao chất hữu cơ. D. làm tăng khí O2, giảm khí CO2.
Câu 25: Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được
giải thích bằng chuổi các sự kiện nào sau đây?
1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n.
2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n.
3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội.
5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
A. 5 → 1 → 4 B. 3 → 1 → 4 C. 4 → 3 → 1 D. 1 → 3 → 4

Câu 26: Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Phép
lai P: BB x bb, thu được các hợp tử F 1. Sử dụng dung dịch cônsixin tác động lên các hợp tử F 1, sau đó cho
phát triển thành cây F1. Cho các cây F1 tứ bội tự thụ phấn thu được F 2. Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ
sinh ra các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Chọn một cây hoa đỏ ở F 2 cho tự thụ phấn thì xác suất
chọn được cây cho đời con 100% hoa đỏ là bao nhiêu?
A. 1/36. B. 9/35. C. 1/4. D. 1/35.
Câu 27: Một opêron của E.coli có 3 gen cấu trúc là X, Y và Z. Người ta phát hiện 1 chủng vi khuẩn trong
đó sản phẩm của gen Y bị biến đổi về trình tự và số lượng axit amin, còn các sản phẩm của gen X và Z vẫn
bình thường. Trong các trật tự sắp xếp sau đây, trật tự nào có thể là trật tự sắp xếp các gen trong opêron
của chủng vi khuẩn này?
A. X, Z, Y. B. X, Y, Z. C. Z, Y, X. D. Y, Z, X.
Câu 28: Tập tính nào quan trọng nhất để nhận biết con đầu đàn?
A. Tính thân thiện. B. Tính lãnh thổ. C. Tính quen nhờn. D. Tính hung dữ.
Câu 29: Dòng mạch gỗ được vận chuyển nhờ
(1) Lực đẩy (áp suất rễ)
(2) Lực hút do thoát hơi nước ở lá
(3) Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
(4) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (quả, củ…)
(5) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất
A. (1) ; (3) ; (4). B. (1) ; (3) ; (5). C. (1) ; (2) ; (3). D. (1) ; (2) ; (4).
Câu 30: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố nào sau đây là nguyên nhân
trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật?
A. Quá trình đột biến. B. Sự cách li địa lí.
C. Sự thay đổi điều kiện địa lí. D. Quá trình chọn lọc tự nhiên.
Câu 31: Giun dẹp có bao nhiêu hình thức sinh sản dưới đây :
(1) Trinh sinh (2) Nảy chồi (3) Phân đôi (4) Phân mảnh
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
AB
Câu 32: Theo lí thuyết, phép lai nào dưới đây ở một loài sẽ cho tỉ lệ kiểu gen AB là nhỏ nhất? (biết tần số
trao đổi chéo ở các cơ thể đều là 30%)
Ab Ab AB AB AB AB AB Ab
x x x x
A. aB aB . B. ab ab C. ab AB D. ab aB .
Câu 33: Một quần thể thỏ đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Xét một gen có hai alen là M và m nằm
trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể X. Nếu tần số alen m bằng 0,5 thì tỉ lệ con đực có kiểu hình
lặn trong tổng số con có kiểu hình lặn của quần thể là
A. 3/5. B. 1/3. C. 2/3. D. 3/4.
Câu 34: Những phát biểu nào sau đây là đúng về hệ tuần hoàn kép ở động vật?
1. Có một vòng tuần hoàn;
2. Tim có có 3 hoặc 4 ngăn;
3. Có hai vòng tuần hoàn
4. Máu đi nuôi cơ thể là máu pha
5. Máu đi nuôi cơ thể là máu giàu O2
6. Khi tim co, máu được bơm với áp lực cao nên vận tốc máu chảy nhanh
A. 2-3-5-6 B. 2-3-4-6 C. 1-3-5-6 D. 1-2-4-6
Câu 35: Ở một loài thực vật tự thụ phấn, xét 3 gen không alen, mỗi gen có 2 alen (trội và lặn) phân li độc
lập, tương tác cộng gộp quy định chiều cao cây, cứ 1 alen trội cao thêm 10 cm. Cho cây thấp nhất giao
phấn với cây cao nhất ở thế hệ F 1 các cây đều có chiều cao 150 cm. Cho F 1 tự thụ phấn để tạo ra thế hệ F 2.
Hãy xác định tỉ lệ phần trăm cây có chiều cao 160 cm ở F2.
A. 18,75%. B. 23,44%. C. 4,69%. D. 100%.
Câu 36: Cho sơ đồ phả hệ sau

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định.
Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III
trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là

A. . B. . C. . D. .
Câu 37: Ở một loài thực vật, biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Thực
hiện phép lai P : ♀ AaBbCcDd x ♂ AabbCcDd. Tỷ lệ phân li ở F1 về kiểu gen không giống cả bố và mẹ là
A. 1/8. B. 1/16. C. 7/8. D. 1/32.
Ab Ab
x
Câu 38: Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen aB aB giảm phân tạo giao tử, xảy ra hoán vị gen. Trường
hợp nào sau đây không xảy ra?
A. 4 loại giao tử với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
B. 8 loại giao tử với tỉ lệ 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1
C. 12 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
D. 8 loại giao tử với tỉ lệ 3 : 3 : 3 : 3 : 1 : 1 : 1 : 1.
Câu 39: Nhóm động vật nào sau đây không có ống tiêu hóa?
A. Trùng roi, trùng giày, thủy tức. B. Giun đất, trùng roi, trùng giày.
C. Thủy tức, giun đất, trùng roi. D. Giun đất, thủy tức, trùng giày.
Câu 40: Khi nói về vai trò của thể truyền plasmit trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, có bao
nhiêu phát biểu sau đây là đúng ?
(1) Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.
(2) Nếu không có thể truyền plasmit thì tế nhận không phân chia được.
(3) Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được gắn vào ADN vùng nhân của tế bào nhận.
(4) Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

----------- HẾT ----------

Họ và tên thí sinh: ……………………………….. Số báo danh: …………………………………….


Họ tên, chữ ký GT1: ……………………………… Họ tên, chữ ký GT2: ……………………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2017 - 2018

ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC - Lớp: 12 THPT


Phần trắc nghiệm - Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề thi gồm: 06 trang)
Mã đề thi
485
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................
Câu 1: Cho các nhận định sau:
(1) Xuất hiện ngẫu nhiên, vô hướng.
(2) Quy định chiều hướng tiến hóa.
(3) Tác động không phụ thuộc vào kích thước quần thể
(4) Làm nghèo vốn gen của quần thể.
(5) Làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(6) Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng xác định.
(7) Đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Có bao nhiêu nhận định là đặc điểm chung của nhân tố chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu
nhiên?
A. 2. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 2: Một opêron của E.coli có 3 gen cấu trúc là X, Y và Z. Người ta phát hiện 1 chủng vi khuẩn trong
đó sản phẩm của gen Y bị biến đổi về trình tự và số lượng axit amin, còn các sản phẩm của gen X và Z vẫn
bình thường. Trong các trật tự sắp xếp sau đây, trật tự nào có thể là trật tự sắp xếp các gen trong opêron
của chủng vi khuẩn này?
A. X, Z, Y. B. X, Y, Z. C. Z, Y, X. D. Y, Z, X.
Câu 3: Cho phả hệ:

Phụ nữ có đặc tính di truyền này


Nam giới có đặc tính di truyền này
Trong số các kiểu di truyền dưới đây, kiểu nào phù hợp với tính trạng di truyền ở phả hệ trên ?
I. Trội liên kết với NST thường. II. Lặn liên kết với NST thường.
III. Trội liên kết với NST giới tính. IV. Lặn liên kết với NST giới tính.
A. I hoặc II. B. II hoặc III. C. I. D. II.
Câu 4: Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng
A. thoát hơi nước. B. rỉ nhựa. C. ứ giọt. D. rỉ nhựa và ứ giọt.
Câu 5: Ở một loài thực vật tự thụ phấn, xét 3 gen không alen, mỗi gen có 2 alen (trội và lặn) phân li độc
lập, tương tác cộng gộp quy định chiều cao cây, cứ 1 alen trội cao thêm 10 cm. Cho cây thấp nhất giao
phấn với cây cao nhất ở thế hệ F 1 các cây đều có chiều cao 150 cm. Cho F 1 tự thụ phấn để tạo ra thế hệ F 2.
Hãy xác định tỉ lệ phần trăm cây có chiều cao 160 cm ở F2.
A. 4,69%. B. 100%. C. 23,44%. D. 18,75%.
Câu 6: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(16) Đột biến thay thế một cặp nucleotit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(17) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể
(18) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nucleotit.
(19) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(20) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A. (2), (4), (5) B. (2), (3), (5) C. (1), (2), (3) D. (1), (3), (5).
Câu 7: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy
định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp
nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy
định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai

cho F1 có kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 3,75%. Tính theo lí
thuyết, tỉ lệ ruồi đực F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là
A. 2,5%. B. 5%. C. 15%. D. 7,5%.
Câu 8: Ở ruồi giấm, xét ba cặp gen Aa, Bb, Dd, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Có
xảy ra hoán vị gen ở giới cái. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phép lai trong các phép lai sau đây cho tỉ lệ kiểu
hình 1: 2: 1: 6 : 3 : 3?
Ab Ab Ab AB Ab Ab
Dd Dd Dd dd dd Dd
(1)♀ aB x♂ aB ; (2)♀ aB x♂ ab ; (3)♂ aB x ♀ ab ;
Ab AB Ab Ab aB Ab
Dd Dd Dd DD Dd Dd
(4)♂ aB x♀ ab ; (5)♀ aB x♂ aB ; (6)♀ ab x ♂ aB
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 9: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố nào sau đây là nguyên nhân trực
tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật?
A. Sự thay đổi điều kiện địa lí. B. Sự cách li địa lí.
C. Quá trình đột biến. D. Quá trình chọn lọc tự nhiên.
Câu 10:  Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là 0,45AA : 0,3Aa :
0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ các kiểu
gen thu được ở F1 là
A. 0,525AA : 0,15Aa : 0,325aa
B.  0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa
C.  0,36AA : 0,24Aa : 0,4aa
D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
Câu 11: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec về thành phần kiểu gen quy định kiểu
cánh. Trong đó tỉ lệ cá thể cánh xẻ chiếm 12,25%. Biết rằng tính trạng cánh do một gen quy định, kiểu
cánh dài trội hoàn toàn so với kiểu cánh xẻ. Chọn ngẫu nhiên 1 cặp (1 con đực và 1 con cái) đều có cánh
dài. Xác suất để 1 cặp cá thể này đều có kiểu gen dị hợp tử là
A. 0,51854. B. 0,51852. C. 0,5185. D. 1 - 0,51852.
Câu 12: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n=24), nghiên cứu tế bào học hai cây thuộc
loài này, người ta phát hiện tế bào sinh dưỡng của cây thứ nhất có 50 nhiễm sắc thể đơn hia thành 2 nhóm
giống nhau đang phân li về hai cực của tế bào. Tế bào sinh dưỡng của cây thứ hai có 23 nhiễm sắc thể kép
đang xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Có thể dự đoán :
A. cây thứ nhất có thể là thể ba, cây thứ hai có thể là thể một.
B. cây thứ nhất là thể một, cây thứ hai là thể ba.
C. cả hai tế bào đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân.
D. cả hai tế bào đang ở kì giữa của quá trình giảm phân.
Câu 13: Khi lai 2 cây thuần chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản quả tím, dài, hoa trắng với
quả vàng, tròn, hoa đỏ được F1 đồng loạt quả tím, tròn, hoa đỏ. Cho F 1 giao phấn với nhau ở F2 thu tỉ lệ:
45% cây quả tím, tròn, hoa đỏ ; 25% cây quả vàng, tròn, hoa đỏ ; 20% cây quả tím, dài, hoa trắng ; 5% cây
quả tím, tròn, hoa trắng ; 5% cây quả tím, dài, hoa đỏ. Biết một gen quy định một tính trạng, cấu trúc
nhiễm sắc thể của hạt phấn không thay đổi trong giảm phân. Kiểu gen của F1 là
BD BD Abd Abd
A. Aa bd x Aa bd ; f =20% B. aBD x aBD ; f(A-a) =10%.
Abd Abd AB AB
Dd Dd
C. aBD x aBD ; f(D-d) =20%. D. ab x ab ; f =20%.
Câu 14: Giun dẹp có bao nhiêu hình thức sinh sản dưới đây :
(1) Trinh sinh (2) Nảy chồi (3) Phân đôi (4) Phân mảnh
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15: Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng về các yếu tố ngẫu nhiên?
(1) Làm thay đổi đột ngột tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến
hóa.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi và một alen có
hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể .
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm
A. 4 B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 16: Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài thực vật hạt kín, có 6 cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là I, II,
III, IV, V, VI. Khi khảo sát một quần thể của loài này người ta phát hiện có bốn thể đột biến kí hiệu là A,
B, C, D. Phân tích tế bào của bốn thể đột biến người ta thu được kết quả như sau :
Số lượng NST đếm được ở từng cặp
Thể đột biến
I II III IV V VI
A 3 3 3 3 3 3
B 4 4 4 4 4 4
C 2 1 2 2 2 2
D 2 2 2 3 2 2
Dựa vào thông tin ở bảng trên, có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
(1) Bộ nhiễm sắc thể của loài này là 2n = 12;
(2) Thể đột biến A là thể tam bội, thể đột biến B là thể bốn;
(3) Thể đột biến B có sức sống mạnh hơn thể đột biến A nhưng yếu hơn thể đột biến C;
(4) Trong bốn thể đột biến ở trên thì thể đột biến A hầu như không có khả năng sinh giao tử bình
thường;
(5) Thể đột biến C là dạng một nhiễm, thể đột biến D là dạng đa bội lẻ.
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 17: Một quần thể thỏ đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Xét một gen có hai alen là M và m nằm
trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể X. Nếu tần số alen m bằng 0,5 thì tỉ lệ con đực có kiểu hình
lặn trong tổng số con có kiểu hình lặn của quần thể là
A. 3/4. B. 3/5. C. 2/3. D. 1/3.
Câu 18: Tập tính nào quan trọng nhất để nhận biết con đầu đàn?
A. Tính hung dữ. B. Tính thân thiện. C. Tính lãnh thổ. D. Tính quen nhờn.
Câu 19: Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào người ta có thể phát hiện được bao nhiêu bệnh, tật, hội
chứng sau đây ở người?
(1) Hội chứng Claiphentơ (2) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
(3) Bệnh máu khó đông (4) Bệnh bạch tạng
(5) Hội chứng Tơcnơ (6) Hội chứng Đao
(7) Bệnh ung thư máu (8) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
(9) Tật có túm lông vành tai (10) Bệnh phenylketo niệu.
A. 2 B. 6 C. 4 D. 5
Câu 20: Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được
giải thích bằng chuỗi các sự kiện nào sau đây?
1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n.
2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n.
3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội.
5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
A. 1 → 3 → 4 B. 4 → 3 → 1 C. 5 → 1 → 4 D. 3 → 1 → 4
Câu 21: Khi lai hai thứ lúa thuần chủng cây cao, hạt tròn với cây thấp hạt dài người ta thu được F 1 đồng
loạt cây cao, hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn, kết quả F2 thu được 12000 cây gồm 4 kiểu hình, trong đó có 480
cây thấp, hạt tròn. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong quá trình
giảm phân ở tế bào sinh noãn và tế bào sinh hạt phấn giống nhau.
Có bao nhiêu kết luận đúng trong những kết luận sau ?
(1) Tỉ lệ kiểu gen ở F2 giống kiểu gen của F1 là 18%.
(2) Tỉ lệ kiểu hình cây thấp, hạt dài ở F2 là 21%.
(3) Tỉ lệ kiểu hình cây cao, hạt dài ở F2 là 56%.
(4) F2 thu được 16 tổ hợp, 9 kiểu gen.
(5) F1 giảm phân cả hai bên đều xảy ra hoán vị gen với tần số bằng nhau (f=40%).
A. 1. B. 4. C. 6 D. 3.
Câu 22: Ở một loài thực vật, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn và không có đột biến xảy
ra. Trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình?
(19) AaBb x AaBb.
(20) Aabb x aaBb.
(21) Aabb x Aabb.
AB Ab
x
(22) ab aB (các gen liên kết hoàn toàn).
Ab Ab
x
(23) aB aB (các gen liên kết hoàn toàn).
Ab Ab
Dd Dd
(24) aB x aB (các gen liên kết hoàn toàn).
A. 5. B. 2. C. 6. D. 4.
Câu 23: Ở một loài thực vật, biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Thực
hiện phép lai P : ♀ AaBbCcDd x ♂ AabbCcDd. Tỷ lệ phân li ở F1 về kiểu gen không giống cả bố và mẹ là
A. 1/8. B. 1/16. C. 7/8. D. 1/32.
AB
Câu 24: Theo lí thuyết, phép lai nào dưới đây ở một loài sẽ cho tỉ lệ kiểu gen AB là nhỏ nhất? (biết tần số
trao đổi chéo ở các cơ thể đều là 30%)
AB AB Ab Ab AB Ab AB AB
x x x x
A. ab ab B. aB aB . C. ab aB . D. ab AB
Câu 25: Nhóm động vật nào sau đây không có ống tiêu hóa?
A. Giun đất, thủy tức, trùng giày. B. Thủy tức, giun đất, trùng roi.
C. Giun đất, trùng roi, trùng giày. D. Trùng roi, trùng giày, thủy tức.
Câu 26: Khoai tây sinh sản sinh dưỡng bằng
A. rễ củ. B. thân rễ. C. lá. D. thân củ.
Câu 27: Khi nói về vai trò của thể truyền plasmit trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, có bao
nhiêu phát biểu sau đây là đúng ?
(1) Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.
(2) Nếu không có thể truyền plasmit thì tế nhận không phân chia được.
(3) Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được gắn vào ADN vùng nhân của tế bào nhận.
(4) Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 28: Cho phép lai P : AaBbDdEe x AaBbddEe. Nếu biết một gen quy định một tính trạng, các tính
trạng trội là trội hoàn toàn. Tỷ lệ kiểu hình có ít nhất 1 tính trạng trội là
A. 127/128. B. 27/128. C. 27/64. D. 1/128.
Câu 29: Trong quá trình bảo quản nông sản, hô hấp có tác hại
A. làm tiêu hao chất hữu cơ. B. làm tăng khí O2, giảm khí CO2.
C. làm giảm độ ẩm. D. làm giảm nhiệt độ.
Câu 30: Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Phép
lai P: BB x bb, thu được các hợp tử F 1. Sử dụng dung dịch cônsixin tác động lên các hợp tử F 1, sau đó cho
phát triển thành cây F1. Cho các cây F1 tứ bội tự thụ phấn thu được F 2. Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ
sinh ra các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Chọn một cây hoa đỏ ở F 2 cho tự thụ phấn thì xác suất
chọn được cây cho đời con 100% hoa đỏ là bao nhiêu?
A. 9/35. B. 1/4. C. 1/36. D. 1/35.
Câu 31: Vào kì đầu của giảm phân I, sự trao đổi đoạn không tương ứng giữa 2 crômatit thuộc cùng một
cặp nhiễm sắc thể tương đồng sẽ gây ra:
1 – Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
2 – Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
3 – Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
4 – Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Số phương án đúng là:
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 32: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư.
Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn
đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là
A. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
B. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
C. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
D. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
Câu 33: Những phát biểu nào sau đây là đúng về hệ tuần hoàn kép ở động vật?
1. Có một vòng tuần hoàn;
2. Tim có có 3 hoặc 4 ngăn;
3. Có hai vòng tuần hoàn
4. Máu đi nuôi cơ thể là máu pha
5. Máu đi nuôi cơ thể là máu giàu O2
6. Khi tim co, máu được bơm với áp lực cao nên vận tốc máu chảy nhanh
A. 2-3-5-6 B. 2-3-4-6 C. 1-3-5-6 D. 1-2-4-6
Câu 34: Ở cà chua biến đổi gen, quá trình chín của cây bị chậm lại nên có thể vận chuyển đi xa hoặc để lâu
mà không bị hỏng. Nguyên nhân của hiện tượng này là
A. gen sản sinh ra êtilen đã được hoạt hóa.
B. cà chua này là thể đột biến.
C. gen sản sinh ra êtilen đã bị bất hoạt.
D. cà chua này đã được chuyển gen kháng virus.
Câu 35: Cho sơ đồ phả hệ sau

