You are on page 1of 333

HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN TRUNG ƯƠNG Bộ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN cứu KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


TRỌNG ĐIÊM CẤP QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016-2020
“Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020”
Ma so IOi.04/16-20

BÁO CÁO TÔNG HỢP

ĐỀ TÀI:
MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ Nước VÀ THỊ TRƯỜNG
TRONG ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA: THỰC TRẠNG, VẮN ĐỀ VÀ
ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH

Mã số KX.04.12/16-20

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Vũ Văn Hà


Co’ quan chủ trì đề tài: Tạp chí Cộng sản

Hà Nội - 2019
Những người tham gia đề tài
1. PGS. TS. Vũ Văn Hà, Chủ nhiệm đề tài
2. PGS.TS. Đoàn Minh Huấn
3. TS. Phạm Tất Thắng
4. TS. Phạm Việt Dũng, Thư ký đề tài
5. PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng
6. PGS. TS. Trần Thị Vân Hoa
7. TS. Nguyễn Chiến Thắng
8. PGS.TS. Chu Đức Dũng
9. TS. Nguyễn Xuân Cường
10. PGS. TS. Phạm Thị Thanh Bình
11. PGS.TS. Nguyễn Vũ Hoàng
12. NCS. Nguyễn Tuấn Anh

Cùng sự tham gia của các cộng tác viên: GS.TS. Đỗ Thế Tùng, GS.TS. Chu Văn
Cấp, PGS. TS. Nguyễn Văn Thạo, PGS.TSKH Trần Nguyễn Tuyên, PGS.TS.
Nguyễn Thường Lạng, PGS.TS. Đinh Công Tuấn, TS. Lê Minh Nghĩa; PGS.TS. Tạ
Thị Đoàn, PGS. TS. Trần Quang Tuyến, PGS.TS. Phạm Thị Hồng Diệp, Th.s Lê
Hoàng Anh, Th.s. Vũ Thị Phưong Dung,Th.S. Nghiêm Thị Thanh Thúy, Th.s. Vũ
Nhật Quang, CN Kim Ngọc Đàm, CN Vũ Quỳnh Trang ...

1
1
MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Chương I: NHƯNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THựC 32 TIỄN
GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG TRONG
NỀN KINH TÉ THỊ TRƯỜNG
I. CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYÉT KINH TẾ VỀ QUAN HỆ GIỮA 32

NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TRÊN
THẾ GIỚI
1. Nhà
nước và thị trường, chức năng của Nhà nước và chức năng của thị 32

trường
2. Các lý thuyết kinh tế về quan hệ giữa Nhà nước và thị trường 44

3. Kinh tế thị trường XHCN và kinh tế thị trường định hướng XHCN 59

4. Kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế: các đặc trung cơ bản 63
II. Cơ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ VÀ NỘI DUNG cơ BẢN CỦA VIỆC 69 XỬ LÝ
QUAN HỆ NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG
1. Cơ sở
khoa học và thực tiễn của mối quan hệ Nhà nước và thị trường 69
2. Nội dung xử lý quan hệ Nhà nước và thị trường 75
III: CÁC NGUYÊN TẤC xử LÝ VÀ CÁC YẾU TỔ cơ BẢN TÁC 91 ĐỘNG ĐẾN
XỬ LÝ QUAN HỆ NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG
1. Các nguyên tắc 91

(2) Các yếu tố cơ bản tác động đến xử lý quan hệ Nhà nước và thị trường 96 IV. KINH
NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG xử LÝ QUAN HỆ NHÀ NƯỚC 102 VÀ THỊ TRƯỜNG
- BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
1. Kinh
nghiệm của một số quốc gia 102

2. Một số kinh nghiệm tham khảo với Việt Nam 113

Chương II: THựC TRẠNG MỐI QUAN HỆ NHÀ NƯỚC - THỊ 121 TRƯỜNG
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở VIỆT NAM QUA HƠN 30 NÃM ĐỎI MỚI
I. QÚA TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUY CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ 121

VAI TRÒ NHÀ NƯỚC, VAI TRÒ THỊ TRƯỜNG, VỀ QUAN HỆ NHÀ NƯỚC -
THỊ TRƯỜNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HUỐNG XÃ HỘI
i
CHỦ NGHĨA
về vai trò nhà nước trong phát triển kinh tế 121

i
i
2? về thị trường và vai trồ của thị trương trong nền KTTT định hưởng 123

XHCN
3. về quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong nền KTTT định hướng 127

XHCN
II. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ 131
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
V • 1. Vai trò nhà nước trong tạo dựng bộ khung luật pháp và môi trường cho 131 phát
triển
Vai trò nhà nước trong phân phối thu nhập và phúc lợi xã hội 136

* I; 3. Vai trò nhà nước trong sử dụng công cụ như quy hoạch, kế hoạch, các 140 chính
sách tài khóa, tiền tệ, tỷ gía... để can thiếp điều tiết, định hướng thị trường
A -t Ẵ2 -í 144
f-\ 4. Vai trò nhà nước trong sử dụng các công cụ vật chât nhà nước đê bô
khuyết cho thị trường - vấn đề kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường
5. Vai trò nhà nước trong cung ững dịch vụ công 145

III. THỰC TRẠNG VAI TRÒ THỊ TRƯỜNG TRONG NỀN KINH TẾ 149 THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
/ (i Ị lí Tổng quan thực trạng phát triển thị trường qua hơn 30 năm đổi mới
150
2. Thực trạng mức độ tồn tại độc lập, tự do kinh doanh và cạnh tranh, tự 155
chủ về kinh tế của các chủ thể KTTT
3. Mức độ thị trường trong định hướng sản xuất và hình thành giá cả
157
4. về vai trò phân bổ nguồn lực sản xuất và phân phối sản phẩm
159
5. Vai trò thị trường trong định hướng đào tạo nguồn lực
162
6. Mức độ tương thích nguyên tắc chung của thị trường hiện đại trên thế 154

giới
IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG xử LÝ MỐI QUAN HỆ NHÀ NƯỚC - 168

THỊ TRƯỜNG TRONG NỀN KINH TÉ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA
1. Xử lý quan hệ Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường định 168
hướng XHCN dưới góc nhìn quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện
2. Xử lý quan hệ Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường định 172
hướng XHCN dưới góc nhìn quan hệ giữa lãnh tế và chính trị
3. Xử lý quan hệ Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trưòng định 175

i
i
hướng XHCN dưới góc nhìn quan hệ giữa chủ thể quan lý và đối tượng
quản lý
4. Xử lý quan hệ Nhà nước và thị trường dưới góc nhìn quan hệ giữa chủ 178

quan và khách quan (giữa các quy định, quy chế với yêu cầu thực tiễn
khách quan)
5. Xử lý quan hệ Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường định 181
hướng
XHCN dưới góc nhìn quan hệ giữa các chủ thể trên thị truồng
6. Xử lý quan hệ Nhà nước và thị trường trong phan phối sản phẩm báo 183

đảm công bằng và kết hợp phân bổ nguồn lực hợp lý


V: THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG xử LÝ 187 MỐI
QUAN HỆ NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG TRONG NỀN KTTT ĐỊNH HƯỚNG
XHCN
1 .Thành công 187

2. Hạn chế 192

3. Nguyên nhân của hạn chế 194

4. Một số vấn đề đặt ra trong xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và thị 197

trường trong nền KTTT định hướng XHCN


Chương III: xu HƯỚNG, QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH 212 HƯỚNG
CHÍNH SÁCH xử LÝ QUAN HỆ NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯÒNG, HOÀN
THIỆN NỀN KINH TỂ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
NƯỚC TA ĐẾN NĂM 2030
I. NHŨNG XU HƯỚNG cơ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC xử LÝ 212

QUAN HỆ NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG, HOÀN THIỆN NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở Nước TA ĐẾN NẦM 2030
1. Cơ cấu
lại nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng tài chính và khủng 212
hoảng nợ công
2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và nền kinh tế số 214

3. Tự do hóa theo các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đi đôi với gia 217 tăng
chủ nghĩa bảo hộ
4. Cải cách khu vực công, cơ cấu lại chức năng kinh tế nhà nước, 11ÌỞ rộng 218 sự
tham gia của “khu vực thứ ba”
5. Tối đa hóa lợi ích quốc gia dân tộc trong quá trình mở rộng hội nhập thị 221 trường
toàn cầu và tham gia quản trị toàn cầu

ii
i
II. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG CHÂM xử LÝ MỐI QUAN HỆ NHÀ 223

NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG, HOÀN THIỆN NỀN KINH TẾ THỊ


TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA ĐẾN NĂM 2030
1. Quan điểm xử lý mối quan hệ Nhà nước và thị trường, hoàn thiện nền 223 kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đến năm 2030
2. Phương châm xử lý mối quan hệ Nhà nước và thị trường, hoàn thiện nền 238
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
III. GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH xử LÝ MỐI QUAN 241 HỆ
GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG, HOÀN THIỆN NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM ĐẾN
NĂM 2030
1. Giải pháp và định hướng chính sách xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và 241 thị
trường đối với sử dụng các công cụ kiến tạo phát triển của nhà nước

2. Giải pháp và định hướng chính sách xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và 247 thị
trường trong vấn đề giá cả và huy động, phân bổ nguồn lực
3. Giải pháp và định hướng chính sách xử lý quan hệ giữa nhà nước và thị 250
trường trong vấn đề sở hữu, quyền sở hữu, quyền tài sản và phát triển các thành
phần kinh tế
4. Giải pháp và định hướng chính sách xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và 256 thị
trường trong xác lập quyền bình đẳng của các chủ thể của kinh tế thị trường, thúc
đẩy tự do cạnh tranh, chống độc quyền
5. Giải pháp và định hướng chính sách xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và 260 thị
trường để phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt các loại thị trường
6. Giải pháp và định hướng chính sách xử lý quan hệ giữa nhà nước và thị 266
trường trong phân phối, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái
7. Phát huy vai trò của “xã hội” bổ sung cho giới hạn của nhà nước, bổ 270 khuyết
cho khuyết tật của thị trưòng, kiểm soát các quan hệ “thân hữu”
giữa nhà nước và thị trường
KẾT LUẬN 275

TÀI LIỆU THAM KHẢO 285

Phụ lục

i
v
TT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ

1 BCHTW Ban chấp hành Trung ương

2 BHXH Bảo hiểm xã hội


3 CSTT Chính sách tiền tệ
4 CNCS Chủ nghĩa cộng sản
5 CNTB Chủ nghĩa tư bản

6 CNXH Chủ nghĩa xã hội


7 AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN

8 DNNN Doanh nghiệp nhà nước


9 DNXH Doanh nghiệp xã hội

10 ppp Đối tác công tư

11 HTPT Hỗ trợ phát triển

12 HTX Họp tác xã


13 KTTT Kinh tế thị trường
14 LLSX Lực lượng sản xuất
15 AIIB Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á

16 NHNN Ngân hàng nhà nước


17 NSNN Ngân sách nhà nước

18 GDP Thu nhập quốc dân


19 WTO Tổ chức thương mại thế giói

20 TBCN Tư bản chủ nghĩa

21 VND Việt Nam đồng

22 XHCN Xã hội chủ nghĩa


Bảng chữ viết tắt
MỞ ĐÀU

l. Tính cấp thiết của đề tài


Trong lịch sử phát triển nền kinh tế thị trường trên thế giới câu hỏi luôn được
đặt ra tranh luận đối với các nhà nghiên cứu và quản lý thực tiễn là: vai trò và chức
năng phù hợp của thị trường và Nhà nước là gì? Xử lý mối quan hệ này như thế nào
để đạt được cả 2 mục tiêu: tăng trưởng và ổn định, bền vững. Trong cuộc tranh luận
này đã hình thành các quan điểm, trường phái khác nhau. Trường phái kinh tế học
cổ điển, với đại diện là Adam Smith, chủ trương thông qua phưong thức cạnh tranh
thị trường tự do để phân bổ các nguồn lực, cho rằng, Nhà nước chỉ nên đóng vai trò
là “người gác đêm” mà thôi. Nhưng đến những năm 20 của thế kỷ XX, khi mà cuộc
khủng hoảng kinh tế bùng nổ nghiêm trọng, những khuyết tật của thị trường bộc lộ
rõ rệt, tác động mạnh đến xu thế tăng trưởng. Thực tế này đã đặt ra suy nghĩ lại về
vai trò của thị trường tự do, và thấy cần sự can thiệp của Nhà nước. Học thuyết về
nền kinh tế có điều tiết, với đại diện là Keynes chủ trương dùng chính sách với
trọng tâm là quản lý nguồn cung, để can thiệp vào nền kinh tế. Tuy nhiên với sự can
thiệp mạnh vào nền kinh tế đã đẩy đến xuất hiện tình trạng suy thoái và lạm phát
vào những năm 70 thế kỷ XX. Và như vậy thực tế phát triển cho thấy sự cần thiết
của cả thị trường và Nhà nước. Đây chính là quan điếm P.A. Samuelson về nền
kinh tế thị trường hỗn họp được trình bày trong “kỉnh tế học” cho rằng muốn phát
triển kinh tế phải dựa vào cả “bàn tay vô hình” và “ bàn tay hữu hình” là thị trường
và Nhà nước. Nhìn lại lịch sử phát triển của nền kinh tế thị trường, có thể thấy, trên
một khía cạnh nhất định, đó chính là lịch sử của tranh luận về mối quan hệ giữa
Nhà nước và thị trường.
Tuy nhiên, Nhà nước can thiệp đến mức nào và vào đâu, thời điểm
nào...không có khuôn mẫu cụ thể chung đối với các nền kinh tế. Sự can thiệp của
Nhà nước cần phải linh hoạt thay đối phù hợp với môi trường cụ thế: đó là trình độ
phát triển lực lượng sản xuất, các truyền thống văn hóa lịch sử cụ thể.. .Như vậy đòi
hỏi phải nghiên cứu phân tích cụ thể các cơ sở và yếu tố chi phối, thúc đay việc xử
lý mối quan hệ này mới có các giải pháp chính sách khả thi.
Kinh tế thị trường có lịch sử phát triển hàng trăm năm, nhiều nền kinh tế đã
có thành công trong xử lý mối quan hệ này và ngược lại cũng không ít nền kinh tế
thất bại. Kinh nghiệm cả thành công và thất bại là bài học hũu ích cho những quốc
gia đi sau trong đó có Việt Nam.
1
Mô hình nền kinh tế Việt Nam hiện đang vận hành là sự két hợp cơ chế thị
trường và sự can thiệp có mức độ của Nhà nước theo định hướng XHCN. Nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản. Đây là một hình thái kinh tế thị trưòng vừa tuân thủ theo những quy
luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyện
tắc và bản chất của CNXH. Yếu tố khách quan của cơ chế thị trường và yếu tố chủ
quan của quản lý nhà nước theo mục tiêu nhất định được phối hợp linh hoạt để bảo
đảm thành công của mô hình. Tuy nhiên, thực tế hơn 30 năm qua đã bộc lộ nhiều vấn
đề trong mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trưò'ng, thể hiện trên một số mặt sau: Một
là, việc giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước- thị trường ở nước ta còn tồn tại nhiều
vướng mắc, bất cập, như lẫn lộn vai trò giữa Nhà nước và thị trường, mà thực chất là
Nhà nước hoặc không làm, làm không hết vai trò, hoặc can thiệp vào vai trò của các
chủ thể khác trong nền kinh tế thị trường; Nhà nước chưa bổ khuyết tốt được cho thị
trường, đôi khi vẫn còn hiện tượng phó mặc thị trường. Hai là, hiệu lực và hiệu quả
quản lý Nhà nước về kinh tế còn thấp, một mặt là do sự can thiệp của Nhà nước
không phù hợp với sự vận động của thị trường. Mặt khác, Nhà nước lại thiếu công cụ
và cơ chế giám sát, chế tài để bảo đảm các chủ thể tham gia các quan hệ thị trường
tuân thủ “luật chơi” đã đề ra. Công tác kế hoạch và quy hoạch của Nhà nước trên
nhiều lĩnh vực còn bất cập, chưa phù hợp với thực tế. Ba là, trong những năm qua,
kinh tế Nhà nước đã đóng vai trò cột trụ, góp phần quan trọng vào sự phát triển của
nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, bên cạnh nhũng kết quả đạt được, kinh tế Nhà nước
cũng đã bộc lộ hạn chế, bất cập, tập trung vào các vấn đề như: việc quản lý, sử dụng
vốn, tài sản; phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm của đại diện chủ
sở hũu Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước; cơ chế giám sát, công khai, minh
bạch hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa tốt; khu vực
sự nghiệp công chiếm quy mô lớn, chưa vận hành theo kinh tế thị trường, còn bao
cấp lớn từ Nhà nước; nguồn lực Nhà nước nắm giữ, phân bổ, đầu tư chưa tuân theo
quy luật của kinh tế thị trường; việc huy động các nguồn lực đầu tư cho dịch vụ
công, phát triển mạng lưới cung úng dịch vụ công vẫn còn một số bất cập. Bốn là,
còn tình trạng thiếu bình đẳng, hạn chế tính cạnh tranh và làm suy giảm năng lực
kinh doanh của cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tình
trạng độc quyền, trái với quy luật cạnh tranh ở một số lĩnh vực vẫn còn tồn

2
tại. Quyền tự do kinh doanh chưa được tôn trọng đầy đủ. Môi trường kinh doanh,
đầu tư chưa thật sự thông thoáng, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa
các doanh nghiệp. Giá cả một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu chưa thật sự tuân theo
nguyên tắc thị trường. Năm là, thể chế kinh tế thị trường ở nước ta vẫn chưa thực
sự tôn trọng vai trò, chức năng của thị trường, chưa thực sự coi thị trường là một
thực thể khách quan, vận động và phát triển theo quy luật vốn có không phụ thuộc
vào ý chí cá nhân và tổ chức xã hội nào cả, kể cả ý chí của Nhà nước. Sáu là, các
doanh nghiệp vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong các thủ tục hành
chính, đầu tư kinh doanh gây phiền hà, tốn thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Nhà nước dường như chưa thật sự tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa khu
vực công và khu vực tư, giữa các tổ chức kinh tế trong khu vực tư, trong tiếp cận
các nguồn lực công; chưa giải phóng triệt để tiềm lực, thế mạnh của kinh tế tư nhân
trong nền kinh tế. Cũng vì vậy hiện phần lớn các doanh nghiệp tư nhân có quy mô
nhỏ, trình độ công nghệ, quản trị và năng lực tài chính hạn chế...
Nguyên nhân của nhũng vấn đề nêu trên liên quan đến ở một số điểm như:
Sự chưa hoàn thiện các yếu tố thị trường và đồng bộ hệ thống thị trường; Chưa kiến
tạo tốt môi trường cho phát huy hiệu lực của các quy luật thị trường; Không ít hoạt
động và hành vi trong xã hội chưa thực sự dựa vào cơ sở pháp lý và các chuẩn mực.
Những can thiệp hành chính hay tùy tiện cảm hứng vẫn tồn tại trong nền kinh tế.
Năng lực bộ máy nhà nước chưa phù họp với diễn biến thị trường, can thiệp Nhà
nước vẫn chưa theo hướng xúc tác thị trường; còn thiếu vắng hệ thống thể
chế. ..Bên cạnh đó, việc xử lý còn lúng túng trong thực tiễn còn xuất phát từ sự lạc
hậu trong lý luận phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nói chung,
cũng như những vấn đề lý luận cụ thể liên quan đến mối quan hệ Nhà nước và thị
trường. Đại hội XII đã nêu rõ: "Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận còn
bất cập, chưa làm rõ được một số vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới để định
hướng trong thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Lý luận về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội còn một số vấn đề cần phải qua tổng kết thực tiễn,
nghiên cứu lý luận để tiếp tục làm rõ”1.
Trong mối quan hệ Nhà nước- thị trưòng trong nền kinh tế thị trường định
hưóng XHCN có gì chung và đặc thù so với quan hệ Nhà nước - thị trường trong
nền kinh tế thị trường nói chung? Vai trò Nhà nước XHCN điều tiết và can thiệp 1

1 .Văn kiện đại hội XII, Văn phòng TW, H. 2016, tr.67
3
vào nền kính tế ra sao về quy mô, mức độ nào là phù hợp. Mục tiêu, nội dung,
phương pháp, công cụ can thiệp có gì đặc thù.. .Cơ sở khoa học và thực tiễn nào cho
việc gia tăng, hay giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước XHCN vào nền kinh tế. Căn
cứ nào cho hoạch định các chính sách điều tiết vĩ mô, căn cứ nào cho chuyển giao
công -tư trong cung cấp dịch vụ công................................Thực chất, trả lời những
câu hỏi đó đòi hỏi phải nghiên cứu chuyên sâu, cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn
cho xử lý quan hệ Nhà nước - thị trường trên các vấn đề cụ thể của nền kinh tế. Với
những lý do trên, có thể thấy việc nghiên cúu 777ơz quan hệ giữa Nhà nước và thị
trường trong điều kiện nền kỉnh tể thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là rất cần
thiết, có ý nghĩa cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cửu
Làm rõ vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
ở Việt Nam. Đánh giá mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường định hướng XHCN
Việt Nam trong điều kiện phát triển thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Từ đó
in đề xuất quan điểm, giải pháp định hướng chính sách hoàn thiện kinh tế thị trường
định hướng XHCN
Các mục tiêu cụ thể:
- Khảo cúư, làm rõ các khái niệm công cụ: Nhà nước, thị trường; chức năng,
vai trò nhà nước, chức năng thị trường trong nền kinh tế thị trường;
- Hệ thống hóa và làm rõ những biểu hiện mới của các lý thuyết kinh tế về
vai trò Nhà nước và thị trưòng, những dạng thức biểu hiện và các yếu tố tác động
đến quan hệ Nhà nước và thị trường;
- Nghiên cứu khảo sát kinh nghiệm quốc tế trong xử lý mối quan hệ Nhà
nước và thị trường ở một số nền kinh tế trên thế giới và khu vực, rút ra bài học tham
khảo đối với Việt Nam (làm rõ kinh nghiệm thành công và chưa thành công trong
quá trình xử lý mối quan hệ Nhà nước và thị trường, phân tích các điều kiện và
nguyên nhân của chúng, so sánh sự tương đồng, khác biệt vói Việt Nam và rút ra
nhũng bài học kinh nghiệm tham khảo;
- Làm rõ sự đối mởi tư duy của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vai trò Nhà
nước và vai trò thị trường, về quan hệ Nhà nưóc và thị trường trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN;
- Đánh giá rõ thực trạng vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam (với vai trò tạo lập môi trường và luật chơi, vai trò điều
tiết và người đầu tư trực tiếp...); đồng thời phân tích vai trò thị trường trong phân bổ
nguồn lực, thúc đẩy sản xuất, phân phối...;

4
- Phân tích, đánh giá thực trạng xử lý mối quan hệ Nhà nước và thị trường
trong quá trình hem 30 năm đổi mới xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam (việc xử lý mối quan hệ này được nhìn nhận đánh giá theo mức
độ tương hợp giữa thực hiện nhiệm vụ chính trị với nhiệm vụ kinh tế, giữa các quy
định vói yêu cầu thực tiễn khách quan...), chỉ rố thành công và hạn chế trong quá
trình xử lý, phân tích làm rõ các nguyên nhân;
- Phân tích, nhận diện rõ những vấn đề đặt ra trong việc xử lý mối quan hệ
Nhà nước và thị trường định hướng XHCN, hướng đến hoàn thiện kinh tế thị
trường định hướng XHCN, trong điều kiện phát triển thị trường hiện đại và hội
nhập quốc tế (những vấn đề đặt ra từ nội tại nền kinh tế cũng như những vấn đề đặt
ra trước tác động của bối cảnh quốc tế mới đối với việc xử lý quan hệ Nhà nước và
thị trường và hoàn, thiện kinh tế thị trường định hướng XHCN trên cả phương diện
thời cơ và thách thức);
- Xây dựng quan điểm xác định vai trò Nhà nước và thị trường và tạo cơ sở
xử lý hiệu quả, hợp lý quan hệ Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở Việt Nam;
- Đe xuất các giải pháp và định hướng chính sách để xử lý tốt quan hệ Nhà
nước và thị trường, hướng đến hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam; Kiến nghị với Đảng và Nhà nước trong tạo lập môi trường, điều kiện
cho sự vận hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
3.1. CÚC công trình nghiên cứu về mối quan hệ Nhà nước và thị trường ở
nước ngoài
3.1.1. Nhóm các công trình tập trung bàn trực tiếp về mối quan hệ nhà nước
và thị trường, vai trò nhà nước, vai trò của thị trường trong nền kinh tế
Trong nhóm vấn đề này có thể phân chia thành các tiểu nhóm như sau:
- Các công trĩnh về quan hệ nhà nước và thị trường trong các nền kỉnh tế thị
trường phát triển Âu-Mỹ
Lịch sử kinh tế thế giới đương đại đã cho thấy, mối quan hệ giữa nhà nước
và thị trường ở bất kỳ giai đoạn phát triến nào cũng được giới khoa học chính trị,
quản lý kinh tế quan tâm nghiên cứu và tìm cách giải quyết. Có thể nêu các công
trình đáng chú ý sau:
Peter A. Hall (2015), “The Changing Role of the State in Liberal Market
Economies” The Oxford Handbook of Transformations of the State, June 2015.
Công trình này đánh giá tổng quan những sự phát triển cơ bản có tác động, ảnh

5
hưởng đến nhà nước của các quốc gia với nền kinh tế thị trường tự do trong những
thập kỷ kể từ sau Thế chiến II. Sau khi khảo cứu hàng loạt các quan điểm về hiện đại
hóa, quan điểm tân cổ điển, và các nghiên cứu về nhà nước tự do, công trình đánh
giá tổng quan các chính sách can thiệp của kỷ nguyên Keynes được xuất hiện vào
năm 1970. Công trình tóm tắt những cải cách chủ yếu của kỷ nguyên tân tự do được
bắt đầu vào những năm 1980, lập luận cho rằng thuyết tự do mới làm suy yếu quyền
lực của nhà nước, trong khi các chính sách dựa trên tư nhân hóa, tái điều chỉnh và
các họp đồng thay đổi hoạt động lại làm tăng những rủi ro của cuộc khủng hoảng tài
chính, và những hạn chế vai trò tài chính và vai trò tích cực của nhà nước tự do đã
cản trở khả năng của nhà nước trong việc tham gia vào đầu tư công trong giáó dục,
nghiên cúu, mà những điều này rất quan trọng, quyết định tới thành công kinh tế
trong dài hạn.
Riain o (2014), “States and Markets ỉn an Era of Globalisation". Annual
Review of Sociology, Volume 26, 2014. Toàn cầu hóa đang làm thay đổi mối quan
hệ giữa nhà nước và thị trường. Thậm chí, một số nhà kinh tế dự đoán sự sụp đổ của
nhà nước trong lchi thị trường toàn cầu ngày càng tăng mạnh. Quan điểm ngược lại
của một sổ nhà kinh tế khác lại tập trung nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong xây
dựng thị trường và tương tác giúp thị trường ngày càng trở nên bền vững. Công trình
khẳng định, nhà nước, thị trường và xã hội luôn gắn kết với nhau. Tác giả phân tích
kinh tế chính trị của mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường và những thách thức
của quá trình toàn cầu hóa đối với mối quan hệ nhà nước - thị trường trong một trật
tự quốc tế đang thay đổi.
Stephen Orvis (2016), “States and Markets", SAGE Publications,
Congressional Quaterly Press. Tác giả khẳng định, nền kinh tế thị trường gần như
phổ biến kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, với vai trò của nhà nước khác nhau
trong từng giai đoạn. Nhà nước không trực tiếp kiểm soát nền kinh tế, nhung thường
là và cố gắng khuyến khích tăng trưởng kinh tể và tác động đến sự tái phân phối lợi
ích của sự tăng trưởng. Công trình phân tích các mối quan hệ cơ bản giữa nhà nước
hiện đại và nền kinh tế thị trường, tranh luận về nhũng chính sách lãnh tế và nhũng
vấn đề của toàn cầu hóa. Trong công trình của mình, tác giả phân chia vai trò nhà
nước thành: Vai trò cần thiết, thiết yếu (essential roles); Vai trò lợi ích, có lợi
(beneficial roles) và Vai trò chính trị tổng thể (Political generated roles). Vai trò cần
thiết, thiết yếu đem lại sự an toàn, an ninh ổn định, thiết lập và thực thi quyền sở
hữu, quyền lợi hợp đồng, thiết lập và kiểm soát tiền tệ. Trong nền kinh tế thị trường
hiện đại, vai trò nhà nước mang

6
lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, đó là cung cấp hạ tầng cơ sở, giáo dục, chăm sóc
sức khỏe và phản ứng nâng đỡ trước thất bại của thị trường.
Libby Rittenberg and Timothy Tregarthen (2016) “The Role of Government
ỉn a Market Economy”, 2016 Flat World Education, Inc. Công trình bàn luận và
minh chứng phản ứng của chính phủ trước những thất bại của thị trường của hàng
hóa công cộng, những chi phí và lợi ích bên ngoài, cuộc cạnh tranh không hoàn hảo
và làm thế nào những phản ứng này có khả năng làm giảm bớt những tổn thất mất
mát. Công trình tập trung vào: 1-Xác định hàng hoá đạt chuẩn và hàng hóa không
đạt chuẩn và giải thích lý do tại sao chính phủ có thể can thiệp để tác động ảnh
hưởng đến số lượng hàng hóa tiêu dùng. Và 2-Thảo luận về cách thức mà các chính
phủ tái phân phối thu nhập
Leszek Balcerowicz Joze Damijan “How much state in the economy”?
Central and Eastern Europe Development Institute (CEED Institute), warsaw, 2015.
Theo tác giả, nhà nước hiện đại ngày nay trong nền kinh tế thực hiện bốn vai trò
chính mà đôi khi, đôi chỗ những vai trò này chồng chéo lên nhau. Thứ nhất, vai trò
lớn nhất là điều chỉnh, thiết lập các quy tắc của trò chơi cho tất cả các bên tham gia
vào đời sống kinh tế và đảm bảo rằng những quy tắc được tuân thủ. 77?«' hai, nhà
nước là người sản xuất chính, tạo ra một tổng thể các sản phẩm và dịch vụ, chủ yếu
là các dịch vụ công cộng. Thứ ba, nhà nước giữ vai trò là động lực cho sự tăng
trưởng, chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện thích họp cho sự phát triển kinh tế
cân bằng. Thứ tư, cuối cùng, nhà nước hiện đại cũng đóng vai trò của Người bảo
đảm an ninh, đem lại cho công chúng một mức độ cao về sự thoải mái kinh tế.
András Inotai (2015), “The role of the State in the 21 century”, Central and
Eastern Europe Development Institute ( CEED Institute), warsaw, 2015. Trong công
trình của minh, tác giả nhân mạnh đến vai trò của nhà nước trong thế kỷ XXI, đó là
Nhà nước có thể và nên thực hiện sứ mệnh, nhiệm vụ quan trọng trong môi trường
chính trị, kinh tế và xã hội đang thay đổi nhanh chóng của thế kỷ XXI
Tóm lại, các công trình của các nhà nghiên cún Phương Tây trong những
thập kỷ gần đây về mối quan hệ nhà nước và thị trường đồng thuận cho rằng nhà
nước và thị trường đều có vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
Không thể có nền kinh tế chỉ chú trọng đến vai trò nhà nước và ngược lại. Họ nhấn
mạnh đến vai trò của thị trường, tuy không tuyệt đối hóa. Nhà nước chủ yếu đóng
vai trò định hướng, dẫn dắt thị trường. Tuy nhiên nhà nước có vai trò

7
quan trọng trong tạo lập thể chế, đầu tu phát triển nguồn nhẫn lực, xây dựng nền
hành chính công có tính cạnh tranh, bảo đảm an ninh cho người dân...
- Quan hệ nhà nước và thị trường ở các nền kỉnh tế thị trường Đông A
Hidetaka Yoshimatsu (2000), “State-Market relations ỉn East Asia and
institution-building ỉn the Asia-Pacific”, Transaction Publishers Volume 18, Issue 1,
March 2000. Thập kỷ 1980s và 1990s, xuất hiện hình thái đặc thù của chủ nghĩa tư
bản trong sự phát triển kinh tế của các nước Đông Á, được đặc trung bởi sự can thiệp
rất tích cực của nhà nước trong nền kinh tế và bởi quan hệ rất gần gũi thân thiết giữa
nhà nước và doanh nghiệp. Công trình tập trung xác định các yếu tố, thành phần
chính của mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, mà nhờ có mối quan hệ này đã
dẫn đến sự phát triển công nghiệp ở các nước Đông Á.
Kogure Taiichỉ, “Kinh tể vĩ mô và vai trò của chính phủ trong kinh tế học”,
2013, NXB Kodansha (tiếng Nhật). Theo tác giả, trong kinh tế về cof bản giao dịch
tự do là một điều lý tưởng và tốt nhất. Thế nhưng kết quả của các giao dịch tự do này
có nhiều trường họp dẫn đến “sự thất bại của thị trường”. “Sự thất bại của thị trường”
như một kết quả của việc phó thác hoàn toàn cho nguyên lý thị trường và trong
trường họp khi cơ chế của nguyên lý này vận hành không hiệu quả mà cứ tiếp tục
phó thác cho thị trường thì tình hình sẽ không thể được cải thiện. Vậy phải làm thế
nào? Đây chính là lúc cần có vai trò của Chính phú. Chính phủ sẽ “xuất hiện” khi
xảy ra thất bại của thị trường và sẽ điều chỉnh khối lượng giao dịch về mức tốt nhất.
Nếu lượng giao dịch quá lớn thì sẽ điều chỉnh giảm và ngược lại, nếu lượng giao dịch
quá nhỏ thì sẽ điều chỉnh tăng và việc điều chỉnh này gọi là “Phân phổi lại nguồn
lực”. Một trong những biện pháp để chính phủ điều chỉnh sự thất bại của thị trường
đó là sử dụng biện pháp “thuế” và “tiền hỗ trợ”.
Nỉshỉbe Susumu, “Cẩu trúc vô thực”, 2013, NXB Chukobun (tiếng Nhật). Tác
giả cho rằng, kinh tể thị trường tự bản thân nó đang bị đe doạ bởi nguy cơ “thất bại”.
Nếu các điều kiện như “tính không chắc chắn”, “tính có lợi của sản xuất quy mô lớn”
và “sự tồn tại của hàng hoá/dịch vụ công” không bảo đảm hiệu quả của cạnh tranh
tiềm ẩn trên thị trường thì ở một khía cạnh nào đó đưong nhiên là sẽ “thất bại”
(Market Failure). Kinh tế thị trường là một phát minh vĩ đại của lịch sử loài người.
Đối lập với nó là kinh tế kế hoạch, đặc biệt là xét về hiệu quả của việc sản xuất - trao
đổi - tiêu dùng của thông tin thì rõ ràng kinh tế kế hoạch chậm hơn so vói kinh tế thị
trường. Tuy nhiên, luôn tiềm ẩn sự thất bại

8
của kinh tế thị trường và đó chính là 3 điều kiện được nêu ở trên. Một nguyên nhân
nữa của sự thất bại của thị trường đó là khi “cân bằng của thị trường không ổn
định”, nhưng đó là nguyên nhân phái sinh của 3 điều kiện nêu trên mà thôi.
Hatta Tatsuo, “Phân công trách nhiệm giữa chính trị gia và quan chức ”,
2010, Tạp chí RIETI(tiếng Nhật). Theo nguyên lý về kinh tế học công cho rằng khi
xây dựng chính sách đối với thất bại của thị trường thì cứ phó thác cho thị trường,
tự nó sẽ đạt được tình trạng phân bổ nguồn lực hiệu quả. Nói cách khác, tình trạng
khi sự phân bổ nguồn lực hiệu quả là khi nâng cao mức sống cho 1 ai đó thì buộc
phải giảm mức sống của 1 người khác, tức là, không giảm mức sống của bất kỳ ai
và nâng cao mức sống cho người khác là điều không thể và đó là tình trạng không
hiệu quả. Chính vì vậy mà trong trường họp thất bại của thị trường sẽ cần có sự can
thiệp của chính phủ.
Vậy là trong các nền Đông Á cũng luôn quan tâm đến sự kết họp giữa nhà
nước và thị trường, không thể chỉ thị trường hay không thể chỉ nhà nước. Nhà nước
và thị trưòng như hai “đồng chí” bổ sung cho nhau. Các quốc gia này hướng đến
một “chính phủ nhỏ” nhung hiệu quả và hiệu lực điều tiết cao.
- Quan hệ nhà nước và thị trường trong nền kỉnh tế chuyển đổi
Thứ nhất,quan hệ nhà nước và thị trường trong nền kình tế thị trường đặc
sắc Trung Quốc
Victor Nee (2000), “The Role of the State in Making a Market Economy”,
Journal of Institutional and Theoretical Economics (JITE), Vol 156, N 1 March
2000. Bài viết nêu bật vai trò quan trọng của nhà nước trong việc xây dựng một nền
kinh tế thị trường thông qua việc phân tích các giai đoạn đầu của cải each theo
hướng thị trường ở Trung Quốc. Trung Quốc thực hiện cách tiếp cận tiến triển dần
tới cải cách kinh tế dựa vào nhà nước đã có từ trước để giám sát việc xây dựng một
nền kinh tế thị trường. Những thử nghiệm trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển
đổi thị trường chắc chắn sẽ dẫn đến nhà nước trung ương nhằm giám sát những thay
đổi thể chế để thiết lập một bộ máy nhà nước pháp lý hiện đại. Mặc dù nhà nước
vẫn tồn tại cấu trúc dễ bị tổn thương nhưng đã có năng lực tổ chức có thể thực thi
và điều hành các luật pháp quan trọng đối với sự xuất hiện của một nền kinh tế thị
trường.
Nhà nghiên cứu Cheng Si Wei trong công trình “Xử lý đúng đắn quan hệ
giữa nhà nước và thị trường”, Tạp chí Cải cách quản lý hành chính, số 12 năm
2013(tiếng Trung): cho rằng, muốn xử lý đúng đắn quan hệ giữa nhà nước và thị
trường, phải kiên định phương hướng kinh tế thị trường XHCN, trong đó nhà

9
nước phải phát huy tốt vai trò, yêu cầu chính quyền hành pháp theo pháp luật, nhà
nước tập trung vào xây dựng môi trường cạnh tranh công bằng, không độc quyền.
Nhóm nghiên cứu Qin Xuan, trong tác phẩm “Xu hướng tương lai chính trị
Trung Quốc”, “Khoa học xã hội Nam Kinh”, số 4 năm 2014(tiếng Trung): cho rằng,
vấn đề cốt lõi trong đi sâu cải cách mở cửa ở Trung Quốc khi bước sang thập niên
thứ 2 thế kỷ XXI là xử lý tốt mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, theo hướng
làm cho thị trường phát huy vai trò quyết định trong phân bổ các nguồn lực và nhà
nước phát huy vai trò tốt hơn vai trò điều tiết, quản lý, giám sát. Như vậy, xử lý tốt
quan hệ giữa nhà nước và thị trường sẽ liên quan tới chuyển đổi chức năng của chính
quyền, cải cách thể chế chính trị. Phải cải cách chính trị để thúc đẩy cải cách kinh tế,
làm cơ sở cho xử lý mối quan hệ nhà nước và thị trường
Peng Yu Chao, Zhang Lei Sheng trong bài viết “Nhận thức đúng đắn và xử lý
tốt quan hệ giữa nhà nước và thị trường: đổi mói và phát triển ”, KHXH Sơn Đông,
số 1 năm 2014, cho rằng, phải nhận thức đúng tác dụng của thị trường và vai trò của
nhà nước. Muốn thị trường phát huy tác dụng quyết định trong phân bổ nguồn lực thì
phải làm tốt vai trò của nhà nước là điều tiết vĩ mô tốt, quản trị tốt.
Nhà nghiên cứu Kong Chang Hui, trong công trình “Nghiên cứu quan hệ Nhà
nước và thị trường trong phát triển lành tế khu vực”, Kinh tế Khu vực số 8/2013
(tiếngTrung), cho rằng: Vai trò của nhà nước và thị trường trong sự phát triển của
kinh tế khu vực là đều không thể thay thế được. Điểm ưu thế phù hợp nhất là sự kết
họp hữu cơ giữ sức mạnh của nhà nước và hiệu quả cao của thị trường, dưới góc độ
lý luận và thực tiễn có thể tìm thấy 4 loại mô thức quan hệ giữa nhà nước và thị
trường, đó là loại hình cùng tác động, loại hình nhà nước chủ đạo, loại hình thị
trường chủ đạo, loại hình phân tách riêng biệt.
Tóm lại, quan hệ giữa nhà nước và thị trường là vấn đề trọng tâm của hiện đại
hóa xã hội. Liên quan đến mối quan hệ nhà nước và thị trường, Trung Quốc cho
rằng: Nhà nước và thị trường cùng hiệp đồng phát huy vai trò, quan hệ giữa nhà
nước và thị trường phải tương ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Trong phân bổ nguồn lực cho phát triển, vai trò quyết định thuộc về thị trường. Xử lý
mối quan hệ nhà nước và thị trườiìg chính là nội dung quan trọng của quản trị quốc
gia, và để xử lý tốt quan hệ này cần phải có đổi mới về chính trị.

1
0
Thứ haỉ, quan hệ nhà nước và thị trường trong các nền kinh tể chuyển đổi,
Nga và Đông Ấu
Năm 1989 là dấu mốc rõ rệt nhất trong công cuộc cải tổ kinh tế. Trong đó
đáng lưu ý, trong nghiên cún của mình, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học
Liên Xô, ông Paven Bunitsơ, đã nêu quan điểm: Trong nhiều nước tư bản như
Pháp, Thụy Điển và thậm chí cả Mỹ, chủ nghĩa tập trung đang được kết họp có kết
quả với thị trường. Điều đó cũng hợp với chúng ta. Nhưng cái khác của chúng ta
với chủ nghĩa tư bản là chúng ta có nhiều “kế hoạch” và ít “thị trường”. Chủ nghĩa
xã hội chỉ khác với chủ nghĩa tư bản là nó cắt xén những gì là “xấu” của chủ nghĩa
tư bản. Do đó không cần phải cắt xén thị trường, cần cắt xén theo khả năng về nạn
bóc lột mà thôi.
Trong cuốn: Các nền kỉnh tế chuyển đổi từ nền kỉnh tể kế hoạch hoá tập
trung sang nền kỉnh tế thị trường của tác giả Lavigne Marie, người dịch: Phượng
Vũ, Phưong Mai, Lê Đan Dung (Nxb. CTQG, H. 2002); đã phân tích quá trình tiến
hành chuyển đổi kinh tế tại các nước Trung, Đông Âu và Liên bang Xô Viết, trong
đó có đề cập cách xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường của các nước này
trong quá trình chuyển đổi. Kinh nghiệm cho thấy, nếu tuyệt đối hóa sự can thiệp
của nhà nước hay quá nhẩn mạnh vai trò của thị trường thì sẽ có những tác động
tiêu cực đến tốc độ phát triển kinh tế trong trung hạn.
Vladimir Mau (2011), “The Role of State and Creation of a Market
Economy ỉn Russia”, Bank of Finland, BOFIT, Institute for Economics in
Transition. Công trình xem xét vai trò của các tổ chức trong tăng trưởng kinh tế,
đặc biệt phân tích vai trò của các tổ chức được nhà nước Nga tạo ra. Tác giả nhấn
mạnh, các tổ chức hỗ trợ sự tăng trưởng khác nhau qua từng thời kỳ, phụ thuộc vào
trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trong xã hội hậu công nghiệp mà Nga
mong muốn trở thành, sự phát triển kinh tế đòi hỏi khuyến khích sự bảo đảm của
các tổ chức, ví dụ như sự bảo đảm quyền sở hữu và tự do về kinh tế.
Witold M.Orlowski (2015), “How much state is needed in the Polish
economy ” Central and Eastern Europe Development Institute ( CEED Institute),
warsaw 2015. Một phần tư thế kỷ trước, kinh tế Ba Lan phát triển theo xu hướng
thị trưòng tự do nhà nước càng ít can thiệp vào nền kinh tế càng tốt. Các quyết định
của các quan chức yếu kém sớm được thay thế bằng các tín hiệu đến từ các thị
trường, giúp cho nền kinh tế có khả năng phát triển hon. Những thay đối

1
1
trong pháp luật mà làm giảm ảnh hưởng của nhà nước đối với nền kinh tế, việc mở
rộng các lĩnh vực của thị trường tự do, việc tạo ra các cơ chế tổ chức thị trường cơ
bản, các tổ chức tư nhân - câu hỏi không phải là "nếu", mà là đơn giản chỉ là làm thế
nào để tất cả những điều này nhanh chóng được thực hiện. Theo quan điểm của tác
giả, mỗi một bước tiến tới giảm vai trò của nhà nước là một bước nhỏ tới gần một
thế giới bình thường. Mỗi một bước tiến thực hiện các giải pháp tổ chức là bước gần
tới mô hình phát triển của các nước phát triển phương Tây đảm bảo sự ổn định và sự
giàu có.
3.1.2. Nhóm công trình bàn về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, về
quản lỷ của nhà nước nhằm tạo lập môi trường cho phát triển
Trong công trình “Cả/ cách thể chế kỉnh tế phải xử ỉỷ tổt quan hệ giữa nhà
nước-thị trường và xã hội, Quang Minh nhật báo, ngày 9/7/2014 (tiếng Trung), nhà
nghiên cứu Ning Yang cho rằng, Trung Quốc muốn đi sâu cải cách theo tinh thần
nghị quyết trung ương 3 khóa 18 thì phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhà nưóc-
thị trường và xã hội. Không rõ ràng trong quan hệ nhà nước và thị trường sẽ không
thể hoàn thiện được thể chế kinh tế. Nhấn mạnh vai trò quản lý, nhà nghiên cứu Hu
Ning Sheng trong công trình “Hiện đại hóa quản trị đất nước: Sự hiệp đồng tác
động lẫn nhau gỉữa Nhà nước, thị trường và xã hội”, KHXH Nam Kinh, Sốl/2014
(tiếngTrung), cho rằng, việc thúc đẩy hiện đại hoá hệ thống và năng lực quản trị đất
nước vừa là mục tiêu cải cách sâu, toàn diện, lại vừa là con đưòng cơ bản để thực
hiện mục tiêu này. Năng lực quản trị, quản lý của nhà nước trong nền lành tế thị
trường cần được nâng cao.
Cao Zhuo, trong công trình “7z> kỳ họp thứ 3 Đại hội Đảng lần thứ XVIII
xem xét sự chuyển biến quan hệ giữa nhà nước và thị trường’, Tạp chí học viện văn
lý đại học Giang Hán, 2014 (tiếng Trung), đã chỉ ra, Kỳ họp thứ 3 Đại hội Đảng
Cộng sản đã thông qua “Quyết định của Trung ương Đảng về những vấn đề trọng
đại liên quan đến cải cách sâu sắc và toàn diện” và khẳng định: Cải cách thể chế
kinh tế là trọng điểm của cải cách sâu sắc toàn diện, vấn đề hạt nhân là xử lý tốt mối
quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Thị trường từ vai trò “cơ bản” (được xác định
tại khóa XIV, năm 1993), chuyển sang “vai trò quyết định” trong phân bổ nguồn lực.
Yu Keping (2014), “Restructuring the Relations between the State, Market
and Society ỉn China”, China Today, Oct 29, 2014. Trong công trình của mình, tác
giả khẳng định, hiện đại hóa sự quản trị của nhà nước là rất cần thiết cho sự thay đổi
mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội. về lý thuyết,

1
2
hiện đại hóa sự quản trị của nhà nước và năng lực quản trị của nhà nước là một ý
tưởng chính trị hoàn toàn mói, đánh dấu mốc quan trọng của sự chuyển đổi của
Đảng cộng sản Trung Quốc từ một Đảng cách mạng chuyển sang Đảng cầm quyền.
Layna Mosley (2014), “Government-Financial Market Relations after EMU
New CurrencyNew Constraints” University of Notre Dame, USA. Trong công trình
này tác giả đánh giá, Liên minh tiền tệ châu Âu (EMU- European Monetary Union)
đã gây ra hàng loạt những thay đổi, đó là sự mất mát quyền tự chủ của chính sách
tiền tệ quốc gia và việc tạo ra những thị trường liên kết sâu sắc trong nội bộ châu
Âu đối với hàng hóa, dịch vụ và công cụ tài chính. Bài viết này phân tích mức độ,
xu hướng mà Liên minh tiến tệ châu Âu (EMU) thay đổi và quy mô, phạm vi mà
các thị trường tài chính liên quốc gia ảnh hưởng, tác động đến sự lựa chọn chính
sách quốc gia.
Paterick, H. (2014), “Abenomics: Japan’s New Economic Policy Package”,
Occasional Paper Series 62, và công trình “How Should the World view Japan’s
New economic Policy Strategy? Think Tank 20: The G-20 and Central Banks in the
new World of Unconventional Monetary Policy, Australia của tác giả Drysdale, p.
and Fujiwara, trên cơ sở chỉ ra những thách thức mới trong nền kinh tế Nhật Bản,
chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp can thiệp, điều chỉnh, cụ thể: 1- Thực hiện
nới lỏng chính sách tiền tệ; 2-Nới lỏng chính sách tài khóa quá đó mở rộng đầu tư
của chính phủ, tạo việc làm; 3-Thúc đẩy đổi mới cấu trúc nền kinh tế hướng đầu tư
của các doanh nghiệp vào các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.
Nhấn mạnh sự quản lý của nhà nước, tác giả David Held, trong công trình
“Cức mô hĩnh quản lý nhà nước hiện đại” (Phạm Nguyên Trường dịch, Đinh Tuấn
Minh hiệu đính), Nxb Tri Thức, H. 2013, có bàn đến việc khi đánh giá các hoạt
động can thiệp của Nhà nước thì sự khác biệt giữa nhũng cân nhắc kinh tế thuần tuý
và nhũng cân nhắc liên quan đến chính trị cần phải được làm rõ. Theo quan điểm
chính thống hiện đại, như được đề xuất bởi các nhà kinh tế của Ngân hàng Thê giới,
Nhà nước nên ít tham gia vào những lĩnh vực mà thị trưòng vận hành tốt; và nên
tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực không thể dựa vào thị trường. Khỉ các hành
động can thiệp là cần thiết, chúng nên đỉ cùng hoặc thông qua các lực lượng thị
trường chứ không phải chổng lại thị trường.
3.1.3. Nhóm công trình bàn về cải cách khu vực công, thực hiện tư nhân hóa
sở hữu nhà nước

1
3
Jason L Saving (1998), Privatization and the Transition to a Market
Economy, Economic Reiview, Fourth Quarter, 1998. Công trình đề cập quá trình tư
nhân hóa ở các quốc gia Đông Âu và cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc.
Ở Trung Quốc thực hiện cổ phần hóa,, trong đó nhà nước vẫn nằm giữ tỷ lệ cổ phần
khống chế. Ở các quốc gia Đông Âu lại đẩy nhanh tư nhân hóa, song thực tế chứng
minh, bản thân tư nhân hóa không đủ để tạo ra một nền kinh tế thị trường, tư nhân
hóa không tự nó tạo ra sự cạnh tranh. Điều này có thể có nghĩa là tư nhân hóa sẽ chỉ
chuyển đổi độc quyền của chính phủ chạy vào độc quyền tư nhân, với cơ hội việc
làm tối thiểu cho người lao động bị sa thải trong quá trình tư nhân hóa.
Chủ đề này được các nhà nghiên cứu Trung Quốc rất quan tâm. Hai tác giả
Cheng En Fu, Yang Cheng Xun trong công trình “Nghiên cứu cơ chế kinh tế XHCN
đặc sắc Trung Quốc”, Nxb khoa học kinh tế, Trung Quốc, 2013 (tiếng Trung), đã
tập trung bàn về các loại sở hũu, đặc biệt là công hữu trong quá trình xây dụng thể
chế kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc. Trung Quốc cũng như Việt Nam
chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, việc cổ
phần hóa được chú ý đẩy mạnh, tuy nhiên vẫn luôn nhấn mạnh vai trò của sở hữu
nhà nước (quốc hữu), kinh tế nhà nước vẫn là chủ đạo.
Huang Su Jian: “cải cách và phát triển doanh nghiệp nhà nưởc-lựa chọn cơ
chế và thực tế lựa chọn”, Nhà xuất bản quản lý kinh tế, năm 2014 (tiếng Trung).
Trong công trình tác giả chỉ rõ, trong quá trình vận hành, DNNN cùng với nhũng
đóng góp to lớn cho kinh tế quốc dân, song hiệu quả kỉnh tế không cao. Theo tác giả,
cần phải căn cứ vào hiệu quả hoạt động, trình độ kỹ thuật và năng lực tài chính để
phân loại doanh nghiệp, từ đó có chủ trương và giải pháp để thực hiện cổ phần hóa,
chuyển đổi hình thức sở hữu. Chen Xiao Hong, Chao Chang Wen trong công trình
“Nghiên cứu cải cách doanh nghiệp nhà nước loại hĩnh lớn”, Nxb Phát triển Trung
Quốc, năm 2014(tiếng Trung), cho rằng cần tập trung cải cách doanh nghiệp lón của
nhà nước làm ăn không hiệu quả, trong đó giải pháp cổ phần hóa, chuyển đổi sở hữu
cần được quan tâm.
Isa Tahiri (2013), Privatization and Future Challenges in the Free Market
Economy, International Journal of Engineering and Management Sciences Vol,
2013. Công trình này tập trung phân tích quá trình tư nhân tự bản thân nó là yếu tố
quan trọng đối vói quá trình chuyển đổi trong nền kinh tế thị trường tự do. Quá trình
tư nhân hóa được hiểu là quá trình chuyển đổi có nhiều đau đón, tổn thất, mất mát
bởi vì nhiều công ty cỡ trung bình và công ty lớn sẽ thất bại

1
4
(phá sản) và kết quả là trong một thời gian nhất định lực lượng lao động sẽ bị giảm.
Tuy nhiên các công ty mới sẽ được tạo ra và sẽ tăng năng suất, việc làm, tăng thu
nhập và nền kinh tế sẽ trở thành nền kinh tế thị trường tự do.
Tóm lại, có thể thấy chủ đề quan hệ nhà nước và thị trường được các nhà
nghiên cứu rất quan iâm. Qua khảo lược các công trình nghiên cứu về vấn đề này
trong các nền kinh tế thế giới Ẩu-Mỹ, Đông Ả, Trung Quốc cho thấy:
Một là, giải quyết họp lý mối quan hệ nhà nước và thị trường là chìa khóa
thành công của các nền kinh tế. Tuy nhiên, ở mỗi nền kinh tể mức độ tham gia của
nhà nước hay mức độ quyết định của thị trường là rất đa dạng tùy thuộc vào trình độ
phát triển, quan niệm về mô hình vận hành. Đồng thời các nghiên cứu cũng chỉ ra sự
thất bại của không ít nền kinh tế là do tuyệt đối hóa nhà nước hay tuyệt đối hóa thị
trường;
Hai là, trong các nền kinh tế thị trường phát triển phương Tây, nhà nước được
chú ý nhiều hơn trong vai trò là người dẫn dắt, điều chỉnh. Vai trò này đặc biệt được
chú ý trong các thời kỳ khủng hoảng. Nhiều quốc gia đã đẩy mạnh quá trình tư nhân
hóa, hoặc chuyển giao công - tư, nhà nước hầu như không triển khai đầu tư kinh
doanh trực tiếp, bản thân các dịch vụ công cũng được chuyển cho tư nhân tham gia
cung cấp. Với các công cụ điều tiết, nhất là các chính sách tài chính-tiền tệ, thuế,
ngân sách, xây dựng các chiến lược, quy hoạch dài hạn...để điều chỉnh, định hướng
nền kinh tế;
Ba là, trong các nền kinh tể Đông Á, trong thời kỳ đầu nhà nước can thiệp
khá mạnh vào nền kinh tế, thực sự là động lực thúc đẩy và định hướng phát triển.
Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây quá trình tư nhân hóa và phân quyền, giải
điều tiết được đẩy mạnh. Vai trò nhà nước tuy vẫn được nhấn mạnh hơn so với các
nền kinh tế Âu-Mỹ, song nhà nước và thị trưởng có sự kết hợp chặt chẽ, nhà nước
chú ý hơn trong việc tạo lập hành lang pháp lý, xây dựng các quy tắc, tạo lập cơ sở
hạ tầng, chú ý các chính sách an ninh quốc gia và an ninh con người;
Bốn là, trong các nền kinh tế chuyển đổi, ở các mức độ và lộ trình khác nhau
cũng có những thay đổi trong việc xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Từ
tuyệt đối hóa nhà nước sang chú trọng vai trò thị trường. Các nền kinh tế Đông Âu có
phần mạnh hơn sang xu thế của nền kinh tế thị trường theo mô hình Âu- Mỹ, nhấn
mạnh vai trò thị trường, đẩy mạnh quá trình tư nhân hóa. Tuy nhiên, trong quá trình
phát triển cũng nảy sinh nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề thất nghiệp và an sinh xã
hội, nên cũng đã có nhũng điều chỉnh trong xử .lý quan hệ nhà nước và thị trường.
Với nền kinh tế thị trường đặc sắc Trung Quốc có những nét riêng trong xử lý mối

1
5
quan hệ nhà nước và thị trường. Từ chú trọng vai trò nhà nước, Trung Quốc chuyển
dần sang kết hợp nhà nước và thị trường, thừa nhận vai trò cơ bản thị trường, và thực
tế phát triển của Trung Quốc đã đưa đến sự điều chỉnh, hay thừa nhận vai trò quyết
định của thị trường trong phân bẻ nguồn lực. Tuy nhiên, trong nền kinh tế Trang
Quốc khu vực kỉnh tế quốc doanh (quốc hữu) vẫn được chủ ỷ với vai trò chủ đạo.
Cùng với phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước, nhà nước được chú trọng trong vai
trò điều tiết vĩ mô, trong xây dựng các thể chế thị trường và môi trường cho doanh
nghiệp phát triển;
Năm là, về cơ bản các nghiên cứu mối quan hệ nhà nước và thị trường thống
nhất ở sự phân vai bổ khuyết cho nhau, song không có ngưỡng chung cho các nền
kinh tế. Chính vì vậy cần căn cứ vào điều kiện phát triển cụ thể, cũng như truyền
thống văn hóa-lịch sử để lựa chọn mức độ và hình thức họp lý trong xử lý quan hệ
nhà nước và thị trưòng. Và yêu cầu đặt ra là: cùng vói thị trường có tính cạnh tranh
cao là đòi hỏi nhà nước mặnh (theo nghĩa nền hành chính hiệu lực, hiệu quả);
Sáu là, bản chất mối quan hệ nhà nước và thị trường không chỉ là vấn đề kinh
tế -xã hội, hay là việc quản lý, mà đó còn là vấn đề chính trị. vấn đề quan hệ nhà
nước và thị trường là vấn đề hạt nhân trong cải cách ở Trung Quốc. Và tái cơ cấu
mối quan hệ giữa chính phủ, thị trường và xã hội là sự chuyển đổi quản trị chính trị ở
Trang Quốc.
3.2. Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ nhà nưóc-thị trường, vai
trò nhà nước và vai trò thị trường ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ này ở Việt Nam có thể phân thành
những nhóm cơ bản sau:
3.2.1. Các nghiên cửu về lý thuyết chung và quan hệ nhà nước với thị trường'.
Công trình : Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong một số lý thuyết
về lành tế, của Nguyễn Hồng Sơn, Tạp chí Lý luận Chính trị, 2015, đã trình bày nội
dung và sự tiến triển cụ thể hóa của các trường phái lý thuyết này trong một số nền
kinh té. Tác giả khẳng định, tuy còn nhiều tranh luận, song cả ba lý thuyết này đều
thừa nhận vai trò, chức năng quản lý kinh tế không thế thiếu được của nhà nưó'c
trong nền kinh tế thị trưòng, cho dù clử là tối thiểu.
Công trình : Điều chỉnh cơ cấu kỉnh tế Nhật Bản trong bổi cảnh toàn cầu hóa,
Nxb KHXH, H.2003, Vũ Văn Hà cb, đã phân tích các xu hướng điều chỉnh cơ cấu
kinh tế Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hóa, trong đó khẳng định vai trò nhà nước
thông qua xác lập các quy hoạch và các chính sách vĩ mô để điều chỉnh quá trình này,
đồng thời công trình cũng đã phân tích quá trình điều chỉnh khu vực công ở Nhật Bản

1
6
theo hướng chuyển sang các công ty cổ phần và tư nhân hóa.
Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt
Nam: Chủ nghĩa xã hội và Kỉnh tể thị trường - kinh nghiệm của Trung Quốc, kinh
nghiệm của Việt Nam (Đảng Cộng sản Việt Nam; Đảng Cộng sản Trung Quốc.- H.:
CTQG , 2003). Cuốn sách tập hợp những tham luận khoa học của các học giả Việt
Nam và Trung Quốc trình bày trong cuộc Hội thảo này, trong đó, có rất nhiều ý kiến
xung quanh việc hài hóa giữa mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội và phương tiện là
kinh tế thị trường.
Trong các công trình: Phát ưỉển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam và Lào - Lý luận và thực tiễn (Hội đồng lý luận Trung ương, Nxb.
CTQG, H. 2015) có bàn đến vấn đề toàn cầu hóa. Đối với nhiều nước đang phát
triển, một trong những mối quan tâm lớn nhất cũng là nền độc lập của mỗi quốc gia
trong bối cảnh toàn cầu hoá và liên kết khu vực, là vai trò của Nhà nước có chủ
quyền trong việc điều hành nền kinh tế và xã hội của nước họ, và vị trí của họ trong
mối quan hệ với các nước khác và với các thể chế quốc tế. Một mối quan tâm lớn
khác là khi thực hiện chính sách tự do hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá, mối quan hệ
giữa Nhà nước và thị trường sẽ như thế nào, liệu Nhà nước có còn thực hiện được
những định hướng của mình hay thị trường sẽ chi phối tất cả và chi phối luôn cả Nhà
nước.
Những đặc trưng cơ bản của bộ máy quản lý đất nước và hệ thống chính trị
nước ta trong thời kỳ đổi mới của Vũ Minh Giang (Nxb. CTQG, 2008): Trên cơ sở
tái hiện lại tiến trình lịch sử khách quan, nội dung cuốn sách đưa ra những đặc trưng
cơ bản của thiết chế chính trị ở từng giai đoạn, tổng họp những đặc trưng cụ thế đó
và chỉ ra nhũng đặc trưng xuyên suốt của các thiết chế và hệ thống chính trị nước ta
trước thời kỳ đổi mới, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm của lịch sử để vận
dụng vào hoàn cảnh mói, chỉ ra những di tồn lịch sử cần khắc phục và nêu lên những
kiến nghị, đề xuất, góp phần xây dụng luận cứ khoa học cho việc tiếp tục đổi mói và
hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay.
Bên cạnh đó, nhiều công trình khi bàn đến quá trình đổi mới của Việt Nam
cũng ở các góc độ khác nhau đề cập đến nhà nước và quản lý nhà nước, như:
Tác phẩm Mô hình tăng trưởng kỉnh tế ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay - lý
luận và thực tiễn do Nguyễn Vãn Hậu cb (Nxb. CTQG, H. 2012) đã đề cập đến
những vấn đề lý luận và thực tiễn về tăng trưởng kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh
tế. Trong đó, đã lưu ý nữa là Đảng Cộng sản Việt Nam cần tính tới nhũng yếu tố lịch
sử thời đại trong việc xây dựng mô hình phát triển. Yếu tố thời đại là toàn cầu hóa và

1
7
hội nhập quốc tế.
Những vấn đề lý luận và thực tiễn mói. đặt ra trong tĩnh hình hiện nay, sách
tham khảo của Hội đồng Lý luận Trung ưong (Nxb. CTQG, H. 2011): Nội dung cuốn
sách đề cập đến quan niệm mới về chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa; xây dụng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Sự phát triển nhận thức về nền lãnh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam của Phạm Quốc Trung và Phạm Thị Túy (Nxb. CTQG, H. 2013): Cuốn
sách bàn về tiền đề lý luận và thực tiễn hình thành nhận thức về nền kỉnh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, cũng như quá trình phát triển nhận
thức về nền kinh tế thị trường định hưóng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Những vẩn đề lỷ luận và thực tiễn mới đặt ra trong tỉnh hình hiện nay, lưu
hành nội bộ, Hội đồng lý luận Trung ương (Nxb. CTQG, H. 2015): Trong đó có làm
rõ những nhận thức lý luận mói về chủ nghĩa xã hội của Đảng ta từ thực tiễn đổi mới;
những vấn đề về định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tể thị trường, về doanh
nghiệp nhà nước và quản lý nhà nước.
Bên cạnh sách, có thể kể đến các công trình khác như các bài báo, luận án tiến
sĩ, đề tài khoa học về vấn đề này:
Luận án tiễn sĩ của Hoàng Thị Ngọc Loan,(2014) với chủ đề: Hoàn thiện mối
quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong xây dựng nền kình tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Luận án đã đề cập đến mối quan hệ giữa nhà nước
và thị trường trong lịch sử và từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách trong xây
dụng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Đe tài khoa học cấp Bộ: “ĐỚZ mới và nâng cao hiệu quả của mối quan hệ nhà
nước với thị trường, phát huy vai trỏ của cảc đoàn thế và cảc hội”, do Hoàng Thu
Hoà, Giám đốc Trung tâm Thông tin tư liệu làm chủ nhiệm. Đe tài tập tiling phân
tích các khái niệm và lý luận về nhà nước, thị trường và các đòan thể và các hội. Đặc
biệt, đề tài chú trọng phân tích chức năng, các điểm mạnh và điểm yếu của mỗi tác
nhân nêu trên và sự phối họp tương hỗ giữa các tác nhân đó; phân tích đặc điểm hình
thành và vận hành của Nhà nước, nền kinh tế thị trường và của các đòan thể và các
hội ở nước ta.
Bài báo đăng trên trang điện tử của Bộ Tài chính năm 2015, của các tác giả
PGS.TS. Đoàn Minh Huấn và TS. Vũ Xuân Bình, Học viện Chính trị khu vực I, với
nội dung: Tương quan giữa nhà nước và thị trường trong vận hành nền kỉnh tế ở một
số nước châu A: Hàm ý cho Việt Nam. Bài báo trên cơ sở phân tích tương quan mối
quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong một số nước phát triển ở châu Á (Xin-ga-

1
8
po, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc), kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ này
để từ đó đưa một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam. Cùng chủ đề này, còn có
bài Tương quan nhà nước và thị trường trong quan điểm của Chủ nghĩa tự do mới và
những gợi ý cho Việt Nam, của tác giả Đỗ Đức Quân, đăng trên Tạp chí Nghiên cúư
Kinh tế, số tháng 6-2015. Bài báo nghiên cứu quan hệ giữa nhà nước và thị trường
trong quan điểm của Chủ nghĩa tự do mới ở một số nước tư bản hàng đầu (Mỹ, Đức,
Anh) và đề xuất gợi ý chính sách cho Việt Nam.
3.2.2. Nghiên cứu về vai trò quản lỷ của nhà nước trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngoài các công trình kể trên ở nhũng mức độ
và góc độ khác nhau có bàn về vai trò quản lý của nhà nước, có thể kể đến một số
công trình trực tiếp đề cập đến chủ đề này như:
Công trình: Một sổ vấn đề về quản ỉý nhà nước trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Sách tham khảo của tác giả Từ Điển, Nxb.
CTQG, 2009) đã bàn đến cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với nền kinh tế theo
hai cách tiếp cận: Tiếp cận nhà nước, tiếp cận thể chế; chính sách kinh tế mới - chủ
nghĩa xã hội thị trường kinh tế, thị trường xã hội chủ nghĩa, qua đó làm rõ vai trò của
nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trước hết, cần phải nhận thức rõ các tác nhân thị trưòng và các quy luật vận động
của chúng trong nền kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế thị trường cần hội tụ đầy đủ các
loại thị trường và quy tắc luật chơi của chúng. Công trình nhấn mạnh, việc can thiệp
của chủ thể quản lý nhà nước vào nền kinh tế phải thông qua hệ thống công cụ và
đòn bẩy kinh tể, hạn chế tới mức tối đa sự can thiệp thô bạo bằng mệnh lệnh hành
chính như trong thòi kỳ kế hoạch hóa mệnh lệnh
Quản lý nhà nước đối với tiền tệ, tín dụng - Một số vân đề lý lận và thực tiễn
của 2 tác giả Trần Đình Ty và Nguyễn Văn Cường (Nxb. CTQG, H. 2008): Cuốn
sách cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản, chỉ ra những mặt được và hạn chế về tiền
tệ, tín dụng ở nước ta hiện nay qua đó gợi mở một số giải pháp nhằm góp phần hoàn
thiện quản lý nhà nước đối với tiền tệ, tín dụng ở Việt Nam.
Một sổ vẩn đề về quản lý nhà nước kinh tế, văn hoá, giáo dục trên thế giới và
Việt Nam, sách tham khảo của Lê Thanh Bình (Nxb. CTQG, H. 2009): Trên cơ sở
nghiên cúu các .vấn đề về truyền thông và văn hóa, từ góc nhìn cùa người nghiên cứu
truyền thông, tác giả đã nghiên cứu, so sánh đối chiếu các chính sách về quản lý nhà
nước, cải cách hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục của các nước trên thế giới,
trong khu vực, và trong nước, đồng thời phân tích những chính sách được áp dụng
thành công ở các nước có nền lãnh tế - xã hội tương đồng với Việt Nam, từ đó đề

1
9
xuất nhũng giải pháp nhằm bổ sung, hoàn thiện các chính sách của Việt Nam trong
quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế
Vai trò của nhà nước đổi với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện
kỉnh tể thị trường ở nước ta hiện nay, sách chuyên khảo của Võ Thị Hoa (Nxb.
CTQG, H. 2012): Nội dung cuốn sách làm rõ cơ sở lý luận của việc nhà nước thực
hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường; thực trạng và vấn đề đặt ra
đối với nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay, cũng như
đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao vai trò của nhà nước trong việc thực
hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay.
Nguyễn Quang Sáng: Quản lý nhà nước đổi với các loại hình doanh nghiệp
trong gỉaỉ đoạn hiện nay, Tạp chí Quản lý nhà nước, số tháng 9-2013. Bài báo đã
làm rõ sự cần thiết và vai trò của quản lý nhà nước vói các loại hình doanh nghiệp,
trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý trong thời gian qua đã đưa ra một số khuyến
nghị chính sách nhằm bảo đảm đúng vai trò và vị trí của nhà nước trong nền kinh tế
thị trường.
3.2.3. Nghiên cứu về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Có thể kể đến
các công trình:
Thể chế - cải cách thể chế và phát triển: Lý luận và thực tiễn ở nước ngoài và
Việt Nam, sách tham khảo của Đinh Văn Ân; Võ Trí Thành cb. (Nxb. Thống kê, H.
2002): Cung cấp cho bạn đọc thông tin về những vấn đề lý luận thể chế kinh tế cơ
bản nhất cũng như kinh nghiệm xây dựng, chuyển đổi và cải cách thể chế ở một số
nước trên thế giới và ở nước ta.
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Viện
nghiên cửu quản lý kinh tế TW (Nxb. CTQG, H. 2008): Các tác giả tập trung làm rõ
quá trình tổng kết thực tiễn xây dựng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; một số thành tựu đã đạt được; các tác giả cũng nêu lên
những hạn chể, tồn tại và các định hướng, giải pháp tiếp tục xây dựng thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Kỉnh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - lý luận và thực tiên (Nxb.
CTQG, H. 2009), là tập hợp các bài viết của các nhà khoa học nước ta nhận thức về
mô hình kinh tể thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trên cơ sở đó đề
ra các giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta.
Hoàn thiện thể chế lãnh tể thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều
kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới do Nguyễn Văn Hậu;

2
0
Nguyễn Thị Như Hà cb. (Nxb. CTQG, H. 2009). Nội dung cuốn sách bàn đến nhũng
vấn đề lý luận và thực tiễn về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
thực trạng hình thành và phát triển thể chế kinh tế thị trưòưg định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam và từ đó đưa ra quan điếm và giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương
mại Thế giới.
Thể chế kỉnh tế của nhà nước trong nền kỉnh tế thị trường và hội nhập kinh tế
quổc tế ở Việt Nam do Lương Xuân Quỳ; Đỗ Đức Bình cb. (Nxb. CTQG, H. 2010).
Cuốn sách bàn đến thể chế kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện
đại; vai trò kinh tế và thể chế kinh tế của Nhà nước Việt Nam trong quá trình chuyển
sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; và đã
đưa ra quan điểm, nội dung và các giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế của Nhà nước
phù họp với đặc thù nền kinh tế chuyển đổi và hội nhập kinh tế.
Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhãn ở Việt Nam hiện nay - Một sổ nhận thức về
lỷ luận và thực tiễn, sách tham khảo của Lương Minh Cừ; Vũ Văn Thư (Nxb. CTQG,
H. 2011): Các tác giả tập trung làm rõ nhũng vấn đề lý luận chung về sở hũư và sở
hữu tư nhân; bản chất, vai trò, vị trí của vấn đề sở hũư tư nhân, kinh tế tư nhân trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ỏ' Việt Nam, từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm thiết thực cho sự nghiệp đổi mới hiện nay ở Việt Nam; trên cơ
sở đó nhận thức rõ hơn quy luật vận động, xu thế phát triển của sở hũư tư nhân, kinh
tế tư nhân thời điểm hiện tại và tương lai...

2
1
Ban Kinh tế Trung ương: Hoàn thiện thể chế kỉnh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Nxb. CTQG, H. 2015). Công trình khái quát toàn bộ quá
trình nhận thức và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam trong 30 năm
đổi mới thông qua hệ thống quy pháp, pháp luật và chính sách.
Bên cạnh đó, có thể kể đến một số công trình đề cập đến các lĩnh vực khác
nhau của thể chế kinh tế thị trường như:
Giải pháp thực hiện hỉệu quả thể chế kỉnh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020 do Nguyễn Thành Công cb. (Nxb.
CTQG, H. 2010): Cuốn sách bàn đến những vấn đề lý luận cơ bản về thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có đánh giá thực trạng tổ chức thực
hiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn thủ đô trong
những năm qua, và đề xuất những quan điểm chủ đạo, mục tiêu chung và những giải
pháp chủ yếu nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn thủ đô giai đoạn 2010-2020.
Bàn đến sở hữu trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có thể
kể đến tác phẩm: vẩn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, sách tham khảo của Nguyễn Ke Tuấn (Nxb. CTQG, H. 2010):
Nội dung cuốn sách bàn đến những vấn đề lý luận cơ bản về sở hữu trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực trạng vấn đề sở hữu, các thành phần
kinh tế và các loại hình doanh nghiệp trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam,
trên cơ sở đó đưa ra quan điểm, xu hướng và giải pháp đối với vấn đề sở hữu, các
thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong quá trình xây dựng nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ngoài ra, có nhiều bài báo khoa học, tham luận hội thảo viết về đề tài này
như: bài báo mang tính tổng kết về vấn đề này, đó là bài: Hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Một số vấn đề cần tiếp tục làm
rõ, của tác giả Nguyễn Xuân Phúc, đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử sổ tháng 2-
2015 và bài Đánh giá 5 năm thực hiện khâu đột phá chiến lược và hoàn thiện thế chế
kinh tể thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tác giả Vũ Cương, Tạp chí Kỉnh tế
và Phát triển, số 223, tháng 1-2016. Bài viết đã đánh giá lại nhũng kết quả đạt được
sau 5 năm thực hiện khâu đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hưóng xã hội chủ nghĩa và phân tích chất

2
2
lượng thể chế của Việt Nam dựa trên các chỉ số đo lường thể chế và quản trị toàn
cầu phổ biến của thế giới.
Cùng về vấn đề này, có thể kể đến tác giả: Ngô Tuấn Nghĩa, trong bài: Tiếp
tục hoàn thiện thể chế sở hữu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số tháng 9-2016.
Bài viết khẳng định trước yêu cầu phát triển mới của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế về sở hũu của Việt Nam đang đặt ra nhiều khía
cạnh cần tiếp tục được hoàn thiện hon nữa. Đẻ thực hiện được nhiệm vụ này, nhũng
quan điểm đã được nêu ra trong văn kiện Đại hội XII cần sớm được cụ thể hóa và
tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả.
Nguyễn Thị Hải Vân:- Te thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Vỉệt Nam, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 1-2015. Bài báo trên cơ sở đánh
giá những tác động của kinh tế thị trường đển mô hình chủ nghĩa xã hội đã làm rõ
hơn vai trò của nhà nước qua đó đưa ra các khuyến nghị chính sách cho việc hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.2.4. Nghiên cứu về doanh nghiệp nhà nước
về vai trò của doanh nghiệp nhà nước, có thể kể đến các công trình: Kinh tế
Nhà nước và quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước, sách tham khảo do Ngô
Quang Minh cb. (Nxb. CTQG, H. 2001): Cuốn sách làm rõ những khái niệm, góp
phần nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà
nước trong nền .kinh tế thị trường; quá trình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh
nghiệp nhà nước ở nước ta; những giải pháp nhằm đẩy mạnhh quá trình cổ phần
hoá doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp nhà
nước nói riêng, kinh tế nhà nước nói chung.
Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, Hiệp hội doanh nghiệp
TP Hà Nội (Nxb. CTQG, H. 2013): Nội dung cuốn sách làm rõ nhận thức về doanh
nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hưóng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế; phân tích, đánh giá thực trạng và vấn đề đặt ra trong việc tái cấu trúc
các doanh nghiệp nhà nước hiện nay; trên cơ sở đó đưa ra quan điếm, chủ trương
của Đảng và Nhà nước trong việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.
Kinh tể khu vực công - Những vấn đề cơ bản, sách chuyên khảo của Trần
Anh Tuấn và Nguyễn Hữu Hải (Nxb. CTQG, H. 2015): Nội dung cuốn sách đề cập
đến nhũng vấn đề về khu vực công và hoạt động kinh tế trong khu vực công;

2
3
vai trò của Chính phủ đối với khu vực công trong nền kinh tế thị trường; phân bổ
nguồn lực cho phát triển trong nền kinh tế thị trường; vai trò của khu vực công trong
bảo đảm công bằng xã hội; chi tiêu công; lựa chọn công.
Đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước bảo đảm vai trò chủ đạo
của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa /Tạ
Ngọc Tấn; Lê Quốc Lý cb.- H: CTQG, 2012. Cuốn sách bàn về vị trí, vai trò, bản
chất và sự cần thiết của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; đánh giá thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ở
nước ta hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp đổi mới doanh nghiệp nhà nước
trong một số lĩnh vực.
Đối mới mô hĩnh tăng trưởng cơ cấu lại nền kỉnh tế/ Vũ Văn Phúc cb.- H.:
CTQG, 2012. Cuốn sách là một tọp họp các bài viết về nhũng vấn đề cơ bản của đổi
mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kiiih tế trong đó có một số bài bàn về
DNNN trên nhiều góc độ, như tính cấp thiết, nhũng vấn đề đang đặt ra và các giải
pháp để tái cơ cấu khu vực này.
Doanh nghiệp nhà nước trong nền lành tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ì Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, Hiệp hội doanh nghiệp TP
Hà Nội.- H.: CTQG, 2013. Công trình tập trung vào làm rõ nhận thức về doanh
nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hưóng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế. Trên cơ sở phân tích thực trạng và vấn đề đặt ra trong việc tái cấu trúc
các doanh nghiệp nhà nước hiện nay, đã làm rõ những quan điểm, chủ trương của
Đảng và Nhà nước trong việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.
Đề cập đến nhũng hạn chế, biểu hiện lệch lạc trong quá trình CPH DNNN có
thể kể đến bài, như: Phúc Thắng: Chính phủ phải cắt đuôi lợi ích nhóm, Báo Quân
đội Nhân dân online, sổ 27-4-2014', Lê Đăng Doanh, trong bài phỏng vấn: Cần ràng
buộc trách nhiệm người đại diện phần vốn Nhà nước, số ngày 15-6- 2014, Thời bảo
Kỉnh tể Việt Nam', Báo cáo: Một sổ lĩnh vực dễ xẩy ra tham nhũng, của Ban Nội
chính Trung ương, tháng 6-2014. Nhũng bài viết này đã ít nhiều đề cập từ các góc độ
khác nhau về nhũng biểu hiện lệch lạc của giới lãnh đạo các DNNN trong quá trình
CPH như ngại đổi mới, tư duy nhiệm kỳ, không muốn mất quyền lực, câu kết nhóm,
bè để thu lợi ích riêng gây tổn hại đến tài sản Nhà nước, không quan tâm đến người
lao động,,..
Như vậy, qua các công trình trong nưó’c đề cập đến chủ đề nghiên cứu,
có thể đi đến những nhận xét bưó’c đầu như sau:

2
4
Một là, bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường, đã có
không ít công trình tiếp cận phân tích các quan điểm, trường phái lý thuyết kinh tế
đề cập đến vai trò nhà nước và thị trường. Các nghiên cứu phân tích điếm mạnh,
yếu, và hướng đến cho rằng, trong nền kinh tế thị trường định hưởng xã hội chủ
nghĩa ở Việt nam cần chú trọng cả vai trò nhà nước và vai trò thị trường. Tuy
nhiên, chưa có công trình nào đề cập đến sự phân vai cụ thể. Nói cách khác, môi
quan hệ giữa Nhà nước và thị trường còn chưa rõ ràng, nhât là việc cụ thê hóa vai
trò của Nhà nước, vai trò của thị trường trong nền kinh tế thị trường định hưóng xã
hội chủ nghĩa, đặc biệt trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại và
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Hai là, các công trình nghiên cứu đã có ở Việt Nam trong thời gian gần đây
đã nhấn đến đặc trưng thị trường và đặc trưng định hướng xã hội chủ nghĩa, và
khẳng định chúng không mâu thuẫn với nhau. Việc nghiên cứu này chủ yếu tiếp
cận ở góc độ mục tiêu và phương tiện. Tuy nhiên sự tương tác, không mâu thuẫn cụ
thể ra sao trong các quan hệ và vấn đề cụ thể cũng chưa được lý giải thấu đáo. Nói
cách khác về mặt lý luận đây còn là khoảng trống, do vậy trong chỉ đạo thực tiễn
còn lúng túng, thậm chí có tình trạng nhà nước lấn chức năng thị trường, hoặc nhà
nước buông lỏng vai trò quản lý.
Ba là, có nhiều công trình nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài và rút ra
nhiều bài học giá trị. Đó là kết quả rất quan trọng cho vận dụng xử lý mối quan hệ
nhà nước và thị trường ở Việt Nam. Tuy nhiên, một nội dung rất quan trọng chưa
được phân tích thấu đáo, tính định hướng xã hội chủ nghĩa làm cho quan hệ nhà
nước và thị trường có đặc trưng gì khác với các nền kinh tế thị trường nói chung?
Để lý giải thấu đáo cần nghiên cứu mối quan hệ nhà nước và thị trường từ nhiều
góc tiếp cận như: Quan hệ kinh tế với chính trị, quan hệ giữa mục tiêu và phưong
tiện, quan hệ giữa chủ thế quản lý với đối tượng quản lý, quan hệ giữa các chủ thể
trong nền kinh tế thị trường...
Bốn là, trong các công trình đề cập đến quan hệ nhà nước và thị trường ở
Việt Nam được tập trung nhiều nhất là bàn đến sự quản lý của nhà nước và nội
dung cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Nhiều phân tích và đề xuất có giá trị về
nâng cao hiệu lực, hiện quả quản lý nhà nước với nền kinh tế, về sự cần thiết và
giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa. Tuy nhiên ở chiều ngược lại còn ít công trình
phân tích sâu sắc vai trò thị trường, thưòng tập trung phân tích các hạn chế của thị
trường, của “bàn tay vô hình” đế chỉ ra vai trò nhà nước, của “bàn tay hữu hình”.
Như vậy cần làm rõ vai trò, cấu trúc, cơ chế vận hành... của thị

2
5
2
6
trường, của thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện của Việt Nam
hiện nay. Điều đó chính là tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho quyết sách mang tính
đột phá về vai trò của thị trường
Năm là, cùng với việc cần phân vai rõ nhà nước và thị trường trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, điều quan trọng phải xác định được mức
họp lý trong xử lý mối quan hệ nhà nước và thị trường. Điều đó có nghĩa phải xây
dựng được hệ tiêu chí về mặt kinh tế và về mặt chính trị xã hội để đánh giá hiệu quả
việc xử lý mới quan hệ này. vấn đề này cũng chưa được quan tâm nghiên cứu. Đây là
việc không đơn giản, xong xây dựng được hệ tiêu chí đánh giá sẽ là chỉ báo quan
trọng cho điều chỉnh chính sách của nhà nước.

4.1. Đôỉ tương nghiên cứu: quan hệ Nhà nước và thị trường trong nên / 1 . , ,
. ........................................................
kinh tế thị trường định hướng XHCN

tổng kết phân tích thực trạng mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong đề tài
này phải được đặt trong khuôn khổ kinh tế thị trưòng định hướng XHCN. Nói cách
khác, lý luận về Nhà nước, thị trường và mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường
phải trên nền tảng các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, phù họp với kinh
tế thị trường, do đó cần kế thừa các thành quả nghiên cứu về mối quan hệ này đã có.
Đồng thời, chế độ chính trị mà nước ta lựa chọn là XHCN, do đó, lập trường XHCN
trong giải quyết các vấn đề liên quan đến mối quan hệ này phải được quán triệt một
cách nhất quán. Hơn nữa, các khía cạnh kinh tế và chính trị không được tách rời
nhau, mà phải liên kết chặt chẽ trong các mô hình cụ thể về quan hệ giữa Nhà nước
và thị trường. Như vậy, tiếp cận kinh tế chính trị học trong đề tài sẽ được triển khai
trên nhiều cấp độ từ bản chất đến hình thái biểu hiện của mối quan hệ này.
5.1.2. Cách tỉếp cận pháp lỷ và quản lý: Do mục đích nghiên cúư đề tài là
đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN, chính vì vậy, góc độ tiếp cận pháp lý và quản lý cũng

2
7
được vận dụng để xem xét và giải quyết các vấn đề. Cụ thể là mối quan hệ trong chủ
thể và đối tượng của quản lý Nhà nước với thị trường sẽ được tiếp cận dưới giác độ
các quy định pháp lý trong Hiến pháp, trong các văn bản luật và các văn bản pháp lý
liên quan khác. Đồng thời, các chính sách điều tiết thị trường, các mô hình tổ chức
quản lý, thậm chí khía cạnh cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý nhà nước cũng
được đề cập để làm rõ các vấn đề liên quan đến đề tài.
5.1.3. Cách tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu mối quan hệ giữa Nhà nước và thị
trường được đặt trong tổng thể nền kinh tế quốc dân đã hội nhập quốc tế. Cách tiếp
cận này cho phép giải quyết vấn đề trong mối quan hệ này hài hòa với việc giải quyết
các vấn đề khác trong một chỉnh thể có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Yêu cầu của
cách tiếp cận hệ thống là:
- Gắn giải quyết mối quan hệ này phải gắn với hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN, nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế;
- Gắn giải quyết vấn đề trong mối quan hệ này gắn với bảo đảm an ninh quốc
phòng, thực hiện các chính sách xã hội mang tính xã hội chủ nghĩa
- Gắn giải quyết vấn đề này với bảo vệ lợi ích quốc gia trong môi trường toàn
cầu hóa
- Giải quyết vấn đề trong mối quan hệ này vừa theo cấu trúc vĩ mô (sở hữu,
quản lý của nhà nước), vừa theo cấu trúc vi mô (các hình thức phát huy hiệu quả tốt
nhất của thị trường).
5.1.4. Cách tiếp cận lịch sử cụ thể: Đổ làm rõ các vấn đề trong đề tài, cần tiếp
cận theo góc độ lịch sử cụ thể, tức đặt các vấn đề trong mối quan hệ giữa Nhà nước,
với vai trò chủ thể quản lý với thị trường hiện tại trong mối quan hệ với quá khứ và
tưong lai để lý giải, phân tích và đưa ra các kiến nghị khoa học. Cách tiếp cận này
thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Khảo sát thực trạng mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong nhũng
bối cảnh cụ thể và theo chiều dài lịch sử để thấy rõ đâu là hình thức thể hiện, đâu là
bản chất của hiện tượng phản ánh tính quy luật.
- Chú trọng các điều kiện lịch sử khách quan quy định mối quan hệ này.
- Coi trọng phương pháp phân tích kinh nghiệm quá khứ và sử dụng các
phương pháp dự báo khoa học cho tương lai.
- Các phân tích, kết luận, kiến nghị luôn đặt trong các bối cảnh với các điều
kiện được xác định rõ ràng.
5.1.5. Tiếp cận chức năng-. Cách tiếp cận này có vai trò trong nhận diện các
chức năng của Nhà nước và thị trường. Thiếu cách tiếp cận chức năng thường không

2
8
phát hiện được các khuyết tật như: chồng lẩn chức năng, chồng chéo chức năng,
hoặc bỏ sót chức năng. Trên thực tế, đối với Nhà nước ta hiện nay chưa có sự phân
định thực sự rõ chức năng Nhà nước và chức năng thị trường. Chồng chéo, chồng lấn
chức năng, dẫn tới không thể tập trung được thời gian, nguồn lực cho thực hiện các
chức năng của chính mình, dẫn tới bỏ sót chức năng hoặc buông lỏng chức năng.
Điều này làm giảm hiệu quả quản lý điều hành của Nhà nước, hoặc bó chặt sự năng
động của thị trường. Tất cả những biểu hiện đó chỉ được phát hiện, đánh giá đầy đủ
và đề xuất giải pháp khi phân định đúng chức năng của từng bộ phận.
5.1.6. Cách tiếp cận kinh tế học công cộng: Tiếp cận Kinh tể học công cộng
(Public Economics) cho phép nhận diện khu vực công và cắt nghĩa những thất bại
của thị trưòng đặt ra lựa chọn công mà ở đó vai trò của Nhà nước được diễn giải ở
khắc phục các ngoại ứng tiêu cực của thị trường, phân bổ lại các nguồn lực bằng các
hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy vậy, kinh tể học công cộng thường không cắt
nghĩa hết vai trò của khu vực tư nhân trong tham gia cung ứng dịch vụ công, thậm
chí đôi khi còn đối lập khu vực tư với khu vực công, dù rằng những năm gần đây các
lý thuyết gia cũng đã chấp nhận sự tham gia của tư nhân trong cung ứng dịch vụ
công. Vì vậy, bên cạnh tiếp cận kinh tế học công cộng còn phải được bổ khuyết bằng
tiếp cận của kinh tế học họp tác công tư mà ở đó cần gạt bỏ những mặt hạn chế, bất
lợi của mỗi khu vực công hoặc tư, phát huy mặt uư điểm, lợi thế của mỗi khu vực
trong quá trình họp tác, đối tác. Tiếp cận này đi tìm quá trình tương tác, cộng sinh,
đan kết giữa công và tư, không đối lập hoặc tách biệt một cách cực đoan giữa hai khu
vực này, nhất là trong điều kiện lực lượng sản xuất được xã hội hóa. Nó làm cho các
lý thuyết tách biệt cứng nhắc giữa khu vực công và tư, giữa Nhà nước và chủ thể phi
nhà nước, giữa Nhà nước và thị trường đều tỏ ra không còn phù họp. Để cách tiếp
cận này đạt được kết quả tối ưu đòi hỏi phải sử dụng nhiều lý thuyết khác nhau: lý
thuyết vị lợi, lỷ thuyết cẩu trúc - chức năng, lý thuyết lựa chọn công, ỉý thuyết thông
tin bất đổi xứng.
5.1.7. Cách tiếp cận liên ngành: Giải quyết mối quan hệ giũa Nlìà nước và
thị trường không phải là mục đích cuối cùng của xã hội loài người, mà chỉ là phương
tiện để con người có đời sống tốt hơn, xã hội tiến bộ và văn minh hơn, tương lai của
con người được bảo đảm hơn... Chính vì thế hiệu quả của mối quan hệ này phụ thuộc
vào kết quả hoạt động của kinh tế - xã hội đất nước. Do vậy, tiếp cận liên ngành là
yêu cầu bắt buộc để có thể giải quyết được các vấn đề đặt ra trong đề tài. Cách tiếp
cận liên ngành, ngoài việc đòi hỏi sự tham gia của một số chuyên gia thuộc các lĩnh
vực khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật, quản lý..còn đòi hỏi các dữ

2
9
liệu đa ngành, đòi hỏi sự phân tích tống họp có so sánh, đối chiếu hiệu quả của kinh
tế - xã hội, đòi hỏi các mô hình đánh giá tổng họp, trong đó các mô hình đánh giá
định lượng lượng và các phân tích theo vùng, trong tổng thể nền kinh tế quốc dân
phải được coi trọng.
5.2. Phương pháp nghiên cứui Triển khai nghiên cứu lý thuyết và thực
nghiệm trên nhiều chủ đề, bộ phận riêng lẻ. Đồng thời tổng hợp lại từ các nghiên cứ
riêng lẻ thành bức tranh chung với nhũng quá trình phát triển nhận thức của thế giới
cũng như Việt Nam, những định hướng chính sách giải quyết mỗi quan hệ này trong
các giai đoạn khác nhau. Đe có được dữ liệu cũng như sự phân tích mang tính hệ
thống liên ngành, trong đề tài sẽ sử dụng một số phương pháp dưới đây:
5.2.1. Phương pháp tổng kết thực tiễn: Phương pháp tổng kết thực tiễn rất
quan trọng cho nghiên cứu các mô hình chuyển đổi như nước ta khi nhiều vấn đề lý
luận còn chưa sáng rõ. Phương pháp này thường được tiến hành các bước như sau:
(i) Phát hiện các sự kiện điển hình, các sự kiện này có ảnh hưởng lón đối với cuộc
sống và hoạt động thực tiễn; (ii) trao đổi với nhũng nhân chứng, những người đã trực
tiếp tham gia xử lý mối quan hệ Nhà nước và thị trường để họ mô tả, đưa ra nhận
định, đánh giá tình hình; (iii) khảo sát, điều tra để thu thập dữ liệu; (iv) dựa trên một
lý thuyết khoa học để tìm ra những kết luận thực sự khách quan về bản chất và quy
luật đổi mới chính trị đồng bộ, phù hợp với đổi mới kinh tế. Tổng kết thực tiễn giúp
chúng ta phát hiện các vấn đề cần giải quyết, nêu lên giả thuyết về những mối liên hệ
có tính quy luật giữa các tác động và kết quả, kiến nghị các biện pháp, giải pháp để
bổ khuyết thiếu sót và hoàn thiện quá trình xử lý mối quan hệ Nhà nước và thị
trường.
5.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này sẽ được tiến
hành với tất cả các ngành vừa kể trên nhằm tìm kiếm và phân tích tất cả các kết quả
nghiên cứu có sẵn được tiến hành bởi các ngành để xây dựng lên một bức tranh toàn
cảnh từ các góc độ khác nhau. Phương pháp này được sử dụng để thu thập, phân tích,
khai thác và tổng hợp thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu,
bao gồm các văn kiện Đảng, văn bản luật pháp của Nhà nước Trung ương và địa
phương; các số liệu thống kê; các số liệu thu được tại các mẫu nghiên cứu; các công
trình đã công bố (chuyên khảo, tham khảo, luận án, luân văn, bài báo), các báo cáo,
các thống kê của tổ chức và cá nhân đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến mối
quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.
Phương pháp phân tích được sử dụng khi phân chia cấu trúc lớn thành các
mặt, các bộ phận, các mối quan hệ theo thời gian, theo nội dung, theo bối cảnh, theo

3
0
không gian để nhìn nhận, đánh giá, phát hiện và khai thác những khía cạnh khác
nhau, từ đó chọn lọc các thông tin/tri thức cần thiết phục vụ để tài. Có thể đó là phân
tích nguồn tài liệu, phân tích tác giả gắn với quan điểm lý thuyết, phân tích bổi cảnh,
phân tích nội dung tác phẩm.
Phương pháp tổng hợp lại liên kết các mặt, các bộ phận đã phân tích để nhìn
vấn để một cách chỉnh thể- hệ thống, phát hiện ra những quy luật hoặc giải thích các
quy luật của mối quan hệ Nhà nước và thị trường. Trong nghiên cúư đề tài này, phân
tích và tổng họp là hai phương pháp có quan hệ mật thiết, tạo thành sự thống nhất
không thể tách rời: Phân tích được tiến hành theo phương hưóng tổnh họp, còn tổng
hợp được thực hiện dựa trên kết quả phân tích.
5.2.3. Phương pháp đánh giá SWOT: Được dùng để phân tích Điểm mạnh
(Strengths), Điểm yếu (Wealmesses), Cơ hội (Opportunities), Rủi ro - Nguy cơ
(Threats) giúp đánh giá được thực trạng vai trò Nhà nước, các phưong án xử lý mối
quan hệ Nhà nước và thị trưòng, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát huy điểm
mạnh, khắc phục điểm yếu, nắm bắt cơ hội;
6. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài tập trung vào các nội dung sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận và kinh nghiêm thực tiễn giải quyết mối
quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường
I. Các khái niệm và lý thuyết kinh tế về quan hệ giữa Nhà nước và thị trường
trong nền kinh tế thị trường trên thế giới
II. Cơ sở của mối quan hệ và nội dung co bản của việc xử lý quan hệ Nhà
nước và thị trường
III. Các nguyên tắc xử lý và các yếu tố cơ bản tác động đến xử lý quan hệ nhà
nước và thị trường
IV. Kinh nghiệm quốc tế trong xử lý mối quan hệ nhà nước và thị trường -
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Chương II. Thực trạng mối quan hệ Nhà nưó’c - thị trường trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam qua hon 30 năm đổi mó’i
I. Quá trình đổi mới tư duy của Đảng và Nhà nước về vai trò Nhà nước, vai
trò thị trường, về quan hệ Nhà nước - thị trường trong nền kinh té thị trường định
hướng XHCN
II. Thực trạng vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN
III. Thực trạng vai trò thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng

3
1
XHCN
IV. Đánh giá thực trạng xử lý mối quan hệ Nhà nước và thị trường trong nền
lành tế thị trường định hướng XHCN
V. Thành công, hạn chế và nguyên nhân trong xử lý mối quan hệ Nhà nước
và thị trường trong nền KTTT định hướng XHCN
Chương III: Xu hưóìig, quan điểm, giải pháp và định hướng chính sách
xử lý quan hệ Nhà nước và thị trường, hoàn thiện nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đến năm 2030
I. Những xu hướng cơ bản tác động đến việc xử lý quan hệ giữa Nhà nước và
thị trường, hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
đến năm 2030
II. Quan điểm và phương châm xử lý mối quan hệ giữa Nhà nước và thị
trường, hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta đến năm 2030
III. Giải pháp và định hướng chính sách xử lý mối quan quan hệ Nhà nước và
thị trường, hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam đến năm
2030

3
2
Chương I

NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THựC TIỄN GIẢI


QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÃ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

I. CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ QUAN HỆ GIỮA


NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TRÊN
THẾ GIỚI

1. Nhà nước và thị trường, chức năng của Nhà nước và chức năng của
thị trường

1.1. Nhà nước và chức năng của Nhà nước


1.1.1 Khái niệm Nhà nước
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị do giai cấp thống
trị lập ra, là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt, là công cụ duy trì sự thống trị của giai
cấp thống trị, đàn áp gỉai cấp bị trị, bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị.
Ngoài phục vụ giai cấp thống trị, Nhà nước còn giải quyết những vấn đề nảy sinh
trong đời sống xã hội, đảm bảo trật tự chung, ổn định giá trị chung của xã hội đế xã
hội tồn tại và phát triến. Nhà nước bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền và các giai
cấp khác khi lợi ích đó không mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên, biểu hiện cụ thể và
mức độ thực hiện vai trò xã hội là khác nhau ở những kiêu nhà nước khác nhau, và
ngay trong một kiểu nhà nước cũng khác nhau ở từng giai đoạn phát triển và tuỳ
thuộc điều kiện kinh tế-xã hội.
Đến nay, trên thế giới đã xuất hiện 4 kiểu nhà nước: Nhà nước chủ nô, Nhà
nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước vô sản (Nhà nước XHCN). Bản chất
nhà nước có 2 thuộc tính: tính xã hội và tính giai cấp cùng tồn tại trong một thể
thống nhất không thể tách rời, có quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó, tính giai
cấp là thuộc tính cơ bản, vốn có của bất kỳ Nhà nước nào, còn tính xấ hội thể hiện ở
chỗ Nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội, thực hiện bảo vệ lợi ích cơ
bản, lâu dài của quốc gia, dân tộc và công dân của mình.
Theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Nhà nước có 5 đặc trưng cơ bản là: (1). Nhà
nước có quyền lực chính trị công cộng đặc biệt; có bộ máy cưỡng chế, quản lý
những công việc chung của xã hội; (2). Nhà nước có quyền quản lý dân cư, phân
chia lãnh thố thành các đơn vị hành chính; (3). Nhà nước có chủ quyền quốc gia;
(4). Nhà nước có quyền xây dựng, sáng tạo pháp luật và có quyền điều 32
chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật và (5). Nhà nước có quyền ban hành các sắc
thuế và thu thuế.
Ngay từ năm 1847, Ph.Ăngghen đã nêu ra 12 nhiệm vụ mà giai cấp công nhân
phải thực hiện sau khi giành được chính quyền, tất cả các nhiệm vụ đó đều trực tiếp
liên quan tới tổ chức, xây dựng xã hội mới. C.Mác và Ph.Ăngghen cũng xem việc
giai cấp công nhân giành lấy quyền lực nhà nước mói chỉ là giai đoạn đầu tiên. Sau
đó phải sử dụng quyền lực nhà nước để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng
sản xuất.
Lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga làm cách mạng, sau
khi thiết lập chuyên chính vô sản, V.I.Lênin đã trực tiếp giải quyết, xây dựng xã hội
mới. Đó là thời kỳ chủ nghĩa cộng sản không còn chỉ là cương lĩnh hay học thuyết,
mà đã trở thành công việc xây dựng hằng ngày. Bởi vậy,
V. I.Lênin đã có sự phát triển mới về mặt lý luận liên quan tới chức năng tổ chức
và xây dựng của chuyên chính vô sản. Ông xem việc tích cực xây dựng CNCS, sáng
tạo ra những quan hệ kinh tế mới, sáng tạo ra một xã hội mới là nhiệm vụ bức bách,
quan trọng hơn là đập tan sự phản kháng của tư sản. Không dừng lại ở việc khẳng
định nhiệm vụ hàng đầu là tổ chức, xây dụng so với nhiệm vụ trấn áp, V.I.Lênin còn
làm rõ nội dung, biện pháp của nhiệm vụ đó trên nhiều bình diện khác nhau.
Trong lĩnh vực kinh tế, để thực hiện nhiệm vụ xây dụng, nhà nước vô sản
phải hoàn thành việc tước đoạt giai cấp tư sản, phát triển mạnh các lực lưọng sản
xuất, củng cố kỷ luật lao động mới. Trong lĩnh vực xã hội, phải tạo ra quan hệ xã hội
mới, tạo ra nhũng tổ chức lao động mới có khả năng phối hợp những thành tựu mới
nhất của khoa học và kỹ thuật với sự tập họp đông đảo những người lao động, cải tạo
dần tầng lớp tiểu sản xuất hàng hoá thông qua một công tác tổ chức lâu dài.
Đồ cập chức năng tổ chức xây dụng của Nhà nước chuyên chính vô sản,
V.I.Lênin dành sự chú ý đặc biệt cho nhiệm vụ quản lý. Sau khi giành được chính
quyền, theo V.I.Lênin, vũ khí duy nhất mà nhờ đó giai cấp vô sản có thể chiến thắng
giai cấp tư sản là quản lý. Trong nhiệm vụ quản lý toàn diện đòi sống xã hội,
V.I.Lênin xem quản lý nhà nước trong thời kỳ chuyên chính vô sản thực chất là quản
lý kinh tế. Nhìn nhận nhiệm vụ này tù’ góc độ đấu tranh giai cấp, góc độ chính trị,
V.I.Lênin quan niệm: nhiệm vụ căn bản của mọi xã hội quá độ chuyển sang chế độ
xã hội chủ nghĩa là ở chỗ giai cấp vô sản thống trị...

33
phải chiến thẳng giai cấp tư sản... tức là chúng ta phải đạt được chiến thẳng đó
trong lĩnh vực tổ chức kinh tế quốc dân, tổ chức sản xuất, ưong lĩnh vực kiểm kê và
kiểm soát có tính chất toàn dân. Như vậy sau khi giành chính quyền, Nhà nước vô
sản phải tập trung vào nhiệm vụ quản lý, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Lúc này
Nhà nước không chỉ quản lý mà còn là một chủ thể trong nền kinh tế, hoạt động
theo quy luật chung.
Ngay trong các xã hội tư bản, vai trò của Nhà nước trong thúc đẩy kinh tế
cũng ngày càng được chú ý. Năm 1982, khi nghiên cứu về sự phát triển thần kỳ của
Nhật Bản, Giáo sư người Mỹ Chalmers Ashby Johnson (1931-2010) đã đưa ra thuật
ngữ chính phủ kiến tạo phát triển (developmental government), Nhà nước kiến tạo
phát triển (developmental State)1. Sở dĩ có khái niệm mới là do Giáo sư c. Johnson
nhận thấy vai trò hết sức quan trọng của Nhà nước đối với sự phát triển nhảy vọt
của Nhật Bản trong giai đoạn 1951-1973. ông cho rằng, Nhà nước Nhật Bản không
chỉ tạo ra khuôn khổ cho sự phát triển, mà còn định hướng và thúc đẩy sự phát triển
đó. về sau, một số nước Đông Á và nhiều nước khác cũng đi theo xu hướng của
Nhật Bản, đều được coi là Nhà nước kiến tạo phát triển.
Các nhà nghiên cúư về sau cho rằng, Nhà nước kiến tạo là mô hình nhà nước
nằm ở giữa mô hình nhà nước điều chỉnh (theo chủ thuyết thị trường tự do) và mô
hình nhà nước kế hoạch hóa tập trung (theo mô hình xã hội chủ nghĩa). Nhà nước
kiến tạo phát triển không đứng ngoài thị trường, nhưng cũng không làm thay thị
trường. Nhà nước kiến tạo coi trọng vai trò của thị trường nhưng không tuyệt đối
hóa nó mà chủ động, tích cực can thiệp vào thị trường để thúc đẩy phát triển và
hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đã được đề ra. Đây là mô hình nhà nước kết
hợp được ưu điểm, đồng thời khắc phục được nhược điểm của cả 2 mô hình nhà
nước điều chỉnh và nhà nước kế hoạch hóa tập trung, quan liêu.
Như vậy Nhà nước là thực thể thuộc về kiến trúc thưọng tầng, tuy nhiên
trong hoạt động xây dựng xã hội mới, Nhà nước không chỉ với vai trò của yếu tố
thượng tầng tác động, quản lý sự phát triến của cơ sở hạ tầng mà Nhà nước còn
hiện thân với tính cách là một chủ thể trên thị trường, hoạt động bình đẳng như các
chủ thể khác.
1.1.2. Chức năng của Nhà nước 2

2 . Johnson c. 1982. MITI and the Japanese mứacle: The growth of industrial polocy, 1925-1975. Stanford, Stanford
University Press
34
Chức năng của Nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của Nhà
nước nhằm để thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước Nhà nước. Chức năng của Nhà
nước được xác định xuất phát từ bản chất nhà nước do cơ sở kinh tế và cơ cấu giai
cấp trong xã hội quyết định. Thông thường, căn cứ vào phạm vi hoạt động của chức
năng nhà nước thì Nhà nước chia làm 2 nhóm: chức năng đối nội và chức năng đối
ngoại, hoặc phân chia theo lĩnh vực như: chức năng chính trị, chức năng xã hội, chức
năng kinh tế. Chức năng đối nội là chức năng được thực hiện trong phạm vị nội bộ
đất nước như bảo đảm chế độ kinh tế, giữ an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội
trấn áp những phần tử chống chế độ. Còn chức năng đối ngoại là thể hiện vai trò của
Nhà nước với các nhà nước khác, dân tộc khác trong các nhiệm vụ như: phòng thủ
đất nước chống giặc ngoại xâm, thiết lập mối bang giao với các nước khác, dân tộc
khác. Các chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác
định và thực hiện chức năng đối ngoại phải căn cứ vào tình hình thực hiện chức năng
đối nội. Đồng thời kết quả của việc thực hiện chức năng đối ngoại sẽ tác động mạnh
mẽ đến chức năng đối nội.
Đe thực hiện các chức năng của mình Nhà nước phải dựa vào pháp luật. Nhà
nước phải tổ chức xây dựng pháp luật. Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp sẽ là
cơ sở cho việc triến khai thực hiện các chức năng của Nhà nước. Đồng thời với hoàn
thiện hệ thống pháp luật là việc tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Một
xã hội có kỷ cương pháp luật, mọi người tôn trọng luật pháp và bảo vệ luật pháp sẽ
bảo đảm cho việc huy động các nguồn lực để hoàn thành các nhiệm vụ quốc gia đặt
ra. Đương nhiên để có điều đó, xã hội phải thực hiện giáo dục ý thức tuân thủ pháp
luật đi liền với tính bắt buộc trong tuân thú luật pháp ở mọi quốc gia.
Khi thực hiện các chức năng của mình, Nhà nước phải cụ thể hóa các nhiệm
vụ trong từng giai đoạn phù hợp với điều kiện lịch sử kinh tế-xã hội cũng như nguồn
lực quốc gia. Các nhiệm vụ thường gắn liền với các lĩnh vực của đời sống xã hội,
như nhiệm vụ về kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, an ninh-quốc phòng...
Là một bộ phận hợp thành của đời sống xã hội có Nhà nước, cũng như bất kỳ
một hiện tượng xã hội nào chức năng của Nhà nước không đứng im mà nó luôn có
sự vận động và phát triển. Trong đời sống, căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu của Nhà
nước ở từng giai đoạn cụ thể mà tương ứng với nó, Nhà nước có những chức năng
khác nhau, ngay cả một chức năng cũng có sự thay đổi về nội dung để phù hợp với
đời sống xã hội. Mặc dù chức năng của Nhà nước là những hoạt động riêng, nhung
giữa các chức năng có sự tác động qua lại, tưong hô lân nhau cùng hướng tới việc

35
thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của Nhà nước, vì thế chức năng của Nhà nước họp
thành một hệ thống thống nhất có ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, thể hiện sự nhất
quán và đồng bộ.
Các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy
nhà nước. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan từ trung ương xuống địa
phương, bao gồm nhiều loại cơ quan như cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp ...
Toàn bộ hoạt động của bộ máy nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước, phục
vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Bộ máy nhà nước bao gồm nhiều cơ quan, mỗi
cơ quan cũng có những chức năng, nhiệm vụ riêng phù hợp với phạm vi quyền hạn
được giao. Vì vậy, cần phân biệt chức năng của Nhà nước với chức năng của mỗi cơ
quan nhà nước cụ thể. Chức năng của Nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu
của toàn thể bộ máy nhà nước, trong đó mỗi cơ quan khác nhau của Nhà nước đều
tham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau. Chức năng của một cơ quan chỉ là
nhũng mặt hoạt động chủ yếu của riêng cơ quan đó nhằm góp phần thực hiện những
chức năng và nhiệm vụ chung của Nhà nước. Mỗi kiểu nhà nước có bản chất riêng
nên chức năng của các nhà nước thuộc mỗi kiểu nhà nước cũng khác nhau và việc tổ
chức bộ máy để thực hiện các chức năng đó cũng có những đặc điếm riêng.
Chẳng hạn, Nhà nước XHCN trong hoạt động đối nội của mình đều phải tiến
hành những hoạt động nhằm bảo đảm vị trí thống trị của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động là giai cấp đang lãnh đạo xã hội; bảo vệ cơ sở kinh tế nền tảng cho sự
tồn tại của Nhà nước; bảo vệ vai trò thống trị về tư tưởng của nhân dân lao động
trong xã hội.
Khi xem xét các chức năng của Nhà nước XHCN theo lĩnh vực cụ thể, trong
hoạt động đối nội Nhà nước phải thực hiện các chức năng sau:
a. Chức năng kình tế
Chức năng kinh tế là chức năng cơ bản, đặc thù của Nhà nước XHCN, chức
năng này xuất phát từ bản chất của Nhà nước XHCN không chỉ là một bộ máy hành
chính - cưỡng chế mà còn là một tổ chức quản lý kinh tế - xã hội của nhân dân.
Trong từng giai đoạn phát triển của Nhà nước XHCN chức năng kinh tế có
những biểu hiện cụ thể tùy thuộc vào nhiệm vụ, mục tiêu của Nhà nước ở trong giai
đoạn phát triển cụ thể. Trước đây, trong nền kinh tế tập trung, để thực hiện chức
năng kinh tế Nhà nước XHCN tự biến mình thành một tổ chức siêu kinh tế, không
chỉ dừng lại ở hoạt động quản lý, Nhà nước còn tham gia trực tiếp vào hoạt động sản
xuất và phân phối sản phẩm. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, đa thành phần
kinh tế, định hưóng XHCN, chức năng kinh tế của Nhà nước XHCN hướng tới các
nhiệm vụ sau:

36
- Tạo lập, bảo đảm môi trường lành mạnh để giải phóng các tiềm năng phát
triển kinh tế, xây dựng và bảo đảm các điều kiện chính trị, pháp luật, xã hội, tổ chức
ổn định cho sự phát triển của tất cả các thành phần kinh tế.
- Củng cố, phát triển các hình thức sở hữu trên cơ sở bảo đảm vai trò chủ đạo
của kinh tế nhà nước.
- Tạo các tiền đề cần thiết cho sự hội nhập của các thành phần kinh tế trong
nước vào thị trường khu vực và toàn cầu.
Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, chức năng kinh tế của Nhà nước hướng
tới các nội dung sau:
- Xây dựng chiến lược, chương trình, chính sách phát triển kinh tế định
hướng cho nền kinh tế quốc dân phát triển trong nền kinh tế thị trường.
- Xây dựng, thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ họp lý, bảo đảm sự lành
mạnh của nền tài chính quốc gia.
- Phát huy những mặt tích cực, ngăn ngừa và hạn chế những mặt tiêu cực của
nền kinh tế thị trường.
- Điều tiết những lợi ích giữa các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, đáp
úng yêu cầu phát triển bền vững, bảo đảm công bằng xã hội.
- Phưong pháp quản lý kinh tế chủ yếu là các biện pháp kinh tế và pháp luật.
Trong đó pháp luật phải trở thành chuẩn mực cho các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, làm cơ sở cho các tổ chức kinh tế và các cơ quan quản lý kinh tế của Nhà
nước hoạt động.
b. Chức năng xã hội
Nhà nước XHCN có nhiệm vụ quan trọng là giải quyết tốt những đòi hỏi, nhu
cầu xuất phát từ đời sống, hướng tới việc xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh, tất cả vì giá trị con người. Nền kinh tế thị trường được thiết lập trong các
nhà nước XHCN đã mang lại nhiều thành tựu nhưng cũng đã đặt ra nhiều vấn đề
như: văn hoá, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, việc làm... đòi hỏi phải giải quyết. Chính
vì vậy, một trong những chức năng quan trọng của Nhà nước XHCN là giải quyết
các nhiệm vụ mà xã hội đặt ra, hướng tới sự phát triển bền vững trong đó con người
là trung tâm.
Nội dung cơ bản của chức năng xã hội của Nhà nước XHCN có thể khái quát
ở các hướng chính sau:
- Nhà nước coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
- Nhà nước xác định khoa học - công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách bảo tồn văn hoá dân tộc, tiếp

37
thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của nhân loại.
- Nhà nước xây dựng, thực hiện chính sách chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
- Nhà nước tạo điều kiện để mỗi công dân đều có việc làm, khuyến khích mở
rộng sản xuất, thu hút sức lao động; tích cực trong việc giải quyết vấn đề thất
nghiệp...
- Nhà nước xây dựng chính sách thu nhập họp lý, điều tiết mức thu nhập giữa
những người có thu nhập cao sang những người có thu nhập thấp qua các chính sách
về thuế.
- Nhà nước xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm chăm lo đời sống vật
chất và tinh thần đối với những người có công, người về hưu, người già yếu cô đơn..
- Nhà nước chủ động tìm các biện pháp để giải quyết các tệ nạn xã hội như
ma tuý, mãi dâm...
c. Chức năng giữ vững an ninh - chính trị, bảo vệ trật tự an toàn xã hộỉ, bảo
vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân.
Đây là một trong nhũng chức năng quan trọng của Nhà nước XHCN trong tât
cả các giai đoạn phát triến.
Nội dung của chức năng này thể hiện ở nhũng mặt cơ bản sau:
- Nhà nước phải tăng cường sức mạnh về mọi mặt, sử dụng các hình thức và
phương pháp để giữ vũng sự ổn định chính trị, kiên quyết chống lại những ý đồ,
hành vi nhằm gây mất ổn định an ninh - chính trị của đất nước.
- Bảo vệ và bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân. Không ngùng
mở rộng việc ghi nhận các quyền con người thành các quyền công dân; xác lập cơ
chế pháp lý hữư hiệu nhằm bảo đảm cho các quyền tự do, dân chủ của công dân
được thực hiện trên thực tế; phát hiện nhanh chóng, xử lý kịp thời, nghiêm minh các
hành vi xâm phạm đến các quyền tự do, dân chủ của công dân.
- Bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN,
thiết lập trật tự pháp luật. Đe thực hiện điều này đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải
tích cực chủ động trong hoạt động của mình, nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng
pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật, kết họp sức mạnh của nhà
nước với sức mạnh của xã hội để ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt
là tội phạm.
Trong hoạt động đối ngoại, Nhà nước XHCN tập trung vào các chức năng
sau:
a. Chức năng bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Đây là một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước XHCN nhằm giữ
vững độc lập, chủ quyền của quốc gia, bảo đảm sự ổn định cho quốc gia. Để thực

38
hiện chức năng này các nhà nước XHCN đều tập trung xây dựng một quân đội chính
quy, hiện đại có đủ khả năng đối phó với các mưu đồ can thiệp bằng vũ trang từ bên
ngoài vào các nhà nước.
Nhà nước Việt Nam, để thực hiện tốt chức năng bảo vệ tổ quốc, bên cạnh việc
xây dựng quân đội chính quy, từng bước hiện đại, có khả năng chiến đấu cao còn xây
dựng một nền quốc phòng toàn dân, thực hiện chính sách giáo dục quốc phòng và an
ninh cho toàn dân, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, thực hiện chính sách hậu
phưong - quân đội.
b. Chức năng củng cổ, mở rộng quan hệ hữu nghị và họp tác với các nước
theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau
Mục đích của chức năng này nhằm mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo
điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xãy dụng CNXH và bảo vệ tổ quốc
XHCN, đồng thời góp phần vào việc thiết lập một thế giới dân chủ và tiến bộ.
Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp hiện nay, với sự phát
triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giói,
hoạt động đối ngoại của Nhà nước ngày càng trở nên đa dạng về hình thức, phong
phú về nội dung. Hiện nay Nhà nước ta thực hiện đưòng lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, thực hiện
hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng hóa về hình thức, từng
bước thích ứng với nguyên tắc và chuẩn mực thị trường toàn cầu.
1.2. Thị trường và chức năng của thị trường
1.2.1 Thị trường
Kinh tế hàng hoá là một hình thái tổ chức kinh tế, trong đó diễn ra quá trình
sản xuất và trao đổi hàng hoá. Môi trường hoạt động, phát triển và trao đổi hàng hoá
là thị trường, đây là nơi diễn ra sự tác động lẫn nhau giữa người tiêu dùng và người
sản xuất, mỗi bên theo đuổi những mục đích riêng của mình. Thị trường giống như
người môi giới đóng vai trò trung gian, thu xếp, điều hoà sở thích người tiêu dùng và
những hạn chế về kỹ thuật có trong tay người sản xuất. Thị trường là trung tâm, là
nơi liên hệ, tiếp xúc, so sánh giữa người bán với người mua, giữa những người sản
xuất (người bán) với nhau, giữa những người tiêu dùng với nhau
về mặt lý luận cũng như thực tiễn, khái niệm thị trường được hiểu với những
nội dung và phạm vi khác nhau. Theo cách hiểu thông thường, thị trường là một địa
điểm cụ thể diễn ra việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ v.v..., chang hạn như:
Một trụ sở, một cái chợ, một trung tâm thương mại... Theo hướng này khái niệm thị
trường còn được mở rộng thêm về mặt không gian địa lý. Thí dụ như: Thị trường

39
một địa phương, một vùng lãnh thổ, một quốc gia hay một khu vực quốc tế.
Thị trường là một phạm trù riêng của sản xuất hàng hoá. Thị trường ra đời
gắn liền với sản xuất hàng hóa. Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa, khái
niệm thị trường ngày càng trở lên phong phú, đa dạng. Khái niệm thị trường không
thể tách rời với phân công lao động. Theo Mác, hễ ở đâu và khi nào có phân công lao
động xã hội và có sản xuất hàng hóa thì ở đó và khi ấy cỏ thị trường. Thị trường
chẳng qua là sự biểu hiện của phân công lao động xã hội và do đó có thể phát triển
vô cùng tận.
Hoạt động cơ bản của thị trường được thể hiện qua ba nhân tố: Cung - Cầu -
Giá cả. Qua thị trường có thể hiểu được mối tương quan giữa cung và cầu tức là mức
độ thoả mãn nhu cầu thị trường về hàng hoá và dịch vụ, phạm vi quy mô của việc
thực hiện cung cầu dưới hình thức mua bán hàng hoá và dịch vụ trên thị trường. Thị
trường là nơi kiểm nghiệm giá trị của hàng hoá, dịch vụ và ngược lại hàng hoá, dịch
vụ phải đáp úng được nhu cầu của thị trường, do đó mọi yếu tố liên quan đến sản
xuất kinh doanh, dịch vụ đều phải tham gia vào thị trường.
Cũng có thể hiểu thị trường là một nhóm người tiêu dùng đang có nhu cầu và
mức mua chưa được đáp ứng và mong đợi thoả mãn. Cách hiểu này thiên về góc độ
của người mua, dung lượng thị trường lớn hay nhỏ là do người mua quyết định.
Còn có một cách hiểu nữa về thị trường, coi đó là khái niệm để chỉ lĩnh vực
lưu thông hàng hoá nói chung, ở đó người bán và người mua gặp nhau đế trao đổi,
mua bán hàng hoá. Theo hướng này, để nêu rõ sự vận động của thị trường, có thể coi
thị trường là một quá trình trong đó người mua và người bán từng loại hàng hoá tác
động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá cần trao đổi
Như vậy, trên góc độ tổng quát, thị trường lầ tổng thể các điều kiện chủ quan
và khách quan có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, cung ứng dịch vụ....
Quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, cung ứng dịch vụ... gắn liền với nhau, xâm
nhập vào nhau. Việc tiêu thụ được tính toán ngay từ khi bắt đầu sản xuất nên ở đây
không tách rời điều kiện sản xuất và tiêu thụ.
Có nhiều loại thị trường khác nhau. Hiện nay trong kinh doanh người ta dựa
vào nhiều tiêu thức khách nhau để chia thị trường. Mỗi cách phân loại có một ý
nghĩa quan trọng riêng đối với quá trình kinh doanh. Sau đây là một số cách phân
loại chủ yếu:
- Căn cứ vào quan hệ mua bán giữa các nước người ta chia ra thị trường dân
tộc và thị trường thế giới.
- Căn cứ vào mức độ xã hội hoá của thị trường người ta chia ra thị trường
thống nhất toàn quốc và thị trường khu vực.

