You are on page 1of 17

Nhận định về tác giả tác phẩm

TÁC PHẨM “HAI ĐỨA TRẺ”

STT Nhận định Tác giả

1 “Văn Thạch Lam rõ ràng là thứ văn của sự quan sát bên trong: nhìn thấy Lê Tâm Chính
bản chất của sự vật và miêu tả nó trong chiều sâu tâm lý.”

2 “Ngay trong tác phẩm đầu tay (Gió đầu mùa), người ta đã thấy Thạch Nhà văn Vũ Ngọc Phan
Lam đứng vào một phái riêng… Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh
vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp… Phải là
người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy.”

3 “Thạch Lam đã làm cho tiếng Việt gọn ghẽ đi, co duỗi thêm, mềm mại và Nguyễn Tuân
tươi tắn hơn. Thạch Lam có đem sinh sắc vào tiếng ta. Và theo tôi nghĩ,
đứng bên cái tiêu chuẩn thái độ tư tưởng nó là tiêu chuẩn chung cho các
thể, các ngành văn nghệ thì đây là cái chuẩn trong những tiêu chuẩn
quan trọng nếu không là duy nhất.”

4 “Ông hướng ngòi bút về phía những người lao động bần cùng sống trong Nguyễn Phượng
những làng quê bùn lầy nước đọng, những người dân nghèo thành thị lay
lắt chốn phồn hoa, những kiếp người kiếm sống bằng những nghề vất vả,
tủi cực trong những khu hành lạc lắm bùn nhơ hay khu ngoại ô nghèo
khổ, buồn và vắng.”

5 “Thạch Lam không kêu gọi cải cách cũng không chủ trương giáo huấn, Nguyễn Phượng
đối với ông, cõi đời dẫu phong phú và phức tạp, thiện ác chen nhau,
nhưng con người sinh ra không ai vốn thiện sẵn hay vốn ác sẵn, con
người rất có thể sa ngã, sai lầm, thậm chí gây nên tội ác vì ranh giới giữa
cái thiện và cái ác thực chất chỉ cách nhau bằng một sợi tóc.”

6 “Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu Nguyễn Tuân
thanh thản, bình dị và sâu sắc… Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm,
nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời. Thạch
Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày. Xúc cảm của
Thạch lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với
tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê. Thạch Lam là nhà văn quý mến
cuộc sống, trang trọng trước cuộc sống của mọi người chung quanh.
Ngày nay đọc lại Thạch lam, vẫn thấy đầy đủ cáo dư vị và cái nhã thú

1
của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học.”

7 “Tôi nhớ anh những hôm đi qua phố Hàng Đào, Hàng Ngang, tưởng Hồ Dzếnh
chừng như phong vị một Hà Nội ba sáu phố phường vẫn còn phảng phất
đâu đây. Trước Thạch Lam, chưa mấy ai phát hiện đầy đủ cái thi vị, tinh
hoa của những món quà thổ ngơi Hà Nội, khoan nói đến nghệ thuật
thưởng thức như anh, với tấm lòng nâng niu trân trọng.”

8 “Anh quý từ chén nước chè tươi nóng, trang trọng đưa lên miệng một Nhà văn Vũ Bằng
cách gần như thành kính, tiếc từ một cái kẹo vừng rơi xuống đất, nhặt lên
phủi bụi rồi cầm lấy ăn một cách chậm rãi như thể vừa nhai vừa suy
nghĩ, vừa cảm ơn trời đã cho mình sống để thưởng thức một món ăn ngon
lành như vậy, anh cẩn thận từng câu nói với cô bán hàng vì sợ lỡ lời có
câu gì không chu đáo để cho người ta tủi thân mà buồn…”

9 “Biệt tài của Thạch Lam là ở đó - dựng truyện từ những chi tiết tưởng Lê Tâm Chính
như khó thành truyện.”

10 “Thời gian như một cái bình lọc kỳ diệu, nó chỉ để lại trong tâm hồn đa Phan Cự Đệ
cảm và tinh tế của Thạch Lam những chi tiết điển hình, những cảm giác
sâu lắng, những ấn tượng không thể phai mờ.”

11 “Việc hai đứa trẻ con ngồi đợi đoàn tàu, trong mắt người đời có lẽ chỉ là Chu Văn Sơn
một việc bâng quơ không đâu, thậm chí vô nghĩa. Thế mà Thạch Lam lại
đã thấy trong đó một ý nghĩa không đùa, thấy nó chứa đựng một khát
khao không chỉ của hai đứa trẻ, không chỉ của phố huyện ấy, mà là của
cả cái thế giới này: khao khát đổi đời. Thông điệp nhà văn muốn nói qua
đó là: hãy cứu lấy những đứa trẻ, cứu lấy tương lai! Cần phải thay đổi
cái thế giới tăm tối này đi ! Hãy mang đến một cuộc sống khác xứng đáng
với con người hơn, một cuộc sống mà con người có quyền sống trong hi
vọng, chứ không phải đang tàn đi trong vô vọng thế kia. Đó là thông điệp
của một tấm lòng được chuyển tải bằng một tài năng.”

12 “Đoàn tàu là sứ giả của một cuộc sống khác. Vị sứ giả vừa mời gọi vừa Chu Văn Sơn
lạnh lùng. Thạch Lam viết :"Con tàu đã đem một chút thế giới khác đi
qua. Một thế giới khác hẳn…". Nó hoàn toàn tương phản với phố huyện.
Vụt qua trời đêm của phố huyện như một vệt sao băng, đoàn tàu cho
chúng biết : đâu đó bên ngoài phố huyện này vẫn có một thế giới khác, ở
đó cuộc sống tươi vui hơn, sôi động hơn, đáng sống hơn.”

13 “Câu chuyện của Thạch Lam để lại trong tâm hồn ta những dư vị đằm Phan Cự Đệ
thắm của quê hương và một sự cảm thương man mác những cuộc đời
thầm lặng như những chấm sáng lù mù bị nhòe đi trong bóng tối dầy đặc
2
của một vùng quê tù đọng.”

14 “Nếu nói truyện của Thạch Lam là thứ truyện giàu chất thơ, thì chi tiết Lê Tâm Chính
đợi tàu của hai đứa trẻ chính là điểm đỉnh của chất thơ ấy trong hồn
người.”

