You are on page 1of 47

Chương 2

MA TRẬN

Khi giải hệ phương trình tuyến tính ta đã gặp khái niệm ma trận và sử dụng ma
trận như một công cụ rất hiệu quả. Chưa hết, ma trận còn là một công cụ mạnh không
những của đại số tuyến tính mà còn của nhiều bộ môn toán học khác. Để sử dụng
đầy đủ sức mạnh của công cụ đó, chương này ta sẽ nghiên cứu ma trận như một khái
niệm độc lập, tách khỏi hệ phương trình tuyến tính, nhằm hiểu sâu thêm cả về lý
thuyết lẫn ứng dụng của nó.

2.1 CÁC PHÉP TOÁN ĐẠI SỐ TRÊN MA TRẬN

2.1.1 Phép cộng và nhân ma trận với số

 a11 a1n 
Cho ma trận A =    M(m,n). Để tiện sử dụng, ta giới thiệu hai

 a m1 a mn 
cách viết phổ biến của A như sau:

 a1j 
a 
▪ Cột thứ j của A là cjA =  2j  . Coi mỗi phần tử là một cột, ma trận A được
  
 
a mj 
viết thành dạng ma trận hàng của các cột: A = [c1A c2A ... cnA].

▪ Hàng thứ i của là hiA = [ai1 ai2 ... ain]. Coi mỗi phần tử là một hàng, ma trận
 h1A 
h A
A được viết thành dạng ma trận cột của các hàng: A =  2  .
 
 
h m A 

Định nghĩa 1. Hai ma trận A và B được gọi là bằng nhau nếu chúng có cùng cỡ
và mọi phần tử đứng ở vị trí tương ứng đều bằng nhau. Ký hiệu: A = B.

A, B  M ( m, n)
A=B 
[A]ij  [B]ij , i = 1..m; j  1..n

31
2 1 3  2 1 3
Ví dụ A =  0 1 1  , B =  0 b 1  thì A = B   a  3 .
  
1 2 a   1 2 3 b  1

Định nghĩa 2. Cho A, B  M(m,n) và   R.

a) Tổng của ma trận A và B, kí hiệu A + B, là ma trận có phần tử xác định bởi:

[A + B]ij = [A]ij + [B]ij, i = 1..n, j = 1..m

b) Tích của số  với ma trận A, kí hiệu A, là ma trận có phần tử xác định bởi:

[A]ij = [A]ij, i = 1..n, j = 1..m.

Tổng A + (–1)B gọi là hiệu của ma trận A và B, kí hiệu A – B. Rõ ràng tổng 2


ma trận xác định khi và chỉ khi chúng có cùng cỡ, tích của số với ma trận luôn luôn
xác định.

4 5 7 x 1 y 3 4 
Ví dụ 1. Cho A =   , B =  0 2 x y  và C = 1 0  . Tính A + B, 2C,
 7 0 8     
2A – 3B.

Lần lượt tính:

 4 5 7 x 1 y x  4 6 y  7
▪ A+B=   +  0 2x y =   7 .
 7 0 8     2x y  8 

3 4  6 8 
▪ 2C = 2   =  .
1 0  2 0

 4 5 7 x 1 y 8  3x 7 14  3y 
▪ 2A – 3B = 2  – 3 = 

 7 0 8   0 2x y   14 6x 16  3y 

Định lý 1. Nếu A, B, C  M(m,n) và ,   R thì:

1. A + B = B + A.
2. A + (B + C) = (A + B) + C.
3. Tồn tại duy nhất một ma trận trong M(m,n), ký hiệu là O sao cho A + O = A,
A  M(m,n).
4. Với mỗi A  M(m,n), có duy nhất một ma trận trong M(m,n), ký hiệu là –A
sao cho A + (–A) = O.
5. ( +  )A = A +  B.
6. (A + B) = A + B.
7. ( A) = ( )A.
8. 1A = A.

32
  0
9. A = O   .
A  O

Việc chứng minh các tính chất trên là tương tự nhau. Để làm ví dụ, ta chứng
minh tính chất kết hợp của phép cộng ma trận: A + (B + C) = (A + B) + C (*)

Trước hết, theo định nghĩa phép cộng thì hai ma trận ở vế phải và vế trái của (*)
có cùng cỡ.

Xét phần tử (i,j) ở vế trái của (*): [A + (B + C)]ij = [A]ij + [B + C]ij = [A]ij + ([B]ij
+ [C]ij) = ([A]ij + [B]ij) + [C]ij = [A + B]ij + [Cij] = [(A + B) + C]ij là phần tử (i,j) ở
vế phải.

4 5 7 x 1 y 1 0 3
Ví dụ 2. Cho A =   , B =  0 2 x y  , C = 1 2 . Hãy tính D =
 7 0 8     0 
{–A + B – 3(B – 2A + 2C)} – {4(A – B) + 3B – 5C}.

Trước hết, biến đổi rút gọn D như sau:

D = {–A + B – 3B + 6A – 6C} – {4A – 4B + 3B – 5C}


= {5A – 2B – 6C} – {4A – B – 5C}
= 5A – 2B – 6C – 4A + B + 5C = A – B – C.

Thay A, B, C vào biểu thức của D:

4 5 7 x 1 y 1 0 3 3  x 4 10  y 
D=A–B–C=   –  –  = 
 7 0 8   0 2 x y  1 2 0   8 2 x  2 8  y 
.

2.1.2 Phép nhân hai ma trận

Trước hết, ta đưa ra khái niệm tích của ma trận hàng và ma trận cột như sau:

 b1 
 
Định nghĩa 3. Cho A =  a1 an  và B =   thì tích của A và B là ma trận,
bn 
ký hiệu AB, cỡ 11, được cho bởi:

AB = [a1b1 + a2b2 + ... + anbn].

0
2
Ví dụ 1. Với A = 1 2 3 , B =  2  , C =   thì:
 2  4

33
0
▪ AB = 1 2 3  2  = [1.0 + 2(–2) + 3.2] = [2].
 2 

2
▪ AC = 1 2 3   là không tồn tại vì cỡ của A và C là không thích hợp để
4
lấy tích theo định nghĩa.

Rõ ràng quy tắc tính tích này cũng giống như quy tắc lấy tích vô hướng của 2 véc
tơ trong hình học nên tích của ma trận hàng với ma trận cột còn gọi là tích vô hướng
của véc tơ hàng với véc tơ cột.

Định nghĩa 4. Cho A  M(m,n) và B  M(n,p), tích của ma trận A với ma trận
B là ma trận AB có phần tử (i,j) xác định bởi tích của hàng i trong A với cột j
trong B:

[AB]ij = hiA.cjB, i = 1..m, j = 1..p.

Từ định nghĩa suy ra tích AB được xác định khi và chỉ khi số phần tử có trong
hàng của A phải bằng số phần tử có trong cột của B, tức là số cột của ma trận đứng
trước phải bằng số hàng của ma trận đứng sau.

Cỡ của ma trận tích AB xác định đơn giản qua số hàng bằng số hàng của ma trận
đứng trước, số cột bằng số cột của ma trận đứng sau.

Xét cụ thể phần tử (i,j) của tích AB ta có:

 b1 j 
b 
[AB]ij = hiA.cjB =  ai1 ai 2 ain    = ai1b1j + ai2b2j + ... + ainbnj =
2j

 
 
 bnj 
n

a
k 1
b .
ik kj

Ma trận tích AB có dạng tường minh:

 h1A.c1B h1A.c 2 B h1A.c p B 


 h A.c B h A.c B h 2 A.c p B 
AB = 
2 1 2 2

 
 
 h m A.c1B h m A.c 2 B h m A.c p B 
m p

Nếu A là ma trận vuông cấp n thì các tích AA; AAA; ... luôn tồn tại, và khi đó ta
có khái niệm lũy thừa bậc k của ma trận vuông A:

34
A2 = A.A, A3 = A.A.A, ..., Ak = A.A......A .
k

Quy ước lũy thừa bậc 0 của Ann là ma trận đơn vị: A0 = I.

3 1
2 3 0 1 1 2 
Ví dụ 3. Tính tích AB với A =   và B =  .
 4 1 2 1 2 3
 
0 5

Lần lượt tính các phần tử của tích AB ta có:

3
1 
▪ [AB]11 = h1A.c1B = 2 3 0 1   = 2.3 + 3.1 + 0.2 + 1.0 = 9.
2
 
0 

1 
2
▪ [AB]12 = h1A.c2B = 2 3 0 1   = 2.1 + 3.2 + 0.3 + 1.5 = 13.
3
 
5 

3
1 
▪ [AB]21 = h2A.c1B = 4  1 2 1   = 4.3 – 1.1 + 2.2 – 1.0 = 15.
2
 
0 

1 
2
▪ [AB]22 = h2A.c2B = 4  1 2 1   = 4.1 – 1.2 + 2.3 – 1.5 = 3.
3
 
5 

9 13
Từ đó AB = 
3 
.

15

 2 5 0 
 1 3 4   4 6 
Ví dụ 4. Cho A =  , B =  7 1  . Không tính toàn bộ tích AB, hãy
 6 8 7   
   3 2 
 3 0 9 
tìm: [AB]32, h2(AB) và c1(AB).

35
 6
▪ [AB]32 = h3A.c2B = 6  8  7  1  = 6.(–6) + (–8).1 + (–7).2 = –58.
 2 

▪ h2(AB) = [ h2A.c1B h2A.c2B] = [5 1], vì:

4
h2A .c1B =  1 3  4 7  = (–1).4 + 3.7 + (–4).3 = 5.
 3 

 6
h2A .c2B =  1 3  4  1  = (–1).( –6) + 3.1 + (–4).2 = 1.
 2 

[ AB]11   h 1 A.c1 B   27 
[ AB]  h A.c B  5 
▪ c1(AB) =  21 
=  2 1 
=  .
[ AB] 31   h 3 A.c1 B   11 
     
[ AB] 41  h 4 A.c1 B  15 

Việc tìm cả một hàng hay một cột của ma trận tích sẽ thuận lợi hơn nhờ kết quả
cho bởi định lý sau:

Định lý 2. Nếu A  M(m,n) còn B  M(n,p) thì:

1. cj(AB) = A.(cjB).
2. hi(AB) = (hiA).B.
3. AB = [A.c1B A.c2B ... A.cpB].

 (h1A).B 
 (h A).B 
4. AB =  2 .
 
 
 (h m A).B 

Chứng minh

 [AB]1j   h1A.c j B   h1A 


[AB]   h A.c B  h A
1. cj(AB) =  2j 
=  2 j 
=  2  .cjB = A.cjB.
     
     
[AB]mj   h m A.c j B h m A 

2. hi(AB) = [AB]i1 [AB]i 2  [AB]in  = h i A.c1 B h i A.c 2 B  h i A.c p B = hiA.


c1B c 2 B  c p B = hiA.B.
Hiển nhiên 3. và 4. là hệ quả của 1. và 2.

36
0 1 0  1 1
 1 1 2
Ví dụ 5. Cho A = 1 0 0  , B = 0 2  . C = 
  . Không tìm toàn bộ
 2 1 0 
0 0 1  3 2 
ma trận tích mà tìm riêng mỗi hàng hay cột sau: c2(AB), h3(AB), h1(AB)C.

0 1 0   1 2
▪ c2(AB) = A.c2B = 1 0 0   2  =  1 .
   
0 0 1  2   2 

1 1
▪ h3(AB) = h3A.B = 0 0 1 0 2  =  3 2 .
 3 2 

1 1
▪ h1(AB)C = h1(AB).C = ((h1A).B).C = ( 0 1 0 . 0 2  ).C = 0 2
 3 2 
 1 1 2
 2 1 0  =  4 1 0 .
 

Ví dụ 6. Dạng ma trận của hệ tuyến tính.

 a11 x1  a12 x2  a1n xn  b1


a x a x  a2 n xn  b2
Cho hệ tuyến tính  21 1 22 2 (1).

am1 x1  am 2 x2  amn xn  bm

Nếu viết vế trái và vế phải của hệ, mỗi vế thành một ma trận cột thì có:

 a11 x1  a12 x2  ...  a1n xn   b1   a11 x1   a12 x2   a1n xn   b1 


 a x  a x  ...  a x  b  a x    a x   
(1)   21 1 22 2 2n n 
=  2  21 1  +  a22 x2  + ... +  2 n n  =  b2 
           
           
 am1 x1  am 2 x2  ...  amn xn  bm   am1 x1   a m 2 x2   amn xn  bm 

 a11   a12   a1n   b1   a11 a12 a1n   x1   b1 


a  a  a  b  a a22 a2 n  x   
 x1  21 
+ x2  22 
+ ... + xn  2n 
=  2
  21  2  =  b2 
             
             
 am1   am 2   amn  bm   am1 am 2 amn   xn  bm 

37
 a11 a12 a1n   x1 
a a22 
a2 n  x 
Gọi A =  21 là ma trận hệ số, X =  2  là ma trận cột các ẩn, B
   
   
 am1 am 2 amn   xn 
 b1 
b 
=  2  là ma trận các hệ số vế phải thì có:
 
 
bm 

 a11 x1  a12 x2  a1n xn  b1


a x a x  a2 n xn  b2
 21 1 22 2
  AX = B

am1 x1  am 2 x2  amn xn  bm

Do vậy, phương trình ma trận AX = B là cách viết của hệ tuyến tính dưới dạng
ma trận, nên nó được gọi là dạng ma trận của hệ tuyến tính, có nhiều ứng dụng trong
thực tế.

