You are on page 1of 3

Thứ nhất, sự chuyển dịch của nền kinh tế:

Nền kinh tế đang có xu hướng dịch chuyển từ kinh tế sản xuất sang kinh tế dịch vụ, đặc
biệt ở những nước phát triển, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (trên
60%).

Thứ hai, xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại

Các quốc gia trên toàn thế giới đều đặt ra nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy việc mở cửa
thị trường và tăng cường quan hệ thương mại quốc tế. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện
đại ngày nay, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ thế giới đã trải qua nhiều biến động và chịu
sự ảnh hưởng của yếu tố toàn cầu hóa

Khi các quốc gia loại bỏ các rào cản thương mại, các doanh nghiệp dịch vụ có cơ hội
tiếp cận các thị trường mới và cạnh tranh với các đối thủ trên phạm vi toàn cầu. Điều
này thúc đẩy sự đổi mới, tăng năng suất và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ra một môi
trường cạnh tranh tích cực và tăng cường sức hấp dẫn của các dịch vụ xuất khẩu.

Trong giai đoạn 2011 – 2022, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã nỗ lực không ngừng
để thúc đẩy thương mại dịch vụ quốc tế phát triển thông qua việc thực hiện những biện
pháp, thỏa thuận thương mại, ký kết khác hiệp định thương mại song phương và đa
phương,… như

Thỏa thuận CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific


Partnership): Được ký kết vào năm 2018, CPTPP loại bỏ hoặc giảm thuế quan đối với
nhiều loại dịch vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia thị trường
mới.

Hiệp định Chung về Thương mại Dịch vụ của WTO (GATS): GATS đã cung cấp một
khung pháp lý để loại bỏ các rào cản thương mại dịch vụ trên toàn cầu thông qua các
cam kết về việc mở cửa thị trường, giảm thuế và đảm bảo điều kiện công bằng cho các
doanh nghiệp.

Thỏa thuận EU-Singapore Free Trade Agreement: Ký kết vào năm 2014 và có hiệu lực
từ năm 2019, thỏa thuận này giúp loại bỏ nhiều rào cản thương mại và tạo điều kiện
thuận lợi cho thương mại dịch vụ giữa Liên minh châu Âu và Singapore.

Hiệp định Thương mại Dịch vụ Kỹ thuật số của ASEAN (ASEAN Agreement on e-
Commerce): Được ký kết vào năm 2018, hiệp định này tập trung vào việc loại bỏ các
rào cản thương mại kỹ thuật số trong khu vực ASEAN, nhằm tăng cường phát triển
thương mại dịch vụ trực tuyến.
Bên cạnh đó, nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp đặc biệt như cải thiện hạ tầng
vận tải, tăng cường sự minh bạch và tiện lợi trong các quy trình hành chính, cải thiện
môi trường kinh doanh, và đào tạo nhân lực để thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ.

Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại thường đi kèm với tăng trưởng kinh tế và tăng
cường mối quan hệ giữa các quốc gia. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng các
dịch vụ như tài chính, giáo dục, du lịch, công nghệ thông tin và giao thông vận tải cũng
tăng lên. Từ đó mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp dịch vụ mở rộng hoạt động và phát
triển xuất khẩu dịch vụ sang các thị trường mới.

Thứ ba, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật

Sự phát triển trong khoa học kĩ thuật, cùng với sự xuất hiện của các nền kinh tế số, đã
tạo ra các cơ hội mới cho việc cung cấp và tiêu thụ dịch vụ qua mạng internet và các
nền tảng trực tuyến khác. Các phát minh về công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo,
blockchain và big data đã đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng, hiệu
suất của ngành dịch vụ, đồng thời giúp tối ưu hóa quy trình cung cấp dịch vụ, tăng sức
hấp dẫn và tạo ra lợi ích kinh tế lớn. Bởi chi phí nguyên vật liệu đầu vào cho ngành dịch
vụ tri thức không đáng kể. Nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm tăng hiệu quả và chất
lượng trong lĩnh vực dịch vụ y tế như Robot Phẫu thuật nội soi da Vinci, Robot phẫu
thuật cột sống Renaissance, Robot phẫu thuật khớp gối và khớp háng Makoplasty và
Robot phẫu thuật thần kinh Rosa.

Công nghệ thông tin và truyền thông đã mở ra một thế giới mới của dịch vụ trực tuyến,
thay đổi cách thức dịch vụ được cung cấp và tiêu thụ. Sự phát triển của Internet và các
nền tảng trực tuyến cho phép người dùng truy cập vào các dịch vụ tài chính bất kỳ lúc
nào và ở bất cứ đâu như các ứng dụng PayPal, Zelle,… giúp người dùng thanh toán hóa
đơn và thực hiện các giao dịch tài chính một cách tiện lợi, dễ dàng qua thiết bị di động
của họ. Ngoài ra, công nghệ thông tin đã tạo ra một môi trường thương mại điện tử
mạnh mẽ qua các nền tảng như Amazon, Alibaba,… mở ra cơ hội cho nhiều doanh
nghiệp và vừa tiếp cận thị trường toàn cầu.

Hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm dịch vụ và sự tiến bộ nhanh chóng của
khoa học kĩ thuật đã góp phần tăng cường sức hấp dẫn của thị trường và sự liên kết toàn
cầu mãnh mẽ giữa các quốc gia và các doanh nghiệp. Thông qua Internet, người dùng
có thể truy cập vào các nền tảng đặt vé trực tuyến máy bay như Expedia, Skyscanner,…
đặt phòng khách sạn như Booking.com, Agoda,… đặt vé tham quan và sự kiện như
Ticketmaster, Eventbrite,…

Thứ tư, sự gia tăng quy mô GDP thế giới

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh toàn cầu hóa, sự gia tăng mức sống của người
dân không chỉ tạo ra nhu cầu tiêu thụ dịch vụ cao cấp mà còn thúc đẩy phát triển của các
ngành dịch vụ phục vụ nhu cầu này. Theo nhà tâm lí học người Mỹ Abraham Harold
Maslow, con người có nhu cầu cao hơn đối với các sản phẩm phi vật chất của dịch vụ
như nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự khẳng định bản thân. Chính
vì vậy, những dịch vụ như du lịch, thẩm mĩ, giáo dục và giải trí ngày càng được quan
tâm nhiều hơn.

Khi mức sống tăng lên, người dân có khả năng du lịch đặc biệt là ra nước ngoài, tham
quan những địa điểm du lịch nổi tiếng, tìm kiếm những trải nghiệm du lịch cao cấp,…
Sự gia tăng nhu cầu du lịch cao cấp và dịch vụ lưu trú sẽ thúc đẩy tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu dịch vụ, bao gồm các dịch vụ như đặt tour du lịch, nhà hàng, khách
hạn,…

Tỷ lượt

2.5

1.5

0.5

0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Biểu đồ 1: Số lượt khởi hành du lịch quốc tế giai đoạn 2011 – 2019
(Nguồn: https://www.worldbank.org/en/home )

Vì thế, những tổ chức, doanh nghiệp cũng cần thay đổi để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu
của người dân. Đổi mới, sáng tạo những dịch vụ mới, độc đáo, tiện ích giúp nâng cao vị
thế cạnh tranh toàn cầu. Những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao được cung cấp từ một
quốc gia có thể nâng cao uy tín và hình ảnh của thương hiệu đó trên thị trường quốc tế
ngày càng khắt khe.

You might also like