40
- Căn cứ vào tích chất hàng hoá lưu thông trên thị trường ngưòi ta chia ra thị
trường tư liệu sản xuất và thị trường tư liệu tiêu dùng.
- Căn cứ vào vai trò của người mua người bán trên thị trưòng người ta chia ra
thị trường người bán và thị trường người mua.
- Căn cứ vào vai trò của từng khu vực thị trường trong hệ thống thị trường
người ta chia ra thị trường chính (hoặc thị trường trung tâm).
- Căn cứ vào số lưọng người mua và người bán trên thị trường người ta chia
ra thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh.
- Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh chia ra thị trường hàng hóa, thị trường dịch
vụ, thị trường sức lao động...
Cơ chế thị trường là quá trình tương tác lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế
trong việc hình thành giá cả, phân phối tài nguyên, xác định khối lượng và cơ cấu
sản xuất. Sự tương tác của các chủ thể tạo nên những điều kiện nhất định để nhà sản
xuất, với hành vi tối đa hóa lợi nhuận, sẽ căn cứ vào giá cả thị trường để quyết định
ba vấn đề: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai.
Theo lý thuyết kinh tế học phúc lợi thì cơ chế thị trường là cách thức tự động
phân bổ tối ưu-các nguồn lực của nền kinh tế. Đó là vì, mỗi nhà sản xuất đều căn cứ
vào giá cả thị trường để quyết định sản xuất bao nhiêu, sẽ không có sản xuất thừa,
cũng sẽ không có sản xuất thiếu. Phúc lợi kinh tế được đảm bảo do không có tổn thất
xã hội.
Tuy nhiên, để cơ chế thị trường thực hiện tốt được chức năng của mình, thì
các điều kiện sau đây phải được thỏa mãn: thị trường phải có cạnh tranh hoàn hảo,
thông tin đối xứng, không có các ảnh hưởng ngoại lai (ngoại úng), v.v... Nếu không,
cơ chế thị trưòng sẽ không thể phân bổ tối ưu các nguồn lực kinh tế. Khi đó có thất
bại thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa
giữa ngưòi sản xuất và người tiêu dùng được vận hành do sự điều tiết của quan hệ
cung-cầu.
Đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường là động lực lợi nhuận, nó chỉ huy
hoạt động của các chủ thể. Trong kinh tế thị trường, đặc điểm tự do lựa chọn hình
thức sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm: ‘lãi hưởng lỗ chịu’, chấp nhận cạnh
tranh, là những điều kiện hoạt động của cơ chế thị trường. Sự tuân theo cơ chế thị
trường là điều không thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp, nếu không sẽ bị
đào.thải.
Thị trường vận hành theo các quy luật như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu,
quy luật giá trị thặng dư, quy luật cạnh tranh.. .Trong các quy luật trên, quy luật giá

41
trị là quy luật cơ bản của sản xuất hàng hoá. Quy luật giá trị được biểu hiện thông
qua giá cả thị trường. Quy luật giá trị muốn biểu hiện yêu cầu của mình bằng giá cả
thị trường phải thông qua sự vận động của quy luật cung-cầu.
1.2.2. Các chức năng của thị trường
Chức năng của thị trường là những tác động khách quan vốn có bắt nguồn từ
bản chất của thị trường tới quá trình tái sản xuất và tới đời sống kinh tế xã hội. Trong
quá trình vận động sản phẩm xã hội từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng, thị trường đã
thực hiện các chức năng quan trọng sau:
- Chức năng thừa nhân'. Trong nền kinh tế thị trường hầu hết các sản phẩm
hàng hoá dịch vụ sản xuất ra đều được đem trao đổi buôn bán trên thị trường. Việc
hàng hoá bán ra được là nhờ chức năng thừa nhận của thị trường. Thị trường thừa
nhận chính là người mua chấp nhận mua hàng và do đó hàng hoá bán được và như
vậy có thể nói về cơ bản quá .trình tái sản xuất xã hội của hàng hoá đã hoàn thành.
Do đó, thị trường là nơi để các chủ thể kinh doanh thể hiện khả năng cạnh tranh của
mình và qua sự cạnh tranh , đó các chủ thế kinh doanh thấy rõ mình có thể đứng
vững hay thất bại. Và cũng nhìn vào đó các chủ thể sẽ quyết định được loại hàng hoá
mà mình sẽ kinh doanh. Nói cho cùng đây cũng là thể hiện chức năng thừa nhận của
thị trường thông qua tác động của các chủ thể kinh doanh.
- Chức năng thực hiện'. Thị trường chính là nơi diễn ra các hoạt động mua
bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Nói một cách khác, thị trường thực hiện hành vi
trao đổi hàng hoá, thực hiện cân bằng cung cầu của từng hàng hoá, thực hiện giá trị
hàng hoá thông qua giá cả, thực hiện việc trao đổi thông qua giá trị. Người bán cần
giá trị hàng hoá, người mua cần giá trị sử dụng của hàng hoá. Nhưng trình tự thì sự
thực hiện về giá trị chỉ xảy ra khi nào thực hiện được giá trị sử dụng, bởi vì hàng hoá
hoặc dịch vụ nào dù là được tạo ra với chi phí thấp nhưng không phù họp với nhu
cầu thị trường và xã hội thì cũng không thể tiêu thụ hoặc bán được. Như vậy, thông
qua chức năng thực hiện của thị trường, các hàng hoá và dịch vụ hình thành nên các
giá trị trao đổi của mình để làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực.
- Chức năng điều tiết'. Nhu cầu thị trường là động lực thúc đẩy quá trình sản
xuất. Thị trường là tập họp các hoạt động của quy luật kinh tế của thị trường. Nói
cách khác, thị trường có chức năng điều tiết khích thích sản xuất xã hội, chức năng
này của thị trường được thể hiện ở chỗ: Thông qua nhu cầu thị trường các doanh
nghiệp, các nhà sản xuất bằng nghệ thuật của mình lựa chọn được sản phẩm thích
họp để sản xuất, tìm được nơi tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ nhằm đạt được lọi nhuận
cao, đồng thời củng cố được địa vị của mình và tăng cường sức cạnh tranh. Hon nữa
sự điều tiết kích thích của thị trường còn được thể hiện ở chỗ: Thị trường chỉ thừa

42
nhận những sản phẩm có chi phí sản xuất thấp, chi phí lưu thông thấp hoặc ở mức
trung bình do vậy khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến sản xuất, giảm chi phí tới
mức thấp nhất.
Thông qua thị trường, người tiêu dùng hay người mua có thể lựa chọn hàng
hoá dịch vụ đáp ứng được nhiều nhất nhu cầu của mình và giá cả thấp nhất. Nói cách
khác, thị trường cho phép người tiêu dùng mua được những hàng hoá dịch vụ có lợi
nhất cho mình. Như vậy, thị trường vừa kích thích người sản xuất sử dụng họp lý các
nguồn lực của mình, vừa kích thích người tiêu dùng sử dụng có hiệu quả ngân sách
của mình.
- Chức năng thông tin: Thị trường thực hiện chức năng cung cấp thông tin về
nhu cầu thị trường, về thị trường, về tổng số cung cầu, thị hiếu khách hàng quan hệ
cung- cầu của tùng loại hàng hoá, dịch vụ, chất lượng sản phẩm, các điều kiện tìm
kiếm nguồn đầu vào, các đơn vị sản xuất và phân phối cho người mua và người bán.
Thông qua đó các doanh nghiệp có thể trả lời các câu hỏi về thị trường mục tiêu, về
dung lượng thị trường, thị trường cạnh tranh. Tóm lại thị trường cung cấp những
thông tin hết sức cần thiết đối với người sản xuất, người tiêu dùng để họ có thể đưa
ra những quyết định thích họp đem lại lợi ích hay hiệu quả cho mình.
2. Các lý thuyết kinh tế về quan hệ giữa Nhà nước và thị trường
2.1. Lý thuyết kinh tế thị trường tự do và các biến thể phát triển
Lý thuyết này chủ trương đề cao vai trò của thị trường, ủng hộ tự do kinh tế
và hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp của nhà nước, thậm chí nguồn gốc của lý
thuyết này là Lý thuyết kinh tế học cổ điển còn nhấn mạnh: Nhà nước không can
thiệp vào kinh tế. Lý thuyết kinh tế học cổ điển ra đời từ nửa cuối thế kỷ XVIII và
trở thành trường phái thống trị cho tới đầu thế kỷ XX với các đặi biểu chính:
A.Smith, J.B.Say, T.R.Malthus, J.S.Mill, D.Ricardo; trong đó tiêu biểu là A.Smith
(1723-1790) với thuyết “Bàn tay vô hình”.
Xuất phát từ nhân tố “con người kinh té” theo chủ nghĩa cá nhân, A.Smith cho
rằng con người bị chi phối bởi lợi ích cá nhân và trong khi chạy theo lợi ích đó, con
người đã bị một “bàn tay vô hình” buộc phải thực hiện thêm nhiệm vụ đáp úng lợi
ích của xã hội. Trong đó, lợi ích cá nhân là lợi ích xuất phát, lợi ích của xã hội là lợi
ích phụ thuộc, giữa chúng không có mâu thuẫn với nhau và lợi ích của xã hội sẽ
được phát triển trong quá trình lợi ích cá nhân được thỏa mãn. “Bàn tay vô hình”,
theo ông, là các quy luật kinh tế khách quan hoạt động tự phát, tự điều tiết trên thị
trường, chi phối hành động của con người và điều kiện cần thiết để cho chúng hoạt
động là nền kinh tế phải phát triển trên cơ sở tự do. Tự do kinh tế sẽ làm cho nhũng
lợi ích riêng, nguyện vọng riêng của người ta tự nhiên hơn và do đó sẽ buộc họ phải

43
phân chia tư bản trong xã hội bằng cách nào đó cho các công việc khác nhau để có
thể thống nhất với lợi ích của toàn xã hội. Từ đó, ông cho rằng, sự phát triển kinh tế
bình thường không cần có sự can thiệp của Nhà nước và Nhà nước không nên can
thiệp vào kinh tế, Nhà nước chỉ cần thực hiện tốt các chức năng quản lý cơ bản là
xây dựng thể chế pháp luật để giữ gìn trật tự kinh tế, bảo vệ quyền sở hữu tư bản và
bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, bảo vệ đất nước trước kẻ thù xâm lược. Ông chủ
trương tự do kỉnh doanh, rất tin tưởng ở thị trường và đưa ra nguyên lý “Nhà nước
không can thiệp”. Tuy nhiên, theo ông, Nhà nước đôi khi cũng có chức năng kiến tạo
kết cấu hạ tầng, từ đó có nhiệm vụ kinh tế quan trọng như xây dựng cầu cống, đưòng
sá,... mà bản thân các doanh nghiệp, nhà đầu tư tư nhân không đủ sức làm.
D.Ricardo (1772-1823) cho rằng Nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế,
đặc biệt là hoạt động của thị trường lao động và giúp đỡ người nghèo vì làm như vậy
là ngăn cản hoạt động của quy luật tự nhiên. Tuy ông đề cao vai trò của tự do thương
mại giữa các nước, nhất là tự do nhập khẩu và phủ nhận khủng hoảng kinh tế trong
chủ nghĩa tư bản nhưng ông cũng phải thừa nhận vai trò, chức năng quản lý của Nhà
nước thông qua việc điều tiết nền kinh tế bằng chính sách thuế.
J.B.Say (1766-1832) thì nhấn mạnh về một Nhà nước bảo đảm các chức năng
đặc quyền (quân đội; tư pháp, cảnh sát giữ gìn trật tự kinh tế thông qua việc xây
dựng và thực thi pháp luật về kinh tể) và tránh mọi sự can thiệp vào kinh tế nhằm
bảo vệ chế độ tự do mậu dịch. Ông chống lại chính sách bảo hộ bằng thuế quan của
Nhà nước, vì ông cho rằng nếu để tự do lưu thông hàng hóa sẽ không có khủng
hoảng kinh tế. Đặc biệt, ông không tán thành tạo lập các doanh nghiệp nhà nước mà
chủ trương tư nhân hóa nhũng doanh nghiệp đã quốc hữu hóa, nhưng cũng giống như
A.Smith, ông đề cao vai trò và chức năng quản lý của Nhà nước trong việc tạo môi
trường thuận lợi cho sự làm giàu, nhất là việc Nhà nước đứng ra thực hiện xây dựng
đường sá, cầu cống, kênh đào,...
Đến đầu thế kỷ XX, lý thuyết cổ điển mới ra đời vói những người sáng lập là
L.Walras, B.Clark, A.Marschall, A.Pigoư và những đại biểu này vẫn chủ trương tự
do kinh tế, nhưng trong nội dung lý thuyết của họ đã có ít nhiều sắc thái về tư tưỏng
Nhà nước can thiệp vào kinh tế. Thuyết “Cân bằng tổng quát” của L. Walras (1834-
1910) phản ánh sự phát triển tư tưởng “bàn tay vô hình” của A.Smith về tư tưởng tự
do kinh tế, nhưng ở đây ông cũng đề cập đến việc Nhà nước thực hiện chức năng
quản lý để can thiệp vào kinh tế nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm
bảo đảm ổn định giá, hạn chế đầu cơ, đưa ra giá hàng phù họp với các yếu tố đầu vào
cũng như tiền lương của người lao động. B.Clark (1847-1938) lại cho rằng Nhà nước
nên có vai trò và chức năng tích cực trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế, mở rộng sản

44
xuất thông qua việc xây dựng luật chống độc quyền, duy trì cạnh tranh tự do, tác
động tới sự trả lương hợp lý. Với A.Marschall (1842-1924), vai trò, chức năng quản
lý kinh tế của Nhà nước được thể hiện trong định hướng ngành, cơ cấu ngành thông
qua việc loại bỏ hay khuyến khích một ngành sản xuất bằng cách đánh thuế cao để
loại chúng ra khỏi nền kinh tế hay trợ cấp để chúng phát triển nhanh, mang lại hiệu
quả cho nền kinh té. Còn theo A.Pigou (1877-1959), đối với kinh tế, Nhà nước nên
can thiệp thông qua vai trò, chức năng quản lý của mình để có ưu tiên cho những
quyết định mang tính quyền lợi chung và Nhà nước phải tiến hành điều chỉnh nền
kinh tế một cách thích hợp từ sản xuất cho tới phân phối sản phẩm.
Cũng dựa trên tư tưởng tự do kinh tế của lý thuyết kinh tế học cổ điển, các lý
thuyết của chủ nghĩa tự do mới về kinh tế chủ yếu ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ
II như: lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội với đại biểu là Muller, Armack; lý
thuyết trọng tiền với các đại diện chính là M.Friedman, H.Simons; lý thuyết trọng
cung hiện đại với các đại biểu là A.Laffer, N.Ture;...
Phái Trọng tiền (còn gọi là phái Chicago) đại biểu chính là Milton Friedman
đã cổ vũ nhiệt tình cho một nền kinh tế thị trường tự do không có sự can thiệp của
Nhà nước. Theo phái Trọng tiền, sự can thiệp của Nhà nước thưòng phá vỡ nhũng
cân bằng tự nhiên của thị trường - do vậy có hại cho nền kinh tế... Milton Friedman
chủ trương để cho nền kinh tế thị trường tự do điều tiết, Nhà nước can thiệp chỉ làm
xấu thêm tình hình của thị trường, vì nếu thị trường có khuyết tật thì bản thân Nhà
nước cũng có khuyết tật của nó. Một số đại biểu khác thì khẳng định trong nền kinh
tế thị trường hiện đại, không thể bác bỏ Nhà nước, nhưng họ đòi. hỏi Nhà nước phải
điều tiết, điều chỉnh nền kinh tế theo những qui tắc có tính chuẩn mực đồng thời kiên
quyết phản đối cách điều tiết theo kiểu tuỳ húng của các chủ thể quản lý. Họ cho
rằng, đó là một khuynh hướng khó tránh khỏi, vì theo kinh nghiệm, khi ban hành các
quyết định quản lý, Nhà nước thường thiên về lợi ích của bản thân mình hơn là lợi
ích của dân

45
chúng. Chính vì vậy cần xác lập một hệ thống nguyên tắc của chính sách và những
nguyên tắc này phải mang tính khách quan, độc lập với ý muốn chủ quan tuỳ tiện của
Nhà nước. Trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách cơ bản và quan trọng
nhất chính là chính sách tiền tệ.
Phái Trọng cung thì cho rằng, nguyên nhân làm nền kinh tế Mỹ suy yếu cả ở
trong nước và cả trên thị trường quốc tế những năm 70 của thế kỷ XX nằm ngay
trong chính sách kinh tế của nhà nước Mỹ. M. Feldstein khẳng định “...việc Nhà
nước sử dụng sai chính sách tiền tệ - tín dụng đã làm toàn bộ nền sản xuất bất ổn
định và nạn lạm phát phát triển nhanh chóng” 3. Các nhà Trọng cung phủ nhận tính
hiệu quả của chính sách tài khoá và hiệu lực khuyếch đại vào sản lượng của “lý
thuyết số nhân” cùa J.M. Keynes. Họ đề cao một chính sách kinh tế giảm bớt sự can
thiệp trực tiếp của Nhà nước bằng cách kết họp giữa giảm thuế và bãi bỏ các qui định
hạn chế gây cản trở cho sức cung. Hon nữa, họ còn cho rằng Nhà nước cần phải từ
bỏ chính sách phân phối lại, vì “Nhà nước càng ra tay can thiệp để chữa trị bệnh
nghèo túng thì số người nghèo túng càng tăng lên”.
Phái Kinh tế vĩ mô mong đợi họp lý cũng cho rằng, đa số chính sách của Nhà
nước ít có tính hiệu quả, hoặc chỉ đạt hiệu quả ở mức rất thấp. Xuất phát từ giả định
trong nền kinh tế thị trường hiện đại, ứng xử kinh tế của mọi người đều dựa trên
những dự liệu họp lý, dân chúng có thể hiểu biết về tình trạng của nền kinh tế không
kém gì Nhà nước và các nhà kinh tế học chuyên nghiệp. Cùng với kinh nghiệm của
mình, dân chúng có thể dự liệu một cách họp lý nhũng tình huống kinh tế có thể xảy
ra trong tương lai gần, và từ đó sẽ điều chỉnh hoạt động kinh tế. Vì vậy, chính sách
kinh tế của Nhà nước chỉ có hiệu quả nhất định đối với mức sản lượng và việc làm
khi sự điều chỉnh này gây ra sự bất ngờ đối với dân chúng, khiến cho dân chúng hiểu
sai tình hình kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách điều tiết của Nhà nước
cũng chỉ là nhất thời vì trong điều kiện thiết chế tự do dân chủ được xác lập vũng
chắc, dân chúng hoàn toàn có thể chủ động trong việc tự điều chỉnh cách ứng xử, và
cách gây bất ngờ của Nhà nước ở những lần ra chính sách khác sẽ không có hiệu
quả.
Tựu chung lại, các phái của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ về cơ bản đều cho
rằng, chính sách can thiệp kinh tế của Nhà nước có hại nhiều hơn có lợi và nên giảm
thiểu sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế.

3 L. s. Economy in the translation peniod, Chicago Univesity Press,1980.


47
Cũng là một khuynh hướng của chủ nghĩa tự do mới, ở Đức, khuynh hướng
này có tên là Chủ nghĩa thị trường xã hội. Cách nhìn nhận của phái Kinh tế thị
trường xã hội về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế có sự khác biệt so với các
phái tự do mới của Mỹ. Trong nền kinh tế thị trường xã hội, các quá trình kinh tế - xã
hội vận hành trên nguyên tắc cạnh tranh có hiệu quả và phát huy cao độ tính chủ
động và sáng kiến của các cá nhân, do đó Nhà nước chỉ can thiệp vào nơi nào cạnh
tranh không có hiệu quả, ở nơi cần phải bảo vệ và thúc đẩy cạnh tranh có hiệu quả.
Nền kinh tế thị trường xã hội đòi hỏi Nhà nước phải mạnh. Song chỉ can thiệp với
mức độ và tốc độ cần thiết và phải dựa trên hai nguyên tắc hỗ trợ và tương họp. Neu
nguyên tắc hỗ trợ liên quan tới câu hỏi liệu Nhà nước có nên can thiệp hay không, thì
nguyên tắc tương hợp lại đề cập tói việc sự can thiệp đó nên được thực hiện như thế
nào. Nguyên tắc hỗ trợ xác định chức năng của Nhà nước phải khơi dậy và bảo vệ
các nhân tố của thị trường, ổn định hệ thống tài chính - tiền tệ, duy trì chế độ sở hữu
tư nhân và giữ gìn trật tự an ninh và công bằng xã hội. Nguyên tắc tương họp làm cơ
sở để Nhà nước hoạch định các chính sách kinh tế phù hợp với sự vận động của các
qui luật trong nền kinh tế thị trường đồng thời phải đảm bảo được các mục tiêu kinh
tế - xã hội của mình, trong đó bao gồm các chính sách: toàn dụng nhân lực, tăng
trưởng, chống chu kỳ, thương mại và chính sách đối với các ngành và các vùng lãnh
thổ.
Như vậy, trong nền kinh tế thị trường xã hội, Nhà nước phải đề ra những
chính sách kinh tế tích cực, tức là Nhà nước phải là người bảo vệ sở hữu tư nhân,
phải có trách nhiệm không đế cho các nguyên tắc cạnh tranh bị phá vỡ, phải đưa ra
những khuôn khổ và qui tắc, “luật chơi” trong cạnh tranh, đồng thời với việc tạo lập
những bộ máy kiểm soát thực hiện các luật chơi đó. Nhà nước có thể can thiệp tự do
- thông qua các chính sách tín dụng, tiền tệ, thuế... nhưng không được can thiệp vào
hoạt động kinh tế của bản thân các xí nghiệp, ngay cả những xí nghiệp nằm trong các
tập đoàn, các tổ chức có tính chất độc quyền.
Mặt khác, Nhà nước phải làm cho nền kinh tế thị trường càng ngày càng mang
tính xã hội, làm dịu các mâu thuẫn xã hội thông qua phân phối lại thu nhập quốc dân.
Theo hưóng đó, hệ thống thuế của Nhà nước là vô cùng quan trọng. Theo phái này,
tiêu chí cơ bản nhất đế đánh giá chính sách cũng như vai trò kinh tế của nhà Nước và
khu vực tư nhân trước sau vẫn là hiệu quả kinh tế. Cho nên khả năng giải quyết các
vấn đề xã hội của Nhà nước về căn bản phụ thuộc vào tính hiệu quả của nền kinh tế.
Khu vực tư nhân là chỗ dựa để Nhà nước có thể thực hiện những chính sách phúc lợi
xã hội, đặc biệt là đối với những lĩnh vực quan trọng có liên quan tới chất lượng của
nguồn nhân lực, hay việc cung ứng những dịch vụ bảo hiểm, kể cả trách nhiệm của

48
Nhà nước trong việc giải quyết những rủi ro kinh tế, rủi ro xã hội, trong đó có cả trợ
cấp đối với người thất nghiệp - theo hướng tăng tính xã hội của nền kinh té.
Với các quan điểm nêu trên, những đại biểu của học thuyết nền kinh té thị
trường xã hội ở Đức đã đưa Nhà nước lên tầm cao hon hẳn chủ nghĩa tự do cũ. Trong
mô hình nền kinh tế thị trường xã hội, về nguyên tắc, nguyên lý Nhà nước tối thiểu
vẫn có giá trị với việc duy trì hiệu năng và tạo ra những cân bằng xã hội bên ngoài
nền lảnh tế; trong nền kinh tế đó mọi hoạt động của Nhà nước phải chịu sự kiểm soát
của các công cụ pháp lý, đồng thời Nhà nước phải đưa ra được các chính sách thống
nhất, không đối đầu, không đi ngược lại thị trường nhưng có trách nhiệm sửa chữa
được các sai lệch thị trường và đảm bảo không thay thế các sai lệch thị trường bằng
các sai lệch của nhà nước.
Tiêu biểu của sự vận dụng các lý thuyết trên trong xử lý quan hệ Nhà nước -
thị trường là mô hình kinh tế thị trưòng của Mỹ, Anh, ổx-trây-li- a.. .Trong mô hình
kinh tế thị trường này, các mối quan hệ kinh tế đều được giải quyết thông qua thị
trường là chính, còn sự can thiệp của Nhà nước chủ yếu hướng đến tạo môi trường
cho tăng trưởng4. Do đó, mọi sự bất cập và thất bại của nền kinh tế đều do nguyên
nhân chủ yếu từ sự trục trặc hay sự phát triển thiếu đồng bộ của thị trường. Thị
trưòng lao động có tính linh hoạt cao và các luật lệ về thị trường lao động đều thiên
về bảo hộ người chủ tư bản hơn là người lao động làm thuê. Điều này dẫn đến tình
trạng bất bình đẳng về thu nhập gia tăng. Theo Ngân hàng dự trữ Liên bang Mỹ
(FED), thu nhập của nhóm 1% nhũng người giàu nhất nước Mỹ chiếm 23,8% tổng
thu nhập của toàn nước này trong khi nhóm 90% thu nhập kém nhất chiếm 49,7%.
Nhóm 1% những người giàu nhất nước Mỹ hiện sở hữu 38,6% tổng tài sản cá nhân,
tăng 2,3% từ năm 2013; trong khi đó giá trị tài sản cá nhân 99% số người Mỹ còn lại
đều giảm5. Nen kinh té thị trường tự do ỏ' Mỹ làm giảm sự gắn kết xã hội, đồng thời
với sự nới lỏng kiểm soát thị trường tài chính đã gây nên sự bất ổn kinh tế vĩ mô dẫn

4.Tổng thống Mỹ Rigân: “Sự thịnh vượng và phát triển kinh tế sẽ không thể có nếu thiếu tự do kinh tế và
không thể bảo vệ tự do cá nhân và chính trị của chúng ta nếu thiếu tự do kinh tế”. Theo ƯSICA, Official text,
President Reagan’s Speech to World Bank/IMF, 30/09/1981
5. Theo ANTD, ngày 29/6/2018

49
đến hệ quả khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ sau Đại suy thoái kinh tế 1929 -
1933, xảy ra từ cuối năm 2007. Chính cuộc khủng hoảng này cũng đã đặt ra tranh
luận tại Mỹ rằng Nhà nước cần có vai trò lớn hơn để giải quyết các vấn đề kinh tế 5.
2.2. Lý thuyết kinh tế thị trường có điều tiết và các biến thể phát triển
Đây là lý thuyết điển hình về nền lảnh tế có sự can thiệp mạnh của Nhà nước
do J.M.ICeynes (1884-1946) đề ra. Theo đó, ông phê phán kịch liệt chính sách tự do
kinh tế của chủ nghĩa bảo thủ dựa trên thuyết “bàn tay vô hình” của A. Smith, thuyết
“cân bằng tổng quát” của L.Walras và cho rằng chúng không thể bảo đảm cho nền
kinh tế phát triển lành mạnh. Qua đây, ông khẳng định vai trò to lớn của Nhà nước
trong nền kinh tế và nhấn mạnh thị trường không thể khắc phục được khủng hoảng
kinh tế cũng như giải quyết được nạn thất nghiệp, nhất là trong bối cảnh phát triển
nhanh chóng của lực lượng sản xuất. Vai trò, chức năng quản lý kinh tể đó của Nhà
nước, theo ông, được thể hiện tập trung ở việc điều chỉnh tổng cầu. ông đưa ra khái
niệm “tổng cầu hũu hiệu” được cấu thành bởi cầu tiêu dùng và cầu đầu tư. cầu tiêu
dùng phụ thuộc vào thu nhập và tiết kiệm còn cầu đầu tư lại phụ thuộc vào nhũng dự
báo của các nhà kinh doanh về tiêu dùng trong xã hội. Theo ông, để khắc phục nhũng
mâu thuẫn trong quá trình tái sản xuất, đảm bảo cho sự cân bằng kinh tể và ngăn
chặn các cuộc khủng hoảng lãnh tế, nạn thất nghiệp xảy ra, thì không thể dựa vào cơ
chế thị trường tự điều tiết mà CNTB phải có sự giúp sức của “bàn tay nhà nước”, còn
gọi là “bàn tay hũu hình”, trong vai trò, chức năng quản lý kinh tế thông qua việc sử
dụng ngân sách nhà nước để kích thích đầu tư tư nhân và bản thân Nhà nước cần chủ
động đầu tư. Ông cho rằng Nhà nước cần can thiệp mạnh vào kinh tế, bằng cách:
tăng thêm những đơn đặt hàng đối với các doanh nghiệp trong việc xây dựng kết cấu
hạ tầng, sản xuất hàng tiêu dùng,... và ông coi đây là biện pháp chủ động để tăng cầu
về tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, sức lao động cũng như tăng số lượng việc làm;
sử dụng ngân sách nhà nước đế bảo đảm hiệu quả ở mức có lợi cho các doanh
nghiệp, giúp họ yên tâm đầu tư và áp dụng những biện pháp như giảm lãi suất, giảm
thuế, thực hiện tín dụng ưu đãi với các doanh nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư;
thực hiện “lạm phát có mức độ”, còn gọi là “lạm phát lành mạnh”, đế kích thích thị
trường thông qua việc in thêm tiền giấy và tăng thêm số lượng tiền tệ vào lĩnh vực
lưu thông; dùng các biện pháp nhằm tăng thu cho ngân sách như phát hành công trái
nhà nước, tăng thuế để điều tiết kinh tế. Trong lý thuyết đề cao vai trò của Nhà nước
can thiệp vào kinh tế của mình, J.M.Keynes đặc biệt nhấn mạnh đầu tư nhà nước có
quy mô lớn để sử dụng tư bản nhàn rỗi, lao động thất nghiệp cũng như các chính
sách tài chính, tín dụng, tiền tệ, thuế và ông coi đây là những công cụ kinh tế vĩ mô
rất quan trọng của nhà nước để điều tiết có hiệu quả nền kinh tế.
5
. Xem thêm về kinh nghiệm xù' lý quan hệ Nhà nước và thị trường trong chưong 2
50 ’
Trong một thời gian dài, lý thuyết của J.M.Keynes đã giữ vị trí thống trị và
được vận dụng ở hầu hết các nước tư bản phát triển. Dựa trên cơ sở lý thuyết của
ông, đã có những biến thể mới, đó là trường phái Keynes mới đã ra đời và phát triển
với những xu hướng vận dụng mới. Cũng đề cao vai trò, chức năng quản lý kinh tế
của Nhà nước, nhung trường phái Keynes mới ở Pháp coi trọng công cụ kế hoạch
của Nhà nước trong việc điều chỉnh kinh tế, bảo đảm nhịp độ kinh tế phát triển thích
họp và dễ dàng thay đổi được cơ cấu nền kinh tế quốc dân khi có nhu cầu đặt ra. Họ
cho rằng kế hoạch hóa là việc Nhà nước điều chỉnh tổng họp các hoạt động của
doanh nghiệp trong nền kinh tế và là kế hoạch hóa mang tính chỉ dẫn chứ không phải
là kế hoạch hóa mệnh lệnh mang tính pháp lệnh tập trung quan liêu. Trong lchi đó, ở
Mỹ, trường phái này lại đề cao chính sách tài chính của Nhà nước, đánh giá cao vai
trò của chi phí nhà nước, coi ngân sách nhà nước là công cụ chủ yếu để can thiệp vào
kinh tế và tích cực ủng hộ việc Nhà nước sử dụng các phương tiện như đơn đặt hàng
lớn, hệ thống mua để khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển. Đặc biệt, họ nhấn
mạnh vai trò, chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước trong thời kỳ khủng hoảng
kinh tế được thể hiện qua việc nhà nước tăng chi phí để bù đắp cho sự giảm sút của
chi phí tư nhân.
Sau đó một số lý thuyết hiện đại khác đã xuất hiện như lý thuyết thể chế, lý
thuyết điều tiết...Các biến thể này cũng tán thành với tư tưởng lý thuyết của
J.M.Keynes là Nhà nước can thiệp vào kinh tể, nhưng là can thiệp một cách thích
họp, có mức độ.
Lý thuyết điều tiết, xuất hiện lần đầu tiên ở Pháp vào những năm 70 của thế
kỷ XX, cho rằng Nhà nước không đơn giản là công cụ thống trị giai cấp mà cơ bản là
hệ thống những thỏa hiệp nhằm đạt được sự đồng thuận xã hội và được thể chế hóa
dưới hình thức luật. Theo lý thuyết này, một cách thức chủ yếu mà Nhà nước quản lý
và tác động đến nền kinh tế là pháp luật và các quy tắc do Nhà nước đề ra; nhưng
mặt khác, Nhà nước cần can thiệp thích họp, gián tiếp thông qua việc định ra đường
lối phát triển, khung pháp luật cũng như tạo môi trường, thể chế cho các cá nhân,
doanh nghiệp đi đúng hướng chứ Nhà nước không làm thay thị trường.
Kinh tế học thể chế (institutional economics) bao hàm mối quan hệ hai chiều
giữa kinh tế học và các thể chế. Nó quan tâm đến ảnh hưởng của các thể chế đến nền
kinh tế cũng như quá trình phát triển của các thể chế trước những trải nghiệm về kinh
tế. Nguyên lý chủ đạo của kinh tế học thể chế này là ở chỗ: nền kinh tế hiện đại là
một hệ thống tiến hoá phức họp mà mức độ hiệu quả của nó trong việc đáp úng
những mục đích vốn đa dạng và không ngừng thay đổi của con người lại phụ thuộc
vào các quy tắc giúp hạn chế cách úng xử khả dĩ cơ hội chủ nghĩa của họ (nhũng quy

51
tắc này là ‘thể chế’). Các thể chế bảo vệ phạm vi tự do cá nhân, giúp tránh hoặc giảm
mâu thuẫn, đồng thời nâng cao sự phân công lao động (division of labour) và phân
hữu tri thức (division of knowledge), qua đó thúc đẩy thịnh vượng. Quả thực, các
quy tắc điều chỉnh sự tưong tác của con người lại đóng vai trò quyết định đổi với
tăng trưởng kinh tế đến mức ngay chính sự tồn tại và phồn vinh của nhân loại, mà
dân số chắc chắn sẽ còn tăng trong tương lai, cũng phụ thuộc vào những thể chế
đúng đắn cùng các giá trị con người cơ bản vốn tạo nền tảng cho chúng. Kinh tế học
thể chế khác biệt rất lớn so với kinh tế học tân cổ điển hiện đại (modem neoclassical
economics), vốn dựa trên nhũng giả thuyết hẹp về tính duy lý (rationality) và tri thức
đồng thời ngầm giả định về một khung khổ thể chế cố định. Kinh tế học thể chế có
mối liên hệ quan trọng với luật học (jurisprudence), chính trị học (politics), xã hội
học (sociology), nhân chủng học (anthropology), lịch sử (history), khoa học tổ chức
(organisation science), quản lý (management) và đạo đức học (moral philosophy).
Chủ nghĩa thể chế hình thành và phát triển phổ biến ở Mỹ giữa thế kỷ XX với ba
khuynh hướng cơ bản: khuynh hướng tâm lý học - xã hội, khuynh hướng luật pháp -
xã hội và khuynh hướng thống kê. Đây là trào lưu cho rằng động lực của sự phát
triển xã hội là các thể chế. Thể chế là các thiết chế như gia đình, Nhà nước, tổ chức
độc quyền, nghiệp đoàn... hoặc có thể là thói quen, tập tục, truyền thống, luân lý, luật
pháp... Trong lý luận kinh tế của mình, những người theo chủ nghĩa thể chế phê phán
tư tưởng tự do và cách tiếp cận nền kinh tế theo kiểu vi mô của tân cổ điển, ủng hộ
sự can thiệp của nhà nước trong quản lý nền sản xuất. Chẳng hạn, Wesley Mitchell
quan niệm rằng, sự tiến hóa của các thể chế, đặc biệt là thể chế nhà nước là động lực
phát triển của xã hội hiện

52
đại, sự can thiệp của thể chế nhà nước vào kinh tế là phương tiện tốt nhất để giải
quyết những mâu thuẫn của CNTB. Họ đưa ra khẩu hiệu “kiểm tra về mặt xã hội,”
tuyên truyền cho việc tổ chức điểu chỉnh nền kinh tế trong điều kiện của CNTB độc
quyền nhà nước. Họ đặt ra vấn đề luật pháp cho quá trình quản lý nền sản xuất tư
bản, phủ định tác động của cơ chế thiết lập tự động sự cân bằng trong nền kinh tế
của học thuyết “kinh doanh tự do.” Tụu chung lại, chủ nghĩa thể chế đặt vấn đề cần
có sự can thiệp của Nhà nước vào đời sống kinh tế.
Kinh tế học Phái tả cũng là trường phái phê phán gay gắt các lý thuyết kinh tế
của chủ nghĩa tự do mới. J.K. Galbraith (6), một đại biểu điển hình của kinh tế học
Phái tả cho rằng, sự phát triển của kinh tế thị trường dẫn đến nhiều tệ nạn như ô
nhiễm môi trường, hư hỏng kết cấu kinh tế hạ tầng, phân hóa xã hội sâu sắc, lãng phí
tài nguyên... Từ đó, kinh tế học Phái tả chủ trương dùng kế hoạch hóa thay thế thị
trường để kinh doanh hàng hỏa. Trong lý thuyết nổi tiếng của kinh tế học Phái tả về
“xã hội công nghiệp mới,” họ khẳng định việc phát triển kỹ thuật tất yếu dẫn đến kế
hoạch hóa. Kỹ thuật hiện đại cũng đòi hỏi tăng cường vai trò của Nhà nước hiện đại,
trong đó có vai trò kinh tế của Nhà nước. Giữa Nhà nước và hệ thống công nghiệp
mới diễn ra mối quan hệ ràng buộc. Ranh giới giữa Nhà nước với hãng tư nhân
không tồn tại. Ranh giới đó trở nên rất khó phân biệt và thậm chí chỉ còn là sự quy
ước. CNTB trở thành “xã hội công nghiệp,” xã hội đó về nguyên tắc khác hẳn so với
CNTB trước đây.
Xu hướng kinh tế chỉnh trị học cấp tiến ở Mỹ nhũng năm 70 của thế kỷ XX
cũng phê phán tính chất vô chính phủ của thị trường, phê phán các chính sách kinh
tế vĩ mô hiện đại. Họ chủ trương xây dựng chế độ tư hữu lớn và kế hoạch hóa dân
chủ nền kinh tế. Kinh tế chính trị học cấp tiến cho rằng, Nhà nước tư sản có hai chức
năng: một là, thực hiện tích lũy tư bản, duy trì nhịp độ ổn định tăng trưởng kinh tể;
hai là, tạo ra sự bình đẳng cho mọi thành viên trong xã hội. Chức năng thứ nhất được
thực hiện bằng việc Nhà nước đầu tư “tư bản xã hội” vào các ngành thuộc lĩnh vực
hạ tầng và khoa học công nghệ, giúp các công ty cổ phần nâng cao tỷ suất lợi nhuận
và khối lưọng lợi nhuận của mình. Chức năng thứ hai được thực hiện thông qua các
“chi phí xã hội” như trợ cấp thất nghiệp, chi viện cho các quỹ bảo hiểm của các tổ
chức công đoàn về ốm đau, thưong tật và tuổi già... Để thực hiện được các chức
năng này, phải kiểm

6 J.K. Galbraith (1908 - 2006) nhà kinh tế học Phái tà của


trường đại học Harvard. 53
soát tiền lương, giá cả, thực hiện chính sách thuế hợp lý, từ đó nhà nước đảm bảo
được sự ổn định xã hội.
Lý thuyết về nền “Kinh tế thương lượng“ ra đời vào những năm 80 của thế kỷ
XX. Khái niệm nền “Kinh tế thương lượng“ biểu thị một cơ chế kinh tế - xã hội mà
ở đó phần lớn sự phân bổ các nguồn lực là dựa vào các cuộc thương lượng. Thương
lượng, do vậy, là công cụ để tìm kiếm các giải pháp trong phân bổ nguồn lực và
trong phát triển; thương lượng giúp tìm được tiếng nói chung và đồng thời là kỹ
thuật thông qua các quyết định; xây dựng các mối quan hệ và được thỏa hiệp trong
phát triển.
Các mô hình xử lý quan hệ Nhà nước và thị trường tiêu biểu theo lý thuyết
này là mô hình Pháp, Thụy Điển và các nước Bắc Âu khác. Việc xử lý mối quan hệ
Nhà nước - thị trường đã đạt được nhũng kết quả tích cực, tạo tăng trưởng và phúc
lợi cao cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh thành công, mô hình này cũng đã và
đang gặp phải nhũng thách thức lớn. Đối với Thụy Điển, do việc giữ mức phúc lợi
xã hội cao cho người dân trên cơ sở mức thuế cao dần trở thành gánh nặng cho chi
tiêu nhà nước, ngân sách thiếu hụt. Mức chi cho phúc lợi xã hội chiến tới gần 1/3
GNP; động lực thúc đẩy tăng trưởng giảm sút, năng suất lao động và khả năng cạnh
tranh của sản phẩm công nghiệp giảm, lạm phát cao. Do đó, từ giữa nhũng năm 70
(thế kỷ XX) nền kinh tế ngày càng trở nên trì trệ. Đe khắc phục, buộc Nhà nước phải
điều chỉnh theo hướng giảm lạm phát, giảm thuế thu nhập từ 72% xuống còn 50%,
tăng thuế gián thu, cắt giảm bớt các khoản trợ cấp phúc lợi và tư nhân hóa trong các
lĩnh vực dịch vụ. về thực chất chính là điều chỉnh xử lý quan hệ Nhà nước-thị trường
họp lý hơn.
Đối với mô hình Pháp, Nhà nước cũng có vai trò điều tiết mạnh mẽ vào phát
triển kinh tế, chú trọng tính thương lượng giữa các tác nhân trong nền kinh tế và vai
trò bảo đảm xã hội của Nhà nước, thậm chí mức độ, vai trò kinh tế Nhà nước Pháp
còn mạnh hơn so với vai trò kinh tế Nhà nước Thụy Điển và Đức 7. Tuy nhiên trước
sự thay đổi của môi trường toàn cầu hóa và gánh nặng tài chính do chủ trương Nhà
nước thực hiện bảo đảm xã hội, đã buộc Nhà nước phải điều chỉnh, định hướng lại
hoạt động điều tiết của mình, trong đó mở rộng cho khu vực tư nhân và gia tăng vai
trò của xã hội...thực chất hướng cải cách hiện nay của Pháp là tăng cường hơn tính
thị trường trong nền kinh tế.
2.3. Lý thuyết về nền lành tế thỉ trường hỗn họp và sự phát triển

7. Xem thêm: TS. Chu Đức Dũng: Vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế: kinh nghiệm Pháp, NXB ICHXH,
H.2002
54
Quan điểm về nền kinh tế hỗn hợp đã có từ cuối thế kỷ XIX và được
P.A.Samuelson nâng lên thành tư tưỏng chủ yếu trong “kinh tế học” của mình với chủ
trương muốn phát triển kinh tế phải dựa vào cả “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu hình”
là thị trường và Nhà nước. Ông nhấn mạnh, để điều hành một nền kinh tế mà không có
Nhà nước hoặc không có thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay.
Theo ông, đặc điểm kinh tế cơ bản cần nắm vững để giúp nền kinh tế tăng trưởng
và phát triển lành mạnh là thị trường cần được kiểm soát thông qua sự chỉ huy vô hình
của các quy luật kinh tế thị trường, còn Nhà nước nên có chức năng quản lý kinh tế là
kiểm soát thị trường bằng các mệnh lệnh điều tiết, các kích thích tài chính. Ông đã chỉ ra
lợi nhuận là động lực chi phối hoạt động của người kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường và kinh tế thị trưòng phải được hoạt động trong môi trường cạnh tranh do các quy
luật khách quan chi phối, nhưng bản thân kinh tế thị trường đôi khi cũng thất bại, bất lực
do nhũng nguyên nhân như: tình trạng độc quyền; những tác động từ bên ngoài như ô
nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, chất thải và chất phóng xạ gây nguy hiểm; lạm
phát và thất nghiệp; phân phối thu nhập không công bằng,... Do đó, để khắc phục khuyết
tật của kinh tế thị trưòng cần phải có bàn tay quản lý của Nhà nước.
Vai trò, chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là
thiết lập khuôn khổ pháp luật, thúc đẩy thị trường hoạt động có hiệu quả, đảm bảo sự
công bằng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Ở đây, ông đặc biệt đề cao Nhà nước trong vai trò, chức năng là đề ra pháp luật và
điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, nhất là luật chống độc quyền để nâng cao tính cạnh
tranh, ngăn chặn nhũng tác động tiêu cực từ bên ngoài, đảm bảo cho thị trường hoạt động
có hiệu quả.
Nhà nước cần can thiệp vào kinh tế, chủ yếu bằng pháp luật, để hạn chế độc quyền
và những tác động bên ngoài, giúp thị trường tiến tới có đủ sức cạnh tranh hoàn hảo. Mặt
khác, Nhà nước phải thực hiện chức năng đảm nhiệm sản xuất hàng hóa công cộng có ý
nghĩa quan trọng đối với quốc gia nhưng tư nhân thường không muốn sản xuất, vì không
có hoặc chậm thu được lợi nhuận.
Thực hiện chức năng đảm bảo sự công bằng, theo ông, Nhà nước cần phải có
những chính sách phân phối lại thu nhập, đặc biệt là chính sách thuế, để tạo ra sự công
bằng trong xã hội, bởi vì sự phân hóa giàu nghèo, không công bằng, bất bình đẳng được
sinh ra từ thị trường là một tất yếu. Những chính sách mà Nhà nước thường sử dụng là:
thuế lũy tiến áp dụng cho thuế thu nhập và thuế thừa kế, hệ thống hỗ trợ thu nhập giúp
người không có khả năng lao động, bảo hiểm thất nghiệp cho người không có việc làm,

55
trợ cấp tiêu dùng cho nhóm người có thu nhập thấp,...
về chức năng ổn định kinh tế vĩ mô, ông đánh giá cao sự đóng góp trí tuệ của
J.M.Keynes trong việc phân tích, chỉ ra cách sử dụng đúng đắn quyền lực về tài chính (đánh
thuế và chi tiêu) và quyền lực về tiền tệ (điều tiết về tiền tệ và hệ thống ngân hàng để xác
định mức lãi suất và điều kiện tín dụng) của Nhà nước có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
ổn định của nền kinh tế thông qua ổn định sản lượng hàng hóa, giá cả, việc làm và lạm phát.
Trong lý thuyết của P.A.Samuelson về thất nghiệp và lạm phát, bàn tay quản lý kinh tế
của Nhà nưởc cũng được thể hiện rất rõ qua các biện pháp: cải thiện dịch vụ thị trường lao
động, đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho người lao động, tạo ra nhiều việc làm công cộng, kiểm
soát tiền lương, Idem soát giá cả, sử dụng quy luật của thị trường và chính sách kinh tế mềm
dẻo để hạn chế tăng giá nhằm giữ cho lạm phát ở mức vừa phải. Còn trong lý thuyết tăng
trưởng và phát triển kinh tế, hàm ý của ông về vai trò, chức năng của Nhà nước ở các nước
đang phát triển có ý nghĩa rất lớn. Chính nhà nước là người phối hợp các ưu thế của quốc gia
cũng như khắc phục hạn chế của nó về tài nguyên thiên nhiên, con người, vốn, kỹ thuật, công
nghệ để tổng hợp thành những véc-tơ cùng chiều tạo nên sức mạnh kinh tế thông qua các
chính sách như mở cửa, tạo lập và thúc đẩy thị trường xuất khẩu phát triển nhanh, xây dựng
nền công nghiệp có hiệu quả kinh tế theo quy mô lớn.
Với Lý thuyết về nền kinh tế hỗn họp được trình bày trong “Kinh tế học”,
P.A.Samuelson đã nêu lên tính cần thiết của cả thị trường và Nhà nước trong sự / < phát triển
kinh tế. Thị trường xác định và trả lời cụ thể những câu hỏi: sản xuất cái gì, như thế nào, cho
ai. Trong khi đó, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế là điều tiết thị trường bằng
các công cụ, chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là bằng pháp luật.
Các nền kinh tế thị trường trên thế giới hiện nay đều phát triển theo xu hướng hỗn
họp, ngày cả các nền kinh tế Mỹ, Đức hay Nhật...Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò thông
tin ngày càng được chú ý, và đã có những lý thuyết nhấn mạnh đến thông tin trong quá trình
ra quyết định của Nhà nước cũng như các chủ thể khác trên thị trường. Có thể nêu cụ thể như:
Lý thuyết kinh tế học thông tin, Joseph Stigliz và Michael Spence đã đoạt giải
Nobel Kinh tế vào năm 2001 về những nghiên cứu lý thuyết bất đối xứng thông tin. Cho
đến nay, lý thuyết này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như bảo hiểm, tài
chính, quản lý công...Lý thuyết này dựa vào nguyên tắc về tính không hoàn hảo của
thông tin (information imperfection) và bất cân xứng về thông tin (Asymmetric
Information) giữa người cung cấp và người sử dụng sản phẩm dịch vụ; lý thuyết này có
ưu điểm là thông tin cảm nhận về chất lượng dịch vụ được phản hồi kịp thời và người
cung cấp kịp thời điều chỉnh để nâng cao chất lượng dịch vụ.
Tính bất cân xứng thông tin có thể do nhà cung cấp cố tình hoặc vô tình tạo ra.
Trong trường hợp cố tình, nhà cung cấp dịch vụ thường thể hiện qua việc lừa dối năng
lực thực tế và lừa dối khách hàng. Lừa dối năng lực thể hiện qua việc nhà cụng cấp

56
không đủ khả năng để cung cấp được chất lượng dịch vụ mà họ đã cam kết với khách
hàng. Chẳng hạn, trong đào tạo có một số trường khuếch trương đánh bóng cho chương
trình giáo dục, nào là sinh viên được đào tạo chất lượng cao, với chương trình chuẩn và
sẽ được học tập trong môi trường đầy đủ tiện nghi; sau khi học xong có việc làm ngay,
đảm nhận nhiều vị trí khác nhau trong doanh nghiệp... nhung đó chỉ là những lời quảng
bá hoa mỹ thực tế không đúng như vậy.
Trong trường họp vô tình, thông thường nhà cung cấp dịch vụ nắm rất rõ về chất
lượng của dịch vụ mà họ cung cấp hơn là khách hàng sử dụng dịch vụ đó vì một lý do là
khách hàng thường không được cung cấp đầy đủ thông tin về chất lượng của nhà cung
cấp, điều này dẫn đến tình trạng khách hàng khó phân định trong việc lựa chọn nhà cung
cấp dịch vụ nào là tốt nhất, trong khi nhà cung cấp dịch vụ phải đưong đầu với việc làm
sao cho khách hàng hiểu rõ và phân biệt được dịch vụ của mình với những dịch vụ có
chất lưọng kém hơn, đây chính là hiện tượng bất cân xứng về thông tin. Để bù đắp vào sự
bất cân xứng này, nhà cung cấp dịch vụ thường sử dụng các tín hiệu marketing như thông
qua các phương tiện tuyền thông để làm rõ thuộc tính của dịch vụ, giá cả, bảo trì...
chuyển tải đến khách hàng để minh chứng cho khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng
của mình và để định vị thương hiệu dịch vụ của mình so với thưong hiệu cạnh tranh, nhờ
đó tạo được lòng trung thành khách hàng, giúp khách hàng phân định được chất lượng
dịch vụ của mình so vói chất lượng dịch vụ kém hơn.

Mặt khác việc khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ thường rất khó khăn, điều này thể hiện
tính không hoàn hảo.
Lý thuyết hợp lý hạn chế, sự hợp lý hạn chế (bounded rationality) là một khái niệm
được hiểu trong khuôn khổ của lý thuyết trò chơi. Tính họp lý của một cá nhân phụ thuộc vào
giới hạn của thông tin mà anh ta có, giới hạn của kinh nghiệm và nhận thức, giới hạn về thời
gian của việc đưa ra quyết định. Vì người ra quyết định thiếu khả năng và nguồn lực để tìm
đến các giải pháp tối ưu, nên thay vào đó họ sẽ áp dụng tính hợp lý sau khi đơn giản hóa các
lựa chọn có sẵn. Như vậy, người ra quyết định sẽ là một người tạo ra sự thỏa mãn, vì anh ta
đã tìm những giải pháp thỏa mãn hơn là giải pháp tối ưu. Tóm lại, giải pháp tối ưu không khả
thi nên thiên hạ tìm tới những cái cảm tính hơn. Tối ưu, do đó, trở thành một khái niệm lý
thuyết nhiều hơn thực tế. Khái niệm về sự họp lý hạn chế do Herbert Simon đặt nền tảng.
Simon cho rằng con người ta chỉ phần nào đó là họp lý, phần còn lại bị chi phối bởi cảm xúc
và nhũng cái không họp lý. Giới hạn của sự họp lý được trải nghiệm khi đối diện với nhũng
vấn đề phức tạp và khi xử lý thông tin. Các mô hình về tính hợp lý cổ điển nên hướng nhũng
chiều thực tế hơn, gồm: giới hạn các loại hàm thỏa dụng, nhận diện chi phí cho việc tập họp

57
và xử lý thông tin, khả năng có một hàm thỏa dụng đa giá trị. Simon đề nghị các nhà kinh tế
học nên đi theo chủ nghĩa kinh nghiệm hơn là các mô hình tối ưu thuần túy, vì tính phức tạp
của vấn đề, vì không có khả năng tính toán độ hữu dụng kỳ vọng, và vì các hoạt động kinh tế
đòi hỏi phải ra những quyết định (bất kể có hợp lý hay không)
Trường phái Kinh tế học thể chế mới (New institutional economic) là một trào lưu
kinh tế học hiện đại có đối tượng nghiên cứu là những quy ước xã hội, những quy định pháp
lý ảnh hưởng đến hành vi của chủ thể kinh tế và có phưong pháp nghiên cúư là mô hình hóa
các hành vi kinh tế duy lý của chủ thể kinh tế trong môi trường đầy rủi ro không xác định
được. Người khởi xướng trào lưu này là Ronald Coase (giải Nobel kinh tế học năm 1991), và
nhũng học giả kinh tế nổi tiếng thuộc trào lưu này hay có liên quan tới trào luư này gồm
Douglass North (giải Nobel kinh tế học năm 1993), Oliver E. Williamson (giải Nobel kinh tế
học năm 2009), Avner Greif, Claude Menard, Amartya Sen, v.v... Kinh tế học thể chế mới
tuy cũng nghiên cứu về thể chế như Kinh tế chính trị thể chế, song phương pháp nghiên cứu
lại khác. Các lý luận và mô hình chủ yếu của kinh tế học thể chế mới gồm lý luận chi phí giao
dịch, lý luận ủy thác và đại lý, lý luận về quyền sở hữu, lý luận thông tin phi đối xúng, lý luận
hành vi chiến lược, lý luận rủi ro đạo đức, lý luận tuyển chọn ngược, chi phí giám sát, động
cơ, mặc cả, hợp đồng, tự vệ, chủ nghĩa cơ hội, tính duy lý giới hạn, v.v... Trên cơ sở các mô
hình và lý luận này, kinh tế học thể chế mới tập trung phân tích các hệ thống và chế độ kinh
tế, quản trị doanh nghiệp, giám sát tài chính, chiến lược doanh nghiệp, v.v...
Tóm lại, tuy còn nhiều tranh luận về mối quan hệ Nhà nước và thị trường (thị
trường nhiều hay ít, nhà nước can thiệp ít hay nhiều), song xu hướng chung hiện nay các
lý thuyết kinh tế không chỉ thừa nhận vai trò thị trường mà còn thừa nhận vai trò, chức
năng quản lý kinh tế không thể thiếu được của Nhà nước trong nền KTTT.
3. Kinh tế thị trường XHCN và kinh tế thị trường định hướng XHCN
Thực tế hiện nay, các nền KTTT trên thế giới không có nền kinh tế nào theo mô
hình KTTT tự do hay mô hình có sự điều tiết của Nhà nước một cách thuần túy, mà đều
vận hành theo mô hình KTTT hỗn hợp, trong đó có tính đến cả vai trò Nhà nước và vai
trò thị trường. Đáng chú ý, vào thập niên cuối của thế kỷ XX, với sự sụp đổ của mô hình
CNXH ở Liên xô và Đông Âu, nhiều quốc gia đã thực hiện sự chuyển đổi từ nền kinh tế
kế hoạch hóa tập trung, tuyệt đối hóa vai trò của Nhà nước sang phát triển nền KTTT hỗn
họp với những sắc thái riêng tương thích với chuẩn mực chung của nền KTTT và phù
hợp với đặc thù của mỗi nền kinh tế, trong đó chú ý đến cả vai trò Nhà nước và vai trò thị
trưòưg. Điển hình là mô hình KTTT XHCN ở Trung Quốc và mô hình KTTT định
hướng XHCN ở Việt Nam. Đây là hai mô hình dựa trên sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lê-nin và tham khảo kinh nghiệm phát triển KTTT trên thế giới vào hoàn cảnh cụ
thể của mỗi nước.

58
3.1. Kinh tế thị trường XHCN Trung Quốc: những đặc trưng chủyếu
Đối với Trung Quốc, việc chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung
sang nền KTTT XHCN được đánh dấu bởi sự thay đổi có tính lịch sử - chính thức
chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang KTTT XHCN - là Hội nghị Trung
ương 3 Đảng cộng sản Trung Quốc, tháng 12- 1978. Quá trình cải cách, chuyển đổi từ
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường ở Trung Quốc được thực hiện
với những bước đi thận trọng, từ thực hiện thí điểm để rút kinh nghiệm, sau đó mới mở
rộng trong từng ngành và toàn bộ nền kinh tế qua các giai đoạn khác nhau. Có thể nhận
diện mô hình KTTT XHCN trên những điểm chủ yếu sau:
- Mô hình KTTT XHCN là mô hình kinh tế hỗn hợp. Mô hình này kết hợp sự can dự
sâu rộng của Nhà nước với thị trường để đạt mục tiêu có một nền kinh tế hiện đại, mang sức
mạnh toàn cầu. Thị trường đóng vai trò quyết định trong phân bổ nguồn lực; còn nhà nước
tập trung duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng dịch vụ công, bảo đảm môi
trường môi trường tăng trưởng
- Kinh tế thị trường XHCN là nền kinh tế dựa trên đa sở hữu, trong đó sở hữu công
cộng làm nền tảng. Sở hữu công cộng cùng với cá thể, tư nhân, hỗn hợp cùng tồn tại và phát
huy tác dụng.
- về chế độ phân phối, khẳng định, kết quả cuối cùng của kinh tế thị trường XHCN
không nhằm tập trung tài sản vào trong tay một số ít cá nhân như kinh tế thị trường TBCN,
mà nhằm đem lại sự sung túc chung cho mọi tầng lóp dân cư. Nền kinh té thị trường XHCN
lấy phân phối theo lao động là chính, nhưng cũng chấp nhận các hình thức phân phối khác.
- Đặc trung thể hiện bản chất XHCN đặc sắc mô hình này là sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Trung Quốc và sự phát triển của mô hình này luôn lấy người dân làm trung tâm.
Quá trình chuyển sang KTTT XHCN của Trung Quốc (từ tháng 12-1978 đến nay)
được thực hiện tập trung vào nhũng vấn đề chính như sau:
Thứ nhất, thay đổi phương thức quản lý, từ kế hoạch hóa tập trung sang quản lý theo
nguyên tắc của kinh tế thị trường, mà hạt nhân là Nhà nước từ bỏ phương cách quản lý trực
tiếp, chuyển sang thực hiện quản lý gián tiếp từ sản xuất lãnh doanh đến lĩnh vực phân phối;
tách chức năng quản lý hành chính ra khỏi chức năng kinh doanh; tách quyền sở hửu với
quyền kinh doanh; mở rộng quyền tự chủ cho các địa phương và các doanh nghiệp Nhà nước
theo phương thức “đẩy xí nghiệp ra thị trường”.
Thứ hai, cải cách giá. Đây là khâu quan trọng nhất và cũng gay go nhất trong quá trình
chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường. Quá trình tự do hóa giá cả được thực hiện qua các giai
đoạn khác nhau. Từ việc điều chỉnh giá nhiều mặt hàng theo ché độ hai giá là, giá quy định
và giá hướng dẫn, đồng thời thả nổi giá cả hàng nông sản và hàng cồng nghiệp nhẹ; cho đến
việc bãi bỏ tem phiếu, thực hiện giá cả thị trường tự do với nhiều loại nguyên, vật liệu; thừa
nhận tư liệu sản xuất, thông tin khoa học, kỹ thuật, tiền tệ, sức lao động, đất đai... là hàng

59
hóa.
Ttó ba, hình thành và phát triển thị trường các yếu tố sản xuất. Chính phủ ban
hành luật pháp và các chính sách để thúc sự hình thành và phát triển các loại thị trường
như : thị trường kỹ thuật, vật tư, vốn, sức lao động, đất đai... Sự xuất hiện và phát triển
hệ thống thị trường đã làm cho cơ chế thị trường của Trung Quốc hoạt động ngày càng
linh hoạt, mềm dẻo và rộng khắp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Thứ tư, đa dạng hóa các hình thức sở hữu, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát
triển của mọi thành phần kinh tể; thừa nhận một cách chính thức sự tồn tại lâu dài và
khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân' trong phát triển kinh tế thị trường mang màu sắc
Trung Quốc. Đồng thời đẩy mạnh quá trình cấu trúc lại kinh tế nhà nước. Vì vậy kinh tế
tư nhân trong nước ngày càng được khuyến khích phát triển mạnh bằng nhũng chính
sách ưu đãi về thuế, tín dụng... và được liên doanh, liên kết với kinh tế nước ngoài.
Ttó năm, hình thành phong cách kinh doanh thích ứng vói kinh tế thị trường và
kinh doanh quốc tế; tự do hóa thương mại; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, gia nhập
WTO.
Thực tiễn đã chứng minh rằng, xây dựng và phát triển KTTT của Trung Quốc đạt
được nhiều thành tựu lớn lao, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kinh tế, đứng vào hàng cao
nhất thế giới trong mấy thập niên gần đây. Tất nhiên, gắn liền với những thành quả, quá
trình phát triển KTTT Trung Quốc cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, như:
tình trạng thất nghiệp tăng, phân hóa giàu - nghèo có xu hướng ngày càng sâu sắc thêm,
tình trạng di dân cơ học vào các khu đô thị vượt ra khỏi tầm kiểm soát...
3.2. Kinh tế thị trường định hướng XHCN
Việt Nam đã thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang phát triển nền KTTT định
hướng XHCN hơn 30 năm qua. Tuy nhiên, khái niệm về nền KTTT định hướng XHCN
chỉ được chính thức nêu ra tại Đại IX (2001), và được xem là mô hình kinh tế tổng quát
của Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH.
Đại hội XII cũng đã chỉ rõ: “ Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị
trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát
triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại

60
và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nuớc phát quyền
xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhằm mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.8
Mô hình này có
Thứ nhất, đó là mô hình KTTT hỗn hợp, vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa
có sự điều tiết của Nhà nước. Nền KTTT đó không phải là cái khác biệt mà là “nền kinh
tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật khách quan của
kinh tế thị trường”; cơ bản là: II
Thứ hai, lực lượng sản xuất của nền KTTT định hướng XHCN phải là LLSX đạt
trình độ cao hon về chất so với tiêu chuẩn đặt ra trong quan niệm truyền thống về
CNXH. Trình độ đó không chỉ đo bằng chuẩn “đại công nghiệp cơ khí” mà còn được đo
bằng chuẩn công nghệ cao. Trong nền kinh tế này, yếu tổ ngày càng có vai trò quyết định
là khoa học - công nghệ và trí tuệ con người;
77ỉzr ba, là mô hình KTTT với đa dạng các hình thức sở hữu và đa dạng các
thành phần kinh tế, trong đó “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một
động lực quan trọng của nền kinh tế”;
TTró tư, nền kinh tế thực hiện đa hình thức phân phối, theo nguyên tắc thực hiện
“chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng
các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội;
Thứ năm, là nền KTTT do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam quản lý, điều tiết vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”. Nen kinh tế đó vừa vận hành theo các quy luật KTTT, vừa chịu
sự chi phối của các quy luật kinh tế XHCN;
Thứ sáu, giải quyết hài hòa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và mục tiêu bảo đảm
công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế và công bằng, tiến bộ xã hội là hai nội dung của
sự tăng trường nhanh, hiệu quả và bền vững ở Việt Nam. Tính định hướng XHCN đòi
hỏi phải bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội; thực hiện sự thống nhất và gắn liền hữu
cơ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội ở tất cả các giai đoạn của sự
phát triển KTTT định hướng XHCN. Tăng trưởng kỉnh tế đồng thời với phát triển xã hội,
văn hoá, giáo dục, vì mục tiêu phát triển con người và mang đậm bản sắc của đất nước
và con người Việt

8.Văn kiện đại hội XII, Văn phòng TƯ, H. 2016, tr.102

61
Nam la những nội dung cấu thành của phát triển nhanh, hiệu
quả, hiện đại và bền vững trong quá trình chuyển sang KTTT định
hướng XHCN ở nước ta.
Thứ bảy, là nền KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế. Đặc trưng này thể hiện
nền KTTT mà Việt Nam xây dựng không phải là cái khác lạ so với kinh tế thị
trường ở các nước, mà cũng là một bô phận hữu cơ của nền KTTT thế giới, kế thừa
có chọn lọc những thành tựu phát triển KTTT của nhân loại, hệ thống pháp luật, cơ
chế, chính sách và các yếu tố thị trường, các loại thị trường đầy đủ, đồng bộ, vận
hành thông suốt, gắn kết chặt chẽ với các nền kinh tế trên thế giới, tuân thủ các
nguyên tắc, quy ước, hiệp định, điều lệ, chuẩn ..................................Các đặc trưng
này của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN sẽ chi phối việc xử lý mối quan hệ
Nhà nước và thị trường trong quá trình vận động của nền kinh tế.
4. Kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế: các đặc trưng CO’
bản
Những thách thức đặt ra buộc mô hình nhà nước điều tiết phải có sự điều
chỉnh và sự thoái trào của chủ nghĩa tự do mới bởi cuộc khủng hoảng kinh tế bắt
nguồn ở Mỹ rồi lan rộng và trở thành khủng hoảng kinh tế toàn cầu cho thấy, tự do
kinh tế là cần thiết để các hoạt động kinh tế có thể tối ưu hoá hiệu quả kinh tế các
nguồn lực, các lựa chọn kinh tế. Song tự do cũng luôn tiềm ẩn trong nó những bất
ổn, rủi ro bởi tự phát, do vậy điều tiểt cũng là yếu tố không thể thiếu trong phát triển
KTTT. Hay nói cách khác, KTTT hiện đại phải là nền kinh tế hỗn họp, trong đó cơ
chế tự điều tiết của thị trường và điều tiết chủ động của Nhà nước là hai nhân tố cần
được duy trì, củng cố ở những mức độ hựp lý trong điều kiện thực tiễn của mỗi nền
kinh tế.
Từ cuối nhũng năm 80 của thế kỷ XX, xu thế toàn cầu hóa kinh tế gia tăng,
thúc đẩy các nền kinh tế dân tộc mở cửa hội nhập. Cùng với sự kết thúc chiến tranh
lạnh, thị trường thế giới được mở rộng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, chức năng và
vai trò điều tiết kinh tế của các nhà nước quốc gia cũng có sự điều chỉnh. Lúc này
mối quan hệ Nhà nước và thị trường không chỉ bó hẹp trong phạm vi biên giới quốc
gia dân tộc. Thị trường ngày nay có sự thông suốt giữa thị trường trong nước với thị
trường quốc té. Có thể nói KTTT ngày nay là nền KTTT hiện đại và hội nhập quốc
tể.
Kinh tế thị trường đã có quá trình phát triển lâu dài, nó là sản phẩm của sự phát
triển xã hội loài người, là trình độ cao của kinh tế hàng hóa, trong đó, toàn bộ các
yếu tố "đầu vào" và "đầu ra" của sản xuất đều được thông qua thị trường.
Nen kinh tế hàng hóa giản đơn chỉ dừng lại ở sự trao đổi thì KTTT đã có bước phát triển
vượt bậc về chất. KTTT thực hiện việc phân bổ các nguồn lực của xã hội thông qua cơ
chế thị trường, được chi phối bởi các quy luật giá trị, quy luật cung cầu; quy luật cạnh

62
tranh... Các quan hệ mang tính áp đặt, cống nạp, cưỡng đoạt của kinh tế tự nhiên đã thay
thế bằng quan hệ thị trường, trao đổi hàng hóa theo nguyên tắc "ngang giá". LLSX phát
triển được sự hỗ trợ bởi hệ thống các thể chế thị trường nhằm đảm bảo cho nền kinh tế
vận hành một cách có hiệu quả nhất.
KTTT là sự phát triển mang tính tất yếu. Sự xuất hiện của KTTT tại các quốc gia
trên thế giới cho thấy KTTT có sức sống mãnh liệt và là bước phát triển mang tính quy
luật trong lịch sử nhân loại. Từ những mầm mống phát sinh trong nền kinh tế phong
kiến, sự phát triển của LLSX đã phá vỡ những kết cấu kinh tế phong kiến, tự do hóa kinh
tế và thiết lập vững chắc quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan hệ thị trường...
Ra đời cách đây hơn 300 năm, KTTT đã trải qua nhiều giai đoạn hoàn thiện và phát
triển, tiến hóa theo thời gian cùng với sự phát triển của LLSX và các quan hệ lảnh tế,
dưới sự tác động của cách mạng kỹ thuật công nghệ. Do đó, sự vận động của quan hệ
Nhà nước và thị trường theo nhũng chiều hướng khác nhau. Thật vậy:
Giai đoạn đầu tiên là KTTT tự do cạnh tranh (KTTT sơ khai hay KTTT cổ điển).
Trình độ phát triển của LLSX còn thấp kém, các yếu tố thị trường (quan hệ cung - cầu
hàng hóa, người mua và người bán, giá cả, thông tin thị trường...) còn chưa hình thành
đầy đủ và đồng bộ; các loại thị trường cơ bản (thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường
sức lao động, thị trường bất động sản, thị trường tài chính và thị trường sản phẩm khoa
học & công nghệ) cũng chưa hình thành, phát triển đồng bộ; năng lực của các chủ thể
tham gia thị trường (nhất là năng lực tài chính còn rất hạn hẹp, nên để có được lợi nhuận
tối đa, có được lợi nhuận siêu ngạch, các chủ doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau khá
gay gắt, quyết liệt, bằng mọi thủ đoạn (kể cả bạo lực)... Sự can thiệp của Nhà nước vào
kinh tế là không đáng kể. Thêm vào đó là đặc trung của KTTT tự do cạnh tranh là duy trì
và khuyến khích rộng rãi tự do cạnh tranh, tự do trao đổi, tự do tiến hành các hoạt động
sản xuất kinh doanh theo tín hiệu và sự điều tiết của thị trường. Do vậy, hoạt động của
các chủ thể kinh tế, sự vận động của giá cả đều chịu tác động trực tiếp của các quy luật
thị trường. Trong giai đoạn vận động, phát triển của KTTT "cổ điển", Nhà nước chỉ đóng
vai trò "giữ nhà", bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân TBCN, Nhà nước can thiệp rất hạn ché
và gián tiếp vào KTTT. Tiêu biểu của KTTT tự do cạnh tranh này là nền kinh tế Tây Âu
từ cuối thế kỷ XVI đến gần cuối thế kỷ XIX. Trong mô hình KTTT tự do cạnh tranh, các
mối quan hệ kinh tế đều được giải quyết thông qua thị trường là chính, còn sự can thiệp
của Nhà nước là rất tối thiểu. Do đó, mọi sự bất cập và thất bại của nền kinh tế đều do
nguyên nhân chủ yếu từ sự trục trặc hay sự phát triển thiếu đồng bộ của thị trường.
Ưu điểm nổi bật của KTTT cổ điển là nền kinh tế phát triển năng động, linh
hoạt. Nhưng sự tồn tại và vận động của nền KTTT cổ điển đến một giai đoạn nhất
định, khi trình độ xã hội hóa của LLSX cao, thì những khuyết tật của thị trường bộc
lộ một cách mạnh mẽ, mâu thuẫn nội tại trong phát triển ngày càng gay gắt, khủng

63
hoảng kinh tế chu kỳ bột phát với sự tàn phá nặng nề, mà cuộc khủng hoảng kinh tế
thể giới 1929-1933 là một minh chúng.
Khuyết tật và mâu thuẫn trong phát triển KTTT cổ điển đặt ra yêu cầu khách
quan về sự can thiệp, điều tiết sâu, rộng hơn của nhà nước vào nền kinh tế. Và mô
hình KTTT mới xuất hiện - mô hình KTTT có sự quản lý, điều tiết của nhà nước.
Nói một cách khác, quá trình phát triển KTTT tự do cạnh tranh đã đem lại một
số kết quả làm cho xã hội loài người tích lũy được nhiều điều kiện hết sức cơ bản để
chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ kết họp giũa thị trường và quản lý nhà
nước, đặc biệt về trình độ công nghệ sản xuất, kỹ năng người lao động, người quản
lý và nguồn tài chính, ở giai đoạn này, lực lượng sản xuất đã được xã hội hóa cao,
các yếu tố thị trường và các loại thị trường đã hình thành ngày càng đầy đủ, đồng bộ,
các quy luật thị trường phát huy ngày càng mạnh mẽ hơn, nhà nước can thiệp vào thị
trường nhiều hơn, các quyền của người lao động cũng được xác định rõ hơn và việc
thực thi cũng ngày càng nghiêm túc hơn, các yếu tố tự phát của KTTT nhờ đó mà
giảm đi đáng kể.
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, mô hình kinh tế coi trọng sự điều chỉnh của
"bàn tay nhà nước" theo học thuyết J.M.Keynes giữ vị trí thống trị. Theo mô hình
này, xu hướng Nhà nước hóa được đẩy mạnh ở các nước TBCN. Tuy nhiên, sau 20
năm tiếp theo việc sử dụng bàn tay nhà nước để chống lại khủng hoảng, thất
nghiệp... không thành công, nên đã xuất hiện xu hướng sử dụng cả "bàn tay nhà
nước" và "bàn tay vô hình", tức là Nhà nước và thị trường để điều

64
tiết nền kinh tế. Hay là hình thành mô hình kinh tế hỗn
hợp, tức thừa nhận cả thị trường, cơ chế thị trường và Nhà
nước điều hành nền kinh tế.
Vào thập kỷ 50 của thế kỷ XX đã khởi phát một cuộc cách mạng trong nội dung vật
chất hay trong lực lượng sản xuất -, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Đặc điếm
của cuộc cách mạng này là (i) gắn kết hữu cơ giữa cách mạng khoa học với cách mạng
công nghệ, do đó đã biến tri thức thành cơ sở của công nghệ cao và công nghệ cao thành
LLSX quyết định của nền sản xuất xã hội; (ii) Tri thức không những biến thành một
ngành sản xuất, hơn nữa thành nền tảng của nền kinh tế và rốt cuộc biến nền kinh tế
thành kinh tế tri thức; (iii) Chuyển quá trình quốc tế hóa lên thành toàn cầu hóa.
Cách mạng khoa học và công nghệ đã thúc đẩy phân công lao động xã hội đặt tới
phạm vi toàn cầu. Một mặt, cuộc đại phân công lao động toàn cầu đã biến sản phẩm
thành chuỗi sản phẩm và chuỗi sản phẩm được chuyên môn hóa ở các quốc gia khác
nhau; điều này có nghĩa là phân công lao động toàn cầu đã biến sản xuất thành quá
trình sản xuất toàn cầu. Và do đó, kết nối các chuỗi sản xuất toàn cầu lại thành
mạng sản xuất toàn cầu. Mặt khác, thích ứng với chuỗi sản xuất toàn cầu sẽ hình
thành hệ thống thị trường toàn cầu —> mạng sản xuất, dịch vụ toàn cầu. Từ đây, ta
thấy, một mặt, mạng sản xuất - dịch vụ toàn cầu tạo thành nền tảng và khung khổ
chung của sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Mặt khác, chính quá trình xác lập
kinh tế toàn cầu là quá trình phá vỡ kết cấu kinh tế khép kín quốc gia và biến các
nền kinh tế quốc gia thành mắt khâu đặc thù của mạng sản xuất - dịch vụ toàn cầu.
Tóm lại, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại từ cuối thế kỷ XX phát
triển như vũ bão đã giúp các nền kinh tế phát triển trên thế giới chuyển sang kinh tế
tri thức, với những thay đổi lớn lao cả trong phương thức sản xuất lẫn phương thức
quản lý đời sống xã hội của con người. Dan đến những thay đối lớn lao của kinh tế,
xã hội, văn hóa, vị trí của con người... trong nhiều thập kỷ qua.
Từ sau những-năm 9(Lcủa-thế kv XX, nhờ biết ứng dung môt cách nhanh
chóng và mạnh mẽ các thành tựu mới của khoa học và công nghệ vào kinh tế (kể cả
vê mặt kỹ thuật - công nghệ, lẫn tổ chức và quản lý), KTTT đã chuyển sang một
thời kỳ phát triển mới - KTTT hiện đại và hội nhập quổc tế. KTTT hiện đại là nền
kinh tế dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất
lượng cao và có sự kết hợp hài hòa 4 yếu tố: Thị trưÒTig - Nhà nước pháp quyền -
Xã hội công dãn và Hội nhập quốc tế sâu rộng. Mục tiêu chung mà nền KTTT hiện
đại hướng tới là: sự hưng thịnh của quốc gia dân tộc, sự giàu có, sự sung túc của
người dân và sự tự do, bình đẳng của mỗi con người trong xã hội.
Kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế có một số đặc trung cơ bản
sau: sm
- Nền lãnh tể thị trường hiện đại phải dựa trên nền tảng sở hữu hỗn hợp. Trong

65
nền kình tể này, sở hữu hỗn hợp dựa trên chể độ cổ phần phải chiếm ưu thế phổ
biến.
Sở hũu hỗn họp chiếm ưu thế phổ biến là kết quả xã hội hóa sản xuất và xã
hội hóa sở hữu ở trình độ cao do yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, cách
mạng khoa học và công nghệ, quy mô sản xuất - kinh doanh và trình độ quản lý,...
Hình thức sở hũu này ngày càng phát triển và tùng bước vượt qua biên giới của một
quốc gia cụ thể gắn liền với sự ra đời và phát triển mạnh của các công ty đa quốc gia
và xuyên quốc gia đang đóng vai trò “đầu rồng”, chi phối mạng sản xuất và mạng
phân phối toàn cầu và khu vực.
- Nền kinh tế thị trường hiện đại phải có lực lựợng sản xuất phát triển cao
dựa trên những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, của kinh tế tri thức.
Kỉnh tế tri thức, khoa học và công nghệ hiện đại là một trong những nhân tổ quyết
định trực tiếp đến sự giàu có, hùng mạnh và văn minh của mọi quốc gia.
Trong nền kinh tế này, kinh tế tri thức, khoa học và công nghệ ngày càng trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực phát triển của
đất nước và con người. Vì thế, phát triển kinh tế tri thức, khoa học và công nghệ hiện
đại là một vấn đề phổ biến, mang tính quy luật và mang tính thời đại đặt ra cho mọi
quốc gia. Và nền kinh tế này dựa trên nguồn nhân lực chất lưọng cao, làm chủ được
khoa học và công nghệ, trình độ quản lý hiện đại.
- Nền kinh tể thị trường hiện đạỉ phải có cơ cẩu kinh tế hiện đại, trong đỏ có
+ Công nghiệp - thị trường hiện đại
+ Hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại
+ Các ngành dịch vụ cao cấp (đặc biệt là dịch vụ tài chính và ngân hàng)
chiếm uư thế trong nền kinh tế và có tỷ trọng đóng góp cao nhất cho tăng trưởng
+ Nông nghiệp và nông thôn về cơ bản được phát triển trên nền tảng công
nghiệp và thị trường hiện đại, đặc biệt nông nghiệp công nghệ cao chiếm vị trí uư thế
+ Kinh tế tiền tệ và kinh doanh tiền tệ là phổ biến và được vận hành bởi thể chế
tiền tệ hiện đại; sự độc lập của Ngân hàng Trung ương
+ Doanh nghiệp cổ phần với chế độ quản trị hiện đại là mô hình kinh doanh phổ
biến
- Nền kinh tế thị trường hiện đại được vận hành bởi thể chế thị trường hiện đại,
thể chế quản lý nhà nước hiện đại và chế độ quản trị công ty hiện đại.
Các thể chế hiện đại bảo đảm cho thị trường, Nhà nước và xã hội cùng phát huy
tốt vai trò, theo hướng hỗ trợ nhau chứ không phải đối lập nhau. Do vậy, nền kinh tế thị
trường hiện đại đòi hỏi phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhà nước - thị trường - doanh
nghiệp nhằm thỏa mãn những yêu cầu phát triển trong bổi cảnh hiện đại dưới tác động
trực tiếp của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, của cách mạng khoa học và công nghệ

66
hiện đại và kinh tế tri thức, xã hội thông tin. Nen kinh tế này cũng đòi hỏi phải giải quyết
tốt mối quan hệ giữa thị trường, nhà nước và xã hội trong điều kiện cụ thể và đặc thù về
chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và con người nhằm thực hiện tốt mục tiêu phát triển của
mỗi quốc gia.
- Nên kinh tê thị ưường hiện đại phải dựa trên một hệ thông an sinh xã hội hiện
đạí và một hệ thống phúc lợi vĩ mục tiêu phát trỉển con người.
Hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội này hỗ trợ người lao động, đặc biệt là
người nghèo trước những biến động và rủi ro của thị trường do tác động ngày càng lớn
của toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu, được xây dựng với sự đóng góp của chủ doanh
nghiệp, người lao động, nhà nước và các tổ chức xã hội.
- Trong nên kinh tê thị trường hiện đại và hội nhập có hệ thông thị trường phát
triển đầy đủ và động bộ. Thị trưòng trong nước thông suốt với thị trường quốc tế bảo
đảm các nguồn ỉực được tự do luân chuyển;
Trong nền kinh tể này các loại thị trường luôn trong quá trình vận động, phát triển
rất nhanh về quy mô và hình thức (thị trường kỳ hạn, thị trường giao ngay, thị trưòưg các
loại tài sản, hàng hóa phái sinh...). Sở hữu tài sản và quyền sở hữu tài sản rõ ràng, được
xác định cụ thể, được bảo vệ một cách chắc chắn với độ tin cậy cao. Các chủ thể thị
trường phải độc lập về pháp lý và đa dạng về loại hình; có quyền tự chủ và tự do kinh
doanh; thực hiện cạnh tranh công bằng và trật tự; độc quyền kinh doanh được kiểm soát
có hiệu quả. Giá cả tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất (vốn, đất đai,
lao động, tài nguyên thiên nhiên. . .) đều được quyết định dựa trên sự khan hiếm, cạnh
tranh và quan hệ cung - cầu của thị trường.
- Trong nền KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế, Nhà nước sử dụng các công
cụ: kế hoạch, pháp luật, tài chỉnh-tỉn dụng, thuế, tỷ giá, trợ cấp xuất khẩu...can
thiệp, điều tiết, hỗ trợ thị trường, khắc phục khiếm khuyết của thị trường
Nhà nước thực hiện vai trò quản lý và duy trì ổn định lãnh tế vĩ mô; xây dựng
hệ thống pháp luật đầy đủ và bảo đảm hiệu lực thực thi; điều tiết nhưng không làm
cho thị trường hoạt động một cách méo mó, sai lệch; Nhà nước tập trung vào tạo
điều kiện thuận lợi, khuyến khích và thúc đẩy và làm đối tác công tư; bảo đảm công
bằng về cơ hội phát triển đối với tất cả công dân; thực hiện phân phối lại thu nhập
nhằm giảm bớt bất bình đẳng trong xã hội và hỗ trợ, nâng đỡ nhóm xã hội yếu thế,
các vùng, địa phương kém phát triển; bảo đảm kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tổ
chức cung ứng các loại dịch vụ công, dịch vụ xã hội thiết yếu và thực hiện các nhiệm
vụ xã hội khác.
II. Cơ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ VÀ NỘI DUNG cơ BẢN CỦA VIỆC XỬ
LÝ QUAN HỆ NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của mối quan hệ Nhà nước và thị trường

67
Nhìn thực tiễn quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như lịch sử
phát triển của các lý thuyết kinh tế về mối quan hệ Nhà nước và thị trường có thể
thấy quan hệ Nhà nước và thị trường là mối quan hệ gắn liền với sự phát triển của
Nhà nước và sự ra đời phát triển của thị trường. Lịch sử phát triển nền kinh tế thị
trường, trên một khía cạnh nhất định là lịch sử của việc xử lý mối quan hệ giữa Nhà
nước và thị trường. Quan hệ Nhà nước và thị trường được quy định bởi những căn
cứ khoa học và thực tiễn cơ bản sau:
1.1. Xuất phát từ bản thân các chức năng vốn có của Nhà nước
NQ bản chất, Nhà nước có một số chức năng, trong đó có chức năng kinh tế và
chức năng xã hội. Nói cách khác trong quá hình phát triển của nền kinh tế - xã hội,
Nhà nước với vai trò một thiết chế xã hội quan trọng nhất, đại diện cho lợi ích của
giai tầng cầm quyền đã can thiệp vào các hoạt động kinh tế-xã hội với mục đích thúc
đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội theo chiều hướng phục vụ chính cho lợi ích của giai
tầng mình. Mặc dù sự phát triển của nền kinh tế vận hành theo các quy luật khách
quan, song sự can thiệp của Nhà nước có chủ đích

68
đã tác động đến chiều hướng phát triển, cao hon là định
hướng sự phát triển của nền kinh tế-xã hội.
Dưới góc nhìn Nhà nước là một thiết chế xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng, Nhà
nước thực hiện vai trò quản lý, điều hành nền kinh tế, tuy nhiên với mỗi nấc thang phát
triển, hay với mỗi mô hình kinh tế thì vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước có những
sắc thái khác nhau. Đặc biệt với sự xuất hiện của thị trường và sự phát triển của kinh tế
thị trường, sự can thiệp của Nhà nước cũng đa dạng và linh hoạt hơn
Khi nói đến thị trường không chỉ là nơi diễn ra sự mua bán, mà trong quan hệ với
nhà nước quản lý, thì đó là các loại thị trường, các yếu tố thị trường và các chủ thể trên
thị trường. Như vậy, quan hệ Nhà nước và thị trường, về thực chất là quan hệ giữa Nhà
nước với vai trò người quản lý với sự hình thành, phát triển của các loại thị trường, các
yếu tố thị trường và các chủ thể thị trường.
Vói chức năng kinh tế, Nhà nước không chỉ là người quản lý, người ban hành các
quy định, các luật chơi trên thị trường, mà Nhà nước còn đóng vai trò chủ thể hoạt động
sản xuất (nhất là các hàng hóa và dịch vụ công), là người mua và người bán các hàng
hóa, dịch vụ trên thị trường. Như vậy lúc này quan hệ
r Xt• X ì • Ầ ĨI 0 _ r V V Ẩ /X tr • X

Nhà nước và thị trường biêu hiện ra là quan hệ các chủ thê trên thị trườngị
quan hệ giữa những người mua và người bán hàng hóa và dịch vụ chịu sự tương tác,
giàng buộc của các quy luật kinh tế trên thị trường, cũng như sự quản lý điều hành của
nhà nước thông qua hệ thống quy định luật pháp và các công cụ quản lý.
Xét về mục đích thực hiện các chức năng, dù xuất hiện với tư cách nào, thì quan
hệ Nhà nước và thị trường, về bản chất là quan hệ lợi ích. Đó là lợi ích của Nhà nước
và lợi ích của các chủ thế trên thị trường. Nhà nước thực hiện quản lý là hướng tới mục
đích thị trường phát triến hiệu quả. Thị trường phát triển chính là cơ sở kinh tế, bảo đảm
sự phát triển của Nhà nước. Do vậy trong xử lý quan hệ Nhà nước và thị trường cần bảo
đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thế trên thị trường.
Trên thực tế, sự tương tác giữa Nhà nước và thị trường đều hướng đến gia tăng lọi
ích, tạo ra sự tăng trưởng nói chung của các chủ thể trên thị trường. Đây chính là mặt
thống nhất trong mối quan hệ Nhà nước và thị trường, thúc đẩy Nhà nước và thị trường
gắn bó, tương tác với nhau, về bản chất, đó chỉnh là quan hệ cộng sinh, tùy thuộc vào
nhau cùng phát triển, cùng đạt được lọi ích.

69
Mặt khác trong quá trình tương tác có sự cạnh tranh vai trò, lơi ích. Khi phân vai phù
họp, đúng với trình độ phát triển và năng lực xử lý thì lợi ích sẽ được thỏa mãn.
Ngược lại, khi phân vai không đúng, Nhà nước lấn át thị trường, hay thị trường lấn át
thì sẽ dẫn đến kết cục: sự quản lý của Nhà nước kém hiệu qụả và bản thân thị trường
sẽ không thể phân bổ họp lý, hiệu quả các nguồn lực. Đây chính là mặt mâu thuẫn
trong quan hệ Nhà nước và thị trường.
1.2. Sự thất bại của thị trường
Thị trường vận hành và phát triển theo các quy luật khách quan. Tuy nhiên
bản thân thị trường không phải lực lượng vạn năng, trên thực tế, nền kinh tế thị
trường không phải là nền kinh tế hoàn hảo tối ưu mà chính trong lòng nó cũng vốn
có những mặt trái, những thất bại mà con người không mong muốn. Thị trường thất
bại thể hiện tình trạng thị trường không phân bổ thật hiệu quả các nguồn lực, khi nó
không thể sản xuất ra nhũng hàng hóa, dịch vụ mà xã hội mong muốn. Chính những
thất bại của thị trường là cơ sở đặt ra cần có sự can thiệp của nhà nước.
Ve sưíhất bại của thị trường, giới kinh tế học đã đề cập khá rõ, có thể tóm lược
trong một số trường họp sau: Thứ nhất, thiếu sự cạnh tranh-, yếu tố cơ bản để thị
trường tạo ra đòn bẩy kinh tế là môi trường cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên do các
yếu tố lịch sử, tự nhiên hoặc thể chế chính trị có thể tạo ra một hoặc số ít các doanh
nghiệp độc quyền chi phối thị trường. Vì thiếu cạnh trạnh, việc cung cấp các sản
phẩm thường không hiệu quả cho nền kinh tế. Trong trường họp này cần có vai trò
của Nhà nước để tạo ra sự cạnh tranh cần thiết. Thứ hai, các ảnh hưởng ngoại vi
(ngoại tác)-. Trong nhiều trường họp cá nhân hoặc doanh nghiệp có thê tạo ra các
ảnh hưởng tôt hoặc xâu đên các cá nhân hoặc các doanh nghiệp khác mà không được
bù đắp chi phí (với ảnh hưởng tốt) hoặc không phải đền bù thiệt hại (với ảnh hưởng
xấu). Nếu nhà nước không có nhũng can thiệp mạnh mẽ đúng mức, các ảnh hưởng
xấu sẽ gia tăng và ảnh hưởng tốt sẽ ít dần đi và không đạt được hiệu quả xã hội. Thứ
ba, sự thiếu hụt
r „A , ,’ ■r. '. ’rsssT.
hay bât cân xứng vê thông tin có thê làm cho các giao dịch thị trường không
được thực hiện. Chẳng hạn như dịch vụ dự báo thời tiết, thông tin về môi trường và
sức khỏe.... Trong những trường họp này thị trưòng cần được cung cấp bổ sung
thông tin và không ai khác mà chính là Nhà nước phải thực hiện vai trò này. Thửjư,
các thị trường không hoàn hảo. Trên thực tế, một số thị trưòng vì các khó ìchăn và
rủi ro trong việc thu thập thông tin và quản lý đã không thế có
đủ hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội. Và trong điều kiện này sự can thiệp của
Nhà nước là cần thiết để thúc đẩy và duy trì sự sáng tạo của nền kinh tế. Thứ năm, cung
cấp dịch vụ công ích. Thông thường các dịch vụ công không thê cá nhân hóa, ví như dịch
vụ cứu hỏa, trật tự xã hội, hệ thông công viên.... Chính vì vậy thị trường kh.ông thể tạo ra

70
các nhà cung cấp tư nhân cung cấp hoặc cung cấp một cách hiệu quả các dịch vụ này và
thông thường Nhà nước phải có vai trò chính trong việc cung cấp các dịch vụ công ích.
Thứ sáu, sự phát . Ả ■. -Ị X 1 A f J7 7 -A 7 7 7 A 7A 7r

triên kỉnh tê thị trường tât yêu đẻ ra sự chênh lệch giàu nghèo hay sự bãt công bằng về
thu nhập. Đây chính là thuộc tính của cơ chế thị trường. Trong trường họp này, với chức
năng của mình, Nhà nước phải can thiệp vào quá trình tiếp cận cơ hội và tái phân phối
cũng như cung cấp các dịch vụ bảo đảm an sinh xã hội, giảm sự phân hóa giàu nghèo.
Thứ bảy, sự vận động của nền kinh tế thị trường, xét trên góc độ vĩ mô, theo những chu
kỳ nhất định tạo nên một sự mât ổn định vĩ mó. Sản lượng lên xuống thất thường mặc dù
xét dài hạn, nó vẫn bộc lộ một xu hướng hay tiềm năng tăng trưởng nào đó. Nen kinh tế
lúc phải chịu tỷ lệ lạm phát cao, lúc lại rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp cao. Điều
đó tạo ra sự bấp bênh và rủi ro đối với cuộc sống của nhiều người trong xã hội. Tính mất
on định vĩ mô đó cũng là một trong những khiếm khuyết của thị trường, mà tự bản thân
thị trường không khắc phục được.
Để khắc phục những thất bại này, không thể thiếu vai trò Nhà nước. Nhà nước
phải can thiệp vào thị trường để tạo cơ hội, môi trường cho sự vận hành bình thường của
thị trường đáp úng yêu cầu xã hội. Nói cách khác, không thể có thị trường tự do thuần
túy, để một thị trường vận hành hiệu quả cần có vai trò nhà nước. Nhà nước can thiệp,
cộng tác vói thị trường để hiệu chỉnh, khắc phục khiếm khuyết của các thị trường, chứ
không phải để thay thế thị trường.
Một điều cũng cần thấy là, trong xã hội hiện đại, sự can thiệp của Nhầ nước đối
với quá trình phát triển KTTT, khắc phục các cuộc khủng hoảng lãnh tế - xã hội và mở
rộng nền dân chủ cũng chính là nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội. Đặc biệt
Nhà nước trong một nền dân chủ là công cụ có thể làm dịu đi phần lón những tác động
tiêu cực của hệ thống thị trường, trong khi vẫn duy trì được quyền sở hữu và quyền tự do.
Nói cách khác, chính hệ thống chính trị dân chủ có thể đóng góp hiệu quả nhất vào hoạt
động của nền KTTT. Và, cho dù Nhà nước có vai trò quan trọng, không thể thiếu được
trong phát triển nền kinh tế, song điều đó không có nghĩa là Nhà nước có thể bao biện,
làm

71
thay cho tất cả các hoạt động thị trường. Nhà nước chỉ nên chú trọng tới những lĩnh vực
mà thị trường không thể làm được, hoặc mức độ làm được không thể hoàn hảo bằng sự
can thiệp của Nhà nước. Nếu mở rộng sự can thiệp, nhiều trường hợp bản thân Nhà nước
cũng sẽ gặp thất bại.
1.3. Những thất bại của Nhà nước trong thực hiện các chức năng kinh tế-
xã hội
Việc can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế - xã hội là tất yếu, và
mục đích chung là tạo ra sự phát triển. Tuy nhiên, trong không ít trưòng họp, sự can
thiệp của Nhà nước cũng không đạt được hiệu quả mong muốn. Chúng ta đã chứng
kiến sự giằng co trong quan điểm cũng như trong thực tiễn về vai trò can thiệp của
Nhà nước vào nền kinh tế. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và sự
bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai, quan điểm về vai trò nhà nước đã có sự
chuyển đổi từ việc cổ vũ cho việc Nhà nước ít can thiệp sang mở rộng vai trò của
Nhà nước. Cho đến những năm 60 của thế kỷ XX, Nhà nước đã thực sự can dự vào
mọi phương diện của nền kinh tế, quản lý giá cả và điều chỉnh ở mức độ ngày càng
tăng lao động, các thị trường hối đoái và tài chính9.
Chính sự tham gia ở mức độ cao của Nhà nước vào các hoạt động của thị
trường đấ làm méo mó các quan hệ thị trường. Cuộc khủng hoảng giá dầu năm 1973
và cuộc khủng hoảng nợ những năm 80 xủa thế kỷ XX là minh chứng cho sự thiếu
hiệu quả của can thiệp của Nhà nước quá sâu vào nền kinh tế. Nói cách khác, điều
này phản ánh sự thất bại của các chính sách can thiệp của Nhà nước.
Sự khủng hoảng và đổ võ mô hình CNXH vào cuối những năm 80, đầu những
năm 90 của thế kỷ XX, cũng là một minh chứng cho thất bại của Nhà nước trong
quản lý, điều hành nền kinh tế. Với sự phát triển dựa trên kế hoạch hóa tập trung
quan liêu, không chấp nhận vai trò thị trường, đã dẫn đển sự phân bổ nguồn lực
không họp lý, lãng phí, thật thoát, triệt tiêu động lực tăng trưởng.
Sự thất bại của Nhà nước có nhiều lý do, trong đó có những lý do gắn liền với
hoạt động của Nhà nước. Đó là, bản thân Nhà nước không thể nhanh nhạy như thị
trường mà thường xuyên thiếu thông tin; Nhà nước chỉ có thể kiếm soát hạn chế đối
với những phản ứng của tư nhân cũng như kiểm soát hạn chế đối với bộ máy hành
chính quan liêu. Bên cạnh đó là những hạn chế do các quá trình chính trị áp đặt. Sở
dĩ như vậy bởi có thực tế, những người được

9. Ngân hàng thế giới: Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đỗi, NXB CTQG, H.1998, tr.39
73
bầu ra để phục vụ công chúng đôi khi có động cơ hành động vì lợi ích của các nhóm
lợi ích.
Thực tế phát triển cho thấy, sự can thiệp quá mức, cũng như việc xóa bỏ thị trường
đều không thể thành công trong tăng trưởng kinh tế-xã hội. Các quốc gia tư bản phát
triển phưong Tây đã phải điều chỉnh chiến lược, thực hiện phát triển nền kinh tế hỗn họp
mà ở đó xem trọng cả Nhà nước và thị trường. Các nước vốn trước đây phát triển theo
mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung cũng đã có chuyển đổi cải cách sang phát triển
nền kinh tế hỗn họp, khôi phục và phát triển thị trường, trả lại chức năng vốn có của thị
trường. Sự thất bại của Nhà nước trong trường họp can thiệp quá mức, hay xóa bỏ vai trò
thị trường cho thấy, không thể phát triển khi thiếu vắng Nhà nước, cũng như không thế
phát triển nếu thiếu vắng thị trường, để phát triển đòi hỏi Nhà nước và thị trường cần
tương tác, hỗ trợ nhau, khắc phục các khiểm khuyết. Như vậy có thể thấy mối quan hệ
Nhà nước và thị trường xuất phát từ chỉnh nhu cầu của nhà nước và nhu cầu thị
trường, đó là mối quan hệ tất yếu, tương tác phụ thuộc nhau.
Biểu hiện kết quả của sự tương tác Nhà nước và thị trường là sự phát triển của
kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Việc xử lỷ mối quan hệ này được biểu hiện tập trung ở
hệ thống thể chế phát triển, vấn đề là ở chỗ, việc hình thành các nguyên tắc, các quy
định, luật để tạo cơ chế cho sự vận hành mối quan hệ này có họp lý không, có phù hợp
với các giai đoạn phát triển không, có phù hợp với năng lực của từng thành tố không ?
Một nền kinh tế thị trường phát triển, đó là nền kinh tế có hệ thống thể chế phát triển
đồng bộ. Hệ thống thể chế đó mở ra cơ hội và phương cách cho Nhà nước và thị trường
phát huy năng lực, đóng lại và khắc phục tốt các khiếm khuyết của thị trường cũng như
của Nhà nước. Chính vì vậy, một nội dung rất quan trọng trong xử lý mối quan hệ Nhà
nước và thị trường là phải thể chế hóa vị trí, vai trò của Nhà nước và thị trường cũng như
mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.
Khi đề cập đến quan hệ của hai thành tố (Nhà nước và thị trường) thì đương nhiên
cần nhận diện và phân vai giữa chúng trong quá trình vận động của mối quan hệ. Nhà
nước cũng như thị trường có chức năng của mình, song các chức năng của Nhà nước và
thị trường có sự biến đổi cùng với sự phát triển của kinh tế -xã hội và môi trưòng kinh
doanh, vấn đề là tùy theo năng lực nhà nước và sự phát triển của thị trường, cũng như tùy
theo quan điểm phát triến của mỗi quốc gia mà xác định, phân vai cho phù hợp. Tính phù
họp này được do bằng hiệu quả của sự tăng trưởng và nó không có ngưỡng chung cho
mọi nền kính tế. Chính vì vậy, Nhà nước, với tư cách chủ thể trong mối quan hệ, cần
xuất phát từ mục tiêu tăng trưởng, thực trạng năng lực nhà nước và trình độ phát triển
của thị trường mà lựa chọn sự phân vai tượng xứng.
2. Nội dung xử lý quan hệ Nhà nước và thị trường

74
2.1. Định hình mô hình phát triển kinh tế thị trường
Định hình mô hình kinh tế thị trường thực chất là xác định mô hình vận hành
của nền kinh tế. Việc xác định mô hình vận hành sẽ là xuất phát điểm đầu tiên cho
xử lý quan hệ Nhà nước và thị trưòng. Với các dạng mô hình đã có trong lịch sử phát
triển kinh tế cho dù đó là mô hình kinh tế tập trung hay kinh tế thị trường thì nó cũng
sẽ chi phối quan hệ Nhà nước và thị trường. Trong nền kinh tế tập trung, Nhà nước
điều hành nền kỉnh tế .thông qua các kế hoạch, thị trường đúng nghĩa không tồn tại.
Cung cầu về hàng hóa, về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng được xác lập trên cơ
sở kế hoạch.
Trong mô hình kinh tế thị trường, cho dù là theo thị trường tự do hay thị
trường có điều tiết thì ở đó Nhà nước và thị trưòng là hai thực thể luôn song hành,
chỉ khác là thị trường nhiều hay nhà nước nhiều trong các giai đoạn phát triển của
nền kinh tế mà thôi.
Việc xử lý quan hệ Nhà nước và thị trường trước hết là phải định hình được
mô hình kinh tế thị trường, về thực chất là xác định chủ thuyết tăng trưởng. Cho dù
hiện nay, các nền kinh tế trên thế giới đều theo chủ thuyết về nền lãnh tế thị trường
hỗn hợp, ở đó cả bàn tay nhà nước và bàn tay thị trường cùng phát huy tác dụng, tất
nhiên liều lưọng có khác nhau trong mỗi giai đoạn kinh tế và khác nhau giữa các nền
kinh tế do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và truyền thống văn hóa.
Định hình mô hình kinh tế thị trường là một quá trình và tùy thuộc rất lớn vào
tầng lớp tinh hoa cầm quyền, ở các nền kinh tế thị trưòng trên thế giới lựa chọn mô
hình lảnh tế thị trường tự do hay mô hình kinh tế thị trường xã hội do lực lượng cầm
quyền quyết định và ngay bản thân các xu hưóng khác nhau trong các đảng cầm
quyền cũng ảnh hưởng đến xử lý quan hệ Nhà nước và thị trường. Trong các thể chế
đa đảng truyền thống, các đảng cánh tả khi nắm địa vị cầm quyền thường đề cao vai
trò nhà nước để giải quyết các vấn đề xã hội, trước hết là gia tăng phúc lọi công
cộng. Còn khi các đảng cánh hữu lên cầm quyền thường có xu hướng đề cao vai trò
của thị trường, thúc đẩy tự do hóa, kể cả tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước,
các dịch vụ công. Tất nhiên, trong quá trình cọ xát giữa các đảng phái trên chính
trường, đặc biệt là sách lược tập hợp lực lượng, thì các chính thể khi tuyên bố sử
dụng nhà nước hay thị trường đều rất linh hoạt, không còn tình trạng “nhất biên đảo”
như trong cách làm chính trị truyền thống. Dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa công
quản mới, những người cánh tả nhiều khi cũng chấp nhận các phương án tự do hóa
nền kinh tế, tư nhân hóa khu vực dịch vụ công, nhằm tìm giải pháp năng động hóa
nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, thỏa mãn phần nào lợi ích giới chủ. Ngược
lại, nhũng người cánh hữu nhiều khi vẫn nhấn mạnh đến vai trò của nhà nước, nhất
là từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới năm 2008, nhiều quốc gia

75
được xem là lô cốt của chủ nghĩa tự do, nhưng lại tăng cường vai trò của nhà nước
hỗ trợ tín dụng, giải cứu khu vực tư nhân khỏi các đổ vỡ do thất bại của thị trường.
Cơ sở xã hội cho điều chỉnh này còn do tầng lớp trung luư chiếm số đông trong xã
hội phát triển, trở thành lực lượng quyết định lá phiếu tại các cuộc bầu cử, mà họ
không phải chủ tư bản mà cũng chẳng còn là vô sản, họ có hành vi tiêu dùng, xu
hướng chính trị, lối sống văn hóa khác với cả tầng lớp thượng luư và người nghèo.
Dù có những điều chỉnh linh hoạt nhất định nhưng nhìn chung thì những người cánh
tả vẫn nhấn mạnh hơn đến vai trò của nhà nước trên cả khía cạnh quy mô sở hữu
trong nền kinh tế và can thiệp vào thị trường, bởi đó là công cụ hữu hiệu nhất của
đảng chính trị nhằm thực hiện cương lĩnh của mình, giảm bớt ngoại ứng tiêu cực của
thị trường tự do đối với người lao động, đặc biệt là người nghèo. Còn nhũng người
cánh hữu vẫn có thiên hướng thúc đẩy tự do hóa, thị trường hóa, cổ vũ cho vai trò
của khu vực tư nhân, bởi nhờ nó mà đem lại lợi ích cho giai cấp hũư sản - cơ sở xã
hội của các đảng cánh hữu ấy.
Việt Nam lựa chọn mô hình lánh tế thị trường định hưóng XHCN xuất phát từ thực
tế là mô hình kinh tế CNXH hội cổ điển, đặc trưng bởi hệ thống kinh tế kế hoạch hoá tập
trung, sau nhiều thập kỷ tồn tại, đã tỏ ra không còn sức sống và khả năng tự phát triển nội
sinh về mặt kinh tế. Trong khi đó, kinh tế thị trường với tư cách là một phương thức sản
xuất, đã được chứng minh là có thể được sử dụng nhằm phục vụ cho sự phát triển và
thịnh vượng chung của các quốc gia, dân tộc, chứ không phải chỉ là tài sản riêng của chủ
nghĩa tư bản. Tuy nhiên, thực tế phát triển của các nền kinh tế thị trường ngày càng cho
thấy rõ chính trong quá trình phát triển của mình, kinh tế thị trường luôn luôn tiềm ẩn
những nguy cơ thất bại, bởi nó tỏ ra mâu thuẫn sâu sắc với các giá trị truyền thống, làm
tăng tính bất ổn của xã hội và khoét sâu hố ngăn cách giàu - nghèo. Vì vậy, vai trò Nhà
nước như một chủ thể xã hội sáng tạo và có năng lực để quản lý các quá trình kinh tế vĩ
mô, nhằm hạn chế những khuyết tật của thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển, cần phải
được khai thác có hiệu quả. Vì vậy, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam được xây dựng và thực thi chính là nhằm mục đích làm cho thị trường
và Nhà nước trở thành hai yếu tố bồ sung cho nhau, chứ không phải thay thế, loại trừ
nhau.
2.2. Xác định rõ vai trò Nhà nước và vai trò thị trường
Xác định rõ vai trò Nhà nước và vai trò thị trường trong mỗi giai đoạn phát triển
là nội dung quan trọng và cũng là yêu cầu tất yếu của việc xử lý quan hệ nhà nước và
thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ Nhà nước và thị trường là mối quan
hệ cơ bản, giải quyết họp lý mối quan hệ này sẽ tạo cơ sở cho tăng trưởng bền vững
và hiệu quả.
Điều rõ ràng là Nhà nước và thị trường đều có vai trò quan trọng đối với việc

76
huy động các nguồn lực và phối họp các nguồn lực cho tăng trưởng. Tuy nhiên, ở
mỗi giai đoạn khác nhau vai trò Nhà nước và vai trò thị trường cũng có nhũng biến
đổi. Sự biến đổi này gắn liền với biến đổi của chức năng nhà nước và thị trường.
Trong quá trình xác định vai trò thị trường, cần chú ý thị trường có những uu
thế trong phân bổ và khai thác các nguồn lực, thúc đẩy sản xuất phát triển. Cụ thể, cơ
chế thị trường kích thích hoạt động của chủ thể kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động tự do của họ. Do đó làm cho nền kinh tế phát triển năng động, có hiệu quả.
Với sự tác động của cơ chế thị trường sẽ đưa đến sự thích ứng tự phát giữa khối
lượng và cơ cấu của sản suất (tổng cung) với khối lượng và cơ cấu nhu cầu của xã
hội (tổng cầu). Nhờ đó ta có thể thoả mãn tốt nhu cầu tiêu dùng cá nhân về hàng vạn
sản phẩm khác nhau. Nhiệm vụ này nếu để Nhà nước làm sẽ phải thực hiện một số
công việc rất lớn, có khi không thực hiện được và đòi hỏi chi phí cao trong quá trình
ra các quyết định. Cơ chế thị trường kích thích đổi mới kỹ thuật, họp lý hoá sản xuất.
Sức ép của cạnh tranh buộc những người sản xuất phải giảm chi phí sản xuất cá biệt
đến mức tối thiểu bằng cách áp dụng những phương pháp sản xuất tốt nhất như
không ngừng đổi mới kỹ thuật công nghệ sản xuất, đổi mới sản phẩm, đổi mới tổ
chức sản xuất và quản lý kinh doanh, nâng cao hiệu quả. Cơ chế thị trường thực hiện
phân bổ các nguồn lực kinh tế một cách tối ưu. Trong nền kinh tế thị trường, việc luư
động, di chuyển, phân phối các yếu tố sản xuất, vốn đều tuân theo nguyên tắc của thị
trường; chúng sẽ chuyển đến nơi được sử dụng với hiệu quả cao nhất, do đó các
nguồn lực kinh tế được phân bổ một cách tối ưu. Và điều cũng đáng chú ý là, sự điều
tiết của của cơ chế thị trường mềm dẻo hơn sự điều chỉnh của cơ quan nhà nước và
có khả năng thích nghi cao hơn trước những điều kiện kinh tế biến đổi, làm thích ứng
lập thời giữa sản xuất xã hội với nhu cầu xã hội.
Tuy nhiên, việc xác định vai trò thị trường cũng phải căn cứ vào sự phát triển cụ
thể của thị trường. Và lưu ý thị trường không phải vạn năng, nó có những hạn chế và thất
bại. Những thất bại của thị trường là tình huống trong đó điểm cân bằng trong các thị
trường tự do cạnh tranh không đạt được sự phân bố hiệu quả, tức là ngăn cản bàn tay vô
hình phân bố các nguồn lực có hiệu quả. Nói cách khác, thất bại của thị trường là những
trường hợp trong đó thị trường tự do cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hóa-dịch vụ
như xã hội mong muốn. Nhũng thất bại của thị trường chính là cơ sở để nhà nước can
thiệp vào nền kinh tế nhằm phát huy tính un việt và hạn chế mặt trái của thị trường.
Trong khi xác định vai trò nhà nước cũng lại cần tránh khung hướng mở rộng vai
trò nhà nước. Nhà nước nên tập trung vào khắc phục khuyết tật thị trường trên mấy khía
cạnh như: thứ nhất', xây dựng pháp luật, các quy định và quy chế điều tiết nhằm tạo nên
một môi trường thuận lợi và hành lang an toàn cho sự phát triển có hiệu quả của các hoạt
động kinh tế. Thứ hai, tập trang vào ổn định và cải thiện các hoạt động kinh tế thông qua

77
các chính sách kinh tế vĩ mô như: thuế, tài chính-tiền tệ, lãi suất.. .Từ đó hạn chế biên độ
dao động chu kỳ kinh doanh, hạn chế thất nghiệp, lạm phát... Thứ ba, thông qua các công
cụ điều tiết để tác động đến sự phân bổ nguồn lực. Và thứ tư, thông qua quy hoạch và tố
chức thu hút các nguồn đầu tư vào kết cấu hạ tầng; xây dựng các chính sẩch, các chương
trình tác động đến khâu phân phối lại thu nhập nhằm bảo đảm công bằng xã hội.
Việc xác định vai trò nhà nước và thị trường trong mỗi giai đoạn phát triển cần
căn cứ cả vào sự phát triển của thị trường cũng như năng lực của nhà nước. Không nên
quá máy móc là việc của nhà nước hay của thị trường. Một khi thị trường còn chưa phát
triển, nhà nước cần tạo lập môi trưòng và khuyến khích thị trường phát tri en.
Trong rất nhiều trường họp nhà nước không hề có bất cứ lợi thế nào so với thị
trường để khắc phục các khiếm khuyết, về thông tin, rất nhiều trường hợp nhà nước có ít
thông tin hơn thị trường và dẫn đến các chính sách không phù họp. Nhất là tại các nước
đang phát triển, hệ thống cơ sở dự liệu rất nghèo nàn và sự minh bạch hóa còn thấp, nhà
nước có rủi ro cao do các thông tin nghèo nàn hoặc phiến diện do một số nhóm lợi ích
cung cấp.
về quản trị nhà nước cũng có nhiều hạn chế hơn. Các vị trí quản lý nhà nước
thường theo nhiệm kỳ bị sức ép đáng kể để có kết quả trong ngắn hạn và nhiều khi
không đủ thời gian để theo đuổi một chính sách dài hơi bền vững. Một hạn chế nữa là
trong hệ thống quản lý nhà nước kể cả ở các nước phát triển thường thiếu công cụ
đánh giá hiệu quả công việc dẫn đến việc thực hiện công việc mang nặng tính đối
phó..
Vai trò đúng mức của nhà nước trong các trường họp không có lợi thế có lẽ là
hỗ trợ thị trường những nguồn lực để tự xử lý các tồn tại. Chẳng hạn, thay vì chỉ định
các ngân hàng cho vay các doanh nghiệp (trong khi nhà nước không hề có thông tin
tốt hơn về khả năng kinh doanh/trả nợ của các doanh nghiệp), nguồn lực nên tập
tmng vào các công cụ giải quyết giao tiếp thông tin giữa doanh nghiệp và ngân hàng.
Chính vì vậy, cần cân nhắc kỹ, nếu không can thiệp của nhà nước để xử lý một số
vấn đề của thị trường có thể là nguyên nhân nảy sinh các vấn đề khác trong một số
trường hợp thậm chí là các vấn đề nghiêm trọng hơn.
Việc xác định vai trò can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế dù đã được
nghiên cứu kỹ hoặc đã từng thực hiện ở nước khác vẫn có the có những tác động
ngoài mong muốn. Cách làm đúng đắn là thực hiện trong các dự án thí điểm, đánh giá
tác động, tiến hành những chỉnh lý cần thiết trước khi thực hiện trên quy mô lớn. Cập
nhật thường xuyên các tác động trong quá trình thực hiện.
Ban hành các chính sách cần thực hiện trên cơ sở các định chế đã được xây
dựng. Ngoài các định chế được xây dựng từ văn bản quy phạm pháp luật, cần coi
trọng và phát triển các định chế tích cực có nguồn gốc lịch sử hoặc truyền thống văn

78
hóa lâu đời.
Như vậy để xác định vai trò đúng mức của Nhà nước trong một nền kinh tế,
một nguyên tắc có thể đúng là Nhà nước chỉ cần can thiệp trong các trưòng họp thị
trường thất bại. cần chú ý đặc biệt các trường họp độc quyền quản lý không hiệu quả
đang làm tổn hại nghiêm trọng đến nguồn lực của đất nước. Các can thiệp cần đúng
mức có cân nhắc những hạn chế của quản lý nhà nước và bao gồm cả các biện pháp
cần thiết đối với những ảnh hưởng tiêu cực có thể. Đồng thời hết sức cẩn trọng trong
cách thực hiện.
2.3. Thể chế hóa vai trò Nhà nước, vai trò thị trường và quan hệ Nhà nước
và thị trường
Khi đã xác định vai trò Nhà nước và thị trường rất cần được thể hiện trong thực
thế. Muốn vậy phải thể chế hóa vai trò Nhà nước và vai trò thị trường. Neu không thể chế
hóa được rõ ràng vai trò của Nhà nước cũng như vai trò của thị trường sẽ dẫn đến chồng
chéo và nhầm lẫn, lấn sân trong quá trình thực thi vai trò Nhà nước và vai trò thị trường
trong thực tế.
Trước hết phải thể chế hóa quyền quản lý điều hành của Nhà nước. Thông thường,
vai trò kinh tế của Nhà nước được xác lập trong Hiến pháp của các quốc gia. Chẳng hạn
ngay ở Việt Nam, Hiến pháp hiện hành năm 2013 đã quy định rõ hon tính chất, mô hình
nền kinh tế; vai trò quản lý của Nhà nước trong nền lãnh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa; tài sản công thuộc sở hữu toàn dân; việc quản lý và sử dụng đất đai; sử dụng
ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia và các nguồn tài chính công khác.
Đi liền với các quy định pháp lý về vai trò Nhà nước cần thiết phải xác lập được
thể chế hành chính nhà nước. Thể chế hành chính nhà nước được hiếu là bao gồm toàn
bộ các cơ quan hành chính nhà nước và toàn bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản
lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời quy định các mối quan hệ trong
hoạt động kinh tế cũng như các mối quan hệ giữa các cơ quan và nội bộ bên trong của
các cơ quan hành chính nhà nước.
Thể chế hành chính nhà nước bao gồm hai bộ phận lớn. Thứ nhất là bộ phận thể
chế hành chính thuần túy, thứ hai là bộ phận thể chế hành chính tác động trực tiếp tới
hoạt động kinh doanh.
Bộ phận thể chế hành chính thuần túy về hoạt động quản lý nhà nước bao gồm các
thể chế trong các lĩnh vực chính trị như quản lý quốc phòng, an ninh, ngoại giao; về hoạt
động quản lý nhà nước trong nội bộ hệ thống hành chính như chế độ làm việc của các cơ
quan hành chính nhà nước; về xây dựng chế độ quản lý văn bản hành chính; về hiện đại
hóa công sở; đào tạo kỹ năng hành chính cho công chức hành chính, về chế độ bầu cử
trong bộ máy chính quyền; quản lý lao động, các hoạt động dịch vụ công, tổ chức hoạt

79
động, phân công, phân cẩp của hệ thống bộ máy tù' trung ương đến cơ sở; chế độ công
vụ, phục vụ nhân dân, các tổ chức hành chính.
Bộ phận thể chế hành chính tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh bao
gồm các thể chế về thủ tục đăng ký kinh doanh, cấp các loại giấy phép, chứng thực,
chứng nhận, công chứng cho các hoạt động kinh doanh; sự kiểm soát hành chính, các
chế độ thuế, hải quan, quản lý đất đai...
Hệ thống thể chế hành chính nhà nước đó có các vai trò: Một là, hệ thống thể
chế hành chính nhà nước tạo môi trường pháp lý ổn định cho thị trường phát triển và
tạo lập lòng tin với các chủ thể kinh té. Nhà nước tạo lập khuôn khổ pháp lý cho hoạt
động sản xuất kinh doanh diễn ra hiệu quả. Chỉ duy nhất nhà nước có được chức
năng này. Hệ thống pháp luật kinh tế của nhà nước càng được xây dựng đồng bộ,
đúng đắn, nhất quán và kịp thời bao nhiêu, càng có tác động tích cực tới sự vận hành
của nền lánh tế bấy nhiêu. Để thực hiện đúng đắn chức năng phân phối của mình,
nền kinh tế thị trường đòi hỏi một loạt thể chế phát triển cao, trong đó có hệ thống
pháp luật để chống lại bạo lực và gian lận bao gồm: hệ thống các quy định có liên
quan tới những quyền sở hữu, những điều luật về phá sản và khả năng thanh toán, hệ
thống các quy định về tài chính với ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương
mại để bảo đảm việc cung cấp tiền mặt được thực hiện một cách nghiêm ngặt...
Trên thực tế, nhũng nước nào có thể chế nhà nước ổn định, làm cơ sở cho việc
tiên liệu tương lai thì ở nhũng nước ấy có mức độ đầu tư và tăng trưởng cao hơn so
với nhũng nước thiếu thể chế như vậy.
Cùng với việc tạo môi trường ổn định và tin tưởng, thể chế hành chính nhà
nước tạo cơ sở pháp lý cho thị trường phát triển.Trong hoạt động quản lý nhà nước,
thể chế kinh tế của quốc gia bao gồm hệ thống các quy định của pháp luật định
hướng, dẫn dắt và can thiệp vào các hoạt động kinh tế nhằm làm cho nền kinh té
quốc dân vận động theo cơ chế thị trường. Thể chế kinh tế nói trên là nền tảng cơ bản
để mọi chủ thể kinh tế hoạt động một cách họp pháp. Đó là nền tảng cơ bản để các cơ
quan hành chính nhà nước tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước cần thiết theo
chức năng của mình. Những hoạt động mà các cơ quan hành chính nhà nước tiến
hành nhằm làm cho hoạt động kinh tế định hướng đúng như pháp luật nhà nước quy
định.
Vai trò của Nhà nước, sự can thiệp, điều tiết của nhà nước và thể chế hành
chính nhà nước ở các quốc gia khác nhau là không giống nhau. Nhũng nước công
nghiệp phát triển, chế độ kinh tế đa thành phần, thị trường đã được xác lập, thì chức
năng điều tiết kinh tế - xã hội được mở rộng và vai trò của Nhà nước trong việc quản
lý khu vực công cộng, các hoạt động xã hội ngày càng tăng. Trong khi đó, các nước
đang và kém phát triển, sự can thiệp của Nhà nước mạnh hơn và trải rộng trên nhiều

80
lĩnh vực. Nhiều thể chế hành chính nhà nước can thiệp quá sâu vào các hoạt động
kinh tế của các chủ thể kinh tế. Sự can thiệp quá mức của nhà nước và hành chính
nhà nước làm cho nền kinh tế vận động không hiệu quả và trong nhiều trường họp
rơi vào khủng hoảng. Nhiều thể chế hành chính nhà nước đã tỏ ra lạc hậu so với mức
độ vận động, phát triển của kinh tế và đã trở thành lực cản kinh tế phát triển.
Hai là, thể chế nhà nước có vai trò định hướng cho sự phát triển của thị trường.
Sự can thiệp của nhà nước thể hiện là bàn tay vô hình của thị trường được định hướng
bởi bàn tay hữu hình, mạnh mẽ của chính phủ. Tuy nhiên, sự can thiệp của nhà nước
phải có chọn lọc (hướng dẫn đầu tư thông qua các uư đãi thuế, xây dựng hệ thống thể
chế tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các mục tiêu ưu tiên...).
Tuy nhiên, khi khẳng định sự cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước thì cũng
cần cân nhắc kỹ lưỡng tới cái được - cái mất của sự can thiệp ấy, cần xác định được mức
độ can thiệp của nhà nước đến đâu thì đem lại hiệu quả. Trong các nền kinh tế hiện đại,
vai trò đó của nhà nước đặc biệt thể hiện rõ rệt ở việc xác định "các quy tắc trò chơi" để
can thiệp vào những khu vực cần có sự lựa chọn, thể hiện nhũng khuyết tật của thị
trường, để đảm bảo tính chỉnh thể của nền kinh tế và để cung cấp những dịch vụ phúc
lợi.
Ttó ba, thể chế nhà nước còn có vai trò hỗ trợ thị trường. Nếu nhà nước muốn thu
hút vốn đầu tư thì phải tạo lập được nhũng chuẩn mực (thể chế) mà các nhà đầu tư mong
muốn. Và theo nghĩa đó, các thị trường (cụ thể là các chủ thể tham gia thị trưòng) đòi hỏi
phải có thể chế hỗ trợ cho nó.
Thị trường phát triển cho phép các tác nhân tiếp cận đầy đủ hơn, tốt hơn với các
cơ hội và sự lựa chọn. Thị trường ở các nước có thu nhập thấp thường bị phân khúc,
chứa đụng nhiều rủi ro do hoạt động dựa vào các thể chế phi chính thức, và có chi phí
giao dịch cao do thiếu thông tin, quyền sở hũư không rõ ràng và thiếu quyền tự do lãnh
doanh. Thể chế có thể giúp quản lý rủi ro giao dịch thị trường, nâng cao hiệu quả và khả
năng sinh lời thông qua ba kênh chính là: 1. Truyền dẫn thông tin về các điều kiện thị
trường, hàng hóa và các bên tham gia;
2. Xấc định và thực thi quyền sở hữu cũng như các họp đồng; và 3. Tăng áp lực cạnh
tranh trên thị trường.
Thị trường hoạt động dựa trên nền móng của các thể chế. Khi không có các
nguyên tắc cơ bản của trật tự xã hội với các thể ché làm trụ đỡ thì thị trường không
thể hoạt động được. Một minh chứng điển hình là các thị trường sẽ không thể phát
triển tốt nếu như không có sự thừa nhận và tôn trọng quyền sở hữu từ phía Nhà nước.
Nhà nước trong các nền kinh tế thị trường cần thiết lập và bảo vệ quyền sở
hữu tư nhân, cũng như quyền được hưỏng các lợi ích lãnh tế xuất phát từ việc sử
dụng quyền sở hữu đó. Nếu không có sự đảm bảo ấy, một số người sẽ gặp phải

81
những rủi ro nếu đầu tư thời gian và tiền vốn của mình vào lĩnh vực kinh doanh mà
rốt cuộc, tiền lãi thu về lại có thể rơi vào nhà nước hoặc các tập đoàn khác.
2.4. Điều hành xử lỷ trong thực tiễn quan hệ Nhà nước và thị trường
Xử lý mối quan hệ Nhà nước và thị trưòng không chỉ dừng ở xác định vai trò
và thể chế hóa vai trò nhà nước và thị trường mà còn được thể hiện xử lý trong thực
tiễn. Việc xử lý trong thực tiễn mối quan hệ này phụ thuộc rất quan trọng vào bộ máy
nhà nước cũng như sự chủ động của các chủ thể trên thị trường.
Như phần trên đề cập đến vai trò của thể chế nhà nước, nếu có một bộ máy
nhà nước làm việc hiệu quả thì việc xử lý quan hệ Nhà nước-thị trường cũng sẽ họp
lý. Thông thường người ta hướng đến một Nhà nước pháp quyền trong đó việc quản
lý và điều hành đều dựa trên quy định luật pháp. Cùng với sự phát triển của xã hội,
vai trò Nhà nước trong thực tiễn hướng đến hỗ trợ, định hưóng cho sự phát triển của
thị trường, mà ngày nay gọi là Nhà nước sáng tạo, phát triển.
Khái niệm phổ biển trên thể giới là Nhà nước kiến tạo phát triển trong đó có
chính phủ, chứ không hẳn chính phủ kiến tạo phát triển trong một Nhà nước. Khái
niệm này được nhà nghiên cứu Chalmers Johnson đưa ra tù' năm 1982, khi ông
nghiên cứu về sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản. Ông nhận thấy rằng trong sự phát
triển thần kỳ ấy có vai trò rất quan trọng của Nhà nước. Nhà nước Nhật Bản đã
không chỉ tạo ra khuôn khố cho sự phát triến, mà còn định hưóng và thúc đẩy sự phát
triển đó. Sau này, ngoài Nhật Bản ra, Hàn Quốc, Trung Quốc... đều được xem là
những nhà nước ldến tạo phát triển. Theo các nhà nghiên cúư, đây

82
là mô hình nhà nước nằm ở giữa hai loại hình nhà nước là:
nhà nước điều chỉnh (theo chủ thuyết thị trường tự do) và Nhà
nước kế hoạch hóa tập trung (theo mô hình xã hội chủ nghĩa
truyền thống). Nhà nước kiến tạo phát triển không đứng
ngoài thị trường, nhưng cũng không làm thay thị trường. Mà Nhà nước chủ động can
thiệp vào thị trường để thúc đẩy phát triển và hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đã
được đề ra. Thực tế cho thấy Nhà nước kiến tạo phát triển có thể thúc đẩy sự phát triển
nhanh hơn. Thí dụ, để đạt được mức tăng trưởng GDP gấp đôi, một Nhà nước điều chỉnh
(như Hoa Kỳ) sẽ phải mất đến 50 năm, trong lúc đó một Nhà nước kiến tạo phát triển
(như Trung Quốc) chỉ mất 10 năm. Như vậy, Nhà nước kiến tạo phát triển là mô hình
nhà nước kết họp được ưu điếm, đồng thời khắc phục được nhược điểm của cả hai mô
hình Nhà nước điều chỉnh và Nhà nước kế hoạch hóa tập trung
Trong điều hành thực tiễn cần tuân thủ các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường.
Đó là các quỵ luật:
- Quy luật giá trị-. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hoá
phải dựa trên cơ sở giá trị lao động xã hội cần thiết trung bình để sản xuất và lưu
thông hàng hoá và trao đổi ngang giá. Việc tính toán chi phí sản xuất và lưu thông
bằng giá trị là cần thiết bởi đòi hỏi của thị trường của xã hội là với nguồn lực có hạn
phải sản xuất được nhiều của cải vật chất cho xã hội nhất, hay là chi phí cho một đơn
vị sản phẩm là ít nhất với điều kiện là chất lượng sản phẩm cao. Người sản xuất kinh
doanh nào có chi phí lao động xã hội cho một đơn vị sản phẩm thấp hơn trung bình thì
người đó có lợi, ngược lại người nào có chi phí cao thì khi trao đổi sẽ không thu được giá
trị đã bỏ ra, không có lợi nhuận và phải thu hẹp sản xuất hoặc kinh doanh. Đây là yêu
cầu khắt khe buộc người sản xuất, người kinh doanh phải tiết kiệm chi phí, phải không
ngừng cải tiến kỹ thuật công nghệ, đổi mới sản phẩm, đổi mới kinh doanh — dịch vụ để
thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng để bán được nhiều hàng hoá và dịch vụ.
- Quy luật cung cầu'. Ở đâu có thị trường thì ở đó có quy luật cung - cầu tồn tại
và hoạt động một cách khách quan, cầu xác định cung và ngược lại cung xác định cầu.
cầu xác định khối lượng, chất lượng và chủng loại cung về hàng hoá. nhũng hàng hoá
nào được tiêu thụ thì mới được tái sản xuất. Ngược lại, cung tạo ra cầu, kích thích tăng
cầu thông qua phát triển số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá, hình thức, quy cách
và giá cả của nó. Cung - cầu tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Đây là
sự tác động phức tạp theo

83
- nhiều hướng và nhiều mức độ khác nhau. Quy luật cung - cầu
tác động khách quan và rất quan trọng. Neu nhận thức được chúng
thì chúng ta vận dụng để tác động đến hoạt động sản xuất kinh
doanh theo chiều hướng có lợi cho quá trình tái sản xuất xã hội.
Nhà nước có thể vận dụng quy luật cung - cầu thông qua các chính
sách, các biện pháp kinh tế như: giá cả, lợi nhuận, tín dụng,
họp đồng kinh tế, thuế, thay đổi cơ cấu tiêu dùng. Để tác động
vào các hoạt động kinh tế theo quy luật cung - cầu, duy trì
những tỷ lệ cân đối cung - cầu một cách lành mạnh và họp lý.
- Quy luật giá trị thặng dư: Đây là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư
bản. Tuy nhiên, khi trong xã hội còn tồn tại sản xuất và lưu thông hàng hóa, quy luật
giá trị thặng dư vẫn còn phát huy tác động. Trong xã hội ngày nay, mỗi người lao
động vẫn còn lệ thuộc vào sự phân công lao động xã hội, vẫn còn sự đối lập giữa lao
động chân tay và lao động động trí óc; lao động vẫn là phương tiện để sinh sống chứ
chưa trở thành nhu cầu bậc nhất của mỗi người, sức sản xuất của xã hội chưa đạt đến
mức của cải tuôn ra dào dạt để phân phối theo nhu cầu, nên vẫn phải đi con đường
vòng thực hiện phân phối thông qua trao đổi hàng hóa. Và yêu cầu hàng hoá bán ra
phải bù đắp chi phí sản xuất và lưu thông đồng thời phải có một khoản lợi nhuận để
tái sản xuất sức lao động và tái sản xuất mở rộng.
- Quy luật cạnh tranh: Trong nền kỉnh tế có nhiều thành phần kinh tế, có
nhiều người mua, người bán với lọi ích kinh tế khác nhau thì việc cạnh tranh giữa
người mua với người mua, người bán với người bán và cạnh tranh giữa người mua
với người bán tạo nên sự vận động của thị trường và trật tự thị trường. Cạnh tranh
trong kinh tế là cuộc đấu không phải với một đối thủ mà đồng thời với hai đối thủ.
Tức là cạnh tranh giữa người mua và người bán và cạnh tranh giữa người bán với
nhau. Không thể lẩn tránh cạnh tranh mà phải chấp nhận cạnh tranh, đón trước cạnh
tranh và sẵn sàng sử dụng vũ khí cạnh tranh hũu hiệu.
Việc điều hành xử lý trong thực tiễn mối quan hệ này chính là phải xử lý dưới
góc nhìn của hàng loạt các mối quan hệ, tương ứng với vai trò, chức năng
mà Nhà nước hay thị trường thế hiện. Có
Thứ nhất, quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện
Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quạ độ ở nước ta là: xây dựng được về
cơ bản nền tảng kinh tế của CNXH với kiến trúc thượng tầng về chính

|uan hệ cơ bản sau:

84
trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở
thành một nước XHCN ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Như vậy
xét về mặt kinh tế, mục tiêu phát triển chính là xây dựng nền
tảng kinh tế của CNXH. Đây chính là chức năng kinh tế của nhà
nước XHCN. Trước đây, trong nền kinh tế tập trung, để thực
hiện chức năng kinh tế nhà nước XHCN tự biến mình thành một tổ
chức siêu kinh tế, không chỉ dừng lại ở hoạt động quản lý, Nhà
nước còn tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất và phân
phối sản phẩm. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, Nhà nước thực hiện xây dụng hệ thống pháp luật và
sử dụng các công cụ kinh tế để điều tiết nền kinh tế thị
trường. Thị trường được xem như phương tiện, để qua đó Nhà
nước hiện thực hóa nền tảng kinh tế của CNXH.
Thực tiễn phát triển cho thấy, thị trường và cơ chế thị trường là phương án hiệu
quả nhất cho khai thác, huy động các nguồn lực cho tăng trưỏng. Nói cách khác, muốn
duy trì sự phát triển xã hội, hay muốn thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhằm tạo nền tảng
kinh tế của một xã hội mới phải lựa chọn phương tiện có khả năng khai thác, phát huy
hiệu quả các nguồn lực xã hội. Và cũng chỉ có nhà nước XHCN, nhà nước của dân, do
dân, vì dân mới bảo đảm cho thị trường phát huy tác dụng trong tạo dựng nền tảng kinh
tế xã hội XHCN. ở phương diện này có thể thấy giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu và
phương tiện, xét dưới góc độ kinh tế chính là giải quyết quan hệ Nhà nước và thị trường.
Thứ hai, xử lý quan hệ Nhà nước và thị trường trong thực tế phải xử ỉỷ quan hệ
giữa chỉnh trị với kinh tế
Trên bề mặt xã hội, biểu hiện dễ nhận thấy nhất của chính trị là Nhầ nước với cấu
trúc tương ứng của nó. về phương diện kinh tế, trong điều kiện kinh tế thị trường, biểu
hiện tập trung của mặt kinh tế là hoạt động của thị trường với các quy luật kinh tế đặc
trưng của nó như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu. Các quy luật
của nền kinh tế thị trường vận động tạo ra nhiều tác động tích cực đồng thời cũng gây ra
nhiều tác động tiêu cực. Đổ phát huy các tác động tích cực, đồng thời hạn chế các tác
động tiêu cực của các quy luật kinh tế khách quan của nền kinh tế thị trường gây ra, đòi
hỏi phải có vai trò của Nhà nước. Đen lượt nó, bản thân việc can thiệp của nhà nước
cũng có nhũng hạn chế. Vì thế cần có vai trò của thị trường. Với ý nghĩa đó, việc xử lý
mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị biếu hiện tập trung thành mối quan hệ giữa Nhà
nước và thị trường. Trong đó trước hết Nhà nước vừa thực hiện chức năng chính trị của
kiến
trúc thượng tầng vừa thực hiện chức năng kinh tế cửa cơ sở hạ tầng. Nghĩa là nhà
nước vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị tương ứng của mình đồng thời vùa thực hiện
nhiệm vụ kinh tế gắn với hoạt động của thị trường.