Tổng dạng:

 a11   a12   a1n 


a  a  a 
x1  21  + x2  22  + ... + xn  2 n 
     
     
 am1   am 2   amn 

được gọi là một tổ hợp tuyến tính của các cột trong ma trận A. Cách viết này thường
được ứng dụng để mô tả các quan hệ xuất hiện trong nhiều bài toán kinh tế.

Định lý 3. Cho A, B, C là các ma trận với cỡ thích hợp để phép toán là có nghĩa
và   R. Khi đó:

1. (AB)C = A(BC).
2. A(B + C) = AB + AC.
3. (A + B)C = AC + BC.
4. (A)B = (AB) = A(B).
5. ImA = AIn, A  M(m,n).

Chứng minh

Các chứng minh được tiến hành tương tự, ở đây ta chứng minh tính chất 1) như
là một ví dụ minh họa.

Giả sử A cỡ mn, B cỡ np còn C cỡ pq, thì AB cỡ mp nên (AB)C cỡ mq.
Mặt khác, A cỡ mn còn BC cỡ nq nên A(BC) cỡ mq. Chứng tỏ các ma trận
(AB)C ở vế trái và A(BC) ở vế phải 1) có cùng cỡ mq.

38
Xét phần tử [(AB)C]ij ở vế trái và phần tử [A(BC]ij ở vế phải với bất kỳ i = 1..m,
j = 1..q, ta có:
p p
 n 
[(AB)C]ij = 
h 1
[ AB] ih [C] hj =   [A ]ik [B] kh [C] hj (*)

h 1  k 1

Do tổng hữu hạn các số thực có tính chất phân phối đối với phép nhân nên:
p
 n
 n  p  n

   [A] ik [ B] kh
[C] hj =


 
[A]ik  [B] kh [C] hj  =  [A] ik [ BC] kj = [A(BC)]ij (**)
h 1 k 1 k 1  h 1  k 1

So sánh (*) và (**) thì [(AB)C] ij = [A(BC)]ij đúng với mọi i = 1..m, j = 1..q.

Chú ý rằng, khác với phép nhân các số, phép nhân các ma trận không có một số
tính chất thông thường mà phép nhân với số vốn có. Cụ thể như sau:

1. Phép nhân ma trận không có tính chất giao hoán: AB  BA.

2. Phép nhân ma trận không có luật giản ước: AB = AC và A  O không suy ra


được B = C.

1 2   3 8  5 2 
Ví dụ, cho A =   ≠ O, B =  2  , C =   . Tính được AB =
3 6   3 1 2 
 7 2   7 2 
 21 6  , AC =  21 6  . Rõ ràng AB = AC, nhưng B ≠ C.
   

3. Nếu tích AB = O thì không thể kết luận hoặc A = O hoặc B = O.

2 0 0 0 0 0
Ví dụ, A =   , B =  0 3   AB =  0 0  , tuy nhiên cả A và B đều khác
1 0    
O.

Do không có tính chất giao hoán nên một số hằng đẳng thức thông thường đối
với số không còn đúng đối với ma trận. Chẳng hạn với A, B  M(n,n) thì:

(A + B)2 = (A + B)(A + B) = A2 + AB + BA + B2 ≠ A2 + 2AB + B2.

Mặc dù phép nhân 2 ma trận không có luật giản ước, nhưng trong trường hợp
đặc biệt ta vẫn có quy tắc giản ước sau đây, rất có lợi cho một số áp dụng về sau.

Định lý 4. Nếu A, B  M(m,n) thỏa mãn AX = BX với mọi ma trận cột X 


M(n,1) thì A = B.

Chứng minh

39
 x1 
Gọi A = [aij], B = [bij]. Vì AX = BX đúng với mọi ma trận cột X =   , nên với
 xn 
1  1  1   a11   b11 
0 0 0 a  b 
X = [e1] =   ta sẽ có A[e1] = B[e1]  A   = B     21  =  21   c1A =
         
         
0 0 0  am1  bm1 
c1B.

Lý luận tương tự với X = [ei], là cột thứ i trong ma trận đơn vị In, thì có ciA = ciB
với mọi i = 1..n  A = B vì chúng có các cột tương ứng bằng nhau.

2.1.3 Phép chuyển vị ma trận

Định nghĩa 5. Cho ma trận A, ta gọi ma trận chuyển vị của ma trận A là ma trận
AT, thu được từ A bằng cách chuyển các hàng (hay cột) trong A thành các cột
(hay hàng) tương ứng trong AT.

Phép đổi một ma trận thành ma trận chuyển vị của nó được gọi là phép chuyển
vị.

Từ định nghĩa suy ra nếu A  M(m,n) thì AT  M(n,m).

Định lý 5.

1) (AT)T = A với bất kỳ ma trận A.


2) (A + B)T = AT + BT với bất kỳ hai ma trận A, B cộng được.
3) (A)T = AT với bất kỳ ma trận A và bất kỳ số .
4) (AB)T = BTAT nếu tích AB xác định.

Chứng minh

1) Nếu A  M(m,n) thì AT  M(n,m) và (AT)T  M(m,n). Mặt khác [(AT)T]ij =


[AT]ji = [A]ij. Vậy (AT)T và A có cùng cỡ và mọi phần tử tương ứng đều bằng nhau
nên bằng nhau.

2) Tự chứng minh.

3) Tự chứng minh.

4) Giả sử A  M(m,n), B  M(n,p) thì AB  M(m,p), (AB)T  M(p,m). Do AT


 M(n,m), BT  M(p,n) nên BTAT  M(p,m), chứng tỏ (AB)T và BTAT có cùng cỡ.
n n
Xét phần tử (i,j) của (AB)T thì: [(AB)T]ij = [AB]ji = 
k 1
[A] jk [B]ki =  [A
k 1
T
]kj [BT ]ik =

40
n

 [B
k 1
T
]ik [A T ]kj = [BTAT]ij. Chứng tỏ (AB)T và BTAT có mọi phần tử tương ứng đều

bằng nhau. □

41
2.2 MA TRẬN KHẢ NGHỊCH

Trong mục này ta chỉ xét với ma trận vuông cấp n và nghiên cứu tính chất khả
nghịch của ma trận vuông, tương tự như tính chất khả nghịch của số thực khác 0,
đóng vai trò quan trọng trong các phép toán trên ma trận.

2.2.1 Khái niệm ma trận khả nghịch

Trong tập số thực R, một trong những tính chất quan trọng là tính khả nghịch
của số a ≠ 0, nghĩa là với bất kỳ a ≠ 0 thì luôn tồn tại duy nhất số c R sao cho ac
= 1. Số c như vậy gọi là nghịch đảo của a, ký hiệu là a –1. Ý nghĩa thực tiễn của tính
chất này là để tìm nghiệm của phương trình ax = b, a ≠ 0, ta chỉ việc nhân 2 vế với
a–1 để có nghiệm duy nhất x = a–1b.

Mở rộng cho phương trình ma trận AX = B với A  M(n,n) và B  M(n,1), ý


tưởng là nếu có ma trận C sao cho AC = CA = In (C coi như là nghịch đảo của A)
thì nghiệm X của phương trình được tìm tương tự nhờ nhân trái 2 vế với C:

X = InX = (CA)X = C(AX) = CB

Ý tưởng trên dẫn đến khái niệm ma trận khả nghịch và nghịch đảo của ma trận
sẽ trình bày sau đây.

Định nghĩa 1. Ma trận Ann được gọi là ma trận khả nghịch nếu tồn tại ma trận
B sao cho AB = In = BA. Khi đó B gọi là ma trận nghịch đảo của A, ký hiệu B =
A–1.

Ma trận khả nghịch còn gọi là ma trận không suy biến, ngược lại, ma trận không
khả nghịch gọi là ma trận suy biến.

2 1
Ví dụ 7. Tìm ma trận nghịch đảo của A =  .
 1 1 

B là ma trận nghịch đảo của A thì B phải thỏa mãn AB = I2 = BA. Dễ thấy B là
a b 
ma trận vuông cấp 2 nên gọi B =   thì:
c d 

2 1  a b  1 0   2a  c 2b  d  1 0 
AB = I2   
1   c d  0 1   a  c b  d  0 1 
= =
 1        

 2a  c  1 a  1
2b  d  0 b  1 1 1 
 
  B=  .
  a  c  0  c  1 1 2 
b  d  1 
d  1

42
Điều kiện BA = I2 chỉ cần kiểm tra trực tiếp:

1 1   2 1 1 0 
BA =    = = I2.
1 2   1 1   0 1 

1 1 
Do tồn tại B =   để AB = I2 = BA nên theo định nghĩa, A là khả nghịch và
1 2 
1 1 
A–1 = B =  .
1 2 

Định lý 6. Giả sử A, B  M(n,n) và   R.

a) Nếu A khả nghịch thì A –1 là duy nhất và khả nghịch, Hơn nữa, (A– 1)–1 = A.
1
b) Nếu A khả nghịch và  ≠ 0 thì A khả nghịch và ( A)– 1 = A–1.

c) Nếu A, B cùng khả nghịch thì tích AB khả nghịch và (AB) = B–1A–1.
–1

d) Nếu A khả nghịch thì AT khả nghịch và (AT)–1 = (A–1)T.

Chứng minh

a) A–1 là duy nhất vì nếu A có 2 ma trận nghịch đảo là C1 và C2 thì C1A = In =


AC1 và C2A = In = AC2 nên:

C1 = C1In = C1(AC2) = (C1A)C2 = InC2 = C2.

Mặt khác, do A khả nghịch nên có đẳng thức A–1A = In = AA–1 . Ở đây đặt C =
A thì:

A–1C = In = CA–1 (*)

(*) chứng tỏ A–1 là khả nghịch và (A–1) –1 = C = A.

b) Vì giả thiết A khả nghịch nên tồn tại A–1 và A A–1 = A–1A = In. Xét:

1 –1 1
(A)( A ) = ( )(AA–1) = 1In = In.
 

1 –1
Chứng tỏ A khả nghịch và nghịch đảo của A là A .

c) Hiển nhiên có:

(B–1A–1)(AB) = B–1(A–1A)B = B–1InB = B–1B = In.

(AB)(B–1A–1) = A(BB–1)A–1 = AInA–1 = AA–1 = In.

Chứng tỏ AB khả nghịch và (AB)–1 = B–1A–1.

43
d) Do AA–1 = In  (AA–1)T = InT = In  (A–1)TAT = In. Xét tương tự ta có AT(A–
) = In. Nghĩa là AT khả nghịch và (AT)–1 = (A–1)T.
1 T

2.2.2 Ma trận sơ cấp và tính khả nghịch của ma trận


Định nghĩa 2. Cho ma trận đơn vị In, thực hiện một lần phép toán hàng h lên In,
thu được ma trận mới, gọi là ma trận sơ cấp ứng với phép toán hàng h.

Do có 3 loại phép toán hàng trên ma trận nên sẽ có 3 loại ma trận sơ cấp tương
ứng, đó là:

▪ Ma trận sơ cấp ứng với phép thay thế hàng hi  hi + hj, ký hiệu Eij().

▪ Ma trận sơ cấp ứng với phép tỷ lệ hóa hi  hi,  ≠ 0, ký hiệu Ei().

▪ Ma trận sơ cấp ứng với phép đổi hàng hi ↔ hj, ký hiệu Eij.

Ví dụ, với I3 thì:

1 0   1 0 0  1 0  
▪ E13() = 0 1 0  vì I3 =  0 1 0  
h1 h1 h 3  0 1 0  = E ().
    13
 0 0 1   0 0 1   0 0 1 

 0 0 1 0 0   0 0
▪ E1() =  0 1 0  vì I3 =  0 1 0  
h1 h1 0 1 0  = E1().
  
 0 0 1   0 0 1   0 0 1 

0 0 1  1 0 0  0 0 1 
▪ E13 =  0 1 0  vì I3 =  0 1 0  
h1 h 3
  0 1 0  = E13.
   
1 0 0   0 0 1  1 0 0 

Định lý 7. Nếu A  M(m,n) và E  M(m,m) là ma trận sơ cấp ứng với phép toán
hàng h, thì tích EA là ma trận thu được do thực hiện chính phép toán hàng h đó
trên A.

Im 
h
 E thì A 
h
 EA.

Chứng minh

Xét hàng thứ i của EA ta có hi(EA) = (hiE).A. Mặt khác, theo định nghĩa của ma
trận sơ cấp thì E và Im chỉ khác nhau đúng một hàng (ứng với phép thay thế hàng
hay phép tỷ lệ hóa ) hoặc khác nhau đúng hai hàng (ứng với phép đổi hàng).

