You are on page 1of 9

Tự tình (II)

_ Hồ Xuân Hương
1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả
- Quê quán: Nghệ An, lớn lên chủ yếu ở Thăng Long
 Những vùng đất thiêng (“địa linh sinh nhân kiệt”) ->
tạo điều kiện để nhà thơ học tập, phát triển.
- Cuộc đời trắc trở, éo le về tình duyên -> phẫn uất, đau
đớn, khát khao cháy bỏng về hạnh phúc
1.2. Đặc trưng sáng tác
- Vừa sáng tác chữ Hán, vừa sáng tác chữ Nôm
- Hiện tượng đặc biệt: nhà thơ nữ viết về phụ nữ -> đào sâu
được những tâm tư ẩn khuất, những khát vọng mãnh liệt
của phụ nữ (đồng cảm sâu sắc)
- Đậm tính dân gian từ hình tượng đến ngôn từ
- Cảm hứng nhân đạo sâu sắc
1.3. Bố cục
2 câu đầu (đề): nỗi niềm buồn tủi, chán chường
2 câu sau (thực): tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi càng rõ
nét hơn
2 câu tiếp (luận): nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của chủ
thể trữ tình
2 câu cuối (kết): tâm trạng uất hận và khát khao hạnh phúc
mãnh liệt
2. Cảm nhận cụ thể
2.1. Nhan đề “Tự tình”
- “Tự tình” -> bộc lộ tình cảm, tâm tình -> nhà thơ đang đối
diện với chính mình để tự xót thương.
 Những nỗi lòng sâu kín, chỉ có thể giãi bày bằng thơ
 Tiếng lòng chung của phụ nữ trong xã hội cũ, đồng
thời ngợi ca, bày tỏ niềm trân trọng đối với phụ nữ VN thời
phong kiến.
2.2. Nỗi niềm buồn tủi, chán chường (2 câu đề)
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
“Đêm khuya”: thời gian nghệ thuật -> gợi nhiều cảm xúc, tâm
tư trong lòng chủ thể trữ tình.
- Khoảng thời gian gợi buồn, gợi nhớ, gợi ưu phiền.
- Liên hệ:
“Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi, không yên một bề”
Hay:
“Đèn có biết, dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương”
(Chinh phụ ngâm)
- “Văng vẳng trống canh dồn”
+ “Văng vẳng”: từ láy, tượng thanh.
+ “Trống canh”: đối tượng xuất hiện trong màn đêm, cùng
với chủ thể trữ tình.
+ “Dồn”: sắc thái của trống canh.
 Dù có âm thanh xuất hiện dồn dập, nhưng đó lại là
âm thanh được vọng lại từ xa -> lấy động tả tĩnh -> góp
phần thể hiện sự tĩnh mịch, yên ắng của màn đêm -> lột tả
sự cô đơn, buồn thảm của tâm hồn thi sĩ khi phải một
mình chìm vào màn đêm tĩnh lặng.
 Sự dồn dập của trống canh -> bước đi rất nhanh của
thời gian -> sự rối bời trong tâm trạng của nhân vật trữ
tình cũng càng tăng theo.
- Sự bẽ bàng của thân phận một cách dữ dội (câu 2)
- Phép đảo ngữ “trơ” và nhịp ngắt 1/3/3: “Trơ/ cái hồng
nhan/ với nước non” -> khoét sâu vào tâm trạng, cảm xúc
của thi sĩ.
+ “Trơ”: tủi hổ, chai lì, không còn cảm giác. Nhưng “trơ với
nước non” còn thể hiện sự thách thức, ngạo nghễ (“Đá vẫn
trơ gan cùng tuế nguyệt” – Thăng Long thành hoài cổ _ Bà
Huyện Thanh Quan).
+ “Cái hồng nhan”: ngoại trừ Cái đẹp, Cái bi, Cái hài, Cái cao
cả, thì “cái” thường dung để chỉ sắc thái tiêu cực, ở đây dùng
từ “cái” để chỉ “hồng nhan” – giá trị của người phụ nữ ->
hồng nhan cũng bị rẻ rúng.
 Sự bẽ bàng, tủi hổ trong thân phận của người phụ nữ
mà nữ sĩ đang thể nghiệm.
2.3. Tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi càng rõ nét hơn (2
câu thực)
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
- “Chén rượu” -> nỗi niềm muốn được giãi bày, muốn quên
đi sầu tủi, sự chua chát, đắng cay.
- “Say lại tỉnh”: vòng luẩn quẩn, không thoát ra được -> càng
say lại càng tỉnh ra nhiều điều – số phận, nỗi cô đơn, nỗi
đắng cay, để rồi lại tìm đến với rượu, thì lại say. Cơn say
tỉnh đan xen nhau, không có hồi kết.
- “Hương đưa”: hơi rượu -> gợi những cảm xúc dâng lên
mãnh liệt -> bẽ bàng, tủi hổ, đắng cay của phận đời, tình
duyên éo le.
 Cuộc đời, thân phận, tình duyên luẩn quẩn, bế tắc, như trò
