You are on page 1of 7

Phương trình bậc nhất hai ẩn

1) Khái niệm về phương trình bậc nhất 2 ẩn:


- Phương trình bậc nhất 2 ẩn x, y là hệ thức có dạng :
Ax + By =C (1)
Trong đó x và y là 2 ẩn ; A, B và C là các hằng số.
VD: 3x-y=10 ; 0.5x+0.7y=1 là các pương trình bậc nhất 2 ẩn
- Trong phương trình bậc nhất 2 ẩn nếu tồn tại cặp số x=xo và y=yo sao
cho vế trái bằng vế phải thì cặp số (xo,yo) là một nghiệm cảu phương
trình (1)
- VD : Cặp số (5,5) là một nghiệm của phương trình : 3x-y=10
- Trong hệ tọa độ Oxy, mỗi nghiệm cảu phương trình bậc nhất hai ẩn đều
được biểu diễn bởi một điểm có tọa độ (xo,yo).

Cho phương trình sau :


-x+y=-3(2)
Điền các giá trị của y vào bảng sau để tạo nên các cặp nghiệm cảu PT (2)
với các giá trị x tương ứng
X 0 1 2 3 4
Y=x-3

Một cách tổng quát:


Tất cả các cặp nghiệm của phương trình (2) là đường thẳng y=x-3 trong hệ tọa độ
Oxy
Một cách tổng quát :
Với Phương trình : Ax+By=C
Tập nghiệm của phương trình trên là tập hợp các điểm của đường thẳng :
−A C
Y= B X+ B ( với A≠ 0 và B ≠ 0)

C
Nếu A=0 và B ≠ 0 thì Tập nghiêm là đường thẳng : Y= B ( Song song với trục Ox)

C
Nếu A≠0 và B=0 thì tập nghiệm là đường thẳng x= A ( song song với trục Oy)

Bài tập:
1) Làm hết các bài tập trong SGK ( trang 7)
Hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn.
1) Khái niệm về hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn:
Hãy tìm cặp số (x,y) thỏa mãn cae hai phương tình sau:
2x-y=5 và 3x-4y=-15
Ta thấy cặp số ( 7,9) là cặp số thảo mãn yêu cầu trên
 (7,9) là nghiệm của hệ phương trình

{3 x2−4x−yy=5
=−15
(I)

Tổng quát ta có:


Một hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn có dạng:

{a 'axx++byb ' y=c


=c
'
Trong đó a,b,c,a’,b’ và c’ là các hằng số
Tập nghiệm của 1 hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn:
Ở bài trước ta biết , Tập nghiệm của 1 phương trình bậc nhất 2 ẩn là 1 đường
−A C
thẳng có dạng : Y= B X+ B ( với A≠ 0 và B ≠ 0) (Hệ số góc cảu đường thẳng trên là
−A
)
B

Như ta đã biết nghiệm của hệ phương trình (I) là Cặp số (x,y)=(7,9)


Trong hệ tọa độ Oxy nghiệm của hệ (I) được biểu thị như sau:
Vậy ta thấy nghiệm của hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn (x,y)=(xo,yo) được
biểu thị bởi 1 điểm trong hệ tọa độ Oxy có tọa độ (xo,yo).
Hay tập nghiệm của hệ được biểu diễn bởi tập hợp điểm chung của 2
đường thẳng :
d: ax+by=c và d’: a’x+b’y=c’
VD2: Cho hệ phương trình sau:

{44 x− y=4
x− y=2
(II)
Biểu diễn trong hệ tọa độ Oxy ta thấy :
Hai đường thẳng d:4x-y=4 và d’:4x-y=2 không có điểm chung ( do có chung
hệ số góc là 4)

 Do đó hệ (II) không có nghiệm hay Vô nghiệm


VD3: Cho hệ phương trình sau:

{63x−4
x−2 y=5
y=10
(III)
Biểu thị trong hệ tọa độ Oxy ta thấy:
Hai đường thẳng d:3x-2y=5 và d’:6x-4y=10 trùng nhau
 Hệ (III) có vô số nghiệm
TỔNG KẾT :
Một hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn có dạng:

{a 'axx++byb ' y=c


=c
'
Trong đó a,b,c,a’,b’ và c’ là các hằng số; đường thẳng d: ax+by=c và
d’:a’x+b’y=c’
Nếu :
+) d à d’ cắt nhau tại 1 điểm thì hệ có duy nhất 1 nghiệm
+) d và d’ song song thì hệ vô nghiệm
+) d và d’ trùng nhau thì hệ vô số nghiệm

TỪ KẾT QUẢ TRÊN : Ta có thể biết được số nghiệm của 1 hệ phương trình và biết
được vị trí tương đối của 2 đường thẳng nếu biết được số nghiệm mà hệ phương
trình được tạo bởi hai đường thẳng trên tạo nên.

Hệ phương tình tương đương:


Định nghĩa: Hai hệ phương trình tương đương nếu hai hệ phương trình
đó có tập nghiệm giống nhau.
VD :

{32x −4
x− y=5
y =10
Và { 4 x−2 y=10
9 x−12 y =30
Là 2 hệ phương trình tương đương vì tập nghiệm của chúng giống nhau
(x,y)=(2,-1).
Bài tập :
1) Làm hết bài tập SGK và phần luyện tập (trang 11, 12)
2) Không vẽ hình hãy cho biết các hệ phương trình sau có bao nhiêu
nghiệm, giải thích vì sao dẫn đến kết luận đó:
a) {102 x−2 y=10
x −12 y=30

b) {9 x− y=2
x−2 y=1

c) {8 x−4 y=30
4 x −2 y =10

d) {6 x+ 4 y=−20
−3 x−2 y=10

e) {2 x−2 y=30
x− y=2

You might also like