You are on page 1of 10

Tự luận:

1. Từ những hiểu biết của bản thân, em hãy chứng minh nhận định sau: “Quân đội nhân dân Việt
Nam và Công an nhân dân Việt Nam như anh em sinh đôi; cùng chung sức xây dựng và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
2. Hãy chỉ ra những điểm chung về truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam, công an nhân
dân Việt Nam
3. Trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy?
4. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy? Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy?
Trắc Nghiệm
Câu 1. Tổ chức nào dưới đây được thành lập vào ngày 22/12/1944?
A. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
B. Việt Nam Giải phóng quân.
C. Quân đội nhân dân Việt Nam.
D. Quân đội quốc gia Việt Nam.
Câu 2. Ngày 22/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 71-SL thành lập
A. Cứu quốc quân.
B. Vệ quốc đoàn.
C. Quân đội nhân dân Việt Nam.
D. Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Câu 3. Từ năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành
A. Việt Nam Cứu quốc quân.
B. Quân đội nhân dân Việt Nam.
C. Việt Nam Giải phóng quân.
D. Vệ quốc đoàn.
Câu 4. Ở Việt Nam, ngày 22/12 hằng năm là ngày truyền thống của
A. Công an nhân dân.
B. Dân quân tự vệ.
C. Báo chí cách mạng.
D. Quân đội nhân dân.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nghệ thuật quân sự của quân đội nhân dân
Việt Nam?
A. Kết hợp sáng tạo nhiều cách đánh, nhiều hình thức đấu tranh.
B. Hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch để đánh địch.
C. Đánh tiêu diệt có trọng điểm; đánh bằng mưu, kế, thế, thời.
D. Nêu cao tinh thần tự lực, không có sự đoàn kết quốc tế.
Câu 6. Ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam là ngày nào?
A. Ngày 22/12 hằng năm.
B. Ngày 19/8 hằng năm.
C. Ngày 25/6 hằng năm.
D. Ngày 8/3 hằng năm.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của Công an nhân dân Việt
Nam?
A. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc.
B. Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân chiến đấu.
C. Tự lực, tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế.
D. Tận tụy trong công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí.
Câu 8. Công an nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
A. Nông dân.
B. Công nhân.
C. Tư sản.
D. Tiểu tư sản.
Câu 9. Ở Việt Nam, ngày 28/3 hằng năm là ngày truyền thống của
A. Công an nhân dân.
B. Dân quân tự vệ.
C. Báo chí cách mạng.
D. Quân đội nhân dân.
Câu 10. Trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thì lực lượng nào được ra đời sớm nhất?
A. Quân đội nhân dân.
B. Công an nhân dân.
C. Dân quân tự vệ.
D. Cảnh sát biển.
Câu 11. Luật nào dưới đây quy định nguyên tắc, chính sách, nội dung cơ bản, hình thức giáo dục
quốc phòng và an ninh; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, quyền và trách nhiệm của công
dân về giáo dục quốc phòng và an ninh?
A. Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.
B. Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
C. Luật Nghĩa vụ quân sự.
D. Luật An ninh quốc gia.
Câu 12. Mục tiêu của giáo dục quốc phòng và an ninh là
A. xác định trách nhiệm của công dân về giáo dục quốc phòng và an ninh.
B. giáo dục cho công dân những về kiến thức quốc phòng và an ninh.
C. bồi dưỡng, rèn luyện ở người học các phẩm chất: trung thực, đoàn kết.
D. giúp công dân hiểu được vai trò, vị trí, chức năng của sĩ quan công an.
Câu 13. Quyền và trách nhiệm của công dân được quy định như thế nào trong Điều 7 của Luật
Giáo dục quốc phòng và an ninh?
A. Tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đủ độ tuổi quy định.
B. Học tập, nghiên cứu để nắm vững kiến thức quốc phòng và an ninh.
C. Tuyên truyền đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước.
D. Học tập, nghiên cứu để hiểu được vị trí, chức năng của sĩ quan công an.
Câu 14. Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh?
A. Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
B. Tuyên truyền đúng đường lối, quan điểm của Đảng.
C. Tuyên truyền đúng chính sách, pháp luật của nhà nước.
D. Cản trở thực hiện hoạt động giáo dục quốc phòng, an ninh.
Câu 15. Ở cấp học nào môn học giáo dục quốc phòng và an ninh được thực hiện lồng ghép thông
qua nội dung các môn trong chương trình, hoạt động ngoại khóa?
A. Trung học cơ sở.
B. Trung học phổ thông.
C. Cao đẳng.
D. Đại học.
Câu 16. Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, bao gồm
A. 8 chương, 47 điều.
B. 7 chương, 51 điều.
D. 9 chương, 55 điều.
D. 10 chương, 120 điều.
Câu 17. Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có nghĩa vụ
A. phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội.
B. lãnh đạo, chỉ huy, quản lí hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác.
C. đảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
D. gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước.
Câu 18. Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có chức năng gì?
A. Đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia.
B. Đấu tranh chống âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
C. Đảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
D. Làm lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ trật tự an toàn xã hội.
Câu 19. Quân hàm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam gồm có mấy cấp?
A. 3 cấp.
B. 4 cấp.
C. 5 cấp.
D. 6 Cấp.
Câu 20. Luật Công an nhân dân Việt Nam, bao gồm
A. 8 chương, 47 điều.
B. 7 chương, 46 điều.
D. 9 chương, 55 điều.
D. 10 chương, 120 điều.
Câu 21. Lực lượng nào dưới đây là nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia,
đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội?
A. Quân đội nhân dân.
B. Công an nhân dân.
C. Dân quân tự vệ.
D. Cán bộ, đảng viên.
Câu 22. Chức năng của Công an nhân dân là gì?
A. Tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia.
B. Lãnh đạo, chỉ huy, quản lí hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ.
C. Bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ.
D. Gương mẫu chấp hành đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước.
Câu 23. Hằng năm, Công an nhân dân được tuyển chọn công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ vào
phục vụ trong Công an nhân dân với thời hạn là
A. 12 tháng.
B. 16 tháng.
C. 24 tháng.
D. 6 tháng.
Câu 24. Luật nào dưới đây quy định về chính sách an ninh quốc gia; nguyên tắc, nhiệm vụ, biện
pháp bảo vệ an ninh quốc gia?
A. Luật Dân quân tự vệ.
B. Luật Quốc phòng.
C. Luật An ninh quốc gia.
D. Luật An ninh mạng.
Câu 25. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tiêu chuẩn để trở thành sĩ quan Công an
nhân dân Việt Nam?
A. Công dân nước ngoài sinh sống trên lãnh thổ nước Việt Nam.
B. Chiều cao: đối với nam từ 1m64, đối với nữ từ 1m58 trở lên.
C. Lý lịch nhân thân rõ ràng, tuân thủ hiến pháp và pháp luật.
D. Có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt; tuổi đời phù hợp.
Câu 26. Luật phòng chống ma túy, bao gồm
A. 7 chương, 21 điều.
B. 9 chương, 55 điều.
C. 8 chương, 55 điều.
D. 7 chương, 46 điều.
Câu 27. Chất gây nghiện là
A. chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện với người sử dụng.
B. chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, gây ảo giác nhưng không gây tình trạng nghiện.
C. chất an thần, hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, dùng quen sẽ gây tình trạng nghiện.
D. chất hỗ trợ tiêu viêm, giảm đau, hạ sốt, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến nghiện.
Câu 28. Chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn
tới tình trạng nghiệp đối với người sử dụng được gọi là
A. chất chống viêm.
B. chất gây nghiện.
C. chất hướng thần.
D. chất an thần.
Câu 29. Loại cây nào dưới đây không có chứa chất ma túy?
A. Cây thuốc phiện.
B. Cây Côca.
C. Cây xuyên tâm liên.
D. Cây cần sa.
Câu 30. Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong phòng, chống ma túy?
A. Trồng cây có chứa chất ma tuý, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma tuý.
B. Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
C. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, trao đổi trái phép chất ma túy.
D. Giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh.
Câu 31. Hành vi nào dưới đây không bị nghiêm cấm trong phòng, chống ma túy?
