You are on page 1of 10

1.

Khái niệm
-
2. Đặc điểm
3. Yếu tố
2.1 Cầu DV (Demand) - Nhu cầu (Needs): Là những mong muốn, nguyên vọng của con
người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. - Cầu thị trường về DV (Demand):
Là lượng DV mà NTD muốn mua và có khả năng thanh toán với các mức gía khác nhau
vào những thời điểm nhất định. Lưu ý: Cầu = Nhu cầu + Khả năng thanh toán → Khả
năng thanh toán là điểm khác biệt giữa nhu cầu và cầu - Đặc điểm của cầu DV:
(1) Thứ nhất, cầu DV tương đối nhạy cảm, dễ biến động do ảnh hưởng của tình hình KT,
thu nhập, yếu tố tự nhiên,… Tác động của dịch bệnh COVID 19 đối với cầu DV du lịch
quốc tế trên TG: - GĐ 2010-2019: + lượt khách DLQT tăng trưởng liên tục, TB gần
4%/năm; 2019 đạt 1.410 triệu lượt, tăng 50% so với 2010. + Doanh thu đạt 1.450 tỷ USD
(chiếm 24% TMDV), tăng hơn 50% so với 2010 - Năm 2020: + SL khách du lịch: 420tr
lượt, giảm 73% so với 2019 + Chi tiêu: hơn 500 tỷ USD; giảm 65% so vưới 2019 - Dự
báo sau 3-4 năm DLQT mới có thể phục hồi bằng mức năm 2019 (2) Thứ 2, một số dịch
vụ có tính thời vụ rất cao, lượng cầu DV tập trung vào một số thời điểm, một số tháng
trong năm, do vậy việc đáp ứng cung - cầu luôn gặp khó khăn. - Những yếu tố ảnh hưởng
đến cầu DV: + Giá DV: khi giá DV tăng lên, lượng cầu đối với DV có xu hướng giảm và
ngược lại. + Quy mô thị trường (số lượng NTD) + Tình hình và xu hướng phát triển của
nền kinh tế - Quy mô cầu thị trường DV quốc tế thể hiện chủ yếu qua kim ngạch NK DV
của các quốc gia 2.2 Cung DV - Cung DV là lượng DV mà các nhà cung ứng có khả
năng cung ứng và sẵn sàng cung ứng ở các mức giá khác nhau trong những thời gian nhất
định - Ví dụ: Thị trường DV du lịch QT - Yếu tố ảnh hưởng đến cung DV: + Giá bán của
DV: khi P tăng cung DV có xu hướng tăng lên và ngược lại + Sự phát triển của KHCN có
ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng DV được cung ứng. + Số lượng nhà cung
ứng trên TT: khi có nhiều nhà cung ứng, lượng cung sẽ lớn và ngược lại - Quy mô cung
DVQT thể hiện qua kim ngạch XKDV của các quốc gia
2.3. Giá cả của DV - KN: Giá DV là biểu hiện bằng tiền giá trị của DV đồng thời thể hiện
tổng hợp các mối quan hệ giữa các nước và các yếu tố khác trên thị trường. - Đặc điểm: +
Giá DV luôn mang tính tổng hợp cao, thể hiện tất cả chi phí cấu thành DV + Việc xác
định giá DV khó khăn và phức tạp hơn so với xác định giá của hàng hóa (do tính vô hình
của DV). + Giá DV phụ thuộc vào thương hiệu, uy tín, mức độ đáp ứng kỳ vọng của
NTD, hiệu quả hoạt động MKT của nhà cung ứng. + Giá DV có thể được gọi bằng các
tên khác nhau tùy thuộc vào loại hình DV: GD: học phí; Y tế: viện phí; Vận tải, bưu điện:
Cước phí... - Những yếu tố ảnh hưởng đến giá DV: + Giá trị và giá trị sử dụng của DV +
Tình hình cung - cầu DV; + Mức độ cạnh tranh trên thị trường + Tình hình và xu hướng
phát triển của nền kinh tế
+ Sự phát triển của KHCN: KHCN phát triển giúp tăng năng suất, giá thành giảm, ngày
càng có nhiều SP thay thế khiến giá DV có xu hướng giảm...
3. Yếu tố
- Sự phát triển của KHCN đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nhóm DV khác ngoài DV
du lịch và vận tải.
- Các DV có hàm lượng CN cao có nhu cầu ngày càng lớn, hiệu quả kinh doanh cao hơn
