You are on page 1of 43

LOGO

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
ThS. TRẦN MINH DẠ HẠNH
dahanh@hcmuaf.edu.vn

1
NỘI DUNG MÔN HỌC

§  Chương 1: Các vấn đề cơ bản


§  Chương 2: Tổng hợp và cân đối Kế toán
§  Chương 3: Tài khoản Kế toán
§  Chương 4: Ghi sổ kép
§  Chương 5: Tính giá các đối tượng Kế toán
§  Chương 6: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ
yếu
§  Chương 7: Chứng từ Kế toán, kiểm kê
§  Chương 8: Sổ Kế toán và các hình thức sổ Kế toán

2
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

v Mục tiêu :
Sau khi học chương này, sinh viên cần trình bày được
1.  Các khái niệm cơ bản của kế toán, bao gồm : kế toán, kỳ kế
toán, niên độ kế toán, tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn v.v…
2.  Đối tượng của kế toán
3.  Các nguyên tắc của kế toán
4.  Phân biệt kế toán quản trị, kế toán tài chính

3
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

v Tài liệu tham khảo :


1.  Slide bài giảng Nguyên lý kế toán GV Trần Minh Dạ Hạnh
2.  Giáo trình Nguyên lý kế toán, Chủ biên ThS Bùi Công Luận
và ThS Đàm Thị Hải Âu, ĐH Nông Lâm TP.HCM
3.  Giáo trình Nguyên lý kế toán, Chủ biên TS Võ Văn Nhị, ĐH
Kinh tế TP. HCM
4.  Các giáo trình Nguyên lý kế toán hiện đang có trên thị trường
sách tham khảo
5.  VAS 01 ban hành ngày 31.12.2002 có hiệu lực thi hành từ
01.01.2003
6.  TT 45/2013/TT – BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và
trích khấu hao TSCĐ
7.  TT 200/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung, thay thế QĐ 15
4
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

I. CÁC KHÁI NIỆM:


Khái niệm 1: Kế toán là gì ?

Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và


cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá
trị, hiện vật và thời gian lao động.
(Điều 3 - Luật Kế toán 2015, QH 13)

5
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

I. CÁC KHÁI NIỆM:


Khái niệm 2: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Là bất kỳ hoạt động nào diễn ra tại đơn vị làm tăng


giảm tài sản, tăng giảm nguồn vốn

VÍ DỤ

6
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

I. CÁC KHÁI NIỆM:


Khái niệm 3: Kỳ kế toán
- Khoản thời gian xác định từ thời điểm đơn vị bắt đầu
mở ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ
kế toán, khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.
-  Kỳ kế toán năm
-  Kỳ kế toán quý
-  Kỳ kế toán tháng
-  Kỳ kế toán của đơn vị mới thành lập

7
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

I. CÁC KHÁI NIỆM :


Khái niệm 4: Niên độ kế toán

- Là kỳ hạch toán chính thức bắt buộc các đơn vị kế


toán phải lập các báo cáo tài chính nộp cho các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền
- Niên độ kế toán còn được gọi là năm tài chính, năm
tài chính phải có đủ 12 tháng trong năm
- Năm tài chính có thể trùng hoặc không trùng với năm
dương lịch
8
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

I. CÁC KHÁI NIỆM :


Khái niệm 5: Chuẩn mực Kế toán, chế độ Kế toán
Chuẩn mực Kế toán
-  Là những nguyên tắc và những phương pháp về ghi
sổ kế toán và lập báo cáo tài chính
Chế độ Kế toán
-  Là những quy định và hướng dẫn về Kế toán
-  TT 200/2014/TT-BTC
-  TT 133/2016/TT-BTC
-  TT 132/2018/TT-BTC
9
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

II. PHÂN LOẠI KẾ TOÁN

KẾ TOÁN

KẾ KẾ
TOÁN TOÁN
TÀI QUẢN
CHÍNH TRỊ

10
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN
KT TÀI CHÍNH KT QUẢN TRỊ
1. Tính chất pháp lý Theo quy định Không

Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế


Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hướng đến hoạt động
2. Đối tượng ghi chép
phát sinh và báo cáo trong tương lai có hiệu quả lớn
hơn

3. Đối tượng cung cấp


Bên ngoài DN Bên trong DN
thông tin

Thiết kế theo yêu cầu quản lý


4 mẫu BCTC theo quy định
4. Mẫu báo cáo (BC thu nhập theo PP toàn bộ,
(B01, B02, B03, B09 )
trực tiếp v.v..)

