You are on page 1of 3

WHO hy vọng sớm thử nghiệm vaccine ngừa

Marburg, virus gây 9 ca tử vong ở Guinea


Xích đạo
SKĐS - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) họp khẩn nhằm đánh giá các ứng viên
vaccine tiềm năng ngừa virus Marburg sau khi ổ dịch bùng phát ở Guinea
Xích đạo. 9 trường hợp tử vong và 16 trường hợp nghi nhiễm liên quan tới
virus Marburg (virus cùng họ với Ebola).

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hy vọng sẽ sớm tiến hành thử nghiệm vaccine
Marburg ở Guinea Xích đạo, nơi vừa xác nhận đợt bùng phát ổ dịch đầu tiên
cách đây hai hôm.

9 trường hợp tử vong đã được xác nhận, trong khi 16 bệnh nhân nghi nhiễm
đang được cách ly liên quan tới virus Marburg. Các quan chức y tế cũng đang
theo dõi 15 người tiếp xúc gần nhưng không có triệu chứng.

Theo WHO, hiện chưa có vaccine hoặc phương pháp điều trị bằng thuốc kháng
virus nào được phê duyệt để điều trị bệnh do virus Marburg, căn bệnh có tỷ lệ tử
vong trung bình khoảng 50%.
Các phần tử virus Marburg (màu xanh) nổi lên và bám chặt trên bề mặt tế bào
nhiễm (màu vàng).

Vào hôm qua (ngày 14/2), WHO đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để đánh giá
một số ứng cử viên vaccine khả thi có thể được sử dụng trong đợt bùng phát
virus Marburg này ở Guinea Xích đạo. Cuộc họp quy tụ các nhà phát triển
vaccine, các nhà nghiên cứu và các quan chức y tế nhằm phát triển vaccine
ngừa virus Marburg.

Virus Marburg có thể lây truyền qua máu, các chất dịch cơ thể khác hoặc các vật
dụng/bề mặt nhiễm virus.

Các đợt bùng phát dịch Marburg trước đây, chủ yếu ở Châu Phi, có tỷ lệ tử vong
từ 24% đến 88%, tùy thuộc vào chủng virus và mức độ kiểm soát lây truyền.
Marburg là một loại virus cùng họ Filovirus với Ebola, vì vậy mà dấu hiệu bệnh
có thể trông giống nhau. Cả hai đều có đặc điểm là sốt xuất huyết do virus, một
tình trạng có thể gây chảy máu trong và làm hỏng nhiều hệ thống cơ quan trong
cơ thể.

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Mỹ, bệnh do virus
Marburg thường bắt đầu với sốt, ớn lạnh, nhức đầu hoặc đau cơ, sau đó là phát
ban và buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau họng, đau ngực hoặc đau bụng.
Ebola cũng theo một tiến trình tương tự từ các triệu chứng "khô" sang "ướt".

Theo ông George Ameh - Trưởng đại diện WHO tại Guinea Xích đạo, WHO
đang tăng cường theo dõi truy vết virus Marburg.

Ông cho biết, trường hợp đầu tiên nhiễm virus Marburg rất có thể tại một đám
tang ngày 7/1 nhưng một tháng sau đó địa phương mới phát hiện ra ổ dịch.
Trong số 9 trường hợp tử vong liên quan tới virus Marburg, có các thành viên gia
đình và người tham dự tang lễ.

Về lịch sử dịch tễ học, ổ dịch virus Marburg gần đây nhất là ở Ghana vào tháng
7, hai trong số 3 người nhiễm virus đã tử vong. Trước đó, Guinea từng báo cáo
một trường hợp tử vong vào năm 2021, nhưng virus không lây lan sang bất kỳ
người nào tiếp xúc với người nhiễm virus.

Virus Marburg bắt nguồn từ dơi ăn quả, lần đầu tiên được phát hiện vào năm
1967 ở những người tiếp xúc với khỉ xanh châu Phi.
5 ứng viên vaccine tiềm năng ngừa virus Marburg

Cuộc họp của WHO đã thảo luận về 5 ứng cử viên vaccine ngừa virus Marburg
tiềm năng trong các nghiên cứu trên động vật.

3 nhà phát triển vaccine (gồm Janssen Pharmaceuticals, Public Health Vaccines
và Sabin Vaccine Institute) cho biết có thể cung cấp những liều vaccine thử
nghiệm trong đợt bùng phát hiện tại ở Guinea Xích đạo.

Vaccine của Janssen và Sabin đã trải qua thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1.

Liều tiêm của Public Health Vaccines gần đây đã được phát hiện có khả năng
bảo vệ chống lại virus Marburg ở khỉ và Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược
phẩm (FDA) Mỹ đã cho phép tiêm thử nghiệm trên người.
WHO cho biết, bước tiếp theo là triệu tập một nhóm các chuyên gia độc lập để
chọn ứng cử viên vaccine nào được ưu tiên. WHO sẽ làm việc với các chuyên
gia y tế ở Guinea Xích đạo để xác định hình thức thử nghiệm.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng số ca bệnh trong đợt bùng phát này còn
quá ít để đánh giá chính xác hiệu quả của vaccine.

GS. John Edmunds, chuyên gia dịch tễ học tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ
sinh dịch tễ London cho biết: “Nếu bạn nhìn vào lịch sử các đợt bùng phát virus
Marburg trong quá khứ, các ổ dịch này thường khá nhỏ và các biện pháp ngăn
ngừa dịch đưa ra đã hạn chế quy mô dịch”.

Theo chuyên gia Nancy Sullivan, trưởng phòng nghiên cứu dịch tễ tại Trung tâm
nghiên cứu vaccine của Chính phủ Mỹ, có thể khó truy vết các ca nhiễm virus
Marburg do người dân đi lại xuyên biên giới. 

Guinea Xích đạo đã hạn chế đi lại giữa các huyện bị ảnh hưởng và cách ly hơn
200 người để ngăn chặn virus lây lan.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

You might also like