15 “Gấp truyện ngắn lại, tôi còn như trông thấy bé An từ trong gian hàng PGS. TS. Phạm Quang
nóng nực và đầy muỗi đi ra. Thế rồi An ngồi xuống chiếc chõng tre, Trung
"chiếc chõng nan lún xuống và kêu cót két". Cuộc sống sớm dấn thân vào
những lo toan vật chất thường ngày đã tác động tới tâm hồn trẻ thơ từ
nhiều phía và làm cho chúng trở nên cằn cỗi, trở nên vị kỉ - trẻ thơ không
còn là trẻ thơ nữa. Mà quy luật của cuộc đời lại vốn ngặt nghèo: hoa
không mọc thì cỏ dại sẽ tươi tốt. Liệu chúng ta có thể dửng dưng?”

16 “Các nhân vật trẻ thơ của Thạch Lam có những khuôn mặt riêng: đẹp Lê Tâm Chính
nhưng buồn.”

17 “Thì ra, cái gánh nặng về cơm áo đâu chỉ đè nặng lên vai người lớn, nó Lê Tâm Chính
còn len vào tuổi thơ của những đứa trẻ vốn sinh ra không được biết đến
tuổi thơ.”

18 “Thiết nghĩ sự xót xa thực sự của thiên truyện này là ở chỗ: những đứa Lê Tâm Chính
trẻ ngây thơ kia, làm sao lại phải quen và chịu đựng nỗi buồn sớm đến
thế? Nỗi buồn chán ở người lớn khiến ta động lòng trắc ẩn. Vậy nên, với
trẻ thơ khi những gánh nặng buồn chán dồn lên vai chúng quá sớm, ai lại
chẳng nhói lòng?”

19 “Văn chương của Thạch Lam là những trang đẹp. Cho đến nay, nó càng Hoàng Thiệu Khang
làm lôi cuốn tâm hồn những con người đương đại, những con người đã
trải qua hai cuộc chiến có máu và lửa thảm khốc. Thoát ra khỏi không
gian và thời gian "Vầng trăng và quầng lửa", con người hôm nay tìm về
Thạch Lam như nhu cầu tìm về một cõi hiền hoà, yên tĩnh, dịu dàng...; về
một cõi mình có thể lắng nghe mình - về thời gian của "Gió đầu mùa",
không gian của "Nắng trong vườn", hương vị của "Hà nội 36 phố
phường"…

Tư liệu “Hai đứa trẻ”: https://docs.google.com/document/d/1KHaKKI-rZLNcPpj-


Cew4oWqTKmmfMFYE/edit?usp=sharing&ouid=103470242693240850756&rtpof=true&sd=true

TÁC PHẨM “HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA”

STT Nhận định Tác giả

3
1 “Tôi có cảm tưởng rằng Vũ Trọng Phụng là một nhà văn lớn, rất lớn, Tiến sĩ sử học Peter
không kém nhà văn lớn nào của các nền văn học khác. Càng đọc văn Zinoman, đồng dịch tác
ông, tôi càng ngạc nhiên về tuổi trẻ, sức trẻ trong sự sáng tạo của ông… phẩm Số Đỏ sang tiếng
Ngòi bút Vũ Trọng Phụng có sức chinh phục nghệ thuật rất lớn. Số đỏ là Anh
tác phẩm tuyệt vời”

2 "Ông không phải là nhà cách mạng, nhưng cách mạng biết ơn ông". Tố Hữu
(Chưa phải là một nhà cách mạng, nhưng văn Vũ Trọng Phụng đứng về
đồng bào mình, đem cái chất phê phán xã hội vào trong tác phẩm)

3 "Trên trang viết Vũ Trọng Phụng sắc sảo bao nhiêu thì trong cuộc đời Vũ Lưu Trọng Lư
Trọng Phụng càng chân thành bấy nhiêu. Con người ấy không giết quá
một con muỗi . Nhưng thật kì diệu,văn chương của con người ấy làm cho
kẻ trọc phú phải giật mình, kẻ trưởng giả phải cáu kỉnh.”

4 “Vũ Trọng Phụng đã cất tiếng nói của anh. Những tiếng nói cháy sôi và Nguyên Hồng
như mật đắng, như gai góc, dội vào cái chế độ xã hội lúc bấy giờ nó đã
làm tâm hồn anh, tư tưởng anh, sự suy nghĩ của anh chín đỏ lên trong
những căm giận, thù ghét.”

5 “Vũ Trọng Phụng dường như sinh ra để viết phóng sự và tiểu thuyết Nguyễn Đăng Mạnh
(phóng sự của Vũ Trọng Phụng có yếu tố tiểu thuyết và tiểu thuyết của
ông thường có nhiều chất phóng sự): một óc quan sát hết sức mau lẹ và
sắc sảo, một khả năng kí họa tài tình, có thể tóm tắt được rất nhanh
những mẫu người khác nhau bằng vài nét phác thảo bạo tay. Nhiều
chương viết thật đầy tài năng, như chiếu lên trước mắt người xem những
đoạn phim vừa có giá trị tư liệu, vừa có giá trị nghệ thuật.”

6 “Cái gốc của tài năng Vũ Trọng Phụng, xét đến cùng là ở tấm lòng đau Nguyễn Đăng Mạnh
đớn và đầy căm phẫn của một trí thức nghèo, bị giày xéo và lăng nhục
bởi cái xã hội xây dựng trên nguyên tắc quyền lực bất công và đồng tiền
phi nghĩa. Có tấm lòng ấy thì cũng như là có thứ đá nam châm cực nhạy
để bắt lấy rất nhanh những cảnh đời, những kiểu người, những chi tiết
mà những cây bút khác có nhìn thấy, có tham quan mấy cũng chẳng nhận
ra được.”

7 “Những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng còn vang lên những khát vọng. Nguyên Hồng
Vũ Trọng Phụng thấm thía sâu sắc, mong tìm ở cuộc sống phải nẩy lên
những cái gì thật là trong sạch thật là mới đẹp. Nhân phẩm và trí tuệ của
con người phải được giữ gìn và cất cánh lên. Nhiều ý nghĩ của Vũ Trọng
Phụng chỉ mới hé mở, nhưng thấy cả một sự quằn quại vươn lên, và rung
rung như một làn ánh sáng và sương mai e ấp của tư tưởng, của tâm

4
hồn.”

8 “Bằng một tài năng lớn độc đáo, một bút lực mãnh liệt, Vũ Trọng Phụng Nguyễn Hoành Khung
đã dựng nên bức tranh rộng lớn, sinh động về xã hội Việt Nam thực dân
phong kiến đen tối đương thời, trong đó nổi bật lên bộ mặt gian ác, ghê
tởm của tầng lớp trưởng giả thành thị chỉ biết chạy theo đồng tiền và
khoái lạc, sống cuộc đời hết sức thối nát. Tác phẩm của ông là lời nguyền
rủa cay độc ném vào trật tự xã hội bất công vô lý đó và có tính chiến đấu
rõ rệt.”

