You are on page 1of 5

So sánh Mỹ và Trung Quốc

1. Về kinh tế
Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới theo cả phương pháp Danh nghĩa(Nominal)
và PPP (Purchasing power parity). Mỹ đứng đầu về danh nghĩa trong khi Trung Quốc đứng đầu về PPP
kể từ năm 2014 sau khi vượt Mỹ. Cả hai quốc gia cùng chia sẻ 40,75% và 34,27% tổng GDP của thế
giới tính theo danh nghĩa và theo sức mua tương đương vào năm 2019. GDP của cả hai quốc gia này
cao hơn quốc gia xếp hạng 3 Nhật Bản (danh nghĩa) và Ấn Độ (PPP) bởi một tỷ lệ rất lớn. Do đó, chỉ
có hai quốc gia này đang cạnh tranh để trở thành quốc gia đứng đầu.

1.1 GDP
GDP CỦA MỸ SO VỚI TRUNG QUỐC

Mỹ có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 20,9 nghìn tỷ USD vào năm 2020. Trong khi đó Trung
Quốc có GDP khoảng 14,7 nghìn tỷ USD - khoảng 70% giá trị của Mỹ. Năm 2018, trước đại dịch
corona, Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 67% giá trị của Mỹ. Đại dịch đã thúc đẩy nhanh hơn những gì
đang diễn ra: các trọng lực kinh tế đang thay đổi. Trung Quốc đã khỏi bệnh nhanh hơn hầu hết các
nước khác. Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế trong năm đại
dịch 2020. Corona như một chất xúc tác.
Theo dự báo của IMF cho năm 2021, Hoa Kỳ đang dẫn đầu với 6,033 tỷ USD hay 1,36 lần trên cơ sở tỷ
giá hối đoái. Nền kinh tế của Trung Quốc là 3,982 tỷ USD hay 1,18 lần của Mỹ trên cơ sở sức mua
tương đương.
 Có thể thấy trước Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các dự đoán đã thay
đổi kể từ đại dịch. Hiện có một số các nhà kinh tế cho rằng Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về GDP vào
cuối thập kỷ này. Trước đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng điều này sẽ xảy ra sớm nhất
trong thập kỷ tới.

1.2 GDP bình quân dầu người


GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI

Do dân số Trung Quốc rộng lớn, gấp hơn 4 lần dân số Mỹ nên sự chênh lệch giữa hai quốc gia này là
rất cao về thu nhập bình quân đầu người. Các thu nhập bình quân mỗi của Mỹ là cao hơn 5,78 và 3,61
lần so với Trung Quốc về danh nghĩa và PPP, tương ứng. Mỹ là quốc gia giàu thứ 5 trên thế giới, trong
khi Trung Quốc đứng thứ 63. Trên cơ sở PPP, Hoa Kỳ đứng ở vị trí thứ 8 và Trung Quốc ở vị trí thứ 76.
Điều này đã cản trở Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới.

1.3 Tăng trưởng GDP


TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP

Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng gdp tối đa là 19,30% vào năm 1970 và tối thiểu là -27,27% vào
năm 1961. Trong giai đoạn 1961 đến 2019, Trung Quốc đã tăng trưởng hơn 10% trong 22 năm. Các
nước Mỹ đã đạt được một cao mọi thời đại của 7,24% vào năm 1984 và mức thấp kỷ lục của -2,54%
trong năm 2009. Tốc độ tăng trưởng GDP là tiêu cực trong tám năm đối với Mỹ. Trung Quốc cho thấy
mức tăng trưởng âm trong bốn năm.

1.4 GDP theo cơ cấu ngành


Trung Quốc đi trước Hoa Kỳ trong lĩnh vực Nông nghiệp và Công nghiệp. Sản lượng nông nghiệp
của Hoa Kỳ chỉ bằng 17,58% của Trung Quốc và 77,58% cho ngành Công nghiệp. Khu vực dịch
vụ của Mỹ nhiều gấp đôi Trung Quốc.
1.5 Tài sản ròng

Trung Quốc sở hữu tài sản ròng 120 nghìn tỷ USD, tăng gấp 17 lần trong hai thập kỷ qua và vượt mặt
Mỹ, nước có 90 nghìn tỷ USD.

