You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

---------------------------

BÀI TẬP CUỐI KÌ

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

Sinh viên thực hiện: Ngô Thu Phương

MSV: 2105081

Lớp: QH – 2021 – E KTQT CLC5

Giảng viên: Phạm Nhật Linh

Nguyễn Khánh Huy

Mã học phần: 212_BSA1054 4

Hà Nội, 2022
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội đã đưa môn Kỹ năng làm việc vào chương trình giảng dạy.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn Kỹ năng làm
việc nhóm thầy Phạm Nhật Linh và thầy Nguyễn Khánh Huy đã tận tình giảng
dạy, hỗ trợ cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Kỹ năng làm việc
nhóm tưởng chừng như một học phần khó hiểu và thực hành khi sinh viên lần
đầu tiếp xúc, tuy nhiên sau những buổi học cùng thầy, học phần này đã phần
nào trở nên thú vị và gây hứng thú cho em. Không những thế, em còn tích lũy
được nhiều kiến thức hay, bổ ích, là tiền đề để em phát triển bản thân sau này.

Kỹ năng làm việc nhóm là một học phần thú vị, cho sinh viên thêm kiến thức
và trau dồi các kỹ năng về làm việc nhóm, em hiểu được sâu sắc hơn về các
khái niệm làm việc nhóm, cải thiện được những kỹ năng của bản thân, giúp
bản thân trở nên xuất sắc hơn. Tuy nhiên, trong quá trình học tập và làm việc,
em còn gặp một số khó khăn, cũng như do trình độ của bản thân còn hạn chế.
Vậy nên, bài tập lớn dưới đây của em khó tránh khỏi được những thiếu sót,
kính mong thầy xem xét, góp ý để bài tập lớn của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 7 năm 2022

Sinh viên

Ngô Thu Phương

2
ĐỀ BÀI: Chia sẻ/ kể lại kỉ niệm ĐÁNG NHỚ nhất từ trước tới nay của anh/chị
về trải nghiệm làm việc nhóm trong quá khứ.

