You are on page 1of 8

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA KẾ TOÁN

ĐỀ CƯƠNG
HỌC PHẦN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
Thời gian áp dụng: Từ năm học 2013- 2014

1.Trình độ/ hình thức đào tạo : Đại học & Cao đẳng chính quy
2. Số đơn vị tín chỉ: 3
3. Phân bổ thời gian:
- Giảng lý thuyết trên lớp: 35 tiết
- Bài tập, kiểm tra : 10 tiết
4. Điều kiện tiên quyết
+ Các môn đã học: Kinh tế học (vi mô , vĩ mô)
+ Các môn học song hành: Lý thuyết tài chính
5. Mục tiêu của học phần
+ Trang bị về lý thuyết : Nghiên cứu học phần Lý thuyết kế toán giúp sinh viên nắm
được những vấn đề cơ bản :
- Bản chất, chức năng và vai trò của kế toán.
- Các khái niệm cơ bản của kế toán
- Các giả định và nguyên tắc kế toán cơ bản
- Khái niệm và các bước cơ bản trong chu trình kế toán
- Phương pháp kế toán các nghiệp vụ cơ bản trong DN thương mại.
+ Trang bị về kỹ năng: Kỹ năng giải quyết vấn đề, vận dụng để thực hiện một số công
việc kế toán trong thực tế. Bước đầu hiểu được những vấn đề cơ bản trên BCTC của
doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, kết hợp với kiến thức của các môn học khác như tài
chính doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp, phân tích hoạt động kinh doanh…, sinh
viên có khả năng tổ chức và thực hiện công tác kế toán trong doanh nghiệp, cung cấp
thông tin kế toán phục vụ cho việc ra các quyết định kinh tế.
+ Trang bị về vấn đề nghiên cứu / kỹ năng nghiên cứu: Người học được trang bị
những kỹ năng cần thiết để tự mình có thể nghiên cứu các vấn đề kế toán khác.
6. Mô tả vắn tắt nội dung môn học
Nguyên lý kế toán là học phần nền tảng của đào tạo khối ngành kinh tế nói chung và là
môn học cơ sở cho chuyên ngành kế toán nói riêng. Học phần này cung cấp các khái
niệm và các nguyên tắc kế toán cơ bản, đồng thời giới thiệu về chu trình kế toán cơ
bản để làm cơ sở cho việc nghiên cứu các học phần khác thuộc khối kiến thức chuyên
ngành của chuyên ngành kế toán.
7. Yêu cầu đối với sinh viên
- Quá trình học tập và tham khảo mở rộng: Học tập nghiên cứu ở nhà, thư viện, trên
lớp…theo những nội dung được hướng dẫn, yêu cầu.
- Tham gia các hoạt động: Chuẩn bị bài , làm bài tập, bài kiểm tra, bài thảo luận, bài
thi hết học phần.
- Ý thức tổ chức kỷ luật: Dự giờ giảng trên lớp đầy đủ, thực hiện các nhiệm vụ theo
yêu cầu của giảng viên
8. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo
Giáo trình:
1. Học viện Ngân hàng, Tài liệu học tập môn Nguyên lý Kế toán, NxB Tài chính, 2009
Tài liệu tham khảo bắt buộc
1. University of Economics – HCM.CITY, Financial Accounting (Song ngữ Anh
– Việt), NxB Thống kê, 2008.
2. Ronald J.Thacker, Nguyên lý Kế toán Mỹ (Accounting Principles), NxB Thống
kê, 2003.
Tài liệu tham khảo bổ sung
1. Luật kế toán
2. Bộ tài chính, VAS01 – Chuẩn mực chung
3. Bộ tài chính, VAS 02 – Hàng tồn kho
4. Bộ tài chính, VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác
5. Massachusetts Institute of Technology, các tài liệu môn KTTC trong kho học
liệu mở: (OpenCourseWare): Xem đường link sau:
