You are on page 1of 77

Nội dung cuốn sách gồm 3 phần chính, mỗi phần được sắp xếp theo cấu trúc

SGK hiện hành giúp các


em dễ dàng ôn tập.

PHẦN 1: HƯỚNG DẪN KHÁI QUÁT ÔN TẬP ĐỊA LÍ 11

PHẦN 2: HƯỚNG DẪN CHUYÊN SÂU VỀ VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ

PHẦN 3: BÀI TẬP TỰ LUẬN THEO BÀI ĐỊA LÍ 11


PHẦN 1: HƯỚNG DẪN KHÁI QUÁT ÔN TẬP ĐỊA LÍ 11
I. LÍ THUYẾT:
HS ôn lại kiến thức của bài dưới dạng mindmap, infographic.
II. BẢNG SỐ LIỆU: có 3 dạng bài tập.
Dạng 1: Xử lí số liệu: VD câu 1.
Sau đây là một số dạng tính toán trong đề thi địa lí rất hay gặp mà HS cần nhớ:
1. Độ che phủ rừng (đơn vị %) = (diện tích rừng: diện tích vùng) x 100%.
2. Tỉ trọng trong cơ cấu (đơn vị %) = (giá trị cá thể: giá trị tổng thể) x 100%.
3. Năng suất cây trồng (đơn vị tấn/ha hoặc tạ/ha) = sản lượng: diện tích.
Chú ý đơn vị cho đúng với yêu cầu đề bài.
4. Bình quân lương thực theo đầu người (đơn vị kg/người) = sản lượng lương thực: số dân.
5. Thu nhập bình quân theo đầu người (đơn vị: USD/người) = tổng thu nhập quốc dân: số dân.
6. Mật độ dân số (đơn vị người/km2) = số dân: diện tích.
7. Tốc độ tăng trưởng một đối tượng địa lí qua các năm (lấy năm đầu tiên ứng với 100%) = (giá trị năm sau: giá
trị năm đầu) x 100%. (Đơn vị: %)
8. Tỉ lệ dân thành thị = (số dân thành thị:tổng số dân) x 100%. (Đơn vị: %)
9. Tính bán kính đường tròn:

Câu 1:

Từ bảng số liệu trên, trả lời câu : Tốc độ tăng trường tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của nước
ta giai đoạn 2000 – 2014 ( Lấy năm 2000 = 100%) là:
A. 990% B. 750 % C. 550 % D. 1050 %
Dạng 2: Chọn biểu đồ thích hợp nhất từ bảng số liệu đã cho và yêu cầu của đề: VD câu 4-10.
Gợi ý:
- Cho BSL và chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện “tốc độ tăng trưởng”=> biểu đồ đường.
- Cho BSL có từ 1-3 năm (hoặc 1-3 vùng) và chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện “cơ cấu”=> biểu đồ tròn.
(chú ý chọn biểu đồ tròn có bán kính bằng nhau và biểu đồ tròn có bán kính khác nhau).
- Cho BSL có từ 4 năm trở lên và chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện “cơ cấu”=> biểu đồ miền.
- Cho BSL có 2 đơn vị khác nhau và chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện “tình hình phát triển” (không
yêu cầu thể hiện cơ cấu, không yêu cầu thể hiện tốc độ tăng trưởng)=> biểu đồ kết hợp.
- Nếu không có các từ khóa trên, mà yêu cầu thể hiện đối tượng:
+ Theo tên BSL, 1 thành phần=>biểu đồ cột đơn.
+ Thể hiện sự tương quan, so sánh=>biểu đồ cột nhóm.
+ Thể hiện tình hình phát triển, giá trị sản xuất có tổng số, và chia tiểu thành phần=>biểu đồ cột chồng.
Dạng 3: Chọn nhận xét đúng/không đúng từ bảng số liệu đã cho. VD câu 2-3-11-12-13.
- Chú ý xem đối tượng có xu hướng tăng hay giảm, tăng liên tục hay giảm liên tục, tăng giảm không ổn
định, tăng/giảm không đều, tăng nhanh hay tăng tăng chậm.
- Để biết đối tượng có xu hướng tăng/giảm=> “phép trừ” số liệu.
- Để biết đối tượng có xu hướng tăng nhanh/tăng chậm (hoặc giảm nhanh/giảm chậm)=> “phép chia” số
liệu. Để biết đối tượng có xu hướng tăng nhiều/tăng ít (hoặc giảm nhanh/giảm chậm)=> “phép trừ” số
liệu.
- Chú ý tương quan về độ lớn giữa các giá trị thành phần.
Cho bảng số liệu:
GDP bình quân đầu người của một số nước trên thế giới năm 2013 (Đơn vị: USD)

Dựa vào bảng số liệu trả lời các câu hỏi:2-3


Câu 2. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Các nước phát triển có GDP/người đều trên 60 nghìn USD
B. GDP/người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển
C. Các nước đang phát triển không có sự chênh lệch nhiều về GDP/người
10. Không có sự chênh lệch nhiều về GDP/người giữa các nhóm nước
Câu 3. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. GDP/người của Hoa Kì gấp 119,6 lần của Ê-ti-ô-pi-a.
B. GDP/người của Thụy Điển gấp 119,6 lần của Ê-ti-ô-pi-a.
C. GDP/người của Thụy Điển gấp 169,1 lần của Ê-ti-ô-pi-a.
D. GDP/người của Hoa Kì gấp 9,6 lần của Ấn Độ.
Cho bảng số liệu:
Cơ cấu GDP phân theo khu vực của Thụy Điển và Ê-ti-ô-pi-a năm 2013
(Đơn vị: %)

Dựa vào bảng số liệu trả lời các câu hỏi: 4-5.
Câu 4. Biểu đồ thể hiện rõ nhất cơ cấu GDP của Thụy Điển và Ê-ti-ô-pi-a là:
A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ miền.
Câu 5. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Khu vực III của Thụy Điển có tỉ trọng cao. B. Khu vực I của Thụy Điển có tỉ trọng rất thấp.
C. Cơ cấu GDP của Thụy Điển và Ê-ti-ô-pi-a có sự chênh lệch.
D. Cơ cấu GDP của Thụy Điển đặc trưng cho nhóm nước đang phát triển.
Câu 6. Cho bảng số liệu:
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của một số nước trên thế giới qua các năm. (Đơn vị: %)

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Các nước đang phát triển có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp và giảm dần.
B. Các nước phát triển có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên rất thấp và có xu hướng tăng.
C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển.
D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của các nhóm nước là ổn định không biến động.
Câu 7. Cho bảng số liệu:
Tuổi thọ trung bình của một số nước trên thế giới qua các năm. (Đơn vị: tuổi)
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Các nước phát triển có tuổi thọ trung bình tăng nhanh hơn các nước đang phát triển.
B. Các nước đang phát triển có tuổi thọ trung bình tăng chậm hơn các nước phát triển.
C. Các nước đang phát triển, tuổi thọ trung bình của người dân không tăng.
D. Tuổi thọ trung bình của dân số thế giới ngày càng tăng.
Câu 8. Cho bảng số liệu:
Tuổi thọ trung bình của các châu lục trên thế giới năm 2010 và năm 2014 (Đơn vị: tuổi)

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Dân số thế giới có tuổi thọ trung bình không biến động.
B. Dân số châu Phi có tuổi thọ trung bình thấp nhất thế giới.
C. Tuổi thọ trung bình của châu Phi tăng chậm hơn châu Âu.
D. Dân số tuổi thọ trung bình của các châu lục có tuổi thọ trung bình là như nhau.
Câu 9. Cho bảng số liệu:
Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước châu Phi qua các năm: (Đơn vị: %)

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước khá ổn định.
B. Không có sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng giữa các nước.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trên nhìn chung không ổn định.
D. Trong số các nước, An-giê-ri luôn có tốc độ tăng trưởng thấp nhất.
Câu 10. Cho bảng số liệu:
Dân số các châu lục trên thế giới năm 2005 và năm 2014 (Đơn vị: %)

Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu dân số các châu lục trên thế giới năm 2005 và năm 2014 là:
A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ đường.
C. Biểu đồ kết hợp (cột và đường). D. Biểu đồ tròn.
Câu 11. Cho bảng số liệu:

Tốc độ tăng GDP của một số quốc gia ở Mĩ La tinh qua các năm(Đơn vị: %)
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

A. Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước đều giảm.


B. Các nước có tốc độ tăng trưởng GDP không ổn định.
C. Các nước có tốc độ tăng trưởng GDP đều cao như nhau.
D. Không chênh lệch về tốc độ tăng trưởng GDP giữa các nước
Câu 12. Cho bảng số liệu:

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Chỉ số HDI của tất cả các nước đều tăng. B. Chỉ số HDI của các nước có sự thay đổi.
C. Các nước phát triển có chỉ số HDI cao. D. Các nước đang phát triển chỉ số HDI còn thấp.
III. BIỂU ĐỒ
Dạng 1: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây?
Gợi ý:
- Biểu đồ đường đều xuất phát từ 100%=> thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng. VD câu 3.
- Biểu đồ kết hợp=> thể hiện tình hình phát triển của đối tượng. VD câu 2.
- Biểu đồ tròn có bán kính khác nhau=> thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng. VD câu 1.
- Biểu đồ miền=> thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu của đối tượng. VD câu 4.
Dạng 2: Chọn nhận xét đúng/không đúng từ biểu đồ đã cho. VD câu 5-6.
Cách làm tương tự như đối với phần BSL.
Câu 1. Cho biểu đồ sau:

Hãy cho biết biểu đồ trên thể hiện nội dung gì sau đây?
A. Sự chuyển biến giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động.
B. Quy mô giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động.
C. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động.
D. Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động.
Câu 2. Cho biểu đồ sau:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Giá trị khai thác thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010.
B. Giá trị nuôi trồng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010.
C. Tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010.
D. Sản lượng ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010.
Câu 3: Cho biểu đồ:

Biểu đồ trên thể hiện


A. cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
B. sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
C. tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
D. quy mô diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
Câu 4: Cho biểu đồ sau:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung:


A. Cơ cấu lao động nước ta phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990-2007.
B. Cơ cấu GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990-2007.
C. Tốc độ tăng trưởng lao động nước ta phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990-2007.
D. Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990-2007
Câu 5. Cho biểu đồ sau: Diện tích rừng và độ che phủ rừng qua các năm của nước ta.
Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào dưới đây là không đúng
A. Diện tích rừng tự nhiên của nước ta tăng 3,3 triệu ha, nhưng tăng không liên tục.
B. Độ che phủ rừng của nước ta tăng 18,4% và tăng liên tục.
C. Diện tích rừng trồng của nước ta tăng liên tục.
D. Diện tích rừng tự nhiên nhỏ hơn diện tích rừng trồng.
Câu 6: Qua biểu đồ, nhận xét nào sau đây chưa chính xác?

Biểu đồ thể hiện diện tích và giá trị sản xuất ngành trồng cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2005-2012
A. Giá trị sản xuất tăng nhanh và liên tục. B. Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh.
C. Diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm tăng chậm. D. Tổng diện tích trồng cây công nghiệp tăng.
Câu 7: Cho bảng số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
(Đơnvị:%)
Năm 2010 2012 2014 2015
In-đô-nê-xi-a 6,2 6,0 5,0 4,8
Ma-lai-xi-a 7,0 5,5 6,0 5,0
Phi-líp-pin 7,6 6,7 6,2 5,9
Thái Lan 7,5 7,2 0,8 2,8
ViệtNam 6,4 5,3 6,0 6,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu,cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng trưởng GDP trong nước của một
số quốc gia giai đoạn 2010 - 2015?
A. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan giảm. B. Ma-lai-xi-a và Phi-líp-pin tăng.
C. Việt Nam và Thái Lan tăng. D. Ma-lai-xi-a có xu hướng giảm.
PHẦN II. HƯỚNG DẪN CHUYÊN SÂU VỀ VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ

Để đạt điểm tối đa trong bài thi vẽ và nhận xét biểu đồ, học sinh giỏi cần phải thực hiện theo trình tự 4 bước
sau:
1. Bước 1: Nhận dạng đúng biểu đồ cần vẽ

Đây là bước rất quan trọng, đòi hỏi học sinh giỏi phải có tính quyết đoán để tìm ra dạng biểu đồ phù hợp
nhất với yêu cầu của đề bài. Nếu đề bài đã cho tên biểu đồ cụ thể (vẽ biểu đồ cột đơn, cột cặp, cột ba...) thì học
sinh phải vẽ đúng theo yêu cầu của đề chứ không được vẽ dạng biểu đồ khác. Còn đề bài chưa cho tên biểu đồ
hoặc cho chung chung thì học sinh cần nắm chắc các dấu hiệu nhận dạng sau đây:
1.1. Dấu hiệu nhận dạng biểu đồ cột
- Thường có các cụm từ thể hiện quy mô, độ lớn, khối lượng (hơn kém, nhiều ít), diện tích, dân số, mật độ
dân số, so sánh, sản lượng, số lượng, giá trị, lượng mưa; gặp đơn vị giống nhau có dấu gạch chéo (người/km 2,
USD/người, kg/người, mm/năm (tháng), tấn (tạ)/ha hay tỉ lệ, tỉ trọng, biến động, phát triển, tăng trưởng từ 3
năm trở xuống khi cộng lại không bằng 100% và yêu cầu 1 năm cho các vùng kinh tế, tỉnh (thành phố), loại sản
phẩm…
- Các dạng:
+ Biểu đồ cột đơn: thể hiện 1 đối tượng nào đó có 1 đơn vị.
+ Biểu đồ cột cặp: thể hiện 2 đối tượng nào đó có 1 đơn vị.
+ Biểu đồ cột ba: thể hiện 3 đối tượng nào đó có 1 đơn vị.
+ Biểu đồ cột chồng: thể hiện 2 đối tượng trở lên có cùng đơn vị, trong đó có 1 đối tượng là tổng.
1.2. Dấu hiệu nhận dạng biểu đồ đường
Thường có các cụm từ thể hiện sự biến động, gia tăng, tăng trưởng, phát triển, nhiệt độ, lưu lượng, tỉ lệ, tỉ
trọng cộng lại không bằng 100% và phải có từ 4 mốc thời gian trở lên. Khi gặp cụm từ chỉ số, tốc độ (tăng
trưởng, gia tăng, phát triển) thì phải tính tốc độ tăng trưởng và vẽ biểu đồ đường chỉ số phát triển.
1.3. Dấu hiệu nhận dạng biểu đồ kết hợp
- Thường có 2 đơn vị khác nhau theo chuỗi thời gian từ 4 mốc thời gian trở lên, trong đó có đối tượng thể
hiện quy mô của các đối tượng cùng đơn vị qua biểu đồ cột, có đối tượng thể hiện sự phát triển của các đối
tượng cùng đơn vị qua biểu đồ đường. Ngoài ra còn có dạng biểu đồ đường kết hợp miền thể hiện tỉ suất sinh, tỉ
suất tử và tỉ lệ gia tăng tự nhiên.
- Các dạng:
+ Biểu đồ kết hợp cột đơn – đường: thể hiện 2 đối tượng nào đó có 2 đơn vị khác nhau.
+ Biểu đồ kết hợp cột cặp – đường: thể hiện 3 đối tượng nào đó có 2 đơn vị khác nhau, cột cặp thể hiện
quy mô 2 đối tượng có cùng đơn vị, đường biểu diễn thể hiện động thái phát triển của đối tượng còn lại.
+ Biểu đồ kết hợp cột đơn – 2 đường: thể hiện 3 đối tượng nào đó có 2 đơn vị khác nhau, 2 đường biểu
diễn thể hiện động thái phát triển của 2 đối tượng có cùng đơn vị, cột đơn thể hiện quy mô của đối tượng còn
lại.
+ Biểu đồ kết hợp cột chồng – đường: thể hiện 3 đối tượng nào đó trở lên có 2 đơn vị khác nhau, cột
chồng thể hiện quy mô các đối tượng có cùng đơn vị trong đó có 1 đối tượng là tổng số, đường biểu diễn thể
hiện động thái phát triển của đối tượng còn lại.
+ Biểu đồ kết hợp nhiệt độ (vẽ đường) và lượng mưa (vẽ cột).
+ Biểu đồ kết hợp lưu lượng (vẽ đường) và lượng mưa (vẽ cột).
+ Biểu đồ đường (tỉ suất sinh, tỉ suất tử) kết hợp miền (tỉ lệ gia tăng tự nhiên).
1.4. Dấu hiệu nhận dạng biểu đồ tròn
Thường có các cụm từ thể hiện tỉ lệ, tỉ trọng, cơ cấu, quy mô cơ cấu, kết cấu từng phần của 1 tổng thể và
tổng thể phải bằng 100% từ 3 mốc thời gian trở xuống. Nếu mốc thời gian có 2 tổng thể, mỗi tổng thể có tổng
bằng 100% và có mối quan hệ với nhau thì lúc này 2 tổng thể này sẽ được thể hiện dưới dạng biểu đồ nửa hình
tròn hay biểu đồ bán nguyệt, mỗi tổng thể là một nửa hình tròn.
1.5. Dấu hiệu nhận dạng biểu đồ miền
Thường có các cụm từ thể hiện tỉ lệ, tỉ trọng, cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu, kết cấu từng phần của 1 tổng thể
và tổng thể phải bằng 100% từ 4 mốc thời gian trở lên.
2. Bước 2: Xử lý số liệu

Đối với một số biểu đồ trước khi vẽ, học sinh cần phải tiến hành xử lý số liệu tuyệt đối thành số liệu tương
đối phù hợp với dạng biểu đồ cần vẽ như biểu đồ tròn, biểu đồ miền có đơn vị %, biểu đồ chỉ số phát triển có
đơn vị %... Sau đây là các phép tính thường gặp mà học sinh cần nắm rõ:
Bảng thống kê các phép tính thường gặp khi vẽ biểu đồ

Đối tượng
STT Đơn vị tính Công thức tính
cần tính
- Nhiệt độ trung bình năm = tổng nhiệt độ 12
- Nhiệt độ trung
tháng chia 12
1 bình năm 0
C - Biên độ nhiệt năm = nhiệt độ tháng cao nhất –
- Biên độ nhiệt năm
nhiệt độ tháng thấp nhất
- Lượng mưa trung - Lượng mưa trung bình năm = tổng lượng mưa 12
bình năm tháng
2 Mm
- Giá trị trung bình - Giá trị trung bình lượng mưa = tổng lượng mưa
lượng mưa 12 tháng chia 12
- Giá trị trung bình - Giá trị trung bình lưu lượng = tổng lưu lượng 12
3 m3/s
lưu lượng tháng chia 12
Số dân
4 Mật độ dân số Người/km2 Mật độ dân số =
Diện tích
5 Năng suất Tạ/ha Sản lượng
Năng suất = Diện tích
Tính cơ cấu, tỉ lệ, tỉ Lấy từng phần
6 % Tổng thể x 100
trọng
Số liệu của năm cần tính x 100
Tính tốc độ
7 % Số liệu năm đầu tiên trong BSL
tăng trưởng (Năm đầu tiên trong bảng số liệu lấy làm 100%)
- Cán cân xuất, - Cán cân xuất, nhập khẩu = xuất khẩu – nhập
nhập khẩu khẩu
8 USD
-Tổng kim ngạch - Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu = xuất khẩu +
xuất, nhập khẩu nhập khẩu
Tính tỉ lệ gia tăng Tỉ lệ gia tăng tự nhiên = tỉ suất sinh – tỉ suất tử.
0 0
9 tự nhiên % (Lưu ý đổi từ 00 sang 0 bằng cách chia 10)
Lượng mưa-lượng bốc hơi
10 Tính cân bằng ẩm Mm
Tính thu nhập bình Tổng thu nhập
11 USD/ người Tổng số dân
quân đầu người

Số dân thành thị


12 Tỉ lệ dân thành thị % Tổng số dân

Diện tích rừng


Tính độ che phủ
13 % Diện tích lãnh thổ
rừng
- R2 > R1
- Chọn R1 = 1 đơn vị bán kính R2 (Chọn R1 phù
hợp với tờ giấy thi)
S2
Tính bán kính R2 = R1 x S1
14 R (cm)
đường tròn Lưu ý: Nếu có R3, R4 thì tương tự:
S3 S4
R3= R1 x S1 , R4= R1 x S1
- S1, S2, S3, S4 là các tổng thể theo thứ tự từ nhỏ
đến lớn.
3. Bước 3: Vẽ biểu đồ

Đây là bước quan trọng hàng đầu và chiếm số điểm lớn nhất trong bài thi vẽ và nhận xét biểu đồ, để làm tốt
phần vẽ biểu đồ bên cạnh tính thẩm mỹ còn đòi hỏi học sinh giỏi tính kỹ lưỡng, chi tiết để không còn thiếu sót
trong quá trình vẽ. Vì vậy, học sinh giỏi cần nắm kĩ cách vẽ các dạng biểu đồ.
3.1. Cách vẽ biểu đồ cột
- Xác định tỉ lệ, phạm vi khổ giấy phù hợp (tìm số liệu lớn nhất, nhỏ nhất).
- Xây dựng hệ trục tọa độ hợp lý chiều cao trục tung bằng 2/3 chiều dài trục hoành, ghi đơn vị lên mỗi
trục. (oy: 7->10cm, 0x gấp 1,3->1,5 lần oy)
- Xây dựng hệ trục tọa độ hợp lý, ghi đơn vị lên mỗi trục.
- Đánh số chuẩn trên trục tung phải cách đều nhau.
- Không được tự ý sắp xếp lại thứ tự số liệu.
- Cột đầu tiên phải cách trục tung khoảng 0,5 – 1cm trừ biểu đồ thể hiện lượng mưa (vẽ dính vào trục
tung).
- Lưu ý khoảng cách năm thật chính xác, nếu các địa điểm thì đều nhau.
- Độ rộng các cột phải đều nhau.
- Không dùng các nét để nối sang trục tung.
- Viết số liệu trên đỉnh cột, trong cột (cột chồng).
- Hoàn chỉnh bảng chú giải và tên biểu đồ.
3.2. Cách vẽ biểu đồ đường
- Xác định tỉ lệ, phạm vi khổ giấy phù hợp (tìm số liệu lớn nhất, nhỏ nhất).
- Xây dựng hệ trục tọa độ hợp lý chiều cao trục tung bằng 2/3 chiều dài trục hoành, ghi đơn vị lên mỗi
trục. (oy: 7->10cm, 0x gấp 1,3->1,5 lần oy)
- Đánh số chuẩn trên trục tung phải cách đều nhau.
- Không được tự ý sắp xếp lại thứ tự số liệu.
- Lưu ý khoảng cách năm thật chính xác.
- Năm đầu tiên có GIÁ TRỊ trùng với trục tung trừ biểu đồ thể hiện nhiệt độ, lưu lượng (năm đầu tiên cách
trục tung một khoảng 0,5 – 1cm).
- Xác định các điểm, sau đó nối các điểm bằng các đoạn thẳng và nên kí hiệu, hoàn thành từng đường để
tránh nối nhầm.
- Không dùng các nét để nối sang trục tung.
- Ghi số liệu tại các điểm.
- Trường hợp yêu cầu thể hiện chỉ số, tốc độ (tăng trưởng, gia tăng, phát triển) thì cần phải xử lý % trước
khi vẽ.
- Hoàn chỉnh bằng chú giải và tên biểu đồ.
3.3. Cách vẽ biểu đồ kết hợp
- Xác định tỉ lệ, phạm vi khổ giấy phù hợp (tìm số liệu lớn nhất, nhỏ nhất).
- Xây dựng hệ trục tọa độ hợp lý chiều cao trục tung bằng 2/3 chiều dài trục hoành, ghi đơn vị lên mỗi
trục. (oy: 7->10cm, 0x gấp 1,3->1,5 lần oy)
- Xây dựng hệ trục tọa độ hợp lý, ghi đơn vị lên mỗi trục.
- Đánh số chuẩn trên trục tung phải cách đều nhau, lưu ý 2 trục không liên quan nhau về số liệu.
- Không được tự ý sắp xếp lại thứ tự số liệu.
- Năm đầu tiên và năm cuối cùng phải cách 2 trục tung một khoảng 0,5 – 1cm, trừ biểu đồ nhiệt độ và
lượng mưa của 12 tháng trong năm (cột dính vào trục tung).
- Đối với biểu đồ đường kết hợp miền thì năm đầu tiên trùng với trục tung.
- Lưu ý khoảng cách năm thật chính xác.
- Điểm của đường phải nằm chính giữa năm.
- Không dùng các nét để nối sang trục tung.
- Ghi đầy đủ số liệu cho cột và đường.
- Hoàn chỉnh bảng chú giải và tên biểu đồ.
3.4. Cách vẽ biểu đồ tròn
- Chuẩn bị vật dụng cần thiết: Compa, thước đo chiều dài, thước đo độ, bút chì, máy tính bỏ túi.
- Xử lý số liệu, nếu đề cho số liệu tuyệt đối như: tỉ đồng, triệu tấn… thì chuyển sang số liệu tương đối hay
tính %.
- Không được tự ý sắp xếp lại thứ tự số liệu.
- Nếu có yêu cầu thể hiện quy mô thì cần phải xác định bán kính của hình tròn.
- Khi vẽ nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều quay kim đồng hồ.
- Nếu vẽ 2, 3 đường tròn thì nên xác định tâm các đường tròn nằm trên cùng một đường thẳng.
- Lưu ý:
+ Hình tròn 360o tương ứng tỉ lệ 100% thì tỉ lệ 1% = 3,6o trên hình tròn (lấy số liệu cần vẽ x 3,6o rồi
dùng thước đo độ để đo trên hình tròn).
+ Nửa hình tròn là 180o tương ứng 100% thì tỉ lệ 1% = 1,8o trên nửa hình tròn (lấy số liệu cần vẽ x 1,8o
rồi dùng thước đo độ để đo trên hình tròn).
- Hoàn chỉnh bảng chú giải và tên biểu đồ.
3.5. Cách vẽ biểu đồ miền
- Xử lý số liệu, nếu đề cho số liệu tuyệt đối như: tỉ đồng, triệu tấn,… thì chuyển sang số liệu tương đối hay
tính %.
- Xác định tỉ lệ, phạm vi khổ giấy phù hợp.
- Xây dựng hệ trục tọa độ hợp lý chiều cao trục tung = 2/3 chiều dài trục hoành. (thường đặt
oy=10cm=100%)
- Đánh số chuẩn trên trục tung (%) phải cách đều nhau (0, 10, 20…100 hoặc 0, 20, 40….100).
- Không được tự ý sắp xếp lại thứ tự số liệu.
- Năm đầu tiên và năm cuối cùng cũng chính là trục tung 2 bên.
- Vẽ theo thứ tự từ dưới lên theo bảng số liệu các đối tượng từ trên xuống cho đến đối tượng cuối cùng
cũng là miền còn lại.
- Ghi số liệu giữa các miền.
- Hoàn chỉnh bảng chú giải và tên biểu đồ.
4. Bước 4: Nhận xét

