You are on page 1of 2

Đề xuất giải pháp cho chiến lược sản phẩm

1. Định vị thương hiệu, mở rộng sản phẩm của Bamboo airways.
Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ; Đảm bảo an toàn tuyệt đối trên các chuyến bay;
Thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách là những gì mà Bamboo airways đang nỗ lực để định vị
thương hiệu, mở rộng sản phẩm, nâng cao lợi thế cạnh tranh trong xu thế mở của ngành vận tải
hàng không. Để phát huy tối đa những nguồn lực hiện có nhằm mang lại hiệu quả trong kinh
doanh, công ty đã tập trung phát triển ở các tiêu chí sau:
- Tăng cường công tác an toàn: Bamboo airways đang khai thác các máy bay theo
tiêu chuẩn khai thác VAR – OPS của Việt Nam, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, cụ thể
trong các lĩnh vực; Bảo dưỡng kỹ thuật; khai thác hàng không; tiêu chuẩn thiết bị khí
tài; hệ thống tổ chức và người lao động. Việc tổ chức khai thác, bảo dưỡng theo các
tiêu chuẩn này giúp Vietnam airlines đảm bảo tốt uy tín của hãng, được đánh giá là
một nỗ lực vượt bậc trong ngành vận tải hàng không Việt Nam.
- Tăng cường việc tổ chức, sắp xếp tốt các bộ phận trong toàn hệ thống từ bộ phận
điều độ chuyến bay, quản lý bay đến việc đào tạo; liên kết hệ thống kiểm soát hoạt
động với hệ thống bảo hiểm kỹ thuật, thiết kế lịch biểu đảm bảo sự an toàn cho các
chuyến bay.
- Xây dựng lịch bay ổn định hợp lý: Để phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của hành
khách, Bamboo airways tiến hành hệ thống kiểm soát kỹ thuật kết hợp với tổ chức khai
thác bay, hạn chế thấp nhất những sự cố gây tình trạng chậm hủy chuyến. Bộ phận kế
hoạch, đội khai thác bay liên tục theo dõi những chuyến biến phức tạp của thời tiết để bố
trí một lịch bay phù hợp, an toàn. Chủ động liên kết với hãng hàng không khác để tạo
điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng lịch bay hợp lý, có hiệu quả thương mại. Kết hợp
với các bộ phận phục vụ mặt đất, nhất là khả năng tiếp nhận và giải phóng máy bay tại
các cảng hàng không, tránh tình tạng trễ chuyến bay do chặng trước, khiến hành khách
phải chờ đợi thêm một cách vô ích đương nhiên sẽ làm khách hàng bất mãn.
- Việc tiêu chuẩn hóa và qui trình là các định hướng trong việc đảm bảo tính ổn
định và duy nhất của sản phẩm.
- Cải thiện hệ thống quản lý kỹ thuật: Thiết lập một hệ thống kiểm soát hoạt động
bat hiện đại trên cơ sở tự động hóa nhằm cải thiện chất lượng hoạt động điều độ chuyến
bay, đội bay, tiếp viên hàng không. Tối ưu hóa, linh hoạt trong việc sử dụng đội máy bay,
phi công, tiếp viên một cách kinh tế nhất để giảm thời gian, tiết kiện nhiên liệu, tăng tính
hiệu quả trong việc sử dụng máy bay.
2. Nâng cao chất lượng dịch vụ.
Chất lượng dịch vụ trên không và mặt đất của mỗi doanh nghiệp vận tải hàng không được xây
dựng bằng cả một quá trình lâu dài với mục tiêu rõ ràng và dần trở thành một yếu tố trong bản
sắc chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
- Chú trọng khâu cung cấp thông tin cho hành khách, cũng như phong cách và thái
độ giao tiếp tạo thiện cảm, liên kết chặt chẽ gần gũi với khách.
- Thay đổi quan điểm phục vụ khách nội địa: Nhấn mạnh về chất lượng tâm lý tiêu
dùng, tăng sự trung thành yêu mến của khách, chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh “nóng” trước
thị trường chung khi tự do hóa bầu trời.
- Sử dụng các công nghệ phần mềm mới, như hệ thống SDCS (Sita Depature
Control Systems), tiết kiệm thời gian cho khách trong khâu check in; Sử dụng hiệu quả
hệ thống World Tracer trong việc tìm kiếm hành lý thất lạc...Bộ phận công nghệ thông tin
cần lập kế hoạch kiểm tra bảo dưỡng định kỳ hệ thống máy vi tính tại quầy thủ tục để hạn
chế thấp nhất những sai sót trong việc làm thủ tục cho khách.
- Cải thiện chất lượng dịch vụ trên chuyến bay:
 Dịch vụ giải trí: Phát hành thường xuyên tạp chí của hãng, giúp khách gần gũi với
doanh nghiệp; kết hợp với nhà cung cấp dịch vụ mạng để giúp khách cập nhập thông tin.
 Dịch vụ ăn uống: Cung cấp thức ăn nhẹ (bánh ngọt, snack..) cho khách đi chặng
ngắn, chi phí cho những tiện ích này hầy như rất nhỏ, nhưng khách sẽ thấy có sự khác
biệt khi được phục vụ tận tình. Và đây cũng là một hình thức giải trí bổ ích giúp khách
cảm giác thoải mái khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
 Kết hợp với các phương tiện vận tải khách trong việc đưa đón khách từ trạm trung
chuyển đến sân bay và ngược lại; hay liên kết với các công ty lữ hành, các tour du lịch để
tạo các sản phẩm trọn gói, giúp khách chi tiêu hiệu quả hơn.
 Nghiên cứu các dịch vụ phục vụ khách trước chuyến bay: Giao vé tận nhà, làm thủ
tục trước mỗi chuyến vay, xây dựng công tác chăm sóc khách hàng thường xuyên.
3. Đầu tư phát triển đội tàu bay, thiết bị hiện đại.
Để đảm bảo phục vụ nhu cầu tăng chuyến, tăng tuyến và chất lượng mỗi chuyến bay, giảm
tình trạng chậm, huỷ chuyến thì Bamboo airways cần không ngừng mở rộng đội bay theo hướng
hiện đại. Các giải pháp cần thực hiện:
- Lập kế hoạch phát triển đội bay cho từng giai đoạn phát triển của Vietnam Airlines đặc biệt
là hệ thống đội tàu bay phục vụ cho vận tải hàng hoá.
- Lập dự án đầu tư để khai thác máy bay nội địa với giá cước thấp; Hiện nay lĩnh vực này
đang bị VietJet cạnh tranh quyết liệt, cần có chính sách phù hợp để giữ vững thị phần, cũng như
tinh thần cạnh tranh với các hãng giá rẻ khác trong khu vực như Tiger Airways, Lion Air.
- Lựa chọn máy bay phù hợp để đội máy bay đạt yêu cầu đơn giản về cấu trúc, số lượng,
chủng loại, công nghệ mới theo phương châm “đi tắt, đón đầu”.
- Xây dựng ác dự án chuyển tiếp và khai thác thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ công việc
vận hành thiết bị sau khi thuê hoặc mua.
- Ứng dụng, hoàn thiện công nghệ thông tin vào các hoạt động Bamboo airways như thiết lập
hệ thống phần mềm thanh toán trực tuyến với các khách hàng có tài khoản để khách hàng có thể
thanh toán qua ATM, Internet, điện thoại di động; phần mềm kết nối để hợp tác, trao đổi thông
tin từ các hãng khác, để chia sẻ thông tin với các hãng hàng không, giúp cho việc đánh giá khách
hàng và tình hình thị trường một cách chính xác.

You might also like