Hóa Phân Tích 1

You might also like

You are on page 1of 4

CHƯƠNG 6: CÂN BẰNG GIỮA CÁC DUNG MÔI KHÔNG

TRỘN LẪN

1/ Chiết 100 ml dung dịch I2 4.10-4 M bằng 50 ml CCl4.


a. Tính lượng I2 có trong pha nước và trong pha hữu cơ khi hệ đạt tới cân bằng. Cho KD =
85.
b. Nếu chiết 5 lần, mỗi lần 10 ml CCl4 thì nồng độ I2 còn lại trong pha nước là bao nhiêu?
a. [I2] trong nước = 9,2.10-6M
b. C5 = 5,17.10-9M

2/ Hệ số phân bố của acid HA (pKa = 4,82) giữa nước và benzene bằng 1,3 ở pH = 5.
a. Tính hằng số phân bố KD, giả thiết trong nước chỉ có quá trình phân li của acid HA và
trong benzene không có sự liên hợp của phân tử HA.
b. Tính D ở pH = 4.
c. Tính % chiết của HA, nếu khi chiết dùng thể tích như nhau của nước và dung môi hữu
cơ.
a/KD = 3,268
b/D = 2,84

3/ Acid H2A là diacid có pKa1 = 3,4; pKa2 = 8,4. Nếu chiết 20 ml dung dịch nước chứa 4
mmol H2A hệ đệm pH = 4 bằng 10 ml benzene thì thấy có 2,5 mmol H2A trong lớp benzene.
Tính hằng số KD.
KD = 16,604

4/ Hợp chất A có hằng số phân bố giữa nước và benzen là 3.


a. Tính thể tích benzene cần lấy để khi chiết 100 ml dung dịch chứa 5 mg A thì có thể chiết
được 99%A.
b. Nếu mỗi lần chiết với 50 ml benzene thì phải chiết bao nhiêu lần để có thể chiết được
99% A?
a. V = 3300
b. n = 5,03

5/ Chiết 100 ml dung dịch iot tan trong KI bằng 50 ml dung dịch CCl4. Sau khi cân bằng được
thiết lập, lượng iot thu được trong pha hữu cơ là 12,69 mg. Tính hiệu suất chiết, biết rằng
hằng số phân bố của I2 giữa nước và CCl4 là 83,75 và trong quá trình chiết, nồng độ KI được
giữ cố định là 10-4M.
I2 + I − I3− I = 102,9

3
D= 77,587
E = 97,5%

6/ Hằng số phân bố của hợp chất X giữa nước và benzene là 12,85. Trong benzene X bị đime
hóa một phần. Tính thành phần cân bằng trong pha hữu cơ và tính hệ số phân bố khi lắc 200
ml dung dịch X nồng độ 5.10-3M với 150 ml benzen đến cân bằng. Cho hằng số đime hóa của
X trong benzen là KDi = 320
[X]H2O = 1,93.10-4M
[X]dm = 2,488.10-3M [X2]dm = 1,97.10-3 M
7/ Chất X có hằng số phân bố giữa nước và CHCl3 là 4. Tính % X bị chiết khỏi 100 ml dung
dịch nước bằng:
a. 1 lần chiết với 100 ml CHCl3
b. 4 lần chiết với 25 ml CHCl3.
a. 80% b. 93,75%
8/ Acid hữu cơ HA (pKa = 5,7) có hằng số phân bố giữa nước và metyl isobutyl xeton bằng
18. Chiết 100 ml dung dịch nước HA có pH = 6 với metyl isobutyl xeton.
Tính % HA còn lại trong nước nếu phép chiết được tiến hành 3 lần, mỗi lần với 50 ml dung
môi hữu cơ.
%HA = 1,56%
9/ Acid acetic (HA) tan một phần trong benzen với hằng số phân bố giữa nước và benzen là:
[HA]C H
KD = 6 6
= 8,01.10 −3
[HA]H O
2

Trong benzen acid acetic bị đime hóa một phần thành H2A2 với
[H 2 A 2 ]C H
K Di = 6 6