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định.
Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III
trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là

A. . B. . C. . D. .
Câu 36: Dòng mạch gỗ được vận chuyển nhờ
(1) Lực đẩy (áp suất rễ)
(2) Lực hút do thoát hơi nước ở lá
(3) Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
(4) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (quả, củ…)
(5) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất
A. (1) ; (2) ; (4). B. (1) ; (2) ; (3). C. (1) ; (3) ; (5). D. (1) ; (3) ; (4).
Câu 37: Ở một người đàn ông, xét cặp nhiễm sắc thể (NST) số 22 và cặp NST số 23 trong các tế bào sinh
tinh. Cho rằng khi giảm phân cặp NST số 23 không phân li ở giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình
thường; cặp NST số 22 phân li bình thường. Nếu trên cặp NST số 22 chỉ xét hai cặp gen dị hợp thì số loại
giao tử tối đa được tạo thành là
A. 10. B. 5. C. 15. D. 20.
Câu 38: Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông, có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một cặp A -
T bằng một cặp G - X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là
A. A = T = 419 ; G = X = 721. B. A = T = 719 ; G = X = 481.
C. A = T = 720 ; G = X = 480. D. A = T = 721 ; G = X = 479.
DE
AaBb
Câu 39: Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen de giảm phân tạo giao tử, xảy ra hoán vị gen. Trường
hợp nào sau đây không xảy ra?
A. 4 loại giao tử với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
B. 8 loại giao tử với tỉ lệ 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1
C. 12 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
D. 8 loại giao tử với tỉ lệ 3 : 3 : 3 : 3 : 1 : 1 : 1 : 1.
Câu 40: Ở 1 loài thực vật chiều cao do 5 cặp gen không alen tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội
làm chiều cao tăng lên 5 cm. Lai cây cao nhất có chiều cao 210 cm cây thấp nhất sau đó cho F 1 giao phấn.
Số kiểu hình và tỉ lệ cây cao 190cm ở F2 là
A. 11 kiểu hình, tỉ lệ 126/512 B. 10 kiểu hình, tỉ lệ 26/512
C. 10 kiểu hình, tỉ lệ 105/512 D. 11 kiểu hình, tỉ lệ 105/512

----------- HẾT ----------

Họ và tên thí sinh: ……………………………….. Số báo danh: …………………………………….


Họ tên, chữ ký GT1: ……………………………… Họ tên, chữ ký GT2: ……………………………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI


NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2017 - 2018
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC - Lớp: 12 THPT
Phần tự luận - Thời gian làm bài: 75 phút
(Đề thi gồm: 02 trang)

Câu 1. (2,0 điểm)


a. Tập tính là gì? Phân biệt tập tính bẩm sinh với tập tính học được? Lấy ví dụ về hai loại tập tính trên.
b. Trình bày vai trò của gan trong điều hòa nồng độ glucôzơ máu?
Câu 2. (2,5 điểm)
a. Cho hai loài thực vật: loài A có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12 và loài B có bộ nhiễm sắc thể 2n = 16. Hãy
trình bày các phương pháp có thể tạo ra thể song nhị bội có số nhiễm sắc thể bằng 28 từ hai loài trên.
b. Cho phép lai P: ♀ aaBB x ♂ AAbb thu được F 1. Ở thế hệ F1 thấy xuất hiện tổ hợp gen aBb. Giải
thích cơ chế phát sinh tổ hợp gen trên? (Biết rằng không xảy ra đột biến gen).
Câu 3. (1,5 điểm)
Xét 3 gen ở một quần thể ngẫu phối lưỡng bội: Gen 1 quy định màu hoa có 3 alen C 1; C2; C3 với tần số
tương ứng là 0,4 ; 0,3 ; 0,3. Gen 2 quy định chiều cao cây có 2 alen B và b, trong đó tần số alen B ở giới đực
là 0,6; ở giới cái là 0,8 và tần số b ở giới đực là 0,4; ở giới cái là 0,2. Gen 3 quy định hình dạng lá có 5 alen
A1; A2; A3; A4; A5. Giả thiết các gen nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Hãy xác định:
a. Số loại kiểu gen tối đa về 3 gen trên trong quần thể.
b. Thành phần kiểu gen về gen quy định màu hoa khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền.
c. Thành phần kiểu gen về gen quy định chiều cao cây ở F 1 khi quần thể ngẫu phối và ở trạng thái cân bằng di
truyền.
Câu 4. (3,0 điểm)
a. Kể tên và nêu vai trò chủ yếu của các nhân tố tiến hóa?
b. Tại sao phần lớn đột biến gen đều có hại cho cơ thể sinh vật nhưng đột biến gen vẫn được coi là
nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho chọn lọc tự nhiên, thậm chí lại là nguồn nguyên liệu chủ yếu?
c. Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại nhận định: “Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả
năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể”. Hãy giải
thích nhận định trên.
Câu 5. (1,0 điểm)
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định
cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; hai cặp gen cùng nằm trên một cặp một cặp nhiễm
sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng, gen quy định tính
trạng màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X (không có alen trên Y). Cho giao phối giữa ruồi thân
xám, cánh dài, mắt đỏ với thân đen, cánh cụt, mắt trắng thu được F 1 100% ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ.
Cho F1 giao phối với nhau ở F2 thấy xuất hiện 48,75% ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Tính theo lý thuyết,
hãy xác định:
a. Tần số hoán vị gen ở F1.
b. Tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh ngắn, mắt trắng và tỉ lệ kiểu hình thân đen, cánh ngắn, mắt đỏ ở F2.

-----HẾT-----

Họ và tên thí sinh:………………………………………………..Số báo danh:................


Họ, tên, chữ ký của GT1:………………..……Họ, tên, chữ ký của GT2:………………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: SINH HỌC - Lớp: 12 THPT
Phần trắc nghiệm
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu Các mã đề thi
132 209 357 485
1 B C B A
2 B D B A
3 C A D D
4 C B C D
5 C C D C
6 A A B A
7 A A D B
8 D C A B
9 C B C C
10 B B D B
11 B D D B
12 B B B A
13 B A A C
14 A A A B
15 B B A C
16 D B C D
17 C B D C
18 A D D A
19 D B C C
20 C D C C
21 C C C D
22 D C B B
23 A D B C
24 A B C B
25 B A A D
26 C C B D
27 A D A D
28 B A D A
29 A D C A
30 D C A A
31 C A B A
32 A D A C
33 D C C A
34 D D A C
35 D A B B
36 A D B B
37 D A C D
38 D C D B
39 C C A D
40 B B D D

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2017 – 2018
HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
MÔN: SINH HỌC
Câu Nội dung Điểm
Câu 1 a.
1,5đ - Khái niệm: Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi 0,25đ
trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường
sống và tồn tại.
- Phân biệt

Tập tính bẩm sinh Tập tính học được


Sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, Được hình thành trong quá trình sống, có 0,25đ
mang tính bản năng, đặc trưng cho loài. sự học tập, rút kinh nghiệm thông qua
các hoạt động thực tế.
Không chịu ảnh hưởng của điều kiện Thường thay đổi theo môi trường và 0,25đ
sống. hoàn cảnh sống.
Là chuỗi phản xạ không điều kiện. Là chuỗi phản xạ không điều kiện. 0,25đ
Các hoạt động của cơ thể xảy ra liên tục Các hoạt động xảy ra có thể khác nhau 0,25đ
theo một trình tự nhất định tương ứng tùy theo điều kiện luyện tập và biểu hiện
với kích thích. khác nhau trước cùng một kích thích.
- VD:
+ Tập tính bẩm sinh: 0,25đ
+ Tập tính học được:
Chú ý : HS lấy được 1 trong 2 ví dụ đúng cho điểm tối đa
b. Vai trò của gan trong điều hòa glucôzơ máu:
- Sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucôzơ máu tăng lên, tuyến tụy tiết ra insulin.
Insulin làm cho gan nhận và chuyển glucôzơ thành glucôgen dự trữ, đồng thời làm 0,25đ
cho các tế bào của cơ thể tăng nhận và sử dụng glucôzơ. Nhờ đó, nồng độ glucôzơ
trong máu trở lại ổn định.
- Ở xa bữa ăn, sự tiêu dùng năng lượng của các cơ quan làm cho nồng độ glucôzơ
máu giảm, tuyến tụy tiết ra hoocmôn glucagôn. Glucagôn có tác dụng chuyển
glicôgen ở gan thành glucôzơ đưa vào máu, kết quả là nồng độ glucôzơ trong máu 0,25đ
tăng lên và duy trì ở mức ổn định.
Câu 2. a. Các phương pháp tạo ra thể song nhị bội có số nhiễm sắc thể bằng 28:
2,5đ - Phương pháp lai xa kết hợp với đa bội hóa
P: Loài A (2n=12) x Loài B (2n=16) 0,25đ
Gp: n=6 n=8
F1: 14 (gồm 6A+8B) bất thụ

Đa bội hóa 0,25đ


(12A+16B)
Thể song nhị bội hữu thụ chứa 28 NST
-Phương pháp dung hợp tế bào trần
+ Loại bỏ thành xenlulôzơ của tế bào loài A và loài B bằng enzim
+ Dung hợp hai tế bào trần đó trong môi trường đặc biệt để tạo thành tế bào lai có 0,25đ
bộ NST bằng 28 (12A+16B)
+ Nuôi tế bào lai trong môi trường nuôi cấy đặc biệt cho chúng phân chia và tái sinh 0,25đ
thành cây lai khác loài.
(Học sinh có thể kí hiệu 2n ở F1, 4n ở thể song nhị bội cho điểm bình thường)
b. Giải thích cơ chế phát sinh tổ hợp aBb
- TH1:
+ Tổ hợp gen (aBb) là thể đột biến lệch bội (2n-1) 0,25đ
+ Do trong quá trình giảm phân ở cơ thể ♂ cặp NST mang cặp gen (AA) không 0,25đ
phân li trong giảm phân tạo giao tử (n-1)b và (n+1)AAb
+ Qua thụ tinh giữa giao tử (n-1) b được sinh ra từ cơ thể ♂ với giao tử bình thường 0,25đ
(n) aB được sinh từ cơ thể ♀tạo hợp tử (2n-1) aBb.
- TH2:
+ Tổ hợp gen (aBb) là thể đột biến mất đoạn mang gen A 0,25đ
+ Trong quá trình giảm phân ở cơ thể ♂ đã có sự rối loạn trong quá trình tiếp hợp 0,25đ
của giảm phân dẫn đến đột biến mất đoạn và lặp đoạn tạo giao tử (n) b
+ Qua thụ tinh giữa giao tử ♂(n) b với giao tử bình thường (n) aB được sinh ra từ
cơ thể ♀ tạo hợp tử(2n-1) aBb. 0,25đ
Câu 3. a. Số kiểu gen trong QT: 6.3.15 = 270 kiểu gen 0,5đ
1,5đ b. Thành phần kiểu gen quy định màu hoa khi quần thể đạt TTCB di truyền:
0,16C1C1+0,09C2C2+0,09C3C3+0,24C1C2+0,18C2C3+0,24C1C3= 1 0,5đ
c. Thành phần kiểu gen về gen quy định chiều cao cây ở F1 khi quần thể ngẫu phối và ở
trạng thái cân bằng di truyền
- Thành phần kiểu gen về gen quy định chiều cao cây ở F1 khi quần thể ngẫu phối: 0,25đ
(0,6.0,8) BB + (0,6.0,2+0,8.0,4) Bb + (0,4.0,2) bb = 1 0,48 BB + 0,44 Bb + 0,08 bb =
1
-Thành phần kiểu gen về gen quy định chiều cao cây khi quần thể đạt TTCB di truyền: 0,25đ
Ta có: PB = (0,48 + 0,42) : 2 = 0,7 ; qb = 1 – 0,7 = 0,3
0,49 BB + 0,42 Bb + 0,09 bb =1
(HS làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
Câu 4. a. Kể tên và nêu vai trò chủ yếu của các nhân tố tiến hóa (1,5 đ)
3,0đ + Kể tên đủ 5 nhân tố tiến hóa 0,25đ
+ Đột biến tạo ra nhiều alen mới, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến 0,25đ
hóa.
+ CLTN quy định chiều hướng của quá trình tiến hóa, làm thay đổi tần số alen theo 0,25đ
một hướng xác định.
+ Di nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. 0,25đ
+ Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi
thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần số KG đồng hợp tử và giảm dần số KG dị 0,25đ
hợp tử.
+ Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi đột ngột ngột tần số các alen, làm ảnh hưởng 0,25đ
đến vốn gen của quần thể.
b. Vì:
- Cá thể có rất nhiều gen, quần thể lại có rất nhiều cá thể. Đột biến tạo nên rất nhiều 0,25đ
alen đột biến trên mỗi thế hệ.
- Qua sinh sản tạo các biến dị tổ hợp và gen có hại lại có thể nằm trong tổ hợp gen 0,25đ
mới nên không gây hại hoặc trong môi trường mới nên gen đột biến lại không có
hại. 0,25đ
- Phần lớn alen đột biến là alen lặn khi ở trạng thái dị hợp không biểu hiện ra kiểu
hình, qua sinh sản thường biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp.
- Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST, nói chung chúng ít ảnh hưởng nghiêm 0,25đ
trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể so với đột biến NST.
c. Giải thích nhận định:
- Những cá thể nào có kiểu gen quy định kiểu hình giúp tăng khả năng sống sót và 0,25đ
khả năng sinh sản thì cá thể đó sẽ có nhiều cơ hội đóng góp các gen của mình cho
thế hệ sau.
- Ngược lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi và khả năng 0,25đ
sinh sản kém thì tần số alen quy định các kiểu hình này sẽ ngày một giảm ở các thế
hệ sau.
Câu 5. a.Tần số HVG ở ruồi cái F1 (0,5 đ)
1,0đ AB AB
Từ P => F1 có KG: ab X X và ab XDY
D d
0,25đ
F1 x F1 => F2: Xám, dài, đỏ ( A-;B-)X = (0,5 +0,5.ab) x 3/4 = 0,4875
D