85
về nhiệm vụ chính trị, nhà nước trước hết phải thực hiện việc duy trì sự tồn
tại của chính bản thân mình, về nhiệm vụ kinh tế, nhà nước phải thực hiện các chức
năng kinh tế để thúc đẩy sự phát triển nói chung của xã hội. Do đó, có thể hình dung,
việc giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, hay giữa nhiệm vụ kinh tế và
nhiệm vụ chính trị, trên thực tế, tập trung ở việc xác định rõ chức năng của nhà nước
trong nền kinh tế thị trường. Nhà nước và thị trường tuy là một thể thống nhất trong
nền kinh tế thị trường song, chức năng của nhà nước và chức năng của thị trường lại
có sự phân biệt. Trong điều kiện kinh tế thị trường, giới hạn của việc phát huy vai trò
kinh tế của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước trong khi thực hiện chức năng của
mình không được làm méo mó các quan hệ tích cực của thị trường. Cũng như thế,
việc phát huy vai trò của thị trường không nhất thiết phải tạo ra những khoảng cách
phân hoá ngày càng nới rộng biên độ, từ đó gây bất bình đẳng quá mức trong xã hội.
Sự bất bình đẳng quá mức đến lượt nó sẽ làm triệt tiêu nhũng thành tựu nhờ tác động
tích cực của các quy luật thị trường.
Thứ ba, quan hệ giữa chủ thể quản ỉỷ với đổi tượng quản lỷ
Thực chất đây là quan hệ giữa Nhà nước với tư cách người quản lý vĩ mô với
các chủ thể trên thị trường. Nhà nước phải tạo dụng luật chơi và giữ cho luật chơi
được tuân thủ. Nhà nước thực hiện vai trò quản lý thông qua ban hành các văn bản
pháp luật dẫn dắt thị trường, đồng thời thông qua bộ máy với đội ngũ công chức
được đào tạo với các nhiệm vụ chức năng cụ thể trong các lĩnh vực. Việc thực thi vai
trò phải trên cơ sở tôn trọng các quy luật của thị trường, có như vậy mới không làm
méo mó thị trường và phát huy được vai trò của các chủ thể.
Thứ tư, xử lý quan hệ Nhà nước thị trường dưới góc nhìn quan hệ giữa cái chủ
quan với cải khách quan
Thị trường vận hành theo các quy luật khác quan, vốn có như quy luật giá trị,
cung-cầu, cạnh tranh... Trong công tác quản lý kinh tế, nhà nước phải dưạ vào thị
trường để tính toán, làm cơ sở khoa học cho việc xây dụng pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch phát triển. Việc tổ chức mở rộng thị trường mà không có sự điều tiết của công
cụ quản lý thì tất yếu dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động kinh doanh. Nếu nhận thức
phiến diện về thị trường cũng như sự điều tiết thị trường

86
theo ý muốn chủ quan, duy ý chí trong quản lý và chỉ đạo
kinh tế đồng nghĩa với việc đi ngược lại các hệ thống quy
luật kinh tế vốn có trong thị trường. Nói cách khác hoạt động
của nhà nước thông qua bộ máy quản lý của mình ban hành các
quy định can thiệp, điều tiết thị trường là hoạt động chủ
quan của con người. Sự can thiệp này, không làm méo mó thị
trường, mà tạo điều kiện cho thị trường phát huy hiệu quả, mở
rộng tăng trưởng.
Như vậy xử lý quan hệ nhà nước và thị trường dưới góc nhìn quan hệ giữa cái chủ
quan và khách quan đặt ra yêu cầu nhà nước phải căn cứ vào thực tiễn thị trường để ban
hành các quy định phù hợp. Khi thị trường chưa phát triển, nhà nước cần hệ thống các
quy định để tạo điều kiện thị trường phát sinh, phát triển, nhà nước không được phó mặc
cho thị trường, hoặc can thiệp làm sai lệch các quan hệ thị trường, vấn đề là phải có sự
phối hợp tốt giữa yếu tố khách quan của cơ chế thị trường và yếu tố chủ quan của quản lý
nhà nước theo mục tiêu nhất định.
Thứ năm, xử lỷ quan hệ giữa các chủ thể trên thị trường
Xử lý quan hệ Nhà nước-th ị trường cũng chính là bảo đảm các chủ thể trên thị
trường hoạt động bình đẳng. Lúc này Nhà nước với tính cách là một chủ thế trên thị
trường cũng phải tuân thủ luật chơi theo cơ chế thị trường.
Cơ chế thị trường là quá trình tương tác lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế trong
việc hình thành giá cả, phân phối tài nguyên, xác định khối lượng và cơ cấu sản xuất. Sự
tương tác của các chủ thể tạo nên những điều kiện nhất định để nhà sản xuất, với hành vi
tối đa hóa lợi nhuận, sẽ căn cứ vào giá cả thị trường để quyết định ba vấn đề: sản xuất cái
gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai.
Dưới tác động của cơ chế thị trường sẽ dẫn đến tình trạng một bộ phận yếu thế bị
gạt ra khỏi cuộc chơi, mà bản thân Nhà nước với chức năng xã hội cũng không bao tràm
được hết. Chính vì vậy trong xử lý quan hệ giữa các chủ thế trên thị trưòng lúc này rất
cần vai trò tham gia giám sát của xã hội, thậm chí xã hội tham gia cung cấp dịch vụ phi
lợi nhuận. Như vậy để xử lý tốt quan hệ giữa các chủ thể trên thị trường rất cần vai trò
của xã hội với tính cách là các tổ chức xã hội mang tính chất tự nguyện, phi lợi nhuận.
Thứ sáu, xử lý quan hệ Nhà nước thị trường trong hoạt động lành tế cụ thê như:
việc phân bo nguồn lực, phân phoi kết quả của tăng trưởng...
Đe đạt mục đích phát triển của mỗi quốc gia, nhà nước phải có quy hoạch và
chiến lược phát triển, sử dụng các nguồn lực, bảo đảm làm sao để có sự tương thích giữa
tăng trưởng với bảo vệ môi trường, giữa sự khai thác phát triển ở giai đoạn này không
làm ảnh hưởng đến sự phát triển của giai đoạn sau, nói cách khác phải bảo đảm sự phát
triển bền vững. Trong khi đó, yêu cầu của tăng trưởng phải bảo đảm tính hiệu quả, hoạt
động sản xuất phải có lợi nhuận, muốn vậy phải tuân thủ các quy luật kinh tế, sản xuất
kinh doanh không thể không theo tín hiệu của thị trường, phải theo cơ chế thị trường.
Như vậy phân bổ nguồn lực phải theo cơ chế thị trường song phải bảo đảm định hưóng

87
phát triển của quốc gia.
Phân chia các kết quả của tăng trưởng cũng cần có sự phối kết hợp của nhà
nước và thị trường trong quá trình phân phối để vừa bảo đảm động lực sản xuất, vừa
giảm sự bất công bằng bảo đảm quyền con người. Cho nên, trong trao đổi, giá cả
phải trên cơ sở thị trường và trong phân phối phải bảo đảm nguyên tắc thị trường
trong phân phối lần đầu và nhà nước can thiệp trong tái phân phối để bảo đảm sự
công bằng, bình đẳng, giảm phân hóa giàu nghèo.
Như vậy, xử lý quan hệ nhà nước và thị trường cần được xử lý ngay trong quá
trình xác lập quy hoạch, chương trình và chính sách phát triển, trong quá trình sản
xuất hàng hóa, dịch vụ, cũng như trong quá trình trao đổi và phân phối nguồn lực và
kết quả sản xuất; đồng thời được xử lý cả trong quá trình tiêu dùng hàng hóa và dịch
vụ được sản xuất ra.
2.5. Điều chỉnh và hoàn thiện
Môi trường và điều kiện kinh doanh luôn biến động, cùng với đó chức năng
của nhà nước cũng như của thị trường cũng có nhũng thay đổi cùng với sự phát triển
của nền sản xuất xã hội. Do vậy trong quá trình xử lý mối quan hệ Nhà nước và thị
trường sẽ nảy sinh những yêu cầu mới, cũng như những bất cập cần có sự điều chỉnh
cho hoàn thiện và họp lý.
Nguyên tắc của điều chỉnh là bảo đảm hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Xu hướng chung ngày nay là chuyển từ nhà nước trực tiếp can thiệp sang nhà
nước kiến tạo phát triển. Điều đó không có nghĩa giảm đi vai trò nhà nước mà chỉ là
chuyển tù' trực tiếp sang gián tiếp.
Nhũng bất cập trong xử lý mối quan hệ này thưòng gắn liền với sự thay đổi
môi trường, kéo theo sự thay đổi chức năng của nhà nước. Trong các quốc gia, khi
thị trường còn chưa phát triển đầy đủ, nhà nước càn có nhũng giải pháp hỗ trợ cho sự
sinh thành và phát triển đồng bộ của các loại thị trường. Nhất là khi môi trường kinh
doanh thay đổi, không chỉ trong phạm vi mỗi quốc gia mà là mở rộng phạm vi thị
trường khu vực và toàn cầu, đòi hỏi phải có những điều chỉnh trong xử lý quan hệ
nhà nước và thị trường, bởi lẽ không chỉ điều kiện thị trường thay đổi mà cả chức
năng nhà nước cũng có sự thay đổi. Cụ thể, trong điều kiện toàn cầu hóa đã đặt ra
yêu cầu sự cần thiết phải hợp tác giữa các nhà nước, điều này dẫn tới sự biến đổi các
chức năng của nhà nước.
Nhà nước vẫn hiện diện mạnh mẽ trong đời sống xã hội, nhưng vai trò và vị trí của
nó có phần khác trước. Mặc dù nhà nước vẫn là thực thể bảo đảm sự gắn kết xã hội và
đảm bảo an ninh, nhưng hoạt động này đã phải tiến hành trong một khuôn khổ khác
trước, nhà nước phải điều đình, dàn xếp với các chủ thể khác để giải quyết nhiều công
việc thay vì áp đặt một chiều bằng các mệnh lệnh hành chính. Có thể thấy, vai trò và vị

88
trí của nhà nước trong các mối quan hệ xã hội đã thay đổi, nhà nước không còn là bề trên
mà trở thành đối tác của các chủ thể khác, đây chính là quan niệm mới về nhà nước.
Chúng ta đều biết, sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhà nước đóng vai trò ổn định
và hoạch định kinh tế vĩ mô, tái thiết quốc gia và tái phân phối, cung cấp phúc lợi cho
công dân. Để đảm đương được vai trò này, nhà nước cần kiểm soát nguồn lực thông qua
vai trò sở hữu những ngành công nghiệp quan trọng, can thiệp tiực tiếp vào nền kinh tế.
Từ những năm 1970, vai trò này của nhà nước giảm sút do lạm phát, thất nghiệp, quá tải
ngân sách. Do vậy, quá trình tư nhân hóa xuất hiện và chuyển đổi vai trò cung cấp dịch
vụ từ khu vực công sang khu vực tư. Quá trình này đòi hỏi sự giám sát của bên thứ ba và
sự tham gia của khối tư nhân vào việc hoạch định và thực thi chính sách. Nhà nước phải
tạo điều kiện cho chủ thế mới ngoài nhà nước tham gia cuộc chơi, luật chơi. Điều này
buộc nhà nước phải chuyển đổi mô hình từ nhà nước mệnh lệnh, nhà nước phúc lợi sang
nhà nước điều tiết.
Một trong những nguyên nhân dẫn tói sự chuyển dịch sang mô hĩnh nhà nước điều
tiết là tác động của quá trình toàn cầu hóa dẫn đến sự thay đổi không gian, đối tượng điều
tiết của Nhà nước từ trong phạm vi quốc gia đến toàn cầu và sự thay đổi cách thức tác
động đến thị trường toàn cầu hóa do sự phát triển của khoa học và công nghệ.
Bên cạnh sự thay đổi chức năng nhà nước, sự phát triển và hoàn thiện của thị
trường, cũng như sự thay đổi của các điều kiện thị trường cũng làm cho việc xử lý quan
hệ nhà nước và thị trường cần có điều chỉnh và hoàn thiện. Đáng chú ý nhất là đối với
các nước đang phát triển, ở đó thị trưòng chưa thực sự phát triển, nên quan hệ Nhà nước
và thị trường cũng có nhũng nét khác biệt. Thậm chí nhà nước còn đóng vai trò tạo môi
trường và điều kiện cho thị trường phát triển. Hay một khi điều kiện thị trường thay đổi,
trong các giai đoạn khủng hoảng thì việc xử lý quan hệ Nhà nước và thị trường cũng phải
có điều chỉnh để vực dậy thị trường, tạo cơ hội, môi trường cho thị trường, cho các chủ
thể trên thị tiường phát triển.
Rõ ràng là việc điều chỉnh và hoàn thiện việc xử lý quan hệ nhà nước và thị
trường là tất yếu gắn liền với những thay đổi chức năng nhà nước và điều kiện thị
trường. Sự điều chỉnh không chỉ ở sự gia tăng vai trò nhà nước hay gia tăng vai trò
thị trường cho phù hợp bối cảnh cụ thể, mà ngay ở cách thức can thiệp của nhà nước
vào thị trường cũng có sự điều chỉnh theo hướng nhấn mạnh hơn đến vai trò gián
tiếp, vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện cho thị trường phát triển. Đó chính là vai trò của
nhà nước kiến tạo phát triển.
in. CÁC NGUYÊN TẮC xử LÝ VÀ CÁC YẾU Tố cơ BẢN TÁC ĐỘNG
ĐẾN XỬ LÝ QUAN HỆ NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG
1. Các nguyên tắc

89
1.1. Xử lý mối quan hệ Nhà nước và thị trường phải trên cơ sở lợi ích quốc
gia là tối thượng và bảo đảm hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế-xã hội
Mối quan hệ nhà nước - thị trường là một trong những mối quan hệ lớn. Giải
quyết mối quan hệ này sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy yêu
cầu đặt ra trong xử lý quan hệ này là làm sao khai thác được sức mạnh tổng họp các
nguồn lực, từ nguồn lực nhà nước, nguồn lực thị trường và nguồn lực bên trong, bên
ngoài. Phải tạo ra được tổng họp lực để phát triển chứ không phải triệt tiêu lẫn nhau
giữa các nguồn lực.
Đương nhiên trong quá trình xử lý sẽ phải giải quyết mâu thuẫn lợi ích. Tất
nhiên phải bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, thị trường và xã hội. Tuy nhiên,
trong nhiều trường họp khó lượng định thì về nguyên tắc phải đặt lợi ích chung của
quốc gia, dân tộc lên trên hết. Lợi ích quốc gia là tối thượng, là mục tiêu, nhà nước
cần vận dụng các công cụ, thông qua phương tiện là cơ chế thị trường, dựa trên điều
kiện xã hội đồng thuận để hưóng đến mục tiêu đã xác định.
Lợi ích quốc gia - dân tộc của chúng ta là : “Độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; chế độ xã hội chủ nghĩa, sự giàu mạnh,
hùng cường của đất nước, ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân” 10. Giải quyết mối
quan hệ trên phải hướng đến hiện thực hóa mục tiêu này. Nhà nước phải hoàn thiện
nâng tầm điều hành hiệu quả, phải xây dựng Nhà nước liêm chính, hành động, phục
vụ nhân dân. Thị trường phải lành mạnh, khai thác và phân bổ hiệu quả các nguồn
lực cho hiện thực hóa mục tiêu. Tránh những thiên kiến, hay vì lợi ích cục bộ trong
xử lý mối quan hệ Nhà nước và thị trường.
Nhìn lại lịch sử phát triển kinh tế thị trường, việc lựa chọn Nhà nước hay thị
trường là gắn với hiệu quả tăng trưởng. Đã có những thất bại do thiên về Nhà nước hoặc
thiên về thị trường. Trong những năm gần đây giới nghiên cúư ít nói về Nhà nước nhiều
hay Nhà nước ít, cũng như thị trường nhiều hay thị trường ít. Sự chú ý được thiên về
hướng: thị trường hay Nhà nước sẽ hiệu quả. Và trên thực tế vận hành của các nền kinh
tế cũng như trong xử lý mối quan hệ này, hiệu quả của sự tăng trưởng kinh tế là thước đo
đánh giá cho sự lựa chọn Nhà nước hay thị trường.
Quan điểm về sự phát triển hiện nay là hướng đến phát triển bền vững, nghĩa rằng
không chỉ chú ý đến tốc độ tăng trưởng cao, mà đi liền với tăng trưởng là phải giải quyết
tốt các vấn đề xã hội và môi trường. Chính vì vậy xử lý vấn đề quan hệ Nhà nước và thị
trường cũng không chỉ đơn thuần hướng đến tăng trưởng, mà đi liền với tăng trưởng phải
bảo đảm được xã hội ổn định, phát triển, đời sống của người dân được cải thiện, được
sống trong môi trường lành mạnh, không ô nhiễm.
1.2. Nhà nước không can thiệp khi thị trường hoạt động hiệu quả và Nhà nước

10. Trương Tấn Sang: Đón bắt thời cơ, phát huy sức mạnh của toàn dân, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, đưa đất nước tiếp tục
tiến lên. http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/chinh-tri-viet-nam/bao-ve-loi-ich-quoc-gia-la-muc-tieu-toi- thùong-3223166/

90
chỉ làm những gì mà thị trường không thể làm hoặc làm không hiệu quả
Kinh tế thị trường vận hành theo các quy luật khách quan, cơ chế thị trường là cơ
chế huy động và khai thác hiệu quả các nguồn lực, do vậy khi thị trường đang vận hành
hiệu quả, Nhà nước không nên can thiệp làm méo mó thị trường. Thực tiễn đã chứng
minh, nền kinh tế phi thị trường, do Nhà nước điều hành đã thất bại, cũng như khi Nhà
nước can thiệp quá mức cũng làm mất tính năng động của thị trưòng, giảm hiệu quả
trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nguyên tắc hoạt động của thị trường là bấo đảm sự gia tăng của lợi nhuận.
Tuy nhiên trong nền kinh tế có những lĩnh vực, có nhũng thời điểm mà hóạt động
trong các các lĩnh vực đó không đem lại lợi nhuận bình quân, không kích thích tư
nhân tham gia, song đó lại là những lĩnh vực bảo đảm các điều kiện cho hoạt động
sản xuất nói chung cũng như bảo đảm an sinh xã hội, buộc Nhà nước phải tham gia
hoặc thông qua các cơ chế chính sách để điều chỉnh, tạo cơ hội cho thị trường có thể
hoạt động ( chẳng hạn hàng hóa công, những lĩnh vực kinh doanh mới nhiều ruit ro..
Tuy nhiên, sự can thiệp của Nhà nước cũng cần cân nhắc dựa trên năng lực
quản trị và tiềm lực kinh tế nhà nước. Đối với nhũng quốc gia, năng lực nhà nước
còn thấp, chỉ cần tập trung trước hết vào những chức năng cơ bản, cung cấp những
hàng hóa công cộng thuần túy như quyền sở hữu tài sản, sự ổn định kinh tế vĩ mô,
kiểm soát dịch bệnh, đưòng sá, nước sạch và an sinh cho người nghèo. Một khi cải
thiện năng lực của Nhà nước, sự can thiệp có thể hướng vào các chức năng trung
gian như quản lý những tác động ngoại lai, điều tiết độc quyền và bảo hiển xã
hội.. .Đối với các Nhà nước có năng lực mạnh có thể thực hiện các chức năng rộng
lớn hơn, chủ động, tích cực phối họp với các thị trường, nuôi dưỡng thị trường phát
triển, mở ra cơ hội để thị trường tham gia có hiệu quả vào các lĩnh vực của đời sống
kinh tế - xã hội.
1.3. Xử lý mối quan hệ Nhà nước và thị trường phải phù họp với từng giai
đoạn phát triển của nền kinh tế
Quan hệ nhà nước-thị trường là tất yếu trong quá trình phát triển nền KTTT.
Tuy nhiên, bản thân các thành tố, do các điều kiện lịch sử-văn hóa-chính trị không có
sự phát triển tương thích nên mối quan hệ giữa chúng là sự tưong tác hỗ trợ không
cân xứng. Bản thân vai trò, chức năng của chúng cũng có sự phát triển và điều chỉnh
cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Cho nên, cần thấy rằng, việc xác
định cụ thể vai trò, vị trí của các thành tố ở các nền kinh tế thị trưòng khác nhau là
không hoàn toàn giống nhau, và cũng không giống nhau ngay trong các giai đoạn
phát triển khác nhau của chính mỗi nền kinh tế. Do vậy, để giải quyết tốt mối quan
hệ này, cần hết sức linh hoạt, năng động: 1- Trong khi các thị trường còn chưa phát
triển, Nhà nước cần can thiệp, tạo lập sự phát triển của thị trường thông qua các cơ

91
chế chính sách và chủ động tạo “dư địa” cho thị trường phát huy tác dụng. Như vậy,
cùng với quá trình xây dựng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, Nhà nước cũng

92
cần điều chỉnh mức độ can thiệp cho phù họp dựa trên cơ
sở tiêu chí chung là hiệu quả của quá trình phát triển. 2- Xử
lý quan hệ Nhà nước và thị trường cần toàn diện và đồng bộ,
gắn với thực trạng mỗi bước phát triển của lực lượng sản xuất
xã hội và chú ý không chỉ trên phương diện sở hữu, nhằm khơi
dậy, phát huy năng lực của các thành phần kinh tế, mà cần chú
ý cả trong khâu phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Trong trao
đổi, giá cả phải trên cơ sở thị trường và trong phân phối
phải bảo đảm nguyên tắc thị trường trong phân phối lần đầu và
Nhà nước can thiệp trong tái phân phối để bảo đảm sự công
bằng, bình đẳng, giảm thiểu phân hóa giàu nghèo. 3- Để xử lý
tốt mối quan hệ này, cần nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt
động của Nhà nước, kể cả cấp Trung ương và địa phương. Sẽ
không thể xử lý tốt mối quan hệ này nếu thiếu một chính phủ
năng động, kiến tạo. Xây dụng một chính phủ kiến tạo, liêm
chính, hành động và phục vụ chính là tạo ra thể chế quản trị
hiệu quả, một chính phủ mạnh, một nền công vụ chuyên nghiệp,
gọn nhẹ, minh bạch, vì dân. Đây chính là cơ sở để quản trị
tốt nền kinh tế nói chung, xử lý tốt mối quan hệ Nhà nước-thị
trưòng-xã hội nói
riêng
Do vậy xử lý quan hệ này cần phù họp với trình độ phát triến ở từng giai đoạn úng
với năng lực thực tế và trình độ hiện có của thị trường. Không nên xác định vai trò quá
lớn của Nhà nước hay vai trò đầy đủ của thị trường hoặc ngược lại, khi mà chỉnh sự phát
triển của hai thành tố còn hạn chế hoặc là chưa có sự phát triển tưong thích.
1.4. Hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dấn trong quả
trình xử lý quan hệ Nhà nước và thị trường
Thực tiễn các nền kinh tế thị trường phát triển cho thấy, trong nền kinh tế
thường xuyên diễn ra mối quan hệ 3 bên: doanh nghiệp - người dân và nhà nước. Mỗi
thành tố trong mối quan hệ này có chức năng, mục tiêu hoạt động khác nhau với những
mong muốn về lợi ích khác nhau.
Đối với doanh nghiệp: .với chức năng, vấn đề là sản xuất, tạo ra của cải vật chất đáp
ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội, doanh nghiệp hoạt động vì hiệu quả kinh
tế, vì lợi nhuận, nên mong muốn của doanh nghiệp là lợi nhuận là nâng cao giá trị gia
tăng.
Nhà nước là cơ quan quyền lực nên sử dụng quyền lực để định hướng phát triển
kinh tế - xã hội. Do đó, mong muốn của mọi nhà nước là xã hội ngày càng phát triển văn
minh, hiện đại dưới sự dẫn dắt và quản lý của mình.
Ngứời dân, vừa là người lao động, cung cấp các yếu tố đầu vào quan trọng cho
thị trường và vừa là người tiêu dùng, nên mục tiêu của họ là có được nhiều thu nhập
để đảm bảo cuộc sống ngày càng tốt đẹp hon.
Một xã hội muốn phát triển theo hướng thị trường thì cần xử lý hài hòa lợi ích
giữa các thành tố nói trên. Bởi lẽ, nếu quá nhấn mạnh thị trường sẽ tạo ra một xã hội
chỉ vì lợi lộc mà bỏ qua tất cả những giá trị nhân văn của cuộc sống...; nếu quá nhấn

93
mạnh đến Nhà nước thì sẽ đưa Nhà nước đến chỗ ôm đồm, làm tất cả dẫn đến quá
sức của mình và sẽ bị "trả giá", còn nếu quá nhấn mạnh đến lợi ích của người dân thì
đó là điều không thể làm được, bởi lẽ, khi đó xã hội sẽ không có đủ của cải để đáp
ứng mong muốn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng luôn được đẩy lên của người dân, vì tiêu
dùng không thể vượt quá khả năng của cải hiện có.
Như vậy, mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân chi
phối việc xử lý mối quan hệ Nhà nước - thị trường, và ngược lại trong xử lý mối
quan hệ Nhà nước - thị trường phải luôn quan triệt nguyên tắc bảo đảm lợi ích của cả
3 thành tố Nhà nước, doanh nghiệp và ngưòi dân.
1.5. Xử lý quan hệ Nhà nước và thị trường phải đặt trong mối quan hệ đa
chiều Nhà nước-thị trường-xã hội
Có thể nói mối quan hệ Nhà nước - thị trường - xã hội là mối quan hệ bao trùm
trong nền kinh tế thị trường. Trong lý thuyết kinh tế đã tồn tại các trường phái khác
nhau, từ nhấn mạnh vai trò thị trường, đến nhấn mạnh vai trò nhà nước hay nhấn đến
sự cần thiết của cả nhà nước và thị trường trong nền kinh tế hỗn hợp. Bên cạnh đó,
trong các nền kinh tế thị trường phát triển, vai trò xã hội cũng ngày được quan tâm
trong việc bổ khuyết và giám sát cả thị trường và nhà nước, thậm chí sau sự thất bại
của ‘đồng thuận Washington” không ít nền kinh tế chủ trưong giảm thị trường, đẩy
mạnh xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay tồn tại bộ ba: thị trường, xã hội
công dân và Nhà nước pháp quyền như là một thể chế cân bằng lợi ích (1) Khi thị
trường với nguyên tắc tự do cạnh tranh được tôn trọng thì các doanh nghiệp hoạt
động bình đẳng, người tài giỏi hơn, có năng suất, chất lượng cao hơn thì đạt hiệu quả
hơn, sẽ tồn tại và phát triển. Chính vì vậy KTTT là sự chọn lựa để phát triển; (2) Nhà
nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước, mà là một phương thức tổ chức
quyền lực nhà nước, theo đó, trong xã hội không có bất kỳ chủ thể nào (cá nhân hay
tổ chức) đúng trên luật hay ở ngoài luật.
Trong điều kiện hiện đại, ở tất cả mọi chế độ xã hội, tinh thần "thượng tôn pháp luật"
được đề cao như một nguyên tắc tuyệt đối điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong xã
hội, trong đó có cả Nhà nước. Do đó, Nhà nước pháp quyền không thể tùy tiện trong việc
đưa ra các quyết định mà không phải chịu trách nhiệm, bởi khi đó sẽ được pháp luật điều
chỉnh; (3) Xã hội công dân sẽ ngăn chặn suy đồi đạo đức, lạm dụng quyền lực cũng như
sự kết cấu của 2 chủ thể trong hai thành tố còn lại, để khắc phục tác động "hậu trường",
chống lũng loạn và tham nhũng.
Như vậy, để nền kinh tế có thể phát triển, không chỉ tập trung giải quyết mối quan
hệ Nhà nước và thị trường, mà phải được đặt trong mối quan hệ đa chiều Nhà nước - thị
trường - xã hội. Xã hội vừa hỗ trợ và giám sát cả thị trưòng

94
và Nhà nước trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.
2. Các yếu tố cơ bản tác động đến xử lý quan hệ Nhà nước và thị trường
2.1. Năng lực Nhà nước trong quản trị nền kinh tế
Giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường là vấn đề rất căn bản của quan
hệ kinh tế - chính trị. Các lý thuyết phổ dụng và thực tiễn đều minh chứng rõ những lợi
thế của thị trường trong huy động, phân bổ nguồn lực, tạo động lực cho phát triển kinh tế,
cũng như những bất cập của thị trường trong
việc tạo nên những ngoại ứng tiêu cực như phân hóa giàu nghèo, bỏ trống những khu vực
không phát sinh lợi nhuận. Thực tiễn cũng bác bỏ những lý thuyết có tham vọng xây dựng
các thể chế chính trị cường điệu hóa chức năng của Nhà nước, thủ tiêu vai trò của thị
trường. Các lý thuyết gia đương đại ngày càng làm
rõ hon những công cụ, phưong tiện, hình thức, phương pháp mà Nhà nước có thể sử dụng
một cách thông minh nhất vừa tối ưu hóa hiệu quả quản lý, vừa phát huy được vai trò của
thị trường. Có thể nhận diện nhiều hình thức mà Nhà
nước sử dụng khi xử lý quan hệ với thị trường: Nhà nước sở hũu, Nhà nước can thiệp và
Nhà nước kiến tạo phát triển.
Cả ba mặt này đan xen nhau, nhưng mức độ, vị trí, vị thế từng mặt cần phải được
xem xét trong quá trình thiết kể mô hĩnh quản trị quốc gia, trong xử lý mối tương quan
giữa Nhà nước với thị trường. Thực tiễn đã bác bỏ các mô hình Nhà nước sở hũư tuyệt
đối, song sở hữu nhà nước vẫn cần thiết trên phương diện nào, khâu nào của đời sống
phải được giới hạn tường minh. Các mô hình nhà nước trên thế giới xác định sở hữu rất
khác nhau từ công thổ, ngân khố, quân đội, cảnh sát, doanh nghiệp nhà nước đến dịch vụ
công... Nhà nước can thiệp được sử dụng trong mọi nền kinh tế thị trường nhung mức độ,
hình thức, công cụ, phưong tiện, phương pháp can thiệp rất khác nhau... để vừa bảo đảm
tôn trọng nguyên tắc thị trường, vừa đạt được các mục tiêu của Nhà nước, đặc biệt là khắc
phục thất bại của thị trường, bảo vệ được các lợi ích và phúc lợi công cộng. Nhà nước
kiến tạo phát triển là khái niệm mới được sử dụng muốn đề cập đến một Nhà nước sáng
tạo, không chỉ dừng lại ở sở hữu hay sử dụng các công cụ can thiệp mà phải có năng lực
kiến tạo thể chế dẫn đường, mở đường cho phát triển, kiến tạo môi trường thúc đẩy khởi
nghiệp, kiến tạo điều kiện cho doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng và họp tác tốt trong
kinh doanh, kiến tạo môi trường để ủy quyền cho doanh nghiệp và xã hội giải quyết một
phần các chức năng xã hội của Nhà nước, kiến tạo nên những thị trưòng mói và thị trường
phái sinh mà nếu để thị trường tự do vận hành sẽ hình thành muộn mằn hoặc phát triển
lệch lạc (như thị trưòng khoa học và công nghệ, thị trường tài chính phi ngân hàng), kiến
tạo nên định chế trung gian, những yếu tố bảo đảm cho thị trường phát triển hiện đại, văn
minh.
Vì vậy, giải quyết mối tương quan Nhà nước với thị trường cần quan tâm đầy

95
đủ các vấn đề nêu trên của Nhà nước được sử dụng để tác động đến thị trường, vấn
đề đặt ra là sử dụng liều lượng, mức độ và hình thức của từng mặt trong điều kiện cụ
thể của mỗi nước. Các nghiên cựu cần làm rõ tính phổ dụng của thế giới trong sở hữu
của Nhà nước, trong sử dụng các công cụ và hình thức can thiệp, đặc thù của các
quốc gia ở từng lĩnh vực, từng khâu và cắt nghĩa nguyên nhân tồn tại của cái đặc thù
đó, đâu là nguyên nhân khách quan đâu là nguyên nhân chủ quan.
Cho dù là nhấn mạnh khía cạnh nào thì năng lực quản trị của Nhà nước cũng
tác động trực tiếp đến xử lý quan hệ Nhà nước và thị trưòng. Năng lực quản trị của
Nhà nước chính là khả năng thực hiện chức năng quản lý nhà nước của bộ máy công
quyền, là khả năng huy động tổng họp các nguồn lực để tạo thành sức mạnh trong
thực thi công vụ. Thị trường vận động khách quan, trong khi Nhà nước bằng các
cộng cụ của mình chủ động điều tiết, hỗ trợ thị trường. Do vậy năng lực quản lý của
Nhà nước quyết định việc sử dụng họp lý các công cụ cũng như quyết định họp lý
mức độ can thiệp, bảo đảm cho thị trường vận hành hiệu quả.
2.2. Trĩnh độ phát triển của thị trường
Việc xử lý mối quan hệ Nhà nước- thị trường không thể thoát ly trình độ phát triển
của thị trường. Thực tiễn phát triển kinh tế thị trường qua các thời kỳ đều cho thấy cần có
sự tương thích trong xử lý vai trò Nhà nước và vai trò thị trường.
Khi mà nền kinh tế còn chưa phát triển, rõ ràng đòi hỏi Nhà nước cần cần có sự can
thiệp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy các yêu tố thị trường, cũng như các thị trường phát triển.
Chẳng hạn, đối với các nước đang phát triển, cần tính đến trĩnh độ chưa hiện đại và chưa
đầy đủ của thị trường. Nói đến thị trường là nói đến các chủ thể của kinh tế thị trường,
các yếu tố của thị trường, nhưng các quyền của chủ thể kinh tế thị trường chưa đầy đủ,
tiềm lực vốn hạn chế, công nghệ lạc hậu, quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp, quản trị
doanh nghiệp chưa hiện đại, văn hóa doanh nghiệp còn hạn chế,... luôn đối diện với nguy
cơ rủi ro, bấp bênh khi cạnh tranh và hội nhập, nếu không bấu víu hoặc tìm chỗ dựa vào
Nhà nước. Nó khác biệt với các nước có nền KTTT phát triển, có doanh nghiệp quy mô
lớn, tiềm lực mạnh, văn hóa kinh doanh chuyên nghiệp, tổ chức quản trị doanh nghiệp
hiện đại, hoạt động xuyên quốc gia... thì vai trò Nhà nước không thể như ở các nước
đang phát triển.
Non yếu của thị trường ở các nước đang phát triển còn thể hiện ở tình trạng chủ yếu
phát triển thị trường sơ khai, thị trường sơ cấp, thiếu năng lực đế tham gia vào chuỗi giá
trị toàn cầu, đặc biệt là thị trường thứ cấp, thị trường cấp 3, thị trường cấp 4, gắn hộ gia
đình với các tổ chức kinh tế trong quá trình họp tác hóa, chuyên môn hóa, phân công lao
động sâu rộng, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới. Nói gọn lại, nếu doanh
nghiệp là chủ thể của KTTT thì năng lực chủ thể của doanh nghiệp rất non yếu, từ năng
lực nhận thức đến năng lực hành vi. Biểu hiện của nó bộc lộ trong phương thức lảnh

96
doanh, quản trị doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh... . Một khi thị
trường còn non yếu, chưa phát triển động bộ, thì vai trò của thị trưòng cũng sẽ hạn chế.
Nhà nước cần can thiệp để thúc đẩy các thị trường hình thành và phát triển. Như vậy
quan hệ Nhà nước và thị trường trong điều kiện này sẽ khác với quan hệ Nhà nước và thị
trường trong điều kiện Nhà nước và thị trưòng có sự phát triển đầy đủ, đồng bộ.
2.3. Các yếu tố văn hóa-lịch sử ảnh hưởng đến xử lý quan hệ nhà nước và thị
trường
Xử lý mối quan hệ Nhà nước thị trường phải chú ý các yếu tố lịch sử -văn hóa.
Chẳng hạn, đối với các quốc gia Á Đông, đòi hỏi phải nhận diện được đặc điểm,
truyền thổng xã hội A Đông cỏ xu hướng xây dựng Nhà nước tập quyền mạnh, bao
gồm cả tập trung trong tay các tiềm lực kinh tế. Có thể thấy rõ đặc điểm này ở Nhà
nước phong kiến tập trung trong taý phần lớn sở hữu ruộng đất, gọi là ruộng công, rồi
ủy quyền cho làng xã cấp phát cho dân đinh, còn dân đinh phải làm nghĩa vụ thuế
khóa và dân binh đối với Nhà nước. Trong nền kinh tế hiện đại, ngay các quốc gia và
vùng lãnh thổ phát triển như Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan., cũng rất coi trọng vai
trò của kinh tế nhà nước. Đối với Việt Nam, di tồn lịch sử cộng với mô hình kinh tế
kể hoạch hóa tập trung bao cấp mà ở đó Nhà nước độc quyền tuyệt đối mọi khâu từ
sở hữu đến phân phối và quản lý, càng khắc đậm nét hcm đặc tính tập trung về kinh
tế. Hơn 30 năm đổi mới, chúng ta đã cố gắng phi tập trung hóa kinh tế nhưng điều đó
không dễ khi chúng đã ăn sâu trong kết cấu kinh tế, trong tâm lý cả bộ máy cơ quan
công quyền và người dân. Tự do hóa luôn tạo ra mối đe dọa đổ vỡ, bấp bênh, bất ổn
đối với người dân vốn có tâm lý tìm chỗ dựa từ Nhà nước. Không chỉ người dân mà
cả xã hội đều có tâm lý dựa dẫm, trông chờ vào Nhà nước. Công chức, vốn mang
trong nó thuộc tính quan liêu, dựa vào quyền lực nhà nước không chỉ để thực hiện
quyền lực công, mà còn để cầu lợi, lập danh; nó đẻ ra bộ máy cồng kềnh, ngày càng
phình to, cải cách nan giải. Doanh nghiệp nhà nước dù đã qua nhiều lần cải cách,
nhưng vẫn chưa thật sự bình đẳng trong nền kinh tế thị trường khi vẫn luôn dựa dẫm,
ỷ lại, trông chờ, thiếu năng động trong kinh tế thị trường. Doanh nghiệp tư nhân
cũng luôn trông chờ nguồn lực từ Nhà nước, từ nguồn lực đất đai, nguồn lực đầu tư
công, thậm chí trong xã hội hình thành một bộ phận doanh nghiệp có quan hệ thân
hữu với quan, chức nhà nước để trục lợi, giành lấy các nguồn lực công béo bở nhất,
tạo bất bình đẳng ngay trong khu vực tư. Nhiều người còn gọi đó là nền kinh tế “bơm
hút”, tức Nhà nước bơm nguồn lực của mình cho doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh
nghiệp tư nhân, rồi lại hút ra qua nhiều kênh khác nhau, gây lãng phí nguồn lực và
tham nhũng tràn lan. Nhìn vào các doanh nghiệp lớn ở nước ta hầu hết đều theo đuổi
kinh doanh bất động sản, khai thác tài nguyên khoáng sản thô, phát triển các lĩnh vực
dịch vụ khác,... đều là những lĩnh vực dựa trên lợi thế khai thác nguồn lực của Nhà

97
nước (đất đai ở vị trí đẹp, khoáng sản thô, bãi biển đẹp, cổ phần hóa nội bộ mà bản
chất là chuyển tài sản từ Nhà nước thành tài sản tư nhân...), ít doanh nghiệp thật sự
đầu tư cho sản xuất của cải vật chất. Người dân càng có tâm lý trông chờ Nhà nước,
từ lao động, xin việc làm ở khu vực công, được cung ứng dịch vụ giáo dục, y tế, bảo
đảm an sinh xã hội, trợ giúp khi gặp rủi ro, khủng hoảng.... bởi Nhà nước. Đó là một
lý do làm cho hệ thống cung ứng dịch vụ công phình to, vượt năng lực chịu đựng của
Nhà nước, dù chất lượng dịch vụ khu vực công thấp, người dân gặp khó khăn và mỏi
mệt khi tiếp cận các dịch vụ này. Điều đó đòi hỏi phải thúc đẩy xã hội hóa các dịch
vụ công nhưng đi kèm với nó phải tính đến yếu tố bảo đảm an sinh xã hội cho người
nghèo.
Một thực tế là các quốc gia đề cao vai trỏ Nhà nước thường chịu áp lực lớn của các
mối đe dọa, uy hiếp an ninh quốc gia sau khi đã giành được độc lập. ứng phó với các mối
đe dọa an ninh sinh tồn là vấn đề thường trực của Việt Nam, mà trách nhiệm ứng phó đó
bao giờ cũng thuộc về Nhà nước. Ngày nay, các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia
không chỉ đến từ yếu tố vũ trang mà lớn hơn từ yếu tố phi vũ trang như kinh tế, văn hóa,
an ninh mạng, bất ổn xã hội, an ninh con người... Vì vậy, bảo đảm an ninh quốc gia, bảo
vệ Tổ quốc không chỉ ở klìía cạnh xây dựng lực lượng vũ trang và tiềm lực vũ kill, mà
quan trọng hơn là bảo đảm an ninh kinh tế, văn hóa, xã hội, con người. Nó làm cho chức
năng bảo đảm an ninh của Nhà nước phình to, chen lấn các lĩnh vực dân sự, nếu thiết kế
bộ máy thiếu khoa học và phân bổ nguồn lực thiếu hợp lý, làm cản trở quá trình cải cách
Nhà nước và thị trường. Các vụ cổ phần hóa cảng biển, cảng sông gần đây (cảng Nhơn
Hội, cảng Sài Gòn), thực hiện các nhiệm vụ đầu tư trồng cao su dọc tuyến biên giới Việt
Nam - Campuchia của các doanh nghiệp quốc phòng là những ví dụ cụ thể. Mặt khác, nó
cũng là mảnh đất cho những lực lượng cố bấu víu nhà nước để trục lợi riêng khi khoác áo
quyền lực công, ẩn nấp trong mệnh đề thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Những đặc điểm lịch sử văn hóa trên rõ ràng tác động không nhỏ đến xử lý quan hệ
Nhà nước và thị trường mà mỗi quốc gia cần tính đến khi xử lý mối quan hệ này.
2.4. Yếu tố xã hội
Quan hệ Nhà nước tlìị trưòng diễn ra trong môi trường xã hội nhất định, nên đương
nhiên chịu tác động của các yếu tố môi trường. Bên cạnh Nhà nước và thị trường, các
yếu tố xã hội và các tổ chức xã hội luôn có tác động đến cả Nhà nước và thị trường cũng
như quan hệ Nhà nước và thị trường.
Thực tế cho thấy, với sự phát triển mạnh của nền sản xuất xã hội, bản thân Nhà
nước không thể quan tâm hết các khía cạnh của đời sống xã hội, cũng như đến tất cả
các đối tượng trong xã hội. Và nhu cầu tất yếu đặt ra bản thân các tổ chức xã hội phải
gánh vác hoặc tác động đến Nhà nước để có các giải pháp. Trong quan hệ với Nhà
nước, các tổ chức xã hội thực hiện vai trò: là đối tác bình đẳng với Nhà nước, tham

98
gia vào quá trình hoạch định chủ trưong, chính sách, là người thực hiện và giám sát
quá trình thực hiện chính sách. Do vậy rất cần không gia và điều kiện cho các tổ
chức xã hội phát huy vai trò của mình trong việc hỗ trợ và giám sát Nhà nước.
Trong quan hệ với thị trưòng, xã hội với tư cách là các tố chức xã hội tự nguyện
của người dân, thực hiện bảo vệ quyền lợi của họ trước tác động của thị trường. Thực
ra sự phát triển của thị trường đã thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức xã hội, tạo
điều kiện cho nâng cao vai trò xã hội trong xây dựng và phát triển nền kinh tế. Quan
hệ thị trường với xã hội nảy sinh khi mà lợi ích xã hội bị sự phát triển tự do của thị
trường lấn át. Trong nhiều trường họp, Nhà nước tham gia xử lý vấn đề, song không
phải lúc nào và mọi vấn đề Nhà nước có thể quan tâm, quán xuyến được hết. Và
thông thường xã hội cảm nhận thấy trước hết sự tác động của sự phát triển lệch
chuẩn của thị trưòng. Chẳng hạn vấn đề ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm...
Quan hệ xã hội với thị trường, trước hết, chính là giải quyết mối quan hệ các tổ
chức xã hội với doanh nghiệp nhằm tạo môi trường cho tăng trưởng bảo đảm lợi ích
không chỉ của doanh nghiệp mà còn cho xã hội. Cơ chế chính là thông qua các phong
trào, ý kiến của người dân, các tổ chức xã hội, buộc các doanh nghiệp phải điều
chỉnh hành vi cả trong sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng; Thứ hai, gián tiếp
thông qua tác động đến Nhà nước để hình thành, các quy định điều chỉnh hành vi của
doanh nghiệp cũng như thực hiện giám sát quá trình hoạt động, phản biện lại các chủ
trưoưg và chiến lược phát triển của các doanh nghiệp. Thứ ba, liên kết các mạng lưới
xã hội, trao đổi thông tin, khai thác các nguồn lực thực hiện tự quản, hỗ trợ các
nghiệp đoàn, bảo vệ các nhóm yếu thế...; Thứ tư, xây dựng các doanh nghiệp xã hội,
thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội phi lọi nhuận, qua đó góp phần thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội; Thứ năm, thực hiện vai trò hỗ trợ Nhà nước và hỗ trợ thị
trường trong xử lý quan hệ tương tác giữa Nhà nước và thị trường (chẳng hạn nắm
thông tin thị trưòng, phản ánh cho nhà nước xử lý, hoặc hỗ trợ Nhà nước, điều chỉnh
thị trường). Với vai trò như vậý, thành tố xã hội luôn là nhân tố tác động trong suốt
quá trình xử lý mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.
2.5. Quá trình hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế là xu thể tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa. Quá trình này vừa
đưa lại không ít cơ hội cho phát triển, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức phải giải
quyết. Trong việc xử lý mối quan hệ Nhà nước và thị trưòng, một mặt phải xuất phát từ
thực trạng phát triển của nền kinh tế, từ trình độ quản lý nhà nước, cơ tầng xã hội, tâm lý
xã hội của người dân, di tồn lịch sử đang tác động hàng ngày, hàng giờ đối với nền kinh
tế và hệ thống quản trị quốc gia, mặt khác phải xuất phát từ tác động của chính quá trình
hội nhập vào nền kinh té thế giới. Sự tác động của quá trình hội nhập đến mối quan hệ
Nhà nước và thị trường trên hai phương diện chính: một là, những tác động trực tiếp đến

99
sự phát triển kinh tế xã hội, đến năng lực quản lý của Nhà nước, đến sự phát triển của thị
trường, đến sự biển đổi các mặt của đời sống xã hội. Hai là, khi hội nhập vào nền kinh tế
thị trường thế giới, buộc các nền kinh tế dân tộc phải có những điều chỉnh cho phù họp
với luật chơi chung, đó là các tiêu chuẩn, các quy định... trong hoạt động quản lý và kinh
doanh phải tiệm cận, tương thích với các chuẩn mực chung của nền kinh tế thị trường
trên thế giới. Nói cách khác, các nền kinh tế dân tộc, nhất là với các nền kinh tế đang
phát triển phải xây dụng và hoàn thiện thể chế phát triển cho phù họp với các quy định
phổ biến trên thế giới. Một ví dụ rất rõ là, khi tham gia. các Hiệp định thương mại tự do
thế hệ mới, đòi hỏi Việt Nam phải xây dụng và hoàn thiện hệ thống luật, nhất là các luật,
quy định trong hoạt động kinh doanh, trong hoạt động của các tổ chức quản lý người lao
động. Cũng vì vậy, giải quyết quan hệ Nhà nước và thị trường trong đời sống kinh tế - xã
hội, không thể không tham khảo và điều chỉnh cho phù họp với những quy chuẩn phổ
quát của nền kinh tế thị trường với tính cách là thành tựu phát triển của nền văn minh
nhân loại.
IV. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG xử LÝ MỐI QUAN HỆ NHÀ NƯỚC VÀ
THỊ TRƯỜNG - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
1. Kỉnh nghiệm của một số quốc gia
1.1. Kình nghiệm của Mỹ
Trong lịch sử, chính sách kinh tế của Nhà nước Mỹ đối với thị trường được tóm
tắt bằng một thuật ngữ tiếng Pháp “laissez-faire” (hãy để mặc nó). Nhiều nhà nghiên
CÚT1 cho rằng, mô hình KTTT tự do của Mỹ là mô hình mà chủ nghĩa tự dớ kinh doanh
và tình trạng không tin tưởng vào Nhà nước của các công dân, tổ chức kinh tế đã tạo nên
trọng tâm cho-việc hình thành vai trò kinh tế của Nhà nước Mỹ trong xã hội. Với phưong
châm “Nhà nước tốt nhất khi nó cai quản ít nhất” trong mô hình này, vai trò, chức năng
quản lý kinh tế của Nhà nước bị giới hạn bởi pháp luật do Nhà nước Mỹ đề ra chỉ nhằm
chủ yếu vào việc duy trì một sự cạnh tranh mạnh mẽ trong kinh tế. Trong khi đó, thị
trường với cơ chế của nó hầu như thống trị hoàn toàn các lĩnh vực hoạt động kinh tế và
xã hội.
Thực tế ở Mỹ cho thấy, tuy Nhà nước ít can thiệp thông qua trợ cấp và tín
dụng, nhưng lại thưòng sử dụng các chính sách ưu đãi về thuế khoá, đặc biệt là giảm
thuế lợi tức. Đổ giúp đỡ các ngành công nghiệp thích nghi với điều kiện phát triển
kinh tế, Nhà nước không chi tiêu thêm mà giảm các khoản thu ngân sách. Bằng cách
sử dụng chủ yếu các công cụ giảm thuế doanh nghiệp và đặc biệt là thuế lợi tức, Nhà
nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho những doanh nghiệp nào biết cách thích nghi tốt
hon với thị trường.
Bên cạnh vai trò gián tiếp như trên, Nhà nước cũng tham gia can thiệp trực
tiếp và nền kinh tế. Cụ thể Nhà nước trực tiếp điều hành một số doanh nghiệp nhất

10
0
định (doanh nghiệp Amtrak và Dịch vụ Buu điện Mỹ). Ngày nay, Mỹ được coi là có
một nền kinh tế hỗn họp, bởi vì cả thị trường với các doanh nghiệp sở hữu tư nhân tự
do kinh doanh và Nhà nước Mỹ với chức năng quản lý kinh tế (định ra thể chế kinh
tế; điều hành, thực thi thể chế lánh tế; xử lý xử các vi phạm thể chế kinh tế) đều đóng
nhũng vai trò quan trọng.
Việc xử lý mối quan hệ Nhà nước - thị trường ở Mỹ thể hiện rõ nhất qua việc
Nhà nước can thiệp vào thị trưòng bằng các chính sách điều tiết và các quy định ldểm
soát độc quyền với nhũng mức độ điều chỉnh khác nhau. Mặt khác, trong suốt quá
trình phát triển kinh tế, thị trường cũng nhiều lần tác động ngược trở lại, buộc Nhà
nước Mỹ phải đưa ra chính sách phi điều tiết để cho các doanh nghiệp tư nhân tự do
kinh doanh với ưu tiên hàng đầu là duy trì sự cạnh tranh và chống độc quyền doanh
nghiệp.
Thời kỳ đầu, Nhà nước hạn chế không tiến hành điều tiết kinh doanh. Tuy
nhiên, khi bước sang thế kỷ XX, việc củng cố ngành công nghiệp Mỹ thành những
tập đoàn hùng mạnh đã khích lệ sự can thiệp của Nhà nước nhằm bảo vệ các doanh
nghiệp nhỏ và người tiêu dùng.
Sự điều tiết của nhà nước Mỹ đối với các ngành công nghiệp tư nhân có thể
được chia thành hai lĩnh vực: Đỉều tiết kinh tế và Điều tiết xã hội. Điều tiết kinh tế là
hoạt động điều tiết chủ yếu kiểm soát giá cả. về lý thuyết, hoạt động điều tiết kinh tế
nhằm bảo vệ người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ trước sự cạnh tranh của các
công ty có thế lực mạnh hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các hoạt động điều
tiết kinh tế lại được tiến hành nhằm bảo vệ các công ty tránh khỏi sự cạnh tranh tiêu
cực. Điều tiết xã hội là hoạt động điều tiết nhằm thúc đẩy các mục tiêu không mang
tính kinh tế (tạo điều kiện làm việc an toàn hơn hoặc môi trường trong sạch hơn).
Hoạt động điều tiết xã hội là tìm cách hạn chế hoặc ngăn cấm các hành vi có hại
mang tính tập thể hoặc khuyến khích các hành vi được xã hội mong muốn. Ví dụ, nhà
nước kiểm soát việc xả khói thải từ các nhà máy và cắt giảm thuế cho những công ty
đáp ứng được các chuẩn mực nhất định về quyền lợi hưu trí và sức khoẻ đối với
người lao động. Điều tiết các hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường là bước phát
triển mới ở Mỹ, thể hiện rõ sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường vì mục đích xã
hội.
Các hoạt động điều tiết của nhà nước Mỹ trong thực tế là hướng đến các mục đích
cơ bản: Thứ nhất, giúp ổn định và tăng trưởng; Thứ hai, giúp điều tiết và kiểm soát; Thứ
ba, cung cấp các dịch vụ trực tiếp; Thứ tư, hỗ trợ trực tỉểp. Nhà nước cung cấp nhiều
hĩnh thức trợ giúp cho các doanh nghiệp và cá nhãn.
1.2. Kinh nghiệm Thụy Điển
Trong nền kinh tế thị trường xã hội, không chỉ vai trò nhà nước được chú ý trong

10
1
tạo lập môi trường kinh doanh và bảo đảm phúc lợi cho con người, mà vai trò của thị
trường cũng rất quan trọng, được chú ý, phát huy trong khai thác các nguồn lực cho tăng
trưởng. Chính sự kết họp này đã thúc đẩy sự phát triển của Thụy Điển, đưa Thụy Điển từ
một nước nghèo trở thành một trong những quốc gia giàu có ở khu vực châu Âu,
Trong các mô hình phát triển của châu Âu 11, mô hình kinh tế thị trường xã hội
Thụy Điển nhấn mạnh nhiều nhất đến vai trò của nhà nước. Nhà nước thực hiện bảo đảm
phúc lợi cao cho người dân. Điều này được xây dựng dựa trên lý thuyết “Ngôi nhà chung
cho mọi người” của phái Xã hội-Dân chủ, mà đại diện là cựu Thủ tướng Thụy Điển
P.A.Hanson. Nhà nước phúc lợi Thụy Điển với khẩu hiệu: “bình đẳng, bảo đảm xã hội,
hợp tác và sẵn sàng giúp đỡ”, đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở kết hợp
hài hòa giữa mở rộng phúc lợi xã hội với sự tăng trưởng của kinh tế thị trường hỗn họp.
11

Vai trò của nhà nước gắn kết chặt chẽ với mức độ, phạm vi đáp ung của các
dịch vụ xã hội. Ở Thụy Điển, an sinh xã hội từ giáo dục, y tế, phúc lợi được phân bổ
rộng rãi, nghĩa là mọi người dân đều được bảo đảm các lợi ích và dịch vụ an sinh xã
hội cơ bản với mức giá hợp lý và miễn phí.
Trong những năm gần đây do môi trường kinh doanh có nhiều biến đổi, làm
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và mức xuất khẩu, nhà nước Thụy
Điển đã có những điều chỉnh trong việc can thiệp thị trường, tạo lập môi trường kinh
doanh thuận lợi. Điều này thể hiện trên những khía cạnh chính sau:
Một là, chính sách cải cách thuế nhằm thúc đẩy nhu cầu trong nước. Các cải
cách về thuế đã làm cho sân chơi kinh doanh cân bằng một cách đáng kể. Ngoài thuế
doanh nghiệp, Thụy Điển cũng cải cách một số loại thuế khác. Năm 2000, Thụy Điển
cũng loại bỏ thuế thừa kế và thuế áp đặt lên người giàu có, khuyến khích những
người kiếm nhiều tiền tái đầu tư vào nền kinh tế. Ngày nay, những cá nhân mở và sở
hữu một doanh nghiệp cũng được giảm thuế đáng kể. Ví dụ, các doanh nhân có thể
chuyển một phần lớn thu nhập cá nhân thành thu nhập từ vốn - có mức thuế thấp hơn.
Hai là, thực thỉ lỉnh hoạt chính sách lãi suất nhằm đẩy lạm phát và kích thích
đầu tư. Rỉksbank (Ngân hàng trung ương) của Thụy Điển là ngân hàng đầu tiên thực
hiện chính sách lãi suất âm năm 2009. Thậm chí, Riksbank còn hạ lãi suất âm thấp
hơn, xuống -0,5% từ mức -0,35% (2/2016). Sau cuộc khủng hoảng tài chính, các
ngân hàng thương mại có xu hướng trữ tiền hơn là cho vay, bởi vì: thứ nhất, họ cho
rằng cần phải rất thận trọng và lo ngại “các nguy cơ bất ngờ” do các biến động kinh
tế và tiền tệ khu vực; thứ hai, trữ tiền ở các ngân hàng trung ương thay vì cho vay để
giảm “chi phí cơ hội”. Bởi vậy, chính sách lãi suât âm buộc các ngân hàng thưong
mại thay vì phải trả phí để “nhờ” ngân hàng trung ương giữ tiền hộ, họ sẽ rút tiền về

11Có bốn loại mô hình đó là: (1) Mô hình Bắc Âu: Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch...,(2) Mô hình Nam Âu: Italia, Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha...,(3) Mô hỉnh lục địa: Pháp, Đức, Bi ...(4) Mô hỉnh Anglo-Saxon: Anh, Ireland...

10
2
và tăng cường cho vay tiêu dùng và đầu tư, và do đó, sẽ thúc đẩy lạm phát, kích thích
đầu tư và tăng trưởng kinh tế.
Ba là, đầu tư tích cực cho cơ sở hạ tầng với chương trĩnh đầu tư 10 năm có
tổng trị giá 50 tỷ Euro. Ke hoạch tập trung đầu tư lớn của Thụy Điển cho cơ sở hạ
tầng đã đem lại hiệu quả đáng kể khi ngành xây dựng Thụy Điển có doanh thu 50 tỷ
Euro mỗi năm. Những dự án về năng lượng cũng được Thụy Điển chú trọng khi quốc
gia này tiêu thụ một lượng lớn điện năng cho sưởi ấm. Thụy Điển ước tính cần thêm
1,3 GW12 để đáp úng được nhu cầu năng lượng vào năm 2020. Thay vì gia tăng xây
dựng các nhà máy nhiệt điện, điện hạt nhân hay nhập khẩu dầu mỏ, Thụy Điển lại tập
trung phát triển năng lượng sạch như mặt trời... Thụy Điển phấn đấu đạt 62% nguồn
năng lượng toàn quốc là năng lượng sạch vào năm 2020 và hoàn toàn không dùng
dầu mỏ vào năm 2030.
Đổ đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, chính phủ Thụy Điển đã ngưng điều tiết các
ngành công nghiệp như taxi, điện, viễn thông, đường sắt và du lịch hàng không nội địa
để tăng tính cạnh tranh. Chính phủ thông qua việc cắt giảm thuế doanh nghiệp để giúp
kích thích tinh thần khởi nghiệp. Những cải cách đã giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ
52% xuống 22%, thấp hon nhiều so với 39% của Mỹ.
Bổn là, Nhà nước ban hành các chỉnh sách tạo điều kiện và thúc đấy sự tự chủ,
sáng tạo của các cá nhãn, thu hút người tài vào khu vực nhà nước. Bản thân trong xã hội
Thụy Điển, những người được thu hút vào khu vực nhà nước không chỉ có trách nhiệm
cống hiến mà họ còn xem đó như niềm tự hào. Bên cạnh đó chính phủ luôn thực hiện cải
cách thể chế, hướng đến một chính phủ minh bạch và hiệu quả, đẩy mạnh phòng chống
tham những...Những can thiệp của Nhà nước vào thị trường đã làm giảm chi phí giao
dịch và sự thất thoát, nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất.
Tuy nhiên trong quá trình giải quyết quan hệ Nhà nước - thị trường theo hướng
chú trong vai trò điều tiết thu nhập của Nhà nước cũng đã và đang đặt ra những thách
thức với Thụy Điển. Một ỉà, thiếu hụt nguồn lao động có chuyên môn cao; hai là, cạnh
tranh toàn cầu gia tăng, tạo sức ép với doanh nghiệp; ba là, dân số già hóa nhanh, tỷ lệ
thất nghiệp cao; bốn là, tình trạng nhập cư gia tăng, tạo áp lực cho ngân sách nhà nước
1.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản là nền kinh tế hỗn hợp theo xu hướng TBCN, mặc dù chính phủ có quan
hệ chặt chẽ với ngành công nghiệp. Nhà nước kiến tạo phát triển Nhật Bản giữ vai trò
quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ mô, bảo đảm sự can thiệp hợp lý của Nhà nước vào
quá trình vận động của thị trường.
Mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển Nhật Bản uu tiên phát triển kinh tế có sự
can thiệp chiến lược của Nhà nước vào nền kinh tế đế đạt được mục tiêu đề ra. Nhà nước
được đặc trưng bởi bộ máy hành chính kinh tế mạnh và có quyền lực, đặc biệt là Bộ
12'2. GW (gigawatt): Đơn vị tính công suất điện hạt nhân

10
3
Thương mại và Công nghiệp quốc tế (MITI). Các chính sách được MITI đưa ra nhằm
"phù hợp với thị trường" và được thiết kế để tối đa hóa tăng trưởng kinh tế thông qua
hoạt động thị trường. Vai trò rất khác biệt của Chính phủ Nhật Bản, mà nổi bật là MITI,
không phải là sự can thiệp của Nhà nước, mà cách thức Nhà nước can thiệp vào nền kinh
tế. MITI đóng vai trò bản lề cho sự thành công của Nhật Bản. MITI đã dành ưu tiên cho
các lĩnh vực lọc dầu, hóa dầu, tơ sợi nhân tạo, máy công cụ và ưu tiên đặc biệt cho ngành
điện tử và xe hơi. Sau chiến tranh, Nhà nước cũng đóng một vai trò quan trọng trong
việc quản lý sản xuất công nghiệp thông qua MITL Đổ đảm bảo sự thành công Nhật Bản
cấm nhập khẩu các sản phẩm nước ngoài cùng chủng loại và bảo hộ chặt chẽ nền công
nghiệp quốc gia. Nhà nước, qua trung gian Ngân hàng xuất nhập khẩu và Ngân hàng
phát triển Nhật Bản, đã cấp những khoản vay với lãi suất ưu đãi và đã tài trợ cho nhiều
dự án phát triển. Trong một số trường họp, các khoản ưu đãi còn được miễn các khoản
thuế đánh lên lợi nhuận do xuất khẩu. MITI đã giành được sự hỗ trợ đa dạng và thường
xuyên cửa chính phủ.
Nhà nước kiến tạo phát triển Nhật Bản tập trung vào thực hiện các chức năng
cơ bản như: Xác định các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế’, Xây dựng và thực
thi cảc chỉnh sách hỗ trợ doanh nghiệp’, Phổi họp hành động giữa các doanh nghiệp
nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược.
So, với các quốc gia tư bản khác ở phương Tây trong cùng thời kỳ, Nhà nước
Nhật Bản đóng vai trò can thiệp khá sâu vào nền kinh tế. Các bộ kinh tế của Nhật
Bản như MITI thường xuyên xây dựng và thực hiện các chính sách công nghiệp, tập
trung vào 2 loại hình công việc: 1) áp đặt thuế quan và các rào cản phi thuế quan đối
vói hàng nhập khẩu nước ngoài; 2) thực hiện các hoạt động khuyến khích bao gồm
hạn chế cạnh tranh trong nội bộ công ty của ngành xuất khẩu, cung cấp các khoản
vay lãi suất thấp, miễn giảm thuế cho các công ty đầu tư vào các ngành công nghiệp
được nhà nước ưa đãi. Các biện pháp này nhằm tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế
tối đa, bằng cách bảo vệ thị trường trong nước và doanh nghiệp khỏi cạnh tranh nước
ngoài, tối đa hoá tiềm năng xuất khẩu và nuôi dưỡng một số ngành nhất định được
coi là quan trọng nhất.
Nhà nước Nhật Bản có vai trò rất lớn trong nền KTTT và trong mỗi giai đoạn
mở cửa và hội nhập kinh tế, thể hiện:
Thử nhất, nền KTTT của Nhật Bản có sự điều tiết chặt chẽ của Nhà nước, r
------
Kinh tế Nhật Bản chịu sự điều tiết khá chặt chẽ của Nhà nước thông qua cả các công
cụ trực tiếp lẫn các công cụ gián tiếp như các chương trình, chiến lược và kế hoạch
kinh tế khác nhau cũng như các thủ tục cấp phép kinh doanh. Nền kinh tế luôn được
vận hành theo một lộ trình do Nhà nước vạch ra và lộ trình này được xây dựng trên
cơ sở hợp tác chặt chẽ (bắt buộc hoặc tự nguyện) giữa chính phủ, các doanh nghiệp
và người lao động.

10
4
Thứ hai, Nhà nước Nhật Bản rất hạn chế hoặc chậm mở cửa cho thị trường bên
ngoài xâm nhập. Điêu này được thê hiện ở chô là các hàng hoá, vôn, cũng như công ty và
con người Nhật Bản có thể được tự do di chuyển ra ngoài Nhật Bản, song các nguồn vốn,
lao động, nông phẩm và các công ty nước ngoài rất khó có thể thâm nhập vào thị trường
Nhật Bản. Với chiến lược “trì hoãn, kéo dài” mở cửa, Nhật Bản nhằm tạo thời gian chuẩn
bị tiềm lực cho các doanh nghiệp và sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước. Thị trường
công nghệ được coi là thị trường mở cửa nhất của Nhật Bản, nhung các công ty nước
ngoài chỉ được đưa vào Nhật Bản những công nghệ và sản phẩm mà Nhật Bản không thể
làm ra. Ngay khi các công ty Nhật Bản đã tiếp thu và cải tiến được nhũng công nghệ và
sản phẩm đó, thì Nhật Bản sẽ trì hoãn cấp giấy phép để tạo điều kiện cho các công ty
Nhật Bản sản xuất ở trong nước.
Thứ ba, Chính phủ Nhật Bản tìm cách duy trĩ các hàng rào phi quan thuế hữu
hỉnh, vô hình trong khỉ vẫn mở cửa thông qua các hàng rào thuế quan. Cho đến đầu
nhũng năm 1980, hàng rào thuế quan của Nhật Bản thuộc loại thấp nhất trong số các
nước công nghiệp phát triển. Trên thực tế, hàng hoá, lao động và các công ty nước ngoài
rất khó thâm nhập và tồn tại được ở thị trường Nhật Bản do sự tồn tại của các hàng rào
phi quan thuế hữu hình và vô hình như: chế độ quản lý lao động, hệ thống phân phối, chế
độ nhập cư....Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc khơi thông thị trường quốc tế
bằng các hiệp định chính trị và kinh tế liên chính phủ và cấp các khoản ODA cho các thị
truồng tiềm năng nhằm duy trì môi trường quốc tế hòa bình đối với Nhật Bản, tăng cường
cung cấp thông tin thị trường, kết họp chặt chẽ các công cụ đối ngoại như FDI, ODA và
xuất nhập khẩu. Nhà nước Nhật Bản đã chủ động tận dụng những lợi thế chính trị thuận
lợi để khai thác các thị trường quan trọng.
Mặc dù mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển Nhật Bản đã đạt được nhũng thành
công, song vẫn tồn tại một số hạn chế, đó là: Thứ nhất, xu hưóng hạ thấp vai trò của các
doanh nghiệp Nhật Bản. Thứ hai, mô hình Nhà nước kiến tạo đã lý tưởng hóa quá mức
về Nhà nước. Thứ ba, mô hình Nhà nước kiến tạo về cơ bản chủ yếu quan tâm các yếu tố
như chất lượng và tính tự chủ của bộ máy kinh tế, nhân sự, chính sách công nghiệp và
mối quan hệ với các chủ thế kinh doanh; ít chú ý đến các điều kiện bên ngoài liên quan
đến nền kỉnh tế chính trị quốc tế hiện tại. Tuy nhiên, sự phát triển của mỗi quốc gia luôn
diễn ra trong bối cảnh quốc tế và những biến động của các yếu tổ ngoại sinh có thể ảnh
hưởng đến môi trường bên trong, tác động đến vai trò của Nhà nước trong thúc đẩy kinh
tế.
1.4. Kình nghiệm của Singapore
Singapore được xem như điển hình của sự can thiệp nhà nước vào thị trường,
cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Sở dĩ nhà nước buộc phải can thiệp vào các hoạt động kinh
tế nói chung, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế nói riêng vì, sau khi giành độc

10
5
lập (1965), kinh tế Singapore phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, các cơ sở kinh tế nhà
nước, tư bản tư nhân trong nước còn yếu, thị trường tiền tệ chưa có... nên chỉ có nhà
nước mới có khả năng đứng ra huy động vốn để đầu tư vào các dự án lớn với thời
gian dài. Trong mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, nhà nước hướng đến thúc
đẩy cho thị trường phát triển, và thị trường được sử dụng như một công cụ, phương
tiện để thúc đẩy kinh tế. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường Singapore
thể hiện ở 2 khía cạnh chính: Một là, định hướng cho sự phát triển của thị trường;
Hai là, thúc đẩy, tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
Sự can thiệp của nhà nước Singapore có hiệu quả cao, bởi đó là sự can thiệp
theo hướng thị trường, hoặc sửa chữa _nhũng,sai dầm; của thị trường, chứ không
phải là thay thế thị trưòng. Là quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu lưong thực,
Singapore chịu tác động lớn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (năm 2008) vói
lạm phát cao, tăng trưởng chậm và xuất khẩu đình trệ. Nhà nước đã trấn an tinh thần
người dân bằng cách bảo đảm nguồn cung cấp lưong thực. Theo khía cạnh kinh tế,
phưong châm để "bàn tay vô hình" tự ổn định thị trường đã có hiệu quả: Không tìm
cách dìm cung mà đối phó với nó bằng cách tăng cầu. Sự can thiệp của nhà nước
Singapore đối với nền kinh tế tập trung vào ba khu vực chính:
Thứ nhất, điều tiết thị trường lao động. Trong giai đoạn đầu phát triển, Nhà
nước xây dụng khu vực việc làm cho lao động phổ thông qua việc thu hút đầu tư và
mở rộng các hoạt động sản xuất nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp. Bên cạnh đó,
nhằm duy trì mức cạnh tranh quốc tế trong hoạt động sản xuất, nhà nước áp đặt mức
lương tối thiểu hiệu quả. Để đạt được mục tiêu có nguồn lao động với chất lượng cao,
Singapore đã tập trung ngân sách rất lón tài

10
6
trợ cho hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục sau đại
học. Nhà nước phát triền hệ thống giáo dục và đào tạo vào
trong các chính sách công nghiệp hoá, bao gồm đưa nguồn nhân
lực vảo các khu vực sản xuất công nghệ cao, các tập đoàn đa
quốc gia.
Thứ hai, khuyến khích giáo dục đào tạo. Singapore có đội ngũ lao động cấp cao
hàng đầu thế giới, thành thạo về chuyên môn, kĩ thuật và có thái độ làm việc tích cực là
nhờ nhà nước đã liên tục đầu tư vào đào tạo. Nhà nước tập trung xây dụng và phát triển
hệ thống giáo dục và đào tạo kỹ năng cho người lao động. Giáo dục và đào tạo ban đầu
được trợ cấp bởi nhà nước. Sau đó được khuyến khích đầu tư nhằm hiện đại hoá và nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia.
Thứ ba, năng cao mức tiết kiệm trong nền kỉnh tế. Nhà nước Singapore xem tiết
kiệm là quốc sách hàng đầu. Cuộc vận động tiết kiệm luôn được tiến hành và nhận được
sự ủng hộ của người dân. Với chính sách tiết kiệm bắt buộc, người lao động có thu nhập
bằng lương đều gửi tiết kiệm vào quỹ khoảng 20- 25% tổng thu nhập. Tiết kiệm chất xám
và sức lao động được Singapore thực hiện thông qua việc khai thác chất xám, khai thác
sức lao động một cách hiệu quả. Từ một quốc gia chuyên sản xuất hàng giá rẻ vào những
năm 1960, Singapore trở thành trung tâm ngoại hối lớn thứ 3 thể giới (sau Anh và Mỹ),
vượt Nhật Bản để thành trung tâm ngoại hối lớn nhất khu vực châu Á năm 2013. Nhà
nước quản lý phần lón các khoản tiết kiệm thông qua Quỹ Dự phòng Trung ương (CPF-
Central Provident Fund) và Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện (POSB- Post Office Saving
Bank). .
1.5. Kình nghiệm của Trung Quốc ■ ///
1.5.1. Sự chuyển đồi quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về mổỉ quan hệ
Nhà nước và thị trường
Trước khi bước vào cải cách, Trung Quốc đang có thể chế kinh tế ke hoạch tập
trung, có đặc trưng là loại bỏ vai trò của thị trường. Sau Hội nghị toàn thể lần thứ 3, khóa
XI, Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt vấn đề về cơ chế kết hợp giữa kế hoạch với thị
trường. Đại hội XIV của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có sự đột phá trong nhận thức về
thể chế kinh tế và vai trò của thị trường. Đại hội xác định mục tiêu cải cách thể chế ở
Trung Quốc là xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, làm cho thị trường
phát huy vai trò cơ sở trong phân bổ nguồn lực. Tại Kỳ họp thứ 3 Đại hội Đảng Cộng sản
toàn quốc lần thứ XVIII

10
7
đã thông qua “Quyết định của Trung ương Đảng về những vấn đề trọng đại liên quan đến
cải cách sâu sắc và toàn diện” đã chỉ rõ: “Cải cách thể chế kinh tế là trọng điểm của cải
cách sâu sắc toàn diện, vấn đề hạt nhân là xử lý tốt mối quan hệ giữa nhà nước và thị
trường”13. Nghị quyết hội nghị đã đưa ra quan điểm mới về vai trò của thị trường: thị
trường đóng vaỉ trò quyết định trong phân bổ nguồn lực (trước đây chỉ đóng vai trò cơ
sở) và phát huy tốt hơn nữa vai trò nhà nước.
Xử lý tốt mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường là vấn đề hạt nhân của cải
cách thể chế kinh tế, là trọng điểm được nhà nước và doanh nghiệp, giới kinh tế và
giới lý luận quan tâm, cũng là yêu càu tất yếu thúc đẩy hiện đại hóa năng lực quản trị
và hệ thống quản trị quốc gia. Từ đại hội XVIII, Trung Quốc đẩy nhanh cải cách thể
ché kinh tế, mục tiêu cải cách rõ hơn, biện pháp cải cách khả thi hơn. “Quyết định
của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề trọng đại trong đi sâu
cải cách toàn diện” nêu lên “thực hiện chế độ tiếp cận thị trưòng thống nhất, trên cơ
sở đưa ra danh mục chọn bỏ, các chủ thể thị trường có thể bình đẳng theo luật thực
hiện các lĩnh vực ngoài danh mục”. “Một số ý kiến của Quốc vụ viện về thúc đẩy
cạnh tranh công bằng thị trường, duy trì trật tự thị trường” nêu ra yêu cầu “cải cách
chế độ tiếp cận thị trường”. Quốc vụ viện, Trung ương Đảng đưa ra “Ý kiến về thực
hiện chế độ danh mục chọn bỏ trong tiếp cận thị trường”. Đây là cơ sở quan trọng
thúc đẩy Trung Quốc cải cách thị trường hóa, là biện pháp quan trọng đi sâu cải cách
thể chế kinh tế, có vai trò chỉ đạo quan trọng đối vói việc phát huy vai trò mang tính
quyết định trong phân phối tài nguyên.
Đại hội XIX đã chỉ rõ, bước vào thời đại mới, Trung Quốc phải bám sát yêu
cầu “ xây dựng thể chế kinh tế với cơ chế thị trường hiệu quả, các chủ thể vi mô năng
động điều tiết vĩ mô họp lý”, tiếp tục tập trung vào điều chỉnh họp lý mối quan hệ
giữa nhà nước và thị trường. Vừa cần thị trường hiệu quả, lại cần chính quyền hành
động, phát huy thật tốt lợi thế của bàn tay hũư hình và bàn tay vô hình. Thị trường
hiệu quả chính là mục tiêu quan trọng của nhà nước hành động và nhà nước hành
động thông qua các công cụ, thực hiện chức năng của mình chính là bảo đảm quan
trọng để cơ chế thị trường phát huy hiệu quả và bổ khuyết cho thị trường. Như vậy
giữa nhà nước và thị trường có sự thống nhất hữu cơ. Đại hội XIX cũng khẳng định:
cải cách thể chế kinh tế phải lấy hoàn

13,3.«: .2014:1
1-14 (Cao Zhuo: Từ kỳ họp thứ 3 Đại hội Đảng lần thứ 18 xem xét sụ' chuyển biến quan hệ giữa nhà nước và
thị trường, Tạp chí học viện văn lý, đại học Giang Hán, 2014)
111
thiện thể chế về quyền tài sản và phân bổ các yếu tố theo hướng thị trường làm trọng
tâm. Đây cũng chính là nội dung quan trọng bảo đảm việc xử lý hợp lý mối quan hệ nhà
nước và thị trường.
1.5.2. Kinh nghiêm thực tiễn cải cách theo hướng nâng cao hiệu quả điều hành
nhà nước và gia tăng vai trò thị trường ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII
a- Những hướng ưu tiên và kết quả bước đầu
Thứ nhất, tự do hóa thương mạỉ quốc tế và nội địa', như thúc đẩy xây dụng khu
thương mại tự do kiểu mới; thúc đẩy doanh nghiệp dân doanh trong phát triển ngoại
thương; mở rộng mở cửa ngành tài chính
Thứ hai, chỉnh sách cải cách kết cấu trọng cung. Cải cách trọng cung là một trong
nhũng nội dung quan trọng của chủ trương phát triển của Trung Quốc, đó là: “lấy nhân
dân làm trung tâm”; “khá giả toàn diện”; “chế độ kinh tế cơ bản”; “lý luận phát triển
mới”; “thuyết hai bàn tay” (bàn tay vô hình, bàn tay hữu hình); “trạng thái bình thường
mới”; “trọng cung”; “nền kinh tế theo mô hình mở cửa”.14
Thứ ba, chuyển đổi chức năng nhà nước trong thực tế. Hội nghị Trung ương 3
khóa XVIII (tháng 11 - 2013), Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục chỉ rõ, cần thực hiện
toàn diện, chính xác chức năng nhà nước, tinh giản bộ máy và phân quyền, đi sâu cải
cách chế độ xét duyệt hành chính.
Thứ tư, cải cách chế độ phân phối thu nhập. Một là, hoàn thiện cơ chế phân phối
lần đầu; Hai là, kiện toàn cơ chế điều tiết tái phân phối; Ba là, kiện toàn cơ chế hiệu quả
lâu dài tăng nhanh thu nhập cho nông dân; Bổn là, hình thành trật tự phân phối thu nhập
công khai minh bạch và họp lý
Với các biện pháp như trên đã tạo kết quả quan ưọng, mức thu nhập và tiêu dùng
của người dân tăng, từ năm 2002- 2016, thu nhập ròng của người dân thành thị tăng từ
7703 NDT lên 33.616 NDT, tức là tăng hơn 4 lần; thu nhập thuần của ngưòi dân nông
thôn tăng từ 2476 NDT lên 12.363 NDT, tức là tăng khoảng 6 lần15.
b. Một số khó khăn, thách thức đặt ra
- Cải cách tiền tệ còn vướng không ít trở ngại: Ngân hàng nhà nước không muốn
cung cấp đủ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ do sợ vấn đề nợ xấu

14.21 tìếsN V®Ỳp ,http://www.qstheorY.cn/economv/2016-12/21/c 1120160010.htm


15http://www.stats.gov.cn/tjsj/sjjd/201701/t20170120_1456174.html
112
của Trung Quốc khá trầm trọng và lo ngại sự thất bại của các doanh nghiệp trong
cạnh tranh thị trường.
- Nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với rủi ro “hạ cánh cứng” ngày một cao và
Trung Quốc đã rơi vào thời kỳ đồng NDT yếu.16
- Trung Quốc đã trở thành nước có thu nhập trung bình, muốn trở thành nước
có thu nhập cao, đòi hỏi phải có sự cải cách thị trường hóa. Từ các sự can thiệp của
Trung Quốc vào TTCK đã cho thấy, nhà nước Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng cho các
biến động mạnh của thị trường.
- Mở cửa thị trường ngành dịch vụ vẫn là điểm yếu, mức thị trường hóa thấp,
cung dịch vụ còn thiếu, giá cao, chất lượng chưa cao.
- Đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp Trung Quốc tuy về tổng thể khá tốt nhưng
vẫn còn hạn chế: nhiều doanh nghiệp chưa nắm chắc hướng chiến lược “đi ra ngoài”
của Nhà nước, triển khai đầu tư ra ngoài thiếu quy hoạch hệ thống và luận chúng
khoa học, quyết sách mơ hồ, kinh doanh khó khăn, gây tổn thất lớn, chảy vốn xuyên
quốc gia, nợ đọng ở trong nước tăng.17
- Trong phân phối thu nhập, phân phối lần đầu thể hiện sự mất cân đối, chưa
đem lại lợi ích cho người lao động. Cơ chế tái phân phối thu nhập còn tồn tại
khiếm khuyết. Trong phân phối lần hai, chưa lấy hình thức cơ chế để xác định tỉ lệ
chi của tài chính các cấp chi cho an sinh xã hội và các khoản chi chuyển dịch, khó
có thể xác định tính công bằng, họp lý trong phân phối lần hai. , , 'X
2. Một sô kinh nghiệm tham khảo với Việt Nam
2.1. Nhận thức về moi quan hệ Nhà nước - thị trường
Từ thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường của các quốc gia cho thấy, quan
hệ Nhà nước và thị trường là mối quan tâm xuyên suốt chiều dài phát triển của các
nền kinh tế. Giải quyết họp lý mối quan hệ Nhà nước và thị trường chính là tạo động
lực phát triển, là chìa khóa thành công của các quốc gia. Ngay bản thân Mỹ là quốc
gia theo chủ thuyết phát triển nền kinh tế thị trường tự do, song trong thực tế luôn tồn
tại mối quan tâm, tranh luận xung quanh quan hệ Nhà nước-thị trường. Chẳng hạn
trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ 2012, phe dân chủ của Tổng thống Obama hướng
đến vai trò lớn hơn của nhà nước trong giải quyết các vấn đề xã hội, hỗ trợ các ngành
mới, ngược lại phe của ứng cử

16.Đằng sau quyết định điều chỉnh tỷ giá của Trung Quốc, Tin Kinh tế tham khảo ngày 16/8/2015.
17'7.:T'Ùhttp://fmance.sina.com.cn/roll/2017-l 1- 27/doc-ifypacti8423356.shtml (27/11/2017)

113
viên Mitt Romney lại chủ trưong hướng đến dựa nhiều hơn
và thị trường và giảm bớt vai trò của Nhà nước.
Thường mỗi quốc gia đều định hình một mô hình tăng trưởng mà trong đó đã định
hướng vai trò của Nhà nước và thị trường. Chẳng hạn Thụy Điển với mô hình Nhà nước
phúc lợi, với thiên hướng chú trọng vai trò Nhà nước trong giải quyết các vấn đề xã hội;
Nhật Bản và các nền kinh tế thị trường Đông Á như Singapore lại chủ trương mô hình
Nhà nước kiến tạo hướng đến tạo lập các điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân, chú
trọng phát triển nguồn nhân lực, giảm các hoạt động kinh doanh trực tiếp hướng vào thực
hiện các công cụ can thiệp gián tiếp, thúc đẩy mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại; Trung
Quốc với mô hình kinh tế thị trường XHCN đã nhấn đến cả vai trò Nhà nước và thị
trưòng theo hướng làm cho thị trường phát huy vai trò quyết định trong việc phân bổ các
nguồn lực và phát huy tốt vai trò Nhà nước. Trung Quốc xem giải quyết mối quan hệ
Nhà nước với thị trường là mạch chính trong quá trình cải cách thể chế nói chung, là hạt
nhân của cải cách thể chế kinh tế nói riêng và việc điều chỉnh họp lý mối quan hệ này
trong tiến trình phát triển chính là mấu chốt để xử lý vấn đề phát triển không cân bằng,
không đồng bộ, là trọng tâm để tiếp tục thúc đẩy cải cách thể chế trong những năm tiếp
theo.
Như vậy, kinh nghiệm cho thấy trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường
các quốc gia đều rất quan tâm đến mối quan hệ Nhà nước và thị trường trên cả phương
diện lý thuyết cũng như trong thực tiễn phát triển. Các quốc gia đều định hình một mô
hình phát triển phù hợp là cơ sở xuất phát cho xử lý mối quan hệ Nhà nưó'c và thị
trường.
2.2. Xử lý quan hệ Nhà nước - thị trường là tùy thuộc trình độ phát triển đặc
thù của mỗi quốc gia, không có khuôn mẫu chung
Từ thực tiễn các quốc gia cho thấy, không có khuôn mẫu chung cho việc xử lý mối
quan hệ Nhà nước-thị trường, mà ở mỗi nền kinh tế mức độ tham gia của Nhà nước hay
mức độ quyết định của thị trường là rất đa dạng tùy thuộc vào trình độ phát triển, quan
niệm về mô hình vận hành, tập quán truyền thống văn hóa....Ngay trong bản thân mỗi
nền kinh tế, trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau cũng đều có sự điều chỉnh trong sự
can thiệp của Nhà nước vào thị trường. Đồng thời thực tiễn lịch sử cũng cho thấy, sự thất
bại của không ít nền kinh tế là do tuyệt đối hóa Nhà nước hay tuyệt đối hóa thị trưòng.
Mô hình chung có tính phổ biến hiện nay là phát triển nền kinh tế hỗn họp mà ở đó vai
trò Nhà nước và vai trò thị trường đều được phát huy, bổ khuyết cho nhau. Với mô hình
kinh tế hỗn hợp nhiều quốc gia đã có sự thành công trên bước đường phát triển của
mình.
Trong nền kinh tế thị trường phát triển phương Tây, Nhà nước được chú ý

114
nhiều hơn trong vai trò là người dẫn dắt, điều chỉnh. Vai trò này đặc biệt được chú ý
trong các thời kỳ khủng hoảng. Nhiều quốc gia đã đẩy mạnh quá trình tư nhân hóa,
hoặc chuyển giao theo hình thức đối tác công-tư, Nhà nước hầu như không triển khai
đầu tư kinh doanh trực tiếp, các dịch vụ công cũng được chuyển cho tư nhân tham
gia cung cấp. Với các cộng cụ điều tiết, nhất là các chính sách tài chính-tiền tệ, thuế,
ngân sách, Nhà nước xây dựng các chiến lược, quy hoạch dài hạn...để điều chỉnh,
định hướng nền kinh tế, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các chủ thể trên
thị trường hoạt động.
Có nét khác biệt với mô hình kinh tế thị trường Tây Âu và Mỹ, ở các nền kinh
tế thị trường Đông Á, trong thời kỳ đầu Nhà nước can thiệp khá mạnh vào nền kinh
tế, thực sự là động lực thúc đẩy và định hưóng phát triển. Tuy nhiên, trong những
thập kỷ gần đây quá trình tư nhân hóa và phân quyền, giải điều tiết được đẩy mạnh.
Vai trò nhà nước tuy vẫn được nhấn mạnh hơn so với các nền kinh tế Âu-Mỹ, song
Nhà nước và thị trường có sự kết hợp chặt chẽ, nhà nước chú ý hơn trong việc tạo lập
hành lang pháp lý, xây dụng các quy tắc, tạo lập cơ sở hạ tầng, chú ý các chính sách
an ninh quốc gia và an ninh con người. Đó chính là kinh nghiệm rất đáng tham khảo
với Việt Nam.
2.3. Thực tiễn xử lý mối quan hệ Nhà nước - thị trường trong các quốc gia
được khảo cứu cho thấy, không phải Nhà nước hay thị trường nhiều hay ít, mà
hiệu quả là tiêu chí trong xử lý quan hệ này trong thực tiễn
Các quốc gia đều thừa nhận, Nhà nước và thị trường đều có những vai trò nhất
định. Vai trò Nhà nước và vai trò thị trường là khái niệm động, ở mỗi quốc gia, mỗi
giai đoạn phát triển, vai trò Nhà nước và vai trò thị trường có sự biến đổi. Song thực
tế cho thấy, tuy trong các mô hình kinh tế thị trường khác nhau, các quốc gia đều chú
ý cả đến vai trò Nhà nước và vai trò thị trường, vấn đề không phải là thị trường hay
Nhà nước nhiều hay ít mà là Nhà nước hay thị trường hiệu quả. Ngay trong nước Mỹ,
vốn là nơi thực hiện một mô hình kinh tế thị trường được xem là tự do nhất, thì ở đó
vai trò Nhà nưó’c cũng luôn được tính đến, nhất là trong thời kỳ kinh tế bẩt ổn. Hay
ở Nhật, một nền kinh tế thị trường phát triển, nhung Nhà nước lại có vai trò rất lớn,
nhất là trong thời kỳ đầu thực hiện khôi phục kinh tế, Nhà nước can thiệp hình thành
những ngành mới, khôi phục chức năng thị trường, thúc đẩy thị trường phát triển
(Nhà nước kiến tạo). Đây là kinh nghiệm rất đáng tham khảo với những nền kinh tế
mà ở đó thị trường còn chưa phát triển. Bên cạnh đó, nhiều nhà nước đang thực hiện
chuyến đổi chức năng, mở cửa khu vực công cho sự tham gia của thị trường, qua đó
nâng cao hiệu quả dịch vụ, giảm tải cho ngân sách và sự quản lý của Nhà nước. Như

115
vậy phân vai Nhà nước hay thị trường không phải tuyệt đối, mà hiệu quả của tăng
trưởng là cơ sở để giải quyết mối quan hệ Nhà nước và thị trường.
2.4. Từ kinh nghiệm thành công và thất bại của các mô hình kỉnh tế trong xử
lỷ quan hệ Nhà nước - thì trường cho thấy không nên lạm dụng vai trò Nhà nước. Thị
trường thành công thì Nhà nước không nên can thiệp, chỉ can thiệp khi nhận thấy thị
trường thất bại
Phần lớn các nhà nước đều có những điểm mạnh mà thị trường không có (cung
cấp hàng hoá công; duy trì trật tự xã hội; hoạch định khung khổ thể chế điều tiết nền kinh
tế; khắc phục những bất cập của thị trường...). Nhà nước nào khai thác tốt được những
điểm mạnh đó thì hiệu quả hoạt động của Nhà nước được cải thiện. Thực tế, không thể
phủ nhận vai trò của Nhà nước trong các lĩnh vực như: ổn định kinh tế vĩ mô thông qua
chính sách tài chính và tiền tệ, củng cố an ninh quốc phòng, cung cấp hàng hoá công
cộng, chống ô nhiễm môi trường, phát triển giáo dục tăng thu nhập và nâng cao phúc lợi
xã hội, tạo dựng một bộ khung xã hội dưới sự điều hành của luật pháp, định hướng cạnh
tranh một cách có hiệu quả bằng cách giảm độc quyền... Sự can thiệp của Nhà nước xuất
hiện như một tất yếu cho sự hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên,
sự can thiệp của Nhà nước cần có giới hạn. Vai trò của Nhà nước là xác định "quy tắc trò
chơi" để can thiệp vào những khu vực cần có sự lựa chọn, thể hiện những khuyết tật của
thị trường, để đảm bảo tính chỉnh thể của nền kinh tế và để cung cấp những dịch vụ phúc
lợi cho xã hội.
Mô hình Thụy Điển có nhiều uu điểm, song cùng với thời gian, sự can thiệp của
Nhà nước đã dẫn đến tạo gánh nặng cho xã hội, tạo sức ì cho các doanh nghiệp và người
lao động. Ngay bản thân Trung Quốc cũng đã và đang đẩy mạnh quá trình cải cách giảm
sự can thiệp của Nhà nước. Thực tiễn chỉ ra động lực thực sự cho sự phát triển kinh tế
của Trung Quốc trong nhũng thập kỷ qua không phải là sự kiểm soát của Nhà nước mà là
sự ứng dụng cơ chế thị trường. Nói cách khác, sự thành công về kinh tế của Trung Quốc
cần phải là và chính là do sự Idem soát của Nhà nước ít hơn, giải quyết được các nút thắt
của thể chế. Hay như Singapore xác định cụ thể các lĩnh vực cần có sự can thiệp của Nhà
nước. Bản thân Mỹ cũng luôn cân nhắc kỹ giữa cái được và cái mất trước khi Nhà nước
can thiệp vào các hoạt động của thị trường. Nhà nước can thiệp là tạo điều kiện cho thị
trường phát huy tác dụng hiệu quả và chỉ can thiệp khi thị trường không hiệu quả, thất
bại.
2.5. Cải cách khu vực kình tế nhà nước theo hướng cổ phần hóa, nâng cao
hiệu quả kỉnh doanh
Có thể thấy trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường trên thế giới gắn liền

116
với việc đổi mới chức năng kinh tế của Nhà nước, theo hướng giảm các hoạt động
đầu tư kinh doanh trực tiếp của Nhà nước, nâng cao hiệu quả các hoạt động quản lý,
điều tiết gián tiếp của Nhà nước. Các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển,
Nhà nước hầu như không còn tham gia các hoạt động đầu tư trực tiếp. Khu vực kinh
tế nhà nước thu hẹp, các hoạt động cung ứng dịch vụ công cũng đã được mở với sự
tham gia của các doanh nghiệp tư nhân. Thậm chí ngay trong lĩnh vực an ninh quốc
phòng, nhiều quốc gia cũng kêu gọi khu vực tư tham gia cung ứng. Nhà nước tập
trung vào nhiệm vụ tạo sân chơi, giữ luật chơi cho các chủ thể trên thị trưòng, các lực
lượng trên thị trường vận hành. Hướng cải cách chủ yếu của khu vực kinh tế nhà
nước là cổ phần hóa, tư nhân hóa, thậm chí giải thể các doanh nghiệp yếu kém.
Thông thường các nền kinh tế thị trưòng tư bản thường thực hiện tư nhân hóa. Nhật
Bản là một ví dụ, trong thời kỳ đầu sau chiến tranh Nhà nước can thiệp khá mạnh,
trực tiếp quản lý một số cơ sở sản xuất lớn có tính nền tảng như Tổng công ty điện
tín, Tổng công ty đường sắt, Tổng công ty bưu chính... Nhiều doanh nghiệp tư nhân
làm ăn thua lỗ được nhà nước quốc hữu hóa, vực dậy. Sau quá trình tăng trưởng cao,
Nhật Bản dần dần thực hiện tư nhân hóa. Trong quá trình cải cách Trung Quốc đã tiến
hành phá sản và sáp nhập nhiều DNNN. số DNNN trung ưong do ủy ban giám sát và
quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước (SASAC) quản lý vốn giảm từ 189 (năm 2003)
xuống còn 97 (năm 2017), đồng thời cổ phần hóa, hình thành sở hữu hỗn họp. Điều
này đã giảm rất lớn ngân quỹ mà chính phủ phải hỗ trợ cho các doanh nghiệp quốc
hũu (Tù' năm 1985 đến năm 2005, chính phủ Trung Quốc đã bỏ ra hơn 300 tỷ USD
để trợ cấp cho những DNNN hàng đầu). Việc cổ phần hóa, chuyển các DNNN sang
hoạt động theo cơ chế thị trường thực tể là một hướng giải quyết mối quan hệ nhà
nước và thị trường trong các nền kinh tế chuyển đổi như Trung Quốc, Việt Nam.
Hiện Việt Nam cũng đang thực hiện cổ phần hóa DNNN, tuy nhiên trên thực tế quá
trình này diễn ra không đạt như kế hoạch, còn chậm, vẫn còn tâm lý níu kéo và thiếu
đồng bộ về thể chế, quy định pháp luật xung quanh các nội dung về cổ phần hóa. Sự
thành công trong chuyển đổi chức năng nhà nước nóỉ chung, và quá trình cải cách
theo hướng thị trường các DNNN của các quốc gia nhằm giảm sự tham gia đầu tư
trực tiếp của nhà nước, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước là một bài học kinh
nghiệm với chúng ta trong quá trình đổi mới nói chung, trong xử lý quan hệ Nhà
nước và thị trường nói riêng.
2.6. Phải thể chế hóa vai trò Nhà nước, thị trường và mối quan hệ này, làm cơ
sở cho quá trình điều hành cũng như khuôn khẫ cho thị trường vận động, trong đó
trọng tâm là thể chế hóa quyền tài sản và phân bổ nguồn lực

117
Qua trình thực tế can thiệp của nhà nước Mỹ ta thấy luôn đi theo hàng loạt các luật
được thông qua. Nhật Bản để bảo đảm bảo vệ thị trường nội địa cũng như quá trình mở
cửa- dần dần các lĩnh vực của nền kinh tế nhà nước đã ban hành nhiều quy định, thông
qua các luật làm nền tảng cho vận hành của thị trường cũng như làm cơ sở cho sự can
thiệp của nhà nước. Nhìn chung Nhà nước đều tập trung vào vai trò tạo dựng luật chơi,
tạo dựng môi trường thuận lợi cho sự vận hành hiệu quả của thị trường.
Đối với nền kinh tế chuyển đổi sang phát triển kinh tế thị trường XHCN như
Trung Quốc, việc ban hành các quy định pháp luật phù họp với thực tế và tương thích với
hệ thống luật pháp quốc tế càng quan trọng. Đặc biệt là việc thể chế hóa quyền tài sản và
phân bổ các nguồn lực theo cơ chế thị trường. Kinh nghiêm của Trung Quốc xem đây là
trọng tâm của cải cách thể chế. Và trên thực tế Trung Quốc đã tập trung vào hoàn thiện
thể chế quản lý các loại tài sản nhà nước, cải cách thể chế ủy thác kinh doanh vốn nhà
nước, cải cách doanh nghiệp nhà nước, hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền tài sản...Và để
bảo đảm phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường, Trung Quốc đang chú trọng cải cách
thể ché đăng ký kinh doanh, xóa độc quyền, thực hiện giá do thị trường điều tiết, thể chế
hóa thị trường tài chính, thị trưòng vốn...Chính những cải cách thể chế mạnh mẽ đã thúc
đấy quá trình tự do hóa thương mại, thúc đẩy các loại hình doanh nghiệp, phát triển
ngành tài chính... Đây là nhũng kinh nghiệm rất đáng tham khảo đối với Việt Nam.
2.7. Thúc đẩy hĩnh thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường
Phát triển đồng bộ các thị trường không chỉ là tiêu chí cho nền kinh tế thị
trường mà còn điều kiện cho việc khai thác tốt các nguồn lực cho phát triển, nâng
cao hiệu quả phát triển. Thực tiễn phát triển các nền kinh tế Âu - Mỹ, Nhà nước cũng
luôn tạo điều kiện cho quá trình vận hành của các lực lượng thị trường, hỗ trợ các
ngành mới, thúc đẩy thị trường phát triển. Một khi thị trường bất ổn, nhà nước can
thiệp, tạo ra các điều kiện thuận lợi để vực dậy thị trường.
Với Nhà nước kiến tạo phát triển, các loại thị trường ở Nhật Bản luôn được
Nhà nước hỗ trợ, can thiệp tạo điều kiện phát triển. Chiến lược “trì hoãn, kéo dài” là
một nét đáng chú ý để thúc đẩy hoặc tạo cơ hội vực dậy các thị trường ở Nhật Bản.
Đối với thị trường hàng hóa, vốn, lạo động Nhật Bản có thể di chuyển tự do trong
nội bộ và ra nước ngoài, nhưng chúng lại rất khó thâm nhập từ ngoài vào Nhật Bản.
Thậm chí Nhà nước còn có chính sách hỗ trợ, khơi thông các thị trường quốc tế
thông qua các hiệp định họp tác, qua các nguồn ODA. Nhà nước thúc đẩy các công
ty nội địa liên kết hình thành các tập đoàn kinh tế lón đủ sức cạnh tranh với các đối
tác nước ngoài trên thị trường nội địa và quốc tế. Với các chính sách hỗ trợ đó, các
thị trường Nhật Bản có sự khôi phục và phát triển nhanh chóng sau chiến tranh, khai

118
thác các nguồn lực bên trong và bên ngoài tạo ra sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản.
Việc hỗ trợ tạo sự phát triển đồng bộ các thị trường cũng rất đáng chú ý với kinh
nghiệm từ Trung Quốc. Với quan điểm, thị trường đóng vai trò quyết định trong
phân bổ các nguồn lực và thị trường cũng là hình thức hiệu quả nhất để phân bổ
nguồn lực, Trung Quốc đã có những can thiệp, hỗ trợ thị trường phát triển. Đi liền
chính phủ mạnh, Trung Quốc hướng đến xây dựng hệ thống thị trường mạnh. Một
trong những vấn đề trọng tâm được Đại hội XVIII chỉ ra là: đẩy nhanh hoàn thiện hệ
thống thị trường hiện đại
2.8. Đẩy mạnh cải cách hành chỉnh, thiết lập nền hành chỉnh hiệu lực,
hiệu quả
Bộ máy hành chính đóng vai trò quan trọng để giải quyết mối quan hệ Nhà
nước và thị trường. Do vậy việc nâng cao hiệu 'lực hiệu quả nền hành chính thông
qua quá trình cải cách đổi mới luôn được chú ý ở các quốc gia. Chẳng hạn Trung
Quốc đã dành sự quan tâm lớn đến cải cách bộ máy theo hướng “liêm chính, vũng
mạnh”, “cởi trói và giải tỏa” cho doanh nghiệp và thị trường. Trung Quốc đẩy mạnh
quá trình phân cấp hành chính, thực hiện chế độ xét duyệt trước sang xét duyệt sau, 1
dấu, 1 số, chuyển dần từ chế độ chứng nhận cấp phép “3 trong 1” sang “5 trong
l”...VỚi nhũng cải cách này đã thúc đẩy tỷ lệ đăng ký mới của doanh nghiệp tăng
mạnh. Đây là kinh nghiệm rất đáng chú ý với Việt Nam hiện nay.
Với Singapore, rất đáng tham khảo trong chiến lược đào tạo, thu hút người tài
vào bộ máy nhà nước. Thực hiện chính sách trả lưong xúng đáng bảo đảm tái sản xuất
mở rộng, góp phần chống tham nhũng, trong sạch và tinh gọn bộ máy, qua đó nâng cao
hiệu lực và hiệu quả điều hành. Đồng thời, Singapore còn tiến hành các cuộc cải cách
hành chính trên quy mô lớn vào các năm 1980, 1991 với mục đích: nâng cao chất lượng
các dịch vụ công, phân cấp quản lý tài chính, thực hiện Chương trình cải cách trong lĩnh
vực hành chính gắn với hợp lý hóa tổ chức bộ máy, xây dựng và phát triển Chính phủ
điện tử. Kết quả đem lại từ nhũng cuộc cải cách này vô cùng to lớn, đặt Chính phủ
Singapore vào đúng vị trí là “người lái thuyền”. Các Bộ liên thông chặt chẽ với nhau;
cân bằng việc họp tác công- tư hoặc tư nhân hóa; trọng dụng nhân tài (đánh giá năng lực
của công chức để quyết định giữ lại hay đào thải); chống tham nhũng quyết liệt (thể hiện
ý chí liêm chính); đưa tinh thần doanh nghiệp vào hoạt động của bộ máy hành chính...
Điều này tác động đến quá trình xử lý mối quan hệ Nhà nước- thị trường hiệu quả hon.
Ở Nhật Bản, một nền hành chính hiệu quả được thể hiện tập trung qua sự vận hành của
Bộ công nghiệp và thương mại quốc tế Nhật Bản (MITI). MITI được xem như “quản
gia” của nền kinh tế Nhật Bản và ở đây tập trung đội ngũ công chức chuyên nghiệp, làm

119
việc hiệu quả, đề xuất các chính sách tối đa hóa tăng trưởng thông qua hoạt động thị
trường. Đó chính là vai trò cốt lõi của Nhà nước kiến tạo Nhật Bản. Với việc nâng cao
hiệu lực điều hành của bộ máy hành chính đã nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước,
thông qua tham mưu và thực thi cách chính sách của hệ thống quan chức, cũng như
giảm tải các thủ tục, quy định trong quá trình vận hành kinh tế thị trường, để thị trường
không bị méo mó vả có thể phát huy tốt vai trò của mình. Cho dù có nhận thức đúng vai
trò Nhà nước và thị trường, có thể chế hóa trên thực tế, song nếu không có đội ngũ thực
thi hiệu quả, độ trễ chính sách càng dài, thậm chí không đưa được chính sách vào vận
hành trong thực tiễn. Từ thực tế của Việt Nam, đây có thể xem là kinh nghiệm rất đáng
luu tâm. Không phải ta không có chủ trương, chính sách phù họp, mà việc triển khai
thực hiện còn nhiều hạn chế và chậm.

120
Chương II
THỰC TRẠNG MÓI QUAN HỆ NHÀ NƯỚC - THỊ TRƯỜNG
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM QUA HƠN 30 NĂM ĐỔI MỚI

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUY CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ


VAI TRÒ NHÀ NƯỚC, VAI TRÒ THỊ TRƯỜNG, VỀ QUAN HỆ NHÀ NƯỚC -
THỊ TRƯỜNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA
1. về vai trò nhà nưóc trong phát triển kinh tế
Trải qua hơn 30 năm đổi mói, Việt Nam đã có những thành công bước đầu
trong việc hình thành và hoàn thiện cơ chế thị trường, cũng như điều chỉnh vai trò
tương ứng của Nhà nước trong nền kinh tế.
Trước hết, đó là sự thay đổi cơ bản quan niệm về chức năng của Nhà nước
trong nền kinh tế. Nếu Đại hội VII của Đảng mới chỉ dừng lại ở mức độ xác định
nhiệm vụ: “Bộ máy nhà nước từng bước chuyển sang chức năng quản lý nhà nước,
khắc phục dần sự can thiệp vào điều hành kinh doanh...” thì đến Đại hội VIII, quan
điểm này được cụ thể hóa hơn: “Nhà nước định hướng phát triển, trực tiếp đầu tư
vào một số lĩnh vục, thiết lập khuôn khổ pháp luật, xây dựng chính sách nhất quán,
phân phối lại thu nhập, hạn chế tiêu cực của cơ chế thị trường”.
Trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 có
ghi: “Trên cơ sở bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp, Nhà
nước tập trung thực hiện tốt những chức năng quản lý vĩ mô sau đây:
- Tạo môi trường và điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Dần dắt và hỗ trợ những nỗ lực phát triển thông qua kế hoạch và các chính
sách kinh tế;
- Hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội;
- Quản lý và kiểm soất việc sử dụng tài sản quốc gia”1.
Đến Đại hội VIII, vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế được thể
hiện rõ hơn với việc xác định: “Nhà nước thực hiện tốt các chức năng: định hướng
sự phát triển; trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nỗ lực phát triển theo
định hưóng XHCN; thiết lập khuôn khổ pháp luật, có hệ thống chính 18

18 Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Nxb. Sự thật, H.1991, tr.25- 26
121
sách nhất quán để tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho giới kinh doanh làm ăn
phát đạt; khắc phục, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường; phân phối và phân
phối lại thu nhập quốc dân; quản lý tài sản công và kiểm kê, kiểm soát toàn bộ hoạt
động kinh tế, xã hội”19. Nghị quyết còn nhấn mạnh: “Thực hiện đúng chức năng
quản lý nhà nước về ldnh tế và chức năng chủ sở hữu tài sản công của Nhà nước.
Các bộ và các cấp chính quyền không can thiệp vào chức năng quản trị kinh doanh
và quyền tự chủ hạch toán của doanh nghiệp”20.
Đại hội IX đã xác định rõ định hưóng đổi mới chính sách căn bản là: “Tiếp
tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế. Đổi mới
hơn nữa công tác kế hoạch hóa, nâng cao công tác xây dựng các chiến lược, quy
hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”.
Nghị quyết Đại hội IX khẳng định: “Nhà nước tập trung làm tốt chức năng
hoạch định chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế, thực
hiện những dự án trọng điểm năng nguồn lực tập trung; đổi mới thể chế quản lý, cải
thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đỉều tiết thu nhập họp lý; xây dựng pháp luật
và kiểm tra giám sát việc thực hiện; giảm mạnh sự can thiệp frực tiếp bằng biện pháp
hành chính vào hoạt động sản xuất, kinh doanh”21.
Trong báo cáo tại Đại hội X về phương hưóng, nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội 5 năm 2006 - 2010 đã trình bày rõ, chi tiết hơn 4 chức năng kinh tế của Nhà
nước và có nói thêm: “Phân định rõ chức năng, mối quan hệ giữa Quốc hội, Chính
phủ và các bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong
quản lý nhà nước về kinh tế và xã hội”22.
Cho đến Đại hội XII, thành quả của Đổi mới trong quan niệm về chức năng
của nhà nước trong nền kinh tế đã thể hiện rõ ràng, vững chắc hơn: “Vai trò của Nhà
nước đã được điều chỉnh phù hợp hơn với cơ chế thị trường, ngày càng phát huy dân
chủ trong đời sống kinh tế - xã hội”23. “Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, tổ chức của Nhà nước... đáp ứng các đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa trong điều kiện phát triển kinh té thị trường định hưóng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế... Phân định rõ hơn vai

19. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quổc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1996, tr. 103 - 104
20. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quổc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1996, tr. 104
21. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2001, tr. 193
22. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 80
23. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI trình bày tại Đại hội XII của Đảng, tr. 40, huy cập tại
http://baochinliphu.vn/Dua-Nghi-quyet-Dai-hoi-XII-cua-Dang-vao-cuoc-song/Cong-bo-van-kien-Dai-hoi-
XIl-cua-Dang/250536.vgp 122
trò và hoàn thiện cơ chế giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường” 24.
Như vậy, qua các kỳ Đại hội, nhận thức của Đảng ta về vai trò của Nhà nước
trong phát triển kinh tế ngày càng định hình rõ rệt, và vai trò đó thể hiện chủ yếu
trên các phương diện sau:
Thử nhất, định hướng phát triển kinh tế. Đây là chức năng quan trọng nhất
của quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng. Trên cơ
sở vận dụng các quy luật kinh tế khách quan, Nhà nước định hướng đi, hướng phát
triển cho nền kinh tế. Nhà nước sử dụng các công cụ chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, các chương trình, dự án.
77zứ hai, xây dựng hệ thống pháp luật, thể chế, chính sách để điều chỉnh nền
kinh tế, điều tiết quan hệ thị trường; chuyển từ quản lý bằng hành chính sang quản
lý bằng pháp luật.
Thứ ba, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp và doanh nhân.
Ttó tư, tổ chức hệ thống kinh tế và bộ máy quản lý. Cùng với việc thay đổi
và ổn định bộ máy làbồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức quản lý các ngành, các
cấp từ Trung ương đến địa phương.
Thủ năm, kiểm tra, kiểm soát nền kinh tế.
Thứ sáu, điều chỉnh và tìm kiếm các giải pháp phát triển nền kinh tế nhằm
kịp thời sửa chữa, chỉnh lý những sai sót; tận dụng thời cơ thuận lợi để phát triển
đất nước, đặc biệt là mở rộng và khai thông môi trường kinh doanh đối ngoại.
Như vậy, sau hơn 30 năm đổi mới, nhận thức về vai trò của Nhà nước trong
nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam đã có nhiều phát triển, Nhà nước cùng
một lúc phải thực hiện nhiều vai trò khác nhau. Bên cạnh vai trò xây dụng, hoàn
thiện thể chế KTTT, tạo dụng và cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường
kinh doanh, sửa chữa những khuyết tật của thị trưòng, Nhà nước còn phải thực hiện
cả chức năng phát triển kinh doanh và bảo đảm xã hội cho người dân. Đây là những
nhiệm vụ không dễ dàng, đòi hỏi nỗ lực cao từ phía Nhà nước, người dân và các tác
nhân khác trong nền kinh tế.
2. về thỉ trưòng và vai trò của thỉ trường trong nền KTTT định hướng
XHCN
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước đã thay thế thị trường
đóng vai trò chỉ huy, điều tiết phân phối các nguồn lực trong nền kinh tế. Sự áp

24 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. VPTW, H, 2016, tr. 175-176
123
đặt chủ quan, duy ý chí của Nhà nước là một trong những nguyên nhân đưa nền kinh
tế nước ta trước thời kỳ đổi mới rơi vào khủng hoảng. Đổ giải quyết vấn đề này, bên
cạnh chủ trương cơ cấu lại sản xuất và đầu tư, Đại hội Đảng VI thừa nhận sự tồn tại
của thị trường tự do tuy vẫn coi thị trưòng tự do là một thực thể ngoài mong muốn
của Nhà nước; đồng thời nhận thức được những nguyên nhân hình thành “chợ đen”,
đó là chính sách giá cả và phương thức mua bán không hợp lý25.
Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 6 khóa VI năm 1989 đã thể hiện tư duy mới
về lãnh tế hàng hóa, thừa nhận tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng và dịch vụ đều là
hàng hóa và được mua bán tự do theo giá cả thỏa thuận trên thị trường.
Việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang KTTT
định hướng XHCN đã tạo môi trưòng kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển
các loại thị trường. Thực chất của quá trình chuyển đổi ở nước ta là xây dựng một
mô hình kinh tế mới mà cốt lối của nó là sự vận hành của hệ thống thị trường theo
định hướng XHCN. Trong mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, hệ thống thị
trường không có điều kiện để hoạt động, thậm chí bị ngăn cấm. Trong nền kinh tế
đó, đất đai, lao động và các yếu tố sản xuất chủ yếu khác không được coi là hàng hoá
và do vậy, không có thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa
học và công nghệ,... Thị trường hàng hoá tuy vẫn tồn tại nhưng cũng bị méo mó.
Đại hội VII (năm 1991) chủ trương mở rộng giao lưu hàng hóa trong cả nước,
xóa bỏ mọi hình thức chia cắt thị trường theo địa giới hành chính; gắn thị trường
trong nước với thị trường thế giới; đồng thời khẳng định từng bước hình thành đồng
bộ các thị trường hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất, dịch vụ, thị trường vốn và tiền tệ,
thị trường ngoại hối, thị trường sưc lao động... Xây dựng thị trường chứng khoán khi
có điều kiện. Tuy nhiên, trong giai đoạn này vẫn còn dè dặt trong việc thừa nhận sự
tồn tại của một số loại thị trường về yếu tố sản xuất như thị trưòng sức lao động, thị
trường bất động sản, thị trưòng tài chính nên các thị trường này vẫn chưa được hình
thành hoặc hình thành ở mức độ sơ khai, trình độ phát triển thấp.
Hội nghị đại biểu giữa kỳ khóa VII (năm 1994) đề ra chủ trưong hình thành
và phát triển thị trường vốn mà nòng cốt là các ngân hàng đầu tư và ngân hàng
thương mại, các công ty tài chính, các hãng bảo hiểm. Phát triển các hình thức công
ty cổ phần, mở rộng từng bước việc phát hành và lưu thông các loại cổ phiếu, tín
phiếu, trái phiếu, tạo tiền đề thiết lập thị trường chứng khoán26 27. Chủ động phát triển
thị trường bất động sản có tổ chức, tiếp tục thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các

25 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mó'i (Phần I), Nxb. Chính trị Quốc gia, H. 2010, tr.66, 67
26 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đỗi mới (Phần I), Nxb. Chính trị Quốc gia, H. 2010, tr.530
27 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (Phần I), Nxb. Chính trị Quốc gia, H. 2010, tr.682-683
124
nguồn vốn đầu tư nước ngoài, hạn chế luồng vốn ngắn hạn. Đối với thị trường tiền
tệ, nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc kiểm soát lạm phát và tăng
cường sử dụng các công cụ gián tiếp, giảm mệnh lệnh hành chính, đảm bảo tính chủ
động và an toàn của thị trường tiền tệ. Đồng thời, thực hiện cơ chế lãi suất tín dụng
theo quan hệ cung cầu trên thị trường vốn.
Đại hội VIII (năm 1996) chủ trương mở rộng thị trường, thực hiện giao lun
hàng hóa thông suốt trong cả nước. Phát triển thị trường công nghệ, các dịch vụ
thông tin, tư vẩn, tiếp thị, pháp lý, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, bảo
lãnh... Thực hiện độc quyền nhà nước trong một số ngành, một số lĩnh vực nhất định,
hạn chế độc quyền trong kinh doanh, chỉnh đốn hoạt động của các tổ chức thương
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế...
Đại hội IX của Đảng và Hội nghị trung ương 9 (khoá IX) đã đề ra yêu cầu
tiếp tục tạo lập đồng bộ các yểu tố thị trường, “thúc đẩy sự hình thành, phát triển và
từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hưóng XHCN, đặc biệt quan tâm
các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc còn sơ khai như: thị trường lao
động, thị trưởng chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công
nghệ”. Đồng thời, đề ra phương hướng tiếp tục đổi mới chính sách tài chính, tiền tệ
và kiện toàn hệ thống tài chính, tiền tệ. Theo đó, thực thi chính sách tiền tệ đảm bảo
ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, kích thích
đầu tư phát triển. Hình thành môi trường minh bạch, lành mạnh và bình đẳng cho
hoạt động tiền tệ - ngân hàng. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, cho vay,
hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn
mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ - ngân hàng.
Đại hội X (năm 2006) đã xác định tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng
thị trường chứng khoán, qua đó huy động mọi nguồn vốn xã hội cho đầu tư phát
triển; phát triển vững chắc thị trường vốn và thị trường tiền tệ theo
hướng đồng bộ, có cơ cấu hoàn chỉnh; phát triển thị trường bất động sản, đảm bảo
quyền sử dụng đất chuyển thành hàng hoá một cách thuận lợi làm cho đất đai thực sự
trở thành nguồn vốn cho phát triển, thị trường bất động sản trong nước có sức cạnh
tranh so với thị trường khu vực.
Hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng khóa X chủ trương đa dạng hóa các loại thị
trường hàng hóa, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại, chú trọng phát triển thị
trường dịch vụ. Phát triển các phương thức giao dịch thị trường hiện đại, nhất là với
hàng hóa nông sản và vật tư nông nghiệp để ổn định giá, giảm bớt rủi ro cho người
sản xuất và người tiêu dùng. Tại Hội nghị này, BCHTW Đảng cũng đưa ra chủ

125
trưong tùng bước mở cửa thị trường tín dụng và các dịch vụ ngân hàng phù hợp vói
cam kết quốc tế; hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách cho hoạt động và
phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán; phát triển đa dạng và nâng cao
chất lượng các sản phẩm bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm; phát triển thị trường
bất động sản, xác định rõ quyền sử dụng đất là một loại hàng hóa đặc biệt, được định
giá theo cơ ché thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước; phát triển thị
trường lao động...
Đại hội XI (năm 2011) tiếp tục phát triển đồng bộ, hoàn chỉnh và ngày càng
hiện đại các loại thị trường. Phát triển thị trường tài chính với cơ cấu hoàn chỉnh,
quy mô tăng nhanh, phạm vi hoạt động mở rộng, vận hành an toàn, đảm bảo việc
giám sát hiệu quả11.
Đại hội XII của Đảng đã có bước tiến dài trong nhận thức về nền KTTT và
vai trò của thị trường. “Nen kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị
trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù họp với tùng giai đoạn
phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có
sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh",
“...thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn
lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà
nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù họp với cơ chế thị
trường”.
Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ: “...Tiếp tục phát triển đồng bộ và
vận hành thông suốt các loại thị trường. Thực hiện đa dạng hoá thị trường

126
hàng hoá, dịch vụ theo hướng hiện đại, chú trọng hình thành khung pháp lý, phát
triển hệ thống phân phối thông suốt và hiệu quả. Cơ cấu lại thị ưường tài chính, bảo
đảm lành mạnh hoá và ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô, loại bỏ nguy cơ mất an toàn
hệ thống, phục vụ có hiệu quả phát triển sản xuất kinh doanh; bảo đảm nguyên tắc
thị trường đối với thị trường tài chỉnh gắn với tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm
soát của Nhà nước và giám sát của xã hội; phát triển thị trường mua bán nợ, thị
trường các công cụ phái sinh, cho thuê tài sản.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để thị trường bất
động sản vận hành thông suốt, phù họp quy luật cungcầu nhằm khai thác, sử dụng
tiết kiệm, có hiệu quả nguồn lực từ đất đai và tài sản, kết cấu hạ tầng trên đất; ngăn
ngừa đầu cơ, lãng phí. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển đồng bộ, liên
thông thị trường lao động cả về quy mô, chất lượng lao động và cơ cấu ngành nghề.
Tiếp tục đổi mới, phát triển mạnh mẽ và đồng bộ thị trường khoa học - công
nghệ, thực hiện cơ chế thị trường và có chính sách hỗ trợ để khuyến khích các tổ
chức, cá nhân, nhất là doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công
nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất kinh doanh”. Đại hội XII
đề ra mục tiêu đến năm 2020, phấn đấu cơ bản hoàn thiện đồng bộ các yếu tố của thị
trường theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập
quốc tế; bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa nhà
nước và thị trường...
3. về quan hệ giữa Nhà nưó’c và thị trường trong nền KTTT định hướng
XHCN
Nhận thức vai trò nhà nước, thị trường và quan hệ Nhà nước - thị trường ở
Việt Nam trải qua quá trình thay đổi mạnh mẽ. Quá trình này có thể chia thành hai
giai đoạn lớn: (i) giai đoạn trước đổi mới, và (ii) giai đoạn sau đổi mới (từ 1986 tới
nay).
Giai đoạn trước khỉ đoi mới
Giai đoạn này được đặc trưng bởi vai trò chi phối của Nhà nước, gắn với cơ
chế kế hoạch hóa mệnh lệnh tập trung, không thùa nhận cơ chế thị trường và vai trò
của nó trong phát triển kinh tế. Mô hình kinh tế chỉ huy dựa trên “sự vận hành của
nền kinh tế vì nhà nước, do nhà nước, và thông qua nhà nước”.
Trong mô hình như vậy, cấu trúc sở hũư gần như đon nhất - công hữu dưới
hai hình thức biểu hiện nhà nước và tập thể. Chính cấu trúc này bộc lộ dần những
hạn chế, thiếu gắn bó lợi ích giũa các chủ thể kinh tế. Việc tuyệt đối hoá 127
vai trò Nhà nước trong nền kinh tế dẫn tới phình to khu vực công. Điều này phần nào
thể hiện rõ rằng số lượng DNNN ngày càng tăng trong mọi lĩnh vực sản xuất - kinh
doanh. Chẳng hạn, tình trạng “lấn át” của DNNN so với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh trong lĩnh vực công nghiệp (điện, than, dầu, luyện kim, xi măng, cơ khí, xây
dựng, vận tải...). Vào năm 1957, DNNN chỉ cung ứng được 25,2% tổng sản lượng
công nghiệp toàn miền Bắc; tới năm 1975, tỷ lệ này lên tới 75,6% và con số này tăng
vọt tới 94,5% tổng sản lưọưg toàn quốc vào 1991. Tình trạng độc quyền nhà nước
bao trùm nền kinh tế được coi như là hiện tượng hiển nhiên, phù hợp tư duy phát
triển trong điều kiện kinh tế chính trị hiện tại của quốc gia.
Trong thời kỳ nền kinh tế tập trung quan liêu, khái niệm “nền kinh tế thị
trường” được gán cho đặc tính của chủ nghĩa tư bản, rất xa lạ với bản chất của chủ
nghĩa xã hội. Cạnh tranh để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh tể còn rất mơ hồ,
thay vào đó là thuật ngữ “thi đua”.
ơzhz đoạn sau Đối mới từ năm 1986 tới nay
Giai đoạn này được gắn liền với những thay đổi tư duy chính sách và thực
tiễn vận hành nền kinh tế, theo đó cơ chế thị trường dần dần được xác lập, nền kinh
tế từ từ mở cửa ra thế giới bên ngoài để hội nhập quốc tế.
Đại hội VI của Đảng (năm 1986) đã khẳng định nền kinh tế mới của Việt
Nam là “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chể thị trường”.
Đó là bước đột phá trong tư duy kinh tế - thừa nhận cơ chế thị trường với sự tham
gia của nhiều thành phần lánh tế bên cạnh lãnh tế nhà nước. Khu vực tư nhân tồn tại
họp pháp song song với sự tồn tại của khu vực kinh tế nhà nước và chúng cạnh tranh
lẫn nhau trong nền kinh tể, cạnh tranh trở thành động lực cho sự phát triền kinh tế.
Đại hội X của Đảng đã nhấn mạnh ý tưởng chuyển giao một số nhiệm vụ kinh
tế từ tay Nhà nước sang cho khu vực tư nhân: “Tùng bước chuyển các cơ sở công lập
dịch vụ công cộng đang hoạt động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính hành chính
bao cấp sang cơ chế tự chủ, không bao cấp tràn lan và không vì mục tiêu lợi nhuận.
Phát triển mạnh các cơ sở ngoài công lập với hai loại hình dân lập và tư nhân.
Chuyển một số cơ sở thuộc loại hình công lập sang loại hình ngoài công lập. Khuyến
khích đầu tư trong và ngoài nưó'c phát triển các dịch vụ công cộng”.
Để thể chế hoá các quan điểm của Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều
văn bản pháp luật và văn bản hướng dẫn. Theo Chương trình tống thế cải cách
128
hành chính quốc gia, giai đoạn 2001 - 2010, Chính phủ cụ thể hóa thêm những tư
duy mới của Đảng: “chuyển cho tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ hoặc những
doanh nghiệp làm những công việc về dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan hành
chính nhà nước trực tiếp thực hiện”.
Nghị định số 90-NĐ/CP sau đó là Nghị định số 73/1999/NĐ-CP cho phép các
lực lượng xã hội tham gia vào phát triển dịch vụ xã hội công ích. Nghị định số
10/20021NĐ-CP xác lập cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có
thu chuyển sang hoạt động theo cơ chế cung úng dịch vụ. Quy định này nhằm tạo
điều kiện phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tăng hiệu quả đầu tư
của nhà nước cho phúc lợi xã hội. Ngày 18/4/2005, Chính phủ ban hành Nghị quyết
số 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và
thể dục, thể thao.
Quy mô của khu vực nhà nước dần được co hẹp bớt lại để nhường lại một
phần cho khu vực tư nhân. Ngược lại, cơ chế thị trường và tương tự thị trường được
vận dụng vào khu vực nhà nước, góp phần cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho xã hội.
Khu vực tư nhân chia sẻ nguồn lực, trách nhiệm trong việc đáp ứng nhu cầu xã hội
trong nền kinh tế thị trường.
Đối với DNNN, sự chuyển đổi diễn ra dưới nhiều hình thức như cổ phần hóa,
giao bán, sáp nhập, họp nhất, giải thể, hình thành công ty trách nhiệm một thành
viên. Tức là, bộ phận lớn DNNN được cơ cấu lại hay chuyển đổi bộ máy quản lý,
chuyển đổi sở hữu. Điều này thực sự khẳng định rằng, DNNN đang nhường bớt lĩnh
vực hoạt động của mình cho các doanh nghiệp phi nhà nước.
Mô hình nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn phát triển tiếp theo là sự kết
hợp cơ chế thị trường và sự can thiệp có mức độ của Nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Yếu tố khách quan của cơ chế thị trường và yếu tố chủ quan của quản
lý nhà nước theo mục tiêu nhất định được phối họp khôn ngoan đế bảo đảm thành
công của mô hình.
Chúng ta đã dần phải nhận thức rõ các tác nhân thị trường và các quy luật vận
động của chúng trong nền kinh tế Việt Nam. Nen KTTT cần hội tụ đầy đủ các loại
thị trường và quy tắc luật chơi của chúng. Đó là một trong nội dung quan trọng trong
việc hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN. Điều kiện quan trọng của nền
KTTT là sự thừa nhận tính độc lập, tự chủ của nhiều chủ thể kinh tế cạnh tranh bình
đẳng theo đúng luật chơi, các chủ thể này có nguồn gốc sở hữu khác nhau. “Mọi
thành phần kinh tế, các chủ thể tham gia thị trường đều được coi trọng, cùng phát
triển lâu dài, họp tác, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh 129
và văn minh...”. Trong nền KTTT định hướng XHCN, một trong những điều kiện
tiên quyết là bảo đảm môi trường cho cơ chế thị trường vận hành đầy đủ theo đúng
bản chất của chúng. Các quy luật và nguyên tắc của chúng phải được tôn trọng và
phát huy hiệu lực như quy luật giá trị, cung - cầu, cạnh tranh, nguyên tắc tối ưụ lợi
ích riêng, các bên cùng có lợi,...
về góc độ Nhà nước, giai đoạn này cũng làm rõ hơn vai trò quản lý vĩ mô của
nhà nước trong cơ chế thị trường. “Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa bằng luật pháp, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch và các nguồn lực kinh tế,... phát huy mặt tích cực, hạn chế, khắc phục mặt
trái, tiêu cực của cơ chế thị trường...”. Rõ ràng, việc can thiệp của chủ thể quản lý
nhà nước vào nền kinh tế phải thông qua hệ thống công cụ và đòn bẩy kinh tế, hạn
chế tới mức tối đa sự can thiệp thô bạo bằng mệnh lệnh hành chính như trong thời kỳ
kế hoạch hóa mệnh lệnh. Điều cần nhấn mạnh là sự can thiệp của Nhà nước không
chỉ nhằm vào giải quyết các thất bại của cơ chế thị trường mà còn tạo môi trưòng
thuận lợi để khuyến khích mặt tích cực của nó.
Đổ đạt mục tiêu này, Nhà nước hoàn thiện các thể chế và công cụ quản trị
công đối với nền KTTT, như hệ thống pháp luật, quy tắc pháp quy bảo đảm cho môi
trường kinh doanh và cạnh tranh theo đúng bản chất cơ chế thị trưòng, bảo đảm các
lợi ích/ tài sản chính đáng của các chủ thể tham gia sân chơi.
Mọi người được quyền tự do sản xuất lãnh doanh và hưởng thụ những thành
quả chính đáng của mình trong quá trình lao động sản xuất. Cơ chế thị trường cho
phép mọi người linh hoạt và sáng tạo tìm kiếm cơ hội sinh lời trong nền kinh tế,
“làm giàu họp pháp”. Tận dụng triệt để cơ hội phát triển là tiền đề khẳng định năng
lực thành đạt của tùng người tham gia thị trường khi biết cách biến chúng thành
những giá trị sử dụng hiện thực. “Phát huy quyền tự do kinh doanh theo pháp luật
của mọi công dân để làm giàu cho bản thân và đóng góp cho xã hội”.
Bên cạnh đó, do cơ chế thị trường tạo ra nhiều hạn chế, khuyết tật như bất
bình đẳng xã hội, gian lận thương mại, thủ đoạn kinh doanh, độc quyền,... nên cần sự
can thiệp của Nhà nước để hạn chế và khắc phục. Một trong nhũng vấn đề cấp bách
là sự phân hóa giàu nghèo khi cơ chế cạnh tranh trong thị trường được phát huy tối
đa hiệu lực. Dưới góc độ quản lý nhà nước, hiện tưọng này cần được quản trị tốt
nhằm hạn chế rủi ro và tổn thương cho các nhóm cộng đồng yếu thế và thiệt thòi.
“Có chính sách và giải pháp phù họp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm
chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị.” 130
Can thiệp phù họp của nhà nước vào các hiện tượng và quá trình KTTT nhằm “thực
hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội trong từng
bước và từng chính sách phát tri en”.
Nhà nước hỗ trợ sự vận hành khách quan của cơ chế thị trường thông qua
việc xây dụng luật chơi thị trường minh bạch, thiết lập sân chơi bình đẳng, thiết chế
thực thi nghiêm và các tiền đề cơ sở vật chất - kỹ thuật nhất định. Điều này gắn với
việc xây dựng nhà nước pháp quyền.
Hệ thống luật chơi thị trường, gồm pháp luật, các quy tắc luật lệ cần phải
đồng bộ và đầy đủ, bảo đảm sự tự do và bình đẳng cho các chủ thể thị trường. Tính
đầy đủ thể hiện sự bao quát của cả hệ thống luật pháp đủ điều tiết và kiểm soát được
mọi hành vi kinh tế trên thị trường. Tính đồng bộ thể hiện sự tương thích, nhất quán
của các luật lệ và chính sách cạnh tranh. Khuôn khố luật pháp và chính sách thế hiện
sự thống nhất và hiệu lực cao, bảo đảm môi trường bền vững và ổn định lâu dài.
Tính đồng bộ và đầy đủ càng làm cho khuôn khổ quản lý và giám sát chặt chẽ hơn
đối với các hành vi KTTT như cạnh tranh. Những trục trặc hay thất bại thị trường sẽ
nhanh chóng được điều chỉnh kịp thời.
Nhà nước can thiệp vào kinh tế dựa trên nguyên tắc hỗ trợ, tức là duy trì và
tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân phát triển. Thông qua môi trường tự do sản xuất -
kinh doanh, dân chủ trong kinh tế, những nhân tố thị trường được khơi dậy như tạo
môi trường rộng rãi cho các chủ thể tư nhân hoạt động, thừa nhận sở hữu tư nhân và
lợi ích họp pháp của các chủ thể kinh tế thị trường, các chủ thề kinh tế được tự do
sản xuất - kinh doanh những gì pháp luật không cấm,...
Như vậy Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có quan điểm khoa học về việc nhìn
nhận vai trò nhà nước và mối tương quan cần thiết giữa nhà nước và thị trường trong
việc xây dựng mô hình KTTT định hưóng XHCN ở Việt Nain. Cách tiếp cận này
hoàn toàn phù hợp với những tiếp cận khoa học phổ biến trên thế giới và thích hợp
với điều kiện kinh tế chính trị cụ thể của Việt Nam hiện tại.
n. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Vai trò nhà nước trong tạo dựng bộ khung luật pháp và môi trường cho
phát triển
Có thể đánh giá vai trò của Nhà nước trong tạo dụng bộ khung luật pháp và
môi trường cho phát trien qua các giai đoạn:
Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1992