đã thúc đẩy xu hướng chuyển dịch KD trong lĩnh vực DV. Hiện nay các công ty có doanh
số lớn nhất, lợi nhuận cao nhất trên TG phần lớn trong lĩnh vực DV
- Sự phát triển của ngành SX hàng hóa có hàm lượng CN cao làm tăng nhu cầu DV tương
thích.
- Những thay đổi trong thị hiếu, hành vi của NTD DV
3.5. Dịch vụ tài chính
3.5.1. Khái niệm
Dịch vụ tài chính là thuật ngữ được sử dụng để chỉ hệ thống các dịch vụ kinh tế cung
cấp bởi thị trường tài chính. Các dịch vụ tài chính bao gồm toàn bộ các dịch vụ bảo hiểm
và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm cũng như toàn bộ các dịch vụ ngân hàng và các
dịch vụ tài chính khác (ngoài bảo hiểm) phục vụ cho một loại hình dịch vụ mang tính
chất tài chính.
Các công cụ tài chính bao gồm thư tín dụng, séc, tín phiếu, kỳ phiếu,...Các sản phẩm tài
chính bao gồm các quỹ tương hỗ khác nhau để mở rộng và phát triển các cơ hội đầu tư,
thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ,...Còn các dịch vụ tài chính tiêu biểu như thuê
mua tài chính, bao thanh toán,...
3.5.2. Vai trò của thương mại dịch vụ xuất khẩu tài chính
Sự xuất hiện của các dịch vụ tài chính đã cho phép các quốc gia cải thiện tiềm lực kinh
tế của mình. Thông qua đó, tất cả các lĩnh vực có tác động đến việc tăng trưởng kinh tế
được sản xuất nhiều hơn. Cụ thể, dịch vụ tài chính đã và đang mang lại nhiều lợi ích:
- Xúc tiến đầu tư: Các dịch vụ tài chính ra đời tạo ra nhiều nhu cầu hơn đối với nhà
sản xuất và các sản phẩm. Để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, họ buộc phải
đầu tư nhiều hơn. Trong giai đoạn này, các dịch vụ tài chính sẽ giải cứu các nhà
đầu tư, ví dụ như các ngân hàng thông qua thị trường phát hành mới và cho phép
các doanh nghiệp huy động vốn.
- Thúc đẩy tiết kiệm: Quỹ tương hỗ trong các dịch vụ tài chính mang lại nhiều cơ
hội cho các hình thức tiết kiệm đa dạng. Nhiều cơ hội tái đầu tư khác nhau cũng
được cung cấp cho những người quan tâm đến sự tăng trưởng tiết kiệm của họ.
- Giảm thiểu rủi ro: Nhờ sự hiện diện của các công ty bảo hiểm, rủi ro của các
doanh nghiệp cũng như các dịch vụ tài chính được giảm thiểu. Các công ty bảo
hiểm không chỉ bảo vệ chủ thể khỏi điều kiện kinh doanh biến động, mà còn tránh
được những rủi ro do tác động bên ngoài gây nên.
- Tối đa hóa lợi nhuận: Các doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận do sự sẵn có
của tín dụng ở mức độ hợp lý. Doanh nghiệp có thể tận dụng các loại hình tín dụng
đa dạng để phục vụ cho việc mua tài sản hoặc cho thuê một số tài sản có giá trị rất
cao trong một số trường hợp.
- Tăng trưởng và phát triển kinh tế: Người tiêu dùng có cơ hội sở hữu được những
dịch vụ và sản phẩm khác nhau nhờ vào các dịch vụ tài chính. Trên cơ sở đó, họ
có thể cải thiện mức sống của mình.
3.5.3. Tình hình xuất khẩu dịch vụ tài chính
Tình hình xuất khẩu thương mại của dịch vụ tài chính có sự biến động qua các năm, nhìn
chung cả giá trị và tỷ trọng đều có xu hướng tăng đều trong giai 10 năm, dưới đây là bẳng
số liệu về tình hình xuất khẩu của dịch vụ này:
Năm
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Mục
Giá trị
303 348 349 450 474 455 452 486 520 518 533
(Tỷ USD)
Tỷ trọng % 7.73 7.92 7.72 9.22 9.05 9.11 8.9 8.8 8.55 9.93 10.73
Nguồn: Trademap.org.service