9 Nghệ thuật trào phúng, suy cho cùng, là nghệ thuật phát hiện và diễn tả Nguyễn Thành Thi
được những cái bất thường, kỳ dị, chứa đựng trong nó mâu thuẫn trào
phúng, rồi cường điệu, phóng to những cái bất thường, kỳ dị ấy lên để
gây cười. Viết về cái “tang gia”, “hạnh phúc” trong tiểu thuyết của
mình, nhà văn của “rừng cười nhiệt đới” đã tỏ ra rất thoải mái, ung
dung trong khi làm chủ thứ nghệ thuật này. Thậm chí, ông còn nắm được
nhiều bí quyết tạo tiếng cười.

10 “Số đỏ, đấy là một tác phẩm tuyệt vời. Nó chứng minh khả năng tưởng Nguyễn Huy Thiệp
tượng rất phong phú của nhà văn mà là nhà văn trẻ. Sở dĩ Vũ Trọng
Phụng có được trí tưởng tượng ghê gớm như vậy là do ông viết Số đỏ khi
còn rất trẻ. Trí tưởng tượng là ưu thế của tuổi trẻ. Khi đã sống quá dày
dạn thì trí tưởng tượng sẽ mất dần đi, tôi cũng thế. Tôi chắc chắn là
không viết được cái gì như Vũ Trọng Phụng. Vũ khí của ông là trí tưởng
tượng và cũng là tuổi trẻ, còn vũ khí của tôi có lẽ là… một phong cách đa
dạng bao gồm nhiều yếu tố khác nhau.”

11 “Trong cuốn tiểu thuyết hoạt kê này, tiếng cười ào ạt trùm lấp, phủ lên Phan Cự Đệ
mọi trò cải lương bịp bợm, mọi kiểu cách “văn minh”, “Âu hóa”, có lúc
phủ lên mọi nhân vật chóp bu của chính quyền đương thời, khiến cho cái
xã hội thực dân phong kiến hóa ra “ối a, ba phèng, hóa ra lỗ mãng, kệch
cỡm”

12 “Số đỏ là một cuốn tiểu thuyết dùng hình thức giễu nhại, lật tẩy tính chất Trần Đăng Xuyền
bịp bợm của những tầng lớp gọi là thượng lưu trí thức của Hà Nội ngày
xưa. Tất cả là một cuộc diễn trò lớn: một cuộc báo hiếu linh đình nhất
của một gia đình đại bất hiếu.”

13 “Đọc Số đỏ, thấy dường như sau mỗi chi tiết lại chứa đựng một chi tiết Nguyễn Đăng Mạnh
trào phúng nào đó, và đằng sau mỗi chi tiết ấy ẩn hiện thấp thoáng một
nụ cười vừa thông minh vừa sắc sảo, vừa đầy khinh bỉ và căm phẫn của
nhà văn đối với một tầng lớp xã hội nhố nhăng lố bịch, vừa láu cá, bịp
bợm vừa vênh váo, hí hửng, phô phang thái độ của những kẻ hãnh tiến
5
tiểu nhân đắc chí.”

TÁC PHẨM “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ”

1 “Xét cho cùng, giọng khinh bạc của ông là do ông phủ nhận thực tại xấu Trương Chính
xa của xã hội, do lòng hoài nghi đạo đức giả dối của người đời…”

2 “Ông yêu mến và than tiếc những cái đã qua và cố sức làm sống lại cả một Thạch Lam
thời xưa cũ, một thời gần chúng ta quá, nhưng với chúng ta như đã xa lạ vì
không ai gợi đến vẻ đẹp và những cao quý riêng.”

3 “Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Vũ Ngọc Phan
Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức. Một ngày không
xa, khi mà văn chương Việt Nam được người Việt Nam ham chuộng hơn
bây giờ, tôi dám chắc những văn phẩm của Nguyễn Tuân sẽ còn có một địa
vị xứng đáng hơn nữa.”

4 “Nguyễn Tuân luôn muốn mỗi ngày sống, mỗi trang đời của mình cũng là Nguyên Ngọc
một trang nghệ thuật.”

5 “Trong cuộc đời ông sống, cái đẹp và cái thật không bao giờ khớp được Nguyễn Đình Thi
với nhau.”

6 “Tuỳ bút Nguyễn Tuân đúng là “tuỳ bút”, nghĩa là hết sức tự do. Mạch văn Nguyễn Đăng Mạnh
theo dòng suy nghĩ miên man, chuyện nọ gọi chuyện kia dường như cứ theo
trí nhớ “lông bông “, “tài tử” mà liên tưởng tạt ngang hoặc cóc nhảy, bất
chấp trình tự thông thường của thời gian, không gian… Phải nhận rằng lối
hành văn, dẫn chuyện như thế có ưu điểm là biến hoá linh hoạt không đơn
điệu tẻ nhạt, lượng thông tin phong phú, hình tượng chồng chất đa dạng.
Dĩ nhiên muốn thấy được điều đó, phải đọc chậm, đọc kỹ, đặt mình vào
dòng liên tưởng của tác giả mà bắt lấy mạch văn. Rồi lại phải đọc lại và lùi
ra xa mà ghi nhận lấy ấn tượng toàn cảnh, khí mạo toàn bài. Người ta nói
đọc Nguyễn Tuân phải đọc lúc nhàn rỗi là vì thế…”

7 “Có những cái cúi đầu làm cho con người trở nên hèn hạ, có những cái cúi Nguyễn Đăng Mạnh
lạy làm con người trở nên đê tiện. Nhưng cũng có những cái cúi đầu làm
con người trở nên cao cả hơn, lớn lao hơn, lẫm liệt hơn, sang trọng hơn.
Đấy là cái cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương”

8 “Vang bóng một thời” – “một văn phẩm gần đạt đến độ toàn thiện toàn Vũ Ngọc Phan
mỹ.”

9 Nói về nhân vật Huấn Cao: "Con người này vừa là một nghệ sĩ tài hoa vừa Trần Hữu Tá

6
là một trang anh hùng dũng kiệt mặc dù chí lớn không thành nhưng bao
giờ tư thế cũng hiên ngang bất khuất.”

10 “Viết về dĩ vãng xa xăm, Nguyễn Tuân thường tạo cho câu văn có nhịp Hà Bình Trị
điệu đĩnh đạc, thong thả, từ tốn; đọc vội cứ tưởng rề rà, diễn đạt quá ư cầu
kì. Nhưng nghiền ngẫm cho kỹ mới thấy nhịp điệu cũng như kết cấu câu
văn của Nguyễn Tuân đã có hiệu quả không nhỏ góp phần gợi không khí
cho truyện, và tạo một nhạc điệu hài hòa, “phục chế” lại nhịp sống chậm
rãi, đầy nghi lễ, với tôn ti trật tự của một thời ngưng đọng đã qua.”

