You are on page 1of 4

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TP.HCM


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 2

BÁO CÁO CUỐI KỲ


Môn: Kỹ năng làm việc nhóm
KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN KHI LÀM VIỆC
NHÓM
GVHD: ThS. Nguyễn Trung Thành

SVTH: Nguyễn Ngọc Hưng

MSSV: N20DCAT024

Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 4 năm 2022


I. Các mâu thuẫn có thể xảy ra khi làm việc nhóm
Mâu thuẫn trong làm việc nhóm có thể hiểu là những điểm bất đồng về quan
điểm, nhận thức, ý thức về một vấn đề nào đó. Những khác biệt này có thể biến
thành những tương tác đối kháng trong đó một bên cố gắng ngăn chặn những
hành động hay quyết định của bên còn lại
Những mâu thuẫn có thế xảy ra ở bất kì thời điểm nào trong quá trình làm việc
nhóm, mâu thuẫn có tính hai mặt: chúng có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả làm
việc của nhóm nhưng trong một số trường hợp thì mâu thuẫn thúc đẩy nhóm
hoạt động hiệu quả hơn
Các loại mâu thuẫn thường thấy khi làm việc nhóm là:
1. Mâu thuẫn thực chất
Mâu thuẫn thực chất là những bất đồng nảy sinh từ những thứ như mục tiêu,
nhiệm vụ và việc phân bổ nguồn nhân lực của nhóm. Phần lớn, các mâu thuẫn
xuất phát từ nguyện vọng muốn được đóng góp bản thân vào công việc làm
chung của nhóm. Mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau về các chức năng
của nhóm như: mục tiêu hoạt động của nhóm là gì? Kết quả nhóm muốn hướng
đến như thế nào? Cách thức triển khai công việc của nhóm? Hay nên phân
công vai trò, nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm như thế nào cho hợp lí?