A. Anh K tham gia vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy.
B. Bà S trồng cây cần sa trong vườn xen lẫn các cây ăn quả.
C. Bạn T tham gia công tác tuyên truyền về tác hại của ma túy.
D. Anh P lôi kéo em C tham gia sử dụng trái phép chất ma túy.
Câu 32. Trong việc phòng, chống ma túy, các cá nhân có trách nhiệm như thế nào?
A. Cung cấp kịp thời thông tin về tội phạm, tệ nạn ma tuý.
B. Cản trở hoặc chống lại việc xét nghiệm chất ma túy.
C. Cản trở người tham gia phòng, chống chất ma túy.
D. Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
Câu 33. Trong tình huống sau có những chủ thể nào đã vi phạm pháp luật về phòng, chống ma
túy?
Tình huống: Sáng nay cô H được bác hàng xóm nhờ chuyển một gói hàng đã niêm phong cho
một tài xế xe tải ở thị trấn. Vì vội đi làm nên cô cũng không hỏi là hàng gì. Mấy hôm sau cô H
thấy báo chí đưa tin công an vừa phát hiện một vụ vận chuyển trái phép chất ma túy, ảnh chụp
tang vật chính là gói hàng mà bác hàng xóm đã nhờ cô chuyển cho tài xế xe tải.
A. Cô H, người hàng xóm và tài xế xe tải.
B. Người hàng xóm và tài xế xe tải.
C. Cô H và người hàng xóm.
D. Cô H và tài xế xe tải.
Câu 34. Hành vi vi phạm pháp luật nào được đề cập đến trong tình huống sau?
Tình huống. Nhà bạn G ở trên núi, rất xa trạm y tế. Bố mẹ G trồng mấy cây thuốc phiện để làm
thuốc uống khi nhà có người nhà đau bụng.
A. Trồng cây có chứa chất ma túy (cây thuốc phiện).
B. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy.
C. Chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma túy.
D. Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng chất ma túy.
Câu 35. Ma túy gây tác hại như thế nào đối với bản thân người nghiện?
A. Gây tổn hại về sức khỏe thể chất và tinh thần.
B. Lực lượng lao động của xã hội bị suy giảm.
C. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bị suy giảm.
D. Xã hội kém an toàn do phát sinh nhiều tệ nạn.
Câu 36. Ma túy gây tác hại như thế nào đối với nền kinh tế?
A. Gây tổn hại về sức khỏe thể chất và tinh thần.
B. Hạnh phúc gia đình bị rạn nứt, dễ tan vỡ.
C. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bị suy giảm.
D. Xã hội kém an toàn do phát sinh nhiều tệ nạn.
Câu 37. Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến nghiện ma túy là do
A. sự tò mò, thích “chơi trội”, lối sống buông thả, thực dụng.
B. thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình, người thân.
C. công tác tuyên truyền về tác hại của ma túy chưa hiệu quả.
D. chế tài xử phạt của nhà nước còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.
Câu 38. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy?
A. Bị toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gật, da xanh tái, nổi da gà.
B. Hay lo sợ, hoảng tưởng, tính cách thay đổi thất thường.
C. Cất giấu chất ma túy hoặc dụng cụ sử dụng chất ma túy.
D. Cơ thể đầy đặn, khỏe mạnh, thần thái tươi tỉnh, học lực tốt.
Câu 39. Khi phát hiện người thân/ bạn bè tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy, em nên lựa
chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Im lặng và tuyệt đối che dấu thông tin cho người thân, bạn bè.
B. Nhanh chóng báo cáo thông tin tới cơ quan chức năng gần nhất.
C. Chất vấn người thân, bạn bè; thông báo cho mọi người xung quanh.
D. Im lặng và không quan tâm vì việc đó không ảnh hưởng gì tới mình.
Câu 40. Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông đường bộ?
A. Đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.
B. Bật đèn tín hiệu khi chuyển hướng, chuyển làn đường.
C. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách.
D. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn đúng với thiết kế của nhà sản xuất.
Câu 41. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc chung khi tham gia giao thông
đường bộ ở Việt Nam?