 ab = 30% là giao tử liên kết. Vậy f = 100% - (30% x2) = 40% 0,25đ
b.Xác định tỉ lệ kiểu hình (0,5 đ)
- Xám, ngắn, trắng = 2,5% 0,25đ
- Đen, ngắn, đỏ = 11,25% 0,25đ
Tổng 10đ
Lưu ý: Học sinh làm cách khác mà đúng bản chất vẫn cho điểm tối đa.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2017 - 2018
ĐỀ DỰ BỊ
Môn: SINH HỌC - Lớp: 12 THPT
Phần trắc nghiệm - Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề thi gồm: 06 trang)
Mã đề thi
……..
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................
Câu 1: Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở đâu?
A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong
tế bào bao bó mạch.
B. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong
tế bào mô giậu.
C. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu, còn giai đoạn tái cố định CO 2 theo
chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch.
D. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch, còn giai đoạn tái cố định CO 2
theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
Câu 2: Trong quá trình bảo quản nông sản, hô hấp có tác hại
A. làm tiêu hao chất hữu cơ. B. làm giảm nhiệt độ.
C. làm giảm độ ẩm. D. làm tăng khí O2, giảm khí CO2.
Câu 3: Sản phẩm đầu tiên của chu trình Canvin là
A. AM. B. ALPG. C. RiDP. D. APG.
Câu 4: Bao nhiêu hình thức sinh sản dưới đây không phải của Giun dẹp :
1. Trinh sinh 2. Nảy chồi 3. Phân đôi 4. Phân mảnh
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 5: Ở một loài động vật, khi lai giữa hai giống thuần chủng có màu lông trắng khác nhau về nguồn gốc,
người ta đã thu được các con lai F1 đồng loạt có màu lông đen. Cho F 1 lai với F1 thu được F2 có 465 con
lông đen và 360 con lông trắng.
Cho các kết luận sau:
(1) – Kiểu gen của F1 là dị hợp hai cặp gen.
1
(2) – Trong số các con lông đen ở F2, số con lông đen đồng hợp chiếm 9 .
(3) – Tính trạng màu lông trên tuân theo quy luật phân li độc lập của Menđen.
Số kết luận có nội dung đúng là:
A. 2 B. 0 C. 3 D. 1
Câu 6: Những dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi vị trí của các gen ở trong nhóm liên kết?
1 – Đột biến gen
2 – Đột biến lệch bội
3 – Đảo đoạn nhiễm sắc thể
4 – Chuyển đoạn trên cùng 1 nhiễm sắc thể
5 – Đột biến đa bội
Số phương án đúng:
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 7: Một loài thực vật, gen A: cây cao, gen a: cây thấp; gen B: quả đỏ, gen b: quả trắng. Cho cây có kiểu
Ab Ab
gen aB giao phấn với cây có kiểu gen aB Biết rằng cấu trúc nhiễm sắc thể của 2 cây không thay đổi
trong giảm phân, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là:
A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng.
B. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng.
C. 1 cây cao, quả trắng: 2 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả đỏ.
D. 3 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ.
Câu 8: Tập tính nào quan trọng nhất để nhận biết con đầu đàn ?
A. Tính thân thiện. B. Tính hung dữ.
C. Tính lãnh thổ. D. Tính quen nhờn.
Câu 9: Vào kì đầu của giảm phân I, sự trao đổi đoạn không tương ứng giữa 2 cromatit thuộc cùng một cặp
nhiễm sắc thể tương đồng sẽ gây ra:
1 – Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
2 – Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
3 – Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
4 – Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Số phương án không đúng là:
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 10: Ở một người đàn ông, xét cặp nhiễm sắc thể thứ 22 (chỉ quan tâm hai cặp gen) và cặp nhiễm sắc
thể thứ 23 trong tế bào sinh tinh. Cho rằng khi giảm phân cặp nhiễm sắc thứ 23 không phân li ở giảm phân
II, cặp nhiễm sắc thứ 22 phân li bình thường. Nếu cặp nhiễm sắc thể thứ 22 cả hai cặp gen đều đồng hợp
thì số loại giao tử tối đa được tạo thành là
A. 10. B. 20. C. 5. D. 15.
Câu 11: Cho P : AaBB x AAbb. Kiểu gen ở con lai được tự đa bội hóa thành (4n) là
A. AAAaBBbb B. AaaaBBbb
C. AAAaBBBB và Aaaabbbb D. AAaaBBbb và AAAABBbb
Câu 12: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy
định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh
đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt
trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám,
cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F 1, ruồi có
kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí
thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 là:
A. 45,0%. B. 30,0%. C. 60,0%. D. 7,5%.
Câu 13: Tần số hoán vị gen là 20% thì có mấy phép lai cho tỉ lệ kiểu hìnhphân tích 1:1:1:1 ?

1. 2. 3. 4.
. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
A
Câu 14: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây không đúng ?
(21)Đột biến thay thế một cặp nucleotit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(22)Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể
(23)Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nucleotit.
(24)Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(25)Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A. (2), (3). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (1), (5).
Câu 15: Cho các nhận định sau
(1) Xuất hiện ngẫu nhiên, vô hướng.
(2) Quy định chiều hướng tiến hóa.
(3) Tác động không phụ thuộc vào kích thước quần thể
(4) Làm nghèo vốn gen của quần thể.
(5) Làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(6) Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng xác định.
(7) Đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Có bao nhiêu nhận định không là đặc điểm chung của nhân tố chọn lọc tự nhiên và giao phối không
ngẫu nhiên ?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.
Câu 16: Ở một loài thực vật, biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Thực
hiện phép lai : P : ♀ AaBbCcDd x ♂ AabbCcDd . Tỷ lệ phân li ở F1 về kiểu gen không giống mẹ là
A. 1/8. B. 7/8. C.15/16. D. 1/32.
Câu 17: Ở một loài thực vật, nếu trong kiểu gen có mặt cả hai alen trội A và B thì cho kiểu hình thân cao,
nếu thiếu một hoặc cả hai alen trội nói trên thì cho kiểu hình thân thấp. Alen D quy định hoa đỏ trội hoàn
toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho giao phấn giữa các cây dị hợp về 3 cặp gen trên thu được đời
con phân li theo tỉ lệ 9 cây thân cao, hoa đỏ : 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 4 cây thân thấp, hoa trắng. Biết các
gen quy định các tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến
và hoán vị gen. Phép lai nào sau đây là phù hợp với kết quả trên?
AD AD ABd Abd Bb Bb ABD AbD
Bb Bb Aa Aa
A. ad × ad . B. abD × aBD . C. bD × bD . D. abd × aBd .
Câu 18: Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài thực vật hạt kín, có 6 cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là I, II,
III, IV, V, VI. Khi khảo sát một quần thể của loài này người ta phát hiện có bốn thể đột biến kí hiệu là A,
B, C, D. Phân tích tế bào của bốn thể đột biến người ta thu được kết quả như sau :
Thể đột biến Số lượng NST đếm được ở từng cặp

I II III IV V VI
A 3 3 3 3 3 3
B 6 6 6 6 6 6
C 2 1 1 2 2 2
D 2 2 2 3 2 2
Dựa vào thông tin ở bảng trên, có bao nhiêu nhận định đúng ?
(1) Bộ nhiễm sắc thể của loài này là 2n = 18.
(2) Thể đột biến A là thể ba, thể đột biến B là thể lục bội.
(3) Thể đột biến B có sức sống mạnh hơn thể đột biến A nhưng yếu hơn thể đột biến C.
(4) Trong bốn thể đột biến ở trên thì thể đột biến A thường khó có khả năng sinh sản nhất .
(5) Thể đột biến C là dạng một nhiễm kép, thể đột biến A là thể tam bội
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 19: Ở một quần thể sau 3 thế hệ tự phối, tỉ lệ thể dị hợp của quần thể bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ
xuất phát quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trội hoàn hoàn toàn so với cánh
ngắn.Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình của quần thể trước khi xảy ra quá trình tự phối ?
A. 36% cánh dài : 64% cánh ngắn. B. 64% cánh dài : 36% cánh ngắn
C. 84% cánh dài : 16% cánh ngắn. D. 84% cánh ngắn : 16% cánh dài
C©u 20: Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau :
I Nam bình thường
1 2 3 4

II Nam bị bệnh M
1
2 3 4
Nữ bình thường
III Nữ bị bệnh M
1 2

Xác suất để người III2 mang gen bệnh là bao nhiêu:


A. 0,335. B. 0,75. C. 0,67. D. 0,5.
Câu 21: Có 2 gen trong tế bào. Gen I có hiệu số A-G = 600 nucleotit. Phân tử mARN sinh ra từ gen đó dài
5100Å. Gen II có khối lượng phân tử bằng 50% khối lượng phân tử của gen I, mARN sinh ra từ gen II có
A:U:G:X lần lượt phân chia theo tỷ lệ 1:2:3:4. Số nu từng loại của gen I/II là
A. A=T=225, G=X=525 /A=T= 1050, G=X=450
B. A=T= 450, G=X=1050 /A=T=525, G=X=225
C. A=T=1050, G=X=450 /A=T=225, G=X=525
D. A=T= 525, G=X=225/A=T= 450, G=X=1050
Câu 22: Có bao nhiêu bệnh, tật, hội chứng sau đây ở người là do đột biến nhiễm sắc gây nên?
(1). Hội chứng Etuôt (2). Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
(3). Bệnh máu khó đông (4). Bệnh bạch tạng
(5). Hội chứng Patau (6). Hội chứng Đao
(7). Bệnh ung thư máu (8). Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
(9). Tật có túm lông vành tai (10). Bệnh phenylketo niệu.
A. 5. B. 4. C. 6. D. 2.
Câu 23: Bệnh pheninketo niệu do một gen lặn nằm trên NST thường được di truyền theo quy luật Menden.
một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy người vợ có anh trai bị bệnh. Biết ngoài em chồng và anh vợ
bị bệnh ra, cả 2 bên vợ và chồng không còn ai khác bị bệnh.cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị
bệnh. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh.
A. 1/4. B. 1/8. C. 1/9. D. 2/9.
Câu 24: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen là A và B tương tác với nhau quy
định. Nếu trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại gen trội A
hoặc B hay toàn bộ gen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Tính trạng chiều cao và hình dạng quả cây do một
gen gồm hai alen là D và d; E và e quy định, trong đó alen D quy định thân thấp trội hoàn toàn so với alen
d quy định thân cao; alen E quy định quả tròn trội không hoàn toàn so với alen a quy định quả dài, quả bầu
là tính trạng trung gian. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe × aabbDdEE cho đời con có kiểu hình hoa
đỏ, thân cao, quả bầu chiếm tỉ lệ
A. 18,75%. B. 9,375%. C. 6,25%. D. 3,125%.
Câu 25: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n=24), nghiên cứu tế bào học hai cây thuộc
loài này, người ta phát hiện tế bào sinh dưỡng của cây thứ nhất có 46 nhiễm sắc thể đơn hia thành 2 nhóm
giống nhau đang phân li về hai cực của tế bào. Tế bào sinh dưỡng của cây thứ hai có 25 nhiễm sắc thể kép
đang xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Có thể dự đoán :
A. Cây thứ nhất là thể một, cây thứ hai là thể ba.
B. Cả hai tế bào đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân.
C. Cây thứ nhất có thể là thể ba, cây thứ hai có thể là thể một.
D. Cả hai tế bào đang ở kì giữa của quá trình giảm phân.
Câu 26: Khi lai hai thứ lúa thuần chủng cây cao, hạt tròn với cây thấp hạt dài người ta thu được F1 đồng
loạt cây cao, hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn, kết quả F2 thu được 12000 cây gồm 4 kiểu hình, trong đó có 480
cây thấp, hạt tròn. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong quá trình
giảm phân ở tế bào sinh noãn và tế bào sinh hạt phấn giống nhau.
Có mấy kết luận đúng trong những kết luận sau ?
(1) Số lượng kiểu hình cây cao, hạt tròn ở F2 là 2512 cây.
(2) Tỉ lệ kiểu hình cây thấp, hạt dài ở F2 là 21%.
(3) Tỉ lệ kiểu hình cây cao, hạt dài ở F2 là 56%.
(4) F2 thu được 16 tổ hợp, 9 kiểu gen.
(5) F1 giảm phân cả hai bên đều xảy ra hoán vị gen với tần số bằng nhau ( f=40%).
(6) Cả hai bên của F1 giảm phân đều xảy ra hoán vị gen nhưng với tần số hoán vị khác nhau.
A. 4. B. 2. C. 6 . D. 1.
Câu 27: Bệnh pheninketo niệu do một gen lặn nằm trên NST thường được di truyền theo quy luật Menden.
một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy người vợ có anh trai bị bệnh. Biết ngoài em chồng và anh vợ
bị bệnh ra, cả 2 bên vợ và chồng không còn ai khác bị bệnh.cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị
bệnh. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh là
A. 1/4. B. 1/8. C. 1/9. D. 2/9.
Câu 28: Khi nói về vai trò của thể truyền plasmit trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, phát biểu
sau đây là đúng ?
A. Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.
B. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.
C. Nếu không có thể truyền plasmit thì tế nhận không phân chia được.
D. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được gắn vào ADN vùng nhân của tế bào nhận.
Câu 29: Một quần thể thỏ đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Xét một gen có hai aen là M và m nằm trên
đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể X. Nếu tần số alen m bằng 0,5 thì tỉ lệ con cái có kiểu hình lặn
so với con đực có kiểu hình lặn trong quần thể là
A. 2/3. B. 1/2. C. 1/3. D. 3/4.
Câu 30: Ở người, gen qui định dạng tóc do 2 alen A và a trên nhiễm sắc thể thường qui định ; bệnh máu
khó đông do 2 alen M và m nằm trên nhiễm sắc thể X ở đoạn không tương đồng với Y.Gen qui định nhóm
máu do 3alen tren NST thường gồm : IA ; IB (đồng trội ) và IO (lặn). Số kiểu gen và kiểu hình tối đa
trong quần thể đối với 3 tính trạng trên là
A. 90 kiểu gen và 16 kiểu hình. B. 54 kiểu gen và 16 kiểu hình
C. 90 kiểu gen và 12 kiểu hình. D. 54 kiểu gen và 12 kiểu hình
DE
AaBb
Câu 31: Có 5 tế bào sinh tinh có kiểu gen de giảm phân tạo giao tử, không xảy ra hoán vị gen.
Trường hợp trên tạo ra tối đa
A. 10 loại giao tử. B. 4 loại giao tử. C. 12 loại giao tử. D. 8 loại giao tử.
Câu 32: Lo¹i ®ét biÕn lµm t¨ng c¸c lo¹i alen vÒ mét gen nµo ®ã trong vèn gen cña quÇn thÓ là
A. §ét biÕn ®iÓm. B. §ét biÕn lÖch béi.
C. §ét biÕn dÞ ®a béi. D. §ét biÕn tù ®a béi.
Câu 33: Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào
khác trên trái đất?
A. Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian dài.
B. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán đi nơi khác.
C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng.
D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên,chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau.
Câu 34: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao, a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn,
alen b quy định quả bầu dục; các gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường, liên kết hoàn toàn.
Phép lai nào dưới đây không làm xuất hiện tỉ lệ phân li kiểu hình 3:1?
AB Ab AB AB Ab aB Ab Ab
x x x x
A. ab aB . B. aB aB C. ab ab . D. ab ab
DE De
Câu 35: Ở một loài động vật giao phối xét phép lai ♀ AaBb de x ♂ AaBb dE . Giả sử trong quá trình
giảm phân của cơ thể đực, một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I,
các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Cả hai bên đều xảy ra hoán vị gen
với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh
có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử (2n+1)?
A. 60 . B. 16. B. 12 D. 30
Câu 36: Thành tựu nào dưới đây không được tạo ra từ ứng dụng công nghệ gen?
A. Vi khuẩn E. coli sản xuất hormon somatostatin.
B. Ngô DT6 có năng suất cao, hàm lượng protêin cao.
C. Lúa gạo vàng tổng hợp β caroten.
D. Cừu tổng hợp protêin huyết thanh của người.
Câu 37: Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được
giải thích bằng chuổi các sự kiện như sau:
1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n
2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n
3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n
4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội
5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n
A. 5 → 1 → 4. B. 4 → 3 → 1. C. 3 → 1 → 4. D. 1 → 3 → 4
Câu 38: Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 36% cây hoa trắng. Biết rằng tính
trạng màu hoa do một gen quy định, hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Chọn ngẫu nhiên 5 cây hoa đỏ
từ quần thể cho ngẫu phối. Xác suất để thu được đời con có 16% cây hoa trắng là bao nhiêu? Biết rằng
không có đột biến xảy ra.
A. 39,55%. B. 7,91% C. 0,51% D. 82,1%
Câu 39: Cho phép lai P : AabbDdee x AabbddEe. Nếu biết một gen quy định một tính trạng, các tính
trạng trội là trội hoàn toàn. Tỷ lệ kiểu hình có ít nhất 1 tính trạng trội là:
A. 15/16 B. 17/64. C. 1/16. D. 27/64.
Câu 40: Ở một loài thực vật, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, các gen liên kết hoàn
toàn. Trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình khác nhau?
(1) AaBb x AaBb
(2) Aabb x aaBb
(3) Aabb x Aabb
AB Ab
x
(4) ab aB
Ab Ab
x
(5) aB aB

