You are on page 1of 12

Văn mẫu 12: So sánh phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường

Dàn ý phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường

a. Giới thiệu khái quát về 2 tác phẩm

- Người lái đò sông Đà: Là tùy bút đặc sắc, in trong tập Sông Đà, Nguyễn Tuân đi tìm
chất vàng của thiên nhiên và chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn người lao
động miền Tây Bắc.

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? Là bút kí viết về vẻ đẹp của dòng sông Hương, qua đó
ca ngợi vẻ đẹp của một vùng văn hóa xứ sở và con người xứ Huế.

=> Đều là thể kí in đậm phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác của hai nhà văn

b. Giải thích khái niệm phong cách nghệ thuật

- Là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình
tượng của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong các
sáng tác của nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân
tộc.

- Phong cách văn học có dấu hiệu riêng và nổi lên trên bề mặt của tác phẩm như một
thực thể hữu hình , mà yếu tố cơ bản là nội dung và hình thức tác phẩm. Chỉ có ở
những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo.

c. Khái quát về phong cách nghệ thuật của hai nhà văn

- Nguyễn Tuân: uyên bác, tài hoa, không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho
cảm giác và liên tưởng phong phú, bộn bề, nhằm tìm cho ra những chữ nghĩa xác đáng
nhất, có khả năng là lay động người đọc nhiều nhất.

- Hoàng Phủ Ngọc Tường: Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ
tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong
phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí. Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng
nội, súc tích,mê đắm và tài hoa.

d. Nêu những nét tương đồng trong phong cách nghệ thuật của hai tác giả g thể
hiện qua hai tác phẩm:

- Đều là thể loại tùy bút và đều thấm đẫm chất trữ tình: ghi chép , miêu tả chi tiết cụ
thể về vẻ đẹp của đối tượng được đề cập đến trong văn bản, qua đó bộc lộ cảm xúc,
suy tư và nhận thức đánh giá của mình về đối tượng đó. Cụ thể:

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu 12: So sánh phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường

+ Người lái đò sông Đà: Miêu tả dòng sông Đà với hai tính cách đối lập nhau, sông
Đà sinh thể sống, có tâm trạng, có tính cách, rồi sông Đà như một cố nhân. Bên cạnh
đó là người lái đò bình dị mà tài hoa, trí dũng, rất đáng khâm phục và trân trọng.

+ Ai đã đặt tên cho dòng sông? Miêu tả dòng sông Hương thấm đẫm chất thơ: thơ
mộng, dịu dàng, chung tình làm mê đắm lòng người bởi có vẻ đẹp của một người
thiếu nữ, của một người mẹ phù sa bồi đắp cho một vùng văn hóa xứ sở.

- Hai cây bút đều tài hoa, uyên bác

+ Người lái đò sông Đà: Nguyễn Tuân sử dụng kiến thức của nhiều ngành khi miêu tả
con sông Đà như: địa lí, quân sự, điện ảnh, võ thuật và tài hoa ở cách sử dụng ngôn từ:
nhiều từ ngữ độc đáo mới lạ, sử dụng nghệ thuật liên tưởng, tưởng tượng, so sánh,
nhân hóa.

+ Ai đã đặt tên cho dòng sông: Hoàng Phủ Ngọc Tường am hiểu về các lĩnh vực địa lí,
lịch sử, văn hóa, thi ca và miêu tả dòng sông bằng bút pháp nghệ thuật miêu tả đặc sắc
như: liên tưởng, tưởng tượng, so sánh nhân hóa.

e. Nét khác biệt: Thể hiện cá tính sáng tạo độc đáo:

- Nguyễn Tuân với Người lái đò sông Đà: Nghiêng về phát hiện và diễn tả những hiện
tượng đập mạnh vào giác quan người đọc (Phân tích con sông Đà Hung bạo và cuộc
chiến giữa người lái đò với con sông).

- Hoàng Phủ Ngọc Tường với Ai đã đặt tên cho dòng sông?: Thiên về chất thơ trữ tình
dịu ngọt ( Phân tích sông Hương để nhận thấy).

g. Đánh giá nhận xét.

- Họ đều là những nhà văn tài năng, tâm huyết với nghề, có tâm với nghề.

- Có tình yêu quê hương đất nước thiết tha.

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bài làm mẫu 1

Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy đòi hỏi người sáng tác phải có phong
cách nổi bật tức là phải có nét gì đó rất riêng biệt mới lạ thể hiện trong tác phẩm của
mình. Phong cách văn học là một yếu tố quan trọng và góp phần không nhỏ trong quá
trình định giá tác giả, tác phẩm đó. Bởi thế mỗi nhà văn, nhà thơ phải tạo cho mình
một nét riêng không thể trộn lẫn, đem đến cho người đọc một sự mới lạ mà khi nhìn
vào những tác phẩm ấy độc giả sẽ biết ngay đó là sản phẩm của tác giả nào. Và

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu 12: So sánh phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường

Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là hai tiêu biểu cho điều đó mà có lẽ nổi
bật nhất trong việc làm nên phong cách của các nhà văn là hai bài Tùy bút “Người Lái
Đò Sông Đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.

