You are on page 1of 1

Quá trình đổi mới đất nước, mở cửa hội nhập, phát triển kinh tế thị trường dẫn

đến nhiều
biến đổi kinh tế - xã hội to lớn, bên cạnh những thành tựu đạt được có ý nghĩa lịch sử, cơ
cấu xã hội cũng có sự phân hóa, phân tầng mạnh mẽ. Một xã hội có “cấu trúc tầng bậc”
xuất hiện ngày càng rõ ràng, hình thành nên những giai - tầng xã hội khác nhau về thu
nhập, mức sống, địa vị kinh tế, hưởng thụ văn hóa, quyền lực chính trị và uy tín xã hội...
Do đó rất cần rà soát và điều chỉnh các chính sách kinh tế - xã hội, góp phần tạo dựng
những chuyển biến tích cực trong cơ cấu giai - tầng xã hội trong bối cảnh hiện nay.
Sau năm (1986), chúng ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang xây
dựng kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN,
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế. Quá trình
này đã dẫn đến những biến đổi vĩ mô trong CCXH giai cấp, nghề nghiệp, dân số, lãnh
thổ, dân tộc, tôn giáo..., đặc biệt trong cơ cấu xã hội giai cấp có sự biến đổi rõ rệt. Giai
cấp công nhân tăng nhanh về mặt số lượng, chất lượng (kể cả số lượng tuyệt đối cũng
như tỷ trọng trong dân cư). Hàm lượng lao động có trình độ cao, tay nghề cao gia tăng
một cách đáng kể. Giai cấp nông dân vẫn tăng mạnh về mặt số lượng song tỷ trọng trong
dân cư giảm. 
 Giai cấp nông dân đã hình thành những nông dân làm dịch vụ, mở xưởng cơ khí, làm
nghề phụ, buôn bán nhỏ...; có nông dân làm chủ trang trại, có nông dân làm thuê, có nông
dân sống và làm việc ở nông thôn nhưng cũng đã ly nông. Sự chuyển dịch đó dẫn đến
tính chất thuần nông trong giai cấp nông dân ngày một thuyên giảm. Trong thời gian tới,
thực hiện chủ trương chuyển mạnh cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh
tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ, tạo điều
kiện để nông dân có việc làm trong và ngoài khu vực nông thôn, kể cả ở nước ngoài sẽ
làm cho giai cấp nông dân có sự chuyển dịch mạnh về kết cấu và tính chất giai cấp.
Trong giai cấp công nhân nước ta hiện nay hình thành một nhóm xã hội có vị trí kinh tế,
xã hội và dễ nhận thấy vai trò của họ trong sản xuất, kinh doanh như: chủ trang trại. Tên
gọi chủ trang trại chỉ mới phản ánh vị trí, vị thế trong sản xuất của họ - với tính cách là
những ông chủ sở hữu (sử dụng một số đất đai, ao hồ, ruộng vườn, mở mang sản xuất,
thuê khoán nhân công, sản xuất ra nông lâm, hải sản), chứ chưa phản ánh vị trí, vị thế xã
hội. Trên thực tế, họ chưa có sự “liên hệ bên trong” để hình thành một tầng lớp xã hội,
tuy nhiên cho thấy rõ hơn sự phân hóa, tính phức tạp trong kết cấu của giai cấp nông dân.

You might also like