You are on page 1of 4

Phụ lục

 
Phụ lục 1: Quy trình nhập, xuất vật tư
 
I.      Nhập vật tư
Khi nhập vật tư tiến hành theo các bước:
                                           + Kiểm tra
                                           + Lập biên bản kiểm nghiệm
                                           + Nhập kho
Trách nhiệm: Thủ kho, Kế toán vật tư, kỹ thuật giám sát, tổ trưởng
1.     Kiểm tra:
1.1.Đối với vật tư chính
Bao gồm thép tấm, thép hình ( chữ U.I, H. C, Z, ống) và các loại tôn lợp tôn
thưng. Các thông số cần kiểm tra:
-         Mác vật liệu: có thể in trên vật liệu, hoặc do nhà sản xuất
cung cấp, hoặc qua xác định thành phần lý hoá tính
-         Chất lượng: Độ rỗ, rỉ, độ phẳng (cong vênh), độ nhẵn bề mặt.
-         Quy cách: Độ dày, chiều rộng, chiều dài.
-         Hình dạng hình học: Cần chú ý đối với các thép cán nguội
chữ U, C, Z
Đối với tôn lợp cần kiểm tra thêm màu sơn, chất lượng sơn, độ chà xước.
1.2.Đối với vật tư phụ.
a)     Đối với que hàn, dây hàn, thuốc hàn:
-         Xác định ký hiệu (mác) quy cách, nơi sản xuất theo đúng
chủng loại đặt hàng bằng các mác nhẵn trên bao kiện.
-         Xác định chất lượng bằng phương pháp hàn thử, thực hiện
đối với 2 – 3 lô hàng đầu tiên, khi hàn thử kết quả được ghi vào
biên bản, biểu KTKT/BMCL/01. Trường hợp cần xác định chính
xác cơ tính mối hàn mới phải thử nghiệm.
-         Xác định số lượng, trọng lượng bằng các mác, nhãn kết hợp
với cân hoặc đo đếm thực tế.
b)   Đối với khí ga,CO2, ôxi;
-         Xác định đúng chủng loại, nơi sản xuất theo đơn đặt hàng,
-         Xác định áp lực: bằng đồng hồ đo.
-         Xác định số lượng, trọng lượng: bằng đo, đếm, cân
-         Xác định chất lượng: theo sử dụng hoặc biên bản kiểm định
của nhà sản xuất.
c)      Đối với Sơn và Dung môi:
-         Chủng loại số lượng, ký hiệu theo đơn đặt hàng, xác định
bằng mác, nhãn nơi sản xuất.
-         Đối với các loại sơn, dung môi đặc biệt như epôxi, chịu a xít
chịu nhiệt khi giao nhận phải có tài liệu hướng dẫn sử dụng.
 