Đây là bước quan trọng sau cùng bởi vì học sinh giỏi dễ dàng lấy được 1 điểm nếu đưa ra các nhận xét bao
quát được nội dung biểu đồ, để làm tốt phần nhận xét biểu đồ học sinh cần:
- Nhận xét chung: các đối tượng có sự chênh lệch, thay đổi như thế nào qua các mốc thời gian?
- Nhận xét cụ thể từng đối tượng qua các mốc thời gian:
+ Tăng, giảm bao nhiêu? Nhanh hay chậm? Dùng phép trừ và phép chia để thực hiện.
+ Liên tục hay không liên tục? Không liên tục cụ thể năm nào?
+ Dẫn chứng số liệu.
- So sánh các đối tượng có cùng đơn vị: đối tượng nào cao nhất, thấp nhất? Chênh lệch bao nhiêu? Dẫn
chứng số liệu.
5. Bài tập vận dụng

Bài 1. Cho bảng số liệu:


Mật độ dân số vùng ĐBSCL giai đoạn 2011 - 2016
(đơn vị: người/km2)
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Mật độ dân số 426,8 428,6 430,1 432,0 434,0 433,0
[Nguồn: đề thi học sinh giỏi TPHCM, năm học 2017 - 2018]
Vẽ biểu đồ cột thể hiện mật độ dân số vùng ĐBSCL giai đoạn 2011 - 2016. Qua biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra
nhận xét.
* Bước 1. Nhận dạng biểu đồ: biểu đồ cột đơn
* Bước 2. Xử lý số liệu: không
* Bước 3. Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện


mật độ dân số vùng
ĐBSCL giai đoạn 2011 - 2016
* Bước 4. Nhận xét

Nhìn chung mật độ dân số vùng ĐBSCL từ năm 2011 – 2016 tăng, năm 2011 là 426,8 người/km 2, năm
2016 là 433 người/km2, tăng 6,2 người/km2; tăng ? lần. Nhưng tăng không liên tục, từ năm 2015 – 2016, giảm 1
người/km2.
Bài 2. Cho bảng số liệu:
Tổng giá trị xuất, nhập khẩu và cán cân xuất, nhập khẩu của Việt Nam,
giai đoạn 1995 – 2014
(Đơn vị: triệu USD)
Năm
2005 2010 2012 2014
Tổng mức
Tổng giá trị xuất, nhập 228309,6
69208,2 157075,3 298066,2
khẩu
Cán cân xuất, nhập khẩu -4314,0 -12601,9 748,8 2368
[Nguồn: https://www.gso.gov.vn]
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu của Việt Nam, giai đoạn 1995 –
2014. Qua biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét.
* Bước 1. Nhận dạng biểu đồ: biểu đồ cột cặp
* Bước 2. Xử lý số liệu: tính giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu (Đơn vị: triệu USD)
Năm
2005 2010 2012 2014
Tổng mức
Xuất khẩu 32447,1 72236,7 114529,2 150217,1
Nhập khẩu 36761,1 84838,6 113780,4 147849,1
* Bước 3. Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu của Việt Nam,
giai đoạn 1995 – 2014
* Bước 4. Nhận xét
- Từ năm 2005 – 2014, giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu của Việt Nam tăng liên tục:
+ Giá trị xuất khẩu tăng từ 32447,1 triệu USD lên 150217,1 triệu USD, tăng 117770 triệu USD, tăng
gấp 4,0 lần.
+ Giá trị nhập khẩu tăng từ 36761,1 triệu USD lên 147849,1 triệu USD, tăng 111088 triệu USD, tăng
gấp 4,6 lần.
- So sánh:
+ Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu.
+ Năm 2005, giá trị xuất khẩu thấp hơn giá trị nhập khẩu 4284 triệu USD; nhưng đến năm 2014, giá trị
xuất khẩu đã cao hơn giá trị nhập khẩu 2368 triệu USD.
Bài 3. Cho bảng số liệu:
Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm (đơn vị: mm)
Địa điểm Lượng mưa Khả năng bốc hơi Cân bằng ẩm
Hà Nội 1676 989 +687
Huế 2868 1000 +1868

TPHCM 1931 1686 +245

[Nguồn: SGK Địa lí 12 trang 44]


Vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. Qua biểu đồ đã vẽ,
hãy rút ra nhận xét.
* Bước 1. Nhận dạng biểu đồ: biểu đồ cột ba
* Bước 2. Xử lý số liệu: không
* Bước 3. Vẽ biểu đồ

Biểu đồ
thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm
của Hà Nội, Huế, TPHCM
* Bước 4. Nhận xét
- Lượng mưa thay đổi khác biệt giữa 3 địa điểm: Huế có lượng mưa cao nhất (2868mm), sau đó đến
TPHCM (1931mm), Hà Nội có lượng mưa ít nhất (1676mm). Lượng mưa ở Huế cao hơn Hà Nội 1192mm.
- Lượng bốc hơi càng vào Nam càng tăng, chênh lệch giữa Hà Nội và TPHCM là 697mm.
- Cân bằng ẩm cao nhất là Huế (1868mm), sau đó đến Hà Nội (687mm), thấp nhất là TPHCM (245mm).
Cân bằng ẩm của Huế cao hơn TPHCM 1623mm.
Bài 4. Cho bảng số liệu
Dân số thành thị và nông thôn ở TPHCM giai đoạn 1995 – 2002 (nghìn người)
Năm 1995 2000 2002
Nông thôn 1174,3 845,4 855,8
Thành thị 3466,1 4380,7 4623,2
[Nguồn: SGK Địa lí 9 trang 116]
Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở TPHCM giai đoạn 1995 – 2002. Qua biểu
đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét.
* Bước 1. Nhận dạng biểu đồ: biểu đồ cột chồng
* Bước 2. Xử lý số liệu: tính tổng số dân TPHCM (nghìn người)

Năm 1995 2000 2002


Tổng số dân TPHCM 4640,4 5226,1 5479,0

* Bước 3. Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở TPHCM giai đoạn 1995 – 2002
* Bước 4. Nhận xét
- Dân số TPHCM từ năm 1995 - 2002 có sự thay đổi:
+ Tổng số dân tăng từ 4640,4 nghìn người lên 5479 nghìn người, tăng 838,6 nghìn người.
+ Dân số nông thôn nhìn chung giảm từ 1174,3 nghìn người xuống còn 855,8 nghìn người, giảm 318,5
nghìn người. Nhưng từ năm 2000 - 2002 tăng nhẹ 10,4 nghìn người.
+ Dân số thành thị tăng nhanh từ 3466,1 nghìn người lên 4623,2 nghìn người, tăng 1157,1 nghìn
người.
- So sánh: dân số thành thị luôn nhiều hơn dân số nông thôn qua các năm, năm 2002 dân số thành thị
cao gấp 5,4 lần dân số nông thôn.
Bài 5. Cho bảng số liệu:
Diện tích rừng của nước ta từ năm 1945 – 2015 (đơn vị: triệu ha)
Năm 1945 1985 1995 2005 2015
Tổng diện tích rừng 14,3 9,9 9,3 12,7 14,1
[Nguồn: https://www.gso.gov.vn]
Vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động tỉ lệ che phủ rừng của nước ta từ năm 1945 – 2015, biết diện tích
đất tự nhiên của cả nước để tính tỉ lệ che phủ rừng là 33 triệu ha. Qua biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét.
* Bước 1. Nhận dạng biểu đồ: biểu đồ đường
* Bước 2. Xử lý số liệu: tính tỉ lệ che phủ rừng (đơn vị: %)
Năm 1945 1985 1995 2005 2015
Tỉ lệ che phủ rừng 43,3 30,0 28,2 38,5 42,7
* Bước 3. Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sự biến động tỉ lệ che phủ rừng của nước ta
từ năm 1945 – 2015
* Bước 4. Nhận xét
Tỉ lệ che phủ rừng nhìn chung giảm từ năm 1945 (43,3%) đến 2015 (42,7%) giảm 0,6% nhưng không
liên tục. Từ năm 1945 đến 1995 giảm 15,1%, nhưng từ năm 1995 - 2015 tăng 14,5%.
Bài 6. Cho bảng số liệu
Lưu lượng nước trên sông Thu Bồn và sông Đồng Nai. (đơn vị : m3/s)
Tháng
Sông 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Thu Bồn 202 115 75,1 58,2 91,4 120 88,6 69,6 151 519 954 448

Đồng Nai 103 66,2 48,4 59,8 127 417 751 1345 1317 1279 594 239

[Nguồn: đề thi học sinh giỏi lớp 12 tỉnh Nghệ An, năm học 2012 - 2013]
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện lưu lượng nước của sông Thu Bồn và sông Đồng Nai. Nhận xét đặc
điểm thủy chế của sông Thu Bồn và sông Đồng Nai.
* Bước 1. Nhận dạng biểu đồ: biểu đồ đường
* Bước 2. Xử lí số liệu: không
* Bước 3. Vẽ biểu đồ
Biểu đồ
thể hiện lưu lượng nước của sông Thu Bồn và sông Đồng Nai
* Bước 4. Nhận xét
- Tổng lưu lượng nước sông Đồng Nai (6346,4 m 3/s) lớn hơn tổng lưu lượng nước sông Thu Bồn
(2891,9 m3/s) là 3554,5 m3/s, gấp 2,2 lần.
- Chế độ nước hai sông đều phân mùa lũ và cạn rõ rệt. Tuy nhiên, sự phân chia mùa lũ và mùa cạn của 2
sông này rất khác nhau.
+ Sông Thu Bồn có mùa lũ ngắn và muộn, xảy ra vào thu - đông (từ tháng 10 đến tháng 12) với lưu
lượng nước lớn. Tháng đỉnh lũ là tháng 11 ( 954 m 3/s). Mùa cạn rất dài từ tháng 1 đến tháng 9, tháng kiệt nhất
là tháng 4 ( 58,2 m3/s).
+ Sông Đồng Nai: lũ vào hạ - thu (từ tháng 7 đến tháng 11) với lưu lượng nước rất lớn, tháng có lượng
nước cao nhất là tháng 8 (1345 m 3/s). Mùa cạn dài 7 tháng (từ tháng 12 đến tháng 6), tháng kiệt nhất là
tháng 3 (48,4 m3/s).
Bài 7. Cho bảng số liệu sau:
Số lượng gia súc và gia cầm của nước ta giai đoạn 2000 – 2015
(Đơn vị: nghìn con)

Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm

2000 2897,2 4127,9 20193,8 196100


2005 2922,2 5540,7 27435 219900
2010 2877 5808,3 27373,1 300500
2015 2524 5367,2 27750,7 341900
[Nguồn: https://www.gso.gov.vn]
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm ở nước ta giai đoạn 2000 -
2015. Qua biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét.
* Bước 1. Nhận dạng biểu đồ: biểu đồ đường chỉ số phát triển
* Bước 2. Xử lý số liệu: tính tốc độ tăng trưởng (Đơn vị: %)
Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm
2000 100 100 100 100
2005 100,9 134,2 135,9 112,1
2010 99,3 140,7 135,6 153,2
2015 87,1 130,0 137,4 174,3

* Bước 3. Vẽ biểu đồ

2% 181911
00
2000

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm
ở nước ta, giai đoạn 2000 - 2015
* Bước 4. Nhận xét
- Từ năm 2000 đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm nước ta có sự thay đổi:
+ Đàn trâu tăng không đáng kể 0,9% từ năm 2000 – 2005, sau đó giảm liên tục đến năm 2015, giảm
13,8%.

+ Đàn bò tăng liên tục từ năm 2000 – 2010, tăng 40,7%, sau đó giảm 10,7%.
+ Đàn lợn tăng 37,4%, giai đoạn năm 2005 – 2010 giảm nhẹ 0,3%.
+ Đàn gia cầm tăng nhanh và liên tục, tăng 74,3%.
- So sánh: đàn gia cầm tăng nhanh nhất, kế đến là đàn lợn, đàn bò; đàn trâu có xu hướng giảm.
Bài 8. Cho bảng số liệu sau:
Nhiệt độ và lượng mưa của TPHCM
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7
(oC)
Lượng mưa 13,8 4,1 10,5 50,4 218,4 311,7 293,7 269,8 327 266,7 116,5 48,3
(mm)
[Nguồn: SGK Địa lí 8 trang 110]
Vẽ biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của TPHCM. Qua biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét.
* Bước 1. Nhận dạng biểu đồ: biểu đồ kết hợp cột – đường
* Bước 2. Xử lý số liệu: không
* Bước 3. Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của TPHCM


* Bước 4. Nhận xét
- Nhiệt độ trung bình năm là 27,10C, nhiệt độ cao nhất là 28,90C (tháng 4), nhiệt độ thấp nhất là 25,70C
(tháng 12), biên độ nhiệt năm là 3,20C.
- Lượng mưa trung bình năm là 1931mm, lượng mưa cao nhất là 327mm (tháng 9), lượng mưa thấp nhất
là 4,1mm (tháng 2).
- Giá trị trung bình lượng mưa năm là 160,9mm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4.
Bài 9. Cho bảng số liệu sau:
Dân số phân theo thành thị và nông thôn nước ta , giai đoạn 2000 - 2015
(đơn vị: triệu người)
Năm 2000 2005 2007 2012 2015
Tổng số 77,63 83,11 85,17 88,77 91,71
- Nông thôn 58,86 60,77 61,80 60,42 60,64
- Thành thị 18,77 22,34 23,37 28,35 31,07
[Nguồn: đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Địa TP Hà Nội, năm học 2018-2019]
Vẽ biểu đồ thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta, giai đoạn 2000 - 2015. Qua biểu đồ đã
vẽ, hãy rút ra nhận xét.
* Bước 1. Nhận dạng biểu đồ: biểu đồ kết hợp cột đơn – đường
* Bước 2. Xử lý số liệu: tính tỉ lệ dân thành thị (đơn vị: %)

Năm 2000 2005 2007 2012 2015


Tỉ lệ
24,2 26,9 27,4 31,9 33,9
dân thành thị
* Bước 3. Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta,
giai đoạn 2000 - 2015
* Bước 4. Nhận xét
Từ năm 2000 - 2015:
- Số dân thành thị tăng liên tục từ 18,77 triệu người lên 31,07 triệu người, tăng 12,3 triệu người.
- Tỉ lệ dân thành thị cũng tăng liên tục từ 24,2% lên 33,9%, tăng 9,7%.
Bài 10. Cho bảng số liệu sau:
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của nước ta, giai đoạn 2010 – 2015
Năm 2010 2012 2013 2015

Than sạch (triệu tấn) 5,5 11,2 13,5 17,5

Dầu thô (triệu tấn) 1,4 2,1 2,4 3,6

Điện (tỉ kWh) 8 17,4 22 51

[Nguồn: đề thi học sinh giỏi lớp 9 tỉnh Lâm Đồng, năm học 2017-2018 ]
Vẽ biểu đồ thể hiện một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của nước ta, giai đoạn 2010 – 2015. Qua biểu đồ
đã vẽ, hãy rút ra nhận xét.
* Bước 1. Nhận dạng biểu đồ: biểu đồ kết hợp cột cặp – đường
* Bước 2. Xử lý số liệu: không
* Bước 3. Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của nước ta,
giai đoạn 2010 – 2015
* Bước 4. Nhận xét
- Từ năm 2010 - 2015, một số sản phẩm công nghiệp của nước ta có sự thay đổi:
+ Than sạch nhìn chung giảm từ 44,8 triệu tấn còn 41,5 triệu tấn, giảm 3,3 triệu tấn. Nhưng từ năm
2013 - 2015 tăng nhẹ 0,4 triệu tấn.
+ Dầu thô tăng từ 15 triệu tấn lên 18,7 triệu tấn, tăng 3,7 triệu tấn.
+ Điện tăng nhanh từ 91,7 tỉ kWh lên 141,2 tỉ kWh, tăng 49,5 tỉ kWh.
- So sánh, than sạch luôn cao hơn dầu thô qua các năm, năm 2015 cao hơn 22,8 triệu tấn, gấp 2,2 lần.
Bài 11. Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản
của nước ta, giai đoạn 2005 – 2010

Năm 2005 2007 2009 2010


Sản lượng (nghìn
3467 4200 4870 5128
tấn)
- Khai thác 1988 2075 2280 2421
- Nuôi trồng 1479 2125 2590 2707
Giá trị sản xuất (tỉ
38784 47104 53654 56966
đồng)
[Nguồn: Đề thi Đại học năm 2012]
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 -
2010. Qua biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét.
* Bước 1. Nhận dạng biểu đồ: biểu đồ kết hợp cột chồng – đường
* Bước 2. Xử lý số liệu: không
* Bước 3. Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất


thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 - 2010

* Bước 4. Nhận xét


Từ năm 2005 - 2010:
- Sản lượng thủy sản tăng đều từ 3467 nghìn tấn lên 5128 nghìn tấn, tăng 1661 nghìn tấn. Trong đó:
+ Sản lượng nuôi trồng tăng 1479 nghìn tấn lên 2707 nghìn tấn, tăng 1288 nghìn tấn, gấp 1,8 lần.
+ Sản lượng khai thác tăng từ 1988 nghìn tấn lên 2421 nghìn tấn, tăng 433 nghìn tấn, gấp 1,2 lần.
- Giá trị sản xuất thủy sản tăng liên từ 38784 tỉ đồng lên 56966 tỉ đồng, tăng 18182 tỉ đồng, gấp 1,5 lần.
- So sánh: Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai thác. Năm 2005, sản
lượng khai thác lớn hơn sản lượng nuôi trồng 509 nghìn tấn. Nhưng từ năm 2007, sản lượng nuôi trồng đã vượt
lên trên sản lượng khai thác, năm 2010 chênh lệch 286 nghìn tấn.
Bài 12. Cho bảng số liệu sau:
Lao động và việc làm ở nước ta, giai đoạn 1996 - 2009
Năm Số lao động đang làm Tỉ lệ thất nghiệp ở Tỉ lệ thiếu việc làm ở
việc thành thị (%) nông thôn (%)
(triệu người)
1996 33,8 5,9 27,7
1998 35,2 6,9 28,9
2000 37,6 6,4 25,8
2005 42,7 5,3 19,4
2009 47,7 4,6 15,4
[Nguồn: đề thi học sinh giỏi tỉnh Quảng Bình, năm học 2012 - 2013]
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số lao động đang làm việc, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỉ lệ thiếu
việc làm ở nông thôn nước ta, giai đoạn 1996 - 2009. Qua biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét.
* Bước 1. Nhận dạng biểu đồ: biểu đồ kết hợp 1 cột – 2 đường
* Bước 2. Xử lí số liệu: không

* Bước 3. Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện số lao động đang làm việc, tỉ lệ thất nghiệp
ở thành thị và tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta, giai đoạn 1996 - 2009
* Bước 4. Nhận xét
- Từ năm 1996 – 2009, số lao động đang làm việc, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỉ lệ thiếu việc làm ở nông
thôn nước ta có sự thay đổi:
+ Số lao động đang làm việc tăng nhanh và liên tục từ 33,8 triệu người lên 47,7 triệu người, tăng 13,9 triệu
người.
+ Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị nhìn chung có xu hướng giảm dần từ 27,2% xuống 15,4%, giảm 11,8%, nhưng
chưa liên tục, từ năm 1996 – 1998 tăng 1,7%.
+ Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nhìn chung có xu hướng giảm dần từ 5,9% xuống 4,6%, giảm 1,3%,
nhưng chưa liên tục, từ năm 1996 – 1998 tăng 1%.
Bài 13. Cho bảng số liệu sau:
Tỉ suất sinh, tỉ suất tử của Việt Nam, giai đoạn 2001 – 2011. (đơn vị: ‰)
Năm 2001 2003 2005 2007 2009 2011
Tỉ suất sinh 18,6 17,5 18,6 16,9 17,6 16,6
Tỉ suất tử 5,1 5,8 5,3 5,3 6,8 6,9
[Nguồn: https://www.gso.gov.vn]
Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ lệ gia tăng tự nhiên của Việt Nam, giai đoạn 2001 – 2011.
Qua biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét.
* Bước 1. Nhận dạng biểu đồ: biểu đồ đường kết hợp miền
* Bước 2. Xử lý số liệu: tính và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (đơn vị: %)

Năm 2001 2003 2005 2007 2009 2011


Tỉ lệ gia tăng tự nhiên 1,35 1,17 1,33 1,16 1,08 0,97
* Bước 3. Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ lệ gia tăng tự nhiên của Việt Nam, giai đoạn 2001 – 2011
* Bước 4. Nhận xét
- Từ năm 2001 – 2011, tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta có sự thay đổi:
+ Tỉ suất sinh nhìn chung giảm từ 18,6‰ xuống còn 16,6‰, giảm 2‰, nhưng không liên tục, giai đoạn
2001 – 2003, 2005 – 2007, 2009 – 2011 giảm lần lượt 1,1‰, 1,7‰, 1‰, giai đoạn 2003 – 2005 tăng 1,1‰, giai
đoạn 2007 – 2009 tăng 0,7‰.
+ Tỉ suất tử nhìn chung tăng từ 5,1‰ lên 6,9‰, tăng 1,8‰, nhưng không liên tục, giai đoạn 2003 –
2007 giảm 0,5‰.
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên nhìn chung giảm từ 1,35% (tương ứng 13,5‰) xuống còn 0,97%, giảm 0,38%,
nhưng không liên tục, giai đoạn 2003 – 2005 tăng 0,18%.
- So sánh: tỉ suất sinh luôn cao hơn tỉ suất tử qua các năm, năm 2011 cao hơn 9,7‰.
Bài 14. Cho bảng số liệu sau:
GDP phân theo thành phần kinh tế ở nước ta
(đơn vị: tỉ đồng)

