You are on page 1of 20

Ô

NHIỂM
MÔI
TRƯỜ
NG
NƯỚC-
NHÓM
Hình 1.1 Nguyên nhân và bảo vệ môi trường

7
Mục Lục
CHƯƠNG I : TỔNG QUÁT VỀ Ô NHIỂM NGUỒN NƯỚC Ở VIỆT NAM.........................................1
I. Ô NHIỂM NGUỒN NƯỚC LÀ GÌ ?.................................................................................................1
1.1 CÁC NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC..............................1
1.2 CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC...............................................................................1
CHƯƠNG II : CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỂM NGUỒN NƯỚC.......................................................2
II. Ô nhiễm do các điều kiện của tự nhiên.......................................................................................2
2.1 Ô NHIỄM NƯỚC DO QUÁ TRÌNH GIA TĂNG DÂN SỐ............................................................2
2.2 Ô nhiễm nguồn nước do rác thải trong sinh hoạt.....................................................................3
2.3 Ô nhiễm hữu cơ...................................................................................................................3
2.4 Ô nhiễm hiện tượng phú dưỡng..........................................................................................4
2.5 Hậu quả ô nhiễm môi trường biển......................................................................................9
CHƯƠNG III. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC....................................................................................................11
III. Những biện pháp khắc phục..................................................................................................11
3.1 Các hoạt động khai thác....................................................................................................11
3.2 Xử lý khí thải, rác thải từ hoạt động công nghiệp..............................................................11
3.3 Các giải pháp sinh học.......................................................................................................12
3.4 Nâng cao ý thức cộng đồng...............................................................................................13
3.5 Giữ sạch nguồn nước........................................................................................................14
3.6 Tiết kiệm nguồn nước sạch...............................................................................................14
3.7 Hướng tới nông nghiệp xanh............................................................................................14
3.8 Hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm...............................................................................15
3.9 Tận dụng sản phẩm có thể tái chế.....................................................................................15
3.10 Tránh gây ô nhiễm trong nông nghiệp...............................................................................15
Mục Lục Hình Ảnh Và Biểu Đồ
Hình 1.1 Nguyên nhân và bảo vệ môi trường...................................................................................................... 1
Hình 1.1 Nguyên nhân và bảo vệ môi trường...................................................................................................... 1
Hình 1.2 Ô nhiễm nguồn nước............................................................................................................................ 1
Hình 2.1. Rạn san hô bị ô nhiễm.......................................................................................................................... 4
Hình 2.2 Biểu Đồ Ô Nhiễm Nguồn Nước.............................................................................................................. 7
Hình 2.3 Nước thải.............................................................................................................................................. 8
Hình 2. 4 Ô nhiễm môi trường........................................................................................................................... 10
Hình 3. 1 Khắc phục tình trạng ô nhiễm............................................................................................................. 11
Hình 3. 2 nước thải nhà máy đã qua xử lý......................................................................................................... 12
Hình 3 . 3 Thu gom rác trên sông....................................................................................................................... 13
Hình 3 . 4 Thu gom rác ven biển......................................................................................................................... 13
Hình 3 . 5 Giữ sạch nguồn nước......................................................................................................................... 14
Hình 3 . 6 Bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước......................................................................................................... 15
Hình 3 . 7 Hạn chế sử dụng phun, xịt thuốc trừ sâu............................................................................................ 15
Hình 3 . 8 Nên dùng túi vải thay cho túi nilon..................................................................................................... 16
Hình 3 . 9 tái chế chai nhựa............................................................................................................................... 16
Hình 3 . 10 ô nhiễm nước trong nông nghiệp.................................................................................................... 17
CHƯƠNG I : TỔNG QUÁT VỀ Ô NHIỂM NGUỒN NƯỚC Ở
VIỆT NAM
I. Ô NHIỂM NGUỒN NƯỚC LÀ GÌ ?
 Ô nhiễm nước phát sinh từ sự gia tăng tải lượng ô
nhiễm do sự tăng trưởng dân số, phát triển công
nghiệp và tăng trưởng kinh tế. Thế giới tự nhiên vốn
tồn tại như một hệ thống và có khả năng tự làm sạch
ở mức nhất định, nhưng khi tải lượng ô nhiễm chủ
yếu là do con người gia tăng, sự cân bằng của tự
nhiên bị phá vỡ, dẫn đến ô nhiễm nước. Điều này
gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, giảm chất
lượng môi trường sống, và ảnh hưởng đến hệ sinh
Hình 1.2 Ô nhiễm nguồn nước
thái.
1.1 NGUỒN GỐC

Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng
ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá
dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm
cho hàm lượng oxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước,
gây suy thoái thủy vực.
Ô nhiễm tự nhiên
Do các hiện tượng thời tiết(mưa, lũ lụt,gió bão,...) hoặc do các sản phẩm hoạt động sống
của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân
hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm,
gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự
trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất
thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ. Nước
lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân
độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có
thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất. Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa,
xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải
là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
Ô nhiễm nhân tạo

 Từ sinh hoạt

1
Nước thải sinh hoạt (Sewage): là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách
sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con
người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh
học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (phosphor, nitơ), chất rắn và vi
trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có
trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng
cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.

