You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN


1. Tên học phần: Nguyên lý kế toán (Principles of Accounting)
2. Mã học phần:
3. Bộ môn phụ trách: Nguyên lý kế toán

4. Số tín chỉ: 03
5. Trình độ: Cử nhân (Học kỳ thứ 2)
6. Phân bổ thời gian: Sinh viên được mong đợi sử dụng 10 giờ mỗi tuần dành cho các hoạt
động học tập sau trong môn học này
+ Lên lớp: 5 giờ mỗi tuần
+ Đọc tài liệu và rà soát lại: 3 giờ mỗi tuần
+ Tự học: 2 giờ mỗi tuần
7. Điều kiện tiên quyết: SV đã học các môn Kinh tế vi mô và Luật kinh doanh
8. Mục tiêu của học phần và các chuẩn đầu ra:
Sau khi hoàn tất học phần, người học có thể đạt được những mục tiêu sau đây:

 Mục tiêu (O) về kiến thức (K - knowledge)

[1] Hiểu và nhận thức được những kiến thức cơ bản về kế toán. Đây cũng là nền tảng cơ
bản để học tiếp các môn kế toán chuyên sâu.
[2] Nắm bắt một cách tổng quan về công tác kế toán cũng như hiểu được tầm quan
trọng của công tác kế toán trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
[3] Giải thích được kiến thức cơ bản về kế toán: định nghĩa kế toán, vai trò của kế toán,
đối tượng kế toán, các nền tảng cơ bản của kế toán như: đạo đức nghề nghiệp, các
nguyên tắc kế toán, và các giả định.
[4] Làm rõ đối tượng kế toán, các loại giao dịch ảnh hưởng đến đối tượng kế toán và các
yếu tố của báo cáo tài chính.
[5] Hiểu được các bước cơ bản trong một chu trình kế toán như chứng từ kế toán, ghi
chép sổ sách kế toán, điều chỉnh, khóa sổ, cân đối, và lập báo cáo kế toán cung cấp
thông tin cho người sử dụng.
[6] Hiểu được việc ghi chép các giao dịch kinh tế chủ yếu phát sinh trong quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp dịch vụ và thương mại.

1
 Mục tiêu về kỹ năng (S - skills)

[7] Vận dụng được các phương pháp kế toán trong chu trình thu thập, xử lý, tổng hợp và
cung cấp thông tin kế toán.
[8] Phát triển được các kỹ năng về tổ chức thực hiện công việc, khả năng tính toán, kỹ
năng làm việc nhóm và tự nghiên cứu.

 Mục tiêu về thái độ (Attitude)

[9] Có bản lĩnh, tự tin, nhiệt tình, đam mê nghề nghiệp; có khả năng thích nghi đối với
sự thay đổi, sẵn sàng làm việc độc lập, làm việc với người khác, có khả năng tiếp thu
và bảo vệ quan điểm.
[10] Trung thực, trách nhiệm, tin cậy, tỉ mỉ, nguyên tắc, hành xử chuyên nghiệp, có ý thức
tổ chức kỷ luật, tuân thủ các quy định đặc thù của nghề nghiệp.

Mối quan hệ giữa chuẩn đầu ra của môn học và các môn học khác:
Học phần Nguyên lý kế toán giúp sinh viên hiểu và nhận thức những kiến thức lý luận cơ bản về
kế toán, làm nền tảng ứng dụng và nghiên cứu các môn nghiệp vụ tiếp theo thuộc khối ngành
kinh tế như quản trị, kinh doanh, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán,…
9. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất về kế toán để hiểu được kế
toán là một trong những công cụ quản lý quan trọng của doanh nghiệp. Nội dung học phần bao
gồm việc trình bày và giải thích những vấn đề căn bản của kế toán như khái niệm, chức năng,
vai trò của kế toán, nền tảng cơ bản của kế toán. Làm rõ đối tượng kế toán, các loại giao dịch
ảnh hưởng đến đối tượng kế toán và các yếu tố của báo cáo tài chính. Các bước thực hành cơ
bản trong một chu trình kế toán (như chứng từ kế toán, ghi chép sổ sách kế toán, điều chỉnh,
khóa sổ, cân đối, và lập báo cáo kế toán cung cấp thông tin cho người sử dụng). Minh hoạ các
bước công việc này bằng các hoạt động ở doanh nghiệp dịch vụ và thương mại.
10. Nhiệm vụ của sinh viên: (Tham dự học, thảo luận, kiểm tra theo quy chế học vụ hiện hành
của nhà trường)
 Dự lớp: sinh viên cần đọc trước tại nhà nội dung giáo trình và tài liệu do giảng viên đã cung
cấp, nhận diện các nội dung vấn đề khi giảng viên trình bày, nghe giảng, nêu các câu hỏi và
tham gia thảo luận vấn đề do giảng viên và học viên khác đặt ra.
 Bài tập: chuẩn bị bài tập và các tình huống, tham gia giải và sửa bài tập trên lớp.
 Nghiên cứu: đọc tài liệu tham khảo và các trang web có liên quan đến từng nội dung để
tham gia thuyết trình các vấn đề. Sinh viên phải đọc các nội dung được giao trong giáo trình
sau đó làm các bài tập do giáo viên giao từ buổi trước, kê ra các câu hỏi thắc mắc nảy sinh
trong quá trình làm bài trước khi đến lớp. Thực hiện các hoạt động trên lớp học trực tuyến
(LMS-UEH) trước và sau khi đến lớp.
 Dụng cụ và học liệu: máy tính cá nhân
Khối lượng công việc học tập:

2
 Tham dự học
 Làm bài tập trước, trong và sau khi lên lớp
 Thuyết trình, thảo luận
 Kiểm tra theo quy chế học vụ hiện hành của nhà trường
Tham dự lớp:
 Lên lớp đầy đủ theo thời khoá biểu
 Chuẩn bị bài trước khi lên lớp, thực hiệc các hoạt động của lớp LMS-UEH trước và
sau khi lên lớp.
 Trả lời các câu hỏi giáo viên đặt ra, sửa bài tập.
 Tham gia thảo luận và thuyết trình khi có yêu cầu
11. Chiến lược dạy:
 Giảng viên xây dựng kế hoạch giảng dạy, kết hợp các hoạt động ở lớp LMS-UEH với
hoạt động ở trên lớp. Sinh viên phải đuọc phổ biến ngay từ đầu về cách thức tham
gia các lớp học.
 Giảng viên trình bày lý thuyết theo từng chương, kết hợp làm bài tập ngay sau khi học
xong lý thuyết.
 Giảng viên kết hợp giữa giảng dạy và cho sinh viên thuyết trình, thảo luận để rèn luyện
khả năng tự học (tự đọc tài liệu) và thực hành các kỹ năng mềm cho sinh viên.
 Bài tập thực tế, bài tình huống, hoặc tiểu luận môn học sẽ dựa trên hệ thống kế toán
của một số công ty hoạt động tại Việt Nam
12. Đánh giá sinh viên: Các bộ phận của điểm học phần được phân chia và mô tả bởi các
mảng hoạt động đánh giá sau:
 Thuyết trình, bài tập và kiểm tra giấy và các hoạt động khác:
 Kiểm tra online
 Thi kết thúc học phần:
Tổng cộng
Thuyết trình và bài tập (Chi tiết)
 Thuyết trình một số chương trong chương trình học
 Làm các bài tập giáo viên yêu cầu, khuyến khích làm thêm những bài tập còn lại trong
sách.
Kiểm tra giữa kỳ (Chi tiết): Mỗi giảng viên kiểm tra giữa kz ít nhất 01 lần
Thi kết thúc học phần (Chi tiết)
 Theo đúng quy định của nhà trường, thời gian thi 75 phút
 Bài thi cuối kz kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm và bài tập tự luân
Tiêu chí chấm điểm: Theo thang điểm chi tiết của từng đề thi
Cập nhật 2022: Hình thức thi:
 Trường hợp vẫn thi online do dịch bệnh thì thi trắc nghiệm 40 câu 60 phút (không sử dụng
tài liệu cả bản cứng và bản mềm). Tỉ lệ điểm quá trình/ điểm thi kết thúc học phần: 50/50
 Trường hợp hết dịch bệnh thi offline thì thi vừa tự luận vừa trắc nghiệm tỉ lệ 2 phần là
40/60 hoặc 50/50. Tỉ lệ điểm quá trình/điểm thi kết thúc học phần: 40/60.
10
Các hình thức kỷ luật (Chi tiết): Theo đúng quy định của nhà trường
13. Thang điểm: Thang điểm từ 0 đến 10
14. Tài liệu môn học (đề xuất):
1. Weygandt, J. J., Kimmel, P. D., & Kieso, D.E. (2019). Financial accounting (IFRS) 4th
edition, John Wiley & Son. Chương 1-6 (bản tiếng Anh và bản tiếng Việt)
2. Các văn bản pháp lý cho công tác kế toán hiện hành ở Việt Nam (Luật kế toán, chuẩn
mực kế toán, chế độ kế toán).
15. Tài liệu và công cụ
 Slide bài giảng
 Lớp LMS-UEH
 Các tài liệu về hệ thống kế toán ở các doanh nghiệp (quốc tế và Việt Nam)
16. Thời khóa biểu môn học:

Tài liệu đọc


Số Nội dung giảng Chuẩn bị của sinh viên Mục
tiết dạy (tên (Sách, slides, tài liệu học tập) (bài tập, thuyết trình, tiêu
chương, phần) giải quyết tình
huống...)
Chương 1: Kế Hoạt động kế toán và người sử Tự làm các câu hỏi trắc O[1]
toán trong dụng nghiệm O[2]
doanh nghiệp Nền tảng cơ bản của kế toán Làm một số bài trước O[3]
Phương trình kế toán khi đến lớp O[4]
Phân tích giao dịch kinh tế Luyện tập cách phân
Báo cáo tài chính biệt các yếu tố cơ bản
của phương trình kế
toán mở rộng
Chương 2: Quá Tài khoản, Nợ và Có Luyện tập việc phân O[4]
trình ghi chép Sổ nhật ký tích ảnh hưởng của O[5]
Bảng cân đối thử giao dịch đến phương O[7]
trình kế toán
Chương 3: Kế toán dồn tích và bút toán điều Xem và làm trước
Điều chỉnh các chỉnh các bài thực hành
tài khoản Điều chỉnh phân bổ Nắm vững các qui
Điều chỉnh dồn tích trình kế toán
Bảng cân đối thử sau điều chỉnh –
Báo cáo tài chính
Chương 4: Khoá sổ Hiểu rõ mối liên hệ
Hoàn tất chu Chu trình kế toán và bút toán sửa giữa tài khoản tạm
trình kế toán sai thời, tài khoản
Báo cáo tình hình tài chính được thường xuyên và
phân loại thông tin trên báo cáo
kế toán
Chương 5: Hoạt động thương mại và Hệ Nắm vững thông tin O[5]
10
Kế toán thống tồn kho cần trình bày trên O[6]
hoạt động Ghi chép quá trình mua theo báo cáo kết quả
thương mại hệ thống kê khai thường xuyên hoạt động (đơn vị
Ghi chép quá trình mua/bán thương mại)
Chu trình kế toán của công ty
thương mại
Báo cáo tài chính của công ty
thương mại
Chương 6: Phân loại và kiểm kê hàng tồn Phân biệt hệ thống O[6]
Hàng tồn kho Phương pháp hàng tồn kho kê khai thường
kho và ảnh hưởng tài chính xuyên và kiểm kê
Ảnh hưởng của các sai sót định kz
Nắm vững dòng hàng
tồn kho
Chương 7: Đọc các tài liệu pháp lý của kế Nắm vững kiến O[1]
Đặc toán Việt Nam thức từ O[2]
điểm kế toán Các quy định pháp lý về kế toán chương 1-6 O[5]
doanh nghiệp Chế độ kế toán theo thông tư 200 Tìm hiểu các tài liệu O[6]
Việt Nam Kế toán các giao dịch mua/bán về hệ O[7]
thống kế toán của O[8]
một số
doanh nghiệp Việt
Nam
Tìm những điểm khác
biệt cơ
bản của hệ thống
kế toán
Việt Nam so với quốc
tế.
Tổng: 45 tiết
Các chương, mục cụ thể
CHƯƠNG 1 KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG
Ba hoạt động kế toán
Người sử dụng thông tin kế toán
NỀN TẢNG CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN
Đạo đức khi lập báo cáo tài chính
Chuẩn mực kế toán
Nguyên tắc đo lường
Những giả định
PHƯƠNG TRÌNH KẾ TOÁN
Tài sản
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu

10
PHÂN TÍCH GIAO DỊCH KINH TẾ
Kế toán các giao dịch kinh tế
Phân tích giao dịch kinh tế
Tổng hợp các giao dịch kinh tế
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Báo cáo kết quả hoạt động Báo cáo lợi nhuận giữ lại Báo cáo tình hình tài chính
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Sinh viên tự nghiên cứu)
Báo cáo thu nhập toàn diện (Sinh viên tự nghiên cứu)
PHỤ LỤC 1A: CÁC LĨNH VỰC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN (Sinh viên tự nghiên cứu)
Kế toán Công
Kế toán Tư nhân
Kế toán Chính phủ
Kế toán Điều tra
NHÌN VÀO NHỮNG NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CHUNG CỦA MỸ (Sinh viên tự nghiên cứu)

CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH GHI CHÉP


TÀI KHOẢN, NỢ, VÀ CÓ
Tài khoản Nợ và Có
Các quan hệ trong Vốn chủ sở hữu
Tổng hợp nguyên tắc Nợ/Có
SỔ NHẬT KÝ
Quá trình Ghi chép Sổ nhật ký
SỔ TÀI KHOẢN VÀ CHUYỂN SỔ
Sổ tài khoản Chuyển sổ
Hệ thống tài khoản
Minh hoạ quá trình ghi chép
Tổng hợp minh hoạ việc ghi nhật ký và chuyển sổ
BẢNG CÂN ĐỐI THỬ
Hạn chế của Bảng cân đối thử
Tìm sai sót (Sinh viên tự nghiên cứu phần bài tập)
Ký hiệu tiền tệ và gạch dưới (Sinh viên tự nghiên cứu phần bài tập)
NHÌN VÀO NHỮNG NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CHUNG CỦA MỸ (Sinh viên tự nghiên cứu)

CHƯƠNG 3 ĐIỀU CHỈNH CÁC TÀI KHOẢN


KẾ TOÁN DỒN TÍCH VÀ CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH
Năm tài chính và Năm dương lịch
Kế toán trên cơ sở dồn tích và Kế toán trên cơ sở tiền
Ghi nhận doanh thu và chi phí
Việc cần thiết phải điều chỉnh
Các trường hợp điều chỉnh
CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH PHÂN BỔ
Chi phí trả trước
Doanh thu chưa thực hiện

10
CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH DỒN TÍCH
Doanh thu dồn tích
chi phí dồn tích
Tổng hợp các mối quan hệ cơ bản
BẢNG CÂN ĐỐI THỬ SAU ĐIỀU CHỈNH VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Lập bảng cân đối thử sau điều chỉnh
Lập báo cáo tài chính
PHỤ LỤC 3A: CÁCH XỬ LÝ KHÁC ĐỐI VỚI ĐIỀU CHỈNH PHÂN BỔ (Sinh viên tự nghiên cứu)
Chi phí trả trước
Doanh thu chưa thực hiện
Tổng hợp mối quan hệ của điều chỉnh bổ sung
PHỤ LỤC 3B: CÁC KHÁI NIỆM BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Sinh viên tự nghiên cứu)
Chất lượng thông tin hữu ích
Giả định trong báo cáo tài chính
Các nguyên tắc báo cáo tài chính
Hạn chế về chi phí
NHÌN VÀO NHỮNG NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CHUNG CỦA MỸ (Sinh viên tự nghiên cứu)

CHƯƠNG 4 HOÀN TẤT CHU TRÌNH KẾ TOÁN


BẢNG TÍNH NHÁP (Sinh viên tự nghiên cứu)
Các bước lập bảng tính nháp
Sử dụng bảng tính nháp để lập báo cáo tài chính
Sử dụng bảng tính nháp để lập các bút toán điều chỉnh
KHOÁ SỔ
Lập các bút toán khóa sổ
Chuyển sổ các bút toán khoá sổ
Lập bảng cân đối thử sau khóa sổ
CHU TRÌNH KẾ TOÁN VÀ BÚT TOÁN SỬA SAI
Tóm tắt chu trình kế toán
Các bút toán đảo – Một bước tuz chọn
Các bút toán sửa sai – Một bước có thể tránh
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ĐƯỢC PHÂN LOẠI
Tài sản vô hình
Bất động sản, Nhà xưởng, và Thiết bị
Đầu tư dài hạn
Tài sản ngắn hạn
Vốn chủ sở hữu
Nợ dài hạn
Nợ ngắn hạn
PHỤ LỤC 4A: CÁC BÚT TOÁN ĐẢO (Sinh viên tự nghiên cứu)
Ví dụ bút toán đảo