Kinh tế Kinh tế ngoài Kinh tế có vốn đầu tư


Năm Tổng số
Nhà nước Nhà nước nước ngoài

2005 914001 343883 431548 138570

2010 1061565 389533 501432 170600

2015 1246769 440687 594617 211465

[Nguồn: đề thi học sinh giỏi TPHCM, năm học 2016-2017]


Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế ở nước ta, năm 2005 và năm
2015. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế ở nước ta, năm 2005 - 2015.
* Bước 1. Nhận dạng biểu đồ: biểu đồ tròn
* Bước 2. Xử lý số liệu:
- Tính bán kính hình tròn:
+ Cho R2005 = 2 đơn vị bán kính.
1246769
+ R2015 = 2 x = 2,34 đơn vị bán kính.
914001
- Tính cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế (đơn vị: %)

Kinh tế Kinh tế ngoài Kinh tế có vốn đầu tư


Năm Tổng số
Nhà nước Nhà nước nước ngoài

2005 100 37,6 47,2 15,2

2010 100 36,7 47,2 16,1

2015 100 35,3 47,7 17,0


* Bước 3. Vẽ biểu đồ
Năm 2015
17,0%

Năm 2005 35,3%


15,2%

37,6%

47,7%
47,2%

Kinh tế nhà nước


Kinh tế ngoài nhà nước
Chú thích
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế
ở nước ta, năm 2005 và năm 2015
* Bước 4. Nhận xét
- Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta từ 2005 - 2015 có sự thay đổi:
+ Kinh tế Nhà nước giảm liên tục từ 37,6% xuống 35,3%, giảm 2,3%.
+ Kinh tế ngoài Nhà nước tăng từ 47,2% lên 47,7%, tăng 0,5%.
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 15,2% lên 17%, tăng 1,8%.
- So sánh: Kinh tế ngoài Nhà nước luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn
chiếm tỉ trong nhất thấp qua 3 năm, năm 2015 chênh lệch 30,7%.
Bài 15. Cho bảng số liệu sau:
Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu phân theo khu vực và quốc gia năm 2010
(đơn vị: triệu USD)

Khu vực và Các nước


Tổng số Trung Quốc Nhật Bản Hoa Kỳ EU
quốc gia khác

Xuất khẩu 72237 7743 7728 14238 11386 31142

Nhập khẩu 84839 20204 9016 3767 6362 45490

[Nguồn: https://www.gso.gov.vn]
Vẽ biểu đồ thể hiện qui mô và cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu phân theo khu vực và quốc gia, năm
2010. Qua biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét.
* Bước 1. Nhận dạng biểu đồ: biểu đồ bán nguyệt
* Bước 2. Xử lý số liệu:
- Tính bán kính hình tròn:
+ Cho RXuất khẩu = 3 đơn vị bán kính.
84839
+ RNhập khẩu = 3 x = 3,3 đơn vị bán kính.
72237
- Tính cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu phân theo khu vực và quốc gia
(đơn vị: %)

Khu vực và Các nước


Tổng số Trung Quốc Nhật Bản Hoa Kỳ EU
quốc gia khác

Xuất khẩu 100 10,7 10,7 19,7 15,8 43,1

Nhập khẩu 100 23,8 10,6 4,4 7,5 53,7

* Bước 3: Vẽ biểu đồ

Chú
thích

Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu phân theo
khu vực và quốc gia năm 2010
* Bước 4. Nhận xét
- Về quy mô: năm 2010, giá trị xuất khẩu (72237 triệu USD) nhỏ hơn giá trị nhập khẩu (84839 triệu
USD) là 12602 triệu USD, nhỏ hơn 1,2 lần.
- Về cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu phân theo khu vực và quốc gia năm 2010 có sự khác biệt.
Nước ta:
+ Xuất khẩu: nhiều nhất là Hoa Kì chiếm 19,7%, tiếp đến là Trung Quốc, Nhật Bản chiếm lần lượt
10,7%, khu vực EU chiếm 15,8%, các nước còn lại chiếm 43,1%.
+ Nhập khẩu: nhiều nhất là Trung Quốc chiếm 23,8%, tiếp đến là Nhật Bản chiếm 10,6%, Hoa Kì
chiếm 4,4%, khu vực EU chiếm 7,5%, các nước còn lại chiếm 53,7%.
Bài 16. Cho bảng số liệu sau:
GDP theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế của nước ta, giai đoạn 1995 – 2010 (đơn vị:
tỷ đồng)
Trong đó
Năm Tổng số Nông, lâm, ngư Công nghiệp – xây
Dịch vụ
nghiệp dựng
1995 228892 62219 65820 100853
2000 441646 108356 162220 171070
2005 914001 176402 348519 389080
2010 2157828 407647 824904 925277

[Nguồn: đề thi học sinh giỏi TP Đà Nẵng, năm học 2016 - 2017]
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế của
nước ta, giai đoạn 1995 – 2010. Qua biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét.
* Bước 1. Nhận dạng biểu đồ: biểu đồ miền
* Bước 2. Xử lý số liệu: tính cơ cấu GDP theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế của nước ta, giai đoạn
1995 – 2010 (đơn vị: %)

Trong đó
Năm Tổng số Nông, lâm, ngư Công nghiệp – xây
Dịch vụ
nghiệp dựng
1995 100,0 27,2 28,8 44,0
2000 100,0 24,5 36,7 38,8
2005 100,0 19,3 38,1 42,6
2010 100,0 18,9 38,2 42, 9
* Bước 3. Vẽ biểu đồ

%
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế của nước ta, giai đoạn
1995 – 2010
* Bước 4. Nhận xét
- Từ năm 1995 - 2010, cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế nước ta có sự thay đổi:
+ Nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 27,2% xuống 18,9%, giảm 8,3%.
+ Công nghiệp - xây dựng tăng nhanh từ 28,8% lên 38,2%, tăng 9,4%.
+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao năm 2010 là 42,9% nhưng còn biến động, nhìn chung giảm nhẹ 1,1%.
- So sánh: Dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất, nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất qua các năm,
năm 2010 chênh lệch 24%.
PHẦN III. BÀI TẬP TỰ LUẬN THEO BÀI ĐỊA LÍ 11

BÀI 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC.
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

II. Bài tập BSL và biểu đồ

Câu 1: Dựa vào bảng số liệu sau:

Nhóm nước Tỉ suất tăng dân Cơ cấu dân Chỉ số GDP/người Cơ cấu GDP
số tự nhiên năm số năm HDI năm năm theo khu vực kinh
2005 (%) 2000 (%) 2003 2004(USD) tế năm 2004 (%)
KVI KVII KV
III
Phát triển 0,1 20,2 0,855 26650 2,0 27,0 71,0
Đang 1,5 79,8 0,694 5390 25,0 32,0 43,0
phát triển
Thế giới 1,2 100,0 0,741 7370
a. Hãy nêu nhận xét và rút ra kết luận phù hợp.

b. Dựa vào kiến thức đã học để giải thích những kết luận đã được đưa ra.

GỢI Ý:

a. * Nhận xét:

- Tỉ suất tăng dân số tự nhiên ở nhóm nước đang phát triển gấp 15 lần nhóm nước phát triển.

- Nhóm nước đang phát triển chiếm 80% ds TG.

- Các chỉ số:………………………………………………………………………………

- Cơ cấu kinh tế:……………………………………………………………………………….

- *Kết luận:

- Sự bùng nổ dân số hiện nay trên TG diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển.

- Chất lượng cuộc sống của dân cư nhóm nước phát triển tốt hơn nhóm nước đang phát triển.

- Nền kinh tế nhóm nước phát triển đang chuyển dần sang kinh tế tri thức. Nhóm nước đang phát triển
có sự tập trung nhiều hơn vào khu vực II và III.

- Giữa các nhóm nước có sự tương phản sâu sắc về trình độ phát triển kinh tế-xã hội.

Câu 2: Cho bảng số liệu sau:

Giá trị GDP phân theo khu vực kinh tế của hai nhóm nước năm 2004 (đơn vị: tỉ USD)

GDP GDP phân theo khu vực kinh tế


Nhóm nước Khu vực I Khu vực II Khu vực III
Phát triển 695,1 9383,8 24675,8
Đang phát triển 1533,0 1962,6 2637,6
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của 2 nhóm nước.

b. Nhận xét và giải thích về quy mô và cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của 2 nhóm nước.

Câu 3: Dựa vào bảng số liệu sau:


Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của nhóm nước đang phát triển và thế giới. (đơn vị : tỉ USD)

Năm 1990 2000 2004


Nhóm nước XK NK XK NK XK NK
Thế giới 3328,0 3427,6 6376,7 6572,1 9045,3 9316,3
Đang phát triển 990,4 971,6 2372,8 2232,9 3687,8 3475,6

a. Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện giá trị xuất khẩu hàng hóa của nhóm nước phát triển, đang phát triển và thế giới
qua các năm trên.

b Nhận xét giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của thế giới và các nhóm nước trong giai đoạn 1990 – 2004.

c. Giải thích tại sao cán cân xuất nhập khẩu của thế giới có sự chênh lệch.

Câu 4: Dựa vào bảng số liệu sau:

Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong giai đoạn 1991 – 2000. (đơn vị: tỉ USD)

Năm 1991 1993 1995 1997 1999 2000


FDI toàn cầu 195 210 380 500 1000 1150
FDI vào CNĐPT 50 80 110 190 200 200
a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tình hình đầu tư trực tiếp từ nước ngoài giai đoạn 1991 – 2000.

b. Nhận xét và giải thích.

Câu 5: dựa vào bảng số liệu sau:

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam

Năm Số dự án Vốn đăng kí (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD)

1991 152 1292 329


1995 415 6937 2556
1996 372 10164 2714
1997 349 5591 3115
2000 391 2839 2414
2006 987 12004 4100
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nước ta giai đoạn 1991- 2006.

b. Nhận xét và giải thích tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nước ta giai đoạn trên

Bài 6. Cho bảng số liệu sau:

TỔNG NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA NHÓM NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (đơn vị: tỉ USD)

Năm 1990 1998 2000 2004


Tổng nợ 1310 2465 2498 2724
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển qua các năm .

b. Rút ra nhận xét.

III. Câu hỏi lí thuyết


Câu 1: Trình bày sự phân chia thành các nhóm nước trên thế giới.
Gợi ý: kiến thức bài học
Câu 2: So sánh sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước.
Gợi ý: kiến thức bài học
Câu 3: Tại sao nhóm nước đang phát triển có chỉ số HDI thấp hơn nhóm nước phát triển?
GỢI Ý: Chỉ số phát triển con người là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập bình quân đầu người, về tỉ lệ
người biết chữ chữ về tuổi thọ trung bình.
Ở nhóm nước đang phát triển cả 3 chỉ số trên trên đều thấp nên HDI thấp hơn nhóm nước phát triển.
Câu 4: Theo em trong các mối quan hệ sau mối quan hệ nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Giữa các nước đang phát triển với nhau.
Giữa các nước phát triển với nhau.
Giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển.
GỢI Ý:
Mối quan hệ giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển là quan trọng nhất vì:
- Đây là mối quan hệ đa dạng nhất một vận dụng được lợi thế của hai nhóm nước xuất phát từ nhu cầu
của chính bản thân mỗi nước
- Các nước đang phát triển cần vốn, khoa học kỹ thuật, công nghệ.
- Các nước phát triển cần nguyên liệu, lao động, thị trường.
Câu 5*: Tại sao người ta cho rằng: “hiện nay các nước phát triển đã giàu lại giàu thêm, còn các nước đang phát
triển đã nghèo lại nghèo thêm”?
GỢI Ý:
“Các nước phát triển đã giàu lại giàu thêm” vì:
 vị trí chủ yếu thuộc khu vực khí hậu ôn hòa.
 quy mô dân số nhỏ và trung bình, tốc độ gia tăng dân số thấp.
 cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị công nghệ nghệ với số lượng lớn, giá thành cao.
 tình hình chảy máu chất xám từ các nước đang phát triển sang.
 xu hướng các nước phát triển đầu tư vào nhau nên có lợi cho các nước này.
“Các nước đang phát triển đã nghèo lại nghèo thêm” vì:
 vị trí chủ yếu nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới
 lịch sử trải qua thời kỳ thuộc địa và phụ thuộc trước đây
 dân số đông tăng nhanh chiếm 4/5 dân số thế giới
 sản xuất tăng chậm chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ lạc hậu
 mức sống thấp, y tế giáo dục chưa được cải thiện trình độ dân trí thấp.
 tình trạng chảy máu chất xám làm mất đi một lực lượng lớn cán bộ khoa học kỹ thuật.
 tình trạng nợ nước ngoài, nhập siêu: xuất khẩu sản phẩm thô giá rẻ, nhập khẩu tư liệu sản xuất giá đắt.
 luồng đầu tư của các nước phát triển giảm.
Câu 6: Nguyên nhân nào làm cho các nước đang phát triển chuyển thành nước công nghiệp mới?
GỢI Ý:
 Tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ.
 Thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu
 Khai thác tối đa mọi lợi thế để thực hiện chiến lược tăng trưởng
 tích cực tạo vốn đầu tư thông qua nguồn viện trợ nước ngoài hoặc kêu gọi nước ngoài đầu tư đi đôi với
việc sử dụng nguồn vốn tích lũy trong nước.
Câu 7: Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế thế giới.
Cho ví dụ về ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới nền kinh tế nước ta. (Gợi ý:
kiến thức bài học)
Câu 8: Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu,
với các nước phát triển, các nước đang phát triển? (Gợi ý: kiến thức bài học)
Câu 9: Hãy so sánh sự khác nhau cơ bản giữa các cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
- Cuộc cách mạng công nghiệp:
 diễn ra vào cuối thế kỷ 18.
 đặc trưng: là quá trình đổi mới công nghệ từ nền sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí.
- Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật:
 diễn ra từ nửa sau thế kỉ 19 đến giai đoạn đầu thế kỷ XX
 đặc trưng: đưa lực lượng sản xuất từ nền sản xuất cơ khí chuyển sang nền sản xuất đại cơ khí.
- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
 diễn ra vào cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ 21
 đặc trưng: xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao sao
Câu 10: Hãy nêu thành tựu và lợi ích của bốn công nghệ trụ cột trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
hiện đại.
- Công nghệ sinh học:
 thành tựu tạo ra những giống mới không có trong tự nhiên cùng với những tiến bộ quan trọng trong
chẩn đoán và điều trị bệnh
 lợi ích làm phong phú giới sinh vật, hạn chế nguy cơ tuyệt chủng, nâng cao năng suất cây trồng vật
nuôi.
- Công nghệ vật liệu:
 tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới mới với nhiều tính năng mới.
 lợi ích: tăng tuổi thọ công trình giảm nguy cơ cạn kiệt tài nguyên
- Công nghệ năng lượng:
 thành tựu: sử dụng ngày càng nhiều các dạng năng lượng mới
 lợi ích giảm nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường
- Công nghệ thông tin:
 Thành tựu tạo ra các vi mạch, chip điện tử có tốc độ cao, kỹ thuật số hóa cáp sợi quang.
 Lợi ích: nâng cao năng lực của con người trong trong truyền tải, xử lý và lưu giữ thông tin.
Câu 11: Vì sao cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra và tác động chủ yếu ở các nước có nền
kinh tế phát triển?
GỢI Ý: cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra và tác động chủ yếu ở các nước có nền kinh tế
phát triển vì vì
- các nước này sớm tiến hành công nghiệp hóa nên có tiềm năng lớn về kinh tế và kỹ thuật
- có khả năng đầu tư những nguồn kinh phí lớn ăn cho nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật
và công nghệ hiện đại vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động

Bài 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ


Câu 1: Toàn cầu hóa là gì? Tại sao toàn cầu hóa là xu thế tất yếu hiện nay? Vì sao nói: “Hợp tác và đấu tranh là
hai xu thế chính trong quan hệ kinh tế hiện nay”. Biểu hiện nào cho thấy Việt Nam đang phát triển theo xu hướng
toàn cầu hóa?
GỢI Ý:
a. Toàn cầu hóa là:……………………..
b. Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu hiện nay vì:…………………
- Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, sự phát triển không đều về kinh tế, KHKT=> sự khác nhau về điều
kiện tái sản xuất giữa các quốc gia.
- Quá trình phát triển kinh tế dẫn tới sự phân công lao động=>cần chuyên môn hóa, hợp tác hóa giữa các
công ty thuộc các quốc gia khác nhau=> mở rộng phạm vi trao đổi quốc tế.
- Sự đa dạng về nhu cầu tiêu dùng của mỗi quốc gia, thúc đẩy quy mô trao đổi thương mại ngày càng lớn.
- Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đã và đang xuất hiện, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các quốc gia.
c. “Hợp tác và đấu tranh là hai xu thế chính trong quan hệ kinh tế hiện nay”. Vì:
- Hợp tác để:
+ Cùng phát triển KT-XH dựa trên nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi.
+ Phát huy tiềm năng thế mạnh, khắc phục những hạn chế yếu kém của từng quốc gia.
+ Mở rộng quan hệ trao đổi thương mại.
+ Trao đổi KHKT và công nghệ để tạo điều kiện cùng phát triển.
+ giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu, đòi hỏi sự chung tay của toàn thế giới:…..
- Đấu tranh để:
+ Chống lại sự can thiệp nội bộ của các quốc gia khác, chống âm mưu thực dân hóa bằng con đường kinh
tế.
+ Quá trình hợp tác luôn xuất hiện sự cạnh tranh để chiếm vị trí có lợi trên trường quốc tế.
+ Nhằm thiết lập quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
d. Biểu hiện cho thấy Việt Nam đang phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa:
- VN thực hiện công cuộc đổi mới, mở rộng quan hệ hợp tác các nước trên thế giới.
- Nước ta bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì năm 1995.
- Đã và đang tham gia các tổ chức liên kết kinh tế khu vực: ASEAN, APEC, WTO.
- Thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
- Ngoại thương phát triển ở tầm cao mới.
- Hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác như: kinh tế, văn hóa, KHKT….
Câu 2: Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến những
hệ quả gì? Xu hướng toàn cầu hóa tạo nên những thời cơ, thách thức và khó khăn gì đối với nước ta.?
GỢI Ý:
a. Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế: 4 biểu hiện.
b. Hệ quả của toàn cầu hóa:
c. Thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đối với nước ta:
- Thời cơ:
+ Mở rộng quan hệ với nhiều nước để nhận chuyển giao vốn, công nghệ kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian
nghiên cứu và thử nghiệm. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tạo điều kiện cho nước ta tiến hành công nghiệp hóa.
+ Mở rộng thị trường ra nước ngoài.
+ Khai thác hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên hình thành sản xuất hàng hóa.
+ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
- Những khó khăn thách thức:
+ Thực trạng nền kinh tế nước ta còn có nhiều lạc hậu so với khu vực và thế giới.
+ Trình độ quản lý nói chung còn thấp.
+ Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
+ Sử dụng vốn kém hiệu hiệu quả.
+ Ngân sách đầu tư cho giáo dục, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại còn rất thấp.
Câu 3: Nhận xét gì về vai trò của các công ty xuyên quốc gia? Dẫn chứng.
Câu 4*: “Hợp tác và đấu tranh là hai xu thế chính của quan hệ kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay”
1. Em hiểu gì về câu nói trên?
2. Tại sao nước ta vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh với các nước trong khu vực trong việc phát triển kinh tế?
GỢI Ý:
2. Nước ta phải vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với các nước trong khu vực. vì:
- Do xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới đang phát triển mạnh mẽ. Mỗi nước muốn tăng cường
tiềm lực kinh tế của mình phải mở rộng hợp tác, liên kết với các nước khác.
- Các nước ĐNÁ có nền kinh tế phát triển cao hơn nước ta, việc hợp tác sẽ giúp nước ta tiếp nhận vốn, KHKT,
công nghệ, kinh nghiệm quản lí, đi tắt đón đầu, tránh tụt hậu.
- Việc khai thác tài nguyên biển Đông, khai thác tổng hợp sông Mê Kông liên quan đến quyền lợi của nhiều quốc
gia trong khu vực, cần sự hợp tác cùng có lợi, tránh căng thẳng.
- Các nước ĐNÁ có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá giống nhau, nguồn nhân lực dồi dào, đều thiếu vốn và công
nghệ nên việc cạnh tranh các mặt hàng này trên thị trường quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài là tất yếu.
Câu 5: Vì sao xu hướng toàn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh? Vì sao toàn cầu hóa kinh tế lại làm gia tăng
nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo?
GỢI Ý:
- Xu hướng toàn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh. Vì:
+ Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại làm cho nền KT-XH thế giới có những biến đổi sâu
sắc.
+ Nhu cầu phát triển của mỗi quốc gia, một số vấn đề bản thân mỗi quốc gia không tự giải quyết được.
- Toàn cầu hóa kinh tế làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo. Vì:
Quốc gia nào biết tận dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài do toàn cầu hóa mang lại sẽ
nhanh chóng giàu lên và ngược lại.
Câu 6: Nêu những thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO.(= Câu 2).
Câu 7: Xu hướng khu vực hóa kinh tế ngày càng phát triển mạnh. Em hãy cho biết:
1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở nào?
2. Những biểu hiện của khu vực hóa kinh tế.
3. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế.
Câu 8: Nêu tên đầy đủ (tiếng Việt - Anh) và thời gian ra đời, số thành viên của một số tổ chức quốc tế và khu
vực có Việt Nam tham gia.

Câu 9: Tại sao nói: “Khu vực hóa vừa là sự phản ánh, vừa là sự phản ứng đối với quá trình toàn cầu hóa”?

GỢI Ý:

“Khu vực hóa vừa là sự phản ánh, vừa là sự phản ứng đối với quá trình toàn cầu hóa”:

- Khu vực hóa là sự phản ánh đối với quá trình toàn cầu hóa vì:
+ Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế các nước thành viên giúp các quốc gia này có đủ điều kiện
để thích nghi và tham gia vào quá trinh toàn cầu hóa.
+ Giúp mở rộng thị trường góp phần tăng cường quá trình toàn cầu hóa kinh tế.
+ Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế.
- Khu vực hóa là sự phản ứng đối với quá trình toàn cầu hóa:
+ Đứng trước các tác động từ mặt trái của quá trình toàn cầu hóa,… dẫn tới các quốc gia trong cùng 1 khu
vực có chung mục tiêu lợi ích phát triển đã liên kết lại với nhau thành các tổ chức mang tính khu vực để tăng
cường sức mạnh.
a. Câu 10: Toàn cầu hóa là gì? Tại sao toàn cầu hóa là xu thế tất yếu? ( 2 điểm)
- Khái niệm toàn cầu hoá: là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hoá,
khoa học,…

- Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu vì:


- Sự phát triển không đều về kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật. Sự khác nhau về cách thức và trình độ quản
lý đã dẫn tới các quốc gia phải mở rộng phạm vi trao đổi hợp tác với nhau.
- Mỗi quốc gia đều có những lợi thế riêng về tài nguyên và nguồn lao động hoặc sản xuất những sản phẩm
riêng mà các quốc gia khác không có do đó cần có sự hợp tác trao đổi.
- Nhiều vấn đề ngày nay đòi hỏi phải mang tính toàn cầu như: dân số, ô nhiễm môi trường sinh thái, khí hậu,…
đòi hỏi phải có sự hợp tác.
-Sự phân công lao động quốc tế: Sự hình thành và mở rộng các tổ chức quốc tế là cơ sở của các mối liên kết
kinh tế - xã hội. Xu thế chính của thế giới ngày nay.

BÀI 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU


I. Câu hỏi biểu đồ

Bài tập biểu đồ: Cho bảng số liệu sau:

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm của thế giới và các nhóm nước, thời kì 1960-2005.