11 “Đoạn văn chứa đầy mơ ước thiết tha của Nguyễn Tuân sở dĩ gọi thức tâm Văn Tâm
linh người đọc, cũng bởi cả ba nhân vật, tuy ở các vị trí xã hội xa cách
nhau nhưng lại có khả năng bổ sung phẩm tính cho nhau ấy, đều là những
mảnh hồn của tác giả say đắm hóa thân: tam vị nhân vật, nhất thể. Bút
pháp đoản thiên tiểu thuyết phong cách điêu khắc của Nguyễn dựng nên
nhóm tượng đài Thiên lương – Tam vị nhất thể sáng láng này dường như
muốn tạo tác một biểu hiện làm đối chứng với cái hiện thực xã hội thực dân
nửa phong kiến tồi tệ hiện hữu trước mắt tác giả.”

12 Đọc Người lái đò sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài Phan Huy Đông
năng, của một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ… Khi gân
guốc, khi mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học, khi hồn nhiên
như một đứa trẻ thơ, những trang viết, những câu văn của Nguyễn Tuân
mang hơi thở ấm nóng của cuộc đời phức tạp, phong phú, đa dạng. Sự tự ý
thức sâu sắc về tài năng của mình không phải là một biểu hiện tiêu cực,
trái lại, nó tạo nên sự giải phóng năng lượng rất cần thiết để nhà văn có
thể sáng tạo nên những tác phẩm kì vĩ…”

TÁC PHẨM “CHÍ PHÈO”

1 “Nam Cao lạnh lùng quá ,kéo mép lên mới nở được một nụ cười khó Tô Hoài
nhọc (…) thật ra mặt anh ta lạnh nhưng lòng anh ta sôi nổi.”

2 "Con người Nam Cao mảnh khảnh, thư sinh, ăn nói ôn tồn nhiều khi đến Nguyễn Đình Thi
rụt rè, mỗi lúc lại đỏ mặt mà kỳ thực mang trong lòng một sự phản kháng
mãnh liệt."

3 “Nam Cao thuộc vào số những nhà văn đã đọc được và nhận ra được cái Lại Nguyên Ân
thâm trầm ở Sê-khốp, ở Đô-xtôi-ép-xki. Ngòi bút kể chuyện đời không còn
dừng lại ở sự mô tả những biểu hiện trái tai gai mắt bề ngoài. Sự bất hòa,
sự kết án xã hội đương thời, ở Nam Cao đã đi vào nguyên tắc, nên có thể
bộc lộ ra một cách ôn tồn, nhỏ nhẹ, đẩy cái quyết liệt ẩn sâu vào trong.”

7
4 “Nam Cao đã mạnh dạn đi theo một lối đi riêng, nghĩa là không đếm xỉa Hà Minh Đức
gì đến sở thích của độc giả. Nhưng tài năng của ông đã đem đến cho văn
chương một lối văn mới sâu xa, chua chát và tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của
con người biết tin ở tài năng của mình, thiên chức của mình”

5 “Nam Cao đã để lại những áng văn nóng hực của một nhân cách và một Chu Văn Sơn
tài năng lớn”

6 “Khi “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Nguyễn Đăng Mạnh
Công Hoan ra đời, tôi chắc rằng ít ai nghĩ rằng thân phận của người
nông dân dưới ách đế quốc phong kiến lại có thể có một nỗi khổ nào hơn
những nỗi khổ của chị Dậu, anh Pha. Nhưng khi Chí Phèo ngật ngưỡng
bước ra từ những trang sách của Nam Cao thì người ta liền nhận ra
rằng, đây mới là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất
của người dân cùng ở một nước thuộc địa: bị giày đạp, bị cào xé, bị hủy
hoại từ nhân tính đến nhân hình. Chị Dậu bán chó, bán con, bán sữa…,
nhưng chị còn được gọi là người. Chí Phèo phải bán cả diện mạo và linh
hồn của mình đi để trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.”

7 “Nếu như tác phẩm của Ngô Tất Tố là tiếng kêu cứu đói, thì ở tác phẩm Nguyễn Đăng Mạnh
của Nam Cao lại là tiếng kêu cứu lấy nhân cách, nhân phẩm, nhân tính
của con người đang bị cái đói và miếng ăn làm cho tiêu mòn đi, thui chột
đi, huỷ diệt đi.”

8 “Người đọc lắm lúc có cảm giác như đứa trẻ trong rạp xiếc lo lắng nhìn Nguyễn Đăng Mạnh
bước chân của người tài tử đang diễn trò leo dây giữa khoảng không.
Nam Cao không làm xiếc ngôn từ, không làm trò kĩ thuật, ông tự thử
thách mình về tư tưởng bằng cách buộc mình đi lại một cách mạo hiểm
bên bờ vực thẳm: trên này là chủ nghĩa nhân đạo, dưới kia là thái độ
nhục mạ con người, trên này là chủ nghĩa hiện thực, dưới kia là chủ
nghĩa tự nhiên. Đúng là nhiều phen Nam Cao đã tỏ ra ngả nghiêng, thậm
chí muốn sa chân hụt bước. Nhưng người đọc sau những phút giây hồi
hộp căng thẳng càng cảm thấy khoan khoái, thấy ông cuối cùng vẫn đứng
lại được trên bờ.

9 “Nói bút pháp của Nam Cao là nói một bút pháp hiện thực nghiêm ngặt. GS. Phong Lê
Một bút pháp chủ trương lách vào tận đáy sâu sự thật. Lách vào từng ý
nghĩa, từng suy tính cùng cực chi ly.”

10 “Trong các trang truyện của Nam Cao ,trang nào cũng có những nhân Nguyễn Minh Châu
vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con
người để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra, trước hết là
tâm lý, nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của
8
con người”

11 “Trong sáng tác, Nam Cao đã nhiều lần đề cập và ca ngợi nước mắt… Nguyễn Hoành Khung
Với Nam Cao, nước mắt là biểu tượng của tình thương và giọt nước mắt
là “giọt châu của loài người”, là “miếng kính biến hình vũ trụ.”

TÁC PHẨM “TỪ ẤY”

1 “Thời đại ta đã may mắn có được nhà thơ Tố Hữu” Hoài Thanh

2 Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ Xuân Diệu
của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn
khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời,
nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc,
giải phóng cho người lao khổ.

