You are on page 1of 9

HƯỚNG DẪN TỔNG HỢP CÁC BÀI TOÁN ĐỊNH LƯỢNG

MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Chương 2
HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC
CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG

Bài 1: Trong 8 giờ công nhân sản xuất được 16 sản phẩm có tổng giá trị là 80 đô la.
Hỏi: giá trị tổng sản phẩm làm ra trong ngày và giá trị của 1 sản phẩm là bao nhiêu, nếu:
a. Năng suất lao động tăng lên 2 lần
b. Cường độ lao động tăng lên 1.5 lần.
Bài giải:
Theo đề,16 sản phẩm có tổng giá trị là 80 đô la  01 sản phẩm có tổng giá trị là (80:16 =) 5
đô la
a. Khi năng suất lao động tăng lên 2 lần
+ Giá trị tổng sản phẩm trong ngày không thay đổi;
+ Giá trị của 1 sản phẩm sẽ giảm 2 lần: 5 : 2 = 2,5 (đô la).
b. Khi cường độ lao động tăng lên 1.5 lần
+ Giá trị tổng sản phẩm trong ngày tăng 1.5 lần và bằng 120 đô la (80 x 1.5);
+ Giá trị của 1 sản phẩm không đổi.

Bài 2. Ngành A tăng năng suất lao động 20%, thời gian lao động giảm 5%. Hỏi tổng
sản phẩm thay đổi thế nào?
Bài giải:
Theo đề, năng suất lao động tăng 20%, đạt 120% = 1.2
Thời gian lao động giảm 5%, còn 95% = 0.95
Vậy, tổng sản phẩm thay đổi: 1.2 x 0.95= 1.14 = 114% hay tăng lên 14%
Đáp số : tăng 14%

Bài 3. Ngành A tăng năng suất lao động 10%, cường độ lao động tăng 20%. Hỏi tổ ng
sản phẩm thay đổi thế nào? Hỏi giá trị tổng sản phẩm và giá trị 1 đơn vị sản phẩm thay đổi
thế nào?
Bài giải:
Năng suất lao động 10%, đạt 110% và bằng 1,1
+ Giá trị tổng sản phẩm cũng tăng 110%
+ Giá trị 1 đơn vị sản phẩm là số nghich đảo 1/1.1 = 0.91 = 91%. Hay giảm 09%
Bài 4. 100 triệu mét vải được sx trong một năm do 4 nhóm sản xuất
- Nhóm 1 SX 5 triệu mét với giá 14 đ/m
- Nhóm 2 SX 10 triệu mét với giá 15 đ/m
- Nhóm 3 SX 15 triệu mét với giá 8 đ/m
- Nhóm 4 SX 70 triệu mét với giá 10 đ/m
Yêu cầu:
1. Tính giá thị trường cho 1 m
2. Nhận xét như thế nào?
Bài giải:
( 5.106 x 14 ) + ( 10. 106 x 15 ) + ( 15. 106 x 8 ) + ( 70.106 x 10 )
1. Gía trị TT ¿ = 10.4đ/m
100
2. Nhận xét: Gía trị TT rất gần với GT cá biệt của nhóm 4. Giá trị TT gần với GT cá biệt của
nhóm SX tuyệt đại sản phẩm.

Bài 5. Trong khoảng thời gian 10 năm, tiền lương danh nghĩa tăng lên 20%, trong đó
giá trị mức sống tối thiểu tăng lên 50%. Tiền lương thực tế thay đổi như thế nào?
Bài giải:
Theo đề ra, tiền lương danh nghĩa tăng lên 20%, tức là bằng 120%;
giá trị mức sống tối thiểu tăng lên 50%, tức là bằng 150%
120 %
Vậy, tiền lương thực tế thay đổi = 150 % = 0.8 = 80%. Hay đã giảm 20%

Bài 6. Tổng giá cả lưu thông = 3500 tỷ, tiền tệ quay 4 vòng/năm, số bán chịu 200 tỷ,
260 tỷ đến hạn thanh toán, HH trực tiếp trao đổi là 300 tỷ, tìm lượng tiền cần cho lưu thông?
Bài giải:
Theo công thức tính lượng tiền trong lưu thông

PQ
Mₙ = V

Trong đó:

Mₙ: Số lượng tiền cần thiết thực hiện chức năng phương tiện lưu thông
PQ: Tổng giá cả hang hóa trong lưu thông
V: Tốc độ lưu thông trung bình của tiền tệ

Đến chức năng phương tiện thanh toán, công thức trên được triển khai đầy đủ như sau:
PQ −( PQ bán chịu+ PQ bù trừ ) + PQ đến hạn trả
Mₙ = V

Thay số
3500−200−300+260
Lượng tiền cần cho lưu thông là M = 4
=815 tỷ.
Đáp số: 815 tỷ USD
Chương 3. GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Bài 7: Trong quá trình sản xuất sản phẩm, hao mòn thiết bị và máy móc là 100.000 đô
la. Chi phí nguyên liệu, vật liệu và nhiên liệu là 300.000 đô la. Hãy xác định chi phí tư bản
khả biến nếu biết rằng giá trị của tổng sản phẩm là 1.000000 đô la và trình độ bóc lột là
200%.
Bài giải
m’ = 200%  m=2V
W = C + V + m  W = C + 3V  V = (W – C) : 3
Thay số
C = 100000 + 300000 = 400000
V = (1000000 – 400000): 3 = 200000

Trả lời: 200.000 đô la.

Bài 8: Có 100 công nhân làm thuê, sản xuất 1 tháng được 12.500 đơn vị sản phẩm với
chi phí tư bản bất biến là 250.000 đô la. Giá trị sức lao động 1 tháng của 1 công nhân là 250
đô la, m’ = 300%. Hãy xác định giá trị của 1 đơn vị sản phẩm và kết cấu của nó.
Bài giải
Theo đề ra, tổng giá trị slđ là
V = 250 x 100 = 25000
m’ = 300%  M=3V = 3 x 25.000 = 75.000
W = C + V + M = 250.000 + 25.000 + 75.000 = 350.000
Giá trị 1 sản phẩm là
w = 350.000 / 12.500 = 28
Cơ cấu:
w = 250.000/12.500 + 25.000/12.500 + 75.000/12.500
w = 20c + 2v + 6m
Trả lời: 28 đô la; (20 c + 2v + 6m)
Bài 9: Năm 1923, tiền lương trung bình của 1 công nhân công nghiệp chế biến ở Mỹ
là 1.238 đô la/năm, còn giá trị thặng dư do 1 công nhân tạo ra là 2.134 đô la. Đến năm 1973,
những chỉ tiêu trên tăng lên tương ứng là 1.520 đô la và 5.138 đô la. Hãy xác định trong
những năm đó thời gian của người công nhân lao động cho mình và cho nhà tư bản thay đổi
như thế nào, nếu ngày làm việc 8 giờ?
Bài giải:
Theo đề ra, ta có
Ngày làm việc = Tct (TG cần thiết - cho mình) + Tm (TG thặng dư (cho nhà tư bản)
m Tm 8−Tct
m’= v =
Tct
=
Tct
 Tct = 8 : (m’+1)
Với năm 1923
m’= 2.134 / 1.238 = 1,72
Tct = 8: (1,72 + 1) = 2,94
Tm = 8 – 2,94 = 5,06
Với năm 1973
m’= 5.138 / 1.520 = 3,38
Tct = 8: (3,38 + 1) = 1,83
Tm = 8 – 1,82 = 6,17
So sánh 2 năm
- Thời gian lao động cần thiết giảm từ 2,94 giờ xuống 1,83 giờ
- Thời gian lao động thặng dư tăng từ 5,06 giờ lên 6,17 giờ

Bài 10: Tư bản đầu tư 900. 000 đô la, trong đó bỏ vào tư liệu sản xuất là 780.000 đô
la. Số công nhân làm thuê thu hút vào sản xuất là 400 người. Hãy xác định khối lượng giá trị
mới do 1 công nhân tạo ra, biết rằng tỷ suất giá trị thặng dư là 200%.
Bài giải:
Tư bản đầu tư là
K = C + V  V = K – C = 900.000 – 780.000 = 120.000
Tiền lương của 1 công nhân là
v = V / số CN = 120.000 / 400 = 300
m’ = m/v  m = m’v = 200%. 300 = 600
Giá trị mới 1 công nhân tạo ra là
GT mới = v + m = 300 + 600 = 900
Trả lời: 900 đô la.
Bài 11: Có 200 công nhân làm việc trong 1 nhà máy. Cứ 1 giờ lao động, 1 công nhân tạo ra
lượng giá trị mới là 5 đô la, m’= 300%. Giá trị sức lao động mỗi ngày của 1 công nhân là 10
đô la. Hãy xác định độ dài của ngày lao động. Nếu giá trị sức lao động không đổi và trình độ
bóc lột tăng lên 1/3 thì khối lượng giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt trong 1 ngày
tăng lên bao nhiêu?
Bài giải:
m’ = m/v  m = m’v
Giá trị mới 1 công nhân tạo ra trong 1 giờ là
GT mới = v + m = v + m’v = v(1+ m’)  v = GT mới / (1+ m’) = 5 / 400%
v = 1,25
m = 5 – 1,25 = 3,75