Thật vậy, “phong cách là cái còn lại hoặc hạt nhân mà sau khi từ nhà văn chúng ta bóc
đi những cái không phải của bản thân anh ta, và tất cả những cái anh ta giống người
khác”. Nói cách khác đi, phong cách nghệ thuật của Nhà văn là nét riêng biệt, độc đáo
của nhà văn ấy, trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống thể hiện trong tất cả
các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể. Chẳng hạn, đối với người
cha để của “Người Lái Đò Sông Đà”, Nguyễn Tuân mang một phong cách uyên bác,
tài hoa không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong
phú, bổn bể nhằm tìm ra những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng làm lay động
lòng người đọc nhất. Ngược lại nét đặc sắc trong tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc
Tường lại là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận
sắc bén với suy tư đa chiều, được tổng hợp từ cuốn kiến thức phong phú về triết học,
văn hóa, lịch sử, địa lí. Hai nhà văn mang trong mình hai phong cách khác nhau,
nhưng tuy nhiên vẫn có những nét chung mà độc giả dễ dàng nhận thấy. Xuyên suốt
hay bài “Người Lái Đò Sông Đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, chúng ta thấy
được điểm giống nhau trước hết thể hiện qua chất trí tuệ uyên bác.

Nếu như Nguyễn Tuân có khả năng vận dụng trí tuệ của nhiều ngành, nhiều nghề khác
nhau trong khi miêu tả về đối tượng sáng tác của mình, thì Hoàng Phủ Ngọc Tường
cũng vậy. Điều đó thể hiện qua cảnh con sông Đà hung bạo với những trận thủy chiến
của người lái đò, đã được Nguyễn Tuân ghi lại bằng những tri thức về điện ảnh. “Tôi
sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho
khán giả đã dũng cảm dám ngồi vào một cái thuyền". Cho đến “bị vứt vào một cái cốc
pha lê nước, khổng lồ vừa rút lên, cái gậy đánh phên”, về địa lý, về thể dục thể thao
“hàng tiền vệ, có hai hòn canh, một cửa đá trông như là sơ hở, nhưng chính hai đứa
giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa…”, về quân sự “vòng đấu vừa rồi
nó mở ra năm cửa trận, có 4 cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn
sông…”, về võ thuật “đánh đòn chả đánh đến ầm vào chỗ hiểm”.

Đến với “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường nhà văn đã cung
cấp cho người đọc một lượng kiến thức phong phú, đa dạng về sông Hương. Nhờ đó
mà chúng ta có cái nhìn sâu sắc, toàn diện về vẻ đẹp của sông Hương. Dưới góc độ địa
lý, tác giả đã cung cấp cho ta những kiến thức cơ bản về thủy trình của dòng sông kéo
dài suốt từ “Cung Thượng Lưu, chảy qua thành phố Huế, vòng về hướng Đông Bắc để
đi ra biển”. Ở phía thượng nguồn sông Hương mang vẻ đẹp hùng vĩ, “rầm rộ giữa
bóng cây đại ngàn, mãnh liệt, qua những ghềnh khác cuộn xoáy như cơn lốc vào
những đáy vực bí ẩn”, “phóng khoáng và man dại” giống như một cô gái Di gan thích
nhảy múa, ca hát với một vẻ đẹp tự nhiên và trong sáng, chảy qua rừng núi về đến

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu 12: So sánh phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường

đồng bằng sông Hương lại trở nên dịu dàng. “Uốn những đường cong dịu dàng”,
“dòng sông mềm đi như tấm lụa”, “êm đềm trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như
thành, quách”.

Và để nhân cách hóa lên nhà văn đã hình dung dòng chảy sông Hương giống như một
cuộc hành trình tìm kiếm có ý thức của người con gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh
đồng Châu Hóa về đến nơi gặp người tình mong đợi và dòng chảy của sông Hương
lúc này đã biến thành những đường cong mềm mại, quyến rũ của một người gái đẹp.
Khi vào giữa lòng thành phố Huế, dòng sông lại trở nên tĩnh lặng “trôi đi chậm, thực
chậm, cơ hồ chí là một mặt hồ yên tĩnh”. Điều này đã được Hoàng Phủ Ngọc Tường
lý giải một cách độc đáo về dòng chảy của sông Hương dưới góc độ địa lý. Khi vào
đến thành phố Huế sông Hương chia thành nhiều nhánh nhỏ, lại bị hai hòn đảo chặn
nhanh trên dòng sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước. Khi đang xuôi dần về
cồn Hến, nằm mơ màng thì thật bất ngờ khi rời khỏi thành phố Huế sông Hương đã
“đột ngột đổi dòng rẽ ngoặt Sang hướng Đông Tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc
thị trấn Bảo Vinh xưa cổ”.

