You are on page 1of 8

Chuyên đề phương pháp năng lượng trong cơ học chất điểm

CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP NĂNG LƯỢNG TRONG CƠ HỌC CHẤT ĐIỂM


1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I: LÍ THUYẾT
1. Công
Một vật có năng lượng thì có khả năng sinh công và vật sinh công càng nhiều thì chứng
tỏ nó có năng lượng càng lớn, công cơ học giống với công trong đời sống ở chỗ là muốn thực
hiện công thì phải tiêu tốn một năng lượng.
a. Công thực hiện bởi một lực không đổi
Dưới tác dụng của lực không đổi, một chất điểm di
chuyển được đoạn đường s dọc theo một đường thẳng song
song với lực (Hình I.1). Công của lực thực hiện trong quá
trình này được định nghĩa bởi: Hình I.1
(1.1)
Nếu lực không cùng phương với độ dịch chuyển
của chất điểm và góc hợp bởi và là α (Hình I.2) thì
công được định nghĩa:
(1.2) Hình I.2
b. Công thực hiện bởi một lực biến đổi
Trong trường hợp tổng quát, chất điểm di chuyển
trên một đường cong C nào đó dưới tác dụng của lực
có thể biến đổi (Hình I.3). Để tính công trong trường hợp
này người ta chia đường cong thành các đoạn thẳng vô (C )
cùng nhỏ với độ dời là . Lực tác dụng lên vật trong
quãng đường được xem như không đổi. Công của lực Hình I.3
thực hiện để vật di chuyển một độ dời là:
Công cơ học nguyên tố của lực làm di chuyển một chất điểm trên đoạn đường vi
phân : (1.3)
Công toàn phần của lực tác dụng lên chất điểm khi chất điểm chuyển động theo quỹ
đạo từ (1) đến (2)
Lực biến đổi theo một chiều

(1.4)
Lực biến đổi trong không gian 3 chiều

(1.5)

4
Chuyên đề phương pháp năng lượng trong cơ học chất điểm

trong đó là thành phần của lực trên các trục tọa độ làm dịch chuyển những đoạn
tương ứng là công của lực bằng tổng công của các lực thành phần trên các trục toạ
độ. Mỗi thành phần của lực có thể phụ thuộc vào các tọa độ , chúng thay đổi khi chất
điểm chuyển động trên quỹ đạo.
Công có đơn vị là J.
2. Công suất
Như trên ta đã biết tất cả các lực đều có khả năng sinh công, các lực khác nhau thì nói
chung khả năng sinh công cũng khác nhau. Để đặc trưng cho khả năng sinh công của lực này
nhiều hay ít hơn lực kia người ta đưa ra khái niệm công suất với định nghĩa:
Công suất là công của lực thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

(2.1)
trong đó là công của lực thực hiện được trong thời gian , α là góc hợp bởi và .
Hay công suất của lực bằng tổng công suất của các lực thành phần trên các trục toạ độ.
(2.2)

3. Năng lượng
Các dạng vận động của vật chất đều liên kết với năng lượng. Năng lượng là một đại
lượng đặc trưng cho mức độ vận động của vật chất. Một vật ở trạng thái xác định thì có một
năng lượng xác định. Khi một vật không cô lập thì vật có tương tác với các vật bên ngoài,
nghĩa là vật đó sẽ trao đổi năng lượng với các vật bên ngoài và biến đổi năng lượng.
Giả sử trong một quá trình biến đổi nào đó hệ vật chuyển từ trạng thái (1) với năng
lượng sang trạng thái (2) với năng lượng tương ứng là . Trong quá trình này hệ nhận
một công từ bên ngoài hoặc sinh công cho bên ngoài. Thực nghiệm chứng tỏ rằng:
(3.1)
Đơn vị của năng lượng là J.
Trong trường hợp hệ cô lập, tức là hệ không trao đổi năng lượng với môi trường bên
ngoài ta có , khi đó:
(3.2)
Năng lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn.
Trong phần cơ học ta chỉ xét dạng năng lượng tương ứng với chuyển động cơ của các
vật tức là cơ năng. Cơ năng gồm hai phần: động năng tương ứng với chuyển động và thế năng
tương ứng với tương tác giữa các vật.
a. Động năng – Định lý động năng
* Động năng
Mọi vật chuyển động thì có khả năng sinh công, chứng tỏ nó có năng lượng. Năng
lượng mà vật có ở dạng chuyển động như vậy gọi là động năng. Động năng là năng lượng
chuyển động của vật, nó là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công khi vật chuyển động.
5
Chuyên đề phương pháp năng lượng trong cơ học chất điểm

Ta có nhận xét rằng vận tốc và khối lượng của vật càng lớn thì động năng cũng càng
lớn. Điều này có thể kiểm nghiệm qua chuyển động của các vật thường gặp như xe cộ, tàu
thuyền ....Như vậy thì động năng phải được tính qua khối lượng và vận tốc. Ngoài ra vì công
là một dạng của năng lượng nên có thể tìm động năng bằng cách xuất phát từ biểu thức tính
công:

(3.3)

Đại lượng có thứ nguyên năng lượng và theo logic lập luận thì nó chính là động
năng của chất điểm. Đơn vị của động năng là đơn vị của năng lượng.