Giai đoạn 1960-1965 1975-1980 1985-1990 1995-2000 2001-2005


Nhóm nước
Phát triển 1,2 0,8 0,6 0,2 0,1
Đang phát triển 2,3 1,9 1,9 1,7 1,5
Thế giới 1,9 1,6 1,6 1,4 1,2
a. Vẽ biểu đồ thích hợp so sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của các nhóm nước so với toàn thế giới.

b. Nhận xét và giải thích.

II. Câu hỏi lí thuyết

Câu 1: Hãy nêu những thách thức mang tính toàn cầu mà nhân loại hiện đang phải đối mặt.
Câu 2: Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già
hóa dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển.
Câu 3: Dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội?
Câu 4: Nêu biểu hiện chứng tỏ dân số thế giới đang có xu hướng già đi. Dân số già dẫn tới những hậu quả gì về
mặt kinh tế - xã hội.?
Câu 5: Phân tích hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả của các vấn đề môi trường toàn cầu và nêu biện pháp để khắc
phục các vấn đề trên.
GỢI Ý: Biện pháp để khắc phục các vấn đề môi trường:
- Biến đổi khí hậu toàn cầu:
+ Cắt giảm lượng CO2, SO2, NO2, CH4 trong sản xuất và sinh hoạt.
+ Đổi mới công nghệ sản xuất, xử lí tốt khí thải.
+ Bảo vệ rừng và đẩy mạnh trồng rừng.
-Suy giảm tầng ozon: cắt giảm lượng khí CFC trong sản xuất và sinh hoạt.
- Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương:
+ Tăng cường xây dựng các nhà máy xử lí chất thải.
+ Đảm bảo an toàn hàng hóa.
+ Nâng cao kĩ thuật xử lí sự cố tràn dầu.
-Suy giảm đa dạng sinh vật: xây dựng và mở rộng vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
Câu 6: Môi trường toàn cầu ngày càng bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, em hãy
làm rõ vấn đề trên. Từ đó, liên hệ thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta.
GỢI Ý:
a. HS làm rõ 4 vấn đề về môi trường.
b. Liên hệ VN:
- Nhiều nhà máy, xí nghiệp làm ô nhiễm môi trường bằng các hành động:………
- Việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu…….
- Sự cố tràn dầu, rác thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, sự tập trung đông dân cư ở thành phố…..
Câu 7: Hiện nay vấn đề môi trường đang được cả thế giới quan tâm.
1. Em hãy trình bày những biểu hiện chung của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Nêu nguyên nhân của các
biểu hiện đó.
2. Trong năm 2017 (2019) vừa qua, Liên hợp quốc đã tổ chức hội nghị gì lớn liên quan đến vấn đề môi
trường? Hội nghị đó diễn ra ở đâu?
3. Nêu những biểu hiện cụ thể của vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu ở Việt Nam.
GỢI Ý:
2. Trong những năm qua, LHQ đã tổ chức những hội nghị lớn liên quan đến vấn đề môi trường là:

 11995: COP 1, Đức


 21996: COP 2, Geneva, Thụy Sĩ
 31997: COP 3, Nghị định thư Kyoto về Biến đổi Khí hậu
 41998: COP 4, Buenos Aires, Argentina
 51999: COP 5, Bonn, Đức
 62000: COP 6, The Hague, Hà Lan
 72001: COP 6, Bonn, Đức
 82001: COP 7, Marrakech, Morocco
 92002: COP 8, New Delhi, Ấn Độ
 102003: COP 9, Milan,Ý
 112004: COP 10, Buenos Aires, Argentina
 122005: COP 11/CMP 1, Montreal, Canada
 132006: COP 12/CMP 2, Nairobi, Kenya
 142007: COP 13/CMP 3, Bali, Indonesia
 152008: COP 14/CMP 4, Poznań, Ba Lan
 162009: COP 15/CMP 5, Copenhagen, Đan Mạch
 172010: COP 16/CMP 6, Cancún, Mexico
 182011: COP 17/CMP 7, Durban, Nam Phi
 192012: COP 18/CMP 8, Doha, Qatar
 202013: COP 19/CMP 9, Warsaw, Ba Lan
 212014: COP 20/CMP 10, Lima, Peru
 222015: COP 21/CMP 11, Paris, Pháp
 232016: COP 22/CMP 12/CMA 1, Marrakech, Morocco
 242017: COP 23/CMP 13/CMA 2, Bonn, Đức
 252018: COP 24/CMP 14/CMA 3
 262019: COP 25/CMP 15/CMA 4,Madrid, Tây Ban Nha
3. Nêu những biểu hiện cụ thể của vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
- Số cơn bão ngày càng nhiều và cường độ bão ngày càng mạnh.
- Mưa nhiều gây lũ quét ở trung du và miền núi.
 - Thời tiết biến đổi thất thường, diễn biến phức tạp.
 - Đe dọa sạt lở đất ở vùng ven sông, ven biển.
 - Xâm nhập mặn ngày càng sâu vào đất liền (ĐBSCL).
 - Nguy cơ thu hẹp diện tích đồng bằng ven biển.
 - Suy thoái các tài nguyên khác (đất, nước, sinh vật..)
 - Ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Câu 8: Giải thích câu nói: Trong bảo về môi trường cần phải “ tư duy toàn cầu, hành động địa phương”.
GỢI Ý:
Giải thích câu nói: trong bảo vệ môi trường cần phải “tư duy toàn cầu, hành động địa
phương”.
- Cần phải tư duy toàn cầu vì: Trái Đất là ngôi nhà chung, môi trường tự nhiên là một thể thống nhất
hoàn chỉnh, nếu phá hoại môi trường ở nơi này sẽ ảnh hưởng đến nơi khác.
- Hành động địa phương: bảo vệ môi trường là phải gắn với hành động cụ thể ở địa phương - nơi mọi
người đang sống, học tập và làm việc, ví dụ như: trồng cây, xử lí rác thải,…
Câu 9: Nhân loại đang phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính toàn cầu như: bùng nổ dân số, ô nhiễm môi
trường, nạn khủng bố..Em hãy cho biêt:
1. Tại sao khắp nơi trên thế giới đều có hoạt động bảo vệ môi trường?
2. Ở các nước đang phát triển vấn đề bảo vệ môi trường và xóa đói giảm nghèo có liên quan với nhau như thế
nào?
3. Kể tên một số loài động vật ở nước ta hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng, hoặc còn lại rất ít.
GỢI Ý:
1. Khắp nơi trên thế giới đều có hoạt động bảo vệ môi trường vì:
- BVMT là vấn đề sống còn của nhân loại.
- MT là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó con người tồn tại và phát triển.
- Cuộc sống của mỗi người có liên quan mật thiết với môi trường.
- Con người là một thành phần của môi trường, không thể tách rời môi trường.
- Một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại.
2. Ở các nước đang phát triển, vấn đề bảo vệ môi trường và xóa đói giảm nghèo có liên quan với nhau vì:
- Ở các nước đang phát triển, cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư gắn chặt với việc khai thác trực tiếp nguồn
lợi tự nhiên.
- Việc khai thác bừa bãi với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường. Điều đó làm cho cuộc sống của họ thêm nghèo khổ. => Cần phải có biện pháp cụ thể, kịp thời để
giảm nghèo trên cơ sở sống dựa vào nguồn tài nguyên ngay tại chỗ.
=> BVMT không tách rời cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo.
3. Một số loại động vật ở nước ta hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng, hoặc còn lại rất ít.
- Một số động vật lớn trên thực tế hầu như bị diệt vong: tê giác hai sừng, heo vòi, vượn tay trắng, cầy nước……
- Một số loài có số lượng còn quá ít, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng: tê giác một sừng, bò xám, bò rừng, bò tót,
hươu vàng, hươu xạ, hạc cổ trắng, gà lôi lam màu đen, công, trĩ rùa.
Câu 10. Hãy nêu sự hình thành và mục đích của sự kiện giờ Trái Đất trên thế giới. Giờ Trái Đất năm 2017 có
thông điệp gì? Ý nghĩa của biểu tượng 60+ là gì?
GỢI Ý:
a. - Sự hình thành sự kiện giờ Trái Đất:
+ Đây là sáng kiến của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên về biến đổi khí hậu.
+ Sự kiện giờ Trái Đất diễn ra đầu tiên tại Xit-ni (Ôxtraylia) vào ngày 31/3/2007.
- Mục đích:
+ Tiết kiệm năng lượng.
+ Tác động ý thức BVMT của mọi người.
b. – Giờ Trái Đất năm 2017 có thông điệp: “Tắt đèn, bật tương lai”. Năm 2018: “Tôi sống xanh hơn”. Năm
2019: “Tiết kiệm năng lượng, bảo vệ Trái Đất”.
-Ý nghĩa của biểu tượng 60+ là gì?
+ 60 phút kêu gọi tắt điện.
+ Dấu “+” sau số 60 là không chỉ dừng lại ở 60 phút mà còn hơn nữa.
Câu 11. Tại sao nói: “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại?”
GỢI Ý:
Giải thích "Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại": là đúng vì:
- Môi trường có vai trò rất quan trọng:
+ Là ngôi nhà chung của tất cả muôn loài, trong đó con người tồn tại và phát triển.
+ Cuộc sống mỗi con người có liên hệ mật thiết với môi trường, con người là một thành phần của môi trường và
không thể tách rời môi trường.
=> một môi trường bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại.
- Hiện nay ô nhiễm môi trường mở rộng trên phạm vi toàn thế giới:
+ Ở nước đang phát triển: Khai thác bừa bãi tài nguyên => cạn kiệt, hủy hoại môi trường => nghèo đói => Bảo
vệ môi trường không thể tách rời cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo
+ Ở các nước phát triển: Sự phát triển kinh tế => tăng cường sử dụng chất CFCs với tốc độ và khối lượng lớn
=> tăng khí thải, chất thải => nguyên nhân chính làm thủng tầng ô zôn và hiệu ứng nhà kính...
- Hậu quả: Con người đã tác động vào môi trường làm tổn hại môi trường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng
(Dẫn chứng) => Đe dọa trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và sức khỏe con người.
Câu 12: Suy giảm tầng ô dôn gây hậu quả gì đến đời sống trên Trái Đất ? Nêu giải pháp khắc phuc ( HSG
K11 NQ 2020-2021)
Hậu quả:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: tăng khả năng mắc các bệnh về da, các bệnh về mắt …
- Ảnh hưởng đến mùa màng: tia cực tím chiếu xuống bề mặt đất lâu dài sẽ phá hủy diệp lục trong lá cây , ảnh
hưởng đến vai trò quang hợp của thực vật, khiến cho sản lượng nông nghiệp giảm.
- Ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh: cá, tôm , sinh vật phù du….
Giải pháp khắc phục:
- Cắt giảm lượng khí thải, đặc biệt là khí CFC trong sản xuất và sinh hoạt.
- Đổi mới công nghệ sản xuất, các biện pháp xử lí khí thải độc hại.
- Tuyên truyền ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ và trồng rừng.
- Tăng cường hợp tác quốc tế để ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

BÀI 5: Tiết 1: Một số vấn đề châu Phi.


Câu 1. Trình bày một số nét về khí hậu, cảnh quan, khoáng sản và rừng ở châu Phi. Các nước châu Phi cần có
giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác, bảo vệ tự nhiên?

Câu 2. Trình bày một số vấn đề về dân cư và xã hội châu Phi. Hãy phân tích tác động của những vấn đề dân cư
và xã hội châu Phi tới sự phát triển kinh tế của châu lục này.

GỢI Ý: Tác động của những vấn đề dân cư và xã hội châu Phi tới sự phát triển kinh tế của châu lục này:

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao nên dân số châu Phi tăng rất nhanh gây sức ép nặng nề đối với phát
triển KT-XH-MT.

- Tỉ lệ người nhiễm HIV cao (chiếm 2/3 tổng số người nhiễm HIV của thế giới), ảnh hưởng đến lực lượng
lao động và năng lực sản xuất.

- Các cuộc chiến tranh, xung đột cướp đi sinh mạng hàng triệu người mà phần lớn là những người trong độ
tuổi lao động.

- Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục chưa được xóa bỏ, xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật đã và đang đe
dọa cuộc sống hàng trăm triệu người châu Phi.

Câu 3. Giải thích vì sao phần lớn các nước châu Phi đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới?
GỢI Ý: Phần lớn các nước châu Phi đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới, vì:

- Điều kiện tự nhiên và TNTN:

+ Địa hình chủ yếu là cao nguyên, bồn địa, núi, hoang mạc nên việc giao lưu kinh tế-văn hóa giữa các khu
vực châu Phi gặp nhiều khó khan.

+ Đất đai châu Phi nghèo, không có các đồng bằng lớn. Hoang mạc, bán hoang mạc và xa van chiếm diện
tích lớn đã làm hạn chế đất đai trồng trọt. Hằng năm, diện tích hoang mạc lấn thêm hàng triệu ha.

+ Khí hậu khô nóng, nhiều vùng khô hạn, hạn hán trên diện rộng và kéo dài liên tục nhiều năm.

+ Tài nguyên khoáng sản và rừng bị các công ti tư bản nước ngoài đẩy mạnh khai thác dẫn đến cạn kiệt,
môi trường bị tàn phá.

- Điều kiện KT-XH:

+ Chậm phát triển về kinh tế và phụ thuộc vào nước ngoài: chịu sự cướp bóc, thống trị của chủ nghĩa thực
dân kìm hãm các nước châu Phi trong đói nghèo, bệnh tật.

+ Nhiều nước châu Phi mới được hình thành sau độc lập, manh nha từ các bộ lạc nên khả năng quản lí còn
thấp, chưa kiểm soát được lãnh thổ.

+ Một số quốc gia chưa tự chủ được phải dựa vào đội quân gìn giữ hòa bình của liên hợp quốc.

+ Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục.

+ Đói nghèo, bệnh tật, xung đột sắc tộc.

+ Sự yếu kém trong quản lí đất nước.

Câu 4. Dựa vào bảng dưới đây, vẽ biểu đồ và nhận xét về sự thay đổi tỉ lệ dân số châu Phi so với các châu lục
khác.

Tỉ lệ dân số các châu lục trên thế giới qua một số năm(%)

Năm 1985 2000 2005


Châu Phi 11,5 12,9 13,8
Châu Mĩ 13,4 14,0 13,7
Các châu Châu Á 60,0 60,6 60,6
Châu Âu 14,6 12,0 11,4
Châu Đại Dương 0,5 0,5 0,5

BÀI 5: Tiết 2: Một số vấn đề của Mĩ La tinh

Câu 1. Trình bày một số vấn đề tự nhiên, dân cư, xã hội của Mĩ La tinh.

GỢI Ý:

a. Những ưu đãi của tự nhiên:

- VTĐL:

+ Nằm giữa 2 đại dương lớn nên thuận lợi cho thông thương…..

+ Kênh đào Panama có giá trị giao thông, thu thuế và trao đổi các nước.

+ Nằm trong khu vực giàu tài nguyên nên thuận lợi để phát triển kinh tế.
- TNTN:

+ Đất đai màu mỡ, diện tích đồng bằng lớn. (Amadon, Pampa)

+ Nguồn nước dồi dào, hệ thống song Amdon có lưu lượng nước lớn.

+ Khí hậu từ nhiệt đới đến cận nhiệt, ôn đới.

+ Đường bờ biển dài thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

+ Khoáng sản dồi dào:….

+ Tài nguyên rừng phong phú.

b. Hạn chế của tự nhiên:

- Núi lửa, động đất ở phía Tây Mĩ Latinh và Trung Mĩ.

- Bão nhiệt đới ở vùng vịnh Caribe.

- Ngập lụt ở đồng bằng Amadon.

Câu 3. Trình bày một số vấn đề về kinh tế của Mĩ La tinh.

Câu 4. Vì sao các nước Mĩ La tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực
này vẫn cao và tốc độ phát triển kinh tế không đều? Đề xuất giải pháp để khắc phục tình trạng trên ở Mĩ La tinh.

GỢI Ý:

*Chứng minh Mĩ La tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế:= Mĩ La tinh là vùng đất được thiên
nhiên ưu đãi.

*Nguyên nhân khiến tỉ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao và phát triển kinh tế không đều:

- Cải cách ruộng đất không triệt để=>phần lớn đất canh tác do các chủ trang trại chiếm giữ, đa số dân
nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm dẫn đến hiện tượng đô thị hóa tự phát=>dân thành
thị chiếm 75% dân số nhưng 1/3 trong số đó sống trong điều kiện khó khăn.

- Đất canh tác của các chủ trang trại chủ yếu trồng cây công nghiệp xuất khẩu, ít chú ý đến phát triển cây
lương thực và bị nước ngoài khống chế.

- Tình hình chính trị không ổn định đã tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế và các nhà đầu tư, khiến
cho đầu tư nước ngoài giảm mạnh.

- Duy trì quá lâu cơ cấu xã hội phong kiến. Các thế lực bảo thủ của Thiên chúa giáo tiếp tục cản trở sự
phát triển của xã hội.

- Do chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế-xã hội độc lập tự chủ, nên nền kinh tế các nước Mĩ
La tinh phát triển chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc vào các công ti nước ngoài nhất là Hoa Kì.

- Nợ nước ngoài lớn.

-- Quá trình cải cách kinh tế hiện nay ở nhiều nước đang vấp phải sự phản ứng của các thế lực bị mất quyền lợi
từ nguồn tài nguyên giàu có ở các quốc gia Mĩ La tinh này.

*Giải pháp:
+ Củng cố bộ máy nhà nước.
+ Phát triển giáo dục.
+ Quốc hữu hoá một số ngành kinh tế.
+ Tiến hành công nghiệp hoá
+ Tăng cường và mở rộng buôn bán với nước ngoài

Câu 5 . Cho bảng số liệu sau:

Tốc độ tăng GDP của Mĩ La tinh giai đoạn 1985-2004

Năm 1985 1990 1995 2000 2002 2004


Tốc độ tăng GDP(%) 2,3 0,5 0,4 2,9 0,5 0,6
a. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tốc độ tăng GDP của Mĩ La tinh giai đoạn 1985-2004.

b. Nhận xét tốc độ tăng GDP của Mĩ La tinh trong giai đoạn trên.
Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

Câu 1. Trình bày những đặc điểm nổi bật của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.

Câu 2. Giải thích tại sao khu vực Tây Nam Á tuy tiếp giáp nhiều đại dương và biển nhưng đại bộ phận lại có khí
hậu khô hạn?

Gợi ý:

Tây Nam Á có nhiều biển và đại dương bao quanh nhưng đại bộ phận có khí hậu khô hạn vì:
- Khu vực gần chí tuyến Bắc, thống trị đai áp cao cận chí tuyến làm cho khu vực này chịu ảnh hưởng của khí
hậu chí tuyến khô và nóng.
- Tây Nam Á nằm giữa các lục địa Phi rộng lớn và Á –Âu khổng lồ. Quanh năm chịu ảnh hưởng của gió từ lục
địa.
- Ven bờ có dòng biển lạnh.
- Địa hình có nhiều núi cao bao bọc và khuất với hướng gió….
Câu 3. Chứng minh khu vực Tây Nam Á là một trong những cái nôi văn hóa của thế giới.

Gợi ý: tự tìm hiểu.

Câu 4. Nêu các đặc điểm nổi bật về tự nhiên, chính trị, xã hội của khu vực Tây Nam Á.

GỢI Ý:

* Đặc điểm tự nhiên, dân cư – xã hội của Tây Nam Á:

- Về tự nhiên: Khí hậu khô hạn, nhiều hoang mạc rộng lớn, giàu tài nguyên dầu mỏ, khí tự nhiên….. tập trung
chủ yếu ở xung quanh vịnh Péc – xich.

- Về dân cư – xã hội:
+ Dân cư thưa thớt, mật độ thấp.
+Tôn giáo chủ yếu là đạo Hồi.
+ Trình độ phát triển kinh tế và trình độ dân trí chưa cân đối.
+ Đang tồn tại những mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp quyền lợi về đất đai, tài nguyên, … dẫn tới các xung
đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố.
Câu 5. Trình bày những điểm giống nhau về tự nhiên, dân cư, xã hội của các nước Tây Nam Á và Trung Á.

Gợi ý:
- Có vị trí địa lí chiến lược (d/c)

- Khí hậu khô hạn.

- Hoang mạc rộng lớn.

- Giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt dầu mỏ.

- Dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp.

- Tôn giáo chủ yếu là đạo Hồi.

- Có trình độ phát triển kinh tế và dân trí chưa cân đối.

- Đang tồn tại mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp quyền lợi về đất đai, tài nguyên, tôn giáo dẫn tới xung
đột sắc tộc, tôn giáo, nạn khủng bố.

Câu 6. Trình bày những vấn đề đang được quan tâm hiện nay của khu vực Tây Nam Á và Trung Á.

GỢI Ý: Có 2 vấn đề:

- Khả năng và vai trò cung cấp dầu mỏ. (phân tích)

- Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố. (phân tích)

Câu 7. Tại sao Tây Nam Á được coi là “điểm nóng” của thế giới? nêu nguyên nhân, hậu quả, và giải pháp?

GỢI Ý:

a. Tây Nam Á được coi là điểm nóng của thế giới vì:

- Tây Nam Á có vị trí địa lí quan trọng: Giáp nhiều vịnh, biển, khu vực và châu lục -> ngã
ba của ba châu lục Á-Âu-Phi, nằm trên đường hàng hải quốc tế nối Đông – Tây, án ngữ
tuyến đường biển quốc tế từ Địa Trung Hải sang Hồng Hải qua kênh đào Xuy-ê.

- Tài nguyên thiên nhiên bị tranh chấp:

+ Khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc, bán hoang mạc. Mạng lưới sông ngòi kém
phát triển, thiếu nước nên thường xảy ra tranh chấp về đất đai, nguồn nước.

+ Tập trung 50% trữ lượng dầu mỏ của thế giới và gần 25% trữ lượng khí tự nhiên của thế
giới.

- Tình hình chính trị xã hội bất ổn:

+ Là cái nôi của nền văn minh cổ đại và các tôn giáo lớn, khu vực đa dân tộc, đa tôn giáo,
phần lớn dân cư theo đạo Hồi- là tôn giáo có sự chia rẽ bởi các giáo phái và phần tử Hồi giáo
cực đoan.

+ Sự khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc gây nên xung đột sắc tộc, tôn giáo.

+ Do sự hoạt động của các tổ chức chính trị tôn giáo cực đoan, lực lượng khủng bố, sự can
thiệp vụ lợi bởi các thế lực bên ngoài->nạn khủng bố thường xuyên xảy ra.

b. Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp

*Nguyên nhân:
- Do mâu thẫn về quyền lợi…(đất đai, nguồn nước, dầu mỏ)

- Do các định kiến về tôn giáo, dân tộc, văn hóa, và các vấn đề thuộc lịch sử.

- Do sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.

*Ảnh hưởng của tình hình chính trị thiếu ổn định ở khu vực Tây Nam Á đến khu vực và thế
giới:

- Ảnh hưởng đến khu vực:

+ Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia trong khu vực.

+ Đời sống người dân bị đe dọa, làm trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo (người dân phải
bỏ nhà cửa di cư ra nước ngoài…)

+ Kìm hãm sự phát triển kinh tế.

- Ảnh hưởng đến thế giới:

+ Ảnh hưởng đến giá dầu thế giới, làm xảy ra các cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.

+ Môi trường bị ảnh hưởng và suy thoái toàn cầu.

*Hướng giải quyết:

+ Xóa bỏ mâu thuẫn giữa các quốc gia về quyền lợi: đất đai, nguồn nước, tài nguyên dầu
khí.

+ Xóa bỏ định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hóa và các vấn đề thuộc về lịch sử.

+ Xóa bỏ sự can thiệp vụ lợi từ các thế lực bên ngoài, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của
cộng đồng quốc tế để giải quyết vấn đề khách quan, công bằng.
Câu 8.
Nêu vai trò cung cấp dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á và Trung Á.

Câu 9. Các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á nên được bắt đầu giải quyết từ đâu? Vì sao?

