You are on page 1of 6

o I_ Khái niệm cuộc chiến thương mại:

- Chiến tranh thương mại là một cuộc xung đột kinh tế xuất phát từ chủ nghĩa bảo hộ cực
đoan, trong đó các quốc gia tăng hoặc tạo ra thuế quan hoặc các rào cản thương mại khác
chống lại nhau để đáp lại các rào cản thương mại do bên kia tạo ra.

o II_Nguyên nhân gây ra:


 -Từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chiến lược đối ngoại của các nước lớn trên thế
giới đang dần chuyển sang sử dụng nhiều hơn các công cụ kinh tế. Quan hệ giữa Mỹ
và Trung Quốc cũng chứng kiến xu hướng này với cuộc chiến tranh thương mại giữa
hai nước từ đầu năm 2018 đến nay.
 1_ Nguyên nhân trực tiếp của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Khi phát động
chiến tranh thương mại với Trung Quốc vào đầu năm 2018, chính quyền Trump đã
chỉ ra hai nguyên nhân chính là: (1) thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ với Trung
Quốc; (2) chính sách thao túng tiền tệ của Trung Quốc để duy trì khả năng cạnh
tranh
 (1): chính quyền Trump cho rằng thâm hụt thương mại với Trung Quốc bắt
nguồn từ việc Trung Quốc thực hiện gian lận thương mại, gây tổn hại cho
GDP của Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc Mỹ thâm hụt
thương mại với Trung Quốc có nguồn gốc từ chính nội tại nền kinh tế Mỹ.
Theo nguyên tắc cân bằng cán cân thanh toán BOP, tài khoản vãng lai và cán
cân thương mại của Mỹ thâm hụt vì Mỹ luôn duy trì được một tài khoản tài
chính thặng dư. Đây là một đặc quyền của Mỹ vì hầu hết các quốc gia đều
coi đồng USD là tài sản trú ẩn an toàn (safe haven). Điều này thu hút rất
nhiều dòng tài chính chảy vào Mỹ, khiến đầu tư ở Mỹ vẫn có thể duy trì ở
mức cao dù tiết kiệm của Mỹ ở mức thấp. Mức tiết kiệm thấp, người dân Mỹ
tăng chi tiêu, trong đó có cả chi tiêu cho các mặt hàng nhập khẩu, khiến cho
Mỹ thâm hụt thương mại.
 (2): chính quyền Mỹ đã nhiều lần nêu lên những quan ngại về việc Trung
Quốc thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, tính xác đáng của cáo buộc này từ phía
Mỹ vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Các chính trị gia Mỹ thường chỉ trích
Trung Quốc giữ đồng nhân dân tệ dưới giá trị thực khoảng 40%, qua đó
khiến cho hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn một cách tương đối để
duy trì khả năng cạnh tranh thương mại. Chỉ số Big Mac đo lường tỷ giá hối
đoái thực tế và đánh giá các đồng tiền theo ngang giá sức mua cũng cho
thấy đồng nhân dân tệ được định giá thấp hơn so với giá trị thực khoảng
44%. Tuy nhiên, đến nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào đưa ra một
con số thật sự thuyết phục về việc định giá thấp của đồng nhân dân tệ hay
việc Trung Quốc thao túng tiền tệ. Hơn nữa, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng
không đồng ý với quan điểm Trung Quốc thao túng tiền tệ và cho rằng giá trị
đồng nhân dân tệ là phù hợp với điều kiện kinh tế của Trung Quốc. Nghiên
cứu của N.Moosa và cộng sự năm 2020 cũng đưa ra ý kiến rằng đồng nhân
dân tệ không bị định giá thấp và việc định giá lại đồng nhân dân tệ cũng
không giúp cải thiện thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc.
 2_Nguyên nhân sâu xa của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung:
o Thứ nhất cuộc chiến này là hệ quả của sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung
Quốc trong gần hai thập kỷ vừa qua. Sự trỗi dậy này bao hàm cả về mặt
kinh tế, quân sự, tài chính quốc tế và đe dọa vị thế dẫn đầu của Mỹ trên
trường quốc tế.
o Thứ hai, đằng sau cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là cuộc
chiến về mặt công nghệ, đặc biệt là công nghệ số.

o III_Diễn biến:

 1_Mỹ-Trung liên tiếp ra đòn hiểm

 2_Vũ khí sắc lẹm của cả 2 bên:


 2.1 Về phía Mỹ:
 Hạn chế hoạt động đầu tư của TQ vào Mỹ ở các lĩnh vực CÔNG
NGHIỆP VÀ KĨ THUẬT QUAN TRỌNG
 KIỂM SOÁT CHẶT HƠN CÔNG NGHỆ bởi TQ đang phải lệ thuộc vào
các microchip tân tiến của Mỹ để thực hiện kế hoạch Made in China
2025
 Bộ Thương mại Mỹ ĐƯA HUAWEI VÀO DANH SÁCH CẤM mua các bộ
phận và linh kiện từ Mỹ. Sau lệnh cấm này, nhiều công ty Mỹ dừng
hợp tác với Huawei.
 Mỹ dọa sẽ “CẤM CỬA” THÊM 5 CÔNG TY TQ TRONG LĨNH VỰC
CAMERA GIÁM SÁT và cảnh báo UAV nước này có thể đánh cắp dữ
liệu
 Washington thúc giục các đồng minh KHÔNG SỬ DỤNG THIẾT BỊ
CỦA HUAWEI TRONG MẠNG 5G và nhiều nước như Australia và New
Zealand đã hưởng ứng.
 SIẾT CHẶT QUẢN LÝ DU HỌC SINH TQ đặc biệt ở các ngành học tự
động hóa, hàng không, chế tạo công nghệ cao.
 2.2_ Về phía Trung Quốc:
 TQ có thể TỪ BỎ CÁC CAM KẾT MUA THÊM 10 TRIỆU TẤN SẢN
PHẨM nông nghiệp Mỹ. Điều đó sẽ kéo dài “nỗi đau” cho nông dân
Mỹ.
 TQ có thể SIẾT CHẶT NGUỒN CUNG HIẾM khiến cho các ngành công
nghệ cao vũ khí của Mỹ bị tác động mạnh
 Gần 20% công ty Mỹ đã phải nếm trải cảnh KIỂM TRA HẢI QUAN Ở
TQ CHẬM CHẠP hơn theo phòng Thương mại Mỹ ở TQ
 TQ có thể BÁN PHÁ GIÁ MỘT PHẦN TRONG SỐ HƠN 1100 TỶ USD
trái phiếu chính phủ Mỹ. Điều này có thể kiến Mỹ rơi vào hỗn loạn.
 TQ có thể thiết lập các khâu KIỂM TRA CHẶT CHẼ HƠN ĐỐI VỚI CÁC
CÔNG TY MỸ trong các lĩnh vực như thuế, thiết bị chữa cháy và
chứng chỉ môi trường…
 ĐỂ NHÂN DÂN TỆ TRƯỢT GIÁ SO VỚI ĐỒNG ĐÔ LA MỸ khiến hàng
hóa TQ rẻ hơn ở nước ngoài và sản phẩm của Mỹ đắt đỏ hơn ở TQ
o IV_Tác động
 1_GÂY BẤT AN CHO DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG HAI BÊN.
 KINH TẾ KÉM SẮC: sản lượng công nghiệp, doanh thu bán lẻ và đầu tử ở TQ
trong tháng 4 đều giảm tốc mạnh hơn dự báo.
Tại Mỹ doanh thu bán lẻ bất ngờ giảm trong tháng 4, sản lượng của các nhà
máy cũng giảm lần thứ 3 trong vòng 4 tháng.
 ĐẦU TƯ SỤT GIẢM: đầu tư của TQ và Mỹ năm 2018 giảm 80%. Đầu tư của
Mỹ vào TQ cũng giảm xuống 12,9 tỷ USD trong 2018
 HÀNG HÓA ĐỘI GIÁ: giá thực phẩm ở TQ tăng 6,1% trong tháng 4, do giá thịt
lợn và trái cây lên cao. Giá thịt lợn đã tăng từ 5,1% lên 14,4% hồi tháng 3.
Hãng xe Mỹ General Motors dự đoán năm nay chi phí phát sinh thêm 1 tỷ
USD vì thuế và nguyên vật liệu.
 CHỨNG KHOÁN LAO DỐC: Thị trường chứng khoán cả hai nước năm 2018 đã
chứng kiến giảm mạnh nhất trong gần một thập kỷ.
 NHIỀU CÔNG TY DỜI ĐI: Một loạt công ty quyết định di dời dây chuyền sản
xuất ra khỏi TQ sang các trung tâm giá rẻ khác ở châu Á.
 HẠ DỰ BÁO DOANH SỐ: hãng Apple giảm dự báo doanh số quý đầu,
nói rằng doanh số iphone chậm chạp tại TQ.
Tập đoàn Intel sản xuất chip máy tính hạ dự báo doanh thu cho năm
nay, viện lí do nhu cầu từ TQ sa sút.
 TẨY CHAY HÀNG HÓA: trên các mạng xã hội TQ xuất hiện dày đặc các thông
điệp kêu gọi người dân nước này tẩy chay các sản phẩm của Mỹ như Apple,
McDonal’s…
 NƯỚC MẮT NHÀ GIÀU: số tỷ phú ở châu Á-Thái Bình Dương giảm 13% và
tổng tài sản của nhóm này giảm 8% trong 2018.
Ước tính 1000 tỷ USD đã “bốc hơi” khỏi tổng tài sản của các tỷ phú TQ, do
thị trường chứng khoán bị sụt giảm 23% và Nhân dân tệ giảm 6%.