(6) Dd x Dd
A. 2. B. 5. C. 4. D. 6.

----------- HẾT ----------

Họ và tên thí sinh: ……………………………….. Số báo danh: …………………………………….


Họ tên, chữ ký GT1: ……………………………… Họ tên, chữ ký GT2: ……………………………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI


NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2017 - 2018
ĐỀ DỰ BỊ
Môn: SINH HỌC - Lớp: 12 THPT
Phần tự luận - Thời gian làm bài: 75 phút
(Đề thi gồm: 02 trang)

Câu 1. (1,5 điểm)


a. Huyết áp là gì? Huyết áp biến đổi như thế nào trong hệ mạch? Nguyên nhân gây ra sự biến đổi đó?
b. Trình bày các đặc trưng của sinh sản hữu tính?
Câu 2. (2,0 điểm).
Xét sự di truyền về tính trạng thuận tay ở người do một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường
quy định, gen A quy định tính trạng thuận tay phải, a quy định tính trạng thuận tay trái. Ở một quần thể cân
bằng di truyền có 64% người thuận tay phải. Một người người đàn ông thuận tay phải có bà nội thuận tay
trái lấy một người phụ nữ thuận tay phải có bố thuận tay phải có kiểu gen đồng hợp. Xác suất cặp vợ chồng
trên sinh một đứa con thuận tay phải mang hai alen khác nhau trong kiểu gen là bao nhiêu? Những người
khác trong phả hệ nếu không nói đến đều thuận tay phải.
Câu 3. (2 điểm)
Ở thực vật nếu trong quần thể giao phấn và quần thể tự thụ phấn đều có gen đột biến lặn xuất hiện với
tần số như nhau thì thể đột biến xuất hiện sớm ở quần thể nào? Giải thích?
Câu 4. (1,5 điểm)
Vai trò của các nhân tố sinh học và nhân tố xã hội trong quá trình phát sinh loài người. Tại sao loài
người vẫn chịu sự chi phối của các quy luật sinh học nhưng không biến đổi thành loài khác.
Câu 5. (3 điểm)
Trong 1 thí nghiệm, lai ruồi giấm cái cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực cánh ngắn, mắt trắng thu được F1:
100% cánh dài-mắt đỏ. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được:
F2 ♀: 306 cánh dài – mắt đỏ : 101 cánh ngắn - mắt đỏ
♂: 147 cánh dài- mắt đỏ: 152 cánh dài-mắt trắng: 50 cánh ngắn-mắt đỏ: 51 cánh ngắn mắt trắng.
Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Giải thích kết quả thu được và viết sơ đồ lai.

------- HẾT ------

Họ và tên thí sinh:………………………………………………..Số báo danh:................


Họ, tên, chữ ký của GT1:………………..……Họ, tên, chữ ký của GT2:………………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM


NAM ĐỊNH MÔN: SINH HỌC
ĐỀ DỰ BỊ
NĂM HỌC 2017 – 2018
Câu Nội dung Điểm
Câu 1 a.
1,5 - Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. 0,25
điểm - Huyết áp giảm dần trong hệ mạch: Từ động mạch -> mao mạch -> Tĩnh mạch. 0,25
- Nguyên nhân: Do ma sát giữa các phân tử máu phân tử máu với thành mạch và ma
0,25
sát giữa các phân tử với nhau khi máu chảy trong hệ mạch.
b.
- Trong sinh sản hữu tính luôn có quá trình hình thành và hợp nhất giao tử đực và 0,25
giao tử cái, luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen.
- Sinh sản hữu tính luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử. 0,25
- Sinh sản hữu tính ưu việt hơn so với sinh sản vô tính:
+ Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường luôn biến đổi. 0,25
+ Tạo sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên
và tiến hóa
Câu a. Cấu trúc di truyền của quần thể: 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa
2. Trong quần thể người thuận tay phải xác suất có kiểu gen dị hợp Aa là: 0,48/0,64 = 0,25
2,0 3/4
điểm -> Người thuận tay phải xác suất có kiểu gen đồng hợp AA là : 1-3/4 = 1/4 0,25
- Xét gia đình chồng:
+ Bà nội có kiểu gen aa -> Bố có kiểu gen Aa 0,25
+ Mẹ có kiểu gen : 1/4 AA : 3/4 Aa 0,25
.-> Chồng có xác suất kiểu gen : 5/13 AA : 8/13 Aa 0,25
- Xét gia đình vợ :
+ Bố có kiểu gen : AA 0,25
+ Mẹ có kiểu gen: 1/4 AA : 3/4 Aa 0,25
-> Vợ có xác suất kiểu gen : 5/8 AA : 3/8 Aa
- Xác suất con thuận tay phải mang 2 alen khác nhau trong kiểu gen tức dị hợp ( Aa ) 0,25
= 79/208
Câu 3 - CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình của cá thể qua đó ảnh hưởng đến tần số
0,5
2,0 tương đối của các alen. Nên các alen lặn chỉ tác dụng của CLTN và bị đào thải khi
điểm chúng biểu hiện ra kiểu hình.
- Các alen lặn trên NST X có nhiều cơ hội được biểu hiện ra kiểu hình hơn các alen 0,5
lặn trên NST thường
- Vì các alen lặn trên NST thường chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng
hợp lặn 0,25
- Còn gen trên X chỉ cần 1 alen lặn nằm trên vùng không tương đồng của X đã biểu 0,25
hiện ra kiểu hình.
- Alen lặn trên NST X dễ được biểu hiện nên chịu tác dụng của CLTN nhiều hơn, tần
số alen thay đổi nhanh hơn. Alen lặn trên NST thường thì tồn tại lâu hơn trong quần 0,5
thể ở trạng thái di hợp.
Câu 4 - Vai trò của nhân tố sinh học: Sự tác động của các nhân tố biến dị, di truyền, chọn 0,5
1,5 lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn vượn người.
điểm - Vai trò nhân tố xã hội: là quá trình tác động hình thành tiếng nói tư duy và khả
năng lao động. 0,5
- Loài người chịu chi phối các nhân tố sinh học nhưng không biến đổi thành loài
khác vì: con người thích nghi với môi trường bằng lao động cải tạo hoàn cảnh sống
chứ không phải chủ yếu b.ằng các biến đổi sinh học trên cơ thể. Những biến đổi sinh 0,5
học chỉ làm hoàn thiện về cấu trúc cơ thể không làm cho con người biến đổi thành
loài khác

Câu 5 Giải thích:


3,0 - Ruồi giấm: ♂ XY, ♀XX; F1 100% Dài đỏ
điểm 0,25
Dài trội ngắn; đỏ trội trắng
- Xét riêng tính trạng hình dạng cánh
F2: Dài:Ngắn= (306+147+152):(101+50+51)=3:1
Ở ♂: Dài : Ngắn=(147+152):(50+51)=3:1;
Con ♀; Dài : Ngắn=(306):(101)=3:1
0,5
=> Gen quy định TT hình dạng cánh nằm trên NST-thường và tuân theo Q PL ; A-
Dài, a-Ngắn
- Xét riêng tính trạng màu sắc mắt
F2: Đỏ :Trắng= (306+101+147+50):(152+51)=3:1 và có sự phân bố khác nhau ở 2
giới mà ta thấy tính mắt trắng chỉ có ở con ♂ nên gen quy định màu mắt phải nằm 0,5
trên NST-GT X và trên Y không có alen tương ứng. B-Đỏ, b-Trắng
- Ta có (3 dài:1 ngắn)x(3 đỏ:1 trắng)=9:3:3: 1 trùng với tỷ lệ PLKH ở F2 nên sự di
truyền đồng thời của 2 cặp tính trạng trên tuân theo QL PLĐL và có 1 cặp gen nằm
trên NST GT 0,5
- F1 Đồng tính=> P t/c và từ lập luận trên 
KG P ♀ dài-mắt đỏ: AAXBXB ; ♂ Ngắn-mắt trắng: aaXbY
2. SĐL PF2 0,25đ 0,5
P: AAX X B B
x aaX Y
b

Gp: AXB aXb=aY=1/2


F1: AaXBXb x AaXBY
0,5
GF1: AXB =AXb= AXB =AY=
aXB = aXb=1/4 aXB = aY=1/4
F2: kẻ khung pennet
TLKH: 3 cái Dài đỏ:1 cái Ngắn đỏ:3 đực Dài đỏ:3 đực dài trắng:1 đực Ngắn đỏ:1
0,25
đực ngắn trắng
Tổng 10
điểm
Lưu ý: Học sinh làm cách khác mà đúng bản chất vẫn cho điểm tối đa.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ LỚP 12 THPT - NĂM HỌC 2017 - 2018

ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Sinh học


Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 02 trang
Câu 1: (2,0 điểm)
Hãy cho biết các phát biểu sau đây đúng hay sai? Giải thích.
a) Ở sinh vật nhân thực, một phân tử mARX làm khuôn tổng hợp 1 chuỗi polypeptit hoàn chỉnh chứa
498 axit amin. Nếu chiều đài của gen tổng hợp phân tư mARN lớn hơn 5100 A°.
b) Trong quá trình phiên mã enzim ARN - Polimeraza bám vào vùng điều hòa và di chuyển từ đầu 5
sang đầu 3’ của mạch gốc.

c) Cơ thể ruồi giấm có kiểu gen Aa XY. Theo lý thuyềt. nếu không có đột biến xảy ra khi
giảm phân có thể cho tối đa 128 loại giao tử.

d) Ở phép lai XDXd x XdY. Nếu có hoán vị gen ở cả 2 giới, mỗi gen quy định một tính trạng và
các gen trội hoàn toàn thì ở đời con (xét cả tính đực, cái) có 20 kiểu gen và 16 kiểu hình.
Câu 2: (1,75 điểm)
a. Ở người, alen B quy định hói đầu, alen b quy định bình thường: kiểu gen Bb quy định hói đầu nam và
bình thưởng ở nữ. Trong một quần thể cân bằng di truyền, tỉ lệ người bị hói đầu là 10%. Quần thể có cấu
trúc di truyền như thế nào?
b) Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định; alen trội không quy định bệnh.
Một người đàn ông không bị bệnh bạch tạng ở huyện thứ nhất có ti lệ người có kiểu gen dị hợp trong tổng
số người không bị bệnh bạch tạng là 50% kết hôn với một phụ nữ cũng không bị bệnh bạch tạng ở huyện
thứ hai có tỉ lệ người có kiểu gen dị hợp trong tổng số người không bị bệnh bạch tạng là 25%. Xác suất cặp
vợ chồng này sinh con không bị bệnh bạch tạng là bao nhiêu?
Câu 3: (2.25 điểm)
a) Tại sao nồng độ progestêrôn trong máu thay đổi ở chu kì kinh nguyệt của phụ nữ. Sự tăng vả giảm
nồng dộ prôgesterôn có tác dụng như thế nào tới niêm mạc tử cung?
b) Vì sao thiếu iốt trẻ em ngừng hoặc chậm lớn, trí tuệ chậm phát triển, thường bị lạnh.
c) Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao myêlin khác với sợi thần kinh không có bao
myelin như thế nảo?
Câu 4: (2.25 điểm)
a) Ở ruồi giấm, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Thực hiện phép lai sau (P):

x thu được F1. Trong đó ở đời con F1 tỉ lệ kiểu hình ruồi giấm đực mang tất cả
các ttính trạng trội chiếm tỉ lệ 8,25%. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết tỉ lệ kiểu hình ruồi
giấm mang một trong năm tính trạng lặn ở F1 là bao nhiêu?
b) Có 50 tế bào sinh tinh có bộ NST 2n trong đó có 10 tế bào mang đột biến: cặp NST số 1 có 1 chiếc bị
mất đoạn; các cặp NST khác bình thường. Các tế bào đều tham gia giảm phân tạo tinh trùng. Tính theo lý
thuyết, ti lệ tinh trùng mang NST đột biến là bao nhiêu? (biết khi giảm phân không xây ra trao đổi chéo và
không xảy ra đột biến).
c) Thế hệ xuất phát của quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,1AABB + 0,4ẠaBB + 0,2Aabb + 0,3aaBb
= 1; ở F3 lấy ngẫu nhiên 3 cá thể. xác suất thu được 1 cá thể có kiểu gen aaBB là bao nhiêu?
Câu 5: (1.0 điểm)
Cho P thuần chủng ruồi giấm mát đỏ. cánh nguyên giao phối với ruồi mắt trắng, cánh xẻ thu được F 1
100% ruồi mắt đỏ, cánh nguyên. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau, F2 thu được: 282 ruồi mắt đỏ, cánh
nguyên : 62 ruồi mắt trắng, cánh xẻ : 18 ruồi mắt trắng, cánh nguyên : 18 ruồi mắt đỏ, cánh xẻ. Cho biết
một gen quy ddinghj một tính trạng, các gen nằm trên NST giới tính X, không có alen trên NST Y và có
một số hợp tử quy định ruồi mắt trắng, cánh xẻ bị chết. Hỏi số ruồi được mắt đỏ, cánh nguyên ở F 2 là bao
nhiêu con?
Câu 6: (1,5 điểm)
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân ly độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không
có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là không đúng cho những kết
luận được đưa ra của phép lai sau: AaBbDdEe x AaBbDdEe? Giải thích.