131
Trong lịch sử nền kinh tế cũng như thể chế pháp luật về kinh tế Việt Nam,
năm 1986 là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi từ một nền kinh tế kế
hoạch hóa bao cấp sang nền kinh tế với các nhân tố đầu tiên kinh tế thị trường.
Trong thời kỳ này, Nhà nước Việt Nam đã sử dụng các hệ thống công cụ chủ
yếu để quản lý nền kinh tế thị trường như: Hệ thống pháp luật nhằm tạo ra “luật
chơi” cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế; Công tác ké hoạch và quy
hoạch, nhằm hoạch định các mục tiêu và xác lập các phương tiện để đạt các mục tiêu
đề ra; Các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô, đặc biệt chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ; Sử dụng lực lượng vật chất của Nhà nước để bổ khuyết thị trường (trong
đó quan trọng nhất là các loại dự trữ quốc gia); Cung cấp dịch vụ và hàng hoá công
cộng; hành chính công; Sử dụng các công cụ hỗ trợ như thông tin, xúc tiến thương
mại, cung cấp các dịch vụ sản xuất...
về hệ thống pháp luật, nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng đã được
ban hành như Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân,
Pháp lệnh Họp đồng kinh tế. Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 là một trong nhũng
đạo luật đầu tiên đóng vai trò đột phá trong việc ấn định và thực hiện các quy định
phù họp với cơ chế thị trường, quy định chế độ cấp giấy phép, các hình thức tổ chức,
phạm vỉ hoạt động, các hình thức ưu đãi đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989, Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp
tư nhân năm 1990... lần đầu tiên thể chế hóa các hình thức doanh nghiệp và chủ thể
kinh tế đồng thời tạo ra khung khổ cơ bản về họp đồng cho các giao dịch thương
mại. Tuy vậy thể chế pháp luật về kinh tế trong giai đoạn này vẫn còn nhiều hạn chế.
Các hình thức sở hữu và chủ thể sở hữu vẫn bị bó hẹp trong khung khổ Hiến pháp
năm 1980 với “chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất” và “một nền kinh
tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hũu
toàn dân và thành phần kinh tế họp tác xã thuộc sở hữu tập thể” (Điều 18 Hiến pháp
năm 1980). Với khung khổ này, dù các chủ thể kinh doanh tư nhân đầu tiên đã được
thừa nhận (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty, doanh nghiệp tư nhân)
nhưng vị trí của họ trong nền kinh tế còn rất hạn chế, pháp luật mới chỉ cho họ
những quyền kinh doanh hạn chể, bị bó buộc bởi các yêu cầu bắt buộc mang tính
can thiệp của Nhà nước trong thủ tục thành lập, xác định vốn tối thiểu, chỉ định vị trí
lãnh đạo, ra quyết định kinh doanh, ký kết hợp đồng giao dịch, phân bổ và sử dụng
lợi nhuận. Thông qua các quy định này, pháp luật điều 132
chỉnh hoạt động kinh tế thể hiện rõ tính hành chính (với sự can thiệp khá sâu của
Nhà nước vào những hoạt động kinh tế và sử dụng nhiều biện pháp quản lý hành
chính).
Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2001
Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội Việt Nam thông qua tháng 11/1992, sửa
đổi căn bản chế định về kinh tế so với Hiến pháp năm 1980. Bản Hiến pháp này
chính thức hiến định thể chế KTTT. Các văn bản pháp luật quan trọng, làm trụ cột
cho nền KTTT cũng lần lượt được xây dụng trong thời gian này, đặc biệt phải kể đến
Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994, Bộ luật Dân sự năm 1995, Luật
Thương mại năm 1995. Trong các văn bản này, các quy định được thiết kế theo
hướng thừa nhận sự tồn tại hợp pháp của khu vực kinh tế tư nhân, xây dựng nền kinh
tế với sự tham gia của các chủ thể kinh doanh tư nhân (thương nhân, doanh nghiệp),
giảm dần vai trò tuyệt đối của khu vực quốc doanh, tạo khung khổ linh hoạt, tăng
quyền thỏa thuận trong các giao dịch kinh doanh. Điều này đã tác dụng rất lớn đổi
với việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam. Luật Doanh nghiệp
năm 1999 có thể được xem là một thành tựu nổi bật của hệ thống pháp luật kinh tế
Việt Nam giai đoạn này với việc thiết lập một khung pháp lý an toàn, tổng thể và
hiện đại về các chủ thể kinh tế trong nền KTTT ở Việt Nam trong đó các hình thức
doanh nghiệp chính yếu đã được ghi nhận, thủ tục thành lập doanh nghiệp được thiết
kế thuận lợi hơn, các vấn đề về quản trị và vận hành doanh nghiệp được xây dụng
gần hon với thông lệ quản trị doanh nghiệp quốc tế. Đây là giai đoạn mà pháp luật về
KTTT ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, cổ vũ bởi những thành công của phát triển
kinh tế thị trường giai đoạn đầu và nhùng đòi hỏi cấp thiết của quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế với việc Việt Nam tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Ă
(ASEAN), bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ năm 1997 và ký kết
Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam Hoa Kỳ (BTA) năm 2001. So với
giai đoạn trước đó, thể chế pháp luật về KTTT Việt Nam đã có nhũng bước chuyển
biến cơ bản, tính “thị trường” được chú trọng hon, trên cơ sở đó các thị trường vốn,
lao động và các thị trường chuyên ngành được hình thành và phát triển. Mặc dù vậy,
quyền sử dụng và chuyển giao các tư liệu sản xuất quan trọng (ví dụ đất đai, tài
nguyên nước) vẫn bị giới hạn đáng kể, quản trị doanh nghiệp bị ràng buộc bởi nhũng
yêu cầu thiếu linh hoạt và phi thị trường (ví dụ về vốn điều lệ tối thiểu, về nhiều loại
giấy phép kinh doanh phải có, về vị trí lãnh đạo chủ chốt trong doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài), các giao dịch thương 133
mại chưa thực sự tôn trọng quyền tự do thỏa thuận (ví dụ các hợp đồng thưong mại
phải tuân thủ các nội dung bắt buộc).
Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2013
Năm 2001, Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992,
trong đó có các điều chỉnh về chế độ kinh tế. Lần đầu tiên quyền tự do kinh doanh
được thừa nhận, dù vẫn bị ràng buộc bởi giới hạn “theo quy định của pháp luật”.
Năm 2001 cũng là năm Việt Nam phê chuẩn Hiệp định thưong mại song phương
Việt Nam - Hoa Kỳ, mở đầu cho giai đoạn hội nhập lãnh tế quốc tế của Việt Nam.
Hội nhập cũng chính là nét đặc điểm chủ yếu của giai đoạn này, với những dấu ấn
đặc biệt trong thể chế pháp luật về kinh tế Việt Nam. Một loạt các văn bản pháp luật
có ý nghĩa rường cột cho nền kinh tế như Luật Đất đai năm 2003, Bộ luật Dân sự
năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005, Luật Thương mại
năm 2005, Luật Cạnh tranh năm 2004, các Luật Thuế, các Luật chuyên ngành (ví dụ
vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán) đã được xây dựng mới hoặc
sửa đổi tổng thể, định hình một hệ thống thể chế pháp luật KTTT định hướng XHCN
triệt để hơn và phù họp hơn với thông lệ quốc tế trong các lĩnh vực.
Một thay đổi có tính định hướng khác là chủ trương áp dụng án lệ. Ngày 24-
5-2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020,
trong đó xác định chủ trương về phát triển án lệ: “Nghiên cứu về khả năng khai thác,
sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập quán, thông lệ thương mại quốc tế) và quy tắc của
các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật...”. Nghị quyết
số 49-NQ/TW, ngày 02-6-2005, của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020 cũng xác định: “Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh
nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc
thẩm, tái thẩm”.
Các văn bản quy phạm pháp luật trong thời kỳ này cũng được sửa đối theo các
tiêu chuẩn quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế liên quan, phù họp với các cam kết
quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn này, đặc biệt là các cam kết về thể chế lãnh tế
trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Có thể nói đây là giai đoạn
mà pháp luật về kinh doanh của Việt Nam có bước hoàn thiện mạnh mẽ và tiến bộ
nhất trong lịch sử phát triển từ trước tới thời điểm này. Hệ thống pháp luật không chỉ
được mở theo chiều rộng nhằm đảm bảo sự phát triển an toàn của tất cả các hoạt
động kinh doanh (với việc ban hành các luật riêng 134
trong từng lĩnh vực kinh doanh) mà còn được hoàn thiện theo chiều sâu, phù họp với
các đòi hỏi KTTT theo thông lệ quốc tế (thông qua việc thiết kế các quy định trong
các luật chung theo hướng tôn trọng quyền tự do quyết định, thỏa thuận của các chủ
thể và tương thích với các chuẩn mực quốc tế liên quan).
Tuy nhiên, từ sau những năm 2008 - 2009, nền kinh tế thế giới bước vào giai
đoạn khó khăn, ảnh hưởng đáng kể tới phát triển kinh tế của Việt Nam đồng thời đặt
ra những đòi hỏi mới về cải cách và tiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT. Hệ thống
pháp luật kinh tế Việt Nam bị đặt trước những thách thức mới trong việc tiếp tục cải
thiện môi trường kinh doanh (đặc biệt thông qua các cải cách thủ tục hành chính
trong thành lập doanh nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh trên thị trường)
và tiếp tục điều chỉnh các quy định pháp luật cho phù họp với các xu hướng mới
trong thông lệ pháp luật quốc tế về kinh doanh.
Giai đoạn từ sau năm 2013
Hiến pháp năm 2013 đánh dấu một bước phát triển mới trong thể chế pháp
luật về kinh tế với việc ghi nhận mạnh mẽ quyền tự do kinh doanh của người dân ở
các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Và mặc dù vẫn tiếp tục quy định KTNN là
chủ đạo, phù họp với định hướng XHCN của nền KTTT, Hiến pháp 2013 khẳng
định quyền được đối xử bình đẳng của các chủ thể kinh tế.
Thời kỳ sau năm 2013 cũng là thời kỳ Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền
kinh tế thế giới, với việc đàm phán một loạt các hiệp định thương mại tự do quan
trọng như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP),
các hiệp định thưong mại tự do với EU, EFTA, Liên minh thuế quan Nga-Belarus-
Karzakstan... Hiện thực hóa các nguyên tắc mới sửa đổi trong Hiến pháp năm 2013,
đồng thời với việc tiếp tục cải cách sâu rộng thể chế pháp luật về kinh tế, làm nền
tảng cho giai đoạn phát triển và hội nhập tiếp theo, với sự sửa đổi, bổ sung của một
loạt các vãn bản pháp luật quan trọng như Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Doanh
nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Đấu thầu, các Luật Thuế, Luật Phá
sản..., thậm chí là các văn bản gắn với các thị trường chuyên biệt (Luật Kinh doanh
bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Xây dụng...).
Thể chế hóa quy định của Hiến pháp ( 28), Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm
2014, quy định: “Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ

28 Hiến pháp năm 2013, quy định: “Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng
thống nhất pháp luật trong xét xử”.
135
lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao,
bản án quyết định pháp luật đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa
án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các tòa án nghiên cứu và áp
dụng trong xét xử”. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị
quyết 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lụa chọn, công bố và áp dụng án lệ. Bộ luật
dân sự nẵm 2015 và Bộ luật tổ tụng dân sự năm 2015 ghi nhận việc áp dụng án lệ và
lẽ công bằng trong xét xử:
Khoản 2 Điều 6 Bộ Luật Dân sự năm 2015, quy định: “Trường hợp không thể
áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ
công bằng”.
Theo khoản 3 Điều 45 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: “Tòa án áp dụng các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân
sự khi không thể áp dụng tập quán, tương tự pháp luật. Án lệ được Tòa án nghiên
cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố”.
2. Vai trò nhà nưóc trong phân phối thu nhập và phúc lợi xã hội
Có thể thấy, ngay từ Đại hội VI, những yếu tố cơ bản của nền KTTT định
hướng XHCN đã được xác lập nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và
công bằng xã hội, các yếu tố đó không chỉ quyết định cơ chế kinh tế mà còn quyết
định sự thay đổi tích cực và hiệu quả của cơ chế phân phối trong suốt hơn 30 năm
qua, những kết quả của cơ chế này đã làm thay đổi toàn bộ bộ mặt kinh tế xã hội,
đưa kinh tế xã hội đất nước ngày một phát triển, được nhân dân và cộng đồng quốc
tế công nhận.
- Đổi mới chỉnh sách tài chính và cơ chế phân phối trong DNNN.
Nhìn chung, việc đổi mới phát triển DNNN đều tập trung vào 2 vấn đề lớn
được tiến hành song song là tổ chức sắp xếp lại DNNN dưới nhiều hình thức (như cổ
phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê, thực hiện sáp nhập, giải thể, cho phá sản các
DNNN làm ăn thua lỗ kéo dài,...) và đổi mới cơ chế quản lý DNNN theo hướng:
phân biệt rõ cơ chế đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh
nghiệp hoạt động công ích; tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài
chính kinh tế cho DNNN.
Xét về phương diện vĩ mô, việc đổi mới sắp xếp lại DNNN, đặc biệt là cổ
phần hoá DNNN, là bước ngoặt lớn trong chính sách phân phối giữa Nhà nước
136
và xã hội theo hướng chuyển dần tài sản của Nhà nước trong một số lĩnh vực sản
xuất kinh doanh sang cho xã hội quản lý để tạo nguồn cho Nhà nước thực hiện các
mục tiêu khác, phù hợp hon đối với chức năng nhiệm vụ của Nhà nước trong cơ chế
thị trường định hướng XHCN.
- về đối mới cơ chế quản ỉỷ tài chính đổi với DNNN, xu hưóng chung xuyên
suốt quá trình đổi mới là xoá bỏ dần cơ chế bao cấp, từng bước chuyển DNNN sang
hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, tạo lập môi trường kinh doanh bình
đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, quá trình này
được thực hiện trong nhiều năm với từng bước đổi mới trong các lĩnh vực: quản lý
vốn, quản lý doanh thu, chi phí, phân phối và sử dụng lợi nhuận,... Cơ chế quản lý tài
chính đối với DNNN kể từ khi có Luật có nhiều đổi mới: phân biệt rõ cơ chế quản lý
tài chính đối với DNNN hoạt động kinh doanh và DNNN hoạt động công ích; Nhà
nước giao cho các DNNN quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính cao hơn, tách
bạch rõ hơn chức năng quản lý nhà nước với chức năng kinh doanh của doanh
nghiệp, cụ thể là:
+ về cơ chế quản lý vốn và tài sản, Nhà nước đầu tư vốn ban đầu và vốn bổ
sung cho doanh nghiệp, tối thiểu bằng mức vốn pháp định cho từng ngành nghề mà
doanh nghiệp kinh doanh; Tiếp tục thực hiện cơ chế giao vốn, doanh nghiệp chịu
trách nhiệm bảo tồn, phát triển nguồn vốn Nhà nước đầu tư, doanh nghiệp được
quyền huy động vốn dưới các hình thức vay, phát hành trái phiếu, vốn liên kết, đồng
thòi doanh nghiệp được sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài
doanh nghiệp.
+ về quản lý doanh thu, chi phí: Doanh nghiệp được quyết định mức giá bẩn
sản phấm hàng hoá, dịch vụ theo giá thị trường (trù' một số sản phẩm do Nhà nước
định giá); được quyết định mức giảm giá bán cho khách hàng, tỷ lệ hoa hồng đại
lý,... về chi phí, Nhà nước chấp nhận chi phí thực tế phát sinh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp xây dụng và công khai các định mức chi phí, Nhà nước chấp nhận các
chi phí theo cơ chế thị trường như: chi nghiên cứu khoa học, chi quảng cáo, tiếp thị,
chi thưởng sáng kiến cải tiến, chi dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng
khoán và nợ khó đòi, chênh lệch tỷ giá,...
+ về cơ chế phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ doanh nghiệp: Trước
đây, cơ chế này được quy định riêng cho từng ngành nghề, nay được quy định thống
nhất cho tất cả các ngành nghề, trong đó đã chú ý đến việc tăng nguồn tích luỹ vốn
cho doanh nghiệp bằng việc quy định mức tối thiểu trích lập quỹ phát triến sản xuất,
không hạn chế mức tối đa đối với quỹ này.
137
Nhìn chung, với cơ chế mới, quan hệ giữa Nhà nước và DNNN đã dần dần
được làm rõ về các mặt, kể cả mặt phân phối và sở hữu. Tuy nhiên, để DNNN thực
sự vừa tự chủ được trong sản xuất kinh doanh, vừa làm ăn có hiệu quả trong cơ chế
thị trường, thì vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cún, hoàn thiện. Trong đó,
vấn đề cốt lõi nhất, cơ bản nhất và quyết định nhất vẫn là tổ chức sắp xếp lại DNNN.
Nhà nước chỉ giữ lại số lượng DNNN thực sự cần thiết phục vụ yêu cầu điều chỉnh
vĩ mô nền kinh tế xã hội, tức là tập trung vào một số loại hình doanh nghiệp công ích
và doanh nghiệp có vị trí then chốt trong nền kinh tế. Còn lại, cần đẩy nhanh tiến
trình cổ phần hoá hoặc bán DNNN, nói cách khác là giao các doanh nghiệp này cho
xã hội quản lý.
- Hình thành hệ thổng thuế thống nhất - bước chuyển đổi quan trọng trong
quan hệ phân phổi giữa Nhà nước và doanh nghiệp
Việc xây dựng và đưa vào thực thi một hệ thống thuế thống nhất và bao quát
cho các thành phần kinh tế, kể cả đối với kinh tế nhà nước là khu vực trong cơ chế
cũ thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo chế độ trích nộp lợi nhuận, là
một bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập
trung sang cơ chế mới, giải quyết được ba mục tiêu quan trọng kinh tế, xã hội, tài
chính - ngân sách.
Từ đầu năm 1989, nhất là khi phần lớn giá cả đã được tự do hóa, các DNNN
được mở rộng quyền tự chủ kỉnh doanh thì chế độ thu quốc doanh trước đó được coi
như là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước đã không còn phù họp và không
thể duy trì được nữa; do đó, cải cách toàn bộ hệ thống thuế trở thành một yêu cầu
cấp bách.
Cùng với việc cải cách sắc thuế, hệ thống bộ máy quản lý thu thuế thòi gian
qua đã được thiết lập thống nhất từ trung ưong đến địa phương. Điều đó đấ tạo điều
kiện cho Chính phủ quản lý hầu hết các nguồn thu và điều hòa chi tiêu trên phạm vi
cả nước, đảm bảo cho sự phát triển cân đối giữa các vùng, đặc biệt là phân bổ nguồn
lực cho các tỉnh nghèo thường có nhu cầu chi tiêu lón, nguồn thu lại hạn chế.
Mặc dù chính sách thuế được điều chỉnh giảm nhưng tổng số thu vẫn tăng và
ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Cơ cấu thu NSNN cũng có sự chuyển dịch theo
hướng tăng dần tỷ trọng các khoản thu nội địa từ sản xuất kinh doanh trong nước,
các khoản thu từ xuất khẩu dầu thô và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu vẫn tiếp tục
tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng trong tổng thu NSNN có xu hưóng giảm dần.
Điều này không chỉ thể hiện sự vững chắc của nguồn thu, đồng 138
thời cũng thể hiện sự đúng đắn của chính sách thu hướng vào việc nuôi dưỡng phát
triển nguồn thu.
- Chỉnh sách phân phối qua NSNN được đổi mới theo hướng vừa tập trung
cho đầu tư phát triển, vừa hướng mạnh vào mục tiêu thực hiện công bằng xã hội
Trong lộ trình thực hiện công cuộc đổi mới, lĩnh vực chính sách tài khoá đã
có nhiều chuyển biến mang tính đột phá, trong đó bước đột phá quan trọng là về mặt
luật pháp, khi lần đầu tiên (năm 1996), Luật NSNN đã được Quốc hội thông qua,
việc quản lý và điều hành NSNN được thực hiện theo Luật với nhiều nội dung mới.
Đổ NSNN phát huy tối đa hiệu quả, thúc đẩy phát triển sản xuất, thực hiện
công bằng xã hội, Luật NSNN đã quán triệt NSNN là nguồn lực chính của quốc gia
được Nhà nước quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai,
minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm, nhiệm
vụ trọng tâm của NSNN là đảm bảo kinh phí thực hiện chức năng Nhà nước và quốc
phòng, an ninh, phát triển kinh tế. Coi cân đối NSNN là một bộ phận chủ đạo, quan
trọng trong hệ thống các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân, là điều kiện quan
trọng để thúc đẩy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động phù hợp với
mục tiêu, tiến độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nền kinh tế theo định
hướng XHCN.
về hoạch định và triển khai các chính sách cơ chế, có thể thấy trong suốt thời
kỳ đổi mới, NSNN đã tập trung vào việc huy động nguồn thu để giải quyết các nhu
cầu chi ngày càng tăng.
- Đoi mới chính sách phân phối thông qua các quỹ tài chính ngoài NSNN
Sự khác biệt rõ nhất khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu phân phối từ mô hình
phân phối theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang mô hình phân phối theò cơ chế
thị trường định hướng XHCN là quá trình chuyển dịch theo hướng giảm bao biện,
bao cấp của NSNN, đồng thời hình thành các quỹ tài chính ngoài ngân sách để khắc
phục những khoảng trống do sự chuyển dịch trên để lại.
Cho tới nay, đã có hàng chục quỹ được thành lập và đang vận hành, tham gia
tích cực vào việc huy động các nguồn lực để góp phần giải quyết các vấn đề khó
khăn về kinh tế, xã hội của đất nước.
Các quỹ tài chính ngoài ngân sách được chia thành nhiều loại, có loại được
Nhà nước thành lập mang tính chất bắt buộc để phục vụ nhu cầu hỗ trợ phát triển
kinh tế, xã hội (như Quỹ HTPT, Quỹ BHXH, Quỹ cho vay giải quyết 139
việc làm, Quỹ tích luỹ trả nợ...), có loại quỹ hình thành mang tính chất tự nguyện,
chủ yếu để huy động sự đóng góp của xã hội trong việc khuyến khích phát triển sự
nghiệp giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, hoặc giải quyết các vấn đề xã hội
bức xúc, nhất là hỗ trợ cho người nghèo, người có công, trẻ em lang thang, người có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,... (như: Quỹ vì người nghèo, Quỹ tình thương, Quỹ
bảo trợ người tàn tật, Quỹ hỗ trợ nạn nhân chất độc màu da cam, Quỹ trẻ em nghèo
hiếu học, Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật, các quỹ học bổng do các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước tài trợ,...).
- Cải cách chế độ tiền lương
Từ sau năm 1991 trở đi, tiền lương danh nghĩa liên tục tăng lên. Năm 1999
thu nhập bình quân một người một tháng của khu vực kinh tế nhà nước là 698,3
nghìn đồng, bằng 1,46 lần năm 1995, bình quân mỗi năm tăng thêm 9,9%. Thu nhập
bình quân cao nhất so với thấp nhất trong khu vực nhà nước hầu như không thay đổi:
năm 1995 cách nhau 2,84 lần, năm 1999 cách nhau 2,86 lần: Tiền lương danh nghĩa
tuy có tăng lên, nhưng nhìn chung, mức sống còn ở trình độ thấp.
Từ năm 1993 áp dụng chế độ tiền lương mới trong khu vực nhà nước vói mức
lương tối thiểu là 120 nghìn đồng, đến năm 1997 được điều chỉnh lên 144 nghìn
đồng. Cơ cấu tiền lương tối thiểu đã bao gồm cả phần tiền tệ hóa các khoản phân
phối gián tiếp trước đây ngoài tiền lương từ ngân sách cho người lao động như nhà
ở, tem phiếu lương thực, thực phẩm, chất đốt, thuốc chữa bệnh, tiền học, chi phí đi
lại, cấp phát một số đồ dùng sinh hoạt cho một số đối tượng. Đó là sự đổi mới cơ bản
trong chính sách và chế độ tiền lưong.
Hình thành 4 hệ thống thang, bảng lương riêng cho 4 khu vực là: sản xuất
kinh doanh của Nhà nưởc; hành chính, sự nghiệp; lực lượng vũ trang; dân cử và bầu
cử.
Chế độ tiền lương được tiếp tục cải cách trong các năm tiếp theo theo hướng
nâng cần mức lương tối thiểu. Từ năm 2004 đến nay thực hiện bước tiếp theo của lộ
trình cải cách tiền lưong là sắp xếp lại hệ thống thang bảng lưong. Theo đó, đã rút
gọn các bậc lương và sắp xếp lại các bảng lưong cho họp lý hơn.
3. Vai trò nhà nưóc trong sử dụng công cụ nhu' quy hoạch, kế hoạch, các
chính sách tài khóa, tiền tệ, tỷ giá... để can thiệp điều tiết, đinh huống thị truồng
Nhà nước đã định hướng phát triển kinh tế đất nước thông qua các chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, chưong trình phát triển kinh tế - xã hội. Công cụ của 140
việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước bao gồm nhiều loại, trong
đó chủ yếu là: hoạch định chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển, kế hoạch phát
triển. Các công cụ này có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau về những
vấn đề: chung - riêng, tổng thể - bộ phận, định tính - định lượng, dài hạn - trung hạn
- ngắn hạn...
Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, vai trò định hướng phát triển kinh té -
xã hội bị lu mờ trước vai trò mệnh lệnh của kế hoạch nhà nước. Từ lchi tiến hành
công cuộc đổi mới, vai trò của định hướng phát triển kinh tế - xã hội đã ngày càng
được đề cao và thực hiện nghiêm túc bên cạnh việc thu hẹp dần vai trò của kế hoạch
pháp lệnh.
Việc hoạch định chiến lược phát triển của Nhà nước trong những năm đổi
mới vừa qua đã làm cho kinh tế - xã hội được định hướng dài hạn và xác thực. Sự
chuyển biến về chất này bao hàm trong đó những dung lượng của sự phát triển của
thời kỳ quá độ tiến lên CNXH, nói khác đi là phát triển theo định hướng XHCN.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đổi mới kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Từ
khi tiến hành công cuộc đổi mới năm 1986 đến nay, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội đã chuyển dần từ phương thức kế hoạch hoá tập trung trước đây sang kế hoạch
định hướng. Cụ thể là:
- Từ bỏ kế hoạch hoá theo hệ thống sản phẩm vật chất MPS (Material
product System) và chuyển sang hệ thống tài khoản quốc gia SNA (System
Nationnal accounts).
- Giảm thiểu chỉ tiêu pháp lệnh, xây dựng hệ thống chỉ tiêu định hướng.
- Xây dụng và đưa vào kế hoạch những chương trình dự án phát triển kinh tế
- xã hội. Đây là một trong những đổi mới rất quan trọng của kế hoạch phầt triển kinh
tế- xã hội. Những chương trình, dự án ở tầm quốc gia được chuyển thành một nội
dung của kế hoạch cả nước; những chương trình, dự án trong phạm vi ngành, địa
phương được đưa vào kế hoạch của từng ngành, địa phương. Mỗi chương trình, dự
án phát triển kinh tế - xã hội đều có những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, được hoạch
định các nguồn lực, phương tiện, để thực hiện.
- Điều chỉnh mối quan hệ giữa ngắn hạn với trung hạn, dài hạn trong kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, Việt Nam đã
áp dụng nhiều loại niên kỳ kế hoạch: Ke hoạch năm, kế hoạch 2 năm, kế hoạch 3
năm, kế hoạch 5 năm, trong đó kế hoạch năm với hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh dày
đặc và chặt chẽ luôn giữ vai trò và vị trí quyết định. Từ khi tiến

141
hành công cuộc đổi mới, để phù hợp với tính định hướng của kế hoạch, nhà nước đã
xác định vai trò và vị trí quyết định trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội là kế hoạch 5 năm, trong đó kế hoạch hàng năm là kế hoạch điều hành để thực
hiện ké hoạch 5 năm.
Ngoài ra, thông qua các công cụ này, Nhà nước đã điều chỉnh cơ chế phân bổ
nguồn lực nói chung, nguồn lực nhà nước nói riêng trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Từ chỗ Nhà nước là chủ thể duy nhất phân bổ
mọi nguồn lực kinh tế và sản phẩm xã hội theo cơ che kế hoạch hoá tập trung đến
chỗ thừa nhận cơ ché thị trường như một cơ chế bổ sung cho phân bổ nguồn lực cùng
với cơ chế kế hoạch hoá, đến nay thị trường được xác định là đóng vai trò chủ yếu
trong việc huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, trong đó, các
nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với
cơ chế thị trường. Quan điểm này cũng đã được thể hiện qua các văn bản pháp lý,
các luật, nghị định, quyết định, thông tư hướng dẫn... của các bộ, ngành và địa
phương.
Bên cạnh các công cụ trên, Nhà nước còn sử dụng các công cụ tài khóa, tiền
tệ, tín dụng, tỷ giá trong can thiệp, điều tiết thị trường.
Trước hết, Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) nhằm mục tiêu
quan trọng là kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Từ
những nhận thức đúng đắn trong việc chấm dứt sử dụng nguồn vốn phát hành để bù
đắp thâm hụt ngân sách29; chấm dứt tài trợ tràn lan vốn tín dụng ngân hàng cho các
DNNN làm ăn thua lỗ30; thực hiện đổi mới căn bản cơ chế lãi suất tù' cơ chế lãi suất
thực âm sang cơ chế lãi suất thực dương, đã tạo nền tảng cơ bản để xóa bỏ tư tưởng
bao cấp trong tín dụng. Những thay đổi đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành ngân
hàng thực hiện vai trò kiểm soát lạm phát, đồng thời nâng cao hiệu quả tín dụng, hỗ
trợ tích cực cho tăng trưỏng kinh tế. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống các công cụ điều hành chính sách tiền tệ
giúp ngày càng nâng cao tính chủ động trong kiếm soát lạm phát, ổn định tiền tệ.
Việc hình thành và áp dụng nghiệp vụ thị trường mở năm 2000, việc chuyển đổi cơ
chế điều hành tỷ giá từ cố định sang cơ chế tỷ giá theo tín hiệu thị trưòng có sự quản
lý của Nhà nước vào năm 1999 và việc tự do hóa lãi suất năm 2001-2002 là bước căn
bản tiếp

29 Quyết định số 03/NH-QĐ ngày 8/1/1991 cùa Thống đốc NHNN về ban hành thể lệ tín dụng của NHNN đối vói
ngân sách nhà nước.
30 Quyết định số 04/NH-QĐ ngày 8/1/1991, và Quyết định số 23/NH-QĐ của Thống đốc NHNN về thể lệ tín dụng
ngắn hạn, thể lệ tín dụng trung và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế.

142
theo để NHNN đổi mới cách thức điều hành từ chú yếu dựa vào các công cụ tiền tệ
trực tiếp mang tính hành chính chuyển sang việc điều hành dựa vào các công cụ tiền
tệ gián tiếp mang tính thị trường.
Trong quá trình điều hành CSTT hướng tới thực hiện mục tiêu hỗ trợ cho
tăng trưởng, bên cạnh hai chính sách chủ chốt là chính sách lãi suất và tín dụng 31,
chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá đóng một vai trò hết sức quan trọng, tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển các hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế, thúc đẩy tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH. Trước
năm 1990, chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá của Việt Nam đơn giản là quản lý
dự trữ vàng, kim khí, đá quý và đảm nhận việc thanh toán quốc tế theo tỷ giá ký kết
tại các Hiệp định song phương, duy trì cùng một lúc nhiều loại tỷ giá; từ năm 1990
đến nay, chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá của NHNN đã từng bước được hoàn
thiện, phù họp thực tiễn và yêu cầu phát triển qua mỗi thòi kỳ, với lực lượng dự trữ
ngoại hối của Nhà nước ngày một tăng lên.
Cùng với những thay đổi trong hoạch định chính sách và điều hành tỷ giá, thị
trường ngoại hối đã có những bước phát triển mạnh mẽ, từ việc thành lập hai trung
tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh năm 1991, đến hình
thành được thị trường ngoại tệ liên ngân hàng năm 1994. Đây là bước tiến quan
trọng của quá trình hình thành và phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam theo
thông lệ quốc tế, tạo điều kiện tăng cường công tác quản lý vĩ mô của Nhà nước về
tiền tệ và công tác điều hành chính sách tỷ giá phù họp sự phát triển kinh tế thị
trường.
Từ năm 2011 đến nay, NHNN tiếp tục có nhũng bước hoàn thiện hơn nữa
trong công tác điều hành CSTT hướng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định tiền
tệ, hỗ trợ tạo đà tăng trưởng cho nền lành tế. Hệ thống lãi suất chỉ đạo của NHNN
đã được hoàn thiện thêm một bước để có thể điều tiết lãi suất thị trường; áp dụng
công nghệ thông tin hiện đại để theo dõi sát các diễn biến về cung cầu vốn, lãi suất,
tỷ giá trên thị trường; nâng cao năng lực phân tích dự báo thị trường tiền tệ. Đồng
thời, NHNN đã có sự phối họp đồng bộ, hiệu quả trong điều hành các công cụ
CSTT, phối họp tốt giữa lãi suất và tỷ giá... Điều đó đã tạo cơ sở chuyển biến về
chất trong điều hành, chuyển từ điều hành bị động sang điều hành chủ động dẫn
dắt thị trường.

31 Haí chính sách này sẽ được phân tích rõ hon trong phần II về cung úng vốn đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước.
143
4. Vai trò nhà nước trong sử dụng các công cụ vật chất để bổ khuyết cho
thị trường - vấn đề kinh tế nhà nước trong nền KTTT
Nhà nước đóng vai trò tích cực nhất trong việc khắc phục, hạn chế 3 khuyết
tật cố hữu của thị trường thông qua hệ thống công cụ điều tiết vĩ mô, đóng vai trò
“người dẫn đường” cho quá trình tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trưởng
kinh tế.
Việc sử dụng các tổ chức kinh tế của Nhà nước chính là sự can thiệp vào thị
trường bằng sức mạnh vật chất của Nhà nước.
Có thể đánh giá việc Nhà nước sử dụng công cụ DNNN như sau:
- DNNN vẫn giữ vị trí đáng kể trong GDP, đóng góp ngân sách và xuất khẩu.
Vai trò định hướng nền kinh tế cũng đã được thực hiện tốt. DNNN là những đơn vị
chủ lực trong phát triển nhiều ngành quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu
kinh tế và hội nhập quốc tế. Trong điều kiện khu vực tư nhân còn yếu, DNNN đã là
đối tác chính (chiếm 98% dự án) trong liên doanh với nước ngoài.
- Vai trò xã hội của DNNN vẫn được giữ vững trong việc đảm nhận và thực
hiện khá tốt việc sản xuất các hàng hoá công cộng thiết yếu, đảm bảo các nhiệm vụ
chính trị - xã hội ở các vùng khó khăn và địa bàn an ninh chiến lược...
- DNNN là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước điều tiết kinh tế, ổn
định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh lạm phát, suy giảm kinh tế trong nhũng
năm gần đây, DNNN đã đóng góp quan trọng trong việc bình ổn giá cả, vật tư hàng
hóa, góp phần để Nhà nước thực hiện các chính sách vĩ mô, ổn định xã hội, ngăn
chặn suy giảm kinh tế.
- DNNN có đóng góp lớn để xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở vật chất
kết cấu hạ tầng cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh té.
là lực lượng chủ chốt chưa thể thay thế được trong sản xuất, cung ứng sản phẩm,
dịch vụ công ích mặc dù Nhà nước đã có nhiều chỉnh sách khuyến khích nhưng các
thành phần kinh tế khác không muốn tham gia như: vệ sinh môi trường, cấp thoát
nước, thủy lợi, thưong mại miền núi, buư chính, điện lực công ích,... Nhiều DNNN
đã đi đầu trong việc nghiên cúư, úng dụng khoa học và đưa công nghệ mới vào phục
vụ đời sống.
- Nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tham gia nhiệm vụ an ninh,
quốc phòng và thực hiện chính sách an sinh xã hội. Bảo đảm cung ứng một phần sản
phẩm, dịch vụ công ích cho quốc phòng, an ninh; cung cấp các dịch vụ bưu chính,
viễn thông, điện lực công ích ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, biển đảo.

144
Kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng an ninh, chủ quyền quốc gia,...
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong việc thực hiện vai trò của mình đối
với nền KTTT định hướng XHCN, DNNN vẫn còn một số hạn chế: DNNN chưa
làm tốt vai trò nòng cốt, mở đường, hướng dẫn, thúc đẩy các thành phần khác phát
triển, thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị gia tăng; việc tham gia bảo đảm cân đối, ổn định
nền kinh tế vĩ mô còn hạn chế; chưa đi đầu trong trong ứng dụng tiến bộ khoa học và
công nghệ...
Do đó, vấn đề cải cách DNNN chính là tái cấu trúc để lực lưọng này làm tốt
vai trò “bổ khuyết” thị trường, cung cấp tốt hơn các loại “hàng hoá và dịch vụ công
cộng” phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Nếu đúng trên quan điểm này để phân
tích lực lượng DNNN hiện hữu, thì đang tồn tại 3 vấn đề sau đây:
(i) Nhập nhằng giữa doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận (hình
thức công ty) với định chế công phi lợi nhuận (phi lợi nhuận không có nghĩa là bản
thân tố chức đó hoạt không sinh lời, mà chủ sở hữu không thu lợi nhuậnthì vẫn có
các chỉ tiêu đánh giá đúng hiệu quả của hoạt động).
(ii) Mặc dù tất cả các DNNN hiện nay đều được chủ sở hũư (Nhà nước) cho
được hưởng cơ chế phi lợi nhuận (Nhà nước không lấy lợi nhuận sau thuế như khu
vục tư nhân chia cỗ tức), nhưng trong hầu hết các ngành có doanh nghiệp nhà nước
đều không “dẫn dắt” được thị trường, nếu bỏ cơ chế độc quyền. Điều nàylà minh
chứng rõ nhất trong việc quản trị kém hiệu quả của Nhà nước.
(iii) Hai lĩnh vực càn sự can thiệp mang tính chủ đạo của lực lượng KTNN là:
cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng; các ngành kinh tế có hiệu quả sinh lời
thấp, nhưng cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa, như: cơ khí chế tạo, làm đầu
tàu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia phát triển công nghiệp phụ trợ, đầu tư cho
thị trường bất động sản sơ cấp, nghiên cúư, ứng dụng và phát triển công nghiệp công
nghệ cao... Tuy nhiên, thực tế, dường như Nhà nước lại “nhường” việc cho thị
trường điều tiết.
5. Vai trò nhà nước trong cung ứng dịch vụ công
Quan điểm của Đảng về đổi mới quản lý và phát triển dịch vụ sự nghiệp công
đã được thể chế hóa trong nhiều luật, pháp lệnh của Quốc hội, ủy ban Thường vụ
Quốc hội, nghị định của Chính phủ32 và thu được một số kết quả nhất định. Bước
đầu đã tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế, tiền
32Ví như: Nghị định số 05/2005/NĐ-CP, ngày 18-4-2005, của Chính phủ, “về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo
dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao”', Nghị định số 3/200Ố/NQ-CP, ngày 25-5-2006, cửa Chính phủ, “về chính sách
khuyến khích phát triển các đơn vị cung ứng dịch vụ ngoài công lập”', Nghị định số 43/NĐ-CP, ngày 25-4-2006, của
Chính phủ, “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp công lập”; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, ngày 14-2-2015, cùa Chính phủ, “Quy định cơ chế tự chủ
cùa đơn vị sự nghiệp công lập”...

145
lương cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Chuyển một số đơn vị sự nghiệp công trên
lĩnh vực khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực gắn với các tập đoàn, tổng
công ty, góp phần thúc đẩy hình thành thị trường khoa học - công nghệ và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Mở rộng thu hút tư nhân tham gia đầu tư phát triển dịch vụ giáo dục, y tế, khoa học -
công nghệ, văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao... Một số hình thức hợp tác công
tư (PPP) trong tổ chức cung ứng dịch vụ sự nghiệp công đã được áp dụng, chủ yếu là
xây dựng, chuyển giao và vận hành kết cấu hạ tầng kỹ thuật của đơn vị sự nghiệp
công. Tuy vậy, các chuyển đổi nêu trên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới theo
chủ trương của Đảng, dịch vụ sự nghiệp công vẫn là khu vực mà Nhà nước phải
“bao cấp” ló-n nhất. Đây cũng là địa hạt được Đại hội XII của Đảng đánh giá là “...
quản lý, điều hành chưa tuân thủ đầy đủ quy luật của KTTT, nhất là trong phân bổ
nguồn lực, quản lý hàng hóa, dịch vụ công thiết yếu và chưa bảo đảm cạnh tranh
bình đẳng”33.Tuy nhiên, vai trò của Nhà nước vẫn bộc lộ nhiều hạn .chế, cụ thể:
T/ih nhất, phân định chưa rõ tính chất giữa các loại dịch vụ thuần công (dịch
vụ công cộng thuần túy) và dịch vụ không thuần công (dịch vụ công không thuần
túy) để xác định mức độ trách nhiệm toàn phần, hoặc trách nhiệm ở những khâu thiết
yếu của Nhà nước, hoặc ủy quyền cho các chủ thể ngoài nhà nước. Dịch vụ thuần
công là loại dịch vụ hội đủ cả hai thuộc tính: không loại trừ (tức người này tiêu dùng
không loại trừ người khác tiêu dùng) và không tranh giành (tức người này tiêu dùng
không làm giảm lượng tiêu dùng của người khác). Những dịch vụ không hội tụ đủ cả
hai thuộc tính nêu trên là dịch vụ không thuần công ở các mức độ khác nhau. Dịch
vụ thuần công thường là dịch vụ cơ bản, thiết yếu của người dân, bảo đảm nền tảng
phát triển xã hội nhưng tư nhân không muốn tham gia, Nhà nước có trách nhiệm
toàn phần từ đầu tư xây dụng cơ sở vật chất, chi trả phí, tổ chức cung ứng và quản
lý, dù vẫn có thể ủy quyền cho các chủ thê ngoài nhà nước tham gia một khâu nào đó
không đóng vai trò

33 .Văn kiện Đại hội đại biếu toàn quốc lần thứXII, Sđd, tr. 248

146
trọng yếu. Dịch vụ không thuần công có thể được ủy quyền cho khu vực ngoài nhà
nước với các mức độ xã hội hóa khác nhau, còn Nhà nước chỉ quản lý, can thiệp,
ldểm soát và điều tiết thông qua sử dụng quy luật của KTTT, hoàn thiện thể chế và
các công cụ quản lý cũng như hồ trợ tài chính trực tiếp cho các đối tượng thua thiệt
trong cơ hội tiếp cận dịch vụ. Nếu không phân loại thật rõ các dạng dịch vụ công gắn
với từng tính chất nêu trên thì trong quá trình xã hội hóa dễ lẫn chức năng, tức Nhà
nước thoái lui vai trò, trách nhiệm của mình đối với nhũng dịch vụ công mà tư nhân
không muốn làm, hoặc tư nhân làm không hiệu quả hơn Nhà nước, còn Nhà nước
bao sân đối với những dịch vụ công mà tư nhân sẵn sàng tham gia và làm tốt hơn
Nhà nước.
Ttó phân tách chưa rõ giữa quản lỷ của Nhà nước và quản trị của đơn vị sự
nghiệp công; giữa hoạt động đầu tư, chỉ trả phí (toàn phần hoặc một phần) của Nhà.
nước và hoạt động cung ứng dịch vụ công do nhiều chủ thể tham gia. Vì thế không
tạo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và gây nên tình trạng hành chính hóa hoạt
động của các đơn vị cung úng dịch vụ sự nghiệp công, không tạo động lực đổi mới
quản trị nhà trường, bệnh viện, trung tâm... theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp.
Nó cũng biến Nhà nước vừa trở thành nhà đầu tư, vừa đứng ra tổ chức cung ứng dịch
vụ, tổ chức bộ máy và biên chế ngày càng phình to. Khu vực sự nghiệp công là nơi
chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số đối tượng hưởng lương và trợ cấp từ NSNN, tạo gánh
nặng đối với chi thường xuyên, hạn chế khả năng của Nhà nước trong đầu tư phát
triển. Trong khi đó, ở các nước phát triển, đa dạng hóa chủ thể cung ứng dịch vụ sự
nghiệp công là hình thức phổ biến, dù nhà nước vẫn giữ tư cách là nhà đầu tư. Cách
làm này không những giảm được áp lực chi trả lương của nhà nước, mà còn tăng
cường trách nhiệm của các chủ thể cung ứng dịch vụ trước sản phẩm tạo ra, thu hút
khu vực ngoài nhà nước đầu tư phát triển dịch vụ và tham gia quản lý. Hợp tác công
tư rất có ý nghĩa trong trường họp này, như nhà nước đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng kỹ thuật rồi ủy quyền cho tư nhân thuê lại và sử dụng, vận hành theo họp đồng
dài hạn; hoặc nhà nước chi trả phí cho một số dịch vụ sự nghiệp công do khu vực tư
hoặc tố chức xã hội cung ứng theo tiêu chuẩn kiểm định của nhà nước...
Thứ ba, xác định chưa rõ những khác biệt giữa đầu tư cho phát triển dịch vụ
sự nghiệp công và đầu tư cho dịch vụ hành chính công. Cơ chế quản lý tiền lương
của khu vực sự nghiệp công còn gắn với cơ chế quản lý hành chính nhà nước, chưa
gắn mức đầu tư của Nhà nước với hiệu quả thu được. NSNN cấp hoặc hỗ trợ cho các
đon vị sự nghiệp công theo biên chế và theo chỉ tiêu kế 147
hoạch nên không khuyến khích giảm biên chế và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Chẳng hạn, do NSNN cấp cho các trường đại học công lập theo số lượng biên chế
viên chức và chỉ tiêu tuyển sinh được giao kế hoạch hằng năm, nên các trường có xu
hưóng mở những ngành học mà thị trường có nhu cầu, nhờ đó có khả năng thu học
phí ở mức cao nhất, song lại xem nhẹ những ngành mà Nhà nước cần và chưa trợ
giúp, hỗ trợ đầy đủ cho nhũng đối tượng không có khả năng chi trả học phí. Vì thế,
đối với nhiều ngành- đào tạo mà tư nhân không muốn đầu tư hoặc chưa thể đầu tư,
nhất là các ngành khoa học cơ bản hoặc các ngành mang tính dẫn dắt cho phát triển,
thì Nhà nước lại không tập trung đủ nguồn lực cần thiết; không ít sinh viên có năng
lực nhưng gặp khó khăn trong chi trả học phí, lại chưa nhận được trợ giúp, hỗ trợ đầy
đủ từ phía Nhà nước.
Thứ tư, xác lập chưa đầy đủ vai trò của Nhà nước với tư cách là một chủ thể
trên thị trường cung ứng dịch vụ xã hội, chấp nhận cạnh tranh với khu vực tư một
cách bình đẳng, nhờ đó mà gỉảm giá dịch vụ và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trong các mô hình quản trị cổ điển, nhà nước đứng trên hoặc đứng bên cạnh thị
trường. Trong nền KTTT hiện đại, nhà nước không chỉ dừng lại ở đó, mà còn là một
chủ thể trên thị trường. Vói tư cách là một nhà đầu tư, nhà nước sử dụng nguồn tài
chính công để đầu tư một cách khôn khéo, dẫn dắt thị trường theo chiến lược của
mình với những tính toán về hiệu quả tổng thể và cụ thể cần đạt được. Trên ý nghĩa
đổ, với tư cách là một chủ thể cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, nhà nước có trách
nhiệm tạo môi trường thể chế bảo đảm các chủ thể tham gia cạnh tranh bình đẳng,
minh bạch, có cơ hội ngang nhau trong tiếp cận nguồn lực công, như đất đai hoặc các
họp đồng, dự án sử dụng tài chính công. Cạnh tranh trong khu vực công và cạnh
tranh giữa khu vực công và khu vực tư có ý nghĩa giảm giá thành và nâng cao chất
lượng dịch vụ.
77zú’ năm, Nhà nước vẫn phải thực hiện bao cấp từ đầu tư xây dựng cơ bản,
bảo trĩ cơ sở vật chất - kỹ thuật, đến chi trả lương cho viên chức, người lao động của
các đơn vị sự nghiệp công lập và chỉ trả phí toàn phần hoặc một phần cho đổi tượng
thụ hưởng dịch vụ. Nói cách khác, tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
công chưa vận hành theo cơ chế thị trường. Đại hội XII đánh giá “Giá cả một số
hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chưa thật sự tuân theo nguyên tắc thị trường” 34. Cụ thể,
các yếu tố hình thành giá dịch vụ còn bị che lấp bởi sự bao cấp của Nhà nước (bao
cấp trả lưong, bao cấp đầu tư xây dựng cơ bản và bảo trì

34. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXII, Sđd, tr. 99
148
cơ sở vật chất, bao cấp các khoản chi thường xuyên khác...); mức phí thu từ khách
hàng sử dụng dịch vụ chỉ được tính một phần nhỏ, chưa tăng trách nhiệm của khách
hàng với dịch vụ tiêu dùng; chưa tạo sức ép buộc các đon vị cung ứng dịch vụ phải
nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Bao cấp nêu trên cũng làm cho
các đon vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công luôn ỷ lại vào Nhà nước về đầu tư xây
dựng cơ bản và chi trả lương, gây nên tình trạng dự toán ngân sách năm sau đẩy lên
cao hon so với năm trước. Mặt khác, các đơn vị sự nghiệp công vẫn tăng “phụ thu”
phí dịch vụ dưới nhiều hình thức khác nhau để gia tăng lợi ích cục bộ cho đơn vị, mà
thực tế nhiều loại phí đã chuyển thành giá một cách không chính thức (nhất là với
học phí, viện phí...). Điều đó tạo nên tình trạng chi thường xuyên chiếm tỷ lệ cao
trong tổng chi ngân sách nhà nước, làm tăng bội chi ngân sách, còn lợi ích thu được
thì đơn vị cung úng dịch vụ được thụ hưỏng, đẩy gánh riặng về phía Nhà nước. Duy
trì bao cấp kéo dài đối với các dịch vụ sự nghiệp không thuần công cũng cản trở tư
nhân tham gia đầu tư phát triến dịch vụ trong quá trình thực hiện chủ trương xã hội
hóa.
Thứ sáu, vai trỏ quản ỉỷ của Nhà nước trong quá trình xã hội hóa một sổ dịch
vụ sự nghiệp công còn hạn chế. Có nơi đồng nghĩa xã hội hóa với tư nhân hóa,
không thấy được dịch vụ công trao đổi không tuân theo quan hệ thị trường đầy đủ,
không thấy rõ trách nhiệm của Nhà nước với từng khâu, từng khía cạnh khác nhau
trong quản lý và phát triển dịch vụ sự nghiệp công. Lựa chọn lĩnh vực xã hội hóa
chưa sát với nhu cầu thực tế, dẫn đến tình trạng có những dịch vụ cần Nhà nước
đứng ra tổ chức cung ứng thì lại buông trôi cho thị trường, có lĩnh vực cần xã hội hóa
thì lại tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập đúng ra cung ứng cồng kềnh, kém hiệu
quả. Trong xã hội hóa mới chỉ chú ý thu hút tư nhân tham gia mà chưa coi trọng
đúng mức đển ủy quyền cho các tổ chức xã hội, 'tổ chức cộng đồng... dưới các hình
thức đặt hàng, đấu thầu các gói dịch vụ có sử dụng tài chính công. Chưa phát huy
đầy đủ vai trò điều tiết của Nhà nước bằng pháp luật để tư nhân chuyển một phần lợi
nhuận hoặc tài sản thừa kế sang đầu tư phát triển các dịch vụ công do tư nhân cung
úng dưới hình thức phi lợi nhuận. Xã hội hóa chủ yếu tập trung ở khía cạnh nguồn
lực tài chính mà chưa coi trọng đầy đủ khía cạnh phi tài chính, nhất là thu hút các tố
chức xã hội và người dân vào kiểm định, đánh giá chất lượng dịch vụ, tham gia quản
lý phát triển dịch vụ công.
III. THỰC TRẠNG VAI TRÒ THỊ TRƯỜNG TRONG NỀN KINH TÉ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

149
1. Tổng quan thực trạng phát triển thị trường qua hơn 30 năm đổi mới
Dựa trên những quan điểm đổi mới của Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực
trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm tạo ra một thể chế thị
trường đồng bộ. Kể từ khi đổi mới đến nay, các loại thị trường đã được hình thành và
phát triển mạnh mẽ.
1.1. Thị trường hàng hóa, dịch vụ
Trước năm 1986, Nhà nước là nhà sản xuất và cung ứng hàng hóa và dịch vụ
chủ yếu cho người dân. Cùng với quá trình đổi mới, Pháp lệnh về họp đồng kinh tể
đã sớm được soạn thảo và ban hành (năm 1989), Bộ luật dân sự (năm 1995) và Luật
Thương mại (năm 1997) cũng đã được ban hành, tạo khuôn khổ tương đối hoàn
chỉnh cho giao dịch tự do hóa trên thị trường. Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư
nhân được ban hành giúp tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành khu vực kinh tế tư
nhân mạnh mẽ hơn. Cũng chính từ đây, thị trường hàng hóa, dịch vụ được phát triển
với sự góp mặt của hàng trăm nghìn doanh nghiệp tư nhân.
Từ năm 1988, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được phép hoạt
động xuất - nhập khẩu, tiếp theo là các doanh nghiệp tư nhân cũng được xuất - nhập
khẩu (theo Luật công ty). Đến nay, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại
tự do song phương và đa phương, trong đỏ có cả FTA thế hệ mới. Điều này đã làm
thị trường hàng hóa, dịch vụ của nước ta không còn gói gọn trong phạm vi không
gian lãnh thổ của đất nước, mà đã được mở rộng ra ngoài biên giới.
Thị trường hàng hóa, dịch vụ có quy mô tương đối lón, tốc độ phát triển
nhanh nhưng chưa bền vững, tăng trưởng không đều, có những năm suy giảm . Cơ
cấu thị trường hàng hóa, dịch vụ chưa hợp lý, tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị
và đô thị lớn; thị trường ở khu vực nông thôn quy mô nhỏ, hàng hóa ít. Thị trưòng
hàng hóa, dịch vụ có sự chia cắt, thiếu liên thông, không đồng đều giữa các vùng,
miền. Trình độ phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ ở khu vực nông thôn còn thấp.
Các kênh phân phối hiện đại, các tổ chức kiểm định chất lượng hàng hóa, tổ chức
bảo vệ người tiêu dùng... trên thị trường hàng hóa, dịch vụ chưa phát triển.
1.2. Thị trường lao động
Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị năm 1988 đã mở ra một thời kỳ mới trong
sự phân bổ và sử dụng lao động họp lý của khu vực nông nghiệp, nông 150
thôn. Cùng với đó, các chính sách thương mại, công nghiệp trong những năm 1980,
1990 đã góp phần hình thành và mở rộng thị trường lao động với nhiều loại hình lao
động khác nhau.
Từ những năm 1990, khu vực kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển,
đây là yếu tố quan trọng trong việc thu hút một lực lượng lớn lao động vào khu vực
này, thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường lao động ở nước ta. Các chính
sách kinh tế đổi mới theo hướng thị trường trong những năm cuối 1980 đã làm xuất
hiện cấu trúc mới trên thị trường lao động. Từ đây, các yếu tố của thị trường lao
động bắt đầu được tạo lập theo cơ chế thị trường. Từ đầu những năm 1990, một loạt
các chính sách mới đã tạo môi trường thể chế thúc đấy hình thành thị trường lao
động ở nước ta.
Hiến pháp năm 1992 đã thừa nhận sự tồn tại của thị trưòng lao động, khẳng
định rõ quyền của công dân trong việc lựa chọn hình thức và nơi làm việc hợp pháp;
Nhà nước thừa nhận lao động là loại hàng hóa đặc biệt được trao đổi trên thị trường;
cải cách tiền lương năm 1993 xác định các yếu tố thị trường là cơ sở của giá cả lao
động, từng bước tiền tệ hóa tiền lương. Bộ luật Lao động năm 1995 ra đời là mốc
quan trọng thúc đẩy sự phát triển thị trường này. Bộ luật này lần đầu tiên quy định rõ
các thể chế, các điều kiện về lao động và đào tạo nguồn nhân lực, di chuyển lao
động, bảo hiểm xã hội, quy định mức lưong tối thiếu,... Đây là những cơ sở pháp lý
quan trọng cho thị trường lao động. Bên cạnh đó, còn có hệ thống chính sách liên
quan như: các chính sách tinh giản biên chế, giải quyết lao động dôi dư, bảo hiểm
thất nghiệp, đào tạo chuyên môn, đào tạo nghề, hệ thống thông tin thị trường lao
động, các chính sách hỗ trợ khác như xóa đói, giảm nghèo, khuyến học... cũng tạo
điều kiện cho thị trường lao động phát triển theo hướng thị trường. 4

Tuy nhiên, thị trường lao động Việt Nam mới chỉ đạt được những bước đi ban
đầu. Chính sách việc làm chưa thực sự gắn kết với nhũng cải cách kinh tế; thiếu quan
điểm thống nhất giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài trong việc quản lý các quá trình
giải quyết việc làm. Việt Nam vẫn còn áp dụng nhũng biện pháp hành chính cứng
nhắc trong giải quyết việc làm.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý lao động và việc làm vẫn chưa được chuẩn bị
chu đáo về cả tổ chức và mặt kỹ thuật để thích úng với quá trình đào tạo và đào tạo
lại. Tiềm năng của các cơ quan quản lý lao động và việc làm còn bị giới hạn nhiều.

151
Hệ thống định hướng nghề nghiệp, đào tạo và đào tạo lại không theo kịp
những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống dịch vụ giới thiệu việc làm
chỉ mới hình thành và chưa phân bố khắp cả nước. Đặc biệt, cho đến nay ở Việt Nam
chưa hình thành một hệ thống thông tin về thị trường lao động một cách đầy đủ và
đồng bộ, được cập nhật và có các dự báo làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá
các đặc trưng và biến động của quan hệ cung - cầu sức lao động.
1.3. Thị trường bất động sản
Nhiều văn bản, quy phạm pháp luật ra đời hỗ trợ phát triển thị trưòng bất động
sản tại Việt Nam. Có thể kể đển: Hiến pháp 1992, Luật Đất đai 1993, 2003,... Từ
năm 2003, thị trường bất động sản đã tiếp nhận thêm nhiều yếu tố mới, đó là: Một là,
về mặt thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã có thêm sự phát triển mới của nhiều loại
thị trường quan trọng như thị trưòng xây dựng, thị trưòng tài chính, thị trường tiền tệ,
thị trường lao động, thị trường khoa học - công nghệ,... Với việc gia nhập WT0, Việt
Nam được nhiều nước công nhận và nước có nền kinh tế thị trưòng đầy đủ. Hai là, về
mặt cung - cầu, thì bên cầu luôn trong tiềm năng lớn do đời sống nhân dân được cải
thiện, khả năng thanh toán cao, còn bên cung cũng đa dạng hon với sự xuất hiện
nhiều công ty lớn.
Thị trường bất động sản ấm dần từ cuối năm 2005, tăng trưởng nóng vào
2007, sau đó có bước chậm lại cùng với suy thoái kinh tế thế giới giai đoạn 2008 -
2012. Từ năm 2012 đến nay, thị trường bất động sản bước sang chu kỳ phát triển
mới.
Thị trường bất động sản Việt Nam hiện tại (tính đến cuối năm 2017) đang ở
giai đoạn bước ngoặt nếu tính từ thời điểm 2013, khi Hiến pháp mới được thông qua.
Một là, về mặt thể chế đã có bước tiến mạnh theo hướng hội nhập. Cùng với việc ban
hành Hiến pháp 2013, các luật Đất đai (2013), Nhà ở (2014), Xây dựng (2014),
Doanh nghiệp (2014), Đầu tư (2014), Đầu tư công (2013), Quy hoạch (dự kiến
2017), có thể thấy, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thị trường bất động sản
đã có một bước tiến lón theo hướng hội nhập.
Đánh giá chung, thị trường bất động sản, thị trường quyền sử dụng đất phát
triển chưa bền vũng, một số phân đoạn thị trường còn phát triển méo mó, các nguyên
tắc thị trường chưa được vận dụng hiệu quả, nhà nước vẫn là chủ thể can thiệp chính
trên thị trường. Một số thị tiường bất động sản ở các đô thị lón như thị trường nhà ở,
nhà chung cư tăng trưởng nóng. Thị trường đất đai ở nông nghiệp tồn tại nhiều bất
cập như quy mô đất nông nghiệp của các hộ nông 152
nghiệp ít thay đổi, nhỏ lẻ, manh mún, gây rất nhiều khó khăn cho việc tích tụ và tập
trung ruộng đất.
Thị trường bất động sản vẫn có phân đoạn phát triển tự phát, tình trạng đầu
cơ làm méo mó quan hệ thị trường vẫn tồn tại. Tình trạng giao dịch “ngầm” vượt
ngoài các quy định pháp luật, gây nhiều lãng phí và tổn thất cho ngân sách nhà nước
vẫn tồn tại trên thị trường bất động sản.
1.4. Thị trường tàỉ chính - tiền tệ
Đe hỗ trợ phát triển thị trường này, có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật
được ban hành và thực thị nhằm tạo dựng, đưa vào vận hành các loại thị trường tài
chính, tiền tệ. Đối với thị trường chúng khoán, tuy mới được đưa vào hoạt động
chưa lâu, nhưng đã có một hệ thống văn bản pháp lý để điều chỉnh các giao dịch
mua bán, niêm yết, phát hành, công bố thông tin, tạo khả năng có một kênh huy
động vốn mới qua thị trưòng này.
Khuôn khổ pháp luật cho thị trường bảo hiểm đã chính thức được hình thành
cùng với việc ban hành Nghị định số 100/NĐ-CP, ngày 18-12-1993, của Chính phủ
về vấn đề kinh doanh bảo hiểm. Ngành bảo hiểm đến nay đã có những bước phát
triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng bình quân 23%/năm.
Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 đã đánh dấu một bước quan trọng trong
quá trình thể chế hóa các quy định về các tổ chức tín dụng, tạo cơ hội bình đẳng cho
các định chế tài chính tiếp cận, tham gia vào hoạt động thị trường tài chính. Luật
kinh doanh bảo hiểm (năm 2000) và các vãn bản dưới luật có liên quan đã giúp đưa
thị trường bảo hiếm trở thành một trong những thị trường phát triển nhất.
Mặc dù vậy, môi trường thể chế cho thị trường tài chính - tiền tệ còn nhiều
mặt chưa hoàn thiện. Hiện vẫn còn rất nhiều điều kiện pháp lý chừa được hoàn
thiện, thậm chí còn gậy cản trở trong cho vay của các ngân hàng thương mại. NHNN
không những chưa thực sự độc lập tương đổi trong việc hoạch định và thực thi chính
sách tiền tệ, mà còn phải chịu sự can thiệp của các cấp chính quyền, gây tác động
tiêu cực đến hoạt động ngân hàng nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng. Hệ thống
pháp luật về chúng khoán chưa hoàn chỉnh, chồng chéo, khiến hoạt động phát hành
chứng khoán của các doanh nghiệp diễn ra còn lộn xộn, gây khó khăn cho việc quản
lý phát hành chúng khoán...
Thị trường vốn quy mô nhỏ, thanh khoản yếu, thiếu hấp dẫn, chưa đủ khả
năng thu hút mạnh các dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các dòng vốn lớn.
Thị trưòng trái phiếu chưa phát triến tương xúng với thị trường tín dụng và có
153
sự mất cân đối về cấu trúc giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu, mức vốn hoá thị
trưòng cổ phiếu đến cuối năm 2017 ước đạt 100 tỷ USD, khoảng 43% GDP. Có sự
mất cân đối giữa thị trường vốn ngắn hạn và dài hạn. Cơ cấu tín dụng mất cân đối về
kỳ hạn, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ cao.
Cơ chế giám sát, kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đặc biệt là hệ thống quản trị rủi
ro đối với hệ thống ngân hàng còn chưa theo kịp diễn biến thị trường và còn nhiều
bất cập. Thị trường cổ phiếu còn thiếu minh bạch và mang tính đầu cơ hơn là đáp
ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
1.5. Thị trường khoa học và công nghệ
Đảng và Nhà nước đã có nhiều quy định pháp lý quan trọng cho việc hình
thành thị trường khoa học và công nghệ. Các quy định này đã điều chỉnh hành vi của
các bên tham gia vào hoạt động mua - bán trên thị trường. Trong nhiều năm qua, các
quy định pháp lý này đã và đang được tiếp tục đổi mới, hoàn thiện nhằm tạo ra một
sân chơi thuận lợi cho các hoạt động khoa học - công nghệ theo cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, môi trường pháp lý còn chưa phù họp, chưa thực sự tạo điều kiện cho thị
trường này phát triển.
Ở nước ta hiện nay chưa hình thành hệ thống tổ chức thị trường khoa học -
công nghệ hoạt động theo đúng nghĩa của nó là quản lý, có trật tư dựa trên cơ sở luật
pháp. Cùng với đó, vẫn chưa hình thành một hệ thống cơ quan chỉ đạo, quản lý
nghiệp vụ hoạt động theo pháp quy từ Trung ương đến địa phương.
Bên cạnh đó, số lượng các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoa học và
công nghệ cũng hạn chế, chưa thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp, công
thêm tính chất khép kín theo chiều dọc trong quản lý nhà nước đổi với hoạt động
khoa học - công nghệ không chỉ làm cho dòng thông tin về kết quả hoạt động khoa
học — công nghệ của Nhà nước - mà các hoạt động hỗ trợ khoa học - công nghệ còn
ít có điều kiện xâm nhập, tiếp cận vói các thông tin này.
Quy mô thị trường khoa học, công nghệ còn nhỏ, kết nối cung - cầu còn
nhiều hạn chế. Tuy nhiên, thị trường công nghệ thông tin, đặc biệt công nghệ phần
mềm những năm gần đây đạt mức khá cao. Tuy nhiên, vẫn chưa tương xúng với sự
phát triển của thị trường phần cúng.
Các nghiên cửu khoa học và công nghệ có tính úng dụng thấp, ít gắn kết với
thực tiễn, chưa đáp úng được nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Năng
lực nghiên cứu của các viện, trung tâm nghiên cứu thấp. Các doanh nghiệp ít có nhu
cầu mua bán, chuyển giao công nghệ ở trong nước.
154
Năng lực khoa học và công nghệ của nước ta vẫn còn thấp, chưa gắn kết
được giữa khoa học và công nghệ với thực tiễn sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ thấp, thiếu nhiều
tổ chức trung gian, tư vấn về khoa học và công nghệ. Việc chuyển đổi các tổ chức
khoa học công nghệ công lập thành các tổ chức tự chủ, tự chịu trách nhiệm còn
chậm và gặp nhiều khó khăn vướng mắc.
2. Thực trạng mức độ tồn tại độc lập, tự do kinh doanh và cạnh tranh, tự
chủ về kinh tế của các chủ thể KTTT
Kinh tế tư nhân và sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chiếm tỷ trong chủ yếu
và phổ biến là thông lệ chung của kinh tế thị trường. Điều này có nghĩa là quy mô sở
hữu nhà nước càng lớn, thì mức độ can thiệp của nhà nước càng cao; do đó, làm
giảm vai trò của thị trường trong phân bổ nguồn lực.
So với các nền KTTT hiện đại và toàn cầu hóa, quy mô khu vực kinh tế tư
nhân ở nước ta nói chung còn nhỏ, chiếm khoảng hơn 43% GDP. Trong kinh tế tư
nhân, thì khu vực công ty, hay khu vực chính thức chỉ chiếm khoảng 12% GDP,
nông nghiệp khoảng 15%, còn lại khoảng 16% GDP là khu vực phi chính thức.
Hàng triệu hộ kinh doanh cá thể, phi chính thức, quy mô nhỏ và phân tán đang
chiếm vị trí chi phối với hàng loại các điểm yếu nội tại 35. Doanh nghiệp chính thức
của tư nhân trong nước quy mô cũng rất nhỏ, có xu hướng giảm trong thời gian gần
đây; năng lực hấp thụ và đổi mới công nghệ thấp, năng lực cạnh tranh thấp. Điều
đáng nói là, thực tế cho thấy doanh nghiệp của tư nhân trong nước nói chung không
có động lực mạnh mẽ trong đầu tư dài hạn, mở rộng quy mô kinh doanh để phát
triển thể hiện qua các đặc điểm sau đây. Một là, thiếu chiến lược và kế hoạch phát
triển dài hạn (5-10 năm). Haỉ là, do thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn, nên họ
thường không chú ý tìm kiếm cấc nguồn vốn đầu tư dài hạn, quy mô lớn, ít chú ý
đầu tư, đào tạo phát triển ngùỗn nhân lực phù hợp; ít chú ý đầu tư, chuyển giao, phát
triển và đổi mới công nghệ; ít chú ý đầu tư xây dựng thưong hiệu, xây dựng hình
ảnh và tín nhiệm thị trường

35Tính phi chính thức của tổ chức sản xuất có hàng loạt các điểm yếu nội tại như: (i) lợi nhuận để lại (nếu có) và tín dụng
phi chính thức từ bạn bè, người thân là nguồn duy nhất để đầu te; (ii) kinh doanh phi chính thức thường bỏ qua các quy
định, luật lệ chính thức, nhât là các quy định về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tiêu chuân an toàn lao
động và bảo vệ môi trường, về kế toán, kiểm toán, v.v. và nộp thuế (nếu có) theo hình thức khoán; (iii) bị hạn chê vê
không gian và loại thị trưòng (khách hàng) và không có dư địa lớn để tiếp cận thị trường, không có cơ hội để tham gia một
cách chính thức và ổn định vào các chuỗi sản xuất. Tất cà các điểm yếu nói trên làm cho các hộ kinh doanh cá .thể không
thể phát triển được. Các hộ kinh doanh cá thể không tận dụng được các cơ hội rộng lớn của thị trường để phát triển; ngược
lại, các hộ kinh doanh cá thể phi chính thức không tạo điêu kiện pho các loại thị trường phát triển có hệ thống, thành một
thể thống nhất trên phạm vi khu vực, quốc gia và toàn câu. Như vậy, chính cách tồ chức sàn xuất dưới hỉnh thức hộ kinh
doanh cá thể, quy mô nhỏ, phân tán và phi chính thức đang là một lực cản đối vói xây dựng và phát triển kinh tế thị trường
ở Việt Nam hiện nay.
155
và niềm tin đối với khách hàng, đối tác,... Ba ỉà, ít chú ý hoàn thiện quản trị theo
thông lệ và chuẩn mục quốc tế. Đó là một trong những lý do cơ bản, trực tiếp làm
cho các doanh nghiệp tư nhân Việt nam không phát triển được, quy mô nhỏ và năng
lực cạnh tranh thấp.
So với các nền KTTT hiện đại, khu vực DNNN ở Việt Nam còn rất lớn.
DNNN đang đầu tư và kinh doanh trong hầu khắp các ngành, nghề của nền kinh tế;
phần lớn các doanh nghiệp đều kinh doanh vì lợi nhuận, hoạt động trong các ngành,
nghề trực tiếp cạnh tranh với khu vực tư nhân. Doanh nghiệp nhà nước được giao
thực hiện các chức năng không còn phù hợp, thậm chí trái với đặc điểm của KTTT 36.
về quan hệ “nhà nước - thị trường và doanh nghiệp 37, trong KTTT đầy đủ, hiện đại,
Nhà nước không sử dụng doanh nghiệp để điều tiết thị trường, mà ngược lại phải
quản lý, giám sát và ngăn ngừa doanh nghiệp lạm dụng vị thế của mình để tác động,
làm méo mó, sai lệch tín hiệu thị trưòng; nhà nước áp đặt kỷ luật thị trường lên
doanh nghiệp; không sử dụng doanh nghiệp để điều tiết thị trường.
Mặc dù các DNNN nắm giữ 60% tài sản cố định của quốc gia, sử dụng 60%
vốn cho vay của ngân hàng nhưng chỉ tạo ra được khoảng 30% GDP và sử dụng một
lượng rất hạn chế lao động trong xã hội. Tuy nhiên hiện nay, phần lớn các DNNN
vẫn có được nhiều uu thế so với các thành phần khác trong việc tiếp cận với các
nguồn lực khan hiếm của xã hội như đất đai (mặt bằng sản xuất), vốn và thậm chí là
những họp đồng kinh tế có giá trị, độc quyền kinh doanh, vv..
Bất bình đẳng và độc quyền của các DNNN sẽ làm cho không có cạnh tranh
thực sự. Các nguồn lực của xã hội sẽ không được phân bổ và sử dụng một cách có
hiệu quả nhất. Trên một số thị trường, xu hướng củng cố quyền lợi của các DN độc
quyền có thể sẽ chiếm ưu thế, trong khi tại một số thị trưòng khác, cạnh tranh tự do
sẽ chiếm ưu thế. Hậu quả không chỉ là những bất cập giữa các

36 Mục đích, vai trò và sứ mệnh của DNNN trong nền kinh tế cũng chưa thật rõ ràng. Tuy đã có những thay đổi
trong thời gian gần đây, nhưng DNNN vẫn được coi là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước 20; DNNN là lực lượng vật
chất để nhà nước điều tiết nền kinh tế, là công cụ để nhà nước ỗn định kinh tế vĩ mô, v.v.
37 Nhà nước điều tiết doanh nghiệp trực tiếp (trong trường hợp thị frường thất bại); hoặc gián tiếp thông qua thị trường.
Nhà nước tác động đến thị trường, thay đổi đòn bẩy khuyến khích, và thông qua các đòn bẩy thị trường để tác động đến
doanh nghiệp (thông qua giá cả và cạnh tranh thị trường). Đổi với các trường họp thị trường không phát huy tác dụng, thì
nhà nưó'c trực tiếp áp đặt các điều kiện vì lợi ích cộng đồng và trực tiếp thực hiện các biện pháp cần thiết để thực thi các
điều kiện đó. Bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, v.v. là nhũng trưòng hợp điển hình của quan hệ nhà nước và
doanh nghiệp thuộc loại này. Trong quan hệ giữa doanh nghiệp và thị trường, Nhà nước có trách nhiệm giám sát các
doanh nghiệp độc quyền, thống lĩnh thị trưòng, lạm dụng vị thé của họ làm hại đến cạnh franh lành mạnh của thị trường
để trục lợi.

156
thị trường mà ngay cả sự can thiệp của Nhà nước vào các thị trường cũng sẽ không
đạt được hiệu quả mong muốn.
Đối với khu vực kinh tế tập thể, hiện nay cả nước có 19.000 HTX, trong đó
có khoảng 40% HTX làm ăn hiệu quả, gấp gần 4 lần số HTX hoạt động hiệu quả vào
thời điểm cuối năm 2012 khi Luật HTX năm 2012 có hiệu lực.
Tuy nhiên, phát triển kinh tế tập thể, HTX vẫn còn ít ỏi so với tiềm năng và
lợi thế của đất nước, nhất là có nhiều lợi thế về sản xuất nông nghiệp. Theo tính toán
vào cuối năm 2016, khu vực kinh tế tập thể đóng góp khoảng 4- 4,5% GDP, con số
còn rất hạn chế và khiêm tốn. Mặc dù những năm gần đây, các cơ chế chính sách
ban hành nhung chưa thực sự đi vào cuộc sống, vẫn còn sự phân biệt đối xử trong
tiếp cận các nguồn lực mà nguyên nhân có nhiều. Từ nhận thức còn chưa đầy đủ đối
với thành phần này, đến sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phưong
đối vớỉ khu vực này còn hạn chế và hơn hết là bản thân các họp tác xã vẫn còn yếu
kém kéo dài, cả về cơ sở vật chất và năng lực quản lý; các HTX còn bộc lộ
tính.không đồng bộ giữa mục tiêu và nội dung hoạt động kinh tế - xã hội... Nói
chung, tính cạnh tranh, độc lập tự chủ của khu vực này thấp, dễ bị tổn thương trong
mối trường mở cửa hội nhập.
Còn khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, nói chung thành phần này có
tính độc lập và tính cạnh tranh cao bởi tính đại diện có yếu tố bên ngoài.
Tuy nhiên, mặc dù có nhiều chính sách ưu đãi như việc trải thảm đỏ của
nhiều tỉnh, địa phương nhung nếu so với các thành phần kinh tế khác, thì khu vực
này ít có đóng góp về tỷ lệ nộp thuế, sức lan tỏa cũng thấp. Chưa kể các hiện tượng
trốn thuế như chuyển giá, đầu tư công nghệ gây ô nhiễm môi trường, điều kiện lao
động thấp kém,...
Như vậy, sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực và tình trạng độc
quyền làm cho cạnh tranh khó phát huy tác dụng tích cực trên các loại thị trường.
Hậu quả là mục đích và xu thế phát triển của một số loại thị trường chưa thật sự
đồng nhất. Tính cạnh tranh và mức độ độc lập tồn tại, tự do kinh doanh chưa cao,
ảnh hưởng đến tính tự chủ về kinh tế của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường.
3. Mửc độ thị trường trong định hưó’ng sản xuất và hình thành giá cả
Mức độ của thị trường trong định hướng sản xuất và hình thành giá cả còn bất
cập. Đối vó'i thị trường hàng hóa, dịch vụ nội địa, sự liên thông giữa thị trường hàng
hóa, dịch vụ trong nước và nước ngoài còn hạn chế ở một số phân đoạn thị trường. Ở
một số phân đoạn của thị trường hàng hóa, dịch vụ bị chi 157
phối bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoải như thị trường bán rẻ hàng hóa,
dịch vụ. Ngoài ra, trên một số phân đoạn còn có sự độc quyền của các DNNN và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một số lĩnh vực mang tính hiện đại và hội
nhập cao như lĩnh vực thương mại điện tử, các giao dịch số hóa, lĩnh vực mua bán
trên mạng Internet... còn thiếu cơ chế quản lý hữu hiệu của Nhà nước.
Thị trường lao động trong lĩnh vực nông nghiệp không ổn định, biến động
theo mùa vụ dẫn đến khó hình thành giá chuẩn mực. Việc nhận diện và đưa ra các
giải pháp để tận dụng các cơ hội cũng như ứng phó với các thách thức, nguy cơ trên
thị trưòng lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt sau khi cộng đồng AEC
được hình thành của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước còn chưa chủ động và kịp
thời. Tình trạng chảy máu chất xám, nhân lực chất lượng cao ra nước ngoài hoặc vào
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn tồn tại, gây lãng phí chi phí đào tạo,
hỗ trợ của Nhà nước.
Trong thị trường bất động sản, giá đất được coi như là một công cụ để ưu đãi
đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Trong một số trường họp, quy hoạch cơ sở hạ
tầng, đền bù giải phóng mặt bằng hay việc định giá đất tạo nhiều lợi thế cho các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước.
Trong khi đó, doanh nghiệp tư nhân thuộc loại nhỏ và vừa còn gặp khó khăn trong
việc mở rộng mặt bằng để sản xuất, kinh doanh hoặc tiếp cận với giá khá cao so với
mặt bằng chung.
Nói chung, giá các yếu tố sản xuất (vốn, đất đai, tài nguyên, lao động,...) nhìn
chung vẫn méo mó, hoặc vẫn do Nhà nước quy định hoặc quản lý; chưa được định
đúng theo quy luật cung cầu thị trường. Có thể đề cập đến việc hình thành giá cả một
số lĩnh vực quan trọng:
- Lãi suất chưa được tự do hóa. Lãi suất vẫn còn chứa đựng trong đó một số
chi phí xã hội không cần thiết, (như chi phí của nợ xấu ở mức quá cao so với thông
lệ tốt); Lãi suất cho vay đối với một số ngành, nghề và đối tưọng chính sách vẫn
được trợ cấp. Hiệu quả kinh tế - xã hội chưa là yếu tố quyết định trong lựa chọn dự
án đầu tư nhà nước kết hợp với thâm hụt ngân sách luôn ở mức cao đã làm cho thị
trường tài chính trở nên méo mó, lãi suất huy động và cho cho vay trên thực tế
không phản ánh đúng mức độ khan hiếm của tiền vốn và quan hệ cung - cầu thực
trên thị trưòng. Lãi suất huy động và cho vay ở trong nước luôn chênh lệch lớn so
với lãi suất vốn trên thị trường khu vực và quốc tế. Tóm lại, lãi suất huy động và cho
vay chưa phải là tín hiệu họp lý của thị trường, 158
chưa gắn với hiệu quả phân, bố nguồn lực; chưa phải là chỉ dẫn đáng tin cậy đối với
huy động và phân bố nguồn vốn đầu tư.
- Giả cả đẩt đai đều được định theo quyết định hành chính của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền; thị trường đất đai và tài nguyên khác gần như chưa phát
triển, hoặc rất sơ khai, nên chưa có vai trò trong việc quyết định giá đất và giá các
loại tài nguyên thiên nhiên. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn đóng vai trò
quyết định trong phân bố đất đai và các tài nguyên thiên nhiên.
Có thể thấy, can thiệp hành chính của các cấp chính quyền từ Trung ương đến
địa phương đang chi phối phân bổ và sử dụng đất đai, khoáng sản và các tài nguyên
khác của quốc gia. Các giao dịch “sơ cấp” hoàn toàn theo mệnh lệnh và can thiệp
hành chính; các giao dịch “thứ cấp” là bị giói hạn; các chủ thể liên quan chưa được
quyền tự do họp đồng; các nguyên tắc thị trường như cạnh tranh để có được quyền
sử dụng đất (và các tài nguyên khác), giá cả xác định theo quan hệ cung cầu và sự
khan hiếm của nguồn lực,... hầu như chưa xuất hiện trong phân bổ đất đai, tài
nguyên; quyền sở hũu đất đai trên thực tế là chưa rõ ràng và chưa được bảo vệ một
cách chắc chắn. Như vậy, thể chế kinh tế thị trường về cơ bản chưa tồn tại và phát
huy tác dụng trong phân bổ, sử dụng đất đai và các tài nguyên khác của quốc gia.
Như vậy, giá cả chưa phản ánh đúng giá trị hàng hoá trên một số thị trường,
quan hệ cung cầu chưa mang tính bền vũng. Do những chính sách phát triển kinh tế
duy ý chí trong thời kỳ trước, nền kinh tế của các nước chuyển đổi thường phải đối
mặt với sự “thiếu hụt”. Sự thiếu hụt này dẫn đến mất cân đối nghiêm trọng giữa cung
và cầu trên thị trường của hàng loạt các loại hàng hoá và dịch vụ. Cũng vì thế mà giá
cả chưa phản ánh đúng giá trị và quan hệ cung cầu thường xuyên biến động.
4. về vai trò phân bổ nguồn lực sản xuất và phân phối sản phẩm
Chế độ phân phối trên thực tế chưa phù họp với nguyên tắc phân phối lợi ích
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, còn bất hợp lý trong phân phối
nguồn lực theo quy luật thị trường.
Phân phối và sử dụng các nguồn lực còn bị tác động nặng nề của những mệnh
lệnh hành chính, chi phối bởi các nhóm lợi ích. Các chủ thể trong nền kinh tế chưa
được tiếp cận mở, bình đẳng đối vói các nguồn lực phát triển, đặc biệt các nguồn lực
công. Việc phân phối cần phải tuân thủ theo các nguyên lý thị trường để bảo đảm
tính hiệu quả. Thị trường sẽ cung cấp thông tin khách quan

159
để điều chỉnh hành vi kinh tế khi đưa ra các quyết định huy động hay sử dụng nguồn
lực.
Nguồn lực, chẳng hạn vốn đầu tư, sẽ được phân bổ vào những lĩnh vực có khả
năng sinh lời cao, khả năng hoàn vốn và tỷ lệ lợi nhuận cao. Nếu nhà nước can thiệp
một cách thô bạo vào nền KTTT thì lại dẫn đến nền kinh tế kém hiệu quả làm méo
mó quan hệ thị trường, chẳng hạn, nguồn lực chỉ được phân bổ cho các nhóm lợi ích
có khả năng lobby chính sách mà thôi.
Chưa tạo được một sân chơi bình đẳng giữa các chủ thể trong nền kinh tế
trong việc tiếp các nguồn vốn tín dụng, ODA và các nguồn vốn khác. DNNN được
hưởng nhiều ưu đãi về tiếp cận vốn đồng thời chưa triệt để xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
trong quản lý tài chính. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tham nhũng,
lãng phí và là căn nguyên dẫn đến sự bất bình đẳng trong phân phối và lợi ích nhóm
đang chi phối và làm tổn hại tới môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tài sản, nguồn vốn thuộc sở hữu nhà
nước tại các tập đoàn, DNNN chưa được quản lý và sử dụng hiệu quả do chưa có
quy định rõ quyền và trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quản trị doanh
nghiệp. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước do yếu kém quản lý đã dẫn tới thua
lỗ, nguy cơ phá sản.
Cơ hội tiếp cận đối với nguồn lực đất đai là thiếu công bằng giữa các thành
phần kinh tế, trong đó thành phần KTNN có uu thế vượt trội hơn so vói các thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tình trạng tranh chấp, khiếu kiện, tham nhũng, lãng
phí trong phân bổ và sử dụng đất đai, tài nguyên. Thiếu công khai, minh bạch việc
quản lý, sử dụng đất công; yếu kém trong giám sát, quản lý sử dụng đất đai. Nhiều
rào cản, khó khăn trong chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất; trong tích
tụ, tập trung ruộng đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn và nông
nghiệp hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao, gắn với bảo đảm việc làm và thu nhập
bền vững của nông dân, giữ vũng ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn.
Thị trường quyền sử dụng đất còn hết sức sơ khai và kém phát triển. Đất đai
vẫn thuộc sở hữu toàn dân, nhung quyền sử dụng đất ở mức độ nhất định đã được
coi là tài sản của người sử dụng, chuyển nhượng được và được pháp luật bảo hộ.
Đây là thay đổi đáng ghi nhận, điều kiện cho việc hình thành thị trường chính thức
về quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, có lẽ việc hiện thực hóa các thay đổi tích cực nói
trên vào cuộc sống và vận động bình thường của xã hội mới chỉ 160
là bước đầu. Trên thực tế, pháp luật về đất đai ở nước ta là rất nhiều về số lượng văn
bản, phức tạp, chồng chéo, trùng lặp, chưa thân thiện với thị trường về nội dung38,...
Các nguyên tắc và quy luật thị trường hầu như chưa có dư địa để hoạt động
và tác động đến phân bổ đất đai trong nền kinh tế Việt Nam. Do nhũng nút thắt thể
chế nói trên, việc tích tụ, tập trung ruộng đất theo cơ chế thị trường hết sức khó khăn
với chi phí và rủi ro cao. Thay vào đó, đất đai đã thành công cụ chính sách của Nhà
nước. Nhà nước sử dụng “đất” để un đãi đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài; nhà nước
chuyển đổi mục đích sử dụng, bán quyền sử dụng đất đế tăng thu ngân sách,... Vì
vậy, “giá đất” có sự phân biệt đối xử rất lớn đối với người sử dụng khác nhau 39. Điều
đó đã góp phần tạo ra môi trường kinh doanh không công bằng và bình đẳng, làm
méo mó các giao dịch thị trường.
Chưa có được sự bình đẳng về mặt cơ hội tiếp cận đối với nguồn lực tài
nguyên khoáng sản bởi vì DNNN vẫn là những doanh nghiệp độc quyền có nhiều lợi
thế về lĩnh vực công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản. Đồng thời, trong lĩnh
vực khai thác khoáng sản, tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi không có giấy
phép diễn ra ở nhiều địa phương và lĩnh vực khai thác khoáng sản đang bị lợi ích
nhóm chi phối vì lợi ích cục bộ nhóm người gây ra sự thất thoát nguồn tài nguyên
của đất nước.
Một vấn đề nữa ảnh hưởng đến quá trình phân bổ nguồn lực sản xuất và sản
phấm, đó là lợi ích nhóm trong bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế. Lợi ích nhóm
tác động xấu tới quan hệ phân phối nguồn lực trong nền kinh tế thị trường.
“Lợi ích nhóm” là một dạng tham nhũng có tổ chức, trong đó cá nhân có
chức vụ, quyền hạn họp thành nhóm, cấu kết với nhau để trục lợi từ nguồn lực công.
Các nhóm lợi ích chi phối sự phân phối nguồn lực công (vốn, tài sản, tài nguyên
quốc gia) nhằm phục vụ lợi ích nhóm. Nhóm lợi ích độc quyền về kỉnh

38Đất đai và các vấn đề liên quan đến đất đai được quy định tại 21 luật (gồm Luật đất đai và 20 Luật khác), 01 Nghị quyêt
Quôc hội; có 22 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định có điều chỉnh đến các vấn đê liên quan đến đất
đai; có 12 Chi thị và 17 Quyết định của Thủ tướng Chính phù, hơn 230 thông tư cùa các bộ và quyết định cùa các Bộ
trường trong quản lý đất đai. Ngoài ra, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trục thuộc Trung ương đã ban hành theo thẩm
quyền các văn bản quy định cụ thể để thực hiện Luật Đất đai tại địa phưong vê các lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất; về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sù’ dụng đất; về giá đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; về thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư; xử phạt vi phạm hành chính;...
39Giá đất đối với nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư nhà nước và các nhà đầu tư thuộc loại ưu tiên của chính phủ có thế quá
thấp (được trợ cấp hay bao cấp lón, có khi bao cấp toàn phần); còn giá đất cho đa số ngưòi còn lại quá cao. Thực tê cho
thây, chi phí sử dụng đât quá cao là một trong số các càn trở đối với phát triển doanh nghiệp tư nhân trong nước. Ngược
lại, giá đất quá rẻ cho một số đối tượng, nhất là DNNN đang làm cho việc sử dụng đất trở nên lãng phí, bất công và kém
hiệu quả.
161
tế sẽ thâu tóm, lũng đoạn về chính trị. Tác hại của lợi ích nhóm rất lón, nó làm suy
yếu nền kinh tế đất nước, méo mó cơ chế phân phối nguồn lực hiệu quả.
5. Vai trò thị trường trong định hướng đào tạo nguồn lực
Trong nền KTTT có sự vận động của nhiều quy luật kinh tế, mỗi quy luật có
vị trí, vai trò và tác động không giống nhau, đồng thời đan xen tác động lẫn nhau.
Tuy nhiên, vai trò của thị trường đối vói việc định hưóng đào tạo nguồn nhân lực
chủ yếu thông qua sự tác động của ba quy luật kinh té cơ bản, đó là:
Thông qua quy luật gỉá trị
Dưới tác động của quy luật giá trị, trên thị trường sức lao động, nếu ai cung
cấp được chất lượng lao động tốt hơn, phù họp với yêu cầu của các nhà tuyển dụng
sẽ có thu nhập cao.
Trong nền KTTT hiện nay, nếu xét một cách tổng thể thì sự ổn định việc làm
chỉ mang tính tương đối. Mặc dù người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm
theo khả năng của mình song họ cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, thậm chí
thất nghiệp. Để sức lao động của mình được trả giá cao, trở thành nhân sự khó có thể
thay thế, người lao động cần được đào tạo có trình độ chuyên môn tay nghề giỏi, có
sức khoẻ, ngoại ngữ và tác phong làm việc công nghiệp. Quá trình đào tạo đó phải
tính đến hiệu quả kinh tế, đào tạo để rèn luyện kĩ năng làm việc chứ không phải vì
bằng cấp. Đối với các cơ sở đào tạo, nếu chất lượng đào tạo tốt, giá cả thấp hon sẽ
thu được số lượng khách hàng (người học và người sử dụng sản phẩm được đào tạo)
nhiều hơn. Vì vậy, thực tế đặt ra yêu cầu tiên quyết là vấn đề chất lượng lao động.
Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, kinh tế tri thức được coi là
chìa khóa cho sự phát triển thì ai có khả năng cung cấp chất lượng lao động tốt dựa
trên hao phí đào tạo thấp sẽ giành được lợi thế để phát triển và ngược lại. Điều đó
được thể hiện ở năng suất, sản phẩm cận biên của lao động cũng như sự thích ứng
của con người sau khi được đào tạo trước đòi hỏi của KTTT. Song trên thực tế yêu
cầu này vẫn đang là vấn đề nan giải khi đến nay ở nước ta lao động đã qua đào tạo
theo các loại hình và trình độ khác nhau mới đạt khoảng trên 31,5%. Năng suất lao
động của nước ta đạt thấp khi chỉ đứng thứ 77/125 nước và vùng lãnh thổ, sau cả
Indonesia, Philipine và Thái Lan. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng tham gia
đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trưòng lao động trong và
ngoài nước. Theo Viện Quản lý nhà nước dân chủ và đổi mới (ASH) của Trường
công Kennedy thuộc Đại học Harvard thì Việt Nam không có trường đại học nào
được ghi nhận trên bất kì bảng xếp hạng quen thuộc các đại học hàng 162
đầu châu Á. Vì vậy, quy luật giá trị đòi hỏi để phát triển nguồn nhân lực, Việt Nam
cần cải cách để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, thực hiện chủ trương nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đào tạo phải đạt hiệu quả kinh tế, đáp
ứng được nhu cầu của xã hội, của thị trường và doanh nghiệp. Các cuộc khảo sát cho
thấy có tới 50% sinh viên Việt Nam tốt nghiệp đại học đã không thể tìm được việc
làm phù hợp với chuyên môn của họ. Điều này chúng tỏ có một khoảng cách rất lớn
giữa giảng đường và thị trường sức lao động cũng như có sự lãng phí ghê gớm trong
giáo dục và đào tạo nhân lực ở nước ta.
Thông qua quy luật cạnh tranh
Hiện nay, ở nước ta sức lao động được thừa nhận là một loại hàng hoá và tất
nhiên nó cũng bị chi phối theo quy luật thị trường. Người làm giỏi được lương cao,
người làm dở chịu lương thấp và có nguy cơ bị sa thải. Sự cạnh tranh trong việc chào
bán sức lao động là một yếu tố thúc đẩy từng cá nhân và toàn xã hội nỗ lực làm việc,
tự đào tạo nâng cao chất lượng lao động của mình. Nhiều chuyên gia trên các lĩnh
vực đều thống nhất quan điểm: nếu muốn tồn tại và phát triển trong một “thế giới
phẳng” nhưng cạnh tranh khốc liệt hiện nay thì vượt lên trên lợi thế về tài nguyên, vị
trí địa lý chính là yếu tố chất lượng nguồn nhân lực và việc sử dụng nó hiệu quả
nhất. Thực tế cho thấy, khi kinh tế tăng trưởng thì cạnh tranh trên thị trường sức lao
động biểu hiện rõ nhất ở vị trí, địa bàn làm việc và thu nhập của các chủ thể tham
gia. Nhưng khi kinh tế suy thoái, khủng hoảng thì vấn đề cạnh tranh để không bị sa
thải là điều người lao động quan tâm nhất. Hiện nay năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta còn thấp, chủ yếu là do sức cạnh tranh của lực
lượng lao động chưa cao. Lao động giá rẻ chỉ là một lợi thế nhất định trong một thời
gian cụ thể, chúng ta phải hướng tới lao động có kỹ thuật cao nhưng giá rẻ hơn lao
động cùng loại ở các nước khác. Trong bối cảnh hội nhập, lực lượng lao động trình
độ cao của nước ta không chỉ cạnh tranh khi tiến hành xuất khẩu lao động mà còn có
sự cạnh tranh gay gắt với lao động nước ngoài ngay trên thị trường trong nước.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện cả nước có hơn 100.000
lao động nước ngoài đang làm việc ở nhiều trình độ khác nhau. Không ít doanh
nghiệp cho biết họ phải sử dụng lao động nước ngoài vì nhiều vị trí không thể
tìm được lao động Việt Nam thích hợp. Theo đánh giá mới của Ngân hàng thế
giới (WB), chất lưọng nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam mới chỉ đạt 3,19
điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 nước châu Á tham gia xếp hạng.
Một nghiên cúư khác cho thấy lao động Việt Nam chỉ đạt 32/100 điểm. Trong
163
khỉ đó những nền kinh tế có chất lượng íao động dưới 35 điểm đều có nguy cơ mất
sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Ở một số lĩnh vực, như: ngân hàng, y tế,... có
tới 40% tổng số lao động có thu nhập từ 14.000 USD/năm trở lên thuộc người nước
ngoài. Năm 2009, Tập đoàn Intel tại TP. Hồ Chí Minh tiến hành một cuộc thi tuyển
với 2000 sinh viên ngành công nghệ thông tin thì chỉ 90 ứng viên (5%) đạt tiêu
chuẩn. Và trong nhóm này chỉ có 40 người vừa hội đủ trình độ ngoại ngữ và đáp ứng
lã năng, yêu cầu làm việc.
Thông qua quy luật cung - cầu
Quan hệ cung - cầu trên thị trường sức lao động là một cân bằng động, vì vậy
trong ngắn hạn và dài hạn nó có thể đạt các trạng thái khác nhau nhung đối với lao
động trình độ cao vẫn luôn trong trạng thái cung không đủ cầu. Ở nước ta vẫn đang
xảy ra tình trạng các doanh nghiệp rất cần tuyển dụng lao động trình độ cao. Căn
nguyên của tình trạng này chính là sự phát triển của nền kinh tế tri thức, một nền
kinh tế đòi hỏi rất cao tỷ trọng của hàm lưọng chất xám kết tinh trong hàng hoá.
Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có thể đáp ứng được 35 đến 40% nhu cầu nhân sự bậc
cao của các doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp sẵn sàng trả mức lương từ 5.000
đến 10.000 USD/ tháng kèm theo là nhiều khoản uư đãi, phúc lợi khác để chiêu dụ
nhân tài nhưng vẫn chưa hẳn tìm được nhân sự phù hợp. Nhiều doanh nghiệp đã và
đang có phương án nhập khẩu lao động chất lượng cao từ nước ngoài vào Việt Nam.
Hiện nay, sau khi kinh tế thế giới hồi phục và tăng trưởng trở lại thì cầu về lao động
sẽ tăng mạnh, do vậy người lao động nên tranh thủ thời điểm hiện nay để đào tạo và
đào tạo lại. Bởi lẽ, sau suy thoái việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra rất mạnh
mẽ, xuất hiện những công nghệ, ngành nghề mới và đi cùng với nó là nhu cầu rất lớn
về lao động trình độ cao. Vì vậy, trong định hướng đào tạo nguồn nhân lực cần chủ
động có kế hoạch, phương án chuẩn bị tốt nhất để tham gia có hiệu quả vào thị
trường sức lao động trong và ngoài nước. Đây là đặc điểm nổi bật cũng là cơ hội cần
tận dụng để tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo động lực cho sự phát
triển nhanh và bền vững của doanh nghiệp và đất nước trong tương lai.
6. Mức độ tương thích nguyên tắc chung của thị trường hiện đại trên thế
giới
Thể chế, môi trường cho phát triển các loại thị trường còn chưa đầy đủ,
thống nhất và chồng chéo
Cơ chể quản lý thị trường hàng hóa, dịch vụ còn có điểm chưa thống nhất
giữa các địa phương và giữa các bộ, ngành. Chính sách về giá của một số thị
164
trường dịch vụ như dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục còn nhiều bất cập như chưa xác
định rõ mức độ hỗ trợ của Nhà nước đối với các lĩnh vực này; chưa tính hết các
khoản chi phí vào giá dịch vụ giáo dục; sự điều chỉnh, thay đổi phí dịch vụ y tế mất
nhiều thời gian (trung bình mất 5 năm, thậm chí 10 năm để điều chỉnh giá dịch vụ y
tế). Thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơ chế quản lý chất lượng sản phẩm,
vệ sinh an toàn thực phẩm... trên thị trường hàng hóa, dịch vụ còn rất hạn chế. Tình
trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, buôn lậu qua biên giới và các hành vi vi phạm
pháp luật trong kinh doanh còn diễn biến phức tạp.
Chính sách tiền công, tiền lương trên thị trường lao động còn nhiều bất cập.
Chính sách tiền lương tối thiểu ở mức thấp, không đồng đều. Tiền lương cho cán bộ,
công chức, viên chức khu vực nhà nước chưa phù hợp với vị trí làm việc, chức danh
và hiệu quả công tác. Cơ chế, chính sách về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao
động và doanh nghiệp chưa phù hợp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế thị
trường. Hệ thống thông tin, tổ chức trung gian, môi giới về người lao động và người
sử dụng lao động đều không đầy đủ và có độ tin cậy thấp. Chỉ có 32 /63tỉnh, thành
phố có thị trường lao động phát triển; các tổ chức

Thị trường bất động sản chịu sự chi phối và can thiệp thiếu hiệu quả của Nhà
nước. Tình trạng thiếu thông tin minh bạch và chi tiết vẫn tồn tại trên thị trường bất
động sản, đặc biệt là thông tin về giá đất. Một số cơ chế, chính sách đối với thị
trường bất động sản còn nhiều bất cập như có sự khác biệt về giá đất cho các đối
tượng sử dụng; cơ chế đổi đất lấy hạ tầng chưa tính toán hết được giá trị tương lai
của đất; nhiều tổ chức, doanh nghiệp nhà nước sử dụng lãng phí đất được giao.
Chính sách thu hồi đất nông nghiệp để đô thị hóa, chính sách đền bù, giải phóng mặt
bằng ở nhiều nơi chưa hiệu quả, gây khiếu kiện kéo dài.
Đối với thị trường tài chính, mức độ lành mạnh của hệ thống ngân hàng còn
thấp. Thể chế cho sự phát triển của thị trường tiền tệ chưa hoàn thiện, còn
< •Ẩ -í 9 • « - , '

thiêu những tô chức trung gian, những nhà môi giới tiên tệ chuyên nghiệp trên thị
trường.
Trên thị trường khoa học - công nghệ, các cơ chế, chính sách ưu đãi đối
với doanh nghiệp công nghệ cao còn thấp. Thiếu định chế trung gian (tổ chức
trung gian, môi giói; tổ chức thẩm định, đánh giá công nghệ; tư chức tư vấn
pháp lý...) đe kết nối cung - cầu trên thị trường khoa học, công nghệ. Việc quản
165
lý về tài chính, nhân lực đối vơi các tổ chức khoa học và công nghệ còn mang nặng
tính hành chính, chưa phù hợp với đặc điểm lao động của nhà khoa học, chưa phát
huy được khả năng nghiên cứu, sáng tạo của đội ngũ này. Cơ chế, chính sách phát
triển các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư đổi mới công nghệ chưa hoàn thiện, chưa
đáp úng được nhu cầu về vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ.
Việc triển khai, thực thi hệ thống pháp luật, chính sách và hiệu lực quản lý
nhà nước trong phát triển các loại thị trường còn nhiều bất cập. Theo xếp hạng của
Ngân hàng thế giới, chỉ số hiệu lực quản trị quốc gia toàn cầu của Việt Nam chỉ đạt
khoảng 234/600 điểm, thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực như
Singapore (529/600 điểm), Malaixia (380/600 điểm), Philippin (268/600 điểm),
trong đó, có nhiều chỉ số đạt điểm thấp như: minh bạch và trách nhiệm giải trình
(11/100 điểm), chất lượng pháp luật và chính sách (34/100 điểm), kiểm soát tham
nhũng (39/100 điểm). Thủ. tục hành chính mặc dù đã được cải thiện nhưng nhìn
chung vẫn còn cồng kềnh, rườm rà, không nhất quán, có nhiều loại giấy phép, gây
nhiều khó khăn cho các chủ thể trên thị trưòng. Việc áp dụng, thực thi nhiều chính
sách phát triển các loại thị trường như chính sách đưa về giá thị trưòng của một số
loại hàng hóa do nhà nước kiểm soát còn chậm và gặp nhiều cản trở.
Môi trường lãnh doanh đã được cải thiện nhưng vẫn chưa thực sự đảm bảo
cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các chủ thể trên thị trường. Trong một số
trường hợp, quyền tự do kinh doanh chưa được tôn trọng đầy đủ. Các hoạt động gia
nhập, rút lui khỏi thị trường gặp nhiều rào cản và chi phí lớn.
Quyền sở hữu tài sản và bảo vệ sở hữu tài sản cỏn rất yếu kém
Trình độ phát triển của thể chế sở hữu tài sản và hiệu lực thể chế bảo vệ
quyền sở hữu tài sản của nước ta, tuy có được cải thiện trong mấy năm gần đây,
nhung vẫn còn thấp. Theo Diễn đàn kinh tế thế giới, quyền tài sản và bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ của nước ta có cải thiện về thứ bậc, từ 127/144 quốc gia, nền kinh tế
được xếp hạng đã tăng lên đứng thứ 92/138. Thử hạng về quyền tài sản và bảo vệ sở
hũư tài sản nói chung không có cải thiện về thứ hạng, năm 2012 đúng thứ 98, thì
năm 2016 đứng thứ 97 trên bảng xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới.
Theo Liên minh quốc tế về quyền tài sản, thì chỉ số quyền sở hữu tài sản hũu
hình của nước ta đạt 5,2/10 điểm, đứng thứ 93; trong khi đó tương ứng Singapore là
8,2 điểm và đứng thứ 2; Malaysia 7,7 và đúng thứ 8; Philipine là 166
6,1 và đứng thứ 47; Thái lan là 6,5 và đứng thứ 38 và Indonesia là 6,5 tưong tự như
Thái lan. về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thì nước ta được đánh giá đạt 4,4 điểm, xếp
thứ 88; trong khi đó Singapore là 8 và đúng thứ 17, Malaysia là 6,4 đúng thứ 32,
Phillipne là 5,2 đứng thứ 58; Thái lan là 4,3 đúng thứ 89, Indonesia là 4,2 đứng thứ
98.
Trình độ phát triển của các loại thị trường còn thấp và chưa có cải thiện
nhiều trong những năm gần đây
Theo đánh giá xếp hạng chỉ số tự do kinh tế (đo lường mức độ phát triển thị
trường của các nền kinh tế), chỉ số tự do kinh tế của nước ta chỉ ở mức từ 51 -
52/100 điểm, chỉ cao hon không đáng kể so với Lào và Campuchia; thấp hơn đáng
kể so với Thái lan, Malaysia và Singapore; gần như không có cải thiện kề từ năm
2011 đến nay. Mức độ phổ biến của các nền kinh tế, thành viên của Tổ chức họp tác
và phát triển kinh tế, thường là từ 70 - 90 điểm40.
Các yếu tố đo lường hiệu quả hoạt động của thị trường hàng hóa dịch vụ đều
thấp, như mức độ thông tin về người mua, hiệu lực kiểm soát độc quyền, gánh nặng
thủ tục hải quan chỉ được 3,5/7 điểm; mức độ chi phối thị trường và tác động của
thuế đến đầu tư kinh doanh chỉ đạt 3,6 điểm; mức độ phổ biến về rào cản phi thuế
quan và gánh nặng chi phí sản xuất nông nghiệp đạt 3,9 điểm; chỉ duy nhất một yếu
tố đạt 5/7 điểm là mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng hóa, dịch vụ.
Tương tự như vậy, các yếu tố đo lường hiệu quả hoạt động của thị trường lao
động đều có mức điểm khá thấp. Cụ thể là, khả năng thu hút người tài chỉ đạt 3,3; và
khả năng giữ chân người tài chỉ đạt 3,2 điếm; mức độ tin cậy đối với người quản lý
là 3,6 điểm; tác động của chính sách thuế đến động lực làm việc
3.8 điểm; trả lương theo năng suất lao động 4 điểm; mức độ linh hoạt trong tuyển
dụng và sa thải lao động 4,1 điểm; mức độ hợp tác giữa người lao động và sử dụng
lao động là 4,3 điểm; và cuối cùng, mức độ linh hoạt trong trả lương là
4.8 điểm.
về thị trường tài chính, thì thị trường chứng khoán quy mô vốn hóa còn nhỏ;
cơ sở nhà đầu tư chưa cân đối, hàng hóa thị trường còn giản đơn và chưa

40 Theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới, năm 2016 hiệu quả hoạt động của thị trường hàng hóa và dịch vụ đạt
4,2/7 điêm, và xếp thứ 81/133, chỉ cải thiện được 0,1 điểm so vói năm 2012; hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính
đạt 4.1 điểm, xếp thứ 82/138, giảm 0,2 điểm và giám một bậc số với năm 2012; hiệu quả hoạt động của thị trường lao
động đạt 4,3 điểm, xếp thứ 63/138 nền kinh tế, giảm 0,2 điếm và 11 bậc so với năm 2012; hiệu quả hoạt động cùa thị
trường công nghệ đạt 3,5 điểm, xếp thứ 92, tăng 0,2 điểm và tăng 6 bậc so với năm 2012.
167
phản ánh đúng chất lượng của doanh nghiệp, của nền kinh tế; còn thiếu ổn định,
chưa trở thành yếu tố đảm bảo tính ổn định của thị trường tài chính nói chung41.
về thị trưòng khoa học công nghệ, thì mức độ sẵn có về công nghệ hiện đại
có cải thiện, nhưng vẫn được đánh giá và xếp hạng khá thấp (năm 2014 đứng thứ
123, năm 2015 đúng thứ 112 và năm 2016 đứng thứ 106). Mức độ thu hút công nghệ
ở cấp độ doanh nghiệp có cải thiện đáng kể trong mấy năm qua từ thứ 121 năm 2014
và 2015 đã nhảy lên xếp hạng thứ 78 năm 2016. Mức độ tác động của đầu tư trực
tiếp nước ngoài đến chuyển giao công nghệ cũng ở thứ hạng thấp, xếp hạng 83 năm
2016, tăng 10 bậc so với năm 2014.
IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG xử LÝ MỐI QUAN HỆ NHÀ NƯỚC - THỊ
TRƯỜNG TRONG NỀN KTTT ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Xử lý quan hệ Nhà nước và thị trường trong nền KTTT định hướng
XHCN dưới góc nhìn quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện
Dưới góc độ mục tiêu và phưong tiện, trước hết cần thấy rằng, nền kinh tế
Việt Nam được cấu thành bởi hai thành tố là KTTT và định hướng XHCN. Hai
thành tố này có quan hệ tương tác vói nhau, phản ảnh tính phổ biến, tính đặc thù và
đòi hỏi phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phổ biến và đặc thù trong quá trình
phát triển và quản lý nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta.
Định hướng XHCN là mục tiêu của phát triển, phản ánh tính đặc thù của nền
KTTT ở Việt Nam. Nền KTTT ở Việt Nam là phương tiện, nó vừa phải được phát
triển theo những quy luật khách quan của KTTT, vừa phải được định hướng, điều
tiết và giám sát cho phù hợp với bản chất và nhũng nguyên tắc của một xã hội đang
từng bước đi lên CNXH.
Để bảo đảm định hướng XHCN trong phát triển KTTT ở Việt Nam, hay nói
cách khác, với việc xác định thị trường chỉ là phương tiện để đạt được mục tiêu của
mình, Nhà nước đã điều tiết, định hưóng thị trường vào nhũng mục tiêu lón sau:
- Phát triển KTTTphải nhằm góp phần thực .hiện mục tiêu phảt triển đất nước
là từng bước quá độ lên CNXH, làm cho “dân gỉàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh
- Giải quyết tốt những mối quan hệ lớn trong quá trình thực hiện mục tiêu
phát triển ãẩt nước ở từng giai đoạn quả độ lên CNXH.
Đặt ra và nỗ lực giải quyết những mối quan hệ lớn, cấu thành những nguyên
41 về các chi số cụ thể của thị trường tài chính, theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới, Việt nam có một số điểm
mạnh như chỉ số bảo vệ người vay và người cho vay về mặt pháp lý (xếp thứ 28 trên bàng xếp hạng), tưong đối tốt về mức
độ sẵn có vốn mạo hiểm cho khởi nghiệp (đứng thứ 43) và huy động vốn thông qua thị trường cổ phiếu trong nước (đúng
thứ 56). Tuy vậy, thị trường tài chính còn khá yếu kém về một số mặt như mức độ lành mạnh của hệ thống ngân hàng (xếp
thứ 117), mức độ ổn định của thị trường chứng khoán (xếp thứ 102), mức độ thuận lợi trong tiếp cận vốn (xếp thú' 83) và
mức độ phát triển của các dịch vụ tài chính, đáp úng yêu cầu của các doanh nghiêp (xếp thứ 82)

168
tắc phản ánh đặc thù quốc gia trong phát triển và quản lý nền KTTT định huớng
XHCN ở Việt Nam. Đó là quan hệ hài hòa giữa đổi mới, ổn định và phát triển đất
nước; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
giữa giữ vững độc lập, tự chủ trong phát triển và chủ động, tích cực hội nhập quốc
tế, hợp tác phát triển; giữa tuân thủ tính quy luật và coi trọng tính đặc thù quốc gia
trong phát triển KTTT hiện đại, định hướng XHCN; giữa tăng trưởng kinh tế và thực
hiện phân bổ thành quả tăng trưởng bảo đảm tạo động lực, công bằng và tiến bộ xã
hội; giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, văn hóa, bảo vệ và làm giàu môi
trường theo yêu cầu phát triển bền vững.
- Bảo đảm hỉệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước pháp quyền Việt Nam
của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá
trình phát triển đất nước nói chung và phát triển KTTT hiện đại.
Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thành tố nội tại của mô hình KTTT định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đây là cái đặc thù, riêng có của nền KTTT ở Việt Nam
và phản ánh sự khác biệt về bản chất so với những nền kinh tế thị trường khác trên
thế giới. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước pháp quyền Việt Nam
của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng có bản lĩnh và trí tuệ đồng thời
cũng là nhân tố quan trọng nhất để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát
triển KTTT ở Việt Nam
Đe sử dụng KTTT vào mục tiêu của mình, Nhà nước đấ nỗ lực giải quyết
những vấn đề mang tính phổ biến để hình thành nền KTTT hiện đại gồm:
- Hình thành đầy đủ và đồng bộ các loại thị trường, tôn trọng các quy luật của
thị trường và giải quyết hài hòa mối quan hệ nhà nước - thị trường - doanh nghiệp;
chủ động và tích cực hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực.
- Phát triển và quản lý có hiệu quả nền KTTT hiện đại với những đặc trung
co bản, mang tính phổ biến đối với tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính
trị.
O góc độ khác, Nhà nước ta xác định phải kiên định theo định hướng chính trị
của mục tiêu phát triển đất nước đã lụa chọn. Đó là nguyên tắc bất biến. Còn việc
quyết định phương tiện để thực hiện mục tiêu thì phải căn cứ vào

169
yêu cầu của thục tiễn và hiệu quả thực hiện, chứ không phụ thuộc vào những mong
muốn kỳ vọng, chủ quan duy ý chí.
Trên thực tế, để đạt đưọ'c mục tiêu như trên, việc xử lý mối quan hệ nhà nước
và thị trường được thể hiện theo những xu hướng sau:
Thứ nhất, Nhà nước đã chuyển dần sang định hướng phát triển kinh tế đất
nước thông qua các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chưong trình phát triển kinh tế
- xã hội.
Vai trò của Nhà nước trong định hướng phát triển kinh tế- xã hội đã ngày
càng được đề cao và thực hiện nghiêm túc. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đổi mới kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới năm 1986 đến
nay, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã chuyển dần từ phưong thức kế hoạch hoá
tập trung trước đây sang kế hoạch định hướng.
Ngoài ra, Nhà nước cũng điều chỉnh mối quan hệ giữa ngắn hạn vói trung
hạn, dài hạn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Từ khi tiến hành công cuộc
đổi mới, để phù hợp với tính định hướng của kế hoạch, nhà nước đã xác định vai trò
và vị trí quyết định trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là kế hoạch 5
năm, trong đó kế hoạch hàng năm là kế hoạch điều hành để thực hiện lcế hoạch 5
năm.
T/7M- hai, Nhà nước cung ứng hàng hoá công cộng, những hàng hoá và dịch
vụ mà thị trường không cung ứng hay cung ứng không đầy đủ, đặc biệt là kết cấu hạ
tầng kinh tế và xã hội. Đây là chức năng cơ bản nhất của Nhà nước trong các nền
kỉnh tế thị trường nói chung, đặc biệt đối với Việt Nam nơi mà cơ sở hạ tầng kinh tế
và xã hội được đánh giá là bị tụt hậu so với mức trung bình của các nước có thu nhập
thấp. Đầu tư của Nhà nước vào kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội có cả ảnh hưởng
tích cực lẫn tiêu cực đến tăng trưởng. Ảnh hưởng tiêu cực phát sinh do tình trạng lấn
át tiết kiệm và đầu tư tư nhân thông qua việc thu thuế hay vay tiền trên thị trường
vốn trong nước để tài trợ cho đầu tư vào kết cấu hạ tầng công cộng. Các ảnh hưởng
tích cực xuất phát từ tác động của kết cấu hạ tầng công cộng lên suất sinh lợi và tiềm
năng gia tăng tỷ lệ đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, được gọi là “ảnh
hường khuyến khích”. Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy các “ảnh hưởng
khuyến khích” này là rất lớn trong điều kiện hiện tại của Việt Nam.
Thứ ba, cung cấp các dịch vụ xã hội. Nhà nước luôn chú trọng tăng chi tiêu
cho cả giáo dục, y tế, và các dịch vụ xã hội khác; đồng thời nỗ lực trong bảo đảm là
mọi người được bình đang trong việc tiếp cận với các dịch vụ đó. Chính 170
phủ tham gia cung ứng các dịch vụ này do các dịch vụ này có ngoại ứng tích cực, tức
là có lợi ích xã hội lớn hơn lợi ích cá nhân và khu vực tư nhân không cung cấp đầy
đủ.
Hiện nay, Nhà nước thông qua cơ chế thị trường, đang chuyển sang khai
thông tiềm năng của khu vực tư nhân, không phải với tư cách là một nguồn thay thế,
mà là một nguồn bổ sung cho Nhà nước trong việc cung ứng kết cấu hạ tầng và các
dịch vụ xã hội. Khu vực tư nhân có thể đóng góp theo hai cách. Một ỉà, tư nhân có
thể tham gia trực tiếp vào cung ứng dịch vụ kết cấu hạ tầng để Nhà nước tập trung
vào những hoạt động có lợi thế so sánh. Hai là, khu vực tư nhân có thể đóng góp
gián tiếp vào việc cung ứng kết cấu hạ tầng thông qua việc đóng thuế và Chính phủ
sẽ dành một tỷ lệ lớn hơn trong ngân sách để đầu tư vào kết cấu hạ tầng và cung ứng
các dịch vụ xã hội. Nếu không có một khu vực tư nhân lớn hơn, năng động hơn và có
khả năng đóng thuế thì các nguồn thu của Chính phủ sẽ không thể đáp ứng được nhu
cầu ngày càng tăng về các dịch vụ kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội.
Thứ tư, cung cấp một khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ, nhất quán, minh bạch
và vững chắc, không chỉ là một hệ thống luật lệ và quy định, mà còn bao hàm các
định chế cần thiết để thực hiện và cưỡng chế việc thi hành pháp luật và giải quyết
tranh chấp, bao gồm toà án và các cơ quan cưỡng chế thi hành luật. Khi Việt Nam
chuyển sang kinh tế thị trường, phần lớn các giao dịch dựa trên họp đồng. Khi những
luật lệ quy định quyền sở hữu được rõ ràng và cơ chế cưỡng bức thi hành luật vận
hành tốt thì chi phí hoạt động kinh doanh thấp hơn và thị trường vận hành hiệu quả
hơn, qua đó Nhà nước cũng đạt được các mục tiêu phát triển của mình.
Thứ năm, quan tâm đúng mức đến việc xoá đói giảm nghèo và cải tạo môi
trường. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường và cân bằng sinh
thái để đảm bảo kinh tế phát triển bền vững. Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội để bảo đảm cho cả cộng đồng đều được lợi từ thành tựu
phát triển chung của nền kinh tế, nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
cùng tham gia phát triển kinh tế. Đây cũng là một trong những mục tiêu mà Nhà
nước muốn dẫn dắt thị trường đạt đến.
Thứ sáu, kiếm tra, giám sát các hoạt động kinh tế. Trong những năm qua, nội
dung công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước chủ yếu hướng vào việc thực hiện
luật pháp, cơ chế chính sách của Nhà nước. Mục tiêu của công tác kiểm tra, giám sát
là nhằm bảo đảm sự vận hành của nền kinh tế theo đúng quĩ đạo đã 171
định; đồng thời phát hiện những khiếm khuyết, bất cập của các chính sách đã ban
hành để có những điều chỉnh kịp thời.
Thứ bảy, tạo ra sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Trong trường
họp một nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường
như Việt Nam, thị trường có thể hoạt động không hiệu quả bởi các rào cản do các
chính sách của Nhà nước tạo ra. Vì vậy, Nhà nước đang nỗ lực loại bỏ rào cản làm
méo mó thị trường thông qua thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều
thành phần, trong đó có cả kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn họp, tạo
ra một môi trường khuyến khích cạnh tranh và một sân chơi bình đẳng cho mọi cá
nhân, tổ chức không phân biệt thành phần kinh tế và hình thức sở hữu trong việc sử
dụng các nguồn lực phát triển, lựa chọn việc làm và tham gia vào các hoạt động kinh
doanh.
2. Xử lý quan hệ Nhà nước và thị trường trong nền KTTT định hướng
XHCN dưới góc nhìn quan hệ giữa kinh tế và chính trị
Việc đánh giá thực trạng xử lý mối quan hệ Nhà nước và thị trường trong nền
KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam dưới góc nhìn quan hệ giữa kinh tế và chính
trị được xem xét các khía cạnh như: i) thể chế định vị chức năng của Nhà nước trong
điều kiện nền KTTT' định hướng XHCN và ii) hiện của việc phát huy tác dụng thực tể
trên bề mặt nền kỉnh tể của các thể chế đó trong điều kiện KTTT định hưởng XHCN
Xét về khía cạnh chủ trương, ngay từ năm đầu đổi mới, Đảng ta xác định để
xử lý mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường thì “bộ máy nhà nước không được
can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh, việc sản xuất phải gắn với thị
trường”42. Đây là khâu đột phá trong nhận thức của Đảng về mối quan hệ giữa nhà
nước và thị trường gắn với điều kiện nền kinh tế chuyển đổi. Từ chỗ phủ nhận quan
hệ hàng hoá tiền tệ, không thừa nhận nền sản xuất hàng hoá vận hành theo nguyên
tắc thị trường, cả hệ thống chính trị đã đi đến khẳng định sản xuất hàng hoá không
đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại,
tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dụng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ
nghĩa xã hội đã được xây dựng; trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước
ta, thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một thể thống nhất với nhiều lực
lượng tham gia sản xuất và luu thông, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Thị trường trong nước gắn với thị trường thế giới; Thị trường vừa là căn cứ, vừa là
đối tượng của kế hoạch. Kế hoạch chủ yếu mang tính định hướng. Thị trường có vai
trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án
tổ chức sản xuất kinh doanh; vận dụng cơ chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng
lực quản lý vĩ mô của Nhà nưóc, đồng thời xác lập đầy đủ chế độ tự chủ của các đơn
vị sản xuất kinh doanh nhằm phát huy tác động tích cực to lớn đi đôi với ngăn ngừa,
hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường. Nhà nước quản lý thị trường bằng pháp
luật, kế hoạch, cơ chế, chính sách, các công vụ đòn bẩy kinh tế và bằng các nguồn

42. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Vỉ, Nxb Sự thật, tr.120.
172
lực của kinh tế nhà nước43. Để nền KTTT định hướng XHCN hình thành, việc tạo lập
đồng bộ các yếu tố thị trường, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của nhà
nước đã được đẩy mạnh thông qua thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước
hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng XHCN, đặc biệt quan tâm các thị
trường quan trọng; phát huy những yếu tố tích cực của cơ chế thị trường, triệt để xoá
bỏ bao cấp trong kinh doanh, tăng cường vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà
nước44. Trên cơ sở đó, việc phân định chức năng của Nhà nước và chức năng của thị
trường cũng dần được xác định rõ hơn theo nguyên tắc các công cụ điều tiết của nhà
nước phải phù hợp với kinh tế thị trường, giảm thiểu can thiệp bằng mệnh lệnh hành
chính45, nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dụng và hoàn thiện thể chế kinh tế,
tạo môi trưòng cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh, thúc đẩy sản xuất
kinh doanh và bảo vệ môi trường, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng
bước, tùng chính sách phát triển46.
Đi liền với hệ thống chủ trương xuyên suốt nêu trên, các chức năng kinh tế
của nhà nước dần đuực thể chế hoá. Trên thực tế, đây cũng là những thể chế kinh tế
được xác lập nhằm đáp úng yêu cầu nhiệm vụ chính trị cũa mỗi giai đoạn.
Những năm đầu đổi mới, do hệ quả kinh tế - xã hội của việc kéo dài cơ chế kế
hoạch hoá tập trung còn nặng nề, nền kinh tế đối diện với sự khan hiếm hàng hóa.
Nhiệm vụ chính trị đặt ra là làm thế nào để 111Ở rộng sản xuất, thúc đấy sự gia tăng
sản lượng hàng hoá, phục vụ đời sống nhân dân, duy trì sự ổn định chế độ chính trị
trước sự biến động của hệ thống chính trị ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Tình
hình đó đã thúc đẩy sự ra đời của các cơ chế khoán sản phẩm trong nông nghiệp,
trong công nghiệp. Từ cơ chế khoán, sản phẩm hàng hoá dần được bổ sung, các chủ
thể hoạt động sản xuất lảnh doanh bắt đầu năng động hơn. Hoạt động của thị trường
giai đoạn này mới sơ khai song đã góp phần làm giảm áp lực của sự khan hiếm hàng
hoá, sản phẩm. Đây có thể hình dung là bước đầu tiên của việc xử lý mối quan hệ
giữa nhà nước và thị trường ở Việt Nam. Tương úng với giai đoạn đầu này, nhiều
văn bản mang tính thể chế đã được ban hành đề tách chức năng quản lý nhà nước về
kinh tế với chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên cơ sở những kết quả bước đầu, nhà nước thúc đẩy cổ phần hoá DNNN
bắt đầu từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Quá trình cổ phần hoá DNNN trên thực tế
phản ánh việc giảm dần vai trò chi phối tuyệt đối của nhà nước đối với thị trường để
dần thúc đẩy sự hình thành các quan hệ thị trường trong các lĩnh vực cơ bản như thị

43. Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, ừ.97.
442S. Văn Kiện Đại hội đại biếu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, tr. 100-101.
45 .Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI, Nxb Chính trị quốc gia, tr. 308.
46. Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc-lần thứ XII, sdd, tr. 103.
173
trưòng vốn, linh hoạt hoá thị tiưòng sức lao động, thị trường bất động sản.
Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
Thương mại thế giới (WT0) năm 2005, có bước phát triển mới. Với hàng loạt yêu
cầu của các vãn kiện đàm phán gia nhập của các thành viên, việc tự do hoá thị trường
trong hầu hết các lĩnh vực cơ bản theo lộ trình dần được hiện thực hoá. Các chức
năng kinh tế vốn trước đây là lĩnh vực độc quyền của nhà nước (chẳng hạn khu vực
mua sắm công) dần được thị trường hoá. Việc sử dụng các công cụ trợ cấp cho xuất
khẩu dần được bãi bỏ theo yêu cầu của WT0. Các mức thuế và sắc thuế với tư cách
là công cụ của nhà nước nhằm điều tiết các quan hệ thị trường dần được hài hoà hoá
đối với các quốc gia thành viên theo thông lệ quốc tế. Đi liền với quá trình này, việc
xây dụng và hoàn thiện luật cạnh tranh cũng đã được các cơ quan chức năng trong bộ
máy nhà nước thực hiện nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, từ đó tạo dư
địa đế phát huy vai trò của thị trường.
Hiện nay, với nhiệm vụ chính trị rất quan trọng là hoàn thiện thể chế KTTT
định hướng XHCN, đẩy mạnh việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức
cạnh tranh của nền kinh té, việc xử lý quan hệ nhà nước thị trường được nâng lên ở
mức yêu cầu mới. Việc thực hiện chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động là một
trong những khía cạnh phản ánh mức độ tưong họp với thị trường trong phát huy vai
trò của nhà nước. Việc dỡ bỏ hàng loạt các giấy phép con, dám từ bỏ lợi ích cục bộ
của một số ngành, lĩnh vực cho thấy vai trò của thị trường đã dần được đưa về đúng
vị trí của nó trong huy động, phân bổ 174
nguồn lực. Hiệu quả kinh tế thực sự của việc bãi bỏ các loại giấy phép đối với nền
kinh tế cần thời gian để đánh giá, song trước mắt có thể cảm nhận được sự tin tưởng
của các chủ thể sản xuất kinh doanh vào bộ máy quản lý nhà nước. Nếu sự tin tưởng
này liên tục được củng cố thì nền tảng cho sự ổn định chính trị trong tương lai là
vững chắc.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả bước đầu nêu trên, xét một cách khách
quan, với yêu cầu của nền KTTT đầy đủ trong điều kiện hội nhập, việc xử lý quan hệ
giữa nhà nước và thị trường trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam đang
bộc lộ các hạn chế như:
r/?zr nhất, về phía Nhà nước, việc sử dụng các công cụ hành chính còn phổ
biến, nhất là trong quá trình tác động vào thị trường. Hiện tượng “không quản được
thì cấm” là biểu hiện rõ nhất của sự chưa bắt kịp được sự vận động cùa thị trường.
Với hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế nhiều tầng nấc đang tạo ra sự xơ
cứng, chưa thực sự minh bạch trong thực thi nhiệm vụ. Các doanh nghiệp nhà nước
hoạt đọng chưa hiệu quả nếu so sánh tương quan giữa mức độ nắm giữ nguồn lực và
kết quả đầu ra. Nhà nước chưa phát huy tốt vai trò của công cụ chính sách để thúc
đẩy thị trường phát triển lành mạnh, nhìn chung vai trò của Nhà nước chưa thực sự
tương họp với thị trường. Việc xác định rõ chức năng kinh tế của nhà nước còn chưa
cụ thể, thiếu rõ ràng, thành ra Nhà nước rất nhiều khi can thiệp thiếu hiệu quả vào
các hoạt động của thị trường.
Thứ hai, về phía bản thân thị trường, trên thực tế, do hiệu quả điều tiết và tác
động từ phía Nhà nước chưa đáp úng đúng yêu cầu phát triển nên các quan hệ thị
trường cũng như chủ thể tham gia thị trường nhìn chung còn ở trình độ thấp. Sự thiếu
minh bạch, nhiều khi chụp giật thể hiện rất rõ trong nhiều lĩnh vực thị trường.
3. Xử lý quan hệ Nhà nước và thị trường trong nền KTTT đỉnh hướng
XHCN dưói góc nhìn quan hệ giữa chủ thể quản ỉý và đối tượng quản lý
Thứ nhất, đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng vào (Hiến pháp,
pháp luật, cơ chế, chính sách, xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển) nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN: Trong nhũng năm qua, Quốc hội đã ba lần sửa đổi và
ban hành Hiến pháp, sửa đổi và ban hành trên 150 bộ luật và luật, ủy ban Thường vụ
Quốc hội ban hành trên 70 pháp lệnh, Chính phủ ban hành hàng ngàn nghị định, tạo
cơ sở pháp lý cho sự chuyển đồi và vận hành của nền KTTT định hướng XHCN. Hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà 175
nước ta ngày càng được hoàn thiện, tạo khung khổ pháp luật để thực hiện quyển kinh
doanh, phát triển kinh tế nhiều thành phần, xác định chế độ sở hữu và các hình thức
sở hữu, xác định rõ địa vị pháp lý của doanh nghiệp; từng bước hài hòa hệ thống
pháp luật phù họp với thông lệ quốc tế.
Thứ hai, các hình thức sở hữu, thành phần kinh tế và chể độ phân phối đã phát
triển đa dạng, từng bước tuân thủ các quy luật của KTTT và phù họp với điều kiện
của đất nước. Các chủ thể kinh tế tự do kinh doanh và cạnh tranh theo quy định của
pháp luật, ngày càng phát huy vai trò tích cực trong nền lãnh tế quốc dân. Kinh tế
nhà nước từng bước phát huy vai trò chủ đạo; DNNN được cơ cấu lại, cổ phần hóa
và giảm mạnh về số lượng; cơ chế hoạt động, quản trị doanh nghiệp được đổi mới
phù họp với cơ chế thị trường, là lực lượng quan trọng của KTNN, góp phần bảo
đảm nhũng cân đối lớn và định hướng phát triển của nền kinh tế. Kinh tế tập thể
bước đầu được đổi mới, hình thành các hình thức hợp tác kiểu mới phù họp với cơ
chế thị trường. Kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng của nền
kinh tế, tạo điều kiện, khuyến khích phát triển ở các ngành, lĩnh vực. Doanh nghiệp
tư nhân được bình đẳng tiếp cận các nguồn lực, cạnh tranh bình đẳng đối với doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trên thị trường: Doanh nghiệp tư nhân đã
tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả lãnh doanh, tạo việc làm cho
85% lực lượng lao động xã hội, đóng góp 30% - 40% GDP. Kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài được khuyến khích phát triển, đã phát triển nhanh, tạo ra hơn 70% giá trị
hàng xuất khẩu, đóng góp gần 20% GDP đất nước.
Thủ ba, các yếu tố thị trường và các loại thị trường đang hình thành, phát
triển, cơ bản đã có sự liên thông, gắn kết thị trường trong nước với thị trường khu
vực và quốc tế. Hầu hết giá cả hàng hóa, dịch vụ đã do thị trường quyết định. Thị
trường hàng hóa, dịch vụ tăng về số lượng, chủng loại, chất lượng. Thị trường tài
chính - tiền tệ phát triển khá sôi động. Thị trưòng bất động sản phát triển mạnh. Thị
trường khoa học - công nghệ đang hình thành và phát triển. Cơ chế thị trường đã có
vai trò quan trọng trong phân bổ các nguồn lực xã hội, kể cả các nguồn lực nhà nước;
tạo ra động lực thúc đẩy các doanh nghiệp năng động, sáng tạo đổi mới, nâng cao
hiệu quả, sức cạnh tranh, thanh lọc những doanh nghiệp yếu kém.
Thứ tư, quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế được đổi mới, hiệu lực, hiệu
quả được nâng lên: Đã xác lập đưọ'c khung khổ pháp lý để bảo đảm Nhà nước quản
lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực kinh tể; tách quản lý nhà nước về 176
kinh tế với quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, đang tiếp tục tách quản lý nhà
nước về kinh tế với chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
hình thành và từng bước hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN. Chất lượng
các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của nhà nước; vai trò kiến tạo
phát triển của nhà nước được tăng cường. Cơ cấu Chính phủ gọn nhẹ hơn; chức năng
nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan hành chính nhà nước được điều chỉnh,
sắp xếp phù họp hơn. Thủ tục hành chính và hoạt động của các cơ quan hành chính
nhà nước được đổi mới, hiệu lực, hiệu quả; kỷ luật, kỷ cương được tăng cường. Nhà
nước điều hành thị trường chủ yếu bằng các công cụ kinh tế, hạn chế can thiệp hành
chính, trực tiếp vào nền kinh tế.
Thứ năm, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh, đạt
kết quả quan trọng: về quan hệ lãnh tế song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ
thương mại với 170 quốc gia, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hóa với
trên 230 nước và vùng lãnh thổ, ký kết gần 100 hiệp định thương mại song phưong,
trên 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư và nhiều hiệp định họp tác song
phương với các nước và tổ chức quốc tế. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tác
động để quy mô xuất khẩu không ngừng tăng lên qua các năm. Nếu như năm 1985
xuất khẩu mới đạt 0,7 tỷ USD, năm 2003 vượt mốc 20 tỷ USD, năm 2012 vượt mức
100 tỷ USD, năm 2016 đạt 175 tỷ USD và năm 2017 đạt khoảng 223 tỷ USD. Tổng
kim ngạch xuất khẩu năm 2017 vượt 400 tỷ USD. Đã thu hút được gần 20 nghìn
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư hơn 200 tỷ USD, đóng góp quan
trọng vào phát triển kinh tế đất nước.
77zz7 sáu, phát triển kinh tế đã gắn với định hướng XHCN, thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, củng cố quốc phòng, an ninh đất nước: Do
thực hiện tốt chủ trương chính sách tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và
công bằng xã hội ngay trong tùng bước phát triển, chỉ số phát triển con người (HDI)
của Việt Nam dần được cải thiện, xếp thứ 128/187 nước trên thế giới; tuổi thọ trung
bình của người Việt Nam là 74,8, xếp thứ 54 thế giới... Mức sống chung của người
dân tùng bước được nâng lên; an sinh xã hội ngày càng được mở rộng; tốc độ giảm
nghèo nhanh và liên tục qua các năm; giáo dục, y tế, văn hóa có bước phát triển.
Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được
tăng cường, có những chuyển biến tích cực. An ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội
được giữ vững, tiềm lực quốc phòng an ninh của đất nước được nâng lên, tạo môi
trường hòa bình, ổn định để phát triển.
Tuy nhiên, trong xử lý mối quan hệ này, vẫn bộc lộ một số hạn chế, đó là:
1
Thứ nhẩt, trong tư duy, nhặn thức và thực tiễn lãnh đạo, quản lý của Nhà nước. Do
nhận thức chưa đúng một số chức năng, vai trò của Nhà nước nên còn tình trạng Nhà
nước còn làm nhiều việc “thay” thị trường và xã hội, còn trực tiếp tham gia điều
hành nhiều vào hoạt động kinh tế (tuy đã giảm nhiều) mà các chuyên gia của Ngân
hàng thế giới gọi là “Nhà nước bị thương mại hóa” thông qua các doanh nghiệp (nhà
nước và tư nhân) có mối quan hệ “thân hữu” với quan chức nhà nước, thông qua
việc phân bổ một số nguồn lực, dự án đầu tư quan trọng bằng quyết định hành chính.
Trên thực tế, chức năng quản lý nhà nước nhiều khi vẫn chưa được tách biệt rõ ràng
với chức năng sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ công; công tư chưa được phân
biệt rõ ràng... tạo dư địa cho tiêu cực, tham nhũng, làm méo mó cơ chế thị trường.
Môi trường đầu tư và kinh doanh có chuyển biến nhưng vẫn còn nhiều yếu kém và
bất cập.
Thứ hai, những hạn chế về phân cấp, phân quyền trong các cơ quan Nhà nước
đối với phát triển kinh tế, xây dựng nền KTTT định hưóng XHCN. Việc phân công,
phân cấp trong các cơ quan Nhà nước chưa đủ rõ ràng, rành mạch, phân quyền chưa
đủ mạnh dẫn đến tình trạng thẩm quyền vừa bị phân tán, manh mún vừa có sự trùng
giẫm, chồng chéo.
Thứ ba, những hạn chế về bộ máy tổ chức nhà nước và công tác cán bộ. Bộ
máy nhà nước còn rất cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời
lại thiếu cơ chế kết nối để tạo nên sức mạnh chung. Các hiện tưọng “trên bảo dưới
không nghe”, chính sách bị cản trở, bị bẻ ghi, bị biển dạng, lợi ích cục bộ, lợi ích
nhóm, lợi ích cá nhân đang là một thực tế... làm hạn chế hiệu lực hiệu quả hoạt động
của Nhà nước.
Thứ tư, những hạn chế về hệ thống pháp luật và chất lượng dịch vụ công trên
lĩnh vực kinh tế. Hệ thống pháp luật thiểu đồng bộ, nhiều nội dung chưa đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế. Tính công khai, minh bạch, khả thi, ổn định còn hạn chế. Kỷ
cương, kỷ luật trong quản lý nhà nước-, thực thi công vụ còn nhiều yếu kém.
4. Xử lý quan hệ Nhà nưó’c và thị trưòng dưó’i góc nhìn quan hệ giữa
chủ quan và khách quan (giữa các quy định, quy chế với yêu cầu thực tiễn
khách quan)
Xử lý quan hệ Nhà nước và thị trưòng dưới góc nhìn quan hệ giữa chủ quan
và khách quan chính là đánh giá trên thực tế, những quy định, quy chế có đáp ứng
hoặc tưong thích với yêu cầu thực tiễn khách quan hay không. Thể hiện ở một số
điểm sau:
Thứ nhất, từ chỗ không có, đến nay Việt Nam đã xây dựng và đưa vào vận

178
hành một hệ thổng luật pháp thực hiện quản lỷ nhà nước đối với nền KTTT đáp ứng
yêu cầu cơ bản của thực tiễn đặt ra.
Hệ thống luật pháp này đã điều chỉnh hàng loạt quan hệ giữa quản lý nhà
nước với hoạt động kinh tế trong xã hội, trong đó nổi lên là:
- Sắp xếp lại hệ thống DNNN theo hướng tổ chức các Tổng công ty, tập đoàn
kinh tế, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê DNNN.
- Xoá bỏ mô hình hợp tác xã kiểu cũ, xây dựng và phát triển hợp tác xã và
các hình thức kinh tế tập thể theo mô hình mới.
- Xoá bỏ các ách tắc, cản trở việc công dân có quyền tự do kinh doanh theo
qui định của pháp luật.
- Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất để các tổ chức, cá nhân sử dụng ổn
định, lâu dài; các tổ chức, cá nhân sử dụng đất được có một hoặc tất cả các quyền
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn, thừa kế, quyền sử dụng
đất.
- Mở rộng phạm vi và đa dạng hoá các loại hình tín dụng nhằm cung ứng vốn
cho nhu cầu đầu tư phát triển lãnh tế trong xã hội.
- Tập trung vốn ngân sách nhà nước để đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng
kinh tế, xã hội (đường sá, càu cống, thông tin liên lạc, cấp và thoát nước, hệ thống
phát và phân phối điện, trưòng học, bệnh viện...), cắt giảm việc đầu tư của ngân sách
vào các lĩnh vực kinh doanh.
- Xoá bỏ độc quyền ngoại thương, mọi doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp
đều được tham gia xuất nhập khẩu.
- Thực hiện điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp thông qua các hình thức
thuế mới như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá
nhân; từng bước miễn, giảm thuế cho hộ nông dân.
- Bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.
- Bảo vệ quyền tự do kinh doanh và tự do cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Thứ hai, Nhà nước đã tác động mạnh mẽ làm chuyển biến về chất đổi với nền
kỉnh tế, trong đó các yếu tố thị trưòng, các loại thị trường ngày càng được hĩnh
thành, phát triển và tạo được nhiều nhân tố mới cho nền kinh tế.
So với trước Đổi mới, nền kinh tế Việt Nam hiện nay đã:
- Chuyển từ nền kinh tế sản xuất tự cung tự cấp trong nước sang nền kinh tế
sản xuất hướng về xuất khẩu với qui mô ngày càng lón dưới tác động quan trọng của
chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.

