You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

BÀI GIẢNG
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 3

Bộ môn Kế toán tài chính


Khoa: Kế toán Kiểm toán

1
GIỚI THIỆU HỌC PHẦN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 3
MÔ TẢ HỌC PHẦN
Chương Kế toán ngoại tệ
Kế toán tài chính 3 là học phần kiến thức chuyên 1: Thành thạo trong việc tính giá và quy đổi tỷ giá ngoại tệ của các
sâu của chương trình đào tạo đại học ngành kế nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Vận dụng được các nguyên tắc và
toán doanh nghiệp. Học phần trang bị các kiến phương pháp hạch toán ngoại tệ.
thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và chịu trách Chương Kế toán thanh toán nội bộ và phát hành trái phiếu
nhiệm nghề nghiệp cho sinh viên của ngành về
2: Giải thích được các khái niệm, hiểu rõ các nguyên tắc kế toán và
kế toán ngoại tệ; kế toán thanh toán nội bộ, kế
vận dụng hạch toán kế toán thanh toán nội bô và kế toán phát
toán phát hành trái phiếu; kế toán các hoạt động
đầu tư; kế toán phát hành cổ phiếu, kế toán dự
hành trái phiếu.
phòng tổn thất tài sản và Báo cáo tài chính hợp Chương Kế toán các hoạt động đầu tư
nhất trong doanh nghiệp. 3: Giải thích được các khái niệm, hiểu rõ các nguyên tắc kế toán và
vận dụng hạch toán kế toán các hoạt động đầu tư.
Chương Kế toán phát hành cổ phiếu và dự phòng tổn thất tài sản
4: Giải thích được các khái niệm, hiểu rõ các nguyên tắc kế toán và
vận dụng hạch toán kế toán phát hành cổ phiếu và dự phòng tổn
thất tài sản.
Chương Báo cáo tài chính hợp nhất
5: Hiểu được các khái niệm, nguyên tắc kế toán, biết cách vận dụng
các nguyên tắc, phương pháp lập Báo cáo tài chính Báo cáo tài
chính hợp nhất.

2
MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN

Kiến thức

Mục tiêu Kỹ năng

Năng lực tự chủ và trách nhiệm

3
MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN

Kiến thức Kỹ năng Năng lực tự chủ và TN

Vận dụng các quy trình Thành tạo việc tính giá, Đáp ứng yêu cầu chủ
hạch toán KT; phân tích quy đổi tỷ giá ngoại tệ;
các NVKTPS; hiểu hệ vận dụng linh hoạt kiến động trong học tập,
thống VB pháp lý liên thức chuyên môn vào nghiên cứu. Đáp ứng
quan đến KT ngoại tệ; thực tiễn công tác KT; yêu cầu về đạo đức
thanh toán nội bộ; phát biết cách làm theo NV nghề nghiệp KT. Phối
hành trái phiếu; các HĐ KT các phần hành; vận hợp làm việc nhóm hiệu
đầu tư; phát hành cổ dụng NT, PP lập BCTC
phiếu; dự phòng tổn thất hợp nhất; cập nhật chính quả. Tuân theo hệ thống
tài sản. Vận dụng các xác hệ thống Luật, Luật, chuẩn mực và chế
nguyên tắc và PP lập chuẩn mực và CĐKT độ kế toán hiện hành.
BCTC hợp nhất hiện hành liên quan
TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ THAM KHẢO
Tài liệu học tập Tài liệu tham khảo

[1]. Hoàng Thị Phương Lan, Tài liệu [4]. Võ Văn Nhị, Trần Anh Hoa, Phạm Ngọc Toàn,
học tập Kế toán tài chính 3, Đại học Trần Thị Thanh Hải, Kế toán tài chính, Nhà xuất
Kinh tế Kỹ thuật - Công nghiệp, bản Tài chính, (2018).
(2020). [5]. Phạm Đức Cường, Trần Mạnh Dũng, Đinh Thế
[2]. Bài giảng điện tử Slide Hùng, Kế toán tài chính căn bản: Lý thuyết và thực
[3] Hệ thống câu hỏi TN/ Bài tập về hành, Nhà xuất bản Tài chính, (2015)
nhà [6]. Bộ Tài chính, 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam,
Nhà xuất bản Tài chính, (2015).
[7]. Bộ Tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp,
Quyển 1, Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Tài liệu số Thư viện Uneti Minh (2015).
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HỖN HỢP B-LEARNING