3 Nhà thi sĩ ấy tự muốn mình là tiếng nói của dân tộc mình. Vậy thì dân tộc Lời tựa tập thơ Máu và
ấy có năng khiếu thơ thông qua nhà thi sĩ. Các dân tộc hiện đại, đã công Hoa
nghiệp hóa rồi, đã bị san phẳng bởi những phương tiện tuyên truyền,
không còn có một năng khiếu về hình tượng như thế nữa; không còn suối
nguồn ở bản thân mình nữa. Nhưng Tố Hữu đắm mình trong dân tộc của
mình, đồng thời là một thi sĩ độc đáo, một nhà sáng tạo ra các hình thể.
Người ta càng cảm thấy điều đó rõ hơn khi anh nói một cách rất hay về
thơ.

4 Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và Đặng Thai Mai
cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca.

5 “Một tiếng nói yêu thương luôn luôn chan hòa ánh sáng, tự nó cũng là Hoài Thanh
ánh sáng, lại hết sức linh hoạt và uyển chuyển, mỗi lúc một khác, mỗi nơi
một khác, kể cả những lúc chỉ là sự im lặng giữa các dòng thơ. Phải
chăng đây chính là bản sắc riêng của thơ Tố Hữu.”

6 “Từ ấy” và “Việt Bắc”, hai tập thơ gồm gần hai mươi năm thơ của Tố Xuân Diệu
Hữu, mỗi tập một vẻ, đã góp vào thơ Việt Nam hiện đại một cống hiến
hàng đầu… “Từ ấy” là tình đầu của luồng thơ cách mạng ấy; nó ham
mê; hăng say; nó là một thanh niên. “Việt Bắc” chín chắn hơn, đi dần
vào cái trong sáng, cái hàm súc cổ điển. Lời thơ “Việt Bắc” dùng ít,
vững tay, đã có thơ ở ngoài lời. Lời thơ “Từ ấy” thừa huyết khí thanh
niên, còn đang thừa ra ngoài ý. “Từ ấy” là thác suối, mở đường cho
“Việt Bắc” là con sông chững, rộng.

9
7 Thơ Tố Hữu là thơ một con người biết trân trọng lấy đời mình, muốn làm Chế Lan Viên
cho đời mình trở nên hữu ích. Vậy thì ai kia còn phung phí đời mình, làm
gì cũng được, sống sao cũng xong, trong khi đọc thơ này hãy bắt đầu thử
dừng lại mà biết quý lấy đời mình, mà đem xây dựng nó.

8 Thơ anh là lối thơ lấy cái đường đi toàn đời, lấy cái hơi toàn tập, lấy cái Chế Lan Viên
tứ toàn bài là chính… Anh là một con chim vụ ở đường bay hơn là bộ
lông, bộ cánh, tuy vẫn là lông cánh đẹp.

9 Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ Chế Lan Viên
khô khan. Rơi vào cái vực nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng
cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu
hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý.

10 “Thơ ông là bài ca vui bất tận. Khi thơ ông bước vào cái tuổi sung sức Nguyễn Quang Thiều
nhất lại chính là lúc dân tộc Việt Nam sau bao năm làm thân phận nô lệ
đã thành người tự do. Ai sống trong thời đại ấy cũng sẽ quên đi những
nỗi buồn cá nhân để cất cao tiếng hát của mình trong bài ca độc lập của
dân tộc. Trong niềm vui lớn lao của những năm tháng như những ngày
hội lớn ấy, chỉ cần vỗ tay hay gõ hai cái thanh tre vào nhau chúng ta
cũng có thể hát theo say đắm chứ cần chi đến một dàn nhạc lớn với
những bản giao hưởng đồ sộ. Tố Hữu đã trở thành người lĩnh xướng
trong dàn đồng ca ấy. Không ai vui như Tố Hữu, không ai đắm say như
Tố Hữu và cũng không ai tin tưởng như Tố Hữu trong những năm tháng
ấy. Theo tôi, ông là nhà thơ chân thành nhất và hiện thực nhất trong các
nhà thơ cùng thời.”

TÁC PHẨM “CHIỀU TỐI”

1 “Hồ Chí Minh - Tên Người là cả một niềm thơ” Phê-líc Pi-ta Rô-đri-
ghết

2 Thơ Hồ Chí Minh: “Hình tượng thơ luôn vận động hướng về sự sống, Nguyễn Đăng Mạnh
ánh sáng và tương lai.”

3 “Tìm hiểu phong cách thơ Bác, phải thấy Bác là con người của thời đại Nguyễn Đăng Mạnh
mới, con người của tương lai… và cái độc đáo là cái mai sau ấy nhiều
khi lại có dáng dấp đậm nét của cái ngày xưa.”

4 “Trong thơ Bác, trữ tình và tự sự, lãng mạn và hiện thực, cổ động và Hoàng Trung Thông
giáo dục, phản ánh và triết lí… đã kết hợp với nhau chặt chẽ một cách
nghệ thuật.”

10
5 "Hồ Chí Minh rất Đường mà không Đường 1 tí nào.Với 1 chữ “hồng”, Hoàng Trung Thông
Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể
oải, sự vội vã, sự nặng nề đã diễn tả trong 3 câu đầu, đã làm sáng rực lên
khuôn mặt của cco em sau khi xay ngô tối. Chữ “hồng” trong nghệ thuật
thơ Đường người ta gọi là "con mắt" thơ (thi nhãn hoặc nhãn tự), nó
bùng sáng lên,nó cân lại chỉ 1 chữ thôi với 27 chữ khác dầu nặng đến
mấy đi chăng nữa.
Với chữ “hồng” đó có ai còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc nhằn nữa
đâu mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm lên cả bóng đêm,cả thân hình lao
động của cô gái đáng yêu kia. Đó là màu đỏ của tình cảm Bác"

6 "Khi Bác nói trong thơ có thép, ta phải hiểu thế nào là thép ở trong thơ. Hoài Thanh
Có lẽ phải hiểu linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên
giọng thép mới có tinh thần thép."

7 “Lúc ấy ở giữa chốn rừng không có chân trời, chút ánh sáng còn sót lại Nguyễn Đăng Mạnh
của một ngày tàn chỉ có thể nhìn thấy nơi đỉnh trời một cách tự nhiên,
con mắt của nhà tơ phải ngước lên cao để nhận ra một cánh chim mỏi
mệt đi tìm chốn ngủ nơi một vòm cây nào “tầm túc thụ” và chòm mây cô
đơn. Sẽ không phải là thơ Bác nếu cánh chim, chòm mây có mặt trong
thơ của Người chỉ để tạo nên một ước lệ buồn… Điều làm lòng ta se sắt
qua những nét ước lệ buồn được gợi ra từ một thời khắc tắt nắng, ngày
tàn, chim về tổ, mây lẻ loi ở lại giữa mênh mông chiều tím tắt… ta đọc
được cảnh ngộ và nỗi lòng của người tù Hồ Chí Minh.”