Thêm vào đó dòng chảy của sông Hương còn gắn liền với hàng loạt những địa danh
quen thuộc của xứ Huế. Như Hòn Chén, Nguyệt Biều, vọng Canh, Tam thai, Lưu Bảo.
Khiến cho dòng chảy của sông Hương không hề đơn điệu, tẻ nhạt mà vô cùng sống
động. Đồng thời, khẳng định mối quan hệ không thể tách rời giữa sông Hương và Huế.
Dưới góc nhìn lịch sử Hoàng Phủ Ngọc Tường lại gọi sông Hương là “trang sử thi viết
giữa màu cỏ lá xanh biếc” đã gợi lên vẻ đẹp của sông Hương. Theo nhà văn trong các
dòng sông đẹp trên thế giới chỉ có sông Hương là con sông chảy duy nhất trọn vẹn
trong lòng một thành phố và chính dòng chảy đặc biệt đó của sông Hương đã khiến nó
trở thành một chứng nhân lịch sử ghi dấu lại toàn bộ lịch sử của xứ Huế. Tác giả đã có
cái nhìn tận sâu về quá khứ, để thấy được những đóng góp to lớn của sông Hương
trong việc làm nên những trang sử hào hùng của xứ Huế, suốt từ thời các vua Hùng
dựng nước, giữ nước, đến tận cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ vĩ đại, và Sông
Hương cũng chịu tổn thất không nhỏ trong việc làm nên những trang sử hào hùng đó.
Và quả thực sông Hương đã biến đổi mình là một chiến công khi tổ quốc cần, đất
nước kêu gọi.

Nhà văn còn trích dẫn câu chuyện “tháng trước tôi được dịp có mặt trong cuộc tiếp
đón ở thành ủy Huế chào mừng đoàn đại biểu hội nghị tổng kết chiến tranh tại thành
phố, thay mặt Quân ủy Trung ương đồng chí Đại tướng phát biểu “lịch sử Đảng đã ghi
bằng nét son tên của thành phố Huế, thành phố tuy nhỏ nhưng đã cống hiến rất xứng
đáng cho Tổ Quốc. Đồng chí nói đầu cúi xuống ngực hai bàn tay chắp lại trong cử chỉ
kính cẩn của người già mắt ngấn lệ và người nghe tất cả đều lặng đi trong cảm xúc đột
ngột của một lời thề”, điều đó lại một lần nữa đã khẳng định trong cảm nhận của biết
bao con người Việt Nam nói chung, sông Hương giống như một người anh hùng khiến

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu 12: So sánh phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường

ta tôn kính, ngưỡng mộ nhưng cũng đầy cảm phục, xót xa trước những cống hiến vĩ
đại và hi sinh thầm lặng của dòng sông trong việc làm nên lịch sử của xứ Huế nói
riêng, lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung. Về văn học tác giả gọi sông Hương là
“người mẹ phù sa của một cung văn hóa xứ sở” đã sản sinh, nuôi dưỡng, bồi đắp cho
nền văn hóa Huế. Không những thế, sông Hương còn là dòng sông của âm nhạc
“người tài nữ đàn lúc đêm khuya” đã gợi lên một nét văn hóa đặc sắc của xứ Huế.
Người ta thường tổ chức các buổi trình diễn âm nhạc cổ điển Huế trên dòng sông
Hương vào đêm khuya, nhà văn khẳng định “toàn bộ nền âm nhạc Huế được sản sinh
trên mặt nước dòng sông này” và hơn thế sông Hương còn là dòng sông của thi ca “có
một dòng thi ca về sông hương”, dòng sông không bao giờ tự lập lại trong cảm hứng
của các nghệ sĩ.

Đặc biệt chung thứ 2 trong cách viết bút kí của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc
Tường đó là một ngôn ngữ đầy chất thơ, đến với sông Đà người đọc cảm nhận được
chất thơ qua con sông đà trữ tình. Thay vì bề mặt hung bạo, dữ tợn trên kia, thì giờ
đây sông Đà lại được miêu tả một cách thơ mộng, đậm chất trữ tình, “con sông đà
tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời
Tây Bắc, bung nở hoa ban hoa gạo tháng 2 và cuồn cuộn mây khói núi Mèo đốt
Nương Xuân”. Rồi là “mùa xuân đồng xanh ngọc bích như nước sông Đà không xanh
màu xanh cánh Hến của sông gấm, Sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như
da mặt của một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ các màu đỏ giận dữ ở một người bất
mãn, bực bội gì mỗi độ Thu về”. Không chỉ có con sông Đà và Sông Hương cũng hiện
lên mang một chất thi qua những hình ảnh nhòe mờ sương khói, đậm chất Huế: “lập
lòe trong đêm sương, những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ”.
Những câu văn giàu hình ảnh, nhịp điệu trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó
đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt, qua
những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, có lúc nó trở nên
dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”,
một loạt hình ảnh so sánh nhân cách hóa Sông Hương, khi lại là con người lãng mạn,
trữ tình, lúc lại là cô gái di gan phóng khoáng, man dại, khi lại là người mẹ phù sa với
vẻ đẹp dịu dàng, trí tuệ. Ngoài ra chất thơ còn toát lên từ cảnh tác giả điểm xuyết
những câu ca dao, lời thơ của Tản Đà, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan vào trong
bài Ký, “dòng sông trắng – lá cây xanh” hay “như kiếm dựng trời xanh”. Và còn thể
hiện ngay ở nhan đề đầy bâng khuâng, man mát “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.