 Từ các chất thải công nghiệp


Nước thải công nghiệp (industrial wastewater): là nước thải từ các cơ sở sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước
thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc
vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực
phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài
các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfide,... Người ta thường sử dụng đại lượng
PE (population equivalent) để so sánh một cách tương đối mức độ gây ô nhiễm của nước
thải công nghiệp với nước thải đô thị. Đại lượng này được xác định dựa vào lượng thải
trung bình của một người trong một ngày đối với một tác nhân gây ô nhiễm xác định. Các
tác nhân gây ô nhiễm chính thường được sử dụng để so sánh là COD (nhu cầu oxy hóa
học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa), SS (chất rắn lơ lửng). Ngoài các nguồn gây ô nhiễm
chính như trên thì còn có các nguồn gây ô nhiếm nước khác như từ y tế hay từ các hoạt
động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người…

1.2 CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC


@ Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước
 Cần nâng cao ý thức sử dụng và xử lý rác thải của người dân
 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lý pháp luật về môi trường
 Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại khu dân cư và kể cả các khu công nghiệp
 Sử dụng các giải pháp xử lý nước ô nhiễm 

CHƯƠNG II : CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỂM NGUỒN


NƯỚC
Các ion hòa tan
Nhiều ion hữu cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc biệt là trong nước
biển.Trong nước thải đô thị luôn chứa một lượng lớn các ion Cl-, SO42-, PO43, Na+, K+.
Trong nước thải công nghiệp, ngoài các ion kể trên còn có thể có các chất vô cơ có độc
tính rất cao như các hợp chất của Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F...
2
Các chất dinh dưỡng (N,P)
Muối của nitơ và phosphor là các chất dinh dưỡng đối với thực vật, ở nồng độ thích hợp
chúng tạo điều kiện cho cây cỏ, rong tảo phát triển. Amoni, nitrat, phosphat là các chất
dinh dưỡng thường có mặt trong các nguồn nước tự nhiên, hoạt động sinh hoạt và sản
xuất của con người đã làm gia tăng nồng độ các ion này trong nước tự nhiên. Mặc dù
không độc hại đối với người, song khi có mặt trong nước ở nồng độ tương đối lớn, cùng
với nitơ, phosphat sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng (eutrophication, còn được gọi là phì
dưỡng). Theo nhiều tác giả, khi hàm lượng phosphat trong nước đạt đến mức 0,01 mg/l
(tính theo P) và tỷ lệ P:N:C vượt quá 1:16:100, thì sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn
nước. Từ eutrophication bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "được nuôi dưỡng tốt".
Phú dưỡng chỉ tình trạng của một hồ nước đang có sự phát triển mạnh của tảo. Mặc dầu
tảo phát triển mạnh trong điều kiện phú dưỡng có thể hỗ trợ cho chuỗi thức ăn trong hệ
sinh thái nước, nhưng sự phát triển bùng nổ của tảo sẽ gây ra những hậu quả làm suy
giảm mạnh chất lượng nước. Hiện tượng phú dưỡng thường xảy ra với các hồ, hoặc các
vùng nước ít lưu thông trao đổi. Khi mới hình thành, các hồ đều ở tình trạng nghèo chất
dinh dưỡng (oligotrophic) nước hồ thường khá trong. Sau một thời gian, do sự xâm nhập
của các chất dinh dưỡng từ nước chảy tràn, sự phát triển và phân hủy của sinh vật thủy
sinh, hồ bắt đầu tích tụ một lượng lớn các chất hữu cơ. Lúc đó bắt đầu xảy ra hiện tượng
phú dưỡng với sự phát triển bùng nổ của tảo, nước hồ trở nên có màu xanh, một lượng lớn
bùn lắng được tạo thành do xác của tảo chết. Dần dần, hồ sẽ trở thành vùng đầm lầy và
cuối cùng là vùng đất khô, cuộc sống của động vật thủy sinh trong hồ bị ngừng trệ.
Sulfat (SO4 2-)
Các nguồn nước tự nhiên, đặc biệt nước biển và nước phèn, thường có nồng độ sulfat cao.
Sulfat trong nước có thể bị vi sinh vật chuyển hóa tạo ra sulfit và axit sulfuric có thể gây
ăn mòn đường ống và bê tông. Ở nồng độ cao, sulfat có thể gây hại cho cây trồng.
Chloride (Cl-)
Là một trong các ion quan trọng trong nước và nước thải. Chloride kết hợp với các ion
khác như natri, kali gây ra vị cho nước. Nguồn nước có nồng độ chloride cao có khả năng
ăn mòn kim loại, gây hại cho cây trồng, giảm tuổi thọ của các công trình bằng bê tông,...
Nhìn chung chloride không gây hại cho sức khỏe con người, nhưng chloride có thể gây ra
vị mặn của nước do đó ít nhiều ảnh hưởng đến mục đích ăn uống và sinh hoạt.
Các kim loại nặng