8 “Những buổi chiều như vậy, đâu có thiếu trong văn chương cổ kim; Th.s Nguyễn Đức Hùng
nhưng nếu cảnh ấy qua cái nhìn của một Lý Bạch tiêu diêu, một Khuất
Nguyên u uất chắc chắn sẽ đầy ảm đạm, thê lương. Còn ở đây, nếu không
rõ xuất xứ, nhiều người sẽ lầm tưởng “Mộ” là bài thơ của thời Thịnh
Đường” (2 câu đầu)

TÁC PHẨM “ĐÂY THÔN VĨ DẠ”

1 “Hàn Mặc Tử, một nguồn thơ tân kỳ, làm bằng máu, bằng lệ, bằng hồn Trọng Miên
với tất cả say sưa rung động của một người hoàn toàn đau khổ.”

2 Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi Chế Lan Viên
xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình

3 “Thơ, đối với Hàn Mặc Tử là tiếng kêu rên thảm thiết của một linh hồn Trọng Miên

11
thương nhớ cảnh chiêm bao, ước ao trở lại cõi trời là nơi đã sống ngàn
kiếp vô thuỷ vô chung với những hạnh phúc bất tuyệt, là sự ham muốn vô
biên những nguồn khoái lạc trong trắng của cõi trời cách biệt.”

4 “Cuộc đời của Hàn Mặc Tử là cả một bài thơ ghê gớm rùng rợn, có một Trọng Miên
không hai trong những thi sĩ Đông Tây. Thần tai hoạ đã gieo vào chàng
một chứng bệnh tàn ác trong lúc thi sĩ rơi xuống cõi đời bơ vơ, bỡ ngỡ và
lạ lùng. Cho nên có lúc ta cảm thấy thơ chàng là một tiếng thở dài thê
thảm, nghẹn ngào, đau đớn của một biển hồn nồng nàn, tin tưởng quằn
quại trong sự đau thương vô tận, rùng rợn ngất ngư. Và thiên tài tử vì
đạo ấy đã truyền sang cho ta những rung động đê mê, những thanh thoát
vô cùng, những say sưa điên dại.”

5 “Cái Đẹp đối với Hàn Mặc Tử là người tri kỷ mà thi sĩ tìm kiếm, một bậc Trọng Miên
cao quý, toàn trí toàn năng, một đấng mà thi sĩ thấy như là tất cả, trên tất
cả mọi sự. Đấng ấy là Trời, vì Người đã tạo thơ ra ở thế gian.”

6 “Nghệ thuật chàng tựa một con sông dài đi xuyên qua thế kỷ chúng ta, và Trần Tái Phùng
hai bờ sông dàn bày không biết bao nhiêu cảnh sắc khác nhau, đẹp đẽ
đến say ngợp, đến tê liệt cả lòng người.”

7 “Tôi đã sống mãnh liệt và đầy đủ. Sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, Hàn Mặc Tử
bằng lệ, bằng hồn. Tôi đã phát triển hết cả cảm giác của Tình Yêu. Tôi đã
vui, buồn, giận hờn đến gần đứt cả Sự Sống”

8 Có thể nói rằng, bước vào Đây thôn Vĩ Dạ là bước vào những câu hỏi Lê Thị Hồ Quang
đầy ám ảnh về tình đời, tình người.

9 “Cũng chạy đua với thời gian, nhưng ở Xuân Diệu là để được hưởng tối Chu Văn Sơn
đa, sống để mà tận hưởng mọi hạnh phúc nơi trần giới, bởi đời người quá
ngắn ngủi, cái chết sẽ chờ đợi tất cả ở cuối con đường, còn Hàn Mặc Tử
chỉ mong tối thiểu, chỉ được sống không thôi đã là hạnh phúc rồi, bởi
lưỡi hái của tử thần đã huơ lên lạnh buốt sau lưng. Quỹ thời gian đang
vơi đi từng giờ từng khắc, cuộc chia lìa vĩnh viễn đã sát gần. Trong cảnh
ngộ này, trăng dường như là điểm tựa duy nhất, là bấu víu cuối cùng của
kẻ cô đơn đang chới với trong nguy cơ chia lìa đương vây khốn.”

10 “Hàn Mặc Tử là một cái định nghĩa sống về thơ, một cái định nghĩa
muôn đời về thơ.”

11 “Hàn Mặc Tử được sinh ra cho thơ. Sinh thời, Hàn đã sống bằng thơ.
Bây giờ và mai sau Hàn vẫn sống bằng thơ. Bởi vì Hàn đã chết cho mỗi

12
lời thơ. Đó là bài học về thơ đắt giá và sáng giá nhất của muôn đời.”

TÁC PHẨM “VỘI VÀNG”

1 “Người ta đoán thấy dáng điệu đê mê bát ngát của người thi sĩ đa tình Thế Lữ
trong lúc say sưa đau đớn, người ta hưởng những vị chua chát kỳ dị đằm
thắm của nỗi xót thương. Có phải không, ông đã gợi ra hết được những
điều mong manh u ẩn trong lòng người và cùng với chúng ta cùng chung
những lời thở than tuyệt vọng.Bởi vì nhà thi sĩ biết yêu, theo nghĩa rộng
rãi nhất của tình yêu. Ông có tấm lòng đắm đuối của tất cả mọi người:
yêu nhan sắc, yêu non sông, yêu thơ ca, và yêu cả những nỗi buồn
thương, nhớ tiếc.”

2 “Người đã tới giữa chúng ta một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè Hoài Thanh - Hoài
không muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy. Nhưng Chân
rồi ta cũng quen dần, vì ta thấy người cùng ta tình đồng hương vẫn
nặng.”

3 “Biết sống, biết yêu là biết suy tưởng, và bởi thế biết sầu, biết buồn. Thơ PGS.TS Nguyễn Hữu
Xuân Diệu là hơi thở thầm kín, giấu diếm, trong đó ẩn sự huyền bí, sự Sơn
mênh mông ghê rợn của một đêm trăng, sự não nùng bao la của một buổi
chiều, và tất cả tâm hồn khó hiểu của người, của đời, của cảnh sắc.”