đùa của con tạo.
- Sự dở dang, không trọn vẹn
- “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”: vầng trăng đã đến
cuối chu kì nhưng vẫn không tròn vành, trăng đã sắp tàn
(bóng xế) nhưng trăng vẫn chưa đầy tròn -> cuộc đời nữ sĩ
đã đến lúc “bóng xế”, tuổi xuân đã trôi qua gần hết, nhưng
tình duyên, hạnh phúc vẫn chưa trọn vẹn, vẫn còn dở
dang, hẩm hiu.
 Tiểu kết
- Bốn câu thơ đầu vẽ nên bức tranh cảnh khuya với sự lẻ loi,
đơn độc của nữ sĩ, sự cô đơn, buồn tủi, ý thức giá trị bản
thân nhưng cũng ngậm ngùi, chua xót trước sự hẩm hiu,
dở dang của tình duyên, số phận.
2.4. Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của chủ thể trữ tình
(2 câu luận)
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”
- Những đối tượng tự nhiên nhỏ bé: rêu, đá
- Từ ngữ: động từ mang sắc thái mãnh liệt, mạnh mẽ, quyết
liệt: “xiên ngang, đâm toạc”
 Những đối tượng dù nhỏ bé, hèn mọn nhưng quyết
không chịu yếu mềm, lép vế. Mọi thứ như đang muốn bứt
phá, tự giải thoát khỏi sự đè nén, khỏi sự hẩm hiu trong
hoàn cảnh thực tại: từng đám rêu “xiên ngang mặt đất”,
mấy hòn đá thì “đâm toạc chân mây”. Tất cả đều phải rắn
rỏi, ương ngạnh, sắc nhọn hẳn lên để đối đầu với tạo hóa,
với hoàn cảnh thực tại.
- Biện pháp tu từ đảo ngữ, đẩy các động từ lên đầu câu đã
góp phần làm sâu sắc hơn nỗi phẫn uất của tâm trạng con
người.
- Sự xuất hiện của các động từ mạnh ấy làm câu thơ mang
sức sống mãnh liệt, dồi dào hơn, cảm giác như các dòng
thơ đang thực sự động cựa, những đối tượng xuất hiện
trong hai dòng thơ ấy dường như cũng có một đời sống
riêng, một tâm hồn riêng, và mang ý thức về sự tự giải
thoát cho thân phận, một khát khao sống đầy quyết liệt.
 Một Hồ Xuân Hương bướng bỉnh, ngang tang, mang trong
mình sự phản kháng dữ dội với tạo hóa, với hoàn cảnh sắp
đặt, không chấp nhận sự an bài dù là trong hoàn cảnh bi
thương nhất.
Liên hệ: Không chỉ trong tác phẩm này ta mới bắt gặp sự phản
kháng của nữ sĩ trước tạo hóa, mà dường như nó đã trở thành
phong cách, nét riêng, dấu ấn của bản thân nữ sĩ họ Hồ:
“Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!”
(Tự tình I)
Hay:
“Chèo lái mặc ai lăm đỗ bến
Dong lèo thay kẻ rắp xuôi ghềnh”
(Tự tình III)
Và:
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
(Bánh trôi nước)
2.5. Tâm trạng uất hận, ngao ngán và khát khao hạnh phúc
mãnh liệt (2 câu kết)
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Tâm trạng chán chường, buồn tủi:
- “Ngán”: ngao ngán trước cảnh đời éo le, bọt bèo, phũ
phàng, chua xót, ngán trước sự trở đi trở lại của mùa xuân,
tạo hóa.
- “Xuân” là mùa xuân đất trời, nhưng cũng là tuổi xuân. Mùa
xuân trôi đi, tuổi xuân cũng trôi đi; nhưng mùa xuân trở lại
mà tuổi xuân thì mãi chẳng về.
- Từ “lại” thứ nhất là trợ từ, chỉ sự tuần hoàn, còn từ “lại”
thứ hai là động từ.
- Câu thơ cuối sử dụng thủ pháp tăng tiến càng làm rõ nét bi
kịch tình duyên của chủ thể trữ tình:
“Mảnh tình san sẻ tí con con”: tình yêu, hạnh phúc tựa như
mảnh lụa, mảnh chăn, nhỏ bé, chật hẹp. Đã vậy còn phải
“san sẻ”, chia phần, cắt nhỏ để đi ban, đi phát cho nhiều
người, san sẻ, chia cắt đến từng “tí con con”. Để rồi về cuối
cùng cũng chẳng còn lại gì.
 Sự tội nghiệp, bi thảm, khốn cùng trong cuộc đời và
tình duyên đầy éo le, trắc trở của nữ sĩ họ Hồ, tựa như một
lần khác bà đã cất tiếng oán:
“Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”
(Cảnh làm lẽ)
(*) So với “Tự tình I”, “Tự tình II” như đã có sự “thu mình” lại.
Các chữ “hương”, “xuân” được đưa vào như để nhắc đến tên
mình. Hồn thơ, chất thơ Hồ Xuân Hương đã lan tỏa khắp thi
phẩm.
III. Tổng kết (sgk)

You might also like