179
- Chuyển từ nền kinh tế chỉ công nhận địa vị pháp lý của thành phần kinh tế
XHCN sang nền kinh tế nhiều thành phần trong đó có cả thành phần kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài. Sự chuyển biến này chủ yếu được tác động bởi chính sách phát
triển kinh tế nhiều thành phần.
- Chuyển từ nền kinh tế XHCN không hiện thực sang nền kinh tế ngày càng
có thêm nhũng nhân tố mới của nền KTTT định hướng XHCN do thực hiện chủ
trưong nhiều chế độ sở hũư, do chính sách phân phối các nguồn lực xã hội đã ngày
càng dựa vào thị trường. Những nhân tố mới đó là: nhiều năng lực sản xuất được
giải phóng khỏi cơ chế cũ (cơ chế kế hoạch hoá tập trung), nhiều loại hình doanh
nghiệp mới được tổ chức và hoạt động theo cơ chế thị trường, thuê mướn lao động
chỉ bị cấm trong phạm vi hẹp (đảng viên không được làm kinh tế tư bản tư nhân).
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, cụ thể là:
Một là, hệ thống chính sách, pháp luật của nước ta trong quản lý KTTT chưa
hoàn thiện, nhiều khi không đáp úng thực tiễn đặt ra. Hiệu lực và hiệu quả quản lý
Nhà nước về kinh tế còn thấp, một mặt là do sự can thiệp của Nhà nước không phù
họp với sự vận động của thị trường. Mặt khác, Nhà nước lại thiếu công cụ và cơ chế
giám sát, chế tài để bảo đảm các chủ thể tham gia các quan hệ thị trưòng tuân thủ
“luật chơi” đã đề ra.
Hai là, hệ thống luật pháp về kinh tế còn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, bất
cập so với thực tiễn, như:
- Nhiều đạo luật quan trọng chưa được ban hành.
- Thiếu nhất quán trong phạm vi một văn bản pháp luật. Đồng thời, còn có sự
thiếu nhất quán giữa các văn bản pháp luật.
- Bị động trước diễn biến của cuộc sống nên luôn luôn phải sửa đổi, bổ sung.
Trên thực tế, việc ban hành văn bản pháp luật thời gian qua do có nhiều trường họp
bất cập so với thực tiễn nên đã phải liên tục sửa đổi bổ sung.
- Công tác kế hoạch và quy hoạch của Nhà nước trên nhiều lĩnh vực còn bất
cập, chưa phù họp với thực tế.
- Còn chưa có phân định rõ ràng vai trò và sự tác động giữa nhà nước và thị
trường

180
Ba là, trong quản lý nền kinh tế của Việt Nam hiện nay, còn có sự lẫn lộn về
vị trí, vai trò của các chủ thể này. Nhiều việc Nhà nước cần phải làm, nhưng lại
không làm hoặc làm không đầy đủ. Tổng kết 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt
Nam đã chỉ rõ hạn chế của mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường là: “Chưa làm
sáng tỏ vai trò của Nhà nước trong nền KTTT do chưa phân định rõ chức năng Nhà
nước - thị trường. Nhà nước vẫn bao biện nhiều chức năng mà thị trường đảm
nhiệm hiệu quả hon (phân bổ vốn; quản trị doanh nghiệp) trong khi chưa chú ý
đúng mức đến những chức năng mà Nhà nước phải hoàn thành (xây dựng và thực
thi khung khổ quản lý nhà nước “khung khổ hành chính - pháp lý”, cung cấp hàng
hóa và dịch vụ công, hỗ trợ phát triển,...)” 47. Bên cạnh đó, trong nhiều trưòng họp,
Nhà nước đã can thiệp vào vai trò, chức năng của các chủ thể khác. Điển hình như,
trong lĩnh vực quản lý kinh tế vĩ mô, vai trò quan trọng nhất của Nhà nước là định
hướng mục tiêu phát triển, dự báo tình hình biến động của thị trường; kiểm soát độc
quyền; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh..., nhung Nhà nước không tập trung
đúng mức, mà lại can thiệp vào vấn đề giá cả, tiền lưong... là những vấn đề thuộc
chức năng của doanh nghiệp.
5. Xử lý quan hệ Nhà nước và thị trường trong nền KTTT định hướng
XHCN dưó’i góc nhìn quan hệ giữa các chủ thể trên thị trường
Dưới góc độ các chủ thể trên thị trường, ở Việt Nam, hiện nay, có thể nhận
diện các thành phần kinh tế như: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
Đó là những bộ phận hợp chứa nhũng nguồn lực vật chất, nhũng đon vị sản xuất,
cung úng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế úng với nguồn gốc hình
thành, đặc trung phưong thức kinh doanh tưong ứng. Các bộ phận này là nòng cốt
của nền kinh tế. Nhận thức về các thành phần kinh tế này như sau:
- Đối với KTNN, trong đó bao hàm các DNNN, thực hiện tạo lập cơ sở kinh
tế, vật chất trong nhũng lĩnh vực then chốt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Khi DNNN phát huy được vai trò đích thực
trong những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, nhũng địa bàn quan trọng và quốc phòng,
an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không
đầu tư thì từ đó mà tạo ra cơ sở cho việc đáp úng yêu cầu đối với nền kinh tế trong
bối cảnh mới. Với nhiệm vụ trọng yếu, về nguyên tắc, DNNN phải đi đầu trong đổi
mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, từ đó
mà góp phần thực hiện vai trò thúc đẩy, tạo sự

47 Đinh Thế Huynh, Phùng HO’U Phú, Lê Hữu Nghĩa... (chủ biên): “30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam”, Nxb
Chính trị quốc gia - Sự thật. 2015, tr.96. 181
lan toả, tạo tiền đề để các doanh nghiệp khác cùng phát triển. Khi đó, các doanh
nghiệp nhà nước sẽ góp phần đắc lực trong tạo lập những tiền đề của nền kinh tế độc
lập tự chủ.
- Những bước tiến trong nhận thức về kinh .tế tư nhân đã giúp khu vực kinh
tế tư nhân nước ta đã có bước phát triển cả về lượng và chất, số lượng doanh nghiệp
tư nhân hoạt động chính thức ngày càng tăng. Hiện đã có hàng trăm nghìn doanh
nghiệp và hàng triệu hộ kinh doanh cá thể, phần lớn là hộ cá thể có đăng ký đang
hoạt động. Việt Nam đã hình thành một số tập đoàn lánh tế tư nhân lớn. Quy mô của
khu vực kinh tế tư nhân được mở rộng. Khu vực kinh tế tư nhân đã xuất hiện ở nhiều
ngành nghề khác nhau, trong đó có những ngành công nghệ cao, năng suất cao.
Tuy nhiên, khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức
nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện những cơ chế, chính sách. Những khó
khăn, thách thức trên đã tạo thành những rào cản đối với sự phát triển của khu vực
kinh tế tư nhân.
- Đối với kinh tế tập thể, đây là bộ phận họp thành nền kinh tế quan trọng,
dựa trên năng lực kinh tể tạo ra từ sự tự nguyện, do yêu cầu phát triển của nền kinh
tế mà hình thành và phát triển. Bộ phận này góp phần tạo điểm tựa cho các hộ sản
xuẩt đơn lẻ khi mà việc tự các hộ sản xuất sẽ không hiệu quả thì tự giác sẽ hình
thành các loại hình đa dạng các họp tác xã. Bộ phận này có vai trò đặc biệt quan
trọng trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện an sinh xã hội, từ đó tạo ra
sự ổn định về mặt xã hội và duy trì thành tựu tăng trưởng nhất là tại khu vực nông
thôn, vùng chậm phát triển.
Tuy nhiên, năng lực quản lý nhà nước về kinh tế tập thể; chính sách hỗ trợ
phát triển HTX chưa đủ mạnh và hiệu quả thấp. Kinh tể tập thể phát triển chậm, còn
nhiều yếu kém. Mà nguyên nhân chủ yếu ở góc độ quản lý nhà nước tập trung ở
những mặt sau: Nhận thức về kinh tế tập thể chưa đầy đủ, chưa thống nhất, ý thức
trách nhiệm còn thấp; Việc ban hành các văn bản dưới luật còn chậm, thiếu đồng bộ,
một số nội dung chưa được hưóng dẫn; Bộ máy quản lý nhà nước từ Trung ương đến
địa phương chưa đáp úng yêu cầu quản lý nhà nước về kinh tế tập thể;
Xét trên góc độ xử lý mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, có thể đánh
giá như sau:
- Phân định vai trò của Nhà nước và thị trường chưa thực sự rõ ràng, đặc biệt
tư tưởng sử dụng Nhà nước can thiệp mạnh vàò thị trường còn phổ biến, lý

182
luận về mô hình tăng trưởng kinh tế chưa hoàn thiện đã làm sai lệch quá trình phân
bổ nguồn lực; gây ra tình trạng phát triển méo mó của khu vực kinh tế tư nhân,
chậm phát triển của khu vực kinh tế tập thể.
- Các vấn đề lý luận về KTNN, DNNN, kinh tể tập thể; về cơ chế phân bố
nguồn lực, sở hũư đất đai, cơ chế giá một số hàng hóa, dịch vụ công thiết yếu; về
“bóc lột”, “tư bản tư nhân”,... trong bối cảnh mới vẫn chưa được thực sự làm rõ đã
ảnh hưởng đến tính chính đáng về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong
nền KTTT định hưóng XHCN nước ta và dễ dẫn đến những suy luận về sự phân
biệt đối xử giữa khu vực KTNN với khu vực kinh tế tư nhân.
- Còn tồn tại nhiều ưu đãi cho các DNNN. Nhũng ưu đãi cho DNNN được
thực hiện theo bốn phương thức: (1) trợ cấp mềm, (2) đánh thuế mềm, (3) tín dụng
mềm, (4) giá hành chính mềm 48.
6. Xử lý quan hệ nhà nước và thị trường trong phân phối sản phẩm bảo
đảm công bằng và kết họp phân bổ nguồn lực hợp lý
Có thể thấy, đa dạng hóa các chủ thể phân phối tại Việt Nam là quá trình tất
yếu, diễn ra bởi sự thay đổi của bối cảnh trong và ngoài nước, bởi chính sự phát
triển của các lực lượng sản xuất và sự biến đổi của các quan hệ sở hữu và quan hệ tố
chức, quản lý sản xuất trong giai đoạn vừa qua, cụ thể là:
Trước hết, hệ thống phân phối trong xã hội đã thay đổi một cách văn bản.
Chuyển từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường thì, về
phương diện phân phối, tất yếu phải bổ sung, mở rộng và phát triển các chủ thể
phân phối. Thị trường trở thành một chủ thể phân phối mới, khác lạ, có hiệu quả đặc
biệt, mà không một chủ thể phân phối nào trước đó có thể có. Trước đổi mới, phân
phối ở Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động (được cho
là nguyên tắc phân phối công bằng), nhưng trên thực tế là cào bằng, bình quân chủ
nghĩa. Sự can thiệp của thị trường khi bắt đầu giai đóạn đổi mới (1986) đến nay góp
phần xóa bỏ nguyên tắc cào bằng, bình quân và đảm bảo sự công bằng tốt hơn trong
phân phối. Thị trường ngày càng trở thành là chủ thể phân phối quan trọng, có vai
trò ngày càng to lón đối với việc thực hiện công bằng trong phân phối.
Một mặt, thị trường làm suy giảm vai trò của nhà nước và các chủ thể khác,
như họp tác xã, xí nghiệp trong điều hành phân phối. Phạm vi điều hành phân phối
của Nhà nước bị thu hẹp. Việc xuất hiện các tiểu thưong cùng với các

48 Huỳnh Thế Du: “Mối quan hệ nhà nước - doanh nghiệp nhà nước - ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam”.
Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright. 2005.
183
quan hệ thị trường thấm dần vào quan hệ phân phối, đã dẫn đến việc thay thế quan
hệ xin cho, cấp phát bởi Nhà nước trước đó. Nhà nước không còn được can thiệp
trực tiếp vào phân phối mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hình thức kinh doanh, sản xuất
và sở hữu như trước đó. Nhà nước lúc này có nhiệm vụ chủ yếu là tạo dựng hệ thống
pháp quy, pháp lý để quản lý và điều hành các quan hệ phân phối vĩ mô cho phù họp
với thị trường và thực tiễn phát triển xã hội. Đây là một trong những nhiệm vụ quan
trọng nhất của Nhà nước với tư cách chủ thể phân phối trong bối cảnh mới từ sau
1986. Giảm bớt việc can thiệp trực tiếp vào phân phối bằng các mệnh lệnh hành
chính, kế hoạch trong quan hệ với các chủ thể phân phối khác là một thay đổi rất căn
bản về vai trò và nhiệm vụ của Nhà nước. Sự thay đổi này làm cho nền kinh tế có
nhũng biến đổi nhanh chóng, sâu sắc trong quá trình chuyển từ nền kinh tế hế hoạch
hóa, tập trung sang nền KTTT.
Mặt khác, thị trường lại làm phong phú thêm đa dạng hóa các hình thức phân
phối. Các quan hệ thị trường thấm sâu hơn vào các quan hệ kinh tế, trước hết là quan
hệ phân phối, khiến cho nhiều quan hệ sở hữu khác vốn nằm ngoài chế độ phân phối
trong nền kinh tế quốc gia trước đây trở nên sôi động hơn, có hiệu ứng cộng hưởng
sâu rộng. Nhiều sản phẩm của lao động, của hoạt động trong xã hội trước đây không
được hạch toán và trả công, nhưng giờ đây với sự can thiệp của thị trường, chúng trở
thành có giá trị, được hạch toán, và được đưa vào quan hệ phân phối khiến phân phối
trở nên đa dạng hơn, sát họp thực tế hơn, kích thích hoạt động hiệu quả hơn.
Ở nước ta, từ khi đổi mới đến nay quan hệ phân phối được điều tiết đồng thời
bởi cả hai bàn tay - Nhà nước và thị trường, khiến cho nguyên tắc công bằng được
thực hiện đầy đủ hơn, giá trị lao động và giá trị các sản phẩm lao động ít bị bóp méo;
sự cào bằng, bình quân hóa trong phân phối cũng được khắc phục dần. Điều này thúc
đẩy con người hoạt động nhiều hơn, hiệu quả hơn, thường xuyên, liên tục hơn, năng
động hơn và sáng tạo hon, khác hắn vói thời kỳ phân phối bao cấp, hành chính,
mệnh lệnh... Nói cách khác, với sự thay đổi chủ thể trong phân phối, nguyên tắc
công bằng trong phân phối cũng đi vào thực chất hơn. Sự tham dự của thị trường, sự
đa dạng chủ thể và hình thức phân phối đã tạo nên môi trường, động lực thúc đấy
hoạt động của con người theo hướng ngày càng phát huy năng lực, sức sáng tạo của
họ trong hoạt động sản xuất. Chính bằng cách đó và thông qua đó, công bằng trong
phân phối trở thành một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển con người Việt
Nam về phương

184
diện phẩm chất và năng lực lao động. Mỗi bước tiến trong thực hiện công bằng phân
phối sẽ là bước tiến trong phát triển con người theo hướng đó.
Thực tế ở Việt Nam những năm qua, cũng như kinh nghiệm của nhiều nước
đã cho thấy, thị trường là kênh phân phối nguồn lực rất quan trọng và hiệu quả, thậm
chí trong những trường hợp cụ thể, là quan trọng và hiệu quả nhất. Sự phát triển cả
theo bề rộng lẫn chiều sâu của thị trường giúp cho sự phân phối các nguồn lực diễn
ra nhanh chóng, thuận lợi, hợp lý và hiệu quả hon. Công bằng trong phân phối giờ
đây không chỉ là công bằng trong phân phối các sản phẩm lao động, mà còn là công
bằng trong phân phối các nguồn lực cho phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Thị
trường là phương thức phát triển kinh tế năng động nhất mà nhân loại có được cho
đến nay, và ở một phương diện nhất định, đó cũng là phương thức phân phối các
nguồn lực nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Nhà nước là một chủ thể phân phối, mà không một chủ thể nào khác có thể
thay thế vai trò của nó trong phân phối và thực hiện công bằng trong phân phối các
nguồn lực. Nhà nước có thể tạo điều kiện và môi trường để các phương thức phân
phối khác nhau cùng tồn tại và vận hành. Ở Việt Nam hiện nay, Nhà nước đang sử
dụng đồng thời ít nhất 3 phương thức phân phối các nguồn lực đó là phân phối theo
kế hoạch, phạn phối theo thị trường và phân phối theo cơ chế xin - cho. Nhiều người
phủ nhận hoàn toàn phân phối theo cơ chế xin - cho. Những, xét kỹ thì tự nó,
phương thức phân phối này không có lỗi. Mỗi phương thức phân phối đều có những
điểm mạnh của nó, vấn đề là chủ thể phân phối sử dựng chúng với mục đích nào và
như thế nào mà thôi. Để tạo hiệu quả cao nhất nên kết họp hài hòa, đồng bộ các
phương thức phân phối. Đó cũng là cách đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân
phối được hiện thực hóa tốt nhất Nếu chỉ thực hiện độc nhất hoặc tách biệt dù bất cứ
phương thức phân phổi nào đã áp dụng trong thời kỳ trước đổi mới), thì nguyên tắc
công bằng trong phân phối sẽ bị vi phạm, hệ lụy xấu sẽ xuất hiện, gây ảnh hưởng
tiêu cực đến sự phát triển con người.
Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay khi các lực lượng sản xuất phát triên
không đồng đều, quá trình đa dạng hóa sở hũu đang được đẩy mạnh và sẽ tồn tại lâu
dài, các vùng miền còn cách biệt nhau khá xa về trình độ phát triển..., thì việc Nhà
nước phải sử dụng đồng thời nhiều phương thức phân phối các nguồn lực là tất yếu.
Điều quan trọng và quyết định là phải kết họp các hình thức phân phối một cách
đồng bộ; hài hòa, phù họp với từng giai đoạn phát triển của các lực lượng sản xuất
và quan hệ sở hũư thì mới đảm bảo công bằng trong 185
phân phối. Bởi lẽ, sự kết họp đó vừa bổ sung, hỗ trợ và khắc phục khiếm khuyết của
từng hình thức phân phối trong phân phối các sản phẩm lao động, vừa có tác dụng
tương tự trong đảm bảo công bằng khi phân phối các nguồn lực phát triển.
Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, thực hiện công bằng trong phân phối các
nguồn lực phát triển khác rất nhiều so với thực hiện công bằng trong phân phối các
sản phẩm lao động về hiệu quả, quy mô và mức độ ảnh hưởng. Phân phối sản phẩm
lao động theo nghĩa thông thường của một chu trình tái sản xuất thì mức độ ảnh
hưởng chỉ ở một hoặc hai chu trình sau đó, và cũng chỉ ở một giai đoạn ngắn và
mạnh nhất chỉ vào lúc đang phân phối. Do đó phân phối công bằng hay không cũng
chỉ có ảnh hưởng trực tiếp, tức thời và chỉ với những người được phân phối (trực
tiếp nhận sản phẩm). Còn phân phối các nguồn lực sản xuất thì không chỉ ảnh hưởng
đến các chủ thể trực tiếp sử dụng các nguồn lực đó, mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến
cả các chủ thể xã hội khác là người sử dụng sản phẩm của các chủ thể sản xuất.
Đồng thời, do tính chất liên đới chặt chẽ của nền sản xuất mà phân phối các nguồn
lực sản xuất còn ảnh hưởng đến nhiều sản phẩm khác nhau của nền sản xuất. Vì thế,
phân phối công bằng các nguồn lực sẽ trực tiếp thúc đẩy sản xuất và xã hội phát
triển, còn công bằng trong phân phối các sản phẩm ảnh hưỏng trực tiếp đến các đối
tượng sử dụng sản phẩm được phân phối.
Trước đây, Nhà nước tiến hành phân phối các nguồn lực phát triển theo
phương thức phân phối kế hoạch hóa tập trung và phưong thức xin - cho. Điều đó
tạo ra kẽ hở trong quản lý và điều hành các quan hệ phân phổi, khiến cho công bằng
trong phân phối bị vi phạm. Hiện nay, lại có xu hưóng là phân phối theo thị trường
đang được tạo điều kiện và đẩy lên thành chính yếu. Nếu tính chất cực đoan diễn ra
sẽ khiến cho công bằng trong phân phối cũng không được bảo đảm. Dù đề ra nguyên
tắc phân phối công bằng, nhung lại thực hiện phân phối chỉ bằng một phương thức
đơn lẻ hoặc đẩy nó lên địa vị thống soái, thì cũng không thể có công bằng trong hiện
thực. Chính vì vậy việc kết họp đồng bộ, hài hòa và phù họp vói thực tế các phương
thức phân phối khác nhau trong Việt Nam hiện nay là một trong nhũng tiền đề,
nguyên tắc quan trọng để có thể đảm bảo công bằng xã hội.
Mở rộng quan niệm công bằng từ chỗ bó hẹp trong phân phối các sản phẩm
lao động sang quan niệm công bằng trong phân phối các nguồn lực phát triển và kết
hợp các phưong thức phân phối khác nhau tùy vào tùng giai đoạn, từng lĩnh vực là
một bước tiến lớn trong thời kỳ đổi mới ở nưó'c ta. Thực tế đã 186
chứng minh, cách làm này đã góp phần thực hiên công bằng có hiệu quả hơn, giúp
giải phóng các nguồn lực, trong đó có nguồn lực con người, thúc đẩy xã hội phát
triển mạnh mẽ hơn, phát triển con người toàn diện hơn.
Tuy nhiên, về phương diện này, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
Một là, các phương thức phân phối khác, như phân phối các nguồn lực phát
triển, phân phối sản phẩm lao động,... dù dưới hình thức nào, cũng đều khó khỏa lấp
được hết sự bất công, bất bình đẳng này. Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa
các vùng, miền mà lịch sử để lại có nguyên nhân sâu xa từ chính sự không công
bằng trong phân phối các thành quả phát triển.
Hai là, sự bất công, bất bình đẳng trong chia sẻ các thành quả của phát triển.
Nếu sự bất công, bất bình đẳng trong phân phối các sản phẩm lao động đã từng được
xem là trở ngại trực tiếp lớn nhất trong lịch sử đối với sự phát triển con người, thì sự
bất công bằng bất bình đẳng trong phân phối các thành quả của sự phát trỉến lại là
trở ngại kéo dài nhất sâu xa nhất. Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ hiện
nay nó trở thành trở ngại trực tiếp, to lớn nhất vả khó khắc phục nhất đối với sự phát
triển con người. Đặc biệt, trong bối cảnh cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay,
nếu các thành quả văn minh của nhân loại của quốc gia không đến được với vùng,
miền nào đó thì khu vực đó sẽ có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa. Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư, nếu không đến “phủ sóng” được những nơi này sẽ gia tăng
nhanh chóng mức độ chênh lệch về trình độ và tổc độ phát triển của các vùng, miền
do không được chia sẻ các thành quả của phát triển. Sự chênh lệch về trình độ phát
triển ấy lại trở thành trở ngại không vượt qua được đối với sự phát triển con người.
V. THÀNH CÔNG, HẠN CHÉ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG xử LÝ MỐI
QUAN HỆ NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG TRONG NỀN KTTT ĐỊNH HƯỚNG
XHCN
1. Thành công
(1) Đã cơ bản xác định rô mô hình tống quát nền KTTT định hướng XHCN
Đây là căn cứ định hướng để xác định và xử lý mối quan hệ giữa Nhà nước và thị
trường.
(2) Từ chẽ không có, đến nay Việt Nam đã xây dựng và đưa vào vận hành
một hệ thống luật pháp về quản lý nhà nước đối với nền kinh tế xã hội; thể chế hóa
vai trò, vị trí và quan hệ Nhà nước - thị trường.
- Hệ thống luật pháp này đã điều chỉnh hàng loạt quan hệ giữa quản lý nhà
nước vói hoạt động kinh tế trong xã hội, trong đó nổi lên là:
187
sắp xép lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước theo hướng tổ chức các tổng
công ty, tập đoàn kinh tế, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.
Xoá bỏ mô hình hợp tác xã kiểu cũ, xây dựng và phát triển họp tác xã và các hình
thức kinh tế tập thể theo mô hình mới.
Xoá bỏ các ách tắc, cản trở việc công dân có quyền tự do kinh doanh theo qui
định của pháp luật. Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất để các tổ chức, cá nhân sử
dụng ổn định, lâu dài; các tổ chức, cá nhân sử dụng đất được có một hoặc tất cả các
quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn, thừa kế, quyền
sử dụng đất.
Thực hiện điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp thông qua các hình thức
thuế mới như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá
nhân; từng bước miễn, giảm thuế cho hộ nông dân.
- Xây dựng chế độ sở hữu ngày càng hoàn thiện và phù họp hon với kinh tế
thị trường
Nền kinh tế nhiều thành phần với các hình thức sở hữu phong phú, đa đang đã
hình thành, phát triển. Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản đã quy định khá đầy
đủ các quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu. Tư nhân có quyền sở hữu không hạn
chế đối với tài sản nói chung và tư liệu sản xuất nói riêng. Hiến pháp đã khẳng định
tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật
bảo hộ và không bị quốc hữu hóa. Hàng loạt quy định pháp luật đã được ban hành
tạo điều kiện, khuyến khích sở hữu hỗn họp hay liên kết sở hữu giữa sở hữu nhà
nước, sở hữu tập tlìể và sở hữu tư nhân, đặc biệt hành lang pháp lý thúc đẩy đa dạng
hoá các nguồn đầu tư thông qua đẩy mạnh hợp tác công - tư.
Đất đai là một loại tài sản đặc biệt và pháp luật về quyền sở hữu đất đai đã có
những đổi mới theo hướng quản trị tốt hơn. Theo đó, quyền sử dụng đất, ở mức độ
nhất định, đã được coi là tài sản của người sử dụng, được chuyển nhưọng và được
pháp luật bảo hộ. Đây là thay đổi quan trọng tạo điều kiện cho việc hình thành thị
trưòng chính thức về quyền sử dụng đất. Pháp luật về sở hữu nhà nước đã được xây
dựng, ban hành mới và ngày càng hoàn thiện theo hướng đảm bảo cho việc thực hiện
sở hữu nhà nước hiệu quả hơn.
- Mở rộng quyền tự do kinh doanh; ngày càng bảo đảm an toàn trong hoạt
động đầu tư kinh doanh
Thủ tục đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp đã liên tục được cải
cách, đơn giản hóa, theo kịp với thông lệ quốc tế tốt. Danh mục ngành, nghề 188
cấm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã được xác định cụ thể, và
theo hướng từng bước giảm và thu hẹp dần. Hàng ngàn rào cản, điều kiện kinh
doanh (dưới hình thức giấy phép) không còn cần thiết, không còn phù hợp đã liên
tục được xem xét, đánh giá và bãi bỏ. Người dân và doanh nghiệp về cơ bản đã được
quyền kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề mà luật không cẩm, đúng như quy
định của Hiến pháp năm 2013. Hiện tượng hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự
đang được hạn chế và loại bỏ.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh,
người tiêu dùng và lợi ích của nhà nước. Bảo vệ quyền tự do kinh doanh và tự do
cạnh tranh của các doanh nghiệp.
- Khung pháp lý cho thị trường hàng hóa và dịch vụ và thị trường các yếu tố
sản xuất ngày càng hoàn thiện
Thời gian qua, hệ thống pháp luật đã từng bước xác lập và tạo dụng những cơ
sở pháp lý cho vận hành của thị trường hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh việc ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, hàng loạt các cam kết quốc tế đa
phương, song phương đã được ký kết, làm cho thể chế thị trường hàng hoá, dịch vụ
tùng bước được hoàn thiện trên cả ba phương diện: “luật chơi”, “sân chơi” và “người
chơi”, tạo điều kiện cho thị trường này hoạt động theo cơ chế thị trường, thông suốt
và hiệu quả.
Bên cạnh việc đổi mới khung pháp lý về thị trường hàng hóa phù hợp với
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các cam kết hội nhập quốc tế,
nhũng năm gần đây, Nhà nlước đã thực hiện đổi mới cơ chế quản lý thị trường,
chuyển từ cơ chế trực tiếp can thiệp, kiểm tra, Idem soát thị trường sang cơ chế gián
tiếp, tạo lập môi trường tự do, bình đẳng giữa các chủ thể hoạt động trên thị trường.
- Khung khổ pháp lý về tự do giao kết họp đồng và giải quyết tranh chấp
thưong mại, dân sự đã được hình thành và tùng bước hoàn thiện
Khung pháp luật về hoạt động thương mại nói chung và giải quyết tranh chấp
thưong mại nói riêng đã được ban hành tương đối đầy đủ,và ngày càng được hoàn
thiện theo hướng phù họp với tập quán thương mại quốc tế (các luật về đầu tư, kinh
doanh, Bộ Luật Tố tụng dân sự, Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng
hình sự, Luật tố tụng hành chính,...). Cách thức giải quyết tranh chấp thưong mại đã
trở nên đa dạng và linh hoạt hơn trên cơ sở tôn trọng quyền tự chủ và ý chí của các
bên tranh chấp. Ngoài tòa án, thì trọng tài đang trở thành phương thức giải quyết
tranh chấp được ưa chuộng. Chất lượng của đội 189
ngũ trọng tài viên và năng lực của đội ngũ thẩm phán đã được cải thiện đáng kể. Các
trung tâm trọng tài cũng đã tham gia thụ lý rất nhiều các vụ tranh chấp có yếu tố
nước ngoài.
(3) Nhà nước đã tác động mạnh mẽ làm chuyển biến về chất đổi với nền kinh
tế, trong đỏ các yếu tổ thị trường, các loại thị trường ngày càng được hĩnh thành,
phát triển và tạo được nhiều nhân tổ mới cho nền lành tế.
- Tự do hóa thể chế định giá, nhất là giá cả hàng hóa, dịch vụ; giá cá hàng
hóa, dịch vụ về cơ bản đã được quyết định bởi thị trường, theo quy luật thị trường
Chế độ bao cấp qua giá về cơ bản đã được bãi bỏ; các chủ thể thị trường, nhất
là doanh nghiệp, đã có đầy đủ quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ định giá theo quy
luật thị trường. Giá cả đại bộ phận các loại hàng hóa, dịch vụ đã được định theo cơ
chế thị trường. Danh mục các hàng hóa, dịch vụ được coi là thiết yếu do Nhà nước
quản lý giá ngày càng được thu hẹp; thay vào đó, Nhà nước đã chú ý nhiều hơn đến
kiểm soát giá đối với nhũng hành vi liên quan đến hạn chế cạnh cạnh như lạm dụng
vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường hay thỏa thuận về giá, để hướng tới nền kinh
tế thị trưòng đầy đủ, hiện đại và hội nhập. Chế độ phí đang được chuyển dần sang
chế độ giá; và giá do Nhà nước quy định đối vói một số ít các các lọai hàng hóa dịch
vụ cũng đã được điều chỉnh theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí; đồng thời, đề
cao tính tự chủ của các đơn vị, tổ chức cung ứng như đối với doanh nghiệp. Giá cả
hàng hóa, dịch vụ ở thị trường trong nước về cơ bản đã liên thông với thị trường khu
vực và quốc tế.
- Cạnh tranh trên thị trường hàng hóa và dịch vụ ngày càng gia tăng; kiểm
soát độc quyền trong kinh doanh, thống lĩnh thị trường và cạnh tranh không lành
mạnh ngày càng được quan tâm
Luật Cạnh tranh đã sớm được ban hành (năm 2004). Cạnh tranh thị trường gia
tăng chủ yếu nhờ tự do hóa, tháo bỏ rào cản gia nhập thị trường và rào cản đối với
quyền tự do kinh doanh ở trong nước và mở cửa hội nhập vói thị trường quốc tế.
Mức độ công bằng trong cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, nhất là giữa doanh
nghiệp tư nhân với DNNN, doanh nghiệp của tư nhân trong nước với doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài ngày càng được cải thiện hơn. Sự phân biệt đối xử về pháp luật đã
được loại bỏ; sự phân biệt đối xử trên thực tế đang giảm dần. Những đặc quyền, lợi
thế do thể chế tạo ra cho DNNN đang dần được loại bỏ; DNNN đang bị ép buộc hoạt
động theo nguyên tắc và kỷ luật thị trường, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế 190
khác. Việc thực thi chính sách cạnh tranh, kiểm soát độc quyền đã chú trọng tới các
ngành, mặt hàng chiến lược, nhạy cảm như điện, than, xăng dầu,...; chống hàng giả,
hàng nhái, hàng lậu, hàng kém chất lượng đã ngày càng quyết liệt và hiệu lực hơn.
(4) Quản lý nhà nước về lành tế của Việt Nam đang làm hình thành dần một
mô hĩnh kỉnh tế hỗn họp mới đối với một nước có nền KTTTphát triển ở trình độ
thấp.
Trên thế giới, ngoài một số nước đã có nền KTTT phát triển ở mức độ cao
như các nước thuộc nhóm G7, một số nước đang đạt tới sự phát triển tương đối đầy
đủ của kinh tế thị trường (như các nước công nghiệp mới), thì đại đa sổ đều trong
tình trạng hoặc chưa có, hoặc chỉ có nền KTTT ở trình độ phát triển thấp và trung
bình. Trong số những nước có nền KTTT ở trình độ thấp, thành tựu phát triển của
Việt Nam đang gây nhiều ấn tượng trong đó quản lý của nhà nước đối với nền kinh
tế thuộc loại này đang làm hình thành dần một mô hình kinh tế mới với những đặc
điểm đặc trưng có xu hướng sau đây:
- Có sự phối hợp giữa vai trò quản lý với vai trò chủ sở hữu (trong một phạm
vi cần thiết) của nhà nước.
- Tạo điều kiện, và thúc đẩy các nhân tố thị trường hình thành và phát triển từ
ít đến nhiều, từ trình độ thấp đến trình độ cao hơn
- Tạo ra nhũng động lực để toàn dân, từ ngưòi nghèo đến người giầu đều
được cuốn hút và được hưởng lợi từ quá trình phát triển thích họp
- Thực hiện công bằng, minh bạch trong phân phối và hưởng thụ của công
dân đối với nhũng lợi ích thu được từ những nguồn lực được điều tiết và tập trung do
kết quả quản lý của nhà nước, đặc biệt là nguồn lực về đất đai, về ngân sách nhà
nước.
(5) Vai trò của Nhà nước đang chuyển dần từ nhà nước sở hữu và kiểm soát
sang nhà nước kiến tạo, điều tiết và phục vụ; hiệu lực quản lỷ nhà nước có cải thiện
Vai trò của Nhà nước đã được đổi mới phù họp hon với cơ chế thị trưòng.
Theo đó, Nhà nước tập trung hơn vào ổn định kinh tế vĩ mô, tạo lập và duy trì môi
trường kỉnh doanh bình đắng cho mọi loại hình doanh nghiệp, giảm thiểu vai trò can
thiệp trực tiếp vào công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Cách thức quản lý và
hiệu lực quản lý nhà nước đã có những chuyển biến rõ nét. Theo đó, Nhà nước quản
lý và định hướng phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và
các công cụ điều tiết phù họp với lãnh tế thị trường, 191
giảm thiểu can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính; phân định rõ chức năng của Nhà
nước và chức năng của thị trường. Bộ máy quản lý hành chính nhà nước đang dần
được tổ chức, sắp xếp lại theo hướng thu gọn đầu mối, phân định rõ hon chức năng,
nhiệm vụ của từng đầu mối trong hệ thống, khắc phục dần nhũng chồng chéo, trùng
lắp về chức năng, nhiệm vụ.
Nhà nước đã bước đầu phát huy vai trò của mình trong việc sửa chữa nhũng
“khiếm khuyết của thị trường” thông qua các chính sách bảo trợ xã hội, xóa đói giảm
nghèo, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
2. Hạn chế
(1) Hệ thong pháp luật chưa đồng bộ, còn chưa tuân thủ các quy luật của
KTTT
- Hệ thống luật pháp về kinh tế còn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, bất cập so
với thực tiễn: Nhiều đạo luật quan trọng chưa được ban hành. Cho tới nay còn thiếu
nhiều quy định dưới hình thức Luật cho sự hoạt động của nền kinh tế, chẳng hạn như
Luật bất động sản, Luật thuế đầu cơ, Luật chống bán phá giá, Luật kế hoạch,...Thiếu
nhất quán trong phạm vi một văn bản pháp luật. Thiếu nhất quán giữa các văn bản
pháp luật.
Bị động trước diễn biến của cuộc sống nên luôn luôn phải sửa đổi, bổ sung.
Trên thực tế, việc ban hành văn bản pháp luật thời gian qua do có nhiều trường họp
bất cập so với thực tiễn nên đã phải liên tục sửa đổi bổ sung.
Việc thực thi hệ thống pháp luật còn chậm, các văn bản dưới luật nhiều khi
chồng chéo, chưa phù hợp thực tiễn.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội còn ôm đồm quá nhiều mục tiêu (một
số bình luận gọi chiến lược quá nhiều mục tiêu là chiến lược quả mít), trong đó: vừa
muốn tăng trưởng cao lại vừa muốn phát triển bền vững; vừa muốn tăng mạnh các
vùng động lực, các tam tứ giác tăng trưởng, các trung tâm kinh tế lại vừa muốn phát
triển đồng đều giữa các vùng; vừa muốn đi tắt đón đầu nhưng lại vẫn đầu tư phát
triển theo hàng ngang; vừa muốn giải quyết nhanh chóng nạn thất nghiệp nhưng vẫn
chống bóc lột; đặt KTNN giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhung vẫn kéo dài sự
hoạt động kém hiệu quả của hệ thống DNNN.
Thiếu kế hoạch tổng thể cho khu vực KTNN. Với kể hoạch, trong khi phần
định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung cho cả nước được xem là một đổi mới
quan trọng thì ké hoạch phát triển đối với khu vực KTNN lại tỏ ra bất cập so với
thực tiễn.
(2) Vai trò của Nhà nước nhiều khi cỏn lấn át thị trường, đặc biệt là khu vực

192
doanh nghiệp nhà nước
Những chuyển biến tích cực trong việc xác định lại vai trò kinh tế của nhà
nước thời gian qua vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thời kỳ phát triển mới.
Nhiều vấn đề còn tồn tại như: phương thức quản lý nhà nước về kinh tế còn nặng về
can thiệp hành chính, còn mang tính ngắn hạn và bị động; Nhà nước còn can thiệp
quá sâu vào quá trình vận hành của KTTT; Năng lực bộ máy quản lý nhà nước còn
hạn chế. Những thách thức trên cho thấy, việc xác định vai trò kinh tế của Nhà nước
là một quá trình khó khăn phức tạp.
Thực tế phát triển kinh tế của Việt Nam cho thấy vẫn cần có sự hiện diện của
Nhà nước trong nền kinh tế để phát huy mọi nguồn lực cho phát triển, để sử dụng có
hiệu quả các nguồn tài nguyên, vốn, tài sản thuộc sở hũu nhà nước. Nhà nước sử
dụng các nguồn lực của mình, cùng các công cụ, chính sách để định hướng và điều
tiết nền kinh tể, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và
bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc phân bổ các nguồn lực của Nhà nước nhiều khi
vẫn theo ý muốn chủ quan, chưa thực sự theo các tín hiệu của thị trường, dẫn đến
không bảo đảm sự minh bạch và có hiệu quả.
vẫn còn nhũng cơ chế, chính sách tạo cho doanh nghiệp nhà nước vị thế độc
quyền, không thúc đẩy họ nâng cao năng lực cạnh tranh, lại làm giảm sút tính năng
động, sáng tạo của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước. Trong khi đó, kinh
tế tư nhân nước ta có tiềm năng rất lớn, đang có những đóng góp quan trọng cho nền
kinh tế, nhưng lại đang bị kỳ thị, phân biệt đối xử, nhất là về tiếp cận đất đai và vốn
tín dụng. Khu vực DNNN cũng là nơi có nhiều vụ tham nhũng, thất thoát tài sản
nhất.
(3) Thị trường còn manh mún, sơ khai, chậm đồng bộ so với yêu cầu
Do các yếu tố thị trường, các loại thị trường chậm được đồng bộ hoá nên Việt
Nam vẫn còn bị nhiều nước xem xét và đánh giá là một quốc gia chưa có nền KTTT.
Nhiều yếu tố thị trường cho đến nay vẫn chưa được công nhận về mặt chính
trị và pháp luật, điển hình là đất đai làm cho thị trường bất động sản chẳng những
chậm hình thành mà còn phát triển quanh co, biến tướng phức tạp, gây nhiều hậu quả
tiêu cực cho phát triển hiệu quả và bền vũng.
Có những thị trường bị biến dạng, chưa vận hành theo đúng quy luật của thị
trường, sự kiếm soát của Nhà nước kém hiệu quả, như thị trường BĐS đang

193
hoạt động “ngầm”. Một số thị trường vẫn đang bị chi phối bởi cở chế kế hoạch hoá
tập trung quan liêu, bao cấp như thị trường lao động, thị trưòng KH và CN.
Mặt khác, do trình độ quản lý còn hạn chế, một số thị trường đã bị chi phối
chủ yếu bởi thị trường ngầm hay các giao dịch không chính thức, về nguyên tắc,
Nhà nước khuyến khích và bắt buộc các giao dịch trên thị trường phải được công
khai hoá, trong những trường hợp cần thiết (như mua bán BĐS), phải có sự tham gia
của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Đánh giá một cách tổng thể, trình độ phát triển một số loại thị trường trong
nền kinh tế nước ta còn thấp, điều này được thể hiện rõ ở chỉ số tự do kinh tế của
nước ta chỉ ở mức 51-52/100 điểm, thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu
vực như Thái Lan, Malaixia, Singapore.
’ AA , , A 7
9

3. Nguyên nhân của hạn chê ' Ỵq
- về năng lực Nhà nước trong quản trị nền kinh tế
Bộ máy quản lý được coi là “phần cứng” của hệ thống quản lý. Mặc dù trong
những năm qua đã có nhiều nỗ lực thay đổi để phù họp với “phần mềm”, tuy nhiên,
thực tế cho thấy bộ máy quản lý của nhà nước đã lạc hậu khá xa và có độ trễ khá dài
so với những đổi mới trên hoạt động thực tiễn của đời sống kinh tế, xã hội. Bộ máy
nhà nước còn rất cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời lại
thiếu cơ chế kết nối để tạo nên sức mạnh chung. Các hiện tượng “trên bảo dưới
không nghe”, chính sách bị cản trở, bị bẻ ghi, bị biến dạng, lợi ích cục bộ, lợi ích
nhóm, lợi ích cá nhân đang là một thực tế... làm hạn chế hiệu lực hiệu quả hoạt động
của Nhà nước.
Trong bộ máy quản lý nhà nước và đội ngũ cán bộ công chức, tình trạng
không rõ trách nhiệm, thiếu trách nhiệm, phẩm chất, năng lực yếu; kỷ cưong, kỷ luật
không nghiêm, quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, chưa được ngăn
chặn, đẩy lùi, cản trở việc thực hiện các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng,
Nhà nước, làm xấu đi môi trường đầu tư, kinh doanh.
Việc phân công, phân cấp trong các cơ quan Nhà nước chưa đủ rõ ràng, rành
mạch, phân quyền chưa đủ mạnh dẫn đến tình trạng thẩm quyền vừa bị phân tán,
manh mún vừa có sự tiling giẫm, chồng chéo.
- về trĩnh độ phát triển của thị trường
Cách thức, mức độ và nội dung can thiệp của Nhà nước phải tương họp vói
trình độ phát triển của thị trường. Ở giai đoạn đầu khi thị trường chưa phát triển, sự
can thiệp của Nhà nước tập trung vào việc xây dựng các cơ sở kinh tể và tạo ra các
thông số xã hội cơ bản; ở giai đoạn tiếp theo, khi kinh tế đã có sự 194
phát triển nhất định, Nhà nước nhấn mạnh đến các mục tiêu về xã hội, môi trường,
trong khi những mục tiêu về kinh tể tiếp tục được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, nhìn chung các loại thị trường ở Việt Nam tính đến nay vẫn còn
mới sơ khai, chưa hình thành đồng bộ xét về trình độ, phạm vi và các yếu tố thị
trường trong tổng thể toàn bộ hệ thống. Với mức độ này, rất cần sự can thiệp của
Nhà nước trong việc xây dựng các cơ sở kinh tế và tạo ra các thông số xã hội cơ bản.
Nhưng đây cũng chính là nguồn gốc của một số hạn chế trong xử lý mối quan hệ
này.
Sự lạm dụng vai trò của Nhà nước đặc biệt trong sản xuất, kinh doanh, đặc
biệt của khu vực DNNN. Sự kiểm soát quá đà của Nhà nước, bởi nhiều khi Nhà
nước kiểm soát kém hiệu quả sẽ dẫn đến thị trường bị biến dạng, chưa vận hành theo
đúng quy luật của thị trường.
Ngoài ra, khi điều chỉnh hệ thống các thị trường, xuất phát điểm chung của
luật pháp là sự thể chế hóa chủ trương của Đảng về phát triển đồng bộ các loại thị
trường. Muốn vậy, pháp luật phải có những quy định để hình thành, xây dựng các
loại thị trưòng đó. Tuy nhiên, xuất phát điểm của các loại thị trường trong nền kinh
tế lại thấp và hoàn toàn khác nhau. Điều này rất khó khăn trong việc xây dựng môi
trường pháp lý cho các loại thị trường.
- về các yếu tổ văn hỏa - lịch sử ảnh hưởng đến xử ỉỷ quan hệ nhà nước và
thị trường
Đặc trưng tính cộng đồng làng xã và lối tư duy từ thời bao cấp cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến quá trình xử lý quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.
Xã hội nông nghiệp có đặc trưng là tính cộng đồng làng xã với nhiều tàn dư
nguyên thuỷ kéo dài đã tạo ra tính cách đặc thù của con người Việt Nam. Đó là một
lối tư duy lưỡng họp (dualisme), một cách tư duy cụ thể, thiên về kinh nghiệm cảm
tính hơn là duy lý, ưa hình tượng hơn khái niệm, nhưng uyển chuyển linh hoạt, dễ
dung họp, dễ thích nghi. Đó là một lối sống nặng tình nghĩa, đoàn kết gắn bó với họ
hàng, làng nước (vì nước mất nhà tan, lụt thì lút cả làng). Đó là một cách hành động
theo xu hướng giải quyết dung hoà, quân bình, dựa dẫm các mối quan hệ, đồng thời
cũng khôn khéo giỏi ứng biến đã tùng nhiều lần biết lấy nhu thắng cương, lấy yếu
chống mạnh trong lịch sử.
Những nhân tố trên ảnh hưỏng đến việc xử lý mối quan hệ giữa nhà nước -
thị trưòng, đó là việc xử lý nhiều khi cứng nhắc, áp đặt và một chiều giữa một bên là
các cơ quan quản lý và một bên là đối tượng bị quản lý; một số nhược điếm trong
văn hoá truyền thống như kém tư duy lôgích; đầu óc gia trưởng, bảo 195
thủ, địa phương, hẹp hòi; tư tưởng bình quân; yếu về tổ chức thực tiễn... cũng tác
động không nhỏ đến quan hệ và việc xử lý mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường
này.
- về yếu tổ chỉnh trị - xã hội
Nền kinh tế Việt Nam không trải qua quá trình phát triển tuần tự mà là quá
trình phát triển quá độ, rút ngắn từ nền kinh tế nông nghiệp, chậm phát triển sang
nền KTTT định hướng XHCN. Đặc điểm này càng khẳng định vai trò quan trọng của
Nhà nước đối với thị trường, bởi vì trong quá trình phát triển rút ngắn này, vai trò
của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, bên
cạnh các chức năng can thiệp cơ bản đối với thị trường, còn là chủ thể sáng tạo, bắt
nhịp, tạo lập các điều kiện và cơ sở cần thiết về kinh tế, chính trị, xã hội cho quá
trình phát triển quá độ, rút ngắn của KTTT.
Trong nền KTTT định hướng XHCN này, Nhà nước định hướng, chi phối
việc phát triển nền kinh tế hướng tới các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã
hội, đó là mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, là việc
định hướng phát triển nền kinh tế vào việc nâng cao đời sống nhân dân. Nhà nước
còn định hướng thị trường thông qua việc gắn kết giữa các mục tiêu kinh tế với các
mục tiêu xã hội, mục tiêu phát triển con người và bảo vệ môi trường. Tăng trưởng
kinh tế luôn đi liền với phát triển văn hoá, phát triển con người,thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền
vững. Tiến bộ và công bằng xã hội được thể hiện ở nhiều nội dung, trong đó, công
bằng trong phân phối các yếu tổ sản xuất, tiếp cận và sử dụng các cơ hội, điều kiện
phát triển là nội dung quan trọng. Phân phối của cải làm ra chủ yếu theo kết quả lao
động, hiệu quả kinh tế, đồng thòi theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác
và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
- về quá trình hội nhập quổc tế
Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng,
nhũng diễn biến kinh tế phức tạp và khó lưồng ở bên ngoài có tác động trực tiếp và
nhanh chóng đến môi trường kinh tế trong nước, khiến cho việc kiểm soát ổn định
kinh tế vĩ mô trong nước cũng trở nên khó khăn và phức tạp hon. Theo thời gian,
Nhà nước Việt Nam dần dần phải dỡ bỏ những rào cản kiểm soát của nhà nước để hệ
thống tài chính và thương mại vận hành tự do theo tín hiệu thị trưòng, kết nối thị
trường nội địa và thị trường quốc tế. Nhà nước giảm bớt mức độ can thiệp, giảm bớt
lĩnh vực can thiệp và thay đối cách thức can thiệp để thị trường được vận hành theo

196
đúng quy luật vốn có của nó.
Từ năm 1985 tới nay, cải cách thương mại Việt Nam đạt được nhiều thành
công ấn tượng. Những biện pháp kể tới như: (i) nới lỏng các hạn chế thành lập doanh
nghiệp, trong đó có doanh nghiệp thương mại; (ii) triển khai các công cụ tạo điều
kiện cho tự do hóa thương mại như bỏ hạn chế thuế quan, bỏ hàng rào nhập khẩu,
khuyến khích xuất khẩu; (iii) tự do hóa cơ chế tỷ giá. Việt Nam áp dụng các biện
pháp tự do hóa thương mại do các tồ chức quốc tế đề xuất như IMF, WB và thực
hiện tốt các cam kết hiệp định thương mại song phương và đa phương, tuân thủ cam
kết tự do hóa thương mại của WTO.
Tự do hóa thương mại là một trong những nội dung đổi mới quan trọng của
Việt Nam. Và những đổi mới này tác động không nhỏ đến việc xử lý mối quan hệ
Nhà nước - thị trường.
4. Một số vấn đề đặt ra trong xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và thị
trường trong nền KTTT định hướng XHCN
Mối quan hệ nhà nước và thị trường là vấn đề luôn được quan tâm trong tiến
trình phát triển nền KTTT. Phát triển KTTT, một mặt, tạo ra sự phát triển của nền
kinh tế-xã hội; mặt khác, lại hàm chứa những khuyết tật như làm gia tăng tính bất ổn
của xã hội, khoét sâu khoảng cách giàu - nghèo. Vì vậy, việc phát huy vai trò nhà
nước như là một chủ thế xã hội sáng tạo và có năng lực để quản lý các quá trình kinh
tế vĩ mô, nhằm hạn chế nhũng khuyết tật của thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển
trở nên ngày càng quan trọng. Việc xử lý mối quan hệ Nhà nước và thị trường trong
nền KTTT định hướng XHCN đã có một số kết quả và hạn chế như phần trên đã đề
cập, tuy nhiên trong qua trình xử lý mối quan hệ này cũng đấ và đang đặt ra một số
vấn đề cần được qủan tâm giải quyết. Đó là những vấn đề cơ bản sau:
4.1. về tính rõ ràng và thống nhất của sở hữu nhà nước và toán dân; mối
quan hệ giữa các chủ thể gắn với sử hữu nhà nước
- về tính rõ ràng và thống nhất của sở hữu (nhà nước và toàn dân)
Ở nước ta, sở hữu nhà nước đóng vai trò nền tảng, là phạm trù kinh tế để chỉ
một hình thức sở hữu mà chủ sở hũư là nhà nước và đối tưọng sở hũư là toàn bộ của
cải vật chất thuộc chủ quyền của một quốc gia. Ở Việt Nam hiện nay sở hữu nhà
nước được hiểu là sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện. Trong thời kỳ quá độ
lên CNXH và trong giai đoạn XHCN chỉ mới có sở hũu nhà nước.
Nhà nước đại diện cho toàn dân sở hũư tài nguyên thiên nhiên, của cải, tài sản, tư
liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước..., của toàn dân, của toàn xã hội.
Tuy nhiên, quan niệm về sở hữu nhà nước, sở hữu toàn dân vẫn chưa đạt được

197
sự thống nhất. Theo tổng kết (49) thì hiện tại vẫn tồn tại 4 loại ý kiến khác nhau:
Ỷ kiến thứ nhất cho rằng, đây là hai khái niệm mặc dù tên gọi khác nhau
nhưng thống nhất và đồng quy với nhau.
Ý kiến thứ hai cho rằng, có sự khác nhau giữa sở hũu toàn dân và sở hữu nhà
nước, nhưng trong thời kỳ phát triển hiện nay của nước ta, chỉ nên sử dụng khái
niệm sở hữu nhà nước là đủ, còn sở hữu toàn dân chưa có điiều kiện thực hiện.
Ỷ làến thứ ba cho rằng, sở hữu toàn dân hoàn toàn khác với sở hữu nhà nước
(50).
Ỷ kiến thứ tư, vừa muốn phân biệt sở hũu toàn dân vói sở hữu nhà nước,
nhưng lại vừa muốn đồng nhất chúng.
Các quy định pháp luật của Việt Nam cũng chưa rõ ràng và thống nhất trong
việc đề cập tới sở hữu nhà nước và sở hữu toàn dân.
Hiến pháp năm 2013 (điều 53) quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và
các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
Điều 54 Hiến pháp năm 2013 quy định: “
1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát
triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền
sử dụng đất. Ngưòi sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền
và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.
3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường họp
thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã
hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và
được bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết do luật định để
thực hiện nhiệm vụquốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng
khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.”
Luật Đất đai năm 2013 (điều 4) về sở hữu đất đai quy định: “Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao
quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”. Trong khi đó,
Bộ luật Dân sự năm 2015 (điều 200) về tài sản thuộc sở hữu nhà nước lại đề cập tới

49 “ Sở hữu nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Giai
đoạn 2001 2005) ".Đề tài KX.01.02
503,1 Nguyễn Cúc-Kim Văn Chính (Chủ biên): “Sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa". Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2006

198
sở hữu nhà nước: “Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự
nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài
nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời,
phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các
ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc
phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định”. Các luật chuyên ngành
khác cũng không phân biệt rõ điều này. Ví dụ, Luật Khoáng sản đề cập tới tài
nguyên khoáng sản (Điều 58. Thu hồi, chấm dứt hiệu lực Giấy phép khai thác
khoáng sản), Luật Bảo vệ phát triển rừng (Điều 6. Quyền của Nhà nước đối với
rừng), Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (Điều 3. Giải thích từ ngữ). Bộ luật
Dân sự năm 2015 (điều 200) về tài sản thuộc sở hữu nhà nước lại đề cập tới sở hũư
nhà nước.
- về mổỉ quan hệ giữa các chủ thể gẳn với sở hữu nhà nước
Mối quan hệ giữa chủ sở hữu là Nhà nước với các chủ thể sử dụng là các
doanh nghiệp hoặc các tổ chức sự nghiệp sử dụng tài sản của Nhà nước, tổ chức và
cá nhân (đối với đất đai) là mối quan hệ đặc biệt.
Trong nền KTTT định hướng XHCN, mối quan hệ nêu trên phải được xử lý
trên cơ sở pháp luật là nền tảng, kết họp với hình thức hợp đồng (khế ước). Luật Đất
đai và Luật Doanh nghiệp nhà nước mới ban hành năm 2003 đã thể hiện khá rõ quan
điểm này. Tuy nhiên, trên thực tế, để bảo đảm thực hiện có hiệu quả sở hữu nhà
nước, mợí /nặí, vẫn cần tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa các luật về sở hữu nhà nước,
mặt khác, phải khắc phục tình trạng lạm dụng quyền lực để vụ lợi cá nhân trong sử
dụng sở hữu nhà nước. Nhiều nội dung cụ thể cần tiếp tục chú trọng hoàn thiện như
thể chế sở hữu, thể chế quyền tài sản, quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể kinh tế
gắn liền với các quyền tài sản. Đây là

199
những vấn đề còn chậm được tổng kết và hoàn thiện. Trách nhiệm giải trình của các
chủ thể kinh tế trong việc sử dụng nguồn lực vốn, tài nguyên chưa rõ ràng.
4.2. về mối quan hệ nhà nước và thị trường nhìn từ quá ưình phát triển các
thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp
- Mối quan hệ Nhà nước và thị trường dưới góc độ môi trường kỉnh doanh
Vấn đề xử lý mối quan hệ Nhà nước và thị trường đối với việc phát triển các
thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong nền KTTT. định hướng XHCN
đang ngày càng được quan tâm ở Việt Nam. Nhìn chung, việc xử lý mối quan hệ này
thể hiện thông qua nhiều khía cạnh như: tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh
nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; bảo đảm quyền kinh doanh,
quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp...
Mặc dù có nhiều nỗ lực trong việc bảo đảm môi trường kinh doanh thuận lợi,
minh bạch, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục điều chỉnh:
+ Việc triển khai thực hiện đấu thầu qua mạng nhằm công khai, minh bạch
các dự án mua sắm công, tạo cơ hội tham gia của doanh nghiệp (đặc biệt là các
doanh nghiệp nhỏ và vừa) chưa bảo đảm lộ trình theo yêu cầu. Rất nhiều bộ, ngành,
địa phương không thực hiện gói thầu nào qua mạng, các đơn vị còn lại có thực hiện,
nhung tỷ lệ rất thấp.
+ về tiếp cận đất đai, vấn đề tiếp cận đất sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là doanh nghiệp trong nước. Việc tiếp cận
mặt bằng sản xuất kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp còn rất nhiều khó
khăn do giá thuê cao, diện tích cho thuê lớn so với nhu cầu của doanh nghiệp. Pháp
luật về đất đai và pháp luật đấu thầu hiện hành chưa phân biệt rõ các trường hợp đấu
thầu dự án có sử dụng đất và các trường họp đấu giá sử dụng đất, dẫn đến các địa
phương gặp khó khăn trong thực hiện.
+ Trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, một số nghị định về kiểm định, hiệu
chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo lường, chuẩn đo lưòng... đã được ban hành; một
sổ quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ
Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành đã được sủa
đổi, bổ sung, tuy nhiên, vẫn còn khó khăn trong tiếp cận thử nghiệm sản phẩm tại
các phòng thí nghiệm trọng điểm này.
+ về hỗ trợ giảm lãi suất của các ngân hàng thương mại: Lãi suất cho vay của
các tổ chức tín dụng còn ở mức cao, việc tiếp cận vốn vay còn nhiều khó khăn, thủ
tục cho vay rườm rà, thời gian kéo dài.
200
+ Việc thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng và huy động vốn dài
hạn của các doanh nghiệp thứ cấp gặp một số khó khăn, cụ thể là một số nhà đầu tư,
kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất đã thu
tiền thuê lại đất của doanh nghiệp nộp một lần cho cả thời gian thuê nhung không
nộp vào ngân sách nhà nước làm ảnh hưởng đến quyền thế chấp để vay vốn ngân
hàng.
+ Năng lực nói chung của doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và
vừa khu vực tư nhân còn nhiều hạn chế do: Quản trị tài sản yếu kém, sổ sách không
minh bạch dẫn đến thiếu độ tin cậy để các ngân hàng yên tâm cho vay. Bất cập trong
việc giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp. Còn một số tồn tại trong việc bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
- Phát triển các thành phần kinh tế và các hĩnh thức tổ chức kinh doanh, nhất
là doanh nghiệp nhĩn từ tác động tương hỗ giữa Nhà nước và thị trường
Chủ trưong xuyên suốt và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần với sự bình đẳng của các thành phần kinh tế. Mỗi thành
phần kinh tế đều giữ vị trí, vai trò, chức năng riêng trong tổng thể nền KTTT định
hướng XHCN.
Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp trên 40% GDP của nền kinh tế và đang có
dấu hiệu tăng lên nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn tốc độ tăng trường chung
của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa giải phóng triệt để tiềm lực, thế
mạnh của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế, thiếu các doanh nghiệp tư nhân đủ mạnh
để vươn ra hội nhập quốc tế.
Đối vói khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, mục tiêu thu hút công nghệ cao,
công nghệ nguồn và chuyển giao công nghệ thông qua thu hút ĐTNN chưa đạt được
như kỳ vọng, tỷ lệ các dự án FDI công nghệ thấp và việc thực hiện chuyển giao công
nghệ cũng chưa đạt kết quả như mong muốn. Hiệu úng lan tỏa, tính liên kết của khu
vực đầu tư nước ngoài đối với khu vực trong nước chưa cao. Trong khi đó, một số
dự án được cấp phép nhưng chưa đảm bảo tính bền vững, tiềm ẩn nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng, sử dụng nguồn tài nguyên không hiệu quả.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn hạn chế về kiến thức, sự am hiểu pháp luật của
Việt Nam, kinh nghiệm quản lý và trách nhiệm đối với xã hội, chưa tự giác tuân thủ
pháp luật, chưa đảm bảo quyền lợi của người lao động, ít quan tâm đến việc xây
dựng quan hệ lao động hài hòa; chưa giải quyết dút điểm nhũng tồn đọng về nợ thuế,
nợ bảo hiểm xã hội.
Đối với khu vực kinh tế nhà nước, cở chế, chính sách cho doanh nghiệp nhà
nước và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cũng đã bộc lộ hạn chế, bất cập, tập
201
trung vào các vấn đề sau:
+ Việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản; phân cồng, phân cấp thực hiện các
quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà
nước; cơ chế giám sát, công khai, minh bạch hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà
nước tại doanh nghiệp.
+ Phạm vi đầu tư vốn nhà nước vào các ngành, lĩnh vực then chốt, địa bàn
kinh tế khó khăn gắn với an ninh, quốc phòng và đảm bảo chủ quyền quốc gia còn
hạn chế. Ngoài ra, một số ngành nghề sản xuất kinh doanh được doanh nghiệp nhà
nước giữ thị phần lớn nhung chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế.
+ Cơ chế giám sát và của chế tài xử lý các hành vi vi phạm đối với doanh
nghiệp nhà nước cũng có phần chưa đồng bộ, việc quản lý giám sát của đại diện chủ
sở hữu nhà nước chưa nghiêm nên tính tuân thủ pháp luật về chế độ tài chính, công
khai thông tin, báo cáo của doanh nghiệp nhà nước chưa cao, chưa được chú trọng
và quan tâm.
Đối với khu vực sự nghiệp công, có thể thấy hiện nay ở nước ta, khu vực sự
nghiệp công còn chiếm quy mô lớn, chưa vận hành theo kinh tế thị trường, còn bao
cấp lớn từ Nhà nước. Khu vực sự nghiệp được tổ chức đa dạng, với nhiều nhiệm vụ
và loại hình khác nhau. Cả nước hiện tại có khoảng 58.000 đon vị sự nghiệp công
lập, với 2,5 triệu biên chế (chưa kể đến tổ chức, biên chế của các đon vị sự nghiệp
công lập trong công an, quân đội và khu vực doanh nghiệp nhà nước), cung cấp hầu
hết dịch vụ sự nghiệp công và thực hiện chính sách an sinh xã hội, và hoạt động
trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hóa, thể
dục - thể thao... Tuy nhiên, khu vực sự nghiệp công còn tồn tại nhiều bất cập:
+ Hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập còn cồng kềnh, dàn trải, phân tán,
manh mún, quá nhiều đầu mối, quy mô nhỏ, chồng chéo nhiệm vụ, chưa tinh gọn và
chưa phù họp với thực tiễn phát triển của đất nước; hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công lập còn có hiệu quả thấp, thậm chí một số đon vị thua lỗ, thất thoát, lãng
phí. Trong một số lĩnh vực, số lượng đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ toàn diện còn
ít, mức độ tự chủ thấp. Bước chuyển của các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn còn
trong tình trạng nửa bao cấp, nửa thị trường.
+ Hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công
lập chưa cao, chưa tách bạch rõ giữa chức năng quản lý nhà nước với chức năng
cung ứng dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công lập; còn có sự bao cấp lớn từ phía Nhà
nước, đầu tư phân tán, kém hiệu quả.
+ Cơ chế tài chính của khu vực sự nghiệp công còn nhiều bất cập: các dịch vụ
sự nghiệp công được Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí còn rất rộng. Việc triến
202
khai lộ trìnll tính đủ chi phí trong giá dịch vụ sự nghiệp công còn khó khăn. Cơ chế
phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí Ngân sách nhà nước về cơ bản vẫn thực hiện theo
yếu tố đầu vào và theo biên chế; đầu tư phân tán, dàn trải chưa gắn với số lượng,
chất lượng sản phẩm, dịch vụ; việc sử dụng tài sản công còn phân tán, lãng phí, hiệu
quả thấp.
4.3. Vấn đề tôn trọng quy luật KTTT và vai trò thị trường trong thực tế vận
hành của nền KTTT định hướng XHCN
- Vấn đề tôn trọng quy luật KTTT
Trên thực tế có nơi, có lúc chúng ta còn chưa thật sự tôn trọng sự phát triển
theo các quy luật của nền kinh tế thị trường, chưa thật sự tôn trọng vai trò của thị
trường. Điều này thể hiện qua nhiều yếu tố như sau:
+ Chưa thật sự tách bạch giữa quản lý hành chính nhà nước và quản lý doanh
nghiệp, chưa phân tách giữa chính trị và kinh doanh để xem xét lựa chọn mô hình
quản lý doanh nghiệp nhà nước; chưa làm tốt việc để doanh nghiệp nhà nước thực sự
là đối thủ cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
khác.
+ Cải cách hành chính vẫn còn chậm và lúng túng, cơ chế “xin - cho” trong
hoạt dộng công vụ còn phổ biến; thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất họp lý.
Cơ chế “xin - cho” được nhìn nhận là một trong những nguy cơ của tệ tham nhũng,
hối lộ mà cho đến nay vẫn chưa có cách khắc phục. Chế độ công vụ của cán bộ, công
chức mới bắt đầu được quan tâm xây dựng, hiện tại còn thiếu cơ chế kiểm tra, giám
sát có hiệu quả. Công tác quản lý đất đai còn nhiều yếu kém, việc đăng ký quyền sử
dụng đất, cấp đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển giao quyền sử dụng đất..., cộn nhiều
kẽ hở, tạo điều kiện cho tiêu cực, sai phạm nảy sinh. Cơ chế quản lý tài chính công,
mua sắm công, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản phải trải qua nhiều khâu, nhiều
“cửa”. Việc đổi mới phương thức thanh toán còn chậm làm cho việc kiếm soát và
phát hiện được các giao dịch phi pháp gặp nhiều khó khăn.

203
+ Việc kiểm soát và minh bạch hoá thu nhập và tài sản của cán bộ, công chức còn gặp
nhiều khó khăn và chưa đạt kết quả mong muốn.
+ Chưa đặt doanh nghiệp nhà nước với tư cách là nhà đầu tư bình đẳng trên thị trường:
Cho đến nay sự phân biệt đối xử với khu vực tư nhân trong nước vẫn còn khá nặng nề, đặc biệt
là tiếp cận nguồn lực và quyền kinh doanh, từ đó làm hiệu suất của doanh nghiệp tư nhân thấp
và càng suy giảm hơn.
+ Nguồn lực nhà nước đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch chưa hoàn toàn tôn trọng quy
luật thị trường, bị lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm chi phối, dẫn tới hiệu quả thấp.
- Vai trò thị trường trong thực tế vận hành của nền KTTT định hướng XHCN
Vai trò của thị trường đối với nền KTTT định hướng XHCN còn chưa thật rõ nét. Quan
hệ hàng hóa - tiền tệ bị coi nhẹ, do đó, trong nhiều trường họp, đáng lý phải tuân thủ quy luật
quan hệ cung - cầu, thì quyền lực và sự duy ý chí lại đi trước dẫn dắt thị trường.
Đảng và Nhà nước ta thời gian qua đã có nhiều chú trọng trong việc điều chỉnh nguồn
lực nhà nước nắm giữ, phân bổ, đầu tư cho phù hợp với các quy luật của kinh tế thị trường, ví
dụ đã rà soát, bổ sung thể chế và quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng với tầm nhìn tổng thể,
dài hạn. Tập trung khắc phục tình trạng đầu tư công dàn trải, kém hiệu quả. Tăng cường thu
hút các nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước với nhiều hình thức (BOT, BT, BOO, PPP) cho phát
triển kết cấu hạ tầng... Tuy nhiên, cơ chế, chính sách chưa rõ ràng, còn thiếu minh bạch nhiều
khi bóp méo quan hệ thị trường dẫn đến thiếu vắng các nhà đầu tư có năng lực, điều này không
chỉ làm hạn chế một nguồn vốn quan trọng, mà còn khiến Việt Nam không tiếp cận được
những công nghệ tiên tiến và phương thức quản lý hiện đại từ hình thức đầu tư này mang lại.
Nguồn lực toàn xã hội được huy động đến từ nhiều nguồn, bao gồm cả từ ngân sách nhà
nước và từ xã hội, tuy nhiên, việc huy động các nguồn vốn đầu tư trong toàn xã hội trong
những năm qua gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân là do thị trường nội địa kém phát triển, thu
nhập và “cầu” của dân cư còn ở mức thấp; quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn
tiến hành chậm; các chính sách về huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế cho đầu tư
chưa đủ sức hấp dẫn; môi trường đầu tư - kinh doanh chưa tốt; bộ máy hành chính nhà nước
chưa thật sự là người bạn đồng hành của các nhà đầu tư - kinh doanh.

204
4.4. Nhà nước kiến tạo phát triển và phục vụ - vấn đề đặt ra giữa yêu cầu thực tế và năng
lực hiện nay của Nhà nước
Việt Nam đang hướng tới xây dựng một Nhà nước kiến tạo, nhưng khoảng cách giữa nói và
làm vẫn còn xa nhau...
Hoạt động đầu tư công của Nhà nước chưa đủ sức “dẫn dắt” cho đầu tư của tư nhân trên thị
trường. Công tác khảo sát, lập dự án đầu tư còn sơ sài, thiếu chính xác, chưa phản ánh đúng thực tế
địa hình, địa chất công trình dẫn tới phải điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện dự án làm
tổng mức đầu tư của dự án thay đổi. Hệ thống pháp luật quản lý đầu tư công chưa hoàn chỉnh và
đồng bộ, thiểu các chế tài và biện pháp quản lý, giám sát, nên đã phát sinh nhiều tồn tại, hạn chế;
đầu tư còn dàn trải, phân tán, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra từng năm, hiệu quả đầu tư kém.
Một yếu tố khác cần xét tới trong việc xử lý mối quan hệ nhà nước và thị trường đối với vấn
đề xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển và phục vụ đó là thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ
công. Nhìn chung, vẫn chưa tách chức năng dịch vụ công khỏi quản lý hành chính nhà nước, tình
trạng quan liêu còn nặng nề. Hệ thống cung ứng dịch vụ công chưa thật sự trở thành khách hàng r'
./
phục vụ doanh nghiệp và người dân.
Cơ chế, chính sách đầu tư, thu hút các nguồn lực của xã hội để phát triển các cơ sở dịch vụ
công ngoài công lập chưa đủ mạnh; các chính sách đòn bẩy kinh tế như thuế, tín dụng, đất đai, chế
độ tiền lương, bảo hiểm xã hội chưa được triển khai thực hiện đồng bộ và nhất quán để thúc đẩy sự
phát triển của hệ thống các cơ sở dịch vụ ngoài công lập.
Nhiều tỉnh, thành phố trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước đã đặt ra mục tiêu
xây dựng chính quyền thân thiện và trách nhiệm. Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến
chuyên gia, chính quyền thân thiện không chỉ là công chức bắt đầu nói lời “cảm ơn,
xin lỗi”, mà trước tiên phải bắt đầu từ thay đổi nhận thức của tùng mắt xích trong bộ
máy. Mỗi cán bộ, công chức phải coi mình là người đi làm thuê cho Nhà nước, mà
Nhà nước là của dân, từ đó hết lòng phục vụ nhân dân. Để làm được điều này, cũng
đang là vấn đề đang đặt ra hiện nay.
4.5. Các công cụ can thiệp của nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN- Thực tế sử
dụng và hiện trạng
- Công cụ pháp luật chưa on định, Nhà nước chưa thật sự trở thành “trọng tài ” cho các
chủ thê kỉnh tê

205
Môi trường pháp luật về KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay là một hệ
thống khá phức tạp với nhiều vãn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hành chính do các
Bộ, cơ quan và các chính quyền địa phương ban hành. Điều này dẫn tới sự thiếu minh bạch
trong hệ thống văn bản pháp luật. Những thay đổi khó dự đoán trước của hệ thống pháp luật
cũng là vấn đề có tác động tiêu cực đến sự phát triển hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Sự
thiếu thống nhất và thiếu đồng bộ này đã gây ra không ít khó khăn cho cả cơ quan áp dụng
pháp luật lẫn các đối tượng áp dụng, nhất là khi các khái niệm về luật chung, luật riêng, luật
chuyên ngành vẫn chưa được định nghĩa trong văn bản quy phạm pháp luật.
Pháp luật trên một số lĩnh vực còn thiếu ổn định, tính dự báo chưa cao, chất lượng chưa
bảo đảm; việc sửa đổi, bổ sung còn nhiều. Quy trình xây dụng văn bản quy phạm pháp luật qua
nhiều tầng nấc, làm chậm tiến độ ban hành và tổ chức thực hiện.
Công tác tổ chức thi hành pháp luật vẫn là khâu yếu. Tình trạng nợ đọng văn bản quy
định chi tiết, hưóng dẫn thi hành còn khá phổ biến; công tác rà soát, hệ thống hoá và pháp điển
hoá chưa được triển khai mạnh mẽ; công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa có
giải pháp đột phá, hiệu quả chưa cao; đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp
luật chưa được tăng cường để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; công tác giám sát, kiểm tra văn bản
pháp luật chưa thường xuyên; xử lý sai sót, vi phạm thiếu kiên quyết, triệt để; việc tổ chức thi
hành pháp luật có lúc, có việc còn lỏng lẻo, tính răn đe, giáo dục chưa cao. Công tác tổng kết
thực tiễn, nghiên cứu lý luận về pháp luật chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn và nhiệm vụ
quản lý nhà nước. Cơ chế phân công, phối hơp giữa các cơ quan trong xây dựng và tổ chức thi
hành pháp luật chưa đồng bộ, có lúc còn phân tán, có nơi còn cục bộ. Cơ chế để nhân dân tích
cực tham gia vào các hoạt động xây dựng pháp luật và giám sát thi hành pháp luật chưa được
phát huy.
- Chính sách tài khỏa, tiền tệ, tỷ giá phổi họp thiếu lỉnh hoạt; thiếu tính độc lập tưcmg
đối của Ngân hàng Nhà nước với hệ thống hành chính.
Hiệu quả của phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa thòi gian vừa qua còn có
những hạn chế và thách thức:
+ Việc phối họp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa mới chỉ hướng đến việc giải
quyết từng mục tiêu kinh tế vĩ mô ưu tiên trong tùng thời điểm chứ chưa thực sự có sự phối
họp để giải quyết đồng bộ tất cả các mục tiêu vĩ mô.
206
+ Chưa xây dựng được cơ sở khoa học trong việc quyết định lựa chọn chính sách tiền tệ hay
chính sách tài khóa là công cụ sẽ phát huy được tác động nhiều nhất đến tổng cầu/ hoặc liều lượng
tác động của từng công cụ đến tổng cầu bao nhiêu là hợp lý trong từng tình hình kinh tế cụ thể, nhất
là trong bối cảnh suy thoái kinh tế hoặc lạm phát.
+ về cơ chế phối hợp, tuy đã có Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính, tiền tệ song cơ quan
này mới chỉ dừng lại ở chức năng tư vấn, tham khảo mà chưa có quyền quyết định cũng như chịu
trách nhiệm về chính sách; Chưa có một tố chức chuyên ngành theo dõi, điều phối, đánh giá việc
phối hợp, thiếu một hệ thống công cụ đánh giá tổng họp chính sách cũng như chế tài đủ mạnh để xử
lý việc vi phạm trong phối hợp quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô (51).
+ Việc phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong việc thực hiện mục tiêu kinh
tế vĩ mô: Cân đối ngân sách chưa lành mạnh; Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa chưa có có
sự phối họp trong việc hoạch định và thực hiện mục tiêu chính sách ở tầm ngắn hạn và dài hạn;
Thiếu nền tảng kỹ thuật làm căn cứ cho sự phối họp chính sách; Việc cung cấp thông tin và trách
nhiệm giải trình của các cơ quan chính sách chưa được thiết lập một cách chính thức.
- Lực lượng vật chất của Nhà nước can thiệp vào thị trường còn phân tán, lãng phỉ, vừa
chưa theo quy hoạch, kế hoạch, vừa chưa theo quy luật thị ưường
Còn nhiều tồn tại với việc sử dụng lực lượng vật chất của Nhà nước can thiệp vào thị
trường. Trước hết, đó là sự không rõ ràng giữa doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận
(hình thức công ty) với định chế công phi lợi nhuận (phi lợi nhuận không có nghĩa là bản thân tổ
chức đó hoạt động không sinh lời, mà là chủ sở hữu không thu lợi nhuận). Một vấn đề khác nổi lên
là mặc dù tất cả các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đều được chủ sở hữu (Nhà nước) cho được
hưởng cơ chế phi lợi nhuận (Nhà nước không lấy lợi nhuận sau thuế như khu vục tư nhân chia cổ
tức), nhưng trong hầu hết các ngành có doanh nghiệp nhà nước đều không “dẫn dắt” được thị
trường, nếu bỏ cơ chế độc quyền. Điều này là minh chúng rõ nhất trong việc quản trị kém hiệu quả
của Nhà nước. Ngoài ra, hai lĩnh vực cần sự can thiệp mang tính chủ đạo của Nhà nước là cung cấp
hàng hoá và dịch vụ công cộng; các ngành kinh tế có hiệu quả sinh lời thấp, nhung cần thiết cho
quá trình công nghiệp hóa, như cơ khí chế tạo, làm đầu tàu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia
gia phát triển công nghiệp phụ trợ, đầu tư cho thị trường bất động sản sơ cấp, nghiên cứu, ứng dụng
và phát triển công nghiệp công nghệ cao... Tuy nhiên, thực tế dường như Nhà nước lại “nhường”
cho thị trường điều tiết.
- Quy hoạch, kể hoạch của Nhà nước chưa bảo đảm cho đầu tư nhà nước và tư nhân
hiệu quả, thổng nhất được lợi ích nhà đầu tư và lợi ích của Nhà nước, giữa mục tỉêu ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn, giữa phát triển đất nước, vùng và địa phương.
Các công tác này chưa xác định rõ những nội dung kinh tế - xã hội mà mỗi cấp chính
quyền cần hoạch định; đồng thời chưa tính toán sự cân đối các nguồn lực tương ứng vói các

51 Nguyễn Viết Lợi: "Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam giai đoạn 2011-2015 và giải pháp đến năm 2020"
207
mục tiêu đã xác định, nhằm định hướng cho thị trường phát triển. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế
- xậ hội chưa quan tâm đến các chỉ tiêu phát triển bền vững như các chỉ tiêu về an sinh xã hội,
môi trường... nhằm trói buộc các cấp chính quyền phải thực hiện nhiệm vụ của mình. Các chỉ
tiêu về kinh tế, xét cho cùng, chỉ là phưong tiện; còn các chỉ tiêu về an sinh - xã hội mới là mục
tiêu của phát triển.
- Hệ thống dịch vụ công chưa phân tách các trách nhiệm tố chức cung ứng, chỉ trả phí
và quản lý để tiến hành đổi mới hiệu quả, mở rộng cơ hội cho tư nhân tham gia.
Hiện nay luật pháp nước ta chưa chế định các định ché cung cấp dịch vụ công phi lợi
nhuận, cần xác định rõ bản chất của định chế cung cấp dịch vụ công phi lợi nhuận là các tổ
chức cung cấp các dịch vụ công cho xã hội như : y tế, giáo dục, văn hóa, khoa học, dịch vụ đô
thị, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ thông tin; các tổ chức khuyến nông, khuyến ngư,... do các thành phần
kinh tế và Nhà nước đầu tư; không phân biệt ai là chủ sở hữu được thành lập để phục vụ cho lợi
ích chung của xã hội, của cộng đồng, mà nhà đầu tư không thu lợi nhuận về cho mình (nhà đầu
tư không thu lợi nhuận không có nghĩa là tổ chức đó không hoạt động lãnh doanh, mà phải
mang tính chất kinh doanh nhằm tích tụ vốn để không ngừng phát triển).
4.6. Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường nhìn từ góc độ bảo đảm công bằng xã hội
Việc thực hiện công bằng xã hội trong nền KTTT định hướng XHCN nảy sinh các vấn
đề sau:

208
- vấn đề phân phổi lần đầu của thị trường và phân phổi lại của Nhà nước chưa được thiết kế
liên thông nhằm bảo đảm phát huy động ỉực của thị trường và bảo đảm phúc lợi cho người dân.
Việc bảo đảm phúc lợi xã hội vẫn còn bất cập và yếu kém: giảm nghèo chưa bền vững, số
hộ cận nghèo còn nhiều, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao. Đời sống của một bộ phận dân cư,
nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, khoảng cách thu nhập của các tầng lớp
dân cư còn lớn. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, ở vùng đô thị hoá và thất nghiệp ở thành thị
còn nhiều. Nguồn lực cho phúc lợi xã hội còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, với
diện bao phủ và mức hỗ trợ còn thấp. Các hình thức bảo hiểm chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng
của người dân; chất lượng các dịch vụ nhìn chung còn thấp, vẫn còn không ít tiêu cực, phiền hà.
- Vấn đề lồng ghép chính sách xã hội thông qua bao cấp giả dịch vụ và tổ chức hệ thống
cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cồng kềnh, kém hiệu quả, tạo gánh nặng bao cấp ngân sách và
biên chế.
Một trong những bất cập lớn đang đặt ra cần giải quyết là việc lồng ghép chính sách xã hội
thông qua bao cấp giá dịch vụ và tổ chức hệ thống cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cồng kềnh,
kém hiệu quả, tạo gánh nặng bao cấp ngân sách và biên chế.
Việc tổ chức các đon vị sự nghiệp công lập chưa khoa học, chưa họp lý, còn nhiều đầu mối,
đặc biệt là nhiều đơn vị sự nghiệp công lập có quy mô nhỏ. Hệ thống tổ chức các đơn vị sự nghiệp
công ở địa phương được tổ chức theo ngành, lĩnh vực và địa giới hành chính; có những ngành, lĩnh
vực trên một địa bàn có nhiều đơn vị sự nghiệp, gây lãng phí trong sử dụng cơ sở vật chất, nguồn
nhân lực. số lượng các đon vị thực hiện tự chủ còn quá ít, việc chuyển đổi cơ chế quản lý sang mô
hình doanh nghiệp đạt kết quả thấp. Các đơn vị sự nghiệp công lập chưa chủ động, chưa tích cực
trong công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
Tình trạng bao cấp giá dịch vụ bằng ngân sách Nhà nước đang được thực hiện tràn lan, thậm
chí còn có tình trạng bao cấp ngược.
Nguồn tài chính (bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước - ngân sách nhà nước và nguồn
ngoài ngân sách) được cung cấp đến 2 đối tượng là đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công và
người sử dụng dịch vụ, theo đó:
Đối với các đon vị cung ứng dịch vụ: Chi phí đầu tư cho đơn vị sự nghiệp công lập được
ngân sách nhà nước cấp, chi phí đầu tư cho các đơn vị cung ứng ngoài công lập do các nhà đầu tư
đóng góp; nguồn tài chính cho duy trì hoạt 209
động cung ứng dịch vụ được ngân sách nhà nước tài trợ một phần (đối với đon vị sự nghiệp
công lập) và từ nguồn thu phí do người sử dụng dịch vụ chi trả.
Đối với người sử dụng dịch vụ: Nhóm được hỗ trợ tài chính chủ yếu là các đối tượng
chính sách, khó khăn, đối tượng yếu thế; nguồn hỗ trợ có thể do Nhà nước cấp trực tiếp cho
người sử dụng dịch vụ để tiếp cận dịch vụ công hoặc từ các nguồn hỗ trợ từ cộng đồng (tặng
học bổng học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn; tài trợ tiền phẫu thuật...).
Việc song song tồn tại 2 phưong thức tài trợ, đi cùng với đó là 2 cơ chế tài chính khác
nhau khiến cho cơ chế tài chính của các đơn vị cung ứng dịch vụ cũng như những hỗ trợ của
Nhà nước đến đối tượng thụ hưởng còn nhiều bất cập.
Ngoài ra, còn một vấn đề nữa, đó là cơ chế tài chính trong sử dụng ngân sách nhà nước
chỉ cấp cho đơn vị sự nghiệp công lập và theo chỉ tiêu đầu vào, không căn cứ theo kết quả đầu
ra, đồng thời cơ chế tài chính hỗ trợ đối với người thụ hưởng còn nhiều bất cập, việc tiếp cận
các dịch vụ công của các nhóm này còn rất hạn chế và cơ chế tài chính trong hỗ trợ đối tượng
này còn nhiều bất cập, mức chuẩn hỗ trợ vẫn còn thấp so với mức yêu cầu tối thiểu, việc hỗ trợ
còn chưa lập thời đối với một số đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, miền núi và việc tuyên truyền
phổ biến về chính sách vẫn còn yếu. Đồng thời, trong khi nguồn lực từ ngân sách nhà nước còn
hạn hẹp, việc cùng một lúc vừa tài trợ cho các đon vị sự nghiệp công để cung ứng dịch vụ, vừa
dành nguồn lực cho các nhóm yếu thế là nhiệm vụ rất khó khăn.
- Vấn đề giải quyết các bất công phỉ lý gia tăng xuất phát từ phân tầng xã hộỉ phi hợp
thức, hệ lụy của tham nhũng, chủ nghĩa thân hữu trong tiếp cận nguồn lực một cách bất bĩnh
đẳng
Kể từ khi Việt Nam chuyển đổi mô hình kinh tế, bên cạnh những thành tựu to lón về
kinh tế, chính trị, văn hóa và xấ hội, thì sự phân hóa giàu - nghèo, “cái trục trung tâm của phân
tầng xã hội” (52) đang bộc lộ một cách rõ nét và ngày càng trở nên gay gắt dẫn đến phân cực
giàu - nghèo, phân tầng xã hội.
Sự phân tầng xã hội, phân cực giàu - nghèo còn là một trong nhũng nguyên nhân làm
suy thoái đạo đức và gia tăng các tệ nạn xã hội, tội phạm hình sự. Thậm chí lâu dài, sự phân
cực giàu - nghèo có thể sẽ dẫn đến phân cực xã hội, khiển cho sự gắn kết xã hội yếu đi và chứa
đựng những “tiềm ẩn” của xung đột xã hội, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với chế độ.
Nghiên cứu của Oxfam cho thấy mức độ thay đổi khoảng cách về thu nhập giữa nhóm giàu
nhất và nghèo nhất ở Việt Nam khá lớn. Người giàu nhất Việt Nam có thu nhập trong một ngày
cao hơn thu nhập của người nghèo nhất Việt Nam trong 10 năm. Trong một giờ, người giàu nhất
Việt Nam có thu nhập từ nguồn tài sản cao hơn gần 5.000 lần thu nhập của nhóm 10% nghèo nhất
Việt Nam chi hàng ngày cho các nhu cầu thiết yếu. Bất bình đẳng kinh tế đi kèm với bất bình

52 Đồ Nguyên Phương, “Phân tâng xã hội, phân hóa giàu - nghèo ờnưởc ta hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Lý luận, 1994, tr. 6

210
đẳng về tiếng nói và cơ hội, khiến nhóm nghèo nhất bị lề hóa khi lợi ích tập trung vào nhóm giàu.
Việc không được tiếp cận với các dịch vụ công như y tế và giáo dục do thu nhập thấp và bị phân
biệt đối xử đang làm kìm hãm sự tiến bộ của nhóm hộ nghèo.
Phân tầng xã hội là hiện tượng khách quan, phổ biến và khó tránh khỏi trong xã hội có giai
cấp. Tuy nhiên, đã và đang xuất hiện phân tầng xã hội phi họp thức, biểu hiện ngày càng nhiều
dưới những cách thức như nhũng người giàu có nhanh chóng do làm ăn phi pháp, lợi dụng những
kẽ hở và sự chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật, cách thức quản lý, sự thoái hóa biến chất,
quan liêu, tham nhũng của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý - làm trầm trọng thêm tình trạng
bất bình đẳng, bất công trong xã hội, làm nhiễu loạn hệ thống giá trị, chuẩn mực xã hội... Tham
nhũng là một thách thức mang tính toàn cầu, là một trong nhũng trở ngại lớn nhất đối với tăng
trưởng và giảm đói nghèo. Ớ Việt Nam, tham nhũng cũng đã được nhận thức khá sâu sắc rằng đó
là một trở lực nghiêm trọng đối với chiến lược phát triển quốc gia, bỏi nó làm suy giảm hiệu quả
quản lý nhà nước,' xói mòn nguyên tắc pháp quyền, cản trở tăng trường kinh tế và những nỗ lực
xoá đói giảm nghèo, biến dạng điều kiện cạnh tranh trong giao dịch kinh doanh.

211
Chương III
XU HƯỚNG, QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯÓNG CHÍNH
SÁCH XỬ LÝ QUAN HỆ NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG, HOÀN THIỆN
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
NƯỚC TA ĐẾN NĂM 2030

I. NHŨNG XU HƯỞNG cơ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC xử LÝ QUAN


HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG, HOÀN THIỆN NỀN KINH TỂ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ở Nước TA ĐẾN NĂM 2030
1. Cơ cấu lại nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng tài chính và khủng
hoảng nợ công
Giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước với thị trưòng là vấn đề cơ bản của
mọi chủ thuyết phát triển, thường được đặt ra cấp bách trong tình huống kinh tể trì
trệ hoặc khủng hoảng. Khủng hoảng kinh tế người ta thường tìm khuyết tật của thị
trường, còn trì trệ lại đỗ lỗi cho nhà nước. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933
đã thách thức vai trò của thị trường tự do, buộc các nước tuyệt đối hóa thị trường
cũng phải “nhượng bớt tự do” để nhà nước can thiệp sâu hơn vào thị trường. Trong
bối cảnh đó, sau Thế chiến thứ Hai, mô hình kinh tế phi thị trường kiểu xô-viết và
việc gia tăng sở hữu nhà nước ở các nước theo chủ thuyết “thị trường xã hội” có lúc
bị ngộ nhận là giải pháp tối ưu để khắc phục khủng hoảng chu kỳ. Rồi tình trạng trì
trệ của các mô hình kinh tế thị trường xã hội, cộng với khủng hoảng dầu mỏ vào
nhũng năm 70, đã thúc đẩy sự ra đời chủ nghĩa tự do mới (neo-capitalism) vào đầu
thập niên 80 của thế kỷ XX. Sau khi chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ,
thị trường tự do thắng thế, cộng hưởng với thành tựu cách mạng khoa học-công
nghệ, đã tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế thế giới trong suốt thập niên 90
của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI. Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế - tài
chính thế giới và khủng hoảng nợ công hơn thập niên qua, được xem là khủng hoảng
cơ cấu của chủ nghĩa tự do mới, buộc các chính thể phải điều chỉnh, gia tăng vai trò
của nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện đại.
Các nước theo chủ nghĩa tự do mới đã linh hoạt hơn khi sử dụng chính sách
tài khóa và chính sách tín dụng để giải cúu hệ thống ngân hàng khỏi sụp đổ, ổn
định kinh tế vĩ mô, lấy lại đà tăng trưởng, giải quyết việc làm, cải thiện thị
trường “đầu vào”, đầu tư nhiều hơn cho đổi mới sáng tạo, khoa học và công
212

nghệ để tạo nên chu kỳ tăng trưởng mới. Trong khủng hoảng kinh tế, tầng lóp yếu
thế chịu nhiều thua thiệt, có nguy cơ gây nên xụng đột xã hội, các chính phủ tung ra
nhiều gói dịch vụ hỗ trợ phát triển xã hội sử dụng ngân sách và khuyến khích tư
nhân đầu tư nhiều hơn cho phát triển dịch vụ xã hội phi lợi nhuận.
Các nước theo mô hĩnh nhà nước phúc lợi (như khu vực Bắc Âu) vẫn tiếp tục
khẳng định vai trò của thị trưòng nhung đã điều chỉnh các phương thức can thiệp của
nhà nước đối với thị trường. Nếu như các thập niên trước đây tuyệt đối hóa vai trò
của thuế lũy tiến để phân phối lại thu nhập, gây nên trì trệ cho phát triển, đã chuyển
sang đầu tư mạnh cho giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn lực, hỗ trợ tín dụng lãi
suất thấp để kích thích đầu tư; hạn chế đánh thuế lũy tiến và thuế ké thừa tài sản để
doanh nghiệp có nguồn lực tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh trong nước.
Nhiều dịch vụ công do nhà nước làm chủ sở hữu, trực tiếp tổ chức cung ứng, được
chuyển giao cho tư nhân, mở rộng hình thức đối tác công tư (PPP) để năng động hóa
hoạt động cung ứng dịch vụ công. Các nguyên tắc của thị trường được áp dụng trong
quản trị công, kể cả quản trị chính phủ, khắc phục các trì trệ trong nhiều thập niên
trước đây do duy trì quy mô sở hữu nhà nước quá lớn và kéo dài quá lâu hệ thống
phúc lợi xã hội miễn phí.
Trung Quốc trở thành quốc gia “trỗi dậy” trong khi chủ nghĩa tư bản lâm vào
khủng hoảng, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, dựa trên phát huy vai trò nhà
nước và thị trường, lấy công hữu làm cơ bản, mô hình Đảng - Nhà nước làm cơ sở
cho quản trị quốc gia. Trung Quốc xác định thị trường đóng vai trò quyết định trong
phân bổ nguồn lực, tự do hóa giá cả, áp dụng linh họạt các hình thức điều tiết, can
thiệp của nhà nước đối vớỉ thị trường. Để hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng
kinh tế tài chính năm 2008, Trung Quốc sử dụng nguồn ngoại tệ dự trữ dồi dào của
mình để kích cầu, tăng tốc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế phục vụ cho hiện đại
hóa trong nước và mở rộng quyền lực ra thế giới. Mặt trái của chính sách này là gây
nên tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, tranh giành cơ hội tiếp cận các nguồn đầu
tư công béo bở. Vì thế, Chính phủ Trung Quốc gần đây chuyển sang sử dụng linh
hoạt chính sách tài khóa, nhất là miễn giảm thuế cho khu vực cần thúc đẩy khởi
nghiệp, mở rộng đầu tư tạo việc làm, thúc đẩy tăng trưỏng, nâng cao chất lượng tăng
trưỏng và đánh thuế rất nặng đối với các công trình gây ô nhiễm môi trường, chậm
đổi mới công nghệ.
Trong thời đại ngày nay, hầu hết các quốc gia đều ra sức tận dụng thành tựu
cách mạng khoa học - công nghệ để đổi mới mô hình tăng trưỏng, nâng cao 213
sức cạnh tranh trên cả ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. Vai trò của
nhà nước càng được đề cao trong đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng các trung tâm
khoa học - công nghệ, đầu tư mạo hiểm, xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Dù là mô hình thị trường tự do triệt để như Mỹ hay
mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc đều coi trọng thúc đẩy
phát triển khoa học - công nghệ, huy động nguồn lực lón hơn đầu tư cho phát triển
khoa học - công nghệ, ra sức bảo hộ tài sản trí tuệ, khiến cho cạnh tranh công nghệ
trở thành một nội dung trọng yếu trong cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia.
2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và nền kinh tế số
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đang diễn ra mạnh mẽ, ngày càng trở
thành một xu hướng lớn của thế giới, thậm chí có quan điểm cho rằng các nước G7
đang chuyển từ chủ nghĩa tư bản tài chính (Financial Capitalism) sang chủ nghĩa tư
bản kỹ thuật sổ (Digital Capitalism), nhân loại đã chuyển từ sở hữu hiện vật (tư liệu
sản xuất) sang sở hữu giả trị (giá trị cổ phiếu, giá trị trái phiếu, giá trị thương hiệu,
giá trị bản quyền...). Hĩnh thức biểu hiện của tài sản không còn là khối hàng hóa
khổng lồ, nhà máy đồ sộ, công xưởng quy mô, mà ỉà các chứng khoản, các giấy tờ
định giá thương hiệu, sở hữu trí tuệ, tài nguyên số... được lưu hành trên thị trường
tài chính. Của cải có thế tồn tại dưới dạng động sản, bất động sản trên các không
gian địa lý hoặc không gian mạng, song giá trị thực của chúng lưu thông, vận động
không bao giờ gián đoạn trên các thị trường tài chính, mà chủ tư bản kỹ thuật số luôn
tìm cách nắm lấy và nhà nước xem đây là đối tượng trọng yếu cần can thiệp, điều
chỉnh trong nền kinh tế thị trưòng. Các chính phủ hiện đại thực hiện chức năng lảnh
tế chủ yếu không phải bằng nắm quyền sở hữu hiện vật (tư liệu sản xuất), mà bằng
các công cụ tài khốa và tín dụng, bằng nắm bắt và điều chỉnh các chỉ số đo đạc sức
khỏe nền kinh tế được phản ánh trên thị trường chúng khoán. Các quốc gia không
muốn tụt hậu đều tìm cách tận dụng thành tựu Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
(4.0) để đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển rút ngắn, xây dựng các “quốc gia
thông minh”, bổ sung nhũng đặc trung mới vào nhà nước và thị trường, nhất là chính
phủ số và thị trường số, gắn với nó thì tương quan giũa nhà nước và thị trường phải
được cơ cấu lại.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo, Internet
vạn vật, Người máy thế hệ mới, Block Chain, In 3D...) đang làm thay đối căn
bản các quan niệm về tài sản, phương thức sản xuất và tiêu dùng, thị trường
214
trong nước và thị trường quốc tế, giữa phế thải và tài nguyên, giữa nông nghiệp -
công nghiệp và dịch vụ, giữa thực và “ảo”, giữa con người và máy móc, giữa an ninh
truyền thống và an ninh phi truyền thống. Tài sản vô hình trong nền kinh tế số ngày
càng chiếm tỷ trọng lớn, trở thành giá trị sử dụng chung của toàn nhân loại khi được
lưu trữ, vận hành, phân phối, tiêu dùng trên không gian mạng xuyên biên giới. Bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ trở thành mối quan tâm của các nhà nước nhằm thúc đẩy đổi
mới sáng tạo, nâng cáo sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Bảo vệ chủ quyền quốc gia
trên không gian mạng và quản lý các hoạt động chia sẻ tri thức, mua bán tài sản
“ảo”, truyền bá thông tin xuyên biên giới,... trở thành thách thức của mọi nhà nước.
Các nước xây dựng hệ thống mạng internet cho riêng mình có khả năng tốt hơn trong
bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhưng lại cản trở việc chia sẻ giá
trị sử dụng tài nguyên số giữa các nước. Người máy thế hệ mới ra đời khiến cho
nhiều ngành kinh tế truyền thống bị “khai tử”, những ngành nghề mới ra đời, giải
quyết tình trạng thất nghiệp và đào tạo lại nguồn nhân lực đáp úng yêu cầu của thị
trường lao động kỹ thuật số trở thành thách thức lớn. Điều này đòi hỏi các chính phủ
và doanh nghiệp phải tư duy lại về mô hình và phương thức đào tạo, cung úng nguồn
nhân lực, giải quyết các nan giải xã hội, đổi mới hệ thống an sinh xã hội. Khoảng
cách giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ngày càng rút ngắn khi số hóa các
lĩnh vực sản xuất, lưu thông phân phối, cả hoạt động kinh tế “đầu vào” và “đầu ra”,
thậm chí trong tương lai gần sẽ không còn ngành nông nghiệp truyền thống, mà đó là
ngành công nghiệp nông nghiệp.
Trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), kỹ thuật số được ứng
dụng phổ biến trong mọi ngành kinh tế, thậm chí định hình cả nền lảnh tế số. Kinh
doanh điện tử phát triển nhanh, từ thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến, giải trí,
giao thông vận tải đến phân phối, bán buôn, bán lẻ. Doanh nghiệp kỹ thuật số không
cần nhà máy, công xưởng đồ .sộ, lao động đông đảo, mà nguồn tài nguyên sử dụng
chung và chỉ trong thời gian ngắn đã tích tụ, tập trung tư bản nhanh chóng. Các tập
đoàn tư bản hoạt động trong lĩnh vực kinh tế sổ như Facebook, Google... hay xuất
bản trực tuyến như Amazon... hay vận tải như Uber, Grab, hay giải trí như Netflix,
Pinterest... hay bán buôn bán lẻ như Lazada, Shoppe... chỉ trong thập niên qua đã
phát triển thành các tập đoàn với lượng vốn bằng các tập đoàn công nghiệp tích tụ
hàng chục, hàng trăm năm trước đây. Ra đời và vận hành của nền kinh tế số tạo nên
thị tiưòng mạng toàn cầu, ông chủ nằm ở quốc gia này nhưng điều khiển mạng lưới
ở quốc gia khác;
215
tài nguyên số và hạ tầng số được chia sẻ, sử dụng chung cả cấp độ quốc gia và toàn
cầu, hình thành nền kinh tế chia sẻ (hạ tầng và tài nguyên số sử dụng chung); khiến
các nhà nước phải giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa duy trì các ngành nghề truyền
thống với phát triển những ngành nghề mới, mà các vụ kiện giữa các hãng taxi
truyền thống và grab thời gian qua là một ví dụ. Rồi bảo vệ quyền tài sản trong nền
kinh tế số cũng có vô vàn vấn đề đặt ra mà hệ thống thể chế thưòng có độ trễ so với
thực tiễn vận động nhanh chóng. Nen kinh tế số khiến cho giá trị được tạo ra không
chỉ ở các yếu tố đầu vào của thị trường (lao động, tài nguyên...) mà cả ở khả năng
của kết nối, chia sẻ của khách hàng trong khâu tiêu dùng; tài nguyên số không bị cạn
kiệt nhưng lại nhanh chóng bị lạc hậu tiước xã hội thông tin, nếu không ngừng đổi
mới sáng tạo.
Bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật số ngày càng được úng dụng rộng rãi vào
các lĩnh vực khác của đời sống, gọi là xã hội số, chính phủ số, đô thị thông minh,
nông nghiệp thông minh... Trung Quốc đang chuyển mạnh sang xã hội số với việc sử
dụng kỹ thuật số để quản lý công dân, đo lường và đánh giá tín nhiệm xã hội, buộc
công dân phải có trách nhiệm hơn trước hành vi của mình. Các nước có tầm nhìn đều
đầu tư lớn cho phát triển mạng internet thế hệ thứ 5 (5G), xây dựng chính phủ số,
thúc đẩy liêm chính, tăng cường trách nhiệm giải trình, tạo môi trường cho doanh
nghiệp tiếp cận thông tin một cách bình đẳng. Đô thị là nơi tập trung mật độ lón các
doanh nghiệp - chủ thể của kinh tế thị trưòng - việc xây dựng đô thị thông minh
không chỉ tạo cầu cho khởi nghiệp, mở mang các ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh tế
sáng tạo, mà còn làm cho quản lý đô thị hiệu quả hơn, nhất là quản lý giao thong,
dân cư, an ninh, trật tự.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn làm thay đổi triết lý kinh doanh của
doanh nghiệp lẫn tư duy quản trị kinh tế của chính phủ khi những thứ trước đây được
xem là hàng hóa công tưởng chừng vô hạn, sử dụng miễn phí như nước, không khí,
ánh sáng... đều trở thành đối tượng sản xuất kinh doanh, do bùng nổ dân số quá sức
chịu tải của tự nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề, an ninh con
người bị đe dọa. Với thành tụư của cách mạng khoa học - công nghệ cũng như nhu
cầu khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và úng phó với tình trạng khan hiếm tài
nguyên, nền kinh tế tuần hoàn và công nghiệp môi trường trở thành một xu hướng
mới mà ở đó các thứ trước đây được xem là rác thải, phế phẩm lại trở thành nguyên
liệu đầu vào cho tái chế như: nước thải là nguồn cung cấp cho sản xuất nước sạch,
rác thải có thể chế thành phân bón hoặc nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác...
Đó là một vòng tròn khép kín từ 216
sản xuất, phân phối, tiêu dùng rồi lại tái chế, sử dụng, khác biệt hoàn toàn với nền
kinh tể tuyến tỉnh gây ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên. Cách mạng khoa học
- công nghệ cũng biến cho mỗi đô thị, mỗi căn hộ chung cư, hộ gia đình, từ chỗ chỉ
là đơn vị tiêu thụ thành các đơn vị mang thêm cả chức năng sản xuất khi được giáo
dục tốt ý thức phân loại rác thải, khi lắp đặt các hệ thống lấy ánh sáng mặt trời để sản
xuất điện năng, tận dụng chất thải sinh hoạt để tạo khí đốt dân dụng. Điều đó thúc
đẩy hình thành ngành công nghiệp môi trường, nhiều dịch vụ thuần công chuyển
thành dịch vụ công giá trị gia tăng, khiến cho nhà nước phải không ngừng hoàn thiện
thể chế quản lý để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo động lực mới cho tăng trường kinh
tế.
Tất cả những vấn đề nêu trên tạo ra ngành nghề, hàng hóa - dịch vụ mới, thị
trường mới, những mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh, phân phối, tiêu dùng
mới,... đòi hỏi nhà nước không còn là cái bóng của thị trưòng, theo đuôi thị trường,
mà các nước chậm phát triển muốn đi tắt, đón đầu các cơ hội, vượt qua các thách
thức, càng phải chú trọng xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển.
3. Tự do hóa theo các hiệp định thương mại tự do thế hệ mó’i đi đôi vói gia
tăng chủ nghĩa bảo hộ
Tự do hóa theo các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là xu hưóng không
thể đảo ngược, diễn ra mạnh mẽ, lôi cuốn hầu hết các quốc gia tham gia. Bên cạnh
đó, những năm gần đây, chủ nghĩa bảo hộ lại gia tăng ở các mức độ khác nhau, đe
dọa đến toàn cầu hóa và chủ nghĩa đa phương đã định hình và phát huy tác dụng
trong nhiều thập kỷ qua. Chủ nghía bảo hộ được nói nhiều với trường họp Tổng
thống D. Trumpt, chính xác là sử dụng chủ nghĩa bảo hộ làm công cụ, phưong tiện
để viết lại luật lệ thương mại quốc tế phục vụ cho toàn cầu hóa kiểu Mỹ, khi các luật
lệ cũ không còn có lợi cho Mỹ. Còn Trung Quốc, nước vốn được hưởng lợi từ luật lệ
cũ, nên về mặt hình thức, ra sức cổ vũ cho tự do hóa thương mại đa phương, nhưng
cũng sử dụng vai trò nhà nước can thiệp vào thị trường, tỷ giá làm méo mó thị
trường, thực hiện các biện pháp bảo hộ tinh vi.
Bản chất sâu xa của các trường phái ủng hộ tự do hóa hay bảo hộ cũng xoay
quanh vấn đề sử dụng vai trò của nhà nước hay thị trường. Thúc đẩy tự do hóa là cổ
vũ vai trò của thị trường, bảo hộ là gia tăng vai trò của nhà nước để dựng lên các rào
cản thương mại. Bảo hộ thương mại ngày càng được tinh vi hóa bằng các hàng rào
phi thuế quan như tiêu chuẩn môi trường, vệ sinh, an toàn, nhân quyền, xuất xứ hàng
hóa... Cả những người theo chủ nghĩa tự do đa 217
phương hay chủ nghĩa bảo hộ đều tận dụng tối đa mặt lợi thế của thị trường và nhà
nước để bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia dân tộc. Không thể nói Trung Quốc tự
do hóa hơn Mỹ, dù luôn kêu gọi thúc đẩy tự do hóa thương mại đa phương, bảo vệ
các luật lệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mà mình đang được hưởng lợi,
nhưng lại ăn cắp bản quyền, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, trợ giá xuất khẩu, điều
chỉnh tỷ giá và chính sách tiền tệ phi thị trường. Cũng không thể nói Mỹ là nước
xem nhẹ vai trò của nhà nước khi các chính sách tài khóa và tín dụng được sử dụng
linh hoạt để thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển khoa học và
công nghệ, kể cả sẵn sàng dựng lên hàng rào bảo hộ sản xuất trong nước, bất chấp vi
phạm luật lệ của WTO.
Theo đuổi chủ nghĩa tự do hay chủ nghĩa bảo hộ thì vẫn phải xử lý mối tưong
quan giữa nhà nước và thị trường, giữa vấn đề lợi ích dân tộc và lợi ích toàn cầu. Lợi
ích quốc gia dân tộc là động lực dẫn dắt quyết định của các chính phủ khi đề cao vai
trò thị trường hay nhà nước. Chính phủ các nước sẵn sàng mở cửa, thúc đẩy tự do
hóa, nếu nó đem lại lợi ích quốc gia dân tộc, nhung sẵn sàng thực thi các biện pháp
bảo hộ, nếu tự do hóa đe dọa đến sản xuất, việc làm trong nước. Các nước lớn
thường có lợi thế trong xây dựng luật lệ quốc tế, các nước nhỏ như Việt Nam nếu
muốn không bị thua thiệt trong cuộc chơi toàn cầu hóa phải chủ động tham gia ngay
từ khi bắt đầu định hình luật lệ, phát huy tính tích cực của nhà nước trong thương
thảo, đàm phán để giành lấy lợi ích cho mình. Càng hội nhập, tham gia sâu vào
mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, càng đòi hỏi nhà nước phải “tinh vi” hơn
khi xây dựng thể chế bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong nước, phản vệ linh
hoạt với các “cú sốc” từ bên ngoài, hạn chế thua thiệt do các chiêu trò mà tư bản
nước ngoài thường sử dụng như chuyển giá, ép giá, lũng đoạn thị trường, rút vốn
gây sốc...
Với hội nhập quốc tế sâu rộng, tự do hóa thương mại đan xen với chủ nghĩa
bảo hộ, đòi hỏi nhà nước phải sử dụng các phương thức, công cụ quản lý một cách
khôn khéo hơn để vừa bảo vệ thị trường trong nước, vừa hội nhập thị trường quốc tế,
xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, kết họp giữa phát huy nội lực và tận dụng
ngoại lực.
4. Cải cách khu vực công, CO’ cấu lại chức năng kỉnh tế nhà nước, mở rộng sự
tham gia của “khu vực thứ ba”
Xu hướng này diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, từ các nước phát
triển, các nước đang phát triển đến các nước chuyển đổi, nhằm năng động hóa

