You are on page 1of 6

Họ và tên: Hà Đoàn Quang Huy

MSV: 11216537
STT: 22
Lớp: Hội nhập kinh tế quốc tế 10
Bài làm
Câu 1: Hiểu thế nào về khái niệm hội nhập kinh tế? Phân tích những lợi ích
của HNKTQT đối với quốc gia đang phát triển và cho ví dụ minh họa?
- Khái niệm: Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế và thị trường
của một quốc gia với nền kinh tế và thị trường thế giới và khu vực thông qua các
biện pháp tự do háo và mở cửa thị trường trên các cấp độ đơn phương, song
phương và đa phương.
- Lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế với các quốc gia đang phát triển:
Thứ nhất, khai thác được lợi thế so sánh của mỗi quốc gia.
Thứ hai, khai thác được lợi thế theo quy mô
Thứ ba, tạo ra môi trường cạnh tranh hơn cho các ngành sản xuất nội địa
Thứ tư, tạo lập thương mại có thể đem lại lợi ích nhiều hơn chuyển hướng
thương mại do hình thành liên minh thuế quan.
-Ví dụ minh họa:
Khi tham gia vào hiệp định thương mại tự do FTA, nếu như năm 2007, tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là 111,3 tỷ USD (trong đó xuất khẩu là
48,5 tỷ USD và nhập khẩu là 62,7 tỷ USD), thì tới năm 2015 tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu của Việt Nam đã tăng khoảng 3 lần đạt 328 tỷ USD (trong đó nhập khẩu
là 165,6 tỷ USD và xuất khẩu là 162,4 tỷ USD). Năm 2015, tỷ trọng xuất khẩu các
nhóm hàng sản phẩm dệt may, giày dép, nông sản có xu hướng giảm xuống trong
khi đó tỷ trọng của các nhóm sản phẩm như máy vi tính, linh kiện điện tử, điện
thoại tăng lên, chiếm tới 27,7% tổng giá trị kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.Theo số
liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung trong 12 tháng
năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 22,757 tỷ USD, tăng 12,5%
so với cùng kỳ năm 2014.
Câu 2: Hiểu thế nào về nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia
(NT)?
Cho ví dụ minh họa
-Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) là nếu một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi
nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên
khác.
- Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) là hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở
hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hóa
cùng loại trong nước.
- Cả hai quy chế trên đều giống nhau ở chỗ là mang tính không phân biệt đối xử.
Tuy nhiên, chúng khác nhau ở đối tượng hướng tới.
- Tối huệ quốc hướng đến các nhà kinh doanh, hàng hoá ở ngoài nước, thể hiện sự
công bằng dành cho những đối tượng ở ngoài biên giới. . Hai quy chế trên lúc đầu
chỉ áp dụng cho hàng hoá và thương nhân, về sau này mở rộng ra áp dụng cho cả
dịch vụ, người cung cấp dịch vụ, vốn đầu tư, nhà đầu tư, v.v...
- Ví dụ: Nước A nhập máy bơm từ nước B và nước C. Nếu cả hai nước B và C đều
được hưởng đãi ngộ tối huệ quốc thì thuế nhập khẩu đánh lên mặt hàng máy bơm
từ cả hai nước này đều phải như nhau, không có nước nào lại bị cao hơn hay được
thấp hơn. Đãi ngộ quốc gia là sự không phân biệt đối xử khi hàng hoá nhập khẩu
đã qua biên giới, ở trong nước nhập khẩu. Đó là sự công bằng giữa nhà kinh
doanh, hàng hoá nhập khẩu với nhà kinh doanh, hàng hoá trong nước.
- Ví dụ: Như vậy, khi mặt hàng máy bơm đã được nhập vào nước A hợp lệ, nộp
xong các khoản thuế tại hải quan thì sẽ không phải chịu bất kỳ khoản thuế, phí hay
những ràng buộc nào khác mà mặt hàng máy bơm sản xuất tại nước A không phải
chịu.
Câu 3: Cho biết mệnh đề sau là Đúng hay Sai và giải thích tại sao? “Hội nhập
kinh tế khu vực chỉ đem lại lợi ích cho các quốc gia phát triển”
- Mệnh đề sai
Vì :
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế và thị trường của một
quốc gia với nền kinh tế và thị trường thế giới và khu vực thông qua các biện pháp
