You are on page 1of 5

2.

BRICS có gì hơn G7
Chưa đầy một thập kỷ rưỡi kể từ khi thành lập, các quốc gia BRICS đã
chứng minh những bước phát triển đáng kể. Cụ thể, từ năm 2020, tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) theo sức mua tương đương của nhóm này đã
vượt qua Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7).
Theo quan điểm của Jim O'Neill- cựu Thư ký Thương mại Bộ Tài chính
Anh được gọi là "cha đẻ" của BRICS, G7 ngày càng trở nên không phù
hợp trong một thế giới có nhiều cường quốc mới nổi. Quả thực, kể từ khi
ông Joe Biden lên nắm quyền tổng thống, Mỹ đã tìm cách nâng cao vai
trò của G7, gieo kỳ vọng lên một số thành viên về tầm ảnh hưởng của họ
trong nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, thực tế, từng thành viên G7 vẫn
đang phải đối mặt trực tiếp với nhiều vấn đề nan giải, xuất phát từ chỉ
một vấn đề trọng tâm là phần đóng góp của họ trong nền kinh tế toàn cầu
ngày càng giảm.
Trước những thách thức địa vị chính trị như hiện nay, ngày càng nhiều
nền kinh tế mới nổi ngày càng lớn mạnh hơn. Các nền kinh tế mới nổi
được xem là có đầy đủ tiềm năng để duy trì vai trò là động lực quan trọng
của nền kinh tế toàn cầu, cả hiện tại và tương lai. BRICS có tính bổ sung
kinh tế cao. Brazil, Nga, Nam Phi và Ấn Độ có khả năng bảo đảm các
nguồn tài nguyên thiên nhiên mà Trung Quốc cần để duy trì sức sản xuất
của mình. Trong khi đó, Trung Quốc có vốn và công nghệ để đầu tư vào
các thành viên BRICS còn lại, thúc đẩy công nghiệp hóa phát triển lên
các giai đoạn tiếp theo. Bằng chứng là hiện tại, Trung Quốc giữ vị trí nền
kinh tế lớn thứ hai thế giới về mặt danh nghĩa và lớn nhất về sức mua
tương đương (PPP).
GDP
Cụ thể, vào năm 2023, Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu thế giới với GDP
(PPP) đạt khoảng 32.897 tỷ USD. Sau Trung Quốc, Mỹ là quốc gia xếp
thứ 2 thế giới với GDP (PPP) đạt khoảng 26.949 tỷ USD.
Top 10 quốc gia có GDP (PPP) lớn nhất thế giới năm 2023
35000 32897

30000
26949
25000

20000
Tỷ USD

15000 13119

10000
6495 5537 5056 4393 4101
5000 3871 3868

0
Trung Mỹ Ấn Độ Nhật Bản Đức Nga Indonesia Brazil Anh Pháp
Quốc

Dữ liệu từ IMF cũng chỉ ra, chỉ 5 quốc gia BRICS đã đóng góp gần
32.1% GDP toàn cầu (trong đó Trung Quốc đóng góp lớn nhất với 18.8%,
sau đó là các nước Ấn Độ, Nga, Brazil, Nam Phi với mức đóng góp lần
lượt là 7.5%, 2.89%, 2.35%, 0.571%) , cao hơn mức 29.9% của các nước
G7. Bảy năm nữa, đến năm 2030, các quốc gia BRICS dự kiến sẽ chiếm
hơn 50% GDP của thế giới, giúp củng cố hơn nữa vị thế với tư cách là
khối kinh tế mạnh nhất trên thế giới.

Tỷ trọng GDP toàn cầu


(BRICS so với G7)

Phần còn lại


của thế giới BRICS
38% 32%

G7
30%

Dân số
Xét về thực lực, theo thống kê, tổng dân số của BRICS đạt khoảng hơn
3,24 tỷ người - chiếm hơn 40% dân số toàn cầu, con số này cao hơn nhiều
so với ước tính 750 triệu người của các nước G7 nhờ có Trung Quốc và
Ấn Độ - hai nước đông dân nhất thế giới. Dân số tăng tạo ra nguồn lao
động mạnh mẽ, từ đó phát triển kinh tế và phát triển đa ngành. Từ năm
2000 đến năm 2026, dân số của các quốc gia BRICS dự kiến sẽ tăng thêm
625 triệu người - phần lớn là tập trung ở Ấn Độ và Trung Quốc.

Dân số BRICS và G7

BRICS
Phần còn lại của thế 40%
giới
50%

G7
10%

Nợ chính phủ
Nợ chính phủ là hiện tượng bình thường nếu như nó nằm trong “ngưỡng”
an toàn theo quy định. Tuy nhiên, nếu vượt “ngưỡng”, nợ quá lớn có thể
làm mất an toàn kinh tế vĩ mô và gây bất ổn đối với thị trường tài chính.
Trong số 5 quốc gia BRICS, Brazil có tổng tỷ lệ nợ chính phủ cao nhất
vào năm 2023, ước tính khoảng 88% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của
cả nước. Mặt khác, Nga có mức thấp nhất chỉ 21% GDP.

Tuy nhiên, theo thống kê trong năm 2023, nhóm G7 có tỉ lệ nợ so với


tổng sản phẩm quốc nội rất cao ( 6 trong 7 nước thành viên có nợ chính
phủ ở mức trên 100%). Trong đó, Nhật Bản đứng đầu với nợ chính phủ
được duy trì ở mức trên 100% trong hai thập kỉ, đạt 255% trong năm
2023 và thấp nhất là Đức với tỉ lệ nợ so với GDP là 66%. Ta có thể thấy
nợ chính phủ của BRICS thấp hơn rất nhiều so với G7.
FDI
Đối với nền kinh tế thế giới, BRICS giờ đã có ý nghĩa quan trọng hơn so
với G7. BRICS đã vượt lên không chỉ là "một nhóm thay thế", bởi nó bao
gồm một số nước có đóng góp "nặng ký nhất" cho sự tăng trưởng của nền
kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây. Mặc dù vậy, G7 và BRICS
vẫn là hai nhóm có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ. Nhiều quốc gia thành
viên G7 là nhà đầu tư lớn nhất vào các nước BRICS. Bản thân Trung
Quốc cũng là nhà đầu tư lớn vào các quốc gia thành viên BRICS.
(Đơn vị: tỷ USD)
Nguồn:
1. https://statisticstimes.com/economy/projected-world-gdp-ranking.php
2. https://blogs.lse.ac.uk/internationaldevelopment/2023/08/01/are-the-
brics-a-bloc-a-group-a-threat-it-all-depends-on-where-you-sit/
3. https://www.statista.com/statistics/1418874/gross-government-debt-
ratebrics/#:~:text=Gross%20government%20debt%20rate%20in
%20BRICS%20countries%202000%2D2023&text=Of%20the%20five
%20BRICS%20countries,21%20percent%20of%20its%20GDP.
4. https://www.visualcapitalist.com/government-debt-by-country-
advanced-economies/

You might also like