GỢI Ý: - Các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á nên được bắt đầu giải quyết từ các vấn đề:

+ Xóa bỏ mâu thuẫn giữa các quốc gia về quyền lợi: đất đai, nguồn nước, tài nguyên dầu khí.

+ Xóa bỏ định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hóa và các vấn đề thuộc về lịch sử.

+ Xóa bỏ sự can thiệp vụ lợi từ các thế lực bên ngoài, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế để
giải quyết vấn đề khách quan, công bằng.

+ Giải quyết tình trạng đói nghèo.

- Vì đó là nguyên nhân dẫn tới chiến tranh, xung đột, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế
và người dân trong khu vực.

Câu 10. Tại sao khu vực Tây Nam Á thường xảy ra tình trạng bất ổn định? (= Tại sao Tây Nam Á được coi là
điểm nóng trên thế giới?) Vì sao I-xra-en và Pa-le-xtin lại có xung đột kéo dài? Quan hệ giữa I-xra-en và Pa-le-
xtin có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế-xã hội của cả hai quốc gia? Để cùng phát triển, hai nước
cần phải làm gì?

Gợi ý:
*Nguyên nhân làm cho Ixraen và Palextin xung đột kéo dài là:

- Hai nước được thành lập theo Nghị quyết 181 của Hội đồng Liên hợp quốc khóa 2 năm 1947 với biên giới rõ
ràng nhưng Nghị quyết lại không được hai nước thi hành.

- Ixraen thành lập trước, có diện tích rộng hơn so với quy định, lấy từ lãnh thổ Palextin.

Palextin thành lập sau, có diện tích hẹp hơn so với quy định.

-Sau mỗi cuộc chiến tranh, xung đột, Ixraen lại tiếp tục lấn chiếm đất của Palextin để mở rộng diện tích.

- Vấn đề tồn đọng giữa hai nước là quyền lợi về đất đai, tài nguyên sống và tồn tại của hai dân tộc.

* Ảnh hưởng quan hệ giữa hai nước tới sự phát triển kinh tế-xã hội của hai quốc gia:

- Cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội của hai nước.

- Ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

- Xáo trộn việc quản lí xã hội.

- Cản trở thu hút vốn đầu tư và du lịch từ nước ngoài.

* Hai nước cần phải chuyến từ đối đầu sang đối thoại, cùng chung sống hòa bình với nhau. Cần giải quyết các
vấn đề phát sinh khách quan, công bằng, bình đẳng trên các cơ sở các giá trị được chấp nhận của luật pháp quốc
tế.

Câu 11. Hãy giải thích ý nghĩa câu nói: “Trung Đông chính là bàn cờ mà người đánh cờ là các cường quốc”.

GỢI Ý: - Đây là nơi tập trung hầu hết những mâu thuẫn trên thế giới: mâu thuẫn về dân tộc, VTĐL,lịch sử, tôn
giáo, văn hóa, nguồn nước ngọt.
- Do VTĐL của Trung Đông rất quan trọng về chính trị, ngã ba các châu lục và là cái “rốn” đầu mỏ TG.
=> Cho nên các cường quốc đều muốn chứng minh tầm ảnh hưởng của mình.

Câu 12. Dựa vào bảng số liệu dưới đây về sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế
giới năm 2003 (đơn vị: nghìn/thùng/ngày)

STT Khu vực Lượng dầu thô khai thác Lượng dầu thô tiêu dùng
1 Đông Á 3.414,8 14.520,5
2 Tây Nam Á 21.356,6 6.117,2
3 Trung Á 1.172,8 503
4 Đông Nam Á 2.584,48 3.749,7
5 Đông Âu 8.413,2 4.573,9
6 Tây Âu 161,2 6.882,2
7 Bắc Mĩ 7.986,4 22.226,8
a. Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng dầu khô khai thác và tiêu dùng của một số khu vực trên thế giới, năm 2003.

b. Tính lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của các khu vực trên.

c. Nhận xét về khả năng khai thác và tiêu thụ dầu mỏ các khu vực trên và khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới
của khu vực Tây Nam Á.

d. Vì sao khu vực Tây Nam Á và Trung Á trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc.

Câu 13. Cho bảng số liệu:

Sự phân bố trữ lượng dầu mỏ và khí đốt trên thế giới.

Khu vực Dầu thô (tỉ tấn) Khí đốt (tỉ m3)
Bắc Mĩ 6,2 8,5
Trung – Nam Mĩ 10,3 7,9
Tây Âu 2,3 5,6
Đông Âu và Liên Xô(cũ) 11,3 66,0
Châu Phi 13,2 14,2
Trung Đông 92,5 81,2
Viễn Đông- ASEAN 6,0 11,0
Nam Thái Bình Dương 0,6 3,3
a. Hãy vẽ biểu đồ và nhận xét về sự phân bố trữ lượng dầu mỏ, khí đốt trên thế giới.

b. Nêu những ảnh hưởng của việc phân bố dầu, khí đến sự phát triển kinh tế-xã hội chung và các khu vực trên thế
giới.

`Bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì ( tiết 1)


Câu 1. Dựa vào bảng số liệu sau:
Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số Hoa Kì thời kì 1970-2004
Năm 1970 1980 1988 2004
Số dân (triệu người) 204 227 245 292
Tỉ lệ gia tăng (%) 1,1 1,0 0,8 0,92
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số dân và tỉ lệ gia tăng dân số Hoa Kì thời kì 1970-2004.
2. Nhận xét và giải thích.
Câu 2. Cho bảng số liệu:
Số dân Hoa Kì thời kì 1800-2005. (đơn vị: triệu người)
Năm 1800 1820 1840 1860 1880 1900 1920 1940 1960 1980 2005
Số dân 5 10 17 31 50 76 105 132 179 227 296,5
1. Vẽ biểu đồ thể hiện dân số của Hoa Kì thời kì 1800-2005.
2. Nhận xét đặc điểm dân số Hoa Kì và giải thích nguyên nhân và phân tích ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đối
với phát triển kinh tế.
III. Câu hỏi lí thuyết
Câu 1. a. Trình bày đặc điểm lãnh thổ và vị trí địa lý của Hoa Kì.
b. Hãy cho biết vị trí địa lý của Hoa Kì có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế.
GỢI Ý: * Thuận lợi:
- Phần lớn lãnh thổ Hoa Kì nằm trong vành đai khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của
con người.
- Nằm cách châu Âu bởi Đại Tây Dương, cách châu Á bởi TBD nên tránh được sự tàn phá của hai cuộc chiến
tranh thế giới.
- Tiếp giáp Canada và Mĩ Latinh=>Hoa Kì được cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú và thuận lợi trong thị
trường tiêu thụ.
- Nằm giữa hai đại dương lớn =>thuận lợi phát triển kinh tế biển (4 ngành)
* Khó khăn:
- Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai: bão, lốc xoáy, vòi rồng.
- Lãnh thổ rộng lớn nên khó khăn trong quản lí kinh tế-xã hội.
b. Vị trí địa lý của Hoa Kì có thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế
Câu 2. Trình bày đặc điểm tự nhiên vùng phía tây, vùng phía đông và vùng trung tâm của Hoa Kì.
Câu 3. Trình bày đặc điểm tự nhiên vùng A-la-xca và Ha-oai của Hoa Kì.
Câu 4. Trình bày những khó khăn về tự nhiên đối với phát triển kinh tế của Hoa Kì.
GỢI Ý:- Do địa hình có dạng lòng máng theo hướng bắc-nam nên thời tiết biến động mạnh, xuất hiện nhiều thiên
tai : lốc xoáy, vòi rồng, mưa đá. Khu vực ven vịnh Mehico thường bị bão nhiệt đới gây mưa và gió lớn, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống.
- Các bang trong vùng núi Cooc-đi-e và phía tây bắc vùng Trung tâm có lượng mưa nhỏ nên thiếu nước
nghiêm trọng.
- Vào mùa đông, các bang ở phía bắc và đông bắc thường có bão tuyết.
Câu 5. Dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành nội dung vào bảng sau:
Các vùng tự nhiên Vùng phía Tây Vùng phía Đông Vùng Trung tâm
Phạm vi lãnh thổ và đị
hình
Tài nguyên để phá
triển nông nghiệp
Tài nguyên để phá
triển công nghiệp
Câu 6. Phân tích những thuận lợi của vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp, công
nghiệp ở Hoa Kì.
GỢI Ý: - Thuận lợi đối với phát triển nông nghiệp:
+ Phần lãnh thổ ở trung tâm Bắc Mĩ nằm trong vành đai khí hậu ôn đới và cận nhiệt=>điều kiện thuận lợi để đa
dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
+ Hoa Kì có đồng bằng rộng lớn do hệ thống sông Mi-xi-xi-pi bồi đắp và các đồng bằng ven biển ĐTD và TBD
đát đai màu mỡ=>thuận lợi phát triển trồng trọt.
+ Phần phía tây và tây bắc của vùng Trung tâm có địa hình gò đồi, nhiều đồng cỏ rộng=> phát triển chăn nuôi.
+ Rừng tương đối lớn ở vùng phía Tây và bán đảo Alaxca=> phát triển lâm nghiệp.
+ Các vùng biển ở ĐTD và TBD có nhiều ngư trường. Vùng Ngũ Hồ có trữ lượng cá nước ngọt lớn là điều kiện
thuận lợi để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Thuận lợi đối với phát triển công nghiệp:
+ Giáp Canada và Mĩ Latinh, nằm trong khu vực châu Á-TBD=> thuận lợi nhập nguyên liệu và mở rộng thị
trường.
+ Nhiều khoáng sản với trữ lượng rất lớn=>phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng.
+ Vùng phía Tây và phía Đông có nguồn thủy năng phong phú, là điều kiện thuận lợi để phát triển thủy điện.
Câu 7. Hoa Kì là một nước giàu tài nguyên, em hãy chứng minh điều đó và cho biết Hoa Kì đã sử dụng chúng
vào mục đích kinh tế như thế nào?
GỢI Ý:- VTĐL:…
- Biển:………….
- Đất đai: ở đồng bằng ……………; ở gò đồi……………….
- Khí hậu đa dạng:..........=> phát triển nông nghiệp đa dạng sản phẩm.
- Sông hồ:……có giá trị về giao thông, thủy điện, thủy sản, cung cấp nước cho sh và sx
- Rừng: chiếm diện tích lớn..........=> CN khai thác, chế biến gỗ và sản xuất giấy.
- Khoáng sản: gồm nhiều loại với trữ lượng lớn=> phát triển các ngành công nghiệp.
Câu 8. Hãy chứng minh Hoa Kì là đất nước của những người nhập cư. Dân nhập cư có tác động như thế nào tới
nền kinh tế của Hoa Kì trong giai đoạn đầu xây dựng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa?
GỢI Ý:
a. Chứng minh Hoa Kì là đất nước của những người nhập cư:
- Thành phần dân cư đa dạng:................dẫn chứng
- Quy mô dân số tăng lên, một phần quan trọng do nhập cư: dẫn chứng…
b. Tác động của những người nhập cư tới nền kinh tế - xã hội Hoa Kì:
- Tích cực:
+ Tạo nền văn hóa đa dạng.
+ Tạo nên tính năng động của dân cư trong việc khai phá các vùng đất mới, khai thác tài nguyên và phát triển các
ngành kinh tế.
+ Góp phần quan trọng gia tăng dân số Hoa Kì, tạo thị trường tiêu thụ nội địa rộng lớn, có nguồn lao động dồi
dào, đặc biệt từ châu Phi, Á, Mĩ Latinh sang; nguồn lao động nhập cư có trình độ cao, giàu kinh nghiệm.=> Hoa
Kì rút ngắn được thời gian đào tạo, tiết kiệm được chi phí đào tạo và nuôi dưỡng ban đầu.
- Tiêu cực:
+ Người da màu thường là đội quân chủ lực trong công việc nặng nhọc. Sự chênh lệch giàu nghèo lớn
và tình trạng bất bình đẳng giữa các dân tộc =>mâu thuẫn, các cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi, bản
sắc dân tộc=> mất ổn định xã hội.
+ Một số dân nhập cư có trình độ thấp, tị nạn về chính trị gây khó khăn cho giải quyết việc làm, gánh
nặng cho phúc lợi xã hội.
Câu 9. Quan sát hình 7.4(SGK Địa lý nâng cao trang 49), hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư của Hoa
Kì.
Câu 10. Trình bày đặc điểm dân cư Hoa Kì. Đặc điểm đó có ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế của Hoa Kì.
GỢI Ý:
a. Dân số
- Dân số đông=>…………
- Dân số tăng nhanh, một phần quan trọng do nhập cư=> tích cực…………
- Cơ cấu DS già: thuận lợi, khó khăn…
b. Thành phần dân cư: đa dạng…………=> tích cực, tiêu cực…………
c. Phân bố dân cư không đều:……dẫn chứng
- Tỉ lệ dân thành thị cao. Chủ yếu dân đô thị sống trong các thành phố vừa và nhỏ nên hạn chế được tiêu
cực của đô thị hóa.
Câu 11. Nêu những nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư Hoa Kì.

Bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì (tiết 2)


III. Câu hỏi lí thuyết
Câu 1. Vì sao nói: “Hoa Kì có nền kinh tế mạnh nhất thế giới”?
Câu 2. Nguyên nhân nào làm cho Hoa Kì trở thành siêu cường quốc kinh tế trên thế giới?
GỢI Ý: Nguyên nhân làm cho Hoa Kì trở thành siêu cường quốc kinh tế trên thế giới:
- VTĐL và lãnh thổ:….
- Điều kiện tự nhiên và TNTN:
+ Đất đai:…….
+ Khí hậu:
+ Sông hồ:..
+ Biển……
+ Rừng………..
- Điều kiện kinh tế-xã hội:
- Dân số đông, tăng nhanh, do nhập cư nên có thị trường rộng lớn, lao động dồi dào…………
( Phân tích mặt thuận lợi do dân nhập cư đem lại cho Hoa Kì:.........)
- Đất nước không bị chiến tranh tàn phá mà trở nên giàu có vượt bậc nhờ buôn bán vũ khí.
- Đầu tư ra nước ngoài ngày càng thu được lợi nhuận lớn như ngân hàng, tài chính, công ti xuyên quốc
gia, chuyển giao công nghệ.
- Trình độ khoa học công nghệ hiện đại nhất thế giới, thu hút chất xám từ các nước.
- Cơ sở hạ tầng và csvckt tốt.
Câu 3. Trình bày những mặt mạnh và mặt yếu của nền kinh tế Hoa Kì.
GỢI Ý:
a. Mặt mạnh:
- Quy mô nền kinh tế đứng đầu thế giới.
- Hình thành được nền kinh tế thị trường điển hình.
- Nền kinh tế có tính chuyên môn hóa cao.
- Sức mạnh của các ngành kinh tế. (d/c)
b. Mặt yếu:
- Chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Nhật Bản, Tây Âu…
- Phát triển nhanh nhưng không ổn định, hay diễn ra suy thoái.
- Kinh tế chịu sự chi phối của các vấn đề chính trị: chạy đua vũ trang, sự chênh lệch giàu nghèo=>bất
ổn về chính trị.
- Nhiều ngành công nghiệp đang mất vị trí hàng đầu.
Câu 4. Trình bày đặc điểm tình hình phát triển ngành dịch vụ của Hoa Kì. Tại sao Hoa Kì là nước nhập siêu
nhưng vẫn có nền kinh tế mạnh nhất thế giới?
GỢI Ý: b. Hoa Kì là nước nhập siêu nhưng vẫn có nền kinh tế mạnh nhất thế giới, vì:
- Dân số Hoa Kì đông, sức mua cao nên nhu cầu tiêu thụ hàng hóa lớn, cần nhập khẩu.
- Kinh tế phát triển mạnh nên thiếu nguyên, nhiên liệu để phục vụ sản xuất. Hoa Kì nhập nguyên, nhiên
liệu từ nước ngoài với giá rẻ, vừa tiết kiệm, vừa tích trữ tài nguyên quốc gia.
- Đô la là đồng tiền mạnh trên thế giới nên các nước luôn duy trì tỉ giá hối đoái cao để tạo ưu thế trong
xuất khẩu. Vì thế, HK có lợi thế trong nhập khẩu nhưng bất lợi trong xuất khẩu.
- HK đứng đầu thế giới về chuyển giao công nghệ, viễn thông, tài chính, ngân hàng=> Nguồn thu phi
mậu dịch đảm bảo nền kinh tế phát triển trong tình trạng nhập siêu.
Câu 5. Hãy chứng minh ngành dịch vụ là sức mạnh kinh tế của Hoa Kì.
Câu 6. Nêu và giải thích sự thay đổi cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ trong sản xuất công nghiệp của Hoa Kì.
GỢI Ý:
a. Sự thay đổi cơ cấu sản xuất công nghiệp của Hoa Kì:(1đ)

- Trước đây: sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc với các ngành công nghiệp
truyền thống như luyện kim, ô tô, đóng tàu, hóa chất, dệt…
b. Hiện nay: sản xuất công nghiệp mở rộng xuống phía nam và ven Thái Bình Dương với các ngành
công nghiệp hiện đại như hóa dầu, hàng không-vũ trụ, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông…

=>Giải thích: (2,5đ)

- Do tác động của cách mạng KHKT và toàn cầu hóa tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu ngành công
nghiệp.

- Do công nghiệp truyền thống của Hoa Kì bị cạnh tranh bởi các nước phát triển khác và các nước
công nghiệp mới

- Vùng công nghiệp Đông Bắc đã phát triển lâu đời nên cơ sở vật chất kĩ thuật, kết cấu hạ tầng lạc
hậu, chất lượng sản phẩm giảm sút, môi trường ô nhiễm…

- Khu vực phía nam và ven Thái Bình Dương có nhiều lợi thế:

+ Hoa Kì xây dựng mới các cơ sở hạ tầng, hệ thống xa lộ, phát triển các nguồn năng lượng mới...

+ Gần Mĩ Latinh- nơi có nguyên liệu dồi dào và thị trường rộng lớn.

+ Khí hậu có nhiều nắng ấm hấp dẫn cuộc sống dân cư, người lao động.

+ Giá tiền công lao động rẻ hơn so với vùng Đông Bắc

Câu 7. Vì sao các ngành công nghiệp hiện đại của Hoa Kì phân bố chủ yếu ở phía nam và duyên hải Thái Bình
Dương? (xem câu 6b)
Câu 8. Cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của Hoa Kì có sự chuyển dịch như thế nào
trong những năm gần đây?
Câu 9. Trình bày sự khác biệt về mức độ tập trung công nghiệp của vùng Đông Bắc so với vùng phía Tây và phía
Nam của Hoa Kì. Giải thích vì sao có sự khác biệt đó?
GỢI Ý:
- Mức độ tập trung: Vùng Đông Bắc cao hơn vùng phía Tây và phía Nam do lịch sử lâu đời.
- Về ngành: xem lại câu 6
Câu 10. Trình bày đặc điểm tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp của Hoa Kì.
Câu 11. Trình bày sự thay đổi không gian sản xuất nông nghiệp Hoa Kì. Nêu nguyên nhân của sự thay đổi đó.
GỢI Ý:
- Sự thay đổi không gian sản xuất nông nghiệp Hoa Kì:
+ Trước đây: vành đai chuyên canh.
+ Hiện nay: vành đai đa dạng hóa sản phẩm.
- Nguyên nhân:
+ Do hệ thống thủy lợi phát triển và được tổ chức tốt.
+ Sự hỗ trợ đắc lực của khoa học, công nghệ sinh học.
+ Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo hiệu quả kinh tế cao, thích ứng sự biến động của thị
trường.
III. Câu hỏi biểu đồ
Câu 1. Cho bảng số liệu:
GDP và GDP bình quân đầu người của Hoa Kì qua một số năm
Năm 1995 1997 2000 2002 2004
GDP (tỉ USD) 7400,5 8318,4 9872,9 10429,0 11667,5
GDP/người (USD) 28135 31038 35082 36165 39752
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP và GDP/ người của Hoa Kì thời kì 1995-2004.
b. Nêu nhận xét.
Câu 2. Cho bảng số liệu:
GDP phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kì năm 1990 và năm 2010. (đơn vị: tỉ USD)
Năm Tổng số Nông –lâm-thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
1990 5327 371,0 1352,0 3604,0
2010 14660 132,0 2990,6 11537,4
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kì năm
1990 và năm 2010.
Gọi bán kính năm 1990= 1 đvbk=> bán kính năm 2010 =
b. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kì trong giai đoạn trên.
Câu 3. Cho bảng số liệu sau:
Giá trị các ngành kinh tế trong GDP của Hoa Kì giai đoạn 1960-2006.(đơn vị: tỉ USD)
Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
1960 21,1 178,5 326,8
1997 156,7 2115,2 5562,1
2004 105,0 2298,5 9264,0
2006 112,1 2553,3 9789,6
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP của Hoa Kì giai đoạn 1960-
2006.
b. Qua đó nhận xét và đánh giá vai trò của các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP của Hoa Kì.
Câu 4. Cho bảng số liệu:
Giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì, giai đoạn 1985-2004. Đơn vị : tỉ USD
Năm 1985 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004
Xuất khẩu 218,8 393,6 584,7 781,9 729,1 639,1 724,8 818,5
Cán cân thương mại -133,7 -123,4 -186,2 -477,4 -450,1 -507,1 -578,3 -707,2
a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì, giai đoạn 1985-2004.
b. Nhận xét và giải thích về tình hình thương mại của Hoa Kì.
Câu 5. Cho bảng số liệu sau:
Tình hình ngoại thương của Hoa Kì thời kì 1995-2004.(đơn vị : tỉ USD)
Năm Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Cán cân xuất nhập khẩu
1995 1355,6 -186,2
2000 2041,2 -477,4
2001 1908,3 -450,1
2002 1893,9 -507,1
2003 2027,9 -578,3
2004 2344,2 -707,2
a. Tính giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Hoa Kì qua các năm.
b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu của Hoa Kì
thời kì 1995-2004.
c. Nhận xét về cơ cấu xuất nhập khẩu của Hoa Kì.
Bài 6. Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU CỦA HOA KÌ GIAI ĐOẠN 1990 -2010.
(đơn vị: tỉ USD)
Năm 1990 2000 2005 2010
Xuất khẩu 552,1 1093,2 1305,1 1844,4
Nhập khẩu 629,7 1475,3 2027,8 2356,1
a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu của Hoa Kì giai đoạn
1990-2010.
b. Nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu của Hoa Kì trong giai đoạn trên.
Bài 7. Cho bảng số liệu sau:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (THEO GIÁ THỰC TẾ) PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA HOA
KÌ GIAI ĐOẠN 1990-2010.(đơn vị: tỉ USD)
Khu vực kinh tế 1990 2000 2005 2010
Tổng sản phẩm trong nước 5751,0 9899,0 12564,0 14419,0
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 120,8 118,8 150,8 173,0
Công nghiệp và xây dựng 1598,8 2316,4 2789,2 2855,0
Dịch vụ 4031,4 7463,8 9624,0 11391,0
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kì giai
đoạn 1990-2010.
b. Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kì
giai đoạn trên.
Bài 8. Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ VÀ TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (THEO GIÁ THỰC TẾ) CỦA HOA KÌ GIAI ĐOẠN 1990-
2010.
Năm 1990 2000 2005 2010
Dân số (triệu người) 249,6 282,2 295,5 309,3
Tổng sản phẩm trong nước (tỉ USD) 5751 9899 12564 14419
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, tổng sản phẩm trong nước và tổng sản phẩm
trong nước bình quân đầu người của Hoa Kì giai đoạn 1990-2010.
b. Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng đó.
Bài 9. Cho bảng số liệu sau:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA THẾ GIỚI VÀ HOA KÌ NĂM 2000 VÀ NĂM 2010.
(đơn vị: tỉ USD)
Năm 2000 2010
Thế giới 31970,0 62825,0
Hoa Kì 9899,0 14419,0
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng tổng sản phẩm trong nước của Hoa Kì với thế giới năm 2000 và
2010.
b. Nhận xét và giải thích tỉ trọng tổng sản phẩm trong nước của Hoa Kì với thế giới năm 2000 và 2010.
Bài 10. Cho bảng số liệu sau:
DÂN SỐ VÀ TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (THEO GIÁ THỰC TẾ) CỦA HOA KÌ GIAI ĐOẠN 1990-
2010.
Năm 1990 2000 2005 2010
Dân số (triệu người) 249,6 282,2 295,5 309,3
Tổng sản phẩm trong nước (tỉ USD) 5751 9899 12564 14419
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diễn biến dân số và tổng sản phẩm trong nước của Hoa Kì giai đoạn 1990-
2010.
b. Tính tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người qua các năm và rút ra nhận xét cần thiết.
Bài 11. Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU CỦA HOA KÌ GIAI ĐOẠN 1990-2010.
(đơn vị: tỉ USD)
Năm 1990 2010
Xuất khẩu 552,1 1844,4
Nhập khẩu 629,7 2356,1
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì năm 1990 và năm 2010.
b. Nhận xét và giải thích về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì giai đoạn 1990-
2010.
Bài 12. Cho bảng số liệu sau:
DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CÓ HẠT CỦA HOA KÌ GIAI ĐOẠN 1990-2010.
Năm 1990 2000 2005 2010
Dân số (triệu người) 249,6 282,2 295,5 309,3
Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) 312411 342628 366440 401670
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương
thực có hạt bình quân đầu người của Hoa Kì giai đoạn 1990-2010.
b. Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng đó.
Bài 13. Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG THỊT, TRỨNG, SỮA CỦA HOA KÌ GIAI ĐOẠN 1990-2010. (đơn vị: nghìn tấn)
Năm 1990 2000 2005 2010
Thịt 28635 37677 39540 42168
Trứng 4034 4998 5333 5412
Sữa 67005 76023 80254 87474
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt, trứng, sữa của Hoa Kì giai đoạn 1990-
2010.
b. Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng đó.