10
NHÌN VÀO NHỮNG NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CHUNG CỦA MỸ (Sinh viên tự nghiên cứu)

CHƯƠNG 5 KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI


HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ HỆ THỐNG HÀNG TỒN KHO
Chu kz kinh doanh
Dòng chi phí
GHI CHÉP QUÁ TRÌNH MUA THEO HỆ THỐNG KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
Chi phí vận chuyển
Hàng mua trả lại và giảm giá (Sinh viên tự nghiên cứu phần bài tập)
Chiết khấu mua hàng (Sinh viên tự nghiên cứu phần bài tập)
Tổng hợp các giao dịch mua hàng
GHI CHÉP QUÁ TRÌNH BÁN THEO HỆ THỐNG KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
Hàng bán bị trả lại và giảm giá (Sinh viên tự nghiên cứu phần bài tập)
Chiết khấu bán hàng (Sinh viên tự nghiên cứu phần bài tập)
CHU TRÌNH KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI
Bút toán điều chỉnh
Bút toán khoá sổ
Tổng hợp các bút toán thương mại
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI
Báo cáo kết quả hoạt động
Báo cáo tình hình tài chính phân loại (Sinh viên tự nghiên cứu phần bài tập)
PHỤ LỤC 5A: BẢNG TÍNH NHÁP CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI (Sinh viên tự nghiên cứu)
PHỤ LỤC 5B: HỆ THỐNG KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ (Sinh viên tự nghiên cứu)
Tính giá vốn hàng bán theo hệ thống kiểm kê định kz
Ghi chép các giao dịch thương mại
Ghi chép quá trình mua hàng hoá
Ghi chép quá trình bán hàng hoá
Ghi nhật ký và chuyển sổ các bút toán khoá sổ
Sử dụng bảng tính nháp
NHÌN VÀO NHỮNG NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CHUNG CỦA MỸ (Sinh viên tự nghiên cứu)
CHƯƠNG 6 HÀNG TỒN KHO
PHÂN LOẠI VÀ KIỂM KÊ HÀNG TỒN KHO
Phân loại hàng tồn kho
Kiểm kê hàng tồn kho
PHƯƠNG PHÁP HÀNG TỒN KHO VÀ ẢNH HƯỞNG TÀI CHÍNH
Theo giá đích danh
Giả định dòng giá trị
Báo cáo tài chính và ảnh hưởng của thuế đến các phương pháp dòng giá trị
Sử dụng nhất quán các phương pháp dòng giá trị hàng tồn kho
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC SAI SÓT VỀ HÀNG TỒN KHO

10
Ảnh hưởng đến Báo cáo kết quả hoạt động
Ảnh hưởng đến Báo cáo tình hình tài chính
TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO VỀ HÀNG TỒN KHO (sinh viên tự nghiên cứu phần bài tập)
Trình bày
Đánh giá hàng tồn kho theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được
Phân tích
PHỤ LỤC 6A: CÁC PHƯƠNG PHÁP DÒNG GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO THEO HỆ THỐNG KÊ
KHAI THƯỜNG XUYÊN
Nhập trước xuất trước (FIFO)
Giá bình quân
PHỤ LỤC 6B: ƯỚC TÍNH HÀNG TỒN KHO (Sinh viên tự nghiên cứu)
Phương pháp lợi nhuận gộp
Phương pháp giá bán lẻ
PHỤ LỤC 6C: PHƯƠNG PHÁP NHẬP SAU XUẤT TRƯỚC (Sinh viên tự nghiên cứu)

NHÌN VÀO NHỮNG NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CHUNG CỦA MỸ (Sinh viên tự nghiên cứu)

CHƯƠNG 7 ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM


CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ KẾ TOÁN Ở VIỆT NAM
Luật kế toán
Chuẩn mực kế toán
Chế độ kế toán
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN THEO THÔNG TƯ 200
Hệ thống Chứng từ kế toán
Hệ thống tài khoản
Hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán
Hệ thống sổ kế toán
Sổ tài khoản tổng hợp và Sổ chi tiết tài khoản
Hình thức kế toán
Hệ thống báo cáo tài chính
KẾ TOÁN MỘT SỐ GIAO DỊCH KINH TẾ CHỦ YẾU TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Kế toán quá trình mua
Mua hàng
Các khoản làm giảm giá trị hàng mua (Sinh viên tự nghiên cứu phần bài tập)
Chi phí thu mua hàng hóa
Kế toán quá trình bán
Doanh thu, giá vốn và thuế phải nộp
Các khoản làm giảm doanh thu (Sinh viên tự nghiên cứu phần bài tập)
Các chi phí hoạt động
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Kế toán xác định kết quả kinh doanh (Quá trình Khoá sổ)

10

You might also like