tự do háo và mở cửa thị trường trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa
phương.
Thứ nhất, các quốc gia sẽ đạt được nhiều lợi ích nếu tận dụng tốt lợi thế so sánh,...)
Thứ hai, khu vực thương mại tự do có thể tạo điều kiện cho các nước thành viên
tận dụng được lợi thế của kinh tế quy mô, thông qua việc thâm nhập thị trường
mới, rộng lớn, từ đó mở rộng quy mô và giảm chi phí sản xuất.
Thứ ba, tạo ra môi trường cạnh tranh hơn cho các ngành sản xuất nội địa, giảm
thiểu những mất mát do độc quyền gây ra
Thứ tư, việc thiết lập liên minh hải quan, các nước thành viên có thể tác động đến
thương mại giữa họ và các nước còn lại theo hướng có lợi.
Nhờ các lợi ích trên, hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng chung hiện nay của các
nước.
Câu 4: Phân tích những thách thức và đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp
xuất khẩu Việt Nam khi thực thi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện và tích
cực Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)? Cho ví dụ minh họa cụ thể về 1 ngân
hàng hoặc hoạt động xuất khẩu ?
Những thách thức 
Thách thức về kinh tế:
-Một số chủng loại nông sản mà một số nước CPTPP có thế mạnh như thịt lợn, thịt
gà là những mặt hàng Việt Nam đã sản xuất được nhưng sức cạnh tranh còn yếu.
Tuy nhiên, do Hoa Kỳ đã rút khỏi Hiệp định nên sức ép cạnh tranh giảm đi đáng
kể. Hơn nữa, với hai mặt hàng này, Việt Nam đã bảo lưu được lộ trình thực hiện
tương đối dài (với một số chủng loại thịt gà là trên 10 năm).
- Xét theo mặt hàng, thịt lợn, thịt gà là những mặt hàng có thể gặp phải sự cạnh
tranh từ hàng nhập khẩu do sức cạnh tranh còn yếu. Ngoài ra, cũng có thêm một số
sản phẩm có thể gặp khó khăn như giấy, thép, ô tô.
- Về thương mại đầu tư, một số ngành như dịch vụ quảng cáo, dịch vụ logistics…
có thể đối mặt với thách thức về cạnh tranh. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội
trong việc giảm thiểu chi phí kinh doanh, tạo thuận lợi cho hoạt động của DN trong
nước nói chung…
Thách thức về xã hội:
Cạnh tranh tăng lên khi tham gia CPTPP có thể làm cho một số DN lâm vào tình
trạng khó khăn, kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ
xảy ra.
 Tuy nhiên, do cơ cấu xuất nhập khẩu của phần lớn các nền kinh tế trong CPTPP
không cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam, nên ngoại trừ một số ít sản phẩm nông
nghiệp, dự kiến tác động này là có tính cục bộ, quy mô không đáng kể và chỉ mang
tính ngắn hạn.
Thách thức về thu ngân sách:
- Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết sẽ làm giảm thu ngân sách
- Với thuế xuất khẩu, do ta giữ lại thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng có
nguồn thu lớn như dầu thô và một số loại khoáng sản nên tác động giảm thu không
lớn.
Thách thức về hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, thể chế
Để thực thi cam kết trong CPTPP, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số
quy định pháp luật về thương mại, hải quan, sở hữu trí tuệ, lao động… cần được
thực hiện thận trọng, theo hướng tận dụng tối đa các điểm mờ trong lời văn các
cam kết để có giải thích theo hướng có lợi nhất cho đa số.
+ Những cam kết khó nhất, đòi hỏi nguồn lực thực thi lớn (ví dụ như trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ), đã được 11 nước "tạm hoãn" sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp
định TPP.
+ Nhiều cam kết tuy mới nhưng lại phù hợp hoàn toàn với đường lối, chủ trương
của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước (ví dụ như trong lĩnh vực mua sắm của
Chính phủ, bảo vệ môi trường, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp nhỏ và
vừa...) nên sức ép thay đổi hệ thống pháp luật không lớn.