Pb, Hg, Cr, Cd, As, Mn,...thường có trong chất và nước thải công nghiệp. Hầu hết các kim
loại nặng đều có độc tính cao đối với con người và các động vật khác. Chì (Pb): chì có
trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui, luyện kim, hóa dầu. Chì còn được đưa
vào môi trường nước từ nguồn không khí bị ô nhiễm do khí thải giao thông. Chì có khả
năng tích lũy trong cơ thể, gây độc thần kinh, gây chết nếu bị nhiễm độc nặng. Chì cũng
rất độc đối với động vật thủy sinh. Các hợp chất chì hữu cơ độc gấp 10 – 100 lần so với
chì vô cơ đối với các loại cá. Thủy ngân (Hg): thủy ngân là kim loại được sử
dụng trong nông nghiệp (thuốc chống nấm) và trong công nghiệp (làm điện cực). Trong
tự nhiên, thủy ngân được đưa vào môi trường từ nguồn khí núi lửa. Ở các vùng có mỏ
thủy ngân, nồng độ thủy ngân trong nước khá cao. Nhiều loại nước thải công nghiệp có
chứa thủy ngân ở dạng muối vô cơ của Hg(I), Hg(II) hoặc các hợp chất hữu cơ chứa thủy
ngân. Thủy ngân là kim loại nặng rất độc đối với con người. Vào thập niên 50, 60, ô
nhiễm thủy ngân hữu cơ ở vịnh Minamata, Nhật Bản, đã gây tích lũy Hg trong hải sản.
3
Hơn 1000 người đã chết do bị nhiễm độc thủy ngân sau khi ăn các loại hải sản đánh bắt
trong vịnh này. Asen (As): asen trong các nguồn nước có thể do các nguồn gây ô nhiễm
tự nhiên (các loại khoáng chứa asen) hoặc nguồn nhân tạo (luyện kim, khai khoáng...).
Asen thường có mặt trong nước dưới dạng asenit (AsO33-), asenat (AsO43-) hoặc asen
hữu cơ (các hợp chất loại methyl asen có trong môi trường do các phản ứng chuyển hóa
sinh học asen vô cơ). Asen và các hợp chất của nó là các chất độc mạnh (cho người, các
động vật khác và vi sinh vật), nó có khả năng tích lũy trong cơ thể và gây ung thư. Độc
tính của các dạng hợp chất asen: As(III) > As(V) > Asen hữu cơ.
Các chất hữu cơ
Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học
Cacbonhidrat, protein, chất béo… thường có mặt trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô
thị, nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm là các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học.
Trong nước thaỉ sinh hoạt, có khoảng 60-80% lượng chất hữu cơ thuộc loại dễ bị phân
huỷ sinh học.Chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học thường ảnh hưởng có hại đến nguồn lợi
thuỷ sản, vì khi bị phân huỷ các chất này sẽ làm giảm oxy hoà tan trong nước, dẫn đến
chết tôm cá. ii. Các chất hữu cơ bền vững Các chất hữu cơ có độc tính cao thường là các
chất bền vững, khó bị vi sinh vật phân huỷ trong môi trường. Một số chất hữu cơ có khả
năng tồn lưu lâu dài trong môi trường và tích luỹ sinh học trong cơ thể sinh vật. Do có
khả năng tích luỹ sinh học, nên chúng có thể thâm nhập vào chuỗi thức ăn và từ đó đi vào
cơ thể con người. Các chất polychlorophenol(PCPs), polychlorobiphenyl (PCBs:
polychlorinated biphenyls), các hydrocarbon đa vòng ngưng tụ(PAHs: polycyclic
aromatic hydrocarbons), các hợp chất dị vòng N, hoặc O là các hợp chất hữu cơ bền vững.
Các chất này thường có trong nước thải công nghiệp, nước chảy tràn từ đồng ruộng (có
chứa nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thích sinh trưởng…). Các hợp chất này thường là
các tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm, ngay cả khi có mặt với nồng độ rất nhỏ trong môi
trường.
Dầu 
Dầu mỡ là chất khó tan trong nước, nhưng tan được trong các dung môi hữu cơ. Dầu mỡ
có thành phần hóa học rất phức tạp. Dầu thô có chứa hàng ngàn các phân tử khác nhau,
nhưng phần lớn là các Hydro cacbon có số cacbon từ 2 đến 26. Trong dầu thô còn có các
hợp chất lưu huỳnh, nitơ, kim loại. Các loại dầu nhiên liệu sau tinh chế (dầu DO2, FO) và
một số sản phẩm dầu mỡ khác còn chứa các chất độc như PAHs, PCBs,…Do đó, dầu mỡ
thường có độc tính cao và tương đối bền trong môi trường nước. Độc tính và tác động của
dầu mỡ đến hệ sinh thái nước không giống nhau mà phụ thuộc vào loại dầu mỡ.
Các vi sinh vật gây bệnh
Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước gây tác hại cho mục đích sử dụng nước
trong sinh hoạt. Các sinh vật này có thể truyền hay gây bệnh cho người. Các sinh vật gây
bệnh này vốn không bắt nguồn từ nước, chúng cần có vật chủ để sống ký sinh, phát triển
và sinh sản. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá dài trong nước và
là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng. Các sinh vật này là vi khuẩn, virút, động vật đơn bào,
giun sán. Ngoài ra còn có một số tác nhân như các chất có màu, các chất gây mùi vị….