Bài 7: Liên minh châu Âu (tiết 1)

II. Câu hỏi lí thuyết


Câu 1. Liên minh châu Âu (EU) hình thành và phát triển như thế nào? Trình bày tóm tắt mục đích và thể chế
của tổ chức này.
Câu 2. Nêu ý nghĩa của các kí tự: EU-6-15-25-27.
Câu 3. Chứng minh EU là một liên minh khu vực lớn nhất thế giới.
Câu 4. Chứng minh EU là trung tâm kinh tế lớn, một trung tâm thương mại hàng đầu thế giới, phân tích nguyên
nhân. Vì sao có sự khác biệt về không gian kinh tế ở EU?
Câu 5. Nêu đặc điểm cơ bản về mối quan hệ thương mại giữa các nước trong EU và giữa EU với các nước bên
ngoài và nêu nhận xét.
III. Câu hỏi biểu đồ
Câu 1: Cho bảng số liệu:
Các chỉ số của EU và các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới năm 2004 (đơn vi: %)
Chỉ số GDP Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP Tỉ trọng của EU trong xuất
khẩu của thế giới
EU 31,0 26,5 37,7
Hoa Kì 7,0 7,0 9,0
Nhật Bản 11,3 12,2 6,25
a. Vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất chỉ số về kinh tế của EU và các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới năm 2004.
b. Nhận xét và giải thích về vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới.
Câu 2. Cho bảng số liệu sau:
Tỉ trong GDP, dân số của EU và một số nước trên thế giới- năm 2004. (đơn vị: %)
Các nước, khu vực GDP Dân số
EU 31,0 7,1
Hoa Kì 28,5 4,6
Nhật Bản 11,3 2,0
Trung Quốc 4,0 20,3
Ân Độ 1,7 17,0
Các nước còn lại 23,5 49,0
a. Dựa vào bảng số liệu trên, hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số
quốc gia trên thế giới.
b. Dựa vào biểu đồ đã vẽ, bảng số liệu sau và những hiểu biết của mình, hãy nhận xét về vị trí kinh tế của
EU trên trường quốc tế.
Các chỉ số EU Hoa Kì Nhật Bản
Dân số (triệu người-năm 2005) 459,7 296,5 127,7
GDP (tỉ USD- năm 2004) 12690,5 11667,5 4623,4
Xuất khẩu/GDP (%-năm 2004) 26,5 7,0 12,2
Tỉ trọng của EU trong xuất khẩu của thế 37,7 9,0 6,25
giới (%-năm 2004)

Bài 7: Liên minh châu Âu (tiết 2)


Câu 1. Liên minh châu Âu (EU) đã tạo nên một thị trường chung được thể hiện trên những lĩnh vực nào?
GỢI Ý: Biểu hiện: Hình thành thị trường chung châu Âu:
- Bốn mặt tự do lưu thông: ……………….
- Sử dụng đồng tiền chung ơ –rô:……………..
Câu 2. Nêu biểu hiện và ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất
GỢI Ý:
a. Biểu hiện: như câu 1
b. Ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất:
- Tăng cường tự do lưu thông người, hàng hóa, dịch vụ, tiền vốn.
- Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa EU về các mặt kinh tế, xã hội.
- Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối.
- Việc EU sử dụng một đồng tiền chung, thống nhất có tác dụng thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi
tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông vốn và đơn giản hóa công tác kế toán của doanh nghiệp
đa quốc gia.
- Tuy nhiên, việc chuyển đổi đồng ơ-rô gây nên tình trạng giá tiêu dùng tăng cao, dẫn đến lạm phát.
Câu 3. Hãy chứng minh sự hợp tác trong sản xuất và dịch vụ của EU.
Câu 4. Nêu những đặc điểm của liên kết vùng ở châu Âu. Vì sao các nước EU phát triển các liên kết vùng?
GỢI Ý:
a. Đặc điểm của liên kết vùng ở châu Âu:
- Về lãnh thổ:
+ Bao gồm bộ phận lãnh thổ của nhiều nước.
+ Quy mô lãnh thổ lớn.
- Hình thức tổ chức:
+ Hợp tác, liên kết tổng hợp ở nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội vì nhiều lợi ích chung.
+ Có sự liên kết chặt chẽ trong từng lĩnh vực và giữa các lĩnh vực.
b. Các nước EU phát triển các liên kết vùng vì nó mang lại nhiều lợi ích:
- Tăng cường quá trình liên kết và nhất thể hóa EU.
- Tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới.
- Chính quyền và nhân dân vùng biên giới cùng thực hiện các dự án chung trong kinh tế, văn hóa,
giáo dục, an ninh nhằm tận dụng lợi thế so sánh riêng mỗi nước.
Câu 5. Thế nào là liên kết vùng? Qua ví dụ liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ, hãy cho biết ý nghĩa của việc phát triển
các liên kết vùng trong Liên minh châu Âu. Nêu biểu hiện của liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ.
Câu 6. Chứng minh nhận định sau: “EU (Liên minh châu Âu) là một tổ chức liên kết khu vực có nhiều thành
công nhất trên thế giới”.
GỢI Ý:
EU (Liên minh châu Âu) là một tổ chức liên kết khu vực có nhiều thành công nhất trên thế giới”.Vì:
- Đây là tổ chức có số lượng thành viên đông nhất=> EU 27.
- Mức độ liên kết giữa các thành viên rất chặt chẽ, đa dạng về kinh tế, luật pháp, an ninh, đối ngoại.
- Có bộ máy hành chính làm việc thường xuyên, đưa ra các quyết định quan trọng cho toàn bộ tổ chức.
- Có vị trí cao trên thế giới về kinh tế:
Bài 8: Liên Bang Nga (tiết 1)
Câu 1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát
triển kinh tế của LB Nga.
Câu 2. Đặc điểm dân cư của LB Nga có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế?
GỢI Ý:
a. Thuận lợi:
- Đông dân => lao động dồi dào, thị trường rộng lớn.
- Nhiều dân tộc: đa dạng về văn hóa, thuận lợi để phát triển du lịch.
- Trên 70% dân số sống ở thành phố, chủ yếu là thành phố nhỏ và trung bình thuận lợi cho phát triển
công nghiệp và dịch vụ.
Câu 3. Hãy nêu một số tác phẩm văn học, nghệ thuật, những nhà bác học nổi tiếng của LB Nga.

Bài 8: Liên bang Nga (tiết 2)


Câu 1. Hãy nêu vai trò của LB Nga trong Liên bang Xô viết trước đây. Nền kinh tế LB Nga gặp những khó
khăn gì trong thập niên 90 của thế kỉ XX?
Câu 2. Trình bày chiến lược kinh tế mới của LB Nga và những thành tựu đạt được sau năm 2000.
Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu nào giúp cho nền kinh tế LB Nga phát triển từ sau năm 2000?
= Liên Bang Nga đã thực hiện chiến lược gì để nền kinh tế khôi phục lại vị trí cường quốc?
GỢI Ý: Nguyên nhân:
- Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.
_ Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.
_ Mở rộng ngoại giao.
_ Coi trọng châu Á, nâng cao đời sống nhân dân…
Câu 4. Trình bày đặc điểm tình hình phát triển các ngành kinh tế của LB Nga.
Câu 5. Nêu đặc điểm nổi bật của một số vùng kinh tế quan trọng của LB Nga.
Câu 6. Hãy nêu những ngành công nghiệp nổi tiếng của LB Nga và cho biết LB Nga đã hợp tác với Việt Nam
trong những ngành công nghiệp nào (trước đây và hiện nay).
Câu 7. Nêu mối quan hệ Nga-Việt trong bối cảnh quốc tế mới.
III. Câu hỏi biểu đồ
Bài 1. Cho bảng số liệu sau:

DÂN SỐ LIÊN BANG NGA GIAI ĐOẠN 1990-2010. (đơn vị: triệu người)

Năm 1990 2000 2005 2008 2010


Số dân 148,3 146,3 143,2 142,0 141,9
a. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện dân số Liên Bang Nga giai đoạn 1990-2010.

b. Nhận xét và giải thích.

Bài 2. Cho bảng số liệu:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA LIÊN BANG NGA GIAI ĐOẠN 2000-2011 (đơn vị: tỉ USD)

Năm 2000 2005 2008 2011


Tổng sản phẩm trong nước 260 764 1661 1899
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tổng sản phẩm trong nước và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong
nước của LB Nga giai đoạn 2000-2011.

b. Nhận xét và giải thích.

Bài 3. Cho bảng số liệu sau:

DÂN SỐ VÀ TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA LB NGA GIAI ĐOẠN 2000-2011.

Năm 2000 2005 2008 2011


Dân số (triệu người) 146,3 143,2 142,0 141,9
Tổng sản phẩm trong nước (tỉ USD) 260 764 1661 1899
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện dân số và tổng sản phẩm trong nước của LB Nga giai đoạn 2000-2011.

b. Tính tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của LB Nga qua các năm; nhận xét và giải thích sự
tăng trưởng dân số, tổng sản phẩm trong nước và tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của LB
Nga trong giai đoạn trên.

Bài 4. Cho bảng số liệu sau:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA
LIÊN BANG NGA GIAI ĐOẠN 1990-2010. (đơn vị: tỉ USD)

Khu vực kinh tế 1990 2000 2008 2010


Nông, lâm nghiệp và thủy sản 85,8 16,7 73,1 61,0
Công nghiệp và xây dựng 250,2 98,5 599,6 539,9
Dịch vụ 181,0 144,8 988,3 924,1
Tổng số 517,0 260,0 1661,0 1525,0
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của LB
Nga giai đoạn 1990-2010.

b. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của LB
Nga trong giai đoạn trên.

Bài 5. Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG THAN, DẦU THÔ, ĐIỆN CỦA LIÊN BANG NGA GIAI ĐOẠN 2000-2010

Năm 2000 2005 2008 2010


Than (nghìn tấn) 264912 311823 336163 357043
Dầu thô (nghìn thùng/ ngày) 6479 9043 9357 9694
Điện (tỉ kWh) 831,3 901,9 984,6 983,8
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô và điện của LB Nga giai
đoạn 2000-2010.

b. Nhận xét tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô, và điện của LB Nga trong giai đoạn trên.

Bài 6. Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC VÀ LƯỢNG DẦU THÔ TIÊU DÙNG CỦA LIÊN BANG NGA
GIAI ĐOẠN 2000-2010. (đơn vị: nghìn thùng/ngày)

Năm 2000 2005 2008 2010


Dầu thô khai thác 6479 9043 9357 9694
Dầu thô tiêu dùng 2578 2785 2856 2992
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu dùng của LB Nga
giai đoạn 2000-2010.

b. Tính lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của LB Nga qua các năm và rút ra nhận xét.

Bài 7. Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA LIÊN BANG NGA GIAI ĐOẠN 2005-2010.

(đơn vị: nghìn tấn)

Năm 2005 2008 2009 2010


Lương thực có hạt 76564 106418 95616 59624
Thịt 4914 6311 6766 7214
Cá khai thác 3175 3363 3796 4038
a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực có hạt, thịt, cá, khai thác của LB Nga
giai đoạn 2005-2010.

b. Nhận xét tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực có hạt, thịt, cá khai thác của LB Nga trong giai đoạn
trên.

Bài 8. Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU CỦA LIÊN BANG NGA GIAI ĐOẠN 1990-2010

(đơn vị: tỉ USD)

Năm 1990 2000 2005 2010


Xuất khẩu 93,9 114,4 269,0 445,5
Nhập khẩu 92,7 62,4 164,3 322,4
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu của LB
Nga giai đoạn 1990-2010.

b. Nhận xét tình hình xuất nhập khẩu của LB Nga trong giai đoạn trên.

Bài 9. Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA LIÊN BANG NGA GIAI ĐOẠN 2000-2010. (đơn vị: tỉ USD)

Năm 2000 2005 2008 2010


Xuất khẩu 114,4 269,0 520,0 445,5
Nhập khẩu 62,4 164,3 366,6 322,4
Tổng số 176,8 433,3 886,6 767,9
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của LB Nga giai đoạn 2000-2010.
b. Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét cần thiết.

Bài 10. Cho bảng số liệu sau:

SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ DOANH THU DU LỊCH CỦA LIÊN BANG NGA GIAI ĐOẠN
2000-2011

Năm 2000 2005 2008 2011


Số khách du lịch quốc tế (nghìn người) 21169 22201 23676 24932
Doanh thu du lịch (triệu USD) 3429 7806 15821 17031
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số khách du lịch quốc tế và doanh thu du lịch của LB Nga giai đoạn
2000-2011.

b. Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét cần thiết.

Bài 9: Nhật Bản (tiết 1)


Câu 1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển
kinh tế.
Lời giải
Thuận lợi Khó khăn

- Nằm ở khu vực có điều kiện để


phát triển kinh tế biể - Khu vực có rất nhiều
Vị trí địa lí núi lửa, thiên tai, động
- Mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế đất,….
với thế giới bằng đường biển

- Nhiều cảnh quan đẹp

- Đất đai màu mỡ thuận lợi cho - Chủ yếu là đồi núi
Địa hình,
trồng trọt
khí hậu
- Thiếu đất canh tác
- Thuận lợi cho việc xây dựng hải
cảng

- Khí hậu phân hóa đa dạng tạo điều


Khí hậu kiện cho sự tạo cơ cấu cây trồng vật - Lạnh giá về mùa đông
nuôi đa dạng

- Có giá trị lớn về thủy điện


Sông ngòi - Lũ lụt
- Có nhiều ngư trường lớn với thế
mạnh về hải sản

Khoáng - Nghèo nàn về tài


sản nguyê khoáng sản

Câu 2: Các đặc điểm của người lao động có tác động như thế nào đến nền kinh tế - xã hội Nhật Bản?

Lời giải
- Người lao động Nhật Bản cần cù, làm việc tích cực, với ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao. Người
Nhật rất chú trọng đầu tư cho giáo dục.

- Những đức tính đó trở thành động lực quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế Nhật Bản. Với một đất
nước có rất nhiều khó khăn về tự nhiên, thì ý chí, nghị lực và các đức tính quý báu trên đã đóng một vai trò hết
sức quan trọng trong việc phát triển đất nước. Nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển theo hướng sử dụng triệt để
các đặc tính đó.
Câu 3. Tại sao những đặc tính cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao, coi trọng giáo dục, đã trở thành động lực
quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế Nhật Bản?

GỢI Ý:

- Đất nước có nhiều khó khăn về tự nhiên thì ý chí, nghị lực của người dân vô cùng quan trọng để
khắc phục khó khăn.

- Cần cù, tự giác, tinh thần kỉ luật sẽ giúp nâng cao năng suất, cải tiến kĩ thuật, hạ giá sản phẩm để
tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

- Coi trọng giáo dục giúp đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao, là tiền đề cho những cải tiến kĩ
thuật, tạo ra những ngành mũi nhọn, ít bị cạnh tranh bởi các nước khác.

- Nền kinh tế Nhật Bản phát triển theo hướng sử dụng triệt để những đức tính đó.

Câu 4. “Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của
Nhật Bản”, bằng những dẫn chứng cụ thể hãy chứng minh nhận định trên.

GỢI Ý:

a. Đối với nền kinh tế-xã hội chung:

- Nhật Bản nằm trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.

- Việc xây dựng nhà cửa, các công trình công cộng phải tính toán phù hợp điều kiện tự nhiên.

b. Đối với nông nghiệp:

- Sự phân bố nông sản phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

- Diện tích đất canh tác ít nên nông nghiệp chưa thỏa mãn nhu cầu.

- Diện tích đất hẹp nên nông nghiệp có trình độ thâm canh cao.

c. Đối với công nghiệp:

- Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn vì thế ngành công nghiêp luôn phụ thuộc vào thị trường khoáng sản, nhiên
liệu của thế giới.

- Các trung tâm công nghiệp thường gắn với cảng biển để dễ dàng xuất, nhập khẩu hàng hóa.

- Thực hiện nhiều giải pháp để phù hợp với thiếu tài nguyên, nhất là từ sau năm 1973 như:

+ Xóa bỏ hoặc chuyển ra nước ngoài các cơ sở sản xuất kém hiệu quả, sử dụng nhiều nguyên, nhiên liệu.

+ Khuyến khích các ngành sử dụng ít nguyên, nhiên liệu, đầu tư phát triển công nghiệp trí tuệ.

d. Đối với phân bố dân cư

- Phần lớn dân cư tập trung ở đồng bằng ven biển.

- Các thành phố đông dân, các trung tâm công nghiệp lớn đều ở ven biển.

Bài 9: Nhật Bản (tiết 2)


II. Câu hỏi lí thuyết
Câu 1. Thế nào là cơ cấu kinh tế hai tầng? cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng như thế nào đối với phát triển nền
kinh tế Nhật Bản.
GỢI Ý:
- Cơ cấu kinh tế 2 tầng là vừa phát triển các xí nghiệp lớn có trình độ kĩ thuật hiện đại, vừa duy trì cơ
sở sản xuất nhỏ, thủ công.
- Tác dung của cơ cấu kinh tế 2 tầng:
+ giải quyết việc làm, tận dụng được nguồn lao động và thị trường trong nước.
+ Dễ dàng chuyển giao vốn từ xí nghiệp lớn sang xí nghiệp nhỏ và trung bình.
+ Tận dụng nguồn nguyên liệu ở khắp nơi.
+ Các xí nghiệp nhỏ, thủ công, rất năng động, dễ chuyển đổi mõi khi kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Câu 2. Trình bày tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản.
Câu 3. Trình bày các nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự phát triển nhảy vọt “thần kì” của kinh tế Nhật Bản từ sau
chiến tranh thế giới thứ II. Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì về sự phát triển?
GỢI Ý:
a. Nêu được 3 nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự phát triển nhảy vọt “thần kì” của kinh tế Nhật Bản từ sau
chiến tranh thế giới thứ II.
b. Kinh nghiệm cho VN:
- Cần có chiến lược tập trung vốn trong và ngoài nước để nhanh chóng đổi mới thiết bị và công nghệ,
mua các bằng phát minh, sáng chế, các công nghệ hiện đại để rút ngắn cách biệt.
- Xây dựng cơ cấu ngành hợp lí cho từng thời kì, tránh đầu tư tràn lan mà đầu tư các ngành công
nghiệp trọng điểm .
- Phát triển cơ cấu kinh tế 2 tầng.
- Áp dụng chính sách mở cửa, đẩy mạnh liên kết với các nước và các tổ chức=> giảm chi phí quốc
phòng để tập trung phát triển kinh tế.
Câu 4. Nhật Bản là siêu cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới. hãy trình bày những mặt mạnh và mặt yếu
của nền kinh tế Nhật Bản.
GỢI Ý:
a. Mặt mạnh của nền kinh tế:
- Sức mạnh ngành công nghiệp:………………
- Thương mại: là nước xuất siêu trong nhiều năm.
- Vai trò tài chính quốc tế:
+ Tăng cường đầu tư khai thác tài nguyên thiên nhiên và thành lập xi nghiệp công nghiệp ở nước
ngoài để tận dụng lao động, thị trường, TNTN tại chỗ.
+ Chiếm lĩnh nhiều cổ phần trong ngân hàng thế giới.
b. Mặt yếu:
- Phụ thuộc nhiều vào nguyên, nhiên liệu nhập khẩu.
- Bị cạnh tranh bới các nước NICs trong đóng tàu, ô tô, điện tử.
- Dân số già là gánh nặng cho nền kinh tế.
- Mức độ đô thị hóa cao trong khi diện tích nhỏ hẹp gây sức ép về KT-XH-MT.
Câu 5. Chứng minh rằng Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao.
Lời giải
- Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Hoa Kì

- Chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển,…

- Một số ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản với nhiều sản phẩm nổi bật và các
hãng nổi tiếng:

+ Công nghiệp chế tạo chiếm một phần rất lớn với khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu với các sản
phẩm nổi bật như: tàu biển, ô tô, xe gắn máy, …

+ Sản xuất điện tử (ngành mũi nhọn của Nhật Bản)

+ Xây dựng và công trình công cộng

+ Dệt

Câu 6:
a. Tại sao Nhật Bản thường xuyên có động đất, núi lửa?
b. Giữa các ngành công nghiệp trí tuệ và các ngành công nghiệp truyền thống có điểm gì khác nhau? Tại sao
Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trí tuệ?
GỢI Ý:
a. Nhật Bản thường xuyên có động đất, núi lửa vì:
Nhật Bản nằm trong vùng không ổn định của vỏ trái đất.
Nằm trong vành đai động đất núi lửa khu vực Thái Bình Dương.
b. Sự khác nhau giữa các ngành công nghiệp trí tuệ và các ngành công nghiệp truyền thống:
Công nghiệp truyền thống Công nghiệp trí tuệ
- Được phát triển từ lâu. - Mới phát triển trong những thập niên
gần đây.
- Sử dụng nhiều nguyên liệu và - Sử dụng ít nguyên liệu và ít lao động
nhiều lao động trong sản xuất. trong sản xuất.
- Nhiều ngành, nhiều công đoạn - Yêu cầu cao về khoa học kĩ thuật.
không yêu cầu cao về kĩ thuật.
- Lao động có trình độ chuyên - Lao động có trình độ chuyên môn, tay
môn, tay nghề thấp hơn. nghề cao (công nhân tri thức là chủ
yếu).
- Phân bố chủ yếu ở các nước kinh - Phân bố chủ yếu ở các nước kinh tế
tế đang phát triển. phát triển.
* Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trí tuệ vì:
+ Các ngành CN truyền thống bị canh tranh bởi…..
+ Nhật Bản nghèo tài nguyên khoáng sản, phải nhập nhiều nguyên liệu lệ thuộc thị trường.
+ Do ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng năng lượng.
+ Nhật Bản có lợi thế về nguồn lao động tay nghề cao, năng động.
+ Phù hợp với xu thế chung của cách mạng khoa học kĩ thuật, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
+ Phẩm chất người lao động NB.
+ Tăng sức cạnh tranh với các cường quốc khác.
+ Nguyên nhân khác: Không thỏa mãn với những thành tựu đạt được, kinh tế phụ thuộc nhiều thị
trường nước ngoài,…..
Câu 7. Tại sao Nhật Bản lại chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hiện đại đòi hỏi nhiều chất xám? Vai
trò của ngành này trong nền kinh tế Nhật Bản như thế nào?
GỢI Ý:
a. Nhật Bản lại chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hiện đại đòi hỏi nhiều chất xám. Vì: (=câu 6b).
b. Vai trò của ngành này trong nền kinh tế Nhật Bản là:
- Là một trong những ngành CN mũi nhọn được ưu tiên phát triển.
- Góp phần đem lại lợi nhuận đáng kể, tạo nên vị trí cao của nền kinh tế Nhật Bản trên thế giới.
Câu 8. Nhận xét sự phân bố các thành phố, trung tâm công nghiệp của Nhật Bản? Giải thích tại sao có sự phân
bố đó?
GỢI Ý:
Các thành phố, trung tâm công nghiệp của Nhật Bản phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam- ven Thái Bình
Dương. Vì:
- Vùng biển ven Thái Bình Dương có đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vịnh kín thuận tiện cho xây dựng các
hải cảng.Đồng thời đây cũng là vùng tập trung đông dân cư, lao động, các cơ sở phát triển kinh tế của Nhật,....
tạo tiền đề cho việc hình thành các trung tâm công nghiệp
- Nhật Bản nghèo tài nguyên để phát triển công nghiệp nên nguyên –nhiên- vật liệu phụ thuộc chủ yếu vào
nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên các trung tâm công nghiệp phải phân bố ở vùng ven biển để thuận tiện cho
việc nhập khẩu.
- Hàng công nghiệp của Nhật được bán ra thị trường thế giới nhiều nên cũng phải đặt các trung tâm công
nghiệp ở gần biển để tiết kiệm chi phí sản xuất; vận chuyển; hạ giá thành…
- Nguyên nhân khác: Hạn chế được ô nhiễm môi trường vùng nội địa, Mặt khác, vùng biển này thông ngay ra
vùng biển quốc tế nên thuận tiện cho việc đi lại của Nhật Bản…
Câu 9. Chứng minh rằng công nghiệp, thương mại và tài chính là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản.
Câu 10. Trình bày đặc điểm tình hình phát triển ngành dịch vụ ở Nhật Bản.
Câu 11. Kể tên các cảng biển lớn của Nhật Bản. giải thích tại sao giao thông vận tải đường biển có vai trò đặc
biệt quan trọng đối với nền kinh tế Nhật Bản?
GỢI Ý:
- Các cảng biển lớn của Nhật Bản:………..
- Giao thông vận tải đường biển có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế Nhật Bản. Vì:
+ Có nhiều vũng, vịnh thuận lợi xây dựng hải cảng.
+ Là quốc gia quần đảo nên gtvt đường biển là loại hình chính và thuận lợi nhất để nhập nguyên
nhiên liệu và xuất nhập khẩu hàng hóa.
+ Ngành công nghiệp chế tạo phát triển trong đó có đóng tàu biển nên gtvt đường thủy ơt Nhật Bản
rất hiện đại.
Câu 12. Trình bày những đặc điểm nổi bật của nền công nghiệp Nhật Bản.
Câu 13. Nêu đặc điểm tình hình phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng hải sản của Nhật
Bản.
Câu 14. Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vị trí thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?
GỢI Ý
- Tỉ trọng nông nghiệp trong GDP rất thấp: 1%.
- Diện tích đât nông nghiệp nhỏ và ngày càng bị thu hẹp do công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị
hóa.
Câu 15. Tại sao đánh bắt hải sản lại là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản?
- Nhật Bản nằm kề các ngư trường lớn, làm chủ nhiều vùng biển rộng lớn.