1.3.Các phụ kiện khác
Đối với bu lông tăng đơ:
-         Xác định các thông số: Đường kính, chiều dài tổng (không
tính chiều cao đầu bu lông), chiều dài ren, bước ren khi đặt hàng.
-         Dụng cụ kiểm tra: thước cặp, thước mét, thước prô pin ren
hoặc chi tiết mẫu.
-         Xác định số lượng bằng phương pháp đếm.
-         Đối với các loại đặc biệt như tinh chế, mạ, cường độ cao khi
giao nhận phải có biên bản kiểm định kèm theo.
Đối với vít lợp, ti lợp:
-         Quy cách số lượng theo đơn đặt hàng, xác định bằng phương
pháp đo,
-         Xác định chất lượng bằng phương pháp dùng thử.
2.     Lập biên bản kiểm nghiệm:
Sau khi thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra kiểm định 2 bên tiến hành lập
biên bản kiểm nghiệm.
3.     Nhập kho:
-         Sau khi tiến hành đầy đủ các thủ tục kiểm tra, kiểm định tiến
hành nhập kho và chỉ nhập kho khi biên bản kiểm định có đầy đủ
chữ ký của các thành viên, khi đã nhập kho phải có thẻ kho.
-         Khi nhập kho phải để từng loại riêng biệt sao cho dễ thấy, dễ
lấy, dễ kiểm tra và đảm bào an toàn, đủ các dấu hiệu nhận biết.
4.     Chỉ tiêu kỹ thuật
4.1. Đối với vật liệu chính:
-         Quy cách: Cần chú ý độ dày (theo thực tế đo)
-         Độ rỗ, rỉ, cho phép rỉ vàng không rỗ.
-         Độ cong vênh không quá mức, có thể xử lý được.
-         Độ khuyết tật: Không cho phép.
-         Đối với các loại đặc biệt như: Thép cường độ cao, thép hợp
kim, thép không rỉ  phải có biên bản kiểm định của nhà cung cấp.
4.2 Đối với vật liệu phụ:
-         Quy cách, ký hiệu, nơi sản xuất kiểm tra theo đơn đặt hàng.
-         Ap lực: Không nhỏ hơn 5% áp lực định mức.
-         Trọng lượng: Theo cân thực tế.
-         Chất lượng: Theo thực tế sử dụng.
4.3. Các phụ kiện:
Bu lông, tăng đơ các loại:
-         Thử độ dơ đồng bộ
-         Số lượng quy cách chủng loại theo đơn đặt hàng
Vít lợp ti lợp, đinh rút, dụng cụ: Đảm bảo chất lượng khi sử dụng.
 nhưng chú ý:
-         Chỉ  nhập kho khi phiếu kiểm nghiệm có đủ chữ ký của các
thành viên
-         Đối với vật tư chính kiểm tra 100%, vật tư phụ như Que hàn,
dây hàn, thuốc hàn, sơn kiểm tra 2-3 mẫu cho một lần nhập, dưới
500kg – 2 mẫu, trên 300 kg – 3 mẫu
-         Khi kiểm tra không đạt cũng phải lập phiếu kiểm nghiệm,
thông báo cho nhà cung cấp và cập nhật vào sổ theo dõi nhà cung
cấp.
5.     Xếp dỡ, lưu kho, bảo quản:
5.1. Xếp dỡ:
-         Khi xếp phải có phương tiện xuống hàng phù hợp để tránh
hư hỏng hoặc suy giảm chất lượng và đảm bảo dễ thấy, dễ lấy, dễ
tìm và dễ kiểm tra, bảo quản.
-         Thép tấm các loại: dùng cầu trục hoặc cần cẩu, khi móc cáp
ít nhất phảI có 2 đểm sao cho tránh gây võng quá mức, tránh trượt
cáp và có thể gây đứt cáp, giữa các tấm hoặc kiện phảI có điểm kê
cách mặt đất ít nhất là 100mm để luôn và rút cáp được dễ dàng và
tránh làm rỉ thép, khi xuống hàng phải để riêng từng loại và được
đặt trên giá kê, đặt cách nhau khoảng cách phù hợp để khi lấy được
thuận tiện và để đúng nơi quy định.
-         Thép hình thép ống cũng tương tự như thép tấm.
-         Đối với tôn cuộn: Khi xuống dùng cần cẩu, lưu ý chèn giẻ
hoặc gỗ mềm tránh đứt cáp hoặc làm hỏng tôn.
-         Đối với tôn múi, ke góc, máng nước, ống nước, úp nóc: Khi
xếp dỡ phải dùng tay nhẹ nhàng, tránh làm xây sát, cong vênh và để
từng loại riêng.
-         Đối với những chi tiết phục vụ cho lắp ráp bu lông, vít v.v..
khi xếp dỡ dùng tay, phải có túi hoặc thùng đựng và để thành khu
vực riêng, ghi rõ quy cách.
-         Đối với các loại que hàn, dây hàn, thuốc hàn: Khi lên xuống
phải dùng tay, nhẹ nhàng, xếp gọn từng lô, đặt trên giá kê tránh ẩm
ướt.
-         Đối với các loại sơn, dung môI, chất lỏng khác: Khi lên
xuống phải nhẹ nhàng tránh đổ vỡ. Để riêng từng loại theo chỉ dẫn
của nhà sản xuất.
-         Đối với các loại khí như ôxy, ga, CO2 khi lên xuống dùng
tay, nhẹ nhàng, không quăng quật và để theo khu vực đã quy định,
đảm bảo an toàn.
5.2 Lưu kho, bảo quản.
-         Khi  lưu kho phải căn cứ vào từng loại nguyên vật liệu, thời
gian sử dụng, trên nguyên tắc vào trước dùng trước, vào sau dùng
sau để có phương pháp lưu kho, bảo quản phù hợp tránh làm cho
nguyên vật liệu xuống cấp. Toàn bộ phải có thẻ kho và có biển chỉ
rõ loại vật tư.
-         Với  sắt thép các loại: Để riêng từng loại, trên giá kê các mặt
đất 0,4-0,5m, cách nhau 0,5-1m.
-         Các loại vật liệu phụ: Tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và
các quy phạm về an toàn.
-         Các loại phụ kiện để riêng ra từng loại, tránh gẫy, cong bẩn.
-         Thường xuyên kiểm tra để nắm được mức độ còn hay hết,
mức độ xuống cấp, không đảm bảo an toàn để có giải pháp khắc
phục.
-         Khi đưa vật tư ra sử dụng phải có phiếu xuất, sau mỗi đợt sử
dụng hoặc định kỳ lập các phiếu báo cáo lên cấp quản lý trực tiếp
để nắm được mức độ tiêu thụ. Để nắm được tình hình về vật tư
hàng tháng hoặc quý phải tiến hành kiểm kê.
-         Trong quá trình nhập vật tư, hàng hoá của nhà cung ứng cần
theo dõi quá trình cung cấp của bên cung ứng về chất lượng, tiến độ
giao hàng.
 
 II.           Xuất vật tư
Đối với xuất vật tư phục vụ sản xuất cần đảm bào quy trình:
-         Tổ trưởng sản xuất lập phiếu đề nghị cấp vật tư và được Kỹ
thuật giám sát xác nhận.
-         Kế toán vật tư căn cứ vào phiếu đề nghị của tổ và đối chiếu
với hạn mức để viết phiếu xuất.
-         Thủ kho căn cứ vào phiếu xuât vật tư để xuất vật tư.
Ghi chú
-         Trường hợp hạn mức đã hết phiếu viết ở dạng cho vay (tạm
cấp) để đáp ứng sản xuất, khi công trình sản xuất xong tiến hành
quyết toán để xác định nguyên nhân thiếu và qui rõ trách nhiệm.
-         Ngiêm cấm việc tự ý lấy vật tư khi chưa có phiếu xuất, loại
trừ khi được sự đồng ý của thủ kho.
-         Số lượng vật tư trong phiếu xuất phải đúng theo số vật tư cần thiết theo
hạn mức.

You might also like