2.1 Ô NHIỄM NƯỚC DO QUÁ TRÌNH GIA TĂNG DÂN SỐ

4
Ô
nhiễm nước gây ra bởi sự phát các khu vực ven biển hoặc phá hủy thảm
triển và tập trung hóa trong thực vật và đất lầy bên bờ sông, cũng có
công nghiệp, đô thị hóa, và sự thể gây tổn hại cho khả năng tự làm sạch
tăng nhanh và tập trung dân số khi phát của tự nhiên.
triển kinh tế. Mặc dù thiên nhiên có khả
ễ hiểu sự bùng nổ dân số trở
năng tự làm sạch, khi lượng chất ô nhiễm
thành nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn
thải ra tăng lên do dân số phát triển và
nước. Khi con người ngày càng nhiều
nước thải công nghiệp tăng lên, vượt quá
trên trái đất dân số tăng vọt kéo theo rất
khả năng tự làm sạch của tự nhiên, ô
nhiều hệ lụy liên quan tới nhu cầu ăn
nhiễm nước sẽ xảy ra. Ngoài ra, các hoạt
uống, sinh hoạt, đi lại, xây dựng, sản xuất
động tác động đến tự nhiên trong quá
nông nghiệp, công nghiệp.
trình khai thác phát triển, như chôn lấp

Tất cả các hoạt động trong đời sống đều không thể thiếu nhân tố nước. Do đó, con người
với một loạt các hoạt động phát triển có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường tự nhiên nói
chung, môi trường nước nói riêng.

D2.2 Ô nhiễm nguồn nước do rác thải trong sinh hoạt

Nếu túi nilon bị vứt xuống ao, hồ, sông ngòi sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh,
rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Nghiêm trọng hơn, môi trường đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp
và gián tiếp tới sức khỏe con người. Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng, các loài cá ăn
phải hạt vi nhựa trôi nổi trên biển, chúng sẽ tích tụ các chất độc hại lại. Con người tiêu thụ
cá nhiễm độc sẽ có nguy cơ gia tăng cao các bệnh lý như: rối loạn nội tiết, dị tật bẩm sinh,
thậm chí là ung thư.

2.3 Ô nhiễm hữu cơ

M
ức độ ô nhiễm hữu cơ được hữu cơ (TOC). Một phần các chất hữu cơ
thể hiện bằng các chỉ số như chảy vào từ tự nhiên do ăn mòn hay từ xác
nhu cầu oxy hóa học (COD), động vật, tuy nhiên các chất hữu cơ cũng
nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), và tổng carbon được tìm thấy trong nước thải sinh hoạt và

5
nước thải công nghiệp từ các nhà máy thuộc nước dần bị suy thoái. Đồng thời, nước dần
nhiều lĩnh vực khác nhau. Ô nhiễm nước xảy giảm đi độ trong suốt, tỏa ra mùi hôi và
ra chủ yếu do sự gia tăng của tải lượng thải chuyển từ màu tự nhiên sang màu xanh lục,
ra từ những hoạt động này của con người. nâu, hoặc nâu đỏ. Theo đó, xuất hiện các vấn
Các chất hữu cơ trong vùng nước bị phân đề trong sử dụng nước như ô nhiễm nước
hủy bởi các sinh vật sống trong nước và nhờ uống hay ngư nghiệp bị thiệt hại, và môi
đó môi trường nước được duy trì. Nếu lượng trường sống dần dần suy thoái. Thêm vào đó,
chất hữu cơ chảy vào vượt quá khả năng những chất hữu cơ không tan tích tụ thành
phân hủy, ô nhiễm tiến triển và chất lượng bùn cặn dưới đáy hồ, sông, biển.