218
hoạt động của khu vực công dựa trên vận dụng các nguyên tắc của thị trường,
chuyển giao, ủy quyền cho tư nhân một số chức năng kinh tế của nhà nước.
Đầu tiên cần phải đề cập đến xu hướng nhà nước chuyển giao, ủy quyền cho tư
nhân cung ứng nhiều dịch vụ công trước đây do nhà nước trực tiếp đảm nhiệm như
giao thông công cộng, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, giáo dục, y tế; thậm
chí một số bang của Ấn Độ còn ủy quyền cho tư nhân cả nhiệm vụ cảnh sát, thu
thuế, ủy quyền cho tư nhân cung ứng dịch vụ công, nhà nước tinh gọn được bộ máy
khu vực công, huy động được nguồn lực xã hội vào phát triển dịch vụ công, nâng
cao chất lưọng dịch vụ để hướng tới phục vụ người tiêu dùng. Thu hút tư nhân tham
gia cung ứng các dịch vụ công có giá trị gia tăng cao còn thúc đẩy đa dạng hóa các
loại hình và nâng cao chất lưọng dịch vụ, đảm bảo khách hàng có khả năng chi trả
tài chính có cơ hội tiêu dùng dịch vụ chất lượng cao cấp, hạn chế chảy ngoại tệ ra
nước ngoài.
Các chính phủ ngày càng chú trọng nhiều hơn vận dụng các nguyên tắc của thị
trường để năng động hóa hoạt động quản trị công và tổ chức cung ứng dịch vụ công.
Hình thức được áp dụng phổ biến là thúc đẩy cạnh tranh trong khu vực công - tư, áp
dụng phương thức quản trị doanh nghiệp cho các tố chức khu vực công. Các mô
hình “Lãnh đạo công, quản trị tư”, “Đầu tư tư, sử dụng công, “Đầu tư công, sử dụng
tư”, “Chi phí công, cung ứng tư, kiểm soát công”... ngày càng phổ biến, làm cho
ranh giới giữa khu vực công và khu vực tư ngày càng rút ngắn, không còn bị tách
biệt cơ học như trước đây. Cạnh tranh còn được áp dụng ngay trong đấu thầu mua
sắm các dự án sử dụng ngân sách, hạn chế độc quyền của doanh nghiệp nhà nước,
bảo đảm giá cả cạnh tranh, mở rộng cơ hội tiếp cận nguồn lực công của tư nhân. Các
hiệp định thương mại tự do thế mới dần mở rộng cam kết tự do hóa cả mua sắm
chính phủ, đảm bảo quyền tiếp cận của doanh nghiệp nước ngoài đối với các dự án
đầu tư công, nhưng phân biệt đối xử.
Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) ngày càng phổ biến ở các nước
chuyển đổi mô hình kinh tế. Khu vực công vốn do nhà nước độc quyền tổ chức cung
ứng dịch vụ, trở thành dư địa lón cho mở rộng hình thức đầu tư đối tác công tư. Bản
chất của đầu tư theo hình thức đối tác công tư là nhà nước và tư nhân cùng đóng góp
nguồn lực, cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro, được thực hiện bằng họp đồng dài hạn. Các
hình thức đầu tư đối tác công tư chủ yếu là: họp đồng dịch vụ, họp đồng quản lý,
họp đồng thuê, họp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao, hợp đồng nhượng
quyền. Những lĩnh vực có dư địa lớn cho mở 219
rộng đầu tư theo hình thức đối tác công tư là xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông,
thủy lợi, điện lực cung cấp nước sạch, công nghiệp môi trường, cung ứng dịch vụ xã
hội (bệnh viện, trường học...)... Trong điều kiện nhà nước khan hiếm nguồn lực, đầu
tư theo hình thức đối tác công tư là biện pháp rất quan trọng để huy động nguồn lực
tư nhân phát triển các dịch vụ công cộng, cho phép triển khai nhanh các dự án, góp
phần thúc đẩy tăng trưởng và hiện đại hóa nền kinh tế. Để hình thức đầu tư theo đối
tác công tư (PPP) có hiệu quả, các chính phủ đều phải cơ cấu lại vị thế của mình để
thật sự trở thành đối tác của doanh nghiệp. Đầu tư theo hình thức đối tác công tư còn
giúp nhà nước tránh được lãng phí không đáng có như sử dụng đầu tư công; phát huy
được các nguồn lực của nhà nước như đất đai, mặt bằng để thúc đẩy phát triển đất
nước; là cơ hội để nhà nước năng động hóa quản lý nhờ vận dụng các nguyên tắc
quản trị của doanh nghiệp.
Trong các nền kinh tế chuyển đổi, phân cấp, phân quyền để chính quyền địa
phương đủ thẩm quyền và năng lực khi tham gia cùng thị trường huy động, phân bổ,
sử dụng nguồn lực đầu tư cho phát triển. Phân cấp, phân quyền cũng là cách để
Trung ương tập trung đảm bảo an ninh, quốc phòng cũng như nâng cao chất lượng
hoạch định thể chế; chính quyền địa phương có điều kiện phản ứng linh hoạt hơn
trước thị trưòng. Đây là những vấn đề rất lớn của các nước chuyển đổi mô hình kinh
tế để đảm bảo cho thị trường thật sự trở thành cơ chế chủ yếu hoặc quyết định trong
phân bổ nguồn lực, chính quyền địa phương tự chủ những vấn đề mang tính địa
phương, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc làm, bảo đảm các dịch vụ
công cấp vùng và địa phương. Các nước đang phát triển còn đứng trước cơ hội và
thách thức của đô thị hóa, chuyển đổi nền kinh tế, càng phải chú trọng nhiều hon đến
vấn đề phân quyền cho chính quyền đô thị trong quản lý và phát triển kinh tế, phát
huy tốt hơn vai trò của thị trường huy động nguồn lực phục vụ đô thị hóa, giải quyết
các nan giải của xã hội đô thị.
Nhà nước và thị trường đều có giới hạn của nó; thị trường có xu hướng tối
đa hóa lợi nhuận bỏ lại phía sau nhũng người yếu thế, kém may mắn; nhà nước
có Ích ả năng khỏa lấp những khuyết tật của thị trường nhung khó bao phủ đến
mọi đối tượng, thậm chí gia tăng phúc lợi công cộng miễn phí còn đẩy người
dân thụ động, ỷ lại, trông chờ, triệt tiêu năng lực sáng tạo. Mở rộng quy mô sở
hữu nhà nước còn gây nên tình trạng sử dụng nguồn lực lãng phí, không hiệu
quả, trì trệ, kể cả tham nhũng. Vì vậy, phát triển khu vực tư thứ ba - khu vực phi
lợi nhuận - có vai trò bổ sung cho các khiếm khuyết ấy và chế ước các hệ lụy
220
tiêu cực phát sinh từ sự tương tác giữa nhà nước và thị trường. Đổi mới, cơ cấu lại
các đơn vị sự nghiệp công mở ra cơ hội cho các tổ chức xã hội tham gia cung ứng,
dịch vụ xã hội, nhất là trên các lĩnh vực bảo trợ xã hội, hỗ trợ nhân đạo, giảm nghèo,
bình đẳng giới, tăng cường năng lực của người dân... Các doanh nghiệp phát triển
đến một trình độ cao, có mức thặng dư lớn, các chính phủ thường điều chỉnh bằng
công cụ thuế buộc khuyến khích doanh nghiệp dịch chuyển một phần nguồn lực tài
chính đầu tư cho phát triển dịch vụ xã hội phi lợi nhuận (giáo dục, y tế), giúp nhà
nước giảm quy mô sở hũu trong khu vực dịch vụ công mà vẫn đáp ứng được nhu cầu
ngày càng tăng của xã hội. Thành tựu khoa học - công nghệ được ứng dụng mạnh mẽ
vào sản xuất khiến cho lao động trực tiếp được giảm thiểu, giá trị thặng dư từ các
yếu tố ngoài lao động tăng lên, nhiều tập đoàn xuyên quốc gia gia không chỉ phân
phối kết quả theo lao động mà còn áp dụng cả phân phối theo lợi nhuận, hình thành
nên kình tế chìa sẻ. Nhiều nước còn phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp xã hội -
một hình thức tố chức kinh tế sử dụng nguyên tắc doanh nghiệp để giải quyết các
mục tiêu xã hội; vừa làm cho người lao động phải năng động hóa, khắc phục khuyết
tật của nhà nước phúc lợi khiến con người thụ động, ỷ lại, lười biếng; vừa bảo đảm
công bằng xã hội, chăm lo cho phát triển con người. Đó là chưa kể nếu thiếu “khu
vực thứ ba” nhà nước và thị trường thường có xu hướng thỏa hiệp, hình thành nhóm
lợi ích vừa thao túng chính sách, vừa lũng đoạn thị trường, gây tổn hại đến lợi ích
người dân và sự phát triển của đất nước. Vì vậy, trong quá trình xử lý tương quan
giữa nhà nước và thị trường phải coi trọng vai trò của các tố chức xã hội, đoàn thể,
hiệp hội để thị trường vận động, lành mạnh, nhà nước giữ được phẩm chất liêm
chính, công tâm, không thiên vị, đủ năng lực kiến tạo phát triển.
5. Tối đa hóa lọi ích quốc gia dân tộc trong quá trình mở rộng hội nhập thị
trường toàn cầu và tham gia quản trị toàn cầu
Không ít chính giới, học giới đã có lúc lạc quan dự báo toàn cầu hóa sẽ hình
thành nên các thể chế khu vực, gia tăng vai trò quản trị toàn cầu, các quốc gia dân
tộc phải chia sẻ lợi ích riêng cho lợi ích toàn cầu. Thực tế diễn ra không đúng với dự
báo đó, càng thúc đẩy toàn cầu hóa, các chính phủ càng tìm cách tối đa hóa lợi ích
quốc gia dân tộc.
Các nước dù lớn hay nhỏ, đi trước hay đi sau, đều tìm cách duy trì và gia tăng
hệ thống luật lệ bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế.
Những quốc gia có thế và lực lớn mạnh hơn đều gia tăng đầu tư tư bản, thúc đẩy tự
do hóa thương mại, tìm kiếm thị trường,... cũng nhằm gia tăng lợi 221
ích quốc gia dân tộc, gây ảnh hưởng về chính trị để tạo lợi thế cho mở rộng sức
mạnh kinh tế. Các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia ít quan tâm đến lợi ích của quốc
gia nhận đầu tư, mà tìm cách tối đa hóa lợi nhuận, ra sửc tận dụng, khai thác lao
động giá rẻ, phí tài nguyên thấp, chuyển giá,... kể cả trốn tránh các chi phí môi
trường, trách nhiệm xã hội. Các nước nhận đầu tư, nếu có thể chế quản trị thông
minh sẽ vừa tranh thủ tối đa được nguồn lực bên ngoài, vừa hạn chế được mặt trái
của đầu tư nước ngoài. Đáng chú ý là chống chuyển giá, bảo vệ môi trường; các phí
tổn mà doanh nghiệp FDI phải gánh chịu nếu thoái vốn để lại hậu quả xấu về môi
trường và việc làm của người lao động; bắt buộc nội địa hóa tỷ lệ phù họp để hỗ trợ
công nghiệp trong nước phát triển; bảo hộ thị trường trong nước bằng rào cản phi
thương mại, tiêu chuẩn kỹ thuật; phương thức úng phó với các “cú sốc” từ bên ngoài.
Không riêng các nước nhỏ, ngay kể các siêu cường cũng tìm mọi cách khác nhau để
bảo hộ thị trường trong nước, bảo hộ quyền sở hũu trí tuệ, gia tăng áp lực trước hành
vi của quốc gia cản trở đầu tư và thúc đẩy tự do hóa thương mại, gia tăng chủ nghĩa
bảo hộ dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau. Điều này tạo nên quá trình “kép” của
toàn cầu hóa đối với mỗi thể chế nhà nước: thúc đẩy tự do hóa thương mại đi đôi với
tạo ra các rào cản thương mại để bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; mở rộng hội nhập
quốc tế, tham gia toàn cầu hóa gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Các nước nước đều chủ động đổi mói quản trị chính phủ, cốt lõi là sử dụng
đúng đắn thị trưòng và phát huy tính tích cực của nhà nước để bảo vệ và thúc đẩy lợi
ích quốc dân tộc, phòng ngừa với các mối đe dọa đến độc lập, chủ quyền quốc gia;
hình thành hệ thống thể chế xử lý hài hòa giữa lợi ích quốc gia dân tộc với lợi ích
toàn cầu; xây dựng các doanh nghiệp có sức cạnh tranh thuộc cả khu vực công và
khu vực tư, trong đó khu vực tư có vai trò trọng yếu để giữ vững, bảo vệ thị trường
trong nước và vươn ra thị trường quốc tế; phát triển các hàng hóa - dịch vụ chủ lực
có sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Trong xu thế toàn cầu hóa, hầu hết các nước đều chấp nhận chia xẻ giữa lợi
ích riêng với nhũng giá trị phổ quát của nhân loại, giữa quản trị quốc gia với
quản trị toàn cầu. Hội nhập càng sâu càng tạo nên tính tùy thuộc và ràng buộc
lẫn nhau khiến cho chính phủ các nước không thể tự ý hành động trong phạm vi
lãnh thổ của quốc gia mình, phải bảo vệ quyền tài sản của nước ngoài nếu muốn
hấp dẫn thu hút đầu tư, không thể quốc hữu hóa tài sản tư bản nước ngoài khi
cân nhắc hậu quả cấm vận. Hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa cũng đặt ra trách
nhiệm lớn hơn đối với các nhà nước, không chỉ phải đủ năng lực bảo vệ quyền
222
lợi kinh tế trong biên giới lãnh thổ quốc gia mình mà còn phải vưon ra bảo hộ và bảo
vệ trên phạm vi quốc tế, thông qua xây dựng các hiệp ước song phương, đa phương
cũng như hành động thực tiễn khi phản ứng với các tình huống bất lợi cho doanh
nghiệp và công dân Việt Nam. Thúc đẩy lợi ích quốc gia ngay khi đàm phán tham
gia xây dựng các luật lệ quốc tế là lựa chọn khôn ngoan khi hình thành các hiệp định
tự do thế hệ mới. Các định chế quốc tế đã từng tồn tại nhiều thập niên qua đứng
trước thách thức khi nhũng quốc gia thấy bất lợi thì khước từ họp tác, đòi thay thế
luật lệ; các thể chế khu vực cũng ở trong tình trạng tương tự, thấy có lợi thì xin gia
nhập, thấy bất lợi thì xin tách ra như trường hợp Brexit. Một số định chế quốc tế mới
hình thành không ngoài mục tiêu sắp xếp lại trật tự cũ, viết thêm luật lệ mới, điển
hình là Sáng kiến.“Vành đai, Con đường” và Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu
Á (AIIB) do Trung Quốc dẫn dắt. Nhiều chính phủ chủ động đưa người tham gia
ngay từ giai đoạn vận động thành lập các tổ chức quốc tể để định hình các luật lệ,
thúc đẩy và bảo vệ lợi ích quốc gia, nếu không muốn bị áp đặt luật chơi.
Có thể thấy, dù thúc đẩy tự do thương mại toàn cầu hay gia tăng chủ nghĩa bảo
hộ, quản trị nhà nước hay quản trị toàn cầu, gia nhập hay thoái lui khỏi các thể chế
khu vực... thì bản chất vẫn là nhằm tối đa hóa lợi ích quốc gia dân tộc. Xử lý hài hòa
quan hệ giữa nhà nước và thị trường cũng không nằm ngoài yêu cầu tối đa hóa lợi
ích quốc gia dân tộc trong trật tự quốc tế vận động, biến đổi khôn cùng.
II. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG CHÂM xử LÝ MỐI QUAN HỆ GIỮA
NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG, HOÀN THIỆN NỀN KINH TÊ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ở NƯỚC TA ĐẾN NĂM 2030
1. Quan điểm xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, hoàn thiện
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ờ Việt Nam đến năm 2030
Một là, xử lỷ mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường là vấn đề chiến lược cơ
bản, của đường lối phát triển đất nước, được đặt trong tổng thể hoàn thiện nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mọi quốc gia dân tộc đều được cẩu thành bởi lãnh thổ, dân cư, nhà nước, kinh
tế và nền văn hóa. Nhà nước là thiết chế quản trị quốc gia mà không gian sinh tồn là
lãnh thổ, cơ sở xã hội là dân cư, nền tảng vật chất là kinh tế, bệ đỡ tinh thần là nền
văn hóa. Tính hưóng đích của công cuộc đổi mới ở nước ta là 223
xây dựng quốc gia dân tộc cường thịnh theo con đường xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp
đổi mới muốn thành công có nhiều việc phải làm, trong đó xử lý mối quan hệ giữa
nhà nước với thị trường là vấn đề chiến lược mang ý nghĩa thực tiễn cấp bách. Đây
là vấn đề mang tầm vóc lý luận cơ bản, bởi chúng đụng chạm đên toàn bộ mô hình,
hệ động lực, phương thức phát triến dài hạn đất nước trong suốt thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, không phải là sách lược nhất thời để giải quyết khó khăn trước
mắt, không phải giải quyết được trong vài nhiệm kỳ. Nó phản ánh bản chất của logic
kinh tế và logic chính trị. Đây là vấn đề thực tiễn cấp bách, bởi sau gần 35 năm đổi
mới, nền kinh tế thị trường kiểu cũ đang mất dần động lực, đất nước có nguy cơ rơi
vào “bẫy thu nhập trung bình”, tính tự phát của thị trường phát tác gây nên nhiều hệ
lụy nghiêm trọng. Do đó, không chuyển sang nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại,
chúng ta sẽ không tận dụng được sức mạnh của cơ chế thị trường, không phát huy
được vai trò của nhà nước trong kiến tạo phát triển. Thực tế cho thấy, các nền kinh tế
thị trường không thành công đều có nguyên nhân căn bản nằm ở việc thiếu một nhà
nước quản trị tốt dựa trên các nguyên tắc pháp quyền, dân chủ, liêm chính, công
khai, minh bạch để đủ sức dẫn dắt, điều tiết hoạt động của thị trường. Vì vậy, nếu
không tiến hành đổi mới sâu sắc, toàn diện để thúc đẩy hình thành nền kinh tế thị
trường đầy đủ, hiện đại, các nguồn lực đất nước không được huy động tập trung cho
đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưỏng. Dư địa cho tăng
trưỏng và phát triển còn rất lớn, nhưng nó không nằm ở mô hình kinh tế thị trường
kiểu cũ, mà tùy thuộc vào khả năng định hình nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại;
không nằm ở nhà nước sở hữu cồng kềnh, kém hiệu quả, quan liêu, tham nhũng, mà
quyết định ở nhà nước kiến tạo phát triển dựa trên các giá trị pháp quyền, dân, chủ,
liêm chính, công khai, minh bạch. Giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị
trường còn đụng chạm đến những vấn đề mà quần chúng hằng ngày quan tâm, như
giá cả, lao động, việc làm, học hành, chữa bệnh, an ninh, trật tự, môi trường... Khủng
hoảng kinh tế - xã hội ở nước ta những năm trước đổi mới đã cho bài học đắt giá về
phủ nhận vai trò của thị trường, tuyệt đối hóa vai trò của nhà nước. Rối loạn, bất ổn
của nhiều nước đang phát triển theo chủ thuyết tự do cho thấy bài học xương máu
của duy trì nền kinh tế thị trường mà không đi đôi với xây dựng một nhà nước hiện
đại.
Trong thể chế chính trị do Đảng Cộng sản lãnh đạo, xử lý họp lý tương quan
giữa nhà nước và thị trường còn khẳng định tính chính đáng của sự cầm quyền, giữ
vững định hưóng xã hội chủ nghĩa. Một nội dung quy định tính chính 224
đáng của sự cầm quyền chính, là năng lực giải quyết các vấn đề mà người dân quan
tâm hằng ngày như tăng trưởng, thu nhập, việc làm; được thỏa mãn các nhu cầu học
tập, chữa bệnh, dưỡng lão...; được sống trong môi trường an toàn, an ninh, hòa bình.
Không bảo đảm được những vấn đó, thể chế chính trị sẽ mất đi tính chính đáng, lòng
dân không yên, bất ổn xã hội nổi lên. Những điều đó chỉ có thể được bảo đảm khi xử
lý tốt mối tương quan giữa nhà nước với thị trường; bởi chỉ có kinh tế thị trường mới
đem lại khả năng giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc làm,
thu nhập... nhờ đó đem lại phồn vinh; bởi chỉ có nhà nước với chức năng của nó mới
đảm bảo môi trường an ninh và an toàn cho phát triển, điều tiết và khắc phục thất bại
của thị trường, giảm thiểu bất công xã hội. Đó cũng chính là quá trình định hình giá
trị xã hội chủ nghĩa trong mỗi bước đi của công cuộc đổi mới; làm cho mục tiêu của
chủ nghĩa xã hội được hiện thực hóa trong kết cấu của nền kinh tế thị trường đầy đủ,
hiện đại và trong mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện là vấn đề rất mấu chốt
của xử lý mối tương quan giữa nhà nước với thị trường. Mục tiêu sự nghiệp đổi mới
là xây dụng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là một
xã hội mà con người được xóa bỏ khỏi mọi áp bức, bất công, được sống trong ấm no,
tự do, hạnh phúc, thiết lập quan hệ sản xuất tiến bộ, phù họp, tạo tiền đề nhà nước đi
đến “tiêu vong”, nhường chỗ cho nền tự quản xã hội. Để đi đến mục tiêu đó rõ ràng
cả thị trường và nhà nước đều chỉ là phương tiện, vấn đề là đảng cầm quyền sử dụng
một cách tối uu vai trò, chức năng tùng công cụ để phát triển lực lượng sản xuất, đưa
đất nước tiến nhanh và bền vững trên con đường lên chủ nghĩa xã hội. Nhận thức này
rất quan trọng, bởi thực tiễn đã Idem chúng, không phát triển kinh tế thị trường thì
không có động lực cho tăng trưởng kinh tế, nhung phân phối thành quả tăng trưỏng
lại phụ thuộc vào trách nhiệm và năng lực quản trị của nhà nước, vấn đề không phải
là nhà nước to hay nhỏ, sở hữu nhiều hay ít, mà là hiệu quả quản lý bảo đảm cho thị
trường phát huy tối đa mặt tích cực, giảm thiểu mặt tiêu cực. Sức mạnh của nhà nước
không phải ở quy mô sở hữu lón, mà ở khả năng sử dụng tối uu các công cụ quản lý
(thể chế, kế hoạch, quy hoạch, thuế...) để kiến tạo phát triển, sử dụng cơ chế thị
trường để phân bổ nguồn lực hiệu quả, sử dụng chính sách tài khóa và tín dụng điều
tiết nền kinh tế theo mục tiêu dự kiến.
Nhận thức về vai trò kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội có ý nghĩa rất quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Chỉ khi quyền tư
225
hữu được tôn trọng và bảo vệ, cá nhân mới phát huy được tiềm năng của mình, mới
được tự do tiến hành các hoạt động sản xuất, trao đổi nhằm tối đa hóa lợi ích cá
nhân. Tài sản tư nhân là hình thức quan trọng nhất của tự do, không chỉ cho người sở
hữu tài sản mà cho cả những người không sở hũư nó. Tài sản cá nhân trong nền kinh
tế thị trường được xác lập không phải thông qua chiếm đoạt mà thông qua trao đổi,
mua bán từ người này với người khác. Không có sở hữu tư nhân đích thực sẽ không
có sản xuất, trao đổi và các giao dịch theo nguyên tắc thị trường và sẽ không có nền
kinh tế thị trường đích thực. Do đó, tư hữu không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà
trong điều kiện có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nó sẽ là một bộ phận quan
trọng cấu thành tài sản của quốc gia dân tộc, bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia xã
hội chủ nghĩa trước sự cạnh tranh của tư bản nước ngoài. Định hướng xã hội chủ
nghĩa của doanh nghiệp tư nhân thể hiện trước hết ở hoạt động hiệu quả, đúng luật,
đề cao văn hóa doanh nghiệp, tinh thần doanh nhân, đóng thuế đầy đủ, bảo đảm
quyền của người lao động, tăng cưòng trách nhiệm xã hội, tham gia cung ứng dịch
vụ xã hội phi lợi nhuận. Định hướng xã hội chủ nghĩa còn phản ánh ở mức độ xã hội
hóa sở hữu khi tài sản được đánh giá bằng giá trị cổ phiếu trên thị trưòng, chủ sở hữu
với thành phần đa dạng trong xã hội, quyền sử dụng, định đoạt bị tách dần khỏi
quyền chiếm hữu tư liệu sản xuất.
Hiệu quả quản lý của nhà nước được khẳng định ở phát huy đầy đủ tính
tích cực, giảm thiểu tính tiêu cực của thị trường để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
bảo đảm công bằng xã hội, tối đa hóa lợi ích quốc gia dân tộc trong hội nhập.
Phải bảo đảm tính thống nhất giữa chức năng thống trị về chính trị và chức năng
công quyền của nhà nước, trong đó chức năng công quyền ngày càng được mở
rộng, chức năng thống trị về chính trị khi giai cấp không còn thì sẽ bị “tiêu
vong”. Cường điệu hóa chức năng thống trị về chính trị, xem nhẹ chức năng
công quyền sẽ đẻ ra bộ máy ăn bám, cồng kềnh, quan liêu, cản trở thị trường
phát triển lành mạnh, tạo mảnh đất màu mỡ cho tư nhân cấu kết vói quan chức
thao túng chính sách, lũng đoạn thị trường. Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ
nghĩa không đến từ nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, mà đến từ nền kinh
tế thị trường sơ khai; định hưóng xã hội chủ nghĩa không thể thành công bởi một
nhà nước quan liêu, tham nhũng, lợi ích nhóm, đi ngược lại các nguyên tắc quản
trị hiện đại. Nhà nưó'c là một phương tiện đặc biệt có vai trò quyết định để dẫn
dắt thị trường vận hành hiệu quả, phát huy đầy đủ mặt tích cực, hạn chế tối đa
mặt khuyết tật. Nhưng đó phải là một nhà nước hoạt động theo các nguyên tắc
226
pháp quyền, dân chủ, hiện đại, liêm chính; đủ năng lực kiến tạo, dẫn dắt, định hướng
phát triển theo thiết kế chính trị; tạo môi trường lành mạnh cho cạnh tranh bình đẳng;
đủ phẩm chất liêm chính và năng .lực tự chủ để không bị thao túng, chi phối bởi các
nhóm lợi ích.
Xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường phải đặt trong tổng thể hoàn
thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trước hết là xây dựng đảng thực sự trong sạch,
vững mạnh, tăng cường năng lực lãnh đạo và cầm quyền; bảo đảm Đảng thật sự là
đạo đức, là văn minh; có đủ tư duy, tầm nhìn, năng lực hoạch định đường lối, định
hướng chính sách; có đủ khả năng đề kháng với mọi tiêu cực của thị trường. Xây
dụng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một nội dung cấu thành của xử lý mối
quan hệ nhà nước với thị trường. Chỉ với nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì
mới có khả năng xây dựng khuôn khổ thể chể cho thị trường phát triển lành mạnh,
các chủ thể của kinh tế thị trường cạnh tranh công bằng, các nguồn lực của nhà nước
được phân bổ theo cơ chế thị trưòưg, đảm bảo quốc phòng và an ninh, kiến tạo các
thị trường mới, mọi tranh chấp được phán xử công bằng bởi một hệ thống tòa án độc
lập. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng còn đòi hỏi phải phát huy
đầy đủ năng lực tự chủ, tự phát triển của người dân khi đối diện với các quy luật của
kinh tế thị trường, loại bỏ các tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nhà nước. Phải huy động,
lôi cuốn nhân dân vào công việc quản lý nhà nước, quản lý phát triển xã hội, trong
đó có giám sát nhà nước và kiểm soát thị trường. Các tổ chức xã hội có vai trò cực
kỳ quan trọng đảm bảo phát huy quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân, khắc phục
những hạn chế của nhà nước do thuộc tính quan liêu hóa cũng như kiếm soát các quá
trình tương tác giữa thị trường với nhà nước dễ nảy sinh lợi ích nhóm, quan hệ thân
hữu mà hy sinh lợi ích của người dân.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng là
nền kinh tế tôn trọng các quy luật kinh tế thị trường; hình thành đầy đủ, đồng bộ các
yếu tố, các loại thị trường; phù họp với các chuẩn mực quốc tể; gắn kết thị trường
trong nước với thị trường thế giới. Quản trị nền kinh tế thị trường hiện đại, các doanh
nghiệp kinh doanh dựa trên nền tảng văn hóa, tuân thủ các nguyên tắc công khai và
minh bạch. Nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện đại không phải đứng trên thị
trường mà là đối tác của thị trường, chính phủ với tư cách là nhà đầu tư cũng phải
tuân theo cơ chế thị trưòiìg, chấp nhận cạnh tranh bình đẳng với khu vực tư nhân,
tranh chấp được giải quyết ở tòa án thông qua các phán quyết nhân danh công lý. Vai
trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của 227
nhà nước không chỉ đảm bảó giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, mà còn làm cho
quy luật khách quan của kinh tế thị trường thể hiện tính đầy đủ, hiện đại. Mọi suy
nghĩ và cách làm méo mó, biến dạng quy luật của kinh tế thị trường sẽ dẫn tới hình
thành chủ nghĩa thân hữu lũng đoạn thị trường và thao túng nhà nước bằng con
đường này hay con đường khác, rốt cuộc làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế
thị trường đầy đủ, hiện đại và nhà nước pháp quyền theo các giá trị đích thực của nó
lại là những vấn đề phỉ chủ nghĩa tư bản, nhất là khi theo đuổi các nguyên tắc dân
chủ, công khai, minh bạch, giải trình, dựa trên nền tảng văn hóa và đạo đức liêm
chính, lấy con người làm trung tâm. Nói cách khác, đó là vấn đề của chủ nghĩa xã
hội ở giai đoạn phát triển chưa hoàn chỉnh gắn với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa.
Hai, xử lý mổỉ quan hệ giữa nhà nước và thị trường là vấn đề thường xuyên,
lâu dài, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết cần đổi mới tư duy kinh tể
của Đảng cầm quyền, hoàn thỉện chức năng của nhà nước, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân.
Xử lý mối quan hệ giũ'a nhà nước và thị trường không thể tiến hành theo tư
duy nhiệm kỳ, làm theo phong trào, mà là vấn đề thường xuyên, lâu dài. Kinh tế thị
trường tồn tại đến bao giờ thì lúc đó phải xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và thị
trường. Đảng ta khẳng định kinh tế thị trường còn tồn tại lâu dài trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xạ hội, theo đó, quản lý nhà nước phải không ngừng hoàn thiện để làm
chủ các nấc thang, trĩnh độ phát triển khác nhau của kinh tế thị trường. Quan điểm
này cũng chỉ ra rằng, phải khắc phục việc cường điệu hóa vai trò của nhà nước hoặc
thị trường, thiếu tư duy biện chứng, nhất là khi ứng phó với các tình huống bất
thường. Thực tiễn đổi mới kinh tế ở nước ta cho thấy, khi khó khăn, khủng hoảng,
nhà nước phải can thiệp nhiều hơn vào nền kinh tế; khi khủng hoảng kết thúc, các
nhóm lợi ích thường bấu víu nhà nước để trục lợi, cản trở khả năng bình thường hóa
của thị trường. Một khi nhà nước trở thành chỗ bấu víu đế trục lợi thì người ta
thường ngụy biện bằng nhiều lý do khác nhau: an ninh - quốc phòng, an sinh xã hội,
nhu cầu “định hướng xã hội chủ nghĩa”... Do đó, xử lý mối quan hệ nhà nước và thị
trường rõ ràng không thể theo tư duy ứng phó với tình huống khủng hoảng hay sách
lược tạm thời để giải quyết các khó khăn, mà phải được quan tâm thường xuyên
bằng tầm nhìn dài hạn. Khi ở trạng thái bình thường, nhà nước phải tạo môi trường
thuận lợi cho các chủ thể kinh tế thị trường tự do kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng;
khi gặp 228
tình huống khủng hoảng, nhà nước cần thiết phải can thiệp để giữ vững ổn định kinh
tế, hạn chế thất bại của thị trường, nhưng phải sớm tái lập mồi trường, điều kiện cho
bình thường hóa của thị trường, cảnh giác với các nhóm lợi ích “núp bóng” vai trò
can thiệp nhà nước để trục lợi, làm méo mó các quy luật của thị trường.
Xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị, trước hết là vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền. Nhà nước nào cũng
mang trong mình chức năng thống trị về chính trị, thông qua chính đáng hóa quyền
lực chính trị trong quyền lực công để chuyển hóa các ý chí chính trị vào nghị trình
chính sách, luật pháp, quy hoạch cũng như sử dụng công cụ can thiệp của nhà nước
để đạt được mục tiêu chính trị. Nhưng đó phải là quá trình chủ quan hóa khách quan
chứ không phải can thiệp tùy tiện, bất chấp quy luật khách quan. Kể cả trong chể chế
chính trị đa đảng, cương lĩnh tranh cử giữa các đảng thường bộc lộ khác biệt khi bày
tỏ thái độ ứng xử vói nhà nước và thị trường. Trong thể chế nhất nguyên về chính trị,
tư duy lãnh đạo của đảng cầm quyền quy định mức độ duy lý hay phi duy lý của các
giải pháp xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Chúng ta đã thoát khỏi tư
duy tuyệt đối hóa vai trò của nhà nước, phủ nhận vai trò của thị trường, nhưng định
kiến với kinh tế tư nhân vẫn còn rất nặng nề trong không ít cán bộ. Định kiến hằn sâu
đến nỗi cứ nghĩ đến thị trường là tiêu cực, là xấu xa, là phát sinh nguy cơ chệch
hướng xã hội chủ nghĩa, đe dọa đến độc lập, tự chủ. Tuyệt đối hóa vai trò của nhà
nước đến mức những ai đề cao doanh nghiệp nhà nước, phê phán lãnh tế tư nhân, thì
được đánh giá là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần “giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa”. Vì vậy, phải giải phóng tư duy khỏi nhũng định kiến tâm
lý, nhũng tư duy lạc lối cản trở quá trình đổi mới cách thức xử lý mối quan hệ nhà
nước với thị trường. Không phải cứ nhà nước can thiệp vào mọi ngõ ngách đời sổng
là giữ vũng định hướng xã hội chủ nghĩa, không phải kinh tế tư nhân phát triển làm
cho nguy cơ “chệch hướng” càng lớn. Phải nhận thức rằng, nhà nước và thị trường là
quan hệ cộng sinh, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. “Tả” khuynh cũng tàn phá, gây nguy hại không kém gì “hữu” khuynh,
cần phê phán tự do hóa bất chấp điều kiện thực té, đồng nhất xã hội hóa với thị
trường hóa, không tính đến yêu cầu xây dụng nền kinh tế độc lập, tự chủ, giữ vũng
định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời cũng cần cảnh giác với các hành vi nhân
danh củng cố vai trò của nhà nước để trục lợi, bảo vệ lợi ích nhóm, cản trở sự phát
triển lành mạnh của thị 229
trường. Tư duy đổi mới của Đảng cầm quyền phải thoát khỏi cả hai xu hướng nêu
trên, phải tìm được tính thống nhất giữa chức năng thống trị về chính trị với chức
năng công quyền của nhà nước, giữa tôn trọng quy luật kinh tế thị trường và giữ
vững định hướng xã hội chủ nghĩa, giữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với bảo đảm
tiến bộ, công bằng xã hội. Muốn vậy, Đảng phải không ngừng nâng cao trí tuệ của
mình trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, kế thừa thành tựu của nền văn
minh nhân loại về phát triển nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại cũng như sử
dụng đúng đắn vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Kế thừa, vận dụng
kinh nghiệm nước ngoài phải sáng tạo, phù họp thực tiễn đất nước trên tinh thần Việt
Nam hóa, tránh các biểu hiện giáo điều.
Hoàn thiện chức năng của nhà nước là một nội dung xây dựng nền kinh tế
thị trưòng đầy đủ, hiện đại, hội nhập quốc tế, từ chức năng thống trị về chính trị
đến chức năng công quyền. Xét trong tổng thể, chức năng thống trị về chính trị
phải đủ năng lực dẫn dắt, chi phối quá trình phát triển để đến khi hoàn thành sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ “tiêu vong”; chức năng công quyền phải
ngày càng mở rộng, rồi bao trùm trong chủ nghĩa xã hội. Khi giai cấp không
còn, chức năng thống trị về chính trị sẽ “tiêu vong”, nhường chỗ cho tự’ quản xã
hội. Đó là xét về mặt nguyên lý, nhưng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, chức năng thống trị về chính trị nếu bị xem nhẹ sẽ dẫn tới tình trạng vô
chính phủ, rối loạn thị trường; còn nếu tuyệt đối hóa chức năng thống trị về
chính trị sẽ làm méo mó thị trường, cản trở tăng trưởng kinh tế, rốt cuộc nhà
nước không có điều kiện vật chất để đầu tư phát triển, dẫn tới các căn bệnh cố
hữu của mọi nhà nước, vừa cản trở thị trường phát triển lành mạnh, vừa làm tha
hóa bộ máy nhà nước. Do đó, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
có bản chất sâu xa là tìm sự thống nhất giữa chức năng thống trị về chính trị và
chức năng công quyền. Thể chế do nhà nước xây dựng phải là một hệ thống thể
chế không thiên vị, tạo môi trường pháp lý bình đẳng cho mọi chủ thể kinh tế thị
trường cạnh tranh lành mạnh. Thị trường phải thực sự đóng vai trò chủ yếu trong
huy động, phân bổ các nguồn lực phát triển, bảo đảm quyền bĩnh đẳng về cơ hội
tiếp cận nguồn lực phát triển của các chủ thể kỉnh tế - nội dung đầu tiên của
công bằng xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhà nước với tư
cách là nhà đầu tư, việc phân bổ nguồn lực công cũng phải tuân cơ chế thị
trường, giảm thiểu độc quyền nhà nước hoặc phân bổ tùy tiện để các nhóm lợi
ích tranh giành, lũng đoạn, gây lãng phí. Tập trung hoàn thiện các công cụ quản
lý như chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách tài khóa và tín dụng để định
230
Hướng, dẫn dắt thị trường phân bổ nguồn lực vào chỗ hiệu quả, đúng mục tiêu phát
triến của nhà nước. Cơ quan hành chính địa phương phải được đổi mới, có tư cách
pháp nhân công quyền đầy đủ, có đủ quyền hạn được phân cấp để huy động, sử dụng
nguồn lực linh hoạt theo cơ chế thị trường (vay ODA, phát hành trái phiếu, họp đồng
ppp với tư nhân...) mà không phải trông chờ quyết định của Trung ương, sẵn sàng
đối mặt với phán quyết của tòa án khi bị khởi kiện. Hệ thống tòa án phải được hiện
đại hóa theo các chuẩn mực quốc tế, thúc đẩy các giá trị công bằng, liêm chính để
thật sự trở thành nơi đăng ký bảo hộ quyền tài sản cho mọi công dân và đủ năng lực
giải quyết mọi tranh chấp trên thị trưòng bằng các phán quyết nhân danh công lý.
Quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện thông qua nâng cao chất lượng
dân chủ đại diện và mở rộng dân chủ trực tiếp. Phải đổi mới, nâng cao chất lượng
luật pháp, tập trung làm luật cụ thể, hạn chế tình trạng xây dựng luật khung, luật ống
rồi chờ nghị định hướng dẫn mới có hiệu lực thi hành. Đây chính là lỗ hổng cho các
nhóm lợi ích trên thị trường móc ngoặc với một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước
thoái hóa, biến chất để đưa ra các chính sách giành lấy lọi ích cục bộ, hình thành
quan hệ thân hũu, vừa biến dạng chính sách công, vừa làm méo mó các quy luật của
thị trường. Nâng chất lượng giám sát của cơ quan dân cử, mở rộng danh mục quyết
định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương,... nhất là những vấn đề có
nguy cơ nảy sinh tiêu cực. Vận động hành lang (Lobby) phải được xem là mọt kênh
chuyển tải thông tin của các nhóm lợi ích đến nghị trình lập pháp để các nhà làm luật
hiểu đầy đủ, toàn diện hơn nhu cầu đa dạng của xã hội và hình thành các chính sách
cân bằng. Hành vi Lobby phải công khai, minh bạch, được đặt trong sự giám sát của
luật pháp và báo chí, không bị biến thành hành vi mờ ám, “đi đêm” giữa doanh
nghiệp và các nhà hoạch định chính sách.
Dân chủ trực tiếp là sự tham dự trực tiếp của xã hội, của nhân dân khi xử lý
quan hệ giữa nhà nước với thị trường, chủ yếu thông qua các tổ chức xã hội, các hiệp
hội do người dân tự lập, tự dưõng, tự quản. Các lực lưọng thị trường thường tìm cách
tranh giành lợi thế, tạo nên tình trạng bất cân xứng về thông tin, nhờ đó mà hưởng
lợi từ các chính sách, nhất là cợ hội tiếp cận các nguồn lực như đất đai, tín dụng, đầu
tư công... Thua thiệt trong trường họp này bị đẩy về phía các nhóm xã hội bất lợi thế,
có thể là các nhà sản xuất vừa và nhỏ, có thể là ngưòi tiêu dùng, có thể là những
nhóm yếu thế thiếu năng lực chống chịu trước rủi ro. Các tổ chức xã hội đóng vai trò
tăng cưòng vốn xã hội, bảo vệ và thúc 231
đẩy quyền dân chủ trực tiếp, chuyển tải thông tin đa dạng của người dân đến chính
quyền, phản biện xã hội các chính sách có nguy cơ gây tổn hại quyền lợi người dân
cũng như giám sát xã hội để các chính sách được thực thi nghiêm túc. Rất nhiều
trường họp việc thúc đẩy lợi ích riêng đã xung đột với lợi ích chung, cho nên, cần đa
dạng hóa các tổ chức xã hội theo nghề nghiệp, lĩnh vực, địa bàn, nhu cầu,... để tạo cơ
chế cân bằng lợi ích giữa các nhóm xã hội khi tác động đến chính sách. Đó cũng
chính là bản chất của quá trình xử lý quan hệ giữa nhà nước - thị trường - xã hội
trong hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là cơ chế để
phát huy quyền dân chủ trực tiếp trong xây dụng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa.
Ba, tôn trọng các quy luật của nền kinh tế thị trường đi đôi với phát huy vai trò
kiến tạo phát triển của nhà nước hoạt động theo các nguyên tắc pháp quyền, dân
chủ, liêm chính, công khai, minh bạch.
Đổ có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trước hết chúng ta
phải tôn trọng các quy luật của kinh tế thị trường, như quy luật cung cầu, quy luật giá
trị, quy luật giá trị thặng dư, quy luật cạnh tranh. Không tôn trọng các quy luật này
mà can thiệp thô bạo, sẽ làm méo mó, biến dạng thị trường, khi đó mặt tích cực của
thị trường không được phát huy đầy đủ mà mặt tiêu cực lại có dịp phát tác. Khuyết
tật của. kinh tế thị trường ở nước gần 35 năm qua có nhiều nguyên nhân nằm ở chính
sự can thiệp của Nhà nước bất chấp quy luật khách quan, chưa tạo môi trường cho
cạnh tranh bình đẳng, giá cả nhiều hàng hóa, dịch vụ chưa tuân theo quy luật cung
cầu, còn duy trì quá lớn độc quyền của doanh nghiệp nhà nước hay lũng đoạn của
một số tư nhân. Vì vậy, tôn trọng các quy luật của kinh tế thị trường là yêu cầu mang
tính nghiêm ngặt khi xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta.
Tôn trọng các quy luật của kinh tế thị trường đòi hỏi phải xem thị trường có vai
trò quyết định giá cả, có vai trò chủ yếu trong huy động, phân bổ nguồn lực. Phải
khắc phục tình trạng giá cả nhiều hàng hóa, dịch vụ do nhà nước nắm giữ bị ấn định
chủ quan, chưa tuân theo quan hệ cung cầu như giá quyền sử dụng đất, giá điện, giá
xăng dầu...; nhiều hàng hóa, dịch vụ có khả năng xã hội hóa cao, tư nhân sẵn sàng
tham gia nhưng vẫn duy trì độc quyền nhà nước như truyền tải điện, giao thông
đường sắt, xăng dầu máy bay, khai thác khoáng sản, cùng nhiều dịch vụ sự nghiệp
công khác. Vì vậy, phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa không chỉ về mặt tư duy nhận
thức mà cơ bản hơn là hành động cụ thể đối với quản lý tài nguyên đất đai, nưóc,
khoáng sản, dịch vụ công, đầu tư công... bảo 232
đảm theo cơ chế thị trường. Giá cả là trục xoay của thị trường, phản ánh quan hệ
cung cầu, thị trường sẽ cung cấp thông tin khách quan cho các chủ thể kinh tế thị
trường đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả. Giá cả có khả năng sinh lời là căn cứ
cho quyết định đầu tư, nguồn vốn phân bổ cho các khu vực mang lại hiệu quả cao,
nếu nhà nước can thiệp thô bạo sẽ vừa duy trì độc quyền nhà nước, vừa cản trở tư
nhân đầu tư vào những lĩnh vực mà xã hội đang cần, có khả năng mang lại lợi ích
cho doanh nghiệp.
Xây dựng nền kinh tế thị trưòng, hiện đại, hội nhập quốc tế đòi hỏi phải xây
dựng nhà nước kiến tạo và chỉ bằng năng lực kiến tạo mới có khả năng phát huy tính
tích cực và giảm thiểu tỉnh tự phát của thị trường. Đó là nhà nước kiến tạo chiến
lược, chính sách để các nguồn lực phân bổ theo quy luật kinh tế thị trường đạt được
mục tiêu của nhà nước; kiến tạo thể chế, luật pháp có chất lượng để tạo môi trường
pháp lý cho mọi chủ thể của kinh tế thị trường cạnh tranh bình đẳng, chống độc
quyền; sử dụng chính sách tài khóa, chính sách tín dụng linh hoạt phù họp với kinh
tế thị trường, nhất là trong nền kinh tế số, tài sản hình thành từ sở hữu trí tuệ ngày
càng chiếm tỷ trọng lón trong nền kinh tế quốc dân. Thể chế mà nhà nước kiến tạo
đảm bảo cho mọi chủ thể kinh tế thị trường được làm nhũng gì pháp luật không cấm,
mọi tranh chấp được giải quyết qua trọng tài, tòa án, hạn chế hình sự hóa, có khả
năng bảo vệ, hỗ trợ doanh nghiệp cả trong nước và quốc tế. Trong điều kiện hiện
nay, các công cụ chiến lược, quy hoạch, chính sách tài khóa, tín dụng,... phải có năng
lực dẫn dắt tư nhân đầu tư vào nhũng lĩnh vực uu tiên để tạo nên khả năng phát triển
đột phá như: hạ tầng kinh tế - xấ hội, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ cao
cấp, mạng lưới bán lẻ và loại bỏ những lĩnh vực gây ô nhiễm môi trưòng, thâm dụng
lao động, công nghệ lạc hậu. Phải tạo khả năng gắn kết giữa chủ thể thuộc mọi thành
phần kinh tế để cộng hưởng sức mạnh, tương hỗ phát triển, nhất là liên kết vùng,
tham vào mạng sản xuất và chuỗi gỉá trị. Đầu tư công phi thương mại phải khắc phục
được tình trạng dàn trải, tập trung cho những lĩnh vực tư nhân không làm nhung tạo
đột phá cho phát triển như kết cấu hạ tầng không có giá trị gia tăng, dịch vụ công cơ
bản, thiết yếu, đồng thời bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh của các chủ thể kinh tế. Đầu
tư công thương mại thông qua các doanh nghiệp nhà nước phải hoàn toàn tuân theo
cơ chế thị trường, xây dụng mô hình quản lý và kinh doanh vốn nhà nước hiệu quả,
chỉ tập trung vào nhũng lĩnh vực mà thị trường không làm, chưa làm hoặc liên quan
đến an ninh, quốc phòng. Rất luu ý ở những lĩnh vực tư nhân không muốn làm hoặc
chưa làm, nhà nưó'c đầu 233
tư để khai mở thị trường, nhất là thị trường khoa học - công nghệ, nhung khi thị
trường trưỏng thành có thể cổ phần hóa để tư nhân tham gia. Kể cả các hạ tầng kinh
tế - kỹ thuật nhà nước chủ sở hữu 100% vốn (bến cảng, sân bay, truyền tải điện, giao
thông đường sắt...), phải mở rộng cơ hội cho tư nhân tham gia ở các khâu quản lý,
khai thác, vận hành thông qua đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Khi ở trạng thải phát triển bĩnh thường phải cân nhắc đầy đủ vai trò của nhà
nước trong tương quan với thị trường, tránh can thiệp quá đáng cũng như tránh thả
nổi cho thị trường. Với thể chế chính trị một đảng duy nhất cầm quyền, đường lối,
chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước ít bị thách thức trực tiếp bởi ý kiến
phản biện như trong thể chế đa đảng, dân chủ nghị trường, nên dễ rơi vào “bệnh chủ
quan”, khó ứng phó với tính bất định của thị trường. Vì vậy, ngay trong trạng thái
phát triển bình thường phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến đa dạng của cộng đồng doanh
nghiệp, của xã hội, của báo chí, bảo đảm cho chính sách ban hành không thiên vị, dù
là thiên vị cho doanh nghiệp nhà nước hay thiên vị cho doanh nghiệp tư nhân. Các
chính sách cân bằng, không thiên vị sẽ tạo nên khả năng phòng ngừa và ứng phó tốt
hon các nguy cơ khủng hoảng chu kỳ. Khi khủng hoảng xảy ra, phải tỉnh táo, trận
trọng khi sử dụng các công cụ can thiệp vào thị trường để giữ vũng ổn định kinh tế vĩ
mô, úng phó có hiệu quả với khủng hoảng, nhưng cân nhắc hệ lụy lâu dài đối với
mỗi biện pháp can thiệp.
Bốn, phải xuất phát từ thực tiễn đất nước ở từng giai đoạn và phù hợp với
chuẩn mực quốc tế phản ánh tiến bộ xã hội, thành quả phát triển của nền văn minh
nhân loại.
Bám sát thực tiễn của đất nước, nhất là trình độ phát triển của thị trương
qua từng giai đoạn phát triển, để đưa ra các biện pháp xử lý quan hệ giữa nhà
nước và thị trường phù họp. Đó là thực tiễn đất nước mà truyền thống công hữu
về đất đai ăn sâu trong tư duy, tâm thức con người; di tồn lịch sử của chế độ
thực dân cũ và mới còn nặng nề (đất đai tôn giáo, đất đai của người di tản...) nếu
xử lý không thỏa đáng sẽ gây nên những bất ổn xã hội; các mối đe dọa an ninh -
quốc phòng thường xuyên; vãn hóa tiểu nông vẫn phố biến, người dân chưa có
nhiều trải nghiệm với kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền. Đó là thực tiễn
sản xuất nhỏ còn phổ biến, quan hệ trao đổi chỉ giới hạn trong nền sản xuất tiểu
nông, chưa có kinh tế thị trường hiện đại. Điều này đặt ra cho chúng ta phải có
nỗ lực lớn, quyết tâm cao, giải pháp nhất quán cả tác động từ phía nhà nước và
234
thị trường để hình thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị
trường đầy đủ, hiện đại.
Trình độ phát triển của thị trường là tiền đề quan trọng khi xử lý tương quan
giữa nhà nước và thị trường. Đáng chú là các yếu tố đầu vào của thị trường chưa đầy
đủ, từ đất đai, lao động, vốn; doanh nghiệp có quy mô nhỏ là chủ yếu, sức cạnh tranh
thấp nhung nền kinh tế lại có độ mở cao, quản trị doanh nghiệp chưa chuyên nghiệp;
thiếu các định chế trung gian hỗ trợ cho thị trường phát triển như các quỹ, trung tâm
định giá, đấu giá tài sản theo thị trường, nhất là các tài sản vô hình (giá quyền sử
dụng đất, tài sản hình thành từ quyền sở hũu trí tuệ, giá nông sản...). Trong những
điều kiện như vậy, nhà nước phải tăng cường và đổi mới ở những khâu mà thị trường
không làm, nhất là hoàn thiện thể chế, đổi mới công tác quy hoạch thật sự có năng
lực dẫn dắt thị trưòng theo mục tiêu của nhà nước. Mỗi bước trưởng thành của thị
trưòng đòi hỏi nhà nước phải không ngừng đổi mới chính mình để vượt qua các rào
cản, đủ năng lực kiến tạo, dẫn dắt cho thị trường phát huy cao nhất mặt tích cực,
giảm thiểu mặt tiêu cực.
Các nền kinh tế thị trường kiểu cũ để hội nhập vào nền kinh tế thị trường hiện
đại theo các các chuẩn mực, thông lệ quốc tế có rất nhiều việc phải làm. Đó là bảo
đảm cho chi phí “đầu vào” được phản ánh một cách công khai, minh bạch bởi một hệ
thống tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế; nguồn lực được lưu thông thuận lợi không sợ
cản trở trên thị trường phản ánh qua giá cả tự do; chi phí sản xuất và hệ thống tài
chính không bị bóp méo bởi các quan hệ phi thị trưòng; quyền tài sản của chủ các
chủ thể kinh tế thị trường được tôn trọng và bảo vệ bởi một hệ thống tư pháp độc lập,
mọi tranh chấp được giải quyết ở tòa án; luật pháp quốc gia ổn định, thống nhất với
các quy định của các định chế quốc té đã gia nhập và cam kết; hoạt động đầu tư của
chính phủ tuân theo thị trường, đảm bảo các nguyên tắc công khai, minh bạch và
cạnh tranh, kể cả cạnh tranh quốc tế; tiền lương giữa chủ và lao động được xác định
dựa trên cơ sở thỏa thuận; luân chuyển lao động tự do cả trong đường biên giới quốc
gia và xuyên quốc gia, giảm thiểu các rào cản do quản lý nhập cư gây ra (quản lý hộ
khẩu, quản lý visa); giảm thiểu các hoạt động khu vực kinh tế phi chính thức để tính
toán đầy đủ tài sản trong hệ thống thống kê quốc gia. Không giải quyết tốt những
vấn đề đó chúng ta luôn phải đối mặt vói kiện chống bán phá giá, đồng thời cũng làm
cho các con số không phản ánh đúng “sức khỏe” của nền kinh tế, sức cạnh tranh
quốc gia, hạn chế khả năng thu hút các nhà đầu tư chiến lược. Việt Nam đã cam kết
hội nhập kinh tế theo lộ trình, các chuẩn mực này ngày 235
càng hoàn thiện, đòi hỏi phải tiếp tục cải cách mạnh mẽ, sâu rộng để có một nền kinh
tế thị trường đầy đủ, hiện đại. Các chuẩn mực quốc tế vừa phản ánh thành tựu của
nền văn minh nhân loại, vừa được các nước sử dụng theo kiểu tiêu chuẩn “kép”, có
thể được ưu đãi hoặc bị phân biệt đối xử. Do đó, chúng ta không vì được “chiếu cố”
trình độ nước đang phát triển, nền kinh tế phi thị trường, mà trì hoãn, chậm trễ quá
trình hoàn thiện các các tiêu chí kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại theo thông lệ
quốc tế.
Năm, gắn quản trị quốc gia với quản trị toàn cầu, tối đa hóa lợi ích quốc gia
dân tộc đi đôi với chia sẻ giá trị phố quát.
Càng phát triển kinh tế thị trường, hình thành thị trường thế giới, càng thúc đẩy
nhu cầu quản trị toàn cầu để ứng phó với rủi ro tài chính, tính dễ tổn thương của
mạng sản xuất và cung úng toàn cầu, sự bất ổn của năng lượng, các mối đe dọa an
ninh mạng, tình trạng khan hiếm lương thực, biến đổi lchí hậu... Thực tế cho thấy,
khủng hoảng tài chính có thể bắt đầu từ một quốc gia này nhưng các quốc gia khác
phải gánh chịu hậu quả nặng nề hơn khi thế giới trở thành một chỉnh thể, nợ xấu của
nước này lại làm thị trường tài chính thế giới chao đảo. Điều đó khiến cho quản trị
tài chính các nước phải theo các tiêu chuẩn công khai, minh bạch, nhất là khi phát
triển thị trường phái sinh, các định chế tài chính phi ngân hàng... Toàn .cầu hóa
khiến việc thuê nguồn lực bên ngoài trở nên phổ biến, phân bổ nguồn lực trên phạm
quốc tế và hoạt động của các công ty đa quốc gia thúc đẩy hình thành mạng sản xuất
và chuỗi cung ứng toàn cầu. Khi một công ty chỉ vì phụ thuộc vào một vài điểm của
chuỗi cung ứng mà rơi vào đình trệ thì có khả năng gây nến tổn thương cả mạng sản
xuất, chuỗi cung ứng. Di chuyển thương mại, đầu tư, lao động, khoa học - công nghệ
trên quy mô toàn cầu dẫn tới những thách thức, rủi ro với tài chính quốc gia khi bị lệ
thuộc quá lớn vào thương mại và đầu tư nước ngoài, lao động phải chấp nhận các
chuẩn mực chung về nhân quyền, quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ mang tính toàn
cầu, tỷ giá phải tuân theo thị trường,... Đó là chưa kể những ứng phó với thách thức
của biến đổi khí hậu, an ninh mạng, phân phổ nguồn lực trên phạm vi toàn cầu, nhất
là dầu mỏ, nguồn nước, tài nguyên số,... mà các nhà nước dân tộc tự mình xử lý
trong thị trường nội địa khi có thể thành công.
Các chủ thế quản trị toàn cầu ra đời, ngày càng phát huy vai trò trong úng
phó với các thách thức mà nhà nước dân tộc và thị trường nội địa gặp giới hạn,
như Liên Họp quốc, các định chế ngân hàng phát triển (WB, IMF, ADB), Tổ
chức thương mại Thế giới, Tổ chức lao động thế giói, Tổ chức các nước xuất
236
khẩu dầu mỏ (OPEC), các tổ chức phi chính phủ hoạt động xuyên quốc gia... Các
nước, nhóm nước thỏa thuận và định ra luật lệ chung để ldểm soát các rủi ro của thị
trường toàn cầu, biến đổi khí hậu, khan hiếm nguồn lực, thúc đẩy các giá trị tiến bộ,
tìm kiếm sự đồng thuận giữa các nước khi chia sẻ những giá trị chung. Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) ra đời, hoạt động vói yêu cầu bảo đảm tuân thủ các
nguyên tắc của thị trường, chống lại các quy định phi thị trường, bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ, thúc đẩy đầu tư công bằng, xây dụng hệ thống tài chính công khai, minh
bạch để ldểm soát các nguy cơ rủi ro tài chính, bất ổn nảy sinh từ đầu cơ trục lợi.
Dòng tiền đầu tư của các định chể ngân hàng phát triển và phi ngân hàng đều gắn
với thúc đẩy thương mại công bằng, tự do cạnh tranh, giải quyết các vấn đề xã hội,
phát triển bền vững. Các tổ chức quốc tế còn quan tâm đến quản trị toàn cầu trước
các nan giải xã hội, ứng phó với thất bại của thị trường như nghèo đói, bất bình đẳng
giới, bảo vệ quyền của người lao động trong các nhà máy, xây dựng nghiệp đoàn.
Tình trạng khan hiếm nguồn lực và hàng hóa cơ bản, thiết yếu (nhiên liệu hóa thạch,
nước ngầm, lương thực,...) đặt ra cho các chính phủ phải sử dụng tiết kiệm, hiệu quả,
chia sẻ trách nhiệm và họp tác để giải quyết các thách thức.
Quản trị toàn cầu không thể thay thế cho quản trị của các nhà nước dân tộc. Bất
luận nền kinh tế thị trưòng nào, dù là nền kinh tế thị trường tự do, thị trường xã hội
hay thị trường xã hội chủ nghĩa, cũng đều vì lợi ích quốc gia dân tộc, gắn với vai trò
quản trị của nhà nước dân tộc. Tài sản của doanh nghiệp, dù là của tư nhân hay nhà
nước, hoạt động trên lãnh thổ quốc gia hay xuyên quốc gia, cũng là tài sản của từng
quốc gia dân tộc. Các nhà nước có nhiệm vụ bảo hộ, bảo vệ tài sản của doanh
nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia để tạo môi trường cho nâng cao sức cạnh
tranh doanh nghiệp. Sức mạnh của doanh nglữệp trong nền kinh tế thị trường trở
thành một cấu phần rất quan trọng của sức mạnh tổng họp quốc gia. Nhà nước xây
dựng tầm nhìn và sứ mệnh để định hướng, dẫn dắt cho hành động của doanh nghiệp;
kiến tạo hệ thống thể chế luật pháp tiến bộ, văn minh; định hình cơ chế vận hành của
chính phủ dựa trên các nguyên tắc công khai, minh bạch, giải trình, thúc đẩy liêm
chính; đề cao tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp làm động lực cho hành
vi của cán bộ, công chức,... là những yếu tố rất cơ bản để nâng cao sức cạnh tranh
quốc gia. Toàn cầu hóa không làm lu mờ lợi ích quốc gia dân tộc, vai trò quản trị của
các nhà nưó’c dân tộc, mà đòi hỏi quản trị nhà nước dân tộc phải trở nên linh hoạt,
thông minh

237
hơn, trước hết phải đổi mới tư duy, tầm nhìn, cách xử lý các vấn đề có sự chồng
xếp, đan xen giữa lợi ích quốc gia dân tộc và lợi ích toàn cầu.
2. Phương châm xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, hoàn
thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam J
Một, kinh tế thị trường không chắc chắn mang lại thành công, nhưng chổi bỏ
kinh tế thị trường chắc chắn thất bại. Thất bại của kinh tế thị trường chủ yếu do
nhà nước quản trị tồi.
Phương châm này được tổng kết ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Không
phải quốc gia nào theo đuổi kinh tế thị trường cũng thành công, đem lại thịnh
vượng, nhưng những quốc nào chối bỏ kinh tế thị trường đều thất bại. Phát triển
kinh tế thị trường vì thế phải kiên định, nhất quán. Lý do không thành công khi áp
dụng kinh tế thị trường không nằm ở bản thân thị trường mà vì thiếu một nhà nước
quản trị tốt. Do đó, đi liền với phát triển kinh tế thị trường luôn cần đến một nhà
nước quản trị tốt, kiến tạo định hình kinh tế thị trường hiện đại, phát huy tối đa mặt
tích cực và giảm thiểu mặt tiêu cực.
Hai, cái gì thị trường làm tốt hon nhà nước thì nhà nước không làm; nhà nước
chỉ làm những gì thị trường không làm hoặc chưa làm.
Thông tin của thị trường, do chi phối của quy luật giá trị, sẽ dẫn dắt doanh
nghiệp đầu tư vào chỗ có lợi nhuận cao, sử dụng một cách tiết kiệm các nguồn lực
đầu vào để tối thiểu hóa chi phí, nhờ đó giá cả cạnh tranh. Tư nhân mới có lợi thế
đó, còn nhà nước kinh doanh không hiệu quả bằng tư nhân. Chỉ những lĩnh vực liên
quan đến an ninh, quốc phòng, những lĩnh vực tư nhân không làm thì mới cần đến
nhà nước. Trong khu vực dịch vụ công, cần phân tách dịch vụ công thuần túy và
dịch vụ công có giá trị gia tăng để xác định trách nhiệm toàn phần của nhà nước và
mở rộng cơ hội tham gia của tư nhân.
Ba, không có nhà nước nhỏ, thị trường to, mà chỉ có hiệu quả là thước đo hoạt
ầọng của thị trường và trình độ quản lỷ của nhà nước.
Phương châm này quy định rằng, dù nhà nước hay thị trường đều phải lấy hiệu
quả làm thước đo hoạt động, với thị trường đó là hiệu quả lợi nhuận, với nhà nước
đó là hiệu quả tổng họp. Quy mô sở hữu nhà nước không tỷ lệ thuận với định hướng
xã hội chủ nghĩa, mà hiệu quả quản lý mới cho phép phát huy đầy đủ tính tích cực,
giảm thiểu tính tiêu cực của thị trường để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tài sản của tư nhân trong nước cũng là tài sản quốc gia, phát triển của thị trường
phản ánh sức mạnh của quốc gia, doanh nghiệp các thành phần kinh tế trong nước
đều là lực lưọng vật chất cho phát triển đất nước 238
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, khi lực
lượng sản xuất ngày càng xã hội hóa cao, huy động vốn trên thị trường chúng khoán,
trái phiếu trở thành kênh chủ yếu, tất yếu dẫn tới tách rời giữa quyền sử dụng, quyền
định đoạt (quản lý, phân phối) với quyền chiếm hữu tư liệu sản xuất. Sở hữu xã hội
(như hình thái cổ phần) theo đó ngày càng trở nên phổ biến, lảnh tế chia sẻ, bao gồm
cả chia sẻ nguồn lực (như tài nguyên số) và chia sẻ phân phối kết quả sản xuất (như
phân phối lợi ích theo lợi nhuận) càng làm cho nền kinh tế thị trường hiện đại giàu
tính nhân vãn, hướng tới phục vụ con người. Hiệu quả quản lý của nhà nước trong
nền thị trường hiện đại được phản ánh ở khả năng sử dụng sức mạnh của thị trường
để giải quyết các mục tiêu phát triển của nhà nước, thông qua vai trò kiến tạo phát
triển, sử dụng họp lý các công cụ quản lý vốn có của nhà nước để dẫn dắt thị trưòng
phân bổ nguồn lực hiệu quả hon và thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội.
Bốn, thị trường và nhà nước không đối ỉập, loại trừ, mà bổ sung cho nhau để
hĩnh thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phương châm này chỉ ra rằng, nhà nước và thị trường như haỉ mặt của một
đồng xu trong kết cấu của nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại; chúng không đối
lập, loại trừ nhau, mà bổ sung cho nhau. Chúng không đối lập vì tất cả đều phục vụ
cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, bảo vệ và thúc
đẩy lợi ích quốc gia dân tộc. Chúng bổ sung cho nhau bởi mỗi thành tố có vai trò,
chức năng riêng trong cấu trúc phát triển xã hội. Nguyên tắc của thị trường có thể
được vận dụng vào quản trị nhà nước, khi được phát huy tối đa sẽ thúc đẩy nhà nước
vận hành theo chuẩn mực một nhà nước hiện đại. Các quy luật của kinh tế thị trường
được phát huy đầy đủ, đồng bộ sẽ bảo đảm nhà nước thiết lập được công bằng về cơ
hội tiếp cận, phân bổ nguồn lực, giải phóng lực lượng sản xuất, nhờ đó có sức mạnh
vật chất để giải quyết các mục tiêu của mình. Không có nhà nước thì tính tích cực
của thị trường không được phát huy đầy đủ, tính tiêu cực sẽ phát tác, đất nước thiếu
khả năng phát triển bền vững. Nhưng không phải nhà nước nào cũng phát huy được
đầy đủ tính tích cực, hạn chế được tính tiêu cực của thị trường, mà đó là phải là một
nhà nước hoạt động theo các nguyên tắc pháp quyền dân chủ, liêm chính, công khai
và minh bạch. Quan hệ giữa nhà nước và thị trưòng là quan hệ tương hỗ, cộng sinh,
không thể có mặt này mà lại thiếu mặt Ida, chúng cùng tạo tiền đề tồn tại và phát
triển cho nhau trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

239
Năm, nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ đến từ thị ưường mà
còn đến từ một nhà nước quản trị thiếu hỉệu quả.
Không phải mọi nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa đều đến từ thị trường,
mà cơ bản hơn đến từ một nhà nước quản trị thiếu hiệu quả để phát tác tính tiêu cực
và triệt tiêu tính tích cực của thị trường. Xây dựng nhà nước hoạt động theo các
nguyên tắc pháp quyền, dân chủ, liêm chính, công khai là cách khiến cho thị trường
vận hành theo đúng quy luật của nó, các chủ the của kinh tế thị trường không thể
thao túng được chính sách, công chức nhà nước phải hành động theo phận sự và
trách nhiệm phục vụ, quyền lực bị kiểm soát, khó có thể can thiệp vào thị trường để
trục lợi. Một nhà nước như thế mới giúp định hướng xã hội chủ nghĩa được giữ vững
trong quá trình vận hành của bản thân thị trường, của hoạt động nhà nước, của hành
vi mọi cán bộ, công chức. Do đó, xây dụng một nhà nước trong sạch, vững mạnh,
hoạt động hiệu lực và hiệu quả là nhân tố quyết định để giữ vững định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Sáu, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, nhà nước không chỉ là nhà quản lý,
mà còn là nhà đầu tư, đối tác của doanh nghiệp, khách hàng của thị trường.
Cần phân tách nhà nước với tư cách là nhà quản lý với nhà nước là nhà đầu tư
và phải có các định chế trung gian quản trị các hoạt động này. Với tư cách nhà quản
lý, nhà nước có nhiệm vụ hoạch định thể chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch, quy
hoạch, sử dụng chính sách tài khóa và tín dụng để định hướng, thúc đẩy hoặc điều
tiết thị trường phát triển theo mục tiêu, ý đồ của mình. Ngay với tư cách nhả quản lý
cũng phải phân định tính độc lập giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp;
giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu quản lý vốn nhà nước, cơ quan quản lý chuyên
ngành (ủy ban cạnh tranh quốc gia, Kiểm toán nhà nước, Ngân hàng Trung ương...),
các định chế trung gian (định giá, kiểm định chất lượng, đánh giá, kiểm soát...)... với
cơ quan hành chính nhà nươc để tăng tính độc lập trước mỗi hành vi và phán quyết.
Với tư cách nhà đầu tư công thương mại, doanh nghiệp nhà nước phải bình đẳng với
doanh nghiệp tư nhân, xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi làm méo mó quy luật kinh tế thị
trường. Với tư cách là nhà đầu tư công phi thương mại, nguồn lực nhà nước phải
phân bổ theo cơ chế thị trường qua các hình thức đấu thầu, đấu giá để cho mọi chủ
của kinh tế thị trường có cơ hội tiếp cận nguồn lực công bình đẳng, sử dụng hiệu
quả.
Bảy, không có sự tham gia của “khu vực thứ ba ” — khu vực các tố chức phỉ
lợi nhuận - quan hệ giữa nhà nước và thị trường vẫn khập khiễng, thiếu cân bằng

240
Khắc phục khuyết tật của thị trường cần phải có bàn tay của nhà nước. Điều đó
đúng nhưng chưa đủ trong nền kinh tế thị trường hiện đại, bởi nhà nước vẫn có nguy
cơ bị tư nhân thao túng chính .sách, hình thành chủ nghĩa thân hữu; thị trường cũng
đối diện với nguy cơ bị nhà nước can thiệp quá đáng làm méo mó các quy luật của
kinh tế thị trường, nhất là trong điều kiện nhà nước hiện diện với tư cách nhà đầu tư .
Trong những trường họp như vậy, cộng đồng xã hội, trước hết là các nhóm yếu thế
phải gánh chịu hậu quả do “đi đêm” giữa doanh nghiệp với nhà nước. Vì vậy, cần
phải có sự tham gia của xã hội, trực tiếp là các tổ chức xã hội, khi xử lý mối quan hệ
giữa nhà nước với thị trường. Tổ chức xã hội có vai trò phản biện các chính sách
công, bảo đảm các chính sách không thiên vị; giám sát quá trình tổ chức thực hiện để
chính sách không bị thao túng, biển dạng; bảo vệ quyền lợi của các nhóm xã hội dễ
bị tổn thưong trước khuyết tật của thị trường hoặc nạn cường quyền của công chức
nhà nước. Các hiệp hội, tổ chức xã hội còn được nhà nước ủy quyền đúng ra cung
ứng một số dịch vụ công phi lợi nhuận thay cho các đon vị sự nghiệp công lập.
Nguồn tài chính cho các dịch vụ phi lợi nhuận có thể đấu thầu từ các gói tài chính
ngân sách, từ tài trợ của tư nhân hoặc tài sản kế thừa... Sự phát triển của khu vực phi
lợi nhuận sẽ giúp nhà nước giảm bót gánh nặng tổ chức biên chế, quan liêu, tham
nhũng, thúc đẩy xã hội phát triển hài hòa, giảm thiểu thất bại của thị trường,
III. GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH xử LÝ MỐI QUAN HỆ
GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG, HOÀN THIỆN NỀN KINH TỂ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030
1. Giải pháp và định hướng chính sách xử lý mối quan hệ giữa nhà nước
và thị trường đối với sử dụng các công cụ kiến tạo phát triển của nhà nước
1.1. Giải pháp
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, nhà nước và thị trường là hai lực lượng
đồng hành, bổ sung cho nhau để phân bổ các nguồn lực và phát triển kinh tế - xã hội,
nhưng trình độ phát triển của đất nước từng giai đoạn khiến cho vị trí, mức độ sử
dụng các thành tố rất khác nhau.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tự bản thân nó đòi hỏi nhà
nước phải đóng vai trò kiến tạo phát triển. Khác với thị trường tự do, nhà nước chỉ
thụ động điều chỉnh, điều tiết thị trường; nhà nước kế hoạch hóa tập 241
trung bao cấp là nhà nước chỉ huy, nhà nước sở hữu và khước từ thị trường; còn ở
nhà nước kiến tạo phát triển thì nhà nước chủ động, tỉch cực định hưóng, thúc đẩy,
dẫn dắt thị trường. Trong tương quan giữa nhà nước và thị trường của nhà nước kiến
tạo phát triển, dù thị trường đóng vai trò chủ yếu trong bổ nguồn lực, nhưng chất
lượng thể chế đóng vai trò quyết định hoạt động của của thị trường. Định hướng xã
hội chủ nghĩa, tự nó không thể phủ nhận vai trò can thiệp của nhà nước, mà vấn đề là
lựa chọn cách can thiệp, cách sử dụng các công cụ quản lý để kiến tạo các quá trình
và phương thức phát triển. Nhà nước kiến tạo không chỉ tạo môi trường cho phát
triển, mà còn định hướng, dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển; nhà nước không đứng
ngoài thị trường, không làm thay thị trường mà chủ động can thiệp vào thị trưòng
trường bằng cách thức thích hợp để thúc đẩy phát triến, sử dụng sức mạnh thị trường
theo ý đồ, thiết kế chính trị của mình.
Nội dung của nhà nước kiến tạo là: hoạch định chiến lược, chính sách định
hướng tập trung phát triển cho nhũng lĩnh vực tạo đột phá, giải quyết điểm nghẽn để
tăng tốc phát triển trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (chính
sách hạ tầng, chính sách công nghiệp, chính sách thương mại, sở hữu trí tuệ, chính
sách nhân lực, chính sách hội nhập); tạo môi trường cho các chủ thể của kinh tế thị
trường cạnh tranh bình đẳng, giải phóng mọi năng lực của các thành phần kinh tế;
đầu tư vào những khu vực thị trường chưa làm để dẫn dắt tư nhân, nhưng khi thị
trường phát triển sẵn sàng chuyển giao cho tư nhân để thu hồi vốn đầu tư chỗ khác;
tăng cường giám sát để phát hiện các mất cân đối có thể xảy ra; bảo đảm ổn định
kinh tế vĩ mô và nâng cao mức sống của người dân.
Điều kiện cho xây dưng chính phủ kiến tạo ở Việt Nam là: Có cơ quan như
kiến trúc sư trưởng thiết kế các chiến lược, chính sách nhất quán; đội ngũ lãnh đạo
hình thành từ cơ chế cạnh tranh có tầm nhìn, công tâm, khát vọng phát triển, đủ
quyền lực để đưa ra các quyết định cũng như tổ chức thực hiện nhất quán, vô tư,
khách quan, loại bỏ yếu tố lợi ích nhóm, bảo đảm cho nguồn lực được hội tụ vào
mục tiêu theo quản trị chiến lược; cơ quan nhà nước hoạt động theo các nguyên tắc
pháp quyền, dân chủ, công khai, minh bạch, giải trình; nhà nước không nhất thiết sở
hữu quy mô lớn, trực tiếp đầu tư, không làm thay thị trường mà định hướng, dẫn dắt,
hỗ trợ, điều tiết thị trường thông qua các chính sách, công cụ quản lý; tận tâm, tận
lực, liêm chính, lấy phục vụ người dân và doanh nghiệp làm sứ mệnh thiêng liêng
của nhà nước; có thị trường phát triển ở trình độ nhất định gồm cả các chủ thể thị
trường, yếu tố thị trường và các loại thị trường.

242
Thể chế kiến tạo phát triển phải kích hoạt được sức mạnh của thị trường trong
phân bổ nguồn lực hướng vào giải quyết các mục tiêu theo kế hoạch, quy hoạch của
nhà nước với tính liên thông cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong những
năm trước mắt, để sớm đưa nước ta sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại, thể chế kiến tạo phát triển phải có vai trò kết nối khu vực tư nhân với khu
vực kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để tạo sức mạnh cộng
hưởng cho đột phá phát triển các ngành, các lĩnh vực như: hạ tầng kinh tế - kỹ thuật,
công nghệ số, công nghiệp sáng tạo, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao,
đào tạo nhân lực trình độ cao... Thể chế phải đột phá vào các điểm nghẽn để huy
động các nguồn lực còn tiềm năng lớn như: đất đai, lao động, vốn, trí tuệ, khoa học -
công nghệ. Đổi mới công tác quy hoạch phải đi trước một bước để hướng đầu tư
trong nước, nước ngoài vào những khu vực, ngành nghề ưu tiên của nhà nước, hạn
chế ngành nghề không ưu tiên hoặc loại bỏ những lĩnh vực cần phải “khai tử”. Quy
hoạch phải phù họp với cơ chế thị trường, tức chỉ đưa ra các tiêu chí ưu tiên đầu tư,
tiêu chí không ưu tiên, tiêu chí nghiêm cấm, còn để nhà đầu tư tự chọn theo tín hiệu
của thị trường. Phải tạo đột phá vào thể chế tạo môi trường thuận lợi cho khởi
nghiệp, tự do cạnh tranh, chống độc quyền, lợi ích nhóm để các chủ thể kinh tế thị
trường phát huy cao nhất năng lực tự phát triển.
Nhà nước kiến tạo phát triển đặt ra việc sử dụng các chính sách tài khóa và tỉn
dụng phù hợp, lỉnh hoạt, hướng vào mục tiêu phát triển. Thuế là công cụ quan trọng
bậc nhất, đối với lĩnh vực uu tiên khuyến khích phát triển cần áp dụng biện pháp
miễn giảm hạn mức, đối với lĩnh vực hạn chế thì gia tăng hạn mức, kể cả áp đặt luật
chơi của nhà nước. Chính sách tài khóa phải phối họp linh hoạt với chính sách tín
dụng tùy vào thời điểm, tính chất can thiệp của nhà nước để phát huy được tính tích
cực của thị trường, giữ vũng ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc
làm. Nhà nước kiến tạo phải định hình cơ chế cân bằng giữa thị trường tài chỉnh
ngân hàng và thị trưòng tài chính phỉ ngân hàng để doanh nghiệp có cơ hội lựa chọn
giữa huy động vốn từ tổ chức tín dụng hay huy động trên thị trường chứng khoán,
trái phiếu, các quỹ (bảo hiểm, hưu trí...). Một thể chế kiến tạo thị trường tài chính phi
ngân hàng phát triển tích cực sẽ hướng doanh nghiệp huy động vổn bằng phát hành
trái phiếu, cổ phiếu, tạo áp lực cạnh tranh buộc hệ thống ngân hàng thưong mại phải
cải cách, đổi mới, thân thiện với doanh nghiệp, đưa ra lãi suất họp lý, giảm thiểu thủ
tục và các chi phí trung gian.

243
Nhà nước kiến tạo phải sử dụng /ỊTC lượng vật chất của nhà nước can thiệp vào thị
trường một cách thông minh mà không làm thay thị trường, từ sử dụng nguồn lực đất
đai, các quỹ dự trữ, nguồn vốn tại các doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công... Thể chế về
đất đai phải bảo đảm cho giá cả quyền sử dụng đất tuân theo cơ chế thị trường, sử dụng
đúng mục tiêu và chiến lược phát triển đất nước tùng giai đoạn theo quy hoạch không
gian gắn với phát triển ngành, nhất là các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu đô
thị, nông nghiệp công nghệ cao... Đầu tư công cũng là một công cụ kiến tạo phát triển,
phải tập trung cho các khâu đột phá tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội, được
thực hiện công khai, minh bạch, không để lợi ích nhóm thao túng, gây phân tán hoặc thất
thoát nguồn lực. Đầu tư công phát huy hiệu quả còn dẫn dắt đầu tư của tư nhân dưới các
hình thức đối tác công tư (PPP), đặc biệt là hạ tầng thiết yếu như sân bay, đường bộ cao
tốc, đường sắt cao tốc... cần phải khắc phục tình trạng đầu tư công dàn trải, xét duyệt
quá nhiều tầng nấc, mất cơ hội cho nhà đầu tư; thực hiện đấu thầu công khai, minh bạch
để tư nhân có cơ hội tiếp cận các dự án sử dụng tài chính ngân sách. Doanh nghiệp nhà
nước là một công cụ vật chất để can thiệp vào thị trường nhung không làm thay thị
trường, cần phân tách các doanh nghiệp công ích và phi công ích. Doanh nghiệp phi
công ích chỉ duy trì ở những vực mà tư nhân chưa làm nhung khi tư nhân đã sẵn sàng thì
chuyến giao, rút vốn để đầu tư vào lĩnh vực khác. Doanh nghiệp mà nhà nước giữ cổ
phần chi phối phải tuân theo cơ chế thị trường, cạnh tranh bình đẳng với các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh té khác, phải đổi mới chiến lược, mô hình quản trị để
thật sự mang tính dẫn dắt. Dịch vụ công cũng cần phân tách các lĩnh vực dịch vụ thuần
công và dịch vụ công có giá trị gia tăng để xã hội hóa, thu hút tư nhân tham gia đầu tư,
còn nhà nước tập trung vào những dịch vụ công cơ bản, thiết yếu, được tập trung đổi
mới, nâng cao chất lượng về mọi mặt, thật sự hướng tới phục vụ người dân và dẫn dắt về
mô hình quản trị hiệu quả.
Muốn xây dụng nhà nước kiến phải định hình được một cơ quan đóng vai trò tổng
công trình sư cho các thiết kế chiến lược, chính sách có tầm nhìn dài hạn, phối hợp nhịp
nhàng giữa các lĩnh vực và giám sát toàn bộ quá trình thực hiện chiến lược, chính sách
để không bị trễ hoặc có độ vênh trong thực tiễn. Trong điều kiện hiện nay, thiết kế chiến
lược, chính sách phải bảo đảm thống nhất giữa bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc và hội
nhập quốc tế, giữa lợi ích ngành này với lợi ích ngành khác, giữa địa phương với vùng,
liên vùng và toàn quốc. Phải có đội ngũ lãnh đạo chiến lược có tâm, có tầm, có tài,
hoạch định và tổ 244
chức thực hiện các chiến lược, chính sách đảm bảo qua trình phát triên luôn được quản
trị thăng bằng, không mat phương hướng thích ứng với mọi sự thay đối. Đội ngũ đó
luôn thôi thúc khát vọng phát then, miễn nhiễm vói lợi ích nhóm, tiêu cực, hành động
vô tư, khách quan trên tinh thần liêm chính, nhờ đó mới có khả năng lãnh đạo và dẫn
dắt thị trường, không bị các lực lượng thị trường mua chuộc, làm tha hóa để thao túng
chính sách. Không ngừng nâng cao chất lượng lập pháp để có thể chế mạnh, sáng suốt,,
cụ thể, đủ khả năng dẫn dắt trong thực tiễn. Cải cách hành chính để xây dựng một nền
hành chính hành động, liêm chính và phục vụ, nhất là điều hành linh hoạt trong nền
kinh tế thị trường. Cải cách hệ thống tư pháp để tòa án thật sự là nơi đăng ký quyền tài
sản, phán quyết các tranh chấp trên thị trường cũng như tổ chức thi hành phán quyết
đảm bảm hiệu lực, nghiêm minh. Phân cấp, phân quyền họp lý giữa trung ương và địa
phương để linh hoạt hơn trong quản lý, điều hành thích ứng với co chế thị trường.
1.2. Định hướng chỉnh sách
- Thiết kế hệ thống thể chế đồng bộ, có tính kiến tạo phát triển, thế hiện ý chí và
khát vọng vươn lên, liên thông giữa tầm nhìn dài hạn với kể hoạch ngắn hạn và trưng
hạn. Thể chế kiến tạo phát triển phải phát huy được sức mạnh của thị trường để huy
động, phân bổ nguồn lực đạt được mục tiêu chiến lược của nhà nước, tháo gỡ các điểm
nghẽn và tạo ra khả năng phát triến đột phá. Tích cực cải cách hành chính nhằm tạo môi
trường thuận lợi cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, các chủ kinh tế thị trường cạnh
tranh bình đẳng, tự do. Thành lập cơ quan có tính kiến trúc sư trưởng trực thuộc Vãn
phòng Trung ương Đảng (như Ủy ban Cải cách của Trung Quốc) có trách nhiệm thiết
kế chiến lược, chính sách và điều phối các quan hệ dọc - ngang, rà soát những chồng
chéo, bất cập để loại bỏ, đảm bảo cho chính sách được thực hiện nhất quán, thông suốt,
khắc phục độ vênh giữa các bộ/ngành, độ trễ giữa địa phương với trung ương, xung đột
giữa vùng và địa phương. Xây dựng đội ngũ lãnh đạo chiến lược đủ tầm, đủ tâm, đủ tài
để hoạch định các chiến lược, chính sách; đủ nàng lực kiến tạo phát triển; miễn nhiễm
với lợi ích nhóm; đảm bảo kỷ luật thi hành chính sách nghiêm túc.
- Hoàn thiện và triển khai quy hoạch với tính thống nhất giữa quy luật chung với
quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết, quy hoạch không gian và quy hoạch ngành.
Quy hoạch trở thành công cụ quan trọng bậc nhất mà nhà nước sử dụng để phân bổ hiệu
quả nguồn lực tài nguyên đất đai, bảo vệ môi trường, phân bố sản xuất và dân cư theo
cơ chế thị trường; dẫn dắt tư nhân đầu tư vảo những ngành, lĩnh vực, địa bàn mà nhà
nước khuyến khích; hạn chế những ngành, lĩnh vực, địa bàn mà nhà nước không
khuyến khích; loại bỏ những ngành, lĩnh vực nhà nước nghiêm cấm. Quy hoạch phải
bảo đảm tính ổn định lâu dài và thống nhất với chiến lược, kế hoậch phát triển kinh tế -

245
xã hội, giữa phát triển địa phưong với vùng, liên vùng và toàn quốc. Sửa đổi quy hoạch
không được làm thay đổi mục tiêu quy hoạch, các cơ quan nhà nước không được từ
chối công khai quy hoạch.
- Cải cách, đổi mới chỉnh sách thuế, phí, lệ phí để điều tiết hiệu quả hơn trong
nền kinh tế thị trường, nhất là phối họp lỉnh hoạt giữa thuế trực thu và giản thu ở các
giai đoạn, trình độ phát triển khác nhau. Chính sách thuế cũng như các phí, lệ phí có
tính chất thuế không chỉ để nhằm bảo đảm nguồn thu ngân sách, phân phối lại thu nhập,
mà còn phải thật sự là công cụ kiểm kê, kiểm soát, hướng dẫn, điều tiết sản xuất và tiêu
dùng, thực hiện các cân đối lớn của nền kinh tế. Định hướng cải cách thuế phải tập
trung khắc phục những bất cập do lồng ghép chính sách xã hội trong chính sách thuế,
ưu đãi đầu tư nước ngoài tạo bất bình đẳng với doanh nghiệp trong nước; phải sử dụng
hữu hiệu hơn thuế đặc biệt để hạn chế sản xuất và tiêu dùng những lĩnh vực không
khuyến khích; giảm thuế giá trị gia tăng để doanh nghiệp có điều kiện tích lũy vốn đầu
tư cho tái sản xuất mở rộng; tăng thuế thừa kế tài sản để khuyến khích đầu tư phát triển
dịch vụ xã hội phi lợi nhuận; tái lập hoặc mở rộng một số loại thuế hoặc phí, lệ phí có
tính chất thuế để tăng cường trách nhiệm tiêu dùng trong điều kiện nguồn tài nguyên
ngày càng khan hiếm như phí thủy lợi, phí sử dụng nước sạch, thuế nông nghiệp. Xác
định lộ trình để điều chỉnh, sử dụng từng loại thuế một cách linh hoạt phù hợp với trình
độ phát triển của thị trường, độ mở của nền kinh tế, mức tích lũy của nội bộ nền kinh tế,
nhu cầu tái đầu tư phát triển và chăm lo phúc lợi xã hội để thực hiện các cân đối lớn,
tạo động lực cho phát triển sản xuất và phân phối lại trên quy mô toàn xã hội. Xây dựng
quy định buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải ứng tiền bảo lãnh cho phục hồi môi
trường, đất đai, bảo hiểm thất nghiệp,... nếu thoái vốn rút khỏi lãnh thổ Việt Nam.
- Chính sách tín dụng cần được thiết kế theo hướng cân bằng giữa huy động vốn
qua thị trường tài chính ngân hàng và thị trường tài chính phỉ ngân hàng. Tín dụng
ngân hàng thương mại phải đối mới theo hướng bảo đảm lãi suất họp lý để thúc đẩy sản
xuất kinh doanh; chuyển từ cách cho vay dựa trên thế chấp, cầm cố tài sản theo giá trị
hiện vật sang cho vay theo đánh giá chuỗi giá trị hình thành trong tương lai. Tín dụng
ngân hàng phi thương mại (chính sách) cần

246
được mở rộng nhằm góp phần thực hiện công bằng xã hội, khiến người nghèo có trách
nhiệm trước kết quả lao động để có khả năng hoàn trả vốn không lãi suất, khắc phục
tình trạng trông chờ, ỷ lại nếu áp dụng hình thức trợ giúp nhân đạo. Thành lập Ngân
hàng Công nghệ để cho vay triển khai các dự án khởi nghiệp kinh doanh công nghệ,
mức cho vay dựa trên định giá tài sản hình thành từ quyền sở hữu trí tuệ thay vì cầm cố,
thế chấp như các tài sản thông thường. Đơn giản hóa điều kiện để doanh nghiệp huy
động vốn trên thị trường tài chính plữ ngân hàng (trái phiếu, cổ phiếu, các quỹ bảo
hiểm, quỹ hưu trí...) để giảm tải sức ép huy động vốn qua hệ thống tài chính ngân hàng,
tạo sức ép cạnh tranh buộc ngân hàng phải giảm lãi suất sâu hơn.
- Phân tách Chính phủ với tư cách là nhà đầu tư với Chính phủ với tư cách là
nhà quản lý. Trong tư cách nhà đầu tư, Chính phủ là đối tác của doanh nghiệp,
khách hàng bình đẳng trên thị trường. Cơ quan hành chính nhà nước các cấp phải
được thiết lập đầy đủ tư cách pháp nhân công quyền để đủ thẩm quyền huy động
nguồn lực (đất đai, phát hành trái phiếu, vay ODA...), quyết định mức đầu tư, cùng
tư nhân tham gia các dự án ppp, mọi tranh chấp được tranh tụng và phán quyết bởi
tòa án. Các dịch vụ công có giá trị gia tăng cần xã hội hóa để thu hút đầu tư tư nhân,
nhà nước tập trung nguồn lực cho nâng cao chất lượng dịch vụ công cơ bản, thiết
yếu. Đẩy mạnh cổ phần hóa các lĩnh vực mà tư nhân làm hiệu quả hơn nhà nước,
doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung các lĩnh vực tư nhân không làm và đầu tư dẫn
dắt cho tư nhân tham gia ở các lĩnh vực thị trưòng chưa hình thành. Kiện toàn ủy
ban Quản lý vốn nhà nước để định chế này tổ chức quản lý hiệu quả hoạt động kinh
doanh vốn nhà nước; phát hành báo cáo thường niên về tình hình “sức khỏe” các tập
đoàn, tổng công ty nhà nước; định kỳ giải trình trước Quốc hội hoặc ủy ban Thường
vụ Quốc hội về hoạt động kinh doanh doanh vốn nhà nước.
2. Giải pháp và định hướng chính sách xử lý mối quan hệ giữa nhà nước
và thị trường trong vấn đề giá cả và huy động, phân bổ nguồn lực
2.1. Giải pháp
Trong nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, giá cả phải do thị trường quyết
định; Nhà nước quản lý giá phù họp với cơ chế thị trường. Thị trường đóng vai trò
chủ yếu trong huy động và phân bổ nguồn lực; nguồn lực do nhà nước nắm giữ phải
thực hiện theo cơ chế thị trường.
Giá cả là trục xoay của thị trường, phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường,
là tín hiệu để doanh nghiệp quyết định đầu tư sản xuất đối vói những 247
hàng hóa - dịch vụ có khả năng sinh lời. Sau gần 35 năm đổi mới, chúng ta đã thực
hiện tự do hóa giá cả với hầu hết hàng hóa, dịch vụ, nhưng vẫn còn không ít hàng
hóa, dịch vụ nhà nước ấn định giá chưa theo cơ chế thị trường, nảy sinh nhiều hệ
lụy về kinh tế và xã hội, nhất là không thu hút được tư nhân đầu tư vào những lĩnh
vực mà xã hội đang có nhu cầu lớn, nguồn lực phân bổ không họp lý, tài chính
doanh nghiệp nhà nước độc quyền khó hạch toán công khai, minh bạch. Vì vậy,
phải rà soát các lĩnh vực nhà nước còn quyết định giá để tiếp tục thực hiện tự do
hóa giá cả tuân theo cơ chế thị trường như giá quyền sử dụng đất, giá điện, giá xăng
dầu, giá viễn thông hay nhiều loại phí có tính chất giá của những lĩnh vực có giá trị
gia tăng cao như giao thông công cộng, vệ sinh môi trưòng, giáo dục, y tế... Áp
dụng cơ chế thị trường đòi hỏi phải áp dụng phổ biến hình thức đấu giá quyền sử
dụng đất, xăng dầu máy bay, dược phẩm... Ke cả các gói dịch vụ công sử dụng
ngân sách cũng phải đấu thầu như: chăm lo cây xanh, vệ sinh môi trường, cung cấp
thuốc chữa bệnh, xuất bản sách giáo khoa, hậu cần quân đội (mua sắm quân trạng,
quân dụng). Các mặt hàng cơ bản thiết yếu thường có nguy cơ bị đầu cơ, bị tư
thương ép giá thì lập quỹ bình ổn, quỹ dự trữ lưu thông hoặc lập sàn đấu giá nông
sản liên thông trên toàn quốc. Các tài sản hình thành từ quyền sở hữu trí tuệ phải có
các định chế trung gian định giá để làm căn cứ cho vay vốn, góp vốn bằng các phát
minh sáng ché hoặc mua bán trên thị trường.
Để thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động, phân bổ nguồn lực đòi hỏi
phải không ngừng hoàn thiện thể chế để tạo lập quyền bình đẳng về cơ hội cho các
chủ thể của ldnh tế thị trường trong tiếp cận các nguồn lực phát triển từ đất đai,
vốn, lao động, tài nguyên khoáng sản, khoa học - công nghệ. Hệ thống thể chế đó
bảo đảm cho các nguồn lực phân bổ và dịch chuyển tự do giữa các ngành, địa
phương theo tỷ suất sinh lời, hiệu quả. Triệt để xóa bỏ cơ chế “xin cho”, đặt mọi
chủ thế kinh tế vào môi trường cạnh tranh bình đắng, sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực. Nguồn lực của nhà nước phải triệt để áp dụng cơ chế thị trưòng một
cách cồng khai, minh bạch, như đấu giá sử dụng đất, đấu giá quyền khai thác
khoáng sản, đấu thầu các dự án đầu tư phát triển sử dụng ngân sách... Chỉ trên cơ sở
áp dụng triệt để cơ chế thị trường trong phân bổ nguồn lực của nhà nước mới hạn
chế được lợi ích nhóm, chủ nghĩa thân hữu, tham nhũng trong khu vực công.
Nhà nước phải đoi mói cách sử dụng các công cụ quản lý của mình khi điều
tiết các nguồn lực, bảo đảm cho thị trường phân bổ nguồn lực hiệu quả, 248
thực hiện theo đúng kế hoạch, quy hoạch. Phải hoàn thiện hệ thống thể chế liên quan
đến huy động và phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế quốc dân, trong và ngoài
nước. Các nguồn lực “đầu vào” cho sản xuất còn bị cơ chế gây tắc nghẽn, vẫn tồn tại
dưới dạng tiềm năng, cần có tạo môi trường để vốn hóa phục vụ cho tăng trưởng như
đất đai, tài chính, lao động... cấp bách là thúc đẩy tích tụ và tập trung ruộng đất gắn
với đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, bảo đảm quyền tiếp cận vốn tín dụng của
khu vực tư nhân, thúc đẩy di chuyển tự do lao động nông thôn - đô thị. Các nguồn
lực tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm như khoáng sản, nước... phải đổi
mới cách tư duy để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, vì sự phát triển bền vững, thông qua
hoàn thiện công cụ thuế, phí, lệ phí. Nhà nước cùng với thị trường tham gia phân bổ
nguồn lực, nhưng không phải phân bổ nguồn lực bằng biện pháp hành chính, mà
theo kế hoạch, quy hoạch. Quy hoạch phải có tính dẫn dắt tư nhân đầu tư phát triển
phù họp mục tiêu của nhà nước, phát huy vai trò chủ động của chính quyền địa
phương khi quyết định danh mục chấp nhận đầu tư, giảm thiểu cơ chế “xin cho”.
Đầu tư công của nhà nước phải tập trung vào những khâu tạo nền tảng cho phát
triển, thực hiện theo cơ chế thị trường, như đấu thầu, đấu giá để tăng tính hiệu quả,
hạn chế tham nhũng, lãng phỉ.
2.2. Định hướng chỉnh sách
- Rà soát danh mục các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quyết định giá để lên lộ
trình tự do hóa giá cả phù họp gắn với giảm thiểu độc quyền nhà nước, thực hiện tự
do cạnh tranh như điện, nước, xăng dầu, dược phẩm, nhu yếu phẩm cho hậu cần
quân đội, công an... Không lồng ghép chính sách xã hội trong chính sách giá hoặc
các loại phí, lệ phí có tính chất giá, mà thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng ưu
tiên hưởng lợi. Đây cũng là thông điệp sẵn sàng mở cửa khu vực công để mời gọi tư
nhân đầu tư, bởi giá cả là tín hiệu cho quyết định lưu chuyển vốn đầu tư của doanh
nghiệp.
- Hoàn thiện mô hình các quỹ bình ổn, quỹ dự trữ lưu thông các hàng hóa cơ
bản, thiết yếu để nhà nước can thiệp hiệu quả trong các tình huống khan hiếm nguồn
hàng, giữ vững ổn định xã hội. Mở rộng mô hĩnh sàn đẩu giả nông sản áp dụng trên
cả nước, liên thông giữa các địa phương gắn với xây dựng nền nông nghiệp cao,
nông nghiệp sạch. Phát triển mạnh mẽ các trung tâm định giá công nghệ, định giá và
đấu giá tài sản hình thành từ quyền sở hữu trí tuệ,... để làm cơ sở cho doanh nghiệp
công nghệ vay vốn, góp vốn khi khởi nghiệp.

249
- Có chính sách đột phá để thúc đẩy tích tụ và tập trung ruộng đất, phát triển
thị trường quyền sử dụng đất trong nông nghiệp, khắc phục tình trạng manh mún
ruộng đất. Đặc biệt là các quy định về hạn điền, thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất,
quy định việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với đất nhà nước cho thuê trả
hàng năm, đất ngập mặn do biến đổi khí hậu, quy định về trách nhiệm giữa nhà
nước, doanh nghiệp và người dân trong đàm phán, chuyến đổi quyền sử dụng đất
đảm bảo hài hòa lợi ích các bên. Thực hiện nghiêm quy định đấu giá quyền sử dụng
đất, chấm dứt hình thức đổi đất lấy hạ tầng (BT) gây thất thoát tài nguyên đất của
nhà nước.
- Chuyển phí thành giá đối với các dịch vụ công có giá trị gia tăng cao để thúc
đẩy hình thức đầu tư theo đối tác công tư (PPP). Thu hẹp độc quyền nhà nước trên
những lĩnh vực tư nhân sẵn sàng tham gia nhằm đảm bảo nguồn lực phân phối hiệu
quả theo cơ chế thị trường. Áp dụng triệt để đấu thầu các dự án cung ứng dịch vụ
công sử dụng ngân sách nhà nước, bảo đảm cho mọi chủ thể của kinh tế thị trường
có cơ hội bình đẳng tiếp cận nguồn lực.
- Kinh doanh vốn nhà nước phải thật sự tuân theo cơ chế thị trường. Doanh
nghiệp nhà nước cạnh tranh bình đắng với doanh nghiệp tư nhân, xóa bỏ mọi ưu đãi
về mặt bằng đất đai, thuế, cấp vốn tín dụng. Phát triển mạnh mẽ mô hình doanh
nghiệp xã hội với việc vận dụng nguyên tắc thị trường vào giải quyết các mục tiêu
xã hội, giúp người dân tăng cường tính tích cực, trách nhiệm với kết quả lao động,
khắc phục các biểu hiện thụ động, trông chờ, ỷ lại như dựa vào bao cấp, trợ cấp xã
hội miễn phí.
3. Gỉải pháp và định hướng chính sách xử lý quan hệ gỉữa nhà nước và
thị trường trong vấn đề sở hữu, quyền sở hữu, quyền tài sản và phát triển các
thành phần lành tế
3.1. Giải pháp
Nhận thức đầy đủ sở hũư, quyền sở hũư, quyền tài sản trong nền kinh tế thị
trường hiện đại. Đáng chú ý là xu hướng xã hội hóa sở hữu tư nhân, tách rời giữa
quyền định đoạt, quyền sử dụng với quyền chiếm hữu tài sản; xu hướng sở hũu giá
trị (cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ định giá thương hiệu) thay cho sở hữu hiện vật; xu
hướng coi trọng giá trị tài sản hình thành tù' quyền sở hữu trí tuệ, sở hũư thương
hiệu và năng lực tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị.
Cần thống nhất nhận thức rằng, nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại của
Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hũư nhà nước, sở hũư tập
thể, sở hữu cộng đồng truyền thống và sở hữu tư nhân. Sở hữu tư nhân là cơ 250
sơ căn bản cho kinh tế tư nhân và tự do kinh doanh - động lực quan trọng nhất cho
tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, đóng góp ngân sách; cùng với kinh tế nhà
nước và kinh tế hợp tác làm nòng cốt xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; cùng với
kinh tể có vốn đầu tư nước ngoài kết nối vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu.
Cùng với quá trình xã hội hóa lực lượng sản xuất, nhất là khi hình thành các tập
đoàn kinh tế lớn, huy động vốn chủ yếu trên thị trường chứng khoán, thị trường trái
phiếu, thì sở hữu tư nhân dần chuyển thành sở hữu xã hội, quyền định đoạt, sử dụng
tài sản dần bị tách rời tương đối khỏi quyền chiếm hữu tài sản. 1 Sự tách rời giữa
quyền định đoạt, quyền sử dụng với quyền chiếm hữu tài sản còn thể hiện ở quá
trình tư nhân dịch chuyển một phần nguồn lực đầu tư phát triển dịch vụ giáo dục, y
tế, bảo trợ xã hội... hoạt động theo nguyên tắc phỉ lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị
trường hiện đại, người sở hữu tài sản (cổ phiếu) nhiều khi không quan tâm đến ai
quản lý, ai định đoạt, mà chỉ nắm tình hình “sức khỏe” của công ty qua các thông tin
tài chính công khai, minh bạch để đưa ra quyết định nắm giữ, bán ra hay mua vào cổ
phiếu. Trí tuệ nhân tạo, người máy thế hệ mới ra đời, ứng dụng ngày càng rộng rãi
vào sản xuất, càng chứng tỏ giá trị thặng dư không chỉ do lao động trực tiếp tạo ra.
Trong điều kiện đó, kinh tế chia sẻ ngày phổ biển, người lao động được phân phối
kết quả sản xuất không chỉ dựa trên hiệu quả lao động, vốn đóng góp, mà cả theo lợi
nhuận công ty. Mở rộng quy mô sở hữu xã hội, sự tách biệt tương đối giữa giữa
quyền sử dụng, quyền quyền định đoạt với quyền chiếm hữu tài sản, phát triển kinh
tế chia sẻ... trong nền lãnh tế thị trường hiện đại là những vấn đề cần nghiên cứu sâu
hơn bằng tư duy “động” để xác định đúng vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân, tránh
nhìn nhận kinh tế tư nhân bằng tư duy “tĩnh” và định kiến.
Không nên đặt lại vấn đề có nên chấp nhận sở hữu tư nhân về đất đai hay
không, bởi chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và nhà nước là đại diện chủ sở hữu
theo quy định của Hiến pháp, pháp luật hoàn toàn phù họp với truyền thống, thực
tiễn đất nước và đặc trưng quản lý tài sản đất đai. cần nhận thức rằng, sở hữu toàn
dân về đất đai không phải là chế độ sở hữu một cấp mà là đa cấp độ và đa hĩnh thức,
chủ thể sử dụng, vấn đề là, cần phải tiếp tục hoàn thiện các thể 53
chế và tổ thực hiện
nghiêm túc để thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường quyền sử dụng đất, biến
tài nguyên đất đai từ tiềm năng thành động năng, từ bất động sản thành vốn tài chính
lưu chuyển khôn cùng trên thị trường. Chỉ trên cơ sở đó mới làm cho sở hữu toàn
53Đây là điều mà c. Mác đã dự báo trong bộ Tư bear. “Điểm quá độ tất yế dẫn tới sự chuyển hóa ngược
của tư bản thành sở hữu của những người sản xuất tách biệt nhau và trở thành sở hữu xã hội trực tiếp”, “Sản
xuất tu' bản chủ nghĩa của những công ty cổ phần đã không còn là nền sản xuất tư nhân nữa”. “Công ty cổ
phần trực tiếp mang hình thái tư bản xã hội (tu' bản của những cá nhân trực tiếp liên hiệp vó'i nhau), cò những
xí nghiệp của nó biểu hiện ra là các xí nghiệp xã hội đối lập vói các xí nghiệp tư nhân”.
251
dân không thành sở hũu danh nghĩa, sở hữu nhà nước không thành sở hữu hình thức,
quyền tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất của các chủ thể trên kinh tế thị trường
được bảo hộ, bảo vệ, tham gia tích cực vào quá trình vận động củạ thị trường để tạo
ra giá trị hữu ích cho xã hội, hạn chế tình trạng một số cá nhân trực tiếp nắm quyền
quản lý, định đoạt đối với đất đai cũng như các nhà đầu tư lợi dụng cơ chế để trục
lợi, hình thành nhóm lợi ích, gây méo mó thị trường quyền sử dụng đất, làm cho
nguồn lực đất đai phân bổ không hiệu quả. cần sửa đổi các quy định làm rõ hơn
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu ứng với từng cơ quan nhà
nước cụ thế, phân cấp, phân quyền rõ ràng. Phải quy định Quốc hội là cơ quan đại
diện chủ sở hữu, Chính phủ và chính quyền địa phương là cơ quan quản lý nhà nước
về đất đai, Tòa án là nơi đăng ký quyền tài sản hình thành từ quyền sử dụng đất và
phán xử mọi tranh chấp liên quan đến đất đai. Các công cụ quản lý của nhà nước về
đất đai phải được đổi mới phù họp với cơ chế thị trường, từ quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, giao đất, thu hồi đất đến định giá đất, các quy định về thuế, phí, lệ phí.
Hoàn thiện công cụ quy hoạch để phân bổ họp lý nguồn lực đất đai theo cơ chế thị
trường, biến tài nguyên đất đai thành vốn tài chính đất đai, tạo không gian liên kết
kinh tế, hợp tác hóạ lãnh thổ, tương hỗ phát triển giữa nông thôn và đô thị, thúc đẩy
phát triển giữa các địa phương, vùng lãnh thổ. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và
chính sách giao đất, thu hồi đất phải cụ thể, công khai, minh bạch để cung cấp tín
hiệu cho nhà đầu tư. Điều chỉnh quy hoạch đất không được điều chỉnh mục đích sử
dụng đất. Nới lỏng quy định thời hạn giao quyền sử dụng đất và quy mô hạn điền
phù hợp với kinh tế thị trường để khuyến khích tích tụ và tập trung đất sản xuất nông
nghiệp gắn với đổi mới hình thức tổ chức sản xuất. Tạo đột phá trong đăng ký quyền
sử dụng đất, nhất là những đất ở và nhà ở đã giao dịch “ngầm” bằng giấy viết tay,
nhằm tạo nguồn cung cho thị trường thứ cấp và lành mạnh hóa thị trường nhà ở, thị
trường quyền sử dụng đất. Sử dụng hiệu quả, linh hoạt các công cụ tài chính (định
giá, đấu giá, thuế, phí, lệ phí) để khuyến khích tích tụ và tập mộng đất, chống đầu
cơ, giữ đất, điều tiết giá trị gia tăng từ quy hoạch đất đai đảm bảo hài hòa lợi ích các
bên (nhà nước, doanh nghiệp, người dân bị thu hồi đất).

252
Sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần là
một lực lượng vật chất để nhà nước can thiệp vào thị trường. Nhưng phải xác định cụ
thể giới hạn các danh mục nhà nước cần sở hữu 100% vốn, cổ phần chi phối hoặc
góp vốn kinh doanh mà nhà nước không cần chiếm cổ phần chi phối. Các lĩnh vực
nhà nước chiếm 100% vốn được giới hạn ở: lĩnh vực quốc phòng, an ninh; hạ tầng
kinh tế - kỹ thuật then chốt; dịch vụ công cơ bản, thiết yếu; những lĩnh vực tư nhân
không làm. Tuy vậy, tư nhân vẫn có thể tham gia ở từng khâu, tùng công đoạn mà
không làm mất đi quyền chiếm hữu và định đoạt của chủ sở hữu như đấu thầu quyền
quản lý, vận hành, khai thác các kết cấu hạ tầng (như hải cảng, sân bay, truyền tải
điện, đường sắt,...), đấu thầu cung cấp quân nhu (lưong thực, thực phẩm, quân trang,
quân dụng)... Đối với dịch vụ công có giá trị gia tăng cao cần thu hút tư nhân tham
gia đầu tư để giảm bót gánh nặng chi ngân sách đầu tư, duy trì hoạt động phát triển
các đon vị sự nghiệp công lập. cần phân tách các khâu chi trả phí, tổ chức cung úng
và kiểm soát dịch vụ để xác định từng khâu có thể ủy quyền cho tư nhân tham gia
hoặc nhà nước có trách nhiệm nắm giữ, kiểm soát. Các dịch vụ công giá trị gia tăng
phải chuyển mạnh từ chế độ thu phí dịch vụ công sang hình thức thu tiền mua dịch
vụ theo cơ chế thị trường, tạo môi trường cho mở rộng các hình thức đầu tư theo đối
tác công tư (PPP). Các lĩnh vực tư nhân chưa làm thì nhà nước đầu tư kiến tạo thị
trường, lôi kéo tư nhân cùng tham gia tùng công đoạn, nhung khi thị trường phát
triển thì nhà nước có thể thoái vốn, cổ phần hóa để rút vốn chuyển sang đầu tư dẫn
dắt các lĩnh vực khác.
Hoàn thiện thể chế bảo hộ và bảo vệ quyền tài sản của công dân; dù là hiện vật,
tiền mặt hay giấy tờ giá trị có quyền giao dịch, cầm cố, thế chấp, cho, tặng, thừa kế;
dù là quyền tài sản thông thường hay quyền tài sản hình thành trong tương lai (như:
quyền hưởng lợi tức, hoa lợi phát sinh từ các họp đồng, giao dịch kinh tế, quyền sử
dụng đất khi doanh nghiệp bị phá sản); đủ sức ràng buộc nglữa vụ của bên thứ ba
trong thực hiện các quyền tài sản của người đã đăng ký; nếu vi phạm thì pháp luật
phải đủ sức bảo vệ, nhất là vi phạm bản quyền tác giả, sở hữu trí tuệ hay thu hồi nợ.
Trong nền kinh tế thị trường, tranh chấp thường xuyên xảy ra, các quyền quyền tài
sản dưới dạng quyền đổi nhân như quyền đòi nợ, quyền yêu cấp cấp dưõng, quyền
yêu cầu bồi thường thiệt hại... phải có quy định cụ thể và bảo đảm hiệu lực trên thực
tế, mọi tranh chấp được quyết định tại Tòa án. Quyền tài sản được ghi nhận đầy đủ,
thực thi nghiêm túc đảm bảo cho chủ thể của kinh tế thị trường được làm bất cứ
nhũng gì pháp luật không cấm, 253
hạn chế hình sự hóa các giao dịch dân sự. Trong điều kiện hiện nay, những vấn đề
nổi lên là quyền tài sản hình thành từ quyền sử dụng đất, từ quyền tác giả, quyền sở
hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo
hiểm với vật bảo đảm. Quyền tài sản thực hiện với các vật vô hình ngày càng chiếm
tỷ trọng lớn trong đời sống kinh tế, nhất là kinh tế tri thức, kinh tế số, gắn với hoạt
động phát minh sáng chế như quyền với sáng chế, quyền với giải pháp hữu ích,
quyền tài sản là đối tượng của quyền tác giả. Các quyền này chỉ được bảo đảm khi
công khai thông qua cơ chế đăng ký quyền trước nhà nước, cần hoàn thiện cơ chế
đăng ký để không dẫn tới tranh chấp tài sản hiện tại và hình thành trong tưong lai.
Trong nền kinh tế thị trường, việc ghi nhận và thực thi nghiêm túc các quyền có đối
tượng là hành vi có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật
như quyền đòi nợ, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng, quyền yêu cầu
bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng... buộc bên thực hiện nghĩa vụ đối với
quyền phải tuân thủ nghiêm túc, được thực thi dựa trên phán quyết của Tòa án. Hoàn
thiện cơ chế đăng ký quyền tài sản một cách công khai, minh bạch, không chỉ thuận
lợi cho quản lý tài sản của nhà nước, mà giúp các chủ thế trong xã hội thực hiện giao
dịch quyền tài sản của mình' Chuyển toàn bộ đăng ký này từ Văn phòng đăng ký đất
đai hoặc Cục sở hữu trí tuệ về Tòa án các cấp gắn với quy định đơn giản, thuận tiện,
thực hiện cơ chế một cửa trong nhận và trả hồ sơ.
3.2. Định hướng chỉnh sách
- Thúc đẩy hĩnh thành sở hữu xã hội bằng đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước và khuyến khích tư nhân huy động vốn trên thị trường tài chính phi ngân
hàng. Rà soát, lên danh mục các doanh nghiệp nhà nước phải thoái vốn, cổ phần hóa
theo lộ trình, có giám sát chặt chẽ - thực chất là chuyển từ sở hữu nhà nước thành sở
hữu xã hội. Nới lỏng các điều kiện, cơ chế để doanh nghiệp tư nhân huy động vốn
bằng phát hành trái phiếu công ty, trái phiếu công trình, phát hành cổ phiếu, nhờ đó
thúc đẩy xã hội hóa sở hữu tư nhân. Điều tiết các chính sách thuế thừa kế tài sản và
miễn thuế cho doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển các dịch vụ xã hội hoạt động
theo nguyên tắc phi lọi nhuận, bản chât là thúc đây tách biệt giữa quyên sử dụng,
quyên định đoạt với quyên chiêm hữu tài sản của tư nhân.
- Hoàn thiện thể chế, cơ chế bảo vệ, bảo hộ quyền tài sản của công dân để tài
sản giao dịch thông suốt trên thị trường, đặc biệt là các quyền tài sản hình thành từ
quyền sử dụng đất, từ quyền sở hữu trí tuệ. Hình thành các định chế 254
trung gian như định giá đất, đấu giá đất, định giá tài sản trí tuệ,... hoạt động độc lập
với các cơ quan quản lý hành chính nhà nước và doanh nghiệp, ngăn ngừa sự can
thiệp của cơ quan hành chính nhà nước hoặc thao túng của tư nhân. Các định chế này
được nhà nước ủy quyền thực hiện từng quyền cụ thể để bảo hộ, bảo vệ các quyền tài
sản hình thành từ quyền sử dụng đất, từ quyền sở hữu trí tuệ, chịu trách nhiệm báo
cáo và giải trình định kỳ trước Quốc hội hoặc hội đồng nhân dân các cấp. Chuyển
đăng ký quyền tác giả, quyền kiểu giáng công nghiệp, phát minh sáng chế, quyền tài
sản của các cá nhân và tổ chức thuộc các cơ quan hành chính nhà nước về Tòa án.
Bởi đây vừa là nơi đăng ký tài sản, đồng thời phán xử khi có tranh chấp, bảo đảm
khách quan, trung thực, hạn chế tình trạng thiếu trách nhiệm trong bảo vệ quyền tài
sản của các cơ quan hạnh chính nhà nước.
- nhằm hạn chế tối đa các hiện tượng lợi dụng sơ hở cơ chế để trục lợi. Thể chế
hóa đầy đủ, cụ thể quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà nước với tư cách là đại diện
chủ sở hữu đối với đất đai, tài nguyên nưó'c, khoáng sản... phù hợp với cơ chế thị
trường. Đổi mới chính sách quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bảo đảm cho tài nguyên
đất đai được huy động, phân bổ theo quy luật thị trường một cách công khai, minh
bạch, gắn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm an ninh, quốc phòng,
tương hỗ phát triển nông thôn và đô thị. Quy hoạch chuyển đổi quyền sử dụng đất
các khu vực đất sản xuất nông nghiệp không hiệu quả, đất lâm nghiệp không còn
rừng, đất bị tác động do biến đổi khí hậu... để tạo nguồn cung cho thị trường thứ cấp.
Nới rộng thời gian giao quyền sử dụng đất và quy mô hạn điền thuận lợi cho tích tụ
và tập trung ruộng đất. Quy định và giám sát chặt chẽ việc lập, điều chỉnh và thực
hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc thu hồi đất đai và chuyển đổi mục
đích sử dụng đất .
- Đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt công tác đăng ký, chứng nhận quyền sử dụng
đất một cách thuận tiện, nhanh chóng, thực hiện “đặc xá” đối với các giao dịch
ngầm, chuyển nhượng bằng giấy viết tay trước đây để tạo nguồn cung, lành mạnh
hóa thị trường quyền sử dụng đất. Hình thành trên thực tế cơ chế hũu hiệu bảo vệ,
bảo hộ quyền tài sản hình thành từ quyền sử dụng đất để tài nguyên đất đai chuyển
thành vốn tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Hoàn thiện chính sách bảo
đảm nhà khoa học góp vốn bằng quyền tài sản hình thành từ quyền sở hũu trí tuệ,
nhằm thúc đẩy phát triển thị trưòng khoa học và công nghệ; đổi mới, hiện đại hóa mô
hình các tổ chức định giá tài sản hình thành tù' quyền sở hũu trí tuệ; có biện pháp bảo
vệ các tài sản hình thành từ quyền sở hữu
255
trí tuệ. Áp dụng công nghệ thông tin trong công khai quy hoạch, đăng ký quyền sử
dụng đất.
- Tái lập thuế quyền sử dụng đất nông nghiệp để hạn chế tình trạng nông dân
giữ đất sản xuất nông nghiệp sử dụng không hiệu quả, thúc đẩy chuyển nhượng
quyền sử dụng đất để nguồn lực đất đai được phân bổ đến người sử dụng hiệu quả.
Đánh thuế tài sản đất đai để hạn chế đầu cơ, thúc đẩy năng động hóa thị trường
quyền sử dụng đất. Lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất giống như sàn giao dịch bất
động sản. Điều tiết địa tô chênh lệch phát sinh nhờ quy hoạch bảo đảm hài hòa lợi
ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Thực hiện nghiêm túc hình thức đấu
thầu, đấu giá quyền sử dụng đất, hạn chế tình trạng giao đất hoặc “đổi đất lấy hạ
tầng”. Tài nguyên nước đang gặp giới hạn, cần phải có chính sách sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả, thông qua đánh các loại phí mang tính chất thuế như phí thủy lợi, phí sử
dụng nước sạch. Khai thác tài nguyên khoáng sản theo quy hoạch, được đấu thầu
công khai, minh bạch, tạo cơ hội cho tư nhân tham gia, hạn chế độc quyền nhà nước.
- Giảm quy mô sở hữu nhà nước ở mức cần thiết; nhà nước chỉ nắm sở hữu
vốn ở thuộc các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng kết cấu hạ tầng then chốt,
dịch vụ cơ bản, thiết yếu, nhũng lĩnh vực tư nhân không làm. Áp dụng mô hình quản
lý vốn hiện đại, tách rời giữa quyền quản lý kinh doanh vốn nhà nước với quản lý
hành chính nhà nước của các bộ, ngành.
4. Giải pháp và định hướng chính sách xử lý mối quan hệ giữa nhà nước
và thị trường trong xác lập quyền bình đẳng của các chủ thể của kinh tế thị
trường, thúc đẩy tự đo cạnh tranh, chống độc quyền
4.1. Giải pháp
Tạo lập quyền bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế thị trường, bao gồm giữa
doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước, giữa doanh nghiệp trong nước với
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Kiến tạo môi trường bình đẳng cho các chủ thể kinh thể kinh tế thị trường khởi
nghiệp, tự do cạnh tranh. Tháo gỡ các rào cản của thủ tục, điều kiện kinh doanh; tăng
cưòng cơ hội tiếp cận của khu vực tư nhân đối với vốn, đất đai, thông tin, thị trường,
công nghệ, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tuyển dụng lao động có tay nghề cao.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm giấy phép con, cải cách mức thuế và thủ tục
đăng ký của doanh nghiệp, thủ tục đăng ký hải quan, quyết liệt chống tệ tham nhũng,
nhũng nhiễu doanh nghiệp. Áp dụng công nghệ vào những khâu mà máy móc có thể
thay thế con người trong đăng ký, cấp 256
giấy phép để minh bạch hóa, giảm thiểu tình trạng nhũng nhiễu, “tham nhũng vặt”.
Có cơ chế cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tư nhân để doanh nghiệp sử dụng
phần ưu đãi thuế tái đầu tư, tạo công ăn việc làm mới. Hoàn thiện cơ chế để doanh
nghiệp huy động vốn trên thị trường chứng khoán hoặc vay vốn trên thị trường trái
phiếu doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nghề dựa trên cơ sở đối thoại để
hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong điều
kiện công nghệ thay đổi nhanh chóng. Các cơ quan nhà nước dự báo, cảnh báo thị
trường, kết nối và mở rộng thị trường, tận dụng các lợi thế của các hiệp định thương
mại tự do song phương, đa phương cũng như chính sách hỗ trợ tài chính, công nghệ
để doanh nghiệp được tiếp cận, bảo vệ, hỗ trợ khi hội nhập thị trường thế giới. Nhà
nước có cơ ché phân định rõ các ngành hàng sản xuất kinh doanh của kinh tế tư
nhân, không nên ban hành chính sách với kinh tế tư nhân nói chung cho mọi ngành
hàng sản xuất, kinh doanh và quy mô đầu tư như hiện nay. Xây dựng chiến lược phát
triển và có chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ nhóm
doanh nghiệp tư nhân “đầu đàn” có tiềm năng kinh doanh vươn ra thị trường khu vực
và thế giới.
Cải cách mạnh mẽ doanh nghiệp nhà nước để giảm thiểu tình trạng độc quyền
không đáng có ở nhiều lĩnh vực hiện nay (truyền tải điện, giao thông đường sắt, xây
dụng sân bay, xăng dầu máy bay, viễn thông, bảo hiểm cho học sinh...), tạo môi
trường cho tư nhân tham gia đầu tư. Tạo sân chơi bình đẳng trước hết về mặt pháp lý
với tách bạch chức năng đại diện chủ sở hũu nhà nước với chức năng quản lý hành
chính chuyên ngành của các bộ theo các chuẩn mực cao về công khai, minh bạch,
trách nhiệm giải trình; phân tách hoạt động kinh tế và hoạt động phi kinh tế của
doanh nghiệp nhà nước, giám sát và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và tuân
thủ của doanh nghiệp nhà nước vói tiêu chuẩn về quản trị doanh nghiệp. Không duy
trì quyền ưu đãi đặc biệt của doanh nghiệp nhà nước trong tiếp cận vốn, đất đai hoặc
các nguồn lực khác. Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giống như doanh nghiệp tư
nhân, bao gồm từ quản trị nhân lực, tài chính đến các thông tin minh bạch trên thị
trường. Chuyển toàn bộ doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước sở hũư trên 51% về ủy
ban quản lý vốn nhà nước, các cơ quan quản lý hành chính chuyên ngành chỉ thực
hiện chức năng xây dựng chiến lược, chính sách công bằng, đánh giá hiệu quả kinh
doanh, kiểm tra và giám sát. Chính phủ khi ra quyết định bán tài sản ở các ngành do
DNNN thống lĩnh hoặc độc quyền, cần tham vấn ủy ban cạnh tranh quốc gia để lấy ý
kiến về cách đảm bảo thị trường sau khi bán tài sản có vẫn gửi được môi trường 257
cạnh tranh. Đầu tư công phải tuân thủ đúng nguyên tắc công khai, minh bạch, xóa bỏ
đấu thầu khép kín kiểu “quân xanh”, quân đỏ” để mọi thành phần kinh tế đều có cơ
hội bình đẳng tiếp cận các gói đầu tư sử dụng tài chính công. Các dự án ppp cũng
phải đấu thầu công khai để lựa chọn được nhà đầu tư có sức cạnh tranh, đủ năng lực
triển khai, xóa bỏ hình thức chỉ định thầu. Các gói ngân sách do nhà nước chi trả phí
(vệ sinh môi trường, cây xanh, hệ thống chiếu sáng...) nhằm cung ứng dịch vụ công
phải xóa bỏ triệt để hình thức chỉ định thầu, đặt hàng, áp dụng rộng rãi phương thức
đấu thầu công khai, minh bạch.
Thể chế bảo đảm cạnh tranh, chống độc quyền phải tiếp tục được hoàn thiện,
dù Luật cạnh tranh đã được sửa chữa, bổ sung năm 2018. Trong điều kiện hội nhập
quốc tế, thể chế cạnh tranh phải bao quát phạm vi gồm cả doanh nghiệp trong nước
và nước ngoài, cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế, cả nhập khẩu và xuất
khẩu... nếu nó gây hại đáng kể đến thị trường Việt Nam. Quy định cụ thể hon hành vi
bị cấm đối với cơ quan nhà nước khi ban hành nhũng văn bản phân biệt đối xử, hạn
chế tự do cạnh tranh, gây tổn hại cho doanh nghiệp. Phải có các hình thức xử lý đối
với các hành vi vi phạm mới bảo đảm tính nghiêm minh, kỷ luật của thị trường cạnh
tranh, cần phải bổ sung thêm nhũng tiêu chí mới biến động rất phức tạp trên thị
trường, ngoài tiêu chí thị phần, phản ánh các hành vi loại bỏ đối thủ, thao túng thị
trường không lành mạnh của doanh nghiệp đang ngày càng có xu hướng “ngầm hóa”
rất tinh vi, khó tìm ra chúng cứ. Khỏa lấp các lỗ hổng để kinh tế tư nhân phối họp với
nước ngoài thực hiện mua bán, sáp nhập công ty đe dọa đến cạnh tranh tự do, hình
thành độc quyền hoặc thực hiện cách hành vi trốn thuế, chuyển giá, gây thua thiệt
cho nhà nước, cần phải đảm bảo tính thống nhất pháp luật và Cơ chế thực thi, tránh
chồng chéo quy định giữa nhiều văn bản ban hành ở các thời điểm khác nhau. Luật
cạnh tranh phải tiếp cận các chuẩn mực pháp luật quốc tế về cạnh tranh tự do, chống
độc quyền. Pháp luật về cạnh tranh phải tạo ra cơ chế cho cạnh tranh diễn ra lành
mạnh, không đi đến độc quyền. Cải cách hành chính để nới lỏng các điều kiện gia
nhập hoặc rút lui khỏi thị trường để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia sản xuất
kinh doanh.
Tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh đế duy
trì trật tự cạnh tranh thị trường trong khuôn khổ luật pháp. Nâng cấp ủy ban
Cạnh tranh quốc gia (thuộc Bộ Công thương) và chuyển sang trực thuộc ủy ban
Thường vụ Quốc hội nhằm đảm tính độc lập với Chính phủ, với doanh nghiệp,
không thiên vị khi điều tra, đưa ra phán quyết, ủy ban này có thẩm quyền thanh
258
tra bắt buộc và có hiệu lực thực tế, tức là có quyền xâm nhập, không cần thông báo,
đối với cơ sở của đối tượng được điều tra nhằm mục đích tìm, thu giữ tang chứng,
vật chứng có liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền. Các phán quyết
cần công bố toàn bộ đồng thời vẫn bảo đảm yêu cầu giữ bí mật kinh doanh, được cơ
quan thi hành phán quyết thực hiện một cách nghiêm minh. Hàng năm ủy ban phải
xây dựng báo cáo thường niên về tình trạng tự do cạnh tranh để công bố rộng rãi,
đưa ra cảnh báo đối với những lĩnh vực, những doanh nghiệp có xu hướng độc
quyền. Tăng cường trách nhiệm giải trình trước Quốc hội của ủy ban cạnh tranh
quốc gia thông qua quy định nghĩa vụ điều trần trước Quốc hội và phúc đáp các câu
hỏi của đại biểu Quốc hội tại mỗi kỳ họp Quốc hội. Cần có cơ chế để ủy ban có điều
kiện ngân sách hoạt động thuận lợi, không bị chi phối bởi các yếu tố làm mất đi tính
khách quan; có nhân sự đủ bản lĩnh, năng lực để điều tra và đưa ra phán quyết các
hành vi vỉ phạm tự do cạnh tranh, chống độc quyền, bất luận doanh nghiệp nhà
nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay doanh nghiệp tư nhân.
4.2. Định hướng chính sách
- Cải cách hành chính, trực tiếp là các thủ tục hành chính như giảm thiểu điều
kiện thành lập doanh nghiệp, xóa bỏ giấy phép con, rút ngắn thời gian cấp phép,
triển khai nộp hồ sơ qua mạng. Cải cách thủ tục nộp thuế và đăng ký thủ tục hải
quan gọn nhẹ, nhanh chóng, thuận tiện. Sửa đổi một số quy định của Luật lao động
về điều chính đóng bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn để giảm chi phí của doanh
nghiệp. Miễn giảm các loại thuế cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có điều kiện tái
đầu tư vào hoạt động đổi mới sáng tạo, phát triển thị trường, giải quyết việc làm cho
người lao động. Có cơ chế để ngân hàng có căn cứ cấp tín dụng theo chuỗi giá trị và
giải ngân theo đơn đặt hàng trên cơ sở chi phí nguyên vật liệu và chi phí lương.
- Hình thành cổng đối thoại giữa doanh nghiệp với các bộ ngành để hỗ trợ
thông tin về giá cả, quan hệ cung cầu hàng hóa, thủ tục mua bán, xuất nhập khẩu
cũng như chất lượng yêu cầu, giải đáp các thắc mắc về luật pháp, đăng ký kinh
doanh. Hoàn thiện cơ chế về phá sản của doanh nghiệp theo cơ chế thị trường.
- Đẩy nhanh thoái vốn nhà nước, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước
không thuộc danh mục nhà nước giữ cổ phần chi phối; đặt hệ thống quản trị doanh
nghiệp như doanh nghiệp tư nhân dựa trên các nguyên tắc công khai, minh bạch, giải
trình; xóa bỏ các uư đãi về cấp vốn, đất đai, bảo đảm cạnh tranh