6
HỆ THỐNG HỌC TẬP LMS.UNETI.EDU.VN

• Truy cập địa chỉ:


https://lms.uneti.edu.vn/
• Gõ MÃ HỌC PHẦN vào ô
tìm kiếm để tìm kiếm lớp
học phần
• Ghi danh
• Tải tài liệu
• Làm bài tập theo tiến độ
• Kiểm tra kiến thức sau buổi
học online

7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

CHƯƠNG 1
KẾ TOÁN NGOẠI TỆ

Giảng viên: …………


Khoa: Kế toán Kiểm toán

8
NỘI DUNG BÀI HỌC

1.1 Tổng quan về kế toán ngoại tệ

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 9


MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài này, các bạn sẽ nắm được các vấn đề sau:
• Khái niệm và đặc điểm của ngoại tệ
• Nhiệm vụ của kế toán ngoại tệ
• Các nguyên tắc hạch toán ngoại tệ:
▪ Nguyên tắc xác định tỷ giá
▪ Nguyên tắc áp dụng tỷ giá
▪ Nguyên tắc xác định các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
▪ Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 10


1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NGOẠI TỆ

1.1.1 Đặc điểm của ngoại tệ

1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán ngoại tệ

1.1.3 Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 11


1.1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGOẠI TỆ

Ngoại tệ là đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của DN

Ngoại tệ là một phần của vốn bằng tiền trong DN. Đây là tài sản tồn tại dưới
hình thái giá trị bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi và các khoản ngoại tệ
đang chuyển.

Ngoại tệ có tính thanh khoản cao nhất, được dùng để đáp ứng nhu cầu
thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm hoặc trang trải chi phí

Bên cạnh tiền là ngoại tệ thì DN còn phát sinh các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ khác như: các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ; các
khoản đi vay, cho vay, các khoản đặt cọc, ký quỹ, ký cược được quyền nhận
lại hoặc hoàn trả bằng ngoại tệ…

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 12


1.1.2. NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN NGOẠI TỆ

Phản ánh tình hình thu, chi và tồn Theo dõi các khoản phải thu, phải trả,
quỹ tiền mặt. Thường xuyên đối các khoản cho vay và đi vay, các khoản
chiếu quỹ thực tế với sổ sách ký cược, ký quỹ phải chi tiết theo từng
đối tượng, từng kỳ hạn, theo từng hợp
đồng, khế ước.
Phản ánh tình hình tăng, giảm và
số dư ngoại tệ TGNH hàng ngày, Cuối kỳ kế toán, kế toán phải căn cứ vào
giám sát việc chấp hành chế độ số dư của các khoản công nợ, thực hiện
thanh toán không dùng TM đối chiếu và bù trừ công nợ.

Tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định


Phản ánh các khoản tiền ngoại tệ về chứng từ và thủ tục hạch toán ngoại
đang chuyển và có các biện pháp tệ. Kiểm soát và phát hiện kịp thời các
giải phóng nhanh tiền đang chuyển sai sót

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 13


1.1.3. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN NGOẠI TỆ

TG giao dịch
TG ghi sổ
thực tế

Tỷ giá giao dịch của NHTM nơi phát sinh


giao dịch: TG ghi sổ thực tế
DN có đích danh
tỷ giá mua và tỷ giá bán ngoại tệ.
thể
lựa
chọn
Tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển
khoản trung bình của NHTM nơi DN TG ghi sổ bình quân
thường xuyên có giao dịch (TT53/2016) gia quyền di động

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 14


1.1.3. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN NGOẠI TỆ

a. Khi phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ trong kỳ

• Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế:

▪ TGGD thực tế khi mua bán ngoại tệ: Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng
▪ Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thanh toán:
- DN ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế:
+ Khi ghi nhận khoản góp vốn hoặc nhận vốn góp: tỷ giá mua
+ Khi ghi nhận nợ phải thu: tỷ giá mua
+ Khi ghi nhận các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay
bằng ngoại tệ (không qua các tài khoản phải trả): tỷ giá mua
+ Khi ghi nhận nợ phải trả: tỷ giá bán
- Ngoài TG giao dịch thực tế nêu trên, DN có thể lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp
xỉ với tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình của NHTM nơi DN thường xuyên có giao dịch.
Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 15
1.1.3. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN NGOẠI TỆ

a. Khi phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ trong kỳ

• Nguyên tắc áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế trong kế toán:

Tài khoản phát sinh ngoại tệ Tỷ giá HT


▪ Nợ TK 111, Nợ TK 112 (Ngoại trừ rút TNGH về NQ)
▪ Nợ TK 131, Nợ TK 136, Nợ TK 138, Nợ TK 221…
▪ Có TK 131ƯT Tỷ giá
▪ Nợ TK 152, Nợ TK 153, Nợ TK 156, Nợ TK 211, Nợ TK 641, Nợ TK 642… thực tế mua
TH thanh toán ngay.
▪ Có TK 411, Có TK 511, Có TK 711
▪ Có TK 331, Có TK 336, Có TK 341
Tỷ giá
▪ Nợ TK 152, TK 153, TK 156, TK 211, TK 641, TK 642,… (Mua chưa trả tiền)
thực tế bán
▪ Nợ TK 331 ƯT

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 16


VÍ DỤ 1

Tại doanh nghiệp X, có tài liệu trong tháng 3/N như sau:
Ngày 01/3, nhận ứng trước 20.000 USD bằng TGNH của công ty Y để mua thành phẩm. Tỷ
giá giao dịch thực tế tại ngân hàng VCB trong ngày, nơi DN mở tài khoản: Mua ngoại tệ 23.500
VND/USD, bán ngoại tệ: 23.800 VND/USD.
Yêu cầu: Hãy xác định tỷ giá áp dụng khi ghi tăng tiền gửi ngân hàng và tăng khoản ứng trước
của công ty Y?

Hướng dẫn
Khi ghi tăng tiền gửi ngân hàng ghi Nợ TK 1122: Áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế mua ngoại tệ
trong ngày 23.500 VND/USD
Khi ghi tăng khoản giao dịch nhận trước tiền của người mua ghi Có TK 131-ƯT: Áp dụng tỷ giá
giao dịch thực tế mua ngoại tệ trong ngày 23.500 VND/USD.

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 17


1.1.3. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN NGOẠI TỆ

a. Khi phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ trong kỳ

• Nguyên tắc xác định tỷ giá ghi sổ:

▪ Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh: Là tỷ giá khi thu hồi các khoản nợ phải thu, các khoản ký
cược, ký quỹ hoặc thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, được xác định theo tỷ giá
tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc tại thời điểm đánh giá lại cuối kỳ của từng đối tượng.
▪ Tỷ giá bình quân gia quyền di động: Là tỷ giá được sử dụng tại bên Có tài khoản tiền khi
thanh toán tiền bằng ngoại tệ, được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị được phản ánh tại
bên Nợ tài khoản tiền chia cho số lượng ngoại tệ thực có tại thời điểm thanh toán.

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 18


1.1.3. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN NGOẠI TỆ

a. Khi phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ trong kỳ

• Nguyên tắc áp dụng tỷ giá ghi sổ trong kế toán:

Tài khoản phát sinh ngoại tệ Tỷ giá HT


▪ Có TK 131, Có TK 136, Có TK 138, Có TK 244
▪ Nợ TK 131 ƯT
Tỷ giá ghi sổ
▪ Nợ TK 331, Nợ TK 336, Nợ TK 341
đích danh
▪ Có TK 331 ƯT
(TH PS từng khoản CN của từng đối tượng)
▪ Có TK 1112, Có TK 1122
▪ Có TK 131, Có TK 136, CóTK 138 Tỷ giá ghi sổ
▪ Nợ TK 331, Nợ TK 336, Nợ TK 341 BQGQ di động
(TH PS nhiều khoản CN của từng đối tượng)

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 19


VÍ DỤ 2

Công ty CP Thương mại - XNK Hà Nam hạch toán HTK theo phương pháp KKTX, tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ, có số dư đầu tháng 6/N một số TK:
• TK 1112: 180.000.000đ (8.000 USD)
• TK 1122: 450.000.000đ (20.000 USD)
• Tỷ giá mua ngoại tệ cuối tháng 5/N: 22.500 VND/USD
• Tỷ giá bán ngoại tệ cuối tháng 5/N: 22.600 VND/USD
DN áp dụng tỷ giá ghi sổ đối với khoản mục tiền theo tỷ giá bình quân di động; Tỷ giá ghi sổ đối với
nợ phải thu và nợ phải trả theo tỷ giá đích danh; Tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua, bán ngoại tệ
của ngân hàng thương mại.

