You are on page 1of 2

1. Các vế câu ghép : « Vì thỏ chủ quan, kiêu ngạo nên thỏ đã thua rùa.

» được nối với nhau bằng cách nào?


A.Nối trực tiếp bằng dấu câu. B.Nối bằng cặp quan hệ từ.
C.Nối bằng cặp từ hô ứng. D.Nối bằng quan hệ từ và cặp từ hô ứng.
2.Cặp quan hệ từ nối các vế câu ghép: “Không những hoa hồng nhung đẹp mà nó còn rất thơm.” thể hiện
quan hệ gì giữa các vế câu ghép?
A. Nguyên nhân và kết quả B.Tương phản C. Tăng tiến D. Giả thiết và kết quả
3. Từ nào dưới đây là quan hệ từ?
A. Từ "và" trong câu "Bé và cơm rất nhanh". B.Từ "hay" trong câu: "Cuốn truyện đó rất hay".
B. Từ "như" trong câu: "Cô gái ấy có nụ cười tươi tắn như hoa mới nở."
C. Từ "với" trong câu: Quyển sách để ở chỗ cao quá, chị ấy với không tới.
4. Câu: “Dưới đáy rừng, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. ” được
viết theo cấu trúc nào sau đây?
A. Chủ ngữ - trạng ngữ - vị ngữ B. Chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ
D.Trạng ngữ - vị ngữ - chủ ngữ D.Trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ
5.Câu: “Trong đầm, những bông hoa sen tỏa hương thơm ngát.” thuộc kiểu câu: Ai làm gì hay Ai thế nào
hay Ai là gì?
A.Kiểu câu Ai làm gì? B.Kiểu câu Ai thế nào? C.Kiểu câu Ai là gì?
6. Câu: “Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ mẻ cá cuối
cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn.” có bao nhiêu vị ngữ?
A. Một vị ngữ B. Hai vị ngữ C. Ba vị ngữ D. Bốn vị ngữ
7. Đại từ “ấy” trong đoạn: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể
mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.” thay thế cho phần nào dưới đây?
A. Nước Việt Nam là một. B. Dân tộc Việt Nam là một.
C.Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. D. Sông có thể cạn, núi có thể mòn.
8. Từ đồng nghĩa với từ “lành” trong câu: “Cơn gió lành từ biển thổi vào cho mọi người cảm thấy dễ chịu”
là?
A. Hiền lành B. Lành lặn C. Mát lành D. Nguyên lành
9. Cặp quan hệ từ nối các vế câu ghép: “Vì cặp mắt của bà đã mờ nên mỗi khi đọc sách báo, bà thường phải
đeo kính.” thể hiện quan hệ gì?
A. Giả thiết, kết quả B. Nguyên nhân, kết quả. C. Tương phản D. Tăng tiến
10. Trong trường hợp nào, từ “mũi” mang nghĩa: bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của vật?
A. Mũi tiến công B. Mũi thuyền C. Mũi quân D. Mũi người
11. Từ “lòng” trong câu thơ “Lúa chín ngập lòng thung” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển
12. Từ nào dưới đây có tiếng “hữu” không có nghĩa là bạn bè?
A. Chiến hữu B.Hữu nghị C. Bằng hữu D. Hữu dụng
13. Các vế câu ghép: “Tôi chưa nói hết câu, nó đã ngắt lời.” được nối với nhau bằng cách nào?
A. Nối trực tiếp bằng dấu câu. B. Nối bằng cặp QHT. C.Nối bằng cặp từ hô ứng.
D.Nối bằng dấu câu và cặp từ hô ứng.'
14. “ Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có
ngày trở về”. Gồm mấy vế câu?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
15. Câu: “ Trên quãng đồng rộng, cơn giáo nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.” Có
bao nhiêu động từ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
16. Câu:” Hoàng hôn lấp lánh mặt nước ao như màu vàng bóng lên trong bức sơn mài; dưới đám cỏ hoang,
ngổ dại, tiếng cuốc kêu ra rả rộn lòng bao nỗi nhớ mùa hè.” Là câu?
A. Câu ghép có các vế câu được nối với nhau bằng 1 cặp QHT.
B. Câu ghép có các vế câu được nối trực tiếp bằng dấu câu.
C. Câu ghép có các vế câu được nối với nhau bằng 1 QHT. D. Câu đơn có nhiều vị ngữ
17. Câu:” Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó đắt và hiếm”. Cặp
QHT trong câu trên biểu thị quan hệ gì?
A. Kết quả- điều kiện B. Kết quả - nguyên nhân C. Nguyên nhân- kết quả D. Gỉa thiết- kết quả
18.Xác định CN, VN của câu ghép sau:Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng vỗ nhẹ vào
hai bên bờ cát.”
19.Cặp QHT trong câu sau biểu thị quan hệ gì? “Hễ mẹ tôi có mặt ở nhà thì nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ.”
A. Nguyên nhân, kết quả B. Điều kiện, kết quả C. Quan hệ tương phản D. Quan hệ tăng tiến
20. Câu: “ Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm
lặng lẽ xuôi dòng.”Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
A. Nối trực tiếp B. Nối bằng từ nối C. Nối bằng cặp QHT D. Nối bằng cặp từ hô ứng.

You might also like