(1) Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ ;
(2) Có tối đa 8 dòng thuần được tạo ra từ phép lai trên;
(3) Tỉ lệ có kiểu gen giống bố mẹ là ;

(4) Tỉ lệ có kiểu hình khác bố mẹ là ;


(5) Có 256 tổ hợp được hình thành từ phép lai trên;

(6) Kiểu hình mang nhiều hơn một tính trạng trội ở đời con chiếm tỉ lệ .
Câu 7: (2,25 điểm)
a) Bản chất pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp là gì?
b) Trình bày điểm khác nhau giữa quang hợp và hóa tổng hợp.
c) Cho sơ đồ sau:
(2) Rượu êtylic; axit lactic
(1)
Glucôzơ axit piruvic
(3) CO2 + H2O

Đây là quá trinh sinh lý nào ở thục vật? Nêu điều kiện và nơi xảy ra các quá trình (l), (2). (3).
Cân 8: (2,0 điểm)
a) Có thể dùng những phép lai nào để xác định khoảng cách giữa hai gen trên một NST? Phép lai nào
hay được dùng hơn? Vì sao?
b) Trong tự nhiên, dạng đột biến gen nào là phổ biến nhất? Vì sao?
Câu 9: (2,5 điểm)
Cho thò F1 dị hợp tử có kiểu hình lông trắng, dài giao phối với thỏ có kiểu hình lông trắng, ngắn được
thế hệ lai F2 phân li theo tỉ lệ:
37,5% lông trắng, dài; 37,5% lông trắng, ngắn: 10% lông đen, ngắn;
10% lông xám, dài; 2,5% lông đen, dài; 2,5% lông xám, ngắn.
Cho biết gen quy định các tính trạng này nằm trên NST thường và tính trạng lông dài trội so với tính
trạng lông ngắn.
a) Tính trạng màu sắc lông và kích thước lông được chi phối bởi quy luật di truyền nào?
b) Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ F1 đến F2.
Câu 10: (2,5 điểm)
a) Trong tế bào loại ARN nào đa dạng nhất? Vì sao?
b) Nêu đặc điểm của tính trạng do gen năm trên NST X (không có alen trên Y) quy định. Vì sao người
ta có thể dễ dàng phát hiện ra một gen đột biến lặn nào đó nằm trên NST giới tính X hơn là phát hiện một
gen đột biến lặn nằm trên NST thường của người?
-------------HẾT-------------
Thí sinh không sử dụng tài liệu; Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:...........................................................Số báo danh:......................................................
Chữ ký của GT1:.............................................................. Chữ ký GT2:....................................................

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
HÀ TĨNH NĂM HỌC 2017 – 2018
ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN THI: SINH HỌC
Đề thi có 02 trang, gồm 07 câu Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1: (3,5 điểm)


Dựa vào những hiểu biết về cơ chế di truyền và biến dị, hãy trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau đây:
a) Đặc điểm nào của mã di truyền là bằng chứng chứng minh các sinh vật trên trái đất được phát sinh từ
một tổ tiên chung?
b) Trong quá trình nhân đôi ADN của vi khuẩn E. coli, tại sao quá trình tổng hợp mạch ADN mới cần
có đoạn mồi? Tại sao đoạn mồi lại là ARN?
c) Nêu 2 yếu tố đảm bảo cho trình tự nuclêôtit trên mARN được dịch chính xác thành trình tự axit amin
trên chuỗi pôlipeptit.
d) Tại sao phần lớn đột biến gen được phát hiện trong tự nhiên đều là đột biến thay thế cặp nuclêôtit?
e) Tại sao đột biến đảo đoạn NST có thể gây bất thụ cho thể đột biến?
g) Một thể đột biến dạng tam bội (3n) của một loài thực vật (có bộ NST 2n = 22) tiến hành giảm phân tạo
giao tử. Theo lý thuyết, tỉ lệ giao tử bình thường (n) tạo ra là bao nhiêu?
Câu 2: (3,0 điểm)
Hình bên là sơ đồ mô tả quá trình phiên mã và dịch
mã trong tế bào của một loài sinh vật. Quan sát sơ đồ và
cho biết:
a) Loài sinh vật này là sinh vật nhân sơ hay sinh vật
nhân thực? Giải thích.
b) Các chữ cái A, B, C trong sơ đồ tương ứng với đầu 3’
hay đầu 5’ của chuỗi pôlinuclêôtit?
c) Tại thời điểm đang xét, chuỗi pôlipeptit được tổng
hợp từ ribôxôm nào (1, 2 hay 3) có số axit amin nhiều
nhất?
Câu 3: (3,0 điểm)

a) Một tế bào có kiểu gen tiến hành giảm phân tạo tinh trùng, biết rằng quá trình giảm phân xảy ra
bình thường, khoảng cách di truyền giữa gen A và gen B là 30 cM. Theo lí thuyết, xác suất để quá trình giảm
phân của tế bào này xảy ra hoán vị gen là bao nhiêu?
b) Ở một loài thực vật, đột biến mất đoạn chứa gen D ở một trong hai chiếc của cặp NST tương đồng số
20 làm thay đổi hình dạng của lá nhưng cây vẫn có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. Tuy nhiên, các
hợp tử mang đột biến mất đoạn đồng thời ở cả hai NST trong cặp tương đồng số 20 đều bị chết. Một cây bị
đột biến mất đoạn chứa gen D có lá bị biến dạng thực hiện tự thụ phấn, theo lý thuyết, tỉ lệ cây con có lá
bình thường được tạo ra ở đời F1 là bao nhiêu?
Câu 4: (3,0 điểm)
Lá của cây Phong đỏ (Acer rubrum) có dạng xẻ “răng cưa” dọc theo mép lá. Người ta nhận thấy diện tích
và số lượng “răng” của các cây sống ở miền bắc khác so với các cây sống ở miền nam. Để xác định nguyên
nhân dẫn đến hiện tượng này, người ta thu hạt của 4 quần thể sống ở 4 vùng khác nhau (Ontario - Canada,
Pennsylvania, Nam Carolina và Florida – Mỹ) đem gieo trong 2 khu vực, đó là đảo Rhode (miền bắc) và
Florida (miền nam).
Hai năm sau khi gieo, số lượng và diện tích “răng” lá ở các cây con được thống kê ở bảng dưới đây:
Diện tích trung bình Số lượng răng
Nơi thu hạt của một răng (cm 2
) trung bình trên một cm2 lá
Đảo Rhode Florida Đảo Rhode Florida
Ontario (43,32 Bắc)
0
0,017 0,018 3,9 3,2
Pennsylvania (42,120 Bắc) 0,020 0,014 3,0 3,5
Nam Carolina (33,45 Bắc)
0
0,024 0,028 2,3 1,9
Florida (30,650 Bắc) 0,027 0,047 2,1 0,9

Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết sự khác biệt về diện tích và số lượng “răng” lá là do nguyên nhân
di truyền hay nguyên nhân môi trường hay cả hai? Giải thích.
Câu 5: (3,0 điểm)
Ở một giống vật nuôi, xét một gen nằm trên NST thường có hai alen là A và a. Trong một trang trại, người
ta đếm được số lượng các cá thể với các kiểu gen tương ứng như sau:
Kiểu gen AA Aa aa
Số lượng Con đực 200 400 200
cá thể Con cái 360 720 120
Cho rằng các cá thể trong trang trại đã tập hợp thành một quần thể.
a) Xác định tần số alen A và a của từng giới và của quần thể.
b) Nếu các cá thể giao phối ngẫu nhiên với nhau thì cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F 1 như thế
nào?
Câu 6: (3,0 điểm)
Ở một loài động vật, cho lai giữa một cá thể có kiểu hình lông đen, chân cao với một cá thể có kiểu hình
lông xám, chân cao, F1 thu được tỉ lệ: 45% lông đen, chân cao : 5% lông đen, chân thấp: 21% lông xám, chân
cao: 4% lông xám, chân thấp: 9% lông trắng, chân cao: 16% lông trắng, chân thấp.
Biết rằng mỗi tính trạng do một gen nằm trên NST thường quy định, không có đột biến xảy ra, mọi diễn biến
trong giảm phân của hai giới đều giống nhau, số lượng cá thể sinh ra là đủ lớn. Hãy xác định quy luật di truyền
chi phối các tính trạng và kiểu gen của hai cá thể đem lai.
Câu 7: (1,5 điểm)
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho lai
giữa hai cây đều có kiểu gen Aa, F 1 thu được tỉ lệ 65 cây thân cao : 16 cây thân thấp. Biết rằng các giao tử
mang alen a có hiệu suất thụ tinh thấp hơn các giao tử mang alen A, nhưng sức sống và khả năng sinh giao
tử của các cá thể là giống nhau. Nếu hiệu suất thụ tinh của các giao tử mang alen A bằng 1 thì hiệu suất thụ
tinh của các giao tử mang alen a bằng bao nhiêu?

----------------------------- HẾT -----------------------------

- Thí sinh không được sử dụng tài liệu;


- Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:……………………………………………………SBD:………………………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
HÀ TĨNH NĂM HỌC 2017 – 2018
ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN THI: SINH HỌC

Câu Nội dung Điểm


a) Tính phổ biến 0,5
b)
- Cần đoạn mồi vì: enzim ADN polimeraza chỉ có thể kéo dài mạch mới khi có sẵn 0,5
đầu 3’OH, đoạn mồi giúp cung cấp đầu 3’OH
- Đoạn mồi là ARN vì đoạn mồi được tổng hợp nhờ enzim ARN polimeraza, enzim 0,5
này chỉ lắp ráp các ribo nuclêôtit thành mạch pôlinuclêôtit.
c) 2 yếu tố gồm:
Câu 1 - Hoạt động của enzim Aminoacyl – tARN syntestaza 0,25
(3,5 - Nguyên tắc bổ sung giữa bộ ba đối mã với bộ ba mã hóa 0,25
điểm) d) Vì:
- Đột biến thay thế cặp nuclêôtit có thể xảy ra ngay cả khi không có tác nhân đột biến. 0,25
- Đột biến thay thế thường ít ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của thể 0,25
đột biến.
e) - Đảo đoạn gây bất thụ vì đảo đoạn làm rối loạn quá trình tiếp hợp NST trong giảm 0,5
phân, dẫn đến tạo ra các giao tử không bình thường. Các giao tử này thường mất hoặc
giảm khả năng thụ tinh
g) Tỉ lệ giao tử bình thường tạo ra là 1/2n = 1/211 0,5
a) Quá trình phiên mã và dịch mã của loài này xảy ra đồng thời, ngay cả khi phân tử 1,0
Câu 2 ARN chưa được tổng hợp xong.  đây là sinh vật nhân sơ.
1,0
(3,0 b) A: Đầu 5’ của mạch mã gốc; B: đầu 3’ của mạch mã gốc; C: đầu 5’ của mARN
điểm)
c)Từ sơ đồ cho thấy, ribôxôm 3 tham gia dịch mã đầu tiên, do đó, chuỗi pôlipeptit 1,0
được tổng hợp từ ribôxôm này có số axit amin nhiều nhất.
a)
- Tần số hoán vị gen f = 30%  tỉ lệ tế bào có hoán vị gen trong tổng số tế bào giảm 1,5
phân là 60%  Xác suất tế bào này xảy ra hoán vị gen là 60%
Câu 3 b)
(3,0 - Tỷ lệ giao tử của cây này là: 1/2 giao tử bình thường : 1/2 giao tử đột biến
điểm) Vì các hợp tử bị đột biến mất đoạn đồng thời ở hai NST trong cặp tương đồng bị chết
nên tỉ lệ cây con bình thường tạo ra là (1/2 x 1/2)/(1 – 1/2 x 1/2) = 1/3 1,5
(Nếu thí sinh chỉ nêu kết quả mà không giải thích hoặc giải thích không đúng thì
cho 1/2 số điểm).
Cả hai tính trạng đều chịu sự chi phối đồng thời của nhân tố di truyền và nhân tố
ngoại cảnh vì:
+ Các hạt được thu từ một quần thể khi gieo ở các khu vực khác nhau, cây mọc lên 1,5
Câu 4 cho diện tích và số lượng răng lá khác nhau, chứng tỏ hai tính trạng này chịu ảnh
(3,0 hưởng bởi điều kiện môi trường.
+ Các hạt thu từ các quần thể khác nhau khi gieo trong một khu vực thì cây mọc lên 1,5
điểm) có diện tích và số lượng răng lá khác nhau chứng tỏ hai tính trạng này chịu ảnh hưởng
của kiểu gen
(Nếu thí sinh chỉ nêu được kết luận đúng nhưng không giải thích hoặc giải thích sai
thì cho 1,0 điểm)
Câu 5 a)
(3,0 0,5
điểm)
Tần số alen ở giới đực: ; qa = 0,5
0,5
Tần số alen ở giới cái: ; qa = 0,4
Tần số alen của quần thể:
0,5

; qa = 1 - 0,56 = 0,44
b) Khi quá trình giao phối ngẫu nhiên xảy ra, ta có bảng penet: 0,5

0,5 A 0,5 a

0,6 A 0,3 AA 0,3 Aa 1,0
0,4 a 0,2 Aa 0,2 aa
Vậy cấu trúc di truyền của quần thể ở F1 là: 0,3AA : 0,5Aa : 0,2 aa
(Nếu thí sinh tính cách khác đúng thì vẫn cho điểm tối đa).
- Xét tính trạng màu lông, ở F1 tỉ lệ kiểu hình: Đen : xám : trắng = 2 : 1: 1
 Gen quy định tính trạng có 3 alen, di truyền theo quy luật trội hoàn toàn.
Quy ước: A1: Lông đen; A2: Lông xám : A3: Lông trắng
 Thứ tự trội lặn: A1 > A2 > A3
Kiểu gen của P: A1A3 x A2A3 0,25
- Xét tính trạng chiều cao chân, F1 cho tỉ lệ 3 chân cao : 1 chân thấp  tính trạng di
truyền theo quy luật trội hoàn toàn, kiểu gen của P: Bb x Bb 0,25
- Xét chung 2 tính trạng ta thấy: Số loại kiểu hình ở F1 bằng tích số loại kiểu hình của
các tính trạng nhưng tỉ lệ kiểu hình khác tích tỉ lệ kiểu hình các tính trạng chứng tỏ có 0,5
hiện tượng hoán vị gen.
Câu 6
(3,0
điểm) - F1 cho tỉ lệ lông trắng, chân thấp = 16%  = ♂A3b x ♀A3b 0,5
* Trường hợp 1: Kiểu liên kết ở hai cá thể P là giống nhau

Khi đó, ♂A3b = ♀A3b = = 0,4


1,0

 Kiểu gen của P: , tần số hoán vị gen f = 20%.


* Trường hợp 2: Kiểu liên kết ở hai cá thể P là khác nhau
Khi đó tỉ lệ giao tử A3b ở cá thể có kiểu gen dị hợp tử chéo là f/2
Tỉ lệ giao tử A3b ở cá thể có kiểu gen dị hợp tử đều là (1/2 - f/2) 0,5
 Ta có phương trình f/2(1/2-f/2) = 0,16 (điều kiện: 0 ≤ f ≤ 0,5)
Phương trình này vô nghiệm
Gọi hiệu suất thụ tinh của giao tử a là x  Tỉ lệ giao tử được thụ tinh của mỗi cá thể
Câu 7 Aa là:
(1,5 A = 0,5/(0,5+0,5x) = 1/(1+x); a = 0,5x/(0,5+0,5x) = x/(1+x) 1,0
điểm)  Tỉ lệ cá thể aa ở F1 là: [x/(1+x)] = 16/81  x/(1+x) = 4/9  x = 0,8
2 0,5
Vậy hiệu suất thụ tinh của giao tử a là 0,8

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI
TỈNH ĐỒNG THÁP DỰ THI CẤP QUỐC GIA NĂM 2018
Môn thi: Sinh học
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 14/7/2017
(Đề thi có 02 trang) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1 (2,0 điểm).