Tổng giá trị thặng dư là


M = 3,75 x 200 = 7.
Độ dài của ngày lao động là
T = Giá trị sức lao động mỗi ngày / Giá trị sức lao động mỗi giờ = 10/1,25
T = 8 giờ
Giá trị thặng dư một ngày của 1 CN = 3,75 x 8 = 30
Giá trị thặng dư một ngày của 200 CN = 30 x 200 = 6.000

Nếu giá trị sức lao động không đổi và trình độ bóc lột tăng lên 1/3
m’ tăng thêm 1/3 thì M cũng tăng thêm 1/3
M tăng thêm = 6.000 x 1/3 = 2.000

Đáp số: 8 giờ; M tăng lên 2000 đô la.

Bài 12: Tư bản ứng ra 1.000000 đô la, trong đó 700.000 đô la bỏ vào máy móc và thiết
bị, 200.000 đô la bỏ vào nguyên liệu, m’= 200%. Hãy xác định: Số lượng người lao động sẽ
giảm xuống bao nhiêu % nếu: Khối lượng giá trị thặng dư không đổi, tiền lương công nhân
không đổi, m’ tăng lên là 250%.
Bài giải:
Theo đề ra,
C = Chi phí máy móc + chi phí nguyên nhiên vật liệu
C = 700.000 + 200.000 = 900.000
Tư bản ứng ra là
K=C+VV=K–C
V = 1.000.000 – 900.000 = 100.000
m’= m/v  m = m’v,
M = m’V = 200% x 100.000 = 200.000
Nếu M và tiền lương 1 công nhân không đổi; m’ tăng lên là 250%.
Tổng tiền lương mới là
Vm = M / m’ = 200.000 / 250% = 80.000
So sánh: 80.000/ 100.000 = 80%. Hay lượng CN giảm 20%
Đáp số: giảm 20%
Bài 13: Ngày làm việc 8 giờ, m’ = 300%. Sau đó nhà tư bản kéo dài ngày lao động lên
10 giờ. Trình độ bóc lột sức lao động trong xí nghiệp thay đổi như thế nào nếu giá trị sức lao
động không đổi. Nhà tư bản tăng thêm giá trị thặng dư bằng phương pháp nào.
Bài giải:
Theo đề ra, TG ct + TG m = 8
m’= 300% = GT m / GT ct  TG ct = 2h; TG m = 6h
Do giá trị sức lao động không đổi  TGct không đổi = 2 h
Nếu kéo dài TG lđ trong ngày tới 10h  TG m mới = 10 – 2 = 8h
m’ mới = 8/2 100% = 400%
Đáp số: m’ mới là 400%, tăng thêm 1/3 m’ cũ; phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
tuyệt đối.

Bài 14: Có 400 công nhân làm thuê. Thoạt đầu ngày làm việc là 10 giờ, trong thời
gian đó mỗi công nhân đã tạo ra giá trị mới là 30 đô la, m’ = 200%. Khối lượng và tỷ suất
giá trị thặng dư ngày thay đổi như thế nào nếu ngày lao động giảm 1 giờ nhưng cường độ lao
động tăng 50%, tiền lương vẫn giữ nguyên? Nhà tư bản tăng thêm giá trị thặng dư bằng
phương pháp nào?
Bài giải:
Theo đề ra, m’ = 200%  m = 2v
GT mới do CN tạo ra trong 10 h = v + m = v + 2v = 3v = 30
 v = 10, m = 20
GT mới do CN tạo ra trong 01 h = 30:10 = 3
 v = 1, m = 2
Với 400 CN, V = 4.000; M = 8.000
Khi ngày lao động giảm 1 giờ = 10 – 1 = 9h
Cường độ lao động tăng 50%
 tương đương ngày lao động là 9 x 150% = 13,5h
GT mới = 3 x 13,5 x 400 = 16,200
Do tiền lương vẫn giữ nguyên, v = 10; V = 4.000
M mới = 16.200 – 4.000 = 12.200
m’mới = 12.200 / 4.000 = 305 %