BÀI LÀM

Tỷ phú Warran Buffett từng nói: “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa,
hãy đi cùng nhau.” Không ai trong chúng ta đơn độc trong mọi hành trình. Mỗi tập
thể, mỗi tổ chức đều có những mục tiêu chung được hoạch định trong chiến lược phát
triển lâu dài. Và những nhân tố trong tập thể đó, dù là cá nhân đơn lẻ nhưng đều tác
động trực tiếp đến thành tích đạt được. Muốn chinh phục kỳ vọng mong đợi, mọi
người phải hợp sức, đoàn kết và phối hợp cùng nhau. Đó chính là nền tảng đặt ra yêu
cầu về kỹ năng làm việc nhóm của bất cứ nhà tuyển dụng nào hiện nay. Vậy thì, làm
việc nhóm thời sinh viên sẽ như thế nào? Có lẽ đây là câu hỏi đã từng đến với bất kì
một bạn học sinh nào. Liệu có giống trong tưởng tượng của bản thân? Được học hỏi,
được khám phá, được thể hiện bản thân? Câu chuyện ngày hôm nay của bản thân tôi
sẽ giải đáp được phần nào những thắc mắc này.
Hãy thử đưa từ 5 đến 8 người, hoặc nhiều hơn vào trong một căn phòng để xem họ
phối hợp với nhau như thế nào trong vai trò là một team. Nhóm càng lớn khó khăn
càng nhiều. Chuyện này không giống như đi ăn tối với bạn bè, chỉ xoay quanh mấy
câu hỏi chung chung như: “Ăn ở đâu? Món gì?”. Mỗi người chúng ta đều có những
khẩu vị riêng. Điều này có thể tạo nên một thử thách vô cùng thú vị mang tên “quyền
lợi chung”. Quyền lợi chung là mấu chốt duy trì nguồn sống cho cả đội và chỉ những
công ty thành công nhất mới biết cách để nuôi dưỡng điều này. Nhưng bằng cách nào?
Một năm trôi qua, tôi thực tình đã không còn nhớ rõ hôm ấy là hôm nào, thời tiết ra
sao và tôi đã làm những gì. Chỉ nhớ rằng cái cảm xúc hào hứng xen lẫn mông lung
ngày ấy đến bây giờ vẫn còn hiện rõ. Đối với tân sinh viên, có lẽ mong chờ nhất có lẽ
sẽ là những hoạt động ngoại khóa trên trường đại học, khác xa so với những năm
trung học phổ thông. Mong ngóng là thế, tôi cũng không phải một ngoại lệ. Vì có một
sở thích với truyền thông, tôi đã đăng kí đơn tuyển thành viên của CLB Truyền thông
MCC – UEB với mong muốn có thể thỏa sức với đam mê, học hỏi thêm kinh nghiệm
và có thể thể hiện mình ở một môi trường mới. Sau khi đã trải qua được 2 vòng đầu
tiên là vòng đơn và vòng phỏng vấn, sinh viên sẽ được đến với vòng 3 là vòng
teamwork. Một loạt những câu hỏi đặt ra trong đầu tôi ngay lúc nhìn thấy khái niệm
“teamwork”. Liệu “teamwork” ở đại học, có khác trung học phổ thông hay không?
Liệu nhóm của mình sẽ là một nhóm như thế nào? Không biết rằng mình phải làm gì
để có thể vượt qua vòng này đây? Những câu hỏi cứ thế tiếp diễn khiến bản thân rơi
vào một vòng rối loạn.
Bằng một cái duyên nào đó, tôi được xếp cùng nhóm với 7 thành viên khác mà tôi
không hề quen biết họ trước đây. Và cũng tại nhóm này, tôi đã gặp một người mà tôi
3
tin rằng bản thân sẽ khó ấn tượng với ai hơn người đó. Sau khi tụ tập đủ một nhóm,
chúng tôi có thời gian 3 tuần để hoàn thành kế hoạch cho một chương trình Valentine.
Việc đầu tiên mà bất cứ nhóm nào cũng phải làm là bầu ra trưởng nhóm. Một người
có thể gánh vác trách nhiệm nặng nề này, giúp cả nhóm thực hiện tốt nhiệm vụ.
Chúng tôi không tin tưởng ai cả. Vì sao ư? Đương nhiên là bởi chúng tôi không hề
quen nhau. Liệu ai có thể tin tưởng một người mà bản thân còn chưa từng quen biết cơ
chứ? Vậy mà chỉ ngay trong cuộc họp đầu tiên, tôi đã có thể chọn ra trưởng nhóm
trong lòng mình, một “leader” trong tưởng tượng của tôi. Cậu ấy rất hoạt bát, nói
chuyện làm quen mọi người một cách vô cùng thoải mái. Nghe cậu ấy kể những câu
chuyện cụ thể về những người thông minh nhất mà cậu ấy biết, họ đã vấp ngã như thế
nào và họ đã làm việc thế nào qua thất bại. Cách cậu ấy kể những câu chuyện này, rất
chân thật đối với chúng tôi. Có cảm giác như những thất bại ấy cậu ấy cũng đã từng
trải qua rồi. Cậu ấy nói rằng mỗi trải nghiệm qua thất bại, đều là những thứ đáng để tự
hào. Mới chỉ bước vào ngưỡng cửa đại học, cậu ấy cũng như tôi, một cô gái 18 tuổi
chập chững vào đời. Nhưng cậu ấy lại khơi dậy trong tôi cảm giác ngưỡng mộ chưa
từng có. Tôi của khi ấy, tin rằng, đó chính là người có thể dẫn dắt chúng tôi.
Sau đó 1 ngày, chúng tôi bắt đầu bắt tay vào công việc. Nhìn cách cậu ấy chỉ đạo
công việc cho cả nhóm, tôi nhớ lại khi tôi lần đầu trở thành trưởng nhóm ở những năm
trung học phổ thông. Việc đó thật sự là một vấn đề khó khăn đối với tôi. Khi đó bản
thân thật sự không muốn thể hiện bất kì dấu hiệu yếu đuối nào vì tôi cần phải khiến
cho mọi người cảm thấy bạn xứng đáng, rằng bạn ở vị trí đó là có lý do cả, bạn không
phải một kẻ lừa đảo, chỉ có tài ăn nói chứ không thể làm được. Nhưng thái độ của cậu
ấy thì khác hoàn toàn với tôi khi đó. Cậu ấy sẵn sàng chia sẻ những thất bại của mình,
để cùng nhau thay đổi. Cậu ấy có trách nhiệm, đưa ra những đề xuất tuyệt vời, lên ý
tưởng một cách chỉn chu. Ngay đến những kỹ năng riêng của bản thân cậu ấy, tất cả
cũng đều được chia sẻ với cả nhóm để củng cố toàn bộ nhóm. Chúng tôi đã rút ngắn
được rất nhiều thời gian làm việc từ những thất bại đó. Nhưng vấn đề bắt đầu xảy ra
khi chúng tôi bắt tay vào làm từng công việc riêng của bản thân. Tôi nhận ra đã có