4 Xuân Diệu đã mang đến cho thơ ca dân tộc một cách nhìn mới,một bút Lê Tiến Dũng
pháp mới,một cảm xúc mới

5 “Nhà thi sĩ ấy là một chàng trai trẻ hiền hậu và say mê, tóc như mây Thế Lữ
vướng trên đài trán thơ ngây, mắt như bao luyến mọi người, và miệng
cười mở rộng như tấm lòng sẵn sàng ân ái. Chàng ta từ hồi ấy đi trên
đường thơ, hái những bông hoa gặp dưới bước chân, những hương sắc
nẩy ra bởi ánh sáng của lòng chàng. Chàng kết thành một cụm đầu mùa
để làm quà cho trần gian. Cụm hoa ấy ta đang cầm ở trong tay và người
tặng hoa kia là Xuân Diệu…"

6 “Xuân Diệu như một người hát dạo của nhân dân trong thời kỳ hiện đại. Mirây Găngxen
Xuân Diệu là rễ cây và gió, là đất và nhạc. Cũng như những nhà văn lớn
của Việt Nam, Xuân Diệu là nhà thơ bắt rễ sâu trong nhân dân.”

7 “Bài thơ Vội Vàng là nỗi buồn trong sự hối hả, cuống quýt, đầy nuối tiếc Sưu tầm
bởi có sự chiêm nghiệm, từng trải, bởi thấm nhuần quy luật của thời gian,
thấu sự hữu hạn của cuộc đời, nỗi buồn của sự bất lực khi không tránh
khỏi cuộc chia phôi. Thi sĩ cảm thấy như đang quơ tay chạm vào mỗi
khoảnh khắc đang lìa bỏ hiện thực để trở thành quá khứ để ra đi vĩnh
13
viễn. Trên mỗi thời khắc đều đang có một cuộc ra đi như thế, thời gian
đang chia tay với con người, chia tay với thời gian và cả chính thời
gian.”

8 ”Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nguyễn Đăng Mạnh
Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan niệm nhân sinh mới
chưa thấy trong thơ ca truyền thống”.

9 Thơ xưa viết về người đẹp: “Phù dung như diện, liễu như mi” (mặt đẹp Sưu tầm
như hoa phù dung, lông mày như lá liễu), “mày ngài mắt phượng”, “làn
thu thủy”… Xuân Diệu đem so sánh ngược lại: “Lá liễu dài như một nét
mi”; “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.

10 “Tình yêu không có tuổi, và thơ tình hay càng không tính tuổi được bao Huy Cận
giờ. Thơ tình Xuân Diệu trẻ mãi, kể cả những bài thơ tình anh viết lúc đời
đã vào thu.”

11 “Thơ tình của Xuân Diệu đã vượt ra ngoài biên giới của xứ sở để làm Huy Cận
giàu thêm cho cái kho tình thi của loài người.”

12 “Từ sự sống trở về sự sống, thơ tình của Xuân Diệu bắt nguồn từ sự sống Huy Cận
của một con người, rất mực say mê, rất mực yêu đời, từ sự sống của
những con người đã trở về sự sống của muôn người thành viên của cuộc
sống bao la, những con người gắn bó với cuộc đời, yêu nhau, yêu đời và
do đó phấn đấu làm cho đời đẹp hơn, làm cho đời đẹp thêm mãi mãi.”

13 “Không phải đến Xuân Diệu, thơ Việt Nam mới đụng đến thời gian. Xưa, Đỗ Lai Thúy
Nguyễn Du đã từng than: “Ngày vui ngắn chẳng tày gang!”. Gần chúng
ta hơn, Tản Đà cũng tặc lưỡi: “Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê!”.
Nhưng chỉ với Xuân Diệu, thời gian mới trở thành một nỗi ám ảnh. Thời
gian trong thơ ông không chỉ là cảm xúc, là thi hứng, mà còn là nhân tố
kiến trúc của tác phẩm nghệ thuật. Có thể nói, Xuân Diệu nhìn đời bằng
con – mắt – thời – gian; “chất Xuân Diệu”, phong cách thơ ông là ở đó.”

14 Thơ Xuân Diệu là một thế giới rộng mở, đa âm. Trong bản giao hưởng Đỗ Lai Thúy
âm thanh này nổi lên những giai âm như Mùa thu: sự thức nhận thời
gian; Vội vàng: một ứng xử với thời gian, một triết lý thời gian; Gửi
hương cho gió: tình yêu như là sự chiến thắng thời gian; và sau cùng Thơ
thơ: nghệ thuật như là vĩnh cửu hoá thời gian.

TÁC PHẨM “TRÀNG GIANG”

1 “Thơ ông không lộng lẫy, không kiều diễm, không chú nơi thanh sắc, Xuân Diệu
14
không nở ra như những đóa hoa rực rỡ; thơ ông không khoe tươi. Thơ
ông như nụ mùa xuân, như trái mùa hè, gói ghém lại, nhưng đầy căng
nhựa thơm và mật ngọt. Ông không làm mê ta bằng màu sắc và âm điệu;
ông có một sức quyến rũ lạ lùng hơn, khó hiểu hơn: là mùi thơm.”

2 “Thơ ông phô bày một cái gì thầm kín, rạo rực; thơ ông không phải là Xuân Diệu
rượu đã rót vào chén, thơ ông là men đương lên; thơ ông không phải hoa
sẵn trên cành, thơ ông là dòng nhựa đương chuyển.”

3 “Huy Cận! Một tâm hồn đặc biệt quá, nồng cháy bên trong, e lệ bên Xuân Diệu
ngoài, hay nói nhỏ và hay làm thinh, để cho men lòng càng rạo rực hơn
nữa; một tâm hồn hãy lặng yên để nước mắt chảy, không biết khóc vì cái
gì; vừa mạnh, vừa yếu, rất mới và rất xưa, rất Âu – Tây và rất Á Đông:
nghĩa là cả con người, con người phức tạp của muôn thuở.”

4 “Nghe thơ Huy Cận, lòng ta lây cái cảm thương của người thi sĩ và trước Xuân Diệu
nhất: ta cảm thương người thi sĩ rất nhiều cảm thương.”

5 “Chàng than nỗi tháng ngày vùn vụt, bảo rằng hoa xuân không đậu, đời Xuân Diệu
thoảng mùi ôi, trong khi mình chưa sống hết tuổi xuân, đang còn ở giữa
độ măng trẻ của đời người! Cái tiếc sớm, cái thương ngừa ấy chẳng qua
là sự trá hình của lòng ham đời, là cái tật dĩ nhiên của kẻ yêu sự sống.
Không yêu sự sống hay sao, một người thường có những cái nghiêng tai
kỳ diệu: khi mùa xuân cựa mình, khi những ý tươi lên rún rẩy trong cổ
chim, khi “nhạc vươn lên trời”… lòng ông cũng theo hăng hái; và thơ
ông mang ngầm sinh lực như men ủ nắng, tưởng chừng câu thơ có nhựa,
sắp nứt ra như một cái mầm căng.”

