You are on page 1of 7

TÁC GIẢ VYGOTSKY CHO RẰNG:

1. Trẻ em học như thế nào?


- Trẻ học hỏi từ mỗi người khác trong đời sống hàng ngày. Chúng
phát triển kĩ năng ngôn ngữ và thu nhận những khái niệm mới
khi trao đổi và lắng nghe người khác.

- Cũng như Piaget, Vygotsky tin rằng rất nhiều quá trình học tập
diễn ra khi trẻ vui chơi. Ông cho rằng ngôn ngữ và sự phát triển
dựa vào nhau. Khi trẻ vui chơi chúng thường xuyên sử dụng
ngôn ngữ. Chúng xác định tình thế giả vờ. Chúng thảo luận về
các vai trò, mục tiêu và định hướng. Chúng sửa sai cho nhau.
Chúng học hỏi về những tình huống và ý tưởng chưa từng được
thử.
- Theo Vygotsky thì trẻ em học theo quay tắc bắc giàn (có sự trợ
giúp của giáo viên hay của bạn đồng lứa với trẻ).
- Trẻ em học thông qua đối thoại với nhau, qua cơ hội làm việc
cùng nhau.

- Trẻ tự điều khiển hành vi của bản thân bằng cách làm tốt nhiệm
vụ của mình và đồng thời điều chỉnh hành vi của các bạn khác
( bạn nên làm cái này , cái kia nó sẽ tốt hơn…)
2. Người lớn(Thầy/cô) cần dạy trẻ như thế nào?
- Để bắc giàn tốt cho trẻ thì giáo viên cần quan sát sắc sảo, sử
dụng những quan sát để xác định trẻ đang ở đâu trên tiến trình học
tập và các em có khả năng đi đến đâu, đáp ứng nhu cầu cá nhân và
bối cảnh xã hội xung quanh trẻ. Và từ việc quan sát đó xây dựng nội
dung chương trình phù hợp

- Giáo viên hỗ trợ quá trình học tập của trẻ, tạo ra sự tương tác
giữa trẻ và giáo viên
- Sử dụng sự hiểu biết rộng lớn hơn để giúp trẻ tạo dựng cảm giác
về thế giới của mình

- Lập nội dung chương trình giảng dạy và khích lệ sự phát lộ năng lực
của trẻ - ghép những em có thể học hỏi lẫn nhau
- Xây dựng nội dung chương trình mang tính thách thức để nới rộng
năng lực của trẻ

- Đặt cho trẻ những tình huống để mà năng lực của trẻ được nới
rộng ra
- Khuyến khích trẻ đối thoại

- Tạo cơ hội cho trẻ làm việc cùng nhau

- Nuôi dưỡng kĩ năng tự điều chỉnh thông qua trò chơi đóng giả

You might also like