Theo quy định: tháng, quý, Theo quy mô công ty, ý muốn
5. Kỳ báo cáo
năm của nhà quản lý

11
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

II. PHÂN LOẠI KẾ TOÁN

KẾ TOÁN

KẾ KẾ
TOÁN TOÁN
CÔNG DOANH
NGHIỆP

12
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

KẾ TOÁN CÔNG
KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Được tiến hành ở những đơn vị
không có tính chất kinh doanh,
không lấy doanh lợi làm mục Tiến hành ở các DN
đích hoạt động. Mục tiêu chính với mục đích kinh
của đơn vị là hoạt động cho doanh kiếm lời .
cộng đồng, an sinh xã hội

13
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

CÁC ĐỐI TƯỢNG QUAN TÂM ĐẾN THÔNG TIN


KẾ TOÁN
-  Các cơ quan quản lý Nhà nước ( cơ quan Thuế …)
-  Nhà quản trị quan tâm để biết tình hình hoạt động của
doanh nghiệp
-  Các nhà đầu tư
-  Người mua, người bán, đối tác kinh doanh
-  Các tổ chức tín dụng
-  Đối thủ cạnh tranh
-  ….
14
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

III. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN

(1) VỐN (2)


KINH QUÁ TRÌNH &
DOANH KQKD

15
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

III. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN

(1) VỐN
KINH
DOANH

KẾT CẤU NGUỒN HÌNH THÀNH

TÀI SẢN NGUỒN VỐN

FNGẮN HẠN FNợ phải trả


F DÀI HẠN FVốn chủ sở hữu
Vốn kinh doanh được sử dụng Vốn kinh doanh được hình
như thế nào ? thành từ đâu ?
16
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

TÀI SẢN NGẮN HẠN

-  Là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của


doanh nghiệp được đầu tư có thời gian sử dụng, luân
chuyển, thu hồi vốn trong vòng một kỳ kinh doanh
hoặc 1 năm
VỒN BẰNG TIỀN
-  Gồm : …………………………………………………
CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
…………………………………………………….
HÀNG TỒN KHO
…………………………………………………….
TÀI SẢN NGẮN HAN KHÁC
…………………………………………………….
17
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

TÀI SẢN NGẮN HẠN


Vốn bằng tiền:
Bao gồm tiền mặt tại quỹ, kim khí đá quý dùng cho
mục đích thanh toán, tiền gửi ngân hàng dưới phương
thức tài khoản vãng lai, tiền đang chuyển và các
khoản tương đương tiền
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:
Là những khoản đầu tư tài chính có thời hạn hồi vốn
trong vòng 1 năm
Vd: chứng khoán kinh doanh
18
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

TÀI SẢN NGẮN HẠN


Khoản phải thu ngắn hạn:
Là tài sản của doanh nghiệp, doanh nghiệp cho người
khác chiếm dụng và doanh nghiệp có nghĩa vụ phải
thu hồi với thời hạn trong vòng 1 năm
Hàng tồn kho:
Là những tài sản ngắn hạn tồn tại dưới hình thái vật
chất cụ thể

19
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

TÀI SẢN NGẮN HẠN


Hàng tồn kho ( tt)
1.  Hàng mua đang đi đường:
2.  Nguyên liệu, vật liệu
3.  Công cụ, dụng cụ
4.  Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
5.  Thành phẩm tồn kho
6.  Hàng hóa tồn kho
7.  Hàng gửi đi bán

20
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

TÀI SẢN NGẮN HẠN


1 cái quần Jeans - Công ty A may để bán
- Công ty B mua về để bán
Vải - Công ty mua về để may quần áo
- Công ty sản xuất ra vải
N B IỆT : , - Công ty nhập vải từ nước ngoài và
PHÂ H Ó
A
H À
N G
PHẨ
M, bán lại
H À NH T L iỆU,
T
U Y Ê N VẬ G CỤ
NG C Ụ DỤN
CÔNG

21
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

TÀI SẢN NGẮN HẠN

Tài sản ngắn hạn khác


Là những tài sản ngắn hạn không có tính chất của
4 nhóm tài sản ngắn hạn trên

22
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

TÀI SẢN DÀI HẠN


Là những tài sản được đầu tư có thời hạn thu hồi vốn
trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH
Gồm : ...................................................................
…………………………………………...
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

…………………………………………...
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN
XÂY DỰNG CƠ BẢN DỞ DANG
…………………………………………...
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH
…………………………………………...
KÝ QUỸ, KÝ CƯỢC DÀI HẠN
…………………………………………...
TÀI SẢN THUẾ THU NHẬP DN HOÃN LẠI

23
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

TÀI SẢN DÀI HẠN


Tài sản cố định:
Điều kiện :
-  Có thời gian sử dụng trên 1 năm
-  Nguyên giá TSCĐ được xác định một cách đáng tin
cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng
-  Việc sử dụng TSCĐ chắc chắn sẽ thu được một lợi
ích kinh tế trong tương lai
Khi theo dõi TSCĐ, kế toán phải theo dõi:
-  Nguyên giá TSCĐ
-  Hao mòn TSCĐ
24
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