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 20


VÍ DỤ 2 (tiếp)

Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:


1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 5.000 USD.
2. Mua 15.000 USD TGNH và đã thanh toán bằng TGNH VNĐ, biết tỷ giá trong ngày mua ngoại tệ
là 22.650 VND/USD, bán ngoại tệ: 23.500 VND/USD.
3. Mua nguyên vật liệu của công ty CP Hưng An về nhập kho theo giá đã bao gồm cả thuế GTGT
10% là 22.000 USD. Doanh nghiệp đã thanh toán bằng chuyển khoản là ngoại tệ. Tỷ giá giao
dịch thực tế tại ngân hàng MB trong ngày: Mua ngoại tệ 22.500 VND/USD, bán ngoại tệ: 22.650
VND/USD.
Yêu cầu:
1. Xác định tỷ giá áp dụng khi ghi tăng tiền mặt và giảm TGNH trong NV1?
2. Xác định tỷ giá áp dụng khi ghi tăng nguyên vật liệu và ghi giảm TGNH trong NV3?

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 21


VÍ DỤ 2 (tiếp)
Hướng dẫn
1. NV1:
Trường hợp rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt: Áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di
động của TGNH: 22.500 VND/USD

2. NV3:
Khi ghi nhận các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay
bằng ngoại tệ: Áp dụng tỷ giá thực tế mua ngoại tệ trong ngày 22.500 VND/USD.
Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ phát sinh giảm: Áp dụng tỷ giá ghi sổ theo phương pháp bình
quân gia quyền di động:

20.000x22.500 - 5.000x22.500 + 15.000x23.500


= 23.000 (VND/USD)
20.000 - 5.000 + 15.000

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 22


1.1.3. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN NGOẠI TỆ

b. Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính

• Nguyên tắc xác định các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
Các KMTT có gốc ngoại tệ là các tài sản được thu hồi bằng ngoại tệ hoặc các khoản nợ phải trả
bằng ngoại tệ. Các KMTT có gốc ngoại tệ có thể bao gồm:
▪ Tiền mặt, các khoản tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ;
▪ Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ, ngoại trừ:
- Các khoản trả trước cho NB và các khoản CP trả trước bằng ngoại tệ.
- Các khoản người mua trả tiền trước và các khoản DT nhận trước bằng ngoại tệ.
▪ Các khoản đi vay, cho vay dưới mọi hình thức được quyền thu hồi hoặc có nghĩa vụ hoàn trả
bằng ngoại tệ.
▪ Các khoản đặt cọc, ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại bằng ngoại tệ; Các khoản nhận ký
cược, ký quỹ phải hoàn trả bằng ngoại tệ.

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 23


1.1.3. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN NGOẠI TỆ

b. Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính

• Khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:
▪ Đối với các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản: tỷ giá mua
▪ Đối với các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả: tỷ giá bán
▪ Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định.
▪ Trường hợp DN sử dụng tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình để hạch toán
các giao dịch bằng ngoại tệ PS trong kỳ, cuối kỳ kế toán DN sử dụng tỷ giá chuyển khoản của
NHTM nơi DN thường xuyên có giao dịch để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
Tỷ giá chuyển khoản này có thể là tỷ giá mua hoặc bán hoặc tỷ giá mua bán chuyển khoản trung
bình.

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 24


1.1.3. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN NGOẠI TỆ

c. Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá

• DN đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản: Tiền mặt, tiền gửi NH,
tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản phải trả.
• Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá đều được phản ánh ngay vào DTTC (nếu lãi) hoặc CPTC
(nếu lỗ) tại thời điểm phát sinh.
• Riêng khoản chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của các DN do NN nắm giữ 100%
vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia... được tập hợp, phản ánh trên TK
413 và được phân bổ dần vào DTTC hoặc CPTC khi DN vào hoạt động
• DN phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo TGGD thực tế tại tất cả các thời
điểm lập BCTC theo quy định của pháp luật.