Giải pháp:

Đối với các doanh nghiệp

- Giải pháp tận dụng ưu đãi thuế quan

Đối với thị trường mới trong CPTPP, như: Canada, Mexico, tỷ lệ tận dụng ưu đãi
thuế quan là 8,03% và 7,26% và Việt Nam chưa có FTA trực tiếp, nên các DN xuất
khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan là điều dễ hiểu. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng
khi DN tiếp cận thị trường. Tuy nhiên, nếu so sánh hai con số tận dụng ưu đãi thuế
quan của hai thị trường, thì tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan với thị trường Mexico
thấp hơn hẳn, chỉ có 7,29%. Mặc dù quy mô của hai thị trường gần như bằng nhau,
song sự khác biệt về thu nhập, về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cũng là điều cần quan
tâm. Mexico cũng là nước đang phát triển như Việt Nam, cũng tham gia chuỗi giá
trị toàn cầu ở mức độ gia công, cũng có mặt hàng xuất khẩu cạnh tranh trực tiếp
với Việt Nam, như: da giày, dệt may, máy móc thiết bị. Vì vậy, Việt Nam nên có
hoạt động xúc tiến thương mại và tìm kênh tiếp cận thị trường, hỗ trợ thông tin về
thị trường Mexico cho DN Việt Nam.
- Giải pháp tận dụng ưu đãi từ các FTA khác

Các quốc gia trong CPTPP mà Việt Nam đã ký FTA trước đó (như: FTA với
Australia và New Zealand; 2 FTA với Nhật Bản; 7 FTA với Singapore), hầu như
sắp kết thúc lộ trình loại bỏ thuế, nên có mức thuế ưu đãi tốt hơn CPTPP và quy
tắc xuất xứ đơn giản hơn cho DN Việt Nam, thì Việt Nam vẫn lựa chọn quy tắc
xuất xứ ít phức tạp và ưu đãi thuế quan lớn nhất trong xuất khẩu, chứ không nhất
thiết phải lựa chọn cam kết của CPTPP. Tuy vậy, trong dài hạn, DN cũng cần lưu ý
cam kết của CPTPP. Ví dụ, CPTPP là FTA đa phương, khả năng sử dụng quy tắc
xuất xứ dựa trên yếu tố cộng gộp nội khối cũng rộng rãi hơn cho DN.

- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam

DN cần phải tự đánh giá mình còn kém so với đối thủ, từ đó mới có hành động cải
cách. Theo CPTPP, các hướng điều chỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh của DN
đáp ứng cam kết, gồm: đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý cho lãnh đạo DN, đào tạo
nâng cao chuyên môn cho người lao động, đạt các tiêu chuẩn quốc tế về lao động,
chuyển đổi sản xuất để nâng cao giá trị gia tăng, cải thiện công nghệ, đạt yêu cầu
về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, cải thiện chất lượng sản phẩm...

- Giải pháp tăng cường nhận thức từ phía DN

Nhiều DN hiểu không đúng về cơ hội và quan trọng hơn là những thách thức,
những rào cản mà DN cần phải vượt qua khi gia nhập thị trường mới. Điều này
xuất phát từ thông tin DN, hiểu chưa chính xác, hiểu sơ qua, không có tư vấn pháp
lý. Do đó, có thể dễ dàng nhận thấy, các DN FDI ở Việt Nam tận dụng cơ hội về
CPTPP tốt hơn DN nhỏ và vừa. Do đó, trong thời gian tới, bản thân DN cần nhận
thức để tự thay

đổi, chứ không thể chờ hỗ trợ từ Chính phủ không thể có, khi hoạt động trợ cấp bị
cấm. Ngược lại, Chính phủ cũng chỉ phần nào hỗ trợ DN trong một số lĩnh vực,
ngành nghề cần ưu tiên chứ không thể trực tiếp hỗ trợ cho toàn bộ DN của nền
kinh tế. Để các DN xuất khẩu Việt Nam thực thi Hiệp định CPTPP có hiệu quả thì
cũng cần có những giải pháp đối với Nhà nước:

- Xây dựng, sửa đổi những văn bản pháp luật liên quan để tạo những lợi thế cho
DN trong nước

- Tuyên truyền, phổ biến về CPTPP theo hướng thực tiễn, ngắn gọn.

You might also like