2.4 Ô nhiễm hiện tượng phú dưỡng


Là hiện tượng phú dưỡng, có liên quan đến ô nhiễm chất hữu cơ đã được trình bày
ở trên trong loại ô nhiễm thứ ba. Sự phú dưỡng xuất hiện bởi các chất dinh dưỡng
là hợp chất của nitơ và phốt pho, chảy vào từ lưu vực. Sinh vật phù du và rong tảo
sinh sôi mạnh mẽ khác thường và tiêu thụ oxy hòa tan trong nước. Thiếu ôxy khiến
các sinh vật trong nước chết và gây ra
nhiều vấn đề trong sử dụng nước như môi
trường sống suy thoái, ảnh hưởng đến ngư
nghiệp, ô nhiễm nước uống, v.v... Sinh
vật phù du và rong tảo có thể sinh ra các
chất có hại. Sự xuất hiện bất thường của
các sinh vật phù du gây ra thủy triều đỏ,
Hình 2.1. Rạn san hô bị ô nhiễm
làm cá suy yếu và bị chết, xác của chúng
sau đó sẽ tích tụ dưới đáy, hình thành khối nước thiếu oxy ở lớp đáy. Khối nước
thiếu oxy này tiếp tục gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến các sinh vật
dưới đáy như các loài giáp xác bị suy yếu và chết đi. Về cơ bản, các chất dinh
dưỡng là hợp chất của nitơ và phốt pho rất cần thiết để duy trì hệ sinh thái, nhưng
khi sự cân bằng giữa lượng cung cấp và tiêu thụ dinh dưỡng bị mất đi, chất dinh
dưỡng trở nên dư thừa thì sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng. Đặc biệt trong những
vùng nước có thời gian lưu giữ nước dài, ví dụ như nơi có, dòng chảy chậm và
nước có khuynh hướng lưu giữ trong thời gian dài, được gọi là vùng biển, ao hồ,

6
sông khép kín (sau đây gọi là “vùng nước khép kín”), chất dinh dưỡng hay tích tụ
lại, môi trường nước trở nên dễ bị suy thoái do phú dưỡng. Do đó cần phải kiểm
soát hay điều chỉnh tổng lượng chất dinh dưỡng vùng nước khép kín tiếp nhận, cần
phải giảm và quản lý tổng lượng.

Các loại chất hữu cơ và chất dinh dưỡng được thải từ nhiều nguồn phát thải vào
vùng nước. Các nguồn chính được thể hiện ở Bảng 2.1

Các nguồn chính của Đặc điểm


tải ô nhiễm
(1) Công nghiệp Các nhà máy và cơ Tải lượng ô nhiễm
sở kinh doanh bao tăng lên cùng với sự
gồm bệnh viện, mở rộng của các hoạt
khách sạn và quán động kinh tế, sản
trọ, căn tin, tiệm giặt xuất công nghiệp.
ủi, nhà tắm, trạm
xăng, xưởng sửa ô tô,
và lò mổ gia cầm, v
(2) Sinh hoạt Sinh hoạt của con Tải lượng ô nhiễm
người (Nước thải tăng lên cùng với sự
sinh hoạt được phân tăng trưởng dân số và
loại thành phân và sự tập trung dân cư ở
nước tiểu (nước thải các đô thị. Tải lượng
đen) và các nước thải này cũng thay đổi tùy
khác (nước thải theo lối sống, mức
xám). Nước thải xám sống và thói quen
phát sinh từ quá trình sống như dạng nhà vệ
nấu ăn, tắm rửa, giặt sinh (bồn xả nước,
giũ, v.v…) bồn ngồi xổm), tần
suất tắm, v.v…
(3) Chăn nuôi Chất bài tiết từ gia Tải lượng ô nhiễm
súc, ngựa, heo, gia tăng lên theo số
cầm, và các động vật lượng gia súc chăn
khác Nước rửa nuôi.
chuồng trại
(4) Đất nông nghiệp Phân bón và các hóa Tải lượng ô nhiễm
chất bảo vệ thực vật tăng lên theo lượng
không được hấp thụ phân hóa học được sử