Đáp số: M tăng từ 8.000 đến 12.200 đô la; m’ = 305%;


Phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối.
Bài 15: Tư bản ứng trước 600.000 đô la, c/v = 4/1, m’ = 100%. Hỏi sau bao nhiêu
năm trong điều kiện tái sản xuất giản đơn, tư bản đó được biến thành giá trị thặng dư tư bản
hoá?
Bài giải:
Theo đề ra, tư bản ứng trước là
K = 600.000 đô la = c + v
Mà C/V = 4/1  C = 4.800, V = 120.000
m’ = 100%  M = 120.000
Tái sản xuất giản đơn: quy mô không thay đổi giữa các năm.
Nếu m’ = 100%  M phải được tư bản hóa 100% (m chuyển hết thành vốn sx).
Vậy số năm để tư bản (600.000) được biến thành giá trị thặng dư tư bản hoá là
N = K / M = 600.000 / 120.000 = 5
Đáp số: sau 5 năm.

Bài 16: Khi tổ chức sản xuất, nhà tư bản kinh doanh ứng trước 50 triệu đô la, trong
điều kiện cấu tạo hữu cơ của tư bản là 9 :1. Hãy tính tỷ suất tích luỹ, nếu biết rằng mỗi năm
2,25 triệu đô la giá trị thặng dư biến thành tư bản và trình độ bóc lột là 300%.
Bài giải:
Theo đề ra, hữu cơ của tư bản là
C/V = 9/1
Tư bản kinh doanh ứng trước là
K = C + V = 50
 C = 45; V = 5
Trình độ bóc lột là
m’ = M/V = 300%  M = 300% x V = 300% x 5 = 15
Tỷ suất tích luỹ là
H = GT thặng dư được tư bản hóa / GT thặng dư = 2,25/ 15 = 15%
Đáp số: 15%

Bài 17: Tư bản ứng trước là 100.000 đô la, c/v = 4/1, m’ = 100%, 50% giá trị thặng dư
được tư bản hoá. Hãy xác định lượng giá trị thăng dư tư bản hoá tăng lên bao nhiêu, nếu
trình độ bóc lột tăng đến 300%.
Bài giải:
Theo đề ra, hữu cơ của tư bản là
C/V = 4/1
Tư bản kinh doanh ứng trước là
K = C + V = 100.000
 C = 80.000; V = 20.000
Trình độ bóc lột là
m’ = M/V = 100%  M = m’ x V = 100% x 20.000 = 20.000
Do 50% giá trị thặng dư được tư bản hoá = 20.000 x 50% = 10.000
Khi trình độ bóc lột mới là
m’mới = 300%.  M mới = 20.000 x 300% = 60.000
GT thặng dư được tư bản hoá = 60.000 x 50% = 30.000
So sánh: 30.000 – 10.000 = 20.000 → Đáp số: Tăng 20.000 đô la
Bài 18: Toàn bộ tư bản ứng trước là 6 triệu đô la, trong đó giá trị nguyên vật liệu là
1,2 triệu đô la, nhiên liệu, điện là 200.000 đô la, tiền lương 600.000 đô la. Giá trị máy móc
và thiết bị sản xuất gấp 3 lần giá trị nhà xưởng và công trình. Thời gian hao mòn hoàn toàn
của chúng là 10 và 25 năm. Hãy tính tổng số tiền khấu hao sau 8 năm.
Bài giải:
Theo đề ra, tư bản ứng trước là
K = C + V = 6.000.000  C = K – V = 6.000.000 – 600.000 = 5.400.000
C = Gía trị nguyên, vật liệu + nhiên liệu, điện + Giá trị máy móc và thiết bị, nhà
xưởng
Giá trị mm và tb, nx = C - Gía trị nguyên, vật liệu + nhiên liệu, điện
= 5.400.000 – (1.200.000 + 200.000) = 4.000.000
Trong đó, giá trị máy móc và thiết bị sản xuất = 3 lần giá trị nhà xưởng
 Mm, tb = 3.000.000, khấu hao trong 10 năm;  01 năm K.H = 300.000
Nx = 1.000.000, khấu hao trong 25 năm  01 năm K.H = 40.000
Lương K.H. trong 8 năm là (40.000 + 300.000) x 8 = 2.720
Đáp số: 2,72 triệu đô la.