nhiều thứ mà tôi tiếp cận sai cách. Tôi đã đưa ra một số ý kiến không khả quan, bao
gồm cả ý kiến mà không hề nhận được phản hồi nào từ các thành viên trong nhóm.
Một người dễ tổn thương bắt đầu rơi vào trạng thái không ổn định. Tôi bắt đầu có
những suy nghĩ cho việc từ bỏ. Khi mọi người bắt đầu nhận ra sự bất thường ở tôi,
một cuộc họp đã diễn ra, không phải chỉ bởi vì tôi mà là vì tất cả mọi người. Họ đã nói
rằng không ai trong chúng ta là không có khả năng, nhưng bản thân luôn phải thừa
nhận những sai lầm, thất bại của bản thân. Đó là một việc cực kì khó đối với tôi. Bây
giờ, bất cứ khi nào nhóm của tôi phải đối mặt với một tình huống tương tự, tôi lại nhớ
về nó. Bởi vì sự thật là, tôi đã vượt qua nó. Tôi đã cảm nhận rằng, tôi đang được làm
việc với một nhóm vô cùng tuyệt vời. Dù khong quen biết nhau, chúng tôi vẫn sẵn
sàng lắng nghe, thấu hiểu cho nhau, cùng nhau vượt qua và cùng nhau cố gắng. Sau 3
tuần chúng tôi đã hoàn thành một kế hoạch hoàn chỉnh cho một ngày Valentine tuyệt
vời. Tuy rằng khi đó sản phẩm của chúng tôi không được đánh giá quá cao, thì đối với
4
tôi đó vẫn là một trải nghiệm tuyệt vời. Có thể đó không phải là sản phẩm tốt nhất,
nhưng đó chính là toàn bộ công sức và tâm huyết của chúng tôi.
Câu chuyện của tôi có lẽ đối với nhiều người chỉ là một câu chuyện tẻ nhạt không
đầu không cuối, nhưng đó lại là trải nghiệm đáng ghi nhớ nhất đối với bản thân tôi. Từ
một người dễ tổn thương và chùn bước của những tháng ngày trước, nhờ những người
đồng hành thời gian ấy, lại khiến tôi trở thành một “tôi” tuyệt vời hơn. Tôi vẫn luôn
biết ơn những thành viên cùng nhóm ấy, đặc biệt là người trưởng nhóm tuyệt vời kia.
Chưa từng một lần suy nghĩ mình có thể đảm nhiệm những chức vụ lớn lao, nhưng vì
tấm gương kia tôi lại có thể phấn đấu khiến bản thân bây giờ có thể trở thành một
người trưởng nhóm tốt trong mắt các thành viên. Tôi học được cách chấp nhận rủi ro
trong mọi công việc, học được cách chấp nhận thất bại và sửa chữa lỗi lầm. Đối với
nhiều người, có thể hình mẫu lý tưởng sẽ là những nhân vật cao siêu, những triệu phú,
tỷ phú, những doanh nhân thành đạt trên thế giới. Nhưng đối với tôi, người trưởng
nhóm cùng tuổi nhưng suy nghĩ và kinh nghiệm thì trưởng thành hơn tôi đến cả chục
năm kia mới chính là hình tượng mà tôi mơ ước. Một con người vui vẻ, lạc quan, biết
lắng nghe, chia sẻ, khi nhìn vào đều khiến cho mọi người ngưỡng mộ và thán phục vì
tài năng và kinh nghiệm của mình. Tuy ngày đó tôi không thể trở thành thành viên của
CLB mà tôi mong muốn nhưng nhìn cậu ấy có tên trong danh sách trúng tuyển, tôi lại
cảm thấy thật may mắn vì bản thân mình đã không khiến cậu ấy bị loại ra. Nếu không
có cậu ấy và những thành viên của nhóm, có lẽ tôi đã không thể hoàn thành công việc
của mình. Tôi của ngày hôm nay, có thể dõng dạc nói rằng: “Tôi đã trải qua điều này
và tôi biết rằng bạn cũng sẽ vượt qua nó và mọi chuyện sẽ ổn thôi, nó sẽ ổn còn hơn
cách bạn nghĩ nữa.” Có lẽ có người sẽ thắc mắc vì sao tôi không lựa chọn những câu
chuyện có nhiều vấn đề hơn. Đương nhiên trong những lần làm việc nhóm, tôi sẽ luôn
gặp những chuyện bất cập, khó giải quyết. Nhưng đối với tôi, những gì khiến tôi trở
nên tốt hơn mới là những thứ xứng đáng để tôi nhớ đến. Một suy nghĩ lạc quan sẽ
khiến cuộc sống của các bạn trở nên tuyệt vời hơn rất nhiều. Từng có người nói rằng:
“Những thứ đã qua rồi mới khiến con người ta day dứt mãi không quên.” Đương
nhiên nó không ngoại lệ với sai lầm của tôi. Nhưng nếu được quay trở lại có lẽ tôi vẫn
sẽ để mọi thứ thuận theo tự nhiên, bởi có sai lầm, có thất bại mới có thể thành công.
Không ai có khả năng thành công khi chưa từng thất bại. Giống như khi làm một bài
thi, những câu sai có thể sẽ khiến ta tiếc nuôi, hối hận, nhưng cũng từ đó mới có thể
khiến chúng ta khắc cốt ghi tâm.
Từ những trải nghiệm của bản thân, có thể thấy được rằng, làm việc nhóm thường
được nhắc đến như một kỹ năng thiết yếu trong nhiều môi trường khác nhau, từ nhà
trường, đến công sở hay thậm chí là các phòng nghiên cứu… Có không ít những lời
khuyên từ những người đi trước đại loại như: “Hãy cố gắng hoàn thiện kỹ năng làm
việc nhóm của mình để kết quả của công việc được tốt hơn, đi dược quãng đường xa
hơn....” Thế nhưng, liệu “làm việc nhóm” ở đây có quá tối nghĩa? Nhìn sâu vào vấn đề
chúng ta có thể thấy rằng, teamwork là một kỹ năng lớn, trong đó bao gồm nhiều kỹ
năng nhỏ hơn mà một người cần phải rèn luyện để có thể đạt được hiệu quả mà họ
5
mong muốn. Nếu nói đến những vấn đề khó khăn trong làm việc nhóm, không thể
không nhắc đến khả năng lắng nghe và thấu hiểu nhau của các thành viên, các cá nhân
trong cùng một nhóm. Thông thường, kỹ năng giao tiếp trôi chảy sẽ được mọi người
đề cao khi làm việc cùng nhau nhằm giúp mọi thông tin được truyền đi dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng qua quên mất bản chất của việc thống nhất
thông tin phải dựa trên cơ sở của sự lắng nghe. Nếu không lắng nghe và hiểu vấn đề
của người khác, những điều chúng ta trao đổi với nhau sẽ trở nên vô nghĩa.