- Cá là nguồn thực phẩm chủ yếu và quan trọng của người Nhật.

- Sự phân chia vùng biển quốc tế đã làm giảm một số ngư trường. Mặt khác, việc thực hiện Công ước quốc tế
về việc cấm đánh bắt cá voi,., đã làm sản lượng cá đánh bắt của Nhật giảm sút. Tuy nhiên, so với thế giới, sản
lượng này vẫn cao, chỉ đứng sau Trung Quốc, Hoa Kì, In-đô-nê-xi-a, Pê-ru.

Câu 16. Nêu đặc điểm nổi bật của các vùng kinh tế Nhật Bản.

Câu 17*: Vì sao nền kinh tế Nhật Bản phát triển thứ hai thế giới? Nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
GỢI Ý:
Phân tích những thuận lợi của VTĐL, điều kiện tự nhiên, điều kiện dân cư-xã hội. Nnguyên nhân quan trọng
nhất là con người Nhật Bản với các đức tính:…………………
III. Câu hỏi biểu đồ
Bài 1. Cho bảng số liệu sau:
TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990-2011. (đơn vị : %)
Năm 1990 2000 2005 2008 2010 2011
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên 0,33 0,17 -0,01 -0,04 -0,10 -0,16
a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Nhật Bản giai đoạn 1990-2011.
b. Nhận xét và giải thích.
Bài 2. Cho bảng số liệu sau:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2005-2010. (đơn vị: tỉ USD)
Năm 2005 2008 2009 2010
Tổng sản phẩm trong nước 4572 4849 5035 5495
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tổng sản phẩm trong nước và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong
nước của Nhật Bản giai đoạn 2005-2010.
b. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét cần thiết.
Bài 3. Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VÀ TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ THỰC TẾ CỦA
NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2005-2010
Năm 2005 2008 2009 2010
Dân số (triệu người) 127,8 127,7 127,6 127,5
Tổng sản phẩm trong nước (tỉ USD) 4572 4849 5035 5495
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện dân số và tổng sản phẩm trong nước của Nhật Bản giai đoạn 2005-2010.
b. Tính tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Nhật Bản qua các năm; nêu nhận xét và giải thích
về sự tăng trưởng dân số, tổng sản phẩm trong nước và tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của
Nhật Bản trong giai đoạn trên.
Bài 4. Cho bảng số liệu sau:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN
1990-2010 (đơn vị: tỉ USD)
Khu vực kinh tế 1990 2000 2005 2010
Nông, lâm nghiệp, thủy sản 65,2 71,0 54,9 60,5
Công nghiệp và xây dựng 1164,0 1471,3 1284,7 1511,1
Dịch vụ 1874,8 3188,7 3232,4 3923,4
Tổng số 3104 4731 4572 5495
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản
giai đoạn 1990-2010.
b. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật
Bản trong giai đoạn trên.
Bài 5. Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990-2010 (đơn vị: tỉ
USD)
Năm 1990 2000 2005 2010
Xuất khẩu 319,3 514,6 654,4 833,7
Nhập khẩu 291,1 446,1 590,0 768,0
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990-2010.
b. Tính tổng giá trị xuất nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm; rút ra nhận xét cần
thiết về tình hình xuất nhập khẩu của Nhật Bản trong giai đoạn trên.
Bài 6. Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN NĂM 2000 VÀ NĂM 2010. (đơn vị: tỉ USD)
Năm 2000 2010
Xuất khẩu 514,6 833,7
Nhập khẩu 446,1 768,0
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản năm 2000 và năm 2010.
b. Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản trong giai đoạn 2000-2010.
Bài 7. Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990-2010
Năm 1990 2000 2005 2010
Diện tích (nghìn ha) 2074 1770 1706 1628
Sản lượng (nghìn tấn) 13124 11863 11342 8483
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diễn biến diện tích và sản lượng lúa của Nhật Bản giai đoạn 1990-2010.
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi diện tích và sản lượng lúa của Nhật Bản trong giai đoạn trên.
Bài 8. Cho bảng số liệu sau:
DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990-2010
Năm 1990 2000 2005 2010
Dân số (triệu người) 123,5 126,9 127,8 127,5
Sản lượng lúa (nghìn tấn) 13124 11863 11342 8483
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu
người của Nhật Bản giai đoạn 1990-2010.
b. Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng đó.
Bài 9. Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG CÁ KHAI THÁC CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990-2011 (đơn vị: nghìn tấn)
Năm 1990 2000 2005 2008 2010 2011
Sản lượng cá khai thác 8566 3968 3680 3671 3462 3189
a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng cá khai thác của Nhật Bản giai đoạn 1990-2011.
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi sản lượng cá khai thác của Nhật Bản trong giai đoạn trên.

Bài 10: Cộng hòanhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (tiết 1)

Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế

Câu 1. Nêu tên 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc Trung ương và hai đặc khu hành chính của Trung Quốc.

Câu 2. Điều kiện tự nhiên Trung Quốc có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế- xã hội?
Câu 3. So sánh sự khác nhau của hai miền tự nhiên của Trung Quốc, từ đó nêu lên những thuận lợi và khó
khăn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội Trung Quốc từ hai miền tự nhiên nêu trên.

Câu 4. Trình bày đặc điểm dân cư và xã hội Trung Quốc. Chính sách dân số đã tác động đến dân số Trung Quốc
như thế nào?
GỢI Ý: Tác động của chính sách dân số ở Trung Quốc:

- Tích cực: tốc độ tăng dân số giảm(dẫn chứng) -> dân số dần tiến tới ổn định.

- Tuy nhiên, với chính sách này kết hợp với tư tưởng trọng nam cùng với sự tiến bộ của y học …đã tác động
tiêu cực gây mất cân bằng giới tính, ảnh hưởng tới nguồn lao động và các vấn đề xã hội khác.
Câu 5. Dựa vào hình 10.4 (lược đồ phân bố dân cư Trung Quốc) SGK Địa lý và kiến thức đã học hãy:
a. Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư của Trung Quốc.

b. Hãy giải thích tại sao khu vực ven hoang mạc Tacla Macar ở miền Tây Trung Quốc lại có mật độ dân số khá
cao (hơn 50 người/km2).

c. Phân tích những ảnh hưởng của đặc điểm phân bố dân cư đến sự phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.

GỢI Ý:

a. Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư của Trung Quốc:

- Miền Đông dân cư đông đúc là do:

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất và đời sống:………………………..

+ Kinh tế phát triển mạnh, tập trung nhiều thành phố, trung tâm công nghiệp, cơ sở hạ tầng tốt (gtvt,
ttll).

+ Lịch sử phát triển lâu đời.

- Miền Tây dân cư thưa thớt do: ngược lại miền Đông.

b. Khu vực ven hoang mạc Tacla Macar ở miền Tây Trung Quốc lại có mật độ dân số khá cao (hơn 50
người/km2) do: Đây là nơi con đườn tơ lụa xưa kia đi qua và hiện nay có tuyến đường sắt quan trọng nối
liền Đông-Tây nên có mật độ dân số khá cao.

c. Phân tích những ảnh hưởng của đặc điểm phân bố dân cư đến sự phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.

- Miền Đông có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn nhưng chịu sức ép dân số lên các mặt
KT-XH-MT.

- Miền Tây không chịu sức ép dân số nhưng thiếu lao động để khai thác tài nguyên, phát triển KT-XH.

Câu 6. Vấn đề dân số ở Trung Quốc đã tạo thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế-xã hội? biện pháp?
GỢI Ý:
- Vấn đề dân số đông: thuận lợi….., khó khăn……..
- Biện pháp:
+ Thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình để giảm tỉ lệ sinh.
+ Cần lựa chọn mô hình phát triển kinh tế dựa trên lao động dư thừa.
+ Xuất khẩu lao động.
+ Phát triển công nghiệp nông thôn.
Câu 7. Em hãy cho biết những khác biệt trong phân bố dân cư, sản xuất nông nghiệp giữa miền Đông và miền
Tây Trung Quốc? Tại sao có sự khác biệt đó?
GỢI Ý:
a. Về phân bố dân cư: xem lại câu 5.
b. Về sản xất nông nghiệp:
- Miền Đông: phát triển cả trồng trọt và chăn nuôi, sản phẩm nông nghiệp ôn đới và cận nhiệt, phân
bố đều khắp lãnh thổ.
- Miền Tây: chủ yếu chăn nuôi nhưng chăn nuôi đơn giản là nuôi cừu, ngựa.

Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (tiết 2)

Bài 10 Tiết 2: Kinh tế


II. Câu hỏi lý thuyết
Câu 1. Nêu khái quát kinh tế Trung Quốc.
Câu 2. Vì sao Trung Quốc xem hiện đại hóa trong công nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu?
GỢI Ý: Vì:
- Công nghiệp là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
- TQ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp: ……………….
- 5 biện pháp phát triển công nghiệp.
Câu 3. “Công nghiệp Trung Quốc vừa mang biểu hiện của nước phát triển vừa mang biểu hiện của nước đang
phát triển”. Điều đó có đúng không? Tại sao? Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam từ sự thành công của hiện
đại hóa công nghiệp Trung Quốc?
GỢI Ý:
Công nghiệp Trung Quốc mang biểu hiện của nước phát triển:
Câu 4. Trình bày công cuộc hiện đại hóa công nghiệp của Trung Quốc. Liên hệ Việt Nam.
Câu 5. Trình bày kết quả hiện đại hóa công nghiệp của Trung Quốc. Phân tích những nguyên nhân quan trọng
đưa đến kết quả đó. Nước ta rút ra những bài học kinh nghiệm gì từ công cuộc hiện đại hóa công nghiệp của
Trung Quốc.
Câu 6. Trình bày những điều kiện thuận lợi của Trung Quốc để phát triển các ngành công nghiệp khai thác,
luyện kim và sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 7. Tại sao các trung tâm công nghiệp Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông?
Câu 8. Vì sao vùng duyên hải Trung Quốc lại có sự phát triển mạnh? Sự phát triển của vùng duyên hải có ý
nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế của Trung Quốc?
Câu 9. Phân tích những điều kiện cơ bản để hiện đại hóa nông nghiệp của Trung Quốc.
Câu 10. Phân tích những thuận lợi về mặt tự nhiên đối với sự phát triển nông nghiệp của Trung Quốc. Vì sao
Trung Quốc lại coi trọng phát triển nông nghiệp? Để phát triển nông nghiệp Trung Quốc đã tiến hành hiện đại
hóa nông nghiệp như thế nào? Kết quả đạt được?
Câu 11. Nêu các cây trồng chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp ở phần lãnh thổ phía đông của Trung Quốc. Giải
thích vì sao có sự phân bố như vậy?
Câu 12. Trình bày những biện pháp và kết quả hiện đại hóa nông nghiệp của Trung Quốc.
Câu 13. Hãy giải thích vì sao có sự khác biệt trong phân bố nông nghiệp ở miền Đông và miền Tây Trung
Quốc?
III. Câu hỏi biểu đồ
Bài 1. Cho bảng số liệu sau:
DÂN SỐ VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1990-2010
Năm 1990 2000 2005 2010
Dân số (triệu người) 1135,2 1262,6 1303,7 1337,8
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%) 1,44 0,76 0,59 0,48
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diễn biến dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giai
đoạn 1990-2010.
b. Nhận xét và giải thích.
Bài 2. Cho bảng số liệu sau:
LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2005-
2012 (đơn vị: triệu người)
Ngành 2005 2009 2010 2012
Nông nghiệp 334 289 279 258
Công nghiệp 178 210 218 232
Dịch vụ 234 259 264 277
Tổng số 746 758 761 767
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu lao động có việc làm phân theo ngành kinh tế của Trung Quốc giai
đoạn 2005-2012.
b. Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét cần thiết.
Bài 3. Cho bảng số liệu sau:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA TRUNG QUỐC THEO GIÁ THỰC TẾ GIAI ĐOẠN 1990-2010
(đơn vị: tỉ USD)
Năm 1990 2000 2005 2010
Tổng sản phẩm trong nước 357 1198 2257 5950
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tổng sản phẩm trong nước và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong
nước của Trung Quốc giai đoạn 1990-2010.
b. Nhận xét và giải thích.
Bài 4. Cho bảng số liệu sau:
DÂN SỐ VÀ TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1990-2010
Năm 1990 2000 2005 2010
Dân số (triệu người) 1135,2 1262,6 1303,7 1337,8
Tổng sản phẩm trong nước(tỉ USD) 357 1198 2257 5950
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, tổng sản phẩm trong nước, và tổng sản phẩm
trong nước bình quân đầu người của TQ giai đoan 1990-2010.
b. Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng đó.
Bài 5. Cho bảng số liệu sau:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA
TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1990-2010 (đơn vị: tỉ USD)
Khu vực kinh tế 2005 2010
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 273,1 601,5
Công nghiệp và xây dựng 1069,8 2772,7
Dịch vụ 914,1 2576,3
Tổng số 2257 5950
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế
của Trung Quốc năm 2005 và năm 2010.
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Trung
Quốc giai đoạn 2005-2010.
Bài 6. Cho bảng số liệu sau:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC GIAI
ĐOẠN 2005-2012.(đơn vị: tỉ Nhân dân tệ)
Ngành 2005 2007 2010 2012
Nông nghiệp 2242 2442 2796 4416
Công nghiệp và xây dựng 8760 11429 15498 22339
Dịch vụ 7493 9918 13166 20533
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo ngành kinh
tế của Trung Quốc giai đoạn 2005-2012.
b. Nhận xét tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo ngành kinh tế của Trung Quốc trong
giai đoạn trên.
Bài 7. Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2005-2012. (đơn vị: tỉ USD)
Năm 2005 2007 2010 2012
Xuất khẩu 762 1218 1578 2049
Nhập khẩu 660 956 1396 1818
a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2005-2012.
b. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét cần thiết.
Bài 8. Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG THAN, DẦU THÔ, ĐIỆN CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2005-2012
Năm 2005 2007 2010 2012
Than (triệu tấn) 2350 2692 3240 3650
Dầu thô (triệu tấn) 181 186 203 207
Điện (tỉ kWh) 2500 3282 4207 4938
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô, điện của Trung Quốc giai đoạn
2005-2010.
b. Nhận xét tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô, điện của Trung Quốc trong giai đoạn trên.
Bài 9. Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THÓC, LÚA MÌ, NGÔ CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2005-2012. (đơn vị: nghìn tấn)
Năm 2005 2009 2010 2012
Thóc 180588 195103 195761 204285
Lúa mì 97445 115115 115181 120580
Ngô 139365 163974 177425 208130
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng thóc, lúa mì, ngô của Trung Quốc giai đoạn
2005-2012.
b. Nhận xét tốc độ tăng trưởng sản lượng thóc, lúa mì, ngô của Trung Quốc trong giai đoạn trên.
Bài 10. Cho bảng số liệu sau:
DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CÓ HẠT CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2000-2010
Năm 2000 2005 2008 2010
Dân số (triệu người) 1262,6 1303,7 1324,7 1337,8
Sản lượng lương thực có hạt (triệu tấn) 407,3 429,4 480,1 498,5
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện dân số và sản lượng lương thực có hạt của Trung Quốc giai đoạn 2000-
2010.
b. Tính sản lượng lương thực bình quân đầu người(kg/người) và rút ra nhận xét cần thiết.
Bài 11. Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA TRUNG QUỐC QUA CÁC NĂM
Năm 2005 2008 2010 2011
Diện tích lúa (nghìn ha) 29116 29493 30117 30311
Sản lượng lúa (nghìn tấn) 182055 193284 197212 202667
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diễn biến diện tích và sản lượng lúa của Trung Quốc giai đoạn 2005-2012.
b. Tính năng suất lúa của Trung Quốc qua các năm; nhận xét và giải thích sự thay đổi diện tích, năng suất và
sản lượng lúa của Trung Quốc trong giai đoạn nói trên.
Câu 12. Cho bảng số liệu:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo ngành kinh tế của Hoa Kì và Trung Quốc năm 2004.
Nước Giá trị GDP (tỉ USD)
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
Hoa Kì 105,0 2298,5 9264,0
Trung Quốc 239,1 839,5 570,7
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo ngành kinh tế
của Hoa Kì và Trung Quốc năm 2004.
b. Nhận xét và giải thích GDP phân theo ngành kinh tế của Hoa Kì và Trung Quốc.
Câu 13. Cho bảng số liệu sau:
Giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1990-2010. (đơn vị: tỉ USD)
Năm 1985 1990 1995 2000 2005 2008 2010
Xuất 27,4 62,1 148,8 249,2 762,0 1430,7 1577,8
khẩu
Nhập 42,3 53,3 132,1 225,1 660,0 1132,6 1396,2
khẩu
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn
1985-2010.
b. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu trên.
Câu 14. Cho bảng số liệu sau:
GDP của Trung Quốc và thế giới. (đơn vị: tỉ USD)
Năm 1985 1995 2004
Trung Quốc 239,0 697,6 1649,3
Toàn thế giới 12360,0 29357,4 40887,8
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu GDP của Trung Quốc so với thế giới.
b. Nhận xét và giải thích tại sao Trung Quốc có những bước tiến vững chắc trong quá trình phát triển kinh tế,
đặc biệt trong những ngành phát triển ngành công nghiệp và kinh tế đối ngoại.
Câu 15. Dựa vào bảng số liệu sau:
GDP của Trung Quốc, Hoa Kì và thế giới, giai đoạn 1995-2004. (đơn vị: tỉ USD)
Năm 1995 1997 2001 2004
Trung Quốc 687,6 902,0 1159,0 1649,3
Hoa Kì 6954,8 7834,0 10171,4 11667,5
Thế giới 29357,4 29795,7 31283,8 40887,8
a. Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc và Hoa Kì so với GDP thế giới.
b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc, Hoa Kì và thế giới.
c. Dựa vào biểu đồ và bảng số liệu, hãy nhận xét và giải thích tình hình tăng trưởng GDP của Trung Quốc và
Hoa Kì so với GDP thế giới.
Câu 16. Dựa vào bảng số liệu sau:
Sản lượng một số nông sản của Trung Quốc. (đơn vị: triệu tấn)
Năm 1985 1995 2000 2004
Lương thực 339,8 418,6 407,3 422,5
Bông (sợi) 4,1 4,7 4,4 5,7
Lạc 6,6 10,2 14,4 14,3
Mía 58,7 70,2 69,3 93,2
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng một số nông sản chính của Trung Quốc thời kì 1985-2004.
b. Qua biểu đồ, nhận xét sự gia tăng sản lượng một số nông sản của Trung Quốc.Nêu nguyên nhân của sự gia
tăng đó.
Câu 17. Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng một số sản phẩm của Trung Quốc.(đơn vị: triệu tấn)
Năm 1985 1995 2004
Than 961,5 1536,9 1634,9
Thép 47 95 272,8
Xi măng 146 476 970,0
Lương thực 339,8 418,6 422,5
Lạc 6,6 10,2 14,3
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm của Trung Quốc giai đoạn 1985-2004.
b. Nhận xét và giải thích.
Câu 18. Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng lương thực của Trung Quốc giai đoạn 1985-2004. (đơn vị: triệu tấn)
Năm 1985 1995 2000 2004
Lương thực 339,8 418,6 407,3 422,5
a. Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng lương thực của Trung Quốc trong giai đoạn 1985-2004.
b. Nhận xét và giải thích vì sao Trung Quốc có sản lượng lương thực tăng nhanh và luôn dẫn đầu thế giới.
Câu 19. Dựa vào bảng số liệu sau:
Sản lượng lương thực của Trung Quốc và Hoa Kì năm 2000.
Tên nước Tổng số (triệu tấn) Cơ cấu các loại lương thực (%)
Lúa mì Lúa gaọ Ngô Các loại
khác
Trung Quốc 407,6 25,0 48,0 25,0 2,0
Hoa Kì 356,5 17,0 3,0 74,0 6,0
a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu các loại lương thực của Trung Quốc và Hoa Kì năm 2000.
b. Nhận xét biểu đồ và giải thích vì sao có sự khác biệt về tỉ lệ các loại lương thực giữa 2 nước.
BÀI 11: ĐÔNG NAM Á (tiết 1)

Câu 1. Phân tích đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á và tác động của nó đối với phát triển kinh tế -
xã hội.

Lời giải chi tiết


- Nằm ở phía Đông Nam châu Á, có tọa độ địa lí từ 280B -150N; 920Đ -1400Đ nên thiên nhiên mang tính chất
nhiệt đới gió mùa và xích đạo nên thuận lợi phát triển nhiều ngành kinh tế, đặc biệt sản xuất nông nghiệp.

- Tiếp giáp với hai đại dương lớn là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nằm trên đường hàng hải quốc tế quan
trọng thông qua eo biển Malacca, cảng Xingapo. Cảng Xingapo là cảng lớn nhất ĐNÁ có vai trò quan trọng của
khu vực và thế giới.=> Ý nghĩa:

+Thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - xã hội giữa các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển.
+Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển (khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển
và du lịch biển…).