7
vào trong hoa màu, dụng. Tải ô nhiễm
và những chất hữu cơ chảy ra vùng nước
từ các nhánh cây bởi những trận mưa,
chết, lá rụng còn lại v.v
trên đất nông nghiệp
(5) Khu vực nhà cửa Bụi, lá rụng, rác tích Tải ô nhiễm chảy ra
san sát tụ vùng nước bởi những
trận mưa, v.v...
(6) Rừng Thực vật phân hủy Tải ô nhiễm chảy ra
vùng nước bởi những
trận mưa, v.v
(7) Nuôi trồng thủy Thức ăn nuôi trồng
sản thủy sản còn sót lại, cá chế

Sales

20% 18%

6%

23%

21%

12%

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐB SÔNG HỒNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC
BTB VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG TÂY NGUYÊN ĐÔNG NAM BỘ

Hình 2.2 Biểu Đồ Ô Nhiễm Nguồn Nước

Ô nhiễm môi trường nước trên các lưu vực sông (LVS) xuất phát từ nhiều nguyên
nhân khác nhau, trong đó có tác động không hề nhỏ từ nước thải sinh hoạt.

8
Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ hoạt động sinh hoạt của các hộ gia đình
và nước thải từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, khu du lịch…).
Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2018 về môi trường nước các
lưu vực sông, tỷ lệ nước thải sinh hoạt trên tổng lượng nước thải trực tiếp ra các
sông hồ, hay kênh rạch dẫn ra sông khá cao, chiếm đến trên 30%.
Theo số liệu tính toán, khu vực Đông nam bộ (ĐNB) và Đồng bằng sông Hồng
(ĐBSH) là hai vùng tập trung nhiều lượng nước thải sinh hoạt nhất cả nước. Kết
quả ước tính lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên một đơn vị diện tích tại các
vùng trên cả nước cũng cho thấy, áp lực về nước thải sinh hoạt đối với vùng ĐBSH
là lớn nhất, tiếp đến là khu vực ĐNB.
Tỷ lệ đóng góp nước thải sinh hoạt phát sinh tại các vùng trên cả nước, năm 2018.
(Ảnh: Nguồn Tổng cục Môi trường)
Đây là hai khu vực có kinh tế phát triển mạnh, thu hút đông đảo lực lượng lao động
từ các nơi khác đến. Trong đó, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thị đặc
biệt có dân số tập trung cao, đi kèm với đó là lượng nước thải sinh hoạt phát sinh
chiếm tỷ lệ lớn trong vùng (Hà Nội chiếm hơn 37% tổng lượng nước thải sinh hoạt
của khu vực ĐBSH, thành phố Hồ Chí Minh chiếm trên 54% tổng lượng nước thải
của vùng ĐNB).
Lượng nước thải phát sinh trên một đơn vị diện tích đất ở khu vực đô thị lớn hơn
nhiều so với khu vực nông thôn. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải của các hệ
thống thoát nước và tiếp nhận nước thải tại các thành phố, ảnh hưởng lớn đến chất
lượng các nguồn tiếp nhận.

9
Hình 2.3 Nước thải

Nước thải sinh hoạt là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
ở các lưu vực sông. (Ảnh: Nguồn ITN)

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm về môi trường nước các lưu vực sông
cũng cho thấy, hệ thống thoát nước đô thị Việt Nam chủ yếu dùng chung cho cả thoát
nước thải và nước mưa. Theo các số liệu tổng hợp, ước tính có khoảng 60% hộ gia đình ở
đô thị có đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng. Tỷ lệ đấu nối này khác nhau ở mỗi
thành phố, tuỳ thuộc vào mật độ dân số và điều kiện địa chất. Số liệu báo cáo năm 20181
cho thấy, tỷ lệ nước thải sinh hoạt ở các đô thị loại IV trở lên được thu gom, xử lý đạt
khoảng 12,5%, tăng 5% so với giai đoạn 2011 đến 2015, với 45 nhà máy, trạm XLNT tập
trung đặt tại 29 tỉnh thành phố. Tỷ lệ số đô thị có công trình XLNT sinh hoạt đạt tiêu
chuẩn tỷ lệ thuận với cấp đô thị.

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, tính đến năm 2018, tỷ lệ khu đô thị (từ loại III trở
lên) được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải (XLNT) tập trung là 39% với 43 nhà
máy XLNT tập trung đã đi vào hoạt động, tổng công suất thiết kế đạt 926.000 m3/ngày
đêm. Nếu kể cả các dự án đang xây dựng, có khoảng 80 hệ thống XLNT tập trung, tổng
công suất thiết kế khoảng 2.400.000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên, các nhà máy đã đi vào hoạt
động mới chỉ đáp ứng được khoảng 13% nhu cầu. Nhiều nhà máy đã xây dựng xong hệ

10
thống xử lý nhưng chưa hoàn thành hệ thống cấp thoát nước đồng bộ, dẫn đến các nhà
máy chưa hoạt động hết công suất, chỉ khoảng trên dưới 20% công suất thiết kế.