 2_KINH TẾ THẾ GIỚI BẤT ỔN:
 Nhà phân tích Anna Ho của UBS dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ
giảm 0,3-0,4% trong 2019. Các nền kinh tế độ mở cao như Singapore, Hàn
Quốc hay Malaysia cũng sẽ bị ảnh hưởng.
 Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế nhận định, GDP toàn cầu sẽ giảm
xuống còn 3,2% năm nay, từ con số 3,5% năm 2018 và 3,8% năm 2017.
 Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo, cuộc chiến tranh thương mại hiện nay
có nguy cơ làm kinh tế thế giới không thể khởi sắc trở lại trong quý 2 như kỳ
vọng.
 Morgan Stanley cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu với tăng trưởng
kinh tế thế giới giảm dưới 2,5% trong thời gian đến hết 2020, nếu hai bên
tiếp tục mâu thuẫn.
 3_Tác động đến VN
 3.1_Tác động tích cực
 VN có thể đón nhận những dòng đầu tư, chuyển dịch sản xuất mới:
Mỹ áp thuế trực tiếp lên hàng hóa TQ thì lợi thế cạnh tranh của TQ
sẽ yếu hơn VN nên VN sẽ là 1 trong những địa điểm được ưu tiên
hàng đầu.
 Tăng cường xuất khẩu: do thuế suất cao nên hàng vào TQ và Mỹ
giảm và hàng Mỹ vào TQ cũng giảm. Vì thế Mỹ, TQ sẽ tăng nhập
khẩu từ VN vào. Mặt khác mặt hàng xuất khẩu của VN chủ yếu là
nông sản có khả năng thay thế một số hàng hóa tương đồng của TQ.
Ví dụ: cơ hội với ngành xuất khẩu gỗ của VN
Sản phẩm công nghiệp có thể xuất khẩu như cá tra
 Cơ hội nhập khẩu: cuộc chiến thương mại làm cho đồng Nhân dân tệ
bị mất giá so với USD nen các mặt hàng của TQ sẽ được bán giá rẻ
hơn để đẩy hàng hóa đi đây chính là cơ hội cho VN nhập khẩu hàng
hóa để phục vụ sản xuất.
 3.2_ Tác động tiêu cực:
 Gây sức ép cho thị trường trong nước: do ở gần TQ nên hàng hóa dư
thừa từ nước này sẽ dễ dàng vào VN. Lợi thế cạnh tranh về giá khiến
các sản phẩm từ TQ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở Việt Nam.(trong khi số doanh nghiệp này chiếm tới 96%
tổng số doanh nghiệp)
Các mặt hàng: cơ khí, thiết bị, linh kiện
 VN khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa vào TQ: sản xuất của TQ bị
đình trệ sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu từ VN
 Vốn đầu tư có xu hướng rời khỏi VN: Trong tổng số vốn đầu tư từ
Đài Loan, Hồng Kong và TQ đại lục thì TQ trở thành nhà đầu tư lớn
nhất của VN. Một phần lớn số vốn này được đầu tư trực tiếp vào
ngành công nghiệp để tạo ra những chi tiết cho hàng TQ xuất khẩu
sang Mỹ. Do vậy cuộc chiến thương mại làm ảnh hưởng đến vốn đầu
tư của TQ vào VN
 V_Kết luận

 1_Ưu điểm:
 Bảo vệ các công ty trong nước khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh
 Tăng nhu cầu đối với hàng hóa trong nước
 Thúc đẩy tăng trưởng việc làm tại địa phương
o Cải thiện thâm hụt thương mại
 Trừng phạt quốc gia bằng các chính sách thương mại phi đạo đức
 2_Nhược điểm:
 Tăng chi phí và gây ra lạm phát
 Gây thiếu hụt thị trường, giảm sự lựa chọn
 Không khuyến khích giao dịch
 Làm chậm tăng trưởng kinh tế
 Làm tổn hại quan hệ ngoại giao, giao lưu văn hóa

file:///C:/Users/kille/Downloads/4.%20Nhung%20tac%20dong%20cua%20chien%20tranh
%20thuong%20mai%20My%20Trung%20Quoc%20den%20Viet%20Nam.pdf

You might also like