Xét k là chỉ số mà hkE = hk(Im) thì:

44
hk(EA) = (hkE).A = (hkIm).A = hk(ImA) = hkA

Chứng tỏ với chỉ số k này, hàng thứ k trong EA và hàng thứ k trong A là hoàn
toàn giống nhau. Chỉ còn lại một hoặc hai hàng trong EA là cần xét thêm.

Giả sử xét hàng thứ i  k và ma trận sơ cấp đang xét là ma trận E ứng với phép
thay thế hàng hi  hi + hj, nghĩa là có hi(E) = hiIm +.(hjIm). Khi đó:

hi(EA) = (hiE).A = (hiIm + .hjIm).A = (hiIm)A + .(hjIm).A = hi(ImA) + .hj(ImA)


= hiA + .hjA.

Điều này chứng tỏ hàng i trong EA là hàng thu được do thực hiện phép thay thế
hàng hi  hi + hj trên A.

Vậy, mọi hàng trong EA đều giống với hàng tương ứng trong ma trận thu được
từ A nhờ thực hiện phép thay thế hàng.

Đối với 2 phép toán hàng còn lại được chứng minh tương tự.

a b c
Ví dụ 8. Cho A =  và các ma trận sơ cấp:
d e f 

1 2 
E12(2) =   ứng với phép thay thế h1  h 1 + 2h2,
0 1 

1 0 
E2(3) =   ứng với phép tỷ lệ hóa h2  3h2,
0 3

0 1 
E12 =   ứng với phép đổi hàng h1  h2.
1 0 

Khi đó ta có:

a b c  h1 h1 2 h 2  a  2d b  2e c  2 f  1 2 
▪ A =  d e f    d f 
= 0 1 
   e  
a b c 
 d e f  = E12(2).A.
 

a b c  h 2 3 h 2 a b c  1 0   a b c
▪ A=     
3e 3 f   0 3   d e f 
= = E2(3).A.
d e f 3d

a b c  h1 h 2 d e f 0 1   a b c
▪ A=      =   f 
= E12.A.
d e f a b c 1 0   d e

45
Định lý 8. Với bất kỳ ma trận A  M(m,n), luôn tồn tại một dãy hữu hạn các ma
trận sơ cấp E1, E2, ..., Ek sao cho tích EkEk-1...E1.A đúng bằng dạng rút gọn của
A.

Chứng minh

Cho trước ma trận A thì luôn tồn tại một dãy hữu hạn các phép toán hàng để sau
khi thực hiện nó, ma trận A được quy về dạng rút gọn U. Gọi E1 là ma trận sơ cấp
ứng với phép toán hàng thứ nhất, E2 là ma trận sơ cấp ứng với phép toán hàng thứ
2, ..., và Ek là ma trận sơ cấp ứng với phép toán hàng cuối cùng. Áp dụng định lý 2,
suy ra ngay tích Ek Ek-1 ... E1.A = U là dạng rút gọn của A.

Định lý 9. Ma trận sơ cấp là ma trận khả nghịch, hơn nữa nghịch đảo của ma
trận sơ cấp cũng là ma trận sơ cấp.

Chứng minh

Giả sử xét Ei() là ma trận sơ cấp ứng với phép tỷ lệ hóa hi  hi,  ≠ 0. Khi đó
1
ta có thể chuyển Ei() về In bằng phép ngược hi  hi ứng với ma trận sơ cấp Ei(

1
), nghĩa là:

1
Ei( ).Ei() = In (*)

Lý luận tương tự, có:


1
Ei().Ei( ) = In (**)

1
Do (*) và (**), kết luận Ei() là khả nghịch và Ei() –1 = Ei( ).

Chứng minh tương tự cho 2 loại ma trận sơ cấp còn lại là Eij và Eij().
Nhờ sử dụng tính chất của ma trận sơ cấp, ta chứng minh dễ dàng định lý sau
đây, nói về các tính chất quan trọng của ma trận khả nghịch.

Định lý 10. Với A  M(n,n), các mệnh đề sau là tương đương:

a) A khả nghịch.
b) Tồn tại C  M(n,n) sao cho CA = In.
c) Hệ thuần nhất AX = O có nghiệm duy nhất là nghiệm tầm thường X = O.
d) r(A) = n .
e) A là tích của một số hữu hạn các ma trận sơ cấp.

Chứng minh

46
Ta sẽ chứng minh định lý theo sơ đồ a)  b)  c)  d)  e)  a).

▪ Chứng minh a)  b). Do A khả nghịch nên A –1A = In, đặt C = A–1.

▪ Chứng minh b)  c). Do giả thiết b) nên tồn tại C  M(n,n) sao cho CA =
In. Giả sử X  M(n,1) thỏa mãn AX = O thì:

X = InX = (CA)X = C(AX) = O

▪ Chứng minh c)  d). Giả sử AX = O có nghiệm duy nhất là X = O. Gọi U


là dạng rút gọn của A thì U phải có đủ n phần tử chính bằng 1, tức là phải có
U = In  r(A) = n.

▪ Chứng minh d)  e). Giả thiết cho r(A) = n nên dạng rút gọn U của A phải
là In. Khi đó tồn tại dãy các ma trận sơ cấp E1, E2, ..., Ek sao cho:

Ek Ek–1...E1A = U = In (*).

Vì mỗi Ei là ma trận sơ cấp nên nó khả nghịch. Tính A bằng cách nhân trái 2 vế
của (*) với E1–1E2–1.... E k–1:

(E1–1E2–1.... E k–1)(Ek Ek–1...E1A) = (E1–1E2–1.... E k–1)In

 Ek Ek–1...E1) –1(Ek Ek–1...E1) A = E1–1E2–1.... E k–1

  A = E1–1E2–1.... E k–1 là tích của dãy các ma trận sơ cấp.

▪ Chứng minh e)  a). Do A là tích của dãy các ma trận sơ cấp, mỗi ma trận
sơ cấp đều khả nghịch nên A khả nghịch.

Nhận xét

Do mệnh đề b) của định lý mà việc kiểm tra tính khả nghịch hay kiểm tra sự
chính xác của ma trận nghịch đảo, ta chỉ cần kiểm tra 1 trong 2 điều kiện AB = In
hoặc BA = In là đủ.

2.2.3 Thuật toán tìm ma trận nghịch đảo

Giả sử Ann khả nghịch, theo chứng minh e) của định lý 5 vừa nêu trên, thì tồn
tại dãy các ma trận sơ cấp E1, E2, …, Ek sao cho:

A = E1–1E2–1.... E k–1 = Ek Ek–1...E1) –1

 A –1 = [Ek Ek–1...E1) –1] –1 = Ek Ek–1...E1 = (Ek Ek–1...E1) In.

Như vậy, dãy các phép toán hàng quy A về In sẽ quy In về A–1. Từ đó ta có thuật
toán tìm A –1 được cho bởi lược đồ gồm các bước thuận tiện như sau:

47
▪ Bước 1. Lập ma trận gồm 2 khối là [A | In] và quy ma trận này về dạng rút
gọn:

[A | In]  …  [U | B]

▪ Bước 2. Vì A khả nghịch  U = In nên nếu U = In thì A –1 = B (ma trận khối


phải). Ngược lại, nếu U ≠ In thì A không khả nghịch.
1 1 2 
Ví dụ 9. Tìm ma trận nghịch đảo của A = 1 2 2  .
 2 4 3 

▪ Bước 1. Lập ma trận gồm 2 khối [A | I3] và quy ma trận này về dạng rút gọn:

1 1 2 1 0 0  h 2h 2h1 1 1 2 1 0 0 
  h3 h3 2.h1
[A | I3] = 1 2 2 0 1 0    0 1 0 1 1 0  
h3h3 2.h 2

 2 4 3 0 0 1  0 2 1 2 0 1 

1 1 2 1 0 0  h3( 1)h3
1 1 0 1 4 2 
 0 1 0 1 1 0  
h1 h1 2.h3
  0 1 0 1 1 0  
h1 h1 h 2
 
 0 0 1 0 2 1   0 0 1 0 2 1

1 0 0 2 5 2 
 0 1 0 1 1 0  = [U | B].
 
 0 0 1 0 2 1

 2 5 2 
▪ Bước 2. Do U = I3 nên A–1 =  1 1 0  .
 
 0 2 1
1 2 3
 2 0 2 

3 2 1 
Ví dụ 10. Tìm A-1, A =  .

 1 2 3 1 0 0 h 2 h 2  2h1
1 2 3 1 0 0 
[A | I3] =  2 0 2 0 1 0  h3 h33.h1


0 4 8 2 1 0 
 
 3 2 1 0 0 1  0 4 8 3 0 1 
1 2 3 1 0 0 
h3h3 h 2


 0 4 8 2 1 0 .

 
0 0 0 1 1 1 

Tuy chưa quy được [A | I3] về dạng rút gọn nhưng từ dạng bậc thang của nó, ta
có ngay r(A) = 2, chứng tỏ A không khả nghịch, tức không tồn tại A–1.

48
Nhận xét

Việc tìm một cột nào đó của ma trận nghịch đảo A–1 sẽ thuận lợi hơn nhờ nhận
xét rằng dãy phép toán hàng quy A về In sẽ quy cột thứ j của In về cột thứ j của A–1.

1 1 2 
Ví dụ 11. Tìm cột thứ hai c2(A ) của ma trận khả nghịch A = 1 2 2  .
–1

 2 4 3 

▪ Lập ma trận gồm 2 khối là A và c2(I3), quy về dạng rút gọn:

1 1 2 0  h 2 h 2  h1
1 1 2 0
[A | 
c2(I3)] = 1 2 2 1    h3 h3 2.h1

0 1 0 1  
h3h3 2.h 2


 2 4 3 0  0 2 1 0 
1 1 2 0
h3( 1)h3
1 1 0 4  1 0 0 5
0 1  h1 h1 2.h3
0 1   
 0 1 0 1
 
h1 h1 h 2 0 1 0 1 
    .
 0 0 1 2  0 0 1 2  0 0 1 2 

 5 
▪ Từ dạng rút gọn, có c2(A–1) =  1  . □
 2 

49
2.3 MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA MA TRẬN

2.3.1 Mô hình ma trận của một số bài toán kinh tế

Tạo ra một sự sắp xếp hợp lý, ta có thể ứng dụng dạng ma trận của hệ tuyến tính
vào việc mô hình hóa các bài toán có nhiều ẩn, nhiều tham số. Sau khi mô hình hóa,
bài toán được quy về dạng giải một phương trình ma trận, thực sự đơn giản hơn rất
nhiều so với bài toán gốc. Sau đây sẽ trình bày mô hình ma trận của một số bài toán
thường gặp trong kinh tế như: bài toán xác định vốn đầu tư, bài toán lập kế hoạch
sản xuất, bài toán dự báo dạng xích Markov, như là những gợi ý, giúp cho người
đọc thuận tiện hơn khi sử dụng công cụ ma trận đã được trang bị ở các mục trước.

1. Bài toán xác định nhu cầu vốn đầu tư

Bài toán. Kế hoạch của nhà máy sẽ sản xuất n loại sản phẩm là S1, S2 ,….,Sn , từ
m loại nguyên liệu N1, N2 , ….,Nm . Để sản xuất được 1 đơn vị sản phẩm Sj cần sử
dụng đồng thời aij đơn vị nguyên liệu Ni (i = 1, 2,…, m). Hãy lập kế hoạch chuẩn bị
từng loại nguyên liệu để sản xuất đủ dj đơn vị sản phẩm Sj.

 x1  ( N 1)
 x  ( N 2)
▪ Gọi X =  2  là véc tơ cột, mà thành phần thứ i của nó biểu thị số đơn
 ...  ...
 
 xm  ( Nm)
vị nguyên liệu Ni (i = 1, 2,…, m) cần tìm.

 a1 j  ( N1 )
a 
(N )
▪ Gọi aj =  2 j  2 là véc tơ cột, mà thành phần thứ i của nó biểu thị định mức
 
 
 amj  ( N m )

nguyên liệu Ni cần có để sản xuất được 1 đơn vị sản phẩm Sj .

 d1  ( S1 )
d  (S )
▪ Gọi D =  2  2 là véc tơ nhu cầu, có thành phần thứ j biểu thị số đơn vị
 
 
dn  (Sn )
sản phẩm Sj cần sản xuất.