Bài 19: Trình độ bóc lột là 200% và cấu tạo hữu cơ của tư bản là 7 :1. Trong giá trị
hàng hoá có 8.000 đô la giá trị thặng dư. Với điều kiện tư bản bất biến hao mòn hoàn toàn
trong 1 chu kỳ sản xuất. Hãy xác định: chi phí sản xuất tư bản và giá trị hàng hoá đó.
Bài giải:
m’ = M/V = 200%  V = M/200% = 8.000/ 200% = 4.000
Cấu tạo hữu cơ của tư bản là
C/V = 7/1  C = 7 V = 7 x 4.000 = 28.000
Vậy, chi phí sản xuất tư bản là
K = C + V = 28.000 + 4.000 = 32.000
Giá cả hàng hóa là
W = C + V + M = 28.000 + 4.000 + 8.000 = 40
Đáp số: 32.000 đô la; 40.000 đô la

Bài 20: Tư bản ứng trước là 1.000.000 đô la, c/v là 4/1. Số công nhân làm thuê là
2.000 người. Sau đó tư bản tăng lên 1.800.000 đô la, cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên là
9/1. Hỏi nhu cầu sức lao động thay đổi như thế nào, nếu tiền lương của mỗi công nhân không
thay đổi.
Bài giải:
Theo đề ra, K mới = 1.800.000
Tư bản ứng trước là Cấu tạo hữu cơ mới là
K = C + V = 1.000.000 C/V mới = 9/1  C mới =
Cấu tạo hữu cơ là 1.620.000; V mới = 180.000
C/V = 4/1  C = 800.000; V = So sánh: V cũ – V mới = 200.000 –
200.000 180.000 = 20.000
 v = 200.000 : 2.000 = 100 Nên lương công nhân giảm là
Tư bản tăng lên là N = 20.000: 100 = 200 người
Đáp số: giảm 200 người.

ĐỀ THI
1. Thi tự luận: kết hợp tự luận + trăc nghiệm
Thời gian 60 p
Mỗi đề 4 câu
Câu tự luận định tính: 3 đ
Câu giải bài tập định lượng: 3 đ
Câu trác nghiệm lý thuyết: 2đ
Câu trăc nghiệm định lượng: 2 đ
(được sử dụng tài liệu)

2. Thi trắc nghiệm


Thời gian 45p
Mỗi đề 80 câu

3. Thi vấn đáp


Ví dụ về đề thi tự luận
Câu 1 (3đ). Mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản và cách giải quyết. Ý nghĩa
của việc nghiên cứu và rút ra bài học riêng cho bản thân sinh viên. 
Câu 2 (3đ). Trình độ bóc lột là 300% và cấu tạo hữu cơ của tư bản là 6 :1. Trong giá
trị hàng hoá có 12.000 đô la giá trị thặng dư. Với điều kiện tư bản bất biến hao mòn hoàn
toàn trong 1 chu kỳ sản xuất. Hãy xác định: chi phí sản xuất tư bản và giá trị hàng hoá đó.
Câu 3 (2 đ). Tìm phương án đúng và giải thích
Hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt vì:
a.       Nó tồn tại gắn với con người sống
b.       Giá trị của nó bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử
c.       Khi sử dụng nó thì nó tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó
d.      Cả a, b và c.
Câu 4 (2đ). Tìm phương án đúng và giải thích
Tư bản ứng trước là 240.000 đvt, c/v = 5/1, m’ = 200%, 50% giá trị thặng dư được tư bản
hoá. Hãy xác định lượng giá trị thăng dư tư bản hoá tăng lên bao nhiêu, nếu trình độ bóc lột
tăng đến 250%.
a. Tăng 10.000 đvt
b. Tăng 15.000 đvt
c. Tăng 20.000 đvt
d. Tăng 25.000 đvt

You might also like