Trong đó, khối tài sản của Trung Quốc đã tăng từ mức 7 nghìn tỷ USD năm 2000 lên 120 nghìn tỷ
USD năm nay, chiếm 1/3 tài sản ròng của thế giới. Đây là mức tăng trưởng khổng lồ so với thời điểm
nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001.

Tài sản của Mỹ cũng tăng gấp đôi trong giai đoạn 2000-2020, lên mức 90 nghìn tỷ USD, nhưng đã bị
Trung Quốc soán ngôi giàu nhất thế giới. "Thế giới đang giàu có hơn bao giờ hết", Jan Mischke, một
đối tác tại McKinsey Global Institute ở Zurich, Thụy Sĩ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

1.6 Số lượng tỷ phú, triệu phú

Trung Quốc sẽ chứng kiến sự gia tăng số lượng triệu phú với tốc độ nhanh hơn Mỹ trong vòng 5 năm,
tính đến năm 2025 nhờ sự phục hồi nhanh chóng sau đại dịch Covid-19 giúp các lãnh đạo doanh nghiệp
tạo ra và tích lũy tài sản nhanh hơn. Theo báo cáo tài sản toàn cầu lần thứ 12 của Ngân hàng Credit
Suisse, số lượng triệu phú USD ở Trung Quốc sẽ tăng 92,7% lên 10,17 triệu người vào năm 2025, cao
hơn mức tăng 27,8% ở Mỹ lên 28,06 triệu người so với cùng kỳ.

Trong khi Trung Quốc đứng sau Mỹ về số lượng triệu phú nhưng lại vượt mặt nền kinh tế số một thế
giới về số lượng tỉ phú. Theo danh sách người giàu toàn cầu mới nhất của Hurun năm 2021 được công
bố vào tháng 3, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ hồi năm ngoái trở thành quốc gia đầu tiên có hơn 1.000 tỉ
phú USD. Cụ thể, Trung Quốc có 1.058 tỉ phú vào năm 2020 so với con số 696 ở Mỹ. Trong số 610 tỉ
phú mới nổi trên toàn cầu, 318 người đến từ Trung Quốc, nhiều hơn so với 95 ở Mỹ, dựa trên đánh giá
của Hurun.

2. Về quân sự
Theo bảng xếp hạng hiện nay của trang web "Global Firepower", Mỹ là cường quốc quân sự mạnh
nhất trên thế giới. Trung Quốc đứng thứ ba sau Nga.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm Sipri, Mỹ có ngân sách quân sự lớn nhất thế giới.
Washington đã chi 778 tỷ đô la cho quân đội vào năm 2020 - tăng 4,4% so với năm trước nhưng giảm
10% so với năm 2011.

Trung Quốc là quốc gia có ngân sách quân sự lớn thứ hai - nhưng khó ước tính chính xác quy mô ngân
sách này. Năm 2019, Bắc Kinh cho biết đã chi khoảng 183 tỷ USD cho quốc phòng. Tuy nhiên, Sipri ước
tính ngân sách quốc phòng thực sự cao hơn khoảng 40% vì còn có nhiều các khoản khác. Sipri ước
tính ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là 240 tỷ USD năm 2019 và 252 tỷ USD năm 2020.
Tháng năm vừa qua Trung Quốc lần đầu tiên thành công trong việc đưa tầu vũ trụ hạ cánh trên sao
Hỏa. Nhất thời, có lúc Trung Quốc nổi lên như một cường quốc không gian hàng đầu. Tuy nhiên, một
tàu thám hiểm của NASA đã hạ cánh xuống hành tinh Đỏ hồi tháng hai. Và cuối cùng việc các tỷ phú
Mỹ Richard Branson, Jeff Bezos và Elon Musk chạy đua lên không gian đã làm cho cả thế giới ngỡ
ngàng.