Dưới đây là biểu đồ giá trị và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sử dụng đối tượng
sở hữu tài chính trên thế giới giai đoạn 2010 - 2020:
(Nguồn Trademap.org.service)
 Tình hình xuất khẩu thương mại của dịch vụ tài chính có sự biến động qua các
năm, nhìn chung có sự tăng nhẹ trong giai đoạn 2010 – 2020, năm 2020 có tỷ
trọng và giá trị xuất khẩu lớn nhất, cụ thể:
- Về giá trị xuất khẩu:
+ Giai đoạn 2010 – 2014, giá trị xuất khẩu có sự tăng dần từ 303 tỷ USD lên 474 tỷ
USD. Đặc biệt, năm 2012 – 2013, chứng kiến sự tăng vọt về giá trị xuất khẩu dịch
vụ này, tăng hơn 100 tỷ USD. Đây cũng là năm tăng nhiều nhất trong cả giai đoạn.
+ Giai đoạn 2014 – 2016, giá trị xuất khẩu có xu hướng giảm nhẹ từ 474 tỷ USD
xuống 452 tỷ USD, mức giảm không đáng kể.
+ Giai đoạn 2016 – 2020: giá trị xuất khẩu nhóm dịch vụ này tăng dần trở lại từ
452 tỷ USD lên 533 tỷ USD.
- Về tỷ trọng xuất khẩu:
+ Giai đoạn 2010-2012: tỷ trọng xuất khẩu biến động không đáng kể trong khoảng
7.73 % đến 7.92%.
+ Giai đoạn 2012-2013, tỷ trọng tăng mạnh so với cả giai đoạn từ 7,72% lên
9,2%.
+ Giai đoạn 2014-2018, tỷ trọng có xu hướng giảm đều từ 9,05% xuống 8,55%.
+ Giai đoạn 2018-2020, tỷ trọng tăng trở lại, đặc biệt năm 2020 tăng mạnh nhất
trong cả giai đoạn đạt 10,73%.
 Yếu tố tác động đến sự tăng trưởng về tỷ trọng và giá trị xuất khẩu dịch vụ tài chính:
- Xu thế toàn cầu hóa, gia tăng sự hội nhập, hợp tác kinh tế là tăng vai trò của dịch vụ
tài chính. Giao thương càng phát triển, dòng tiền lưu thông càng lớn giữa các quốc
gia. Dịch vụ tài chính là yếu tố không thể thiếu góp phần không nhỏ vào tổng GDP.
- Tác động của công nghiệp 4.0 đối với thương mại dịch vụ quốc tế, thúc đầy thương
mại dịch vụ tăng nhanh về quy mô, chuyển dịch về cơ cấu theo hướng gia tăng tỷ
trọng các ngành dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao trong đó có dịch vụ tài chính.
- Sự phát triển của thương mại hàng hóa góp phần thúc đẩy thương mại dịch vụ phát
triển. Thương mại hàng hóa phát triển tạo ra nhu cầu lớn về các loại hình dịch vụ đi
kèm. Trong đó, dịch vụ tài chính, khi hàng hoá giao thương quốc tế càng nhiều thì
nhu cầu về tiền tệ càng lớn. Sự luân chuyển dòng tiền giữa các quốc gia là giá trị thay
thế của hàng hoá. Nói cách khác, giao thương hàng hoá phát triển kéo theo dịch vụ
tiền tệ phát triển.
Dịch vụ về sở hữu trí tuệ
1. Khái niệm
Đối tượng sở hữu trí tuệ bao gồm: Quyền tác giả các tác phẩm văn học và nghệ thuật;
Sáng chế, giải pháp hữu ích; bí mật kinh doanh; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu hàng
hoá, nhãn hiệu dịch vụ, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ hàng hoá, tên thương mại, giống
cây trồng….
Dịch vụ về sở hữu trí tuệ bao gồm chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ, là
việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối
tượng sở hữu sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Việc chuyển quyền
sử dụng cũng phải thực hiện bởi hình thức hợp đồng bằng văn bản gọi là hợp đồng sử
dụng đối tượng sở hữu trí tuệ.
3.2.1. Vai trò của thương mại dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ
Dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng to lớn trong việc đảm bảo sự
phát triển bền vững cho các doanh nghiệp và nền kinh tế quốc gia, đặc biệt trong xu thế
toàn cầu hóa gia tăng sự hội nhập sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, các quốc gia tăng cường
hợp tác phát triển.
Theo Trademap, dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ được chia làm 4 nhóm:
- Sử dụng các kết quả nghiên cứu và phát triển
- Tái sản xuất hoặc phân phối phần mềm máy tính
- Phí cấp phép và nhượng quyền nhãn hiệu
- Tái sản xuất hoặc phân phối các sản phẩm nghe nhìn hoặc liên quan
Các nhóm dịch vụ này tạo không chỉ điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
có thể sử dụng các sản phẩm trí tuệ một cách hợp pháp để tạo lợi thế cạnh tranh, gia tăng
sản xuất và phân phối sản phẩm mà còn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp
khi xảy ra tranh chấp thương mại. Hội nhập kinh tế gắn liền với hoạt động liên kết hợp
tác đa thành phần, quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ đóng vai trò đặc biệt quan
trọng. Do đó, hoạt động thương mại trong dịch vụ chuyển quyền sử dụng đối tượng sở
hữu trí tuệ ngày càng được coi trọng đầu tư.
3.2.2. Tình hình xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ
Tình hình xuất khẩu dịch vụ sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ có sự biến động nhẹ qua
các năm, dưới đây là số liệu về giá trị và tỷ trọng xuất khẩu nhóm dịch vụ này:

Năm
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Mục
Giá trị
(Tỷ 245 278,5 285 302 334 331 353 384 419 424 388
USD)
Tỷ 6,18 6,24 6,21 6,20 6,39 6,63 6,95 6,96 6,85 6,82 7,81
trọng
(%)
Dưới đây là biểu đồ giá trị và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sử dụng đối
tượng sở hữu trí tuệ trên thế giới giai đoạn 2010 - 2020:

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ CHUYỂN QUYỀN SỞ


HỮU TRÍ TUỆ TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2010 -2020
450 9.00%
400 8.00%
Tỷ USD

350 7.00%
%

300 6.00%
250 5.00%
200 4.00%
150 3.00%
100 2.00%
50 1.00%
0 0.00%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Biểu đồ 3.4. Tình hình xuất khẩu dịch vụ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ sở hữu giai đoạn
2010 -2020 (Nguồn Trademap)

Giá trị xuất khẩu Tỷ trọng xuất khẩu


(Nguồn Trademap.org.service)
Tình hình xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sử dụng đối tương sở hữu trí tuệ biến động
qua các năm. Nhìn chung có sự tăng nhẹ trong giai đoạn 2010 – 2020, cụ thể
- Về giá trị xuất khẩu:
+ 2010 – 2019: giá trị xuất khẩu tăng đều và không có sự biến động lớn trong các
năm. Trong đó, năm 2010, giá trị xuất khẩu nhỏ nhất đạt 245 tỷ USD. Năm 2019
đạt mức tăng lớn nhất trong cả giai đoạn là 424 tỷ USD, gấp hơn 1,5 lần so với
năm 2010.
+ 2019 – 2020: giá trị xuất khẩu có sự giảm tương đối từ 424 tỷ USD xuống 388
tỷ USD.
Nhìn chung sự gia tăng về giá trị xuất khẩu của nhóm dịch vụ này khá ổn định
trong cả giai đoạn.
- Về tỷ trọng xuất khẩu so với tỷ trọng xuất khẩu tất cả dịch vụ:
+ 2010 – 2019: tỷ trọng xuất khẩu có sự biến động tuy nhiên không đáng kể từ
6,18% đạt 6,82% cho thấy sự ổn định về trai trò của nhóm dịch vụ này.
+ 2019 – 2020: tỷ trọng xuất khẩu có sự gia tăng lớn so với cả giai đoạn, đạt
7,81% năm 2020, là mức tăng mạnh nhất và rõ rệt nhất so với các năm trước.
 Yếu tố tác động đến sự tăng trưởng về tỷ trọng và giá trị xuát khẩu dịch vụ chuyển
quyền sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ:
- Xu thế toàn cầu hóa, gia tăng sự hội nhập, hợp tác kinh tế là tăng vai trò của dịch
vụ chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ. Nhận thức về vai trò của dịch vụ này
ngày càng được coi trọng đề cao để tăng sự canh tranh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. Đặc biệt đối với nhiều doanh nghiệp nhượng quyền nổi
tiếng trên toàn thế giới như KFC, Pizza Hut...
- Tác động của công nghiệp 4.0 đối với thương mại dịch vụ quốc tế, thúc đầy
thương mại dịch vụ tăng nhanh về quy mô, chuyển dịch về cơ cấu theo hướng gia tăng tỷ
trọng các ngành dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao trong đó có dịch vụ chuyển quyền
sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ.
- Sự phát triển của thương mại hoàng hóa góp phần thúc đẩy thương mại dịch vụ
phát triển. Thương mại hàng hóa phát triển tạo ra nhu cầu lớn về các loại hình dịch vụ đi
kèm. Trong đó, có dịch vụ chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ khi nhiều hàng
hóa, nhãn hiệu là sản phẩm của sở hữu trí tuệ như các bản thiết kế, kiểu dáng công
nghiệp, bố trí mạch tích hợp,….

You might also like