259
bình đẳng với doanh nghiệp tư nhân, chịu sự giám sát thường xuyên, định kỳ của ủy
ban cạnh tranh quốc gia.
- Tăng cường năng lực thực thi của ủy ban cạnh tranh quốc gia dựa trên các
nguyên tắc độc lập, không thiên vị, điều tra và phán quyết khách quan, tính hiệu lực
thi hành của phán quyết đối với doanh nghiệp khi vi phạm các quy định về tự do
cạnh tranh, chống độc quyền. Xây dựng báo cáo thường niên công khai tình hình
thực hiện tự do cạnh tranh, chống độc quyền ở Việt Nam. Giải trình định kỳ của ủy
ban cạnh tranh quốc gia trước Quốc hội theo kỳ họp của Quốc hội. Phối hợp tốt với
các tổ chức quốc tế các nước để bảo hộ quyền tự do cạnh tranh với các hiện tượng
chèn ép, vận dụng hàng rào cản trở hàng hóa, dịch vụ Việt Nam bất chấp luật pháp
quốc tế và quy chế dành cho nước đang phát triển.
5. Giải pháp và đỉnh hướng chính sách xử lý mối quan hệ giữa nhà nuức
và thị trường để phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt các loại thị trường
5.1. Giải pháp
Hoàn thiện thể chế, thiết chế bảo đảm cho phát triển đồng bộ, vận hành thông
suốt các loại thị trường theo chuẩn mực của nền kinh tế thị trường hiện đại, được gắn
kết chặt chẽ với phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường (giá cung - cầu các yếu tố
thị trường đầu vào như đất đai, vốn, lao động, khoa học - công nghệ).
Phát triển thị trường hàng hóa - dịch vụ thông suốt giữa các vùng miền, giữa
trong nước với thế giới, giữa hoạt động nhập khẩu và xuất khấu, chú trọng các
phương thức giao dịch hiện đại, như thông quan, thanh toán điện tử, hình thành đấu
giá nông sản. Phát triển hạ tầng thương mại, đặc biệt là hệ thống logictics, hạ tầng
thông tin kết nối, hạ tầng giao thông để phục vụ cho lưu chuyển hàng hóa - dịch vụ
nhanh chóng, thuận thiện, đóng góp vào nâng cao sức cạnh tranh về giá của sản
phẩm hàng hóa-dịch vụ. Chủ động, tích cực xây dựng tiêu chuẩn hội nhập quốc tế,
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, trước hết là các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực
phẩm, bảo vệ môi trường, quyền của người lao động, công khai minh bạch về xuất
xứ hàng hóa. Hoàn thiện hệ thống tổ chức kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch
vụ, bảo vệ người tiêu dùng, bao gồm cả khắc phục tình trạng chồng chéo giữa các bộ,
ngành Trung ương và địa phương cũng như sự tham gia của hiệp hội bảo vệ quyền
của người tiêu dùng. Nâng cao sức cạnh tranh của các hàng hóa, dịch vụ của Việt
Nam theo phương châm “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam” và tiến ra thị
trưòng thế giới. Bảo 260
vệ thị trường trong nước, không để nước ngoài thâu tóm, thao túng, trước hết là củng
có hệ thống bán lẻ. Hoàn thiện pháp luật về các thị trường mới, nhất là thị trường
dịch vụ hàm lượng tri thức, công nghệ cao, thị trường công nghiệp môi trường, công
nghiệp văn hóa, thị trường dịch vụ sự nghiệp công.
Phát triển cân bằng, đồng bộ thị trường tài chính theo chuẩn mực thị trường
hiện đại, khắc phục tình trạng chia cắt giữa các thị trường, phát triển cân bằng giữa
thị trường tiền tệ và thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu,
giữa thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường trái phiếu chính phủ, giữa thị
trường sơ cấp và thị trưòng thứ cấp. Hoàn thiện quy định và có cơ chế kiểm soát các
thị trường phái sinh, hoạt động của các định chế tài chính phi ngân hàng. Nâng cao
năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại, nâng mức cổ phần tham gia
của khu vực ngoài nhà nước lên 49% đối với các ngân hàng thương mại do nhà nước
chi phối nhưng không có điều kiện để tăng vốn (Vietcombank, Vietinbak....). Có cơ
chế để ngân hàng cấp tín dụng theo chuỗi giá trị được đánh giá của các tổ chức có uy
tín thay vì dựa trên đánh giá tài sản cầm cố, thế chấp. Hoàn thiện cơ chế để các
doanh nghiệp đẩy mạnh huy động vốn trên các thị trường tín dụng phi ngân hàng
(chứng khoán, thị trường trái phiếu) để hỗ trợ cho thị trường tín dụng ngân hàng. Mở
rộng số lượng các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, có cơ chế thu hút
các nhà đầu tư chyên nghiệp. Hình thành và vận hành có hiệu quả thị trường mua bán
nợ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hệ thống ngân hàng thương mại dựa trên cơ chế thị
trường. Phát triển thị trường bảo hiểm, thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn
thuế, thẩm định giá... Rà soát, bổ sung, sửa đổi pháp luật bảo đảm thực hiện chính
sách tiền tệ theo mục tiêu kiểm soát lạm phát, phối hợp có hiệu quả giữa chính sách
tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác. Điều hành lãi suất phù họp với
diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ, kích thích sản xuất. Điều hành
tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trường. Có lộ trình chuyển Ngân hàng Nhà nước từ
trực thuộc Chính phủ trở thành cơ quan thuộc Quốc hội để tăng tính độc lập khi điều
hành chính sách tiền tệ. Hoàn thiện khung pháp lý về tái cơ cấu các tổ chức tín dụng
và xử lý nợ xấu. Nâng cao năng lực quản trị, điều hành phù họp vói chuẩn mực quốc
tế; xử lý dứt điểm các tổ chức tín dụng yếu kém và tình trạng đầu tư chéo, .sở hũu
chéo trong lĩnh vực ngân hàng; phát triển nhanh và an toàn dịch vụ tài chính - ngân
hàng.
Hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách để phát triển và vận hành thông suốt
thị trường bất động sản, thị trường quyền sử dụng đất, bảo vệ quyền tài sản 261
hình thành từ quyền sử dụng đất. Có chính sách đột phá trong phát triến thị trường
quyền sử dụng đất khu vực nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh tích tụ, tập trang
ruộng đất gắn với đổi mới hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp dưới các hình thức
đa dạng. Phát triển hợp tác xã kiểu mới dựa trên liên kết các khâu sản sản xuất, chế
biến, tiêu thụ giữa các hộ sản xuất, dựa trên góp vốn bằng quyền sử dụng hoặc cho
doanh nghiệp thuê dài hạn, thậm chí chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Phát triển
mạnh mẽ thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp. Tập trung tháo gỡ nút thắt ở các
khâu hạn điền, tái lập thuế sử dụng đất nông nghiệp để hạn chế tâm lý giữ đất dù sản
xuất nông nghiệp không hiệu quả. Hoàn thiện công tác quy hoạch để quản lý hiệu
quả đất đai, bảo đảm gắn kết giữa công nghiệp hóa với đô thị hóa và xây dựng nông
thôn mói. Có cơ chế bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh
nghiệp đối với các dự án thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho mục đích phát triển
kinh tế - xã hội, nhất lao động, việc làm, chuyển đổi sinh kế cho người dân. Thực
hiện đánh thuế đối với đất trống không đưa vào sử dụng để hạn chế đầu cơ, bảo đảm
đất đai thực sự trở thành nguồn lực thường xuyên đưa vào vận hành thông suốt trên
thị trường. Thực hiện nghiêm việc đấu giá quyền sử dụng đất. Xây dụng chiến lược
về nhà ở, nhất là nhà ở xã hội cho công nhân, cho người có thu nhập thấp. Sửa đổi
Luật đất đai và các luật liên quan để nhà nước thật sự đảm bảo nguồn cung cho thị
trường thứ cấp thông qua cải cách căn bản các khâu từ quy hoạch, kế hoạch, giao
quyền, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyển sử dụng đất. Bảo đảm thị trường quyền
sử dụng đất diễn ra công khai, minh bạch và có trật tự, khắc phục tình trạng giao dịch
“ngầm” làm méo mó thị trường bất động sản và thị trường quyền sử dụng đất.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển đồng bộ, liên thông thị trường ỉao
động cả về quy mô, chất lượng lao động và cơ cấu ngành nghề, nhất là tận dụng giai
đoạn “dân số vàng”. Có cơ chế, chính sách để định hướng dịch chuyển lao động,
phân bổ họp lý lao động theo vùng, lao động di cư và gia đình được tiếp cận bình
đẳng các dịch vụ xã hội. Bỏ chế độ sổ hộ khẩu cản trở quyền của người lao động
nhập cư để phát triển thị trường lao động khu vực thành thị. Hình thành cơ chế nhà
nước đặt hàng cho các tổ chức dịch vụ việc làm trong việc hỗ trợ cho lao động nhập
cư hội nhập xã hội thành thị thuận lợi, có cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội (giáo
dục, y tế, văn hóa, thong tin) đế ổn định đời sống, đảm bảo an sinh. Xây. dụng các
sàn giao dịch việc làm định kỳ và thường xuyên ở các tính/ thành phố gắn với nâng
cao chất lượng hoạt động tư vấn dịch 262
vụ việc làm, tổ chức xuất khẩu lao động. Thu hẹp lao động khu vực phi chính thức
để đảm bảo quyền của người lao động được pháp luật bảo hộ. Minh bạch thông tin
thị trường lao động. Đẩy mạnh đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, nhất
là bậc đại học và dạy nghề dựa trên cơ sở đối thoại hàng năm giữa doanh nghiệp và
nhà trường, phát triển mạnh mô hình trường đào tạo trong doanh nghiệp và cạnh
doanh nghiệp. Đào tạo những ngành nghề mới, đào tạo lại nguồn nhân lực trước
thách thức của người máy thế hệ mới, trí tuệ nhân tạo... Hoàn thiện các thiết chế hòa
giải, trọng tài trong giải quyết tranh chấp lao động. Đẩy mạnh cải cách chế độ tiền
lương để đảm bảo tiền lương trong doanh nghiệp theo cơ chế thị trường dựa trên cơ
sở thỏa thuận giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, tham gia của công đoàn.
Hoàn thiện chính sách bảo hiểm lao động, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho
ngưòi lao động theo nguyên tắc đóng - hưởng, phát huy trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp, chia xẻ của xã hội. Phát huy vai trò của công đoàn doanh nghiệp trong
bảo vệ quyền lợi của người lao động, thúc đẩy hợp tác giữa chủ và thợ, nhất là trước
thách thức của các hiệp định tự do thế hệ mói.
Đổi mới, phát triển mạnh mẽ và đồng bộ thị trường khoa học - công nghệ. Tăng
cường bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền tài sản hình thành từ
quyền sở hữu trí tuệ. Nghiên cúư khoa học công nghệ theo hướng lấy doanh nghiệp
làm trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia và trường đại học là chủ thể
nghiên cứu mạnh, sản phẩm sáng tạo phục vụ trực tiếp doanh nghiệp, thương mại
hóa trên thị trường để nâng cao sức cạnh tranh, năng suất, chất lượng theo chuỗi giá
trị. Huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, thiết lập hành lang pháp lý
thuận lợi để thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho khoa học công nghệ để phát triển
mạnh mẽ doanh nghiệp khỏi nghiệp sinh thái đưa nhanh các thành tựu khoa học và
công nghệ vào ứng dụng. Có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo, cho chuyển giao công nghệ. Điều chỉnh chính sách thu hút FDI theo
hướng nâng cao chất lượng, đáp ứng các tiêu chí chuyển giao công nghệ cao, công
nghệ nguồn cho doanh nghiệp trong nước tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị
toàn cầu. Hoàn thiện chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ
và phát triển được công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng thành
tựu khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo. Kết nối có hiệu quả các sàn giao dịch
công nghệ quốc gia tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà nẵng với các trung tâm
úng dụng và chuyển giao công nghệ ở các địa phương. Phát triển mạnh mẽ mạng
lưới các tổ 263
chức trang gian môi giới, định giá sở hữu trí tuệ, đánh giá chuyển giao công nghệ,
bảo đảm quyền góp vốn kinh doanh bằng tài sản hình thành từ quyền sở hữu trí tuệ.
Phát triển hạ tầng kỹ thuật số bảo đảm an toàn, an ninh mạng, tạo điều kiện cho
người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong cơ hội tiếp cận nguồn lực
khoa học - công nghệ. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cơ chế tài chính khoa học - công
nghệ, quy định đầu tư mạo hiểm, nâng cao chất lượng các vườn ươm công nghệ và
doanh nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh áp dụng cơ chế đối tác công tư (PPP) trong
triển khai các dự án đổi mới công nghệ, sáng tạo, nghiên cứu phát triển. Hình
thành .cơ sở dữ liệu quốc gia về công nghệ, chuyển giao công nghệ, kết nối với dữ
liệu toàn cầu trên cơ sở áp dụng tài nguyên số.
Thực hiện cơ chế thị trường đối với cung ứng dịch vụ công, từng bước hình
thành thị trường dịch vụ sự nghiệp công. Không lồng ghép chính sách xã hội trong
giá. Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp công
lập về phạm vi hoạt động, tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự, sản phẩm và tài chính
gắn với cơ chế đánh giá độc lập để thật sự trở thành một chủ thể của thị trường dịch
vụ sự nghiệp công. Thực hiện xã hội hóa tối đa các dịch vụ công giá trị gia tăng,
bảo đảm quyền bình đẳng giữa các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập
tham gia cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, cổ phần hóa các
đơn vị dịch vụ sự nghiệp công có khả năng xã hội hóa cao, quản trị như mô hình
doanh nghiệp, hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận. Có có chế khuyến khích
các doanh nghiệp lớn dịch chuyển một phần nguồn lực đầu tư phát triển các dịch vụ
xã hội phi lợi nhuận, được nhà nước hỗ trợ mặt bằng đất đai, miễn thuế,... áp dụng
giống như các đơn vị sự nghiệp công lập.
5.2. Định hướng chính sách
- Hoàn thiện các phương thức giao dịch hàng hóa, dịch vụ hiện đại thông qua
các công cụ trực tuyến, trang tâm định giá, sàn đấu giá, xuất khẩu chính ngạch, bảo
đảm giá cả phản ánh đúng giá trị, ổn định quan hệ cung cầu, hạn chế tình trạng bị
ép giá, lũng đoạn thị trường. Bảo đảm các tiêu chuẩn theo chuẩn mực quốc tế và
trong nước, nhất là vệ sinh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, tránh để các
nước lợi dụng đưa ra các rào cản phi quan thuế hạn chế xuất khẩu cũng như ảnh
hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng trong nước. Quy hoạch, xây dựng, tổ chức
mạng lưới phân phối bán lẻ do doanh nghiệp trong nước chi phối để tránh bị nước
ngoài lũng đoạn thị trường trong nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

264
- Đổi mới mạnh mẽ chính sách đất đai để thúc đẩy phát triển thị trường quyền
sử dụng đất trong nông nghiệp, đẩy mạnh tích tụ và tập trung ruộng đất. Mở rộng mô
hình tích tụ, tập trung ruông đất thông qua họp tác xã hoặc phát triển kinh tế trang
trại để người dân yên tâm vói chuyển đổi mục đích sử dụng đất gắn với đổi mới mô
hình tổ chức sản xuất, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy cơ động xã hội mà không
lo bị mất quyền của nông dân đối với ruộng đất.
- Lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất giống như sàn giao dịch bất động sản để
trao đổi diễn ra theo cơ chế thị trường. Áp dụng triệt để hình thức đấu giá đất để tính
toán đầy đủ giá trị gia tăng sau quy hoạch đô thị, khu công nghiệp, kết cấu hạ tầng
giao thông, bảo đảm phù họp với cơ chế thị trường.
- Đổi mới hệ thống ngân hàng theo các chuẩn mực quản trị hiện đại của thế
giới, có cơ chế cho vay tín dụng dựa trên chuỗi giá trị, quyền tài sản hình thành trong
tương lai phát sinh từ quyền sở hũu, thay vì giá trị hiện vật cầm cố, thể chấp tài sản.
Có chính sách thúc đẩy doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường tài chính phi
ngân hàng (trái phiếu, chứng khoán), tránh lệ thuộc vào tín dụng ngân hàng, tạo sự
liên thông, cân bằng giữa thị trường tín dụng ngân hàng và thị trường tín dụng phi
ngân hàng, phát triển mạnh mẽ thị trường bảo hiểm.
- Chính sách hỗ trợ cho phát triển thị trường lao động hiện đại thông qua xây
dựng sàn giao dịch việc làm ở các địa phưong, trung tâm dịch vụ hỗ trợ cho lao động
nhập cư đô thị, lao động xuyên biên giới, lao động phụ nữ, lao động dân tộc thiểu
số... để có cơ hội việc làm tốt, ổn định, an toàn. Tạo động lực cho dịch chuyển lao
động nông thôn - đô thị, bảo đảm cho người nhập cư từ nông thôn vào đô thị, khu
công nghiệp cuộc sống ổn định, hòa nhập với cư dân thành thị, thông qua cơ chế bỏ
chế độ quản lỷ hộ khẩu, phát triển mạnh mẽ các dịch vụ xã hội cho người nhập cư
(pháp lý, học hành, chữa bệnh, hưởng thụ văn hóa...) để họ yên tâm với cuộc sống
mới, không giữ đất ở nông thôn để “bảo hiểm” phòng ngừa những lúc rủi ro.
- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng dựa trên hình thành cơ chế đối
thoại thường kỳ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo; đổi mới chính sách tiền lương
doanh nghiệp phải phù hợp cơ chế thị trường dựa trên thỏa thuận giữa người lao
động với chủ sử dụng lao động.
- Bảo hộ quyền hữu trí tuệ, bảo vệ và thúc đẩy thương mại hóa quyền tài sản
hình thành từ quyền sở hữu trí tuệ để gia tăng vốn tri thức trên thị trường khoa học
và công nghệ. Phát huy vai trò của nhà nước trong hỗ trợ, dẫn dắt, kiến tạo cho phát
triển thị trường khoa học và công nghệ. Khuyến khích tư nhân đẩy

265
mạnh đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ, đối mới sáng tạo. Thành lập
Ngân hàng Công nghệ cho vay dựa trên định giá tài sản tương lai hình thành từ
quyền sở hữu trí tuệ để thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển doanh
nghiệp kinh doanh công nghệ.
- Định hướng thu hút khu vực FDI đầu tư vào những lĩnh vực để kết hợp cùng
doanh nghiệp trong nước hình thành mạng sản xuất, chuỗi giá trị, đáp ứng các tiêu
chí chuyển giao công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ nguồn. Hoàn thiện các
thể chế để kiểm soát tình trạng chuyển giá, trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường; phải
gắn trách nhỉệm của doanh nghiệp với lao động, môi trường, khôi phục tài nguyên
đất nếu rút vốn chuyển dự án đến quốc gia khác.
- Phát triển mạnh mẽ khu vực dịch vụ sự nghiệp công hoạt động theo cơ chế
thị trường; xã hội hóa các dịch vụ sự nghiệp công có giá trị gia tăng đế thu hút tư
nhân đầu tư, hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận; miễn thuế và hỗ trợ mặt bằng
đất đai đối với tư nhân sử dụng tài sản thừa kế hoặc chuyển vốn đầu tư phát triển
dịch vụ xã hội phi. lợi nhuận.
6. Giải pháp và định hướng chính sách xử lý quan hệ giữa nhà nước và
thị trường trong phân phối, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh
tháỉ
6.1. Giải pháp
Công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội được thiết
lập thông qua công bằng trong phân phối nguồn lực theo cơ chế thị trường; phân
phối lại lần đầu trong nội bộ doanh nghiệp dựa trên thúc đẩy kinh tế chia sẻ và trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp; phân phối lại của nhà nước thông qua chính sách
thuế để tạo nguồn đầu tư cho phát triển phúc lợi xã hội; phân phối qua hệ thống an
sinh xã hội.
Công bằng xã hội về phân phổi nguồn lực theo cơ chế thị trường là vấn đề cần
phải có sự nhận thức thống nhất trong hệ thống chính trị và toàn xã hội. Công bằng
trong phân phối nguồn lực (đất đai, vốn, lao động, khoa học - công nghệ) về bản
chất là công bằng về cơ hội tiếp cận các nguồn lực để mỗi chủ thể trong xã hội phát
huy cao nhất năng lực của mình khỉ sử dụng các nguồn lực ấy mang lại lợi ích cho
mình và đóng góp cho xã hội. Khác với công bằng trong phân phối kết quả sản xuất
thì công bằng trong phân phối nguồn lực không chỉ tác động đến bản thân đối tượng
được thụ hưỏng mà ảnh hưỏng đến các chủ thế khác, đến mọi mặt của đời sống xã
hội, nhất là hệ động lực của sự phát triển, khắc phục các biểu hiện trì trệ, ỷ lại khi
tuyệt đối hóa công bằng ở khâu phân 266
phối kết quả sản xuất. Do đó, việc tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, công khai,
minh bạch giữa các chủ thể của kinh tế thị trường, trước hết là tiếp cận các nguồn
lực đất đai, vốn, lao động, khoa học - công nghệ... là nội dung bao trùm, quan trọng
nhất của công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cơ hội trong nền kinh tế thị trường là tiền đề quyết định tới thu nhập, phát huy khả
năng cống hiến và hưởng thụ của mỗi chủ thể trong xã hội. Công bằng về cơ hội sẽ
tạo ra công bằng nhất định trong phân phối kết quả sản xuất, được diễn ra theo tương
quan đóng góp - hưởng thụ, tức phân phối theo kết quả, hiệu suất lao động, gồm cả
lao động giản đơn và lao động phức tạp, lao động quản lý, lao động của nhà khoa
học... Phải hạn chế sự can thiệp thô bạo của nhà nước hoặc khắc phục tình trạng bất
bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực phát triển giữa các chủ thể trong xã hội để thiết
lập hệ thống phân phối nguồn lực phát triển công bằng, được sử dụng hiệu quả nhất
cho những ai có năng lực làm ra nhiều của cải cho xã hội.
Phân phổi dựa trên chia sẻ giá trị, bản chất là phân phối lại lần đầu trong nội
bộ công ty cũng như thực hiện trên toàn xã hội, ngày càng được coi trọng trong nền
kinh tế thị trường hiện đại. Càng đề cao văn hóa doanh nghiệp thì kinh tế chia sẻ
càng phổ biến, thể hiện ở phân phối kết quả sản xuất không chỉ theo lao động, mà
còn theo lợi nhuận, nhất là trong điều kiện tối đa hóa ứng dụng thành tựu khoa học -
công nghệ, lao động giản đơn giảm thiểu. Chủ doanh nghiệp chia sẻ thông qua hỗ trợ
mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động (bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm
dưỡng lão, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế...), hỗ trợ cho các dịch vụ nghỉ ngơi, du
lịch, hưởng thụ văn hóa, thể thao có ý nghĩa tái sản sản xuất sức lao động, mở rộng
các hình thức phúc lợi công ty sử dụng nguồn trích từ lợi nhuận. Phân phối dựa trên
chia sẻ còn thực hiện trên phạm vi toàn xã hội khi tăng cường trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp, bao gồm cả dịch chuyển một phần lợi nhuận hoặc tài sản hiến tặng
cho phát triển xã hội (quỹ an sinh, khoa học, bảo trợ xã hội, thiện nguyện) hoạt động
theo nguyên tắc phi lợi nhuận. Đặc biệt, khi trí tuệ nhân tạo, người máy thế hệ mói
ứng dụng phố biến, lao động giản đơn giảm thiểu, lao động kỹ thuật số và lao động
quản lý là chủ yếu thì phân phối chia sẻ rất đáng khuyến khích. Nghiên cứu hình thứ
đánh thuế đối vói người máy thay thế lao động trực tiếp dẫn tới sa thải lao động
trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - bản chất là kinh tế chia sẻ qua công
cụ thuế.

267
Ket hợp giữa vận dụng nguyên tắc của thị trường và giá trị nhân văn của chủ
nghĩa xã hội trong phân phối nguồn lực và phân phối kết quả sản xuất, mở rộng
phúc lợi xã hội, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, thông qua đẩy mạnh phát triển
các loại hình tổ chức phi lợi nhuận cung úng dịch vụ xã hội (trường học, bệnh viện,
quỹ, viện nghiên cứu...), doanh nghiệp xã hội, ngân hàng chính sách. Các tổ chức
phi lợi nhuận do tư nhân cung ứng sẽ bổ sung cho những giới hạn các đon vị sự
nghiệp công lập cung ứng các dịch vụ xã hội, thúc đấy năng động hóa trách nhiệm
và nâng cao chất lượng dịch vụ. Ở các tổ chức phi lợi nhuận có sự tách rời giữa
quyền sử dụng, quyền quản lý với quyền chiếm hữu. Cần áp dụng hình thức miễn
thuế cho tài sản thừa kế hoặc đầu tư của tư nhân cho phát triển dịch vụ xã hội hoạt
động theo nguyên tắc phi lợi nhuận. Phát triển mạnh mẽ mô hình ngân hạng chính
sách, doanh nghiệp xã hội để gắn trách nhiệm của người lao động với kết quả sản
xuất, với nguồn tín dụng vay - trả theo nguyên tắc không lãi suất, khắc phục tình
trạng ỷ lại, lười biếng nếu áp dụng phân phối qua hệ thống phúc lợi xã hội truyền
thống.
Phân phổi lại của nhà nước dựa trên điều tiết thuế và cung cấp dịch vụ công
cơ bản, thiết yếu có vai trò cực kỳ quan trọng để bảo đảm công bằng xã hội, khắc
phục các giới hạn của cơ chế công bằng phân phối nguồn lực theo cơ chế thị
trường. Dưới góc độ phân phối, thuế là công cụ đề điều tiết thu - chi và chi phối
mạnh mẽ hành vi kinh tế trong nền lãnh tế thị trường. Thông qua thuế gián thu và
trực thu, ngân sách nhà nước có điều kiện để thực hiện vai trò điều chỉnh hành vi
sản xuất và điều tiết thu nhập. Thuế trực thu, nhất là thuế thu nhập cá nhân, có tác
động trực tiếp đến điều tiết thu nhập nhằm giảm sự bất bình đẳng về thu nhập giữa
các thành viên trong xã hội phải được coi trọng, trở thành một nguồn thu chủ yếu
trong hệ thống nguồn thu của nhà nước. Phải tùy vào trình độ phát triển của thị
trường để đưa ra mức thuế họp lý vừa khuyến khích người dân tái đầu tư sản xuất,
giải quyết công ăn việc làm, bảo đảm quyền lợi của người lao động, vừa điều tiết
một phần thu nhập để phân phối lại qua hệ thống phúc lợi xã hội. Đến lúc kinh tế
phát triển cao, thặng dư doanh nghiệp lón, các chính sách thuế phải góp phần điều
tiết doanh nghiệp dịch chuyển một phần lợi nhuận đầu tư cho phát triển dịch vụ xã
hội phi lợi nhuận, phát triển hệ thống phúc lợi xã hội miễn phí hoặc chịu phí thấp.
Khi nhà nước chuyển một lượng cung tiền qua chế độ phúc lợi miễn phí thì người
nghèo có điều kiện dành thu nhập ít ởi của mình để chi tiêu cho các dịch vụ khác,
nhờ đó cải thiện chất lượng sống. Cải cách chế độ thuế theo chuẩn mực quốc tế để
giúp nhà nước có nguồn thu ổn định hỗ trợ 268
một phần cho hệ thống an sinh xã hội, nhất là bảo'hiểm y tế cho người nghèo, trợ
giúp xã hội, cứu trợ xã hội cho người bị các hoàn cảnh rủi ro.
Phân phổi lại còn thông qua hệ thống an sinh xã hội. Phải hoàn thiện hệ thống
an sinh xã hội dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ và hỗ trợ của nhà nước để
khỏa lấp những thiếu hụt thu nhập cá nhân do các hoàn cảnh khác nhau (bệnh tật,
mất việc làm, mất sức lao động, rủi ro thiên tai...) thông qua các quỹ an sinh được áp
dụng ở 3 hợp phần: hệ thống đảm bảo xã hội thực hiện mục tiêu việc làm, giảm
nghèo, duy trì thu nhập thường xuyên; hệ thống bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế,
bảo đảm thu nhập tối thiểu để duy trì mức sống và chữa bệnh khi ốm đau; hệ thống
trợ cấp xã hội bảo đảm thu nhập khi xảy rả các rủi ro, thiên tai. Thiết kế hệ thống an
sinh xã hội đa tầng, linh hoạt, hỗ trợ lẫn nhau với kết hợp cả nguyên tắc đóng -
hưởng (như bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp), chia sẻ (như bảo hiểm y tế) và
hỗ trợ của nhà nước (như bảo hiểm y tế cho người nghèo và trợ giúp xã hội, cứu trợ
xã hội). Mở rộng bao phủ y tế cho toàn dân với trách nhiệm của toàn xã hội. Thu hẹp
khu vực kinh tế phi chính thức, cải cách chế độ bảo hiểm hưu trí, bảo đảm mở rộng
diện được đóng và hưởng bảo hiểm xã hội.
6.2. Định hướng chỉnh sách
- Chính sách bảo đảm công bằng trong phân phối nguồn lực phát triển để các
chủ thể của kinh tế thị trường có điều kiện phát huy cao nhất năng lực làm giàu cho
mình và đóng góp cho xã hội, đặc biệt là nguồn lực đất đai, nguồn lực vốn, nguồn
lực lao động (như đã trình bày ở các giải pháp trước).
- Có cơ chế khuyến khích thúc đẩy kinh tế chia sẻ và trách nhiệm xã hội trong
nội bộ các doanh nghiệp, bảo đảm phân phối lại ngay trong nội bộ doanh nghiệp gắn
với xây dựng văn hóa kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Nghiên cúu
đánh thuế người máy thế hệ mới ở những nhà máy tự động hóa toàn phần.
- Hoàn thiện công cụ thuế tác động, điều tiết doanh nghiệp gia tăng trách
nhiệm xã hội, nhất là dịch chuyển một phần lợi nhuận đầu tư phát triển các dịch vụ
xã hội phi lợi nhuận (trường học, bệnh viện, quỹ, viện nghiên cúu, diễn dàn...). Hoàn
thiện mô hình thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản dựa trên cơ sở kiểm soát chặt chẽ
thu nhập theo nguyên tăc công khai, minh bạch để thuế thu nhập cá nhân và thuế tài
sản trở thành một nguồn chính của ngân sách và thực hiện vai trò phân phối lại của
nhà nước.
- Mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng chính sách nhằm bảo
đảm cơ hội tiếp cận tín dụng cho người nghèo, giảm thiểu tín dụng “đen”. Có chính
sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp xã hội hướng tới phân khúc thị trường lao
269
động cho người nghèo, người yếu thế, người gặp hoàn cảnh rủi ro dựa vào sự vận
dụng nguyên tắc của thị trường và đề cao giá trị nhân đạo, nhân văn.
- Hoàn thiện mô hình chính sách phúc lợi thu nhập (việc làm, sinh kế, đào tạo
nghề...) và phúc lợi phi thu nhập (y tế dự phòng, giáo dục cơ bản, thông tin, giao
thông công cộng...) phù họp với cơ chế thị trường, không lồng ghép chính sách xã
hội trong giá, để tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã
hội.
- Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội với trách nhiệm thật sự dựa trên nguyên
tắc đóng - hưởng của người lao động, doanh nghiệp và nhà nước. Mở rộng phạm vi
bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân dựa trên nguyên tắc chia xẻ của toàn xã hội, hỗ trợ
của nhà nước cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.
7. Phát huy vai trò của “xã hội” bổ sung cho giói hạn của nhà nước, bổ
khuyết cho khuyết tật của thị trường, kiểm soát các quan hệ “thân hữu” giữa
Nhà nước và thị trường
7.1. Giải pháp
Thị trường có khuyết tật là tối đa hóa lợi nhuận, loại trừ cơ hội phát triển của
các nhóm yếu thế do rào cản của điều kiện tự nhiên hoặc sinh học. Nhà nước có giới
hạn là khó bao phủ chính sách xã hội cho mọi đối tượng dân cư khi gặp khan hiếm
nguồn lực hoặc bị chi phối bởi “nhóm lợi ích” cũng như tính quan liêu của bộ máy
quản lý. Nhà nước và thị trường, nếu thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực, có xu hướng
thỏa hiệp, cộng sinh, vừa làm méo mó quy luật của thị trường, vừa làm biến dạng
chính sách công, hình thành “quan hệ thân hữu”, cản trở thực hiện các lợi ích công
cộng. Vì vậy, cần phát huy vai trò của xã hội trong tham gia cung úng các dịch vụ
công; hình thành các nhóm áp lực cân bằng trong nền kinh tế thị trường, tránh để một
“nhóm lợi ích” thao túng, bao gồm cả trong sản xuất và tiêu dùng; tham gia điều tiết
quan hệ cung cầu trên thị trường mà tùng doanh nghiệp hoặc nhà nước gặp giới hạn;
giám sát và phản biện chính sách của nhà nước. Nói tới “xã hội” trong điều kiện cụ
thể của Việt Nam gồm các chủ thể: Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội,
các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hiệp hội, các tổ chức xã hội, các tổ chức cộng
đồng, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp xã hội, các viện nghiên cứu độc lập,
quỹ ... hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận.
7.2. Định hướng chính sách
Để phát huy vai trò xã hội trong tương tác với nhà nước và thị trường, cần tập
trung mấy vấn đề sau đây:

270
Một là, nâng cao vai trò, chức năng của hiệp hội các nhà sản xuất, tiêu dùng
trong nền kỉnh tế thị trường hiện đại.
Bảo đảm tính cân xứng thông tin khi tác động đến tiến trình luật pháp, chính
sách bằng hoàn thiện cơ chế cho các hiệp hội đều có cơ hội ngang bằng khi vận động
hành lang, góp ý, phản biện chính sách. Tạo điều kiện cho đăng ký, hoạt động, phát
triển của các hội, hiệp hội hướng đến cân bằng, hài hòa, không để hội, hiệp hội này
lấn át tiếng nói của hội, hiệp hội khác. Thừa nhận hành vi vận động hành lang
(lobby) diễn ra một cách công khai, minh bạch để các hội, hiệp hội đều có cơ hội đưa
nguyện vọng, nhu cầu của hội viên vào nghị trình chính sách công. Cân bằng giữa
các hiệp hội sẽ góp phần bảo đảm cho cạnh tranh diễn ra lành mạnh ngay từ khâu
chuẩn bị hình thành “luật chơi”, phòng ngừa khả năng thiên vị của chính sách khi bị
một nhóm lợi ích có lợi thế chi phối, trục lợi.
Thúc đẩy cân bằng giữa hiệp hội các nhà tiêu dùng và hiệp hội các nhà sản xuất
trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Đây là yêu cầu cơ bản nhằm xây dựng thị
trường hàng hóa, dịch vụ hiện đại, bởi các nhà sản xuất và buôn bán bao giờ cũng có
xu hướng độc quyền, nâng giá, quảng bá quá mức cho sản phẩm của mình, còn người
tiêu dùng lại có nhu cầu tìm giá cả phải chăng, chất lượng tốt, nhất là những tiêu chí
phản ánh giá trị không thể đo đếm thuần túy bằng giá cả, khó nhận biết bằng phương
pháp thông thường. Trong điều kiện quyền của người tiêu dùng bị lép vế, phải có cơ
chế thúc đẩy sự ra đời, phát triển các hiệp hội người tiêu dùng để bảo vệ quyền người
tiêu dùng trước chiêu trò của các nhà sản xuất đi ngược lại giá trị liêm chính kinh
doanh, trục lợi quá đáng.
Hiệp hội các nhà sản xuất còn góp phần khỏa lấp giới hạn của doanh nghiệp,
tham gia điều tiết quan hệ cung cầu trong nền kinh tế thị trường hiện đại, hỗ trợ
doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị. Trong nền kinh tế thị trường cổ điển, tình
trạng cung vượt cầu trong sản xuất gây nên nhiều cuộc khủng hoảng vì thiếu sự tham
gia điều tiết quan hệ cung cầu của các hiệp hội ngành nghề. Trong nền kinh tế thị
trường hiện đại, chức năng dự báo nhu Cầu thị trường, đưa ra định mức sản xuất cho
ngành hàng đối với mỗi doanh nghiệp thuộc thành viên hiệp hội sẽ góp phần khắc
phục hạn chế nêu trên. Các hiệp hội, liên hiệp hội khi phát triển trình độ cao còn kéo
doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị, quy trình hóa và chuẩn hóa-mọi khâu từ sản
xuất, chế biến đến phân phối, nhất là với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các hiệp hội
trong nền kinh tế thị trường hiện đại còn lập ra các trường đào tạo nguồn nhân lực
ngành nghề của mình theo đặt hàng của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực “đầu ra” của
các hiệp hội được tổ chức theo sát nhu cầu của doanh nghiệp, phản ứng nhanh nhạy
271
hơn trước thị trường lao động so với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực của nhà nước.
Hai là, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển khu
vực phi lợi nhuận, doanh nghiệp xã hội, chia sẻ trách nhiệm cung ứng dịch vụ công
cùng nhà nước
Đổi mới chính sách thuế thừa kế theo hướng khuyến khích tư nhân chuyển tài
sản thừa kế đầu tư phát .triển dịch vụ xã hội như mở trường học, bệnh việ, quỹ phát
triển xã hội, ... hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận. Đánh thuế cao đối với
những người thừa kế tài sản cho con cái, miễn thuế cho nhũng ai dịch chuyển tài sản
thừa kế phục vụ cho phát triển xã hội. Bằng cách này, nhà nước thu hút được nguồn
lực tư nhân đầu tư phát triển dịch vụ sự nghiệp công phi lợi nhuận, bổ sung cho
nguồn lực giới hạn của nhà nước.
Chính sách thuế còn hướng đến khuyến khích doanh nghiệp tư nhân dịch
chuyển một bộ phận lợi nhuận trước thuế đầu tư vào phát triển khu vực dịch vụ phi
lợi nhuận (giáo dục, y tế, quỹ khoa học, quỹ từ thiện...). Những ai đầu tư vào phát
triển dịch vụ phi lợi nhuận thì được miễn thuễ, hỗ trợ thêm mặt bằng đất đai. Trong
điều kiện quy mô doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam còn nhỏ, trước mắt khuyến
khích, nhưng trong tương lai chính sách thuế phải điều tiết mạnh mẽ hon để thúc đẩy
tư nhân tham gia phát triển dịch vụ xã hội. Cùng với nó phải hoàn thiện cơ chế, chính
sách để hạn chế tình trạng doanh nghiệp “núp bóng” tổ chức phi lợi nhuận để trốn
thuế.
Phát triển “doanh nghiệp xã hội” là một hướng đi trong xây dựng nền kinh tế
thị trường hiện đại, nhằm tới phân khúc lao động xuất thân từ người nghèo, người
yếu thế, vừa giảm thiểu tình trạng ỷ lại, trông chờ vào phúc lợi nhà nước, vừa thúc
đẩy năng động hóa cho người nghèo, người yếu thế. Hoàn thiện môi trường pháp lý
để doanh nghiệp và các tổ chức xã hội tích cực tham gia phát triển doanh nghiệp xã
hội, giải quyết việc làm cho các dân tộc thiểu số, người tàn tật, người yếu thế. Nhà
nước cần tạo mặt bằng đất đai, miễn thuế, kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ lợi nhuận mà
doanh nghiệp sử dụng để tái đầu tư phát triển doanh nghiệp xã hội.
Ba là, đẩy mạnh xã hội hóa một số dịch vụ sự nghiệp công để các tổ chức xã
hội, tổ chức cộng đồng nhận ủy quyền cung úng theo nguyên tắc phỉ ỉợi nhuận.
Chuyển giao một số dịch vụ sự nghiệp công từ nhà nước cho các tổ chức xã
hội, tổ chức cộng đồng cung ứng. cần rà soát, phân loại dịch vụ công theo các mức
sau đây: (i) Những dịch vụ công có giá trị gia tăng cao, chuyển giao cho khu vực tư
nhân, nhà nước kiểm soát chất lượng dịch vụ; (ii) Những dịch vụ công không có giá
trị gia tăng, nhà nước chịu trách nhiệm vừa chi trả phí, vừa lập hệ thống tổ chức cung
272
úng dịch vụ, vừa kiểm soát chặt chẽ chất lượng dịch vụ; (iii) Nhũng dịch vụ công
không có giá trị gia tăng, nhà nước chi trả phí, kiểm soát chất lượng, nhưng ủy quyền
cho các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng cung ứng dịch vụ, thông qua đấu thầu
cạnh tranh; (iv) Nhũng dịch vụ cộng đồng, do cộng đồng tự huy động nguồn lực tài
chính và đứng ra cung úng, nhà nước chỉ xây dựng bộ tiêu chuẩn quản lý, giám sát
chất lượng. Trên cơ sở phân loại đó, cần mạnh dạn chuyển giao hoặc ủy quyền cho
khu vực tư nhân hoặc khu vực tổ chức phi lợi nhuận nhũng dịch vụ công mà nhà
nước không nhất thiết phải trực tiếp cung ứng, nhất là các các dịch vụ tăng cường
năng lực các nhóm yếu thế, trợ giúp xã hội, phát triển cộng đồng... cần hình thành bộ
tiêu chí phản ánh “trình độ xã hội hóa”, không chỉ phản ánh ở yếu tố nguồn lực tài
chính mà còn chứa đựng ở cả yếu tố phi tài chính (như nội dung, phương pháp, lực
lượng tham gia, hoạt động quản lý, đánh giá chất lượng dịch vụ).
Mở rộng cơ hội cho các tố chức tôn giáo, tố chức xã hội huy động, sử dụng
nguồn lực xã hội để phát triển dịch vụ công cộng. Trong điều kiện các tổ chức tôn
giáo sẵn sàng đầu tư mở bệnh viện, trường học, trung tâm dưỡng lão,... nhà nước cần
tạo khung khổ pháp lý cho nguồn lực tôn giáo được khai thông, phục vụ xã hội, khắc
phục tính giới hạn nguồn lực của nhà nước. Thêm nữa, các tổ chức tôn giáo luôn đề
cao tính thiện nguyện, đạo đức, nên có nhiều lợi thế phát triển các dịch vụ trợ giúp,
cứu trợ xã hội, chăm sóc sức khỏe...
Tăng cường tính tự quản của các tổ chức xã hội, khẳc phục tĩnh trạng hành
chính hóa. Các tổ chức xã hội phải đề cao tính xã hội, lấy bảo vệ và thúc đẩy quyền
của hội viên, đoàn viên làm động lực chính cho đổi mới hoạt động. Coi trọng củng
cố, tăng cường vai trò của cấp cơ sở để thật sự gắn với cộng đồng, gắn với dân cư,
với nhu cầu của hội viên. Chuyển từ họ trợ tài chính ngân sách trực tiếp cho tổ chức
xã hội, cho trả lương nhân viên, sang đấu thầu các gói dịch vụ sử dụng ngân sách
nhằm phát triển xã hội.
Bốn là, nâng cao tính chuyên nghiệp trong giám sát và phản biện xã hội của
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội.
Chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội phải không ngừng được hoàn thiện, hoạt động
phải nâng cao hơn tính chuyên nghiệp. Giám sát và phản biện xã hội phải mang tính
áp lực để cân bằng lợi ích giữa các nhóm xã hội khi tác động vào chính sách, bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng, họp pháp của mọi tầng lóp nhân dân, chống “lợi ích
nhóm”, “chủ nghĩa thân hữu”. Nâng cao chất lượng phản biện xã hội ở khâu dự thảo
luật pháp, chính sách, tăng cường tính chủ động, thay vì thụ động chờ các cơ quan
273
nhà nước “xin ý kiến góp ý”. Giám sát xã hội phải được thực hiện một cách chuyên
nghiệp, có nội dung cụ thể, rõ ràng, kiến nghị “hậu giám sát” phải được các cơ quan
chức năng giải quyết thỏa đáng, tránh rơi vào lãng quên.
Cần phải tập trung nâng cao tính chuyên nghiệp trong giám sát và phản biện xã
hội của Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, các liên hiệp hội, hiệp hội ở cấp
Trung ương. Bởi vì ở đây liên quan trực tiếp đến tham gia vào hoạch định chính
sách, luật pháp, bảo đảm nguyên tắc không thiên vị của chính sách công. Riêng công
đoàn cần phải chú trọng cả cấp trên cơ sở, bởi ở đây có vai trò trực tiếp trong thương
lượng tập thể, tạo áp lực với giới chủ để bảo vệ quyền lợi chính đáng, họp pháp của
người lao động. Chú trọng củng cố vai trò các tổ chức khoa học công nghệ độc lập
đối với phản biện những vấn đề mang tính chuyên ngành đòi hỏi chuyên môn sâu.
Hoàn thiện cơ chế để bảo đảm quyền tham gia ý kiến trực tiếp của người dân trong
hoạch đỊnh đường lối, chính sách, pháp luật; quyền giám sát trực tiếp của cộng đồng
tại cơ sở đối với những vấn đề thuộc phạm vi “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra”. Phối họp tốt với báo chí, truyền thông đủ sức tạo áp lực, dư luận khi thực hiện
giám sát và phản biện xã hội đối với những vấn đề mà người dân quan tâm.

274
KẾT LUẬN

Từ việc nghiên cứu mối quan hệ Nhà nước- thị tiường có thể gom lại một số
điểm như sau:
1. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước và thị trường đều có vai trò và chức
năng riêng. Bản thân thị trường luôn vận hành theo các quy luật vốn có khách quan.
Cơ chế thị trường là cơ chế hiệu quả trong phân bổ và khai thác các nguồn lực. Song
bản thân thị trường vận động tự do luôn có xu hướng đẩy nền kinh tế vào tình trạng
không ổn định và khủng hoảng. Thị trường có nhũng khiếm khuyết cố hũư, đòi hỏi
phải có sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế để khắc phục. Tuy nhiên, Nhà
nước can thiệp chỉ khi thị trường không hiệu quả, chứ Nhà nước không can thiệp làm
méo mó thị thị trường. Xung quanh vai trò, chức năng nhà nước và thị trường đã
hình thành các trường phải lý thuyết khác nhau, song suy cho cùng, dù có các biến
thể khác nhau nhung đều chấp nhận cả nhà nước lẫn thị trường cùng tồn tại với vai
trò hỗ trợ, bổ sung cho nhau chứ không phải loại trừ nhau trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội.
Bản thân vai trò, chức năng của nhà nước và thị trường cũng có biến đổi, gắn
liền với sự biến đổi của lực lượng sản xuất. Trong nền lãnh tế thị trường hiện đại và
hội nhập quốc tế, thị trường mang tính toàn cầu, nhà nước chú trọng hon đến vai trò
điều tiết, trong đó đối tượng điều tiết cũng mở rộng, gồm cả các tập đoàn kinh tế đa
quốc gia, các tổ chức quốc tế .... Và điều quan trọng hơn trong một thị trường ngày
càng toàn cầu hóa đòi hỏi việc thiết lập các quy tắc, luật chơi mới phải tính đến sự
phù hợp với các đòi hỏi của các chủ thể của toàn cầu hóa, có nghĩa rằng những quy
định này không thể chỉ là sản phẩm của riêng nhà nước, mà phải tính đến sự tương
thích và phù hợp với chuẩn mực bổ biến chung trong nền kinh tế toàn cầu.
2. Cho dù các nền kinh tế có những đặc thù khác nhau về trình độ phát triển,
song đều phải giải quyết mối quan hệ nhà nước thị trường. Việc xử lý mối quan hệ
này xuất phát ngay từ chủ thuyết phát triển mà quốc gia đó lựa chọn. Đã từng có thời
kỳ tồn tại mô hình kinh tế phi thị trường, nhà nước thực hiện quản lý, điều hành nền
kinh tế theo chương trình, kế hoạch pháp lệnh. Và cũng từng có thời kỳ với chủ
thuyết về nền kinh tế thị trường tự do, nhà nước không được khuyến khích can thiệp
vào nền lãnh tế. Hay ngược lại, có thời kỳ nhà nước được khuyến khích. Cho dù nhà
nước hay thị trường được chú ý, thì trong thực tiễn các quốc gia đều phải xác định,
phân định vai trò nhà nước và thị trường, và điều đó được thể chế
275
hóa, làm cơ sở cho vận hành trong thực tiễn. Hệ thống pháp luật, nhất là luật kinh tế
trong các nền kinh tế thị trường vì vậy đã có sự phát triển mạnh gắn liền vói sự phát
triển của nền kinh tế thị trường thế giới. Kinh tế thị trường phát triển gắn liền sự phát
triển, của nhà nước pháp quyền.
3. Quan hệ nhà nước và thị trường là mối quan hệ cơ bản trong nền lánh tế thị
trường. Trên bề mặt xã hội, biểu hiện dễ nhận thấy nhất của chính trị là nhà nước với
cấu trúc tương úng của nó. về phưong diện lánh tế, trong điều kiện kinh tể thị trường,
biểu hiện tập trang của mặt kinh tế là hoạt động của thị trường vó'i các quy luật kinh
tế đặc trung của nó như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu.... Do
đó trong thực tiễn việc xử lý mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị biểu hiện tập trung
thành mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Bên cạnh đó, bản thân thị trường, cơ
chế thị trường là phưong tiện hiệu quả nhất mà loài người đã phát hiện để huy động
và khai thác các nguồn lực cho phát triển, cho hiện thực hóa nền tảng kinh tế của một
xã hội. Khi nhà nước xuất hiện với tư cách chủ thể có chức năng kiến tạo xây dụng
nền tảng kinh tể của một xã hội, thì việc xử lý quan hệ mục tiêu và phương tiện được
biểu hiện thành mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường.
Mối quan hệ nhà nước và thị trường còn được thể hiện ra là mối quan hệ giũa
chủ thể với khách thể, khi nhà nước đóng vai trò là chủ thể quản lý nền kinh tế thị
trường; hay đó là mối quan hệ giữa các chủ thể trong nền kinh tế, khi nhà nước xuất
hiện với tư cách là một chủ thể trên thị trường, sẽ quan hệ bình đẳng với các chủ thể
khác theo luật định. Quan hệ nhà nước và thị trường cũng phản ánh mối quan hệ giữa
cái chủ quan với khách quan, bởi lẽ thị trường luôn vận động theo các quy luật khách
quan và chịu sự điều tiết của nhà nước, lúc đó nhà nước xuất hiện là các quy định,
luật lệ, và các công cụ điều tiết khác. Các công cụ này là sản phẩm chủ quan để định
hướng thị trường, tạo luật chơi cho thị trường. Thị trường sẽ hiệu quả khi các công
cụ này hợp lý, không làm méo mó thị trường.
4. Mối quan hệ nhà nước và thị trường là mối quan tâm xuyên suốt chiều dài
phát triển của nền kinh tế thị trường ở các quốc gia. Giải quyết họp lý mối quan hệ
nhà nước và thị trường là chìa khóa thành công của các nền kinh tế. Tuy nhiên,
không có khuôn mẫu chung cho việc xử lý mối quan hệ này, mà ở mỗi nền lánh tế
mức độ tham gia của nhà nước hay mức độ quyết định của thị trường là rất đa dạng
tùy thuộc vào trình độ phát triển, quan niệm về mô hình vận hành, tập quán truyền
thống văn hóa... Đồng thời thực tiễn lịch sử cũng cho thấy, sự thất bại của không ít
nền kinh tế là do tuyệt đối hóa nhà nước hay tuyệt đối hóa thị trường. Mô hình chung
có tính phổ biến hiện nay là phát triển nền kinh tế hỗn hợp mà ở đó vai trò nhà nước
276
và vai trò thị trường đều được phát huy, bổ khuyết cho nhau.
Trong các nền lãnh tế thị trưòng phát triển phương Tây, nhà nước được chú ý
nhiều hơn trong vai trò là người dẫn dắt, điều chỉnh. Vai trò này đặc biệt được chú ý
trong các thời kỳ khủng hoảng. Nhiều quốc gia đã đẩy mạnh quá trình tư nhân hóa,
hoặc chuyển giao công - tư, nhà nước hầu như không triển khai đầu tư kinh doanh
trực tiếp, bản thân các dịch vụ công cũng được chuyển cho tư nhân tham gia cung
cấp. Vói các công cụ điều tiết, nhất là các chính sách tài chính-tiền tệ, thuế, ngân
sách, xây dựng các chiến lược, quy hoạch dài hạn...để điều chỉnh, định hướng nền
kinh tế. Trong các nền kinh tế Đông Á, trong thời kỳ đầu nhà nước can thiệp khá
mạnh vào nền lảnh tế, thực sự là động lực thúc đẩy và định hướng phát triển. Tuy
nhiên, trong những thập kỷ gần đây quá trình tư nhân hóa và phân quyền, giải điều
tiết được đẩy mạnh. Vai trò nhà nước tuy vẫn được nhấn mạnh hơn so với các nền
lãnh tế Âu-Mỹ, song nhà nước và thị trường có sự kết họp chặt chẽ, nhà nước chú ý
hơn trong việc tạo lập hành lang pháp lý, xây dựng các quy tắc, tạo lập cơ sở hạ tầng,
chú ý các chính sách an ninh quốc gia và an ninh con người. Đó chính là kinh
nghiệm rất đáng tham khảo với Việt Nam.
Trong nền kinh tế thị trường XHCN Trung Quốc có nhũng nét riêng trong xử
lý mối quan hệ nhà nước và thị trường. Từ chú trọng vai trò nhà nước, Trung Quốc
chuyển dần sang kết họp nhà nước và thị trường, thừa nhận vai trò cơ bản thị tiưòng,
và thực tế phát triển của Trung Quốc đã đưa đến sự điều chỉnh, hay thừa nhận vai trò
quyết định của thị trường ưong phân bổ nguồn lực. Tuy nhiên, trong nền lảnh tế
Trung Quốc khu vực kinh té quốc doanh (quốc hữu) vẫn được chú ỷ với vai trò chủ
đạo. Cùng với phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước, nhà nước được chú trọng
trong vai trò điều tiết vĩ mô, trong xây dựng các thể chế thị trường và môi trường cho
doanh nghiệp phát triển.
5. Trước đối mới dường như chúng ta chưa thực sự chú ý đến mối quan hệ
giữa nhà nước và thị trường. Chúng ta đã có thời kỳ nhấn mạnh đến vai trò nhà nước,
Nhà nước có vị trí tuyệt đối, thông qua Nhà nước để giải quyết các vấn đề liên quan
đến xã hội, đến cuộc sống của người dân. Thị trường chỉ xem như nơi diễn ra các
hoạt động mua bán theo mục tiêu và kế hoạch định sẵn (thậm chí không thừa nhận
vai trò thị trường), dẫn đến hình thành các thị trường không chính thức (không được
phép). Với việc đổi mới, chuyển sang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần có sự quản lý của Nhà nước, tuy chưa trực tiếp khẳng định mối quan hệ Nhà
nước-thị trường, nhưng trong đưòng lối, chủ trương phát triển kinh tế đều toát lên sự
gắn bó giữa nhà nước và thị trường. Trải quan hơn 30 năm đổi mới, nhận thwucs của
277
Đảng, Nhà nước ta về mối quan hệ nhà nước và thị trường ngày một rõ hơn. Thứ
nhất, xem quan hệ Nhà nước-thị trường là một trong những mối quan hệ lớn, quan
trọng và cần xác định rõ và thực hiện đúng vị trí, vai trò, chức năng và mối quan hệ
của Nhà nước và thị trường phù họp với kinh tế thị trường. Thị trường có khiếm
khuyết, cần phải có sự can thiệp của Nhà nước, nhưng thị trưòng chính là đối tưọng
và nguồn thông tin cho Nhà nước hình thành các chính sách và thực hiện chức năng
điều tiết để bảo đảm môi trường tăng trưởng. Thứ hai, nhận thức ngày càng cụ thể
chức năng của Nhà nước trong quan hệ vói thị trường . Nhà nước đóng vai trò định
hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng,
minh bạch và lành mạnh; Nhà nước không can thiệp trực tiếp, mà sử dụng các công
cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế,
không làm méo mó thị trường, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và bảo vệ môi trường.
Thứ ba, xác định rõ vai trò thị trường. Thống nhất khẳng định thị trường đóng vai trò
chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực
chủ yếu để giải phóng sức sản xuất. Việc vận dụng cơ chế thị trường phải đầy đủ,
linh hoạt để phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả mọi nguồn lực, nhằm phát triển nhanh
và bền vững nền kinh tế. Và để thị trường phát huy hiệu quả cần phải tạo lập đồng bộ
các yếu tố thị trường và các loại thị trường. Thứ tư, xác định rõ tăng trưởng kinh tế
phải gắn chặt với giải quyết các vấn đề xã hội. Kết họp chặt chẽ các mục tiêu chính
sách kinh tế với các mục tiêu chính sách xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội
trong từng bước, từng chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể, bảo đảm
phát triển nhanh, bền vững. Các vấn đề xã hội không phải là thụ động, đi sau kinh tế,
mà giải quyết tốt các vấn đề xã hội cũng chính là điều kiện, là động lực cho tăng
trưởng. Thứ năm, để giải quyết tốt mối quan hệ Nhà nước-thị trường, Đảng ta cũng
chỉ rõ cần phải đẩy mạnh quá trình thể chế hóa vai trò, chức năng của các thành tố và
mối quan hệ. Và không chỉ phải gắn bó giữa chính sách kinh tể với chính sách xã
hội, mà cần phải giải quyết hài hòa các lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người dân,
mới giải quyết tốt quan hệ Nhà nưóc-thị trường. Nghị quyết TW 5, khóa XII, Đảng ta
chỉ rõ không chỉ nhấn quan hệ nhà nước và thị trường mà còn nhấn đến thành tố xã
hội trogn quan hệ này và yêu cầu xác định rõ và thực hiện đúng vị trí, vai trò, chức
năng và mối quan hệ của Nhà nước, thị trường và xã hội phù họp với kinh tế thị
trường.
6. Trong điều hành thực tiễn, mối quan hệ nhà nước và thị trường đã được
quan tâm, vai trò nhà nước cũng như vai trò của thị trường đã thể hiện ngày một rõ
và hiệu quả. Cụ thể: một là, trong thực tiễn Nhà nước đã thực sự chú ý đến vai trò
278
"bà đỡ" cho thị trường hình thành và phát triển. Đã thể chế hóa và tạo điều kiện cho
quá trình hình thành và phát triển các loại thị trường, nên các thị trường có sự phát
triển mạnh về quy mô và chất lượng, các thị trường mới được hình thành; đã thực sự
chủ động và tích cực hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực, quy mô giao dịch
tăng cao. Đồng thời “xã hội hoá” một số nhiệm vụ của nhà nước; nhà nước mở các
ngành, các lĩhh vực, trade đây được coi là độc quyền nhà nước, rát lui dần khỏi lĩnh
vực kinh doanh không cần thiết và “nhường lại” cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước
và các doanh nghiệp xã hội nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội. Hai là, đã hình thành
thể chế về chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước, bao gồm: (i) Phân biệt chức
năng quản lý Nhà nước với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của các đơn vị cơ
sở; (ii) Nhà nước "từ bỏ" hoạt động quản trị và can thiệp vào sản xuất lảnh doanh của
doanh nghiệp mà tập trung thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế; (iii)
Tách bạch chức năng quản lý kinh tế vĩ mô và chức năng chủ sở hữu của doanh
nghiệp nhà nước, từng bước xoá bỏ “bộ chủ quản”; “chính quyền chủ quản” của
doanh nghiệp nhà nước. Thể chế kinh tế mới hướng tới xác định quan hệ phù họp
giữa bộ ba: Nhà nước, thị trường và xã hội theo nguyên tẵc cơ chế thị trường. Ba là,
trong điều hành quản lý vĩ mô nền kinh tế. Nhà nước đã dần hạn chế tối đa mệnh
lệnh hành chính để các hoạt động của thị trường diễn ra chủ yếu theo sự hướng dẫn
của các quy luật thị trường, đảm bảo nguyên tắc thị trường “tự điều chỉnh”, đồng thời
tăng cường quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Lấy thị trường làm cơ sở chủ yếu
để phân bổ các nguồn lực kinh tế kết họp với điều tiết vĩ mô của Nhà nước bằng
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và bằng các nguồn lực, các chính sách hướng quá
trình phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống kinh doanh vào nhũng lĩnh vực và địa bàn
cần thiết. Thể chế định giá, nhất là giá cả hàng hóa, dịch vụ, đã được tự do hóa; giá
cá hàng hóa, dịch vụ về cơ bản đã được quyết định bởi thị trường, theo quy luật thị
trường. Cạnh tranh trên thị trường hàng hóa và dịch vụ ngày càng gia tăng; độc
quyền trong kinh doanh, độc quyền thị trường và cạnh tranh không lành mạnh ngày
càng được kiểm soát và có chiều hướng giảm. Bổn là, vai trò, chức năng của thị
trường cũng càng được coi trọng, thể hiện rõ nét ở những điểm sau: 1- Thị trường đã
thực sự từng bước là căn cứ để Nhà nước định hướng phát triển kinh tế đất nước
thông qua các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chưong trình phát triển kinh tế - xã
hội; 2- Thị trường/doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia cung úng các dịch vụ xã
hội. Hiện nay, Nhà nước thông qua cơ chế thị trường, đang chuyển sang khai thông
tiềm năng của khu vực tư nhân, không phải với tư cách là một nguồn thay thế, mà là
một nguồn bổ sung cho Nhà nước trong việc cung ứng két cấu hạ tầng và các dịch vụ
279
xã hội; 3- Thị trường là căn cứ để tạo một khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ, nhất quán,
minh bạch và vũng chắc, không chỉ là một hệ thống luật lệ và quy định, mà còn bao
hàm các định chế cần thiết để thực hiện và cưỡng chế việc thi hành pháp luật và giải
quyết tranh chấp, bao gồm toà án và các cơ quan cưỡng chế thi hành luật. 4- Thị
trường tham gia Idem tra, giám sát các hoạt động kinh tế, góp phần tạo ra sân chơi
bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Năm là, cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả doanh
nghiệp nhà nước. Bản thân doanh nghiệp nhà nước cũng phải vận hành, hạch toán
theo cơ chế thị trường. Đáng chú ý là việc tách chức năng đại diện chủ sở hữu với
chức năng quản lý chung của Nhà nước thông qua thành lập ủy ban Quản lý vốn nhà
nước tại doanh nghiệp. Đây là thay đổi lớn, qua đó khắc phục nhũng tồn tại, hạn chế
của mô hình thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước hiện nay. Chính
phủ cũng đã đẩy mạnh cải cách, cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành góp phần
đưa các doanh nghiệp nhà nước được tập trung nhiều hơn vào những lĩnh vực then
chốt, quốc phòng, an ninh, cung ứng hàng hóa và dịch vụ công thiết yếu. Sau gần 18
năm cổ phần hóa, kể từ khi có Nghị quyết TW 3 khóa IX năm 2001 đến nay, tuy vẫn
còn chậm, song đã đạt được nhiều kết quả trong việc giảm số lượng DNNN làm ăn
thua lỗ, năng lực tài chính, quản trị và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nhà nước được nâng lên. Sáu là, khu vực tư nhân có sự phát triển mạnh trong
các lĩnh vực pháp luật không cấm, và tham gia cung úng dịch vụ công. Đây là một
trong những thành công của quá trình xử lý quan hệ nhà Nước-thị trường-xã hội
trong những năm vừa qua. Trên thực tế vai trò kinh tế tư nhân trong nền ldnh tế ngày
càng được thừa nhận và có đóng góp ngày càng lớn xét trên tỷ lệ nguồn vốn đầu tư
vào nền lãnh tế, đóng góp thu ngân sách, tạo việc làm...số lượng doanh nghiệp tư
nhân tăng mạnh với nhiều loại hình đa dạng, có những doanh nghiệp, tập đoàn lớn có
khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bảy là, phát triển các doanh nghiệp xã hội và
các hội tự quản. Phát triển doanh nghiệp xã hội (DNXH) là hoàn toàn phù họp với
mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN ở Việt Nam. Từ khi khái niệm DNXH được biết đến vào những
năm 2008 đến nay, DNXH đã phát triển đa dạng, có sức ảnh hưởng đến chính sách
của nhà nước và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Hoạt động ươm tạo và hỗ trợ các
DNXH cũng đạt được những kết quả nhất định. Thống kê cho thấy, số lượng doanh
nghiệp kinh doanh tạo tác động xã hội đang chiếm khoảng 4% khu vực doanh nghiệp
Việt Nam. Bên cạnh đó có hon 20 tố chức, đơn vị có chương trình ươm tạo, tăng tốc
phát triển hoặc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp và sáng kiến kinh doanh tạo tác
động xã hội tại Việt Nam, góp phần tạo nên một hệ sinh thái năng động và đa dạng,
280
hỗ trợ tích cực cho sự phát triến của DNXH. Bên cạnh các DNXH, với việc đấy
mạnh thực hiện dân chủ hóa cơ sở, trong những năm qua mô hình tự quản khu dân
cư đã phát triển khá đa dạng ở nhiều địa phương như: tuyến đưòng tự quản, tự quản
bảo vệ môi trường, tự quản an ninh trật tự...(các tỉnh: Tuyên Quảng, Quảng Nam,
Ninh Thuận...) đã góp phần nâng cao đời sống người dân. Đây là hướng quan trọng
góp phần nâng cao vai trò thành tố xã hội trong tạo lập môi trường tăng trường, giám
sát, bổ sung cho những khuyến khuyết của thị trường trong những năm qua; Tám là,
trong quá trình xây dụng cũng như thực hiện chủ trương, chính sách đấ chú ý gắn bó
hơn chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước-thị trường, tức là có sự phân vai ngay trong
quá trình xây dụng chủ trương, chính sách, do vậy tính khả thi chính sách cũng cao
hơn, có sự đồng thuận của người dân. Sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội vào
quá trình định hình chính sách ngày một rõ và hiệu quả.
7. Việc xử lý quan hệ nhà nước và thị trường trong thời gian qua đã có kết
quả quan trọng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh
tế, thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên trong quá trình đó cũng còn nhiều vấn đề đặt ra
cần tiếp tục giải quyết. Cụ thể:1- Duy trì khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm quy
mô lón, kém hiệu quả hoạt động, chưa xác định rõ, cụ thể nhũng lĩnh vực và khâu
then chốt nhà nước cần nắm giữ. Khu vực sự nghiệp công chiếm quy mô lớn, chưa
vận hành theo kinh tế thị trường, còn bao cấp lớn từ nhà nước. Nguồn lực nhà nước
nắm giữ, phân bổ, đầu tư chưa thực sự tuân theo quy luật của kinh tế thị trường. 2-
Nhà nước còn hạn chế về năng lực kiến tạo phát triển, dẫn dắt thị trường, nhất là kiến
tạo phát triển các yếu tố thị trường hoặc nhũng thị trường đặc biệt mà tư nhân không
hoặc chưa tham gia. Đầu tư công củạ nhà nước chưa đủ sức “làm mồi”, “dẫn dắt”
cho đầu tư của tư nhân trên thị trường. Chưa tách chức năng dịch vụ công khỏi quả
lý hành chính nhà nước, tình trạng quan liêu còn nặng nề. Hệ thống cung ứng dịch vụ
công chưa thật sự trở thành khách hàng phục vụ doanh nghiệp và người dân. 3- Công
cụ pháp luật chưa ổn định, nhà nước chưa thật sự trở thành “trọng tài” cho các chủ
thể kinh tế. Chính sách tài khóa, tiền tệ, tỷ giá phối hợp thiếu linh hoạt; thiếu tính độc
lập tưong đối của Ngân hàng Nhà nước với hệ thống hành chính. Lực lượng vật chất
của nhà nước can thiệp vào thị trường còn phân tán, lãng phí, vừa chưa theo quy
hoạch, kế hoạch, vừa chưa theo quy luật của thị trường. Quy hoạch, kế hoạch của
nhà nước chưa bảo đảm cho đầu tư nhà nước và tư nhân hiệu quả, thống nhất được
lợi ích nhà đầu tư và lợi ích nhà nước, giữa mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn,
giữa phát triển đất nước, vùng và địa phương. Hệ thống dịch vụ công chưa phân tách
các trách nhiệm tổ chức cung úng, chi trả phí và quản lý để tiến hành đổi mới hiệu
281
quả, mở rộng cơ hội cho tư nhân tham gia. 4- Chưa thật sự tạo môi trường cạnh tranh
bình đẳng giữa khu vực công và khu vực tư, giữa các tổ chức lãnh tế trong khu vực
tu-, trong tiếp cận các nguồn lực công (đất đai, tín dụng, tài nguyên khác...). Chưa
giải phóng triệt để tiềm lực, thế mạnh của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế, thiếu các
doanh nghiệp tư nhân đủ mạnh để vươn ra hội nhập quốc tế. Họp tác công tư bị biến
dạng, nhiều nguồn lực nhà nước rơi vào “sân sau” thông qua họp tác công tư. 5-
Chưa đặt doanh nghiệp nhà nước với tư cách là nhà đầu tư bình đẳng trên thị trường.
Nguồn lực nhà nước đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch chưa hoàn toàn tôn trọng quy
luật thị trường, bị lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm chi phối, dẫn tới hiệu quả thấp. Nhìn
tổng thể toàn xã hội nguồn lực được huy động, phân bổ chưa tôn trọng đầy đủ quy
luật của lãnh tế thị trường (giá trị, cung cầu, cạnh tranh). 6- Phân phối lần đầu của thị
trưòng và phân phối lại của nhà nước chưa được thiết kế liên thông nhằm bảo đảm
phát huy động lực của thị trường và bảo đảm phúc lợi cho người dân. Lồng ghép
chính sách xã hội thông qua bao cấp giá dịch vụ và tồ chức hệ thống cung ứng dịch
vụ sự nghiệp công cồng kềnh, kém hiệu quả, tạo gánh nặng bao cấp ngân sách và
biên chế. Bất công phi lý gia tăng xuất phát từ phân tầng xã hội phi hợp thức, hệ lụy
của tham nhũng, chủ nghĩa thân hữu trong tiếp cận nguồn lực một cách bất bình
đẳng.
8. Để giải quyết tốt mối quan hệ Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN đòi hỏi phải được đặt trong tổng thể quá trình hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường và đây là quá trình thường xuyên, lâu dài, trách nhiệm của
cả hệ thống chính trị. Quá trình này đòi hỏi phải tôn trọng các quy luật của kinh tế thị
trường và đi liền với phát huy vai trò kiến tạo phát triển của nhà nước. Và tất nhiên
trong quá trình giải quyết mối quan hệ này phải gắn từng bước với các giai đoạn phát
triển của nền kinh tế dân tộc, phù họp với các chuẩn mực quốc tế, tối đa hóa lợi ích
quốc gia dân tộc.
Trong quá trình xử lý quan hệ cần nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước, nhà
nước chi làm những cái gì mà thị trường không làm hoặc chưa làm. Trên thực tế nhà
nước và thị trường không đối lập mà bổ sung cho nhau, hiệu quả trên thực tế chính là
thước đo tưong tác phù họp giữa nhà nước và thị trường. Trong quá trình tương tác
nhà nước và thị trường không chỉ nâng cao năng lực quản trị nhà nước, tạo sự phát
triển đầy đủ, động bộ của thị trường mà cần phải có sự tham gia của ‘khu vực thứ
ba”- khu vực các tổ chức phi lợi nhuận, chúng vừa hỗ trợ, bổ sung cho nhà nước và
thị trường, đồng thời chúng cũng giám sát cả nhà nước và thị trường.
Trong định hướng chính sách cần tập trung vào một số hướng cơ bản sau: Thứ
282
nhất, nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ kiến tạo phát triển của Nhà nước; Thứ
hai, thực hiện cơ chế gía do thị trường quyết định, thị trường đóng vai trò chủ yếu
trong huy động và phân bổ nguồn lực, đồng thời nhà nước phải đổi mới phương thức
sử dụng các cộng cụ quản lý để điều tiết các nguồn lực theo các kế hoạch và quy
hoạch phù họp vói có chế thị trường; Thứ ba, thúc đẩy hình thành sở hũu xã hội và
hoàn thiện thể chế, cơ chế, bảo hộ quyền tài sản của công dân để tài sản giao dịch
thông suốt trên thị thị trường. Thể chế hóa đầy đủ, cụ thể quyền, nghĩa vụ, trách
nhiệm của nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu đối với đất đai, tài nguyên,
khóng sản... phù hợp với cơ chế thị trường. Tiếp tục đổi mới việc đăng ký, chúng
nhận quyền sử dụng đất, bảo hộ quyền tài sản hình thành từ quyền sửu dụng đất.
Triển khai áp dụng mô hình quản lý vốn hiện đại, tách rời giữa quyền quản lý kinh
doanh vốn nhà nước với quản lý hành chính nhà nước của các bộ, ngành; Thứ tư, xác
lập quyền bình đẳng của các chủ thể trên thị trường, thúc đấy tự do kinh doanh,
chống độc quyền; Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển động bộ, vận hành thông
suốt của các thị trường trên cơ sở tập trung vào hoàn thiện các phương thức giao dịch
hàng hóa-dịch vụ hiện đại, đổi mới chính sách đất đai để thúc đẩy thị trường quyền
sử dụng đất, lập sản giao dịch đất đai. Đổi mới hệ thống ngân hành theo các chuẩn
mực quan trị hiện đại trên thế giới. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, thúc
đẩy phát triển thị trường lao động thông qua hình thành sàn giao dịch việc làm gắn
liền với xóa bỏ cở chế quản lý hộ khẩu để thúc đẩy dịch chuyển lao động. Thứ sáu,
bảo đảm công bằng trong phân phối nguồn lực phát triển để các chủ thể của kinh tế
thị trường có điều kiện phát huy cao nhất năng lực làm giàu cho mình và đóng góp
cho xã hội. Có cơ chế khuyến khích thúc đẩy kinh tế chia sẻ và trách nhiệm xã hội
trong nội bộ các doanh nghiệp, bảo đảm phân phối lại ngay trong nội bộ doanh
nghiệp gắn với xây dựng vãn hóa lãnh doanh trong nền lánh tế thị trường hiện đại.
Nghiên cúu đánh thuế người máy thế hệ mới ở những nhà máy tự động hóa toàn
phần. Hoàn thiện công cụ thuế tác động, điều tiết doanh nghiệp gia tăng trách nhiệm
xã hội. Mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng chính sách nhằm bảo
đảm cơ hội tiếp cận tín dụng cho người nghèo, giảm thiểu tín dụng “đen”. Có chính
sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp xã hội hướng tới phân khúc thị trường lao
động cho người nghèo, người yếu thế, người gặp hoàn cảnh rủi ro dựa vào sự vận
dụng nguyên tắc của thị trường và đề cao giá trị nhân đạo, nhân văn. Hoàn thiện mô
hình chính sách phúc lợi thu nhập (việc làm, sinh kế, đào tạo nghề...) và phúc lợi phi
thu nhập (y tế dự phòng, giáo dục cơ bản, thông tin, giao thông công cộng...) phù hợp
với cơ chế thị trường, không lồng ghép chính sách xã hội trong giá, để tạo động lực
283
cho tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Hoàn thiện hệ thống bảo
hiểm xã hội với trách nhiệm thật sự dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng của người lao
động, doanh nghiệp và nhà nước. Mở rộng phạm vi bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân
dựa trên nguyên tắc cilia xẻ của toàn xã hội, hỗ trợ của nhà nước cho người nghèo,
đồng bào dân tộc thiểu số. Thứ bảy, phát huy vai trò của “xã hội” bổ sung cho giới
hạn của nhà nước, bổ khuyết cho khuyết tật của thị trường, Idem soát các quan hệ
“thân hữu” giũa Nhà nước và thị trường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2014. Phát triển kỹ năng: Xây dựng lực lượng
lao động cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam .- Hà Nội, 2013.
2. Bùi Ngọc Quỵnh. Lý luận các hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư và vẩn đề
tiếp tục hoàn thiện thế chế kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay,- H. Nxb.
Chính trị quốc gia, 2010
3. Chính phủ (2015): Báo cáo sổ 620/BC-CP, ngày 11/11/2015 về tình hình tài
chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2014 của các doanh nghiệp
do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có cố phần, vốn góp của
Nhà nước.
4. Chu Thị Mai Phương, Từ Thúy Anh, Phạm Thế Anh. Vai trò của thể chế đối với
đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 — 2014. Tạp chí Nghiên cứu
Kinh tế. số 9/2016.
5. Chu Văn cấp (cb). Lịch sử các học thuyết kinh tế- H. Nxb. Chính trị quốc gia,
1997.
6. Chử Văn Lâm (cb). Sở hữu tập thế và kinh tế tập thế trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam : Sách chuyên khảo.- H. Nxb. Chính trị
quốc gia, 2006.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam; Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hội thảo lỷ luận giữa
Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam: Chủ nghĩa xã hội và
Kỉnh tế thị trường - kinh nghiệm của Trung Quốc, kinh nghiệm của Việt Nam - H.
Nxb. Chính trị quốc gia, 2003.
8. Đinh Công Tuấn. Mô hình phát triển Bắc Ấu : Giáo trình đại học và trên đại học
chuyên ngành châu Âu học.- H. Nxb. Từ điển bách khoa, 2011.
9. Đinh Tuấn Minh; Phạm Thế Anh (cb). Báo cáo phát triển nền lành tể thị trường
Việt Nam 2014 - H. Nxb.Tri thức, 2015.
10.Đinh Văn Ân (cb). Phát trỉến nền kinh tể thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam : Sách tham khảo,- H. Nxb. Thống kê , 2003.
11.Đinh Văn Ân; Võ Trí Thành (cb). Thể chế- cải cách thể chế và phát triển: Lỷ
luận và thực tiễn ở nước ngoài và Việt Nam : Sách tham khảo.- H. Nxb. Thống
kê; Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 2002.
12.Đỗ Đức Quân. Tưong quan nhà nước và thị trường trong quan điểm của Chủ
nghĩa tự do mới và những gợi ỷ cho Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế. Số
284
6/2015.
13.Đỗ Thị Hải Hà. Quản lý nhà nước đổi với cung ứng dịch vụ công : Sách chuyên
khảo.- H. Nxb. Khoa học kỹ thuật, 2007.
14.Đỗ Tiến Sâm; Lê Văn Sang (cb). Trung Quốc với việc hoàn thiện thể chế kỉnh tế
thị trường xã hội chủ nghĩa,- H.Nxb. Khoa học xã hội, 2004.
15.Đoằn Minh Huấn; Vũ Xuân Bình. Tương quan giữa nhà nước và thị trường trong
vận hành nền lành tế ở một số nước châu A: Hàm ỷ cho Việt Nam. Bài báo đăng
trên trang điện tử của Bộ Tài chính năm 2015.
ló.Đoàn Ngọc Phúc, Lê Văn Thông. “Tác động của quản trị doanh nghiệp đến hiệu
quả hoạt động lành doanh của doanh nghiệp sau cố phần hóa ở Việt Nam. Tạp
chí Kinh tế & Phát triển, số 5-2014.
17.Dương Phú Hiệp, Vũ Văn Hà (cb). Phân hóa giàu nghèo ở một so quốc gia khu
vực châu Ả-TBD .-H. Nxb. KHXH, 1998
18.Farrukh Iqbal; Jong-llyou (cb). Dân chủ kỉnh tế thị trường và phát trỉến từ góc
nhìn châu A. - H. Nxb. Thế giới, 2003.
19.Hà Huy Thành (cb). Thế chế kỉnh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam : Sách chuyên khảo.- H. Nxb. Chính trị quốc gia, 2006.
20.Held David. Các mô hĩnh quản lý nhà nước hiện đại / người dịch: Phạm Nguyên
Trường, Đinh Tuấn Minh.- H.Nxb. Tri thức, 2013.
21.Hồ Đức Việt (cb). Xây dựng, phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong
nền kinh tế thị trường định hưởng xã hội chủ nghĩa.- H. Nxb. Chính trị quốc gia,
2010.
22.Hồ Văn Vĩnh (cb). Kinh tế tư nhân và quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở
nước ta hiện nay. Sách tham khảo.- H. Nxb. Chính trị quốc gia, 2003

23.Hoàng Ngọc Hoà (cb). Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.- H. Nxb. Chính trị quốc gia, 2007.
24.Hoàng Xuân Nghĩa. Một số vẩn đề phát triển lành tế thị trường định hưởng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam : Sách tham khảo.- H. Nxb. Chính trị quốc gia, 2013.
25.Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, Hiệp hội doanh nghiệp TP Hà
Nội. Doanh nghiệp nhà nước trong nền kỉnh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa .- H. Nxb. Chính trị quốc gia, 2013 .
26.Hội đồng Lý luận Trung ương. Những vẩn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra
trong tình hĩnh hiện nay : Sách tham khảo .- H. Nxb. Chính trị quốc gia , 2011.
27.Hội đồng lý luận Trung ương. Những vấn đề lỷ luận và thực tiên mói đặt ra trong
tình hĩnh hiện nay. Tập III: Lưu hành nội bộ.- H. Nxb. Chính trị quốc gia, 2015.
28.Hội đồng lý luận Trung ương. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam và Lào - Lý luận và thực tiễn .- H. Nxb. Chính trị quốc gia,
2015.
29.HỘÌ đồng Lý luận TW; Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. “Định hướng xã hội chủ
nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam: Một sổ vấn đề lý luận và
thực tiễn đang đặt ra ” Kỷ yếu Hội thảo do Hội đồng Lý luận TW phối hợp với
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đồng tổ chức vào tháng 6-2013.

285
30. János Komai. Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường. - H. Nxb. Văn hóa thông
tin, 2002.
31. Jung Winfried. Kinh tế thị trường xã hội - hệ thong kỉnh tế dành cho các nước
đang phát triển / người dịch: Nguyễn Thanh Thuỷ, Bùi Hà Nam.- H. Nxb. Đại
học quốc gia Hà Nội , 2001.
32. Kỉnh tế thị trường định.hướng xã hội chủ nghĩa - lý luận và thực tiễn .- H. Nxb.
Chính trị quốc gia, 2009.
33. Lavigne Marie. Các nền kinh tế chuyến đổi từ nền kinh tế kể hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường : Sách tham khảo/ người dịch: Phượng Vũ, Phương
Mai, Lê Đan Dung.- H. Nxb. Chính trị quốc gia, 2002.
34. Lê Du Phong; Trịnh Mai Vân; Hồ Thị Hải Yến (cb). Xây dựng nền lãnh tể thị
trường kinh nghiệm của Hungary và bài học vận dụng cho Việt Nam - H. Nxb.
Chính trị quốc gia, 2012.
35. Lê Hữu Nghĩa; Trần Quang Nhiếp (cb). Những vẩn đề lý luận và thực tiễn trong
sự nghiệp đối mới (lĩnh vực kinh tể).- H, 2005.
36. Lê Hữu Nghĩa; Trương Thị Thông; Mạch Quang Thắng; Nguyễn Văn Giang (cb).
Xây dựng Đảng cầm quyền ưong quá trình phát triển kỉnh tể thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và lãnh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lào.- H. Nxb. Chính trị quốc gia, 2013.
37. Lương Đăng Ninh. Đổi mói quản lỷ nhà nước về hoạt động xuất, nhập khẩu trên
địa bàn các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc.- H. Nxb. Khoa học xã hội,
2004.
38. Lương Minh Cừ; Vũ Văn Thư. Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân ở Việt Nam
hiện nay - Một số nhận thức về lý luận và thực tiễn : Sách tham khảo.- H. Nxb.
Chính trị quốc gia, 2011.
39. Lương Xuân Quỳ (cb). Quản lý nhà nước trong nền kỉnh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam : Sách tham khảo.- H. Nxb. Lý luận CT,
2006.
40. Lương Xuân Quỳ (cb). Quản lỷ nhà nước trong nền lãnh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Vỉệt Nam : Sách tham khảo.- H. Nxb. Lý luận chính trị,
2006.
41. Lương Xuân Quỳ; Đỗ Đức Bình (cb). Thể chế kinh tế của nhà nước trong nền
kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam- H. Nxb. Chính trị quốc
gia, 2010
42. Mackay Keith. Xây dựng hệ thống giám sát và đảnh giá thế nào để hoàn thiện
công tác quản lỷ của Nhà nước : Sách tham khảo.- H. Nxb. Chính trị quốc gia,
2008.
43. Mai Hữu Thực (cb). Vai trò của nhà nước trong phân phối thu nhập ở nước ta
hiện nay.- H. Nxb. Chính trị quốc gia, 2004.
44. Mai Ngọc Cường (cb). Lịch sử các học thuyết kinh tế,- H. Nxb. Thống kê, 1996.
45.Mai Ngọc Cường. Kỉnh tế thị trường định hưởng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam :
Sách tham khảo,- H. Nxb. Chính trị quốc gia, 2001.
46.Mai Tết; Nguyễn Vãn Tuất; Đặng Danh Lợi. Sự vận động, phát triển của kỉnh tế
tư nhân trong nền kình tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta- H.
286
Nxb. Chính trị quốc gia, 2006.
47.Minh Anh. Hoàn thiện cơ chể để đẩy nhanh cồ phần hóa doanh nghiệp. Báo Hải
quan điện tử, ngày 16-6-2014.
48.Nen kinh tế thị trường xã hội và sinh thải - Một mô hình cho sự phát triển của
châu A?, người dịch: Trần Hồng Minh, Nguyễn Hải Linh, Đỗ Quốc Hưng.-
H.Nxb. Tài chính, 2008.
49.Ngô Quang Minh (cb). Kỉnh tế Nhà nước và quá trĩnh đoi mới doanh nghiệp nhà
nước : Sách tham khảo.- H. Nxb. Chính trị quốc gia, 2001.
50.Ngô Tuấn Nghĩa. Tiếp tục hoàn thiện thể chế sở hữu đảp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu
Kinh tế, số 9/2016.
51.Nguyễn Công Nghiệp (cb). Phân phoi trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa : Sách chuyên khảo.- H. Nxb. Chính trị quốc gia, 2006.
52.Nguyễn Cúc; Kim Vãn Chính (cb). Sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước
trong nền kỉnh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Sách chuyên khảo.- H.
Nxb. Lý luận chính trị, 2006.
53.Nguyễn Đình Bắc. Quản lỷ nhà nước về kỉnh tế theo tỉnh thần Văn kiện Đại hội
XII của Đảng. Tạp chí Quản lý nhà nước, số 6/2016
54.Nguyễn Đình Cung (2014). “Kzz trò của DNNN trong nền kỉnh tế nước ta hiện
nay”: Bài tham luận tại Hội thảo “Phát huy vai trò của Doanh nghiệp nhà nước
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Hà Nội.
55.Nguyễn Đình Hưong (cb). Phát triển các loại thị trưòng trong nền kỉnh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,- H. Nxb. Lý luận chính trị,
2006.
56.Nguyễn Duy Long. Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước: Một số vấn đề về
nguyên tắc và phương pháp tiếp cận. Tạp chí Kinh tế & Phát triến, số 7- 2013.
57.Nguyễn Ke Tuấn (cb). vấn đề sở hữu trong nền kỉnh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam : Sách tham khảo.- H. Nxb. Chính trị quốc gia, 2010
58.Nguyễn Kim Bảo (cb). Thế chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa có đặc sắc
Trung Quốc (Một sổ đột phá mới về lý luận và thực tiễn từ Đại hội XV Đảng
Cộng sản Trung Quốc đến nay).- H. Nxb. Khoa học xã hội, 2002.
59.Nguyễn Mạnh Hùng. Sở hữu trong nền kỉnh tế thị trường hiện đại nhìn từ lý luận
đến thực tiễn. Tạp chí Nhũng vấn đề kinh tế và chính trị thế giói, số 4/2015.
60.Nguyễn Minh Tú. Một sổ vấn đề cơ bản về đổi mới quản ỉỷ kỉnh tể vĩ mô trong
nền kỉnh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,- H. Nxb. Chính
trị quốc gia, 2001.
61.Nguyễn Quang Sáng. Quản lý nhà nước đổi với các loại hình doanh nghiệp trong
giai đoạn hiện nay. Tạp chí Quản lý nhà nước, số 9/2013
62.Nguyễn Quốc Dũng. Hoàn thiện thể chế kinh tế - điểm mấu chốt để hội nhập kinh
tể thành công. Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 3-2016.
63.Nguyễn Thành Công (cb). Giải pháp thực hiện hiệu quả thể chế lành tế thị ưường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020,- H. Nxb. Chính trị
quốc gia, 2010
64.Nguyễn Thanh Tuyền (cb). Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trong nền lãnh tế

287
thị trường định hướng xã\hộỉ chủ nghĩa ở Vỉệt Nam : Sách chuyên khảo.- H. Nxb.
Chính trị quốc gia, ^006.
65.Nguyễn Thị Bất, Nguyễn Xuân Thu. Tác động của phân cấp quản lý ngân sách
nhà nước đến quản trị nhà nước của chính quyền địa phương ở Việt Nam. Tạp chí
Kinh tế và Phát triển, số 2/2016.
66.Nguyễn Thị Hải Vân. về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam. Tạp chí Quản lý nhà nước, số 1-2015.
67.Nguyễn Thị Nhiễu, về giải pháp hoàn thiện thể chế kinh doanh hiện nay ở Việt
Nam. Trang điện tử của Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia,
ngày 31-12-2015.
68.Nguyễn Văn Hậu (cb). Mô hĩnh tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ năm 2001 đến
nay - lý luận và thực tiễn,- H. Nxb. Chính trị quốc gia, 2012.
69.Nguyễn Văn Hậu; Nguyễn Thị Như Hà (cb). Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hôi chủ nghĩa ưong điều kiện Việt Nam là thành viên của Tố chức
thương mại thế giới.- H. Nxb. Chính trị quốc gia, 2009
70.Nguyễn Văn Thanh (cb). Vì sao kinh tế thị ưường là phương tiện, lành tế nhà
nước là chủ đạo?\ Sách thamkhảo.- H. Nxb. Chính trị quốc gia, 2008 .
71. Nguyễn Xuân Phúc. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam: Một số vấn đề cần tiếp tục làm rõ. Đăng trên Tạp chí
Cộng sản điện tử, số tháng 2/2015. s?
'
72.Nhiều tác giả. Các lỷ thuyết kỉnh tế vận dụng vào Việt Nam. Tập 2 - H. Nxb.
Chính trị quốc gia, 2012.
73.Phạm Đức Cường. Đổi mới doanh nghiệp nhà nước tạỉ Việt Nam: Sự thay đoi kết
quả tài chỉnh. Tạp chí Kinh tế và Phát triến, số tháng 2/2016.
74.Phạm Hảo, Phát triển kinh tế thị trường - Một số vấn đề thực tỉễn ở miền Trung
và Tây Nguyên .- H.Nxb. Lý luận Chính trị, 2005.
75.Phạm Quốc Trung; Phạm Thị Túy (cb). Sự phát triển nhận thức về nền lành tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - H. Nxb. Chính trị quốc gia,
2013.
76.Phạm Văn Dũng. Định hướng phát triển nền kinh tế thị trường ở VìệtNam : Sách
chuyên khảo." H. Nxb. ĐHQGHN, 2010.
77. Phạm Vãn Dũng. Tính phổ biến và tính đặc thu trong phát triển kỉnh tế thị
trường.- II.: Nxb. ĐHQGHN, 2009.
78. Phạm Việt Dũng. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Tạp chí Cộng sản, số 830,
12-2011.
79. Phạm Việt Dũng, về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và vai trò
chủ đạo của kinh tế nhà nước. Tạp chí Cộng sản, số 857, tháng 3/2014.
80. Phan Tú Anh. cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2011 - 2015: Vì sao không đạt kế
hoạch?. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 24/2015.
81. Tạ Ngọc Tấn; Lê Quốc Lý (cb). Đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà
nước bảo đảm vai trỏ chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường
định hưởng xã hội chủ nghĩa.- H. Nxb. Chính trị quốc gia, 2012.
82. Tạp chí Cộng sản; Học viện Chính trị khu vực III. “Kỉnh tế nhà nước 30 năm
nhìn lại: Một so vấn đề lý luận và thực tiễn ” Kỷ yếu Hội thảo do Tạp chí Cộng

288
sản phối họp với Học viện Chính trị khu vực III đồng tổ chức vào tháng 6-2014.
83. Trần Đức Vui. Nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN: Lúc này hoặc không
bao giờ. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 24/2015.
84. Trần Quốc Toản. Vai trò quản lỷ của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Tạp chí Quản lý nhà nước, số 2/2016.
85. Trang Thị Tuyết (cb). Một sổ giải pháp hoàn tlĩỉện quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp .- H. Nxb. Chính trị quốc gia:, 2006.
86. Từ Điển. Một số vấn đề về quản lý nhà nước trong nền kỉnh tể thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam : Sách tham khảo.- H. Nxb. Chính trị quốc
gia, 2009.
87. Từ Điển. Một số vấn đề về quản lý nhà nưởc trong nền lành tể thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam : Sách tham khảo.- H. Nxb. Chính trị quốc
gia, 2009.
88. Tuấn Kiệt. Đẩy nhanh tiến trình đổi mỗi, sắp xếp và cố phần hỏa doanh nghiệp
nhà nước. Tạp chí Tài chính, số 4/2013.
89. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW. Hoàn thiện thể chế lành tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa .- H. Nxb. Chính trị quốc gia, 2008.
90. Võ Kim Sơn. Phân cap quản lỷ nhà nước - Lý luận và thực tiễn.- H. Nxb. Chính
trị quốc gia, 2004.
91. Võ Thị Hoa. Vai trò của nhà nước đổi với việc thực hiện công bằng xã hội trong
điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay : Sách chuyên khảo.- H. Nxb.
Chính trị quốc gia, 2012.
92. Vũ Cưong. Đánh giả 5 năm thực hiện khâu đột phá chiến lược và hoàn thiện thế
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạp chí Kinh tế và Phát triển,
số 223, tháng 1/2016.
93. Vũ Đình Bách (cb). Một sổ vẩn đề về kỉnh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam : Sách tham khảo.- H. Nxb. Chính trị quốc gia, 2004.
94. Vũ Đình Bách; Trần Minh Đạo (cb). Đặc trung của nền kỉnh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam : Sách tham khảo.- H. Nxb. Chính trị quốc
gia, 2006.
95. Vũ Thanh Son. Hoàn thiện quan hệ nhà nước và thị ưường trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu
Kinh tế, số 5/2013;
96. Vũ Thanh Son. Xác định rõ tương quan nhà nước — thị trường', một số hàm ý
chính sách cho Việt Nam. Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 2/2011
97. Vũ Thanh Son; Lê Thanh Tâm. Chủ nghĩa tự do mới về tương quan nhà nước —
z/ĩị trường và hàm ỷ chỉnh sách đối với Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số
11/2014
98. Vũ Trọng Lâm (cb). Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến
trĩnh hội nhập kỉnh tế quốc tế : Sách tham khảo." H. Nxb. Chính trị quốc gia,
2006.
99. Vũ Văn Hà. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật Bản trong bổi cảnh toàn cầu hóa .-H:
Nxb. KHXH,2003
100. Vũ Văn Phúc (cb). Quan hệ thị trường và kế hoạch trong phát trỉến kinh tế

289
nước ta hiện nay.- H. Nxb. Chính trị quốc gia, 2004.
101. Vũ Văn Phúc. Góp phần đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đối mới đất
nước.- H. Nxb. Chính trị quốc gia, 2016.
102. Vũ Văn Phúc; Trần Thị Minh Châu. Một sổ vẩn đề về kỉnh tế thị ưường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta : Sách tham khảo.- H. Nxb. Chính trị quốc gia,
2001.

Tiếng Anh
103. Albert T. AKUME and Ankama G. ROSEACANA (2016), The Dynamics of
State and Market Relations and the Question of Inequality, East Africa Research
Papers in Economics and Finance, Jonkoping International Business School (JIBS)
Sweden, 2016.
104. Andras Inotai (2015), The role of the state in the 21 century, Central and
Eastern Europe Development Institute ( CEED Institute), warsaw, 2015.
105. Anke Hassel and Christoph Pohlmann (2010), Market and State in European
Social Democracy: Progressive Perspective on Developing a Social and
Sustainable Market Model, International Policy Analysis , July 2010.
106. Bleanay, Micheál, 1998: Do Socialist Economics Work? The Socialist and
European Experience. Oxford and New York. Basil Blackwell.
107. Chunlin Zhang (2002), The Interaction of the State and the Market In a
Developing Transition Economy: The Experience of China, World Bank 2002.
108. DIEP, p. T. H. 2011. Vai tro cua nha nuoc trong nen kinh te thi truong tu mot
so hoc thuyet kinh te can, hien dai va van dung vao Viet Nam
109. DOBRZANSKI, p. 2011. Government's Role in the Economy: USA-
Germany-Japan- China.
110. DRYSDALE, p. & FUJIWARA, I. 2014. How Should the World View
Japan's New Economic Policy Strategy? Think Tank 20: The G-20 and Central
Banks in the New World of Unconventional Monetary Policy, Australia.
111. Economic Roles of Government. Ministry of Trade and Industry, Singapore,
2009
112. European Commuity. 1990: Stabilization, Liberalization and
Decentralization. Brussels.
113. GOLDBERG, I., GODDARD, J. G., KURIAKOSE, s. & RACINE, J.-L.
2011. Rethinking the Role of Government in Emerging Europe and Central Asia.
World Bank.
114. Hidetaka Yoshimatsu (2000), State-Market relations in East Asia and
institution-building in the Asia-Pacific, Transaction Publishers Volume 18,Issue 1,
March 2000.
115. IMAGAWA, E. 1992. The Role of Government in Economic Development:
An Asian View. The Soka Economic Studies Quarterly, 22, 3.
116. James Shikwati (2015), The African context: How much state in the economy?

290
Central and Eastern Europe Development Institute ( CEED Institute), Warsaw,
2015.
117. John M. Bryson: Strategic Planning for Pubic and Nonprofit Organization,
reviseded (1995). Jossey — Bass Pubisher. San Francisco.
118. Jorge Bateira (2012), State-Market Relations in the Perspective of Original
Institutionalism, Revỉsta Crỉtỉca de Cỉências Socỉaỉs (RCCS) Annual Review, No 4
2012.
119. Joseph E. Stiglitz. 1999: Back to Basics: Policies and Strategies for Enhanced
Growth and Equity in Post — Crisis East Asia. Bangkok. Thailand. July 29.
120. KHARAS, H. & GERTZ, G. 2010. The New Global Middle Class: A Cross-
Over from West to East. In: LI, c. (ed.) China’s Emerging Middle Class: Beyond
Economic Transformation. Washington, DC: Brookings Institution Press.
121. LAM, N. M. K. 2000. Government Intervention in the Economy: A
Comparative Analysis of Singapore and Hong Kong. Public Administration and
Development, 20, 397-421.
122. Layna Mosley (2014), Government-Financial Market Relations after EMU
New Currency New Constraints University of Notre Dame, USA
123. LEE, c. H. 2002. The State and Institutions in East Asian Economic
Development: the Past and the Future. The Journal of Korean Economy, 3, 1- 17.
124. Leszek Balcerowicz Joze Damijan (2015), How much state in the economy?
Central and Eastern Europe Development Institute ( CEED Institute), Warsaw,
2015
125. Libby Rittenberg and Timothy Tregarthen (2016) The Role of Government in
a Market Economy, 2016 Flat World Education, Inc.
126. LIN, J. Y. 2013. Efficient Market, Effective Government. China Daily, 12.
127. Muray L. Weidenbaun: Business and Government in the Global Marketplace.
Prentice Hall. New York. 1989.
128. PARNINI, s. N. 2011. The Role of Government in Economic Development: A
Comparative Study between Bangladesh and South Korea. Journal of Public
Administration and Governance, 1, 197-218.
129. PATRICK, H. 2014. Abenomics: Japan’s New Economic Policy Package.
Occasional Paper Series, 62, 1-11.
130. Peter A. Hall (2015), The Changing Role of the State in Liberal Market
Economies , The Oxford Handbook of Transformations of the State, June 2015.
131. Riain o (2014), States and Markets in an Era of Globalisation. Annual
Review of Sociology, Volume 26, 2014.
132. SAKOH, K. 1984. Japanese Economic Success Industrial Policy or Free
Market?. Gato Journal, 4, 521-548.
133. Stephen Orvis (2016), States and Markets, SAGE Publications, Congressional
Quaterly Press.

291
134. Victor Nee (2000), The Role of the State in Making a Market Economy,
Journal of Institutional and Theoretical Economics (JITE), Vol 156, N 1 March
2000.
135. Vito Tanzi (2009), The Economic Role of the State Before and After the
Current Crisis (http://www.iipf.net/speeches/Taiizi 2009.pdf.)
136. Vladimir Mau (2011), The Role of State and Creation of a Market Economy in
Russia, Bank of Finland, BOFIT, Institute for Economics in Transition.
137. WINSTON, c. 2006. Government Failure versus Market Failure. AEI-
Brookings Joint Center for Regulatory Studies, Washington, D.c.
138. Witold M.Orlowski (2015), How much state is needed in the Polish economy
Central and Eastern Europe Development Institute ( CEED Institute), warsaw
2015.

292
139. Yu Keping (2014), Restructuring the Relations between the State, Market and
Society in China, China Today, Oct 29, 2014.

Tiếng Trung
140. ZWW1BO2/2016.
141. tW: fBiWWWBWM2014.
142. ^^; 2014.
143.2014.
144. ^ : ®^WtẼ,2014.

145. ABAStbW, 2015

146. W® : (4WAW^M<MI) MA^ͱỉW±,2014


147. ^ : WH5»±,2014

148. ^ : M ifrWFM , 4t^!lrp^A^ttiW±,2016


149. m^: 2014

150. w, MA^H5»k,
2016
151., 2015.

152. %
mawffiJtmm^20í6^04£
153. »»:+w, *
Wl'ậ]:2015^12^

&^A^MO±HWỶÍHJ:2Q15W^
155.
Btl'ạ):2014W^

157.>±M,
4W^g,MWli]:2015W;i
:“+H3?’B4 < áìdMM â íti )W l'ẽj :201
6^01^
159. <tó:ĩEM:WW^WỐ4^/Wt31ẼW 2013^12$

293
160. Wả> (MWHW) 2
014/7 J4 90
161. n±, «w^±^4^» 2014W4

4t £ 44 ^/2014^1$
163. ỂẽO^MWM4W;£ê20W01/l 160
164. $^ :
44^, 2014^0114
165. WJỆL : WHAgH4ỀẾftMW^M «>1%^ jCg^l^W) ,2014:11-14

166. MW,E^^^M^Ii^W^ri7^^MW^,l2^^ (2013WM4 )


167. ĩ^:!E«sawAíW^ốM4SệWG>, 2013^1944
168. ; ÌỂgơĩ^rM, 3/2013
Tiếng Nhật.
169. Kogure Taiichi, “Kinh tế vĩ mô và vai trò của chính phủ trong kỉnh tế học ”.
Nxb. Kodansha, 2013.
170. Tajika Eiji, chuỗi bài giảng tại trường ĐH Seijo, 4/2016 J
171. Hatta Tatsuo, “Kinh tế học vĩ mô: thất bại của thị trường và ứng phó với thất
bại của chính phủ”. Nxb. Toyo Keizai Shinpo, 2008.
172. Fan Gang, “Trật tự thị trường và Vai trò của Chính phủ ”. Tạp chí của Viện
nghiên cứu Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (RIETI) Nhật Bản, 2001.
173. Takeuchi Nobuhito, Kỉnh tế học của chính sách ổn định — vai trò của chính
phủ và giới hạn, Nxb. Yuhikan, 1989.
174. Một số quan điểm khác: - Nishibe Susumu, “Cấu trúc vô thực ”, Nxb.
Chukobun, 2013.
175. Otake Fumio, “Cạnh tranh và công bằng — lợi ích thực sự của kỉnh tế thị
trường”. Nxb. Chukoshinsho, 2010.
176. Nakatani Iwao, “Kinh tế học thị trường”. Nxb. Shueisha, 2002.
177.Iwata Kikuo, 15 nguyên tắc đọc hiểu về xã hội hiện đạỉ/nhập môn lành tế”. Nxb.
Nihon Keizai Shinbun, 2003,
178.Hatta Tatsuo, “Phân công trách nhiệm giữa chỉnh trị gia và quan chức ”,
TạpchíRIETI, 2010.
179. TakenakaHeizo, “Kỉnh tế học ngày mai”. Nxb. Gentosha, 2003.
Tiếng Nga
180. POJIB roey^apcTBa npn nepexo^e K pBiHOHHOỈí 3KOHOMHKC
http://allbest.ru/k-2c0a65635b2ad68a5c53a88521216c27.html

294
181.OcoốeHHocTH rocy/ỊapcTBeHHoro peryjinpOBaHUH PLIHOHHOỄÍ
3KOHOMHKH, http://allbest.ru/k-3c0b65625b2ad69a4d53a89521206d36.html
182. SộộeKTHBHOCTB rocygapcTBeHHoro peryjinpoBaHHx 3KOHOMHKH
http cầu
Yêu ://www.dslib.net/econom-teoria/
về điều kiên và thủ tuc fai skanova-iCơ
effektivnost-
quan chủ trì
gosudarstvennogo-regulirovanij a-j ekonomiki.html
00

Đon giản hóa thủ tục, giảm thời gian và chi phí Khởi sự Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì
183.B3áHMOAencTBHe rocy/ỊapCTBa
kinh doanh (Đăng ký kinh doanh) để cài thiện thú hạng. H npeflnpnaTHH B ycnoBiMX
Các bộ, cơ quan gồm: Tài chính, Lao động - Thương binh
pbiHOHHOỈl 3KOHOMHKIỈ , xã hội, Y tế, BHXH Việt Nam và UBND các tinh, thành
http://otherreferats.allbest.ru/economy/00142472_0.html
phố phối hợp

184.IIpoốneMBi
Đon giản hóa thủ tục vàrocygapcTBeHHoro
rút ngắn thời gian cấp phépperyjinpOBaHna
xây Bộ Xây dựng chủ trì OTeHecTBeHHOổ
dựng và các thù tục liên quan
3K0H0MHKH Các bộ gồm: Công an, Tài nguyên và Môi trường và
UBND các tỉnh, thành phố phối họp
http://bibliofond.ru/view.aspx?id=:22933
Đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian và cài thiện thứ
hạng Tiếp cận điện năng
185.TocyflapcTBeHHoe peryjinpoBaHneBộ Công thương (Tập đoàn
3K0H0MHKH điện lực Việt Nam)
B ycjioBKHX chủ trì
pMHKa
Các bộ: Xây dựng, Giao thông vận tải và UBND các tỉnh,
http://bibliofond.ru/view.aspx?id=486202
thành phố phối hợp

186.MeTOftbi
Đơn giản hóa thủ tục,ngiảm
KHCTpyMeHTapnỗ
thòi gian và chi phí thực rocyjiapcTBeHHoro
hiện peryjinpoBaHHX
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì

3KOHOMHKH
Đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản Các bộ: Tư pháp, Tài chính và UBND các tỉnh, thành phố
phối hợp
http:// studopedia. org/6-56014.html Ngân hàng Nhà nước chủ trì
Nâng cao tính minh bạch và khả năng Tiếp cận tín dụng
187.3ộộeKTHBH0CTL rocy/ỊapcTBeHHoro Các bộperymrpoBaHiM 3KOHOMHKH
gồm: Tư pháp, Công Thương (Tập đoàn điện lực
http://economy-lib.com/effektivnost-gosudarstvennogo-regulirovaniya-
Việt Nam), Thông tin truyền thông (Tập đoàn, Tổng công
ty viễn thông VNPT, Mobifone) và UBND các tỉnh, thành
onomiki-1 phố phối hợp

188.CpegcTBa
Nâng cao hiệu quả thựcrocy/ỊapcTBeHHoro peryjinpoBaHiM
thi các quy định về Bảo vệ nhà 3K0H0Mffl<H
đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chù ưì UBND tình, thành phố phối
tư họp
http://freebooks.site/economics-uchebnik/sredstva-gosudarstvennogo-
Đơn giản hóa, điện tù’ hóa thủ tục, rút ngắn thời gian Nộp Bộ Tài chính và Bào hiểm xã hội Việt Nam chủ ưì
thuế vàregulirovaniya6799.html
bảo hiểm xã hội
Các bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Tài chính
và ƯBND các tỉnh, thành phố phối hợp
189.IlpHHiĩHBi rocy^apcTBeHHoro BMemaTejiBCTBa B pa3BHTHe
Đơn giản hóa, điện tử hóa thủ tục, rút ngắn thời gian, chi
3K0H0MKKH
phí thực hiện Giao dịch thương mại qua biên giới Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về thủ tục hài quan
http://newinspire.ru/lektsii-po-gosregulirovaniiu-ekonomiki/prichini-
Các Bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm về cải cách thủ
gosudarstvennogo-vmeshatelstva-v-ekonomicheskie-protsessi-2177
tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành, gồm: Tài chính, Công
thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát
190.rocyflapcTBeHHoe peryjiKpOBaHHetriển 3K0H0MHKH B Poccnn
nông thôn, Giao thông vận tải, Công an, Y tế, Thông
tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng,
http://protown.ru/information/hide/6589.html
Quốc phòng, Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian Giải quyết tranh Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao chủ hì
chấp họp đồng
Bộ Tư pháp, UBND các tình, thành phố phối họp
Nâng cao tỷ lệ phục hồi doanh nghiệp và rút ngắn thời gian Đe nghị Tòa án nhân dân tối cao chủ tri
Giải quyết phá sản doanh nghiệp
Bộ Tư pháp, UBND các tỉnh, thành phố phối hợp
Nguồn:
AT Ă Nghị
XT 1 quyêt
. vê
Ă. tiêp
A ,-Á tục thực.1hiệní .A
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yêu cải thiện môi trường
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020

295
296
Phụ lục 2
Đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện CO’ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
Mục tiêu 2020 Tình hình thực hiện Đánh giá khả năng hoàn
thành
Mục tiêu định Iuựng
Thoái toàn bộ vốn khỏi các doanh Số doanh nghiệp có vốn nhà nước <50% Cần giải pháp thúc đấy hoàn thành
nghiệp nhà nước tại các ngành Nhà năm 2016 là khoảng 3.000 doanh
nước không cần nắm giữ trên 50% vốn nghiệp, tập trung trong nhiều ngành nhà
nước không cần nắm giũ'
Thoái vốn Nhà nước xuống mức sàn Theo Quyết định 1232/QĐ-TTg ngày Cần giải pháp thúc đẩy hoàn thành
quy định đối với các ngành mà Nhà 17/8/2017, năm 2017 có 135 doanh
nước sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư nghiệp, năm 2018 có 181 doanh nghiệp
phải thực hiện thoái vốn, tuy nhiên lũy
kế đến nay mới chi có 30 đơn vị thực
hiện thoái vốn (trong đó năm 2017 có 13
đơn vị; 07 tháng đầu 2018 có 17 đơn vị)

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Giai đoạn 2016-2018 đã cỗ phần hóa Khả năng hoàn thành
(đến 2020 còn 103 doanh nghiệp nhà 145 doanh nghiệp, theo kế hoạch năm
nước) 2018 sẽ cổ phần hóa 85 doanh nghiệp
trong đó 21 doanh nghiệp thuộc danh
mục năm 2017, 64 doanh nghiệp thuộc
danh mục năm 2018

Thu về tối thiếu 250.000 tỷ đồng từ cổ - 2017: Đạt mục tiêu nộp NSNN 60 Khả năng hoàn thành
phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại nghìn tỷ của Quốc hội. - Năm 2017 phê
doanh nghiệp duyệt phương án bán vốn nhà nước tại
69 doanh nghiệp cổ phần hóa với quy
mô khoảng 76,5 nghìn tỷ. Năm 2018,
phê duyệt phương án cổ phần hóa tại 64
doanh nghiệp
Mục tiêu định tính
Xử lý dứt điếm các dự án của doanh Đã ban hành Đề án xử lý 12 dụ án thua Cần giải pháp thúc đấy hoàn thành
nghiệp nhà nước kém hiệu quả, thua lỗ lỗ, tuy nhiên thiếu nguồn lực và cơ chế
kéo dài thực hiện
Nâng cao một bước quan trọng hiệu - Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu giảm Cần giải pháp thúc đẩy hoàn thành
quà sản xuất kinh doanh đều tù' 16,4% năm 2012 xuống 10%
năm 2016; tỷ suất lợi nhuận/tài sản giảm
đều từ 6,5% năm 2012 xuống còn 4,6%
năm 2016. - So với năm 2015, tổng tài
sàn của doanh nghiệp nhà nước năm
2016 tăng 3,5%, trong khi tổng doanh
thu giảm 1%, lợi nhuận trước thuế giảm
14%

Nâng cao chất lượng sản phấm, Có một số thực tiễn tốt, nhưng Cần giải pháp thúc đẩy hoàn

29
7
năng lực cạnh hanh của doanh nghiệp chưa thành xu hướng chủ đạo. Việc mở thành
nhà nước rộng hoạt động sản xuất, chế biến một
số mặt hàng mới của doanh nghiệp còn
khó khăn, thiếu chủ động trong đổi mới
sản xuất kinh doanh; chưa chú trọng
Các yêu cầu cụ thể Cơ quan chủ trì
đầu tư theo chiều sâu
Bảo đảm quyền tài sản Bộ Tư pháp chủ trì
Phấn đấu đáp ứng các chuẩn mực quốc Công tác tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ Cần giải pháp thúc đẩy hoàn thành
tế về quàn ừị doanh nghiệp tại nhiều doanh nghiệp Các
nhà bộ:
nướcTàichưa
nguyên và môi trường, Khoa học và Công nghệ
và UBND các tinh, thành phố phối họp
tốt, vi phạm điều lệ doanh nghiệp, quy
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Bộquản
chế làm việc của Hội đồng Khoatrị,
học và Công nghệ chủ nì
Ban
Hạn chế đầu tư công sai mục đích giám đốc...; có tình trạngTất
hệ cả các kiểm
thống bộ, cơ quan, địa phương
soát phiền
Công khai, minh bạch, nghiêm cấm gây nội bộhà,của doanh nghiệp
nhũng Tất càphản úngcơ quan, địa phương
các bộ,
nhiễu và nhận hối lộ chậm trước vi phạm của một số cá

Đảm bảo tính Độc lập te pháp nhân; người đứng đầu Đề doanh
nghị nghiệp,
Tòa án nhân dân tối cao chủ trì Bộ Tư pháp và
UBND các tĩnh, thành phố phối họp
cán bộ quản lý tại một số doanh nghiệp
Công khai, minh bạch các quyết địnhthiếu
hànhtrách nhiệm, có dấuTất
chính. lịiiệu cố ýbộ,
cà các làmcơ quan, địa phưong

Thực hiện chống lãng piư trái, gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước
Tất cả các bộ, cơ quan, địa phưong
Đon giàn hóa, giảm thiểu đến mức thấp nhất quy định, thủ Tất cả các bộ, cơ quan, địa phương
tục hành chính
Trong năm 2018, thành lập cơ quan Chính phủ đã ban hành Nghị quyết Hoàn thành
Nâng cao hiệu quà giải quyết tranh chấp Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao chủ trì Bộ Tư pháp và
chuyên trách làm đại diện sở hữu đối 09/NQ-CP ngày 03/02/2018 UBNDvềcácthành
tinh, thành phố phối hợp
với doanh nghiệp nhà nước lập ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại
Nâng cao hiệu quả xù' lý giải quyết tranh chấp giữa người Bộ Tư pháp chủ tri
dân, doanh nghiệp vói cơ quan quàndoanh
lý nhànghiệp
nước
Nguon: Báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện Nghị Các quyêt sô 24/2016/QH14 vê Kê hoạch cơ câu lại
bộ: Công Thương, Kê hoạch và Đầu tư, Ngoại giao
nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, Chính phủ, ngày 17-10-2018 phối hợp
Đảm bảo minh bạch trong hoạch định chính sách của chính Tất cả các bộ, cơ quan, địa phương
phủ

Nâng cao mức độ Nghị


Nguồn: tin cậyquyêt
vào dịch
vê vụ
tiêpngành công an
tục thực Bộnhiệm
hiện nhũng Công an chùgiải
vụ, trì pháp chủ yêu cải thiện môi trường

kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020

29
8
29
9
Phụ lục 4
Một số kết quả hoàn thiện thể chế

Các nội dung thục hiện và CO’ quan thực hiện Đánh giá
Ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Đang triến khai nhung chưa có kết
Nhà nước năm 2015 (Bộ Tài chính) quả rõ ràng
Xây dựng Để án tái cơ cấu nợ Chính phủ trong nước giai đoạn 2017-2020. Các Đã triển khai và có kết quả rõ ràng
nghiệp vụ thị trường được đa dạng hóa; tập trung phát hành trái phiếu Chính phủ có
kỳ hạn dài, nâng kỳ hạn vay trung bình trái phiếu Chính phủ hàng năm lên mức 6-7
năm trong giai đoạn 2017-2020; thực hiện tái cấu trúc danh mục ưái phiếu Chính
phù theo hướng tập trung phát hành ưái phiếu lô lớn, kỳ hạn dài, cải thiện danh mục
ưái phiếu Chính phù theo hưứng an toàn, bền vũng, bảo đảm an ninh nền tài chính
quốc gia (Bộ Tài chính)

Triến khai xây dụng để án phát triển cân bằng và toàn diện thị trường tài chính, bao Triển khai chậm hoặc chưa triển
gồm thị hường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường vốn cố phiếu và ưái phiếu (bao khai
gồm hái phiếu chính phủ và hái phiếu doanh nghiệp); giữa dịch vự tín dụng và các
dịch vụ ngân hàng phi tín dụng; phát triển thị trường vốn đầu tư mạo hiểm trong
năm 2017 (Bộ Tài chính)
Xây dụng hệ thống công cụ để quản lý kiểm soát sự phát triển của thị trường bất Đang ưiển khai nhưng chưa có kết
động sàn theo hướng ổn định bền vững với cấu trúc hoàn chỉnh và đồng bộ, kết nối quả rõ ràng
liên thông với các thị trường khác của nền kinh tế, bảo đảm khai thác và sử dụng
hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực đầu tư phát hiển bất động sản, nhất là đất đai; chủ
động xây dựng các kịch bản và các giải pháp quàn lý điều tiết, kiểm soát, bình ổn
thị trường (Bộ Xây dụng)
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung pháp luật về lao động, hộ khẩu, quyền sử dụng đất Đang hiển khai nhung chưa có kết
nông nghiệp và quyền tiếp cận dịch vụ công, tạo thuận lợi cho việc định cư và dịch quà rõ ràng
chuyển lao động trong nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp)

Các bộ, ngành rà soát kiến nghị bồ sung, điều chình quy hoạch xây dựng hệ thống Đang hiển khai nhung chưa có kết
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bào đảm hiệu quả tổng họp và tính hệ thống, nhất là quả rõ ràng
mạng lưới giao thông, điện, nước, thủy lợi, giáo dục, y tế, hạ tầng viễn thông và
công nghệ thông tin, thu gom và xử lý chất thải rắn, quy hoạch bảo vệ môi trường;
rà soát, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thi

Chủ frì soạn thảo Luật về đối tác công tư theo hướng đa dạng về loại hình trong các
ngành, lĩnh vực phù họp; công khai, minh bạch, ổn định, bỉnh đẳng; có cơ chế giám
sát, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư đối vói tùng dự án. Quan tâm đầu tư kết
cấu hạ tầng thiết yếu vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng
căn cứ cách mạng (Bộ Kê hoạch và Đầu tư)

Rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề Đang ưiển khai nhung chưa có kết
nghiệp gắn vói quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường lao quả rõ ràng
động trong cả nước, tùng vùng và địa phương. Nâng cao chất lưọng đào tạo của các
trường sư phạm. Thực hiện tốt công tác tuyển sinh

30
0
đại học, cao đẳng, Xây dựng cơ chế, chính sách phân luồng giáo dục, gắn với đào
tạo nghề và phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông (Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)
Xây dựng, thực hiện các chương trình xúc tiến, chuyển giao công nghệ từ các nước Triển khai chậm hoặc chưa triển
có công nghệ nguồn, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vục Việt Nam có nhu cầu đẩy khai
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Bộ Khoa học và Công nghê)

Tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ Đang triển khai nhưng chưa có kết
chức tín dụng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế; từng quả rõ ràng
bước xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo trong các tổ chức tín dụng
có liên quan; đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành cùa các ngân hàng thương mại; Khẩn
trương tổ chức thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ
xấu giai đoạn 2016 - 2020; Hoàn thành cơ bản việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng,
đẩy nhanh quá trinh xử lý nợ xấu bằng các hình thửc phù hợp với cơ chế thị trường
trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lọi của người gửi tiền và ổn định, an toàn
hệ thống (Ngân hàng Nhà nước)

Xây dựng Đề án cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020 Đã triển khai và có kết quả rõ ràng

Rà soát, tập họp và phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành, lĩnh vực và Đã triển khai và có kết quả rõ ràng
địa phương thuộc thẩm quyền quản lý; xác định các loại dịch vụ được chi trả hoàn
toàn bằng ngân sách, dịch vụ do người tiêu dùng chi trà một phần và các dịch vụ do
người tiêu dùng chi trà toàn phần (Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Nghiên cứu điều chinh Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng gắn với xây Đã triển khai và có kết quả rõ ràng
dụng nông thôn mới có hiệu quà, thúc đẩy chuyển giao, ứng dụng khoa học - công
nghệ và các quy hình sàn xuẩt tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp
sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường; chuyển mạnh từ sản xuất lấy sổ
lượng làm mục tiêu sang sản xuất nâng cao chất lượng, hiệu quả, có giá trị gia tăng
cao, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng để lựa chọn phát triển
các sàn phẩm phát huy lợi thể so sánh của từng địa phương, tùng vùng và cả nước
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Nguồn: Báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện Nghị quyết số 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020,
Chính phủ, ngày 17-10-2018
Phụ lục 5
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUÓC GIA TRONG xử LÝ MÓI QUAN HỆ NHÀ
NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

I. KINH NGHIỆM Ở MỘT số QUỐC GIA CÓ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG PHÁT TRIỀN
1. Kỉnh nghiệm của Mỹ
7.7. Phát triển nền kinh tế hỗn hợp, chú trọng vai trò thị trường, Nhà nước hướng đến tạo mồi
trường cho tăng trưởng
Trong lịch sử, chính sách kinh tế của Nhà nước Mỹ đối với thị trường được tóm tắt bằng một thuật
ngữ tiếng Pháp “laissez-faire” (hãy để mặc nó). Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, mô hình kinh tế thị trường tự
do của Mỹ là mô hình mà chủ nghĩa tự do kinh doanh và tình trạng không tin tường vào Nhà nước của các
công dân, tổ chức kinh tế đã tạo nên trọng tâm cho việc hình thành vai trò kinh tế của Nhà nước Mỹ trong xã

30
1
hội. Với phưong châm “Nhà nước tốt nhất khi nó cai quản ít nhất” trong mô hình này, vai trò, chức năng quản
lý kinh tế của Nhà nước bị giới hạn bởi pháp luật do Nhà nước Mỹ đề ra chỉ nhằm chủ yếu vào việc duy trì
một sự cạnh tranh mạnh mẽ trong kinh tế. Trong khi đó, thị trường với cơ chế của nó hầu như thống trị hoàn
toàn các lĩnh vực hoạt động kinh tế và xã hội.
Nhung không phải bao giờ cơ chế thị trường cũng có tác dụng và nhiều thị trường là không hoàn
thiện; thậm chí vào nhũng năm 30 của thế kỷ XX, nền kinh tế thị trường ở Mỹ đã sụp đổ, gây ra những vấn đề
xã hội và kinh tế nghiêm trọng, buộc Nhà nước khắc phục hậu quả. Mặt khác, nhiều hàng hóa dịch vụ không
có bán trên thị trường nhung lại được Nhà nước cung úng như công viên, giao thông, an ninh công cộng. Ngày
nay, mặc dù sự hoài nghi về chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước đã ăn sâu vào tâm hồn người dân Mỹ,
nhung bản thân nhiều người trong số họ lại đặt lòng tin vào Nhà nước khi mà thị trường tự do đang đưa đến
những thảm hoạ về môi trường, bỏ mặc nhiều người nghèo, người thất học trong tình trạng thất nghiệp, không
nhà cửa. Nhiều người dân Mỹ cũng cho rằng không có thị trường tự do nếu quan niệm thị trường tự do là thị
trường không có sự can thiệp của Nhà nước, bởi vì tất cả các thị trưòng họp pháp đều được thiết lập theo pháp
luật do Nhà nước ban hành. Chỉ có thị trường chợ đen là không có sự can thiệp của Nhà nước, vì chúng tồn tại
bên ngoài quyền lực nhà nước và bị ldểm soát bằng bạo lực, bị làm rối loạn bởi chính bạo lực.
Thực tế ở Mỹ để giúp đỡ các ngành công nghiệp thích nghi với điều kiện phát triển kinh tế, Nhà nước
không chi tiêu thêm mà giảm các khoản thu ngân sách. Bằng cách sử dụng chủ yếu các công cụ giảm thuế
doanh nghiệp và đặc biệt là thuế lợi tức, Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhũng doanh nghiệp nào biết
cách thích nghi tốt hon với thị trường.
Tuy cách thức can thiệp vào kinh tể của Nhà nước Mỹ không tine tiếp lấn sâu vào quyết định kinh
doanh của doanh nghiệp, nhưng Nhà nước lại can thiệp bằng cách đặt ra các luật chơi. Các đạo luật chống độc
quyền là luật chơi nổi tiếng nhất trong nhũng luật chơi mà Nhà nước Mỹ đặt ra. Các đạo luật này không cản
trở việc thành lập các tập đoàn công nghiệp có thế lực hay bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ chống lại các doanh
nghiệp lớn. Mục đích của các đạo luật chống độc quyền là nhằm làm cho hiệu quả sản xuất tăng lên đế tác
động tích cực đến giá cả của hàng hóa ở trong nước chứ không phải hướng tới việc tập trung hóa doanh
nghiệp. Một mặt, trong các đạo luật này, Nhà nước Mỹ muốn tránh những thoả thuận về giá cả và tình trạng
độc quyền quá mức trên thị trường nội địa, nhưng mặt khác lại cho phép các doanh nghiệp làm điều này trên
thị trường nước ngoài.
Ngoài ra, Nhà nước Mỹ còn hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế vì doanh nghiệp và
vì tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng cách can thiệp dưới nhiều hình thức: đề ra chính sách bảo hộ thương mại với
những biện pháp tăng cường hệ thống pháp lý, rào cản, ngăn chặn sự xâm nhập của sản phẩm nước ngoài vào
thị trường nội địa; tăng các khoản chi tiêu lớn cho quốc phòng, chinh phục vũ trụ để thúc đẩy mạnh mẽ hoạt
động nghiên cúư và sáng tạo; thiết lập chế độ pháp lý ưu đãi, khuyến khích đưa nghiên cứu khoa học trong các
trường đại học ứng dụng vào công nghiệp.
Bên cạnh vai trò gián tiếp như trên, nhà nước cũng tham gia can thiệp trực tiếp và nền kinh tế. Cụ thể
Nhà nước trực tiếp điều hành một số doanh nghiệp nhất định (doanh nghiệp Amtrak và Dịch vụ Buư điện Mỹ).
Những doanh nghiệp này sẽ không thể tồn tại được nếu nhà nước không quản lý điều hành. Nhà nước trực tiếp
trợ cấp nông nghiệp. Nông dân không thể trụ vũng được trong kinh doanh mà không có sự hỗ trợ về giá cả của
nhà nước. Ngoài ra, nhà nước điều hành một số tiện ích công cộng như Tập đoàn TV A (Tennessee Valley
Authority)54 và đóng vai trò quan trọng trong y tế thông qua các chương trình bảo hiểm xã hội và trợ cấp y tế

54 TVA (1933) là Tập đoàn của Mỹ có trách nhiệm cung cấp vận tải, điện, phân bón, phòng ngừa lũ lụt và phát triển kinh tế.