“Most people do not listen with the intent to
understand; they listen with the intent to
reply.” – Stephen R.Covey
Tạm dịch: Mọi người thường không lắng
nghe để thấu hiểu, họ nghe chỉ để trả lời. ”

Chúng ta luôn mong muốn người khác hiểu ý của mình, và dĩ nhiên, sẽ trở nên khó
chịu khi không nhận được sự chú ý khi đang phát biểu. Vì thế, trong mọi trường hợp
hãy đặt mình vào tâm thế của người nói, luôn luôn lắng nghe, học cách thấu hiểu, từ
đó sẽ giúp mọi ý kiến đưa ra đều có giá trị cho cả nhóm.

Kỹ năng làm việc nhóm là vô cùng quan trọng đối với tất cả những ai đã, đang và
sắp bước vào môi trường đại học cũng như môi trường làm việc sau này. Việc rèn
luyện nhiều hơn mỗi ngày để trở thành một người có thái độ và tác phong làm việc
chuyên nghiệp là rất cần thiết. Ngay khi ngồi trên ghế nhà trường, việc trau dồi kỹ
năng làm việc nhóm sẽ giúp bạn ghi điểm hơn rất nhiều trong mắt thầy cô và bạn bè,
Trong môi trường công sở, kỹ năng làm việc nhóm cũng sẽ giúp bạn tạo ra cơ hội cho
chính mình để bứt phá và khẳng định bản thân.

“Teamwork makes dreamwork.”

You might also like