Cuối cùng, cả hai tác giả đều tập trung phát huy các biện pháp nghệ thuật như so sánh,
nhân hóa, trường liên tưởng, tưởng tượng phong phú… Khi miêu tả quãng mặt ghềnh
hát gióng Nguyễn Tuân đã có sự so sánh, kết hợp nhân hóa thật thú vị khiến cho dòng
sông trở thành một kẻ thù chuyên đi đòi nợ suýt, nham hiểm, hung bạo, tráo trở lúc
nào cũng đi có thể tước đoạt mạng sống của con người. “nước xô đá, đá xô sóng, sóng
xô gió cuồn cuộn luồng gió gầm ghê như lúc nào cũng đòi nợ suýt bất cứ người lái đò

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu 12: So sánh phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường

nào qua đó”. Hay đoạn miêu tả những hút nước sông Đà, trường liên tưởng của ông vô
cùng phong phú. “nước ở đây thở và kêu như cái cửa cống bị sặc”, “nước ặc ặc lên
như rót dầu sôi vào”. Đặc biệt nhất là âm thanh của thác nước sông đà, có lúc nó được
nhân hóa thành một con người tráo trở, nham hiểm, đang trong cơn giận dữ với nhiều
cung bậc, khi oán trách, khi van xin, khi khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”. Tiếng
nước réo lại gần mãi, réo to mãi lên. “Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, nối lại
như van xin, khiêu khích giọng đàn mà chế nhạo”. Có lúc nó lại được động vật hóa
thành tiếng lóng của một ngàn con trâu mộng. Tác giả đã dùng lửa để tả nước – hai sự
vật vốn tương khắc nhau, hủy diệt nhau, nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân lửa lại
hiếp sức cho nước, khiến sức nước trở nên dữ dằn vô cùng. “Thế rồi nó rống lên như
tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vào rừng tre, nứa nuốt lửa,
đang phá tuông tường lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”.
Đến với Hoàng Phủ Ngọc Tường nhà văn đã dùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, để
nội tâm hóa hình dáng của dòng sông, biến nó thành “nỗi vấn vương”, “cả một chút
lẳng lơ kín đáo của tình yêu”. Nhờ đó ta không chỉ cảm nhận được dòng chảy của
sông Hương một cách cụ thể, sống thực mà còn thấy nó hiện lên rất giống con người
“mãi mãi chung tình với quê hương, xứ sở”. Đó là một vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng
“sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”, với những vẻ đẹp như triết lý, như cổ thi của một
mảnh đất Cố Đô gắn liền với những lăng tẩm, Thành quách, in bóng giấc ngủ ngàn thu
của những vua chúa Nguyễn. Những cách so sánh liên tưởng bất ngờ, sông Hương
uốn hình một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến”.

Nguyễn Tuân, và Hoàng Phủ Ngọc Tường có nhiều nét trong phong cách sáng tác
giống nhau như vậy. Tuy nhiên giữa những điểm chung đó, khi bóc hết đi chúng ta lại
thấy được cái riêng biệt, độc đáo trong mỗi bài thơ. Dưới con mắt quan sát của
Nguyễn Tuân sông Đà không còn là một vật vô tri, vô giác hay một hình tượng thiên
nhiên thuần túy, mà hiện lên như một con người với hai nét tính cách trái ngược nhau,
vừa hung bạo, vừa trữ tình. Khám phá con người ở góc độ tài hoa, nghệ sĩ, hình tượng
người lái đò trong cảm nhận của Nguyễn Tuân một người lái đò bình thường trên sông
nước sông Đà, lại được miêu tả như một Dũng tướng tài năng, với một phong thái của
người nghệ sĩ. Khác với Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường lại mang trong mình
một phong cách viết kí kết hợp với nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều, hệ thống lập
luận với các luận điểm, luận cứ được sắp xếp một cách logic, chặt chẽ theo dòng chảy
của sông Hương từ phía thượng nguồn cho đến khi rời thành phố Huế, để đi ra biển.
Thêm vào đó mỗi khi nói đến vẻ đẹp nào đó của sông Hương, tác giả lại đưa ra những
so sánh, những ví dụ, những bằng chứng thuyết phục để làm nổi bật vẻ đẹp của sông
Hương. Suy tư đa chiều thể hiện nhiều nhất trong cách ông cảm nhận về sông Hương,
dưới nhiều góc độ lịch sử, địa lý, văn hóa để làm nổi bật vẻ đẹp phong phú, đa dạng
của sông Hương. Suy tư đa chiều còn thể hiện ngay trong cách so sánh Sông Hương
với những hình ảnh như người con gái đẹp, cô gái di gan, người mẹ phù sa của một
vùng văn hóa xứ sở. Tóm lại và dù có những nét tương đồng trong vốn tri thức, cách

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu 12: So sánh phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường

sử dụng ngôn từ nghệ thuật, nhưng khi bỏ qua tất cả những cái đó độc giả lại cảm
nhận thấy những nét riêng biệt không thể trộn lẫn.