+Biển và đại dương là nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, có vai trò điều hòa khí hậu, mang lại lượng mưa lớn cho
khu vực Đông Nam Á ⟶ hoạt động sinh sống và phát triển kinh tế diễn ra thuận lợi hơn.

- Trên đất liền giáp với khu vực Đông Á, Nam Á, nằm giữa 2 quốc gia có nền văn hóa lâu đời, có tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao và sẽ là siêu cường kinh tế thế kỉ XXI (Trung Quốc và Ấn Độ), nằm gần siêu cường kinh tế
Nhật Bản.

- Gồm 11 quốc gia chia làm 2 bộ phận: lục địa (bán đảo Trung Ấn) và hải đảo (quần đảo Mã Lai), nhiều biển
xen kẽ. Đây là khu vực có chế độ Nhà nước, chế độ chính trị và trình độ phát triển khác nhau.

- Là cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ôxtrâylia.

- Là nơi giao thoa giữa các nền văn minh lớn trên thế giới, ý nghĩa quan trọng về kinh tế, văn hóa, chính trị,
quân sự trên thế giới=> là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.

- ĐNÁ là nơi gặp gỡ nhiều luồng động, thực vật kết hợp động, thực vật bản địa làm cho tài nguyên sinh vật
phong phú và đa dạng-> phát triển CN.

- ĐNÁ là nơi gặp gỡ của hai vành đai sinh khoáng lớn trên thế giới là TBD và ĐTH nên có tài nguyên khoáng
sản đa dạng-> phát triển CN.

- Tuy nhiên, ĐNÁ là nơi có nhiều thiên tai: động đất, núi lửa, sóng thần, bão, lũ lụt. Do có vị trí kề sát vành đai
lửa TBD, nơi phát sinh áp thấp nhiệt đới.

Câu 2. Chứng minh rằng Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng.

- Nằm ở phía Đông Nam châu Á, có tọa độ địa lí từ 28 0B -150N; 920Đ -1400Đ nên thiên nhiên mang tính chất
nhiệt đới gió mùa và xích đạo nên thuận lợi phát triển nhiều ngành kinh tế, đặc biệt sản xuất nông nghiệp.

- Tiếp giáp với hai đại dương lớn là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nằm trên đường hàng hải quốc tế quan
trọng thông qua eo biển Malacca, cảng Xingapo. Cảng Xingapo là cảng lớn nhất ĐNÁ có vai trò quan trọng của
khu vực và thế giới.=> Ý nghĩa:

+Thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - xã hội giữa các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển.

+Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển (khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển
và du lịch biển…).

+Biển và đại dương là nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, có vai trò điều hòa khí hậu, mang lại lượng mưa lớn cho
khu vực Đông Nam Á ⟶ hoạt động sinh sống và phát triển kinh tế diễn ra thuận lợi hơn.
- Trên đất liền giáp với khu vực Đông Á, Nam Á, nằm giữa 2 quốc gia có nền văn hóa lâu đời, có tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao và sẽ là siêu cường kinh tế thế kỉ XXI (Trung Quốc và Ấn Độ), nằm gần siêu cường kinh tế
Nhật Bản.

- Gồm 11 quốc gia chia làm 2 bộ phận: lục địa (bán đảo Trung Ấn) và hải đảo (quần đảo Mã Lai), nhiều biển
xen kẽ. Đây là khu vực có chế độ Nhà nước, chế độ chính trị và trình độ phát triển khác nhau.

- Là cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ôxtrâylia.

- Là nơi giao thoa giữa các nền văn minh lớn trên thế giới, ý nghĩa quan trọng về kinh tế, văn hóa, chính trị,
quân sự trên thế giới=> là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.
- ĐNÁ là nơi gặp gỡ nhiều luồng động, thực vật kết hợp động, thực vật bản địa làm cho tài nguyên sinh vật
phong phú và đa dạng-> phát triển CN.

- ĐNÁ là nơi gặp gỡ của hai vành đai sinh khoáng lớn trên thế giới là TBD và ĐTH nên có tài nguyên khoáng
sản đa dạng-> phát triển CN.

- ĐNÁ còn là vùng giàu tài nguyên (nông sản nhiệt đới và khoáng sản có tầm chiến lược quốc tế), đông dân,
một thị trường lớn để tiêu thụ sản phẩm và là nơi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

=>Như vậy, với VTĐL này, ĐNÁ đóng vai trò quan trọng trên bản đồ tự nhiên, kinh tế, chính trị trong khung
cảnh thế giới hiện nay.

Câu 3. Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở
khu vực Đông Nam Á?

Lời giải:

*VTĐL: như câu 2

*Giàu TNTN:

- Nguồn khoáng sản phong phú: than đá, dầu khí, thiếc, sắt…=> phát triển CN.

- Địa hình ĐNÁ chủ yếu là đồi núi, khí hậu mưa nhiều, mạng lưới sông ngòi dày đặc có tiềm năng thủy điện
lớn.

- Tài nguyên nông nghiệp phong phú:

+ Với khí hậu xích đạo, nhiệt đới gió mùa cùng đồng bằng phù sa màu mỡ ở nhiều nước nối với nhau tạo thành
khu vực sản xuất lúa gạo nổi tiếng thế giới. VN và Thái Lan là hai nước XK gạo lớn trên thế giới.

+ Với điều kiện thổ nhưỡng (nhất là vùng đất đỏ bazan) và khí hậu thích hợp (xích đạo, nhiệt đới gió mùa),
ĐNÁ là nơi sản xuất và xuất khẩu nhiều nông sản có giá trị trên TG. (cao su, hồ tiêu, cọ dầu…)

-Tài nguyên rừng dồi dào: Lào, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a… có nhiều gỗ, chim, thú quý. Tài nguyên này dồi
dào nên nhiều nước đã khai thác chế biến lâm sản, XK gỗ thu ngoại tệ.

- Hầu hết các nước trong khu vực ĐNÁ đều giáp biển (trừ Lào)=>phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Tài nguyên thủy hải sản giàu có nhờ mạng lưới sông ngòi dày đặc và vùng biển Đông rộng lớn=> phát triển
đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.

Câu 4. So sánh đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa và Đông Nám Á biển đảo. Phân tích những thuận
lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Á.

Lời giải:

a. So sánh đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa và Đông Nám Á biển đảo:

* Đông Nam Á lục địa

- Địa hình

+ Gồm các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Bắc – Nam.

+ Ven biển có các đồng bằng châu thổ màu mỡ.

- Khí hậu, sinh vật


+ Nhiệt đới, gió mùa.

+ Đa dạng: Rừng nhiệt đới ẩm, rừng xavan, xavan cây bụi.

- Sông ngòi, biển

+ Dày đặc sông lớn.

+ Đường bờ biển dài.

- Đất đai, khoáng sản

+ Đất màu mỡ: feralit, phù sa…

+ Đa dạng: than, sắt, dầu khí…

* Đông Nam Á biển đảo

- Địa hình

+ Ít đồng bằng nhưng màu mỡ, nhiều đồi núi, núi lửa.

+ Nhiều đảo và quần đảo..

- Khí hậu, sinh vật

+ Nhiệt đới gió mùa, xích đạo.

+ Rừng xích đạo ẩm thấp.

- Sông ngòi

+ Sông ngắn và dốc, ít.

+ Vùng biển rộng lớn: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

- Đất đai, khoáng sản

+ Đất đai màu mỡ: phù sa, Feralit…

+ Khoáng sản phong phú: than, thiếc, đồng, dầu mỏ…

b. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á

* Thuận lợi

- Phát triển nông nghiệp nhiệt đới.

- Phát triển kinh tế biển (trừ Lào).

- Nhiều khoáng sản → Phát triển công nghiệp.

- Nhiều rừng → Phát triển lâm nghiệp.

- Phát triển du lịch.

* Khó khăn
- Thiên tai: Động đất, núi lửa, bão, lũ lụt…

- Suy giảm rừng, xói mòn đất…

Câu 5. Phân tích những đặc điểm tương đồng về tự nhiên giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á.

(giống câu 3 phần TNTN)

Câu 6. Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông-Tây có những ảnh hưởng gì đối
với sự phát triển kinh tế- xã hội? dẫn chứng?

LỜI GIẢI:

Lãnh thổ ĐNÁ lục địa bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi hướng tây bắc-đông nam hoặc bắc-nam nên việc phát
triển giao thông theo hướng đông –tây gặp nhiều trở ngại như phải làm cầu nhiều, hầm đường bộ để vượt qua
sông, núi. Tuy nhiên, việc phát triển giao thông theo hướng đông-tây ở ĐNÁ lục địa hết sức cần thiết giúp nối
liền các quốc gia với nhau (Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia và Mianma), thúc đẩy hoạt động giao lưu
phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đông –tây giữa các quốc gia, đặc biệt ở những vùng núi khó khăn.
Dẫn chứng: tuyến đường hành lang đông -tây quốc lộ 9 của Việt Nam từ Đông Hà (Quảng Trị) đi qua cửa khẩu
đến Nam Lào.
Câu 7. Đặc điểm dân cư và xã hội của khu vực Đông Nam Á có ảnh hưởng gì đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của khu vực này?

Lời giải chi tiết


* Dân cư:

- Dân số đông:

+ Thuận lợi: lao động dồi dào, thị trường rộng lớn->thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.

+ Khó khăn: sức ép phát triển KT-XH-MT.

- Nguồn lao động dồi dào nhưng có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế=> khó khăn phát triển các
ngành kinh tế đòi hỏi trình độ cao.

- Dân đông, kết cấu dân số trẻ trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc
làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Phân bố dân cư không đều, tập trung ở đồng bằng châu thổ của các con sông lớn, vùng ven biển và một số
vùng đất đỏ badan, thưa thớt ở vùng núi ⟶ gây khó khăn cho khai thác tài nguyên và sử dụng lao động.

* Xã hội:

- Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc=> du lịch. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo
biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước.

- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới nên ĐNÁ tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo
xuất hiện trong lịch sử nhân loại.

- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân ĐNÁ có nhiều nét tương đồng là cơ sở thuận lợi để các
quốc gia hợp tác cùng phát triển.

- Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,…

BÀI 11: ĐÔNG NAM Á (tiết 2)

Câu 1. Trình bày đặc điểm tình hình phát triển công nghiệp Đông Nam Á.
- Phát triển theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công
nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Sự phát triển này nhằm tích luỹ
vốn cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá của mỗi quốc gia.

- Các ngành:

+ Công nghiệp hiện đại: lắp rắp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử…phát triển mạnh.

+ Công nghiệp truyền thống: dệt may, khai thác than, chế biến thực phẩm…nhằm phục vụ xuất khẩu.

Câu 2. Trình bày đặc điểm tình hình phát triển ngành dịch vụ ở Đông Nam Á.

- Giao thông vận tải được mở rộng và tăng thêm.

- Thông tin liên lạc cải thiện và nâng cấp.

- Hệ thống ngân hàng và tín dụng được chú trọng và đầu tư.

Câu 3. Trình bày đặc điểm tình hình phát triển ngành trồng lúa nước ở Đông Nam Á.

- Là cây lương thực truyền thống và quan trọng.

- Sản lượng không ngừng tăng.

- Thái Lan và Việt nam là những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới.

- Các nước ĐNA cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực.

Câu 4. Trình bày đặc điểm tình hình phát triển ngành trồng cây công nghiệp ở Đông Nam Á.

- Các cây công nghiệp chủ yếu: cao su, hồ tiêu, cà phê,…

- Sản phẩm của cây CN chủ yếu dùng để xuất khẩu.

- Được trồng nhiều ở: Việt Nam, Indonexia, Thái Lan, Malayxia…

- Cây ăn quả được trồng ở hầu hết tất cả các nước trong khu vực.

Câu 5. Trình bày sự phát triển ngành chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.

- Chăn nuôi gia súc: tuy có số lượng khá lớn nhưng chưa thành ngành chính. Gia súc chủ yếu: trâu bò, lợn.

- Đây cũng là khu vực nuôi nhiều gia cầm.

- Ngành nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản là ngành truyền thống và đang phát triển mạnh.

Câu 6. Nêu những thế mạnh để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới của khu vực Đông Nam Á.

- Các đồng bằng lớn, đất phù sa màu mỡ, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- Đất đỏ bazan, đất phêralít đồi núi, diện tích đồng cỏ rộng.
- Trừ nước Lào, còn các nước khác đều giáp biển, cùng với khí hậu nóng ẩm.
- Các thế mạnh trên thuận lợi cho Đông Nam Á trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi,
đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.
Câu 7. Vì sao trong những năm qua, nền kinh tế của các nước Đông Nam Á nói chung phát triển với tộc độ
nhanh? Từ việc phát triển kinh tế của các nước này, chúng ta rút ra được những bài học gì để đẩy nhanh nhịp độ
phát triển kinh tế của nước ta?

LỜI GIẢI:

Trong những năm qua, nền kinh tế của các nước Đông Nam Á nói chung phát triển với tộc độ nhanh. Nguyên
nhân:

-Cải tổ nền kinh tế quốc dân theo hướng xuất khẩu.

-Thực hiện chính sách mở cửa, khuyến khích công ti nước ngoài đầu tư vốn và kĩ thuật để đổi mới, hiện đại hóa
các ngành kinh tế.

- Khai thác nguồn lực trong nước.


TIẾT 3. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

Câu 1. Trình bày mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN.

Năm 1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), 5 nước : Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po đã
kí tuyên bố về việc thành lập “Hiệp hội các nước Đông Nam Á” viết tắt là ASEAN.

a) Các mục tiêu chính của ASEAN


- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
- Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.
- Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước
hoặc các tổ chức quốc tế khác.
Mục tiêu chung: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
b) Cơ chế hợp tác của ASEAN
Cơ chế hợp tác rất phong phú, đa dạng: thông qua các diễn đàn; thông qua các hiệp ước; tổ chức các hội nghị;
thông qua các dự án, chương trình phát triển; xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”; thông qua các
hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực.
Câu 2. Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định.

Lời giải chi tiết

Mục tiêu của ASEAN nhẫn mạnh đến sự ổn định vì:

- Các nước Đông Nam Á có nhiều dân tộc, một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều
này gây khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước.

- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, các tôn giáo và phong tục tập quán đa đa dạng.

- Có sự tranh chấp, phức tạp về biên giới, đảo, vùng biển (vấn đề biển Đông) do nhiều nguyên nhân nên đòi hỏi
cần phải ổn định để phát triển.

- Trong lịch sử, các nước Đông Nam Á từng bị chiến tranh xâm lược, chính trị mất ổn định.

- Sự ổn định trong khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu
vực.

Câu 3. Em cho biết hành lang kinh tế Đông – Tây của Đông Nam Á đi qua bốn nước nào? Nêu ý nghĩa của
tuyến hành lang kinh tế này?
LỜI GIẢI:

- Hành lang kinh tế Đông – Tây của Đông Nam Á đi qua bốn nước: Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

- Ý nghĩa:

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân dọc hành lang.

+ Tăng cường liên kết giữa các nước trong khu vực.

+ Phát huy tốt tiềm lực KT-XH giữa các nước.

Câu 4. Từ khi thành lập đến nay, khối ASEAN đã đạt được những thành tựu và gặp những thách thức nào? Giải
pháp khắc phục?

LỜI GIẢI:

a.Thành tựu:

Có 10/ 11 quốc gia Đông Nam Á là thành viên của ASEAN.


- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao dù chưa đều và chưa vững chắc.
- Đời sống nhân dân được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa, nhiều đô thị của
các nước bắt kịp trình độ đô thị của các nước tiên tiến.
- Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
b. Thách thức.
* Trình độ phát triển còn chênh lệch
- Tăng trưởng không đều, trình độ phát triển chênh lệch dẫn tới một số nước có nguy cơ tụt hậu.
→ Giải pháp: Tăng cường các dự án, chương trình phát triển cho các nước có tốc độ phát triển kinh tế chậm
hơn.
* Vẫn còn tình trạng đói nghèo
- Một bộ phận dân chúng có mức sống thấp, tình trạng đói nghèo sẽ là lực cản của sự phát triển, là nhân tố dễ
gây ra mất ổn định xã hội.
→ Giải pháp: Chính sách riêng ở mỗi quốc gia thành viên để xóa đói, giảm nghèo.
* Các vấn đề xã hội khác
- Đô thị hóa nhanh.
- Các vấn đề tôn giáo, dân tộc.
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Nguồn nhân lực…
→ Giải pháp: Tăng cường hợp tác về chống bạo loạn, khủng bố. Tôn trọng nguyên tắc hợp tác nhưng không
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Về cơ bản vẫn phải giải quyết tận gốc vấn đề bất bình đẳng xã hội và
nâng cao đời sống nhân dân.
⇒ Những thách thức này đòi hỏi các nước ASEAN cần nỗ lực giải quyết ở cả cấp quốc gia và khu vực.
Câu 5. Hãy cho biết thời cơ và thách thức đối với Việt Nam khi trở thành thành viên của Hiệp hội các nước
Đông Nam Á (ASEAN).

Gợi ý trả lời


- Thời cơ của Việt Nam khi gia nhập cộng đồng ASEAN:
+ Trong kinh tế: thu hút vốn và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến trong khu vực, phát triển du lịch dịch vụ;
+ Về văn hóa giáo dục: Được giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nền văn hóa truyền thống độc đáo,tiếp cận
nền giáo dục cở các quốc gia tiên tiến;
+ Về an ninh-chính trị: chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đảmt bảo ổn định chính trị của
khu vực
- Thách thức của Việt Nam khi gia nhập cộng đồng ASEAN:
+ Chênh lệch về mức sống và sự tăng trưởng giữa các nước;
+ Khác biệt về chế độ chính trị;
+ Lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hội;
+ Cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn...
BÀI TẬP BIỂU ĐỒ BÀI 11-ĐNÁ

Câu 1. Cho bảng số liệu sau:

Sản lượng đánh bắt cá của một số khu vực trên thế giới. (đơn vị: nghìn tấn)

Năm 1985 1995 2003


Đông Á 24311,1 222440,2 23204,5
Đông Nam Á 8628,3 13119,8 14528,3
Tây Á 948,4 1148,2 1036,8
Bắc Âu 12600,8 19887,1 13926,8
a. Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét về sản lượng đánh bắt cá của Đông Nam Á so với các khu vực khác.

b. Vì sao các nước trong khu vực Đông Nam Á có lợi thế khai thác cá biển, song sản lượng khai thác còn ít so
với các khu vực khác?

Câu 2. Cho bảng số liệu sau:

Sản lượng đánh bắt cá của một số khu vực trên thế giới năm 1985 và năm 2003. (đơn vị: nghìn tấn)

Khu vực 1985 2003


Đông Á 24311,1 23204,5
Đông Nam Á 8628,3 14528,3
Tây Á 948,4 1036,8
Bắc Âu 12600,8 13926,8
a. Vẽ biểu đồ thích hợp so sánh sản lượng đánh bắt cá của Đông Nam Á và một số khu vực khác trên thế giới.

b. Rút ra nhận xét và giải thích.

Câu 3. Cho bảng số liệu:

Số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực châu Á- năm 2003.

STT Khu vực Số khách du lịch đến Chi tiêu của khách du lịch
(nghìn lượt người) (triệu USD)
1 Đông Á 67230 70594
2 Đông Nam Á 38468 18356
3 Tây Nam Á 41394 18419
a. Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện số khác du lịch đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực châu Á
năm 2003.

b. Tính bình quân mỗi lượt khách du lịch đã chi tiêu hết bao nhiêu USD ở từng khu vực.

c. So sánh về số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế ở khu vực Đông Nam Á với khu vực Đông Á và
khu vực Tây Nam Á. Nhận xét.

Bài 4. Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 1990-2010. (đơn vị: triệu người)

Năm 1990 2000 2005 2010


Dân số 444,3 522,8 559,1 592,5
a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện dân số Đông Nam Á giai đoạn 1990-2010.
b. Nhận xét và giải thích.

Bài 5. Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á NĂM 2013

Tên nước Diện tích (nghìn km2) Dân số (triệu người)


Bru-nây 5,6 0,4
Cam-pu-chia 180,0 14,4
Đông Ti-mo 14,9 1,1
In-đô-nê-xi-a 1911,5 248,5
Lào 231,0 6,7
Ma-lai-xi-a 331,1 29,8
Mi-an-ma 674,7 53,3
Phi-lip-pin 299,7 96,2
Xin-ga-po 0,7 5,4
Thái Lan 513,2 66,2
Việt Nam 331,0 89,7
a. Tính mật độ dân số các nước Đông Nam Á năm 2013.

b. Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện mật độ dân số các nước Đông Nam Á năm 2013 và rút ra nhận xét cần thiết
về mật độ dân số ở khu vực này.

Bài 6. Cho bảng số liệu sau:

TỈ SUẤT SINH THÔ VÀ TỈ LỆ TỬ THÔ CỦA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ CÁC NƯỚC TRONG KHU
VỰC ĐÔNG NAM Á NĂM 2013 (đơn vị:%0)

Khu vực và nước Tỉ suất sinh thô Tỉ lệ tử thô


Đông Nam Á 19 7
Bru-nây 17 3
Cam-pu-chia 25 6
Đông Ti-mo 33 7
In-đô-nê-xi-a 21 6
Lào 26 6
Ma-lai-xi-a 18 5
Mi-an-ma 18 9
Phi-lip-pin 21 5
Xin-ga-po 10 5
Thái Lan 12 8
Việt Nam 17 7
a. Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của khu vực Đông Nam Á và các nước trong khu vực Đông Nam Á năm
2013.

b. Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của khu vực Đông Nam Á và các nước trong
khu vực Đông Nam Á năm 2013. Rút ra nhận xét cần thiết về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của khu vực này vào
năm 2013.

Bài 7. Cho bảng số liệu sau:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
1990-2010.(đơn vị: tỉ USD)

Khu vực kinh tế 1990 2000 2005 2010


Nông, lâm nghiệp và thủy sản 2,3 7,6 10,2 20,0
Công nghiệp và xây dựng 1,4 11,4 20,2 40,5
Dịch vụ 2,3 12,0 22,6 45,5
Tổng số 6,0 31,0 53,0 106,0
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Việt Nam
giai đoạn 1990-2010.

b. Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Việt
Nam trong giai đoạn trên.

Bài 8. Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG THAN, DẦU THÔ, ĐIỆN CỦA ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 2000-2010

Năm 2000 2005 2008 2010


Than (triệu tấn) 118759 251193 369269 447543
Dầu thô (triệu tấn) 2750 2586 2403 2344
Điện (tỉ kwh) 354,7 478,0 554,8 640,2
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô, điện của Đông Nam Á giai
đoạn 2000-2010.

b. Nhận xét tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô, điện của Đông Nam Á trong giai đoạn trên.

Bài 9. Cho bảng số liệu sau:

DIÊN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA ĐÔNG NÁM Á GIAI ĐOẠN 1990-2010

Năm 1990 2000 2005 2010


Diện tích lúa(triệu ha) 36,6 43,0 44,7 49,6
Sản lượng lúa (triệu tấn) 111,4 152,4 173,5 204,3
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diễn biến diện tích và sản lượng lúa của Đông Nam Á giai đoạn 1990-
2010.

b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi diện tích và sản lượng lúa của Đông Nam Á trong giai đoạn trên.

Bài 10. Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH CAO SU, CÀ PHÊ, HỒ TIÊU CỦA ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 1990-2010.

(đơn vị: nghìn ha)

Năm 1990 2000 2005 2010


Cao su 5266 5745 6890 7550
Cà phê 1157 2174 2117 2138
Hồ tiêu 101 143 183 254
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích cao su, cà phê, hồ tiêu của Đông Nam Á giai
đoạn 1990-2010.

b. Nhận xét tốc độ tăng trưởng diện tích cao su, cà phê, hồ tiêu của ĐNÁ trong giai đoạn trên.

Bài 11. Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG CÁ KHAI THÁC CỦA ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 1990-2010.
(đơn vị: nghìn tấn)

Năm 1990 2000 2005 2010


Sản lượng cá khai thác 9198 13251 17001 21475
a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng cá khai thác của Đông Nam Á giai đoạn 1990-2010.

b. Nhận xét và giải thích.

You might also like