A. Đi về bên phải theo chiều đi của mình.
B. Đi đúng làn đường, phần đường quy định.
C. Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
D. Không bật đèn tín hiệu khi chuyển làn đường.
Câu 42. Tại nơi có hoặc không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương
tiện phải
A. quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ.
B. tăng tốc độ và nhường đường cho xe của người khuyết tật.
C. dừng lại, đợi xe của người khuyết tật đi qua mới được di chuyển.
D. tăng tốc độ, không cần nhường đường cho người đi bộ, người khuyết tật.
Câu 43. Theo quy định của Luật giao thông đường bộ: khi vượt xe, xe bị vượt phải
A. bật đèn tín hiệu và đảm bảo các điều kiện an toàn.
B. chú ý quan sát, giảm tốc độ và nhường đường.
C. lập tức tăng tốc và di chuyển về phía bên trái.
D. nhanh chóng tăng tốc và di chuyển về phía bên phải.
Câu 44. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ trường hợp
nào dưới đây?
A. Chở hai người dưới 18 tuổi.
C. Chở hai người trên 16 tuổi.
B. Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
D. Chở một người lớn và một trẻ em dưới 16 tuổi.
Câu 45. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp máy phải
A.đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
B. đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ.
C. đi xe vào phần đường dành cho phương tiện khác.
D. đội mũ bảo hiểm nhưng không cần cài quai mũ.
Câu 46. Khi tham gia giao thông, người đi bộ không được thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
B. Đi trên hè phố, lề đường, đi sát mép đường.
C. Qua đường ở những nơi có vạch kẻ đường.
D. Tuân thủ hiệu lệnh của biển báo hiệu.
Câu 47. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ?
Tình huống. Bạn M đang học lớp 10, có em gái đang học lớp mẫu giáo lớn. Mỗi sáng đi học, M
thường dắt em đi một đoạn khá xa tới chỗ có vạch kẻ sơn để qua đường. Sáng nay, do dậy muộn,
anh em M đi tắt đến trường bằng cách trèo qua dải phân cách rồi qua đường.
A. Em gái M.
B. Bạn M.
C. Không có nhân vật nào.
D. Cả hai anh em M.
Câu 48. Trong tình huống sau, những chủ thể nào đã vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao
thông đường sắt?
Tình huống. Tan học, H và P rủ nhau đi chơi ở đường tàu hỏa, tiện đi tắt về nhà qua lối đi tự mở
cắt ngang đường tàu. Hai bạn thi đi bộ trên đường ray, sau đó chụp ảnh rồi ngồi chơi chọi cỏ gà.
Nghe tiếng còi tàu hỏa, H lấy đá xếp lên đường ray để xem đá bị nghiền nát khi tàu chạy qua, P
nhổ mấy cây hoa tung lên tàu để chào đón hành khách. Bác K đi làm về, đến khu vực đường tàu
hỏa, phát hiện hành động của hai bạn H và P, bác đã nhắc nhở các bạn không được tái diễn những
việc làm đó nữa.
A. Bạn H và bác K.
B. Bạn P và bác K.
C. Bác K, bạn H và P.
D. Bạn H và P.
Câu 49. Trong tình huống sau, những chủ thể nào đã vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao
thông đường thủy nội địa?
Tình huống. Lên lớp 10, bạn P phải đi đò sang sông để đến trường và về nhà. Mấy ngày đầu, P
đều mặc áo phao do bác lái đò đưa cho và ngồi im ở giữa thuyền. Thấy mặc áo phao vướng víu,
khó chịu nên mấy ngày sau P không mặc nữa. Thấy vậy, bác lái đò đã yêu cầu P mặc áo phao,
nhưng P tỏ thái độ khó chịu, không hợp tác. Do đó, bác lái đò đã từ chối chở P qua sông.
A. Bạn P.
B. Bác lái đò.
C. Bác lái đò và bạn P.
D. Không có nhân vật nào
Câu 50. Trong phòng, chống vi phạm an toàn giao thông, học sinh không có trách nhiệm nào dưới
đây?
A. Chủ động học tập và tự giác, gương mẫu tuân thủ quy định của pháp luật.
B. Giúp đỡ người khác tham gia giao thông an toàn, đúng quy định pháp lật.
C. Vận động người thân thực hiện pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
D. Ban hành các chính sách, cơ chế xử lí hành vi vi phạm luật giao thông.

You might also like