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 25


VÍ DỤ 3

Vào thời điểm lập BCTC, DN X có tiền và các khoản công nợ có số dư có gốc ngoại tệ như sau:
1. Tiền mặt: 15.000 USD
2. Tiền gửi ngân hàng: 30.000 USD 4. Nợ phải trả công ty M: 15.000 USD
3. Nợ phải thu công ty Y: 25.000 USD 5. Ứng trước cho công ty Z: 10.000 USD
Tỷ giá thực tế cuối kỳ tại ngân hàng VCB, nơi doanh nghiệp mở tài khoản: Tỷ giá mua ngoại tệ:
23.550 VND/USD, tỷ giá bán ngoại tệ: 23.800 VND/USD.
Yêu cầu:
1. Xác định các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào thời điểm lập BCTC?
2. Xác định tỷ giá áp dụng để đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào thời
điểm lập BCTC?

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 26


VÍ DỤ 3 (tiếp)
Hướng dẫn
1. Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào thời điểm lập BCTC:

- Tiền mặt - Nợ phải thu công ty Y


- Tiền gửi ngân hàng - Nợ phải trả công ty M

2. Xác định tỷ giá áp dụng để đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào
thời điểm lập BCTC:

23.550 VND/USD 23.800 VND/USD

- Tiền mặt - Nợ phải trả công ty M

- Tiền gửi ngân hàng

- Nợ phải thu công ty Y

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 27


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi phát sinh tăng ngoại tệ trong kỳ, doanh nghiệp sẽ được ghi nhận tăng ngoại tệ theo tỷ
giá nào?
A. Tỷ giá hối đoái thực tế mua ngoại tệ của ngân hàng tại thời điểm giao dịch
B. Tỷ giá hối đoái thực tế bán ngoại tệ của ngân hàng tại thời điểm giao dịch
C. Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh
D. Tỷ giá thực tế bán ngoại tệ tại thời điểm đầu kỳ.

Đáp án đúng là: A

Vì: Theo nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế toán ngoại tệ thì tỷ giá áp dụng để ghi bên Nợ tài
khoản vốn bằng tiền là tỷ giá giao dịch thực tế và tăng tài sản thì áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực
tế mua ngoại tệ.

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 28


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 2: Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, chưa thanh toán cho người bán. Hàng hóa nhập kho sẽ
được ghi nhận theo tỷ giá nào?
A. Tỷ giá giao dịch thực tế bán ngoại tệ đầu kỳ này
B. Tỷ giá giao dịch thực tế mua ngoại tệ đầu kỳ này
C. Tỷ giá giao dịch thực tế bán ngoại tệ tại thời điểm ghi nhận hàng hóa
D. Tỷ giá giao dịch thực tế mua ngoại tệ tại thời điểm ghi nhận hàng hóa

Đáp án đúng là: C

Vì: Theo nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế toán thì trường hợp tài sản được mua chưa thanh toán
cho người bán sẽ áp dụng ghi nhận theo tỷ giá bán ngoại tệ.

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 29


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 3: Tại doanh nghiệp X có tài liệu trong tháng 3/N như sau:
Tỷ giá thực tế cuối tháng 02/N tại ngân hàng ACB, nơi doanh nghiệp mở tài khoản: Tỷ giá mua
ngoại tệ: 22.850 VND/USD, tỷ giá bán ngoại tệ: 23.000 VND/USD.
Ngày 07/3: Công ty M thanh toán số nợ kỳ trước bằng tiền mặt 25.000 USD. Tỷ giá thực tế mua
ngoại tệ trong ngày: 22.840 VND/USD; Tỷ giá thực tế bán ngoại tệ trong ngày: 22.940 VND/USD.
Tỷ giá áp dụng để ghi giảm khoản nợ phải thu công ty M là:
A. 22.850 VND/USD B. 22.840 VND/USD