Có những sự khác nhau trên đều bắt nguồn từ các nguyên nhân, mà đầu tiên phải kể
đến là do yêu cầu của văn chương, riêng mỗi tác giả có một phong cách tạo nên tên
tuổi của tác giả, tác phẩm. Dòng chảy cuộc sống không bao giờ lặp lại, văn học là tấm
gương phản chiếu cuộc sống, nên nó không thể không phản chiếu, lý giải, đánh giá, dự
báo về những yếu tố mới mẻ đó. Phong cách văn học cũng nảy sinh do nhu cầu sáng
tạo văn học, bản chất của văn học là sự sáng tạo sự sáng tạo, là yếu tố làm nên sức hấp
dẫn sức sống lâu bền của văn học và phong cách văn học. Ta nhận diện được từng
gương mặt tác giả, những điều độc đáo không lập lại ở họ, cũng qua phong cách nghệ
thuật mà chúng ta nhận thấy được sự trưởng thành không chỉ của nhà văn, mà còn
nhận thức được trình độ phát triển của một trào lưu văn học. Gương mặt chung của
văn học dân tộc, trong từng thời đại phát triển và Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc
Tường chính là hay minh chứng cho ý nghĩa đó. Thực sự đối với mỗi cá nhân khi đọc
hai tác phẩm “Người lái đò sông Đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” bất cứ ai khi
đã hiểu rõ về hai tác giả kia thì không thể nhầm lẫn, mà đảo lộn ý chí hai tác phẩm với
nhau được. Cũng như không thể lấy cái hung bạo của Sông Đà, để miêu tả sông
Hương được và ngược lại cũng không thể miêu tả sông Đà dịu dàng man dại, phóng
khoáng khi ở những trạng thái hung dữ như sông Hương được.

Như vậy tất cả các yếu tố và dẫn chứng trên, chúng ta thấy được phong cách viết kí
của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đó đồng thời cũng là sự tài hoa, thẩm
mỹ mang đến giá trị độc đáo cho các tác phẩm, qua đây một mặt hiểu thêm về nghệ
thuật viết kí của các tác giả, đồng thời mặt khác phải luôn nỗ lực rèn luyện vốn tri
thức của bản thân, để hiểu được, cảm nhận được tất cả những gì mà tác giả muốn
truyền đạt cho độc giả.

Bài làm mẫu 2

Trong thế giới văn chương, dường như phong cách đã trở thành một yếu tố không thể
thiếu để khẳng định tên tuổi của mỗi nhà văn. Nhà văn càng tạo được phong cách
riêng độc đáo thì dấu ấn mà họ để lại trong lòng độc giả càng sâu sắc điều này lại càng
có ý nghĩa to lớn hơn bao giờ hết. Có lẽ vậy mà không ít người đã đặt Nguyễn Tuân
và Hoàng Phủ Ngọc Tường cùng một cán cân để bình xét và so sánh về phong cách
viết kí của họ. So sánh hai bài kí nổi tiếng “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân
và “Ai đã đặt tên cho dòng sông“ của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Vậy phong cách của một tác giả là gì? và tại sao phong cách lại quan trọng với một tác
giả tới vậy? Xin thưa rằng phong cách của một nhà thơ chân chính là nét riêng biệt
độc đáo của nhà văn trong quá trình nhận xét và phản ánh cuộc sống thể hiện thông
qua tất cả các yếu tố trong tác phẩm từ nội dung đến hình thức. Phong cách riêng rất

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu 12: So sánh phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường

quan trọng bởi vì cái riêng ấy mới tạo được cái tôi vững chắc của nhà văn trong lòng
độc giả không có phong cách sáng tác nhà văn dễ bị quên lãng và hư vô.

Đặc Biệt, đối với thể kí, phong cách của người cầm bút có phần hơi khác so với các
thể loại khác . Bởi ký là trần thuật người thật việc thật. Thế nên việc tác giả sáng tạo
hay tạo dấu ấn lại càng trở thành một vấn đề nan giải khi buộc phải đáp ứng được yêu
cầu hiện thực này. Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Tuân đã làm xuất sắc điều này,
vừa cân bằng được nét đẹp của thế ký vừa phong cách hóa tác phẩm theo cách riêng
của mình.

Trong thể kí, không ai có thể vượt qua Nguyên Tuân. Trong tùy bút Người lái đò sông
đà, Nguyễn Tuân giống như một người thợ kim hoàn cẩn trọng đính từng chữ vàng lên
dòng sông xanh ngọc.

Người lái đò sông đà đã phản ánh đúng chất quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân,
luôn khám phá vạn vật ở góc độ văn hóa, thẩm mỹ, khám phá con người ở góc độ tài
hoa nghệ sĩ. Có thể thấy vào bàn tay nghệ sĩ của Nguyễn Tuân sông Đà không còn chỉ
là một dòng chảy vô tri, vô giác mà hiện lên sống động như một sinh thể. Hơn thế nữa
trong con mắt của Nguyễn Tuân sông Đà từ bao giờ đã trở thành một con người với
đủ mọi cung bậc cảm xúc khác nhau từ vui, buồn, yêu, ghét, đến giận hờn, oán trách,
van xin, nhung nhớ, buổi hồi, “tiếng thác nước nghe như là oán trách gì; rồi lại như là
van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gần mà chế nhạo”.

