You are on page 1of 24

TÍNH CHẤT HÓA – LÝ

CỦA VẬT CHẤT


LÊ TẤN PHÚC
PHẦN 2: KHOA HỌC HÓA HỌC MỤC 2.2:TÍNH CHẤT HÓA-
LÝ CỦA VẬT CHẤT

Tính chất vật lý

Tính chất hóa học

Tính chất sinh lý


• Trạng thái vật chất
• Màu sắc TÍNH CHẤT VẬT LÝ
• Điểm sôi Tính chất vật lý là những
• Điểm nóng chảy đặc tính mà bạn có thể quan
• Nhiệt bay hơi sát và đo lường mà không
• Nhiệt nóng chảy làm thay đổi đặc tính hóa
• Độ cứng
học của mẫu.
• Độ tan
• Độ nhớt
• Độ dẫn điện
• Độ dẫn nhiệt
• Khối lượng riêng
• Nhiệt dung riêng
• Từ tính
• Trạng thái vật chất: rắn, lỏng, khí, plasma

• Màu sắc là đặc trưng của nhận thức thị giác được mô tả thông qua các
loại màu. Nhận thức về màu sắc này xuất phát từ sự kích thích của các tế
bào cảm quang trong mắt người
• Nhiệt độ bay hơi hay điểm bay hơi hay điểm sôi của một chất lỏng là
nhiệt độ mà áp suất hơi của chất lỏng bằng với áp suất chung quanh chất
lỏng. Khi đạt tới ngưỡng đó thì chất chuyển trạng thái từ lỏng sang khí.
Khi nói tới như nhiệt độ của thay đổi ngược lại (tức là từ trạng thái khí
sang trạng thái lỏng), nó được coi là nhiệt độ ngưng tụ hay điểm ngưng
tụ.

• Nhiệt độ nóng chảy hay điểm nóng chảy/nhiệt độ hóa lỏng của một chất
rắn là nhiệt độ mà khi đạt tới ngưỡng đó thì quá trình nóng chảy của một
chất xảy ra, tức là chất đó chuyển trạng thái từ rắn sang lỏng. Nhiệt độ
của thay đổi ngược lại (tức là từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn) gọi
là nhiệt độ đông đặc hay điểm đông đặc
• Nhiệt lượng bay hơi hay nhiệt bay hơi của một hợp chất hóa học được định nghĩa là
nhiệt lượng cần thiết để cung cấp cho một đơn vị đo về lượng chất đó (như đơn vị đo
khối lượng hay số phân tử như mol) để nó chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái
khí, tại nhiệt độ bay hơi.

• Nhiệt lượng bay hơi cũng đúng bằng nhiệt lượng tỏa ra bởi một đơn vị đo lượng vật
chất khi nó chuyển từ trạng thái khí sang lỏng, tại nhiệt độ ngưng tụ.
• Nhiệt lượng nóng chảy hay nhiệt nóng chảy của một chất được định nghĩa là nhiệt
lượng cần thiết để cung cấp cho một đơn vị đo về lượng chất đó (như đơn vị đo khối
lượng hay số phân tử như mol) để nó chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng,
tại nhiệt độ nóng chảy.

• Nhiệt lượng nóng chảy cũng đúng bằng nhiệt lượng tỏa ra bởi một đơn vị đo lượng
vật chất khi nó chuyển từ trạng thái lỏng sang rắn, tại nhiệt độ đóng băng.
Độ cứng: đặc trưng cho tính chất chống lại vết trầy xước

• Thang độ cứng Mohs đặc trưng cho tính chất chống lại vết trầy xước
trên những khoáng vật khác nhau dựa trên tính chất: khoáng vật có
độ cứng lớn hơn sẽ làm trầy khoáng vật có độ cứng nhỏ hơn.
• Độ hòa tan là một đặc điểm hòa tan của chất rắn, chất lỏng
hoặc chất khí vào dung môi để tạo ra một dung dịch đồng nhất
• Độ nhớt của một chất lưu là thông số đại diện cho ma sát trong
của dòng chảy
• Độ dẫn điện là khả năng của một môi trường cho phép sự di
chuyển của các hạt điện tích qua nó, khi có lực tác động vào
các hạt

• Độ dẫn nhiệt là một đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng
dẫn nhiệt của vật liệu.
• Khối lượng riêng là một đặc tính về mật độ khối lượng trên một đơn vị
thể tích của vật chất đó, là đại lượng đo bằng thương số giữa khối
lượng
(m) của một vật làm bằng chất ấy (nguyên chất) và thể tích (V) của vật.