a) “Ở tế bào động vật, cấu trúc này được cấu tạo bởi các tiểu đơn vị protein tubulin hình thành cấu trúc
dạng ống với đường kính khoảng 25nm, chúng cỏ mặt trong tế bào chất của tế bào”. Đoạn thông tin trên
mô tả một cấu trúc điển hình có mặt trong tế bào chất của tế bào nhân thực. Hãy chỉ ra ít nhất 4 chức năng
của cấu trúc này trong tế bào động vật.
b) Hiệu quả điều trị bệnh bằng kháng sinh đối với những bệnh nhân có tiền sử nghiện ma túy thường
thấp hơn so với những người bình thường không nghiện chất kích thích. Từ cơ sở cấu trúc và chức năng
của các bào quan trong tế bào, hãy giải thích hiện tượng trên.
Câu 2 (2,0 điểm).
Muối dưa là một trong các phương pháp chế biến nông sản phổ biến ở Việt Nam. Cơ sở của phương
pháp này là quá trình lên men lactic. Vi sinh vật thường
thấy trong dịch lên men gồm vi khuẩn lactic, nấm men và
nấm sợi. Hình dưới đây thể hiện số lượng tế bào sống (log
CFU/ml) của 3 nhóm vi sinh vật trên và giá trị pH trong
quá trình lên men lactic dưa cải. Ôxi hoà tan trong dịch lên
men giảm theo thời gian và được sử dụng hết sau ngày thứ
22.
a) Giải thích nguyên nhân sự biến đổi giá trị pH trong 6
ngày đầu tiên của quá trình.
b) Tại sao nấm men sinh trưởng nhanh từ ngày thứ 10
đến ngày thứ 26 và giảm mạnh sau ngày thứ 26?
c) Tại sao nấm sợi vẫn duy trì được khả năng sinh
trưởng vào giai đoạn cuối của quá trình lên men?
Câu 3 (2,0 điểm).
a) Hình ảnh bên đây mô tả cấu trúc của virus Ebola - loại virus
gây sốt xuất huyết ở người và một loài linh trưởng. Hãy ghi chú và
mô tả cấu trúc của virus này.
b) Từ việc xác định cấu tạo của virus Ebola ở trên và các hiểu
biết của bản thân, em hãy trình bày quá trình nhân lên của virus
trong tế bào của cơ thể người.
Câu 4 (2,0 điểm).
Trong một thí nghiệm về nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu tương,
người ta lấy 4 đĩa Petri trong đó có đặt giấy thấm tẩm dung dịch khoáng. Các đĩa Petri được đánh dấu A, B,
C và D. Cả 4 đĩa đều chứa dung dịch khoáng, nhưng chỉ có đĩa C chứa đầy đủ tất cả các thành phần khoáng
cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương. Các đĩa còn lại thiếu một thành phần khoáng
nào đó. Người ta cho vi khuẩn Rhizobium vào đĩa A, vi khuẩn Bacillus subtilis vào đĩa B và vi khuẩn
Anabaena azollae lấy từ bèo hoa dâu vào đĩa D. Sau đó, người ta đặt các hạt đậu tương lấy từ một giống
vào trong các đĩa. Vài ngày sau, tất cả các hạt đều nảy mầm. Hai tuần sau khi hạt nảy mầm, người ta thấy
chỉ có các cây ở đĩa A và C sinh trưởng bình thường, các cây ở đĩa B và D đều chết. Trong suốt quá trình
thí nghiệm, tất cả các đĩa luôn được giữ âm và đặt trong điều kiện môi trường như nhau. Hãy giải thích kết
quả thí nghiệm.
Câu 5 (2,0 điểm).
a) Vai trò sinh lý của các sắc tố phụ có mặt trong lá cây là gì? Phát biểu “diệp lục có mặt ở mọi loài
thực vật quang hợp” là đúng hay sai? Giải thích.
b) Nêu những điểm khác nhau giữa enzyme Rubisco và PEP carboxylase về các tiêu chí: vị trí, cơ chất,
phản ứng xúc tác, ái lực với CO2.
Câu 6 (2,0 điểm).
a) Một bác sĩ thú y điều trị bệnh cho trâu, bò trong một khu chăn nuôi trong một khoảng thời gian dài.
Bác sĩ giải thích với chủ trang trại rằng: “việc điều trị kháng sinh cho trâu, bò bằng đường uống hay đường
tiêm đều cho kết quả như nhau”. Nhận định trên của bác sĩ đúng hay sai? Giải thích.
b) Khi huyết áp giảm đột ngột thì hoạt động hô hấp sẽ biến đổi như thế nào? Tại sao?
c) Một bác sĩ dùng để điều trị một bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến chức năng hô hấp. Theo
em người bệnh có biểu hiện như thế nào? Bác sĩ đặt giả định gì về sinh hóa máu của bệnh nhân?
Câu 7 (2,0 điểm).
a) Nêu đặc điểm, vị trí động mạch vành tim. Hầu hết các tổ chức trong cơ thể người nhận được nhiều
máu hơn từ động mạch khi tâm thất co so với khi tâm thất giãn. Tuy nhiên, đối với cơ tim thì ngược lại, nó
nhận được nhiều máu hơn khi tâm thất giãn và nhận được ít máu hơn khi tâm thất co. Tại sao lại có sự khác
biệt này?
b) Tại sao những người nghiện thuốc lá thường mắc chứng huyết áp cao?
Câu 8 (2,0 điểm).
Ở tế bào nhân sơ, phần lớn ADN miền nhân có dạng mạch vòng trong khi đó nhiễm sắc thể của tế bào
nhân thực, phân tử ADN có dạng thẳng.
a) Chỉ ra 4 nguyên tắc chung trong quá trình tự sao của cả hai loại phân tử ADN này và giải thích các
nguyên tắc chung đó.
b) Tại sao ở tế bào nhân thực, quá trình tự sao ADN dẫn tới chiều dài ADN ngắn dần theo thời gian? Ý
nghĩa của hiện tượng này và biện pháp khắc phục?
Câu 9 (2,0 điểm).
Khi nghiên cứu sự di truyền một căn bệnh ở người do
một trong 2 alen của một locus chi phối người ta thấy
quần thể cân bằng di truyền với tần số alen trội là 0,6.
Một gia đình trong quần thể có phả hệ như hình bên,
những cá thể màu đen là bị bệnh.
a) Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng
nghiên cứu.
b) Có tối đa bao nhiêu cá thể có thể xác định được
chính xác kiểu gen? Giải thích.
c) Nếu người phụ nữ 8 kết hôn với người đàn ông lành
bệnh trong quần thể thì xác suất sinh một đứa con bị bệnh là bao nhiêu?
d) Nếu người đàn ông 10 kết hôn với một người nữ lành bệnh trong quần thể và sinh 2 con, tính xác suất
để ít nhất 1 con của họ lành bệnh?
Câu 10 (2,0 điểm).
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; tính trạng
chiều cao cây được quy định bởi hai gen, mỗi gen có hai alen (B, b và D, d) phân li độc lập. Cho cây hoa
đỏ, thân cao (P) dị hợp tử về 3 cặp gen trên lai phân tích, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 7 cây
thân cao, hoa đỏ: 18 cây thân cao, hoa trắng: 32 cây thân thấp, hoa trắng: 43 cây thân thấp, hoa đỏ.
a) Xác định kiểu gen của cơ thể đem lai.
b) Nếu cho cây (P) tự thụ phấn, xác định tỷ lệ cây thân cao hoa đỏ đồng hợp trong số những cây thân
cao, hoa đỏ được tạo ra.

----------HẾT----------

Họ và tên thí sinh:_________________________Số báo danh:________________________


Chữ ký GT1:______________________________Chữ ký GT2:________________________

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI
TỈNH ĐỒNG THÁP DỰ THI CẤP QUỐC GIA NĂM 2018
Môn thi: Sinh học
HDC ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 14/7/2017
(Hướng dẫn chấm có 07 trang)

I. Hướng dẫn chung


1) Nếu học sinh làm bài không theo cách nêu trong đáp án nhưng đúng, chính xác, chặt chẽ thì cho đủ
số điểm của câu đó.
2) Việc chi tiết hóa (nếu có) thang điểm trong hướng dẫn chấm phải bảo đảm không làm sai lệch hướng
dẫn chấm và phải được thống nhất thực hiện trong tổ chấm.
II. Đáp án và thang điểm
Câu Ý Nội dung trả lời Điểm
1 a Đoạn thông tin trên mô tả cấu trúc vi ống trong tế bào nhân thực (microtubulin). Có
thể chỉ ra các chức năng của vi ống trong tế bào động vật bao gồm:
+ Tham gia thành phần của khung xương tế bào, định hình và duy trì hình dạng của tế 0,25
bào.
+ Tham gia vào sự vận động, sự phân ly của nhiễm sắc thế trong quá trình phân bào 0,25
(vi ống thể động - tơ vô sắc và vi ống không thể động).
+ Làm “đường ray” cho sự vận động của các bào quan, các túi vận chuyển trong tế 0,25
bào. 0,25
+ Tham gia cấu trúc nên trung thể, lông và roi, hỗ trợ cho sự vận động của tế bào.
b + Người có tiền sử nghiện ma túy trong một thời gian dài có các tế bào đặc biệt là các 0,25
tê bào gan có sự phát triên bất thường của lưới nội chất trơn.
+ Lưới nội chất trơn phát triển tham gia vào cơ chế giải độc các thành phần có mặt 0,25
trong ma túy bằng cách gắn các gốc hydroxyl vào các hợp chất này, tăng tính hòa tan
và đào thải ra bên ngoài.
+ Khi điều trị bệnh cho những người có tiền sử nghiện ma túy trong thời gian dài bằng 0,5
kháng sinh, do sự phát triên mạnh của hệ thống lưới nội chất tham gia vào quá trình
giải độc tố nên lượng kháng sinh bị đào thải nhiều hơn so với người bình thường, do
vậy hiệu quả điều trị bệnh thấp hơn.
2 a + Trong 6 ngày đầu tiên có sự gia tăng số lượng tế bào vi khuẩn lactic, đối tượng 0,25
chính của quá trình chế biến rau cải, sản phẩm của quá trình chuyển hóa này là axit
lactic. 0,25
+ Sự có mặt của axit lactic do quá trình lên men tạo ra làm giảm giá trị pH của dung
dịch. 0,25
+ Bên cạnh đó, nấm men cũng có sự gia tăng số lượng và sự có mặt của nấm sợi trong
dung dịch muối dưa cũng có thể tạo ra các axit hữu cơ khác từ các quá trình sống như
đường phân hoặc chu trình Krebs. 0,25
+ Sự có mặt của các axit hữu cơ kể trên tiếp tục làm giảm giá trị pH của dung dịch
cho đến khi đối tượng chính của quá trình này là vi khuẩn lactic ổn định về số lượng.
b + Nấm men sinh trưởng nhanh trong các ngày thứ 10 đến ngày 26, sau đó giảm mạnh 0,25
ở sau ngày 26 vì quá trình sống của nấm men chịu sự chi phối của giá trị pH.
+ Nấm men phát triển tốt nhất trong dải pH từ 4 đến 4,5 và khi vượt ra khỏi pH tối ưu 0,25
thì tỷ lệ chết gia tăng làm giảm số lượng tế bào nấm men.
c + Nhân tố chính quan trọng có sự biến thiên trong quá trình lên men dưa muối là giá 0,25
trị pH của dung dịch.
+ Giai đoạn cuối của quá trình lên men vẫn tìm thấy nấm sợi với khả năng duy trì sinh 0,25
trưởng là do chúng có thể chống chịu với điều kiện pH thấp.
3 a Ghi chú: 0,5
(1). Lớp màng lipoprotein (có thể nói là màng kép phospholipid hoặc vỏ ngoài cũng
được chấp nhận).
(2). Các gai glycoprotein.
(3). Lớp vỏ capside.
(l ý được 0,25 điểm, 2 ý trở lên cho đủ điểm)
Mô tả cấu trúc virus Ebola 0,5
+ Virus Ebola được bao bọc bởi lớp màng ngoài có nguồn gốc từ màng của tê bào
chủ. Trên màng ngoài có các gai glycoprotein đóng vai trò trong việc tương tác với
các thụ thể bề mặt của tế bào chủ trong quá trình hấp phụ.
+ Bên trong lớp màng ngoài này là lớp vỏ capsid được cấu tạo từ các tiểu phần
capsome.
+ Vật chất di truyền của virus Ebola là sợi đơn ARN mạch âm.
(l ý được 0,25 điểm, 2 ý trở lên cho đủ điểm)
b Quá trình nhân lên của virus trong cơ thể chủ được mô tả qua các bước:
Bước 1. Hấp phụ: gai glycoprotein bám vào thụ thể phù hợp trên bề mặt tế bào chủ. 0,2
Bước 2. Xâm nhập: virus được đưa vào tế bào bằng thức nhập bào. Ở đây dưới tác 0,2
động của các enzim, vỏ ngoài và vỏ capsit bị phá bỏ, giải phóng lõi ARNss (-).
Bước 3. Tổng hợp: ARN (-) nhân lên trong tê bào chât, sử dụng ARN polymerase do 0,2
chúng mang theo, tổng hợp ra các protein của vỏ capsit trong tế bào chất và các
glycoprotein ở ER hạt rồi theo các túi tiết ra ngoài màng sinh chất.
Bước 4. Lắp ráp: lắp lõi, các protein của virus vào vỏ tạo hạt virion hoàn chỉnh. 0,2
Bước 5. Phóng thích: theo hình thức xuất bào => lấy màng sinh chất của tế bào chủ
đã được cải biến thành vỏ ngoài. 0,2
4 - Đĩa A, vi khuẩn Rhizobium cộng sinh với cây họ đậu và tiến hành quá trình cố định 0,25
đạm phục vụ cho hoạt động sống của cây.
- Ớ đĩa A, thiếu một nguyên tố khoáng mà khi bổ sung vi khuẩn Rhizobium cây sinh 0,25
trưởng bình thường chứng tỏ nguyên tố thiếu là N.
- Ở đĩa B, vi khuấn Bacỉllus subtilis là vi khuẩn dị dưỡng, không có khả năng cố định 0,25
nitơ.
- Sự thiếu hụt nguyên tố N trong một thời gian dài dẫn đến cây trồng ở đĩa B chết. 0,25
- Đĩa C, dù không có vi sinh vật nhưng được bố sung đầy đủ các thành phần dinh 0,5
dưỡng khoáng nên cây sống bình thường.
- Đĩa D, vi khuấn Anabaena azollae có khả năng cố định nitơ khi cộng sinh với bèo 0,25
hoa dâu.
- Tuy nhiên, loại vi khuấn Anabaena azollae không có khả năng cộng sinh với cây họ 0,25
đậu nên quá trình cố định đạm không xảy ra và cây chết vì thiếu N trong một khoảng
thời gian.
5 a - Chức năng của các sắc tố phụ:
+ Hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục ở trung 0,25
tâm phản ứng.
+ Quang bảo vệ: Các sắc tố phụ thường hấp thụ các bước sóng ngắn mang năng lượng 0,25
cao nên có vai trò bảo vệ các sắc tố chính, tránh hiện tượng các sắc tố chính bị tổn
thương.
+ Sắc tố phụ có thế đóng vai trò hấp thu nhiệt, làm ấm cơ thể đối với các thực vật ở 0,25
vùng lạnh.
- Đồng ý với ý kiến trên vì diệp lục (đặc biệt là diệp lục a) có mặt ở trung tâm của hệ 0,25
quang hóa, là sắc tố bắt buộc phải có để chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng
lượng hóa học. Các sắc tố phụ khác không có khả năng trên.
b Đặc điểm Rubisco PEP carboxylase
Vị trí Lục lạp của tế bào bao bó mạch ở Lục lạp của tế bào mô
thực vật C4, lục lạp của tế bào mô giậu ở thực vật C4 0,25
giậu ở thực vật C3, CAM.
Cơ chất RiDP, O2, CO2 PEP, CO2 0,25
Phản ứng xúc - RiDP + CO2 => 2 APG. - PEP+CO2=>oxaloaxetat.
tác RiDP + O2 => APG+ AG 0,25
Ái lực với CO2 Thấp hơn Cao hơn
0,25
6 a + Nhận định của bác sĩ là không chính xác, do: 0,25
+ Trong ống tiêu hóa của trâu và bò có các vi sinh vật cộng sinh tham gia vào chu
trình tiêu hóa cellulose. Khi đưa kháng sinh theo đường uống/ăn kháng sinh sẽ tiếp 0,25
xúc với các vi khuẩn cộng sinh, tiêu diệt chúng và dẫn tới làm giảm hiệu quả tiêu hóa,
từ đó hiệu quả điều trị bệnh sẽ không bằng đường tiêm.
b - Khi huyết áp giảm đột ngột thì hoạt động hô hấp tăng. 0,25
- Nguyên nhân:
+ Khi huyết áp giảm Vận tốc máu giảm Vận chuyển cung cấp O2 và loại thải 0,25
CO2 giảm Lượng CO2 trong máu cao hơn bình thường.
+ Sự thay đối huyết áp + hàm lượng CO2 cao trong máu sẽ kích thích các thụ thế áp 0,25
lực và thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh xung thần
kinh chuyển về hành tủy
0,25
Các trung khu hô hấp ở đây sẽ tăng cường mức hoạt động hô hấp tích cực hơn để
loại thải CO2 khỏi máu.
c 0,25
- Dùng để trung hòa H+ biểu hiện của bệnh nhân là thở nhanh.
- Bác sĩ giả định thở nhanh là sự đáp ứng của cơ thể với pH máu thấp. Nhiễm axít 0,25
chuyển hóa làm giảm pH máu có nhiều nguyên nhân như tiểu đường, sốc, ngộ độc..
7 a + Động mạch vành xuất phát từ gốc động mạch chủ, ngay trên van bán nguyệt. 0,25
+ Khi tâm thất co tạo áp suất máu cao hơn nên hầu hết các cơ quan nhận được máu 0,25
nhiêu hơn so với khi tâm thất giãn, huyết áp giảm.
Trong khí đó lúc tâm thất co, các sợi cơ tim ép vào thành các động mạch vành ở tim 0,25
nên máu vào tim ít hơn.
+ Khi tâm thất giãn, máu có xu hướng dội lại tim ở gốc động mạch chủ cũng là nơi 0,25
xuất phát của động mạch vành tim.
Lúc đó cơ tim giãn nên không gây cản trở việc cung cấp máu cho tim vì vậy lượng 0,25
máu vào động mạch vành nuôi tim nhiều hơn so với khi tâm thất co.
b + Trong thuốc lá có khí CO => vào máu tranh Hb => HbCO -> HbO 2 => vận 0,25
chuyển O2 kém => [O2] trong máu giảm.
0,25
+ [O2] tác động thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh
=>kích thích hệ giao cảm =>tim tăng nhịp và lực co ->HA tăng.
0,25
+ [O2] tác động đến gan và thận tiết erythopoeitin (EPO) =>kích thích tủy xương
tăng sinh hồng cầu =>số lượng hồng cầu =>Tăng độ quánh của máu =>huyết áp
tăng.
8 a Quá trình tự sao ADN của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều tuân theo 4 nguyên
tắc căn bản, đó là:
+ Nguyên tắc khuôn mẫu: Nhờ enzyme tháo xoắn, hai mạch đơn ADN tách rời nhau, 0,25
mỗi mạch đơn đều được sử dụng làm khuôn cho việc lắp ghép các đơn phân mới nhờ
enzyme.
+ Nguyên tắc bố sung: Việc lắp ghép các đơn phân vào mỗi mạch khuôn mới đều
được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung, trong đó A môi trường liên kết với T mạch 0,25
khuôn bằng 2 liên kêt hydro và ngược lại, đồng thời G môi trường liên kết với X
mạch khuôn bằng 3 liên kết hydro và ngược lại.
+ Nguyên tắc nửa gián đoạn: Do quá trình tổng hợp mạch mới luôn theo chiều 5’ - 3’,
mà quá trình tháo xoắn mạch kép trên mỗi chạc tái bản chỉ xảy ra theo một chiều, do 0,25
vậy mỗi mạch đơn ADN mới đều được tổng hợp một nửa liên tục, một nửa gián đoạn
bằng việc hình thành các đoạn okazaki.
+ Nguyên tắc bán bảo toàn: Hai phân tử ADN con sau quá trình tái bản đểu có một
mạch của ADN cũ và môt mặch mới tổng hợp nên gọi là hiện tượng bán bảo toàn. 0,25
b + Ở tế bào nhân sơ, ADN dạng mạch vòng, trong quá trình tự sao có tạo ra các đoạn 0,25
mồi, nhưng các đoạn mồi đều được loại bỏ và thay thế bằng ADN và cuối cùng các
đoạn ADN rời nhau sẽ được nối lại bằng enzyme ADN lyase.
+ Ở tể bào nhân thực, ADN mạch thẳng, trong quá trình tự sao hẩu hết các đoạn mồi
đều được thay thế bằng ADN và các đoạn ADN rời nhau được nối lại bằng enzyme 0,25
ADN lyase giống như ở tế bào nhân sơ, tuy nhiên ở phần đầu mút ADN, khi đoạn mồi
5’-3’ bị loại bỏ, nó không có đầu 3’OH ở phần cuối cùng để tổng hợp ADN bổ sung,
do vậy đoạn ADN bị thiếu hụt ở phần này. Sau nhiều lần tự sao, các đầu mút ADN sẽ
ngắn dần gọi là hiện tượng sự cố đầu mút.
+ Hiện tượng sự cố đầu mút có ý nghĩa ngăn chặn sự phân chia tế bào vượt quá số lần
cho phép và chống lại hiện tượng ung thư. Khi tế bào phân chia đến một số lần nhất 0,25
định thì đoạn ADN ngắn đến một điểm, nó trở thành tín hiệu chết theo lập trình khiến
tê bào chết đi mà không phân chia nữa.
+ ơ các tế bào sinh dục, để bảo tồn ADN quá trình tái bản cần có sự có mặt của
enzyme telomerase, enzyme này mang sẵn một đoạn ARN làm khuôn cho việc tổng
hợp đoạn ADN bô sung sau khi đoạn môi bị loại bỏ, do đó ADN sẽ được bù đắp mà
không ngăn đi theo thời gian, vật chất di truyền sẽ được truyền nguyên vẹn cho tế bào
con.
9 a - Cặp 3-4 lành bệnh sinh con bị bệnh, chứng tỏ bệnh do alen lặn chi phối. 0,25
- Nếu alen lặn nằm trên NST X thì cá thể 2 có kiểu gen X aXa và các các thế 5, 7 đều
có kiểu gen XaY và bị bệnh, trái với thực tế do vậy: Bệnh do alen lặn của locus nằm 0,25
trên NST thuờng chi phối.
b Nguời số 2 có kiểu gen đồng hợp lặn, các cá thể ở thế hệ thứ 2 có kiểu gen dị hợp vì 0,25
nhận alen lặn từ mẹ, người 3 lành bệnh mà sinh con bệnh nên có kiểu gen dị hợp.
Người số 10 có kiểu gen đồng hợp lặn.
Các cá thể 1, 8, 9 chưa thể xác định được kiểu gen. Vậy, có tối đa 7 cá thể có thể xác 0,25
định được kiểu gen.
c Trong quần thể cân bằng di truyền A = 0,6 => cấu trúc: 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa, 0,25
trong số người lành bệnh thì người có kiểu gen AA chiếm 0,36/0,84 = 3/7, người có
kiểu gen Aa chiếm 4/7.
Nếu người 8 (1/3AA: 2/3Aa) x người trong quần thể (3/7AA: 4/7Aa) thì xác xuất sinh 0,25
con bị bệnh là: 2/3 x 4/7 x 1/4 = 9,52%.
d Người 10 (aa) kết hôn với phụ nữ lành bệnh (3/7AA: 4/7Aa). 0,25
Xác suất sinh 2 con, trong đó có ít nhất 1 con lành bệnh là: 1 - 1 x 4/7 x 1/2 (bị bệnh) 0,25
x 1/2 (bị bệnh) = 85,71%.
10 a + Cây hoa đỏ (P) dị hợp lai phân tích: Aa x aa =>1 Aa (đỏ): l aa (trắng).
Cây thân cao (P) dị hợp 2 cặp gen lai phân tích: => BbDd x bbdd => 1 đỏ: 3 trắng, 0,25
chứng tỏ tương tác 9 đỏ: 7 trắng, hai cặp Bb và Dd phân ly độc lập.
Quy ước B-D- đỏ, các kiểu gen còn lại cho hoa trắng.
Phép lai phân tích BbDd x bbdd => l BbDd (đỏ): 3 (lbbDd + lBbdd + lbbdd) trắng.
+ Nếu 3 cặp gen phân li độc lập, ta sẽ được tỷ lệ kiểu hình (1:1)(1:3) = 1:1:3:3, trái
thực tế, do đó một ữong 2 cặp Bb hoặc Dd liên kết với Aa. 0,25
Có sự xuất hiện đủ của 4 lớp kiểu hình, chứng tỏ có hiện tượng hoán vị gen. Vì vai trò
của B và D trong việc hình thành kiểu hình là như nhau, do đó việc cặp Aa liên kết
với Bb hay Dd đều như nhau.
+ Ta có phép lai [AaBbDd] x [aabbdd], cơ thể đồng hợp lặn chỉ cho 1 loại giao tử 0,25
[abd], nên kiểu hình đời con hoàn toàn phụ thuộc vào giao tử của cơ thể [AaBbDd]
Cây cao, đỏ [AaBbDd] chiếm tỷ lệ 7%, chứng tỏ giao tử [ABD] chiếm 7%, giao tử
ẠB hoặc ẠD chiếm tỷ lệ 14% < 25%, do đó đây là giao tử hoán vị.
0,25
+ Kiểu gen của cơ thể đem lai hoặc
b - Vì vai trò của B và D là như nhau trong việc tương tác tạo màu hoa, nên ta tính , Ab