Khi đó, do 1 đơn vị sản phẩm Sj cần số nguyên liệu cho bởi véc tơ aj nên để có
dj đơn vị sản phẩm Sj, cần số nguyên liệu cho bởi véc tơ djaj:

50
 a1 j  ( N1 )
a 
(N )
dj.aj = dj.  2 j  2
 
 
 amj  ( N m )

Véc tơ X biểu thị vốn nguyên liệu cần tìm sẽ là tổng của n véc tơ dj.aj:

 a11   a12   a1n 


a  a  a 
X = d1a1 + d2a2 +….+ dnan = d1  21 
+ d2  22 
+ … + dn  2 n 
     
     
 am1   am 2   amn 

 a11 a12 ... a 1n   d 1 


a a 22 ... a 2 n   d 2 
 X =  21 . (*)
 ... ... ... ...   ... 
  
a m1 am2 ... a mn  d n 

( S1 ) ( S 2 ) ... ( S n )
 a11 a12 ... a 1n  ( N1 )
a a22 ... a2 n  ( N 2 )
Gọi A = [a1 a2 … an] =  21 là ma trận có cột thứ j mô tả số
 ... 
 
 am1 am 2 ... amn  ( N m )
đơn vị nguyên liệu (gồm m loại) cần chi phí để sản xuất được 1 đơn vị sản phẩm Sj,
j = 1..n. (Vì vậy, A có tên gọi là ma trận chi phí). Phương trình (*) có dạng:

X = AD

với A là ma trận chi phí, D là ma trận nhu cầu, phản ánh mối quan hệ thông thường
trong thực tế là:

{Vốn X} = {Chi phí A}  {Nhu cầu sản xuất D}

Thường thì ma trận chi phí A là ổn định trong thời gian lâu dài, còn véc tơ nhu
cầu sản xuất D thay đổi theo thời gian ngắn (như ngày, tuần, tháng, quý,…). Khi D
thay đổi, ta chỉ cần cập nhật D trong công thức X = A.D nên rất thuận lợi khi tính
toán.
Ví dụ 12. Một nhà máy sản xuất 2 loại sản phẩm là (I) và (II) dành cho xuất
khẩu. Để xuất khẩu được 1 USD cho sản phẩm (I), nhà máy phải chi 0,45 USD vật
tư; 0,25 USD tiền lương và 0,15 USD chi phí khác. Tương tự, để xuất khẩu được 1
USD cho sản phẩm (II), nhà máy phải chi 0,40 USD vật tư; 0,30 USD tiền lương và

51
0,15 USD chi phí khác. Hỏi muốn xuất khẩu được 10 triệu USD cho sản phẩm (I)
và 20 triệu USD cho sản phẩm (II), nhà máy phải chuẩn bị bao nhiêu vốn (tối thiểu)
cho từng hạng mục.

Giải

 x1  (V )
▪ Gọi X =  x2  ( L) là véc tơ biểu thị tiền vốn cần có của từng hạng mục theo
 x3  ( K )
thứ tự: vật tư (V), lương (L) và chi khác (K).

0, 45 (V )
▪ Gọi a1 = 0, 25 ( L) là véc tơ biểu thị tiền vốn cần có về vật tư (V), lương (L)
 0,15  ( K )
0, 40  (V )
và chi khác (K), để thu được 1 USD sản phẩm (I). Tương tự, a2 =  0,30  ( L) là véc
 0,15  ( K )
tơ biểu thị tiền vốn cần có để thu được 1 USD phẩm (II). Ma trận chi phí là:

SP ( I ) SP ( I )
0, 45 0, 40  (V )
A= a1 a 2  = 0, 25 0,30  ( L) .
 0,15 0,15  ( K )

100  SP( I )
▪ Gọi D =   là véc tơ nhu cầu sản xuất, thì có:
 200  SP( II )

 0, 45 0, 40  125 (V )
100 
X = AD = 0, 25 0,30    =  85  ( L ) .
 
 0,15 0,15  
200 
 45  ( K )

Như vậy, nhà máy cần chuẩn bị tối thiểu 125 triệu USD vốn cho vật tư, 85 triệu
USD vốn cho lương và 45 triệu USD vốn cho chi khác.

2. Bài toán lập kế hoạch sản xuất

Đây là bài toán xuất hiện trong tất cả các ngành sản xuất, kinh doanh. Với các
thông tin "đầu vào" như thành phần vật tư, nguyên liệu, tiền vốn, …. đã biết, người
quản lý cần lập kế hoạch sản xuất sao cho sản phẩm đưa ra đáp ứng đầy đủ nhu cầu
cho trước. Để làm ví dụ, ta xét bài toán chế biến thức ăn nhanh của ngành chế biến
thực phẩm như sau.

52
Bài toán. Công ty chế biến thực phẩm dự kiến sản xuất một loại thức ăn nhanh
hỗn hợp, có đủ m loại dưỡng chất D1, D2, …, Dm lấy từ nguồn là n loại thực phẩm là
T1, T2,…., Tn. Cho biết mỗi đơn vị thực phẩm nguồn Tj , j =1..n, có chứa aij đơn vị
dưỡng chất Di, i = 1..m, và mỗi đơn vị sản phẩm sau khi chế biến cần đáp ứng đủ di
đơn vị dưỡng chất Di. Hãy thiết lập phương trình ma trận để tìm số lượng mỗi loại
thực phẩm nguồn Ti cần có khi chế biến một đơn vị thức ăn đáp ứng đủ dưỡng chất
theo nhu cầu.

 x1  (T1 )
 x  (T )
▪ Gọi X =  2  2 là véc tơ cột mà thành phần thứ i của nó biểu thị số đơn vị
 
 
 xn  (Tn )
thực phẩm nguồn thứ i cần tìm.

 a1 j  ( D1 )
a 
(D )
▪ Gọi aj   2 j  2 là véc tơ cột mà thành phần thứ i của nó biểu thị hàm
 
 
 amj  ( Dm )

lượng của dưỡng chất Di, i = 1..m, có trong 1 đơn vị thực phẩm nguồn Tj, j = 1..n.
Suy ra hàm lượng dưỡng chất có trong xj đơn vị thực phẩm nguồn Tj là tích xj.aj :

 a1 j  ( D1 )
a 
(D )
xj.aj = xj  2 j  2
 
 
 amj  ( Dm )

 d1  ( D1 )
 d  (D )
▪ Gọi D =  2  2 là véc tơ cột mà thành phần thứ i của nó biểu thị nhu cầu
 
 
 d m  ( Dm )
dưỡng chất thứ i cần có trong một đơn vị sản phẩm.

▪ Theo yêu cầu bài toán, tổng dưỡng chất có trong tất cả thực phẩm nguồn phải
đáp ứng nhu cầu, nên có:

x1a1 + x2a2 +….+ xnan = D

53
 a11   a12   a1n   d1   a11 a12 ... a 1n   x1   d1 
a  a  a   d  a a22 ... a2 n   x2  d 
 x1  21   x2  22   ....  xn  2 n    2    21 =  2
            
            
 a m1   am 2   amn   d m   am1 am 2 ... amn   xn  dm 

 A.X = D (**).

(T1 ) (T2 ) ... (Tn )


 a11 a12 ... a1n  ( D 1 )
Gọi A =  a21 a22 ... a2 n  ( D2 ) là ma trận có cột thứ j mô tả hàm lượng của m
 
 
 am1 am 2 ... amn  ( Dm )

loại dưỡng chất có trong 1 đơn vị thực phẩm nguồn Tj. Vì vậy, A có tên gọi là “ ma
trận hàm lượng”. Khi đó phương trình (**) có dạng:

A.X = D

Phương trình dạng ma trận A.X = D, là phương trình cần tìm. Rõ ràng nó mô tả
quan hệ thông thường trong thực tế :

{Hàm lượng A}{Số lượng X} = {Nhu cầu D}.

Ví dụ 13. Công ty chế biến thực phẩm cần chế biến một loại thức ăn nhanh chứa
đủ 3 loại dưỡng chất là Protein, Carbohydrate và Fat, mà chúng được lấy từ 3 loại
thực phẩm nguyên liệu: (A), (B), (C). Bảng sau đây liệt kê số lượng (tính bằng gam)
của 3 dưỡng chất có trong 100g của mỗi loại thực phẩm nguyên liệu. Cột cuối của
bảng cho biết nhu cầu mỗi loại dưỡng chất cần phải có trong mỗi đơn vị thức ăn
nhanh.

Hàm lượng dưỡng chất có trong 100g Nhu cầu


Dưỡng chất
(A) (B) (C)

Protein 36g 51g 13g 33g

Carbohydrate 52g 34g 74g 45g

Fat 0 7g 1,1g 3g

54
Hãy tìm số lượng mỗi loại (A), (B), (C) để chế biến được 1 đơn vị thức ăn nhanh,
đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất đã đặt ra.

 x1  ( A)
▪ Gọi X =  x2  ( B ) là véc tơ biểu thị số lượng cần tìm của từng loại thực phẩm
 x3  (C )
nguyên liệu.
36  ( Protein)
▪  
Gọi a1 = 52  (Carbohydrate) là véc tơ biểu thị hàm lượng dưỡng chất có trong
 0  ( Fat )
1 đơn vị nguyên liệu (A).
 51 ( Protein)
▪  
Gọi a2 = 34  (Carbohydrate) véc tơ biểu thị hàm lượng dưỡng chất có trong
 7  ( Fat )
1 đơn vị nguyên liệu (B).
13  ( Protein)
▪  
Gọi a3 = 74  (Carbohydrate) là véc tơ biểu thị hàm lượng dưỡng chất có
1,1 ( Fat )
trong 1 đơn vị nguyên liệu (C).

 33  ( Protein)
▪  
Gọi D =  45 (Carbohydrate) là véc tơ nhu cầu.
 3  ( Fat )

( A) ( B) (C )
36 51 13  ( Protein)
Lập ma trận "hàm lượng" A = [a1 a2 a3 ] = 52 34 74  (Carbohydrate) thì ta
 0 7 1,1 ( Fat )
có phương trình:

36 51 13   x1   33 
AX = D  52 34 74   x2  =  45
   
 0 7 1,1  x3   3 

Giải phương trình bằng phương pháp Gauss, kết quả lấy gần đúng đến 3 chữ số
thập phân, ta có kết quả sau:

36 51 13 33  1 0 0 0, 277  0, 277  ( A)


A* = 52 34 74 45  0 1 0 0,392   X =  0,392  ( B )
 
 0 7 1,1 3   0 0 1 0, 233   0, 233  (C )

55
Như vậy, công thức chế biến một đơn vị thức ăn nhanh gồm: 0,277 đơn vị (A) +
0,392 đơn vị (B) + 0,233 đơn vị (C), cụ thể là: 27,7g (A) + 39,2 g (B) + 23,3 g (C).

2.3.2 Xích Markov và bài toán dự báo

Xích Markov được mô tả trong phần này là mô hình toán học thường được dùng
để mô tả các tình huống xẩy ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau như Kinh tế, Sinh
học, Hóa học, Lý học, ... Đó là dãy các thí nghiệm, các phép thử, hay các quan sát,...
mà đặc trưng cơ bản của nó là diễn ra nhiều lần, theo cùng 1 quy tắc và kết quả “đầu
ra” của giai đoạn đầu được coi là “đầu vào” cho giai đoạn kế tiếp sau, theo kiểu một
“vòng xích”. Một trong những ứng dụng hấp dẫn nhất của xích Markov là, nhờ nó
ta có thể dự đoán được tình trạng sẽ xẩy ra trong tương lai của hệ thống đang xét.

1. Khái niệm ma trận trạng thái ngẫu nhiên

Định nghĩa 1.

a) Véc tơ thuộc [R]n có tất cả các thành phần đều không âm và tổng của chúng
bằng 1 được gọi là véc tơ xác suất.

b) Ma trận vuông có mỗi cột là một véc tơ xác suất được gọi là ma trận trạng
thái ngẫu nhiên (hay ma trận trạng thái).

Người ta dùng véc tơ xác suất để mô tả một thông tin hay một trạng thái nào đó
của sự kiện. Ví dụ, để chỉ sự kiện thành phố có 65% dân sống nội ô và 35% dân
0, 65
sống ngoại ô, ta dùng véc tơ xác suất v =   . Để chỉ kết quả bầu cử của 1 ứng
 0,35
viên trong kỳ bầu cử với 70% phiếu ủng hộ, 25% phiếu chống, 5% phiếu trắng ta
0, 70 
dùng véc tơ xác suất v = 0, 25 .
 0, 05

Ma trận trạng thái thường được dùng để mô tả một tình trạng hay một sự kiện
mà trong đó có chứa nhiều thông tin, nhiều hiện tượng đang diễn ra. Mỗi cột của ma
trận trạng thái là một véc tơ xác suất, nó được dùng để mô tả cho từng tình hình hay
từng thông tin chi tiết của sự kiện đang xem xét. Ví dụ, giả sử tình trạng di chuyển
dân cư của 1 thành phố đang diễn ra theo quy tắc:

▪ Trong số dân cư đang sống ở thành phố, trung bình hàng năm có 97% tiếp
tục sống ở thành phố, và 3% chuyển về sống ở nông thôn.
▪ Trong số dân cư đang sống ở nông thôn, trung bình hàng năm có 10% chuyển
ra sống ở thành phố và 90% tiếp tục sống ở nông thôn.