* Định lý động năng


Thay vào (*) ta được: (2)
(1)
Hình I.4
Tích phân 2 vế:

hay (3.4)
Phát biểu: độ biến thiên động năng của chất điểm bằng tổng công của các ngoại lực tác
dụng lên chất điểm.
Đối với hệ n chất điểm

(3.5)
Ta cũng xét một hệ gồm n chất điểm: tác dụng lên của hệ gồm nội lực
và ngoại lực . Công nguyên tố thực hiện lên vật :

Xét cho toàn hệ:

(3.6)
Độ biến thiên động năng của hệ bằng tổng công của các nội lực và các ngoại lực tác
dụng lên hệ.
b. Thế năng
6
Chuyên đề phương pháp năng lượng trong cơ học chất điểm

* Lực thế
- Trường lực: là khoản không gian vật lý mà khi chất điểm chuyển động trong trường
lực chịu tác dụng lực chỉ phụ thuộc vào vị trí của nó.
- Trường lực thế: là trường lực mà công của của lực tác dụng lên chất điểm không phụ
thuộc vào quỹ đạo dạng quỹ đạo chuyển động của chất điểm mà chỉ phụ thuộc vào vị trí đầu
và vị trí cuối của nó. Lực do trường lực thế tác dụng lên chất điểm đặt trong nó gọi là lực thế.

(3.7)
* Thế năng
Ta dùng hàm ( ) hay ( ) đặt trưng cho năng lượng tương
tác giữa chất điểm và trường lực thế, sao cho:
(3.8)
hay đựơc gọi là thế năng của chất điểm.
 Theo lý thuyết trường, các vật tương tác với nhau thông qua trường lực thế (ví dụ:
trường hấp dẫn, trường điện từ). Như vậy, thế năng là năng lượng tương ứng với sự tương tác
của các vật.
 Tính chất của thế năng:
+ Thế năng là một hàm vị trí.
+ Chỉ có lực thế mới có thế năng.
+ Thế năng không xác định đơn giá.
 Biểu thức:
Một chất điểm được gọi là chuyển động trong một trường lực nếu tại mỗi vị trí
của chất điểm đều xuất hiện lực tác dụng lên chất điểm.
Xét một vật chuyển động trong trường lực
(1)
từ điểm (1) có tọa độ đến điểm (2) có tọa độ
dọc theo một đường cong C (hình I.5). Công của lực
thực hiện trong dịch chuyển này là:
(2)

Hình I.5
trong đó, C là hằng số

7
Chuyên đề phương pháp năng lượng trong cơ học chất điểm

Dạng vi phân: (3.9)


Nếu xét trong trường lực thế thì:

(3.10)
Trong trường hợp vật chuyển động theo một đường cong kín trong trường lực thế (tức là
điểm đầu và điểm cuối của dịch chuyển trùng nhau), thì công của lực thế thực hiện trong di
chuyển này bằng không.
* Các dạng thế năng trong trường lực thế
Thế năng đàn hồi
Lực đàn hồi của lò xo được cho bởi công thức (định luật Hooke):
trong đó k là hệ số đàn hồi và là độ biến dạng của lò xo. Công của lực đàn hồi trong dịch
chuyển từ vị trí (1) đến vị trí (2):

(3.11)
Như vậy trường lực đàn hồi cũng là trường lực thế. Thế năng của lực đàn hồi được xác
định bằng công thức:

(3.12)
Thế năng trọng lực
Vật khối lượng m trong trường trọng lực chịu tác dụng của trọng lực:

trong đó, là gia tốc trọng trường.


Phân tích độ dời vi phân thành các thành phần trong hệ tọa độ Descartes:

Vì có phương dọc theo phương trục z và ngược chiều với chiều dương trục z nên:

Vì công A chỉ phụ thuộc tọa độ vị trí đầu và tọa độ vị trí cuối nên trường trọng lực là
trường lực thế. Thế năng trọng trường được xác định bằng công thức:
(3.13)
Thế năng hấp dẫn
8
Chuyên đề phương pháp năng lượng trong cơ học chất điểm

Công của lực hấp dẫn của chất điểm M tác dụng lên m đặt cách M một đoạn làm cho
m dịch chuyển một đoạn là:

Công không phụ thuộc vào dạng của đường đi nên trường hấp dẫn cũng là trường lực
thế. Thế năng hấp dẫn được xác định bằng công thức:

(3.14)
c. Cơ năng – Định luật bảo toàn cơ năng
* Cơ năng: Cơ năng gồm hai phần: động năng tương ứng với chuyển động và thế năng
tương ứng với tương tác giữa các vật.
* Định luật bảo toàn cơ năng
Xét một chất điểm chuyển động từ vị trí (1) đến (2) dưới tác dụng của ngoại lực là
hợp lực của lực thế và lực không thế

Công của hợp lực khi vật di chuyển từ vị trí (1) đến (2) là:

hay:

(3.15)
Công thức có nghĩa là độ biến thiên cơ năng của hệ bằng công của các lực không thế.
Công thức này biểu diễn định luật bảo toàn năng lượng của hệ.
Nếu ngoại lực là lực thế (ví dụ trọng lực, lực đàn hồi) thì công của lực thế có thể viết
dưới:

tức là tổng động năng và thế năng của vật ở vị trí đầu (1) và tổng động năng và thế năng của
vật ở vị trí cuối (2) bằng nhau.
Cơ năng của vật chuyển động trong trường lực thế là một đại lượng không thay đổi.
Trong trường hợp hệ gồm nhiều vật, định luật bảo toàn cơ năng phát biểu rằng: Cơ năng của
một hệ cô lập trong trường lực thế không thay đổi.

9
Chuyên đề phương pháp năng lượng trong cơ học chất điểm

BÀI TẬP

10
Chuyên đề phương pháp năng lượng trong cơ học chất điểm

11

You might also like