[HA] 2
C6 H 6

a. Hãy thiết lập biểu thức tính hệ số phân bố D của acid acetic theo KDi, Ka, KD, [H+] và
 HA  .
H2O

b. Tính KDi biết rằng khi lắc 10 ml HA 1M ở pH = 5 với 200 ml benzen cho đến cân bằng
thì sau khi tách trong pha nước chỉ còn 0,92M HA. CH3COOH có Ka = 10-4,76
[HA]H2O =0,3360M [HA]dm =2,691.10-3M [H2A2]dm =6,545.10-4M
KDi = 90,38
10/ Hệ số phân bố KD của chất tan A giữa ancol isobutylic và nước là 8,2.
a. Tính khối lượng A chiết được từ 50 ml dung dịch nước chứa 16g A sau khi chiết với 100
ml ancol isobutylic.
b. Tính khối lượng A chiết được sau 2 lần chiết, mỗi lần dùng 50 ml ancol.
a/ còn 0,9195g, chiết được 15,081g
b/ 15,81g
11/ Hằng số phân bố KD của acid HA giữa benzen và nước là 100. Tính thành phần cân bằng
trong pha nước khi lắc 150 ml dung dịch HA 2.10-2M với 50 ml benzen đến cân bằng. Biết
hệ số phân bố của quá trình chiết HA bằng benzen là 10 và hằng số phân li acid của acid HA
trong nước là 9.10-7
-4 - -3
[HA]w = 4,616.10 M [A ]w = 4,15.10 M

12/ Chiết 8-oxiquinolin (HA) từ dung dịch nước ở pH = 4 bằng CHCl3 và tỉ số thể tích 2 pha
là VCHCl3 / VH2O = 0,1; KD = 720

Biết trong nước HA tham gia vào các cân bằng sau:
H2A+ HA + H + pK1 = 5
HA A- + H+ pK 2 = 9,9

a. Thiết lập biểu thức tính hệ số phân bố của 8-oxiquinolin.


b. Tính hệ số phân bố và hiệu suất chiết 8-oxiquinolin.
13/ Thiết lập biểu thức phụ thuộc hệ số phân bố D đối với quá trình chiết acid yếu H2A (Ka1,
Ka2) bằng benzen, trong đó HA tồn tại ở dạng đơn phân.
 H 2 A 2 
14/ Acid HA dime hóa trong pha hữu cơ với K Di =  2
dm
. Trong pha nước HA có
 HA 
dm

 HA 
hằng số phân li Ka và hằng số phân bố K D =   dm . Hãy thiết lập biểu thức tính D
 HA 
w

theo KDi, Ka, KD, [H+] và [HA]w.


[HA]dm + 2[H2 A 2 ]dm K D .[H + ] + 2K Di .K 2D .[HA]w .[H + ]
D= =
[HA]w + [A − ]w [H + ] + K a

15/ Một hợp chất A bị đime hóa một phần trong ete với hằng số đime hóa là KDi = 35. Trộn
100 ml dung dịch A nồng độ 0,1M với 20 ml ete. Sau khi hệ đạt cân bằng thì thấy nồng độ
chất A còn lại trong pha nước là 0,025M. Tính hằng số phân bố của hợp chất A giữa nước và
ete.
ĐS: KD = 2,66
16/ a. Có thể chiết hợp chất X từ dung dịch nước bằng ete. Hệ số phân bố của X giữa nước
và ete là 9,75. Tính % X bị chiết từ dung dịch nước chứa 2,6 mg X nếu thể tích ete và thể tích
dung dịch nước bằng nhau.
b. Tính % X bị chiết nếu ta chia thể tích ete ra làm 4 lần và chiết 4 lần thay cho chiết 1
lần như trong thí nghiệm A.
a. 90,7% b. 99,28%
17/ Chiết 150 ml dung dịch axit hữu cơ HB (pKa = 4,52) ở pH = 5 với isobutyl metyl xeton.
Cho KD = 7. Tính % acid HB đã bị chiết vào dung môi hữu cơ sau 2 lần chiết, mỗi lần với
100 ml dung môi.
ĐS: 78,58%

 X 
18/ Hằng số phân bố của hợp chất X giữa ete và nước K D = ete
= 500 . Lắc mạnh 1 lít
 X 
w

dung dịch nước của X với 20 ml ete trong 5 phút. Ngừng lắc và xác định nồng độ X trong ete
thấy [X]ete = 4.10-3M.
a. Tính nồng độ X còn lại trong nước.
b. Tính nồng độ của X trong nước trước khi làm thí nghiệm.
c. Nếu chiết X từ 1 lít dung dịch nước 2 lần, mỗi lần dùng 10 ml ete thì nồng độ của X còn
lại trong nước là bao nhiêu?
a. 8.10-6M b. 8,8.10-5M c. 2,4.10-6M

You might also like