Phải vậy chăng, mà kí của Nguyễn Tuân vẫn thực đấy nhưng, vẫn rất nghệ thuật, đậm
chất văn chương. Đó là đối với con sông, còn đối với con người ký của Nguyễn Tuân
tập trung khai thác ở góc độ tài hoa, nghệ sĩ dễ thấy trong suốt hành trình con người
vượt thác sông đà, con người qua ngòi bút của Nguyễn Tuân trở nên vô cùng phi
thường, hùng tráng. Đâu phải chỉ có những ai hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật mới
làm nghệ thuật được đâu. Người lái đò sông Đà trong tác phẩm cũng ngời ngời vẻ đẹp
của một người nghệ sĩ tay lái ra hoa xứng đáng là một nhà nghệ thuật lớn.

Trong bối cảnh Người lái đò sông đà phải đối diện và chiến đấu với con thủy quái
đang điên cuồng gào thét, hồng hộc thế mạnh như hùm beo mà vẫn giữ bình tĩnh, mà
không một chút sợ hãi, nao núng thì còn gì tuyệt vời hơn. Khéo léo đặt con người vào
tình huống gây cấn, nhà văn đại tài Người lái đò bộc lộ những gì tài hoa nhất, trắc
Việt nhất, nghệ thuật nhất trước mắt độc giả. Các phong cách viết kí vừa thấm nhuần
người thực, việc thực, vừa chuyển giao nghệ thuật điêu nghệ thế này không của
Nguyễn Tuân thì của ai được.

Phong cách viết của Nguyễn Tuân trong Người lái đò sông Đà còn là tài sử dụng ngôn
ngữ rất linh hoạt, khéo léo, đa sắc thái biểu cảm. Phải nói rằng ngôn từ và vị trí của
ngôn từ trong Người lái đò sông Đà được tính toán và sắp xếp một cách thần diệu.

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu 12: So sánh phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường

Mỗi từ, mỗi chữ như đã được Nguyên Tuân đẽo gọt, điêu khắc tỉ mỉ. Nó chuẩn xác tới
độ mà ta mường tượng như nếu thay đổi bất cứ một từ nào hay sửa lại một vài câu chữ
thì văn phong sẽ kém tinh tế. Chưa hết Nguyễn Tuân có cách thiết lập ngôn ngữ thật
đáng nể, kết cấu câu trùng điệp: “nước sô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”, kết hợp với
cách miêu tả không trùng lập đã diễn tả xuất thần, từng khung cảnh ấn tượng của giàn
thạch trận dưới sông, cũng như tư thế hiên ngang của Người Lái Đò Sông Đà.

Người ta đã thống kê được khoảng 300 động từ khác nhau trong bài kí này, điều đó
cho thấy bút lực phi phàm của nhà văn cũng như sự phong phú, đa dạng về cả ý nghĩa
lẫn sắc thái của ngôn từ trong Người lái đò sông Đà. Nói vậy cũng có nghĩa là chính
nhờ số lượng khủng và sự chịu khó đầu tư công phu mà người đọc có lẽ khó có thể
quên được, khi đọc bài kí này.

Người lái đò sông Đà còn cho thấy phong cách viết kí vô cùng sắc sảo của Nguyễn
Tuân, khi huy động tổng lực kiến thức của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, mà đầu tiên
phải kể tới là quân sự . “Một thằng trông nghiêng thi y như là đang hất hàm hỏi cái
thuyền phải xưng tên trước khi giao chiến. Một hòn khác lui lại một chút và thách
thức cái thế co giỏi thi tiến gần vào”; rồi về thể thao “nước bám lấy thuyền như đồ
vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa minh ra”; về lịch sử, địa lý “co vách đá chẹt
lòng sông như muốn cái yết hầu”; về điện ảnh “cái thuyền xoay tit những thước phim
cũng xoay tit… khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy, cả người quay phim,
cả người đang xem”.

Đọc “Người lái đò sông Đà”, chính bởi phạm trù kiến thức rộng lớn như vậy, nên ta bị
cuốn theo mạch ký tới mức không dứt ra được. Hơn thế nữa Nguyễn Tuân đã phá tan
mọi giới hạn, mở rộng trường liền tưởng, phong phú liên thông hoàn toàn giữa các
lĩnh vực của đời sống, khiến hình dung của độc giả trở nên thông thoáng, phóng
khoáng nhưng lại rất đỗi nghệ thuật. Phong cách viết kí của Nguyễn Tuân, một lần
nữa chinh phục hoàn toàn bạn đọc.

Phong cách Nguyễn Tuân đa dạng, độc đáo là thế, vậy làm sao hiểu được chút “ngọt”,
chút “thơ” của nghệ thuật. Đọc “Người lái đò sông đà” có những trang văn độc giả
như nín thở trước vẻ đẹp thanh nhã, cao khiết, tinh tế của cảnh vật. Nào là sông Đà
tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời
Tây Bắc, bung nở hoa ban, hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt
nương xuân”. Nào là “tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu Yên hoa tam nguyệt
hóa dương châu”, hay như “cỏ xanh đồi núi đang ra những non búp. Một đàn hươu cúi
đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm xương đêm. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích
xưa”.