http://ocw.mit.edu/OcwWeb/Sloan-School-of-Management/15-515Fall2003/
CourseHome/index.htm
http://ocw.mit.edu/OcwWeb/Sloan-School-of-Management/15-501Spring-
2004/CourseHome/index.htm
6. Các website hữu ích khác:
http://www.mof.gov.vn,
http://www.danketoan.com;
http://www.tapchiketoan.com,
http://www.webketoan.com/,
http://ketoantruong.com.vn,
http://hoiketoan-tp.org.vn,
http://www.hvtc.edu.vn/bmkt,...
9. Đánh giá người học
1. Kiểm tra giữa kỳ: 2 bài kiểm tra Tỷ trọng. 30%
Hình thức kiểm tra: (viết) trắc nghiệm, bài tập lớn,bài tập tình huống
2. Điểm chuyên cần Tỷ trọng 10%
3. Thi hết học phần Tỷ trọng 60%
Hình thức: viết hoặc vấn đáp. Kết hợp giữa trắc nghiệm có giải thích, bài tập tình
huống và bài tập tổng hợp.
10. Khái quát nội dung
Chương 1: Tổng quan về kế toán
1.1. Kế toán và vai trò của kế toán
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Vai trò
1.2. Kế toán tài chính và kế toán quản trị
1.3. Các yêu cầu đối với thông tin kế toán
1.4. Môi trường kế toán
1.5. Kế toán – cách tiếp cận truyền thống.
Chương 2: Phương trình kế toán và các Báo cáo tài chính cơ bản
2.1. Đối tượng phản ánh của kế toán
2.2. Các giả định cơ bản của kế toán
2.3. Phương trình kế toán cơ bản
2.4. Vận dụng phương trình kế toán
2.5. Các Báo cáo tài chính cơ bản
Chương 3: Ghi nhận các giao dịch kinh tế
3.1. Chứng từ kế toán
3.1.1.Khái niệm, ý nghĩa của Chứng từ kế toán
3.1.2. Nội dung, hình thức của Chứng từ kế toán
3.1.3. Luân chuyển chứng từ và kế hoạch luân chuyển chứng từ
3.2. Tài khoản và ghi sổ kép
3.2.1. Khái niệm
3.2.2. Nội dung, kết cấu của tài khoản kế toán
3.2.3. Phương pháp ghi sổ kép
3.3. Ghi chép các giao dịch trên sổ kế toán (theo hình thức Nhật ký chung)
3.4. Các sổ chi tiết và các sổ nhật ký đặc biệt
Chương 4: Các bút toán điều chỉnh cuối kỳ và chu trình kế toán
4.1. Giả định kỳ kế toán và kế toán dồn tích
4.2. Bút toán điều chỉnh
4.2.1. Sự cần thiết và các dạng bút toán điều chỉnh cơ bản
4.2.2. Bút toán điều chỉnh dạng phân bổ
4.2.3. Bút toán điều chỉnh dạng dồn tích (cộng dồn)
4.2.4. Các bút toán điều chỉnh và nguyên tắc trọng yêú
4.3. Chu trình kế toán và các bước trong chu trình kế toán
Chương 5: Kết thúc kỳ kế toán và lập các BCTC
5.1. Kế toán xác định KQKD, kết chuyển lãi / lỗ
5.2. Kỹ thuật ghi bút toán đảo và sửa chữa sai sót kế toán.
5.3. Lập và trình bày các BCTC
Chương 6: Kế toán mua hàng – bán hàng
6.1. Khái quát về hoạt động thương mại
6.2. Các phương pháp kế toán HTK
6.3. Kế toán mua hàng.
6.3.1. Giá gốc HTK
6.3.2. Kế toán giao dịch mua hàng thông thường
6.3.3. Kế toán các trường hợp mua hàng đặc biệt: Hàng về chưa có HĐ, HĐ về
nhưng hàng chưa về, Hàng thừa hoặc thiếu so với hóa đơn và người
mua ứng trước tiền hàng.
6.4. Kế toán bán hàng
Kế toán giao dịch bán hàng thông thường (lưu ý: trong phần điều kiện ghi nhân
doanh thu, có thể nói về thời điểm ghi nhận doanh thu theo phương thức chuyển hàng)
Phần bán hàng nói thêm trường hợp: nhận ứng trước tiền hàng của người mua.
6.5. Chứng từ và sổ sách trong kế toán hoạt động thương mại
Chương 7: Kế toán hàng tồn kho