Mặc dù số lượng công trình XLNT đô thị có tăng qua các năm, tuy nhiên con số
này còn rất nhỏ so với yêu cầu thực tế cần xử lý. Ở các đô thị lớn, tỷ lệ lượng nước thải
được xử lý cao hơn các đô thị vừa và nhỏ nhưng vẫn ở mức thấp, chưa đáp ứng được với
tốc độ đô thị hóa hiện nay. Tại Hà Nội, mới có khoảng 20,62% tổng lượng nước thải sinh
hoạt của thành phố được xử lý, trong khi tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ lượng nước thải
sinh hoạt được xử lý khoảng hơn 10%.

Đặc trưng của nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng chất
rắn lơ lửng, BOD5 và các hợp chất hữu cơ chứa nitơ rất cao, nước thải chứa lượng lớn
coliform. Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt còn chứa dầu mỡ và các chất hoạt động bề mặt
có nguồn gốc phát sinh do sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt. Nếu không được xử lý
trước khi thải ra môi trường, tình trạng ô nhiễm các lưu vực sông sẽ ngày càng nghiêm
trọng.

2.5 Hậu quả ô nhiễm môi trường biển


Ô nhiễm môi trường biển gây ra những hậu quả nặng nề như sau:

Hình 2. 4 Ô nhiễm môi trường

@ Suy thoái sự đa dạng sinh học biển nhất là hệ sinh thái san hô.
@ Phá hủy môi trường sống của các loài gần bờ, làm chết hàng loạt nhiều sinh
vật gần bờ và nguy cơ tuyệt chủng.
11
@ Tác động đến mỹ quan thiên nhiên , ảnh hưởng hoạt động khai thác du lịch.
@ Nước biển ô nhiễm dễ dàng phá hủy các thiết bị máy móc khai thác tài
nguyên biển.
@ Tác động xấu và kìm hãm sự phát triển của kinh tế biển đảo.
@ Gây hậu quả nghiêm trọng đến sự sống và sức khỏe con người.
@ Gây thủy triều đỏ.
@ Thiếu nước ngọt cho sinh hoạt.
@ Ô nhiễm, cạn kiệt mạch nước ngầm

CHƯƠNG III. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC


II. Những biện pháp khắc phục
3.1 Các hoạt động khai thác

Hình 3. 1 Khắc phục tình trạng ô nhiễm

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác trên biển, thường xuyên tuần tra và
kiểm soát hoạt động đánh bắt của ngư dân trên biển.

Thực hiện nghiêm cấm các hành vi sử dụng chất nổ, chất độc đánh bắt hải sản. Cần
có những quy định xử phạt thật nặng với những hành vi cô tình vi phạm.
12
3.2 Xử lý khí thải, rác thải từ hoạt động công nghiệp

Hình 3. 2 nước thải nhà máy đã qua xử lý

Rác thải, nước thải sinh hoạt hoặc từ công, nông nghiệp cũng là nguyên nhân chủ
yếu gây ô nhiễm môi trường biển. Chính vì thế cần yêu cầu xử lý rác thải và hệ thống
nước thải tại các khu dân cư, khu công nghiệp trước khi xả ra ngoài môi trường.

3.3 Các giải pháp sinh học

13
Hình 2.4

Cần áp dụng những biện pháp sinh học để khắc phục tình trạng ô nhiễm như vôi
bột, than hoạt tính,… Đồng thời tích cực dọn dẹp vệ sinh môi trường và giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường cho công dân ngay từ khi còn là học sinh.

3.4 Nâng cao ý thức cộng đồng

Hình 3 . 2 Thu gom rác ven biển

Để bắt tay vào hành động, mỗi người cần phải hiểu và ý thức được việc bảo
vệ môi trường nước sạch quan trọng như thế nào. Đây là chiến dịch của mỗi cá
nhân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức, mỗi đất nước và của cả toàn cầu.
“Một cây làm chẳng nên non – 3 cây chụm lại nên hòn núi cao”, một người
bảo vệ nguồn nước thì sẽ vô ích nhưng nhiều người, cả xã hội cùng có ý thức bảo
vệ nguồn nước thì chắc chắn kết quả sẽ khác. Do đó, biện pháp bảo vệ nguồn nước
sạch đầu tiên đã chính là thức tỉnh và nâng cao ý thức của người dân hành động.
Đó không phải là những phát minh gì cao siêu, có thể chỉ là hành động tiết kiệm
nước sạch khi sử dụng.
3.5 Giữ sạch nguồn nước