toán dựa trên kiếu gen


Tần số hoán vị là 14%x2 = 28%. 0,25

- Phép lai: x tạo ra đời sau:


0,25
+ x tạo ra đời sau 51,96%A-B-. aB aB
+ Dd X Dd =>3/4D-: l/4dd. 0,25
Cây cao, đỏ chiếm tỷ lệ 51,96% x 3/4 = 38,97%.
Trong số đó, cây thuần chủng chiếm: 14%AB x 14%AB x 25%DD = 0,49%. 0,25
Tỷ lệ cần tìm là = 0,49%/38,97% = 1,26%.

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 12 DỰ THI CẤP TỈNH
THPT TRẦN NGUYÊN HÃN NĂM HỌC 2017-2018
------------------------- ĐỀ THI MÔN SINH HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 02 trang)

Câu 1 (1,0 điểm):


Khi nói về hậu quả của đột biến gen, dạng nào của đột biến điểm có thể tạo gen đột biến quy định
chuỗi pôlipeptit ngắn hơn chuỗi pôlipeptit do gen bình thường quy định? Trong tự nhiên, dạng đột biến nào
là phổ biến nhất? Vì sao?
Câu 2 (1,0 điểm):
a) Kể tên các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào không
làm thay đổi hình thái nhiễm sắc thể?
b) Phân biệt (về nguyên nhân và cơ chế) của hiện tượng trao đổi đoạn nhiễm sắc thể dẫn tới hoán vị
gen với hiện tượng đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể?
Câu 3 (1,0 điểm):
Sự phân tính về kiểu hình đời con theo tỷ lệ (3:1) có thể được biểu hiện ở những quy luật di truyền
nào? Với mỗi quy luật, cho 1 ví dụ về kiểu gen, kiểu hình của P và kết quả phân li kiểu hình ở đời con.
Câu 4 (1,0 điểm):
a) Một cây có kiểu gen AaBbDdEe, mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội đều trội hoàn toàn.
Khi cây trên tự thụ phấn. Tính theo lý thuyết:
- Tỉ lệ đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội, 2 tính trạng lặn là bao nhiêu?
- Tỉ lệ đời con có kiểu gen chứa 1cặp gen đồng hợp trội, 3 cặp gen dị hợp là bao nhiêu?
b) Nói: Cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng “má lúm đồng tiền” có chính xác không? Vì sao?
Câu 5 (1,0 điểm):
Cho phép lai (P): ♀AaBbDd x ♂AaBbDd. Biết rằng: 16% số tế bào sinh tinh có cặp nhiễm sắc thể
mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm
phân II bình thường, các tế bào sinh tinh khác giảm phân bình thường; 20% số tế bào sinh trứng có cặp
nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình
thường, giảm phân II bình thường; 10% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không
phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các
tế bào sinh trứng khác giảm phân bình thường; các giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh ngang nhau.
a) Xác định số loại tinh trùng, số loại trứng tối đa của (P).
b) Xác định tỉ lệ hợp tử đột biến ở F1.
Câu 6 (1,0 điểm):
Phân biệt giữa thể tứ bội với thể song nhị bội (về nguồn gốc bộ nhiễm sắc thể, cơ chế hình thành và sự
tồn tại của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong tế bào)? Vì sao thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng
sinh sản hữu tính?
Câu 7 (1,0 điểm):
a) Thành phần dịch tuần hoàn ở côn trùng khác với thành phần dịch tuần hoàn của thú ở điểm nào?
b) Sự khác nhau cơ bản về quá trình tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa động vật có ống tiêu hóa?
Câu 8 (1,0 điểm):
Để chứng minh sự cần thiết của CO2 đối với quang hợp, người ta tiến hành thí nghiệm sau:
- Giữ cây trồng trong chậu ở chỗ tối 2 ngày.
- Tiếp theo lồng một lá của cây vào một bình tam giác A chứa nước ở đáy và đậy kín, tiếp đó lồng một
lá tương tự vào bình tam giác B chứa dung dịch KOH ở đáy bình và đậy kín. Sau đó để cây ngoài sáng
trong 10h.
- Cuối cùng tiến hành thử tinh bột ở hai lá trong các bình A và B (bằng thuốc thử Iot).
Hãy cho biết:
- Vì sao phải để cây trong tối trước hai ngày làm thí nghiệm?
- Kết quả thử tinh bột ở mỗi lá cuối thí nghiệm cho kết quả như thế nào? Giải thích.
Câu 9 (1,0 điểm):
Quá trình hô hấp của lớp cá xương và lớp chim có những đặc điểm nào đặc trưng giúp cho hô hấp hiệu
quả cao?
Câu 10 (1,0 điểm):
Khi phân tích về vật chất di truyền của 4 chủng vi sinh vật gây bệnh, người ta xác đinh được kết quả
sau :
Tỷ lệ % từng loại Nucleotit
Chủng VSV
A T U G X
Chủng số 1 10 10 0 40 40
Chủng số 2 20 30 0 20 30
Chủng số 3 22 0 22 27 29
Chủng số 4 35 0 35 15 15
Vật chất di truyền của 4 chủng vi sinh vật này thuộc loại nào và có cấu trúc mạch đơn hay mạch
kép? Giải thích ?
---------HẾT----------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên thí sinh: ..................................................................SBD: ...................... Phòng thi: .................
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 12 DỰ THI CẤP TỈNH
THPT TRẦN NGUYÊN HÃN NĂM HỌC 2017-2018
------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu Nội dung trả lời Điểm


