You are on page 1of 2

Diễn biến vụ việc mỳ tôm Hảo Hảo chứa chất cấm, Acecook là đã tuân thủ, tích cực phối

hợp với các bên liên quan và cơ quan chức năng trong quá trình điều tra, kiểm nghiệm sản
phẩm và chủ động điều tra để đi đến kết luận. Về khía cạnh xử lý khủng hoảng thương hiệu
của Acecook, Acecook Việt Nam chiếm thị phần số một trong thị trường mỳ ăn liền Việt
Nam và đã xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới từ năm 1995 cho đến thời điểm này
sau xảy ra vụ việc đã có những động thái tích cực trong xử lý khủng hoảng thương hiệu.
Cho đến thời điểm hiện tại có thể nhận định Acecook đã có cách xử lý khủng hoảng truyền
thông và có cách ứng xử khá tốt. Acecook đã phối hợp với các cơ quan chức năng; tổ chức
họp báo, đăng thông tin về sự việc diễn ra; đưa ra những giải thích rõ ràng về các sản phẩm
và có các hành động để mang đến kết luận nhanh chóng về vụ việc chất với thái độ chân
thành, học hỏi. Qua đó, phần nào tạm thời làm “dịu”dư luận, trấn an người tiêu dùng trong
quá trình chờ đợi kết quả kiểm nghiệm sản phẩm và cũng thể hiện sự chuyên nghiệp trong
quá trình xử lý truyền thông của một thương hiệu lâu năm.

Quy tắc chung khi gặp khủng hoảng doanh nghiệp cần:

o Trong mọi tình huống đều cần phải xử lý nhanh nhạy, linh hoạt, khéo léo. Chủ
động nhất có thể để xử lý mọi việc chu đáo hơn bởi mỗi phút giây trôi qua khi
khủng hoảng xuất hiện, doanh nghiệp sẽ thiệt hại không biết bao nhiêu lợi nhuận
và uy tín.
o Doanh nghiệp cần minh bạch thông tin, chưa cần phân biệt đúng sai, doanh
nghiệp cần xử lý khủng hoảng truyền thông và có cách ứng xử tốt, đó không đơn
giản là lời xin lỗi mà hơn hết doanh nghiệp cần thể hiện sự chân thành, học hỏi.
Doanh nghiệp không chỉ sửa lỗi mà còn cần đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người
tiêu dùng và thị trường. Luôn ưu tiên các tôn chỉ “thái độ hơn trình độ” và nói
không với gian dối, kém trung thực.
o Doanh nghiệp cần không ngần ngại để tương tác với khách hàng và xử lý vấn đề
nhanh chóng hơn, doanh nghiệp nên làm như vậy để khách hàng không có cảm
giác doanh nghiệp đang trốn tránh một vấn đề gì đó. Điều này sẽ khiến khách
hàng không mất niềm tin vào thương hiệu mà doanh nghiệp đang tạo dựng.
o Doanh nghiệp luôn cần có sự chuẩn bị về nguồn tài chính, nhân lực đủ tốt trong
khả năng của doanh nghiệp cho việc xử lý khủng hoảng thương hiệu. Bên cạnh
đó, sự chuẩn bị ở đây còn là trong quá trình hoạt động doanh nghiệp hãy luôn chủ
động xây dựng các kịch bản khủng hoảng có thể xảy ra và phương án giải quyết
cụ thể cho các khủng hoảng đó.
o Chủ động giữ quan hệ tốt với các đơn vị thông tin truyền thông để mọi thông tin
vụ việc được đưa tin nhanh chóng, minh bạch, khách quan nhất có thể.
o Giảm việc quảng bá đối với sản phẩm bị tác động, duy trì quảng bá sản phẩm
khác, không quên hay dừng các hoạt động từ thiện. Việc này giúp cho người tiêu
dùng thấy sự ổn định của doanh nghiệp trước khủng hoảng.

Giải pháp khôi phục thương hiệu và sản xuất kinh doanh hậu khủng hoảng
o Khủng hoảng thương hiệu là điều không doanh nghiệp nào muốn gặp phải nhưng
thực tế trong quá trình hoạt động đó là điều khó tránh khỏi, để “vực dậy” thương
hiệu và khôi phục sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần:
o Nghiêm túc rút kinh nghiệm đợt khủng hoảng thương hiệu vừa xảy ra về nguyên
nhân xảy ra khủng hoảng, các biện pháp xử lý khủng hoảng đã phù hợp chưa.
o Nhìn nhận lại chiến lược kinh doanh, xây dựng thương hiệu để có những sự thay
đổi cho phù hợp như thay thế đội ngũ, tái cấu trúc hệ thống, tái định hướng chiến
lược…nếu cần thiết.
o Thông qua phương tiện truyền thông gửi lời cảm ơn và cam kết chân thành nhất
đến khách hàng. 
o Nếu thấy cần thiết thay đổi bằng sản phẩm mới và ghi rõ cam kết không tái diễn
sự việc, ví dụ như “sản phẩm không tồn dư EO”.
o Quay lại “đối thủ” hoặc cơ quan đã ra quyết định để thỏa thuận hợp tác hoặc xác
nhận tuân thủ quy định, ví dụ như Ireland/EU xác nhận sản phẩm mới không tồn
dư EO.    
o Xây dựng một đợt truyền thông mới cho thương hiệu hướng sự tập trung của
người tiêu dùng đến những vấn đề mới.
o Đối với doanh nghiệp, cần tìm hiểu và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất
lượng hàng hoá và vấn đề sở hữu trí tuệ cho phù hợp từng thị trường, mỗi sai sót
dù nhỏ đều có thể là dấu chấm hết cho việc xuất khẩu.    

You might also like