Hình 3 . 3 Giữ sạch nguồn nước


Biện pháp bảo vệ môi trường nước hiệu quả tiếp theo đó chính là giữ sạch
nguồn nước. Không nên vứt rác thải bừa bãi ra môi trường, không được thải trực
tiếp nước thải chưa được xử lý ra nguồn nước sạch. Chúng ta đều biết những cái
14
túi nilon làm một trong những chất liệu rất khó để mà phân hủy. Có thể đến hàng
ngàn năm sau chúng vẫn chưa tan rã ra.
Không được phóng uế bậy ra nguồn nước, đặc biệt không sử dụng phân tươi
để bón cho rau củ, cây cối. Hạn chế tối đa sử dụng thuốc sử dụng, nếu sử dụng cần
phải đúng hướng dẫn.
3.6 Tiết kiệm nguồn nước sạch

Bảo vệ nguồn nước chính là hành động


tiết kiệm, giảm lãng phí nước trong quá trình
sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể, bạn hãy tắt vòi
nước khi đánh răng/rửa mặt/rửa tay/giặt giũ
xong. Đường ống dẫn nước/bể nước bị rò rỉ
cần phải kiểm tra và khắc phục ngay để tránh
bị thất thoát nước sạch ra ngoài.
Đặc biệt, khi trời có mưa, nên sử dụng
thùng đựng nước mưa để tận dụng vào việc
rửa dụng cụ, rửa xe cộ hoặc dùng để tưới cây.
Vừa tận dụng được nước mưa từ thiên nhiên Hình 3 . 4 Bảo vệ và tiết kiệm
vừa tiết kiệm được nguồn nước sạch, tránh nguồn nước
gây lãng phí.
3.7 Hướng tới nông nghiệp xanh

Hình 3 . 5 Hạn chế sử dụng phun, xịt thuốc trừ sâu

Người nông dân có thể tham gia bảo vệ môi trường bằng cách hướng tới nông nghiệp
xanh. Cụ thể, nông dân hãy xây dựng và lên kế hoạch quản lý chất dinh dưỡng trong nông
nghiệp. Hạn chế tối đa tình trạng chất dinh dưỡng dư thừa ngấm vào đất, nguồn nước
ngầm.
3.8 Hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm
Hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm, bao bì
nilon cũng là biện pháp bảo vệ môi trường
nước hiệu quả. Vì thế, bạn nên tránh dùng các
túi đựng, sử dụng một lần rồi vứt như: Hộp

15
đựng thức ăn nhanh, cốc nhựa, … Khi đi mua sắm, nên mang túi riêng đi đựng để bảo vệ
môi trường.

3.9 Tận dụng sản phẩm có thể tái chế


Thay vì sử dụng các sản phẩm chỉ sử dụng một
lần rồi vứt hay bao bì nilon gây ô nhiễm môi
trường đất và nước. Bạn hãy áp dụng phương
pháp tận dụng bất cứ sản phẩm nào bản thân có
thể tái chế sử dụng được. Hành động này sẽ góp
phần giảm thiểu được một số lượng rác thải lớn
ra môi trường. Đồng thời, bạn sẽ cảm thấy thích
thú với sự sáng tạo của mình trước các đồ dùng
được tái chế.
Hình 3 . 7 tái chế chai nhựa
3.10 Tránh gây ô nhiễm trong nông nghiệp
Thực tế, không chỉ các hoạt động sản xuất công nghiệp mới gây ô nhiễm nguồn nước. Các
hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng gây hưởng lớn đến nguồn nước sạch sinh hoạt của
con người. Vì thế, đối với chăn nuôi, người dân nên kết hợp với kỹ thuật chăn nuôi công
nghiệp cao. Cần phải có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi đồng bộ và biện pháp quây rốt
xử lý hợp vệ sinh. Tránh tình trạng thải chất thải trực tiếp ra ngoài môi trường.
Đối với cây trồng, nông dân cần phải sử dụng phân bón đúng liều lượng, đúng thời gian.
Tránh tình trạng dư thừa làm ô nhiễm môi trường đất, dẫn tới ô nhiễm chất lượng nguồn
nước.
Nói chung chúng ta đã có nhận biện pháp rất đơn giản để giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện
môi trường nước, nhưng trên hết vẫn là ý thức chung của cộng đồng, cũng như những giải
pháp cụ thể về chế tài của chính phủ đối với nhưng hành động gây hủy hoại môi trường
nước

Hình 3 . 8 ô nhiễm nước trong nông nghiệp

16
17

You might also like