Chương 8: Sổ sách và các hình thức hạch toán kế toán


8.1. Sổ kế toán
8.2. Các hình thức hạch toán kế toán
11. Nhóm giảng viên
1. Đào Nam Giang
2. Bùi Thị Thanh Tình
3. Phạm Hoài Nam
4. Lê Minh Phương
5. Phan Thị Anh Đào
6. Nguyễn Diệu Linh
7. Nguyễn Thị Tuyết Minh
8. Đặng Thị Bích Ngọc
9. Nguyễn Thị Khánh Phương
10.Nguyễn Thị Bình
11. Phạm Thị Minh Tuệ
12. Đỗ Ngọc Trâm
12. Tiến trình học tập
Hoạt động học tập
Tiết
Chủ đề Tài liệu đọc cho từng chủ đề
Kế hoạch giảng và Đề cương môn học
- Giới thiệu môn học, kế hoạch
Slide bài giảng chủ đề 1
giảng, TL học tập, phương pháp
TL học tập môn NLKT: Chương 1
1- 5 học và đánh giá.
Financial Accounting: chương 1; Chương 2
- Chủ đề 1: Kế toán là gì?
– phần 2.1
Nguyên lý Kế toán Mỹ: Chương 1
TL học tập môn NLKT: Chương 1 và
- Chủ đề 2: Đối tượng phản ánh chương 6
6-10 của kế toán và các BCTC cơ Financial Accounting: chương 1; Chương 2
bản – phần 2.1
Nguyên lý Kế toán Mỹ: Chương 1
Slide bài giảng chủ đề 3
TL học tập môn NLKT: chương 2 và
Chủ đề 3: Ghi nhận các giao
chương 3- các phần 3.1, 3.2, 3.3 và 3.4,
11-15 dịch kinh tế
chương 7- phần 7.1 và 7.2.2.(a)
Financial Accounting: Chương – Phần 2.2
Nguyên lý Kế toán Mỹ: Chương 2.
Chủ đề 4: Chu trình kế toán – Slide bài giảng chủ đề 4
16-20 Các bút toán điều chỉnh cuối kỳ Financial Accounting: Chương 2 –Phần 2.3
Nguyên lý Kế toán Mỹ: Chương 3- Bài 6
Slide bài giảng chủ đề 5
TL học tập môn NLKT: Chương 5 – Phần
5.4 và Chương 6
Chủ đề 5: Kết thúc kỳ kế toán
21-25 Financial Accounting: Chương 2 – Phần
và lập các BCTC
2.4
Nguyên lý Kế toán Mỹ: Chương 3 – bài 7,
8; Chương 4.

26 Kiểm tra giữa kỳ - Bài 1

Slide bài giảng


Chủ đề 6: Kế toán hđ thương TL học tập môn NLKT: Chương 4 – Phần
27-39 mại 4.3.2; Chương 5 – Phần 5.2 và phần 5.4
Financial Accounting: Chương 3
Nguyên lý Kế toán Mỹ: Chương 5
Chủ đề 7: Kế yoans hàng tồn
40-41
kho
42 Kiểm tra

- Slide bài giảng


TL học tập môn NLKT
- Hướng dẫn tự nghiên cứu Chủ
43
đề 8 - Các hình thức hạch toán
- Slide bài giảng
kế toán
TL học tập môn NLKT: Chương 7

Tổng kết, giải đáp thắc mắc và


44-45
chữa bài tập

Ghi chú: Các tiết bài tập xen kẽ trong từng chủ đề

You might also like