Để mô tả tình trạng trên, ta dùng ma trận trạng thái gồm 2 hàng 2 cột sau:

56
(TP ) ( NT )
P = 0,97 0,10  (TP)
 0, 03 0,90  ( NT )
 

(TP )
 0,97  (TP )
Cột thứ nhất trong P là véc tơ xác suất v1 =   , mô tả thông tin của dân
 0, 03 ( NT )
cư sống ở thành phố: hàng năm có 97% dân cư sống ở thành phố (TP) tiếp tục sống
ở thành phố và 3% chuyển về sống ở nông thôn (NT).

( NT )
 0,10  (TP)
Cột thứ 2 là véc tơ xác suất v2 =   , mô tả thông tin của dân cư sống ở
 0,90  ( NT )
nông thôn: hàng năm có 10% chuyển ra thành phố, 90% ở lại nông thôn.

Các ví dụ sau đây sẽ mô tả cách lập ma trận trạng thái và ứng dụng của nó trong
việc tìm ra “dáng điệu trong tương lai” của hệ thống đang xét.
Ví dụ 14. Sinh viên của trường đại học A hoặc ở nội trú, hoặc ở ngoại trú. Qua
theo dõi nhiều năm, thu được kết quả trung bình hàng năm như sau:

▪ Trong số sinh viên đang ở nội trú, có 85% tiếp tục ở lại, còn 15% chuyển ra
ngoại trú.
▪ Trong số sinh viên đang ở ngoại trú, có 91% tiếp tục ở ngoại trú, còn 9%
chuyển vào nội trú.

Cho biết năm nay có 1000 sinh viên, trong đó 600 ở nội trú và 400 ở ngoại trú.
Coi năm nay là năm gốc, hãy cho biết trong số 1000 sinh viên đó, có bao nhiêu sinh
viên ở nội trú, ở ngoại trú vào thời điểm sau 1 năm, sau 2 năm, ..., sau k năm, (k =
1, 2, 3, …).

Giải

 r  (N )
Gọi Xk =  k  , k = 0; 1; 2; ... là véc tơ biểu thị số lượng sinh viên sống nội
 k
s ( Ng )
trú (N), ngoại trú (Ng) vào thời điểm năm thứ k, (Xk gọi là véc tơ trạng thái thứ k).

r   600  ( N )
Véc tơ trạng thái gốc X0 =  0  =   , biểu thị số lượng sinh viên sống
 s0   400  ( Ng )
nội trú, ngoại trú vào năm gốc.

Sau 1 năm, số sinh viên sống nội trú r1 sẽ gồm tổng của sinh viên đã sống nội trú
năm trước tiếp tục ở lại sống nội trú với số sinh viên ngoại trú năm trước chuyển
vào: r1 = 0,85r0+0,09 s0. Tương tự, số sinh viên sống ngoại trú s1, sẽ gồm tổng của
sinh viên đã sống nội trú năm trước chuyển ra với số sinh viên ngoại trú năm trước

57
tiếp tục sống ngoại trú: s1 = 0,15r0+0,91s0. Do đó véc tơ trạng thái X1, biểu thị số
lượng sinh viên nội, ngoại trú sau một năm cho bởi:

r  0,85r  0, 09s 
0 0 0,85 0, 09  0 0,85 0, 09   r 
X1 =  1  =   = r0   + s0   =    
 s1   0,15r0  0,91s0   0,15   0,91  0,15 0,91  s0 

 600 
Thay X0 =   ta có:
 400 

 0,85 0, 09   600   546  ( N )


X1 =    =  454  ( Ng )
 0,15 0,91  400   

Tương tự, sau 2 năm, véc tơ véc tơ trang thái X2 là:

 0,85 0, 09   0,85 0, 09   546   505  ( N )


X2 =   X1 =  0,15 0,91  454  =  495  ( Ng )
 0,15 0,91     

....

Một cách tổng quát, tại thời điểm năm thứ k, véc tơ trạng thái Xk tính bởi:

 0,85 0, 09 
Xk =   .Xk-1
 0,15 0,91

 0,85 0, 09 
Nếu đặt P =   thì:
 0,15 0,91

X1 = P.X0

X2 = PX1 = P(PX0) = P2X0

...

Xk = P.Xk-1 = P(Pk-1Xk-2) = ... = PkX0 (3)

Ma trận P trong công thức (3) là ma trận trạng thái, mô tả thông tin về tỷ lệ di
chuyển qua lại giữa sinh viên nội trú và sinh viên ngoại trú. Biết ma trận trạng thái
P, ta tìm được véc tơ trạng thái Xk theo công thức (3). Do vậy, việc tìm ma trận trạng
thái P đóng vai trò quyết định trong quá trình tìm các véc tơ trạng thái Xk.

Để tìm ma trận trạng thái P, cách tốt nhất vẫn là tìm nó từ việc lập công thức tính
véc tơ X1 qua véc tơ gốc X0. Tuy nhiên, trong thực hành ta thường lập ma trận trạng
thái P nhờ lập mỗi cột của P là một véc tơ xác suất. Chẳng hạn, ma trận P trong ví
dụ 1 có thể lập theo quy tắc mô tả sau:

58
 r  (N )
▪ Nếu gọi véc tơ trạng thái Xk =  k  , với thành phần thứ nhất chỉ số
 sk  ( Ng )
lượng sinh viên nội trú (N), thành phần thứ hai chỉ số lượng sinh viên ngoại trú (Ng)
thì P có cột thứ nhất phản ánh thông tin về số sinh viên nội trú, cột thứ hai phản ánh
thông tin về số sinh viên ngoại trú:

(N ) ( Ng )
P = 0,85 0, 09  ( N )
 0,15 0,91 ( Ng )

0,85 ( N )
Cụ thể, cột thứ nhất là véc tơ xác suất v1 =   mô tả trong số 100% sinh
 0,15  ( Ng )
viên nội trú, sau 1 năm sẽ có 85% ở lại nội trú và 15% chuyển ra ngoại trú. Cột thứ
 0, 09  ( N )
hai là véc tơ xác suất v2 =   mô tả trong số 100% sinh viên ngoại trú, sau
 0,91 ( Ng )
1 năm sẽ có 9% chuyển vào nội trú và 91% vẫn ở ngoại trú.

Chú ý. Nếu thay đổi thứ tự trong cách gọi các thành phần của véc tơ trạng thái
 s  ( Ng )
Xk thì ma trận trạng thái P sẽ thay đổi theo. Ví dụ, gọi Xk =  k  , với thành
 rk  ( N )
phần thứ nhất chỉ số lượng sinh viên ngoại trú (Ng), thành phần thứ hai chỉ số lượng
sinh viên nội trú (N) thì ma trận trạng thái sẽ là:

( Ng ) (N )
P =  0, 91 0,15  ( Ng )
 0, 09 0,85  ( N )
 

 0,91 ( Ng )
Cụ thể, cột thứ nhất của P là véc tơ xác suất u1 =   mô tả trong số 100%
 0, 09  ( N )
sinh viên ngoại trú, sau 1 năm sẽ có 91% vẫn tiếp tục ngoại trú và 9% chuyển vào
 0,15  ( Ng )
nội trú. Cột thứ hai là véc tơ xác suất u2 =   mô tả trong số 100% sinh
0,85 ( N )
viên nội trú, sau 1 năm sẽ có 15% chuyển ra ngoại trú, và 85% vẫn tiếp tục ở nội
trú.
Ví dụ 15. Tính trung bình nhiều năm, một công ty bảo hiểm thống kê được rằng:
20% số tài xế gặp tai nạn trong năm đầu sẽ tiếp tục gặp tai nạn trong năm sau và
10% số tài xế không gặp tai nạn trong năm đầu sẽ gặp tai nạn trong năm sau.

a) Lập công thức tính tỷ lệ tài xế có thể gặp, không gặp tai nạn vào năm thứ k,
k = 1, 2, … theo véc tơ trạng thái của năm gốc.

59
b) Nếu năm nay (năm gốc) có 8% số tài xế gặp tai nạn, tính số phần trăm tài xế
có thể gặp tai nạn tại thời điểm sau 1 năm, sau 2 năm, sau 3 năm.

Giải

a) Lập công thức.

x  (có )
▪ Gọi Xk =  k  , (k = 0, 1, …) trong đó xk, yk lần lượt là tỷ lệ (%) tài
 yk  (không )
xế có thể gặp, không gặp tai nạn vào năm thứ k.

▪ Ma trận trạng thái P sẽ có cột thứ nhất mô tả thông tin về tài xế gặp tai nạn,
cột thứ hai mô tả thông tin về tài xế không gặp tai nạn:

(có) (không )
P = 0, 20 0,10  (có)
 0,80 0,90  ( không )
 
k
 0, 2 0,1   x0 
▪ k
Công thức: Xk = P Xk –1 = P X0 =     , k = 1, 2, … .
 0,8 0, 9   y0 

b) Véc tơ trạng thái gốc, theo giả thiết là:

0, 08 (có)


X0 =  
0,92  ( không )

▪ Sau 1 năm, véc tơ trạng thái:

0, 20 0,10  0, 08  0,108  (có)


X1 = PX0 =     
 0,80 0,90  0,92  0,892  ( không )

▪ Sau 2 năm, véc tơ trạng thái:

0, 20 0,10   0,108   0,1108  (có)


X2 = PX1 =    =  
 0,80 0,90   0,892  0,8892  ( không )

▪ Sau 3 năm, véc tơ trạng thái:

0, 20 0,10   0,1108   0,11108  (có)


X3 = PX2 =    =  0,88892  ( không )
 0,80 0,90  0,8892   

Trả lời: Số tài xế có thể gặp tai nạn tại thời điểm sau 1 năm là 10,8%, sau 2 năm
là 11,08%, sau 3 năm là 11,108%.

60
2. Khái niệm xích Markov

Định nghĩa 2. Xích Markov là một dãy các véc tơ xác suất X0, X1, X2,..., Xk,...
cùng với ma trận trạng thái P sao cho X1 = PX0, X2 = PX1, ..., Xk+1 = PXk , ...

Như vậy, xích Markov hoàn toàn xác định khi biết véc tơ gốc X0 và ma trận trạng
thái P. Véc tơ trạng thái Xk = PXk-1 = PkX0 sẽ cho biết thông tin tại thời điểm thứ k
của xích. Nếu khi k  ∞ mà véc tơ Xk  q thì véc tơ q sẽ cho biết trạng thái ổn
định của xích, nó phản ánh “dáng điệu bền vững trong tương lai” của xích Markov.

Định nghĩa 3. Cho P là ma trận trạng thái, véc tơ xác suất q được gọi là véc tơ
trạng thái ổn định của P nếu Pq = q.

Từ định nghĩa suy ra véc tơ trạng thái ổn định là nghiệm của hệ thuần nhất (P –
I)X = O. Tất nhiên điều ngược lại không đúng vì không phải nghiệm nào của hệ
cũng thỏa mãn điều kiện của véc tơ xác suất.

0, 2 0,1 
Ví dụ 16. Tìm véc tơ trạng thái ổn định của ma trận trạng thái P =  
 0,8 0,9 
cho bởi ví dụ 4 ở trên. Từ đó dự báo tỷ lệ tài xế có thể gặp tai nạn hàng năm trong
tương lai (với giả thiết ma trận trạng thái P không đổi).

Giải
▪ Véc tơ trạng thái ổn định q là véc tơ xác suất thỏa mãn Pq = q  Pq – Iq =
O  (P – I)X = O. Chứng tỏ véc tơ trạng thái ổn định của P là nghiệm của hệ thuần
nhất (P – I)X = O. Quy ma trận hệ số P – I về dạng rút gọn, ta có:

0, 2  1 0,1   0,8 0,1  1 1/ 8 1/ 8


P–I=   =      X =   t; t  R.
 0,8 0,9  1  0,8 0,1 0 0   1 

1/ 8
▪ Trong số các nghiệm X =   t; t  R, chọn t = 8, ta có nghiệm với thành
 1 
1  1 1 1
phần không âm X' =   . Tỷ lệ hóa X' với hệ số = , ta có véc tơ q = X' =
8  1 8 9 9
1/ 9  1/ 9 
8 / 9  . Khi đó q = 8 / 9  thỏa mãn điều kiện của véc tơ xác suất nên nó là véc tơ
   
trạng thái ổn định cần tìm.

Véc tơ trạng thái ổn định q cho biết, với ma trận trạng thái P, trong tương lai, tỷ
1
lệ tài xế có thể gặp tai nạn hàng năm sẽ giữ ở mức ổn định là hay 11,9%.
9

61
Ví dụ 17. Một thành phố có 3 siêu thị lớn A, B, C cùng tham gia vào thị trường
bán lẻ. Kết quả nghiên cứu khách hàng sau một năm cho biết:

▪ Tình trạng khách hàng của A: Sau 1 năm có 70% tiếp tục mua hàng của A;
20% chuyển sang mua hàng của B và 10% mua hàng của C.
▪ Tình trạng khách hàng của B: Sau 1 năm có 10% chuyển qua mua hàng của
A; 80% tiếp tục mua hàng của B và 10% chuyển qua mua hàng của C.
▪ Tình trạng khách hàng của C: Sau 1 năm có 30% chuyển qua mua hàng của
A; 30% chuyển sang mua hàng của B và 40% tiếp tục mua hàng của C.