• Nhiệt dung riêng của một chất là nhiệt lượng cần phải cung cấp cho
một đơn vị đo lường chất đó để nhiệt độ của nó tăng lên một độ trong
quá trình nhiệt

• Từ tính là một tính chất của vật liệu bị ảnh hưởng dưới sự tác động
của một từ trường
TÍNH CHẤT HÓA HỌC

• Tính dễ cháy Tính chất hóa học là bất kỳ một thuộc tính nào
của vật chất được bộc lộ khi mẫu bị thay đổi
bởi một phản ứng hóa học
• Độc tính
• Entanpi chuẩn
• Tính acid
• Tính bazơ
• Nhiệt tỏa ra khi cháy: là lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình đốt cháy
một lượng xác định của chất đó.

• Cháy là phản ứng oxy hóa - khử nhiệt độ cao giữa chất đốt và chất oxy
hóa, thường là oxy khí quyển, tạo ra các sản phẩm oxy hóa thường
dạng hơi, trong một hỗn hợp gọi là khói. Sự cháy tạo ra ngọn lửa, và
tạo ra nhiệt độ đủ cho sự cháy tự duy trì.
• Độc tính: là mức độ mà một chất hóa học hoặc một hỗn hợp cụ
thể của các chất có thể gây hại cho một sinh vật
• Entanpi chuẩn:
• Trong bất cứ phản ứng hóa học nào, nhiệt có thể hoặc là được thu vào
hoặc là thoát ra môi trường xung quanh. Nhiệt độ trao đổi giữa phản ứng
hóa học và môi trường xung quanh được gọi là entanpy của phản ứng,
ký hiệu là H. Tuy nhiên, H không thể đo được một cách trực tiếp, thay
vào đó, việc đo sự thay đổi nhiệt độ của phản ứng theo thời gian được sử
dụng để tính sự biến thiên của entanpy theo thời gian (ký hiệu là ∆H).
Biết ∆H của một phản ứng, ta có thể xác định được đó là phản ứng thu
nhiệt (nhiệt của phản ứng lấy từ môi trường) hay tỏa nhiệt (nhiệt của
phản ứng tỏa ra môi trường)
• Độ ổn định hóa học
• Trong hóa học, ổn định hóa học là độ ổn định nhiệt động của một hệ hóa
học
• Ổn định nhiệt động xảy ra khi một hệ ở trạng thái năng lượng thấp nhất,
hoặc ở trạng thái cân bằng hóa học với môi trường của nó
• Trong phản ứng hóa học, cân bằng hóa học là trạng thái trong đó cả chất
phản ứng và sản phẩm đều có ở nồng độ không có xu hướng thay đổi
theo thời gian, do đó không thể quan sát được sự thay đổi về tính chất
của hệ
• Tính dễ cháy
• Vật liệu dễ cháy là vật liệu sẽ cháy được
tại nhiệt độ mội trường.
• Bốc cháy ngay khi tiếp xúc với ngọn lửa.
Các trạng thái oxy hóa

• Trạng thái oxy hóa mô tả mức độ oxy hóa (mất electron) của
một nguyên tử trong một hợp chất hóa học.

• Trạng thái ôxy hóa thường là số nguyên, có thể dương, âm hoặc


bằng 0. Trong một số trường hợp trạng thái ôxy hóa là phân số,
ví dụ trường hợp sắt có trạng thái ôxy hóa bằng 8/3 trong hợp
chất ôxít sắt từ (Fe3O4).
• Trạng thái ôxy hóa của nguyên tố trong đơn chất thì bằng 0.
• Tổng trạng thái ôxy hóa của các nguyên tố trong một phân tử
thì bằng 0.
KHẢ NĂNG ĂN MÒN
• Ăn mòn là một quá trình tự nhiên biến
một kim loại tinh chế thành một dạng
ổn định hơn về mặt hóa học như oxit,
hydroxit hoặc sunfua. Đó là sự phá hủy
dần dần các vật liệu (thường là kim
loại) bằng phản ứng hóa học và / hoặc
điện hóa với môi trường
TÍNH ACID
• Một chất có tính acid là một
chất có khả năng cho ion H+
• Công thức chung là HxA
• Làm quỳ tím hóa đỏ
• Độ pH<7
• Tính bazơ
• Một chất có tính bazơ là một chất có khả năng nhận ion H+
• Công thức chung là A(OH)x
• Làm quỳ tím hóa xanh
• Độ pH>7
28.
KẾT LUẬN

• Tính chất vật lý là bất kỳ thuộc tính nào có thể đo lường được,
có giá trị mô tả trạng thái của một hệ vật lý
• Tính chất hóa học là bất kỳ một thuộc tính nào của vật chất
được bộc lộ khi mẫu bị thay đổi bởi một phản ứng hóa học
• Đôi khi các tính chất vật lý và hóa học là khó phân định.
• Hiểu biết tính chất vật lý và hóa học của vật chất là tiền đề cho
các nghiên cứu và ứng dụng dựa trên chất đó.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Tính chất vật lý là gì?
2. Nêu một số tính chất vật lý phổ biến?
3. Tính chất hóa học là gì?
4. Nêu một số tính chất hóa học phổ biến?

You might also like