- Dạng đột biến điểm tạo gen đột biến có thể quy định chuỗi pôlipeptit ngắn hơn chuỗi
pôlipeptit do gen bình thường quy định gồm: đột biến thay thế cặp nucleotit, đột biến
mất hoặc thêm cặp nucleotit làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm.........................………... 0,5
1 - Dạng đột biến gen phổ biến nhất là thay thế 1 cặp nucleotit. ……..………..………... 0,25
(1,0đ) - Vì: Cơ chế phát sinh đột biến tự phát dạng thay thế 1 cặp nucleotit dễ xảy ra hơn ngay
cả khi không có tác nhân đột biến (do các nucleotit trong tế bào có thể hỗ biến thành
dạng hiếm), hơn nữa phần lớn đột biến thay thế cặp nucleotit là các đột biến trung tính
 dạng đột biến gen này dễ tồn tại phổ biến ở nhiều loài………................... 0,25
a) Các dạng đột biến cấu trúc NST: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn …….. 0,25
Dạng đột biến không làm thay đổi hình thái NST: đảo đoạn, chuyển đoạn trong một NST
…………………………………………………………………………………….. 0,25
b)
Trao đổi đoạn Chuyển đoạn NST
- Nguyên nhân : do các NST trong cặp - Nguyên nhân: do các tác nhân gây đột
tương đồng nhân đôi bắt cặp với nhau, biến hoặc do rối loạn quá trình trao đổi
2 0,25
tiếp hợp  đứt và trao đổi cho nhau những chất  các NST đứt gãy và nối lại bất
(1,0đ)
đoạn tương đồng (ở kỳ đầu giảm phân I). thường.
- Cơ chế : Trao đổi đoạn xảy ra trong
phạm vi một cặp NST tương đồng, chúng - Cơ chế : các đoạn NST đứt ra rồi trao
đứt ra các đoạn tương ứng trên 2 crômatit đổi cho nhau. Chuyển đoạn có thể xảy ra
khác nguồn gốc rồi trao đổi cho nhau, sắp trên một cặp NST hay giữa các đoạn NST 0,25
xếp lạ gen trong phạm vi từng cặp NST. thuộc các cặp khác nhau (chuyển đoạn
tương hỗ hay không tương hỗ).
Có thể biểu hiện trong các quy luật, hiện tượng di truyền sau:
- Quy luật phân li: 0,25
P: Aa (Hoa đỏ) x Aa (Hoa đỏ)  F: 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
- Quy luật tương tác bổ sung:
P: AaBb (Hoa đỏ) x aabb (Hoa trắng)  F: 3 hoa trắng: 1 hoa đỏ.
Hoặc: P: Aabb (Hoa trắng) x aaBb (Hoa trắng)  F: 3 hoa trắng: 1 hoa đỏ. 0,25
3 - Quy luật liên kết gen hoàn toàn:
(1,0đ)
P: ♂ thân xám, cánh dài ( ) x ♀ thân đen, cánh cụt ( )  F: 3 xám, dài: 1
0,25
đen, cụt.
- Quy luật di truyền liên kết giới tính: 0,25
P: ♀XAXa (Mắt đỏ) x ♂XAY (Mắt đỏ)  F: 3 Mắt đỏ : 1 mắt trắng.
(HS có thể nêu quy luật di truyền khác, nếu đúng vẫn cho điểm nhưng điểm tối đa chỉ là
1 điểm)
a) P: AaBbDdEe x AaBbDdEe
- Tỉ lệ đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội, 2 tính trạng lặn:
3/4 x 3/4 x 1/4 x1/4 x C24 = 27/128 …………………………………. 0,25
- Tỉ lệ đời con có kiểu gen chứa 1cặp đồng hợp trội, 3 cặp dị hợp:
4
2/4 x 2/4 x 2/4 x1/4 x C14 = 1/8 ……..………………………………. 0,25
(1,0đ)
b) Nói cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng “má lúm đồng tiền” là không hoàn toàn
chính xác............................................................................................................................ 0,25
- Giải thích: Mẹ chỉ truyền cho con gen quy định tính trạng “má lúm đồng tiền”, không
truyền cho con tính trạng đã có sẵn .................................................................................. 0,25
a)
5 - Số loại tinh trùng tối đa: 4.2.2=16 (loại tinh trùng)......................................................... 0,25
(1,0đ) - Số loại tinh trùng tối đa: 8+8+8 =24 (loại trùng)............................................................ 0,25
b) Tỉ lệ hợp tử đột biến = 1 – tỉ lệ hợp tử bình thường = 1 – 0,84 x 0,7 = 0,412 …….... 0.5
* Phân biệt:
Tiêu chí so sánh Thể tứ bội Thể song nhị bội
Nguồn gốc Từ cùng 1 loài (Cùng nguồn) Từ 2 loài khác nhau (khác nguồn) 0,25
bộ NST
Bộ NST của tế báo không phân li trong Thông qua lai khác loài kết hợp
6 Cơ chế hình thành nguyên phân hoặc không phân li trong đa bội hóa
(1,0đ) giảm phân kết hợp với thụ tinh
Tồn tại cặp NST Tồn tại thành bộ 4 chiếc Tồn tại thành bộ 2 chiếc 0,25
trong tế bào
* Thể đa bội thường không có khả năng sinh sản hữu tính vì: 0,25
Thể đa bội lẻ NST không tồn tại thành từng cặp tương đồng  Không có khả năng sinh
giao tử ....................................................................................................................... 0,25
a) Khác nhau về dịch tuần hoàn:
- Dịch tuần hoàn ở côn trùng gồm: chất dinh dưỡng, các sản phẩm bài tiết, dịch mô..... 0,25
- Dịch tuần hoàn ở thú gồm: chất dinh dưỡng, sản phẩm bài tiết và chất khí hô hấp...... 0,25
7 b) Khác nhau về tiêu hóa:
(1,0đ) - Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa bao gồm có cả tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại
bào, thức ăn được tiêu hóa về mặt hóa học ……………………………………………. 0,25
- Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa thì chỉ có tiêu hóa ngoại bào, thức ăn được tiêu hóa
cả về mặt cơ học và tiêu hóa hóa học ……………………………………………… 0,25
a) Để oxi hóa hết lượng tinh bột dự trữ trong mỗi lá ……….…………………………. 0,25
b) Lá trong bình A chuyển màu xanh tím, lá trong bình B không chuyển màu ………. 0,25
* Giải thích:
8 - Bình A: lá cây đã sử dụng, khí cacbonic có trong bình để thực hiện quá trình quang hợp
(1,0đ) để tạo ra tinh bột. Do đó khi thử tinh bột bằng iot đã xảy ra phản ứng màu đặc trưng với
thuốc thử …………………………………………………………………….. 0,25
- Bình B: do khí CO 2 trong bình kết hợp với dung dịch KOH để tạo thành muối, nên lá
trong bình này không tiến hành quang hợp được và không tạo ra tinh bột ………..…. 0,25
* Ở cá:
- Nhờ cử động của miệng, nắp mang tạo dòng nước một chiều chảy qua mang …......... 0,25
- Dòng nước chảy qua các lá mang và phiến mang luôn ngược chiều với dòng máu trong
mao mạch phiến mang …………………………………………………………… 0,25
9
* Ở chim:
(1,0đ)
- Phổi có cấu tạo gồm nhiều ống khí, ngoài ra còn có các túi khí trước và túi khí sau
tham gia vào hô hấp …………………………………………………………………… 0,25
- Nhờ sự co giãn các túi khí trong cơ thể tạo hô hấp kép: cả lúc hít vào và thở ra đều có
không khí giàu Oxi đi qua phổi, không có khí đọng trong phổi ………………………. 0,25
- VCDT của chủng 1 là ADN mạch kép vì : có 4 loại nu cấu tạo nên ADN là A, T, G, X ;
tỷ lệ A=T=10%, G=X=40% …………………………………………….…………. 0,25
- VCDT của chủng 2 là ADN mạch đơn vì : có 4 loại nu cấu tạo nên ADN là A, T, G, X ;
10 tỷ lệ A≠T, G≠X ………………………………………………………………….….. 0,25
(1,0đ) - VCDT của chủng 3 là ARN mạch đơn vì : có 4 loại nu cấu tạo nên ARN là A, U, G, X ;
tỷ lệ A=U, nhưng G≠X ………………………………………………………..……. 0,25
- VCDT của chủng 4 là ARN mạch đơn hoặc mạch kép vì : có 4 loại nu cấu tạo nên ARN
là A, U, G, X ; tỷ lệ A=U, và G=X …………………….………….. 0,25

-----------HẾT------------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
SÓC TRĂNG Năm 2018
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: SINH HỌC
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 15/9/2017
Đề thi này có 02 trang

Bài 1: (2,0 điểm)


a) Dựa vào chức năng, các prôtêin tham gia cấu trúc màng sinh chất gồm những loại nào? Nêu chức
năng của mỗi loại.
b) Ở bề mặt lá của một số loài cây như lá khoai nước, lá chuối, lá su hào có phủ một lớp chất hữu cơ.
Lớp chất hữu cơ này có bản chất là gì? Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo, tính chất và vai trò của lớp chất hữu
cơ này?
Bài 2: (2,0 điểm)
a) Ở một loài động vật xét một nhóm tế bào sinh tinh gồm 1000 tế bào có kiểu gen Aa. Giả sử trong quá
trình giảm phân có 10 tế bào giảm phân không bình thường, rối loạn giảm phân 2 ở tế bào chứa gen A, các
tế bào khác giảm phân bình thường. Xác định tỉ lệ tinh trùng không bình thường tạo ra từ 1000 tế bào sinh
tinh trên?
b) Trình bày ý nghĩa của quá trình giảm phân ?
Bài 3: (2,0 điểm)
a) Tại sao có thể nói quang hợp là quá trình oxi hóa - khử?
b) Chuỗi chuyền electron hô hấp trong tế bào của sinh vật nhân sơ khác với của sinh vật nhân thực ở
những điểm nào?
Bài 4: (2,0 điểm)
Ở đáy các ao hồ có các nhóm vi sinh vật phổ biến sau:

- Nhóm I: biến đổi thành H2S.

- Nhóm II: biến đổi thành N2.


- Nhóm III: biến đổi CO2 thành CH4.
- Nhóm IV: biến đổi cacbonhiđrat thành axit hữu cơ và biến đổi protein thành axitamin, NH3.
Dựa vào nguồn cacbon hãy nêu kiểu dinh dưỡng, loại vi sinh vật tương ứng của mỗi nhóm vi sinh vật
nêu trên. Giải thích.
Bài 5: (2,0 điểm)
a) Dựa vào kiến thức về cấu trúc tế bào, hãy cho biết các phương thức tiến hoá tạo nên các bào quan có
cấu tạo màng ở tế bào nhân thực?
b) Cho tế bào vi khuẩn, tế bào thực vật, tế bào hồng cầu vào dung dịch đẳng trương có lizôzim. Có hiện
tượng gì xảy ra với mỗi loại tế bào trong dung dịch trên. Giải thích?
Bài 6: (2,0 điểm)
a) Cấu tạo lông hút của thực vật trên cạn phù hợp với chức năng hút nước và muối khoáng như thế nào?
b) Tại sao tế bào thực vật không bị vỡ trong môi trường nhược trương?
Bài 7: (2,0 điểm)
Người ta tiến hành thí nghiệm:
- Cây mầm 1: Chiếu sáng một chiều lên bao lá mầm.
- Cây mầm 2: Cắt bỏ đỉnh ngọn rồi chiếu sáng một chiều.
- Cây mầm 3: Che tối phần bao lá mầm, chiếu sáng một chiều.
Cho biết kết quả và giải thích?
Bài 8: (2,0 điểm)
Dựa vào kiến thức về thụ tinh kép ở thực vật, hãy xác định kiểu gen của phôi, nội nhũ, tế bào thịt quả
khi lấy hạt phấn của cây có kiểu gen AA thụ phấn cho cây có kiểu gen aa?
Bài 9: (2,0 điểm)
Khi chiếu sáng với cường độ thấp như nhau vào 3 loài cây A, B và C trồng trong nhà kính, người ta
nhận thấy ở cây A lượng CO 2 hấp thụ tương đương với lượng CO 2 thải ra; ở cây B lượng CO 2 hấp thụ
nhiều hơn lượng CO2 thải ra; còn ở cây C lượng CO2 hấp thụ ít hơn lượng CO2 thải ra.
a) Chỉ tiêu sinh lý nào về ánh sáng được dùng để xếp loại các nhóm cây này? Giải thích.
b) Để đạt hiệu suất quang hợp cao cần trồng mỗi loài cây này trong những điều kiện ánh sáng như thế
nào?
Bài 10: (2,0 điểm)
a) Cho các nguyên tố hóa học sau: Cu, Mo, C, H, Mg, Fe, O, N, P, Mg, B, Cl, K, S, Ca, Zn, Ni. Dựa vào
hàm lượng của chúng trong mô thực vật, hãy phân chia chúng thành hai nhóm. Cho biết đó là hai nhóm
nào? Nêu chức năng chung của các nguyên tố trong nhóm đó.
b) Giải thích tại sao cây thiếu ion Mg hoặc Fe đều bị vàng lá?
--- HẾT---
Họ tên thí sinh:…………………………….. Số báo danh:………………………………………
Chữ ký của Giám thị 1:…………………….. Chữ ký của Giám thị 2:…………………………..

60 HSG Tiền Giang – Bảng A – Đề chính thức - Ngày 16/10/2014 305 – 311
61 HSG Tiền Giang – Bảng B – Đề chính thức - Ngày 16/10/2014 312 – 318
V Năm học 2015 - 2016
62 HSG Bắc Ninh – Đề chính thức - Dành cho HS trường THPT không chuyên 319 – 326
63 HSG Bắc Ninh – Đề chính thức - Dành cho HS trường THPT chuyên 327 – 332
64 HSG Thanh Hóa – Đề chính thức 333 – 338
65 HSG Vĩnh Phúc – Đề chính thức 339 – 343
66 HSG Thái Nguyên – Đề chính thức 344 – 351
67 HSG Cần Thơ – Đề chính thức 352 – 358
68 HSG Kiên Giang – Đề chính thức – Ngày 11/9/2015 359 – 364
69 HSG Kiên Giang – Đề chính thức – Ngày 12/9/2015 365 – 366
70 Chọn ĐTHSG dự thi Quốc gia – Kiên Giang – Đề chính thức – Ngày 9/10/2015 367 – 372
71 Chọn ĐTHSG dự thi Quốc gia – Kiên Giang – Đề chính thức – Ngày 10/10/2015 373 – 378
72 HSG Hưng Yên – Đề chính thức 379 – 382
73 HSG Hà Nội – Đề chính thức 383 – 384
74 HSG Lâm Đồng – Đề chính thức 385 – 387
75 HSG Quảng Nam – Đề chính thức 388 – 389
76 HSG Đồng Tháp – Đề chính thức 390 – 395
77 Chọn ĐTHSG dự thi Quốc gia – ĐăkLăk – Đề chính thức – Vòng I 396 – 401
78 Chọn ĐTHSG dự thi Quốc gia – ĐăkLăk – Đề chính thức – Vòng II 402 - 408
79 HSG ĐăkLăk – Đề chính thức 409 – 410
80 HSG Quảng Bình – Đề chính thức 411 – 414
81 HSG GDTX Vĩnh Phúc – Đề chính thức 415 – 417
82 HSG Sóc Trăng – Đề chính thức 418
VI Năm học 2016 - 2017
83 HSG Bắc Ninh – Đề chính thức 419 – 427
84 Chọn ĐTHSG dự thi cấp tỉnh – Trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc 428 – 436
85 HSG Hải Dương – Đề chính thức 437 - 442
86 HSG Vĩnh Phúc – Đề chính thức 443 – 447
87 HSG Long An – Bảng A – Đề chính thức 448 – 455
88 HSG Long An – Bảng B – Đề chính thức 456 – 461
89 HSG Long An – Vòng II – Đề chính thức – Ngày 3/11/2016 462 – 470
90 HSG Long An – Vòng II – Đề chính thức – Ngày 4/11/2016 471 – 480
91 HSG Quảng Bình – Đề chính thức 481 – 484
92 Chọn ĐTHSG dự thi Quốc gia – Quảng Bình – Vòng I – Đề chính thức 485 – 492
93 Chọn ĐTHSG dự thi Quốc gia – Quảng Bình – Vòng II – Đề chính thức 493 – 499
94 Chọn ĐTHSG dự thi Quốc gia – Đồng Tháp – Đề chính thức 500 – 506
95 HSG Hải Phòng – Đề chính thức dành cho HS không chuyên 507 – 513
96 HSG Hải Phòng – Đề dự bị dành cho HS không chuyên 514 – 521
97 HSG Quảng Ngãi – Đề chính thức 522 – 524
98 HSG Hưng Yên – Đề chính thức 525 – 530
99 Chọn ĐTHSG dự thi cấp tỉnh của trường THPT A Kim Bảng – Hà Nam 531 – 536
100 Chọn ĐTHSG dự thi cấp tỉnh của trường THPT A Duy Tiên – Hà Nam 537 – 542
101 Chọn ĐTHSG dự thi cấp tỉnh của trường THPT B Duy Tiên – Hà Nam 543 – 548
102 Chọn ĐTHSG dự thi cấp tỉnh của trường THPT Lý Thường Kiệt – Hà Nam 549 – 556
103 Chọn ĐTHSG dự thi cấp tỉnh của trường THPT B Phủ Lý – Hà Nam 557 – 564
104 HSG GDTX Vĩnh Phúc – Đề chính thức 565 – 567
105 HSG Sóc Trăng – Đề chính thức – Ngày 17/9/2016 568
106 HSG Sóc Trăng – Đề chính thức – Ngày 18/9/2016 569
107 Chọn ĐTHSG dự thi Quốc gia – Sóc Trăng – Đề chính thức 570
108 Chọn ĐTHSG dự thi Quốc gia – ĐăkLăk – Đề chính thức 571 - 575
109 HSG Bình Phước – Đề chính thức 576 – 577
VII Năm học 2017 - 2018
110 HSG Hải Dương – Đề chính thức 578 – 582
111 HSG Vĩnh Phúc – Đề chính thức 583 – 587
112 HSG Thái Bình – Đề chính thức (Trắc nghiệm các mã: 104, 204, 304, 404) 588 - 617
113 HSG Hưng Yên – Đề chính thức 618 – 624
114 HSG Nam Định – Đề chính thức (trắc nghiệm + tự luận) 625 – 653
115 HSG Nam Định – Đề dự bị (trắc nghiệm + tự luận) 654 – 662
116 HSG Thừa Thiên Huế - Đề chính thức 663 – 664
117 HSG Hà Tĩnh – Đề chính thức 665 – 668
118 Chọn ĐTHSG dự thi Quốc gia – Đồng Tháp – Đề chính thức 669 – 674
119 Chọn ĐTHSG dự thi cấp tỉnh của trường THPT Trần Nguyên Hãn – Vĩnh Phúc 675 – 678
120 Chọn ĐTHSG dự thi Quốc Gia – Sóc Trăng – Đề chính thức – Ngày 15/9/2017 679 - 680

You might also like