Yêu cầu:

a) Lập ma trận trạng thái mô tả tình trạng trên và tìm véc tơ trạng thái mô tả tỷ
lệ khách hàng của mỗi siêu thị vào năm thứ k.
b) Giả sử năm nay (năm gốc) tỷ lệ phân bố khách hàng của 3 siêu thị A, B, C
tương ứng là: 55%, 40% và 5%. Hãy tìm tỷ lệ khách hàng của mỗi siêu thị sau 1, 2,
3 năm.
c) Giả sử tình hình là ổn định, hãy dự báo trong tương lai lâu dài, khách hàng của
B sẽ chiếm giữ bao nhiêu phần trăm.

Giải

a) Lập công thức.

 ak  ( A)
▪ Gọi Xk =  bk  ( B ) , k = 0, 1, 2, …với ak, bk, ck lần lượt là tỷ lệ (%) khách hàng
 ck  (C )
của A, B, C ở năm thứ k. Gọi P là ma trận trạng thái thì:

( A) ( B) (C )
 70
0, 0,10 0,30  ( A)
P = 0, 20 0,80 0,30  ( B) .
 0,10 0,10 0, 40  (C )

 a0  ( A)
▪ Công thức tính Xk: Gọi X0 =  b0  ( B) là véc tơ trạng thái năm gốc thì:
 c0  (C )

k
 0, 70 0,10 0,30   a0 
Xk = PXk –1= PkX0 = 0, 20 0,80 0,30   b0  , k = 1, 2, ….
 0,10 0,10 0, 40   c0 

b) Hãy tìm tỷ lệ khách hàng của mỗi siêu thị sau 1, 2, 3 năm.

62
 0,55  ( A)
▪ Theo giả thiết, có X0 = 0, 40  ( B)
 0, 05  (C )

 0, 70 0,10 0,30   0,55  0, 440  ( A)


▪  
Sau 1 năm, X1 = PX0 = 0, 20 0,80 0,30   0, 40  =  0, 445 ( B) .
 
 0,10 0,10 0, 40   0, 05   0,115  (C )

 0, 70 0,10 0,30  0, 440   0,3870  ( A)


▪  
Sau 2 năm, X2 = PX1 = 0, 20 0,80 0,30   0, 445 = 0, 4785 ( B) .
 
 0,10 0,10 0, 40   0,115   0,1345  (C )

 0, 70 0,10 0,30   0,3870   0,3591 ( A)


▪ Sau 3 năm, X3 = PX2 = 0, 20 0,80 0,30  0, 4785 = 0,5005 ( B) .
 0,10 0,10 0, 40   0,1345   0,1404  (C )

c) Để dự đoán được kết quả trong tương lai, ta cần tìm véc tơ trạng thái ổn định
q của P. Biến đổi ma trận P – I như sau:

 0,30 0,10 0,30   3 1 3  1 1 6 


P – I =  0, 20 
0, 20 0,30    2 2 3    0 4 15  
 
 0,10 0,10 0, 60   1 1 6   0 4 15
1 1 6  1 0 9 / 4  9/4 
0 1 15 / 4   0
 1 15 / 4   X = 15 / 4  t, t R.


0 0 0  0 0 0   1 

9
Chọn t = 4  X' = 15 là 1 nghiệm có tất cả các thành phần không âm. Tỷ lệ
 4 
hóa X', thì có ngay véc tơ trạng thái ổn định q:

 9 / 28  ( A)  0,3214  ( A)
X' = 15 / 28 ( B) ≈ 0,5357  ( B)
 
1
q=
9  15  4
 4 / 28  (C )  0,1429  (C )

Từ véc tơ trạng thái ổn định q ta có ngay kết luận: Trong tương lai, khách hàng
15
của B sẽ giữ tỷ lệ ổn định ở mức hay 53,57%.
28

63
2.3.3 Mô hình cân đối kinh tế liện ngành Leontief

1. Giới thiệu

Mục này sẽ trình bày cách vận dụng ma trận để mô tả một mô hình kinh tế quan
trọng, đó là mô hình cân đối liên ngành (còn gọi là mô hình kinh tế Leontief). Với
mô hình này, năm 1973, giáo sư Wassily Leontief (Đại học Harvard, Mỹ) đã nhận
giải thưởng Nobel về kinh tế. Ông đã mô tả nền kinh tế nước Mỹ hiện tại bởi một
hệ phương trình tuyến tính gồm 500 phương trình, 500 ẩn. Nhờ sự trợ giúp có hiệu
quả của máy tính Mark II (một trong những máy tính mạnh nhất thời bấy giờ), ông
tìm được nghiệm của hệ và từ đó phát hiện ra quy luật “cân đối liên ngành” trong
kinh tế rằng:

Trong nền kinh tế gồm nhiều ngành, sẽ tồn tại những mức giá (tính bằng tiền) để
gán cho tổng sản phẩm đầu ra của mỗi ngành, sao cho tổng thu sẽ cân bằng với
tổng chi của ngành đó.

Mức giá do Leontief tìm ra ở trên gọi là giá cân bằng (equilibrium prices). Sau
đây, sẽ chỉ ra cách tìm giá cân bằng thông qua việc xét một ví dụ đơn giản.
Ví dụ 18. Giả sử nền kinh tế gồm 3 ngành là: Than, Điện và Thép. Đầu ra (tức
là giá trị sản phẩm được sản xuất ra, tính bằng tiền) của mỗi ngành được phân phối
cho các ngành khác, theo số liệu cho ở bảng sau:

Sản phẩm đầu ra của: Được phân phối cho:

Than Điện Thép

0,0 0,40 0,60 Than

0,60 0,10 0,20 Điện

0,40 0,50 0,20 Thép

▪ Trong bảng trên, nhìn theo cột dọc của mỗi ngành, sẽ thấy chỉ số phần trăm
tổng sản phẩm mà ngành đó bán cho những ngành còn lại (kể cả bán cho chính
mình). Chẳng hạn, cột 1 cho biết ngành Than không bán sản phẩm cho chính ngành
Than, bán 60% sản phẩm cho ngành Điện và 40% sản phẩm cho ngành Thép. Cột 2
cho biết ngành Điện bán 40% sản phẩm của mình cho ngành Than, 10% sản phẩm
cho chính ngành Điện và 50% sản phẩm cho ngành Thép. Cột 3 cho biết ngành Thép
bán 60% sản phẩm của mình cho ngành Than, 20% sản phẩm cho ngành Điện và
20% sản phẩm cho chính ngành Thép.

64
▪ Ngược lại, nhìn theo hàng, ta sẽ biết mỗi ngành phải mua của những ngành
khác (kể cả mua của chính mình). Ví dụ, hàng 1 cho biết ngành Than phải mua 40%
tổng sản phẩm của ngành Điện và mua 60% tổng sản phẩm của ngành Thép. Hàng
2 cho biết ngành Điện phải mua 60% tổng sản phẩm của ngành Than, 10% tổng sản
phẩm của chính ngành Điện và mua 20% tổng sản phẩm của ngành Thép.

Dựa vào số liệu trên, hãy xác định giá cân bằng của mỗi ngành, tức là xác định
tổng sản phẩm đầu ra (tính bằng tiền) của mỗi ngành, sao cho tổng thu và tổng chi
của mọi ngành đều được cân bằng.
Giải

 x1  (Than)
Gọi X =  x2  ( Diên) là véc tơ biểu thị giá cân bằng của từng ngành Than, Điện,
 x3  (Thép )
Thép (giả sử đơn vị tính là triệu USD).

Đọc theo hàng 1 của bảng, ta biết ngành Than phải dùng tổng thu x1 để chi cho
việc mua 40% tổng sản phẩm của Điện và mua 60% tổng sản phẩm của Thép. Do
tổng thu bằng tổng chi nên có:
x1 = 0x1 + 0,4x2 + 0,6x3

Tương tự, nhìn vào hàng 2, hàng 3 của bảng, ta cũng có:

x2 = 0,6x1 + 0,1x2 + 0,2x3

x3 = 0,4x1 + 0,5x2 + 0,2x3

 x1   0 x1  0, 4 x2  0, 6 x3   0  0, 4   0, 6 
  
Như vậy: X =  x2  =  0, 6 x1  0,1x2  0, 2 x3  = x1  0, 6  + x2  0,1  + x3 0, 2 
    
 x3   0, 4 x1  0,5 x2  0, 2 x3  0, 4   0,5  0, 2 

 0 0, 4 0, 6   x1 
 X =  0, 6 0,1 0, 2   x2 
0, 4 0,5 0, 2   x3 

 0 0, 4 0, 6 
Ký hiệu C =  0, 6 0,1 0, 2  (C là một ma trận trạng thái), thì có phương trình:
0, 4 0,5 0, 2 

X = CX  IX = CX  (I – C)X = O (*)

65
Để tìm X ta chỉ cần giải hệ thuần nhất (*) như sau:

Quy ma trận hệ số I – C về dạng rút gọn (kết quả của phép tính được làm tròn
đến 2 chữ số thập phân):

 1 0, 4 0, 6  1 0 0,94   0,94t 


I – C =  0, 6 0,9 0, 2   0 1 0,85   X =
   0,85t  , t R.
 
 0, 4 0,5 0,8   0 0 0   t 

Ẩn x3 = t là ẩn tự do có nghĩa là ta có thể chọn trước cho tổng sản phẩm đầu ra


của ngành Thép theo nhu cầu thị trường, giả sử chọn t = 100 (triệu USD), giá cân
bằng của mỗi ngành cho bởi:

 94  (Than)
X =  85  ( Diên)
100  (Thép )

Véc tơ giá cân bằng X cho biết tổng sản phẩm đầu ra của mỗi ngành Than, Điện
và Thép tương ứng là: 94 triệu USD, 85 triệu USD và 100 triệu USD sẽ đảm bảo
cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ trong nền kinh tế.

2. Mô hình cân đối kinh tế liên ngành Leontief

Mô hình được trình bày ở đây là cơ sở cho nhiều mô hình kinh tế phức tạp hơn,
đang được dùng hiện nay trong nhiều lĩnh vực trên thế giới.

▪ Giả sử nền kinh tế quốc dân được chia thành n cung (mỗi cung là một ngành
sản xuất hay dịch vụ nào đó). Gọi X là véc tơ sản xuất gồm n thành phần, mà mỗi
thành phần xi của nó biểu thị giá trị sản phẩm đầu ra của cung thứ i (tính bằng tiền)
trong 1 năm.

▪ Ngoài bộ phận sản xuất hay dịch vụ, nền kinh tế quốc dân còn có bộ phận phi
sản xuất, đây là bộ phận tiêu thụ sản phẩm của những cung sản xuất và dịch vụ. Ta
gọi bộ phận này là cung mở và nhu cầu của nó gọi là nhu cầu cuối. Véc tơ biểu thị
nhu cầu cuối, ký hiệu là véc tơ D, là véc tơ mà mỗi thành phần của nó biểu thị nhu
cầu phải được đáp ứng của bộ phận phi sản xuất từ bộ phận sản xuất. (Trong thực
tế, véc tơ D thường biểu thị nhu cầu của người tiêu thụ, nhu cầu chi tiêu của chính
phủ, nhu cầu xuất khẩu, nhu cầu sản xuất thặng dư để tích lũy, ....).

▪ Với những cung sản xuất và dịch vụ, để có một đơn vị sản phẩm đầu ra, các
nhà sản xuất cần phải đáp ứng “chi phí đầu vào”, đó là nhu cầu về chi phí cần phải
có trong quá trình sản xuất, khác với nhu cầu cuối của bộ phận không sản xuất, ta
gọi đó là nhu cầu trung gian. Véc tơ biểu thị nhu cầu trung gian của mỗi cung là véc
tơ mà các thành phần của nó mô tả chi phí đầu vào cần phải có để thu được 1 đơn vị
sản phẩm đầu ra của cung đó. Để biểu thị nhu cầu trung gian của toàn bộ nền kinh
tế ta cần sử dụng công cụ ma trận, gọi là “ma trận chi phí”. Ví dụ sau sẽ mô tả sự
biểu thị nhu cầu trung gian thông qua ma trận chi phí.

