You are on page 1of 3

1.

Tổng quan về điều kiện tự nhiên:


Vị trí, địa lý:
Nhật Bản là một đảo quốc nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình
Dương. Vì là đảo quốc nên nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển, hoàn toàn không
tiếp giáp với quốc gia hay vùng lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy nhiên, bán đảo Triều
Tiên và bán đảo Sakhalin (Nhật Bản gọi là Karafuto) chỉ cách các đảo chính của Nhật
Bản vài chục km.

Diện tích: 377.829 km2

Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản phía Bắc là Nga, phía Tây
có Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa
hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.

Vị trí lãnh thổ Nhật Bản xét theo kinh độ và vĩ độ, các điểm cực của Nhật Bản như
sau:

Điểm cực Đông: 24°16′59″B 153°59′11″Đ.


Điểm cực Tây: 24°26′58″B 122°56′1″Đ.
Điểm cực Bắc: 45°33′21″B 148°45′14″Đ.
Điểm cực Nam: 20°25′31″B 136°04′11″Đ.

Nhật Bản từ trước đến nay vẫn nổi tiếng là một quốc gia với vùng lãnh thổ có bốn
phía được bao bọc bởi biển. Có rất nhiều hòn đảo khác nhau được kết hợp để tạo
thành đất nước này. Trong số đó, Nhật Bản được hình thành chủ yếu từ 4 hòn đảo lớn
là Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku từ Bắc xuống Nam. Với từng hòn đảo lại nằm
ở một vị trí địa lý khác nhau, diện tích khác nhau và thậm chí là khí hậu cũng có sự
thay đổi.
Dân cư:
Dân số hiện tại của Nhật Bản là 125.271.036 người vào ngày 13/02/2023 theo số liệu
mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Nhật Bản hiện chiếm 1,57% dân số thế giới. Nhật
Bản đang đứng thứ 11 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh
thổ. Mật độ dân số của Nhật Bản là 344 người/km2. Với tổng diện tích đất là 364.571
km2. 91,96% dân số sống ở thành thị (115.487.316 người vào năm 2019). Độ tuổi
trung bình ở Nhật Bản là 49,6 tuổi.
2. Tổng quan về điều kiện xã hội:
Kinh tế:
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên, ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân
số quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ
trong chiến tranh. Tuy nhiên, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã
nhanh chóng phục hồi trong những năm 1945- 1954, phát triển cao độ trong những
năm 1955- 1973 khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục.
Nhật Bản là một nước có nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa
học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (đứng sau Hoa Kỳ). Cán cân thương mại và
dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều,
là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều
tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là: đồng Yên
Nhật.
Hệ thống giáo dục:
Về hệ thống giáo dục của Nhật Bản thì tiểu học, trung và đại học được áp dụng ở Nhật
như một trong các cải cách thời Minh Trị. Từ năm 1947, Nhật Bản áp dụng hệ thống
giáo dục bắt buộc gồm tiểu học và trung học trong chín năm cho học sinh từ sáu đến
mười lăm tuổi. Hầu hết sau đó đều tiếp tục chương trình trung học và theo MEXT,
khoảng 75,9% học sinh tốt nghiệp phổ thông tiếp tục học lên bậc đại học, cao đẳng
hay các chương trình trao đổi giáo dục khác . Giáodục ở Nhật có tính cạnh tranh rất
cao đặc biệt ở các kì thi tuyển sinh đại học, điển hình là các kì thi tuyển của hai trường
đại học cao cấp Tokyo và Kyoto. Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế hợp tác
OECD hiện xếp Nhật Bản ở vị trí thứ sáu thế giới.
Tôn giáo:
Đạo gốc của Nhật Bản là Thần đạo (đạo Shinto), có nguồn gốc từ thuyết vật linh của
người Nhật cổ. Qua Trung Quốc và Triều Tiên, Phật giáo được du nhập từ Ấn Độ vào
Nhật Bản từ khoảng giữa thế kỷ thứ VI. Khoảng 84% đến 96% dân số Nhật theo cả
đạo Shinto và Phật giáo.

You might also like