6 “Đọc Xuân Diệu thấy trong người sôi nổi ngọn trào lòng rào rạt; đọc PGS.TS Nguyễn Hữu
Huy Cận thấy trong người lâng lâng, tâm hồn khoan khoái. Trí phán Sơn
đoán sáng suốt, mắt nhận xét tinh vi, cách dùng chữ thần tình.”

7 Người nói cùng ta nỗi buồn nơi quán chật, đèo cao, nỗi buồn của sông Hoài Thanh
dài, trời rộng, nỗi buồn của người lữ thứ dừng ngựa trên non, buồn đêm
mưa, buồn nhớ bạn”

8 “Tràng Giang” là một bài thơ buồn, dòng nào cũng buồn. Nhưng “Tràng Trần Đình Sử
Giang” là một bài thơ vẽ nên một phong cảnh đẹp, giàu màu sắc, nhiều
đường nét hùng vĩ, mờ xa vô tận, nhiều tương phản, nhiều động từ chỉ
sức sống rộn ràng: mây đùn, thuyền về, nước lại, nắng xuống, tươi lên…
Cái buồn của bài thơ rõ ràng không phải do cảnh vật tàn phai, không
phải do không gian chật hẹp, tù túng, mọi vật chết chóc ngưng đọng. Cái
buồn như toát ra từ sự cất tạo của thế giới, từ cái đẹp tình người, từ một
15
sự mất mát các mối liên hệ có tính phổ quát gây nên. Một cái buồn đậm
màu triết lý. Nỗi buồn này cũng phản ánh sự thay đổi của đời sống xã
hội: xã hội cộng đồng truyền thống với vô vàn mối dây liên hệ đã đứt
tung để thay vào một xã hội đô thị với những cái tôi rời rạc, bơ vơ.

9 “Lần đầu tiên trong lịch sử thi ca, một cành củi khô trôi vào thơ Huy Cận Nguyễn Đăng Mạnh
như nỗi cô đơn của một kiếp người trong xã hội cũ.”

10 Thơ Huy Cận: “Mất không gian là mất tình yêu. Điều đó tạo nên sắc thái Đỗ Lai Thúy
đặc biệt của thơ tình Huy Cận. Thơ tình Xuân Diệu: tha thiết, sôi nổi, có
nhiều yếu tố thanh sắc, mang nặng tính chất hưởng thụ. Với Xuân Diệu,
tình yêu là cường độ sống, mà sống theo nhà thơ là để chiến thắng sự trôi
chảy của thời gian. Còn với Huy Cận, tình yêu chỉ là phương tiện giao
nối lòng người để chiếm lĩnh không gian, chiến thắng sự cô đơn, bơ vơ.

TÁC PHẨM “VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI”

1 “Nếu không có Nguyễn Huy Tưởng, thì văn đàn hiện đại Việt Nam, nhất Nguyên An
là ở mảng lịch sử - truyền thống chắc là vơi đi sự bề thế, vẻ kì vĩ, tráng lệ
và chất bi thương hào hùng, mặc dù cạnh ông đã có Tô Hoài, và sau ông,
cũng đã có các tác giả đáng nể như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Xuân
Khánh, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Mộng Giác, Bút Ngữ, Hà Ân, Nguyễn
Quang Thân…Vị trí mở đầu đôi khi như là một ngẫu nhiên, lại như là
một tất nhiên của lịch sử, nhưng với Nguyễn Huy Tưởng, thì có điều chắc
chắn là: Ông đã gánh việc mở đầu một cách đích đáng cho dòng văn
chương viết về truyền thống, về lịch sử trung đại Việt Nam trong nền văn
chương hiện đại Việt Nam.”

2 “Cái chết của anh cái chết một nhà văn Văn Cao
Không bao giờ là cái chết.”

3 “Với tư cách một người nghệ sĩ Nguyễn Huy Tưởng luôn quan tâm đến Trần Đăng Xuyền
thực trạng và tiền đồ của nền văn hóa dân tộc. Điều đó thể hiện qua lời
đề tựa Vũ Như Tô, hé mở cho thấy những khao khát của Nguyễn Huy
Tưởng hướng về một nền văn hóa lớn của dân tộc, và ông công khai mục
đích cầm bút của mình “Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan
Thiềm.”

4 “Trong cuộc đời mình, Nguyễn Huy tưởng đã sáng tác nhiều vở kịch, Phạm Vĩnh Cư
trong đó “Vũ Như Tô ” là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thực của
Nguyễn Huy Tưởng. Nó đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu,
mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mỹ học Châu Âu xưa nay có lí

16
do coi là thể cao quý và khó nhất”

5 “Được viết ra từ nỗi “ấm ức” rằng dân tộc ta thiếu những “đài cao Phan Huy Dũng
mộng lớn”, thật nghịch lí mà cũng thật tất yếu, Vũ Như Tô đã trở thành
một tượng đài nghệ thuật đáng tự hào của nền văn học Việt Nam đang
trong tiến trình hòa nhập vào dòng chảy chung của văn học nhân loại!”

6 “Vũ Như Tô là vở kịch đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Phạm Xuân Nguyên
Huy Tưởng. Và tính bi kịch của những nhân vật Vũ Như Tô còn tốn nhiều
giấy mực. Nhất là khi chính là những câu hỏi đấy, trong một lời tựa rất
ngắn thôi mà 2 lần kêu lên: Vũ Như Tô phải hay là những kẻ giết Vũ Như
Tô phải ?"

7 “Công trình vĩ đại của Vũ Như Tô chỉ còn được một hai dòng trong sử Tô Hoài
sách, nhưng muôn đời Kẻ Chợ ngước trông lên, vẫn thấy nước hồ Tây ẩn
hiện bóng cao trăm trượng tòa lâu đài cực kì tráng lệ. Công trình của Vũ
Như Tô – kết tinh hoa của đất nước, mơ ước xây Cửu Trùng Đài cũng là
khát vọng của người cầm bút làm sống lại nhà kiến trúc thiên tài đời đời
trong đau khổ sáng tạo. Một tác phẩm suốt đời xây dựng, không biết bao
giờ xong, mãi mãi là một khắc khoải, vừa là niềm tin… Đài Cửu trùng
của Vũ Như Tô cũng chính là quan niệm về sau tác phẩm của Nguyễn
Huy Tưởng. Suốt đời viết, đã mơ ước, đã tất vọng, lại mơ ước…”

17

You might also like