66
Ví dụ 19. Xét nền kinh tế đơn giản gồm 3 cung là Công nghiệp, Nông nghiệp và
Dịch vụ. Để có được 1 đơn vị sản phẩm đầu ra, mỗi cung cần chi tiền để mua
“nguyên liệu” là sản phẩm của các cung khác, số liệu cho bởi bảng sau:

Chi phí đầu vào cho một đơn vị sản phẩm đầu ra của:
Được mua từ:
Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ
0,5 0,4 0,2 Công nghiệp
0,2 0,4 0,3 Nông nghiệp
0,1 0,1 0,3 Dịch vụ

Cột 1 trong bảng mô tả chi phí của cung Công nghiệp: Để có 1 đơn vị sản phẩm
đầu ra (tính bằng tiền), cung Công nghiệp cần mua 0,5 đơn vị từ chính cung Công
nghiệp, 0,2 đơn vị từ cung Nông nghiệp và 0,1 đơn vị từ cung Dịch vụ. Cột 2 và 3
được mô tả tương tự.
Giả sử các cung Công nghiệp, Nông nghiệp, Dịch vụ quyết định sản xuất x1, x2,
x3 đơn vị sản phẩm đầu ra (theo thứ tự). Hãy xác định nhu cầu trung gian của nền
kinh tế này.
( CN )
 0,5  (CN )
Ký hiệu véc tơ chi phí của cung Công nghiệp là c1 = 0, 2  ( NN ) thì chi phí cho
 0,1  ( DV )
( CN )
 0,5  (CN )
x1 đơn vị sản phẩm đầu ra của cung này cho bởi véc tơ x1c1 = x1 0, 2  ( NN ) . Tương
 0,1  ( DV )
tự thì véc tơ chi phí cho x2, x3 đơn vị sản phẩm đầu ra của cung Nông nghiệp, Dịch
( NN ) ( DV )
 0, 4  (CN )  0, 2  (CN )
vụ sẽ là: x2c2 = x2  0,3  ( NN ) ; x3c3 = x3  0,1  ( NN ) . Tổng chi phí của 3 cung này
 
 0,1  ( DV )  0,3  ( DV )
chính là nhu cầu trung gian của nền kinh tế:

 0,5  0, 4  0, 2 


{Nhu cầu trung gian} = x1c1 + x2c2 + x3c3 = x1 0, 2  + x2  0,3  + x3  0,1 
   
 0,1   0,1   0,3 

 0,5 0, 4 0, 2   x1 
= 0, 2 0,3 0,1   x2  = CX.
 0,1 0,1 0,3   x3 

67
(CN ) ( NN ) ( DV )
 0,5 0, 4 0, 2  (CN )
Ma trận C = 0, 2 0,3 0,1  ( NN ) được gọi là "ma trận chi phí", có mỗi cột
 0,1 0,1 0,3  ( DV )
mô tả thông tin về chi phí của từng ngành (chi phí từng ngành phải bỏ ra để mua sản
phẩm của các ngành khác, kể cả mua của chính mình).

 x1  (CN )
Véc tơ X =  x2  ( NN ) có thành phần mô tả giá trị sản phẩm đầu ra của mỗi ngành,
 x3  ( DV )
được gọi là véc tơ sản xuất. Vậy:
Nhu cầu trung gian bằng tích của ma trận chi phí C với véc tơ sản xuất X.
▪ Mối quan hệ giữa nhu cầu trung gian của các cung khác nhau là rất phức tạp
và quan hệ giữa nhu cầu trung gian và nhu cầu cuối cũng không thực sự rõ ràng.
Tuy nhiên mô hình kinh tế Leontief yêu cầu phải có sự cân bằng giữa véc tơ sản
xuất ra với tổng véc tơ nhu cầu trung gian và véc tơ nhu cầu cuối. Do đó:

{Véc tơ sản xuất X} = {Véc tơ nhu cầu trung gian} + {Véc tơ nhu cầu cuối D}

 X = CX + D  IX = CX + D  (I – C)X = D (*)
Mô hình kinh tế thỏa mãn điều kiện sản phẩm sản xuất ra (tính bằng tiền) cân
bằng với tổng của nhu cầu trung gian và nhu cầu cuối gọi là “Mô hình cân đối kinh
tế liên ngành Leontief” hay “Mô hình kinh tế Leontief”, mang tên người đã tìm ra
lời giải khả thi cho mô hình này.
Phương trình (*) được gọi là phương trình sản xuất Leontief. Nếu (I – C) là ma
trận khả nghịch thì (*) có nghiệm duy nhất X = (I – C)–1D. Nếu véc tơ nghiệm X có
tất cả các thành phần đều không âm thì X gọi là véc tơ sản xuất có tính khả thi. Định
lý sau sẽ cho biết điều kiện tồn tại véc tơ sản xuất có tính khả thi đối với một nền
kinh tế có ma trận chi phí C và nhu cầu cuối D đã cho trước.

Định lý 11. Giả sử C là ma trận chi phí và D là nhu cầu cuối của một nền kinh
tế. Nếu C và D đều có các thành phần không âm, C có tổng các phần tử trong
mỗi cột nhỏ hơn 1 thì phương trình (I – C)X = D có nghiệm duy nhất là véc tơ
sản xuất có tính khả thi X = (I – C )–1D.

Ví dụ 20. Tìm véc tơ sản xuất có tính khả thi của nền kinh tế cho ở ví dụ 8, biết
rằng cung Công nghiệp, Nông nghiệp và Dịch vụ cần sản xuất: 50, 30 và 20 đơn vị
sản phẩm đầu ra.

Giải

68
 x1  (CN )
▪ Gọi X =  x2  ( NN ) là véc tơ sản xuất cần tìm.
 x3  ( DV )

 50  (CN )
▪ Từ giả thiết, có nhu cầu cuối là D =  30  ( NN ) . Từ ví dụ 8, có ma trận chi phí
 20  ( DV )
 0,5 0, 4 0, 2 
của nền kinh tế là C = 0, 2 0,3 0,1  . Dễ thấy C và D đều thỏa mãn điều kiện của
 0,1 0,1 0,3 
định lý nên sẽ tồn tại duy nhất véc tơ sản xuất có tính khả thi X là nghiệm của
phương trình (*): (I – C)X = D.

▪ Quy ma trận đầy đủ [I – C | D] về dạng rút gọn:

 0,5 0, 4 0, 2 50   5 4 2 500 


 
[I – C | D] =  0, 2 0, 7 0,1 30    2 7 1 300   ... 
 0,1 0,1 0, 7 20   1 1 7 200 

1 0 0 226   226  (CN )


 0 1 0 119   X = 119  ( NN ) .
 
 0 0 1 78   78  ( DV )

 226  (CN )
▪ Véc tơ nghiệm X = 119  ( NN ) cho biết các cung Công nghiệp, Nông nghiệp
 78  ( DV )
và Dịch vụ, mỗi cung cần phải sản xuất với tổng sản phẩm đầu ra tương ứng là 226;
119 và 78 đơn vị sản phẩm. 

BÀI TẬP

1 0 1  1 0 0  0 2 1
1. Cho các ma trận A =   ,B=   ,C=   . Hãy tìm:
0 1 2   1 1 1 0 1 3 

a) A + 2(B – C).
b) 2A – {B – 3(B – 2A) + 2(C + B)}.
c) AT + BT + CT và (A + B + C)T.
d) ATB + ATC và BTA + CTA.
e) (ABT)2. Có hay không (ABT)2 = A2(BT)2.

69
1 1 1 0 
 1 1 2 
2. Cho các ma trận A =  1 , B =  , C = 1 2 , D = 0 1 1  .
 1 0 1   
 1  1 2 0 

a) Tính AAT và ATA.


b) Tính AC và CB.
c) Tìm X sao cho DX = A.
d) Tính BDBT.

1 1 0   1 1 2  1 0 1
3. Cho các ma trận A = 0 1 1  , B = 1 0 1 C=  1 0 2  . Gọi D
   
1 2 0   1 1 1   1 1 1
= 2AB + C2, không tính toàn bộ ma trận D mà hãy tính cụ thể:

a) Phần tử [D]21. b) Phần tử [DT]32.

c) c1D. d) h3D.

 1 2  1 0 0 1
 1 0  1 3 1     1 0 1 2 
4. Cho A =   , B =  1 0 2 , C =  0 1 , D =  
 1 1     1 2   2 1 0 1 

a) Tìm [ABC]21 và [CTBTAT]12.


b) Tìm h2(BD) và c2(DTBT).

 1 2   1 2 1
5. Cho A =   , tìm c1B và c2B sao cho AB =  .
 2 5   6 9 3 

6. Cho A = [aij]mn .

a) Tìm phần tử (ATA)ij.


b) Tìm phần tử (AAT)ij.
c) Chứng minh rằng nếu ATA = O hoặc AAT = O thì A = O.

7. Ma trận B gọi là giao hoán được với ma trận A nếu có AB = BA. Tìm tất cả
 1 0
các ma trận giao hoán được với ma trận A =  .
  1 0
8. Cho A, B, C  M(n,n) trong đó cả B và C đều giao hoán được với A. Chứng
minh rằng:
a)   R, B giao hoán được với A.
b) (B + C) giao hoán được với A.
c) Tích BC giao hoán được với A.

70
9. Cho A, B  M(n,n). Chứng minh rằng nếu AB = BA thì:

a) (A + B)2 = A2 + 2AB + B2
b) (A + B)(B – C) = A2 – B2
c) (AB)k = AkBk. k = 2, 3, …

10. Ta gọi vết của ma trận vuông A, ký hiệu tr(A), là tổng các phần tử trên đường
chéo của nó. Chứng minh rằng nếu A, B là các ma trận vuông cùng cấp thì:

a) tr(A + B) = tr(A) + tr(B).


b) tr(A) = tr(A).
c) tr(AB) = tr(BA).

11. Cho A, B, C  M(n,n) là các ma trận khả nghịch.

a) Đơn giản biểu thức M = [2C–1[A(2B)] –1A] –1.


b) Đơn giản biểu thức N = (A–1B)–1(C–1A)–1(B–1C)–1.

12. Cho A  M(n,n).

a) Chứng minh rằng nếu A3 = In thì A khả nghịch và tìm A–1 theo A.
b) Chứng minh rằng nếu A3 – 2A2 + 3A – In = O thì A khả nghịch và tìm ma
trận A–1 theo A.

2 5
1 3 1 
13. Cho A =   và B =  1 3 . Kiểm tra được A, B thỏa mãn AB =
1 0 1  2 4 
I2 nên B khả nghịch. Điều đó đúng không?.

14. Chứng minh rằng nếu A, B  M(n,n) thỏa mãn AB = In thì có BA = In và vì


vậy, cả A, B đều khả nghịch, A–1 = B, B–1 = A.

(HD: Trước hết hãy chứng minh B khả nghịch bằng phương pháp phản
chứng. Do B khả nghịch nên  B–1, xét B = BI = B(AB) = (BA)B  BB–1 =
(BA)BB–1  I = (BA)I = BA).

15. Biết A, B, C  M(n,n) và khả nghịch.

a) Tìm C nếu [(2C)–1B] –1 + B–1A = In.


b) Tìm X nếu C–1(A + X)B–1 = In.

16. Xác định tính khả nghịch và tìm ma trận nghịch đảo nếu có của mỗi ma trận
cho sau đây.

71
5 4   3 1 1 0 5 
a)  b) 

3 2  4 1 c) 1 1 0 
3 2 6 

1 4 3  1 3 1 1 5 0
d)  2 7 6 
 e)  0 1 2  f)  2 7 6 
 
 1 7 2   1 0 8   1 3 4 

 3 1 1 0 1 1 1  1 1 1 0 
1 0 1 1   0 2 2 1
g)  1 3 1
h)  i)  
 1 1 5  1 1 0 1  2 2 1 3 
   
1 1 1 0  1 0 2 1 

 2 1 1 
17. Cho ma trận A =  0 1 1  . Hãy tìm A–1, từ đó giải hệ AX = B với:
1 1 1

2 2
a) B =  3  . b) B = 3  3  .
 1  1

18. Cho A, B là các ma trận khả nghịch, lần lượt có nghịch đảo là:

 2 3 5  6 4 3 
A = 7 2 1 , B–1 =
–1  7 1 5  .
 
 4 4 3  2 3 1 

a) Tính (AB) –1.


b) Tính (3A)–1.
c) Tính (ATB)–1.
d) Tính [(A–1B–1)–1A–1B] –1.

 1 5 7 
19. Cho A =  2 5 6  là ma trận khả nghịch.
 1 3 4 

a) Không tìm toàn bộ A–1, chỉ tìm c3(A–1).

72
b) Không tìm toàn bộ A–1, tìm đồng thời 2 cột, c1(A–1) và c2(A–1).
c) Tìm hàng thứ 2 của A–1, và nhờ nó để tìm giá trị nghiệm x2 của hệ:

 x1  2
A  x2  = 1  .
 
 x3  1 

1 0 a 
20. Tìm tất cả các giá trị của a sao cho A =  1 1 0  là khả nghịch, khi đó hãy
 2 1 1 
tìm A–1 theo a.

1 3 4 
21. Cho A =  0 0 2  .
 0 1 0 

a) Xác định dãy các ma trận sơ cấp E1, E2, …, Ek sao cho Ek…E2E1A = I.
b) Tìm A–1 bằng cách tính tích của các ma trận sơ cấp ở a).
c) Xác định nghịch đảo của các ma trận sơ cấp ở a) từ đó biểu diễn A thành
tích của dãy các ma trận sơ cấp này.