Ngôn ngữ và văn phong của Nguyễn Tuân có thể mơ mộng, trữ tình tới như vậy. Đọc
những câu văn thấm đậm chất thơ, khiến cho tâm hồn thổn thức vấn vương. Qua bàn

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu 12: So sánh phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường

tay của Nguyễn Tuân, thể kí đâu còn khô khan, nhàm chán. Kí đối với Nguyễn Tuân
là vừa ghi nhận thực tế, vừa cảm nhận có một cách rất riêng. Tới đây không thể phủ
nhận gì nữa, chất trữ tình quyện hòa trong ngòi bút Nguyễn Tuân làm nên dư vị thật
khó quên cho người lái đò sông Đà. Văn phong của Nguyễn Tuân được làm sáng tỏ từ
đây, phong cách ấy độc đáo cũng từ đây mà được định hình.

Ai đã đặt tên cho dòng sông cũng là một bài lí xuất sắc. Tác phẩm quy tụ đầy đủ
những tinh hoa trong gòi bút viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ nội dung đến hình
thức nghệ thuật. Trước hết cần khẳng định rằng đây thực là một bài Ký có sự hòa
quyện hài hòa giữa chất trí tuệ và chất thơ. Nói “Ai đã đặt tên cho dòng sông” sở hữu
vẻ đẹp của trí tuệ, bởi trong suốt những trang văn của bài kí người đọc như lạc vào
dòng trí thức miên man của thể loại kí về dòng sông Hương gắn liền với xứ Huế thân
thương. Ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường có khả năng huy động kiến thức từ nhiều
lĩnh vực khác nhau của đời sống, để làm sáng tỏ vẻ đẹp của sông Hương.

Đọc ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường người đọc rất tự nhiên, được tiếp thêm những
thông tin tri thức, khách quan về thủy trình của sông Hương, suốt từ vùng thượng
nguồn. “Nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây bạt ngàn,
mãnh liệt qua những ghềnh khác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”,
tới khi sông Hương lộ vẻ yêu kiều, thì về đồng bằng sông Hương đã chuyển động một
cách liên tục, khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm. Khi
vào giữa lòng thành phố Huế, sông Hương bỗng trở nên thẹn thùng đến lạ. Nó “kéo
một nét thẳng thực yên tâm theo hướng Tây Nam, Đông Bắc”, sau đó đột ngột đổi
dòng rẽ ngoặt sang hướng Đông Tây để gặp lại thành phố ở góc trấn Bảo Vinh cổ
xưa”.

Tri thức trong ký của nhà văn lồng ghép tự nhiên, phù hợp với mạch ký trở nên hài
hòa, đậm nét trí tuệ. Chưa hết Hoàng Phủ Ngọc Tường còn cung cấp cho người những
tri thức về lịch sử của dòng sông, qua mạch văn rất nhuần nhị. Thì ra Hương không
chỉ “nhu mì hiền thục” và còn trở thành một chứng minh lịch sử mang theo khí phách
hào hùng của một thời oanh liệt. Đây, chính là nơi đây đã phải chịu biết bao tổn
thương suốt những năm tháng kháng chiến, dòng sông quanh co, uốn lượn lai đang
oằn mình vì đau thương. Bất giác đọc những trích đoạn như thế này người đọc như
cảm nhận, hình dung ra cả một thời lịch sử huy hoàng.

Thế mới nói chất trí tuệ như đọng trên từng dòng ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Nhưng hay là ở chỗ Hoàng Phủ Ngọc Tường đem đến cho “Ai đã đặt tên cho dòng
sông” không chỉ là vốn tri thức, mà còn là chất trữ tình miên man trong giọng văn tinh
tế hướng nội. Có thể nói ngoại trừ khi miêu tả về dòng sông Hương phía thượng
nguồn, thì trong cả bài kí không có một câu nào là vội vã, mãnh liệt, gào thét, giọng
điệu của Hoàng Phủ Ngọc Tường thực rất nhẹ nhàng, nho nhã, thanh tao. “Người tinh

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu 12: So sánh phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường

mong đơi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng châu
hoa đầy hoa dại”. Cũng chính nhờ chút ngọt thanh, thơ mộng này đan xen với vốn
hiểu biết phong phú của tác giả, mà ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường tìm được chỗ
đứng riêng trong nền văn học Việt Nam.

Kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường có sự kết hợp hài hòa giữa chất nghị luận sắc bén và
chất suy tư đa chiều, để ý sẽ thấy ngay trong suốt bài ký tác giả gọi Sông Hương bằng
rất nhiều cái tên như “Bản trường ca của rừng già, cô gái di gan man dại và phóng
khoáng, người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở, người tài nữ đánh đàn khúc
đêm khuya”, điều đáng nói là cứ sau mỗi lần định nghĩa Hoàng Phủ Ngọc Tường ngay
lập tức lý giải nguyên nhân, tại sao khiến luận điểm bài kí được làm sáng tỏ ngay
trong quá trình người đọc tiếp nhận tri thức. Chất nghị luận sắc bén là vậy, còn thế nào
là suy tư đa chiều cần phải hiểu rằng tác giả “Ai đã đặt tên cho dòng sông” nhìn sông
Hương dưới rất nhiều góc độ khác nhau, lịch sử, địa lý, âm nhạc, văn hóa, thi ca trên
Sông Hương hiện lên rất cụ thể, sống thực, tỏa sáng ở nhiều khía cạnh. Bởi vậy nhận
định “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, là một tác phẩm kí có sự kết hợp tài tình giữa
nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều là hoàn toàn đúng đắn.

Kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường còn hút hồn độc giả bởi chính hình thức nghệ thuật
độc đáo, nhờ sử dụng đa dạng các biện pháp nghệ thuật, đặc biệt hai biện pháp nghệ
thuật nhân hóa, so sánh được tác giả vận dụng một cách triệt để và kết quả là sông
Hương hiện lên giống như một con người hay đúng hơn là một kiều nữ e thẹn, dịu
dàng, duyên dáng, “từ đây như đã tìm đúng đường về sông Hương vui tươi hẳn lên
giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực
yên tâm theo hướng Tây Nam, Đông Bắc”.

Hay như chi tiết Hoàng Phủ Ngọc Tường so sánh dòng chảy của sông Hương với
dòng chảy của sông Phủ để làm nổi bật điểm khác biệt hút hồn rất con người của sông
Hương và hàng loạt những yếu tố khác. Câu phức giọng điệu, cách miêu tả trùng lập
cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc khẳng định chất kí đặc sắc của Hoàng Phủ
Ngọc Tường.

Nhìn chung, cả Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường khi đặt bút viết kí đều ý
tưởng được yêu cầu của thể kí, người thực, việc thực. Thêm vào đó, để gia công thêm
cho tác phẩm của mình, cả hai nhà văn đều huy động tổng lực vốn ngôn ngữ đồ số, kết
hợp kiến thức của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Chưa hết dù đã viết về hai con sông
hoàn toàn khác nhau nhưng cả Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường đều không
bỏ qua góc nhìn trữ tình, thơ mộng. Có vẻ như đây là chút rung động đặc thù của
người làm nghệ thuật, thấy cảnh sinh tình, thấy đẹp mà si mê, ý vị tình từ dòng chảy
của cảm xúc mà ra, làm sao mà ăn cho được.

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu 12: So sánh phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường

Đan xen những biện pháp nghệ thuật được lồng ghép vào hai bài kí một cách khéo léo,
tinh vi càng như lôi cuốn hấp dẫn người đọc. Giống nhau đó, nhưng ký của Hoàng
Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Tuân lại không thể gộp chung là một, vì sao vậy? đơn
giản vì hai tác giả còn có những điểm sáng riêng được thể hiện theo một cách rất riêng.
Nguyễn Tuân lập luận, khai thác nét đẹp của con người bằng phương diện thẩm mỹ
nghệ thuật, tác giả khám phá và đặt ở góc độ văn hóa thanh tao khiến cho bài kí hiện
lên đẹp đẽ, thấm đẫm văn phong nghệ thuật. Trong bài kí của Hoàng Phủ Ngọc
Tường ,người ta kính phục cái sắc bén của lập luận và cái nhẹ nhàng êm đềm lãng tử.
Ai đã đặt tên cho dòng sông có cái chính xác của khoa học lại có cái thơ mộng trữ tình
của con tim, có cái phóng khoáng man dại của Phương Tây có nét dịu dàng của
Phương Đông. Chính điều này làm cho cả hai nhà văn đều tạo dựng được phong cách
riêng không thể lẫn lộn trong lòng bạn đọc biết bao thế hệ qua.

Như vậy để tạo lập được phong cách cá nhân mỗi tác giả buộc phải lựa chọn cho mình
một cách thể hiện mới mẻ, hài hòa về nội dung và hình thức. Đây không còn là một
vấn đề mang tính lý luận nữa, mà có thể nói đây là vấn đề sống còn của mỗi cây bút.
Nếu muốn tồn tại, làm xuất sắc, hoàn hảo điều này Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc
Tường xứng đáng là những bậc thầy của thế kỉ. Quay lại câu hỏi ban đầu bạn nghĩ
Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường ai có phong cách viết kí tuyệt vời hơn, có lẽ
thật khó để tìm ra được câu trả lời khi mà cả hai đều xuất sắc tới vậy.

Với “Người lái đò sông Đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, một lần nữa ta trân
trọng những đóng góp mà Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng như Nguyễn Tuân đã cống
hiến cho thể ký nói riêng, cho văn học Việt Nam nói chung. Không có họ người đọc
chẳng thể nào được thưởng thức những tác phẩm tuyệt vời về cả nội dung lẫn hình
thức. Như vậy, đồng thời chính sự thành công này của hai nhà văn đã tạo ra một vấn
đề lớn lao. Viết văn nhất định phải có phong cách riêng, sức sáng tạo dồi dào, vốn
ngôn từ phong phú, khả năng thụ cảm tinh tế và quan trọng nhất là một trái tim yêu
nghệ thuật chân thành.

Tổng hợp: Download.vn

You might also like