30
2
(Medicare và Medicaid). Nhiều bệnh viện nông thôn duy trì hoạt động kinh doanh qua các lchoản thanh toán
của nhà nước.
Như vậy, ngay trong mô hình kinh tể thị trường tự do kiểu Mỹ và trong cả nhận thức của nhiều người
dân Mỹ, sự can thiệp vào kinh tế của Nhà nước Mỹ cũng không giảm đi nhiều và hơn nũ'a, bản thân Nhà nước
Mỹ còn “ảnh hưởng trực tiếp” tới các nhân tố cơ bản của quá trình phát triển kinh tế.
Thành công về kinh tế của đất nước này dường như củng cố quan điểm cho rằng nền kinh tế vận hành
tốt nhất khi Nhà nước Mỹ để cho các doanh nghiệp và cá nhân giành lấy thắng lợi - hay thất bại - bằng năng
lực của chính họ trên những thị trường cạnh tranh và rộng mở. Nhưng chính xác thì kinh doanh trong hệ thống
doanh nghiệp tự do kinh doanh trên thị trường của Mỹ được “tự do” đến mức nào? Câu trả lời là “không hoàn
toàn”. Một tập họp những quy định phức tạp của Nhà nước Mỹ đã định hình nhiều phương diện của hoạt động
kinh doanh. Mỗi năm, Nhà nước Mỹ lại thảo ra hàng ngàn trang những quy định mới, thường là giải thích rõ
ràng và chi tiết những gì các doanh nghiệp được phép kinh doanh và không được kinh doanh. Ngày nay, Mỹ
được coi là có một nền kinh tế hỗn hợp, bởi vì cả thị trường với các doanh nghiệp sở hũư tư nhân tự do kinh
doanh và Nhà nước Mỹ với chức năng quản lý kinh tế (định ra thế chế kinh tế; điều hành, thực thi thể chế kinh
tế; xử lý các vi phạm thể chế kinh te) đều đóng những vai trò quan trọng.
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn xử lý vai trò điều tiết của Nhà nước với thị trường
Việc xử lý mối quan hệ Nhà nước - thị trường ở Mỹ thể hiện rõ nhất qua việc Nhà nước can thiệp vào
thị trường bằng các chính sách điều tiết và các quy định kiểm soát độc quyền với những mức độ điều chỉnh
khác nhau. Mặt khác, trong suốt quá trình phát triển kinh tế, thị trường cũng nhiều lần tác động ngược trở lại,
buộc Nhà nước Mỹ phải đưa ra chính sách phi điều tiết để cho các doanh nghiệp tư nhân tự do kinh doanh với
ưu tiên hàng đầu là duy trì sự cạnh tranh và chống độc quyền doanh nghiệp 55.

Thời kỳ đầu, nhà nước hạn chế tiến hành điều tiết kinh doanh. Tuy nhiên, khi bước sang thế kỷ XX,
việc củng cố ngành công nghiệp Mỹ thành những tập đoàn hùng mạnh đã thúc đẩy sự can thiệp của nhà nứớc
nhằm bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ và người tiêu dùng. Thay đổi lớn nhất trong vai trò của nhà nước xuất hiện
vào thời kỳ “Chính sách kinh tế mới” (New Deal) năm 1933. Giai đoạn này, Mỹ đã trải qua cuộc khủng hoảng
lãnh tế tồi tệ nhất với tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong lịch sử. Chủ nghĩa tư bàn tự do ở Mỹ đã thất bại. Mỹ
mong muốn nhà nước làm dịu bớt khó khăn và giảm đi những hoạt động cạnh tranh tự hủy diệt. Tổng thống
Franklin D.Roosevelt và Quốc hội đã thông qua các luật mới cho phép nhà nước có quyền can thiệp vào nền
kinh tế. Vai trò của nhà nước không phải là thay thế thị trường, mà là cải thiện các chức năng của kinh tế thị
trường. Hon nữa, bất cứ quyết định nào nhằm quy định hoặc can thiệp vào hoạt động của lực lượng thị trường
(cung và cầu) đều phải được cân nhắc cẩn thận giữa tổn hại (do các quy định đó đưa ra) với lợi ích (mà các
can thiệp đó đem lại).
Sự điều tiết của nhà nước Mỹ đối với các ngành công nghiệp tư nhân có thể được chia thành hai lĩnh
vực: Điều tiết kinh tể và Điều tiết xã hội. Điều tiết kinh tế là hoạt động điều tiết chủ yếu kiểm soát giá cả. về lý
thuyết, hoạt động điều tiết kinh tế nhằm bảo vệ người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ trước sự cạnh tranh
của các công ty có thế lực mạnh hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường họp, các hoạt động điều tiết kinh tế lại
được tiến hành nhằm bảo vệ các công ty tránh khỏi sự cạnh tranh tiêu cực. Điều tiết xã hội là hoạt động điều
55 Ngành giao thông vận tài là mục tiêu đầu tiên của chính sách phi điều tiết. Dưới thời Tổng thống Jimmy Carter (1977-1981),
Nhà nước Mỹ thông qua một loạt đạo luật bãi bỏ hầu hết những quy định điều tiết bảo hộ ngành hàng không, vận tải và đường sắt. Các
công ty được phép cạnh tranh thông qua việc sử dụng bất cứ tuyến đường hàng không, đường bộ, hoặc đường sắt nào mà họ chọn,
đồng thời được phép tự do hơn khi định giá cho các dịch vụ của mình. Trong quá trình phi điều tiết ngành vận tải, Nhà nước Mỹ cuôi
cùng đã xóa bỏ hai cơ quan điều tiết kinh tế CO' bản là: ủy ban thương mại liên tiểu bang được thành lập tiước đó 109 năm và Cục
hàng không dân dụng được thành lập trước đó 45 năm.

30
3
tiết nhằm thúc đẩy các mục tiêu không mang tính kinh tế (tạo điều kiện làm việc an toàn hơn hoặc môi trường
trong sạch hơn). Hoạt động điều tiết xã hội là tìm cách hạn chế hoặc ngăn cấm các hành vi có hại mang tính
tập thể hoặc khuyến khích các hành vi được xã hội mọng muốn. Ví dụ, nhà nước kiểm soát việc xả khói thải từ
các nhà máy và cắt giảm thuế cho những công ty đáp ứng được các chuẩn mực nhất định về quyền lợi hưu trí
và sức khoẻ đối với người lao động. Điều tiết các hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường là bước phát triển
mới ở Mỹ, thể hiện rõ sự can thiệp của nhà nước vào thị trường vì mục đích xã hội.
Các hoạt động điều tiết của nhà nước Mỹ trong thực tế là hướng đến các mục đích cơ bản:
Thứ nhất, giúp ổn định và tăng trưởng. Nhà nước định hướng hoạt động chung của nền kinh tế, duy trì
tăng trưởng liên tục, giữ việc làm cao và ổn định giá cả. Thông qua điều chỉnh chi tiêu và thuế suất (chính
sách tài khoá) hoặc điều phối mức cung tiền và kiểm soát việc sử dụng tín dụng (chính sách tiền tệ), nhà nước
có thể làm giảm hoặc thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng lảnh tế qua đó tác động đến mức giá cả và việc làm.
Khi suy thoái xuất hiện (khủng hoảng 1929 - 1933), Nhà nước tìm cách thúc đẩy kinh tế bằng giải
pháp tăng chi tiêu của chính phủ hoặc cắt giảm thuế để người tiêu dùng có thể chi tiêu nhiều hơn, thông qua
tăng mức cung tiền cũng khuyển khích tăng chi tiêu.
Nhũng năm 1970, sau cuộc khủng hoảng năng lượng, giá hàng hoá tăng, đặc biệt là giá năng lượng,
gây ra nỗi lo lạm phát. Nhà nước đã tập hung vào kiểm soát lạm phát chống lại suy thoái bằng cách hạn chế
tiêu dùng, từ chối cắt giảm thuế và kiềm chế gia tăng mức cung tiền.
Thập kỷ 1980 - 1990, công cụ điều tiết để ổn định kinh tế đã thay đổi cơ bản. Do tiêu dùng và thuế
được ldểm soát, nên Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc định hướng nền kinh tế. Lạm phát, thất nghiệp
cao và thâm hụt ngân sách lớn đã làm giảm lòng tin vào chính sách tài khóa - công cụ điều chỉnh hoạt động
kinh tể. Do đó, chính sách tiền tệ (kiểm soát mức cung tiền của quốc gia thông qua công cụ tỷ lệ lãi suất) lại có
vai trò nổi bật. Chính sách tiền tệ được hoạch định bởi Cục dự trữ liên bang.
77rá' hai, giúp điều tiết và kiểm soát. Trên thực tế nhà nước Mỹ điều tiết các doanh nghiệp khu vực tư
bằng rất nhiều cách. Hoạt động điều tiết được phân ra thành hai lĩnh vực chính: Một là, điều tỉểt kỉnh tế tỉm
cách kiểm soát giá cả ừực tiếp hoặc gián tiếp. Nhà nước can thiệp ngăn cản độc quyền trong ngành dịch vụ
điện để tránh tăng giá vượt quá mức bảo đảm cho họ thu được lợi nhuận hợp lý. Nhà nước cũng mở rộng việc
kiểm soát kinh tể sang một số ngành công nghiệp khác (như ngành vận tải và ngành hàng không); Hai là, điều
tiết kinh tế nhằm chổng độc quyền. Tìm cách tăng cường sức mạnh cho các lực lượng thị trường mà không cần
đến giải pháp điều tiết trực tiếp. Nhà nước, sử dụng luật chổng độc quyền để ngăn cấm các hoạt động hoặc
những sự họp nhất gây hạn ché cạnh tranh một cách quá mức. Nhà nước tiến hành kiểm soát các công ty tư
nhân để đạt được các mục tiêu xã hội như bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho cộng đồng, hoặc bảo vệ môi trường
trong sạch.
Chính sách của Mỹ đối với hoạt động điều tiết đã thay đổi cơ bản trong ba thập niên cuối của thế kỷ
XX (1970-2000). Nhũng năm 1970, các nhà hoạch định chính sách Mỹ lo ngại sự điều tiết kinh tế đã bảo hộ
nhũng công ty làm ăn kém hiệu quả gây tổn thất cho người tiêu dùng trong các ngành công nghiệp (ngành
hàng không và vận tải). Hơn nữa, nhũng thay đổi công nghệ đã tạo ra các đối thủ cạnh tranh mới trong một số
ngành công nghiệp (ngành viễn thông đã có thời được coi là độc quyền tự nhiên). Cả hai xu hướng đó đã dẫn
đến một loạt các đạo luật làm giảm nhẹ sự điều tiết của Nhà nước ra đời.
Thập kỷ 1970-1980 có ít các thỏa thuận liên quan đến điều tiết nhằm đạt tới các mục tiêu xã hội. Giai
đoạn nhũng năm 1980 (thời kỳ Tổng thống Ronald Reagan), Nhà nước nới lỏng các đạo luật bảo vệ người lao
động, người tiêu dùng và môi trường, cho rằng việc điều tiết đã can thiệp vào doanh nghiệp, làm tăng chi phí

30
4
hoạt động kinh doanh và do đó góp phần gây ra lạm phát.
Thứ ba, cung cấp các dịch vụ trực tiếp. Mỗi cấp chính quyền đều cung cấp nhiều dịch vụ trực tiếp.
Chính quyền liên bang chịu trách nhiệm về quốc phòng, hỗ trợ các hoạt động nghiên cún để phát triển các sản
phẩm mới, tiến hành hoạt động thám hiểm không gian vũ trụ, thực hiện nhiều chuông trình nhằm giúp công
nhân nâng cao trình độ tay nghề và tìm việc làm. Chi tiêu của Nhà nước có tác động đến các nền kinh tế khu
vực, địa phương và nhịp độ phát triển chung của kinh tế. Trong khi, chính quyền bang chịu trách nhiệm xây
dựng và duy tu đường cao tốc. Chính quyền bang và thành phổ có vai trò chỉ đạo mức chi tiêu tài chính và
hoạt động của các trường học công lập. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về an ninh và cúư hỏa.
Ttó tư, hỗ trợ trực tiếp. Nhà nước cung cấp nhiều hình thức trợ giúp cho các doanh nghiệp và cá
nhân. Ví dụ, thuế giúp một số sản phẩm không có cạnh tranh với nước ngoài; Hàng nhập khẩu đôi khi bị đánh
thuế hoặc giới hạn bởi lchối lượng để các sản phẩm của Mỹ có thể cạnh tranh tốt hơn với hàng hóa nước
ngoài. Nhà nước cung cấp trợ giúp cho nông dân bằng cách trợ cấp giá nông sản. Nhà nước hỗ trợ những
người không thể tự chăm sóc bản thân bằng cách trợ cấp cho các bậc cha mẹ thu nhập thấp có con nhỏ phụ
thuộc, thông qua các chương trình bảo hiểm xã hội, trợ giúp người thất nghiệp và nghỉ hưu. Nhà nước cung
cấp nhiều loại hình trợ giúp cho các doanh nghiệp và cá nhân, đưa ra các khoản vay với lãi suất thấp và trợ
giúp kỹ thuật cho những doanh nghiệp nhỏ, cho sinh viên vay tiền để học đại học và cao đẳng. Các doanh
nghiệp được chính phủ bảo trợ mua lại nhà cầm cố (từ những người cho thế chấp) và chuyển chúng thành
chứng khoán để có thể mua bán bởi các nhà đầu tư, nhờ vậy khuyến khích hoạt động cho vay thế chấp nhà.
Nhà nước tích cực thúc đẩy xuất khẩu và tìm cách ngăn cản các nước khác duy trì hàng rào thuế quan để hạn
chế nhập khẩu.
Những cá nhân không đủ khả năng tự chăm lo cho mình được Nhà nước trợ giúp. Chương trình an
sinh xã hội (được cấp tài chính từ thuế của chủ doanh nghiệp và người lao động), đóng góp lớn nhất trong thu
nhập hưu trí của Mỹ. Chương trình Bảo hiểm y tế thanh toán nhiều khoản chi phí thuốc men cho người già.
Chương trình Hỗ trợ y tế cùng cấp tài chính để chăm sóc y tế cho các gia đình có thu nhập thấp. Chính quyền
bang duy trì các tổ chức chăm sóc người thiếu năng trí tuệ hoặc khuyết tật nặng. Nhà nước liên bang với
chương trình Tem phiếu thực phẩm để trợ giúp lương thực cho các gia đình nghèo, và cùng với chính quyền
các bang cung cấp các khoản trợ cấp phúc lợi chung để hỗ trợ những gia đình thu nhập thấp. Mỹ muốn chính
phủ đóng vai trò lớn hơn chứ không phải nhỏ hơn trong việc cải thiện tình hình kinh tế. Sau khủng hoảng tài
chính toàn cầu 2008, hơn 50% số người trả lời phỏng vấn, đồng ý "Đã đến lúc Nhà nước phải có vai trò lớn
hơn và mạnh mẽ hơn trong việc làm cho nền kinh tế hoạt động" Ngược lại, chỉ có 36% số người ủng hộ ý
tưởng "chuyển sang Nhà nước lớn để giải quyết vấn đề kinh tế sẽ làm hại nhiều hơn lợi" 56.
Nhà nước điều tiết kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm, ổn định giá cả và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
thông qua chính sách thuế và chi tiêu ngân sách. Thời kỳ kinh tế suy giảm, Nhà nước tăng mua, giảm thuế, do
đó tạo ra thu nhập quốc dân khả dụng lớn hon đế đưa vào luồng tiêu dùng. Thời kỳ kinh tế "quá nóng", Nhà
nước làm ngược lại.
Khi nền kinh tế hoạt động bình thường, nhà nước làm trọng tài thực thi các quy định bảo vệ người lao
động, môi trường và bảo đảm tính cạnh tranh (không gian lận, tôn trọng hợp đồng, v.v...). Nhà nước giữ thêm
vai trò tích cực khi đặt ra mục tiêu chiến lược để phát triển nền kinh tế, bằng những cách như kiểm soát giá hối
đoái, khuyến khích đầu tư nước ngoài, nâng đỡ phát triển các công nghiệp mũi nhọn v.v...
2. Kinh nghiệm Thụy Điển
56 . Anne Thompson (2016), Americans Want Government to Play A Larger Role in Economic Recovery
(https://ourfuture.org/20110504/Americans')

30
5
Trong nền kinh tế thị trường xã hội, không clủ vai trò của Nhà nước được chú ý trong tạo lập môi
trường kinh doanh và bảo đảm phúc lợi cho con người, mà vai trò của thị trường cũng rất quan trọng, được
chú ý, phát huy trong khai thác các nguồn lực cho tăng trưởng. Chính sự kết họp này đã thúc đẩy sự phát triển
của Thụy Điển, đưa Thụy Điển từ một nước nghèo trở thành một trong những quốc gia giàu có ở khu vực châu
Âu, nơi có môi trường kinh doanh tốt hàng đầu thế giới và hiện là quốc gia cỏ sức cạnh tranh xếp thứ 9 (2018)
trên toàn cầu. Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ Nhà nước và thị trường ở Thụy Điển có thể lưu ý trên mấy
điểm cơ bản sau:
2.1. Xác lập mô hình phát triển đặc thù, coi trọng vai trò điều tiết của Nhà nước
Trong các mô hình phát triển của châu Âu 57, mô hình kinh tế thị trường xã hội Thụy Điển nhấn mạnh
nhiều nhất đến vai trò của Nhà nước. Nhà nước thực hiện bảo đảm phúc lợi cao cho người dân. Điều này được
xây dựng dựa trên lý thuyết “Ngôi nhà chung cho mọi người” của phái Xã hội-Dân chủ, mà đại diện là cựu
Thủ tướng Thụy Điển P.A.Hanson. Nhà nước phúc lợi Thụy Điển với khẩu hiệu: “bình đẳng, bảo đảm xã hội,
họp tác và sẵn sàng giúp đỡ”, đã thúc đẩy phát triển lánh tế - xã hội trên cơ sở kết họp hài hòa giữa mở rộng
phúc lợi xã hội với sự tăng trưởng của kinh tế thị trường hỗn họp.
Kinh tế thị trường xã hội Thụy Điển với các đặc trung cơ bản là: Một là, kinh tế thị trường xã hội
Thụy Điển là một dạng biến thể của kinh tế thị trường tự do. Nhung kinh tế thị trường xã hội Thụy Điển có nội
dung thực chất là sự gắn kết trên cơ sở thị trường một cách hợp lý giữa các mặt kinh tế, xã hội và chính trị.
Hai là, trong kinh tế thị trường xã hội Thụy Điển, thị trường chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện
đủ và trong nền kinh tế này, luật pháp, đạo đức, các chính sách kinh tế, tài chính... là rất quan trọng trong thúc
đẩy sự phát triển. Ba là, trong kinh tế thị trường xã hội Thụy Điển, mức phúc lợi xã hội toàn dân cao được dựa
trên sự tăng trưởng của thị trường. Bổn là, kinh tế thị trường xã hội Thụy Điển coi trọng vai trò điều tiết của
nhà nước.
Mô hình kinh tế thị trường xã hội Thụy Điển là một loại mô hình kinh tế hỗn họp. Kinh tế hỗn hợp thể
hiện ở những khía cạnh như: Hỗn hợp về chế độ sở hữu'. có sự đan xen chế độ sở hữu công cộng và chế độ sở
hữu tư nhân; Hỗn họp về chế độ phân phổi', phân phối theo lao động kết hợp với phân phối theo vốn, tài sản;
Hỗn hợp về phương thức vận hành kinh tế', nhà nước điều hành kinh tế vĩ mô kết hợp với thị trường. Trong
đó, cốt lõi nhất là sự hỗn họp về chế độ sở hữu, vì chi có sự hỗn hợp về chế độ sở hữu thì mới có thể thực hiện
được sự hỗn họp về chế độ phân phối và phương thức vận hành.
Vai trò của Nhà nước gắn kết chặt chẽ với mức độ, phạm vi đáp ứng của các dịch vụ xã hội. Ở Thụy
Điển, an sinh xã hội từ giáo dục, y tế, phúc lợi được phân bổ rộng rãi, nghĩa là mọi người dân đều được bảo
đảm các lợi ích và dịch vụ an sinh xã hội cơ bản với mức giá hợp lý và miễn phí. Khi đánh giá về tính bền
vững, mô hình Thụy Điển có nhiều uư việt, vì với mô hình này Thụy Điển đã thu được những kết quả tích cực
trên các khía cạnh: giảm thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo, đầu tư cho con người và chống thâm hụt ngân sách,
sự phân hóa giàu - nghèo dần dần được thu hẹp.
Nguyên tắc phân phối trong nền kình tế thị trường xã hội Thụy Điển là: phải vừa có lợi cho việc huy
động, phát huy đầy đủ tính tích cực về mọi mặt và nâng cao năng suất lao động, lại vừa không để xuất hiện
chênh lệch phân phối quá lớn. Trong thực hiện phân phối, vai trò, nguyên tắc của thị trưòng được tôn trọng,
nghĩa là : trong lần phân phối đầu tiên phải kiên trì nguyên tắc ưu tiên hiệu suất, người làm nhiều, cống hiến
nhiều thì phải được phân phối nhiều; ngược lại, người làm ít thì chỉ được phân phối ít. Đồng thời với đó, vai
trò của Nhà nước được khẳng định trong quá trình thực hiện tái phân phối. Cụ thể khi thực hiện tái phân phối
57. Có bốn loại mô hình đó là: (1) Mô hình Bắc Âu: Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch...,(2) Mô hlnh Nam Âu: Italia, Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha...,(3) Mô hình lục địa: Pháp, Đức, Bỉ ...(4) Mô hỉnh Anglo-Saxon: Anh, Ireland...

30
6
thì phải có sự điều tiết họp lý, sao cho mức hơn kém trong phân phối cuối cùng không quá lớn. Và trên thực
tế, nhìn chung chênh lệch về thu nhập thực tế của tuyệt đại đa số dân là không lớn 58. Chênh lệch thu nhập ở
Thụy Điển thuộc trong những trường họp thấp nhất thế giói.
Mô hình kinh tế thị trường xã hội Thụy Điển đã đạt được thành công về sự kết hợp phát triển kinh tể
với phát triển xã hội. Điểm nổi bật của mô hình Thụy Điển là sự điều tiết vĩ mô tích cực và năng động từ phía
nhà nước trong đời sống kinh tế - xã hội nhằm mục đích tạo ra một xã hội thịnh vượng và một nhà nước phúc
lợi toàn dân. Thụy Điển cũng rất coi trọng vai trò của thị trường để đạt được sự phát triển kinh tế, thu được
nhiều lợi nhuận, qua đó có điều kiện khắc phục mặt trái của lãnh tế thị trường để thực hiện công bằng xã hội.
Trong quá trình phát triển Thụy Điển đã thực thi quản trị kinh tể bằng một loạt các quy định sáng tạo:
Thứ nhất, Nhà nước đã đưa ra mức trần cho chi tiêu của chính phủ và bổ sung “mục tiêu thặng dư”
cho ngân sách của chính phủ. Những cải cách này đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của người dân Thụy Điển,
giúp bảo đảm không tăng nợ và nợ không trở thành gánh nặng cho các thế hệ tương lai.
Thứ hai, Hội đồng Chính sách tài khóa Thụy Điển (the Swedish Fiscal Policy Council) được thành lập
(2007) có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra các quyết định chính sách của chính phủ liên quan đến tài chính công
và nhằm bảo đảm cho các khoản tài chính công luôn phù họp với các mục tiêu tăng trưởng, vấn đề tạo việc
làm và sự bền vững tài chính dài hạn.
Mặc dù, phần lớn các chính phủ ở châu Âu có thâm hụt ngân sách lớn đều thực hiện các biện pháp
khắc khổ bàng cách tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công, nhung Thụy Điển đã tránh được những khó khăn này.
Trên thực tế, thuế ở Thụy Điển đã giảm xuống kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008.
Thụy Điển vẫn tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và nghiên cứu, thay vì phải
cắt giảm đáng kể ở các khu vực này như ở một sổ quốc gia châu Âu khác. Nhờ đầu tư hiệu quả cho giáo dục,
cho trẻ em và thị trường lao động, thâm hụt ngân sách của Thụy Điển luôn luôn thấp hơn các mô hình xã hội
châu Âu khác. Trong hai thập niên gần đây, Thụy Điển luôn đạt thặng dư ngân sách trong khi các nước thuộc
châu Âu khác tiếp tục thâm hụt. Điểm ưu việt này không phải quốc gia nào cũng đạt được, ngay cà ở các nước
giàu có như Mỹ, Nhật Bản. Đó là thành công của chính sách phúc lợi xã hội lấy con người là trung tâm, dựa
trên hiệu quả của sự phát triển kinh tế thị trường.
2.2. Điều chỉnh sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường trên cơ sở phù hợp môi trường, trình độ
phát triển cụ thể của các giai đoạn phát triển
Trong những năm gần đây do môi trường kinh doanh có nhiều biển đổi, làm ảnh hưỏng đến hoạt động
sản xuất kinh doanh và mức xuất khẩu, nhà nước Thụy Điển đã có những điều chỉnh trong việc can thiệp thị
trường, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi. Điều này thể hiện trên những khía cạnh chính sau:
Một là, chỉnh sách cải cách thuế nhằm thúc đẩy nhu cầu trong nước. Các cải cách về thuế đã làm cho
sân chơi kinh doanh cân bằng một cách đáng kể. Ngoài thuế doanh nghiệp, Thụy Điển cũng cải cách một số
loại thuế khác. Năm 2000, Thụy Điển cũng loại bỏ thuế thừa kế và thuế áp đặt lên người giàu có, khuyển
khích nhũng người kiếm nhiều tiền tái đầu tư vào nền kinh tế. Ngày nay, những cá nhân mở và sở hữu một
doanh nghiệp cũng được giảm thuế đáng kể. Ví dụ, các doanh nhân có thể chuyển một phần lởn thu nhập cá
nhân thành thu nhập từ vốn - có mức thuế thấp hơn.
Thuế của Thụy Điển hiện nay khá thấp so với nhiều nước phát triển khác. Mức thuế VAT tại Thụy
Điển là 25%; mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%. Thủ tục nộp thuế ở Thụy Điển được đon giản hóa khi
thời gian quyết toán thuệ cũng như làm thủ tục liên quan thuế ít hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác.
58. Lương của người lãnh đạo cao nhất trong chính phủ so với lương của công chức nói chung, trước khi nộp thuế chênh lệch có
thể tới gấp 4-5 lần, nhưng sau khi nộp thuế, tỷ lệ chênh lệch chì còn bằng 2-3 lần

30
7
Nhờ việc cải thiện hành chính công, giảm thuế cũng như đầu tư mạnh cho giáo dục, công nghệ đã khiến Thụy
Điển trở thành miền đất hứa cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Hai là, thực thỉ lình hoạt chính sách lãi suất nhằm đẩy lạm phát và lách thích đầu tư. Riksbank (Ngân
hàng trung ương) của Thụy Điển là ngân hàng đầu tiên thực hiện chính sách lãi suất âm năm 2009. Thậm chí,
Riksbank còn hạ lãi suất âm thấp hơn, xuống -0,5% từ mức -0,35% (2/2016). Sau cuộc khủng hoảng tài chính,
các ngân hàng thương mại có xu hưóng trữ tiền hơn là cho vay, bởi vì: thử nhất, họ cho rằng cần phải rất thận
trọng và lo ngại “các nguy cơ bất ngờ” do các biến động kinh tế và tiền tệ khu vực; thứ hai, trữ tiền ở các ngân
hàng trung ương thay vì cho vay để giảm “chí phí cơ hội”. Bởi vậy, chính sách lãi suât âm buộc các ngân hàng
thương mại thay vì phải trả phí để “nhờ” ngân hàng trung ương giữ tiền hộ, họ sẽ rút tiền về và tăng cường
cho vay tiêu dùng và đầu tư, và do đó, sẽ thúc đẩy lạm phát, kích thích đầu tư và tăng trưởng kinh tế.
Ba là, đầu tư tích cực cho cơ sở hạ tầng với chương trình đầu tư 10 năm có tổng trị giá 50 tỷ Euro.
Ke hoạch tập trung đầu tư lớn của Thụy Điển cho cơ sở hạ tầng đã đem lại hiệu quả đáng kể khi ngành xây
dựng Thụy Điển có doanh thu 50 tỷ Euro mỗi năm. Những dự án về năng lượng cũng được Thụy Điển chú
trọng khi quốc gia này tiêu thụ một lượng lớn điện năng cho sưởi ấm. Thụy Điển ước tính cần thêm 1,3 GW 59
để đáp ứng được nhu cầu năng lượng vào năm 2020. Thay vì gia tăng xây dụng các nhà máy nhiệt điện, điện
hạt nhân hay nhập khẩu dầu mỏ, Thụy Điển lại tập trung phát triển năng lượng sạch như mặt trời... Thụy Điển
phấn đấu đạt 62% nguồn năng lượng toàn quốc là năng lượng sạch vào năm 2020 và hoàn toàn không dùng
dầu mỏ vào năm 2030.
Trong khi tăng trưởng GDP của Mỹ vẫn bị đình trệ, thì nền kinh tế Thụy Điển tăng trưởng ở mức 4%
(2015), 3% (2016) và duy trì 3% (2017). Trong nhũng năm gần đây, Thụy Điển đã thực hiện hỗ trợ qua các
chính sách như thuế, lãi suất.. .nhằm giúp các công ty mới trong cạnh tranh với các công ty lớn, có uy tín.
Từng là một nền kinh tế được điều tiết chặt chẽ, trong đó các công ty độc quyền nhà nước chi phối thị trường,
nhưng hiện các quy định ở Thụy Điển đã được nhà nước nới lỏng khiến cho các công ty mới thành lập có điều
kiện thuận lợi tham gia thị trường hơn.
Để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, chính phủ Thụy Điển đã ngưng điều tiết các ngành công nghiệp
như taxi, điện, viễn thông, đường sắt và du lịch hàng không nội địa để tăng tính cạnh tranh. Chính phủ thông
qua việc cắt giảm thuế doanh nghiệp để giúp lách thích tinh thần khởi nghiệp. Những cải cách đã giảm thuế
thu nhập doanh nghiệp từ 52% xuống 22%, thấp hơn nhiều so với 39% của Mỹ.
Bổn là, Nhà nước ban hành các chính sách tạo điều kiện và thúc đẩy sự tự chủ, sáng tạo của các cá
nhân, thu hút người tài vào khu vực nhà nước. Bản thân trong xã hội Thụy Điển, những người được thu hút
vào khu vực nhà nước không chỉ có trách nhiệm cống hiến mà họ còn xem đó như niềm tự hào. Bên cạnh đó
chính phủ luôn thực hiện cải cách thể chế, hướng đến một chính phủ minh bạch và hiệu quà, đẩy mạnh phòng
chống tham những.. .Những can thiệp của Nhà nước vào thị trường đã làm giảm chi phí giao dịch và sự thất
thoát, nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất.
Tóm lại, thành công của Thụy Điển chính là luôn tôn trọng các quy luật của thị trường, tôn trọng tự do
của các cá nhân và một Nhà nước hữu hiệu vì lợi ích của người dân. Tuy nhiên, để triển khai áp dụng kinh
nghiệm này không hề là bài toán giản đơn. Trong đó yếu tố xây dụng lòng túi đế tạo ra một xã hội cố kết là
cực kỳ quan trọng. Mô hình kinh tế thị trường xã hội Thụy Điển hiện cũng đang gặp không ít thách thức với
tiến trình toàn cầu hóa, người nhập cư gia tăng làm cho tính đồng nhất trong xã hội đang giảm đi.
2.3. Một số thách thức đặt ra trong quá trình giải quyết quan hệ Nhà nước - thị trường theo

59. G w (gigawatt): Đon vị tính công suất điện hạt nhân

30
8
hướng chủ trọng vai trò điều tiết thu nhập của Nhà nước
Với việc chú trọng vai trò Nhà nước trong bảo đảm phúc lợi cao cho mọi công dân của Thụy Điển dần
dần đặt ra gánh nặng cho nền kinh tế. Phúc lợi xã hội tiêu tốn gần 1/3 tổng sản phẩm quốc gia (GNP); cán cân
thanh toán luôn mất cân bằng trầm trọng; năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của sản phẩm công
nghiệp giảm; lạm phát cao. Với việc bảo đảm phúc lợi xã hội cao đẩy đến gia tăng sự thụ động của người lao
động do trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Nhũng mâu thuẫn nảy sinh từ chính sách điều tiết của
Nhà nước nhằm bào đàm chế độ phúc lợi Thụy Điển, thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, chế độ phúc lợi cao là dựa vào chế độ thu thuế cao. Do thu thuế cao nên thu nhập tài chính
nhà nước của Thụy Điển chiếm gần 60% GDP, mức cao nhất thế giới. Nghĩa là gần 3/5 của cải toàn xã hội tập
trung vào tay nhà nước, phần còn lại cho các doanh nghiệp và người dân quá nhỏ, tất sẽ ảnh hưởng tới tính
tích cực của doanh nghiệp và người lao động. Và thực tế khi doanh nghiệp hoặc đơn vị cần hoàn thành một
công việc cần láp thì ngoài 8 giờ làm việc ra, người lao động nói chung đều không muốn làm thêm giờ.
Thử hai, chế độ phúc lợi cao rất dễ bị một số người lợi dụng ldếm chác những khoản lợi ích họ không
đáng được hường. Vì vậy, chể độ phúc lợi xã hội quá cao của Thụy Điển cũng cần thiết phải được điều chỉnh,
cải cách hợp lý. Không thể nói Thụy Điển hoàn toàn không có chế độ đặc quyền, lối sống không lành mạnh và
hiện tượng tham nhũng như ở nhiều nước khác, nhưng các hiện tượng đó không nhiều. Chù yếu là do: Một /ừ,
Thụy Điển có chế độ pháp luật hoàn thiện, có thể hạn chế một cách hữu hiệu sự nảy sinh các hiện tượng bất
công xã hội; Hai là, dư luận xã hội ở Thụy Điển giám sát công khai, là biện pháp hạn chế mạnh sự phát sinh
và lan tràn các hiện tượng bất công xã hội. Người dân có niềm tin cao vào các cơ quan công quyền. Để cổ
được niềm tin đó, nhà nước và các cơ quan công quyền phải chịu trách nhiệm xây dựng và quản trị quốc gia
một cách minh bạch, và trao quyền kiểm soát thông tin cho báo chí và công chúng.
Nhìn thực tế từ giữa những năm 70 đến nhũng năm 90 của thế kỷ XX nền kinh tế Thụy Điển ngày
càng trở nên trì trệ. Sau gần 50 năm thực hiện mô hình kinh tế thị trường xã hội, với việc nhấn mạnh vai trò
điều tiết thu nhập của nhà nước, với mức tiền lương cao và chế độ tiền lương mang tính bình quân, đến nửa
cuối nhũng năm 90 của thế kỷ XX, Thụy Điển đã giảm thuế thu nhập, tăng thuế gián thu, cắt giảm bớt các
khoản trợ cấp phúc lợi; tư nhân hóa trong các lĩnh vực dịch vụ. Nghĩa là một số đặc trung của mô hình đã bị
loại bỏ. Hiện Thụy Điển đang phải đối diện với những khó khăn, thách thức:
Một là, thiếu hụt nguồn lao động có chuyên môn tay nghề cao. So với các quốc gia khác, kết quả học
tập của các trường tiểu học ở Thụy Điển đã giảm đi kế từ giữa những năm 1990 (Thụy Điển đã giảm từ vị trí
thứ 4 trong bảng xếp hạng Times (1995) xuống vị trí thứ 21 (2007). Bảng xếp hạng của PISA 60 đề xuất, cũng
chỉ ra xu hướng suy giảm nguồn lao động có chuyên môn cao. số người đăng ký chương trình giáo dục giáo
viên cũng giảm. Hơn nữa, một số hạng mục kinh doanh quan trọng khi có trình độ học vấn cao không tương
ứng với nhu cầu của thị trường ỉao động. Theo thống kê, Thụy Điển dự kiến sẽ thiếu khoảng 80.000 kỹ sư, lao
động chuyên môn tay nghề cao vào năm 203061.
Hai là, cạnh tranh toàn cầu gia tăng và tiến trình đỗi mới diễn ra nhanh chỏng. Trọng tâm kinh tế
toàn cầu đang chuyển nhanh từ phương Tây sang các thị trường mới nổi, đặc biệt là đến các nền kinh tế châu
Á. Thụy Điển đang hưởng lợi từ sự tăng trưởng nhanh chóng của các nền kinh tế mới nổi. Nhiều doanh nghiệp
Thụy Điển nhờ đó đã thành công. Tuy nhiên, trong khi các nền kinh tế mới nổi chủ yếu thể hiện cơ hội xuất
khẩu và các công ty phương Tây có lợi thế về công nghệ, thì các doanh nghiệp Thụy Điển trong nhiều ngành

60. PISA(Programme for International Student Assessment) là Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế do OECD (Organisation
for Economic Co-operation and Development) tổ chức.
61. Theo PISA

30
9
công nghiệp đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ công ty của các nước châu Á. Ví dụ, trong lĩnh
vực viễn thông, năm 2001 Huawei của Trung Quốc đã trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn, đứng thứ
28 trên toàn cầu, và đến năm 2010 tăng lên vị trí thứ 3.
Ba là, dân số già hỏa nhanh và tỷ lệ thất nghiệp cao nằm trong số nhóm dễ bị tổn thương. Ở Thụy
Điển tỷ lệ người phụ thuộc dự kiến sẽ tăng từ 1,32 người (2010) tới 1,49 người (2030) do sự già hóa dân số
(số người trên 65 tuổi dự kiến sẽ tăng 35% vào năm 2030). Mặc dù tình hành ở Thụy Điển tốt hơn ở các nước
châu Âu khác, nhưng sự thay đổi này làm cho chi tiêu của chính phủ sẽ khó hơn và sẽ có tác động tiêu cực đến
tăng trưởng hàng năm, giảm khoảng 0,4 điểm phần trăm đến năm 2030. Các nhóm dễ bị tổn thương (gồm
những người trẻ tuổi, những người có trình độ học vấn thấp và công dân nước ngoài) muốn đấu tranh để đạt
được chỗ đứng trong thị trường lao động ở Thụy Điển. Đây là một trong những yếu tố dẫn tới tổng tỷ lệ thất
nghiệp ở Thụy Điển lên tới 7,5% (2011) và 7,2 % (2017).
Bốn là, tình trạng nhập cư gia tăng tạo áp lực thêm cho ngân sách nhà nước. Thụy Điên đang phải
đối mặt khi cố gắng hòa nhập dòng người nhập cư, thị trường lao động cứng nhắc. Lao động nhập cư không có
các kỹ năng để gia nhập lực lượng lao động. Điều này gây thiệt hại cho nhà nước phúc lợi không chỉ bởi sẽ có
ít người lao động nước ngoài đóng thuế hơn, mà còn bởi vì một số người Thụy Điển mất lòng tin vào nhà
nước. Thụy Điển đang phải chi trả cao nên gánh nặng ngân sách rất lớn. Dân số ngày càng già hóa, hệ số gánh
vác của xã hội càng cao khiến cho xã hội đứng trước nguy cơ thiếu bền vững. Tình trạng nhập cư (cả họp pháp
và bất họp pháp) gia tăng đã khiến cho Thụy Điển không còn giữ đúng bấn chất của nhà nước phúc lợi. Một sổ
người do được trợ cấp của Nhà nước đã sinh ra ỷ lại, thiếu chủ động làm xã hội có xu hướng kém linh hoạt và
xơ cứng.
Chính phủ Thụy Điển đã phải tăng thuế thu nhập nhằm có thêm ngân sách hỗ trợ người thất nglữệp và
người bệnh tật. Với nguồn thu tăng (chủ yếu từ thuế) và chi tiêu giảm là nguyên nhân khiến Thụy Điển đạt
thặng dư ngân sách, dự báo lên tới 85 tỷ kronor (10 tỷ USD) giai đoạn 2017 - 202062. Phần lớn số thặng dư
ngân sách này sẽ được dùng để giảm bớt áp lực an sinh xã hội trong tương lai. Thụy Điển ước tính sẽ có thêm
300.000 trẻ em và 300.000 người về hưu (2025) cần chăm sóc. Cùng với việc tuổi thọ ngày càng tăng cao và
dân nhập cư đông thì đây sẽ là thách thức lớn đối với Thụy Điển - quốc gia có dân số chỉ khoảng 10 triệu
người (2017).
Tóm lại, lịch sử phát triển Thụy Điển chỉ ra rằng việc thực hiện chế độ phúc lợi cao đòi hỏi khu vực
kinh doanh phải có tính cạnh tranh cao. Cách tốt nhất để thúc đẩy kết hợp sự thịnh vượng và bình đẳng không
phải là để chống lại CNTB với thuế vốn cao, mà là sử dụng CNTB như một động cơ tăng trưởng và kết hợp sự
tăng trưởng với nhà nước phúc lợi được thiết kế hoàn chỉnh cung cấp mạng lưới an sinh xã hội tốt trong khi
vẫn duy trì được những hoạt động khuyến khích làm việc. Đây là bài học kinh nghiệm không chỉ từ những
năm thành công của Thụy Điển, mà còn từ những sai lầm trong thời kỳ nền kinh tế có vấn đề giai đoạn 1970-
1995.
II. KINH NGHIỆM Ở MỘT số NỀN KINH TẾ ĐÔNG Á
1. Kinh nghiệm của Nhật Bản
1.1. Xác lập Nhà nước kiến tạo phát triển
Nhật Bản là nền kinh tế hỗn hợp theo xu hướng TBCN, mặc dù chính phủ có quan hệ chặt chẽ với
ngành công nghiệp. Nhà nước kiến tạo phát triển Nhật Bản giữ vai trò quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ mô,

62. Thặng dư ngân sách của Thụy Điển tăng 0,8% (2017) và lên 2% (2020). Năm 2018, Chính phủ Thụy Điển sẽ chi thêm 30 tỷ
kronor dành cho an sinh xã hội và thêm 5 tỷ kronor cho chăm sóc y tế, trường học và dịch vụ công so với năm 2014.

31
0
bảo đảm sự can thiệp hợp lý của Nhà nước vào quá trình vận động của thị trường.
Mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển Nhật Bản un tiên phát triển kinh tế có sự can thiệp chiến lược
của Nhà nước vào nền kinh tể để đạt được mục tiêu đề ra. Nhà nước được đặc trưng bởi bộ máy hành chính
kinh tế mạnh và có quyền lực, đặc biệt là Bộ Thương mại và Công nghiệp quốc tế (MITI). Cảc chính sách
được MITI đưa ra nhằm "phù hợp với thị trường" và được thiết kế để tổỉ đa hóa tăng trưởng kinh tế thông qua
hoạt động thị trường. Vai trò rất khác biệt của Chính phủ Nhật Bản, mà nổi bật là MITI, không phải là sự can
thiệp của Nhà nước, mà cách thức Nhà nước can thiệp vào nền kinh tể; MITI đóng vai trò bản lề cho sự thành
công của Nhật Bản. MITI đã dành ưu tiên cho các lĩnh vực lọc dầu, hóa dầu, tơ sợi nhân tạo, máy công cụ và
uư tiên đặc biệt cho ngành điện tủ’ và xe hơi. Sau chiến tranh, Nhà nước cũng đóng một vai trò quan trọng
trong việc quản lý sản xuất công nghiệp thông qua MITI. Để đảm bào sự thành công Nhật Bản cấm nhập khấu
các sản phẩm nước ngoài cùng chủng loại và bảo hộ chặt chẽ nền công nghiệp quốc gia. Nhà nước, qua trung
gian Ngân hàng xuất nhập khẩu và Ngân hàng phát triển Nhật Bản, đã cấp những khoản vay với lãi suất uu đãi
và đã tài trợ cho nhiều dự án phát triển. Trong một số trường họp, các khoản ưu đãi còn được miễn các khoản
thuế đánh lên lợi nhuận do xuất khẩu. MITI đã giành được sự hỗ trợ đa dạng và thường xuyên của chính phủ.
Nhà nước kiến tạo Nhật Bản cỏ 4 đặc trưng cơ bản, đó là;
Thứ nhất, Nhà nước vừa thực hiện chính sách tạo điều kiện cho tư nhân tự do kinh doanh thuận lợi;
vừa loại bỏ những yếu tố không hoàn thiện của thị trường.
Mặc dù phát triển kinh tế của Nhật Bản chủ yểu là nhờ hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, nhưng
Nhà nước đã trực tiếp đóng góp cho sự thịnh vượng quốc gia. Các hành động của Nhà nước giúp khởi xưóng
các ngành công nghiệp mới, giảm tác động ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tạo cơ sở hạ tầng kinh tế vững
chắc và nâng cao mức sống của người dân. Thực tế, sự ảnh hưởng của Nhà nước trong nền kinh tế được thể
hiện trong thuật ngữ "liên kết Nhật Bản" (Japan Incooperation) để mô tả liên minh các lợi ích kinh doanh với
Nhà nước. Không thế phủ nhận các cơ quan nhà nước vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua nhiều
chính sách.
Thứ hai, ngoài việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh, phải không ngừng chú trọng phát triển giáo dục
- đào tạo. Nhà nước đảm trách chi phí đầu tư cho những ngành công nghiệp không có lãi nhưng rất cần cho sự
phát triển kinh tế. Đó là các ngành xây dụng cơ sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục...
Thứ ba, sự hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân trong phát triển kinh tế được thực hiện một cách thường
xuyên và chặt chẽ. Nhà nước khuyển khích tư nhân đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hiện đại gắn liền
với thực hiện tư nhân hóa các doanh nghiệp Nhà nước.
Thứ tư, Nhà nước coi trọng công cụ kế hoạch hóa gián tiếp trong điều tiết, quản lý nền kinh tế quốc
dân. Tăng cường và chủ động mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để tiếp thu tư tưởng và kỹ thuật mới nhằm
hiện đại hóa đất nước.
Nhà nước kiến tạo phát triển Nhật Bản tập trung vào thực hiện các chức năng cơ bản sau:
- Xác định các mục tiêu chiến lược phát triển kỉnh tế'. Nhà nước kiến tạo phát triển không chỉ thiết lập
khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp mà còn coi việc dẫn dắt, định hướng cho doanh nghiệp
như một phương diện hoạt động quan trọng của mình. Việc dẫn dắt, định hướng cho doanh nghiệp thường
được thực hiện thông qua xác lập các mục tiêu chiến lược chung cho nền kinh tế.
- Xậy dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp'. Để thúc đẩy tốc độ tăng trường, Nhà
nước kiến tạo phát triển sử dụng các chính sách hỗ trợ, tăng cường năng lực cho doanh nghiệp nội địa nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế. Các chính sách hỗ trợ này cũng là nhũng đòn bẩy thúc đẩy doanh

31
1
nghiệp hợp tác với Nhà nước để thực hiện các mục tiêu chiến lược chung đã đề ra.
- Phối hợp hành dộng giữa các doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu chỉến lược. Sự họp tác của
doanh nghiệp như đã đề cập cho phép Nhà nưó’c thực thi vai trỗ điều hành, phối họp hoạt động của các doanh
nghiệp. Vai trò này cho phép Nhà nước tập họp mọi nỗ lực đế hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược quốc gia.
So với các quốc gia tư bản khác ở phương Tây trong cùng thời kỳ, nhà nước Nhật Bản đóng vai trò
can thiệp khá sâu vào nền kinh tế. Các bộ lánh tế của Nhật Bản như MITI thường xuyên xây dụng và thực hiện
các chính sách công nghiệp, tập trung vào 2 loại hình công việc: 1) áp đặt thuế quan và các rào càn phi thuế
quan đối với hàng nhập khẩu nước ngoài; 2) thực hiện các hoạt động khuyến khích bao gồm hạn chế cạnh
tranh trong nội bộ công ty của ngành xuất khẩu, cung cấp các khoản vay lãi suất thấp, miễn giảm thuế cho các
công ty đầu tư vào các ngành công nghiệp được nhà nước ưa đãi. Các biện pháp này nhằm tạo thuận lợi cho
tăng trưởng kinh tế tối đa, bằng cách bảo vệ thị trường trong nước và doanh nghiệp khỏi cạnh tranh nước
ngoài, tối đa hoá tiềm năng xuất khẩu và nuôi dưỡng một số ngành nhất định được coi là quan trọng nhất.
Hoạt động điều phối thể hiện rõ vai trò của Nhà nước Nhật Bản trong việc dẫn dắt, định hướng và hỗ
trợ quá trình khôi phục và phát triển nền kinh tế nhũng năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Những hoạt động
này được thực hiện trong khuôn khổ chiến lược chung là thúc đẩy tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, nâng cao
năng lực và bảo vệ ngành công nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh của nước ngoài, thúc đẩy hợp tác giữa
các doanh nghiệp trong nước để giảm mức độ cạnh tranh về giá cả, Nhà nước cũng dùng các nguồn lực có
được từ các nguồn tái thiết kinh tế sau chiến hanh như một đòn bẩy để thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác với
Chính phủ và thực thi những mục tiêu chiến lược đề ra.
Chính phủ Nhật Bản có vai trò rất lớn trong nền kinh tế thị trường và trong mỗi giai đoạn mở cửa và
hội nhập kinh tế, thể hiện:
Thứ nỉĩẩt, nền kình tể thị trường của Nhật Bản cổ sự điều tiết chặt chẽ của Nhà nước. Kinh tế Nhật
Bản chịu sự điều tiết khá chặt chẽ của Nhà nước thông qua cả các công cụ trực tiếp lẫn các công cụ gián tiếp
như các chương trình, chiến lược và kế hoạch kinh tế khác nhau cũng như các thủ tục cấp phép kinh doanh.
Nền kinh tế luôn được vận hành theo một lộ trình do Nhà nước vạch ra và lộ trình này được xây dựng trên cơ
sở hợp tác chặt chẽ (bắt buộc hoặc tự nguyện) giữa chính phủ, các doanh nghiệp và người lao động.
Thứ hai, Nhà nưởc Nhật Bản rẩt hạn chế hoặc chậm mở cửa cho thị trường bên ngoài xâm nhập. Điều
này được thể hiện ở chỗ là các hàng hoá, vốn, cũng như công ty và con người Nhật Bản có thể được tự do di
chuyển ra ngoài Nhật Bản, song các nguồn vốn, lao động, nông phẩm và các công ty nước ngoài rất khỏ có thể
thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.
Với chiến lược “trì hoãn, kéo dài” mở cửa, Nhật Bản nhằm tạo thời gian chuẩn bị tiềm lực cho các
doanh nghiệp và sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước. Thị trường công nghệ được coi là thị trường mở cửa
nhất của Nhật Bản, nhưng các công ty nước ngoài clủ được đưa vào Nhật Bản những công nghệ và sản phẩm
mà Nhật Bản không thể làm ra. Ngay khi các công ty Nhật Bản đã tiếp thu và cải tiến được những công nghệ
và sản phẩm đó, thì Nhật Bản sẽ trì hoãn cấp giấy phép để tạo điều kiện cho các công ty Nhật Bản sản xuất ở
trong nước.
Thứ ba, Chính phủ Nhật Bản tìm cách duy trì các hàng rào phi quan thuế hữu. hình, vô hĩnh trong khi
vẫn mở cửa thông qua các hàng rào thuế quan. Cho đến đầu những năm 1980, hàng rào thuế quan của Nhật
Bản thuộc loại thấp nhất trong sổ các nước công nghiệp phát triển. Trên thực tể, hàng hoá, lao động và các
công ty nước ngoài rất khó thâm nhập và tồn tại được ở thị trường Nhật Bản do sự tồn tại của các hàng rào phi
quan thuế hũư hình và vô hình như: chế độ quản lý lao động, hệ thống phân phối, chế độ nhập cư....

31
2
Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc khơi thông thị trường quốc tế bằng các hiệp định chính trị
và kinh tế liên chính phủ và cấp các khoản ODA cho các thị trường tiềm năng nhằm duy trì môi trường quốc
tế hòa bình đối với Nhật Bản, tăng cường cung cấp thông tin thị trường, kết hợp chặt chẽ các công cụ đối
ngoại như FDI, ODA và xuất nhập khẩu. Nhà nước Nhật Bản đã chủ động tận dụng những lợi thế chính trị
thuận lợi để khai thác các thị trường quan trọng.
Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp và sản phầm xuất khẩu, nhá nước tích cực
chỉ đạo các ngân hàng cấp ưu đãi thuế, tín dụng cho doanh nghiệp, nhưng giảm dần “liều lượng” ưu đãi để các
doanh nghiệp vươn lên trong cạnh tranh thị trường đầy đủ, lành mạnh hơn. Ngoài việc cấp những ưu đãi, Nhà
nước khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu và “nội địa hoá” công nghệ nước ngoài. Bên cạnh đó, nhà nước
mạnh dạn xóa bỏ các doanh nghiệp yếu, kết nối các doanh nghiệp liên kết thành những công ty, tập đoàn
doanh nghiệp lớn hơn để đủ sức đối phó với các công ty đa quốc gia ở thị trưòng trong và ngoài nước.
Nhà nước Nhật Bản đã có những bước đi khôn khéo và đúng đắn phù họp với bối cảnh trong nước và
quốc tế để mở cửa và hội nhập thành công, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trường kinh tế nhanh của Nhật Bản.
Tuy nhiên, xúc tiến thương mại, đặc biệt là xúc tiến xuất khẩu mới thực sự là chìa khoá quan trọng cho sự
thành công của Nhật Bản cả ở cấp quốc gia lẫn tập đoàn doanh nghiệp. Điều này lý giải cho việc thành lập Tổ
chức xúc tiến thương mại Nhật Bản - JETRO (1958). JETRO ngày càng phát triển và mở rộng quy mô, đồng
bộ và tự chủ hơn. Điều đó cho thấy vai trộ tích cực của ‘bàn tay hữu hình’ Nhà nước.
Chất lượng thể chế và nguyên tắc thị trường là hai động lực căn bản tương tác chặt chẽ với nhau trong
tạo nên sức phát triển lâu bền của một quốc gia. Để xây dựng được một hệ thống thể chế phù họp, chất lượng
cao đòi hỏi sự hội tụ của nhiều yếu tố trong hệ thống chính trị, xã hội cũng như những tác động khách quan
bên ngoài. Đó cũng là nguyên nhân mà không phải quốc gia nào áp dụng mô hình Nhà nước kiến tạo cũng thu
được thành công.
1.2. Hạn chế của mô hĩnh Nhà nước kiến tạo phát triển Nhật Bản
Sự hấp dẫn của mô hlnh nhà nước kiến tạo phát triển đã suy giảm sau cuộc khủng khoảng tài chính
châu Á năm 1997 làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều nước, đặc biệt các nước Đông Á (là nhũng nước
theo mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển). Các nhà kinh tế đã chi ra không ít hạn chế của mô hình Nhà nước
kiến tạo phát triển. Đó là sự hoạch định kế hoạch phát triển công nghiệp của Nhà nước có thể dẫn đến hiện
tượng dư thừa năng lực sản xuất quá lớn như trường hợp ở Trung Quốc và sự hạn chế ở trong thời đại toàn cầu
hóa, khi các tập đoàn xuyên quốc gia làm chủ việc hoạch định chính sách phát triển nhiều ngành công nghiệp
trong khi Nhà nước không dễ đi ngược lại với các quyết định của các tập đoàn.
Mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển nếu áp dụng không đúng cũng có thể khiến nền lành tế trì trệ,
tạo điều kiện cho các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, qua đó làm chậm và chệch hưóng quá trình phát triển
quốc gia. Ắn Độ là trường họp điển hình khi cũng áp dụng loại mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển nhung
không mang lại thành công, thậm chí làm trì trệ nền kinh tế. Mặc dù mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển
Nhật Bàn đã đạt được những thành công, song vẫn tồn tại một số hạn chế, đó là:
Thứ nhất, xu hướng hạ thấp vai trò của các doanh nghiệp Nhật Bản. Nói cách khác, các doanh nghiệp
không thể hiện sự sẵn sàng và khả năng hành động độc lập với nhà nước. Bằng cách nhấn mạnh cơ quan của
bộ máy nhà nước, cụ thể là năng lực xác định các ưu tiên trong phát triển, xây dựng chính sách phù hợp nhất
để tối ưu hóa tăng trưởng và thực sự thành công trong việc thực hiện các chính sách này (nghĩa là khả năng
làm cho các doanh nghiệp hành động theo những cách nhất định, hoặc giảm cạnh tranh), mô hình này chắc
chắn vượt qua sự tự trị và đóng góp của các cơ quan nhà nước với chi phí của những người tham gia kinh

31
3
doanh. Điều này dẫn đến các hoạt động kinh doanh được miêu tả là bị nhà nước và các quyết định về kỹ thuật
của Nhà nước chỉ đạo một cách thụ động, các doanh nghiệp không có vai trò hoàn toàn độc lập hoặc hành
động như bị cuốn theo trong mối quan hệ đan xen với Nhà nước.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp của Nhật Bản rất hạn chế hành xử như nhũng người thụ động hoặc thậm
chí là những đối tác nhiệt tình sẵn sàng của Nhà nước. Các doanh nghiệp có những mối quan tâm riêng của họ.
Kinh nghiệm của hai công ty khổng lồ, Sony và Honda chống lại việc MITI từ chối chấp thuận và ký kết một
thỏa thuận bằng sáng chể về chuyển giao công nghệ bóng bán dẫn từ Mỹ (1953), sau đó đem lại thành công
thưong mại lớn. Đó là Ford, dù đã có nhiều áp lực từ việc chống cạnh tranh MITI, nhà sản xuất xe gắn máy
Ford vẫn tiếp tục tham gia vào thị trường xe hơi và trở thành đối thủ cạnh tranh chính của hãng Toyota. Điều
này cho thấy các chủ thể kinh doanh của Nhật Bản không nhất thiết phải có nghĩa vụ họp tác với Nhà nước.
Ttó hai, mô hĩnh Nhà nước kiến tạo đã lý tưởng hổạ quá mức về Nhà nước. Mô hình này mô tả hình
ảnh lý tưởng của Nhà nước như một cỗ máy phát triển, không quan tâm, che giấu thực tế hoạt động của Nhà
nước. Tuy nhiên, thực tế tồn tại một nhóm trong giới tinh hoa nhà nước đã không phục vụ hoàn toàn cho lợi
ích công cộng và thưòng tham gia vào hành vi tham nhũng để có được các nguồn lực chính trị và tài chính. Ví
dụ, Tanaka Kakuei, từng làm Thủ tướng Nhật Bản trong những năm 1970, đã tích lũy được rất nhiều tài sản cá
nhân bằng cách sử dụng thông tin nội bộ của mình về các dự án xây dựng của chính phủ trong tương lai để thu
lời bất chính từ thị trường bẩt động sản. Các quan chức cũng tham gia vào hành vi tham nhũng, nhận quà tặng
bẩt họp pháp từ các công ty muổn lẩy hợp đồng của chính phủ hoặc xây dựng các mối quan hệ cá nhân dưới
cái tên "phí giới thiệu" hoặc "hoa hồng" . Thực tế các doanh nghiệp, chính trị gia và quan chức Nhật Bản
thường hình thành mạng lưới tham nhũng ba bên, gọi là "tam giác sắt", nơi các công ty cung cấp phiếu bầu để
đổi lấy sự tiếp cận với tài chính công dưới sự kiểm soát của họ. Trong ngành xây dụng, ước tính mỗi năm
khoảng 50 nghìn tỷ Yên được giao cho các công ty theo cách này, bằng 11% GDP Nhật Bản.
Thực tế, Nhà nước không phải lúc nào cũng có thể hành động có hiệu quả và chuẩn xác. Các Bộ,
ngành khác nhau đôi khi bất đồng chính sách, làm gián đoạn nghiêm trọng sự can thiệp của nhà nước vào nền
kinh tế. Trong giai đoạn 1970-1980, một số bộ phận của bộ máy hành chính nhà nước, đặc biệt là Bộ Buư
chính Viễn thông, đã không đồng ý với MITI về chính sách viễn thông và do đó cản trở những nỗ lực của Bộ
để thúc đẩy tăng trưởng các hoạt động công nghệ. Nghĩa là, Nhà nước Nhật Bản không phải là không có tham
nhũng và lợi ích cá nhân cũng không có liên kết thống nhất giữa các thành viên nhà nước.
Thứ ba, mô hình Nhà nước kiến tạo về cơ bản chủ yếu quan tâm các yếu tố như chất lượng và tính tự
chủ của bộ máy kinh tế, nhân sự, chính sách công nghiệp và mối quan hệ với các chủ thể kinh doanh; ít chú ý
đến các điều ldện bên ngoài liên quan đến nền kinh tể chính trị quốc tế hiện tại. Tuy nhiên, sự phát triển của
mỗi quốc gia luôn diễn ra trong bối cành quốc tế và những biến động của các yếu tố ngoại sinh có thể ảnh
hưởng đến môi trường bên trong, tác động đến vai trò của Nhà nước trong thúc đẩy lãnh té. Thực tế, môi
trường quốc tế sau chiến tranh Triều Tiên rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản và có thể nói
thành công phát triển sau chiến tranh của Nhật Bản là nhờ bối cảnh lịch sử và quốc tế thuận lợi.
Nhật Bản đã trải qua "phép màu kinh tế" (economic miracle) trong suốt 2 thập kỷ (1950-1970) nhờ có
sự can thiệp mạnh của Nhà nước thông qua MTTI và hệ thống tài chính ngân hàng. Phép màu được thúc đẩy,
dẫn dắt bởi sự tích lũy nhanh chóng đầu vào sản xuất cũng như cải thiện năng suất. Nhờ vậy, Nhật Bàn đã trở
thành một siêu cường kinh tế, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trong thời gian dài. Tuy nhiên, khi bong bóng
tài sản nổ ra và xuất hiện các vấn đề về tài chính trong năm 1990, Nhật Bản đã rơi vào suy thoái. Nen kinh tế
phải đối phó với tình trạng giảm phát nghiêm trọng, tỷ lệ thất nghiệp cao và thâm hụt ngân sách khổng lồ do

31
4
thực hiện chính sách kém hiệu quả.
2. Kinh nghiệm của Singapore
2.1. Xác định rõ vai trò của Nhà nước trong mối quan hệ với thị trường ở Singapore
Singapore được xem như điển hình của sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường, cả ở tầm vĩ mô và
vi mô. Sở dĩ Nhà nước buộc phải can thiệp vào các hoạt động kinh tế nói chung, hoạch định chiến lược phát
triển kinh tế nói riêng vì, sau khi giành độc lập (1965), kinh tế Singapore phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, cảc
cơ sở kinh tế nhà nước, tư bản tư nhân trong nước còn yếu, thị trường tiền tệ chưa có... nên chỉ có nhà nước
mới có khả năng đúng ra huy động vốn để đầu tư vào các dự án lớn với thời gian dài. Trong mối quan hệ giữa
Nhà nước và thị trường, Nhà nước hướng đến thúc đẩy cho thị trường phát triển, và thị trường được sử dụng
như một công cụ, phương tiện để thúc đẩy kinh tế. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường
Singapore thể hiện ở 2 khía cạnh chính:
Một là, định hướng cho sự phát triển của thị trường
Thị trường có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Thị trường kích thích phát
triển kinh tế cả theo chiều rộng lẫn chiều sâu, tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, thúc đẩy nâng cao kỹ
năng lao động và luôn được gắn két trong mỗi nhà hước cũng như trong sự lựa chọn của mỗi cá nhân. Thị
trường tự thân nó không thể giải quyết nhũng sự mất cân bằng cơ cấu bởi vì những mất cân bằng này đã vốn
có trong hệ thống thị trường tự do nên nó cần đến sự can thiệp của Nhà nước. Lúc này, Nhà nước đóng vai trò
"can thiệp" một cách có chọn lọc.
Trong nền kinh tế hiện đại, vai trò của Nhà nước thể hiện rõ ở việc xác định “các quy tắc trò chơi” để
can thiệp vào nhũng khu vực càn có sự lựa chọn vào những khuyết tật của thị trường, để đảm bảo tính chỉnh
thể của nền kinh tế và cung cấp nhũng dịch vụ phúc lợi. Nhà nước muốn thu hút vốn đầu tư thì phải tạo lập
được những thể chế mà các nhà đầu tư mong muốn. Nghĩa là, thị trường đòi hỏi phải có thể chế hỗ trợ. Để tạo
được bước đột phá trong cải cách thể chế cũng như cải thiện môi trường kinh doanh thì năng lực quản trị nhà
nước được xem là nhân tố tạo nên thành công của Singapore. Nhũng thể chế nhà nước Singapore tạo lập, bao
gồm:
- Thể chế thông tin hỗ trợ thị trường. Thông tin là huyết mạch của mọi nền kinh tế. Nếu
không có thông tin đáng tin cậy, thị trường sẽ không hoạt động tốt. Vì thế, nhà nước xây dựng
những thể chế thông tin hỗ trợ thị trường và cung cấp' thông tin cho doanh nghiệp như một kênh hỗ
trợ quan trọng của nhà nước. Hội đồng doanh nghiệp quổc tế (IE-Intemational Enterprise) trực
thuộc Bộ Công thương Singapore có trên 30 văn phòng ở nhiều nước trên thế giới. Các văn phòng
này có trách nhiệm tập họp và cung cấp các thông tin thị trường.
- Thể chế về quyền sở hữu. Thị trường sẽ không thể phát triển tốt nếu như không có sự thừa
nhận và tôn trọng quyền sở hữu từ phía Nhà nước. Nhà nước trong các nền kinh tế thị trường cần
thiết lập và bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, cũng như quyền được hưởng các lợi ích kinh tế xuất phát
từ việc sử dụng quyền sở hữu đó. Đây là sự can thiệp rất quan trọng của Nhà nước Singapore trong
việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích nhũng hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học,
phát huy khả năng trí tuệ của người lao động.
- Thể chế hành chính nhà nước đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh của thị trường, chổng
độc quyền. Các hành vi phản cạnh tranh có thể dẫn đến việc phân bổ không hiệu quả các nguồn lực,
làm suy giảm hiệu quả hoạt động kinh tế. Thể chế hành chính nhà nước về cạnh tranh điều chỉnh
hành vi của các doanh nghiệp thông qua các quy định cấm thông đồng định giá và các thỏa thuận

31
5
thông đồng khác, hoặc các hành vi lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường.
Vai trò quan trọng nhất của Nhà nước Singapore là định hướng mục tiêu phát triển, dự báo
tình hình biến động của thị trường, ldểm soát độc quyền, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Nhà
nước xây dựng được môi trường cạnh tranh công bằng, bền vũng, môi trường mà ở đó các doanh
nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có điều kiện phát triển. Nhà nước dùng công
cụ chỉnh sách khắc phục khó khăn, khiếm khuyết cùa thị trường nhưng chủ yếu là dùng công cụ,
chính sách chứ không sử dụng nguồn lực của nhà nước để làm thay công việc sản xuất và kinh
doanh của thị trường. Điều này được thể hiện rất rõ trong cách thức quản lý vốn nhà nước ở
Singapore. Nhà nước thành lập Công ty Đầu tư tài chính Temasek (1974). Việc thành lập Temasek
nhằm phục vụ yêu cầu tách biệt vai trò điều tiết chính sách của Nhà nước khỏi vai trò kinh doanh.
Nguồn vốn của Temasek được hình thành chủ yếu từ khoản tiết kiệm bắt buộc của người dân cùng
với nguồn ngân sách nhà nước thu được từ thuế. Với số vốn đó, cùng với sự giúp đỡ của các chuyên
gia kinh tế hàng đầu quốc gia và thể giới, Temasek tập trung đầu tư và kinh doanh vào một số lĩnh
vực nhất định nhằm thu lợi nhuận cho quốc gia. Lợi nhuận đó sẽ được chia đều cho những người
góp vốn - là người dân. Chính bởi lý do này mà ở Singapore, khoản trợ cấp khi về hưu của người
dân rất lớn.
Yếu tổ hàng đầu quyết định sự thành công của Temasek là cơ cấu tổ chức hợp lý, tập họp
được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh. Temasek không can thiệp trực
tiếp vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ thực hiện vai trò cổ đông trong những
vấn đề lớn như chính sách quản trị công ty, định hướng chiến lược phát triển... Temasek bảo đảm
tính độc lập trong quản lý kinh doanh của bộ máy lãnh đạo công ty. Đe giảm thiểu các trường họp
đầu tư kém hiệu quả, Temasek có thế bán bớt cổ phiếu hoặc giải thể các công ty làm ăn thua lỗ như
trường hợp bán Công ty Công nghệ Xây dựng (1996) và giải thể Công ty Micropolis (1997).
Hai là, thúc đẩy, tăng cường khả năng cạnh tranh cùa các doanh nghiệp
Là một trong 20 quốc gia có diện tích nhỏ nhất thế giới, vì vậy, nếu các doanh nghiệp
Singapore chỉ hoạt động trong nước thì khó có điều kiện phát triển bởi thị trường nhỏ hẹp, nguồn tài nguyên
khoáng sản khan hiếm... Do đó, 60% doanh nghiệp của Singapore có khuynh hướng đầu tư ra nước ngoài hoặc
hướng tới hoạt động xuất khẩu. Nhà nước Singapore đã hỗ trợ kinh phí hình thành quỹ đào tạo nhằm nâng cao
năng lực cho các doanh nghiệp để f họ có kiến thức sâu rộng khi tham gia kinh doanh tại các thị trường
trọng điểm: Trung Quốc,
Ấn Độ, Việt Nam, Nga... Trường Đại học Công nghệ Nanyang là một trong những cơ sở được
Nhà nước “đặt hàng” và đã thực hiện tốt chương trình đào tạo. Nhiều doanh nghiệp được hưởng lợi
từ các chương trình đào tạo của nhà nước và chỉ phải đỏng một phần nhỏ tiền học phí còn phần lớn
được Nhà nước hỗ trợ nhưng lại được tiếp thu những kiến thức kinh tế mới nhất, những kinh
nghiệm quản trị kinh doanh tốt nhất từ các chuyên gia kinh tế, các nhà kinh doanh thành đạt.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới (năm 2008), kinh tế Singapore bị sụt giảm,
nhưng với phương châm “Doanh nghiệp mạnh, đất nước giàu”, Nhà nước hỗ trợ vốn cho sản xuất,
kinh doanh và thành lập doanh nghiệp mới. Những doanh nghiệp có tính sáng tạo cao, có tiềm
năng phát triển trong tương lai cũng được Nhà nước xem xét hỗ trợ về mặt tài chính. Chính sách
hỗ trợ được thực hiện thông qua bảo lãnh với ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn phục vụ cho
sản xuất, kinh doanh. Nhà nước giúp đỡ doanh nghiệp gặp khó khăn do thiên tai hoặc những

31
6
nguyên nhân khách quan thông qua việc can thiệp, bảo lãnh với cơ quan thuế cho doanh nghiệp
được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngược lại, các doanh nghiệp đã có công đóng góp
rất lớn cho sự phát triển kinh tế Singapore.
2.2. Xác định rõ các lĩnh vực cần có sự can thiệp của Nhà nước
Phát triển kinh tế luôn đòi hỏi sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau giũa Nhà nước và thị
trường. Nhà nước Singapore rất năng động và thực tế. Sự can thiệp của nhà nước Singapore có
hiệu quả cao, bởi đó là sự can thiệp theo hướng thị trường, hoặc sửa chữa nhũng sai lầm của thị
trường, chứ không phải là thay thế thị trường. Là quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực,
Singapore chịu tác động lớn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (năm 2008) với lạm phát
cao, tăng trưởng chậm và xuất khẩu đình trệ. Nhà nước đã trấn an tinh thần người dân bằng cách
bảo đảm nguồn cung cấp lương thực. Theo khía cạnh kinh tế, phương châm để "bàn tay vô hình"
tự ổn định thị trường đã có hiệu quả: Không tìm cách dìm cung mà đối phó với nó bằng cách tăng
cầu. Sự can thiệp của nhà nước Singapore đối với nền kinh tế tập trung vào ba khu vực chính:
Thủ nhất, điều tiết thị trường lao động. Trong giai đoạn đầu phát triển, Nhà nước xây
dụng khu vực việc làm cho lao động phổ thông qua việc thu hút đầu tư và mở rộng các hoạt động
sản xuất nhằm giải quyểt tình trạng thất nghiệp. Bên cạnh đó, nhằm duy trì mức cạnh tranh quốc tế
trong hoạt động sản xuất, nhà nước áp đặt mức lương tối thiểu hiệu quả. Để đạt được mục tiêu có
nguồn lao động với chất lượng cao, Singapore đã tập trung ngân sách rất lớn tài trợ cho hệ thống
giáo dục, đặc biệt là giáo dục sau đại học. Nhà nước ban hành chuông trình giáo dục bắt buộc và
miễn phí trong vòng 10 năm (từ 6 đến 16 tuổi). Nhà nước phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo
vào trong các chính sách công nghiệp hoá, bao gồm đưa nguồn nhân lực vào các khu vực sản xuất
công nghệ cao, các tập đoàn đa quốc gia. Đây được xem là một chiến lược quan trọng nhằm học
hỏi và chuyển giao công nghệ từ các nước phưong Tây cho nguồn nhân lực của Singapore. Nhà
nước có chính sách cụ thể trong việc trả lương xứng đáng cho cán bộ, công chức, qua đó hạn chế
tối đa tham nhũng, minh bạch hóa chính phủ, tạo đà cho cán bộ, công chức dành hết tâm sức vào
công việc được giao.
Thứ hai, khuyến khích giáo dục đào tạo. Singapore có đội ngũ lao động cấp cao hàng đầu
thế giới, thành thạo về chuyên môn, kĩ thuật và có thái độ làm việc tích cực là nhờ nhà nước đã liên
tục đầu tư vào đào tạo. Nhà nước tập trung xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo kỹ
năng cho người lao động. Giáo dục và đào tạo ban đầu được trợ cấp bỏi nhà nước. Sau đó được
khuyến lđúch đầu tư nhằm hiện đại hoá và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia. Hiện
Singapore có hệ thống giáo dục và đào tạo tiên tiến nhất thế giới. Không chỉ tập trung đào tạo và
phát triển người tài trong nước, Singapore chú trọng đẩy mạnh thu hút nhân tài từ khấp nơi trên thế
giới với bước đột phá là việc sử dụng nhân tài ngoại quốc trong bộ máy nhà nước. Chính sách của
Singapore là chào đón người có tài năng từ nước ngoài vào bộ máy nhà nước với ưu đãi trọng dụng
người tài như trả lương cao để họ dành hết tâm sức cho công việc quản lý kinh tế.
Ttó ba, nâng cao mức tỉết kiệm trong nền kình tể. Nhà nước Singapore xem tiết kiệm là
quốc sách hàng đầu. Cuộc vận động tiết kiệm luôn được tiến hành và nhận được sự ủng hộ của
người dân. Với chính sách tiết kiệm bắt buộc, người lao động có thu nhập bằng lương đều gửi tiết
kiệm vào quỹ khoảng 20-25% tổng thu nhập. Gói lách cầu đầu tư gần 20 tỷ USD (2009) là minh
chứng rõ ràng cho tỷ lệ tiết kiệm cao của Singapore. Có thể khẳng định, Singapore là quốc gia có tỷ

31
7
lệ tiết kiệm cao nhất thế giới với mức gửi tiết kiệm đã tăng từ 10% lên đến 50% trong giai đoạn
(1955 -1985). Tiết kiệm chất xám và sức lao động được Singapore thực hiện thông qua việc khai
thác chất xám, khai thác sức lao động một cách hiệu quả. Từ một quốc gia chuyên sản xuất hàng giá
rẻ vào những năm 1960, Singapore trở thành trung tâm ngoại hối lớn thứ 3 thế giới (sau Anh và
Mỹ), vượt Nhật Bản để thành tiung tâm ngoại hối lớn nhất khu vực châu Á năm 2013. Chính sách
tiết kiệm bắt buộc đã góp phần làm giàu nền kinh tế Singapore. Với tỉ lệ tiết kiệm cao, nguồn vốn
dự trữ lớn, lưu lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài dồi dào, Singapore đã có khả năng úng phó cũng
như đề ra các biện pháp kịp thời và quyết đoán để chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của khủng
hoảng. Chính sách ưu đãi thuế cạnh tranh cho các nhà đầu tư nước ngoài đã giúp Singapore có khả
năng tích luỹ vốn và nguồn lực ở mức cao. Chính sách thuế hiệu quả giúp nguồn lực được táỉ đầu tư
trong nền kinh tế. Hệ quả là tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư ở mức cao được duy trì ổn định lâu dài.
Singapore là một trong số quốc gia phát triển bậc nhất châu Á với mức thu nhập bình quân đầu
người cao, phúc lợi từ các tiện ích, dịch vụ cuộc sống và an sinh xã hội hàng đầu thế giới.
Nhà nước quản lý phần lớn các khoản tiết kiệm thông qua Quỹ Dự phòng Trung ương
(CPF-Central Provident Fund) và Ngân hàng Tiết kiệm Buu điện (POSB- Post Office Saving

31
8
Bank). Hằng năm, Nhà nước quyết định tăng lương và thiết lập các lợi ích tối thiểu trong khu vực công
và tư nhân. Trách nhiệm của Nhà nước về phúc lợi đã giành được sự ủng hộ lớn của người dân, do đó
bảo đảm sự ổn định chính trị khuyển khích đầu tư tư nhân. So với các nền kinh tế châu Á năng động
khác, cách tiếp cận của Nhà nước Singapore trong việc can thiệp vào nền kinh tế ngày càng rộng rãi
hơn.
III. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC
Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu năm 2008, đã có những tranh luận mới, phê phán về
tư nhân hóa và kinh tế thị trường tự do, đánh giá vai trò quan trọng của Nhà nước đối với nền kinh tế.
Đã có nhiều ý kiến ủng hộ “Đồng thuận Bắc Kinh” hay còn gọi là “mô hình Trung Quốc”, mô hình mà
cả Nhà nước và thị trường đóng vai trò quan trọng và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mô hỉnh này đối lập
với “Đồng thuận Washington”. Sự khác biệt giữa hai mô hình chủ yếu là ở mức độ can thiệp của Nhà
nước vào nền kinh tế. Mô hình “Đồng thuận Washington” cho rằng: sở hữu tư nhân, mở cửa kinh tế, cải
cách (tự do hoá) hệ thống tài chính, ổn định vĩ mô, và tự do hoá chính trị là cốt yếu để thúc đẩy tăng
trường kinh tế; nói cách khác Nhà nước can thiệp ở mức ít nhất có thể vào nền kinh tế. Ngược lại “Đồng
thuận Bắc Kinh” nhấn mạnh vai trò chủ động của Nhà nước; nhan mạnh đến chiến lược tăng trưởng,
đến vai trò của Nhà nước hơn là vai trò hàng đầu của thị trường; nhấn mạnh vai trò của sở hữu nhà
nước, sở hữu hỗn họp; thử nghiệm các định chế khác nhau 63 64. Có thể nói sự thành công cùa Trung
Quốc những thập niên qua gắn liền với quá trình cài cách mở cửa theo hướng thị trường, trong đó trước
hết và quan trọng nhất là sự chuyển đổi trong nhận thức của Đảng Cộng sân Trang Quốc về mối quan hệ
Nhà nước và thị trường
1. Sự chuyển đổi quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về mối quan hệ Nhà nưó'c và
thị trường
Trước kill bước vào cải cách, Trang Quốc đang có thể chế kinh tế kế hoạch tập trang, có đặc
trưng là loại bỏ vai trò của thị trường. Sau Hội nghị toàn thể lần thứ 3, khóa XI, Đảng Cộng sản Trang
Quốc đặt vấn đề về cơ chế kết hợp giũa kế hoạch với thị trường. Bởi lẽ một thực tế, nền kinh tế kế
hoạch tập trang đã không tạo lập được động lực tăng trưởng và hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Đại hội
XIV của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có sự đột phá trong nhận thức về thể chế kinh tế và vai hò của
thị trường. Đại hội xác định mục tiêu cải cách thể chế ở Trung Quốc là xây dựng thể chế kinh tế thị
trường XHCN, làm cho thị trường phát huy vai trò cơ sở trong phân bổ nguồn lực.
Tại Kỳ họp thứ 3 Đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ XVIII đã thông qua “Quyết định
của Trung ương Đảng về những vấn đề trọng đại liên quan đến cải cách sâu sắc và toàn diện” đã chỉ rõ:
“Cải cách thể chế kinh tế là trọng điểm của cải cách sâu sắc toàn diện, vấn đề hạt nhân là xử lý tốt mối
quan hệ giữa Nhà nước và thị trường”11. Nghị quyết hội nghị đã đưa ra quan điểm mới về vai trò của thị
trường: thị trường đóng vai trò quyết định trong phân bổ nguồn lực (trước đây chỉ đóng vai trò cơ sỏ) và
phát huy tốt hon nũa vai trò Nhà nước. Thị trường đóng vai trò quyết định cho thấy vai trò của cơ chế
thị trường trong việc phân bổ các nguồn lực được tăng cường hơn, do cơ chế thị trường quyết định, chú'
không phải do cơ chế kế hoạch. Thị trường quyết định phân bổ nguồn lực là quy luật phổ biển của kinh,
tế thị trường, kiện toàn thể chế kinh tế thị trường XHCN cần tuân thủ quy luật này.

63.http://laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/dong-thuan-washington-va-dong-thuan-bac-kinh-31942.bld
64H.w<: .2014:11-14
(Cao Zhuo: Từ kỳ họp thứ 3 Đại hội Đảng lần thứ 18 xem xét sự chuyển biến quan hệ giữa Nhà nưó‘c và thị trường, tạp chí
học viện văn lý đại học Giang Hán, 2014)
27
Cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc đã bước vào thời đại hậu cải cách hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường XHCN. Hợp lý hóa quan hệ giữa Nhà nước và thị trường là hạt nhân đi sâu cải
cách thể chế kinh tế. Đây vừa là logic nội tại phát triển lý luận kinh tế thị trường, đã được kinh
nghiệm thực tiễn từ cải cách mở cửa Trung Quốc chứng thực, là lựa chọn tất yếu để hóa giải mâu
thuẫn kinh tế xã hội thời hậu cải cách. Tư duy tổng thể về giải quyết hợp lý quan hệ thị trường và
Nhà nước thời sau cải cách là kiện toàn và hoàn tlùện tổ chức “nhà nước - tổ chức trung gian -
doanh nghiệp”, then chốt là dựa vào tổ chức trung gian tạo cầu nổi giữa Nhà nước và doanh nghiệp,
từ đó thể chế hóa vai trò Nhà nước, phát triển tổ chức trung gian và doanh nghiệp để xử lý tốt quan
hệ giữa Nhà nước và thị trường.12
Thực tiễn quá trình cải cách ở Trung Quốc vừa qua cho thấy tuy cơ chế thị trưởng ngày
càng đóng vai trò rõ rệt trong việc phân bổ nguồn lực, nhưng chưa hề đóng vai trò mang tính quyết
định. Tình trạng khép kín giữa các địa phương, phân tách giữa các bộ ngành, tình trạng độc quyền
các ngành nghề diễn ra tưong đối nghiêm trọng, sự cạnh tranh của các chủ thể thị trường không
được phát huy một cách đầy đủ. Thị trường các yếu tố sản xuất như thị trường đất đai, thị trường
vốn, thị trường quyền tài sản chưa kiện toàn, giá cả các yếu tố sản xuất bị bóp méo, quan hệ cung-
cầu, quyền hạn của Nhà nước trực tiếp phân bổ nguồn lực chưa phản ánh được một cách đầy đủ ...
Những vấn đề này đã làm cản trở sức sống của thị trường và sự phát triển của sức sản xuất.
Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc và hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII nhấn
mạnh: kiên trì phương hướng cải cách kinh tế thị trường XHCN”, hàm ý đã rõ ràng hơn so với trước
Ida là “kiên trì phương hướng cải cách” hay “kiên trì phương hướng cải cách kinh tế thị trường”,
không cho phép hiểu và lựa chọn cải cách rời xa phương hướng lớn là CNXH. Thể chế kinh tế thị
trường XHCN bao gồm 3 tầng nội dung không thể tách rời: do thị trường phân phối tài nguyên, xóa
bỏ việc sẳp xếp kế hoạch của Nhà nước, kết họp kinh tế thị trường và chế độ kinh tế XHCN. Quán
triệt quan điểm mà Hội nghị TW2 khóa XVIII đưa ra : “để thị trường phát huy vai trò mang tính
quyết định trong phân phối tài nguyên và phát huy tốt hơn vai trò của Nhà nước”. 13 Một số vấn đề đi
sâu toàn diện cải cách bao gồm: 1-Kiên trì và hoàn thiện thể chế kinh tể cơ bản; 2-Đẩy nhanh hoàn
thiện hệ thống thị trường hiện đại; 3- Đẩy nhanh chuyển đổi chức năng chính phủ; 4-Đi sâu cải cách
thể chế tài chính thuế; 5-Kiện toàn cơ chế thể chế phát triển nhất thể hóa thành thị nông thôn; và 6-
Xây dụng thể chế mới kinh tế mô hình mở cửa
Xử lý tốt mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường là vấn đề hạt nhân của cải cách thể chế
kinh tể, là trọng điểm được Nhà nước và doanh nghiệp, giới kinh tế và giới lý luận quan tâm, cũng
là yêu cầu tất yếu thúc đẩy hiện đại hóa năng lực quản trị và hệ thống quản trị quốc

,2
.Bai Yongxiu Wang Songji (2013) trong “Sắp xếp lại Hạt nhân cải cách thể chế kinh té: quan hệ giữa chính phủ và thị
trường”.
13
.Vệ Hung Hoa (2014) trong “Vấn đề kiên t\rì phương hướng cải cách kinh tế thị trường XHCN”
28
gia. Từ đại hội XVIII, Trung Quốc đẩy nhanh cải cách thể chế kinh tế, mục tiêu cải cách rõ hơn, biện
pháp cải cách khả thi hơn. “Quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề
trọng đại trong đi sâu cải cách toàn diện” nêu lên “thực hiện chế độ tiếp cận thị trường thống nhất, trên
cơ sở đưa ra danh mục chọn bỏ, các chủ thể thị trường có thể bình đẳng theo luật thực hiện các lĩnh vực
ngoài danh mục”. “Một số ý kiến của Quốc vụ viện về thúc đẩy cạnh tranh công bằng thị trường, duy trì
trật tự thị trường” nêu ra yêu cầu “cải cách chế độ tiếp cận thị trường”. Quốc vụ viện, Trung ương Đảng
đưa ra “Ý kiến về thực hiện chế độ danh mục chọn bỏ trong tiếp cận thị trường”. Đây là cơ sở quan
trọng thúc đẩy Trung Quốc cải cách thị trường hóa, là biện pháp quan trọng đi sâu cải cách thể chế kinh
tế, có vai trò chỉ đạo quan trọng đối với việc phát huy vai trò mang tính quyết định trong phân phối tài
nguyên.
Ke hoạch cải cách theo định hướng thị trường đã được toàn thể Đại hội Đảng Cộng sản Trung
Quốc thông qua vào phiên họp thứ 3 trong tháng 11 năm 2013 có thể so sánh với công cuộc cải cách bắt
đầu từ năm 1978 của Trung Quốc65. Tuy nhiên, cải cách kinh tể theo định hướng thị trường luôn gặp
phải những chướng ngại to lớn và sự cản trở từ nhũng thể chế hiện hũư, cũng như những thành phần
đang được hưởng lợi đặc biệt từ những thể chế cũ này. Công cuộc cải cách này chỉ có thể tiến hành khi
các công, viên chức địa phương được khích lệ cao. Neu vấn đề động lực vẫn không được giải quyết thì
cải cách gần như không thể thực lứện. Giải quyết các vấn đề động lực có thể là mục tiêu cải cách quan
trọng nhất. Một trong những thách thức lớn nhất đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc là phải hạn chế
quyền lực của nhà nước bằng cách thể chế hóa thành các luật, các quy định chặt chẽ. Cùng với đó là
việc giải quyết các tệ nạn tham nhũng và ô nhiễm môi trường.
Vẩn đề đầu tiên là cải cách sâu rộng và toàn diện, với mục đích hạn chế vai trò của Nhà nưóc,
trong khi khẳng định thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực và theo đó đạt
được nhũng mục tiêu đã định cuối cùng trong năm 2020. vẩn đề thứ hai là đẩy mạnh Đô thị hóa kiểu
mới ở Trung Quốc. Đô thị hóa của Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu phi thường, góp phần đưa
kinh tế Trung Quốc phát triển rất nhanh làm cả thế giới kinh ngạc. Nhưng quá trình đó cũng đặt ra
nhiều vấn đề về suy thoái môi trường, giảm đât canh tác, tạo áp lực lớn đôi với tài nguyên thiên nhiên
(năng lượng, nước, đât), thiêu nhà ở thích họp, thay đổi phương thức tiêu dùng. Nhìn chung, các thách
thức đối với đô thị hóa Trang Quốc có thể quy về 3 chủ đề lớn là đất đai, con người và môi trường, vấn
đề thứ ba là cải tiến Idem soát vĩ mô, nhằm định rõ phạm vi hợp lý cho việc quản lý kinh tế, đưa mục
tiêu hạn chế tỷ lệ lạm phát về mức thấp nhất và tỷ lệ tăng trưởng cũng như các mục tiêu lao động lên
cao; nếu nền kinh tế vẫn trong tầm ldểm soát, thì các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế trong
ngắn hạn vẫn được sử dụng, nhưng đặt uu tiên hàng đầu việc cải cách hệ thống kinh tế và điều chỉnh
cấu trúc kinh tế66.

65.Chenggang Xu (2015) trong “Các thể chế Kinh tế- Chính trị của Trung Quốc và sự phát triển” phân tích rằng cải cách thể
chế là chìa khóa cho tương lai của Trung Quốc.
66'íOsamu Tanaka (2015) trong: “Cải cách Kinh tế và Chính sách Kinh tế của nhà Lãnh đạo Tập Cận Bình” đã tập trung bàn
luận và phân tích xung quanh 3 vấn đề chính của cải cách kinh tế và chính sách kinh tế của ông Tập Cận Bình.
29
Đại hội XIX đã chỉ rõ, bước vào thời đại mới, Trung Quốc phải bám sát yêu cầu “ xây dựng
thể chế kinh tế với cơ chế thị trường hiệu quả, các chủ thể vi mô năng động điều tiết vĩ mô họp lý”,
tiếp tục tập trung vào điều chỉnh hợp lý mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Vừa cần thị
trường hiệu quả, lại cần chính quyền hành động, phát huy thật tốt lợi thế của bàn tay hữu hình và
bàn tay vô hình. Thị trường hiệu quả chính là mục tiêu quan trọng của Nhà nước hành động và Nhà
nước hành động thông qua các công cụ, thực hiện chức năng của mình chính là bảo đảm quan trọng
để cơ chế thị trường phát huy hiệu quả và bổ khuyết cho thị trường. Như vậy giữa Nhà nước và thị
trường có sự thống nhất hữu cơ. Đại hội XIX cũng khẳng định: cải cách thể chế kinh tế phải lấy
hoàn thiện thể chế về quyền tài sản và phân bổ các yếu tố theo hướng thị trường làm trọng tâm. Đây
cũng chính là nội dung quan trọng bảo đảm việc xử lý họp lý mối quan hệ Nhà nước và thị trường.
2. Kinh nghiệm thực tiễn cảỉ cách theo hưứng nâng cao hiệu quả điều hành nhà nước
và gia tăng vai trò thị trưòmg ờ Trung Quốc sau Đại hội XVIII
2.1. Những hướng ưu tiên và kết quả bước đầu
Thứ nhẩt, tự do hóa thương mại quốc tế và nội địa:
- Tlĩúc đẩy xây dựng khu thương mại tự do kiểu mói: một ví dụ điển hình là việc thành lập
Khu thương mại tụ- do thí điểm ở Trung Quốc. Đây là một bước tiến quan trọng mà Trung Quốc đã
thực hiện để cải cách sâu hơn và mở ra khi đối mặt với hoàn cảnh mới. Khác với các khu kinh tế đặc
biệt và các khu chế xuất được thành lập trong những năm trước chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất,
loại hình thương mại tự do mới này tập trung vào các dịch vụ tài chính và kinh doanh mà Trung
Quốc rất miễn cưỡng mở cửa. Một khu vực dịch vụ cạnh tranh, như một đặc điểm điển hình của nền
kinh tế hiện đại, là điều cốt yếu cho sự phát triển bền vũng của Trung Quốc. Khu thương mại tự do
kiểu mới đầu tiên là Khu thương mại tự do Thượng Hải. Hiện Trung Quốc hiện đã có 11 khu thương
mại tự do (FTZ) với FTZ Thượng Hải dẫn đầu, hình thành bố cục phát triển FTZ “1+3+7”. Trong
FTZ không chỉ thực hiện các “biện pháp biên giới” như miễn giảm thuế mà còn thực hiện cả cải
cách cơ chế thể chế kinh tế trong nước “sau biên giới” như thương mại, đầu tư, tài chính, giám sát
quản lý, là vườn thử nghiệm để Trung Quốc đi sâu cải cách và mở rộng mở cửa. 5 cải cách lớn của
FTZ Thượng Hải thuộc các lĩnh vực: chức năng nhà nước, đầu tư, thương mại, tài chính và chính
sách thuế. Thực chất đây cũng là hướng xử lý quan hệ nhà nước và thị trường. Cụ thể, về chức năng
nhà nước: từ chú trọng xét duyệt trước đến giám sát quản lý trong và sau đầu tư, từ xây dụng hệ
thống chấp pháp tổng họp đến giám sát quản lý thị trường tập trung thống nhất.
Lĩnh vực đầu tư: Mở cửa ngành dịch vụ. Thăm dò phương thức quản lý theo danh sách chọn
bỏ, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia (NT - National Treament)
trước, trong và sau khi đầu tư,
Lĩnh vực thương mại: Khuyến khích công ty xuyên quốc gia lập trụ sở kinh doanh ở khu
vực châu Á TBD, dịch vụ hàng vận quốc tế...( FTZ là mô hình thử nghiệm thuận lợi hóa thương mại
trình độ cao, có nhũng quy định vượt cả tiêu chuẩn quốc tế67).

67.Long Quốc Cưò-ng (chủ biên), Xây dựng thể chế mới kinh tế mô hình mở cửa. Mở cửa đối ngoại TQ 40 năm, NXB
kinh tế Quàng Đông (tháng 9/2017), trg 308-312

30
Lĩnh vực tài chính: hoán đổi tự do đồng NDT, thị trường hóa lãi suất, sử dụng đồng NDT xuyên
biên giới. Ngành tài chính mở cửa với vốn dân doanh và tổ chức tài chính vốn đầu tư nước ngoài, giúp
tài chính phục vụ kinh tế thực thể.
Chính sách thuế: doanh nghiệp thương mại được hưởng uu đãi thuế giá trị gia tăng.
- Thúc đẩy doanh nghiệp dân doanh ưong phát triển ngoại thương
Trung Quốc coi trọng cả xuất khẩu và nhập khẩu, vừa ổn định thị trường xuất khẩu vừa chủ
động mở rộng nhập khẩu. Doanh nghiệp dân doanh là lực lượng quan trọng cho phát triển ngoại
thương, tỷ trọng trong xuất khẩu của Trung Quốc lần đầu vượt doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, từ
37,6% năm 2012 lên 46% năm 2016.68
Trong bối cảnh mới, doanh nghiệp chuyển đổi động lực, điều chỉnh kết cấu nhanh hơn trước.
Cùng với cải cách trọng cung, doanh nghiệp ngoại thương chủ động nâng cao lợi thế cạnh tranh qua ứng
dụng công nghệ, nhãn hiệu, nâng cao chất lượng dịch vạ Để thúc đẩy hoạt động ngoại thương đối với
doanh nghiệp dân doanh nhà nước tích cực hoàn thiện các chính sách và chế độ quản lý liên quan như:
giảm thuế xuất - nhập khẩu, mở cửa ngành dịch vụ...
- Thúc đẩy kết nối: Trung Quốc đang thúc đẩy sự phát triển của các cụm công nghiệp nội địa
bàng cách sử dụng các chính sách ưu đãi và thúc đẩy họp tác giữa các vùng. Các kết nối cơ sở hạ tầng
đến các quốc gia và khu vực lân cận thông qua chiến lược “Một vành đai, một con đường” để tạo ra một
mô hình mở rộng mới. Tất cả các chính sách này đều có lợi cho sự phát triển kinh tế của khu vực nội địa
Trung Quốc.
- Mở rộng mở cửa ngành tài chính
Trung Quốc tiếp tục đi sâu cải cách các tổ chức tài chính. Việc thành lập AIIB và quỹ Con
đường tơ lụa cung cấp hỗ trợ vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng các nước ven tuyến “Vành đai con
đường” và khu vực châu Á, thúc đẩy hợp tác kinh tế. Mức độ quốc tể hóa đồng Nhân dân tệ tiếp tục
được nâng cao. Trung Quốc thành lập FTZ Thượng Hải với cải cách tài chính là khâu đột phá trong
FTZ. về tiền tệ kết toán giao dịch, Trung Quốc dần bỏ hạn chế sử dụng NDT trong giao dịch qua biên
giới, hệ thống NDT chi trả qua biên giới (CIPS) được vận hành trực tuyến, quy mô sử dụng NDT qua
biên giới tăng nhanh. Theo thống kê của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Ngân hàng toàn cầu (SWIFT),
đến cuối tháng 6/2017, NDT là đồng tiền thanh toán thứ 6 toàn cầu, đồng tiền góp vốn thương mại lớn
thứ 3, đồng tiền giao dịch ngoại hối lón thứ 5, toàn cầu có 1900 tổ chức tài chính dùng NDT làm đồng
tiền thanh toán, về tiền tệ dự trữ, ngày 1/10/2016 IMF chính thức đưa NDT vào giỏ SDR, NDT chiếm
10,92 giỏ SDR, vượt Yên Nhật, bảng Anh. NDT được coi là đồng tiền dự trữ quốc tế. Toàn cầu có
khoảng 56 ngân hàng trung ương ngoài biên giới và tổ chức tiền tệ quốc tế ở Trung Quốc giữ tài sản tài
chính là NDT và đưa vào dự trữ ngoại hối của họ, cho thấy quốc tể công nhận thành tích phát triển kinh
tế và sức cạnh tranh tổng hợp của Trung Quốc 69
Thứ hai, chỉnh sách cải cách kết cẩu ưọng cung

68. (2017^ĨJW) ,
69http://www.cfen.com.cn/siDd/hg/201711/t20171107_2745486.html (7/11/2017) '8.
http://www.chinarefonn.org.cn/Economy/finance/Forward/201710/t20171013 270555.htm (13/10/2017)
31
Cải cách trọng cung là một trong nhũng nội dung quan trọng của chủ trương phát triển của
Trung Quốc, đổ là: “lấy nhân dân làm trung tâm”; “khá giả toàn diện”; “chế độ kinh tế cơ bản”; “lý
luận phát triển mới”; “thuyết hai bàn tay” (bàn tay vô hình, bàn tay hữu hình); “trạng thái bình
thường mới”; “trọng cung”; “nền kinh tế theo mô hình mở cửa”. 70 Đây là cải cách với xuất phát điểm
nâng cao chất lượng nguồn cung, tăng cường tính thích úng và linh hoạt của cơ cấu nguồn cung,
nâng cao tất cả các yếu tố năng suất lao động, làm cho việc phân bổ các nguồn lực như lao động, đất
đai, vốn... có hiệu quả hơn, đóng góp nhiều hon vào chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng kinh
tế71. Hạt nhân là phát huy vai trò quyết định của thị trường đối với phân phối tài nguyên, then chổt là
tăng cường phối hợp hài hòa, phát huy vai trò của chính phủ và thị trường’- 15). Trung Quốc đang nỗ
lực đẩy nhanh cải cách các yếu tố đầu vào của nền kinh tế thị trường như đất đai, vốn, nhân lực giữa
thành thị và nông thôn; thực hiện sắp xếp họp lý tài nguyên, tạo môi trường thuận lợi cho sáng tạo,
đẩy nhanh hon nữa việc chuyển đổi nâng cấp ngành nghề. Cụ thể, Trung Quốc đã điều chỉnh chính
sách dân số từ Hội nghị Trung ương 5 khóa XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ khống chế số
lượng dân số chuyển sang nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cung dân số; thúc đẩy thận
trọng cải cách chế độ đất đai, từng bước xây dựng chế độ lưu chuyển đất thống nhất giữa thành thị
và nông thôn; thực thi toàn diện cải cách tài chính, hỗ trợ có hiệu quả, cải cách thiết thực, “cởi trói”,
“giảm gánh nặng” cho các doanh nghiệp như giảm thuế, giải quyết vấn đề lãi suất vay quá cao;
thông qua đó, nâng cao sức sáng tạo công nghệ của doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.
Thứ ba, chuyển đổi chức năng của Nhà nước trong thực tế
Hội nghị Trung ưong 3 khóa XVIII (tháng 11 - 2013), Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục
chỉ rõ, cần thực hiện toàn diện, chính xác chức năng của Nhà nước, tinh giản bộ máy và phân quyền,
đi sâu cải cách chế độ xét duyệt hành chính. Trên cơ sở những thành tựu thu được trong việc tinh
giản bộ máy và phân quyền năm 2013, ngay từ đầu năm 2014, Nhà nước đã đặt quyết tâm tiến thêm
một bước thực hiện hủy bỏ và nới lỏng hơn 200 hạng mục xét duyệt hành chính, trong đó đối với các
vấn đề kinh tể xã hội có liên quan tiực tiếp tới địa phương, sẽ đồng loạt được giao cho địa phương
nhằm quản lý thuận tiện và hiệu quả hơn. Nhờ vậy, trong hai năm 2013 và 2014, các hạng mục được
phê chuẩn ở cấp trung ương đã giảm 76%. Theo thống kê đến cuối tháng 12 - 2014, Quổc vụ viện đã
hủy bỏ và phân quyền đối với 798 thủ tục phê duyệt hành chính trong các đợt tinh giản bộ máy, phân
quyền cho địa phương.
Việc phân chia quyền lực hành chính giữa trung ương và địa phưong phần nào đã khiến cho
việc quản lý hành chính ở Trung Quốc trở nên thông suốt và linh hoạt hơn, nhân dân được hưởng
nhiều lợi ích hơn từ cải cách. Chính vì vậy, đế tiếp tục thúc đẩy việc phân quyền đi vào chiều sâu,
ngày 15-5-2015, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành Thông tư số 29 (2015) về “Phương án thúc
đẩy công tác tinh giản bộ máy, phân quyền, kết hợp giữa

70.http://www.qstheorv.en/economv/20i6-12/21/c 1120160010.htm
71scopsr.gov.cn/mtgl/igbzllti/201607/t201607I8 288587.htm
1
32
buông và quản, chuyển đổi chức năng chỉnh quyền năm 2015", vạch rõ kế hoạch tổng thể mang tính
giai đoạn đối với các công tác có liên quan, trong đó nhiệm vụ đầu tiên là phải đi sâu thúc đẩy cải cách
thể chế xét duyệt hành chính72. Mục tiêu của Phương án này chính là: cởi trói cho doanh nghiệp và cá
nhân, dọn đường cho việc chuyên đổi phương thức phát triển và tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó,
năm 2016, Quốc vụ viện Trung Quốc lại tiếp tục xác định cắt giảm trên 150 hạng mục xét duyệt hành
chính; xóa bỏ quyền định giá của nhà nước, thúc đẩy cải cách giá cà, trong đó chú trọng vào việc trao
quyền định giá cho thị trường, và trao quyền quàn lý giá cho các ban ngành chủ quản cấp tỉnh, nhằm tạo
ra một cơ chế giá theo thị trường công bằng, họp lý, và có sức cạnh tranh hơn...
Yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy việc phân quyền hành chính chính là công tác cắt giảm và
phân quyền phê duyệt hành chính, về mặt công tác này, chỉ trong khoảng thời gian hơn 3 năm, Chính
phủ khóa mới ở Trung Quốc đã cắt giảm và phân quyền được trên 1/3 trong tổng số hơn 1700 các loại
thủ tục phê duyệt hành chính, hoàn thành vượt kế hoạch nhiệm vụ mục tiêu đã cam kết đầu nhiệm kỳ,
trong đó cắt giảm được 85% các hạng mục phê duyệt trước đăng ký lãnh doanh, giảm 44% các hạng
mục nhận định về sựu phù hợp ngành nghề, 73 cắt giảm 76% các hạng mục phê chuẩn đầu tư ở cấp trung
ương, xóa bỏ toàn bộ việc phê duyệt các hạng mục đầu tư ra nước ngoài trừ những trường hợp đặc thù 74,
xóa bỏ hoàn toàn các hạng mục phê duyệt cấp phép phi hành chính, điều chỉnh các hạng mục phê duyệt
cấp phép phi hành chính thành hạng mục phê duyệt trong nội bộ chính quyền 75, thực hiện toàn diện
chúng nhận cấp phép “3 trong l”76 v.v... Hầu hết các tỉnh, thành phố đều cắt giảm được từ 50 đến 70%
các hạng mục phê duyệt hành chính. Bên cạnh đỏ, Trung Quốc còn đổi mới và hoàn thiện việc quản lý,
giám sát trong và sau quá trình phê duyệt, đáp ứng được kỳ vọng tối ưu hóa dịch vụ công của quần
chúng nhân dân. Bước sang năm 2016, Trung Quốc lại tiếp tục xóa bỏ thêm hơn 100 hạng mục chứng
nhận và đánh giá sự phù họp nghề nghiệp, công bố hết hiệu lực và đình chỉ áp dụng đối với 506 văn bản
pháp quy của Quốc vụ viện. Ngoài ra, trên cơ sở thực hiện toàn diện cải cách chế độ chứng nhận cấp
phép “3 trong 1”, tiếp tục chỉnh họp giấy đăng ký bảo hiểm xã hội và giấy chứng nhận đăng ký thống
kê, tùng bước thực hiện chế độ chứng nhận “5 trong 1”, “một dấu một số”... trong quá trình đăng ký
kinh doanh. Và trong năm 2017, Trung Quốc lại tiếp tục xóa bỏ 39 hạng mục cấp phép hành chính do
chính quyền địa phương thực hiện, chủ yếu liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, và việc làm, khởi nghiệp của cá nhân; tiếp tục cắt giảm 5 hạng mục, chuyển từ xét duyệt trước
sang xét duyệt sau, nhờ vậy, cho đến giữa năm 2017, đã có 87% hạng mục xét duyệt trước khi

72. Phương án công tác tinh giản bộ máy nới lỏng quyền lực năm 2015: Sẽ xóa bỏ hơn 200 hạng mục xét duyệt hành chính,
Mạng Phượng Hoàng, ngày 16-5-2015. http://hn.ifeng.com/zixun/redianguanzhu/detail_2015_05/16/3902734_0.shtml, truy
cập ngày 1-4-2016.
73.Quốc vụ viện triệu tập Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc thúc đẩy tinh giản bộ máy, phân quyền, kết hợp giữa buông
và quản, cài cách ưu việt hóa dịch vụ - Lý Khắc Cường có bài phát biểu quan trọng,
http://cpc.people.com.cn/nl/2016/0510/c64094-28337016.html.
74 Những gợi mở từ việc thúc đẩy cài cách tinh giản bộ máy, phân quyền kể từ Đại hội XVIII Đàng Cộng sản Trung Quoc,
http://cpc.people.com.cn/nl/2016/0129/c643 87-28094182.html.
75. Quốc vụ viện trong 1 năm qua: Tinh giản bộ máy, phân quyền - Những sự kiện lớn này có liên quan đến bạn,
http://news.xinhuanet.eom/politics/2015-12/29/c 128579324.htm.
76. “Buông — quản — phục vụ” tạo nên động năng mới cho kinh tế - Tong thuật cải cách tinh giàn bộ máy, phân quyền ở
Trung Quốc, http://news.xmhuanet.eom/politics/2016-08/09/c ĩ 119362033.htm.
33
đăng ký kinh doanh được chuyển thành xét duyệt sau hoặc xóa bỏ; đẩy nhanh cải cách “nhiều giấy
chúng nhận gộp một”, “1 dấu 1 số” trên cơ sở thực hiện toàn diện cải cách chế độ đăng ký “5 trong
1”, “1 dấu 1 số”; thực hiện tốt công tác quản lý giám sát “hai ngẫu nhiên, một công khai”, công tác
kiểm tra ngẫu nhiên kép trong ngành công thương các cấp do các cơ quan chức năng và nghiệp vụ
cùng tham gia, các ban ngành công thương cấp tỉnh dựa vào hệ thống công bố thông tin tín nhiệm
doanh nghiệp của nhà nước để đẩy mạnh xây dụng Kho danh mục đối tượng kiểm tra v.v...
Mục tiêu của tất cả những biện pháp cải cách phân quyền này đều nhằm vừa cởi trói cho
doanh nghiệp, giúp người dân được “giải tỏa”, thị trường “tăng vị thế”, đồng thời còn giúp cho bản
thân nhà nước trở nên “liêm chính, vũng mạnh” hơn, kích thích tối đa sức sống của thị trường, sức
sáng tạo của xã hội, tính tích cực và tự chủ của địa phương. Nhờ đó trong năm 2015, toàn Trung
Quốc có 4.439.000 doanh nghiệp đăng ký mới, tăng trưởng 21,6% so với cùng kỳ, tính trung bình
mỗi ngày có khoảng 12.000 doanh nghiệp đăng ký mới, lập kỷ lục mới trong lịch sử 77. Đến giữa
năm 2016, toàn Trung Quốc đã có thêm 7.838.000 chủ thể thị trường mới, tăng trưởng 13,2% so với
cùng kỳ năm trước, bình quân mỗi ngày có 40.000 chủ thể đãng ký mới, trong đó số lượng các
doanh nghiệp đăng ký mới tăng dần theo tùng tháng, trung bình mỗi ngày có 14.000 doanh nghiệp
đăng ký mới78 79 80.
Thứ tư, cải cách chế độ phân phổi thu nhập
Một là, hoàn thiện cơ chế phân phối lần đầu, với 9 nội dung bao gồm: thúc đẩy công bằng về
cơ hội việc làm; nâng cao tay nghề cho người lao động; thúc đẩy tăng họp lý mức lương của người
lao động thu nhập trung bình và thấp; quản lý thù lao của lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước; hoàn
thiện chế độ tiền lương của đơn vị cơ quan sự nghiệp; kiện toàn cơ chế tham gia phân phối của yếu
tố kĩ thuật; tìm mọi cách tăng thu nhập mang tính tài sản cho người dân; lập cơ chế kiện toàn về
phân chia lợi ích của vốn nhà nước; hoàn thiện cơ chế thụ hưởng và phân phổi lợi ích từ tài nguyên
chung.
Hat là, kiện toàn cơ chế điều tiết tái phân phối, với 9 nội dung bao gồm: tập trung nhiều
nguồn lực hon cho bảo đảm và cải thiện dân sinh; tăng mức độ công bằng trong giáo dục; tăng
cường điều tiết thuế thu nhập cá nhân; cải cách và hoàn thiện thuế bất động sản; hoàn thiện chế độ
bảo hiểm dưỡng lão cơ bản; kiện toàn hệ thống y tế toàn dân; tăng nguồn cung nhà ở xã hội; tăng
cường giúp đỡ và hỗ trợ cho nhóm người khó khăn; phát triển sự nghiệp từ thiện xã hội.
Ba là, kiện toàn cơ chế hiệu quả lâu dài tăng nhanh thu nhập cho nông dân với 5 nội dung
bao gồm: tăng thu nhập từ kinh doanh cho hộ nông dân; kiện toàn chế độ bồi thường cho nông
nghiệp; phân chia họp lý lợi ích từ tăng giá đất đai; tăng đầu tư khai thác phát triển để thoát nghèo;
thúc đẩy có trật tự đô thị hóa chuyển dịch dân số nông nghiệp.

772f’.Nhũng gợi mở từ việc thúc đẩy cải cách tinh giản bộ máy, phân quyền kể từ Đại hội XVIII Đảng Cộng sân Trung
Quốc, http://cpc.people.com.cn/nl/2016/0129/c64387-28094182.html, truy cập ngày 6-9-2016.
78.“Buông - quản - phục vụ” tạo nên động năng mới cho kinh tế - Tổng thuật cài cách tinh giản bộ máy, phân
79quyền ở Trung Quốc, http://news.xinhuanet.eom/politics/2016-08/09/c 1119362033.htm, truy cập ngày 6-9-
802016.

34
Bốn là, hình thành trật tự phân phối thu nhập công khai minh bạch và hợp lý với 7 nội dung
gồm: tăng cường lĩnh vực lập pháp liên quan tới phân phối thu nhập; bào vệ lợi ích hợp pháp của người
lao động; xử lý và quy định nguồn thu nhập ngoài lương; tăng cường quản lý thu nhập của cán bộ lãnh
đạo; quy định rõ thu nhập không chịu thuế; xóa bỏ thu nhập phi pháp; kiện toàn hệ thống giám sát thu
chi hiện đại28.
Với các biện pháp như trên đã tạo kết quả quan trọng, mức thu nhập và tiêu dùng của người
dân tăng, từ năm 2002- 2016, thu nhập ròng của người dân thành thị tăng từ 7703 NDT lên 33.616
NDT, tức là tăng hơn 4 lần; thu nhập thuần của người dân nông thôn tăng từ 2476 NDT lên 12.363
NDT, tức là tăng khoảng 6 lần 29. Vì vậy đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, cơ cấu tiêu dùng có
chuyển đổi tiến bộ, nếu trước cải cách mở cửa, người dân thành thị sử dụng lương thực là loại thực
phẩm chủ yếu, thì đến nay, lương thực chỉ là thứ yếu, chiếm tỉ lệ chi nhỏ, còn các loại thực phẩm khác
chiếm tỉ lệ ngày càng cao so với trước đây như thịt gia cam, tiling, hải sản.... Đáng chú ý, nguồn thu
nhập cũng trở nên đa dạng, theo thống kê, nguồn thu từ kinh doanh, nguồn thu mang tính tài sản đang
tăng, trở thành nguồn thu chủ yếu góp phần tăng thu nhập của người dân ở thành thị. Năm 2015, tỉ trọng
thu nhập từ kinh doanh là 11,14%, tỉ trọng thu nhập mang tính chuyển dịch (chủ yếu gồm lương huu,
trợ giá, thưởng, bồi dưỡng, bán tài sản...) là 17, 1%, tỉ trọng thu nhập mang tính tài sản là 9,75% 30. Kết
quả chung là, Vhoảng cách chênh lệch phân phoi thu nhập có dấu hiệu thu hẹp, cụ thể chỉ số chênh lệch
thu nhập giữa thành thị và nông thôn Trung Quốc có chiều hướng giảm, năm 2013: 3,03; 2014: 2,97;
2015:2,95 .
2.2. Một số khó khăn, thách thức
- Hội nghị Trung ương 3. của Đảng Cộng sản Tiling Quốc đã xác định thị trường hóa tiền tệ là
khâu đột phá của cải cách thị trường hóa. 3‘Tuy nhiên thực tế cho thấy, cải cách tiền tệ còn vướng không
ít trở ngại. Ngân hàng nhà nước không muốn cung cấp đủ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ do sợ
vấn đề nợ xấu của Trung Quốc khá trầm trọng và lo ngại sự thất bại của các doanh nghiệp trong cạnh
tranh thị trường. Trung Quốc đã tiến hành xã hội hóa việc vay vốn để giải quyết vấn đề vốn cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ và xã hội hóa rủi ro kinh tế. Và điều này đã dẫn đến hệ quả là khủng hoảng thị
trường chứng khoán trong thời điểm tháng 6 và tháng 7 năm 2015. Biến động của thị trường chúng
khoán thởi gian gần đây đã phủ bóng đen lên phong trào “quần chúng sáng tạo” chỉ vừa mới bắt đầu. 32
- Việc điều chỉnh tỷ giá gần đây, từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 8 năm 2015 của Ngân hàng
Nhân dân Trung Quốc đã cho thấy “chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý vẫn tồn tại. Ngân hàng nhân dân
Trung Quốc đã phá giá đồng NDT liên tiếp trong 3 ngày liền. Quyết định điều chỉnh tỷ giá của Trung
Quốc được đánh giá là bất ngờ và cho thấy chế độ “tỷ giá có quản lý” 81 82

81NỘỈ dung cụ thể xem SL&lllp


http://www.gov.cn/zhengce/content/2013-02/16/content_1614.htm

http://www.stats.gov.cn/tjsj/sjjd/201701/t20170120_1456174.html

http://www.stats.gov.cn/tjsj/sjjd/201701/t20170120_1456174.html
’’.Chính sách kinh tệ mới của Trung Quốc và những rủi ro. TLTKĐB ngày 12-9-2015. j2.Chính sách kinh tế mới cùa Trung
Quốc và những rủi ro. TLTKĐB ngày 12-9-2015.

82
vẫn tồn tại tới nay. Ngoài ra, quyết định này bộc lộ rõ thực tế là nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với
rủi ro “hạ cánh cứng” ngày một cao và Trung Quốc đã rơi vào thòi kỳ đồng NDT yêu.
- Trung Quốc đã trở thành nước có thu nhập trung bình, muốn trở thành nước có thu nhập
cao, đòi hỏi phải có sự cải cách thị trường hóa. Từ các sự can thiệp của Trung Quốc vào TTCK đã
cho thấy, nhà nước Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng cho các biến động mạnh của thị trường. Tương
tự mặc dù có chuyên gia cho rằng, phá giá đồng NDT là Trung Quốc đang tiến tới việc thị trường
quyết định tỷ giá. Thế nhưng thực tế cho thấy, có sự ldểm soát tỷ giá của nhà nước thông qua việc
các ngân hàng đẩy mạnh mua vào đồng NDT khiển cho tỷ giá đồng NDT tăng 1% trong ngày
11/9.83 84 85 Trong quá trình thực hiện thị trường hóa, bước đầu cho thấy Trung Quốc đã gặp phải
những vấn đề lớn, nếu họ giải quyết không chuyên nghiệp, xử lý không tốt mối quan hệ giữa nhà
nước và thị trường thì khó có thể thành công.
- Mở cửa thị trường ngành dịch vụ vẫn là điểm yếu, mức thị trường hóa thấp, cung dịch vụ
còn thiếu, giá cao, chất lượng chưa cao. Mức mở của đối ngoại ngành dịch vụ còn thấp. Ví dụ trong
122 biện pháp quản lý đặc biệt trong danh sách chọn bỏ của FTZ trong nước có hơn 80 mục nhằm
vào ngành dịch vụ. Do mở của thị trường ngành dịch vụ chậm, thiếu môi trường cạnh tranh công
bằng nên khó nâng cao chất lượng dịch vụ, khó cung cấp sản phẩm và tiêu chuẩn dịch vụ hiện đại
hóa, các vụ kiện tiêu dùng tăng.35
- Đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp Trung Quốc tuy về tồng thể khá tết nhưng vẫn còn hạn
chế: nhiều doanh nghiệp chưa nắm chắc hưởng chiến lược “đi ra ngoài” của Nhà nước, triển khai
đầu tư ra ngoài thiếu quy hoạch hệ thống và luận chúng khoa học, quyết sách mơ hồ, kinh doanh
khó khăn, gây tổn thất lớn, chảy vốn xuyên quốc gia, nợ đọng ở trong nước tăng. 86
- Trong phân phối thu nhập, phân phối lần đầu thể hiện sự mất cân đối, chưa đem lại lợi ích
cho người lao động. Hiện nay, chế độ này chưa đưa ra tỉ lệ phân phối hợp lý rõ ràng giữa ba nhà là
nhà nước, doanh nghiệp và người dân, chưa xây dựng cơ chế tăng thông thường về thù lao lao động,
khiến cho mức tăng lương của người lao động không đuổi kịp mức tăng trưởng kinh tể quốc dân và
mức tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Cơ chế tái phân phối thu nhập còn tồn tại khiếm khuyết.
Trong phân phổi lần hai, chưa lấy hình thức cơ chế để xác định tỉ lệ chi của tài chính các cấp chi cho
an sinh xã hội và các khoản chi chuyển dịch, khó có thể xác định tính công bằng, họp lý trong phân
phối lần hai.
Bên cạnh đỏ, các thách thức đang đặt ra: Một là, thách thức về nâng cao thu nhập cho nhóm
người thu nhập thấp và nhóm thu nhập trung bình cao. Kinh tế Trung Quốc bắt đầu bước vào trạng
thái bình thường mới, kinh tế giảm tốc, kết cẩu kinh tế sẽ phát sinh nhiều biến

83. Đằng sau quyết định điều chinh tỷ giá của Trung Quốc, Tin Kinh tế tham khào ngày 16/8/2015.
84. Phạm Sỹ Thành, 2015. Kinh tế Trung Quốc: thúc đẩy hay rời xa thị trường. Trung Quốc trong vùng nước xoáy và
những ảnh hưởng đến Việt Nam. Báo tuồi trẻ và Trung tâm Nghiên cứu quốc tế tổ chức Diên đàn tại thành Phố Hồ Chí
Minh
85. Lâm Nghị Phu, Lịch Dĩ Ninh, “đọc hiểu cải cách Trung Quốc” quyển 5, NXB Trung Tín, Bắc Kinh, tháng
10/2017, trg 101-102
86. http://finance.sina.com.cn/rolV2017-ll-27/doc-
Ífypacti8423356.shtml (27/11/2017)

36
đổi, sẽ ảnh hưởng nhất định tới phân phối thu nhập, việc nâng cao thu nhập cho nhóm thu nhập thấp
khó được đảm bảo. Hai là, thách thức về mở rộng quy mô giai tầng thu nhập trung bình. Việc mở rộng
tỉ trọng nhóm người thu nhập trung bình chủ yếu được quyết định bởi việc chuyển biến và nâng cấp kết
cấu kinh tế và kết cấu việc làm. Nhưng trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc phải cần nhiều
thời gian mới có thể thực hiện sự chuyển biến này. Mặt khác, công tác giáo dục cũng là yếu tố tác động
không nhỏ tới việc mở rộng tỉ trọng thu nhập trung bình, đặc biệt là phổ biến giáo dục đại học và nâng
cao chất lượng giáo dục đại học- điều mà nước này vẫn loay hoay chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu để
thực hiện. Ba là, thách thức về điều tiết thu nhập cao. Ngoài thuế thu nhập cá nhân, việc thực hiện thuế
tài sản cũng là công cụ chính sách để điều tiết hiệu quà phân phối thu nhập, nhưng rất khó được triển
khai trên phạm vi toàn quốc trong thời gian ngắn. Ngoài ra, chế độ thuế chưa thể phát huy vai trò điều
tiết hiệu quả đối với chênh lệch thu nhập bởi tỉ trọng thuế thu trực tiếp trong kết cấu thu thuế ở Trung
Quốc quá thấp, trong khi tỉ trọng thuế thu gián tiếp lại quá cao.
Thách thức từ cải cách chuyển đổi chức năng chính phủ: việc phân quyền hành chính giữa
trung ương và địa phương ở Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay vẫn chưa có tiêu chuẩn rõ ràng, dẫn
đến xu hướng tập quyền ở trung ương vẫn mang tính chủ đạo, chính quyền địa phương chưa phát huy
hết được tính chủ động và tích cực. Nguyên tắc cơ bản trong việc xử lý mối quan hệ giữa Trung ương
và địa phương ở Trung Quốc là luôn luôn đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Quốc Vụ Viện. Quốc Vụ
Viện là cơ quan có chức năng phân định quyền hạn cho các cơ quan hành chính các cấp từ trung ương
đến địa phương. Tuy nhiên, việc phân định quyền lực này phải dựa trên cơ sở nào, tiêu chuẩn cụ thể ra
sao lại không được Hiến pháp quy định. Từ góc độ quản lý nhân sự, Quốc Vụ Viện là cơ quan có quyền
tối cao trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cho những nhân viên
hành chính ở chính quyền các cấp. Quyền quản lý nhân sự trong lĩnh vực hành chính được coi là rất
quan trọng. Cho dù từ sau công cuộc cải cách đến nay, chính quyền địa phương đã được trao thêm một
số quyền lực, nhưng chính quyền trung ương ở Trung Quốc luôn thông qua quyền bổ nhiệm, miễn
nhiệm nhân sự quan trọng mà khống chế quyền lực của chính quyền địa phương. Chính vì thế quyền lực
của chính quyền Trung ương ở Trung Quốc vẫn rất lớn, trong khi chính quyền địa phương chưa phát
huy được tính chủ động, tính tích cực củẩ mình.
Việc phân quyền hành chính giữa trung ương và địa phương trong những năm gần đây vẫn chưa
được phối hợp nhịp nhàng, dẫn đến hiện tượng chính quyền địa phương gặp khó khăn về mặt cơ chế khi
cùng lúc đảm nhận hai trọng trách. Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Trung Quốc, chính quyền
các cấp địa phương vừa là cơ quan quản lý ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Đại hội Đại biểu nhân
dân cùng cấp, nhưng cũng là cơ quan chính quyền thuộc sự lãnh đạo của chính quyền trung ương, thực
hiện những chức năng nhiệm vụ do chính quyền trung ương ủy thác. 87 88 Từ những quy định này cho
thấy, chính quyền địa phưong vừa phải xử lý tốt nhiệm vụ của mình ở địa phương, vừa phải chịu sự
lãnh đạo của Trung ương, như vậy việc cùng phải làm tốt đồng thời hai vai trò khiến cho chính quyền
địa

8737. Luật Tổ chức Chính quyền nhân dân các cấp địa phương và Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phưong
của Trung Quốc, http://www.chinalawedu.com/falvfagui/21752/wal508317472.shtml
88
phương luôn gặp khó khăn về mặt cơ chế. Chính vì sự hạn chế này mà trong một số trường hợp cụ
thể, chính quyền địa phương vì bảo vệ lợi ích của mình mà đã có nhũng đối sách để chống đối với
chính quyền trung ương, khiến sự chỉ đạo của chính quyền trung ương bị suy giảm trầm trọng.
Chù nghĩa bảo hộ ở chính quyền địa phương vẫn chưa được ngăn chặn triệt để. Việc phân
quyền, trao bớt quyền lực xuống dưới không thể tránh khỏi hiện tượng chính quyền địa phương lợi
dụng quyền lực để bảo vệ lợi ích bản thân, gây nên chủ nghĩa bảo hộ. Tuy chủ nghĩa bảo hộ ở chính
quyền địa phương đã hình thành từ những năm sau cải cách và đã được chính quyền trung ương
Trung Quốc chấn chỉnh. Hiện tại, hiện tượng này thực sự vẫn còn tồn tại và gây nên nhiều hậu quả
nghiêm trọng. Hậu quả của việc làm này là tạo ra sự ngăn cách thị trường, kìm hãm sự phát triển
kinh tế. Ngoài ra, nó còn thế hiện việc chính quyền địa phương đã quá lạm dụng quyền lực vào
những việc không đúng, quá vì lợi ích của mình mà có những quan điểm trở nên phiến diện, thậm
chí sai lệch.
+Trở ngại từ nhóm lọi ích: Nhóm lợi ích ngành- một vấn đề nghiêm trọng khác liên quan
đến sở hữu nhà nước ở một số ngành công nghiệp chủ chốt ở Trung Quốc là chủ nghĩa tư bản "đỏ",
sự cộng sinh giữa các doanh nghiệp lớn vởi các quan chức cấp cao, các đại biểu, hoặc các thành viên
trong gia đình. Điều này nuôi dưỡng một môi trường cho tham nhũng và tìm kiếm lợi nhuận, không
khuyến khích đổi mới và thực tiễn kinh doanh công bằng, và do đó là chống lại mục tiêu tăng cường
vai trò của thị trường tự do trong nền kinh tế.
Thách thức về xóa bỏ thu nhập của nhóm ngành nghề độc quyền. Trước thực trạng phân
phối thu nhập chưa hiệu quả, thách thức trong cải cách chế độ phân phối thu nhập ở Trung Quốc
cũng gia tăng, nhũng tập đoàn lợi ích đặc thù phản đối mạnh mẽ việc thay đổi kết cấu phân phổi.
Việc cải cách chế độ phân phối thu nhập không thể tách rời sự thay đổi mang tính thị trường về yếu
tố sản xuất. Nhưng trong tiến trình cải cách thị trường hóa, một số nhóm lợi ích đặc thù không muốn
lợi ích của họ bị xâm hại, lọi dụng sức mạnh của mình để kéo dài tiến trình cải cách, cản trở cải cách
không có lợi của họ. Một trở ngại khác đến từ Nhóm lợi ích địa phương: cả chính quyền trung ương
lẫn chính quyền địa phương các cấp đều có những lợi ích của riêng mình. Khi cần phải bảo vệ lợi
ích của mình, các chính quyền đều phải dùng mọi biện pháp để ngăn chặn thiệt hại. Sau công cuộc
cải cách, kinh te ngày càng phát triển, các chính quyền địa phương có nhiều quyền lực hơn về mặt
hành chính, nên càng có điều kiện để lựa chọn lợi ích cho mình, dần dần trở thành một chủ thể lợi
ích độc'lập. Khi mục tiêu lợi ích của chính quyền địa phương đồng nhất với chính quyền trung ương,
lúc này, chính quyền địa phương sẽ ủng hộ và thực hiện theo những chủ trương chính sách của
chính quyền trung ương. Tuy nhiên, khi mục tiêu lợi ích của chính quyền địa phương và trung ương
không đồng nhất, chính quyền trung ương sẽ điều chỉnh chính sách đối với chính quyền địa phương,
mặt khác chính quyền địa phương có thể sẽ cổ tình lý giải sai chủ trương của chính quyền trung
ương, hoặc bổ sung văn bản hướng dẫn... để có những biện pháp bảo vệ lọi ích của riêng mình. Hậu
quả trực tiếp của việc làm này là làm cho sự lãnh đạo, quyền uy của chính quyền trung ương bị suy
giảm.

38

You might also like