22. Tìm ma trận X thỏa mãn phương trình:

 2 5   4 6 
a) X  =  .
 1 3  2 1 

 1 1 1 1 1 1 1
b)  1 2 1 X = 1 0 2 2  .
   
 2 3 1 1 2 2 0 

23. Cho A, B là các ma trận vuông cấp n, chứng minh rằng:

a) Nếu tích AB khả nghịch thì A và B là các ma trận khả nghịch.


b) Nếu A không khả nghịch thì r(AB) < n.

24. Cho A là ma trận vuông.

a) Chứng minh rằng nếu A4 = O thì (I – A)–1 = I + A + A2 + A3.


b) Nếu B vuông cùng cấp với A và B khả nghịch thì AB–1 = B–1A  AB
= BA.

73
25. Cho A, B vuông cùng cấp. Chứng minh rằng nếu A khả nghịch thì A + B và
I + BA–1 hoặc cùng khả nghịch hoặc cùng không khả nghịch.

26. Ma trận A vuông cấp n được gọi là ma trận lũy linh (Nilpotent) cấp k nếu tồn
tại k  N, k  1 sao cho Ak = O; Ak–1  O và được gọi là lũy đẳng (Idempotent) nếu
A2 = A.

1 1 3
a) Cho A =  5 2 6  , chứng minh rằng A là ma trận lũy linh cấp 3.
 2 1 3

b) Chứng minh rằng nếu A, B là lũy đẳng và AB = BA thì AB cũng lũy


đẳng.

c) Chứng minh rằng nếu A vuông cấp n và lũy linh cấp k  2, thì (In – A)
là khả nghịch. Khi đó hãy tìm (In – A)–1.

(HD: Phân tích In = Ink – O = Ink – Ak thành tích của 2 nhân tử. Sự phân tích
này thường xuất hiện trong mô hình cân đối liên ngành Leontief và nhiều bài
toán ứng dụng khác).

27. Cho A  M(n,n).

a) Chứng minh rằng nếu A khả nghịch thì A không thể lũy linh.
b) Chứng minh rằng nếu A vừa khả nghịch, vừa lũy đẳng (tức là A2 = A) thì
A = In.

28. Một nhà máy hơi nước sử dụng 2 loại than A và B. Đốt mỗi tấn than loại A
thu được 26,6 tỷ đơn vị nhiệt, 3100g sulfur dioxide và 250g chất thải rắn. Đốt mỗi
tấn than loại B thu được 30,2 tỷ đơn vị nhiệt, 6400g sulfur dioxide và 360g chất thải
rắn. Giả sử nhà máy cần sản xuất 162 tỷ đơn vị nhiệt, 23,61g sulfur dioxide và 1623g
chất thải rắn. Hãy lập phương trình dạng ma trận để xác định nhà máy cần đốt bao
nhiêu tấn than mỗi loại.

29. Công ty M có 3 nhà máy A, B, C cùng sản xuất 4 loại sản phẩm (1), (2), (3),
(4). Mỗi ngày, mỗi nhà máy A, B, C (theo thứ tự) sản xuất được ai, bi, ci tấn sản
phẩm i, i = (1), (2), (3), (4). Giả sử trong tháng công ty cần sản xuất được m1, m2,
m3, m4 tấn sản phẩm mỗi loại (1), (2), (3), (4). Hãy lập phương trình dạng ma trận
để tìm số ngày mà mỗi nhà máy cần phải hoạt động để đáp ứng yêu cầu đã đặt ra.

30. Công ty M có 4 nhà máy A, B, C, D cùng sản xuất 3 loại phẩm (1), (2), (3).
Mỗi ngày, mỗi nhà máy A, B, C, D (theo thứ tự) sản xuất được ai, bi, ci, di tấn sản
phẩm i, i = (1), (2), (3). Giả sử trong tháng công ty cần sản xuất được m1, m2, m3 tấn
sản phẩm mỗi loại (1), (2), (3). Hãy lập phương trình dạng ma trận để tìm số ngày
mà mỗi nhà máy cần phải hoạt động để đáp ứng yêu cầu đã đặt ra.

74
31. Chuyên gia dinh dưỡng dự kiến chế biến một loại thức ăn hỗn hợp, cung cấp
đủ lượng vitamin C, calcium và magnesium từ 3 loại thực phẩm (I), (II) và (III).
Thành phần các dưỡng chất có trong mỗi loại thức ăn và nhu cầu dưỡng chất phải
có, được cho bởi bảng sau:

Số lượng dưỡng chất có trong Nhu cầu dưỡng chất


1 đơn vị thực phẩm cần có cho 1 đơn vị thức
Dưỡng chất ăn
(I) (II) (III)

Vitamin C 10 mg 20 mg 20 mg 100 mg

Calcium 50 mg 40 mg 10 mg 300 mg

Magnesium 30 mg 10 mg 40 mg 200 mg

a) Lập phương trình ma trận để tìm số lượng mỗi loại thực phẩm cần có khi chế
biến 1 đơn vị thức ăn hỗn hợp.
b) Giả sử cần chế biến 100 đơn vị thức ăn hỗn hợp thì cần bao nhiêu đơn vị thực
phẩm mỗi loại.

32. Một nghiên cứu về dân số cho biết hàng năm có 3% cư dân thành phố chuyển
về sống ở nông thôn (97% còn lại tiếp tục sống ở thành phố) trong khi đó có 5% cư
dân nông thôn chuyển về sống ở thành phố (95% còn lại tiếp tục sống ở nông thôn).

a) Lập ma trận trạng thái P và tìm véc tơ trạng thái Xk theo véc tơ gốc X0.
b) Giả sử năm 2010 tỷ lệ phân bố dân cư là 40% sống ở thành phố còn 60%
sống ở nông thôn, hãy tìm tỉ lệ phân bố dân cư giữa thành phố và nông thôn vào
các năm 2011, 2012.

33. Công ty taxi M hoạt động trong 3 khu vực A, B, C. Qua khảo sát từ 5 giờ đến
22 giờ hàng ngày, trung bình sau 1 giờ tình hình diễn ra như sau: Trong số xe xuất
phát từ A, có 30% đang ở A, 30% đến B và 40% đến C. Trong số xe xuất phát từ B,
có 40% đến A, 40% đang ở B và 20% đến C. Trong số xe xuất phát từ C, có 50%
đến A, 30% đến B và 20% đang ở C. Biết hôm nay lúc 5 giờ (giờ gốc), số xe tại mỗi
khu vực A, B và C lần lượt là 34, 33 và 33 xe. Hãy tìm số xe ngày hôm nay tại mỗi
khu vực A, B, C sau 1, 2, …, k giờ, tính từ giờ gốc.

34. Biết rằng trong số sinh viên mạnh khỏe hôm nay, có 5% bị bệnh vào ngày
mai (95% còn lại mạnh khỏe bình thường), và trong số sinh viên bị bệnh hôm nay,
có 55% tiếp tục bị bệnh vào ngày mai (còn lại 45% sẽ hết bệnh)

a) Lập ma trận trạng thái P và tìm véc tơ trạng thái Xk theo véc tơ gốc X0.
b) Giả sử vào ngày đầu tuần (thứ Hai) có 20% sinh viên bị bệnh, hãy tính tỷ lệ
sinh viên bị bệnh vào ngày thứ Ba, thứ Tư của tuần.

75
c) Nếu hôm nay bạn là sinh viên mạnh khỏe, hãy tính xác suất để 2 ngày sau,
bạn vẫn là sinh viên mạnh khỏe.

35. Một con vật thí nghiệm có thể ăn một trong 3 loại thức ăn mỗi ngày. Ghi nhận
của phòng thí nghiệm chỉ ra rằng nếu con vật đã chọn 1 loại thức ăn nào đó trong 1
lần thử nghiệm thì nó sẽ chọn thức ăn đó trong lần thử nghiệm tiếp theo với xác suất
50% và chọn 2 loại thức ăn còn lại với xác suất bằng nhau là 25%.

a) Lập ma trận trạng thái P và tìm véc tơ trạng thái Xk theo véc tơ gốc X0.
b) Giả sử con vật đã chọn thức ăn loại 1 trong lần thí nghiệm đầu, hãy tính xác
suất để nó sẽ chọn thức ăn loại 2 vào lần thử nghiệm thứ 2.
c) Tìm véc tơ trạng thái ổn định. Loại thức ăn nào sẽ được con vật thích nhất
sau nhiều lần thử nghiệm.

36. Biết rằng thời tiết của thành phố bạn đang ở hoặc là tốt, trung bình hoặc là
xấu (theo nghĩa trời đầy nắng, trời nhiều mây và có ít mưa, trời mưa nhiều). Nếu
thời tiết hôm nay là tốt thì ngày mai có đến 60% cơ hội thời tiết sẽ tốt, 30% cơ hội
thời tiết trung bình và 10% cơ hội thời tiết xấu. Nếu thời tiết hôm nay là trung bình
thì ngày mai có 40% cơ hội thời tiết sẽ tốt, 30% cơ hội thời tiết trung bình. Cuối
cùng, nếu thời tiết hôm nay là xấu thì ngày mai có 40% cơ hội thời tiết sẽ tốt, 50%
cơ hội thời tiết trung bình.

a) Lập ma trận trạng thái P và tìm véc tơ trạng thái Xk theo véc tơ gốc X0.
b) Giả sử hôm nay có 50% cơ hội thời tiết tốt, 50% cơ hội thời tiết trung bình,
hãy tính cơ hội cho thời tiết xấu vào ngày mai, ngày kia.
c) Nếu dự báo thời tiết cho biết ngày thứ Hai có 40% cơ hội thời tiết trung bình,
60% cơ hội thời tiết xấu. Tính cơ hội cho thời tiết tốt vào ngày thứ Tư.
d) Tìm véc tơ trạng thái ổn định. Nếu thời tiết hôm nay là tốt thì trong tương lai
lâu dài, thời tiết thành phố sẽ được dự báo như thế nào.

37. Giả sử nền kinh tế gồm có 2 cung là: cung sản xuất hàng hóa (gọi tắt là cung
sản xuất) và cung dịch vụ. Mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra của cung sản xuất yêu cầu
0,2 đơn vị đầu vào từ chính cung sản xuất và 0,5 đơn vị đầu vào từ cung dịch vụ.
Mỗi đơn vị đầu ra của cung dịch vụ, yêu cầu 0,4 đơn vị đầu vào từ cung sản xuất và
0,3 đơn vị đầu vào từ chính cung dịch vụ. Nhu cầu cuối bao gồm 20 đơn vị hàng hóa
và 30 đơn vị dịch vụ.

i.Hãy thiết lập ma trận chi phí C của nền kinh tế.
ii.Với nhu cầu cuối đã cho, hãy lập phương trình của mô hình kinh tế Leontief cho
nền kinh tế này.
iii.Giải phương trình vừa lập để tìm véc tơ sản xuất có tính khả thi, nêu ý nghĩa của
véc tơ nghiệm tìm được.

38. Cho nền kinh tế gồm 3 cung: Công nghiệp, Nông nghiệp và Dịch vụ. Mỗi
đơn vị sản phẩm đầu ra (tính bằng tiền) của cung Công nghiệp yêu cầu 0,1 đơn vị
đầu vào từ chính cung Công nghiệp; 0,3 đơn vị đầu vào từ cung Nông nghiệp và 0,3
đơn vị đầu vào từ cung Dịch vụ. Mỗi đơn vị đầu ra của cung Nông nghiệp sử dụng

76
0,2 đơn vị đầu vào của chính cung nông nghiệp; 0,6 đơn vị đầu vào từ cung Công
nghiệp và 0,1 đơn vị đầu vào từ cung Dịch vụ. Mỗi đơn vị đầu ra của cung dịch vụ
tiêu thụ 0,1 đơn vị đầu vào từ chính cung Dịch vụ; 0,6 đơn vị đầu vào từ cung Công
nghiệp và không tiêu thụ đơn vị đầu vào nào từ cung Nông nghiệp.

a) Lập ma trận chi phí cho nền kinh tế và xác định nhu cầu trung gian của nền
kinh tế, nếu chỉ cung Nông nghiệp dự định sản xuất 100 đơn vị sản phẩm đầu ra.

b) Tìm véc tơ sản xuất X để thỏa mãn nhu cầu cuối của nền kinh tế gồm 18 đơn
vị sản phẩm của cung Nông nghiệp và 0 đơn vị sản phẩm của các cung khác.

c) Xác lập véc tơ sản xuất X để thỏa mãn nhu cầu cuối gồm 18 đơn vị sản phẩm
của cung Công nghiệp và 0 đơn vị sản phẩm của các cung khác.

d) Xác lập véc tơ sản xuất X để thỏa mãn nhu cầu cuối gồm 18 đơn vị sản phẩm
của cung Công nghiệp, 18 đơn vị sản phẩm của cung Nông nghiệp và 0 đơn vị
sản phẩm từ cung Dịch vụ.

77

You might also like