C. 23.000 VND/USD D. 22.940 VND/USD

Đáp án đúng là: A

Vì: Trường hợp này, khoản nợ phải thu tăng lên. Theo nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế toán thì
khi phát sinh nợ phải thu sẽ áp dụng ghi nhận theo tỷ giá mua ngoại tệ, là tỷ giá 22.850 VND/USD.
Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 30
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 4: Vào thời điểm lập báo cáo tài chính, tại
công ty X có tiền và các khoản công nợ có số dư A. Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
có gốc ngoại tệ như sau: B. Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, ứng
1. Tiền mặt: 10.000 USD trước cho công ty Q
2. Tiền gửi ngân hàng: 30.000 USD C. Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nợ
3. Nợ phải thu công ty Y: 22.000 USD phải thu công ty Y, nợ phải trả công
ty R
4. Nợ phải trả công ty R: 15.000 USD
D. Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nợ
5. Ứng trước cho công ty Q: 10.000 USD
phải thu công ty Y, nợ phải trả công
Khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được kế toán ty R, ứng trước cho công ty Q
thực hiện đánh giá lại bao gồm:

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 31


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 4:
Đáp án đúng là: C

Vì: Theo nguyên tắc các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là các tài sản được thu hồi bằng ngoại
tệ hoặc các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ. Bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản
nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ, ngoại trừ khoản ứng trước, các khoản đặt cọc, ký cược,
ký quỹ được quyền nhận lại bằng ngoại tệ.

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 32


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 5: Tại doanh nghiệp R có tài liệu trong tháng 6/N như
sau:
Ngày 25/6: Mua nguyên vật liệu của công ty B theo giá mua
(chưa bao gồm thuế GTGT 10%) là 20.000 USD. Tỷ giá giao
A. 22.100 VND/USD
dịch thực tế trong ngày của ngân hàng: mua vào là 22.150
VND/USD, bán ra là 22.300 VND/USD. Đến cuối tháng, công B. 22.150 VND/USD
ty R chưa trả tiền cho người bán. C. 22.300 VND/USD
Tỷ giá giao dịch thực tế ngày cuối tháng tại ngân hàng: Mua D. 22.250 VND/USD
ngoại tệ 22.100 VND/USD, bán ngoại tệ 22.250 VND/USD.
Khi lập Báo cáo tài chính vào cuối tháng, tỷ giá được sử
dụng để đánh giá lại khoản nợ phải trả công ty B là:

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 33


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 5:
Đáp án đúng là: D

Vì: Vào thời điểm lập báo cáo tài chính khoản nợ phải trả công ty B được phân loại là nợ phải trả
nên được được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế bán ngoại tệ là 22.250 VND/USD.

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 34


TỔNG KẾT

• Ngoại tệ là đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của doanh nghiệp
• Nhiệm vụ của kế toán ngoại tệ là theo dõi, phản ánh tình hình tăng, giảm và số dư ngoại tệ TM,
TGNH hàng ngày, các khoản phải thu, phải trả, các khoản vay, kí cược, kí quỹ... Có gốc ngoại tệ
• Nguyên tắc xác định tỷ giá ngoại tệ phát sinh trong kỳ:
▪ Tỷ giá giao dịch thực tế: Áp dụng khi phát sinh tăng ngoại tệ
▪ Tỷ giá ghi sổ: Áp dụng khi phát sinh giảm ngoại tệ
• Nguyên tắc xác định tỷ giá khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ (KMTT) có gốc ngoại tệ tại thời
điểm lập BCTC:
▪ Đối với các KMTT có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản: tỷ giá thực tế mua ngoại tệ
▪ Đối với các KMTT có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả: tỷ giá thực tế bán ngoại tệ

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 35


BÀI HỌC TIẾP THEO

• Tên bài: Phương pháp hạch toán ngoại tệ


• Các nội dung cần chuẩn bị:
▪ Luyện tập bài tập trắc nghiệm/ tự luận trên LMS
▪ Tìm hiểu về chứng từ kế toán ngoại tệ gồm có những chứng từ nào
▪ Tìm hiểu về tài khoản sử dụng để kế toán ngoại tệ: Gồm có những tài khoản nào, kết cấu của
tài khoản…
▪ Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu phát sinh liên quan tới gốc ngoại tệ và
đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 36


CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT !

Tên học phần: Kế toán tài chính 3 Chương 1: Kế toán ngoại tệ 37

You might also like