2. Mâu thuẫn cảm xúc
Mâu thuẫn cảm xúc là những vấn đề nảy sinh từ những thứ cảm xúc như ghen
tị, bất an, khó chịu, đố kị hoặc là khác biệt trong tính cách của mỗi cá nhân.
Thật ra ai cũng sẽ có những cảm giác này, đôi khi những cảm giác này chỉ len
lỏi trong phút chốc nhưng cũng có đôi lúc nó lại bùng lên dữ dội mà không thể
hiểu được và khó để làm rõ. Mâu thuẫn cảm xúc xảy ra khi hai người thấy
mình có quan điểm đối lập nhau và khó che dấu thù hận cá nhân. Nguyên nhân
chính dẫn đến mâu thuẫn cảm xúc là sự đối lập về tác phong làm việc.
Ví dụ như trong một nhóm thì một người muốn sự tĩnh lặng, tập trung làm việc
và cầu toàn sẽ khác với một người thích sự sôi nổi, năng động, dám thực hiện
thách thức.
II. Tầm quan trọng của giải quyết mâu thuẫn
Mâu thuẫn sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc nhóm rất nhiều, ở mỗi vấn
đề khác nhau ta cần phải có những cách giải quyết khác nhau cho phù hợp.
Nên giải quyết mâu thuẫn có vai trò rất quan trọng trong xã hội ngày hôm nay.
Bởi vì nếu mâu thuẫn không được giải quyết thì sẽ gây ra hậu quả rất lớn,
chẳng hạn như: quá trình làm việc nhóm sẽ không suôn sẻ, luôn có những bất
đồng ý kiến sẽ khiến hiệu quả làm việc của nhóm đi xuống….
III. Một số cách giải quyết mâu thuẫn
Hầu hết những mâu thuẫn đều có thể kiểm soát được bằng những phương pháp
khác nhau. Và sau đây là một số cách có thể giải quyết mâu thuẫn
1. Tìm hiểu nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn
Chúng ta cần bình tĩnh và lắng nghe tất cả những gì các thành viên trong
nhóm chia sẻ và cảm nhận.
Ta có thể sắp xếp một cuộc gặp gỡ riêng các thành viên trong nhóm và lắng
nghe họ chia sẻ về những bất mãn, để mọi người thoải mái nói ra những suy
nghĩ và nhận định của họ. Mục đích chủ chốt là để tìm ra nguyên nhân gây
mâu thuẫn trong nhóm.
Cho phép mỗi thành viên trong nhóm giải thích và làm sáng tỏ lập trường
của mình. Nếu còn thắc mắc với bất cứ điều gì, ta nên thẳng thắn đặt câu
hỏi để làm rõ vấn đề.
Trong khi mọi người đang giải thích quan điểm của họ về vấn đề đang được
đề cập thì lắng nghe một cách tích cực để đảm bảo không bị hiểu sai hay
nghe sót một thông tin nào. 
Không vội vàng đưa ra quan điểm hay thể hiện sự đồng thuận. Hãy giữ
quan điểm trung lập, không nghiêng về bên nào và cố gắng công bằng nhất
có thể.
2. Phân tích tỉ mỉ các vấn đề liên quan đến sự mâu thuẫn  
Ta cần đặt bản thân vào vị trí của người khác để hiểu được quan điểm, suy
nghĩ của họ.
Ta có thể ghi chú lại một số thông tin quan trọng để đảm rằng mình đã hiểu
đầy đủ về các nguồn thông tin.
Khi đã nắm bắt được các lí do gây mâu thuẫn trong nhóm, phải suy xét kỹ
lưỡng để chắc chắn mọi thứ ta hiểu đều là đúng sự thực, không bị bất cứ ai
che mắt. Có như vậy ta mới có thể giải quyết vấn đề một cách công bằng
nhất.
3. Giải quyết mâu thuẫn
Ta sẽ giải quyết mâu thuẫn bằng cách hẹn gặp những người có liên quan
đến cuộc mâu thuẫn đến
Ta cần đưa ra các phương án giải quyết mâu thuẫn, có thể đó không phải là
một lựa chọn duy nhất. Ta có thể đưa thêm nhiều phương án để mọi người
cùng thảo luận chọn ra giải pháp tốt nhất.  Cuộc đàm phán dựa trên quan
điểm “win – win”.
Nếu các phương án giải quyết xung đột đưa ra đều được hầu hết mọi người
chấp thuận thì mâu thuẫn được giải quyết
4. Củng cố thêm vai trò của nhóm sau khi giải quyết mâu thuẫn
Sau khi những thành viên trong nhóm đã đồng ý với vấn đề và hiểu được
quan điểm của nhau, hãy yêu cầu sự toàn tâm toàn ý của cả nhóm. Khi tất
cả các thành viên trong nhóm có cơ hội để chia sẻ và đưa ra ý tưởng của họ,
mọi người trong nhóm sẽ cảm thấy hài lòng với giải pháp.
Cần khẳng định rõ với từng thành viên về tầm quan trọng khi làm việc
nhóm. Sự hợp tác giữa mọi người là bắt buộc. Nhấn mạnh đến vai trò của
tập thể trong việc đạt được các thành tích.
Ta nên biết khen ngợi và biểu dương đúng lúc với sự tiến bộ và thành tích
của các thành viên trong nhóm dù là lớn hay nhỏ. Sự khích lệ sẽ giúp các
thành viên cảm thấy được coi trọng, tin tưởng hơn.
Ngoài ra, ta nên khuyên mọi người hãy cố gắng giao tiếp với nhau nhiều
hơn để hiểu nhau hơn và khi làm việc cùng nhau sẽ trở nên dễ dàng và thoải
mái hơn
IV. Ứng dụng thực tế của bản thân
Trong làm việc nhóm chắc chắn ai cũng sẽ gặp phải những mâu thuẫn trong
nhóm cả, và em cũng không ngoại lệ. Khi mà nhóm gặp phải sự mâu thuẫn
giữa các thành viên với nhau thì điều đầu tiên em làm là gạt bỏ cái “tôi” sang
một bên. Bởi vì khi xung đột nhóm xảy ra, vấn đề lớn nhất chưa chắc đã đến từ
những bất đồng trong quan điểm, mà chính là “cái tôi” của mỗi người. Bất kỳ
tranh cãi nào cũng không thể giải quyết nếu một trong hai bên không ai chịu
đặt “cái tôi” của mình xuống trước. 
Sau đó sẽ là làm rõ vấn đề gây ra mâu thuẫn là ở đâu bằng cách đặt ra các câu
hỏi xoay quanh việc xung đột lẫn nhau khi làm việc nhóm và lắng nghe ý kiến
của từng thành viên trong nhóm. Chú thích lại những điều cần thiết và tìm hiểu
chính xác đâu là vấn đề gây ra mâu thuẫn. Dưới vai trò làm người nghe, em có
thể chậm rãi phân tích và so sánh với quan điểm của mình qua góc nhìn toàn
diện nhất. Từ đó, tự nhận xét lợi thế của các ý tưởng và đưa ra lời góp ý công
tâm, hướng đến sự thành công cuối cùng của toàn nhóm.
Cuối cùng sẽ là cùng các thành viên trong nhóm tìm ra hướng giải quyết. Khi
mà làm rõ được vấn đề gây mâu thuẫn rồi thì ta sẽ cùng ngồi xuống tìm ra
hướng giải quyết. Bởi vì việc nhóm là việc chung, không phải của riêng một cá
nhân nào hết nên các thành viên trong nhóm phải cùng nhau làm việc để hoàn
thành tốt công việc của nhóm. Có thể đưa ra nhiều hướng giải quyết khác nhau
và các thành viên trong nhóm cùng nhau tham khảo và chọn ra phương hướng
giải quyết tốt nhất để giải quyết sự mâu thuẫn này

You might also like