TÀI SẢN DÀI HẠN


Tài sản cố định ( tt)
Nguyên giá: 50 trđ, thời gian sử dụng 5 năm
0 1 2 3 4 5

Nguyên 50 50 50 50 50 50
giá
Hao mòn 0 10 10 10 10 10

HM lũy 0 10 20 30 40 50
kế
Giá trị 50 40 30 20 10 0
còn lại

25
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

TÀI SẢN DÀI HẠN


Các khoản đầu tư tài chính dài hạn:
Vd: Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp
liên doanh
Xây dựng cơ bản dở dang:
Khoản chi cho đầu tư xây dựng nhưng chưa hoàn
thành

26
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN

(2) QUÁ TRÌNH


& KQKD

CHI PHÍ THU NHẬP

27
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

CHI PHÍ
Chi phí sản xuất:
Là những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất
sản phẩm, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
Giá vốn hàng bán:
Giá trị vốn của lô hàng bán ra
Chi phí tài chính:
Là những khoản chi phí phát sinh trong hoạt động tài
chính
28
v Phân biệt “ Chi phí sản xuất” và “ Giá vốn hàng bán”

Để sản xuất 1.000 sản phẩm A, chi phí bỏ ra gồm:


+ Nguyên vật liệu trực tiếp: 50.000.000 đ
+ Nhân công trực tiếp sản phẩm: 20.000.000 đ
+ Chi phí sản xuất chung (khấu hao, điện nước…):
10.000.000 đ
⇒ Tổng “Chi phí sản xuất” = 80.000.000 đ ( 1.000 sản
phẩm) => 80.000 đ/ sản phẩm
⇒ Bán ra 200 sản phẩm => 200 * 80.000 đ = 16.000.000 đ
=> “Giá vốn hàng bán”

29
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

CHI PHÍ (tt)


Chi phí bán hàng:
Là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ
sản phẩm
Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Là những chi phí phát sinh trong quá trình điều hành,
quản lý hoạt động của một doanh nghiệp
Chi khác:
Là những khoản chi phí phát sinh trong các hoạt động
không thường xuyên, nằm ngoài dự kiến của đơn vị
30
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

THU NHẬP
Bao gồm
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Thu nhập khác

31
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Cuối kỳ, kế toán cân đối chi phí, thu nhập để khác định
kết quả kinh doanh

VD : ?????

32
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

IV. CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN


(Theo chuẩn mực kế toán)
-  Cơ sở dồn tích (Accrual Basis)
-  Hoạt động liên tục (Going Concern)
-  Gía gốc (Historial Cost)
-  Phù hợp (Matching)
-  Thận trọng (Conservative)
-  Trọng yếu (Materiality)
-  Nhất quán (Consistency)

33
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

v IV. CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN


1) Cơ sở dồn tích (Accrual Basis)
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp
liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ
sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế
toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào
thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc
tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở
dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh
nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Vd: ????????
34
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

v IV. CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN


2) Hoạt động liên tục (Going Cocern)
Báo cáo tài chính (BCTC) phải được lập trên cơ sở giả
định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp
tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai
gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như
không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp
đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực
tế khác với giả định hoạt động liên tục thì BCTC phải
lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử
dụng để lập BCTC.
Vd: ????????
35
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

v IV. CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN


3) Gía gốc (Historial Cost)

Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của
tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương
tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài
sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc
của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định
khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
Vd: ????????

36
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

v IV. CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN


4) Phù hợp (Matching )

Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với
nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi
nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến
việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh
thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của
các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến
doanh thu của kỳ đó.
Vd: ????????
37
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN
v  IV. CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
5) Thận trọng (Conservative )
v  Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các
ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc
thận trọng đòi hỏi:
v  a/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
v  b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu
nhập;
v  c/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi
phí;
v  d/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc
chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi
nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
Vd: ????????
38
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

v IV. CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN


6)Trọng yếu (Materiality)
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu
thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có
thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến
quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. Tính
trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông
tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ
thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét
trên cả phương diện định lượng và định tính.
Vd: ????????
39
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

v IV. CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN


7) Nhất quán (Consistency)
Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp
đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong
một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính
sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải
trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần
thuyết minh báo cáo tài chính.
Vd: ????????

40
CHƯƠNG 1 : CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

V. NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN

Nhiệm vụ:
Thu thập và xử lý
Kiểm tra
Phân tích, tham mưu cho nhà quản trị
Cung cấp thông tin

41
CHƯƠNG 1 : CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

V. NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN


Yêu cầu:
Thông tin Kế toán phải đảm bảo
- Tính đầy đủ
- Tính trung thực
- Tính kịp thời
- Tính liên tục
- Tính cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu
- Có thể so sánh được

42
CHƯƠNG 1 : CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN

CÁC PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN

Làm sao để
1. Tổng hợp và cân đối kế toán thu thập, xử
2. Tài khoản kế toán lý, kiểm tra,
3. Ghi sổ kép phân tích và
cung cấp
4. Tính giá các đối tượng kế toán thông tin kinh
5. Chứng từ kế toán và kiểm kê tế, tài
chính ??????

43

You might also like