Trung Quốc dự định đến cuối năm tới sẽ kết thúc giai đoạn xây dựng trạm vũ trụ CSS. Nếu theo kế
hoạch cho đến nay, hoạt động của "Trạm vũ trụ quốc tế" (ISS), chấm dứt vào năm 2024, thì Trung
Quốc có thể là quốc gia duy nhất có mặt lâu dài trong không gian. Tuy nhiên đây mới chỉ là một giả
thuyết.

Ngân sách của NASA trong năm 2020 lên tới khoảng 22,6 tỷ đô la, gần gấp đôi so với ngân sách của
Trung Quốc (khoảng 11 tỷ đô la). Ngoài ra, còn có một doanh nghiệp ở Mỹ tên là SpaceX đã thực hiện
các chuyến bay không gian có người lái lên ISS cho NASA. Bắt đầu từ năm nay, doanh nghiệp này có ý
định đưa người lên không gian. Tóm lại: SpaceX hiện là một trong những tổ chức nghiên cứu không
gian tốt nhất trên thế giới.

3 Khoa học công nghệ

Bằng sáng chế là một động lực quan trọng thúc đẩy khoa học và công nghệ. Trung Quốc đã có tiến bộ
vượt bậc trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu bằng sáng chế phát minh, thậm chí Trung Quốc đã vượt
Mỹ trong lĩnh vực này. Năm 2020 Trung Quốc đã đăng ký tổng cộng trên 68.000 bằng sáng chế trong
khi đó Mỹ chỉ có trên 59.000.

Xu hướng đảo ngược bắt đầu từ năm 2019, đó là năm Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua Mỹ để trở
thành cường quốc sáng chế hàng đầu trong bảng xếp hạng của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới
(WIPO). Trước đó, Mỹ đã đứng đầu liên tục danh sách này kể từ năm 1978. Từ 1999 đến 2019, số đơn
đăng ký bằng sáng chế phát minh của Trung Quốc đã tăng gấp 20 lần.

Tuy nhiên, số lượng không nhất thiết phải được đánh đồng với chất lượng. Một nghiên cứu của Quỹ
Bertelsmann từ năm 2020 đã có kết luận Mỹ vẫn là “siêu cường về bằng sáng chế”. Vì Mỹ có nhiều
bằng sáng chế nhất trong 50 trong tổng số 58 công nghệ tiên tiến nhất.

Trong Chỉ số Đổi mới Toàn cầu của WIPO năm 2020, Trung Quốc chỉ đứng thứ 14 mặc dù có rất nhiều
bằng sáng chế - sau Israel. Còn Mỹ đứng ở vị trí thứ ba sau Thụy Sĩ và Thụy Điển.

Một chỉ số khác về tình trạng khoa học và công nghệ, nhìn về quá khứ chứ không phải tương lai, là số
giải Nobel mà một quốc gia đã nhận được. Ở đây có một sự khác biệt về đẳng cấp. Mỹ đã nhận được
375 giải Nobel, trong khi đó Trung Quốc chỉ có tám.

Tuy nhiên, xét cho cùng, không chỉ sức mạnh kinh tế và quân sự của một quốc gia mới mang lại cho
quốc gia đó sức mạnh để khẳng định mình. Quyền lực mềm, tức là sức hấp dẫn về văn hóa, cũng có
thể được dùng như một phương tiện thực thi quyền lực. Nhà khoa học chính trị người Mỹ Joseph Nye
được coi là người khởi xướng thuật ngữ này. Năm 1990, ông phân biệt quyền lực mềm và quyền lực
cứng.

Tất cả những gì khiến một quốc gia trở nên hấp dẫn trong con mắt các quốc gia khác đều có thể phụ
thuộc vào quyền lực mềm: môi trường báo chí và văn hóa tự do, nền điện ảnh rực rỡ, các ngôi sao
quốc tế... Theo bảng đánh giá quyền lực mềm 30- so sánh quyền lực mềm của 30 quốc gia khác nhau,
thì Mỹ xếp hàng thứ ba toàn cầu về quyền lực mềm vào năm 2019. Trung Quốc đứng gần áp chót, thứ
27. Trong bảng xếp hạng của năm 2021 Mỹ tụt xuống vị trí thứ sáu trong khi Trung Quốc lại vượt lên vị
trí thứ 8.

You might also like